Thiên Sứ

Hành lang cơ sở thuyết Âm Dương Ngũ hành - Vô Trước.

156 bài viết trong chủ đề này

Nói về cái "Có" - "Không", tronng Đạo Đức Kinh có câu:

Vô danh thiên hạ chi thủy.

Hữu danh vạn vật chi mẫu.

Tôi nhớ không thật chính xác câu trên. Nhưng đại ý như vậy. Sau này Vương An Thạch - Triết gia và là Tế Tướng đời Tống - thêm dấu phẩy "," vào thành:

Vô - Danh thiên hạ chi thủy.

Hữu - Danh vạn vật chi mẫu.

Cách hiểu của Vương An Thạch được giới học thuật đời sau ca ngợi cho đến bây giờ - khiến sau này người ta hiểu lầm rằng:

Không là tên gọi của sự khởi nguyên vũ trụ.

Có là tên goi của một sự hiện hữu tạo ra vạn vật.

Bởi vậy rất nhiều nhà nghiên cứu đã mắc nhiên thừa nhận - cái "không " khởi nguyên của vũ trụ - mà chẳng suy ngẫm gì và dẫn tới một loạt những sai lầm về sau.

Thực ra Vương An Thạch đã hiểu sai Đạo Đức Kinh của Lão Tử. Đây là một bằng chứng nữa chứng tỏ rằng: Đạo Đức Kinh không thuộc về văn minh Hoa Hạ. Bởi vì, nền văn minh này đã phải dịch chính từ tiếng Tàu ra ...tiếng Tàu những trước tác mà họ ngộ nhận là của họ. Nếu Đạo Đức Kinh - và tất cả những giá trị khác của học thuật cổ Đông phương - thuộc về văn minh Hoa Hạ thì người Hoa Hạ mặc nhiên phải hiểu được ông cha họ nói gì . Vì những giá trị tư tưởng - Tư duy trừu tượng - phải bắt đầu từ những nhận thức trực quan sinh động có phát triển và kế thừa,

Vài lời lạm bàn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Vuivui thân mến!

Hoàn toàn thống nhất với anh về phương pháp trao đổi. Qua đó, tôi cảm nhận được và đánh giá cao tính xây dựng và kinh nghiệm, hiểu biết của anh.

Như anh viết:

Vậy thì cần phải hiểu ý rằng: Đạo là cái Có. Nhưng tiếp cái Có là cái gì ?. Nếu không phải là vật chất ?. Và nếu là vật chất thì đó là vật chất được hiểu thế nào ?.

Tôi quan niệm rằng, tiếp cái Có ấy là tất cả. nhưng không hẳn là cái gì. Điều ấy cũng bao hàm ý cái Có ấy có tính vật chất theo cách hiểu thông thường hay của khoa học hoặc theo bất cứ cách quan niệm nào khác. Nhưng đồng thời cũng bao hàm mọi cái khác, có thể không phải là vật chất, hay mọi thứ kể cả những cái mà cho đến nay ta cũng không có tý khái niệm nào về chúng (nhưng chúng vẫn tồn tại). Tóm lại là mọi cái có thể tồn tại.

Vì thế, tôi không nói cụ thể cái Có ấy có tính vật chất để tránh hiểu nhầm rằng chỉ có vật chất hay hầu hết là vật chất..

Vậy tại sao tất cả mọi thứ đều có ấy lại có thể cùng có trong Đạo, (y như một nồi lẩu thập cẩm vĩ đại) mà Đạo lại đồng nhất, không phân biệt. Đó là vì chúng chỉ có, hay chỉ tồn tại dưới dạnh mầm mống chưa phát lộ mà thôi. Khi nào Âm, Dương xuất hiện thì tùy theo Âm, Dương đó chúng mới hiển lộ thành thực tế như thế nào hay vẫn chỉ dưới dạng mầm mống.

Đó cũng chỉ là một cách diễn đạt trong nhiều cách. Hoặc tôi có thể diễn đạt là Đạo là cái hột giống vĩ đại có thể nảy mầm và phát triển thành bất cứ cái gì tùy vào tình trạng âm dương, mà âm dương cũng từ Đạo mà ra.

Do Đạo bao trùm như vậy nên mô tả nó có vô vàn cách diễn đạt. Để phục vụ cho mục tiêu của mình, tôi chọn lấy 4 đặc tính như đã mô tả ở bài trước (thực chất chỉ có 3 thôi, đặc tính thứ 2 là hệ quả của thứ nhất). Những hệ quả tiếp theo, muốn khảo sát ta phải đưa ra được những định nghĩa cụ thể cho từng vấn đề mới có thể có kết luận khả dĩ chặt chẽ được (ví dụ như năng lượng, vật chất, khởi nguyên, vũ trụ, …)

Tóm lại, chúng ta đã thống nhất Đạo là Có, nó tồn tại, thường hằng, bản thể của vạn vật, vạn sự (Vạn tượng). Một vài mô tả hạn chế của ngôn ngữ cho ta một định hướng. Chúng ta nên tiếp tục khảo sát vấn đề và khái niệm Đạo sẽ ngày càng sáng tỏ hơn trong quá trình khảo sát đó. Chẳng nên mất nhiều thời gian vào vấn đề này.

Bây giờ ta trao đổi tiếp về những quan điểm trong bài.

Tôi không nói cứng nhắc rằng Lão Tử nói về Đạo chỉ khai thác phần nhân sinh quan, không nói về vũ trụ quan. Rõ ràng trong cách viết tôi dùng những từ mang tính tương đối:

Lão Tử diễn đạt về Đạo để bàn về nhân sinh quan là chính, cón tôi nhằm tới thế giới quan, vũ trụ quan là chính, do đó, tôi chỉ bàn đến những khía cạnh phục vụ cho những khai triển tiếp theo về Vũ trụ quan mà thôi

Cả Lão Tử, Trang Tử, Phật Tổ … đều bàn về Vũ trụ quan, nhưng mục tiêu nhắm tới là nhân sinh quan chứ không phải Vũ trụ quan, chính, phụ khác nhau. Do đó, cách diễn đạt, khai thác, nhấm mạnh chỗ này, sơ lược chỗ kia rõ ràng không giống nhau. Nhưng nhân sinh quan cũng lấy Vũ trụ quan làm cơ sở nên các vị đương nhiên phải bàn tới Vũ trụ quan. Sở dĩ tôi bàn về Đạo cũng do nhận thức Vũ trụ quan qua cách diễn đạt của các vị.

Do đó, cách nhìn của tôi không phiến diện trong trường hợp này mà là có phân biệt một cách thực tế.

Vuivui viết:

Nhưng nếu nói Đạo phải là cái có trước, trước tất cả những cái có khởi nguyên thì có lẽ là đi quá đà chăng ?. Bởi chỉ cần cụ thể một chút, là sẽ gặp ngay khó khăn. Cho nên nói vô thuỷ vô chung là vốn có không có khởi nguyên không có kết thúc mà lại „sinh” ra vũ trụ, thì đương nhiên nó là cái khởi nguyên của vũ trụ rồi còn có cái khởi nguyên nào nữa ?.

Tôi cho rằng, nếu đã coi Đạo vô thủy vô chung, chưa cần dùng đặc tính nó là bản thể của vạn vật thì cũng đủ thấy nó phải là cái có trước, trước tất cả những cái có khởi nguyên. Huống chi nó lại là bản thể của vạn vật.

Vấn đề ở đây là định nhĩa về cái dùng để so sánh với Đạo, ví dụ như Vũ trụ. Cái Vũ trụ mà Đạo sinh ra là cái Vũ trụ được định nghĩa như là vật chất chúng ta vẫn thấy, có vận động tương tác âm dương, có các hành tinh, thiên hà, các hạt cơ bản, … thì Đạo là cái khởi nguyên của Vũ trụ. Còn nếu coi Vũ trụ như mọi thứ tồn tại thì bản thể của nó là Đạo rồi, đâu có khởi nguyên nào nữa.

Về “Bất khả Tư nghị” thì tôi đồng ý với Vuivui là do bản chất vượt ra ngoài nhị nguyên của Đạo mà ra. Nhưng tôi cho rằng không phải như Vuivui viết:

khiến cho ngôn ngữ, có trình bày mãi cũng không hết, không đi đến cùng được, chứ không phải là do nó không tải được Đạo.

Nói như thế có nghĩa là ngôn ngữ vẫn có thể diễn tả đúng được Đạo (tải Đạo), chỉ có điều không tải hết được thôi. Tôi thì cho rằng, ngôn ngữ không thể diễn tả đúng được Đạo, cái nó tải chỉ cái gần đúng với Đạo mà thôi. Kinh nghiệm bản thân tôi cho thấy, khi nói về Đạo, càng nói càng thấy có cái gì đấy chưa thật là như thế, chưa đúng như ý mình muốn nói, nói ít sai ít, nói nhiều sai nhiều, càng nói, càng sai … Thật là bất lực!

Tôi lưu ý rằng, nghiên cứu sự vật cần quán xét đồng thời cả 3 mặt Thể, Tướng, Dụng chứ không chỉ một mặt Thể là Đạo.

Sở dĩ tôi không bàn sâu về Đạo trong phần viết về Đạo mà dùng câu “bất khả tư nghị” để dừng ở đấy là vì đó là khái niệm sơ cấp ban đầu của bài viết, chưa đủ những dữ liệu thứ cấp để minh họa, hơn nữa dễ lan man đi ra ngoài chủ đề tiếp theo. Tôi dự kiến khi đã khảo sát tương đối sâu về học thuyết ADNH, đặc biệt khi bàn đến vật chất, vật lý sẽ quay lại vấn đề này, như vậy dễ dàng hơn. Đây mới chỉ là đề cương, có nghĩa là bộ xương, như tên gọi tôi đã xác định ngay từ đầu chuyên mục. Muốn thêm thắt thịt da cho hoàn chỉnh còn cần rất nhiều tâm sức. Từ từ tôi sẽ hoàn thiện dần. Kế hoạch của tôi là khoảng 10 năm. Có lẽ vì thế nhiều cái chưa rốt ráo nên anh Vuivui không thỏa mãn chăng.

Thân mến

Share this post


Link to post
Share on other sites

Votruoc thân mến.

Đang định vào viết tiếp bài dở dang hôm qua, nhưng thấy bài phản hồi. Sau khi đọc nhận thấy „gió đã đổi chiều”. Vấn đề đã rõ ràng, thì cái phần tiếp theo chỉ có giá trị tham khảo. Suy đi nghĩ lại, thấy nên để lại, khi nào rảnh rỗi và cần thiết thì mới nhắc lại. Bây giờ nên tập trung vào vấn đề đã rõ ràng cái đã:

Cái đã rõ là:

Votruoc đã đề ra một cái „Đạo” hoàn toàn khác với Đạo mà Lão tử đề xuất, và trải suốt hơn hai ngàn năm, sau Lão tử còn bao nhiêu người khác đã giải thích, phát triển Đạo, không những thế, Đạo Lão còn có khả năng phối hợp cùng với Nho, Phật làm nên Triết học đông phương. Sự minh triết đó cũng đã làm thành triết lý cũng như huyền học của đông phương vậy.

Lẽ tự nhiên, chúng ta phải xem cái Đạo mà Votruoc đề xuất đó phải khác, chứ không thể là tổng quát hơn Lão được. Bởi Lão cũng giải thích nguồn gốc vũ trụ, đã đi đến tận cùng của cái có thể, khởi nguyên của vũ trụ, thì thử hỏi cái Đạo của Vôtruoc có thể có một cái khởi nguyên sâu hơn, và rộng hơn nữa chăng ?. Hơn nữa, theo lý mà nói, nếu như vậy, thì Lão chỉ là trường hợp riêng của Votruoc ?. Điều này có thể thấy rõ từ ý đồ khi nói về Đạo của Votruoc: Rằng tiếp cái Có là cái tất cả, nó bao trùm cả Vật chất !

Chúng ta sẽ nhìn thấy cái vô lý ở chỗ này.

Tôi quan niệm rằng, tiếp cái Có ấy là tất cả. nhưng không hẳn là cái gì. Điều ấy cũng bao hàm ý cái Có ấy có tính vật chất theo cách hiểu thông thường hay của khoa học hoặc theo bất cứ cách quan niệm nào khác. Nhưng đồng thời cũng bao hàm mọi cái khác, có thể không phải là vật chất, hay mọi thứ kể cả những cái mà cho đến nay ta cũng không có tý khái niệm nào về chúng (nhưng chúng vẫn tồn tại). Tóm lại là mọi cái có thể tồn tại.

Vì thế, tôi không nói cụ thể cái Có ấy có tính vật chất để tránh hiểu nhầm rằng chỉ có vật chất hay hầu hết là vật chất

Nhìn thấy ngay Votruoc đã hiểu vật chất không có tính triết học. Xem vật chất như là nhưng sự vật được quan sát thấy, sờ thấy và cảm nhận thấy và được tổng quát hoá. Nhưng do cái sự suy tư như vậy, khiến cho Votruoc không an tâm về sự tổng quát của nó, nên mới mở rộng hơn nữa cho ra ngoài phạm vi cái gọi là vật chất. Bởi nghĩ vật chất như vậy, nên Votruoc mới cho phép nói rằng còn có tồn tại bên ngoài vật chất.

Thế nhưng ai cũng biết, theo cách hiểu triết học, vốn vật chất là không có định nghĩa. Nôm na được hiểu đó là phạm trù khách quan. Trước đây nó đã được Le nin cố gắng định nghĩa. Tuy định nghĩa này đã cố gắng nêu bật tính tổng quát của vật chất, song vẫn khó có thể được đáp ứng, nhưng vẫn có thể được xem như đó là một định nghĩa tiêu biểu - chứ không kinh điển (bởi chỉ có những nhà triết học Mác Xít mới xem nó là kinh điển) - về vật chất. Nói như vậy, thì cái quan niệm vật chất của Votruoc xem ra đã không được rồi, chỉ với sự so sánh với cái định nghĩa của Le nin mà thôi.

Có một kết luận, chỉ với định nghĩa vật chất của Le nin (bởi đó là tầng cụ thể nhất – do tư tưởng biện chứng duy vật) rằng: Không tồn tại bất cứ một khách quan nào ngoài vật chất !!!.

Cho nên, muốn có một nội dung Đạo của Votruoc rõ ràng và mạch lạc, trước hết Votruoc phải có một định nghĩa mới về vật chất cái đã.

Một điểm nữa, Votruoc cần lưu ý rằng, không chỉ khoa học, các nền triết học cũng vậy, được suy tư nghiên cứu và hình thành theo đúng quy luật tư duy cơ bản: Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng.

Từ trực quan sinh động, thì khoa học và các nền triết học đều đã được minh chứng rồi. Vậy thì xin hỏi: Cái Đạo – mà tiếp theo sẽ là một nền triết học khả dĩ khi nó đúng đắn - của votruoc đã đi từ trực quan sinh động nào ?.

Còn nếu cái tất cả mọi thứ đó của Votruoc là cái Vật chất - nếu như Votruoc đính chính – thì nó phải trùng với cái Đạo của Lão chứ. Và như thế, chúng ta lại quay trở về cái đã thảo luận, vốn đã thể hiện được rằng Đạo của Votruoc không phải là Đạo như Lão đã đề xuất !!.

Vậy thì, cái Đạo của Votruoc không tổng quát hơn Đạo của Lão, không trùng với Lão. Thì nó phải khác !. Tự nhiên Ta phải có kết luận, tức là còn tồn tại một vũ trụ hoàn toàn khác với cái vũ trụ mà nhân loại đang quan niệm, đã và đang có trực quan sinh động để mà tư duy trừu tượng !. Nhưng mà nó lại phải đi „song song” với vũ trụ của nhân loại, bởi vì nó cũng có âm dương, ngũ hành, cũng có tiên hậu thiên bát quái, v. v. ... Nếu như vậy, liệu có thể có ai ngoài Votruoc „tồn tại” được trong cái vũ trụ ấy ?. Bởi vì cái Nội dung Đạo của Votruoc không thể Cảm được như chính Votruoc đã viết:

Tôi thì cho rằng, ngôn ngữ không thể diễn tả đúng được Đạo, cái nó tải chỉ cái gần đúng với Đạo mà thôi. Kinh nghiệm bản thân tôi cho thấy, khi nói về Đạo, càng nói càng thấy có cái gì đấy chưa thật là như thế, chưa đúng như ý mình muốn nói, nói ít sai ít, nói nhiều sai nhiều, càng nói, càng sai … Thật là bất lực!

Trong khí đó Đạo của Lão đề xuất nêu bật tư tưởng cơ bản là : Đạo là phải ngày càng hiểu được về Đạo, nhưng không đi được đến tận cùng của nó, do bất khả tư nghị. Càng ngày, càng phải nói và thể hiện được nhiều hơn về Đạo mới được. Chứ tư rưởng Đạo không dừng, không đóng kín. Đó là thể hiện cái năng lực truyền bá của Đạo, cũng chính là cái Đức (nguyên lý vận hành) của vũ trụ, mà Đạo đã xuyên suốt. Vì thế nên Đạo không „chết”.

Votruoc viết:

Sở dĩ tôi không bàn sâu về Đạo trong phần viết về Đạo mà dùng câu “bất khả tư nghị” để dừng ở đấy là vì đó là khái niệm sơ cấp ban đầu của bài viết, chưa đủ những dữ liệu thứ cấp để minh họa, hơn nữa dễ lan man đi ra ngoài chủ đề tiếp theo. Tôi dự kiến khi đã khảo sát tương đối sâu về học thuyết ADNH, đặc biệt khi bàn đến vật chất, vật lý sẽ quay lại vấn đề này, như vậy dễ dàng hơn. Đây mới chỉ là đề cương, có nghĩa là bộ xương, như tên gọi tôi đã xác định ngay từ đầu chuyên mục. Muốn thêm thắt thịt da cho hoàn chỉnh còn cần rất nhiều tâm sức. Từ từ tôi sẽ hoàn thiện dần. Kế hoạch của tôi là khoảng 10 năm. Có lẽ vì thế nhiều cái chưa rốt ráo nên anh Vuivui không thỏa mãn chăng

Không phải cá nhân tôi đòi hỏi phải thoả mãn !. Mà đó là đòi hỏi tự nhiên, có tính nguyên tắc của một suy luận khoa học. Một học thuyết nào cũng phải, trước tiên có nền tảng vững chắc cái đã. Không có cái đó, khác nào xây lâu đài trên cát !. Nên ngay từ đầu, Tôi nhấn mạnh chính danh là thế. Ngay cái sơ cấp thoạt đầu này chưa ổn, làm sao có thể tin tửong được các cơ sở suy luận sau ?. Không ai có thể làm được cái nguyên tắc: xây lâu đài trước, xây móng sau !.

Tôi có nói: Đạo là cái Có - thường hằng, chứ Tôi không nói: Đạo là Có, nó tồn tại, thường hằng, bản thể của vạn vật, vạn sự (Vạn tượng). Khái niệm Tồn tại và Bản thể của sự vật cần phải được làm rõ nghĩa hơn.

Votruoc viết:

Tôi không nói cứng nhắc rằng Lão Tử nói về Đạo chỉ khai thác phần nhân sinh quan, không nói về vũ trụ quan. Rõ ràng trong cách viết tôi dùng những từ mang tính tương đối:

Nội dung trích dẫn

Lão Tử diễn đạt về Đạo để bàn về nhân sinh quan là chính, cón tôi nhằm tới thế giới quan, vũ trụ quan là chính, do đó, tôi chỉ bàn đến những khía cạnh phục vụ cho những khai triển tiếp theo về Vũ trụ quan mà thôi

Cả Lão Tử, Trang Tử, Phật Tổ … đều bàn về Vũ trụ quan, nhưng mục tiêu nhắm tới là nhân sinh quan chứ không phải Vũ trụ quan, chính, phụ khác nhau. Do đó, cách diễn đạt, khai thác, nhấm mạnh chỗ này, sơ lược chỗ kia rõ ràng không giống nhau. Nhưng nhân sinh quan cũng lấy Vũ trụ quan làm cơ sở nên các vị đương nhiên phải bàn tới Vũ trụ quan. Sở dĩ tôi bàn về Đạo cũng do nhận thức Vũ trụ quan qua cách diễn đạt của các vị.

Do đó, cách nhìn của tôi không phiến diện trong trường hợp này mà là có phân biệt một cách thực tế.

Đó là Votruoc phân bịêt về số lượng, nhưng nếu đi về minh triết thì không phải vậy, Từ Khổng - Mạnh, Lão – Trang tử lẫn Phật đều đặt cái Lý của vạn vật lên hàng đầu, xem đó là cơ sở để phục vụ nhân sinh. Nên mọi lý luận đều không thể xem xét như Votruoc khi khu biệt, dù chỉ là tương đối giữa nhân sinh quan và vũ trụ quan. Học thuyết nào cũng đòi hỏi phải có sự thống nhất như vậy. Còn khi ra đời, thuyết giáo, tuỳ hoàn cảnh cụ thể mà người giảng Đạo trình bày tới đâu. Còn ở đây – trong các trước tác của các Ngài, dứt khoát chúng là một thể thống nhất.

Thân ái.

Trong vòng 10 ngày tới, Tôi bận việc không thể vào diễn đàn được, Votrruoc cứ tự nhiên post bài, nếu chưa thấy bài của Tôi, xin đừng sốt ruột. Cám ơn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Vuivui thân mến!

Biết anh trong 10 ngày tới bận việc không thể vào diễn đàn được, tôi vẫn post bài để sau này anh đọc và cũng để cho các ACE quan tâm khác có thể tham khảo.

Thật vui và hứng khởi khi chúng ta đã bắt đầu trao đổi tới những phần bản chất, thú vị của chuyên mục.

Trước tiên ta bàn về định nghĩa vật chất.

Vuivui viết:

Cho nên, muốn có một nội dung Đạo của Votruoc rõ ràng và mạch lạc, trước hết Votruoc phải có một định nghĩa mới về vật chất cái đã.

Định nghĩa vật chất thì tôi đã có từ lâu. Cách đây 2 hay 3 bài gì đó, tôi đã viết:

Để Vuivui rõ hơn về cách quan niệm của tôi về Đạo, về vật chất, bạn có thể tham khảo trao đổi của tôi về vấn đề này với anh Thiên Sứ trong chuyên mục: Linh hồn có phải là vật chất hay không trên diễn đàn này.

Trong chuyên mục này, tôi đã định nghĩa rất rõ ràng về vật chất và các trao đổi với anh Thiên Sứ nhằm làm sáng tỏ hơn cho định nghĩa đó (cũng cần phải nói, anh Thiên Sứ không thống nhất với định nghĩa của tôi, và anh có định nghĩa riêng của mình về vật chất). Nếu tôi trích dẫn lại ở đây e rằng quá dài và phải lặp lại những nội dung trao đổi đã có. Vuivui chịu khó vào topic đó đọc nhé.

Với cách quan niệm về vật chất như thế, không thể định nghĩa vật chất trước Đạo, Âm, Dương là cái có trước nó, và do đó, tôi không đề cập tới nó khi trình bày nội dung của Đạo là hoàn toàn logic. Đạo, Âm, Dương là những cái có trước, có trước cả vật chất, nên khi chưa trình bày xong về chúng, chưa thể nói gì về Vật chất. Không thể sinh con rồi mới sinh cha, sinh cháu giũa nhà rồi mới sinh ông như mấy anh thày Tàu được. Sau khi trình bày tới phần vật chất, mới có thể diễn tả mối liên hệ của nó với Đạo, Âm, Dương được, đồng thời người đọc cũng sẽ rõ hơn về cái khái niệm mơ hồ khó nhận thức trước đó là Đạo, Âm, Dương.

Khi tôi đã viết:

Tôi quan niệm rằng, tiếp cái Có ấy là tất cả. nhưng không hẳn là cái gì. Điều ấy cũng bao hàm ý cái Có ấy có tính vật chất theo cách hiểu thông thường hay của khoa học hoặc theo bất cứ cách quan niệm nào khác.

Là vì, trước đó, tôi chưa đưa ra khái niệm vật chất, nên trong câu này hoàn toàn không có quan niệm của tôi về vật chất. Tôi chỉ muốn nói rằng, nội dung của Đạo là mầm mống của tất cả. Vật chất hiểu theo bất cứ cách nào (triết học hay không triết học), của tôi, của Vuivui hay của bất kỳ ai cũng chỉ là một nội dung của Đạo.

Thế mà Vuivui viết:

Nhìn thấy ngay Votruoc đã hiểu vật chất không có tính triết học. Xem vật chất như là nhưng sự vật được quan sát thấy, sờ thấy và cảm nhận thấy và được tổng quát hoá.

Thì đó là kết luận quá chủ qua và thiếu logic.

Câu tiếp theo Vuivui viết:

Nhưng do cái sự suy tư như vậy, khiến cho Votruoc không an tâm về sự tổng quát của nó, nên mới mở rộng hơn nữa cho ra ngoài phạm vi cái gọi là vật chất. Bởi nghĩ vật chất như vậy, nên Votruoc mới cho phép nói rằng còn có tồn tại bên ngoài vật chất.

Câu này thì hoàn toàn là suy diễn chủ quan do kết luận trên của Vuivui mà thôi.

Định nghĩa của tôi về vật chất khẳng định rằng, ngoài vật chất ra, còn vô số tồn tại khác. Vấn đề này tôi cũng đã trao đổi nhiều trên chuyên mục đó. Nếu cần, Vuivui bớt chút thời gian đọc qua thì mới hiểu ý tôi được.

Định nghĩa vật chất của tôi, đó là một định nghĩa hoàn toàn mới trên cơ sở lý luận khi tôi nghiên cứu học thuyết ADNH, chắc chắn không dễ gì được chấp nhận ngay, sẽ gây nhiều tranh cãi vì nó động chạm đến thói quen và toàn bộ Tây học, đặc biệt là Vật lý (nhưng đó là một bước đột phá tốt trong nghiên cứu Lý học Đông phương). Tôi cũng chẳng mong muốn điều đó, nhưng logic buộc phải như vậy.

Tiếp theo ta bàn về khái niệm Đạo.

Đạo chỉ là khái niệm Lão Tử đề xuất dùng mô tả một thực tại đã có sẵn. Cái thực tại ấy chỉ có một mà thôi, nhưng có rất nhiều cách khác nhau để mô tả (Lão Tử, Phật Tổ, Chúa Giê Su, Mohammed, Ấn Độ giáo, ... đều đã mô tả nó bằng những cách rất khác nhau). Thực ra, những lời Lão Tử nói về Đạo rất ít, có thể rất thâm sâu nhưng cũng rất mơ hồ. Sau đó, qua hàng ngàn năm, người đời sau diễn giải là chính.

Chưa chắc gì người đời sau đã diễn giải đúng với chủ trương của Lão Tử. Thì đây, chẳng cần dẫn chứng đâu xa, ngay tronh chuyên mục này, cách đây 3 bài, Anh Thiên Sứ đã đưa trường hợp diễn giải Đạo đức kinh của một nhân vật được coi là uyên bác trong nền văn hóa Trung Quốc là Vương An Thạch, mà anh ấy đánh giá là sai lầm dù được bao thế hệ Nho gia tung hô. Trong một số tác phẩm của mình, anh Thiên Sứ đã phân tích cách hiểu Đạo của Chu Hy, một cây đại thụ lý học của Trung Hoa, là sai lầm cơ bản, làm cho hầu hết hậu sinh không hiểu đúng bản chất của Đạo. Điều đó lý giải sự dẫm chân tại chỗ của học thuyết ADNH qua hàng ngàn năm nay. Các nhân vật lừng danh còn thế, thì thử hỏi các dạng khác như thế nào đây. Cá nhân tôi chưa từng thấy một cách lý giải về Đạo nào của người xưa làm tôi thỏa mãn, dù cả ngàn năm nay người ta viết về nó.

Vì thế, khi nghiên cứu đề tài này, cái tôi tốn nhiều tâm sức nhất, đồng thời cũng thú vị nhất, chính là diễn giải khái niệm Đạo. Cuối cùng, tôi chọn cách diễn giải với tham khảo Đạo Phật về 3 mặt không thể tách rời Thể - Tướng – Dụng khi bàn đến Chân Như. Rõ ràng cách diễn giải về Đạo của tôi là mới mẻ, không theo truyền thống và do đó hay bị phản bác. Nhưng bù lại, được cái chính xác và hiệu quả hơn trong nghiên cứu!

Nhưng nếu anh Vuivui cho rằng:

Votruoc đã đề ra một cái „Đạo” hoàn toàn khác với Đạo mà Lão tử đề xuất.

Thì anh phải chỉ ra mâu thuẫn nào với đề xuất của Lão Tử chứ không thể kết luận vội vàng như thế được.

Ở kết luận này tôi chỉ thấy một luận chứng duy nhất để anh cho rằng tôi không diễn tả cái Đạo của Lão Tử là khi tôi khẳng định còn có cái ngoài vật chất, không phải là vật chất. Nhưng đó cũng không phải là mâu thuẫn. Không có ở đâu Lão Tử cho rẳng ngoài Vật chất ra không còn gì khác. Cũng không có ở đâu học thuyết ADNH khẳng định luận điểm này. Thậm chí, định nghĩa về vật chất, năng lượng cũng không thấy được truyền lại trong học thuyết ADNH hay trong Đạo Lão. Học thuyết ADNH nghiên cứu Thực tại với những đối tượng rất tổng quát mà vật chất, năng lượng chỉ là một phạm trù con (có như thế học thuyết ADNH mới có khả năng là học thuyết thống nhất Vũ trụ). Như vậy, không thể nói quan niệm về Đạo của tôi mâu thuẫn với Đạo của Lão Tử.

Mâu thuẫn có chăng là mâu thuẫn với cách hiểu bấy nay của con người, đặc biệt là phương Tây, về thực tại, là ngoài vật chất ra không có gì khác nữa. Nếu vậy, thì đó không phải là mâu thuẫn với quan niệm về Đạo của Lão Tử mà là mâu thuẫn với cách hiểu của nhiều người, và chưa chắc rằng cách hiểu đó là đúng. Nếu như vậy thì định nghĩa của tôi (về vật chất và quan niệm về thực tại còn có cái phi vật chất có thể tương tác với vật chất) là một bước đột phá lớn. Tất nhiên, không phải tôi đưa ra quan điểm đột phá này để mà chơi, nó có ý nghĩa rất lớn trong những nghiên cứu của tôi đang tiến hành. Không có nó chắc chắn tôi sẽ bó tay. Nó mở ra khả năng giải thích cho nhiều hiện tượng, trong đó có những hiện tượng xưa nay vẫn bị coi là thần bí, mê tín, dị đoan.

Tóm lại, qua những ý kiến của Vuivui, cá nhân tôi vẫn cho rằng, tôi đang mô tả chính cái thực tại mà Lão Tử hướng tới theo cách của tôi, một cách chân thực, sáng tạo, có nhiều đột phá, nhấn mạnh đến những đặc điểm mà tôi sẽ xử dụng cho những khai triển tiếp theo, mở ra khả năng nghiên cứu Lý học Đông phương một cách logic, khoa học, mà từ khi nền văn hiến Lạc Việt huyền vĩ sụp đổ ở phía nam sông Dương tử, chưa từng có.

Những nhận xét khác của anh, xét thấy không ảnh hưởng tới chủ đề chính, tôi không bình luận để khỏi quá dài và lan man ra ngoài.

Thân mến!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Votruoc, anh Thiên sứ và các Bạn quan tâm.

Hôm nay vào Diễn đàn, đã thấy bài trả lời của Votruoc. Chắc Votruoc dã post bài lâu rồi. Vậy khỏi dài dòng, Ta tiếp tục nhé !

Qua bài trả lời trên của Votruoc, chúng ta ngày càng thấy rõ, xuất phát lý thuyết của Votruoc là từ bản chất Đạo ! và xoay quanh quan niệm Vật chất. Với ý cho rằng còn tồn tại cái gọi là thực tại khách quan ngoài vật chất ?. Lẽ tự nhiên, một câu hỏi lập tức xuất hiện. Đó là những thực tại khách quan nào ?. Votruoc cũng đã có gợi ý rằng đó là " Linh hồn và thế gới tâm linh" !!!, khi mà Votruoc cũng đã viết rằng: Phải chăng linh hồn và thế giới tâm linh cũng là vật chất đó là chủ đề đã được lập ra để thảo luận vật chất và linh hồn mà anh Thiên Sứ đã có tham gia. Tôi có biết đến dòng chữ này, nhưng ban đầu không đọc, bởi cũng biết chắc rằng trong đó Votruoc viết gì rồi. Nhưng hôm nay thì dành chút thời gian đọc qua, thấy rằng, anh Thiên sứ đã viết đúng mà Votruoc còn lý luận như vậy, thì chẳng khác với người lập thuyết độc thoại. Một mình một thuyết vậy !.

Thực ra đến bài trước của tôi, người có kiến thức khoa học tự nhiên thôi, chưa cần đến hiểu sâu về triết học, dù là duy vật hay duy linh, cũng đều đã nhận thức được sự nhầm lẫn trong phép biện chứng của Votruoc rồi. Cố gắng đến bài vừa rồi, thì thấy rằng, Votruoc không phải là nhầm lẫn, mà chưa rõ về phép biện chứng. Đồng thời, kiến thức về Triết học, Khoa học tự nhiên, Thần học hổng nhiều. Một trong các Lỗ hổng dễ thấy nhất ở câu hỏi tự nhiên: "Sự tồn tại của linh hồn và hoạt động của thế giới tâm linh có sử dụng năng lượng không ?". Thấy ngay là có. Mà Votruoc lại còn viết: "Tôi cho rằng, năng lượng cũng chỉ là một biểu hiện bản thể Vũ trụ mà thôi và các tương tác không nhất thiết phải bao hàm trao đổi năng lượng. Còn vô số những tồn tại mà không cần có năng lượng" . Thì đúng là quan niệm về năng lượng của Votrruoc cũng lại phải bàn, bởi vì Votrruoc còn cho rằng: Nếu coi năng lượng là khả năng sinh công thì phải chăng mọi tương tác thì phải chứa năng lượng tức là sinh công?"

Thưa, năng lượng mà Votruoc đang suy tư đó là năng lượng Vật lý. Đó là một đại lượng đo được !!! Với nhiệt, thì gọi đó là nhiệt năng, năng lượng động do vật thể chuyển động tạo nên thì gọi là động năng, năng lượng tồn trữ trong hạt nhân nguyên tử thì gọi là nguyên tử năng, năng lượng mà sinh công thì gọi là công năng, năng lượng mà có cái Thế - như vật ở trên cao chẳng hạn - thì gọi là thế năng. Chúng đều đo được cả. Nhưng trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta cũng còn thấy nhiều cái "năng" lượng khác, như hay gọi là "khách hàng tiềm năng", ngành du lịch Việt nam là ngành tiềm năng, Petro Việt nam là công ty tiềm năng, Chứng khoán Việt nam là lĩnh vực tiềm năng cho những ai thích phá sản, rồi khi quan tâm tới ai đó có tài năng thì nói rằng "anh chàng này có khả năng, hay còn có thể nói là có năng lực". ... Những cái năng lượng đó đâu có đo được, đó không phải là năng lượng vật lý. Không đo được, nhưng Cảm được rất rõ ràng. Cũng xin đừng ngộ nhận đó không phải là năng lượng. Nếu Votruoc coi đó không phải là năng lượng, thì chỉ có một mình Votruoc độc thoại thôi.

Cái năng lượng không đo được này, đối với tư duy phương Tây, người ta vẫn cảm nhận được, thậm chí cảm nhận một cách rất tinh tế. Nhưng Họ lại không đi xây dựng những lý thuyết khoa học cho nó, điều này có tính lịch sử về nhận thức từ thời Platon. Nhưng ở phương đông, con người lại đặt nặng phần cảm tính và các triết thuyết bởi sự Cảm nhận đã có nơi sinh sôi nảy nở. Nếu như người phương Tây khó chấp nhận những luận lý có những kết quả không đo được, thì người phương đông lại thấy rất bình thường, song không vì thế mà người phương tây mất đi mỹ quan cảm nhận, mà còn cho thấy sự cảm nhận còn có thể phát triển trên nền tảng từ những đối tượng đo được. Song ở mức độ đại chúng thì mang tính siêu hình và phiến diện, cho dù đã có những thiên tài như leona đờ vanh xi, ...Còn phương đông, do tính lịch sử, mà sự cảm nhận đã trở nên phóng túng, tính biện chứng trở nên mơ hồ, nên dễ đưa các học giả tới chỗ lầm lạc về nhận thức, học thuyết và lý luận lung tung, không có nền tảng, mất điểm dừng. Song không vì thế mà có thể nói rằng lý luận triết học nền tảng của đông phương là không có tính biện chứng, lo gic. Trái lại, những nền tảng đó rất sâu sắc, chặt chẽ. Song để nhận thức được chúng, lại rất khó. Dù đã có nhiều bậc thiên tài, lỗi lạc đã cố gắng minh triết, mà vẫn chưa đi đến đâu. Đó không phải là do sự thiếu khuyết về mặt lý thuyết, mà đó là do sự thiếu khuyết về mặt nhận thức, sự "Cảm thông với Trời - Đất" chưa tới nơi mà thôi.

Như đã nói, học luận tây phương là Lý, Học luận đông phương là Cảm. Nhưng điều bắt buộc cho cả hai nền văn minh là phải thỏa mãn những điều kiện để phát triển, đó là: Có tính kế thừa. Phát xuất từ trực quan sinh động để tiến tới khái quát hóa, tư duy trừu tượng.

Thiếu một trong hai điều kiện này, mọi lý thuyết đều vô giá trị.

Như vậy, nói: Linh hồn là một dạng tồn tại của Vật chất !. Nó luôn đúng. Nhưng nếu đặt câu hỏi: Thế tại sao các Triết gia thế kỷ 19 và trước đó cứ cãi nhau hoài rằng: Vật chất và tinh thần, cái nào có trước ?.

Câu hỏi này có tính lịch sử. Ta hãy nhớ lại rằng Thế kỷ 19 trở về trước là thời đại của Vũ trụ tuyệt đối ngự trị. Tức là Không - Thời gian có tính tuyệt đối, hay nói cách khác, Không - Thời gian là hình thức tồn tại của vật chất, là vô tận cả về quá khứ lẫn tương lai, Thời gian trôi một chiều. Và vạn vật có sinh có diệt, Vạn vật đều phải đo được, đếm được. Thì cái gọi là Tinh thần là đối tượng không đo đếm được, mà Vật chất thì đo đếm được. Nên Vật chất và Tinh thần bị phân khai. Thế nhưng chúng đều có Sinh và có Diệt. Thế tất phải nảy sinh câu hỏi, cái nào có trước, cái nào có sau !!! Nhưng sang đầu thế kỷ 20 với sự ra đời của thuyết tương đối và các thành tựu của ngành vật lý hạ nguyên tử, thì khái niệm Không - Thời gian tuyệt đối và tách biệt tuyệt đối bị đẩy lùi vào quá khứ. Lẽ tự nhiên, khái niệm Vật chất đã được các nhà Triết học khởi động lại và đã có những quan niệm thích hợp. Mà một trong những cố gắng định nghĩa mà đã được xem kinh điển một thời ở các nước XHCN do người phát biểu nó là người sáng lập ra nhà nước Xô viết đầu tiên. Song phải nhìn nhận rằng, dù có không định nghĩa hay thay đổi thế nào, thì quan niệm Vật chất là phạm trù khách quan là đúng đối với mọi quan niệm hiện đại, và chính cái câu: Phạm trù khách quan. Mà nó có bản chất phổ quát, rằng mọi tồn tại khách quan, không gì ngoài Vật chất. Kể cả năng lượng. Và do mọi hoạt động của thế giới tâm linh đều có sử dụng năng lượng, chính là một kết luận về tính vật chất của Bản chất tinh thân !!!.

Một khi xuất phát điểm đã Sai thì mọi thứ suy luận từ nó còn có giá trị đúng đắn nữa chăng ?.

Votruoc viết: "Ở kết luận này tôi chỉ thấy một luận chứng duy nhất để anh cho rằng tôi không diễn tả cái Đạo của Lão Tử là khi tôi khẳng định còn có cái ngoài vật chất, không phải là vật chất. Nhưng đó cũng không phải là mâu thuẫn. Không có ở đâu Lão Tử cho rẳng ngoài Vật chất ra không còn gì khác. Cũng không có ở đâu học thuyết ADNH khẳng định luận điểm này. Thậm chí, định nghĩa về vật chất, năng lượng cũng không thấy được truyền lại trong học thuyết ADNH hay trong Đạo Lão. Học thuyết ADNH nghiên cứu Thực tại với những đối tượng rất tổng quát mà vật chất, năng lượng chỉ là một phạm trù con (có như thế học thuyết ADNH mới có khả năng là học thuyết thống nhất Vũ trụ). Như vậy, không thể nói quan niệm về Đạo của tôi mâu thuẫn với Đạo của Lão Tử".

Tôi không đi lan man vào từng câu từng chữ của Votruoc trong bài viết trên, mà tập trung vào Ý . Như Votruoc hiểu ADNH như câu tôi trích, rằng: không có ở đâu học thuyết ADNH khẳng định luận điểm ngoài vật chất không có cái gì khác, Lão tử cũng vậy, thì Votruoc Sai. Hãy nhớ lại câu: Đạo là cái Tự nhiên hỗn thành trước khi có trời đất, im lặng quạnh quẽ, ứng một mình mà không đổi, chỗ nào cũng đi khắp mà không mỏi, muôn vật trong vũ trụ đều ở gốc đó mà sinh ra”.Của Lão tử. Bởi Lão tử không có cái Từ: Vật chất, như của phương tây, song cái thần của Lão tử thì đã nói lên cái vật chất vậy. Thế nên sau này Chu Hy mới nói về nguyên lý tối hậu: Lý - được phô diễn trong mọi sự vật bằng một sức mạnh vật chất không bao giờ biến đổi - Khí - cái là Năng lượng và Vật chất của vũ trụ.

Còn nếu như Votruoc nói : Không thấy Dịnh nghĩa về vật chất, năng lượng được truyền lại trong học thuyết ADNH hay trong Đạo của Lão là cái ý về Từ ngữ, chứ đâu có chuyện đó trong bản chất của ADNH và cả trong chính Đạo của Lão. không chỉ thế, mà ngay trong Nho và Phật cũng tồn tại như vậy.

Vì vậy, dù muốn hay không, Votruoc cũng phải thấy cái nền tảng luận lý của Votruoc là xuất phát từ cái chỗ chưa hiểu về Vật chất, và Tinh thần cũng như hoạt động Tâm linh, như Tôi đã có phân tích ở trên. Và nếu có muốn tự bảo vệ, thì cũng không thoát khỏi cái Lý thuyết độc thoại, độc diễn, một mình Votruoc một lý thuyết.

Vấn đề này chưa giải quyết, thì chúng ta chưa thể đi tới các vấn đề tiếp theo sau như : ADNH nền tảng và học thuyết, cũng như Tam Tài như theo trình bày của Votruoc là Sai hoàn toàn về Bản chất, mà phép biện chứng âm dương ngũ hành, và tam tài cũng không có căn bản. Cũng bởi lẽ này, mà trong giai đoạn thảo luận về cái Đạo khởi đầu này, Tôi không đụng tới chúng. Chỉ làm rối thêm mà thôi.

Căn cứ những trình bày trên của Tôi, thì những gì mà Votruoc phản biện trong bài vừa rồi cũng đã được Tôi trình bày cả rồi, không cần phải nhắc lại nữa.

Thân ái.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vuivui thân mến!

Rất vui là lại được tiếp tục trao đổi với anh!

Bài viết trước của Vuivui hầu hết chỉ phản bác xoay vấn đề cách hiểu của tôi về năng lượng và vật chất.

Theo tôi, đó không phải là lý do phản bác ít nhất cho đến thời điểm này, bởi vì trước đó tôi chưa đưa ra định nghĩa của học thuyết về vật chất và năng lượng trong suốt toàn bộ nội dung đã post. Vật chất và năng lượng sẽ được đề cập và định nghĩa khi tôi ứng dụng chuyên đề vào những khảo sát vật lý sau này. Tôi đã viết rõ ràng là:

Đạo, Âm, Dương là những cái có trước, có trước cả vật chất, nên khi chưa trình bày xong về chúng, chưa thể nói gì về Vật chất. Không thể sinh con rồi mới sinh cha, sinh cháu giữa nhà rồi mới sinh ông như mấy anh thày Tàu được.

Vuivui chỉ có thể phản biện trên cơ sở những nội dung đã post của học thuyết, những nội dung khác không có ý nghĩa phản biện.

Do đó, đến thời điểm này, tôi cho rằng, học thuyết vẫn chưa có ý kiến phản biện thuyết phục.

Tiếp theo, ta bàn đến khái niệm vật chất và năng lượng.

Những phân tích của Vuivui về biện chứng vật chất thì tôi thấy thế này: Đầu tiên, người ta đưa ra một định nghĩa, “Vật chất thì đo đếm được”, nhưng sau không còn thấy thích hợp thì người ta đưa ra định nghĩa mới bao hàm cả những cái không được định nghĩa trước kia với cái ban đầu và gọi tên chung là cái ban đầu. Cứ thế cho đến khi bao hàm tất cả những cái tồn tại và người ta bảo rằng đó là phép biện chứng! Khái niệm năng lượng cũng chung số phận tương tự.

Anh Vuivui ạ, đó không phải là phép biện chứng mà là ngụy biện cho cái khiếm khuyết và tùy tiện điều chỉnh, khoác cái vỏ biện chứng!

Nếu đúng là phép biện chứng, anh phải chỉ rõ sự khác nhau, giống nhau và nguyên nhân có sự khác nhau, giống nhau đó của những cái từng bước được gộp vào; lý do tại sao phải gộp lại, có gộp lại được không? Tại sao? Gộp lại như thế nào? và quan trọng là nguyên tắc thao tác với những cái đó trên tư cách riêng và chung sau khi gộp như thế nào? Có cùng phương pháp hay không? Tốt nhất, để tránh nhầm lẫn, nếu được, thì nên đặt một cái tên riêng khác sau khi gộp lại. Hoặc giả, anh có một lý thuyết mới, anh đưa ra một định nghĩa thì định nghĩa đó chỉ có ý nghĩa với logic trong lý thuyết đó mà thôi. Nếu sử dụng định nghĩa này trong lĩnh vực khác thì phải chỉ ra được sự tương thích của định nghĩa với lĩnh vực đó.

Tôi không bao giờ sử dụng cái “biện chứng” như anh phân tích trong các nghiên cứu của mình vì thoạt nhìn thì có vẻ đẹp, đơn giản nhưng thực ra là tùy tiện và vô dụng nếu không chỉ ra được các thao tác trên định nghĩa mới. Những “năng lượng tâm linh”…, đến thời điểm này, không mấy người hiểu được nó là cái gì, nhiều người còn nghi ngờ sự tồn tại của nó, huống chi nó không tương thích được với những tính toán trên năng lượng vật lý đã biết, nên tôi không gộp chung chúng với năng lượng vật lý là đúng đắn, cẩn trọng và rất đúng phép biện chứng, không chấp nhận sự hấp tấp, tùy tiện. Đó không phải là “chưa hiểu v Vt cht, và Tinh thn cũng như hoạt động Tâm linh” - như Vuivui viết một cách vội vã, chủ quan - mà là hiểu sâu sắc cả những đặc điểm đặc thù của từng loại, những thuận lợi và hạn chế, tính chất của chúng trong nghiên cứu và tìm ra cách xử lý một cách biện chứng, không dễ dãi, tùy tiện gộp chung lại theo kiểu bỏ chung một rọ. Mỗi loại đối tượng đó sẽ được áp dụng những thao tác tính toán riêng trong quá trình triển khai học thuyết.

Thực chất, khi đưa ra những định nghĩa về bất cứ cái gì cũng nhằm phân loại những đối tượng được đề cập để tiện nghiên cứu và thao tác. Vì thế, mỗi trường phái học thuyết đưa ra những định nghĩa về một đối tượng nào đó với tiêu chí phù hợp nhất cho những khảo sát của mình. Những trường phái khác nhau có những định nghĩa khác nhau về một khái niệm là chuyện bình thường. Vấn đề là ở chỗ, từ định nghĩa đó ta rút ra được kết luận logic nào có ích.

Quan niệm của tôi về năng lượng, được đưa ra trong các thảo luận, chính là cái năng lượng vật lý, nó thỏa mãn công thức của Anhxtanh: E = m.c2. Quan niệm đó không bao hàm cái “năng lượng tâm linh” vốn không thỏa mãn (hoặc chưa biết có thỏa mãn hay không) công thức này và còn chưa rõ bản chất của nó, chưa có bất kỳ thao tác tính toán nào liên quan đến nó trong các nghiên cứu. Vì thế mới đi đến định nghĩa vật chất của tôi, và kết luận rằng, ngoài vật chất ra còn vô số những tồn tại khác nữa.

Định nghĩa đó mới hiệu dụng trên những nghiên cứu tiếp theo của tôi. Tương thích với những khai triển khi ứng dụng học thuyết ADNH vào lĩnh vực vật lý. Còn nếu tôi xử dụng định nghĩa khác về vật chất thì kết luận đưa ra sẽ khác nhưng vô dụng trên con đường tôi đang đi.

Trong chuyên mục Linh hồn và thế giới tâm linh có phải là vật chất không tôi đã viết cho anh Thiên Sứ:

Nếu hiểu theo nghĩa vật chất là tất cả những cái gì tồn tại, có thể tương tác được với những cái khác (không đưa ra điều kiện năng lượng) thì em nhất trí. Như vậy, nếu vật chất được định nghĩa như sau thì em hoàn toàn thống nhất:

Tất cả các dạng tồn tại tương tác được với nhau đều là vật chất.

(Ở đây, "tương tác" được hiểu theo nghĩa là "làm thay đổi")

Với định nghĩa này thì em hoàn toàn nhất trí với những diễn giải ở trên của anh về vật chất. Em chỉ kỵ cái chữ "năng lượng" mà thôi. Theo em, năng lượng không phải là đều kiện tiên quyết của vật chất. Nhưng tương tác là điều kiện tiên quyết.

Như vậy, cái quyết định sự giống và khác nhau của quan niệm vật chất của tôi với anh Thiên Sứ chỉ là ở chỗ quan niệm năng lượng là gì.

Nếu hiểu vật chất, năng lượng như anh Vuivui hiểu thì tôi cũng thừa nhận mọi tồn tại đều là vật chất, không có sự khác biệt cách hiểu giữa chúng ta. Nhưng cách hiểu đó, theo tôi, là sự tùy tiện (không phải biện chứng) trong học thuật, vì không có sự giống nhau trong thao tác trên các đối tượng được định nghĩa. Không ai lại đi cộng thế năng của một người đang đứng với năng lượng ý chí của anh ta cả. Nhưng không sao, mỗi người đều có quyền đưa ra các định nghĩa. Đã là định nghĩa thì không có chuyện đúng hay sai. Giống như đặt tên vậy. Do đó, định nghĩa không phải là luận cứ phản bác. Chỉ có những kết luận rút ra liên quan tới định nghĩa đó mới có thể đúng hay sai mà thôi và chỉ chúng mới có giá trị phản bác.

Cách hiểu của tôi về năng lượng trong bài viết hẹp hơn cách hiểu, theo tôi là tùy tiện, của anh nhưng thao tác tính toán được, tương thích với các nghiên cứu và ứng dụng tiếp theo. Do đó, vật chất cũng được tôi hiểu theo nghĩa hẹp hơn tương ứng. Vì vậy, để bao quát mọi tồn tại, tôi mới nói, ngoài vật chất (chỉ những cái tôi quan niệm) ra còn những tồn tại khác không phải là vật chất (chỉ cái phần rộng hơn được tùy tiện thêm vào), ngụ ý chỉ đến cái Đạo bao trùm tất cả mà tôi, và có lẽ cả anh, cùng quan niệm.

Nhưng hiện nay ta đang trao đổi học thuyết của tôi thì phải trao đổi trên định nghĩa tôi đưa ra trong học thuyết chứ không phải trên cái định nghĩa của anh. Hơn nữa, cho đến thời điểm này, trong chuyên mục, vẫn chưa đến lúc tôi đưa ra khái niệm vật chất, năng lượng cơ mà.

Vì vậy, những lý do xoay quanh khái niệm vật chất, năng lượng Vuivui đưa ra cũng không còn có giá trị phản biện mà ngược lại, cho thấy sự cẩn trọng, nghiêm túc trong nghiên cứu của chuyên đề.

Vuivui thân mến!

Khi trao đổi với nhau trên diễn đàn, tôi đề nghị một nguyên tắc sau: Không đưa ra nhận định về bất cứ vấn đề gì về nội dung cũng như cá nhân trước khi có những luận cứ. Hy vọng Vuivui chấp nhận và chúng ta mới có thể trao đổi tiếp được.

Mặt khác, khi tôi viết chuyên mục này thì lý do đầu tiên là: cổ nhân có rất nhiều sai lầm khi diễn giải học thuyết ADNH. Do đó, những ý kiến của cổ nhân về vấn đề này đối với tôi còn rất nhiều điều đáng phải bàn, không có ý nghĩa phản biện, chỉ có ý nghĩa tham khảo.

Thời gian của tôi rất eo hẹp nên đôi khi post bài chậm. Mong Vuivui thông cảm.

Thân ái!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Votruoc thân mến.

Có lẽ Votruoc nên hiểu rõ tinh thần phản biện của Tôi:

-Làm rõ vấn đề mà Votruoc trình bày.

-Có sự phân biệt đúng – sai, chứ Tôi không Bác, hay Phản đối lý thuyết của Votruoc.

Chỉ nên như vậy, và theo Tôi, chúng ta nên theo tinh thần này.

Các bài trước, dựa trên các trình bày của Votruoc, Tôi, trước tiên là muốn trình bày cái ý tứ của người xưa, trước đến nay đã hiểu về Đạo – đó là nội dung của Đạo Lão, sau này được phát triển mà trở nên một phần quan trọng của triết học đông phương. Mà nếu, với sự thể hịên đó, Votruoc đã có thể đồng nhất, thì sẽ dừng lại. Nhưng nay, Votruoc chưa có sự chấp nhận, mà sự bảo vệ lại có tính chất theo nội dung chi tiết, thì Tôi sẽ thảo luận với Votruoc theo cách mới. Đó là đáp ứng theo nội dung chi tiết. Điều này là khả dĩ, bởi đã có sự trình bày ở trên, khả dĩ hiểu được thế nào là Đạo. Cái Đạo của người xưa.

Votruoc viết:

Bài viết trước của Vuivui hầu hết chỉ phản bác xoay vấn đề cách hiểu của tôi về năng lượng và vật chất.

Thì đúng là như vậy, bởi vì trải qua mấy bài trao đổi, dần dà chúng ta đã đi đến được điểm đó, sự tập trung như vậy là tất yếu, hơn nữa còn có thể trình bày được nội dung về Đạo của Cổ nhân, một cách sơ lược. Dù vậy cũng đã thể hiện được những nội dung cơ bản của nó ở tinh thần nền tảng.

Votruoc viết

Theo tôi, đó không phải là lý do phản bác ít nhất cho đến thời điểm này, bởi vì trước đó tôi chưa đưa ra định nghĩa của học thuyết về vật chất và năng lượng trong suốt toàn bộ nội dung đã post. Vật chất và năng lượng sẽ được đề cập và định nghĩa khi tôi ứng dụng chuyên đề vào những khảo sát vật lý sau này. Tôi đã viết rõ ràng là:

Đạo, Âm, Dương là những cái có trước, có trước cả vật chất, nên khi chưa trình bày xong về chúng, chưa thể nói gì về Vật chất. Không thể sinh con rồi mới sinh cha, sinh cháu giữa nhà rồi mới sinh ông như mấy anh thày Tàu được.

Đến đây Votruoc lại thể hiện một luận điểm Lạ lùng nữa !. Đó là : „Đạo, âm dương là những cái có trước Vật chất”. Xin nhấn mạnh điểm này !!!

Xuất hiện tự nhiên câu hỏi: Vật chất xuất hiện ở đâu trong cái dây chuyền Đạo, Vật chất .... đến sự sinh sinh diệt diệt không ngừng của vạn vật ? !. Và lẽ tự nhiên ta phải phân biệt trước sau cái điều lạ lẫm như sau: Nói rằng Trời dương - Đất âm, tức là trời đất phân âm dương, thì theo như quan niệm của Votruoc, phải có âm dương trước rồi mới có Trời - Đất, bởi vì Trời - Đất là hai lực lượng của vật chất mà !. Đúng không ?. Còn theo quan niệm từ xưa tới nay, ai chả biết, có trời đất mới có phân âm dương, chứ ngược lại thế nào được. Cũng như phải có người Nam và người Nữ rồi mới nói đến chuyện phân âm dương nam nữ chứ ! Làm gì mà có thể nói đến đàn ông dương, đàn bà âm khi không có con người ?.

Nếu cố gắng tự bào chữa, thì lại phải nói rằng, đó là do âm dương là khái niệm, còn vật chất là tồn tại mà biện lý rằng, phải có tồn tại cái đã rồi mới có nhận thức, tức là đề ra khái niệm. Vâng, như thế mới đúng, song lại vấp ngã trong cái lý thuyết của Votruoc, bởi cho rằng Đạo là khởi thuỷ của Vũ trụ cơ mà, thế nên Âm Dương cũng là cái bước tiếp theo của Đạo, thì hẳn nó cũng tham gia vào quá trình hình thành Vũ trụ, nghĩa là nó phải bao hàm vật chất, hay có nền tảng vật chất từ Đạo kia, chứ không thì chả nhẽ, vật chất lại tự nhiên sinh ra ?. Tức là, theo Đạo của Votruoc thì vật chất phải được tự nhiên sinh ra bởi nó có sau âm dương mà. Nhưng thực tiễn lại chỉ ra không thể như thế được. Thế thì lại phải cho cái Đạo có trên cái nền của Vật chất. thế chẳng hoá nó tự mâu thuẫn à ?.

Vậy liệu phản biện này có còn như Votruoc viết:

Do đó, đến thời điểm này, tôi cho rằng, học thuyết vẫn chưa có ý kiến phản biện thuyết phục.

Votruoc viết:

Tiếp theo, ta bàn đến khái niệm vật chất và năng lượng.

Những phân tích của Vuivui về biện chứng vật chất thì tôi thấy thế này: Đầu tiên, người ta đưa ra một định nghĩa, “Vật chất thì đo đếm được”, nhưng sau không còn thấy thích hợp thì người ta đưa ra định nghĩa mới bao hàm cả những cái không được định nghĩa trước kia với cái ban đầu và gọi tên chung là cái ban đầu. Cứ thế cho đến khi bao hàm tất cả những cái tồn tại và người ta bảo rằng đó là phép biện chứng! Khái niệm năng lượng cũng chung số phận tương tự.

Anh Vuivui ạ, đó không phải là phép biện chứng mà là ngụy biện cho cái khiếm khuyết và tùy tiện điều chỉnh, khoác cái vỏ biện chứng!

Votruoc cho rằng như thế thật à ?. Thế Votruoc không biết tính phổ quát và phát triển, kể cả trong nhận thức cũng như sự vận động của thế giới chính là cái cốt lõi của phép biện chứng à ?. Mà từ xưa người ta có định nghĩa về vật chất đâu, mà người ta chỉ mưu cầu đi tìm cái chung nhất của thế giới, của mọi sự tồn tại, để khái quát hoá mà nói lên cái phạm trù vật chất mà thôi. Sự phát triển tất yếu của nhận thức về thế giới, tất nhiên sẽ phải có sự điều chỉnh về cái gọi là quan niệm, bằng ngôn ngữ về vật chất. Bởi đó hình thức thể hiện nhận thức của các hoạt động tư duy của con người với thế giới. Chứ không như Votruoc nghĩ đó là sự thêm hay bớt tuỳ tiện đâu. Minh chứng đó là từ quan niệm Không - Thời gian tuyệt đối chuyển sang quan niệm về Không - Thời gian có tính tương đối đó thôi.

Như thế là biện chứng chứ còn thế nào mới là biện chứng nữa.

Cái hiểu biện chứng thông qua cái giống nhau và khác nhau như Votruoc viết:

Nếu đúng là phép biện chứng, anh phải chỉ rõ sự khác nhau, giống nhau và nguyên nhân có sự khác nhau, giống nhau đó của những cái từng bước được gộp vào

Đó chỉ là phép so sánh chứ không phải là phép biện chứng. Votruoc lại nhầm lẫn cơ bản về các khái niệm cơ bản của triết học rồi.

Votruoc viết:

Hoặc giả, anh có một lý thuyết mới, anh đưa ra một định nghĩa thì định nghĩa đó chỉ có ý nghĩa với logic trong lý thuyết đó mà thôi. Nếu sử dụng định nghĩa này trong lĩnh vực khác thì phải chỉ ra được sự tương thích của định nghĩa với lĩnh vực đó.

Tôi chẳng có đưa ra cái lý thuyết mới nào cả trong việc phản biện các lý thuyết của Votruoc, mà toàn là cái kiến thức cơ bản của các môn học, thành tựu nhận thức của các kiến thức liên quan đến mà thôi. Chúng có đầy rẫy ở trên sách vở, ai học mà chẳng phải đi qua. Chứ Tôi không bao giờ trình bày những ý tưởng mới, lý thuyết nghiên cứu của Tôi trong bất cứ cuộc tranh luận nào, đó là về nguyên tắc. Bởi đã là cái chưa được thống nhất, thì khác nào ông nói Gà, bà nói Vịt. Rốt cục chẳng bao giờ đi đến đích.

Votruoc lại viết:

Tôi không bao giờ sử dụng cái “biện chứng” như anh phân tích trong các nghiên cứu của mình vì thoạt nhìn thì có vẻ đẹp, đơn giản nhưng thực ra là tùy tiện và vô dụng nếu không chỉ ra được các thao tác trên định nghĩa mới. Những “năng lượng tâm linh”…, đến thời điểm này, không mấy người hiểu được nó là cái gì, nhiều người còn nghi ngờ sự tồn tại của nó, huống chi nó không tương thích được với những tính toán trên năng lượng vật lý đã biết, nên tôi không gộp chung chúng với năng lượng vật lý là đúng đắn, cẩn trọng và rất đúng phép biện chứng, không chấp nhận sự hấp tấp, tùy tiện. Đó không phải là “chưa hiểu về Vật chất, và Tinh thần cũng như hoạt động Tâm linh” - như Vuivui viết một cách vội vã, chủ quan - mà là hiểu sâu sắc cả những đặc điểm đặc thù của từng loại, những thuận lợi và hạn chế, tính chất của chúng trong nghiên cứu và tìm ra cách xử lý một cách biện chứng, không dễ dãi, tùy tiện gộp chung lại theo kiểu bỏ chung một rọ. Mỗi loại đối tượng đó sẽ được áp dụng những thao tác tính toán riêng trong quá trình triển khai học thuyết.

Votruoc viết như vậy là không được rồi. Như Votruoc tự thừa nhận về tính Tổng quát của cái Đạo, hay cái lý thuyết của Votruoc. Nó thậm chí còn có trước cả Vật chất cơ mà. Thì chúng ta đang nói tới cái tổng quát, cái chung nhất để tiến tới cái mô hình vũ trụ, mà như người ta thường nói, mà chắc Votruoc cũng muốn vậy: Là cái Bao la Vạn tượng. Thế thì sao lại phân loại ra, rồi biện lý rằng mỗi cái riêng có cái tương thích. Vậy thì trên nói cái chung nhất, dưới lại nói cái riêng nhất !!!thì thử hỏi tính nhất quán ở đâu ?.

Còn như Votruoc nói rằng cái Tiềm năng không đo được đó là cái không phải Năng lượng, thì như Tôi đã nói. Votruoc độc thoại rồi. Chả nhẽ Votruoc không thấy cái uy lực áp chế của luật pháp, của sức mạnh doạ dẫm hay sao. Chả nhẽ Votruoc không thấy Hừng hực khí thế trong những cuộc thi đua, những phong trào cách mạng chăng ?.Chẳng lẽ Votruoc không thấy sự chuyển biến của đất trời khi từ Đông chuyển sang Xuân không. Cái đó, ai chả Cảm thấy. Chả nhẽ Votruoc không có sự Cảm nhận về cái gọi là Sức sống sao, như so sánh sức già và sức trẻ, mặc dù chả cần hai người già trẻ phải lăn vào vật lộn hay uýnh cho vở đầu sứt trán để so sánh đo lường xem mỗi người bỏ công năng ra bao nhiêu, ....

Nói đến như vậy, mà Votruoc còn chưa thông, thì cái Cảm của Votruoc liệu có có chăng. Mà nếu không có, làm sao nhận thức được Triết đông phương. Thì rồi làm sao hiểu nổi cái Đạo – cái sơ đẳng nhất. Chứ nó chưa khó như âm dương ngũ hành và tam tài đâu. Votruoc ạ !.

Votruoc lại viết tiếp:

Thực chất, khi đưa ra những định nghĩa về bất cứ cái gì cũng nhằm phân loại những đối tượng được đề cập để tiện nghiên cứu và thao tác. Vì thế, mỗi trường phái học thuyết đưa ra những định nghĩa về một đối tượng nào đó với tiêu chí phù hợp nhất cho những khảo sát của mình. Những trường phái khác nhau có những định nghĩa khác nhau về một khái niệm là chuyện bình thường. Vấn đề là ở chỗ, từ định nghĩa đó ta rút ra được kết luận logic nào có ích.

Thì hãy nhớ là chúng ta đang nói về cái tổng quát nhất đó.

Votruoc viết:

Quan niệm của tôi về năng lượng, được đưa ra trong các thảo luận, chính là cái năng lượng vật lý, nó thỏa mãn công thức của Anhxtanh: E = m.c2. Quan niệm đó không bao hàm cái “năng lượng tâm linh” vốn không thỏa mãn (hoặc chưa biết có thỏa mãn hay không) công thức này và còn chưa rõ bản chất của nó, chưa có bất kỳ thao tác tính toán nào liên quan đến nó trong các nghiên cứu. Vì thế mới đi đến định nghĩa vật chất của tôi, và kết luận rằng, ngoài vật chất ra còn vô số những tồn tại khác nữa.

Định nghĩa đó mới hiệu dụng trên những nghiên cứu tiếp theo của tôi. Tương thích với những khai triển khi ứng dụng học thuyết ADNH vào lĩnh vực vật lý. Còn nếu tôi xử dụng định nghĩa khác về vật chất thì kết luận đưa ra sẽ khác nhưng vô dụng trên con đường tôi đang đi.

Đúng rồi, như Tôi đã nói Votruoc nói về cái năng lượng vật lý, thì rõ là Votruoc phải nói tới cái Đạo vật lý chứ, thế sao Votruoc lại còn muốn lấy Đạo và cả âm dương lẫn ngũ hành để thuyết cái thuyết vật lý thế nào được. Như ai có học lý học đông phương đều rõ. Cái Lý của đông phương là Cảm, chứ đâu có Đo được. vậy là Votruoc đem râu ông nọ cắm cằm bà kia rồi !!! Mà thậm chí như vậy, thì Votruoc phải thấy cái lý thuyết của mình nó không phải là âm dương ngũ hành của cổ nhân đâu. Bởi vì Vật lý làm gì có thể hiểu được : Khí xuân Mộc thịnh, mùa Đông Khí Mộc tàn, ....

Tức là cái lý thuyết của Votruoc là cái lý thuyết Vật lý nhưng mượn các khái niệm đông phương, nhưng lại chẳng có nội dung đông phương gì cả. Trong khi cái Đạo và âm dương của Votruoc lại còn muốn có cả trước Vật chất, nghĩa là tổng quát hơn cả Vật lý nữa, thì nó sẽ chứa cái gì đây nhỉ ?. Trong khí Minh triết Đông phương thực – không phải Votruoc – thì nó không chỉ có thể bao hàm toàn bộ Vũ trụ, không loại trừ cả Vũ trụ vật lý. Mà người ta, thực là không chỉ ra được cái giới hạn Bao quát, hay còn gọi là Phổ quát của vũ trụ Đông phương !!!.

Votruoc viết:

Trong chuyên mục Linh hồn và thế giới tâm linh có phải là vật chất không tôi đã viết cho anh Thiên Sứ:

Nếu hiểu theo nghĩa vật chất là tất cả những cái gì tồn tại, có thể tương tác được với những cái khác (không đưa ra điều kiện năng lượng) thì em nhất trí. Như vậy, nếu vật chất được định nghĩa như sau thì em hoàn toàn thống nhất:

Tất cả các dạng tồn tại tương tác được với nhau đều là vật chất.

(Ở đây, "tương tác" được hiểu theo nghĩa là "làm thay đổi")

Với định nghĩa này thì em hoàn toàn nhất trí với những diễn giải ở trên của anh về vật chất. Em chỉ kỵ cái chữ "năng lượng" mà thôi. Theo em, năng lượng không phải là đều kiện tiên quyết của vật chất. Nhưng tương tác là điều kiện tiên quyết.

Như vậy, cái quyết định sự giống và khác nhau của quan niệm vật chất của tôi với anh Thiên Sứ chỉ là ở chỗ quan niệm năng lượng là gì.

Nếu hiểu vật chất, năng lượng như anh Vuivui hiểu thì tôi cũng thừa nhận mọi tồn tại đều là vật chất, không có sự khác biệt cách hiểu giữa chúng ta. Nhưng cách hiểu đó, theo tôi, là sự tùy tiện (không phải biện chứng) trong học thuật, vì không có sự giống nhau trong thao tác trên các đối tượng được định nghĩa. Không ai lại đi cộng thế năng của một người đang đứng với năng lượng ý chí của anh ta cả. Nhưng không sao, mỗi người đều có quyền đưa ra các định nghĩa. Đã là định nghĩa thì không có chuyện đúng hay sai. Giống như đặt tên vậy. Do đó, định nghĩa không phải là luận cứ phản bác. Chỉ có những kết luận rút ra liên quan tới định nghĩa đó mới có thể đúng hay sai mà thôi và chỉ chúng mới có giá trị phản bác.

Như trên đã nói, phép biện chứng mà Votruoc nói là của Votruoc là phép so sánh, chứ không phải là phép biện chứng. Còn phép biện chứng thực là phép biện chứng không thể tuỳ tiện như Votruoc nói, mà nó liên hệ được hiện thực và sự phát triển của nhận thức cũng như sự phát triển của văn minh nhân loại.

Nói rằng Định nghĩa thì không có chuyện đúng hay sai. Điều đó đúng, song cái chúng ta đang bàn ở đây là những áp dụng của các định nghĩa đó, dẫn tới những điều bất cập trong lý thuyết của Votruoc. Từ đó, khiến cho Lý thuyết của Votruoc lần lượt từ bỏ tất cả những nền tảng đã có của tri thức nhân loại. Đó mới là điều đáng bàn, và Tôi đã lần lượt chỉ ra rõ ràng.

Votruoc viết

Cách hiểu của tôi về năng lượng trong bài viết hẹp hơn cách hiểu, theo tôi là tùy tiện, của anh nhưng thao tác tính toán được, tương thích với các nghiên cứu và ứng dụng tiếp theo. Do đó, vật chất cũng được tôi hiểu theo nghĩa hẹp hơn tương ứng. Vì vậy, để bao quát mọi tồn tại, tôi mới nói, ngoài vật chất (chỉ những cái tôi quan niệm) ra còn những tồn tại khác không phải là vật chất (chỉ cái phần rộng hơn được tùy tiện thêm vào), ngụ ý chỉ đến cái Đạo bao trùm tất cả mà tôi, và có lẽ cả anh, cùng quan niệm.

Đó là Votruoc tự dấn thân vào đó chứ !. Nếu Votruoc không bàn tới Đông phương học, mà chỉ nói về Vật lý, chứ ngay cả Tây phương học ngày nay, trong Triết học người ta cũng đã thấy cái năng lượng nhân sinh rồi. Thì đâu có chuyện gì. Nhưng Votruoc đem Vật lý nhập với Đông phương học, rồi lại muốn làm một cái gì đó to nhớn hơn cả đông tây học thì nó mới sinh chuyện. Rồi trên cơ sở đó, Votruoc lại còn tuyên bố nó tương thích với các ứng dụng tiếp theo. Tôi chưa muốn bàn đến, mới ở đây, đã thấy bất cập rồi, thì ai mà tin được những áp dụng tiếp theo trong các bài toán cụ thể được. cần nhớ rằng, chính các bài toán đó được đặt ra từ thực tiễn phát triển lý thuyết cũng như thực tế sinh động. Và cũng vì thế, cái mà Votruoc muốn thêm vào thì chính là do Votruoc tuỳ tiện, chứ Tôi có thêm vào cái gì đâu mà bảo là Tôi tuỳ tiện.

Votruoc viết:

Nhưng hiện nay ta đang trao đổi học thuyết của tôi thì phải trao đổi trên định nghĩa tôi đưa ra trong học thuyết chứ không phải trên cái định nghĩa của anh. Hơn nữa, cho đến thời điểm này, trong chuyên mục, vẫn chưa đến lúc tôi đưa ra khái niệm vật chất, năng lượng cơ mà.

Vì vậy, những lý do xoay quanh khái niệm vật chất, năng lượng Vuivui đưa ra cũng không còn có giá trị phản biện mà ngược lại, cho thấy sự cẩn trọng, nghiêm túc trong nghiên cứu của chuyên đề.

Tôi chẳng đưa ra cái định nghĩa nào cả, như đã nói ở trên. Chỉ thảo luận trên các kiến thức có sẵn của nhân loại mà thôi. Nếu như Votruoc nói là xuất phát từ những định nghĩa riêng của Votruoc, mà xét thấy nó biệt lập, xa lạ với các kiến thức nền tảng của nhân loại, thfi Tôi đã nói: Votruoc lập thuyết một mình - một thuyết. Tôi chỉ cần làm rõ tới đó thôi, chứ Tôi không có ý định tranh lụân về cái lý thuyết một mình ấy. Khi cái lý thuyết ấy nó không muốn một mình, thế tất phải có sự phản biện để làm rõ nó đã thống nhất với nhân loại như thế nào !!!.

Votruoc viết:

Khi trao đổi với nhau trên diễn đàn, tôi đề nghị một nguyên tắc sau: Không đưa ra nhận định về bất cứ vấn đề gì về nội dung cũng như cá nhân trước khi có những luận cứ. Hy vọng Vuivui chấp nhận và chúng ta mới có thể trao đổi tiếp được.

Vâng ! Tôi đã tuân theo từ đầu đó thôi. Có những điều Tôi buộc phải có nhận định thì đó là do cái lý phải nói để khỏi hiểu lầm tại sao Tôi cứ đóng khung tại chỗ, không muốn đi lan man. Nhưng thôi, Votruoc đã nếu, Tôi xin nhận và sẽ chấp hành.

Votruoc viết:

Mặt khác, khi tôi viết chuyên mục này thì lý do đầu tiên là: cổ nhân có rất nhiều sai lầm khi diễn giải học thuyết ADNH. Do đó, những ý kiến của cổ nhân về vấn đề này đối với tôi còn rất nhiều điều đáng phải bàn, không có ý nghĩa phản biện, chỉ có ý nghĩa tham khảo.

Cái này thì phải thận trọng, Votruoc à. Tôi thì không cho như vậy, nhưng vì biết trước sau gì Votruoc cũng sẽ nói lý như vậy, nên Tôi đã có cố gắng khi trình bày lý luận của Cổ nhân đều có phân tích cái đúng đắn của nó. Thậm chí nó còn có sự nhất quán từ Đông sang Tây, chứ không phải chỉ có nhất quán nội tại trong đông phương học đâu

Tôi có thể khẳng định rằng, Lý thuyết của Cổ nhân hầu như không sai, có tính Mở - nghĩa là có khả năng phát triển – và đầy đủ để phát triển. Chỉ có nhận thức của Hậu nhân là Sai, hay chưa Tới mà thôi. Vì thế khi Tôi đã đem kiến thức của Cổ nhân ra mà tranh luận, thế tất Tôi phải có trình bày và đủ khả năng trình bày về tính đúng đắn của nó. Nếu phải đưa ra nhữung kiến giải riêng cá nhân Tôi, hay kết quả nghiên cứu của Tôi thì tuỳ trường hợp cụ thể mà Tôi có trình bày hay không. Khi ấy, bao giờ Tôi cũng có sự thông báo trước. Nhưng yên tâm đi, cho tới hiện nay, và trong chủ đề này của Votruoc, Tôi cho rằng Tôi không cần phải dùng đến những kiến thức thuộc về kiến giải của Tôi. Dù gì, thì đó cũng là điều đương nhiên, khi phải có những trình bày đó, mà không có khối lượng đồ sộ kiến thức của Cổ nhân đã được trình bày, thì có trình bày cũng vô nghĩa, bởi vị tất đã có thể hiểu nổi.

Votruoc viết:

Thời gian của tôi rất eo hẹp nên đôi khi post bài chậm. Mong Vuivui thông cảm.

Vâng !, xin cứ tự nhiên và từ tốn. Tôi cũng vậy, có khi trả lời được ngay, cũng có khi phải chậm. Bởi ai cũng phải vì sinh kế cả mà. Hơn nữa, việc trao đổi này, dù gì cũng chỉ là một cái thú tiêu khiển, nhưng bổ ích cho cả hai. Nên chắc chắn còn có nhiều cái quan trọng hơn trong cuộc sống.

Thân ái.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vuivui thân mến!

Vuivui viết:

Có lẽ Votruoc nên hiểu rõ tinh thần phản biện của Tôi:

-Làm rõ vấn đề mà Votruoc trình bày.

-Có sự phân biệt đúng – sai, chứ Tôi không Bác, hay Phản đối lý thuyết của Votruoc.

Chỉ nên như vậy, và theo Tôi, chúng ta nên theo tinh thần này.

Và nội dung phản biện của Vuivui là cho rằng, cái khái niệm Đạo mà tôi mô tả trong chuyên mục không phải là cái Đạo mà Lão Tử đã quan niệm. Lý do được đưa ra là cái hàm chứa trong Đạo của Lão Tử là vật chất, năng lượng không giống cái hàm chứa trong khái niệm Đạo của chuyên mục.

Tôi rất đồng ý với tinh thần phản biện này.

Bây giờ chúng ta thử xem, cái hàm chứa trong Đạo của Lão tử và của tôi có khác biệt gì không.

Theo như Vuivui, cái hàm chứa trong Đạo của Lão Tử là vật chất và ngoài vật chất ra không có bất cứ một tồn tại nào khác nữa. Linh hồn và thế giới tâm linh cũng chỉ là một dạng tồn tại của vật chất mà thôi. Nói cách khác, Đạo hàm chứa mọi cái tồn tại.

Còn trong quan niệm Đạo của chuyên mục, Đạo hàm chứa mọi cái tồn tại trong đó có vật chất và nhiều thứ khác cũng tồn tại nhưng không phải là vật chất ví dụ như linh hồn và thế giới tâm linh. Điều đó cũng có nghĩa là, Đạo hàm chứa mọi cái tồn tại.

Như vậy, quan niệm về Đạo của tôi trong chuyên mục và của Lão Tử (theo Vuivui) là không khác nhau, cùng hàm chứa mọi cái tồn tại.

Sự khác nhau giữa quan điểm của tôi với Vuivui chỉ là ở chỗ: Vuivui đồng nhất mọi cái tồn tại với khái niệm vật chất mà Vuivui quan niệm. Còn trong quan niệm của tôi, các yếu tố của mọi cái tồn tại đó, được phân làm 2 loại: Vật chất (được định nghĩa khác với cái vật chất mà Vuivui quan niệm) và những thứ không phải là vật chất. Thoạt nhìn, thì quan niệm về Đạo của Vuivui và tôi khác nhau. Nhưng xét kỹ, đứng về mặt bản chất, thì không khác. Sự khác nhau chỉ là cách phân loại các yếu tố trong cùng một đối tượng nghiên cứu (là Đạo) bằng các định nghĩa mà thôi. Cách phân loại này lại phụ thuộc vào những ý đồ khai triển tiếp theo và tôi có những ý đồ rõ ràng khi phân loại như thế. Những định nghĩa đó không làm thay đổi bản chất sự vật cũng như cái tên không làm thay đổi bàn chất con người. Người ta có thể phân loại con người theo giới tính, dân tộc, quốc gia, trình độ, mức sống, tuổi tác,…, nhưng sự phân loại đó đâu có làm con người thành khỉ hay thành tiên.

Như vậy, tôi cho rằng, tôi đang trình bày chính cái Đạo mà bản thân Vuivui quan niệm và nghĩ rằng Lão Tử cũng quan niệm về cái Đạo đó.

Thực ra, nếu tôi không nhận thức được rằng cái Đạo của Lão Tử là đúng đắn thì tôi đã xây dựng lý thuyết của mình trên cái quan niệm Đạo khác, mà theo tôi là đúng đắn hơn, không quan tâm đến việc mình có thể “độc thoại” hay không miễn là mình thấy đúng là đủ. Tôi cho rằng cái Đạo tôi quan niệm chính là cái Đạo của Lão tử vì thực chất nó là như thế chứ chẳng phải tôi “sợ” Lão tử mả phải “ăn theo” tuy rằng tôi rất kính ngưỡng ông. Nick name của tôi là Vô Trước vốn bao hàm ý đó!

