Thiên Sứ

Hành lang cơ sở thuyết Âm Dương Ngũ hành - Vô Trước.

156 bài viết trong chủ đề này

Quí vị và anh chị em quan tâm đến Lý học Đông phương thân mến.

Trong những bản văn cổ chữ Hán để lại, có sách nói về Âm Dương thì không nói đến Ngũ hành và ngược lại. Bởi vậy, ngay cả những nhà nghiên cứu có học vị và tên tuổi ở khắp nơi trên thế giới cho đến tận ngày nay vẫn cho rằng khái niệm Âm Dương và Ngũ hành thuộc về hai thuyết độc lập xuất phát từ những vùng văn hóa sử khác nhau và hòa nhập với nhau vào đời Hán. Tuy nhiên cách giải thích này không hợp lý bởi vì những hiện tượng liên quan đến nó mà điển hình là cuốn "Hoàng Đế nội kinh tố vấn", một cuốn sách ứng dụng thuyết Âm Dương ngũ hành đến từng chi tiết trong Đông y, ra đời trước thời Hán đã phủ nhận quan niệm trên.

Bởi vậy, quan niệm cho rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành là một học thuyết nhất quán hoàn chỉnh và thuộc về nền văn hiến Lạc Việt một thời huyền vĩ ở bờ nam sông Dương Tử là một luận điểm hoàn toàn hợp lý, đã giải thích được hầu hết những hiện tượng và vấn đề liên quan đến nó.

Trên cơ sở này, anh Vô Trước đã có những cố gắng nhằm làm sáng tỏ bản chất của học thuyết này và trình bày trong tiểu mục "Lý học Đông phương", nhằm trao đổi học thuật về những vấn đề chúng ta quan tâm. Bởi vậy, để bảo đảm tính liền mạch của những ý tưởng khi anh Vô Trước trình bày luận điểm của mình, tôi mở topic "Hành lang cơ sở thuyết Âm Dương Ngũ hành - Vô Trước" để quí vị và anh chị em trao đổi học thuật với anh Vô Trước ở đây.

Ở hành lang này, chúng ta có thể bổ sung những ý tưởng của anh Vô Trước, hoặc phản biện trên tinh thần nghiên cứu và phát triển học thuật để tìm chân lý.

Xin cảm ơn sự quan tâm trao đổi học thuật của quí vị và anh chị em.

Nhân đây, tôi cũng đề nghị Quản trị kỹ thuật mở chuyên mục của anh Vô Trước như đã làm với anh Nhất Nguyên 52 về đề tài lịch sử, để bảo đảm ý tưởng liền mạch của tác giả.

Xin cảm ơn sự giúp đỡ của ban quản trị kỹ thuật.

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

[ Trích DaoHoa May 27 2008 06:56 AM:

Có phải đây là HTBQAL hay không ?]

Kính thưa quí vị quan tâm!

Các thảo luận về "CÁC BÀI NGHIÊN CỨU CỦA VO TRUOC" xin đưa vào chuyên mục này để Vo Truoc tiện theo dõi và trả lời. Nếu đưa vào chuyên mục đó, Vo truoc dễ bị sót và bị ngắt mạch tư duy lắm.

Xin cám ơn!

Trở lại câu hỏi của bạn DaoHoa.

Kính thưa các quí vị quan tâm!

HTBQ do cổ thư chữ Hán truyền lại được coi là của Văn Vương (tạm gọi là Hậu thiên bát quái Văn Vương: HTBQVV) có thứ tự phân bố các quái như sau:

CÀN -. KHẢM -> CẤN -> CHẤN -> TỐN -> LY -> KHÔN -> ĐOÀI

Và bố trí trong không gian theo các phương vị sau:

Posted Image

Đồ hình này có nhiều nghi vấn mà nhiều nhà nghiên cứu đã phân tích, đặc biệt trong thời gần đây, hai nhà nghiên cứu Nguễn Vũ Tuấn Anh và Trần Quang Bình đã có những kiến giải sâu sắc, đưa ra những đồ hình thay thế manh tên Hậu thiên bát quái Lạc Việt (HTBQLV – Nguyễn Vũ Tuấn Anh) và Hậu thiên bát quái Âu Lạc (HTBQAL – Trần Quang Bình) mà chắc là nhiều người trong quí vị đã biết.

Tôi xin bổ xung thêm mấy ý như sau:

- Đồ hình HTBQVV thể hiện sự bất qui tắc trong phân bố Thái – Thiếu của các quái trong đoạn đầu và cuối như sau:

Thái -> Thiếu -> Thiếu -> Thái -> Thái -> Thiếu -> Thái -> Thiếu

Ở giai đoạn đầu có hai quái Thái hoặc Thiếu đi liền nhau, giai đoạn sau thì lại xen kẽ

Ba góc đồ hình có 3 quái Thái (CÀN, KHÔN, TỐN), góc thứ tư sao lại là Thiều (CẤN)

Ba phương vị chính là 3 quái Thiếu (KHẢM, ĐOÀI, LY), phương thứ tư sao lại là Thiếu (CHẤN)

Đó là những nghi ngờ bổ xung về mặt hình thức đồ hình HTBQVV

- Sự phân bố thứ tự, vị trí các quái trong đồ hình HTBQVV không có sự lý giải về ý nghĩa, qui tắc của đồ hình một cách logic, hệ thống, nhất quán mà chỉ đơn thuần ấn định, gán ghép nói là do người xưa truyền lại. Chính vì thế mà rất hạn chế về ứng dụng, dễ bị giải thích tùy tiện, dễ bị nghi ngờ, tam sao thất bổn, sai lệch theo thời gian. Sự đúng, sai hầu như không thể kiểm chứng đặc biệt là đối với những sai lệch nhỏ. Do đó hầu như không thể phát triển tiếp tục các ứng dụng của nó.

Đồ hình HTBQ mà bài viết này đưa ra có một ý nghĩa rất rõ ràng. Đó là: Đồ hình HTBQ mô tả sự vận đông của dòng Khí dương qua các yếu tố của sự vật như sau:

CÀN -. KHẢM -> CẤN -> CHẤN -> TỐN -> ĐOÀI -> LY -> KHÔN -> THỔ

Dòng khí này là dòng thứ tự vận động của các hiệu ứng tương tác do các yếu tố dương sinh ra có xu hướng làm cho các yếu tố của sự vật trở về với bản chất ban đầu của nó. Ý nghĩa này được trình bày một cách logic trong một hệ thống nhất quán từ thấp tới cao, từ đơn giản đến phức tạp. Điều này sẽ khắc phục được những khó khăn mà đồ hình HTBQVV vấp phải như đã phân tích ở trên trong ứng dụng và lưu truyền, đồng thời mở ra một khả năng phát triển tiếp tục học thuyết ADNH cho mỗi chúng ta.

Đồ hình HTBQ mà bài viết này đưa ra khắc phục được sự bất qui tắc Thái – Thiếu của HTBQVV như đã chỉ ra ở trên. Sự phân bố các quái của đồ hình này theo nguyên tắc:

Thái -> Thiếu -> Thiếu -> Thái -> Thái -> Thiếu -> Thiếu -> Thái

(rõ ràng 2 quái Thái hay Thiếu luôn đi liền nhau 2 lần, không phải sen kẽ như phần cuối của HTBQVV).

Theo bài viết, đồ hình BQ Tiên thiên cũng như Hậu thiên về bản chất vốn không để mô tả phương vị của các quái trong không gian mà đơn thuần chỉ là chiều vận động của dòng Khí dương trong sự vật (Sự phân bố phương vị của các quái trong không gian thể hiện cấu trúc Âm dương Ngũ hành của không gian được mô tả trong Lạc thư, Hà đồ mà tôi sẽ có dịp trình bày với quí vị tronh những bài viết tiếp theo). Vì thế, về mặt nguyên tắc, có thể mô tả đồ hình TTBQ cũng như HTBQ tùy ý, miễn là thể hiện được sự vận động qua các quái của dòng Khí dương.

Tuy nhiên, vì lý do lưu truyền, ứng dụng, trực quan mà người xưa chọn một cách bố trí đồ hình sao cho phù hợp với những yếu tố liên quan nhất như sau:

- Đối với TTBQ: Trục đứng là CÀN - KHÔN

+ CÀN, ĐOÀI thuộc THỦY ở phương Bắc

+ KHÔN, CẤN thuộc HỎA ở phương Nam

+ TỐN, KHẢM thuộc KIM ở phương Tây

+ CHẤN, CẤN thuộc MỘC ở phương Đông

- Đối với HTBQ: Trục đứng là KHẢM - LY

+ CÀN, KHẢM thuộc THỦY ở phương Bắc

+ KHÔN, LY thuộc HỎA ở phương Nam

+ TỐN, ĐOÀI thuộc KIM ở phương Tây

+ CHẤN, CẤN thuộc MỘC ở phương Đông

Thì đồ hình TTBQ và HTBQ của bài viết trở thành:

Posted Image

Với đồ hình HTBQ này, 4 phương vị chính là các quái Thiếu, 4 phương vị phụ hoàn toàn là các quái Thái. Khi thiết lập đồ hình, người viết hoàn toàn không chú ý tới sự hợp lý hình thức không gian hay toán học. Nhưng kết quả thu được lại hoàn chỉnh một cách mỹ mãn đáng ngạc nhiên!

Bạn cũng thấy chữ S huyền bí của đồ hình TTBQ mà nhiều người đề cập từ thời xa xưa lại xuất hiện trên đồ hình HHBQ này mà HTBQVV không thể hiện được. Bản chất của chữ S này chính chiều là dòng Khí dương phải vận động, khi bố trí các quái của đồ hình TTBQ và HTBQ theo nguyên tắc trên.

Bạn cũng thấy ngay rằng, đồ hình HTBQ của bài viết chính là đồ hình HTBQAL của Trần Quang Bình, đồng thời cho thấy sự đổi chỗ Tốn – Khôn của Nguyễn Vũ Tuấn Anh trong đồ hình là hợp lý. Tôi cũng xin lưu ý rằng, sự đổi chỗ Tốn – Khôn trên đồ hình thôi, chứ không phải trên thứ tự CÀN -. KHẢM -> CẤN -> CHẤN -> TỐN -> LY -> KHÔN -> ĐOÀI trở thành CÀN -> KHẢM -> CẤN -> CHẤN -> KHÔN -> LY -> TỐN -> ĐOÀI. Thứ tự đúng của HTBQ phải là:

CÀN -. KHẢM -> CẤN -> CHẤN -> TỐN -> ĐOÀI -> LY -> KHÔN -> THỔ

Như vậy, chắc các bạn cũng thấy, với 3 phương pháp tiếp cận khác nhau và hoàn toàn độc lập, Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Trần Quang Bình và Vô Trước đều đi đến phủ nhận tính chính xác của HTBQVV và đưa ra các hiệu chỉnh giống nhau. Điều này một lần nữa chứng tỏ luận điểm: “Học thuyết ADNH không thuộc sở hữu của nền văn minh Hoa Hạ” là hoàn toàn chính xác.

Tôi xin trả lời câu hỏi của bạn ĐH: Đồ hình HTBQ mà bài viế đưa ra chính là đồ hình HTBQAL của Trần Quang Bình nhưng được lý giả rõ ràng ý nghĩa, bản chất của nó trong một hệ thống logic nhất quán với phương pháp tiếp cận hoàn toàn khác. Đồ hình HTBQAL của Trần Quang Bình thuần tuý dựa vào sự hợp lý hình thức toán học mà thiếu hẳn nội dung của nó nên dù có được phát hiện, người ta cũng rất khó tìm thấy ứng dụng hay phát triển tiếp theo.

Share this post


Link to post
Share on other sites

VoTruoc mến,

Để tránh "Vo truoc dễ bị sót và bị ngắt mạch tư duy", Vo Truoc cứ tự nhiên hoàn thành ý niệm của bài viết. Chừng nào Vo Truoc muốn trao đổi học thuật, tại hạ sẽ chào đón những chiêu thức của Vo Truoc

Hẹn ngày tái ngộ,

Đào Hoa

Share this post


Link to post
Share on other sites

VoTruoc mến,

Để tránh "Vo truoc dễ bị sót và bị ngắt mạch tư duy", Vo Truoc cứ tự nhiên hoàn thành ý niệm của bài viết. Chừng nào Vo Truoc muốn trao đổi học thuật, tại hạ sẽ chào đón những chiêu thức của Vo Truoc

Hẹn ngày tái ngộ,

Đào Hoa

Daohoa mến!

Bạn hiểu nhầm ý tôi. Tôi muốn nói rằng, các trao đổi học thuật về chủ đề này nên đưa vào chuyên mục "Hành lang cơ sở thuyết ADNH" là chuyên mục diễn đàn giành riêng cho nó. Nếu đưa thẳng vào chuyên mục "Học thuyết ADNH - Vo Truoc" thì tôi không hay để ý, dễ bị bỏ sót và bài viết bị cắt vụn ra. Bằng chứng là tôi trả lời chậm câu hỏi của DaoHoa 3 ngày.

Tôi lúc nào cũng muốn trao đổi học thuật về những vấn đề mình quan tâm, đăc biệt về học thuyết ADNH. Nếu DaoHoa có nhã ý, tôi rất hoan nghênh ngay cả lúc này chứ không cần phải đợi đến lúc nào đâu.

Thú thực tôi cũng hơi thất vọng khi mình đã post bài đã hơn nửa tháng mà chẳng có mấy ai quan tâm, phản hồi. Bạn là người đầu tiên đấy.

Mong được trao đổi học thuật với bạn và tất cả mọi người!

Vo Truoc

Share this post


Link to post
Share on other sites

VoTruoc mến,

Nếu DaoHoa trích lại từng hàng của VoTruoc thì không biết chừng nào mới xong câu chuyện, vải lại tại hạ cũng không có nhiều thì giờ. Tại hạ sẽ viết ra những chi tiết chính, câu nào VoTruoc thắc mắc thì cứ tự nhiên hỏi

(1) Trong Dương có âm, trong âm có dương. Độ số là

1.1 - Âm - 1

1.2 - Dương - 2

(2) Lưỡng nghi sinh tứ tượng (Thiếu Dương, Thái Dương, Thiếu Âm, Thái Âm). Trước tiên VoTruoc dáng ngũ hành cho tứ tượng, VoTruoc cứ nghĩ tứ tượng là 4 mùa trong năm (Xuân Hạ Thu Đông)

2.1 - Dương gồm có mùa Xuân và mùa Hạ

2.1.1 - Mùa Xuân (Tiểu Cát) là Mộc (Thiên Tam sinh Mộc) - Thiếu Dương

2.1.2 - Mùa Hạ (Tốc Hỉ) là Hỏa (Địa Nhị sinh Hỏa) - Thái Dương

2.2 - Âm gồm có mùa Thu và mùa Đông

2.2.1 - Mùa Thu (Xích Khẩu) là Kim (Địa Tứ sinh Kim) - Thiếu Âm

2.2.2 - Mùa Đông (Lưu Niên) là Thủy (Thiên Nhất sinh Thủy) - Thái Âm

2.3 - Qua đơn sơ 2 chi tiết trên VoTruoc có thể vẽ các độ số của Hà Đồ.

2.3.1 - Âm - 1

2.3.2 - Dương - 2

2.3.3 - Thái Âm - 1

2.3.4 - Thái Dương - 2

2.3.5 - Thiếu Dương - 3

2.3.6 - Thiếu Âm - 4

2.3.7 - Tổng số của tứ tượng

2.3.7.1 - Tổng số của Dương là 2+3=5

2.3.7.2 - Tổng số của Âm là 1+4=5

2.3.7.3 - Tổng số của Tứ Tượng = Tổng số của Dương + Tổng số của Âm = 5 + 5 = 10

(3) Tứ tượng sinh Tiên Thiên Bát Quái

3.1 - Thiếu Dương (3) sinh Chấn (8) và Ly (3)

3.2 - Thái Dương (2) sinh Đoài (7) và Càn (2)

3.3 - Thiếu Âm (4) sinh Tốn (9) và Khảm (4)

3.4 - Thái Âm (1) sinh Cấn (6) và Khôn (1)

3.5 - Các độ số đó là các độ số của Hà Đồ.

3.5.1 - Hà Đồ : 8, 3, 7, 2, 9, 4, 6, 1

3.5.2 - Bát Quái : Chấn, Ly, Đoài, Càn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn

3.5.3 - Lục Nhâm : Sinh, Thương, Đổ, Cảnh, Tử, Kinh, Khai, Hưu

3.5.3 - Bát Môn: Tiểu Cát, Tốc Hỉ, Xích Khẩu, Lưu Niên, Vô Vong (10) và Đại An (5)

===================================

Nếu VoTruoc muốn hiểu biết HTBQ nào đúng, thì VoTruoc cứ đi ngược lại với

TTBQ là

Dương (2), Âm (1)

Xuân (3) Hạ (2) Thu (4) Đông (1)

Chấn, Ly, Đoài, Càn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn

thì HTBQ sẽ là

Âm (1) Dương (2)

Đông (1) Thu (4) Hạ (2) Xuân (3)

Khảm (1), Càn (6), vv... , Ly (2), vv...

Chúc bạn nhiều may mắn,

Đào Hoa

(ghi nhớ: bắt đầu Khảm với bài thơ

Mùa Đông (1) - Thiên Nhất Sinh Thủy, Địa Lục Thành Chi

Mùa Thu (4) - Địa Tứ Sinh Kim, Thiên Cửu Thành Chi

Muà Hạ (2) - Địa Nhị Sinh Hỏa, Thiên Thất Thành Chi

Mùa Xuân (3) - Thiên Tam Sinh Mộc, Địa Bát Thành Chi)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Daohoa thân mến!

Kính thưa các quí vị quan tâm!

