phoenix

Âm lịch và Dương lịch

30 bài viết trong chủ đề này

Trên diễn đàn TTVNOL.com có một bạn (madeinviet, votma) rất đam mê nghiên cứu về Lịch học. Bạn này mấy lần muốn cùng Phoenix tham luận về âm lịch và dương lịch. Song, bản thân Phoenix không dám cho mình là am hiểu về môn này để bàn luận cho thấu đáo. Vì vậy, Phoenix mởi topic này mời các cô, chú, anh chị có am hiểu cùng tham tham luận và trao đổi để Phoenix cũng như nhiều bạn được thêm phần hiểu biết.

Rất mong được sự đón nhận!

Dưới đây xin trích dẫn vài trao đổi liên quan để tiện đường theo dõi và luận bàn:

* Đây là chữ ký của bạn madeinviet

------------------------------------------------------------

Âm lịch để làm quái gì nhỉ?

Cách đây hơn 1 thế kỷ, người Nhật (một dân tộc đã từng chia sẻ với chúng ta rất nhiều giá trị văn hóa chung) đã quy đổi một cách "hồn nhiên" các ngày lễ hội dân gian và lễ nghi TÂM LINH từ Âm Lịch sang Dương Lịch.

- Tôi không có ý nói tôi hay bạn PHẢI LÀM điều đó.

- Tôi muốn nói điều đó CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC và ĐÃ LÀM ĐƯỢC mà không hề làm mất bản sắc dân tộc.

- Và tôi muốn bạn hiểu rằng điều đó CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC và ĐÃ LÀM ĐƯỢC mà không làm mất bản sắc dân tộc.

* Câu hỏi của Phoenix (chieu_quan)

Bạn ui, mình cũng không hiểu biết nhiều, bạn có thể mở tầm mắt cho mình chút không?

- Dương lịch có những điểm gì ưu thế nổi trội tuyệt đối hơn Âm lịch?

- Nếu chỉ có Dương lịch thì sự cân bằng ÂM - DƯƠNG nằm ở đâu?

- Bạn thử cho ý kiến xem mình có nên tin tưởng vào các thông tin thường thức trong link dưới đây được không? http://vietsciences.free.fr/timhieu/khoahoc/quadiacau/amlichduonglichnamnhuan2.htm

Thanks nhiều nhé!

* Phản hồi của Votma (madeinviet)

Bạn có bằng chứng gì để kết luận rằng trước khi tiếp xúc với văn minh Tây Phương, người Việt-Tàu gọi loại lịch truyền thống của mình là Âm lịch hoặc Âm Dương lịch không nhỉ?

Theo tôi (có nghĩa là nhận thức đến nay của tôi), người ta gọi là Âm lịch tức là khi thấy có Dương lịch (tức là lịch Tây) để phân biệt. Bản chất nó chỉ là dịch thoát nghĩa từ những từ trong ngôn ngữ Phương Tây có nghĩa là "Lịch mặt trăng" mà thôi. Còn trong quá khứ, trước khi tiếp xúc với Dương lịch thì người ta chỉ gọi nó đơn giản là "lịch".

Tên gọi Âm Dương lịch cũng vậy, nó chỉ để nhằm phân biệt với loại lịch "Thuần Âm" (Lịch Hồi giáo chẳng hạn) khi biết rằng trên thế giới này có loại lịch không đếm xỉa gì đến độ chính xác của chu kỳ trái đất xung quanh mặt trời.

Đó là về tên gọi. Còn về bản chất thì cái nào "âm" hơn cái nào?

Chẳng phải Dịch học Á Đông nói "Trong Âm có Dương, trong Dương có Âm sao?".

Thế chu kỳ một năm lấy gì để gọi đó là chu kỳ Dương? Nó là Chu kỳ mặt trời à? Thật không đấy?

Chẳng phải, nó là chu kỳ của "độ lệch trái đất trên mặt phẳng quỹ đạo của chính mình". Mặt trời chẳng có yếu tố gì ở đây cả, nó không chiếu mặt Đông thì nó chiếu mặt Tây, nó không chiếu mặt Bắc thì chiếu mặt Nam. Mà "Đất" theo quan điểm triết học Á Đông là yếu tố "Âm" chứ chẳng phải là Dương. Vì vậy cũng có thể nói chu kỳ của một năm dương lịch là chu kỳ của yếu tố Âm lắm chứ.

Nếu không thế, bây giờ bạn thử xét chu kỳ của sao Thái Tuế 12 năm một vòng xung quanh mặt trời. Đó là chu kỳ của Thái Tuế hay chu kỳ của Mặt trời?

------------------------------------------------------------

Đón Năm mới Dương lịch bằng phong tục Tết cổ truyền Việt Nam. Tại sao không?

- Tôi không có ý nói tôi hay bạn PHẢI LÀM điều đó.

- Tôi muốn nói điều đó CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC và ĐÃ LÀM ĐƯỢC mà không hề làm mất bản sắc dân tộc.

- Và tôi muốn bạn hiểu rằng điều đó CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC và ĐÃ LÀM ĐƯỢC mà không làm mất bản sắc dân tộc.

Mời các bạn cùng tham luận.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thực ra quan điểm Dương lịch hóa Âm lịch không có gì mới. Vấn đề này ngay hồi tôi còn trẻ ở Hanoi cũng nghe nói có người đã đặt ra. Cho đến ngày nay, tính phổ biến của Dương lịch trên toàn thế giới khiến cho người ta cảm giác rằng chỉ có Dương lịch là hợp lý với đời sống và mọi sinh hoạt của con người cũng như sự phát triển của nó. Bởi vậy, khi bên cạnh cái Dương Lịch quá ư hoàng tráng đó lại tồn tại một cái Âm lịch rườm rà, rắc rối khiến cho cuộc sống của các dân tộc Á Đông này thêm phần phức tạp. Đổi quách nó sang Dương lịch cho rồi. Có vẻ như vụ việc thật đơn giản và nói theo cách nói khôi hài hiện nay: "Cũng chẳng chết thằng Tấy nào". Bằng chứng họ đưa ra là người Nhật đã đổi rồi, nước Nhật vẫn phát triển và là một trong những siêu cường của thế giới.

Mới nghe thì có vẻ như hợp lý nhưng nếu chúng ta suy xét thật kỹ thì phải giật mình vì tính hồn nhiên đến mức thơ ngây của quan niệm này.

Trước khi đi vào phân tích vấn đề được đặt ra, tôi xin lấy một thực tế khá phổ biến hiện nay làm luận đề để phân tích vấn đề này. Hầu hết những người có kiến thức trung bình hiện nay đều sử dụng mày vi tính. Nếu bạn có ý định sắm một cái máy vi tính để làm công việc văn phòng như đánh máy văn bản, dàn trang sách, gửi email ... và trình độ sử dụng vi tính của bạn cũng chỉ đến đó thì có bao giờ bạn dòi hỏi mua một cái máy có công xuất lớn với các chức năng phần mềm hiện đại với giá trị hàng ngàn dola không? Chắc chắn là không. Bởi vì nhưng cái máy đó nằm ngoài khả năng sử dụng của bạn và các chức năng hiện đại đó là thừa với bạn. Tưy nhiên bạn sẽ thấy sự tồn tại của cái máy ấy là không thừa với đời sống xã hội, vì bạn nhận thấy được rằng có những nhu cầu xã hội cần đến nó và có những người tài ba và hiểu biết tất cả những chức năng của cái máy ấy sử dụng được nó. Sở dĩ bạn nhận thấy điều này vì bạn cùng sống chung một không gian và thời gian văn hóa của chiếc máy tính cực kỳ hiện đại và cái máy tính đơn giản phù hợp với công việc của bạn.

Tôi đưa hiện tượng này lên vì muốn chứng tỏ với các bạn một luận đề rằng:

Khả năng và nhu cầu đến đâu thì chúng ta sử dụng công cụ đến đó.

Bây giờ chúng ta quay lại vấn đề lịch pháp.

Khi nền văn minh của nhân loại bắt đầu phát triển và chưa có sự giao lưu thì hầu như mỗi nền văn minh đều có một qui ước về lịch pháp cho mình. Có nơi dùng lịch bằng cách tính chu kỳ mặt trăng (Tôi tránh dùng danh từ Âm lịch, Dương lịch để khỏi sa đà vào tranh cãi về danh từ), có nơi dùng lịch mặt trời. Khi nền văn minh phương Tấy phát triển và lan tỏa thì qui ước thời gian theo lịch mặt trời của phương Tây cũng trở thành một qui ước chuẩn mực của toàn thế giới và nó pủ hợp với sinh hoạt xã hội hiện đại. Chúng ta thấy lịch Tây phương hiện nay thuận lợi chính vì wsự phù hợp của nó với cuộc sống hiện tại cảu chúng ta. Nhưng nếu xét kỹ thì chúng ta thấy rằng: Lịch Tây phuơng đang dùng phổ biến hiện nay chỉ là sự qui ước thời gian chuyền động cơ học thuần túy trong tương quan Trái Đất và mặt trời. Nhưng ngược lại, lịch Đông phương cổ có nguồn gốc từ xa xưa - nếu xét theo nội dung văn bản cổ nhất là cuốn "Hoàng Đế nội kinh tố vấn" thì cách đây hơn 6000 năm lịch Đông phương cổ đã được ứng dụng. Đây là loại lịch xét sự tương tác rất phức tạp của tương quan giữa mặt trời, mặt trăng và các tinh tú chung quanh bầu trời Thái Dương hệ. Về chi tiết thì từng giờ trong loại lịch này cũng được xem xét tính tương tác của nó với môi trường qua Thiên Can, Địa chi và vận khí trong ngày và cả trong giờ. Xét về quy mô vũ trụ thì tính tới chu kỳ 25. 920 năm.

Thời Thương cổ với quan niệm của các sử gia hiện đại chỉ là "Thời đại đồ đá với bầy người nguyên thủy, chuyên săn bắt và sống bầy đàn" thì tại sao người ta lại cần đến một loại lịch phức hợp và rắc rối như vậy? Tại sao người ta không quan sát đơn giàn như nền văn minh hiện đại lấy chu kỳ 365 ngày của Trái Đất quay quanh mặt trời như nền văn minh hiện đại? Tất cả mọi sinh hoạt xã hội của người phương Đông đều tuân theo qui ước thời gian của loại lịch này và lưu truyền tới bây giờ. Khi nền văn minh Tấy phương được phổ biến và mọi sinh hoạt đời sống xã hội đều Tấy phương hóa thì sự phức tạp của lịch phương Đông có vẻ như thừa và không cần thiết.

Quay trở lại với người mua chiếc máy vi tính thì một cái máy vi tính hiện đại cũng là thừa nếu người đó không sử dụng hết chức năng của máy và cũng không biết sử dụng. Bạn có thể quăng và không cần sử dụng những thiết bị thừa hoặc vì bạn không biết sử dụng mà nó trở thành vật phế thải. Nhưng vì bạn đang sống trong cùng một không thời gian văn hóa, nên bạn biết được sự hiện đại của cái mà bạn không sử dụng nhưng bạn vẫn thừa nhận tính hiện đại của nó. Nhưng giữa lịch phương Đông và lịch phương Tấy hiện nay thì chúng lại xuất hiện ở không thời gian văn hóa khác nhau. Bạn không sống trong không thời gian văn hóa của nền văn minh đã tạo ra loại lịch phương Đông. Nên vì vậy người ta có thể thấy lịch Phương Đông là thừa vì sự phức tạp của nó khi nó phải tính tới sự vẫn động có qui luật của không chỉ mặt trời mà còn là mặt trăng và hầu hết các vì tính tú trong và ngoài Thái Dương hệ.

Đây chính lại là một bằng chứng nữa xác định rằng:

Đã có một nền văn minh rất cao cấp tồn tại trên Địa cầu này và nó có nhu cầu sử dụng một loại lịch với những tương quan phức hợp như vậy trong vũ trụ tương tác với Địa cầu.

Bạn thích đổi tất cả những ngày lễ Tết Âm lịch ra Dương lịch cho nó đơn giản thì tùy. Nhưng đừng làm Âm lịch biến mất khỏi kho tàng tri thức nhân loại. Nếu không, khi nền văn minh nhân loại phát trển đến mức cần một sự quan sát không thời gian phức hợp lại không có mà dùng. Hay phải làm lại từ đầu với dăm cái giải nobel về phát minh sáng chế ra một loại lịch tương tự hoắc kém phẩm chất hơn thì cũng mất công.

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đệ tử cũng xin phép phân tích thêm một chút hay nói đúng hơn là lấy một ví dụ khác để minh họa thêm cho ví dụ của Sư phụ.

Đầu tiên là một ví dụ về tư tưởng giải quyết bài toán trong khoa học công nghệ giữa Mỹ và Châu Âu, thường thì ở Mỹ khi tìm một giải pháp kĩ thuật người ta thường chỉ cần tìm ra lời giải là được trong khi đó ở Châu Âu thì thường lại nghĩ xem làm sao có được một phương pháp tối ưu nhất.

Thêm nữa là một ví dụ khác, hiện tượng này chắc không xa lạ gì với mọi người đó là các thiết bị điện tử mang từ nước ngoài về Việt Nam dùng thì sau một thời gian rất dễ bị hỏng do môi trường quá ẩm. Ta thấy rằng khi họ thiết kế sản phẩm đó cho nước họ dùng thì không cần phải tính đến phòng những ảnh hưởng của môi trường độ ẩm cao.

Từ đó ta có một cái nhìn về quá khứ và đưa ra một giả thiết rằng do có phải môi trường sống có quá lắm nhiều vấn đề xảy ra nên những người ở phương Đông bắt buộc phải dùng sự vận động và tương tác của nhiều hành tinh để tính cho mình một loại lịch chi tiết hơn.

Có rất nhiều hình ảnh trong cuộc sống gợi cho chúng ta một cái nhìn về vấn đề này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tại sao không hiển thị tên nick nhỉ? Em là madeinviet đây ạ.

Thứ nhất là em cảm ơn bác chieu_quan đã post quan điểm của em lên đây nhé!

Sau đó em xin phép đưa link các bài viết mà em đã tổng hợp theo cách hiểu của em về quá trình phát triển của lịch (mà chủ yếu là Âm-dương lịch Á Đông – Trung Quốc).

http://www10.ttvnol.com/forum/thienvanhoc/969246/trang-6.ttvn

Sau đó em phát biểu ý kiến như sau:

1. Câu nói về việc “xem tuổi theo Dương lịch” mà em nói với bác chieu_quan chỉ là nói đùa trêu bác ấy một tí. Mặc dù về mặt thực tế, có một số cách tính “ngày lành tháng tốt” hoàn toàn có thể tính rất đơn giản bằng Dương lịch (Nhị thập bát tú, Trực tinh, Kỳ môn độn giáp…) kết quả không khác với tra bảng theo Âm lịch.

2. Em nhận thấy các bác chưa hiểu hết ý em. Các bác không phản biện lại ý của em mà chỉ thuyết phục về việc tiếp tục dùng Âm lịch.

3. Em sẽ trình bày lý do tại sao chỉ nên dùng Dương lịch. Hoặc có dùng Âm lịch (chu kỳ mặt trăng) thì dùng theo CÁCH như thế nào.

4. Sau đó em sẽ phản biện ý kiến trên của các bác (nếu có quan điểm khác với ý kiến của em).

Chúc các bác khoẻ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sau đó em phát biểu ý kiến như sau:

1. Câu nói về việc “xem tuổi theo Dương lịch” mà em nói với bác chieu_quan chỉ là nói đùa trêu bác ấy một tí. Mặc dù về mặt thực tế, có một số cách tính “ngày lành tháng tốt” hoàn toàn có thể tính rất đơn giản bằng Dương lịch (Nhị thập bát tú, Trực tinh, Kỳ môn độn giáp…) kết quả không khác với tra bảng theo Âm lịch.

2. Em nhận thấy các bác chưa hiểu hết ý em. Các bác không phản biện lại ý của em mà chỉ thuyết phục về việc tiếp tục dùng Âm lịch.

3. Em sẽ trình bày lý do tại sao chỉ nên dùng Dương lịch. Hoặc có dùng Âm lịch (chu kỳ mặt trăng) thì dùng theo CÁCH như thế nào.

4. Sau đó em sẽ phản biện ý kiến trên của các bác (nếu có quan điểm khác với ý kiến của em).

Chúc các bác khoẻ.

Hoan nghênh bạn đến với Topic thảo luận. See U!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Em bắt đầu trình bày ý kiến của mình:

1. Điều thứ nhất em khẳng định rằng mục tiêu đầu tiên của em là tranh luận cho sự phù hợp của việc sử dụng Tết Dương lịch làm ngày Tết quốc gia và dân tộc thay cho Tết Âm lịch.

http://hoangsa.org/diendan/viewtopic.php?f=30&t=1539&start=0

2. Nước Việt Nam là một nước đa sắc tộc (hoặc như cách gọi hiện nay là “dân tộc”). Trong đó có nhiều sắc tộc sử dụng lịch pháp của riêng mình, sơ khai (như các dân tộc Tây Nguyên) hoặc hoàn chỉnh (Người Chăm hoặc người Khmer).Việc quy định ngày lễ lớn nhất của dân tộc với số lượng ngày nghỉ lễ nhiều nhất là một ngày theo quy định của lịch cổ truyền người Kinh và người Hoa là không công bằng.

3. Có thể các bác cho rằng Nhà nước vẫn khuyến khích các lễ hội dân gian của dân tộc thiểu số. Em xin phản bác rằng việc khuyến khích đó chỉ phù hợp cho những người thiểu số làm nông nghiệp hoặc ngành nghề tự do. Còn việc một người dân tộc thiểu số nếu đi làm công hoặc tư sở (theo quy định của điều 73 Luật Lao động) thì việc nghỉ để đón ngày lễ lớn nhất của dân tộc họ chẳng khác gì trốn việc để đi cúng chùa Rằm tháng 7 của người Kinh. Các bác có nhận thấy việc khác nhau giữa ngày lễ lớn của người Kinh và người dân tộc thiểu số không?

3. Em chỉ vận động việc Nhà nước NÊN quy định việc nghỉ lễ theo Dương lịch cho công chức và người làm công. Còn việc các doanh nghiệp cho phép người lao động của mình nghỉ thêm các ngày lễ dân tộc là tuỳ thuộc vào Quy chế của từng doanh nghiệp. Chẳng hạn một anh dân tộc Bahnar thành lập một công ty cà-phê có thể cho nhân viên họ nghỉ nhiều ngày trong ngày lễ đâm trâu (nếu đa số nhân viên, công nhân của anh ta là người thiểu số Tây nguyên), đó là tuỳ anh ta thích và thoả thuận với nhân viên. Người làm nông nghiệp hoặc buôn bán tự do có thể đón lễ và cúng bái ngày nào tuỳ anh ta thích.

4. Ban Lịch Nhà nước chỉ soạn thảo Lịch theo Dương lịch có ghi chú đầy đủ các ngày Sóc, Vọng, tiết khí, những gợi ý về hoạt động Nông-Lâm-Ngư. Phần chu kỳ mặt trăng có thể theo gợi ý này.

http://www.timeanddate.com/calendar/index.html?year=2008&country=1

http://www.lechatgourmet.com/calendar/

Nhà nước không tính toán và không đưa Chính Sóc, Tháng Nhuận vào hệ thống lịch của mình.

5. Việc tư nhân sản xuất và xuất bản lịch âm hoặc lịch truyền thống của từng dân tộc (Việt, Hoa, Khmer, Chàm…) với việc ghi lịch chú ngày tốt xấu, quy ước lễ hội dân gian, tôn giáo của từng dân tộc, cộng đồng là việc của tư nhân. Nhà nước không can thiệp nếu những quy ước đó không trái với pháp luật. Đối với người Kinh, người Hoa và một vài dân tộc phía Bắc có sự tương đồng về văn hóa, Nhà nước không nên quy định gì về việc lập và xuất bản lịch Âm. Họ hoàn toàn có thể xuất bản lịch Âm dựa theo lịch pháp Thời Hiến hoặc bất cứ lịch pháp nào khác, các thời điểm giao hội, tiết khí hoàn toàn có thể tự quy ước theo múi giờ tự quy định mà không bắt buộc phải phù hợp với lịch của Nhà nước. Các tổ chức nghiên cứu khoa học truyền thống (như hội Y học cổ truyền) có thể dùng bất cứ loại Âm lịch nào mà họ thấy phù hợp nếu việc dùng Âm lịch là bắt buộc.

6. Nhà nước nên gợi ý tổ chức các lễ hội truyền thống, dân gian tại địa phương theo quy ước của ngày Dương lịch cho dễ nhớ. Ở link trên hoangsa.org em có một vài gợi ý mà em cho là thú vị. Việc vận dụng Dương lịch cho các lễ hội dân gian không có tính bắt buộc mà tuỳ thuộc vào sự thoả thuận của từng cộng đồng.

7. Mặc dù không can thiệp, nhưng nhà nước cần vận động và gợi ý người dân và các cộng đồng sắc tộc, tín ngưỡng, tôn giáo quy đổi thời gian tổ chức các lễ hội truyền thống của mình vào các chùm lễ hội theo Dương lịch để dễ nhớ và tổ chức đông bộ trong cả nước.

8. Bản thân em tuy quan điểm rằng cần quy đổi ngày lễ hội truyền thống sang Dương lịch. Tuy nhiên, là một người của cộng đồng, em luôn luôn phải sống phù hợp với những quy ước hiện có của cộng đồng. Vì vậy, các bác đừng có chế nhạo em rằng “đi làm ngày Tết Ta đi rồi nghỉ vào Tết Tây”… Đó là vi phạm Luật Lao động hiện hành đấy nhé.

9. Quan điểm của em về Âm lịch hiện đại:

- Nó là loại lịch được tính toán bởi một người phương Tây tên là Adam Schall (một giáo sỹ Dòng Tên).

- Loại lịch này được phát triển vào thời nhà Thanh, khi toán học và thiên văn học Trung Quốc đã suy đồi.

- Quy ước về tiết khí (từ đó để tính năm nhuận tháng nhuần) không giống với quy ước về tiết khí của Âm lịch truyền thống Á Đông trước đó.

- Loại lịch này chỉ dựa theo vận động biểu kiến của Mặt trời và Mặt trăng trên thiên cầu. Nó có độ lệch rất lớn so với lịch truyền thống và các chòm sao và Thiên Can, Địa Chi để tính các quy ước truyền thống về Tử vi, Ngũ hành, Bát quái.

- Các giá trị về Thiên Can, Địa Chi, Ngũ Hành, Bát Quái, Tử vi… ban đầu là những quy ước về mặt thiên văn và toán học. Ngày nay, nó chỉ còn mang tính chất quy ước về văn hóa. Vì vậy, không nên qúa gò ép về văn hóa. Chẳng hạn như em đã nói về chu kỳ sao Thái Tuế 11,8 năm. Chỉ cần khoảng 100 năm thì sao này đã đi chệch ra khỏi các cung quy ước theo Địa Chi. Vì vậy, nếu người Nhật có quy ước rằng năm Mậu Tý là những ngày từ 1/1/2008 đến ngày 31/12/2008 cũng là việc rất bình thường. Đó chỉ là giá trị văn hóa, không phải giá trị thiên văn.

10. Một số bác hâm mộ nền văn hóa Trung Quốc, em cũng thế. NHƯNG. Em ngờ rằng không biết các bác có nghiên cứu kỹ về bản chất hay không. Em cũng không biết gì nhiều. Nhưng đại khái em có câu chuyện về Dogon. Các bác có biết tộc người này ở Châu Phi không. Họ còn thậm chí biết cả chu kỳ của Sao Thiên Lang (một ngôi sao mà bằng mắt thường không ai nhìn thấy). Họ còn biết nhiều đặc tính của nó như là sao đôi, nhỏ và tỷ trọng rất lớn. Họ đã làm người da trắng ngạc nhiên vì những kiến thức vĩ đại này. Thậm chí họ còn có thể giải thích được vũ trụ đã ra đời từ hư vô như thế nào nữa cơ. Nhưng tại sao họ lại vẫn cứ là một dân tộc nghèo khổ và bán khai?

11. Cuối cùng, em không quan trọng lắm việc Lịch Dương chính xác hơn lịch Âm. Lịch Dương cũng có độ không chính xác của nó. Việc CHỈ sử dụng lịch Dương là vì mục đích Kinh tế - Xã hội em đã trình bày trong những topic có link ở trên. Nhưng (có một số người) cho rằng Lịch Âm là chính xác cho mùa vụ nông nghiệp hơn lịch Âm là không đúng. Hoặc giả cho rằng lịch Âm tính theo múi giờ 7 thì chính xác về mùa vụ hơn lịch Âm tính theo múi giờ 8. Tất cả đều là lập luận không có cơ sở.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thấy anh jimsy gọi bác bằng sư phụ nên bác cho em gọi bác bằng thầy nhé!

Thực ra quan điểm Dương lịch hóa Âm lịch không có gì mới. Vấn đề này ngay hồi tôi còn trẻ ở Hanoi cũng nghe nói có người đã đặt ra. Cho đến ngày nay, tính phổ biến của Dương lịch trên toàn thế giới khiến cho người ta cảm giác rằng chỉ có Dương lịch là hợp lý với đời sống và mọi sinh hoạt của con người cũng như sự phát triển của nó. Bởi vậy, khi bên cạnh cái Dương Lịch quá ư hoàng tráng đó lại tồn tại một cái Âm lịch rườm rà, rắc rối khiến cho cuộc sống của các dân tộc Á Đông này thêm phần phức tạp. Đổi quách nó sang Dương lịch cho rồi. Có vẻ như vụ việc thật đơn giản và nói theo cách nói khôi hài hiện nay: "Cũng chẳng chết thằng Tấy nào". Bằng chứng họ đưa ra là người Nhật đã đổi rồi, nước Nhật vẫn phát triển và là một trong những siêu cường của thế giới.

Em cũng nghĩ thế. Nhưng không đến mức hồn nhiên và ngây thơ như thầy nhận định.

Mới nghe thì có vẻ như hợp lý nhưng nếu chúng ta suy xét thật kỹ thì phải giật mình vì tính hồn nhiên đến mức thơ ngây của quan niệm này.

Vậy bây giờ đánh giá của thầy đối với quan niệm của em như đã post ở trên là như thế nào:

1. Vẫn là hồn nhiên đến mức thơ ngây? Dẫn chứng và lập luận?

2. Đó là bình thường và hợp lý? Dẫn chứng và lập luận?

3. Nhận định khác? Dẫn chứng và lập luận?

Trước khi đi vào phân tích vấn đề được đặt ra, tôi xin lấy một thực tế khá phổ biến hiện nay làm luận đề để phân tích vấn đề này. Hầu hết những người có kiến thức trung bình hiện nay đều sử dụng mày vi tính. Nếu bạn có ý định sắm một cái máy vi tính để làm công việc văn phòng như đánh máy văn bản, dàn trang sách, gửi email ... và trình độ sử dụng vi tính của bạn cũng chỉ đến đó thì có bao giờ bạn dòi hỏi mua một cái máy có công suất lớn với các chức năng phần mềm hiện đại với giá trị hàng ngàn dola không? Chắc chắn là không. Bởi vì nhưng cái máy đó nằm ngoài khả năng sử dụng của bạn và các chức năng hiện đại đó là thừa với bạn. Tự nhiên bạn sẽ thấy sự tồn tại của cái máy ấy là không thừa với đời sống xã hội, vì bạn nhận thấy được rằng có những nhu cầu xã hội cần đến nó và có những người tài ba và hiểu biết tất cả những chức năng của cái máy ấy sử dụng được nó. Sở dĩ bạn nhận thấy điều này vì bạn cùng sống chung một không gian và thời gian văn hóa của chiếc máy tính cực kỳ hiện đại và cái máy tính đơn giản phù hợp với công việc của bạn.

Vậy ý thầy muốn so sánh Dương lịch với một cỗ máy bình thường, Âm-dương lịch với cỗ máy đầy đủ tính năng hiện đại. Đúng vậy? Không đúng.

Nếu không đúng: Phiền thầy giải thích rõ thêm

Nếu đúng:

Phiền thầy cho biết thêm: Ý thầy có phải là muốn nói đến việc vận dụng Âm-dương lịch trong các môn có vận dụng lý học phương Đông (Y lý, võ lý, Tử vi, xem ngày lành tháng tốt). Đúng vậy? Không đúng?

Nếu không đúng: Phiền thầy giải thích thêm.

Nếu đúng:

Để làm rõ và thuyết phục em tin tưởng rằng BỘ MÁY ĐẦY ĐỦ TÍNH NĂNG ấy phù hợp với các ỨNG DỤNG mà nó phải đảm nhận, phiền thầy cho biết nhận định của em đối với Âm-dương lịch hiện đại (ý số 9 của bài trên) có chính xác hay không? Cụ thể:

- Em nhận định rằng về mặt tiết khí (một yếu tố để cấu quan trọng để lập nên lịch) Âm-dương lịch hiện tại không đúng với tiết khí trong suốt quá trình hình thành và phát triển lịch pháp. Điều này có đúng không?

+ Nếu đúng: Phiền thầy cho biết trong quá trình đổi như thế, các bộ môn lý học đã có điều chỉnh như thế nào cho phù hợp với quy định về tiết khí mới không giống với lịch cũ.

+ Nếu không đúng: Phiền thầy cho dẫn chứng phản bác rằng điều này không đúng.

+ Ý khác: Nếu thầy cho rằng tiết khí không quan trọng đối với lý học hoặc có ý kiến gì khác. Phiền thầy phân tích và chứng minh cho em hiểu.

- Em nhận định rằng về mặt Can-Chi (Can-Chi ngày, Can-Chi tháng, Can-Chi năm) của lịch hiện đại không giống với Can-Chi của lịch cổ. Điều này có đúng không?

+ Nếu đúng: Phiền thầy cho biết trong quá trình đổi như thế, các bộ môn lý học đã có điều chỉnh như thế nào cho phù hợp với loại lịch mới không giống với lịch cũ.

+ Nếu không đúng: Phiền thầy cho dẫn chứng rằng không có sự khác biệt giữa Can-Chi so với vị trí của tinh tú trong thời điểm lập nên dương lịch cổ và thời điểm lập Âm-dương lịch hiện đại.

+ Ý kiến khác: Nếu thầy cho rằng Can-Chi của ngày/tháng/năm không quan trọng đối với lý học hoặc có ý kiến gì khác. Phiền thầy phân tích và chứng minh cho em hiểu.

- Em nhận thấy rằng Adam Schall, tác giả chính của lịch pháp Âm-dương lịch hiện đại là một người Phương Tây và là một nhà truyền giáo.

+ Nhân vật này có đầy đủ kiến thức về lý học Á Đông không? Nếu có, ông ta có THIỆN CHÍ muốn bảo tồn những giá trị về lý học SAO CHO PHÙ HỢP VỚI THIÊN VĂN trong bộ lịch của ông ta không?

+ Trong thời điểm làm lịch, nếu để bảo tồn cho bộ máy này vận hành phù hợp với ứng dụng yêu cầu (lý học), có lẽ phải có các nhà lý học Trung Quốc hợp tác với Adam Schall. Các nhà lý học này có đủ trình độ về thiên văn không? Nếu có: Phiền thầy cho biết tên, tuổi và giải thích tại sao triều đình Trung Quốc lại phải nhờ nhà thiên văn người Châu Âu cho công việc này. Nếu không: Phiền thầy cho biết các nhà lý học ấy phải làm gì để kiểm soát rằng bộ lịch này làm ra có thể đảm bảo có thể vận hành tốt cho ứng dụng lý học.

Tôi đưa hiện tượng này lên vì muốn chứng tỏ với các bạn một luận đề rằng:

Khả năng và nhu cầu đến đâu thì chúng ta sử dụng công cụ đến đó.

Cái này đồng ý với thầy.

Bây giờ chúng ta quay lại vấn đề lịch pháp.

Khi nền văn minh của nhân loại bắt đầu phát triển và chưa có sự giao lưu thì hầu như mỗi nền văn minh đều có một qui ước về lịch pháp cho mình. Có nơi dùng lịch bằng cách tính chu kỳ mặt trăng (Tôi tránh dùng danh từ Âm lịch, Dương lịch để khỏi sa đà vào tranh cãi về danh từ), có nơi dùng lịch mặt trời. Khi nền văn minh phương Tấy phát triển và lan tỏa thì qui ước thời gian theo lịch mặt trời của phương Tây cũng trở thành một qui ước chuẩn mực của toàn thế giới và nó pủ hợp với sinh hoạt xã hội hiện đại. Chúng ta thấy lịch Tây phương hiện nay thuận lợi chính vì sự phù hợp của nó với cuộc sống hiện tại cảu chúng ta. Nhưng nếu xét kỹ thì chúng ta thấy rằng: Lịch Tây phuơng đang dùng phổ biến hiện nay chỉ là sự qui ước thời gian chuyền động cơ học thuần túy trong tương quan Trái Đất và mặt trời. Nhưng ngược lại, lịch Đông phương cổ có nguồn gốc từ xa xưa - nếu xét theo nội dung văn bản cổ nhất là cuốn "Hoàng Đế nội kinh tố vấn" thì cách đây hơn 6000 năm lịch Đông phương cổ đã được ứng dụng. Đây là loại lịch xét sự tương tác rất phức tạp của tương quan giữa mặt trời, mặt trăng và các tinh tú chung quanh bầu trời Thái Dương hệ. Về chi tiết thì từng giờ trong loại lịch này cũng được xem xét tính tương tác của nó với môi trường qua Thiên Can, Địa chi và vận khí trong ngày và cả trong giờ. Xét về quy mô vũ trụ thì tính tới chu kỳ 25. 920 năm.

Em cho rằng chu kỳ 25,920 năm trên là thầy đang đề cập đến chu kỳ Platon (hay còn gọi là Great Year) là chu kỳ đảo cực của trái đất do hiện tượng Tuế Sai hay còn gọi là Tiến Động. Về mặt lịch pháp nó là chu kỳ của bầu trời sao. Nhận định ở trên của em có đúng không?

Nếu sai: Phiền thầy giải thích chu kỳ đó là chu kỳ gì?

Nếu đúng:

Ở đoạn trên em có đưa link của bài viết về lịch sử phát triển Âm-dương lịch Trung Quốc. Theo đó, đúng là người Trung Quốc biết đến chu kỳ Tuế Sai rất sớm. Tuy nhiên không sớm đến 6000 năm như thầy nói mà chỉ mới biết đến và đưa vào tính lịch từ thời Nam Bắc Triều:

http://www.thienvanvietnam.org/ThienvanhocPD/TVHPD_MotSoNhaThienVAn.htm

Thầy có dẫn chứng nào cho biết rằng thời Hoàng Đế đã sử dụng chu kỳ này cho lịch pháp của ông. Xin vui lòng cho nội dung cụ thể văn bản nào hoặc di chỉ nào nói lên điều đó.

Theo nhận định trong bài viết của em, lịch Trung Quốc đã đổi rất nhiều lần cho phù hợp với chu kỳ của mặt trời. Vậy em nói lịch Trung Quốc cũng là quy ước thời gian cơ học thuần tuý như nhận định của thầy về lịch Tây thì có gì là sai không? Tại sao?

Thời Thương cổ với quan niệm của các sử gia hiện đại chỉ là "Thời đại đồ đá với bầy người nguyên thủy, chuyên săn bắt và sống bầy đàn" thì tại sao người ta lại cần đến một loại lịch phức hợp và rắc rối như vậy? Tại sao người ta không quan sát đơn giàn như nền văn minh hiện đại lấy chu kỳ 365 ngày của Trái Đất quay quanh mặt trời như nền văn minh hiện đại? Tất cả mọi sinh hoạt xã hội của người phương Đông đều tuân theo qui ước thời gian của loại lịch này và lưu truyền tới bây giờ. Khi nền văn minh Tấy phương được phổ biến và mọi sinh hoạt đời sống xã hội đều Tấy phương hóa thì sự phức tạp của lịch phương Đông có vẻ như thừa và không cần thiết.

Theo nhận định của em. Thời thượng cổ người ta tính lịch theo mặt trăng, và mặt trăng không phù hợp với mùa vụ nên người ta phải đưa chu trình mặt trời vào phép tính của mình. Không riêng gì người Trung Quốc, tất cả các nền văn minh cổ đều có nhận định chung rằng có sự phù hợp giữa chu kỳ bầu trời sao và chu kỳ mặt trời. Vì vậy ban đầu họ dùng chu kỳ bầu trời sao thay cho chu kỳ mặt trời. Sau đó, khi thiên văn và toán học phát triển, họ mới nhận ra rằng hai chu kỳ này không hẳn là phù hợp hoàn toàn với nhau, nên họ mới điều chỉnh lại cho phù hợp với chu kỳ mặt trời.

Còn lịch Tây hiện nay dùng chu kỳ mặt trời cho sinh hoạt riêng. Còn chu kỳ sao (lịch thiên văn) dùng để cho nghiên cứu khoa học và vũ trụ học. Hai cỗ máy này hoạt động riêng, người Trung Quốc hiện nay muốn phóng tên lửa vào vũ trụ cũng dùng lịch thiên văn của phương Tây (mà các nhà khoa học thời cổ Trung Quốc cũng có công đóng góp) chứ không dùng Âm-dương lịch.

Quay trở lại với người mua chiếc máy vi tính thì một cái máy vi tính hiện đại cũng là thừa nếu người đó không sử dụng hết chức năng của máy và cũng không biết sử dụng. Bạn có thể quăng và không cần sử dụng những thiết bị thừa hoặc vì bạn không biết sử dụng mà nó trở thành vật phế thải. Nhưng vì bạn đang sống trong cùng một không thời gian văn hóa, nên bạn biết được sự hiện đại của cái mà bạn không sử dụng nhưng bạn vẫn thừa nhận tính hiện đại của nó. Nhưng giữa lịch phương Đông và lịch phương Tấy hiện nay thì chúng lại xuất hiện ở không thời gian văn hóa khác nhau. Bạn không sống trong không thời gian văn hóa của nền văn minh đã tạo ra loại lịch phương Đông. Nên vì vậy người ta có thể thấy lịch Phương Đông là thừa vì sự phức tạp của nó khi nó phải tính tới sự vẫn động có qui luật của không chỉ mặt trời mà còn là mặt trăng và hầu hết các vì tính tú trong và ngoài Thái Dương hệ.

Đây chính lại là một bằng chứng nữa xác định rằng:

Đã có một nền văn minh rất cao cấp tồn tại trên Địa cầu này và nó có nhu cầu sử dụng một loại lịch với những tương quan phức hợp như vậy trong vũ trụ tương tác với Địa cầu.

Thầy nhận định thế nào về đoạn em viết về người Dogon ở Châu Phi. Thầy có cảm thấy thán phục trình độ của họ không? Thầy có cảm thấy rằng họ THỰC SỰ BIẾT những gì người ta cho rằng họ BIẾT không?Thầy có cám cảnh nghèo khó và kém phát triển của họ không? Những kiến thức cao siêu mà họ có có phục vụ đuợc gì cho họ không?

Nếu thầy đồng ý với em về lịch sử phát triển của lịch pháp của Trung Quốc, thầy có cho rằng những kiến thức về lịch pháp của người Trung Quốc có xứng đáng so sánh với người Dogon không? Nếu có thì thời kỳ nào? Hoàng Đế, Nhà Hán, Thời Đường, Thời Thanh với Âm-dương lịch hiện đại? Tại sao?

Bạn thích đổi tất cả những ngày lễ Tết Âm lịch ra Dương lịch cho nó đơn giản thì tùy. Nhưng đừng làm Âm lịch biến mất khỏi kho tàng tri thức nhân loại. Nếu không, khi nền văn minh nhân loại phát trển đến mức cần một sự quan sát không thời gian phức hợp lại không có mà dùng. Hay phải làm lại từ đầu với dăm cái giải nobel về phát minh sáng chế ra một loại lịch tương tự hoắc kém phẩm chất hơn thì cũng mất công.

Như trên đã chứng minh, theo quan điểm của em hiện tại Âm-dương lịch Trung Quốc không phù hợp với Lý học. TUY NHIÊN, em không có ý muốn loại bỏ khỏi kho tàng tri thức nhân loại. Mà chỉ đề xuất việc nhà nước thay đổi một số chính sách cho phù hợp với sinh hoạt của một cộng đồng đa sắc tộc và phù hợp với sinh hoạt văn minh. Bên cạnh đó em cũng muốn nhà nước tuyên truyền việc sử dụng Dương lịch trong cách hoạt động văn hoá truyền thống và tâm linh như người Nhật đã làm. Rõ ràng người Nhật vẫn có đời sống văn hóa truyền thống và tâm linh cũng chẳng kém gì người Việt nhé.

Vả lại, nếu nhà nước Việt Nam có thay đổi chính sách thì chỉ tác động đến Việt Nam thôi chứ không ảnh hưởng đến kho tàng văn minh nhân loại như thầy nói. Vì với cộng đồng đông đảo người Trung Quốc thì thầy không phải lo cho việc bảo lưu kho tàng quý báu này (Nếu nó THỰC SỰ là quý báu).

Vài lời trao đổi với mong mỏi học hỏi từ thầy. Em rất mong thầy hoan hỉ giải thích.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đệ tử cũng xin phép phân tích thêm một chút hay nói đúng hơn là lấy một ví dụ khác để minh họa thêm cho ví dụ của Sư phụ.

Đầu tiên là một ví dụ về tư tưởng giải quyết bài toán trong khoa học công nghệ giữa Mỹ và Châu Âu, thường thì ở Mỹ khi tìm một giải pháp kĩ thuật người ta thường chỉ cần tìm ra lời giải là được trong khi đó ở Châu Âu thì thường lại nghĩ xem làm sao có được một phương pháp tối ưu nhất.

Thêm nữa là một ví dụ khác, hiện tượng này chắc không xa lạ gì với mọi người đó là các thiết bị điện tử mang từ nước ngoài về Việt Nam dùng thì sau một thời gian rất dễ bị hỏng do môi trường quá ẩm. Ta thấy rằng khi họ thiết kế sản phẩm đó cho nước họ dùng thì không cần phải tính đến phòng những ảnh hưởng của môi trường độ ẩm cao.

Từ đó ta có một cái nhìn về quá khứ và đưa ra một giả thiết rằng do có phải môi trường sống có quá lắm nhiều vấn đề xảy ra nên những người ở phương Đông bắt buộc phải dùng sự vận động và tương tác của nhiều hành tinh để tính cho mình một loại lịch chi tiết hơn.

Có rất nhiều hình ảnh trong cuộc sống gợi cho chúng ta một cái nhìn về vấn đề này.

Vâng! Điều anh nói là đúng hoàn toàn. Chúng ta ăn chủ yếu là cơm vì nó phù hợp với điều kiện tự nhiên và văn hóa của ta. Những cây lương thực của Châu Âu không thể trồng ở Việt Nam.

Nhưng bây giờ xin anh vui lòng cho biết ngoài những ứng dụng về lý số trên, những điều kiện nào ở Việt Nam hoặc người Việt Nam hiện nay trong việc áp dụng Âm-dương lịch được anh ví von với điều kiện ẩm mốc ở trên.

Việc anh cho ví dụ này là cần thiết. Vì chưa chắc gì những cái người xưa làm đã là phù hợp với điều kiện tự nhiên và là những giải pháp tối ưu.

Hai ví dụ ngược chiều để anh tham khảo:

- Chúng ta ăn cơm là phù hợp hơn ăn lúa mì

- Việc búi tóc dài (như các cụ ngày xưa) và để tóc ngắn (như chúng ta hiện nay). Phải chăng là búi tóc phù hợp hơn cắt ngắn?

Share this post


Link to post
Share on other sites

- Việc búi tóc dài (như các cụ ngày xưa) và để tóc ngắn (như chúng ta hiện nay). Phải chăng là búi tóc phù hợp hơn cắt ngắn?

Chỗ này ý của tôi muốn hỏi rằng "Phải chăng búi tóc của người ngày xưa phù hợp với khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam hơn là cách cắt tóc ngắn của người Phương Tây?"

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chỗ này ý của tôi muốn hỏi rằng "Phải chăng búi tóc của người ngày xưa phù hợp với khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam hơn là cách cắt tóc ngắn của người Phương Tây?"

Bạn có thể cho biết người Việt búi tóc từ khi nào không? Và tại sao/ai đề xướng?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bạn có thể cho biết người Việt búi tóc từ khi nào không? Và tại sao/ai đề xướng?

1. Em cho rằng bác đã biết điều này. Đó chính là chính sách đồng hóa của Chu Đệ - Minh Thành Tổ.

2. Bác cho em hỏi. Bác đã tham gia chủ đề này, có nghĩa là bác quan tâm đến vấn đề. Vậy ngoài vấn đề bác đã hỏi em (một phần nhỏ của lập luận), bác có ý kiến gì về phần còn lại?

3. Một câu hỏi nữa. Em thấy tên trang web là "nghiên cứu". Dĩ nhiên là mỗi nghiên cứu đều có phản biện. Em không rõ rằng việc em nêu ý kiến như đã nêu có xâm phạm gì đến công tác nghiên cứu của các bác và của diễn đàn không ạ? Em hỏi vì thực sự những cuộc tranh luận như thế này thực sự là có lợi cho em. Em đã học tập rất nhiều. Em không muốn vì lợi ích của bản thân mình mà làm ảnh hưởng đến người khác. Nếu quả là em làm phiền thì xin phép cho em rút lui.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Em cũng nghĩ thế. Nhưng không đến mức hồn nhiên và ngây thơ như thầy nhận định.

Theo quan điểm lịch là hệ quy chiếu quy ước để đồng bộ hóa các hoạt động thì sử dụng một hệ quy chiếu chung trên toàn thế giới là thuận tiện nhất. Có lẽ đây cũng là lý do để Nhật hoàng chuyển đổi các ngày lễ sang Dương lịch. Việc chuyển đổi này dĩ nhiên là sẽ có những ảnh hưởng nhất định, và một trong số các ngày không nên hồn nhiên chuyển đổi đã được giữ nguyên nhưng tách ra khỏi quy luật của lịch, đó là ngày rằm trung thu. Các ngày lễ đối với mọi người mang tính quy ước nên gắn với hệ quy chiếu nào cũng được.

Về mặt nghiên cứu lý học Đông phương, Âm dương lịch có ý nghĩa quan trọng. Không rõ hiện nay người Nhật có quan tâm đến lý học nữa không? Họ có dùng Dương lịch để thay thế cho Âm dương lịch trong lĩnh vực này không?

Vậy ý thầy muốn so sánh Dương lịch với một cỗ máy bình thường, Âm-dương lịch với cỗ máy đầy đủ tính năng hiện đại. Đúng vậy? Không đúng.

Mọi sự so sánh đều là khập khiễng, vấn đề là so sánh nhằm mục đích gì và các tiêu chí để so sánh là gì. Ứng với mỗi đối tượng ta cần chọn công cụ phù hợp. Hàng ngày đi chợ tính tiền thì cái máy tính bỏ túi hẳn hợp lý hơn là một cỗ siêu máy tính.

- Em nhận định rằng về mặt tiết khí (một yếu tố để cấu quan trọng để lập nên lịch) Âm-dương lịch hiện tại không đúng với tiết khí trong suốt quá trình hình thành và phát triển lịch pháp. Điều này có đúng không?

- Em nhận định rằng về mặt Can-Chi (Can-Chi ngày, Can-Chi tháng, Can-Chi năm) của lịch hiện đại không giống với Can-Chi của lịch cổ. Điều này có đúng không?

Phiền bạn dẫn chứng chi tiết chứng minh cho nhận định của bạn. Dưới góc độ nghiên cứu chúng ta cần biết sự sai khác đó có ảnh hưởng gì đến lý học.

+ Nếu không đúng: Phiền thầy cho dẫn chứng rằng không có sự khác biệt giữa Can-Chi so với vị trí của tinh tú trong thời điểm lập nên dương lịch cổ và thời điểm lập Âm-dương lịch hiện đại.

Ở đây bạn gắn Can-Chi với vị trí của tinh tú, điều này mình không nhất trí.

- Em nhận thấy rằng Adam Schall, tác giả chính của lịch pháp Âm-dương lịch hiện đại là một người Phương Tây và là một nhà truyền giáo.

+ Nhân vật này có đầy đủ kiến thức về lý học Á Đông không? Nếu có, ông ta có THIỆN CHÍ muốn bảo tồn những giá trị về lý học SAO CHO PHÙ HỢP VỚI THIÊN VĂN trong bộ lịch của ông ta không?

+ Trong thời điểm làm lịch, nếu để bảo tồn cho bộ máy này vận hành phù hợp với ứng dụng yêu cầu (lý học), có lẽ phải có các nhà lý học Trung Quốc hợp tác với Adam Schall. Các nhà lý học này có đủ trình độ về thiên văn không? Nếu có: Phiền thầy cho biết tên, tuổi và giải thích tại sao triều đình Trung Quốc lại phải nhờ nhà thiên văn người Châu Âu cho công việc này. Nếu không: Phiền thầy cho biết các nhà lý học ấy phải làm gì để kiểm soát rằng bộ lịch này làm ra có thể đảm bảo có thể vận hành tốt cho ứng dụng lý học.

Phiền bạn chỉ rõ sự khác nhau trong cách lập lịch trước và sau Schall.

Em cho rằng chu kỳ 25,920 năm trên là thầy đang đề cập đến chu kỳ Platon (hay còn gọi là Great Year) là chu kỳ đảo cực của trái đất do hiện tượng Tuế Sai hay còn gọi là Tiến Động. Về mặt lịch pháp nó là chu kỳ của bầu trời sao. Nhận định ở trên của em có đúng không?

Theo mình hiểu con số này không phải được tính ra từ nghiên cứu chu kỳ Platon mà theo lập luận của lý học, chỉ sau này người ta thấy có sự tương đồng với chu kỳ Platon nên mới đặt vấn đề gán ghép.

Theo nhận định trong bài viết của em, lịch Trung Quốc đã đổi rất nhiều lần cho phù hợp với chu kỳ của mặt trời. Vậy em nói lịch Trung Quốc cũng là quy ước thời gian cơ học thuần tuý như nhận định của thầy về lịch Tây thì có gì là sai không? Tại sao?

Có thể đặt vấn đề thế này: phương pháp làm lịch chính xác không thuộc về nền văn minh Hoa Hạ và nó đã thất truyền những bí quyết quan trọng, người Trung Quốc sau này chỉ thuần túy áp dụng cách tính học được nên lịch làm ra không còn chính xác nên phải sửa đổi để phản ánh quy ước thời gian.

Thầy nhận định thế nào về đoạn em viết về người Dogon ở Châu Phi. Thầy có cảm thấy thán phục trình độ của họ không? Thầy có cảm thấy rằng họ THỰC SỰ BIẾT những gì người ta cho rằng họ BIẾT không?Thầy có cám cảnh nghèo khó và kém phát triển của họ không? Những kiến thức cao siêu mà họ có có phục vụ đuợc gì cho họ không?

Nói một cách khác người Dogon đã gìn giữ được một phần của nền văn minh cổ xưa trên trái đất, một nền văn minh phát triển hơn rất nhiều so với những gì người ta vẫn nghĩ.

Một bánh xe tinh xảo được gìn giữ nguyên vẹn không làm nên cỗ máy. Chúng ta biết tập hợp những mảnh vụn rải rác để tạo dựng lại cỗ máy thì có thể nhận được những kết quả không tồi.

Nếu thầy đồng ý với em về lịch sử phát triển của lịch pháp của Trung Quốc, thầy có cho rằng những kiến thức về lịch pháp của người Trung Quốc có xứng đáng so sánh với người Dogon không? Nếu có thì thời kỳ nào? Hoàng Đế, Nhà Hán, Thời Đường, Thời Thanh với Âm-dương lịch hiện đại? Tại sao?

Một đứa trẻ được dạy cứ 4 năm thì có 1 năm nhuận, nó về nhà và cứ vậy mà tính, không biết được rằng cách tính đó có sai số và phải có điều chỉnh. Thế rồi nó cứ thế dạy lại cho con, cháu, đến một lúc nào đó hậu duệ của nó phát hiện ra rằng cần phải điều chỉnh. Nếu đặt giả thiết đã có một nền văn minh thịnh vượng mà lịch pháp cổ đại TQ chỉ là thừa hưởng một phần không đầy đủ của nền văn minh đó thì sự điều chỉnh trong quá trình phát triển lịch pháp TQ sau này không phủ nhận kiến thức của nền văn minh xưa.

Như trên đã chứng minh, theo quan điểm của em hiện tại Âm-dương lịch Trung Quốc không phù hợp với Lý học.

Chứng minh của bạn mới chỉ mang tính hình thức, không đi vào bản chất. Bạn cần chứng minh rằng áp dụng lịch này vào lý học sẽ dẫn đến kết quả sai về mặt nguyên tắc, nghĩa là kiểm chứng xác suất thì sẽ có kết quả sai trong đa số các trường hợp.

Vả lại, nếu nhà nước Việt Nam có thay đổi chính sách thì chỉ tác động đến Việt Nam thôi chứ không ảnh hưởng đến kho tàng văn minh nhân loại như thầy nói. Vì với cộng đồng đông đảo người Trung Quốc thì thầy không phải lo cho việc bảo lưu kho tàng quý báu này (Nếu nó THỰC SỰ là quý báu).

Bạn đang đứng dưới quan điểm toàn bộ kiến thức lý học thuộc về nền văn minh Hoa Hạ và người Việt chỉ bắt chước làm theo. Tôi không đồng tình với quan điểm này.

Về mặt xã hội, chính phủ có quyền ban hành lịch & các ngày lễ hoàn toàn theo Dương lịch giống như Nhật bản. Nhưng về văn hóa, để mất đi những giá trị văn hóa truyền thống là có tội với tổ tiên gây dựng nền văn hiến gần 5 ngàn năm về trước.

Share this post


Link to post
Share on other sites

1. Em cho rằng bác đã biết điều này. Đó chính là chính sách đồng hóa của Chu Đệ - Minh Thành Tổ.

Bởi vậy nó không phù hợp với xứ nhiệt đới nóng ẩm.

2. Bác cho em hỏi. Bác đã tham gia chủ đề này, có nghĩa là bác quan tâm đến vấn đề. Vậy ngoài vấn đề bác đã hỏi em (một phần nhỏ của lập luận), bác có ý kiến gì về phần còn lại?

Mình sẽ cố gắng phản biện trong phạm vi kiến thức hạn hẹp của mình. Tuy nhiên mình cũng xin lỗi trước vì thời gian không cho phép nên thường không trả lời bạn ngay được.

3. Một câu hỏi nữa. Em thấy tên trang web là "nghiên cứu". Dĩ nhiên là mỗi nghiên cứu đều có phản biện. Em không rõ rằng việc em nêu ý kiến như đã nêu có xâm phạm gì đến công tác nghiên cứu của các bác và của diễn đàn không ạ? Em hỏi vì thực sự những cuộc tranh luận như thế này thực sự là có lợi cho em. Em đã học tập rất nhiều. Em không muốn vì lợi ích của bản thân mình mà làm ảnh hưởng đến người khác. Nếu quả là em làm phiền thì xin phép cho em rút lui.

Mọi ý kiến đóng góp chân thực đều được hoan nghênh. Chân lý không phải vì tôi với anh là bạn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo quan điểm lịch là hệ quy chiếu quy ước để đồng bộ hóa các hoạt động thì sử dụng một hệ quy chiếu chung trên toàn thế giới là thuận tiện nhất. Có lẽ đây cũng là lý do để Nhật hoàng chuyển đổi các ngày lễ sang Dương lịch. Việc chuyển đổi này dĩ nhiên là sẽ có những ảnh hưởng nhất định, và một trong số các ngày không nên hồn nhiên chuyển đổi đã được giữ nguyên nhưng tách ra khỏi quy luật của lịch, đó là ngày rằm trung thu. Các ngày lễ đối với mọi người mang tính quy ước nên gắn với hệ quy chiếu nào cũng được.

Điều này nói chung là em đồng ý với bác. Không những quy đổi hồn nhiên mà có một số ngày có thể xác định được chính xác ngày tháng trong Dương lịch, chẳng hạn như ngày mất các vị danh nhân, các ngày kỷ niệm như các cuộc khởi nghĩa, chiến thắng quân xâm lược. Điều này, với trình độ tin học hiện đại ta có thể làm được chính xác hơn thời Minh Trị.

Nhưng có một điểm em không đồng ý với bác khi bác cho rằng “tách ra khỏi quy luật”. Cái mà ta gọi là Dương lịch (đúng ra là Công lịch) không chỉ là chu kỳ ngày và mặt trời. Việc có đưa vào phần chu kỳ mặt trăng hay không là tuỳ thuộc vào ý muốn của người làm lịch. Cũng như trong Âm lịch của ta, người ta có thể đưa Can Chi ngày, trực, nguyệt kỵ, tam nương vào hay không là tuỳ chọn của người làm lịch. Nếu trí nhớ bác tốt thì hẳn bác sẽ nhớ ở thập niên 80, phần Âm lịch của Việt Nam không có Can-Chi của ngày tháng. Như em đã giới thiệu ở đoạn trước, lịch ở Phương Tây cũng có người đưa chu trình mặt trăng vào.

http://www.timeanddate.com/calendar/index....8&country=1

http://www.lechatgourmet.com/calendar/

Riêng đối với Thiên Chúa giáo, chu trình mặt trăng là một yếu tố để tính ngày Phục Sinh.

Nếu từ bỏ cái nhìn về Dương lịch như là một loại lịch của Phương Tây (vì thực sự ta đang dùng nó hằng ngày) thì cho một Đại lễ của tôn giáo lớn của Phương Đông do Unesco tổ chứ, ngày Tam hạp Vesak là một ngày được tổ chức theo Công lịch (ngày full moon của tháng 5). Điều này đã xóa bỏ khác biệt giữa các hệ lịch Trung Quốc, Ấn độ, Đông Nam Á, Tây Tạng và Nhật Bản để thành một ngày lễ quốc tế. Nếu không, ngày lễ này sẽ không thể nào trở thành một ngày lễ chung được.

Về mặt nghiên cứu lý học Đông phương, Âm dương lịch có ý nghĩa quan trọng. Không rõ hiện nay người Nhật có quan tâm đến lý học nữa không? Họ có dùng Dương lịch để thay thế cho Âm dương lịch trong lĩnh vực này không?

Em quan tâm nhiều đến văn hóa Nhật Bản, nhưng không chuyên một môn nào cả nên không dám bàn nhiều. Nhìn chung, ảnh hưởng của “Âm dương ngũ hành” trong phần văn hóa truyền thống của người Nhật Bản từ thời cận đại đến nay khá mờ nhạt. Nhà tư tưởng có ảnh hưởng lớn nhất của Nhật Bản Fukuzawa nói trong “Thoát Á Luận” của mình rằng: “Các sĩ phu hai nước Trung Quốc và Triều Tiên mê tín hủ lậu không biết đến khoa học là gì thì học giả phương Tây nghĩ Nhật Bản chúng ta cũng chỉ là một nước âm dương ngũ hành.” Có nghĩa là đối với Fukuzawa, nền học thuật Nhật Bản đương thời không còn ảnh hưởng của Âm dương Ngũ hành. Và đối với ông, Âm dương ngũ hành là mê tín. Có lẽ ông muốn đề cập đến đạo Âm Dương (Onyou - một môn xem phương hướng và ngày tháng dựa trên Ngũ hành) và Túc Diệu (Sukuyou - một môn xem tử vi và ngày tháng dựa trên kinh Túc Diệu của Ấn Độ) là hai môn lý học vốn phổ biến ở Nhật Bản thời Trung cổ. Nhưng dù vậy, Fukuzawa trong một số tài liệu khác thừa nhận sự ảnh hưởng rất lớn của văn hoá Trung Quốc đến văn hóa Nhật Bản và coi tính bắt chước và học tập là cá tính nổi trội nhất của người Nhật.

Quan sát các môn văn hóa truyền thống vật thể và phi vật thể của Nhật Bản (gọi là “Đạo”) trong thời hiện đại, em không thấy có ảnh hưởng của Âm Dương Ngũ hành. Dù thế, dấu ấn Á Đông lại rất rõ. Hầu như người Nhật không quan tâm đến những bước trung gian “lý luận” xem cái nào sinh cái nào khắc, trong âm có dương… họ chỉ nhắm đến mục đích cuối cùng bằng trực giác của mình… Nhưng… như một số nhà phong thuỷ nhận xét “Hầu như không có một vườn Zen nào là xấu về mặt phong thuỷ cả”.

Triết lý sáng tạo này đã được một số nhà học thuật chuyên ngành của Nhật Bản phát biểu như sau “SỰ VẮNG MẶT của yếu tố truyền thống trong sản phẩm cũng quan trọng như sự tham gia của nó trong quá trình hình thành sản phẩm đó” (Kenzo Tange). Phải chăng đây chính là quan niệm về Dương/Âm (tham dự / rút lui) của người Nhật? Cái này cần phải nghiên cứu thêm.

Ấy! Em lại lan man về mấy cái “đạo” rồi. Để trở về với lý học. Nếu quan niệm lý học là các môn mang tính “huyền bí” thì quả là người Nhật… mê tín số một thế giới (quả là phụ lòng Fukuzawa). Các môn tử vi, xem bói… cũng rất phát triển. Trong lịch của họ cũng có đầy những lịch chú ghi ngày tốt xấu, giờ Hoàng đạo... Nhưng… nó chỉ ghi trên Dương lịch. Có lẽ vì “khách hàng” chỉ quan tâm đến ngày tốt-xấu, phù hợp với công việc họ không chứ không cần biết “Mộc sinh Hoả”. Cái đó thầy biết là đủ rồi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ở đây bạn gắn Can-Chi với vị trí của tinh tú, điều này mình không nhất trí.

Cụ thể nó là cái gì ạ?

Theo mình hiểu con số này không phải được tính ra từ nghiên cứu chu kỳ Platon mà theo lập luận của lý học, chỉ sau này người ta thấy có sự tương đồng với chu kỳ Platon nên mới đặt vấn đề gán ghép.

Ý của bác là cái

- Chu trình đó gắn với Lý học?

- Hoặc gắn với Lịch pháp thời Hoàng đế?

- Hoặc cả hai?

- Nó được ghi lại như thế nào?

Có thể đặt vấn đề thế này: phương pháp làm lịch chính xác không thuộc về nền văn minh Hoa Hạ và nó đã thất truyền những bí quyết quan trọng, người Trung Quốc sau này chỉ thuần túy áp dụng cách tính học được nên lịch làm ra không còn chính xác nên phải sửa đổi để phản ánh quy ước thời gian.

Bạn đang đứng dưới quan điểm toàn bộ kiến thức lý học thuộc về nền văn minh Hoa Hạ và người Việt chỉ bắt chước làm theo. Tôi không đồng tình với quan điểm này.

Vậy thì khoan hẵn nói đến lý học. Ý của bác Lịch pháp là của Trung Quốc hay Việt Nam?

Nói một cách khác người Dogon đã gìn giữ được một phần của nền văn minh cổ xưa trên trái đất, một nền văn minh phát triển hơn rất nhiều so với những gì người ta vẫn nghĩ.

Một bánh xe tinh xảo được gìn giữ nguyên vẹn không làm nên cỗ máy. Chúng ta biết tập hợp những mảnh vụn rải rác để tạo dựng lại cỗ máy thì có thể nhận được những kết quả không tồi.

Như vậy có nghĩa là những nhà lý học (bao gồm cả những nhà phong thuỷ, bói, xem tướng…) đang gìn giữ để tổng hợp lại những di sản của một nền văn minh cổ nào đó?

Vậy thực sự với những nước chậm tiến như Việt Nam, việc đó có quan trọng không?

Về mặt xã hội, chính phủ có quyền ban hành lịch & các ngày lễ hoàn toàn theo Dương lịch giống như Nhật bản. Nhưng về văn hóa, để mất đi những giá trị văn hóa truyền thống là có tội với tổ tiên gây dựng nền văn hiến gần 5 ngàn năm về trước.

Nếu như vậy thì hẳn là người Nhật Bản có tội với tổ tiên rồi. Hoặc giả là tổ tiên của người Nhật không cao quý bằng tổ tiên Việt Nam? (Cái này em hỏi thực quan điểm của bác trước sự kiện, không có ý móc mé gì cả nhé).

Bởi vậy nó không phù hợp với xứ nhiệt đới nóng ẩm.

Chỗ này em hiểu bác có ý nói Búi tóc là sản phẩm của phương Bắc, Âm-dương lịch là sản phẩm của Việt Nam. Em cũng nghe về vấn đề này nhiều và cũng có quan điểm của bản thân. Tuy nhiên em chưa hiểu lập luận của bác theo đường hướng nào. Vì vậy, bác có thể vui lòng cho em xin một link bài viết nào về vấn đề này mà bác cảm thấy hài lòng nhất và gần với ý của bác nhất.

Chúc bác vui!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Một đứa trẻ được dạy cứ 4 năm thì có 1 năm nhuận, nó về nhà và cứ vậy mà tính, không biết được rằng cách tính đó có sai số và phải có điều chỉnh. Thế rồi nó cứ thế dạy lại cho con, cháu, đến một lúc nào đó hậu duệ của nó phát hiện ra rằng cần phải điều chỉnh. Nếu đặt giả thiết đã có một nền văn minh thịnh vượng mà lịch pháp cổ đại TQ chỉ là thừa hưởng một phần không đầy đủ của nền văn minh đó thì sự điều chỉnh trong quá trình phát triển lịch pháp TQ sau này không phủ nhận kiến thức của nền văn minh xưa.

Về mặt phát triển, có thực tế rằng xảy ra như vậy không?

Như em đã phân tích trong bài tổng hợp về lịch pháp trong link dưới này, Âm dương lịch ngày nay càng ngày càng đi xa ý nghĩa thiên văn để thỏa mãn nhu cầu về khí hậu (chu kỳ mặt trời).

http://www10.ttvnol.com/forum/thienvanhoc/...46/trang-5.ttvn

Vì một hệ thống lịch không thể thỏa mãn cả hai hệ đó được.

Người Châu Âu cũng phải sử dụng hai hệ thống riêng. Hệ thống tropical cho sinh hoạt cộng đồng và hệ thống sidereal cho thiên văn.

Trên thế giới hiện nay, chỉ có riêng cung hoàng đạo của Ấn Độ là còn nguyên gốc từ thiên văn từ cổ như hệ sidereal. Còn các cung Hoàng Đạo của Châu Âu cũng có số phận y như lịch pháp Đông Á (phải hi sinh giá trị thiên văn để phục vụ cái chu kỳ mặt trời). Và cả hệ thống chiêm tinh tử vi phải sử dụng ngay chính lịch công cộng cho công việc chiêm tinh của mình.

Trong link của em có đầy đủ sử liệu ghi nhận, em nghĩ rằng bác không cho rằng đó "chỉ mang tính hình thức".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mọi sự so sánh đều là khập khiễng, vấn đề là so sánh nhằm mục đích gì và các tiêu chí để so sánh là gì. Ứng với mỗi đối tượng ta cần chọn công cụ phù hợp. Hàng ngày đi chợ tính tiền thì cái máy tính bỏ túi hẳn hợp lý hơn là một cỗ siêu máy tính.

Em đâu có nhận định việc so sánh đó là đúng hay sai. Em chỉ muốn hỏi thầy Thiên Sứ xem có đúng là thầy so sánh thế không thôi.

Phiền bạn chỉ rõ sự khác nhau trong cách lập lịch trước và sau Schall.

Phiền bạn dẫn chứng chi tiết chứng minh cho nhận định của bạn. Dưới góc độ nghiên cứu chúng ta cần biết sự sai khác đó có ảnh hưởng gì đến lý học.

Chứng minh của bạn mới chỉ mang tính hình thức, không đi vào bản chất. Bạn cần chứng minh rằng áp dụng lịch này vào lý học sẽ dẫn đến kết quả sai về mặt nguyên tắc, nghĩa là kiểm chứng xác suất thì sẽ có kết quả sai trong đa số các trường hợp.

Sai thì không dám nói. Nhưng rõ ràng là có sự khác biệt rất lớn.

Bác xem đây là bảng so sánh tiết khí của thời cổ và Âm-dương lịch hiện đại đây nhé. Bác để ý có thể thấy 12 trung khí trong Âm-dương lịch hiện đại là 12 ngày đầu của cung hoàng đạo Phương Tây.

Posted Image

Những tiết khí nói trên nói chung là sẽ có thể khác khoảng 1 ngày.

Bác có thể tải về bản tổng hợp Âm lịch từ thời cổ đến nay để kiểm tra.

http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/amlich/

Bác có thể xem link này của em để nắm được cách tính lịch (nếu bác chưa biết).

http://www10.ttvnol.com/forum/thienvanhoc/...46/trang-5.ttvn

Bây giờ em ví dụ một tuần trăng có ngày sóc rơi vào giữa tiết khí cổ và tiết khí “hiện đại” cho bác xem nhé. Em lấy tuần trăng từ 17/3-16/4 năm 2007.

- Theo lịch pháp cổ, nó chứa trung khí CỐC VŨ (10/4). Có nghĩa nó phải là tháng 3 (tháng Thìn).

- Theo lịch pháp hiện đại, nó chưa trung khí XUÂN PHÂN (21/3). Có nghĩa nó phải là tháng 2 (tháng Mão).

Ở bảng trên em đã tính ra xác suất số lượng sai biệt nếu tính theo hai lịch pháp khác nhau này là 29%. Có nghĩa là 1 năm có khoảng 3-4 tháng có sự sai lệch với lịch cổ.

Em nhận xét về việc sai khác này giữa hai loại lịch có ảnh hưởng đến một số ngành sau:

1. Tử vi: Khoan hãy nói đến những việc khác vì có sự khác biệt giữa các phái, việc an cung Mệnh ảnh hưởng quá rõ ràng. Cung Mệnh được an bằng Địa Chi của tháng sinh và giờ sinh (Chỗ này phải nói thêm rằng em hiểu rõ Ý NGHĨA THIÊN VĂN của việc an cung Mệnh. Nhưng bác không chấp nhận sự liên quan giữa các chòm sao với Can-Chi thì em không tranh luận về việc này. Em chỉ nhận xét sự khác biệt nếu áp dụng hai loại lịch khác nhau). Có nghĩa là 12 lá số bốc ra thì có 3-4 lá cung Mệnh sẽ an khác. Điều này có nghĩa là trong 12 sản phẩm xuất ra thì có 3-4 sản phẩm chất lượng tốt hoặc kém tuỳ thuộc vào nhà cung cấp nguyên liệu (lịch). Các sản phẩm còn lại, chất lượng còn tuỳ thuộc vào người sản xuất (độ chính xác khi lấy lá số, kinh nghiệm luận giải…)

2. Tính ngày tốt xấu: Cũng tương tự như trên, các ngày Trực tinh: Kiến, trừ,… sẽ có khoảng 30% sai lệch.

Mà “nhà cung cấp” không phải lúc nào cũng ủng hộ những việc xem ngày giờ, tử vi… Chẳng hạn như trường hợp giáo sư Nguyễn Xiển. Vì vậy em mới hỏi rằng ông Adam Schall có thiện chí với các môn lý học không.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bạn Vân Khôi quả là đã rất công phu tìm hiểu về lịch. Thực sự mình cũng chưa có thời gian đọc kỹ các tài liệu mà bạn cung cấp, phản biện với bạn từng điểm một quả là khó. Mình xin đặt vấn đề thế này. Trong các tài liệu của bạn dẫn ra đều ghi nhận việc dùng lịch ở nước ta bắt đầu từ thời Bắc thuộc. Vậy trước đó ta dùng lịch nào?

Về nguồn gốc lịch pháp Trung hoa mình nghi ngờ tính chính xác của các tài liệu cho chính người Hoa hạ ghi lại. Lịch rất quan trọng đối với cư dân nông nghiệp, nhưng không quan trọng với cư dấn săn bắn, du mục. Người Việt xưa vốn dĩ sống bằng nghề nông không lẽ lại vay mượn lịch của người du mục Hoa hạ? Khi nhà bị mất thì việc tất cả các tài sản/giá trị thấy được bị biến thành tài sản của kẻ chiếm cứ là điều dễ thấy, còn những tài sản/giá trị ẩn giấu thì phần lớn sẽ bị mất đi vĩnh viễn. Rất tiếc là trong những trường hợp như vậy thì tìm chứng cớ vật chất để chứng minh chủ nhân thực sự là ai sẽ vô cùng khó khăn.

Nếu nhìn lịch pháp cũng như lý học đông phương còn lại hiện nay là những mảnh vụn méo mó còn lại của một nền văn minh cổ thì thấy rằng sự sai sót, méo mó của mỗi mảnh là không thể tránh khỏi. Tất nhiên để phục hồi giá trị sử dụng của những mảnh vỡ đó người ta đã tìm cách đắp thêm để phục chế và dần tiệm cận đến giá trị nguyên gốc.

Cảm ơn bạn đã cung cấp nhiều tài liệu tổng hợp quý báu, mình sẽ dành thời gian nghiên cứu và trao đổi cùng bạn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi không phải là người chuyên nghiên cứu về Lịch pháp. Bởi vậy tôi không thể lấy tư liệu dẫn chứng phản biện để bảo vệ cho một cái mà tôi chưa quan tâm. Tuy nhiên chỉ trên sự hợp lý tối thiểu thì tôi thừa nhận là Dương Lịch rất thích hợp với cuộc sống hiện đại. Bởi vậy con người hiện đại có thể không cần dùng đến Âm lịch. Nhưng trước khi bác bỏ lịch cổ Đông phương thì cũng cần phải tìm hiểu nguyên nhân vì sao họ lại làm ra một loại lịch phức tạp với các chu kỳ rất chi tiết như vậy. Có phải nó hoàn toàn chỉ để cúng giỗ và coi bói không?

Tào Tháo nói: "Hôm nay là ngày Đông Chí, khí Nhất Dương sinh ra, nên có gió Đông Nam không có gì là lạ" (Tam Quốc chí - Trân Xích Bích). Vậy tiết khí trong Âm lịch và Dương lịch cái nào phản ánh đúng thực tế tương tác của vũ trụ, khi Khổng Minh lợi dụng đúng ngày đó - theo Lịch Đông phương - chống Tào Tháo. Nếu so với Dương lịch thì chênh nhau đến tối thiểu 9 ngày. Trận Xích Bích sẽ không tồn tại trong lịch sử.

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tào Tháo nói: "Hôm nay là ngày Đông Chí, khí Nhất Dương sinh ra, nên có gió Đông Nam không có gì là lạ" (Tam Quốc chí - Trân Xích Bích). Vậy tiết khí trong Âm lịch và Dương lịch cái nào phản ánh đúng thực tế tương tác của vũ trụ, khi Khổng Minh lợi dụng đúng ngày đó - theo Lịch Đông phương - chống Tào Tháo. Nếu so với Dương lịch thì chênh nhau đến tối thiểu 9 ngày. Trận Xích Bích sẽ không tồn tại trong lịch sử.

Tiết Đông chí theo Âm-dương lịch hiện đại được Adam Schall lấy theo ngày bắt đầu của cung Ma Yết (22/12) theo hệ tropical. Còn nếu theo hệ sidereal thì cung Ma Yết ở tháng 1 Dương lịch (ứng với chòm sao Ma Yết).

Em không rõ rằng những gì thầy nói có đúng như trong Tam Quốc không và truyện Tam Quốc có thể hiện đúng lịch sử hay không. Nhưng rõ ràng nếu Tào Tháo phát biểu như thế thì ông ta rõ ràng quá ấu trĩ.

Thời tiết do 2 yếu tố THIÊN và ĐỊA tạo nên. Yếu tố THIÊN do vị trí mặt trời mặt trăng và sao gây ra thì yếu tố ĐỊA sẽ là tác nhân làm chậm yếu tố đó lại. Gió Đông Nam bắt đầu thổi ở vị trí A vào ngày A, thì đến vị trí B ngày B. Không thể có một công thức chung cho tất cả các địa phương như Tào Tháo nói được. Nếu lời của Tào Tháo nói mà đúng thì một cơn bảo sẽ xảy ra ở Philipines và Việt Nam đồng thời.

Ngay trong đi biển cũng vậy. Thủy triểu chịu ảnh hưởng của vị trí mặt trăng rất nhiều nhưng bao giờ cũng chậm vài giờ.

Mùa vụ hàng năm cũng vậy, tiết Hạ Chí là mặt trời ở chí tuyến Bắc, Thu phân đúng là vị trí mặt trời ở xích đạo. Theo lẽ đó thì Hạ Chí là giữa mùa hạ, Thu Phân là giữa mùa thu. Điểm giao mùa theo mặt trời là tiết Lập thu là trung điểm biếu kiến mặt trời của hai điểm trên. Nhưng mùa vụ có nhất thiết theo vậy không lại là chuyện khác. Thông thường mùa thu lại đến muộn hơn. Nếu nói mùa thu là mùa mát mẻ và Lập Thu (Đầu tháng 8 Dương lịch) là điểm bắt đầu mùa thu thì còn gì là sự thực nữa. Ngày xưa, khi Tản Đà làm bài thơ Cảm thu, tiễn thu trong đó có những chữ: gió thu hiu hắt, sương thu lạnh, lá thu rơi rụng đầu ghềnh, cỏ vàng cây đỏ...,

Tú Mỡ có bài thơ chế nhạo quan điểm về mùa màng theo vị trí mặt trời bất chấp sự thực như sau:

"Cây tươi tốt, lá còn xanh ngắt,

Bói đâu ra lác đác ngô vàng.

Trên đường đi nóng dẫy như rang,

Cảnh tuyết phủ mơ màng thêm quái lạ!"

Cũng vì yếu tố ĐỊA làm chậm đi chu trình khí hậu cho nên tiết Lập Xuân bao giờ cũng còn lạnh. Nếu nói Xuân là ấm áp, Thu là mát mẻ. Vậy Tiết Lập Xuân là ấm áp, tiết Lập thu là mát mẻ thì chả khác gì chế nhạo ông Trời.

Không phải vô cớ mà ở Phương Tây người ta chia mùa Đông là từ tiết Đông Chí sang Xuân Phân, mùa Xuân là mùa từ tiết Xuân Phân sang tiết Hạ Chí, mùa thu là mùa từ tiết Hạ Chí sang tiết Thu Phân và mùa Thu từ tiết Thu Phân sang tiết Đông Chí.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mấy bài viết trên của em có thể có vài chỗ nhầm lẫn. Em sẽ kiểm tra và điều chỉnh lại. Mong các bác thông cảm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lịch sử đã xảy ra như vậy. Thời gian xảy ra trận Xích bich đã được ghi nhận. Chiến thuật hỏa công cũng đã được ghi nhận. Nếu không có gió Đông nam thì không thể thắng được trận Xích Bích. Còn việc gió ở đâu trong ngày , mạnh hay yếui lại sang một yếu tố khác. Không phải trong 24 giờ cả trái Đất đều lần lượt nổi gió Đông Nam theo múi giờ.

Nếu Vân Khôi thích thì cứ việc đề nghị lên chính phủ đổi tất cả các ngày lễ Tết, sóc vọng.vv..ra Âm lịch, để đuổi kịp Nhật bản. Tôi cũng không có ý kiến gì. Tôi chỉ đề nghị không nên bỏ Âm lịch khi chưa tìm được nguyên nhân nào mà người xưa lại thiết kế một qui ước lịch pháp phức tạp đến giáo sư Hoàng Xuân Hãn còn phải kinh ngạc trước những chi tiết của nó.

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đọc bài này thì thấy Vân Khôi nghiên cứu rất kỹ lưỡng, định trả lời nhưng thấy tự bạn cho rằng mình hơi nhầm lẫn chỗ nào đấy thì chờ xem, bạn viết lại đoạn nào? Tựu chung thì theo fijusu, bạn cho rằng người xưa là "ấu trĩ" thì hơi quá đáng!

Gọi là "lịch pháp Cổ" mà quy ra thành ngày dương lịch thì cơ bản đã chênh lệch rồi, ít nhất thì tớ cũng không thấy thuyết phục lắm khi lại so sánh với lịch hiện đại để mà cho rằng hệ thống can chi có gì nhầm lẫn.

Công nhận 1 điểm là ngày can chi mà người ta đang xài cho tử vi bói toán rất có khả năng sai lệch cao vì nơi sử dụng chúng khác nhau về giờ giấc, trong khi hệ thống này xửa xưa dùng tại Trung quốc mà thôi và Giáp hay Ất ngày xưa chỉ dùng cho nông nghiệp là chủ đích.

Còn về thầy truyền giáo Adam Shall, bạn có nắm tiểu sử của ông ta đầy đủ không nhỉ, theo tớ thì chưa có gì xác quyết được ông ta tính sai mà chính thiên triều Trung quốc sau này có khi sửa đổi lại truyền thống tính nông lịch của họ trước khi cho áp dụng lịch mới tính theo hệ thống Greogrian của Adam Shall, biết đâu?

gõ vào google "adam shall" là có rất nhiều tiểu phẩm viết về ông rất hấp dẫn, liên can đến bộ lịch này.

Tớ không nghiên cứu thiên văn học sâu như bạn, nhưng tớ có cảm giác bạn không nghiên cứu tử vi, kinh dịch... mà chỉ dùng để so sánh với khoa học muốn chính xác đến từng khắc từng thời mà thôi.

Còn "giá trị văn hóa" mà như bạn tự đã nói, không thể nào có cái gì so sánh tuyệt đối được, cứ nghĩ lại về truyền thống gia đình chẳng hạn, sẽ thấy ngay.

Chúc bạn nghiên cứu thành công như bạn mong muốn nhé, giá trị của nó là giá trị tham khảo tốt.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đọc bài này thì thấy Vân Khôi nghiên cứu rất kỹ lưỡng, định trả lời nhưng thấy tự bạn cho rằng mình hơi nhầm lẫn chỗ nào đấy thì chờ xem, bạn viết lại đoạn nào?

....

Đúng là có nhầm lẫn thật. Đó là do ở chỗ có chỗ bản lịch của GS Hồ Ngọc Đức thực chất vẫn là lịch theo Adam Schall, kể cả thời gian trước khi có Adam Schall. Những sai lệch trên là sai lệch do chuyển đổi ngày từ hai hệ Dương lịch khác nhau. Mặc dù ông ghi chú ra rằng

Để tính âm lịch cho các năm từ 1975 về trước, chương trình âm lịch này đã phục chế âm lịch Việt Nam cho các thế kỷ trước dựa trên kết quả các công trình nghiên cứu của GS. Hoàng Xuân Hãn.

Như vậy thì ông GS Hồ Ngọc Đức và GS Hoàng Xuân Hãn có đưa bản lịch này để tham khảo trong quá trình lập lịch này không?

Tuy nhiên, tôi có tham khảo một bản lịch cổ tình cờ nhặt được thì tiết khí trong lịch của Hồ Ngọc Đức có sai lệch.

Posted Image

Theo tác giả của blog thì đây là lịch Khâm Thụ của năm Cảnh Hưng thứ 19 (1758) thời Nhà Lê. Trong đó có ghi các ngày Tiết-khí của năm. Tôi rỗi hơi ngồi đối chiếu với bản lịch của GS Hồ Ngọc Đức tải xuống tại đây.

http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/amlich/

Kết quả là có những sai lệch sau.

Ngày 13 tháng giêng (ngày Canh Tý) là trung khí Vũ Thuỷ.

Theo lịch Hồ Ngọc Đức là 11 tháng Giêng, muộn 2 ngày

Ngày 28 tháng giêng (Ngày Ất Mão) là tiết Kinh Trập.

Theo lịch Hồ Ngọc Đức là 26 tháng Giêng, muộn 2 ngày

Ngày 15 tháng hai (ngày Tân Mùi) là trung khí Xuân Phân.

Theo lịch Hồ Ngọc Đức là 12 tháng hai, muộn 3 ngày

Ngày 30 tháng hai (ngày Bính ) là tiết Thanh Minh.

Theo lịch Hồ Ngọc Đức là 28 tháng hai, muộn 2 ngày

Ngày 15 tháng ba (ngày Giáp Ngọ) là trung khí Cốc Vũ.

Theo lịch Hồ Ngọc Đức là 13 tháng ba, muộn 2 ngày

Ngày 1 tháng tư (ngày Bính Thìn) là tiết Lập Hạ.

Theo lịch Hồ Ngọc Đức là 28 tháng ba, muộn 2 ngày

Ngày 16 tháng tư (ngày Tân Mùi) là trung khí Tiểu Mãn.

Theo lịch Hồ Ngọc Đức là 15 tháng tư, muộn 1 ngày

Ngày 2 tháng năm (ngày Đinh Hợi) là tiết Mang Chủng.

Theo lịch Hồ Ngọc Đức là 1 tháng năm, muộn 1 ngày

Ngày 17 tháng năm (ngày Nhâm Dần) là trung khí Hạ Chí.

Theo lịch Hồ Ngọc Đức là 16 tháng năm, muộn 1 ngày

Ngày 3 tháng sáu (Ngày Đinh Tỵ) là tiết Tiểu Thử.

Không chênh lệch với lịch Hồ Ngọc đức

Ngày 18 tháng sáu (Ngày Nhâm Thân) là trung khí Đại Thử.

theo lịch Hồ Ngọc Đức là 19 tháng sáu, sớm một ngày

Ngày 4 tháng bảy (Ngày Mậu Tý) là tiết Lập Thu.

Theo lịch Hồ Ngọc Đức là 5 tháng bảy, sớm một ngày

Ngày 19 tháng bảy (Ngày Quý Mão) là trung khí Xử Thử.

Theo lịch Hồ Ngọc Đức là 20 tháng bảy, sớm 1 ngày

Ngày 5 tháng tám (Ngày Đinh Hợi) là tiết Bạch Lộ.

Theo lịch Hồ Ngọc Đức là 7 tháng 8, sớm 2 ngày

Ngày 20 tháng tám (Ngày Quý Dậu) là trung khí Thu Phân.

Theo lịch Hồ Ngọc Đức là 22 tháng 8, sớm 2 ngày

Ngày 5 tháng chín (Ngày Mậu Ngọ)là tiết Hàn Lộ.

Theo lịch Hồ Ngọc Đức là 7 tháng chín, sớm 2 ngày

Ngày 21 tháng chín (Ngày Giáp Thìn) là trung khí Sương Giáng.

Theo lịch Hồ Ngọc Đức là 22 tháng chín, sớm 1 ngày

Ngày 6 tháng mười (Ngày Kỷ Mùi) là tiết Lập Đông.

Theo lịch Hồ Ngọc Đức là 7 tháng 10, sớm 1 ngày

Ngày 21 tháng mười là trung khí Tiểu Tuyết.

Theo lịch Hồ Ngọc Đức là 22 tháng 10, sớm 1 ngày

Ngày 6 tháng mmột (ngày Kỷ Sửu) là tiết Đại Tuyết.

Theo lịch Hồ Ngọc Đức là 7 tháng mmột, sớm 1 ngày

Ngày 21 tháng mmột (Ngày Giáp Tuất) là trung khí Đông Chí.

Theo lịch Hồ Ngọc Đức là 22 tháng mmột, sớm 1 ngày

Ngày 7 tháng chạp (Ngày xxx Thân) là tiết Tiểu Hàn.

Không chênh lệch với lịch Hồ Ngọc Đức

Ngày 22 tháng chạp (Ngày Ất Hợi) là trung khí Đại Hàn.

Không chênh lệch với lịch Hồ Ngọc Đức

Can-chi của ngày trong lịch trên hoàn toàn trùng khớp với lịch của GS Hồ Ngọc Đức.

Hay là tác giả của blog trên (ông Đoan Hùng) nguỵ tạo bản lịch cổ? Chắc ông Hùng này rỗi hơi như tôi?

Đối chiếu tiết-khí của bản lịch Hồ Ngọc Đức với lịch hiện đại thấy hoàn toàn trùng khớp. Theo lịch sử thì thời Lê, nước ta chưa áp dụng cách tính tiết-khí mới theo Adam Schall.

Vậy chỗ này có vấn đề gì? Bác nào rành thì xem xét thử.

Nhưng mà nói chung là sai lệch về tiết khí giữa lịch hiện đại và lịch cổ là có và nó không lớn như bài trước em nói. Em không sửa được bài đó nữa.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bạn Vân Khôi quả là đã rất công phu tìm hiểu về lịch. Thực sự mình cũng chưa có thời gian đọc kỹ các tài liệu mà bạn cung cấp, phản biện với bạn từng điểm một quả là khó. Mình xin đặt vấn đề thế này. Trong các tài liệu của bạn dẫn ra đều ghi nhận việc dùng lịch ở nước ta bắt đầu từ thời Bắc thuộc. Vậy trước đó ta dùng lịch nào?

Nếu câu hỏi này của bác mà em trả lời được thì coi như em sẽ đạt giải khoa học lịch sử quốc gia và được nhận huân chương rồi bác ạ. Trên thế giới này có lẽ lịch pháp thời cổ đại được ghi nhận lại chỉ có ở các nền văn hóa có văn tự được lưu truyền cho đến ngày nay. Trong các nền văn hóa đó, nền văn hóa của Tàu có ưu điểm nổi trội, nó là nền văn hóa DUY NHẤT có sự phát triển văn tự không gián đoạn. Nền văn hóa Đông Sơn thậm chí không còn lại dấu tích văn tự thì khó mà có thể phục hiện một cách thuyết phục được.

Về nguồn gốc lịch pháp Trung hoa mình nghi ngờ tính chính xác của các tài liệu cho chính người Hoa hạ ghi lại. Lịch rất quan trọng đối với cư dân nông nghiệp, nhưng không quan trọng với cư dấn săn bắn, du mục. Người Việt xưa vốn dĩ sống bằng nghề nông không lẽ lại vay mượn lịch của người du mục Hoa hạ?

Có một điểm mấu chốt ở đây là trước khi tiếp xúc với người Âu Lạc (đã được sử ghi lại), thì dân Hoa Hạ đã có một nền văn tự ổn định. Một đặc điểm của tất cả các nền văn minh trên thế giới là “hễ có văn tự tức là có lịch pháp” (còn chính xác tới đâu là việc khác). Ở đây em sẽ hỏi lại một câu y như ý bác hỏi “Nếu người Tàu học lịch từ người Việt” vậy trước đó lịch của họ là gì?

Bác cũng như rất nhiều người, luôn gắn chữ “nông lịch” (âm lịch) với “nông nghiệp”. Nhưng thực sự có phải thế không lại là việc khác. Âm-dương lịch không phải là độc quyền của các dân tộc châu Á. Các nền văn minh cổ như Lưỡng Hà, Hy lạp, Do Thái, Ấn Độ đều có hệ thống Âm-dương lịch của riêng mình (Âm dương lịch với nghĩa là tháng là chu kỳ mặt trăng, mỗi năm có 12 hoặc 13 tháng). Trong các dân tộc trên, dân Do Thái là dân có nguồn gốc du mục. Còn lịch thuần Âm lại được sắc dân “du mục” nhất thế giới sử dụng (Dân Ả Rập).

Còn nền văn hiến nông nghiệp cổ nhất thế giới lại là dân Ai Cập (đỉnh cao nhất của nó cách đây tận 6000 năm) lại là nơi phát sinh ra loại lịch Thuần Dương đầu tiên trên thế giới với chu kỳ sao Thiên Lang ứng với chu kỳ lũ của sông Nile.

Vậy có lẽ cũng đủ kết luận “nông lịch” hay “âm lịch” cũng chỉ là “cái vỏ của ngôn từ”.

Share this post


Link to post
Share on other sites