Giang Thành

Tranh luận về thuyết tương đối

73 bài viết trong chủ đề này

Kính thưa quý vị,

Tôi vẫn chưa biết nên đặt chủ đề này ở đâu cho thích hợp. Các vị quản trị viên cứ tùy nghi dời nó về nơi thích hợp hơn.

Như chúng ta đã biết, thuyết tương đối rộng và hẹp là các lý thuyết vật lý vĩ mô, cho nên cuộc tranh luận này sẽ hướng về lãnh vực vĩ mô, mà không tập trung vào các hạt (particle) vi mô. Các hạt này không phải là trọng tâm của cuộc tranh luận, chứ chúng không phải hoàn toàn bị loại khỏi cuộc tranh luận.

Trước khi cuộc tranh luận chánh thức bắt đầu, tôi nhờ các vị nào am tường thuyết tương đối vui lòng xác minh cho rõ ràng, rằng trong thuyết tương đối hẹp và rộng các khái niệm cơ học cơ bản như vận tốc, gia tốc, khối lượng, động lượng,... của một vật thể được định nghĩa như thế nào? Cám ơn nhiều.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu các khái niệm cơ học cơ bản nói trên được định nghĩa khác nhau trong thuyết tương đối hẹp và rộng, thì chúng ta có thể khảo sát từng phần một. Chúng ta có thể khảo sát thuyết tương đối hẹp trước, và tạm thời gác lại thuyết tương đối rộng.

Xin mời các vị cao thủ thuyết tương đối trình bày các định nghĩa về các khái niệm cơ bản trong thuyết tương đối hẹp. Cám ơn nhiều.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Để tôi cho một trường hợp cụ thể nha. Ví dụ như có một cao thủ thuyết tương đối đang đứng chơi ngoài không gian tự do (free space). Bỗng dưng một viên đạn từ xa bay đến, sượt ngang qua anh ta thì theo thuyết tương đối hẹp thế nào là vận tốc, gia tốc, khối lượng và động lượng của viên đạn này?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không cần khảo sát kiến thức như vậy, rất nhiêu khê. Bạn chỉ cần đưa ra những mâu thuẫn trong thuyết tương đối rồi chúng ta phân tích xem sao.

Ví dụ bạn đưa ra thì thuyết tương đối cần phải xem đứng trên hệ tọa độ nào mới phân tích được.

Các khái niệm cơ bản thì thuyết tương đối không khác nhiều với vật lý Niu tơn, chỉ khi nào trong vận tốc lớn mới có têm khái nhiệm "tương đối tính" kèm theo.

Bài đầu tiên mà bạn đã không hợp lý trong trao đổi rồi! Các bài tiếp theo sẽ như thế nào?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào anh Vô Trước,

Rất hân hạnh được anh tham gia. Hãy cho tôi một ít thời gian để tôi giải thích.....

1. Vấn đáp là một trong các cách thức khoa học để đánh giá một lý thuyết. Trong thực tế, những người đệ trình các luận án đều phải trả lời các câu hỏi có liên quan đến lý thuyết của anh ta, thì cũng như vậy, tôi chỉ muốn hỏi những người ủng hộ thuyết tương đối vài câu. Tôi chọn phương cách này. Không có gì là không khoa học.

2. Câu hỏi đầu tiên của tôi có liên hệ đến lý thuyết đang bàn? Có. Các định nghĩa cơ bản đó là một trong các nền tảng, mà từ đó thuyết tương đối được thiết lập. Nếu tôi có thể chỉ ra nền móng của thuyết tương đối là cát, thì tôi có thể đưa ra kết luận ngay, mà không cần phải xem xét phần cấu trúc còn lại của nó.

3. Anh cho rằng các khái niệm cơ bản trong thuyết tương đối và trong cơ học Newton không khác bao nhiêu.... Nhưng tôi nghĩ khác. Tôi cho rằng chúng khác nhau xa. Với cơ học cổ điển, thực tại chung quanh chúng ta là không gian ba chiều và thời gian tuyệt đối. Còn với thuyết tương đối, thực tại lại là không-thời-gian (spacetime) tương đối và bất phân ly.

Để phản biện thuyết tương đối, mỗi người đều có thể phản biện bằng phương cách riêng. Cách của anh có thể hay hơn, ngắn hơn, và thuyết phục hơn. Nếu anh đã sẵn sàng, tôi xin trao lại micro, và ngồi xuống lắng nghe anh trình bày các luận điểm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tùy anh thôi. Ở đây không ai làm cái việc 100 năm trước người ta đã làm là xây dựng thuyết tương đối, do đó anh không nên yêu cầu người khác minh định lại các định nghĩa của thuyết tương đối. Anh hãy chỉ ra cái mâu thuẫn của huyết tương đối rồi chúng ta bàn tiếp. Tạm thời tôi đứng vai trò như những người bảo vệ thuyết tương đối để trao đổi. Tôi đọc khá nhiều những người phản đối thuyết tương đối, nhưng chưa thấy ai hiệu quả cả.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào anh Vô Trước,

Cơ học cổ điển đã trải qua 400 năm dài, mà đã có bị bỏ qua phần định nghĩa nền tảng đâu. Hơn nữa, có bao nhiêu định nghĩa thì cũng có bấy nhiêu phút để phát biểu thôi. Chẳng hạn trong cơ học Newton, người ta định nghĩa vận tốc v = dx/dt và gia tốc a = dv/dt, rất ngắn gọn và đơn giản. Nếu các cao thủ thuyết tương đối nhất định không chịu phát biểu thì tôi xem như là họ không có mặt ở đây vậy.

Bây giờ, có anh đóng thế cho họ thì coi như chúng ta tập dợt với nhau trước. Chiêu đầu tiên giao hửu cho nóng máy nha:

Thế nào là khối lượng của một vật thể trong thuyết tương đối hẹp?

Giáo sư Phạm Xuân Yêm trong bài "Khối lượng và phương trình thế kỷ" có viết như sau: "Khối lượng m mang tính chất nội tại của một vật, nó không phụ thuộc vào bất kỳ hệ quy chiếu nào. Khối lượng m phải là một bất biến (như vận tốc ánh sáng c, hay điện tích e của electron), trong bất kỳ hệ quy chiếu nào nó phải như nhau. Không có khối lượng của vật chuyển động m(v) hay khối lượng của vật đứng yên m0 = m(v = 0), nó không thay đổi với vận tốc, chỉ có một khối lượng duy nhất m = √(E2–|p|2c2)/c2."

Giáo sư Phạm nói rằng khối lượng của một vật thể là một đại lượng bất biến, không phụ thuộc vào hệ quy chiếu, không thay đổi theo vận tốc.

Trong khi đó, giáo sư Stephen Hawking, trong cuốn "Lược sử thời gian", lại viết như vầy "Khối lượng cũng có thể thay ðổi. Tốc độ càng nhanh thì khối lượng của vật thể càng tăng. Nhiều cuộc thí nghiệm đã chứng tỏ rằng vật thể bắn lên không gian với tốc độ lên tới 86% tốc độ ánh sáng, sẽ cân nặng gấp đôi so với khi còn nằm yên dưới đất."

Giáo sư Hawking thì cho rằng khối lượng của một vật thể là một đại lượng thay đổi theo vận tốc. Quan điểm này của giáo sư Hawking cũng được tìm thấy trong tác phẩm http://www.iop.vast.ac.vn/~nvthanh/cours/phys/Physics_II_ch6.pdf được viết bởi tiến sĩ Ngô Văn Thanh. Tại mục số 6.3, trang 17, tiến sĩ Ngô có viết "Khối lượng của một vật có tính tương ðối, nó phụ thuộc vào hệ quy chiếu. Khối lượng của vật tăng khi vận tốc tăng."

Thuyết tương đối đã được thành hình từ hơn một trăm năm về trước, đến nay đang là một cột trụ vững chắc trong khoa học hiên đại, mà lại vẫn chưa có một định nghĩa rõ ràng và duy nhất cho ‘khối lượng’, một đại lượng căn bản trong vật lý. Mỗi vị giáo sư phát biểu một kiểu, trái ngược hẵn nhau. Đứng ở vị thế là một người ủng hộ thuyết tương đối, anh có ý kiến gì về thực trạng này?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh nhầm lẫn quá, Thuyết tương đối là của Anhxtanh, không phải của ông Phạm Xuân Yêm, Ngô văn Thanh hay ông Hawking... Anh muốn phản bác thuyết tương đối thì hãy nói thẳng vào luận điểm của Anhxtanh, hoặc nếu khó tìm tài liệu gốc thì có thể lấy sách giáo khoa chính thống trong trường đại học cũng tạm được. Đừng lấy các ông ở trên ra đại diện cho thuyết tương đối. Hãy đi thẳng vào mâu thuẫn chính.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi nhầm chuyện gì? Chính là do tôi cũng biết chưởng môn sư tổ Albert Einstein đã quy tiên từ lâu, nên tôi đã mời gọi những ai tự cho mình là đại diện của thuyết tương đối, bởi vì tôi biết tôi có đưa ra một quan điểm nào của họ, thì cũng có người nói rằng họ không phải là đại diện cho thuyết tương đối. Tôi cũng chỉ muốn phản biện thuyết tương đối của hiện tại, chứ không muốn đào lên nhưng phiên bản năm ba chục năm về trước. Và cái gọi là sách giáo khoa cũng do mấy ông bà giáo sư này viết mà thôi.

Bây giờ tôi chiều ý của anh nhá. Dẹp mấy ông bà giáo sư tiến sĩ qua một bên, còn anh thôi. Anh đang đứng ở vị thế bảo vệ cho thuyết tương đối, thì anh có quyền đưa ra quan điểm mà anh cho là chính xác. Anh nói đi. Trong thuyết tương đối hẹp, thế nào là khối lượng của một vật thể?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi nói anh nhầm là nhầm nguồn dẫn ra luận cứ tranh biện. Anh nói về thuyết tương đối, đặc biệt là phản đối nó, thì phải trích ông Anhxtanh (kể cả khi ông ta đã chết. Ông ấy chết chứ sách của ông ấy đâu có chết) nguyên bản chứ không phải ông nào khác, dù cho họ uy tín tới đâu. Hưống chi uy tín họ đều thua Anhxtanh cả. Thông cảm điều kiện khó khăn về tài liệu, dịch thuật, nên tôi tạm chấp nhận lấy từ sách giáo khoa đại hoc chứ nếu tranh luận cấp cao thì điều đó cũng không được phép.

Anh nhầm một vấn đề nữa là đồng nhất thuyết tương đối với khoa học vật lý hiện đại. Do đó, anh mới hỏi, " Trong thuyết tương đối hẹp, thế nào là khối lượng của một vật thể? ". Thuyết tương đối không có định nghĩa nào về khối lượng cả mà xử dụng khái niệm này như mặc định vào thời đó. Còn cho đến nay thì nhiều người phát triển cách hiểu của họ về khối lượng rất khác nhau, có khi không thống nhất, mâu thuẫn. Dù khái niệm này đúng sai như thế nào cũng không đổ thừa cho thuyết tương đối được.

Cách trao đổi của tôi và anh khác nhau. Trong bất cứ chuyện học thuật gì, tôi chỉ đứng trên vị thế của tôi mà thôi. Tôi không bảo vệ hay phản đối thuyết tương đối. Tôi nghe anh nói anh phản đối thuyết tương đối. Tôi lắng nghe luận cứ của anh, nếu thấy hợp lý thì tôi đồng ý, nếu không thì đó là ý kiến của anh, tôi không để ý nữa.  Chứ không phải anh nói như thế rồi yêu cầu tôi nói xem, tôi hiểu thuyết tương đối như thế nào!!!

Tôi đã viết ở bài thứ 2 khi tham gia:

Quote

Tôi đọc khá nhiều những người phản đối thuyết tương đối, nhưng chưa thấy ai hiệu quả cả.

Thân ái!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Tôi không hề yêu cầu anh làm chuyện gì, mà là do anh tự ý đứng ra như người bảo vệ thuyết tương đối....

Danh từ "thuyết tương đối" được tôi dùng với nghĩa rộng, bao gồm các quan điểm, các phiên bản của các vị giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia ủng hộ lý thuyết này. Còn thuyết tương đối, phiên bản do chính sư tổ Einstein viết, thì tôi không có nhiều hứng thú. Một trong các lý do, như anh vừa nói, là nó không có định nghĩa rõ ràng về khối lượng, một khái niệm căn bản trong vật lý.

 

 

 

 

Edited by Giang Thành

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa quý vị,

Nếu như không có ủng hộ viên nào của thuyết tương đối nói về 'khối lượng', thì tôi....nói. Tôi chỉ nói sơ lược và không đại diện cho môn phái nào. Ai thích đọc thì đọc nha, không ép.

Trong cơ học cổ điển, khối lượng được định nghĩa rất ngắn gọn, m = F/a . Nói cho cặn kẽ hơn nữa, thì định nghĩa này là định nghĩa cho một khái niệm gọi là 'khối lượng quán tính'. Còn một định nghĩa khác về khối lượng là 'khối lượng hấp dẫn', mg = F/g. Trong cơ học Newton, khối lượng quán tính mi và khối lượng được xem là có cùng một trị số. Và vì thế, mà sau này, người ta chỉ viết m cho cả hai biểu thức F = ma, hay F = mg.

Đến đầu thế kỷ 20, thì thuyết tương đối hẹp bắt đầu được hình thành. Trong thời kỳ phôi thai, người ta, bao gồm sư tổ Einstein, đều dựa trên các định nghĩa có sẵn trong vật lý cổ điển. Trong giai đoạn này, người ta còn "sáng chế" ra thêm các khái niệm 'khối lượng dọc' (longitudinal mass) và 'khối lượng ngang' (transverse mass). "Khối lượng" trở thành một khái niệm không xác định. Thế là sau đó, họ dẹp cái' khối lượng dọc' qua một bên, rồi đổi tên 'khối lượng ngang' thành 'khối lượng tương đối tính' (relativistic mass), một thứ khối lượng mà có trị số đồng biến với vận tốc. Chữ 'khối lượng' trong các phát biểu của giáo sư Hawking hay của tiến sĩ Ngô Văn Thanh chính là 'khối lượng tương đối tính' này. Nhưng gần đây nhất, trong khoảng chừng một hai thập niên, lại có thêm một khuynh hướng, ngày càng được ủng hộ nhiều hơn, là có một số nhà khoa học muốn loại bỏ luôn cái khái niệm "khối lượng tương đối tính". Điển hình cho nhóm khoa học gia này là giáo sư Phạm Xuân Yêm. Tức là sau hơn một thế kỷ phát triển, thuyết tương đối hẹp đã dẫn người ta đi một vòng tròn thật lớn, để rồi trở về lại với khuynh hướng cho một khái niệm duy nhất về khối lượng.

Định nghĩa ngắn gọn nhất về 'khối lượng' lại là định nghĩa đang có trong cơ học Newton. Nhưng dùng lại định nghĩa này thì lại phát sịnh một vài bất ổn khác cho thuyết tương đối hẹp. Không dùng được nó thì người ta dùng cái khác :) . Nhóm khoa học gia 'cấp tiến' này đề nghị định nghĩa mới cho khối lượng là  m = √(E2–|p|2c2)/c2 .

Và hiện tại thì các nhà khoa học ủng hộ thuyết tương đối vẫn chưa thống nhất. Một số theo khuynh hướng mới (Phạm Xuân Yêm), khi viết sách hay các bài tham luận, họ dùng một ký hiệu m duy nhất, có giá trị màu xanh vừa nói ở trên để biểu thị cho khối lượng. Số khoa học gia còn lại (Ngô Văn Thanh) thì dùng hai ký hiệu, m0 cũng có cùng giá trị trong biểu thức màu xanh, gọi là khối lượng nghỉ; và ký hiệu m cho khối lượng tương đối tính.

/ nghe giống giống như trong phim kiếm hiệp, Cái bang cũng có hai phe áo sạch và áo dơ,... :) /

Mầm móng bất ổn trong thuyết tương đối đã có từ khi sư tổ Einstein khai môn lập phái. Trong vài thập niên tới, cho đến khi tôi và quý vị đều đi theo ông bà, thì các cao thủ tương đối giáo cũng vẫn chưa thống nhất về cái khái niệm gọi là 'khối lượng'.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites
On ‎8‎/‎11‎/‎2017 at 14:39, Giang Thành said:

 

 Nhưng gần đây nhất, trong khoảng chừng một hai thập niên, lại có thêm một khuynh hướng, ngày càng được ủng hộ nhiều hơn, là có một số nhà khoa học muốn loại bỏ luôn cái khái niệm "khối lượng tương đối tính". Điển hình cho nhóm khoa học gia này là giáo sư Phạm Xuân Yêm. Tức là sau hơn một thế kỷ phát triển, thuyết tương đối hẹp đã dẫn người ta đi một vòng tròn thật lớn, để rồi trở về lại với khuynh hướng cho một khái niệm duy nhất về khối lượng.

 

.... mà con thuyền tương đối đang thuận buồm xuôi gió, phăng phăng lướt sóng, đang ở thời kỳ huy hoàng, được ca ngợi là một thành trì bất khả xâm phạm trong khoa học, sao tự dưng lại có người đầu óc "không bình thường", đem cái chuyện 'khối lượng tương đối tính' ra mổ xẻ?

Anh hùng trong thiên hạ không thiếu. Chuyện gì đến thì đến thôi. Những người đặt vấn đề, biết đâu chừng cũng có các anh vuivui, Vô Trước nhà mình.

Thưa quý vị, câu chuyện có thể đã xảy ra như vầy,

Mấy mươi năm trước, vào một ngày đẹp trời, có người không có việc gì làm, ngồi nhìn mây bay nước chảy, mà suy nghĩ ... thuyết tương đối rộng bảo rằng vật thể nào có khối lượng càng lớn, thì càng làm cong không-thời-gian chung quanh nó. Mà theo thuyết tương đối hẹp thì khối lượng tăng lên theo vận tốc, vậy thì một vật thể đang chuyển động sẽ làm không-thời-gian cong nhiều hơn? Nó chuyển động càng nhanh thì spacetime càng cong? Thế là các vị cao thủ tương đối giáo đem thuyết tương đối rộng ra xem lại, phân tích tới lui xong, họ cho biết là thuyết tương đối rộng không nói như thế, mà nó nói rằng vật thể có chuyển động hay không thì độ cong của không thời gian chung quanh nó cũng vậy. Tức là, theo thuyết rộng, thì khối lượng không tăng lên theo vận tốc, cũng có nghĩa là thuyết hẹp không tương thích với thuyết rộng. Nói cho rõ ràng hơn là 'khối lượng tương đối tính' không tương thích với thuyết rộng. Từ đó, người ta mới đặt vấn đề loại bỏ khái niệm 'khối lượng tương đối tính' để cho hai anh rộng và hẹp có thể đi với nhau. Rồi đến lúc, anh 'khối lượng tương đối tính' đang bị chính thức xem xét để sa thải, thì có người mới hỏi là nếu cho anh 'tương đối tính' nghỉ việc thì ai làm công việc của anh ấy?

À há! Người ta bấy giờ mới "nhớ" là trong suốt một thế kỷ, thuyết tương đối lừng danh thiên hạ lại không có nền đất riêng. Nó được xây lên từ đất nền của anh cơ học cổ điển. Một lý thuyết không có nền móng thì đâu phải là một lý thuyết. Thôi thì, muộn còn hơn không, kiếm một cái chân nào coi được, gắn vào. Nhìn qua nhìn lại, các nhà khoa học "cấp tiến" chọn anh m = √(E2–|p|2c2)/c2. Nhìn cũng đẹp mắt lắm chứ. Anh khối lượng màu xanh này lại chính là dạng thức tổng quát hơn của phương trình nổi tiếng E = γmc. Đưa ra một định nghĩa chính xác ngay bon như vậy là khỏi ai cãi. Quá tiện! Nó tiện đến mức là giờ đây, các cao thủ tương đối giáo không còn phải rút vô rút ra cái phương trình của thế kỷ đó nữa, mà có thể nói ngay lập tức rằng nó là một định nghĩa trong thuyết tương đối :). Cũng chính vì cái quá sức tiện lợi này mà người ta cũng khó chấp nhận anh khối lượng màu xanh này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa quý vị,

Vị nào cho rằng thuyết tương đối hẹp và rộng không cần phải có các định nghĩa cho các khái niệm cơ học cơ bản, như vận tốc, gia tốc, khối lượng, động lượng,...của một vật thể, xin cho một lời giải thích thỏa đáng. Còn như thuyết tương đối đã có các định nghĩa đó, xin quý vị hãy vui lòng trình bày. Dù sao thì thuyết tương đối đã trải qua hơn một trăm năm phát triển rồi, chớ không phải là chúng chỉ vừa mới được thành hình.

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Với các vị ủng hộ viên của thuyết tương đối, tôi có thể thượng đài ở bất cứ diễn đàn, blog, báo,... nào mà các vị muốn. Mấy ngày trước, tôi có ghé qua trang VACA (thienvanvietnam), gõ cửa, và để lại lời mời. Hy vọng là sẽ có người hồi đáp.

Ngoài thuyết tương đối, chúng ta vẫn có thể thảo luận về thuyết bất biến (the theory of invariance), đã được xuất bản với tựa đề "Beyond the world of relativity to the world of invariance".

Nếu có cao thủ thượng đài, xin quí vị gọi tôi trở về qua email thanhgn@hotmail.com

Cám ơn nhiều,

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa quý vị,

Tôi chờ các cao thủ thuyết tương đối không biết đến bao giờ....

Ngày nào thuyết tương đối còn chưa có một nền móng khoa học, thì ngày đó lý thuyết này vẫn chỉ là một tượng đài xây trên nền cát trắng hoang vu. Nhóm chữ "thành trì khoa học bất khả xâm phạm" mà người ta đang dùng để ca ngợi nó, thiệt là quá mỉa mai, bởi vì nó vốn không phải là một bức tường thành. Nó chỉ là một cái mai rùa, mà các nhà khoa học chánh thống đang rúc vào đó, chìm sâu trong giấc ngủ triền miên. Cái mai rùa này được họ gọi là "bất khả xâm phạm", không phải là bởi vì nó vững chắc, mà là bởi vì họ đang bị giam giử trong những ảo giác về không gian và thời gian.

Các cao thủ danh môn chánh phái, hãy tỉnh giấc đi. Hãy bước ra khỏi cái mai rùa cổ xưa để ngắm nhìn bầu trời trong xanh bát ngát, để cảm nhận làn gió biển nồng nàn tươi mát, để nghe tiếng chim rừng ca hát thánh thót, líu lo....

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào quý vị,

Bên trang thienvanvietnam, ông Đặng Vũ Tuấn Sơn có một bài viết, trong đó ông trình bày một thí nghiệm tưởng tượng. Quý vị có thể vào xem tại đây:

https://thienvanvietnam.org/index.php?option=com_content&view=article&id=132:thuyt-tng-i-va-vic-khc-phc-cac-hn-ch-ca-c-hc-newton&catid=13&Itemid=151

Thí nghiệm tưởng tượng này không phải do ông Tuấn Sơn chế ra, mà chúng ta có thể tìm thấy các phiên bản tương tự trong rất nhiều tài liệu, sách báo, net,... về thuyết tương đối hẹp. Quý vị từ từ xem kỷ thí nghiệm đó, và cho tôi biết là có đồng ý hay không đồng ý với kết luận của ông Tuấn Sơn. Vài ngày nữa tôi sẽ trở lại trình bày ý kiến của mình.

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Nhận định 1

(Có vị nào chuyển được bài viết của ông Tuấn Sơn sang đây cho mọi người tiện theo dõi chăng? Cám ơn nhiều.)

Trong đoạn đầu phần nói về cuộc thí nghiệm, ông Tuấn Sơn chọn B là người đứng yên và chọn A là người đang chuyển động. Ông Sơn có mở một cái ngoặc, trong đó có nói rằng có thể chọn A là người đang đứng yên, còn B là người đang chuyển động.

Tôi đồng ý với ông Tuấn Sơn về điểm này. Có vị nào phản đối không?

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quý vị ở đây thiệt là dễ chịu quá. Tôi nói cũng đã nhiều mà không có ai có ý kiến gì hết. Tựa đề của mục này có chữ "tranh luận", mà cho đến bây giờ chỉ có mình tôi độc diễn. Dù sao đi nữa, tôi cũng xin được nói tiếp về bài viết của ông Tuấn Sơn. Tôi không biết làm thế nào để chuyển bài của ông ấy về đây, xin quý vị thông cảm nhấn vào kết nối ở trên để đọc bài ông Sơn. Cám ơn nhiều.

Sau khi ông Tuấn Sơn chọn ông B là người đứng yên, và ông A là người chuyển động, thì sau một hồi lý luận với sự minh họa của hai hình vẽ, ông Tuấn Sơn kết luận rằng ông B nhìn thấy hai biến cố cùng lúc; còn ông A thì nhìn thấy hai biến cố không cùng lúc. Nguyên văn của ông Tuấn Sơn được viết như vầy: "... B thấy 2 biến cố này xảy ra đồng thời." " ... với A thì 2 biến cố không xảy ra đồng thời."

Quý vị có ý kiến gì về bài phân tích và kết luận này của ông Tuấn Sơn không?

Share this post


Link to post
Share on other sites
On ‎9‎/‎12‎/‎2017 at 19:55, Giang Thành said:

Chào quý vị,

Bên trang thienvanvietnam, ông Đặng Vũ Tuấn Sơn có một bài viết, trong đó ông trình bày một thí nghiệm tưởng tượng. Quý vị có thể vào xem tại đây:

https://thienvanvietnam.org/index.php?option=com_content&view=article&id=132:thuyt-tng-i-va-vic-khc-phc-cac-hn-ch-ca-c-hc-newton&catid=13&Itemid=151

Thí nghiệm tưởng tượng này không phải do ông Tuấn Sơn chế ra, mà chúng ta có thể tìm thấy các phiên bản tương tự trong rất nhiều tài liệu, sách báo, net,... về thuyết tương đối hẹp. Quý vị từ từ xem kỷ thí nghiệm đó, và cho tôi biết là có đồng ý hay không đồng ý với kết luận của ông Tuấn Sơn. Vài ngày nữa tôi sẽ trở lại trình bày ý kiến của mình.

Thưa quý vị,

Đường dẫn trên sẽ dẫn quý vị đến một bài viết của ông Tuấn Sơn trong trang thienvanvietnam.org. Dưới bài viết này, tôi có để lại một lời mời tranh luận về thuyết tương đối, cùng với một câu hỏi nhỏ về một chi tiết trong bài viết. Hôm nay, ngày 19/9, tôi trở lại đó thì lời mời cùng với câu hỏi của tôi đã bị người ta xóa sạch, không một lời giải thích. Tôi chỉ muốn xác minh rằng tôi không phải là người xóa.

Share this post


Link to post
Share on other sites
On ‎9‎/‎14‎/‎2017 at 14:27, Giang Thành said:

 

Nhận định 1

(Có vị nào chuyển được bài viết của ông Tuấn Sơn sang đây cho mọi người tiện theo dõi chăng? Cám ơn nhiều.)

Trong đoạn đầu phần nói về cuộc thí nghiệm, ông Tuấn Sơn chọn B là người đứng yên và chọn A là người đang chuyển động. Ông Sơn có mở một cái ngoặc, trong đó có nói rằng có thể chọn A là người đang đứng yên, còn B là người đang chuyển động.

Tôi đồng ý với ông Tuấn Sơn về điểm này. Có vị nào phản đối không?

 

Thưa quý vị,

Tôi xin được nói thêm một chút về sự đồng ý của tôi ở trên. Trong chữ "đồng ý" này, tôi muốn nói rằng trong thí nghiệm tưởng tượng mà ông Tuấn Sơn trình bày, vị thế của hai anh A và B là tương đương nhau. Trong khoảng không gian tự do (free space, empty space), là nơi không có một ngoại lực nào, tất cả mọi chuyển động đều là thẳng đều, thì vị thế của tất cả mọi vật thể chuyển động thẳng đều, dù ngang hay dọc, dù nghiêng hay đứng, đều tương đương nhau. Không có bất cứ ai trong tất cả các chuyển động này, có thể nói rằng tôi là người đứng yên, còn các người khác mới là người đang chuyển động, bởi vì hoàn toàn không có cách nào để phân biệt  'đứng yên' và 'chuyển động thẳng đều'. "Đứng yên' hay 'chuyển động thẳng đều' đều như nhau và đều được gọi là các 'chuyển động theo quán tính' trong khoa học. Tôi gọi sự tương đương này là nguyên lý bình đẳng. Trong việc khảo sát sư chuyển động của các vật thể, để tiện việc tính toán, người ta thường đặt một trong các chuyển động này làm hệ 'đứng yên'. Đặt ai đứng yên thì các kết quả tính toán cũng đều như nhau. Kết quả như nhau này là điều được gói ghém trong nguyên lý bình đẳng, bởi vì nếu kết quả tính toán phụ thuộc vào chuyện chọn ai làm người đứng yên, thì chúng ta có thể phân biệt được ai đứng yên, và ai đang chuyển động thẳng đều.

Quý vị nào có ý kiến khác về nguyên lý bình đẳng, xin vui lòng phát biểu.

Share this post


Link to post
Share on other sites
On ‎9‎/‎12‎/‎2017 at 19:55, Giang Thành said:

Chào quý vị,

Bên trang thienvanvietnam, ông Đặng Vũ Tuấn Sơn có một bài viết, trong đó ông trình bày một thí nghiệm tưởng tượng. Quý vị có thể vào xem tại đây:

https://thienvanvietnam.org/index.php?option=com_content&view=article&id=132:thuyt-tng-i-va-vic-khc-phc-cac-hn-ch-ca-c-hc-newton&catid=13&Itemid=151

 

Trong khi chờ đợi các ý kiến khác về 'nguyên lý bình đẳng', tôi xin phép được tiếp tục nói về thí nghiệm tưởng tượng trong đường dẫn trên.