Như Vo Truoc đã có lời ở đầu chuyên mục: "Theo dõi các bài nghiên cứu tranh luận trên các diễn đàn, tôi cho rằng chúng ta đang thiếu hẳn sự sáng tỏ bản chất hệ thống khái niệm căn bản của học thuyết Âm dương Ngũ hành, một phương pháp luận đúng đắn xuất phát từ bản chất của những đối tượng mà ta nghiên cứu. Chúng ta phải thiên về sự hợp lý hình thức, những “tượng”, “số” mang nặng suy diễn chủ quan của mỗi chúng ta, rất khó thống nhất ý kiến và phản ánh không đầy đủ, trọn vẹn đối tượng đó. Hơn nữa, chúng ta phải lệ thuộc vào những tài liệu chữ Hán còn sót lại, lưu truyền đã hàng ngàn năm, chắc chắn đã có rất nhiều sai lệch dễ làm chệch hướng tư duy đúng đắn."

Do đó, Vo Truoc mới xây dựng, như tên gọi chuyên mục, "Cơ sở học thuyết ADNH" nhằm xây dựng phương pháp luận, xác định ý nghĩa, hệ thống hóa tất cả những khái niệm, kiến thức cơ sở của học thuyết ADNH để làm nền tảng cho mọi ứng dụng của của nó. Mà đã gọi là cơ sở thì không được có những khái niệm, nguyên tắc nào được ấn định mà không có lý giải trừ hệ thống tiên đề và các khái niệm sơ cấp. Do đó, những phép gán độ số âm dương, ngũ hành,... không có lý giải sẽ không áp dụng tại đây.

Mặt khác, bài viết không nhằm chứng minh sự đúng sai của các đồ hình mà là phải suy ra nó trong một phát triển của hệ thống logic để tìm ra bản chất của chúng. Chỉ xuất phát từ ý nghĩa, bản chất ta mới có thể suy ra những ứng dụng của chúng một cách đúng đắn, không bị tình trạng râu ông nọ cắm cằm bà kia mà không biết. Do đó, các đồ hình TTBQ, HTBQ, Hà đồ, Lạc thư, Lục thập hoa giáp, ... mà tôi đề cập đến không phải nhằm chứng minh sự đúng đắn hay không của các đồ hình tương tự khác mà nhằm tìm ra chính các đồ hình đó, cái logic, ý nghĩa, bản chất của chúng. Tất cả những kiến thức ADNH mà cổ thư truyền lại, đối với Vô trước chỉ manh ý nghĩa gợi ý, tham khảo và Vô Trước luôn cảnh giác vì cho rằng trong đó có rất nhiều sai lệch. Sự trùng khớp với những cái đã được tìm ra chỉ là ngẫu nhiên. Vạn vật vốn thống nhất mà!

Vì vậy, những gợi ý của DaoHoa như trên không phù hợp với lối tư duy của Vô Trước nên không dám thọ lãnh.

Dù sao cũng cám ơn bạn nhiều!

Kính!

Share this post


Link to post
Share on other sites

HaHaHa,

Thuyết học Âm Dương bắt nguồn từ 2 quẻ Âm và Dương. Thuyết học Ngũ Hành bắt nguồn từ Hà Đồ và Lạc Thư. Nếu như bạn chưa vẽ đúng được các độ số của Hà Đồ thì thuyết học ADNH của bạn sẽ khó thành tụ.

5+1=6

5+3=8 và

5+2=7

5+4=9

nhưng sao bạn lại vẽ độ số của Hà Đồ là

5+7=2 và

5+9=4

Nếu bạn không thọ lãnh các thứ khác, thì ít nhất bạn hãy thọ lãnh bài toán trên

Đào Hoa

Và đây cũng là bài cuối cùng tại hạ sẽ viết trong đề tài nầy. Tại hạ thật lòng chúc bạn sớm ngày hiểu thấu thuyết học ADNH

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thuyết học Âm Dương bắt nguồn từ 2 quẻ Âm và Dương. Thuyết học Ngũ Hành bắt nguồn từ Hà Đồ và Lạc Thư

Tôi chưa bao giờ công nhận mệnh đề này!

Học thuyết ADNH theo tôi là một học thuyết thống nhất, hoàn chỉnh. Âm, Dương, Ngũ hành, Hà đồ, Lạc thư chỉ là những khái niệm, đồ hình diễn tả một số qui luật trong học thuyết đó mà thôi. Mệnh đề trên quá xưa, sai lầm, câu nệ sách cổ không thể phát triển. Anh Thiên Sứ đã tốn rất nhiều giấy mực cho vấn đề này rồi mà!

Vậy tôi xin hỏi Hà Đồ, Lạc Thư bắt nguồn từ đâu? Chả nhẽ nó được coi như một tiên đề? Làm gì có tiên đề nào mà huyền bí phức tạp như thế. Tiên đề phải là cái trực quan, hiển nhiên mà mọi người công nhận không bàn cãi cơ mà.

Nếu như bạn chưa vẽ đúng được các độ số của Hà Đồ thì thuyết học ADNH của bạn sẽ khó thành tụ.

5+1=6

5+3=8 và

5+2=7

5+4=9

nhưng sao bạn lại vẽ độ số của Hà Đồ là

5+7=2 và

5+9=4

Nếu bạn không thọ lãnh các thứ khác, thì ít nhất bạn hãy thọ lãnh bài toán trên

Thật lòng tôi không hiểu bạn gán cho tôi những dòng này trên căn cứ nào! Tại sao không trích dẫn!

Bạn nghĩ sao khi có một người đố bạn câu hỏi: "Hai cộng hai bằng mấy?"?! hoặc bảo bạn tính hai cộng hai bằng ba!

Mới thế mà bạn đã vội bỏ đi sao? Có lẽ mạch tư duy của chúng ta quá khác nhau nên như thế chắc lại hay hơn!

Chúc bạn thành công trong những lĩnh vực của mình!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Votruoc thân mến,

Tôi có vài lời, hy vọng Votruoc lắng nghe để định hướng lại hướng nghiên cứu nhằm đạt được sự hoàn thiện hơn trong lý luận.

1. Thái cực về bất cứ phương diện nào đều không thể đồng nhất với hành Thổ, có chăng chỉ là sự gợi ý tốt về đặc tính của hành Thổ

2. Tương tự, Tứ tượng về bất cứ phương diện nào đều không thể đồng nhất với tứ Hành, nếu có thể cũng chỉ là sự gợi ý.

Ngoài ra, theo tôi Dịch lý hoặc Thuyết Âm Dương Ngũ Hành là giản dị, chứ không hề đơn giản. Đề nghị Votruoc tìm hiểu thêm về các cấu trúc toán học hiện đại nói về các đối xứng của Vũ trụ, ví dụ Lý thuyết nhóm Lie, Đại số Lie. Trong các lý thuyết này, người ta đã chứng minh được tồn tại và chỉ tồn tại duy nhất 4 Đại số có phép chia được định chuẩn là R (1-nion), C (binion), Q (quaternion) và O (octonion), tương ứng có 1, 2, 4 và 8 kích thước. Đại số hiện đại (không phải đại số sơ cấp) chính là cơ sở cho phép chúng ta đo đạc, tính toán, luận lý về đối tượng. Đại số Lie là công cụ giúp chúng ta nghiên cứu về tất cả phép biến đổi liên tục (sự thay đổi có cơ sở khả giải theo không gian, thời gian). Người ta cũng đã chứng minh được tồn tại và chỉ tồn tại duy nhất 5 nhóm đối xứng đơn đặc biệt là G2, F4, E6, E7 và E8. Trong đó chỉ nội mỗi nhóm G2, người ta đã có thể mô tả tốt các tương tác mạnh, yếu và điện từ. Nhóm F4 có thể mô tả được tương tác hấp dẫn và nhóm E8 có thể hợp nhất được tất cả các tương tác kể trên.

Bàn về Hà đồ, Lạc thư hay các con số trong Lý số, tuy các nhà khoa học chưa có sự quan tâm, nhưng người ta cũng đã xây dựng cả một nền tảng Lý thuyết số hiện đại, trong đó có môn Hình học số học không giao hoán và các Ma phương từ cổ điển đến hiện đại. Các vấn đề chẵn lẻ hay tăng giảm của các con số lại liên quan đến tính kết hợp hoặc giao hoán của đối tượng đại số cụ thể.

Theo tôi cái chúng ta cần là giải mã học thuyết ADNH chứ không phải là giải thích nó. Cần phải tránh sự lẩn quẩn và tự làm khó mình, khi chỉ sử dụng các lập luận thuần túy trên nền tảng của toán học còn quá sơ sài, trong khi ta đang bàn về một học thuyết có tính thống nhất lớn như thuyết ADNH.

Tóm lại, chúng ta chỉ có thể xây dựng một học thuyết đúng đắn từ những cơ sở và luận lý đúng đắn và phù hợp, chứ không thể xây dựng được một học thuyết đúng đắn từ những cơ sở không sai.

Hy vọng các bạn nhận ra được một học thuyết thống nhất nếu có, không thể được xây dựng từ những con người sống từ khoảng 6000 năm trở lại đây... Không có một sự mặc khải hay giác ngộ nào làm được điều này.

Thân mến

NXQ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Votruoc thân mến,

Tôi có vài lời, hy vọng Votruoc lắng nghe để định hướng lại hướng nghiên cứu nhằm đạt được sự hoàn thiện hơn trong lý luận.

1. Thái cực về bất cứ phương diện nào đều không thể đồng nhất với hành Thổ, có chăng chỉ là sự gợi ý tốt về đặc tính của hành Thổ

2. Tương tự, Tứ tượng về bất cứ phương diện nào đều không thể đồng nhất với tứ Hành, nếu có thể cũng chỉ là sự gợi ý.

Rất cám ơn bạn quangnx về lời khuyên!

Nhưng xin bạn hãy đọc kỹ lại những điều tôi viết. Tôi không bao giờ đồng nhất Thái cực với hành Thổ về bất cứ phương diện nào. Tôi nghĩ, trong bài viết đã định nghĩa rất rõ hành Thổ và không thể nhầm lẫn với Thái cực. Thực ra, trong bài viết tôi cố ý tránh dùng từ Thái cực, dễ bị ngộ nhận có cái "cực" nào đó. Tôi dùng khái niệm "Đạo" để tránh hiểu lầm không đáng có:"bản thể của vũ trụ là Đạo hay Chân như vốn bất khả tư nghị. Cái Tướng của nó là Vạn tượng cùng cái Dụng của nó là cái lý tương tác âm dương. Quán về vũ trụ ta phải quán trên cái thế chân vạc Thể - Tướng – Dụng của nó như thế."

Khi tôi nói đến Vạn tượng thì đương nhiên không còn là cái "Đạo" ấy nữa rồi! Nói thực là diễn đạt về cái nhất nguyên này khó vô cùng trong ngôn ngữ nhị nguyên, "bất khả tư nghị" mà!

Cón Chung, về sau tương ứng với Thổ thì:"Do thống nhất với nhau trong tương tác, tạo ra những giá trị mới, mà trong các lực lượng âm, dương có hàm chứa những yếu tố, tuy khác nhau nhưng không mâu thuẫn, đấu tranh với nhau (thống nhất với nhau). Và tương ứng với những yếu tố đó, trong Vạn tượng có những lực lượng đại diện cho chúng, gọi là Chung. Trong Chung có những thành phần mà cả hai lực lượng âm, dương cùng thống nhất và tôn trọng, tuy khác nhau mà không mâu thuẫn, đấu tranh nhau"

Rõ ràng trong Đạo không có Âm, Dương, chẳng có sự phân biệt nào ... Còn trong Chung hay Thổ thì có những yếu tố âm, dương. Chỉ có điều, đó là những thành phần âm, dương ấy có thể thống nhất với nhau (nhưng không có nghĩa là đồng hoá vào nhau).

Nói chung, để hình dung những khái niệm sơ cấp như vậy chúng ta phải cảm nhiều hơn.

Tôi cũng không đồng nhất khái niệm tứ tượng với khái niệm hành, mà rõ ràng tôi cho rằng "hành" là một khái niệm thuộc phạm trù "tượng": "Nhưng không phải mọi yếu tố Thiếu âm đều thuộc hành Kim. Trong Thiếu âm có rất nhiều yếu tố có thể tác động cho Dương trở nên “động” hơn, nhưng trong số đó,chỉ có những yếu tố có khả năng hỗ trợ, giải quyết mâu thuẫn âm dương, làm cho giá trị mới được sinh ra nhiều hơn, mới có điều kiện thuận lợi để phát triển và trở thành Dương trong sự vật mới, khi sự vật cũ bị mâu thuẫn âm dương trong nó tiêu diệt, mới thuộc hành Kim"

Tóm lại, ở đây tôi không cho rằng bạn hiểu đúng điều tôi muốn viết. Thật khó khăn để hiểu đúng ý bài viết tiếp theo nếu các khái niệm cơ bản nhất đó không được hiểu đúng. Có thể bài viết hơi dài, văn chương không hấp dẫn nên bạn đọc chưa kỹ mà thôi.

Bạn Quangnx thân mến! Tôi không phải là nhà toán học, nhưng tôi không nghĩ rằng điều đó có thể cản trở được mục tiêu này của mình. Cố nhiên, nếu tôi có nhiều kiến thức toán học hơn hay nhiều những kiến thức khác nữa thì thuận lợi hơn cho nghiên cứu của mình. Tôi thấy rằng, đa phần các lý thuyết đều được các nhà phát minh không là nhà toán học nghĩ ra. Sau đó, toán học diễn đạt lại bằng ngôn ngữ chặt chẽ hơn mà thôi. Tôi cũng thấy rằng, những đột phá tư duy cũng rất hay xuất phát từ những nhà nghiên cứu tự do, tức là không chuyên nghiệp mấy! Sau này được các nhà chuyên nghiệp phát triển thêm.

Theo tôi cái chúng ta cần là giải mã học thuyết ADNH chứ không phải là giải thích nó

Cái này lại cũng không phải là mục đích của tôi. Tôi đã viết trong phần mở đầu chuyên mục như sau:"Xưa kia, các cụ của chúng ta chắc chắn cũng quan sát thực tại khách quan, chiêm nghiệm thực tế, dùng trí tuệ của mình phát minh ra học thuyết Âm dương Ngũ hành. Ngày nay, thực tại khách quan đó vẫn còn hiện hữu. Chúng ta – con cháu các cụ - đương nhiên phải được thừa hưởng trí thông minh đó. Chúng ta lại có bao nhiêu lợi thế so với các cụ do thời đại mình mang lại. Hơn nữa, lại được những gợi ý vẫn còn vô cùng giá trị từ những “mảnh vỡ văn minh” của các cụ còn sót lại... Chẳng có lý do gì chúng ta không thể nghĩ ra được cái mà các cụ đã nghĩ ra từ hàng mấy ngàn năm trước, và nhất định phải tốn ít thời gian hơn."

Như vậy, mục đích của tôi, và tôi kêu gọi tất cả các quí vị quan tâm nỗ lực "Phát minh lại" học thuyết ADNH của tổ tiên đã bị thất truyền. Còn việc giải mã cái này cái kia chỉ là phục vụ cho mục tiêu lớn đó mà thôi.

Cần phải tránh sự lẩn quẩn và tự làm khó mình, khi chỉ sử dụng các lập luận thuần túy trên nền tảng của toán học còn quá sơ sài, trong khi ta đang bàn về một học thuyết có tính thống nhất lớn như thuyết ADNH.

Các cụ ta xưa kia đã làm được điều đó trong hoàn cảnh khó khăn hơn chúng ta rất nhiều mà không cần phải xử dụng những cơ sở toán học hiện đại! Tôi cho rằng, ở giai đoạn đầu, vai trò triết học, sử học, vật lý, ... quan trọng hơn toán học (dĩ nhiên cũng cần), nhưng toán học có vai trò quan trọng hơn hẳn khi đa phần những ý tưởng chính đã được tìm ra.

Tóm lại, chúng ta chỉ có thể xây dựng một học thuyết đúng đắn từ những cơ sở và luận lý đúng đắn và phù hợp, chứ không thể xây dựng được một học thuyết đúng đắn từ những cơ sở không sai.

Điều này tôi hoàn toàn đồng ý với bạn!

Hy vọng các bạn nhận ra được một học thuyết thống nhất nếu có, không thể được xây dựng từ những con người sống từ khoảng 6000 năm trở lại đây... Không có một sự mặc khải hay giác ngộ nào làm được điều này.

Tôi không hề tìm thấy cơ sở khoa học nào cho kết luận này.

Tôi cho rằng, học thuyết ADNH không hề trên trời rơi xuống mà chính do con người phát minh ra. Chúnhh ta hoàn toàn có khả năng làm lại được điều này, thậm chí còn sâu sắc hơn nếu hội đủ điều kiện. Điều kiện ấy rồi sẽ đến nếu chúng ta kiên trì, đoàn kết, lao động sáng tạo ngay từ bây giờ cho mục tiêu ấy!

Trân trọng!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa các quí vị quan tâm!

Qua vài phản hồi trên hành lang này, Vô Trước nhận thấy mình bị gán cho không ít những đều mình không viết, không quan niệm. Mong các quí vị quan tâm đọc kỹ hơn rồi góp ý thì Vô Trước xin cảm ơn lắm lắm!

Nhân tiện, Vô Trước xin trình bày sơ lược những vấn đề Vô trước đề cập đến cho đến hết chuyên mục này mong quí vị nắm được tổng thể trước để tiện theo dõi:

- Giải thích, định nghĩa những yếu tố, khái niệm cơ bản của học thuyết ADNH để thống nhất xử dụng.

- Ý nghĩa các quái và bản chất Kinh dịch.

- TTBQ, HTBQ, Huyền không Phi tinh.

- Hà đồ, Lạc thư và cấu trúc ADNH của không gian.

- Địa chi, Thiên can và Bảng Lục Thập hoa giáp.

- Lý giải Giờ quan sát.

Lý thuyết trường khí cùng bản chất các môn ứng dụng như Thái Ất, Độn Giáp, Lục Nhâm, Phong Thuỷ, ... Vô trước sẽ xin trình bày ở chuyên mục khác nhưng đều dùng chuyên mục này làm cơ sở.

Trân trọng!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa các quý vị quan tâm!

Hôm nay, xem trong hộp thư, Vô Trước thấy messages của DaoHoa, xin copy lại như sau:

Độ số của Hà Đồ là

7 2 9

3 5 4

8 1 6

chứ không phải là

2 7 4

3 5 9

8 1 6

cho nên tại hạ mới nói bạn đã cộng

5+7=2 và 5+9=4

Bạn có thấy chữ "vạn" trong độ số của Hà Đồ hay không ?

Tôi mong các quý vị cho ý kiến về Hà Đồ mà DaoHoa vừa pót. Tôi cho rằng không đúng như cổ thư truyền lại.

Nhưng điều đó cũng không quan trọng. Bởi vì, đồ hình Hà Đồ trong bài viết của tôi là do logíc trong bài dẫn đến không phụ thuộc vào những đồ hình khác do cổ thư truyền lại hay do ai tìm ra như thế nào. Các đồ hình khác trong bài viết cũng vậy. Có chăng các đồ hình mà cổ thư truyền lại chỉ có ý nghĩa như một gợi ý khi tôi tư duy mà thôi.

Bạn DaoHoa thân mến!

Tôi cũng đã viết rằng, tôi không đi theo lối tư duy "tượng", "số" mà chú ý nhất đến logic và bản chất khi nghên cứu thuyết ADNG. "Tương", "số" đối với tôi chỉ có tính tham khảo, gợi ý. Do đó, chữ "vạn" mà bạn nói cũng không ăn nhập gì trong logic của bài viết cả.

Cách hay nhất phản bác các bài viết của tôi là chỉ ra sự thiếu logic, không phù hợp với thực tế khách quan của nó.

Cho dù sự cân đối hình thức bề ngoài chưa chắc đã phản ánh bản chất, nhưng nhìn kỹ, những đồ hình trong bài viết của tôi cũng không kém phần cân đối!

Trân trọng!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vô Trước pót bài cũng đã lâu, vấn đề cũng khá nhạy cảm, sao không ai để ý thế nhỉ ? Giá mà có Khonglaai ở đây!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn bác votruoc. Bài viết logic dễ hiểu, em mới tìm hiểu thấy dễ nhập hơn đọc sách.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bạn Quangnx thân mến! Tôi không phải là nhà toán học, nhưng tôi không nghĩ rằng điều đó có thể cản trở được mục tiêu này của mình. Cố nhiên, nếu tôi có nhiều kiến thức toán học hơn hay nhiều những kiến thức khác nữa thì thuận lợi hơn cho nghiên cứu của mình. Tôi thấy rằng, đa phần các lý thuyết đều được các nhà phát minh không là nhà toán học nghĩ ra. Sau đó, toán học diễn đạt lại bằng ngôn ngữ chặt chẽ hơn mà thôi. Tôi cũng thấy rằng, những đột phá tư duy cũng rất hay xuất phát từ những nhà nghiên cứu tự do, tức là không chuyên nghiệp mấy! Sau này được các nhà chuyên nghiệp phát triển thêm.

Bác không hiểu chút gì về công việc của các nhà toán học như bọn tôi thì đề nghị không nói linh tinh ạ. Tất cả những điều trên sai 100% hoàn toàn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác không hiểu chút gì về công việc của các nhà toán học như bọn tôi thì đề nghị không nói linh tinh ạ. Tất cả những điều trên sai 100% hoàn toàn.

Kakalota! xin miễn cho được trao đổi với bạn về bất cứ vấn đề gì.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin chào các thành viên cuả diễn đàn.

Đã lâu không vào các diễn đàn lý số. Hôm nay, tình cờ từ goole.com.vn mà vào đến diễn đàn này. Thấy diễn đàn thật xôm tụ, và bài cuả anh Thiên Sứ thật là nhiều. Không biết đây có phải là Website cuả anh Thiên Sứ không ?. Nêú đúng, xin chúc mừng anh !!! Nhân dịp có đôi lời hoỉ thăm sức khoẻ Anh cùng gia quyến và chúc anh ngày càng tấn tới trong học thuật !!!.

Hình như trái đất tròn đã có tác dụng trong hành trình cuả tôi !. Có chút thơì gian, liền đọc một loạt bài. Trong đó không ngờ lại được đọc loạt bài cuả Votruoc. Không biết Votruoc có phải là Caytrevn bên Tuvilyso.com hay không, mà sao nội dung các bài trong chủ đề „Các bài nghiên cứu cuả Votruoc” lại giống với nội dung cuả loạt bài trong một chủ đề về cái gọi là hiệu chỉnh lý thuyết âm dương ngũ hành bên tuvilyso.com ?. Nhưng trong các trình bày cuả Votruoc ở chủ đề „các bài nghiên cứu cuả Votruoc” trong diễn đàn này xem ra được trình bày thật hệ thống. Điều này khiến cho chúng ta đều có thể nhận thấy đây là một nghiên cứu nghiêm túc cuả Tác giả, và trước hết là đáng được tôn trọng. Và vì thế, những phản biện, nêú có cũng cần có tinh thần tôn trọng tác giả và trên tinh thần nghiêm túc trong học thuật. Nhưng không biết, nêú như Tôi có sự phản biện cái nội dung học thuyết này, thì Tác giả có vui lòng không ?. Cũng là một lời hỏỉ thăm và mạo muội có ý kiến. Vậy xin chờ sử hồi đáp cuả Tác giả !.

Thân ái.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính chào anh Vuivui.

Vui mừng chào đón anh đến với diễn đàn Lý Học Đông Phương . Diễn đàn được xây dựng từ ngày 10/03 Mậu Tý và là trang web của TTNCLHĐP do anh Thiên Sứ làm Giám đốc .

Hôm nay anh Thiên Sứ vừa bắt đầu chuyến đi xa .Khi có điều kiện vào mạng và biết anh Vuivui ở đây chắc chắn anh Thiên Sứ sẽ rất mừng .

Hy vọng những bài viết của anh sẽ sớm đến với thành viên diễn đàn và bạn đọc quan tâm.

Hoàng Anh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thân chào anh Vuivui!

Hóa ra anh là thành viên cũ của các diễn đàn lý học. Tôi cũng mới tham gia diễn đàn thôi. Tôi không phải Caytrevn bên Tuvilyso và cũng chưa bao giờ được đọc các bài viết của tác giả này vì không có thời gian. Có lẽ qua thông tin này của bạn tôi sẽ tìm đọc sau vậy. Trên lời đầu bài viết, tô đã nói là trước 2006 tôi không quan tâm nhiều đến học thuyết ADNh. Sau khi đọc một số tác phẩm của anh Thiên Sứ, cảm hứng mới nổi lên và bắt tay vào nghiên cứu. Sau khi hoàn thành bài viết như các bạn thấy, tôi đến nhờ anh Thiên Sứ cho ý kiến và anh giới thiệu tôi pót bài ở đây. Khi đã đưa lên đây thì đương nhiên tôi mong muốn học tập từ những ý kiến của tất cả các bạn khi có tính xây dựng, học thuật và tôn trọng lẫn nhau.

Như tôi đã viết, chắc bạn cũng nhận ra là tôi nghiên cứu ADNH chưa lâu, nên bài viết chắc chắn có còn nhiều điều chưa thấu đáo. Tôi cũng vẫn đang tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện dần, mở rộng lên. Mục tiêu của tôi là làm sao phục hồi được học thuyết kỳ vĩ này của tổ tiên cho xứng đáng với vị trí của nó. Rõ ràng mục tiêu này vượt quá sức tôi nhiều lần, và tôi nghĩ vượt quá sức tư duy của bất cứ ai. Do đó, những bài viết của tôi chỉ là những đóng góp nhỏ nhoi bước đầu. Như vậy, tôi mong các bạn không chỉ phản biện mà chung tay góp sức cùng nhau đóng góp trí tuệ phục hồi học thuyết này. Thắng hay thua trong phản biện các bạn và tôi cũng chẳng được hay mất gì. Cái được ở đây là học thuyết ADNH của tổ tiên náy càng được phục hồi.

Tuy nhiên, thỉnh thoảng trên diễn đàn nào cũng có những tay phá đám. Khi xét không có lợi ích gì cho ai thì tôi xin từ chối trao đổi. Bất đắc dĩ tôi cũng phải dùng hạ sách này 1 lần chắc bạn cũng đã thấy.

Tôi mong các ý kiến của bạn.

Thân mến!

Share this post


Link to post
Share on other sites

@ Hoang Anh. Cám ơn sự nhiệt tình và quan tâm của Hoàng Anh. Thấy anh Thiên Sứ đã có những kết quả rất đáng tự hào. Nên cũng có những khích lệ khi đăng ký đến với diễn đàn.

@Votruoc. Cám ơn Votruoc đã có sự thông cảm. Trước hết, Tôi cũng muốn có một chút bộc bạch:

Trải qua một thời gian vắng bóng trên các diễn đàn lý số, đã tạo ra trong Tôi cái cảm giác „lười” trao đổi. Huống chi là phản biện. Đó là một việc làm cực nhọc. Nhất là khi thấy rằng sự phản biện, cho dù trên tinh thần tôn trọng và học thuật. Song chỉ sau khi đọc mấy bài đầu những trước tác của Votruoc, nếu cứ thế mà phát triển, thì quả thật, càng về sau, càng khó ...nên quả thật là Tôi đã „bức xúc” mà có chút phản biện, chỉ mong sau vài bài, nếu có thể Votruoc thấy được cái khởi đầu khập khiễng thì Tôi cũng xin ngừng. Lúc đó, có thể yên trí Votruoc sẽ có khả năng đi tiếp trên con đường „đầy sỏi đá’ đó.

Votruoc thân mến.

Trước khi trao đổi về nội dung và tư tưởng lý thuyết của Votruoc, chúng ta hãy CHÍNH DANH trước đã. Chính danh, xin đừng hiểu là chúng ta đã có cái gì đó khuất tất, mà ở đây nó chính là tinh thần xác đáng của Khổng tử: „Chính danh vừa là một lập luận có tính triết học về chỗ đứng của mỗi người trong xã hội, trong chính tri, vừa là lời cảnh báo về việc con người có khả năng hiểu sai lạc các khái niệm”.

Phần này, chúng ta lưu tâm tới vế thứ hai của câu trên.

Ngay bài đầu tiên, nói về Đạo. Ta hãy so sánh lời của Lão tử: Mở đầu cuốn Đạo Đức kinh, Lão tử cho rằng „Đạo là cái có tính rất nền tảng, nhưng nó ở quá bên kia diễn đạt bằng ngôn từ”. Nên „Đạo là cái Tự nhiên hỗn thành trước khi có trời đất, im lặng quạnh quẽ, ứng một mình mà không đổi, chỗ nào cũng đi khắp mà không mỏi, muôn vật trong vũ trụ đều ở gốc đó mà sinh ra”.

Votruoc viết:

Bản thể của vũ trụ là „Đạo” hay „ Chân như” vốn vô thuỷ, vô chung, bất khả tư nghi, hàm chứa và bao trùm tất cả mà không phân biệt”. Rồi giải thích:

„Do hàm chứa và bao trùm nên Đạo tràn đầy viên mãn

Do không không phân biệt nên đạo vô cùng thông biến

Do bất khả tư nghi nên không thể dùng lời mà có thể định nghĩa được chính xác. Chỉ có thể cảm thấy, nhận thức được, mô tả một cách tương đối, và người xưa đã „gượng” mà diễn đạt Đạo một cách hình tượng là hình tròn”.

Sơ khởi, người đọc tự hỏi phải chăng sự trình bày về Đạo của Votruoc là đúng với ý của Lão tử ?. Sẽ có hai hướng tiếp cận như sau:

*Tiếp cận thứ nhất. Votruoc có thể khẳng định đó chính là lời của Lão tử (bởi vì chân giả khó phân). Thì chúng ta sẽ phân tích cái nội dung đó không đúng Đạo.

Bởi phải thấy ngay rằng, dù có nói Đạo bất khả tư nghi, thì vẫn là cái Có – mang tính vật chất, nên mới nói được là tự nhiên hỗn thành trước khi có trời đất. Như nói vô thuỷ vô chung là nói về cái tính chất, hay là cái đặc trưng mà không có tính vật chất, rồi lại cho rằng do không phân biệt để nó vô cùng thông biến. Mà theo đạo đức kinh thì cái thông biến là Đức, chứ đâu phải là Đạo ?.

Thứ nữa cho rằng tượng của Đạo là một hình „tròn”, hay nói theo nguyên nghĩa là „gượng cho là hình tròn”. Vậy mà như Votruoc viết” Vạn tượng sinh ra từ Đạo, là kết quả của tương tác âm dương, người xưa diễn đạt nó một cách hình tượng là hình Vuông, phân biệt với hình Tròn là Đạo” Mà vốn ta đã biết tượng Tròn biểu thị Dương Khí, Tượng Vuông biểu thị âm Khí. Trời tròn và Đất vuông. Đó là biểu diễn của Lưỡng nghi trời dương đất âm. Lưỡng nghi thành cặp, chứ không đơn lẻ. Mà Đạo vốn là cái tự nhiên hỗn thành có trước trời đất, tức là có trước Lưỡng nghi. Chúng ta đã thấy mâu thuẫn không ?. Tất nhiên ở đây Tôi chưa đề cập đến sự hiểu vuông tròn về Đạo và Vạn tượng của Votruoc là sai về bản chất.

*Tiếp cận thứ hai. Votruoc có thể Bác cả cái ý niệm về Đạo của Lão tử, để an nhiên tự tại đề ra ý niệm về Đạo mới.

Thì chúng ta lại cần phải xác minh rằng, Đạo với ý niệm sao cho nó phải là cái Gốc sinh ra trời đất. Bởi vì có sau trời đất thì còn gì mà nói nữa. Đúng không !. Mà cái nội dung của ý niệm Tôi trích, cái quan trọng nhất là Đạo là cái Có, mang tính vật chất. Còn ý niệm của Votruoc về Đạo thì không có tính vật chất.

Chúng ta sẽ lần lượt thảo luận từng vấn đề một một cách ngắn gọn. Tránh miên man.

Thân ái.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rất thân mến chào anh |Vuivui.

Hân hạnh được đón tiếp anh ở đây. Xin cảm ơn anh vì lời chúc lành cho diễn đàn và với cá nhân tôi. Chúc anh và gia đình vạn sự an lành. Rất mong được anh bớt chút thời gian rảnh rỗi để đóng góp, khám [phá nền học thuật cổ Đông phương là mục đích thành lập diễn đàn này.

Anh Vô Trước có gặp tôi và trao đổi về công trình nghiên cứu của anh ấy. Tôi giới thiệu anh nên đưa lên diễn đàn này để chia sẻ với những người quan tâm. Đây cũng chính là việc làm của tôi ngày xưa trên Tuvilyso.com và đã được sự chú ý của mọi người. Trên thực tế, từ khi anh Vô trước đặt vấn đề trong tác phẩm của anh thì hầu như chưa có sự phản biện thật sự nào - và theo chủ quan của tôi thì anh Vô trước cũng chưa trả lời thấu đáo các câu hỏi đặt ra. Nay thật may mắn anh đã quan tâm.

Tôi tin rằng sự tham gia của anh Vuivui sẽ là một điều kiện rất thuận lợi để tác giả có cơ hội bổ sung những khiếm khuyết ; hoặc phát triển những ý tưởng được minh xác tính chân lý.

Anh Vô Trước thân mến.

Anh VuiVui là một học giả có bề dày thời gian nghiên cứu về Lý học Đông phương, tôi nghĩ rằng, những vấn đề anh Vuivui đặt ra cho tác phẩm của anh, anh nên suy ngẫm trước khi trả lời.

Thiên tài cũng có thể sai. Hãy cho rằng chúng ta đều là những thiên tài thì cũng có thể sai. Còn nếu chúng ta khiêm tốn hơn thì sai lầm là không tránh khỏi. Mọi sự phản biện dù đúng hay sai sẽ cho chúng ta hoàn thiện hơn. Nếu tôi rảnh xin cũng tham gia với anh Vui Vui.

Xin chúc anh thành công.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cám ơn anh Thiên Sứ nhắc nhở.

Chỉ cần nghe cách đặt vấn đề em cũng biết Vuivui không phải nhân vật tầm thường và rất hân hạnh được trao đổi cùng anh ấy.

Thực sự em rất cám ơn những người chỉ cho em thấy cái sai trong học thuật của mình. Nhưng, cũng như anh, em cần phải thấy sự thuyết phục và xây dựng.

Chúc anh Thiên Sứ du lịch vui vẻ và thành công!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Vuivui thân mến!

Rất vui mừng và cám ơn Vuivui vì những câu hỏi đặt ra, đặc biệt là cách tiếp cận chính danh trước. Có thống nhất cách hiểu những khái niệm sơ cấp có tính tiên đề thì mới hy vọng bàn những vấn đề thứ cấp một cách hiệu quả được. Bạn là người đầu tiên đặt vấn đề phản biện một cách nghiêm túc, xây dựng với chuyên mục này, tạo cho tôi cơ hội có thể trình bày được rõ hơn các luận điểm của mình.

Một lần nữa cám ơn bạn!

Đầu tiên bạn đặt vấn đề về khái niệm Đạo mà tôi trình bày.

Thực ra bàn đến khái niệm này thật là khó diễn đạt. Chính Lão Tử cũng nói: “Tri giả bất ngôn, ngôn giả bất tri” mà. Nhưng nếu không diễn đạt (ngôn) thì không có cách trình bày quan điểm của mình mà tôi không đủ bản lĩnh “bất ngôn chi giáo”, do đó, tôi cũng “gượng” mà diễn đạt, có lẽ chỉ gần đúng thao quan niệm của tôi mà thôi.

Khi diễn đạt khái niệm Đạo, mỗi người căn cứ vào mục tiêu của mình mà bàn đến những khía cạnh phục vụ cho mục tiêu ấy. Lão Tử diễn đạt về Đạo để bàn về nhân sinh quan là chính, cón tôi nhằm tới thế giới quan, vũ trụ quan là chính, do đó, tôi chỉ bàn đến những khía cạnh phục vụ cho những khai triển tiếp theo về Vũ trụ quan mà thôi. Vì vậy, có sự khác biệt cơ bản trong cách diễn đạt khái niệm Đạo của tôi và Lão Tử. Tất nhiên, tuy khác nhưng không được mâu thuẫn.

Để khai triển những luận điểm tiếp theo, tôi chỉ bàn đến những đặc tính sau của Đạo:

1- Vô thủy vô chung: nghĩa là vốn có, không có khởi nhuyên, không có kết thúc. Như vậy, Đạo phải là cái có trước, trước tất cả những cái có khởi nguyên. Cái này phù hợp với qua điểm nhà Phật nhưng có lẽ không được các nhà khoa học đồng ý vì họ coi Bigbang là khởi nguyên của Vũ trụ. Trời đất - nhị nguyên là cái có sau, nên nói, Đạo có trước trời đất.

2- Bất khả tư nghị vì Đạo là nguồn gốc của mọi tồn tại, có trước các khái niệm nhị nguyên. Ngôn ngữ xuất hiện do nhu cầu trao đổi những khái niệm nhị nguyên, do đó, có sau nhị nguyên, nên không thể diển đạt đầy đủ được một tồn tại có trước cả nguồn gốc của nó (nhị nguyên) là Đạo.

Tôi khai thác đặc điểm này là muốn nói với các bạn, diễn đạt về Đạo của tôi chỉ gần đúng, các bạn cần cảm nhiều hơn diễn đạt của tôi.

3- Không phân biệt để đưa đến tính “chí tịnh” và “thông biến” của Đạo. “Thông biến” ở đây được hiểu là không bị cản trở. Mọi sự liên quan, phụ thuộc, ảnh hưởng đến nhau ngay lập tức ở mọi qui mô (tôi không nói tới cách niểu khác về “thông biến”. Cái này tôi sẽ vận dụng sau khi bàn đến vật lý và vật chất).

4- Hàm chứa và bao trùm tất cả. Luận điểm này được khai thác nhiều ở những khai triển tiếp theo.

Những đặc điểm khác tôi không bàn đến vì không phục vụ cho những vấn đề tiếp theo chứ không phải là không có.

Trên đây là tôi lý giải rõ hơn cách tôi trình bày về Đạo.

Với cách trình bày này, theo quan điềm bài viết, Đạo vẫn có, hay vẫn là một tồn tại thực tế. Nhưng tôi hoàn toàn không quan niệm Đạo là Vật chất hay một dạng nào đó của vất chất theo cách hiểu vật chất thông thường cũng như của toàn bộ nền khoa học ngày nay. Rõ ràng trong khái niệm này tôi không đưa ra một câu nào có hàm ý vật chất của Đạo.

Do đó, khi Vuivui viết:

Bởi phải thấy ngay rằng, dù có nói Đạo bất khả tư nghi, thì vẫn là cái Có – mang tính vật chất, nên mới nói được là tự nhiên hỗn thành trước khi có trời đất.

Mà cái nội dung của ý niệm Tôi trích, cái quan trọng nhất là Đạo là cái Có, mang tính vật chất. Còn ý niệm của Votruoc về Đạo thì không có tính vật chất.

Thì tôi cho rằng cách hiểu của tôi về Đạo hoàn toàn khác với cách hiểu của Vuivui.

Với tôi, Đạo tồn tại nhưng không là vật chất. Vật chất chỉ là một trong vô số cách biểu lộ của Đạo trong quá trình tương tác âm dương mà thôi. Để Vuivui rõ hơn về cách quan niệm của tôi về Đạo, về vật chất, bạn có thể tham khảo trao đổi của tôi về vấn đề này với anh Thiên Sứ trong chuyên mục: Phải chăng linh hồn và thế giới tâm linh cũng là vật chất

Trong bài viết, tôi không đề cập khái niệm Đức vì Đức không có vai trò nào trong các khai triển tiếp theo của tôi, vì tôi bàn vể Vũ trụ quan chứ không bàn vể nhân sinh quan như Lão Tử (ý này tôi đã đề cập ở phần trên).

Khi tôi dùng chữ “gượng” thì nên hiểu là không hoàn toàn chính xác, chỉ diễn đạt gần đúng, gợi cho người đọc tiệm cận đến thực chất mà thôi.

Tôi xin “gượng” diễn đạt lại thực chất dương trong bài viết là như thế này:

Khi âm động xuất hiện thì, phần còn lại của Đạo gọi là dương để phân biệt với âm và với cái Đạo lúc ban đầu, trước đó. Lúc đó dương cũng không còn là Đạo nữa, nó đã thay đổi do sự xuất hiện của âm. Đồng thời, ngay cả Đạo cũng biến mất hay nói chính xác hơn là Đạo bị ẩn đi, bị che lấp đi. Chỉ khi nào cả âm và dương không còn tồn tại nữa thì Đạo lại hiển lộ (tôi biết, cái này chắc sẽ là tiền đề cho nhiều chất vấn khác). Cả 4 đặc điểm của Đạo mà tôi đưa ra ở trên không cỏn nguyên vẹn cho dương nữa: Rõ ràng nó có nguồn gốc từ Đạo nên không vô thủy vô chung, không còn bất khả tư nghị. Nó tuy tịnh nhưng không còn chí tịnh. Nó không còn trùm chứa và bao hàm tất cả. Nhưng nó xuất phát từ Đạo và có nhiều đặc điểm gần với Đạo hơn cả nên “gượng” (lại “gượng”!) mà biểu diễn nó giống như biểu diễn cho Đạo là hình tròn mà thôi. Cái hình tròn Đạo và hình tròn dương không giống nhau. Hình tròn Đạo có thể đứng một mình còn hình tròn dương phải luôn đi kèm với hình vuông âm.

Thực ra, cái biểu tượng thì không thành vấn đề lắm, Tôi có thể biểu tượng nó bằng bất cứ hình gì theo kiểu của tôi. Để thuận tiện tôi dùng lại của cổ nhân các hình tròn và vuông. Cái cốt yếu là hiểu rõ bản chất để không lẫn lộn dương với Đạo là được.

Cách diễn giải như trên, rõ ràng không hề có mâu thuẫn gì với cách hiểu của bạn về lưỡng nghi với những đặc điểm:

- Đi thành cặp.

- Đạo có trước lưỡng nghi, là nguồn gốc của vạn tượng (có trước trời đất).

Có thể cách diễn đạt của tôi trong bài viết chưa trọn vẹn, (vì đây là cái rất khó diễn đạt bằng ngôn từ, người xưa luôn né tránh khi phải diễn đạt những khái niệm sơ cấp này) tôi sẽ cố gắng hơn.

Tôi cũng nói bài viết của tôi đang quá nghiên cứu, những bài phản biện cho tôi nhiều bổ ích để hoàn thiện dần, để không còn những hiểu lầm.

Vuivui viết:

Tất nhiên ở đây Tôi chưa đề cập đến sự hiểu vuông tròn về Đạo và Vạn tượng của Votruoc là sai về bản chất.

Tôi đang chờ logic đúng của Vuivui bản chất của cái này.

Rất cám ơn Vuivui!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Vuivui thân mến!

Khi post bài trả lời anh ở trên tôi vội nên không kịp xem lại những gì mình đã viết trong tiểu luận mà chỉ lý giải cách diễn đạt bản chất các khái niệm.

Thực ra, trong tiểu luận tôi không ký ký hiệu dương hình tròn và âm hình vuông mà ký hiệu Đạo hình tròn và Vạn tượng mới là hình vuông. Cách ký hiệu ấy mới đúng như tôi mong muốn diễn đạt. Còn bản chất thì như tôi phân tích ở trên. Ở đây, dương được ký hiệu nét liền còn âm được ký hiệu nét đứt (xem hình vẽ)

http://img513.imageshack.us/img513/8608/h1is6.jpg

Cách ký hiệu khí dương hình tròn và khí âm hình vuông là cách ký hiệu của người xưa, không phài cách ký hiệu của bài viết. Thậm chí, bài viết chưa đề cập đến khái niệm khí ở phần này. Khái niệm dòng khí, trường khí tôi đề cập sau nhưng hoàn toàn khác với cách mọi người vẫn hiểu.

Thân mến!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Votruoc thân mến.

Cám ơn Votruoc về sự nhiệt tình hưởng ứng trao đổi. Song có lẽ, để không khí trao đổi an hoà hơn, Tôi xin thổ lộ một điều là: Cuộc trao đổi học thuật giữa chúng ta mang ý nghĩa là tìm ra những tiếng nói chung, khi mà trong các trình bày có thể có những bất đồng ngôn ngữ dẫn đến sự hiểu sai lạc. Khi những giải thích đã được thể hiện và tìm thấy những tương đồng, thì có thể xem đó là những kết quả xác định. Và chúng ta sẽ chuyển sang những vấn đề khác. Tất nhiên, khi đã gọi là tương đồng, thì cũng có nghĩa đó là sự đồng nhất với nhau về vấn đề đúng sai, nên sẽ không còn tồn tại việc đặt đúng sai ở đây nữa, và nếu ai đó còn có thể thắc mắc hoặc muốn tranh luận thêm về đúng vấn đề đó nữa, thì một trong hai chúng ta đều có thể trình bày để bảo vệ quan điểm.

Qua bài hồi đáp của Votruoc, điểm trước hết, chúng ta có thể thống nhất với nhau : „Đạo là cái Có - thường hằng”.

Và vì thế, hai tiếp cận trong bài trước của Tôi sẽ chuyển biến như sau:

*Với tiếp cận thứ nhất:

Khẳng định cái Có - thường hằng và là cái có trước ( tất nhiên ) thiên địa. Nhưng Tôi đã viết, mang tính vật chất. Còn Votruoc thì viết: Với cách trình bày này, theo quan điềm bài viết, Đạo vẫn có, hay vẫn là một tồn tại thực tế. Nhưng tôi hoàn toàn không quan niệm Đạo là Vật chất hay một dạng nào đó của vất chất theo cách hiểu vật chất thông thường cũng như của toàn bộ nền khoa học ngày nay. Rõ ràng trong khái niệm này tôi không đưa ra một câu nào có hàm ý vật chất của Đạo.

Thì cần phải làm rõ ý hơn: Không quan niệm Đạo là vật chất, hay một dạng nào đó của vật chất theo cách hiểu thông thường cũng như của toàn bộ nền khoa học ngày nay. Vậy thì cần phải hiểu ý rằng: Đạo là cái Có. Nhưng tiếp cái Có là cái gì ?. Nếu không phải là vật chất ?. Và nếu là vật chất thì đó là vật chất được hiểu thế nào ?.

Bởi vì, nếu sau cái Có - thường hằng (vĩnh cửu và vĩnh viễn) thì Lão tử có nói là cái Có đó mang tính vật chất, chứ không phải là vật chất. Bởi nếu Lão tử mà nói đó là vật chất, thì Đạo đã được định nghĩa rồi. Nhưng Lão tử chỉ nói là cái Có mang tính vật chất mà thôi, nhờ vậy, tuy không định nghĩa, nhưng Lão tử vẫn có thể đưa người học đến chỗ hiểu và cảm nhận được về Đạo, về cái quá bên kia của ngôn ngữ. Nhưng nếu Votruoc nói nó là cái Có, mà không có gì đằng sau nữa, thì không thể có cái cảm nhận nào nổi. Nói cách khác là không thể có Cách vật (hiểu đến tận cùng sự vật), mà không cách vật được thì làm sao Trí tri (hành - thực hiện) ?.

Dó đó, theo tôi, nội dung về Đạo có lẽ Votruoc có thể trình bày lại, thì bạn đọc mới có thể cảm nhận được về cái Đạo mà Votruoc muốn nói tới. (chưa chắc đã thống nhất với Lão tử !!? – khi đó chúng ta sẽ đi tiếp trong trao đổi).

*Với tiếp cận thứ hai. Khi chưa có cái kết của tiếp cận thứ nhất, thì không thể thảo luận cái tiếp cận thứ hai.

Nhân thể, Tôi cũng lược qua một số điểm mà Votruoc đã viết trong bài phản hồi:

Khi diễn đạt khái niệm Đạo, mỗi người căn cứ vào mục tiêu của mình mà bàn đến những khía cạnh phục vụ cho mục tiêu ấy. Lão Tử diễn đạt về Đạo để bàn về nhân sinh quan là chính, cón tôi nhằm tới thế giới quan, vũ trụ quan là chính, do đó, tôi chỉ bàn đến những khía cạnh phục vụ cho những khai triển tiếp theo về Vũ trụ quan mà thôi. Vì vậy, có sự khác biệt cơ bản trong cách diễn đạt khái niệm Đạo của tôi và Lão Tử. Tất nhiên, tuy khác nhưng không được mâu thuẫn.

Có lẽ trong một cách nhìn nào đó, mang tính phiến diện, thì Votruoc có thể nghĩ như vậy. Nhưng bản chất, thực thì không thể như vậy được. Bởi Lão tử cũng như Khổng tử, Tuân tử, Trang tử, ...khi đề xuất triết học của mình thì như cách nói: Mọi ngả đường đều đến Roma. Cả Phật thích Ca cũng vậy đều trình bày tới tận cùng của nguồn gốc vũ trụ. Với vũ trụ quan của họ thời bấy giờ, lẽ tất nhiên ta nhìn thấy cái chất lý nhân sinh là chủ yếu. Nhưng nếu có con mắt minh triết thì tất phải thấy cái lý của vạn vật (nói thế mới dễ thấy hiển lộ cái tư tưởng vũ trụ quan của các Ngài), cái dịch lý của vũ trụ. Cho nên nếu Votruoc nói như vậy sẽ khiến cho cái Đạo của Lão trở nên cách biệt với vũ trụ quan, và như vậy, tính minh triết sẽ không có giá trị, Đạo Lão sẽ không thể tồn tại.

1- Vô thủy vô chung: nghĩa là vốn có, không có khởi nhuyên, không có kết thúc. Như vậy, Đạo phải là cái có trước, trước tất cả những cái có khởi nguyên. Cái này phù hợp với qua điểm nhà Phật nhưng có lẽ không được các nhà khoa học đồng ý vì họ coi Bigbang là khởi nguyên của Vũ trụ. Trời đất - nhị nguyên là cái có sau, nên nói, Đạo có trước trời đất.

Cái này thì cũng cần có thêm thông tin để hiệu chỉnh. Đạo, theo truyền thống từ Lão đến nay, vẫn được xem là cái Có trước, cái khởi nguyên của Vũ trụ, nên mới nói, Lão tử dù viết dưới dạng nào, vẫn là bàn đến cùng cái lý của vũ trụ, chứ không chỉ nói đến cái lý nhân sinh. Và Đạo nào cũng thế, từ Nho, Lão, Phật, ... Nhưng nếu nói các nhà khoa học coi Bigbang là cái khởi nguyên của Vũ trụ thì không đúng. Họ chỉ xem Bigbang là mô hình vũ trụ trong đó hy vọng tìm đến một mô hình vũ trụ trong đó thống nhất được bốn trường tương tác trong vật lý, và nếu có đi quá xa hơn nữa thì chỉ coi đó là cái khởi nguyên của vũ trụ vật lý mà thôi (nhưng chắc chẳng có nhà vật lý nào nghĩ như vậy cả - hi hi, bởi Tôi cũng là người làm Vật lý mà). Và nếu thành công, thì sau khi ấy, các nhà triết học sẽ mổ xẻ - tất nhiên trong số các nhà triết học, cũng sẽ có nhiều nhà vật lý khi ấy kiêm luôn là nhà triết học - để xây dựng một nền triết học mới, nếu thấy khả dĩ.

Nhưng nếu nói Đạo phải là cái có trước, trước tất cả những cái có khởi nguyên thì có lẽ là đi quá đà chăng ?. Bởi chỉ cần cụ thể một chút, là sẽ gặp ngay khó khăn. Cho nên nói vô thuỷ vô chung là vốn có không có khởi nguyên không có kết thúc mà lại „sinh” ra vũ trụ, thì đương nhiên nó là cái khởi nguyên của vũ trụ rồi còn có cái khởi nguyên nào nữa ?.

2- Bất khả tư nghị vì Đạo là nguồn gốc của mọi tồn tại, có trước các khái niệm nhị nguyên. Ngôn ngữ xuất hiện do nhu cầu trao đổi những khái niệm nhị nguyên, do đó, có sau nhị nguyên, nên không thể diển đạt đầy đủ được một tồn tại có trước cả nguồn gốc của nó (nhị nguyên) là Đạo.

Giải thích như vậy, e không chuẩn chăng ?. Không phải là vì do ngôn ngữ đến sau mà ngôn ngữ không cáng đáng nổi nhiệm vụ „tải” Đạo. Bởi „văn dĩ tải đạo” mà. Mà là do Đạo vốn bất khả tư nghi, nghĩa là không định nghĩa được nó, mà chỉ có thể diễn giải để hiểu và cảm được nó sao cho nhận thức được nó như nhất. Ấy là bởi vì nó Tổng quát đến nỗi không có một định nghĩa cho nó được, là do đã định nghĩa, có nghĩa nó phải là như nhất, xác định đúng nó, không thể khác được, là nó phải được rạch ròi, mà không thể nói bằng sự cảm nhận được. Do đó, sự cản trở ở đây không phải là do ngôn ngữ, mà là do bản chất của Đạo, cái bản chất „quá bên kia ngôn ngữ” khiến cho ngôn ngữ, có trình bày mãi cũng không hết, không đi đến cùng được, chứ không phải là do nó không tải được Đạo. Vì thế, nhiệm vụ của sự trình bày về Đạo, là phải nói hoài, nói mãi để ngày càng hiểu sâu hơn về Đạo, nhưng phải luôn nhớ rằng, có nói thế nào cũng không hết, không vạch ra được cái định nghĩa được đâu, chứ không phải là không nói được rồi thôi.

Chính điều này, buộc chúng ta, khi nói về Đạo, phải thực hiểu Đạo, hiểu đến đâu, trình bày đến đó. Không trình bày được, nghĩa là không hiểu được Đạo vậy !. (Votruoc hãy lưu ý sự nhất quán với trình bày trên về việc Lão tử không coi Đạo là vật chất – nên không định nghĩa được).

Dài quá, xin hẹn tiếp sau.

Thân ái

Share this post


Link to post
Share on other sites