Thiên Sứ

Hành lang cơ sở thuyết Âm Dương Ngũ hành - Vô Trước.

156 bài viết trong chủ đề này

mình không hiểu và không rành về lý học phương đông.nhưng xem 2 bác votruoc và vuivui tranh luan mình có ý kiến:

1/.bác votruoc rất tâm huyết với quan điểm của bác ấy(đã,đang,sẽ)làm thật tốt vấn đề đang theo đuổi.

2/.thái độ bác votruoc trong tranh luận rất tốt-thái độ của bác vuivui ko được hay.có ý trịnh thượng:ta đây nh chữ.

3/.với nghiên cứu khoa học đôi khi ko phải quan điểm của quá khứ hay của số đông ủng hộ là đúng.

kết luận:e ủng hộ tinh thần bác votruoc.hãy cố gắng hết mình đi bác.ko thành công cũng thành nhân.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hihi ... tui cũng cũng công nhận bác vuivui nhiều chữ thiệt, nói túm lại từ những ngày đầu vò vẽ tìm hiểu về lý học đông phương, có duyên đọc được các bài phân tích cũng như tranh luận của bác ý rải rác trên khắp các diễn đàn lý số. Từ những vấn đề bác vuivui bắt bẻ hoặc đưa ra, tìm hiểu thêm từ rất nhiều các nguồn đông tây kim cổ khác, càng đọc nhiều càng thấy bác ý có lý, ngay cả như chuyện bác ấy bẻ các vị khác ở các câu cửa miệng như "Đức năng thắng số" hoặc là "vượt thoát âm dương" gì đấy vv ... vv..

Nói chung, trong tranh luận đừng mong nghe những câu bùi tai, cái chính là người tranh luận có đủ tầm và có đủ tâm để phải biện trắng ra trắng, đen ra đen với mình hay không. Với lại, cũng phải coi coi mình có đủ tầm và có đủ tâm để hiểu người ta nói cái gì hay không.

Tôi thì tôi vẫn quý bác Vô Trước ở chỗ bác ý nhiệt tâm, nhưng tui đề cao cái sự nhiều chữ của bác vuivui lắm lắm. Muốn xây hoặc muốn dựng lại bất cứ học thuyết nào thì cũng đừng xem nhẹ cái nền tảng là các "khái niệm cơ bản" và các nguyên lý của nó, 1 nguyên lý sai lầm kiểu "vật chất quyết định ý thức" của Mác thôi cũng đủ để đưa dăm ba dân tộc vào vực thẳm đói nghèo rồi. Sai 1 ly, đi 1 vạn dặm ngay, chớ có đùa.

Share this post


Link to post
Share on other sites

mình không đồng ý với ý kiến là phải có căn bản theo kiểu hiểu bình thường mới làm khoa học được.

-mới đây mình xem trên tv có một nhạc sĩ hoàn toàn ko biết nhạc lý căn bản mà vẫn sáng tác nhạc rất hay.vd bài :bước chân trên dải trường sơn.

-theo mình trí tuệ ko phụ thuộc vào a có căn bản hay ko?có đi theo lớp lớp lang lang hay ko,có trước sau hay ko.

-điều tiên quyết để sáng tạo phát triển là sự say mê.sự tự do ko khuôn phép.dám hy sinh cho điều mình tâm huyết.

-có rất nh điều mà thế hệ cũ cho là đúng,chỉ một ng nghiên cứu độc lập phản bác lại nhưng mà đúng.

-vậy làm khoa học ko có nghĩa là phải hiểu khoa học cơ bản.

-với thời đại bây giờ bạn hãy nêu ý tưởng:mọi ng sẽ chứng minh cho bạn đúng,sai.(he he.khách wuan hay chủ wuan đây)

-mình ủng hộ bác vô trước

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khoa học và nhạc nhẽo là 2 phạm vi hoàn toàn khác nhau, 1 cái đòi hỏi nền tảng kiến thức cái sau xây dựng trên cơ bản cái trước và 1 cái thì dựa vào thiên bẩm, thiên phú nhiều hơn. Ví dụ như có hàng hà sa số các cô ca sĩ hát hay nhưng chẳng biết Do, Re, Mi, Pha, Sol nó ra sao, nhưng lên tới nhạc sĩ thì có khác 1 chút.

http://ohdear.vn/?name=nghenhac&op=lis...&albumId=72

Link trên là mẩu chuyện về nhạc sĩ VŨ Trọng Hối mà bạn nhắc đến như 1 ví dụ về việc nếu có quyết tâm cần gì kiến thức căn bản.

