Thiên Sứ

Hành lang cơ sở thuyết Âm Dương Ngũ hành - Vô Trước.

156 bài viết trong chủ đề này

Anh vuivui, nếu anh không phiền lòng thì tôi xin được tham luận một ít thôi, chủ đề đề cập nhiều vấn đề, nhưng nổi nên vẫn là 2 cặp phạm trù ban đầu cần làm rõ là: Âm - Dương, Động - Tĩnh

Mối quan hệ giang buộc của các yếu tố trên, nếu không chỉ xét độc lập chỉ 2 căp phạm trù, thì có thể diễn dịch như sau

A/ Dương trước-Âm sau

Dương động -Âm tịnh (hay)

Dương tịnh - Âm động

B/Âm trước -Dương sau

Âm động- Dương tịnh (hay)

Âm tịnh- Dương động

C/ Động trước- Tịnh sau

Động dương- Tịnh âm (hay)

Động âm- Tịnh dương

D/ Tịnh trước - Động sau

Tịnh dương- Động âm (hay)

Tịnh âm - Động dương

Diễn giải ra thành 12 trường hợp, lược bỏ 4 trường hợp trùng lặp, ta còn 8 trường hợp, và đó chính là sự phân chia của thái cực

Nếu Vấn đề là Thái cực thì Lưỡng nghi là 2 cặp Phạm trù, từ 2 cặp Phạm trù này phân ra Tứ tượng là Âm,Dương,Động,Tĩnh, diễn giải tiếp sẽ thành 8 cặp Phạm trù hệ quả như phân tích ở trên, và chính là tương đương như Bát quái

Tám trường hợp riêng này đều không sai, nó tùy thuộc vào trường ứng dụng cụ thể

( nếu quý vị vui lòng tôi xin diễn giải tiếp) Cám ơn

Xin chào Na Kim Phong.

NKP đang diễn giải. Cứ diễn giải tiếp cho trọn ý đi. Tôi sẽ trả lời !.

Thân ái.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Votruoc thân mến !

Đọc bài này của Votruoc, hi hi, ...có lẽ Tôi phải lật lại một số vấn đề mà Tôi đã đề cập tới. Bởi Votruoc "đã quên" hoặc "không để ý" chăng ?. Nhưng trước hết, phải có mấy lời cho rõ ràng vấn đề này cái đã:

Votruoc viết:

Những vấn nạn: Việt sử, sai lầm căn bản trong lý giải của người xưa về học thuyết ADNH, sự thất truyền những nguyên lý căn đế học thuyết ADNH mà tôi viết không phải là những nhận định cá nhân mà là những nghiên cứu khá công phu, được chứng minh qua các tác phẩm (có cái đã xuất bản, có cái chưa) và các tiểu luận của nhiều tác giả, mà có lẽ hệ thống nhất là của anh Thiên Sứ, ngay trên diễn đàn này và nhiều nơi khác. Tôi chỉ viết lại các kết luận được họ rút ra, còn luận cứ của họ thì rất phong phú và dài hơi, không lẽ Vuivui bắt tôi phải copy tất cả đưa lên diễn đàn. Vuivui phải đọc các công trình ấy thì mới hiểu được rằng tôi phát biểu có cơ sở, hoàn toàn không vì cảm tính. Tôi cũng chẳng vui vẻ gì khi nhận ra lịch sử bi thương của dân tộc. Vuivui viết thế chẳng qua lâu nay, có lẽ, không cập nhật thông tin đó thôi. Tôi cũng xin nói rõ, đó không phải là các nghiên cứu của tôi, nên Vuivui cho rằng tôi phát biểu theo chủ quan cá nhân lại càng không đúng. Còn nói về người khổng lồ ư? Những tác giả các công trình đó chính là người khổng lồ mà tôi hân hạnh được đứng trên vai. Chứ không phải mấy ông Chu Hy hay Văn Vương … như Vuivui nghĩ đâu.

Xin nói thẳng thế này nhé: Bảo rằng có sự thất truyền những nguyên lý Căn để !. Thì đó là những kết luận chưa được công nhận, mà chỉ là những kết luận của một số công trình nghiên cứu. Votruoc có thể dẫn giải như một bằng chứng tham khảo, chứ nếu đặt nó như một nền tảng, để mà đứng trên nó, thậm chí còn phủ định cả Chu Hy, Văn Vương ... thì mai kia - mà Tôi nghĩ, cũng không lâu nữa đâu, có người hệ thống hóa và minh triết Lý học đông phương, chỉ ra những cái gọi là nguyên lý căn để, vốn đã và đang có, thấy hiện hữu do chính người xưa để lại. Thì Votruoc lại bảo là: Đến lúc đó hẵng hay à ?. Một khí mà, Tôi đây, đang chỉ ra tính hệ thống và tính cơ bản của các kiến thức nền tảng của người xưa với Votruoc, thì Votruoc chối bỏ. Điều đó thể hiện điều gì !. Thực chất là Votruoc không hiểu ý của người xưa, không hiểu lý thuyết ADNH. Tôi chưa đi đến việc làm rõ về ADNH với Votruoc, mới chỉ đến Đạo thôi, đã thấy lý luận của Votruoc Sai căn bản, mâu thuẫn nội tại hiển hiện. Nhưng Votruoc vẫn chưa chịu công nhận, cũng chẳng có phản biện bảo vệ. Đồng thời, khi đề cập đến làm rõ về Âm Dương, với mây câu hỏi mà Votruoc đã khước từ. Thì làm sao chúng ta làm rõ được ADNH trong cái hiểu của Votruoc, để đến bây giờ Votruoc cứ thản nhiên tuyên giảng về những vấn đề ADNH mà Votruoc đã trình bày !!. Hơn nữa, Sử việt là sử Việt, muốn dùng nó để chứng minh sự Thất truyền của các nguyên lý căn để ADNH thì xa lắm, xa ghê lắm Votruoc ạ.

Đồng thời cũng phải thấy rằng việc kết luận có sự thất truyền cũng chỉ là „tạo công ăn việc làm” cho Votruoc thôi, chứ không chứng minh được sự đúng đắn trong các lý luận mà Votruoc đã và đang trình bày.

Votruoc viết:

Tôi cũng biết, cho đến thời điểm này, sự công nhận rộng rãi những nghiên cứu đó trong xã hội còn chưa nhiều. Nhưng không phải vì thế thì có thể phủ nhận những luận điểm đó. Chắc Vuivui biết câu: “ Anh hùng đoán giữa trần ai mới già” chứ. Chẳng chóng thì chầy, thời điểm đó cũng phải đến, vì đó là chân lý.

Sao Votruoc lập luận ít sức thuyết phục thế. Hơn nữa, chẳng lẽ Votruoc không tự đứng được trên đôi chân của mình sao ?. Đồng thời, trong khoa học, không bao giờ có câu „Chẳng chóng thì chầy, thời điểm đó cũng phải đến, vì đó là chân lý” Cái đó thuộc về văn chương, hay khẩu hiệu tuyên truyền !!!. Nó chẳng có ý nghĩa gì trong việc bảo vệ tính đúng sai của các lập luận của Votruoc cả !.

Votruoc viết:

Tôi cũng thừa nhận, có thời kỳ học thuyết ADNH là bí truyền mà không phải thất truyền. Đó là thời gian đầu lãnh thổ của người Việt mới bị người Hán chiếm đóng. Các trí thức Việt bất hợp tác với kẻ xâm lược nên trở về ở ẩn và truyền lại kiến giải ADNH cho những người thân cận có thể tin tưởng được, không muốn những tri kiến đó lọt vào tay người Hán. Hình thức bí truyền ra đời. Nhưng sau một thời gian quá lâu, những biến động lịch sử và xã hội đã biến cái bí truyền ấy thực sự thành thất truyền hơn 2000 năm nay rồi. Nếu là hơn 2000 năm trước, tôi có lẽ đã đồng ý với Vuivui về sự bí truyền đó. Đến nay, đã là thế kỷ 21, học thuyết ADNH thực sự đã bị thất truyền. Những mù mờ, mâu thuẫn trong cách hiểu những khái niệm, đồ hình cơ bản nhất của học thuyết ADNH, mà các nghiên cứu của các tác giả tôi kể trên chỉ ra, đã chứng minh rõ ràng điều đó.

Tôi đã nói rồi, Tôi không thừa nhận sự thất truyền, chỉ có bí truyền thôi. Tôi không muốn đề cập đến. Chỉ bởi vì Votruoc đã đề cập đến nó nhiều lần, nên Tôi mới phải công khai tuyên bố không thừa nhận luận điểm đó. Điều đó có nghĩa là trong tranh luận của chúng ta, Votruoc có lẽ không nên sử dụng mệnh đề đó. 2000 năm trở lại đây và trở về trước đó, lý thuyết ADNH vẫn đã và đang phát triển chậm chạp trong cái khung lịch sử đã và đang vận động ở Phương Đông. Một sự nhẫn nại và chịu thiệt thòi kỳ lạ. (hãy hiểu câu này của tôi - nó không lý gì đến sự thất truyền cả).

Votruoc viết:

Tôi nhắc lại, chúng ta đang thảo luận về nghiên cứu của tôi thì đương nhiên không thể lấy những luận điểm mà tôi không công nhận, cho là sai lầm căn bản để làm cơ sở xem xét và phán quyết. Trong trường hợp cụ thể này, chỉ có cách chỉ ra mâu thuẫn nội tại trong logic của tôi hoặc mâu thuẫn của các kết luận trong chuyên mục với thực tế khách quan, mới có thể là luận cứ phản biện mà thôi. Điều đó thì Vuivui không thể làm được. Chứ nếu lấy cái logic của người xưa hay của Vuivui để nhận định như vừa qua thì chỉ tổ mất thời gian của nhau mà chẳng thống nhất được cái gì.

Vuivui Tôi không bao giờ tạo ra cái gọi là logic của vuivui cả. Chỉ có cái logic chung của nhân loại đã được sử dụng vào việc nhận thức các kiến thức của Tiền nhân, và đã nhận thức được tính nhất quán, hệ thống để hiểu được cái gọi là Lý học đông phương ở tầm mức Tối thiểu, nhưng đủ khả năng để chứng minh tính chân lý của nó, và loại trừ được những dạng lý luận như của Votruoc. Đừng phật lòng nhé. Thật đấy !. Chẳng hạn như từ đầu Tôi đã đề cập đến Tính một mình trong các luận thuyết của Votruoc. Thì nay, Votruoc đã mặc nhiên thừa nhận, sau một hồi làm rõ, bằng việc Votruoc phủ nhận Tiền nhân.

Nảy ra một câu hỏi tự nhiên. Votruoc phủ nhận Văn Vương, rồi đến Chu Hy, ...có hay chăng Votruoc phủ nhận toàn bộ các tư tưởng của Họ hay chỉ là một phần nào đó. Nếu là Toàn bộ, thi Tôi hứa sẽ không sử dụng Họ nữa, mà phản biện thẳng vào lý thuyết của Votruoc. Còn Votruoc chấp nhận Họ phần nào, xin nói rõ để chúng ta còn có thể thống nhất, đặng sử dụng trong tranh luận khỏi rườm rà, mất thời gian. Mặc dù, cái sự phủ nhận - nếu là toàn bộ, thì nó buồn cười lắm. và chặt chẽ. Đó là chưa tới phần có khả năng thực nghiệm kiểm chứng lý luận của người xưa đó. Nó Kỳ vĩ lắm, Votruoc ạ. Nhưng thôi, chuyện chưa tới, nói làm gì. (tiện thì nói cho vui, xem như là một thông tin cá nhân).

Votruoc viết:

Mấy cái ví dụ xét âm, dương, động, tĩnh đơn giản đó mà Vuivui quá tự tin cho rằng có thể chỉ ra mâu thuẫn của tôi thì thật … đáng ngạc nhiên! Ngược lại, nó càng chứng minh tính đúng đắn của chuyên mục. Sao Vuivui có thể chủ quan đến thế nhỉ? Thật bất ngờ khi chính cái ví dụ đó lại chỉ ra tính thiếu hệ thống, tùy tiện suy diễn của cách hiểu ADNH của người xưa hàng ngàn năm nay do bị thất truyền. Bằng chứng là các thành viên đang tranh luận về ví dụ đó trên hành lang này có thống nhất được với nhau đâu, dù vấn đề hết sức đơn giản, phổ biến mà qua bao nhiêu trao đổi mà vẫn ngày càng xa nhau hơn. Đơn giản như thế thì cần gì phải bí truyền và cũng chẳng thể bí truyền được. Thất truyền là từ dùng chính xác nhất

Có phải Votruoc không thấy tính hệ thống, rồi cho rằng nó không có hệ thống ?. Nếu thế thì hãy: "Tiên trách Kỷ, Hậu trách Nhân". Một người Lập thuyết như Votruoc mà không thấy tôi nói rõ ràng sao ?. Tôi đã nói: Nếu Votruoc lấy Dương Tĩnh Âm Động làm mệnh đề nhất quán và phủ định Dương Động Âm Tĩnh thì chỉ cần chỉ ra, dù chỉ là một ví dụ tồn tại Dương Động Âm Tĩnh, thì cái mệnh đề đó của Votruoc sẽ sụp đổ. Sao lại Lái sang vấn đề hệ thống với không hệ thống ?. Chỉ cần nó tồn tại thôi cơ mà, chứ đã cần nó phải vận động hay cần phải suy diễn thế nào đâu ?. Còn nếu Votruoc thấy chưa đủ, Tôi sẽ kê ra hàng loạt về sự tồn tại Dương Động Âm Tĩnh cho Votruoc xem. Còn Votruoc nói tới sự thống nhất của các thành viên ư ?. Nó thể hiện một điều gì, Votruoc có biết không ?. Một thực trạng đáng buồn đó. Tôi không muốn, thậm chí không buồn trả lời nhiều người. Đơn giản không muốn làm họ Buồn, cũng không muốn làm mất lòng nhiều người. Thây kệ, ai đó hiểu Sai thì cứ để họ hiểu Sai. Nhưng Tôi lại muốn làm rõ với Votruoc, bởi vì ở Họ, không có tính hệ thống. Cái học của họ, nếu có Sai, không ảnh hưởng nhiều tới người khác. Hơn nữa, để khắc phục hậu quả của họ, một người bình thường, chỉ cần qua vài tiếng đồng hồ được minh giảng về Lý học đông phương, là có thể khắc phục được. Còn với Hệ lý luận của Votruoc, nhiều người sẽ bị "ngợp" mà đi đến tẩu hỏa nhập ma. Đó là lý do Tôi muốn làm rõ. và trước hết Tôi đã muốn dùng thuần túy Cổ nhân để làm rõ. nay thì Tôi đã làm được, và Chính Votruoc đã phải khuất phục điều đó. Nhiệm vụ bây giờ, không còn làm rõ nữa, mà chứng minh Votruoc Sai.

