hoangnt

Giới Hạn Của Học Thuyết Âm Dương Ngũ Hành Về Mặt Triết Học

57 bài viết trong chủ đề này

Ngoài phương pháp xác định trái đất có sự sống là duy nhất ở trên thì còn một phương pháp khác nằm ngoài giới hạn nhận biết trực quan của loài người, đó là đạt trạng thái "chí tịnh" như nội dung dẫn giải ở trên:

 

Đàn HÀ THANH Tuất thời 10.06.AL.86
TRU TIÊN TRẬN – TIÊN KỴ THÚ
HÀ THANH CHƯỞNG GIÁO

 

Lúc này, các bậc thầy đắc đạo sẽ nhận biết được sự tồn tại của sự sống ở bất kỳ nơi nào trong vũ trụ. Điều này có thể hiểu một ví dụ như là hai tấm gương đối diện nhau, một bông hoa ở giữa hai tấm gương sẽ phản chiếu thành trùng trùng hình ảnh của bông hoa đó, cho dù chỉ có một mình nó mà thôi. Chứ không phải: "trời trong xanh, mây quang đãng, tầm nhìn xa trên 10km...".

 

Hoa sen như là một biểu tượng của vũ trụ

TPHCM-Ngam-hoa-sen-cao-3m-tren-kenh-Nhie

Share this post


Link to post
Share on other sites

Từ nhận định trái đất là nơi duy nhất trong vũ trụ có sự sống, bây giờ thông qua học thuyết Âm Dương Ngũ hành chúng ta cần phải xác định được nơi nào trên trái đất xuất hiện con người đầu tiên, tức tiến hóa từ loài linh trưởng sang người.

 

Xét về khảo cổ học, hầu như trên khắp các châu lục trên trái đất, nơi nào thuận tiện phát triển cho sự sống đều có công cụ đồ đá cũ, thời tiền sử, thông qua thí nghiệm phòng xạ các bon thì thời gian trong khoảng hơn 12.000 năm trước và kéo dài theo sau. Đồng thời, cũng xác định trận đại hồng thủy trong khoảng từ 8.500 - 12.500 trước, thời kỳ này nhân loại chết gần hết, chỉ còn một số sống sót và tất nhiên vẫn ở các châu lục.

 

Tuy nhiên, giả sử rằng trước trận đại hồng thủy đã có một nền văn minh toàn cầu, nổi trội thì di sản của nó với hàng tỷ cổ vật phải tại dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng tất cả là không. Đấy là chưa kể, số nhân loại còn sống sót vẫn thuộc về nền văn minh này sẽ có kế hoạch lưu trữ thành quả của tổ tiên để sau này con cháu còn nhận ra, điều này khẳng định sự tồn tại của các chứng tích văn minh đó phải tồn tại, nhưng đã không thấy.

 

Ví dụ rõ ràng nhất là kim tự tháp Ai Cập, trong các lăng một và kim tự tháp đã tạc vào đá và ghi rõ niên đại các vị vua, thời gian trị vì và xây kim tự tháp, xưa nhất là kim tự tháp bậc thang Djozer khoảng 2640 trước Dương lịch. Cho nên, không vì thấy nó to quá và được xây dựng bởi hàng triệu viên đá mà cho rằng nó có từ nền văn minh toàn cầu trước đó.

 

kim-te1bbb1-thc3a1p-be1baadc-thang.jpg?w

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bàn lại lịch sử hình thành Kinh Dịch-2
Hà văn Thùy

 

Người hiện đại Homo sapiens xuất hiện tại Đông Phi khoảng 180.000 năm trước. Đó có thể do cuộc hôn phối của người đàn ông duy nhất với 3 người đàn bà, sinh ra 3 đại chủng: Europide (da trắng), Australoid (da đen) và Mongoloid (da vàng). Người tiền sử từ Đông Phi đi lên Trung Đông từ rất sớm nhưng do bức thành băng hà chắn phía bắc nên không thể đi tới châu Âu. Khoảng 90.000 năm trước,  một đợt di cư lên vùng đất của Israel hiện nay nhưng bị tuyệt diệt. Đợt thứ hai là đi về hướng mặt trời mọc. Cuối năm 1998, Dự án Đa dạng di truyền người Trung Quốc (Chinese Human Genome Diversity Project), cung cấp những dữ liệu cho thấy cuộc hành trình của người hiện đại sang phương Đông như sau:

 

  - Khoảng 70.000 năm trước, người hiện đại Homo sapiens từ Trung Đông theo ngả Nam Á tới Trung và Bắc Việt Nam. Tại đây hai đại chủng Mongoloid và Australoid hoà huyết tạo ra những chủng Indonesien, Melanesien tràn lan khắp lục địa Đông Nam Á. Khoảng 50.000 năm trước, người từ Đông Nam Á di cư tới châu Úc, sau đó là New Guinea và các đảo ngoài khơi. Khoảng 40.000 năm trước, do băng hà tan, khí hậu trở nên ấm áp, người từ Đông Nam Á đi lên khai thác lục địa Trung Hoa. Do sống theo từng nhóm riêng rẽ trong thời gian dài trên địa bàn rộng, người Đông Nam Á đã phân ly thành những bộ lạc khác nhau mà sau này lịch sử gọi bằng tên chung là Bách Việt. Ban đầu người Việt mang theo những công cụ đá mài mà tiêu biểu là loại búa đá lưỡi cong (gọi là phủ, việt) nên tên người Việt được viết với bộ Qua. Khoảng 15.000 năm cách nay, những lớp người tới sau mang theo giống lúa, khoai sọ và gà, chó từ Văn hoá Hoà Bình Việt Nam lên, phát triển nông nghiệp lúa nước trên lưu vực Dương Tử rồi Hoàng Hà. Lúc này tên người Việt được viết với bộ Mễ để ghi nhận chủ nhân của cây lúa nước. Cho đến thiên niên kỷ thứ IV TCN, người Bách Việt sống tại duyên hải Á Đông có nhân số chiếm tới 54% nhân loại, trong đó người Lạc Việt có khoảng 15-20%, giữ vai trò lãnh đạo về ngôn ngữ và xã hội. Người Bách Việt xây dựng nền văn minh nông nghiệp sớm và rực rỡ nhất thế giới và là người giỏi đi biển, có những con thuyền đủ sức làm chủ biển Đông.(10)

 

Tại di chỉ Bán Pha 2 tỉnh Thiểm Tây Trung Quốc, được định tuổi 12.000 năm trước,  năm 2003 các nhà khảo cổ phát hiện chiếc bình gốm cổ đựng trà, trên đó có văn bản được khắc bằng chữ tượng hình cổ chứng tỏ rằng, vào thời đó người Việt đã có chữ viết. Tại di chỉ Giả Hồ với 9000 năm tuổi, cũng phát hiện những ký tự khắc trên mai rùa cùng những ống sáo làm bằng xương chim hạc, đó là những nhạc cụ xưa nhất của người hiện đại được khám phá. Chính ở đây cũng tìm thấy rượu được làm bằng gạo, mật ong và táo gai.

 

Dựa vào trình độ văn minh của người Bách Việt, ta có thể đoán rằng, vào thời kỳ này, người Bách Việt đã có những hiểu biết cần thiết về thiên văn với sự vận hành của mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao gần gũi. Kinh nghiệm dự báo thời tiết đã phong phú và biết làm lịch. Người Việt cũng khám phá ra Âm Dương, Ngũ hành. Có thể vào thời kỳ này công cụ bói toán là những quẻ bói ra đời.

 

Những nghiên cứu di truyền học cũng cho thấy, khoảng 30.000 năm trước, một số nhóm Mongoloid từ Đông Nam Á theo con đường Ba, Thục lên định cư tại Tây Bắc Trung Quốc. Đó là tổ tiên của những bộ lạc Mông Cổ thiện chiến sống du mục trên các đồng cỏ Thiểm Tây, Cam Túc. Sau này, được khoa học định loại là chủng Mongoloid phương Bắc.

 

Có thể hình dung bức tranh thời tiền sử trên lãnh thổ Trung Hoa như sau:

 

Ít nhất vào khoảng 30.000 năm cách nay, người Bách Việt đã có mặt khắp 18 tỉnh của Trung Quốc. Ở vùng phía Bắc có tình trạng: sống cách nhau con sông Hoàng Hà nhưng giữa người Bách Việt và người Mông Cổ là hai thế giới khác biệt. Dù phải sống trên thảo nguyên khô lạnh và khắc nghiệt nhưng người Mông Cổ do phương thức sống du mục nên không thể lùa đàn gia súc qua sông Hoàng tới vùng đồng bằng lầy lội. Mãi sau này, khi thấy những người nhỏ bé, có sắc da đen, tóc xoăn, trồng lúa nước sống nhàn hạ và sung túc bên kia sông, người Mông Cổ nảy lòng tham, mưu toan chiếm đất của Bách Việt. Khoảng 2600 năm TCN, một số bộ tộc Mông Cổ du mục do họ Hiên Viên dẫn đầu, vượt sông Hoàng Hà, chiếm Thiểm Tây, Sơn Tây… Do người Bách Việt quá đông, chống cự kiên cường nên người Mông Cổ lâm vào trận chiến dai dẳng, ác liệt, chịu nhiều thiệt hại.  Sau trận quyết chiến Trác Lộc, tuy diệt được thủ lĩnh Việt tộc là Đế Lai, chiếm được một phần đất đai nhưng người Mông Cổ vẫn thường xuyên bị tấn công trong một trận chiến du kích trường kỳ. Mặt trận càng mở rộng thì quân Mông Cổ càng phải dàn mỏng ra và lâm vào tình thế bất lợi. Từ thực tế chiến trận, kẻ xâm lược nhận ra: không thể toàn thắng người Việt bằng bạo lực. Mặt khác, từ thực tế cho thấy nguồn thức ăn dồi dào, đất đai rộng rãi, người đông đúc nên không bắt buộc phải tàn sát diệt chủng hoặc nô lệ hoá kẻ bại trận. Do vậy, ở những nơi chiếm được, người Mông Cổ thực thi chính sách mềm dẻo: dành cho người Mông làm quan cai trị, làm công nghiệp, thương nghiệp, để cho người Việt giữ nguyên quyền cày cấy trên đất của mình, đi lính, làm tạp dịch và đóng một mức thuế vừa phải. Nhận thấy người Việt hiền lành, ưa cuộc sống tự do, thích ca múa… nên các thủ lĩnh Mông Cổ tôn trọng nếp sống của người Miêu Việt, dùng âm nhạc, ca múa phủ dụ. Nhờ vậy, dần dần giữa người Mông và người Việt xây dựng được cuộc chung sống tương đối hoà thuận. Do sống chung đụng, đã có cuộc hoà huyết giữa người Bách Việt và người Mông Cổ, tạo ra chủng mới là Mongoloid phương Nam. Việc hoà huyết này như phản ứng dây truyền tràn lan rất nhanh, chỉ vài ba thế hệ, phần lớn người Việt trong vùng bị chiếm cũng như người Mông Cổ chiếm đóng biến thành chủng Mongoloid phương Nam. Sắc dân này trở nên thành phần chủ thể của dân cư thời Đào Đường, nhà Hạ, Thương, Chu. Khi Lưu Bang lập nước Hán thì được gọi là người Hán. Trên thực tế, người Hán chỉ ra đời từ sau năm 2600 TCN, là con lai giữa người Mông Cổ phương Bắc và người Bách Việt.

Do mang hai dòng máu của Viêm Đế và Hoàng Đế, người Trung Hoa sau thời Hoàng Đế đã tiếp thu hai nguồn văn hóa Bách Việt và Mông Cổ để xây dựng nền văn hóa Trung Hoa rực rỡ, trong đó có việc hoàn thiện công cụ bói toán.

 

Có thể công cụ bói toán mà sau này có tên là Dịch được ra đời như sau:

 

Khám phá thiên nhiên huyền bí là khát vọng lớn lao của con người. Khát vọng lớn lao không kém nữa là dự đoán những may rủi, họa phúc đến với cộng đồng cũng như tới số mệnh của từng con người. Một công cụ để bói toán là điều bức xúc. Do quan sát thiên nhiên, dần dà con người biết được sự vận hành của mặt trăng, mặt trời, các vì sao cùng mối liên quan của chúng với Trái đất. Người ta cũng phát hiện ra hai yếu tố Âm, Dương cùng với Ngũ hành sinh khắc chi phối toàn bộ sự vận hành của Vũ trụ. Tới một lúc nào đó, những trí tuệ sáng láng nhất trong cộng đồng hình dung ra Vũ trụ là Thái cực như một vòng tròn chứa nghi Âm và nghi Dương. Lưỡng nghi cọ xát thành Tứ tượng, Tứ tượng cọ xát thành Bát quái… Do quen với chữ Nòng Nọc nên lúc đầu người ta dùng Nòng 0-0  để ký hiệu nghi Âm và Nọc 0 ký hiệu nghi Dương. Tới lúc nào đó, hai ký hiệu toán nhị phân trên được cải tiến thành vạch đứt - - tượng trưng cho Âm, vạch liền – tượng trưng cho Dương. Chồng những tượng Âm, Dương lên nhau thành Tứ tượng rồi Bát quái, trùng quái là việc không mấy khó. Cái khó hơn, khiến đau đầu người xưa là làm cách nào bố trí hợp lý 8 quái trên hoành đồ rồi viên đồ. Càng khó hơn khi bố trí một thứ tự thỏa đáng cho 64 quẻ trong mối tương quan đa chiều giữa quẻ này và quẻ khác trên phương đồ, viên đồ… Bằng sự kiên trì của loài kiến, dần dần người xưa cũng tìm ra Bát quái khả dĩ phục vụ cho mục đích của mình: Tiên thiên Bát quái. Có thể Phục Hy là người sáng chế ra Bát quái Tiên thiên này mà cũng có thể Ngài đã tổng kết hàng nghìn Bát quái trong dân gian để thành Tiên thiên Bát quái. Rồi dùng Tiên thiên Bát quái như một la bàn, Phục Hy đã sắp xếp vị trí 64 quẻ theo trật tự hợp lý nhất, đó là Trùng quái Phục Hy. Trùng quái Phục Hy trở thành cuốn sách bói truyền đến Thần Nông dưới tên Liên Sơn, tới Hoàng Đế có những bổ sung cải tiến và được gọi là Quy Tàng. Hai công cụ bói toán này truyền qua thời Nghiêu, Thuấn, Hạ, Thương… Trong dân gian người ta cũng dần dần phát hiện ra những bất cập, những sai lệch của Liên Sơn, Quy Tàng. Vì vậy tự nhiên, không ít đề nghị cải tiến sách bói được đưa ra. Theo truyền thuyết, Văn Vương là thánh nhân đáp ứng được việc này. Có thể do chính Ngài phát minh ra, cũng có thể Ngài tổng hợp những phương án xuất hiện trong dân gian, thành Bát quái mới mà sau này được gọi là Hậu thiên Bát quái hay Bát quái Văn Vương. So với Bát quái của Phục Hy, Bát quát Văn Vương là thành tựu nổi bật vì là 1 trong 24 đồ hình đạt được 6 đối xứng (theo Trần Quang Bình). Dựa vào Hậu thiên Bát quái, Văn Vương bố trí lại 64 quẻ rồi trước tác quái từ, hào từ, đưa sách bói thành công cụ bói ưu việt và Dịch ra đời. Năm trăm năm sau Văn Vương, Khổng Tử san định Dịch, viết Thập dực, làm cho Dịch có diện mạo như hiện nay và được xếp vào Ngũ kinh.

Dựa vào phát hiện những dấu vết Dịch trên gốm Phùng Nguyên, trên trống đồng Đông Sơn, việc tìm thấy bản Dịch tại Mã vương đôi miền Hồ Nam cùng những bản sách Dịch thời Thần Nông, Hoàng Đế bên sông Hoàng Hà, ta có thể nhận định rằng: Bát quái, trùng quái được người Bách Việt sáng tạo trên địa bàn rộng lớn từ bên sông Hồng sông Mã, tới Dương Tử, Hoàng Hà. Không phải ngẫu nhiên mà trên quốc kỳ của Đại Hàn dân quốc có đồ hình Thái cực và Bát quái. Họ chính là hậu duệ cùa dòng U Việt mà tổ tiên từ 3-4 nghìn năm TCN đã góp phần sáng tạo ra Dịch.

 

Có thể có tình huống thế này: cũng như những chiếc búa đá mài được người Hòa Bình đưa lên Trung Nguyên, sau đó là giống lúa, giống gà, giống chó… Bát quái, trùng quái cũng được người Phùng Nguyên sáng tạo rồi theo chân người Việt di cư mang tới bên sông Dương Tử, Hoàng Hà. Việc sáng chế là một quá trình hàng ngàn năm, bắt đầu là Bát quái Tiên thiên rồi Bát quái Hậu thiên. Đến khi người Phùng Nguyên khám phá ra Bát quái chuẩn, là Bát quái Lạc Việt thì xảy ra sự cố người Mông Cổ xâm chiếm đất đai Bách Việt. Cuộc di cư lên phía bắc từ hàng vạn năm bị chặn đứng. Do không có người đi lên mà chỉ có người chạy loạn trở về nên nhiều yếu tố mới của văn hóa phương Nam, trong đó có Bát quái Lạc Việt không được đưa lên phương Bắc. Tíếp đó là những tao loạn thời Chiến Quốc càng làm khó con đường đi lên của người Việt. Tiếp theo là Thục Phán chiếm ngôi của Hùng Vương rồi nhà Tần xâm lăng. Không còn cách nào khác, người Âu Lạc đành khắc Bát quái Lạc Việt lên trống đồng để cất giữ. Do người xưa ký thác một cách quá bí hiểm nên kẻ xâm lăng phương Bắc thủ đắc trống hơn 1000 năm cũng như con cháu sau này tuy có tìm thấy trống cũng không thể giải mã nổi. Đến ngày nay, nhờ cố công của nhiều thế hệ người Việt và nhờ vào phương tiện khoa học hiện đại, những tác giả như Đoàn Nam Sinh, Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Nguyễn Thiếu Dũng, Trần Quang Bình tìm lại được đồ hình Bát quái Âu Lạc trên trống đồng, tranh Đàn Lợn của Làng Hồ, tranh Ngũ Hổ đình Hàng Trống… Cố nhiên những khám phá này cần được kiểm chứng công nhận sự chính xác.

 

Dù thế nào đi nữa thì chúng ta cũng vô cùng biết ơn người Trung Hoa anh em có công cực kỳ lớn lao trong việc tiếp thu sách bói Liên Sơn, Quy Tàng từ tổ tiên Bách Việt rồi bỏ công sức, trí tuệ xây dựng nên kinh Dịch với diện mạo hiện nay, một đỉnh cao của trí tuệ nhân loại.

 

2/ Khi đi tìm công cụ bói toán, người xưa buộc phải khám phá bản chất cùng sự vận hành của Vũ trụ. Không phải duy nhất một con đường đến La Mã thì cũng không phải chỉ một con đường duy nhất phát hiện bản chất vũ trụ là việc bói cỏ thi. Có thế là cùng với những quẻ Dịch, đã phát hiện ra hai công cụ bói toán khác là Hà đồ và Lạc thư dùng để bói rùa. Dựa vào việc bố trí những chấm Âm, Dương trên Đồ, Thư được vẽ trên mai rùa, khi nướng vỏ rùa, người ta căn cứ trên những vết nứt để định quẻ rồi giải đoán bằng Dịch. Như vậy là, dù được sáng tạo ra một cách độc lập nhưng Hà đồ, Lạc thư cùng phục vụ cho việc bói toán. Do cùng là những công cụ mã hóa bản chất và sự vận hành của Vũ trụ nên Đồ, Thư và Bát quái có những tương đồng do quy chiếu vào bản chất vũ trũ. Tới thời gian nào đó, Đồ và Thư được gộp chung vào Liên Sơn, Quy Tàng và Chu Dịch. Khi san định Chu Dịch, Khổng Tử thấy trước mắt mình tất cả Quái, Đồ, Thư nên Ngài mặc nhiên tin rằng cả 3 là thành phần bất khả phân ly của sách Dịch. Vì vậy Ngài cho rằng, thánh nhân (những vị tài giỏi sống rất lâu trước mình) nhận được Đồ, Thư từ sông Hà sông Lạc rồi theo đó vạch quẻ: “Hà xuất Đồ, Lạc xuất Thư, thánh nhân tắc chi.” Chính lời nói này khiến cho hậu thế nhầm theo là từ Hà đồ, Lạc thư mà làm ra Bát quái. Điều này không đúng với logic của tư duy: Quái đơn giản hơn Đồ, Thư nhiều nên theo tư duy logic thông thường, quái phải được làm ra trước Đồ, Thư. Hoặc giả cả ba cùng được tìm ra một cách riêng rẽ. Dầu sao mặc lòng thì cũng không thể từ Đồ, Thư mà làm ra Bát quái. Và quả như những chứng minh ở trên cho thấy, Đồ, Thư không liên quan tới Bát quái. Khổng Tử đã lầm nhưng cháu ông là Khổng An Quốc lại lầm hơn khi đưa ra những yếu tố dị đoan là con Long mã trên sông Hà, con Thần quy trên sông Lạc. Sự thêm thắt vô sở cứ này dẫn hậu nhân đến hoang đường lầm lạc và khiến cho hậu thế gọi ông là tội đồ của Dịch.

 

III/KẾT LUẬN

 

1/Từ chứng minh ở trên, ta có thể tin được rằng, kinh Dịch nguyên là công cụ bói toán do người Bách Việt sống từ sông Hồng, sông Mã tới Dương Tử, Hoàng Hà sáng tạo. Khoảng 2800 TCN, Phục Hy đã từ những đồ hình Bát quái lưu hành trong dân gian, sáng tạo ra Tiên thiên Bát quái. Dựa vào cái la bàn này, Ngài đã sắp xếp một cách tương đối thỏa đáng các quẻ trong mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau, trở thành sách bói toán hữu dụng. Văn Vương dựa vào những bát quái do dân gian phát hiện, đã sáng tạo nên Hậu thiên Bát quái rồi từ đây điều chỉnh vị trí các quẻ và sáng tác quái từ hào từ, đưa cuốn sách bói toán trở thành Chu Dịch. Bằng công trình san định của mình, Không Tử đã đưa Chu Dịch trở thành bộ kinh điển đứng hàng đầu trong kho tàng tri thức nhân loại.

 

  2/Tuy nhiên tới nay cũng chưa thể nói kinh Dịch là tác phẩm hoàn chỉnh, không còn điều gì để bàn bạc sửa chữa. Đọc bộ Dịch do Chu Hy truyền lại, không thiếu những chỗ người đọc phải chấp nhận một cách khiên cưỡng là chỉ dấu cho thấy điều này. Dịch vốn là công cụ bói toán, vậy mà gần hai ngàn năm nay, những nhân tài xuất chúng về bói toán chỉ đếm không hết trên đầu ngón tay, cho thấy bản thân công cụ bói toán có vấn đề. Vấn đề ở đây là do người Trung Hoa chỉ có thể đạt tới Bát quái Văn Vương với 6 đối xứng. Từ Bát quái bất toàn này đã dẫn đến những thiếu sót nghiêng lệch trong viếc sắp xếp các quẻ, khiến việc viết quái từ, hào từ, thập dực thiếu chính xác.

Tôi cho rằng, Tiên thiên, Hậu thiên, rồi Trung thiên đồ chỉ phản ánh từng bước con người khám phá sự vận hành của vũ trụ. Do nhận ra đồ hình Bát quái của Phục Hy còn thiếu sót bất cập, trước thời Văn Vương, người xưa đã tìm ra một đồ hình khác. Khi đặt tên cho đồ hình mới này là “Hậu thiên”, thì đồng thời gọi đồ hình của Phục Hy là “Tiên thiên” để phân biệt. Về nguyên tắc, Tiên thiên Bát quái là vô nghĩa, vì lúc đó Vũ trụ chưa sinh, thì làm gì đã có những Càn, Khôn cùng sự vận hành? Một vũ trụ chưa có (tiên thiên) làm sao có thể tác động tới con người ở thời Hậu thiên? Nhưng trên thực tế, Tiên thiên đồ đã là công cụ bói toán hữu hiệu. Điều này chứng tỏ cái tên “tiên thiên” đặt cho đồ hình Phục Hy là không chuẩn.

 

Ngày nay, khi nhận ra sự thiếu sót bất cập của Bát quái Văn Vương, con người cần phải tìm ra bát quái tiến bộ hơn. Tác giả Trần Quang Bình có công đã tìm ra Bát quái chuẩn (Bát quái Lạc Việt). Từ đây, công việc phải làm là xây dựng bộ Dịch mới theo chỉ đạo của Bát quái chuẩn: xếp lại đồ hình của 64 quẻ cho thật chính xác, từ đó chỉnh lại những chỗ chưa phù hợp của quái từ, hào từ, hệ từ…

 

Cũng trong ý nghĩa trên, Trung thiên đồ là một bước trung gian tiến tới đồ hình chuẩn. Khi phát hiện ra đồ hình chuẩn, Trung thiên đồ không còn cần thiết nữa.

 

3/ Dịch là cuốn sách triết lý về Vũ trụ và nhân sinh nên sự chính xác của những luận đoán của nó phụ thuộc chặt chẽ vào vị trí, tức tọa độ của người dùng Dịch, do sự chi phối của lực hút Trái đất cùng tác động của các thiên thể. Giữa Việt Nam và Trung Quốc có khoảng cách về địa lý, múi giờ khác nhau. Dịch do người Trung Hoa làm ra như hiện nay chưa thật chính xác đối với người Trung Hoa thì độ chính xác sẽ kém đi đối với người ở vĩ độ khác. Xin dẫn ra đây một thí dụ từ bài viết của Nguyễn Thiếu Dũng:

 

“Câu lợi Tây Nam, bất lợi Đông Bắc không phù hợp với thực tiển Trung Quốc vì con đường sống của họ luôn dịch chuyển từ Tây Bắc sang Đông Bắc, hành trình các kinh đô của các triều đại Trung Hoa thường đi từ núi ra biển: Tây An - Trường An - Lạc Dương - Khai Phong - Bắc Kinh. Đó là hành trình ngược với lời hào ba quẻ: Giải, Khôn, Kiển.”

 

Vì vậy nên chăng, người Việt Nam nên dựa vào Bát quái Lạc Việt làm ra cuốn Dịch Việt Nam để phục vụ tốt hơn cho nhân dân, đất nước mình?

 

4/Thoạt kỳ thủy, Dịch là sách bói. Có thời kỳ việc bói toán bành trướng làm Dịch bị suy đồi. Nay ta đang ở thái cực khác, coi bói toán là mê tín dị đoan nên trên phương diện chính thống, bị bài bác vùi dập. Đấy lại là một cực đoan. Cực đoan là tiêu cực. Nên chăng chúng ta ủng hộ cả hai cánh của Dịch học - triết lý và dự báo - để Dịch vừa phục vụ con người triết lý vừa phục vụ con người tâm linh? Dự báo tương lai với những cát hung họa phúc là khát vọng lớn của con người từ tuổi ấu thơ. Khát vọng đó ngày nay và có lẽ mãi mãi không bao giờ vơi cạn. Vì vậy việc cần làm là biến Dịch thành môn khoa học dự báo tương lai đạt tới độ tin cậy cao chứ không phải như lạc đà vùi đầu trong cát để phủ nhận bói toán. Cần đưa Dịch thành môn học trong trường phổ thông để công dân tương lai không bị mù dịch, ngu ngơ trước quy luật vận hành của Vũ trụ, đứng ngoài thành tựu văn hóa của tổ tiên. Trong lĩnh vực này, cuốn Tám chữ Hà Lạc và quỹ đạo đời người của nhà văn Xuân Cang dựa theo sách Học Năng vận dụng vào việc phác thảo chân dung các nhà văn là việc làm tích cực: từ 8 chữ trong ngày tháng năm sinh của một người, nhà bói Dịch vạch ra những quẻ cho ta biết những gì có thể xảy đến với ta theo từng năm tháng. Dựa vào đấy người ta có thể hạn chế những điều hung và phát huy những năm tháng thuận lợi trong cuộc đời, hạn chế bớt những bi kịch do thiếu hiểu biết. Đây mới là những thử nghiệm nhưng là thử nghiệm mang tính nhân văn cao nên cần khuyến khích.

                                                                                           Sài Gòn cuối Đông Bính Tuất

 

1.Phùng Ỷ. Hậu Trai Dịch học. Tứ khố toàn thư trân bản. Thương vụ ấn quán Thương Hải. Dịch tập chú, Kinh thượng thiên, quyển 1, trang 1.  (Dẫn theo Nguyễn Hữu Lương trang 109)

2. Nguyễn Hữu Lương. Kinh Dịch với vũ trụ quan phương Đông; Nha tuyên úy Phật giáo. Sài Gòn 1971, trang 421

3. Chu Hy- Châu Dịch bản nghĩa, Hệ từ Hạ, chương II

4. Nguyễn Hữu Lương, trang 536

5. Nguyễn Vũ Tuấn Anh: Tìm về cội nguồn kinh Dịch  www.tuvilyso.com

6. Nguyễn Thiếu Dũng: Kinh Dịch - di sản sáng tạo của Việt Nam? và Chiếc gậy thần - dạng thức nguyên thủy của hào âm hào dương

http://web.thanhnien.com.vn/Khoahoc/2005/4/4/80330.tno  và http://web.thanhnien.com.vn/Khoahoc/2005/10/26/126878.tno

7.Trần Quang Bình: Kinh Dịch, sản phẩm sáng tạo của văn hiến Âu Lạc vietsciences.free.fr/vietnam/vanhoa/kinhdich/1.htm -

8. Lý Quá: Tây Khê Dịch thuyết. Tứ khố toàn thư trân bản. Thương vụ ấn quán, Thượng Hải, bài tựa, quyển 1, trang 5,6,7. Dẫn theo Nguyễn Hữu Lương trang 109

9. Kim Định: Việt lý tố nguyên. An Tiêm Sài Gòn trang 52

10. Hà Văn Thùy: Tìm lại cội nguồn tổ tiên, cội nguồn văn hóa. talawas.org

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi đã phân tích ý nghĩa của đĩa đá Dropa Tây Tạng, nếu liên kết đến dữ liệu về thời đại khủng long và chứng tích của con người tiến hóa khắp thế giới thì rõ ràng, điều kiện để tiến hóa từ một loài vượn người thành người thượng cổ phải ở nơi có trường khí Âm Dương thích hợp nhất và có bước nhảy đột phá về các trạng thái tâm sinh lý của loài vượn người này, vậy nó ớ cấp độ thiên văn nào: 25.920 năm, 129.600 năm... và ở nơi đâu trên địa cầu.

 

Sự tương thích giữa trường khí Thiên làm thay đổi tư tưởng hay trường khíđịa làm thay đổi sinh lý hay cả hai trường khí cùng kết hợp! Theo Thiệu Khang Tiết trong Thái Cực đồ thuyết: "Trời sinh ở Hội Tý, Đất sinh ở Hội Sửu, Người sinh ở Hội Dần".

 

Đi tìm loài bò sát răng phiến hơn 230 triệu năm ở Cúc Phương
 

 

Trên vách núi đá vôi chênh vênh ở rừng già Cúc Phương, phát hiện bộ xương hóa thạch tương đối nguyên vẹn của loài Bò sát răng phiến đến từ khoảng hơn 230 triệu năm trước đây. Cho đến khi loài vật cổ xưa này được phát hiện ở Cúc Phương, trên thế giới, chúng chỉ mới được biết đến ở châu Âu và Trung Đông (Israel). Và, hóa thạch đó đã được đề xuất xếp hạng là Di sản địa chất cấp quốc gia đặc biệt.

 

Hành trình tìm loài động vật tối cổ trong rừng già

cucphuong-size-174x180-znd.jpg

 

Anh Lập, Trưởng phòng Khoa học và anh Hòa, người dân địa phương, từng 10 năm làm hướng dẫn viên du lịch mạo hiểm của vườn, nai nịt dao rừng, tất giày chống vắt từ 5 giờ sáng; cơm đùm cơm nắm, nước non, thậm chí đã được chị Hà, nhà bếp của vườn lục tục chuẩn bị từ lúc 4 giờ. Vườn, hiện cũng chỉ có hai anh cán bộ này là có thể dẫn đường vào với khu vực có hóa thạch kia thôi. Một hành trình leo núi đá vôi, đá phún tai mèo sắc nhọn cực nhọc.

 

Chúng tôi đi nhiều giờ qua những thung lũng cây cổ thụ đường kính tới 1,5-2 mét. Cơn bão số 7 vừa nhẫn tâm kéo mình qua Cúc Phương, những gốc cây cổ thụ bị bật gốc, kéo theo một khối đất khổng lồ bám xung quanh mớ rễ lớn của nó, tôi và anh Lập kéo thước dây ra đo: đường kính khối rễ rộng 6 mét!

 

Vào sâu trong lõi rừng, chúng tôi gặp những vùng núi đá mênh mông, cây cổ thụ bò mớ rễ ngoằn ngoèo như mãng xà trên địa hình độc chiếm của đá vôi lún phún sắc nhọn (không hề có một lọn đất), trong bóng tối nhờ nhờ của rừng nguyên sinh. Nơi này, đúng là giả sử có tiết lộ rồi đánh đố cũng chẳng ai biết đường đi lối lại mà xâm hại "di sản địa chất cấp quốc gia đặc biệt" được đâu. Tôi nói vậy anh Lập, anh Hòa cùng thở dốc nói "đúng quá".

 

Anh Hòa là người xứ Mường Nho Quan, ít nói, leo rừng như sơn dương. Leo vách đá như khỉ đến đúng 12 giờ trưa thì tôi không cất nổi bước chân mình nữa. Vừa quẳng con dao rừng ngồi xuống một vách đá cao vọi, rộng và phẳng như một tấm bia, anh Hòa tủm tỉm: "Đến chỗ hóa thạch khủng long (anh em vẫn thường gọi nôm na như vậy) rồi đấy. Tôi đố anh biết nó ở góc nào?".

 

Bức tường đá tự nhiên dễ cao bằng mặt phẳng lỳ ốp đá rửa phía hông của một cao ốc 7 tầng. Giữa trưa mà ánh sáng mặt trời quá ngọ chỉ le lói được ở đâu đó trên các vòm lá tối bưng thôi. Anh Lập, sở hữu những chiếc máy ảnh hiện đại, cũng phải thở dài: "Ảnh chụp khu vực có hóa thạch Bò sát răng phiến này bao giờ cũng rất xấu vì thiếu sáng!".

 

Tôi vừa rờ, vừa cố phán đoán dựa vào câu chuyện đã được Giám đốc vườn Quốc gia Cúc Phương, ông Trương Quang Bích, kể: Bộ xương hóa thạch gây sửng sốt giới khoa học đã được một anh nông dân bị câm bẩm sinh phát hiện. Anh này tên là Biên, nhà ở xóm Ao Lươn, xã Kỳ Phú, huyện Nho Quan, cách vườn độ 3 kilômét.

 

Hôm ấy, lò dò theo người ta vào rừng kiếm măng, kiếm nấm chống đói (anh ta chẳng có vợ con gì). Khi mọi người đi rừng ngồi nghỉ, người ta bàn tán xôn xao đủ thứ chuyện trên đời còn anh câm cứ lặng lẽ tỉ mẩn bẻ que, vặt nấm vàng vàng đỏ đỏ chơi với... núi.

 

Bỗng dưng, anh ta thấy một cái gì ẩn mình trong vách đá, càng nhìn càng giống một bộ xương cá lớn, từng đốt xương rất rõ ràng. Anh cố cạy ra thì không thể được, nó đã là một phần của khối đá khổng lồ mát lạnh. Bên cạnh khối đá là rất nhiều hang hốc lớn. Mùa mưa về, có lần đi qua, anh Biên đã nghe nước lũ gầm réo trong lòng đá, trong lòng đất hang hốc tối om đó. Ném bao nhiêu đá hay gỗ mục xuống cũng mất hút.

 

Ngửa mặt lên bức tường đá cao vòi vọi, anh Biên câm tự dưng cảm nhận được một điều gì đó bất thường. Anh cùng đoàn "lâm tặc" (cứ vào Vườn Quốc gia trái phép là lâm tặc) lặng lẽ trở về. Tối, anh lên gặp lãnh đạo vườn, anh chỉ trỏ mãi chẳng ai hiểu, rồi anh đòi giấy bút ra để "bút đàm" (anh Biên cũng từng được đi học vài năm). Đọc chữ anh câm xong, anh em làm khoa học của Vườn lập tức theo anh kéo áo lên đường vào rừng.

 

Nhận được tin báo, ngay lập tức Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu phải làm rõ, tôn vinh giá trị khoa học và du lịch của loài hóa thạch tối cổ. Người đam mê nhất với mẫu hóa thạch này phải kể đến phó giáo sư, tiến sĩ khoa học Trịnh Dánh, bấy giờ là Viện trưởng Viện Thông tin lưu trữ, Bảo tàng Địa chất. Ông Dánh đã nhiều lần vào Cúc Phương nghiên cứu (các chuyên gia Mỹ, Nhật cũng từng vào), rồi dẫn chuyên gia vào tính chuyện làm phiên bản mang ra khỏi rừng.

 

Nhưng, điều đó đã không thực hiện được. Bởi rừng quá sâu, cõng thạch cao, nước và đưa chuyên gia vào hết sức vất vả đã đành; lại thêm điều kiện đổ khuôn hóa thạch trên vách núi, trong điều kiện không có ánh sáng mặt trời. Các chuyên gia dọn dẹp thạch cao hỏng mẫu vào một góc núi rồi lếch thếch trở về. Đó cũng là lúc rừng đêm khép lại, tiếng con nai tác liên hồi trên đỉnh núi bí ẩn. Bức thành đá, điệp trùng đá và cây cổ thụ lại cùng với loài bò sát răng phiến cổ sinh chìm trong giấc ngủ. Nó đã ngủ như thế hơn 230 triệu năm rồi. Cũng chẳng nên tranh luận mấy trăm triệu năm đã trôi qua giấc ngủ của loài bò sát ẩn xương trong đá núi làm gì, thì cứ cho là 100 triệu năm đi. Một trăm triệu năm là bao nhiêu triệu kiếp người?

 

Tài liệu đã được các chuyên gia hàng đầu chính thức công bố như sau: "Qua tra cứu văn kiện thích hợp và so sánh mẫu vật" trên thế giới, thì có thể sơ bộ xác định hóa thạch này là Placodontia (Bò sát răng phiến)", "hóa thạch lộ ra trong đá vôi lớp dày thuộc hệ tầng Đồng Giao tuổi Trias giữa (T2) - tức là cách đây khoảng hơn 230 triệu năm (Tài liệu được chính thức công bố bởi tập thể các nhà nghiên cứu: Phó giáo sư, tiến sĩ khoa học Trịnh Dánh; giáo sư tiến sĩ Herbert H.Covert - Đại học Calorado, Hoa Kỳ; Phó giáo sư, tiến sĩ Mark W.Hamrick - Đại học Keng State - Ohio, Hoa Kỳ; Kevin C.Mckinney - Sở Địa chất, Hoa Kỳ...).

 

Tôi, anh Lập và Hòa cùng giở cơm nắm ra ăn ngay dưới chân vách đá có hóa thạch Bò sát răng phiến. Hóa thạch nằm khiêm tốn trong rêu xám, đá xám của vách núi, ở độ cao khoảng 3 mét so với mặt đất rừng chỗ ấy. Đây là hóa thạch Bò sát răng phiến đầu tiên được phát hiện ở Đông - Nam Á. Nó gồm 12 đốt sống nguyên vẹn, có hình viên trụ, thót giữa, mặt lõm sâu; và 10 đoạn xương sườn, cùng một số xương khác. Tại sao loài bò sát này lại nằm ở vách đá chênh vênh ấy thay vì nằm dưới mùn đất hay trong núi đất như các "mộ táng" khác?

 

Vào kỷ Trias giữa, nơi đây là một vùng biển nông ven bờ với sự hiện diện của Bò sát răng phiến. Sản phẩm của thời kỳ địa chất này là các đá vôi với các hóa thạch biển nông ven bờ, trong đó có Bò sát răng phiến. Trải qua các hoạt động của vỏ trái đất, các lòng đá vôi này bị nâng lên, uốn nếp, vò nhàu... Do vậy khối đá đang "thạch táng" loài Bò sát răng phiến cổ xưa bị vỡ, trơ ra một nửa bộ xương bò sát trên vách đá (như hiện nay). Cứ thế, hàng trăm triệu năm trôi qua, đến một ngày, có một anh tên là Biên phát hiện ra sự tồn tại của Bò sát răng phiến hóa thạch trên vách đá.

 

Di cốt của Bò sát hơn 230 triệu năm tuổi đã nói lên rằng: vào thời kỳ đó, Bò sát răng phiến đã lan tới tận Việt Nam chứ không chỉ có ở châu Âu là Trung Đông (Israel) - như thế giới vẫn tưởng lâu nay. Đây là minh chứng hùng hồn phục vụ nghiên cứu đa dạng sinh học trong quá khứ địa chất; là bằng chứng đóng góp thêm vào việc xác định tuổi địa chất của các đá vôi trong vùng. Nếu tiếp tục mở rộng tìm kiếm, rất có thể chúng ta sẽ còn được sáng tỏ nhiều điều khác nữa.

 

Phó giáo sư Trịnh Dánh, Chủ nhiệm Đề án "Nghiên cứu các khu bảo tồn địa chất ở Việt Nam", sau nhiều lần nghiên cứu hóa thạch Bò sát răng phiến ở Cúc Phương đã phát biểu: "Nếu tìm được hộp sọ, và phần xương chậu của hóa thạch Bò sát răng phiến kể trên, chúng ta có thể làm sáng tỏ rất nhiều điều nữa. Bởi, hiện nay, với 18 đốt sống hóa thạch và một số chi tiết nhỏ khác, chỉ mới xác định: hóa thạch ấy đến bộ Bò sát răng phiến (chứ chưa thể xác định được đến giống loài. Tuy nhiên, để hơn 230 triệu năm lên tiếng như thế này là quá kỳ diệu rồi. Hy vọng tìm được một hóa thạch tương tự đã khó, tìm được chính hộp sọ và xương chậu của chính Bò sát răng phiến kia lại càng như mò kim đáy biển!

 

Cất giấu hóa thạch này đến bao giờ?

 

Trong Báo cáo kết thúc Đề án "Nghiên cứu các khu bảo tồn địa chất ở Việt Nam" năm 2004 ông Trịnh Dánh đã kiến nghị Nhà nước xếp hạng 2 di sản địa chất cấp quốc gia đặc biệt cho hóa thạch Bò sát răng phiến ở Cúc Phương và Cảnh quan địa mạo vùng Hương Sơn (Hà Tây). Nhưng hiện tại chưa biết đến bao giờ chúng mới được xếp hạng. Trong lúc chờ đợi, người ta chỉ còn một cách là giấu kín hóa thạch trong rừng già.

 

Nhiều nhà nghiên cứu, nhiều tổ chức quốc tế muốn đến tận hiện trường tìm hiểu. Xét thấy "vụ" nào thật sự cần thiết thì Ban Giám đốc Vườn Quốc gia Cúc Phương lại cử cán bộ trực tiếp đưa người ta vào, khá là phiền phức. Còn lại là từ chối. Bởi, theo ông Bích, rất sợ "lộ" ra con đường vào khu vực có hóa thạch Bò sát răng phiến. Đến gỗ trong rừng còn chưa giữ được, huống hồ mấy đốt xương bé nhỏ trên vách đá kia, chỉ một nhát dao hay một cục đá ghè vào là tan tành.

 

Hiện có nhiều phương án đã và đang được trưng ra để hóa thạch Bò sát răng phiến hơn 230 triệu năm tuổi "lựa thời là một khu bảo tồn địa chất, đồng thời là một công viên địa chất cấp quốc gia, trong đó hóa thạch Bò sát răng phiến là một điểm nhấn. Người xem sẽ được "chứng kiến" các quá trình địa chất đến sự hình thành và phát triển của vỏ trái đất, các hóa thạch, các loại đá, mẫu đá, từng loài động thực vật liên quan; cho đến cả hệ sinh thái hiện nay, cả tập tính của động thực vật, cả bản sắc văn hóa đặc trưng của cư dân cổ trong vùng.

Có thể xây dựng nhà kính ngoài trời nhằm bảo vệ hóa thạch Bò sát răng phiến phục vụ du khách tham quan như ở Mỹ đã làm tại tượng đài khủng long quốc gia. Từ đây, trên một vách núi cao khoảng 20 mét, hàng nghìn xương hóa thạch khủng long được bảo vệ trong Nhà bảo tàng lăng kính. Bên trong nhà kính này, các nhà khoa học vẫn tiếp tục đào bới nghiên cứu nên hàng năm bức tranh hóa thạch khủng long luôn đổi mới.

Để tôn vinh được những di chỉ địa chất một cách xứng đáng, chúng ta cần phải có cách đối xử xứng đáng với những sứ giả thú vị đến từ xa xưa thời kỳ hình thành và phát triển của vỏ trái đất. Trên thế giới hiện có hệ thống công viên địa chất toàn cầu đặt trụ sở tại Trung Quốc.

 

Ở nước ta, Đề án "Nghiên cứu các khu bảo tồn địa chất ở Việt Nam" lần đầu tiên được đề xuất Đề án hoàn thành đã nêu lên được tiềm năng di sản địa chất của Việt Nam, đồng thời cũng chỉ ra cụ thể 20 di sản và 15 khu bảo tồn địa chất có tính khả thi để bước đầu xây dựng. Nhưng hiện nay mọi việc đang ngừng lại ở báo cáo kết thúc. Đề án do giáo dư Dánh chủ biên đã được phê duyệt nộp vào Cục Lưu trữ địa chất. Vì mọi công việc còn ở phía trước thì ông tiến sĩ khoa học Trịnh Dánh đã nghỉ hưu theo chế độ. Còn những người làm du lịch, những người có thể tôn vinh các di sản địa chất thì "họ có cái khác để quan tâm rồi". Các thủ tục để được công nhận các di sản địa chất, trong đó có di sản địa chất quốc gia đặc biệt cho hóa thạch Bò sát răng phiến vẫn bỏ đó. Ý tưởng xây dựng ba công viên địa chất đầu tiên của Việt Nam gồm: Ghềnh đá đĩa Tuy An (Phú Yên); Bazan dạng cột ở Ba Làng An (Quảng Ngãi); Bazan cột thác Trinh Nữ (Đắk Nông) - cũng nằm chờ trên giấy.

 

Theo An ninh thế giới

 

Mẫu hóa thạch ở TQ gây chấn động

15 tháng 10 2015


Các mẫu hóa thạch tìm thấy ở Trung Quốc gây chấn động cho giới khoa học vốn theo cách giải thích truyền thống về cuộc thiên di của loài người từ châu Phi ra các châu lục khác.

 

151015112617_teeth_fossile_640x360_reute

 

Các khoa học gia khi làm việc tại huyện Đạo thuộc tỉnh Hồ Nam ở miền nam Trung Quốc đã phát hiện được những mẫu răng thuộc về loài người hiện đại sống cách đây ít nhất 80 ngàn năm.

 

Niên đại này sớm hơn 20 ngàn năm so với thời di cư "Ra khỏi Phi châu" (Out of Africa) vốn là cột mốc được thừa nhận rộng rãi.

 

Đây là cuộc thiên di tạo ra sự sinh sôi lan tỏa phát triển mạnh mẽ của con người hiện đại ngày nay ra toàn cầu.

 

Nội dung chi tiết công tác nghiên cứu mới đây đã được đăng trên tạp chí Nature.

 

Đã có một số bằng chứng, gồm cả kết quả nghiên cứu gene và khảo cổ, củng cố cho giả thuyết nói việc loài người chúng ta di chuyển ra khỏi châu Phi từ cách đây 60 ngàn năm.

 

Những nhóm người hiện đại thời kỳ đầu sống tại khu vực Sừng Phi châu được cho là đã vượt Hồng Hải qua eo biển Bab el Mandeb vào những lúc thủy triều xuống.

 

130313124359_skulls_464_464x261_naturalh

 

Toàn bộ những nhóm người không phải là người Phi châu ngày nay được cho rằng đều có xuất xứ từ lần dịch chuyển này.

 

Nay, các kết quả đào bới khảo cổ tại Động Phúc Nham, huyện Đạo, tỉnh Hồ Nam thu được 47 răng người.

'Thay đổi cuộc chơi'

 

"Với chúng tôi thì rõ ràng những răng này thuộc về người hiện đại. Điều gây ngạc nhiên là niên đại của chúng," Tiến sỹ María Martinón-Torres từ Đại học University College London (UCL) nói với BBC News.

"Toàn bộ các hóa thạch đều được vùi kín trong một nền có chứa calcit, giống như là trong mộ đá vậy. Cho nên những cái răng này phải có tuổi đời cao hơn lớp che phủ đó. Trên đó có những lớp măng đá được xác định là có tuổi đời 80 ngàn năm."

 

Điều này có nghĩa là bất kỳ thứ gì bên dưới các lớp măng đá đều phải có niên đại cổ hơn 80 ngàn năm; những răng người được tìm thấy có thể đã có từ 125 ngàn năm trước, theo các nhà nghiên cứu.

Một số mẫu hóa thạch về người hiện đại được xác định là có từ thời "Ra khỏi Phi châu" đến nay đã được biết đến, thu được từ các hang động Skhul và Qafzeh ở Israel. Nhưng những mẫu này được cho là một phần của đợt di chuyển bất thành trước đó của một nhóm người hiện đại nào đó mà ngày nay có lẽ đã tuyệt chủng.

 

150913045854_evolution_artificial_intell

 

Tuy nhiên, những phát hiện mới về các mẫu hóa thạch ở Trung Quốc nay đang phủ bóng lên cách giải thích này.

 

Giáo sư Chris Stringer từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London nói kết quả nghiên cứu mới là "điều làm thay đổi cuộc chơi" trong cuộc tranh luận về chuyện con người đã di cư đi các nơi như thế nào.

 

Tiến sỹ Martinón-Torres nói nghiên cứu mới có thể sẽ giúp giải thích được vì sao loài người thông minh (Homo sapiens) phải mất thêm tới 40 ngàn năm mới định cư ổn định ở Âu châu.

 

Có thể sự hiện diện của người Neanderthals khiến loài người chúng ta không xâm nhập được vào khu vực viễn tây của đại lục Âu-Á cho tới khi những người anh em của chúng ta bắt đầu suy giảm dân số.

 

Tuy nhiên, cũng có thể là người hiện đại, mà khởi đầu là giống người sống ở vùng nhiệt đới, đã không thích nghi được với môi trường như người Neanderthals trong khí hậu băng giá ở Âu châu.

 

Bà lưu ý rằng trong lúc giống người hiện đại đã chiếm lĩnh vùng miền nam ấm áp của Trung Quốc từ 80 ngàn năm trước, nhưng các vùng lạnh lẽo hơn ở miền trung và bắc Trung Quốc dường như đã được các nhóm người tiền sử có thể là những họ hàng Á châu của giống người Neanderthals cư trú.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chúng ta sẽ dùng phương pháp luận như thế nào về sự sống trên trái đất và có thể có hay không trong một vũ trụ vô cùng vô tận này!

 

Phát hiện nước trên sao Hỏa
29/09/2015 10:04

(TNO) Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) tuyên bố đã tìm thấy nước dạng lỏng trên sao Hỏa, một bằng chứng cho thấy sự sống có thể hình thành tại đây.

 

NASA lần đầu tiên xác nhận sự hiện diện của nước trên bề mặt sao Hỏa, mở ra những nghiên cứu về sự sống trên hành tinh này - Ảnh: Reuters

 

29092015-nasa-reuters_cpjw.jpg?width=689

NASA lần đầu tiên xác nhận sự hiện diện của nước trên bề mặt sao Hỏa, mở ra những nghiên cứu về sự sống trên hành tinh này - Ảnh: Reuters

 

Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học xác nhận việc có nước trên sao Hỏa, sau rất nhiều giả thuyết, dự đoán trước đó.

 

“Điều này rất thú vị. Chúng tôi đã chưa thể trả lời cho câu hỏi ‘Liệu có sự sống tồn tại ngoài trái đất?’, nhưng sự tồn tại của nước là yếu tố quan trọng cho điều đó. Giờ thì tôi nghĩ rằng chúng ta đã có một cơ hội tuyệt vời nằm ngay trên sao Hỏa để điều tra về sự sống”, tờ The New York Times dẫn lời ông James L. Green, giám đốc bộ phận khoa học hành tinh của NASA, nói trong buổi họp báo hôm 28.9.

 

Sau công bố mới nhất này, John M. Grunsfeld, cựu phi hành gia của NASA, đã nói đến việc gửi những con tàu vũ trụ đến những khu vực này trong những năm 2020, rất có thể liên quan tới việc tìm kiếm sự sống.

Phát hiện nước trên sao Hỏa - ảnh 2

 

29092015-nasa-nasa_trah.jpg

 

Các nhà khoa học cho rằng những vệt dài và hẹp đổ dốc từ đỉnh núi xuống sườn này chính là nước chảy trên sao Hỏa - Ảnh: NASA

 

Việc phát hiện nước trên bề mặt sao Hỏa này do tạp chí về khoa học địa chất Nature Geoscience công bố, dựa trên dữ liệu quang phổ từ tàu vũ trụ Mars Reconnaissance Orbiter (MRO) của NASA, tạp chí The Verge cho biết.

 

Năm 2010, NASA thực tế đã phát hiện những vệt đen trên sao Hỏa và đưa ra những nghi ngờ về việc đó là vệt dài do nước tạo ra. Những vệt này dài hơn và dày hơn vào mùa ấm, mờ dần và co lại trong mùa lạnh, trùng khớp với diễn biến thường thấy ở các bãi bùn do nước tạo ra.

 

Nhật Đăng

Share this post


Link to post
Share on other sites

VỀ RĂNG NGƯỜI 80.000 NĂM TRƯỚC VỪA PHÁT HIỆN Ở HỒ NAM TRUNG QUỐC

Hà Văn Thùy

20-10-2015

 

 

47 chiếc răng cổ vừa được tìm thấy ở huyện Đạo thuộc tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc). ảnh: CNN

 

Các hãng thông tấn lớn loan báo: Nhóm nhà khoa học Đại học Luân Đôn nước Anh vừa công bố trên tạp chí Nature danh tiếng bản tin làm chấn động thế giới. “Đó là việc phát hiện 47 răng người hiện đại Homo sapiens có tuổi 80000 năm ở Động Phúc Nham, huyện Dao, tỉnh Hồ Nam Trung Quốc. Niên đại này sớm hơn 20 ngàn năm so với thời di cư “Ra khỏi Phi châu” (Out of Africa) vốn là cột mốc được thừa nhận rộng rãi. Giáo sư Chris Stringer từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London nói kết quả nghiên cứu mới là “điều làm thay đổi cuộc chơi” trong cuộc tranh luận về chuyện con người đã di cư đi các nơi như thế nào…”

 

Về việc này, từ khảo cứu của mình, tôi xin trình bày như sau:

 

Năm 2011, trong cuốn Tìm cội nguồn qua di truyền học (NXB Văn học) tôi viết:

 

“Bước vào thế kỷ XXI, xuất hiện ba công trình di truyền học khám phá nguồn gốc và sự thiên di của loài người ra khỏi châu Phi:

 

1. Quan hệ di truyền của dân cư Trung Quốc (Genetic Relationship of Generations in China) của nhóm Y. J. Chu Đại học Texas Hoa Kỳ công bố cuối năm 1998, cho biết:

 

– Mọi con người hiện nay có tổ tiên duy nhất ở Đông Phi, ra đời khoảng 160 – 180.000 năm trước.

 

– Người từ châu Phi theo ven biển Ấn Độ tới Việt Nam 60-70.000 năm trước. Tại đây họ gặp gỡ, lai giống và 50.000 năm trước di cư ra các đảo Đông Nam Á, sang Ấn Độ. 40.000 năm trước, nhờ khí hậu được cải thiện, người từ Việt Nam đi lên Trung Hoa. 30.000 năm trước, người từ Đông Á qua eo Bering chiếm lĩnh châu Mỹ.

 

2. Cuộc hành trình của loài người – một Ođyxê gen (The Journey of Man: A Genetic Odyssey) của Spencer Wells thuộc Hội Địa lý Quốc gia Hoa Kỳ (National Geographic). Tác giả cho rằng: các luồng di dân bắt đầu giữa 60.000 và 50.000 năm trước. Các du khách sớm theo bờ biển phía Nam của châu Á, tới Úc khoảng 50.000 năm trước. Thổ dân Úc, là hậu duệ của làn sóng di cư đầu tiên ra khỏi châu Phi.

    

– Làn sóng thứ hai rời châu Phi 45.000 năm trước, sinh sôi nhanh chóng và định cư ở Trung Đông. Khoảng 40.000 năm trước, băng hà bớt cứng rắn, nhiệt độ ấm lên, con người di chuyển vào Trung Á. Trong quá trình thảo nguyên hình thành, họ tăng nhân số một cách nhanh chóng. “Nếu châu Phi là cái nôi của loài người, thì Trung Á là vườn trẻ của nhân loại”

 

3. Rời khỏi địa đàng chiếm lĩnh Trái đất (Out of Eden Peopling of the World- http://www.bradshawfoundation.com) và Cuộc hành trình của con người chiếm lĩnh Trái đất (Journey of Mankind the Peopling of the World- (http://www.bradshawf...on.com/journey/) của Stephen Oppenheimer Đại học Oxford Anh quốc, với những nét chính:

 

– 160.000 năm trước, người hiện đại Homo sapiens đã sinh sống ở châu Phi.

 

– Khoảng 85.000 năm trước (HVT nhấn mạnh), một nhóm băng qua mũi của Biển Đỏ – the Gates of Grief rồi men theo bờ phía Nam bán đảo Ả rập tới Ấn Độ. Tất cả những người sống ngoài châu Phi đều thuộc nhóm này. 

 

– Từ 85.000 tới 75.000 năm trước: Từ Sri Lanka họ tiếp tục men bờ Ấn Độ Dương tới phía Tây Indonesia, sau đó tiến vào châu Á. Những người còn ở lại thì đi vòng Borneo tới Nam Trung Hoa.

 

Ba công bố trên cùng công nhận con người xuất hiện đầu tiên ở Đông Phi khoảng 160.000 – 180.000 năm trước. Nhưng trong khi công trình 1 và 3 cho rằng, cuộc di cư rời châu Phi diễn ra sớm hơn để con người tới Đông Nam Á 70.000 năm trước và làm nên đại bộ phận nhân loại sống ngoài châu Phi thì công trình 2 nói, có hai lần rời khỏi châu Phi, vào 60.000 và 45.000 năm trước. Đợt di cư thứ hai mới làm nên phần chủ thể của nhân loại.

 

Do tài liệu tham khảo mâu thuẫn nên buộc tôi phải kiểm định lại. Nhờ khảo cổ học phát hiện sọ người Australoid 68.000 năm tuổi tại hồ Mungo châu Úc và bộ xương người Mongoloid tại Lưu Giang Quảng Tây 68.000 tuổi nên có thể khẳng định, cuộc di cư khỏi châu Phi phải diễn ra trước 60.000 năm cách nay. Mặt khác, những chứng tích khảo cổ học không ủng hộ ý tưởng “Trung Á là vườn trẻ của nhân loại” như S. Wells nói. Cuộc hội thảo về cuốn sách của S. Wells cho thấy khá nhiều ý kiến chống lại tác giả. Điều này chứng tỏ công bố của Spencer Wells không phù hợp thực tế. Tôi đã loại sách này khỏi tài liệu tham khảo.

 

Kết hợp nghiên cứu của nhóm Y.J. Chu, Stephen Oppenheimer và nhiều nguồn tư liệu khác, tôi đề xuất:

 

– 70.000 năm trước, hai đại chủng Australoid và Mongoloid từ châu Phi theo ven biển Nam Á tới thềm Biển Đông của Việt Nam. Tại đây họ gặp gỡ, hòa huyết sinh ra bốn chủng người Việt cổ Indonesian, Melanesian, Vedoid và Negritoid, do người đa số Lạc Việt Indonesian lãnh đạo về xã hội và ngôn ngữ. Khoảng 50.000 năm trước, người từ Việt Nam di cư ra các đảo Đông Nam Á, sang Ấn Độ, Miến Điện. Khoảng 40.000 năm trước, người Việt đi lên chiếm lĩnh Trung Quốc và 30.000 năm trước vượt eo Beringa chinh phục châu Mỹ.” (hết trích)

 

Có thể nhận định về phát hiện ở Động Phúc Nham như sau:

 

1- Trong ba công bố di truyền học kể trên, tuy tài liệu của Spencer Wells không phù hợp thực tế nhưng do uy tín của National Gepgraphic nên nó vẫn được nhiều người sử dụng. Vì vậy, không ít người vẫn cho rằng, cuộc ra khỏi châu Phi bắt đầu từ 60.000 năm trước. Cố nhiên, khi phát hiện răng người ờ Hồ Nam 80.000 tuổi, không ít người “bật ngửa”! Họ quên rằng, từ thập niên 1970s đã phát hiện bộ xương Lưu Giang Quảng Tây và sọ người Mungo châu Úc 68000 tuổi và năm 2009 tìm thấy sọ người ở hang Tam Pa Ling nước Lào 63.000 năm tuổi. Vào thời điểm trên đã có mặt ở châu Úc thì cố nhiên họ phải rời châu Phi trước đó nhiều nghìn năm! Những phát hiện này từ lâu đã bác bỏ tài liệu của S. Wells và khẳng định con người rời châu Phi trước 60.000 năm trước!

 

Trên thực tế, “khám phá Động Phúc Nham” không hề mâu thuẫn với tài liệu của Stephen Oppenheimer “85.000 tới 75.000 năm trước: Từ Sri Lanka họ tiếp tục men bờ Ấn Độ Dương tới phía Tây Indonesia, sau đó tiến vào châu Á. Những người còn ở lại thì đi vòng Borneo tới Nam Trung Hoa.” Rõ ràng, con người có mặt ở lục địa châu Á vẫn sau thời điểm xuất phát 5000 năm! Không có điều gì bất bình thường ở đây!

 

Vì vậy, phát hiện Động Phúc Nham chỉ “chấn động” với những ai thiếu bản lĩnh khoa học mà tin vào tài liệu sai lầm của S. Wells: “Con người rời châu Phi sớm nhất là 60000 năm trước”

 

2- Có thể đưa ra một kịch bản về răng người ở Động Phúc Nham như sau:

 

Khoảng 85000 năm trước, con người bắt đầu rời châu Phi. Đó là những cuộc di cư tự phát của từng nhóm nhỏ 10 tới 15 người. Đi, kiếm sống, sinh con đẻ cái rồi nằm lại dọc đường và con cháu đi tiếp… Có những nhóm riêng rẽ từ bờ biển Srilanca tới vịnh Thái Lan rồi vào thềm Biển Đông, sau đó xâm nhập Nam Trung Hoa và 80000 năm trước chiếm lĩnh Động Phúc Nham. Nhưng đúng lúc này, khí hậu trở lạnh dữ dội, khiến nhóm người tiên phong bị tuyệt diệt. Kết quả là họ không để lại di duệ mà bằng chứng là không thấy xương cốt con cháu họ trong vùng cũng như không phát hiện ADN của họ trong bộ gen người Trung Hoa hiện nay.

Khoảng 70000 năm trước (chậm hơn nhóm đầu khoảng 10000 năm) đông đảo người di cư tới Đông Nam Á. Có những nhóm nhỏ đi tiếp lên bắc Đông Dương rồi do khí hậu quá lạnh phải dừng lại. Di cốt người Lưu Giang Quảng Tây 68000 tuổi thuộc nhóm di cư này.

 

Bộ phận đông hơn, tập trung tại đồng bằng Hải Nam (Hainanland) là thềm Biển Đông hiện nay. Họ gặp gỡ, lai giống sinh ra người Việt cổ chủng Australolid để rồi 40.000 năm trước, nhờ khí hậu ấm áp, người Việt đi lên chiếm lĩnh Hoa lục và 30000 năm trước sang châu Mỹ. Người Trung Hoa và thổ dân Mỹ hiện nay là di duệ của nhóm này.

 

Chính do vậy, các khảo sát di truyền học chỉ phát hiện ADN của lớp người từ Việt Nam lên Hoa lục 40000 năm trước.

 

3- Răng người Động Phúc Nham chưa được khảo sát ADN nên độ tuổi của nó chưa thật chính xác. Nếu khi xác định bằng ADN cho số tuổi chính xác (điều mà các phòng thí nghiệm châu Âu đã làm với 5000 chiếc răng hóa thạch phát hiện ở châu lục này), lớn hơn 85000 năm thì đó là chuyện gây chấn động lớn, buộc các nhà di truyền học phải xét lại nghiên cứu của mình!

 

Kết luận: Cùng rời khỏi châu Phi 85000 năm trước, nhưng nhóm tiên phong tới Nam Trung Hoa 80000 năm trước bị diệt vong. Chỉ lớp người tới thềm Biển Đông 70.000 năm trước mới tồn tại và làm nên dân cư phương Đông hôm nay.

 

Phát hiện răng người Động Phúc Nham Nam không phủ nhận những khám phá di truyền học cho rằng con người phương Đông hôm nay là hậu duệ của cuộc di cư tới Đông Nam Á 70000 năm trước.

 

"Thiên nhất sinh thủy": không có nghĩa người da den trong các chủng tộc da màu là hình thành trước tiên, giả sử chúng ta truy xét theo màu da dựa trên thuyết Âm Dương Ngũ Hành, mà phải dựa vào phương pháp luận nào để có sự nhảy vọt từ loài vượn linh trường sang dạng người cổ rụng đuôi và lông, vấn đề này xảy ra tại vùng địa lý thuận lợi nhất nào trên trái đất?

 

Riêng xác suất để hình thành sự sống trên trái đất tiệm cận "0" thì thế kỷ XIX các nhà khoa học đã đề cập tới vấn đề này rồi, chứ không phải là mới!

 

Bản đồ thiên di từ châu Phi, đường xanh là cha vàng là mẹ.

Bản đồ các cuộc thiên di chiếm lĩnh hành tinh của loài người bắt đầu, từ 60.000 năm trước, Mũi tên màu xanh ứng với số liệu ADN nhiễm sắc thể Y, còn màu vàng ứng với số liệu ADN ti thể.

nggoc001.jpg

 

Bản đồ châu Phi với đường xích đạo

giai_phong_dan_toc_o_cac_nuoc_a-phi-mi_5

 

BAN_DO_TU_NHIEN_CHAU_PHI.jpg.jpgDL7B26H26.1.jpg

 

Tôi trích bản đồ châu Phi ở đây nhằm mục đích quan sát trường khí Dương, ngọt tương ứng với các dòng sông lớn trên thế giới, trường khí Dương này mới tương tác với trường khí Thiên có bước nhảy để làm thay đổi từ vượn linh trưởng sang người. Qua bản đồ địa hình châu Phi tại nơi xuất phát con người đầu tiên là không có khả năng cao nhất.

 

Mặt khác, phải kiểm tra lại vị trí xuất hiện con người đầu tiên, nó thuộc bắc hay nam bán cầu nữa, nếu nó thuộc nam bán cầu thì không thể là đầu tiên!

 

Vùng phát sinh từ châu Phi khí hậu khô nóng nên giữ được di chỉ khảo cổ, còn vùng châu Á khí hậu khô ẩm nên di chỉ dễ phá hủy, mục nát.

 

Nghiên cứu khoa học cho thấy dòng Gen chảy từ Tây sang Đông (trong bài viết dưới đây): vấn đề này theo thuyết ADNH thì trường khí Đông, mộc thích hợp cho sinh sự sôi, nảy nở là đối nghịch kết quả khoa học này.

 

Cái nôi loài người nằm ở đâu?
 

Sau khi tạp chí Thế Giới Mới số 822, ngày 23-2-2009 đăng tải bài viết “Cái nôi loài người” trong chuyên mục Những bí ẩn của lịch sử, nhằm rộng đường dư luận, chungta.com đã phỏng vấn Đại tá Tiến sĩ Đỗ Kiên Cường, Viện Khoa học Công nghệ Quân sự, Bộ Quốc phòng, về một số vấn đề liên quan. Xin giới thiệu bài phỏng vấn và mong nhận được ý kiến trao đổi của các chuyên gia và của bạn đọc xa gần.


Nhiều bạn đọc biết ông là chuyên gia trong lĩnh vực dị thường học (the paranormal) với 5 cuốn sách và hàng trăm bài báo đã công bố trong thời gian qua, kể cả trên Cảnh sát toàn cầu. Nay thì ông chuyển mối quan tâm sang lĩnh vực nhân chủng học và nguồn gốc loài người?

 

Tôi vẫn quan tâm tới các lĩnh vực dị thường như ngoại cảm, viễn di sinh học hay các hiện tượng liên quan với cái gọi là “liên lạc với người chết”. Bằng chứng là cuốn sách thứ 6 của tôi đang được tổ chức in ấn. Năm 2008, báo Thể thao và Văn hóa từng đăng liên tục 29 bài viết của tôi trong một tháng về chủ đề gây nhiều tranh cãi nói trên.

 

Bên cạnh đó, tôi cũng quan tâm tới một số vấn đề khác, như triết học, mối quan hệ giữa khoa học và nghệ thuật, giữa khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, cũng như sự tương đồng và khác biệt giữa Đông và Tây… Đó là lí do tôi lưu tâm tới bài toán nguồn gốc loài người từ góc độ di truyền học.

Nhưng ông là một nhà vật lí?

 

Chính xác hơn, tôi là người nghiên cứu ứng dụng vật lý trong các khoa học sự sống, cụ thể là sinh học và y học. Vì thế tôi quan tâm tới lĩnh vực nhân chủng học phân tử, là chuyên ngành khoa học dùng các kĩ thuật phân tử và di truyền để nghiên cứu nguồn gốc và mối quan hệ giữa các động vật nhân hình, trong đó có con người. Tuy từng viết về ADN ti thể và nguồn gốc loài người trên tờ Tài Hoa Trẻ từ năm 2001, nhưng tôi chỉ thực sự tìm hiểu chủ đề từ giữa năm ngoái, sau khi đọc bài “Các cuộc thiên di thời tiền sử” trên tạp chí Người Mĩ khoa học (Scientific American) tháng 7-2008, viết về các cuộc thiên di từ Đông Phi để chiếm lĩnh hành tinh của người hiện đại (Homo sapiens), bắt đầu từ khoảng 60.000 năm trước.

 

Ông đã đọc bài “Cái nôi loài người” trong chuyên mục Những bí ẩn của lịch sử trên Thế Giới Mới số 822, ngày 23-2-2009 chưa? Nếu đã đọc thì ông có ý kiến gì về bài viết đó?

 

Đó là bài viết rất thú vị và bổ ích về Xóm Trại, một di chỉ khảo cổ quan trọng của văn hóa Hòa Bình. Các nhà khoa học tại Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á, đứng đầu là tiến sĩ Nguyễn Việt, đã khảo sát công phu và đi đến kết luận quan trọng rằng, niên đại của văn hóa Hòa Bình tại đó là 20.000 năm trước. Như vậy nếu được khẳng định, tuổi của văn hóa Hòa Bình sẽ tăng khoảng 10.000 năm so với con số vẫn được công nhận chính thức trước đây. Đây là một phát hiện khảo cổ rất quan trọng, nếu đúng.

 

Tuy nhiên bài viết nói trên cũng có một số thông tin cần trao đổi thêm để tránh hiểu lầm.

 

Đó là những thông tin gì?

 

Chẳng hạn quan niệm văn hóa Hòa Bình “có thể là nguồn gốc của văn minh nhân loại” hay là “cái nôi của loài người”. Theo sự thừa nhận chung, cái nôi của loài người nằm ở Đông Phi, còn văn minh nhân loại bắt nguồn từ Lưỡng Hà và vùng Trung Cận Đông. Lời khẳng định “đây là một trong những phát hiện hiếm có và cổ nhất về loài người trên thế giới” cũng cần xem xét lại, vì người ta từng phát hiện Homo sapiens idaltu tại Omo, Ethiopia với niên đại hơn 160.000 năm trước. Các nhà khoa học đặt tên như vậy vì di cốt đó của người hiện đại (Homo sapiens) xứng danh là trưởng lão (idaltu theo tiếng Ethiopia)! Đồng thời cũng có rất nhiều phát hiện về người hiện đại và người Neanderthal (loại người từng sống đồng thời với người hiện đại nhưng đã tuyệt chủng ở bán đảo Iberia 28.000 năm trước) có niên đại nằm giữa thời điểm đó và thời điểm 20.000 năm trước. Phát hiện tại Xóm Trại, nếu được khẳng định, chỉ có thể là “hiếm có và cổ nhất về loài người” tại Việt Nam mà thôi.

 

Người Neanderthal theo phục dựng

 

Nơi trồng lúa cũng là một vấn đề gây tranh cãi khác, khi Đông Nam Á và vùng Hoa Nam vẫn tranh nhau “bản quyền” trồng lúa đầu tiên. Công bố mới trên tạp chí Kỉ yếu Viện hàn lâm khoa học Mĩ (PNAS) năm 2006 cho thấy, sự thật có thể làm ngỡ ngàng cả hai phía.

 

Văn hóa Hòa Bình được thừa nhận chính thức từ bao giờ, và nó có được xem là nguồn gốc văn minh nhân loại hay không?

 

Thứ bảy 30-1-1932 là ngày thuật ngữ “văn hóa Hòa Bình” chính thức được Đại hội các nhà tiền sử Viễn Đông lần thứ nhất họp tại Hà Nội thừa nhận, với niên đại khoảng một vạn năm trước. Nền văn hóa này trải rộng khắp Đông Nam Á, thậm chí cả từ Nam Trung Quốc tới tận Nepal, Ấn Độ hay Úc (mặc dù điều này chưa đạt được sự đồng thuận, chẳng hạn GS Hà Văn Tấn chỉ xem đó chỉ là “gần Hòa Bình”).

 

Thuật ngữ văn hóa Hòa Bình được đặt theo địa danh Hòa Bình nước ta, vì những phát hiện đầu tiên về nền văn hóa này được thực hiện tại đây. Tuy nhiên trong một thời gian dài, Thái Lan mới được xem là cái nôi của nền văn hóa này, nhờ phát hiện của giới học giả phương Tây, điển hình là hai giáo sư khảo cổ học Mĩ Gorman và Solheim. Tại hang Ma ở Bắc Thái Lan, Gorman đã tìm thấy nhiều loại rau quả (không có lúa), có thể là sản phẩm trồng trọt, với niên đại khoảng 8.000 - 11.000 năm trước (sai lệch vài ngàn năm là sai số của phương pháp xác định tuổi cổ vật nhờ các-bon phóng xạ). Theo bài viết trên TGM, cái nôi của văn hóa Hòa Bình có thể sẽ được chuyển về cho Hòa Bình. Có lẽ mọi người dân đất Việt đều mong đó chính là sự thật, chứ không chỉ là ý kiến riêng của Gorman.

 

Xin lưu ý rằng, hội nghị năm 1932 không hề xem văn hóa Hòa Bình có thể là nguồn gốc văn minh nhân loại.

Vậy từ bao giờ và ai là người nêu ra giả thuyết đó?

 

Theo GS Hà Văn Tấn, nhà khảo cố hàng đầu của chúng ta, trong cuốn Theo dấu các văn hóa cổ, NXB Khoa học xã hội, 1998, thì cùng một số người khác, từ thập kỉ 1960, giáo sư khảo cổ Mĩ Solheim là người hăng hái và táo bạo nhất trong việc xem văn hóa Hòa Bình và vùng Đông Nam Á là cội nguồn văn minh nhân loại, khi đẩy niên đại cuộc cách mạng nông nghiệp tại đây tới 15.000 năm trước CN, tức vượt vùng Lưỡng Hà khoảng 7.000 năm.

 

Gần đây là cuốn Địa đàng tại phương Đông (Eden in the East) năm 1998 của Oppenheimer, chuyên gia nhi khoa nhiệt đới người Anh. Bản tiếng Việt đã được xuất bản năm 2005. Quan điểm của Oppenheimer là sự tiếp nối Solheim, khi ông khẳng định, Đông Nam Á là nơi phát triển nông nghiệp đầu tiên và là cội nguồn của văn minh Trung Cận Đông, vốn được xem là hạt giống của văn minh phương Tây.

 

Tuy nhiên, theo GS Hà Văn Tấn trong sách đã dẫn, luận điểm của Solheim gồm nhiều điểm phi lý, hỗn loạn, chưa hay không có bằng chứng vững chắc. Theo ông thì trong khi bác bỏ các quan điểm cực đoan đầy màu sắc thực dân (xem Đông Nam Á là vùng kém phát triển thời tiền sử), Solheim lại rơi vào quan điểm cực đoan đối ngược, khi xem Đông Nam Á là ngọn cờ đầu của nhân loại. Còn quan điểm của Oppenheimer thì tôi đã phản bác trong bài “Oppenheimer và Chu thực sự nói gì?” trên bản điện tử của tạp chí Tia Sáng.

Tại sao ông phản bác Oppenheimer?

 

Vì Oppenheimer đã vi phạm tiêu chí Carl Sagan trong khoa học: “Tuyên bố khác thường đòi hỏi chứng cớ khác thường”. Quan điểm của Oppenheimer rất khác thường, khi đảo ngược nhận thức hiện hành của nhân loại về thời tiền sử. Tuy nhiên chứng cớ ông đưa ra thì hoàn toàn không đáng tin cậy.

 

Ông có thể đưa một bằng chứng đơn giản và rõ ràng cho thấy sai lầm của Oppenheimer hay không?

 

Theo Oppenheimer thì ta phải thấy một dòng gien đi từ Đông Nam Á hướng về phía Tây tới tận vùng Trung Cận Đông từ hơn 10.000 năm trước (thời điểm tại đó xuất hiện cuộc cách mạng nông nghiệp đầu tiên là 10.000 năm trước). Trong khi thực tế diễn ra hoàn toàn ngược lại: Theo Dự án bản đồ gien của Hội địa lí quốc gia Mĩ, hãng IBM và Quĩ gia đình Waitt (dùng 40 triệu USD để khảo sát quan hệ di truyền giữa mọi tộc người trên trái đất), chỉ thấy các dòng gien chảy từ Tây sang Đông cho tới tận thời Đá mới (xem bản đồ kèm theo).

 

Như vậy theo ông, Đông Phi mới là cái nôi của loài người, còn văn minh nhân loại bắt nguồn từ Trung Cận Đông? Vậy còn vấn đề trồng lúa nước?

 

Để tránh hiểu lầm, xin nhấn mạnh rằng, đó là quan điểm hiện hành của khoa học nhân loại. Tôi là ai mà dám xem đó là quan điểm của mình!

 

Riêng bài toán trồng lúa nước thì phức tạp hơn, khi giới chuyên gia chưa đạt được sự đồng thuận. Trước 2006, các nhà khoa học cho rằng lúa nước được thuần hóa đầu tiên tại Đông Nam Á hoặc Hoa Nam khoảng 7.000 - 9.000 năm trước. Một công trình công bố năm 1998 trên tờ Khoa học (Science), một tạp chí hàng đầu thế giới, đưa ra niên đại 12.000 năm trước tại Hoa Nam, nhưng có lẽ không được thừa nhận rộng rãi.

 

Ban-do-di-dan.jpg

Bản đồ các cuộc thiên di chiếm lĩnh hành tinh của loài người bắt đầu từ 60.000 năm trước. Mũi tên màu xanh ứng với số liệu ADN nhiễm sắc thể Y, còn màu vàng ứng với số liệu ADN ti thể.

 

clip_image001.jpg

 

Năm 2006, Jason P. Londo, Đại học Washington, cùng bốn đồng tác giả Mĩ và Đài Loan, đăng tải trên PNAS một phát hiện có thể làm vừa lòng cả hai bên. Dựa trên việc nghiên cứu cấu trúc gien của giống lúa dại, Oryza rufipogon, các tác giả cho rằng, có thể Ấn Độ và Đông Dương là nơi phát tán lúa dại. Và giống lúa gieo trồng, Oryza sativa L., được thuần hóa tối thiểu hai lần tại các địa điểm khác nhau. Trong đó giống Oryza sativa indica được gieo trồng tại các vùng phía nam dãy Himalaya, như Ấn Độ, Myanmar hay Thái Lan; còn giống Oryza sativa japonica được thuần hóa tại Hoa Nam và Đông Dương.

 

Lúa nước đã được thuần hóa đầu tiên tại Đông Dương, bao gồm cả Việt Nam?

 

Thực ra hai nhà khoa học Mĩ và ba nhà khoa học Đài Loan không kết luận như vậy. Họ chỉ đưa ra các địa danh Ấn Độ, Myanmar và Thái Lan cho giống indica và Hoa Nam cho giống japonica mà thôi. Nhưng căn cứ vào bản đồ phân bố các nhóm đơn bội trong bài báo, cần phải đưa Đông Dương vào danh sách “phong thần”. Có hình thái phân bố như nhau, tại sao Myanmar hay Thái Lan được tôn vinh, còn Việt Nam thì không?

 

Như vậy có thể xem người Hán và người Việt đồng thời biết trồng lúa nước từ khoảng 10.000 năm trước?

 

Không phải như vậy. Vì lúc đó tại các vùng là Hoa Nam và Việt Nam ngày nay chưa hề có người Việt hay người Hán, mà chỉ có chủng lai giữa người Á (Mongoloid) và người Phương Nam (Australoid) mà thôi. Chủng này đang dần Á hóa để trở thành tiểu chúng Nam Á (Austroasiatic) thuộc đại chủng Á. Người Hán chỉ xuất hiện từ các nhóm người Hoa Hạ gần 5.000 năm trước tại lưu vực Hoàng Hà vùng Hoa Bắc. Trong khi đó, lúa nước đã được người Nam Á trồng tại Đông Dương và Hoa Nam từ mấy ngàn năm trước khi vùng Hoa Nam bị Hán hóa. Người Hán không phải là người trồng lúa đầu tiên. Nhưng Nam Trung Quốc đúng là quê hương của giống lúa Oryza sativa japonica, cùng với Đông Dương.

 

Xin lưu ý thêm rằng, nói chung thông tin về thời tiền sử thường gây nhiều tranh cãi, vì rất khó xác định tuổi chính xác của các cổ vật. Ngoài ra vì là người “nghiệp dư” trong lĩnh vực này, nên nếu những thông tin mà tôi vừa nêu ở trên có bị phản biện thì cũng không lạ.

 

Cảm ơn ông về những thông tin rất thú vị. Chungta.com hy vọng giới chuyên gia và bạn đọc sẽ tiếp tục trao đổi về những bí ẩn đó của lịch sử.

 

Tp. HCM 3-4-2009

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi trích lại từ mục Âm Dương Ngũ Hành trong đạo Hindu

 

Sự phát hiện ra quẻ Càn trên Linga đã có từ trước đó vài năm rồi, tượng trưng cho thần Shiva - vị thần có vũ khí là chiếc đinh ba hướng thẳng lên trời, chiếc chĩa ba này giống như ngọn tam sơn vậy.

 

Thần Shiva, theo đạo Hindu là thần hủy diệt, thần Vishnu là thần bảo tồn và thần Brahma là thần sáng tạo, đây là bộ Ba Vĩ Đại Trimurty trong Hindu giáo Ấn Độ, tuy nhiên cách quy ước này đang có sự sai lệch nguyên bản giữa chức năng hai vị thần Shiva và Brahma, tức thần Shiva mới là thần sáng tạo còn thần Brahma là thần hủy diệt - hay còn gọi là thần chết. Ở đây, thần Brahma có vai trò như thần chết Osiris trong Thần đạo Ai Cập cổ, thần chết Brahma tái sinh từ một bông hoa sen mọc ra từ cuống rốn của thần bảo sinh Vishnu.

 

Hình tượng thần Brahma tái sinh này mang ý nghĩa rất sâu xa, đó chính là tự tồn tại của linh hồn vạn vật hữu tình, sau khi thân xác chết đi thì linh hồn thoát ra khỏi nó, vẫn tồn tại cái "tôi" như đang là, chỉ có thân xác mới vô hình mà thôi, đây là tình trạng thay áo ngoài giống như con bướm ra khỏi kén vậy.

 

Sự tồn tại của linh hồn, tất nhiên nhờ đến khái niệm "Khí" trong Lý học Đông phương, do đó thần chết Brahma được tái sinh từ "cuống rốn" của nam thần thần bảo sinh Vishnu thay vì là từ "cái bụng bầu" của nữ thần Laksmi.

 

vishnu-lakshmi-lotus.jpg

 

Quẻ Càn ghi dấu trên Linga tượng trưng cho thần Shiva cũng có sự sai lệch, Càn mang hình tượng Trời, trong vai trò chính là mặt trời, dấu hiệu của sự bảo sinh, sinh sôi, nảy nở tức phải tượng trưng cho thần Vishnu, bởi thần Vishnu là thần mặt trời, cũng là thần Indra trong Ấn giáo, có một câu luôn gắn với thần Vishnu: "Vị thần hùng mạnh nhất chỉ cần một bước chân là đi ngang qua bầu trời".

 

Bởi có những độ sai lệch như đã nói ở trên, cho nên hình tượng Linga - Yoni thực sự cho tới nay vẫn chưa hiểu tới sự thâm sâu cho đến tận cùng của nó, đây là một bí ẩn tôi cho rằng, chưa có một ai nhận thức được nó, hay có thể hiểu là cái đã viết ra thì có người đã biết và viết trước đó xa rồi.

 

p1010058_13.JPG

 

Đồng thời, cũng cần phải hiểu các lễ tục trong đạo Hindu có liên quan đến Linga - Yoni nữa! Biểu tượng này xuất hiện khá muộn so với lịch sử Văn Lang, có thể tương đương kinh sách Bà La Môn giáo không quá 1000 TCN, còn hình tượng thần sáng tạo Shiva bằng đất nung cổ trong khoảng 2300-1000 TCN.

 

Thần sáng tạo Shiva thường được chế tác hình tượng trên trán có con mắt thứ ba, con mắt nội quán, có thể thấy thế giới vô hình, từ đó thay đổi quan niệm về hiện thực khách quan, tuy nhiên không có nghĩa sẽ hiểu được biểu tượng Linga - Yoni trên!

 

Trong thần thoại Ấn Độ, sự sáng tạo vũ trụ không phải là thần Shiva, do vậy nên hiểu là thần Shiva sáng tạo tiểu vũ trụ thôi, điều này cho thấy sự hợp lý hơn trong những nhận định và biểu tượng sinh dục của phái nam và phái nữ trong sự sáng tạo ra "đứa trẻ tiểu vũ trụ".

 

Sưu tập cổ vật Champa ở Bảo tàng Guimet

 

Trong hơn 100 cổ vật Champa mà Bảo tàng Guimet về Nghệ thuật châu Á sở đắc, có 3 hiện vật xứng đáng liệt hạng “quốc bảo”: tượng thần Shiva ngồi trên tòa sen; tượng thần Vishnu cưỡi chim thần Garuda và bộ linga bằng bạc gắn đầu tượng kosa bằng vàng.

 

1376278339_41VozrwobcL._SY346_.jpg

Tượng thần Siva ngồi trên tòa sen, thế kỷ XI- XII. Bảo tàng Guimet

 

1376278339_860324_562571027087332_203378

Tượng thần Visnu cưỡi chim thần Garuda, thế kỷ VIII- IX. Bảo tàng Guimet

 

Tượng thần Shiva này làm bằng sa thạch, cao 165 cm, nguyên là quà tặng của nhà sưu tập Navelle cho Bảo tàng Guimet. Thần ngồi trên chiếc bệ hình hoa sen, trước ngực có con rắn thần vắt chéo, vận chiếc sampot có các dải hoa văn chạm khắc tỉ mỉ, lưng tựa vào một lá nhĩ chạm khắc các cánh tay khác của thần. Đây là pho tượng mang các dấu hiệu đặc trưng của phong cách Tháp Mẫm, nguyên thủy được thờ trong tháp Bánh Ít (tháp Bạc) ở Bình Định.

Tượng Vishnu Garudasana cũng làm bằng sa thạch, nhưng có lớp tô màu đỏ phủ bên ngoài, cao 58 cm. Đó là hiện thân của thần Vishnu, cưỡi trên chim thần Garuda, bốn tay thần cầm những vật biểu trưng cho quyền năng của thần linh. Garuda xuất hiện trong hình hài của con người nhưng có khuôn mặt và đôi cánh của loài chim. Đây là một motip đặc trưng của huyền thoại vùng bắc Ấn Độ và ảnh hưởng đến mỹ thuật Champa trong suốt thời đại Mỹ Sơn, thời đại vàng của văn hóa và mỹ thuật Champa.

 

1376278339_943682_220508644771885_108950

Đầu kosa bằng vàng gắn trên linga bằng bạc, thế kỷ VIII. Bảo tàng Guimet.

 

Cổ vật độc đáo nhất, cũng là niềm khao khát của bất kỳ nhà sưu tập mỹ thuật Champa nào, chính là linga-kosa làm bằng vàng và bạc. Hiện nay, chỉ có 7 linga-kosa được nhận diện trong các bảo tàng và sưu tập trên khắp thế giới, trong đó Bảo tàng Guimet đang sở hữu 2 chiếc. Linga làm bằng bạc, cao 26,5 cm, ngang thân gắn một kosa làm bằng vàng mang khuôn mặt của Shiva với con mắt thứ 3 ở giữa trán. Do giá trị đặc biệt của chiếc linga - kosa này, nên TS. Piere Baptiste, quản thủ sưu tập Đông Nam Á của Bảo tàng Guimet, đã không giấu giếm tự hào khi nói với tôi rằng: “Đây là cổ vật vô giá và độc nhất vô nhị mà Bảo tàng Guimet may mắn có được”.

 

1376278339_969609_224383017709883_185801

Bộ linga (vàng) - yoni (bạc), thế kỷ XI. Bảo tàng Guimet.

Share this post


Link to post
Share on other sites