Thiên Sứ

VẤN NẠN TỬ VI.

111 bài viết trong chủ đề này

Vì về cơ bản ADNH và khoa học phương Tây là khác nhau cả về nhận thức lẫn phương pháp luận. Chính ngành vật lí đầu thế kỉ 20 đã gặp khủng hoảng về nhận thức luận, và nó là tiền đề cho những tư tưởng mới, quan niệm mới của Planck, Einstein… ra đời. Và đến ngày nay là đầu thế kỉ 21, Batin cho là ngành vật lí lại rơi vào “hố đen” mới về tư tưởng với những lí thuyết kiểu bigbang, siêu dây…, cho nên ngành vật lí hiện đại mới tìm về phương Đông, tìm về với Phật học, với Lí học, Đạo học…

Batin thân mến!

Trước mắt mọi người đều nhận thấy một cách trực quan như Batin đã nhận xét:"về cơ bản ADNH và khoa học phương Tây là khác nhau cả về nhận thức lẫn phương pháp luận". Mọi người cũng nhận thấy Lý học với dạng thức hiện tại không quan tâm đến "phổ Hydro" thể hiện như thế nào, và mọi người cũng nhận thấy nền khoa học hiện tại không biết "coi bói". Nhưng nếu mọi việc sáng sủa như vậy và chỉ là như vậy thì anh TS với tư cách là một nhà Lý học đã không có cách gì để "rất tự tin" chỉ thẳng ra học thuyết ADNH là TOE. Tương tự như vậy khoa học hiện đại với nền tảng toán học và công nghệ đồ sộ như vậy sẽ chẳng có ai phải sửng sốt kêu lên:"Thuyết ADNH với dạng thức hiện tại vẫn là những mảnh vụn còn lại của một TOE". Đây chính là lương tri Batin ạ.

Các nhà khoa học nhận thức được một nền văn minh toàn cầu cổ xưa, hoàn toàn có thể xây dựng một lý thuyết mới mà chẳng cần nhắc gì đến ADNH, nhưng họ đã không làm như vậy. Trong các paper dày đặt các công thức toán học họ vẫn luôn nhắc đến sự huyền vĩ của nền lý học phương đông, rộng hơn là của nền văn minh toàn cầu cổ xưa.

Không đơn giản vì khủng hoảng ý tưởng mà "ngành vật lí hiện đại mới tìm về phương Đông, tìm về với Phật học, với Lí học, Đạo học… " đâu Batin thân mến. Vấn đề là ở chỗ, cho đến những năm gần đây, tri thức của con người hiện đại mới tạm đủ để có thể từng bước, từng bước chắc chắn thâm nhập vào địa hạt này. Chỉ vì chúng ta thiếu thông tin cập nhật và cũng vì sự nhạy cảm của chủ đề, cũng như do nó còn quá mới và quá khó mà các phương tiện thông tin hay các trường đại học đã không hoặc không kịp phổ biến các tri thức này.

Anh K đã nói về bigbang, về khởi nguyên vũ trụ một cách quả quyết bằng những lí thuyết khoa học “brand new” nhất, và anh cho là Lí học đông phương với ADNH là trường hợp riêng của vật lí toán, cụ thể là đại số Clifford, đại số Lie… mà thú thật bản thân Batin không đủ trình độ thưởng thức dù trước đây có biết lõ mõ về toán.

Vật lý toán là một trong những công cụ và phương tiện tri thức đỉnh cao của nền văn minh hiện đại, không nên đặt khoa học lý thuyết và Lý học đối lập với nhau hoặc phân biệt quá rạch ròi một chút nào vì trên thực tế cả hai đều cùng tri thức về thế giới. Câu "ADNH là trường hợp riêng của vật lí toán" không đúng Batin ạ, vật lý toán không phải là một lý thuyết để nhận ADNH là trường hợp riêng. Kaka cũng như tôi chỉ muốn cho mọi người trên diễn đàn biết được một sự thật:"Lý học phương đông đã được người xưa xây dựng trên một nền tảng toán học rất cao, không phải chỉ là các lý luận mà nền Lý học thực sự có nền tảng sừng sửng là các Định Lý của toán học". Tôi xin nhắc lại, đó là các Định lý chứng minh bằng toán học chứ không phải chỉ là các nguyên lý phải chấp nhận. Vì vậy, tính đúng đắn và khoa học của các ứng dụng Lý học trên thực tế là hoàn toàn có cơ sở nếu ứng dụng đó không bị thất truyền hoặc đã bị làm méo mó sai với nguyên bản.

Để tính toán, con người ai cũng phải dùng đại số. Với các đối tượng phức tạp người ta phải dùng các công cụ đại số tổng quát, hình học tổng quát để tính toán, để luận giải. Đại số Clifford, đại số Lie, hình học đại số, hình học không giao hoán... là những công cụ như vậy. Thực ra Kaka đã cập nhật được thông tin chứ không phải là các ý kiến chủ quan.

Batin cũng không cho rằng cần xây dựng lại một nền Lí học đông phương sao cho có thể giải thích được mọi chuyện, từ những việc vi tế nhất cho đến những việc vĩ mô nhất. Thứ nhất, nó dễ mắc phải căn bệnh “tuyệt đối hóa” của tư duy phương Tây, của khoa học phương Tây mà Batin cho là loại bệnh nan y nhất mà vô số di chứng của nó đã gây ra biết bao đau thương cho cả Trái đất này. Thứ hai, theo suy nghĩ thiển cận của Batin, chúng ta chỉ cần làm sao gây dựng lại LHDP hoàn chỉnh sao cho có thể áp dụng tốt trong đời sống hàng ngày của mọi người mọi loài, sao cho những kẻ “bán trời không văn tự” biết nghĩ lại, sao cho những người không may biết tin vào ngày mai tươi sáng hơn…; như vậy đã là phúc lớn cho nhân loại rồi. Batin xin thành kính hướng về tổ tiên người Việt mình với tâm niệm rằng tổ tiên có nhiều tư tưởng uyên áo mà vẫn rất gần gũi với cuộc sống thường ngày, còn để lại qua bao nhiêu ca dao tục ngữ truyền lại cho con cháu ngàn đời nay.

Khi đã thấm nhuần được tư tưởng Dịch lý, tư tưởng ADNH, tư duy Lý học, tư duy khoa học thì bất cư ai cũng sẽ chọn một cuộc sống nhân bản, giản dị, hiệu quả, bản lĩnh, trí tuệ và an lạc. Tôi nghĩ điều này đúng với mọi người dù là người VN bình thường hay một nhà KH phương tây nỗi tiếng.

Thân mến

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nội dung trích dẫn(Batin)Vì về cơ bản ADNH và khoa học phương Tây là khác nhau cả về nhận thức lẫn phương pháp luận. Chính ngành vật lí đầu thế kỉ 20 đã gặp khủng hoảng về nhận thức luận, và nó là tiền đề cho những tư tưởng mới, quan niệm mới của Planck, Einstein… ra đời. Và đến ngày nay là đầu thế kỉ 21, Batin cho là ngành vật lí lại rơi vào “hố đen” mới về tư tưởng với những lí thuyết kiểu bigbang, siêu dây…, cho nên ngành vật lí hiện đại mới tìm về phương Đông, tìm về với Phật học, với Lí học, Đạo học…

Tôi tán thành quan điểm của anh Quangnx và bổ sung thêm quan điểm của tôi rằng:

Hiện thức khách quan chỉ có một - do đó nhận thức của con người trước hiện thực khách quan đó là hoàn toàn giống nhau. Ở đây tôi không giới hạn hiện thực khách quan đó trong phạm vi con người nhìn thấy - mà nó bao gồm cả những cái con người nhận thức được trong những cấu trúc vi mô của vật chất, qua những phương tiện hiện đại, như: Phổ hydro, các hạt lượng tử và tính chất sóng - hạt của chúng...vv.....

Hiện thực khách quan như nhau thì khả năng tổng hợp nhận những thực tại khách quan để đến một lý thuyết phản ánh chân lý đó sẽ phải giống nhau về ý niệm - Chân lý chỉ có một. Có khác chăng là ngôn ngữ và danh từ, khái niệm diễn đạt.

Bởi vậy, về bản chất thuyết Âm Dương Ngũ hành - một lý thuyết thống nhất vũ trụ - sẽ không thể khác nhau vì cùng là phản ánh hiện thực. Hay nói đúng hơn: Quy luật của hiện thực khách quan. Nhưng, những nhận thức khách quan hiện nay của tri thức hiện đại đã phản ánh tất cả những dạng tồn tại của vật chất và sự tương tác có quy luật của chúng hay chưa? Chắc chắn là chưa! Có thể chú quan mà nói rằng: Còn một khoảng trống rất lớn giữa tri thức của con người hiện đại với hiện thức khách quan đang tồn tại trên thực tế, ngay trong vũ trụ và ngay trong con người chúng ta, nói chung và mỗi con người chúng ta nói riêng. Tôi lấy thí dụ: Khí là một khái niệm của Lý học Đông phương đã nhận thức là hiện thực khách quan trong con người. Điều này khoa học hiện đại đã xác nhận vào năm 1967 - bởi các nhà khoa học Pháp. Nhưng bản chất của khí là gì? Khoa học hiện đại chưa tìm được câu trả lời. Nhưng nền văn minh tạo ra thuyết Âm Dương Ngũ hành và Lý học Đông phương đó thì đã ứng dụng trong Đông y, Phong thủy...vv...với khả năng tiên tri.

Qua đó chúng ta ý niệm được rằng: Có một khoảng cách rất xa giữa nhận thức thực tại của nền văn minh cổ xưa và nền văn minh hiện tại. Chính khoảng cách đó khiến này sinh sự hiểu nhầm về tính khác biệt giữa Lý Học Đông Phương và khoa học hiện đại. Hoàn toàn không có vấn đề khác biệt khi cả hai đều là sự tổng hợp từ hiện thức khách quan. Sự khác biệt này chỉ là khối lượng được nhận thức và tổng hợp từ thực tại khách quan.

Lý học Đông phương có khả năng tiên tri - dù chỉ trước một năm cho mọi vấn đề liên quan đến trái Đất và con người - Còn khoa học hiện đại thì không - đã đủ chứng tỏ sự vĩ đại của nó. Huống chi, trong lý học Đông phương, sự tiên tri với tương lai chu kỳ quy luật cả.....triệu năm về trước và về sau (Xin xem và tìm hiểu Thái Ất - Bởi vậy, khả năng tiên tri của lịch May - a chưa là cái gì).

Trình độ của khoa học hiện đại chỉ là một học sinh học dở cấp II phổ thông Trung học - trường làng vùng sâu, vùng xa ở một quốc gia lạc hậu - so với Lý học Đông Phương là viện sĩ hàng đầu của viện Hàn Lâm Khoa Học đẳng cấp quốc tế.

Bởi vậy, không hiểu được nó. Thái độ của các nhà khoa học hiện nay sẽ là - vì không hiểu nổi - nên:

- Phủ định: Mê tín dị đoan - cho đỡ phải tư duy. Đây là cách lựa chọn khôn ngoan, hèn nhát và lười biếng.

- Tìm hiểu và khám phá. Đây là cách lưạ chọn đòi hỏi phải hy sinh và có thể là ngớ ngẩn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi nói lại quan điểm của tôi.

Tôi đồng ý một điều, tử vi hoàn toàn có cơ sở. Càng đi sâu vào tử vi, tôi càng kinh ngạc trước sự chính xác của nó và không giải thích được bằng hiểu biết hiện nay của khoa học. Tôi có xem tử vi cho nhiều bạn bè, và họ đều khẳng định sự chính xác cao. Tuy nhiên khẳng định nó là lý thuyết bao trùm vũ trụ thì lại là trò cười, vì nó không giải thích được ngay cả những điều đơn giản nhất.

Trình độ của khoa học hiện đại chỉ là một học sinh học dở cấp II phổ thông Trung học - trường làng vùng sâu, vùng xa ở một quốc gia lạc hậu - so với Lý học Đông Phương là viện sĩ hàng đầu của viện Hàn Lâm Khoa Học đẳng cấp quốc tế.

Đoạn này thì bác TS nói quá là linh tinh. Hai cái đi theo hai đường khác nhau, so thế nào được. Một cái chứng minh chặt chẽ, một cái là học vẹt.

Vì vậy, theo quan điểm của tôi, tử vi, và sâu hơn nữa là ngũ hành nên có một nền tảng lý thuyết toán học vững vàng và rất sâu sắc. ADNH do đó có thể là tàn tích của một nền văn minh khác để lại cho đến nay. Đứng đằng sau phải là cả một nền tảng khoa học lớn.

Tuy nhiên lý thuyết này đã bị thất truyền và mọi người chỉ biết một phần nhỏ của nó, sau đó thì vẽ rắn thêm chân. Ông nào học tử vi ngũ hành cũng tìm cách đề xuất ra một lý thuyết nào đó ví dụ vẽ thêm vài vì sao, lý giải nọ kia, vì nếu không như vậy thì không chứng tỏ mình là chuyên gia, có khả năng sáng tạo!!! Tiếc là toàn sáng tạo linh tinh, không có cơ sở do hiểu biết về khoa học hạn chế. Tôi có đọc qua cuốn "tử vi dưới con mắt khoa học" của một tiến sĩ ngành hóa (thất nghiệp và lụi bại trong khoa học) tên là Đằng sơn. (tôi khá dị ứng với việc ông ta khoe học vị Tiến sĩ của mình khi viết sách, tuy nhiên đó là việc khác). Tôi khá thất vọng vì hàm lượng khoa học trong đó. Có thể lý do, Đằng Sơn làm về hóa, nên kiến thức về toán và lý tồi!!! Được cái, ông ta khá tự trọng, và hiểu nguyên tắc nên trích dẫn khá đầy đủ nguồn, ai là người phát minh ra a,b,c...

Vì vậy, tôi không tin rằng Trần Đoàn phát minh ra tử vi, như hầu hết mọi người đếu nghĩ. Về một khía cạnh nào đó, ông ta là một nhà sư phạm tồi, đào tạo ra mấy đệ tử mà chả có ai học đến nơi đến chốn, nên mới sinh ra tử vi nam/bắc phái và người ta toàn học vẹt!

Ví dụ

1-Tại sao lại là ngũ hành mà không phải là bát hành hay thập hành? Có ai hiểu được tại sao lại là ngũ chứ không phải là bát? Tôi có thể kiếm được rất nhiều cái tương sinh tương khắc kiểu đó, trời< mây<gió<thành<chuột<mèo<chó<người

2-Tại sao một người sinh vào 3 h 1 phút thì lại khác hoàn toàn với sinh 2 h 59 phút. Về nguyên tắc, nếu giải thích kiểu của Đằng Sơn thì cực kì không ổn, bởi vì vị trí của các hành tinh về nguyên tắc hoàn toàn không khác nhau mấy giữa 2 thời điểm này!!!!

3- Tại sao lại có 12 phương/cung? Đằng Sơn nói rất linh tinh, và gượng ép, nào là vì 12 chia hết cho 3 và 4... rồi thì chọn 12 vì nó đơn giản hơn 24.... Trong khi tôi hoàn toàn có thể yêu cầu phải là 8 hướng, vì không gian có 3 chiều, hoặc nhiều hơn.

Về mặt toán học, lý luận của Đằng Sơn tương tự với đại số G2.

Posted Image

Tuy nhiên chả có lý do gì để chọn G2 so với E8 cả!

Mũi tên dài là chính chiếu, ở giữa là mặt trời!

Nguồn, http://en.wikipedia....iki/Root_system

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi nói lại quan điểm của tôi.

Tôi đồng ý một điều, tử vi hoàn toàn có cơ sở. Càng đi sâu vào tử vi, tôi càng kinh ngạc trước sự chính xác của nó và không giải thích được bằng hiểu biết hiện nay của khoa học. Tôi có xem tử vi cho nhiều bạn bè, và họ đều khẳng định sự chính xác cao. Tuy nhiên khẳng định nó là lý thuyết bao trùm vũ trụ thì lại là trò cười, vì nó không giải thích được ngay cả những điều đơn giản nhất.

Đoạn này thì bác TS nói quá là linh tinh. Hai cái đi theo hai đường khác nhau, so thế nào được. Một cái chứng minh chặt chẽ, một cái là học vẹt.

Vì vậy, theo quan điểm của tôi, tử vi, và sâu hơn nữa là ngũ hành nên có một nền tảng lý thuyết toán học vững vàng và rất sâu sắc. ADNH do đó có thể là tàn tích của một nền văn minh khác để lại cho đến nay. Đứng đằng sau phải là cả một nền tảng khoa học lớn.

Tuy nhiên lý thuyết này đã bị thất truyền và mọi người chỉ biết một phần nhỏ của nó, sau đó thì vẽ rắn thêm chân. Ông nào học tử vi ngũ hành cũng tìm cách đề xuất ra một lý thuyết nào đó ví dụ vẽ thêm vài vì sao, lý giải nọ kia, vì nếu không như vậy thì không chứng tỏ mình là chuyên gia, có khả năng sáng tạo!!! Tiếc là toàn sáng tạo linh tinh, không có cơ sở do hiểu biết về khoa học hạn chế. Tôi có đọc qua cuốn "tử vi dưới con mắt khoa học" của một tiến sĩ ngành hóa (thất nghiệp và lụi bại trong khoa học) tên là Đằng sơn. (tôi khá dị ứng với việc ông ta khoe học vị Tiến sĩ của mình khi viết sách, tuy nhiên đó là việc khác). Tôi khá thất vọng vì hàm lượng khoa học trong đó. Có thể lý do, Đằng Sơn làm về hóa, nên kiến thức về toán và lý tồi!!! Được cái, ông ta khá tự trọng, và hiểu nguyên tắc nên trích dẫn khá đầy đủ nguồn, ai là người phát minh ra a,b,c...

Vì vậy, tôi không tin rằng Trần Đoàn phát minh ra tử vi, như hầu hết mọi người đếu nghĩ. Về một khía cạnh nào đó, ông ta là một nhà sư phạm tồi, đào tạo ra mấy đệ tử mà chả có ai học đến nơi đến chốn, nên mới sinh ra tử vi nam/bắc phái và người ta toàn học vẹt!

Ví dụ

1-Tại sao lại là ngũ hành mà không phải là bát hành hay thập hành? Có ai hiểu được tại sao lại là ngũ chứ không phải là bát? Tôi có thể kiếm được rất nhiều cái tương sinh tương khắc kiểu đó, trời< mây<gió<thành<chuột<mèo<chó<người

2-Tại sao một người sinh vào 3 h 1 phút thì lại khác hoàn toàn với sinh 2 h 59 phút. Về nguyên tắc, nếu giải thích kiểu của Đằng Sơn thì cực kì không ổn, bởi vì vị trí của các hành tinh về nguyên tắc hoàn toàn không khác nhau mấy giữa 2 thời điểm này!!!!

3- Tại sao lại có 12 phương/cung? Đằng Sơn nói rất linh tinh, và gượng ép, nào là vì 12 chia hết cho 3 và 4... rồi thì chọn 12 vì nó đơn giản hơn 24.... Trong khi tôi hoàn toàn có thể yêu cầu phải là 8 hướng, vì không gian có 3 chiều, hoặc nhiều hơn.

Về mặt toán học, lý luận của Đằng Sơn tương tự với đại số G2.

Posted Image

Tuy nhiên chả có lý do gì để chọn G2 so với E8 cả!

Mũi tên dài là chính chiếu, ở giữa là mặt trời!

Nguồn, http://en.wikipedia.org/wiki/Root_system

Kakalotta chỉ mới biết xem tử vi. Và chẳng hiểu gì về lý học Đông Phương cả. Biết xem Tử Vi - chỉ cần học vẹt. Điều này thì hoàn toàn đúng. Nhưng Lý học Đông phương thì là một hệ thống lý thuyết có cơ sở từ nhận thức. Có thể tôi diễn đạt chưa chuẩn. Chứ không nói linh tinh.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quan điểm của tôi không bị mấy cái gọi là phản biện của Kakalotta làm thay đổi:

Cái mà anh ta cho rằng tôi nói linh tinh , thực ra là anh ta không hiểu gì về bản chất và thực tại hiện nay của Lý học Đông Phương.

1 - Bản chất so sánh Lý Học với khoa học.

- Trong bài trả lời Batin ở trên - tôi cho rằng:

Về bản chất Lý học Đông Phương và khoa học đều là những lý thuyết phản ánh nhận thức thực tại. Nói theo ngôn nhữ triết học thì là: Những tư duy trưù tượng được tổng hợp từ trực quan sinh động. Nhưng Lý học Đông phương có khái niệm và ngôn từ khác với ngôn ngữ và khái niệm so với khoa học hiện đại. Vì nó xuất phát từ hai nền văn minh khác nhau. Nhưng bản chất cả hai đều phản ánh thực tại và Lý học Đông phương là học thuyết cao cấp hơn nhiều so với tri thức khoa học hiện đại. Điều này đâu có gì là "linh tinh".

Vấn đề chỉ giới hạn ở đây - do nội dung trả lời Batin.

2 - Thực tại của Lý Học Đông Phương.

Anh Kakalotta lấy trình dộ hiểu biết của anh ta về lý học Đông phương - qua thực tại của nó mà anh biết qua mônb tử Vi để so sánh với tri thức khoa học. Thực tại đó là: Nền Lý học Đông phương đã thất truyền chỉ còn lại những phương pháp ứng dụng - thí dụ như khoa Tử Vi mà anh ta biết được - để cho rằng Lý học Đông phương không có những lý thuyết đươc chứng nghiệm như anh ta nói - Mà chỉ cần học "vẹt" như anh ta học Tử Vi.

Sự hiểu biết của anh ta còn nông cạn. Nên tôi cũng không chấp. Tôi cũng muốn nhắc để anh ấy hiểu rằng: Muốn có một bộ môn dự đoán như Môn Tử Vi mà anh ta chỉ học thuộc lòng và đoán công nhận hay đó thì những người sáng tạo ra nó cũng đã phải làm bao nhiếu việc mà những nhà khoa học hiện nay đã làm. Điều này là quy luật tất yếu.Vì Tử Vi - cũng như các bộ môn ứng dụng trong Lý Học Đông phương chỉ là hệ quả của một hệ thống Lý Thuyết đã thất truyền và chúng ta có trách nhiệm phục hồi. Nhân danh nền văn hiến Việt.

Có điều là tôi chỉ lấy làm lạ là anh Kakalotta nhân danh khoa học và trình độ của anh ta - ở Hoa kỳ. Lúc tôi chưa sáng Hoa Kỳ thì tôi cứ tưởng đây là lối sống Hoa Kỳ và của các khoa học gia được đào tạo ở đây. Nhưng khi tôi sang Hoa Kỳ - hiện tôi đang ở đây. Tôi thấy người ở đây rất lịch sự: Do vô tình mình nhìn họ thì họ chào mình dù già hay trẻ hơn và không quen biết. Câu chào thường dùng của họ là "Hai"; hay "Hế lô".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa anh quangnx.

Trước mắt mọi người đều nhận thấy một cách trực quan như Batin đã nhận xét:"về cơ bản ADNH và khoa học phương Tây là khác nhau cả về nhận thức lẫn phương pháp luận". Mọi người cũng nhận thấy Lý học với dạng thức hiện tại không quan tâm đến "phổ Hydro" thể hiện như thế nào, và mọi người cũng nhận thấy nền khoa học hiện tại không biết "coi bói". Nhưng nếu mọi việc sáng sủa như vậy và chỉ là như vậy thì anh TS với tư cách là một nhà Lý học đã không có cách gì để "rất tự tin" chỉ thẳng ra học thuyết ADNH là TOE. Tương tự như vậy khoa học hiện đại với nền tảng toán học và công nghệ đồ sộ như vậy sẽ chẳng có ai phải sửng sốt kêu lên:"Thuyết ADNH với dạng thức hiện tại vẫn là những mảnh vụn còn lại của một TOE". Đây chính là lương tri Batin ạ.

Các nhà khoa học nhận thức được một nền văn minh toàn cầu cổ xưa, hoàn toàn có thể xây dựng một lý thuyết mới mà chẳng cần nhắc gì đến ADNH, nhưng họ đã không làm như vậy. Trong các paper dày đặt các công thức toán học họ vẫn luôn nhắc đến sự huyền vĩ của nền lý học phương đông, rộng hơn là của nền văn minh toàn cầu cổ xưa.

Không đơn giản vì khủng hoảng ý tưởng mà "ngành vật lí hiện đại mới tìm về phương Đông, tìm về với Phật học, với Lí học, Đạo học… " đâu Batin thân mến. Vấn đề là ở chỗ, cho đến những năm gần đây, tri thức của con người hiện đại mới tạm đủ để có thể từng bước, từng bước chắc chắn thâm nhập vào địa hạt này. Chỉ vì chúng ta thiếu thông tin cập nhật và cũng vì sự nhạy cảm của chủ đề, cũng như do nó còn quá mới và quá khó mà các phương tiện thông tin hay các trường đại học đã không hoặc không kịp phổ biến các tri thức này.

Cảm ơn anh quangnx đã chỉ ra thiếu sót của em. Thực sự em rất vui khi biết được, qua thông tin anh cho, là nhiều nhà khoa học hàng đầu rất trân trọng Đạo học phương đông (trong đó có Lí học) nói riêng hay nền văn minh toàn cầu cổ xưa nói chung. Vì cái em lo ngại là Khoa học đến hiện giờ khi đạt được nhiều thành tựu vượt bậc thì tỏ ra kiêu ngạo, tự lấy nhận thức của khoa học, phương pháp của khoa học ra để đánh giá những tư tưởng vốn có ít nhiều khác biệt với mình.

Vật lý toán là một trong những công cụ và phương tiện tri thức đỉnh cao của nền văn minh hiện đại, không nên đặt khoa học lý thuyết và Lý học đối lập với nhau hoặc phân biệt quá rạch ròi một chút nào vì trên thực tế cả hai đều cùng tri thức về thế giới. Câu "ADNH là trường hợp riêng của vật lí toán" không đúng Batin ạ, vật lý toán không phải là một lý thuyết để nhận ADNH là trường hợp riêng. Kaka cũng như tôi chỉ muốn cho mọi người trên diễn đàn biết được một sự thật:"Lý học phương đông đã được người xưa xây dựng trên một nền tảng toán học rất cao, không phải chỉ là các lý luận mà nền Lý học thực sự có nền tảng sừng sửng là các Định Lý của toán học". Tôi xin nhắc lại, đó là các Định lý chứng minh bằng toán học chứ không phải chỉ là các nguyên lý phải chấp nhận. Vì vậy, tính đúng đắn và khoa học của các ứng dụng Lý học trên thực tế là hoàn toàn có cơ sở nếu ứng dụng đó không bị thất truyền hoặc đã bị làm méo mó sai với nguyên bản.

Để tính toán, con người ai cũng phải dùng đại số. Với các đối tượng phức tạp người ta phải dùng các công cụ đại số tổng quát, hình học tổng quát để tính toán, để luận giải. Đại số Clifford, đại số Lie, hình học đại số, hình học không giao hoán... là những công cụ như vậy. Thực ra Kaka đã cập nhật được thông tin chứ không phải là các ý kiến chủ quan.

Nói thêm 1 chút về sự khác biệt. Bản thân em hoàn toàn ko chủ định đối lập hay phân biệt rạch ròi giữa LHDP và Khoa học, mà là theo văn mạch của nhiều vị ở đây thì hai chủ thể trên là đối lập, hoặc có tính so đo, thể hiện rõ ở các trao đổi, chẳng hạn:

Bác Thiên Sứ

Trình độ của khoa học hiện đại chỉ là một học sinh học dở cấp II phổ thông Trung học - trường làng vùng sâu, vùng xa ở một quốc gia lạc hậu - so với Lý học Đông Phương là viện sĩ hàng đầu của viện Hàn Lâm Khoa Học đẳng cấp quốc tế.

Anh Kakalotta

Vì vậy, theo quan điểm của tôi, tử vi, và sâu hơn nữa là ngũ hành nên có một nền tảng lý thuyết toán học vững vàng và rất sâu sắc. ADNH do đó có thể là tàn tích của một nền văn minh khác để lại cho đến nay. Đứng đằng sau phải là cả một nền tảng khoa học lớn.

Cụ thể, nhìn từ chiều Khoa học, phát biểu “ADNH là trường hợp riêng của vật lí toán” được anh Kakalotta (K) nêu trong chủ đề “Định mệnh có thật hay không?” (nếu được anh K có thể vui lòng xác nhận lại) và trong chủ đề hiện tại thì anh K viết: Vì vậy, theo quan điểm của tôi, tử vi, và sâu hơn nữa là ngũ hành nên có một nền tảng lý thuyết toán học vững vàng và rất sâu sắc. ADNH do đó có thể là tàn tích của một nền văn minh khác để lại cho đến nay. Đứng đằng sau phải là cả một nền tảng khoa học lớn.

Rõ ràng khi anh K đã viết là “nền tảng” thì Batin tự nhiên hiểu là “ADNH là trường hợp riêng của vật lí toán”. Một điều dễ thấy trong hệ thống ADNH còn lại hiện nay có nhiều dấu vết của toán, từ đơn giản như ma trận, số nhị phân… cho đến phức tạp như đại số Lie, E8… mà anh quangnx hay anh K đã đề cập. Tuy nhiên từ dấu vết đó mà kết luận ADNH có nền tảng toán học e là hơi vội vàng. Chẳng hạn, không thể vì loài người có những dấu vết của loài khỉ mà kết luận loài người có nền tảng là loài khỉ, hay loài khỉ có dấu vết của loài người mà kết luận loài khỉ có nền tảng là loài người. Cụ thể hơn, xét bản thân một số mô hình tính toán rất phức tạp của toán học dùng để dự báo thời tiết. Một mô hình cực kì tinh vi như thế cũng không tránh cho nước Mĩ, số 1 thế giới về toán, khỏi những thảm họa như Katrina… Ngược lại, một mô hình LHDP như Dịch học lại dự báo chính xác ngày bắt đầu và kết thúc chiến tranh Iraq (nguồn từ bác Thiên Sứ) mà thú vị ở chỗ có thể ngay người trong cuộc như ông Bush, ông Powell… cũng không thể biết được! Đáng kinh ngạc ở chỗ mô hình này đã dự báo thành công một vấn đề mà xét theo xác suất là nhỏ không thể tưởng, dù lấy bất cứ biến cố nào làm chuẩn. Batin nghĩ toán học là một phương tiện để hiểu LHDP, chứ không phải là nền tảng.

Như vậy phải chăng Batin cho toán học hay khoa học có nền tảng từ LHDP? Dạ cũng không phải. Bây giờ nhìn từ chiều LHDP, bác Thiên Sứ, anh Vo Truoc… cho là, xin phép viết khái quát, “LHDP là 1 học thuyết bao trùm vũ trụ”. Batin xin nói rõ quan điểm của mình là Batin không nghĩ vậy, vì cũng như cách nói của anh K, LHDP không lí giải được rất nhiều quy luật bình thường có xác suất rất lớn. Công nhận là trong suy nghĩ, chúng ta đều cảm nhận được dấu vết còn lại của LHDP dựa trên nền tảng nào đó cực kì huyền vĩ. Tuy nhiên nếu lấy đó làm điểm tựa để ta bình phẩm các vấn đề khác, cụ thể trên diễn đàn này là các vấn đề toán lí, là hoàn toàn khập khiễng. Vì ngược lại, các nhà khoa học nói chung hay toán lí nói riêng cho dù chưa giải quyết được nhiều vấn đề mà LHDP thuần thục, hoàn toàn có thể lập luận tương tự : “TOE của chúng tôi dựa trên một nền tảng huyền vĩ từ xưa mà khoa học hiện đại ngày nay là những mảnh vụn còn sót lại!”

Như vậy, thưa anh quangnx, em hoàn toàn không định đối lập Lí học và Khoa học, cũng như không nghĩ cái nào là nền tảng của cái nào, cái nào bao trùm lên cái nào. Em nghĩ cả hai đều là những mảnh còn lại của một cái nào đó diệu kì, mà em tạm gọi là chân lí. Trên con đường hướng tới đó, Khoa học và Lí học như hai mặt của 1 đồng tiền, đồng thời cái này là tấm gương soi cho cái kia, bổ sung và bổ khuyết cho nhau.

Trân trọng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

1 - Bản chất so sánh Lý Học với khoa học.

- Trong bài trả lời Batin ở trên - tôi cho rằng:

Về bản chất Lý học Đông Phương và khoa học đều là những lý thuyết phản ánh nhận thức thực tại. Nói theo ngôn nhữ triết học thì là: Những tư duy trưù tượng được tổng hợp từ trực quan sinh động. Nhưng Lý học Đông phương có khái niệm và ngôn từ khác với ngôn ngữ và khái niệm so với khoa học hiện đại. Vì nó xuất phát từ hai nền văn minh khác nhau.

Thưa bác Thiên Sứ.

Cháu cũng nghĩ như bác về "ngôn ngữ" và "khái niệm". Còn một số vấn đề liên quan đến "nhận thức", "trực quan"... cháu xin phép được trao đổi với bác trong bài tới. Cháu cũng đang soạn 1 bài về "Phương pháp khoa học", khi xong cháu sẽ gửi lên để bác cùng mọi người tham khảo và chỉ bảo thêm.

Trân trọng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

@Batin thân mến, tôi đã viết tất rõ:

Vật lý toán là một trong những công cụ và phương tiện tri thức đỉnh cao của nền văn minh hiện đại, không nên đặt khoa học lý thuyết và Lý học đối lập với nhau hoặc phân biệt quá rạch ròi một chút nào vì trên thực tế cả hai đều cùng tri thức về thế giới. Câu "ADNH là trường hợp riêng của vật lí toán" không đúng Batin ạ, vật lý toán không phải là một lý thuyết để nhận ADNH là trường hợp riêng...

lý luận một hồi rồi Batin lặp lại:

...Batin nghĩ toán học là một phương tiện để hiểu LHDP

Đúng vậy, Toán học là công cụ, là phương tiện "khả tín, khả dụng, khả tri" cực mạnh của "Nền văn minh đương đại". Bất cứ Lý thuyết khoa học nào đều hướng tới xác lập được chân đứng vững vàng trên nền tảng toán học. Đó cũng là cơ sở khách quan và hiệu quả để phát triển các ứng dụng của Lý thuyết khi xác minh được sự phù hợp của mô hình với thực tại.

Đoạn này

Rõ ràng khi anh K đã viết là “nền tảng” thì Batin tự nhiên hiểu là “ADNH là trường hợp riêng của vật lí toán”. Một điều dễ thấy trong hệ thống ADNH còn lại hiện nay có nhiều dấu vết của toán, từ đơn giản như ma trận, số nhị phân… cho đến phức tạp như đại số Lie, E8… mà anh quangnx hay anh K đã đề cập. Tuy nhiên từ dấu vết đó mà kết luận ADNH có nền tảng toán học e là hơi vội vàng. Chẳng hạn, không thể vì loài người có những dấu vết của loài khỉ mà kết luận loài người có nền tảng là loài khỉ, hay loài khỉ có dấu vết của loài người mà kết luận loài khỉ có nền tảng là loài người. Cụ thể hơn, xét bản thân một số mô hình tính toán rất phức tạp của toán học dùng để dự báo thời tiết. Một mô hình cực kì tinh vi như thế cũng không tránh cho nước Mĩ, số 1 thế giới về toán, khỏi những thảm họa như Katrina… Ngược lại, một mô hình LHDP như Dịch học lại dự báo chính xác ngày bắt đầu và kết thúc chiến tranh Iraq (nguồn từ bác Thiên Sứ) mà thú vị ở chỗ có thể ngay người trong cuộc như ông Bush, ông Powell… cũng không thể biết được! Đáng kinh ngạc ở chỗ mô hình này đã dự báo thành công một vấn đề mà xét theo xác suất là nhỏ không thể tưởng, dù lấy bất cứ biến cố nào làm chuẩn. Batin nghĩ toán học là một phương tiện để hiểu LHDP, chứ không phải là nền tảng.

Như vậy phải chăng Batin cho toán học hay khoa học có nền tảng từ LHDP? Dạ cũng không phải. Bây giờ nhìn từ chiều LHDP, bác Thiên Sứ, anh Vo Truoc… cho là, xin phép viết khái quát, “LHDP là 1 học thuyết bao trùm vũ trụ”. Batin xin nói rõ quan điểm của mình là Batin không nghĩ vậy, vì cũng như cách nói của anh K, LHDP không lí giải được rất nhiều quy luật bình thường có xác suất rất lớn. Công nhận là trong suy nghĩ, chúng ta đều cảm nhận được dấu vết còn lại của LHDP dựa trên nền tảng nào đó cực kì huyền vĩ. Tuy nhiên nếu lấy đó làm điểm tựa để ta bình phẩm các vấn đề khác, cụ thể trên diễn đàn này là các vấn đề toán lí, là hoàn toàn khập khiễng. Vì ngược lại, các nhà khoa học nói chung hay toán lí nói riêng cho dù chưa giải quyết được nhiều vấn đề mà LHDP thuần thục, hoàn toàn có thể lập luận tương tự : “TOE của chúng tôi dựa trên một nền tảng huyền vĩ từ xưa mà khoa học hiện đại ngày nay là những mảnh vụn còn sót lại!”

Batin còn rất trẻ, thời gian để tiếp cận với các tri thức "đầy đặn" và "chuẩn" của nhân loại còn rất nhiều. Đừng vội "phán" hãy tiếp tục tích lủy...!

Cũng nên tránh lối tư duy "gói một cục, giục qua một bên" vì nó sẽ làm cho các bạn trẻ bỏ qua rất nhiều điều "đáng quý" và vô tình lại làm tăng trưởng "sự ngông và lý sự" dẫn đến thui chột sức sáng tạo chân chính của tuổi trẻ. Ví dụ như trong chỉ một câu:"...cho đến phức tạp như đại số Lie, E8..." tưởng chừng như vấn đề đã đủ để khép lại. Nhưng không phải như vậy, trên thực tế đã qua nhiều đời các nhà "bác học" nghiền ngẫm nối tiếp nhau, con người hiện đại chỉ mới nhận thức được rất ít ỏi về ý nghĩa của nó. Trong khi trên cơ sở này nền khoa học đương đại đang viết những chương thuyết phục nhất về "Sự Sáng Thế".

Khoa học hiện đại có thể hiểu là sự "xây dựng lại" hoặc "sáng tạo lại" các tri kiến của "Người xưa" nhưng không thể hiểu là những mảnh vụn còn sót lại được vì mọi cái hay dỡ của nó đều tường minh Batin ạ.

Tôi viết những điều này vì niềm tin vào sự trưởng thành và tin vào sự chín chắn của các bạn trẻ. Tôi không đấu lý hay tranh luận, nhưng có điều gì chưa rõ các bạn cứ hỏi.

Thân mến

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa anh quangnx. Quả là em (nhân đây nếu Batin xưng hô chưa đúng, ví như phải gọi anh quangnx là chú do tuổi tác thì mong anh bổ khuyết. Vì Batin thấy anh gọi bác Thiên Sứ là “anh”, gọi anh Kakalotta là “em”, nên ko biết nên thế nào) thật vội vàng trong vấn đề “phương tiện và nền tảng” nêu trên, em xin nhận khuyết điểm.

Như vậy, anh công nhận Toán học là phương tiện. Nhưng tại sao phương tiện này, cho dù là cực mạnh, lại là… nền tảng cho mọi “học thuyết” khác (hay chính xác hơn là “tư tưởng” khác) hướng tới để xác lập chân đứng như anh viết? Phải chăng “phương tiện” là “nền tảng”? Phải chăng Toán học hiện thời, thậm chí trong tương lai, là “khả tín, khả dụng, khả tri” nhất khiến các học thuyết khác muốn đứng vững, muốn được công nhận là khách quan thì phải đứng bằng đôi chân của toán? Phải chăng hiện thực khách quan nào cũng phải được gắn nhãn "Khoa học" (ở đây mang nghĩa "Phương pháp khoa học") thì mới được coi là đúng đắn?

Em xin lấy hai ví dụ “khả tín, khả dụng, khả tri” nhờ anh giải đáp:

1) Hiện tượng “xá lợi” của nhiều cao tăng.

2) Hiện tượng tâm linh như gọi vong, tìm mộ.

Liệu toán lí nói riêng hay khoa học nói chung có dự định đưa ra các giả thuyết, xây dựng các mô hình, kiểm chứng bằng thực nghiệm… dựa trên nền tảng hiện thời của mình, hay thậm chí trên nền tảng sẽ phát triển trong hàng ngàn năm nữa để kết luận về hai hiện tượng nêu trên không? Trở lại thực tại, anh quangnx có thể vui lòng dùng bất kì giả thuyết khoa học nào lí giải cho em hai hiện tượng trên chăng?

Thêm nữa, thưa anh quangnx, xét về lập luận, logic toán học nói chung đánh giá thế nào về “tứ cú phân biệt”, một lập luận truyền thống của nhà Phật?

  • Nó như thế này
  • Nó không như thế này
  • Nó vừa là thế này vừa không là thế này
  • Nó chẳng như thế này, cũng không không như thế này
(tham khảo “tứ cú phân biệt”: http://vi.wikipedia.org/wiki/Long_Th%E1%BB%A5 )

Phương pháp lập luận này có phù hợp với truyền thống toán học không? Nếu câu trả lời là không, thì phải chăng đạo Phật, tạm gọi với tư cách 1 học thuyết trong văn cảnh này, nên đi tìm chân đứng trong toán học để được công nhận là khách quan? Nếu câu trả lời là có, thì em rất mong được anh quangnx chỉ ra giúp em, vì theo cái biết ít ỏi của em thì em chưa thấy 1 phương pháp logic toán nào như vậy.

Quả thật trong trao đổi với tinh thần học hỏi, bản thân em thắc mắc mình viết thế nào để anh quangnx đánh giá là “ngông và lí sự”. Chắc là qua câu chữ nào đó chưa chu đáo trong các bài viết của em đã dẫn đến hệ quả này dù em hoàn toàn không nghĩ vậy, khi em đã nhấn mạnh là biết rất ít về Lí học cũng như Khoa học. Vì vậy, nếu có những điều đáng tiếc, mong anh quangnx, cũng như bác Thiên Sứ và quí vị trên diễn đàn lượng thứ. Batin rất mong nhận được thêm nhiều trao đổi của quí vị để học hỏi thêm. Trân trọng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

trananhanhthu viết:

Bạn "vuivui", tôi ko thuộc người của "Văn hóa phương đông phương",mà là trung lập.Vuivui hãy bình tĩnh kẻo người của Văn hóa đông phương kéo đến thành đại hỗn chiến tay ba.

Cái gì thế này ?. Tôi chả hiểu gì cả !. Bên văn hóa phương đông thì liên quan gì đến Tôi ?. Mà Tôi viết chung, có liên quan đến cụ thể một ai đâu. Từ đầu chủ đề đến cuối chủ đề, kiến thức mọi mặt, phong phú được nêu ra. Nhưng "gút" lại, chẳng thấy nói lên điều gì cả. Chỉ là bởi vì "ngôn ngữ khác nhau, không có phiên dịch". Ông nói mọt đường, Bà nói một nẻo. Người không hiểu văn hóa phương đông thì lại minh giảng về triết học đông phương ??? Người mang tri thức đông phương lại bị các nhà khoa học đem nào là những toán học hiện đại, vật lý hiện đại, ...ra hù !!! Nhưng chẳng nhìn thấy được gì cái gọi là sự gắn kết giữa cái gọi là vật lý hiện đại, thậm chí toán học hiện đại với âm dương ngũ hành gì cả !!! Ngay cái khái niệm Vũ Trụ được Đông phương xem xét và bao hàm cả với Không - Thời gian tuyệt đối cũng như tương đối - là cái cơ bản nhất - còn chưa biết, chưa có khái niệm gì. Thì "tán" cái gì ở đây !!!. Tử vi nó hình thù ra sao, xuất phát từ đâu cũng chưa biết, nhăm nhăm mấy vì sao, với vài ý nghĩa để cố gắng dùng vào giải đoán còn chưa rõ, lấy gì mà đòi áp dụng toán học và tán phét với vật lý học ???.

Tóm lại, khi vào diễn đàn lý học đông phương, thì lấy ngôn ngữ đông phương mà bàn, dù đó là toán học hay vật lý học. Tức là phải có sự bắt tay gặp gỡ cái đã !. Chứ người hát tiếng anh, kẻ hò tiếng việt, đàn sáo không có thì hòa tấu cái nỗi gì !!!.

Mà cũng có gì đâu mà bình tĩnh với không bình tĩnh !. Ai vào đây hỗn chiến ???

Thân ái.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Batin thân mến!

Trước hết, tôi mong Batin khi đọc đừng để bị "biến từ" hoặc "nuốt từ". Ví dụ, khi tôi nói:

Bất cứ Lý thuyết khoa học nào đều hướng tới xác lập được chân đứng vững vàng trên nền tảng toán học. Đó cũng là cơ sở khách quan và hiệu quả để phát triển các ứng dụng của Lý thuyết khi xác minh được sự phù hợp của mô hình với thực tại.

thì Batin lại suy diễn: "...lại là… nền tảng cho mọi “học thuyết” khác (hay chính xác hơn là “tư tưởng” khác) hướng tới để xác lập chân đứng như anh viết? Phải chăng “phương tiện” là “nền tảng”? Phải chăng Toán học hiện thời, thậm chí trong tương lai, là “khả tín, khả dụng, khả tri” nhất khiến các học thuyết khác muốn đứng vững, muốn được công nhận là khách quan thì phải đứng bằng đôi chân của toán?...". Thêm bớt một vài từ vấn đề sẽ có thể trở thành cực đoan và có khi còn bị tối nghĩa hoặc phản tác dụng.

Em xin lấy hai ví dụ “khả tín, khả dụng, khả tri” nhờ anh giải đáp:

1) Hiện tượng “xá lợi” của nhiều cao tăng.

2) Hiện tượng tâm linh như gọi vong, tìm mộ.

Liệu toán lí nói riêng hay khoa học nói chung có dự định đưa ra các giả thuyết, xây dựng các mô hình, kiểm chứng bằng thực nghiệm… dựa trên nền tảng hiện thời của mình, hay thậm chí trên nền tảng sẽ phát triển trong hàng ngàn năm nữa để kết luận về hai hiện tượng nêu trên không? Trở lại thực tại, anh quangnx có thể vui lòng dùng bất kì giả thuyết khoa học nào lí giải cho em hai hiện tượng trên chăng?

Thêm nữa, thưa anh quangnx, xét về lập luận, logic toán học nói chung đánh giá thế nào về “tứ cú phân biệt”, một lập luận truyền thống của nhà Phật?

Nó như thế này

Nó không như thế này

Nó vừa là thế này vừa không là thế này

Nó chẳng như thế này, cũng không không như thế này

Batin thân mến, tôi sẽ trả lời những vấn đề được đặt ra của Batin nếu đó là thực tâm của Batin. Vì đó cũng một trong những điều kiện để chủ đề không bị phân kỳ, nói nôm na là để tránh lọt vào tình trạng "nói vần lân". Tôi nghĩ, nhiều khả năng Batin chưa thực sự chuẩn bị sẳn sàng để biết, để hiểu, để NGỘ về chúng.

Phương pháp lập luận này có phù hợp với truyền thống toán học không? Nếu câu trả lời là không, thì phải chăng đạo Phật, tạm gọi với tư cách 1 học thuyết trong văn cảnh này, nên đi tìm chân đứng trong toán học để được công nhận là khách quan? Nếu câu trả lời là có, thì em rất mong được anh quangnx chỉ ra giúp em, vì theo cái biết ít ỏi của em thì em chưa thấy 1 phương pháp logic toán nào như vậy.

Tôi tạm nói vắn tắt: "các cơ sở toán học thông thường không đủ tầm để động đến các vấn đề liên quan đến ý thức hoặc tâm linh, nhưng các cơ sở nghiên cứu tổng quát về "phạm trù", về "đối xứng", về "phép biến đổi", về "đa tạp", về "cấu trúc octonionic", về "phi tuyến", về "hổn độn" v.v... nhằm thâm nhập sâu vào hầu hết các dạng thức tồn tại của hiện thực.

Còn vấn đề này:

Quả thật trong trao đổi với tinh thần học hỏi, bản thân em thắc mắc mình viết thế nào để anh quangnx đánh giá là “ngông và lí sự”. Chắc là qua câu chữ nào đó chưa chu đáo trong các bài viết của em đã dẫn đến hệ quả này dù em hoàn toàn không nghĩ vậy

Tôi hoàn toàn không đánh giá Batin như vậy, tôi chỉ cảnh giác: "Một khi mình dám gói cả một cục "to như Vũ trụ" để xếp qua một bên mà bang bang đi tiếp, thì còn chi mà phải ngại nên nguy cơ đó là rất lớn"

Thân mến

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Quangnx thân mến.

Nếu hôm nay tôi khộng quấy rầy bời các thân chủ nhờ xem Phong thủy, tôi sẽ hiệu chỉnh lại phần viết về Bigbang với những kiến thức cập nhật mà anh đã đưa lên so với Thái Cực của thuyết ADNH.

Tôi luôn nghĩ và tin rằng: Tri thức khoa học hiện đại chỉ là trường hợp riêng của thuyết Âm Dương Ngũ hành.

Chúng tôi rất mong muốn được cộng tác với những nhà khoa học - đặc biệt là vật lý thiên văn - để cùng tìm hiểu, phục hồi thuyết ADNH.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa anh quangnx. Không biết em viết thế nào làm cho anh hiểu là em muốn "gói cả 1 cục to như vũ trụ xếp sang 1 bên"? Phải chăng khi em "gói" khoa học lại thì nghĩa là em "gói" cả vũ trụ? Phải chăng khoa học là vũ trụ?

Thưa anh, bản thân em quan niệm những điều như là vũ trụ, khởi thủy, chân lí là không để nghĩ bàn. Để chủ đề không đi quá xa, em xin dừng lại. Vì em nghĩ: theo 1 nghĩa nhất định, quả thật khoa học cũng là tôn giáo. Trân trọng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Các Bạn quan tâm tử vi thân mến !.

Chủ đề này có tên là Vấn nạn của tử vi, với những trường hợp gọi là chuyển đổi giới tính, vốn không phải là vấn nạn. Nhưng chưa có sự trả lời thì lại chuyển biến sang sự tranh luận ở những góc độ khác. Lạ ở chỗ, sự hiểu biết về tử vi, còn nhiều ngộ nhận. Mà vốn !, cái gọi là Khoa học, hay nhân danh khoa học thì đòi hỏi phải có sự chính xác, chặt chẽ và trên hết, do tử vi có bản chất nhân văn, lẽ đương nhiên, sự đòi hỏi về tính minh triết lại phải được đặt lên hàng đầu. Thì tất cả những điều đó lại "được đóng gói lại" nhét "vào hộc tủ" để mà tha hồ "tán". Đó có phải là do "cố tình" quên, hay là do chưa hiểu biết đủ về tử vi để rồi "không dám"bàn tới. Nhưng lại cứ bàn tới những gì cao siêu với những ngành toán - lý này nọ, nào là Đại số Lie, nào là Đa tạp, nào là ....Với những trạng thái như thế này, nghĩa là cứ đem những gì cao siêu nhất mà tán, ghép cho cái mà mình không hiểu, thì nói gì mà chẳng được.

Thế này nhé, làm phép tính "cộng" rất đàng hoàng, tính ra số Sao trong tử vi, được kết quả 126 sao, rồi gán :Thực vậy, ta hãy xem lại vì sao người ta xét đến con số 126 sao trong Tử vi? xin lưu ý với các bạn 126 chính là con số 126 root đỉnh của đại số Lie ngoại lệ E7- 133 chiều (126+7). Tương ứng với nó, với 126 root đỉnh ta có 126 thành phần đặc trưng sắp xếp, mô tả qui định bản thể của các đối tượng trong KG-7 kích thước.

Kế đến, 126 sao trong Tử vi lại phân thành hai nhóm lớn là "78 sao thường + 48 sao đặc biệt". 48 sao đặc biệt gồm: 14 "chính tinh" + 4 sao "Tuần-Triệt" + 12 sao "vòng tràng sinh" + 18 "sao lưu động/sao có sao lưu động".

Nhóm 78 sao thường (lưu ý con số 78 của bài Tarot) tương ứng với 78 root của đại số Lie ngoại lệ E6 - 78 chiều. Trong vật lý toán, E6 tương ứng với qui luật sinh fermion (vật chất) lần thứ nhất bao gồm electron, neutrino e và các quark u, d.

Nhóm 48 sao đặc biệt lại tương đồng với 48 root đỉnh của đại số Lie ngoại lệ F4-52 chiều (48+4). F4 trong vật lý toán hàm chứa qui luật tương tác.

Tử vi có thực là có 126 sao không, cái phép tính "cộng đó" có đúng không ?. Khi mà nói tới có 4 sao Tuần - Triệt, tức là ngụ ý có hai sao Lưu Tuần và Lưu Triệt nữa !, Nhưng thực tế, nếu đã nói Tử vi là có xuất xứ của Việt nam, thì Tử vi VN đâu có hai sao Lưu Tuần và Lưu Triệt ?. Cho dù cố cãi lấy được, thì lưu Tuần và lưu Triệt có hay không cũng còn đang tranh cãi, khi ấy, còn phải tính đến các sao Lưu khác như lưu Khôi - Việt, lưu Xương - Khúc, ...và còn Lưu Hóa nữa. Chưa hết, có bao nhiêu Vận trình, đều phải được Lưu, cớ gì chỉ có một loại Vận trình một năm là được Lưu, còn các cái khác thì không được Lưu. Cố gắng làm cho ra con số 126, để mà Ghép toán ?.

Còn nói rằng 48 sao đặc biệt - có gì mà đặc biệt ?. - hàm chứa quy luật tương tác ?. Tương tác gì vậy ?. Phải chăng các sao ngoài 48 sao kia không có tương tác ?. Hay là nói có Lưu và Chính tinh thì mới tương tác ?. Thế thì Tả Hữu và Xương Khúc cũng Hóa sao không được liệt kê ?.

Tóm lại, ai học tử vi - chả cần sâu sắc làm gì - mà chả biết con số Sao là con số chưa thống nhất, con số 126 không phải là đáp số của nó, thì hỏi cái động tác diễn giải toán học có ý nghĩa gì ?.

Bây giờ chúng ta nói đến cái gọi là cấu trúc Toán trong tử vi.

Thoạt xem, thấy việc an Sao có quy tắc. Phải chăng từ đó nảy sinh việc gán ghép nó với những cấu trúc toán học ?. Có khác gì với việc, thấy cách xây dựng Bát quái, hay 64 quái Dịch có thể từ ký hiệu hai vạch âm dương để tiến hành các quy tắc sắp xếp nhị phân mà có chúng, rồi gán cho nó có "bản chất toán học" ?. Đó là cái động tác "thấy Sang bắt quàng làm Họ". Thực tế, Dịch học, chẳng có bản chất Toán học nào cả !!! Cái việc "thấy" có hình bóng toán học trong nó là việc của mấy tay Toán học thời Cận đại, và cho tới ngày nay, chứ Cổ nhân xưa kia, chẳng biết gì về phép toán nhị phân hay thập phân gì cả để mà xây nên Bát quái, rồi 64 quái Dịch mà cho ra Dịch lý.

Tử vi cũng vậy. Nhưng trước khi nói về Tử vi, cũng nên có vài lời về cái gọi là "quê hương" của nó.

Có ý kiến cho rằng, Tử vi là thành tựu của một nền văn minh cao cấp, thậm chí cao hơn ngày nay, đã bị thất truyền. Có thật như vậy không, còn phải chờ những chứng cứ lịch sử, có tính khảo cổ và phải là Vật thể, chứ Phi vật thể thì không đủ. Song về mặt lý tính mà nếu nói, Nó là sản phẩm của không phải một người nào đó, mà là của cả một nền Văn minh, do công sức của cả nhiều thế hệ gồm nhiều người, thì không ổn. Nếu nói đó là Sản phẩm tư duy của người Việt, thì còn có thể Bàn, nhưng bảo là sản phẩm của nhiều người như đã nói thì chắc còn phải có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng có một ý kiến sẽ rất rõ ràng rằng, môn Tử vi, cho dù hiện nay nó ở dược hình dáng thế nào, cũng vẫn có khả năng là sản phẩm tư duy của chỉ một người. Bởi tầm mức của nó thực cũng chỉ đến thế mà thôi. Như nói thuyết tương đối là sản phẩm của một mình AnhxTanh, thì cái môn Tử vi cũng có thể có một người như vậy sáng tạo ra. Nhưng sau khi ra đời, thì sự minh triết nó, cũng như thuyết tương đối, sẽ trở nên hoành tráng là điều chẳng có gì phải ngạc nhiên. Cái mà Ta thấy rõ, là Tử vi không như Thuyết tương đối bởi cái tính phi chính thống của nó, nên sự minh triết mang tính huyền ảo, thần bí.

Tại sao Tôi lại có thể kết luận như vậy ?. Chỉ đơn giản, bởi vì Tôi chỉ là người bình thường, mà cũng thấy được cái nền tảng, nguyên tắc xây dựng, bản chất của môn tử vi và có thể xây dựng trọn vẹn cũng như khả dĩ thấy được những khiếm khuyết và bổ sung cho nó, thì cả ngàn năm nay, thiếu gì người xuất chúng mà không làm được việc này !!!

Có điều, có phải tử vi là của Trần Đoàn hay không ?. Lịch sử đã để lại một mối tơ vò. Nhưng có một điểm "huyệt" khiến người ta có thể nghi ngờ đó là trước tác của ông ta. Bởi không có một truyền thuyết nào có tính thuyết phục về sự ứng dụng môn tử vi do chính bởi ông ta vào nhân gian !!!. Ngay cả truyền thuyết sự tiên đoán về "hai vua" sáng lập nhà Tống cũng cho thấy sự vận dụng về Nhân tướng học của ông ta ! Câu chuyện vua Tống thái tổ đã dùng Tử vi để thu phục viên đại tướng Nữ làm loạn phục thù cho chồng thì không mấy thuyết phục bằng câu chuyện nhà Trần đã sử dụng môn Tử vi góp phần xác quyết quyết tâm chống giặc Nguyên mông của Huệ túc phu nhân ! Mà rồi, mãi sau này tới nhà Minh, mới có La hồng Tiên phổ biến bộ tử vi đẩu số, trong khi, sinh thời Trần Đoàn có rất nhiều học trò, mà toàn học trò giỏi, tại sao lại không có một ai tiếp nhận vậy ?. Đồng thời, sinh thời, Trần Đoàn rất tâm đắc với môn Tử vi, coi đó là "sáng tạo" độc nhất vô nhị của ông ta ?. Và rồi, cả ngàn năm sau, Tử vi bị chôn vùi ở Trung quốc. Trong khi đó, ngay từ thời Trần, Tử vi đã phát triển ở VN, cho dù là chỉ trong phạm vi cung đình.

Nếu không phải là Trần Đoàn thì là ai ?. Có phải là một người Việt ?. Nhưng chắc chắn phải là một người uyên bác, uyên thâm lý học cũng như mọi mặt của kiếp nhân sinh, thông kim bác cổ, cảm thông được với cái huyền vi của đất trời. Và cũng phải có một cuộc đời đặc biệt biến động, đầy bí ẩn !. Liệu có phải là vị Vua Đắc Đạo, người lập Phái Trúc lâm yên tử hay không ?.

Tự hỏi vậy thôi. Chứ Tôi không có nhã hứng đi tìm câu trả lời.

Qua cái việc "thấy" môn tử vi như thế, Tôi không thấy cái cấu trúc Toán học mà Cổ nhân có thể nhận ra, rồi dựa trên nó để xây dựng môn tử vi !. Có chăng, người đời nay, thích dùng Toán học để minh thị, thì cứ việc. Song chưa hiểu Tử vi, mà đã vội dùng, e như cái việc "cầm đèn chạy trước ô tô" vậy !.

Mây dòng trải chút tâm tư, lưu ý Hậu nhân khi đến với tử vi. Chứ các nhà Khoa học mà thích "cầm đèn chạy trước ô tô" rủi bị Ô tô cán phải - ráng chịu -, nhưng đừng để Hậu nhân bị vạ lây, là cái ý của Tôi vậy !.

Thân ái.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào anh vuivui,

Phải công nhận cái máu ngạo mạn, lãng tử của anh ngày càng dâng lên đến đỉnh đầu. Anh có hiểu gì về các nhóm G2, F4, E6, E7 và hơn nữa là E8 mà anh phát biểu văng mạng vậy.

Khi tôi nói F4 hàm chứa qui luật tương tác là của khoa học hiện đại và trên thực tế G. Lisi đã công bố một lý thuyết hợp nhất các lực tương tác gần đây là chủ yếu dựa trên các nhóm G2 và F4 này, dĩ nhiên nó đã bao hàm SU(3)xSU(2)xU(1) là cái đã hợp nhất tương tác mạnh-yếu-điện từ trong Mô hình chuẩn của Lý thuyết hạt. Việc xác định sơ bộ có sự tương đồng cấu trúc các Root vector của bộ nhóm Lie ngoại lệ G2, F4, E6, E7 trong cấu trúc của Tử vi là một chuyện thực sự gây sự ngạc nhiên cho bất kỳ nhà khoa học lý thuyết chân chính nào.

Anh có điều gì chưa rõ có thể hỏi thêm, thái độ coi thường như vậy thật không phải lối chút nào.

Để mô tả một thực thể phức tạp như con người, Người xưa hoàn toàn có thể áp dụng qui luật của nhóm E7 vì đó là cấu trúc toán học mà các nhà khoa học gọi là để mô tả Macrospace của Manyworld (đa thế giới). E7 là một nhóm Lie (nhóm + đa tạp) 133 chiều (126 root đỉnh), với một đa tạp đến 126 chiều mới khả dĩ mô tả được đối tượng là con người mà anh cho là tầm thường à.

Với 78 thành phần mô tả đặc trưng bản thể và 48 thành phần mô tả đặc trưng tương tác anh cho là ít à. Trong khi với F4 52 chiều (48 root đỉnh) người ta đã có thể mô tả được đầy đủ (thống nhất) 4 lực tương tác của vật lý kể cả lực hấp dẫn.

Tôi mong anh vuivui đừng làm khó người khác vì cái không biết của mình. Tôi cũng biết anh rất khó tiếp thu được các tri thức này vì anh luôn có định kiến:" chắc hắn muốn chơi trội nên làm khó diễn đàn và anh là người mới là người hiểu biết phải vạch trần ý đồ v.v...". Tôi không phải là người như vậy. Tôi hiểu điều anh nói vì anh vẫn thường có thái độ như vậy trong các diễn đàn nhưng chắc chắn anh rất khó để hiểu đúng những điều tôi viết.

Thật là khó để trình bày cho anh hiểu vì đã lâu rồi anh không cập nhật tri thức khoa học hiện đại và cũng vì tư tưởng anh cũng đã chai sạn rồi, rất khó để tiếp thu cái mới. Sự thực thì anh chưa đọc kỷ, suy nghiệm và thẩm tra cẩn thận nên anh lại tưởng tôi phí hơi nói đến các loại toán theo như những cái anh tưởng tưởng ra. Không phải vậy đâu anh vuivui ạ.

Mong anh rút lại những lời nói quá lời.

Thân mến

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi nghĩ đây là diễn đàn học thuật. Bởi vậy tất yếu nó phải có tranh luận và phản biện. Trong khoa học thì hoàn toàn bình đẳng. Điều này tôi đồng ý. Nhưng sự bình đẳng trong khoa học không có nghĩa là dùng các từ không thích hợp, thiếu tôn trọng lẫn nhau. Phản biện phải có phương pháp, phân tích, so sánh để chỉ ra sai lầm của người được phản biện. Chứ không phải chỉ trích cá nhân.

Diễn đàn đã có nội quy.

Chúng tôi không khắt khe đến mức không được hoàn toàn dùng các từ ngữ có tính vui nhộn, nhưng không phải là chỉ trích, khiêu khích. Bởi vậy, nếu những ai cố tình vi phạm nhiều lần thì buộc chúng tôi sẽ phải mời ra ngoài.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Thiên Sứ thân mến.

Rất đồng ý với ý kiến của Anh.

Với bài viết của Tôi hôm qua trả lời bài viết của anh Quangnx thì Tôi thấy là hợp lý, nhưng đáng tiếc là BQT đã xóa đi rồi. Chắc có lẽ ngôn từ dễ khiến hiểu sang là đùa cợt, có tính thiếu nghiêm túc chăng ?. Nhưng thiết nghĩ, Tôi không có ý như vậy. Vả lại, với một nội dung "nóng bỏng" trong bài của anh Quangnx thì một bài viết có tính khôi hài có lẽ là một sự đối xứng cần thiết. Có thể Anh hiểu anh Quangnx hơn Tôi nhiều, và nhận ra, dù cho có sự đối xứng đó. Vị tất đã hợp nhãn với anh ấy. Vậy thì thôi, cho qua luôn. Nhưng những gì mà anh Quangnx "chụp" cho Tôi, tất Tôi phải có sự phản biện. Mà đã phản biện, là phải thẳng thừng !!!.

Thưa rằng, anh Quangnx đã Sai căn bản về kiến thức Tử vi. Tôi không quan tâm đến các kiến thức toán lý hiện đại của anh ấy. Như anh đã từng có nêu đại ý là: Người ta không thể có được những kết quả Đúng từ những cái Sai. Nay anh ấy đã quy kết hai điều:

-Số lượng Sao trong tử vi là 126.

-Phân biệt 48 sao đặc biệt so với 78 sao thường.

Thứ nhất, tử vi không có đáp số tổng số 126 sao. Đó là Sai.

Thứ hai, Việc quy kết 48 sao đặc biệt, Tôi chỉ hỏi, có gì mà đặc biệt, đặc biệt thế nào. nếu anh ấy phản biện đúng mức, thì phải chỉ ra rõ ràng. Nhưng anh ấy đã không làm điều đó. Anh ấy lại chú tâm làm cái việc khác, nhằm mục đích thanh minh - nhưng lại không rõ ràng. Nhằm mục đích chỉ trích, phê phán sự phản biện của Tôi - nhưng lại mang tính chụp mũ. Có chen lẫn một số lý giải, nhưng ai đọc mà chả thấy cái lý giải đó không tường minh, mang tính phán xét. Để rồi sau đó, yêu cầu Tôi rút lại lời nói !.

Anh ấy đã nghĩ rằng anh ấy là một chuyên gia sừng sỏ, tầm cỡ về vật lý toán, nên cách trình bày của anh ấy có tính chất miệt thị với người đối thoại. Tôi trả lời thẳng thừng rằng, đây là diễn đàn đông phương học, chứ không phải là diễn đàn chuyên ngành vật lý hay toán. Nếu gặp nhau trên các diễn đàn hay tạp chí chuyên ngành, thì Tôi cũng là người làm công tác vật lý. Đừng dùng giọng miệt thị như vậy, thiên hạ họ cười cho đấy. Còn ở đây, cứ thẳng thừng tranh luận về tử vi đi. Và tôi có kết luận, hiểu tử vi đi đã, rồi hãy áp dụng toán học vào, vô tư đi. Anh ta là một nhà khoa học, tất phải hiểu cái lý đó.

Cũng như các bài viết của nhiều người, bài của anh Quangnx Tôi cũng đọc, và khi muốn phản biện, thời Tôi phải đọc cho kỹ. Thì thấy rằng, các Bài của anh ấy mới chính là thiếu tính học thuật (nếu không nói là mang tính chất thông tin, mà lại là thông tin bên ngoài lĩnh vực VHPD) - trong một diễn đàn đông phương học -. Muốn có một sự tôn trọng trong học thuật - khác với sự tôn trọng trong đời sống, thì cần phải có những kién thức đúng tầm, mà trước hết thể hiện trên các bài viết.

Nếu BQT có muốn xóa bài này của Tôi, xin hãy xóa cả bài của anh Quangnx vừa rôi - để tránh tình trạng một người được nói mà người kia không được nói.

Nếu tình trạng giao tiếp giữa Tôi và anh Quangnx sau bài viết này không được cải thiện, thời Tôi cũng sẽ tự thấy chúng tôi không nên có những giao tiếp sau này nữa (trên diễn đàn).

Thân ái.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa anh vuivui.

Thực sự, tôi không biết anh bao nhiêu tuổi, nên cứ dùng tạm anh. Anh làm ơn cho tôi biết cụ thể.

Tôi trả lời anh thay cho anh Quangnx.

Thưa rằng, anh Quangnx đã Sai căn bản về kiến thức Tử vi. Tôi không quan tâm đến các kiến thức toán lý hiện đại của anh ấy. Như anh đã từng có nêu đại ý là: Người ta không thể có được những kết quả Đúng từ những cái Sai. Nay anh ấy đã quy kết hai điều:

-Số lượng Sao trong tử vi là 126.

-Phân biệt 48 sao đặc biệt so với 78 sao thường.

Thứ nhất, tử vi không có đáp số tổng số 126 sao. Đó là Sai.

Theo tôi biết, cho đến nay, chưa thực sự có được một lý thuyết chính xác và thống nhất về tử vi. Tử vi được chia làm nhiều trường phái, tử vi Việt Trung, Đài loan, Hàn quốc... Và mỗi nơi có một số lượng sao khác nhau.

Thứ hai, Việc quy kết 48 sao đặc biệt, Tôi chỉ hỏi, có gì mà đặc biệt, đặc biệt thế nào. nếu anh ấy phản biện đúng mức, thì phải chỉ ra rõ ràng.

Chi tiết này thì tôi đồng ý với anh. Cần phải hiểu rõ điều này.

Anh ấy đã nghĩ rằng anh ấy là một chuyên gia sừng sỏ, tầm cỡ về vật lý toán, nên cách trình bày của anh ấy có tính chất miệt thị với người đối thoại.

Trong trường hợp này, tôi chưa hề thấy anh ấy khẳng định anh ấy là chuyên gia về vật lý toán. Mong anh không chụp mũ. Mà cũng chả ai dại dột gì đi khen mình là chuyên gia này nọ cả, bởi vì bọn bạn tiến sĩ của tôi vào đây chơi nhiều lắm nhưng không post bài, (do tôi xem tử vi cho chúng nó rồi kéo vào đây nghịch), dại gì mà làm thế, không cần thiết. Và chúng tôi đặc biệt ghét cái việc người ta tìm cách gán học vị trước tên người. Đối với tôi, đó đơn giản là một nghề kiếm cơm.

Tôi trả lời thẳng thừng rằng, đây là diễn đàn đông phương học, chứ không phải là diễn đàn chuyên ngành vật lý hay toán. Nếu gặp nhau trên các diễn đàn hay tạp chí chuyên ngành, thì Tôi cũng là người làm công tác vật lý. Đừng dùng giọng miệt thị như vậy, thiên hạ họ cười cho đấy. Còn ở đây, cứ thẳng thừng tranh luận về tử vi đi.

Anh ạ, đây là nói về tử vi đấy chứ. Tử vi mỗi người có một cách hiểu khác nhau, tùy theo quan điểm, kiến thức mà người ta có. Như tôi mới học tử vi, do kiến thức nền, nên tôi nhìn tử vi giống toán học rời rạc và vật lý toán, vì tôi thấy cấu trúc của nó nhiều điểm tương đồng.

Chuyện khác nhau về quan điểm là chuyện bình thường, và đó tạo nên các trường phái khoa học khác nhau. Anh có thể học tử vi không cần biết gì về toán, còn tôi hiểu ngược lại. Trên đời, kiến thức của mỗi con người chúng ta chỉ là hạt cát so với nền văn minh nhân loại thôi anh. Tất nhiên, nếu anh không biết vật lý, toán, thì anh không hiểu quan điểm của chúng tôi.

Và tôi có kết luận, hiểu tử vi đi đã, rồi hãy áp dụng toán học vào, vô tư đi. Anh ta là một nhà khoa học, tất phải hiểu cái lý đó.

Tôi đồng ý về vấn đề này. Hi vọng anh sẽ có thể hướng dẫn thêm cho tôi và anh Quangnx về tử vi. Ngược lại, chúng tôi có thể dạy anh về toán và lý nếu cần. Khi làm nghiên cứu, chúng tôi vẫn dạy cho đồng nghiệp sở trường cuả mình và ngược lại.

Cũng như các bài viết của nhiều người, bài của anh Quangnx Tôi cũng đọc, và khi muốn phản biện, thời Tôi phải đọc cho kỹ. Thì thấy rằng, các Bài của anh ấy mới chính là thiếu tính học thuật (nếu không nói là mang tính chất thông tin, mà lại là thông tin bên ngoài lĩnh vực VHPD) - trong một diễn đàn đông phương học -. Muốn có một sự tôn trọng trong học thuật - khác với sự tôn trọng trong đời sống, thì cần phải có những kién thức đúng tầm, mà trước hết thể hiện trên các bài viết.

Cái này anh lại sai. Bản chất của khoa học là thống nhất, và sự phát triển đột phá của khoa học sinh ra chủ yếu là khi các lãnh vực khác nhau tương giao với nhau. Đó mới chính là phong cách phát triển khoa học hiện đại trên thế giới.

Nếu BQT có muốn xóa bài này của Tôi, xin hãy xóa cả bài của anh Quangnx vừa rôi - để tránh tình trạng một người được nói mà người kia không được nói.

Nếu tình trạng giao tiếp giữa Tôi và anh Quangnx sau bài viết này không được cải thiện, thời Tôi cũng sẽ tự thấy chúng tôi không nên có những giao tiếp sau này nữa (trên diễn đàn).

Thân ái.

Mong quản trị không xóa bài.

Cuối cùng, copy lại các câu hỏi đã bị chuyển đi, mong anh vuivui trả lời cho tôi

Tôi khẳng định, phải có lý thuyết toán học đằng sau, đó chính là dựa vào ba vấn đề mà tôi đã nói ở trên. Xin nhắc lại để tiện cho anh:

1-Tại sao lá số của người sinh 3 h 2 giây lại khác với 3 h kém 2 giây? Bản chất tại sao? Quan điểm của tôi là phải có một tổ hợp liên tục của chúng. Tôi không nghĩ tử vi giải thích được điều này.

2-Tại sao lại chọn 12 cung mà không phải 24 cung? Tại sao lại nghĩ ra cách an sao như vậy, nếu không phải là có cả lý thuyết lớn ở sau? Và dựa vào cơ chế nào để nói về chính chiếu, tam chiếu? Tại sao các sao lại tác động được? Rõ ràng là phải có cơ sở ở đằng sau. Tại sao lại xét hành của cung tam hợp, và khi ta nói tứ sinh, thì cái gì sinh? Cường độ bao nhiêu, đo bằng đơn vị gì, và tại sao triệt tiêu ở mộ?

3-Sao Tử vi, Cự Môn là sao gì trên bầu trời? Bản chất của nó? Nó có phải hành tinh không, và nếu không phải thì là cái gì? Có phải là sóng điện từ hay một loại năng lượng nào đó không, và nếu đúng thì viết phương trình truyền sóng cho loại năng lượng đó.

4-Tại sao, người ta nói, tọa thủ thì mạnh hơn chiếu? Và mạnh hơn cụ thể bao nhiêu lần? Có con số chính xác không và tại sao lại vây?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Vuivui và Quangnx thân mến.

Tôi thật sự không xóa bài của các anh. Có thể các biên tập viên nhạy cảm đã xóa bài. Chúng tôi sẽ họp ban Quản trị để bàn về vấn đề này.

Kakalotta đã viết chính xác khi đặt vấn đề:

2-Tại sao lại chọn 12 cung mà không phải 24 cung? Tại sao lại nghĩ ra cách an sao như vậy, nếu không phải là có cả lý thuyết lớn ở sau? Và dựa vào cơ chế nào để nói về chính chiếu, tam chiếu? Tại sao các sao lại tác động được? Rõ ràng là phải có cơ sở ở đằng sau. Tại sao lại xét hành của cung tam hợp, và khi ta nói tứ sinh, thì cái gì sinh? Cường độ bao nhiêu, đo bằng đơn vị gì, và tại sao triệt tiêu ở mộ?

Đây chính là một mắt xích quan trọng mà trong các sách và bài viết của tôi giải thích một thực tại khách quan là những nhận thức căn bản làm nên nguyên lý lý thuyết căn bản của Lý học Đông phương. Thực tại - "cơ sở ở đằng sau" - chính là:

Những hiệu ứng tương tác có tính quy luật của vũ trụ từ đẳng cấp vĩ mô là vũ trụ, đến vi mô là các sao bao quanh Thái Dương hệ và bản thân Thái Dương hệ lên trái Đất tạo nên sự tiến hóa và ảnh hưởng đến mọi sinh vật trong đó có con người.

Những hiệu ứng tương tác có tính quy luật đó được qui ước và ký hiệu hóa bằng ngôn ngữ với những khái niệm của nó làm nên phương pháp coi tử vi. Và Tử Vi chính là sản phẩm có tính ứng dụng - Hệ quả của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Đó chính là "Lý thuyết lớn đằng sau" mà Kakalotta đặt vấn đề.

Bởi vậy, đây chính là vấn đề tôi cũng đã đặt ra từ lâu và đã minh chứng những nguyên lý căn bản của nó.

Kakalotta viết:

Có phải là sóng điện từ hay một loại năng lượng nào đó không, và nếu đúng thì viết phương trình truyền sóng cho loại năng lượng đó.

Về vấn đề này thì tôi cũng đã nhiều lần bày tỏ sự mong muốn kết hợp với những trí thức khoa học hiện đại có tâm huyết để phối hợp nghiên cứu. Tôi sẽ rất lấy làm tiếc, nếu những tri thức khoa học hiện đại không sớm nhận ra điều này. Tôi luôn bảo vệ quan điểm và là một mắt xích rất trọng yếu và cũng là mục đích của tôi chính là Việt sử phải được công nhận là một nền văn hiến trải gần 5000 năm, bên bờ nam Dương Tử. Nếu đứng ở góc độ khoa học thì không nên cho rằng tôi xuất phát từ tinh thần dân tộc cực đoan - mà chính vì đó là một mắt xích rất quan trọng trong việc cấu thành lịch sử tồn tại của thuyết Âm Dương Ngũ hành.

Một lý thuyết khoa học hình thành phải bao gồm từ nhận thức trực quan sinh động - là sự nhận thức thực tại khách quan - và sự khái quát tổng hợp đến tư duy trừu tượng - tức lý thuyết khoa học. Tất yếu nó phải có lịch sử hình thành lý thuyết đó. Đó chính là lý do Việt sử phải được công nhận là một mắt xích rất quan yếu trong lịch sử hình thành thuyết Âm Dương Ngũ hành.

Nếu những nguyên nhân chính trị tác động cản trở việc minh chứng và công nhận Việt sử - thông qua việc tồn tại một lý thuyết thống nhất mà nhân loại đang mơ ước - thì thật là một sai lầm rất lớn. Có thể nói rằng: Các triều đại Trung Hoa trong cổ sử - ở những hình thái ý thức thượng tầng - chưa hề có một định hướng phủ nhận Việt sử - mặc dù trong quá khứ đã có những hành vi tiêu diệt văn hóa, thí dụ như dưới triều Minh Tuyên Đức.

Thuyết Âm Dương Ngũ hành là một lý thuyết thống nhất có thể còn là một khái niệm mơ hồ trong nhiều người. Nhưng chắc chắn nó không hề mơ hồ trong tôi.

"Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loai" - Khi nói điều này bà Vanga không hề có ý niệm về thuyết Âm Dương Ngũ hành. Tôi tha thiết mong các nhà khoa học chú ý đến điều này ngay bây giờ - Vì tôi không muốn vế sau lời tiên tri của bà Vanga xảy ra -"Nó sẽ được phục hồi khi dân tộc Xyri bị tiêu diệt".

Tôi xin lưu ý rằng: Dân tộc Xyri không phải là quốc gia Xyri bây giờ.

Cảm ơn sự quan tâm của quí vị.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu lại phải phản biện bác TS một lần nữa. Bác đi đến kết luận hoàn toàn không chứng minh.

Đây chính là một mắt xích quan trọng mà trong các sách và bài viết của tôi giải thích một thực tại khách quan là những nhận thức căn bản làm nên nguyên lý lý thuyết căn bản của Lý học Đông phương. Thực tại - "cơ sở ở đằng sau" - chính là:

Những hiệu ứng tương tác có tính quy luật của vũ trụ từ đẳng cấp vĩ mô là vũ trụ, đến vi mô là các sao bao quanh Thái Dương hệ và bản thân Thái Dương hệ lên trái Đất tạo nên sự tiến hóa và ảnh hưởng đến mọi sinh vật trong đó có con người.

Những hiệu ứng tương tác có tính quy luật đó được qui ước và ký hiệu hóa bằng ngôn ngữ với những khái niệm của nó làm nên phương pháp coi tử vi. Và Tử Vi chính là sản phẩm có tính ứng dụng - Hệ quả của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Đó chính là "Lý thuyết lớn đằng sau" mà Kakalotta đặt vấn đề.

Đoạn này bác sai. Không thể đi đến kết luận thế được. Hoàn toàn có thể có tồn tại một lý thuyết khác với ADNH làm nền móng cho tử vi, mà nhân loại chưa biết.

Tuy nhiên, cá nhân tôi thiên về việc, phải tồn tại một lý thuyết sâu hơn ADHN, và coherent (nhất quán), cụ thể, và tính toán được. Một lý thuyết mà không định lượng được thì là vô nghĩa.

Điểm yếu cốt tử hiện nay của luận giải Tử vi đó là việc không thể tính toán được, không thể số hóa. Và khi ko tính toán được thì không thể giải thích được hiện tượng 3 h 2 giây và 3h kém 2 giây. (chú ý lá số thì số hóa được).

Một lý thuyết muốn làm cơ sở được thì phải thỏa mãn điều kiện đó.

Bởi vậy, đây chính là vấn đề tôi cũng đã đặt ra từ lâu và đã minh chứng những nguyên lý căn bản của nó.

Tiếc là bác chưa giải thích được vấn đề rốt ráo, còn rất nhiều điều phải làm.

Về vấn đề này thì tôi cũng đã nhiều lần bày tỏ sự mong muốn kết hợp với những trí thức khoa học hiện đại có tâm huyết để phối hợp nghiên cứu. Tôi sẽ rất lấy làm tiếc, nếu những tri thức khoa học hiện đại không sớm nhận ra điều này.

Bác yên tâm, rất nhiều trí thức KH hiện đại quan tâm đến tử vi.

Tôi luôn bảo vệ quan điểm và là một mắt xích rất trọng yếu và cũng là mục đích của tôi chính là Việt sử phải được công nhận là một nền văn hiến trải gần 5000 năm, bên bờ nam Dương Tử. Nếu đứng ở góc độ khoa học thì không nên cho rằng tôi xuất phát từ tinh thần dân tộc cực đoan - mà chính vì đó là một mắt xích rất quan trọng trong việc cấu thành lịch sử tồn tại của thuyết Âm Dương Ngũ hành.

Cái này còn lâu bác mới đúng được. Bác cứ tin, nhưng cháu xin khẳng định là bác sai.

Từ A, bác muốn chứng minh Z. Để làm, bác đề xuất ra một cái B và hi vọng chứng minh B đúng, sau đó dùng B để chứng minh dần dần. Tiếc thay, cái B đó không nhất thiết là con đường đi đến Z, chẳng qua là bác đi sai đường mà vẫn tin mình đi đúng. Hoàn toàn có thể tồn tại B', mà bác không nghĩ ra, mà cũng dẫn đến Z. Cháu khi làm khoa học cũng nhiều lần mò mẫm như thế, nên biết :lol:.

Một lý thuyết khoa học hình thành phải bao gồm từ nhận thức trực quan sinh động - là sự nhận thức thực tại khách quan - và sự khái quát tổng hợp đến tư duy trừu tượng - tức lý thuyết khoa học. Tất yếu nó phải có lịch sử hình thành lý thuyết đó.

Cái này đúng.

Đó chính là lý do Việt sử phải được công nhận là một mắt xích rất quan yếu trong lịch sử hình thành thuyết Âm Dương Ngũ hành.

Nhưng từ đó không suy ra được cái này. Nếu "... Việt sử phải được công nhận là một mắt xích rất quan yếu ..........." thì có thể sẽ tồn tại "lý thuyết .....", nhưng không có chiều ngược. Hoàn toàn có thể tồn tại lý thuyết đằng sau mà không liên quan đến dân Việt.

Ví dụ, nếu mà năm 79 trung quốc thắng, giết hết dân VN, thì làm gì còn văn hóa việt mà để chứng minh!

Nếu những nguyên nhân chính trị tác động cản trở việc minh chứng và công nhận Việt sử - thông qua việc tồn tại một lý thuyết thống nhất mà nhân loại đang mơ ước - thì thật là một sai lầm rất lớn. Có thể nói rằng: Các triều đại Trung Hoa trong cổ sử - ở những hình thái ý thức thượng tầng - chưa hề có một định hướng phủ nhận Việt sử - mặc dù trong quá khứ đã có những hành vi tiêu diệt văn hóa, thí dụ như dưới triều Minh Tuyên Đức.

Đây không phải là lý do chính trị, mà đơn giản là khoa học. VN 4000 năm nay chưa phát minh ra được cái gì ra hồn, chỉ toàn cóp nhặt, với oánhnhau giỏi (nói cái này cháu tự thấy xấu hổ với lương tâm khoa học của mình). Ngay cả truyện kiều thì cũng là đồ thửa mà thôi, VN 4000 năm chả có tác phẩm văn học nào cho ra hồn nên người ta mới nhắc đến mãi truyện kiều như là chứng minh cao nhất. Và do đó, chả có lý do gì để thế giới phải đi công nhận văn hóa VN cả.

Thuyết Âm Dương Ngũ hành là một lý thuyết thống nhất có thể còn là một khái niệm mơ hồ trong nhiều người. Nhưng chắc chắn nó không hề mơ hồ trong tôi.

Điều này có quan trọng gì đâu, khi mà bác không có tiếng nói trong giới khoa học?

Ví dụ, với cái Bigbang của bác, trong giới khoa học chỉ cần một người làm về lãnh vực vật lý toán nói một câu thôi, sẽ không ai để ý đến nó nữa, dù cả đời bác dành ra để chứng minh!!!

Cuối cùng thì cháu chịu, chả biết Vanga là ai.

Có phải là http://en.wikipedia.org/wiki/Baba_Vanga

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi đang đọc cuốn Tử Vi Chân Thuyên, và nói thật thấy có vô khối lỗi logic trong biện luận về văn hóa, nguồn gốc tử vi. Hỏi bác Thiên Sứ thật lòng, bác có phải là đồng tác giả của cuốn đó không?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi đang đọc cuốn Tử Vi Chân Thuyên, và nói thật thấy có vô khối lỗi logic trong biện luận về văn hóa, nguồn gốc tử vi. Hỏi bác Thiên Sứ thật lòng, bác có phải là đồng tác giả của cuốn đó không?

Chào bạn ,

Quyển tử vi chân thuyền do 1 nhóm 3 tác giả thuộc thế hệ 8X biên soạn . Không biết biên soạn từ lúc nào nhưng chính thức phát hành vào khoảng gần cuối năm 2007 . Bác Thiên Sứ không tham gia vì bác đang nghiên cứu các lĩnh vực khác . Nếu bạn muốn có ý kiến đóng góp cho quyển tử vi này , thì tiếc rằng soạn giả của sách lại không sinh hoạt ở diễn đàn này !

Phúc Anh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa anh Kakalotta (K). Tôi biết trong trao đổi thì phân tích chi tiết là quan trọng. Nhưng, cách làm có vẻ “chẻ sợi tóc làm tư” của anh trong trao đổi vừa rồi với bác Thiên Sứ là không cần thiết mà thiết nghĩ anh chỉ cần nêu ra những điểm chính là được rồi. Tuy không quen làm nhưng hôm nay tôi cũng mạo muội xin phép bác Thiên Sứ cho tôi được trả lời anh, theo đúng phong cách của anh K một chút xem sao.

Đoạn này bác sai. Không thể đi đến kết luận thế được. Hoàn toàn có thể có tồn tại một lý thuyết khác với ADNH làm nền móng cho tử vi, mà nhân loại chưa biết.

Tuy nhiên, cá nhân tôi thiên về việc, phải tồn tại một lý thuyết sâu hơn ADHN, và coherent (nhất quán), cụ thể, và tính toán được. Một lý thuyết mà không định lượng được thì là vô nghĩa.

Điểm yếu cốt tử hiện nay của luận giải Tử vi đó là việc không thể tính toán được, không thể số hóa. Và khi ko tính toán được thì không thể giải thích được hiện tượng 3 h 2 giây và 3h kém 2 giây. (chú ý lá số thì số hóa được).

Một lý thuyết muốn làm cơ sở được thì phải thỏa mãn điều kiện đó.

- Đoạn này là anh sai. Anh thừa nhận là anh chưa hiểu nhiều về ADNH, nhưng anh kết luận “phải tồn tại 1 lí thuyết sâu hơn ADNH…“ là vội vàng. Anh chưa hiểu đủ sâu về chính ADNH, sao anh có thể đoan chắc có “1 lí thuyết (LT) sâu hơn ADNH”? Cũng như tôi hoàn toàn có thể phát biểu “Tôi chưa hiểu nhiều về toán lí, về LT dây, LT M… nhưng tôi cho rằng phải tồn tại 1 LT sâu hơn toán lí, nhất quán, cụ thể, tính toán được để giải thích về vũ trụ”!

- Khái niệm “tính toán được” về cơ bản là tôi cũng nghĩ như anh. Về chi tiết thì xin được trao đổi trong bài khác, lúc đó tôi sẽ thử tiếp cận vấn đề cung giờ trong tử vi (3h 2s hay 3h kém 2s ) từ góc độ toán học, cụ thể là từ logic mờ (fuzzy logic).

Tiếc là bác chưa giải thích được vấn đề rốt ráo, còn rất nhiều điều phải làm.

Bác Thiên Sứ rất nhiều lần khẳng định là còn nhiều việc phải làm, nên anh không cần nhắc lại.

Bác yên tâm, rất nhiều trí thức KH hiện đại quan tâm đến tử vi.

“rất nhiều” là chưa đủ! Phải là “tất cả”! Cũng như khoa học muốn “tất cả” các học thuyết khác muốn được tin là đúng phải lấy khoa học (cụ thể hơn là toán học) làm nền tảng!

Cái này còn lâu bác mới đúng được. Bác cứ tin, nhưng cháu xin khẳng định là bác sai.

Từ A, bác muốn chứng minh Z. Để làm, bác đề xuất ra một cái B và hi vọng chứng minh B đúng, sau đó dùng B để chứng minh dần dần. Tiếc thay, cái B đó không nhất thiết là con đường đi đến Z, chẳng qua là bác đi sai đường mà vẫn tin mình đi đúng. Hoàn toàn có thể tồn tại B', mà bác không nghĩ ra, mà cũng dẫn đến Z. Cháu khi làm khoa học cũng nhiều lần mò mẫm như thế, nên biết :P .

Cái này thì anh đúng. Tôi không đủ trình độ để khẳng định bác Thiên Sứ "đi sai đường" như anh nói, nhưng nhìn chung về mặt suy luận thì tôi cùng quan điểm với anh.

Cái này đúng.

Cái này cũng…đúng.

Nhưng từ đó không suy ra được cái này. Nếu "... Việt sử phải được công nhận là một mắt xích rất quan yếu ..........." thì có thể sẽ tồn tại "lý thuyết .....", nhưng không có chiều ngược. Hoàn toàn có thể tồn tại lý thuyết đằng sau mà không liên quan đến dân Việt.

Ví dụ, nếu mà năm 79 trung quốc thắng, giết hết dân VN, thì làm gì còn văn hóa việt mà để chứng minh!

Nhìn chung là đúng. Nhưng nói “hoàn toàn có thể… không liên quan đến dân Việt” là sai. Tôi có thể nói ngược lại: “dân Việt liên quan trực tiếp đến việc tồn tại lí thuyết đằng sau”. Hiện tại, đúng là ADNH nhìn chung được công nhận là người Tàu “sở hữu”. Tuy vậy, nhiều nhà nghiên cứu (trong đó có bác Thiên Sứ) đã chỉ ra nhiều mâu thuẫn trong cách hiều cách làm của Tàu về “tài sản” này, mà nếu nhìn từ nhiều thông điệp còn lại trong văn hóa Việt ta có được lí giải tạm thời hợp lí hơn. Chưa kể, phân biệt rõ ràng chính xác thế nào là Việt và Tàu đã là một vấn đề nan giải. Những gì hiện tại được coi là đúng thì chưa chắc đúng trong tương lai, nhất là những vấn đề về Nhân văn. Một VD: người Do Thái hàng ngàn năm lưu lạc vẫn bảo Jerusalem là đất của họ. Ai tin? Vậy mà từ 1947 họ đã xây được 1 nước Israel trên đất này rồi. Từ đó có thể suy ra cho người Việt, cũng như nhiều dân tộc khác.

Đây không phải là lý do chính trị, mà đơn giản là khoa học. VN 4000 năm nay chưa phát minh ra được cái gì ra hồn, chỉ toàn cóp nhặt, với oánhnhau giỏi (nói cái này cháu tự thấy xấu hổ với lương tâm khoa học của mình). Ngay cả truyện kiều thì cũng là đồ thửa mà thôi, VN 4000 năm chả có tác phẩm văn học nào cho ra hồn nên người ta mới nhắc đến mãi truyện kiều như là chứng minh cao nhất. Và do đó, chả có lý do gì để thế giới phải đi công nhận văn hóa VN cả.

Anh K nên nhập tịch Huê Kì ngay thôi, và trước mắt thì chuyển sang nói viết bằng tiếng Anh luôn cho rồi. Nếu vẫn còn nói viết bằng tiếng Việt thì đích thị Kakalotta là gián điệp của Khựa đang âm mưu “diễn biến hòa bình”, đang tìm cách cản trở tiến trình xây dựng CNXH vĩ đại của dân tộc ta! :lol:

Điều này có quan trọng gì đâu, khi mà bác không có tiếng nói trong giới khoa học?

Ví dụ, với cái Bigbang của bác, trong giới khoa học chỉ cần một người làm về lãnh vực vật lý toán nói một câu thôi, sẽ không ai để ý đến nó nữa, dù cả đời bác dành ra để chứng minh!!!

Điều này cũng càng không có gì quan trọng, khi mà anh K không có tiếng nói trong giới LHDP. Ví dụ, với cái nền tảng toán học trong tử vi của anh, trong giới LHDP chỉ cần một người làm về tử vi nói 1 câu thôi, sẽ không có ai quan tâm đến nó nữa, dù anh dành cả đời ra để chứng minh.

Cuối cùng thì cháu chịu, chả biết Vanga là ai.

Có phải là http://en.wikipedia.org/wiki/Baba_Vanga

Cuối cùng thì tôi chịu, chả biết Kakalotta là ai. Thôi chết, hình như đây là 1 nhân vật truyện tranh Nhật thì phải?

Chỉ là đùa một chút để mọi người thư giãn, mời anh K cứ thoải mái mắng mỏ Batin này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa anh Kakalotta (K). Tôi biết trong trao đổi thì phân tích chi tiết là quan trọng. Nhưng, cách làm có vẻ “chẻ sợi tóc làm tư” của anh trong trao đổi vừa rồi với bác Thiên Sứ là không cần thiết mà thiết nghĩ anh chỉ cần nêu ra những điểm chính là được rồi. Tuy không quen làm nhưng hôm nay tôi cũng mạo muội xin phép bác Thiên Sứ cho tôi được trả lời anh, theo đúng phong cách của anh K một chút xem sao.

Bạn cứ việc. Tôi ủng hộ. Đi từng chi tiết trong chứng minh, đó là điều cơ bản trong khoa học.

- Đoạn này là anh sai. Anh thừa nhận là anh chưa hiểu nhiều về ADNH, nhưng anh kết luận “phải tồn tại 1 lí thuyết sâu hơn ADNH…“ là vội vàng. Anh chưa hiểu đủ sâu về chính ADNH, sao anh có thể đoan chắc có “1 lí thuyết (LT) sâu hơn ADNH”? Cũng như tôi hoàn toàn có thể phát biểu “Tôi chưa hiểu nhiều về toán lí, về LT dây, LT M… nhưng tôi cho rằng phải tồn tại 1 LT sâu hơn toán lí, nhất quán, cụ thể, tính toán được để giải thích về vũ trụ”!

Tôi khẳng định điều đó, bởi vì tôi dựa vào cảm nhận của tôi. Phải có lý thuyết sâu hơn vì ADNH không thể tính toán tường minh được.

Tôi đồng ý tồn tại một lý thuyết sâu hơn lt dây, lt M để giải thích vũ trụ. ĐÓ là điều tất cả các nhà vật lý đang cố gắng làm!

- Khái niệm “tính toán được” về cơ bản là tôi cũng nghĩ như anh. Về chi tiết thì xin được trao đổi trong bài khác, lúc đó tôi sẽ thử tiếp cận vấn đề cung giờ trong tử vi (3h 2s hay 3h kém 2s ) từ góc độ toán học, cụ thể là từ logic mờ (fuzzy logic).

Anh cứ việc. Chí có điều tử vi hiện nay đã mâu thuẫn với logic mờ do bản chất của lý thuyết tại các điểm nhảy vọt (chuyển giờ). Chỉ có thể sử dụng logic mờ khi ta lượng hóa được tử vi, mà cái này thì, đang là điểm yếu cốt tử của nó.

“rất nhiều” là chưa đủ! Phải là “tất cả”! Cũng như khoa học muốn “tất cả” các học thuyết khác muốn được tin là đúng phải lấy khoa học (cụ thể hơn là toán học) làm nền tảng!

Làm sao mà ép tất cả được cơ chứ. Thiếu gì ông khác người, và đó thường lại là những người giỏi nhất!!!

Nhìn chung là đúng. Nhưng nói “hoàn toàn có thể… không liên quan đến dân Việt” là sai. Tôi có thể nói ngược lại: “dân Việt liên quan trực tiếp đến việc tồn tại lí thuyết đằng sau”. Hiện tại, đúng là ADNH nhìn chung được công nhận là người Tàu “sở hữu”. Tuy vậy, nhiều nhà nghiên cứu (trong đó có bác Thiên Sứ) đã chỉ ra nhiều mâu thuẫn trong cách hiều cách làm của Tàu về “tài sản” này, mà nếu nhìn từ nhiều thông điệp còn lại trong văn hóa Việt ta có được lí giải tạm thời hợp lí hơn. Chưa kể, phân biệt rõ ràng chính xác thế nào là Việt và Tàu đã là một vấn đề nan giải. Những gì hiện tại được coi là đúng thì chưa chắc đúng trong tương lai, nhất là những vấn đề về Nhân văn. Một VD: người Do Thái hàng ngàn năm lưu lạc vẫn bảo Jerusalem là đất của họ. Ai tin? Vậy mà từ 1947 họ đã xây được 1 nước Israel trên đất này rồi. Từ đó có thể suy ra cho người Việt, cũng như nhiều dân tộc khác.

Dân Việt chỉ ra mâu thuẫn của dân tàu, thì dân tàu cũng chỉ ra vô khối mâu thuẫn của dân việt. Mà cũng chả có lý do gì nhiều mâu thuẫn thì không thể là phát minh ra nó.

Ví dụ anh US phát minh ra cái radio, anh tàu về làm giá rẻ một nửa, chạy tốt hơn, không mâu thuẫn, nhưng công thì vẫn phải là của anh US!!!!!

Như anh nói, gán ADNH cho dân việt là sai. Phải có bằng chứng khảo cổ chứng minh rõ ràng điều đó!!!! Và phải rõ ràng chứ không phải gán bánh chưng bánh dày cho ADNH rồi gọi là VHVN sáng tạo ra ADNH được.

Ví dụ, bành dày VN 1500 năm, thì một nước khác, có một loại bánh tròn tròn 1600 năm, thì nó cũng gán cho bánh tròn tròn đó cho ADNH rồi bảo là nó sáng tạo ra ADNH chắc??

Rồi bánh xe cũng tròn, thế có phải ADNH ko?

Anh K nên nhập tịch Huê Kì ngay thôi, và trước mắt thì chuyển sang nói viết bằng tiếng Anh luôn cho rồi. Nếu vẫn còn nói viết bằng tiếng Việt thì đích thị Kakalotta là gián điệp của Khựa đang âm mưu “diễn biến hòa bình”, đang tìm cách cản trở tiến trình xây dựng CNXH vĩ đại của dân tộc ta! :lol:

Cám ơn khỏi nhắc tôi.

Điều này cũng càng không có gì quan trọng, khi mà anh K không có tiếng nói trong giới LHDP. Ví dụ, với cái nền tảng toán học trong tử vi của anh, trong giới LHDP chỉ cần một người làm về tử vi nói 1 câu thôi, sẽ không có ai quan tâm đến nó nữa, dù anh dành cả đời ra để chứng minh.

Đáng buồn, nhưng phải công nhận. Khi tôi hiểu nhiều hơn, sẽ biết tay.

Cuối cùng thì tôi chịu, chả biết Kakalotta là ai. Thôi chết, hình như đây là 1 nhân vật truyện tranh Nhật thì phải?

Nghĩa là truyền nhân của một nhân vật trong truyện tranh nhật, nếu cần giải thích ý nghĩa..

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kakalota viết:

Thưa anh vuivui.
Thực sự, tôi không biết anh bao nhiêu tuổi, nên cứ dùng tạm anh. Anh làm ơn cho tôi biết cụ thể.

Không hề gì, Tôi đã ngoài tuổi ngũ thập niên, tri thiên mệnh rồi. Xem qua mấy bài Kaka viết, thấy văn phong còn trẻ lắm. Tuổi chắc chưa tới 45. Nhưng dù có nhỏ hơn nữa, trên diễn đàn, tuổi tác không thành vấn đề. Trong học thuật đều bình đẳng. Miễn đừng bài xích cá nhân là được. Người già dễ tự ái. Nhưng đã có tuổi thì đủ trường đời để giữ cho mình đúng tư cách ứng xử trong học thuật.
Kakalota viết:

Tôi trả lời anh thay cho anh Quangnx.

Theo luật, thì phải có sự uỷ quyền của anh Quangnx. Và Kakalota cũng có quyền với tư cách cá nhân mình, tự mình tham gia mà không phải thông qua anh ấy. Bởi vậy, Hãy đại diện cho chính mình. Xin cứ tự nhiên.
Kakalota viết:

Theo tôi biết, cho đến nay, chưa thực sự có được một lý thuyết chính xác và thống nhất về tử vi. Tử vi được chia làm nhiều trường phái, tử vi Việt Trung, Đài loan, Hàn quốc... Và mỗi nơi có một số lượng sao khác nhau.

Vậy thì sao ?. Điều Tôi nói có đúng không ?. Có ai dùng một cái kết quả chưa được minh định để làm tiền đề không vậy ?. Cho dù là trong cuộc sống, chứ chưa nói đến đó là vấn đề mang tính khoa học. Anh ấy đã dùng con số 126 Sao như là một kết quả đã được minh định vậy !!!.

Nói thêm ngoài lề một chút. Thực ra, trong các kết quả thu được của Tôi, số Sao đã được minh định trong khuôn khổ của Tống nho. Nhưng do chưa hiểu nên mới có sự sáng tác lập thuyết, thành môn phái bừa bãi như hiện nay, và số Sao cũng lung tung khắp cả - một chứng cứ rất mạnh để xác định Tử vi được ra đời trong thời kỳ Tống nho phát triển, mà Trần Đoàn lại sinh thời trong giai đoạn lịch sử đó. Đó là sự hoàn chỉnh của Tử vi mà ta có với hình dạng như ngày nay ta thấy.


Kakalota viết
Trong trường hợp này, tôi chưa hề thấy anh ấy khẳng định anh ấy là chuyên gia về vật lý toán. Mong anh không chụp mũ. Mà cũng chả ai dại dột gì đi khen mình là chuyên gia này nọ cả, bởi vì bọn bạn tiến sĩ của tôi vào đây chơi nhiều lắm nhưng không post bài, (do tôi xem tử vi cho chúng nó rồi kéo vào đây nghịch), dại gì mà làm thế, không cần thiết. Và chúng tôi đặc biệt ghét cái việc người ta tìm cách gán học vị trước tên người. Đối với tôi, đó đơn giản là một nghề kiếm cơm.

Nhiều người, muốn thể hiện cái điều mình muốn nói, đâu cần phải nói huỵch toẹt ra. Trong trường hợp này, chỉ cần cố tình không hiểu ý người đối thoại, cứ phang cho anh ta một sự phán xét, rằng: Anh chẳng hiểu gì cả - cái mà chính anh ta đang thao thao bất tuyệt. Thì lẽ tự nhiên, người đối thoại, dù ngu đến đâu cũng phải hiểu được thái độ của đối phương. Con người, chứ không phải là cái máy tính, đâu cứ phải có lệnh đúng mẫu lệnh nó mới nhận thức được. Nói vậy là kakalota hiểu rồi chứ.




Kakalota viết:
Anh ạ, đây là nói về tử vi đấy chứ. Tử vi mỗi người có một cách hiểu khác nhau, tùy theo quan điểm, kiến thức mà người ta có. Như tôi mới học tử vi, do kiến thức nền, nên tôi nhìn tử vi giống toán học rời rạc và vật lý toán, vì tôi thấy cấu trúc của nó nhiều điểm tương đồng.
Chuyện khác nhau về quan điểm là chuyện bình thường, và đó tạo nên các trường phái khoa học khác nhau. Anh có thể học tử vi không cần biết gì về toán, còn tôi hiểu ngược lại. Trên đời, kiến thức của mỗi con người chúng ta chỉ là hạt cát so với nền văn minh nhân loại thôi anh. Tất nhiên, nếu anh không biết vật lý, toán, thì anh không hiểu quan điểm của chúng tôi.

Nói về tử vi thật sao ?. Khi mà Tôi hỏi 48 sao phân biệt cái gì ?. Thì có câu trả lời hay chưa ?. Kaka nghĩ Tôi xuất thân từ đâu vậy ?. Mà nói rằng Tôi không biết vật lý hay toán ?. Chỉ có điều, nếu nói như Kakalota, trong một diễn đàn văn chương của các nhà văn với nhau, Kaka nhảy ra trình bày một công trình Toán học giữa các nhà văn, rồi thỉnh thoảng đọc lên vài câu thơ loại „bút tre” làm bằng toán học (làm được đấy - hồi Tôi học đại học đã cùng với chúng bạn làm nhiều rồi). Đến khi bị phản đối - chắc chắn sẽ bị như vậy – thì biện luận rằng, Tôi cũng đang đọc thơ đó chứ. Khi đó, cái nhà Toán học đó thuộc loại gì ?. Và cái công trình của anh ta cùng với mấy bài thơ làm bằng Toán, tất sẽ có nhiều ý kiến nhận xét hay ho từ các nhà văn nhỉ ?. Tôi là người làm vật lý, không cần phải khoe bằng cấp (bằng thực chư không phải bằng đểu nhan nhản hiện nay). Nhưng kiến thức không đỉnh cao tới mức mà đi lầm vào một hội nghị văn chương để đọc công trình nghiên cứu vật lý làm bằng thơ !.

Cái đó người ta sẽ nói là Dấu dốt văn chương trong cái vỏ Vật lý đó Kaka ạ.

Kakalota viết:
Cái này anh lại sai. Bản chất của khoa học là thống nhất, và sự phát triển đột phá của khoa học sinh ra chủ yếu là khi các lãnh vực khác nhau tương giao với nhau. Đó mới chính là phong cách phát triển khoa học hiện đại trên thế giới.

Cái câu: cái này anh lại sai. Có nghĩa là có vài cái sai ở trên, đến đây Lại sai nữa. Kaka xem lại thử xem, viết như thế đã đúng văn phạm chưa ?.

Tiếp, nói rằng: bản chất của Khoa học là thống nhất, để biện minh cho cái sự không phân biệt nặng - nhẹ, trọng – khinh. Trước hết phải thấy rằng, Tôi chỉ viết là Thiếu Tính học thuật, chứ không nói là không có tính học thuật. Trong một diễn đàn lý học đông phương, thế tất, người đọc khi đọc bài viết của bất cứ ai, cũng có thể phân biệt được bài viết đó nặng tính học thuật đông phương hay là thiếu tính học thuật đông phương. Tức là nhiều hay ít về kiến thức đông phương học. Cái nhận thức này, mang tính Cảm nhận, một điều kiện quan trọng hàng đầu để có thể học được Lý học đông phương. Không chỉ vậy, mà trong cuộc sống thường nhật, thiếu cái này, con người khác gì cái máy.

Hơn nữa, điều chủ yếu Tôi nhấn mạnh ở đây là sự so sánh về tính học thuật giữa bài tôi viết mà bị xoá với cái bài anh ấy viết mà không bị xoá, với sự mở rộng ra so sánh cả những bài của anh ấy mà Tôi đã được đọc.

Vì thế, cái việc suy diễn ra rằng sự đột phá với những trình bày như thế bằng cách cho nó tương giao các lĩnh vực, thật là khiên cưỡng. Chúng chỉ tương giao được, khi mà người nghiên cứu có khả năng làm được cái việc tương giao. Chứ một bên thì chuyên sâu, một bên thì lơ mơ, làm sao mà thực hiện được „công tác” tương giao ?.

Kakalota viết:

Cuối cùng, copy lại các câu hỏi đã bị chuyển đi, mong anh vuivui trả lời cho tôi

Viết có vẻ ra lệnh quá. Nhưng Tôi nghĩ, đó thuộc về lỗi do Văn phạm. Tôi không xem nặng. Chỉ lưu tâm khi viết lách trong văn phong đối thoại.
Kakalota viết:
Tôi khẳng định, phải có lý thuyết toán học đằng sau, đó chính là dựa vào ba vấn đề mà tôi đã nói ở trên. Xin nhắc lại để tiện cho anh:

Kakalota có xem nó có cấu trúc toán học hay không, như từ trước tới nay Tôi đã có viết: Tôi không quan tâm, việc ghép toán học vào lý học đông phương, xin cứ tự nhiên. Tôi chỉ khẳng định rằng để xây dựng Dịch lý và Tử vi, Cổ nhân chẳng cần biết đến phép toán nhị phân hay thập phân, cũng như các loại đại số và hình học mà các anh đã nếu ra. Còn như bây giờ, các anh áp Toán hay Lý, xin cứ Vô tư, nhưng lưu ý rằng, cần phải hiểu Dịch lý và Tử vi cái đã. Vậy thôi. Không nên hiểu lầm rồi bẻ cong ý của người đối thoại.

Kakalota viết:

Ba câu hỏi 1,2,4. đối với người có kiến thức chuyên sâu về Đông phương học, thời đó không còn là câu hỏi. Nó sẽ được trả lời tự nhiên. Tương tự như người đã học cơ học lượng tử thì không phải trả lời câu hỏi tại sao hàm trạng thái lượng tử lại không giống như hàm trạng thái trong có học cổ điển vậy. Mà người không học, muốn biết câu trả lời, thì phải học cơ học lượng tử vậy.

Còn nếu như Kakalota không bằng lòng với câu trả lời như thế, thì chỉ với câu hỏi 1, hãy cố gắng hiểu Vũ trụ quan đông phương cái đã: Đó là một Vũ trụ quan đã được xây dựng cách nay 2000 năm mà Vũ trụ quan với với Không - Thời gian tương đối mãi tới khi Anhxtanh xuất hiện đã có bản chất thuộc về nó rồi. Nhưng không nên vì thế mà tri hô rằng tại sao 2000 năm trước người Á đông lại không trình bày thuyết tương đối. Hãy học Lý học đông phương tất sẽ rõ. Hơn thế nữa, nếu chỉ đứng ở Vũ trụ quan với Không - Thời gian tương đối như các nhà Vật lý đang „nhào lộn” trong đó hiện nay, thì cũng vẫn không hiểu nổi cái Vũ trụ quan hai ngàn năm trước, của Đông phương, mà nó có Tượng là Hình Tròn ngoại tiếp Hình Vuông. Gọi là Vũ trụ Vuông – Tròn, hay Không - Thời gian Vuông – Tròn của Người Á đông !!!, Ngược lại, đứng ở Vũ trụ Vuông – Tròn nhìn vào Vũ trụ tương đối thì người ta không thấy có gì phải ngạc nhiên cả. Chừng nào Kakalota hiểu được cái Vũ trụ quan đó thì chẳng cần Tử vi giải thích điều này, mà âm dương ngũ hành đã đủ. Tử vi thì chuyên sâu và cụ thể hơn mà thôi.

Còn giải thích nôm na, cho một người không đòi hỏi tường tận, chặt chẽ, logíc như một lý thuyết khoa học, thì rất đơn giản, đã gọi là nôm na mà lại !!!. Đó là: Hãy chú ý đến tính chất của Vận trình trong tử vi. Chúng được xác định bằng can – chi của vận trình, chứ không phải là bằng thời gian của đồng hồ mặt trời Tây phương. vậy thôi.

Với câu hỏi thứ 3.

Không nên hỏi như vậy. Mà phải hỏi: 14 chính tinh là gì ?. Có phải là các Sao trên trời hay không ?. Tổng quát hơn nữa, Phải hỏi rằng: Các tinh đẩu trong tử vi là gì ?. Có phải là Các Sao trong bầu trời không ?.

Thưa rằng: Không !!! Nhưng nó là gì ?. Liệu Tôi trả lời, thưa các nhà Khoa học muốn đem Toán học vào tử vi !. rằng: Ví dụ: Lấy hai Sao Thái âm và Thái dương. Chúng không phải là mặt trăng và mặt trời như chúng ta nhìn thấy. Chúng là NGHI BIỂU của Trời. Vâng, là nghi biểu của Trời đấy, thì các Vị có hiểu không ?. Mà muốn hiểu, phải học Lý đông phương cái đã. Còn sao Tử vi và Cự môn thì khó hiểu hơn một hcust, bởi cái sự Cảm nó phải thấu Lý học đông phương tới nơi tới chốn hơn thái âm và thái dương nhiều. Hay ví dụ: Địa không và Điịa kiếp, chúng là hai Sao gì trên bầu trời ?. Thưa rằng, chẳng có Sao nào cả. Chúng là Thiên tru và Địa diệt. Thưa các Ngài, các Ngài có muốn hiểu thiên tru và địa diệt là thế nào, là cái gì, hay là nó hoạt động ra sao ?. các Ngài phải học Lý đông phương. Các Ngài phải biết Cảm, có Cảm thì mới Thông được với trời - Đất (Cảm cho tới khi Thông), Các Ngài ạ.

Các Ngài cứ thử xem, Rồi áp cái Toán nào và thế nào vào với chúng đây ?. Đừng tưởng rằng Một thứ Toán nào đó mô tả được con người, là có thể áp vào được với Tử vi. Có thể một thứ Toán hiện đại mà các Ngài đang, và sẽ dùng dùng cho con người, và nếu thành công, thì cũng là một môn khác, có thể được xếp vào cái gọi là Nhân học. Chứ đối với Tử vi, vẫn còn xa lạ lắm. Hay như Hoả tinh và Linh tinh. Hoả tinh là Lửa dương gian, dễ thấy quá hà !.Nhưng còn Linh tinh ?. Thưa rằng đó là lửa, một thứ lửa đặc biệt: Lửa Tam Muội đó. Các Ngài ạ !!! Cái Lửa Tam Muội đó, các ngày có thấy nó không ?. Không chứ gì ?. Thậm chí có cố Cảm, cũng chẳng thấy, nếu không được Lý học đông phương hướng dẫn !!!. Rồi từ chỗ hiểu, đến chỗ đề ra quy tắc an vị chúng, còn xa lắm, các Ngài ạ. Đường còn xa lắm, Các Ngài ơi !. Tôi biết vậy, nên Tôi quan tâm đến các thứ Toán – Lý của các Ngài làm gì, mặc dù Tôi cũng „chui” từ cái lò vật lý toán ấy ra. Hơn 100 Sao, chỉ là chuyện nhỏ, so với cái Cấu trúc tường minh của Lá số tử vi. Nhỏ lắm. vậy mà, có khi các Vị đã Rối óc lên rồi đó.
1-Tại sao lá số của người sinh 3 h 2 giây lại khác với 3 h kém 2 giây? Bản chất tại sao? Quan điểm của tôi là phải có một tổ hợp liên tục của chúng. Tôi không nghĩ tử vi giải thích được điều này.

2-Tại sao lại chọn 12 cung mà không phải 24 cung? Tại sao lại nghĩ ra cách an sao như vậy, nếu không phải là có cả lý thuyết lớn ở sau? Và dựa vào cơ chế nào để nói về chính chiếu, tam chiếu? Tại sao các sao lại tác động được? Rõ ràng là phải có cơ sở ở đằng sau. Tại sao lại xét hành của cung tam hợp, và khi ta nói tứ sinh, thì cái gì sinh? Cường độ bao nhiêu, đo bằng đơn vị gì, và tại sao triệt tiêu ở mộ?
3-Sao Tử vi, Cự Môn là sao gì trên bầu trời? Bản chất của nó? Nó có phải hành tinh không, và nếu không phải thì là cái gì? Có phải là sóng điện từ hay một loại năng lượng nào đó không, và nếu đúng thì viết phương trình truyền sóng cho loại năng lượng đó.
4-Tại sao, người ta nói, tọa thủ thì mạnh hơn chiếu? Và mạnh hơn cụ thể bao nhiêu lần? Có con số chính xác không và tại sao lại vây?

Thôi tạm thế đã nhé. Tôi cũng mong các Vị đem được các công cụ Toán học vào cho tử vi, được như thế, chắc nó Đẹp lắm. Tôi ước mơ từ lâu lắm rồi. Từ cái ngày còn mãi đũng quần trên ghế nhà trường đại học kia. Cách nay gần 40 năm rồi. Ôi một ước mơ đã làm thui chột một đời Tôi, phải chi Tôi nhận ra từ sớm, thì giờ đây, có thể trọn bộ Đông phương học Tôi đã viết xong - thôi, số mà !. Đã tri thiên mệnh mà còn Than vãn làm chỉ ! hi hi .... Nay thì đang sợ không kịp, chỉ mong hoàn thành phần cơ bản mà đã thấy toát mồ hôi hột rồi.

Thân ái và tạm biệt.

Share this post


Link to post
Share on other sites