Để tìm đáp án cho thí nghiệm trên, ông Tuấn Sơn đã chọn anh B là người đứng yên, và chọn anh A làm người chuyển động. Với sự lụa chọn này, ông Tuấn Sơn đã đưa ra đáp án là:  "... B thấy 2 biến cố này xảy ra đồng thời." " ... với A thì 2 biến cố không xảy ra đồng thời."

Trong lúc ông Tuấn Sơn đang tìm đáp án cho thí nghiệm trên, thì tôi cũng bắt chước làm theo, có điều là tôi lại chọn anh A làm người đứng yên, và anh B làm người chuyển động. Copy y chang từng bước, từng lập luận của ông Tuấn Sơn, tôi tìm ra một đáp án khác: Anh A là người nhìn thấy 2 biến cố xảy ra cùng lúc, còn anh B thì nhìn thấy 2 biến cố xảy ra không cùng lúc.

Thưa quý vị, nếu thí nghiệm tưởng tượng này được tiến hành, thì khi thực nghiệm kết thúc, chúng ta hoàn toàn có thể gọi hai anh A và B trở lại và hỏi hai người này rằng họ đã nhìn thấy hai biến cố như thế nào. Nếu lập luận của ông Tuấn Sơn là đúng,(có nghĩa là lập luận và đáp án của tôi cũng đúng), thì cả hai anh A và B đều sẽ nói rằng họ vừa nhìn thấy hai hai biến cố cùng lúc, vừa không cùng lúc!

Như vậy, lập luận và đáp án mà ông Tuấn Sơn trình bày, vừa tự mâu thuẩn, vừa không phù hợp với nguyên lý bình đẳng (vì đáp án tùy thuộc vào việc chọn ai là người đứng yên). Điều này cũng có nghĩa là tất cả mọi kết luận mà ông Tuấn Sơn đưa ra, dựa trên thí nghiệm tưởng tượng nói trên đều là phi khoa học.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa quý vị,

Thí nghiệm tưởng tượng mà ông Tuấn Sơn đã trình bày là một phiên bản của một thí nghiệm tưởng tượng khác, được cho là do sư tổ Einstein nghĩ ra. Quý vị có thể tham khảo thêm tại đây:

https://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/5-thi-nghiem-tuong-tuong-mang-tinh-cach-mang-vat-ly-cua-einstein-3449297.html

 

Share this post


Link to post
Share on other sites
23 giờ trước, Giang Thành said:

Thưa quý vị,

Thí nghiệm tưởng tượng mà ông Tuấn Sơn đã trình bày là một phiên bản của một thí nghiệm tưởng tượng khác, được cho là do sư tổ Einstein nghĩ ra. Quý vị có thể tham khảo thêm tại đây:

https://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/5-thi-nghiem-tuong-tuong-mang-tinh-cach-mang-vat-ly-cua-einstein-3449297.html

 

Thưa quý vị,

Thí nghiệm 'đoàn tàu bị sét đánh' trong đường dẫn trên là phiên bản gốc của thí nghiệm A & B mà ông Tuấn Sơn đã trình bày. Phiên bản nào cũng vậy, tôi đã chỉ ra kết luận mà người ta đưa ra là phi khoa học. Chiêu thức 'đồng thời/bất đồng thời' này là một trong các nền móng của thuyết tương đối. Bất cứ cao thủ thuyết tương đối nào cũng đều biết chiêu thức này. Nếu có vị nào vẫn còn chưa chấp nhận được chiêu 'đồng thời/bất đồng thời' đã bị triệt phá, các vị cứ thoải mái nêu lên các luận điểm khoa học, chống lại post phản biện ngày 21/9 của tôi.

Cám ơn tất cả mọi người đã quan tâm và theo dõi,

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ông Tuấn Sơn trình bày thí nghiệm không rõ ràng khi ông không nói rõ rằng 2 biến cố và B cùng một hệ qui chiếu. Do đó, anh lúc thì cho 2 biến cố và B cùng hệ qui chiếu, lúc thì cho 2 biến cố và A cùng hệ qui chiếu, do đó mới dẫn đến mâu thuẫn. Thí nghiệm tưởng tượng của  Einstein hoàn toàn đúng trong thuyết tương đối của ông ấy, không có mâu thuẫn gì. Tóm lại, muốn phản bác thuyết tương đối thì phải hiểu nó đã. Phản bác này của anh không có hiệu lực. Anh cần nghiên cứu sâu hơn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay