Đỗ Minh Tài

Thắc mắc về nội dung bài viết Truyện "sự Tích Chú Cuội" Và Giải Mã Chuyển Đổi Tốn Khôn

1 bài viết trong chủ đề này

Kính thưa tất cả các anh chị em, trong bài viết này mình nhận thấy trong câu nói của Cuội dặn vợ hình như có vấn đề:

"Có đái thì đái bên Đông, 
Đừng đái bên Tây, cây dông lên trời!". 

Chi tiết này so với chi tiết  Nói rồi ông lão chống gậy đi. Còn Cuội thì gánh cây về nhà trồng ở góc vườn phía đông, luôn luôn nhớ lời ông lão dặn, ngày nào cũng tưới bằng nước giếng trong. thì hình như bị ngược. Và sau đó, người viết vẫn dùng chi tiết này để diễn giải việc chuyển đổi Tốn - Khôn:

" Rõ ràng với đồ hình Hậu Thiên Văn Vương thì quái Khôn ở Tây Nam về phía phương Tây, quái Tốn và quái Chấn là hình ảnh ứng với gió ở phía dưới mà cây ở bên trên, trùng khớp với chi tiết của chuyện là:

Có đái thì đái bên Đông.
Đừng đái bên Tây, cây dông lên trời”

và chi tiết: “Không ngờ chị ta vừa đái xong thì mặt đất chuyển động, cây đảo mạnh, gió thổi ào ào.Cây đa tự nhiên bật gốc, lững thững bay lên trời”
.


CuoiLacthuHTVV01.jpg

Gió dưới cây trên là hình ảnh của “Cây đa tự nhiên bật gốc, lững thững bay lên trời.”.

Hình tượng hai quái Chấn - Cây (trên) và Tốn - Gió (dưới) dưới đây, rỏ ràng tương thích với hiện tượng gió thổi "Cây đa tự nhiên bật gốc, lững thững bay lên trời”.


QueChanTon.jpg

Như vậy hậu quả của việc đái không đúng chổ của người vợ làm cây bay lên trời và câu dặn dò như cảnh báo

“Đừng đái bên Tây, cây dông lên trời”

Bởi Cuội đã biết hậu quả như thế nào khi thực hiện hành động đó. Như vậy, đó là một lời nhắn nhủ cho hậu thế rằng vị trí Tốn nằm phía dưới Chấn là một vị trí hoàn toàn không hợp lý cho một nguyên lý lý thuyết về sự sắp xếp Bát quái trong lý thuyết Âm Dương Ngũ Hành. 

Hình tượng người vợ do vậy phải chính là tượng Khôn.Và nếu người vợ (của Cuội), “đái” đúng vị trí ở hướng Đông thì sao? Ta thử nhìn đồ hình Bát quái Hậu Thiên Lạc Việt, do nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã chuyển đổi, được minh chứng qua những tác phẩm “Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyềnthoại”, "Tìm về cội nguồn Kinh Dịch"; "Thời Hùng Vương và bí ẩnLục thập hoa giáp"; Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam" như sau:

HậuThiên Lạc Việt:


HTLacViet01.jpg

CuoiHadoHTLV01.jpg
Hậu thiên Lạc việt phối Hà Đồ

Hình tượng Chấn - Cây (trên) và Khôn - Đất (dưới) là hình tượng tương thích cho hiện tượng cây trụ trên mặt đất.


QueChanKhon.jpg

Đồ hình rỏ ràng thể hiện quái Chấn tượng mộc, tức là cây, đang đứng trên đất là quái Khôn - đất ở phía dưới. Hình tượng này là một hình tượng hoàn toàn hợp lý cho quy luật tự nhiên là “Cây ở trên đất”. Nghĩa là một kết cục tốt đẹp, trọn vẹn và đúng đắn đem lại hạnh phúc cho thế gian khi cây thần “Cải tử hoàn sinh” không bay lên trời, nếu người vợ “đái đúng chổ”. Từ đây cũng thấy rằng hiển thị một mật ngữ rỏ ràng nhắn gửi, nếu quái Khôn để đúng vị trí về phương Đông, phía dưới quái Chấn, vì hành động đái của nữ là phải ngồi, ám chỉ phía dưới, thì một sự hoàn chỉnh trọn vẹn của nguyên lý học thuật cổ đông phương sẽ được mở ra. Nghĩa “cải tử hoàn sinh” ở đây khi cây thần còn ở lại thế gian, tức là cây trụ trên đất, nhiên hậu làm hiển hiện một ý nghĩa rỏ ràng là một sự hồi sinh cho một lý thuyết hoàn chỉnh,cho một nền văn hiến với một nguyên lý học thuật cổ nhất quán, hoàn chỉnh, thể hiện qua một nguyên lý căn để là Hậu thiên Lạc Việt phối Hà đồ. "

Có thể là trình độ của mình chưa hiểu hết được nội dung, mong người viết và tất cả mọi người giải đáp giúp mình vấn đề này (mình đã tham khảo một số văn bản truyện này thì lời dặn của Cuội là:

"Có đái thì đái bên Tây, 
Đừng đái bên Đông, cây dông lên trời!". 

Cảm ơn tất cả mọi người!

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay