Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

“Choáng” với những hình ảnh về cuộc sống xa xỉ ở Dubai

Thứ Hai, 02/02/2015 - 06:05
 

Dân trí Ô tô mạ vàng trên phố, sở hữu thú cưng là sư tử hay cảnh sát đi tuần bằng xe Lamborghini không còn là hình ảnh hiếm gặp trên nhiều con phố ở Dubai.

 

Dubai – thành phố đồng thời là một trong bảy tiểu vương quốc của Các tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất từ lâu còn được mệnh danh với cái tên “vương quốc đại gia”. Với mức sống cao, cư dân thành phố sở hữu rất nhiều kỷ lục hoành tráng.

 

1-c529b.jpg
Dù nằm giữa sa mạc khô cằn nhưng thành phố vẫn có riêng quán café băng
 
2-c529b.jpg

Để gây ấn tượng với du khách về một thành phố đẳng cấp cao, lực lượng cảnh sát Dubai tuần hành bằng dàn siêu xe như Ferrari FF, Lamborghini Aventador…

 

3-c529b.jpg
Dàn siêu xe của cảnh sát Dubai
 
4-c529b.jpg
Dubai là một trong những quốc gia trữ lượng vàng lớn. Thậm chí tại đây còn có cả cây ATM thả ra lá vàng.
 
5-c529b.jpg
Chợ mua bán vàng tấp nập ở Dubai luôn thu hút khách du lịch ra vào tấp nập.
 
6-c529b.jpg
Giới thượng lưu ở Dubai có thói quen nuôi thú cưng như hổ, sư tử trong nhà. Hình ảnh “chúa sơn lâm” vi vu trên phố cùng chủ không còn hiếm gặp tại đây.
 
7-c529b.jpg

 Những chú sư tử trắng nuôi trong vườn nhà có thực đơn đặc biệt hàng ngày. Thay vì ăn những món thịt thông thường, khẩu phần ăn của chúng là cá mập tươi.

 

8-c529b.jpg
Cưỡi thú cưng đi dạo
 
9-c529b.jpg

Giới nhà giàu Dubai rất thích những món ăn liên quan tới vàng. Một chiếc bánh cupcake mang tên Golden Phoenix được bán với giá 1223 USD.

 

10-c529b.jpg
Bàn bóng đá Foosball nạm vàng
 
11-c529b.jpg
Hình ảnh những siêu xe mạ vàng không còn hiếm gặp
 
12-c529b.jpg
Giữa sa mạc khô cằn, thành phố Dubai còn cho xây dựng cả khu trượt tuyết trong nhà lớn nhất thế giới. Ngoài ra, nó còn một  ngọn núi tuyết nhân tạo cao 85m với 5 làn trượt
 
13-c529b.jpg

Tại Dubai còn dùng những con robot trị giá tới gần 10 nghìn USD để thay thế cho lao động trẻ em trong các cuộc đua lạc đà xa xỉ.

 

14-c529b.jpg
Sân quần vợt cao nhất thế giới được xây trên đỉnh chóp của khách sạn 7sao Burj al Arab
 
15-c529b.jpg

Vườn hoa lớn và đẹp nhất thế giới cũng thuộc về Dubai

 

16-c529b.jpg
Thùng rác hàng hiệu của LV
 
17-c529b.jpg

Quảng cáo động cơ phản lực cá nhân dưới chân tòa tháp Buri Khalifa có mức giá đắt nhất hành tinh với chi phí 500 USD/giây

 

 

 

Huy Hoàng

tổng hợp

===============

Còn thiếu hình ảnh về một thư viện đẳng cấp lưu giữ tất cả những tri thức của nhân loại thuộc các nền văn minh với nhiều cuốn sách cổ quý hiếm và một trường đại học giảng dạy tất cả mọi tri thức của nhân loại.

Khi con người tìm ra một loại năng lượng để có thể thay thế dầu hỏa thì những chiếc xe mạ vàng và những con sư tử không làm nên sự tiếp tục của những giá trị văn minh.

Ngày xưa hồi còn trẻ, tôi đến thăm mẹ tôi và hỏi: "Sao mẹ nghèo mãi thế, mà cứ làm thơ làm gì?". Mẹ tôi trả lời: "Tao muốn làm giầu không cần đền trí thông minh". Xong bà tiếp tục xem sách.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

13 chuyên ngành học kỳ lạ nhất thế giới

Thứ Hai, 02/02/2015 - 11:22

 

Dân trí Ngày nay, càng lúc càng có nhiều ngành đào tạo mới được các trường Đại học cung cấp, đáp ứng mọi đam mê và nhu cầu của học viên. Tuy nhiên, một số chuyên ngành học sau đây có thể sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên vì độ độc đáo.

 

Triết học Simpson

 

1-Simpson-dec15.jpg

Đại học California, Berkeley là nơi có ngành học “độc nhất vô nhị”: nghiên cứu về series phim hoạt hình nổi tiếng Gia đình Simpson từ góc nhìn của các nhà triết học như Plato hay Nietzsche. Đường đường chính chính xem phim hoạt hình với mục đích học tập, còn gì sung sướng hơn?

 

David Beckham học

 

2-david-beckham-dec15.jpg

Đại học Staffordshire ở Anh- quê hương của David Beckham có riêng một ngành học vinh danh chàng cầu thủ điển trai này. Trong khoá học kéo dài 12 tuần, bạn sẽ được tìm hiểu….từ kiểu tóc cho đến hình xăm, cuộc hôn nhân của anh chàng với Victoria Beckham và cùng phân tích xem tại sao cái tên David Beckham lại có sức cuốn hút mãnh liệt đến như vậy.

 

 Lady Gaga và xã hội học

 

3-Lady-Gaga-dec15.jpg

Nếu không thích David Beckham cho lắm thì chẳng hay bạn có hứng thú với cô ca sĩ “quái dị” Lady Gaga? Một khoá học phân tích toàn bộ sự nghiệp của Lady Gaga qua góc nhìn xã hội học tại trường Đại học Nam Carolina sẽ là một sự lựa chọn không tồi đâu, nhất là theo lời giáo sư trưởng bộ môn thì: “Con đường dẫn tới thành công của cô ấy có rất nhiều điều thú vị đáng để học hỏi, và đây là một khoá học hoàn toàn nghiêm túc chứ không hề đùa cợt cho vui”.

 

 Béo phì học

 

4-Beo-phi-dec15.jpg

Béo phì là một trong những vấn đề sức khoẻ đáng báo động nhất hiện nay, vậy nên ở trường Đại học George Washington đã có riêng một khoá học chuyên nghiên cứu về căn bệnh này qua sách vở, phim ảnh, bộ môn nhân chủng học và cả những buổi hội thảo.

 

Harry Potter và Kỷ nguyên ảo giác

 

5-Harry-Potter-dec15.jpg

Nếu là một fan “cứng” của series truyện về cậu bé phù thuỷ Harry Potter thì hẳn bạn sẽ khó lòng bỏ qua khoá học có cái tên vô cùng hay ho tại trường Đại học Durham, Anh. Mặc dù vậy, đừng hiểu lầm nhé, bạn sẽ không được dạy cách làm phép thuật hay bay trên cây chổi đâu.

Khoá học này chỉ phân tích cách nhà văn J.K Rowling phản ánh xã hội hiện đại thông qua tác phẩm của mình, chẳng hạn như những vấn đề định kiến hay quyền công dân.

 

Tâm lý học Star Wars

 

6-Star-Wars-dec15.jpg

Trường Đại học Queens ở Belfast đã biến giấc mơ của hàng triệu fan Star Wars trở thành hiện thực bằng khoá học về những kỹ năng tâm lý đằng sau tuyệt chiêu điều khiển trí óc của Jedi. Ngoài ra còn có nhiều vấn đề mở rộng khác nhưng vẫn xoay quanh bộ phim như cân bằng vũ trụ, số phận, tình cảm cha con, chủ nghĩa phát xít.

 

Siro gỗ thích học

 

7-Maple-Syrup-dec15.jpg
 
 

Siro gỗ thích (maple syrup) ăn kèm pancake là món điểm tâm ưa thích của hàng triệu người trên thế giới. Nhưng hẳn chỉ có những “fan cuồng” của món siro ngọt ngào này mới ghi danh học một khoá tại trường Đại học Alfred ở New York chỉ để tìm hiểu về lịch sử và các công đoạn sản xuất ra nó.

 

Xem TV đúng cách

 

8-TV-dec15.jpg
 

Bạn có thể ghi danh vào khoá học này tại trường Đại học Montclair State, New Jersey. Tại đây, bạn sẽ hướng dẫn cách xem TV “chuẩn”, phân tích về vai trò của TV trong đời sống hiện đại cùng nhiều đề tài thảo luận khác. Đương nhiên, bạn sẽ “phải” xem TV để học bài!

 

Xác sống học

 

9-Xac-song-dec15.jpg

Những bộ phim về zombie (xác sống) đang cực kỳ thu hút khán giả, đặc biệt là giới trẻ. Nếu là một fan của đề tài này thì bạn có thể cân nhắc nộp đơn vào khoá học nghiên cứu về xác sống của trường Đại học Baltimore, Maryland. Chương trình học bao gồm việc phân tích các bộ phim và show truyền hình nổi tiếng như The Walking Dead, 28 Days Later hay Zombieland; viết kịch bản phim về xác sống và các hoạt động khác.

 

 Bowling học

 

10-Bowling-dec15.jpg

Nếu như bạn vẫn còn chưa hết ngạc nhiên với những ngành học có vẻ kỳ lạ kể trên thì ở đây có cả một trường Đại học dành riêng cho việc nghiên cứu một bộ môn thể thao duy nhất. Đó là trường Đại học Vincennes ở Indiana, nơi dạy bạn tất cả những gì bạn cần biết và có thể biết để trở thành một chuyên gia về…. bowling!!!

 

 Bắt ma học

 

11-Bat-ma-dec15.png

Kể từ năm 2006, trường Đại học Coventry (Anh) thành lập một chuyên ngành đào tạo bán thời gian kéo dài hai năm cho những ai hứng thú với thế giới tâm linh, bao gồm những hoạt động như nói chuyện với ma, sử dụng máy bắt ma, thần giao cách cảm…vv…

 

 Chính trị học Beyoncé

 

12-Beyonce-dec15.png

Chuyên ngành này được đào tạo bởi khoa Nghiên cứu về Phụ nữ và Giới tính thuộc trường Đại học Rutgers, New Jersey. Thông qua sự nghiệp của nữ ca sĩ, sinh viên sẽ được thảo luận, nghiên cứu về các đề tài chính trị như vị trí của phụ nữ trong xã hội hiện đại, bình đẳng giới, phân biệt chủng tộc..vv..

 

 Robin Hood học

 

13-Robin-Hood-dec15.jpg
 

Đây là cách mà trường Đại học Nottingham (Anh) tỏ lòng kính trọng đối với “tên trộm” nổi tiếng. Trong khoá học này, sinh viên sẽ được nghiên cứu về Robin Hood và băng đảng Merry Men qua các bài hát, vở kịch và các tác phẩm văn học có liên quan. Luận văn cuối khoá sẽ là một bài viết cảm nhận về bất cứ điều gì bạn yêu thích ở những tác phẩm về Robin Hood.

Thuỳ Linh Hà (tổng hợp)

==================

Lý học Đông phương không có chỗ đứng trong các trường Đại học Hoa Kỳ. Đó là sự thiếu sót lớn trong nền tảng tri thức của một xã hội hùng mạnh nhất thế giới.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Án chặt đầu tại Ả Rập Xê Út khác gì với IS?
03/02/2015 21:47
 

(TNO) Thiếu tướng Mansour al-Turki, người phát ngôn bộ Nội vụ Ả Rập Xê Út đã nhấn mạnh sự khác biệt giữa hình phạt chặt đầu của Ả Rập Xê Út và các cuộc hành quyết của tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS), theo NBC News.

 

hanhhinh_reuters_500_vuwl.jpg?width=500
Người phát ngôn Ả Rập Xê Út nhấn mạnh sự khác biệt giữa việc hành quyết của IS và án tử của nước mình - Ảnh: Reuters
 
Trong cuộc phỏng vấn với kênh NBC News, thiếu tướng Mansour al-Turki nói rằng những hình phạt tại Ả Rập Xê Út là hợp pháp vì nó dựa trên những quyết định của tòa án, còn hành động của IS là “tùy ý” giết người.
Ả Rập Xê Út đã phải chịu những chỉ trích từ các tổ chức nhân quyền vì hệ thống pháp lý của nước này dựa tên những điều luật cứng rắn của đạo Hồi, theo NBC News là thiếu tự do chính trị và thiếu những chính sách dành cho phụ nữ.
“Chúng tôi làm điều đó tại Ả Rập Xê Út theo quyết định của tòa án. Việc giết một người là một quyết định chứ nó không dựa trên những sự lựa chọn tùy ý”, tướng al-Turki biện hộ cho hình phạt chặt đầu tội phạm hình sự trước công chúng tại Ả Rập Xê Út.
Ông al-Turki cho rằng IS không có cơ sở hợp pháp trong việc giết người và sự khác biệt rất rõ ràng. “Khi bạn giết một ai đó mà không dựa trên nền tảng chính thống, không có hệ thống pháp lý, không tòa án, thì đó vẫn là một tội ác, dù cho bạn chặt đầu hay giết người đó bằng súng”, tướng al-Turki nói về việc hành hình của IS.
 
mansoural-turki_reuters_500_wmsv.jpg?wid
Người phát ngôn bộ Nội vụ Ả Rập Xê Út, thiếu tướng Mansour al-Turki - Ảnh: Reuters
 
Ông nói rằng hệ thống pháp lý luôn được thực thi nhờ chế độ quân chủ tuyệt đối tại Ả Rập Xê Út. Trong khi đó, Liên Hiệp Quốc lại cho rằng các phiên tòa tại Ả Rập Xê Út không có tính công bằng, các bị cáo không được phép mời luật sư và án tử được đưa ra sau những lời thú tội của bị cáo trong buổi tra tấn.
Liên Hiệp Quốc và các tổ chức nhân quyền đã tăng cường giám sát Ả Rập Xê Út sau khi nước này tăng tỉ lệ các vụ hành hình lên 1 vụ/ngày vào tháng 8.2014.
Liên Hiệp Quốc cho biết việc chặt đầu bị cấm theo luật pháp quốc tế trong mọi trường hợp và cáo buộc Ả Rập Xê Út đã thực hiện các vụ hành hình "kinh khủng một cách đều đặn và trắng trợn; xem nhẹ các tiêu chuẩn luật pháp quốc tế”.
Vương quốc giàu dầu mỏ này đã xử tử ít nhất 68 người trong năm ngoái vì những tội như buôn ma túy và một trường hợp dùng “tà thuật”, theo tổ chức Theo dõi Nhân quyền.
Năm 2013, Ả Rập Xê Út đã thực hiện 79 vụ hành hình, đứng thứ tư trên thế giới sau Iraq, Iran và Trung Quốc, theo tổ chức Ân xá quốc tế.

Bảo Vinh

================

Trong quan hệ xã hội, từ quan hệ cá nhân đến quốc tế thì đều phải có chuẩn mực. Chuẩn mực đó do con người đặt ra và cho dù chuẩn mực đó hết sức vô lý thì nó vẫn phải là một chuẩn mực xã hội xác định hành vi của con người trong quan hệ cộng đồng. Một thí dụ về chuẩn mực vô lý là: Đi bộ đi trong lòng đường, đi xe phải đi trên vỉa hè; hoặc "hắt hơi" , không cạo trọc đầu là xúc phạm đến người chung quanh....thì nó vẫn cứ là chuẩn mực để con người không phạm vào chuẩn mực đó trong quan hệ xã hội thuộc về một tổ chức xã hội nào đó, hoặc là chuẩn mực cấp quốc tế giành cho quan hệ giữa các quốc gia. Cho dù sự vô lý chồng lên vô lý là - tiếp theo ví dụ trên: Quan được quyền đi xe trong lòng đường và dân chỉ được đi xe trên vỉa hè. thì nó vẫn phải công bằng với các người dân và các quan...vv...Chuẩn mực đó - dù vô lý hay hợp lý - thì nó vẫn là chuẩn mực để con người căn cứ vào đấy giới hạn hành vi của mình trong quan hệ cộng đồng, quan hệ xã hội và quốc tế.

Bởi vậy, so sánh giữa sự chặt đầu của quốc gia Ả Rập Xeut với hành vi tương tự của IS là một sự so sánh rất khập khiễng, nếu không muốn nói là dốt nát, qua hình tướng của sự kiện, trong khi nội vdung sự kiện hoàn toàn khác nhau giữa chuẩn mực thực thi qua hành vi chặt đầu. Ả Rập Xeut là một xã hội có đầy đủ chuẩn mực xã hội và họ công bằng trong thực thi chuẩn mực xã hội. Nếu có phê phán thì chỉ là phê phán hình thức chặt đầu khi thực thi chuẩn mực xã hội so với các phương pháp tử hình khác được coi là văn minh hơn mà thôi.

Khi chuẩn mực xã hội được hình thành bởi văn hóa, hoặc luật hóa... thì nó đòi hỏi phải công bằng cho mọi thành phần trong một tập hợp có chuẩn mực đó. Tính công bằng trong việc thể hiện, hoặc thực thi chuẩn mực xã hội, chính là tính hợp lý tối thiểu trong các mối quan hệ xã hội hình thành chuẩn mực đó. Chuẩn mực xã hội có tác dụng kìm hãm sự phát triển, nếu nó vô lý như "đi xe trên vỉa hè và đi bộ dưới lòng đường";hoặc mang những yếu tố đầy đủ cho sự phát triển, nếu nó có càng nhiều tính hợp lý trong mọi vấn đề liên quan đến tự nhiên, xã hội và con người.

Một chuẩn mực xã hội được coi là đúng khi tối thiểu nó thể hiện sự công bằng xã hội cho dù vô lý. Tính vô lý của chuẩn mực xã hội luôn hàm chứa sự kìm hãm phát triển. Tùy theo mức độ của tầm ảnh hưởng của chuẩn mực xã hội, mà sự kìm hãm mang tính cục bộ hay toàn diện. Ngược lại, tính hợp lý càng cao, càng toàn diện thì là yếu tố mở đường cho sự phát triển tiếp theo của xã hội đó. Bởi vậy, tính hợp lý vẫn là một yếu tố tiên quyết cho mọi chuẩn mực xã hội và sự phát triển của nền văn minh, nếu chuẩn mực đó được hình thành mang tính hợp lý trong mối tương quan toàn diện trong mọi lĩnh vực. Chính những chuẩn mực xã hội đã phân biệt người anh hùng trong chiến trận và kẻ giết người cướp của.

Tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học đã xác định rằng:

 

Một giả thuyết, một lý thuyết, hoặc một phương pháp khoa học được coi là đúng , nếu nó giải thích một cách hợp lý hầu hết những vấn đề liên quan đến nó , một cách có hệ thống, nhất quán, hoàn chỉnh (Tính hợp lý toàn diện), có tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri (Sự phát triển).

 

 

Chuẩn mực xã hội là một hình thái ý thức xã hội, nó mang tính ứng dụng những gía trị nhận thức trong quan hệ xã hội, quyết định tính kìm hãm (tính vô lý) hay sự phát triển sự hiểu biết (Tính hợp lý) của những chuẩn mực xã hội, nên nó cũng nằm trong phạm trù cùng tính chất với một giả thuyết, hoặc một lý thuyết khoa học. Do đó, nó cũng phải đáp ứng đầy đủ những thành tố của tiêu chí khoa học nói trên.

