duclong

Đổi vị trí Tốn Đoài trong Bát quái của Thiên sứ

34 bài viết trong chủ đề này

Chân thành cám ơn Sư Phụ Thiên Sứ.

LeDien sẽ theo Sư Phụ Thiên Sứ. Mong Sư Phụ công nhận Đệ tử.

P/S: Sài Gòn, Hà Nội đã có văn phòng Đại Diện của Lý học Phương Đông, sao Sư Phụ Không mở một văn phòng nữa ở Đà Nẵng ạ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Thiên Sứ thân mến!

Trong chuyên mục "Định luật bảo toàn năng lượng anh viết:

Phương pháp minh chứng Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến của tôi, anh Vô trước và một vài người khác không giống nhau. Nếu họ đúng thì tôi sai. Thị dụ: Tôi chỉ đổi chỗ Tôn khôn, còn họ đổi thêm Cấn Chấn (Rubi); hoặc Đoài Tốn (Trần Quang Bình) - Nếu tôi sai thì hệ thống luận điểm minh chứng cho sử Việt 5000 năm của tôi sai. Anh Votruoc cũng có đồ hình của mình.

Vì không muốn trao đổi trên chuyên mục ấy về chủ đề này, em đưa sang đây để tham khảo cùng anh.

Theo em thì câu anh viết hơi cực đoan. Bởi vì:

Thứ nhất, trong các bài viết của anh, anh chỉ đề cập nhiều đến đổi chỗ Tốn Khôn còn không có bàn tới cặp Chấn Cấn. Chỉ duy nhất có một ý nhỏ khi anh trích câu:"một cây làm chẳng lên mon, ba cây chụm lại nên hòn núi cao" để chỉ ra Mộc dộ số 3 (3 cây) có phía trên (nên) là Cấn (núi cao. Ở đây, anh cho rằng chữ "nên" là "ở phía trên" tức là quái Cấn, còn cái phía dưới phải là Chấn. Theo em, chữ nên cần được hiểu là "trở nên", "là" thì sát nghĩa hơn, và khi đó, Mộc độ số 3 (3 cây) chính là (trở nên) Cấn (hòn núi). Lúc đó, vị trí Cấn Chấn sẽ được đổi vị trí. Vì thế, giải mã này chỉ hơi khác nhau chút ít vể cách hiểu chữ "nên" mà thôi. Nó không có ý nghĩa lớn đến mức nó sai thì toàn bộ những vấn đề khác của anh sai. Hơn nữa, anh đã từng nói, việc giải mã không có ý nghĩa chứng minh mà. Tóm lại anh không chứng minh theo logic chứng minh nền văn hiến Lạc Việt 5000 năm về vị trí Chấn Cấn, nên dù vị trí nó như thế nào cũng không ảnh hưởng tới luận điểm văn hóa Lạc Việt của anh.

Thứ 2: Việc đổi chỗ Tốn Đoài của anh Khonglaai là nói về đồ hình khác với Hà Đồ của anh mà theo chuyên mục của em thì đó là đồ hình Hậu Thiên bát quái, không đồng bản chất với Hà Đồ. Do đó, việc đổi chỗ này cũng không ảnh hưởng tối đồ hình Hà Đồ của anh vì là 2 đồ hình khác nhau.

Đồ hình trong chuyên mục của em đồng ý với cái quan trọng nhất của anh là vị trí Tốn Khôn, khác ở chỗ Cấn Chấn nhưng không thuộc về bản chất có thể phủ định được logic của anh như em đã phân tích ở trên. Trong chuyên mục của em, đồ hình của Khônglaai cũng không có mâu thuẫn nào. Nó là đồ hình Hậu thiên bát quái (vận hành của khí dương trang bát quái), khác về bản chất với đồ hình Hà Đồ (Cấu trúc ADNH của không gian)

Vì thế, theo em, câu viết ở trên của anh là hơi cực đoan. Chúng ta không ai phủ định ai cả (ít nhất bằng những đồ hình đã công bố) mà chỉ đang trong quá trình phục hồi chưa hoàn chỉnh toàn bích mà thôi.

Mong anh xem lại!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Votruoc thân mến.

Việc bỏ Lạc Thư lấy Hà Đồ là một yếu tố căn để đầu tiên. Phát hiện này có ý nghĩa cực kỳ quan trong. Nhưng vấn đề còn lại là: Cấu trúc thực của Hậu Thiên như thế nào?

Đồ hình này có tính nguyên lý căn để cho mọi phương pháp ứng dụng của Lý học Đông phương. Để chứng minh Hậu Thiên Văn Vương sai, tôi đã xác định với cấu trúc 32 cặp quẻ Hậu Thiên thì cặp Đoài Tốn phải được xác định đối xứng với cặp Cấn Chấn. Từ đó dẫn đến việc đổi chỗ Tốn Khôn.

Anh Trần Quang Bình đổi tiếp Đoài Tốn - sau khi chấp nhận đổi Tốn Khôn. Việc này không mâu thuẫn với luận đề của tôi về mối liên quan giữa 32 cặp quẻ. Tương tự như vậy với việc đổi chỗ của Rubi. Bởi vì, luận đề của tôi đưa ra chỉ giới hạn ở việc hai cặp quẻ Đoài Tốn và Cấn Chấn phải kết hợp với nhau để thành hai cặp bất dịch trong việc tạo ra tính đối xứng của 32 cặp quẻ Dịch Hậu Thiên. Do đó, những thay đổi của anh Trần Quang Bình và của Rubi không mâu thuẫn với nguyên tắc tạo thành cặp Bất Dịch mà tôi đã trình bày.

Nhưng nếu như vậy thì chúng ta sẽ có 4 đồ hình Hậu Thiên phi Văn Vương và đều nhân danh nền văn hiến Việt - trên cơ sở những mâu thuẫn trong quá trình xuất hiện theo thuận tự thời gian của Lý Học Hán - chủ yếu là thuyết Âm Dương Ngũ hành, trong đó có đồ hình Hậu Thiên.

Chỉ có một đồ hình duy nhất đúng là nguyên lý căn để cho nền Lý học Đông phương. Vấn đề đặt ra là:Chân lý chỉ có một mà thôi.

Vậy đồ hình nào đúng nhất? Căn cứ vào điều kiện gì để xác định đồ hình đúng nhất?

Tạm thời tôi chỉ xin đặt v/d như vậy và không chứng minh. Tôi thật sự chưa có thời gian để minh xác việc này. Nhưng tôi tin là mọi người sẽ tự thẩm định được.

Anh Votruoc thân mến.

Trí tuệ con người phát triển từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Tư duy trừu tượng càng phát triển mới là điều kiện nhận thức những lý thuyết khoa học. Tất nhiên, lý thuyết càng cao siêu thì càng cần sự phát triên phong phú của tư duy trừu tương với kiến thức rộng và tổng hợp. Sự nhận thức trực quan theo kiểu cổ điển: Văn bản xác định, di vật khảo cổ ..vv...không giải quyết được vấn đề gì liên quan đến việc phục hồi thuyết Âm Dương Ngũ hành.

Vài lời trao đổi.

Cảm ơn sự quan tâm của anh.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Thiên Sứ Thân mến!

Em không có gì thắc mắc những vấn đề anh viết ở trên. Em chỉ muốn nói rằng, câu anh viết:

Nếu họ đúng thì tôi sai. ... Nếu tôi sai thì hệ thống luận điểm minh chứng cho sử Việt 5000 năm của tôi sai.

là hơi thái quá.

Mong anh hiểu đúng ý em!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Thiên Sứ Thân mến!

Em không có gì thắc mắc những vấn đề anh viết ở trên. Em chỉ muốn nói rằng, câu anh viết: Nếu họ đúng thì tôi sai. ... Nếu tôi sai thì hệ thống luận điểm minh chứng cho sử Việt 5000 năm của tôi sai.là hơi thái quá.