Vuivui viết:

Đến đây Votruoc lại thể hiện một luận điểm Lạ lùng nữa !. Đó là : „Đạo, âm dương là những cái có trước Vật chất”. Xin nhấn mạnh điểm này !!!

Thì lý do tôi đã trình bày trong chuyên mục, theo thứ tự xuất hiện của những khái niệm đó, theo quan điểm vật chất mà tôi đã trao đổi rất nhiều ở các bài viết trước. Giả sử theo quan niệm vật chất của Vuivui và với logic của chuyên mục, thì Đạo, âm dương cũng vẫn có trước vật chất bởi vì chính do sự vận đông tương tác của chúng mà Đạo hiển lộ thành Vạn tượng, hay đúng hơn, chúng là nguyên nhân của vật chất. Tôi cho rằng nguyên nhân thì có trước hệ quả.

Nói chung, trong chuyên mục của tôi, cái đã post và những cái sẽ post có khá nhiều những quan điểm “lạ lùng” như cách dùng từ tế nhị của Vuivui. Nhưng biết làm sao được, nhận thức và logic buộc tôi phải như vậy. Nếu không có những cái “lạ lùng” đó thì chắc chắn tôi đã không post bài, bởi vì thêm một tiếng nói như hàng tỷ tiếng nói mà cả ngàn năm nay người ta đã nói và vẫn đang nói, thì đối với tôi, phỏng có ý nghĩa gì mà phải hao phí nhiều tâm sức. Trong toàn bộ các bài tôi viết trên diễn đàn này, nếu Vuivui để ý sẽ thấy, tôi chỉ post khi có quan điểm khác với thông thường, còn những cái tôi không post là do tôi không có ý kiến riêng hoặc có, nhưng chưa tiện trình bày.

Tôi không nói lý thuyết của cổ nhân sai, mà tôi nói diễn giải của hậu nhân (Nhưng ngặt vì họ cũng sống khá lâu rồi nên nhiều khi lại dùng từ “cổ nhân”. Tôi nghĩ Vuivui chủ trương nắm Ý thì chắc hiểu đúng ý tôi muốn nói) về học thuyết ADNH có rất nhiều sai lầm, rải rác đây đó mà khi sử dụng, chúng ta cần hết sức thận trọng. Cũng vì lẽ đó nên mới có chuyên mục này nhằm xây dựng cơ sở học thuyết ADNH cho dễ thống nhất xử dụng.

Theo tôi, khi đọc chuyên mục, cần xem xét tôi viết gì, hợp logic không, có mâu thuẫn với một thực tế nào không ... chứ không nên xem có phù hợp với quan niệm, kiến thức của mình hay của ai đó không. Còn nếu lấy cái ông Văn Vương, Chu hy, ... ra làm chuẩn thì đương nhiên không cần phân tích cũng thấy tôi sai bét và tôi cũng lập tức công nhận mình sai với cái chuẩn ấy mà không cần Vuivui phải nhọc công phản biện.

Những khác biệt về phương pháp tư duy, quan điểm khác giữa chúng ta không làm ảnh hưởng tới chuyên mục tôi xin miễn bình luận tiếp vì không muốn nó lan man, làm loãng chủ đề.

Thân ái!

Share this post


Link to post
Share on other sites

[ theo lão tử thì- Đạo không thể nói ra được ; cái gì nói ra được thì không phải là Đạo

. như vậy Đạo là một khái niệm do con người đặt ra để gọi ; có thể hiểu nó là nguyên nhân đầu tiên của mọi tồn tại ( từ vũ trụ đến hạt nhân ; từ cõi giới vô hình đến thế giới tâm linh và bao hàm những gì ngoài cả vật chất nữa ( mà hiện nay ta chưa biết nó tồn tại ở dạng như thế nào ?)

theo trên thì Đạo( không phải là vật chất ) . nhưng nó lại có công năng điều chỉnh , chi phối mọi quy luật, mọi vận động

của tồn tại . như vậy công năng đó là gi? nó có phải là năng lượng của vật chất mà ta biết hiện nay không?( cái năng lượng mà theo nhà vật lý thiên tài đã nói : "năng lượng là vật chất tan rã hết mức - và vật chất là năng lượng cô đọng hết mức "; hay nó là một dạng năng lượng nào khác nữa ?

rõ ràng quan điểm trên sẽ mâu thuẫn với triết học của Mác " mọi tồn tại đều là vật chất "

Share this post


Link to post
Share on other sites

rõ ràng quan điểm trên sẽ mâu thuẫn với triết học của Mác " mọi tồn tại đều là vật chất "

Đúng vậy!

Theo tôi, về học thuật, học thuyết ADNH vĩ đại hơn triết học Mác rất nhiều.

Vậy, học thuyết ADNH duy tâm hay duy vật?

Thưa rằng: không duy tâm cũng chẳng duy vật. Chính xác là duy Đạo.

"Khổng Đức chi dung

Duy Đạo thị tùng"

(Lão Tử - Đạo Đức kinh)

Share this post


Link to post
Share on other sites

[ theo lão tử thì- Đạo không thể nói ra được ; cái gì nói ra được thì không phải là Đạo

. như vậy Đạo là một khái niệm do con người đặt ra để gọi ; có thể hiểu nó là nguyên nhân đầu tiên của mọi tồn tại ( từ vũ trụ đến hạt nhân ; từ cõi giới vô hình đến thế giới tâm linh và bao hàm những gì ngoài cả vật chất nữa ( mà hiện nay ta chưa biết nó tồn tại ở dạng như thế nào ?)

theo trên thì Đạo( không phải là vật chất ) . nhưng nó lại có công năng điều chỉnh , chi phối mọi quy luật, mọi vận động

của tồn tại . như vậy công năng đó là gi? nó có phải là năng lượng của vật chất mà ta biết hiện nay không?( cái năng lượng mà theo nhà vật lý thiên tài đã nói : "năng lượng là vật chất tan rã hết mức - và vật chất là năng lượng cô đọng hết mức "; hay nó là một dạng năng lượng nào khác nữa ?

rõ ràng quan điểm trên sẽ mâu thuẫn với triết học của Mác " mọi tồn tại đều là vật chất "

Trong phản biện khoa học - theo quan điểm của tôi - thì Vinh nên chứng minh là nó sai - chứ không nên chứng minh là nó trái với - hoặc mâu thuẫn với.....Nếu nói nó mâu thuẫn với - một quan điểm gì đó - thì cần chứng minh cái đó đúng trước đã. Như vậy rất mất thì giờ. Tôi phản biện ai hay chỉ thẳng vào mâu thuẫn nội tại của chính lập luận đó.

Vài lời chia sẻ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

To Votruoc.

Chắc phải sau 10 ngày nữa, Tôi mới có bài phản biện tiếp được. Bởi đang bận công chuyện.

To Vinh.

Đang chờ đối tác, tranh thủ mấy lời.

Vinh hiểu "mọi tồn tại đều là vật chất" là Sai. Thêm nữa, Mác không định nghĩa Vật chất. Mác chỉ tranh luận Vật chất và Tinh thần, cái trước, cái sau. Cái nào quyết định cái nào. Còn người định nghĩa Vật chất là Lê Nin. Mà phải hiểu, cho dù là định nghĩa của Lê Nin không chuẩn, thì cũng phải hiểu cho chính xác. Rằng :Đó là phạm trù khách quan, để từ đó suy ra mọi tồn tại của thế giới khách quan thuộc về Vật chất. Chứ không ai dại dột phát biểu "Mọi tồn tại đều là Vật chất" như Vinh viết đâu. Hiểu như vậy thì cả thế giới sẽ mâu thuẫcn lung tung cả, và các quy luật của thế giới sẽ không có đất sống. Khi ấy Khoa học không tồn tại, triết học không còn ý nghĩa, văn minh loài người sẽ biến mất.

Thân ái.

Share this post


Link to post
Share on other sites

To Votruoc.

Chắc phải sau 10 ngày nữa, Tôi mới có bài phản biện tiếp được. Bởi đang bận công chuyện.

To Vinh.

Đang chờ đối tác, tranh thủ mấy lời.

Vinh hiểu "mọi tồn tại đều là vật chất" là Sai. Thêm nữa, Mác không định nghĩa Vật chất. Mác chỉ tranh luận Vật chất và Tinh thần, cái trước, cái sau. Cái nào quyết định cái nào. Còn người định nghĩa Vật chất là Lê Nin. Mà phải hiểu, cho dù là định nghĩa của Lê Nin không chuẩn, thì cũng phải hiểu cho chính xác. Rằng :Đó là phạm trù khách quan, để từ đó suy ra mọi tồn tại của thế giới khách quan thuộc về Vật chất. Chứ không ai dại dột phát biểu "Mọi tồn tại đều là Vật chất" như Vinh viết đâu. Hiểu như vậy thì cả thế giới sẽ mâu thuẫcn lung tung cả, và các quy luật của thế giới sẽ không có đất sống. Khi ấy Khoa học không tồn tại, triết học không còn ý nghĩa, văn minh loài người sẽ biến mất.

Thân ái.

theo quan điểm triết học của Mác : " thế giới chỉ có vật chất và vật chất mà thôi ..." ( trong duy vật biện chứng ) . hơn nữa , theo Mác ý thức chỉ là sản phẩm của vật chất . dù là tồn tại gì đi nữa , thì theo Mác thế giới cũng chỉ có vật chất mà thôi . vật chất là cái có trước .quyết định ý thức .

vui vui nên xem kỹ hơn về triết học Mác

thân ái

Share this post


Link to post
Share on other sites

vui vui nên xem kỹ hơn về triết học Mác

thân ái

Xem kỹ để làm gì? Ở đây có ai quan tâm mấy đến triết học Mác gì đâu?

Hãy phản biện thẳng vào ý của bác vui vui, đừng bảo rằng nó đi ngược lại với định nghĩa của Mác, vì đề tài bàn luận trong topic này là triết lý theo Âm Dương Ngũ Hành hoặc nói rộng hơn là Ðạo.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xem kỹ để làm gì? Ở đây có ai quan tâm mấy đến triết học Mác gì đâu?

Hãy phản biện thẳng vào ý của bác vui vui, đừng bảo rằng nó đi ngược lại với định nghĩa của Mác, vì đề tài bàn luận trong topic này là triết lý theo Âm Dương Ngũ Hành hoặc nói rộng hơn là Ðạo.

tôi không bảo rằng chủ nghĩa Mác là ưu việt ; tôi chỉ muốn khẳng định với vui vui rằng : theo Mác thì thế giới chỉ có vật chất và vật chất mà thôi .

còn về phản biện - thì trước hết chúng ta phải xác định được các vấn đề sau :

+ cái công năng mà Đạo ,âm ,dương ngũ hành tác động : nó thuộc loại năng lượng nào ?

+ xác định được bản chất của " khí " trong các học thuyết của văn minh đông phương ; mà âm dương ngũ hành chỉ là các dấu hiệu biểu thị sự tồn tại của nó . còn bản chất của nó hiện nay chúng ta chưa xác định được . chưa biết được nó thuộc trường năng lượng nào ?

Như vậy thì mọi tranh luận phản biện chẳng làm sáng tỏ vấn đề được.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong phản biện khoa học - theo quan điểm của tôi - thì Vinh nên chứng minh là nó sai - chứ không nên chứng minh là nó trái với - hoặc mâu thuẫn với.....Nếu nói nó mâu thuẫn với - một quan điểm gì đó - thì cần chứng minh cái đó đúng trước đã. Như vậy rất mất thì giờ. Tôi phản biện ai hay chỉ thẳng vào mâu thuẫn nội tại của chính lập luận đó.

Vài lời chia sẻ.

cảm ơn anh Thiên Sứ có lời chia sẻ !

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong phản biện khoa học - theo quan điểm của tôi - thì Vinh nên chứng minh là nó sai - chứ không nên chứng minh là nó trái với - hoặc mâu thuẫn với.....Nếu nói nó mâu thuẫn với - một quan điểm gì đó - thì cần chứng minh cái đó đúng trước đã. Như vậy rất mất thì giờ. Tôi phản biện ai hay chỉ thẳng vào mâu thuẫn nội tại của chính lập luận đó.

Vài lời chia sẻ.

cảm ơn anh Thiên Sứ đã chia sẻ !

nhân đây cũng cho tôi xin hỏi : nick tôi có bị khóa chức năng post hình ảnh không ? và vì sao lại bị khóa ?

xin cảm ơn anh

Share this post


Link to post
Share on other sites

mình đã nhờ quản trị viên gỡ lỗi post hình ảnh rồi .

xin cảm ơn anh Thiên Sứ !

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vinh viết:

vui vui nên xem kỹ hơn về triết học Mác

Phải chăng có nghĩa là Vinh hiểu Tôi kết luận Mác hay Triết học Mác đã khẳng định "thế giới chỉ có vật chất và vật chất mà thôi ..." bằng vào câu của Vinh viết: "mọi tồn tại đều là vật chất" Khi mà còn có những "tồn tại chủ quan" phân biệt với "tồn tại khách quan" ?.

Votruoc thân mến.

Chúng ta lại tiếp tục nhé.

Như Votruoc đã viết trong bài vừa rồi: "Bây giờ, chúng ta thử xem cái hàm chứa trong Đạo của Lão tử và của Tôi có khác biệt gì không. Theo như Vuivui, cái hàm chứa trong Đạo của Lão Tử là vật chất và ngoài vật chất ra không có bất cứ một tồn tại nào khác nữa. Linh hồn và thế giới tâm linh cũng chỉ là một dạng tồn tại của vật chất mà thôi. Nói cách khác, Đạo hàm chứa mọi cái tồn tại.

Còn trong quan niệm Đạo của chuyên mục, Đạo hàm chứa mọi cái tồn tại trong đó có vật chất và nhiều thứ khác cũng tồn tại nhưng không phải là vật chất ví dụ như linh hồn và thế giới tâm linh. Điều đó cũng có nghĩa là, Đạo hàm chứa mọi cái tồn tại.

Như vậy, quan niệm về Đạo của tôi trong chuyên mục và của Lão Tử (theo Vuivui) là không khác nhau, cùng hàm chứa mọi cái tồn tại."

Không phải là Tôi cho rằng Đạo của Lão tử là hàm chứa vật chất, và ngoài vật chất ra không tồn tại bất cứ gì khác, hay là Đạo hàm chứa mọi cái tồn tại. Nói như thế, có vẻ như là Đạo là một „cái Thùng” to tướng, chứa mọi thứ trong đó. Thưa rằng nói về thế giới, thì phải nói cụ thể và rất chính xác. Nó như thế này: Mọi tồn tại khách quan đều thuộc về Vật chất. Xin nhấn mạnh „tồn tại khách quan”. Bởi vì còn có tồn tại chủ quan. Và cái tồn tại chủ quan không phải là vật chất. Nhưng nói như thế, không có nghĩa là còn có cái phi vật chất. Bởi nếu khẳng định có tồn tại chủ quan là có tồn tại cái phi vật chất, có nghĩa là đã đánh đồng Tồn tại và Vật chất với nhau. Cái tồn tại chủ quan, phải được hiểu là Bản chất của nó phải thuộc về vật chất. Như nói: Cái ô tô, xe đạp, ...là những tồn tại chủ quan. Nhưng cái tồn tại khách quan của những cái đối tượng đó là những gì làm nên chiếc ô tô, chiếc xe đạp. Vì thế mới nói Vật chất là Phạm trù khách quan, chứ không phải là đối tượng cụ thể. Đó là nói về quan niệm vật chất của Triết Tây. Từ đây, chủ nghĩa duy vật nói chung được hình thành. Khi cụ thể hoá vai trò của vật chất, đã đưa tới sự chiến thắng nhất định của biện chứng duy vật trước biện chứng duy tâm.

Triết đông, từ xưa tới nay, không quan niệm cụ thể như vậy về vật chất, tuy rằng mọi tư tưởng đều nhìn thế giới là thống nhất, có khởi nguồn. Không phân biệt tâm linh và vật chất một cách tách rời. Song các dạng vận động và tồn tại đều được „thấy” đúng như là thuộc về vật chất và năng lượng – trong nghĩa tổng quát nhất của Triết Tây, chứ không phải là những dạng năng lượng có tính chất Cộng tính của Vật lý mà chúng ta đã thấy. Và vì thế, Người xưa không xem Đạo như cái „thùng” chứa. Mà xem Đạo là cái Gốc, từ đó „sinh” ra. Ví như cha mẹ sinh ra Ta, chứ không bao giờ nói Cha Mẹ có chứa Ta. Bởi vì, nói là Chứa, thì mọi cái, dù biến hoá hay tồn tại như thế nào cũng chỉ là nằm trong Nó mà thôi. Còn như nói „sinh” ra, thì đã thấy một tồn tại mới, có chung những vận động nào đó, mà lại cũng có những cái khác. Có như thế nguyên lý Nhân - Quả mới có chỗ đứng, mang tính triết lý cả về nhân linh cũng như vật chất trong triết đông phương được. Và Đạo Phật, với nhân - quả mới sánh vai cùng với - nếu không nói là hơn – các triết học tâm linh khác, trong đó có Đạo Lão và Nho. Đồng thời cũng trả lời luôn câu hỏi mà Votruoc có đề ra: Tại sao vạn vật lại có Sinh có Diệt.

Xin lưu ý cho rằng. Đó không phải là Tôi nói, hay Tôi cho như vậy. Mà nội dung của Đạo, trong đó Đạo Lão góp một phần cùng với Nho và Phật, là như vậy. Nó nhất quan xuyên suốt chiều dài lịch sử phát triển, không hề có mâu thuẫn nội tại. Cụ thể là với giải nghĩa Chu Hi cũng nhất quán về toàn bộ.

Nên. nếu nói Đạo mà Votruoc phát biểu, cũng tương đồng với cái nội dung Đạo như Tôi đã trình bày trên, thì Đạo không bao hàm. Dùng từ Bao hàm là sai về bản chất. Ta thống nhất với nhau ở điểm này, cùng với quan niệm Vật chất và Năng lượng.

Khả chấp như vậy. Nên chăng Votruoc cứ việc xem xét Lý học đông phương nói chung, cũng như các Cơ sở của lý thuyết  D N H như người xưa đã xem xét. Có chăng sự đóng góp là sự hệ thống hoá, thì có phải là hay hơn không ?. Rồi khi hệ thống hoá một cách mạch lạc, dễ hiểu, mới nêu vấn nạn. Từ những kiến thức đã được hệ thống, diễn dịch mà giải quyết các vấn nạn có hơn chăng ?. Cần gì phải nói rằng Xây nên lý thuyết mới, đả phá cái kiến giải của người xưa ?.

Hay là. Dù đã thống nhất như vậy, nhưng Votruoc vẫn có những dị biệt !!!. Có phải dị biệt ở chỗ này chăng, khi Votruoc viết:

Đạo ---> Vạn tượng, âm dương.

Còn của Cổ nhân thì:

Đạo sinh một, một sinh hai, hai sinh ba, ba sinh vạn vật, vạn vật thì sinh sinh diệt diệt không ngừng.

Có gì khác không ?. Votruoc có thể giải nghĩa cái sự Khác này ?.

Thân ái.

Share this post


Link to post
Share on other sites

vuivui thân mến !

xin chia sẻ ý kiến của bạn về vấn đề Đạo :

1-Đạo :

Ta có thể hiểu rằng Đạo là cái mầm mống , cái nguyên nhân đầu tiên của mọi tồn tại ( Đạo sinh một, một sinh hai, hai sinh ba, ba sinh vạn vật, vạn vật thì sinh sinh diệt diệt không ngừng.)

như vậy Đạo có công năng điều chỉnh , chi phối mọi quy luật, mọi vận động của tồn tại . vậy công năng đó là gi? nó có phải là năng lượng của vật chất mà ta biết hiện nay không? hay nó là một dạng năng lượng nào khác nữa ? ( phi vật chất chăng ?!!)

còn nếu không xác định được năng lượng đó , thì theo bạn Đạo có phải -chỉ là 1 khái niệm do con người đặt ra để gọi không ?

2- khí :

bản chất của " khí " trong các học thuyết của văn minh đông phương ? . (âm dương ngũ hành chỉ là các dấu hiệu biểu thị sự tồn tại của nó ). theo bạn nó có thuộc trường năng lượng nào đó của vật chất hay không ?

xin chia sẻ ý kiến của bạn !

thân gửi !

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vuivui thân mến!

Theo như Vuivui viết, tôi hiểu rằng Vuivui cần có quan niệm về vật chất và năng lượng trước khi diễn giải quan niệm về Đạo. Khi ấy, vật chất được hiểu là mọi tồn tại thuộc phạm trù khách quan, và còn có những tồn tại khác thuộc phạm trù chủ quan, có bản chất thuộc về vật chất. Năng lượng được hiểu là một năng lực tác động của vật chất. Sau khi có, hay ít nhất, hình dung về những khái niệm đó rồi thì mới đưa đến quan niệm về Đạo là cái “gốc” sinh ra tất cả những cái đó.

Mặc dù Vuivui viết:

Xin lưu ý cho rằng. Đó không phi là Tôi nói, hay Tôi cho như vậy. Mà ni dung ca Đạo, trong đó Đạo Lão góp một phn cùng vi Nho và Pht, là như vậy. Nó nht quan xuyên sut chiu dài lch s phát trin, không h có mâu thun ni ti.

Thì cũng là Vuivui đã thống nhất với quan niệm đó, nên tôi có thể coi như đó là quan niệm của Vuivui cho tiện trao đổi.

Dù như vậy, thì cũng có nghĩa là Vuivui quan niệm rằng Đạo là “gốc” sinh ra mọi tồn tại. Nếu vậy thì không có gì mâu thuẫn với quan niệm Đạo của chuyên mục.

Cái lấn cấn ở đây chỉ có ở 2 điểm:

- Thứ nhất: Về từ “bao hàm”

Vuivui viết:

Nên. nếu nói Đạo mà Votruoc phát biu, cũng tương đồng vi cái ni dung Đạo như Tôi đã trình bày trên, thì Đạo không bao hàm. Dùng t Bao hàm là sai v bn cht.

Thực ra vấn đề ở chỗ cách hiểu từ “bao hàm” mà thôi. Vuivui cũng thấy rằng tôi dùng từ “hàm chứa” mà không đơn giản dùng từ “chứa” để thấy tôi không coi Đạo là mt „cái Thùng” to tướng, chứa mi th trong đó” như Vuivui suy diễn. Chả nhẽ Vuivui có thể nghĩ tôi ngây thơ và thô thiển trong tư duy đến như vậy! Từ “bao hàm” ở đây rõ ràng mang tính “chất” hơn là “lượng”. “Bao hàm tất cả” ở đây có thể hiểu nôm na theo nghĩa tương đối là “có ở trong tất cả”. Chính vì khó diễn đạt cái khái niệm Đạo “bất khả tư nghị” trong vài từ, vài câu mà trong chuyên mục tôi đã phải giải thích rõ ý nghĩa của từ “hàm chứa” như là sự tồn tại của những mầm mống chưa bộc lộ của mọi tồn tại. Khi gặp điều kiện thuận lợi, chúng mới phát triển thành hiện thực. Như vậy, có khác gì với cách trình bày Đạo là “gốc” sinh ra vạn tượng? Hơn nữa, cách trình bày của tôi còn mô tả rõ hơn khái niệm, thế nào là “gốc”. Vì thế, nếu nắm bản chất chứ không câu nệ quá vào ngôn từ, tôi cho là trong vấn đề này chúng ta không có sự khác biệt.

- Thứ hai: Về quan niệm những cái tồn tại

Tôi hiểu qua các trình bày của Vuivui, Tồn tại được phân loại như sau:

+ Tồn tại khách quan, tức là vật chất.

+ Tồn tại chủ quan, có bản chất vật chất

Cách phân loại như thế hay bất cứ cách phân loại nào khác cũng không làm thay đổi bàn chất của cái được phân loại là Tồn tại. Bởi bì cách phân loại chỉ là phương pháp nghiên cứu chứ không phải là kết quả của nghiên cứu. Tôi đã viết trong bài trước:

Người ta có thể phân loại con người theo giới tính, dân tộc, quốc gia, trình độ, mức sống, tuổi tác,…, nhưng sự phân loại đó đâu có làm con người thành khỉ hay thành tiên.

Thực ra, cho đến giờ phút này, trong chuyên mục, tôi chưa đưa ra khái niệm vật chất cũng như năng lượng vì chưa đến lúc cần những khái niệm đó cho những khai triển của mình. Khi nào thấy cần phải đưa ra những khái niệm đó thì đương nhiên tôi sẽ trình bày trong một logic hợp lý những lý do cần thiết cho sự ra đời của chúng. Dù sao, chúng cũng chỉ là những yếu tố phân loại trong cái chúng ta đã thống nhất ở khái niệm Đạo là Tồn tại, nên không làm thay đổi bản chất của khái niệm đó.

Như vậy, quan niệm về “Đạo” giữa chúng ta, tôi cho rằng, đến lúc này, vẫn không có dị biệt (Đạo là “gốc” sinh ra mọi Tồn tại)

Nhưng để hiểu nhau hơn, tôi xin trao đổi với Vuivui về lý do phân loại những cái Tồn tại mà tôi dự kiến trong các nghiên cứu của mình (chưa post).

Mục tiêu của tôi là làm sao phục hồi học thuyết ADNH với tư cách là lý thuyết thống nhất. Để thuyết phục cho mục tiêu này, trong điều kiện khoa học phát triển mạnh mẽ như ngày nay thì tôi cho rằng cần trình bày học thuyết ADNH theo hướng, sao cho gần gũi với khoa học hiện đại, có thể suy ra được một cách logic và thuận lợi nhất tất cả những nguyên lý cơ bản của môn khoa học cơ sở bậc nhất là Vật lý. Làm được điều này, không những có thể phục hồi và chứng minh được tính ưu việt của học thuyết ADNH mà còn kích thích được sự quan tâm rộng rãi trong xã hội để phát triển mạnh mẽ học thuyết ADNH (và cùng với nó là văn hóa Việt) sau bao năm bị rơi vào quên lãng. Vì vậy, để tiện lợi cho mục tiêu này, khi phân loại những cái Tồn tại, tôi giới hạn khái niệm Vật chất và năng lượng trong những quan niệm của Vật lý. Mục tiêu của tôi và Vuivui khác nhau (tôi nghĩ rằng Vuivui quan tâm nhiều hơn tới tính minh triết của học thuyết ADNH) nên cách phân loại, những điểm nhấn khác nhau là điều dễ hiểu. Dù có phân loại khác nhau nhưng đối tượng nghiên cứu vẫn là một, là mọi tồn tại trong Vũ trụ, nên kết quả phải như nhau. Quan trọng là cái chúng ta thống nhất được trong khái niệm ban đầu là Đạo. Như vậy, chắc Vuivui hiểu lý do vì sao tôi nhất định phải phân loại sao cho năng lượng và vật chất giới hạn trong cách hiểu vật lý. Do chỉ là cách phân loại để tiện cho việc nghiên cứu nên nó không làm thay đổi bản chất khái niệm Đạo.

Khả năng chỉ ra sự diễn giải của người xưa (tôi không nói cổ nhân – những người phát minh ra học thuyết ADNH mà tôi nói những người tiếp thu nó) về học thuyết ADNH có quá nhiều điều khiên cưỡng, không chính xác, kể cả Chu Hy và nhiều nhân vật nổi tiếng khác, thì tôi cho rằng cự phách nhất là anh Thiên Sứ, mà tôi, và chắc là cả anh, đều kính trọng, qua những tác phẩm của anh ấy như “ Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại”, “Thời Hùng Vương và bí mật Thập lục Hoa Giáp”, “ Tìm về cội nguồn Kinh Dịch”, “ Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam”, “Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt”. Anh có thể tham khảo chúng, còn rõ hơn nghe tôi phân tích nhiều. Do đó, tôi không trao đổi về vấn đề này ở đây.

Vuivui viết:

Khả chp như vậy. Nên chăng Votruoc c vic xem xét Lý hc đông phương nói chung, cũng như các Cơ sở ca lý thuyết  D N H như người xưa đã xem xét. Có chăng s đóng góp là s h thng hoá, thì có phi là hay hơn không ?. Rồi khi h thng hoá mt cách mch lc, d hiu, mi nêu vn nn. T nhng kiến thc đã được h thng, din dch mà giải quyết các vn nn có hơn chăng ?.

Đây cũng là một cách, nhưng tôi thấy không hiệu quả lắm cho mục tiêu của mình (đã trình bày ở trên) và sẽ mất rất nhiều thời gian, rất nhiều tranh biện vì ngay cái gọi là cách hiểu của người xưa đã không thống nhất, mỗi người một phách, làm sao biết được ai đúng ai sai, hết sức áp đặt, thiếu logic thậm chí có nhiều sai lầm thuộc về bản chất (những tác phẩm của anh Thiên Sứ đã chỉ rõ điều đó). Những ai muốn tìm được sợi chỉ đỏ xuyên suốt cái đám rối mù ấy cũng phải nỗ lực ít nhất mất nửa đời người mà cũng chưa biết đến đâu, cho dù đúng đắn cũng chưa chắc thuyết phục được người khác. Như Vuivui cũng mất đến 40 năm mà vẫn thấy chưa đủ đấy thôi. Do đó, tôi chọn cách trình bày này, như một học thuyết khoa học bình thường, nhằm giảm bớt hao tốn thời gian cho những người quan tâm, đồng thời cũng dễ chấp nhận đối với xu hướng nhận thức logic hiện tại, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện mục tiêu mà tôi đã nói ở trên.

Vuivui viết:

Cn gì phi nói rng Xây nên lý thuyết mi, đả phá cái kiến gii ca người xưa ?.

Cái này thì không chính xác rồi! Tôi chưa bao giờ nói tôi xây dựng lý thuyết mới cả. Vuivui lấy đâu ra câu này vậy? Tôi chỉ nói rằng tôi đang cố gắng phục hồi lại cái học thuyết mà cổ nhân đã phát minh từ rất lâu, rất cũ rồi, chẳng có gì mới để phát minh thêm cả, đã bị thất truyền, chỉ còn sót lại một số mảnh vụn ứng dụng đã bị biến dạng qua năm tháng, lại còn bị trộn lẫn với những cái giả khác. Phương pháp thì có thể mới. Tôi không đả phá kiến giải của ai cả, tôi chỉ phát biểu tri kiến của mình với giọng văn ôn hòa mà thôi.

Còn nếu mọi người không thừa nhận đây là sự phục hồi học thuyết của cổ nhân, không đúng với học thuyết của cổ nhân về bản chất, thì lúc đó nó mới là lý thuyết của tôi.

Thực ra, tôi cũng có một học thuyết tương đối hoàn chỉnh, do tự mình độc lập phát minh ra, nhưng nó lại nằm trong lĩnh vực có lẽ Vuivui không quan tâm (Kinh tế Chính trị học) và cũng chưa được phổ biến. Cái gì thực tôi nghĩ ra thì tôi sẵn sàng hãnh diện khẳng định. Cái gì không phải thực mình nghĩ ra thì tôi luôn nói rõ, không bao giờ nhập nhằng. Đó là tính đàng hoàng, trung thực. Vuivui cứ yên tâm đi.

Tôi cứ vô tư mà trình bày suy nghĩ của mình, còn nó là cái gì thì để mọi người đánh giá, và nói thực, tôi cũng không quan tâm lắm đến những đánh giá của người đời, cùng lắm là ở mức vui khi làm được điều gì có ích mà thôi.

Nói về cái dị biệt của chuyên mục với Lý học Đông Phương, như người xưa trình bày, thì rõ ràng có một điểm rất quan trọng, mang tính cơ sở, quyết định, của chuyên mục là: Âm động, Dương tịnh. Trong khi đó những người diễn giải học thuyết ADNH xưa quan niệm ngược lại: Âm tịnh, Dương động.

Cũng xin nói rõ, quan điểm này không phải do tôi phát minh hay đề xướng mà tôi thấy anh Thiên Sứ phát biểu đầu tiên trong tác phẩm “Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại”. Và anh Thiên Sứ rút ra điều đó từ tri thức văn hiến Lạc Việt, như anh ấy thừa nhận. Phải nói quan điểm này tạo ra sự bừng sáng trong tôi khi nghiên cứu học thuyết ADNH.

Một lần nữa, xin được cám ơn anh Thiên Sứ!

Theo anh Thiên Sứ, và tôi đồng tình, chính vì những sai lầm cơ bản kiểu này này mà hàng ngàn năm nay, người Hoa vẫn không thể hiểu rõ học thuyết ADNH chứ đừng nói đến phát triển nó. Muốn phục hồi học thuyết kỳ vĩ này phải tìm những mắt xích được cất giấu trong văn minh Lạc Việt.

Vuivui viết:

Hay là. Dù đã thng nht như vậy, nhưng Votruoc vẫn có nhng d bit !!!. Có phi d bit ch này chăng, khi Votruoc viết:

Đạo ---> Vạn tượng, âm dương.

Còn của C nhân thì:

Đạo sinh mt, mt sinh hai, hai sinh ba, ba sinh vn vt, vn vt thì sinh sinh dit dit không ngng.

Có gì khác không ?. Votruoc có thể gii nghĩa cái s Khác này ?.

Tôi không nghĩ dị biệt ở đây. Có thể không cùng cách mô tả, nhưng tôi không thấy có những dị biệt bản chất. Có điều, cách diễn giải theo kiểu một, hai, ba … như vậy thì rất dễ suy diễn, có thể hiểu nhiều cách khác nhau thật khó thống nhất kết luận.

Đó là nói về những nguyên lý cơ bản sơ khởi, còn trong các kết quả nghiên cứu triển khai tiếp theo của tôi thì xuất hiện rất nhiều dị biệt, so với cách diễn đạt của người xưa về Lý học Đông phương, mà tôi đã trình bày trong chuyên mục.

Vuivui viết:

Đồng thi cũng tr li luôn câu hi mà Votruoc có đề ra: Ti sao vn vt li có Sinh có Dit.

Tôi vẫn chưa hiểu, tại sao những điều Vuivui trình bày như trên lại có thể là câu trả lời cho câu hỏi “ Tại sao vạn vật lại có sinh có Diệt”. Mong Vuivui vui lòng giải thích!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Votruoc thân mến!

Votruoc viết:

Theo như Vuivui viết, tôi hiểu rằng Vuivui cần có quan niệm về vật chất và năng lượng trước khi diễn giải quan niệm về Đạo. Khi ấy, vật chất được hiểu là mọi tồn tại thuộc phạm trù khách quan, và còn có những tồn tại khác thuộc phạm trù chủ quan, có bản chất thuộc về vật chất. Năng lượng được hiểu là một năng lực tác động của vật chất. Sau khi có, hay ít nhất, hình dung về những khái niệm đó rồi thì mới đưa đến quan niệm về Đạo là cái “gốc” sinh ra tất cả những cái đó.

Mặc dù Vuivui viết:

Xin lưu ý cho rằng. Đó không phải là Tôi nói, hay Tôi cho như vậy. Mà nội dung của Đạo, trong đó Đạo Lão góp một phần cùng với Nho và Phật, là như vậy. Nó nhất quan xuyên suốt chiều dài lịch sử phát triển, không hề có mâu thuẫn nội tại.

Thì cũng là Vuivui đã thống nhất với quan niệm đó, nên tôi có thể coi như đó là quan niệm của Vuivui cho tiện trao đổi.

Dù như vậy, thì cũng có nghĩa là Vuivui quan niệm rằng Đạo là “gốc” sinh ra mọi tồn tại. Nếu vậy thì không có gì mâu thuẫn với quan niệm Đạo của chuyên mục”.

Với câu: Sau khi có, hay ít nhất, hình dung về những khái niệm đó rồi thì mới đưa đến quan niệm về Đạo là cái Gốc sinh ra tất cả những cái đó, Rồi lại suy tiếp rằng: Thì cũng có nghĩa là Vuivui quan niệm rằng Đạo là Gốc sinh ra mọi tồn tại. Để đi đến kết luận: Không có gì mâu thuẫn với quan niệm Đạo của chuyên mục.

Thì: Tôi không có nói như vậy, và không có quan điểm như vậy. Nghĩa là Đạo không phải là Gốc để sinh ra mọi tồn tại, cũng không phải là Gốc để sinh ra Vật chất và Năng lượng.

Nếu Votruoc hiểu đúng về Đạo, và đã hiểu nhầm ý của Tôi khi cho rằng Tôi quan niệm Đạo như thế, thì Votruoc phải phản bác lại chứ, sao lại đồng tình và kết luận không có gì mâu thuẫn với quan niệm Đạo của Votruoc vậy ?. Hãy nhớ Tôi viết: Đạo sinh một, một sinh hai, ... chứ Tôi không viết Đạo sinh ra cái Tồn tại !!!

Và Tôi hỏi Votruoc khi Votruoc viết:

Đạo ---> (Vạn tượng – âm dương).

Trong khi Đạo sinh một, Một sinh hai, ...thì có gì dị biệt, Votruoc đã trả lời rằng không có dị biệt. Vậy thì Vạn tượng ở đây là thế nào ?. Phải chăng Votruoc xếp Vạn tượng ngang với âm dương ?. Cái Một sẽ nằm ở đâu ?.

Votruoc viết:

”- Thứ hai: Về quan niệm những cái tồn tại

Tôi hiểu qua các trình bày của Vuivui, Tồn tại được phân loại như sau:

+ Tồn tại khách quan, tức là vật chất.

+ Tồn tại chủ quan, có bản chất vật chất

Cách phân loại như thế hay bất cứ cách phân loại nào khác cũng không làm thay đổi bàn chất của cái được phân loại là Tồn tại. Bởi bì cách phân loại chỉ là phương pháp nghiên cứu chứ không phải là kết quả của nghiên cứu. Tôi đã viết trong bài trước:

Người ta có thể phân loại con người theo giới tính, dân tộc, quốc gia, trình độ, mức sống, tuổi tác,…, nhưng sự phân loại đó đâu có làm con người thành khỉ hay thành tiên.

Tôi thấy đoạn này không có ý nghĩa gì. Phân loại là phân loại. Đâu có ai hiểu sự phân loại có thể làm thay đổi bản chất chất của đối tượng được phân loại ?.

Votruoc viết:

”Thực ra, cho đến giờ phút này, trong chuyên mục, tôi chưa đưa ra khái niệm vật chất cũng như năng lượng vì chưa đến lúc cần những khái niệm đó cho những khai triển của mình. Khi nào thấy cần phải đưa ra những khái niệm đó thì đương nhiên tôi sẽ trình bày trong một logic hợp lý những lý do cần thiết cho sự ra đời của chúng. Dù sao, chúng cũng chỉ là những yếu tố phân loại trong cái chúng ta đã thống nhất ở khái niệm Đạo là Tồn tại, nên không làm thay đổi bản chất của khái niệm đó.

Như vậy, quan niệm về “Đạo” giữa chúng ta, tôi cho rằng, đến lúc này, vẫn không có dị biệt (Đạo là “gốc” sinh ra mọi Tồn tại)”.

Thì lại không thống nhất quan niệm về Đạo nữa rồi.

Votruoc viết:

”Nhưng để hiểu nhau hơn, tôi xin trao đổi với Vuivui về lý do phân loại những cái Tồn tại mà tôi dự kiến trong các nghiên cứu của mình (chưa post).

Mục tiêu của tôi là làm sao phục hồi học thuyết ADNH với tư cách là lý thuyết thống nhất. Để thuyết phục cho mục tiêu này, trong điều kiện khoa học phát triển mạnh mẽ như ngày nay thì tôi cho rằng cần trình bày học thuyết ADNH theo hướng, sao cho gần gũi với khoa học hiện đại, có thể suy ra được một cách logic và thuận lợi nhất tất cả những nguyên lý cơ bản của môn khoa học cơ sở bậc nhất là Vật lý.”

Thứ nhất: Về nguyên tắc, muốn trình bày một tư tưởng hay lý thuyết bất kỳ ở cái Dạng mà Một mình mình, theo một cái hướng mà mình xác định, thì để tránh khả năng hiểu lệch, hiểu sai biệt so với tư tưởng và lý thuyết cũ, đương nhiên toàn bộ các khái niệm, ngôn từ mà mình sử dụng, phải được xác định, định nghĩa lại theo cái cách của mình muốn diễn đạt. Tôi tưởng điều này thì không phải yêu câu lại đối với bất cứ nhà nghiên cứu, hay khoa học nào mới phải chứ. Sao mà để đến bây giờ Votruoc vẫn còn phải vật lộn với vấn đề này nhỉ ?. Đây mới đụng đến vấn đề sơ khởi - Đạo – mà đã đến thế này, thì khi đi tiếp, sẽ có bao nhiêu cái cần làm rõ, thì công việc xác định và định nghĩa sẽ vất vả như thế nào nữa !!

Thứ hai: Như Votruoc nói, là trình bày sao cho Chúng gần gũi với khoa học hiện đại, đặc biệt là với Vật lý. Thì bản thân Tôi là một người làm trong ngành Vật lý. Sao Tôi lại không thấy tính Vật lý trong đó nhỉ ?. Có chăng, đó là sử sử dụng khái niệm Vật chất và Năng lượng theo ý nghĩa của công thức E = m * C2 . Đến đây, xuất hiện một số vấn đề:

Đúng như Votruoc đã thể hiện, một cách tự nhiên là mặc nhiên cho rằng có sự biệt lập đối với Năng lượng - Vật chất vật lý với Những Cái còn lại ?. Khi ấy, với tình trạng như vậy, làm sao hiểu được Đạo ?. (mới sơ khởi, chứ nếu đi tiếp còn phức tạp, tế vi hơn nữa, thì sao đây ?.).

Trình bày lý thuyết ADNH theo hướng gần gũi với khoa học hiện đại, thì cứ tự nhiên, với những việc làm trước tiên là phải có một „tự điển chuyển ngữ và khái niệm) cái đã chứ. Phải xem xét cái Tự điển đó có khả chấp hay không cái đã, rồi mới có thể, từ những đã có trong „tự điển” mới khả dĩ xây dựng, hay trình bày lý thuyết  D N H trong khuôn khổ tự điển đó. Nay không thấy, thì làm sao có thể nói đó là sự trình bày gần gũi với khoa học hiện đại được ?.

Votruoc viết:

Khả năng chỉ ra sự diễn giải của người xưa (tôi không nói cổ nhân – những người phát minh ra học thuyết ADNH mà tôi nói những người tiếp thu nó) về học thuyết ADNH có quá nhiều điều khiên cưỡng, không chính xác, kể cả Chu Hy và nhiều nhân vật nổi tiếng khác,

Xin cho một vài ví dụ !!!.

Votruoc viết:

Vuivui viết:

Khả chấp như vậy. Nên chăng Votruoc cứ việc xem xét Lý học đông phương nói chung, cũng như các Cơ sở của lý thuyết  D N H như người xưa đã xem xét. Có chăng sự đóng góp là sự hệ thống hoá, thì có phải là hay hơn không ?. Rồi khi hệ thống hoá một cách mạch lạc, dễ hiểu, mới nêu vấn nạn. Từ những kiến thức đã được hệ thống, diễn dịch mà giải quyết các vấn nạn có hơn chăng ?.

Đây cũng là một cách, nhưng tôi thấy không hiệu quả lắm cho mục tiêu của mình (đã trình bày ở trên) và sẽ mất rất nhiều thời gian, rất nhiều tranh biện vì ngay cái gọi là cách hiểu của người xưa đã không thống nhất, mỗi người một phách, làm sao biết được ai đúng ai sai, hết sức áp đặt, thiếu logic thậm chí có nhiều sai lầm thuộc về bản chất (những tác phẩm của anh Thiên Sứ đã chỉ rõ điều đó). Những ai muốn tìm được sợi chỉ đỏ xuyên suốt cái đám rối mù ấy cũng phải nỗ lực ít nhất mất nửa đời người mà cũng chưa biết đến đâu, cho dù đúng đắn cũng chưa chắc thuyết phục được người khác. Như Vuivui cũng mất đến 40 năm mà vẫn thấy chưa đủ đấy thôi. Do đó, tôi chọn cách trình bày này, như một học thuyết khoa học bình thường, nhằm giảm bớt hao tốn thời gian cho những người quan tâm, đồng thời cũng dễ chấp nhận đối với xu hướng nhận thức logic hiện tại, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện mục tiêu mà tôi đã nói ở trên.

Vâng, mỗi người có một phương pháp. Nhưng phương pháp nào thì cũng phải có những nguyên tắc không thể bỏ qua như tôi đã nói ở trên. Và nhất là phải hiểu được chính bản thân cái Lý thuyết mà mình muốn trình bày. Còn chuyện người này người kia có thể hiểu sai, sinh tranh luận, cãi cọ thì học thuật nào chả vậy, hơn nữa đông phương học lại không như Tây phương học có nền tảng Lý và Thực nghiệm, thì cái chuyện tranh biện vô hồi kỳ trận là đương nhiên. Nhưng vẫn có thể đạt được chân lý đó chứ.

Votruoc viết:

Thực ra, tôi cũng có một học thuyết tương đối hoàn chỉnh, do tự mình độc lập phát minh ra, nhưng nó lại nằm trong lĩnh vực có lẽ Vuivui không quan tâm (Kinh tế Chính trị học) và cũng chưa được phổ biến. Cái gì thực tôi nghĩ ra thì tôi sẵn sàng hãnh diện khẳng định. Cái gì không phải thực mình nghĩ ra thì tôi luôn nói rõ, không bao giờ nhập nhằng. Đó là tính đàng hoàng, trung thực. Vuivui cứ yên tâm đi.

Nếu đó là lý thuyết có gắn với Đông phương học thì Votruoc nếu thấy cần thiết thể hiện và những ý kiến, thì ngay trong chuyên mục này, cũng không cần phải câu nệ. Có thể trình bày. Tôi biết được đến đâu, xin có ý kiến đến đây.

Còn như đó chỉ là chuyên ngành Kinh tế Chính trị, không dính líu tới đông phương học thì trang Web nơi đây thật không phù hợp.

Còn chuyện đàng hoàng, trung thực. Tôi có quan tâm đâu. Ai đạo văn, đạo ý, ...có quan trọng gì đâu, mạng Ảo mà.

Votruoc viết:

Nói về cái dị biệt của chuyên mục với Lý học Đông Phương, như người xưa trình bày, thì rõ ràng có một điểm rất quan trọng, mang tính cơ sở, quyết định, của chuyên mục là: Âm động, Dương tịnh. Trong khi đó những người diễn giải học thuyết ADNH xưa quan niệm ngược lại: Âm tịnh, Dương động.

Điểm này thì cần phải làm cho rõ. Âm – Dương là Nhị nguyên, hay gọi là Lưỡng nghi. Vốn không phân biệt đâu là âm, đâu là dương. Nên nói Âm động, Dương tĩnh, hay Âm tĩnh, Dương động chỉ là tương đối. Có nghĩa là, trong quan niệm nhị nguyên, phát biểu như vậy là tương đương. Nhưng nếu đứng ở góc độ lấy cái âm động, dương tĩnh để phủ nhận cái âm tĩnh dương động thì không được. Và ngược lại. Như nói: Dương giáng âm thăng là hàm nghĩa Trời - Đất giao hoà, Vạn vật Sinh. Còn như Dương Thăng Âm Giáng thì trời đất tuyệt giao, Vạn vật Tuyệt. Nhưng lại nói: Khí đục nặng, là âm, giáng, Khí trong nhẹ, thăng lên. Cái thành Đất, cái thành Trời. đều có ý nghĩa cả. Bỏ cái nào được. Vì thế, nói âm động, dương tĩnh, không thể căn cứ vào đó mà phổ quát, để phủ nhận cái kia. Mà nó ứng trong những hoàn cảnh nhất định.

Như cách nói của Votruoc, là muốn lấy âm động dương tĩnh thành quan niệm nhất quán thì không được rồi.

Votruoc viết:

Vuivui viết:

Đồng thời cũng trả lời luôn câu hỏi mà Votruoc có đề ra: Tại sao vạn vật lại có Sinh có Diệt.

Tôi vẫn chưa hiểu, tại sao những điều Vuivui trình bày như trên lại có thể là câu trả lời cho câu hỏi “ Tại sao vạn vật lại có sinh có Diệt”. Mong Vuivui vui lòng giải thích!

Bởi vì Votruoc còn quan niệm Đạo là Gốc sinh ra mọi tồn tại – như đã hiểu nhầm ý Tôi. Thì chưa thể hiểu được điều này đâu. Thực tế là Tôi đã viết rất rõ rồi.

Tôi rất ngạc nhiên, khi Votruoc đưa vấn đề này ra thành hẳn một chủ đề, mà chẳng thấy có ai giải đáp, lại chỉ thấy những ý kiến, nêu thành vấn đề to tát. Đến giờ, Tôi mới hiểu được là tại sao Chủ đề đó đã không giải đáp được. Chung quy là cái hiểu về Đạo.

Thân ái.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo tôi hiểu thì người ta chỉ phân loại được những cái đã xác định được sự tồn tại của nó. Tình trừu tượng và bao hàm của khái niệm Ngũ hành và Âm Dương đã xác định một khả năng phân loại đặc biệt cao cấp.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vuivui thân mến!

Vuivui viết:

Votruoc viết:

Khả năng ch ra s din gii ca người xưa (tôi không nói cổ nhân – nhng người phát minh ra hc thuyết ADNH mà tôi nói nhng người tiếp thu nó) v hc thuyết ADNH có quá nhiu điu khiên cưỡng, không chính xác, kể cả Chu Hy và nhiu nhân vt ni tiếng khác,

Xin cho một vài ví d !!!.

Đầy đủ hơn, thì là tôi đã viết như sau:

Khả năng chỉ ra sự diễn giải của người xưa (tôi không nói cổ nhân – những người phát minh ra học thuyết ADNH mà tôi nói những người tiếp thu nó) về học thuyết ADNH có quá nhiều điều khiên cưỡng, không chính xác, kể cả Chu Hy và nhiều nhân vật nổi tiếng khác, thì tôi cho rằng cự phách nhất là anh Thiên Sứ, mà tôi, và chắc là cả anh, đều kính trọng, qua những tác phẩm của anh ấy như “ Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại”, “Thời Hùng Vương và bí mật Thập lục Hoa Giáp”, “ Tìm về cội nguồn Kinh Dịch”, “ Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam”, “Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt”. Anh có thể tham khảo chúng, còn rõ hơn nghe tôi phân tích nhiều. Do đó, tôi không trao đổi về vấn đề này ở đây.

Những tác phẩm này có ngay trong thư viện của diễn đàn. Vuivui tham khảo và sẽ thấy không chỉ một mà cả loạt ví dụ, vấn đề, được anh Thiên Sứ chứng minh về cách hiểu sai, đầy mâu thuẩn về bản chất học thuyết ADNH của người xưa, trong đó có cả ông Chu Hy và nhiều tên tuổi khác. Tôi không muốn trình bày lại ở đây vì sẽ quá dài (xin thú thực trình độ gõ Words của tôi thuộc đẳng cấp “nhất dương chỉ”!). Tôi chỉ xin trích lại một câu trong tác phẩm “Tìm về cội nguồn Kinh Dịch” - Nguyễn Vũ Tuấn Anh (Thiên Sứ) trang 146 file.zip thư viện diễn đàn (đã xuất bản), là đủ:

Qua việc trình bày ở trên đã chứng tỏ rằng: Mặc dù đã hết sức cố gắng trên 2000 năm qua, các nhà lý học Hán Nho cũng không thể nào phục hồi được chỉ phần nào những luận điểm căn bản cùa thuyết Âm dương Ngũ hành.

Có thể Vuivui không công nhận những luận điểm này của anh Thiên Sứ thì cũng không có gì chứng minh được người xưa đúng khi hiểu về học thuyết ADNH. Mặt khác, kết luận đó cũng luôn làm cho người ta có thái độ hoài nghi khi có người tự nhận rằng đã hiểu rõ được khái niệm “Đạo” và học thuyết ADNH.

Do đó, khi nghiên cứu ADNH tôi phải tổng hợp nhiều kiến thức trên nhiều lĩnh vực, dựa vào tư duy, suy ngẫm, trực giác, logic của mình là chính, đồng thời tham khảo một cách cảnh giác với những diễn giải của người xưa. Những dị biệt so với người xưa trong cách hiểu học thuyết ADNH không làm tôi băn khoăn nhiều.

Vuivui viết:

Trong khi Đạo sinh mt, Mt sinh hai, ...thì có gì d bit, Votruoc đã tr li rng không có d bit. Vy thì Vn tượng đây là thế nào ?. Phi chăng Votruoc xếp Vn tượng ngang vi âm dương ?. Cái Một s nm đâu ?.

Tôi không viết là “không có dị biệt” mà viết là “không thấy có dị biệt” (hai cách nói này không giống nhau) bởi vì, như tôi đã viết:

cách diễn giải theo kiểu một, hai, ba … như vậy thì rất dễ suy diễn, có thể hiểu nhiều cách khác nhau thật khó thống nhất kết luận.

Những mệnh đề kiểu như thế tôi ít quan tâm.

Trong một trao đổi với Đào Hoa trên chuyên mục này, tôi đã nói rõ, phương pháp tư duy của tôi không căn cứ vào “tượng”, “số” mà chỉ căn cứ logic, bản chất vấn đề khi nghiên cứu. “Tượng”, “số” đối với tôi chỉ có tính tham khảo. Do đó, những câu kiểu như “Đạo sinh mt, mt sinh hai, hai sinh ba, ba sinh vn vt…” “ nhất âm nhất dương vị chi Đạo”, … đối với tôi chỉ có ý nghĩa tham khảo khi nghiên cứu, hoàn toàn không có ý nghĩa như một tiêu chuẩn xác định đúng, sai. Do đó, những câu hỏi như trên đối với tôi không bao giờ được đặt ra trong nghiên cứu ADNH. Còn âm, dương, Vạn tượng là cái gì, sự xuất hiện và vị trí của chúng như thế nào tôi đã trình bày rõ trong chuyên mục mà không cần tham khảo tới cái Một, Hai hay Ba ấy.

Vuivui viết:

Tôi không có nói như vậy, và không có quan đim như vậy. Nghĩa là Đạo không phi là Gc để sinh ra mi tn ti, cũng không phi là Gc để sinh ra Vt cht và ng lượng.

Nếu vậy, tôi xin rút lại kết luận đó về cách hiểu Đạo của Vuivui.

Thật lạ lùng khi Vuivui viết:

Thì bn thân Tôi là mt người làm trong ngành Vt lý. Sao Tôi li không thy tính Vt lý trong đó nh ?.

Trong khi ấy cách đây mấy bài Vuivui viết:

Thưa, năng lượng mà Votruoc đang suy tư đó là năng lượng Vt lý

Chiều hướng tranh luận của chúng ta như thế này thật là bất định.

Tôi đề nghị: tôi đã đưa ra các quan niệm Đạo, Âm, Dương, Vạn tượng … như trong chuyên mục và cho rằng, khái niệm Đạo đó chính là khái niệm Đạo mà Lão Tử muốn diễn đạt, là khái niệm Đạo của học thuyết ADNH khi còn chưa thất truyền. Vuivui chỉ nên phản biện xung quanh những vấn đề tôi đã viết. Những suy diễn hay những vấn đề tôi chưa viết không phải là đối tượng phản biện (ví dụ như khái niệm vật chất, năng lượng cho đến nay chuyên mục chưa có dòng nào về chúng, nên chúng không phải là đối tượng để phản biện ít nhất cho đến giờ phút này). Nếu Vuivui muốn phàn biện rằng, cái “Đạo” trong chuyên mục không phải là cái “Đạo” của Lão Tử thì trước hết, Vuivui phải định nghĩa được khái niệm “Đạo” của Lão Tử và chứng minh rằng, hai khái niệm này không giống nhau về bản chất (chú ý rằng, khái niệm Đạo của tôi không cần đề cập đến vật chất hay năng lượng).

Những vấn đề khác, tôi cho là ngoài lề, nên không nêu ý kiến ở đây.

Thân mến!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Vinh.

theo bạn Đạo có phải -chỉ là 1 khái niệm do con người đặt ra để gọi không ?

Không !. Đạo là cái Có, thường hằng.

bản chất của " khí " trong các học thuyết của văn minh đông phương ? . (âm dương ngũ hành chỉ là các dấu hiệu biểu thị sự tồn tại của nó ). theo bạn nó có thuộc trường năng lượng nào đó của vật chất hay không ?

Xin đọc lại phần Tôi viết, cũng trong chủ đề này về Khí và nguyên lý Tối hậu của Chu Hy thì sẽ rõ.

Chào Votruoc.

Chúng ta lại tiếp tục nhé.

Vuivui viết:

Votruoc viết:

Khả năng chỉ ra sự diễn giải của người xưa (tôi không nói cổ nhân – những người phát minh ra học thuyết ADNH mà tôi nói những người tiếp thu nó) về học thuyết ADNH có quá nhiều điều khiên cưỡng, không chính xác, kể cả Chu Hy và nhiều nhân vật nổi tiếng khác,

Xin cho một vài ví dụ !!!.

Đầy đủ hơn, thì là tôi đã viết như sau:

Khả năng chỉ ra sự diễn giải của người xưa (tôi không nói cổ nhân – những người phát minh ra học thuyết ADNH mà tôi nói những người tiếp thu nó) về học thuyết ADNH có quá nhiều điều khiên cưỡng, không chính xác, kể cả Chu Hy và nhiều nhân vật nổi tiếng khác, thì tôi cho rằng cự phách nhất là anh Thiên Sứ, mà tôi, và chắc là cả anh, đều kính trọng, qua những tác phẩm của anh ấy như “ Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại”, “Thời Hùng Vương và bí mật Thập lục Hoa Giáp”, “ Tìm về cội nguồn Kinh Dịch”, “ Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam”, “Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt”. Anh có thể tham khảo chúng, còn rõ hơn nghe tôi phân tích nhiều. Do đó, tôi không trao đổi về vấn đề này ở đây.

Những tác phẩm này có ngay trong thư viện của diễn đàn. Vuivui tham khảo và sẽ thấy không chỉ một mà cả loạt ví dụ, vấn đề, được anh Thiên Sứ chứng minh về cách hiểu sai, đầy mâu thuẩn về bản chất học thuyết ADNH của người xưa, trong đó có cả ông Chu Hy và nhiều tên tuổi khác. Tôi không muốn trình bày lại ở đây vì sẽ quá dài (xin thú thực trình độ gõ Words của tôi thuộc đẳng cấp “nhất dương chỉ”!). Tôi chỉ xin trích lại một câu trong tác phẩm “Tìm về cội nguồn Kinh Dịch” - Nguyễn Vũ Tuấn Anh (Thiên Sứ) trang 146 file.zip thư viện diễn đàn (đã xuất bản), là đủ:

Như thế là Votruoc không hiểu ý của Tôi rồi.

Tôi biết chứ, Tôi đã biết – tuy không đọc các tác phẩm đã thành sách của anh Thiên Sứ,. Nhưng các Bài viết và tranh luận trên các diễn đàn lý số tư mấy năm nay, thì Tôi có đọc. Tất nhiên là Tôi đã biết anh ấy nêu những vấn nạn gì rồi. Song ở đây, Tôi và Votruoc trao đổi với nhau, vì vậy, cái Tôi muốn nói là chính ý kiến của Votruoc, chứ không phải là ý kiến của anh Thiên Sứ. Mặc dù Votruoc có nói rằng, Votruoc cũng đồng tình với những vấn đề mà anh Thiên Sứ đã nêu. Bởi vì rằng, khi anh Thiên Sứ có nêu vấn đề, thì anh ấy đứng ở quan điểm của anh ấy, do đó mà cách ứng xử, cũng như cách giải quyết vấn đề mang Hồn của anh ấy. Còn ở đây, rõ ràng Votruoc không có đồng quan niệm trên các nền tảng cơ bản của lý học phương đông. Vì thế, nếu như Votruoc có nêu vấn đề, chắc chắn sẽ khác anh Thiên Sứ rất xa. Thậm chí, Tôi còn cho rằng chưa chắc Votruoc đã hiểu hết ý tưởng của anh Thiên Sứ. Thế thì, Vị tất, việc đưa anh Thiên Sứ ra, đâu có thể làm căn cứ để cho Votruoc „dấn thân” vào một cuộc cách mạng lý học đông phương. Thật vậy. Chỉ có một điểm anh Thiên Sứ có cho rằng âm động, dương tĩnh. Tôi cam đoan với votruoc rằng, anh Thiên Sứ không lấy cái đó để phủ định dương động âm tĩnh, mà chỉ nêu rằng có tồn tại những thể hiện trong lý luận âm dương ở dạng âm động và dương tĩnh. Từ đó anh ấy xét những lớp các bài toán có dạng như vậy. Không tin, Votruoc cứ hỏi thẳng thắn anh ấy mà xem. Vậy mà Votruoc lại trình bày như là anh ấy đã lấy âm đông dương tĩnh làm mệnh đề phủ định dương động âm tĩnh, rồi lại xem đó như là một sự „lật đổ” Tiền nhân vậy ! Sau đó là hàng loạt những lý luận có tính xây dựng một học thuyết của Votruoc về ADNH. Các hiện thực dương động âm tĩnh nhan nhản ra đấy, vậy mà Votruoc lại cứ như là không nhìn thấy, lại còn cho rằng đã có anh Thiên Sứ cũng không nhìn thấy, để có cùng quan điểm. Và lấy đó làm tinh thần „cách mạng” chăng ?. Vì thế, nên Tôi mới dứt khoát đề nghị Votruoc cứ cho vài ví dụ. Để nếu tiện, Tôi sẽ trả lời cho thắc mắc của Votruoc.

Qua việc trình bày ở trên đã chứng tỏ rằng: Mặc dù đã hết sức cố gắng trên 2000 năm qua, các nhà lý học Hán Nho cũng không thể nào phục hồi được chỉ phần nào những luận điểm căn bản cùa thuyết Âm dương Ngũ hành.

Có thể Vuivui không công nhận những luận điểm này của anh Thiên Sứ thì cũng không có gì chứng minh được người xưa đúng khi hiểu về học thuyết ADNH. Mặt khác, kết luận đó cũng luôn làm cho người ta có thái độ hoài nghi khi có người tự nhận rằng đã hiểu rõ được khái niệm “Đạo” và học thuyết ADNH.

Do đó, khi nghiên cứu ADNH tôi phải tổng hợp nhiều kiến thức trên nhiều lĩnh vực, dựa vào tư duy, suy ngẫm, trực giác, logic của mình là chính, đồng thời tham khảo một cách cảnh giác với những diễn giải của người xưa. Những dị biệt so với người xưa trong cách hiểu học thuyết ADNH không làm tôi băn khoăn nhiều.

Cái này thì Tôi dứt khoát không đồng tình với Votruoc rồi !!! Votruoc nói Tôi không chứng minh nổi sự đúng sai của cái sự hiểu của người xưa về Đạo và lý thuyết ADNH ư ?. Liệu có chủ quan quá chăng ?. Vậy xin hỏi Votruoc trước nhé. Votruoc hãy nêu thế nào được gọi là đúng đắn về cách hiểu Đạo và Lý thuyết ÂDNH ?. Chắc là Votruoc sẽ trả lởi ngay rằng, hiểu đúng là phải hiểu như Votruoc đã trình bày ! đúng không ?. Vậy thì có mỗi vấn đề đơn giản, rất đơn giản, là hệ quả trực tiếp của cái gọi là Đạo để trả lời câu hỏi, chính của Votruoc, rằng Vạn vật tại sao lại có Sinh có Diệt ?. Mà Votruoc còn chưa thấu hiểu, thì có thể thuyết phục được cái trình bày Đạo của Votruoc là đúng hay không ?. hơn nữa, trong Lý học đông phương, đã bao giờ Votruoc đặt vấn đề như: Đứng trước mỗi nội dung, mỗi kết quả của Lý học đông phương, thì thế nào là Sai, thế nào là Đúng ?. Và Votruoc có đủ khả năng phán xét một cách tổng quát chăng ?.

Thực ra, qua những bài chúng ta đã trao đổi với nhau, vấn đề Đạo cũng đã rõ ràng lắm rồi. Đúng hay Sai, Hợp lý hay không hợp lý cũng đã thể hiện ra cả rồi. Nhưng Tôi chỉ muốn làm rõ quan điểm của Votruoc mà thôi để bạn đọc dễ nhận biết hơn mà thôi. Qua đó, tính đúng sai trong lý luận của Votruoc sẽ được bạn đọc tự nhận thấy. Nhưng đến bài này, Hình như Votruoc không có ý định nhận thấy ý tứ đó của Tôi, mà lại có những hình thức bảo vệ lý lẽ của mình trước phạm trù Đúng – Sai. Nếu Votruoc muốn chứng minh lý luận của Votruoc đúng hay sai, Thì chỉ đến bài này cũng đã đủ chứng minh Đạo học c ủa Votruoc không những xa lạ với Đạo Lão mà còn là Sai. Tôi sẽ chỉ cho ở dưới đây !

Vuivui viết:

Nội dung trích dẫn

Trong khi Đạo sinh một, Một sinh hai, ...thì có gì dị biệt, Votruoc đã trả lời rằng không có dị biệt. Vậy thì Vạn tượng ở đây là thế nào ?. Phải chăng Votruoc xếp Vạn tượng ngang với âm dương ?. Cái Một sẽ nằm ở đâu ?.

Tôi không viết là “không có dị biệt” mà viết là “không thấy có dị biệt” (hai cách nói này không giống nhau)

Không thấy có dị biệt, tức là trong con mắt của Votruoc không có dị biệt, nên Votruoc mới không thấy, do đó Tôi có nói: Votruoc cho rằng Không có dị biệt. Chứ Tôi không bảo rằng mọi người cũng không thấy, và tôi cũng không thấy, hơn nữa là cũng chẳng ai thấy có dị biệt, để mà nói câu Không có dị biệt. Cho dù chẳng có ai thấy có dị biệt, thì cũng không được phép nói rằng: Không có dị biệt như một mệnh đề. Bởi khi ấy là xem như hai nội dung hoàn toàn tương đồng với nhau về bản chất.

bởi vì, như tôi đã viết:

cách diễn giải theo kiểu một, hai, ba … như vậy thì rất dễ suy diễn, có thể hiểu nhiều cách khác nhau thật khó thống nhất kết luận.

Những mệnh đề kiểu như thế tôi ít quan tâm.

Tôi đã nói đôi lần, Lý học đông phương khó ở chỗ là Cảm, không như Tây phương là Lý. Bởi lẽ đó, người ta rất hay suy diễn lung tung, không có điểm dừng. Cái đó chỉ là do người học dễ Cảm mà lại không Thông. Ngay như Tượng - Số, nó có Cảm, nhưng rất nguyên tắc, đâu có suy diễn lung tung được. Chỉ bởi người suy diễn lung tung không gặp được người Thông hơn, nên cứ nghĩ sự suy diễn rằng đó là đúng. Đến khi gặp, muốn biết đúng sai của người suy diễn, dễ thôi !. Chỉ cần Hỏi vài câu là biết liền à !. nên Votruoc có nói : Những mệnh đề kiểu ấy thì ít quan tâm. Thì ai cũng có thể dễ hiểu sang rằng Votruoc tránh né !!! những mệnh đề kiểu ấy. Trong khi, chính những mệnh đề „kiểu ấy” lại rất tường minh về bản chất của vấn đề.

Trong một trao đổi với Đào Hoa trên chuyên mục này, tôi đã nói rõ, phương pháp tư duy của tôi không căn cứ vào “tượng”, “số” mà chỉ căn cứ logic, bản chất vấn đề khi nghiên cứu. “Tượng”, “số” đối với tôi chỉ có tính tham khảo. Do đó, những câu kiểu như “Đạo sinh một, một sinh hai, hai sinh ba, ba sinh vạn vật…” “ nhất âm nhất dương vị chi Đạo”, … đối với tôi chỉ có ý nghĩa tham khảo khi nghiên cứu, hoàn toàn không có ý nghĩa như một tiêu chuẩn xác định đúng, sai. Do đó, những câu hỏi như trên đối với tôi không bao giờ được đặt ra trong nghiên cứu ADNH. Còn âm, dương, Vạn tượng là cái gì, sự xuất hiện và vị trí của chúng như thế nào tôi đã trình bày rõ trong chuyên mục mà không cần tham khảo tới cái Một, Hai hay Ba ấy.

Có một nguyên tắc bất di bất dịch đối với người nghiên cứu: Cho dù dùng phương pháp tư duy nào, phương pháp luận nào, phương pháp nghiên cứu nào, cũng như theo quan điểm hay trường phái nào, thì tất cả mội vấn đề, mọi nội dung, mọi hiện tượng, ,...của đối tượng mà mình quan tâm đến, dù thể hiện ra ở bất cứ dưới dạng nào, thì nó cũng phải được xem xét thấu đáo, cho đến nới đến chốn. Không thể xem chỗ này chỉ để tham khảo, chỗ kia là trọng, khi mà chúng lại cùng một nội dung, cùng một cơ sở, ...Nếu như mình bỏ qua, cho rằng chúng không đáng, hay không được dùng để khẳng định kết quả nghiên cứu của mình, thì cũng phải có lý do về mặt học thuật, chứ không phải là do vì Khó hiểu, hay Dễ bị suy diễn lung tung, hay không thể nắm bắt được nguyên tắc suy diễn của chúng, ...mà bỏ qua chúng. Như cái mệnh đề ; Đạo sinh một, một sinh hai, ...chỉ cần đặt ngược lại một câu hỏi, là sẽ thấy tầm quan trọng vô cùng của nó. Thật vậy. Nói Một sinh Hai, dễ hiểu rằng Cái Hai đó là âm – dương, hay Lưỡng nghi. Thế cái Một là gì ?. Và với cái Một, tại sao phải nói là Đạo sinh ?. Rõ ràng, với câu hỏi như thế, hiểu Đạo hay không, chính là ở Nó !!!. Vậy mệnh đề ấy „trốn tránh” thế nào được !!!.

Vuivui viết:

Tôi không có nói như vậy, và không có quan điểm như vậy. Nghĩa là Đạo không phải là Gốc để sinh ra mọi tồn tại, cũng không phải là Gốc để sinh ra Vật chất và Năng lượng.

Nếu vậy, tôi xin rút lại kết luận đó về cách hiểu Đạo của Vuivui.

Không phải là nói về cách hiểu Đạo của Tôi, mà cái đang nói ở đây là cách hiểu Đạo của Votruoc cho rằng Đạo là cái Gốc sinh ra mọi Tồn tại. Đó là cách hiểu Đạo. Sai !!! Bởi vì chỉ cần xét rằng, chính Votruoc đã cho rằng  D N H là thuyết thống nhất vũ trụ, Và cũng chính Votruoc đã viết Đạo là Gốc sinh ra mọi tồn tại. Hơn nữa lại viết: Đạo ---> (Vạn tượng, Âm – Dương), như thế thì trật tự sắp xếp ADNH - thống nhất vũ trụ - với Đạo sẽ thế nào ?! Đến đây, chắc Votruoc đã thấy sự lộn xộn, và không nhất quán rồi chứ.

Thật lạ lùng khi Vuivui viết:

Thì bản thân Tôi là một người làm trong ngành Vật lý. Sao Tôi lại không thấy tính Vật lý trong đó nhỉ ?.

Trong khi ấy cách đây mấy bài Vuivui viết:

Thưa, năng lượng mà Votruoc đang suy tư đó là năng lượng Vật lý

Chiều hướng tranh luận của chúng ta như thế này thật là bất định.

Votruoc nghĩ thế thật chăng ?. Chỉ bằng vào một câu nói ấy mà cho rằng Vật lý đã được thể hiện tường minh trong lý luận của Votruoc ?. Khi mà chính cái khái niệm cơ bản: Vũ trụ vật lý thể hiện thế nào trong lý luận của Votruoc còn chưa có, thì Votruoc làm sao trình bày được các định luật vật lý ?. Có hay không, một định luật vật lý nào được biểu diễn trong học thuyết của Votruoc ?.

Tôi đã nói rấ nhiều lần rồi, ở nhiều nơi, rằng các nhà toán học, hay vật lý, muốn biểu diễn Toán – Lý qua lý học đông phương, thì phải hiểu lý học đông phương. Mục tiêu là để biểu diễn các kết quả của đông phương học thông qua các định lý toán, định luật vật lý - tổng quát nhất có thể được và ngược lại các nhà lý học đông phương, muốn trỏ rằng lý học đông phương biểu diễn vật lý, thì phải nói được các định luật vật lý trong lý học đông phương. Với Votruoc, ít nhất là phải có một cái định luật, hay định lý cơ bản nào chứ, đơn giản nhất cũng được. Chứ ngay như các nhà lý học đông phương, cố chịu đấm để ăn xôi, thấy sang bắt quàng làm họ, khi thấy cái số lượng 64 quái dịch, trên cơ sở hai vạch âm dương, diễn dịch ra con số 64 = 26, rồi thì ký hiệu vạch âm là số 0, vạch dương là số 1, để rồi ghép toán thập phân, nhị phân. Sau đó tri hô lên rằng, Dịch có bản chất toán học. Rồi thì „phang lên” đủ mọi loại sách – Tôi thấy xấu hổ quá !!! Điều này nó giống như bảo rằng mấy bà bán thịt, bán rau ở chợ là giỏi Toán, thông hiểu toán học hơn cả mấy ông TS toán vậy, chỉ bởi vì các Bả đếm tiền, tính nhẩm nhanh như chớp ?.

Rồi có thể Votruoc sẽ giải thích rằng, bây giờ Votruoc đang còn xây dựng nền tảng cơ bản đã, chưa đến giai đoạn đi vào cụ thể với Vật lý ?. Vậy thì xin thưa rằng, muốn như thế thì ngay trong phần nền tảng rất sơ khai này thì những khái niệm cũng đã phải rõ ràng cái đã. Tôi chỉ thấy Votruoc dùng khái niệm, mà chẳng thấy làm rõ, thì làm sao gọi là Vật lý được. Trong học thuyết của Votruoc, thấy khái niệm Vũ trụ được dùng như một khái niệm tiên khởi. Mà sao thấy Votruoc dùng nó tự nhiên quá, chẳng lẽ không thấy có vấn đề hay sao. Mà đã nói đến Vũ trụ, là Vật lý nó hiện ra ngay đó.

Tôi đề nghị: tôi đã đưa ra các quan niệm Đạo, Âm, Dương, Vạn tượng … như trong chuyên mục và cho rằng, khái niệm Đạo đó chính là khái niệm Đạo mà Lão Tử muốn diễn đạt, là khái niệm Đạo của học thuyết ADNH khi còn chưa thất truyền. Vuivui chỉ nên phản biện xung quanh những vấn đề tôi đã viết. Những suy diễn hay những vấn đề tôi chưa viết không phải là đối tượng phản biện (ví dụ như khái niệm vật chất, năng lượng cho đến nay chuyên mục chưa có dòng nào về chúng, nên chúng không phải là đối tượng để phản biện ít nhất cho đến giờ phút này). Nếu Vuivui muốn phàn biện rằng, cái “Đạo” trong chuyên mục không phải là cái “Đạo” của Lão Tử thì trước hết, Vuivui phải định nghĩa được khái niệm “Đạo” của Lão Tử và chứng minh rằng, hai khái niệm này không giống nhau về bản chất (chú ý rằng, khái niệm Đạo của tôi không

cần đề cập đến vật chất hay năng lượng).

Những vấn đề khác, tôi cho là ngoài lề, nên không nêu ý kiến ở đây.

Trước hết, chúng ta có thể hiểu ý của Votruoc như sau:

Votruoc muốn khoanh vùng lại, chỉ tập trung vào những gì mà Votruoc viết. Kỳ dư thì không nên động đến ! ?.

Thấy ngay đó là cách ứng xử, hay giải quyết vấn đề không khoa học. Bởi vì, đã gọi là thảo luận khoa học, đương nhiên là phải làm rõ các vấn đề được nêu. Liên quan đến đâu, làm rõ đến đó. Có làm rõ thì mới phân biệt được đúng sai !!! Đây là biện chứng mang tính nguyên tắc. Nếu Votruoc biết đến định lý Godel thì sẽ hiểu rõ bản chất của phép biện chứng này. Còn làm như Votruoc yêu cầu, khác gì bảo người ta, khoanh vùng lại, cho chạy xung quanh với một bán kính nhất định - trong tầm kiểm soát của mình. Thế rồi, hiện tượng gì sẽ xảy ra ?. Người ta sẽ chỉ chạy vòng quanh, và theo nguyên tắc, vòng tròn bán kính càng nhỏ, thì người chạy sẽ càng nhanh chóng mặt, sẽ sớm đến thời điểm chóng mặt quá, ngã lăn đùng ra. Thế là hết tranh luận, và chủ nghĩa Đúng sẽ muôn năm !!!

Môn "võ" khoanh vùng này, trong xã hội, các chính quyền độc tài, tham nhũng và lừa bịp rất hay sử dụng.

Bởi vậy ngay từ đầu, Tôi đã nêu lên vấn đề là cần làm rõ. Phải làm rõ trước các tư tưởng, quan niệm và nội dung trình bày của Votruoc. Sau đó, Votruoc sẽ tự biết, chứ Tôi không muốn phản bác, hay phản biện đúng sai. Đến bài trước của Tôi, vấn đề Đạo, thực đã được làm rõ, nhưng bài trả lời của Votruoc lại tự động động đến vấn đề đúng sai, Votruoc lại còn có vẻ như muốn "đánh đố" Tôi chứng minh rằng Đạo của Votruoc khác về bản chất với Đạo của Lão tử, và phải định nghĩa về khái niệm Đạo của Lão ?.

Bởi vì Votruoc đã viết: Đạo bất khả tư nghị, hay là: Đạo là cái quá bên kia của ngôn từ. Nhưng Votruoc quên một điều là chính Votruoc cho rằng, vì Bất khả tư nghị, nên không nói được về Đạo - dạng như cấm khẩu luôn vậy !. Mà Tôi thì không như vậy. Muốn hiểu được Đạo thì phải Cảm, Cảm càng nhiều thì càng gần Đạo, cho đến khi Thông thì sẽ đạt Đạo, nên Lão tử nói rằng: Chân nhân thì đắc đạo – là đạt đạo đó. Bởi vậy, Tôi mới trao đổi nhiều, qua lại hòng cho Votruoc có thể Cảm được Đạo, mà Votruoc lại không Cảm. Bởi vì, nếu đã Cảm, sao lại còn hỏi Vạn vật tại sao lại có sinh có diệt ?. Nếu Cảm được rồi, thì giải thích đâu có khó gì !!!. Chỉ có nói về Đạo là khó, bởi nói mãi cũng không đạt tới - tức là ngày càng gần - chứ không phải là ngày càng xa - Đạo. Chứ nếu Cấm khẩu luôn, tức là đứng ì một chỗ thì làm sao tới gần Đạo được, làm sao đắc đạo được !!!. Vì thế, Votruoc yêu cầu Tôi phải định nghĩa được khái niệm Đạo, tức là đã không hiểu được Đạo rồi vậy !!! Còn muốn chứng minh Đạo của Votruoc không đúng với Đạo của Lão, đến đây tự nhiên đã rõ rồi vậy !.

Hơn nữa, Tôi cũng có muốn dùng đến khái niệm vật chất và năng lượng đâu. Theo dõi lại từ bài đầu mà xem, tại sao lại xuất hiện vấn đề vật chất và năng lượng. Đó là bởi vì, thấy có vấn đề từ cái mệnh đề Đạo của Votruoc đó chứ. Rồi mới lần lần đi tới nào là năng lượng vật lý, nào là năng lượng sinh công như Votruoc giải thích đó thôi. Cũng chỉ là phải làm rõ vấn đề thôi mà.

Vậy nhé. Đạo mà Votruoc trình bày, đích xác chỉ là của Votruoc thôi, và nó có những vấn đề như Tôi đã chỉ ra. Tôi nghĩ, vấn đề Đạo, đến đây đã đủ. Nếu Votruoc cố gắng giải đáp cấu hỏi : Vạn vật tại sao có sinh có diệt ?. Sẽ tự nhiên hiểu được Đạo, và sẽ nhìn thấy cái Đạo mà Votruoc trình bày nó như thế nào !.

Bây giờ, nếu Votruoc còn có hứng, chúng ta sẽ đi tiêp. Lại tiếp tục làm rõ, từ từ bằng vào việc trả lời, hay giải thích các câu hỏi (cứ từ từ ít một) như sau:

- Như Votruoc nói Vạn tượng là Cái Tướng của Vũ trụ, vậy Votruoc đã biết Vũ trụ đông phương hay Tây phương nó như thế nào chưa mà đã nói đến Tướng ?.

- Votruoc nói tương tác của âm dương là động lực phát triển của Vạn tượng ! Thì Đạo ở đây có vai trò gì đối với Vạn tượng ?. Phải chăng Đạo sinh Vạn Tượng như đã sinh Lương nghi, để Votruoc bỏ chung Vạn tượng vào một Rọ với Lưỡng nghi ? Nếu điều đó đúng với ý của Votruoc, thì Votruoc giải thích thế nào Đạo với Vũ trụ ?.

-Tam Tài của Votruoc được thể hiện tường minh như thế nào ?. Xin cho ví dụ !. Và nói cụ thể về Cái Chung trong các ví dụ đó.

Chúng ta cứ từ từ, theo cách này thì có thể minh chứng được tính đúng – sai. (Thực tiễn là tiêu chuẩn của mọi chân lý mà – Tôi đang từ từ đưa thực tiễn vào Lý thuyết của Votruoc đó).

Thân mến !.

Share this post


Link to post
Share on other sites