Thiên Sứ

Hành lang cơ sở thuyết Âm Dương Ngũ hành - Vô Trước.

156 bài viết trong chủ đề này

Chào Bác Vô Trước.

1. Mô hình thời gian tính toán ảnh hưởng trường khí Vũ trụ trong 1 năm tới Trái đất.

Trái đất vận động quay quanh Mặt trời 1 vòng hết chu kỳ 1 năm.Trường khí Vũ trụ cảm ứng lên Trái đất hình thành một trường khí cảm ứng có cấu trúc theo thời gian là THỦY-> MỘC -> HỎA -> KIM tương ứng với các mùa Đông, Xuân, Hạ, Thu trong năm. Trường khí này có thể coi là ảnh hưởng của trường khí Vũ trụ lên Trái đất. Vạn vật trên Trái đất đều chịu sự chi phối của trường khí này.

Hình như việc coi là ảnh hưởng của trường khí vũ trụ lên trái đất - chắc phải khẳng định 100%?.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Thiên Sứ thân mến!

Đã em lâu không vào diễn đàn, nhưng em vẫn theo dõi sát. Nay em đã tương đối hoàn thiện một số phần nghiên cứu học thuyết ADNH. Anh có thể cho phép em post lên diễn đàn kết quả nghiên cứu của mình lên diễn đàn để anh em tham khảo được không? Nếu được, anh cho em mở một  chủ đề mới "Sách Cơ sở học thuyết ADNH" trong mục "Các bài nghiên cứu của Vô Trước" trước kia, đồng thời chỉ mình em có thể vào đó post bài và có thể chỉnh sửa, thêm, xóa. Còn các trao đổi về chủ đề đó em xin thêm mục "Hành lang tao đổi Sách Cơ sở học thuyết ADNH". Đại khái cũng giống như trước đây em có mục "Cơ sở học thuyết ADNH" vậy (khác nhau mỗi chữ "Sách" thôi). Đợt này, em tập trung vào nghiên cứu Vật lý trên cơ sở học thuyết ADNH. Nếu được, anh chỉ đạo bộ phận kỹ thuật bố trí cho em nhé!

Cám ơn anh!

Em

Vô Trước.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Thiên Sứ thân mến!

Đã em lâu không vào diễn đàn, nhưng em vẫn theo dõi sát. Nay em đã tương đối hoàn thiện một số phần nghiên cứu học thuyết ADNH. Anh có thể cho phép em post lên diễn đàn kết quả nghiên cứu của mình lên diễn đàn để anh em tham khảo được không? Nếu được, anh cho em mở một  chủ đề mới "Sách Cơ sở học thuyết ADNH" trong mục "Các bài nghiên cứu của Vô Trước" trước kia, đồng thời chỉ mình em có thể vào đó post bài và có thể chỉnh sửa, thêm, xóa. Còn các trao đổi về chủ đề đó em xin thêm mục "Hành lang tao đổi Sách Cơ sở học thuyết ADNH". Đại khái cũng giống như trước đây em có mục "Cơ sở học thuyết ADNH" vậy (khác nhau mỗi chữ "Sách" thôi). Đợt này, em tập trung vào nghiên cứu Vật lý trên cơ sở học thuyết ADNH. Nếu được, anh chỉ đạo bộ phận kỹ thuật bố trí cho em nhé!

Cám ơn anh!

Em

Vô Trước.

 

Vâng, Rất cảm ơn anh Vô Trước tham gia trên diễn đàn. Anh cứ vào chuyên mục của anh để đưa bài lên dd, tôi sẽ đề nghị QTV kỹ thuật thực hiện yêu cầu của anh.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Vâng, Rất cảm ơn anh Vô Trước tham gia trên diễn đàn. Anh cứ vào chuyên mục của anh để đưa bài lên dd, tôi sẽ đề nghị QTV kỹ thuật thực hiện yêu cầu của anh.

 

Em cám ơn anh!

Em đã post chương I, nhưng anh bàn với QTV xem có thể cho em vào sửa chữa những bài viết của mình trong mục "Sách cơ sở học thuyết ADNH không", vì nhiều khi phải làm vậy nếu "nhỡ tay". Hiện nay không được anh ạ!

Cám ơn anh!

Vô Trước.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Thiên Sứ thân mến!

Em post sang chương II thì bị lộn rồi, mong anh can thiệp với QTV cho em sửa nhé!

Vô Trước

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác Votruoc viết:

 

I./ CHÂN TƯỚNG CỦA THỰC TẠI

1. Ba trụ cơ bản của Thực tại: Bản thể, Tướng, Lý

Thực tại là tất cả những gì thực sự tồn tại. Thực tại hết sức rộng lớn, phức tạp, biến đổi không ngừng và nhận thức về nó cũng vô cùng đa dạng. Khi quán xét về Thực tại, ta cần nhận thức được cái bản chất, chân tướng của nó thì mới có thể nắm vững những diễn biến, biểu hiện muôn vẻ của thực tại.

Chân tướng của Thực tại bao gồm 3 mặt thống nhất không thể tách rời: Bản thể, Tướng (Cái hiển lộ ra), Lý (cái qui luật hiển lộ) của nó.

     Bản thể của Thực tại, gọi là “Đạo”, vốn vô thuỷ, vô chung, không có phân biệt, hàm chứa và bao trùm tất cả.

          - Đạo Vô thủy, tức là nó vốn có, không khởi nguyên, nên nó có trước tất cả những cái gì có khởi nguyên.

          - Đạo Vô chung nghĩa là mãi mãi, không có kết thúc nên nó dài lâu hơn tất cả cái gì có kết thúc.

          - Đạo không có phân biệt nên không có lý do gì để nó phải biến đổi, do đó, gọi là chí tịnh. Tính “tịnh” ở đây có nghĩa là không biến đổi, giữ nguyên trạng thái hiện tại. Chí tịnh chính là cái tịnh đã đến cùng cực, tuyệt đối, không có một chút dị biệt hay biến đổi nào.

     Do không có phân biệt nên Đạo thuần khiết, đồng nhất và vô cùng thông biến. Những cái gì còn thuộc về Đạo, quan hệ, ảnh hưởng, hành xử như một khối thống nhất không một chút trở ngại nào.

     Do Đạo là bản thể của mọi thực tại nên nó có trong mọi vật và mọi sự, không có cái gì  thực tồn tại mà ngoài Đạo. Vì thế, ta nói, Đạo hàm chứa và bao trùm tất cả.

     Đạo hàm chứa và bao trùm tất cả mọi vật và mọi sự, vốn cô cùng đa dạng và phức tạp, mà vẫn luôn chí tịnh, thuần khiết, không phân biệt là bởi vì chúng đều còn dưới dạng những mầm mống, khả năng, chưa bộc lộ. Chỉ khi nào những mầm mống đó trở thành hiện thực thông qua một đột biến lượng tử thì Thực tại mới hiển lộ ra cái thành cái Tướng của nó.

     Như vậy, Tướng (của thực tại) là sự hiển lộ của thực tại, dưới hình thức được gọi là Vạn tượng, khi những mầm mống Vạn tượng trong Đạo trở thành hiện thực.

Để những mầm mống Vạn tượng trong Đạo trở thành hiện thực và hiện thực như thế nào phải có những cách thức, nguyên lý nhất định chi phối, gọi là cái Lý.

     Lý là là những qui luật mà những mầm mống Vạn tượng trong Đạo hiển lộ, vận động, tương tác, phát triển hình thành nên Vũ trụ ngày nay. Nói cách khác, Lý là cái nguyên lý vận động mà cái Tướng của Thực tại tuân theo khi hiển lộ.

 

Sách của các tác giả cổ cũng thường nói về cái Thể Tính,  Lý Tính, hàm ý đặc trưng của sự vật hiện tượng ngoài sự hiển bày cái Tướng thì nó còn mang trong mình cái "Tính", điều này là rất quan trọng mà cách sách không nói đó chính là mối quan hệ giữa cái "Tính của Bản thể ở trạng thái chí tịnh" và cái "Tính chung và riêng của Vạn tượng" sau khi Vũ trụ đã vận động này còn có mối quan hệ nào hay không?

 

Nếu thế thì quy luật của Thực tại sẽ đi từ:

 

Bản thể (Đạo): trạng thái chí tịnh, Tướng? Tính? ---> Một di động lượng tử ---> Nổ Bigbang? ---> Sum la Vạn tượng: (Lý, Thể, Tính: của sự vật hiện tượng riêng biệt và của Bản thể).

 

Trân trọng!

Share this post


Link to post
Share on other sites