Bởi vậy, tính hợp lý là cơ sở cho mọi chuẩn mực xã hội và cả những giả thuyết khoa học. Phủ nhận tính hợp lý là một thứ tư duy đi ngược lại quy luật tiến hóa của nhân loại. Tất nhiên nó sẽ dẫn đến sự sụp đổ của cả một nền văn minh - Nếu như cộng đồng quốc tế không có những chuẩn mực hợp lý được tôn trọng và một quyền lực thực thi.

Nhưng tiếc thay, nó được phát biểu của một giáo sư vật lý lý thuyết, mà nhạc sĩ Dương Thụ giới thiệu là hàng đầu của Việt Nam: Ông Nguyễn Văn Trọng.

Ngày xưa trên tuvilyso.com tôi đã phát biểu: Nếu Thiên Sứ sai trong việc minh chứng Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến thì toàn bộ tri thức khoa học hiện đại sẽ sụp đổ. Hoàn toàn là một phát biểu khách quan, không hề có ý ngạo mạn. Sai lầm của giáo sư Trọng - giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu của Việt Nam (Tất nhiên trí thức của ông ta liên hệ với trí thức khoa học hiện đại) - đã chứng minh điều này.

Lý học Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử - mà nền tảng tri thức là thuyết Âm Dương Ngũ hành, chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ. Lý thuyết này giải thích từ sự hình thành vũ trụ, mô tả tất cả mọi quy luật tương tác vũ trụ từ hạt vật chất nhỏ nhất đến các thiên hà khổng lồ, cho đến mọi vấn đề thiên nhiên, xã hội và con người với khả năng tiên tri. Chỉ có thuyết ADNh - nhân danh nền văn hiến Việt -  mới có khả năng là sự tiếp tục phát triển của xã hội loài người trên mọi lĩnh vực. "Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại" trong lời tiên tri của bà Vanga. Lý thuyết đó và duy nhất chính là  Âm Dương Ngũ hành và "Không bao giờ có hai lý thuyết thống nhất" (Phát biểu của Lão Gàn). Việc cản trở chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, chính là việc làm dốt nát nhất được thể hiện của bất cứ ai có mục đích này, dù nhân danh bất cứ cái gì.

Lão Gàn Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh chẳng có quyền lợi trong quan hệ cá nhân, cộng đồng, nhóm và với bất cứ một quốc gia nào, kể cả Liên Hiệp Quốc về sự chứng minh Việt Sử trải gần 5000 năm văn hiến và thuyết Âm Dương ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ. Cho nên, quan tâm hay không quan tâm chính vì quyền lợi của con người nói chung - từ vi mô đến vĩ mô tận Liên Hợp Quốc (Chưa nói đến vài siêu cường láo nháo). Lão Gàn thích thì viết tiếp, buồn thì đóng cửa diễn đàn.

Lão Gàn chỉ lưu ý rằng: Chỉ có thiên tai là vô lý với con người thôi. Sẽ chẳng có một quốc gia nào làm bá chủ thế giới, nếu xảy ra một thiên tai, dịch bệnh hủy diệt. Đó là kết quả được coi là tốt, hay xấu với con người của những quy luật vũ trụ.

Một thí dụ cho những quy luật vũ trụ và khả năng tiên tri của Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt, là: Vào 30/ 1/ 2004, lão Gàn xác định rằng: "Trong năm nay, sẽ có một trận động đất kinh hoàng xảy ra tại In Đô và Phi luật Tân. Mức độ kinh hoàng của nó cho thấy tất cả mọi tri thức khoa học hiện đại đều nhỏ bé trước cơn thịnh nộ của đất trời".

Năm 2015. lão Gàn cũng xác định một trận động đất - nhưng không xác định địa điểm - mà cường độ không thua gì trận động đất hủy diệt ở In đô từ 10 năm trước. Nhưng may quá, nó xảy ra ở ngoài khơi New Dilan với cường độ 8,6 richter và tâm chấn sâu. Nên chẳng ai quan tâm. Còn theo bà tiên tri nổi tiếng thế giới người Ai Cập thì nó xảy ra tại Hoa Kỳ cơ đấy.

Thiên nhiên không có tính hợp lý và nó chỉ được coi là hợp lý nếu như biết rõ những quy luật tương tác của nó với khả năng tiên tri. Tuy nhiên, tính hợp lý của thiên nhiên chưa phải là tri thức của nền văn minh hiện đại. Bởi vậy mới có lời phát biểu nổi tiếng của giáo sư Trọng tại cafe Trung Nguyên: Lý thuyết khoa học hiện đại không cần tính hợp lý.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry viết về mối đe dọa đối với sông Mekong

Thứ Tư, 04/02/2015 - 16:41
 

Dân trí Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã kể lại những kỷ niệm về sông Mekong từ thời tham gia cuộc chiến tranh tại Việt Nam hơn 40 năm trước và nhấn mạnh tới mối đe dọa đối với dòng sông này trong một bài viết trên tạp chí Foreign Policy mới đây.

 

Bài viết "Từ xuồng cao tốc đến sông Mekong bền vững" của Ngoại trưởng John Kerry được đăng trên tạp chí Foreign Policy ngày 2/2. Dân Trí xin đăng tải bản dịch bài viết của ông.
 
***
 
5-bf69d.jpg
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đi thuyền trên sông Mekong trong chuyến thăm Việt Năm năm 2013. (Ảnh: CBS)
 
Cách đây hơn bốn thập kỷ khi còn là một trung úy hải quân trẻ trong “Hải quân vùng sông nước”, tôi và các thủy thủ đã đi dọc sông Mekong trên tàu chiến Mỹ.

Ngay cả khi chiến tranh đang diễn ra xung quanh chúng tôi, thì trong những khoảnh khắc yên tĩnh chúng tôi vẫn bị hút hồn bởi vẻ đẹp và sức mạnh của dòng sông - trâu, hải sản mà chúng tôi trao đổi với ngư dân địa phương, rừng đước dọc hai bờ sông và dọc những nhánh sông nhỏ.
 
Từ lâu những đường thủy phục vụ cho chiến tranh này đã trở thành vùng nước của hòa bình và thương mại - Mỹ à Việt Nam đã thiết lập một mối quan hệ mạnh mẽ và năng động 20 năm qua.
 
Nhưng ngày nay, dòng sông Mekong đang phải đối mặt với một nguy cơ rất mới và khác - một nguy cơ đe dọa sinh kế của hàng chục triệu người và mối nguy cơ đó tượng trưng cho sự rủi ro do biến đổi khí hậu gây ra cho cả hành tinh này. Tăng trưởng và phát triển thiếu bền vững cùng với việc khai thác tối đa dòng sông đang gây nguy hiểm cho sức khỏe và sự thịnh vượng của khu vực về dài hạn.
 
Từ trên xuồng cao tốc trong những năm 1968 và 1969, chúng tôi có thể thấy rằng dòng sông màu mỡ này rất cần thiết cho lối sống và đời sống của những cộng đồng dọc hai bờ sông. Trong rất nhiều chuyến đi của tôi đến khu vực kể thời điểm đó, với tư cách là Thượng Nghị sĩ và Ngoại trưởng, tôi đã chứng kiến Mỹ cùng các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á hợp tác chặc chẽ với nhau nhằm theo đuổi sự phát triển theo cách có thể giúp các nền kinh tế trong khu vực phát triển đồng thời bảo vệ môi trường.
 
Mặc dù đã có những nỗ lực này nhưng dòng sông Mekong vẫn đang bị đe dọa. Dọc theo dòng sông dài 4.344km, các nhu cầu ngày càng gia tăng về năng lượng, thực phẩm và nước đang tàn phá hệ hệ sinh thái và hủy hoại sinh kế của 240 triệu người. Phát triển thiếu bền vững và tốc độ phát triển nhanh chóng của các công trình thủy điện đang đe dọa nhu cầu về thực phẩm và nước của hàng triệu người đang sống phụ thuộc vào dòng sông này.
 
Điều gì đang bị đe dọa? Tại Campuchia, sông Mekong cung cấp sự đa dạng sinh học phong phú cho một lưu vực sông vốn cung cấp hơn 60% chất đạm cho đất nước này. Tại Việt Nam, dòng sông giúp tưới tiêu cho “vựa lúa” của đất nước vốn đang hỗ trợ cho nền kinh tế đang phát triển nhanh này. Trên khắp khu vực, dòng sông này là huyết mạch quan trọng về giao thông, nông nghiệp và phát điện.
 
Sông Mekong ganh đua với sông Amazon về sự đa dạng sinh học. Cá tra khổng lồ của sông Mekong và cá heo Irrawady chỉ có ở sông Mekong và các nhà khoa học liên tục phát hiện ra những loài động vật mới, cá và thực vật trên khắp vùng đồng bằng này. Một số loài mới được phát hiện gần đây có thể một ngày nào đó hứa hẹn sẽ trở thành các loại thuốc mới giúp chữa trị những căn bệnh hiểm nghèo.
 
Thách thức thật rõ ràng: Toàn bộ khu vực Mekong cần xây dựng một chiến lược bề rộng đảm bảo rằng sự tăng trưởng trong tương lai không phải đánh đổi với không khí sạch, nước sạch và một hệ sinh thái lành mạnh. Làm được nhiệm vụ quan trọng này sẽ nêu ra một ví dụ trước thế giới về những gì có thể làm được.
 
Số phận của khu vực sông Mekong cũng sẽ có ảnh hưởng đến những người sống cách con sông rất xa. Ví dụ, thương mại của Mỹ ới khu vực Mekong tăng 40% từ năm 2008 đến năm 2014. Xu hướng này cũng đồng nghĩa với việc có nhiều công ăn việc làm cho người Mỹ và tăng trưởng kinh tế liên tục cho các nước Đông Nam Á.
 
Xử lý thách thức này đòi hỏi chúng tôi phải làm việc với các nước đó để giải quyết những nhu cầu phát triển rất hiện hữu cùng lúc chúng ta gìn giữ môi trường. Điều này đòi hỏi phải có dữ liệu tốt để phân tích và lập kế hoạch thích hợp, đầu tư thông minh, các nhà lãnh đạo mạnh mẽ và định chế hiệu quả để quản lý các tài nguyên của sông Mekong vì lợi ích của tất cả mọi người trong khu vực.
 
Nhằm đến mục tiêu đó, chúng tôi đã cùng với Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam khởi động Sáng kiến Hạ vùng sông Mekong. Mục đích là tạo ra một tầm nhìn chung về tăng trưởng và cơ hội, theo đó công nhận vai trò của con sông như một động lực kinh tế và tôn trọng vị trí của nó trong môi trường.
 
Đó là lý do tại sao tuần này (ngày 2 và 3 tháng 2) Mỹ và Chính phủ Lào đồng tổ chức một cuộc họp quan trọng gồm các quan chức cấp cao của 5 nước hạ vùng sông Mekong, Mỹ à Liên hiệp châu Âu tại Pakse, Lào, nơi có hợp lưu của sông Mekong và sông Don. Cùng tham gia với họ sẽ là các đại diện của khu vực tư nhân và các nhà tài trợ như Ngân hàng Phát triển châu Á, họ sẽ làm việc cùng nhau về một kế hoạch chi tiết vì một tương lai bền vững.
 
Tại cuộc họp, chúng tôi sẽ khởi động Sáng kiến Năng lượng Bền vững Sông Mekong, là một kế hoạch nhằm khuyến khích các nước trong khu vực phát triển các chương trình theo đó sẽ điều chỉnh hướng đầu tư trong khu vực nhằm vào các sáng tạo, đổi mới trong các nguồn năng lượng tái tạo không gây hại cho môi trường.
 
Đây không phải là vấn đề áp đặt một con đường phát triển ở các quốc gia này. Mà là Mỹ cùng các nước khác làm việc với các quốc gia đối tác của chúng tôi để thiết lập một tập hợp các nguyên tắc đầu tư và phát triển nhất quán để đảm bảo sức khỏe cũng như nhịp sống kinh tế về dài hạn dọc theo dòng chảy của con sông.
 
Quan hệ đối tác này là một phần thiết yếu trong nỗ lực to lớn hơn của Tổng thống Obama và toàn bộ chính quyền của ông nhằm ủng hộ nhân dân khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, cũng như là một tín hiệu nữa thể hiện cam kết của chúng tôi đối với việc giúp đỡ các nền kinh tế sôi động và các nền dân chủ mới nổi này.
Đối với người Mỹ và Đông Nam Á cùng thế hệ với tôi, sông Mekong đã từng là một biểu tượng về xung đột. Nhưng ngày nay nó có thể là một biểu tượng về phát triển bền vững và quản lý tốt.
 ===================
Là một người nghiên cứu sâu về ngành phong thủy Đông phương, tôi hiểu rất rõ về tác hại của các đập thủy điện đối với môi trường và chính con người. Bởi vậy, cá nhân tôi hết sức ủng hộ ý tưởng của ngài Ngoại Trưởng Hoa Kỳ trong bài viết này.
Nhưng rất tiếc! Kiến thức của nền khoa học hiện đại chỉ nhận thấy sự vận động rất cơ học của các đập thủy điện, mà không xét đến các yếu tố tương tác khác do đập thủy điện gây ra. Một ví dụ cho trường hợp này chính là biển chết Aran.
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bốc và sử dụng bát hương trong gia đình thế nào cho đúng?

Hoàng Đan |

04/02/2015 07:14

 

Theo Đại đức Thích Tâm Kiên, bát hương là nơi mỗi gia đình thắp nhang để tưởng nhớ đến công ơn tổ tiên và các vị thần linh.
 

130203bantho-1422969859651-90-0-426-660-

 

Chuẩn bị cho việc bốc bát hương

Theo Đại đức Thích Tâm Kiên, Trụ trì chùa Một Cột (Ba Đình, Hà Nội), đối với người phương Đông nói chung, người Việt Nam nói riêng thì bát hương (hay bát nhang) là một vật linh thiêng dùng để thờ cúng trong mỗi gia đình.

Đó là nơi con cháu hướng lòng tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên, các vị thần linh cai quản ở mảnh đất của gia đình... nhằm cầu mong sự an lành, bình yên.

Đại đức Kiên cũng cho hay, ai cũng có thể bốc được bát hương nhưng sẽ là tốt nhất nếu đó là người trong gia đình, có thể là vợ hoặc chồng hay bố mẹ, ông bà.

Tuy nhiên, hiện nay, do một số điều kiện nên không ít gia đình lên chùa nhờ chính các nhà sư hay một số pháp sư bốc cho.

Dù là ai thì người bốc cũng phải là người thành tâm và khi bốc chân tay phải sạch sẽ. Có người cẩn thận còn phải tắm rửa sau đó, rửa bằng nước gừng để tẩy uế tạp.

 

boc-va-su-dung-bat-huong-trong-gia-dinh-
Đại đức Thích Tâm Kiên.
 

Về quy trình tiến hành bốc bát hương (bát nhang), theo Đại đức Kiên sẽ có các bước như sau:

Chuẩn bị bát hương:

Tùy theo nhu cầu mà mỗi gia đình có thể lựa chọn các loại bát hương bằng gốm sứ hoặc chất liệu với mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc khác nhau.

Sau khi mua bát hương về cần phải lau rửa sạch. Có thể dùng gừng giã nhỏ cho và rượu trắng hoặc cho vào nước rồi đun sôi lên để lau rửa bát hương. Dùng khăn sạch nhúng vào đó và lau bát hương để tẩy trừ đi những uế tạp ở bát hương.

Lau xong để ráo nước hoặc dùng khăn khô khác lau lại cho khô ráo.

Việc chuẩn bị tro:

Đối với tro, trước đây, các cụ thường chọn loại rơm nếp, được cắt và làm sạch, phơi khô, để riêng. Trước khi đốt thành tro thì dùng nước hoặc rượu gừng vẩy lên rơm để tẩy uế.

Còn hiện nay, loại tro này được bán ngay tại các cửa hàng mã. Ngoài tro, cần chuẩn bị một trong thất bảo của nhà Phật bao gồm: vàng, bạc, mã não, ngọc, san hô... Tối thiểu có ba thứ là vàng, bạc, ngọc.

Các chữ này được bọc bởi 1 tờ giấy tráng kim dùng bút đỏ đã được làm phép chú bút, chú giấy, chú mực ghi một số chữ.

Lưu ý không nên cho các loại giấy trang kim, đồ giả bán sẵn ở các hàng mã. Cũng không nên cho bùa chú.

Trước khi bốc bát nhang cần phải rửa tay chân sạch sẽ.

 

Bốc và sử dụng bát hương như thế nào cho đúng?

Quá trình bốc:

Khi bốc bát hương thì bốc lần lượt từng nắm tro đặt vào. Để cho yên tâm, nhà chùa thường khuyên đếm theo số sinh như "sinh, lão, bệnh, tử".

Lần lượt đếm và bốc tro đến khi gần đầy miệng bát. Thông thường, khi đến nắm cuối cùng sẽ dừng lại ở số "sinh".

Khi bốc nên bốc từng nắm cho vào đầy và lắc chứ không nên ấn hoặc nèn chặt.

Trước khi bốc bát hương nào thì cũng phải khấn nhỏ là "Con ... (họ tên)... xin bốc bát hương cho thần linh (thần linh/gia tiên...)".

Bốc xong để riêng từng vị trí, tránh nhầm lẫn. Thông thường, các gia đình thường bốc ba bát hương, thờ quan thần linh, gia tiên, bà cô hoặc ông mãnh. Còn đối với các cửa hàng, công ty thì bốc bát hương thần tài.

Trong quá trình bốc, nếu sợ nhầm, có thể viết giấy dán bên ngoài, đến khi đưa lên ban thờ phải bỏ ra.

Sau cùng là đọc Kinh hay Chú Mật Tông để an vị bát nhang. Khi làm lần đầu, người bốc bát hương cắm cây chữ Thọ bằng đồng để thắp hương vòng; cắm 9 hay 3 cây nhang tùy bát của Phật hay các tầng khác.

Lúc an vị cần đặt bát hương ngay ngắn sao cho mặt nguyệt (lưỡng nghi) nằm trên trục vuông góc với bàn thờ và theo hướng bàn thờ và bát nhang chính ở vị trí giữa (so với 2 cạnh bên bàn thờ).

Bát hương thần linh ở giữa, bát hương bà cô ở tay trái từ trong nhìn ra, bát hương gia tiên bên tay phải. 

Sử dụng bát hương:

Khi đã bốc xong, gia chủ phải đặt bát hương nơi bàn thờ sạch sẽ, không nên để uế tạp.

Mỗi khi sắp xếp lại ban thờ (thường vào 23 và 30 tháng Chạp) phải khấn vái, xin phép và chỉ được di chuyển bình hoa, chén nước, đỉnh đồng, đèn,...

Còn bát nhang, bài vị đã định vị thì không được xê dịch. Khi vệ sinh bát nhang, bài vị phải lấy tay giữ không cho xoay rồi lấy khăn sạch, ẩm, phun rượu cho pha gừng giã nhỏ, nước hoa lau cho sạch.

Đồng thời, khi chân nhang quá nhiều cần rút bớt, nhớ để lại 5 chân. Những chân nhang đã nhổ cần đem đốt, thả tro xuống sông suối.

Bát nhang bỏ đi (ví dụ bát nhang của ban thờ vong) cần thả xuống sông suối (tốt nhất là đặt trên miếng xốp nổi), tránh vất nơi uế tạp.

Theo Đại đức Thích Tâm Kiên, trong tháng 12 âm lịch năm Giáp Ngọ, các giờ 8h ngày 10/12 âm lịch (thứ 5), 14h ngày 14/12 âm lịch (thứ 2), 14h ngày 16/12 âm lịch (thứ 4), 16h ngày 17/12 âm lịch (thứ 5),

15 - 17h ngày 18/12 âm lịch (thứ 6), 12h ngày 20/12 âm lịch (chủ nhật), và 8h 21/12 âm lịch (thứ 2) và ngày 23 tháng Chạp thì có thể tiến hành nhổ chân hương và thay bát hương.

==================

Tổ tiên người Lạc Việt đã thờ cúng từ lâu với bát hương (Nhang). Nhưng khi nền văn hiến Việt bị sụp đổ ở Nam Dương tử và nền văn hóa truyền thống Việt có nguy cơ bị xóa sổ, nên Đạo Pháp phải nương nhờ Phật pháp để tồn tại. Đó là lý do hầu hết đền chùa Việt đều có hiện tượng thờ thánh thần chung với Phật. Rất nhiều những nghi thức của Phật giáo Việt có liên quan đến độ số của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Thí dụ cúng 49 ngày, cúng 100 ngày, 3 ngày mở cửa mả...đây là tổng độ số của Hà Đồ và Lạc Thư liên quan đến truyền thuyết "Con Rồng , cháu Tiên". Phật giáo nguyên thủy không có những nghi lễ này.

Việc bốc bát nhang cũng vậy, đó là truyền thống lâu đời của Việt tộc, không có những chi tiết như trì chú Phật vào bát nhang...vv...

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Giá như đào Nhật Tân nở muộn dăm hôm nữa..."

Thứ Tư, 04/02/2015 - 15:21
 

Dân trí Vùng đào Nhật Tân đỏ thắm đang được xem là "điểm phải đến trước Tết" của người yêu hoa Hà Nội. Vườn đào đang độ nở sung mãn là phong cảnh tuyệt vời cho khách tham quan nhưng lại làm phiền lòng người chăm trồng khi Tết Nguyên đán vẫn còn cách hơn 10 ngày.

 

Rất nhiều luống đào đã nở đến "kiệt quệ", chỉ một làn gió nhẹ thoảng qua cũng đủ tuốt rơi đầy gốc những cánh hoa tàn. Ngay bây giờ, người yêu hoa đã có thể chọn được những cành đào đỏ rực ưng ý để chơi Tết sớm.

Dân gốc Nhật Tân nói với nhau rằng, giá như đào nở muộn hơn dăm hôm nữa thì năm nay coi như mãn nguyện.

Cho dù chưa đến độ mất mùa điêu đứng hay nước mắt chảy ròng dưới cánh đào rụng rơi, người trồng đào vẫn cứ canh cánh âu lo phấp phỏng mỗi độ xuân về.

Một lần nữa, ám ảnh nghịch lý được mùa mất giá, mất mùa được giá của người nông dân lại đúng với người trồng đào Nhật Tân.

 

1-91373.jpg
Vườn đào Nhật Tân bị nhuộm đỏ bởi màu hoa đào nở, người dân bắt đầu đến vườn chọn về những cành đào nở sớm.

 

2-91373.jpg
Rất nhiều cây đào đã nở hết, nhìn thì đẹp nhưng không ai mua.

 

3-91373.jpg
Những người trồng đào liên tục bẻ những cành đào dăm đang nở đẹp mang bán, vừa là một cách "dọn" đào, vừa tận dụng để tăng thu.

 

4-91373.jpg
Những cây đào tàn xen lẫn trong vườn đào đang nở rộ.

 

5-91373.jpg

 

6-91373.jpg
Vặt hết những bông hoa đào nở là công việc thường ngày của người trồng đào Nhật Tân, điều này giúp cho cây đào nhìn thấy nhiều nụ và hợp với sở thích của người mua đào hơn.

 

7-91373.jpg
Một gia đình trồng đào ở Nhật Tân đang đóng gói những cây đào lớn để vận chuyển cho khách hàng miền Nam.

 

8-91373.jpg
Các vườn đào đang nở rất đẹp, hiếm gặp những luống đào không hoa.

 

9-91373.jpg

 

10-91373.jpg
Người Nhật Tân cho rằng, vụ đào Tết của họ có "ăn to" hay không đều phụ thuộc vào thời tiết, vào "ông trời" rất nhiều.

 

Hữu Nghị

=================

Không biết cây đào Nhật Tân muốn ra hoa đúng những ngày Tết cần những điều kiện thời tiết gì. Lão Gàn sẵn sàng hợp tác với làng Đào Nhật Tân để bảo đảm những cây đào có thời tiết như ý. Tiền công chỉ cần một cành đào đẹp nhất (Chứ không cần nguyên cây) tặng lão Gàn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

"Giá như đào Nhật Tân nở muộn dăm hôm nữa..."

Thứ Tư, 04/02/2015 - 15:21
 

Dân trí Vùng đào Nhật Tân đỏ thắm đang được xem là "điểm phải đến trước Tết" của người yêu hoa Hà Nội. Vườn đào đang độ nở sung mãn là phong cảnh tuyệt vời cho khách tham quan nhưng lại làm phiền lòng người chăm trồng khi Tết Nguyên đán vẫn còn cách hơn 10 ngày.

 

Rất nhiều luống đào đã nở đến "kiệt quệ", chỉ một làn gió nhẹ thoảng qua cũng đủ tuốt rơi đầy gốc những cánh hoa tàn. Ngay bây giờ, người yêu hoa đã có thể chọn được những cành đào đỏ rực ưng ý để chơi Tết sớm.

Dân gốc Nhật Tân nói với nhau rằng, giá như đào nở muộn hơn dăm hôm nữa thì năm nay coi như mãn nguyện.

Cho dù chưa đến độ mất mùa điêu đứng hay nước mắt chảy ròng dưới cánh đào rụng rơi, người trồng đào vẫn cứ canh cánh âu lo phấp phỏng mỗi độ xuân về.

Một lần nữa, ám ảnh nghịch lý được mùa mất giá, mất mùa được giá của người nông dân lại đúng với người trồng đào Nhật Tân.

 

1-91373.jpg
Vườn đào Nhật Tân bị nhuộm đỏ bởi màu hoa đào nở, người dân bắt đầu đến vườn chọn về những cành đào nở sớm.

 

2-91373.jpg
Rất nhiều cây đào đã nở hết, nhìn thì đẹp nhưng không ai mua.

 

3-91373.jpg
Những người trồng đào liên tục bẻ những cành đào dăm đang nở đẹp mang bán, vừa là một cách "dọn" đào, vừa tận dụng để tăng thu.

 

4-91373.jpg
Những cây đào tàn xen lẫn trong vườn đào đang nở rộ.

 

5-91373.jpg

 

6-91373.jpg
Vặt hết những bông hoa đào nở là công việc thường ngày của người trồng đào Nhật Tân, điều này giúp cho cây đào nhìn thấy nhiều nụ và hợp với sở thích của người mua đào hơn.

 

7-91373.jpg
Một gia đình trồng đào ở Nhật Tân đang đóng gói những cây đào lớn để vận chuyển cho khách hàng miền Nam.

 

8-91373.jpg
Các vườn đào đang nở rất đẹp, hiếm gặp những luống đào không hoa.

 

9-91373.jpg

 

10-91373.jpg
Người Nhật Tân cho rằng, vụ đào Tết của họ có "ăn to" hay không đều phụ thuộc vào thời tiết, vào "ông trời" rất nhiều.

 

Hữu Nghị

=================

Không biết cây đào Nhật Tân muốn ra hoa đúng những ngày Tết cần những điều kiện thời tiết gì. Lão Gàn sẵn sàng hợp tác với làng Đào Nhật Tân để bảo đảm những cây đào có thời tiết như ý. Tiền công chỉ cần một cành đào đẹp nhất (Chứ không cần nguyên cây) tặng lão Gàn.

 

 

Hay quá, để con liên hệ với một chủ vườn về vụ này xem sao để còn xin ké Sư phụ 1 cành nhỏ, hihihii.

Ơ dưng mà bây giờ thì hình như muộn mất rùi ạ, vì vừa qua con lên vườn đào thì hầu hết các cây, Hoa đã nở toẹt hết ra rồi ạ.!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hay quá, để con liên hệ với một chủ vườn về vụ này xem sao để còn xin ké Sư phụ 1 cành nhỏ, hihihii.

Ơ dưng mà bây giờ thì hình như muộn mất rùi ạ, vì vừa qua con lên vườn đào thì hầu hết các cây, Hoa đã nở toẹt hết ra rồi ạ.!

 

Thì năm sau. Còn dài dài mà. Cứ mỗi năm thầy trò lấy hai cành. Tất nhiên là là đào ở Hanoi thì sư phụ sẽ tặng thôi, có đưa vào Sài Gòn nó cũng thành đào phai à.

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thì năm sau. Còn dài dài mà. Cứ mỗi năm thầy trò lấy hai cành. Tất nhiên là là đào ở Hanoi thì sư phụ sẽ tặng thôi, có đưa vào Sài Gòn nó cũng thành đào phai à.

 

 

Cái nhà vườn con hay đến, năm nào họ cũng gửi đi Sài Gòn mà Sư phụ?

Sư phụ bồi dưỡng thêm cho con nhé, để con phụ giúp SP cái vụ đó nhé, Hì

 

Con đã rèn luyện đúng như SP hướng dẫn rồi và cơ bản đã có những thành công nhất định rồi ạ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cái nhà vườn con hay đến, năm nào họ cũng gửi đi Sài Gòn mà Sư phụ?

Sư phụ bồi dưỡng thêm cho con nhé, để con phụ giúp SP cái vụ đó nhé, Hì

 

Con đã rèn luyện đúng như SP hướng dẫn rồi và cơ bản đã có những thành công nhất định rồi ạ.

Đồng ý là đào Bắc có bán ở miền Nam. Nhưng có lẽ do khí hậu sao đó mà nó thành mầu của đào phai. Năm nay đến Hội Hoa Xuân sư phụ sẽ chụp ảnh đưa lên đây để P. Hùng xem.

Yên tâm đi. Sư phụ cũng cần phải có một truyền nhân để đi tắm biển cho cơn bão đi chỗ khác chơi. Hi.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Trời tròn đất vuông: Ai nói người Việt kém triết lý?

tuanvietnam.gif-Có thể thấy sự quyết đoán và cầu thị của tiền nhân trong việc từ bỏ cái cũ (kể cả đức tin) đã lỗi thời và vận dụng hiệu quả những cái hay từ bên ngoài vào xã hội và văn hóa Việt.

Tổ tiên người Việt tiến bộ hơn?

 

Khi học về “sự tích bánh chưng, bánh giầy” hẳn đa phần chúng ta được dạy rằng Hoàng tử Lang Liêu làm nên hai loại bánh này dựa trên ý tưởng mang đầy tính triết lý “Trời tròn, Đất vuông” đậm chất văn hóa lúa nước. Gần đây khi đọc lại câu chuyện này, tôi tự nhủ không lẽ người Việt cổ đã đi trước và tiến bộ hơn rất nhiều so với tổ tiên của người Hán(!)

Theo truyền thuyết, sau khi đánh tan giặc Ân (với công lao của Thánh Gióng), Vua Hùng Vương thứ 6 đã có ý định nhường ngôi cho con và nhờ hai chiếc bánh “đặc sản” này mà hoàng tử Lang Liêu đã được chọn.

Soi chiếu vào thực tế,  thì nhà Ân, chính là một giai đoạn của nhà Thương Trung Quốc, trị vì trước nhà Chu (Tây Chu & Đông Chu - từ TK 11 đến năm 256 trước Công nguyên). Và mãi đến thời Đông Chu (từ 770 trước Công nguyên) người Trung Quốc mới cho ra đời khái niệm "Trời tròn, Đất vuông" (Thiên viên, Địa phương) rồi đến tận thời Chiến Quốc (từ năm 476 trước Công nguyên) thuyết này mới cho ra đời các khái niệm về vòm trời và các cung trên trái đất (nhiều nguồn dẫn).

Như vậy, nếu bánh chưng, bánh giầy là biểu tượng của Đất, Trời thi tổ tiên chúng ta đã đi trước tổ tiên họ (người Hán) đến hàng nửa thiên niên kỷ vậy.

20150203144249-banhchung1a.jpg

Triết lý “Trời tròn, Đất vuông” và đậm chất văn hóa lúa nước của VN.

Thắc mắc này của tôi chỉ được giải tỏa khi đọc một công trình nghiên cứu của cố GS. Trần Quốc Vượng.

Theo GS. Vượng, trong truyền thuyết ban đầu, bánh chưng vốn không có hình vuông như bây giờ mà mang hình trục giống như các loại bánh nếp của người Tày hay của các dân tộc khác. Sở dĩ có chuyện này là bởi dưới thời Hùng Vương dân tộc ta vẫn còn tôn thờ tín ngưỡng "Phồn thực" như nhiều bộ tộc khác ở Phương Nam.

Cũng theo GS. Vượng, chuyện bánh chưng hình vuông chỉ được đưa ra vào thời nhà hậu Lê, khi Nho giáo có ảnh hưởng sâu sắc hơn ở Việt Nam.

Vậy tại sao truyền thuyết này lại được điều chỉnh? Có nhiều cách giải thích khác nhau. Phải chăng bắt nguồn từ hai nguyên nhân: (i) định hướng người dân theo  đường lối chính trị của nhà cầm quyền (khi đó là Nho giáo) và (ii) nâng cấp tín ngưỡng hay nhân sinh quan của dân tộc theo đường hướng mà họ cho là tiến bộ(!)

Mặc dù chuyện này có thể khiến chúng ta hiểu sai tín ngưỡng tổ tiên (thời Hùng Vương), nhưng xét mặt tích cực, có thể thấy sự quyết đoán và cầu thị của tiền nhân trong việc từ bỏ cái cũ (kể cả đức tin) đã lỗi thời và vận dụng hiệu quả những cái hay từ bên ngoài vào xã hội và văn hóa Việt.

Sự thành công của việc chỉnh sửa “nhân sinh quan” trong câu chuyện này cho thấy truyền thống có thế thay đổi bằng công cụ truyền thông.

Trong trường hợp này truyền thông (theo kiểu cũ, áp đặt) đã thắng truyền thống.

Ứng xử trong thế giới phẳng

Trong một thế giới đang ngày càng phẳng hơn, khi sự giao lưu, học hỏi lẫn nhau giữa các nền văn hóa thuận tiện hơn bao giờ hết khiến nhiều giá trị truyền thống đang ngày càng bị mai một thì việc bảo tồn các phong tục, tập quán và các lễ hội cổ truyền là rất cần thiết và nên làm.

Khi quyền tự do, tôn giáo, tín ngưỡng đang được bảo vệ bằng Hiến pháp và sẽ không ai có quyền tước bỏ tín ngưỡng của người dân thì sự can thiệp của chính quyền để chấm dứt một tập tục văn hóa là khó có thể xảy ra.

Do yếu tố địa lý và lịch sử, trước kia người Việt thường sống bó hẹp trong “làng, xã” nên các tập tục văn hóa của mỗi cộng đồng thường được bó hẹp trong một phạm vi nhỏ và không gây tác động hay mâu thuẫn với các cộng đồng khác. Ngày nay chúng ta tương tác với nhau nhiều hơn nên các phong tục tập quán cũng cần được sàng lọc và thay đổi cho phù hợp hơn với bối cảnh mới. Hơn nữa, có một số phong tục, tập quán không còn phù hợp, như lễ hội săn voi, do nếu thực hành sẽ vi phạm pháp luật thì chắc chắn cần phải loại bỏ.

Cũng giống như các mâu thuẫn giữa “Bảo tồn” và “Phát triển”, tìm được sự hài hòa và thỏa mãn được hết tất cả các cộng đồng, các nhóm người trong xã hội khi muốn thay đổi một vấn đề nào đó là không hề dễ. Quan trọng là cần đưa ra giải pháp tối ưu thông qua phân tích đa chỉ số cùng một tiến trình quản trị minh bạch, dân chủ. Để làm được điều này, một lần nữa truyền thông lại vẫn là công cụ hữu hiệu để các bên ngồi lại cùng nhau và  rút ngắn các khác biệt.

Những ầm ĩ xung quanh “lễ hội chém lợn” ở Bắc  Ninh có rất nhiều nguyên nhân, nhưng trước nhất là do chúng ta chưa thể đưa tất cả các vấn đề tranh luận vào trong cùng một hệ quy chiếu.

Thật khó mà thuyết phục lẫn nhau khi một bên nói về các ảnh hưởng lên “Tâm lý trẻ em” trong khi bên còn lại đưa ra các biện hộ liên quan đến “Tín ngưỡng phồn thực” hay “Bề dày lịch sử”,v.v.

Câu chuyện sẽ càng khó ngã ngũ nếu các bên tiếp tục đưa các tiêu chí về “Quyền con người”, “Quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng” và những thứ tương tự vào cuộc tranh biện này. Vấn đề chỉ có thể giải quyết một khi các bên đặt lợi ích của cả cộng đồng lên trên thay vì khăng khăng tranh đấu cho riêng cộng đồng/ tổ chức mình. Muốn làm được điều này, một lần nữa vai trò của truyền thông lại càng quan trọng.

Bên cạnh việc cung cấp thông tin đa chiều và ý kiến các bên liên quan với vai trò trung gian như hiện nay, giới truyền thông cần định hướng các tranh biện về cùng các nhóm vấn đề chủ chốt đồng thời đóng vai trò hỗ trợ để mọi người hiểu về nhau hơn thay vì chia rẽ. Trên hết lợi ích và hình ảnh quốc gia nên được coi là các ưu tiên quan trọng.

Truyền thông sẽ thật sự thăng hoa và phát huy đúng tinh thần cao đẹp trong vai trò kết nối khi mỗi người làm việc không chỉ để tên tuổi của cá nhân mình, tờ báo của mình được biết đến nhiều hơn mà còn để giúp hạn chế sự khác biệt, cổ súy cho các đồng thuận và hướng tới một cộng đồng văn minh, đoàn kết.

Hơn hết thảy, hãy cùng nhau tạo nên một nền tảng thông tin minh bạch trong mỗi sự kiện để các thế hệ sau có thể hiểu đúng về cha ông mà không cần những nhà nghiên cứu lịch sử như GS. Trần Quốc Vương trong câu chuyện bánh chưng, bánh giầy kia.

Được như vậy, truyền thông sẽ làm nên truyền thống!

Trần Văn Tuấn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Minh sư tất hữu cao đồ

U sư thì hữu cái ...tồ tồ ... trẻ em!!!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Minh sư tất hữu cao đồ

U sư thì hữu cái ...tồ tồ ... trẻ em!!!

Lại Trần Văn Tuấn và lại Tuanvietnam. Đây là tác giả bài viết đưa luận điểm "qúa khứ dù huy hoàng đến mấy vẫn là quá khứ đây mà".

Tôi đồng ý với anh Votruoc.

Share this post


Link to post
Share on other sites
Bé gái 16 tháng tuổi ở Hải Phòng có tài năng kỳ diệu

06:30 ngày 04 tháng 02 năm 2015

 

Biết đọc số, chữ của tiếng Việt, biết nói những từ đơn giản của tiếng Anh, Nhật, Trung và nhận biết 50 quốc kỳ khác nhau, các hành tinh trong hệ mặt trời… là những điều khiến người lớn phải ngỡ ngàng trước tài năng kỳ lạ của Nguyễn Ngọc Tuệ Nhi (16 tháng tuổi, ngụ phường Kênh Dương, quận Lê Chân, TP Hải Phòng).
 
6_hai134_USEM.jpg
Bé Tuệ Nhi.
 

Không giống với những “thần đồng nhí” khác ở Việt Nam, tài năng của Tuệ Nhi được bồi đắp từ sự giáo dục kiên trì, không mệt mỏi của người mẹ bằng phương pháp “đa giác quan” ngay từ trong trứng nước.

 

“Thần đồng” đi chưa vững

Tuệ Nhi có tên gọi yêu ở nhà là Jerry, sinh ngày 31/5/2013. Nhi là cô con gái đầu lòng của anh Nguyễn Ngọc Toàn và chị Vũ Phương Thảo (cùng SN 1984, ngụ phường Kênh Dương, quận Lê Chân, TP Hải Phòng).

Căn nhà xinh xắn nằm trong ngõ Trại Lẻ, phường Kênh Dương dạo này tấp nập lạ. Hỏi ra mới hay: ngày nào cũng có bà con, hàng xóm, láng giềng đến chia vui cùng gia đình chị Thảo với mong muốn tận mắt chứng kiến khả năng nói, đọc diệu kỳ của Tuệ Nhi. “Mắt chữ o, mồm chữ a”, tôi cũng vô cùng sửng sốt khi được “mục sở thị” điều này. Tuệ Nhi có khuôn mặt bầu bĩnh, đáng yêu, nước da trắng, mái tóc tơ đen nhánh. Vì mới 16 tháng tuổi nên giọng nói của Nhi vẫn còn khá ngọng nghịu.

Sau khi rót trà mời khách, chị Thảo đon đả dẫn tôi đi “tham quan” một vòng nhà ở. Phòng khách là nơi gia đình kê một chiếc bàn nhỏ, trên có bày rất nhiều cuốn sách thiếu nhi, từ điển con vật, truyện cổ tích. Kế cạnh, “đồ nghề” phục vụ cho việc dạy Nhi học được chị Thảo sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng: hộp đựng hạt bưởi, hộp chữ số, thẻ chữ tiếng Việt, Anh, Nhật, Trung, thẻ số, thẻ in màu hình đồ dùng….

Phía bên trong gian bếp xinh xắn là những hình thù ngộ nghĩnh, những biển báo giao thông đường bộ, những từ tiếng Anh kèm ảnh sinh động… được cắt dán tỉ mỉ trên tủ lạnh, máy giặt. Cầu thang cũng được bố trí để dán những bức tranh ảnh hình động vật, củ quả ngập tràn màu sắc. Phòng ngủ của “thần đồng” được trang trí bằng rất nhiều bức tranh nổi tiếng của Việt Nam cũng như thế giới. Màu sắc rất bắt mắt và tinh tế.

Ngày đầu tiên chị Thảo phát hiện được khả năng “diệu kỳ” đó là hôm cả nhà đi  chợ Cát Bi (phường Cát Bi, quận Hải An) chơi, lúc này Tuệ Nhi chưa đầy 13 tháng tuổi. Qua quầy hàng ăn, bỗng Tuệ Nhi đọc từ “bánh khọt” trên biển rồi cười như nắc nẻ. Cả đoạn đường dài về nhà chốc chốc em nhắc lại tiếng “bánh khọt" xong lại cười có vẻ đắc thắng lắm.

Chiều tối cùng ngày, chị Thảo cứ thấy Nhi lẩm bẩm “thịt chó”, xong lại quay ra cười. Chị phải quay ra quan sát xung quanh xem có chữ “Thịt chó” nào không, ai ngờ, ngẩng mặt lên thì thấy quán thịt chó vừa bật đèn của chiếc biển quảng cáo.

Vài ngày sau, trên đường về quê ở huyện Vĩnh Bảo, chị Thảo tiếp tục “giật mình” khi nghe con nói các chữ “In màu các loại”, “Thuốc thú y”. Chưa kịp quay ra quan sát hàng quán ngoài đường, chị lại ngỡ ngàng khi Nhi tiếp tục lên tiếng “Cầm đồ”, “Trao đổi mua bán”… Thì ra, đó là những dòng chữ trên các tấm biển hiệu quảng cáo dựng bên đường.

Không chỉ có vậy, bé còn đọc vanh vách số đếm từ 1 đến 100. Về tới nhà, họ hàng, làng xóm lần lượt đến “thử tài” và ai nấy đều trầm trồ thán phục khả năng kỳ lạ biết đọc sớm này của bé.

Trong số sách vở được mẹ sắm sửa cho, Tuệ Nhi thích nhất là quyển “Cổ tích Việt Nam”. Bé cầm cuốn sách gần che hết nửa người nhỏ bé của mình và cất tiếng đọc rất nhanh. Đọc truyện chán, Nhi quay sang vơ lấy đống thẻ chữ tiếng Nhật, Anh và đọc làu làu. Nhi phát âm từ: nose, close, english, green, brow… rất chuẩn, tuy nhiên giọng còn nhỏ và ngượng nghịu. Được lúc, Nhi chạy lại chiếc máy giặt, mân mê ngắm nghía biển báo giao thông đường bộ.

Cầm các thẻ tiếng Trung trong tay, chị Thảo nựng yêu để Nhi đọc. Ngượng ngùng với người lạ, Nhi cứ tủm tỉm cười rồi lại giấu mặt sau lưng mẹ. Chị Thảo phải mất một lúc tán thưởng: “Hoan hô Nhi của mẹ! Nhi ơi, cố lên” và vỗ tay, Nhi mới đọc tiếng Trung kia thật to và cười khanh khách. Với mỗi thẻ chữ, Nhi đọc đi đọc lại và biểu cảm theo đúng ý nghĩa thực của từ như: đọc từ “eye” thì bé nhấp nháy mắt, từ “lip” thì bé nhoẻn môi cười…

Ba ngoại ngữ Anh, Nhật, Trung, bé học theo sự hướng dẫn của mẹ. Lúc này, bé chưa đầy 16 tháng tuổi và chân bước đi vẫn chưa thực sự vững chãi.

 

Dạy con từ khi còn trong bụng

Do bố Tuệ Nhi thường xuyên bám biển nên chị Thảo hay kể chuyện, đọc thơ và cho bé nghe nhạc cổ truyền, nhạc thính phòng ngay từ khi mới mang bầu. Chị kiên trì tạo sự tương tác, giao lưu giữa hai mẹ con cho đến khi Tuệ Nhi chào đời.

Mẹ của “thần đồng nhí” chia sẻ, câu chuyện hạnh phúc trên bắt nguồn từ phương pháp giáo dục sớm cho trẻ. Khi Tuệ Nhi còn chưa ra đời, chị quyết định nuôi dạy bé thành một người thành đạt.

Trải lòng mình, chị Thảo tâm sự, may mắn lớn nhất của chị là biết đến cuốn sách “Em phải đến Harvard học kinh tế” của tác giả Lưu Vệ Hoa và Trương Hán Vũ với nội dung cuốn sách về phương pháp giáo dục bé Lưu Diệc Đình. Diệc Đình được học bổng vào nhiều trường đại học khi mới 18 tuổi và quyết định chọn vào trường Havard. Rồi cứ thế chị say mê với những cuốn “Thiên tài và sự giáo dục từ sớm” hay “Cách dạy con của các bà mẹ Do Thái”…

Chắt lọc rồi áp dụng cho Jerry, hai tháng đầu tiên, chị kiên trì cho con nhìn hai màu đen trắng để luyện sự tập trung. Tháng thứ 3, chị bắt đầu dạy bé các con số và một vài từ đơn giản. Cứ tưởng chừng mọi nỗ lực trên chỉ là sự tập dượt ban đầu cho bé. Ai ngờ, kết quả mĩ mãn chị nhận được là: 7 tháng tuổi bé biết nhận diện mặt chữ và số; 10 tháng thì bé bắt đầu biết nói, đến 13 tháng thì bé đã đọc được 170 chữ. Cho đến hiện tại, Nhi đọc được tất cả các chữ.

Chị tiết lộ mình không hề dạy con từng chữ riêng lẻ trong bảng chữ cái. Vậy nên nếu để từng chữ cái một thì Nhi không đọc được. Nhưng điều kỳ lạ là bé lại có khả năng ghép các âm, vần với nhau để đọc thành tiếng hoàn chỉnh.

“Mình làm nghề “thầy đồ” dạy chữ, số gần 1 năm nay rồi. Trong đó, khoản việc chiếm khá nhiều thời gian là viết thẻ chữ, số. Riêng quốc kỳ của 50 quốc gia, mình “đầu tư” luôn một chiếc máy in màu về trợ giúp. Với Jerry học là chơi. Cháu luôn thích khám phá những âm lạ, những điều mới từ việc đọc. Nhiều lúc Jerry phải cố gắng mãi mới phát âm được những từ khó như rẽ phải, rẽ trái, khúc khuỷu, khuya khoắt… Nhưng cháu rất kiên trì và thích thú, nói đi nói lại như say mê lắm”, chị Thảo tâm sự.

Để có được thành công này, chị không ít lần cảm thấy hoang mang bởi có rất nhiều ý kiến trái chiều về việc giáo dục sớm cho con. Người thì tán thưởng nhưng người lại lắc đầu vì sợ làm vậy, bé sẽ bị “nhồi nhét”, bị áp lực… rồi đánh mất tuổi thơ trong trẻo của mình. Nhưng nhìn thành quả con gái đọc sõi tiếng Việt khi tròn 1 tuổi, chị mới yên tâm rằng đã thành công ngoài mong đợi và vững vàng thêm với phương pháp của mình.

Theo lý giải của chị, từ khi biết từ “nóng, lạnh”, bé nói từ “nóng, lạnh” khi có cảm giác ấy. Bé vừa mở 1 quyển sách và vừa nói: “mở” cùng lúc…“Đó chính là học đa giác quan. Bé không học vẹt mà hiểu rõ ràng nghĩa của từ. Tuệ Nhi vẫn chơi đùa bình thường: vẫn được đi chăn bò, bơi lội, đi vườn trẻ, đi thể dục hay chơi cả những trò dân gian như nu na nu nống, đánh chắt, đánh chuyền…

Ngày ngày, mình cho con đi công viên hoặc đi bộ thể dục trong vòng 2 tiếng, còn lại, việc học chỉ chiếm 15 phút. Thay vào thời gian quấy khóc như mấy bạn thì con dành vào học chữ và số”, chị Thảo chia sẻ.

Hiện tại, chị Thảo đang làm kế toán của 1 doanh nghiệp, nên phần lớn thời gian dạy con, chị bố trí vào buổi tối. Còn lại, Nhi được bà nội chăm sóc ở nhà và tuân thủ theo đúng lịch học hằng ngày mà chị Thảo đã đề ra.

 

Chuyên gia nói gì?

Đem câu chuyện trên trao đổi với Tiến sỹ Đoàn Minh Tự, Trưởng khoa Tâm lý giáo dục, Đại học Hải Phòng, ông khẳng định: Trường hợp Tuệ Nhi cần phải được nghiên cứu kĩ hơn trước khi có kết luận là “thần đồng”. Tuy nhiên chỉ riêng việc bé có những khả năng đặc biệt kể trên cũng là một vấn đề rất đáng để nghiên cứu về trí tuệ ngôn ngữ và logic.

Và hơn ai hết, chị Thảo hiểu rằng Tuệ Nhi vẫn cần được sống trong vòng tay nhân ái của cha mẹ, vẫn cần được quan tâm, an ủi, vỗ về… Vợ chồng chị cũng không quá cuồng vọng về con, chỉ mong con phát triển đúng hướng, giữ mãi sự ngây thơ, phù hợp với lứa tuổi. Mặc dù không biết tới đây bé sẽ giành được thành công ở lĩnh vực nào, nhưng bà mẹ 8X này cho biết con đường đi đến thành công đó chỉ có một là: nhận thức đúng mục tiêu, kiên trì không mệt mỏi.

Theo Công An Nhân Dân

====================

Thật kỳ lạ! Nhưng không hề vô lý.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bắc Ninh:

Đền Bà Chúa Kho vắng vẻ lạ thường những ngày cuối năm

Thứ Năm, 05/02/2015 - 08:52
 

Dân trí Mặc dù đang trong những ngày cận Tết, là thời điểm hàng vạn "con nợ" tới hẹn trả nợ Bà Chúa Kho, nhưng đền Bà Chúa Kho tại Bắc Ninh lại vắng vẻ, thông thoáng lạ thường.

Trước đây, theo quan niệm truyền thống “đầu năm đi vay, cuối năm trả nợ”, cứ vào thời điểm này hàng năm, hàng vạn người dân cả nước bắt đầu đổ xô về đền Bà Chúa Kho để “trả nợ”, tạ lễ, xin lộc. Do lượng du khách kéo về quá đông gây nên tình trạng mất an ninh trật tự trên địa bàn, lộn xộn, chen chúc...

Những ngày cuối năm nay, có mặt tại đền Bà Chúa Kho, PV Dân trí rất bất ngờ trước cảnh đìu hiu, vắng vẻ hiếm có tại đây. Những hàng quán ế ẩm, lác đác người mua, thi thoảng mới có một nhóm khách đến hành lễ và ghé thăm, những điểm trông giữ xe thưa thớt người ra vào.

Khách đến “trả nợ” không còn được xôm tụ như mọi năm, những đồ cúng trên mâm khách cũng giản đơn, không còn những mâm lễ xa xỉ bạc triệu như thường thấy. Những sạp, quán viết sớ, sắm lễ thuê bên đường dọc đường từ Suối Hoa vào đến cổng đền Bà Chúa vẫn đều khá vắng khách. Mặc sức những chủ hàng tha thiết mời chào nhưng khách thập phương vẫn không mấy mặn mà ghé thăm.

 

resized_DSC03746-27be7.JPG
 

Theo những người dân chuyên làm dịch vụ sắm lễ quanh khu vực đền, hiện tượng vắng khách như thời điểm này là điều rất hiếm khi xảy ra. Du khách đến đây không còn sợ cảnh chen chúc, mất an ninh trật tự, trộm cắp nữa mà có thể thoải mái đi lại, làm lễ trong khuôn viên của đền. Dù vắng khách nhưng lò đốt vàng mã tại đền vẫn luôn đỏ lửa.

Tổ an ninh của Ban quản lý di tích tại đền Bà Chúa Kho vẫn thường xuyên đi tuần, túc trực khu vực xung quanh đền để đảm bảo an ninh trật tự. Do làm tốt công tác tuyên truyền trên loa truyền thanh nên hiện tượng khấn thuê, chèo kéo khách đã hạn chế rất nhiều.

Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Văn Ảnh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh cho biết: Hàng năm, việc đốt vàng mã tại đền Bà Chúa Kho đã gây ra tình trạng lãng phí rất lớn cho xã hội. Gần đây, nhà đền đã cử người vận động tuyên truyền du khách không mang vàng mã ra lò đốt mà cung tiến vào kho để phân tán lộc cho du khách.

 

resized_DSC03721-27be7.JPG
Ông Nguyễn Văn Ảnh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh.
 

“Trước mùa lễ hội, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với chính quyền địa phương đã tổ chức họp, gặp gỡ các chủ kinh doanh để tuyên truyền vận động, đảm bảo an ninh trật tự tại khu vực trước cửa đền. Mặc dù vậy, hiện tượng đốt vàng mã của người dân vẫn còn tồn tại, các điểm đổi tiền lẻ vẫn hoạt động công khai dù Nhà nước đã có Nghị định về việc xử phạt hành vi đổi tiền lẻ”, ông Ảnh cho biết.

Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh cũng cho biết, địa phương cũng đã có công văn chỉ đạo tới các huyện thị, thành phố về việc cấm đổi tiền lẻ ở các lễ hội, đền, khi phát hiện cơ quan chức năng sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

 

Những hình ảnh PV Dân trí vừa ghi nhận tại đền Bà Chúa Kho, Bắc Ninh.

 

resized_DSC03742-27be7.JPG
resized_DSC03748-27be7.JPG
Cảnh vắng vẻ hiếm thấy tại đền Bà Chúa Kho những ngày cận Tết.

 

resized_DSC03756-27be7.JPG
resized_DSC03741-27be7.JPG
Theo những người dân địa phương, vắng khách đi lễ như vậy là điều hiếm thấy.

 

resized_DSC03733-27be7.JPG
Lò hóa vàng tại đền Bà Chúa luôn đỏ lửa.

 

resized_DSC03751-27be7.JPG
resized_DSC03739-27be7.JPG
Mặc dù có quy định cấm và xử phạt nhưng các điểm đổi tiền lẻ vẫn hoạt động công khai.

Đoàn Cường

=============

Bà Chúa Kho hiền quá! Tôi mà như bà sai đám quỷ sứ, yêu ma đến từng nhà những thằng nào, con nào vay tiền mà lẩn tránh trách nhiệm trả tiền đưa xuống Diêm Vương xử hết. Mựa nó! Vay thì vay tiền thật, trả thì bằng tiền giấy mà cũng trốn mựa nó hết. Vậy thì ở cõi trần gian này, nợ nhau phải bằng trả tiền thật lấy điếu đâu ra trả.


1406966186-lang-phuc-am--12-.jpg

 

Vay 1000 lượng vàng chỉ cần trả như thế này, mà cũng biến mất thì chán quá! Hình minh họa. Eva.vn

 

Người ta nói với tôi trần gian này những tri thức khoa học hiện đại không có tính hợp lý đấy bà ạ. Cho nên thần thánh cũng bị xù nợ đấy bà ạ. Bà hãy xem xét xem đứa nào tử tế thì thôi. Đứa nào cà chớn bà đòi mẹ nó lại hết đi.

Hì! :rolleyes:

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc:

Hàng chục người bỏ mặc "cụ già" gục trên đường, xe cán đến chết

Hải Võ

05/02/2015 17:26

 

d37c09f3fbdd9e26a511e496f98f8b59-1423127

 

Một cụ già ngã gục giữa đường tại tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, đã không được một ai giúp đỡ dù rất nhiều người qua lại. Ông cụ thậm chí còn bị ô tô cán dẫn đến tử vong.

Video cụ già nằm gục trên đường suốt 8 phút mà không một ai giúp đỡ (Nguồn: QQ)

 

Tân Hoa Xã đưa tin, 16h30 hôm 1/2, một cụ già bất ngờ bị ngã giữa đường tại huyện Ngọc Hoàn, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc.

Mặc dù thấy cụ già nằm gục trên đường, nhưng dòng người và xe vẫn đi qua liên tục. Có người dừng lại xem, song không một ai có ý định đỡ cụ già.

Đoạn video từ camera giám sát ghi lại, lúc 16h35, có một tài xế phát hiện ông cụ, nhưng người này cũng chỉ dừng xe bên đường, sau đó lái xe bỏ đi.

Thậm chí, lúc 16h38, một chiếc ô tô màu trắng còn cán lên người cụ già và lôi cụ đi một đoạn mới dừng lại. Người lái xe này sau đó mới nhận ra mình đâm vào ông cụ và báo cảnh sát.

Tân Hoa Xã cho biết, trong suốt 8 phút cụ già nằm trên đường, đã có 4 chiếc xe và 23 khách bộ hành đi qua.

Trong số người đi qua có một người phụ nữ quen biết cụ già trên, bà này sau khi gọi vài lần không thấy cụ phản ứng đã tới nhà cụ để tìm người giúp đỡ.

Khi bà quay lại thì cụ đã bị chiếc xe ô tô cán qua.

 

hang-chuc-nguoi-bo-mac-cu-gia-guc-tren-d

Nhiều người đi qua chỉ dừng lại nhìn mà không hề giúp đỡ người đàn ông nằm gục trên đường.

 

Cảnh sát: Nạn nhân đã say rượu

Theo Tân Hoa Xã, ngày 4/2, công an huyện Ngọc Hoàn đã công bố kết quả điều tra sơ bộ.

Điều tra cho thấy, cụ già trong video là người thôn Đông Tây, huyện Ngọc Hoàn. Hôm 1/2, cụ say rượu và ngã gục trên đường thôn, dẫn đến vụ việc thương tâm.

Người đàn ông cán xe vào cụ già được xác định là "do tầm nhìn bị hạn chế".

Cụ ông nói trên đã tử vong sau khi được đưa vào bệnh viện cứu chữa.

 

Say rượu quanh năm nên... không ai quan tâm

Tân Hoa Xã cho hay, điều bất ngờ là theo tiết lộ của người dân thôn Đông Tây, "cụ già" được báo chí nhắc đến thực tế mới... 54 tuổi.

Vẻ ngoài "dễ gây hiểu lầm về tuổi tác" của người đàn ông này được người dân lý giải là do ông này nghiện rượu, thường xuyên say xỉn và gương mặt có phần khắc khổ.

Một cán bộ Ủy ban thôn Đông Tây cho biết, nạn nhân tên là Trần Gia Văn, gia đình có vợ và 3 con.

Cán bộ này tiết lộ - "Ông Trần say xỉn quanh năm và nghiện rượu từ thời trẻ, về già càng nghiện nặng hơn.

Do uống rượu liên tục trong thời gian dài, cơ thể ông Trần suy nhược, thường xuyên đau ốm.

Ông này cũng thường xuyên nằm gục trên đường thôn. Mọi người đều biết chuyện đó nên lâu dần không ai để ý nữa".

Vụ việc trên thêm một lần gióng hồi chuông cảnh tỉnh đối với sự vô cảm của một bộ phận người dân Trung Quốc.

Những trường hợp người già bị ngã nhưng không ai dám đỡ vì... sợ bị bắt vạ, hay chụp ảnh hiện trường... trước khi giúp đỡ người khác đã không còn là chuyện lạ tại nước này.

====================

Những trường hợp người già bị ngã nhưng không ai dám đỡ vì... sợ bị bắt vạ, hay chụp ảnh hiện trường... trước khi giúp đỡ người khác đã không còn là chuyện lạ tại nước này.

 

Khi lòng tốt không được vinh danh mà còn là tai họa thì con người không còn tin nhau nữa. Trách nhiệm thuộc về nhà cầm quyền sở tại. Điều này lão đã mô tả trong "Đêm 1002 của nàng Sheherazate, hay câu chuyện cuối cùng của hoàng hậu Ba Tư".

http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/272-nguoi-xua/

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sư phụ ơi, con đọc bài này mà chả hiểu gì, không hiểu Dầu và đường dùng để tạ mộ là nghĩa làm sao nhỉ? hihihi

 

NHỮNG LƯU Ý CHO NGÀY 23 THÁNG CHẠP VÀ TẠ MỘ CUỐI NĂM

 Kiến trúc sư Kiến Phong

 

Kính thưa Quý vị, dịp cuối năm lại đến là lúc mỗi Gia đình chúng ta cần phải chuẩn bị cho ngày 23 tháng Chạp và Tạ Mộ cuối năm để đón chào năm mới. Chuyên đề này, Kiến Phong xin chia sẻ một số lưu ý để Quý vị cẩn trọng hơn mà tránh sai sót với Ông Bà Tổ Tiên của mình.

 

1. Chuẩn bị cho ngày 23 tháng Chạp:

 

Có lẽ đa số người dân đều biết rằng Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành huyền tích “2 ông 1 bà” – vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Tuy vậy người dân vẫn quen gọi chung là Táo Quân hoặc Ông Táo. Còn ở Việt Nam ta, sự tích Táo Quân được truyền khẩu, sau đó ghi chép nên có những sự khác nhau về tình tiết, nội dung chính được tóm tắt như sau:

Trọng Cao có vợ là Thị Nhi ăn ở với nhau đã lâu mà không con, nên sinh ra buồn phiền, hay cãi cọ nhau. Một hôm, Trọng Cao giận quá đã đánh vợ nên Thị Nhi bỏ nhà ra đi sau đó gặp và bằng lòng làm vợ Phạm Lang. Khi Trọng Cao hết giận vợ, nghĩ lại mình cũng có lỗi nên đi tìm vợ, trong lúc đi tìm vì tiền bạc đem theo đều tiêu hết nên Trọng Cao đành phải đi ăn xin. Vô tình Trọng Cao đến ăn xin nhà Thị Nhi, thì hai bên nhận ra nhau. Thị Nhi rước Trọng Cao vào nhà, hai người kể chuyện và Thị Nhi tỏ lòng ân hận vì đã trót lấy Phạm Lang làm chồng. Khi Phạm Lang trở về nhà, Thị Nhi sợ chồng bắt gặp Trọng Cao nơi đây thì khó giải thích nên bảo Trọng Cao ẩn trong đống rơm ngoài vườn. Phạm Lang về nhà liền ra đốt đống rơm để lấy tro bón ruộng, Trọng Cao không dám chui ra nên bị chết thiêu. Thị Nhi trong nhà chạy ra thấy Trọng Cao đã chết bởi sự sắp đặt của mình nên nhào vào đống rơm đang cháy để chết theo. Phạm Lang gặp tình cảnh quá bất ngờ, thấy vợ chết không biết tính sao, liền nhảy vào đống rơm đang cháy để chết theo vợ.

Từ đó Linh hồn của ba vị được đưa lên Thượng Đế. Thượng Đế thấy ba người đều có nghĩa, nên sắc phong cho làm Táo Quân, gọi chung là: Định Phúc Táo Quân, nhưng mỗi người giữ một việc như trong các Bài khấn mà Quý vị đều biết sau đây:

+ Phạm Lang làm Thổ Công, trông coi việc bếp. Danh hiệu: Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân

+ Trọng Cao làm Thổ Địa, trông coi việc nhà cửa. Danh hiệu: Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần

+ Thị Nhi làm Thổ Kỳ, trông coi việc chợ búa. Danh hiệu: Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chính Thần

> Ý nghĩa: Tết Ông Công, còn gọi là Ông Táo hay Vua bếp, gắn liền với truyền thuyết về tình vợ chồng của một người đàn bà với 2 người đàn ông nêu trên. Họ đã sống rất tình nghĩa với nhau, song vì tai họa lửa mà cả 3 cùng chết cháy. Nhà Trời thấy họ sống có tình có nghĩa bèn phong cho là Vua bếp, giúp quản lý bếp núc trong các nhà. Từ đó dân ta hàng năm cúng Vua bếp vào ngày 23 tháng chạp, vì cho rằng ngày này Vua bếp lên chầu Trời để tâu Ngọc hoàng về công tội chủ nhà trong năm qua.

> Thờ cúng:

Người Việt quan niệm ba vị Thần Táo định đoạt phúc đức cho gia đình, phúc đức này do việc làm đúng đạo lý của Gia chủ và những người trong nhà. Hàng năm, đúng vào ngày 23 tháng Chạp là ngày Táo Công lên chầu trời nên có nơi gọi ngày này là “Tết ông Công”, lễ cúng có cá chép vì người Việt cho rằng, ông Táo cưỡi cá chép lên trời. Ngoài ra người Việt Nam còn quan niệm Táo Quân sẽ lên trời và thưa với Ngọc Hoàng Thượng Đế những sự kiện xảy ra trong năm vừa qua ở dưới trần gian. Vì thế người Việt Nam làm lễ tiễn ông Công ông Táo rất thịnh soạn với mong muốn những điều tốt đẹp nhất sẽ được thưa với Ngọc Hoàng, và những điều không may mắn hoặc không tốt sẽ được báo cáo nhẹ đi, việc làm này có thể là do Văn hóa và thói quen từ xa xưa truyền lại.

+ Đồ lễ tiễn Táo Quân gồm: Hương, nước, nến, đèn dầu, hoa, trái cây, tiền thật (cúng xong nhận lại để dùng, coi như lộc của lễ), kẹo bánh và các thứ khác nữa tuỳ Tâm, mâm cơm rượu, cá chép sống nếu có chỗ thả sạch sẽ, có thêm giầy mũ áo và cá chép hàng mã. Tất cả đồ lễ đều phải tươi thơm…

+ Thời điểm làm lễ: Tốt nhất và cũng muộn nhất là Cúng vào đầu giờ Ngọ(11h) ngày 23 tháng Chạp. Cũng có thể cúng sớm hơn vào buổi sáng hoặc ngày 22. Lưu ý sau khi cúng Lễ xong mới được Bao sái chân hương và lau dọn Bàn thờ chứ không được thực hiện việc này trước khi làm Lễ như nhiều người vẫn hiểu lầm sẽ bị động Bát hương.

+ Bài khấn: (khấn xong hóa bài khấn này)

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần 3 vái).

Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Con kính lạy các quan Thần linh Thổ công, Thần long mạch

Con kính lạy Ông Bà tổ tiên dòng họ…

Hôm nay là ngày 23 tháng chạp năm Giáp Ngọ, tín chủ chúng con là…(họ tên chủ nhà) cùng phu thê…(họ tên vợ) thay mặt cho các con cháu có chút lễ mọn và tấm lòng thành kính dâng: ngài Đông trù Tư mệnh Táo Phủ Thần quân, các quan Thần linh Thổ công, Thần long mạch, ông bà tổ tiên nội (ngoại) tộc. Kính mời các vị Táo quân và các Tôn thần cùng ông bà tổ tiên hiển linh thụ hưởng lễ vật và phù hộ độ trì cho chúng con.

Cúi xin Tôn thần và Tổ tiên gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm chúng con đã mắc phải trong năm này. Xin ban phước lộc phù hộ độ trì, chỉ giáo cho chúng con đường đi nước bước để năm sau chúng con giữ được sức khỏe, an khang thịnh vượng, vạn sự được như ý.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được chứng giám và phù hộ độ trì.

(Cầu gì cụ thể nữa thì kể ra…).

Chúng con xin phép hóa chân hương và lau dọn bát hương, bàn thờ sau lễ này.

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần 3 vái).

+ Việc làm sau khi lễ: Khi cúng xong thì hóa vàng thả cá chép nhẹ nhàng ra sông hồ ao sạch, không thả vào bể cá cảnh. Sau đó tiến hành hóa hết chân hương, mỗi bát hương chỉ giữ lại 3 chân hương, hóa mọi thứ trên bàn thờ, lau chùi bát hương và Bàn thờ sạch sẽ. Xong thắp mỗi bát hương 1- 3 nén hương. Có đủ nến (hoặc đèn dầu) và nước. Đồ lễ có hay không đều được. Chắp tay kính lạy Thần linh, Gia tiên là xong. Nhà nào có bàn thờ Phật thì phải cúng cả bàn thờ Phật. Lưu ý: Nếu Gia chủ bận quá không lau dọn Bàn thờ được luôn thì có thể để sang những ngày hôm sau nhưng phải hoàn chỉnh trước ngày 30 để đón rước Táo Quân trở về Tất Niên (Vấn đề Tất Niên và Giao Thừa Kiến Phong sẽ chia sẻ trong Chuyên đề khác).

 

2. Chuẩn bị cho việc Tạ Mộ cuối năm:

 

Thông thường sau ngày 23 tháng Chạp, tất cả các Gia đình đều chuẩn bị ra Nghĩa trang để thực hiện việc Tạ Mộ và khấn mời các Cụ Tổ tiên trong dòng họ về đón Tết cùng con cháu. Điều này là phù hợp Đạo Trời theo nguyên lý Thiên – Địa – Nhân hợp nhất là vậy, không thể thiếu vai trò của Con người( đại diện cho yếu tố Nhân).

Tuy nhiên hầu hết hiện nay, ngay cả các thế hệ cao tuổi cũng chỉ biết hướng dẫn cho con cháu làm được một việc là Tạ Lễ, còn việc thứ 2 là DƯỠNG MỘ (Chăm sóc Mộ) sao cho đúng cách thì lại không đề cập đến. Mục đích của việc DƯỠNG MỘ là giúp cho ngôi mộ đó tiến nhanh hơn đến việc KẾT PHÁT bằng sự Quan tâm chăm sóc chu đáo và đúng cách của con cháu( đây là những trường hợp mộ bình thường mà không nhờ được thày đặt vào được những huyệt đất tốt). Còn với những ngôi Mộ đã Kết phát thì chúng ta lại càng cần phải quan tâm chăm sóc nhiều hơn bởi nếu không quan tâm thường xuyên thì Long mạch sẽ dịch chuyển sang những ngôi Mộ bên cạnh có sự quan tâm chăm sóc tốt hơn. Âu đây cũng phù hợp với quy luật của Trời – Đất vì Bề Trên đã cho các Cụ nhà ta được Vinh Quang nhưng con cháu lại không biết Tạ ơn theo cách của người Trần thay cho các Cụ đối với Bề Trên thì sẽ bị thu lại để dành cho người khác. Và điều này cũng phù hợp với việc tại sao nhiều Đại Gia hiện nay trắng tay chỉ sau một đêm sau khi về xây cất Mộ Tổ hoành tráng. Lý do thật đơn giản vì những ngôi Mộ Kết phát thì không phải lúc nào cũng động vào được, phải có thời điểm thích hợp nhưng nhiều người không hiểu nên khi đã khá giả có điều kiện kinh tế cao thì quay về xây cất không đúng lúc nên mới suy sụp nhanh như vậy. Còn đối với những ngôi Mộ bình thường có khi 20-30 năm không phải động đến cho dù là họ đào bới ngay xung quanh, lý do cũng thật đơn giản vì những ngôi Mộ bình thường thì đồng nghĩa với việc các Cụ nhà ta còn nặng nghiệp, chưa tu được nên phải ở cảnh giới thấp cho nên con cháu cũng chỉ bình thường mà chưa khá được. Vì vậy với những ngôi Mộ bình thường thì các Cụ rất cần con cháu tu tập tốt, tích Đức tạo Phúc để các Cụ nhanh chuyển cảnh giới cao hơn thì con cháu mới khá được!

Do đó, Mồ mả Tổ tiên nếu được chăm sóc tốt và đúng cách sẽ có ảnh hưởng rất tốt tới cuộc sống của con cháu, ngược lại nếu quan tâm không đúng sẽ làm cho những ngôi mộ đó không được yên ngôi yên vị dẫn đến ảnh hưởng tới cuộc sống của người dương vì *Âm có siêu thì Dương mới thái được*. Về việc Tạ mộ, thường thì Mỗi người làm Lễ đều có những cách hành Pháp khác nhau, nếu Gia chủ nào mời Thầy giúp thì nên theo hướng dẫn của họ, dưới đây chỉ là những chia sẻ theo quan điểm của Kiến Phong để Quý vị tham khảo mà thôi:

> Phần đồ lễ cúng thông thường gồm: 1 ông ngựa đỏ kèm quần áo, mũ+ 1000 vàng hoa đỏ+ 10 lễ tiền vàng+ 5 tờ tiền trần+ 1 đĩa xôi( hoặc đồng bánh trưng) + 1 con gà luộc( hoặc chân giò, khổ thịt, khoanh giò)+ 1 chai rượu mở nắp khi Lễ + 3-5 chai nước lọc mở nắp khi Lễ+ 1 lọ hoa+ 1 ấm trà (hoặc 3 gói trà nhỏ)+ 1 gói bánh kẹo+ 1 bao thuốc bóc vỏ rút lên vài điếu+ 1 đĩa gạo+ 1 đĩa muối+ 3 quả cau trầu và quả các loại tùy theo điều kiện của mỗi người nhưng nên là số Lẻ.

> Phần đồ lễ Dưỡng mộ theo phương pháp nhà Phật mà Kiến Phong được lĩnh hội từ các bậc Tiền bối và đã được kiểm nghiệm nhiều( bổ sung thêm so với cách Lễ thông thường, lưu ý nếu ai không tin thì không nên theo): 01 lít dầu chiên( dầu ăn)+ 01 kg đường( trắng hoặc vàng). Khi Gia chủ( hoặc thày cúng) khấn lễ tạ xong, hóa vàng mã rồi vẩy rượu xung quanh ngôi mộ, kế đó tưới đường trước+ dầu sau xung quanh và trên mặt từng ngôi mộ theo một đường khép kín.

> Bài khấn Tạ Mộ:

Kính lạy:

– Ngài Kim niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn thần, Kim niên hành binh, Công tào phán quan.

– Ngài bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương.

– Ngài bản xứ thần linh Thổ địa tôn thần.

– Các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ long mạch Tôn thần, Tiền Chu tước, Hậu Huyền vũ, Tả Thanh long, Hữu Bạch hổ cùng liệt vị Tôn Thần cai quản ở trong xứ này.

Chúng con (Họ tên vợ, chồng): ……………………………………………………………

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………

Chúng con sắm sanh phẩm vật, hương hoa phù tửu lễ nghi, trình cáo Tôn thần, kính viếng vong linh( hoặc khấn chung là kính viếng các Chân linh Gia tiên tiền Tổ họ)……

Tạ thế ngày……………… tháng…………. năm…………………………………………

Phần mộ ký táng tại………………………………………………………………………..

Nay nhân ngày………………, con xin cúi lạy Thần linh đất này, Thành hoàng bản thổ nơi đây, đất lành chim đậu, đức dày thanh cao, giữ lành công lao, có kết có phát nhờ vào thần quan, tôn thần long mạch cao sang, nhị thập tứ hướng nhị thập tứ sơn quanh vùng.

Chọn đây an táng mộ phần, thỏa yên muôn thủa, hồng ân đời đời, gia ân mãi mãi không thôi, chúng con xin có vài lời cầu xin: Bái tạ thủ mộ thần quan, cho chân linh dưỡng cho hài cốt nguyên vẹn toàn, phù hộ con cháu trần gian, an khang mạnh khỏe ăn làm gặp may. Âm dương cách trở, bát nước nén hương, biểu tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Phục duy cẩn cáo!

(Khấn 3 lần rồi đốt vàng tiền và tưới dầu đường quanh Mộ)

Lưu ý: Khi về Tạ Mộ, Quý vị cần quan sát những dấu hiệu Mộ Kết Phát như Kiến Phong đã chia sẻ trong Chuyên đề khác để biết mà quan tâm nhiều hơn thì mới duy trì được những điều tốt đẹp từ những ngôi Mộ đó.

