Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

Cảnh tượng khói tràn ngập ga tàu điện ngầm ở Washington
Thứ Ba, 13/01/2015 - 10:48
 

Dân trí Một nhà ga tàu điện ngầm ở Washington, Mỹ ngày 12/1 đã bất ngờ bị tràn ngập khói lạ, khiến nhiều hành khách phải sơ tán.
 

tn_8-ebfec.jpg
Hình ảnh cho thấy khói tràn ngập bên trong nhà L’Enfant Plaza ở thủ đô Washington vào chiều ngày 12/1 giờ địa phương.
 
tn_1-ebfec.jpg
Khói tràn vào một tàu điện ngầm bên trong một đường hầm ở ga L’Enfant Plaza, vốn tọa lạc ở trung tâm thủ đô của nước Mỹ.
 
tn_2-ebfec.jpg
Các hành khách dùng tay che miệng để không hít phải khói.

tn_3-ebfec.jpg
Cảnh tượng khói mù mịt bên trong một tàu điện ngầm.

tn_4-ebfec.jpg
Các nguồn tin cho hay vụ việc xảy ra vào khoảng 15h20 ngày 12/1 giờ địa phương. Khói đã tràn ngập nhà ga sau khi một con tàu bị hỏng và bị mắc kẹt bên trong ga. 

tn_16-ebfec.jpg
Một nhân viên cứu hỏa vác bình khí ôxy lên một chiếc xe buýt để trợ giúp các hành khách sau khi họ được sơ tán khỏi ga L’Enfant Plaza.
 
 
tn_15-ebfec.jpg
Một số hành khách được sơ tán khỏi ga L’Enfant Plaza phải thở ôxy.

tn_17-ebfec.jpg
Vụ tai nạn tại nhà ga L’Enfant Plaza đã khiến 1 người thiệt mạng và hơn 80 người phải nhập viện.

tn_12-ebfec.jpg
Ít nhất 2 trong số những người phải nhập viện hiện trong tình trạng nguy kịch.
 
tn_7-ebfec.jpg
Một phụ nữ được trợ giúp sơ tán khỏi nhà ga bị ngập khói.

tn_14-ebfec.jpg
Sau sự cố, nhà ga L’Enfant Plaza đã bị sơ tán và đóng cửa.

tn_6-ebfec.jpg
 
tn_10-ebfec.jpg
Một người đàn ông bị dính đầy khói đen trên mặt sau khi thoát ra khỏi ga L’Enfant Plaza.
 
tn_5-ebfec.jpg

tn_11-ebfec.jpg
Các xe cứu hỏa và cứu thương tập trung gần ga L’Enfant Plaza.

tn_9-ebfec.jpg
Cảnh sát đã phong tỏa ga L’Enfant Plaza để điều tra.
 
tn_13-ebfec.jpg
Hiện chưa rõ khói lạ xuất phát từ đâu.
 

An Bình
Ảnh:
AP, Washington Post

======================

Nước Mỹ rất đẹp trong từng khu phố. Nhưng trừ ga xe điện ngầm ở New Yoor, có vài chỗ cũ, tường tróc rêu mờ. Khiến cho tôi không hiểu tại sao họ lại để trông thấy gớm như vậy.

Tôi đến Hoa Kỳ ba lần, đi tám tiểu bang và qua hơn 25 thành phố thị trấn ở Mỹ. Ba lần đều đến thành phố New Yoor. Cứ mỗi lần đến thì những đống rác do người ta vứt bửa bãi ở bên đường ngoại vi vào thành phố lại nhiều hơn lần trước. Chính sự gia tăng khối lượng rác này theo thời gian, đã khiến tôi cảm ứng đoán ra sự suy thoái của nền kinh tế Mỹ và sau đó là toàn cầu trong lời tiên tri năm 2008. Đây chính là nguyên lý "hiệu ứng cánh bướm" được ứng dụng từ lâu trong Lý học Đông phương.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bộ trưởng Năng lượng UAE: OPEC không thể ngăn được giá dầu giảm

(TTXVN/Vietnam+)

lúc : 13/01/15 16:38

 

1312015giadau.jpg
Cơ sở lọc dầu Saudi Aramco trên sa mạc gần khu vực giàu dầu mỏ Khouris, cách thủ đô Riyadh, Saudi Arabia khoảng 160km về phía đông. (Nguồn: AFP/TTXVN)
 

Bộ trưởng Năng lượng Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) Suhail al-Mazrouei ngày 13/1 tuyên bố Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) không thể bảo vệ giá dầu mỏ thế giới khỏi đà "lao dốc" từ tháng 6/2014.

Phát biểu tại Diễn đàn năng lượng "Gulf Intelligence UAE" tại Abu Dhabi, Bộ trưởng al-Mazrouei nhấn mạnh OPEC không thể tiếp tục bảo vệ giá dầu mỏ, đồng thời cho biết các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ đang chứng kiến sự dư thừa quá mức nguồn cung mặt hàng chiến lược này do sản lượng dầu đá phiến tại Mỹ tăng mạnh. Theo ông, cần phải có các biện pháp để kiềm chế sự tăng vọt sản lượng dầu từ đá phiến ở Bắc Mỹ.

Giá dầu thế giới bắt đầu giảm từ tháng 6/2014 và mức độ giảm càng mạnh hơn vào tháng 11/2014 sau khi OPEC tuyên bố vẫn duy trì sản lượng khai thác khoảng 30 triệu thùng/ngày.

Giới phân tích cho rằng các thành viên giàu có của OPEC - như UAE, chấp nhận giá dầu giảm nhằm mục đích buộc các nhà sản xuất dầu từ đá phiến thua lỗ và sớm rời khỏi thị trường.

Ông Mazrouei tuyên bố UAE rất quan ngại về cán cân cung - cầu trên thị trường dầu mỏ, nhưng vấn đề này không chỉ là trách nhiệm của riêng OPEC.

Trong khi đó, ngày 13/1, tại thị trường châu Á, giá dầu mỏ tiếp tục giảm xuống dưới mức thấp nhất trong sáu năm qua sau khi ngân hàng đầu tư Goldman Sachs hạ dự báo về giá "vàng đen" trong những tháng tới.

Giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng Hai đã giảm 82 cent, xuống 45,25 USD/thùng, tương tự giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng thời điểm giảm 99 cent, xuống còn 46,44 USD/thùng.

Các chuyên gia phân tích thị trường dự đoán giá dầu mỏ sẽ tiếp tục giảm, thậm chí xuống dưới mức 40 USD/thùng trong năm 2015./.

========================

Lắm chiện thật!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cựu Thủ tướng Yingluck bắt đầu đối mặt với tiến trình luận tội

Cafef.vn

Thứ 6, 09/01/2015, 15:36

 

Bà Yingluck sẽ phải đối mặt với những cáo buộc về trách nhiệm của bà trong chương trình trợ giá gạo cho nông dân gây nhiều tranh cãi.
 
090115YingluckShinawatra.jpg
Cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra ngày 9/1 đã đến trụ sở quốc hội, bắt đầu đối mặt với một tiến trình pháp lý nhằm luận tội bà, trong đó sẽ xuất hiện những cáo buộc về trách nhiệm của bà trong chương trình trợ giá gạo cho nông dân gây nhiều tranh cãi.
 
Bà Yingluck từng bị đình chỉ công việc trước khi cuộc đảo chính quân sự tại Thái Lan diễn ra hồi tháng 5/2014 sau khi Ủy ban chống tham nhũng và Tòa án Hiến pháp lần lượt có những cáo buộc về việc bà không hoàn thành trách nhiệm của một thủ tướng. Tòa án Hiến pháp Thái Lan đã đưa ra phán quyết buộc bà Yingluck từ chức do lạm dụng chức quyền trong việc điều chuyển nhân sự. 
 
Trong khi đó, Ủy ban chống tham nhũng Thái Lan cho rằng bà Yingluck đã lờ đi nhiệm vụ điều hành chương trình trợ giá gạo khiến nước này thiệt hại tới hơn 500 tỷ baht. Cáo buộc này có thể sẽ khiến bà Yingluck bị cấm hoạt động chính trị tới năm năm.
 
Thái Lan đánh mất vị trí nước xuất khẩu gạo số một thế giới khi chính phủ của bà Yingluck thực hiện chính sách trợ giá gạo cao hơn hẳn 40% so với giá thị trường. Quốc gia này bắt đầu thực hiện việc trợ giá gạo cho người nông dân trong khoảng thời gian 10 năm, từ 2004 tới 2014, và chịu lỗ một khoản tiền không nhỏ là 682 tỷ baht. 
 
Chính phủ của bà Yingluck chỉ thực hiện việc trợ giá gạo trong hai năm (2012-2014), nhưng đã phải chịu lỗ với con số kỷ lục là 510 tỷ baht. Chính phủ tạm quyền vẫn đang cố gắng giải quyết số gạo còn tồn kho ước tính lên tới hơn 19 triệu tấn.
 
Dự kiến, phán quyết về số phận của bà Yingluck sẽ được đưa ra vào cuối tháng này. Dư luận Thái Lan cho rằng phán quyết này có thể sẽ dẫn tới những bất ổn mới sau một thời gian tạm yên ổn nhờ thiết quân luật của chính phủ quân sự hiện nay. Tuy nhiên, Thủ tướng Prayuth Chan-ocha đã lên tiếng bác bỏ khả năng này./.
 

Theo Vietnam+

======================

Khổ thân bà Yingluck. Lão Gàn đã biết trước việc bà bị hạ bệ, nên rất tự tin đưa lên mạng topic :"Thái Lan và ngày Tam Nương", ngay thời gian đầu bà lên cầm quyền. Lão Gàn cũng biết rằng chỉ có nhà vua Thái mới hóa giải được cuộc khủng hoảng tưởng chừng bế tắc ở Thái Lan vào giữa năm nay. Việc bà Yingluck ra tòa chỉ là hồi kết của sự việc.

Nếu gia đình bà Yingluck chịu chơi và tin vào Phoengshui Lạc Việt, Lão Gàn sẽ hóa giải hồi kết bất lợi cho bà. Đương nhiên Lão đã biết trước sự việc và cách kết thúc của nó thì cũng có thể hóa giải được.

Tất nhiên còn nếu như cứ phải phoengshui Tàu mới thiêng thì Lão cho đi luôn.

Hì! Chém gió cho vui, nhưng nếu gia đình bà Yingluck chịu chi thì làm thiệt.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Những ngôi mộ cổ của tầng lớp quý tộc Trung Quốc

Thứ ba, 13/1/2015 | 14:17 GMT+7

 
Các nhà khảo cổ Trung Quốc khai quật khu vực gồm nhiều ngôi mộ có niên đại 2.800 năm tuổi ở tỉnh Hồ Bắc, với những cỗ xe ngựa bao quanh, đặc điểm thể hiện sức mạnh tầng lớp quý tộc.

 

chariots-lie-side-by-side-long-8328-5727

28 cỗ xe ngựa được tìm thấy tại khu vực khai quật ở thành phố Tảo Dương, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Ảnh: CCTV/Reuters

 

30 ngôi mộ được khai quật ở thành phố Tảo Dương có nhiều kích cỡ khác nhau. Chúng có niên đại từ giai đoạn Xuân Thu (770 – 476 trước Công nguyên). Đặc điểm nổi bật của thời kỳ này là sự ra đời của tầng lớp thương gia giàu có.

Tại khu vực khai quật, nhóm chuyên gia phát hiện một hố lớn, có chiều dài 33 m, chiều rộng 4 m, chứa 28 cỗ xe ngựa trong tình trạng được bảo quản tốt. Cách đó 5 m, họ tìm thấy 98 bộ xương ngựa, xếp theo 49 cặp.

"Cách chôn này cho thấy những con ngựa được chôn sau khi bị giết, vì không có dấu vết của các cuộc chiến. Cách chúng nằm trên mặt đất ở tư thế giáp lưng nhau cho thấy hai con ngựa được xếp theo cặp và cùng kéo một chiếc xe", Huang Wenxin, nhà nghiên cứu của Viện Khảo cổ tỉnh Hồ Bắc, cho hay.

Theo giáo sư Đại học Bắc Kinh Liu Xu, sức mạnh và quyền lực của người thuộc tầng lớp quý tộc trong thời kỳ này có thể được thể hiện qua số lượng cỗ xe ngựa kéo mà họ sở hữu.

"Sức mạnh được đánh giá bằng số lượng cỗ xe ngựa. Chỉ những người ở tầng lớp cao hơn mới có thể sở hữu chúng", Haaretz dẫn lời Liu nói.

Anh Hoàng

 

 

Tỉnh Hồ Bắc ở sát Nam Dương tử.

Hubei.JPG

 

Đương nhiên với nền văn minh thể hiện trong bài viết trên thì ở ngay sát Nam Dương tử phải có một nền văn minh tương đương, nếu không nói là vượt trội. Nếu không nó sẽ bị văn minh Bắc Dương tử - Ân Thương, Hạ,  Chu - thôn tính. Trong Việt sử lược, có đoạn viết: "Việt Vương Câu Tiễn (Thế kỷ V - VI  BC), sai sứ sang dụ Hùng Vương liên kết để chống nhà Chu, thôn tính Trung Nguyên. Hùng Vương từ chối". Tất nhiên nhà nước Văn Lang của vua Hùng không thể là một "liên minh bộ lạc" với những người dân "Ở trần đóng khố" và ở tận "Đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam ngày nay", nhưng lại được Việt Vương chiếu cố đến vậy. Tất nhiên, nhà nước Văn Lang phải là một quốc gia rất hùng mạnh và ở ngay sát biên giới nước Việt Câu Tiễn.

Những di sản khảo cổ và những văn bản cổ, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể còn lại đã chứng tỏ điều này - qua những sách đã xuất bản, các bài viết của tôi đã chứng minh - và đây là một ví dụ và cũng là bằng chứng mới nhất:

 

Bí ẩn nền văn minh đã biến mất ở Trung Quốc

Cập nhật lúc: 14:00 07/01/2015 (GMT+7)
 
(Kiến Thức) - Vào năm 1986, các nhà khảo cổ đã khai quật hai hầm làm lễ tế rất quy mô, làm rúng động cả thế giới khảo cổ.
T.B (tổng hợp)
 
  • bi-an-nen-van-minh-da-bien-mat-o-trung-q
    Được phát hiện năm 1929 ở thành phố Quảng Hán, tỉnh Tứ Xuyên, di chỉ Tam Tinh Đôi (Sanxingdui) là một trong những di chỉ khảo cổ học độc đáo nhất của Trung Quốc.
  • bi-an-nen-van-minh-da-bien-mat-o-trung-q
    Di chỉ này là đại diện cho nền văn minh đồ đồng của nước Thục cổ có niên đại từ 5000 đến 3000 năm trước, vốn là một khoảng tối trong lịch sử Trung Quốc do có quá ít dữ liệu lịch sử được lưu lại.

  • bi-an-nen-van-minh-da-bien-mat-o-trung-q
    Tại đây, vào năm 1986, các nhà khảo cổ đã khai quật hai hầm làm lễ tế rất quy mô, chứa hơn 1.000 cổ vật quý, làm rung động cả thế giới khảo cổ thời điểm đó.
  • bi-an-nen-van-minh-da-bien-mat-o-trung-q
    Điều này cũng góp phần hé mở diện mạo của một nền văn minh phát triển đến trình độ cao, với đời sống văn hóa mang đậm yếu tố huyền bí.
  • bi-an-nen-van-minh-da-bien-mat-o-trung-q
    Trong các cổ vật được tìm thấy, những chiếc bức tượng người bằng đồng thu hút sự chú ý hơn cả.
  • bi-an-nen-van-minh-da-bien-mat-o-trung-q
    Các bức tượng này miêu tả một khuôn mặt khác hoàn toàn với người đương đại, mắt to, mồm bẹp và rộng, lông mày rậm, không có cằm, khuôn mặt nửa như cười, nửa như giận dữ.
  • bi-an-nen-van-minh-da-bien-mat-o-trung-q
    Cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn không hiểu những tác phẩm này có ý nghĩa gì

  • bi-an-nen-van-minh-da-bien-mat-o-trung-q
    Bên cạnh tượng người là nhiều tượng chim, thú được tạo hình sinh động.
  • bi-an-nen-van-minh-da-bien-mat-o-trung-q
    Gây choáng ngợp hơn cả những chiếc cây làm bằng đồng cao nhiều mét, được tạo tác cực kỳ tinh xảo. Hầu hết các hiện vật quý giá này đang được trưng bài tại bảo tàng Tam Tinh Đôi ở Tứ Xuyên để phục vụ nhu càu tham quan và nghiên cứu.
  • =====================.
Áo cài vạt bên trái trong di chỉ khảo cổ tìm được ở Nam Dương Tử. Thiên Hiến Vấn, sách Luận Ngữ được coi là của Khổng Tử viết: "Nếu không có Quản Trọng thì tất cả người Hán chúng ta cái áo vạt bên trái như người Man rồi". Dấu ấn "áo cài vạt bên trái" vẫn còn đến bây giờ ở đồng bào các dân tộc ít người ở Việt Nam và trong các di sản văn hóa của người Kinh. Xin xem "Y phục dân tộc thời Hùng Vương" Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh.
  • bi-an-nen-van-minh-da-bien-mat-o-trung-q

 

 

Không chỉ những di sản khảo cổ được nhận thức trực quan được phát hiện nói trên. Mà còn tất cả những dấu chứng khác đều chỉ thẳng đến một chân lý: Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử. Một trong những ví dụ là: mối liên hệ giữa "Áo cài vạt bên trái" - "Nam tả, nữ hữu" theo Lý học Đông phương - còn ghi dấu ấn đến ngày hôm nay trong đời sống văn hóa của vài dân tộc trên đất Việt ngày nay. Điều này là một trong rất nhiều bằng chứng trực quan trong hệ thống luận cứ của tôi - nhân danh khoa học - cho thấy: Người Việt Nam ngày nay chính là sự tiếp tục của tổ tiên Bách Việt một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử. 

