Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

- Cho ly cà phê đen không đường đi!

- ?...........

- Sao chẳng có ai trả lời thế nhỉ? Chủ quán đi đâu rồi?

Hic! Quán này âm thịnh, dương suy. Phải chi bắt thêm mấy ngọn đèn rồi dùng gương phản chiếu may ra có khách.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

- Cho ly cà phê đen không đường đi!

- ?...........

- Sao chẳng có ai trả lời thế nhỉ? Chủ quán đi đâu rồi?

Hic! Quán này âm thịnh, dương suy. Phải chi bắt thêm mấy ngọn đèn rồi dùng gương phản chiếu may ra có khách.

Sư phụ ơi!

Âm đã thịnh, dương đang suy phải đốt thêm mấy ngọn đèn đỏ và dùng gương phản chiếu mà lại uống Cà phê ĐEN thì có hợp cách không thầy? Hihi trò nổ sảng thôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mời thầy và mọi người qua Takê Quán, Artemisia sẽ phục vụ nhiệt tình, chu đáo ạ :D

Share this post


Link to post
Share on other sites

Một mình trong quán vắng, xem nhật trình mạng cũ thấy tin này! Thiên Sứ thở dài mà than rằng: Nếu biết cân bằng Âm Dương, hiểu được ngũ hành sinh khắc thì mọi chuyện đều tốt đẹp.

Thứ ba, 10-03-2009

Nguồn: Vitinfo.vn

Trung Quốc đang "ôm" tham vọng khai thác các giếng dầu trên Biển Đông?

VIT - “Hiện tại Trung Quốc đã có đủ khả năng về kỹ thuật để tiến hành khai thác các giếng dầu tại Biển Đông, điều cần thiết hiện nay đó là sự quan tâm của Chính phủ cũng như sự ủng hộ của cơ chính sách Chính phủ.” – đó là lời nhận định của ông Giả Thừa Tạo – nguyên phó giám đốc công ty khí Trung Quốc Sinopec.

Trả lời phỏng vấn của Tân Hoa Xã, ông Giả nhận định rằng, đề án được đưa ra này có thể liên quan đến việc tiến hành khai thác các giếng dầu trên Biển Đông.

Trong phiên họp Đại Hội toàn quốc lần thứ 11 của Trung Quốc đã có sự tham gia của rất nhiều các đại diện trong ngành năng lượng. Những đại biểu cũng kêu gọi Chính phủ nhanh chóng tăng cường các hạng mục thăm dò cũng như khai thác dầu thô tại khu vực Biển Đông.

“Trung Quốc nên tăng cường các chính sách đầu tư khai thác vào các tài nguyên trên Biển Đông, nhằm "bảo vệ" cho lợi ích trên biển của Trung Quốc” – Ông Giả nhận định.

Theo ước tính của các chuyên gia, Biển Đông có khoảng từ 23 tỷ đến 30 tỷ tấn dầu thô trữ lượng.

Ông Trần Miễn – một giáo sư thuộc Đại học Dầu khí Trung Quốc cho biết, giá trị của lượng dầu thô trên Biển Đông có thể tương đương với hơn 20.000 tỷ Nhân dân tệ. Tương lai trong vòng hai thập kỷ nữa khi khai thác được nguồn vàng đen này trên Biển Đông, đó có thể sẽ là một “cống hiến” to lớn đối với GDP của Trung Quốc. Nhưng việc thăm dò các giếng dầu này tại Biển Đông cần có yêu cầu kỹ thuật cao, vì rủi ro tiềm ẩn cũng không nhỏ.

Nhận định của các chuyên gia Trung Quốc, hiện tại nguồn tài nguyên của Trung Quốc đại lục là rất khan hiếm, không ít các mỏ dầu của Trung Quốc đại lục đã được khai thác từ ba thập kỷ qua, cũng sắp rơi vào thời kỳ thoái trào. Vì vậy mà, “ngành năng lượng của Trung Quốc cần dựa vào biển”.

Trong mọi vấn đề Trung Quốc thường có những suy tính sâu xa. Việc có hay không có dầu ở biển Đông và kỹ thuật của Trung Quốc có cho phép họ khai thác dầu ở biển Đông hay không, chắc chưa phải là điều quan trọng bậc nhất. Trong tất cả những động thái kiểu như thế này của người Trung Quốc, thì cái đích mà họ muốn nhắm tới là việc "từng bước reo vào lòng người dân cũng như dư luận thế giới một cảm giác coi biển Đông là sở hữu của riêng họ", bất chấp những sự thực hiển nhiên là Trung Quốc hiện vẫn đang xâm phạm chủ quyền các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam!

Hà Anh ( Theo Ce.cn)

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hóa ra bác Thiên Sứ cũng quan tâm đến chính sự nhỉ, bây giờ cháu mới biết. Đề tài mà Bác đang nói thực ra cháu rất tâm đắc, theo dõi thường xuyên, chỉ có điều hơi ...bùn Bác ạ, mảnh đất thiêng liêng của chúng ta giờ không còn nữa, lực bất tòng tâm thôi. Hoàng Sa - đài báo chúng ta luôn quan tâm, dự báo thời tiết nói hay lắm nhưng thực ra chúng chiếm từ năm 1974 (duới chế độ VNCH rồi), giờ còn Trường Sa cũng bị xâu xé bới nhiều nước, đặt biệt năm 1988, chúng dùng chiến hạm đánh các chiến sĩ dùng vũ khí thô sơ của ta để chiếm đảo. Nói ra, thật bùn. Giờ chính phú ta đang gời hồ sơ thềm lục địa mở rộng lên LHQ (cùng với Malaysia) cũng bị chúng bác, không chấp nhận. Đúng là cá lớn hiếp cá bé. Mình yếu thế quá !

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hóa ra bác Thiên Sứ cũng quan tâm đến chính sự nhỉ, bây giờ cháu mới biết. Đề tài mà Bác đang nói thực ra cháu rất tâm đắc, theo dõi thường xuyên, chỉ có điều hơi ...bùn Bác ạ, mảnh đất thiêng liêng của chúng ta giờ không còn nữa, lực bất tòng tâm thôi. Hoàng Sa - đài báo chúng ta luôn quan tâm, dự báo thời tiết nói hay lắm nhưng thực ra chúng chiếm từ năm 1974 (duới chế độ VNCH rồi), giờ còn Trường Sa cũng bị xâu xé bới nhiều nước, đặt biệt năm 1988, chúng dùng chiến hạm đánh các chiến sĩ dùng vũ khí thô sơ của ta để chiếm đảo. Nói ra, thật bùn. Giờ chính phú ta đang gời hồ sơ thềm lục địa mở rộng lên LHQ (cùng với Malaysia) cũng bị chúng bác, không chấp nhận. Đúng là cá lớn hiếp cá bé. Mình yếu thế quá !

Quan tâm quái gì đến chính trị đâu. Tại thấy nhật trình đăng thì nghĩ đến chuyên cân bằng Âm Dương, gia giảm Ngũ hành vậy thôi mà. Nhưng lưu ý Xuquang là:

Biển đào của chúng ta có từ hàng ngàn năm trước - Nước Văn Lang của Bách Việt bao trùm miền nam Dương Tử của Trung Hoa bây giờ. Đài Loan ngày ấy cũng thuộc quyền quản lý của Việt tộc. Bởi vậy, những nước như Trung Quốc, Đài Loan, chẳng có quyền gì để xía vào biến Đông của Việt Nam cả.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn Bác nhắc nhở !

Vậy mảnh đất thiêng liêng của mình đã bị chúng cướp. Phải chi thời hoàng đế Quang Trung còn sống để tiến hành kế hoạch tiến công lấy lại mảnh đất Việt tộc mình (tỉnh Quảng Đông bi giời) thì ngày nay ta đâu phải chịu nhục thế này, chỉ tiếc anh hùng Nguyễn Huệ mất quá sớm mà không một nguyên do được biết hichic....

Cháu chỉ nói theo suy nghĩ của mình, còn Bác thì nghĩ gì về trường hợp Trường Sa, HOàng Sa trong âm dương ngũ hành ạ, phải chăng người Trung Quốc quá giỏi trong việc vận dụng thuyết Âm dương ngũ hành mà thực hiện mưu đồ bành trường thế giới? Từ lâu người Trung Hoa đã vận dụng vào đời sống và chính trị, học thuyết Âm dương cũng từ TQ mà ra, cháu nghĩ đó là "bí kíp" mà mang lại cho TQ những thành công trong khoa học vũ trụ, phát triển kinh tế ngày nay. Khi xưa chung đô hộ ta bằng roi vọt, giờ chúng lại đô hộ ta bằng kinh tế, ngoại giao. Thật chán chết, nghĩ lại mà thấy thương cho dân ta.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu xin phép kể 1 chuyện mà cháu nghe ngóng đc ở đâu mà cháu quên mất rồi. Nếu có gì ko phải, xin bác Thiên sữ cũng như mọi người "giơ cao đánh khẽ" cháu thôi ạ :lol:

Nghe nhắc đến vđ Trung Quốc & Biển Đông với lại cả 4 chữ "âm thịnh dương suy" làm cháu nhớ đến câu chuyện mà dân tình bàn tán đó là tình hình đất nước ta trong những năm gần đây có nhiều bất ổn: khủng hoảng kinh tế, tranh chấp Biển Đông...là do "âm thình dương suy" (- Các chính trị gia cũng phải cần nhờ đến những nhà ngoại cảm...để xem vận mệnh đất nước và đã rút ra đc kết luận đó )

Chắc thắc mắc lắm...

Vậy chuyện triều chính đất nước cũng rất cần thiết sự can thiệp của lý học, tâm linh? Nếu đúng thực thế thì

" âm thịnh dương suy" là có thật hay chỉ là...? Nếu đúng thì phải làm thế nào để "dương thịnh", như thế vô hình dung làm cho "âm suy", vậy thì có sao không?

***

Đôi điều thắc mắc của cháu trẻ, mong được các bác, cô, chú, anh , chị chỉ dẫn. Cháu xin cảm ơn!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu xin phép kể 1 chuyện mà cháu nghe ngóng đc ở đâu mà cháu quên mất rồi. Nếu có gì ko phải, xin bác Thiên sữ cũng như mọi người "giơ cao đánh khẽ" cháu thôi ạ :)

Nghe nhắc đến vđ Trung Quốc & Biển Đông với lại cả 4 chữ "âm thịnh dương suy" làm cháu nhớ đến câu chuyện mà dân tình bàn tán đó là tình hình đất nước ta trong những năm gần đây có nhiều bất ổn: khủng hoảng kinh tế, tranh chấp Biển Đông...là do "âm thình dương suy" (- Các chính trị gia cũng phải cần nhờ đến những nhà ngoại cảm...để xem vận mệnh đất nước và đã rút ra đc kết luận đó )

Chắc thắc mắc lắm...

Vậy chuyện triều chính đất nước cũng rất cần thiết sự can thiệp của lý học, tâm linh? Nếu đúng thực thế thì

" âm thịnh dương suy" là có thật hay chỉ là...? Nếu đúng thì phải làm thế nào để "dương thịnh", như thế vô hình dung làm cho "âm suy", vậy thì có sao không?

***

Đôi điều thắc mắc của cháu trẻ, mong được các bác, cô, chú, anh , chị chỉ dẫn. Cháu xin cảm ơn!

Khái niệm Âm thịnh Dương suy trong quản lý xã hội - theo văn bản cổ nhất còn ghi nhận là của Tả thừa tướng Trần Bình nói với Hán Văn Đế (Tôi không nhớ tên hiệu của ông vua này lắm, có thể sai) và được ghi nhận ở Sử Ký Tư Mã Thiên - Trần Bình thế gia. Văn bản thứ hai trong Đại Việt Sử ký toàn thư - đoạn quan Ngự sử Bùi Cẩm Hổ chất vấn Tể tướng Trần Khắc Chân.

Nhưng cho đến nay, chưa ai giải thích khái niệm Âm thịnh Dương suy trong quản lý xã hội là gì và cũng chưa có ai phân tích mối quan hệ tương tác của nó. Tôi đã giải thich đâu đó trên diễn đàn - đại ý như sau:

Dương = Hình thái ý thức xã hội. Âm = sự phát triển kinh tế đời sống và làm xuất hiện các mối quan hệ xã hội.

Mối quan hệ ngoại giao của nước Việt với các nước không giải thích bằng luận điểm Âm Thịnh Dương suy mà bằng một phương pháp luận khác của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Cũng như để chia tiền thì dùng kiến thức toán học, chứ không thể dùng kiến thức Địa Lý, mặc dù đều là kiến thức khoa học. Đại loại như vậy.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu xin phép kể 1 chuyện mà cháu nghe ngóng đc ở đâu mà cháu quên mất rồi. Nếu có gì ko phải, xin bác Thiên sữ cũng như mọi người "giơ cao đánh khẽ" cháu thôi ạ :)

Nghe nhắc đến vđ Trung Quốc & Biển Đông với lại cả 4 chữ "âm thịnh dương suy" làm cháu nhớ đến câu chuyện mà dân tình bàn tán đó là tình hình đất nước ta trong những năm gần đây có nhiều bất ổn: khủng hoảng kinh tế, tranh chấp Biển Đông...là do "âm thình dương suy" (- Các chính trị gia cũng phải cần nhờ đến những nhà ngoại cảm...để xem vận mệnh đất nước và đã rút ra đc kết luận đó )

Chắc thắc mắc lắm...

Vậy chuyện triều chính đất nước cũng rất cần thiết sự can thiệp của lý học, tâm linh? Nếu đúng thực thế thì

" âm thịnh dương suy" là có thật hay chỉ là...? Nếu đúng thì phải làm thế nào để "dương thịnh", như thế vô hình dung làm cho "âm suy", vậy thì có sao không?

***

Đôi điều thắc mắc của cháu trẻ, mong được các bác, cô, chú, anh , chị chỉ dẫn. Cháu xin cảm ơn!

Tui coi phim tàu thì thấy fim nào nói dzìa âm thịnh dương suy thì y như rằng fim đó có mấy cha vua hoặc ngu hoặc ác hoặc là vừa ngu vừa ác, còn quan lại thì phải gọi là đại gian đại ác luôn ... cho nên mấy tên đóng vai bình dân bá tánh trong đó cứ đi wa đi lại than "thời buổi này âm thịnh dương suy, thạch sanh thì ít lý thông thì nhiều".

Đó là chiẹn bên Tàu, còn bên Ta thì tui hong biết :)

Share this post


Link to post
Share on other sites

TÔN GIÁO, TÍN NGƯỠNG, KHOA HỌC VÀ PHONG THỦY

Lâu lắm rồi tôi mới về Bến Tre thăm người bạn tôi - một cao thủ Tử Vi - Tôi quen anh ấy từ khi lưu bước giang hồ, dạt về Bến Tre. Chúng tôi chơi với nhau đến nay cũng ngót ba mươi năm rồi. Từ lúc chúng tôi còn trẻ, lúc tôi chưa lấy vợ, đến lúc con anh ấy lớn và gả chồng. Đám cưới con anh ấy tôi có về Bến Tre dự. Từ lúc ấy, tôi cũng ít về Bến Tre. Nay gặp lại, tình bạn của chúng tôi vẫn như xưa. Mấy năm trước, anh ấy bệnh nhiều lắm, đau bao tử, viêm gan....có lần tưởng từ trần. Lần này về thăm, thấy bạn khỏe mạnh trở lại, tôi cũng mừng. Anh ấy tâm sự là đã tu tại gia. Anh có một phòng riêng chuyên tĩnh tâm tu thiền. Còn tôi, tôi cũng tâm sự về những thành công của tôi trong nghiên cứu về Phong Thủy. Thực ra, tôi là người đến với môn phong thủy sau ánh ấy ngót trên 10 năm. Khi tôi còn ở Bến Tre và chưa có khái niệm gì về sơn, hướng thì anh ấy đã đàm đạo về phong thủy với những cao thủ nơi đây. Còn tôi lúc ấy chỉ là kẻ ngoại đạo. Như để chứng tỏ khả năng của mình khi gặp bạn sau những năm xa cách, tôi phân tích phong thủy nhà anh ấy xấu như thế nào và cần phải sửa lại. Bạn tôi lắc đầu buồn bã và cho rằng mình đã đi tu, không màng đến pháp thế gian. Anh ấy cho rằng chính sự tu hành đạt đến chánh pháp và gạt bỏ mọi nghiệp chướng thì đó mới là giải thoát và biện pháp rốt ráo để tránh bệnh tật. Với anh thì bệnh tật cũng do cái nghiệp gây ra. Tôi không phản đối bạn tôi và những điều anh suy nghĩ. Nhưng đó là chân lý cuối cùng và để đạt đến điều đó, con người vẫn cần phương tiện. Chữ nghĩa trong kinh kệ, nén nhang, chuông mõ và cả một căn phòng yên tĩnh với ban thờ khang trang cũng là phương tiện, để con người đạt đến chân lý cuối cùng.

Phong thủy cũng là một phương tiện trợ duyên cho người tu hành. Một phong thủy tốt cho một ngôi chùa, hay một căn nhà cho người tu tại gia vẫn tốt hơn cho một ngôi chùa, hay một căn nhà có phong thủy xấu chứ nhỉ. Phong thủy không phải là một tín ngưỡng, hoặc tôn giáo, mà là một phương pháp ứng dụng trợ giúp cho cuộc sống con người. Sự thất truyền của một lý thuyết đứng đằng sau nó, khiến con người đã giải thích hiệu quả của nó như là một sản phẩm huyền bí, tâm linh, theo kiểu "Trực chỉ nhân tâm, thoắt nhiên hạnh ngộ". Hàng ngàn năm trôi qua, sự hiệu quả của phương pháp phong thủy khiến nó tồn tại trong dân gian. Hàng ngàn năm, không phải là con số được nói trong một giây. Mà là cả một chuỗi thăng trầm của lịch sử và là cả một sự tiến hóa của nhân loại từ những sự lạc hậu về tri thức, cho đến khi con người đang tham vọng chuyển lên sống vở hành tinh khác, phong thủy vẫn tồn tại và lưu truyền trong xã hội loài người.

Không có một lý thuyết khoa học hiện đại nào, ngay bây giờ và cả trăm năm nữa có thể tạo ra một phương pháp ứng dụng vượt thời gian như vậy. Chỉ cần một sự thiếu cân bằng trong mối tương quan giữa các phương tiện hiện đại - nhỏ thì như mất điện, nặng thì khủng hoảng năng lượng toàn cầu - và lúc ấy thì tất cả những tri thức và phương tiện khoa học hiện đại sẽ không còn điều kiện ứng dụng. Nhưng phong thủy - hay nói rộng hơn - Lý học Đông phương vẫn tồn tại từ khi nhân loại còn cho rằng trái Đất vuông. Khi mà người phương Đông chưa biết tới Chúa và người phương Tây chưa biết đến Phật. Hay nói cách khác: Phong thủy đã tồn tại trong tất cả sự đổi thay về mọi phương diện trong lịch sử nhân loại trải hàng ngàn năm. Nó vượt không gian và thời gian, nằm ngoài mọi thứ tín ngưỡng và văn hóa. Nếu không phải là hệ quả của một tri thức siêu việt thì không thể có một sức sống mãnh liệt như vậy. Nhưng con người đã giải thích nó như một thứ tín ngưỡng nào đó - mà chính con người cũng không chỉ ra được vì mơ hồ vì nó - từ thời con người còn tin vào Trời, Đất quỷ, thần và trái Đất vuông cho đến bây giờ. Cho nên, không chỉ những nhà khoa học chê bai, mà cả những tôn giáo tín ngưỡng cũng từ chối.

Tôi xuống Califonia, cũng có vài độ tư vấn phong thủy. Một thân chủ cũ của tôi hồ hởi nói: "Để em giới thiệu thày với một người bạn. Nó đang chuẩn bị cất nhà. Có thể nó sẽ nhờ thày làm phong thủy". Tôi cũng hy vọng có vài trăm đô, nếu may mắn có thể cả ngàn. Nhưng vài ngay sau, câu trả lời thật là đơn giản: "Nhà nó theo Đạo Thiên Chúa, không thể làm phong thủy". "Không sao! Tùy họ. Bởi họ không hiểu gì về phong thủy. Họ cho rằng phong thủy là một đức tin. Nên họ không thể tin khi đã tin vào Thiên Chúa" - tôi đã trả lời như vậy. Tôi buồn không phải vì một đức tin bị từ chối bởi một đức tin khác, mà là vì sự thiếu hiểu biết của con người. Một sự giải thích đơn giản nhất với họ có thể là: Chúa đã đem lại cho bạn ô tô, xe máy, ti vi, điện thoại di động....thế thì tại sao bạn không nghĩ rằng sửa nhà theo Phong thủy là do ý Chúa? Phong thủy ra đời từ rất lâu ở Phương Đông. Vì lúc ấy người phương Đông chưa biết đến Chúa, nên giải thích rằng nó do các vị thần phương Đông phù trợ. Nếu phong thủy xuất phát từ phương Tây thì có lẽ người ta cũng sẽ giải thích là do các thánh thần tây phương phù trợ. Hoặc cũng có thể là đức Ala, hay Đức Giehova cũng được. Đấy là cách giải thích đơn giản nhất để tôi có thể kiếm vài trăm đô ở một tín đồ ngoan đạo theo một đạo nào đó. Nhưng tôi đã không giải thích như vậy. Và tôi cũng không thể bỏ thời gian cả tháng trời để diễn giải một cách cụ thể về bản chất của phong thủy để chứng minh với họ răng phong thủy không phải là một tín ngưỡng, hoặc một tôn giáo và thuyết phục họ hãy làm phong thủy để lấy vài trăm dollas. tất cả mọi đức tin đều từ chối phong thủy vì cho nó là một thứ tín ngưỡng. Nhưng chẳng ai trong những đức tin ấy, chỉ ra phong thủy thuộc về một đức tin nào.

Chẳng có tín ngưỡng nào chứng dám cho việc xây cái bếp hướng này thì tốt hơn hướng kia. chẳng có thánh thần nào từ chối phủ hộ cho bạn khi bạn xây phòng vệ sinh và hầm cầu ở giữa nhà cả. Với Thánh thần, trời Phật, Đức Ala...vv.... thì chỉ cần bạn thành tâm mà thôi. Có phải thế không nhỉ? Hay là vì bạn chuyển cái phòng ngủ của bạn từ bên này ra bên kia đức Phật sẽ từ chối giác ngộ cho bạn? Bạn có thích tụng kinh và tu thiền bên cạnh một nơi ồn ào với cửa sổ mở toang không? Hay bạn sẽ đóng cửa lại? Nếu bạn quá khích bạn có thể trả lời rằng: Tôi đây! Tôi cần tu ở những nơi thật ồn ào, thật đầy chước cám dỗ thì mới chứng tỏ tâm thành. "Thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tại chợ, thứ ba tại chùa". Nhưng đấy chỉ là điều kiện thử thách, chứ không phải phương tiện tốt phổ biến để bạn tu hành. Nó có thể đúng với bạn là một con người kiên trì quyết tâm tu tập. Nhưng có thể nó không phải là điều kiện phổ biến cho những người khác. Phong Thủy là một phương tiện. Vậy thôi!

Bạn có thể không cần đến phương tiện đó, như bạn có thể từ chối nhiều phương tiện khác.

Còn tiếp.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin phép chú Thiên Sứ cho Thiên Huy con chen ngang.

TÔN GIÁO, TÍN NGƯỠNG, KHOA HỌC VÀ PHONG THỦY

... Phong Thủy là một phương tiện. ...

Còn tiếp.

Con hoàn toàn nhất trí với chú điều này. Chính vì con nhận ra học thuyết ADNH là một học thuyết huyền vĩ mà sau đó nhờ chú Thiên Sứ con biết được học thuyết này của người Việt.

Cũng nhân đây, TH xin bày tỏ lòng tôn kính đến ngài Thích Ca Mâu Ni và sau đó là người thầy khác đã giúp TH có cách nhìn vào sự việc bằng Tĩnh.

(TH kính ngài Thích Ca Mâu Ni như một triết gia vĩ đại nhất của nhân loại. TH không xem Phật Giáo là tín ngưỡng. Khi viếng tự, TH chỉ muốn thấp cho ngài nén nhang tỏ lòng thành kính. Ngoài ra khi thuận tiện, TH sẽ mang theo một đóa Sen và ngọn nến dâng lên ngài. Ngoài ra, chẳng khấn nguyện chi cả.

Nén nhang: lòng thành kín theo khói nhang lan tỏa

Sen: tưởng nhớ công đức của ngài như hương Sen thanh khiết

Nến: sự thông tuệ).

Với TH: Phong thủy là một môn khoa học ứng dụng được phát triển từ học thuyết ADNH.

Con mang nổi niềm trăn trở phần nào như chú vậy. Bởi lẻ trong môi trường làm việc của con, những người có học vị Thạc Sĩ trở lên (đào tạo từ cả Tây và Ta :) ) nhiều như khi chú thọt tay vào thùng gạo hốt một nắm vậy. Nhưng ngặt nổi, phần đông vẫn coi học thuyết ADNH là học thuyết tín ngưỡng. Chuyện này tưởng như đùa nhưng thật 100%. Có lúc con nói với họ: Có khi nào các cậu coi môn Toán học, Hóa học thậm chí là Tin học là một thứ tín ngưỡng không?

Híc! Thật đáng thương cho những người con Khoa học nhưng chẳng hề Khoa học tí nào. :lol:

Kính chú Thiên Sứ viết tiếp!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn Thiên huy có nhận xét.

Quán Ka Phé mà. Vừa uống vừa tán chiện. Có thể lát nữa đề tài chuyển sang "có nên mặc quần củn không?", khi mà những người uống Ka phé không thích bàn chuyện này. Có Thienhuy góp chuyện và quan tâm là điều rất tốt cho người mở đề tài. Chú uống nốt ly trà xong sẽ bàn đến chiện khoa học và phong thủy đây.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thiênhuy viết:

Bởi lẻ trong môi trường làm việc của con, những người có học vị Thạc Sĩ trở lên (đào tạo từ cả Tây và Ta :) ) nhiều như khi chú thọt tay vào thùng gạo hốt một nắm vậy. Nhưng ngặt nổi, phần đông vẫn coi học thuyết ADNH là học thuyết tín ngưỡng. Chuyện này tưởng như đùa nhưng thật 100%. Có lúc con nói với họ: Có khi nào các cậu coi môn Toán học, Hóa học thậm chí là Tin học là một thứ tín ngưỡng không?

Thiên huy chất vấn họ như vậy thì họ sẽ ngạc nhiên và nhìn Thienhuy như một người từ trên trời rơi xuống đấy. Bởi vì, những kiến thức khoa học ngày nay có căn nguyên, gốc rễ, có chứng minh thực nghiệm, có logic hẳn hoi, có cơ sở khoa học vv...và vv. Còn phong thủy à? - họ sẽ mỉm cười và nói rằng - Chẳng thấy cái gì là cơ sở khoa học cả. Không có mối liên hệ nào xác minh được những khái niệm của nó ngay trong phương pháp luận, cũng chẳng có gì chứng minh rằng đặt cái bể cá ở đây sẽ có tiền và sửa cái bếp thì sẽ khỏi bệnh cả! Ngay cả các thày phong thủy siêu hạng cũng không giải thích được một cách thuyết phục cho các nhà khoa học. Họ sẽ lịch sự nhún vai, đưa hai tay ra làm như bất lực trước một trí tuệ thiếu hiểu biết. Một hành vi rất có văn hóa của giới trí thức khi phải tranh luận với những kẻ thiếu hiểu biết theo cái nhìn của họ, mà họ không có thời gian thuyết phục. Chú cũng đang tập cái cách nhìn khinh khỉnh, nhún vai tỏ ra bất lực để khỏi phải tranh luận. Nhưng tập mãi không được :( .

Ấy cũng còn là may đấy! Bởi vì những nhà khoa học đó còn bận rộn với công việc, chỉ rảnh chút xíu khi mất điện đột xuất, bàn cho vui. Chứ gặp phải những nhà khoa học lớn tiếng trong hội thảo, viết bài trên báo lên tiếng phản bác mới kinh. Phen này các thày phong thủy chỉ còn dẹp tiệm. Kinh chưa?

Ớn không Thiên Huy? Tín ngưỡng, tôn giáo không dung nạp phong thủy, mà các nhà khoa học - nhiều như gạo - cũng chê luôn thế thì còn quái gì là phong thủy nữa? Đây chính là điểm thống nhất cao của khoa học và tôn giáo, tín ngưỡng :lol: :lol: :P .

Chú tưởng tượng đến một đại hội các tổ chức tôn giáo, tín ngưỡng thế giới với những nhà khoa học hàng đầu được cơ quan Liên hiệp quốc bảo trợ bàn về Phong Thủy. Chắc họ sẽ thống nhất trong một tuyên bố chung:

Phong thủy là phi khoa học và phi tôn giáo tín ngưỡng chính thống.

Vì khoa học thì chưa chứng minh được và cũng chẳng có tín ngưỡng, tôn giáo chính thống nào dung nạp nó cả.

Vậy thì nó ở đâu ra?

Họ lại nhún vai rất có văn hóa :P :P :P .

Người ta giải thích rằng: Phong thủy là do sự đúc kết kinh nghiệm của người cổ đại. Ơ hay! Đúc kết kinh nghiệm? Vậy thì nó có thực nghiệm và chứng nghiệm đấy chứ. Có "cơ sở khoa học thực nghiệm" hẳn hoi chứ bộ? Chú tưởng tượng, lúc ấy các nhà khoa học lại phát biểu rằng: Nó chưa được khoa hoc chấp nhận. Có nhà khoa học nào công nhận phong thủy là một khoa học đâu? Bí ! Bí! Chưa được khoa học chấp nhận thì nó phải phi khoa học đứt đuôi con nòng nọc đi rồi. Chưa được khoa học chấp nhận thì đúng là mê tín dị đoan rồi. Chán wé! Híc! Như zdậy tất cả những giá trị khoa học phải được chính khoa học xác nhận nó mới khoa học. Điều này giống như một con bò không thể tự nhận mình là bò, mà phải được một đàn bò xác nhận là bò :( .

Chú tưởng tượng vì một lý do nào đó trái Đất này cạn kiệt tất cả các mỏ dầu, mỏ than, các loại năng lượng mới chưa tìm ra. Mất điện. Y như hàng ngàn năm trước con người chưa tìm ra điện. Tất cả cac lý thuyết khoa học tạm dừng lại không ứng dụng được để phát triển. Các nhà Vật lý thiên văn hàng đầu ngán ngẩm khi nhìn lại bầu trời bằng ống nhòm. Hàng đống tài liệu về những lý thuyết khoa học hiện đại nằm đấy và mai một dần với các thế hệ sau không có cơ sở để ứng dụng. ...hàng trăm năm trôi qua, các dụng cụ siêu hiện đại của con người đem bán ve chai để đúc lưỡi cày làm ruộng, không có điện để chích cà, con người trở lại với cái cần câu....Đấy mới chỉ là hết năng lượng. Bây giờ Thiên huy hãy tưởng tượng một thiên tai hủy diệt một nền văn minh toàn cầu. Sự thể tệ hơn là thiếu năng lượng.

Phong thủy ra đời ở nền văn minh đó. Có trước nền văn minh hiện đại. Nền văn minh đó khám phá ra những thực tại khách quan mà tri thức hiện đại chưa biết đến, tất nhiên không giải thích được.

Nhưng nói thế thì có vẻ cũng phong long quá. Nó chưa được khoa học xác nhận :( .

Mà phải nói thế này....

Chờ chú một tý. Chú đi pha bình trà đã. Bây giờ là gần sáng ở Hoa Kỳ, nhưng cái đồng hồ sinh học của chú lại chạy theo giờ Việt Nam, nên chú không ngủ được.

Còn tiếp

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khoa học là một khái niệm phản ánh tư duy trừu tượng có khả năng tổng hợp những nhận thức thực tại khách quan để thành một nhận thức tổng quát có tính quy luật liên hệ một cách hợp lý giữa các hiện tượng khách quan nhận thức được.

Tôi định nghĩa khoa học là như vậy.

Khoa học không phải là những phương tiện nhận thức. Do đó nó cần có tiêu chí khoa học để kiếm chứng tư duy khoa học. Cũng như tôn giáo tín ngưỡng nó cần tiêu chí là "đức tin".

Phong thủy có phải là một đức tin không?

Nếu nó là một đức tin mơ hồ thì nó sẽ không có một cơ sở tồn tại hàng ngàn năm qua - ra đời trước cả tôn giáo và tồn tại ngay trong tư duy khoa học - nếu như nó không chứng tỏ được hiệu quả của nó trong việc thực hiện những phương pháp phong thủy cho cuộc sống con người.

Phong thủy có phải khoa học không?

Không thể lấy cái chưa hiểu biết của con người mà bảo nó phi khoa học. Nếu vì chưa hiểu biết thì là phi khoa học thì tư duy khoa học không có nhu cầu phát triển tiếp. Bởi vì bản chất của khoa học là tìm hiểu và nhận thức thực tại khách quan. Phong thủy là một hiện tượng tồn tại khách quan trong lịch sử phương Đông - một bộ phận quan trọng của lịch sử nhân loại. Nó tồn tại theo chiều dài lịch sử nhân loại bằng chính hiệu quả của nó, chứ không phải bằng đức tin.

Nếu xét về bản chất nó có khoa học hay không thì phải lấy tiêu chí khoa học để phán xét, chứ không phải vì "chưa được khoa học công nhận".

Tiêu chí khoa học phát biểu rằng:

Một lý thuyết hoặc một giả thuyết khoa học được coi là đúng phải giải thích hợp lý hầu hết những hiện tượng và vấn đề liên quan đến nó một cách hoàn chỉnh, nhất quán, có tính khách quan, tính quy luật và khả năng tiên tri.

Phong thủy Tàu thì tồn tại nhiều trường phái rời rạc - không có tính nhất quán - bởi vậy, không thể trở thành một kiến thức hoàn chỉnh để đưa vào chương trình giáo dục. Nhưng Phong Thủy Lạc Việt thì hoàn toàn nhất quán và phản ánh đúng tiêu chí khoa học.

Do đó, Phong Thủy Lạc Việt - phục hồi nhân danh quan điểm nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử - hoàn toàn khoa học, xét theo tiêu chí khoa học.

Đấy là nói dai dòng văn tự thì vậy. Còn nói vắn tắt thì là thế này:

- Căn cứ vào đâu để bảo phong thủy là mê tín, là tín ngưỡng?

- Căn cứ vào người ta tin mới làm, còn không tin không làm.

- Vậy xin hỏi: Giữa một anh thợ sửa máy vi tính bị chê và một anh thợ được tín nhiệm, anh nào là mê tín?

* liệu người thuê sửa máy vi tính có biết về máy không? Nếu biết họ đã ko cần thuê sửa, vì họ không biết nên phải thuê thì là mê tín sao?

- Phong thủy chưa được khoa học công nhận.

- Cứ phải có khoa học công nhận nó mới tồn tại khách quan sao? Xin lỗi phong thủy có mặt trong loài người khi cả nhân loại chưa có khái niệm khoa học.

* Hãy chỉ vào một con bò và yêu cầu nhà khoa học xác nhận đấy là con bò - một thực tại khách quan. Nhưng nó không thể nhập vào một bầy bò nào đó thì nó chỉ không là thành viên của bầy bò đó thôi, và nó vẫn là một con bò theo định nghĩa khách quan về loài bò.

- Phương pháp luận phong thủy là mơ hồ.

- Ơ! Thế vì anh không hiểu anh bảo nó phi khoa học à?

* Là một nhà khoa học, hoặc chí ít anh cũng tự nhận là có tư duy khoa học để phê phán phong thủy là mê tín, là tín ngưỡng thì anh phải chỉ ra nó mê tín ở chỗ nào ngay trong phương pháp luận của nó - nhân danh tiêu chí khoa học chứ? Anh không thể nhân danh cái hiểu biết khoa học ít ỏi của anh để bảo nó phi khoa học được. Mà phải căn cứ vào tiêu chí khoa học để xác định.

Nếu căn cứ theo tiêu chí khoa học thì không có cơ sở nào để bảo Phong Thủy là mê tín và là một tín ngưỡng cả.

Tối rồi theo đồng hồ sinh học của tôi. Bây giờ là 12g đêm giờ Việt Nam.

Còn tiếp

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

TH con mới chỉ thấy thấy vần đề gây ra sự hiểu ''Phong thủy là mê tín'' ở phần đông người nằm ở chỗ: họ chưa chịu bước đi trên chính đôi chân tri thức của bản thân họ. Một phần nào đó có thể hiểu câu này: họ lười suy nghĩ khi đối diện với cái mới và cách chối bỏ điều đó là cách tự thanh minh với chính bản thân họ hiệu quả nhất. Híc ! Giống AQ ghê! :P

Kính chú Thiên Sứ viết tiếp!

Share this post


Link to post
Share on other sites

TH con mới chỉ thấy thấy vần đề gây ra sự hiểu ''Phong thủy là mê tín'' ở phần đông người nằm ở chỗ: họ chưa chịu bước đi trên chính đôi chân tri thức của bản thân họ. Một phần nào đó có thể hiểu câu này: họ lười suy nghĩ khi đối diện với cái mới và cách chối bỏ điều đó là cách tự thanh minh với chính bản thân họ hiệu quả nhất. Híc ! Giống AQ ghê! :P

Kính chú Thiên Sứ viết tiếp!

Đúng vậy! Chú cũng hay phát biểu trên diễn đàn rằng: Cách tốt nhất cho một tư duy khoa học thiển cận trước một hiện tượng cần giải quyết là chụp cho nó cái mũ "Mê tín dị đoan" và như vậy họ sẽ đỡ phải tư duy. Họ vẫn giữ được địa vị cho đến khi họ qua đời, hoặc nhận ra sai thì tìm cách biện minh sau. Còn nếu không như vậy thì khi không giải thích được không khác gì họ tự nhận mình dốt. Chỉ có sự phát triển của tư duy công đồng bị chối bỏ bời chính họ.

Sự phổ biến của hiện tượng này rất nguy hiểm, nó làm trì trệ sự phát triển của cả một quốc gia, hoặc cộng đồng xã hội.

Tại sao lại như vậy?

Để chứng minh điều này, tôi đưa những hiện tượng và v/d sau:

1 - Khi thuyết di truyền mới xuất hiện - nó mới chỉ là giả thuyết chưa hoàn chỉnh. Nội dung của giả thuyết này là phải có một cơ chế di truyền tồn tại trong mọi sinh vật để bảo đảm sự duy trì nòi giống của muôn loài. Giả thuyết khoa học này ra đời trong bối cảnh học thuyết tiến hóa của Dac Uyn đã trở thành phổ biến khi nội dung của học thuyết này cho rằng: Mọi sinh vật đều có khả năng tự tiến hóa thích hợp với môi trường. Khối tôn giáo cho rằng: Thuyết di truyền đã xác minh rằng Thượng Đế sinh ra muôn loài theo ý của Ngài và thuyết di truyền chứng minh điều đó. Vì ý muốn của Thượng Đế nên mọi sinh vật đã duy trì nòi giống qua di truyền.

Bởi vậy, thuyết di truyền đã có lý do để bị loại trừ và nó bị cấm lưu hành ở nhiều quốc gia.

Sai lầm của việc cấm này là đã triệt tiêu và mất cân đối trong sự phát triển khoa học kỹ thuật của những quốc gia đó. Tất nhiên khi mất cân đối thì không thể phát triển khoa học kỹ thuật được. Người ta không thể làm ra tên lửa vũ trụ khi không nghĩ ra cơ chế kích hoạt nhiên liệu. Ngay cả cái hộp quẹt ga của bạn cũng sẽ không thể hình thành, nếu người ta không chế ra được cái vỏ hộp quẹt bằng nhựa.

Những nhà khoa học nửa mùa khoác áo viện sĩ viện Hàn Lâm này đã quên đi mất rằng: Mọi sinh vật trên thế gian này duy trì nòi giống bằng cách sinh ra những thế hệ giống nó - đấy là hiện tượng khách quan và hiển nhiên

Trứng rồng lại đẻ ra rồng

Liu điu lại đẻ ra dòng liu điu.

Thuyết Tiến hóa giải thích sự phát triển của sinh vật trên cơ sở thực tế tồn tại và phát triển của muôn loài. Thuyết di truyền giải thích cơ chế duy trì sự tồn tại đó. Đây là sự cân bằng Âm Dương theo cách lý giải của Lý học Đông phương trong việc duy trì tồn tại (Dương) và phát triển (Âm). Đó là những lý thuyết giải thích những hiện tượng khách quan. Ngăn cản sự phát triển của một giả thuyết giải thích hiện tượng khách quan tự bản thân nó đã phi khoa học. Hậu quả thực tế quan trong nhất - cho dù nhận thức được hay không - chính là mất cân đối trong phát triển.

2 - Ở những nước có nền khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất, như Âu Mỹ thì người ta thấy rằng: Tỷ lệ người dân ở đây xem bói - "mê tín dị đoan" - rất cao.

Vậy tại sao những nước đó lại có một nền khoa học tiến tiến. Cứ theo lý thì những nước đó phải chậm phát triển chứ?

Vậy bản chất v/d ở đâu?

Bản chất v/d của hiện tượng này chính là thừa nhận sự tồn tại khách quan của tính phát triển xã hội trong lịch sử. Bởi vậy nó tạo ra sự cân đối để phát triển của khả năng tư duy giải thích mọi hiện tượng và là tiền đề cho tư duy khoa học phát triển. Người ta không thể cắt đuôi con nòng nọc vì đằng nào nó cũng không cần cái đuôi đó, để nó giúp nó phát triển nhanh hơn.

Một hiện tượng đáng chú ý là: Nước Trung Hoa phát triển rất nhanh trong thời gian gần đây do đổi mới tư duy và trong sự đối mới đó họ cho phép phục hồi những vấn đề thuộc về sự tốn tại khách quan của lịch sử, chính là Kinh Dịch, phong thủy...vv...Chúng ta thử tưởng tượng rằng: Nếu họ vẫn cấm những hiện tượng này thì sự phát triển lập tức mất cân đối trên bình diễn xã hội và những tư duy khám phá sẽ buộc phải hoàn chỉnh và hoàn thiện trước khi công bố, nếu muốn tồn tại. Con cóc bắt buộc phải là con cóc chứ không thể là nòng nọc. Điều này là không tưởng.

Nói rõ hơn là: Người ta có thể ngăn chặn hệ quả xấu của việc "mê tín dị đoan" thật sự bằng phương pháp khác, chứ không thể bằng chụp cho nó cái mũ "mê tín dị đoan" không có "cơ sở khoa học" và hủy bỏ sự tồn tại khách quan trong lịch sử.

Gần đây, có một số nhà khoa học cả trong lẫn ngoài nước lớn tiếng phê phán hiện tượng ngoại cảm là "mê tín dị đoan', là không có cơ sở khoa học. Đây chính là sự phủ nhận hiện tượng khách quan một cách phi khoa học và không có một cơ sở khoa học nào cả. Sự phản đối này là cách tốt nhất để che đậy sự dốt nát. Mọi hiện tượng khách quan đều là đối tượng nghiên cứu khoa học. Một nhà ngoại cảm thể hiện khả năng của họ và được nghiệm đúng với hiệu xuất cao - cho dù chính người đó tự nhận là có thánh thần giúp đỡ - thì nó vẫn là một hiện tượng khách quan. Một tư duy khoa học thật sự phải tìm hiểu xem bản chất nó là cái gì và giải thích nó theo phương pháp luận khoa học. Nếu quả là có thánh thần - kể cả Thượng Đế - giúp thật thì đó là một dạng tồn tại khách quan cần quan tâm để phục vụ cho sự phát triển của con người.

Giáo sư Viện sĩ Vũ Tuyên Hoàng - khi sinh thời phàn nàn với tôi rằng: Đã chi gần 700 triệu cho việc nghiên cứu hiện tượng ngoại cảm mà không có kết quả. Họ chỉ thống kê hiện tượng mà không có một giải thích thỏa đáng. Sự thất bại của việc nghiên cứu không phải là bằng chứng để phủ nhận tính khách quan của hiện tượng.

Nhưng nó đã bị phủ nhận. Đáng nhẽ ra nó phải được nghiên cứu rất nghiêm túc để phát huy khả năng của con người phục vụ cho cuộc sống của chính con người. Vấn đề là phương pháp và định hướng nghiên cứu.

Nếu "TT nghiên cứu tiềm năng con người" hợp tác với "TT nghiên cứu Lý Học Đông phương" thì vấn đề sẽ khác ngay.

Khoa học là nhận thức hiện tượng khách quan. Nay nó sờ sở ra đấy mà bảo nó mê tín thì chẳng có cơ sở khoa học gì cả. Cụ thể như: Có hiện tượng Đức Mẹ khóc ở Nhà Thờ Đức Bà - hiện tượng khách quan là như vậy - còn nguyên nhân thì chưa biết. Có người hỏi tôi: "Nếu là anh thì anh xử lý thế nào?". "Nếu là tôi thì tôi coi đây là một cơ hội làm ăn của ngành du lịch - trường hợp Đức Mẹ khóc hoài. Còn Đức Mẹ chỉ khóc một thời gian ngắn thì nên qui định đường đi bộ. tạo một không gian trống để giáo dân chiêm bái, giữ an ninh tử tế và tạo điều kiện cho người nghèo giữ xe kiếm tiền". Trên thực tế đã xảy ra đúng như vậy, không có cấm đoán ngăn cản vì - mê tín dị đoan. Mọi người đều vui vẻ. Nhưng vui nhất là mấy người giữ xe. Lại hỏi tôi: "Anh giải thích hiện tượng này như thế nào?". "Ngay cả trường hợp Đức Mẹ hiển linh khóc thật thì cũng có thể do bụi bay vào mắt". Tính tôi cũng hay khôi hài. Nhưng trường hợp này thì phải hỏi Đức Mẹ xem Ngài khóc vì lý do gì đã. Ngài chưa trả lời thì mọi cách giải thích đều phải căn cứ vào tiêu chí khoa học để tìm cách giải thích đúng nhất.

Bởi vậy, sự phát triển khoa học của những nước có tỷ lệ dân coi bói - mê tín dị đoan - cao như các nước Âu Mỹ bản chất vấn đề là thừa nhận sự tồn tại khách quan trong lịch sử xã hội của họ.

Phong thủy, Tử Vi, Dịch bốc, Đông y....vv...chính là những tồn tại khách quan trong lịch sử phát triển xã hội Đông phương và nếu nói rộng ra thì bói toán là sự tồn tại khách quan trong xã hội loài người. Những phương pháp bói toán tồn tại khi nhân loại chưa có khái niệm khoa học như hiện nay và tất nhiên nó chưa được "khoa học công nhận" vì lúc ấy nhân loại chưa có. Trong sự phát triển của con người đã loại trừ những sai lầm. Nhưng sự tồn tại của phong thủy và các phương pháp dự báo này đã vượt không gian và thời gian lịch sử. Chẳng có một phương pháp khoa học hiện đại nào có thể có được khi vượt qua được một sự thử thách siêu đẳng như vậy, trong sự thay đổi không gian môi trường sống của nhân loại từ cổ sơ đến hiện đại - nếu như đằng sau nó không phải là một chân lý. Chân lý đó chính là vì nó là hệ quả quả một lý thuyết thống nhất vũ trụ - Thuyết Âm Dương Ngũ hành, nhân danh nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử - vốn là sự kế thừa của một nền văn minh siêu việt đã tồn tại trên trái Đất này.

Điều này sẽ được bàn tiếp sau đây.

11g 26 phút sáng tại Long Island, khuya rồi so với đồng hồ sinh học của chú Thiên Huy ạ.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

TH nhận thấy:

1+ Phần đông người ta hay bắt lỗi chính tả hoặc cách diển đạt của tác giả để rồi kết luận tất cả vấn đề tác giả đưa ra là sai. Đây chính là sai lầm nghiêm trọng.

2+ Người tài chẳng bao giờ cần đến đám đông đi sau đít gõ tùng xèng để họ tin rằng họ đúng cả. Người tài họ chỉ biết cống hiến cho nhân loại mặc dù đương thời họ bị đám đông đối xử không tốt.

3+ Xã hội con người rất công bằng. Cái gì hiệu quả sẽ tồn tại. Những ứng dụng của học thuyết ADNH là minh chứng.

Kính chú Thiên Sứ tiếp tục ạ!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn Thiên Huy.

Uống cafe một mình, ngồi suy tư để chiêm nghiệm, lắm lúc cũng buồn. Cái Phoeng xui cũng một thời bị coi là "mê tín dị đoan". Hầu hết đều nghĩ như vậy. Đến nay nó được coi là khoa học. Hầu hết cũng nghĩ như vậy. Ngẫm lại thấy cái chữ "hầu hết" thật buồn cười. Sao người gõ tùng xoèng lắm thế. Nhưng đúng là tùng xèng thì không phải luận cứ khoa học. Bởi vậy, khi nói phong thủy là "mê tín di đoan", hay nói "Phong thủy là khoa học" thì chỉ là âm thang tùng xoèng khác nhau, bản chất vấn đề không thay đổi. Nó chỉ là sự thay đổi về cái nhìn và thế là cũng may lắm rồi. Phong thủy vẫn huyền bí trong con mắt mọi người. Bởi vậy, để cho nó có tính khoa học, người ta bảo rằng: Phong thủy là do kinh nghiệm của người cổ đại tích lũy :P :rolleyes: :( .

Chắc sặc cafe chết mất.

Kinh nghiệm thì có thực chứng rồi. Hi. "Pha học" chứ còn gì nữa. Nhưng phong thủy có hẳn một hệ thống phương pháp luận của nó. Đó là phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành ứng dụng cụ thể trong phong thủy. Căn cứ vào "kinh nghiệm" nào để hình thành hệ thống phương pháp luận phoengxui? Trong khi thuyết Âm Dương Ngũ hành lại không chỉ ứng dụng trong phong thủy và còn ở hầu hết những lĩnh vực liên quan đến con người. Chính xác hơn là tất cả mọi vấn đề: Từ hôn nhân, gia đạo, công chuyện mần ăn lớn nhỏ, mất ví, mất bóp...cho đến quốc gia đại sự, Thiên tai, tai nạn, cháy nổ...Ối giời ơi! Cứ gọi là tuốt tuồn tuột. Trong khi đó thì ngay trên đất nước Trung Hoa vĩ đại, với bề dày văn hóa trên 5000 năm, được coi là cội nguồn của nền văn minh Đông phương huyền bí - thì cho đến bây giờ, lúc tôi đang gõ những hàng chữ này, chưa ai minh chứng được thuyết Âm Dương Ngũ hành ra đời vào lúc nào! :lol: . Đấy là tôi muốn nói đến các công trình nghiên cứu tầm cỡ từ giáo sư trở lên và của các bậc thánh trí "trực ngộ tâm linh" trong cái bề dày hơn 5000 năm đó, còn đám gõ tùng xoèng thì tạm thời chưa tính đến, mặc dù tôi rất trân trọng vì lý do nhân quyền. Thế thì cái "kinh nghiệm phải gió" nào làm ra một lý thuyết mơ hồ, nhưng lại bao trùm mọi lĩnh vực như vậy?. Các nhà pha học lại trịnh trong giải thích rằng thuyết Âm Dương, hay Ngũ hành - (Chứ không phải coi là một học thuyết duy nhất đâu nhá) - là "tư duy thô sơ thời cổ đại". Đấy chính là sự kiêu ngạo từ vô thức mà cứ tưởng mình đã nắm hết tri thức của thiên hạ, hay những bí ẩn của vũ trụ. Bạ đâu nói đó, chẳng cần biết nó đúng hay sai. Làm như phán quyết đó là cuối cùng. Nên phong thủy lúc khoa học, lúc mê tín. Hi. Ấy là chưa nói đến những kẻ cứ lờ đờ như mất hồn, ngước lên xem thiên văn, cúi xuống nhìn địa lý, để làm ra vẻ tiên phong đạo cốt, ăn nói lấp lửng sợ "tiết lộ thiên cơ", khiến những danh nhân làng Vũ Đại không biết đằng nào mà lần.

Nhưng dù bị coi là mê tín vì các nhà “pha học” bảo thế, hay “pha học” cũng do các nhà “pha học” bảo thế thì môn Phoeng xủi đã tồn tại – cứ theo các nhà ngâm cứu thì dấu ấn đến nay là trên 3500 năm - “Đế viết: Ngày Tân Mão ta xây ấp” – trên những di sản khảo cổ lượm được ở thù đô cổ Ân Khư – Chiến lợi phẩm trong cuộc chiến thời giặc Ân sang cướp nước ta, theo quan điểm của Thiên Sứ. Sự tồn tại của một phương pháp ứng dụng trong xây cất gọi là phoeng xủi này trải hơn ba thiên niên kỷ cho đến tận bây giờ - dù người ta giải thích bằng cách nào thì cũng không thể phủ nhận thực tại khách quan này.

Nếu phong thủy là một tín ngưỡng, tôn giáo thì nó phải được tiến hành theo nghi thức tôn giáo hoặc tín ngưỡng. Nhưng cũng thực tại cho thấy rằng: Nó không hề có một nghi thức tôn giáo , hay tín ngưỡng nào khi thực hiện các phương pháp phong thủy. Cho dù có một số thày bà sử dụng nghi lễ khi nhập trạch, động thổ…vv.. thì đó không phải bản chất của phong thủy. Đó chỉ là sự xen lẫn giữa tín ngưỡng và phương pháp phong thủy trong hàng ngàn năm. Tách tín ngưỡng và cách giải thích huyền bí đó ra, thì rõ ràng và hiển nhiên là phong thủy có hẳn một hệ thống phương pháp luận và phương pháp ứng dụng của nó. Những ai có tìm hiểu về các phương pháp của phong thủy thì thấy rằng nó hoàn toàn có tính nhất quán – hiểu theo nghĩa ứng dụng mọi nơi, mọi lúc – tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri. Nhưng tính hoàn chỉnh thì chúng ta thấy nó có vẻ như không đồng bộ theo cổ thư chữ Hán, phái này bảo tốt, phái kia bảo xấu…vv…Nhưng với Phong Thủy Lạc Việt thì không.

Tính không nhất quán của Phong Thủy trong sách Hán , không khó hiểu vì tính thất truyền của một nền văn minh và sự phục hồi để hoàn chỉnh vẫn còn là một chặng đường dài. Bởi vậy, tôi thường khuyên anh chị em tìm hiểu Phong Thủy Lạc Việt là: Hãy thu thập tất cả mọi tri thức phong thủy trong tất cả những cổ thư còn lại và cả những chiêu thức bí truyền trong dân gian để bổ sung, phục hồi một cách hoàn chỉnh phong thủy Lạc Việt, trên cơ sở nhất quán từ nguyên lý căn để Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ đã giải thích một cách hợp lý hầu hết những vấn đề liên quan và không mơ hồ.

Như vậy, nếu xét theo tiêu chí khoa học cho một phương pháp khoa học thì chỉ có phương pháp của Phong Thủy Lạc Việt hoàn toàn phù hợp và có tính hệ thống.

Phương pháp phong thủy đã xác định tính khoa học trên cơ sở tiêu chí khoa học và nó là một phương pháp ứng dụng khoa học như mọi phương pháp khác. Nhưng bản chất phong thủy là gì?

Khuya rồi. Ngày mai lại bàn tiếp.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lang thang tứ xứ mần phoengxui, bây giờ về lại vào quán vắng viết tiếp. Quán vắng ngoe. Không sao, Thiên Sứ vốn không thích ồn ào khi suy tư. Phong Thủy Tàu không bao giờ có thể trở thành một hệ thống hoàn chính để có thể trở thành một môn khoa học chính thống để có thể giảng dạy. Điều này thì chỉ cần chứng minh một cách rất đơn giản cho những ai không cần trí thông minh xuất sắc: Nhờ các cao thủ phong thủy Tàu chọn cho phương pháp đúng nhất trong các trường phái phong thủy Tàu. Tất cả đều đúng nhất, nếu nó là trường phái mà quí vị cao thủ đó ứng dụng, còn trường phái của người khác là ...dở hơi :P :P :P . Tôi có những tài liệu của các cao thủ Dương trạch chê bát trạch như hát hay. Bát trạch là trường phái ứng dụng phổ biến nhất, nhưng bị các phái khác là tầm thường, không cao siêu. Đấy là về mặt gọi là "lý thuyết", "phương pháp luận". Còn ứng dụng thực tế thì chắc ít nhất những ai quan tâm đến Phoengxui Tàu đều ít nhất một vài lần thấy cái bếp quay như chong chóng mà vẫn không hiệu quả.

Nhưng trên thực tế thì Phong Thủy vẫn tồn tại từ hàng ngàn năm nay, tức là nó phải có hiệu quả nhất định để thiên hạ từ hàng ngàn năm bàn ra tán vào. Người bảo đúng người bảo sai. Bởi vì, Phoengxui Tàu không sai hoàn toàn. Nó chỉ sai khi rơi vào trường hợp sai cụ thể. Đó cũng chính là lý do để không ít nhà pha học bảo rằng: Phong Thủy là do kinh nghiệm, chính bởi hiệu quả tương đối của nó với phương pháp luận mơ hồ. Nhưng nếu chi do kinh nghiệm thì sao nó lại có một hệ thống phương pháp luận liên quan đến thuyết Âm Dương Ngũ hành. Tóm lại, suy luận, phân tích kiểu gì, nhân danh khoa học hay tôn giáo ...vvv...đều thành nói ngọng cả. Híc!

Tại sao lại như vậy? Bởi vì họ quên một điều rất căn bản là: Phương pháp luận ứng dụng phong thủy với những khái niệm mơ hồ của nó phản ánh một thực tại nào? Nếu đó là những thực tại mà con người chưa biết đến thì ...đành nói cà lăm vậy. Tri thức khoa học hiện đại phản ánh nhu cầu thực tại của con người hiện đại và nó hoàn chỉnh với cuộc sống của chính nó. Nhưng nó lại không phải là tất cả thực tại khách quan còn bí ẩn với con người. Nên sẽ không thể nhận thức được những khái niệm trong thuyết Âm Dương Ngũ hành ứng dụng trong phoengxui - phản ánh thực tại mà con người chưa biết. Đó là lý do mà mọi suy luận đều sai dù nhân danh bất cứ một trí thức nào hiện nay. Nhưng nếu chúng ta nhân danh một tri thức cao cấp đã tồn tại trên Trái Đất này và đã lập nên lý thuyết thống nhất vũ trụ - tức là vượt trội hơn tri thức mà nhân loại hiện đại đang có, thì mọi việc sẽ rất hợp lý, khi giải thích về những bí ẩn của Phong Thủy. Khoa học là hợp lý mà! Phải không nhỉ?

Rất tiếc! Phong thủy chỉ là một phương tiện để tôi minh chứng làm thí dụ cho khả năng giải thích hợp lý những vấn đề liên quan của một lý thuyết thống nhất đã tồn tại. Nó sẽ chỉ giới hạn ở Dương trạch vì Thiên Sứ tôi dốt - cái gì dốt thì nhận là dốt - không dám bàn về Âm trạch với các cao thủ. Về Âm trạch, mới chỉ thí nghiệm một trận mưa rất to trong phạm vi 2 km giữa mùa khô tại một nghĩa trang thôi. Cái này Dienbatn chắc còn nhớ, để anh ấy rảnh sẽ tường thuật lại với ai thích nghe. Còn Thiên Sứ tôi quên rùi. Đúng ra thì tôi cũng không phải là người đưa chuyện này lên diễn đàn trước. Tôi định lờ đi luôn. Nhưng tại Dienbantn khoe. Hôm nay, Thiên Sứ tôi nghiêm trọng tuyên bố: Đó là do công của Dienbatn, tôi chỉ có mỗi việc là khảo sát và chỉ Dienbatn trấn vào đâu thôi.

Vậy bản chất của Phong thủy là gì?

Cái này nói rồi: Đó là qui luật tương tác của môi trường từ cấu trúc nhà, môi trường chung quanh, thiên nhiên, trái đất và cả vũ trụ. Lạy Thánh Ala toàn năng. Mênh mông quá. Có vẻ như Thiên Sứ tôi thay thế sự bí ẩn này bằng một bí ẩn khác. Nhưng không mê tín dị đoan.

Sẽ không ai tìm ra được bí mật này nếu không thừa nhận Việt sử 5000 năm văn hiến, một thời oanh liệt ở miền nam sông Dương Tử. Làm quái gì có một lý thuyết ra đời lại không có lịch sử phát triển và tồn tại của nó. Điều này thật sự phi lý và không khoa học.

Phú ông xin đổi nắm xôi bờm cười!

Cái gì cũng phải chắc ăn đã. Ăn xôi là chắc nhất.

Thôi tạm biệt những ai vào quán vắng của Thiên Sứ. Hãy cho cái topic này lùi vào dĩ vãng. Nhưng đừng xóa nó.

Xin cảm ơn.

7 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sẽ không ai tìm ra được bí mật này nếu không thừa nhận Việt sử 5000 năm văn hiến, một thời oanh liệt ở miền nam sông Dương Tử. Làm quái gì có một lý thuyết ra đời lại không có lịch sử phát triển và tồn tại của nó. Điều này thật sự phi lý và không khoa học.

Phú ông xin đổi nắm xôi bờm cười!

Cái gì cũng phải chắc ăn đã. Ăn xôi là chắc nhất.

Sư Phụ ơi!

Sư Phụ ăn xôi cho đỡ đói đi đã, "có Thực mới vực được Đạo" mà. SP ăn xong em mời SP 1 ly cà phê "lâu lóng" & 1 điếu thuốc Hải phòng quê em!

Sư Phụ đừng sốt ruột vội, mới ngót ngét 20 năm Sư Phụ đi tìm & phục hồi "hẳn" một nền Lý học Đông phương & tìm cách chứng minh cho nó có xuất xứ từ Lạc Việt đã bị thất truyền 5000 năm cơ mà!

Em hy vọng rằng, sau khi Sư phụ hút thêm 3650 gói mèo nữa thì lấy được C/O Lạc Việt cho nền Lý học Đông phương!

Nhiều thảo dân Việt đang chờ. Mong Sư phụ giữ gìn sức khỏe!

Kính mời Sư phụ thêm 1 ly cà phê nữa!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ngày mai về rồi. Hi. Achau vào thăm quán vắng cho đỡ quanh hiu.

Share this post


Link to post
Share on other sites

TH nhận thấy:

1+ Phần đông người ta hay bắt lỗi chính tả hoặc cách diển đạt của tác giả để rồi kết luận tất cả vấn đề tác giả đưa ra là sai. Đây chính là sai lầm nghiêm trọng.

2+ Người tài chẳng bao giờ cần đến đám đông đi sau đít gõ tùng xèng để họ tin rằng họ đúng cả. Người tài họ chỉ biết cống hiến cho nhân loại mặc dù đương thời họ bị đám đông đối xử không tốt.

3+ Xã hội con người rất công bằng. Cái gì hiệu quả sẽ tồn tại. Những ứng dụng của học thuyết ADNH là minh chứng.

Kính chú Thiên Sứ tiếp tục ạ!

Trong chương trình " Ai là triệu phú:" của VTV3, Câu nói thường xuyên của Lại Văn Sâm với Thí sinh và khán giả cả nước " Chân lý đúng ! Đôi khi không phải là ở số đông ". Hi ! Cái này là càphê vĩa hè thôi nhé !

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quan trọng ở chỗ "đôi khi" ha cô WildLavender :P !

Chú Thiên sứ tiếp tục đi ạ. Quán vắng lắm thì cũng còn Thiên Huy ngồi uống trà pha trong bộ tách bằng gốm có chân châu (hình như chú Thiên Sứ có bộ này) với chú ạ. :P

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hì. Cảm ơn Thiên Huy và Wildlavender. Như thế là quán vắng cũng có vài người lui tới. Dương khí từ từ vương lên. Khí niệm Dương khí và Âm khí rất phức tạp. Hình như Thiên Huy không học lớp Phong Thủy Lạc Việt II phải không? Vậy thì chuyển đề tài khác. Chứ nói chuyện không có người nghe thì buồn lắm. Không đúng hệ.

Bàn chuyện tương tác vậy. Vũ trụ này bắt đầu bằng tương tác và nó hình thành từ tương tác. Cho dù nó được bắt đầu từ Thượng Đế thì tương tác là không thể phủ nhận. Nếu Thượng Đế không tương tác với đất sét và dùng luồng hơi thần thánh của Ngài để đưa sinh khí vào cục đất sét đó thì về lý thuyết - không có tương tác đó thì con người cũng không thể hình thành - dù nhân danh Thượng Đế. Bởi vậy Thiên Sứ nói: Dù nhân danh Thượng Đế thì tính tương tác cũng không thể phủ nhận.

Trong thời gian du lịch balo ở Hoa Kỳ tôi có làm phong thủy cho một giáo sư tiến sĩ khoa kinh tế học. Ông ấy là Mỹ trắng và tất nhiên ông ấy không tin phong thủy. Nhưng ông ấy đã nhờ tôi làm phong thủy như là một cứu cánh, chứ không phải vì niềm tin. Khi nghỉ ngơi uống trà, chúng tôi trao đổi với nhau - tất nhiên có phiên dịch. Ông ấy hỏi tôi:

"Trên cơ sở nào để xác định phong thủy có tác động đến con người?". Tôi trả lời: "Trên cơ sở của sự tương tác. Thưa ông!". "Nếu tôi rút gói thuốc và châm lửa hút, dù được ông cho phép hút ở trong nhà này thì tôi nghĩ ông sẽ không vừa ý. Nếu nhà ông không có ai hút thuốc và ghét mùi thuôc lá. Hoặc nếu tôi không hút và lặng lẽ ra ngoài nhà ông hút thì tôi nghĩ với hai sự ứng sử đó, ông sẽ nghĩ khác nhau về tôi". Vị giáo sư gật đầu công nhận. "Đấy là tôi chỉ mới nói điều thuốc lá của người mà ông có thể chỉ gặp một lần. Còn nếu như ông sắp cái ghế tiếp khách này, bên tay phải, hoặc bên trái ông thì vấn đề sẽ khác với ông để cái ghế tiếp khách trước mặt ông, khi khách thường xuyên ngồi vào vị trí đó. Điều này sẽ tác động về mặt tâm lý với ông và cách ứng sử của ông với người khách ngồi ở những vị trí khác nhau". "Đấy là cái ghế cũng tương tác đến ông. Vậy thì cái nhà của ông rộng hay hẹp, cửa to hay nhỏ, đặt cửa ở chỗ này hay chỗ kia cũng sẽ tương tác với ông mạnh mẽ và thường xuyên hơn là khói thuốc lá, vị trí ngồi của người khách, có phải thế không ông?". Ông ta gật đầu công nhận. "Phong thủy Đông Phương là một phương pháp tạo ra một điều kiện tương tác có lợi nhất cho con người ở nơi cư ngụ, trên cơ sở nhưng tri thức về qui luật tương tác được khái quát hóa bằng thuyết Âm Dương Ngũ hành là một học thuyết cổ Đông phương". "Phong thủy là một phương pháp. Nhưng vì tính thất truyền của một lý thuyết, nên nó mơ hồ và khó hiểu trong cách nhìn của con người. Nhưng cũng chính vì bản chất khoa học thể hiện qua hiệu quả của nó trải hàng ngàn năm. Nên nó vẫn tồn tại và là cái duyên để đưa tôi đến gặp ông hôm nay". Tất nhiên tôi cũng không quên nói rằng nó thuộc về nền văn minh Việt chứ không phải của người Trung Hoa. Ông ta rất vui vẻ vì những lời giải thích của tôi. Nhưng có vẻ như ông ấy không quan tâm lắm về nguồn gốc Phong thủy. Thái độ ông ta lúc chia tay là trân trọng và ân cần. Kể cả cách ông ta trả tiền cũng rất Đông phương là: Đưa cho tôi một phong bì bằng hai tay và hơi cúi một cách khiêm tốn.

Có lần, tôi nói đùa với các học viên khóa I là: Nếu một người nào đó do làm ăn thất bại, về nhà tức lên đập phá đồ đạc, có khi lại hên vì đã thay đổi sự tương tác. Nhưng cũng có thể xui vì nếu đập nhầm nhưng yếu tố tương tác tốt. Nếu diễn tả một cách đơn giản thì bản chất của phong thủy là như vậy. Nhưng trên thực tế, những yếu tố tương tác quanh ta rất phức tạp. Môn phong thủy chính là sự khái quát hóa hầu hết những yếu tố tương tác từ vi mô đến vĩ mô những yếu tố tương tác phức tạp ấy. Nếu không phải là một tri thức siêu việt thì không thể có khả năng tổng hợp và khái quát một thực tế đa dạng và phức tạp như vậy. Còn người hiểu và ứng dụng lại là chuyện khác. Bởi vậy, nó phải thuộc về một nền văn minh đã tồn tại từ trước nền văn minh hiện đại của chúng ta và không thể vào thời đại đồ đồng, hoặc đồ sắt mới hơn 2000 năm trước trong lịch sử văn minh hiện đại mà con người nhận thức được.

Khuya rồi! Ngày mai rảnh lại đến đây uống cafe tán gẫu tiếp.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay