Thiên Sứ

VẤN NẠN TỬ VI.

111 bài viết trong chủ đề này

Xin được sửa lại tên của Kakalota : Kakalotta.

Share this post


Link to post
Share on other sites

phải chi Tôi nhận ra từ sớm, thì giờ đây, có thể trọn bộ Đông phương học Tôi đã viết xong - thôi, số mà !. Đã tri thiên mệnh mà còn Than vãn làm chỉ ! hi hi .... Nay thì đang sợ không kịp, chỉ mong hoàn thành phần cơ bản mà đã thấy toát mồ hôi hột rồi.

Thân ái và tạm biệt.

Kính chào anh Vui Vui và quí vị,

Rất mong sớm được đọc bộ sách "Đông phương học" của anh Vui Vui.

Chúc anh khỏe.

Thân mến

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thông báo lại cùng Quý vị thành viên diễn đàn và bạn đọc quan tâm.

Đây là topic trao đổi học thuật Vấn nạn tử vi. Những bài viết không mang nội dung này đều được di chuyển đến mục "Những bài viết bị di chuyển -phần Quản trị diễn đàn" .

Ban Điều hành diễn đàn chỉ xóa những bài viết vi phạm Nội quy diễn đàn ,mang tính chỉ trích những cá nhân , nhóm người hoặc dùng những danh từ khiếm nhã, thô tục .

Vì một trang web LHĐP có nội dung học thuật cao và hình thức đẹp , sinh hoạt có nề nếp nhằm phục vụ hiệ̉u quả nhất cho đông đảo các thành viên tham gia và bạn đọc quan tâm , Ban Điều hành chúng tôi mong sẽ luôn nhận được sự đồng tình ủng hộ của các bạn.

Xin thông báo.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác VV kính mến.

Không hề gì, Tôi đã ngoài tuổi ngũ thập niên, tri thiên mệnh rồi. Xem qua mấy bài Kaka viết, thấy văn phong còn trẻ lắm. Tuổi chắc chưa tới 45. Nhưng dù có nhỏ hơn nữa, trên diễn đàn, tuổi tác không thành vấn đề. Trong học thuật đều bình đẳng. Miễn đừng bài xích cá nhân là được. Người già dễ tự ái. Nhưng đã có tuổi thì đủ trường đời để giữ cho mình đúng tư cách ứng xử trong học thuật.

Nếu bác đã qua tuổi tri thiên mệnh thì chắc là hơn cháu phải tầm đến 30 tuổi. Cháu tuổi 2x. Tuy nhiên, về mặt học thuật thì cháu sẽ không nhường bác đâu. Thầy của cháu về mặt khoa học cũng ngang tầm giải Nobel, cũng trên 60 tuổi, nhưng cháu thích thì vẫn cứ cãi bay, nếu cháu tin cháu đúng. Bác yên tâm, bác giữ vững cách cư xử trong học thuật thì cháu cũng sẽ giữ đúng đạo người đi sau.

Vậy thì sao ?. Điều Tôi nói có đúng không ?. Có ai dùng một cái kết quả chưa được minh định để làm tiền đề không vậy ?. Cho dù là trong cuộc sống, chứ chưa nói đến đó là vấn đề mang tính khoa học. Anh ấy đã dùng con số 126 Sao như là một kết quả đã được minh định vậy !!!.

Nói thêm ngoài lề một chút. Thực ra, trong các kết quả thu được của Tôi, số Sao đã được minh định trong khuôn khổ của Tống nho. Nhưng do chưa hiểu nên mới có sự sáng tác lập thuyết, thành môn phái bừa bãi như hiện nay, và số Sao cũng lung tung khắp cả - một chứng cứ rất mạnh để xác định Tử vi được ra đời trong thời kỳ Tống nho phát triển, mà Trần Đoàn lại sinh thời trong giai đoạn lịch sử đó. Đó là sự hoàn chỉnh của Tử vi mà ta có với hình dạng như ngày nay ta thấy.

Cháu đồng ý là về khoản này vấn đề giải quyết ko được rốt ráo. Đó là lỗi sai về logic. Bác có thể đưa ra bằng chứng về số lượng sao trong tử vi hay không? Theo các tài liệu mà cháu được biết thì chưa có tài liệu nào chứng minh được trực tiếp điều này.

Nói về tử vi thật sao ?. Khi mà Tôi hỏi 48 sao phân biệt cái gì ?. Thì có câu trả lời hay chưa ?. Kaka nghĩ Tôi xuất thân từ đâu vậy ?. Mà nói rằng Tôi không biết vật lý hay toán ?. Chỉ có điều, nếu nói như Kakalota, trong một diễn đàn văn chương của các nhà văn với nhau, Kaka nhảy ra trình bày một công trình Toán học giữa các nhà văn, rồi thỉnh thoảng đọc lên vài câu thơ loại „bút tre” làm bằng toán học (làm được đấy - hồi Tôi học đại học đã cùng với chúng bạn làm nhiều rồi). Đến khi bị phản đối - chắc chắn sẽ bị như vậy – thì biện luận rằng, Tôi cũng đang đọc thơ đó chứ. Khi đó, cái nhà Toán học đó thuộc loại gì ?. Và cái công trình của anh ta cùng với mấy bài thơ làm bằng Toán, tất sẽ có nhiều ý kiến nhận xét hay ho từ các nhà văn nhỉ ?. Tôi là người làm vật lý, không cần phải khoe bằng cấp (bằng thực chư không phải bằng đểu nhan nhản hiện nay). Nhưng kiến thức không đỉnh cao tới mức mà đi lầm vào một hội nghị văn chương để đọc công trình nghiên cứu vật lý làm bằng thơ !.

Bác ạ, cái này không hề là bút tre. Khi mà cả âm dương ngũ hành và vật lý toán hiện đaị cùng nhằm mục đích tìm hiểu vũ trụ, thì điều đó có nghĩa là phải có điểm chung, hoặc trừ khi một trong hai cái sai hoàn toàn. Tuy nhiên, xét cho cùng, nếu phải đối đầu trực tiếp giữa tử vi và khoa học hiện đại cái nào sai, cháu tin rằng mọi người đều nghiêng phần thắng về khoa học hiện đại.

Nếu không máy vi tính ở đâu để mọi người lên nét mà cãinhau thế này. Hay đơn giản hơn, không có nồi cơm điện để cắm cơm để cháu ăn cơm. Với cháu lúc đầu Tử vi chỉ là công cụ để cháu tán gái thôi, vì khi cháu tán gái mà mang lý thuyết dây ra gái không hiểu.

Cái đó người ta sẽ nói là Dấu dốt văn chương trong cái vỏ Vật lý đó Kaka ạ.

Bác phạm lỗi đả kích cá nhân. Tuy nhiên, cháu không truy cứu, bởi vì cháu đã qua cái thời nhảy chồm chồm lên khi người khác chê mình dốt rồi, mà ngược lại cháu xin phép cảm ơn bác. Với cháu bây giờ, khi mà nhận ra được giới hạn kiến thức của mình thì đó lại là điều đáng tự hào. Cháu biết khả năng trí tuệ của cháu đến đâu, nên cũng không cần ai khen hay chê.

Và bác dùng từ không chính xác. dốt ở đây là hàm ý về trí tuệ, còn vấn đề ở đây là trí thức, mà trí thức thì có thể học được. Và về trí tuệ thì cháu không nghĩ là có nhiều người ở đây có thể chê bai được cháu.

Nếu là cháu thì cháu sẽ rất cẩn thận khi dùng từ dốt ở đây. Bác dành cả đời để học ADNH, còn cháu thì tuổi 2x, và mới học được vài tháng, đồng thời vẫn phải đi làm kiếm cơm, làm nghiên cứu. CHáu nghĩ rằng cháu học nhanh hơn rất nhiều so với những người khác đang chạy tung tăng ở đây, và cháu không biết thành tựu của bác khi bác mới học như cháu là thế nào, thôi thì bác chửi cháu cháu cũng cười mà nhận. Ngay như bây giờ một anh đi kinh doanh, học hết cấp 3, kiếm 300000$ một năm chửi cháu dốt, cháu cũng đành chịu, vì người ta kiếm tiền giỏi hơn mình. Hùng hục đi làm khoa học để làm gì, tiền thì ít, vợ con thì nheo nhóc chưa có, xét cho cùng đó cũng là dốt. Ai cũng có cái lý cả. Hay như bác Votruoc chửi cháu ngu, cháu chỉ cần hỏi thử bác ấy có biết giải phương trình bậc 2 hay kô? Nếu nói dốt thì giữa một người làm khoa học và một thầy bói, đem ra bầu cử cho đông đảo dân chúng xem ai dốt hơn thì chắc bác tự biết kết quả. Cháu nói thế hi vong bác điều chỉnh cách dùng ngôn từ.

Tức là nhiều hay ít về kiến thức đông phương học. Cái nhận thức này, mang tính Cảm nhận, một điều kiện quan trọng hàng đầu để có thể học được Lý học đông phương. Không chỉ vậy, mà trong cuộc sống thường nhật, thiếu cái này, con người khác gì cái máy.Hơn nữa, điều chủ yếu Tôi nhấn mạnh ở đây là sự so sánh về tính học thuật giữa bài tôi viết mà bị xoá với cái bài anh ấy viết mà không bị xoá, với sự mở rộng ra so sánh cả những bài của anh ấy mà Tôi đã được đọc. Vì thế, cái việc suy diễn ra rằng sự đột phá với những trình bày như thế bằng cách cho nó tương giao các lĩnh vực, thật là khiên cưỡng. Chúng chỉ tương giao được, khi mà người nghiên cứu có khả năng làm được cái việc tương giao. Chứ một bên thì chuyên sâu, một bên thì lơ mơ, làm sao mà thực hiện được „công tác” tương giao ?.

VÌ thế, nên mới tồn tại những topic như thế này. Người đầu tiên ở đây đề xuất lại chính là bác Thiên Sứ, khi bác Thiên sứ dùng ADNH để hiểu vật lý toán. Cháu chỉ làm ngược lại thôi. Không biết bác có biết GS Đào VỌng ĐỨc, GS Nguyễn Ái Việt, viện trưởng viện vật lý, cũng là những nhà tử vi lớn ở VN? Tất nhiên, họ đều phải lớn tuổi rồi thì mới thành tựu được cả hai lãnh vực đồng thời như vậy. Bác đã từng học vật lý thì chắc phải biết họ. Nếu kô biết thì chắc bằng giả :lol:.

Kakalota có xem nó có cấu trúc toán học hay không, như từ trước tới nay Tôi đã có viết: Tôi không quan tâm, việc ghép toán học vào lý học đông phương, xin cứ tự nhiên. Tôi chỉ khẳng định rằng để xây dựng Dịch lý và Tử vi, Cổ nhân chẳng cần biết đến phép toán nhị phân hay thập phân, cũng như các loại đại số và hình học mà các anh đã nếu ra. Còn như bây giờ, các anh áp Toán hay Lý, xin cứ Vô tư, nhưng lưu ý rằng, cần phải hiểu Dịch lý và Tử vi cái đã. Vậy thôi. Không nên hiểu lầm rồi bẻ cong ý của người đối thoại.

Bác có thể không quan tâm, nhưng cháu quan tâm:D và cũng có nhiều người quan tâm.

Vì cổ nhân không biết toán học, cho nên tử vi, ADNH bây giờ nó mởi rối loạn tùng phèo như thế, vì không có chứng minh rõ ràng, sinh ra cả trăm trường phái, nhà nhà lập thuyết. Ngay cả cái trình tử vi ở đây và bên xemtuong.net đã mâu thuẫn chan chát với nhau rồi, mà ông nào chả bảo thủ tin mình đúng.

Ba câu hỏi 1,2,4. đối với người có kiến thức chuyên sâu về Đông phương học, thời đó không còn là câu hỏi. Nó sẽ được trả lời tự nhiên. Tương tự như người đã học cơ học lượng tử thì không phải trả lời câu hỏi tại sao hàm trạng thái lượng tử lại không giống như hàm trạng thái trong có học cổ điển vậy. Mà người không học, muốn biết câu trả lời, thì phải học cơ học lượng tử vậy.

Đúng, chính vì vậy cho nên người ta mới phải đề xuất ra giải tích hàm, để ứng dụng và tạo nên cơ sở toán học của cơ lựong tử. Nó xuất hiện từ mâu thuẫn nội tại của lý thuyết và người ta cũng thấy nhu cầu của một lý thuyết sâu sắc hơn cơ học cổ điển, vào trước những năm 30.

Và vấn đề bây giờ cũng vậy. Việc chuyển tiếp giữa hai giờ sinh khác nhau sẽ sinh ra một kì dị (singularity) và cháu không tin có thể giải thích được nếu ta không thể lượng hóa được lý thuyết. Có cơ sở nào để khẳng định số phận người sinh ra vào 3 h kém 2 giây thì khác với 3 h 2 giây, khi mà cả hai lá số khác nhau hoàn toàn? Nói gì thì nói, cháu đủ hiểu tử vi để hiểu đó là chỗ yếu của lý thuyết ADNH. Ví dụ, cháu mang đồng hồ ra bấm, sinh đúng 3 h chiều thì bác án sao kiểu gì?

Cháu không tin ADNH có thể giải quyết được điều này, nếu không sử dụng công cụ toán học/ vật lý để renormalization.

Còn nếu như Kakalota không bằng lòng với câu trả lời như thế, thì chỉ với câu hỏi 1, hãy cố gắng hiểu Vũ trụ quan đông phương cái đã: Đó là một Vũ trụ quan đã được xây dựng cách nay 2000 năm mà Vũ trụ quan với với Không - Thời gian tương đối mãi tới khi Anhxtanh xuất hiện đã có bản chất thuộc về nó rồi. Nhưng không nên vì thế mà tri hô rằng tại sao 2000 năm trước người Á đông lại không trình bày thuyết tương đối. Hãy học Lý học đông phương tất sẽ rõ. Hơn thế nữa, nếu chỉ đứng ở Vũ trụ quan với Không - Thời gian tương đối như các nhà Vật lý đang „nhào lộn” trong đó hiện nay, thì cũng vẫn không hiểu nổi cái Vũ trụ quan hai ngàn năm trước, của Đông phương, mà nó có Tượng là Hình Tròn ngoại tiếp Hình Vuông. Gọi là Vũ trụ Vuông – Tròn, hay Không - Thời gian Vuông – Tròn của Người Á đông !!!, Ngược lại, đứng ở Vũ trụ Vuông – Tròn nhìn vào Vũ trụ tương đối thì người ta không thấy có gì phải ngạc nhiên cả. Chừng nào Kakalota hiểu được cái Vũ trụ quan đó thì chẳng cần Tử vi giải thích điều này, mà âm dương ngũ hành đã đủ. Tử vi thì chuyên sâu và cụ thể hơn mà thôi. Còn giải thích nôm na, cho một người không đòi hỏi tường tận, chặt chẽ, logíc như một lý thuyết khoa học, thì rất đơn giản, đã gọi là nôm na mà lại !!!. Đó là: Hãy chú ý đến tính chất của Vận trình trong tử vi. Chúng được xác định bằng can – chi của vận trình, chứ không phải là bằng thời gian của đồng hồ mặt trời Tây phương. vậy thôi.

Đoạn này thì cháu thề cháu chả hiểu gì cả. Bác đề xuất kiểu lý thuyết gì mặc bác, nó phải đúng với thực nghiệm. Vũ trụ không phải hình vuông, vì thế thì hình vuông thì phải có biên. Theo cháu hiểu vũ trụ hiện nay là một không gian phân thớ, các thớ là đa tạp Calabi-Yau, và không gian nền là một đa tạp Lorentz. Nó hợp lý hơn vũ trụ hình vuông ạ.

Không nên hỏi như vậy. Mà phải hỏi: 14 chính tinh là gì ?. Có phải là các Sao trên trời hay không ?. Tổng quát hơn nữa, Phải hỏi rằng: Các tinh đẩu trong tử vi là gì ?. Có phải là Các Sao trong bầu trời không ?.Thưa rằng: Không !!! Nhưng nó là gì ?. Liệu Tôi trả lời, thưa các nhà Khoa học muốn đem Toán học vào tử vi !. rằng: Ví dụ: Lấy hai Sao Thái âm và Thái dương. Chúng không phải là mặt trăng và mặt trời như chúng ta nhìn thấy. Chúng là NGHI BIỂU của Trời. Vâng, là nghi biểu của Trời đấy, thì các Vị có hiểu không ?. Mà muốn hiểu, phải học Lý đông phương cái đã. Còn sao Tử vi và Cự môn thì khó hiểu hơn một hcust, bởi cái sự Cảm nó phải thấu Lý học đông phương tới nơi tới chốn hơn thái âm và thái dương nhiều. Hay ví dụ: Địa không và Điịa kiếp, chúng là hai Sao gì trên bầu trời ?. Thưa rằng, chẳng có Sao nào cả. Chúng là Thiên tru và Địa diệt. Thưa các Ngài, các Ngài có muốn hiểu thiên tru và địa diệt là thế nào, là cái gì, hay là nó hoạt động ra sao ?. các Ngài phải học Lý đông phương. Các Ngài phải biết Cảm, có Cảm thì mới Thông được với trời - Đất (Cảm cho tới khi Thông), Các Ngài ạ. Các Ngài cứ thử xem, Rồi áp cái Toán nào và thế nào vào với chúng đây ?. Đừng tưởng rằng Một thứ Toán nào đó mô tả được con người, là có thể áp vào được với Tử vi. Có thể một thứ Toán hiện đại mà các Ngài đang, và sẽ dùng dùng cho con người, và nếu thành công, thì cũng là một môn khác, có thể được xếp vào cái gọi là Nhân học. Chứ đối với Tử vi, vẫn còn xa lạ lắm. Hay như Hoả tinh và Linh tinh. Hoả tinh là Lửa dương gian, dễ thấy quá hà !.Nhưng còn Linh tinh ?. Thưa rằng đó là lửa, một thứ lửa đặc biệt: Lửa Tam Muội đó. Các Ngài ạ !!! Cái Lửa Tam Muội đó, các ngày có thấy nó không ?. Không chứ gì ?. Thậm chí có cố Cảm, cũng chẳng thấy, nếu không được Lý học đông phương hướng dẫn !!!. Rồi từ chỗ hiểu, đến chỗ đề ra quy tắc an vị chúng, còn xa lắm, các Ngài ạ. Đường còn xa lắm, Các Ngài ơi !. Tôi biết vậy, nên Tôi quan tâm đến các thứ Toán – Lý của các Ngài làm gì, mặc dù Tôi cũng „chui” từ cái lò vật lý toán ấy ra. Hơn 100 Sao, chỉ là chuyện nhỏ, so với cái Cấu trúc tường minh của Lá số tử vi. Nhỏ lắm. vậy mà, có khi các Vị đã Rối óc lên rồi đó.

Điều này chỉ có thể giải thích hiện nay VHPD đang có vấn đề nội tại. Đúng là từ bé đến giờ cháu chả biết lửa tam muội mặt mũi thế nào, hoặc dễ hơn thì cháu chả biết con Rồng nó ra sao. Bác nói thế thì cháu chịu rồi.

Thôi tạm thế đã nhé. Tôi cũng mong các Vị đem được các công cụ Toán học vào cho tử vi, được như thế, chắc nó Đẹp lắm. Tôi ước mơ từ lâu lắm rồi. Từ cái ngày còn mãi đũng quần trên ghế nhà trường đại học kia. Cách nay gần 40 năm rồi. Ôi một ước mơ đã làm thui chột một đời Tôi, phải chi Tôi nhận ra từ sớm, thì giờ đây, có thể trọn bộ Đông phương học Tôi đã viết xong - thôi, số mà !. Đã tri thiên mệnh mà còn Than vãn làm chỉ ! hi hi .... Nay thì đang sợ không kịp, chỉ mong hoàn thành phần cơ bản mà đã thấy toát mồ hôi hột rồi.

Cháu cũng mong được đọc cuốn sách của bác. Khi nào bác viết xong cháu sẽ mua một bản gọi là ủng hộ. Cháu muốn xem tâm huyết một đời của bác, sau khi bỏ toán lý thì thành tựu ra sao về lãnh vực này.

Chào bác ạ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Kakalotta.

Nội dung trích dẫn (vv)


Không hề gì, Tôi đã ngoài tuổi ngũ thập niên, tri thiên mệnh rồi. Xem qua mấy bài Kaka viết, thấy văn phong còn trẻ lắm. Tuổi chắc chưa tới 45. Nhưng dù có nhỏ hơn nữa, trên diễn đàn, tuổi tác không thành vấn đề. Trong học thuật đều bình đẳng. Miễn đừng bài xích cá nhân là được. Người già dễ tự ái. Nhưng đã có tuổi thì đủ trường đời để giữ cho mình đúng tư cách ứng xử trong học thuật.


Nếu bác đã qua tuổi tri thiên mệnh thì chắc là hơn cháu phải tầm đến 30 tuổi. Cháu tuổi 2x. Tuy nhiên, về mặt học thuật thì cháu sẽ không nhường bác đâu. Thầy của cháu về mặt khoa học cũng ngang tầm giải Nobel, cũng trên 60 tuổi, nhưng cháu thích thì vẫn cứ cãi bay, nếu cháu tin cháu đúng. Bác yên tâm, bác giữ vững cách cư xử trong học thuật thì cháu cũng sẽ giữ đúng đạo người đi sau.




Tôi đã có viết rồi. Trong học thuật đều bình đẳng, không phân biệt tuổi tác. Điều đó nên hiểu là: Hãy xem chân lý là cái đích.




Nội dung trích dẫn


Vậy thì sao ?. Điều Tôi nói có đúng không ?. Có ai dùng một cái kết quả chưa được minh định để làm tiền đề không vậy ?. Cho dù là trong cuộc sống, chứ chưa nói đến đó là vấn đề mang tính khoa học. Anh ấy đã dùng con số 126 Sao như là một kết quả đã được minh định vậy !!!.
Nói thêm ngoài lề một chút. Thực ra, trong các kết quả thu được của Tôi, số Sao đã được minh định trong khuôn khổ của Tống nho. Nhưng do chưa hiểu nên mới có sự sáng tác lập thuyết, thành môn phái bừa bãi như hiện nay, và số Sao cũng lung tung khắp cả - một chứng cứ rất mạnh để xác định Tử vi được ra đời trong thời kỳ Tống nho phát triển, mà Trần Đoàn lại sinh thời trong giai đoạn lịch sử đó. Đó là sự hoàn chỉnh của Tử vi mà ta có với hình dạng như ngày nay ta thấy.



Cháu đồng ý là về khoản này vấn đề giải quyết ko được rốt ráo. Đó là lỗi sai về logic. Bác có thể đưa ra bằng chứng về số lượng sao trong tử vi hay không? Theo các tài liệu mà cháu được biết thì chưa có tài liệu nào chứng minh được trực tiếp điều này.




Như Tôi đã nói số Sao thực đã được minh định trong khuôn khổ của Tống nho. Tử vi hiện nay, mà khởi từ lúc có 85 sao cho đến lúc có 110 là sự phát triển trên cơ sở Tống nho mà thôi, Bên cạnh đó còn có rất nhiều môn phái khác nhau với những số lượng Sao khác nhau. Thể hiện một sự không minh định. Cái ngoài lề Tôi nói tới, là sự minh định sau khi đã xác quyết trong khuôn khổ Tống nho, ngoài Tống nho thì sao ? Lẽ tất nhiên sẽ xuất hiện những : Nặng thì cấu trúc mới, nhẹ thì tăng số Sao - rối loạn lung tung cả. Tình hình đó, đủ hiểu, nếu có đưa ra một số Sao xác định, đó cũng chỉ là có tính chất Cá nhân – không dùng nó làm tiền đề cho các suy luận khoa học tiếp theo đựoc. Với Tôi, thì tất nhiên là đã xem như đã chứng minh được, song khi chưa công bố, thì đó chỉ là lời tâm giao, thuộc diện trao đổi cá nhân, khng có giá trị tranh luận khoa học. Bởi vậy mới có câu viết là: „nói thêm ngoài lề một chút”. – mang tính chất thông tin cá nhân.




Nội dung trích dẫn


Nói về tử vi thật sao ?. Khi mà Tôi hỏi 48 sao phân biệt cái gì ?. Thì có câu trả lời hay chưa ?. Kaka nghĩ Tôi xuất thân từ đâu vậy ?. Mà nói rằng Tôi không biết vật lý hay toán ?. Chỉ có điều, nếu nói như Kakalota, trong một diễn đàn văn chương của các nhà văn với nhau, Kaka nhảy ra trình bày một công trình Toán học giữa các nhà văn, rồi thỉnh thoảng đọc lên vài câu thơ loại „bút tre” làm bằng toán học (làm được đấy - hồi Tôi học đại học đã cùng với chúng bạn làm nhiều rồi). Đến khi bị phản đối - chắc chắn sẽ bị như vậy – thì biện luận rằng, Tôi cũng đang đọc thơ đó chứ. Khi đó, cái nhà Toán học đó thuộc loại gì ?. Và cái công trình của anh ta cùng với mấy bài thơ làm bằng Toán, tất sẽ có nhiều ý kiến nhận xét hay ho từ các nhà văn nhỉ ?. Tôi là người làm vật lý, không cần phải khoe bằng cấp (bằng thực chư không phải bằng đểu nhan nhản hiện nay). Nhưng kiến thức không đỉnh cao tới mức mà đi lầm vào một hội nghị văn chương để đọc công trình nghiên cứu vật lý làm bằng thơ !.



Bác ạ, cái này không hề là bút tre. Khi mà cả âm dương ngũ hành và vật lý toán hiện đaị cùng nhằm mục đích tìm hiểu vũ trụ, thì điều đó có nghĩa là phải có điểm chung, hoặc trừ khi một trong hai cái sai hoàn toàn. Tuy nhiên, xét cho cùng, nếu phải đối đầu trực tiếp giữa tử vi và khoa học hiện đại cái nào sai, cháu tin rằng mọi người đều nghiêng phần thắng về khoa học hiện đại.
Nếu không máy vi tính ở đâu để mọi người lên nét mà cãinhau thế này. Hay đơn giản hơn, không có nồi cơm điện để cắm cơm để cháu ăn cơm. Với cháu lúc đầu Tử vi chỉ là công cụ để cháu tán gái thôi, vì khi cháu tán gái mà mang lý thuyết dây ra gái không hiểu.




Bút tre hay không, thời phải xác định thế này. Đem một bài thơ đến cho một người thích thơ, người ta có thể xem và nói „hay”, hoặc „vỗ đùi tán thưởng „tuyệt tác”. Nhưng nếu cũng bài thơ đó đưa cho một nhà thơ chính hiệu (thế nào là nhà thơ chính hiệu thì không có định nghĩa, nhưng mà ai cũng Cảm được và có nhận xét : Đó chính là một nhà thơ) đọc và xin nhận xét. Nhà thơ đó; Tế nhị thì, im lặng. Nặng thì phán. Tồi, hay không phải là Thơ, mà chỉ là các dòng chữ có vần có điệu. Hoặc là một lời nhận xét nào đó đánh giá chất lượng thơ không còn là thơ nữa. Tỷ như câu thơ của Tố Hữu (một nhà thơ chính hiệu nhé)

„Đường ta rộng thênh thang tám thước


Đường Bắc sơn, Đình cả, Thái nguyên” ...


Người không Thơ, hay kiến thức Thơ kém, nhưng thích thơ thì đọc thấy hay bởi cái vũ điệu vần vũ, sôi nổii, mang hơi thở sục sôi của cuộc cách mạng dân tộc. Nhưng nếu lấy đó làm thơ phong trào, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân làm cách mạng thì không có vấn đề gì, xem như là một sự đúng đắn, bởi nó hợp – khái niệm vô cùng quan trọng trong đời sống nhân sinh, mà Tử vi không ra ngoài. Nhưng nếu nói tới nghệ thuật Thơ, thì phải Sửa (Trần đăng Khoa sửa):

„Đường ta rộng thênh thang ta bước


Đường Bắc sơn, Đình cả, Thái nguyên” ...


Thấy không !. Chỉ thay một chút thôi. Tầm của hai câu thơ trên khác hẳn nhau . Câu sau khi sửa, ý thơ như được mở ra, thoát ra, nó Lộ ra được cái khí thế của cách mạng, cũng như tiền đồ của nó, thấy như ta được „thẳng lưng ta bước, ngẩng đầu mà đi, chấm dứt lịch sử hàng baoi nhiêu năm cúi đầu nô lệ. Ý nghĩa lớn nằm ở chỗ đó. Trong khi khuôn khổ câu trước, chỉ có 8 thước thôi. Có người biện lý rằng, do trong thời ký kháng chiến, Ta toàn đi trong rừng, nay ra đồng bằng, đường lớn, 8 thước là to lắm rồi, là cái ý nghĩa lịch sử của nó. Rõ ràng, dù biện luận thế nào, thì về Thơ, câu thơ Ta bước đẹp hơn hẳn, nghệ thuật cao hơn nhiều, không thời gian không bị hạn chế, gò bó, và còn thấy cái Hồn của thơ. Hai câu đứng cạnh nhau, tất câu 8 thước không tránh khỏi số phận „bút tre”. Thơ bằng Toán là thơ theo logic, không phải bằng cảm nhận, không làm thơ bằng Hồn. Bút tre là phải.

Vì thế, ý tứ Tôi nói rằng, các nhà Toán học cứ vào Lý học đông phương mà hiển thị toán học, không ai cấm, cũng như nhân dân cứ làm thơ bút tre, xin cứ tự nhiên. Và đương nhiên, họ cũng sẽ tự bảo nhau rằng, không hề Bút tre. Nhưng các nhà Lý học đông phương sẽ thấy đó là Bút tre, tức là không phải toán học của các vị là kiểu bút tre, mà cái lý luận đông phương – trong cái sự vận dụng với toán học – thì bút tre. Hơn thế nữa, những người có căn bản Vật Lý Toán mà đã có thớ trong Lý học phương đông, thì sẽ càng thấy sự Bút tre trong các cái công trình đó, một khi các nhà Toán học đó chưa có cái Cảm đến Thông của Lý học đông phương.

Nếu KK vẫn tự cho là không bút tre, thì đó là quyền cá nhân, không có ai xâm phạm đâu.

Còn câu có chữ Dốt. Không biết KK có rành ngôn ngữ Việt không. Hãy đọc kỹ lại. Tôi không nói bất cứ ai Dốt. Mà Tôi nói chính Tôi, đưa ra rằng, Tôi không có lầm lẫn đến nỗi để đi nhầm chỗ, mà nếu đi nhầm, thì Tôi sẽ bị người ta nói giấu Dốt văn chương trong cái Vỏ Vật lý. Một cách khuyên đối tượng, chứ không phải là một câu khẳng định về đối tượng. Đọc văn phải có cái cảm chứ. Mà cho dù nói thẳng, về Lý, thì cũng phải thấy rõ chứ. Tôi viết rõ ràng rồi Chủ ngữ trong Câu là Tôi cơ mà. Làm sao có thể trở thành câu như thế này được: Cậu,/anh/các anh dốt, cậu/anh/các anh giấu cái sự Dốt văn trong cái Vỏ Vật lý”. ???

Lưu ý một chút khi đọc Văn của Tôi, kẻo hiểu lầm, hay trích dẫn nhầm đấy, như câu tôi viết trong bài trả lời với anh Quangnx – mà nếu không hiểu tử vi, thì cái việc làm đó, ...- thì KK lại trích lộn ra rằng – mà nếu chẳng hiểu toán học, thì cái việc làm đó, ...- thật chẳng ra sao cả. (Bởi Tôi viết, trước là bằng Cảm, sau bằng Lý. Nên văn chương thơ phú, triết đông triết tây, lý luận khoa học, thấy chỗ nào vận dụng được là Tôi vận dụng, chứ không rào đón trước – văn phong dễn đàn công chúng mà).



Nội dung trích dẫn


Cái đó người ta sẽ nói là Dấu dốt văn chương trong cái vỏ Vật lý đó Kaka ạ.



Bác phạm lỗi đả kích cá nhân. Tuy nhiên, cháu không truy cứu, bởi vì cháu đã qua cái thời nhảy chồm chồm lên khi người khác chê mình dốt rồi, mà ngược lại cháu xin phép cảm ơn bác. Với cháu bây giờ, khi mà nhận ra được giới hạn kiến thức của mình thì đó lại là điều đáng tự hào. Cháu biết khả năng trí tuệ của cháu đến đâu, nên cũng không cần ai khen hay chê.
Và bác dùng từ không chính xác. dốt ở đây là hàm ý về trí tuệ, còn vấn đề ở đây là trí thức, mà trí thức thì có thể học được. Và về trí tuệ thì cháu không nghĩ là có nhiều người ở đây có thể chê bai được cháu.
Nếu là cháu thì cháu sẽ rất cẩn thận khi dùng từ dốt ở đây. Bác dành cả đời để học ADNH, còn cháu thì tuổi 2x, và mới học được vài tháng, đồng thời vẫn phải đi làm kiếm cơm, làm nghiên cứu. CHáu nghĩ rằng cháu học nhanh hơn rất nhiều so với những người khác đang chạy tung tăng ở đây, và cháu không biết thành tựu của bác khi bác mới học như cháu là thế nào, thôi thì bác chửi cháu cháu cũng cười mà nhận. Ngay như bây giờ một anh đi kinh doanh, học hết cấp 3, kiếm 300000$ một năm chửi cháu dốt, cháu cũng đành chịu, vì người ta kiếm tiền giỏi hơn mình. Hùng hục đi làm khoa học để làm gì, tiền thì ít, vợ con thì nheo nhóc chưa có, xét cho cùng đó cũng là dốt. Ai cũng có cái lý cả. Hay như bác Votruoc chửi cháu ngu, cháu chỉ cần hỏi thử bác ấy có biết giải phương trình bậc 2 hay kô? Nếu nói dốt thì giữa một người làm khoa học và một thầy bói, đem ra bầu cử cho đông đảo dân chúng xem ai dốt hơn thì chắc bác tự biết kết quả. Cháu nói thế hi vong bác điều chỉnh cách dùng ngôn từ.




Cho nên đoạn diễn giải này không có ý nghĩa, mà đó chỉ là sự lầm lẫn do việc đọc mà không hiểu.




Nội dung trích dẫn


Tức là nhiều hay ít về kiến thức đông phương học. Cái nhận thức này, mang tính Cảm nhận, một điều kiện quan trọng hàng đầu để có thể học được Lý học đông phương. Không chỉ vậy, mà trong cuộc sống thường nhật, thiếu cái này, con người khác gì cái máy.Hơn nữa, điều chủ yếu Tôi nhấn mạnh ở đây là sự so sánh về tính học thuật giữa bài tôi viết mà bị xoá với cái bài anh ấy viết mà không bị xoá, với sự mở rộng ra so sánh cả những bài của anh ấy mà Tôi đã được đọc. Vì thế, cái việc suy diễn ra rằng sự đột phá với những trình bày như thế bằng cách cho nó tương giao các lĩnh vực, thật là khiên cưỡng. Chúng chỉ tương giao được, khi mà người nghiên cứu có khả năng làm được cái việc tương giao. Chứ một bên thì chuyên sâu, một bên thì lơ mơ, làm sao mà thực hiện được „công tác” tương giao ?.



VÌ thế, nên mới tồn tại những topic như thế này. Người đầu tiên ở đây đề xuất lại chính là bác Thiên Sứ, khi bác Thiên sứ dùng ADNH để hiểu vật lý toán. Cháu chỉ làm ngược lại thôi. Không biết bác có biết GS Đào VỌng ĐỨc, GS Nguyễn Ái Việt, viện trưởng viện vật lý, cũng là những nhà tử vi lớn ở VN? Tất nhiên, họ đều phải lớn tuổi rồi thì mới thành tựu được cả hai lãnh vực đồng thời như vậy. Bác đã từng học vật lý thì chắc phải biết họ. Nếu kô biết thì chắc bằng giả .




Tôi xa Tổ quốc lâu lắm rồi, gần 30 năm đó, Tôi làm TS ở nước ngoài. Nhưng những người như các anh Nguyễn văn Hiệu, Vũ đình Cự, Đào vọng Đức (thế hệ sau hai anh trên) Nguyễn thị Hồng, Chu Hảo, ...Tôi đều biết cả, anh Nguyễn ái Việt còn sau nữa thì Tôi không biết, nhưng việc anh Ái Việt lên làm viện trưởng sau anh Đức thì Tôi không biết là khi nào, bởi vì Tôi ở nước ngoài, và cái việc anh Ái lên làm viện trưởng không liên quan đến các sinh kế của Tôi. Liệu việc không nắm được thông tin đó, có thể kết luận về sự thật giả của Bằng cấp được không ?. Có cần Tôi kể tên cả một lô các GS toán hàng đầu VN trước đây đã từng Dạy tôi không ?.

Lưu ý Kaka trong những chủ đề như thế này, không nên đưa các vấn đề này ra khơi mào. Nó hạ thấp nhân cách con người, cả về hai phía. Cho dù một trong hai người đó có được giải Nobel đi nữa – thực lực trong học thuật, không cần sự quen biết, mà nó được thể hiện trong các công trình lao động khoa học.


Hơn nữa cũng lúu ý một điểm nữa, giỏi tử vi có nhiều loại, thực hành và lý thuyết. Không nên nói ra ở đây, có hay không thì cứ xem giải đoán và trình bày nhận thức lý học đông phương là biết liền à !!!.KK còn trẻ, thông tin về lĩnh vực này còn ít, nên kiệm lời. Trong các diễn đàn như thế này, các cao thủ tử vi nhiều lắm, cả Anh Ái Việt cũng chưa có gì để họ phải ngưỡng mộ đâu. Nếu anh Ái Việt có biết việc KK trình báo như thế này, sẽ không khỏi phật lòng đó.




Nội dung trích dẫn


Kakalota có xem nó có cấu trúc toán học hay không, như từ trước tới nay Tôi đã có viết: Tôi không quan tâm, việc ghép toán học vào lý học đông phương, xin cứ tự nhiên. Tôi chỉ khẳng định rằng để xây dựng Dịch lý và Tử vi, Cổ nhân chẳng cần biết đến phép toán nhị phân hay thập phân, cũng như các loại đại số và hình học mà các anh đã nếu ra. Còn như bây giờ, các anh áp Toán hay Lý, xin cứ Vô tư, nhưng lưu ý rằng, cần phải hiểu Dịch lý và Tử vi cái đã. Vậy thôi. Không nên hiểu lầm rồi bẻ cong ý của người đối thoại.



Bác có thể không quan tâm, nhưng cháu quan tâm:D và cũng có nhiều người quan tâm.
Vì cổ nhân không biết toán học, cho nên tử vi, ADNH bây giờ nó mởi rối loạn tùng phèo như thế, vì không có chứng minh rõ ràng, sinh ra cả trăm trường phái, nhà nhà lập thuyết. Ngay cả cái trình tử vi ở đây và bên xemtuong.net đã mâu thuẫn chan chát với nhau rồi, mà ông nào chả bảo thủ tin mình đúng.




KK đọc hay vứt bỏ ý của người đối thoại, cứ đối thoại theo ý của mình quá. Tôi có nói là Tôi klhông quan tâm đến Toán học và Vật lý vơi Lý học đông phương, mà cụ thể là ADNH. Mà Tôi không quan tâm tới nội dung Toán học của các vị, còn các vị quan tâm và áp Toán vào ADNH, thì Tôi đã nói là xin cứ vô tư. Tôi chỉ minh biện rằng, Cổ nhân không biết Toán – Ly hiện đại - tất nhiên trong đó phải có các môn Toán – Lý mà các vị trưng ra, nhưng Cổ nhân vẫn xây dựng Lý học đông phương, cụ thể với ADNH. Cố gắng hiểu ý Tôi. Xin nhấn mạnh rằng, các Vị có toán – Lý hay không, không làm thay đổi được sự thực là Cổ nhân đã có ADNH mà không nhờ Toán – Lý hiện đại từ các vị trưng ra.


Còn chuyện Lý học đông phương rối loạn, như Tôi đã đề cập nhiều lần, nay xin nhắc lại:


Văn minh nào, Lý thuyết nào cũng có những bất cập nhất định trong sự phát triển (nên nhớ bất cập trong sự phát triển) của nó. Nhưng Lý học đông phương không giống như khoa học Tây phương. Khoa học Tây phương được xây dựng trên nền tảng Lý, Lý học đông phương trên nền tảng Cảm. Đối với những kết luận không có tính Đo lường, người làm khoa học tây phương rất khó chấp nhận, nhưng người đông phương bình thường lại rất dễ chấp nhận, và xem đó là bình thường. Vì thế, ở bậc cao hơn, các nhà lý học đông phương không phải chỉ có Cảm, mà còn Thông được nó. Nhưng Lý học đông phương rất sâu sắc – không phải một sớm một chiều mà Ngộ được, có khi dù chỉ là một ý tứ nào đó, có người còn mất cả đời mới Ngộ được. Bởi thế, Lý học đông phương rất khó lĩnh hội. Và do khó lĩnh hội, nên số người Cảm mà tới Thông được rất ít. Thói đời, những người đó rất ít khi lập thuyết. Còn những người, chưa nhận thức được thì lại hay lập thuyết. Bởi khó lĩnh hội, nên các bậc học giả đông phương rất dễ nhầm lẫn, dẫn đến suy luận lung tung, không có điểm dừng. Thành ra lập thuyết bừa bãi, bởi vì chỉ có họ mới thấy toàn khiếm khuyết, sai lạc của Lý học đông phương.


Nay có rất chi là nhiều Vị, nhiều vô kể, mới đọc ít tài liệu về Lý học đông phương, lại bằng cái suy diễn rất ư là „khoa học” bằng Lý tính, với những đòi hỏi Đo đạc, Lượng hoá (có người còn đòi viết cả Phương trình tình yêu) Lẽ tất nhiên là Xin cứ tự nhiên. Nhưng mà nói giữa các Vị vơi nhau thôi - các nhà Khoa học - thì không có vấn đề gì, nhưng nhảy sang nói chuyện với các nhà Lý học đông phương, mà vẫn giữ nguyên „cái phương trình tình yêu „đó thì đừng trách bị các nhà Lý học đông phương họ Cười. Chỉ vậy thôi.


Tất nhiên, trong xu thế đi lên của văn minh nhân loại và sự phát triển khoa học nói riêng, thì việc nối kết đông – tây là nhu cầu tất yếu. Tôi không bao giờ xem nhẹ vấn đề này. Nhưng để có thể Tương Giao được hai nền văn hoá này, đòi hỏi những người làm công tác Tương Giao đó phải đủ cả Cảm và Lý, Cảm chưa tới Thông, e cũng khó tiến Xa, mà Lý chưa tới Chốn thì cũng phải dừng chân giữa đường. Tôi ước mơ 40 năm, không ngừng nghỉ học cả hai nền Đông – Tây (cho dù phải vật lộn nặng nhọc với cuộc sống đời thường), về già, với cái trí tuệ ngu muội của mình, đành ngậm ngùi rằng: Cái Lý đã thui chột đời Tôi khi muốn chúng „kết hôn” với cái Cảm. Tôi dừng lại, và chỉ để làm cái việc, Cảm cho đến Thông. (KK có hiểu Tôi nói gì không nhỉ ?)




Nội dung trích dẫn


Ba câu hỏi 1,2,4. đối với người có kiến thức chuyên sâu về Đông phương học, thời đó không còn là câu hỏi. Nó sẽ được trả lời tự nhiên. Tương tự như người đã học cơ học lượng tử thì không phải trả lời câu hỏi tại sao hàm trạng thái lượng tử lại không giống như hàm trạng thái trong có học cổ điển vậy. Mà người không học, muốn biết câu trả lời, thì phải học cơ học lượng tử vậy.



Đúng, chính vì vậy cho nên người ta mới phải đề xuất ra giải tích hàm, để ứng dụng và tạo nên cơ sở toán học của cơ lựong tử. Nó xuất hiện từ mâu thuẫn nội tại của lý thuyết và người ta cũng thấy nhu cầu của một lý thuyết sâu sắc hơn cơ học cổ điển, vào trước những năm 30.
Và vấn đề bây giờ cũng vậy. Việc chuyển tiếp giữa hai giờ sinh khác nhau sẽ sinh ra một kì dị (singularity) và cháu không tin có thể giải thích được nếu ta không thể lượng hóa được lý thuyết. Có cơ sở nào để khẳng định số phận người sinh ra vào 3 h kém 2 giây thì khác với 3 h 2 giây, khi mà cả hai lá số khác nhau hoàn toàn? Nói gì thì nói, cháu đủ hiểu tử vi để hiểu đó là chỗ yếu của lý thuyết ADNH. Ví dụ, cháu mang đồng hồ ra bấm, sinh đúng 3 h chiều thì bác án sao kiểu gì?
Cháu không tin ADNH có thể giải quyết được điều này, nếu không sử dụng công cụ toán học/ vật lý để renormalization.




KK vẫn còn đang nói với một ngôn ngữ khác với ngôn ngữ của Lý học đông phương.


Sự tồn tại một thời điểm „đúng ba giờ” - đứng giữa hai giờ, làm ranh giới cho hai giờ đó Đó là đồng hồ Tây phương - đồng hồ mặt trời, loại thời gian này Vô cảm, lặng lẽ trôi, mỗi một thời điểm là một điểm tương đương cả về hai phía quá khứ và tương lai, cho dù đã có tính tương đối, Không - Thời gian gắn kết. Nhưng ở quan niệm thời gian Đông phương thì không như vậy. Thời gian trong đông phương không có cái Điểm như thê, có Cảm, và muốn nhận thức nó thì phải Cảm được, như người ta vẫn xác định: Giờ Ngọ là lúc mặt trời đứng bóng, Giờ Dậu lúc Già lên chuồng (bất kể mùa nào trong bốn mùa), Giờ Tý là lúc chuột đi mò ăn, Giờ Dần là lúc Cọp về hang, ....Bằng vào các quan sát lâu dài, Cổ nhân cũng chỉ thấy có thể Cảm tới mức như vậy và phân chia một ngày và đêm có 12 canh giờ. Thời gian trôi trong đông phương theo cái Lý vận động rất rõ ràng, chứ không đứng đực trong vai trò „cọc tiêu” và vô cảm như của Tây phương. Nó vận động như câu: Đông qua thì Xuân tới. Nên có thịnh có suy, hết thịnh lại suy, hết suy tới thịnh, cứ lần lượt tuần tự đến vô cùng. Nên nói, Giờ Tý đi qua, giờ Sửu sẽ tới, giờ Sửu đi qua thì giờ Dần ắt tới ... Vì vậy, ở nơi ranh giới bao giờ cũng thuộc về giờ kế tiếp. Nói cho một người mới làm quen với lý học đông phương như KK, thì nói nôm na cho dễ hiểu vậy, chứ để Cảm được cái loại thời gian này sâu hơn, dù chỉ là một chút, thì cũng tương đối nhọc nhằn đó.




Nội dung trích dẫn


Còn nếu như Kakalota không bằng lòng với câu trả lời như thế, thì chỉ với câu hỏi 1, hãy cố gắng hiểu Vũ trụ quan đông phương cái đã: Đó là một Vũ trụ quan đã được xây dựng cách nay 2000 năm mà Vũ trụ quan với với Không - Thời gian tương đối mãi tới khi Anhxtanh xuất hiện đã có bản chất thuộc về nó rồi. Nhưng không nên vì thế mà tri hô rằng tại sao 2000 năm trước người Á đông lại không trình bày thuyết tương đối. Hãy học Lý học đông phương tất sẽ rõ. Hơn thế nữa, nếu chỉ đứng ở Vũ trụ quan với Không - Thời gian tương đối như các nhà Vật lý đang „nhào lộn” trong đó hiện nay, thì cũng vẫn không hiểu nổi cái Vũ trụ quan hai ngàn năm trước, của Đông phương, mà nó có Tượng là Hình Tròn ngoại tiếp Hình Vuông. Gọi là Vũ trụ Vuông – Tròn, hay Không - Thời gian Vuông – Tròn của Người Á đông !!!, Ngược lại, đứng ở Vũ trụ Vuông – Tròn nhìn vào Vũ trụ tương đối thì người ta không thấy có gì phải ngạc nhiên cả. Chừng nào Kakalota hiểu được cái Vũ trụ quan đó thì chẳng cần Tử vi giải thích điều này, mà âm dương ngũ hành đã đủ. Tử vi thì chuyên sâu và cụ thể hơn mà thôi. Còn giải thích nôm na, cho một người không đòi hỏi tường tận, chặt chẽ, logíc như một lý thuyết khoa học, thì rất đơn giản, đã gọi là nôm na mà lại !!!. Đó là: Hãy chú ý đến tính chất của Vận trình trong tử vi. Chúng được xác định bằng can – chi của vận trình, chứ không phải là bằng thời gian của đồng hồ mặt trời Tây phương. vậy thôi.



Đoạn này thì cháu thề cháu chả hiểu gì cả. Bác đề xuất kiểu lý thuyết gì mặc bác, nó phải đúng với thực nghiệm. Vũ trụ không phải hình vuông, vì thế thì hình vuông thì phải có biên. Theo cháu hiểu vũ trụ hiện nay là một không gian phân thớ, các thớ là đa tạp Calabi-Yau, và không gian nền là một đa tạp Lorentz. Nó hợp lý hơn vũ trụ hình vuông ạ.




Nói như KK, thì có nghĩa là, anh làm gì kệ anh, nhưng anh phải theo lệnh tôi !!!. Thế có phải là tự mâu thuẫn không ?. Cả mấy ngàn năm nay, Đông phương và Tây phương, mỗi bên thuộc về một nền văn minh riêng. Nay thì có người muốn nối chúng, thời phải đi tìm cái chung, sao lại có chuyện áp đặt như vậy. Nhiệm vụ kết nối là nhiệm vụ của các nhà nghiên cứu – xin lỗi, tôi không dùng từ các nhà khoa học, bởi khi đã dùng từ này là đã có tính áp đặt Tây phương cho Đông phương rồi – là phải giởi cả hai nền văn hoá Tây – Đông, giỏi tới mức Thông được cả hai. Còn có sự áp đặt là còn chưa được. Cũng tương tự như trong giao tế ấy. Mọi người bình đẳng, nếu mà anh lấy áp lực của anh áp chế người khác, tất sẽ không bao giờ thống nhất lâu bền được, sẽ nảy sinh phản ứng. Đó là cái gốc của mâu thuẫn vậy.


Còn có hợp lý hay không, hơn hay không, Tôi không bao giờ nói vậy, Tôi chỉ có nói đứng ở bên Đông nhìn bên Tây, người Đông không lấy gì làm ngạc nhiên, ngược lại thì người Tây không chịu được, khó chấp nhận. Nếu KK muốn so sánh tính hợp lý, thì cứ phải học Lý đông phương cái đã. KK mắc tính sốt ruột, háo thắng của tuổi trẻ rồi. Đó không phải là hành vi khoa học.



Nội dung trích dẫn


Không nên hỏi như vậy. Mà phải hỏi: 14 chính tinh là gì ?. Có phải là các Sao trên trời hay không ?. Tổng quát hơn nữa, Phải hỏi rằng: Các tinh đẩu trong tử vi là gì ?. Có phải là Các Sao trong bầu trời không ?.Thưa rằng: Không !!! Nhưng nó là gì ?. Liệu Tôi trả lời, thưa các nhà Khoa học muốn đem Toán học vào tử vi !. rằng: Ví dụ: Lấy hai Sao Thái âm và Thái dương. Chúng không phải là mặt trăng và mặt trời như chúng ta nhìn thấy. Chúng là NGHI BIỂU của Trời. Vâng, là nghi biểu của Trời đấy, thì các Vị có hiểu không ?. Mà muốn hiểu, phải học Lý đông phương cái đã. Còn sao Tử vi và Cự môn thì khó hiểu hơn một hcust, bởi cái sự Cảm nó phải thấu Lý học đông phương tới nơi tới chốn hơn thái âm và thái dương nhiều. Hay ví dụ: Địa không và Điịa kiếp, chúng là hai Sao gì trên bầu trời ?. Thưa rằng, chẳng có Sao nào cả. Chúng là Thiên tru và Địa diệt. Thưa các Ngài, các Ngài có muốn hiểu thiên tru và địa diệt là thế nào, là cái gì, hay là nó hoạt động ra sao ?. các Ngài phải học Lý đông phương. Các Ngài phải biết Cảm, có Cảm thì mới Thông được với trời - Đất (Cảm cho tới khi Thông), Các Ngài ạ. Các Ngài cứ thử xem, Rồi áp cái Toán nào và thế nào vào với chúng đây ?. Đừng tưởng rằng Một thứ Toán nào đó mô tả được con người, là có thể áp vào được với Tử vi. Có thể một thứ Toán hiện đại mà các Ngài đang, và sẽ dùng dùng cho con người, và nếu thành công, thì cũng là một môn khác, có thể được xếp vào cái gọi là Nhân học. Chứ đối với Tử vi, vẫn còn xa lạ lắm. Hay như Hoả tinh và Linh tinh. Hoả tinh là Lửa dương gian, dễ thấy quá hà !.Nhưng còn Linh tinh ?. Thưa rằng đó là lửa, một thứ lửa đặc biệt: Lửa Tam Muội đó. Các Ngài ạ !!! Cái Lửa Tam Muội đó, các ngày có thấy nó không ?. Không chứ gì ?. Thậm chí có cố Cảm, cũng chẳng thấy, nếu không được Lý học đông phương hướng dẫn !!!. Rồi từ chỗ hiểu, đến chỗ đề ra quy tắc an vị chúng, còn xa lắm, các Ngài ạ. Đường còn xa lắm, Các Ngài ơi !. Tôi biết vậy, nên Tôi quan tâm đến các thứ Toán – Lý của các Ngài làm gì, mặc dù Tôi cũng „chui” từ cái lò vật lý toán ấy ra. Hơn 100 Sao, chỉ là chuyện nhỏ, so với cái Cấu trúc tường minh của Lá số tử vi. Nhỏ lắm. vậy mà, có khi các Vị đã Rối óc lên rồi đó.


Điều này chỉ có thể giải thích hiện nay VHPD đang có vấn đề nội tại. Đúng là từ bé đến giờ cháu chả biết lửa tam muội mặt mũi thế nào, hoặc dễ hơn thì cháu chả biết con Rồng nó ra sao. Bác nói thế thì cháu chịu rồi.



Như tôi đã nói ở trên, trong sự phát triển, tất phải có bất cập, vấn nạn. Đông phương có thể còn thấy nhiều hơn nữa do thực tế lịch sử, có mấy nét lớn như sau:


-Văn minh xã hội, đời sống nhân sinh Tây phương đang thắng thế, áp đảo – là kết quả của một nền khoa học.


-Học thuật Đông phương bị manh mún, ẩn dật, trong khi học thuật Tây phương công khai, tính hệ thống được hiển thị.


Nên có nói thế nào, lẽ đương nhiên VHĐP không biện minh được, và phải chấp nhận thực tế này. Nhưng nếu cứ đứng ở VHTP mà đòi phải hiểu lửa tam muội, con rồng, thì lại là sai lầm trong phương pháp nhận thức. Khi đã nói: Tôi không hiểu anh. Thì tất nhiên, muốn hiểu thời phải Tìm, có tìm mới hiểu. Như đối với VHĐP, phải học nó cái đã, rồi hãy phát biểu, nếu chưa có Lòng kết nối.




Nội dung trích dẫn


Thôi tạm thế đã nhé. Tôi cũng mong các Vị đem được các công cụ Toán học vào cho tử vi, được như thế, chắc nó Đẹp lắm. Tôi ước mơ từ lâu lắm rồi. Từ cái ngày còn mãi đũng quần trên ghế nhà trường đại học kia. Cách nay gần 40 năm rồi. Ôi một ước mơ đã làm thui chột một đời Tôi, phải chi Tôi nhận ra từ sớm, thì giờ đây, có thể trọn bộ Đông phương học Tôi đã viết xong - thôi, số mà !. Đã tri thiên mệnh mà còn Than vãn làm chỉ ! hi hi .... Nay thì đang sợ không kịp, chỉ mong hoàn thành phần cơ bản mà đã thấy toát mồ hôi hột rồi.



Cháu cũng mong được đọc cuốn sách của bác. Khi nào bác viết xong cháu sẽ mua một bản gọi là ủng hộ. Cháu muốn xem tâm huyết một đời của bác, sau khi bỏ toán lý thì thành tựu ra sao về lãnh vực này.



Tôi vốn có tính ẩn dật, không ham chuộng công danh. Cái mà Tôi dốc tâm với Đời, đó là cái lo sinh kế, lo toan cho gia đình. Còn việc nghiên cứu Đông phương học, hay kết nối Đông – Tây, chỉ là tâm nguyện riêng tư, không được phép ảnh hưởng tới đời sống vật chất và tinh thần của vợ con. Nên nếu có sự công bố, thời Tôi không có mong muốn ai đó mua để ủng hộ, hoặc vỗ tay để tán thưởng – Tôi đã có một số Mạnh thường Quân, nên Tôi không có lý do gì để buôn bán linh hồn.

Tôi chưa bao giờ bỏ Toán – Lý, nhưng do năng lực có hạn, thời gian có hạn, do sinh kế vất vả, thì việc cập nhật có thể thiếu, chứ không bao giờ nói Bỏ. Đã có Bỏ, tức là „chân đã bị Thọt”. Còn thiếu cập nhật, ấy là do phải phân nặng nhẹ, tuỳ thời tuỳ lúc vậy. Chuyện còn ở thì tương lai, đã tri thiên mệnh, nên Tôi không muốn tiết lộ. (cái này, đối với KK lại thêm khó hiểu nữa, phải không ?).

Học Lý học Đông phương. Khó lắm đó !. Nhất là cứ muốn áp đặt cái Lý Tây phương, thời lại càng khó.

Thân ái.


P/S. Trong vòng 10 ngày tới, Tôi không có thời gian vào diễn đàn. KK không thấy Tôi trả lời, đừng sốt ruột.

Share this post


Link to post
Share on other sites

À, xin lỗi !. Tôi có nhận được tin nhắn của ai đó - như là đã quen trước thì phải - mà muốn trả lời qua tin nhắn, nhưng không tìm thấy thùng thư ?. Khi vào D Đ đọc vội mà không nhập luôn, bây giờ tìm lại không được để nhắn trả lời !. Xin lỗi nhé !.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quangnx thân mến.

Trong những ngày gần đây do đi du lịch nhiều nơi, nên cũng vào mạng chập chờn. Tôi có thời gian suy nghĩ về những ý kiến của anh cho những luận điểm của tôi trong tiểu luận "Định Mệnh có thật hay không?" như sau:

Quangnx viết (Nguyên văn thể hiện màu xanh):

Anh Thiên Sứ kính mến

Em sẽ viết vài điều về những lập luận của anh, nhằm mục đích góp ý bổ sung hoàn thiện hơn cho Tiểu luận, không nhằm phản bác lại anh.

Anh viết:

Nội dung trích dẫn(Thiên Sứ)

Vấn đề được đặt ra là: Trong hai cái không gian vũ trụ vô hạn đó thì cái nào là không gian vũ trụ đích thực hiện nay - ít nhất về mặt lý thuyết? Tất nhiên không thể giải thích rằng: Sau vụ nổ Bigbang thì hai cái không gian vô hạn này hòa nhập với nhau?

Hay nói theo cách nói của SW. Hawking:

"sẽ là vô lý nếu vũ trụ được tạo ra trước vụ nổ lớn".

Diễn tả một cách cụ thể hơn: Thuyết Bigbang đã tạo ra một vũ trụ không gian phi vật chất bao quanh một vũ trụ mà trong đó vật chất cô đặc vô hạn.

1. Không-thời gian vũ trụ dù lớn dù bé cũng chỉ là chính nó, không có không gian phi vật chất bao quanh. Không-thời gian vũ trụ tương tự như hiện nay cũng phải được tạo sinh, không có sẳn.

2. Ở trạng thái khởi nguyên chỉ cần điều kiện tồn tại năng lượng dương là đủ, câu "vật chất cô đặc vô hạn" kể cả nhiệt độ cực cao chỉ là những suy diễn cảm tính của lối hành văn nhằm gây ấn tượng lên đọc giả. Thực tại lúc ấy vẫn là pha vacuum ngậm năng lượng dương (gọi là nguyên khí tiên thiên thì dễ cảm nhận hơn), ngoài ra không có vật chất nào theo nghĩa thông thường ở pha vacuum, tất cả đều đối xứng, đều trung hòa.Trạng thái khởi nguyên như vậy gọi là Thái Cực thì hợp lý hơn.

Nội dung trích dẫn(Thiên Sứ)

Như vậy - theo chính ngay thuyết Bigbang - thì cái vật chất vô hạn ấy, phải có giới hạn cho dù vô cùng lớn: Gồm tất cả vật chất trong vũ trụ hiện nay - để cân đối với một không gian phi vật chất vô hạn và không mâu thuẫn với nó.

Với một sự hữu hạn ban đầu thì kết quả tất nhiên phải là một sự hữu hạn trong không gian dãn nở của vũ trụ. Tính hợp lý tất yếu của hệ quả phi lý này – chính là thuyết vũ trụ phải co lại mà hầu hết các nhà khoa học đang đặt ra khi thừa nhận thuyết Bigbang. Bởi vì sự hữu hạn của vật chất cô đặc hay của một cái có sự bắt đầu thì không thể phóng ra mãi trong một không gian vô hạn. Nhưng đây chỉ là tính hợp lý hình thức như: Với sự tồn tại một Thiên đường thì tất yếu phải có Địa ngục, mặc dù cả hai đều không có thật. Nhưng học thuyết này đã lý giải được một số hiện tượng liên quan, mà đặc biệt là sự phát hiện có tính dự báo nhân danh thuyết Bigbang những tàn dư của bức xạ vũ trụ được tạo ra sau Bigbang, nên nó đã được hầu hết các nhà khoa học trên thế giới công nhận. Nhưng chính vì bắt đầu từ tính chủ quan của nhận thức hiện tượng, nên cuối cùng nó đã là một trong những nguyên nhân quan trọng để dẫn đến sự bế tắc của khoa học hiện đại. Sự xuất hiện tác phẩm “Thượng Đế và khoa học” là một hiện tượng chứng tỏ điều này. Lý thuyết về vụ nổ lớn sẽ không thể giải thích được một số những hiện tượng được trình bày sau đây:

* Với một sự tưởng tượng phong phú nhất, người ta không thể giải thích được chuyển động cong của các vật thể từ vi mô đến vĩ mô trong vũ trụ bằng thuyết Bigbang.

* Thuyết Bigbang thừa nhận sự tồn tại của những hạt căn bản trong giai đoạn khởi nguyên của vũ trụ là một thực tế. Nhưng người ta không thể giải thích được từ một tâm điểm duy nhất bùng nổ trong một không gian đa chiều làm thế nào vật chất lại có thể kết hợp với nhau để vũ trụ có một cấu trúc như hiện nay. Hay nói một cách khác: người ta sẽ không thể cân đối được một năng lượng khổng lồ tạo ra một nội lực làm vật chất bùng vỡ đến mức độ tan vụn thành dạng hạt và sự tương tác kết hợp các hạt đó với nhau để tạo thành các sao, hành tinh và các Thiên hà.

* Với sự bắt đầu từ một tâm duy nhất bùng nổ, khiến vật chất bắn vào không gian và tạo nên vũ trụ tiếp tục chuyển động ra xa nhau như hiện nay thì về lý thuyết sẽ không thể có sự nhận thức quá khứ, khi tất cả mọi sự vận động của vật chất từ vi mô đến vĩ mô đều chỉ vận động về phía trước. Trong khi đây là một thực tế đang hiện hữu mà chúng ta quen gọi là kỷ niệm, trí nhớ...

* Khi đã có sự hiện hữu của vật chất ở giai đoạn trước Bigbang (vật chất cô đặc) thì khoảng không vũ trụ do cái gì tạo ra và có hay không có giới hạn ở khoảng không này?....

1. Phát biểu: "để cân đối với một không gian phi vật chất vô hạn và không mâu thuẫn với nó." không vững anh ạ vì không có không gian phi vật chất nào bao quanh.

Đây là một giả thiết tôi đặt ra để bác bỏ. Bởi vây, khi những tri thức hiện đại cũng thừa nhận là “ Không có không gian phi vật chất nào bao quanh” thì xác nhận tôi đúng. Nên tôi sẽ bổ xung luôn là: Trí thức khoa học cũng xác nhận điều này.

2.Nhận định: "Tính hợp lý tất yếu của hệ quả phi lý này – chính là thuyết vũ trụ phải co lại mà hầu hết các nhà khoa học đang đặt ra khi thừa nhận thuyết Bigbang" không còn phù hợp, hiện tại quan điểm giãn nở mãi mãi đang thắng thế.

Đây cũng là điều tôi bác bỏ khi lập luận về tính phi lý của vũ trụ co lại. Nay tri thức khoa học hiện đại xác nhận không hề có vũ trụ co lại. Thì tôi sẽ bổi xung luôn giả thuyết này của trí thức khoa học hiện đại và phản biện bác bỏ luôn.

3. "Bởi vì sự hữu hạn của vật chất cô đặc hay của một cái có sự bắt đầu thì không thể phóng ra mãi trong một không gian vô hạn."

Không gian vô hạn không có sẳn. Không gian vũ trụ có thể sẽ vô tận khi thời gian tiến đến vô tận nhưng hiện tại thì không. Vật chất tự hình thành bên trong vũ trụ khi có điều kiện thích hợp, không có việc phóng vật chất từ một điểm kỳ dị nào một không gian vô hạn có sẳn bao bọc bên ngoài cái điểm kỳ dị đó.

Phần không gạch dưới là ý kiến của Quangnx thể hiện trí thức khoa học hiện đại – xác định một giả thiết mới của tri thức khoa học hiện đại – nhưng vẫn là hệ quả của Bicbang được giải thích theo một cái nhìn khác:

1 - Không gian vũ trụ có thể sẽ vô tận khi thời gian tiến đến vô tận nhưng hiện tại thì không.

2 - Vật chất tự hình thành bên trong vũ trụ khi có điều kiện thích hợp, không có việc phóng vật chất từ một điểm kỳ dị nào một không gian vô hạn có sẳn bao bọc bên ngoài cái điểm kỳ dị đó.

Cả hai luận điểm này đếu mâu thuẫn trong nội tại phương pháp luận của nó. Tôi sẽ bác bỏ luôn và sẽ chỉ ra tính mâu thuẫn này trong khi sửa chữa. Sửa chửa , bổ sung xong tôi sẽ đưa lên đây để anh chị em tham khảo.

4. " Với một sự tưởng tượng phong phú nhất, người ta không thể giải thích được chuyển động cong của các vật thể từ vi mô đến vĩ mô trong vũ trụ bằng thuyết Bigbang."

Nhận định này không phù hợp, không gian vũ trụ tiến hóa từ cong đến phẳng (hoặc thẳng) dần, riêng các vật thể khi chuyển động trong "trạng thái dừng" (không tồn hao năng lượng) sẽ có quỹ đạo cong khép kín ví dụ như chuyển động của Mặt trăng quanh Trái đất, Trái đất quanh mặt trời, điện tử quanh hạt nhân v.v...

Nếu tri thức khoa học hiện đại xác nhận rằng:

không gian vũ trụ tiến hóa từ cong đến phẳng (hoặc thẳng) dần, riêng các vật thể khi chuyển động trong "trạng thái dừng" (không tồn hao năng lượng) sẽ có quỹ đạo cong khép kín ví dụ như chuyển động của Mặt trăng quanh Trái đất, Trái đất quanh mặt trời, điện tử quanh hạt nhân v.v...

Trong điều kiện này thì vấn đề mà tôi đặt ra vẫn hoàn toàn chính xác. Bởi – Tôi đặt vấn đề chuyển động cong từ đầu mà ra? Trong khi tri thức khoa học chỉ xác nhận : Vũ trụ “từ cong đển phẳng…” – tức là chỉ xác định hiện tượng xảy ra sau vấn đề được đặt ra.

5. "Nhưng người ta không thể giải thích được từ một tâm điểm duy nhất bùng nổ trong một không gian đa chiều làm thế nào vật chất lại có thể kết hợp với nhau để vũ trụ có một cấu trúc như hiện nay. Hay nói một cách khác: người ta sẽ không thể cân đối được một năng lượng khổng lồ tạo ra một nội lực làm vật chất bùng vỡ đến mức độ tan vụn thành dạng hạt và sự tương tác kết hợp các hạt đó với nhau để tạo thành các sao, hành tinh và các Thiên hà.'

Nhận định này không phù hợp vì vật chất không phải bùng nổ từ một điểm duy nhất vào một không gian (đa chiều) có sẳn. Không gian (đa tạp) của chính vũ trụ lúc khởi nguyên lượng tử hóa (mang năng lượng >0) dẫn đến giãn nở, mật độ năng lượng giảm dần theo quá trình giãn nở của không gian, khi điều kiện thích hợp (kết hợp với sự phá vỡ đối xứng nhất định) các hạt sơ cấp (fermions) thoát khỏi pha vacuum để thành lập lực lượng vật chất cơ bản cùng với các lực tương tác (bosons) tương ứng, và lực lượng vật chất có đặc tính chung là chống lại xu hướng giãn nở của không gian vũ trụ.Không gian vũ trụ hiện nay là kết quả tranh chấp của sự giãn nở và hấp dẫn của hai thế lực này.

Như vậy, dù được giải thích rằng: “vật chất không phải bùng nổ từ một điểm duy nhất vào một không gian (đa chiều) có sẳn” – thì nó vẫn xác định một sự bùng nổ đều khắp với tất cả các lý thuyết toán vật lý thì nó vẫn không thể giải thích được tại sao lại tồn tại sẵn các hạt sơ cấp trong “mật độ vật chất vô hạn”, để có thể :”khi điều kiện thích hợp (kết hợp với sự phá vỡ đối xứng nhất định) các hạt sơ cấp (fermions) thoát khỏi pha vacuum để thành lập lực lượng vật chất cơ bản cùng với các lực tương tác (bosons) tương ứng”?

Còn hiện tượng mà tri thức khoa học hiện đại xác định:

“lực lượng vật chất có đặc tính chung là chống lại xu hướng giãn nở của không gian vũ trụ.Không gian vũ trụ hiện nay là kết quả tranh chấp của sự giãn nở và hấp dẫn của hai thế lực này” – là hiện tượng có sau Bicbang, nó có thể giải thích bằng một lý thuyết khác: Tính cân bằng Âm Dương của thuyết Âm Dương Ngũ hành.

6. "Với sự bắt đầu từ một tâm duy nhất bùng nổ, khiến vật chất bắn vào không gian và tạo nên vũ trụ tiếp tục chuyển động ra xa nhau như hiện nay thì về lý thuyết sẽ không thể có sự nhận thức quá khứ, khi tất cả mọi sự vận động của vật chất từ vi mô đến vĩ mô đều chỉ vận động về phía trước. Trong khi đây là một thực tế đang hiện hữu mà chúng ta quen gọi là kỷ niệm, trí nhớ..."

Tương tự như câu 5 nhận định này không phù hợp, không có việc vật chất bắn vào không gian giống như hình ảnh của sự bùng nổ siêu tân tinh (supernova), hơn nữa chỉ có không-thời gian giãn nở, vật chất vẫn tương tác với nhau kết quả là tăng dần bậc liên kết và giữ chặt lẫn nhau hình thành các cụm vật chất. Năng lượng cũng như thông tin vẫn bảo toàn để bảo đảm cho mọi quan hệ như hiện thực đang có.

Câu 5 đã chứng tỏ tính mâu thuẫn nội tại mà tôi đã phân tich – trí thức khoa học hiện đại trên thực tế xác định sự tồn tại sẵn có của của các hạt sơ cấp. Nhưng vậy trí nhớ và thông tin sẽ được hoạt động với cơ chế như thế nào trong các hạt sơ cấp đó? – Khi nó là cấu trúc cơ bản của vũ trụ?

7. "Khi đã có sự hiện hữu của vật chất ở giai đoạn trước Bigbang (vật chất cô đặc) thì khoảng không vũ trụ do cái gì tạo ra và có hay không có giới hạn ở khoảng không này?"

Đây là sự hiểu lầm tai hại do các "nhà khoa học tập tành làm nhà văn" đã gây ra cho đọc giả. Lúc khởi nguyên (nói như anh TS là giây 0) vũ trụ ở pha vacuum, thể này tương tự như năng lượng tối hiện nay mặc dù chiếm đến 72% năng lượng vũ trụ nhưng vẫn ẩn dấu ở trạng thái chân không.

Đây là giả thiết tôi đưa ra để bác bỏ. Nếu tri thức khoa học hiện đại cũng thừa nhận thì sự bác bỏ của tôi là đúng. Mặc dù nó chỉ bắt đầu từ những nét cơ bản được khái quát bởi: “các nhà khoa học tập tành làm nhà văn"

Quangnx thân mến.

Quangnx viết:

Em tạm phân tích đến đây vì đã khuya rồi, em đã cố gắng viết bằng ngôn ngữ bình thường, kính mong anh TS hiểu đúng thành ý của em.

Thân mến”

Tôi cũng xin thành thật mà nói rằng: Tôi rất tin tưởng ở thiện chí của Quangnx với tinh thần khiêm tốn và chân thành mà tôi nhận thấy ở Quangnx cho đến bây giờ. Hơn nữa Quangnx cũng thẳng thắn nói là không có ý phản biện, nên tôi chỉ coi như Quangnx giúp tôi bổ xung những mảng kiến thức khoa học hiện đại để tôi có sự giải thích hợp lý và cập nhật hơn mà thôi.

Tôi không có chuyên môn sâu về vật lý toán. Tôi chỉ có thể lập luận trên một hệ thống logic mà thôi. Đây là tinh thần của Lý học Đông phương.

Cảm ơn Quangnx

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính chào anh Vui Vui và quí vị,

Rất mong sớm được đọc bộ sách "Đông phương học" của anh Vui Vui.

Chúc anh khỏe.

Chào anh Phapvan.

Đã lâu không gặp anh. Anh khỏe không ?.

Cám ơn anh đã quan tâm. Nói bộ Đông phương học, nghe to quá, biết bao nhiêu lĩnh vực hả anh, nào là Vũ trụ luận, Đồ thư luận, Dịch lý minh triết, Văn hóa và Phong tục (lý luận cơ bản), Tử vi, Tử bình, Nhân tướng luận, Lý luận đông y, ... hi hi (xấu hổ lắm !.)...Chắc Tôi không có thời gian để hoàn thành đâu, cho dù là đã lên Khung được một phần quan trọng rồi. Chỉ hy vọng làm được một phần cơ bản rất nhỏ mà thôi.

Chào anh, chúc anh khỏe.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào anh Vui Vui,

Cám ơn anh, em vẫn khỏe. Hy vọng bộ sách của anh tuy chỉ một phần cơ bản nhưng có những kiến giải sâu sắc đóng góp vào nền Lý học Việt Nam nói riêng và Đông phương nói chung.

Chúc anh luôn khỏe để hoàn thành Tâm nguyện bộ sách "Đông phương học"

Thân mến!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đồng ý với anh Vuivui là Lý học Đông phương và tri thức khoa học hiện đại có thể khác nhau về phương pháp miêu tả nhận thức. Nhưng nó đều là kết quả của nhận thức thực tại vũ trụ. Tôi nghĩ người xưa đã diễn tả thực tại bằng những klhái niệm và ngôn ngữ phù hợp với lịch sử phát triển văn minh của họ, nên cần phải tập trung và nhậy cảm mới hiểu được.

Nhưng tôi nghĩ vẫn phải có sự thống nhất giữa Lý học Đông phương và khoa học hiện đại. Bởi nó đều phản ánh một thực tại vũ trụ từ con người.

Nơi tôi ở, mạng internet rất chập chờn. Tôi không dám viết dài. Mong anh và quí vị cảm thông vì lời viết ngắn ngủi này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Thiên Sứ thân mến.

Trích: Nhưng tôi nghĩ vẫn phải có sự thống nhất giữa Lý học Đông phương và khoa học hiện đại. Bởi nó đều phản ánh một thực tại vũ trụ từ con người.

Vâng thưa anh. Khoa học nào cũng phải phản ảnh thực tại vũ trụ cả. Nhưng Cái khoa học Tây phương như chúng ta đang chiêm ngưỡng với biết bao thành tựu mặc dù phản ảnh thực tại vũ trụ, nhưng lại chưa phản ảnh thực tại khách quan của vũ trụ tâm linh. Mà Đông phương lại được đặc trưng bởi thực tại này !. Cho dù chúng ta thấy đầy rẫy thực tại khách quan của vũ trụ phi tâm linh trong nó.

Vì vậy, hoàn toàn hợp lý, khi nói vũ trụ đông phương tổng quát hơn vũ trụ tây phương. Nhưng như thế không có nghĩa là vũ trụ đông phương đã có thể mô tả nổi cấu trúc vũ trụ tây phương, và ngược lại Vũ trụ Tây phương có thể phán xét được vũ trụ Đông phương. Chàng Tây và nàng Đông, tuy yêu nhau lắm, nhưng đi đến kết hôn và cho ra đời thế hệ tiếp theo, còn xa lắm anh à. Tiền chưa có để cưới, cha mẹ hai họ chưa đồng ý. Chưa môn đăng hộ đối. ...Ôi biết bao nhiêu là chuyện.

(nói ngoài lề với anh thôi: Đứng từ vũ trụ đông phương, phối hợp với chính lý thuyết tương đối có thể chứng minh - rất dễ - rằng không tồn tại cái mô hình vũ trụ Nổ lớn ở cái thời điểm tiến đến 0. Đúng như Anh đã nhận định ấy. Cần một tý chút Toán thôi, Toán đơn giản ấy mà, mà là kết quả của chính lý thuyết ấy.) Đấy gọi là: Chàng Tây và Nàng Đông có ngửi thấy hơi nhau. Hi hi . hi ...

Thân ái tạm biệt anh.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Vuivui viết:

Đứng từ vũ trụ đông phương, phối hợp với chính lý thuyết tương đối có thể chứng minh - rất dễ - rằng không tồn tại cái mô hình vũ trụ Nổ lớn ở cái thời điểm tiến đến 0. Đúng như Anh đã nhận định ấy. Cần một tý chút Toán thôi, Toán đơn giản ấy mà, mà là kết quả của chính lý thuyết ấy.

Rất cảm ơn anh Vuivui về nhận định này. Thuyết âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất. Bigbang sai. Thái Cực có khả năng đúng. Trong lý học đông phương cũng có đoạn miêu tả sự hỗn loạn sau giây không của vũ trụ - y như miêu tả của vật lý hiện đại. Đẳng cấp như anh xác định là có trọng lượng rồi. Còn các chuyện khác tiếp tục bàn tơi. Tạm thời tôi đúng trong trường hợp này cái đã.

Cảm ơn anh nhiều.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tất cả những bài viết không thuộc nội dung topic Vấn nạn tử vi ,đều được di chuyển đến đây:

http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...0&start=180

Những bài viết vi phạm nội quy (dùng từ thô tục hoặc mang hàm ý thóa mạ người khác ) sẽ bị sửa hoặc xóa toàn bài.

Người viết nào cố tình vi phạm sẽ bị xóa nick.

Xin thông báo.

QTV.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính gửi anh Thiên Sứ và anh Vui Vui và toàn thể anh chị em thân mến trong diễn đàn.

Thái Cực có khả năng đúng. Trong lý học đông phương cũng có đoạn miêu tả sự hỗn loạn sau giây không của vũ trụ - y như miêu tả của vật lý hiện đại.

Theo suy nghĩ của tôi nhận xét trên của anh Thiên sứ là đúng. Còn một hệ quả nữa là giả thiết nguồn gốc của mặt trăng được hình thành từ trái đất nguyên thủy ban đầu sau một vụ va chạm thiên thể của vật lý thiên văn hiện đại là cũng đúng. Nhưng tứ tượng của hệ quả này thì tôi bó óc không nghĩ ra, chỉ nói theo kiểu suy đoán là trái đất và mặt trăng sau đó tiếp tục bị va trạm . Trái đất có thêm một mặt trăng nữa và bản thân mặt trăng cũng có một vệ tinh quay xung quanh.

Thân gửi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Phật Sứ thân mến.

Đã có một lần - tôi không nhớ lắm - trên ngay diễn đàn này hay ở một diễn đàn khác, trên cơ sở Lý học Đông Phương - tôi không tán thành giả thuyết khoa học cho rằng:

Mặt trăng là một mảnh của Trái Đất

Bởi vì những yếu tố sau đây:

- Mọi hiện tượng trong vũ trụ để có những sự kiện như ngày này đều là kết quả của sự vận động tương tác từ trước đó. Khoa học đã xác định được rằng: Quỹ đạo Mặt trăng chỉ cần xê dịch vài km thì cuộc sống trên trái Đất sẽ biến dạng.

- Lý học Đông phương được xác địnnhh bời những quy lưật tương tác của vũ trụ từ khởi nguy6en cho đến ngày hôm nay và về sau - đồng thời chứng tỏ tính quy luật tương tác vơií điều kiện mặt trăng phải như hiện nay.

Do đó, nếu trước khi có mặt Trăng cấu thành như hiện nay - do có xuất xứ từ trái Đất như giả thiết nêu trên - thì quy luật này không thực hiện được.

Điều này vô lý. Vậy Mặt trăng không thể hình thành từ trái Đất- theo nghĩa nó là một mảnh văng ra từ trái Đất.

Chứng minh tương tự để bác bỏ giả thuyết cho rằng: Mặt trăng là một vật thể nhân tao.

Vài lời bình luận.

Cảm ơn sự quan tâm của anh và quí vị.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính gửi anh Thiên sứ.

Những điều anh nói cũng có lý để tôi nghiên cứu lại xem thế nào.

Thân gửỉ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có một khía cạnh nữa tôi coi là tử huyệt của tử vi.

Một số người cho rằng, khi lấy tử vi thì cần sử dụng giờ địa phương, local time. Tuy nhiên, điều đó chỉ có thể làm được khi ta có một múi giờ.

Giải sử, ta sinh ra ở Bắc/Nam cực, nơi các múi giờ giao nhau thì lấy giờ nào mà xem???

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính gửi anh KaKaLotta và toàn thể anh chị em thân mến trên diễn đàn.

Giải sử, ta sinh ra ở Bắc/Nam cực, nơi các múi giờ giao nhau thì lấy giờ nào mà xem???

Sin bái phục trí tuệ của một nhà khoa học tầm cỡ đã điểm đúng huyệt đạo của môn tử vi. Quả là vấn nạn và không thể nào an được cung mệnh. Có lần mò an thì cũng không thể nào đúng được ở cái sứ sở sáu tháng là ngày liên tục, sáu tháng là đêm liên tục này. Sáu tháng không có ánh mặt trời cơ thể khó lòng tổng hợp được vi ta minD. Chỉ riêng cung tật đã thấy ngay là có sự thay đổi cực lớn và nếu không giải quyết được thì rất oan uổng.

Vấn nạn này theo thiển ngĩ của tôi là: Nếu có bạn nào biết chắc mình sẽ đi công tác ở hai cực ( ước mong vậy) Hỏi Anh và tôi thì đành chắp tay sin thua.

Thân gửi

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính gửi anh KaKaLotta và toàn thể anh chị em thân mến trên diễn đàn.

Sin bái phục trí tuệ của một nhà khoa học tầm cỡ đã điểm đúng huyệt đạo của môn tử vi. Quả là vấn nạn và không thể nào an được cung mệnh. Có lần mò an thì cũng không thể nào đúng được ở cái sứ sở sáu tháng là ngày liên tục, sáu tháng là đêm liên tục này. Sáu tháng không có ánh mặt trời cơ thể khó lòng tổng hợp được vi ta minD. Chỉ riêng cung tật đã thấy ngay là có sự thay đổi cực lớn và nếu không giải quyết được thì rất oan uổng.

Vấn nạn này theo thiển ngĩ của tôi là: Nếu có bạn nào biết chắc mình sẽ đi công tác ở hai cực ( ước mong vậy) Hỏi Anh và tôi thì đành chắp tay sin thua.

Thân gửi

Vấn nạn này tôi đã đề cập đến từ hồi còn sinh hoạt ở Tuvilyso.com - bây giờ là tuvilyso.net. Và vài lần đề cập đến trong các bài viết trên các diễn đàn.Nói đúng hơn thì tính giới hạn về giờ trong tử vi ngày càng giảm dần khi tiến tới hai cực. Nhưng giới hạn về vùng sinh sống của con người rất hạn chế ở hai miền này. Khi nào một người sinh ra đúng vùng chuyển động ở hai cực địa cầu thì điều này mới xảy ra.

Vấn nạn này chỉ mang tính lý thuyết khi Tử Vi là môn ứng dụng. Đạt vấn đề này giống như hỏi: Một cái xe hơi - ứng dụng trong điều kiện của nó - có chạy được ở - 275 độ không.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có một khía cạnh nữa tôi coi là tử huyệt của tử vi.

Một số người cho rằng, khi lấy tử vi thì cần sử dụng giờ địa phương, local time. Tuy nhiên, điều đó chỉ có thể làm được khi ta có một múi giờ.

Giải sử, ta sinh ra ở Bắc/Nam cực, nơi các múi giờ giao nhau thì lấy giờ nào mà xem???

Cho dù anh ở Nam hay Bắc Cực, một ngày vẫn 12 canh giờ. Nếu như anh ở Bắc Cực trong những tháng mùa hè thì một ngày có khoảng nữa canh giờ là ban đêm, còn phần đông là ban ngày. Nhưng khi anh đứng tại Bắc Cực thì mặt trời sáng nhất vẫn là giờ Ngọ và tối nhất vẫn là giờ Tý

Trong những tháng mùa đông ít thấy mặt trời, nhưng anh vẫn nhìn lên trời và biết được canh giờ qua nhị thập bát tú. Vì vậy Tử Vi vẫn có thể dùng được. Chỉ có môn Phong Thủy thì gây ra nhiều khó khăn cho các nhà Phong Thủy

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cho dù anh ở Nam hay Bắc Cực, một ngày vẫn 12 canh giờ. Nếu như anh ở Bắc Cực trong những tháng mùa hè thì một ngày có khoảng nữa canh giờ là ban đêm, còn phần đông là ban ngày. Nhưng khi anh đứng tại Bắc Cực thì mặt trời sáng nhất vẫn là giờ Ngọ và tối nhất vẫn là giờ Tý

Trong những tháng mùa đông ít thấy mặt trời, nhưng anh vẫn nhìn lên trời và biết được canh giờ qua nhị thập bát tú. Vì vậy Tử Vi vẫn có thể dùng được. Chỉ có môn Phong Thủy thì gây ra nhiều khó khăn cho các nhà Phong Thủy

Về mặt thời gian ở hai cực - Như vậy Đào Hoa đã giải quyết xong. Bản quyền lấy Tử Vi ở Hai cực từ nay thuộc về Đào Hoa. Tất nhiên về mặt lý thuyết. Còn chở người nào sinh ra ở hai cực để xác định lá số thì...còn lâu. Hi.

Còn về Phong Thủy quả là khó giải quyết về hướng nhà - Nhưng nó chỉ khó với "Phoeng Xui" theo sách cổ chữ Hán thôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Về mặt thời gian ở hai cực - Như vậy Đào Hoa đã giải quyết xong. Bản quyền lấy Tử Vi ở Hai cực từ nay thuộc về Đào Hoa. Tất nhiên về mặt lý thuyết. Còn chở người nào sinh ra ở hai cực để xác định lá số thì...còn lâu. Hi.

Còn về Phong Thủy quả là khó giải quyết về hướng nhà - Nhưng nó chỉ khó với "Phoeng Xui" theo sách cổ chữ Hán thôi.

Haha ! chắc các nhà phong Thủy kia sợ lạnh cho nên cứ đứng cầm la bàn để kiếm đông tây nam bắc, và cuối cùng thì không biết hướng nào là hướng bắc.

Một là anh Thiên Sứ bây giờ quen hơi lạnh cho nên không sợ lạnh và nằm xuống dưới tuyết để dùng la bàn. Hai là anh biết nhìn Thiên Văn để kiếm 12 phương hướng của nhị thập bát tú. Nói với anh cho vui, bây giờ là mùa xuân nhưng vẫn còn lạnh ban đêm. Mong anh giữ gìn sức khỏe.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi xin phép được từ chối tất cả những từ như "nhà khoa học", "TS", "tầm cỡ" mà mọi người nói. Đã là ở đây thì chỉ có khái niệm chân lý và sự thật.

Tiếp theo, tôi xin đính chính, đó không phải là ý tưởng trực tiếp của tôi, mà xuất hiện từ một thảo luận của tôi và một đồng nghiệp khác về một hiện tượng khác, và tôi liên tưởng đến điều này.

Tiếp theo, về ý tưởng của bác TS, không thể nào dựa vào luận chứng coi tử vi/ADNH là một môn ứng dụng để mà né tránh mâu thuẫn được. Đó là cách làm không hợp lý. Đã là một lý thuyết "thống nhất vũ trụ" thì nó phải đúng trong mọi trường hợp. Không ứng dụng được thì chỉ có thể coi nó là một lý thuyết gần đúng, và do đó chứa đựng những mâu thuẫn trong nội tại.

Tiếp theo, đến đoạn

nhưng giới hạn về vùng sinh sống của con người rất hạn chế ở hai miền này. Khi nào một người sinh ra đúng vùng chuyển động ở hai cực địa cầu thì điều này mới xảy ra.

thì càng không hợp lý. Giả sử cháu sinh cách điểm cực bắc 30 km thì sao? Hoàn toàn không có lý do để gán một ngày sinh cho nó. Không ai đi đo khoảng cách đến cực bắc cả.

Đoạn -275 độ thì khá funny. Độ không tuyệt đối là -273.16 độ C.

Cho dù anh ở Nam hay Bắc Cực, một ngày vẫn 12 canh giờ. Nếu như anh ở Bắc Cực trong những tháng mùa hè thì một ngày có khoảng nữa canh giờ là ban đêm, còn phần đông là ban ngày. Nhưng khi anh đứng tại Bắc Cực thì mặt trời sáng nhất vẫn là giờ Ngọ và tối nhất vẫn là giờ Tý

Đoạn này vẫn không hợp lý, và gượng ép. Đơn giản, nó dựa vào các luận chứng sau:

1-Lá số tử vi dựa hoàn toàn vào độ sáng của mặt trời. Điều này không có cơ sở, vì ta chưa chứng minh được nguyên lý hoạt động của tử vi, mà chỉ tìm cách phỏng đoán, dẫn đến sai lầm.

Ví dụ, dựa trên luận điểm đó, hoàn toàn có thể lý luận, một ngày ở bắc cực dài 6 tháng. Do đó, một canh giờ là nửa tháng ở nơi khác, và không có khái niệm tháng luôn tại địa điểm cực bắc. Cả năm là năm mới, ngày 1-1 =)), nên ở đó đều chỉ có 12 lá số.

2-Tôi không nghĩ có thể nhìn thấy giờ ở cực bắc qua nhị thập bát tú. Có thể có khái niệm thời gian trôi qua, nhưng ko có thời gian mốc.

3- Theo tôi được biết, bốn phương và vị trí ở giữa được gán cho ngũ hành. Vậy thì toi đặc khái niệm ngũ hành ở bắc cực.

Tiếp theo, mọi người nghĩ sao về việc một người sinh ra trên vũ trụ? Hoàn toàn có thể mang một bà đẻ lên vũ trụ rồi đẻ tại đó. Thế con hết đường xem tử vi? Chó đã được lên quỹ đạo, người ta cũng đã QHTD trên quỹ đạo, thì không có lý do gì để không đẻ trên quỹ đạo cả.

Ví dụ như trong http://www.history.com/shows.do?action=det...pisodeId=389084

Hoặc trong một đoạn phim tư liệu http://www.youtube.com/watch?v=J-dsr44z1II được nghiên cứu tại Nasa.

4-Theo tôi biết, ngay tại trung tâm nam cực có một trung tâm nghiêm cứu khá lớn. Vậy thì hoàn toàn có khả năng các nhà khoa học ngủ với nhau rồi đẻ con tại đó. Do đó việc có trẻ con ở Nam cực chả có gì lạ.

Đúng như đã được đề cập, phong thủy thì toi hoàn toàn vì la bàn quay loạn xị. Tất cả toàn tuyết trắng, bằng phẳng thì còn gì mà xem, ngôi nhà nào cũng tròn như nhà của người eskimo.Posted Image

Đây, mời bác Thiên Sứ, chuyên gia phong thủy Việt, xem hộ cháu xem Trạm Amundsen-Scott ở Nam Cực làm ăn có phát đạt không?

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Kakalotta thân mến.

Tôi có thể nói với anh những điều sau đây:

Anh khá thông minh so với lứa tuổi của anh. Nhưng chính vì điều này mà nó sẽ làm anh phải hối hận về sau. Bởi vì sự thông minh và thành đạt sớm đã khiến cho anh tưởng rằng anh đã đạt tới đỉnh cao về chân lý và không hề chiêm nghiệm suy xét. Luôn tưởng mình là đúng.

Lý học Đông phương xác định có ba điều tối kỵ cho một đời người:

1 - Già sống cô độc.

2 - Nghèo khổ bần hàn mang trong bệnh

Hai điều này thì không cần thông minh lắm cũng thừa nhận.

Còn đây là điều thứ ba:

3 - Thiếu niên đắc chí.

Anh hãy suy ngẫm điều này.

Có thể nói rằng:

May mắn anh đã vào đây và gặp tôi. Những điều mà anh nói và trả lời ngay lập tức sau khi xem xong bài viết của tôi và Đào Hoa, chứng tỏ anh không phải là người chịu khó suy nghiệm, mặc dù phản ứng nhậy bén. Tôi cũng rất kiêu ngạo. Nhưng cái kiêu ngạo của tôi chỉ là một phương tiên vì phải một mình một ngựa trước "hầu hết những nhà khoa học trong nước" và cộng đồng khoa học thế giới" phủ nhận văn hiến Việt. Nó không phải kiêu ngạo vì thành đạt quá sớm như anh.

Tôi đang bận. Nhưng trong ngày hôm nay tôi sẽ trả lời anh từng điểm một.

Share this post


Link to post
Share on other sites