Bạn coi kỹ lại thì sẽ thấy là để viết lại những mẩu nhạc truyền miệng của mình, ông nhạc sĩ này trước là phải nhờ người khác giúp dùm, sau đó bị chê cười thì ổng mới hừng chí lớn lên đi học lại thanh nhạc căn bản:

<font size="Ŗ"" face=""Tahoma"">:Nhưng dù tự ái đến mấy, thì cũng không thể biến thành một phép thần để thay đổi từ một “Vũ Trọng Hối không biết nhạc” đến một “Vũ Trọng Hối nhạc sĩ” ngay lập tức. Quá trình miệt mài, cần mẫn học tập của Vũ Trọng Hối đã diễn ra suốt cuộc kháng chiến chống Pháp ở Hải Phòng, ở Liên khu III. </font>"

Viết nhạc mà còn vậy huống hồ gì khoa học, mà lại là khoa học huyền bí là môn mà vì cái nền tảng căn bản không rõ ràng cho nên thành huyền bí, vậy thì bạn cần phải hiểu vấn đề thâm và sâu đến như thế nào mới có thể đưa ra 1 lý thuyết căn bản cho ĐÚNG?

Túm lại, ông bà ta đã nói rồi: Nhiệt tình + Ngu dốt = Phá hoại (tui không có ám chỉ bác VoTruoc hay bất cứ ai trong này nhé), chỉ là để phản bác lại cái câu "không cần pha học căn bản, quan trọng là nhiệt tình và hy sinh" của bạn thôi.

Với quan niệm trên của bạn, mình cũng không mấy ngạc nhiên là bạn đi ủng hộ bác Vô Trước.

Share this post


Link to post
Share on other sites

1 nguyên lý sai lầm kiểu "vật chất quyết định ý thức" của Mác thôi cũng đủ để đưa dăm ba dân tộc vào vực thẳm đói nghèo rồi. Sai 1 ly, đi 1 vạn dặm ngay, chớ có đùa.

Hãy thử phân tích xem CácMác sai ở chỗ nào trong đoạn trên. Cứ phân tích đi xem CácMác sai hay trí tuệ của bạn sẽ còn phải học hỏi nhiều đời nhiều kiếp nữa mới hiểu được điều đó.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hãy thử phân tích xem CácMác sai ở chỗ nào trong đoạn trên. Cứ phân tích đi xem CácMác sai hay trí tuệ của bạn sẽ còn phải học hỏi nhiều đời nhiều kiếp nữa mới hiểu được điều đó.

Trước khi bác là mầm thai được cấy vào trong trứng và tinh trùng để có được hình hài (vật chất) như ngày nay thì bác là cái gì?

Trước khi 1 cái bàn được thành hình (vật chất) thì có phải là đã có ai đó nghĩ rằng "tui cần làm ra 1 cái gì đó có 4 chưn đứng được trên mặt đất để tui có thể đặt cái dĩa cơm sườn nướng này lên trển" phỏng ạ?

Trước khi bác type những dòng này ra đây cho anmay tui đọc, có phải trong đầu bác đã có ý nghĩ rằng "phải cho dân anmay này biết nó có học mòn đít nó ra thì chưa chắc nó đã hiểu được các cụ Các và Mác" hong bác?

Một cục đá với rất nhìu vật chất và thật ít ý thức thì theo học thuyết của Các Mác, nó phải quyết định được rất nhiều thứ chứ nhỉ?

Hahaha ... đúng là anmay này có học thêm mấy chục kiếp nữa cũng hong hiểu Các Mác nói gì nữa là chỉ có mấy kiếp :lol:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Muốn xây hoặc muốn dựng lại bất cứ học thuyết nào thì cũng đừng xem nhẹ cái nền tảng là các "khái niệm cơ bản" và các nguyên lý của nó, 1 nguyên lý sai lầm kiểu "vật chất quyết định ý thức" của Mác thôi cũng đủ để đưa dăm ba dân tộc vào vực thẳm đói nghèo rồi. Sai 1 ly, đi 1 vạn dặm ngay, chớ có đùa.

Anh Anmay thân mến!

Một người họa xĩ, tay vẽ khá tốt thì mới có thể vẻ theo cách chỗ nào xong chố đó giống như quét ảnh ấy. Song nếu người mới học vẽ hoặc đang luyện tay vẽ mà vẽ theo cách này thì tác phẩm hoàn thiện trông bực bực.

Cũng vậy, nếu nghiêng về duy tâm để nói duy vật sai thì cũng bực bực như thế.

Bám vào Ý Thức thì liền bị Vật chuyển.

Dựa trên Trí Tuệ thì liền chuyển Vật.

Cho nên muốn chuyển Vật thì phải chuyển Thức thành Trí.

Muốn chuyển Thức thành Trí thì đừng lấy Thức hại Vật, bởi vì lấy Thức hại Vật thì liền bị Vật hại, hay là nếu không đem Thức hại Vật thì Vật đâu hại lại Thức. Thức lại không Bám vào Vật thì tự nhiên Thức biến mất, mà theo định lý gì đó, định lý mà mọi thứ không mất đi mà chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác đó, theo đó, Thức biến mất thì nó chuyển thành Trí. Lúc này thì có thể lấy Trí ra sài, chuyển Vật tự tại đồng với Như Lai.

Vì sao Thức lại chuyển thành Trí ?

Thức là cái bóng của Vật, nếu không phóng ánh sáng Tánh Thấy qua lăng kính Thức Đại đến Vật thì bóng nó làm sao hiện lên. Không bóng dáng thì Thức Đại phải chuyển trở về Trí Đại. Gì mà có Ngũ Trí Như Lai đó, chủ tịch của nó là Pháp Giới Thể Tánh Trí. Đứng ở đây thì biến hóa Vật chất là Diệu dụng của Trí, vậy là Trí có trước Vật thì mới có lý.

Trí chuyển Vật, Vật chuyển Thức, Thức chuyển Khí.

Thân mến!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đứng ở đây thì biến hóa Vật chất là Diệu dụng của Trí, vậy là Trí có trước Vật thì mới có lý.

Thân mến!

Nói như anh, thì cái câu "Vật chất quyết định ý thức" của Các Mác là không có lý, anh nhỉ?

Còn cái ví dụ họa sĩ quét ảnh của anh, thú thực anmay tui hong hiểu nó có dính líu gì đến câu anmay tui nói. Con nhà nghèo như tui thì hồi nhỏ đâu có biết vẽ vời là gì, lớn lên 1 chút muốn học thì mới thấy để vẽ cho ra hồn cũng phải học ối thứ, ví dụ như học về kết hợp màu sắc, ý nghĩa, tâm trạng, cho tới kết cấu, bố cục, rồi tỷ lệ của sự vật muốn vẽ vv ... vv ... sau đó rồi thì tập vẽ, vẽ thành thục rồi mới nói tới chiẹn dzòm đâu vẽ đó được, cái đó hong phải là muốn vẽ cho ra hồn cũng phải đi từ căn bản lên là gì ? Còn hong thôi thì cứ việc vẽ phóng đại theo kiểu anime như tranh nhật bổn thôi : e .g mắt lúc nào cũng to bằng cái đấu, miệng trái nho, tóc trái dừa vv ... vv

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nói như anh, thì là Các Mác sai, anh nhỉ?

Còn cái ví dụ họa sĩ quét ảnh của anh, thú thực anmay tui hong hiểu nó có dính líu gì đến câu anmay tui nói. Con nhà nghèo như tui thì hồi nhỏ đâu có biết vẽ vời là gì, lớn lên 1 chút muốn học thì mới thấy để vẽ cho ra hồn cũng phải học ối thứ, ví dụ như học về kết hợp màu sắc, ý nghĩa, tâm trạng, cho tới kết cấu, bố cục, rồi tỷ lệ của sự vật muốn vẽ vv ... vv ... sau đó rồi thì tập vẽ, vẽ thành thục rồi mới nói tới chiẹn dzòm đâu vẽ đó được, cái đó hong phải là muốn vẽ cho ra hồn cũng phải đi từ căn bản lên là gì ? Còn hong thôi thì cứ việc vẽ phóng đại theo kiểu anime như tranh nhật bổn thôi : e .g mắt lúc nào cũng to bằng cái đấu, miệng trái nho, tóc trái dừa vv ... vv

Các Mác không sai mà đúng trong không gian chân lý tương đối.

À, họa xỹ là thế này.

Nói chung là cứ bảm vào kết luận duy vật sai mà không phân tích được nó sai như thế nào thì giống như là vẽ chỗ nào là đòi vẽ xong liền chỗ đó. Khi vẽ một bức ảnh, người ta phải lên tổng quát từng lớp một, tổng quát phác hoạ, tổng quát lên khối, tổng quát tả chất và hoàn thiện tổng quát.

Nói chung là phải có cái nhìn tổng quát thì mới là chứng mình của lịch sử chứ không bị là nhân vật lịch sử. Nếu là nhân vật lịch sử thì anh chỉ biết được một góc không gian 4 chiều, nếu là Minh chứng của lịch sử thì anh có được toàn bộ không gian 4 chiều.

Thân mến!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Các Mác không sai mà đúng trong không gian chân lý tương đối.

À, họa xỹ là thế này.

Nói chung là cứ bảm vào kết luận duy vật sai mà không phân tích được nó sai như thế nào thì giống như là vẽ chỗ nào là đòi vẽ xong liền chỗ đó. Khi vẽ một bức ảnh, người ta phải lên tổng quát từng lớp một, tổng quát phác hoạ, tổng quát lên khối, tổng quát tả chất và hoàn thiện tổng quát.

Nói chung là phải có cái nhìn tổng quát thì mới là chứng mình của lịch sử chứ không bị là nhân vật lịch sử.

Những câu tui hỏi là thực tế anh ạ, nếu lý thuyết của các mác mâu thuẫn với thực tế thì là lý thuyết đó không đúng, chứ tui chả có duy tâm hay duy vật gì sất.

Nếu anh cho rằng lý thuyết của Mác đúng trong không gian chân lý tương đối, thì anh thử giải thích xem dựa vào học thuyết các mác, ta phải hiểu những hiện tượng đó như thế nào?

Anh nói cũng đúng là cần phải có cái nhìn tổng quát, nhưng anh có tổng quát tới đâu thì cũng chỉ trong giới hạn trí và thức của anh cho phép mà thôi, ví dụ như khi khoa học nhận thức được rằng có thể đã có 1 sự kiện như Big Bang xảy ra thì họ cũng chỉ có thể biết tới đó thôi, còn trước Big Bang là cái gì thì hạ hồi phân giải, còn trước cái trước của Big Bang thì là không thể nghĩ bàn luôn ;)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trước khi bác là mầm thai được cấy vào trong trứng và tinh trùng để có được hình hài (vật chất) như ngày nay thì bác là cái gì?

Trước khi 1 cái bàn được thành hình (vật chất) thì có phải là đã có ai đó nghĩ rằng "tui cần làm ra 1 cái gì đó có 4 chưn đứng được trên mặt đất để tui có thể đặt cái dĩa cơm sườn nướng này lên trển" phỏng ạ?

Trước khi bác type những dòng này ra đây cho anmay tui đọc, có phải trong đầu bác đã có ý nghĩ rằng "phải cho dân anmay này biết nó có học mòn đít nó ra thì chưa chắc nó đã hiểu được các cụ Các và Mác" hong bác?

Một cục đá với rất nhìu vật chất và thật ít ý thức thì theo học thuyết của Các Mác, nó phải quyết định được rất nhiều thứ chứ nhỉ?

Hahaha ... đúng là anmay này có học thêm mấy chục kiếp nữa cũng hong hiểu Các Mác nói gì nữa là chỉ có mấy kiếp ;)

Dù không phải là người nghiên cứu về triết học. Nhưng từ ngày tham gia vào diễn đàn, daretolead thấy muốn tham gia thảo luận thì cũng phải đọc nhiều hơn, xem lại nhiều hơn các kiến thức đã học về triết học. Daretolead muốn trao đổi với anmay về vấn đề anmay nêu ở trên như sau:

1. Trước hết xin hỏi anmay hiểu thế nào là vật chất và ý thức? Những cái gọi là "vật chất" và "ý thức" trong ví dụ/câu hỏi mà anmay đưa ra có đúng là "vật chất và ý thức" theo cách mà anmay đang hiểu không? Nếu đúng là anmay hiểu vật chất và ý thức theo kiểu này (kiểu trong ví dụ anmay đưa ra) thì xin miễn bàn, anmay chưa xứng tầm tham gia góp ý cùng bác vo truoc va vuivui, liem trinh,...

2. Anmay đã đọc hết những phần liên quan đến "vật chất và ý thức" trong triết học Mác chưa? Nếu đã đọc hết, xin vui lòng là khi trích dẫn phải trích dẫn cho đủ ý. Kiểu trích dẫn một nửa rồi đi phân tích, phản bác làm cho những người không chuyên như daretolead và bạn sstss rất bối rối. Daretolead phải đọc lại các đoạn phân tích về vật chất và ý thức của Mác và nhận ra điều này. Đây cũng chính là kiểu mà một số người hay dùng để phản bác Mác.

Như vậy daretolead chờ anmay trả lời các câu hỏi ở trên xem thế nào rồi sẽ tham gia tiếp.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trước khi bác là mầm thai được cấy vào trong trứng và tinh trùng để có được hình hài (vật chất) như ngày nay thì bác là cái gì?

Trước khi có tinh Trùng của cha trứng của mẹ tất chúng ta là cỏ cây sản vật của quê hương đất nước để cha mẹ ăn mà sản sinh ra tinh trùng và trứng. Các thứ khác trong diễn đàn này anmay chịu khó tìm thì thấy câu trả lời này.

Trước khi 1 cái bàn được thành hình (vật chất) thì có phải là đã có ai đó nghĩ rằng "tui cần làm ra 1 cái gì đó có 4 chưn đứng được trên mặt đất để tui có thể đặt cái dĩa cơm sườn nướng này lên trển" phỏng ạ?

Chính dĩa cơm bị đổ xuống đất đã làm cho người đó tư duy cấn có cái gì đó để đặt đĩa cơm và chính vật chất gỗ với toàn bộ tính chất của nó mà người này đã biết là có thể cưa cắt đóng thành hình như ý đã làm người này tư duy để đóng ra cái bàn.

Trước khi bác type những dòng này ra đây cho anmay tui đọc, có phải trong đầu bác đã có ý nghĩ rằng "phải cho dân anmay này biết nó có học mòn đít nó ra thì chưa chắc nó đã hiểu được các cụ Các và Mác" hong bác?

Chính những dòng chữ trên bài viết của anmay trên màn hình máy tính đã làm cho liêm trinh tư duy nảy ra ý định tranh luận.

Một cục đá với rất nhìu vật chất và thật ít ý thức thì theo học thuyết của Các Mác, nó phải quyết định được rất nhiều thứ chứ nhỉ?

Nhìn thấy hòn đá thông qua giác quan cảm nhận con người nảy ra rất nhiều tư duy tùy theo nền tảng học vấn của người đó. Người làm nghề xây dựng bỗng nhớ tới đá làm kết cấu móng rất tốt, người chế biến vật liệu thấy nung vôi,làm xi măng đất đèn thì tuyệt, người làm đá cảnh thì thấy lấy hòn này mà chắp vào quả núi rất tuyệt vời,Người lo phòng thân thì nhớ tới ba năm võ tàu không bằng củ đầu bay, Nhà khoa học hạt nhân thì suy nghĩ: E=m.c.c vậy có cách nào làm cho khối lượng hòn đá này thành năng lương khổng lồ để phục vụ con người

Hahaha ... đúng là anmay này có học thêm mấy chục kiếp nữa cũng hong hiểu Các Mác nói gì nữa là chỉ có mấy kiếp ;)

Anmay tiếp tục học

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những câu tui hỏi là thực tế anh ạ, nếu lý thuyết của các mác mâu thuẫn với thực tế thì là lý thuyết đó không đúng, chứ tui chả có duy tâm hay duy vật gì sất.

Nếu anh cho rằng lý thuyết của Mác đúng trong không gian chân lý tương đối, thì anh thử giải thích xem dựa vào học thuyết các mác, ta phải hiểu những hiện tượng đó như thế nào?

Duy tâm hay Duy vật, có lẽ đều là diễn viên.

Nếu làm đạo diễn thì mới vượt lên không bị Tâm hay Vật nhấn chìm.

Thân mến!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dù không phải là người nghiên cứu về triết học. Nhưng từ ngày tham gia vào diễn đàn, daretolead thấy muốn tham gia thảo luận thì cũng phải đọc nhiều hơn, xem lại nhiều hơn các kiến thức đã học về triết học. Daretolead muốn trao đổi với anmay về vấn đề anmay nêu ở trên như sau:

1. Trước hết xin hỏi anmay hiểu thế nào là vật chất và ý thức? Những cái gọi là "vật chất" và "ý thức" trong ví dụ/câu hỏi mà anmay đưa ra có đúng là "vật chất và ý thức" theo cách mà anmay đang hiểu không? Nếu đúng là anmay hiểu vật chất và ý thức theo kiểu này (kiểu trong ví dụ anmay đưa ra) thì xin miễn bàn, anmay chưa xứng tầm tham gia góp ý cùng bác vo truoc va vuivui, liem trinh,...

2. Anmay đã đọc hết những phần liên quan đến "vật chất và ý thức" trong triết học Mác chưa? Nếu đã đọc hết, xin vui lòng là khi trích dẫn phải trích dẫn cho đủ ý. Kiểu trích dẫn một nửa rồi đi phân tích, phản bác làm cho những người không chuyên như daretolead và bạn sstss rất bối rối. Daretolead phải đọc lại các đoạn phân tích về vật chất và ý thức của Mác và nhận ra điều này. Đây cũng chính là kiểu mà một số người hay dùng để phản bác Mác.

Như vậy daretolead chờ anmay trả lời các câu hỏi ở trên xem thế nào rồi sẽ tham gia tiếp.

À, anh bạn này thông minh đây, đã biết đi về từ căn bản rồi đấy ;) Đây chính là cái sai lầm của sstss khi coi nhẹ cái học căn bản. Và đó, chính là điểm phản biện chính của tôi.

Cúi đầu ngả mũ chào quý vi :P

Duy tâm hay Duy vật, có lẽ đều là diễn viên.

Nếu làm đạo diễn thì mới vượt lên không bị Tâm hay Vật nhấn chìm.

Thân mến!

Oh, vậy thì tui khỏi phải nhọc lòng trả lời nữa, vì tui cũng thuộc trường phái tổng quát, không duy tâm cũng không duy vật :)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Oh, vậy thì tui khỏi phải nhọc lòng trả lời nữa, vì tui cũng thuộc trường phái tổng quát, không duy tâm cũng không duy vật ;)

Nếu vậy thì liền rơi vào chấp không gì hết, không duy tâm mà cũng chẳng duy vật. Đó lại rơi vào chấp "không" với chấp "chẳng".

Đôi khi cần, đạo diễn vẫn làm diễn viên, ví như đạo diễn Anh Hùng Xạ Điêu vẫn nhập vai Vương Trùng Dương đó.

Không duy tâm.

Không duy vật.

Không duy không.

Duy Tuệ Thị Nghiệp!

Thân mến!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu vậy thì liền rơi vào chấp không gì hết, không duy tâm mà cũng chẳng duy vật. Đó lại rơi vào chấp "không" với chấp "chẳng".

Đôi khi cần, đạo diễn vẫn làm diễn viên, ví như đạo diễn Anh Hùng Xạ Điêu vẫn nhập vai Vương Trùng Dương đó.

Không duy tâm.

Không duy vật.

Không duy không.

Duy Tuệ Thị Nghiệp!

Thân mến!

Hihihihi ... sao bạn biết tui chấp không gì hết? Không duy tâm cũng chẳng duy vật không có nghĩa là không có gì hết ;)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Duy tâm hay Duy vật, có lẽ đều là diễn viên.

Nếu làm đạo diễn thì mới vượt lên không bị Tâm hay Vật nhấn chìm.

Thân mến!

Chào anh Rubi, daretolead nghĩ một bộ phim hay thì đạo diễn hay cũng chưa đủ, phải có diễn viên hay nữa. Diễn viên không sống hết mình với nhân vật thì sao đạo diễn có phim hay được?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào anh Rubi, daretolead nghĩ một bộ phim hay thì đạo diễn hay cũng chưa đủ, phải có diễn viên hay nữa. Diễn viên không sống hết mình với nhân vật thì sao đạo diễn có phim hay được?

Đúng dzị ... có dzị mới gọi là tam tài chớ hong còn là thế đối đãi nhị nguyên. Nhưng trong tam tài Thiên - Địa - Nhân, thì con người là diễn viên chớ không phải đạo diễn, có điều diễn viên mà biết mình là diễn viên thì sẽ diễn đúng ý đạo diễn và ... sẽ được lãnh giải Osca hehehe

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào anh Rubi, daretolead nghĩ một bộ phim hay thì đạo diễn hay cũng chưa đủ, phải có diễn viên hay nữa. Diễn viên không sống hết mình với nhân vật thì sao đạo diễn có phim hay được?

Daretolead thân mến!

Cứ làm đạo diễn tốt, lo gì không có diễn viên hay, lo gì không có kịch bản hay.

Thân mến.

Hihihihi ... sao bạn biết tui chấp không gì hết? Không duy tâm cũng chẳng duy vật không có nghĩa là không có gì hết ;)

Duy Tâm, Duy Vật là Hữu.

Không Duy Tâm, Không Duy Vật là Vô.

Phi hữu, phi vô thì bắt tay nhau :) .

Mê thì bị Hữu Vô chuyển.

Giác thì chuyển Hữu Vô.

Các Mác không phải Toàn Giác nhưng Phần Giác

Share this post


Link to post
Share on other sites

Daretolead thân mến!

Cứ làm đạo diễn tốt, lo gì không có diễn viên hay, lo gì không có kịch bản hay.

Thân mến.

Anh rubi thân mến, sở dĩ daretolead thắc mắc với anh câu trên là vì biết anh có nghiên cứu về phật học và daretolead vừa đọc một quyển sách để lại ấn tượng nhiều. Đó là quyển "Siddhartha" của Hermann Hesse. Xin trích một đoạn giới thiệu như sau (xin lỗi bác vô trước vì phần này lan man ra ngoài chủ đề chính ;) ):

"...Hermann Hesse cho ta thấy muốn thấu hiểu bản chất của đời sống, con người cần phải trải nghiệm tận cùng mọi ngõ ngách của nó. Sự sống đang diễn ra trong mọi hình thái trong vũ trụ cũng chỉ vì nó cần trải nghiệm hết chính bản thân mình. “Sự sống” đó là “dòng sông” của Siddhartha mà chàng đã biết lắng nghe.

Cuối cùng Siddhartha đã ngộ ra rằng “sự thật nào cũng có đối nghịch của nó và điều đối nghịch này cũng thật không kém”. Khi đã trải nghiệm và biết lắng nghe mọi hình thái của sự sống, chàng đã tự siêu việt chính mình, vượt lên thiện - ác, tốt - xấu. Đó là tư tưởng Bát nhã, nói theo cách của Hermann Hesse.

..."

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trước khi có tinh Trùng của cha trứng của mẹ tất chúng ta là cỏ cây sản vật của quê hương đất nước để cha mẹ ăn mà sản sinh ra tinh trùng và trứng. Các thứ khác trong diễn đàn này anmay chịu khó tìm thì thấy câu trả lời này.

=> Tinh trùng + trứng (vật chất) muốn tìm được (tương tác) nhau thì cha mẹ phải có nhu cầu giao cấu (tinh thần)

Chính dĩa cơm bị đổ xuống đất đã làm cho người đó tư duy cấn có cái gì đó để đặt đĩa cơm và chính vật chất gỗ với toàn bộ tính chất của nó mà người này đã biết là có thể cưa cắt đóng thành hình như ý đã làm người này tư duy để đóng ra cái bàn.

=>

Cái bàn và dĩa cơm (vật chất) muốn đặt được lên nhau (tương tác) thì phải có tư duy và hiểu biết (tinh thần)

Chính những dòng chữ trên bài viết của anmay trên màn hình máy tính đã làm cho liêm trinh tư duy nảy ra ý định tranh luận.

Nhìn thấy hòn đá thông qua giác quan cảm nhận con người nảy ra rất nhiều tư duy tùy theo nền tảng học vấn của người đó. Người làm nghề xây dựng bỗng nhớ tới đá làm kết cấu móng rất tốt, người chế biến vật liệu thấy nung vôi,làm xi măng đất đèn thì tuyệt, người làm đá cảnh thì thấy lấy hòn này mà chắp vào quả núi rất tuyệt vời,Người lo phòng thân thì nhớ tới ba năm võ tàu không bằng củ đầu bay, Nhà khoa học hạt nhân thì suy nghĩ: E=m.c.c vậy có cách nào làm cho khối lượng hòn đá này thành năng lương khổng lồ để phục vụ con người

=> Con người (vật chất - ý thức) muốn làm ra cái này cái kia (tinh thần) với cục đá (vật chất) thì cũng rứa

Anmay tiếp tục học

Nói túm lại là luôn luôn có 3 phần hợp tác trong sự sinh hóa của vạn vật:

1) Vật chất

2) Tinh thần

3) Sự tương tác không ngừng xảy ra giữa vật chất và tinh thần.

Nói theo lý học đông phương thì là "Vạn vật cõng âm bồng dương, âm dương dương chuyển hóa không ngừng".

Vật chất và tinh thần tồn tại song hành, và không ngừng tương tác.

Duy vật như Các Mác hay duy tâm như thần quyền thì đều là không đúng, không đủ.

Bạn Rubi bảo phải đứng trên tổng quát để không bị làm nạn nhân lịch sử xong lại phát biểu là Các mác đúng "phần giác" hehehe, tức là xét toàn giác thì Các mác không đúng nữa chứ gì?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nói túm lại là luôn luôn có 3 phần hợp tác trong sự sinh hóa của vạn vật:

1) Vật chất

2) Tinh thần

3) Sự tương tác không ngừng xảy ra giữa vật chất và tinh thần.

Nói theo lý học đông phương thì là "Vạn vật cõng âm bồng dương, âm dương dương chuyển hóa không ngừng".

Vật chất và tinh thần tồn tại song hành, và không ngừng tương tác.

Duy vật như Các Mác hay duy tâm như thần quyền thì đều là không đúng, không đủ.

Bạn Rubi bảo phải đứng trên tổng quát để không bị làm nạn nhân lịch sử xong lại phát biểu là Các mác đúng "phần giác" hehehe, tức là xét toàn giác thì Các mác không đúng nữa chứ gì?

Bao rờ, coi như là,tất chúng sinh toàn giác thì Các Mác mấy sai.

Ở đây tự nhiên xuất hiện một khái niệm 4 đời.

Qua khái niệm không gian 4 chiều thì có thể hiểu thế nào là 4 đời. 4 chiều là 3 chiều không gian và 1 chiều thơì gian, tổng là 4 chiều không thời gian. 4 đời là 3 đời quá khứ, hiện tại, và vị lại với 1 đời sự kiện nữa là 4 đời.

Như vậy, mỗi một sự kiện từ thỉ cho tới chung, từ thỉ tới chung cộng với chính sự kiện đó vậy là 4 đời. Trên khái niệm này thì người ta có thể tiếp cận nó bắt đầu từ đời quá khứ của nó, tức là mỗi một sự kiện bắt đầu sắp xảy ra thì đó chính là đời quá khứ của sự kiện đó, vậy là quá khứ ở trước mặt chứ đâu phải quá khứ là ở đằng sau. Ba đời đều ở phía trước, hoặc đều ở phía sau vì nó là ba đời của đời sự kiện. Như vậy, tương lai của một sự kiện nào đó lại có thể là quá khứ của một sự kiện khác, nếu lấy cái sự kiện khác ấy làm mốc.

Vậy thì nếu cho tớ một cái mốc, tớ có thể lôi tương lai từ quá khứ về và lôi quá khứ ở tương lai đến. ;)

Thân mến!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bao rờ, coi như là,tất chúng sinh toàn giác thì Các Mác mấy sai.

Ở đây tự nhiên xuất hiện một khái niệm 4 đời.

Qua khái niệm không gian 4 chiều thì có thể hiểu thế nào là 4 đời. 4 chiều là 3 chiều không gian và 1 chiều thơì gian, tổng là 4 chiều không thời gian. 4 đời là 3 đời quá khứ, hiện tại, và vị lại với 1 đời sự kiện nữa là 4 đời.

Như vậy, mỗi một sự kiện từ thỉ cho tới chung, từ thỉ tới chung cộng với chính sự kiện đó vậy là 4 đời. Trên khái niệm này thì người ta có thể tiếp cận nó bắt đầu từ đời quá khứ của nó, tức là mỗi một sự kiện bắt đầu sắp xảy ra thì đó chính là đời quá khứ của sự kiện đó, vậy là quá khứ ở trước mặt chứ đâu phải quá khứ là ở đằng sau. Ba đời đều ở phía trước, hoặc đều ở phía sau vì nó là ba đời của đời sự kiện. Như vậy, tương lai của một sự kiện nào đó lại có thể là quá khứ của một sự kiện khác, nếu lấy cái sự kiện khác ấy làm mốc.

Vậy thì nếu cho tớ một cái mốc, tớ có thể lôi tương lai từ quá khứ về và lôi quá khứ ở tương lai đến. ;)

Thân mến!

Cho dù thiên hạ chưa toàn giác thì cái sự "vạn vật cõng âm bồng dương, âm dương tương tác không ngừng" vẫn là thực tế có thể kiểm chứng được, Mác chỉ đưa ra được 1 vế phiến diện của cái thực tế khách quan ấy thì Mác vẫn sai.

À, cái chuyện sai của Mác tôi không thấy ăn nhập gì tới cái không gian 4 chiều và cái chuyện kéo tới kéo lui của bạn cho nên ... miễn bình luận. :)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào anmay

Trước khi có tinh Trùng của cha trứng của mẹ tất chúng ta là cỏ cây sản vật của quê hương đất nước để cha mẹ ăn mà sản sinh ra tinh trùng và trứng. Các thứ khác trong diễn đàn này anmay chịu khó tìm thì thấy câu trả lời này.

Chính dĩa cơm bị đổ xuống đất đã làm cho người đó tư duy cấn có cái gì đó để đặt đĩa cơm và chính vật chất gỗ với toàn bộ tính chất của nó mà người này đã biết là có thể cưa cắt đóng thành hình như ý đã làm người này tư duy để đóng ra cái bàn.

Chính những dòng chữ trên bài viết của anmay trên màn hình máy tính đã làm cho liêm trinh tư duy nảy ra ý định tranh luận.

Nhìn thấy hòn đá thông qua giác quan cảm nhận con người nảy ra rất nhiều tư duy tùy theo nền tảng học vấn của người đó. Người làm nghề xây dựng bỗng nhớ tới đá làm kết cấu móng rất tốt, người chế biến vật liệu thấy nung vôi,làm xi măng đất đèn thì tuyệt, người làm đá cảnh thì thấy lấy hòn này mà chắp vào quả núi rất tuyệt vời,Người lo phòng thân thì nhớ tới ba năm võ tàu không bằng củ đầu bay, Nhà khoa học hạt nhân thì suy nghĩ: E=m.c.c vậy có cách nào làm cho khối lượng hòn đá này thành năng lương khổng lồ để phục vụ con người

Anmay tiếp tục học

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nội dung trích dẫn(Liêm Trinh @ Jan 7 2010, 01:59 PM) Posted ImageTrước khi có tinh Trùng của cha trứng của mẹ tất chúng ta là cỏ cây sản vật của quê hương đất nước để cha mẹ ăn mà sản sinh ra tinh trùng và trứng. Các thứ khác trong diễn đàn này anmay chịu khó tìm thì thấy câu trả lời này.

=> Tinh trùng + trứng (vật chất) muốn tìm được (tương tác) nhau thì cha mẹ phải có nhu cầu giao cấu (tinh thần)

Chính dĩa cơm bị đổ xuống đất đã làm cho người đó tư duy cấn có cái gì đó để đặt đĩa cơm và chính vật chất gỗ với toàn bộ tính chất của nó mà người này đã biết là có thể cưa cắt đóng thành hình như ý đã làm người này tư duy để đóng ra cái bàn.

=>

Cái bàn và dĩa cơm (vật chất) muốn đặt được lên nhau (tương tác) thì phải có tư duy và hiểu biết (tinh thần)

Chính những dòng chữ trên bài viết của anmay trên màn hình máy tính đã làm cho liêm trinh tư duy nảy ra ý định tranh luận.

Nhìn thấy hòn đá thông qua giác quan cảm nhận con người nảy ra rất nhiều tư duy tùy theo nền tảng học vấn của người đó. Người làm nghề xây dựng bỗng nhớ tới đá làm kết cấu móng rất tốt, người chế biến vật liệu thấy nung vôi,làm xi măng đất đèn thì tuyệt, người làm đá cảnh thì thấy lấy hòn này mà chắp vào quả núi rất tuyệt vời,Người lo phòng thân thì nhớ tới ba năm võ tàu không bằng củ đầu bay, Nhà khoa học hạt nhân thì suy nghĩ: E=m.c.c vậy có cách nào làm cho khối lượng hòn đá này thành năng lương khổng lồ để phục vụ con người

=> Con người (vật chất - ý thức) muốn làm ra cái này cái kia (tinh thần) với cục đá (vật chất) thì cũng rứa

Anmay tiếp tục học

Nói túm lại là luôn luôn có 3 phần hợp tác trong sự sinh hóa của vạn vật:

1) Vật chất

2) Tinh thần

3) Sự tương tác không ngừng xảy ra giữa vật chất và tinh thần.

Nói theo lý học đông phương thì là "Vạn vật cõng âm bồng dương, âm dương dương chuyển hóa không ngừng".

Vật chất và tinh thần tồn tại song hành, và không ngừng tương tác.

Duy vật như Các Mác hay duy tâm như thần quyền thì đều là không đúng, không đủ.

Bạn Rubi bảo phải đứng trên tổng quát để không bị làm nạn nhân lịch sử xong lại phát biểu là Các mác đúng "phần giác" hehehe, tức là xét toàn giác thì Các mác không đúng nữa chứ gì?

Sao Anmay lại sửa bài viết của liêm trinh trong phần trích dẫn.

Liêm trinh chỉ nghiên cứu khoa học thuần túy, tùy theo thực tiễn cuộc sống của liêm trinh đòi hỏi lúc nghiên cứu môn này lúc môn khác để đáp ứng với nhu cầu cuộc sống của liêm trinh.

Triết học Mác, liêm trinh cũng chỉ có học qua giáo trình dành cho sinh viên đại học,cao đẳng, trung học chuyên nghiệp của bộ giáo dục đào tạo. Tất cả các công trình mà liêm trinh đã làm đều lấy triết học Mác -lê làm kim chỉ nam để nghiên cứu.Triết học Mác được giảng dạy trong giáo trình liêm trinh học không sai. Nghiên cứu bất cứ môn khoa học nào không dùng triết học Mác đều bất thành.

Share this post


Link to post
Share on other sites