 

3. Kết luận: Tóm lại, nói ra thì rất dài, tựu chung lại Quý vị chỉ cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

 

+ Với ngày 23 tháng Chạp: Cần làm lễ tiễn Táo Quân muộn nhất vào Giờ Ngọ, sau đó mới được lau dọn Bàn thờ và tỉa Chân nhang, tránh trường hợp nhiều nhà tỉa chân nhang xong xuôi rồi đến chiều hoặc tối 23 mới Cúng lễ thì các Ngài đã về Trời rồi là bị sai phạm( do động Bát hương nếu bát hương Linh ứng) và thiếu sót( Táo Quân bị mất Lễ tiễn vì quá muộn).

+ Với việc Tạ Mộ cuối năm: Ngoài việc chuẩn bị đồ Lễ như thông thường thì cần mua thêm mỗi ngôi Mộ 01 lít dầu và 01 kg đường để Dưỡng Mộ là rất tốt.

 

Đôi lời Kiến Phong gửi tới Quý vị với mong muốn tất cả chúng ta hãy lưu tâm và nếu Quý vị nào đồng quan điểm thì ứng dụng, còn Quý vị nào chưa tin thì không nên thực hiện theo bởi nó thuộc về quan điểm của người chia sẻ. Trân trọng!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sư phụ ơi, con đọc bài này mà chả hiểu gì, không hiểu Dầu và đường dùng để tạ mộ là nghĩa làm sao nhỉ? hihihi

 

NHỮNG LƯU Ý CHO NGÀY 23 THÁNG CHẠP VÀ TẠ MỘ CUỐI NĂM

 Kiến trúc sư Kiến Phong

 

Kính thưa Quý vị, dịp cuối năm lại đến là lúc mỗi Gia đình chúng ta cần phải chuẩn bị cho ngày 23 tháng Chạp và Tạ Mộ cuối năm để đón chào năm mới. Chuyên đề này, Kiến Phong xin chia sẻ một số lưu ý để Quý vị cẩn trọng hơn mà tránh sai sót với Ông Bà Tổ Tiên của mình.

 

1. Chuẩn bị cho ngày 23 tháng Chạp:

 

Có lẽ đa số người dân đều biết rằng Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành huyền tích “2 ông 1 bà” – vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc.

 

 

"Đa số người dân đều biết" riêng Lão Gàn điếu biết. Với Lão điếu có vấn đề nguồn gốc Trung Quốc ở đây.

Có tiền thì cúng xôi gà vàng mã. Còn nghèo thì lấy cái điếu ra cúng à? Vớ vẩn.

Nghe theo bài này đổ thóc giống ra mà ăn.

Có biết cuối năm từ 23 tháng Chạp ra lễ mộ ông bà tổ tiên để mần cái điếu gì không?

Cuối năm dọn sạch sẽ mộ ông bà tổ tiên là trách nhiệm của con cháu như dọn dep nhà cửa cho ông bà tổ tiên ăn Tết, Hiểu chưa?

Lễ mộ ông bà tổ tiên cuối năm là để mời ông bà tổ tiên về ăn Tết, Hiểu chưa?

Bởi vậy,  nghèo thì chuối xanh, muối ớt, nghèo nữa thì nén nhang, bát nước lã, lá trầu, quả cau, ít giấy tiền vàng mã là xong. Giàu thì mổ bò, giết dê, mần heo. Lễ gì không thành vấn đề, lấy thành tâm là chính, hiểu chưa?

Lễ mộ cuối năm là để mời ông bà tổ tiên về ăn Tết, nên mới có ngày mùng 3 Tết làm lễ tiễn ông bà. không có mời về lấy cái điếu gì để tiễn? Hiểu chưa?

Cái "hủ tục" này của người Việt cổ, như là một nghi thức tưởng nhớ tới cội nguồn, chứ điếu phải để mộ kết phát cái con khỉ gì cả.

Bởi vậy, không biết thì đừng có lên mạng chém gió. Bày đặt có nguồn gốc từ Trung Quốc.Vớ vẩn.

Sư phọ đang đau răng. Đọc bài này của P. Hùng giới thiệu, khỏi luôn cả đau răng.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ghế đá cổ thời Lê lớn nhất Hà Nội bị vỡ tan tành

Thứ Sáu, 06/02/2015 - 09:55
 

Dân trí Chiếc ghế đá có giá trị lớn về văn hóa-lịch sử bên bờ hồ Gươm, được coi là ghế đá lớn nhất Hà Nội, đã bị phá vỡ tan tành.
 >>   Chuyện chưa kể về chiếc ghế đá lớn nhất Hà Nội

 

Rạng sáng nay (6/2), nhiều người dân Hà Nội đi qua ngã ba Lê Thái Tổ - Hàng Trống (quận Hoàn Kiếm) vô cùng ngỡ ngàng khi thấy chiếc ghế đá đang giữ “kỷ lục” lớn nhất Hà Nội, bị vỡ tan thành nhiều mảnh. 

Nhiều người cho rằng phải có một ngoại lực rất lớn tác động mới có thể khiến cả khối đá dày hơn 20cm và rộng hơn 2 m2 rơi xuống khỏi bệ đỡ và vỡ tan tành như vậy. 

 

a1-9c829.jpg
Chiếc ghế đá quý bị vỡ tan.

 

Về nguyên nhân khiến chiếc ghế quý bị vỡ, một nguồn tin từ người dân cho biết, trong tối ngày 5/2 đã có một chiếc ô tô húc vào chiếc ghế đá. Ông Nguyễn K.T. (sống ở phố Hàng Trống) khẳng định chính ông đã chứng kiến toàn bộ vụ việc và đã kịp thời ghi lại BKS chiếc ô tô gây vỡ ghế là 29A-48xx1.

Ông T. kể lại, người điều khiển chiếc ô tô đã đỗ trái phép trên khu đất trống làm vườn hoa với sự hướng dẫn của bảo vệ một nhà hàng ngay gần nơi đặt chiếc ghế đá.

 

222-d546f.jpg
Một người dân khẳng định đã nhìn thấy chiếc ô tô đâm vỡ ghế đá.

 

Sau khi vào quán ăn nhậu, chủ nhân chiếc xe là một người tầm tuổi trung niên, đã lên xe và lùi bất cẩn, hất tung chiếc ghế ra khỏi bệ đỡ. Điều đáng nói là sau khi gây ra vụ việc, ông này thản nhiên lên xe bỏ đi.

Vô cùng bức xúc, ông Nguyễn K.T. sau đó đã tới công an phường Hàng Trống trình báo sự việc. Ông T. cũng cho biết sẽ lên thành phố và các cấp cao hơn trình báo để đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ, yêu cầu người làm vỡ chiếc ghế quý phải chịu trách nhiệm thích đáng.

 

ghe-da.jpg

Chiếc ghế đá đặc biệt khi còn nguyên vẹn. (Ảnh: Hoàng Giang)

 

Theo các chuyên gia nghiên cứu, chiếc ghế trên có từ đời Lê. Khi bà Tư Hồng phá thành Hà Nội năm 1897 đã đem chiếc ghế kê từ điện Kính Thiên ra Bờ Hồ. Trải qua bao biến thiên, chiếc ghế vẫn nằm đó và trở thành một phần kỷ niệm với bao người Hà Nội.

Rất nhiều bài báo đã viết về chiếc ghế này gắn với bao kỷ niệm đẹp về danh thắng hồ Gươm. Dù không được xác lập là một kỷ vật quan trọng của Hà Nội nghìn năm nhưng chiếc ghế đá vẫn đựoc nhắc tới nhiều và được người Hà Nội vô cùng trân trọng. 

a2-9c829.jpg
Chiếc ghế đá khi còn nguyên vẹn là điểm ngồi hóng mát lý tưởng bên bờ hồ Gươm.

 

Với hình ảnh hơn 10 người có thể cùng ngồi nghỉ ngơi trên ghế và dăm ba người có thể thoải mái ngồi chơi cờ trên ghế, chiếc ghế đá này vẫn được gọi là “ghế vua”.

Lê Tú

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Đa số người dân đều biết" riêng Lão Gàn điếu biết. Với Lão điếu có vấn đề nguồn gốc Trung Quốc ở đây.

Có tiền thì cúng xôi gà vàng mã. Còn nghèo thì lấy cái điếu ra cúng à? Vớ vẩn.

Nghe theo bài này đổ thóc giống ra mà ăn.

Có biết cuối năm từ 23 tháng Chạp ra lễ mộ ông bà tổ tiên để mần cái điếu gì không?

Cuối năm dọn sạch sẽ mộ ông bà tổ tiên là trách nhiệm của con cháu như dọn dep nhà cửa cho ông bà tổ tiên ăn Tết, Hiểu chưa?

Lễ mộ ông bà tổ tiên cuối năm là để mời ông bà tổ tiên về ăn Tết, Hiểu chưa?

Bởi vậy,  nghèo thì chuối xanh, muối ớt, nghèo nữa thì nén nhang, bát nước lã, lá trầu, quả cau, ít giấy tiền vàng mã là xong. Giàu thì mổ bò, giết dê, mần heo. Lễ gì không thành vấn đề, lấy thành tâm là chính, hiểu chưa?

Lễ mộ cuối năm là để mời ông bà tổ tiên về ăn Tết, nên mới có ngày mùng 3 Tết làm lễ tiễn ông bà. không có mời về lấy cái điếu gì để tiễn? Hiểu chưa?

Cái "hủ tục" này của người Việt cổ, như là một nghi thức tưởng nhớ tới cội nguồn, chứ điếu phải để mộ kết phát cái con khỉ gì cả.

Bởi vậy, không biết thì đừng có lên mạng chém gió. Bày đặt có nguồn gốc từ Trung Quốc.Vớ vẩn.

Sư phọ đang đau răng. Đọc bài này của P. Hùng giới thiệu, khỏi luôn cả đau răng.

 

:D :wacko: :rolleyes: Dạ, con thì hiểu rùi ạ, dưng mà cái ông viết bài đó thì hổng biết có đọc được để hiểu không, hihihihiiii

 

Vậy là con có công làm Sư phụ khỏi đau răng hehehehe, chắc sắp được thưởng rùi đây  hihihihi

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đào chơi Tết:
Tình huynh đệ ngả mũ trước tiền tài

Thứ Bảy, 07/02/2015 07:24

 


(Ảnh Nóng) - Những thế trực, huynh đệ, tam đa... được chủ vườn đào đặt tên mới để đánh vào tâm lý mê tài lộc, tiền bạc của khách hàng

 
 
daotetnhattanbaodatviet.vn1_51035828.jpg
Tại vườn đào Nhật Tân (Hà Nội), năm nay đào nở sớm do có một đợt nắng nóng kéo dài, chủ đào lo lắng cho năm nay sẽ là một vụ đào thất bát. Vì thế mà nhiều cách để tâng giá những cây chưa nở hoa, trèo kéo khách được áp dụng.
tâm lý mê tài lộc, tiền bạc của khách hàng
 
 
chu-dao-kheo-leo-dat-ten-cay-chieu-khach
Tại vườn đào Nhật Tân (Hà Nội), năm nay đào nở sớm do có một đợt nắng nóng kéo dài, chủ đào lo lắng cho năm nay sẽ là một vụ đào thất bát. Vì thế mà nhiều cách để tâng giá những cây chưa nở hoa, trèo kéo khách được áp dụng.
 
daotetnhattanbaodatviet.vn2_51035337.jpg

Với khách không am hiểu, những dáng cây cổ truyền như trực, huynh đệ, tam đa được đổi thành nhiều loại tên mới mẻ. Như cây đào thế này, chủ vườn giới thiệu đây là dáng "vươn tay đón lộc". "Có cây đào này trong nhà thì năm mới tài lộc đến cứ ầm ầm" - chủ vườn đào V.H cho biết. Cây đào này có giá thuê 10 triệu đồng chưa mặc cả.

 
 
daotetnhattanbaodatviet.vn3_51035629.jpg
Cây đào bốn thân này được đặt tên là "tứ phương tụ hội" với dụng ý tài lộc chảy vào nhà không hết, khách hàng mua cây năm mới sẽ làm ăn suôn sẻ."Trong nhà mà làm giám đốc, kinh doanh, để cây này vào thì năm sau cứ thoải mái làm ăn" - chủ vườn M.T. giới thiệu. (Cây đào này có giá hơn 20 triệu và đã có người đặt thuê).
 

daotetnhattanbaodatviet.vn4_51035871.jpg

Cũng là bốn thân, nhưng cây đào này lại có tên "Đỉnh cao vũ trụ". Song nó không có dụng ý về tài lộc, mà theo giới thiệu của chủ vườn thì"đưa cây đào này vào gia đình sẽ khẳng định được vị thế của người chủ. Ví dụ như anh mua về thì vợ con trong nhà ngoan ngoãn, không lăng nhăng, lúc nào cũng một lòng thương yêu kính trọng."

 
 
daotetnhattanbaodatviet.vn5_51035203.jpg
Giới thiệu về cây đào này, một thợ làm vườn tên Việt cho biết "cây đào này khum khum như lòng bàn tay để đón tài đón lộc, xoay theo hướng hợp với gia chủ thì làm ăn phát lắm." Cây đào này có giá thuê 13 triệu cả tiền vận chuyển.
 
daotetnhattanbaodatviet.vn6_51035561.jpg

Trong khi đó cây đào bóng tròn này được chủ vườn khoe: "Gốc cây vững trãi, tán tỏa rộng tứ phía, nhìn như một cái bồn để hứng lộc của trời. Khách hàng mua cây này về bày ở nhà thì năm sau sẽ có quý nhân phù trợ, an khang thịnh vượng lắm."

 
daotetnhattanbaodatviet.vn7_51035842.jpg

Cây đào này có giá hơn 15 triệu đồng nhưng là một thiệt hại của chủ vườn khi hoa nở sớm. Song vẫn cố đấm ăn xôi, nhân viên tên Toàn của vườn giới thiệu: "Nếu khách mua về thì mình bớt cho 5 triệu, kể cả hoa đã nở hết thật nhưng thế cây là "cá chép vượt vũ môn hóa rồng." Vì thế mà năm sau vận hạn đều qua, còn được công thành danh toại."

=======================

Hì! Vui nhỉ! Thôi mua giúp họ đi. Kiếm tiền tiêu Tết. Hiểu sao thì được vậy. Sang năm, Lão Gàn giới thiệu cây đào có thế "Tài lộc tồ tồ"; "Công danh tốt tốt"; hoặc ai muốn có con cái thành đạt thì "Tử tôn đa như khỉ"......Ối giời! Còn nhiều cái lạ lắm... :lol: :lol: :lol:

Nhưng cái tờ báo này giật tít đùng đùng làm lão cũng điếu hiểu gì cả. Đặt tên cho cây đào thì liên quan điếu gì đến tình huynh đệ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhân tài giúp nguyên khí quốc gia mạnh lên

GS. Nguyễn Đình Đức

18/02/15 06:09

(GDVN) - Thời đại nào cũng vậy, nhất là thời đại mà sự hội nhập và cạnh tranh kinh tế đang diễn ra nhanh và quyết liệt trên quy mô toàn cầu.

LTS: Kinh nghiệm cho thấy chìa khóa của sự tăng trưởng vượt bậc của các nước châu Á trong những thập kỷ gần đây như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc chính là bởi các nước này đã thành công trong việc phát hiện, đào tạo và sử dụng nhân tài. 

Nếu không có nguồn lực trí tuệ để tạo ra những bước phát triển đột phá, các nước kém phát triển sẽ ngày càng tụt hậu và chịu sự lệ thuộc vào các nước phát triển. 

Chính vì vậy, việc phát hiện, đào tạo và bồi dưỡng, trọng dụng, tạo điều kiện để nhân tài được phát huy tài năng, đóng góp thiết thực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là một yêu cầu cấp bách, không thể chậm trễ, có ý nghĩa sống còn vì thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 

Bài viết sau đây của GS.TSKH Nguyễn Đình Đức - Trưởng ban Đào tạo (đại học và sau đại học) của Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giúp chúng ta có cái nhìn khái quát nhất về tầm quan trọng trong việc đào tạo nhân tài cho đất nước từ mô hình cụ thể là ĐHQGHN. 

 

GS. Nguyễn Đình Đức viết: Triết lý trong đào tạo của ĐHQGHN là đào tạo nhân tài, đào tạo tinh hoa. Đào tạo ở ĐHQGHN không chỉ nhằm trang bị cho sinh viên đầy đủ kiến thức, năng lực sáng tạo, phẩm chất đạo đức, mà còn chú trọng đào tạo cho sinh viên các kỹ năng và năng lực tổ chức, đặc biệt là phát triển tư duy, tầm nhìn, tạo cho sinh viên có đầy đủ bản lĩnh và nghị lực để vào đời và sáng nghiệp.

Để có thể hoàn thành được sứ mệnh này, ĐHQGHN (tiền thân là Đại học Tổng hợp Hà Nội) luôn coi trọng việc phát hiện tài năng ngay từ bậc học phổ thông và tiếp theo đó là những năm trên giảng đường đại học. 

ĐHQGHN đã xây dựng và hoàn chỉnh các mô hình đào tạo chất lượng cao liên tiếp từ học sinh phổ thông năng khiếu, đến đại học các hệ chất lượng cao, khoa học tài năng và chuẩn quốc tế hay còn gọi là nhiệm vụ chiến lược (riêng chuẩn quốc tế có cả ở cả bậc đại học và sau đại học). 

 

IMG_1266.JPG

Ảnh minh họa Xuân Trung.

 

Năng khiếu là bẩm sinh, nhưng nhân tài, những người tài đức không phải tự nhiên sinh ra là có, mà phải do được phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, thử thách và rèn luyện mà nên. Chính vì vậy, việc phát hiện, đào tạo, sử dụng nhân tài luôn là điều quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước ta, và là nhiệm vụ hàng đầu của cơ sở giáo dục đại học lớn như ĐHQGHN.

Để chuẩn bị cho triển khai đào tạo tài năng, chất lượng cao, mấu chốt quan trọng nhất là phải chuẩn bị được đội ngũ và xây dựng được chương trình đào tạo tốt, phù hợp. Kế tiếp đó là phải chuẩn bị các điều kiện đảm bảo chất lượng phục vụ công tác đào tạo.

Thuận lợi lớn nhất của ĐHQGHN là luôn có đội ngũ cán bộ khoa học đông đảo và mạnh trong hệ thống các trường đại học của cả nước.Hiện nay, ĐHQGHN có 3.613 cán bộ viên chức, trong đó có 1879cán bộ khoa học với 51 GS, 336 PGS, 17 TSKH và 864 TS (tỷ lệ TS/CBGD đạt 46,8%, trong đó có 581 TS được đào tạo ở nước ngoài về). 

Trường ĐHKHTN và Trường ĐHCN là 2 đơn vị có tỷ lệ tiến sỹ cao, chiếm trên 65%  tổng số CBGD. Đội ngũ cán bộ của ĐHQGHN có thế mạnh là có nhiều nhà khoa học đầu ngành (với 15 giải thưởng Hồ Chí Minh và 10 giải thưởng Nhà nước về KHCN), có uy tín lớn ở trong và ngoài nước về các ngành, chuyên ngành khác nhau thuộc hầu hết các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, ngoại ngữ, công nghệ, kinh tế, luật học, giáo dục,…

Bên cạnh đó, ĐHQGHN đã thu hút thêm khoảng 300 GS, PGS của các cơ sở nghiên cứu và đào tạo trong cả nước và hàng trăm nhà khoa học có uy tín của thế giới, trong đó có một số người đạt giải Nobel và các giải thưởng lớn có uy tín khác cùng tham gia đào tạo, nghiên cứu khoa học.

 

Giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh

Năm 2005, ĐHQGHN đã tiến hành tổng kết Dự án “Đào tạo nguồn nhân lực tài năng”. Từ 1997-2005, đã có 1.940 sinh viên, 387 học viên và 156 NCS đã tham gia Dự án này.

Với những thành công và bài học kinh nghiệm sau gần 10 năm thí điểm, Đảng và Nhà nước đã đánh giá cao mô hình đào tạo tài năng bậc đại học của ĐHQGHN,đồng thời chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo và các bộ ngành liên quan nghiên cứu xây dựng chế độ chính sách tạo điều kiện thuận lợi để phát triển và mở rộng mô hình bồi dưỡng và đào tạo tài năng, chất lượng cao của ĐHQGHN. 

 

GSDuc1c94b9.jpg

GS. TSKH Nguyễn Đình Đức - tác giả bài viết. Ảnh Xuân Trung

 

Trên cơ sở chỉ đạo đó, ĐHQGHN đã được Nhà nước đầu tư, tiếp tục triển khai đào tạo tài năng, chất lượng cao nhưng với tư cách là một nhiệm vụ thường xuyên.

Từ năm 2006 trở đi, để tăng cường hội nhập các chuẩn mực quốc tế, trong khi quy mô đào tạo cử nhân tài năng, chất lượng cao còn nhỏ, mức độ “quốc tế hoá” về chương trình, phương pháp đào tạo, ngôn ngữ sử dụng chưa đủ cao, ĐHQGHN bắt đầu triển khai đào tạo các chương trình tiên tiến. 

Chương trình đào tạo tiên tiến là các chương trình đào tạo bậc đại học, sử dụng toàn bộ chương trình, giáo trình của một đại học nước ngoài, giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh. Đội ngũ giảng viên của Việt Nam và một số giảng viên nước ngoài. Chương trình này chỉ đảm nhận việc phát triển quốc tế hóa một chương trình đào tạo, chưa nhằm mục tiêu phát triển được cả ngành, đơn vị cấp Khoa đạt chuẩn quốc tế.

Tiếp sau chương trình tiên tiến, năm 2007, ĐHQGHN bắt đầu triển khai các chương trình đào tạo đạt chuẩn quốc tế, còn gọi là chương trình nhiệm vụ chiến lược (ban đầu được gọi là chương trình 16-23, vì tập trung lựa chọn được 16 ngành đại học và 23 chuyên ngành sau đại học tham gia Đề án).

Mục tiêu của chương trình này là xây dựng và phát triển cả ngành, chuyên ngành đạt chuẩn quốc tế, từ chương trình đào tạo đến đội ngũ, cơ sở vật chất, học liệu, nguồn nhân lực theo các tiêu chí đánh giá xếp hạng nhằm tạo tiền đề và điều kiện để phát triển từng bướctừ bộ môn, khoa đến trường đại học thành viên đạt chuẩn quốc tế và được đầu tư, phê duyệt theo từng đề án cho từng ngành/chuyên ngành.

Đây là mục tiêu và sách lược quan trọng của ĐHQGHN trong quá trình phát triển, nhằm chọn lọc vun cao, từng bước khả thi nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao tri thức và sức cạnh tranh, thương hiệu của ĐHQGHN, góp phần đổi mới cơ bản giáo dục đại học Việt Nam tiếp cận các chuẩn mực và chất lượng quốc tế. 

 

Trái tim đào tạo tài năng

Việc tổ chức đào tạo nguồn nhân lực tài năng, chương trình tiên tiến được đào tạo ở bậc đại học; với các chương trình chất lượng cao và nhiệm vụ chiến lược đã được triển khai đào tạo cả ở bậc đại học và sau đại học.

Chương trình đào tạo được thiết kế tiếp cận và có so sánh với chương trình đào tạo của một số trường đại học có uy tín quốc tế cao.Với các chương trình tiên tiến và nhiệm vụ chiến lược chọn theo chương trình của các trường nằm trong nhóm 100 trường đại học tốt nhất thế giới. 

Các chương trình tài năng và chất lượng cao đáp ứng phù hợp 80% các môn học trong chương trình đào tạo của các trường đại học tiên tiến của nước ngoài. Môn số chương trình trong khối xã hội nhân văn có đặc thù riêng, được thiết kế có tính đến sự phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

Chương trình đào tạo cử nhân tài năngđược thiết kế riêng đối với những sinh viên xuất sắc, có năng khiếu về một ngành khoa học cơ bản, được thiết kế từ 160 đến 170 tín chỉ, với yêu cầu về trình độ cao hơn và nội dung rộng hơn so với chương trình chuẩn.

Chuẩn đầu ra của chương trình cũng cao hơn chương trình chuẩn, ví dụ chuẩn đầu ra tiếng Anh là C1 (tương đương 6.5 IELTS) 

Chương trình đào tạo cử nhân chất lượng caođào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đạt chuẩn khu vực trong các lĩnh vực khoa học cơ bản, công nghệ cao, kinh tế - xã hội mũi nhọn và ngoại ngữ, được thiết kế từ 140 đến 155 tín chỉ, trên cơ sở nâng cao, bổ sung một số môn học so với chương trình chuẩn.

Chương trình đào tạo đạt chuẩn quốc tế (tiên tiến -TT, nhiệm vụ chiến lược-NVCL) đào tạo theo chương trình và công nghệ đào tạo của các trường đại học tiên tiến có uy tín cao trên thế giới, được điều chỉnh phù hợp với khả năng, điều kiện của ĐHQGHN, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đạt mức độ cao nhất theo các tiêu chí kiểm định chất lượng của ĐHQGHN, được thiết kế từ 140 đến 155 tín chỉ.

Ngoài việc trang bị kiến thức sâu và rộng, sinh viên được nâng cao trình độ tiếng Anh và Tin học cũng như các kỹ năng mềm khác (yêu cầu của ĐHQGHN về chuẩn đầu ra là sinh viên tối thiểu có chứng chỉ 5 kỹ năng mềm/100 kỹ năng được định dạng đào tạo). Với các chương trình thạc sỹ của ĐHQGHN, ngoài 4 tín chỉ tiếng Anh cơ bản, học viên còn phải học thêm 3 tín chỉ tiếng Anh chuyên ngành, và với NCS còn có thêm 4 tín chỉ nữa dành cho tiếng Anh học thuật nâng cao.

======================

Các cụ nhà ta có câu: "Hiền tài là nguyên khí quốc gia". Tức là cái thằng được gọi là "hiền tài" và "nguyên khí quốc gia" là hai mặt của một vấn đề. Vì "nguyên khí" vô hình, nên phải lấy người "hiền tài" mần cái biểu tượng cho "nguyên khí". Nay bài báo này giật cái tít mù - hoặc tác giả viết - rằng thì là "Nhân tài giúp nguyên khí quốc gia mạnh lên" thì nó lại  coi hiền tài chỉ là một yếu tố cấu thành nguyên khí quốc gia. Cứ theo tinh thần này thì có bớt một vài thằng được coi là "hiền tài" thì nguyên khí quốc gia vẫn không ảnh hưởng nhớn nắm. Choán thế chứ lị!

Đã thế lại còn: "Giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh". Híc!

Còn nhớ hồi chiến tranh, học sinh, sinh viên trong vùng thuộc Việt Nam Cộng Hòa đấu tranh với chính quyền để giảng dạy bằng tiếng Việt. Phong trào này được các học giả Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ủng hộ. Híc. Muốn giỏi tiếng Anh mở hẳn một khóa chuyên môn, không lẽ tiếng Việt không đủ khả năng diễn đạt?

Vớ vẩn cả.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đêm trừ tịch trong ngày cuối cùng của năm có ý nghĩa gì?

Y.Dương

16/02/2015 13:00

 

trutich-1422433368870-36-0-382-679-crop-

Lễ trừ tịch trong thời khắc Giao thừa ở Huế. (Ảnh: Thái Lộc/Tuổi Trẻ)

 

 

Trừ có nghĩa là đã qua, tịch có nghĩa là đêm. Theo từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh, trừ tịch nghĩa là cũ giao lại, mới tiếp lấy.

Đêm trừ tịch là khoảng thời gian giao thừa giữa năm cũ và năm mới, tính trong khoảng thời gian từ 11h đêm 30 đến 1h sáng mùng 1 Tết. Khi đó, các gia đình người Việt đều làm lễ trừ tịch, còn gọi là lễ cúng Giao thừa.

Ở thời điểm trừ tịch, các gia đình người Việt thường dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, thu dọn mọi thứ gọn gàng.

Ý nghĩa của lễ trừ tịch là đem bỏ đi hết những điều xấu dở cũ kỹ của năm cũ sắp qua để đón những cái mới, tốt đẹp của năm mới.

Đây cũng là khoảng thời gian thiêng liêng của mỗi gia đình người Việt khi các gia đình sum họp đón Tết.

Thông thường, các gia đình thường cúng lễ trừ tịch cả ở ngoài trời và trong nhà. Việc cúng này cũng có nơi cử hành ở đình, miếu.

Mâm cỗ cúng trừ tịch thường gồm đĩa xôi, con gà luộc hoặc thủ heo, hoa quả, trầu cau, bánh kẹo, vàng hương, bánh chưng, rượu, nước...

Lễ vật có đầy đủ hay không cũng tùy thuộc vào gia cảnh của gia chủ. Nhà nghèo thì người ta làm lễ trừ tịch với những lễ vật đơn giản mà gia đình có thể sắm sửa được.

Tuy nhiên, người xưa cho rằng, lễ vật bao giờ cũng phải có vàng hương và rượu.

 

Theo quan niệm của dân gian, mỗi năm thiên đình lại thay toàn bộ quan quân trông nom công việc dưới hạ giới, đứng đầu là một người có trí như quan toàn quyền.

Do đó, năm nào quan toàn quyền giỏi giang, liêm khiết thì hạ giới được nhờ như được mùa, ít thiên tai, không có chiến tranh, bệnh tật.

Trái lại, nếu gặp phải quan toàn quyền lười biếng, kém cỏi, tham lam thì hạ giới sẽ chịu mọi thứ khổ.

Sau khi cúng Giao thừa ngoài trời xong, các gia đình sẽ cúng ở trong nhà.

"Cúng Giao thừa trong nhà là lễ cúng tổ tiên vào chính thời khắc Giao thừa vừa tới, nhằm cầu xin tổ tiên phù hộ độ trì cho gia đình mình gặp những điều tốt lành trong năm mới sắp đến. 

Khi cúng Giao thừa trong nhà, tất cả các thành viên trong gia đình đứng trang nghiêm trước bàn thờ, khấn tổ tiên để xin được các cụ phù hộ độ trì trong năm mới, cầu an khang thịnh vượng, sức khỏe dồi dào.

Trước khi khấn tổ tiên để mời tiền nhân về ăn Tết cùng với con cháu hậu thế, các gia chủ khấn Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà để xin phép cho tổ tiên về ăn Tết", theo thông tin trên Ban Tôn giáo Chính phủ.

Một tục lệ mà từa xưa đến nay, ở cả nông thôn và thành thị vẫn còn giữ đó là tục đi lễ chùa, hái lộc và xông đất sau lễ cúng Giao thừa.

 

Nguồn gốc lễ trừ tịch

Người xưa cho rằng có 12 vị Hành khiển, Phán quan nhà trời tượng trưng cho 12 con giáp từ năm Tí (con chuột) đến năm Hợi (con lợn), luân phiên trông coi việc dưới hạ giới.

Cứ sau mỗi chu kỳ 12 năm lại quay trở về vị Hành khiển đầu tiên. Các “quan nhà trời” đều có ông Thiện và ông Ác.

Ông Thiện chuyên phù hộ những điều tốt đẹp cho con người. Còn ông Ác gây ra hạn hán, lụt lội, mất mùa, đói kém.

Việc lành hay việc dữ là do sớ tấu của các quan Hành khiển, Ngọc Hoàng dựa trên sớ tấu đó mà ban phúc hay trừng phạt con người. Với quan niệm như thế, người xưa làm lễ rất cẩn trọng.

Đúng lúc nửa đêm, quan cũ giao lại công việc, quan mới tiếp nhận. Vào thời điểm này, mọi gia đình đều bày cỗ ra ngoài trời để cúng hai đoàn các quan.

Ngày xưa, thậm chí các vị chức sắc ở thôn xã cũng phải thiết lập hương án chào lạy các quan trời ở nơi trung thiên, ở sân đình, ở văn chỉ, vàng hương trầu rượu, hoa quả, xôi gà, tế lễ trọng thể với trống chiêng vang dậy đêm khuya.

(Theo Ban Tôn giáo Chính phủ)

 

 

(Tổng hợp)

==================

Do đó, năm nào quan toàn quyền giỏi giang, liêm khiết thì hạ giới được nhờ như được mùa, ít thiên tai, không có chiến tranh, bệnh tật.

Trái lại, nếu gặp phải quan toàn quyền lười biếng, kém cỏi, tham lam thì hạ giới sẽ chịu mọi thứ khổ.

 

Quan này là quan ở "trển", đâu có như quan ở trần gian mà lười biếng, kém cỏi. Ở "trển" những kẻ lười biếng, kém cỏi là bị tống xuống trần gian hết. Bởi vậy, ở trần gian cứ sập xùi là vậy.Hì! Kẻ nào chống lệnh là chỉ có "viên tịch", như trong Tây Du ký, Long Vương làm mưa chậm một tý còn bị chém. Cho nên ở "trển" không có vấn đề "lười biếng, kém cỏi". Đấy là tác giả "suy bụng ta ra bụng người" thui.

À! Hầu như tất cả những bài về Tết, kể cả của TTNC Lý học Đông phương đều thiếu một tục lệ vô cùng wan trọng là: Phải tắm Tất Niên. Tức là chiều 30 Tết phải tắm cho người sạch sẽ đón năm mới. Ai không tắm mà để Tết hôi như cú là các cụ sẽ khộng bằng lòng. Hôi quá các cụ và cả thần linh , Thổ địa chạy mất dép.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Minh triết mùa xuân
Xuân Dương

19/02/15 00:08

(GDVN) - Mỗi năm bắt đầu bằng mùa xuân, cuộc đời bắt đầu bằng tuổi trẻ, điều này đông tây kim cổ ai cũng thừa nhận.

 

Người Việt đón năm mới theo lịch mặt trăng, người phương tây đón năm mới theo lịch mặt trời. Ở bắc bán cầu, tuyết vừa tan là đã hoa nở, cây cối ra hoa trước khi ra lá bởi sự ngắn ngủi của xuân, hè. Ở gần xích đạo như nước ta, cây cối bốn mùa xanh lá nhưng mùa xuân vẫn là mùa đâm chồi nảy lộc.

Sự khác biệt Đông-Tây không phải chỉ ở cái cách cây cối chào đón mùa xuân mà còn ở cách mà người ta gọi tên Tổ Quốc, người Tây gọi Tổ Quốc là MotherLand nghĩa là “Đất Mẹ”, người Việt gọi Tổ Quốc là “Đất Cha Ông”. 

Có một điều cả Đông và Tây đều thống nhất ấy là “mọi nơi đều tốt nhưng nhà mình là tốt nhất”. Suy rộng ra, người Việt dù là sống ở Tây hay Tầu, không đâu bằng mảnh đất cha ông thấm đẫm máu xương, mồ hôi và nước mắt. 

Nước Việt ta từ thời cổ xưa, tên nước đã gồm hai, thậm chí là ba từ như Văn Lang, Đại Việt, Đại Cồ Việt, Vạn Xuân… khác với người láng giềng phương Bắc tên nước ngày xưa chỉ gồm một từ như Tề, Lỗ, Sở, Triệu… Ngược lại các địa danh cổ của người Việt đa số chỉ gồm một từ như Sủi, Lim, Bần, Sặt, Kép, Láng, Vôi,… hay tên sông như Hồng, Lô, Đáy, Nhuệ, Lam, Hương… trong khi tên sông của người Hoa phần nhiều lại gồm hai từ như Hoàng Hà, Dương Tử, Trường Giang, Hoàng Phố… 

Con người chào đời bằng tiếng khóc, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng ra đời trong nước mắt, khi hàng triệu người Việt bị nạn đói cướp đi sinh mạng. Bốn mươi năm từ ngày đất nước nối liền một giải, tuy chưa thể nói “giang sơn thu về một mối” nhưng hình dáng một đất nước đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như mong ước của Cụ Hồ bắt đầu thấy rõ.

Nhớ lại những ngày tháng 2 năm 1979, đứng trong chiến hào trên mặt trận Khánh Khê, Lạng Sơn chống quân xâm lược phương Bắc, chúng tôi chỉ có hạt bo bo luộc ăn với cà pháo mới thấy thành tựu về an ninh lương thực là điều kỳ diệu hơn cả trong truyện cổ tích. Hạt gạo của người Việt từ chỗ “bát cơm sẻ nửa” nay đã góp phần nuôi sống nhiều người trên khắp năm châu. An ninh lương thực có thể nói là thành tích duy nhất mà người Việt, dù mang bất kỳ quốc tịch nào cũng phải thừa nhận.

 

50842415_HTV_0038.jpg

Ảnh minh họa. Internet

 

Mâm cơm cúng tổ tiên ngày tết, từ chỗ sang nhất là đĩa thịt gà với khoanh giò lụa giờ đây thêm cá, thêm tôm, thêm nấm hương, cua bể… Chỉ cần vài giờ đi chợ là không thiếu thức gì. Nói thế để nhớ lại một thời nuôi được con lợn bắt buộc phải bán cho hợp tác xã, cả làng chỉ có một chiếc loa truyền thanh, mỗi ngày tuyên huấn phải trèo lên quay về một xóm. 

Niềm vui sẽ trọn vẹn hơn, bưng bát cơm ngon sẽ không cảm thấy nghèn nghẹn nếu bữa cơm ngày tết của mọi gia đình không quá chênh lệch, nếu như người Việt không phải đắn đo, rằng thực phẩm chuẩn bị cho mâm cơm cúng tổ tiên là sạch hay bẩn.

Đi khắp mọi miền Tổ quốc, hạ tầng giao thông được cải thiện là điều phải ghi nhận, nhà thơ Tố Hữu chỉ mơ ước con đường rộng “thênh thang tám thước” mà không thể tưởng tượng tuyến cao tốc Hà Nội - Lào Cai dài tới gần 250 km với chiều rộng mặt đường ngót 20 mét, hay tuyến cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây có chiều rộng nền đường tới 27 mét.

Mấy chục năm trước, tối thứ bảy nào gia đình cũng phải ăn sớm rồi bê cái ti vi SamSung đen trắng ra để dưới hiên, hàng xóm chỉ chờ mở cổng là ùa vào xem nhờ chương trình văn nghệ, sáng hôm sau thế nào sân nhà cũng được “kỷ niệm” nào là lá chuối, giấy báo và đương nhiên không thiếu màu đỏ của quết trầu. Bây giờ nếu mà chịu khó chơi đồ cổ, những tivi Sony “Nhật xịn” dùng đèn hình có giá chỉ vài ba trăm nghìn đồng, thậm chí có người còn cho không, để ở nhà chật chỗ.

Đất nước được như hôm này là nhờ sự hy sinh của hàng triệu con dân đất Việt, trong số những người con ưu tú đã ngã xuống vì độc lập, tự do cho dân tộc có nhiều đảng viên cộng sản. Phủ nhận điều đó chỉ có thể là những người hoặc là không có khối óc hoặc không có trái tim. 

Nói thế không có nghĩa là không đồng tình với ý kiến của nhiều vị Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và của Trung ương, rằng “không ít cán bộ, đảng viên ngày nay thoái hóa, biến chất, tham nhũng, kéo bè kéo cánh, ăn của dân không từ một thứ gì…”.


Nhân loại bắt đầu nền văn minh bằng thời kỳ “Cộng sản nguyên thủy”, khi đó không tồn tại gia đình và biên giới quốc gia, tất cả chỉ là cuộc chiến bầy đàn tranh giành thức ăn và không gian sống. Giờ đây có lẽ  nhân loại lại bắt đầu những bước chập chững của vòng xoáy thứ hai trên đường xoắn ốc tiến hóa: thời kỳ “Cộng sản văn minh”. 

Biên giơi quốc gia đang bị xóa nhòa bởi Internet và các phương tiện kỹ thuật số, các giá trị gia đình truyền thống tuy chưa biến mất song càng ngày càng giảm ý nghĩa. Và loài người, lại đang hình thành những “bầy đàn văn minh”, đang không ngừng kết bè kéo cánh, xâu xé, giành giật không gian sống cho “bầy đàn” của mình. Ở tầm quốc gia, các nhóm lợi ích cũng là một dạng “bầy đàn” mà việc nhận diện không phải lúc nào cũng dễ dàng.

Người Việt cổ chiến thắng ngoại xâm bởi luôn biết tạo cho mình sự khác biệt, khác biệt từ phong tục tập quán, từ cách gọi tên núi, tên sông đến phương pháp tiến hành chiến tranh và vũ khí sử dụng. Nỏ liên châu và cọc gỗ là những vũ khi chỉ có ở nước Việt, do người Việt sáng tạo ra. Chiến tranh du kích được người Việt nâng tầm thành nghệ thuật quân sự hiện đại.

Việc học tập, dập khuôn nguyên mẫu các tư tưởng triết học và văn hóa ngoại lai không có trong gen của người Việt cổ. Việc sùng kính các nguyên lý một cách giáo điều cũng không có trong tâm thức người Việt, chính nhờ thế người Việt dù sống hàng nghìn năm dưới sự đô hộ của ngoại bang vẫn không đánh mất bản sắc dân tộc. 

Nếu một lúc nào đó, tư tưởng triết học của người Việt bị thay thế bởi tư tưởng triết học của người khác, nền kinh tế của nước Việt bị lệ thuộc vào nền kinh tế của nước khác, văn hóa của người Việt bị thay thế bằng văn hóa của người khác thì đó cũng là điểm khởi đầu của quá trình nô lệ. Chữ “nô lệ” ở đây không có nghĩa là gông cùm, xiềng xích, nhà tù… mà là ở chỗ người Việt luôn phải tôn thờ những hình mẫu không thuộc về văn hóa sông Hồng, luôn xem đồ ngoại tốt hơn đồ nội, luôn xem người tây thông minh hơn người ta…

Vì sao một bộ phận thanh thiếu niên ngày nay không biết khóc trước những mảnh đời cơ cực nhưng lại đầm đìa nước mắt vì một “thần tượng” ngoại lai? Vì sao đời sống vật chất cao lên nhưng văn hóa lại thấp xuống?

Nguyên nhân là ở chỗ tư tưởng triết học của người Việt đã bị “ngoại hóa”, sự “ngoại hóa” kèm theo sự bảo thủ ở một bộ phận tinh hoa làm cho đất nước chậm phát triển. Đi từ bắc xuống nam, từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc qua Việt Nam xuống Singapore, Malaysia, Brunei, Indonesia, tất cả các quốc gia ven Thái Bình Dương, Việt Nam là nước kinh tế yếu kém nhất.

Bên Trung Quốc, tham gia cuộc chiến chống tham nhũng nghĩa là phải chuẩn bị sẵn quan tài, nghĩa là phải đặt cược sự nghiệp chính trị và sinh mạng của mình, điều này đã được cựu Thủ tướng Chu Dung Cơ và Chủ tịch Tập Cận Bình công khai tuyên bố.

Nước Việt không phải không có những con người như ông Chu, ông Tập, tuy nhiên cuộc chiến chống giặc nội xâm với những con người tâm huyết ấy, dường như thiên chưa thời, địa chưa lợi, nhân chưa hòa. Cổ nhân đã dạy “mãnh hổ nan địch quần hồ” nghĩa là một con hổ dù có sức mạnh đến nấy cũng không địch lại bầy chồn, nhất là loại chồn hôi nhưng lại rất tinh ranh.

Bên cạnh chúng ta, người ta đã nghiên cứu rất kỹ các loại “chủ nghĩa”, từ chủ nghĩa bầy đàn, chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa bành trướng, kể cả các loại chủ nghĩa mà một số người gọi là chủ nghĩa “không râu”, chủ nghĩa “râu rậm”… Hành động của họ vào năm 1979 trên biên giới phía bắc cho thấy người ta đã lựa chọn “Chủ nghĩa mèo”, mèo trắng, mèo đen không quan trọng, miễn là bắt được chuột.

Triết học hiện đại cho rằng “Minh triết là sống tốt cho mình và mọi người, cho hôm nay và tương lai, là lối suy nghĩ dựa trên tư duy khách quan, không bị chi phối bởi tàn dư lịch sử, không bảo thủ, không kiêu ngạo, không mơ hồ, không độc đoán…”. [1]

Nghị quyết Hội nghị TƯ4 khóa 11 nhận định “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống…”. 

Một khi đã là “cán bộ cao cấp” mà lại “suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống” thì danh xưng đúng nhất với họ chỉ có thể là “Lái buôn quyền lực”.

Nằm ở khúc giữa trên hành trình từ bắc xuống nam ven Thái Bình Dương, kinh tế của chúng ta chưa bằng người, văn hóa, giáo dục xuống cấp đến mức báo động không phải chỉ bởi sự tha hóa của “một bộ phận không nhỏ” mà còn bởi không ít người được xem là tầng lớp tinh hoa, là nguyên khí quốc gia nhưng thực chất chỉ là những “Kẻ cắp văn hóa”. Những con người đó luôn sống ngược với các nguyên lý của Minh triết, họ chỉ biết sống cho bản thân và gia đình mình, luôn bảo thủ, độc đoán, mơ hồ, luôn bị ám ảnh bởi hào quang lịch sử.

Nếu không có sự tiếp sức của các “Kẻ cắp văn hóa” thì  “Lái buôn quyền lực” không thể dễ dàng làm cho đất nước tụt hậu quá đáng so với các quốc gia láng giềng, điều này có thể nhiều người chưa nhận thấy được. 

Tự nhiên và xã hội không có gì là bất biến, những điều một trăm năm trước là đúng nhưng chưa chắc đã đúng cho thế giới hôm nay. Lấy những điều mơ hồ làm lẽ sống không phải là triết lý của dân tộc, càng không phải là Minh triết của người Việt. 

Minh triết của người Việt phải bắt đầu từ đất Việt, từ chính cái nôi mà cha ông đã khai phá, bảo vệ. Không bao giờ có thể thành người lớn nếu suốt đời chỉ biết nghe lời người khác, làm theo giáo huấn của người khác. 

Cây cối sống nhờ vào đất, rau trồng theo kiểu thủy sinh dẫu là rau sạch vẫn không phải là rau ngon. Chính trị gia tồn tại dựa vào dân, nếu chỉ dựa vào công cụ hỗ trợ thì sớm muộn cũng nhận hậu quả, điều đơn giản ấy cũng chính là một trong các nguyên lý của Minh triết người Việt.

Đầu xuân khai bút, lạm bàn một chút, mạch văn có khi lộn xộn nhưng mà nghĩ sao viết vậy, gọi là có chút tri ân bạn đọc báo Giáo dục Việt Nam và bạn đọc xa gần. 

Xin gửi tặng bạn đọc đôi câu đối:

Năm mới bình an đến

Xuân sang hạnh phúc về.

========================

 

Nếu một lúc nào đó, tư tưởng triết học của người Việt bị thay thế bởi tư tưởng triết học của người khác, nền kinh tế của nước Việt bị lệ thuộc vào nền kinh tế của nước khác, văn hóa của người Việt bị thay thế bằng văn hóa của người khác thì đó cũng là điểm khởi đầu của quá trình nô lệ. Chữ “nô lệ” ở đây không có nghĩa là gông cùm, xiềng xích, nhà tù… mà là ở chỗ người Việt luôn phải tôn thờ những hình mẫu không thuộc về văn hóa sông Hồng, luôn xem đồ ngoại tốt hơn đồ nội, luôn xem người tây thông minh hơn người ta…

 

Bài viết này chứng tỏ một con người có tâm với đất nước. Nhưng tầm tư duy bị hạn chế bới cách nhìn về cội nguồn Việt sử. Cái gọi là "văn minh sông Hồng" thực chất chỉ là sản phẩm tưởng tượng của đám tư duy "ở trần đóng khố" phủ nhận cội nguồn văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử , một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử. Những luận điểm của đám này đã bị Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh bác bỏ và chứng minh là một sai lầm, dốt nát. Thật buồn khi thấy tác giả bài này cũng nói tới "văn minh sông Hồng".

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Tôi mong có được chiến lược đổi mới và phát triển giáo dục thật khoa học"


Xuân Trung

19/02/15 10:41

(GDVN) - “Giáo dục ĐH nói riêng, giáo dục nghề nghiệp nói chung phải lột xác bằng một loạt giải pháp mà quan trọng trước hết là tự chủ hoá, xã hội hoá và quốc tế hóa"

LTS: Chưa bao giờ giáo dục đại học có cơ hội đổi mới như hiện nay khi mà các hành lang pháp lý đã dần được ban hành, trong đó đáng kể nhất là ra đời Điều lệ trường đại học trong năm 2014, tiếp đó là Điều lệ trường cao đẳng. Những dấu mốc quan trọng của giáo dục đại học trong năm vừa qua được khái quát lại, nhận định và chia sẻ dưới đây của GS. Trần Hồng Quân sẽ giúp chúng ta thấy được những điều còn đọng lại, những cơ hội và thách thức trong năm mới.

Nhân dịp năm mới Ất Mùi 2015, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam trân trọng gửi tới quý động giả những lời tâm sự chân thành và tâm huyết của Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, GS.Trần Hồng Quân về giáo dục đại học trong một năm vừa qua cũng như mong ước của ông về nền giáo dục đại học trong những năm tới.

 

Lột xác trong năm mới!

Thưa Chủ tịch, năm 2014 đã qua đánh dấu một năm nhiều sự thay đổi trong giáo dục, những thay đổi có tầm chiến lược được thể hiện trong các sự kiện giáo dục. Với Chủ tịch, ông có ấn tượng với điểm nhấn nào nhất? 

Chủ tịch Trần Hồng Quân: Thực ra cũng chưa có thay đổi gì nhiều. Tuy vậy , ấn tượng lớn đối với tôi là những biểu hiện quyết tâm của Chính phủ nhằm thực hiện Nghị quyết TƯ về đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục nước nhà. 

Chúng ta từng có nhiều NQ tốt về giáo dục, nhưng thực hiện không đến nơi đến chốn, thường thiếu các giải pháp, nhất là thiếu các giải pháp ở tầm chiến lược, đó cũng chính do thiếu sự quyết tâm cao. Lần này tôi hy vọng nhiều.

 

tranhongquangiaoducnetvn.JPG

Chủ tịch Trần Hồng Quân.

 

Chủ tịch cũng biết, năm 2014 Bộ GD&ĐT thống nhất gộp chung hai kỳ thi làm một. Đây được xem là bước đổi mới đột phá và nhiều người kỳ vọng vào đổi mới này. Với cá nhân Chủ tịch kỳ vọng gì nhất ở Kỳ thi quốc gia THPT?

Chủ tịch Trần Hồng Quân: Tôi cũng nhận thấy trong năm qua Bộ GD&ĐT có nhiều cố gắng đổi mới. Tuy việc thay đổi thi cử là cần thiết nhưng không thể là  giải pháp đột phá. Vả lại, phương án thi tốt nghiệp THPT cho năm 2015 là không hợp lý, sẽ nảy sinh tình trạng học lệch nặng nề ở cấp ba.

 

Thưa Chủ tịch, giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp thường được xem là khâu cuối cùng của quá trình giáo dục, là bộ phận trực tiếp góp phần quan trọng để xây dựng sức mạnh trí tuệ và nguồn nhân lực của đất nước. Theo Chủ tịch, khâu cuối này hiện nay chúng ta làm tốt chưa và quan điểm của Chủ tịch về vấn đề này như thế nào?

Chủ tịch Trần Hồng Quân: Hệ thống này đã có nhiều đóng góp lớn cho đất nước. Tuy nhiên, rất nhiều người đánh giá là khâu này làm chưa tốt, mà kết quả là nguồn nhân lực ta chưa đáp ứng được yêu cầu trong nước, chưa nói đến tham gia vào thị trường lao động quốc tế.

Giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp chưa có đủ động lực và nguồn lực để phát triển, lại chịu sự quản lý tập trung còn nhuộm màu bao cấp, sinh ra sự trì trệ không phù hợp với cơ chế thị trường năng động. 

Tìm các giải pháp đột phá phải nhằm giải quyết các vấn nạn này. Nguồn lực phát triển không chỉ và không phải chủ yếu là từ ngân sách nhà nước. Động lực phát triển không chỉ từ đòn bẩy kế hoạch tập trung ; quản lý không  thể theo cách làm thay các cơ sở, "cầm tay chỉ việc",  nhất nhất " xin - cho". Phải thấy và tin rằng các cơ sở đào tạo có dồi dào năng lực sáng tạo và không thiếu tinh thần trách nhiệm trước xã hội, nếu họ được trao quyền tự chủ thật sự.

Giáo dục đại học nói riêng, giáo dục nghề nghiệp nói chung phải làm một cuộc lột xác bằng một loạt giải pháp mà quan trọng trước hết là tự chủ hoá, xã hội hoá  và quốc tế hoá. Phải xác định rõ ràng nội hàm các khái niệm này, xác định rõ mức độ và lộ trình thực hiện hợp lý các chủ trương chiến lược ấy và kiên quyết triển khai. Ta đã quá chậm, đã uổng phí quá nhiều thời gian rồi, không nên do dự nữa.

 

Mong muốn một chiến lược đổi mới giáo dục khoa học

Năm 2014 là dấu mốc quan trọng cho các trường đại học, cao đẳng là ra đời Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam. Với giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp, việc ra đời này có ý nghĩa như thế nào cho sự phát triển?

Chủ tịch Trần Hồng Quân: Hiệp hội sẽ là một tổ chức xã hội nghề nghiệp, hoạt động theo phương thức vận động, là một cơ chế bổ sung bên cạnh cơ chế quản lý nhà nước để  góp phần điều tiêt  hệ thống GD ĐH và CĐ nước ta. 

Hiệp hội phấn đấu luôn luôn đi vào hàng đầu về tư duy đổi mới, tham gia tích cực và có hiệu quả  vào việc thực hiện NQ TƯ 29 và quyết tâm chiến lược của Chính phủ. Tuy nhiên cũng không nên kỳ vọng quá nhiều vào Hiệp hội. Dù sao Hiệp hội cũng chỉ có thể tác động ở tầm mức của một đoàn thể mà thôi.

 

Trong khí thế mới, Chủ tịch mong  muốn gì nhất nhất đối với giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng trong năm 2015? Với Báo điện tử Giáo dục Việt Nam?

Chủ tịch Trần Hồng Quân: Mong muốn nhiều lắm. Tôi mong muốn có được một chiến lược đổi mới và phát triển giáo dục  thật  khoa học, bao gồm một hệ thống quan điểm đúng đắn, các mục tiêu hợp lý và khả thi, và một loạt giải pháp sáng tạo để thực hiện. Trước hơn tất cả, tôi mong muốn có được các chủ trương mang tính đột phá làm chuyển động cả hệ thống giáo dục đại học, bắt đầu khởi động từ 2015. 

Riêng với Báo điện tử  Giáo dục Việt Nam, báo đã trưởng thành nhanh chóng về nhiều mặt. Tôi mong rằng Báo sẽ vững mạnh hơn về nội dung giáo dục để đóng góp hiệu quả hơn nữa cho sự nghiệp chung. Xin chúc tất cả anh chị em trong  toà soạn nhiều sức khoẻ, nhiều thắng lợi trong năm mới.

Trân trọng cảm ơn Chủ tịch./.

=======================

Phó thường dân dự khuyết hạng hai Nam Bộ như tôi, mà đi bàn chuyện lớn thiên hạ, e không khỏi buồn cười và bị hoài nghi, theo kiểu "có mục đích gì?" và "hai thằng nhìn vào nhà đã hai ngày hôm nay"... Bởi vậy, lão Gàn bát sách không bàn. Nhưng nếu các vị đẳng cấp lùng bùng, học vị ngất ngưởng, uy tín học thuật đầy mình, như vị giáo sư được phỏng vấn trong bài báo trên, chịu khó suy xét thì sẽ thấy rằng: Việc đổi mới giáo dục Việt không phải từ bây giờ, mà nó có từ hơn 20 năm nay. Đủ các thể loại ý kiến đóng góp toàn từ đúng trở lên; nào là mô tả hiện tượng, phân tích nguyên nhân, đề ra giải pháp... rất ồn ào, từ nhiều góc nhìn trong nước và thế giới; từ quán cóc vỉa hè đến các cuộc hội thảo Hàn lâm....vv....những vẫn không có kết quả (*). Đến hôm nay vẫn thấy bàn trên báo chí và có lẽ lại tiếp tục bàn cho đến ...khi Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến được tôn vình.

Một giáo sư vật lý lý thuyết được coi là hàng đầu - ông Nguyễn Văn Trọng - đã phản biện hệ thống luận cứ chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến - tại cafe Trung Nguyên, rằng:

"Lý thuyết khoa học hiện đại không cần tính hợp lý. Ngoại trừ toán học và vật lý cổ điển Newton".

Vậy xin thưa với các quí vị giáo sư khả kính: Vậy quý vị định cải cách giáo dục trên "cơ sở khoa học" nào? Căn cứ vào lý thuyết khoa học cổ điển hay lý thuyết khoa học hiện đại, khi nó không cần tính hợp lý?

Bởi vậy, không phải ngẫu nhiên lão Gàn phát biểu từ gần 10 năm trước: Sẽ không thể có một cuộc cải cách giáo dục nào thành công khi chân lý Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến còn chưa được sáng tỏ.

Hôm nay, nhân ngày mùng một Tết Ất Mùi, tôi xin nói luôn rằng: Sự phủ nhận Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử, còn là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của toàn bộ nền văn minh hiện nay.

Nói cho có vậy, tôi không tin rằng có ai đó hiểu được điều này.

=======================

* Về mặt công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, theo tôi trừ một vị là giáo sư Hoàng Tụy.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay