duclong

Đổi vị trí Tốn Đoài trong Bát quái của Thiên sứ

34 bài viết trong chủ đề này

Em có đọc bài viết của Bác Thiên sứ về kinh dịch, về cách sắp xếp lại vị trí Bát quái giữa 2 quái tốn, khôn. Tuy nhiên có 1 bài viết của tác giả Trần Quang Bình trên wikipedia cũng nói về cách sắp xếp lại Bát quái cũng đề cập đến bát quái đã đổi chỗ của Bác Thiên sứ nhưng tác giả này lại đổi vị trí quái tốn nằm tại quái đoài và quái đoài nằm tại vị trí quái tốn của Bát quái Thiên sứ bằng các chứng minh toán học và tính đối xứng. Không biết Bác Thiên sứ có đọc bài này chưa và có ý kiến gì không.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Em có đọc bài viết của Bác Thiên sứ về kinh dịch, về cách sắp xếp lại vị trí Bát quái giữa 2 quái tốn, khôn. Tuy nhiên có 1 bài viết của tác giả Trần Quang Bình trên wikipedia cũng nói về cách sắp xếp lại Bát quái cũng đề cập đến bát quái đã đổi chỗ của Bác Thiên sứ nhưng tác giả này lại đổi vị trí quái tốn nằm tại quái đoài và quái đoài nằm tại vị trí quái tốn của Bát quái Thiên sứ bằng các chứng minh toán học và tính đối xứng. Không biết Bác Thiên sứ có đọc bài này chưa và có ý kiến gì không.

Cảm ơn Duclong cho thông tin.

Tôi đọc bài viết của anh khonglaai- Tiến Sĩ Trần Quang Bình - trước khi anh ấy chính thức viết bài đầu tiên trên các diễn đàn và diễn đàn đầu tiên anh ấy thể hiện quan điểm của mình là tuvilyso.com vào năm 2005. Bây giờ là tuvilyso.net.

Tôi không có ý kiến gì.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bạn Duclong thân mến!

Bạn viết:

Em có đọc bài viết của Bác Thiên sứ về kinh dịch, về cách sắp xếp lại vị trí Bát quái giữa 2 quái tốn, khôn. Tuy nhiên có 1 bài viết của tác giả Trần Quang Bình trên wikipedia cũng nói về cách sắp xếp lại Bát quái cũng đề cập đến bát quái đã đổi chỗ của Bác Thiên sứ nhưng tác giả này lại đổi vị trí quái tốn nằm tại quái đoài và quái đoài nằm tại vị trí quái tốn của Bát quái Thiên sứ bằng các chứng minh toán học và tính đối xứng. Không biết Bác Thiên sứ có đọc bài này chưa và có ý kiến gì không./

Đồ hình của khonglaai- Tiến Sĩ Trần Quang Bình như bạn đề cập, trong chuyên mục " Cơ sở học thuyết ADNH" - Vô Trước trên diễn đàn này tôi cũng đã trình bày. Tuy nhiên, phương pháp luận của tôi hoàn toàn khác, không căn cứ vào tính đối xứng, mà căn cứ vào bản chất các Quái. Bạn có thể tham lhảo tại đó.

Để tiện tham khảo, tôi xin đưa ra đây kết quả:

- Đồ hình của anh Bình:

Posted Image

Theo chuyên mục này, đây là đổ hình Hậu THiên Bát Quái.

Ý nghĩa của nó là đường vận hành của khí dương ở thời kỳ Hậu Thiên. Bài viết của anh Bình hoàn toàn không đề cập đến ý nghĩa của đồ hình mà chỉ dựa trên thuần túy hợp lý toán học là tính đối xứng.

- Còn đây là đồ hình Hà Đồ:

Posted Image

Ý nghĩa của nó là cấu trúc ADNG của không gian trên bán cầu Bắc.

Bạn cũng thấy, ngoài đổi chỗ Tốn - Khôn còn đổi chỗ Cấn - Chấn khi so sánh với Đồ hình Hậu Thiên Báy Quái Văn Vương.

Theo chuyên mục, Hà Đồ và Hậu Thiên Bát Quái là 2 đồ hình hoàn toàn độc lập về bản chất và ý nghĩa.

Thân mến!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin lỗi. đồ hình Hà đồ ở trên tôi pót lộn, không sửa được. Tôi xin đính chính lại bằng đồ hình sau:

Posted Image

Thành thật xin lỗi.

Nếu ban quản trị diễn đàn sửu được cho thì hay quá. Cám ơn!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hôm kia đổi Khôn với Tốn

Hôm qua lại đổi Tốn với Đoài

Lại thêm đổi Cấn với Chấn

Không biết ngày mai, có ai đổi thêm hào nào với hào kia. Tội thay cho Hậu Thiên Bát Quái.

Các anh thân mến,

Trước tiên các anh muốn vẽ thêm cái Hậu Thiên Bát Quái mới, em xin các anh làm ơn chịu khó nhìn lại cái Hà Đồ cho em với. Cái hình Hà Đồ có những cái chấm đen trắng đó. Nhìn cho kỹ chấm đen số 5 và chấm trắng của số 5.

Hiểu cho rõ 3 con số 5:

- tại sao lại có 2 cái hình chấm đen, thay vì 1 cái hình chấm đen

- tại sao chấm trắng (5) là có hình chữ thập (đừng nói với em là thập là 10)

Sau đó vẽ hình Hậu thiên Bát Quái lại, nhưng đừng dùng hình 8 góc mà dùng hình chữ thập. Nó sẽ cho các anh biết hình nào đúng hình nào sai

Đào Hoa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hi. Mọi người cứ đổi thoải mái. Điều này cho thấy tính bất hợp lý của Hậu Thiên Văn Vương. Nhưng trong các đồ hình đổi thoải mái đó. Chỉ có một đồ hình đúng với tất cả những vấn đề liên quan đến nó theo tiêu chí khoa học cho mọi ngành khoa học gồm: Toán. lý - lý thuyết và thực hành và cả vật lý thiên văn - sinh, địa, hóa, khoa học xã hội và nhân văn, lịch sử, triết học, tôn giáo...vv... và với chính thuyết Âm Dương ngũ hành là:

Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hôm kia đổi Khôn với Tốn

Hôm qua lại đổi Tốn với Đoài

Lại thêm đổi Cấn với Chấn

Không biết ngày mai, có ai đổi thêm hào nào với hào kia. Tội thay cho Hậu Thiên Bát Quái.

Các anh thân mến,

Trước tiên các anh muốn vẽ thêm cái Hậu Thiên Bát Quái mới, em xin các anh làm ơn chịu khó nhìn lại cái Hà Đồ cho em với. Cái hình Hà Đồ có những cái chấm đen trắng đó. Nhìn cho kỹ chấm đen số 5 và chấm trắng của số 5.

Hiểu cho rõ 3 con số 5:

- tại sao lại có 2 cái hình chấm đen, thay vì 1 cái hình chấm đen

- tại sao chấm trắng (5) là có hình chữ thập (đừng nói với em là thập là 10)

Sau đó vẽ hình Hậu thiên Bát Quái lại, nhưng đừng dùng hình 8 góc mà dùng hình chữ thập. Nó sẽ cho các anh biết hình nào đúng hình nào sai

Đào Hoa

Những đồ hình và toàn bộ lý thuyết của tôi hoàn toàn xuất phát từ logic, chẳng liên quan gì tới mấy cái chấm den chấm trắng trên đồ hình nào cả. Ý nghĩa của nó hoàn toàn độc lập và do đó chúng có ứng dụng của bản thân chúng dựa trên những ý nghĩa đó mà chẳng cần phải phối phiếc gì với nhau cả. Tiên thiên Bát Quái là đồ hình mô tả vận động của khí dương trong thời kỳ Tiên Thiên. Hậu Thiên Bát Quái là đồ hình mô tả vận động của khí dương trong thời kỳ Hậu Thiên. Huyền không Phi tinh là đồ hình mô tả vận động của khí âm trong thời kỳ Hậu Thiên. Hà Đồ là đồ hình cấu trúc ADNH của không gian Bắc bán cầu. Lạc Thư là đồ hình mô tả ảnh hưởng ADNH của Mặt Trời tới Bắc bán cầu.

Do đó, khi nghiên cứu Phong Thủy phải dùng cả Hà Đồ và Lạc Thư mới trọn vẹn. Khi nghiên cứu vận hành của khí dương phải dùng Hậu Thiên Bát Quái. Khi nghiên cứu vận hành của khí âm phải dùng Huyền không Phi tinh (tức là Lường Thiên xích - Thước đo Trời). Tất cả đều hết sức Logic, dễ hiểu, chỉ cần đọc là nắm được mà chẳng cần phải có cái huyền vi hay thần tiên nào mách bảo cà.

Vo Trước.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hiện nay tôi có hai học trò chuẩn bị ra hai lý thuyết mới:

Đổi chỗ Khảm Ly và Càn Khôn. Lý thuyết còn hay và hấp dẫn hơn cả của tôi nữa. Nhưng vấn đề là ứng dụng thì lại chẳng nói lên được điều gì.Trong khi thực tế Lý Học Đông phương được phục hồi chính vì thực tế ứng dụng trải hàng ngàn năm của nó.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ta đang vui vẻ ăn nhậu. Ta có một cái món quà quí. Ta biếu thiên hạ. Thiên hạ không thích nhận thì ta lại lại đút túi quần và tiếp tục ăn nhậu vui vẻ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hiện nay tôi có hai học trò chuẩn bị ra hai lý thuyết mới:

Đổi chỗ Khảm Ly và Càn Khôn. Lý thuyết còn hay và hấp dẫn hơn cả của tôi nữa. Nhưng vấn đề là ứng dụng thì lại chẳng nói lên được điều gì.Trong khi thực tế Lý Học Đông phương được phục hồi chính vì thực tế ứng dụng trải hàng ngàn năm của nó.

Ủa chú Thiên Sứ ơi,

Chú có 2 học trò thôi hả ? Còn bé Xĩ Xọn nầy thì đứng hàng thứ mấy vậy chú Thiên Sứ ? Hihihi !!! Nếu chú Thiên Sứ cho phép bé thay đổi vị trí các hào trong Hậu Thiên Bát Quá thì chú biết bé sẽ đổi hào nào không chú ?

Bé nói thiệt đó, vì cái hình mà bé vừa kiếm được là tấm hình đã ra đời sau Tiên Thiên Bát Quái và trước Hậu Thiên Bát Quái

hihihi, Chú đoán thử coi hình đó thay đổi hào nào.

Bé Xí Xọn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trăm hoa đua nở, nhà nhà lập thuyết ...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ủa chú Thiên Sứ ơi,

Chú có 2 học trò thôi hả ? Còn bé Xĩ Xọn nầy thì đứng hàng thứ mấy vậy chú Thiên Sứ ? Hihihi !!! Nếu chú Thiên Sứ cho phép bé thay đổi vị trí các hào trong Hậu Thiên Bát Quá thì chú biết bé sẽ đổi hào nào không chú ?

Bé nói thiệt đó, vì cái hình mà bé vừa kiếm được là tấm hình đã ra đời sau Tiên Thiên Bát Quái và trước Hậu Thiên Bát Quái

hihihi, Chú đoán thử coi hình đó thay đổi hào nào.

Bé Xí Xọn

Chú Thiên Sứ là quí bé Linh Nhi nhất. Bé thích sao cũng được mừ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chú Thiên Sứ kính mến,

Để ủng hộ đề tài Anh Văn trong diễn đàn, bé sẽ giải thích sự liên hệ Hà Đồ và Bát Quái bằng tiếng Anh. Thứ nhất là mở rộng tầm nhìn lý học đông phương. Thứ hai là không có hổn loạn đề tài nầy.

Nếu thấy tiện thì bé có thể xí xọn luôn cả tiếng Việt cho đầy mắm muối, cho nó được mặn mà.

Hihihi

Bé Xí Xọn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chú Thiên Sứ kính mến,

Để ủng hộ đề tài Anh Văn trong diễn đàn, bé sẽ giải thích sự liên hệ Hà Đồ và Bát Quái bằng tiếng Anh. Thứ nhất là mở rộng tầm nhìn lý học đông phương. Thứ hai là không có hổn loạn đề tài nầy.

Nếu thấy tiện thì bé có thể xí xọn luôn cả tiếng Việt cho đầy mắm muối, cho nó được mặn mà.

Hihihi

Bé Xí Xọn

Ok. Bé cứ việc tự nhiên. Không có vấn đề gì.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cuối cùng là sao?

xin các sư phụ, sư huynh cho ra một điều đúng.

Nhưng mừ, trò theo Sư phụ Thiên sứ thôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cuối cùng là sao?

xin các sư phụ, sư huynh cho ra một điều đúng.

Nhưng mừ, trò theo Sư phụ Thiên sứ thôi.

Cũng chẳng sao cả. Bạn cứ theo những gì Sư phụ dạy. Bạn là đệ tử mà!

Nhưng khi nào có những suy nghĩ riêng thì thử đọc và tham khảo ý kiến của tôi xem sao. Nếu hữu dụng thì dùng, không thì thôi. Có thể cũng là một cách khẳng định Sư phụ đúng.

Tôi chỉ lưu ý, nếu theo Sư phụ bạn phải mặc nhiên công nhận đồ hìng Hà Đồ phối Hậu thiên Bát quái Lạc Việt của Sư Phụ như là một nguyên lý, tiên đề không bàn cãi, chẳng cần biết tại sao. Nếu theo ý kiến của tôi thì mọi sự được lý giải rõ ràng, tại sao? dùng trong trường hợp nào? ý nghĩa của từng thao tác? Trên cơ sở đó, bạn sẽ có những ý kiến riêng, những sáng tạo của mình, và có thể nghiên cứu sang các môn khác một cách độc lập. Thật ra kết quả trong Phong Thủy, Lạc Việt độn toán cũng khác nhưng không bao nhiêu so với phương pháp của Sư phụ (chỉ ở đổi chỗ Cấn - Chấn). Bạn thử so sánh với thực tế trong quá trình thực hành của mình và chắc chắn có thể đưa ra kết luận cho bản thân mình.

Thân mến!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính gửi anh Vô trước và toàn thể anh chị em thân mến trên diễn đàn.

Tôi chỉ lưu ý, nếu theo Sư phụ bạn phải mặc nhiên công nhận đồ hìng Hà Đồ phối Hậu thiên Bát quái Lạc Việt của Sư Phụ như là một nguyên lý, tiên đề không bàn cãi, chẳng cần biết tại sao. Nếu theo ý kiến của tôi thì mọi sự được lý giải rõ ràng, tại sao? dùng trong trường hợp nào? ý nghĩa của từng thao tác? Trên cơ sở đó, bạn sẽ có những ý kiến riêng, những sáng tạo của mình, và có thể nghiên cứu sang các môn khác một cách độc lập.

Theo tôi bát quái là sơ đồ biến đổi năng lượng của vật chất phát năng lượng được khảo sát.Như vậy thì có thể có rất nhiều bát quái tùy theo người nghiên cứu muốn khảo sát vật chất phát năng lượng nào. Việc dịch chuyển thay đổi các quẻ hoàn toàn phù hợp nếu khi kết quả dự đoán là đúng và hữu ích cho con người, cho dân tộc.

Việc trình bày nguyên lý cũng có thể chưa cần thiết. Bản thân tôi cũng đã dịch thử vài vị trí và phối thử các tọa độ nhưng cũng chưa dám trình bày vì e ngại anh chị em trên diễn đàn chê cười và đặc biệt các cao nhân của Trung Quốc thỉnh thoản ngé mắt xem An Nam dịch lý tán phét (Lời anh Vui Vui) như thế nào chê cười trình độ non kém của tôi.

Thân gửi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo tôi bát quái là sơ đồ biến đổi năng lượng của vật chất phát năng lượng được khảo sát.Như vậy thì có thể có rất nhiều bát quái tùy theo người nghiên cứu muốn khảo sát vật chất phát năng lượng nào. Việc dịch chuyển thay đổi các quẻ hoàn toàn phù hợp nếu khi kết quả dự đoán là đúng và hữu ích cho con người, cho dân tộc.

Việc trình bày nguyên lý cũng có thể chưa cần thiết. Bản thân tôi cũng đã dịch thử vài vị trí và phối thử các tọa độ nhưng cũng chưa dám trình bày vì e ngại anh chị em trên diễn đàn chê cười và đặc biệt các cao nhân của Trung Quốc thỉnh thoản ngé mắt xem An Nam dịch lý tán phét (Lời anh Vui Vui) như thế nào chê cười trình độ non kém của tôi.

Thân gửi

Chưa tự tin thì làm sao cho người khác tin được. Khi nào tự tin rồi hãy viết!

Thân mến!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo tôi bát quái là sơ đồ biến đổi năng lượng của vật chất phát năng lượng được khảo sát. Như vậy thì có thể có rất nhiều bát quái tùy theo người nghiên cứu muốn khảo sát vật chất phát năng lượng nào. Việc dịch chuyển thay đổi các quẻ hoàn toàn phù hợp nếu khi kết quả dự đoán là đúng và hữu ích cho con người, cho dân tộc.

Thân gửi.

Cháu cũng nghĩ như bác Phật Sứ.

Mến.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính gửi anh Vô trước và toàn thể anh chị em thân mến trên diễn đàn.

Theo tôi bát quái là sơ đồ biến đổi năng lượng của vật chất phát năng lượng được khảo sát.Như vậy thì có thể có rất nhiều bát quái tùy theo người nghiên cứu muốn khảo sát vật chất phát năng lượng nào. Việc dịch chuyển thay đổi các quẻ hoàn toàn phù hợp nếu khi kết quả dự đoán là đúng và hữu ích cho con người, cho dân tộc.

Việc trình bày nguyên lý cũng có thể chưa cần thiết. Bản thân tôi cũng đã dịch thử vài vị trí và phối thử các tọa độ nhưng cũng chưa dám trình bày vì e ngại anh chị em trên diễn đàn chê cười và đặc biệt các cao nhân của Trung Quốc thỉnh thoản ngé mắt xem An Nam dịch lý tán phét (Lời anh Vui Vui) như thế nào chê cười trình độ non kém của tôi.

Thân gửi.

Tôi nghĩ có thể ý tưởng của bạn Phật Sứ sai lầm. Bởi vì có hai vấn đề trong nội dung bài viết của bạn:

1 - Hiện tượng tự nhiên: Vật chất luôn biến đổi và chuyển hóa năng lượng. Nói theo lý học Đông phương tức là - sự chuyển dịch của Âm Dương. Đây là đối tượng nhận thức của con người.

2 - Trên cơ sở hiện tượng biến Dịch đó, con người khái quát hóa thành công thức mô tả. Đó chính là Bát Quái. Bởi vậy, nó phải có một công thức duy nhất đúng khái quát hiện tượng . Do đó - Không thể thay đổi tùy ý - Nếu không chứng minh được cái cũ là công thức sai.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính gửi anh Thiên sứ và toàn thể anh chị em thân mến trên diễn đàn.

Bởi vậy, nó phải có một công thức duy nhất đúng khái quát hiện tượng .

Điều này theo tôi nghĩ anh rất đúng. Nhưng toàn thể anh chị em trong diễn đàn lại quan tâm đến rất nhiều hiện tượng nên họ lần mò thay đổi cho có một công thức phù hợp với hiện tượng họ quan tâm cũng lại đúng.

Do đó - Không thể thay đổi tùy ý - Nếu không chứng minh được cái cũ là công thức sai.

Theo tôi lý học đông phương là một bộ môn đến bây giở cũng chỉ có thực tiễn kiểm nghiệm đuợc độ chính xác mà thôi. Muốn chứng minh được công thức cũ sai thì người chứng minh phải rất uyên bác vể lý học phương đông như anh Thiên sứ và anh Vô Trước mới làm được. Theo tôi thì không nhất thiết phải chứng minh sai, mà trên nền tảng của công thức cũ cứ sáng tạo ra công thức mới đi, và khi thực tiễn kiểm nghiệm được công thức mới đúng thì tự nhiên sẽ đào thải công thức cũ. Đó cũng là một cách chứng minh công thức cũ sai phải không anh Thiên Sứ.

Thân gửi

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Phật Sứ viết:

Theo tôi lý học đông phương là một bộ môn đến bây giở cũng chỉ có thực tiễn kiểm nghiệm đuợc độ chính xác mà thôi. Muốn chứng minh được công thức cũ sai thì người chứng minh phải rất uyên bác vể lý học phương đông như anh Thiên sứ và anh Vô Trước mới làm được. Theo tôi thì không nhất thiết phải chứng minh sai, mà trên nền tảng của công thức cũ cứ sáng tạo ra công thức mới đi, và khi thực tiễn kiểm nghiệm được công thức mới đúng thì tự nhiên sẽ đào thải công thức cũ. Đó cũng là một cách chứng minh công thức cũ sai phải không anh Thiên Sứ.

Thân gửi

Rất đồng ý với anh Phật Sứ là:

lý học đông phương là một bộ môn đến bây giở cũng chỉ có thực tiễn kiểm nghiệm đuợc độ chính xác mà thôi.

Nhưng chúng ta cũng phải thừa nhận thực tế đó là: Những phương pháp ứng dụng của Lý học Đông phương đã được kiểm nghiệm trên thực tế trải hàng ngàn năm. Một thời gian lý tưởng so với tất cả sự kiêu hãnh của nền khoa học hiện đại.

Đã là phương pháp ứng dụng có một phương pháp luận nhất quán thì tất yếu nó phải là hệ quả của một hệ thống lý thuyết có một nguyên lý nhất quán.

Công thức nhất quán lưu truyền qua các bản văn chữ Hán trong lý học Đông Phương hiện nay là:

Hậu Thiên Văn Vương phối Lạc Thư

Đó là lý do tại sao ta đưa ra cái mới thì phải chứng minh cái cũ sai. Còn nếu chúng ta cứ tùy tiện đưa ra cái mới mà không cần biết bản chất nguyên lý cũ đúng hay sai thì ít nhất chúng ta cũng phải chỉ ra nội dung của nó một cách thuyết phục và như vậy thì mới biết ứng dung phản ánh cái gì chứ.

Vài lời lạm bàn.

PS: Tôi không có ý định phản biện anh Phật Sứ và các anh. Nếu các anh cứ giữ quan điểm thì tùy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn Duclong cho thông tin.

Tôi đọc bài viết của anh khonglaai- Tiến Sĩ Trần Quang Bình - trước khi anh ấy chính thức viết bài đầu tiên trên các diễn đàn và diễn đàn đầu tiên anh ấy thể hiện quan điểm của mình là tuvilyso.com vào năm 2005. Bây giờ là tuvilyso.net.

Tôi không có ý kiến gì.

Thưa Bác Thiên Sứ. Cháu thấy đồ hình của khonglaai cũng có tính hợp lý của nó. Xét về các phương vị tốt xấu mà Bác đã viết ở “Hà đồ trong văn minh Lạc Việt”.

Nếu theo Bát quái của khonglaai thì đổi vị trí của Đoài và Tốn ở 2 cặp cùng hành Thủy, tức là đổi chổ Họa hại và Sinh khí thì ta được 4 hướng tốt và 4 hướng xấu nằm xen kẽ nhau rất hợp lý. Lục sát, ngũ quỹ, tuyệt mạng, hoạ hại nằm ở 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc còn Phục vị, thiên y, phúc đức, sinh khí nằm ở Tây bắc, Đông bắc, đông nam, Tây nam. Tương tự ở các hình khác cũng vậy khi ta đổi chỗ Đoài Tốn thì được 4 hướng tốt và 4 hướng xấu nằm xen kẽ nhau.

Nhân dịp đây cháu cũng có thắc mắc hỏi Bác Thiên Sứ về giờ quan sát. Cháu đọc được trong sách tử vi xuất bản năm 1969 có nói về giờ quan sát như sau :

Tháng 1 giờ Tỵ

Tháng 2 giờ ngọ

Tháng 3 giờ mùi

Tháng 4 giờ thân

Tháng 5 giờ dậu

Tháng 6 giờ tuất

Tháng 7 giờ hợi

Tháng 8 giờ tý

Tháng 9 giờ sửu

Tháng 10 giờ dần

Tháng 11 giờ mẹo

Tháng 12 giờ thìn

Nó rất khác so với giờ quan sát mà giáo sư Lê Văn Quán đã nêu. Cháu muốn hỏi Bác Thiên sứ

là cái nào đúng cái nào sai.

Cảm ơn Bác Thiên sứ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quyết theo Sư Phụ Thiên Sứ một lòng.

Mong Sư Phụ ra một luận chứng cuối cùng để Trò cứ vậy mà áp dụng. Vốn dĩ, Trò hành nghề này (hihihi thiết kế nhà cho bá tánh í mà), đã tiếp xúc và biết quá nhiều thầy địa lý, thầy nhiều lắm...và cũng có ngiên cứu sách vở tí tẹo. Quá bức xúc cho những điều phán của các thầy đó nên cũng chọn được một Sư Huynh để kèm vào dịch vụ tư vấn Phong thuỷ cho gia chủ. Ấy mà đến bây giờ mọi việc lại đảo lộn tùng phiều lên, rối lắm không biết đâu mà lần...than ôi cái sách với vở. Đã trãi qua nhiều nhà, nghiệm thấy một điều rằng ngôi nhà là nơi quan trọng nhất, nơi hấp khí nhiều nhất và ảnh hưởng nhiều nhất đối với NHÂN. Xong ngôi nhà họ bị những căn bệnh hiểm nghèo, thấy rằng mình là người gây nên tội lỗi....

Vài lời ngắn ngủi xin gửi đến Sư Phụ và các bậc Huynh trưỏng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quyết theo Sư Phụ Thiên Sứ một lòng.

Mong Sư Phụ ra một luận chứng cuối cùng để Trò cứ vậy mà áp dụng. Vốn dĩ, Trò hành nghề này (hihihi thiết kế nhà cho bá tánh í mà), đã tiếp xúc và biết quá nhiều thầy địa lý, thầy nhiều lắm...và cũng có ngiên cứu sách vở tí tẹo. Quá bức xúc cho những điều phán của các thầy đó nên cũng chọn được một Sư Huynh để kèm vào dịch vụ tư vấn Phong thuỷ cho gia chủ. Ấy mà đến bây giờ mọi việc lại đảo lộn tùng phiều lên, rối lắm không biết đâu mà lần...than ôi cái sách với vở. Đã trãi qua nhiều nhà, nghiệm thấy một điều rằng ngôi nhà là nơi quan trọng nhất, nơi hấp khí nhiều nhất và ảnh hưởng nhiều nhất đối với NHÂN. Xong ngôi nhà họ bị những căn bệnh hiểm nghèo, thấy rằng mình là người gây nên tội lỗi....

Vài lời ngắn ngủi xin gửi đến Sư Phụ và các bậc Huynh trưỏng.

Tôi nói rõ hơn để anh chị em quan tâm suy ngẫm.

Khi tôi minh chứng nguyên lý căn bản trong sách Tàu là Hậu Thiên Văn Vương phối Lạc Thư là sai - tôi đã chứng minh tính hợp lý của Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà đồ là đúng. Đã rất nhiều cọ sát, phản biện nhân danh quan niệm theo sách Hán.

Kể từ khi tôi đặt vấn đề và minh chứng như trên, cũng có nhiều nhà nghiên cứu cho rằng - việc đổi chỗ Tốn Khôn chưa hoàn thiện - và họ tiếp tục đổi chỗ như anh chị em đã biết.

Tôi đã im lặng và không phản biện họ. Lý do, ít nhiều họ cũng là đồng minh trong việc minh chứng nền văn hiến Việt trải gần 5000 văn hiến của tôi. Việc làm của họ có tác dung chứng minh được một trong những luận điểm của tôi đúng: Họ chứng tỏ là Hậu Thiên Văn Vương phối Lạc thư là sai. Như vậy xác cđịnh người Hán không phải chủ nhân của Lý học Đông phương.

Nhưng sau đó v/d tiếp tục đặt ra là:

Trong các đồ hình Hâu Thiên - Lạc Việt của Thiên Sứ - Âu Lạc của Trần Quang Bình -và gần đây của Nguyên Lê thì đâu là đồ hình đúng?

Nếu căn cứ theo tiêu chí khoa học cho một luận thuyết khoa học thì chỉ có Hậu Thiên Lạc Việt chứng minh tính hợp lý trên tất cả các lĩnh vực liên quan và chỉ thẳng đến lý thuyết Thống Nhất vũ trụ.

Thuyết Âm Dương ngũ hành bao trùm lên mọi lĩnh vực - từ khoa học kỹ thuật, văn hóa xã hội và cả tâm linh. Nó chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ. Sẽ không thể vì ý thức chủ quan của tôi trên nguyên lý - Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ - lại có thể tạo ra sự hợp lý trên mọi lĩnh vực.

Chính vì một khối lượng kiến thức rộng lớn như vậy, tôi chỉ có thể trình bày một cách khái quát, để anh chị em suy ngẫm và lựa chọn sự đúng đắn trong nghiên cứu phát triển.

Share this post


Link to post
Share on other sites