Không thể phản biện được tôi bằng những tri thức khoa học hiện đại, nên tôi đã chịu quá nhiều sức ép phi khoa học liên quan đến những luận điểm của tôi chứng minh cho Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Thí dụ như việc Trung Nhân xác định "có hai thằng nhìn vào trong nhà và có khả năng truy sát sư phụ", khiến tôi tý nữa xóa sổ Trung Tâm Nghiên cứu Lý học Đông phương và đã từ chức giám đốc TT. Gần đây còn có lời khuyên tôi nên cẩn trọng trong việc ăn uống và xe cộ. Vậy thực chất việc phủ nhận cội nguồn Việt sử có phải là một luận điểm khoa học hay không? Nếu nó là một luận điểm nhân danh khoa học, như "hầu hết những nhà khoa học trong nước" và được "cộng đồng khoa học thế giới công nhận" thì nó làm sao phải có những sức ép và sự đe dọa phi khoa học với một kẻ như tôi và lẩn tránh trách nhiệm đối thoại trên nền tảng tri thức khoa học?

Nếu như những luận điểm phủ nhận cội nguồn văn hóa sử Việt, không nhân danh khoa học thì nó nhân danh cái gì và vì mục đích gì? Phải chăng nó chính là một âm mưu quốc tế nhằm triệt tiệu sức mạnh tinh thần của Việt tộc, một cách hết sức tinh vi?

Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh có thể chết. Chuyện nhỏ mà. Tôi chỉ là 1/ 8 tỷ người có mặt lúc này trên trái Đất. Nhưng e rằng vấn đề Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến lúc ấy sẽ không nhỏ chút nào.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Đường ống nước sạch Sông Đà vỡ lần thứ 10
Thứ Năm, 15/01/2015 - 11:08

 

Dân trí Hơn 70.000 hộ dân Thủ đô đang bị mất nước sạch sinh hoạt. Nguyên nhân được xác định là do đường ống dẫn nước sạch từ nhà máy nước Sông Đà - Hòa Bình về Hà Nội đang bị vỡ.

 

vo.ong-d0f2f.jpg
vo.ong1-d0f2f.jpg

Hiện trường vụ vỡ đường ống sáng nay. Đường ống vỡ tạo thành hố sâu 3m, rộng 4m.

 

Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Văn Tốn - TGĐ Công ty Cổ phần nước sạch VINACONEX - cho biết, khoảng 8h15 sáng nay (15/1), đường ống dẫn nước sạch từ Nhà máy nước Sông Đà - Hòa Bình về Hà Nội của công ty đã gặp sự cố bục vỡ tại Km21+300 trên Đại lộ Thăng Long, thuộc địa phận xã Ngọc Liệp, huyện Quốc Oai (Hà Nội). 

Sự cố này đang khiến hơn 70.000 hộ dân của Thủ đô là khách hàng của Công ty Cổ phần nước sạch VINACONEX gặp khó khăn về nước sạch.

1-9652a.JPG

Sự cố vỡ ống lần thứ 9 xảy ra hồi giữa tháng 7/2014.

 

Ông Tốn cho biết: “Ngay khi biết sự cố bục vỡ đường ống, chúng tôi đã ngừng cấp nước để chủ động sửa chữa. Hiện tại các hộ dân Thủ đô tạm thời thiếu nước sạch. Như mọi lần, chúng tôi đã huy động đầy đủ vật tư nhân lực để khẩn trương khắc phục sự cố trong thời gian nhanh nhất”.

Công ty đã huy động 2 máy xúc, 3 máy cẩu, 1 máy phát điện, 1 máy bơm nước, 3 xe tải chở đất, hàng trăm tấm cừ sắt... để khắc phục sự cố. Hiện hàng chục công nhân đang đào vị trí đường ống vỡ để "vá".

 

vo.ong2-847f1.jpg

 

vo.ong3-a82da.jpg

Cũng theo ông Tốn, dự kiến đêm nay (15/1) mới có thể cấp nước trở lại cho nhân dân.

Đây là sự cố vỡ đường ống dẫn nước sạch Sông Đà lần thứ 10 kể từ khi đường ống này được đưa vào sử dụng. Sự cố tương tự gần nhất xảy ra ngày 12/7/2014.

Nguyễn Dương

================

Phoengshui nhà trụ sở Vinaconex xấu hoắc. Cái này Lão phán lâu lém rùi. Ai đời một khối nhà cao ngỏng - thuộc Âm, đã vậy lại lát đá đen ngòm, cực Âm. Cấu trúc nặng nề thuần Âm đến cực đoan. Không gặp sự cố sao được. Híc.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi buồn vì cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến chưa được sáng tỏ. Có người nói: Hoa Kỳ chỉ có lịch sử gần 300 năm, những vẫn là siêu cường số I thế giới. Tôi phàn nàn, không thể vì Bill Gates giàu nhất thế giới chỉ ăn bánh mỳ với pate, mà vì thế mọi người không cần thiết phải ăn cơm.

Lịch sử văn hóa khác với kinh tế xã hội chứ nhỉ?

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Lạ lùng hiện tượng bầu trời bỗng... chia làm đôi
15:38 ngày 15 tháng 01 năm 2015
 
Trên bầu trời một số thành phố ở Đài Loan-Trung Quốc đột nhiên xuất hiện hiện tượng lạ khi nền trời bị phân chia làm hai nửa.

Theo nguồn tin của “Nhật báo Đài Loan”, sáng sớm ngày 6/1 vừa qua, tại các thành phố như Cao Hùng, Bình Đông và một số khu vực khác xuất hiện hiện tượng thiên nhiên kỳ thú.

Tại các khu vực này, một dải sáng lớn xuất hiện trên nền trời, phân tách bầu trời làm hai nửa rõ rệt, một bên nền trời phủ đầy mây trắng còn phía bên kia giữ màu trong xanh. Sau đó, bầu trời dường như tối hơn bình thường. Chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn ngủi, sau đó bầu trời lại quay về trạng thái như ban đầu.

 

1_78b35_HEYL.jpg
Bầu trời thành phố Cao Hùng như bị tách làm hai nửa.

 

Lý giải sự việc này, các chuyên gia khí tượng thủy văn của Đài Loan cho hay, thực chất đây là hiện tượng “ngày hóa đêm”. Lượng mây dày đặc kèm theo thời tiết u ám đã che khuất phần ánh nắng mặt trời nên đã tạo ra hiện tượng nói trên.

Dù chỉ xuất hiện ngắn nhưng hiện tượng thiên nhiên lạ khiến nhiều người ngạc nhiên và thích thú. Những người có cơ hội ngắm nhìn không bỏ lỡ dịp chụp ảnh và đăng tải trên nhiều trang mạng xã hội để chia sẻ.

Theo Hoàng Hạnh

Dân Trí

================

Xui xẻo đến rùi.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hô quyết tâm to mà chưa biết làm gì cho chuẩn, đổi mới bao giờ mới xong?


PHONG NGUYÊN

16/01/15 06:53

(GDVN) - GS.TSKH Vũ Minh Giang cho rằng nhiệm vụ đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo không hề đơn giản và chính ngành giáo dục cũng chưa biết bắt đầu từ đâu.

 

Hội nghị Trung ương 10 đã xác định 12 nhiệm vụ, giải pháp quan trọng trong những năm tới trong đó có nhiệm vụ đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ.

Bình luận về khả năng hoàn thành nhiệm vụ này, GS.TSKH Vũ Minh Giang – Nguyên Phó giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, cần phải xác định rõ chúng ta phải làm gì chứ không phải cứ hô quyết tâm rất to, rất lớn, nhưng khi hỏi phải bắt đầu từ đâu thì lại hết sức lúng túng.

Theo ông chúng ta có những cơ sở nào để hoàn thành nhiệm vụ trên?

Vu_Minh_Giang_1.jpg

GS.TSKH Vũ Minh Giang – Nguyên Phó giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội (Ảnh: VNU)

 

Hiện tại, chưa thể nói liệu chúng ta có hoàn thành được nhiệm vụ trên hay không. Thế nhưng, nhìn vào những động thái triển khai có thể thấy có vẻ như chúng ta đang gặp khó khăn ở đâu đó.

Ngành giáo dục đang ở trong trạng thái xuất hiện nhiều vấn đề cần giải quyết, không phải chỉ là khắc phục các điểm còn hạn chế hay các khuyết tật…mà dường như nó còn đang đòi hỏi phải thay đổi một cách căn bản. Tuy nhiên, người ta mới chỉ thể hiện quyết tâm chứ chưa có quyết tâm cao và chưa thể hiện bằng hành động cụ thể.

Hơn nữa, họ cũng chưa hiểu, chưa xác định được một cách rõ ràng rằng muốn thay đổi toàn diện và căn bản, chúng ta phải bắt đầu từ đâu, phải làm những gì…Ngành giáo dục đã hiện thực hóa quyết tâm trên bằng việc thay đổi sách giáo khoa hay đổi mới hình thức thi…, nhưng tôi nghĩ làm thế chưa chắc đã đúng.

Cần phải xác định rõ chúng ta phải làm gì chứ không phải cứ hô quyết tâm rất to, rất lớn, nhưng khi hỏi phải bắt đầu từ đâu thì lại hết sức lúng túng.

 

Chúng ta nên bắt đầu từ đâu, phải làm những gì để có thể hoàn thành nhiệm vụ trên trong 5 năm tới thưa ông?

Xin cho tôi hỏi không chỉ những người làm ở lĩnh vực giáo dục, đổi mới căn bản và toàn diện nghĩa là thế nào? Thế nào là căn bản, thế nào là toàn diện? Tôi hỏi như vậy không phải để đánh đố mà tôi tin rằng bất cứ ai cũng nhận thấy khó để trả lời câu hỏi trên chứ không chỉ các thầy cô giáo.

Họ cứ nói chung chung như thế mà không xác định được rằng để làm được điều đó không hề đơn giản. Muốn hiện thực hóa được quyết tâm đó cần có sự tham gia của nhiều tầng lớp, trước hết là những người làm trong ngành giáo dục. Nếu những đối tượng này cũng không hiểu chúng ta nên bắt đầu từ đâu và phải làm những gì thì sẽ rất khó để thực hiện nhiệm vụ này. Còn nếu ai cũng cứ đổ dồn hết trách nhiệm đó cho ngành giáo dục, cho những người làm chuyên môn, cấp dưới nghĩ đó là nhiệm vụ của cấp trên thì còn khó hơn nữa. 

Tôi nghĩ ta nên bắt đầu từ việc rà soát lại chương trình đào tạo từ cấp dưới lên cấp trên. Trên cơ sở đó mới tính đến chuyện đổi mới chương trình và có lộ trình đổi mới những người thực hiện chương trình đó.

Hiện tôi thấy những việc cần làm như trên họ chưa làm, thậm chí họ đang đi ngược quy trình.

 

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận từng hứa trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, trước đồng bào, cử tri cả nước rằng sẽ khắc phục tình trạng dạy thêm, học thêm các môn học chính. Theo ông đây có phải là một trong những hành động góp phần hiện thực hóa quyết tâm trên?

Việc dạy thêm, học thêm đã và đang là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Đó cũng là việc khiến ngành giáo dục tạo ra sự phản cảm đối với các phụ huynh và toàn xã hội. Ngoài ra, đó cũng là nỗi hãi hùng với nhiều thế hệ học trò.

Thế nhưng, đây không phải là hiện tượng mà ta nói chống hay cấm mà được. Trước khi cấm hay chống, ta phải biết vì sao nó xuất hiện, nó từ đâu ra? Hình như nhiều người vẫn chưa xác định được điều đó. Cá nhân tôi cho rằng đó là một trong muôn muôn vàn hiện tượng “đẻ ra” từ một nền giáo dục cũ, lạc hậu – nền giáo dục lấy tiếp cận nội dung là chủ đạo, tức là họ hay dạy những kiến thức cụ thể cho người học từ mẫu giáo đến đại học.

Phương pháp dạy đó đã trở thành “đồ cổ”, đã trở nên lỗi thời với thế giới nhất là với sự bùng nổ của kiến thức, của khoa học công nghệ như hiện nay. Cứ dạy và học như thế làm sao tiếp thu xuể các kiến thức mới? Cũng chính vì thế nên năm nào Bộ Giáo dục cũng nghĩ đến chuyện thay đổi chương trình sách giáo khoa và nội dung giảng dạy bao giờ cũng quá tải. Do không học xuể nên học trò phải “nhồi thêm” bằng cách học thêm.

Tôi không trách ai trong việc dạy thêm – học thêm mà tôi muốn nói đến một thực thể giáo dục duy trì quá lâu tình trạng lạc hậu như thế.

 

Thế còn việc thực hiện cuộc đấu tranh chống tiêu cực trong thi cử, bệnh thành tích bằng các giải pháp đổi mới công tác đề thi, công tác thi đua khen thưởng, việc đánh giá kết quả học tập…, ông có nghĩ đó là một hành động cụ thể góp phần hoàn thành nhiệm vụ “đổi mới căn bản và toàn diện” đã đặt ra?

 

doimoigiaoduc3_1.jpg

 

Hội nghị Trung ương 10 đã xác định 12 nhiệm vụ, giải pháp quan trọng trong 5 năm tới trong đó có nhiệm vụ đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ.

Tôi xin nói thẳng là riêng với thực trạng đó càng cấm càng bị. Muốn chấm dứt chỉ có cách là bỏ nền giáo dục tiếp cận nội dung cụ thể hiện nay đi. Khi có quá nhiều kiến thức người ta không học được hoặc do lười, học sinh sẽ học tủ hoặc nếu gian dối, học sinh sẽ quay cóp. Tiêu cực chính là từ nền giáo dục đó mà ra.

 

Vậy có nên tiếp tục rà soát, điều chỉnh nội dung dạy và học theo hướng tinh giảm; thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện; tập trung đổi mới phương pháp dạy và học không thưa ông?

Người ta cứ nói rầm rầm về chuyện thay đổi phương pháp dạy và học, nhưng tôi xin hỏi thay đổi cái gì ở phương pháp trong khi ta còn chưa biết dạy cái gì? Phải hiểu về chương trình, cơ cấu của cái ta muốn truyền thụ thì mới có thể nói tới chuyện phương pháp.

Tức là theo ông chúng ta nên thay đổi nội dung sách giáo khoa?

Không hẳn. Nội dung sách giáo khoa chỉ là cái vỏ, cái thể hiện còn việc thay đổi chương trình học mới là quan trọng. Hiện nay chúng ta đang chưa xác định được cần phải đưa cái gì vào trong sách giáo khoa.

 

Chúng ta nên dạy cho học trò cách xử lý thông tin chứ không phải các thông tin cụ thể. Chẳng hạn với môn lịch sử, thay vì giới thiệu, “nhồi” vào đầu học sinh một khối lượng khổng lồ các mốc thời gian diễn ra sự kiện rồi ý nghĩa của chúng… - những thứ mà lên mạng tìm kiếm người ta có thể dễ dàng tìm thấy khi cần, tại sao người ta không dạy cho học sinh những điều căn cốt trong lịch sử, rồi cách xử lý thông tin để tìm ra sự thật, chân lý từ nhiều nguồn thông tin khác nhau? Làm thế chắc chắn học sinh sẽ thấy hấp dẫn hơn thay vì bị nhồi vào đầu đủ thứ kiến thức mà chắc gì thầy nói đã đúng?!

 

Thời gian qua, các bậc phụ huynh cũng cảm thấy bất an hơn khi liên tiếp lộ diện những cuốn sách in sai, bài toán kiểu đánh đố thiếu thực tế, thiếu nhân văn, thậm chí là ghê rợn. Ông nghĩ sao về thực trạng này?

Đó lại là chuyện khác. Các nội dung quái đản xuất hiện trong sách tham khảo có thể là do sự cẩu thả hay quan niệm sai của một số người biên soạn.

 

Gần 100.000 sinh viên đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng vẫn thất nghiệp. Theo ông đó có phải là hệ lụy của phương pháp giáo dục hiện nay?

Nhiều khi người ta đổ lỗi cho giáo dục vì điều đó là đúng, nhưng theo tôi chưa đủ. Vấn đề còn nằm ở chỗ thị trường lao động đã bị lấp đầy hay chưa. Chưa nói đến chuyện đào tạo không đúng, cái chính là không có chỗ làm việc. Rõ ràng chúng ta đang rất thiếu chỗ làm việc do nền kinh tế chưa phát triển và có những tiêu cực trong cách bố trí lực lượng lao động.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

========================

Chính bản thân ông Vũ Minh Giang cũng chỉ nhận xét như thế và chưa biết phải làm gì. Lão Gàn thì biết rất rõ phải làm gì và đã nói từ lâu rồi, thời ngài Nguyễn Thiên Nhân mới lên làm bộ trưởng và nhiều lần nhắc lại trên diễn đàn lyhocdongphuong.org.vn, rằng: Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến , một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử phải được tôn vinh và giảng dạy trong sách giáo khoa.

Bởi vì đó là chân lý. Không xác định tính chân lý này thì sẽ chẳng bao giờ có một cuộc cải cách giáo dục thành công.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Tranh cãi về bài thi 'lòng yêu nước' ở Mỹ
17/01/2015 05:36
 
Dư luận Mỹ đang bị chia rẽ quanh quyết định của một số bang yêu cầu học sinh phải vượt qua bài thi giáo dục công dân mới được tốt nghiệp.
 
20a_iwcn.jpg?width=500
Lễ thượng cờ tại một trường trung học ở Mỹ - Ảnh: AOL
 
Hôm qua, Arizona đã trở thành tiểu bang đầu tiên của Mỹ ban hành luật yêu cầu từ năm học 2016 - 2017, học sinh trung học phổ thông phải trả lời đúng ít nhất 60/100 câu hỏi về giáo dục công dân và lòng yêu nước nếu muốn lấy bằng tốt nghiệp, theo Reuters. Luật này nhanh chóng được nghị viện bang thông qua và Thống đốc mới đắc cử Doug Ducey đã lập tức ký thành luật. Đây cũng là luật đầu tiên ông Ducey ký thông qua kể từ khi nhậm chức. Bài thi tại Arizona xoay quanh những kiến thức cơ bản về hiến pháp, lịch sử, cơ cấu và hoạt động của chính quyền cũng như một số câu hỏi về lòng yêu nước và “bản sắc Mỹ”. Ngoài Arizona, khoảng 15 tiểu bang khác như Louisiana, Missouri, New Mexico, Oklahoma, Utah... dự kiến sẽ biểu quyết về vấn đề này trong năm nay.
Ý tưởng về bài thi do Viện Joe Foss tại bang Arizona quảng bá mạnh mẽ với mục tiêu phổ biến trên toàn quốc vào năm 2017, thời điểm kỷ niệm 230 năm ra đời Hiến pháp Mỹ. Viện này dẫn kết quả khảo sát mới nhất cho thấy “thực trạng đáng buồn” là chỉ có 1/3 số người được hỏi có thể kể được tên 3 nhánh quyền lực trong hệ thống chính quyền Mỹ trong khi phần lớn đều thuộc vanh vách tên các giám khảo cuộc thi ca hát American Idol. AP thì dẫn lời nghị viên Steve Montenegro của bang Arizona nói: “Khoa học hay toán rất cần thiết nhưng giáo dục về lòng yêu nước và vai trò công dân cũng quan trọng không kém nhưng có vẻ đang không được chú trọng”.
Tuy nhiên, tranh cãi đã nổ ra xung quanh quyết định nói trên và theo giới chuyên gia, điều này cũng phản ánh sự chia rẽ sâu sắc trong nền chính trị và xã hội Mỹ hiện nay. Hầu hết các bang ủng hộ bài thi nói trên đều là “bản doanh” của đảng Cộng hòa. Theo phe này, trong bối cảnh ngày càng có nhiều người nhập cư vào Mỹ trong khi tình hình thế giới có nhiều biến động thì mỗi người càng có nghĩa vụ thấm nhuần “tinh thần của đất nước”. Việc yêu cầu học sinh vượt qua bài thi sẽ giúp đào tạo được những thế hệ công dân tích cực cho Mỹ trong tương lai.
Ngược lại, phe chỉ trích cho rằng chuyện này là vô ích, tốn thời gian và tiền bạc trong khi còn nhiều vấn đề khác cấp thiết hơn. Nghị viên Arizona David Bradley thuộc đảng Dân chủ phát biểu trên Đài NBC News: “Các kỳ kiểm tra không làm nên một công dân tốt mà vai trò công dân được sát hạch qua hành động của họ”. Bên cạnh đó, theo trang Controversial Times, đạo luật mới còn bị chỉ trích là nhằm “thanh lọc chủng tộc” nhằm vào người nhập cư, vốn đang là chủ đề tranh chấp lớn giữa đảng Cộng hòa và chính quyền Tổng thống Barack Obama. Trên trang Yahoo!News cũng có nhiều bình luận nói chính quyền các bang “có ý đồ tuyên truyền nhồi sọ như thời Chiến tranh lạnh”.

Thụy Miên

====================
 

Hầu hết các bang ủng hộ bài thi nói trên đều là “bản doanh” của đảng Cộng hòa. Theo phe này, trong bối cảnh ngày càng có nhiều người nhập cư vào Mỹ trong khi tình hình thế giới có nhiều biến động thì mỗi người càng có nghĩa vụ thấm nhuần “tinh thần của đất nước”. Việc yêu cầu học sinh vượt qua bài thi sẽ giúp đào tạo được những thế hệ công dân tích cực cho Mỹ trong tương lai.
Ngược lại, phe chỉ trích cho rằng chuyện này là vô ích, tốn thời gian và tiền bạc trong khi còn nhiều vấn đề khác cấp thiết hơn. Nghị viên Arizona David Bradley thuộc đảng Dân chủ phát biểu trên Đài NBC News:

 Các kỳ kiểm tra không làm nên một công dân tốt mà vai trò công dân được sát hạch qua hành động của họ”.

 

Qua lời biện luận của ông nghi viên đảng Dân Chủ Hoa Kỳ thấy lý luận gia của đảng này dở hơi bỏ mựa.

Leo mựa! Một hành động yêu nước của công dân từ đâu mà ra? Nó phải qua giáo dục chứ nhể. Bài kiểm tra lòng yêu nước do các nghị sĩ Cộng Hòa đưa ra là cần thiết, nó gây ấn tượng cho lòng yêu nước và trách nhiệm công dân khi bước vào đời. Và lòng yêu nước đó sẽ thể hiện bằng hành động cụ thể vào hoàn cảnh cụ thể mà con người phải thể hiện để phân biệt với một kẻ vô trách nhiệm, hoặc tệ hơn là phản quốc.

Nghe phát biểu của ông nghị đảng Dân chủ Hoa Kỳ mà ngứa cả tai. Nếu dự luật này không được thông qua, Lão Gàn thấy đảng Dân Chủ khó mà thành công trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ trong nhiệm kỳ tới.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Dân chủ và tự do ngôn luận
20/01/2015 04:32
 

Trong bài viết độc quyền cho Thanh Niên, học giả nổi tiếng Ian Buruma đưa ra kiến giải về những tranh cãi xung quanh tự do ngôn luận sau vụ tấn công ở Pháp vừa qua.

 

tu-do-ngon-luan-1_uxbo.jpg?width=500
Người đứng đầu chính quyền Chechnya Ramzan Kadyrov phát biểu tại cuộc biểu tình
phản đối Charlie Hebdongày 19.1 - Ảnh: AFP

Cách đây hơn 10 năm, nhà làm phim Hà Lan Theo Van Gogh bị một phần tử Hồi giáo cực đoan bắn chết ngay trên đường phố Amsterdam. Cũng giống như các họa sĩ châm biếm của Charlie Hebdo, Van Gogh là một kẻ “chuyên khích bác”, một nghệ sĩ dám phá vỡ mọi điều cấm kỵ và thách thức các chuẩn mực đạo đức.Khi bài bác Do Thái là một “trọng tội” tại châu Âu sau Thế chiến 2, Van Gogh tung ra những tác phẩm giễu nhại gây sốc về phòng hơi ngạt và trại tập trung. Khi chúng ta được bảo phải tôn trọng đạo Hồi, ông ta chế nhạo Thánh Allah và cả tiên tri Muhammad, giống hệt những gì Charlie Hebdo đã làm.

 

 
   
tu-do-ngon-luan-2_kryg.jpg?width=500
Ảnh: Project Syndicate
 
Ian Buruma (ảnh), 63 tuổi, hiện là Giáo sư Đại học Bard (Mỹ). Ông là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu và bài bình luận có tác động lớn về dân chủ, nhân quyền và sự đa dạng xã hội. Năm 2010, ông được chuyên san Foreign Policy đưa vào danh sách 100 trí thức hàng đầu của thế giới.

 

 

  Theo tôi, một trong những mục đích của Van Gogh hay Charlie Hebdo là thử xem giới hạn về tự do ngôn luận có thể bị kéo căng tới mức nào, cả về pháp lý lẫn xã hội. Rốt cuộc thì bất chấp những tuyên bố có phần lên gân và kích động sau các vụ giết người ghê rợn ở Pháp, tự do ngôn luận không phải là điều tuyệt đối. Thực chất, hầu như mọi quốc gia châu Âu, kể cả Pháp, đều có luật chống các phát ngôn kích động thù hận.

 

Rõ ràng, tự do ngôn luận chỉ mang tính tương đối. Thẩm phán hay chính trị gia không thể có những phát ngôn như nhà văn hay nghệ sĩ. Có những ngôn từ nếu người Mỹ gốc Phi nói với nhau thì không sao nhưng sẽ “có chuyện” nếu chúng phát ra từ miệng người da trắng. Những quy tắc cơ bản của phép lịch sự đã tạo ra rào cản trong xã hội chống lại việc nói bất cứ điều gì mình muốn.
 
Dĩ nhiên, trong các xã hội dân chủ lành mạnh phải luôn có không gian tồn tại cho những tiếng nói khác biệt, cho những người dám thách thức các khuôn mẫu có sẵn và bạo lực là cách phản ứng không thể chấp nhận được. Tuy nhiên, đánh đồng Theo Van Gogh hay Charlie Hebdo với “nền dân chủ” và “nền văn minh phương Tây” thì lại quá khiên cưỡng. Nói vậy thì chẳng khác nào tuyên bố al-Qaeda là đại diện cho nền văn minh phương Đông hoặc Hồi giáo. Hoặc nhìn theo góc khác thì văn hóa xúc phạm và khiêu khích đã đi ngược lại phương thức vận hành của hệ thống dân chủ.
 
Dân chủ, dù ở phương Tây hay bất cứ nơi nào khác, đều dựa trên nền tảng là sự sẵn sàng thỏa hiệp để giải quyết các xung đột lợi ích một cách hòa bình trong khuôn khổ thượng tôn pháp luật. Để dân chủ hoạt động, mọi người cần phải sẵn sàng cho và nhận. Điều này cũng có nghĩa là trong một xã hội văn minh, chúng ta đồng ý sống chung với sự khác biệt. Một điều kiện tiên quyết khác là xã hội dân chủ không thể chấp nhận việc dùng bạo lực để áp đặt quan điểm, dù là nhân danh tôn giáo, chính trị, hoặc cả hai.
 
Bên cạnh đó, theo tôi, một trong những giá trị mà các thế lực thù địch, bao gồm cả những tổ chức Hồi giáo cực đoan, muốn đạp đổ nhất là khả năng thỏa hiệp, đối thoại và thích nghi của xã hội dân chủ. Điều chúng hướng tới còn là lôi kéo thêm càng nhiều người gia nhập càng tốt. Vì thế, trong bầu không khí căng thẳng hiện nay, nếu cộng đồng Hồi giáo ở châu Âu càng cảm thấy bị chối bỏ, kỳ thị và vây hãm thì họ càng có xu hướng ngả về phe cực đoan. Nếu chúng ta có thể chấp nhận và đối xử bình đẳng với những người Hồi giáo yêu chuộng hòa bình, tuân thủ pháp luật (nói rộng ra là chấp nhận sự đa dạng và khác biệt) thì nền dân chủ của chúng ta sẽ càng được củng cố mạnh mẽ hơn.
 
Tiếp tục biểu tình chống Charlie Hebdo ở nhiều nước
Ngày 19.1, khoảng 800.000 người tại Chechnya, Nga cũng xuống đường biểu tình phản đối tranh bìa số mới nhất có hình tiên tri Muhammad của tờ Charlie Hebdo, theo AFP.
Lãnh đạo chính quyền là ông Ramzan Kadyrov cũng có mặt và phát biểu tại sự kiện này. Cùng ngày, Hiệp hội Sinh viên Hồi giáo Iran tổ chức biểu tình trước Đại sứ quán Pháp ở thủ đô Tehran để phản đối tranh bìa số mới nhất có hình tiên tri Muhammad của tờ Charlie Hebdo. AFP dẫn lời đại diện ban tổ chức Sadegh Nasrollahi cho biết nhiều nghị sĩ của Iran cũng tham dự cuộc biểu tình. Tehran đã lên án đợt tấn công tòa soạn Charlie Hebdo làm 12 người thiệt mạng hôm 7.1 nhưng cũng chỉ trích việc báo này tiếp tục đăng biếm họa về tiên tri Muhammad là “lạm dụng tự do ngôn luận”. Trước đó, các cuộc biểu tình tương tự cũng được tổ chức ở nhiều nước với sự tham dự của đại diện một số tôn giáo khác như Công giáo, Tin lành.
Trước làn sóng phẫn nộ của cộng đồng Hồi giáo khắp thế giới, trả lời kênh truyền hình Mỹ NBC hôm qua, Tổng thư ký tòa soạn báo Charlie Hebdo Gérard Biard nói: “Mỗi khi chúng tôi vẽ biếm họa về tiên tri hay thượng đế là chúng tôi bảo vệ tự do tôn giáo”. Tuy nhiên, theo tờ The Telegraph, họa sĩ biếm họa nổi tiếng Maurice Sinet từng bị Charlie Hebdo sa thải vào năm 2009 vì vẽ tranh châm biếm Do Thái giáo và còn bị chỉ trích là “bài Do Thái, kích động hận thù chủng tộc”.
Lan Chi - Danh Toại

 

(Danh Toại lược dịch)
© Project Syndicate

Ian Buruma

=======================

cõi Hậu thiên này mọi thứ đều chỉ có tính tương đối thôi. Mọi việc đều có cái giá của nó làm giới hạn, kể cả tự do, dân chủ. Vấn đề là cái giới hạn đến đâu. Tự do tuyệt đối hay là sự giải thoát cuối cùng chỉ có ở thể bản nguyên của vũ trụ. Bài viết này chỉ nêu những mối liên hệ giữa các hiện tượng một cách xuất sắc, nhưng không có kết luận cuối cùng.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Dân chủ và tự do ngôn luận
20/01/2015 04:32

 

Người Châu âu cho rằng mình có quyền tự do ngôn luận, cũng ok thôi, nhưng mà tự do ngôn luận nhu thế nào ? và ở mức độ nào ? giới hạn của sự tự do này nằm ở đâu? . . . 

Việc các bạn phỉ báng nhà tiên tri Muhammad  hay chế nhạo Thánh Allah, đã làm những người theo đạo Hồi tức giận, là điều tất yếu.

Nếu người ta đem Chúa Jesu ra làm trò cười trên báo chí thì sao? có lẽ cả Châu âu nổi giận và  . . .

Cái chính là các bạn tự cho rằng dân tộc mình hơn người khác, đất nước mình giàu có hơn nước khác, nên có những suy nghĩ bề trên mà thôi.

Mong cho hòa bình và thịnh vượng đến cho mọi người.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Các cuộc tấn công mới vào Mỹ sẽ chỉ còn là vấn đề thời gian"

Thứ Ba, 20/01/2015 - 09:34

 

Theo Đài Tiếng nói nước Nga, ngày 19/1, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta (ảnh) đã đưa ra nhận định rằng các cuộc tấn công mới nhằm vào nước Mỹ sẽ chỉ còn là vấn đề thời gian.

 >> "Một loạt mối đe dọa sắp xảy ra" tại châu Âu

 

LeonPanetta20-1-d319a.gif
 
Phát biểu trong một chương trình truyền hình Mỹ, ông Panetta nói: “Tôi cho rằng chúng (những kẻ khủng bố) sẽ tổ chức các cuộc tấn công trên lãnh thổ Mỹ, bây giờ chỉ còn là vấn đề thời gian."

Ông Panetta cho rằng chính quyền Washington phải nhận thức được rằng nước Mỹ có thể sẽ xếp thứ tự tiếp theo trong danh sách các mục tiêu khủng bố.

Ông nói: "Chúng ta phải chuẩn bị để đối phó với điều này"./.
 
Theo (Vietnam+)

==================

Trong "Lời tiên tri Giáp Ngọ 2014" Lão Gàn đã phán nước Mỹ sẽ bị khủng bổ, nhưng thiệt hại là không đáng kể, hoặc sẽ ngăn chặn được. Cũng trong năm Giáp Ngọ 2014, lão cũng phủ nhận lời tiên tri của nữ chiêm tinh gia nổi tiếng người Ai Cập về vấn đề động đất hủy diệt nước Mỹ (*) và tổng thống Obama là tổng thống cuối cùng của nước Mỹ. Nhưng đấy là năm Giáp Ngọ 2014. Còn bây giờ sắp sang năm Ất Mùi 2015. Năm tới - Ất Mùi 2015 - Lão Gàn sẽ tiên tri như thế nào đây? Chưa lên quẻ. Nhưng có điều lão Gàn biết chắc rằng nó sẽ tùy thuộc vào sức mạnh của những quy luật vũ trụ sẽ có tính quyết định, mà chỉ có Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến và là cội nguồn của nền văn minh Đông phương biết rõ điều này.

==================

* Không chỉ chiêm tinh gia này, mà cả Notradamus và cả một nhà khoa học Hoa Kỳ cũng từng đoán về động đất hủy diệt bang California. Nhưng đều bị lão Gàn phủ nhận.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thúy Vân "mày rậm" hay thân hình nở nang?

HUY THƯ

22/01/15 06:56

 

(GDVN) - Một câu thơ 6 chữ của đại thi hào Nguyễn Du, tưởng chừng đơn giản, nhưng thời gian qua, cả trên sách giáo khoa, dường như mọi người đã hiểu chưa chuẩn về nó.

 

 

Truyện Kiều, kiệt tác thơ nôm của Đại thi hào Nguyễn Du, có thể nói người Việt ai cũng biết. Xung quanh tác phẩm của ông cũng có hàng nghìn công trình nghiên cứu, mổ xẻ.

Tòa soạn Báo điện tử Giáo dục Việt Nam vừa nhận được một góp ý của tác giả Huy Thư, người xứ nghệ, về một đoạn trích Truyện Kiều trong sách giáo khoa lớp 9. Theo tác giả, cách giải thích của sách là không đúng, gây hiểu lầm ý tứ thực của Đại thi hào.

Đây là góc nhìn riêng của tác giả, nhưng cũng rất đáng chú ý. Xin trân trọng giới thiệu cùng độc giả.

 

Hồi học sinh, tôi cứ phân vân về một câu thơ trong đoạn trích: “chị em Thúy Kiều” của Đại thi hào Nguyễn Du (1765 – 1820). Vào đại học, dẫu đã trao đổi chuyện này với nhiều người, kể cả các thầy cô và sinh viên khoa Văn, nhưng cho đến bây giờ, cái băn khoăn ấy trong tôi, vẫn còn chưa dứt.

Số là, câu thơ “khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang” từ xưa tới nay, vẫn được sách giáo khoa (SGK) các cấp phổ thông (nay là sách Ngữ Văn lớp 9, tập 1, trang 82) chú thích như sau: “Khuôn trăng đầy đặn: gương mặt đầy đặn như mặt trăng tròn; nét ngài nở nang (nét ngài: nét lông mày) ý nói lông mày hơi đậm, cốt tả đôi mắt đẹp… ”. 

Theo tôi, hiểu thế này là không ổn lắm. Đành rằng với kiệt tác thơ nôm đồ sộ 3254 câu lục bát của truyện Kiều, không ai dám nói, đã hiểu hết ngọn ngành từng chân tơ kẽ tóc, nhưng đoạn trích “chị em Thúy Kiều” là đoạn thơ đã được nghiên cứu kỹ và đưa vào giảng dạy từ lâu trong nhà trường.

Bốn câu thơ “Vân xem trang trong khác vời/ Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang/ Hoa cười ngọc thốt đoan trang/ Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da” Nguyễn Du đã tập trung miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân một cách tổng quát, từ khuôn mặt, vóc dáng, cho tới mái tóc, làn da, đúng như quan niệm dân gian “nhất dáng, nhì da, thứ ba mái tóc”. Vẻ đẹp “đoan trang” ấy, bắt đầu từ khuôn mặt “khuôn trăng đầy đặn” cho tới thân thể “nét ngài nở nang”. Thiên nhiên cũng ngưỡng mộ vẻ đẹp phúc hậu của nàng, nên “hoa” phải “cười”, “ngọc” phải “thốt”. Tuyết, mây không thể sánh được vẻ đẹp của con người nên đành nhường lại “Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”

Theo tôi, chữ “nét ngài” trong câu thơ “Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang” không phải là “nét lông mày” như chú thích của SGK. Nguyễn Du đã rất tinh tế, rất toàn diện khi nhìn nhận vẻ đẹp của một người con gái. 

Ông miêu tả khuôn mặt phúc hậu của Thuý Vân chỉ bằng 2 chữ “đầy đặn” và ngay sau đó, tác giả nói tới thân hình của nàng bằng 2 chữ “nở nang”, chứ không nói tới lông mày. Chúng ta thử hình dung, một người con gái có đôi lông mày rậm như con bướm ngài thì có đẹp không? Có đúng với thẩm mỹ Á Đông không? Nhân dân ta quan niệm về đôi mắt đẹp của người con gái là “con mắt lá răm lông mày lá liễu”. Thành ngữ “mắt phượng mày ngài” là để chỉ đôi mắt đẹp của những người quyền quý, sang trọng nói chung. Bởi vậy, chữ “nét ngài” ở câu thơ này, hiểu theo chú thích của SGK như bấy lâu nay là phi logic

Nguyễn Du là người xứ Nghệ, văn hóa xứ Nghệ đã ảnh hưởng không nhỏ đến thơ ca và được biểu hiện nhiều trong tác phẩm của ông, thông qua cách biểu đạt, hình ảnh, ngôn ngữ văn chương…. Người Nghệ có cả một kho từ vựng tiếng Nghệ, đủ các từ loại: danh từ, động từ, đại từ, thán từ… (tru – trâu; cợi – cưỡi; ngài – người; nhớp – bẩn….). Người Nghệ An, Hà Tĩnh, hiểu chữ “ngài” không chỉ đơn thuần là đại từ nhân xưng ngôi thứ 2 mà còn là danh từ, chỉ thân thể con người hoặc động vật. Ví dụ: ngài ngợm nhớp nhúa (thân thể dơ bẩn)…

Chúng ta đã biết, thời phong kiến, người Việt đọc, hiểu chữ Hán, thông qua âm Hán – Việt; còn chữ Nôm là sản phẩm sáng tạo của ông cha ta trên cơ sở chữ Hán, mặc dù khi viết phức tạp hơn, nhưng lại được đọc “thẳng”, hiểu ngay. 

Nguyễn Du viết Truyện Kiều bằng chữ Nôm, nên ít nhiều đã ghi lại được phương ngữ Nghệ trên văn bản viết. Chữ “ngài” mà Nguyễn Du dùng trong câu thơ “Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang” là một từ địa phương, để chỉ thân thể con người. “Nét ngài” ở đây, là “nét người”, chỉ đường nét thân thể của Thuý Vân, nở nang, cân đối. Đó là vẻ đẹp hình thể hài hoà, trên thì có “khuôn trăng đầy đặn”; dưới thì có “nét ngài nở nang”.

Mọi người hãy xem những câu thơ Nguyễn Du nói về Từ Hải: “Râu hùm hàm én mày ngài/ Vai năm tấc rộng thân mười thước cao”. Ông chỉ miêu tả vài chi tiết nổi bật trên khuôn mặt Từ Hải, bên cạnh râu quai nón, hàm én, là đôi lông mày rậm như con bướm ngài. Cùng với “vai năm tấc”, “thân mười thước” đã góp phần khắc họa nên dung mạo Từ Hải hiên ngang, cao đẹp, phi thường. Chữ “ngài” trong “mày ngài” mới được hiểu trọn vẹn là đôi lông mày và thường được dùng để chỉ lông mày, dày dặn, rậm rạp, của người đàn ông. Chữ “ngài” trong câu thơ “Râu hùm hàm én mày ngài” mới đích thị được Nguyễn Du dùng để chỉ đôi lông mày.

Như vậy “nét ngài” trong câu thơ “Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang” không phải chỉ “nét lông mày”, mà là để chỉ “nét người” – nét thân thể của Thuý Vân. 

Một câu thơ 6 chữ, tưởng chừng như đơn giản, nhưng thời gian qua, dường như mọi người đã hiểu chưa chuẩn về nó. Thiết nghĩ, đã đến lúc, chúng ta cần xem xét lại câu thơ, để hiểu đúng hơn những gì mà Đại thi hào Nguyễn Du muốn nói !

=================

Xin thưa với các cụ, các ông các bà và anh chị em xem bài này. 

Chẳng phải bây giờ mới có ông Huy Thư nói điều này. Ngay từ hồi tôi còn trẻ tôi đã đọc một bài phân tích cùa một học giả nói về từ "ngài" trong câu thơ trên rất xuất sắc - rất tiếc vì tôi xem lâu quá khoảng 50 năm trước, nên không nhớ tác giả và tên bài viết - Nhưng vị học giả tiền bối này cũng phân tích và kết luận giống như ông Huy Thư nói trên, nhưng rất sâu sắc và rất hay.

Rất tiếc! Tưởng từ đó về sau người ta sẽ theo cụ này. Nhưng cho đến bây giờ, nét "ngài" vẫn được hiểu là lông mày, khi người ta viện dẫn câu "mắt phượng, mày ngài". Từ đó suy ra "ngài" là lông mày. Nhưng cái bất hợp lý (*) ở đây là:

Khi mô tả lông mày của người nữ đẹp thì câu "mày ngài" đã đủ xác định là đẹp vì đường cong của nó. Và giới hạn hình tượng mày ngài chỉ đến đấy là hết. Trong văn chương cổ điển của cả Ta lẫn Tàu chưa có tao nhân, mặc khách nào lại mô tả thêm cái đuôi bổ ngữ to hay nhỏ của mày ngài như thế nào mới là đẹp. Nếu như sách giáo khoa mô tả nét ngài là lông mày và như cụ Nguyễn Du viết "nét ngài nở nang" là "lông mày đầy đặn" là đẹp. Vậy với "nét ngài minhon" thì sao? "Nét ngài gầy đét" thì sao? Hoặc nét ngài vừa phải không nở nang thì sao? Nó sẽ không được coi là đẹp chăng?

Hơn nữa, nếu giải thích như SGK :

“Khuôn trăng đầy đặn: gương mặt đầy đặn như mặt trăng tròn; nét ngài nở nang (nét ngài: nét lông mày) ý nói lông mày hơi đậm, cốt tả đôi mắt đẹp… ”.

 

Ơ! Thiếu quái gì những con mẹ nhổ lông mày cong vút , nhưng phía dưới là một đôi mắt trơ tráo thấy mà ghê. Tả lông mày mà thành đôi mắt đẹp thì đúng là "lý thuyết khoa học hiện đại không cần tính hợp lý" (*)

Bởi vậy, chữ 'nét ngài" trong câu của cụ Nguyễn Du thì "nét ngài" phải hiểu là "nét người". Bởi ngoài những lý do như ông Huy Thư nói, thì còn những yếu tố sau đây:

1/ Trong thơ lục bát chữ thứ sáu của câu 8 chữ phải vần với chữ cuối của câu sáu chữ ở trên. Câu trên: "Vân xem trang trọng khác vời" thì câu dưới nếu viết bằng tiếng phổ thông phải là "nét người" nở nang, nó mới đúng model mần thơ lục bát.

2/ Trong ngôn ngữ Việt, từ "Ngài" dùng để thay cho từ "Người" một cách trang trọng trong xưng hô với người trên, hoặc người được kính trọng.

Bởi vậy, cụ Nguyễn Du dùng từ "ngài" thay cho từ người vì tiếng địa phương là hoàn toàn chuẩn xác.

3/ Trong cấu trúc câu cú mô tả một người đẹp - ngay cả thi hoa hậu trong nền văn minh hại điện hiện nay - thì khuôn mặt và dáng người là hai tiêu chuẩn căn bản. Trong thơ văn nó là một cặp biểu tượng  để mô tả một người phụ nữ đẹp. Cũng giống như cặp biểu tượng "mắt phượng, mày ngài" vậy. Chẳng bao giờ có "mắt phượng, lông mày sâu róm" cả. Cho nên đã "khuôn trăng" để tả khuôn mặt đẹp của Thủy Vân thì "nét ngài" phải hiểu là nét người. Chẳng có một thi sĩ, hoặc nhà văn dở hơi nào ở tận Tây Bá Lợi Á, hoặc Urugoay mô tả người đẹp chỉ có khuôn mặt và tiếp đó là đôi lông mày cả. Nhỡ thân hình Thúy Vân - ngoài khuôn trăng đầy đặn với đôi lông mày nở nang thì nàng sở hữu một thân hình như cái thùng phuy thì sao. Bởi vậy, nếu hiểu "nét ngài" là đôi lông mày thì đúng là "lý thuyết khoa học hiện đại không cần tính hợp lý".

Đây là góc nhìn riêng của lão, thấy thiên hạ bàn thì cũng chém gió chơi cho vui. Không cần "đáng chú ý".

==================

* Nói tới cụm từ "bất hợp lý" làm tôi lại nhớ đến cụ giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu của Việt Nam phát biểu tại cafe Trung Nguyên: "Lý thuyết khoa học hiện đại không cần tính hợp lý", để phản biện tiêu chí khoa học của tôi có đề cập đến tính hợp lý.

Thảo nào cái thế giới này cứ loạn cào cào vì "không cần tính hợp lý". Đúng là vớ vẩn. Này nếu tôi nói "Gà đẻ ra rùa đấy". Xin các vị đừng cười, các cụ ta đã để lại một bài ca dao về tính bất hợp lý cho đời vui: "Lươn nằm cho trúm bò vào. Một đàn cào cào đuổi bắt cá rô". Các cụ nào có không tin thì đến cafe Trung Nguyên hỏi giáo sư Trọng. Hì!

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trên cái pha si búc của Lão Say có bài này hay hay, nên Lão Gàn đưa vào đây để anh chị em rút kinh nghiệm từ cuộc đời của những nhân vật nổi tiếng trong Tam Quốc Chí.

 

1. Kinh nghiệm của Lưu Bị cho ta thấy; CEO hoàn toàn có thể bắt đầu từ việc bán hàng vỉa hè.

2. Kinh nghiệm của Gia Cát Lương cho ta thấy; Đôi khi vào doanh nghiệp tư nhân còn có đất phát triển hơn vào doanh nghiệp nhà nước.

3. Kinh nghiệm của Lã Bố cho ta thấy; Nhảy việc nhiều quá sẽ dẫn đến việc không còn ông chủ nào dám nhận.

4. Kinh nghiệm của Bàng Thống cho ta thấy; Vẻ ngoài xấu xí quá sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả khi đi phỏng vấn xin việc.

5. Kinh nghiệm của Mã Tốc cho ta thấy; dù những môn chuyên ngành có học tanh tưởi đến đâu thì chưa chắc đã có ích khi làm việc thực tế.

6. Kinh nghiệm của Dương Tu cho ta thấy; Trong công việc, nếu luôn tỏ ra cao minh hơn lãnh đạo, tất sẽ chết thảm.

7. Kinh nghiệm của Tào Tháo cho ta thấy; Muốn làm ăn được trên thị trường, trước tiên phải đề cao chính sách của Nhà nước. Muốn làm doanh nghiệp của mình lớn mạnh thì phải không ngừng hợp nhất các doanh nghiệp khác vào và đè bẹp các hộ kinh doanh cá thể.

8. Từ cuộc đời của Đại Kiều, Tiểu Kiều, có thể rút ra; đàn ông vừa có tiền, vừa có tài, vừa đẹp trai thường sẽ không thể cùng bạn đi tới cuối cuộc đời.

9. Từ gia đình Tư Mã, ta thấy; đi làmn thuê cho người khác, chẳng thà tự mở công ty.

10. Kết cục của Trương Phi cho ta thấy; Phải đối xử tốt với nhân viên, nếu chỉ suốt ngày đè nến áp bức, chắc chắn sẽ phải chịu hậu quả, họ có thể bỏ việc tập thể hoặc nhảy việc.

11. Cuộc đời Hoàng Trung cho ta thấy; tuổi tác không thành vấn đề, quan trọng là thực lực. Đừng coi thường nhân viên già. Đôi khi họ làm còn tốt hơn nhân viên trẻ.

12. Từ câu chuyện ba lần tới lều tranh, ta thấy; một người có bằng cấp hay kinh nghiệm làm việc hay không không quan trọng, cái chính là phải biết tự quảng cáo bản thân mình, nâng cao danh tiếng của mình, đến lúc đó tự dưng có người tìm đến nhà, mời đi làm với mức lương cao, đồng thời cũng không được quên làm bộ làm tịch để nâng cao giá trị bản thân.

13. Kinh nghiệm của Trần Cung cho ta thấy; ông chủ muốn tìm nhân viên tốt đã khó, nhân viên muốn tìm ông chủ tốt để cống hiến còn khó hơn.

14. Câu chuyện về ngựa Xích Thố cho ta thấy; đồ hàng hiệu quả thật hơn đời, cho dù là second hand đi nữa, vẫn được người ta mua với giá cao, bày trong nhà như một món đồ xa xỉ vẫn thể hiện được sự giàu có của gia chủ.

15. Kinh nghiệm của Hoa Đà cho ta thấy; chỉ có kỹ năng chuyên ngành thôi thì chưa đủ. Quan trọng là phải được nhà nước chứng nhận, đủ giấy tờ hợp pháp, phải qua được những thí nghiệm lâm sàng. Những phòng mạch tư nhân hay thầy thuốc rong nói chung không thể tin được.

16. Câu chuyện Tào Tháo mời Từ Thứ cho ta thấy; trong cuộc cạnh tranh khốc liệt tìm nhân tài, có thể không từ một thủ đoạn nào cả. Cho dù mời người đó đến công ty ăn lương không, chẳng phải làm gì cả, còn hơn là để anh ta làm việc cho đối thủ, ảnh hưởng đến tiền đồ của công ty mình.

17. Kinh nghiệm của Mã Siêu cho ta thấy; nếu không tự kinh doanh được một mình thì tốt nhất nên tìm ông chủ nào đó mà làm công.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đặc tính của người Việt qua nhận xét của Viện Nghiên Cứu Mỹ

 - 25/01/2015 11:38
 
Viện Nghiên Cứu Xã Hội Học Hoa Kỳ (American Institute for Social Research) sau khi nghiên cứu đã chỉ ra 10 đặc tính căn bản của người Việt.
 

Khi nhìn nhận bất cứ một vấn đề gì chúng ta cũng phải có cái nhìn khách quan, đầy đủ hai mặt của vấn đề, trên nhiều phương diện giữa tốt và xấu, tích cực và tiêu cực, từ đó rút ra vậy cái gì nên phát huy và cái gì nên hạn chế.

Cách đây hai mươi năm, Trung Quốc có sách “Người Trung Quốc Xấu Xí” của tác giả Bá Dương (Bo Yang). Ở Mỹ có cuốn sách nổi tiếng tương tự là: “The ugly American” của WILLIAM J. LEDERER AND EUGENE BURDICK xuất bản năm 1958 đã trở thành cuốn sách bán chạy nhất thời đó. Dường như có nhiều liên quan giữa sự can đảm nhìn nhận ra những yếu kém của chính mình và sức vươn lên mạnh mẽ cho dân tộc.

Viện Nghiên Cứu Xã Hội Học Hoa Kỳ (American Institute for Social Research) sau khi nghiên cứu đã nói lên 10 đặc tính căn bản của người Việt, xin tạm dịch như sau:

1.- Cần cù lao động nhưng dễ thỏa mãn.

2.- Thông minh, sáng tạo khi phải đối phó với những khó khăn ngắn hạn, nhưng thiếu những khả năng suy tư dài hạn và linh hoạt.

3.- Khéo léo nhưng ít quan tâm đến sự hoàn thiện cuối cùng các thành phẩm của mình.

 

dac-tinh-cua-nguoi-viet-qua-nhan-xet-cua

Ảnh minh họa - ST
 

4.- Vừa thực tế vừa có lý tưởng, nhưng lại không phát huy được xu hướng nào thành những nguyên lý.

5.- Yêu thích kiến thức và hiểu biết nhanh, nhưng ít khi học sự việc từ đầu đến cuối, nên kiến thức không có hệ thống hay căn bản. Ngoài ra, người Việt không học vì lợi ích của kiến thức (lúc nhỏ học vì gia đình, lớn lên học vì sĩ diện hay vì những công việc tốt).

[when small, they study because of their families; growing up, they study for the sake of prestige or good jobs]

6. Cởi mở và hiếu khách nhưng sự hiếu khách của họ không kéo dài.

7. Tiết kiệm, nhưng nhiều khi hoang phí vì những mục tiêu vô nghĩa (vì sĩ diện hay muốn phô trương). [to save face or to show off].

8.- Có tinh thần đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau chủ yếu trong những tình huống khó khăn và nghèo đói, còn trong điều kiện tốt hơn, đặc tính này ít khi có.

9.- Yêu hòa bình và có thể chịu đựng mọi thứ, nhưng thường không thẳng thắn vì những lý do lặt vặt, vì thế hy sinh những mục tiêu quan trọng vì lợi ích của những mục tiêu nhỏ.

10.- Và sau cùng, thích tụ tập nhưng thiếu nối kết để tạo sức mạnh (một người có thể hoàn thành một nhiệm vụ xuất sắc; 3 người làm thì kém, 7 người làm thì hỏng việc).

Những phân tích trên đây cho chúng ta thấy người Mỹ đã hiểu rất rõ người Việt. Tại sao người Việt lại có những đặc tính như thế này?

 

Người xưa cũng đã nhận ra:

Học giả Trần Trọng Kim (1883 – 1953) khi viết bộ Việt Nam Sử Lược, ấn hành lần đầu tiên năm 1919, cũng đã phân tích khá rõ ràng những đặc tính của người Việt và những yếu tố tạo nên những đặc tính đó. Đa số người lớn tuổi, khi còn nhỏ đều đã được học bộ sử này. Tôi chỉ xin trích lại dưới đây một số đoạn chính ông viết về đặc tính của người Việt.

 

dac-tinh-cua-nguoi-viet-qua-nhan-xet-cua

Ảnh minh họa - ST

Trong bài tựa, ông nói ngay:

“Người mình có ý lấy chuyện nước nhà làm nhỏ mọn không cần phải biết làm gì. Ấy cũng là vì xưa nay mình không có quốc văn, chung thân chỉ đi mượn tiếng người, chữ người mà học, việc gì cũng bị người ta cảm hóa, chứ tự mình thì không có cái gì là cái đặc sắc, thành ra thật rõ như câu phương ngôn: “Việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng!”

“Cái sự học vấn của mình như thế, cái cảm tình của người trong nước như thế, bảo rằng lòng vì dân vì nước mở mang ra làm sao được?”

“Thời đại Bắc thuộc dai dẳng đến hơn một nghìn năm, mà trong thời đại ấy dân tình thế tục ở nước mình thế nào, thì bấy giờ ta không rõ lắm, nhưng có một điều ta nên biết là từ đó trở đi, người mình nhiễm cái văn minh của Tàu một cách rất sâu xa, dẫu về sau có giải thoát được cái vòng phụ thuộc nước Tàu nữa, người mình vẫn phải chịu cái ảnh hưởng của Tàu. Cái ảnh hưởng ấy lâu ngày đã trở thành ra cái quốc túy của mình, dẫu ngày nay có muốn trừ bỏ đi, cũng chưa dễ một mai mà tẩy gội cho sạch được. Những nhà chính trị toan sự đổi cũ thay mới cũng nên lưu tâm về việc ấy, thì sự biến cải mới có công hiệu vậy.”

Ở Chương VI nói về “Kết Quả của Thời Bắc Thuộc”, ông có nhận định rõ hơn:

“Nguyên nước Tàu từ đời Tam Đại đã văn minh lắm, mà nhất là về đời nhà Chu thì cái học thuật lại càng rực rỡ lắm. Những học phái lớn như là Nho giáo và Lão giáo, đều khởi đầu từ đời ấy. Về sau đến đời nhà Hán, nhà Đường, những học phái ấy thịnh lên, lại có Phật giáo ở Ấn độ truyền sang, rồi cả ba đạo cùng truyền bá đi khắp cả mọi nơi trong nước. Từ đó trở về sau nước Tàu và những nước chịu ảnh hưởng của Tàu đều theo tông chỉ của những đạo ấy mà lập ra sự sùng tín, luân lý và phong tục tương tự như nhau cả…”

 

dac-tinh-cua-nguoi-viet-qua-nhan-xet-cua

Ảnh minh họa - ST

“Khi những đạo Nho, đạo Khổng, đạo Phật phát đạt bên Tàu, thì đất Giao châu ta còn thuộc về nước Tàu, cho nên người mình cũng theo những đạo ấy. Về sau nước mình đã tự chủ rồi, những đạo ấy lại càng thịnh thêm, như là đạo Phật thì thịnh về đời nhà Đinh, nhà Tiền Lê và nhà Lý, mà đạo Nho thì thịnh từ đời nhà Trần trở đi.

“Phàm phong tục và chính trị là do sự học thuật và tông giáo mà ra. Mà người mình đã theo học thuật và Tông giáo của Tàu thì điều gì ta cũng noi theo Tàu hết cả. Nhưng xét ra thì điều gì mình cũng thua kém Tàu, mà tự người mình không thấy có tìm kiếm và bày đặt ra được cái gì cho xuất sắc, gọi là có cái tinh thần riêng của nòi giống mình, là tại làm sao? …

“Người mà cả đời không đi đến đâu, mắt không trông thấy cái hay cái dở của người, thì tiến hóa làm sao được? Mà sự học của mình thì ai cũng yên trí rằng cái gì đã học của Tàu là hay, là tốt hơn cả: từ sự tư tưởng cho chí công việc làm, điều gì mình cũng lấy Tàu làm gương. Hễ ai bắt chước được Tàu là giỏi, không bắt chước được là dở. Cách mình sùng mộ văn minh của Tàu như thế, cho nên không chịu so sánh cái hơn cái kém, không tìm cách phát minh những điều hay tốt ra, chỉ đinh ninh rằng người ta hơn mình, mình chỉ bắt chước người ta là đủ.

“Địa thế nước mình như thế, tính chất và sự học vấn của người mình như thế, thì cái trình độ tiến hóa của mình tất là phải chậm chạp và việc gì cũng phải thua kém người ta vậy.”

Đọc cuốn “Lều chõng”, một tiểu thuyết phóng sự của nhà văn Ngô Tất Tố (1894 – 1954), chúng ta có thể thấy rõ nền học vấn của người Tàu mà người Việt rập khuôn theo đã kềm hảm con người như thế nào. Ông vốn là một nhà Nho, đã từng tham dự các kỳ thi Hương dưới triều Nguyễn, nên đã phản ánh một cách trung thực những oái ăm của các kỳ thi này và nêu lên sự sụp đổ tinh thần của những nho sĩ suốt đời lấy khoa cử làm con đường tiến thân nhưng lại bị hoàn thất vọng .

“Trước là làm đẹp sau là ấm thân”

Nước Việt Nam bị Pháp đô hộ gần 100 năm, đã cởi bỏ nền học vấn của Trung Hoa, tiếp thu nền học vấn mới của phương Tây, nhưng vẫn còn giữ lại nhiều nét căn bản của nền văn hóa Trung Hoa. Có nhiều hủ tục trong quan, hôn, tang, tế mà cuộc Cách Mạng Văn Hoá của Trung Quốc đã phá sạch, nhưng nhiều người Việt vẫn cố giữ lại như những thứ “quốc hồn quốc túy”.

dac-tinh-cua-nguoi-viet-qua-nhan-xet-cua

Ảnh minh họa - ST

Bài tục giao sau đây vẫn còn là tiêu chuẩn và mục tiêu thăng tiến của gia đình và con người Việt Nam:

 

Con ơi! muốn nên thân người

Lắng tay nghe lấy những lời mẹ cha

Gái thì giữ việc trong nhà

Khi vào canh cửi khi ra thêu thùa

Trai thì đọc sách ngâm thơ

Dồi mài kinh sử để chờ kịp khoa

Mai sau nối được nghiệp nhà

Trước là đẹp mặt sau là ấm thân

 

Bây giờ người con gái không còn chỉ “giữ việc trong nhà”, và người con trai không còn chỉ “đọc sách ngâm thơ” mà đã đi vào khắp mọi lãnh vực của cuộc sống, nhưng mục tiêu cuối cùng vẫn chỉ là “Trước là đẹp mặt sau là ấm thân”.

Tiêu chuẩn của cuộc sống hiện nay của nhiều người, nhiều gia đình là có nhà sang cửa rộng, có xe hơi, có con đi du học nước ngoài… Đi đâu cũng nghe khoe nhà trên cả tỷ bạc, xe loại sang trọng nhất, con đang học bác sĩ, dược sĩ, kỹ sư… Gần như không nghe ai khoe những công trình đang nghiên cứu hay thực hiện để đưa con người, cộng đồng và đất nước đi lên. Tất cả chỉ tập trung vào hai tiêu chuẩn là “đẹp mặt” và “ấm thân”.

Nếu mỗi gia đình và mỗi cá nhân chỉ lấy những mục tiêu như trên làm mục tiêu của cuộc sống và truyền từ đời nọ sang đời kia, còn lâu cộng đồng và đất nước với ngóc đầu lên được.

Chúng ta không mong người Việt có những nhà phát minh làm thay đổi nhân loại như: John V. Blankenbaker (phát minh ra máy vi tính 1971), Bill Gates, Steve Jobs…, chúng ta chỉ mong người Việt biết quan tâm đến cộng đồng, đất nước và nhân loại nhiều hơn. Nhưng điều này quá khó. Đúng như người Mỹ đã nhận xét:

Người Việt vì những lý do vớ vẩn, có thể hy sinh những mục tiêu quan trọng vì lợi ích của những mục tiêu nhỏ (như kiếm chút danh chẳng hạn). [sacrifice important goals for the sake of small ones]

Người Việt thích tụ tập nhưng thiếu nối kết để tạo sức mạnh. Một người có thể hoàn thành một nhiệm vụ xuất sắc; 3 người làm thì kém, 7 người làm thì hỏng việc!

Chúng ta trông chờ vào thế hệ sắp đến, không bị vướng mắc với quá khứ, học được nhiều cái hay của xứ người, sẽ đưa cộng đồng và đất nước đi vào một hướng đi mới tốt đẹp hơn.

Bạn nghĩ sao đặc điểm, cá tính của người Việt, hãy chia sẻ ý kiến , quan điểm riêng của bạn với TTOL qua mail: tintuconline@vietnamnet.vn

Hãy đón đọc những chia sẻ của bạn trên trang Tintuconline.

 

Theo Thanhnientudo

================

Một nhận xét hời hợt và không có chiều sâu. Tư liệu cổ điển, tư duy thiển cận. Không dân tộc nào trên thế giới sang chảnh tuyệt đối. Họ đều có những thói hư, tật xấu. Những gì của Viện nghiên cứu xã hội học Hoa Kỳ nhận xét về Việt tộc đều cần suy ngẫm. Nhưng bài viết tán dương sự phân tích của Viện nghiên cứu xã hội Hoa Kỳ cho thấy tầm nhìn thiển cẩn của tác giả.

Chỉ nội điều này đã đủ thấy nguồn tư liệu và tầm tư duy ve chai của những kết luận trong bài viết này.

 

“Nguyên nước Tàu từ đời Tam Đại đã văn minh lắm, mà nhất là về đời nhà Chu thì cái học thuật lại càng rực rỡ lắm. Những học phái lớn như là Nho giáo và Lão giáo, đều khởi đầu từ đời ấy. Về sau đến đời nhà Hán, nhà Đường, những học phái ấy thịnh lên, lại có Phật giáo ở Ấn độ truyền sang, rồi cả ba đạo cùng truyền bá đi khắp cả mọi nơi trong nước. Từ đó trở về sau nước Tàu và những nước chịu ảnh hưởng của Tàu đều theo tông chỉ của những đạo ấy mà lập ra sự sùng tín, luân lý và phong tục tương tự như nhau cả…”

 

 

Qua bài viết này, tôi nghiệm ra rằng: Chính những quy luật vũ trụ đã chi phối phương pháp tư duy ngu dốt này. Tác giả viết:

 

Khi nhìn nhận bất cứ một vấn đề gì chúng ta cũng phải có cái nhìn khách quan, đầy đủ hai mặt của vấn đề, trên nhiều phương diện giữa tốt và xấu, tích cực và tiêu cực, từ đó rút ra vậy cái gì nên phát huy và cái gì nên hạn chế.

 

Nếu thật thế thì tốt quá.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Các cụ ngày xưa thường nói: "Thứ nhất đom đóm vào nhà, thứ nhì chuột rúc, thứ 3 hoa đèn". Quả nhiên nhà Loccoctu tôi, hoa đèn luôn "nở  rộ" cho nên công việc nhiều quá, suốt ngày tất bật tiếp khách xem Tử vi và đi coi Phong thủy

 

IMG_0422_zpsc258435e.jpg

Hoa đèn

 

IMG_0421_zps3fe0df31.jpg

Hoa đèn

 

IMG_0438_zpsc5dcded0.jpg

Hoa đèn

 

IMG_0451_zps2a976198.jpg

Lên đường coi Phong thủy

Share this post


Link to post
Share on other sites

Các cụ ngày xưa thường nói: "Thứ nhất đom đóm vào nhà, thứ nhì chuột rúc, thứ 3 hoa đèn". Quả nhiên nhà Loccoctu tôi, hoa đèn luôn "nở  rộ" cho nên công việc nhiều quá, suốt ngày tất bật tiếp khách xem Tử vi và đi coi Phong thủy

 

IMG_0422_zpsc258435e.jpg

Hoa đèn

 

IMG_0421_zps3fe0df31.jpg

Hoa đèn

 

IMG_0438_zpsc5dcded0.jpg

Hoa đèn

 

IMG_0451_zps2a976198.jpg

Lên đường coi Phong thủy

Coi cũng ra phết không giống chút nào với ông Thức mỗi buổi sáng tập thể dục ở gần trường đại học y khoa tỉnh Bến Tre.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Coi cũng ra phết không giống chút nào với ông Thức mỗi buổi sáng tập thể dục ở gần trường đại học y khoa tỉnh Bến Tre.

 

Dạ, thưa chú Haithienha! Cháu đến chơi nhà cụ Loccoctu và thấy Cụ bận thật, khách xem tử vi các nơi đổ về cũng đông ngoài ra cụ còn nhiều độ fengsui mời nữa chứ. Hì

 

May mắn hôm qua được Cụ dành thời gian tiếp Phamhung, 2 bác cháu uống rượu rùi cả bia nữa, tám chuyện vui lắm ạ.!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôn Quyền và lá thư làm Tào Tháo lui binh "không kèn không trống"

Hải Võ | 27/01/2015 20:00

 

Một trận chiến được ví như tên đã lên cung, sẵn sàng bùng nổ bất kỳ lúc nào, lại kết thúc một cách bình lặng đến khó hiểu chỉ nhờ một lá thư Tôn Quyền gửi Tào Tháo.
 

a3f63550ab7cf45f4db5aa76217c9e47-1422354

 

Tào Tháo từng tán dương Tôn Quyền - "Sinh con phải như Tôn Trọng Mưu". Câu nói này của ông lưu truyền suốt 1.700 năm, và trở thành một câu nói rất nổi tiếng ngày nay.

 

Kỳ phùng địch thủ

Tôn Quyền là con trai "mãnh hổ Giang Đông" Tôn Kiên, em trai Tiểu Bá Vương Tôn Sách. Tôn Kiên và Tào Tháo từng là "chiến hữu" trong chiến dịch thảo phạt Đổng Trác của 18 lộ chư hầu Quan Đông.

Câu nói trên được Tào Tháo nói ra vào tháng Giêng, năm Kiến An 18 (213), khi Tôn Quyền đã kế thừa sự nghiệp từ cha, anh, trở thành quân chủ của Đông Ngô, đứng ngang vai cùng Tào Ngụy và cũng là đối thủ mạnh nhất của Tào.

Vào năm này, Tào Tháo thống lĩnh 40 vạn đại quân Nam hạ đánh Đông Ngô ở Nhu Tu Khẩu, hòng báo mối thù thất bại tại Xích Bích 5 năm trước đó.

 

Để tăng cường phòng tuyến mạn Bắc Trường Giang, Tôn Quyền thiên đô từ Kinh Khẩu (nay là Trấn Giang, Giang Tô) về Mạt Lăng (Nam Kinh ngày nay) và huy động thủy quân kiểm soát đường thủy từ Sào Hồ ra Trường Giang, ngăn chặn Tào Tháo vượt sông.Quân đội của Tào Tháo sau khi tiến về Nhu Tu Khẩu đã công phá đại doanh Tôn Quyền ở mạn Bắc. Quyền nghe tin, vội lĩnh 7 vạn quân nghênh chiến.

Sau trận đánh "ngang tay" đầu tiên, Ngụy bị Tôn Quyền tiêu diệt hàng nghìn quân và lập tức thay đổi chiến lược sang cố thủ, chờ đợi "chuyển cơ". Quyền nhiều lần khiêu chiến nhưng đều bị Tào Tháo phớt lờ.

Theo sử liệu Trung Quốc, Tôn Quyền từng đích thân ngồi chiến thuyền tiến sâu vào địa phận Tào doanh để thị sát.

Tào Tháo hạ lệnh "vạn tiễn tề phát", khiến thuyền Đông Ngô "hứng trọn" mưa tên.

Trong "Tam Quốc diễn nghĩa", La Quán Trung viết thành Gia Cát Khổng Minh "thuyền cỏ mượn tên", thực ra là cố ý tô vẽ cho "thần nhân" Gia Cát Lượng. Người thực sự "mượn tên", chính là Tôn Quyền.

Địa điểm diễn ra sự kiện trên cũng không phải Xích Bích, mà là Nhu Tu Khẩu, thời gian cũng cách nhau tới 5 năm.

Tất nhiên, Tôn Quyền hoàn toàn không chủ động đi "mượn tên", mà việc lọt vào loạn tiễn của Tào Ngụy hoàn toàn là bị động.

Tuy nhiên, sự kiện "mượn tên" vô tình đã phản ánh được tài năng ứng biến và chỉ huy quân sự trác tuyệt của Tôn Quyền.

ton-quyen-va-la-thu-lam-tao-thao-lui-bin

Tài năng quân sự của Tôn Quyền khiến bậc "lão làng" Tào Tháo phải thốt lời khen ngợi.

 

Có một lần khác, Tôn Quyền lại dẫn thuyền vào gần địa phận Tào quân khiếu chến.

Thủ hạ của Tào muốn xuất chiến, nhưng bị Tào Tháo ngăn lại, nói - "Đó là Tôn Quyền tới thăm dò quân ta đó thôi", và lệnh cho ba quân phòng bị. Không một mũi tên nào được bắn ra.

Tôn Quyền thấy Tào quân không dám phóng tên bừa bãi thì yên tâm tiến về phía trước, cho tới khi... quan sát rõ ràng toàn bộ Tào doanh mới rút về.

Tào Tháo thấy quân đội Đông Ngô hàng ngũ chỉnh tề, ra vào như chỗ không người, cũng phải cảm thán - "Sinh con phải như Tôn Trọng Mưu. Đám con của Lưu Cảnh Thăng chỉ là đồ chó lợn".

Lưu Cảnh Thăng chính là Lưu Biểu, các con của Biểu là Lưu Tông và Lưu Kỳ bị Tào Tháo xem như bất tài vô tướng.

Tào Tháo đứng ở địa vị trưởng bối để nói về "hậu sinh" Tôn Quyền, đủ thấy đây là sự đánh giá rất cao dành cho địch thủ, của 1 lão anh hùng dành cho 1 thanh niên tuấn kiệt.

Có ý kiến cho rằng, cũng vì Tào Tháo nể phục tài năng của Tôn Quyền, khiến cho cuộc chiến tại Nhu Tu Khẩu kết thúc theo một cách rất đặc biệt.

 

Lá thư của Tôn Quyền

Chiến dịch này không hề phân thắng bại trên chiến trường hay một bên lặng lẽ lui quân, mà kết thúc nhờ một lá thư Tôn Quyền gửi cho Tào Tháo.

Trong thư, Tôn Quyền khuyên Tào lui binh. Đáng ngạc nhiên là, Tào Tháo không những không cảm thấy nực cười, mà ngược lại, ông không hề do dự rút quân theo yêu cầu của Tôn Quyền.

Một trận chiến được ví như tên đã lên cung, sẵn sàng bùng nổ bất kỳ lúc nào, lại kết thúc một cách bình lặng đến khó hiểu chỉ vì 2 nhà lãnh đạo "tâm ý tương thông".

Đối với các học giả hiện đại, sự kết thúc của chiến dịch Nhu Tu Khẩu vẫn là câu hỏi không có đáp án, thậm chí là vô lý.

Trong chiến tranh thời cổ đại, hai bên đối địch thường thông qua thư từ và sứ giả để thực hiện tâm lý chiến. Tuy nhiên, các bên thường chỉ đứng trên lập trường của bản thân và ra sức chỉ trích đối phương, dẫn đến hiệu quả ngoại giao đạt được vô cùng ít ỏi.

Trong bối cảnh như vậy, hiệu quả mà lá thư của Tôn Quyền mang lại được đánh giá là "kỳ tích" và có trình độ cực cao.

Cũng trong đặc thù thời đại như vậy, việc Tào Tháo có thể đứng trên lập trường của Tôn Quyền để thể nghiệm, thậm chí đưa ra phán quyết dứt khoát dẫn đến kết quả thần kỳ của cuộc đối đầu.

Trong lịch sử đối đầu ngoại giao ở Trung Quốc thời cổ đại, hiện tượng này có gọi là "độc nhất vô nhị".

ton-quyen-va-la-thu-lam-tao-thao-lui-bin

Ngụy sa lầy ở Giang Nam, Tào Tháo đã muốn rút khỏi chiến sự, Tôn Quyền chỉ cần "chìa cành ô liu"?

 

Thư của Tôn Quyền viết khoảng tháng 2,3 năm 213 (âm lịch), thời điểm mà Ngô - Ngụy đã ở trong trạng thái đối đầu ở Nhu Tu Khẩu được hơn 1 tháng.

Cục diện khi ấy, Tào Ngụy chưa giành được chiến tích nào đáng kể, cũng không đạt được bất kỳ lợi ích thực tiễn nào.

Trong khi đó, Giang Nam bắt đầu bước sang mùa mưa, càng khiến việc Tào quân lưu lại Đông Ngô thêm phần khó nhọc. Đây là điều mà một vị tướng thông minh như Tôn Quyền "đã đi guốc trong bụng Tào Tháo".

Vì vậy, thư của Tôn Quyền viết - "Mưa xuân (mùa mưa) đã về, ngươi hãy mau rút quân".

Thậm chí, Quyền còn có dòng "tái bút" đầy uy hiếp - "Ngươi không chết, ta không được yên lòng".

Lời nói của Tôn Quyền quả thực có phần ngông cuồng và bất kính đối với bậc "tiền bối" Tào Tháo, nhưng thực tế lại mang hiệu quả hoàn toàn ngược lại.

Tào Tháo đã xem đây là sự tôn trọng ở mức độ cao nhất. Ông đem nội dung trong thư nói với chư tướng, và phán - "Tôn Quyền không lừa ta".

Tào Tháo lui binh ngay sau đó, sang tháng 4/213 đã về tới Nghiệp Thành.

Sự việc "lá thư của Tôn Quyền" là một nước cờ vô cùng thông minh của cả 2 phe.

Tào Tháo lĩnh hàng trăm ngàn quân rầm rộ thảo phạt Đông Ngô, song lại bị sa lầy tại đây, đánh không thắng mà cũng không có lý do để lui, đành phải ở lại "giằng co" không rõ ngày phân thắng bại với Tôn Quyền.

Điều Tôn Quyền cần làm đơn giản chỉ là "chìa cành ô liu" cho Tào Tháo, giúp Tào có một nấc thang đi xuống. Việc này đồng thời mang lại thanh danh cực lớn cho Đông Ngô, đối với Tôn Quyền mà nói chính là nước đi "song thắng".

Trong khi các học giả hiện đại chưa tìm ra lời giải cho cuộc chiến khó hiểu ở Nhu Tu Khẩu, thì quan điểm được thừa nhận nhiều nhất là: Chỉ có cuộc giao phong của 2 anh hùng thực thụ mới triển hiện được sự "đồng điệu tâm linh" và mang lại kết quả kịch tính đến như vậy.

=====================

Tờ "Một thế giới" liên tiếp đăng các bài bình luận về nhân vật lịch sử thời Tam Quốc. Qua những bình luận này, người đọc có cảm giác những nhân vật Tam quốc, như Khổng Minh, Bàng Thống....cứ như "thần" cả. Thậm chí đến Tôn Quyền, một ông zdua "ục" nhất trong Ngụy, Thục, Ngô cũng được ca ngợi là mưu trí sâu sắc.

Lão Gàn muốn bàn thế này: Mở đầu chuyện Tam Quốc là một đoạn triết lý về đại cuộc:" Thế lớn trong thiên hạ tan lâu rồi lại hợp. Hợp lâu rồi phải tan". Đây là một quy luật cục bộ trong toàn bộ quá trình tiến hóa của Lý học Việt trong nền văn minh Đông phương. Toàn bộ câu chuyện Tam Quốc chi từ anh hùng cái thế, thông minh xuất sắc như Khổng Minh - trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, hiểu Âm Dương, tính Dịch lý, tam giáo , cửu lưu. Tứ thư Ngũ kinh ...thuộc làu làu. Nhưng rút cục cũng chỉ là một nhân tố của lịch sử chứng minh cho cái "thế lớn hợp tan trong thiên hạ". Đấm đá nhau cho lắm cuối cùng thiên hạ thuộc về nhà Tấn.

Bởi vậy, Lý học Việt vẫn là một tri thức bao trùm lên tất cả: "Thế Chiến quốc, thế Xuân Thu. Gặp thời thế thế thời phải thế" (Ngô Thời Nhậm).

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phát hiện một loại khí giàu năng lượng nhất cho tới nay

Dantri.com.vn
Thứ Tư, 28/01/2015 - 14:18
 

Theo thông tin từ nước ngoài, các cường quốc có đội ngũ các nhà du hành mạnh nhất trên thế giới đang đua nhau lao tới một nơi được gọi là "Biển Mưa" (Mare Imbrium) ở trên Mặt Trăng để tìm và đánh giá trữ lượng một loại khí giàu năng lượng nhất mà con người cho tới nay mới được biết đến có tên là Helium-3.

 
Nhà khoa học hàng đầu của Ấn Độ, ông Abdul Kalam, cựu Tổng thống của nước này, cho biết: nguồn Helium-3 trên Mặt Trăng có thể cung cấp một nguồn năng lượng lớn hơn 10 lần năng lượng từ tất cả các loại nhiên liệu hoá thạch trên trái đất. Nói một cách cụ thể thì một tấn Helium-3 có thể sản xuất ra một lượng điện năng đủ để đáp ứng 80% nhu cầu của thành phố Tokyo (Nhật Bản) trong vòng một năm. Một tấn Helium-3 cũng có khả năng sinh ra một nguồn năng lượng lớn gấp 1,5 lần cái gọi là Tsar Bomba (Vua bom) - quả bom hạt nhân mạnh nhất từ trước tới nay, có sức công phá lên tới 58 megaton mà Liên Xô từng thử nghiệm năm 1962.
 
bienmua28-1-9c2c9.gif
"Biển Mưa" (Mare Imbrium) trên Mặt Trăng và mỏ khai thác khí trong tương lai

 

Tsar Bomba có sức hủy diệt lớn gấp 1.350 lần tổng số bom nguyên tử từng hủy diệt các thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản trong chiến tranh thế giới lần thứ II.

Helium-3 là nguồn tài nguyên dồi dào và có giá trị nhất trên Mặt Trăng, bên cạnh titan, niken, bạch kim, nhôm, silicon, uranium, thorium, phospho, kim cương, nước và các nguyên tố đất hiếm.

Mấy năm gần đây, các nhà khoa học trên thế giới đã bàn tán nhiều đến giá trị của Helium-3 trong việc sản xuất năng lượng nhờ phương pháp tổng hợp nhiệt hạch. Trên trái đất chỉ có khoảng 100kg Helium-3 tồn tại trong tự nhiên và khoảng 600kg dưới dạng sản phẩm phụ trong quá trình phân rã các đầu đạn hạt nhân sử dụng tritium của Mỹ và Nga.

Helium-3 là một nguồn nhiên liệu quý giá còn bởi nó sinh ra nhiệt lượng cực cao thông qua phản ứng tổng hợp nhiệt hạch nhưng hầu như lại không phát ra các neutron phóng xạ độc hại. Như vậy, theo các nhà khoa học, các loại vũ khí hạt nhân thế hệ thứ tư sử dụng Helium-3 tinh khiết sẽ tạo ra rất ít hoặc không tạo ra phóng xạ; nhờ đó, có thể được coi là các loại vũ khí thông thường siêu việt và tránh được những điều cấm kỵ trong các hiệp ước về vũ khí hạt nhân. Còn các nhà quan sát quân sự thì cho rằng quốc gia nào kiểm soát được các nguồn Helium-3 trên Mặt Trăng thì sẽ trở thành thế lực bá quyền mới của thế giới.

Chính vì những lẽ trên, nhiều quốc gia trên thế giới, đánh kể là Mỹ, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ đang âm thầm triển khai các kế hoạch trước hết là nhằm khẳng định "lãnh thổ" và "chủ quyền"đối với nguồn tài nguyên này, tiếp theo là tìm cách khai thác nó từ Mặt Trăng mang về. Đây là một cuộc chạy đua, vừa âm thầm vừa rất quyết liệt giữa các cường quốc vũ trụ trên thế giới hiện nay.

Theo Đ. Ngàn (tổng hợp)
PetroTimes
=====================
Trong văn hóa dân gian Việt có một thứ đồ chơi trẻ con, ngày xưa bán đầy ở các phố hàng Ngang, Hàng Đào, hàng Giấy, hàng Đường gọi là "con giống". Thôi thì đủ thứ con giống làm bằng bột cứng (không phải như đồ chơi tò he làm bằng bột dẻo). Từ con bò, con hươu, con dê, con gà ...rất sinh động. Có cả mâm ngũ quả, giầy hài, bánh trái , trầu cau...đủ thứ. Các cụ gọi là "con giống" vì nó giống cái thật, nhưng không phải thật.
Bởi vậy, một quốc gia mới phát triển mà cứ làm "con giống" thì nó không thật. Thấy người ta phóng tên lửa, cũng phóng tên lửa; phóng vệ tinh thì cũng phóng vệ tinh, làm đường sắt cao tốc thì cũng đường sắt cao tốc, khoan dầu thì cũng khoan dầu....Rồi đem giàn khoan đi chọc ngoáy lung tung cả. Giống đấy, nhưng không thật.
Một quốc gia thật sự phát triển thì phải có sáng tạo. Như bài báo trên nói đến một thứ năng lượng mới sẽ làm thay đổi sự phát triển lịch sử nền văn minh. Đấy mới là phát triển đích thực. Sự chuyển dịch của những trung tâm văn minh trong lịch sử phát triển các nền văn minh thế giới, chính là sự sáng tạo đột biến của con người tạo ra những tri thức nền tảng mới cho nền văn minh.
Bởi vậy, lão Gàn nói từ lâu rùi. Đừng thấy thiên hạ hay thì bắt chước, cuối cùng thì cũng chỉ tạo ra những thứ như "con giống" bày bán ở phố hàng Đường, hàng Giấy của Hanoi xưa.
Tất nhiên, theo sự phát triển tiếp tục của nền văn minh thì sau này, nhân loại sẽ phát hiện ra những loại năng lượng còn mạnh hơn Helium - 3 nhiều. Ngay cả Helium - 3 cũng sẽ trở thành "con giống".
3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lạ lùng chuyện nạp năng lượng trời đất ban đêm ở đền Voi Phục

 

(VTC News) - Ban đêm, sương lạnh, nhưng đền Voi Phục vẫn có mấy chục người đầu trần ngồi bất động trong tư thế tọa sen để tĩnh tâm nạp năng lượng trời đất.

 

Loạt bài người dạy thiền miễn phí:

Kỳ 3: Chàng trai mang sứ mệnh dạy thiền miễn phí cho người Việt
Kỳ 2: Buổi biểu diễn kinh dị: Mảnh sành rạch lưỡi, dùi nhọn xuyên má
Kỳ 1: Chàng trai rạch lưỡi không đau, bỗng thành ‘người giời’ chữa bệnh bằng thiền


Kỳ 4 (kỳ cuối): Thoát bệnh nhờ thiền

Như đã nói ở những bài trước, nhờ cơ duyên đặc biệt, mà Lê Thái Bình đã học được phương pháp thiền chữa bệnh hiệu quả, mà anh gọi là thiền của người Việt. Bao năm nay, Lê Thái Bình đã mở các lớp, dạy miễn phí cho những người có bệnh, để họ tự lập trình lại cơ thể mình.

Hà Nội những ngày đông giá lạnh như cắt thịt da. Ban đêm, sương xuống càng lạnh, thế nhưng, đền Voi Phục (Kim Mã, Hà Nội) vẫn có mấy chục người đầu trần ngồi bất động trong tư thế tọa sen để tĩnh tâm nạp năng lượng trời đất.

Điều lạ là, trời lạnh giá thế, nhưng mọi người đều mặc phong phanh, thậm chí áo cộc tay. Điều này không có gì khó lý giải với những người hiểu biết về thiền, bởi nhiều thiền sư cởi trần ngồi thiền cả đêm trên băng tuyết mà không thấy lạnh.


6_6.jpg

Các học viên ngồi thiền hàng đêm ở đền Voi Phục

 

Trong số học viên ngồi thiền ở đền Voi Phục có bà Nguyễn Thị Liên (phố Văn Cao, Hà Nội), là người lớn tuổi nhất. Bà Liên bảo rằng, trước đây bà mắc rất nhiều bệnh như mỡ máu, mỡ gan, tiểu đường, huyết áp cao… Những căn bệnh này đã khiến bà bị tai biến.

Bà Liên sử dụng đủ các loại thuốc, từ đông đến tây, nhưng bệnh tình không tiến triển, khiến bà rất bi quan, nhiều lúc rơi vào trạng thái trầm cảm nặng, không thiết sống.

Thấy mấy người mách học thiền theo phương pháp của một chàng trai trẻ vẫn dạy mọi người đêm đêm ở chùa Dâu, bà Liên cũng tò mò tìm đến gặp. Bệnh tình của bà đến thuốc men cũng chẳng ăn thua, nên chỉ ngồi thiền mà khỏi bệnh bà cũng không tin lắm. Tuy nhiên, bà cũng thử ngồi khoanh chân, thư giãn đầu óc theo chỉ dẫn của Lê Thái Bình.

Bà Liên nhớ lại: “Điều ngạc nhiên đã xảy ra ngay trong đêm đầu tiên tôi ngồi thiền ở chùa. Tự dưng tôi thấy người nhẹ bẫng, đầu óc cực kỳ thanh thản, dễ chịu. Cảm giác lo âu, chán sống tan biến đâu mất. Tôi thấy mọi thứ xung quanh đều đẹp đẽ, đáng yêu.


1_28.jpg

Lê Thái Bình trong một chuyến đi làm từ thiện

 

Sau mấy tiếng ngồi thiền, lúc tỉnh lại, tôi thấy mình như một người khác, rất nhanh nhẹn, hoạt bát. Vài hôm sau, thì ăn ngon, ngủ kỹ chứ không thức chong chong như trước đó nữa. Những cơn đau đầu như búa bổ cũng không còn. Những ngày trái gió trở trời, lưng, các khớp cũng không đau, không cứng đờ như trước đó nữa.

Thấy phương pháp thiền của thầy Bình quá kỳ diệu, nên đêm nào tôi cũng ra chùa ngồi thiền với mọi người. Tôi cũng không ngờ, là bệnh tật cứ dần dần biến mất mà tôi không hề biết. Ngạc nhiên nhất là huyết áp của tôi đã ổn định nhiều năm nay. Bệnh huyết áp cao không còn nữa là điều đáng mừng nhất, vì nó khiến cả nhà phải lo lắng”.



Ông Quách Văn Táp (sinh năm 1965, thôn Viên Quang, xã Quang Hưng, Phù Cừ, Hưng Yên): “Quê tôi ở Hưng Yên, cách Hà Nội tới mấy chục cây số. Tôi vốn mắc nhiều bệnh, nên bi quan với cuộc sống lắm. Nghe người thân ở Hà Nội kể chuyện học thiền chữa bệnh, tôi cũng tìm lên học thử. Không ngờ, trạng thái ngồi thiền giữa sân đền Voi Phục thật kỳ diệu. Nhiều bệnh tật tan biến cả. Đặc biệt, căn bệnh vôi hóa cột sống cổ cũng bị đẩy lui dần, khỏi đến 80% rồi. Vì thích được thiền với mọi người, tôi đã kiếm một công việc ở Hà Nội, rồi ngày đi làm, đêm ngồi thiền với mọi người bất kể mưa gió, giá rét.

 

 

Theo Lê Thái Bình, ở các lớp học thiền, chủ yếu là những người có bệnh, và rất nhiều người mắc bệnh nan y. Đặc biệt, có nhiều bệnh nhân ung thư đã theo những lớp học thiền miễn phí của Lê Thái Bình nhiều năm nay.

Trong số những bệnh nhân ung thư đang theo học phương pháp thiền này, đáng chú ý là bà Nguyễn Thị Tâm (sinh năm 1955, trú ở số 21F, Nguyễn Khang, Cầu Giấy, Hà Nội).

Theo bà Tâm, bà vốn công tác ở Cục Quân y. Mấy năm trước, bà được các bác sĩ phát hiện bị ung thư trực tràng đã di căn. Các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật, cắt đi 30cm ruột, sau đó hóa trị, xạ trị.

Vừa bị ung thư, lại bị tiểu đường nặng, chỉ số lên tới 15,0, khiến bệnh tình diễn tiến càng nhanh hơn. Thời điểm đó, bà Tâm rất chán nản, bi quan vào cuộc sống.

Được một người hàng xóm rủ đi tập thiền theo phương pháp của Thiền Việt, bà đã đi thử. Không ngờ, những đêm ngồi thiền đã mang lại cho bà sinh khí và sức sống mới.

Sau nhiều năm ngồi thiền, bà cảm thấy sức khỏe của mình bình phục hoàn toàn, tốt hơn cả lúc trước khi phát bệnh. Điều không tin nổi, là tiểu đường đã hạ xuống mức 5,0 và tế bào ung thư không còn trong cơ thể bà nữa.

Không chỉ tích cực thiền, bà Tâm còn nhiệt tình tham gia các chuyến lên rừng xuống biển làm từ thiện cùng các học viên. Việc tham gia làm từ thiện, bà thấy cuộc sống có thêm nhiều ý nghĩa.


3_9.jpg

Bà Nguyễn Thị Tâm

 

Cùng chung cảnh ngộ với rất nhiều người ở các lớp học thiền, khi anh Vũ Quốc Khánh (sinh năm 1978, số 18, tổ 4A, cụm 1B, Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội) mắc phải căn bệnh ung thư quái ác.

Cách đây 6 tháng, khi đi khám bệnh, các bác sĩ phát hiện anh bị ung thư hạch. Ngoài ra, còn khối u nằm trong gan nên gây ra viêm gan nặng. Bác sĩ chuẩn đoán bệnh đã vào giai đoạn 4.

Biết tin này, anh Khánh vô cùng buồn chán, không thiết sống. Nhiều lúc anh đã tính buông xuôi, vì không muốn chữa trị tốn kém, gây khổ cho người thân, mà cũng không cứu được mạng. Thế nhưng, theo học thiền, tư tưởng của anh Khánh đã thay đổi hoàn toàn.

Anh Khánh cho biết: “Từ khi học thiền theo phương pháp thầy Bình truyền dạy, tôi thấy vui sống hơn, những cơn đau cũng không còn nữa. Tôi mới học thiền được mấy tháng, nên chưa khẳng định rằng thiền có giúp tiêu được khối u đi không, nhưng tôi thấy tinh thần và thể lực đã tốt hơn rất nhiều.

Tôi sẽ tiếp tục kiên trì luyện tập, kết hợp với điều trị tại bệnh viện để chống chọi với căn bệnh quái ác này. Thầy Bình không chỉ hướng dẫn tôi cách thiền đúng đắn, nâng cao sức khỏe, mà còn truyền dạy cả những giáo lý nhà Phật, nên tôi thấy thanh thản lắm.

Với tôi bây giờ, dù tiếp tục sống, hay phải về thế giới bên kia, thì tôi cũng cảm thấy bình thường. Cuộc sống là hữu hạn, nên sống được ngày nào, thì phải sống có ý nghĩa ngày đó”.


Chị Nguyễn Thị Thu Hương (Giám đốc Trung tâm truyền thông tâm linh): “Tôi rất quan tâm đến những câu lạc bộ, những lớp học thiền của Lê Thái Bình nên tôi lặng lẽ theo sát, nghiên cứu suốt mấy năm nay. Chính vì thế, tôi biết đến cả trăm trường hợp mắc trọng bệnh, đặc biệt là bệnh ung thư, khi theo học phương pháp thiền của Thiền Việt, thì sức khỏe cải thiện rất tốt, thậm chí khối u teo dần đi.

Tôi cũng đã cùng các nhà khoa học nghiên cứu nhiều trường hợp, bằng bệnh án hẳn hoi và nhận thấy thiền chữa bệnh rất tốt, đặc biệt là tâm bệnh thì tỷ lệ biến chuyển đến 90%.

Tôi mong các nhà khoa học nghiên cứu về phương pháp thiền chữa bệnh của Lê Thái Bình, nhằm giúp được nhiều người bệnh hơn.

Điều nữa khiến tôi rất xúc động, là Bình làm việc này hoàn toàn vì cộng đồng, chứ không thu lợi. Tôi hy vọng, phương pháp thiền của Bình sẽ được nhân rộng, để nhiều người ở nhiều nơi xa cũng sẽ học được và thiền được đúng phương pháp”.

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có nên 'cưỡng bức văn hóa'

TuanVietNam
30/01/2015 19:05 GMT+7

 

 Lễ hội chém lợn quê tôi (làng Cầu Bây, Thạch Bàn, Long Biên, Hà Nội) được tổ chức hàng năm vào ngày 11/2 Âm lịch.

 

Trong tiếng trống hội dồn dập, những ông già, bà cả xúng xính trong những bộ đồ truyền thống đứng xem từ xa. Đám trẻ con cũng được bố mẹ cõng trên cổ để chứng kiến thời khắc thiêng liêng của cả dân làng. Còn đám thanh niên cầm đuốc săn đuổi con vật chạy quanh khu đất trống trong ánh lửa bập bùng.

Trong khung cảnh ấy, tôi nhớ về tuổi thơ của mình trên vai bố chứng kiến nghi thức thiêng. Tôi hình dung cả thời trai trẻ của ông, của bố khi đại diện gia đình cầm bó đuốc để thực hành tín ngưỡng cùng dân làng. Tôi nghĩ cả về con tôi, chúng sẽ tiếp tục giữ ngọn lửa cha anh ấy trong những ngày hội Xuân mưa bụi bay.

Những ngọn lửa bập bùng trong đêm hội như sợi chỉ đỏ kết nối cả dân làng, kết nối giữa quá khứ với hiện tại, hiện tại với tương lai, giữa đời thực thô ráp với niềm tin trong veo vào một năm mới an lành, hạnh phúc...

***

Từ câu chuyện làng Cầu Bây khi tôi trực tiếp tham gia thực hành nghi lễ, nghĩ về Thông cáo Báo chí của Tổ chức Động vật Châu Á (Animals Asia) kêu gọi “chấm dứt lễ hội chém lợn tại làng Ném Thượng (Bắc Ninh)” mà buồn. Tôi không buồn lo về việc lễ hội sẽ bị “chấm dứt” như lời kêu gọi vì đó còn đang là vấn đề cần bàn luận. Tôi chỉ buồn vì văn hóa ứng xử khi một tổ chức bên ngoài trực tiếp tác động và gây sức ép vào đời sống văn hóa của một cộng đồng khác (cụ thể ở đây là cộng đồng dân cư làng Ném Thượng, Bắc Ninh).

Phàm đã là văn hóa thì không có cao - thấp. Văn hóa chấp nhận những sự đa dạng, sự khác biệt. Các cộng đồng người với những văn hóa khác nhau cần tôn trọng sự khác biệt thay vì lấy chuẩn của hệ thống này áp đặt vào hệ thống khác.  

Và nữa, văn hóa có cơ chế tự cân bằng. Nếu là “hủ tục”, đi ngược với giá trị nhân văn của cộng đồng như lời của tổ chức nọ thì nội hàm cộng đồng làng Ném Thượng sẽ tự điều chỉnh. Mọi sự tác động từ bên ngoài dưới hình thức này, hình thức khác đều là phản văn hóa.    

***

Điều Animals Asia nhấn mạnh nhất trong thông cáo báo chí là việc cho trẻ em chứng kiến nghi thức chém lợn sẽ khiến các em ưa bạo lực, trơ lì cảm xúc (?!). Cần nhắc lại, nghi lễ cộng đồng dành cho tất cả mọi người, kể cả trẻ em. Thông qua môi trường sống, các em sẽ hiểu về những giá trị thiêng liêng trao chuyền từ ngàn đời của nghi lễ. Bởi con người tham gia lễ hội với tâm thức khác, tâm thức hướng thượng chứ không phải nhìn hiện tượng trần trụi. Việc tách rời hiện tượng khỏi chuỗi sinh hoạt tín ngưỡng để phán xét là điều không nên.

Viết đến đây, tôi chợt nhớ tới lời thầy tôi, GS.TS Trần Ngọc Vương, căn dặn chúng tôi trước khi ra trường. Thầy nói: Vạn vật đều có lý khi ở trong hệ thống và đều có khả năng vô lý khi đứng ngoài hệ thống. Nên trước khi đưa ra bất cứ nhận định, phán xét sự việc gì, các em cần thử đặt mình trong hệ thống để thấu hiểu thực sự bản chất sự việc. Mọi đánh giá vội vàng, sơ sài đều rất nguy hiểm…

Phạm Mỹ/ Thể thao Văn hóa
=======================
Một dân tộc mà nền văn hóa truyền thống giáo dục những giá trị nhân bản đến mức khi giết một con gà cũng phải nói câu :"Tao hóa kiếp cho mày làm kiếp khác. Đừng làm kiếp gà cho tao ăn thịt" - thì - tất yếu sẽ không thể có những nghi thức gọi là ác nghiệt mà không có nguyên nhân và nội dung của nó. Lễ hội "Chém lợn" tôi chưa được chứng kiến, cũng chưa tìm hiểu, nên không thể mô tả ở đây, ngoại trừ những dư luận như "man rợ", "thiếu tính nhân văn"...vv....Nhưng lễ hội này tồn tại trong một truyền thống nhân văn - cao cấp hơn gọi là văn hiến - thì tất yếu nó phải có một nguyên nhân nhân bản nào đó để tiếp tục duy trì tính nhân văn của nó. Thí dụ: Con lợn bị giết trong lễ hội là biểu tượng của một thế lực hắc ám nào đó cần phải trừng phạt. Và vì thế nên dân làng có lễ hội này không bị tẩy chay trong cộng đồng xã hội có truyền thống nhân văn, khi nó xác định được mục đích của hành vi giết lợn trong lễ hội.
Về mặt hình thức, nếu so sánh lễ hội này tục giết cá heo ở Đan Mạch thì việc giết một con lợn - mà loài người cao cả vẫn giết hàng ngày để ăn - chưa là cái đinh gì.
 
 
 
1735081205-images405653_a8.jpeg
Cả một vùng biển này biến thành màu đỏ không phải vì những ảnh hưởng xấu của khí hậu tự nhiên mà nó là kết quả của một hành động tàn ác của những con người văn minh sát hại hàng trăm con cá heo Calderon tại quần đảo Feroe ở Đan Mạch. Mỗi hè, cả một vùng biển trên quần đảo Faroe ở Đan Mạch biến thành màu đỏ không phải vì những ảnh hưởng xấu của khí hậu mà nó là kết quả của một hành động tàn ác dưới bàn tay con người khi họ sát hại hàng trăm con cá heo Calderon.

 

 

Hoặc như việc đấu bò tót ở Tây Ban Nha:

 

7.jpg

Kể từ năm 1911 đến nay, 15 người xấu số đã thiệt mạng khi tham dự lễ hội này. Ảnh: AP

http://news.zing.vn/Bo-tot-ruot-nguoi-chay-troi-chet-o-Tay-Ban-Nha-post434732.html

 

Tôi mới chỉ so sánh về hình thức, chưa bàn đến phần nội dung. Người ta viện cớ trẻ em sẽ bị ảnh hưởng vì xem cảnh thảm sát con heo. Nhưng thử hỏi trẻ em nông thôn Việt và có lẽ của cả cái thế giới này, có đứa nào tuổi ấu thơ không được xem ít nhất một lần giết mổ heo, đâu cần cứ đến lễ hội "Chém lợn"? Bởi vậy, cá nhân tôi nhận thấy rằng: Trước khi xem xét bãi bỏ lễ hội "Chém lợn" này thì hãy tìm hiểu kỹ nội dung và nguyên nhân của lễ hội đã. Tổ chức Động vật Châu Á (Animals Asia) trước khi bày tỏ có ý kiến thì cũng nên nghiên cứu kỹ nội dung của lễ hội và nguyên nhân của nó. Đừng có vội vàng vì một yếu tố duy nhất để phủ nhận một yếu tố văn hóa truyền thống.

==============

PS:

GS.TS Trần Ngọc Vương, căn dặn chúng tôi trước khi ra trường. Thầy nói: Vạn vật đều có lý khi ở trong hệ thống và đều có khả năng vô lý khi đứng ngoài hệ thống. Nên trước khi đưa ra bất cứ nhận định, phán xét sự việc gì, các em cần thử đặt mình trong hệ thống để thấu hiểu thực sự bản chất sự việc. Mọi đánh giá vội vàng, sơ sài đều rất nguy hiểm…

 

Tôi không biết giáo sư Trần Ngọc Vương có nằm trong "hầu hết các nhà khoa học trong nước" phủ nhận văn hóa sử truyền thống của Việt tộc không. Nhưng ý tưởng này của ông ta đúng. Lý học Việt xác định rằng: "Mỗi phần tử trong một tập hợp (Tính hệ thống) thì phải mang tính chất của tập hợp đó". Bởi vậy, là phần tử trong một tập hợp là nền văn hóa nhân bản Việt thì lễ hội "Chém lợn" phải có một nội dung và nguyên nhân để biện minh cho sự kiện.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lễ hội Chém lợn:

Tranh luận nóng "dã man" hay "truyền thống"

 

(Tin tức thời sự) - Trong khi nhiều ý kiến nghiên cứu cho rằng không thể hủy bỏ lễ hội này thì độc giả lại bất bình và cho đây là lễ hội hết sức dã man.

Hàng trăm độc giả gửi ý kiến phản hồi sau loạt bài đăng tải về lễ hội Chém lợn ở Bắc Ninh trên báo Đất Việt tuần qua cho thấy sự quan tâm của bạn đọc và người dân Việt Nam tới lễ hội này.

Lễ hội Chém lợn tại Bắc Ninh là một tín ngưỡng văn hóa tồn tại từ lâu được tổ chức vào ngày 6/1 âm lịch hàng năm tại thôn Ném Thượng, xã Khắc Niệm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.

Lễ hội liên này quan đến tín ngưỡng phồn thực: Chém lợn tế thánh. Tục truyền rằng, vị tướng cuối đời Lý tên Lý Đoàn Thượng khi đánh trận chạy đến vùng núi này đồn trú đã chém.

Thế nhưng mới đây, ngày 27/1, Tổ chức Động vật châu Á đã kêu gọi cộng đồng cùng vận động ngành quản lý tại Việt Nam chấm dứt Lễ hội Chém lợn này.

Tổ chức Động vật Châu Á cho rằng đây là lễ hội tàn bạo nhất ở Việt Nam, gây ra không ít những tác động tiêu cực về nhiều mặt. Bao gồm những ảnh hưởng xấu tới tâm lý của những người chứng kiến và tác động tới kinh tế xã hội, cụ thể ở đây là tới ngành du lịch cũng như hình ảnh của Việt Nam.

“Việc chém những con lợn còn đang sống khỏe mạnh là một lối đối xử tàn ác đối với động vật, nó làm trơ lì cảm xúc của người xem khi chứng kiến cách thức động vật bị đối xử dã man, đặc biệt là đối với trẻ em, đối tượng có tâm lý chưa hoàn thiện ổn định và dễ bị ảnh hưởng.

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy những người chứng kiến và thực hiện nhiều hành động tàn ác với động vật cũng có xu hướng đối xử tàn ác và thô bạo đối với người khác trong cùng cộng đồng”, tổ chức này nêu rõ.

Quan điểm của tổ chức Động vật Châu Á thì như vậy nhưng cũng có ý kiến thuộc giới nghiên cứu văn hóa trong nước lại không đồng tình.

Nói như GS.TS Ngô Đức Thịnh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và Bảo tồn Văn hóa tín ngưỡng Việt Nam thì: “Chính phương Tây là nơi đưa ra quyền văn hóa mà lại độc đoán như vậy. Dã man thì người Tây hay người Việt chưa biết người nào dã man hơn”.

Dường như đa số độc giả không đồng tình với quan điểm này của GS Thịnh và cho rằng cần tiếp thu những góp ý được cho là văn minh, tiến bộ.

Theo độc giả có tên Nguyên, có những thứ văn minh mình nên theo, còn dã man quá nên bỏ chứ không phải phản đối 1 cách thù địch như thế.

"Đừng đặt dân tộc mình vào thế đối đầu với phương tây nữa, đây không phải là đối địch hay đánh nhau, mà là văn minh nhân loại. ông tiến sĩ này ấu trỉ quá, không phải thứ văn hoá nào lưu truyền lại từ xưa là cứ phải giữ gìn và phát huy. Những cái nào không hợp thời nữa thì bỏ bớt, những cái nào thuộc về tàn dư thì mình không nên duy trì. Đó mới là tiến bộ", độc giả Nguyên góp ý.

Cũng tỏ ra đồng tình với quan điểm này, độc giả có tên Đại Dương cho rằng, "nếu xưa Tướng quân chém lợn để có thực phẩm nuôi quân thì nay chúng ta nên biết ơn loài lợn. Do đó thay vì lễ chém lợn chúng ta chuyển thành lễ tắm lợn sẽ đúng ý nghĩa hơn và nhân văn hơn, hoặc có thể luộc chín con lợn rồi muốn chém sao thì chém. Chứ nhìn cảnh chém máu me, bạo lực mà thấy khiếp".

Còn độc giả tên Tuấn phân tích về hành động con người hò hét phấn khích khi chém giết một con vật không còn khả năng tự vệ (bị trói) thì không thể chấp nhận được.

nhieuy-kienbat-binh-ve-le-hoi-chem-lon_1

Lễ hội Chém lợn tại Bắc Ninh đang gây nhiều tranh cãi

 

Cách dạy con cháu chìm trong bạo lực

Đưa ra ý kiến khá gay gắt đối với lễ hội này, bạn đọc Thành Đạt cho rằng nên dẹp cái lễ hội mang tính chất bạo lực đi.

"Một người cầm dao, chặt đầu con lợn trước mặt bao nhiêu trẻ em...để rồi chỉ dẫn cho nó cách chặt đầu....làm chai lì cảm xúc........người ta nói đúng thì mình sửa, mắc gì đi cải......Các ông để lại cho con cháu toàn là "hậu quả"....không thôi. Giết lợn, chọi trâu....máy cái lễ hội này đưa con cháu chìm trong bạo lực...", bạn Thành Đạt liên hệ.

Cùng quan điểm này bạn đọc có tên Thân Nhất ủng hộ loại bỏ những lễ hội có tính ghê rợn như lễ hội đâm trâu,chém lợn...

Theo Thân Nhất, hành động này quá tàn nhẫn với những con vật gần gũi với người, xem những lễ hội đó ít nhiều đều có liên tưởng đến con người, nên loại bỏ sớm.

Không đưa ra nhận định về hình thức của lễ hội, song bạn đọc Trung Lập cho rằng Tổ chức Động vật châu Á không nên can thiệp quá thô bạo vào lễ hội văn hóa Việt Nam.

Theo bạn độc này thì lễ hội này có truyền thống rất lâu đời, trông có vẻ dã man nhưng ẩn trong đó là những ý nghĩa tốt đẹp.

"Lễ hội nào đã duy trì lâu đời rồi thì mọi người nên đặt ra câu hỏi tại sao nó được duy trì đến nay. Đây là lễ hội của địa phương Việt Nam, người dân Việt Nam!. Xã hội Việt Nam không phản đối thì cớ sao để tổ chức nước ngoài can thiệp? Chẳng có lý do gì mà phải bỏ", bạn đọc Trung Lập nêu ý kiến.

Cũng chung quan điểm này, bạn Trường Sơn cho rằng mỗi một cộng đồng đều có một khuôn mẫu văn hóa của mình. Lễ hội chém lợn đã có hàng trăm năm nay và trở thành một phong tục, một tiêu chí ứng xử về tâm linh của làng.

"Bây giờ công nghệ thông tin phát triển thì nhiều người mới thấy, mới biết. Dã man không nằm ở hành động chém lợn, mà sau lễ hội cộng đồng đoàn kết, gắn bó hơn, nhân ái và bao dung hơn", bạn Trường Sơn nêu ý kiến.

Phương Nguyên

==================
 

Theo độc giả có tên Nguyên, có những thứ văn minh mình nên theo, còn dã man quá nên bỏ chứ không phải phản đối 1 cách thù địch như thế.

"Đừng đặt dân tộc mình vào thế đối đầu với phương tây nữa, đây không phải là đối địch hay đánh nhau, mà là văn minh nhân loại. ông tiến sĩ này ấu trỉ quá, không phải thứ văn hoá nào lưu truyền lại từ xưa là cứ phải giữ gìn và phát huy. Những cái nào không hợp thời nữa thì bỏ bớt, những cái nào thuộc về tàn dư thì mình không nên duy trì. Đó mới là tiến bộ", độc giả Nguyên góp ý.

 

Đang bàn chuyện về một hiện tượng văn hóa tồn tại trong di sản văn hóa truyền thống Việt, can dự gì đến "chống đối phương Tây"? Thế này là thế "điếu" nào?

Đọc đoạn này Lão Gàn nhớ đến chuyện có ý kiến cho rằng: chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến gây chiến tranh Việt Nam Trung Quốc?

Lễ hội liên này quan đến tín ngưỡng phồn thực: Chém lợn tế thánh. Tục truyền rằng, vị tướng cuối đời Lý tên Lý Đoàn Thượng khi đánh trận chạy đến vùng núi này đồn trú đã chém.

 

Có đúng như thế không? Theo trí nhớ của lão Gàn thì truyền thuyết kể rằng tướng quân Đoàn Thượng chống lại nhà Trần, phục Lý. Ông bị đứt cổ trong chiến trận, nhưng cố chạy về đến một địa danh nào đó (Lão Gàn chưa nhớ ra) thì chết đứng trên ngựa. Dân chúng vùng đó lập đền thờ vì người trung liệt. Đâu có liên quan đến "Chém lợn" đâu nhỉ?

Nhưng truyền thuyết thì không có "cơ sở khoa học". Bởi vậy cần nghiên cứu kỹ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

À! Wên đấy. Còn câu này nữa:
 

Đưa ra ý kiến khá gay gắt đối với lễ hội này, bạn đọc Thành Đạt cho rằng nên dẹp cái lễ hội mang tính chất bạo lực đi.

"Một người cầm dao, chặt đầu con lợn trước mặt bao nhiêu trẻ em...để rồi chỉ dẫn cho nó cách chặt đầu....làm chai lì cảm xúc........người ta nói đúng thì mình sửa, mắc gì đi cải......Các ông để lại cho con cháu toàn là "hậu quả"....không thôi. Giết lợn, chọi trâu....máy cái lễ hội này đưa con cháu chìm trong bạo lực...", bạn Thành Đạt liên hệ.

 

 

Lão Gàn cam đoan tất cả những kẻ giết người dã man nhất trong vòng 20 năm qua - hẳn 20 năm nhá - bị tòa xử và báo đăng công khai - Thí dụ như kẻ giết cả nhà tiệm vàng chẳng hạn - Chưa có một sát thủ nào xuất thân từ làng "Chém lợn" mà ra. Bởi vậy, nếu nói đến giáo dục giá trị nhân bản thì phải xem lại nó từ đâu ấy chứ không phải tại lễ hội "Chém lợn".

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Các phát minh khiến thế giới sửng sốt trong 10 năm tới

khoahoc.tv

Cập nhật lúc 13h00' ngày 02/01/2015

 

Dùng điện từ não để lướt web, bay khắp thế giới chỉ trong 4 giờ... là những ý tưởng khoa học - công nghệ độc đáo hứa hẹn trở thành hiện thực trong tương lai.

 

 

Công nghệ khoa học luôn không ngừng phát triển với mục tiêu giúp hoạt động của con người trở nên dễ dàng, nhanh chóng hơn. Hàng loạt các ý tưởng phát minh ra đời, hứa hẹn đem đến cho chúng ta nhiều điều tuyệt vời nhất mà chúng ta có thể sẽ thấy vào năm 2020.

Dưới đây là một vài phát minh đáng kinh ngạc nhất mà hẳn bạn sẽ hoàn toàn ngỡ ngàng trước sự kỳ diệu của nó.

 

1. Máy bay có thể bay khắp nơi trên thế giới chỉ trong 4 giờ

Cơ quan không gian vũ trụ Reaction Engines của Anh đang nghiên cứu chiếc máy bay có thể chở 300 hành khách bay khắp nơi trên thế giới chỉ trong 4 giờ. Chiếc máy bay này cũng sẽ có thể bay vào không gian.

 

may-bay-sieu-thanh.jpg

 

Kỹ sư trưởng Alan Bond giải thích rằng, không khí khi vào trong hệ thống động cơ mới có tên Sabre sẽ được làm lạnh ở nhiệt độ hơn 1.000 độ C chỉ trong vòng 0.01 giây, tương đương với tỉ lệ làm lạnh 400 megawatt.

Điều này có nghĩa rằng hệ thống động cơ sẽ có khả năng hoạt động với công suất lớn hơn nhiều so với các loại động cơ hiện tại. Theo Reaction Engines, động cơ Sarbe sẽ được sử dụng với hai mô hình máy bay sắp tới là LAPCAT A2 - một loại máy bay thương mại có khả năng chuyên chở hành khách từ Brussel đến Sydney chỉ trong 2 tiếng đồng hồ và SKYLON - máy bay không người lái có thể tái sử dụng với mục đích tiết kiệm chi phí bay vào không gian.

 

2. Tay điện tử điều khiển bằng ý nghĩ

Cơ quan quản lý và tài trợ nghiên cứu khoa học DARPA đã đưa ra phát minh về cánh tay điện tử - trợ thủ đắc lực cho các cựu chiến binh bị mất tay.

Cánh tay nhân tạo này cử động giống như thật và sẽ có thể làm được bất cứ thứ gì, ví dụ như chơi piano, cầm một chiếc ly, hay giúp người sử dụng uống cafe.

 

tay-gia.jpg

Nhờ vào các phần tử cảm biến truyền tín hiệu đến não, người đeo cánh tay giả này có thể hoạt hóa từng ngón tay đơn lẻ, điều khiển cánh tay nhờ vào hàng loạt những cảm xúc khác nhau, cảm nhận được bất cứ thứ gì khi họ cầm và nắm.

Có nhiều phương pháp để điều khiển cánh tay nhân tạo này. Một vài bệnh nhân trải qua quá trình phẫu thuật cấy các cảm biến vào vai, cơ ngực, và phần còn lại của cánh tay để điều khiển cánh tay.

 

tay-gia-1.jpg

Một số khác không sử dụng phương pháp phẫu thuật, họ vẫn có thể cầm được những thứ có kích cỡ nhỏ như chiếc nút nhấn. Các nhà thiết kế hy vọng, cánh tay sẽ có lớp da y hệt da thật, thậm chí là có cả vết vân tay và chống thấm nước.

 

3. Tương tác với môi trường bằng... mắt

tuong-tac-bang-mat.jpg

Không còn cần internet, smartphone... bởi trong tương lai gần, một sự thay đổi lớn sẽ diễn ra trong cách chúng ta tương tác với môi trường xung quanh. Theo đó, bạn sẽ có thể nhìn vào một tòa nhà hoặc một địa điểm và nhận các thông tin về chúng chỉ bằng việc sử dụng đôi mắt của mình.

 

4. Máy in sinh học 3D "siêu phàm"

Các nhà nghiên cứu Úc mới đây đã chế tạo ra một “chiếc máy in” sinh học 3D có thể được dùng để tạo ra cơ quan hỗ trợ nhằm thay thế kịp thời một cơ quan trong cơ thể lúc phẫu thuật.

 

may-in-3d-sinh-hoc.jpg

Thiết bị này có khả năng nuôi dưỡng các mạch máu và mặc dù đang trong giai đoạn kiểm tra nhưng những nhà sáng chế nói rằng, những mạch máu được “in” ra từ thiết bị này có thể được dùng trong phẫu thuật bắc cầu động mạch vành trong ít nhất 5 năm tới, trong khi đó, những cơ quan phức tạp hơn như tim, gan, hay xương có thể là 10 năm.

 

5. Robot "người thật"

Thế kỷ XXI chứng kiến sự phát triển vượt bậc trong khoa học nghiên cứu và chế tạo người máy. Mặc dù chúng ta chưa sử dụng robot trong nhà hay xây dựng các công trình, nhưng ngành khoa học này đã có nhiều bước tiến dài.

Mới đây, các chuyên gia thuộc ĐH California, San Diego đã tạo ra một robot có tên Eistein giống người đến mức siêu đẳng. Nó có thể cười và có những biểu cảm y hệt người thật.

 

robot-nguoi-that.jpg

Hay như công ty Boston Dynamics đã tạo ra một con robot có 2 chân tên Petnam có thể giữ cân bằng các bước di chuyển và nhanh nhẹn như người thật.

Chú robot hình người này được tạo ra nhằm kiểm tra các bộ quần áo bảo hộ chống hóa chất. Petman sẽ mô phỏng tình trạng sinh lý học của con người trong bộ quần áo bảo hộ này bằng việc điều khiển nhiệt độ, độ ẩm và lượng tiết mồ hôi, tất cả nhằm cung cấp những điều kiện kiểm tra thực tế nhất.

 

6. Quần áo phát ra điện

Các nhà nghiên cứu về công nghệ Nano đang nghiên cứu những bộ quần áo giúp người mặc thấy thoải mái hơn. Theo Giáo sư Ashwini Agarwal của Viện Công nghệ Ấn Độ Delhi: "Sợi vải và tơ là những chất liệu có cấu trúc một chiều. Nhờ vào công nghệ Nano, chúng ta có thể tiết kiệm chi phí và tăng độ bền của chúng.

Ngoài việc tạo ra sợi nano đa hợp, công nghệ này còn có tác dụng trong việc thay đổi màu sắc bề mặt vải cũng như giúp bộ quần áo đẹp hơn. Nhờ đó, những sản phẩm dệt may trở nên bắt mắt và thu hút khách hàng hơn".

 

quan-ao-phat-dien.jpg

Sợi nano cũng đang được sử dụng để tạo ra năng lượng nhờ vào sự cử động của cơ thể. Một bộ quần áo “năng lượng” sẽ có khả năng phát điện đến các thiết bị điện tử nhỏ. Điều này rất giúp ích cho các binh lính, nhà leo núi hay người tham gia các hoạt động thể chất khác.

 

7. Người dùng sử dụng điện từ não để lướt web

Bằng việc áp dụng công nghệ nano để chế tạo các con chip nhỏ gọn, tiêu thụ ít năng lượng, các chuyên gia hi vọng sẽ có thể tạo ra hệ thống máy tính hoạt động hiệu quả mà siêu "nhỏ".

 

luot-web-bang-suy-nghi.jpg

Những nhà nghiên cứu của Intel cũng dự đoán rằng, trước năm 2020, bạn sẽ không cần bàn phím hay chuột để điều khiển máy tính nữa. Thay vào đó, người dùng sẽ sử dụng tín hiệu điện từ của não để mở tài liệu hay lướt web.

 

8. Các tòa nhà biết xoay

Dubai đang xây dựng một tòa nhà với những ứng dụng cực kỳ đẹp mắt và thiết thực. Tòa nhà sẽ có 59 tầng có thể xoay một cách độc lập để những người sống ở đây có thể liên tục được đổi vị trí ngắm cảnh bên ngoài. Các tầng sẽ xoay khoảng 6m/phút và sẽ không ai nhận ra được sự di chuyển này.

 

toa-nha-tu-xoay.jpg

Tòa nhà cũng sẽ được thay đổi diện mạo bên ngoài thành những thiết kế phức tạp khi tất cả các tầng cùng xoay. Tua-bin gió được đặt giữa mỗi tầng sẽ giúp tạo ra năng lượng cung cấp cho tòa nhà và thậm chí là những tòa nhà lân cận trong khu vực.

 

9. Công nghệ ghi lại giấc mơ

Các nhà sáng lập mới đây đưa ra ý tưởng về chương trình trải nghiệm Scanner Cinema - cho phép mọi người xem một bộ phim theo những cách khác nhau. Người xem được đeo một bộ ống nghe cảm biến sinh học có thể đọc được tín hiệu điện từ của não.

 

ghi-lai-giac-mo.jpg

Bộ ống nghe này sau đó sẽ chỉnh sửa những hình ảnh mà một người xem được tùy theo tiềm thức của họ. Bằng cách này, các đoạn kể chuyện có thể được hình thành và điều khiển bởi mức độ tập trung của người xem.

Trưởng dự án cho biết: "Khán giả có thể diễn đạt cảm xúc của họ vào bộ phim họ đang xem. Mục đích của dự án nhằm giúp mọi người có thể nhìn thấy và nghe được giấc mơ của họ. Trong 10 - 15 năm tới, nghiên cứu này có thể giúp chúng ta có thể ghi lại toàn bộ giấc mơ của mình".

==================

Sau những công nghệ này, những nhà khoa học thế giới sẽ có thể - có thể thôi - hiểu tại sao Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hanoi không mưa.

9. Công nghệ ghi lại giấc mơ

7. Người dùng sử dụng điện từ não để lướt web

3. Tương tác với môi trường bằng... mắt

2. Tay điện tử điều khiển bằng ý nghĩ

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay