Thiên Sứ

Hành lang cơ sở thuyết Âm Dương Ngũ hành - Vô Trước.

156 bài viết trong chủ đề này

Vuivui thân mến!

Tôi chưa bao giờ nói tôi đã hiểu thấu học thuyết ADNH và theo tôi khoảng 2000 năm nay không có ai hiểu thấu được học thuyết ADNH. Nó đã thất tuyền, chỉ còn sót lại một số mảnh vụn đã bị biến dạng theo năm tháng, bị trộn lẫn với nhiều đồ giả. Tôi chỉ cố gắng nghiên cứu theo hướng phục hồi nó. Mọi công việc mới chỉ mới bắt đầu. Nếu tôi đã hiểu rõ ADNH thì cần gì nghiên cứu nữa. Ngay tên chuyên mục tôi cũng chỉ gọi là đề cương, tức là bộ xương, một số ý chính gạch đầu dòng để triển khai mà thôi. Còn chi tiết thì chưa phải lúc. Những đề nghị của Vuivui như ở phần cuối thì phải viết rất chi tiết, tốn nhiều thời gian trong khi tôi chưa có ý định đó. Xin khất Vuivui đến khi tôi chính thức xuất bản nghiên cứu này. Những nghiên cứu vẫn đang tiếp tục mà nội dung đã pót chỉ là một phần. Tôi cũng đã nói rõ, theo thôi, những kiến giải của người xưa về học thuyết ADNH có rất nhiều điểm cần cảnh giác. Do đó rất cần xây dựng một hệ thống khái niệm để thống nhất xử dụng. Đương nhiên khi xây dựng những khái niệm này tôi biết sẽ khác nhiều những quan niệm trước đây của nhiều học giả bởi vì nếu họ hiểu đúng thì học thuyết kỷ vĩ này đã không bị thất truyền.

Qua cách viết của Vuivui, tôi hiểu chúng ta có rất nhiều điểm dị biệt trong cách hiểu học thuyết ADNH, ví dụ như âm động, dương tịnh, vật chất, năng lượng, Đạo,... Dẫu có lý giải cũng chẳng thuyết phục được nhau vì giữa chúng ta chưa có những hệ thống tiêu chuẩn xác định xem ai hợp lý hơn. Nhưng tôi vẫn cho rằng, khái niệm Đạo mà tôi phát biểu trong chuyên mục chính là khái niệm Đạo khi học thuyết ADNH chưa thất truyền hay chính là khái niệm Đạo mà Lão tử hướng tới. Kể từ khái niệm Đạo này (tiên đề) về sau, mọi khái niệm đều phải được diễn giải logic.

Nếu anh Thiên Sứ không có ý định lấy âm động dương tịnh phủ nhận âm tịnh dương động, như Vuivui cam đoan, thì tôi sẽ tự hảo mà nói rằng, âm động dương tịnh là phát hiện của tôi, nó hoàn toàn phủ nhận âm tịnh dương động.

Còn câu hỏi vạn sự sao lại có sinh thì có diệt mà tôi nêu ra để ACE thảo luận thôi, chứ tôi đã trả lời rồi trên cùng chuyên mục. Có lẽ Vuivui chưa cập nhật. Còn ý kiến Vuivui thế nào?

Nói chung hiện nay ngoài sinh kế, tôi phải quan tâm đến việc trả lời các câu hỏi theo quan niệm của học thuyết ADNH như tại sao người ta chỉ thấy vận tốc ánh sáng là lớn nhất trong chuyển động của các vật thể có năng lượng? tại sao vũ trụ lại nở ra? đến đâu thì dừng? có co lại không? kết cục như thế nào? Tại sao lại có thời kỳ lạm phát ở giai đoạn đầu big bang? Tại sao thời gian chỉ trôi theo một hướng? Tại sao entropia luôn tăng? Vật chất tối là cái gì? Tại sao khối lượng lại làm cong không thời gian? Cái gọi là lực là gì? Vật chất là gì? Ngoài vật chất ra có còn tồn tại nào khác nữa không? Linh hồn, tâm linh là gì? Qui luật của chúng?...

Những câu hỏi đó hấp dẫn tôi và chiếm gần hết thời gian của tôi. Cũng đạt được một số kết quả. Hy vọng sẽ có lúc được trình bày với ACE tham khảo. Tôi chẳng còn mấy tâm trí vào những vấn đề như viết một cách kín kẽ (viết không kín kẽ rất dễ bị phản bác) những thứ Vuivui đề nghị hay lý giải những khái niệm mình đã pót trong chuyên mục.

Chắc Vuivui lại cho rằng tôi bí nên thoái thác. Cũng được thôi. Nếu những ai cho rằng đó không phải khái niệm Đạo của học thuyết ADNH thì cứ coi rằng đó là học thuyết của cá nhân tôi và tôi đang độc thoại. Chỉ có điều như thế thì vinh dự cho tôi quá! Tôi chưa bao giờ dám nghĩ mình sẽ có cái vinh dự ấy.

Tôi có công tác khoảng 1 đến 2 tuần nên có lẽ gián đoạn với các trao đổi trên diễn đàn.

Hẹn Vuivui khi về sau công tác!

Thân mến!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Votrruoc.

Có tý thời gian, đọc thấy bài trả lời của Votrruoc, nên tranh thử ghi lại vài dòng đáp ứng.

Ngay đầu bài, Votrruoc đã dùng một cụm từ rất chi là trừu tượng và khó đánh giá là "Hiểu thấu học thuyết ADNH" để làm tiền đề cho một kết luận rất chi là chủ quan !!!. Xin hỏi Votrruoc. Thế nào là hiểu thấu ?. Có cái đích, hay cọc tiêu nào để trỏ rằng người này hiểu thấu và người kia thì không hiểu thấu ?. Chẳng lẽ Votrruoc không thấy từ thực tiễn, bao nhiêu người - lấy ngay trong Vật lý, như Maxuell người viết phương trình sóng điện từ, Boltzmann người viết phân bố mang tên ông nổi tiếng trong vật lý thống kê, ...khi trình bày các công trình của mình họ đã từng bị phê phán. Nhưng những người phê phán các người ấy không bao giờ dám nói họ là những người không hiểu thấu vật lý, hay toán học. Mà chỉ là phê phán về quan điểm, tư tưởng, hay điểm xuất phát của lý thuyết - đại loại như vậy - mà thôi. Vậy mà ở đây, Votrruoc dám khẳng định là hơn 2000 năm nay, chẳng có ai là hiểu thấu ADNH. Có lẽ ngôn ngữ của Votrruoc khác người lắm chăng, mà sao việc sử dụng ngôn ngữ lạ thế.

Nếu Votrruoc hiểu nghĩa của hai từ Hiểu Thấu một cách tuyệt đối thì cách hiểu đó là sai lầm. Hiểu thấu một vấn đề là nắm vững bản chất của vấn đề, nhìn ra được sự phát triển của nó chứ chưa chắc đã nhất thiết phải biết được giới hạn cũng như các hạn chế của nó. Chẳng hạn như không ai dám nói Newton không hiểu thấu Vật lý cổ điển, nhưng rõ ràng ông ta không thể nào biết được vận tốc truyền tương tác là có giới hạn !!!. Đúng không. Bởi Votrruoc cũng hay nói về Vật lý, như Bài vừa rồi viết ra hàng loạt vấn đề của Vật lý, nên Tôi dùng các ví dụ có liên quan đến Vật lý nói chuyện với Votrruoc.

Votrruoc chưa hiểu, vậy mà đã dám khẳng định như đinh đóng cột vậy !!!. Liệu Votrruoc có hiểu được các tư tưởng của Nguyễn bỉnh Khiêm - Trạng trình, của Nguyễn Trãi (về tư tưởng nhân nghĩa thắng hung tàn), hay tính nhân bản và hiện đại của bộ luật Hồng Đức được soạn ở thời Lê thánh Tông, ...không ?. Nếu chưa hiểu, tức là chưa thể bằng được tiền nhân, sao dám nói như vậy !! Tiền nhân ta, vốn Lý học đông phương, giỏi hơn ta hàng vạn lần. Nhờ đó, Tư tưởng của Họ mới vĩ đại xuyên suốt chiều dài lịch sử và là cái dung dưỡng cho nền văn hóa dân tộc sống mãi cùng non sông. Votrruoc chưa hiểu được tại sao những tư tưởng đó vĩ đại đến như vậy. Đó là nhờ sự minh triết lý học đông phương đấy Votrruoc ạ. Muốn minh triết được lý học đông phương thì phải hiểu lý học đông phương. Hiểu sâu lắm, hiểu rộng lắm đấy !. Chúng ta chưa nhìn ra nổi tầm vóc, sao dám nói tới Bản chất mà đã vội chê bai Tiền nhân như vậy ?.

Đấy là có lẽ do Votrruoc chưa hiểu ngôn ngữ hay chăng, hay là còn hiểu về lý học đông phương ít quá, mà đã vội làm cách mạng lý học đông phương ? !. hãy từ từ mà học, Votrruoc ạ !.

Nói chuyện Thất truyền thì Votrruoc nói theo cái nhìn cá nhân !. Xin cứ tự nhiên. Nhưng từ đó mà ra các kết luận khoa học thì lại không có tinh thần khoa học tẹo nào cả !.

Votruoc không muốn đi tiếp nữa thì thôi. Cứ bình tĩnh mà nghiên cứu. Hy vọng sẽ có nhiều thành tựu.

Votruoc nói giữa Tôi và Votruoc quan điểm có nhiều dị biệt thì không đúng. Bởi vì Tôi chẳng đưa ra quan điểm riêng nào cả trong các tranh luận với VT. Nên VT hãy nói đó là dị biệt với Cổ nhân thì đúng hơn.

Qua cách viết của Vuivui, tôi hiểu chúng ta có rất nhiều điểm dị biệt trong cách hiểu học thuyết ADNH, ví dụ như âm động, dương tịnh, vật chất, năng lượng, Đạo,... Dẫu có lý giải cũng chẳng thuyết phục được nhau vì giữa chúng ta chưa có những hệ thống tiêu chuẩn xác định xem ai hợp lý hơn. Nhưng tôi vẫn cho rằng, khái niệm Đạo mà tôi phát biểu trong chuyên mục chính là khái niệm Đạo khi học thuyết ADNH chưa thất truyền hay chính là khái niệm Đạo mà Lão tử hướng tới. Kể từ khái niệm Đạo này (tiên đề) về sau, mọi khái niệm đều phải được diễn giải logic.

Tôi đã diễn giải, và Votruoc cũng đã diễn giải. Hợp lý hay không, đúng hay sai đã rõ ràng rồi. Không lẽ Votruoc lại không thấy ?.

Nếu anh Thiên Sứ không có ý định lấy âm động dương tịnh phủ nhận âm tịnh dương động, như Vuivui cam đoan, thì tôi sẽ tự hảo mà nói rằng, âm động dương tịnh là phát hiện của tôi, nó hoàn toàn phủ nhận âm tịnh dương động.

Trong trường hợp này anh TS đúng, mà VT thì Sai !.Chả lẽ VT lại tự hào với cái Sai của mình. (Tôi đã chỉ rõ cái Sai rồi đó, mà VT không nhận ra, lại nghĩ sang chuyện so sánh với anh TS hay sao ?.)

Còn câu hỏi vạn sự sao lại có sinh thì có diệt mà tôi nêu ra để ACE thảo luận thôi, chứ tôi đã trả lời rồi trên cùng chuyên mục. Có lẽ Vuivui chưa cập nhật. Còn ý kiến Vuivui thế nào?

VT giải thích Sai hẳn về bản chất, lại chả liên quan gì đến Đạo cả. VT có cần Tôi phân tích cái Sai của VT không ?. Tôi sẽ sẵn sàng !.

Chắc Vuivui lại cho rằng tôi bí nên thoái thác. Cũng được thôi. Nếu những ai cho rằng đó không phải khái niệm Đạo của học thuyết ADNH thì cứ coi rằng đó là học thuyết của cá nhân tôi và tôi đang độc thoại. Chỉ có điều như thế thì vinh dự cho tôi quá! Tôi chưa bao giờ dám nghĩ mình sẽ có cái vinh dự ấy.

Đấy là thái độ tiêu cực. Mọi lý thuyết, khi ra đời cần cọ xát. Càng quyết liệt, càng hay, như thế mới thực sự là may mắn. Bởi vì vượt qua, nó mới đứng vững trước thời gian, như các tư tưởng của các bậc hiền giả, đông cũng như tây đó.

Tôi có công tác khoảng 1 đến 2 tuần nên có lẽ gián đoạn với các trao đổi trên diễn đàn.

Hẹn Vuivui khi về sau công tác!

VT cứ tự nhiên.

Thân ái.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vuivui thân mến!

Xong việc sớm trở về. Xin được trao đổi tiếp với Vuivui.

Trao đổi giữa chúng ta thời gian qua, tôi thấy, giống như một linh mục trao đổi với một nhà sư về niềm tin tôn giáo vậy !!!

Bởi vì chúng ta chưa thống nhất một số nền tảng nên khó trao đổi, hiểu không đúng ý đồ của nhau. Bây giờ, tôi xin nhắc lại một số vấn đề tôi coi là đúng, xuất phát từ đó, mà không nêu lại lý do, tôi trình bày chuyên mục của mình để Vuivui khỏi thấy vô lý, lập dị trong các luận điểm của tôi:

Theo tôi, học thuyết ADNH là học thuyết thống nhất mà tổ tiên người Việt xưa đã kế thừa được từ một nền văn minh rất cao, mà họ là một thành viên, đã bị hủy diệt trong một tai họa có tính toàn cầu, được đó đây trong lịch sử nhắc tới như một trận Đại Hồng thủy thời xa xưa. Học thuyết kỳ vĩ này đã giúp người Việt xây dựng nên một nền văn minh nhân bản, huyền vĩ một thời ở hầu khắp lục địa Trung hoa ngày nay, đặc biệt phía nam sông Dương tử trong nhà nước Văn Lang của các Vua Hùng.

Một bộ tộc nhỏ gốc du mục sống ở bắc sông Hoàng Hà là người Hán, dựa vào ưu thế có trình độ tác chiến cao hơn do hoàn cảnh sống mang lại, thèm muốn cuộc sống văn minh, sung túc của người Việt cổ, đã từng bước xâm chiếm nền văn minh đó và hoàn thành cơ bản công cuộc xâm lăng này vào thời Tần, Hán cách nay hơn 2000 năm (cũng gần giống như người Mông cổ hay Mãn Thanh đã từng xâm chiếm Trung Hoa ngày xưa vậy). Thất bại trong cuộc kháng chiến chống xâm lăng, một bộ phận người Việt, trung thành nhất với Hùng Vương, di chuyển theo hoàng tộc rút lui về cố thủ ở vùng đất còn lại của nước Văn Lang, ngày nay thuộc nước Việt Nam ta, mang theo phần lý thuyết tinh túy nhất (không phải đại chúng nhất) của học thuyết ADNH (bởi vì học thuyết này rất thâm sâu, chỉ những thành phần ưu tú nhất trong xã hội thuộc giới trí thức và hoàng tộc mới nắm được những nguyên lý căn đế). Đa phần dân chúng còn lại sống chung với quân xâm lược, dần dần, tuy bị đồng hóa về mặt chính trị nhưng từng bước đồng hóa chúng về mặt nhân chủng và văn hóa. Họ trở thành dân tộc Trung Hoa ngày nay.

Trong quá trình này, phần vì lúc ban đầu, quân xâm lược không quan tâm nhiều tới văn hóa, phần vì những trí thức Việt cũ không hợp tác (ở ẩn), người dân thường tuy có nếp sống nhuần nhuyễn theo tinh thần học thuyết ADNH nhưng không am hiểu tinh tường lý thuyết vì nó rất cao thâm và tinh tế, dần dần học thuyết kỳ vĩ này bị thất truyền và chỉ còn sót lại một số ứng dụng đơn giản phổ biến trong dân gian, và lâu lâu, phát lộ một vài ứng dụng cao cấp hơn, được những trí thức Việt cũ cất giữ mà thôi.

Khi công cuộc xâm lăng tạm hoàn thành, trong quá trình lâu dài hàng ngàn năm sống chung với người Việt cổ, lại cần phải quản lý một xã hội quá rộng lớn sao cho hiệu quả, người Hán mới dần dần nhận ra giá trị vô song của học thuyết ADNH qua những ứng dụng và tính minh triết của những mảnh vỡ văn minh còn sót lại, và tiến hành nghiên cứu nó. Nhưng đã muộn rồi! Học thuyết đã thực sự thất truyền, đặc biệt là những nguyên lý căn đế và những phần tinh túy nhất. Dù đã hết sức cố gắng, nhưng qua hơn 2000 năm, họ cũng không thể phục hồi học thuyết kỳ vĩ này của tổ tiên người Việt, chỉ nhuần nhuyễn hơn trong các ứng dụng cụ thể còn sót lại mà thôi. Tại sao với thời gian những 2000 năm, đủ để ra đời và tiêu hủy cả một nền văn minh, tập trung những trí tuệ minh mẫn nhất mà họ vẫn không thể thành công? Đó là vì: Nhiều nguyên lý cơ bản của học thuyết này đã bị những nhà nghiên cứu của họ (người xưa) hiểu sai về bản chất. Kết quả, họ cứ như đoàn người mù bám đuôi nhau quẩn quanh vô định đã hàng ngàn năm trong cái “bát trận đồ” học thuyết ADNH mà không bao giờ tìm thấy chân lý. Không thể có cách lý giải nào hợp lý hơn thế.

Những vấn đề trên, tôi tổng hợp và rút ra từ những nghiên cứu của nhiều người, nhiều lĩnh vực, có cả anh chị em trên chính diễn đàn này và đặc biệt là các nghiên cứu về ADNH và lịch sử, văn hóa Việt khá thuyết phục, mạch lạc và hệ thống của anh Thiên Sứ .

Những luận điểm đó là cơ sở, động lực để tôi chẳng quản sức lực có hạn, bắt tay vào nghiên cứu học thuyết ADNH, hy vọng phục hồi lại học thuyết kỳ vĩ của Tổ tiên. Những quan điểm trình bày ở trên, tôi đã rải rác đề cập ở những bài viết trước, khi phát biểu tôi không nhắc lại xuất sứ cũng như chứng minh. Đó là lý do khiến Vuivui không thống nhất, ngạc nhiên khi tôi khẳng định:

Tôi chưa bao giờ nói tôi đã hiểu thấu học thuyết ADNH và theo tôi khoảng 2000 năm nay không có ai hiểu thấu được học thuyết ADNH. Nó đã thất tuyền, chỉ còn sót lại một số mảnh vụn đã bị biến dạng theo năm tháng, bị trộn lẫn với nhiều đồ giả.

Vì lý do đã trình bày ở trên, đối với tôi, những luận giải của người xưa vể học thuyết ADNH chỉ có tính tham khảo, không bao giờ tôi coi là những cơ sở để phân biệt đúng hay sai, kể cả Văn Vương, Chu Hy … hay thậm chí cả Lão Tử (huống chi Vuivui!). Sở dĩ tôi cho rằng khái niệm Đạo của chuyên mục chính là khái niệm Đạo mà Lão Tử nói tới là vì tôi thấy nó như thế chứ hoàn toàn không phải tôi lấy Lão Tử như tiêu chuẩn để diễn giải khái niệm này. Cố nhiên, trong quá trình nghiên cứu, tôi cũng tham khảo khái niệm Đạo của Lão Tử, Trang Tử, đọc Khổng Tử, Mạnh Tử, Chu Hy, … và cả Vuivui nữa khi bạn xuất bản quyển sách tâm huyết của mình về lý học Đông phương, nếu tôi mua được.

Do đó, dù hiểu biết còn rất hạn chế về học thuyết ADNH, tôi cũng vẫn cứ phải bắt tay vào tự lực nghiên cứu, không thể trông mong nhiều vào những kiến giải của người xưa. Cũng có thể, sau rất nhiều nỗ lực về trí tuệ cũng như thời gian, một số vấn đề “lộ thiên”, không căn đế lắm của học thuyết ADNH cũng được họ (người xưa) kiến giải khá tốt, nhưng những vấn đề nguyên lý căn đế, tinh túy nhất thì họ sai hoàn toàn về bản chất, vì nếu không phải thế, học thuyết ADNH đã phát triển lên tầm rất cao sau hơn 2000 năm miệt mài nghiên cứu, chứ không đến nỗi dậm chân tại chỗ hàng ngàn năm như ta thấy ngày hôm nay, và lịch sử có lẽ đã diễn ra theo một hướng hoàn toàn khác. Nếu chỉ trông mong vào những kiến giải của họ, không có những đột phá căn bản, thì cùng lắm lại trở thành người kế tiếp trong đoàn người mù đáng thương dài dằng dặc đang lang thang vô định đã ngàn năm nay mà thôi, học thuyết kỳ vĩ của tổ tiên sẽ không bao giờ phục hồi lại được. Trong quá trình nghiên cứu nhận thức sẽ hoàn thiện dần. Nếu để hiểu thấu rồi mới nói thì vạn năm nữa cũng không thể thành công. Giả sử tôi có thất bại, cũng đâu có gì đáng buồn! Nó sẽ là ví dụ để những người đồng chí hướng phục hồi văn hóa Việt rút ra bài học bổ ích.

Nói như thế, nhưng không phải cứ tùy tiện phục hồi mà không có nguyên tắc. Trong giai đoạn trước mắt, với nhận định học thuyết ADNH là học thuyết thống nhất Vũ trụ và căn cứ vào khả năng thực tế, tôi tạm thời đưa ra mấy nguyên tắc sau:

Thứ nhất: Đối tượng nghiên cứu của học thuyết là tất cả mọi tồn tại trong Vũ trụ. Có như thế, học thuyết ADNH mới có thể là học thuyết thống nhất vũ trụ, có thể ứng dụng trong mọi lĩnh vực khác nhau.

Thứ hai: Phải logic và biện chứng, không có mâu thuẫn nội tại.

Thứ ba: Phải từng bước xác định rõ tất cả những khái niệm học thuyết ADNH được xử dụng. Chấm dứt sự mơ hồ, tùy tiện, máy móc tới mê tín trong nghiên cứu và ứng dụng học thuyết ADNH.

Thứ tư: Phải sâu chuỗi được trong một hệ thống nhất quán tất cả những “mảnh vỡ” của học thuyết ADNH còn sót lại. Trên cơ sở đó, từng bước hiệu chỉnh lại những sai lệch, nếu có, trong các môn ứng dụng của học thuyết ADNH hiện nay.

Thứ năm: Phải có khả năng suy ra được một cách logic, hợp lý tất cả các nguyên lý cơ bản của khoa học hiện đại (đặc biệt là vật lý). Làm được như thế, khoa học hiện đại chỉ còn là trường hợp riêng cụ thể của học thuyết ADNH.

Thứ sáu: Từng bước nghiên cứu, ứng dụng, đóng góp những phát hiện mới trong những lĩnh vực có thể được, kể cả khoa học.

Trong những nghiên cứu của mình, tôi sẽ cố gắng thực hiện theo đúng những nguyên tắc đó.

Xin nhắc lại ở đây, những điều tôi viết, chẳng phải là có cuộc cách mạng nào trong nghiên cứu học thuyết ADNH, như Vuivui nghĩ tôi đang tiến hành, cả. Tôi không nghiên cứu học thuyết ADNH, vì nó đã thất truyền, còn đâu mà nghiên cứu. Tôi chỉ mới bắt tay vào cố gắng phục hồi học thuyết kỳ vĩ này của Tổ tiên thông qua những mảnh vỡ văn minh còn sót lại mà thôi. Hai cái này không hoàn toàn giống nhau. Nhiều khi tôi tự nghĩ, công việc của mình giống như đang cố gắng phục hồi lại một cái bình cổ, quí giá của Tổ tiên, có tên ADNH qua một số mảnh vỡ còn sót lại, bị che mờ, biến dạng qua thời gian hàng ngàn năm, sắp xếp lộn xộn, ngược xuôi, thâm chí còn lẫn với những mảnh sành mảnh bát khác.

Thật quá khó khăn! Nhưng vẫn phải làm, chỉ vì có dòng máu của Tổ tiên người Việt chảy trong huyết quản của mình! Giả sử ban đầu, tôi ghép các mảnh vỡ còn lại chưa hợp lý, thì với thời gian và lao động, bằng tấm lòng tôn kính Tổ tiên, những người đi sau sẽ hoàn thiện dần dần và chiếc bình quí lại trở về với dân tộc.

Tuy vậy, học thuyết ADNH cũng không phải là tất cả. Thật là lạ lùng khi Vuivui cho rằng, cứ phải hiểu rất thấu đáo học thuyết ADNH thì những vĩ nhân của dân tộc mới có thể để lại những giá trị học thuật sâu sắc. Thiếu gì những công trình minh triết vượt thời gian mà chẳng liên quan gì đến học thuyết ADNH có ở trên đời này. Đâu phải chỉ có mỗi học thuyết ADNH mới minh triết. Khi hiểu sai một số luận điểm cơ bản của học thuyết ADNH không có nghĩa là cái gì hiểu cũng sai. Tư duy kiểu này thì lạ thật! Có phải người ta không hiểu rõ Big Bang thì không thể chế ra máy tính điện tử đâu!

Vuivui viết:

Tôi đã diễn giải, và Votruoc cũng đã diễn giải. Hợp lý hay không, đúng hay sai đã rõ ràng rồi. Không lẽ Votruoc lại không thấy ?.

Thì đúng rồi!

Tôi đã viết ở bài trước:

Chưa chắc gì người đời sau đã diễn giải đúng với chủ trương của Lão Tử. Thì đây, chẳng cần dẫn chứng đâu xa, ngay trong chuyên mục này, cách đây 3 bài, Anh Thiên Sứ đã đưa trường hợp diễn giải Đạo đức kinh của một nhân vật được coi là uyên bác trong nền văn hóa Trung Quốc là Vương An Thạch, mà anh ấy đánh giá là sai lầm dù được bao thế hệ Nho gia tung hô. Trong một số tác phẩm của mình, anh Thiên Sứ đã phân tích cách hiểu Đạo của Chu Hy, một cây đại thụ lý học của Trung Hoa, là sai lầm cơ bản, làm cho hầu hết hậu sinh không hiểu đúng bản chất của Đạo. Điều đó lý giải sự dẫm chân tại chỗ của học thuyết ADNH qua hàng ngàn năm nay. Các nhân vật lừng danh còn thế, thì thử hỏi các dạng khác như thế nào đây. Cá nhân tôi chưa từng thấy một cách lý giải về Đạo nào của người xưa làm tôi thỏa mãn, dù cả ngàn năm nay người ta viết về nó.

Và đây là một kết luận của anh Thiên Sứ trong tác phẩm “Tìm về cội nguồn Kinh dịch”:

Qua việc trình bày ở trên đã chứng tỏ rằng: Mặc dù đã hết sức cố gắng trên 2000 năm qua, các nhà lý học Hán Nho cũng không thể nào phục hồi được chỉ phần nào những luận điểm căn bản cùa thuyết Âm dương Ngũ hành.

Không phải thay vì lấy cổ nhân, tôi lại lấy anh Thiên Sứ ra làm tiêu chuẩn. Chỉ vì những phân tích của anh ấy về những vấn đề trên, theo tôi, cơ bản là đúng đắn, mạch lạc, có tính đột phá.

Lấy những luận cứ, tôi cho là sai lầm căn bản của người xưa, để phản biện tôi, mà Vuivui lại ngạc nhiên khi tôi không thừa nhận, thì thật lạ lùng!

Đâu phải đến bây giờ tôi mới nói tới điều này, mà tôi đã nói từ trước: Nếu lấy tiêu chuẩn đúng sai là các lý giải của tiền nhân (những người tiếp thu chứ không phát minh học thuyết ADNH), kể cả Văn Vương, Chu Hy … thì tôi sai toét rồi mà. Chẳng cần Vuivui phải nhọc công phản bác. Tiếc rằng, quan điểm của họ chưa bao giờ là tiêu chuẩn phân biệt đúng sai của tôi trong nghiên cứu học thuyết ADNH.

Lý do thì tôi vừa trình bày ở trên đó.

Còn lý giải của tôi về Vạn sự có sinh thì có diệt, nếu Vuivui có ý kiến khác thì cứ tự do phát biểu. Đây là diễn đàn học thuật mà. Đâu cần tôi muốn hay không muốn. Chỉ có điều đừng phản bác theo kiểu: “ … ông Chu Hy… bảo thế này hay thế kia …” vì đối với tôi, luận điểm của các vị ấy không có giá trị phản bác, cùng lắm là chỉ có giá trị tham khảo khi nghiên cứu. Nhiều khi ngay cả cái “giá trị tham khảo” ấy cũng chẳng được bao nhiêu mà có lúc lại là cái bẫy làm chệch hướng tư duy đúng đắn, cần cảnh giác.

Thật lạ lùng khi Vuivui cho rằng lý giải đó của tôi không liên quan đến Đạo khi tôi đã nói rõ là theo kết quả nghiên cứu của chuyên mục “Cơ sở học thuyết ADNH” – Vô Trước, trong khi khái niệm cơ sở có tính tiên đề của nghiên cứu đó lại là khái niệm Đạo. Tôi thật không biết nói gì về kiểu tư duy như thế! Có thể ý Vuivui nói là không liên quan đến khái niệm Đạo của ông Chu Hy thì còn khả dĩ hiểu được!

Vuivui viết:

Vuivui viết:

Nội dung trích dẫn

Trong khi Đạo sinh một, Một sinh hai, ...thì có gì dị biệt, Votruoc đã trả lời rằng không có dị biệt. Vậy thì Vạn tượng ở đây là thế nào ?. Phải chăng Votruoc xếp Vạn tượng ngang với âm dương ?. Cái Một sẽ nằm ở đâu ?.

Tôi không viết là “không có dị biệt” mà viết là “không thấy có dị biệt” (hai cách nói này không giống nhau)

Không thấy có dị biệt, tức là trong con mắt của Votruoc không có dị biệt, nên Votruoc mới không thấy

Vuivui lại suy diễn thật kỳ lạ. Tôi đã nói rõ, những mệnh đề có thể suy diễn bất định như vậy không có giá trị đối với tôi trong trình bày luận cứ, cùng lắm là có giá trị tham khảo khi nghiên cứu. Cũng tương tự như anh Thiên Sứ (lại anh Thiên Sứ!) cho rằng, giải mã những bài đồng dao không có ý nghĩa là bằng chứng khoa học vì cho đến nay, chưa có một tiêu chí chung cho sự giải mã đó. Vì vậy, kết luận có hay không có dị biệt còn tùy thuộc vào người ta diễn giải nó như thế nào. Như thế, tôi nói không thấy có dị biệt là không muốn võ đoán một cách lý giải cụ thể nào đó. Đó là sự cẩn trọng, chặt chẽ trong nghiên cứu. Còn Đạo, Vạn tượng, âm dương là gì, tôi đã giải thích rõ trong chuyên mục chính là ba mặt Thể, Tướng, Dụng không thể tách rời cùa Vũ trụ chứ đâu có suy diễn tùy tiện như Vuivui viết.

Muốn hiểu về Đạo cần phải cảm, cái này tôi đồng ý với Vuivui, nhưng khi trình bày nó thì lại phải logic (Chẳng ai lại viết, trong nghiên cứu của mình, là tôi cảm thấy Đạo là thế này hay thế kia cả). Đó chính là mâu thuẫn, và nếu kết hợp mâu thuẫn này với định lý bất toàn của nhà toán học người Áo Godel, mà Vuivui chủ quan cho rằng tôi không biết, thì rõ ràng là không thể trình bày Đạo bằng ngôn từ một cách chính xác được, dù ta có trình bày dài bao nhiêu đi nữa. Ngôn ngữ không thể mô tả chính xác được Đạo chứ không chỉ đơn giản là “không mô tả được hết” như Vuivui viết trong một bài viết trước đây khi phản biện tôi. Đó chính là nội dung câu “Đạo bất khả tư nghị”. Tuy “bất khả tư nghị” nhưng tôi vẫn “gượng” mô tả khá dài trong chuyên mục với mong muốn bạn đọc nương theo đó để nhận thức được khái niệm quá khó này, chứ đâu có “cấm khẩu” như Vuivui gán ghép.

Chúng ta không chỉ không thống nhất với nhau ở khái niệm Đạo mà còn khác nhau rõ rệt hơn ở quan niệm âm, dương. Vuivui viết:

Điểm này thì cần phải làm cho rõ. Âm – Dương là Nhị nguyên, hay gọi là Lưỡng nghi. Vốn không phân biệt đâu là âm, đâu là dương. Nên nói Âm động, Dương tĩnh, hay Âm tĩnh, Dương động chỉ là tương đối. Có nghĩa là, trong quan niệm nhị nguyên, phát biểu như vậy là tương đương. Nhưng nếu đứng ở góc độ lấy cái âm động, dương tĩnh để phủ nhận cái âm tĩnh dương động thì không được.

Trước kia, tôi cũng đã từng coi những logic kiểu như thế này là uyên bác, thâm sâu và đã từng lâm vào bế tắc vì nó. Đến nay, tôi hiểu rằng, đó là một sai lầm rất cơ bản của người xưa, và trong chuyên mục, tôi dứt khoát xác định: dương tịnh, âm động, chứ không bao giờ có tình huống ngược lại. Chúng hoàn toàn phủ định nhau. Nhận thức của người xưa về vấn đề này là sai lầm rất cơ bản, đã được chứng minh bằng hậu quả của nó, chính là sự bế tắc hoàn toàn trong nghiên cứu phục hồi học thuyết ADNH dù họ có cố gắng tới đâu và bao lâu đi nữa.

Chỉ cần đính chính lại một điểm này, phần lớn những khó khăn trong khi nghiên cứu học thuyết ADNH của tôi lập tức được khai thông. Nó lý giải tại sao, chỉ trong một thời gian rất ngắn, tôi có thể hoàn thành xong chuyên mục “Cơ sở học thuyết ADNH” mà trước đó không lâu tôi chỉ “kính nhi viễn chi” thôi. Tôi không tin anh Thiên Sứ có quan điểm giống Vuivui viết ở trên về khái niệm âm, dương như Vuivui chắc thế. Đối với tôi, quan điểm âm động, dương tịnh là chỉnh lý quan trọng nhất của anh Thiên Sứ đối với cách hiểu học thuyết ADNH của người xưa mặc dù anh ấy còn nhiều đóng góp khác cũng rất giá trị. Nếu thấy cần, anh Thiên Sứ sẽ có ý kiến trên diễn đàn. Nhưng dù ý kiến của anh ấy có thế nào đi nữa, thì đối với tôi, âm động dương tịnh vẫn là quan điểm bất di bất dịch, không cần bàn cãi. Tôi đã nói rõ, chính anh Thiên Sứ là người đầu tiên mà tôi biết, đưa ra quan điểm này. Nếu anh ấy phủ định quan điểm đó thì rõ ràng, tôi sẽ vừa lấy làm tiếc, vừa hãnh diện là người đầu tiên. Logic này hết sức tự nhiên mà.

Thật ra, còn rất nhiều những đoạn cần làm rõ với Vuivui, nhưng như thế mất nhiều thời gian, dài quá, nên tôi đành bỏ qua, không đề cập đến. Nhưng không đề cập đến không có nghĩa là nó đúng.

Thân mến!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Votruoc thân mến.

Xong việc sớm trở về. Xin được trao đổi tiếp với Vuivui.

Vâng, chúng ta trao đôỉ tiếp.

Trao đổi giữa chúng ta thời gian qua, tôi thấy, giống như một linh mục trao đổi với một nhà sư về niềm tin tôn giáo vậy !!!

Có lẽ không đến nỗi như vậy, bởỉ điều đó chỉ đúng khi mỗi bên chỉ nhìn về một phía. Còn Tôi thì không. Votruoc có thể thấy, Tôi đã và đang cố gắng đề cập đến những vấn đề có tính chất chung để thảo luận. Bằng chứng là đã có thể đi đến xác nhận, cái Đạo cuả Votruoc nó khác với cái Đạo cuả Lão tử. Và theo nội dung Đạo cuả Votruoc, Tôi đã chỉ ra mâu thuẫn nội tại.

Bởi vì chúng ta chưa thống nhất một số nền tảng nên khó trao đổi, hiểu không đúng ý đồ của nhau. Bây giờ, tôi xin nhắc lại một số vấn đề tôi coi là đúng, xuất phát từ đó, mà không nêu lại lý do, tôi trình bày chuyên mục của mình để Vuivui khỏi thấy vô lý, lập dị trong các luận điểm của tôi:

Chúng ta mới chỉ đề cập đến Đạo, mà đã thấy cái gọi là chưa thống nhất một số nền tảng, nêú đi tiêp nữa, e rằng sẽ còn nhiều cái chưa thống nhất – trong khuôn khổ LÀM RÕ VẤN ĐỀ, CHỨ KHÔNG PHẢN BIỆN ĐÚNG SAI như tinh thần xuyên suốt cuả Tôi.

Theo tôi, học thuyết ADNH là học thuyết thống nhất mà tổ tiên người Việt xưa đã kế thừa được từ một nền văn minh rất cao, mà họ là một thành viên, đã bị hủy diệt trong một tai họa có tính toàn cầu, được đó đây trong lịch sử nhắc tới như một trận Đại Hồng thủy thời xa xưa. Học thuyết kỳ vĩ này đã giúp người Việt xây dựng nên một nền văn minh nhân bản, huyền vĩ một thời ở hầu khắp lục địa Trung hoa ngày nay, đặc biệt phía nam sông Dương tử trong nhà nước Văn Lang của các Vua Hùng.

Một bộ tộc nhỏ gốc du mục sống ở bắc sông Hoàng Hà là người Hán, dựa vào ưu thế có trình độ tác chiến cao hơn do hoàn cảnh sống mang lại, thèm muốn cuộc sống văn minh, sung túc của người Việt cổ, đã từng bước xâm chiếm nền văn minh đó và hoàn thành cơ bản công cuộc xâm lăng này vào thời Tần, Hán cách nay hơn 2000 năm (cũng gần giống như người Mông cổ hay Mãn Thanh đã từng xâm chiếm Trung Hoa ngày xưa vậy). Thất bại trong cuộc kháng chiến chống xâm lăng, một bộ phận người Việt, trung thành nhất với Hùng Vương, di chuyển theo hoàng tộc rút lui về cố thủ ở vùng đất còn lại của nước Văn Lang, ngày nay thuộc nước Việt Nam ta, mang theo phần lý thuyết tinh túy nhất (không phải đại chúng nhất) của học thuyết ADNH (bởi vì học thuyết này rất thâm sâu, chỉ những thành phần ưu tú nhất trong xã hội thuộc giới trí thức và hoàng tộc mới nắm được những nguyên lý căn đế). Đa phần dân chúng còn lại sống chung với quân xâm lược, dần dần, tuy bị đồng hóa về mặt chính trị nhưng từng bước đồng hóa chúng về mặt nhân chủng và văn hóa. Họ trở thành dân tộc Trung Hoa ngày nay.

Trong quá trình này, phần vì lúc ban đầu, quân xâm lược không quan tâm nhiều tới văn hóa, phần vì những trí thức Việt cũ không hợp tác (ở ẩn), người dân thường tuy có nếp sống nhuần nhuyễn theo tinh thần học thuyết ADNH nhưng không am hiểu tinh tường lý thuyết vì nó rất cao thâm và tinh tế, dần dần học thuyết kỳ vĩ này bị thất truyền và chỉ còn sót lại một số ứng dụng đơn giản phổ biến trong dân gian, và lâu lâu, phát lộ một vài ứng dụng cao cấp hơn, được những trí thức Việt cũ cất giữ mà thôi.

Khi công cuộc xâm lăng tạm hoàn thành, trong quá trình lâu dài hàng ngàn năm sống chung với người Việt cổ, lại cần phải quản lý một xã hội quá rộng lớn sao cho hiệu quả, người Hán mới dần dần nhận ra giá trị vô song của học thuyết ADNH qua những ứng dụng và tính minh triết của những mảnh vỡ văn minh còn sót lại, và tiến hành nghiên cứu nó. Nhưng đã muộn rồi! Học thuyết đã thực sự thất truyền, đặc biệt là những nguyên lý căn đế và những phần tinh túy nhất. Dù đã hết sức cố gắng, nhưng qua hơn 2000 năm, họ cũng không thể phục hồi học thuyết kỳ vĩ này của tổ tiên người Việt, chỉ nhuần nhuyễn hơn trong các ứng dụng cụ thể còn sót lại mà thôi. Tại sao với thời gian những 2000 năm, đủ để ra đời và tiêu hủy cả một nền văn minh, tập trung những trí tuệ minh mẫn nhất mà họ vẫn không thể thành công? Đó là vì: Nhiều nguyên lý cơ bản của học thuyết này đã bị những nhà nghiên cứu của họ (người xưa) hiểu sai về bản chất. Kết quả, họ cứ như đoàn người mù bám đuôi nhau quẩn quanh vô định đã hàng ngàn năm trong cái “bát trận đồ” học thuyết ADNH mà không bao giờ tìm thấy chân lý. Không thể có cách lý giải nào hợp lý hơn thế.

Đây là một Câu chuyện, cao hơn là một giả thuyết chưa được chứng minh. Một kết luận mang tính Cá nhân. Nên nếu lấy đó để làm tiền đề cho những giả thiết khoa học thì không thể được. Về phần Tôi, Tôi cũng có thể nóí rằng: Chẳng có lý thuyết ADNH kỳ vĩ nào ở cái thuở xa xưa cả, bởỉ hiện tại, vốn nó đã Kỳ vĩ như chúng ta hiện thấy – cho những ai có thể hiểu đến được cái Đạo cuả nó – Nó chẳng có bị thất truyền trên một phạm vi tổng thể, chỉ có thể được gọi là Bí truyền, do những nguyên nhân thuộc về lịch sử. Theo nguyên tắc, Bí thì phải khai thông !. Có vậy thôi. Có thất truyền thì mớí có phục hồi, nên đối với Tôi, chỉ có Khai thông, chứ không có Phục hôì. Nên nếu nóí nguyên lý cơ bản bị mất, rôì là bị hiểu Sai về bản chất. Thì Nay xin phép, Tôi sẽ chứng minh cho cái Phục hôì cuả Votruoc là Sai nhé !. (hoàn toàn trên tinh thần khoa học và phương pháp luận khoa học).

Những vấn đề trên, tôi tổng hợp và rút ra từ những nghiên cứu của nhiều người, nhiều lĩnh vực, có cả anh chị em trên chính diễn đàn này và đặc biệt là các nghiên cứu về ADNH và lịch sử, văn hóa Việt khá thuyết phục, mạch lạc và hệ thống của anh Thiên Sứ .

Những luận điểm đó là cơ sở, động lực để tôi chẳng quản sức lực có hạn, bắt tay vào nghiên cứu học thuyết ADNH, hy vọng phục hồi lại học thuyết kỳ vĩ của Tổ tiên. Những quan điểm trình bày ở trên, tôi đã rải rác đề cập ở những bài viết trước, khi phát biểu tôi không nhắc lại xuất sứ cũng như chứng minh. Đó là lý do khiến Vuivui không thống nhất, ngạc nhiên khi tôi khẳng định:

Nội dung trích dẫn

Tôi chưa bao giờ nói tôi đã hiểu thấu học thuyết ADNH và theo tôi khoảng 2000 năm nay không có ai hiểu thấu được học thuyết ADNH. Nó đã thất tuyền, chỉ còn sót lại một số mảnh vụn đã bị biến dạng theo năm tháng, bị trộn lẫn với nhiều đồ giả.

Như chúng ta đã thấy, những vấn đề gọi là thất truyền, lý thuyết manh mún, rờì rạc, thiếu tính thống nhất chỉ là những nhận định mang tính chất Cá nhân. Nếu dựa vào đó mà kết luận 2000 không có ai hiểu thấu sẽ trở thành Định kiến. Đó không mang tinh thần khoa học. Còn khi phát biểu rằng: Chỉ còn sót lại một số mảnh vụn đã bị biến dạng theo năm tháng, thì phải có chứng cứ cụ thể, phải biện luận, minh chứng nó đã bị biến dạng như thế nào, cái biến dạng đó đã dẫn đến những sai trái gì, …Đằng này, Tôi không thấy những luận cứ đó. Nếu cứ tình trạng kết luận định kiến như vậy, thì ngươì ta cũng có thể hiểu được rằng, chính vì không hiểu nổỉ lý thuyết ADNH, nên mới có những định kiến như thế.

Vì lý do đã trình bày ở trên, đối với tôi, những luận giải của người xưa vể học thuyết ADNH chỉ có tính tham khảo, không bao giờ tôi coi là những cơ sở để phân biệt đúng hay sai, kể cả Văn Vương, Chu Hy … hay thậm chí cả Lão Tử (huống chi Vuivui!). Sở dĩ tôi cho rằng khái niệm Đạo của chuyên mục chính là khái niệm Đạo mà Lão Tử nói tới là vì tôi thấy nó như thế chứ hoàn toàn không phải tôi lấy Lão Tử như tiêu chuẩn để diễn giải khái niệm này. Cố nhiên, trong quá trình nghiên cứu, tôi cũng tham khảo khái niệm Đạo của Lão Tử, Trang Tử, đọc Khổng Tử, Mạnh Tử, Chu Hy, … và cả Vuivui nữa khi bạn xuất bản quyển sách tâm huyết của mình về lý học Đông phương, nếu tôi mua được.

Tôi thì cho rằng, khả năng do chưa hiểu được ngươì xưa, nên chưa thể phân biệt được đúng sai, chân giả. Vì thế luôn gặp bế tắc trong việc tìm hiểu, học hiểu huyền học. Thế rôi, ngộ nhận rằng, mình đã hiểu và thấy ra cái Sai cuả ngươì xưa. Nên khi lập thuyết, không đứng trên vai ngươì Khổng lồ, mà lại xem ngươì Khổng lồ như là một sự So sánh đối với chính mình ( do chỉ để tham khảo thôi mà !). Trong trường hợp này, đương nhiên là chúng ta không có cùng ngôn ngữ rồi !.

Do đó, dù hiểu biết còn rất hạn chế về học thuyết ADNH, tôi cũng vẫn cứ phải bắt tay vào tự lực nghiên cứu, không thể trông mong nhiều vào những kiến giải của người xưa. Cũng có thể, sau rất nhiều nỗ lực về trí tuệ cũng như thời gian, một số vấn đề “lộ thiên”, không căn đế lắm của học thuyết ADNH cũng được họ (người xưa) kiến giải khá tốt, nhưng những vấn đề nguyên lý căn đế, tinh túy nhất thì họ sai hoàn toàn về bản chất, vì nếu không phải thế, học thuyết ADNH đã phát triển lên tầm rất cao sau hơn 2000 năm miệt mài nghiên cứu, chứ không đến nỗi dậm chân tại chỗ hàng ngàn năm như ta thấy ngày hôm nay, và lịch sử có lẽ đã diễn ra theo một hướng hoàn toàn khác. Nếu chỉ trông mong vào những kiến giải của họ, không có những đột phá căn bản, thì cùng lắm lại trở thành người kế tiếp trong đoàn người mù đáng thương dài dằng dặc đang lang thang vô định đã ngàn năm nay mà thôi, học thuyết kỳ vĩ của tổ tiên sẽ không bao giờ phục hồi lại được. Trong quá trình nghiên cứu nhận thức sẽ hoàn

thiện dần. Nếu để hiểu thấu rồi mới nói thì vạn năm nữa cũng không thể thành công. Giả sử tôi có thất bại, cũng đâu có gì đáng buồn! Nó sẽ là ví dụ để những người đồng chí hướng phục hồi văn hóa Việt rút ra bài học bổ ích.

Về mặt Cá nhân, xin cứ tùy tiện. Và cái sự không trông mong vào các kiến giảỉ cuả ngươì xưa, cũng là nhận định Cá nhân.

Nói như thế, nhưng không phải cứ tùy tiện phục hồi mà không có nguyên tắc. Trong giai đoạn trước mắt, với nhận định học thuyết ADNH là học thuyết thống nhất Vũ trụ và căn cứ vào khả năng thực tế, tôi tạm thời đưa ra mấy nguyên tắc sau:

Thứ nhất: Đối tượng nghiên cứu của học thuyết là tất cả mọi tồn tại trong Vũ trụ. Có như thế, học thuyết ADNH mới có thể là học thuyết thống nhất vũ trụ, có thể ứng dụng trong mọi lĩnh vực khác nhau.

Cái quan trọng là sự thể hiện. Và khi có thể hiện thì mới có thể trình bày và thảo luận.

Thứ hai: Phải logic và biện chứng, không có mâu thuẫn nội tại.

Vì cái này, mà Tôi đã đề ra từ đầu là CẦN PHẢI LÀM RÕ.

Thứ ba: Phải từng bước xác định rõ tất cả những khái niệm học thuyết ADNH được xử dụng. Chấm dứt sự mơ hồ, tùy tiện, máy móc tới mê tín trong nghiên cứu và ứng dụng học thuyết ADNH.

Cái này là nhận định mang tính chất Định kiến.

Thứ tư: Phải sâu chuỗi được trong một hệ thống nhất quán tất cả những “mảnh vỡ” của học thuyết ADNH còn sót lại. Trên cơ sở đó, từng bước hiệu chỉnh lại những sai lệch, nếu có, trong các môn ứng dụng của học thuyết ADNH hiện nay.

Cái này thì nó đã vốn có, ai đó chưa xâu chuỗi được, là vì lý do Cá nhân, chẳng hạn như chưa đủ khả năng, hay học chưa hiểu, hoặc là bị định kiến, … Nhiều lý do lắm, nhưng tổng hợp tất cả những lý do đó, cũng không thể là một minh chứng cho sự việc có Các nhận định Định kiến.

Thứ năm: Phải có khả năng suy ra được một cách logic, hợp lý tất cả các nguyên lý cơ bản của khoa học hiện đại (đặc biệt là vật lý). Làm được như thế, khoa học hiện đại chỉ còn là trường hợp riêng cụ thể của học thuyết ADNH.

Cái này thì phải làm đã, phải có thể hiện. Bởỉ nóí thì dễ, nhưng Đúng hay Sai mới là cái quyết định.

Thứ sáu: Từng bước nghiên cứu, ứng dụng, đóng góp những phát hiện mới trong những lĩnh vực có thể được, kể cả khoa học.

Cái này phải ở Thì tương lai.

Trong những nghiên cứu của mình, tôi sẽ cố gắng thực hiện theo đúng những nguyên tắc đó.

Vâng, là theo những nguyên tắc đó, nhưng chưa chắc đã Đúng. Ngươì ta chỉ hy vọng theo được và Đúng – quan trọng nhất là Đúng – khi phải tuân theo những nguyên tắc khác nưã. Chẳng hạn – vâng chẳng hạn thôi, chưa phải là tất cả - Lập một giả thuyết mới, thì việc đầu tiên là phải minh chứng được cái xuất phát điểm cuả Giả thuyết đó là có cơ sở, bằng việc như chứng minh được lý thuyết Cũ là bế tắc ở chỗ này, ở chỗ kia, và để Khắc phục bế tắc thì đề ra các Phương án khả dĩ, trong đó, chứng minh được rằng Giả thuyết đó là Khả dĩ nhất. Chứ không nóí bế tắc, hay thất truyền một cách chung chung được. Rôì từ một điểm đó, ngươì lập thuyết có thể khái quát hoá, mà sự khái quát đó cũng phải nắm vững bản chất, chứ không thể khái quát tuỳ tiện được. Chẳng hạn như cái sự khái quát vô lối từ hiện tượng Đấu tranh giai cấp sang đến sự Cần thiết phải Xoá bỏ giai cấp bằng cách tiêu diệt giai cấp đối kháng bơỉ Vũ lực. Sở dĩ có hiện tượng này xảy ra là bởỉ vì ngườì khái quát hoá đã không nắm vững các kiến thức về Nhân học (một môn học quan trọng bậc nhất cho những ai muốn làm Chính trị). Đã xem xét các đối tượng Nhân thể tương tự như các đối tượng Cơ học. Đồng thơì với sự thắng thế nhất định cuả nền khoa học cơ học, mà 1/3 nhân loại đã ngộ nhận về một lý thuyết. Và cuối cùng, Thảm hoạ đã xảy ra.

Xin nhắc lại ở đây, những điều tôi viết, chẳng phải là có cuộc cách mạng nào trong nghiên cứu học thuyết ADNH, như Vuivui nghĩ tôi đang tiến hành cả. Tôi không nghiên cứu học thuyết ADNH, vì nó đã thất truyền, còn đâu mà nghiên cứu.

Không cần phải Votruoc noí, mà chính nội dung lý thuyết cuả Votruoc đã nóí lên điều đó.

Tôi chỉ mới bắt tay vào cố gắng phục hồi học thuyết kỳ vĩ này của Tổ tiên thông qua những mảnh vỡ văn minh còn sót lại mà thôi. Hai cái này không hoàn toàn giống nhau.

Tôi không thấy như vậy khi Làm rõ những trình bày cuả Votruoc. Bơỉ Phục hồi là phải đảm bảo không làm biến dạng cái mà mình đang phục hôì, phải san bằng những ngăn cách cuả các „mảnh vỡ”. Đằng này, Tôi đã chỉ rõ ràng, những yêu cầu này không được thể hiện trong các trình bày cuả Votruoc.

Nhiều khi tôi tự nghĩ, công việc của mình giống như đang cố gắng phục hồi lại một cái bình cổ, quí giá của Tổ tiên, có tên ADNH qua một số mảnh vỡ còn sót lại, bị che mờ, biến dạng qua thời gian hàng ngàn năm, sắp xếp lộn xộn, ngược xuôi, thâm chí còn lẫn với những mảnh sành mảnh bát khác.

Muốn vậy, đầu tiên là Votruoc phảỉ „nhặt” các mảnh Sành (đồ đểu) ra cái đã, đó gọi là phân loại. dọn dẹp, trật tự hoá, … Nhưng điều này, Votruoc chưa làm.

Tuy vậy, học thuyết ADNH cũng không phải là tất cả. Thật là lạ lùng khi Vuivui cho rằng, cứ phải hiểu rất thấu đáo học thuyết ADNH thì những vĩ nhân của dân tộc mới có thể để lại những giá trị học thuật sâu sắc.

Cái này Đúng à nhen. Bởỉ vì chính Votruoc nóí rằng Lý thuyết ADNH là lý thuyết thống nhất mà. Thống nhất thì phải bao trùm. Nên nếu không hiểu một mảng nào đó, mà lại muốn Thống nhất chính mảng mà mình chưa hiểu vào cái Thống nhất cuả mình, thì làm thế nào được !. Nóí vui như thế này: Đem Sử ký Tư mã Thiên nóí chuyện với các nhà Vật lý, và thống nhất các trường tương tác cuả Vật lý với các quan hệ Vua – Tôi mà đã được Tư mã Thiên viết trong Sử ký.

Thiếu gì những công trình minh triết vượt thời gian mà chẳng liên quan gì đến học thuyết ADNH có ở trên đời này. Đâu phải chỉ có mỗi học thuyết ADNH mới minh triết.

Nêú vậy thì đâu còn tính Thống nhất Vũ trụ nưã. Như thế hoá ra Votruoc tự mâu thuẫn à !.

Khi hiểu sai một số luận điểm cơ bản của học thuyết ADNH không có nghĩa là cái gì hiểu cũng sai.

Cái này thì không đúng à nghen !!! Nó có tính tương đối đó. Chẳng hạn như một nhà Khoa học có thể chẳng hiểu gì các vấn đề về Luật pháp, hay nguyên tắc Kinh doanh. Nhưng chẳng ai bảo một nhà buôn khi không giảỉ được phương trình Dây rung thì sẽ không thể ký được một hợp đồng giao dịch có giá trị vài trăm ngàn USD. Nhưng một Lý thuyết gia bảo rằng Tôi muốn thống nhất hai lĩnh vực này với nhau. Nhưng hành động thực tế thì ký được hợp đồng, lại chẳng hiểu giảỉ cái phương trình Dây rung như thế nào, thì ngay bản thân Votruoc, liệu Votruoc có tin nôỉ cái lý thuyết thống nhất hai lĩnh vực đó cuả anh chàng kia không ?.

Tư duy kiểu này thì lạ thật! Có phải người ta không hiểu rõ Big Bang thì không thể chế ra máy tính điện tử đâu!

Vì thế, ngươì ta vẫn chế ra được máy tính điện tử mà không cần phải hiểu rõ BigBang, vì ngườì ta không muốn chế tạo ra cái Thống nhất BígBang với cái máy tính điện tử.

Vuivui viết:

Nội dung trích dẫn

Tôi đã diễn giải, và Votruoc cũng đã diễn giải. Hợp lý hay không, đúng hay sai đã rõ ràng rồi. Không lẽ Votruoc lại không thấy ?.

Thì đúng rồi!

Tôi đã viết ở bài trước:

Nội dung trích dẫn

Chưa chắc gì người đời sau đã diễn giải đúng với chủ trương của Lão Tử. Thì đây, chẳng cần dẫn chứng đâu xa, ngay trong chuyên mục này, cách đây 3 bài, Anh Thiên Sứ đã đưa trường hợp diễn giải Đạo đức kinh của một nhân vật được coi là uyên bác trong nền văn hóa Trung Quốc là Vương An Thạch, mà anh ấy đánh giá là sai lầm dù được bao thế hệ Nho gia tung hô. Trong một số tác phẩm của mình, anh Thiên Sứ đã phân tích cách hiểu Đạo của Chu Hy, một cây đại thụ lý học của Trung Hoa, là sai lầm cơ bản, làm cho hầu hết hậu sinh không hiểu đúng bản chất của Đạo. Điều đó lý giải sự dẫm chân tại chỗ của học thuyết ADNH qua hàng ngàn năm nay. Các nhân vật lừng danh còn thế, thì thử hỏi các dạng khác như thế nào đây. Cá nhân tôi chưa từng thấy một cách lý giải về Đạo nào của người xưa làm tôi thỏa mãn, dù cả ngàn năm nay người ta viết về nó.

Nhưng Không vì một Ví dụ mà nóí tới cả một nền văn hoá, và cũng không vì một ví dụ cuả ngườì này mà có thể quy nó thành một biểu hiện cuả lịch sử, trảỉ dài cả ngàn năm.

Và đây là một kết luận của anh Thiên Sứ trong tác phẩm “Tìm về cội nguồn Kinh dịch”:

Nội dung trích dẫn

Qua việc trình bày ở trên đã chứng tỏ rằng: Mặc dù đã hết sức cố gắng trên 2000 năm qua, các nhà lý học Hán Nho cũng không thể nào phục hồi được chỉ phần nào những luận điểm căn bản cùa thuyết Âm dương Ngũ hành.

Chúng ta thấy rõ điều này, bởỉ hiện nay có rất nhiều vấn đề thuộc Lý học đông phương còn đang tranh Cãi, nhưng điều này không thể suy diễn ra rằng ADNH cần phải Phục hồi và Không phục hôì được. Hơn nưã, đó mới chỉ là Hán Nho, Còn Việt Nho nữa chứ, còn bao nhiêu cái Nho khác nữa. Chưa nóí tới cái việc là Mình có thể quả quyết được hay không rằng Mình đã nắm hết được các tư tưởng cuả Hán Nho. (Tôi cho rằng, dù chưa chắc ADNH là cuả Tộc Hán, nhưng các tư tưởng mà họ có được từ đó, thì chưa chắc chúng ta đã có thể đánh giá được đúng tầm vóc. Và ngược lại các tư tưởng cuả Tộc Việt, Họ cũng chưa chắc đã nắm được đầy đủ - không phải ngẫu nhiên mà Cả ngàn năm Tộc Việt giữ nước được trước nạn xâm lăng cuả Tộc Hán).

Không phải thay vì lấy cổ nhân, tôi lại lấy anh Thiên Sứ ra làm tiêu chuẩn. Chỉ vì những phân tích của anh ấy về những vấn đề trên, theo tôi, cơ bản là đúng đắn, mạch lạc, có tính đột phá.

Vấn đề mang tính Cá nhân. Nên khi Votruoc muốn luận chứng sang lý thuyết cuả Mình, dù có lấy những luận điểm cuả anh TS, thì cũng phải làm đầy đủ các thủ tục cần thiết trên tinh thần và phương pháp luận khoa học.

Lấy những luận cứ, tôi cho là sai lầm căn bản của người xưa, để phản biện tôi, mà Vuivui lại ngạc nhiên khi tôi không thừa nhận, thì thật lạ lùng!

Bảo ngươì xưa Sai, rất có thể, nhưng phải chứng minh được họ đã Sai, và Sai như thế nào. Khi phải khắc phục thì khắc phục thế nào, như Tôi đã có dịp nóí ở trên !.

Đâu phải đến bây giờ tôi mới nói tới điều này, mà tôi đã nói từ trước: Nếu lấy tiêu chuẩn đúng sai là các lý giải của tiền nhân (những người tiếp thu chứ không phát minh học thuyết ADNH), kể cả Văn Vương, Chu Hy … thì tôi sai toét rồi mà.

Thế nhé !.

Chẳng cần Vuivui phải nhọc công phản bác. Tiếc rằng, quan điểm của họ chưa bao giờ là tiêu chuẩn phân biệt đúng sai của tôi trong nghiên cứu học thuyết ADNH.

Vâng, tiêu chuẩn Đúng – Sai cuả Votruoc mà, chỉ cuả Votruoc thôi. Thế nên Tôi mơí noí: Votruoc lập thuyết một mình. Xin cứ tự nhiên.

Còn lý giải của tôi về Vạn sự có sinh thì có diệt, nếu Vuivui có ý kiến khác thì cứ tự do phát biểu. Đây là diễn đàn học thuật mà. Đâu cần tôi muốn hay không muốn. Chỉ có điều đừng phản bác theo kiểu: “ … ông Chu Hy… bảo thế này hay thế kia …” vì đối với tôi, luận điểm của các vị ấy không có giá trị phản bác, cùng lắm là chỉ có giá trị tham khảo khi nghiên cứu. Nhiều khi ngay cả cái “giá trị tham khảo” ấy cũng chẳng được bao nhiêu mà có lúc lại là cái bẫy làm chệch hướng tư duy đúng đắn, cần cảnh giác.

Tôi đã giaỉ thích rôì còn gì. Nhưng Votruoc chưa hiểu, lại bảo Tôi phải Cập nhật bài cuả Votruoc, nên Tôi phải Cập nhật, và thấy nó Sai. Từ đó, mới noí rằng, nêú cần chỉ ra cái Sai, thì Tôi sẽ sẵn sàng. Vậy thôi. Và Tôi cũng đã biết các lý luận bảo vệ cuả Votruoc rồi, Tôi đang hỏỉ ý cuả Votruoc, đã phản biện Sai – Đúng trong vấn đề này đâu mà Votruoc đã phải vội cảnh giác Tôi, đừng lấy Cổ nhân ra lý luận với Votruoc !!! Hi hi, …Tôi sẽ không lấy đâu. Bây giờ Thì Tôi không dùng Cổ nhân nữa, cũng chẳng dùng kiến giảỉ cuả Cá nhân Tôi – đương nhiên, vì Cái tôi có cũng phải có cái Có cuả Cổ nhân mà – Tôi sẽ dùng đúng cái gọi là Khoa học và chính nội dung cuả Votruoc thôi. Đủ để chứng minh.

Thật lạ lùng khi Vuivui cho rằng lý giải đó của tôi không liên quan đến Đạo khi tôi đã nói rõ là theo kết quả nghiên cứu của chuyên mục “Cơ sở học thuyết ADNH” – Vô Trước, trong khi khái niệm cơ sở có tính tiên đề của nghiên cứu đó lại là khái niệm Đạo. Tôi thật không biết nói gì về kiểu tư duy như thế! Có thể ý Vuivui nói là không liên quan đến khái niệm Đạo của ông Chu Hy thì còn khả dĩ hiểu được!

Tôi có thể chỉ ra được mà.

Vuivui viết:

Nội dung trích dẫn

Vuivui viết:

Nội dung trích dẫn

Trong khi Đạo sinh một, Một sinh hai, ...thì có gì dị biệt, Votruoc đã trả lời rằng không có dị biệt. Vậy thì Vạn tượng ở đây là thế nào ?. Phải chăng Votruoc xếp Vạn tượng ngang với âm dương ?. Cái Một sẽ nằm ở đâu ?.

Tôi không viết là “không có dị biệt” mà viết là “không thấy có dị biệt” (hai cách nói này không giống nhau)

Không thấy có dị biệt, tức là trong con mắt của Votruoc không có dị biệt, nên Votruoc mới không thấy

Vuivui lại suy diễn thật kỳ lạ. Tôi đã nói rõ, những mệnh đề có thể suy diễn bất định như vậy không có giá trị đối với tôi trong trình bày luận cứ, cùng lắm là có giá trị tham khảo khi nghiên cứu. Cũng tương tự như anh Thiên Sứ (lại anh Thiên Sứ!) cho rằng, giải mã những bài đồng dao không có ý nghĩa là bằng chứng khoa học vì cho đến nay, chưa có một tiêu chí chung cho sự giải mã đó. Vì vậy, kết luận có hay không có dị biệt còn tùy thuộc vào người ta diễn giải nó như thế nào. Như thế, tôi nói không thấy có dị biệt là không muốn võ đoán một cách lý giải cụ thể nào đó. Đó là sự cẩn trọng, chặt chẽ trong nghiên cứu. Còn Đạo, Vạn tượng, âm dương là gì, tôi đã giải thích rõ trong chuyên mục chính là ba mặt Thể, Tướng, Dụng không thể tách rời cùa Vũ trụ chứ đâu có suy diễn tùy tiện như Vuivui viết.

Tôi có suy diễn đâu. Votruoc bảo không có dị biêt, thì Tôi nhắc lại đúng là Tôi noí Votruoc thấy không có dị biệt. vậy thôi. Và Tôi giaỉ nghĩa rằng Không có dị biệt là do Votruoc không thấy. Đúng không. Chứ còn có giá trị thế nào đối với lý luận cuả Votruoc thì Tôi đâu có đề cập đến.

Chúng ta chưa đi đến làm rõ các vấn đề khác ngoài Đạo, nên Tôi còn đang cố gắng hạn chế đó. Và ngay trong khuôn khổ Đạo thôi, đã thấy nhiều vấn đề rôì, chứ Tôi đâu đã cần gì phải với tới âm dương, rôì cái Vạn tượng cuả Votruoc nưã.

Muốn hiểu về Đạo cần phải cảm, cái này tôi đồng ý với Vuivui, nhưng khi trình bày nó thì lại phải logic (Chẳng ai lại viết, trong nghiên cứu của mình, là tôi cảm thấy Đạo là thế này hay thế kia cả). Đó chính là mâu thuẫn, và nếu kết hợp mâu thuẫn này với định lý bất toàn của nhà toán học người Áo Godel, mà Vuivui chủ quan cho rằng tôi không biết, thì rõ ràng là không thể trình bày Đạo bằng ngôn từ một cách chính xác được, dù ta có trình bày dài bao nhiêu đi nữa. Ngôn ngữ không thể mô tả chính xác được Đạo chứ không chỉ đơn giản là “không mô tả được hết” như Vuivui viết trong một bài viết trước đây khi phản biện tôi. Đó chính là nội dung câu “Đạo bất khả tư nghị”. Tuy “bất khả tư nghị” nhưng tôi vẫn “gượng” mô tả khá dài trong chuyên mục với mong muốn bạn đọc nương theo đó để nhận thức được khái niệm quá khó này, chứ đâu có “cấm khẩu” như Vuivui gán ghép.

Cái này thì ngay từ bài đầu tranh luận giữa hai chúng ta, Tôi đã chỉ ra sự cấm khẩu trong quan niệm Đạo cuả Votruoc rồi mà. Bây giờ Votruoc đính chính lại thì cũng Tôt chứ sao. Cũng là một vấn đề nữa đã được làm Rõ.

Chúng ta không chỉ không thống nhất với nhau ở khái niệm Đạo mà còn khác nhau rõ rệt hơn ở quan niệm âm, dương. Vuivui viết:

Nội dung trích dẫn

Điểm này thì cần phải làm cho rõ. Âm – Dương là Nhị nguyên, hay gọi là Lưỡng nghi. Vốn không phân biệt đâu là âm, đâu là dương. Nên nói Âm động, Dương tĩnh, hay Âm tĩnh, Dương động chỉ là tương đối. Có nghĩa là, trong quan niệm nhị nguyên, phát biểu như vậy là tương đương. Nhưng nếu đứng ở góc độ lấy cái âm động, dương tĩnh để phủ nhận cái âm tĩnh dương động thì không được.

Trước kia, tôi cũng đã từng coi những logic kiểu như thế này là uyên bác, thâm sâu và đã từng lâm vào bế tắc vì nó. Đến nay, tôi hiểu rằng, đó là một sai lầm rất cơ bản của người xưa, và trong chuyên mục, tôi dứt khoát xác định: dương tịnh, âm động, chứ không bao giờ có tình huống ngược lại. Chúng hoàn toàn phủ định nhau. Nhận thức của người xưa về vấn đề này là sai lầm rất cơ bản, đã được chứng minh bằng hậu quả của nó, chính là sự bế tắc hoàn toàn trong nghiên cứu phục hồi học thuyết ADNH dù họ có cố gắng tới đâu và bao lâu đi nữa.

Uả vậy à !?. Nhưng Tôi đã nóí dứt khoát là Votruoc Sai cơ mà, chứ đâu còn dừng lại ở quan điểm mỗi ngườì mỗi khác đâu. Bởỉ vì rằng, muốn chỉ ra cái Sai cuả Votruoc, chỉ cần đưa ra một Ví dụ về sự tồn tại cuả Dương động, Âm tĩnh, và sự tồn tại cuả Âm động, Dương tĩnh là lập tức chứng minh được anh TS đúng, còn Votruoc thì sai. Đơn giản thôi mà.

Như đây này: Nóí: Ngày thuộc Dương, Đêm thuộc âm. Ngày thì Sinh, Đêm thì Dưỡng. Ban ngày thờì Động, Ban đêm thờì Tĩnh. Đố ai dám nóí ngược lại đấy !!!

Như nói : Nơi Trần gian có ngườì Sống – là Dương thế. Nơi bãi tha ma chôn ngườì Chết, hay nóí tổng quát, ngươì ta nóí Ngươì đã Chết là về với : CÕI ÂM. Đúng không. Đó ai dám nóí Âm ở đây động, Dương ở đây Tĩnh đấy !.

Lại như thấy: Hạt nhân có điện tích Dương, nên nóí nó thuộc Dương, Điện tử quay xung quanh hạt nhân (Chạy như đèn cù – hi hi …) được nóí rằng thuộc Âm. Nên thấy một cách tương đối giữa Hạt nhân với Điện tử, thì Âm động, Dương tĩnh. Mặt trờì và Trái đất cũng vậy.

Thế đã đủ chưa ?.

Nên Votruoc viết:

Chỉ cần đính chính lại một điểm này, phần lớn những khó khăn trong khi nghiên cứu học thuyết ADNH của tôi lập tức được khai thông. Nó lý giải tại sao, chỉ trong một thời gian rất ngắn, tôi có thể hoàn thành xong chuyên mục “Cơ sở học thuyết ADNH” mà trước đó không lâu tôi chỉ “kính nhi viễn chi” thôi. Tôi không tin anh Thiên Sứ có quan điểm giống Vuivui viết ở trên về khái niệm âm, dương như Vuivui chắc thế. Đối với tôi, quan điểm âm động, dương tịnh là chỉnh lý quan trọng nhất của anh Thiên Sứ đối với cách hiểu học thuyết ADNH của người xưa mặc dù anh ấy còn nhiều đóng góp khác cũng rất giá trị. Nếu thấy cần, anh Thiên Sứ sẽ có ý kiến trên diễn đàn. Nhưng dù ý kiến của anh ấy có thế nào đi nữa, thì đối với tôi, âm động dương tịnh vẫn là quan điểm bất di bất dịch, không cần bàn cãi. Tôi đã nói rõ, chính anh Thiên Sứ là người đầu tiên mà tôi biết, đưa ra quan điểm này. Nếu anh ấy phủ định quan điểm đó thì rõ ràng, tôi sẽ vừa lấy làm tiếc, vừa hãnh diện là người đầu tiên. Logic này hết sức tự nhiên mà.

Rất là không đúng vậy.

Thật ra, còn rất nhiều những đoạn cần làm rõ với Vuivui, nhưng như thế mất nhiều thời gian, dài quá, nên tôi đành bỏ qua, không đề cập đến.

Không Cần phải làm nhiều đoạn đâu. Cứ tập trung vào một vấn đề có tính then chốt là có thể kết luận ra cho toàn bộ được rôì mà. Tỉ như vấn đề Âm động – Dương tĩnh ấy.

Thân ái.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ngày thuộc Dương, Đêm thuộc âm. Ngày thì Sinh, Đêm thì Dưỡng. Ban ngày thờì Động, Ban đêm thờì Tĩnh. Đố ai dám nóí ngược lại đấy !!!

Thiên Long chào anh Vuivui, cái vấn đề này thì có thể thấy thế này:

Họ Nội là Dương, họ ngoại là Âm, cái này thì đố ai bảo sai được. Còn Dương Động, Âm Tĩnh; Ngày Động, Đêm Tĩnh thì có triển vọng sai.

Dương là Liền đối với Âm là Đứt.

Dương là Đặc đối với Âm là Rỗng.

Dương là Trong đối với Âm là Ngoài.

Dương là Cứng đối với Âm là Mềm.

Dương là Trụ vững đối với Âm là Di động.

Dương là Nóng đối với Âm là Lạnh.

Dương là Sáng đối với Âm là Tối.

Dương là Ngày đối với Âm là Đêm.

Vài lời phân tích đại cương, đọc giả có thể góp ý (cho gái về nhà chồng).

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Vui vui thân mến.

Theo quan điểm của tôi thì Dương Tịnh và Âm Động. Tức là trái ngược với cổ thư chữ Hán cho rằng: Âm Tịnh, Dương động.

Bởi vậy: Ngày là Dương thì tịnh, Đêm là Âm thì động. Sinh hoạt của muôn loài trên thế giới này, ban ngày thì sôi nổi, ban đêm thì tĩnh lặng, chính vì nguyên lý: Trong không gian Dương Tịnh thì mọi sinh vật Âm Động và ngược lại.

Nguyên lý Dương tịnh Âm đông giải quyết được khởi nguyên vũ trụ vì: Dương trước Âm sau. Nếu Dương động thì khởi nguyên vũ trụ không giải quyết được.

Vài lời chia sẻ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thienlong viết:

Còn Dương Động, Âm Tĩnh; Ngày Động, Đêm Tĩnh thì có triển vọng sai.

Thì anh Thiên Sứ viết:

Sinh hoạt của muôn loài trên thế giới này, ban ngày thì sôi nổi, ban đêm thì tĩnh lặng.

Đã trả lời cho Thiên long rồi.

Thưa anh Thiên Sứ.

Anh viết: chính vì nguyên lý: Trong không gian Dương

Phải chăng ý anh muốn nói đến Không gian ?. Vì Không gian thấy Tĩnh ?.

Và vì thế nên Không gian Dương thấy Tĩnh ?.

Còn cả câu: Trong không gian Dương Tịnh thì mọi sinh vật Âm Động và ngược lại.

Thì Tôi không hiểu rõ ý của anh !. Phải chăng ý anh muốn nói : Không gian là dương - thấy Tĩnh, Mọi sinh vật sống trong Không gian là âm, thấy Động. Nên mới nói là Âm động còn Dương Tĩnh ?.

Nếu Ý anh cho như vậy, thì có nghĩa là anh cho rằng Dương tĩnh và Âm động, mệnh đề này nhất quán phủ định Dương động Âm tĩnh ?.

Và đúng như vậy, thì Tôi phải xin lỗi Votruoc về cái việc Tôi đã cho rằng Votruoc hiểu Sai ý của Anh.

Đồng thời, Chúng ta, tức là cả Anh, Votruoc và Tôi cũng nên trao đổi ký về vấn đề này.

Thân ái.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thiên Long chào anh Vuivui, cái vấn đề này thì có thể thấy thế này:

Họ Nội là Dương, họ ngoại là Âm, cái này thì đố ai bảo sai được. Còn Dương Động, Âm Tĩnh; Ngày Động, Đêm Tĩnh thì có triển vọng sai.

Dương là Liền đối với Âm là Đứt.

Dương là Đặc đối với Âm là Rỗng.

Dương là Trong đối với Âm là Ngoài.

Dương là Cứng đối với Âm là Mềm.

Dương là Trụ vững đối với Âm là Di động.

Dương là Nóng đối với Âm là Lạnh.

Dương là Sáng đối với Âm là Tối.

Dương là Ngày đối với Âm là Đêm.

Vài lời phân tích đại cương, đọc giả có thể góp ý (cho gái về nhà chồng).

-Thiên Long tư duy về Âm dương Động tĩnh thì nó như thế này:

Lấy Ngày và Đêm làm ví dụ, với Âm là Động, Dương là Tĩnh, tức là Ngày Sáng là Tĩnh, Đêm Tối là Động. Hướng tâm mặt trời là Dương, là Sáng, là Trong, là Tĩnh;

Ly tâm mặt trời là Âm, là Tối, là Ngoài, là Động.

Dương Tĩnh là từ sáng đến chiều;

Âm Động là từ chiều đến sáng.

Tới sáng là thuần Động, tới chiều là thuần Tĩnh.

Từ sáng đến chiều là sự Thuần Động đến Thuần Tĩnh đây là sự vận hành trong Dương Cực, cái Động tiêu dần cái Tĩnh tăng dần là nguyên lý Âm tiêu Dương trưởng.

Từ chiều đến sáng là sự Thuần Tĩnh cho đến Thuần Động, đây là sự vận hành trong Âm Cực, cái Tĩnh tiêu dần, cái Động tăng dần là nguyên lý Dương tiêu Âm trưởng.

Cho nên, nói rằng Ngày Động, thì nghĩa là: "sự hoạt động trong ban ngày là do Âm khí hoạt động theo chiều hướng tiêu dần trong Dương Cực, ứng với sự Động giảm dần, sự Tĩnh tăng dần". Còn nói rằng Đêm Tĩnh, thì tức là: "sự hoạt động của ban đêm là do Dương khí hoạt động theo chiều hướng tiêu dần trong Âm Cực, ứng với sự Tĩnh giảm dần, sự Động tăng dần".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thiên long viết:

Thiên Long tư duy về Âm dương Động tĩnh thì nó như thế này:

Tức là Thienlong tư duy, chứ không phải là Thấy !.

Như viết:

Lấy Ngày và Đêm làm ví dụ, với Âm là Động, Dương là Tĩnh, tức là Ngày Sáng là Tĩnh, Đêm Tối là Động. Hướng tâm mặt trời là Dương, là Sáng, là Trong, là Tĩnh;

Với âm là đông - tự cho là như thế, mà chẳng chứng minh. Và đương nhiên lại phải cho rằng Dương là Tĩnh. Để rồi nói Ngày sáng - đương nhiên vì Thấy, nhưng lại bảo là Tĩnh, thì tại sao sáng là Tĩnh, khi mà vạn vật sinh hoạt sôi nổi lại là Tư duy chăng ?. Hướng vào mặt trời là Sáng - đương nhiên, bởi vì Thấy mà. Nhưng còn đứng ở đâu mà bảo là hướng tâm mặt trời là Dương ?. Thì không xét. như nói: Rơi xuống là âm - nhwu Giáng vậy, còn bay lên là Dương, như Thăng vậy !. Thì lại chẳng ngó tới, chắc là tại tư duy ?. Rồi thì lại nói là Trong. Đã trong thì không đục. Người ta nói, dương khí nhẹ trong, thăng lên. Nay Thiên long Giáng xuống mặt trời, lại bảo là Trong. Thế rồi lại Phán - bởi Tư duy - là Tĩnh ?.

Cứ phán thối, chẳng lấy Lý, cũng chẳng có Cứ, chẳng cần Chứng.

Nếu có nhu cầu viết, thì cứ tự nhiên. Nhưng ở chỗ khác thì hay hơn.

Rồi lại viết:

Ly tâm mặt trời là Âm, là Tối, là Ngoài, là Động.

Dương Tĩnh là từ sáng đến chiều;

Âm Động là từ chiều đến sáng.

Tới sáng là thuần Động, tới chiều là thuần Tĩnh.

Thì đó là Phán, chứ đâu có Lý.

Sau đó biện lý:

Cho nên, nói rằng Ngày Động,

Theo kiểu:

"sự hoạt động trong ban ngày là do Âm khí hoạt động theo chiều hướng tiêu dần trong Dương Cực ứng với sự Động giảm dần, sự Tĩnh tăng dần

Trong khi lại biết rằng tại Tý thì nhất dương sinh, đến Ngọ thì cực thịnh. tại Mùi thì nhất âm sinh đến Tý thì cực thịnh là thấy cái sự tiêu trưởng âm dương đối xứng qua Tý - Ngọ. Chẳng thể dùng nó làm cơ sở để suy luận Ngày động theo cái kiểu ấy.

Sao lại có cái lý luận kiểu buồn cười vậy.

Thôi nhé. Đừng viết nữa, kẻo cái hành lang này lại trở thành nơi trình bày cái Vô Lý.

Thân ái.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cái này mới Kỳ cục, khi Thiên long viết:

Dương là Trong đối với Âm là Ngoài.

Thiên long bị sao thế. Thích ngồi lên đầu Cổ nhân à ?.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cái này mới Kỳ cục, khi Thiên long viết:

Dương là Trong đối với Âm là Ngoài.

Thiên long bị sao thế. Thích ngồi lên đầu Cổ nhân à ?.

Trong là bên trong, Trong là Nội, Nội là Dương.

Ngoài là bên ngoài, Ngoài là Ngoại, Ngoại là Âm.

Bên trong là Dương, tức là vật tròn đặc.

Bên ngoài là Âm, tức là cấu trúc của nó là một vòng tròn.

Nội thành là Bên trong thành. Ngoại thành là bên ngoài thành.

Lại lấy đường quĩ đạo trái đất làm biên làm thành, nên từ đường quỹ đạo ấy hướng tâm mặt trời là Dương là Nội thành, bên trong đường quỹ đạo là Dương, bên ngoài đường quỹ đạo là Âm, là Ngoại thành.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thiên long viết:

Thiên Long tư duy về Âm dương Động tĩnh thì nó như thế này:

Tức là Thienlong tư duy, chứ không phải là Thấy !.

Như viết:

Lấy Ngày và Đêm làm ví dụ, với Âm là Động, Dương là Tĩnh, tức là Ngày Sáng là Tĩnh, Đêm Tối là Động. Hướng tâm mặt trời là Dương, là Sáng, là Trong, là Tĩnh;

Với âm là đông - tự cho là như thế, mà chẳng chứng minh. Và đương nhiên lại phải cho rằng Dương là Tĩnh. Để rồi nói Ngày sáng - đương nhiên vì Thấy, nhưng lại bảo là Tĩnh, thì tại sao sáng là Tĩnh, khi mà vạn vật sinh hoạt sôi nổi lại là Tư duy chăng ?. Hướng vào mặt trời là Sáng - đương nhiên, bởi vì Thấy mà. Nhưng còn đứng ở đâu mà bảo là hướng tâm mặt trời là Dương ?. Thì không xét. như nói: Rơi xuống là âm - nhwu Giáng vậy, còn bay lên là Dương, như Thăng vậy !. Thì lại chẳng ngó tới, chắc là tại tư duy ?. Rồi thì lại nói là Trong. Đã trong thì không đục. Người ta nói, dương khí nhẹ trong, thăng lên. Nay Thiên long Giáng xuống mặt trời, lại bảo là Trong. Thế rồi lại Phán - bởi Tư duy - là Tĩnh ?.

Cứ phán thối, chẳng lấy Lý, cũng chẳng có Cứ, chẳng cần Chứng.

Nếu có nhu cầu viết, thì cứ tự nhiên. Nhưng ở chỗ khác thì hay hơn.

Rồi lại viết:

Ly tâm mặt trời là Âm, là Tối, là Ngoài, là Động.

Dương Tĩnh là từ sáng đến chiều;

Âm Động là từ chiều đến sáng.

Tới sáng là thuần Động, tới chiều là thuần Tĩnh.

Thì đó là Phán, chứ đâu có Lý.

Sau đó biện lý:

Cho nên, nói rằng Ngày Động,

Theo kiểu:

"sự hoạt động trong ban ngày là do Âm khí hoạt động theo chiều hướng tiêu dần trong Dương Cực ứng với sự Động giảm dần, sự Tĩnh tăng dần

Trong khi lại biết rằng tại Tý thì nhất dương sinh, đến Ngọ thì cực thịnh. tại Mùi thì nhất âm sinh đến Tý thì cực thịnh là thấy cái sự tiêu trưởng âm dương đối xứng qua Tý - Ngọ. Chẳng thể dùng nó làm cơ sở để suy luận Ngày động theo cái kiểu ấy.

Sao lại có cái lý luận kiểu buồn cười vậy.

Thôi nhé. Đừng viết nữa, kẻo cái hành lang này lại trở thành nơi trình bày cái Vô Lý.

Thân ái.

Hic.

Các đền toàn thờ các Tượng vật Đông Tây, Kim Mộc. Nhưng trong sách vở thì cớ ngộ nhận coi trọng Thủy Hoả. Thành ra theo sách vở mà Tôn Thủy Hoả, Ti Kim Mộc vậy là coi trọng trẻ con hơn người lớn, ấy là "loạn luân" chăng ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong là bên trong, Trong là Nội, Nội là Dương.

Ngoài là bên ngoài, Ngoài là Ngoại, Ngoại là Âm.

Bên trong là Dương, tức là vật tròn đặc.

Bên ngoài là Âm, tức là cấu trúc của nó là một vòng tròn.

Nội thành là Bên trong thành. Ngoại thành là bên ngoài thành.

Lại lấy đường quĩ đạo trái đất làm biên làm thành, nên từ đường quỹ đạo ấy hướng tâm mặt trời là Dương là Nội thành, bên trong đường quỹ đạo là Dương, bên ngoài đường quỹ đạo là Âm, là Ngoại thành.

Hy vọng đây không phải là Việt Lý học. Bởi Đông Y mà dựa trên các kiến thức này, chắc Tuệ Tĩnh và Hải Thượng lãn Ông không dám đầu thai, hay hóa kiếp để trở lại nhân gian !.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Vuivui thân mến.

Theo tôi suy nghiệm:

Khái niêm Âm Dương là một khái niệm thể hiện tính đối đãi, phân biệt, dùng để chỉ các trạng thái có phân biệt đối đãi từ khởi nguyên vũ trụ cho đến ngày nay. Khái niêm âm dương còn ứng dụng trong muốn vật từ hạt vật chất nhỏ nhất cho đến bao trùm cả những thiên hà khổng lồ.

Bởi vậy, khi quán xét một sự việc, sự kiện trong khái niệm AD thì - cũng như phương pháp khoa học - chúng ta phải cô lập hiện tượng đó - chúng ta đang bàn về "ngày - đêm trên trái đất". Nhất quán với quan niệm cho rằng Dương tịnh - Âm Động và Ngày là Dương quang chiếu sáng thuộc Dương nên tịnh và Đêm ngược lại thuộc Âm nên Động. Hầu hết muôn vật trên trái đất thuộc Âm - động trong Dương tịnh vào ban ngày là lý trong Dương có Âm. Ngược lại thì Âm động nên đa số sinh vật tĩnh.

Cổ thư viết: "Dương trước Âm sau - Âm thuận tùng Dương". Nhưng cổ thư chữ Hán cũng viết: "Dượng động - Âm tịnh". Nhưng nếu xét từ khởi nguyên vũ trụ. Nếu Âm tịnh thì Dương không thể có trước được. Trong hai vế thì Thiên Sứ tôi xác định chỉ một vế đúng và khi đổi lại Dương tịnh - Âm động thì thuyết Âm dương ngũ hành nhất quán và ứng dụng hoàn chỉnh khi lý giải các vấn đề liên quan.

Vài lời tường sở ngộ.

Rất cảm ơn anh quan tâm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Vuivui thân mến.

Tôi xin nói rõ hơn điểm này:

Thiên Sứ viết:

Cổ thư viết: "Dương trước Âm sau - Âm thuận tùng Dương". Nhưng cổ thư chữ Hán cũng viết: "Dượng động - Âm tịnh". Nhưng nếu xét từ khởi nguyên vũ trụ. Nếu Âm tịnh thì Dương không thể có trước được. Trong hai vế thì Thiên Sứ tôi xác định chỉ một vế đúng và khi đổi lại Dương tịnh - Âm động thì thuyết Âm dương ngũ hành nhất quán và ứng dụng hoàn chỉnh khi lý giải các vấn đề liên quan.

Tôi xin được diễn giải rõ hơn là:

Dương có trước - trong trạng thái khởi nguyên vũ trụ - mà Động theo cổ thư chữ Hán - thì - Dương động so với cái gì tĩnh để gọi là Dương động? Nếu có một cái tĩnh để so sánh với nó - thì bản thân nó - trạng thái Dương - và cái tĩnh đối đãi với nó, tự nó đã phân Âm Dương thì sao gọi là Dương? Bởi vậy! Khái niệm Dượng Động - Âm tịnh chỉ là một cách hiểu sai của đám triết gia đời Đường Tống - Trung Hoa - giải thích sai câu trong hệ từ: "Thái Cực sinh lưỡng nghi" mà thôi.

Vài lời tường sở ngộ.

Cảm ơn sự quan tâm của anh.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Thiên Sứ thân mến !.

Xin phép Anh, Tôi sẽ đứng trong vai trò phản biện và diễn dịch. Ở vai trò này, hy vọng chúng ta có teher làm sáng tỏ được vấn đề chính yếu và các vấn đề liên quan. Bởi không chỉ Phản biện - chỉ với vai trò này, xem ra có vẻ như là "đối chưởng" vậy - mà còn Diễn dịch thì sẽ là Trao đổi và cùng nhau giải quyết một số vấn đề được xem như là Bế tắc.

Thưa anh Thiên Sứ.

Anh viết:

Khái niêm Âm Dương là một khái niệm thể hiện tính đối đãi, phân biệt, dùng để chỉ các trạng thái có phân biệt đối đãi từ khởi nguyên vũ trụ cho đến ngày nay. Khái niêm âm dương còn ứng dụng trong muốn vật từ hạt vật chất nhỏ nhất cho đến bao trùm cả những thiên hà khổng lồ.

Tôi thống nhất với Anh, và chắc không chỉ có anh và tôi đồng nhất với cách nhìn nhận này, mà có thể đó cũng là cách nhìn nhận, hay nói rõ ra là quan điểm của chung các nhà Lý học đông phương, có bề dày.

Nhưng trong cách ngôn, nếu Tôi phát biểu, thì có thể nói như sau:

Âm - Dương là phạm trù mang tính Nhị nguyên, có nội dung đối lập và thống nhất.

Chỉ vậy thôi, anh ạ.

Với cách phát biểu như vậy. Đó là nội dung mang tính triết học. Nó cho phép chúng ta suy nghĩ không chỉ về tính khởi nguyên của Vũ trụ, không chỉ trong phạm vi Vật chất (theo quan niệm vật chất phân biệt với tinh thần, hay nói cách khác, vật chất phi triết học) mà còn có thể suy nghĩ về nó trong thế giới Tâm linh. Như thế, Nó sẽ mang tính phổ quát nhất. Và cũng bởi là Nhị nguyên, nên Đó là "hai vai" hay hai bên đồng đẳng. Có như vậy, chúng ta mới có thể tiến xa hơn nữa trong quan niệm âm dương xác định. Xin lưu ý là âm dương xác định, hay âm dương phân biệt nó khác với âm dương nhị nguyên, mà người xưa hay gọi là Lưỡng nghi. Tính đối lập và thống nhất sẽ tự nhiên cho chúng ta thiết lập được Tứ tượng.

Cho dù phát biểu thế nào đi nữa, thì hai cách, như anh đã trình bày và như tôi đã viết trên, đều là tương đương. Chỉ có khác nhau ở chỗ là sự chỉ dẫn tư duy mà thôi.

Anh viết:

Bởi vậy, khi quán xét một sự việc, sự kiện trong khái niệm AD thì - cũng như phương pháp khoa học - chúng ta phải cô lập hiện tượng đó - chúng ta đang bàn về "ngày - đêm trên trái đất".

Tức là khi xét một đối tượng, anh sẽ Cô lập đối tượng đó. Thì đương nhiên nếu nói về phương pháp, Tôi không có ý kiến. Bởi mỗi phương pháp, đều có chỗ diệu dụng. Và đây cũng là phương pháp phổ biến. Và anh viết tiếp chúng ta bàn về ngày và đêm. Nếu Tôi hiểu không nhầm ý anh, có nghĩa là anh đã tách Ngày và Đêm thành một vấn đề riêng biệt, cô lập đối với các cặp âm dương khác ?.

Đến đây thì Tôi có ý kiến:

Trước hế, chúng ta "nhìn" ngày và đêm dưới dạng cụ thể nào cái đã ?. Chẳng hạn như nhìn nó như là một Khái niệm, hay là một đối tượng Vật chất vận động (vật chất theo nghĩa tổng quát nhất, vật chất của triết học) ?.

Khi nhìn Ngày và Đêm như một đối tượng vật chất, lẽ đương nhiên đó là một đối tượng có vận động, có chuyển hóa. Và như thế, Âm - Dương sẽ trở thành tính chất đối lập và thống nhất, như vốn có của Vật chất. Tôi tin là anh nhìn ngày và đêm ở nghĩa này !.

Theo nghĩa này, đương nhiên phải có một Vũ trụ của nó, hay cho nó, để nó có thể vận động được ở trong đó. Có nghĩa là phải có Không - Thời gian cho cái Cặp này, để theo dõi được sự vận hành của nó. Chính sự chuyển biến từ ngày tới đêm, và ngược lại đã nêu bật tính thời gian cho nó. Và Không gian cũng tự nhiên được thể hiện bởi vì chúng ta đang ơ trong Không gian và Quan sát được sự vận hành của nó. Tức là, lẽ tự nhiên, nói tới ngày và đêm, thì cũng phải hiểu rằng sự vận động của nó có tính Không - Thời gian. Và như vậy, thì Phát biểu: Dương tịnh - Âm Động như anh viết là quan niệm cho rằng chứ không phải là một mệnh đề tất yếu. Và như thế, đương nhiên phải chứng minh, hoặc bằng Lý luận, hoặc phải có căn cứ trên cơ sở quan sát thực tiến.

Nếu bằng Lý luận, thì phải có những Nguyên lý, hay Cơ sở tổng quát hơn nữa. Nhưng như đã thấy, đó là một Phạm trù Nhị nguyên. Đó là Gốc rồi, còn có gì cao hơn nó nữa !. Bởi là Nhị nguyên, thì Dương tinh Âm động hay Dương động Âm tĩnh đều như nhau !!!. Và Ngày Đêm một cặp đối lập - thống nhất này là một đối tượng trực tiếp - không qua trung gian - của Nhị nguyên âm dương, hay nói theo lý học đông phương, thì nó đã là Lưỡng nghi. Vì thế, có thể nói rằng, Lý luận để chứng minh, sẽ là Vô nghĩa. Và không làm được.

Do tính có Không - Thời gian, nên có Quan sát, tính Quan sát được là tất yếu. Từ đó, đi đến khẳng định Cặp Ngày Dương - Đêm Âm phải được quan sát. Lấy từ Quan sát để đi đến Ngày Động hay Đêm Động ?. Rồi từ đó mới biết được là Đối với Ngày và Đêm, Dương Tĩnh hay Động. Nói thì Dài, nhưng thực ra, Cổ nhân xưa đều làm như vậy để có những kiến giải trong lý học phương đông. tức là phải phân biệt được, đối tượng nào có thể Lý, Đối tượng nào có thể Quan, đối tượng nào phải Cảm.

Đối với Ngày và Đêm, đương nhiên là phải Quan và Cảm. Quan trước rôi mới có Cảm.

Việc cho ngày là Dương, đêm Âm là lẽ đương nhiên. Và bằng vào Quan sát lâu dài, rồi Cảm, sau đó là đúc kết, đúng như Anh đã viết:

Sinh hoạt của muôn loài trên thế giới này, ban ngày thì sôi nổi, ban đêm thì tĩnh lặng.

Thì đó chính là kết luận Dương - Động, Âm - Tĩnh vậy !.

(Tôi bận, xin tiếp tục sau)

cám ơn sự quan tâm của Anh.

Thân ái.

Share this post


Link to post
Share on other sites

...Tôi sẽ đứng trong vai trò phản biện và diễn dịch. Ở vai trò này, hy vọng chúng ta có teher làm sáng tỏ được vấn đề chính yếu và các vấn đề liên quan. Bởi không chỉ Phản biện - chỉ với vai trò này, xem ra có vẻ như là "đối chưởng" vậy - mà còn Diễn dịch thì sẽ là Trao đổi và cùng nhau giải quyết một số vấn đề được xem như là Bế tắc.

Âm - Dương là phạm trù mang tính Nhị nguyên, có nội dung đối lập và thống nhất.

Chỉ vậy thôi,

Thưa các học giả và các anh chị, Thiên Long trích dẫn ý kiến của anh Vuivui và bàn luận trong đoạn được trích dẫn.

Nhị Nguyên là gì ?

Nhị Nguyên là đối với Nhất Nguyên.

Nhất Nguyên là các đối tượng Âm và Dương có vai trò nhất định góp chung vào trong một sự vận động thống nhất. Các đối tượng Âm và Dương vận động trên một quy luật thống nhất sinh tồn, và chúng hỗ trợ nhau sinh tồn chứ không hủy diệt nhau.

Ngược lại Nhất Nguyên là quan điểm Nhị Nguyên. Nhị Nguyên là các đối tượng Âm và Dương vận động và hủy diệt lẫn nhau, tương đương với sự đối lập về môi trường, môi trường Dương lập thành một Nguyên, môi trường Âm lập thành một Nguyên, hai Nguyên đối lập nhau và hủy diệt nhau và từ đó cho ra nét nghĩa Nhị Nguyên.

Như vậy nghĩa là, với quan niệm Nhât Nguyên thì Âm và Dương thống nhất trong một môi trường và hỗ trợ nhau để duy trì sự tồn tại chung, với quan niệm Nhị Nguyên thì Âm và Dương hủy diệt nhau do không thống nhất chung một môi trường.

Ví dụ:

Hai cha Con. Cha ngồi trên, Con ngồi dưới mà ở đó trên và dưới thống nhất với nhau cho nên Cha và Con tuy đối lập nhau nhưng có luân lý, ấy là ví dụ cho sự Nhất Nguyên. Đồng thời trong sự Nhất Nguyên đó, cho ra một khái niệm phi luân lý, đó là Con ngồi cùng mâm với Cha, đây là một sự mâu thuẫn mang tính chất hủy diệt nhau trong sự Nhất Nguyên. Trong khái niệm Nhất Nguyên, xác định được luân lý và phi luân lý.

Với quan niệm Nhị Nguyên thì dễ dàng kết luận Cha và Con hủy diệt lẫn nhau, không thống nhất với nhau.

Qua phân tích và ví dụ trên, Thiên Long có ý nghĩ rằng, nói : "Âm - Dương là phạm trù mang tính Nhị nguyên, có nội dung đối lập và thống nhất", như vậy là chưa sử dụng chính xác từ Nhị Nguyên hoặc là quan niệm sai, tức cho rằng Âm và Dương diệt nhau. Kết luận thì trong câu nói trên, hai từ Nhị Nguyên và Thống Nhất, không thống nhất trong câu nói, do nét nghĩa của hai từ này hủy diệt nhau, ví như không thể đội trời chung.

Share this post


Link to post
Share on other sites

...Tôi có ý kiến:

Trước hết, chúng ta "nhìn" ngày và đêm dưới dạng cụ thể nào cái đã ?. Chẳng hạn như nhìn nó như là một Khái niệm, hay là một đối tượng Vật chất vận động (vật chất theo nghĩa tổng quát nhất, vật chất của triết học) ?.

Khi nhìn Ngày và Đêm như một đối tượng vật chất, lẽ đương nhiên đó là một đối tượng có vận động, có chuyển hóa. Và như thế, Âm - Dương sẽ trở thành tính chất đối lập và thống nhất, như vốn có của Vật chất. Tôi tin là anh nhìn ngày và đêm ở nghĩa này !.

...

Đối với Ngày và Đêm, đương nhiên là phải Quan và Cảm. Quan trước rôi mới có Cảm.

Việc cho ngày là Dương, đêm Âm là lẽ đương nhiên. Và bằng vào Quan sát lâu dài, rồi Cảm, sau đó là đúc kết, đúng như Anh đã viết:

Sinh hoạt của muôn loài trên thế giới này, ban ngày thì sôi nổi, ban đêm thì tĩnh lặng.

Thì đó chính là kết luận Dương - Động, Âm - Tĩnh vậy !.

...

Thưa các học giả và các anh chị, Thiên Long cũng có ý kiến về vấn đề Ngày và Đêm.

Hiện tại, có thể thấy rằng, có hai quan điểm khác nhau về sự xác định Ngày và Đêm, thống nhất hình tượng Không Thời Gian của chu kỳ Ngày Đêm là một đường tròn, mà trong đó có trục Ngày và Đêm:

-Trường hợp phổ biến trên sách vở lý học, thì thấy có trục Tý Ngọ, và người ta cho rằng đây là trục danh giới giữa Ngày và Đêm. Nhưng có thể giả thuyết, đó là một cách hiểu nhầm về trục Tý Ngọ, tức là Trục Tý Ngọ là trục Trung Điểm của Ngày và Trung Điểm của Đêm, nhưng lại bị hiểu là Trục Danh Giới giữa Ngày đối với Đêm.

-Trường hợp thực tế, từ sáng đến chiều là Ban Ngày, từ chiều đến sáng là Ban Đêm. Trong trường hợp này, Trục Ngày Đêm là trục Mão Dậu, hết giờ Mão là hết Ban Đêm-sang đến Ban Ngày, hết giờ Dậu là hết Ban Ngày-sang đến Ban Đêm. Trường hợp này không mâu thuẫn với Trục Tí Ngọ là trục nối Trung Điểm của Ngày với Trung Điểm của Đêm.

Trong hai trường hợp trên, thì trường hợp thứ nhất có nhiều điểm mâu thuẫn với hiện tượng thực tế, đồng thời cũng mẫu thuẫn với sự phân cực của Tứ tượng và của Bát quái Tiên thiên.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thienlongbatbo à.

Nghe lời Tôi khuyên đi. Đừng viết nữa. Nếu không biết thì có thể hỏi. Chứ đã không biết, không hiểu mà cứ viết như thế thì chỉ có hại thôi.

Mà quả thật, dù ai có muốn trả lời cho Thienlongbatbo đi nữa, thì cũng không biết phải bắt đầu từ đâu để TLBB có thể hiểu được. Vì nó giống như tình trạng: Một anh chàng nói về các phép tính vi - tích phân, nhưng lại không làm được ngay cả phép tính cộng - trừ. Hoặc dễ hình dung, nó giống như mọt anh Nông dân đang diễn thuyết về Kinh tế Thị trường nhưng có đuối là Định hướng Xã hội chủ nghĩa vậy !!.

Tôi đang trao đổi với anh Thiên Sứ và Votruoc. TLBB hiểu ý Tôi chứ !.

Lưu ý mọi người một chút:

Bài vừa rồi Tôi viết là trao đổi với anh Thiên Sứ. Với mỗi đối tượng, Tôi đưa ra những lập luận và kiến thức khác nhau cho phù hợp. Anh Thiên Sứ là người có học vấn thâm sâu. Vì vậy, Bài viết đối với anh Thiên Sứ thì bình thường, nhưng với người khác có thể sẽ khó hiểu. Nếu có thắc mắc, mà không được trả lời, xin cũng đừng phiền lòng.

Thân ái.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thienlongbatbo à.

Nghe lời Tôi khuyên đi. Đừng viết nữa. Nếu không biết thì có thể hỏi. Chứ đã không biết, không hiểu mà cứ viết như thế thì chỉ có hại thôi.

Mà quả thật, dù ai có muốn trả lời cho Thienlongbatbo đi nữa, thì cũng không biết phải bắt đầu từ đâu để TLBB có thể hiểu được. Vì nó giống như tình trạng: Một anh chàng nói về các phép tính vi - tích phân, nhưng lại không làm được ngay cả phép tính cộng - trừ. Hoặc dễ hình dung, nó giống như mọt anh Nông dân đang diễn thuyết về Kinh tế Thị trường nhưng có đuối là Định hướng Xã hội chủ nghĩa vậy !!.

Tôi đang trao đổi với anh Thiên Sứ và Votruoc. TLBB hiểu ý Tôi chứ !.

Lưu ý mọi người một chút:

Bài vừa rồi Tôi viết là trao đổi với anh Thiên Sứ. Với mỗi đối tượng, Tôi đưa ra những lập luận và kiến thức khác nhau cho phù hợp. Anh Thiên Sứ là người có học vấn thâm sâu. Vì vậy, Bài viết đối với anh Thiên Sứ thì bình thường, nhưng với người khác có thể sẽ khó hiểu. Nếu có thắc mắc, mà không được trả lời, xin cũng đừng phiền lòng.

Thân ái.

Anh Vui vui, Thiên Long y theo nội dung chung trên chủ để để góp ý-phát biểu, mà trong đó trích dẫn ý kiến phát biểu của anh. Trích dẫn ý kiến của anh tức là anh bình đẳng đối với các đọc giả khác chứ không coi anh là đối tượng chính để đối thoại.

Logic có qui nạp và diễn giải, sau đó là phán quyết cách sử dụng phương pháp ấy. Thiên Long cũng đã phán quyết theo ý kiến và kiến thức riêng về cách sử dụng từ của anh, nhưng Thiên Long đâu có nói riêng với anh, và coi anh là một trong những đọc giả đã xem. Như vậy thôi, xem thấy thì Thiên Long có cảm tỉnh với anh Vo Truoc hơn là đối với anh, sở dĩ như vậy là do thiện ý phần nào mà anh Vo Truoc đã biểu lộ trong các bài viết. Trong cái thế đi phản biện các phát kiến, nhiều Nhà Học Giả cũng rơi vào tâm trạng nóng giận, khinh khi, đây là vấn đề của riêng họ; vấn đề chính là trong khi phản biện họ phải có cái hoặc của Cổ Nhân hoặc của Riêng Họ, trong trường hợp anh đi phản biện các phát kiến, nghiêng về kiến thức Phổ thông để đối thoại với phát kiến cá nhân thì ít nhất anh cũng phải hệ thống được cái kiến thức Phổ thông ấy rõ ràng, vậy thôi, còn anh tôn trọng hay không đối với ai đó là cảm thức của riêng anh.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính gửi các anh Vui Vui, Thiên Sứ,Vô Trước,Bát Bộ Thiên Long những cao thủ hàng đầu của diễn đàn.

Tôi thấy các anh đang thảo luận vấn đề âm động dương tĩnh hay ngược lại rất vui, nên mạo muội tham gia tý chút.

Trước hết theo tôi nếu chúng ta cứ lấy minh triết để giải quyết minh triết,thì chúng ta mãi cứ chạy trong vòng tròn luẩn quẩn và kết quả là lý học đông phương kỳ bí vẫn cứ mãi kỳ bí.

Khoa học hiện đại có thể có nhiều bộ môn có thể là cái gốc của lý học đông phương, chúng ta vận dụng tý sem sao.

Khoa học hiện đại với định luật 1 của Niutơn : Một vật chỉ đứng yên hay chuyển động đều khi các lực tác dụng cân bằng.

Và như vậy thì ở trạng thái tĩnh thì chẳng có sự biến đổi nào cả và mọi dự đoán sai hết. Theo tôi âm dương đều động cả,có khác chăng chỉ là phương và chiều chuyển động hoặc hệ quy chiếu nguợc nhau mà thôi.

Thân gửi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Định vào viết tiếp trao đổi với anh Thiên Sứ. Nhưng đọc thấy mấy Bài của Thienlongbatbo, thấy mất hứng. Chẳng lẽ thôi, rời khỏi chủ đề này ?. Đành có mấy lời nhắn với TLBB:

@TLBB.

Trước là Tôi đã giữ Ý cho TLBB biết mà thôi đi. Sau là có lời khuyên một cách trực tiếp và nhã nhặn. Tiếp nữa là có lời khuyên trực tiếp như vậy, mà TLBB không hiểu Ý sao ?. Sao cứ "lao" vào như con thiêu thân vậy ?.

Chẳng lẽ bây giờ Tôi phải viết trả lời bằng cách phân tích những kiến thức ấu trĩ đến mức buồn cười của TLBB nữa hay sao ?. Làm như thế, e mất hòa khí, đồng thời sẽ khiến TLBB cảm thấy mất mặt. Tôi chẳng đành lòng.

Hy vọng TLBB hiểu ý Tôi. Bởi nếu sau khí đã phân tích, thì thực lòng cũng chẳng còn muốn trao đổi kiến thức ở đây nữa. Chán quá đi.

Hy vọng những lời nói bất đắc dĩ này không khiến TLBB phật lòng.

Thân ái.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Định vào viết tiếp trao đổi với anh Thiên Sứ. Nhưng đọc thấy mấy Bài của Thienlongbatbo, thấy mất hứng. Chẳng lẽ thôi, rời khỏi chủ đề này ?. Đành có mấy lời nhắn với TLBB:

@TLBB.

Trước là Tôi đã giữ Ý cho TLBB biết mà thôi đi. Sau là có lời khuyên một cách trực tiếp và nhã nhặn. Tiếp nữa là có lời khuyên trực tiếp như vậy, mà TLBB không hiểu Ý sao ?. Sao cứ "lao" vào như con thiêu thân vậy ?.

Chẳng lẽ bây giờ Tôi phải viết trả lời bằng cách phân tích những kiến thức ấu trĩ đến mức buồn cười của TLBB nữa hay sao ?. Làm như thế, e mất hòa khí, đồng thời sẽ khiến TLBB cảm thấy mất mặt. Tôi chẳng đành lòng.

Hy vọng TLBB hiểu ý Tôi. Bởi nếu sau khí đã phân tích, thì thực lòng cũng chẳng còn muốn trao đổi kiến thức ở đây nữa. Chán quá đi.

Hy vọng những lời nói bất đắc dĩ này không khiến TLBB phật lòng.

Thân ái.

Có bằng cấp là do kết quả của học lực, nhưng bằng cấp không làm cho con người ta hễ nói ra là đúng hết cả, cho dù là có sử dụng phương pháp luận phổ thông. Ngày cả phương pháp luận cũng còn bị quản xét bởi một phương pháp nhận định sau đó, sở dĩ như vậy cũng có lý do, ấy chính là trong khi hướng ý thức bảo vệ quan điểm thì đã là chủ quan. Cho nên phải có một phương pháp chuyên cho một thẩm phán, phán quyết kết quả của công trình.

Anh Vui vui thiên về ứng dụng lý học cho nên các kiến thức cơ bản của anh chỉ là học thuộc và dùng nó để ứng dụng thực tế. Trong trường hợp của anh ví như anh nông dân bàn đến chính trị, đó chính là hình ảnh sử dụng kiến thức học thuộc để bảo vệ cái được nhớ ấy, chứ chẳng phải tự anh truy tầm xem cái được nhớ ấy có đúng hay là không.

Như vậy tức là, cái lý học trên sách vở hiên nay, thiếu một chương trình thẩm phán giống như thẩm phán các kết quả của một luận án. Cho nên, trong các cấp Tiến Sỹ lý học đông phương, không ai được học phương pháp đánh giá chính cái đã được học. Và trong luận án Tiến Sỹ triết học, thường thấy họ xưng là Chúng Tôi, một người làm luận án cho sự tốt nghiệp của mình mà không xưng là Tôi lại lấy một từ Chúng Tôi thay vào đó. Thế thì làm gì có cái ý tưởng (dám) quán xét lại chính cái đã được dạy, đó là hiện tượng có thể gọi là mặt tiêu cực của chương trình đào tạo cấp tiến sỹ triết học,hay gọi là mặt khiếm khuyết của riêng ngàng lý học.

Chuyên môn về Lý học nhưng lại thiếu một cấp học nghiên cứu đánh giá bản thân nó thì nó vốn không thể tự hoàn thiện. Những người đánh giá về lý học, có bằng tiến sỹ, nhưng là, không phải chuyên ngành đã được đào tạo, điều này cho thấy ngành lý học cấp cao có một điểm yếu so với các ngành Logic của phương tây được đào tạo ở phương đông.

Tình hình thực tế nó như vậy, thì ngay cả các vị có cấp Tiến Sỹ Triết học cũng không đủ các yếu tổ để khẳng định tính chân lý của ngành học thì các vị ngoài ngành tự học theo sách vở lý học cho dù có kinh nghiệm ứng dụng thực tế cũng không đủ tư cách để khẳng định tính chân lý của hệ thống nguyên lý cơ bản.

Ngành Lý học Đông phương chỉ có đủ tư cách phổ biến kiến thức khi bản thân nó có một cấp nghiên cứu tính chân lý của ngành học, cụ thể là tính chân lý của các nguyên lý cơ bản nhất.

Ví dụ thực tế, có thể lấy ngay ý tưởng của các ngành Logic phương tây, áp dụng vào mổ sẻ nguyên lý của Lý học Đông phương, và phải chính người Đông phương thực hiện cho đến phải là chính các vị chuyên ngành thực hiện thì rất có triển vọng ngành này sẽ có một bước lịch sử và tự làm nên lịch sử của ngành học, nhưng đó lại là lịch sử đau thương chứ không phải lịch sử vinh quang. Nếu vậy, ngành lý học ắt sẽ phát quang ánh sáng khoa học do tính minh bạch rõ ràng.

Cho nên, hiện tại các vị trong và ngoài ngành lý học, không ai đủ khách quan để bảo đảm tính chính xác của chuyên ngành này. Và anh Vui vui cũng nằm trong số các vị đó, anh không thể lấy học vị của anh để bảo vệ tính khoa học của cái mà anh không có bằng cấp, nhưng anh lại có thể dùng kiến thức tương ứng với bằng cấp của anh để tự soi lại cái kiến thức mà anh không có bằng cấp ấy.

Nói tiếp thì cũng vô cùng. Nhưng nói đủ đến vậy, là để thấy rằng, anh không đủ khách quan và không đủ khả năng như lời anh nói đối với ý kiến mà Thiên Long đã đối thoại với anh. Như vậy, mọi suy lý lo giữ ý tứ của anh đối với Thiên Long là thừa, anh không cần giữ phép nếu không trí tuệ.

Ngược lại, Thiên Long có thể trực tâm phán xét những ý kiến của anh một cách rất khoát và kiên quyết. Anh nên biết như vậy, và chính anh cũng đã thấy răng Thiên Long phán xét ngay thẳng đến mức nào. Và Thiên Long kinh nghiệm được trường hợp của anh là bị nhiễu sóng khi đứng trên tư cách Logic diễn giải để phản biện, tức là anh dùng Logic để phản biện mà cái sự thể hiện ứng dụng nó không được nét, trường hợp của anh, kiến giải bị phán quyết là cần thiết. Tâm ngay thẳng là Đạo Tràng, là Đàn Tràng, là Mandala.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh vuivui, nếu anh không phiền lòng thì tôi xin được tham luận một ít thôi, chủ đề đề cập nhiều vấn đề, nhưng nổi nên vẫn là 2 cặp phạm trù ban đầu cần làm rõ là: Âm - Dương, Động - Tĩnh

Mối quan hệ giang buộc của các yếu tố trên, nếu không chỉ xét độc lập chỉ 2 căp phạm trù, thì có thể diễn dịch như sau

A/ Dương trước-Âm sau

Dương động -Âm tịnh (hay)

Dương tịnh - Âm động

B/Âm trước -Dương sau

Âm động- Dương tịnh (hay)

Âm tịnh- Dương động

C/ Động trước- Tịnh sau

Động dương- Tịnh âm (hay)

Động âm- Tịnh dương

D/ Tịnh trước - Động sau

Tịnh dương- Động âm (hay)

Tịnh âm - Động dương

Diễn giải ra thành 12 trường hợp, lược bỏ 4 trường hợp trùng lặp, ta còn 8 trường hợp, và đó chính là sự phân chia của thái cực

Nếu Vấn đề là Thái cực thì Lưỡng nghi là 2 cặp Phạm trù, từ 2 cặp Phạm trù này phân ra Tứ tượng là Âm,Dương,Động,Tĩnh, diễn giải tiếp sẽ thành 8 cặp Phạm trù hệ quả như phân tích ở trên, và chính là tương đương như Bát quái

Tám trường hợp riêng này đều không sai, nó tùy thuộc vào trường ứng dụng cụ thể

( nếu quý vị vui lòng tôi xin diễn giải tiếp) Cám ơn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vuivui thân mến!

Tôi xin trao đổi tiếp.

Vuivui viết:

Đây là một Câu chuyn, cao hơn là một gi thuyết chưa được chng minh. Mt kết lun mang tính Cá nhân.

Như chúng ta đã thy, nhng vn đề gi là tht truyn, lý thuyết manh mún, rì rc, thiếu tính thng nht ch là nhng nhn định mang tính cht Cá nhân. Nếu da vào đó mà kết lun 2000 không có ai hiểu thu s tr thành Định kiến. Đó không mang tinh thn khoa hc. Còn khi phát biu rng: Ch còn sót li mt s mnh vn đã b biến dng theo năm tháng, thì phi có chng c c th, phi bin lun, minh chng nó đã b biến dng như thế nào, cái biến dạng đó đã dn đến nhng sai trái gì, …Đằng này, Tôi không thy nhng lun c đó. Nếu c tình trng kết lun định kiến như vậy, thì ngươì ta cũng có th hiu được rng, chính vì không hiu nổỉ lý thuyết ADNH, nên mi có nhng định kiến như thế.

Những vấn nạn: Việt sử, sai lầm căn bản trong lý giải của người xưa về học thuyết ADNH, sự thất truyền những nguyên lý căn đế học thuyết ADNH mà tôi viết không phải là những nhận định cá nhân mà là những nghiên cứu khá công phu, được chứng minh qua các tác phẩm (có cái đã xuất bản, có cái chưa) và các tiểu luận của nhiều tác giả, mà có lẽ hệ thống nhất là của anh Thiên Sứ, ngay trên diễn đàn này và nhiều nơi khác. Tôi chỉ viết lại các kết luận được họ rút ra, còn luận cứ của họ thì rất phong phú và dài hơi, không lẽ Vuivui bắt tôi phải copy tất cả đưa lên diễn đàn. Vuivui phải đọc các công trình ấy thì mới hiểu được rằng tôi phát biểu có cơ sở, hoàn toàn không vì cảm tính. Tôi cũng chẳng vui vẻ gì khi nhận ra lịch sử bi thương của dân tộc. Vuivui viết thế chẳng qua lâu nay, có lẽ, không cập nhật thông tin đó thôi. Tôi cũng xin nói rõ, đó không phải là các nghiên cứu của tôi, nên Vuivui cho rằng tôi phát biểu theo chủ quan cá nhân lại càng không đúng. Còn nói về người khổng lồ ư? Những tác giả các công trình đó chính là người khổng lồ mà tôi hân hạnh được đứng trên vai. Chứ không phải mấy ông Chu Hy hay Văn Vương … như Vuivui nghĩ đâu.

Tôi cũng biết, cho đến thời điểm này, sự công nhận rộng rãi những nghiên cứu đó trong xã hội còn chưa nhiều. Nhưng không phải vì thế thì có thể phủ nhận những luận điểm đó. Chắc Vuivui biết câu: “ Anh hùng đoán giữa trần ai mới già” chứ. Chẳng chóng thì chầy, thời điểm đó cũng phải đến, vì đó là chân lý.

Tôi cũng thừa nhận, có thời kỳ học thuyết ADNH là bí truyền mà không phải thất truyền. Đó là thời gian đầu lãnh thổ của người Việt mới bị người Hán chiếm đóng. Các trí thức Việt bất hợp tác với kẻ xâm lược nên trở về ở ẩn và truyền lại kiến giải ADNH cho những người thân cận có thể tin tưởng được, không muốn những tri kiến đó lọt vào tay người Hán. Hình thức bí truyền ra đời. Nhưng sau một thời gian quá lâu, những biến động lịch sử và xã hội đã biến cái bí truyền ấy thực sự thành thất truyền hơn 2000 năm nay rồi. Nếu là hơn 2000 năm trước, tôi có lẽ đã đồng ý với Vuivui về sự bí truyền đó. Đến nay, đã là thế kỷ 21, học thuyết ADNH thực sự đã bị thất truyền. Những mù mờ, mâu thuẫn trong cách hiểu những khái niệm, đồ hình cơ bản nhất của học thuyết ADNH, mà các nghiên cứu của các tác giả tôi kể trên chỉ ra, đã chứng minh rõ ràng điều đó.

Tôi nhắc lại, chúng ta đang thảo luận về nghiên cứu của tôi thì đương nhiên không thể lấy những luận điểm mà tôi không công nhận, cho là sai lầm căn bản để làm cơ sở xem xét và phán quyết. Trong trường hợp cụ thể này, chỉ có cách chỉ ra mâu thuẫn nội tại trong logic của tôi hoặc mâu thuẫn của các kết luận trong chuyên mục với thực tế khách quan, mới có thể là luận cứ phản biện mà thôi. Điều đó thì Vuivui không thể làm được. Chứ nếu lấy cái logic của người xưa hay của Vuivui để nhận định như vừa qua thì chỉ tổ mất thời gian của nhau mà chẳng thống nhất được cái gì.

Mấy cái ví dụ xét âm, dương, động, tĩnh đơn giản đó mà Vuivui quá tự tin cho rằng có thể chỉ ra mâu thuẫn của tôi thì thật … đáng ngạc nhiên! Ngược lại, nó càng chứng minh tính đúng đắn của chuyên mục. Sao Vuivui có thể chủ quan đến thế nhỉ? Thật bất ngờ khi chính cái ví dụ đó lại chỉ ra tính thiếu hệ thống, tùy tiện suy diễn của cách hiểu ADNH của người xưa hàng ngàn năm nay do bị thất truyền. Bằng chứng là các thành viên đang tranh luận về ví dụ đó trên hành lang này có thống nhất được với nhau đâu, dù vấn đề hết sức đơn giản, phổ biến mà qua bao nhiêu trao đổi mà vẫn ngày càng xa nhau hơn. Đơn giản như thế thì cần gì phải bí truyền và cũng chẳng thể bí truyền được. Thất truyền là từ dùng chính xác nhất.

Tôi xin nói thật, nếu không có tiêu chuẩn thống nhất thì mọi người không bao giờ thuyết phục được nhau dù với những vấn đề giản đơn. Đối với những vấn đề tinh tế, phức tạp hơn, không cần phải nói, cũng biết loạn xạ thế nào. Đó là vì những nguyên lý căn đế đã bị thất truyền nên không còn tiêu chuẩn chung, khiến người đời sau cứ tùy tiện suy diễn mà không thể cùng nhau thống nhất. Ai cũng tự cho cái lý của mình đúng, rằng mình sở ngộ được Đạo còn người khác thì hiểu biết nông cạn và sai lầm, thì vạn năm nữa mà học thuyết ADNH vẫn dẫm chân tại chỗ cũng còn là may.

Vì thế, tôi mới phải nghiên cứu viết chuyên mục này để khắc phục những vấn nạn trên. Trong chuyên mục của tôi, những vấn đề đó thực rõ ràng và nhất quán. Muốn biết bất kỳ đối tượng nào là dương hay âm, tịnh hay động thì phải tường minh âm, dương, tịnh, động là gì. Tất cả đã được xác định rõ ràng trong chuyên mục, chỉ cần áp dụng là thấy ngay cái gì là âm, cái gì là dương, cái gì tịnh, cái gì động và tại sao như thế, chẳng cần tranh luận dài dòng. Tất nhiên, để được như vậy phải công nhận những luận điểm của chuyên mục. Chứ cứ lấy cái định nghĩa âm dương mà Vuivui đưa ra ở bài trên, mà theo Vuivui, có lẽ đó là cách hiểu của người xưa, thì các thành viên lại cứ tiếp tục tranh cãi vài ba ngàn năm nữa mà chưa chắc biết được kết quả ra sao.

Vuivui thân mến!

Trong trao đổi với nhau về học thuật mà có những kết luận chủ quan một phía, trong khi phía kia phản đối, mà cứ mặc nhiên khẳng định như đinh đóng cột thì thật khó lâu dài. Tỷ như những câu:

Và theo ni dung Đạo cu Votruoc, Tôi đã ch ra mâu thun ni ti.

Tôi đã giaỉ thích rôì còn gì. Nhưng Votruoc chưa hiểu, lại bảo Tôi phải Cập nhật bài cuả Votruoc, nên Tôi phải Cập nhật, và thấy nó Sai. Từ đó, mới noí rằng, nêú cần chỉ ra cái Sai, thì Tôi sẽ sẵn sàng

Và Tôi gia nghĩa rng Không có d bit là do Votruoc không thy. Đúng không.

Uả vy à !?. Nhưng Tôi đã nóí dt khoát là Votruoc Sai cơ mà, chứ đâu còn dng li quan đim mi ngườì mi khác đâu. Bởỉ vì rng, mun ch ra cái Sai cu Votruoc, ch cn đưa ra một Ví d v s tn ti cu Dương động, Âm tĩnh, và sự tn ti cu Âm động, Dương tĩnh là lp tc chng minh được anh TS đúng, còn Votruoc thì sai. Đơn giản thôi mà.

....

Trong khi tôi thấy Vuivui chẳng chỉ ra được tý mâu thuẫn nội tại nào trong chuyên mục, mà chỉ là mâu thuẫn với cách hiểu của Vuivui và người xưa thôi. Tôi đã nói rõ tôi không thừa nhận những cách hiểu đó là đúng với học thuyết ADNH khi chưa bị thất truyền, bởi vì nó đầy mâu thuẫn như nhiều tác giả (tôi đã đề cập ở trên) đã chỉ ra. Nếu đã thấy mâu thuẫn nội tại trong chuyên mục thì chúng ta còn trao đổi nữa làm gì, kết luận đi thôi. Sở dĩ tôi phải giải thích nhiều chỉ vì có thiện ý, mong Vuivui hiểu đúng ý của tôi trình bày trong chuyên mục mà thôi. Chứ còn, nếu Vuivui đã kết luận rồi thì lý do của sự trao đổi làm sao còn nữa.

Thân ái!

Share this post


Link to post
Share on other sites