Posted 22 Tháng 4, 2008 Em đồng ý với bác Hà Mạnh Hùng rằng Đông Nam Á là cái nôi của lúa nước. Suy ra, Lạc Việt là dân tộc trồng lúa nước đầu tiên. Tuy nhiên, đôi khi ta có quan niệm gì đi nữa cũng cần phải xem xét lại xem cơ sở của nó. Cách đây không lâu em có đọc một bài về "Những quan niệm sai lầm của người Nhật". Đọc xong em cứ bò lê bò càng ra cười dân Nhật. http://www.jref.com/culture/misconceptions_prejudices.shtml Trong đó có đoạn em tạm dịch cho các bác xem: NGƯỜI NHẬT LÀ NÔNG DÂN, TRONG KHI NGƯỜI CHÂU ÂU, NGƯỜI TÀU LÀ THỢ SĂN: Đây là một niềm tin lố bịch về tính cách của người Nhật. Họ nhai đi nhai lại với tôi rằng Nhật là một dân tộc nông nghiệp trong khi người Châu âu là một dân tộc du mục. Họ cho rằng điều này có liên quan đến nhóm máu, hầu hết người Nhật tin rằng phần lớn người Nhật có nhóm máu A, trong khi người Châu Âu chủ yếu có nhóm máu O (điều này chỉ đúng một phần vì người Caucase - một dân tộc du mục có số lượng người theo nhóm máu A bằng số lượng người theo nhóm máu O), và do thói quen của tổ tiên của họ, luôn nói rằng người Nhật là nông dân còn nguời Âu là thợ săn. Nhiều người Nhật tự hỏi rằng tại sao họ rất có tinh thần tập thể (thừa hưởng tính cách của xã hội nông nghiệp), trong khi người châu Âu nặng về chủ nghĩa cá nhân. Nếu bạn định thảo luận về vấn đề này thi người Nhật, hãy hỏi họ rằng "khi nào" thì người Nhật trở thành nông dân và người Âu trở thành thợ săn. Vấn đề là họ không bao giờ nói thế, và họ chỉ đề cập đến thời cổ đại, hoặc nói chung chung rằng nông nghiệp đến Nhật Bản trước Châu Âu. Tôi đã hỏi họ vài lần và thường được trả lời "mukashi" (xưa lắm). Hãy thử hỏi xem. Nhiều người Nhật phớt lờ lịch sử thế giới (bao gồm cả lịch sử của họ), họ đã trả lời rằng người Viking là những thợ săn và họ có rìu!! Sự thật là, Nhật bản là một trong những dân tộc cuối cùng tại lục địa Á-Âu phát triển thành một xã hội trồng trọt. Theo Wikipedia, nông nghiệp được tìm thấy ở Hy Lạp và Trung Đông khoảng năm 7000 trước Công nguyên, và nó được tìm thấy ở Tây Bắc Âu trước 5000 năm trươc Công Nguyên. Người Jomon (Thằng văn) ở Nhật (tồn tại đến 300 năm trước Công nguyên) là những người thợ săn. Nông nghiệp đến Nhật Bản cùng với sự xâm lược của người Yayoi từ thế kỷ thư 3 trước Công Nguyên, nhưng không phổ biến rộng rãi khắp Nhật Bản (trừ Hokkaido) cho đến tận thế kỷ đầu tiên sau Công nguyên, tại thời điểm đỉnh cao lịch sử của đế quốc La Mã và vài thế kỷ sau thời kỳ vàng son của Hy Lạp cổ đại. Tôi tin chắc rằng người Nhật thích so sánh họ với "nông dân" cổ truyền hơn là "thợ săn" vì điều đó cảm thấy văn minh hơn, và họ thích diễn tả người Âu như những người dã man sống trong hang động và mặc da thú! Vâng, đúng thế, xã hội "săn bắt" là xã hội cuối cùng của người tiền sử, và nghề nông đã làm phát triển các nền văn minh cổ đại, những dân tộc nông nghiệp đã phát triển hệ thống chữ viết đầu tiên. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 7, 2008 Kính thưa các anh chị em trên diễn đàn! Âm lịch và Dương lịch khác nhau vì chúng xuất phát từ những nền văn minh khác nhau và do đó sở tính toán của chúng khác nhau. Chúng ta đều biết cơ sở của dương lịch chính là nền khoa học mà ngày nay đang thịnh hành. Nhưng Âm lịch có cơ sở lý thuyết chính là học thuyết ADNH đã bị thất truyền chỉ còn sót lại những mảnh vỡ đã bị biến dạng nhiều theo thời gian. Chúng ta chỉ có thể hiểu đúng Âm lịch khi phục hồi được học thuyết bị thất truyền đó. Những người đồng quan điểm với anh Thiên Sứ, trong đó có tôi, cho rằng học thuyết ADNH là học thuyết thống nhất Vũ trụ mà cho đến ngày nay khoa học còn chưa vươn tới được. Như vậy, cơ sở của Âm lịch là rất cao siêu chứ không đơn giản như những gì chúng ta hiểu được trong lúc này. Sự bất tiện của nó chỉ biểu hiện sự kém cỏi của chúng ta mà thôi. Ý tưởng từ bỏ nó chỉ là "ếch ngồi đáy giếng" không biết được sự lớn lao của Vũ trụ. Tuy nhiên, muốn con ếch thấy được Vũ trụ là thế nào thì phải giải phóng nó khỏi cái giếng. Căn cứ vào những dữ liệu thể hiện trong Âm lịch và những ứng dụng của nó trong nhiều môn dự đoán học, tôi cho rằng đó là một loại lịch để xác định những yếu tố của trường khí Vũ trụ vận hành như thế nào chứ không đơn giản chỉ phản ánh vận động của Mặt Trời và Mặt Trăng. Cố nhiên ứng dụng của nó trong nông nghiệp là quan trọng sát sườn, nhưng không phải chỉ có thế. Như vậy, Âm lịch (chính xác hơn là Lịch cổ truyền Đông phương) là một loại lịch Vũ trụ, và khoa học ngày nay còn rất xa mới có được một loại lịch tương đương. Vậy, chúng ta cần phải phục hồi lại học thuyết ADNH nguyên thuỷ mới có hy vọng hiểu được nhửng ưu việt của Âm lịch. Trong khi chờ đợi, chúng ta tối thiểu phải giữ nguyên hiện trạng. Liệu chúng ta có hy vọng làm được điều đó không? Tôi cho rằng, với điều kiện ngày nay hơn hẳn cổ nhân, với trí thông minh chắc chắn được di truyền lại, thực tế Vũ trụ vẫn còn đó, nhất định chúng ta sẽ làm được trong tương lai không xa. Cái chúng ta còn thiếu hiện nay chính là một tư duy đột phá, dẫn đến một ứng dụng có ý nghĩa toàn cầu, sau đó, một công tác tổ chức nghiên cứu qui mô toàn xã hội. Chúng ta hãy thử nhìn xem, khoa học hiện đại được tổ chức qui mô và bền bỉ như thế nào mới phát triển được như vậy. Công việc của ý tưởng này còn vô cùng to lớn, xuất phát điểm còn rất thấp (Nội một cái Kiến Dần hay Kiến Tý ... và những khái niệm cơ bản nhất của thuyết ADNH chúng ta còn mù mờ, mỗi người một phách nữa là những hệ quả phức tạp hơn), do đó, đòi hỏi thời gian lâu dài, nhiều thế hệ tiếp bước ngay từ lúc này mới có hy vọng thành công. Tôi hy vọng rằng, khoảng 100 năm nữa tình thế sẽ có bước đổi thay quan trọng. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 7, 2008 Híc! Một nền văn hiến huyền vĩ như văn hiến Việt tất yếu phải có chữ viết. Người ta đã xác định được chữ viết đó. Lịch pháp là của người Việt và nền văn minh Trung Hoa đã tiếp thu được khi văn minh Văn Lang sụp đổ ở Nam Dương tử. Trước đó người Trung Hoa không có lịch. Chính những nhà nghiên cứu Trung Hoa đã xác nhận biên giới của họ vào 475 trước CN chỉ giới hạn ở bắc Dương tử. Nhưng Đài Thiên văn của Trung Hoa để quan sát thiên văn lại có mặt ở Nam Dương Tử . Điều này đủ minh chứng luận điểm trên. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 21 Tháng 7, 2008 Em sẽ có bài viết chi tiết về Lịch pháp và lịch sử về Lịch. Nhưng vì thấy các bác bàn luận về Lịch ta và Lịch tầu nên em có một vài ý kiến tóm tắt chính như sau: 1 - Mọi dân tộc từ thời sơ khai đều có lịch của mình. Dân tộc Việt (không đồng nghĩa với Việt Nam hiện nay) là dân tộc gắn liền với trồng trọt nên Lịch lại càng là thứ cần thiết nhất. Có rất nhiều bằng chứng chứng mình rằng Lịch của dân tộc Việt có từ rất sớm: - Đời nhà Chu đã ghi nhận tộc Việt thường có ghi 1 loại Lịch trên mai rùa gọi là Quy Lịch. Có lẽ huyền thoại mai rùa để có Kinh Dịch cũng từ đây mà ra. - Trống đồng là một dạng ghi nhận của Lịch - Lịch Âm với người Trung Hoa gọi là Nông Lịch vậy người Trung Hoa xưa chưa có loại Lịch này, vì họ chuyên về săn bắn mà. Họ ngầm định Âm Lịch là Lịch của cư dân lúa nước tức cư dân Bách Việt. 2 - Âm Dương Lịch hiện đại (sử dụng ở các nước châu Á) là một kết quả lâu dài vào giao thoa của nhiều nền văn minh: - Lịch thời tiết, tiết khí chính là Lịch của cư dân trồng trọt - Lịch mặt trăng. - Lịch của Công giáo cải tiến. - Phương pháp tính lịch áp dụng cả kiến thức dân gian truyền miệng và kiến thức tính quỹ đạo hiện đại của Phương Tây. 3- Cho dù nói gì thì nói, người Trung Hoa là có công hiệu đính và hoàn thiện Âm Dương Lịch nhiều nhất, đặc biệt sau khi có sự giúp đỡ của một số giáo sĩ phương Tây, phương pháp tính Sóc của ngừoi Trung Hoa có tiến bộ đáng kể. Người Việt ta có Lịch từ lâu, cũng giống như các văn hiến khác, nhưng do hơn 1000 năm bị đồng hóa, nên chẳng có chứng cớ gì. 4- Nhà Lý đánh dấu thời kỳ phục hưng bằng nhiều thứ mang tính thoát ly hoàn toàn tư tưởng của Trung Hoa, bắt đầu quan tâm đến Lịch riêng của Ta. Tuy nhiên, mấu chốt của vấn đề là mốc thời gian lại vẫn dựa vào Lịch TQ. Duy chỉ có thời hiện tại, tháng 10 năm 1967, CP VN đã quyết định lấy múi giờ GTM + 7 thay vì GMT + 8 để tính lịch. Đây mới là sự thay đổi triệt để về gốc rễ của vấn đề. Và đó cũng là lý do để tết Mậu Thân quân ta có lợi thế 24h để tấn công, và cũng là nguyên nhân sau này có Lịch Ta và Lịch Tàu khác nhau. Bản chất, nguyên lý là một nhưng điểm quan sát khác nhau nên dẫn tới thời điểm Sóc khác nhau (tức là tháng thiếu đủ có thể khác nhau). Trong bài chuyên đề về Lịch pháp, em sẽ nêu đầy đủ về vấn đề này. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 7, 2008 1 - Mọi dân tộc từ thời sơ khai đều có lịch của mình H đồng ý với quan điểm của nncuong, chúng ta đừng vội phán xét và đưa ra kết luận không có chứng cứ cụ thể. đại loại như: Lịch âm là của người Việt và người Tàu không có hệ thống lịch ! Theo quan điểm khoa học thì chúng ta phải có đủ cơ sở, chứng cứ để chứng minh điều này đúng rồi mới đưa ra kết luận. thường nghe, người Tàu họ vẫn thường bảo họ có hệ thống lịch riêng của họ. người Việt cũng bảo có hệ thống lịch riêng của người Việt. Cả 2 người đều đúng, vì chúng ta không thể chứng minh được ai sai ! người Việt thường tự hào về dân tộc Việt ngàn năm văn hiến. người Tàu cũng vậy, họ rất tự hào về dân tộc của họ, truyền thống văn hoá nghìn năm ! Share this post Link to post Share on other sites