Votruoc viết:

Vì thế, tôi mới phải nghiên cứu viết chuyên mục này để khắc phục những vấn nạn trên. Trong chuyên mục của tôi, những vấn đề đó thực rõ ràng và nhất quán. Muốn biết bất kỳ đối tượng nào là dương hay âm, tịnh hay động thì phải tường minh âm, dương, tịnh, động là gì. Tất cả đã được xác định rõ ràng trong chuyên mục, chỉ cần áp dụng là thấy ngay cái gì là âm, cái gì là dương, cái gì tịnh, cái gì động và tại sao như thế, chẳng cần tranh luận dài dòng. Tất nhiên, để được như vậy phải công nhận những luận điểm của chuyên mục. Chứ cứ lấy cái định nghĩa âm dương mà Vuivui đưa ra ở bài trên, mà theo Vuivui, có lẽ đó là cách hiểu của người xưa, thì các thành viên lại cứ tiếp tục tranh cãi vài ba ngàn năm nữa mà chưa chắc biết được kết quả ra.

Như Tôi đã viết: Nhiệm vụ làm rõ đã xong !!!. Bây giờ là chứng minh Votruoc sai. Tôi sẽ làm đúng như Votruoc yêu cầu. Đi từ ngay trong nội tại lý luận của Votruoc. Thế nhé. Tôi sẽ bắt đầu trong bài tới.

Thân ái.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vuivui thân mến!

Tôi đã viết ở bài đầu tiên của chuyên mục rằng, Lịch sử dân tộc Việt, sự thất truyền học thuyết ADNH là những lý do để ra đời chuyên mục này (còn một lý do tôi là người Việt nữa), mà Vuivui bảo tôi chỉ nên coi những lý do đó là những tham khảo thì thật … hết biết! Chuyên mục khi ấy không còn lý do tồn tại thì tham khảo cái gì? Trước kia tôi hoàn toàn không có ý định tham gia gì vào lý thuyết về ADNH, tốt xấu gì kệ nó. Chỉ vì những kết luận rút ra từ các công trình nghiên cứu đó tôi mới phải bỏ công bỏ sức đấy thôi. Thật khổ! Cái này thì tôi trách anh Thiên Sứ đấy! Nếu đúng như Vuivui viết:

cũng không lâu nữa đâu, có người h thng hóa và minh triết Lý hc đông phương, chỉ ra nhng cái gi là nguyên lý căn để, vn đã và đang có, thy hin hu do chính người xưa để li.

thì tuyệt vời quá rồi còn gì! bất chiến tự nhiên thành! đặc biệt người chỉ ra lại là Vuivui, một người Việt mà tôi có hân hạnh được trao đổi ý kiến dù là trên diễn đàn ảo và không thống nhất với nhau. Nếu thực sự như thế, lúc đó tôi sẽ hết sức vui vẻ quên béng cái chuyên mục này, coi như là một kỷ niệm nho nhỏ mà thôi! Tôi cũng mong mình không hiểu nổi học thuyết ADNH với những ý thâm sâu, huyền diệu của mấy ông Tàu xưa để xếp cái chuyên mục này lại cho nhẹ nhàng tâm trí. Nhưng khổ nỗi, mơ thì cứ mơ, ước thì cứ ước, cuộc đời nhiều khi không chiều người! Đành phải đợi đến lúc ấy vậy, chứ còn biết làm sao?

Vuivui viết:

Nhưng Votruoc vẫn chưa chịu công nhn, cũng chng có phn bin bo v. Đồng thi, khi đề cp đến làm rõ v Âm Dương, với mây câu hi mà Votruoc đã khước t.

Lạ quá, Vuivui đọc thế nào mà hiểu là tôi khước từ ? Phải hiểu ý ở bài viết là tôi thấy mấy ví dụ ấy quá đơn giản, và đang chờ xem Vuivui có thể đưa ra ví dụ nào tinh tế hơn một chút không mới đáng viết. Tôi cứ tưởng Vuivui hiểu ý và sẽ đưa ra ví dụ tầm cỡ một chút rồi trả lời một thể. Có người đố Vuivui làm phép cộng 2 + 2, Vuivui sẽ thấy thế nào? Không ngờ Vuivui lại hiểu là tôi khước từ trả lời. Hay Vuivui chỉ có bấy nhiêu thôi? Điều này thì tôi không tin.

Hơn nữa, tôi cũng đang muốn theo dõi cuộc trao đổi giữa Vuivui và anh Thiên Sứ về vấn đề này. Qua những trao đổi đó, càng khẳng định cho Vuivui thấy cái sai lầm căn bản của mấy ông Tầu người xưa ấy trong cách hiểu học thuyết ADNH.

Khi tôi trả lời Vuivui về những ví dụ xác định tính động tĩnh của những đối tượng âm dương, tôi sẽ chỉ ra nguyên lý, qui tắc chung xử lý bất cứ đối tượng nào trong vấn đề này. Không biết ông Chu Hy có cái tương tự không, hay lại vòng vo khúc thuyết rồi nói rằng đó là minh triết!

Vuivui viết:

Ch có cái logic chung ca nhân loi đã được s dng vào việc nhn thc các kiến thc ca Tin nhân, và đã nhn thc được tính nht quán, h thng để hiu được cái gi là Lý hc đông phương ở tm mc Ti thiu, nhưng đủ kh năng để chng minh tính chân lý ca nó, và loi tr được nhng dng lý lun như của Votruoc. Đừng pht lòng nhé. Tht đấy !. Chng hn như từ đầu Tôi đã đề cp đến Tính mt mình trong các lun thuyết ca Votruoc. Thì nay, Votruoc đã mc nhiên tha nhn, sau mt hi làm rõ, bng vic Votruoc ph nhn Tin nhân.

Đọc câu này, tôi có cảm giác như đang được nghe một vị linh mục thành Rome khoan hòa, khả kính đang giảng giải cho Co-pec-nich sự sai lầm của thuyết Nhật tâm, hơn nửa thiên nhiên kỷ trước vậy!

Vuivui viết:

Nảy ra một câu hỏi tự nhiên. Votruoc phủ nhận Văn Vương, rồi đến Chu Hy, ...có hay chăng Votruoc phủ nhận toàn bộ các tư tưởng của Họ hay chỉ là một phần nào đó

Sao Vuivui hiểu những câu tôi viết cực đoan thế nhỉ? Đó không phải là tư duy minh triết Đông phương. Tôi đã nói rõ ràng rằng:

Khi công cuộc xâm lăng tạm hoàn thành, trong quá trình lâu dài hàng ngàn năm sống chung với người Việt cổ, lại cần phải quản lý một xã hội quá rộng lớn sao cho hiệu quả, người Hán mới dần dần nhận ra giá trị vô song của học thuyết ADNH qua những ứng dụng và tính minh triết của những mảnh vỡ văn minh còn sót lại, và tiến hành nghiên cứu nó. Nhưng đã muộn rồi! Học thuyết đã thực sự thất truyền, đặc biệt là những nguyên lý căn đế và những phần tinh túy nhất. Dù đã hết sức cố gắng, nhưng qua hơn 2000 năm, họ cũng không thể phục hồi học thuyết kỳ vĩ này của tổ tiên người Việt, chỉ nhuần nhuyễn hơn trong các ứng dụng cụ thể còn sót lại mà thôi. Tại sao với thời gian những 2000 năm, đủ để ra đời và tiêu hủy cả một nền văn minh, tập trung những trí tuệ minh mẫn nhất mà họ vẫn không thể thành công? Đó là vì: Nhiều nguyên lý cơ bản của học thuyết này đã bị những nhà nghiên cứu của họ (người xưa) hiểu sai về bản chất. Kết quả, họ cứ như đoàn người mù bám đuôi nhau quẩn quanh vô định đã hàng ngàn năm trong cái “bát trận đồ” học thuyết ADNH mà không bao giờ tìm thấy chân lý. Không thể có cách lý giải nào hợp lý hơn thế.

Cũng có thể, sau rất nhiều nỗ lực về trí tuệ cũng như thời gian, một số vấn đề “lộ thiên”, không căn đế lắm của học thuyết ADNH cũng được họ (người xưa) kiến giải khá tốt, nhưng những vấn đề nguyên lý căn đế, tinh túy nhất thì họ sai hoàn toàn về bản chất, vì nếu không phải thế, học thuyết ADNH đã phát triển lên tầm rất cao sau hơn 2000 năm miệt mài nghiên cứu, chứ không đến nỗi dậm chân tại chỗ hàng ngàn năm như ta thấy ngày hôm nay, và lịch sử có lẽ đã diễn ra theo một hướng hoàn toàn khác

Do đó, tôi tuy không bao giờ dùng những luận điểm của họ làm tiêu chuẩn đúng sai, nhưng vẫn tham khảo kiến giải của họ khi nghiên cứu với tinh thần cảnh giác cao. Cái này tôi nói mấy lần rồi mà.

Vuivui viết:

Mt người Lp thuyết như Votruoc mà không thấy tôi nói rõ ràng sao ?

Tôi đã nói rõ, tôi không lập thuyết, tôi chỉ cố gắng phục hồi học thuyết ADNH của Tổ tiên người Việt đã bị thất truyền.

Vuivui viết:

Tôi đã nói: Nếu Votruoc ly Dương Tĩnh Âm Động làm mnh đề nht quán và ph định Dương Động Âm Tĩnh thì ch cn ch ra, dù ch là mt ví d tn ti Dương Động Âm Tĩnh, thì cái mnh đề đó ca Votruoc s sp đổ. Sao li Lái sang vn đề h thng vi không h thng ?. Ch cn nó tn ti thôi cơ mà, chứ đã cn nó phi vn động hay cn phi suy din thế nào đâu ?. Còn nếu Votruoc thy chưa đủ, Tôi s kê ra hàng lot v s tn ti Dương Động Âm Tĩnh cho Votruoc xem.

Về vấn đề này, tôi đã nói ở trên. Tôi đang chờ những ví dụ (nhưng tinh tế hơn một chút) của Vuivui đây. Chỉ cần có 1 cái Vuivui chỉ đúng là tôi thua hoàn toàn. Hãy cố gắng lên!

Vuivui viết:

Đó là lý do Tôi muốn làm rõ. và trước hết Tôi đã muốn dùng thuần túy Cổ nhân để làm rõ. nay thì Tôi đã làm được, và Chính Votruoc đã phải khuất phục điều đó

Thật nực cười!

Vuivui viết:

Như Tôi đã viết: Nhiệm vụ làm rõ đã xong !!!..

Mất nhiều thời gian cho cái vụ “làm rõ” này quá! Chỉ cần, từ đầu hỏi rằng, đây có phải là học thuyết ADNH của người xưa (mấy cổ nhân Tàu) không thì đã có câu trả lời ngay tức khắc là không phải, khỏi phải mất thời gian, công sức như bấy nay. Đây chỉ là một cố gắng, trong rất nhiều cố gắng sẽ ra đời sau này, nhằm phục hồi học thuyết ADNH của Tổ tiên người Việt đã bị thất truyền, bị mấy ông thày Tàu hiểu sai những nguyên lý căn đế, làm biến dạng nghiêm trọng, không thể phát triển lên được dù đã qua hàng ngàn năm miệt mài nghiên cứu.

Nhân đây tôi cũng xin nói rõ ý này: Có người cho rằng, dù học thuyết ADNH có do người Việt phát kiến ra thì người Hán cũng có công ghi chép bảo tồn lại. Đó là một quan điểm sai lầm, ngụy biện. Họ đã đập vỡ cái bình quí của người khác. Sau đó mới thấy tiếc và thu gom những mảnh vỡ lại một cách vừa không đầy đủ, vừa biến dạng, lộn xộn. Lại nặn ra cái bình khác sai lệch hoàn toàn, xấu xí, chắp vá, để dùng và nói rằng cái bình như thế là nguyên bản và của họ. Như vậy là có công sao? Phải nói rõ, đó là tội hủy diệt văn hóa, mạo nhận văn hóa, hơn nữa, một nền văn hóa cực kỳ quí giá, có khả năng ảnh hưởng tới toàn nhân loại. Nếu không có tội ác đó, lịch sử nhân loại có lẽ đã tiến theo chiều hướng khác hẳn, nhân bản hơn. Đó là sự thực lịch sử, dù sao cũng đã qua quá lâu, không phải kích động hận thù dân tộc. Tôi đã nói rõ, cái gọi là người Trung Hoa ngày nay, đa phần, thực chất là người gốc Việt, anh em một nhà của chúng ta trong quá khứ, tuy bị đồng hóa về chính trị, nhưng quan trọng hơn, đã đồng hóa người Hán về nhân chủng và văn hóa. Chúng ta phải yêu mến, tôn trọng họ vì trong huyết quản họ có không ít dòng máu Lạc Hồng như chúng ta. Rõ ràng đó là chỉ rõ cái gốc để yêu thương chứ không phải hận thù.

Vuivui viết:

Bây gi là chng minh Votruoc sai. Tôi s làm đúng như Votruoc yêu cầu. Đi t ngay trong ni ti lý lun ca Votruoc. Thế nhé. Tôi s bt đầu trong bài ti.

Rất hân hạnh!

Chúc thành công!

Nhưng trước hết hãy trao đổi cho ngã ngũ với anh Thiên Sứ về cái ví dụ ngày dương động, đêm âm tĩnh mà Vuivui đưa ra đi đã, kẻo anh ấy chờ.

Thân mến!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vui vui th ân m ến !

cảm ơn bạn đã có ý kiến :

“Đạo là cái Có, thường hằng.”

Như vậy Đạo có công năng điều chỉnh , chi phối mọi quy luật, mọi vận động của tồn tại . vậy công năng đó là gi? Theo

bạn ,nó có phải là năng lượng của vật chất mà ta biết hiện nay không? hay nó là một dạng năng lượng nào khác ?

và khi đó nó có mâu thuẫn với quan điểm của Mac hay không? “ thế giới chỉ có vật chất và vật chất mà thôi “

xin chia sẻ ý kiến của bạn!

thân gửi!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vui vui th ân m ến !

cảm ơn bạn đã có ý kiến :

“Đạo là cái Có, thường hằng.”

Như vậy Đạo có công năng điều chỉnh , chi phối mọi quy luật, mọi vận động của tồn tại . vậy công năng đó là gi? Theo

bạn ,nó có phải là năng lượng của vật chất mà ta biết hiện nay không? hay nó là một dạng năng lượng nào khác ?

và khi đó nó có mâu thuẫn với quan điểm của Mac hay không? “ thế giới chỉ có vật chất và vật chất mà thôi “

xin chia sẻ ý kiến của bạn!

thân gửi!

Theo tôi: Anh Vô Trước và Vuivui đang trao đổi quan điểm học thuật. Chúng ta nên chờ đợi mọi việc ngã ngũ, lúc ấy sẽ tham gia. Còn cứ chen ngang thế này làm loãng ý tưởng và ngắt mạch tư duy, không phải là việc nên làm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa các học giả và các anh chị, Thiên Long trích dẫn ý kiến của anh Vuivui và bàn luận trong đoạn được trích dẫn.

Nhị Nguyên là gì ?

Nhị Nguyên là đối với Nhất Nguyên.

Nhất Nguyên là các đối tượng Âm và Dương có vai trò nhất định góp chung vào trong một sự vận động thống nhất. Các đối tượng Âm và Dương vận động trên một quy luật thống nhất sinh tồn, và chúng hỗ trợ nhau sinh tồn chứ không hủy diệt nhau.

Ngược lại Nhất Nguyên là quan điểm Nhị Nguyên. Nhị Nguyên là các đối tượng Âm và Dương vận động và hủy diệt lẫn nhau, tương đương với sự đối lập về môi trường, môi trường Dương lập thành một Nguyên, môi trường Âm lập thành một Nguyên, hai Nguyên đối lập nhau và hủy diệt nhau và từ đó cho ra nét nghĩa Nhị Nguyên.

Như vậy nghĩa là, với quan niệm Nhât Nguyên thì Âm và Dương thống nhất trong một môi trường và hỗ trợ nhau để duy trì sự tồn tại chung, với quan niệm Nhị Nguyên thì Âm và Dương hủy diệt nhau do không thống nhất chung một môi trường.

Ví dụ:

Hai cha Con. Cha ngồi trên, Con ngồi dưới mà ở đó trên và dưới thống nhất với nhau cho nên Cha và Con tuy đối lập nhau nhưng có luân lý, ấy là ví dụ cho sự Nhất Nguyên. Đồng thời trong sự Nhất Nguyên đó, cho ra một khái niệm phi luân lý, đó là Con ngồi cùng mâm với Cha, đây là một sự mâu thuẫn mang tính chất hủy diệt nhau trong sự Nhất Nguyên. Trong khái niệm Nhất Nguyên, xác định được luân lý và phi luân lý.

Với quan niệm Nhị Nguyên thì dễ dàng kết luận Cha và Con hủy diệt lẫn nhau, không thống nhất với nhau.

Qua phân tích và ví dụ trên, Thiên Long có ý nghĩ rằng, nói : "Âm - Dương là phạm trù mang tính Nhị nguyên, có nội dung đối lập và thống nhất", như vậy là chưa sử dụng chính xác từ Nhị Nguyên hoặc là quan niệm sai, tức cho rằng Âm và Dương diệt nhau. Kết luận thì trong câu nói trên, hai từ Nhị Nguyên và Thống Nhất, không thống nhất trong câu nói, do nét nghĩa của hai từ này hủy diệt nhau, ví như không thể đội trời chung.

Thưa các học giả và các anh chị, trên là sự phân tích của Thiên Long với câu nói của anh Vuivui là yếu tố kích động.

Trong ý phân tích như trên, Thiên Long muốn nói rõ hơn về Nhất Nguyên và Nhị Nguyên.

Thiên Long không nhầm thì, quan điểm Nhị Nguyên là của người Tây phương, quan điểm Nhất Nguyên là của người Đông phương.

Với quan điểm Nhất Nguyên, như Thiên Long đã hiểu, thì thấy trong quan điểm này có hai khái niệm thuận nghịch. Thuận lý là Luân lý, nghịch lý là Phi luân lý. Ứng dụng nó vào để sử dụng và nhìn nhận đối thoại giữa nhà học giả với "kiến thức phát kiến" và nhà học giả với "kiến thức phổ thông".

Kiến thức Phát kiến và Kiến thức Phổ thông có yếu tố Thống nhất (Nhất nguyên) là cả hai đều cùng bàn đến một học thuyết (ví dụ: LHDP). Nếu thuận theo Luân lý Nhất nguyên, hai kiến thức này sẽ tác động với nhau và hỗ trợ nhau để xây dựng học thuyết. Nếu nghịch với Luân lý Nhất nguyên, theo chiều hướng Phi luân lý của Nhất nguyên thì học thuyết sẽ lụi tàn.

Phải chăng học thuyết đã và đang có sự lụi tàn là do nó rơi vào sự Phi luân lý của Nhất nguyên ???

Phải chăng hai học giả sẽ "lụi tàn (tạm thời)" nếu vô tình rời vào sự Phi luân lý của Nhất nguyên ???

Trong trường hợp, đây là học giả với kiến thức phát kiến, kia là học giả với kiến thức phổ thông, hai học giả này mỗi người một quan điểm và không đối thoại thì tạm thời không có vấn đề tác động nào đối với nhau. Nhưng tiềm ẩn khả năng diễn ra sự tác động lẫn nhau rất cao, khi đó, gọi là sự phản biện.

Học giả với kiến thức phát kiến thì có lập trường để thiên về Bảo vệ, học giả với kiến thức phổ thông thì có lập trường để thiên về Phản biện. Thiên Long nghĩ rằng cả hai học giả đều phải thế này:

- Thứ nhất là phải thống nhất được kiến thức, anh phát kiến thì phải thống nhất được kiến thức của anh, anh phổ thông cũng phải thống nhất được kiến thức của anh.

- Thứ hai là mỗi bên coi bên kia là một phạm trù Nhất nguyên, tức là anh phát kiến coi hệ thống kiến thức phổ thông của người đối thoại là một phạm trù Nhất nguyên, cũng thế, anh phổ thông coi hệ thống kiến thức phát kiến của người đối thoại là một phạm trù Nhất nguyên.

Và, kết quả đối thoại phân định được ai đúng, ai sai phải dựa trên một sự phân tích của mỗi bên đối với kiến thức của bên kia như sau:

- Phải chỉ ra được điểm gọi là Phi luân lý của Nhất nguyên trong hệ thống kiến thức của đối tượng đối thoại.

- Phải chỉ ra được điểm gọi là Luân lý của Nhất nguyên trong hệ thống kiến thức mà mình đang dùng.

Đặc biệt, khi cọi một hệ thống kiến thức (phổ thông, hoặc phát kiến) là một phạm trù Nhất nguyên thì hệ thống kiến thức ấy chỉ có một trường hợp tồn lại là, hoặc Luân lý, hoặc Phi luân lý. Do vậy, thiết nghĩ, hai điều nêu trên là yếu tố chiến lược trong đối thoại.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Votruoc thân mến !.

Đi làm về vào diễn đàn, thấy Bài của Votruoc khá dài, đang phấn khởi và hy vọng sẽ có những trao đổi có giá trị. Nhưng vừa đọc mấy dòng, đã thấy không được như ý. Bởi vì, Votruoc viết:

Tôi đã viết ở bài đầu tiên của chuyên mục rằng, Lịch sử dân tộc Việt, sự thất truyền học thuyết ADNH là những lý do để ra đời chuyên mục này (còn một lý do tôi là người Việt nữa), mà Vuivui bảo tôi chỉ nên coi những lý do đó là những tham khảo thì thật … hết biết! Chuyên mục khi ấy không còn lý do tồn tại thì tham khảo cái gì? Trước kia tôi hoàn toàn không có ý định tham gia gì vào lý thuyết về ADNH, tốt xấu gì kệ nó. Chỉ vì những kết luận rút ra từ các công trình nghiên cứu đó tôi mới phải bỏ công bỏ sức đấy thôi. Thật khổ! Cái này thì tôi trách anh Thiên Sứ đấy! Nếu đúng như Vuivui viết:

Nội dung trích dẫncũng không lâu nữa đâu, có người h thng hóa và minh triết Lý hc đông phương, chỉ ra nhng cái gi là nguyên lý căn để, vn đã và đang có, thy hin hu do chính người xưa để li.

thì tuyệt vời quá rồi còn gì! bất chiến tự nhiên thành! đặc biệt người chỉ ra lại là Vuivui, một người Việt mà tôi có hân hạnh được trao đổi ý kiến dù là trên diễn đàn ảo và không thống nhất với nhau. Nếu thực sự như thế, lúc đó tôi sẽ hết sức vui vẻ quên béng cái chuyên mục này, coi như là một kỷ niệm nho nhỏ mà thôi! Tôi cũng mong mình không hiểu nổi học thuyết ADNH với những ý thâm sâu, huyền diệu của mấy ông Tàu xưa để xếp cái chuyên mục này lại cho nhẹ nhàng tâm trí. Nhưng khổ nỗi, mơ thì cứ mơ, ước thì cứ ước, cuộc đời nhiều khi không chiều người! Đành phải đợi đến lúc ấy vậy, chứ còn biết làm sao?

Là Votruoc lại hiểu Vặn sang ý khác. Ý Tôi muốn nói rằng Votruoc hãy thực hiểu rõ bản chất vấn đề, và đứng trên đối chấn của mình - có nghĩa là nếu có dùng những kết quả của người khác thì cũng phải có sự kiểm soát của riêng mình nhằm thuyết phục việc sử dụng các kết quả ấy như một tiền đề. Bởi lẽ vốn những kết quả ấy chưa được công nhận. Thì nay Mình có dùng cho công cuộc của mình, thế tất phải thuyết mình. Chứ đừng lấy lý rằng "phải đăng lại toàn bộ các công trình khảo cứu của anh Thiên Sứ", hay là Bảo rằng Tôi phải đọc. Hi hi ...Thưa rằng Tôi đọc rồi ạ !, có lẽ Tôi còn đọc trước Votruoc lâu rôì. Bởi Tôi đã làm quen với các bài của anh Thiên Sứ từ khi anh ấy còn ở bên Tuvilyso kia. Cho nên Votruoc cứ trình bày cái lý riêng của mình trong việc sử dụng ấy đi. Không nên lấy cái lý do đó. Đó là chính ý cuả Tôi.

Còn cái việc Thất truyền là lý do ra đời chuyên mục, thì Tôi đâu có bàn. Cái đáng bàn và đã, đang làm là làm rõ những gì Votruoc viết, bây giờ là nói đến cái Sai của Votruoc cơ mà.

Còn cái việc Tôi làm, thì khi chưa công bố, Tôi chỉ nêu dưới dạng giả thiết để chất vấn Votruoc, mong rằng Votruoc hãy đi vào thực chất của vấn đề mà thôi. Chứ không nên dùng những chi tiết đó để nói lan man sang chuyện khác mang tính phi học thuật. Hy vọng Votruoc hiểu được ý của tôi.

Thế mà lạ, Votruoc lại viết:

Lạ quá, Vuivui đọc thế nào mà hiểu là tôi khước từ ? Phải hiểu ý ở bài viết là tôi thấy mấy ví dụ ấy quá đơn giản, và đang chờ xem Vuivui có thể đưa ra ví dụ nào tinh tế hơn một chút không mới đáng viết. Tôi cứ tưởng Vuivui hiểu ý và sẽ đưa ra ví dụ tầm cỡ một chút rồi trả lời một thể. Có người đố Vuivui làm phép cộng 2 + 2, Vuivui sẽ thấy thế nào? Không ngờ Vuivui lại hiểu là tôi khước từ trả lời. Hay Vuivui chỉ có bấy nhiêu thôi? Điều này thì tôi không tin.

Sao Votruoc lại có thể viết được như vậy ?. Votruoc chóng quên quá. Trong bài số 30 Tôi có viết:

Bây giờ, nếu Votruoc còn có hứng, chúng ta sẽ đi tiêp. Lại tiếp tục làm rõ, từ từ bằng vào việc trả lời, hay giải thích các câu hỏi (cứ từ từ ít một) như sau:

- Như Votruoc nói Vạn tượng là Cái Tướng của Vũ trụ, vậy Votruoc đã biết Vũ trụ đông phương hay Tây phương nó như thế nào chưa mà đã nói đến Tướng ?.

- Votruoc nói tương tác của âm dương là động lực phát triển của Vạn tượng ! Thì Đạo ở đây có vai trò gì đối với Vạn tượng ?. Phải chăng Đạo sinh Vạn Tượng như đã sinh Lương nghi, để Votruoc bỏ chung Vạn tượng vào một Rọ với Lưỡng nghi ? Nếu điều đó đúng với ý của Votruoc, thì Votruoc giải thích thế nào Đạo với Vũ trụ ?.

-Tam Tài của Votruoc được thể hiện tường minh như thế nào ?. Xin cho ví dụ !. Và nói cụ thể về Cái Chung trong các ví dụ đó.

Chúng ta cứ từ từ, theo cách này thì có thể minh chứng được tính đúng – sai. (Thực tiễn là tiêu chuẩn của mọi chân lý mà – Tôi đang từ từ đưa thực tiễn vào Lý thuyết của Votruoc đó).

Và Votruoc đã trả lời trong bài số 31 rằng:

Nói chung hiện nay ngoài sinh kế, tôi phải quan tâm đến việc trả lời các câu hỏi theo quan niệm của học thuyết ADNH như tại sao người ta chỉ thấy vận tốc ánh sáng là lớn nhất trong chuyển động của các vật thể có năng lượng? tại sao vũ trụ lại nở ra? đến đâu thì dừng? có co lại không? kết cục như thế nào? Tại sao lại có thời kỳ lạm phát ở giai đoạn đầu big bang? Tại sao thời gian chỉ trôi theo một hướng? Tại sao entropia luôn tăng? Vật chất tối là cái gì? Tại sao khối lượng lại làm cong không thời gian? Cái gọi là lực là gì? Vật chất là gì? Ngoài vật chất ra có còn tồn tại nào khác nữa không? Linh hồn, tâm linh là gì? Qui luật của chúng?...

Những câu hỏi đó hấp dẫn tôi và chiếm gần hết thời gian của tôi. Cũng đạt được một số kết quả. Hy vọng sẽ có lúc được trình bày với ACE tham khảo. Tôi chẳng còn mấy tâm trí vào những vấn đề như viết một cách kín kẽ (viết không kín kẽ rất dễ bị phản bác) những thứ Vuivui đề nghị hay lý giải những khái niệm mình đã pót trong chuyên mục.

Chắc Vuivui lại cho rằng tôi bí nên thoái thác. Cũng được thôi. Nếu những ai cho rằng đó không phải khái niệm Đạo của học thuyết ADNH thì cứ coi rằng đó là học thuyết của cá nhân tôi và tôi đang độc thoại. Chỉ có điều như thế thì vinh dự cho tôi quá! Tôi chưa bao giờ dám nghĩ mình sẽ có cái vinh dự ấy.

Vậy nội dung này phải hiểu làm sao đây, khi mà cho tới nay đã tới bài 62 rồi đấy, vẫn chưa thấy có một ý nào nhằm trả lời các câu hỏi đó. Chẳng lẽ Tôi hiểu đó là sự khước từ của Votruoc là hiểu Sai chăng ?.

Bây giờ Votruoc lại nói rằng "đang chờ xem Tôi đưa ra ví dụ nào tinh tế hơn rồi mới Viết" ?. Thì Votruoc ơi là Votruoc ! Votruoc có chứng minh được các Ví dụ đó là không tồn tại hay không mà đòi hỏi Tinh tế hơn ?. Cái mà Votruoc cần và phải làm để khẳng định mệnh đề mà Votruoc sử dụng với tính phủ định Dương Động Âm Tĩnh - đúng, là cần phải chứng minh không tồn tại những ví dụ đó. Chứ không phải là đòi hỏi ở sự tinh tế hơn nữa của các Ví dụ !!! Không lẽ chỉ mỗi vấn đề đơn giản vậy, mà chúng ta lại cứ chạy quanh như đèn kéo quân sao ?.

Thì thôi vậy. Tôi lại chiều Votruoc một ý nưã, bằng cách cho thêm ví dụ, một thôi nhé, rồi chờ Votruoc phản biện ra làm sao, hãy kết hợp với những ví dụ Tôi đã đưa ra:

1.- Ban ngày - đương - động. Ban đêm - âm - Tĩnh,

2.- Cõi Trần thế - người sống - dương - Động. Cõi âm - thế giới người chết - âm - tĩnh.

3.- Thức, hay nói trạng thái Thức - dương - động. Ngủ, hay nói trạng thái Ngủ - âm - tĩnh.

Với ví dụ một, ngay trong Bài đầu tiên trao đổi với anh Thiên sứ, dù rằng chưa viết hết. Nhưng chỉ đến đó đã đủ khẳng định Ban ngày là Động, Ban đêm là Tĩnh, mà Ngày thuộc Dương, Đêm thuộc Âm. Tức là Dương động, Âm tĩnh rôì. Còn việc trao đổi tiếp với anh thiên sứ nưã, thì đó là sự trao đổi giữa Tôi và anh Thiên Sứ sẽ là những vấn đề khác, rộng lớn hơn nưã, nhằm cùng nhau khai thông một số vấn nạn với anh Thiên Sứ. Chứ không phải còn là dừng chân ở đó nữa đâu Votruoc ạ.

Nói thật với Votruoc, ví dụ Dương Động Âm Tĩnh thì nhiều lắm, bởi vì vốn Dương động và Âm tĩnh là phổ biến trong tự nhiên mà. Huống chi, chỉ cần một ví dụ thôi, đã đủ khiến cho cái mệnh đề Dương Tĩnh Âm Động mang tính phủ định của Votruoc Sai rôì.

Thế rồi Votruoc lại còn viết "thòng" thêm câu:

Hay Vuivui chỉ có bấy nhiêu thôi? Điều này thì tôi không tin

Thì có bấy nhiêu, hay không tin, thì cứ đi thẳng vào vấn đề là biết liền à. Cần gì phải: Hơn nữa, tôi cũng đang muốn theo dõi cuộc trao đổi giữa Vuivui và anh Thiên Sứ về vấn đề này. làm gì, để rồi Votruoc cứ tự nhiên rao giảng rằng: Qua những trao đổi đó, càng khẳng định cho Vuivui thấy cái sai lầm căn bản của mấy ông Tầu người xưa ấy trong cách hiểu học thuyết ADNH. Thì quả thật Votruoc chẳng thấy trời cao đất rộng là gì !!!

Nói Votruoc đừng tự ái nghen !. Khi Tôi viết bài trao đổi với anh Thiên Sứ, thì Bài viết đó là Cao lắm đó. Nếu thực sự Votruoc có thể hiểu được thì hãy vào mà phản biện, phản biện thẳng thừng nhé, không nương tay. Chứ Tôi trao đổi với anh Thiên Sứ là mưu cầu - như anh ấy viết - chân lý. Chứ không "Đối chưởng" đâu. Kể như thế cũng kém sôi động. Nếu Votruoc vào được, thì hãy cùng Tôi Đấu chưởng. Nhưng cũng lưu ý cẩn thận một chút, vì dù chỉ là "dắt tay nhau đi tới cảnh giới" giữa Tôi và anh thiên Sứ thì cũng đã "mờ trời tối đất" rồi đó.

Nên !. Rất mong Votruoc tham gia.

Votruoc viết tiếp:

Khi tôi trả lời Vuivui về những ví dụ xác định tính động tĩnh của những đối tượng âm dương, tôi sẽ chỉ ra nguyên lý, qui tắc chung xử lý bất cứ đối tượng nào trong vấn đề này. Không biết ông Chu Hy có cái tương tự không, hay lại vòng vo khúc thuyết rồi nói rằng đó là minh triết!

Hy vọng Votruoc sẽ không nói như vậy nưã, bởi Tôi sợ rằng Votruoc chưa hiểu được Chu Hy đâu. Nhưng thôi, Votruoc cứ thể hiện cái nguyên tắc xử lý âm dương đi. Dù chưa thể hiện, Tôi cũng dám khẳng định cái quy tắc đó nó đã Sai rôì. Nói thật với Votruoc. Tôi trao đổi với Votruoc không chỉ có lý thuyết ADNH thuần lý thuyết đâu. Tôi còn có bề dày cũng tầm cỡ 40 năm thực tế nữa đó. Khi nào cần đến thực nghiệm, Tôi sẽ sử dụng để lật ngược các lập luận của Votruoc. Votruoc cứ yên chí đi. Trao đổi với Tôi, thế nào cũng đi đến đích đó. Cho dù Tôi chẳng cần phải thể hiện các kiến giải của Mình. Bởi vì có thế mới chứng minh tính Huyền vĩ của Cổ nhân chứ. Chứ không thì lại bảo là Thất truyền !!.

Nội dung trích dẫnNảy ra một câu hỏi tự nhiên. Votruoc phủ nhận Văn Vương, rồi đến Chu Hy, ...có hay chăng Votruoc phủ nhận toàn bộ các tư tưởng của Họ hay chỉ là một phần nào đó

Sao Vuivui hiểu những câu tôi viết cực đoan thế nhỉ? Đó không phải là tư duy minh triết Đông phương. Tôi đã nói rõ ràng rằng:

Sao lại cực đoan ?. Khi mà Tôi hỏi Votruoc Hoặc là phủ nhận toàn bộ, hay từng phần. Nếu Toàn bộ, thì Tôi đã nói vậy. Còn nếu từng phần thì những lý thuyết trình bày của Votruoc, qua các bài làm rõ giữa chúng ta, có thể đã kết luận Votruoc đã phủ nhận toàn bộ rôì, có chăng cái mà Votruoc nói tham khảo với tinh thần cảnh giác cao, cũng thực ra là phủ nhận rôì. Đơn giản là chẳng có một ý tưởng nào của Votruoc dính líu gì đến Tiền nhân cả.

Nên khi Votruoc trích lại đoạn này:

Nội dung trích dẫnKhi công cuộc xâm lăng tạm hoàn thành, trong quá trình lâu dài hàng ngàn năm sống chung với người Việt cổ, lại cần phải quản lý một xã hội quá rộng lớn sao cho hiệu quả, người Hán mới dần dần nhận ra giá trị vô song của học thuyết ADNH qua những ứng dụng và tính minh triết của những mảnh vỡ văn minh còn sót lại, và tiến hành nghiên cứu nó. Nhưng đã muộn rồi! Học thuyết đã thực sự thất truyền, đặc biệt là những nguyên lý căn đế và những phần tinh túy nhất. Dù đã hết sức cố gắng, nhưng qua hơn 2000 năm, họ cũng không thể phục hồi học thuyết kỳ vĩ này của tổ tiên người Việt, chỉ nhuần nhuyễn hơn trong các ứng dụng cụ thể còn sót lại mà thôi. Tại sao với thời gian những 2000 năm, đủ để ra đời và tiêu hủy cả một nền văn minh, tập trung những trí tuệ minh mẫn nhất mà họ vẫn không thể thành công? Đó là vì: Nhiều nguyên lý cơ bản của học thuyết này đã bị những nhà nghiên cứu của họ (người xưa) hiểu sai về bản chất. Kết quả, họ cứ như đoàn người mù bám đuôi nhau quẩn quanh vô định đã hàng ngàn năm trong cái “bát trận đồ” học thuyết ADNH mà không bao giờ tìm thấy chân lý. Không thể có cách lý giải nào hợp lý hơn thế. Nội dung trích dẫnCũng có thể, sau rất nhiều nỗ lực về trí tuệ cũng như thời gian, một số vấn đề “lộ thiên”, không căn đế lắm của học thuyết ADNH cũng được họ (người xưa) kiến giải khá tốt, nhưng những vấn đề nguyên lý căn đế, tinh túy nhất thì họ sai hoàn toàn về bản chất, vì nếu không phải thế, học thuyết ADNH đã phát triển lên tầm rất cao sau hơn 2000 năm miệt mài nghiên cứu, chứ không đến nỗi dậm chân tại chỗ hàng ngàn năm như ta thấy ngày hôm nay, và lịch sử có lẽ đã diễn ra theo một hướng hoàn toàn khác

Thì có nghĩa gì đâu. Nó chỉ có ý nghĩa biện luận đối với những người chưa hiểu rõ chủ đề này mà thôi.

Votruoc viết:

Tôi đã nói rõ, tôi không lập thuyết, tôi chỉ cố gắng phục hồi học thuyết ADNH của Tổ tiên người Việt đã bị thất truyền

Với lời nói thì Votruoc không lập thuyết, chỉ phục hồi thôi. Hi hi ...Nhưng nội dung chả nhẽ Votruoc không thấy cái tính lập thuyết à. Votruoc không thấy Mác lập thuyết CNCS, Rõ ràng Lenin chỉ ăn theo thôi, sáng tạo thêm một chút - nhưng là sáng tạo ra cái đồ ..., thế mà người ta gọi hai Ổng đều là lập thuyết, nên mới gọi là CNMác - Lê nin. Hi hi ...

Votruoc viêt:

Về vấn đề này, tôi đã nói ở trên. Tôi đang chờ những ví dụ (nhưng tinh tế hơn một chút) của Vuivui đây. Chỉ cần có 1 cái Vuivui chỉ đúng là tôi thua hoàn toàn. Hãy cố gắng lên!

Thế nào là tinh tế hơn một chút ?. Khi mà cái sự tinh tế hay không nằm ở ý chủ quan muốn hay không muốn của Votruoc ?. Chán thật. Votruoc nói chuyện chẳng có tính khoa học tí nào cả. Chân lý đâu nằm ở chỗ có tinh tế hay không !. Mà nó nằm ở chỗ đúng hay sai !!! Votruoc trao đổi học thuật mà cứ như là Votruoc đang gặp cơn buồn ngủ thì phải ?.

Votruoc viet:

Mất nhiều thời gian cho cái vụ “làm rõ” này quá! Chỉ cần, từ đầu hỏi rằng, đây có phải là học thuyết ADNH của người xưa (mấy cổ nhân Tàu) không thì đã có câu trả lời ngay tức khắc là không phải, khỏi phải mất thời gian, công sức như bấy nay. Đây chỉ là một cố gắng, trong rất nhiều cố gắng sẽ ra đời sau này, nhằm phục hồi học thuyết ADNH của Tổ tiên người Việt đã bị thất truyền, bị mấy ông thày Tàu hiểu sai những nguyên lý căn đế, làm biến dạng nghiêm trọng, không thể phát triển lên được dù đã qua hàng ngàn năm miệt mài nghiên cứu.

Votruoc ơi là Votruoc !. Dù ngay từ đầu Votruoc có trả lời thẳng thắn như thế, thì Tôi cũng đã nói ngay là Votruoc trình bày thuyết một mình rồi mà. Nhưng vì cần Chính danh. Mà muốn chính danh thì phải làm rõ. Mà có làm rõ, thì bạn đọc quan tâm mới biết đâu sai đâu đúng. Nhưng bây giờ, Votruoc lại tuyên giảng rằng Cổ nhân Sai, Votruoc đúng, thì Tôi mới phải chứng minh Votruoc Sai. Sao đã vội Than vãn sớm thế ?.

Rồi Votruoc lại viết:

Nhân đây tôi cũng xin nói rõ ý này: Có người cho rằng, dù học thuyết ADNH có do người Việt phát kiến ra thì người Hán cũng có công ghi chép bảo tồn lại. Đó là một quan điểm sai lầm, ngụy biện. Họ đã đập vỡ cái bình quí của người khác. Sau đó mới thấy tiếc và thu gom những mảnh vỡ lại một cách vừa không đầy đủ, vừa biến dạng, lộn xộn. Lại nặn ra cái bình khác sai lệch hoàn toàn, xấu xí, chắp vá, để dùng và nói rằng cái bình như thế là nguyên bản và của họ. Như vậy là có công sao? Phải nói rõ, đó là tội hủy diệt văn hóa, mạo nhận văn hóa, hơn nữa, một nền văn hóa cực kỳ quí giá, có khả năng ảnh hưởng tới toàn nhân loại. Nếu không có tội ác đó, lịch sử nhân loại có lẽ đã tiến theo chiều hướng khác hẳn, nhân bản hơn. Đó là sự thực lịch sử, dù sao cũng đã qua quá lâu, không phải kích động hận thù dân tộc. Tôi đã nói rõ, cái gọi là người Trung Hoa ngày nay, đa phần, thực chất là người gốc Việt, anh em một nhà của chúng ta trong quá khứ, tuy bị đồng hóa về chính trị, nhưng quan trọng hơn, đã đồng hóa người Hán về nhân chủng và văn hóa. Chúng ta phải yêu mến, tôn trọng họ vì trong huyết quản họ có không ít dòng máu Lạc Hồng như chúng ta. Rõ ràng đó là chỉ rõ cái gốc để yêu thương chứ không phải hận thù.

Thì Votruoc ơi !. Đừng nói như vậy, không lại Sa vào cái lối trình bày đầy tính thiên kiến - định kiến, hoặc cảm tính cá nhân đó. Cứ mãi loay hoay với cái gọi là Thất truyền ?. Khổ quá.

Xin nói để Votruoc rõ này:

Văn hóa Lạc Việt là thực sự có. Do đó Văn minh Lạc Việt là thật sự tồn tại. Có hay chăng Dân tộc Hán xâm lăng và đã tiếp thu ở mức độ nào nền văn minh Lạc Việt. Nhưng kết quả rõ ràng là đã có sự giao thoa giữa hai nền văn minh ấy, cũng như đã giao thoa với nền văn minh Ấn độ. Ba nền văn minh song hành cùng nhau phát triển. Sự phát triển nhanh hay chậm phụ thuộc rất nhiều vào hoàn cảnh lịch sử. Đã có thời kỳ Lý học phương đông nở rộ, phát triển nhanh chóng. Nếu so sánh cùng thời với tây phương, thì về tư tưởng triết học Phương đông đã vượt xa phương tây, thậm chí cả ngàn năm. Nhưng đáng tiếc. Lịch sử cũng có lúc sai lầm, như bây giờ cả hai dân tộc TQ và VN vẫn còn đang loay hoay và cố thủ với cái sai lầm của mình, trong khi cả thế giới đã thức tỉnh. Thì cái điều Sai lầm của lịch sử đông phương ở lúc Tần bạo chúa thống nhất TQ đâu có gì đáng ngạc nhiên. Ai đó muốn làm một công trình đánh giá Công và Tội của Tần bạo chúa, sẽ thấy cái bược ngoặt của lịch sử, chỗ rẽ của lịch sử đã dfưa Hán tộc cũng như Việt tộc chịu chung số phận, để rôì, nếu như Phương tây có đêm dài trung cổ, thì Đông phương triền miên trong u tối. Nói như thế, không có nghĩa là do tại vì lý thuyết ADNH bị rơi vào u tối để cho phương đông u tối, mà phải nói ngược laị. Do phương đông u tối nên Lý học đông phương mới chìm lắng. Cũng như sau đêm dài trung cổ, không phải khoa học phương tây đã làm phương tây bừng dậy, mà đó là do lịch sử tây phương với bao nhiêu cuộc cách mạng giải phóng con người mới thúc đẩy được sự tiến bộ của khoa học. Chẳng nói đâu xa. ở TQ và VN chỉ mới vài chục năm trước đây, nào có ai dám nói đến tử vi, Khổng tử hay Kinh phật. Phải Tội chết ngay. Vì bị quy là mê tín dị đoan. Ngay bây giờ Phật còn phải nói theo ý Đảng nữa là. Thì làm sao phát triển Lý học đông phương ?.

Người xưa cũng có noí: yêu thương không đúng cũng gây ra hận thù vậy !!!. Để nói lên tầm quan trọng của chân lý. Đừng nói một cách thiên kiến như vậy. Cũng đừng nói cái văn minh Lạc Việt nó kỳ vĩ, rồi gắn nó với lý thuyết ADNH để suy ra nó Thất truyền. Nó mà thất truyền thì nó không có tư cách giao thoa ba nền văn hóa Ấn - Hoa - Việt với nhau đâu. Bây giờ, ba nền văn hóa đó đã nhập làm một, như một nồi Xúp. Muốn hiểu và minh triết thì phải học nhiều lắm. Chứ không như Votruoc, mới vài năm đã khơi khơi đòi phục hôì. Hán học và Ấn học cũng kỳ vĩ lắm đó. Nói ví dụ nhe:

Minh triết Ấn với Không thời gian là Con rắn cắn đuôi. Minh triết Việt - Hán với không thời gian là hình vuông tròn. Việt Hán tương giao trước khi tương giao với Ấn. Nên chưa thể tách ra được. Nhưng nói như vậy là đủ để nói lên cái sự cần phải học. Bởi ba nền văn hóa này đều bí ẩn và kỳ vĩ. Nhưng mà phải hiểu cho đúng thì mới thấy nó kỳ vĩ. Chứ nếu thấy nó đầy sai lầm thì chắc là chưa hiểu gì vậy !.

Thân ái.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vinh thân mến !.

Đạo đã là cái Có, Thường hằng thì sao lại còn hỏi Công năng đó là gì được ?. Nó vi phạm tính tổng quát mất rồi !.

Thân ái.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đạo là nguồn gốc của vạn vật ? hay chúa là đấng tạo hoá ?//-tất cả chỉ là ý niệm của con người đặt ra để giả thích nguồn gốc vạn vật ,vũ trụ .

vật chất luôn vận động theo quy luật - phải chăng Đạo chính là các quy luật của vật chất . con người càng làm chủ được nhiều quy luật càng gần với Đạo .

con người biết Đạo mấy ngàn năm nay ; nhưng Đạo đã giúp được gì cho cuọc sống con người hiện nay chưa ? Nếu ví dụ như con người nắm được các quy luật về âm dương ngũ hành thì con người sẽ làm được những gì …? nó có giúp cho con người làm chủ được các quy luật của vật chất không ?

còn nói hệ thống âm dương ngũ hành bị thất truyền hay ( bí truyền ) - bí truyền rồi sẽ dẫn đén thất truyền ! đã thất truyền thì làm sao ta biết được nó vĩ đại như thế nào ? làm sao chúng ta có thể khôi phục được nó ?! (ví dụ như chúng ta đang sử dụng hệ thống can , chi của người xưa nhưng cơ sở của nó thì không nắm được ! tại sao ngày 15 tháng 3 năm kỷ sửu có can chi là giáp thân - mà là không phải là can chi khác ? ai là người đàu tiên đặt can chi cho ngày ? và dưa vào đâu mà tiền nhân đã đặt can chi cho ngày ) .

còn về khái niệm "khí " của văn minh phương đông . rất tiếc các khí cụ của khoa học ngày nay chưa đo đếm được nó .

tóm lại thế giới chỉ có vật chất . và Đạo cũng không ngoại lệ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo tôi: Anh Vô Trước và Vuivui đang trao đổi quan điểm học thuật. Chúng ta nên chờ đợi mọi việc ngã ngũ, lúc ấy sẽ tham gia. Còn cứ chen ngang thế này làm loãng ý tưởng và ngắt mạch tư duy, không phải là việc nên làm.

Bát Bộ Thiên Long ơi, bác Thiên Sứ đã nói vậy, thì hãy sang mục GIẢI TRÍ, TRANG THÀNH VIÊN, cùng Thiên Luyên thảo luận

BatBoThienLong à, sách nói : Cỏ Thi là linh vật của trời đất, là cội nguồn của bói dịch. Cỏ Thi chỉ mọc ở nơi sơn thanh, thủy tú, địa hình đắc khí. Lại phải Chân Nhân, có: đại nhân, đại lễ, đại nghĩa, đại trí, đại tín; giồng thì cỏ Thi mới mọc được

BatBoThienLong sang đó, Thiên Luyên khoản đãi "tám bát bún bò",hơn nữa BBTL đã từng mở "luận đàm về bút danh trực tuến " kia mà ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Votruoc thân mến !

Đi làm về vào diễn đàn, thấy Bài của Votruoc khá dài, đang phấn khởi và hy vọng sẽ có những trao đổi có giá trị. Nhưng vừa đọc mấy dòng, đã thấy không được như ý.

...

Tôi lại chiều Votruoc một ý nưã, bằng cách cho thêm ví dụ, một thôi nhé, rồi chờ Votruoc phản biện ra làm sao, hãy kết hợp với những ví dụ Tôi đã đưa ra:

1.- Ban ngày - đương - động. Ban đêm - âm - Tĩnh,

2.- Cõi Trần thế - người sống - dương - Động. Cõi âm - thế giới người chết - âm - tĩnh.

3.- Thức, hay nói trạng thái Thức - dương - động. Ngủ, hay nói trạng thái Ngủ - âm - tĩnh.

Với ví dụ một, ngay trong Bài đầu tiên trao đổi với anh Thiên sứ, dù rằng chưa viết hết. Nhưng chỉ đến đó đã đủ khẳng định Ban ngày là Động, Ban đêm là Tĩnh, mà Ngày thuộc Dương, Đêm thuộc Âm. Tức là Dương động, Âm tĩnh rôì. Còn việc trao đổi tiếp với anh thiên sứ nưã, thì đó là sự trao đổi giữa Tôi và anh Thiên Sứ sẽ là những vấn đề khác, rộng lớn hơn nưã, nhằm cùng nhau khai thông một số vấn nạn với anh Thiên Sứ. Chứ không phải còn là dừng chân ở đó nữa đâu Votruoc ạ.

Nói thật với Votruoc, ví dụ Dương Động Âm Tĩnh thì nhiều lắm, bởi vì vốn Dương động và Âm tĩnh là phổ biến trong tự nhiên mà. Huống chi, chỉ cần một ví dụ thôi, đã đủ khiến cho cái mệnh đề Dương Tĩnh Âm Động mang tính phủ định của Votruoc Sai rôì.

Ví dụ này liệu anh Vui vui thấy sao, các đọc giả thấy sao ? :

Chủ động là Tĩnh

Bị động là Động

Dương là Chủ động

Âm là Bị động.

Kết luận:

Dương Tĩnh, Âm Động.

Share this post


Link to post
Share on other sites

@ TLBB.

Tôi đã không lý gì đến anh thì anh nói gì mặc anh, nhưng đừng lối Tôi vào bài của anh.

"người ta đã không muốn bêu xấu mình, thì mình lại tự bôi bẩn mặt mình để làm một thằng hề" thì không có gì để nói cả !.

Anh Votruoc đã dừng chủ đề này, thì Tôi cũng không có gì mà phải vào đây nữa.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vuivui thân mến!

Có một vài lấn cấn nhỏ trên diễn đàn nên muốn dừng. Nay vấn đề đã được giải quyết, ta tiếp tục trao đổi nhé.

Vuivui thân mến!

Có một chi tiết tôi hiểu nhầm ngụ ý của Vuivui về những vấn đề mà Vuivui cho rằng tôi khước từ. Trong bài trước, ngụ ý tôi đề cập đến là những ví dụ về âm dương động tĩnh chứ không phải những vấn đề trong bài 30. Tôi xin đính chính lại và giải quyết luôn cho Vuivui hiểu đúng ý tôi.

Tôi đã viết:

Khi tôi trả li Vuivui v nhng ví d xác định tính động tĩnh ca nhng đối tượng âm dương, tôi sẽ ch ra nguyên lý, qui tắc chung x lý bt c đối tượng nào trong vn đề này. Không biết ông Chu Hy có cái tương tự không, hay li vòng vo khúc thuyết ri nói rng đó là minh triết!

Tôi không nói xuông.

Tôi xin trình bày với Vuivui về nguyên tắc chung xác định tính động, tĩnh trong nghiên cứu những đối tượng thuộc âm hay dương, sau đó giải quyết những ví dụ mà Vuivui đưa ra:

Muốn xác định tính “động” hay “tĩnh” của một đối tượng bất kỳ, chúng ta phải căn cứ vào những nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc 1: Trước tiên, chúng ta phải phân biệt môi trường và những vận động của các đối tượng trong cái môi trường ấy. Hai cái này không được lẫn lộn. Sau đó phải xem trong môi trường ấy đang bị trường khí nào, âm hay dương chi phối.

- Nguyên tắc 2: tiêu chuẩn xác định một đối tượng nào đó là động hay tịnh.

Trong chuyên mục, tôi viết:

Vạn tượng là cái tướng của Vũ trụ, sinh sinh hoá hoá liên miên bất tận theo cái lý âm dương. Cái lý của âm là động, tức là luôn biến đổi, có xu hướng phá vỡ trạng thái ban đầu, đổi mới và uyển chuyển … Cái lý của dương là tịnh, tức là có xu hướng bảo tồn cái trạng thái ban đầu, bảo thủ, cứng mạnh … Sự tương tác của âm, dương là nguyên nhân, động lực phát triển của Vạn tượng.

Như vậy, tiêu chuẩn để xác định một đối tượng nào đó là động hay tịnh là ở chỗ xu hướng tương tác của nó bảo tồn hay biến đổi trạng thái hiện tại của sự vật. Nếu chỉ lấy sự “động đậy” trong không gian làm tiêu chuẩn của tính động thì là một thiếu sót lớn, dễ bị trực quan đánh lừa.

- Nguyên tắc 3: Qui luật âm dương hài hòa là qui luật phổ biến của tương tác âm dương. Qui luật ấy có nhiều hệ quả, một trong các hệ quả đó là, mọi đối tượng có xu hướng biểu hiện âm tính trong môi trường dương và ngược lại, có xu hướng biểu hiện dương tính trong môi trường âm. Bởi vì, nếu ngược lại âm dương sẽ mất quân bình, dương sẽ ngày càng dương, âm sẽ ngày càng âm, trở nên thái quá, cản trở sự vật phát triển.

Vận dụng những nguyên tắc trên cho những ví dụ mà Vuivui đưa ra ta thấy:

Ví dụ 1:

1.- Ban ngày - đương - động. Ban đêm - âm - Tĩnh,

Ban ngày, môi trường sống trên trái đất được dương khí của mặt trời tác động nên có tính dương. Vạn vật sinh sôi nảy nở, tương tác trong môi trường nhưng không phải chính là môi trường (nguyên tắc 1). Trong cái môi trường dương ấy, vạn vật có xu hướng thể hiện cái âm tính của mình là động (theo nguyên tắc 3 - qui luật âm dương hài hòa), phát triển, tức là biến đổi trạng thái hiện tại (nguyên tắc 2), do đó sinh hoạt của muôn loài trên thế giới này mới sôi nổi. Ban đêm thì ngược lại

Do đó, ví dụ trên phải hiểu là: Ban ngày – nhiều dương khí, vạn vật thể hiện tính âm – động. Ban đêm – nhiều âm khí, vạn vật thể hiện tính dương – tĩnh. Còn nếu hiểu dương động, âm tĩnh là không thấy được cái bản chất, mà mới chỉ nhận xét cái vỏ bên ngoài mà không thấy cái lõi bên trong.

Ví dụ 2:

2.- Cõi Trần thế - người sng - dương - Động. Cõi âm - thế gii người chết - âm – tĩnh

Tương tự phân tích ở ví dụ 1, câu này phải hiểu là: Trong cõi trần thế - dương, con người thể hiện tính âm - động. Trong cõi âm – tĩnh, con người (chết) thể hiện tính dương – tĩnh.

Ví dụ 3:

3.- Thức, hay nói trng thái Thc - dương - động. Ng, hay nói trng thái Ng - âm – tĩnh

Nếu theo cách xác định này, trạng thái thức là dương, thì vào ban ngày (dương), nếu con người thức sẽ sảy ra tình trạng dương trong dương, dẫn đến dương thái quá. Tương tự, âm trong âm dẫn đến âm thái quá vào ban đêm. Như vậy chẳng trái với tự nhiên sao, còn đâu âm dương hài hòa nữa (Mâu thuẫn với nguyên tắc 3 ở trên). Còn nếu muốn âm dương hài hòa thì người ta phải ngủ vào ban ngày và thức vào ban đêm!!! Thật phi lý!

Do đó, tôi không đồng ý cách xác định này, mà phải là: . Thức, hay nói trng thái Thc - âm - động. Ng, hay nói trng thái Ng - dương – tĩnh.

Bởi vì, theo nguyên tắc 3, trạng thái thức – âm phải vào ban ngày – dương. Vận động khi thức có xu hướng phát triển nên âm (biến đổi trạng thái hiện tại – âm, nguyên tắc 2). Trạng thái ngủ - dương phải vào ban đêm – âm. Hoạt động ngủ nhằm nghỉ ngơi, lấy lại sức lực, súc tích tinh thần cho ngày hôm sau (bảo tồn trạng thái – dương, theo nguyên tắc 2) . Khi ấy, âm dương mới hài hòa, hợp với tự nhiên.

Như vậy, quan niệm Thức dương động và Ngủ âm tĩnh là một ví dụ cho quan niệm sai lầm cơ bản của người Tàu xưa.

Vuivui có thấy những ví dụ đó quá đơn giản đối với tôi hay không? Làm thế nào chúng có thể chỉ ra mâu thuẫn của chuyên mục được! Ngược lại, nó còn cho thấy tính logic, nhất quán, hiệu dụng của chuyên mục trong nghiên cứu, khảo sát. Do đó, tôi mới kỳ vọng Vuivui có thể đưa ra những ví dụ tinh tế hơn một chút để trình bày một thể, chứ nếu không, Vuivui cứ nâng dần độ phức tạp của các ví dụ đưa ra thì biết trả lời đến bao giờ.

Tôi không trả lời những vấn đề Vuivui đưa ra ở bài 30 (như Vuivui thống kê) vì nó sẽ quá dài. Còn tôi định không trả lời mấy ví dụ trên vì nó quá ngắn. Thật thú vị!

Qua đây cũng cho thấy, chuyên mục có thể xây dựng phương pháp luận nhất quán hẳn hoi làm cơ sở để khảo sát các hiện tượng chứ không tùy tiện khúc thuyết như người Tàu xưa đâu (từ “khúc thuyết” là tôi trích dẫn đấy). Những phân tích mà Vuivui trao đổi trên diễn đàn về âm dương động tĩnh với anh Thiên Sứ tôi thấy thực sự đó là sai lầm, khúc thuyết, bao biện lấy được, chẳng có gì như tôi hình dung cao thâm, huyền diệu, cảnh giới “mờ trời, tối đất”… như khi nghe Vuivui nói cả. Vuivui đã lẫn lộn môi trường với những đối tượng hoạt động trong môi trường ấy. Qua đó, tôi thấy, anh Thiên Sứ không những lập luận đúng đắn hơn nhiều mà còn có ý hướng tới giải quyết vấn đề này trong trạng thái khởi nguyên Vũ trụ (có nghĩa là thâm sâu). Mặt khác, cách luận của anh Thiên Sứ thống nhất với nguyên tắc thứ ba (qui luật âm dương hài hòa) của phương pháp luận tôi nêu ở trên.

Tôi biết, Vuivui sẽ không đồng ý với những lập luận của tôi, vì nếu như thế chẳng hóa phủ định bao nhiêu cố gắng và tự hào suốt 40 năm dày công tích lũy hay sao. Đáng lẽ tôi sai thì công bằng hơn vì công phu tôi bỏ ra ít hơn nhiều. Nhưng biết làm sao được, tôi cũng thấy như vậy mới hợp lý, nhưng cuộc sống vẫn hay trớ trêu như thế.

Trao đổi qua lại với Vuivui cho đến nay, tôi thấy có thể rút ra được những kết luận sau:

- Quan điểm của Vô Trước: Chuyên mục là một cố gắng bước đầu phục hồi học thuyết thống nhất ADNH, vốn thuộc sở hữu của tổ tiên người Việt cổ đã bị thất truyền hơn 2000 năm trước do những biến cố lịch sử bi hùng, qua những mảnh vỡ còn sót lại dưới dạng những ứng dụng cụ thể, thiếu hẳn những nguyên lý cơ sở, được những nhà nghiên cứu gốc Hán xưa diễn giải một cách sai lầm về bản chất làm cho học thuyết không thể phát triển thêm được dù nhiều thế hệ tài trí miệt mài nghiên cứu đã hàng ngàn năm. Khái niệm Đạo trong chuyên mục, Vô Trước cho rằng, chính là diễn đạt khái niệm Đạo của Lão Tử và ngôn ngữ không thể diễn tả chính xác khái niệm này dù có dài dòng bao nhiêu đi nữa. Thuộc tính dương tịnh âm động hoàn toàn phủ định dương động âm tịnh.

- Quan điểm của Vuivui: Vuivui phủ nhận những nhận định về nguồn gốc học thuyết ADNH như Vô Trước quan niệm ở trên và cho rằng khái niệm Đạo của chuyên mục không phải là khái niệm Đạo mà Lão Tử muốn nói tới. Ngôn ngữ có thể tiệm cận diễn đạt chính xác khái niệm Đạo nếu đủ thời gian và trình bày đủ dài. Học thuyết được trình bày trong chuyên mục là do Vô Trước tự nghĩ ra, độc thoại với chính mình do không hiểu được tầm vóc học thuyết ADNH qua cách diễn giải của người xưa vốn rất am hiểu nó qua quá trình bí truyền chứ không bị thất truyền. Âm dương có thể tùy từng trường hợp cụ thể mà có thể đông hay tịnh.

- Cả hai người không thừa nhận tính đúng đắn quan điểm của nhau.

- Vô Trước cho rằng, muốn bác bỏ chuyên mục, chỉ cần chỉ ra một ví dụ thể hiện mâu thuẫn nội tại của nó hay với thực tế khách quan. Vuivui cho rằng sẽ làm được điều này không khó khăn gì.

Vuivui thân mến!

Vậy Vuivui hãy thực hiện điều mình quả quyết đó đi. Tôi chỉ yêu cầu Vuivui tránh những bình luận mang tính chính trị và ý thức hệ cho đúng với qui định của diễn đàn (Tôi xin lưu ý, ở đây, Vuivui đã 2 lần làm như thế).

Thân mến!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Votruoc thân mến !.

Có người Bạn quan tâm tới lý học đông phương gọi điện cho Tôi, nói rằng Votruoc đã "trở lại" với chủ đề. Nên Tôi trở lại để cuộc trao đổi của chúng ta không bị dở dang.

Vậy chúng ta tiếp tục.

Votruoc viết:

Qua đây cũng cho thấy, chuyên mục có thể xây dựng phương pháp luận nhất quán hẳn hoi làm cơ sở để khảo sát các hiện tượng chứ không tùy tiện khúc thuyết như người Tàu xưa đâu (từ “khúc thuyết” là tôi trích dẫn đấy). Những phân tích mà Vuivui trao đổi trên diễn đàn về âm dương động tĩnh với anh Thiên Sứ tôi thấy thực sự đó là sai lầm, khúc thuyết, bao biện lấy được, chẳng có gì như tôi hình dung cao thâm, huyền diệu, cảnh giới “mờ trời, tối đất”… như khi nghe Vuivui nói cả. Vuivui đã lẫn lộn môi trường với những đối tượng hoạt động trong môi trường ấy. Qua đó, tôi thấy, anh Thiên Sứ không những lập luận đúng đắn hơn nhiều mà còn có ý hướng tới giải quyết vấn đề này trong trạng thái khởi nguyên Vũ trụ (có nghĩa là thâm sâu). Mặt khác, cách luận của anh Thiên Sứ thống nhất với nguyên tắc thứ ba (qui luật âm dương hài hòa) của phương pháp luận tôi nêu ở trên.

Votruoc ơi !. Có thực Votruoc hiểu được không mà đa vội nói như vậy !?. Votruoc đã thể hiện rằng Votruoc đã hiểu như thế nào đâu !!!, Bao biện lấy được ở chỗ nào ?. Votruoc hình như có đọc anh Thiên Sứ, mà lại chẳng nắm được phong cách của anh ấy tý gì !!!, Chỉ thấy khi cần viện, thì lấy anh thiên Sứ ra làm bình phong !, Nhưng thwujc tế trao đổi thì chẳng có gì là theo anh Thiên Sứ học tập cả. Thật vậy, Votruoc cứ nói khống rằng phân tích của Tôi trao đổi với anh Thiên Sứ là bao biện lấy được, nào là Sai lầm, nào là Khúc thuyết. Mà chẳng chỉ ra hay phân tích phản biện gì cả. Trong khi Tôi đã nói thẳng, hãy vào đó Đối chưởng với Tôi đi !. Thwujc sự là Votruoc không hiểu nổi, và cuối cùng đã sử dụng Chiêu thức: Cái gì mà mình không hiểu, hay không thể lĩnh hội được thì hay nhất, để bảo vệ cái ... thì hay hơn hết là cứ phủ định cái đó. Mà an toàn nhất là phủ định tuốt. Mà khi đã phủ định tuốt rồi, gọn nhất là chuồn cho êm !!.

Votruoc mang ở đâu cái khái niệm môi trường vào với phân tích của tôi với anh Thiên Sứ, rồi phán nào là lẫn lộn môi trường với những đối tượng hoạt động trong môi trường ấy ?. Đâu vậy !!.

Rồi thì bảo rằng qua đó thấy anh Thiên sứ lập luận thế nọ thế kia. Tôi đã trao đổi hết với anh ấy về những lập luận của anh ấy đâu. Hãy hỏi anh Thiên Sứ xem anh ấy có thống nhất với nguyên tắc thứ ba của Votruoc không ?.

Votruoc viết:

Tôi biết, Vuivui sẽ không đồng ý với những lập luận của tôi, vì nếu như thế chẳng hóa phủ định bao nhiêu cố gắng và tự hào suốt 40 năm dày công tích lũy hay sao. Đáng lẽ tôi sai thì công bằng hơn vì công phu tôi bỏ ra ít hơn nhiều. Nhưng biết làm sao được, tôi cũng thấy như vậy mới hợp lý, nhưng cuộc sống vẫn hay trớ trêu như thế.

Không cần phải nói như vậy đâu, bởi Tôi đâu có dùng những 40 năm công lực để trao đổi với Votruoc đâu. Thực ra qua bao nhiêu bài trao đổi giữa Tôi và Votruoc, kết quả đã có nhiều rồi đây. Tại Votruoc cứ quên và hiểu nhầm đó thôi. Tôi đã nói là đã phủ định được rồi. bây giờ, qua ba nguyên tắc Votruoc đưa ra, thực sự Tôi mới đọc, đã thấy Votruoc Khổ rồi. Y như Tôi đã tiên liệu trước. Chắc sẽ Sai mà !!!. Sự thật thì cái bí quyết tiên liệu này nó cũng chẳng có gì ghê gớm. Đó là bởi vì có nguyên tắc: Sinh con quái thai thì

thế nào Cha hay Mẹ hoặc cả hai cha mẹ đứa hài nhi quái thai đó cũng có bệnh. Vậy thôi !.

Và y như rằng, nhưng ở đây, Cha Mẹ đứa bé đó lại còn bị bệnh khủng khiếp hơn. Bị bệnh trong Mã gien di truyền.

Thật vậy:

Votruoc viết:

- Nguyên tắc 1: Trước tiên, chúng ta phải phân biệt môi trường và những vận động của các đối tượng trong cái môi trường ấy. Hai cái này không được lẫn lộn. Sau đó phải xem trong môi trường ấy đang bị trường khí nào, âm hay dương chi phối.

Vật lý quá hà !. Chúng ta đi tiếp rồi lật lại sau.

Votruoc viết:

- Nguyên tắc 2: tiêu chuẩn xác định một đối tượng nào đó là động hay tịnh.

Trong chuyên mục, tôi viết:

Nội dung trích dẫnVạn tượng là cái tướng của Vũ trụ, sinh sinh hoá hoá liên miên bất tận theo cái lý âm dương. Cái lý của âm là động, tức là luôn biến đổi, có xu hướng phá vỡ trạng thái ban đầu, đổi mới và uyển chuyển … Cái lý của dương là tịnh, tức là có xu hướng bảo tồn cái trạng thái ban đầu, bảo thủ, cứng mạnh … Sự tương tác của âm, dương là nguyên nhân, động lực phát triển của Vạn tượng.

Cái lý của âm là động, cái lý của dương là tịnh ?. Hi hi ...

Đó là Votruoc tự nhiên cho nó là như vậy ?. Chứ có dựa vào cái quan sát nào đâu. Phải có quan sát, rồi tổng quát hóa. Chứ cự tự nhiên gán như thế, nó kỳ quá hà. Như Einstein ấy, ông ta muốn phát biểu tốc độ ánh sáng trong chân không là không đổi (là hằng số) với mọi hệ quy chiếu quán tính là xuất phát từ thực nghiệm rồi mới phát triển thành nguyên lý đó chớ. Votruoc đưa cái ví dụ nói lên cái Lý của dương là Tịnh đi, và khái quát háo nó như thế nào ?. Hay là khái quát theo kiểu: Thằng bé này đang đói, vậy thì trẻ em trên toàn thế giới cũng đang đói !!! (à mà Votruoc có biết xuất phát từ các thí nghiệm của Mai ken xơn và dựa vào đâu mà Einstein khái quát hóa thành tiên đề không ?).

Nhưng có nhiều cái dương âm, nó chẳng động, mà cũng chẳng tịnh. Thì nói thế nào với âm dương nhỉ ?. Bởi vì theo cái logic của Votruoc, thì cái lý của dương là tịnh, có nghĩa là cứ dương thì phải có Lý, có Lý thì nó là Tịnh. Âm cũng vậy !!. Đúng không ?.

Còn thực tế, Động - Tĩnh không phải là phạm trù đâu nghe, Votruoc !. Tức là Âm - Dương không cứ phải Động hay Tĩnh mới tồn tại.

Thế rồi người đọc mới tá hỏa làm sao khi Votruoc nói: Cái lý của Dương là Tịnh, ấy là cái xu hướng bảo tồn, cứng mạnh ... Và âm thfi động, tức luôn biến đổi, xu hướng phá vỡ trạng thái ban đầu. Thì những nhứ âm dương nó chẳng biến đổi, cũng chẳng cứng mạnh thì Sao ý nhỉ ?. Như cái hệ quy chiếu có hướng dương và hướng âm ấy. Trường số - mà ví dụ là trường số thực, cho nó dễ thấy - có số dương và số âm ấy. Số âm nó có xu hướng phá vỡ cái trạng thái ban đầu nào ?. Cái số dương nó bảo tồn cái gì ?.

Cái logic của Votruoc nó bị Down rùi. Có ai lại phát biểu hệ tiên đề theo cái kiểu ấy bao giờ không !!! Ấy chết quên, nhầm, không phải là tiên đề, mà là nguyên tắc. Vậy thì cái nguyên tắc của Votruoc nó chẳng xuất phát từ thực tiễn khách quan gì cả, nó được phát biểu theo ý muốn chủ quan của Votruoc theo kiểu Votruoc thích nó tròn thì nó phải tròn, thích nó méo thì nó phải méo. Ngày mai Votruoc lại bảo nó méo hôm qua, nhưng hôm nay nó phải tròn. Các Bạn muốn nghe tôi ói thì phải đồng ý nó tròn, mà nó méo hôm qua. Rồi từ đó mới thấy nó logic và hợp cái Lý . Vâng tất nhiên là cái Lý của Votruoc.

Rôi !!!.

Votruoc viết:

Như vậy, tiêu chuẩn để xác định một đối tượng nào đó là động hay tịnh là ở chỗ xu hướng tương tác của nó bảo tồn hay biến đổi trạng thái hiện tại của sự vật. Nếu chỉ lấy sự “động đậy” trong không gian làm tiêu chuẩn của tính động thì là một thiếu sót lớn, dễ bị trực quan đánh lừa.

Vậy tức là Votruoc thừa nhận có sự động đậy. Nhưng lại bảo là không được lấy cái sự động đậy, mà phải lấy cái sự bảo tồn hay phá vỡ để xác định động đậy hay không ?. Thế thì Thiện cũng muốn bảo tồn, và cũng muốn phá vỡ, rồi Ác cũng muốn bảo tồn và cũng muốn phá vỡ. Vậy thì cái sự động - tĩnh của thiện với ác nó như thế nào ?.

Rồi, sang nguyên tắc thứ ba nhé, Votruoc viết:

- Nguyên tắc 3: Qui luật âm dương hài hòa là qui luật phổ biến của tương tác âm dương. Qui luật ấy có nhiều hệ quả, một trong các hệ quả đó là, mọi đối tượng có xu hướng biểu hiện âm tính trong môi trường dương và ngược lại, có xu hướng biểu hiện dương tính trong môi trường âm. Bởi vì, nếu ngược lại âm dương sẽ mất quân bình, dương sẽ ngày càng dương, âm sẽ ngày càng âm, trở nên thái quá, cản trở sự vật phát triển.

Xin hỏi Votruoc câu này: Thế nào là hài hòa âm dương ?. Đừng lấy vòng tròn thái cực của Cổ nhân nhá. Cổ nhân đã có bản quyền lâu đời rồi !!!.

Rồi !. hệ quả: Mọi đối tượng có xu hướng biểu hiện âm tính trong môi trường dương ?. Votruoc lấy ví dụ thể hiện âm tính của Số thực trong tập hợp các sô Dương hộ cái !!! Đừng nói đến cái phép cộng trừ nghen !. Vì số đếm 1, 2, 3, 4 ...thì cứ đếm thôi, đếm cho mỏi mồm, mệt quá ngã lăn đùng ra, mà chẳng thấy có số âm nào nó nhảy vào để cứ cái mồm thoát khỏi cảnh mỏi quá, cứng đơ hàm ra, rồi tịnh khẩu luôn !. Còn nếu như bảo rằng bởi chính cái mỏi mồm là âm, để cho cái số Dương ấy nó không thái quá, cản trở cái sự phát triển của sô thực.

Thưa với Votruoc rằng, cái số thực ấy, nó cứ tồn tại, nó vẫn âm dương, chẳng có cái gì Đun đít nó để nó phải đến nỗi Thái quá cả. Sở dĩ có Thái quá, là do những gì ở Tứ tượng mới có. Nhưng Thái tất sinh Thiếu, là cái lẽ vận động tự nhiên.

Thế cái đã. Nguyên tắc như vậy, thì Tôi xét đến phân tích của Votruoc đối với các ví dụ của Tôi làm gì !!!

Thân ái.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mà Votruoc thấy đấy, đi vào học thuật, còn vô khối, chỉ với những bài đã trao đổi với Votruoc thôi. Chứ lan man vào quan điểm này nọ làm quái gì.

Còn chuyện có động đến chút chính trị. Votruoc à, chẳng phải là chính trị đâu. Cái này ai nói chả được, miễn là nó đúng trong trường hợp ta đang quan tâm, và ví dụ ấy nó xác đáng. Chứ có nói toạc móng heo là ông nọ ba kia, đường lối của đảng này đảng kia, chế độ này nó gì đâu. Đó chỉ là cái thực tế, viện dẫn ra thì mọi người đều thấy rõ cả mà. Đó chỉ là viện dẫn minh chứng trong nhiều viện dẫn khác nữa, Votruoc không thảo luận sâu vào nó thì thôi. Chọn các viện dẫn khác cũng được mà.

Thân ái.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ví dụ này liệu anh Vui vui thấy sao, các đọc giả thấy sao ? :

Chủ động là Tĩnh

Bị động là Động

Dương là Chủ động

Âm là Bị động.

Kết luận:

Dương Tĩnh, Âm Động.

Các đọc giả kính mến, Thiên Long thêm một vài ví dụ cho nó sinh động.

Cốt là Tĩnh. Cốt là đối với Bì, Bì là Động. Cốt là Dương, Bì là Âm.

Vĩ mô là Tĩnh. Vĩ đối với Vi, Vi mô là Động. Vĩ là Dương, Vi là Âm.

Quy hoạch là Tĩnh. Quy hoạch lại đối với Công trình, Công trình là Động. Quy hoạch là Dương, Công trình là Âm.

Như các phát kiến của anh Rubi thì thấy, đã rõ được sự liên quan chặt chẽ khái niệm Âm dương và Ngũ hành với nhau: "Âm và Dương là hai phần tử Đồng hành", lại nói: "Ngũ hành là năm dạng Đồng hành của Âm dương". Đây đáng là một kiến giải đáng được lưu ý, trí tuệ, trí tuệ mà.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vuivui thân mến!

Tôi đã rất đắn đo khi viết những dòng này.

Trao đổi bất cứ vấn đề gì, muốn có bổ ích thì điều đầu tiên phải là thống nhất nhau những luận điểm cơ sở. Trong suốt thời gian trao đổi với Vuivui vừa qua, tôi nhận thấy rằng, hầu hết những quan điểm cơ sở của chúng ta không giống nhau, nhiều cái ngược hẳn nhau. Vì thế, mạch tư duy cũng ngày càng xa nhau khi càng cố gắng triển khai các vấn đề.

Cách đây mấy bài tôi viết:

Trao đổi gia chúng ta thi gian qua, tôi thy, ging như một linh mc trao đổi vi mt nhà sư về nim tin tôn giáo vy !!!

Tôi đã cố gắng trình bày quan điểm của mình với mong muốn tìm thấy một chút gì thống nhất với Vuivui. Đến nay, đặc biệt là khi đọc bài trao đổi của Vuivui với anh Thiên Sứ về cách hiểu âm dương, thì tôi càng nhận thấy rõ ràng rằng, chúng ta quan niệm hoàn toàn khác nhau về khái niệm cực kỳ quan trọng này của học thuyết ADNH. Như vậy, chắc chắn chúng ta không thể thống nhất với nhau được trong mọi trao đổi tiếp theo dù chúng ta có cố gắng và thiện chí bao nhiêu đi nữa.

Anh Thiên Sứ từng bảo tôi rằng, tôi có may mắn khi chuyên mục được Vuivui quan tâm phản biện. Tôi cũng mong muốn điều đó. Nhưng vì những khác biệt rất cơ bản trên, tôi cho rằng, chúng ta chẳng thể thống nhất được với nhau bất cứ vấn đề gì về học thuyết ADNH. Do đó, trao đổi nữa cũng vô ích, thậm chí có hại. Vì vậy, tôi để nghị dừng cuộc trao đổi này tại đây, và mỗi người hãy đi theo định hướng của mình. Quan điểm của tôi về những vấn đề đã trao đổi với Vuivui vẫn là:

Chuyên mục là một cố gắng bước đầu phục hồi học thuyết thống nhất ADNH, vốn thuộc sở hữu của tổ tiên người Việt cổ đã bị thất truyền hơn 2000 năm trước do những biến cố lịch sử bi hùng, qua những mảnh vỡ còn sót lại dưới dạng những ứng dụng cụ thể, thiếu hẳn những nguyên lý cơ sở, được những nhà nghiên cứu gốc Hán xưa diễn giải một cách sai lầm về bản chất làm cho học thuyết không thể phát triển thêm được dù nhiều thế hệ tài trí miệt mài nghiên cứu đã hàng ngàn năm.

Khái niệm Đạo trong chuyên mục chính là diễn đạt khái niệm Đạo của Lão Tử và ngôn ngữ không thể diễn tả chính xác khái niệm này dù có dài dòng bao nhiêu đi nữa.

Âm, dương là những thuộc tính, mang tính đối đãi, đối lập và thống nhất của sự vật, được hình thành từ khởi nguyên của Vũ trụ. Dương có xu hướng làm cho sự vật bảo toàn trạng thái hiện tại (tịnh). Âm có xu hướng làm biến đổi trạng thái hiện tại của sự vật (động). Âm, dương được thể hiện qua những lực lượng tương ứng là ÂM và DƯƠNG. Thuộc tính dương tịnh âm động hoàn toàn phủ định dương động âm tịnh.

Những quan điểm đó ngược lại hoàn toàn với những gì Vuivui nghĩ.

Hy vọng rằng, ở điểm cuối cùng trong quá trình nghiên cứu tìm chân lý, chúng ta có thể thấy được cái chung.

Cám ơn Vuivui rất nhiều về lòng nhiệt tình, thái độ khi tranh luận trong thời gian qua.

Tôi xin chúc Vuivui đạt được thành công trong minh triết Phương Đông.

Thân ái!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Votruoc thân mến.

Đề nghị Dừng thảo luận của Votruoc, là quyền của Votruoc. Nhưng lý do Dừng, thì không phải là như vậy. Không phải là do không thống nhất được. Thuộc về phạm trù đó, chỉ có Đúng hoặc Sai. Votruoc cứ suy xét những vấn đề Tôi đã đặt ra cho hệ lý luận của Votruoc, tất sẽ thấy được điều đó.

Tôi cũng không phải là Ham hố gì khi phải đi chứng minh những cái Sai của người khác. Song cái mà đáng kể ở đây là Lý học đông phương, mà mang những kiến thức như vậy, thì thật là đáng lo. Chứ chưa nói đến lại là nhân danh ...để phục hồi văn minh Việt. Tôi chỉ là người bình thường, mà còn không "tiêu hóa" và thấy đầy rẫy những bất cập. Thì thử hỏi, có thể chăng "dám đem chuông" đi đánh nước người ?.

Xin lỗi phải nói thêm thông tin này:

TQ và Ân độ, họ có nhiều nhà phương đông học giỏi lắm đó. Xin đừng coi thường !.

Chào Votruoc nhé !.

Thân ái.

Share this post


Link to post
Share on other sites

TQ và Ân độ, họ có nhiều nhà phương đông học giỏi lắm đó. Xin đừng coi thường !.

Tôi cũng không lạ gì những ông như Văn Vương, Chu Hy, ... nữa là những người coi các ông ấy là sư phụ!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hôm nay mới có dịp đọc những dòng tranh luận này, Miêu mập thấy rất thú vị và hiểu biết hơn được chút ít. Tuy nhiên, nếu cả 2 chú Vô trước và Vuivui đã không thống nhất nhau quan điểm học thuật thì đúng là sẽ khó đi đến đích. Cháu thấy rằng, nếu một người vận dụng "cơ sở lý thuyết" của mình để bảo người kia sai thì thật tình... không có ý nghĩa và... cũng như không, bởi vì lý thuyết bên A thì bên B chưa chấp nhận và ngược lại. Điều cháu mong muốn là chân lý cần được làm sáng tỏ, lý thuyết chung phải thông suốt và mọi người đều thấy đúng. Cháu thấy chú Vô trước cũng có nghiên cứu rất nghiêm túc, chú Vuivui ạ. Cháu mong các chú có những phản biện sâu sắc hơn, nhưng hãy cô đọng qua những gạch đầu dòng, để mọi người có thể nhanh chóng tiếp thu và đóng góp ý kiến.

Cảm ơn các chú. Chờ tin các chú.

Trân trọng,

Cháu Miêu mập.

P/S: Cháu ví dụ: Trục số toán học hay trục tọa độ có số âm và số dương thì khái niệm số âm và số dương là do con người đặt ra, chứ đâu có nghĩa là: số âm phải là... âm; số dương phải... dương. Chẳng hạn trong số phức: x2=1 hoặc x2=-1 đều có nghiệm cả thôi!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Miêu mập viết:

Điều cháu mong muốn là chân lý cần được làm sáng tỏ, lý thuyết chung phải thông suốt và mọi người đều thấy đúng

Không bao giờ có cái lý thuyết mà mọi người đều thấy đúng cả. Một lý thuyết tốt là lý thuyết không mâu thuẫn nội tại, phù hợp thực tế khách quan và mang lại lợi ích cho mọi người.

Cháu thấy rằng, nếu một người vận dụng "cơ sở lý thuyết" của mình để bảo người kia sai thì thật tình... không có ý nghĩa và... cũng như không

Miêu mập thân mến!

Tôi chưa bao giờ căn cứ lý thuyết của mình bảo người khác sai cả. Miêu mập xem lại đi. Tôi chỉ cho rằng học thuyết ADNH bị thất truyền và bị hiểu sai lệch, mù mờ, mất căn bản do các lý do trong bài, và mong muốn phục hồi phần nào theo suy nghĩ của mình mà thôi. Tôi cũng chưa bao giờ nói nhân danh nền văn hiến Việt. Tôi chỉ nói học thuyết ADNH là sở hữu của người Việt và tôi cố phục hồi. Hai cách nói đó không giống nhau. Nếu nó đúng thì là của dân tộc Việt. Nếu nó sai thì nó là của riêng tôi. Nhưng chắc chắn nó không giống cách hiểu truyền thống (nếu giống thì tôi chẳng viết làm gì)

Thực ra bài viết của tôi mới chỉ là bộ xương sơ khai, còn phải hoàn thiện rất nhiều. Tôi đang tiếp tục. Hi vọng một ngày nào đó sẽ được hân hạnh trình bày với các bạn một cách hoàn thiện hơn.

Cá nhân tôi cho rằng, nếu cứ theo cách cũ, dựa vào cách diễn giải tượng, số của người xưa về học thuyết ADNH và cho là đúng thì chúng ta sẽ lại thất bại như tiền nhân mà thôi (hàng ngàn năm nghiên cứu mà hiểu biết ngày càng kém đi). Do đó, cần một cách khác có tính đột phá. Có thể cách của tôi không tốt, nhưng nó khác với cách cũ. Nếu nhiều người cùng tìm tòi, sáng tạo thì tôi tin rằng một lúc nào đó sẽ thành công.

Trao đổi học thuật mà không thống nhất cơ sở chung thì vô nghĩa, thậm chí có hại. Đó là lý do tôi dừng trao đổi.

Rút kinh nghiệm, sau này trước khi trao đổi tôi phải thống nhất một số cơ sở trước.

Thân ái!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hôm nay mới có dịp đọc những dòng tranh luận này, Miêu mập thấy rất thú vị và hiểu biết hơn được chút ít. Tuy nhiên, nếu cả 2 chú Vô trước và Vuivui đã không thống nhất nhau quan điểm học thuật thì đúng là sẽ khó đi đến đích. Cháu thấy rằng, nếu một người vận dụng "cơ sở lý thuyết" của mình để bảo người kia sai thì thật tình... không có ý nghĩa và... cũng như không, bởi vì lý thuyết bên A thì bên B chưa chấp nhận và ngược lại. Điều cháu mong muốn là chân lý cần được làm sáng tỏ, lý thuyết chung phải thông suốt và mọi người đều thấy đúng. Cháu thấy chú Vô trước cũng có nghiên cứu rất nghiêm túc, chú Vuivui ạ. Cháu mong các chú có những phản biện sâu sắc hơn, nhưng hãy cô đọng qua những gạch đầu dòng, để mọi người có thể nhanh chóng tiếp thu và đóng góp ý kiến.

Cảm ơn các chú. Chờ tin các chú.

Trân trọng,

Cháu Miêu mập.

P/S: Cháu ví dụ: Trục số toán học hay trục tọa độ có số âm và số dương thì khái niệm số âm và số dương là do con người đặt ra, chứ đâu có nghĩa là: số âm phải là... âm; số dương phải... dương. Chẳng hạn trong số phức: x2=1 hoặc x2=-1 đều có nghiệm cả thôi!

Miêu ơi cụ VuiVui là cao nhân cả hiện đại và cổ học, chữ nhiều như lá rừng, mưu cao như đỉnh núi chim ưng ở,kế nhiều như vực sâu thuồng luồng trú. Chắc chắn cụ cần cô lập hoang toàn để nghiên cứu, tiếp cân được cụ chỉ có những người tàng hình. Chúng ta cứ ngỏng cổ mà chờ lâu lâu cụ có viết hở ra gì thì nhặt cho vào lá chữ của mình.

Kính

Share this post


Link to post
Share on other sites

Miêu mập viết:

Không bao giờ có cái lý thuyết mà mọi người đều thấy đúng cả. Một lý thuyết tốt là lý thuyết không mâu thuẫn nội tại, phù hợp thực tế khách quan và mang lại lợi ích cho mọi người.

Miêu mập thân mến!

Tôi chưa bao giờ căn cứ lý thuyết của mình bảo người khác sai cả. Miêu mập xem lại đi. Tôi chỉ cho rằng học thuyết ADNH bị thất truyền và bị hiểu sai lệch, mù mờ, mất căn bản do các lý do trong bài, và mong muốn phục hồi phần nào theo suy nghĩ của mình mà thôi. Tôi cũng chưa bao giờ nói nhân danh nền văn hiến Việt. Tôi chỉ nói học thuyết ADNH là sở hữu của người Việt và tôi cố phục hồi. Hai cách nói đó không giống nhau. Nếu nó đúng thì là của dân tộc Việt. Nếu nó sai thì nó là của riêng tôi. Nhưng chắc chắn nó không giống cách hiểu truyền thống (nếu giống thì tôi chẳng viết làm gì)

Thực ra bài viết của tôi mới chỉ là bộ xương sơ khai, còn phải hoàn thiện rất nhiều. Tôi đang tiếp tục. Hi vọng một ngày nào đó sẽ được hân hạnh trình bày với các bạn một cách hoàn thiện hơn.

Cá nhân tôi cho rằng, nếu cứ theo cách cũ, dựa vào cách diễn giải tượng, số của người xưa về học thuyết ADNH và cho là đúng thì chúng ta sẽ lại thất bại như tiền nhân mà thôi (hàng ngàn năm nghiên cứu mà hiểu biết ngày càng kém đi). Do đó, cần một cách khác có tính đột phá. Có thể cách của tôi không tốt, nhưng nó khác với cách cũ. Nếu nhiều người cùng tìm tòi, sáng tạo thì tôi tin rằng một lúc nào đó sẽ thành công.

Trao đổi học thuật mà không thống nhất cơ sở chung thì vô nghĩa, thậm chí có hại. Đó là lý do tôi dừng trao đổi.

Rút kinh nghiệm, sau này trước khi trao đổi tôi phải thống nhất một số cơ sở trước.

Thân ái!

Đúng bác Vô Trước ạ liêm trinh cũng nghĩ như bác. Không biết cái thứ lý học này nó là cái gì, mê tín dị đoan hay siêu khoa học nên mỗi người tự nghiên cứu theo hướng của mình và vào diễn đàn tranh luận để trao đổi với nhau cho vui. Ta cứ coi là khoa học đi mỗi người từ thực tiễn của mình tự đặt các giả thuyết rồi phát triển lên và lại dùng chính thực tiễn để kiểm chứng, cái gì có khả năng đúng cao thì sử dụng và nhờ các nhà khoa học thực thụ xem xét hộ. Nếu ai cũng làm như vậy thì rất khoát sẽ phá vỡ được sự huyền bí của lý học.

Kính bác

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đúng bác Vô Trước ạ liêm trinh cũng nghĩ như bác. Không biết cái thứ lý học này nó là cái gì, mê tín dị đoan hay siêu khoa học nên mỗi người tự nghiên cứu theo hướng của mình và vào diễn đàn tranh luận để trao đổi với nhau cho vui. Ta cứ coi là khoa học đi mỗi người từ thực tiễn của mình tự đặt các giả thuyết rồi phát triển lên và lại dùng chính thực tiễn để kiểm chứng, cái gì có khả năng đúng cao thì sử dụng và nhờ các nhà khoa học thực thụ xem xét hộ. Nếu ai cũng làm như vậy thì rất khoát sẽ phá vỡ được sự huyền bí của lý học.

Kính bác

Khoa học thật đấy bác Liêm Trịnh ạ! Nếu bảo cái này là khoa học, cái kia là phi khoa học thì phải căn cứ vào đâu chứ! Đâu phải ngồi xe hơi hiện đại, sử dụng đồ điều khiển từ xa, xem kính hiển vi điện tử là khoa học đâu. Không thiếu gì những con người sử dụng những phương tiện hiện đại và kết luận rằng "Đấy là do ý muốn của Thượng Đế", hoặc đó là do "Ý chí của con người".

Muốn xét một vấn đề khoa học hay không thì phải căn cứ vào tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học. Xét theo tiêu chí khoa học thì Lý học Đông phương là thầy của khoa học hại điện bác ạ.

Cái trò đời vốn a dua. Lúc có người nói "Phong thủy là "mê tín dị đoan" thì cũng ào ào bảo nó là "mê tín dị đoan". Nhưng nếu được hỏi nó mê tín ở chỗ nào thì...chịu. Không lẽ lại trả lời "Không có cơ sở khoa học"? Lúc bảo "Phong thủy là Khoa Học" thì cũng ào ào bảo nó là khoa học, nhưng hỏi nó khoa học ở chỗ nào thì cũng nói "nó có cơ sở khoa học". Hic! Chán lém bác ạ.

Share this post


Link to post
Share on other sites