Mong anh hiểu đúng ý em!

Anh Votruoc thân mến.

Tôi rất hiểu và chia sẻ với anh vì tấm lòng nhiệt tình của anh đối với văn hóa và lịch sử dân tộc. Nhưng khoa học rất lạnh lùng vì tính khách quan của nó.

Nếu anh đúng thì tôi sai là phản ánh một thực tại khách quan và không liên quan đến tình cảm giữa chúng ta. Bởi vì:

Nếu anh đúng thì toàn bộ hệ thống ứng dụng như Tử Vi Lạc Việt, Lạc Việt độn toán, Phong Thủy Lạc Việt .vv...sẽ sụp đổ, vì nó dựa trên nguyên lý Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ. Đây chính là cơ sở văn hóa phi vật thể giá trị nhất - chỉ thẳng đến một lý thuyết thống nhất vũ trụ mà nhân loại đang tìm kiếm - minh chứng cho nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm và liên quan đến địa bàn cư trú của Bách Việt ở Nam Dương Tử.

Do đó, nếu Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ - nguyên lý căn để của toàn bộ hệ thống lý thuyết - không đúng so với Hậu Thiên Rubi, Hậu Thiên Trần Quang Bình...thì sẽ là sự sụp đổ của toàn bộ hệ thống.

Tôi không hể cực đoan và tôi rất hiểu anh. Sở dĩ tôi không ngại các anh đúng, vì trong chúng ta - nếu ai đúng thì cái đích cuối cùng vẫn là dân tộc Việt có gần 5000 lịch sử văn hiến. Bởi vậy, tôi vẫn hết sức tạo điều kiện để anh em thoái mái viết. Đó cũng là lý do mà tôi không hề phản biện các anh. Tôi chưa có thời gian. Tôi cần chứng minh xong các v/d liên quan và bác bỏ được toàn bộ cái đám "Hầu hết " với "Cộng đồng" kia trước. Nhưng mong các anh hãy tự thẩm định các luận điểm của mình.

Thành thực chia sẻ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính cụ Thiên Sứ

Theo Cách hiểu của liêm trinh thì lý thuyết tương tác của cụ thì các cao thủ lý học nước nhà số người biết chỉ trên đầu ngón tay, còn vấn đề đổi chỗ tốn khôn gây tranh cãi liêm trinh thấy cụ đã trình bày cơ sở ở trang chủ trong mục Lạc Việt độn toán rồi. Trong diễn đàn cũng có giải giác vài chỗ cụ viết.

Liêm trinh nghĩ rằng cụ nên viết một bài về vấn đề này theo phương châm "cái gì của nước thì nước dùng" cái gì của phó thường dân chúng ta thì chúng ta cứ bày lên diễn đàn để mổ xẻ đánh chén với nhau cho vui. Các vấn đề mọi người băn khoăn theo liêm trinh bao gồm:

- Hành của quái khi đổi chỗ

- Tượng quẻ đơn của quái đổi chỗ nếu có.

- Tượng của lời giải của quái đổi chỗ khi quái nằm trong công thức dự báo .

- Nạp can chi cho quái đổi chỗ

- Phạm vi ứng dụng của đồ hình.

Với liêm trinh thì mọi sự đều có thể sảy ra, mọi sáng tạo để sử dụng vào mục đích hữu ích đều đáng trân trọng.

Lý học đông phương được xây dựng trên hệ thống thiên văn cổ theo thống kê sơ bộ của liêm trinh thì cũng cỡ trên dưới 300,còn ngày nay khoa học hiện đại đã đi tới vụ nổ lớn nên số sao ảnh hưởng tới trái đất nhiều hơn nhiều. Liêm trinh cũng đã từng nêu định nghĩa chung về bát quái là sơ đồ biến đổi năng lượng của một vật chất có năng lượng nên theo liêm trinh mỗi mảnh của lý học cổ chỉ đúng với một số trường năng lượng. Việc đổi sơ đồ tính của cụ có thể vẫn tính trên bát quái cũ nhưng sơ đồ mới dùng để phù hợp với phương pháp tính mới và lời giải mới. Cũng có thể sơ đồ tính mới là tìm tòi khai phá cho một trường năng lương mà lý học cổ đã bỏ qua.

Rất mong cụ bớt chút thời gian quan tâm tới vấn đề này.

kính cụ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính cụ Thiên Sứ

Theo Cách hiểu của liêm trinh thì lý thuyết tương tác của cụ thì các cao thủ lý học nước nhà số người biết chỉ trên đầu ngón tay, còn vấn đề đổi chỗ tốn khôn gây tranh cãi liêm trinh thấy cụ đã trình bày cơ sở ở trang chủ trong mục Lạc Việt độn toán rồi. Trong diễn đàn cũng có giải giác vài chỗ cụ viết.

Liêm trinh nghĩ rằng cụ nên viết một bài về vấn đề này theo phương châm "cái gì của nước thì nước dùng" cái gì của phó thường dân chúng ta thì chúng ta cứ bày lên diễn đàn để mổ xẻ đánh chén với nhau cho vui. Các vấn đề mọi người băn khoăn theo liêm trinh bao gồm:

- Hành của quái khi đổi chỗ

- Tượng quẻ đơn của quái đổi chỗ nếu có.

- Tượng của lời giải của quái đổi chỗ khi quái nằm trong công thức dự báo .

- Nạp can chi cho quái đổi chỗ

- Phạm vi ứng dụng của đồ hình.

Với liêm trinh thì mọi sự đều có thể sảy ra, mọi sáng tạo để sử dụng vào mục đích hữu ích đều đáng trân trọng.

Lý học đông phương được xây dựng trên hệ thống thiên văn cổ theo thống kê sơ bộ của liêm trinh thì cũng cỡ trên dưới 300,còn ngày nay khoa học hiện đại đã đi tới vụ nổ lớn nên số sao ảnh hưởng tới trái đất nhiều hơn nhiều. Liêm trinh cũng đã từng nêu định nghĩa chung về bát quái là sơ đồ biến đổi năng lượng của một vật chất có năng lượng nên theo liêm trinh mỗi mảnh của lý học cổ chỉ đúng với một số trường năng lượng. Việc đổi sơ đồ tính của cụ có thể vẫn tính trên bát quái cũ nhưng sơ đồ mới dùng để phù hợp với phương pháp tính mới và lời giải mới. Cũng có thể sơ đồ tính mới là tìm tòi khai phá cho một trường năng lương mà lý học cổ đã bỏ qua.

Rất mong cụ bớt chút thời gian quan tâm tới vấn đề này.

kính cụ

Bác Liêm Trinh thân mến.

Những vấn đề bác đặt ra , là:

- Hành của quái khi đổi chỗ

- Tượng quẻ đơn của quái đổi chỗ nếu có.

- Tượng của lời giải của quái đổi chỗ khi quái nằm trong công thức dự báo .

- Nạp can chi cho quái đổi chỗ

- Phạm vi ứng dụng của đồ hình.

Tôi đã trình bày rất kỹ trong tiểu luận Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt. Rất mong được bác và các quí vị quan tâm chú ý.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác Liêm Trinh thân mến.

Những vấn đề bác đặt ra , là:

Tôi đã trình bày rất kỹ trong tiểu luận Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt. Rất mong được bác và các quí vị quan tâm chú ý.

ArtFriend cũng thấy vậy, sao không thấy SP đổi chỗ các chủ tinh Kiết-Hung? Hay nó đã ổn? Mong SP bỏ chút thời gian để trả lời.

Share this post


Link to post
Share on other sites

ArtFriend cũng thấy vậy, sao không thấy SP đổi chỗ các chủ tinh Kiết-Hung? Hay nó đã ổn? Mong SP bỏ chút thời gian để trả lời.

Những điều này đang thể hiện trong Phong Thủy Lạc Việt.

Share this post


Link to post
Share on other sites