Thiên Sứ

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN & LẠC VIỆT ĐỘN TOÁN

527 bài viết trong chủ đề này

Nhìn sao trời, đoán chứng khoán

Không như các phương pháp kỹ thuật khác, thiên văn học tài chính đòi hỏi một trình độ phân tích khá và mới chỉ được các chuyên gia uy tín sử dụng.

Thị trường chứng khoán vận động không có quy luật nhưng biến đổi trong một trật tự riêng.Thiên văn học tài chính lý giải trật tự đó. Đầu tháng 6.2011, trong một nhận định về thị trường chứng khoán nửa cuối năm, ông Lê Đạt Chí, Trưởng Bộ môn Đầu tư Tài chính, Khoa Tài chính Doanh nghiệp, Đại học Kinh tế TP.HCM, có nói: “Ngày 20.6.2011 thị trường sẽ có tín hiệu mới”. Cơ sở để ông đưa ra dự báo này là phương pháp phân tích thiên văn học tài chính (Financial Astronomy).

Thiên văn học tài chính là phương pháp được sử dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới nhưng chỉ mới xuất hiện ở Việt Nam. Không như các phương pháp phân tích kỹ thuật khác, thiên văn học tài chính đòi hỏi trình độ phân tích khá và mới chỉ được các chuyên gia phân tích có uy tín sử dụng.

Phương pháp này tùy vào người phân tích mà biến hóa ra nhiều cách ứng dụng khác nhau, nhưng chủ yếu họ áp dụng thuyết hỗn mang của vũ trụ để ứng với sự hỗn loạn và không có quy luật của thị trường tài chính. Cần lưu ý là dù không có quy luật nhưng cả vũ trụ lẫn thị trường tài chính đều biến đổi trong một trật tự riêng.

Vũ trụ hỗn mang bắt đầu từ vụ nổ Big Bang, không theo quy luật nào nhưng vẫn có trật tự riêng. Đó là trái đất xoay quanh mặt trời và tự xoay quanh mình để tạo ra ngày đêm, năm tháng. “Nói một cách đơn giản, khi ta quăng một con dế vào phòng và đóng cửa lại, dù không biết nó sẽ chạy hướng nào nhưng ta biết chắc rằng nó không thể chạy ra khỏi căn phòng đó được. Trật tự ở đây được hiểu là không gian căn phòng”, ông Phan Dũng Khánh, Trưởng Phòng Phân tích Công ty Chứng khoán Kim Eng Việt Nam (KEVS), giải thích.

Thị trường chứng khoán cũng thế. Sự tăng giảm của thị trường biến đổi theo những nguyên tắc riêng trong từng giai đoạn. Trong 3 tháng đầu năm 2011, nhóm cổ phiếu blue-chip dẫn đầu thị trường, sau đó là thời của các cổ phiếu dưới mệnh giá. Có thể thấy, quy luật này chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định.

Ông Khánh cho biết, phương pháp trên chủ yếu dựa vào sự di chuyển của các hành tinh và các vì sao trong vũ trụ. Những sự kiện đặc biệt như các vì sao đến gần nhau hay giao nhau trên quỹ đạo của chúng sẽ tác động nhất định đến thị trường. Ngoài ra, dựa vào các tác động này trong lịch sử mà suy ra các quy luật và diễn biến có thể sẽ xảy ra ở hiện tại. Chẳng hạn, từ cuộc khủng hoảng thị trường chứng khoán Mỹ 1987 đến khủng hoảng tiền tệ châu Á 1997 mất 10 năm và cũng lặp lại theo trật tự này ở khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2007, mà đến nay vẫn chưa chấm dứt.

Ông Khánh đã sử dụng phương pháp thiên văn học tài chính hơn 1 năm và từng đưa ra các dự báo khá chính xác về thị trường. Một trong những trật tự được ông Khánh phát hiện trong thời gian gần đây là sau sóng giảm 72 điểm sẽ có sóng tăng khoảng 24 hoặc 48 điểm.

Chẳng hạn, ngày 8.1.2010, VN-Index đạt mức cao nhất khoảng 544 điểm, sau đó sụt giảm xuống gần 472 vào ngày 22.1.2010. Đợt giảm này mất khoảng 72 điểm. Hay ngày 5.5.2010, VN-Index đạt mức cao nhất 551 điểm. Đến ngày 24.5, VN-Index giảm còn 479 điểm. Khoảng cách này cũng là 72 điểm. Điều đáng nói là sau những đợt giảm này, đợt tăng điểm ngay sau đó đều đạt ít nhất 24 hoặc 48 điểm rồi mới chuyển hướng.

Có 3 điều mà giới đầu tư chứng khoán quan tâm nhất là thị trường tăng hay giảm, thay đổi bao nhiêu điểm và thay đổi trong thời gian nào. Theo ông Khánh, phương pháp này có điểm thú vị là tính được thời gian xảy ra những biến đổi này. Tuy nhiên, ông thừa nhận trình độ của mình chưa cao nên chưa tính chính xác được.

Trở lại với nhận định của ông Chí rằng thị trường sẽ có tín hiệu từ ngày 20.6. Tất nhiên đã là dự báo thì phải có lúc sai. Trên thực tế, ngày 20.6 vừa qua vẫn không có tín hiệu nào đáng chú ý.

Ông Trương Minh Huy chuyên viên phân tích Công ty Chứng khoán Chợ Lớn, cũng nghiên cứu và hay sử dụng phương pháp này. Ông cho biết thiên văn học tài chính còn mới ở Việt Nam nên chưa được chấp nhận rộng rãi. Thực ra đây cũng chỉ là một phương pháp phân tích, việc sử dụng phương pháp nào còn tùy thuộc vào mục đích đầu tư và kinh nghiệm của người phân tích.

Trong một hội thảo về thị trường chứng khoán đầu năm 2011 do công ty cung cấp thông tin tài chính Vietstock tổ chức, ông Chí từng nói phân tích kỹ thuật là nơi khoa học đi ra và nghệ thuật đi vào. Nghĩa là việc phân tích còn tùy thuộc vào kinh nghiệm của nhà đầu tư và không phải các biểu đồ đều nói lên được một cách chính xác diễn biến của thị trường.

William Delbert Gann (1878-1955) là người khởi đầu cho phương pháp phân tích chứng khoán bằng thiên văn học tài chính ở Phố Wall. Những thành công của ông đã được ghi nhận và phương pháp này vẫn được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Ngay cả tổ chức tài chính lớn như JP Morgan (Mỹ) cũng có bộ phận chuyên nghiên cứu về thiên văn học tài chính. “Triệu phú có thể không tin thuật chiêm tinh, nhưng tỉ phú nhất định sẽ tin thuật chiêm tinh” là câu nói của tổ chức này được in trong nhiều cuốn sách về tài chính. Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin phép được giới thiệu dự đoán Chứng khoán - Tài chính theo phương pháp Chiêm tinh Phương Tây của tác giả Trương Minh Huy

=======================================================================

Thị trường giảm sâu trong tháng 8

Góc nhìn chiêm tinh tài chính

Diễn biến thị trường tháng 7 quả đúng là không may mắn cho các nhà đầu tư Việt Nam khi tính đến thời điểm ngày 25.7.2012, các chỉ số giảm lần lượt 1.3% đối với VN-Index và 2.4% đối với HNX-Index so với cuối tháng trước. Thị trường tăng điểm trong nửa đầu tháng 7 nhưng càng về cuối tháng 7, các đợt giảm điểm mạnh xuất hiện xóa đi toàn bộ thành quả trước đó.

Trong tháng 8, không có nhiều cặp góc chiêm tinh địa tâm ảnh hưởng đáng kể đến xu hướng của VN-Index. Xu hướng của thị trường tiếp tục chịu ảnh hưởng của những cặp góc hình thành trong tháng 6 và 7. Như đã nói trong các bài viết “cẩn trọng bẫy tăng giá trong tháng 6” và “tháng 7 không may mắn”, một số góc hành tinh theo chiêm tinh tài chính địa tâm cho thấy thị trường đang ở trong xu hướng giảm giá ít nhất đến cuối tháng 8.2012 và sang cả tháng 9. Cụ thể, Mặt trời hợp góc waning square (270 độ) với Thổ Tinh vào ngày 15.7.2012 thường tạo nên sự giảm giá mạnh cho đến khi hai hành tinh này chuyển sang góc waning sextile (300 độ). Thời điểm hai hành tinh tạo góc 300 độ là 17.8.2012. Trong khi đó, vào ngày 20.6.2012, Thủy Tinh (Mercury) tạo góc waning square (270 độ) với Thổ Tinh (Saturn). Nghiên cứu của tôi cho thấy chỉ số VN-Index thường giảm điểm mạnh cho đến khi cặp hành tinh này tạo góc waning sextile (300 độ). Thời điểm hai hành tinh này đạt tới cặp góc waning sextile là vào ngày 30.8.2012. Do đó, thời điểm cuối tháng 8 mới có thể tìm thấy đáy cho đợt sụt giảm này.

Theo góc nhìn nhật tâm, thời điểm quanh ngày 23.8.2012 là khoảng thời gian quan trọng. Tại thời điểm VN-Index đạt đỉnh vào ngày 10 tháng 10 năm 2007, vị trí Thổ Tinh theo nhật tâm là 0 độ 21 phút cung Xử Nữ (Virgo). Cộng 60 độ để tính chu kỳ 5 năm ta có vị trí 0 độ 21 phút cung Bọ Cạp (Scorpio), tức rơi vào ngày 23.8.2012.

Vào ngày 3.9.2012, Kim Tinh lập góc 270 độ (waning square) với Thổ Tinh và tạo nên mẫu hình T-square với Diêm Vương Tinh, Thiên Vương Tinh và Thổ Tinh. Mẫu hình T-square thường gây ra sự đảo chiều đối với chứng khoán toàn cầu nên cần phải lưu ý. Do đó, tôi kỳ vọng thời gian từ 23.8.2012 đến 3.9.2012 sẽ xuất hiện một đáy cho VN-Index sau giai đoạn giảm mạnh trong tháng 8.

Định lượng theo mô hình Neuro Network

Tôi sử dụng mạng thần kinh nhân tạo (Neuro Network) nhằm dự báo xu hướng VN-Index. Theo đó, dữ liệu đầu vào gồm 15 cặp góc chiêm tinh tài chính địa tâm và dữ liệu đầu ra là Relative Price Oscillator (1,50,50, hàm mũ) (gọi tắt là Rel. Osc), một dạng chỉ báo dao động của giá đóng cửa VN-Index. Mô hình gồm 3 lớp: lớp đầu tiên nhận dữ liệu đầu vào, 1 lớp ẩn và lớp đầu ra xuất kết quả về Rel.Osc. Lớp ẩn gồm 32 neuro và sử dụng hàm kích hoạt dạng sigmoid khi kết nối với lớp đầu tiên. Trong khi đó, hàm kích hoạt giữa lớp ẩn và lớp cuối cùng có dạng tuyến tính. Tốc độ học hỏi (learning rate) là 0.05 và Xung lượng (momentum là 0.8). Khi sử dụng mô hình thần kinh nhân tạo dữ liệu được chia thành 3 phần: dữ liệu huấn luyện (training data); dữ liệu xác nhận (verifying data) và dữ liệu kiểm tra (testing data). Tôi sử dụng dữ liệu huấn luyện từ ngày 3.1.2012 (ngày này gọi là vị trí đặt LBC) trở về 1,000 dữ liệu giá trước đó. Phần dữ liệu từ sau ngày 3.1.2012 đến nay được tách làm đôi cho dữ liệu xác nhận và dữ liệu kiểm tra. Sau 20,000 bước huấn luyện, kết quả cho thấy hệ số tương quan với dữ liệu kiểm tra và dữ liệu xác nhận là -26.3%. Đây là mức hệ số tương quan chưa cao nhưng có thể chấp nhận để giao dịch. Hình dưới là kết quả của việc chạy mô hình thần kinh nhân tạo và tôi nhận thấy, trong tháng 8 dự báo sẽ có một đợt giảm rất mạnh (đường màu đỏ, vì hệ số tương quan âm nên đường mày đỏ đi lên dự báo sự giảm giá).

Mô hình của tôi có tính bền vững (robustness) khi kết quả backtest sau 30 lần thay đổi vị trí đặt LBC cho thấy hệ số tương quan trung bình là -59.3% cho khoảng thời gian dự báo là 150 bars sau LBC.

Posted Image

Tín hiệu phân tích kỹ thuật

Chỉ số VN-Index đang xuất hiện phân kỳ ẩn giảm giá giữa VN-Index và chỉ số RSI. Tức là đỉnh ngày 19.7.2012 thấp hơn khoảng 15 điểm so với đỉnh ngày 18.6.2012 trong khi đó chỉ báo RSI của ngày 19.7 lại cao hơn. Sự phân kỳ này cho tín hiệu giảm giá với mục tiêu giá là 390 điểm (lấy đáy 405 điểm trừ 15 điểm). Chỉ báo ADX/DMI cho tín hiệu bán khi –DMI cắt lên +DMI; chỉ báo Stochastic Oscillator cho tín hiệu bán. Ngoài ra, chỉ báo Parabolic Sar chỉ cần thêm một phiên giảm điểm sẽ cho tín hiệu bán đối với VN-Index. Trên thực tế, chỉ báo này đã cho tín hiệu bán đối với HNX-Index.

Posted Image

Trong tầm nhìn xu hướng dài hạn cho đến cuối năm, tôi theo dõi sự hình thành của mẫu hình cá mập tăng giá (bullish shark pattern), hiện nay mẫu hình này chưa hoàn tất nhưng diễn biến của VN-Index và HNX-Index (và do đó chưa đưa ra kết luận nào) từ đầu năm tới nay đang gợi ý khả năng hình thành mẫu hình này trong dài hạn. Cụ thể, đoạn AB gấp 1.618 lần đoạn XA và hiện nay đang sụt giảm. Đối với mẫu hình cá mập tăng giá, mức giảm tối thiểu phải là 88.6% đợt tăng giá OA, tức 353 điểm và tối đa 1.13 lần OA, tức 315 điểm. Điều này cũng phù hợp với tính toán về chu kỳ 4 năm 2009-2012. Đáy của chu kỳ 4 năm thường thấp hơn đáy của các chu kỳ con trước đó, tức phá đáy ngày 9.1.2012. Mọi chuyện đều có thể xảy ra khi các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế vẫn chưa được thực hiện quyết liệt

Posted Image

Tham khảo tại đây:

http://chiemtinhtaichinh.blogspot.com/

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites