Giang Thành

Tranh luận về thuyết tương đối

73 bài viết trong chủ đề này

5 giờ trước, Vo Truoc said:

Ông Tuấn Sơn trình bày thí nghiệm không rõ ràng khi ông không nói rõ rằng 2 biến cố và B cùng một hệ qui chiếu. Do đó, anh lúc thì cho 2 biến cố và B cùng hệ qui chiếu, lúc thì cho 2 biến cố và A cùng hệ qui chiếu, do đó mới dẫn đến mâu thuẫn.

Cám ơn anh đã theo dõi,

1. Tôi muốn xác minh rằng tôi đã không áp đặt điều gì lên các biến cố và các quan sát viên A & B. Tôi chỉ đơn giản copy bài giải của ông Tuấn Sơn.

2. Anh nói rằng vấn đề nằm ở chỗ là ông Tuấn Sơn đã không nói rõ ràng một chuyện gì đó....  Vậy thì anh cứ trình bày lại thí nghiệm trên và đưa ra cách giải một cách rõ ràng, anh không ngại chứ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi đã nói rồi, trong thí nghiệm mà ông Tuấn Sơn trình bày, ông ấy không nói rõ là 2 biến cố và B cùng hệ qui chiếu, nên bị anh hiểu lầm. Nếu nói rõ điều đó, sẽ không có mâu thuẫn gì cả.

Theo thuyết tương đối hẹp, trong ví dụ trên, ta có 3 hệ qui chiếu cần minh định rõ: Hệ qui chiếu của A, hệ qui chiếu của B, hệ qui chiếu của 2 biến cố. Nhận định về thời điểm sảy ra biến cố  được xác định theo chuyển động tương đối của 3 hệ qui chiếu này. Trong thí nghiệm của ông Tuấn Sơn, ông đã mặc định (đáng nhẽ phải nói rõ) hệ qui chiếu của hai biến cố và của B là một, chỉ có hệ qui chiếu A chuyển động. Nếu anh chọn A đứng yên thì B chuyển động và hệ qui chiếu của 2 biến cố cũng chuyển động theo B chứ không phải đứng yên, và do đó, A cũng vẫn thấy 2 biến cố sảy ra không đồng thời và B vẫn thấy chúng sảy ra đồng thời. Do đó không sảy ra mâu thuẫn nào. Vì thế, tôi nói, phản biện của anh không hiệu lực

Tôi cũng xin nói để anh biết, tôi cũng không ủng hộ thuyết tương đối, nhưng cách tôi phản biện hoàn toàn khác.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cám ơn anh đã tham gia,

Nếu ông Tuấn Sơn đã nói như anh nói, thì tôi đã phản biện kiểu khác....

Bây giờ tôi muốn nghe cách phản biện của anh. Anh cứ tiếp tục trình bày phản biện của anh đi. Anh không ngại chứ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi không có thời gian. Nhưng tôi phản biện trong một hệ thống, viết lại toàn bộ Vật lý hiện đại mà trong đó, thuyết tương đối chỉ là một mục nhỏ (thay bằng thuyết tuyệt đối của tôi). Ngoài ra còn hiệu chỉnh Cơ lý thuyết, Sự hình thành Vũ trụ (khoa học ngày nay gọi là Bigbang) trong một cuốn sách. Nếu cuốn sách đúng, nó sẽ đảo lộn hầu hết những cơ sở quan trọng nhất của vật lý hiện đại. Nếu không có gì thay đổi, khoảng 10 ngày nhữa có giấy phép xuất bản. Tôi dự định cuối tháng sau sẽ ra mắt bạn đọc.

Vì động tới (bác bỏ) quá nhiều những luận điểm vật lý hiện đại (thuyết tương đối, định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, không gian đồng tính và đẳng hướng, vật chất tối, năng lượng tối, ...) nên tôi cũng không hy vọng cuốn sách được chào đón nồng nhiệt, mà chắc rằng ném đá mới kinh khủng! Có lẽ chỉ một lượng độc giả rất nhỏ, rất ưu tú mới chào đón nó. Nhưng không sao, "Dù sao trái đất cũng vẫn quay"!!!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu anh quan tâm phản biện, anh có thể tham khảo phản biện của tôi dưới nick name TQTQTQ ở đây

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Thưa quý vị,

Anh Vo Truoc sắp ra mắt một công trình nghiên cứu khoa học. Công trình của anh ấy khá lớn, đòi hỏi rất nhiều thời gian, công sức và nhất là tâm huyết. Hy vọng mọi người sẽ ủng hộ anh ta, nhưng điều mà tôi mong đợi là sau khi tác phẩm này được xuất bản, thì viện vật lý, các hiệp hội khoa học,...., sẽ công khai đánh giá và đưa ra các nhận định về công trình này.

Bây giờ, tôi xin phép được tiếp tục phản biện chiêu 'đồng thời/bất đồng thời' phiên bản thứ hai, một phiên bản mà hai biến cố được dán dính vào hệ quy chiếu của anh B. Phiên bản thứ hai của chiêu thức 'đồng thời/bất đồng thời', có thể được mô tả lần lượt như sau:

1. Có một anh chàng B, ngồi tại trung điểm của một ghế đá công viên (vũ trụ) rất dài, nhìn ra đường phố (vũ trụ) và tưởng tượng....ra hai ngọn đèn M và N được gắn vào hai đầu ghế:

                                  M------------------B------------------N

rồi anh B nghĩ rằng, nếu hai ngọn đèn cùng lúc chớp sáng, thì anh ta sẽ cùng lúc nhìn thấy hai ánh chớp này. Và cũng có thể nói như vầy, nếu anh ta cùng lúc nhìn thấy hai ánh chớp thì anh ta có thể kết luận là hai ngọn đèn đã cùng lúc lóe sáng.

Tôi đồng ý với suy nghĩ của anh B. Có bạn nào phản đối anh ấy không?

2. Trong khi anh B đang trôi theo dòng tư tưởng, thì anh A cởi phi thuyền bay đến. Phi thuyền bay dọc theo ghế đá với vận tốc đều:

              ==A==>

                                  M------------------B------------------N

Anh B mới nảy ra câu hỏi rằng, nếu hai ngọn đèn M và N cùng lóe lên vào lúc A bay ngang qua mình (B), thì A sẽ nhìn thấy hai lóe sáng như thế nào?

                                 ~>                   =A=>                 <~

                                  M------------------B------------------N

3. Rồi anh B đưa ra lời giải đáp rằng A sẽ nhìn thấy ánh đèn N trước, và nhìn thấy ánh đèn M sau.

                                                ~>       =A=><~

                                  M------------------B------------------N

 

Có bạn nào có ý kiến về kết luận của anh B không?

 

 

 

 

Edited by Giang Thành

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hình như tại mỗi web browser khác nhau, hình ảnh hơi khác nhau. Nếu hình ảnh bị lệch, thì chúng là như sau:

Trong hình thứ ba, chữ A nằm ngay trên chữ B. Hai chớp sáng nằm ngay trên hai chữ M và N.

Trong hình thứ tư, chữ A nằm lệch sang bên phải của chữ B một chút. Hai chớp sáng thì cách đều chữ B.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào quý vị,

Chiêu thức "đồng thời/bất đồng thời" trong thuyết tương đối hẹp, được ông Đặng Vũ Tuấn Sơn biểu diễn tại thienvanvietnam. Sau khi xem qua bài viết của ông Tuấn Sơn, tôi đã phản biện bài viết đó tại đây. Trước khi phản biện, tôi đã có hỏi qua mọi người là có ai có ý kiến gì về bài viết đó không. Không có ai đưa ra ý kiến nào hết. Đến khi tôi phản biện xong, thì anh Vô Trước nói là ông Tuấn Sơn đã không nói rõ chuyện gì đó trong bài viết. (cũng không có gì bảo đảm rằng ông Tuấn Sơn sẽ đồng ý với ý kiến của anh Vô Trước).

Tôi không thích màn này tái diễn. Vị nào là đệ tử tương đối giáo, vị nào là hội viên thienvanvietnam, xin hãy vui lòng thi triển võ công của môn phái, (chiêu nào cũng được). Thi triển xong thì tôi sẽ phản biện. Và khi đó thì xin đừng nói chuyện quên cái này, sót cái kia nữa. Người ủng hộ thuyết tương đối là tuyệt đại đa số, quý vị nào là người của tương đối giáo, xin hãy ra mặt cho. Tranh luận về một lý thuyết khoa học không phải là một chuyện gì ghê gớm.

Ở đây, tôi cũng nói rõ là tôi sẵn sàng tranh luận ngay trong thienvanvietnam, nếu họ đồng ý.

 

 

Share this post


Link to post
Share on other sites
On ‎9‎/‎26‎/‎2017 at 01:23, Vo Truoc said:

Nếu anh quan tâm phản biện, anh có thể tham khảo phản biện của tôi dưới nick name TQTQTQ ở đây

Chào anh,

Tôi đã xem qua luận điểm của anh. Ý của anh là nếu hai đầu A & B của một cây thước, lúc nào cũng chuyển động với cùng một vận tốc đối với một quan sát viên M, thì làm sao khoảng cách AB này thay đổi được, ( có nghĩa là không có chuyện không gian bị co lại.)

Phản biện của anh rất thú vị. Bên đó, chưa có ai đưa ra một lời giải thích thỏa đáng mà các cao thủ thuyết tương đối thì nhất định không chịu xuất hiện(?) Trong trường học, nếu có em học sinh nào nêu lên luận điểm của anh trước lớp, thì các giảng viên trả lời thế nào đây?

Mọi người làm ơn cho tôi biết tại sao quý cao đồ tương đối giáo cứ bế quan luyện công hoài!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thuyết tương đối ngày nay là kiến thức vật lý cơ bản, nên hiểu biết về nó chưa có gì để có thể coi là "cao thủ" cả.

Phản biện của tôi chỉ rõ, không có vấn đề không gian bị co lại trong chuyển động của hệ qui chiếu. Hệ quả của luận điểm này rất lớn, bác bỏ hoàn toàn những cái cơ bản nhất của thuyết tương đối. Không phải các "cao thủ" không chịu ra mặt mà là không thể bảo vệ được. Bằng chứng là chỉ 1 ngày tôi đưa phản biện 1 để thử, họ đã hóa giải thỏa đáng. Khi tôi đưa phản biện 2 họ mới thúc thủ, đến nay đã gần 1 năm rồi.

Vấn đề là, sau khi phản biện xong phải xây dựng được lý thuyết thay thế. Bạn không thể làm người ta từ bỏ cái cũ nếu không chỉ ra được cái mới để thay thế.

Share this post


Link to post
Share on other sites
13 giờ trước, Vo Truoc said:

Thuyết tương đối ngày nay là kiến thức vật lý cơ bản, nên hiểu biết về nó chưa có gì để có thể coi là "cao thủ" cả.

Phản biện của tôi chỉ rõ, không có vấn đề không gian bị co lại trong chuyển động của hệ qui chiếu. Hệ quả của luận điểm này rất lớn, bác bỏ hoàn toàn những cái cơ bản nhất của thuyết tương đối. Không phải các "cao thủ" không chịu ra mặt mà là không thể bảo vệ được. Bằng chứng là chỉ 1 ngày tôi đưa phản biện 1 để thử, họ đã hóa giải thỏa đáng. Khi tôi đưa phản biện 2 họ mới thúc thủ, đến nay đã gần 1 năm rồi.

Vấn đề là, sau khi phản biện xong phải xây dựng được lý thuyết thay thế. Bạn không thể làm người ta từ bỏ cái cũ nếu không chỉ ra được cái mới để thay thế.

Thuyết tương đối, cho đến hiện tại vẫn được xem là một kỳ quan trong trong khoa học. Phản biện được nó không phải là chuyện đơn giản. Anh cũng là một thiên tài đó. Trong thời gian chờ đợi các cao thủ tương đối giáo lên tiếng, để quý đọc giả được biết thêm về thuyết tuyệt đối của anh, tôi có ý định 'phỏng vấn' anh vài câu. Anh không cần phải đi quá sâu vào chi tiết khi trả lời. Nếu anh không ngại, thì tôi xin được bắt đầu.

1. Một trong các tiên đề mà từ đó thuyết tương đối được xây lên là tiên đề về ánh sáng. Tiên đề này nói rằng vận tốc ánh sáng là không đổi trong chân không. Anh có chấp nhận tiên đề này không? Nếu không, thì tại sao? Còn nếu có, thì nó giử vai trò gì trong thuyết tuyệt đối?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Anh có thể đặt câu hỏi thoải mái, tôi xin trả lời những gì thuyết tuyệt đối của tôi có đề cập:

Câu hỏi 1:

Quote

1. Một trong các tiên đề mà từ đó thuyết tương đối được xây lên là tiên đề về ánh sáng. Tiên đề này nói rằng vận tốc ánh sáng là không đổi trong chân không. Anh có chấp nhận tiên đề này không? Nếu không, thì tại sao? Còn nếu có, thì nó giử vai trò gì trong thuyết tuyệt đối?

Thứ nhất, trong thuyết tuyệt đối không có cái gọi là chân không. Không gian tràn ngập Khí với mật độ khác nhau, độ co dãn không thời gian (ký hiệu ζ) khác nhau. Không thời gian và Khí là 2 mặt không thể tách rời. Vật chất chính là Khí. Khi Khí có độ co dãn không thời gian là  ζ = Q thì đó chính là hạt vật chất như quan niệm ngày nay. Không gian ta đang sống có ζ = 1.

Thứ 2, thuyết tuyệt đối cho rằng, vận tốc ánh sáng trong mọi hệ qui chiếu địa phương là không đổi (=c), nhưng đó không phải tiên đề, mà là công thức được rút ra từ cái cơ bản hơn. Nếu đứng trong hệ qui chiếu địa phương này quan sát ánh sáng trong hệ qui chiếu địa phương khác thì có thể chúng khác nhau. Công thức như sau:    v = c/ζ2. Ở đó, ζ là hệ só co dãn không thời gian của hệ qui chiếu mà ánh sáng chuyển động. Như vậy, khi ζ = 1 thì v = c.

Không gian là một môi trường đàn hồi, vận tốc ánh sáng chính là vận tốc truyền sóng của không gian đàn hồi đó (tương tự như vận tốc truyền âm thanh trong nước). Vận tốc truyền sóng là vận tốc tới hạn mà khi vượt qua nó, môi trường đàn hồi bị phá vỡ tính liên tục. Do không gian Vũ trụ có tính liên tục nên hạt vật chất không thể có vận tốc lớn hơn vận tốc truyền sóng, tức vận tốc ánh sáng.

Edited by Vo Truoc

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa các bạn,

Thuyết tuyệt đối của anh Vô Trước có nhiều khái niệm mới lạ, chưa bao giờ gặp trong vật lý. Tôi xin phép mở một tiêu đề riêng cho thuyết tuyệt đối.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trở lại thuyết tương đối hẹp....

Thưa quý vị, anh Vô Trước đã đưa ra một phản biện chống lại hiệu ứng co ngắn chiều dài (length contraction). Phản biện này khá thú vị, nhưng tôi tin rằng quý cao đồ tương đối giáo có thể phá giải nó. Dù sao thì thuyết tương đối hẹp, ngày nay, đã là một kiến thức phổ thông trung học, xin quý cao thủ đừng để anh Vo Truoc phải chờ đợi quá lâu, vì cứ mỗi một ngày trôi qua, thì cuộc đời của chúng ta lại co ngắn thêm một chút.  Và sẽ là một sự mất mát cho chúng ta, nếu năm ba tháng nữa, báo chí thế giới loan tin rằng thuyết tương đối bị sụp đổ bởi các công trình nghiên cứu của một hai nhà khoa học nước ngoài nào đó.

Nhớ lại, khoảng 11 năm về trước, báo chí trong nước có phổ biến 'thuyết hấp dẫn mới' của ông Bùi Minh Trí. Tôi cứ tưởng đâu là từ đó các nhà khoa học nước mình đã chịu lắng nghe và tranh luận về những tư tưởng khác dòng, nhưng thật buồn là sau sự kiện đó, người ta đã nín thinh trước tất cả các ý tưởng lệch dòng khác. Im lặng không phải là một cách để phát triển khoa học, xin các nhà khoa học dòng chính hãy tiếp nhận lời mời tranh luận công khai của tôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Mới đây có tin giải thưởng Nobel về vật lý năm nay được trao cho ba nhà khoa học bởi các công trình nghiên cứu liên hệ trực tiếp đến thuyết tương đối rộng, cụ thể là liên hệ đến hố đen và sóng hấp dẫn. Hy vọng tin tức này sẽ góp phần thúc đẩy các ủng hộ viên thuyết tương đối thượng đài.

https://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/nghien-cuu-ve-song-hap-dan-doat-giai-nobel-vat-ly-2017-3650395.html?vn_source=box-Topstory&vn_medium=ho&vn_campaign=vn

Trở lại chiêu 'đồng thời/bất đồng thời' .....

thì tôi xin phép được nói một chút về chuyện đồng bộ hóa đồng hồ (vị nào đã biết rồi thì không cần đọc tiếp).

Thưa quý đọc giả, thuật ngữ khoa học 'đồng bộ hóa' nghe ngầu vậy chứ nó chỉ có nghĩa là mình vặn cho mấy cái đồng hồ này chạy y chang như nhau. Thí dụ như chúng ta có bốn người đẹp ngồi tại bốn góc của một căn phòng, trên tay 4 người này có 4 cái đồng hồ, thì chúng ta chỉnh cho chúng chỉ giờ giống nhau. Chỉ có vậy. Thuyết tương đối hẹp nói là trong cùng một hệ quy chiếu quán tính, chúng ta có thể đồng bộ hóa tất cả các đồng hồ trong đó ( nói nôm na là như vầy: Chúng ta có thể vặn cho tất cả các đồng hồ (đang nằm im) trong cùng một căn phòng chỉ cùng giờ với nhau).

Điều thứ hai mà thuyết tương đối hẹp phát biểu là chúng ta không thể đồng bộ hóa các đồng hồ trong các hệ quy chiếu quán tính khác nhau ( ý là chỉ có thể đồng bộ hóa các đồng hồ trên cùng một chuyến xe lửa đang chạy thẳng đều, chớ không thể đồng bộ hóa chúng với các đồng hồ đặt bên đường ray, hệ nào ra hệ đó).

Đó là hai thức trong chiêu 'đồng bộ hóa' của thuyết tương đối hẹp. Tôi có nói sai chỗ nào về chiêu này, thì quý vị cứ lên tiếng.

Edited by Giang Thành

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tiếp tục câu chuyện về sự đồng thời....

Chúng ta đưa đồng hồ vào là để làm.... vật chứng, tránh tình trạng cãi qua cãi lại cái nào xảy ra trước, cái nào xảy ra sau. Cụ thể như là thí dụ dưới đây:

Trong một hệ quy chiếu quán tính S, chúng ta gắn lên 3 ngọn đèn. Nằm ngay tại ngọn đèn là 3 cái đồng hồ. Ba cái đồng hồ này đã được đồng bộ hóa.

S.............................................x*o..................y*o...............................z*o........

Có 3 cái đồng hồ (o) đặt bên cạnh 3 ngọn đèn để ghi lại thời điểm t, ngay khi đèn lóe sáng, rõ ràng và cụ thể, thì không ai cãi nữa.

Nếu tx = ty = tz, thì tất cả mọi người đang đứng, dù đang đứng ở đâu trong hệ S, đều đồng ý là 3 ngọn đèn cùng lúc lóe sáng tại cùng một thời điểm.

Nếu tx> tz > ty, thì đèn Y lóe lên trước nhất, và đèn X lóe lên sau cùng. Và tất cả mọi người trong hệ S đều đồng ý. Có ai muốn cãi cũng không được, vì có 3 cái đồng hồ để làm chứng.

Trở lại cuôc thí nghiệm tưởng tượng của ông Einstein. Nếu anh chàng B, đang đứng trong hệ S, nói hai ngọn đèn M và N cùng lúc lóe sáng, thì có nghĩa là khi hai ngọn đèn này lóe sáng, hai cái đồng hồ đặt bên cạnh chúng sẽ ghi lại hai con số giống nhau tM = tN.

S...........................M..................B..................N

Trên hệ S' cũng tương tự, chúng ta sẽ đặt trên chuyến xe lửa này một triệu cái đồng hồ nằm sát nhau. Toàn bộ chúng đều được đồng bộ hóa với nhau trong hệ S'. Chuyến tàu này chuyển động thẳng đều, dọc theo trục S. Các đồng hồ đặt trên chuyến xe cũng sẽ lần lượt vượt ngang qua hai ngọn đèn M và N đang gắn trên đường ray. Bất cứ lúc nào hai ngọn đèn này lóe lên, thì lúc đó, tại mỗi cây đèn đều có một cái đồng hồ, trên chuyến xe lửa, đang vượt ngang qua. Hai cái đồng hồ này sẽ ghi lại thời điểm hai ngọn đèn này lóe lên. Nếu anh chàng A trên hệ S' nói rằng ngọn đèn N loé lên trước, thì có nghĩa là anh A nói rằng t'N < t'M.

Có vị nào không đồng ý với bất cứ điểm nào, thì lên tiếng ngay lúc này đi nha.....

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có đồng hồ rồi thì rút hết các quan sát viên ra.....

 

Gọi S' là hệ đang chuyển động. Các thời điểm do các đồng hồ đặt trên hệ S' ghi lại được ký hiệu là t'.

Gọi S là hệ đứng yên. Các thời điểm do các đồng hồ đặt trên hệ S ghi lại được lý hiệu là t.

 

                                S'>

S.........................................M...........................................................N.........................

 

Nếu trong hệ S, có hai sự kiện Mo và No  xảy ra tại hai điểm M và N với tMo = tNo = 0, thì

1. Thuyết tương đối hẹp bảo rằng trong hệ S, hai sự kiện Mo và No là xảy ra đồng thời.

2. Thuyết tương đối hẹp bảo rằng trong hệ S', sự kiện Nxảy ra trước, t'No < t' Mo .

 

Có cao thủ nào nghĩ rằng thuyết tương đối hẹp không nói như trên, xin vui lòng lên tiếng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chuyến xe lửa (hệ S') dài vô tận vẫn tiếp tục bình thản lăn bánh.....

... đến thời điểm t1 = 10 trong hệ S, lại có hai sự kiện M1 và N1 xảy ra tại hai điểm M và N. Tương tự như trên, thuyết tương đối hẹp bảo rằng:

3. Trong hệ S, hai sự kiện M1 và N1 xảy ra cùng lúc tại hai điểm M và N, tM1 = tN1 =10.

4. Trong hệ S', sự kiện N1 xảy ra trước, t'N1 < t'M1.

(nhóm chữ "trong hệ S " có thể được hiểu là căn cứ theo các đồng hồ trong hệ S này, cụ thể là hai đồng hồ đặt tại hai điểm M và N; nhóm chữ "trong hệ S' " có thể được hiểu là căn cứ theo các đồng hồ trong hệ S' này, cụ thể là hai cái đồng hồ trên chuyến xe lửa, đang vượt qua hai điểm M và N, đúng vào lúc hai sự kiện M1 và N1 xảy ra.)

Vị cao thủ thuyết tương đối nào cho rằng thuyết tương đối hẹp nói khác với các điều 1, 2, 3, và 4 ở trên, xin hãy vui lòng đính chính ngay bây giờ.

Cám ơn nhiều,

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bây giờ chúng ta cho mọi người biết các sự kiện No, Mo, N1, M1, là các sự kiện gì.

M & N là hai đấu thủ trong một cuộc đấu súng tay đôi.

Mo & No là hai ánh lửa lóe lên từ hai nòng súng của hai đấu thủ M & N.

M1 & N1 là hai sự kiện hai đấu thủ M & N bị trúng đạn của đối phương.

Như vậy, theo thuyết tương đối hẹp,

với 1 & 3 trong hai post trên,

trong hệ S, hai đấu thủ M & N đồng thời khai hỏa tại thời điểm to = 0. Và hai người này cùng lúc trúng đạn của đối phương tại thời điểm t1 = 10.

với 2 & 4 trong hai post trên,

trong hệ S', đấu thủ N khai hỏa trước, và cũng N trúng đạn trước.

Nói cho rõ ràng hơn một chút thì như vầy, những người đang đứng trên chiếc xe lửa (hệ S'), nhìn ra cửa sổ. Họ trông thấy hai đấu thủ N và M rượt đuổi nhau (thẳng đều). Rồi cả hai nổ súng và trúng đạn của đối phương. Căn cứ theo các đồng hồ (đã được đồng bộ hóa) trên chuyến tàu, các hành khách này nói rằng đấu thủ N là người bắn trước, và cũng chính N là người trúng đạn trước.

Tôi gọi câu chuyện người bắn trước cũng là người lãnh đạn trước là nghịch lý đấu súng. Lập luận và tính toán của thuyết tương đối hẹp đã dẫn đến một nghịch lý.

Những người chấp nhận thuyết tương đối hẹp là những người chấp nhận được nghịch lý này. Còn tôi thì không thể chấp nhận được rằng trong vũ trụ này lại tồn tại những cuộc đấu súng tay đôi, mà người bắn trước lại bị trúng đạn trước, cho nên tôi nói thuyết tương đối hẹp là một lý thuyết có vấn đề.

Cám ơn quý vị đã theo dõi,

 

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa quý đọc giả,

Một quan điểm trong thuyết tương đối hẹp là thời gian bị giãn ra. Trong thuyết tương đối hẹp cũng có một thí nghiệm tưởng tượng, có thể xem là một lời giải thích cho quan điểm thời gian giãn ra. Rồi từ chuyện thời gian giãn ra này, người ta đã đưa ra nghịch lý anh em song sinh. Những người ủng hộ thuyết tương đối bắt buộc phải có một lời giải thích cho nghịch lý song sinh. Và họ đã giải thích là do gia tốc.

Cũng tương tự như vậy, chuyện đồng thời và bất đồng thời là một quan điểm khác trong thuyết tương đối hẹp. Ông Einstein cũng có thí nghiệm đoàn tàu bị sét đánh, xem như là một lời giải thích cho quan điểm đồng thời/bất đồng thời. Rồi từ chuyện đồng thời/bất đồng thời này, tôi đã đưa ra nghịch lý đấu súng. Những người ủng hộ thuyết tương đối bắt buộc phải có một lời giải thích cho nghịch lý đấu súng. Và họ chưa có lời giải thích nào hết, bởi gì nghịch lý đấu súng này chưa bao giờ có trên các sách báo viết về thuyết tương đối. Đây là lần đầu tiên nghịch lý đấu súng xuất hiện.

Như chúng ta đã biết, nghịch lý song sinh dù đã không đánh đổ được thuyết tương đối hẹp, nó vẫn được ghi lại trong lý thuyết này. Cũng như vậy, nếu nghịch lý đấu súng ép chết được thuyết tương đối hẹp thì tốt; còn như những người ủng hộ thuyết tương đối đưa ra được một lời giải thích thỏa đáng, thì xin quý vị cũng làm chứng cho rằng nghịch lý đấu súng đã được giới thiệu đầu tiên bởi người Việt mình.

Cám ơn nhiều,

Share this post


Link to post
Share on other sites

A vô trước phân tích và biện luận rất hợp lý . A nghĩ sao nếu như e nói rằng có 6 hành thay vì 5 hành như người ta vẫn nghĩ và ứng dụng ? và nếu như có hành thứ 6 thì nó có thay đồi gì trong dịch lý cũng như lý thuyết tuyệt đối không ? 

Share this post


Link to post
Share on other sites
Quote

trong hệ S', đấu thủ N khai hỏa trước, và cũng N trúng đạn trước.

Nói cho rõ ràng hơn một chút thì như vầy, những người đang đứng trên chiếc xe lửa (hệ S'), nhìn ra cửa sổ. Họ trông thấy hai đấu thủ N và M rượt đuổi nhau (thẳng đều). Rồi cả hai nổ súng và trúng đạn của đối phương. Căn cứ theo các đồng hồ (đã được đồng bộ hóa) trên chuyến tàu, các hành khách này nói rằng đấu thủ N là người bắn trước, và cũng chính N là người trúng đạn trước.

Những kết luận bạn đưa ra tôi chưa thấy sự vô lý (nghịch lý) nào cho thuyết tương đối ở đây cả. Mong anh phân tích kỹ hơn.

Trong thuyết tương đối hẹp, người bắn trước trúng đạn trước cũng là điều bình thường mà, không phải là nghịch lý.

"Nghịch lý" 2 anh em sinh đôi cũng không có gì nghịch lý cả, bình thường thôi.

Tóm lại mong bạn chỉ rõ tính bất hợp lý trong "nghich lý đấu súng" của bạn

Quote

A vô trước phân tích và biện luận rất hợp lý . A nghĩ sao nếu như e nói rằng có 6 hành thay vì 5 hành như người ta vẫn nghĩ và ứng dụng ? và nếu như có hành thứ 6 thì nó có thay đồi gì trong dịch lý cũng như lý thuyết tuyệt đối không ? 

Lúc ấy bạn có một lý thuyết khác chứ không phải học thuyết Âm dương Ngũ hành nữa.

Thực ra do không hiểu những khái niệm được cổ nhân đưa ra nên nhiều người hết sức tùy tiện thêm cái này cái kia, sửa cái này cái kia ... làm rối mù lên. Tuy nhiên, do học thuyết đã thất truyền và sai lệch, do đó phải chỉnh sửa lại là yêu cầu tất yếu. Sử lý được mâu thuẫn này không phải là đơn giản

Share this post


Link to post
Share on other sites
On ‎10‎/‎31‎/‎2017 at 22:32, Vo Truoc said:

Những kết luận bạn đưa ra tôi chưa thấy sự vô lý (nghịch lý) nào cho thuyết tương đối ở đây cả. Mong anh phân tích kỹ hơn.

Trong thuyết tương đối hẹp, người bắn trước trúng đạn trước cũng là điều bình thường mà, không phải là nghịch lý.

"Nghịch lý" 2 anh em sinh đôi cũng không có gì nghịch lý cả, bình thường thôi.

Tóm lại mong bạn chỉ rõ tính bất hợp lý trong "nghich lý đấu súng" của bạn

 

Bàn về từ ngữ trước....

Cái gì phù hợp với tư duy của đời thường, tôi gọi là thuận lý. Cái gì trái ngược với logic của người thường, tôi gọi là nghịch lý. Tôi đoán người ta cũng hiểu hai chữa này đại khái là vậy. Điển hình là nghịch lý song sanh. Một người già trước một người là chuyện không phù hợp với tư duy của người thường, cho nên người ta mới gọi nó là nghịch lý. Bạn nói nghịch lý song sanh là bình thường. Nó bình thường khi được nhìn qua ống kính của thuyết tương đối thôi, (sau khi đã được người ta giải thích).

Trở lại cuộc đấu súng,

Giả sử sau khi chúng ta đưa quan điểm về sự đồng thời của thuyết tương đối vào soi cuộc đấu súng đó, và chúng ta được trong hệ S', anh B bắn trước chết sau; anh A bắn sau chết trước, thì tôi đã không nói gì đến nó, vì chúng phù hợp với logic thông thường.

Còn ở đây, sau khi tôi soi cuộc đấu súng với quan điểm của thuyết tương đối thì tôi thu được kết quả là anh B bắn trước chết trước. Cái chết trước này trái với logic thông thường, nên tôi gọi nó là nghịch lý, theo nghĩa của chữ 'nghịch lý' tôi đã bàn ở trên.

Tôi cũng biết thuyết tương đối hẹp đã dẫn đến nhiều nghịch lý và những người ủng hộ thuyết tương đối đều đã có lời giải thích cho chúng. Nghịch lý song sanh là một thí dụ.Tôi cũng biết rằng nghịch lý đấu súng này, rồi họ cũng giải thích được thôi ( vì tôi cũng giải thích được). Tôi giới thiệu nó ở đây để "chọc" cho các cao thủ thuyết tương đối xuất hiện.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bạn nói về sự già đi nhanh hơn của một người so với một người khác khi được sinh ra cùng một thời điểm là "nghịch lý" hay trái với logic thông thường là không chính xác. Trong cuộc sống thường nhật, thậm chí người ít tuổi trông già hơn người nhiều tuổi hơn là hết sức phổ biến và bình thường. Nguyên do là sự già cả không chỉ phụ thuộc vào thời điểm sinh ra mà còn phụ thuộc hoàn cảnh, điều kiện sống của đối tượng. Trong cái gọi là nghịch lý song sinh, hai anh em song sinh nhưng lại sống một thời gian khá dài trong hai điều kiện sống khác nhau: một người như chúng ta, còn người kia trên tàu Vũ trụ có tốc độ cao và thời gian trên đó trôi chậm hơn, và do đó, anh ta trẻ hơn là chuyện thuận lý chứ không có gì là nghịch lý cả. Cũng tương tự như 2 anh em song sinh nhưng số phận trớ trêu làm một người sống trong vất vả, nghèo khó còn người kia trong lầu son gác tía thì người kia trẻ hơn người khác là hết sức bình thường. Nếu anh ta không trẻ hơn thì mới là không thuận lý của thuyết tương đối.

Trong cái gọi là nghịch lý đấu súng của bạn đưa ra, thứ tự sự trúng đạn của anh A và B không chỉ phụ thuộc vào sự chêng lệch về thời điểm nổ súng mà còn phụ thuộc vào tốc độ bay của viên đạn, tốc độ chuyển động của người quan sát. Nếu anh B nổ súng trước nhưng tốc độ viên đạn chậm hơn thì anh ta vẫn có khả năng trúng đạn trước như thường. Mà tốc độ của viên đạn lại phụ thuộc vào chuyển động của người quan sát. Nếu bạn đặt bài toán đấu súng một các chi ly, như cho thời gian nổ súng trước của B so với A là dt, vận tốc các viên đạn do B và A bắn là Vb, Va, vận tốc chuyển động của người quan sát là Vqs, ... và tính toán theo các công thức của thuyết tương đối hẹp thì không thấy có gì là “nghịch lý” ở đây cả. Bài toán chỉ gặp nghịch lý khi thứ tự chết (chứ không phải thứ tự bắn) của A và B tùy thuộc người quan sát. Tuy nhiên, điều này không sảy ra hay ngịch lý không hiệu lực.

Anh đã biết, tôi không phải là người ủng hộ thuyết tương đối hẹp, nhưng tôi luôn khách quan trong những suy luận khoa học.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bạn nói không sai. Các vận tốc của viên đạn được tính theo các công thức của thuyết tương đối hẹp là một cách giải thích ngắn gọn. Tôi định dùng phản biện này "móc" các cao thủ thuyết tương đối ra, mà bạn nói ra rồi. Nếu họ chịu ra mặt thì tôi đã phản biện thuyết tương đối kiểu khác.

Còn về phản biện của bạn liên hệ đến sự co rút chiều dài, đã lâu cũng không có cao thủ nào của thuyết tương đối lên tiếng.

Chờ họ mệt thiệt. Tôi sắp hết kiên nhẫn rồi. Không biết Whitebear với Kakalotta đi đâu mất rồi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay