hoangnt

Giới Hạn Của Học Thuyết Âm Dương Ngũ Hành Về Mặt Triết Học

57 bài viết trong chủ đề này

Có sự sống ngoài trái đất không?


 

Tôi tin là trong số tỷ tỷ hành tinh đó, có nhiều hành tinh không những có sự sống, mà thậm chí còn có những hình thái sống cao cấp hơn loài người rất nhiều. Hơn nữa, loài người đâu có phải là loại sinh vật thượng đẳng gì cho cam! Một loài người đã và đang tàn sát nhau không thương tiếc!
 
Chúng ta tưởng tượng dải Ngân hà là tinh vân trong đó có hệ Mặt trời và Trái đất. Thiên văn học hiện đại đã phát hiện là trong vũ trụ mênh mông mà thiên văn học quan sát được có tới 100 tỷ tinh vân, tức là 100 nghìn triệu tinh vân. Và mỗi tinh vân có tới 100 tỷ vì sao, trong đó mỗi một vì sao là một mặt trời với khoảng 10 hành tinh xoay chung quanh.
 
Như vậy, thì chỉ riêng trong phần vũ trụ mà thiên văn học hiện đại có thể quan sát được, phải có tới 100.000 tỷ tỷ hành tinh, tức là con số 1023. Ai dám nói, trong số hành tinh đó chỉ có Trái đất chúng ta là có sự sống mà thôi. Một giả định vô lý cực kỳ!
 
Cho nên tôi tin là trong số tỷ tỷ hành tinh đó, có nhiều hành tinh không những có sự sống, mà thậm chí còn có những hình thái sống cao cấp hơn loài người rất nhiều. Hơn nữa, loài người đâu có phải là loại sinh vật thượng đẳng gì cho cam! Một loài người đã và đang tàn sát nhau không thương tiếc! 
 
Cách đây 50 năm, nhà Vậl lý học nước Ý là Enrico Fermi, giải thưởng Nobel Vật lý và là bạn của Einstein đã đặt câu hỏi: “Nếu họ tồn tại thì tại sao họ chưa có mặt ở đây?” 
 
Họ ở đây là những sinh vật thông minh, sống ở ngoài Trái đất. Câu nói đó được gọi là câu trái thường của Ferni (paradoxe de Fermi). Fermi lập luận: “Nếu sự sống thông minh có mặt phổ biến trong vũ trụ thì phải có nhiều nền văn minh tồn tại hàng triệu năm trước chúng ta, và nhất định là những nền văn minh đó đã có những phương liện giao thông liên lạc, cho phép họ liên lạc với chúng ta, nhưng vì sao họ không đến, vì sao họ im tiếng?” Tôi sẽ trở lại câu trái thường này của Fermi vào cuối bài. 
 
Tất nhiên, sự sống không thể chỉ tồn tại đơn độc trên Trái đất vô cùng nhỏ bé này và tuyệt đối vắng mặt trên hàng tỷ tỷ hành tinh khác trong vũ trụ bao la, ngay chỉ kể phần vũ trụ mà thiên văn học hiện đại quan sát được. Đồng thời, cũng phải thừa nhận là sự sống chỉ xuất hiện trong hoàn cảnh nhất định với những điều kiện nhất định. Đó là hoàn cảnh và điều kìện hiện hữu lại Trái đất này, cách đây 4 tỷ năm.
 
Các tác giả cuốn sách “Rare Earth– Why Complex life is uncommon in the universe. Nhà xuất bản Coperbicus 2000” (Trái đất là hiếm có–Vì sao sự sống phức tạp là không bình thường trong vũ trụ?) là Donald Brownde, một nhà vậl lý thiên văn và Peter Ward, nhà cổ sinh vật học đã phân tích những điều kiện đặc biệt của sự kiện sự sống xuất hiện trên Trái đất như sau: 
 
Sự sống đòi hỏi điều kiện ổn định, và những điều kiện môi trường khá đặc biệt như sau. 
 
– Một Mặt trăng với kích thước vừa phải, ở độ xa vừa phải so với Trái đất để đảm bảo một sự quay vòng và độ nghiêng ổn định của Trái đất. 
 
– Một hành tinh lớn là sao Mộc (Jupiier) để hấp dẫn vào bản thân nó hầu hết các thiên thạch và sao chổi, và như vậy tránh cho Trái đất khỏi những va chạm tai hại. 
 
– Một Trái đất không gần quá mà cũng không quá xa so với Mặt trời, nếu không thì nước trên Trái đất sẽ đóng băng vĩnh cửu (nếu quá xa), hoặc sẽ bốc hơi mãi (nếu quá gần). 
 
– Mặt trời có vị trí vừa đúng trong tinh vân dải Ngân hà . 
 
– Những yếu tố hóa học có tầm quan trọng lớn đối với sự sống, không nhiều quá cũng không ít quá như oxy, carbon v.v... 
 

Những tiếng nói khác lạc quan hơn 



Tuy nhiên, cũng có những tiếng nói lạc quan, mặc dù chưa thật dứt khoát. Thí dụ, trong cuốn “Phải chăng chúng ta cô độc trong vũ trụ?” (Sommes nous seuls dans l'universe), tác giả Hubert Reeves cho rằng, nếu các quy luật vật lý đều tồn tại khắp nơi trong vũ trụ, trên bình diện vi mô như các nguyên tử oxy và carbon v.v... cũng như trên bình diện vĩ mô như các tinh vân và các hệ tinh vân, thì tại sao trên bình diện trung gian, các phân tử, các tế bào và sự sống lại không thể tồn tại ở nhiều nơi trong vũ trụ?...
 
Tuy tác giả đặt câu hỏi mà không trả lời, thế nhưng như vậy cũng là đủ để cho chúng ta suy tư thêm về lời khẳng định của đạo Phật là không những có sự sống ở ngoài Trál đất, mà có những hình thái sống cao cấp hơn loài người rất nhiều, mà sách Phật gọi chung là loài Trời. Kinh Hoa Nghiêm, một trong những kinh điển Đại thừa nổi tiếng, trong phẩm “Sự hình thành của các thế giới”, còn nói tới số thế giới nhiều như biển, gọi là biển thế giới v.v... 
 
Nhưng hãy khoan, chúng ta hãy nói về quan điểm của nhà thiên văn sinh vật học (Astrobiologist), người Anh, ông David Darling, trong cuốn sách “Life everywhere” (Sự sống, khắp mọi nơi). Ông viết: “Những dấu hiệu của sự sống xuất hiện trên Trái đất vào khoảng 3,8 tỷ năm trước đây trên cơ sở những yếu tố cơ bản như nước ở thể lỏng, một vài nguồn năng lượng và chất hữu cơ.
 
Vào thời ông Darwin, người ta tưởng rằng sự sống xuất hiện đầu tiên trên mặt biển hay hồ, trong một bối cảnh nóng và có mặt trời chiếu sáng. Nhưng bây giờ người ta lại nghĩ rằng sự sống có thể xuất hiện ở dưới lòng đất hay dưới đáy biển. Ðiều kiện này không phải hiếm ở các hành tinh ngoài Trái đất.
 
Hơn nữa, các hành tinh thường va chạm với các loại thiên thạch và bụi sao chổi. Những thiên thạch này là tàn dư của quá trình hình thành các hành tinh. Chúng mang theo mình những chất hữu cơ; trong một số các thiên thạch, người ta phát hiện các chất axít amin, là thành phần tạo ra chất hữu cơ. Trong các đám mây trôi giữa các vì sao, người ta cũng phát hiện ra acid amin. Như vậy là các chất hữu cơ tồn tại khá phổ biến trong vũ trụ bao la.” 
 
Tuy nhiên, các hình thái sống có thể rất khác nhau từ hành tinh này sang hành tinh khác. Khi tiếp cận một vấn đề mới như thế này chúng ta phải có đầu óc cởi mở thay vì cứng nhắc giáo điều. Thí dụ, trên Trái đất, cơ sở của sự sống là chất carbon. Ở một hành tinh khác, cơ sở đó có thể không là carbon mà là chất silicium chẳng hạn. Vì trên phương diện hóa học mà nói thì chất silicium rất gần gũi với carbon. 
 
***
 
Trong khi các nhà khoa học phương Tây vào đầu thế kỷ XXI vẫn còn loay hoay nghiên cứu và tranh cãi là ngoài Trái đất ra, trong vũ trụ bao la có sinh vật hay  không, có sự sống hay không, thì ngay từ khi Ðức Phật còn tại thế, Phật giáo đã có khái niệm tam thiên đại thiên thế giới với số nhiều không kể xiết các cõi sống tồn tại ở ngoài Trái đất. Một tiểu thế giới, tức một thế giới nhỏ, theo các nhà Phật học, là một hệ Mặt trời,  trong đó có Trái đất. Một  ngàn thế giới nhỏ tạo thành một Trung thiên thế giới, và 1000 Trung thiên thế giới tạo thành một Đại thiên thế giới... Và khái niệm tam thiên đại thiên thế giới sẽ bao gồm một con số không kể xiết mặt trời và hành tinh, và mỗi hành tinh có thể là một cõi sống ngoài Trái đất. 
 
Hơn nữa, sách Phật xem cõi sống trong Dục giới, tức là cõi sống còn có lòng dục nam nữ. Nhưng trên cõi Dục giới còn có cõi Sắc giới, bao gồm những cõi sống không còn có lòng dục với những sinh vật không phải là nam hay nữ. Chúng sanh ở đây, thường xuyên ở trong định và có thọ mạng rất lâu dài. Rồi trên cõi Sắc giới, lại còn có cõi Vô sắc giới với những chúng sanh có cuộc sống tinh thần thuần túy, và không còn có sắc thân nữa.
 
Ngay trong phạm vi của Dục giới, vượt hẳn lên trên cõi người, còn có sáu cõi Trời tuy vẫn còn có lòng dục, có nam nữ, nhưng cuộc sống ở đây sung sướng hơn, đầy đủ hơn cõi sống người rất nhiều.
 
Chỉ phác qua vài nét như vậy thôi, đủ biết vũ trụ quan của Phật giáo chấp nhận ngoài cõi sống của loài người ra, còn có rất nhiều cõi sống khác cao cấp hơn cõi sống loài người rất nhiều. Nếu chúng ta đọc kinh Hoa Nghiêm, một trong những kinh Ðại thừa rất quan trọng, ở chương “Sự hình thành các thế giới”, chúng ta sẽ biết đạo Phật nói tới không phải một thế giới, mà là nói tới biển thế giới, với số thế giới nhiều vô tận. Ngay từ năm 70, rồi 167, sau đó đến giữa các năm 695 và 704 sau TL, ở Trung Quốc xuất hiện những bản Hán dịch của kinh Hoa Nghiêm rồi, lúc đầu là những bản dịch chưa hoàn chỉnh sau đó, với dịch giả Siksanada, chúng ta cuối cùng đã có được một bản Hán dịch hoàn chỉnh dưới triều đại hoàng hậu Võ Tắc Thiên. 
 
Trong khi đó thì mãi tới thế kỷ XV, ở Châu Âu, nhà thiên văn người Ba Lan, Copernic mới khẳng định Trái đất xoay xung quanh Mặt trời, và mãi đến nay các nhà khoa học phương Tây vẫn còn bàn cãi về vấn đề ngoài Trái đất, có sự sống hay không? 
 
Vì vậy mà chúng ta nói, từ hàng nghìn năm nay Phật giáo có một vũ trụ quan - đứng về mặt quan niệm mà nói, tiến bộ hơn vũ trụ quan của các nhà khoa học thiên văn hiện nay rất nhiều. Tuy rằng, Phật giáo không có những viễn vọng kính khổng lồ, nhưng phải chăng ngoài con mắt thịt, các bậc Thánh của đạo Phật còn có những con mắt khác như Thiên nhãn, Tuệ nhãn, Pháp nhãn và Phật nhãn, tức là các con mắt của loài Trời, của chính pháp, của trí tuệ và cuối cùng, hoàn thiện hơn tất cả là con mắt của chư Phật? 
 
Bây giờ tôi xin trả lời câu hỏi trái thường của nhà vật lý học Ý Fermi: “Nếu họ tồn tại thì tại sao họ chưa có mặt ở đây?”. Câu trả lời của tôi rất bình thường. Nếu chúng ta là những nhà du lịch vũ trụ thì chúng ta sẽ chọn hành tinh nào để đến thăm? Chúng ta có nên chọn hành tinh Trái đất, khi mà ở đây loài người tàn sát nhau không thương tiếc, đối đãi với nhau không phải bằng tình thương mà bằng hận thù, ganh tị, môi trường lại bị ô nhiễm nghiêm trọng. Chúng ta nên đi thăm Trái đất hay là nên đi thăm một hành tinh khác. Câu trả lời bình thường của tôi là như vậy. Trước khi muốn người các hành tinh khác đến thăm Trái đất, chúng ta hãy chung sức chung lòng làm cho Trái đất tốt đẹp hơn./. 
 
Giáo sư Minh Chi
 

Phụ chú: 



Tinh vân Ngân hà là tinh vân trong đó có hệ Mặt trời. Nhưng Mặt trời chỉ là một ngôi sao nhỏ nằm giữa hàng tỷ ngôi sao khác của tinh vân giải Ngân hà. Và bản thân tinh vân dải Ngân hà cũng chỉ là một trong hàng trăm tỷ tinh vân của vũ trụ mà thiên văn học hiện đại quan sát được. 
Như vậy để chúng ta có một ý niệm đúng đắn hơn về sự bé nhỏ của Trái đất chúng ta, của bản thân con người chúng ta nữa. 
 
* Bài này được đăng trong tuần báo Giác ngộ số 134 [Vu Lan] 2002)
 
Một câu hỏi cần được giải quyết: Nếu vũ trụ tan rã khi tới chu kỳ của nó, thì trong chu kỳ vận động sau đó nó có thể tạo ra một "trái đất" như trái đất của chúng ta không?

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Một câu hỏi cần được giải quyết: Nếu vũ trụ tan rã khi tới chu kỳ của nó, thì trong chu kỳ vận động sau đó nó có thể tạo ra một "trái đất" như trái đất của chúng ta không?

Xác xuất này sảy ra còn nhỏ hơn rất nhiều so với xác xuất một con rùa sống dưới đáy đại dương sau 1000 năm mới nổi lên một lần lại chui lọt đầu vào một cái lỗ trên mảnh gỗ có đường kính vừa khít đầu nó, được một thủy thủ tàu Titanic vô ý đánh rơi xuống biển trước khi con tàu này gặp nạn vậy!

Nghĩa là xác xuất gần như bằng zero!

Thân ái!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Như đã viết, chúng ta không thể thấy hay tiếp cận dưới mọi hình thức đối với bản thể vũ trụ, Lân Vi Trần. Mặt khác, khi vũ trụ tan rã tại một thời điểm nào đó cũng sẽ trở về trạng thái nguyên thủy, tất cả dữ liệu của một thời kỳ vận động trở về "0", do vậy chúng ta cũng không thể biết hay cả những bậc thầy cũng không thể biết được đã có bao nhiêu chu kỳ này. Đây chính là những giới hạn thực tại của các Bậc giác ngộ, tuy nhiên cũng không ảnh hưởng đến học thuyết và pháp môn giải thoát.

 

Thiên thượng thiên hạ,

Duy ngã độc tôn.

 

di-san-van-hoa-Phat-giao-40.jpg

 

Khi nhận định về sự sống thứ hai trong vũ trụ, cũng như như tác giả bài viết trên, những nhận định của chúng ta đã bị rơi vào một ma trận "vô cùng" mà chưa thấy lối ra, trong toán học đó là bài toán giới hạn "Lim->", vậy thì phương pháp nào chứng minh có hoặc không có người ngoài hành tinh phù hợp theo các tiêu chí khoa học!.

 

Chu kỳ vận động của vũ trụ tới thời điểm nào đó sẽ bắt đầu giai đoạn tan rã từ từ, điều này hàm nghĩa có điểm tới hạn về sự vận động hoặc có sự tới hạn về sự cô đặc của các hành tinh... nó cùng đồng nghĩa với sự tới hạn của độ phức tạp hình thành nên vạn vật trong vũ trụ (do vạn vật đều liên kết tới nhau - tương tác).

 

SagittariusA.jpg

Một lỗ đen trong vũ trụ nuốt tất tật cả "cây xanh cổ thụ ở thủ đô", nó phi khái niệm, Hi

 

Như vậy, sự vật hiện tượng nào được phân tích và nhận định như là phức tạp nhất trong vũ trụ để từ đó, động năng của vũ trụ cũng sẽ đạt điểm cực đại. Ngay sau khi đặt điểm tới hạn này, quá trình tương tác sau đó trong giai đoạn phân rã từ từ của vũ trụ có điều kiện để hình thành nên "sự vật hiện tượng phức tạp hơn" cái cực đại trước đó hay không?

 

Sau khi trở về nguyên thủy, vũ trụ vận động trở lại, tiếp tục một chu kỳ mới và tất nhiên cũng phải đạt tới trạng thái tới hạn trên như đã mô tả, vậy "một trái đất mới" là khó xuất hiện?

 

Vậy, điểm theo chốt bước đầu là "cái gì phức tạp nhất" trong vũ trụ này?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Một trong những giới hạn của triết học hay cũng chính là những luận cứ của các "ông tổ triết học Tây phương" là "sự vô cùng vô tận" của vũ trụ, họ hầu như không thể khẳng định được điều này từ một học thuyết nào đó hay từ sự phân tích một cách có hệ thống nào, cho dù đã có vô số "Thánh" được "người" phong từ những công xưởng sản xuất hoặc tự phong với một số "lời nói" nào đó khiến cho con người suy diễn chí chết: đây là loài động vật lưỡng thê hay truyện ngụ ngôn "Cái Lưỡi" của Ê Dốp.

 

Khi mà chúng ta nhận biết được sự vô cùng của vũ trụ thì không có cái gì dưới bất kỳ khái niệm nào "nằm ngoài nó cả", cho nên nhiều "bậc thầy thần học" vẫn còn lẩn thà lẩn thẩn gần 2.000 năm nay với khái niệm "vũ trụ sinh ra do lời phán" hay do "một vị Thượng Đế nào đó" tạo ra.

 

Nhà bác học Albert Einstein

93434191-einstein-tongue_custom-36fb0ce3

 

Liên quan đến cái mớ lẩn thẩn đó tôi lại chợt nhớ đến một bài hát trong bộ đĩa Da Vàng của nhạc sĩ thiên tài Trịnh Công Sơn, trong đó có đoạn:

 

Người nô lệ da vàng, ngủ quên, ngủ quên trong căn nhà nhỏ, đèn thắp thì mờ,

Ngủ quên không thấy quê hương, ngửa tay xin áo, xin cơm.

Bao giờ đập tan "gông cùm, xiềng xích vô hình" trói buộc dân ta,

Bao giờ đập tan "gông cùm, xiềng xích vô hình" trói buộc tự do.

 

ca-khuc-da-vang-to-jpg-1363345597_500x0.

 

Chính do sự vô cùng vô tận của vũ trụ mà chúng ta không thể truy bắt được biên giới không gian của nó, đồng thời cũng không thể xác định được mốc thời gian của điểm đầu và cuối của sự bắt đầu Bigbang và sau khi phân rã vũ trụ như hiện nay, đây cũng lại là hai giới hạn thực tại nữa của một Bậc Giác Ngộ.

 

Biểu tượng của Thái Cực (Vô cực)

017.gif

 

Hệ Từ hạ truyện trong "Chu Dịch" chép: Ngày xưa họ Bào Hy cai trị thiên hạ, ngẩng lên thì xem hình tượng ở trên trời, cúi xuống thì nhìn các phép tắc ở dưới đất, quan sát văn vẻ của các loài chim muông cùng những thích nghi với trời đất, gần thì lấy ở thân mình xa thì lấy ở sự vật, rồi làm ra Bát quái để thông suốt cái đức thần minh và điều hòa cái tình của vạn vật.”.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xem đến đây, tôi vẫn chưa thấy anh hoangnt chỉ ra được giới hạn triết học của thuyết Âm Dương Ngũ hành.

Share this post


Link to post
Share on other sites

:) 
Người bắt chước đất, đất bắt chước trời, trời bắt chước đạo, đạo bắt chước tự nhiên. Âm Dương Ngũ Hành là triết học của tự nhiên-sinh tồn. Giới hạn có thể có: tuy sinh tồn mà không nhìn cao thấy xa. Nếu không tính đến yếu tố nhìn cao thấy xa thì không rõ có giới hạn hay không.

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Xem đến đây, tôi vẫn chưa thấy anh hoangnt chỉ ra được giới hạn triết học của thuyết Âm Dương Ngũ hành.

Giới hạn triết học của thuyết ADNH, như tên của nó là mọi thực tại.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giới hạn triết học của thuyết ADNH, như tên của nó là mọi thực tại.

 

Không có giới hạn nào về bất cứ một phương diện nào cho thuyết Âm Dương Ngũ hành. Nó là lý thuyết thống nhất, nên mô tả sự vô cùng của vũ trụ. Bất cứ ai cho rằng thuyết ADNh có giới hạn thì chỉ là một cái nhìn chưa thấu đáo về nó. Đây là kết luận của tôi.

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Không có giới hạn nào về bất cứ một phương diện nào cho thuyết Âm Dương Ngũ hành. Nó là lý thuyết thống nhất, nên mô tả sự vô cùng của vũ trụ. Bất cứ ai cho rằng thuyết ADNh có giới hạn thì chỉ là một cái nhìn chưa thấu đáo về nó. Đây là kết luận của tôi.

Giới hạn triết học của thuyết ADNH, như tên của nó, là mọi thực tại = 

Không có giới hạn nào về bất cứ một phương diện nào cho thuyết Âm Dương Ngũ hành. Nó là lý thuyết thống nhất, nên mô tả sự vô cùng của vũ trụ. Bất cứ ai cho rằng thuyết ADNh có giới hạn thì chỉ là một cái nhìn chưa thấu đáo về nó. Đây là kết luận của tôi.

!!!

Hi hi ... !!!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giới hạn triết học của thuyết ADNH, như tên của nó, là mọi thực tại = 

Không có giới hạn nào về bất cứ một phương diện nào cho thuyết Âm Dương Ngũ hành. Nó là lý thuyết thống nhất, nên mô tả sự vô cùng của vũ trụ. Bất cứ ai cho rằng thuyết ADNh có giới hạn thì chỉ là một cái nhìn chưa thấu đáo về nó. Đây là kết luận của tôi.

!!!

 

Hi hi ... !!!

Anh Vô Trước có thể nhầm ở chỗ này. Vì thuyết ADNh mô tả sự khởi nguyên vũ trụ - Thái Cực - không có giới hạn. Nó bao hàm cả nghịch lý Cantor vốn cũng không giới hạn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chúng ta nên có một chú ý rất tế vi, học thuyết Âm Dương Ngũ Hành trong đó có đề cập đến Thái cực - trạng thái khởi nguyên của vũ trụ và không mô tả bản chất của nó. Nếu với các trạng thái thực tại được quy ước chung về khái niệm Âm Dương Ngũ Hành thì rõ ràng, Thái cực không thể quy ước được như vậy.

 

Điều này là gì, nếu tách khái niệm Thái cực ra khỏi thuyết Âm Dương Ngũ Hành thì học thuyết này vẫn đang mô tả thực tại, vậy phải chăng Thái cực là một khái niệm thừa hoặc chưa đầy đủ!.

 

 

Để xác định mức độ phức tạp của sự vật hiện tượng, tôi trích lại ý nghĩa Tam Thân trong kinh sách Phật giáo.

 

Tam thân (zh. 三身, sa. trikāya) là một thuật ngữ được dùng trong Phật giáo Đại thừa (sa. mahāyāna), chỉ ba loại thân của một vị Phật. Quan điểm này xuất phát từ tư tưởng cho rằng Phật—như một nhân vật đã xuất hiện trên thế gian để hoằng hoá, tiếp độ chúng sinh—chính là biểu hiện của cái Tuyệt đối, của Chân như và Phật có khi hiện thân thành nhiều hình tướng khác nhau chỉ vì lợi ích của chúng sinh. Quan niệm Tam thân Phật được nêu ra nhằm nói lên quan điểm đó.

Tam thân gồm:

  1. Pháp thân (zh. 法身, sa. dharmakāya), là thể tính thật sự của Phật, đồng nghĩa với Chân như, là thể của vũ trụ. Pháp thân là thể mà Phật và chúng sinh đều có chung. Pháp thân cũng chính là Pháp (sa. dharma), là quy luật vận hành trong vũ trụ, là giáo pháp do đức Phật truyền dạy. Phật xuất hiện trên Trái Đất, với nhân trạng, với mục đích cứu độ con người. Pháp thân được xem chính là Phật pháp (sa. buddha-dharma) như Phật Thích-ca giảng dạy trong thời còn tại thế. Sau này người ta mới nói đến hai thân kia. Pháp thân được xem là thường hằng, vô tướng, nhất nguyên, là thể tính chung của các vị Phật, là dạng tồn tại thật sự của chư Phật. Pháp thân có nhiều tên gọi khác nhau, tuỳ trường hợp sử dụng. Có lúc người ta xem nó là thể tính của mọi sự, là Pháp giới (sa. dharmadhātu, dharmatā), là Chân như (sa. tathatā, bhūtatathatā), là tính Không (sa. śūnyatā), A-lại-da thức (sa. ālayavijñāna), hay xem nó như là Phật, Phật tính (sa. buddhatā), là Như Lai tạng (sa. tathāgatagarbha). Trong nhiều trường phái, người ta xem Pháp thân là thể trừu tượng không có nhân trạng, có trường phái khác lại xem Pháp thân hầu như có nhân trạng (xem kinh Nhập Lăng-già, kinh Hoa nghiêm). Đạt trí huệ siêu việt đồng nghĩa với sự trực chứng được Pháp thân.
  2. Báo thân (zh. 報身, sa. saṃbhogakāya), cũng được dịch là Thụ dụng thân (zh. 受用身), "thân của sự thụ hưởng công đức": chỉ thân Phật xuất hiện trong các Tịnh độ. Báo thân là thân do thiện nghiệp và sự giác ngộ của các Bồ Tát mà hoá hiện cho thấy—cũng vì vậy mà có lúc được gọi là Thụ dụng thân, là thân hưởng thụ được qua những thiện nghiệp đã tạo. Báo thân thường mang Ba mươi hai tướng tốt (sa. dvātriṃśadvara-lakṣaṇa) và tám mươi vẻ đẹp của một vị Phật và chỉ Bồ Tát mới thấy được trong giai đoạn cuối cùng của Thập địa (sa. daśabhūmi). Người ta hay trình bày Báo thân Phật lúc ngồi thiền định và lúc giảng pháp Đại thừa. Các trường phái thuộc Tịnh độ tông cũng tin rằng Báo thân Phật thường xuất hiện trong các Tịnh độ.
  3. Ứng thân (zh. 應身, sa. nirmāṇakāya), cũng được gọi là Ứng hoá thân hoặc Hoá thân, là thân Phật và Bồ Tát hiện diện trên Trái Đất. Ứng thân do Báo thân chiếu hiện, dựa trên lòng từ bi và có mục đích giáo hoá chúng sinh. Như thân người, Ứng thân chịu mọi đau khổ của già chết bệnh tật, nhưng Ứng thân có thần thông như thiên nhãn thông và thiên nhĩ thông. Sau khi chết, Ứng thân tự tiêu diệt.

Ba thân Phật nói ở trên có lẽ đầu tiên được Vô Trước (sa. asaṅga) trình bày rõ nhất, xuất phát từ quan điểm của Đại chúng bộ (sa. mahāsāṅghika) và về sau được Đại thừa tiếp nhận. Đáng chú ý nhất là quan điểm Pháp thân nhấn mạnh đến thể tính tuyệt đối của một vị Phật và không chú trọng lắm đến Ứng thân của vị Phật lịch sử. Như thế, Phật là thể tính thanh tịnh của toàn vũ trụ, thường hằng, toàn tri. Các vị Phật xuất hiện trên Trái Đất chính là hiện thân của Pháp thân, vì lòng từ bi mà đến với con người, vì lợi ích của tất cả chúng sinh.

 

 

Thực ra những giải thích trên chưa tận cùng ý nghĩa:

 

- Pháp thân là "bản thể vũ trụ" cho nên vạn vật đều "như nhau" nhưng tại sao lại diễn giải liên quan đến Phật tính? Bởi bản thể có đặc tính bao trùm mà khi chúng ta đang sống dựa trên nó để giải thoát.

 

- Báo thân: tức sự tồn tại của chúng ta, tức được sinh ra trên cõi đời.

 

- Hóa thân hay Ứng thân: Khi được sinh ra cõi đời, nếu đắc đạo hay không sau khi chết thì linh hồn vẫn tồn tại, nó vẫn chính là chúng ta mà thôi nhưng có một cơ thể vô hình được gọi là "cơ thể tinh tú", "chúng ta vô hình" này gọi là Hóa thân tức đã biến hóa. Cho nên khi một vị Bồ Tát, Phật (cơ thể vật lý đã qua đời) hiện ra do thần thông thì tất nhiên, đây là Hóa thân. Còn khi đang sống có thần thông dù có biến hóa thế nào thì đây vẫn còn gọi là Báo thân mặc dù, chẳng hạn nếu tách linh hồn ra khỏi cơ thể (cơ thể lúc này lạnh như đồng) thì chính là Hóa thân tại thời điểm đó bởi chúng ta vẫn phải lấy mốc quán chiếu tại một thời điểm là thân xác vật lý (cơ thể vật lý còn tồn tại tức còn nhận thêm mọi thứ khác nữa dù chỉ là một sát na, điều này chỉ ra ta sau này sẽ khác ta trước đó, do vậy vẫn gọi là Báo thân). Ví dụ, chúng ta gặp và nói chuyện với linh hồn của một người đang sống có thần thông trong khi đó thân xác họ cách xa hàng trăm km, thì chúng ta đang nói chuyện với "Hóa thân tại thời điểm đó".

 

Khi một người nào đó sinh ra, nhận được "nhân" từ vị Phật nào đó nhiều nhất để có "quả" - vạn vật trong vũ trụ đều có liên quan đến nhau, chẳng hạn Phật Sống Tây Tạng thì gọi là Ứng Thân, tuy nhiên bản chất họ vẫn không phải là vị Phật đó, họ vẫn chính là họ mà thôi, không khác.

 

Liên quan đến thần thông thì vô vàn công năng, chẳng hạn Hóa thân một vị Phật dùng thần thông "truyền" kiến thức cho một người đang sống, tất nhiên người này phải ở trong một tình trạng tương ứng nào đó để có thể tích hợp được. Ví dụ, những bậc thầy Tây Tạng có thể dùng một pháp môn là đưa một chiếc búa vào đá núi và nó sẽ nằm trong đó, đấy chính là "quá búa thần thánh". Bà Blavaxkaia đã vật chất hóa một chiếc nhẫn kim cương thứ hai (màu nhạt hơn một chút) từ một bản gốc trước đó, sau đó bà đã tặng lại nó cho một người bạn, trong lúc dùng "thần lực" để vật chất hóa chiếc nhẫn kim cương, cơ thể của bà bỗng trở nên lạnh như đồng.

 

Vậy thì, để hiểu được Tam Thân thì phải hiểu sự tồn tại linh hồn, để chứng minh sự tồn tại của linh hồn thì phải kết hợp được Tam Giáo (trong đó Phật giáo làm gốc rễ) và học thuyết Âm Dương Ngũ Hành.

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Anh Vô Trước có thể nhầm ở chỗ này. Vì thuyết ADNh mô tả sự khởi nguyên vũ trụ - Thái Cực - không có giới hạn. Nó bao hàm cả nghịch lý Cantor vốn cũng không giới hạn.

Làm sao mà em nhầm được!

Khởi khởi nguyên Vũ trụ - Thái cực - không có giới hạn đó cũng chỉ là thực tại, những cái "thật có". Không lẽ học thuyết ADNH cho cả cái không có thật!!!

Do đó, cách nói của em cũng có thể là: Giới hạn của học thuyết ADNH là không có giới hạn. Các cách nói đó của em và của anh là tương đương.

Share this post


Link to post
Share on other sites

:) 

Người bắt chước đất, đất bắt chước trời, trời bắt chước đạo, đạo bắt chước tự nhiên. Âm Dương Ngũ Hành là triết học của tự nhiên-sinh tồn. Giới hạn có thể có: tuy sinh tồn mà không nhìn cao thấy xa. Nếu không tính đến yếu tố nhìn cao thấy xa thì không rõ có giới hạn hay không.

 

Mặc dù vũ trụ vô hạn như vậy, nhưng có những Bậc giác ngộ vẫn thấy được một sự vật hiện tượng dù nó ở vô cùng: dùng "tính Thấy".

 

Nếu chứng minh được rằng, vạn vật trên trái đất trong đó có một loài phức tạp nhất thì, điều này đồng nghĩa với việc ở biên giới vô cùng của vũ trụ có sự vật hiện tượng với cấu trúc đơn giản hơn, thậm chí đơn giản hơn đến vô số lần.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mặc dù vũ trụ vô hạn như vậy, nhưng có những Bậc giác ngộ vẫn thấy được một sự vật hiện tượng dù nó ở vô cùng: dùng "tính Thấy".

 

Nếu chứng minh được rằng, vạn vật trên trái đất trong đó có một loài phức tạp nhất thì, điều này đồng nghĩa với việc ở biên giới vô cùng của vũ trụ có sự vật hiện tượng với cấu trúc đơn giản hơn, thậm chí đơn giản hơn đến vô số lần.

:) 

Đức Phật nhập định thuyết pháp nói đến thế giới ngoài cùng là thế giới của Phổ Hiền Bồ Tát. Đại khái là có một tình tiết như vậy.

Nhưng mà tự nhiên mang tính sinh tồn thì nó phải có tính xoắn lốc, chứ không bay vèo như sao chổi. Cái tự nhiên xoắn lốc thì nó mới có sinh tồn. Xoắn lốc biến hiện trong sự tương đối- âm dương đối lập- vậy mà nói là Dịch. Dịch không giới hạn vì nó xoắn lốc, vì có sinh có diệt nên có giới hạn.

:)

Đạo Phật nói đến Bản nhiên.

Đạo Lão nói đến Tự nhiên.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chúng ta nên có một chú ý rất tế vi, học thuyết Âm Dương Ngũ Hành trong đó có đề cập đến Thái cực - trạng thái khởi nguyên của vũ trụ và không mô tả bản chất của nó. Nếu với các trạng thái thực tại được quy ước chung về khái niệm Âm Dương Ngũ Hành thì rõ ràng, Thái cực không thể quy ước được như vậy.

 

Điều này là gì, nếu tách khái niệm Thái cực ra khỏi thuyết Âm Dương Ngũ Hành thì học thuyết này vẫn đang mô tả thực tại, vậy phải chăng Thái cực là một khái niệm thừa hoặc chưa đầy đủ!.

Hoangnt cho rằng thuyêt ADNh không mô tả bản chất của Thái cực. Đúng là như vậy. Nhưng đấy là sách Tàu.

Tóm lại hoangnt chẳng hiểu gì về thuyết ADNh cả, nên nói theo cách hiểu của mình.

Xem hết cả các bài viết, tôi thấy hoangnt chưa hề chứng minh được giới hạn của thuyết ADNh. Nếu học thuyết này có giới hạn - dù bất cứ ở phương diện nào thì nó không phải lý thuyết thống nhất. Nhưng tôi đã chứng minh rằng: Đây là lý thuyết thống nhất. Hoangnt có thể không công nhận. Nhưng phải chỉ ra cái giới hạn của nó.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cập nhật Sheldan Nidle: Một năm thiên hà mới đã bắt đầu

 

 
993607_10153039635620035_1081571151_n.jp


Selamat Balik! Chúng tôi trở lại với nhiều điều để nói. Xã hội toàn cầu của bạn đang bắt đầu quá trình chuyển đổi theo chiều hướng được đã được hoạch định. Đó là xây dựng lại và làm mới tất cả các khía cạnh. Quản trị mới sẽ thúc đẩy một hệ thống tài chính mới. cụ thể là, ở Bắc Mỹ sẽ ban hành các sắc lệnh quy định của NESARA. Chính phủ mới ở đây sẽ hủy bỏ tất cả các khoản nợ và chấm dứt chế độ nô lệ nợ đói với các cư dân của phần lục địa này. Một mức độ hoàn toàn mới của tự do sẽ ra đời. Chính phủ Canada và Mỹ sẽ công bố và thực thi các quy định trong Điều lệ nhằm giải phóng tất cả các công dân, cho phép họ thực sự có chủ quyền. Sự thịnh vượng, mà bắt đầu bằng việc phân phối cho tất cả một cách phong phú, sẽ châm ngòi cho một sự phục hưng kinh tế. Đồng thời sẽ có các thiết bị và công nghệ nhanh chóng thực hiện việc dọn sạch tất cả các ô nhiễm môi trường và ngăn chặn việc ô nhiễm môi trường từ các phương tiện vận tải. Ngoài ra, công nghệ truyền thông sẽ có bước nhảy vọt rất lớn trong những tháng đầu của thời kỳ chuyển đổi sắp tới. Lớn hơn những tiến bộ trong hai thập kỷ qua! Những thay đổi này sẽ diễn ra trong thời gian chuẩn bị để tiếp xúc đầu tiên với chúng tôi. Còn khi chúng tôi hạ cánh hàng loạt, chúng tôi dự định cung cấp cho bạn với một loạt công nghệ hoàn toàn mới mà là để thiết lập lại nền khoa học và triết lý hiện tại trong thế giới của bạn!
 
Tiếp xúc đầu tiên sẽ tạo nên một bước ngoặt lớn đối với thế giới của bạn. Hiện nay, có một niềm tin phổ biến trong xã hội của bạn: con người là duy nhất trong vũ trụ và trong chương trình của sự Sáng tạo.Với niềm tin hạn chế này, cũng giống như nhiều xã hội nguyên thủy, phủ nhận sự tồn tại phong phú các Sinh mệnh ở nhiều cấp độ của tri giác. Niềm tin hạn chế và sai lầm này sẽ được thay đổi ngay lập tức trên toàn bộ hành tinh của bạn bằng một thông báo chính thức của các chính phủ về sự hiện diện của chúng tôi. Sẽ không có cách nào để phủ nhận sự thật trong vấn đề này.

Để thực hiện được điều quan trọng này, chúng tôi có sự hỗ trợ chính thức của các Minh Sư đã Thăng lên của bạn. Trong thực tế, sự hỗ trợ này được thực hiện từ vài thập kỷ trước đây. Ngoài ra, chúng tôi có sự ủng hộ đầy đủ của những người anh em Agarthan của bạn. Công việc cần làm bây giờ là phá vỡ hàng rào kiểm duyệt che giấu tin của hệ thống thông tin đại chúng của bạn, và đưa các chính phủ mới thành lập của bạn tham gia vào các cuộc thảo luận. Các chính phủ mới phải có đủ tính hợp pháp toàn cầu cần thiết để giảm bớt những lo lắng liên quan đến sinh vật ngoài Trái đất. Ngay sau khi chính phủ của bạn đã giới thiệu thành công về sự hiện diện nhân từ của chúng tôi, chính chúng tôi sẽ tiến hành giải thích rất nhiều thứ cho bạn.
 
Phước lành thay, Hỡi những trái tim thân yêu! Chúng tôi là các Minh sư của bạn! Lĩnh vực của bạn đang thay đổi. Phước lành liên tục của Ánh sáng đang tràn ngập thế giới của bạn. Rất nhiều cứu trợ đã và đang được đưa đến thế giới này. Bầu không khí trên đang dần ổn định và di chuyển mạnh mẽ như là dòng chảy trong các đại dương. Các thay đổi lớn đang quét qua nhiều vùng trên thế giới của bạn. Gaia đã đạt đến một trạng thái cân bằng mới và cô đang chuẩn bị cho việc cấu hình lại môi trường của mình. Hành tinh của bạn là thiêng liêng và ngày dang dần trở nên tốt hơn. Vì vậy chúng tôi yêu cầu bạn chúc lành cho Trái đất mỗi ngày. Hãy tôn trọng Gaia và tất cả những việc cô ấy làm cho bạn.

Như ý thức của bạn đang phát triển, bạn trở nên ý thức hơn về công việc khó nhọc hàng ngày của Gaia, cô đang cố gắng rất nhiều để duy trì bản thân. Chúng tôi kêu gọi bạn đến với nhau theo nhóm để chúc phúc cho Gaia, và mở rộng hoạt động này ra toàn thế giới. Khi các bạn làm như vậy sẽ giúp Gaia duy trì bản thân và nuôi dưỡng bạn tốt hơn. Gaia là một Sinh Mệnh thiêng liêng của ánh sáng, nhưng vẫn đang tiếp tục bị tàn phá bởi những âm mưu đen tối. Cô rất cần sự chúc lành của bạn cũng rất cần những hành đông kiên quyết của bạn để dừng những hành động đang làm tổn hại tới Cô. Chính bây giờ là thời gian để bắt đầu một cách tôn trọng hành tinh xinh đẹp và thiêng liêng của bạn.
 
Chúng tôi luôn lắng nghe bạn, hỡi Trái tim thân yêu, nghe và thấu hiểu mỗi người, trong mọi thời điểm. Chúng tôi biết rõ là bạn đang gặp nhiều khó khăn trong lĩnh vực tối tăm này. Nhưng bây giờ đây là khoảng thời gian để mang lại cho cuộc sống mỗi bạn những điều tươi đẹp hơn và có thể làm giảm bớt những phiền não, bắt đầu xây dựng một thế giới mới của hòa bình, hợp tác và thịnh vượng.

Các bước để thực hiện việc này đang được tiến hành. Một năm thiên hà mới đã bắt đầu. Chính vào lúc này là thời điển để chào đón giao thừa Thiên hà với những món quà thích hợp. Cùng bạn chuyển thế vào Thời đại mới, cùng với nhiều món quà tặng từ Thiên đường, đó là điều mà chúng tôi dự định thực hiện. Từ rất lâu nay trên hành tinh của bạn, giàu có và phong phú đã bị tách ra khỏi tầm tay của các bạn và cất giấu trong vòng bí mật. Những kho dự trữ cực lớn này được giữ gìn bảo vệ đặc biệt, chúng được cam kết sử dụng cho việc chính thức công bố tại một thời điểm thiêng liêng. Thời điểm Thiêng liêng gần như là ngay bây giờ. Các sự kiện đang xảy ra trên toàn cầu đều đảm bảo rằng phiên bản này của kế họach sẽ xảy ra theo đúng tiến độ. Bạn sẽ được may mắn trong rất nhiều cách ! Đó sẽ là rất nhiều sự ngạc nhiên tuyệt vời mà bạn đã chờ đợi từ rất lâu!

Rất nhiều phước lành đã được báo trước cho một thời đại mới của nhân loại. Đó cũng là dấu hiệu tiết lộ chính thức về những người Anh chị em bên trong Trái đất của chúng ta và các gia đình không gian. Từ nhiều thiên niên kỷ trước, chúng tôi nhận thấy rằng lĩnh vực Agartha là một nơi trú ẩn an toàn khỏi tác động của bóng tối, từ bên trong Trái đất, chúng tôi có thể thực hiện nhiều dịch vụ thiêng liêng của mình. Thời gian này đang cho phép chúng tôi để dành thời gian nhiều hơn hoạt động trên bề mặt của Hành tinh. Chúng tôi mạnh mẽ hơn trong nhiệm vụ hỗ trợ liên kết thiêng liêng của mình và giúp đỡ nhân loại đi qua giai đoạn cuối cùng của đau khổ.

Chúng tôi dự định dành nhiều thời gian hơn để hoàn thành những thay đổi cần thiết cho việc thể hiện các lĩnh vực mới trên bền mặt Hành tinh. Thời gian thực hiện các dự định là ngay bây giờ. Xin hãy chúc lành cho sự kiện thiêng liêng này! Hãy sẵn sàng để giúp đỡ người khác, hãy giải thích cho những người thân hiểu những gì đang xảy ra. Chúng tôi đến để hỗ trợ Hành tinh Trái đất và Nhân loại trong quá trình chuyển đổi, cũng như thực hiện các nhiệm vụ thiêng liêng của chúng tôi ở khắp thiên hà này. Với mục đích cụ thể là hỗ trợ cho những thay đổi các Lĩnh vực bề mặt Hành tinh của bạn đạt được tình trạng tốt hơn. Hãy để tất cả mọi thứ xảy ra theo đúng như mong muốn của Thiên đường. Chúng ta nói rằng: phần thắng thuộc về Ánh sáng, thuộc về Nhân loại : Hallelujah! Hallelujah! Hallelujah!
 
Hôm nay, chúng tôi đã nói cho bạn một thông điệp về thế giới mới sắp tới của bạn. Nhiều điều đang xảy ra và nhiều bí mật sắp được tiết lộ hàng loạt ! Đêm của bóng tối hoang dại trong tình trạng lộn xộn đã kéo dài gần mười ba thiên niên kỷ trên bề mặt hành tinh bây giờ đã gần kết thúc. Chu kỳ này của những nỗi đau khổ là gần chắm dứt. Ánh sáng đang tăng và bình minh cuối cùng cũng sẽ ló dạng, phá vỡ đêm đen dài lâu ! Hãy Biết, những người thân yêu, đó là cung cấp vô số và không bao giờ kết thúc sự thịnh vượng của thiên đàng thực sự cho Em ! Vì vậy, Hãy Là Nó! Selamat Gajun! Selamat Ja! (Sirian Là Cho và Trong Đồng Nhất Thể ! Và Tới và ở Lãnh nhận !).
 
 
- Gaia: Người Mẹ Trái Đất - biểu tượng của Phật Bà Quán Âm tức Bà Chúa Ba (Vũ Tiên).
 
- Sirious: là chòm sao Chó Săn.
 
- "Sirian Là Cho và Trong Đồng Nhất Thể ! Và Tới và ở Lãnh nhận": Tiên tri của bà Vanga nói về chỉ khi đất nước Sirya bị tiêu diệt thì một học thuyết cổ xưa sẽ quay lại với nhân loại hay có thể hiểu bản một dịch khác như: khi đất nước Sirya được khám phá và thông hiểu...
 
- Mười ba thiên niên kỷ trên bề mặt hành tinh: 1/2 chu kỳ vũ trụ 25.920 năm.
 
Tôi đã viết năm 2013 mới kết thúc chu kỳ chứ không phải năm 2012, nhận định này được đối chiếu âm Lịch tới bảng "Lục thập hoa giáp" và một số dữ liệu mang tính logic chứ không hàm nghĩa thực tế như kiểm tra sự di chuyển của trục Thiên cực bắc trái đất hay hiểu toàn bộ quy luật tương tác theo các chu kỳ lớn, một bài viết có thông tin từ vô hình cũng đã xác nhận đã 1 năm trong kỷ nguyên mới.

Share this post


Link to post
Share on other sites

KINH RÙA MÙ TÌM BỘNG CÂY

 

Tôi nghe như vầy: Một thuở nọ Phật ở tại Trùng Các giảng đường bên hồ Di Hầu bảo các tỳ kheo: “Ví như quả đất sụp thành bể cả, có một con rùa mù sống vô lượng kiếp, một trăm năm mới trồi đầu lên một lần. Trong biển có bộng cây nổi chỉ có một cái lỗ, trôi giạt trên mặt biển theo gió sang Đông Tây, con rùa mù một trăm năm mới trồi đầu lên tìm bộng cây, sẽ gặp được cái lỗ trên bộng cây này chăng?”

 

A Nan bạch:

Không thể gặp, thưa Thế Tôn! Vì cớ sao? Vì con rùa này nếu đến bể Đông, bộng cây đã theo gió đến bể Tây, Nam, Bắc bốn phía, chung quanh cũng vậy, không thể gặp nhau.

 

Phật bảo A Nan:

Con rùa mù tìm bộng cây tuy sai lạc, nhưng có lúc gặp nhau, kẻ phàm phu ngu si trôi giạt trong ngũ thú tạm được thân người, rất khó hơn con rùa mù kia tìm bộng cây. Vì cớ sao ? Vì chúng sanh kia không hành nghĩa, không hành pháp, không hành thiện, không hành chơn thật, sát hại lẫn nhau, mạnh hiếp yếu, tạo vô lượng tội ác. Thế nên, Tỳ Kheo! Đối Tứ Thánh Đế nếu chưa được vô gián đẳng, phải chuyên cần tìm phương tiện mong muốn tăng thượng, học vô gián đẳng.

 

Phật nói Kinh này rồi, chư Tỳ Kheo nghe Phật nói hoan hỉ phụng hành.

 

line_divider2.png

 

Trong một đoạn kinh khác, Phật lại có ví dụ như sau: Một hôm Phật khơi một chút đất dính đầu móng tay đưa lên hỏi trong chúng hội:

 

Đất đầu móng tay nhiều hay đất quả địa cầu nhiều?” Trong chúng hội đều đáp: “Bạch Thế Tôn, đất quả địa cầu rất nhiều, so với đất đầu móng tay có thấm vào đâu!”. Phật kết luận: “Cũng thế, chúng sanh khi bỏ thân này rồi mà trở lại được thân người rất ít như đất đầu móng tay, còn đi vào các thú thì nhiều như đất quả địa cầu”.

 

Cầu tìm Phật pháp khó như vũ trụ bay tới tâm Ngân Hà, một vị Phật xuất hiện cũng khó tương đương, cho nên mới thấy Phật Hoàng Trần Nhân Tông: một vị Phật, một vị Tiên, một vị vua, một vị tướng cùng nguyên soái Trần Hưng Đạo đã tổ chức quân dân 2 lần chiến thắng Nguyên Mông hùng mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ - đã chiếm gần 1/2 thế giới, một nhà thơ, một họa sĩ, một nhà văn với một tác phẩm có thể xem là tuyệt tác cổ kim của nhân loại - đó là Tây Du Ký,... vĩ đại như thế nào. Ngài tu luyện theo hạnh nguyện của một Đầu Đà, và nếu đọc các quy tắc khắc nghiệt này mới thấy... thật là kinh dị!. Các quan lại, vua chúa Trung Hoa phải thốt lên kinh hãi:

 

An Nam tuy nhỏ văn chương thịnh,

Ếch giếng xin đừng chế diễu ngoa.

 

Hiểu tận cùng Phật pháp vẫn chưa nói lên điều gì cả đối với bản thân cá nhân đó, tại sao vậy? Bởi vì vẫn còn chịu tương tác như một dòng thác bất tận từ những quy luật Âm Dương Ngũ Hành (gần như vô cùng của thời gian, ai ai cũng phải chịu những tương tác đó) và đặc biệt, quan trọng nhất là do "tâm" hành giả vẫn chưa an trú được trong lòng "biển cả mênh mông".

 

Bậc thầy chứng ngộ Krishnamurti - một trong những nhân vật lỗi lạc của hội Thông Thiên Học trong thế kỷ XX đã nói: "con đường Đạo bén ngót như một lưỡi dao cạo": làm sao đi chân không trên lưỡi dao cạo này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cái gì là thứ phức tạp nhất thế giới?

 

Một câu hỏi hóc búa, nhưng đối với khoa học tự nhiên thì câu trả lời thực ra lại rất đơn giản, đó là bộ não con người!

 

Phải công nhận là nhìn bề ngoài thì não con người chẳng có gì ghế gớm cả. Nó chỉ nặng khoảng 1,5kg, có hình quả hồ đào phóng to và sờ vào như đậu phụ. Thế nhưng trong đó lại ẩn chứa kết cấu có lẽ là phức tạp nhất vũ trụ. Một trăm tỷ tế bào thần kinh nhấp nháy truyền tin với nửa triệu tỷ các liên kết. Đại khái nhiều như một sự so sánh quen thuộc: đúng bằng số lá cây của rừng nhiệt đới Amazon.

 

chuc-nang-nao-bo.jpg

((Richard David Precht - Tôi là ai và nếu vậy thì bao nhiêu?)

 

Nếu xét hệ mặt trời có sự sống và cô lập con người trên trái đất so với toàn thể cấu trúc vũ trụ:

 

- Ý thức và sự tự ý thức về bản thân mình và vũ trụ: nhận thức được nguồn gốc vũ trụ và vạn vật, gốc rễ phát sinh giác quan như thấy, nghe, ngửi, nếm, chạm...

 

- Sự ý thức về mặt đạo đức và khả năng sáng tạo: sản phẩm con người trong hệ mặt trời, nếu so sánh tới vũ trụ nhận thấy được theo khoa học hiện nay 15 tỷ năm ánh sáng thì hoàn toàn khác biệt, chẳng hạn tàu vũ trụ đã bay ra khỏi hệ mặt trời dù rằng nó nhỏ bé vô cùng khi so với kích cỡ vũ trụ.

 

- Thực hiện được quá trình sinh sản vô tính từ sự nghiên cứu và sáng tạo.

 

Sự hình thành và tiến hóa thực động vật tới con người không tách rời tới quá trình tương tác, chính tương tác đã làm nảy sinh ra vạn vật, điều này nếu nhận thức sâu xa hơn nữa thì tại thời điểm "vượn người" rụng đuôi, rụng lông thành "con người nguyên thủy" và ngay khi con người nguyên thủy này sáng tạo ra công cụ sơ khởi đầu tiên thì là lúc tính phức tạp về mặt "vật lý của con người" đã "dừng" (không còn mang tính tích tụ vật lý nữa), sau này chỉ phát triển trí tuệ trong sự cân bằng tương tác với vũ trụ cho tới nay.

 

110721kpnguoi3.jpg

 

Sự phát triển trí tuệ cũng thể hiện cái ý nghĩa phức tạp gia tăng ngay trong cấu trúc cơ thể con người, vậy nó phức tạp nhất tại thời điểm nào? Phải chăng tại thời điểm hiểu hết cấu trúc vũ trụ, xây dựng được học thuyết thống nhất vũ trụ và đặc biệt nhất, đó là tự thân đã hòa nhập vào toàn thể vũ trụ thông qua học thuyết và các pháp môn xây dựng từ học thuyết trên (hiện tượng phát triển trí tuệ không mang tính tích tụ vật lý nữa mà mang tính trao đổi cân bằng ngay trong bộ não với vô vàn tương tác liên quan đến vũ trụ).

 

Curiosity1.jpg

 

Vậy thì, cho đến một nhân vật con người nào đây đã thực hiện điều trên là lúc, sự phức tạp cuối cùng đã hoàn thành hay sự tiến hóa về mặt nhận thức đạt đến đỉnh cao (mọi tương tác đều ngay lập tức ảnh hưởng đến toàn bộ vũ trụ) -> trong kinh Phật, đó là cấp Phật (lục độ luân hồi, trí tuệ thoái hóa thành súc sinh, ma quỷ) và chiếu theo lịch sử thượng cổ nước Văn Lang đó là từ thời Đế Hòa - Đế Minh (thời đại Ánh Sáng) cách đây hơn 5.000 năm trước một chút (khi vũ trụ tan rã thì vạn vật trong vũ trụ chỉ còn mang tính cân bằng vật lý thay vì tích tụ năng lượng thành vật thể cấu trúc thô hơn nữa - dạng như một vòng tuần hoàn vũ trụ nếu con người là phức tạp nhất vũ trụ - chẳng hạn vòng tuần hoàn nước trên trái đất, cho dù bất kỳ một sự sáng tạo trong trí não mới hơn nữa của khoa học - điểm tới hạn).

 

Vậy, rõ ràng một điều, nếu cô lập trái đất trong hệ mặt trời và vũ trụ nhận thấy được theo khoa học 15 tỷ năm ánh sáng thì, vũ trụ đã phân rã kể từ cách đây ước khoảng 5.000 năm hoặc tại thời điểm vượn người chuyển hóa thành người nguyên thủy và cũng cần xem xét lại một lần nữa tới sự tiến hóa như cây xanh, động vật đơn đa bào và khủng long thời tiền sử xa xưa.

 

Tất nhiên, cho dù là khoa học ngày nay hay bất cứ ai sẽ không thể khẳng định là vũ trụ đang tan rã hay đang trong giai đoạn phát triển, chắn chắn như vậy bởi chưa có học thuyết nào mô tả được bản thể của vũ trụ và ý nghĩa của sự tương tác ngay tức thì giữa vạn vật trong toàn thể vũ trụ, điểm tới hạn trong quá trình phát triển của vũ trụ dựa vào cơ sở nào...

 

Tiểu hành tinh tự phân rã

 

Quá trình tự tan rã hiếm có của một tiểu hành tinh trong vũ trụ mới được các nhà nghiên cứu Mỹ phát hiện qua kính viễn vọng không gian. 
 
heic1405b-6357-1394420834.jpg

Quá trình phân rã của thiên thạch được quan sát từ tháng 9/2013 đến tháng 1/2014. Ảnh: NASA

 

AFP cho hay, tiểu hành tinh có tên P/2013 R3, nằm cách Mặt Trời khoảng 480 triệu km. Quá trình tan rã của P/2013 R3 được phát hiện qua kính viễn vọng không gian Hubble từ tháng 9/2013.

 

P/2013 R3 được cấu thành từ 10 mảnh, mỗi mảnh có đuôi bụi giống như sao chổi, 4 mảnh lớn nhất có chiều rộng khoảng 200 m. Theo quan sát của nhóm nghiên cứu thuộc Đại học California, quá trình tự tan rã của tiểu hành tinh không bị gây ra bởi các vụ va chạm trong không gian hay do tiếp xúc gần với Mặt Trời. Thay vào đó, P/2013 R3 suy yếu dần theo thời gian và tách thành những mảnh nhỏ.

 

Nhóm nghiên cứu cho rằng tác động của ánh sáng Mặt Trời có thể đã khiến tiểu hành tinh quay nhanh hơn và tạo ra lực ly tâm đủ lớn dẫn đến quá trình tự tan rã. Tốc độ di chuyển trong không gian của các mảnh vỡ vào khoảng 1,6 km/h.

 

Sự tan rã của P/2013 R3 sẽ tạo ra một số lượng lớn thiên thạch nhỏ. Phần lớn trong số này sẽ lao về phía Trái Đất và có thể được quan sát dưới dạng sao băng.

 

Các nhà thiên văn học từng chứng kiến nhiều trường hợp sao chổi tan rã khi tiếp xúc với Mặt Trời ở khoảng cách gần. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên họ quan sát quá trình tương tự ở một tiểu hành tinh.

Thùy Linh

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bàn về Mật giáo: Nhờ tỷ giáo lý luận trong phạm trù khoa học, ta thấy sự tương quan giữa vật chất và tâm linh chỉ là nhất quán. Các nhà triết học và khoa học đã đi đến một kết luận bất ngờ là: “Nếu sự vật gồm những đặc tính, và khi những đặc tính ấy chỉ có trong trí não, thì tất cả khách quan trong vũ trụ gồm: vật chất, năng lực, nguyên tử, ngôi sao đều không có thực tại mà chỉ là sự cấu tạo của ý thức hay là những biểu tượng tạo ra bởi giác quan của con người”. Nên nhà bác học lớn của Anh quốc là Bertrand Russell nói rằng:Đạo Phật bắt đầu từ chỗ khoa học không thể tiến tới được nữa vì những giới hạn của phương tiện khoa học. Nhưng chinh phục của đạo Phật thuộc về tâm”.

 

(Tôi ghi chú thêm: nhưng để hiểu được "tâm" thì phải hiểu cả quy luật tổng thể vũ trụ. Tất cả đều là thực tại được phản ánh bởi "Tâm" và bởi ngay cả chính bởi bất kỳ một thực tại "vật chất" nào).

 

Nhà bác học vật lý nói về thuyết Tương đối của Mỹ là Albert Einstein lại ca tụng đạo Phật: "Nếu có một tôn giáo nào đáp ứng được yêu cầu của nền khoa học tân tiến, tôn giáo đó chính là Phật giáo....v.v...Cơ cấu thực tại của sự vật chỉ là một trong các lĩnh vực đã được Đức Phật nói đến cách đây hơn 2500 năm trong hệ tư tưởng của Phật giáo”.

 

Thế cho nên sự chinh phục ngoại cảnh của người tu đạo Phật là tất yếu, vì hành giả phải làm cho tam nghiệp thân, miệng, ý được tương ưng gọi là tam mật tịnh viên. Phải sử dụng sự thông thái cao siêu để phá tan những đam mê và ảo tưởng. Tiếp tục sự thực hành đó chắc chắn thực hiện được Phật tánh. Ba thứ thuốc độc tham, sân, si gây ra đau khổ cho người bây giờ trở thành kỳ diệu, nó trở thành đại hấp lực nhiệm mầu của vũ trụ.

 

Lại Mật giáo có Bồ Tát Bất Không Quán Tự Tại, tiếng Phạn (AmoghânKúsa), vị Bồ Tát này thệ nguyện đem tâm đại từ bi cứu khổ chúng sanh. Nên phụng triệu chư Phật Thánh Trí vào trong tâm của chúng sanh và cũng hay câu triệu được tất cả tâm tường của chúng sanh thâm nhập cảnh giới  của chư phật. Do nguyện lực này được thành tựu quyết định bất không ( trích Phật Quang Đại từ điển, quyển 1, trang 978). Nhờ tỷ lượng so sánh có trí huệ (Tỷ giáo khoa học) nên ta biết rằng: Vật chất về phương diện động cơ máy móc khi tiến nhanh đến cao độ thì các linh kiện của nó phải tương xứng hợp thành, nên công dụng lắm kỳ ảo, thao tác rất vi diệu như máy tính siêu mạng truyền tin (internet) hiện đại. Cũng như vậy: "Người tu hành Mật giáo, khi quán trí hành giả được cao độ, thì các tâm sở Định Huệ rất ưu việt, khế hiệp với ý thức tâm vương rồi dần dần biến thành diệu quan sát trí, thể nhập cảnh giới bất khả tư nghì của Phật và Bồ Tát. Bởi thế, nhà bác học Bertrand Russell mới bảo: “Chinh phục của đạo Phật thuộc về tâm linh kỳ diệu”.

 

Vì vậy, hành giả tu về Mật giáo nếu trì chú được nhất tâm an trú tam muội tương ưng (thân, miệng, ý thanh tịnh) thì được cảnh giới tâm linh huyền diệu vĩ đại.

 

Về cảnh giới Thiên Long Thần Quỷ...... thì ta phải hiểu qua lời dạy của Phật:

“Cái này có thì cái kia có, cái này không thì cái kia không”. Nên chúng ta phải hiểu cảnh giới Trời Rồng Thần Quỷ...v.v...phải có, bởi cái cảnh giới loài người này, chúng ta đang có đây. Dĩ nhiên cảnh giới Thiên Long Thần Quỷ và các vật loại khác phải có vậy.

 

Nhân đọc tờ báo An ninh Thế giới số 68 ra ngày 3/4/1998, trang 02: Giải mã khả năng của nhà ngoại cảm tìm mộ- Nguyễn Văn Liên.

 

Trích những đoạn quan yếu sau đây:

“Năm 1978, Tạp chí “các nghiên cứu lúc gần chết”-Mỹ, đăng ý kiến của một số giáo sư bàn về bản chất và những bí ẩn của sự sống và tâm trí cùng các lĩnh vực siêu hình như khả năng tồn tại sau cái chết, ngoại cảm tâm linh cùng các lĩnh vực ngoại tâm lý khác.

 

Như đã nhận xét, trong điều kiện bình thường, cơ thể sống luôn phát bức xạ điện từ, kể cả vùng quang học.

 

Một nhà ngoại cảm có thể bắt được bức xạ tàn dư đó giống như đầu máy video đọc băng từ, do đó, thu được một số thông tin về người đã khuất. (Tôi ghi chú thêm: Làm quái gì có cái bức xạ tàn dư nào, đây là "linh hồn" hay "nhân loại vô hình").

 

Ngoại cảm tri giác phi giác quan.

 

Theo Bách khoa thư, “Các hiện tượng dị thường” xuất bản tại Mỹ năm 1966, ngoại cảm là khả năng tri giác không qua các kênh cảm giác thông thường, bao gồm:

 

Thần giao cách cảm là khả năng đọc được ý nghĩ người khác.

 

Thấu thị là cách cảm nhận đối tượng một cách trực tiếp kơn là đọc ý nghĩ người quan sát.

 

Tiên tri là khả năng biết các sự kiện tương lai.

 

Hậu tri là khả năng biết các sự việc đã xảy ra trong quá khứ.

 

*khả năng nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Liên (Hà Nội).

 

-Theo ý kiến cá nhân, để thực hành ngoại cảm, có lẽ anh Liên kết hợp được các khả năng thần giao cách cảm, thấu thị và hậu tri (qua đọc bức xạ tàn dư). Muốn hiểu khả năng của anh:

-Phân cách tìm mộ: Quá trình tìm mộ...

 

-Dò sóng. Vì có vô số nguồn tín hiệu, nơi thân nhân, cần khai tên, tuổi,nhận dạng mối quan hệ người chết giúp anh Liên nhận chân nguồn tín hiệu. anh có thể biết đại khái vị trí ngôi mộ. Do đọc ý nghĩ người đang sống quanh vùng, anh có thể vẽ sơ đồ ngôi mộ mà độ chính xác tùy thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan..v.v...Giúp anh Liên nhìn thấy mặt người chết “như xem truyền hình đen trắng”. Khuôn mặt người chết mờ tỏ không chỉ phụ thuộc vào sự thành tâm của thân nhân, mà còn phụ thuộc vào độ nét của ký ức.

 

-HIỆU CHỈNH: Trong quá trình này, anh Liên đọc ý nghĩ những người đi tìm và những người sống quanh vùng, nên có thể biết một số thông tin như trời sắp mưa, sắp gặp một đoàn mấy người...v.v..khiến chúng ta thấy lạ như trong “tiểu thuyết viễn tưởng”. Cùng với thấu thị, anh có thể giúp tìm được hài cốt.

 

Ở đây, ta không đi trọn vẹn vào chuyên đề nhà ngoại cảm tìm mộ Nguyễn Văn Liên, mà cốt chỉ trích ra đề tài ấy giúp thêm cho ta hiểu biết về Mật giáo. Khi người hành giả dụng công tận lực thì có hiệu năng hơn khả năng ngoại cảm của người đời. Vậy xin trích Mật tông trong quyển Phật học Từ điển quyển II trang 292 của Đoàn Trung Còn: “Mật tông tức là Chơn Ngôn Tông cũng gọi là Bí Tông. Tông này lấy bộ Đại Nhật kinh và bộ Kim Cang Đảnh Kinh làm căn bổn. Tín đồ giữ ba cái mật : thân, khẩu, ý, lại nương vào sức linh phù (Mantra), chơn ngôn (Dhârani) và pháp ấn (Múdha) để tương ứng với Phật. Trong khi hành lễ, họ thành ra bực Chánh giác, tức nhiên có đủ sức linh như Phật. Vì Vậy, nên phái đồ gọi Tông của mình là Mật tông, thuộc về Mật giáo; họ bảo rằng các Tông khác thuộc về Hiển giáo”.

 

Trong bài “Nhà ngoại cảm tìm mộ Nguyễn Văn Liên”, trang 3 có đoạn viết: “Không thể có Tâm bên ngoài vật, đó là điều khoa học và triết học đã khẳng định suốt mấy thế kỷ nay”.

 

Xin thưa rõ rằng: Đạo Phật đã đi trước vấn đề này hơn 2000 rồi. Trong giáo lý Phật dạy qua các khế kinh: “Ngoài tâm không pháp, ngoài pháp không tâm”. Vì vũ trụ, vạn hữu đều là duyên khởi, tức là duyên sinh như huyễn, thế cho nên chẳng có Thiệt Pháp mà cũng chẳng có Thiệt Ngã (Ta) (Le-non-moi), “nó chỉ là duyên sinh giả hợp mà thôi”.

 

Có người hỏi: Nếu như không có ta , tại sao trong các kinh, Phật cũng xưng là Ta?

Trả lời: Vì Đức Phật mượn danh từ giả tạm xưng là Ngã (Ta) để thuyết pháp độ sanh. Như có một đoạn trong kinh: Phật nắm một nắm lá trong tay hỏi ngài A Nan:

-Này A Nan, lá trong nắm tay ta nhiều hay lá trong rừng nhiều?

-Bạch Thế Tôn, lá trong rừng nhiều vô số kể so với nắm lá ít ỏi trong nắm tay của Thế Tôn.

-Này ông A nan, những điều ta đã và đang nói với ông và đại chúng như nắm lá trong bàn tay của ta, còn những gì ta chưa nói tới thì như lá cây trong rừng kia.

 

Thực vậy, những gì Phật không nói là vì trong giai đoạn ấy, trong bối cảnh ấy, nó chưa có, chẳng có. Có nói cũng vô ích.

 

Nhưng Phật và các Bồ Tát lớn đều thấy, đều biết rõ ràng, nên không quái ngại. Vì tâm không quái ngại nên không sợ hãi, lìa được các điên đảo mộng tưởng “có-không”, rốt ráo tịch tịnh. Ba đời chư Phật nương vào trí tuệ cứu cánh mà chứng được đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

 

 

Để chứng minh sự tồn tại của linh hồn hay thế giới vô hình là rất phức tạp, cần phối hợp Tam Giáo: Phật, Lão, Nho (Phật giáo là gốc rễ) và học thuyết Âm Dương Ngũ hành, đặc biệt phải thấu hiểu bản thể vũ trụ thì mới chứng minh được. Nếu chỉ học thuyết Âm Dương Ngũ Hành thôi thì bất khả. Những bộ kinh Phật chú ý:

- Lăng Nghiêm (thời ngài Huyền Trang thỉnh kinh thì chưa thỉnh được bộ kinh này).

- Bát Nhã,

- Du già.

- Hoa nghiêm.

- Lăng già...

 

Nếu dùng các bộ Thánh kinh...v.v... này nọ để chứng minh sự tồn tại của linh hồn thì chẳng khác nào bệnh nhân bị bệnh não lại chữa bằng nước uống pha dầu Nhị Thiên Đường.

 

Điều này không hàm nghĩa khi một người nào đó "tách" được linh hồn khỏi thể xác thì sự phức tạp nhất của vũ trụ là đạt tới hạn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Định nghĩa định mệnh

Tham khảo Internet

 

Từ ngữ “định mệnh” có nghĩa là “số mệnh do một lực lượng huyền bí định sẵn”. Mặc dù đôi lúc người ta nghĩ rằng một lực ngẫu nhiên định đoạt tương lai bằng một cách mà không ai tránh được và giải thích nổi, nhưng phần lớn người ta lại nghĩ lực này là một thần thánh.

 

Sử gia về tôn giáo Helmer Ringgren giải thích: “Khía cạnh chính trong quan niệm tôn giáo là ý nghĩ cho rằng vận mệnh con người không phải là vô nghĩa hay ngẫu nhiên, nhưng do một quyền lực gây ra; và ta có thể gán cho quyền lực này chủ tâm và ý định”. Mặc dù người ta thường nghĩ họ có thể làm chủ được phần nào, nhưng nhiều người xem con người như những quân tốt tương đối bất lực trong một trận đấu cờ ngoài vòng kiểm soát của họ. Vì thế họ ‘đành thủ phận’.

 

Từ lâu, các nhà thần học và triết gia cố công giải thích định mệnh. Sách The Encyclopedia of Religion nói: “Khái niệm về định mệnh, dù dưới biến thể, ngôn từ, hay sắc thái nghĩa nào đi nữa, cũng luôn chứa đựng yếu tố huyền bí cơ bản của nó”. Tuy nhiên, những ý tưởng rắc rối này đều có chung một khái niệm cho rằng một quyền lực siêu nhân nào đó kiểm soát và hướng dẫn sự việc của con người. Người ta nghĩ rằng lực này định đoạt trước đời sống từng cá nhân và cả quốc gia, khiến không thể tránh được tương lai cũng như đã không tránh được quá khứ.

 

Một yếu tố quyết định

 

Việc bạn tin nơi định mệnh có quan trọng không? “Hoàn cảnh trong đời sống người ta quyết định phần nhiều triết lý của họ, nhưng ngược lại triết lý của họ quyết định phần nhiều hoàn cảnh của họ”, triết gia người Anh Bertrand Russell viết.

 

Thật thế, niềm tin nơi định mệnh—dù thật sự có định mệnh hay không—có thể quyết định cách chúng ta hành động. Vì tin rằng định mệnh là ý muốn của thần thánh mà nhiều người thụ động cam chịu hoàn cảnh của mình—dù nó bất công hay áp bức đến đâu—như thể là số phận đời mình không thể thay đổi được. Như thế, niềm tin nơi định mệnh làm suy yếu đi khái niệm về trách nhiệm cá nhân.

 

Mặt khác, niềm tin nơi vận mệnh thúc đẩy những người khác đi theo hướng ngược lại. Thí dụ, khi truy nguyên sự phát triển của chủ nghĩa tư bản và cuộc cách mạng kỹ nghệ, các sử gia quy về một số yếu tố. Một trong số đó là niềm tin nơi sự tiền định. Một số tôn giáo Tin Lành dạy rằng Đức Chúa Trời định trước sự cứu rỗi cho người ta. Nhà xã hội học người Đức Max Weber nói: “Sớm muộn mọi tín đồ sẽ đặt câu hỏi: ‘Tôi có phải là một trong những người được chọn không?’ ” Người ta cố tìm xem họ có phước của Đức Chúa Trời không và nhờ thế mà được sự cứu rỗi tiền định. Weber biện luận rằng họ làm điều này qua “hoạt động thế tục”. Thành công trong thương mại và tích lũy của cải được xem là dấu hiệu ân huệ của Đức Chúa Trời.

 

"Ta chọn con" sự tinh vi trong ngôn ngữ, sự giải phóng là do mỗi cá nhân bởi vì chính anh ta muốn thế, còn bậc thầy chỉ hướng dẫn thôi chứ làm sao "lôi" anh ta lên được. Rất tinh vi, làm cho cá nhân "cứ tưởng mình được chọn tức ok" sau một khoảng thời gian dài, đây là khía cạnh "điều kiện hóa tâm lý của trẻ nhỏ cho tới lớn rất tinh vi".

 

Chỉ cần một quả bom nguyên tử ở Hirosima là đứt "100,000 người rồi", vậy Ai được chọn? Con số này cũng "muỗi" so với 2.000.000 người Việt Nam chết đói năm 1945, nếu không có Việt Minh thì sẽ tăng nhiều nữa, vậy Ai được chọn? không nên chấp vào bất kỳ ngôn từ nào.

 

Niềm tin nơi định mệnh đẩy một số người đến những hành động cực đoan. Trong thế chiến thứ hai, phi công cảm tử người Nhật tin nơi kamikaze, hay “thần phong”. Ý niệm cho rằng các thần thánh có ý định và người ta có thể đóng một vai trò trong ý định này đã khiến cái chết khủng khiếp đó thêm màu tôn giáo. Trong thập kỷ vừa qua, báo chí thường đăng những hàng tít lớn về những người đánh bom cảm tử ở Trung Đông với những cuộc tấn công khủng khiếp của họ. Thuyết định mệnh đóng một vai trò quan trọng trong những “cuộc tấn công cảm tử do tôn giáo khích động”, một từ điển bách khoa lưu ý.

 

 

Trường lực từ những quy luật của các tầng lớp vũ trụ tương tác tới con người quá lớn, vượt ra khỏi sự xoay chuyển cũng mang tính vật chất của cá nhân được xem như vô cùng bé?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu chúng ta phân tích định mệnh dựa trên một số các quy tắc dưới đây:

 

- Vũ trụ thống nhất hay vạn vật có liên quan đến nhau ngay tức thời.

 

- Vạn vật đồng nhất thể: "Nhất thể tán vạn thù, vạn thù quy nhất bổn".

 

- Nguyên lý "đồng thanh tương ứng, đồng khí lương cầu".

 

- Sự phân lớp hay tổ hợp Âm Dương Ngũ Hành của vạn vật và vũ trụ.

 

- Sự hoạt động của mỗi cá nhân cũng thuộc cấu trúc  Âm Dương Ngũ Hành.

 

- Linh hồn và thể xác trong mối tương quan lẫn nhau.

 

- Năng lượng nguyên tử của khoa học hiện đại và bước nhảy lượng tử.

 

- Sự hòa hợp Âm Dương trong sự phát triển và tiến hóa của vạn vật, chẳng hạn hành Mộc trong thuyết Âm Dương Ngũ Hành.

 

- Khả năng vật chất hóa bởi thần lực hay sự tập trung tư tưởng cao độ.

 

Chúng ta sẽ thấy rằng, mọi trạng thái vận động của một cá nhân mang "năng lượng" rất nhỏ so với tương tác có quy luật từ vũ trụ, hiểu là từ các hệ thiên văn lớn hơn hệ mặt trời. Do vậy, họ không vượt thoát được những áp đặt thuộc tính theo chu kỳ thời gian từ những tương tác trên. Tuy nhiên, những đặt tính của cá nhân trong cơ thể vật lý là rất thô, thậm chí thô nhất nhất vũ trụ bởi con người là sự vật hiện tượng phức tạp nhất trong vũ trụ. Vậy thì, làm sao thoát ra những áp lực vũ trụ này  về mặt tư tưởng và vật chất (quyền, tiền, phụ nữ, danh vọng...) trong cấu trúc Âm Dương Ngũ Hành?

 

Phải dùng những trạng thái nhảy vọt hay bước nhảy đột phá trong tương tác của cá nhân (tư tưởng tới hành động) nhằm giải phóng năng lượng "nguyên tử" nhằm thay đổi cấu trúc vật lý (trí tuệ và cơ thể) -> tạo những tương tác Âm Dương Ngũ Hành một cách tê vi nhất thông qua "sự cân bằng Âm Dương" của dịch chuyển dòng "Khí" tương tác nội tại chính cá nhân đó. Thông thường, trạng thái này gọi là "bùng nổ" hay "đại ngộ" về mặt nhận thức đối với tự nhiên và con người.

 

Do vậy, không có ai cho mà chẳng ai có gì để cho chúng ta lên "Thiên đường" cả, tất cả chỉ là sáo rỗng mà thôi, tự thân nỗ lực theo học thuyết và pháp môn đúng. Việc đạt được các ước nguyện mô tả ở trên, chẳng hạn tiền là vật chất thô nhất trong khi giác ngộ hay thay đổi tư tưởng là vi tế nhất, chúng đối lập nhau trong một trạng thái vật chất -> tuy nhiên con người vẫn có thể đạt được trạng thái cân bằng của hai trạng thái tưởng như đối lập này, một đặc tính của hành Thổ trung ương trong thuyết Âm Dương Ngũ Hành.

 

Như vậy, muốn thay đổi số mệnh cá nhân phải tạo một bước nhảy lượng tử, điều này hàm nghĩa có mối "đại hòa" về phân lớp Âm Dương Ngũ Hành của cơ thể, trí não thông qua "Khí" nhằm tạo mối liên kết tổng thể tới trái đất và các tầng thứ phân lớp Âm Dương Ngũ Hành ở những cấp lớn hơn trong vũ trụ. Điều này rất khó hiểu, nếu chu kỳ cá nhân nhỏ 100 năm - thô thì khi liên kết thì chu kỳ chẳng hạn 25.920 năm thì sẽ khác - nhẹ, vi tế hơn -> giống như chúng ta làm cho bánh răng 100 năm đi chậm lại rất nhiều thông qua các điều chỉnh Khí.

 

16717501617_f89fec2250_b.jpg

 

Như đã viết ở trên, sự tiến hóa tư tưởng hay sáng tạo vẫn trong trạng thái cân bằng vật chất hay trong vòng tuần hoàn vật chất của con người, điều này có thể hiểu là sự đại ngộ cũng phải nằm trong trạng thái cân bằng như vậy, nhưng chính nó làm thay đổi cấu trúc tư tương của ta "đối với những các mong ước" - chính tự thân cá nhân đó điều chỉnh mọi thứ liên quan đến nó, hay có thể hiểu là khi kết nối tới cái tổng thể càng lớn tức sự đổi thay định mệnh càng lớn (chu kỳ hệ thiên văn lớn là rất lớn, chẳng hạn một Nguyên 129.600 năm trong khi cuộc đời là rất ngắn 100 năm).

 

Tất cả sự nhận biết này không nằm ngoài trí tuệ, tất nhiên có cả cái vượt ra khỏi mọi trí tuệ của cá nhân đó khi đạt trạng thái "đại hòa" với toàn thể vũ trụ.

 

Đại ngộ triệt để (大悟徹底), là một cụm từ chỉ trạng thái tu tập được dùng trong Thiền tông Phật giáo và cũng được gọi là "đốn ngộ".

 

Đại ngộ triệt để chỉ trạng thái ngộ đạo tận cùng, đối lập với các trạng thái ngộ đạo chỉ xảy ra trong một khoảnh khắc hoặc trong một giai đoạn thời gian giới hạn, còn gọi là tiểu ngộ.[1]

 

Theo thiền sư Đạo Nguyên Hi Huyền viết trong bộ Thiền luận Chính pháp nhãn tạng (Shōbōgenzō, 正法眼蔵?, bản dịch tiếng Anh "Treasury of the True Dharma Eye") một khi các thiền nhân đạt tới trạng thái đại ngộ sẽ vượt lên trên cả sự phân biệt giữa trạng thái ngộ và chưa ngộ. Nó là sự giải thoát hoàn toàn các ý niệm, các ràng buộc hiện tại, nó cũng là sự giải thoát triệt để.[2]

 

 

BẢN CHẤT VÀ CON ĐƯỜNG GIÁC NGỘ
TRONG ĐẠO PHẬT
Thích Nữ Huệ Liên

I. TỔNG QUÁT VỀ GIÁC NGỘ

Nếu hiểu theo tâm lý học và nhận thức luận thì giác ngộ là một quá trình chuyển hóa. Trước hết là sự chuyển hóa về tri thức: ngu muội được thay thế bằng tuệ giác. . . Thứ hai là sự chuyển hóa tình cảm: thái độ sợ hãi và lo âu được thay thế bằng sự an tịnh và vô uý; đau khổ bằng hạnh phúc . . . Thứ ba là sự chuyển hóa trong thái độ: chấp thủ được thay thế bằng ly tham . . . Thứ tư là sự chuyển hóa trong cách cư xử: sự tước đoạt được thay thế bằng sự ban cho; lười biếng bằng năng động; sự phá hoại bằng sự tạo ra. . .

 

Phật giáo, bắt đầu bằng kinh nghiệm giác ngộ của đức Phật Thích-ca Mâu-ni (Sakyamuni Buddha), là con đường hay phương pháp (magga) để đạt đến sự giác ngộ thành Phật. Phật (Buddha) có nghĩa là người giác ngộ, người tỉnh thức hoàn toàn khỏi các ràng buộc và chấp thủ của thế gian; và sự giác ngộ (bodhi) là sự tỉnh thức về các hiện hữu và đời sống bằng nhãn quan của lý nhân duyên. Là một người tỉnh thức, những pháp môn hay lời dạy của Ngài đều hướng đến sự giác ngộ (bodhi) hoặc sự tỉnh thức viên mãn (sambodhi), không có gì có thể xem là ngang bằng.

Bằng những nỗ lực chân chánh của bản thân thông qua con đường thiền định và quán chiếu, Đức Phật đã trở thành một bậc giác ngộ tối thượng đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Sau khi tự mình thực chứng con đường giác ngộ, đức Phật đã hướng dẫn chúng sanh một cách thiện xảo và vi tế những kinh nghiệm giác ngộ của Ngài và con đường đã đưa Ngài đến mục đích đó. Giáo lý của đức Phật do đó được xem là giáo lý giác ngộ hay con đường đưa đến giác ngộ.

 

II. NỘI DUNG CỦA GIÁC NGỘ

Khái niệm giác ngộ trong đạo Phật bao gồm nhiều nghĩa tuỳ theo ngữ cảnh mà nó xuất hiện. Trong bài viết này, người viết xin trình bày sơ lược một số nội dung quan trọng về bản chất giác ngộ trong Phật giáo, thông qua kinh nghiệm hay con đường giác ngộ của đức Phật được phản ánh trong kinh điển Pàli.

 

1. GIÁC NGỘ LÀ SỰ ĐẠT ĐƯỢC BA MINH

Con đường tuệ giác trong Phật giáo được thể hiện bằng kinh nghiệm giác ngộ của Đức Phật. Theo kinh điển Pàli, kinh nghiệm chứng đắc của đức Phật được ghi nhận bằng sự ngộ nhập bốn thiền sắc giới (rùpajjhànàni), kế đến Ba Minh (tevijjà) trong ba canh liên tiếp của một đêm (Trung Bộ Kinh I, 41ff, 521; II, 817ff). Kinh Sa Môn Quả (Trường Bộ Kinh I, 93ff) hàm ngụ ý rằng sự đạt được Ba Minh là kết quả cuối cùng của đời sống phạm hạnh. Nhiều bài kinh trong Trường Bộ KinhTrung Bộ Kinh cũng lập lại quan điểm này. Sự nghiên cứu về nội dung của các kinh này cho phép chúng ta đi đến kết luận rằng quá trình giác ngộ tối thượng (sambodhi) của Phật cũng như những giai đoạn cuối cùng của quá trình đưa đến quả A-la-hán được hiểu đồng nhất với sự đạt được Ba Minh.

Kinh nghiệm đạt được mỗi minh này được kinh mô tả như sau: "vô minh lần lần bị tiêu diệt hết, minh hay ánh sáng tuệ giác phát sanh" (Trung Bộ Kinh I, 54-57). Ba minh bao gồm:

(i) Túc mạng minh (pubbe nivàsànussati ~nà.na): là tuệ giác hay trí nhớ đến nhiều đời sống quá khứ của bản thân từ những nét đại cương cho đến chi tiết.

(ii) Thiên-nhãn-minh (dibbacakkhu hay sattàna.m cutùpapàta~nà.na): trí tuệ nhận biết được sự sống và chết của chúng sanh, người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của họ.

(iii) Lậu-tận-trí (àsavakkhaya~nà.na): trí tuệ thấy rõ về hiện thực của khổ và lậu hoặc, nguyên nhân sanh khởi của chúng, trạng thái an lạc do vắng mặt chúng, và con đường dẫn đến sự chấm dứt chúng. Đây là loại tuệ giác cao nhất mang lại sự giải thoát hoàn toàn cho hành giả.

Dòng kinh nghiệm thực chứng tuyệt vời này được diễn tả trong kinh như sau:

"Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, ta dẫn tâm hướng tâm đến lậu tận trí. Ta thắng tri như thật: "Đây là khổ," thắng tri như thật: "Đây là nguyên nhân của khổ," thắng tri như thật: "Đây là khổ diệt," thắng tri như thật: "Đây là con đường đưa đến khổ diệt," thắng tri như thật: "Đây là những lậu hoặc," thắng tri như thật: "Đây là nguyên nhân các lậu hoặc," thắng tri như thật: "Đây là các lậu hoặc diệt," thắng tri như thật: "Đây là con đường đưa đến các lậu hoặc diệt." Nhờ biết như vậy, nhờ thấy như vậy, tâm của Ta thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏi vô minh lậu. Đối với tự thân đã giải thoát như vậy, khởi lên trí hiểu biết: Ta đã giải thoát. Ta đã thắng tri: "Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa." (M. I. 23, 249; MLS. I, 29, 303; Trung Bộ Kinh I, 57, 543).

Minh đầu tiên mà đức Phật chứng ngộ là sự tuệ tri về chuỗi tái sanh hay những đời sống quá khứ của chính Ngài trong ba cõi. Nói cách khác, tái sinh là một khía cạnh của luân hồi (sa.msàra). Sự hiện hữu của các chúng sanh ở hiện tại là một phần của một sợi chuỗi chưa bị bẻ gãy của sanh già chết và tái sanh mà chúng đang tiếp diễn từ vô lượng kiếp trong quá khứ. Sự hiện hữu này cần phải được nhận thức bằng trí tuệ để không chấp thủ có thể khởi lên trong tương lai. Nhờ vậy con đường giải thoát luân hồi được chấm dứt.

Minh thứ hai là sự khám phá ra những tác dụng về luật của nghiệp (P. kamma ; S. karma), vốn chi phối đời sống của chúng sanh xuyên suốt quá khứ hiện tại và vị lai. Đây cũng là một khía cạnh bổ xung khác của thuyết luân hồi. Nói cách khác nhờ sự chấm dứt các hoạt động tạo nghiệp, hành giả từng bước tiến đến sự chứng đắc Niết-bàn.

Minh thứ ba xuất hiện cuối cùng, như là hệ quả tự nhiên của hai minh trước. Sự xuất hiện của nó rất chắc chắn và mạnh mẽ để phá vỡ những cơ sở cuối cùng của luân hồi. Nó được giải thích như là sự hiểu biết về thực tại liên quan đến Bốn Chân Lý Cao Thượng hay Tứ Thánh Đế (Tương Ưng Bộ Kinh V, 613).

Kinh nghiệm thực chứng ba minh của đức Phật được Ngài tuyên bố bằng một bài thi kệ rất ấn tượng và cô đọng:

Lang thang bao kiếp sống
Ta tìm nhưng chẳng gặp,
Người xây dựng nhà này,
Khổ thay, phải tái sanh.
Ôi! Người làm nhà kia (tham ái)
Nay ta đã thấy ngươi!
Người không làm nhà nữa.
Đòn tay (thân) ngươi bị gãy,
Kèo cột (phiền não) ngươi bị tan
Tâm ta đạt tịch diệt,
Tham ái thảy tiêu vong.
(Kinh Pháp Cú, kệ 153, 154)

Như vậy, sự giác ngộ của đức Phật là sự nhận ra bản chất về sự hiện hữu của con người, sự hiểu biết về nhân và quả của con người và thế giới. Mục đích của sự giác ngộ là sự giải thoát khỏi những nỗi đau khổ trong sinh tử luân hồi và sự đạt được hạnh phúc hoàn toàn, Niết-bàn.

 

2. GIÁC NGỘ LÀ TUỆ TRI VỀ TỨ DIỆU ĐẾ

Nhìn từ một góc độ khác, sự giác-ngộ có thể được xem là sự tuệ tri về Bốn Chân Lý Thánh hay Tứ Diệu Đế (P. Cattàri Ariya Saccàni; S. Catvàri Àrya-Satyàni) [Tương Ưng Bộ Kinh V, 614]. Tứ Diệu Đế bao gồm thực trạng đau khổ của mọi hiện hữu hay khổ đế (dukkha ariya sacca), nguyên nhân gây ra các đau khổ của hiện hữu hay tập đế (dukkha samudaya ariya sacca), trạng thái vắng mặt toàn bộ khối đau khổ hay diệt đế (dukkha nirodha ariya sacca) và con đường thánh đưa đến sự chấm dứt mọi đau khổ hay đạo đế (dukkha nirodha gàmini-pa.tipadà ariya sacca).

Tuệ tri về bốn chân lý cao thượng là thấu rõ bằng trí tuệ rằng (i) sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não, cầu không được là khổ; nói chung, năm thủ uẩn là khổ; (ii) tuệ tri được nguyên nhân của khổ là tham ái, yếu tố dẫn đến tái sanh; (iii) tuệ tri được trạng thái vắng mặt toàn bộ tham ái và đau khổ (Niết-bàn), và (iv) tuệ tri được con đường Thánh Đạo Tám Ngành là con đường giải thoát đau khổ (ariya-a.t.thangika-magga) [Trung Bộ Kinh I, 115-116].

Kinh điển ghi chép rằng tiến trình giải thoát của đức Phật được khởi đi bằng sự tuệ tri về bản chất đau khổ của đời sống thế tục; kế đến là tâm hạnh kiên quyết muốn thoát khỏi tình trạng thế tục của cuộc sống đau khổ đó, và sau cùng là sự chứng đạt Niết-bàn bằng con đường thiền định về bốn chân lý thánh (Trung Bộ Kinh I, 366f; Tương Ưng Bộ Kinh II, 185f; Tăng Chi Bộ Kinh I, 260f). Sau một quá trình dài tu tập đầy những thử thách, cuối cùng đức Phật đã thành công: tuệ tri trọn vẹn nguyên nhân của tất cả khổ (Khổ-tập) và con đường đưa đến sự diệt khổ (Khổ-diệt-đạo), và chứng đạt Niết-bàn (Pàli: nibbàna; Sanskrit: nirvà.na). Sự tuệ tri đó được kinh điển định nghĩa là sự giác ngộ (bodhi) (Trung Bộ Kinh I, 373f). Đức Phật tuyên bố: "Chính trong cái thân dài một tầm có tưởng có ý này, Ta tuyên bố thế giới, nguyên nhân của thế giới, sự đoạn diệt thế giới và con đường đưa đến sự đoạn diệt thế giới (Tương Ưng Bộ Kinh, I. 145-146). Thế giới ở đây không chỉ đơn thuần là thế giới ngoại tại, mà được dùng để chỉ cho tất cả những gì chịu sự biến hoại (Tương Ưng Bộ Kinh IV, 96).

Thật rõ ràng để thấy rằng Tứ Diệu Đế biểu thị một phương pháp thực nghiệm tâm linh hay khảo sát một đối tượng như chúng thật sự là: thấy một đối tượng, xác định nguồn gốc của nó, biết chắc tình trạng vắng mặt của nó như thế nào, và các phương pháp để đạt được trạng thái đó. Tứ Diệu Đế còn được sánh ví với tiến trình của y học trước một căn bệnh: chứng bệnh, nguyên nhân gây bệnh, trạng thái lành bệnh, và những phương thuốc chữa trị. Cũng vậy, Đức Phật như một vị lương y về sự tu tập tinh thần (Tăng Chi Bộ Kinh II, 692; IV, 49) đã chỉ rõ cho chúng ta thấy về bốn giai đoạn của một quá trình thực nghiệm tâm linh, vượt thoát khỏi mọi đau khổ: nhận chân rõ bản chất khổ của những sự vật ở đời, xác định nguyên nhân phát sinh những sự khổ ấy, trạng thái vắng mặt đau khổ, và những phương pháp diệt trừ đau khổ.

Bốn sự kiện trên là những sự thật muôn đời mà tất cả nhân loại và các loài hữu tình trên hành tinh này và các hành tinh khác phải công nhận. Do vì tính không thể bị phủ định đó mà bốn sự kiện này được gọi là bốn chân lý thánh hay cao thượng (ariya sacca). Cả bốn sự kiện trên nên được xem quan trọng như nhau trong một sự nối tiếp hợp với logic. Nghĩa là sự chứng đạt Niết-bàn sẽ không thể thành tựu nếu con đường Niết-bàn không có mặt. Tương tự nếu không nhận ra nguyên nhân của đau khổ thì sự vắng mặt của khổ không thể có được. Nếu khổ chưa diệt trừ thì Niết-bàn không thể chứng đạt được. Nhưng vì trên thực tế, đau khổ là một hiện thực không thể phủ định. Nguyên nhân của chúng phát xuất từ nhận thức và hành động thiếu khôn ngoan của con người. Niết-bàn là trạng thái vắng mặt toàn bộ đau khổ và Bát chánh đạo là con đường đưa ta thoát khổ. Do đó, đức Phật dạy rằng Tứ thánh đế cần được nhận thức như sau: thực tại đau khổ cần phải liễu tri (pari~n~neyya), nguyên nhân gây ra đau khổ cần phải được diệt trừ (pahàtabba), trạng thái vắng mặt hoàn toàn đau khổ cần phải chứng ngộ (sacchikàtabba), và con đường thoát khổ cần phải được tu tập (bhàvetabba) (S. V, 420; Tương Ưng Bộ Kinh V, 612-613).

Không chỉ có giá trị hạn cuộc trong tiến trình thực nghiệm tâm linh, hướng đến giải thoát, nguyên lý nhận thức của Tứ Diệu Đế này còn được xem là công thức áp dụng chung cho tất cả mọi vật được nhận thức (Tương Ưng Bộ Kinh II, 33-34). Nghiên cứu mọi sự vật theo phương pháp này, hành giả sẽ có thể trừ diệt được những mê lầm của mình và thấy sự vật một cách chân thật. Sự thấy biết như thật đó được gọi là chánh tri kiến (sammàdi.t.thi) hay minh kiến (vijja). Trong Phật giáo, sự chứng đắc được tri kiến này cũng được xem là đạt được mục đích tối thượng, giải thoát mọi đau khổ tức là Niết-bàn (Tương Ưng Bộ Kinh II, 34).

Lại nữa, Tứ Diệu Đế cần phải được tuệ tri với ba chuyển (tipariva.t.tam) và mười hai hành tướng (dvàdasàkàram). Ba chuyển là ba tri kiến tương ứng liên hệ đến mỗi Đế của Tứ Thánh Đế, tạo nên tất cả mười hai hành tướng. Tri kiến đầu tiên là nhận ra mỗi Đế như nó là (sacca~nà.na, thị chuyển). Tri kiến thứ hai là nhận ra cái gì nên được làm về mỗi Đế (kicca~nà.na, khuyến chuyển): sự thật về hiện trạng đau khổ cần phải hiểu rõ, nguyên nhân gây ra đau khổ cần phải được tiêu trừ, trạng thái vắng mặt toàn bộ đau khổ cần phải được chứng ngộ, và con đường dẫn đến chấm dứt đau khổ cần phải được tu tập. Tri kiến thứ ba là nhận ra sự hoàn thành của cái gì nên được làm (kata~nà.na, chứng chuyển). Đức Phật tuyên bố về điều này như sau:

Cho đến khi nào, này các Tỷ-kheo, trong bốn Thánh đế này, với ba chuyển và mười hai hành tướng như vậy, tri kiến như thật không khéo thanh tịnh ở nơi Ta; thời này các Tỷ-kheo, cho đến khi ấy, trong thế giới này với Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người, Ta không đã chứng tri được vô thượng Chánh Đẳng Giác.

Và cho đến khi nào, này các Tỷ-kheo, trong bốn Thánh đế này, với ba chuyển và mười hai hành tướng như vậy, tri kiến như thật đã được khéo thanh tịnh ở nơi Ta; cho đến khi ấy, này các Tỷ-kheo, trong thế giới này với Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người, Ta mới chứng tri rằng ta đã đạt được vô thượng Chánh Đẳng Giác. (Tương Ưng Bộ Kinh V, 613-614)

Nói cách khác, sự giác ngộ là chánh tri kiến về Tứ Diệu Đế.

 

3. GIÁC NGỘ LÀ TUỆ TRI LÝ NHÂN QUẢ

Trong Câu-xá Sớ Giải (Ko’savyàkhyà, VI, 4), Tứ Diệu Đế được đặt dưới hai đầu đề: nhân và quả, hay thế gian và xuất thế gian (luân hồi và Niết-bàn). Chân lý thứ nhứt và thứ hai như là thực trạng đau khổ và nguyên nhân gây ra đau khổ. Chúng tiêu biểu cho hệ nhân quả thuộc phạm vi luân hồi (sa.msàra) hay thuộc về thế gian (loka). Chân lý thứ ba và thứ tư như là trạng thái vắng mặt toàn bộ đau khổ và con đường dẫn đến tình trạng thoát khổ tiêu biểu cho hệ nhân quả của Niết-bàn (nibbàna, nirvà.na), thuộc xuất thế gian (paraloka). Hai chân lý đầu tiên được xem như là đặc tính hóa của luân hồi (sa.msàra) vốn chứa đầy những lậu hoặc (P. àsava ; S. à’srava), và hai chân lý cuối cùng như đối lập với hai chân lý đầu không còn lậu hoặc (P. anàsava ; S. anà’srava) hay giải thoát khỏi lậu hoặc. Tóm lại, Tứ Diệu Đế nhằm trả lời những câu hỏi sau đây:

1. Nhân của luân hồi là gì? Đ Xin trả lời là tham ái (ta"nhà), phiền não (P. kilesa; S. kle’sa) và vô minh (avijja).

2. Quả của luân hồi là gì? Đ Xin trả lời là đau khổ hay không toại nguyện (dukkha).

3. Nhân của Niết bàn là gì? Đ Xin trả lời là sự tu tập con đường chân chánh (magga)

4. Quả của Niết bàn là gì?Đ Xin trả lời là sự chấm dứt của tham ái, phiền não và vô minh.

Nói cách khác, giác ngộ là Tri Kiến về Lý Nhân Quả. Đó là tuệ tri được bất thiện, căn bổn bất thiện, tuệ tri được thiện và căn bổn thiện (Trung Bộ Kinh I, 112). Mười ác nghiệp là bất thiện, tham sân si là căn bổn bất thiện. Mười thiện nghiệp là thiện, không tham sân si là căn bổn thiện.

 

4. GIÁC NGỘ LÀ TRI KIẾN LÝ DUYÊN KHỞI

Trong Tứ Thánh Đế, Thánh đế thứ nhất và thứ hai là thuộc về Lý Duyên Khởi (Paticcasamuppàda) (Tăng Chi Bộ Kinh I, 318). Lý duyên khởi được hiểu như sự hoạt động trên tất cả sáu hình thái của chúng sanh còn trong vòng luân hồi (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, người, a-tu-la và trời) và trong ba cõi: dục giới (kàmadhàtu), sắc giới (rùpadhàtu) và vô sắc giới (arùpadhàtu). Lý Duyên Khởi này được Đức Phật tuệ tri ngay sau khi Ngài chứng đạt được giác ngộ vô thượng (Kinh Phật Tự Thuyết 1 & 2).

Lý Duyên Khởi (P. paticca-samuppàda, S. pratìtya-samutpàda) là nguyên lý tương thuộc tương đối của tất cả mọi sự vật hiện tượng trên thế gian này, từ vật hữu hình cho đến vô hình, từ vật chất đến tâm lý. Tính cách tương thuộc của hiện hữu được mô tả bằng tính điều kiện tương đối như sau:

Do cái này có mặt, cái kia có mặt. Do cái này sanh, cái kia sanh. Do cái này không có mặt, cái kia không có mặt. Do cái này diệt, cái kia diệt. (Tương Ưng Bộ Kinh II, 55-56, 119, 171; Trung Bộ Kinh II, 453; III 222).

Trong mối liên hệ với hiện hữu luân hồi của các chúng sanh trong ba cõi sáu đường, lý duyên khởi được hiểu là mười hai mắc xích nhân duyên (nidàna), liên hệ một cách tương thuộc với nhau trong cách sau đây:

Do vô minh (P. avijjà, S. avidyà) có mặt nên hành (sankhàra, sa.mskàra) có mặt; do hành có mặt nên thức (vi~n~nàna, vij~nàna) có mặt; do thức có mặt nên danh sắc (nàmarùpa) có mặt; do danh sắc có mặt nên lục nhập (salàyatana, .sa.dàyatana) có mặt; do lục nhập có mặt nên xúc (phassa, spar’sa) có mặt; do xúc có mặt nên thọ (vedanà, vendanà) có mặt; do thọ có mặt nên ái (ta"nhà, t.r.s.nà) có mặt; do ái có mặt nên thủ (upàdàna) có mặt; do thủ có mặt nên hữu (bhava) có mặt; do hữu có mặt nên sanh (jàti) có mặt; do sanh có mặt nên già và chết (jaràmara.na) có mặt. Do già chết có mặt nên vô minh có mặt (Tương Ưng Bộ Kinh II, 10; Tăng Chi Bộ Kinh I, 318).

Và như vậy, cái duyên khởi trở lại từ đầu. Cứ như vậy mà luân chuyển bất tận trong luân hồi từ quá khứ đến hiện tại và tương lai. Trong tiến trình thực nghiệm tâm linh, hướng đến giải thoát, đức Phật nhấn mạnh đến ba duyên, đó là, sự khắc phục vô minh, ái và thủ. Loại bỏ được ba nhân duyên này hành giả tu tập sẽ chắc chắn bẻ gãy cái vòng mắc xích luân hồi và nếm được quả vị giải thoát của Niết-bàn.

Tưởng cũng nên lưu ý rằng vì là tính duyên khởi có điều kiện, khái niệm vòng chuyền luân hồi không có nghĩa cho rằng vô minh là mắc xích đầu tiên của sinh tử. Bởi lẽ, đạo Phật không thừa nhận có một nguyên nhân đầu tiên sanh ra các nguyên nhân còn lại. Do đó, vô minh không phải là không có nhân, cũng không phải là nguyên nhân thứ nhất. Vô minh do các lậu hoặc (àsava) làm nhân. Kinh nói rằng: "Từ tập khởi của lậu hoặc, có tập khởi của vô minh, từ đoạn diệt của lậu hoặc có đoạn diệt của vô minh." (Trung Bộ Kinh I, 127). Nói cách khác, tính tương thuộc của mười hai mắc xích có thể bắt đầu bằng mắc xích tham ái (ta.nhà), hay thậm chí bằng đồ ăn (àhàra). Có bốn loại đồ ăn: đoàn thực, xúc thực, tư niệm thực và thức thực. (Xem Tương Ưng Bộ Kinh II, 27-29, 180-185). Những mắc xích nhân duyên này di chuyển trong một cái vòng không có sự bắt đầu tuyệt đối, và không có liên quan đến thời gian hay không gian. Do vậy chúng ta thấy Lý Duyên Khởi của Phật giáo không giải thích nguồn gốc thế giới mà chỉ là để xác nhận sự vật ở đời do nhân duyên mà sanh ra. Công thức Lý Duyên Khởi này cũng được dùng để chứng minh rằng thế giới vì hiện hữu một cách tương đối nên không có vật nào có một thật thể bất biến. Nói cách khác, theo Phật giáo nếu thế giới và mọi vật có một thật thể thì thực thể đó chính là nguyên lý duyên khởi tương thuộc hay còn gọi là "y tha duyên khởi tánh" (Idapaccayatà Paticcasamuppada) (Trung Bộ Kinh I, 375). Có nghĩa là những sự vật của thế giới hiện hữu đều phụ thuộc nhau. Do vậy, nguyên lý duyên khởi được xem là chìa khóa đưa đến chân lý. Nói khác hơn, khi nào hành giả chứng ngộ được sự thật của chân lý này thì vị ấy thấy được "sự thật" của mọi hiện hữu trên đời. Với lý do trên, Đức Phật đã đồng hóa sự tuệ tri về duyên khởi với thấy được Phật và chánh pháp:

"Ai thấy được lý duyên khởi, người ấy thấy được pháp; ai thấy được pháp, người ấy thấy được lý duyên khởi. (Trung Bộ Kinh I, 422).

Chính công thức này trả lời vấn đề đời sống con người (Tương Ưng Bộ Kinh II, 46) và thế giới, vốn được chúng sanh chấp thủ hoặc là có (atthità) hoặc là không có (natthità) như là hai cực đoan đối lập nhau (Tương Ưng Bộ Kinh II, 37, 140).

Đức Phật không chỉ là người đầu tiên trong lịch sử nhân loại đã khám phá ra sự vận hành của mắc xích mười hai nhơn duyên này mà Ngài còn là người đầu tiên đã làm chủ được chúng trong đôi tay của Ngài và Ngài đã chặt đứt chúng thành từng mắc xích rời rạc để chúng sẽ không bao giờ có thể trói buộc Ngài vào cảnh khổ đau trong ba cõi sáu đường nữa. Do vậy Ngài đã được giác ngộ, và sự giác ngộ của Ngài là giác ngộ về nguyên lý duyên khởi của các pháp.

Tóm lại, giác ngộ là tri kiến về Lý Duyên Khởi xuyên qua Tứ Thánh Đế. Tuệ tri mười hai nhân duyên, về sự tập khởi của mười hai nhân duyên (do cái này khởi nên cái kia khởi), về sự đoạn diệt của mười hai nhân duyên (do cái này diệt nên cái kia diệt), và về con đường đưa đến đoạn diệt của mười hai nhân duyên (con đường Thánh Đạo Tám Ngành) (Trung Bộ Kinh I, 117-128).

 

5. GIÁC NGỘ LÀ THẤY RÕ BA PHÁP ẤN

Với tuệ tri về Tứ Diệu Đế cũng như tuệ tri về Lý Duyên Khởi, người tu tập sẽ thấy rõ ba chân lý nền tảng (Tilakkhana) của mọi hiện hữu đó là vô thường (anicca), khổ (dukkha), và vô ngã (anatta). Chúng sanh và những đối tượng của thế giới chỉ là hiện hữu tương quan và vì vậy chúng là vô thường sanh diệt và nguồn gốc của khổ. Ngoại trừ sự giác ngộ và Niết-bàn, không có gì mà không bắt nguồn bằng chuỗi nguyên nhân và điều kiện. Cái gì là khổ đều là trống rỗng, vô ngã, không ngã, không ngã sở hữu, không thể làm theo ý ta muốn (Trung Bộ Kinh III, 100; Tương Ưng Bộ Kinh IV, 97). Sau khi thấy như vậy, nhàm chán (nibbada) khởi lên trong tâm của hành giả. Do nhàm chán nên ly tham (viràga) xuất hiện. Do có thái độ ly tham nên hành giả được giải thoát (vimutti). Đỉnh cao của tiến trình tu tập này là giải thoát tri kiến (vimutti~nà.nadassana) hay sự giác ngộ hoàn toàn (sambodhi). (Tương Ưng Bộ Kinh III, 155)

 

6. GIÁC NGỘ LÀ THẤY ĐƯỢC LÝ VÔ NGÃ

Như kết quả tất yếu của Lý Duyên Khởi, Đức Phật tuyên bố rằng, không thể có một thực thể thường hằng và không thay đổi kể cả ngã, và tất cả hoặc bất cứ cái gì thuộc về những thành phần của con người hay ngoài con người, vật chất, tinh thần hay hiện tượng, không thể được xác định với cái ngã thường hằng, vì, trong trường hợp đó, nó do duyên hợp và cũng sẽ chịu sự biến hoại. Những thành phần của con người chỉ là một hiện hữu tạm thời, do đó con người không nên chấp thủ chúng và không nghĩ về chúng bằng thái độ "cái này là của tôi" (eta.m mama), "cái này là tôi" (eso’ ham asmi) và "cái này là bản ngã của tôi" (eso me attà) [S. IV. 2ff; Tương Ưng Bộ Kinh IV, 82].

Đức Phật nhận ra rằng yêu thương ngã là nguyên nhân chính của khổ đau trần thế, và cách tốt nhất để loại bỏ chấp ngã này là tri kiến rằng không có cái ngã thường hằng. Quan điểm về cái tôi là nguồn gốc của mọi đau khổ của kiếp nhân sinh. Đi ngược lại khuynh hướng tôn trọng bản ngã của thế gian, giáo lý của đức Phật cho rằng mọi sự vật kể cả chúng sanh là vô ngã và mọi thành phần của một con người vốn tuỳ thuộc vào luật duyên khởi. Không có bất cứ một vật gì trong con người hay ngoài con người mà không chịu luật phổ biến này.

 

7. GIÁC NGỘ LÀ TUỆ TRI CÁC PHÁP LÀ KHÔNG

Khái niệm "không" (P. su~n~natà, S. sùnyatà) trong Phật giáo hoàn toàn không phải là cái không trống rỗng. Nó là một thuật ngữ được dùng chỉ sự vắng mặt của ngã (Tương Ưng Bộ Kinh IV, 97; Trung Bộ Kinh III, 100). Từ định Lý Duyên Khởi, mọi sự vật hiện tượng xuất hiện, tồn tại và hoại diệt rồi trở thành cái khác v.v. . . đều được hình thành bằng chuỗi các điều kiện tương duyên. Nghĩa là chúng chỉ là hiện hữu trong mối tương quan do duyên sanh. Chúng dường như chỉ "thật" trên mặt "hiện tượng" nhưng "không thực" ở "cứu cánh." Khi nhận thức được các pháp là vô ngã, hành giả sẽ nhận ra được tánh không của các pháp. Không (sùnyatà) là đứng hay vượt lên "trên" hai phương diện khẳng định và phủ định, hiện hữu và không hiện hữu, tồn tại hay hoại diệt.

 

8. GIÁC NGỘ LÀ TRI KIẾN NHƯ THẬT

Từ một cách tiếp cận khác, giác ngộ trong Phật giáo còn có nghĩa là sự tuệ tri về bản chất "như thị" của mọi sự vật (P. yathàbhùta-~nà.nadassana, S. yathàbhùta.m-j~nànadar’sana). Nghĩa là nhìn sự vật đúng như bản chất của chúng là, mà không hề có thêm vào bất kỳ mọi áp đặt, thuộc tính nào lên bản thân chúng. Kinh điển Đại thừa, nhất là kinh Pháp Hoa đã triển khai một cách rốt ráo thái độ nhận thức đúng với bản chất của sự vật thành nguyên lý "thập như thị" đó là: (i) như thị tánh, (ii) như thị tướng, (iii) như thị thể, (iv) như thị lực, (v) như thị tác, (vi) như thị nhân, (vii) như thị duyên, (viii) như thị quả, (ix) như thị báo, (x) như thị bổn mạt cứu cánh. Giá trị đạo đức của cách nhìn sự vật đúng với bản chất của chúng là, nằm ở chỗ nó giúp cho hành giả không chấp thủ vào thế giới ngoại tại và thế giới cảm xúc và phản ứng của chúng. Nhờ vậy hành giả có thể sống ung dung tự tại trong đời, vượt thoát khỏi mọi trói buộc. Một khi trói buộc không còn, tâm hành giả sẽ giải thoát và sự giải thoát đó được thực hiện bằng trí tuệ.

 

9. GIÁC NGỘ LÀ HÀNG PHỤC MA QUÂN THAM, SÂN, SI

Theo đức Phật, sáu căn của chúng ta và những đối tượng của chúng là đang rực cháy với ba ngọn lửa của tham (lobha), sân (dosa) và si (moha). Mục đích của con đường thực nghiệm tâm linh trong Phật giáo là làm thế nào để蠤ập tắt những ngọn lửa đó. Học thuyết về ba ngọn lửa được đề cập đầu tiên trong bài pháp thứ ba của đức Phật, The Adittapariyàya Sutta (Dictionary of Pàli Proper Names, trang 247) hay Kinh Bị Bốc Cháy (Aditta Sutta trong Tương Ưng Bộ Kinh IV, 33-40). Thuật ngữ màra được dùng trong văn học Pàli với nghĩa bóng hơn là nghĩa đen của từ này. Ma ở đây không có nghĩa là ma quỷ hay ác ma như trong các kinh Jataka đã huyền thoại hoá, mà nhằm ám chỉ cho "sự chết" (Tương Ưng Bộ Kinh I, 283; Kinh Pháp Cú, kệ 46, 47, 48, 287; Kinh Tập, kệ 357, 587 v.v…) và quan trọng hơn là các phiền não (kilesa) (Kinh Tập, kệ 166; Pháp Cú, kệ 37, 276, 350). Trong ngữ cảnh đó, khái niệm giác ngộ ở đây cũng không có nghĩa là chiến thắng ngoại ma, bọn ma quân bên ngoài, mà là chiến thắng các tên giặc lậu hoặc và phiền não trong tâm (Trung Bộ Kinh I, 360; Kinh Tập, kệ 425-449).

Kinh điển Pàli đã liệt kê ra mười đội quân ma quan trọng mà mọi hành giả tìm kiếm giác ngộ phải kiên cường đấu tranh để tiêu diệt chúng. Đội quân thứ nhất là dục, thứ hai là bất lạc, thứ ba là đói và khát, thứ tư là tham ái, thứ năm là hôn trầm thùy miên, thứ sáu là sợ hãi, thứ bảy là nghi ngờ, thứ tám là dèm pha ngoan cố, thứ chín là lợi danh cung kính danh vọng, và thứ mười là tự đề cao mình, hủy báng kẻ khác (Kinh Tập, kệ 436-439). Những đội quân ma này cư trú trong tâm của con người, ngăn chặn sự giác ngộ của hành giả. Sự xuất hiện của Ma quân trước giờ phút Đức Phật đạt được sự giác ngộ vô thượng chính là sự xuất hiện của mười tên giặc phiền não vừa nêu mà đức Phật đã chiến thắng nhờ thiền định. Khúc khải hoàn đó được đức Phật và các vị A-la-hán phát biểu trong minh thứ ba đó là tri kiến về sự chấm dứt toàn bộ các lậu hoặc (lậu tận trí).

Do đó, đấu tranh với ma quân là sự nhiếp phục tâm tư, chế ngự các phiền não (kilesa), dẹp trừ các chướng ngại tâm (nìvara.na) vốn ngăn chặn con đường đến giải thoát. Kinh điển mô tả rằng đức Phật đã chiến thắng được những đội quân ma này bằng gươm trí tuệ (Kinh Tập, kệ 443; Pháp Cú, kệ 40). Như vậy có thể nói sự giác ngộ chính là hàng phục ma quân trong tâm, dập tắt lửa tham sân si, đoạn tận các kiết sử, giải thoát sanh y (những nguyên nhân đưa đến tái sanh), nhận ra Niết-bàn an tịnh.

 

III. CON ĐƯỜNG ĐƯA ĐẾN SỰ GIÁC NGỘ

Nếu Đức Phật là một con người giác ngộ, không phải là Thượng đế hay đấng tạo hoá, thì những gì Ngài giác ngộ được và thực hiện được, dĩ nhiên những người khác cũng có thể đạt được và làm được. Nhưng đạt được bằng cách nào? Câu trả lời đơn giản là hãy mạnh dạn đặt từng bước chân vững chắc lên con đường xa xưa mà đức Phật đã đi qua. Đó là con đường: nhận chân đau khổ như một thực tại, truy ra nguồn gốc của đau khổ, cảm nhận trạng thái vắng mặt đau khổ và thực hiện con đường thoát khổ đó. Đó là con đường dẫn đến sự chấm dứt của khổ, từ thế giới của sự sanh đến thế giới vô sanh, từ mê mờ đến tỉnh thức.

Kinh điển chép rằng sau khi từ bỏ hai cực đoan: sự đắm say trong các dục (kàmasukhallikànuyoga) và sự tự hành khổ mình (attakilamthànuyoga), đức Phật đã kiên quyết đi theo con đường Trung Đạo (majjhimà pa.tipadà), đó là con đường thánh gồm tám ngành (Tương Ưng Bộ Kinh V, 611). Con đường này được tóm gọn trong ba đặc tính: giới (sìla), định (samàdhi) và tuệ (pa~n~nà) [Trung Bộ Kinh I, 660). Con đường thánh tám ngành bao gồm chánh kiến (sammà di.t.thi), chánh tư duy (sammà sankappa), chánh ngữ (sammà vàcà), chánh nghiệp (sammà kammanta), chánh mạng (sammà àjìva), chánh tinh tấn (sammà vàyàma), chánh niệm (sammà sati), và chánh định (sammà samàdhi) (Tương Ưng Bộ Kinh V, 612 và nhiều kinh khác).

Những phương pháp tu hành này được chia thành ba nhóm thanh tịnh (tisikkhà), đó là: (i) tuệ học (pa~n~nà) tức gồm chánh kiến và chánh tư duy, (ii) giới học (sìla) tức gồm chánh ngữ, chánh nghiệp và chánh mạng, và (iii) định học (samàdhi) tức gồm chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định (Trung Bộ Kinh I, 660). Con đường giác ngộ của một bậc hữu học gồm có tám chi phần như vừa nêu, trong khi đó, con đường của bậc A-la-hán gồm có mười chi phần vốn gồm tám chi phần trên cộng với hai chi phần mới là chánh trí (sammà ~nà.na) và chánh giải thoát (sammà vimutti) (Trung Bộ Kinh III, 245; Tăng Chi Bộ Kinh IV, 563). Do vậy, ba vô lậu học trở thành bốn vô lậu học bằng sự thêm vào của giải thoát học (vimutti) (Tăng Chi Bộ Kinh I, 550-551, 703; II, 271), hay có thể trở thành năm vô lậu học bằng sự thêm vào của giải thoát tri kiến (vimutti ~nà.nadassana) (Tăng Chi Bộ Kinh II, 747).

Chánh Kiến là yếu tố quan trọng nhất trong Phật giáo (Trung Bộ Kinh III, 238). Về phương diện lịch sử, Phật giáo đã bắt nguồn từ sự giác ngộ tối thượng của đức Phật dưới cây bồ-đề tại Bodhgaya. Về phương diện nhân quả, có thể nói rằng Phật giáo bắt đầu có hình dạng khi hoàng tử Siddhattha, vị Phật tương lai, chứng kiến ba hiện tượng của đời sống: một người già, một người bệnh, và một người chết. Xuyên qua cảnh trạng này Ngài nhận ra chân lý của khổ (dukkha), chân lý đầu tiên của Tứ Diệu Đế, và sự nhận ra này không gì ngoài Chánh Kiến hay là quan điểm chân chánh (Sammà di.t.thi), bước đầu tiên của con đường Bát Thánh Đạo.

Chính chánh kiến hay là nhận thức chân chánh (Sammàdi.t.thi) này đã thúc giục Ngài sớm từ bỏ đời sống thế tục, để tìm kiếm ba chân lý còn lại, đó là nguyên nhân của khổ, Niết-bàn và con đường thoát khổ. Sau sáu năm tu tập với nhiều thử thách, cuối cùng Ngài đã đạt được giải thoát tri kiến (Vimutti~nà.nadassana). Quá trình giác ngộ tối thượng, vì vậy, bắt đầu với chánh tri kiến (Sammàdi.t.thi) và chấm dứt với giải thoát tri kiến (Vimutti~nà.nadassana). Giải thoát tri kiến cũng còn hiểu đồng nghĩa vơi sự giác ngộ hoàn toàn (Sammàsambodhi), mức độ tuệ giác cao nhất mà một hành giả có thể chứng đạt được. Sau khi thực hiện thành công con đường cứu khổ độ mê, đức Phật đã tuyên bố rằng: "Xưa cũng như nay, Ta chỉ nói lên sự khổ và sự diệt khổ." (Trung Bộ Kinh I, 318). Và Ngài cũng tuyên bố rằng học thuyết của Ngài chỉ có một vị, đó là vị giải thoát. (Ud.p. 56; Kinh Phật Tự Thuyết, trang 352)

Chánh tri kiến (sammàdi.t.thi), nhận thức giác ngộ đầu tiên, cần phải được tu tập và tích tụ bằng sự giúp đỡ từ bên ngoài cũng như trí tuệ của vị ấy (Trung Bộ Kinh I, 644). Quan điểm giác ngộ này là nền tảng chủ yếu cho người đệ tử thu thập và phát triển để giải thoát chính mình ra khỏi vòng luân hồi. Nó là sự nhận chân được ba bản chất hay đặc tánh của đời sống (tilakkha.na) đó là vô thường (anicca), khổ (dukkha) và vô ngã (anatta) (Trung Bộ Kinh I, 313-315, 510-511). Sự biết này làm giảm đi các thái độ ngã mạn "tôi là" các thái độ chấp thủ (abhijjà) "của tôi là" cũng như sự hiềm hận (vyàpàda). Trong con đường thánh tám ngành, chánh kiến đưa đến chánh tư duy và theo cách ấy đưa đến chánh ngữ,蠣hánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định. Những thành tựu tâm linh chẳng hạn như sự an tịnh của tâm có thể giúp vị hành giả thoát ra khỏi sự chi phối của thế gian, hướng đến thái độ sống ly tham và giải thoát (Trung Bộ Kinh I, 316).

Sự giác ngộ hay tri kiến đưa đến giải thoát tối hậu là biểu hiện về sự chứng đạt cao nhất của đời sống phạm hạnh. Đó là chánh trí (~nà.na) hay thánh tuệ (pa~n~nà). Trong luân hồi (sa.msàra) nó tạm không hiện hữu, do vô minh (avijjà) hay sự vắng mặt của tri kiến đúng đắn. Nhờ có nó mà chúng sanh tìm ra được sự giải thoát. Nói cách khác, nhờ vào sự hiện hữu của trí tuệ mà quá trình luân hồi của một cá nhân thông qua sự vận hành của các lậu hoặc (àsava) bị chặt đứt hay tiêu diệt hoàn toàn (Trung Bộ Kinh II, 300). Đến đây, vị thánh đệ tử đã hoàn thành con đường giải thoát gồm mười chi phần.

Tuy nhiên, có một số kinh cũng đề cập đến sự giác ngộ như là kết quả tất yếu của các pháp môn khác ngoài Tám chánh đạo. Chẳng hạn Tương Ưng Bộ Kinh chép rằng nhờ sự tu tập về Tứ Như Ý Túc (iddhi-pàda) mà Như Lai được gọi là vị A-la-hán, bậc Chánh Đẳng Giác (Tương Ưng Bộ Kinh V, 423). Cũng trong kinh Tương Ưng, ở một đoạn khác, đức Phật khẳng định nhờ vào sự phát triển Năm Căn (pa~ncindriyàni) (Tương Ưng Bộ Kinh V, 312, 361) hoặc tu tập Thất Bồ-đề Phần (satta bojjha"ngà) mà chúng sanh phàm phu trở thành bậc giác ngộ (Tương Ưng Bộ Kinh V, 201-202).

Về sau, số lượng pháp môn được tăng lên thành ba mươi bảy phẩm trợ đạo (sattati.msà bodhipakkhiyà dhammà) (Trường Bộ Kinh I, 614). Với sự phát triển của Phật giáo Đại thừa, các Ba-la-mật (pàramità) và các Địa (bhùmi) cũng được xem như những con đường dẫn đến giác ngộ (Xem Phẩm Thập Địa trong Kinh Hoa Nghiêm). Rồi dần dà, con đường giác ngộ được nhân lên thành tám vạn bốn ngàn pháp môn, một con số tượng trưng cho số lượng lớn không thể tính đếm được. Nghĩa là theo đạo Phật Đại thừa, con đường giác ngộ không có giới hạn, sẵn sàng đón nhận tất cả chúng sanh có tấm lòng tầm cầu giải thoát khỏi đau khổ của nhà lửa ba cõi.

 

VI. KẾT LUẬN

Nếu hiểu theo tâm lý học và nhận thức luận thì giác ngộ là một quá trình chuyển hóa. Sự chuyển hoá có thể diễn ra ở bốn phương diện, đó là tri thức, tình cảm, thái độ và cách cư xử. Trước hết là sự chuyển hóa về tri thức: ngu muội (avijjà) được thay thế bằng tuệ giác (vijjà = pa~n~nà). Thứ hai là sự chuyển hóa tình cảm: thái độ sợ hãi và lo âu được thay thế bằng sự an tịnh và vô uý; đau khổ bằng hạnh phúc; tham lam, keo kiệt được thay thế bằng sự độ lượng, sẵn lòng giúp đỡ tha nhân; vị kỷ hay ích kỷ được thay thế bằng tấm lòng vị tha vô ngã, v.v… Thứ ba là sự chuyển hóa trong thái độ: chấp thủ được thay thế bằng ly tham; hận thù bằng tình hữu nghị; ác tâm bằng lòng thương. Thứ tư là sự chuyển hóa trong cách cư xử: sự tước đoạt được thay thế bằng sự ban cho; lười biếng bằng năng động; sự phá hoại bằng sự tạo ra. . .

Bốn phương diện chuyển hoá trên vốn phụ thuộc lẫn nhau như Lý Duyên Khởi (pa.ticcasamuppàda). Nghĩa là sự chuyển hóa về tri thức sẽ có thể dẫn đến sự chuyển hóa về tình cảm, từ đó đưa đến sự thay đổi về thái độ, và về cách cư xử, để có được một đời sống trong sạch và an tịnh trong ý nghĩ, lời nói và hành động.

Người Phật tử tu tập con đường giác ngộ là để làm cho chính mình được hạnh phúc và đem lại hạnh phúc cho người khác ngay trong hiện tại. Tùy theo mức độ tuệ tri mà kết quả hạnh phúc đạt được nhiều hay ít. Đức Phật dạy: "Người chỉ hành trì một phần, thì thành tựu cũng chỉ một phần; người hành trì toàn phần, thì thành tựu được toàn phần." (Tăng Chi Bộ Kinh I, 422). Tương tự, Tương Ưng Bộ Kinh V, 315 ghi: "Ai làm viên mãn, được quả viên mãn; ai làm từng phần, được quả từng phần."

Tóm lại, khác với và vượt lên trên sự cứu rỗi trong các tôn giáo khác, sự giác ngộ trong Phật giáo không phải là một cái gì huyền bí hay siêu nhiên. Nó chỉ là sự chuyển hóa toàn diện về tri thức, tình cảm, thái độ và cách cư xử. Giác ngộ do đó có thể đạt được hay chứng nghiệm ngay trong đời sống này khi các nỗ lực chân chánh của cá nhân được đầu tư và thực hiện đúng mức. Vì quả vị giác ngộ được thực hiện ngay trong đời sống đau khổ này, tại giây phút hiện tại này, người đạt được giác ngộ vẫn sống trong thế giới như mọi người, có những nhu cầu cần thiết hằng ngày, thực hiện bổn phận, nhưng có điều, vị ấy không giống như người thế tục, ở chỗ, vị ấy hoàn toàn không còn các chấp thủ cá nhân, tính hẹp hòi, ích kỷ; trái lại vị ấy sống với lòng vị tha, không vướng mắc mọi thứ ở đời (Tăng Chi Bộ Kinh IV, 444). Tâm hành của vị ấy do vậy được kinh mô tả như cánh chim bay lượn trên bầu trời xanh bao la không để lại dấu vết ! (Pháp Cú, kệ 92-93).

 

GHI CHÚ

- Các tham khảo về kinh điển Pàli và bản dịch tiếng Anh trong bài viết này đều dựa trên ấn bản của Hội Thánh Điển Pàli (PTS). Các bản dịch tiếng Việt về kinh điển Pàli đều của HT. Thích Minh Châu, ấn bản Đại Tạng Kinh Việt Nam, do Viện Nghiên Cứu Việt Nam ấn hành.

- Chữ P và chữ S trong dấu ngoặc đơn là viết tắt của các chữ Pàli và Sanskrit.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Như vậy, muốn thay đổi số mệnh cá nhân phải tạo một bước nhảy lượng tử, điều này hàm nghĩa có mối "đại hòa" về phân lớp Âm Dương Ngũ Hành của cơ thể, trí não thông qua "Khí" nhằm tạo mối liên kết tổng thể tới trái đất và các tầng thứ phân lớp Âm Dương Ngũ Hành ở những cấp lớn hơn trong vũ trụ. Điều này rất khó hiểu, nếu chu kỳ cá nhân nhỏ 100 năm - thô thì khi liên kết thì chu kỳ chẳng hạn 25.920 năm thì sẽ khác - nhẹ, vi tế hơn -> giống như chúng ta làm cho bánh răng 100 năm đi chậm lại rất nhiều thông qua các điều chỉnh Khí.

 

Nội dung ở trên có thể được hiểu là con người rơi vào một hệ quy chiếc lớn hơn, chẳng hạn 1 năm trong hệ mặt trời sẽ tương đương 25.920 năm, lúc này thời gian sẽ trôi nhanh hơn và tương đương 1/25.920 lần nếu chúng ta kinh nghiệm về một năm trên trái đất, cảm nhận theo giác quan sẽ thấy rất nhanh tức mắt thấy chu kỳ mặt trời mọc và lặn trôi qua vùn vụt. Trong truyền thuyết Việt Nam đó là chuyện Từ Thức gặp tiên.

 

Về định mệnh thông qua môn Tử vi, thì chỉ xét đến giai đoạn sống vật lý và toàn không xét đến giai đoạn sống vô hình tức linh hồn, chu kỳ sống 100 năm trong vũ trụ giống như bong bóng nước mưa vậy (kinh Kim Cương), chỉ có linh hồn là dài tương đương với vũ trụ, vậy thì cuộc chơi nào thực sự là vĩ đại? Và con người đang đi tìm cái gì trong ván cờ vũ trụ này?

 

Như đã phân tích, để thay đổi trạng thái vật lý tức định mệnh thì phải tay đổi hệ thống tương tác, hệ thống tương tác liên quan đến 1 con người được xác định qua cấu trúc bộ môn Tử Vi (chưa nói đến sự thay đổi triệt để về mặt trí tuệ), bước thay đổi tương tác tất nhiên theo thứ tự ưu tiên như dưới đây:

 

- (1) Tương tác từ hệ thống Âm Dương Ngũ Hành thuộc các tầng lớp của vũ trụ.

 

- (2) Tương tác từ trái đất.

 

- (3) Tương tác nội tại cá nhân thông qua trí tuệ và hành động & các pháp môn chẳng hạn yoga, thiền, khí công. (3) là dương so với (4).

 

- (4) Tương tác từ gia đình (dương) so với xã hội (âm).

 

Muốn thay đổi tương tác của linh hồn chỉ thực sự về mặt trí huệ là cực đại mà thôi, "giải thoát" chính là cái đích vĩ đại nhất của một con người trong chu kỳ đồng hành với vũ trụ.

 

(Sự cân bằng trí tuệ trong chu kỳ vũ trụ: từ nguyên lý nhân quả này có thể phân tích sự liên quan đến bộ môn Tử vi và quy định trai gái được lấy nhau sau 5 đời chăng?).

Share this post


Link to post
Share on other sites

Căn cứ vào Duy Thức học của Bồ Tát Di Lạc thì "Tâm" là nơi tàng chứa mọi chủng tử từ quá khứ vô thủy tới hiện tại - tức tại thời điểm hiện tại của mỗi cá nhân, nếu hiểu tổng quát thì có vẻ nó mang ý nghĩa nguồn gốc của định mệnh, tuy nhiên với sự phân tích trong các bài viết ở trên dựa trên các yếu tố:

 

- Sự phức tạp nhất của một sự vật hiện tượng trong vũ trụ là thời điểm nhảy vọt từ vượn người sang người nguyên thủy.

 

- Sự tích tụ khí ở trên tất nhiên liên quan đến thuyết Âm Dương Ngũ Hành.

 

- Sự phát triển trí tuệ của con người nguyên thủy cho tới nay chỉ là sự trao đổi một cách cân bằng các trạng thái tương tác trong não bộ mà thôi (trong quan hệ với cơ thể vật lý và vũ trụ).

 

- Nguyên lý nhân quả của cá nhân: do chu kỳ sống của một cá nhân và trong quan hệ huyết thống có chu kỳ rất nhỏ 100 năm, 5 đời khoảng 220 năm, cho nên tốc độ nhận tương tác đối ứng là rất nhanh "đời cha ăn mặn đời con khát nước" và tùy vào trạng thái tương tác bao trùm từ các hệ thiên văn lớn, nếu trong trạng thái "tụ" thì nhân quả chậm còn trong trại thái "tán" thì nhân quả nhanh.
 

Cho nên, nếu nhận định về Duy Thức học như là "định mệnh" ở trên là sai. Phật Thích Ca Mâu Ni khi còn tại thế thì không giảng sâu về Duy thức học, và Ngài cũng có nói rằng sợ chúng sinh "chấp" vào nó như "định mệnh đã an bài" nên rất khó tinh tấn trong tu tập giải thoát.

 

Phá giải ý nghĩa "định mệnh" là tối quan trọng trong học thuyết Âm Dương Ngũ Hành và bất kỳ một tôn giáo hay khoa học nào khác.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đàn HÀ THANH Tuất thời 10.06.AL.86
TRU TIÊN TRẬN – TIÊN KỴ THÚ
HÀ THANH CHƯỞNG GIÁO
Thầy mừng các con – Thầy miễn phép, các con an tọa.


THI
Lòng quyết dặn lòng lo giải thoát
Chớ nên chậm bước trễ con đò
Kỳ Tam Ân Xá con ôi ráng!
Trễ Hội nguyên này khó nỗi lo…
Hồng trần cõi tạm - sanh ký tử quy
Người trí mau thức tỉnh trần mê
Tìm Chánh Đạo quay về vị cũ
Nhứt thất nhơn thân nan tái phục
Một kiếp làm người khó lắm thay!


Kỳ Ba Ân Xá
Ai kẻ hữu duyên
Gặp Đạo Chánh Truyền
Thức Tánh Tầm Nguyên
Nương Bát Nhã Thuyền
Phản Hồi Cựu Vị

 

Biết được Đạo rồi phải toan phấn chí, nỗ lực bình sanh mà hạ thủ công phu, chớ khá chần chờ! Ráng một kiếp này cho đoạt kỳ công quả Tiên Thiên trở lại Ngọc Bảng Danh Đề, thoát khỏi sông mê mà trở về cùng Mẹ – Cha sum vầy hội hiệp. Muốn biết Vũ Trụ trước phải biết mình, bởi Nhơn Thể chính là Thiên Cơ, là bộ máy Trời nho nhỏ thu gọn nơi mình, tất cả huyền bí đều ẩn chứa bên trong. Hồi Quan Phản Chiếu Tâm Mình sẽ thấy rõ Bản Nguyên Hoàn Vũ. Người có đủ tất cả cũng như Trời, thân ta là một Pho Kinh đủ đầy tất cả.

 

Muôn Kinh ngàn quyển đều tự nơi Tâm
Thiên Bang Vạn Pháp đều bởi nơi Tâm
Hiểu được cái Tâm là Suốt Thông Vạn Lý
Quy Vạn Pháp trở về Nhất Pháp.

 

Khoa học cũng là Đạo Pháp, Đạo sanh ra Pháp, Pháp là Khoa học, là trình độ tư duy, là sự phát minh của con người. Khoa học đã hiểu Vũ Trụ một phần nào, nhưng chỉ hiểu qua phần tướng thể, là cái thế giới hiện tượng bên ngoài, cũng chưa thấu rõ nguyên lai của Vũ Trụ do đâu mà có. Sự cấu tạo hình thành các hiện tượng cũng như kiếp tử sanh của con người là bởi do đâu? Tại sao Thành rồi Hoại, Hiệp rồi Tan?!

 

Khoa học đã đạt đến trình độ cao, những tưởng là mình đã chinh phục được Vũ Trụ, làm chủ Không Gian, nhưng nào đã chinh phục được gì, hiểu được bao xa? Tầm kiến thức ấy cũng chỉ là hạn hẹp, khoa học chưa hiểu nổi Hồn là gì? Sự sống bởi đâu? Tai họa là ở chỗ sự tiến bộ về mặt Tâm Linh Đạo Đức của Nhân Loại không theo kịp đà phát triển của Khoa học vật chất, nó đã lôi kéo con người vào những cuộc chạy đua tranh tài cao thấp. Sự xuất hiện của Vũ Khí Nguyên Tử là một dấu hiệu sắp đưa con người vào vực thẳm, đến chỗ diệt vong.

 

Đó là báo hiệu cái điềm Tận Diệt của thế gian mà con người rồi đây không phương tránh khỏi. Nhưng may mắn thay! Trong nẻo Chết Đức Thượng Đế Phụ Hoàng lại mở khai Sinh Lộ, gieo mối Đạo Vàng tại cõi Trời Nam Linh San Phúc Địa, được hưởng Chân Chủng Bồ Đề, cứu vớt một số Linh Căn, lập lại đời Thượng Đức. Các môn đồ đệ tử một khi đã liễu ngộ tâm nguyện, đã đạt được thần thông chí diệu, đã rõ các pháp nhiệm của Vô Cực Đồ thì sẽ không còn bi quan nữa, bởi vì Đạo Pháp là Vô Cùng, Pháp Môn là Vô Thượng, Đạo là trên tất cả.

 

Khoa học đã tính được vận tốc của ánh sáng là 300.000 km/s, và không còn vận tốc nào cao hơn nữa. Nhưng Khoa học không biết là vận tốc Chơn Tịnh Điển còn cao siêu hơn nữa. Chơn Tịnh Điển là Điển trong Vô Cực, cũng như Chơn Tịnh Quang là ánh sáng của Đạo Quang, là cái sáng Vô Cực, vận tốc ấy là Huyền Đồng Vũ Trụ, cũng như Chơn Tịnh Điển là không lệ thuộc thời gian, không gian mà là Nhứt Khắc, Nhứt Cảm, Nhứt Ứng. Cái Thần Thông của Tiên Phật ở trong Vô Cực là Huyền Nhiệm như thế.

 

Người tu đạt đến chỗ thần thông chí diệu rồi thì không còn gì ngăn ngại, ngờ vực, thắc mắc. Một khi Tâm Linh Giới đã được khai thông, đã Huyền Đồng cùng Vô Cực thì những cái tiến của Khoa Học chỉ là cái tiến của Rùa bò, không đáng là gì cả.

 

Rồi đây ở đời Thượng Đức sẽ có những nhà bác học xuất thân từ cửa Đạo, suốt thông Đạo Pháp, sẽ làm cho thế giới biết rõ Đạo mầu. Chừng đó Khoa Học của thế gian sẽ phải cúi đầu mà chịu phép.

 

Thầy giảng về sợi dây phép “ Khổn Tiên Thằng”. Đời thường nói: “ Thê Thằng Tử Phược”, ấy là sợi dây tình ái mới là “ Khổn Tiên Thằng”, sợi dây ấy mới trói được Tiên, làm cho Tiên phải khốn đốn.

 

Kìa như Khương Tử Nha là bực Đại La Thiên Tiên có Sắc Chỉ Ngọc Hư Cung phò tá Võ Vương Hưng Châu Phạt Trụ, có sứ mạng thay quyền Giáo Chủ chấp chưởng Phong Thần, nhưng vì còn vướng nghiệp trần nên một lúc bị Khổn Tiên Thằng trói ngã.

 

Khổn Tiên Thằng là sợi dây oan trái buộc ràng người thế cũng như kẻ tu hành, nếu không có Chí Đại Hùng không phương thoát khỏi, không có Gươm Trí Huệ thì không đoạn dứt được sợi dây oan nghiệt. Dây Khổn Tiên đã trói ai rồi thì sức phàm không phương tháo gỡ, vì không thấy được đầu mối của nó thì làm sao gỡ cho ra!

 

Chỉ có bực Giáo Chủ mới có đủ thần thông để giải tỏa. Theo Thầy thì sợi dây ấy là Tà Pháp, là Yêu Pháp chứ chẳng phải Bửu Pháp của Ngọc Hư Cung. Các trẻ tu hành coi chừng mà tránh dây ấy, đừng để nó trói buộc thì không phương vùng vẫy. Ôi! Khó lắm thay! Ai mở được dây này? Thầy lấy làm lo cho đệ tử!

 

Ngày xưa Khương Thượng bị trói thì Nguyên Thỉ Chưởng Giáo sai Kim Hà Đồng Tử lãnh Linh Phù xuống mở cho Khương Thượng. Còn các con ngày nay nếu bị dây ấy trói thì Thầy muốn cứu cũng khó, vì phải do nơi đệ tử. Nếu lòng các con Nhứt Tâm Giải Thoát mà rủi bị trói bất ngờ thì Thầy có thể chiếu Điển Thần mà giải tỏa. Còn nếu con không đủ nghị lực tháo gở, lòng trần chưa dứt thì Thầy cũng không cứu gở đặng.

 

Kìa như Đức Thích Ca khi còn là Thái Tử, đã bị dây phép này trói một lúc, nhưng Ngài là Bực Đại Giác, có Chí Đại Hùng, có Gươm Trí Huệ đoạn dứt dây oan, ấy bởi Chí Đại Hùng mà làm nên được.

 

Vậy các con muốn khỏi bị dây phép trói trở, phải quyết Tâm tu hành, một lòng Tinh Tấn, không luyến trần hồng, thì dây ấy mới không trói buộc được. Nhược bằng lòng chưa sạch, ý chưa thanh thì không thể nào tu hành tinh tấn. Phải đủ Hùng Tâm, Hùng Lực, tự mình giải phá, tháo gở triền miên thì mới khỏi dây ấy buộc trói. Phải Nhứt Tâm, Nhứt Đức như Đường Tăng, lúc nào cũng niệm Tâm Kinh hồi hướng Lôi Âm, một lòng tưởng Phật, dầu cho Yêu Tinh trước mặt, Quỷ dữ ngăn đường, lòng vẫn chí quyết thì Ngộ Không mới cứu được Thầy thoát nạn. Bởi vì Ngộ Không Tâm là cái Tâm Chơn Chánh chỉ bảo vệ Thầy vì Thầy đã giữ được Hằng Tâm. Nếu như Tam Tạng Tâm trần còn vọng, còn luyến trần tình, thì Ngộ Không dầu có tài phép thế nào cũng khó mà phò tá Thầy được tới Tây Phương Phật Cảnh.

 

Lại còn mấy phép mà kẻ Hành Giả Chơn Tu phải tránh, phải sợ đó là 4 cây Gươm của Thông Thiên Giáo Chủ với Tru Tiên Trận. Trận này là trận dữ nhất. Bốn Gươm ấy là: Tru Tiên Kiếm - Lục Tiên Kiếm - Hãm Tiên Kiếm - Tuyệt Tiêm Kiếm. Bốn gươm tượng trưng cho nạn lớn sẽ đến với những người nào tu không có Chánh Tâm. Trận dữ với 4 Gươm Linh treo 4 cửa, bực Đại Tiên là 12 đệ tử của Ngọc Hư Cung không ai dám vào vì không đủ thần thông phá trận. Bốn Gươm Linh ấy là : Sắc – Tài – Tửu – Khí là bốn thứ độc hại đối với người tu.

 

Sắc là Tru Tiên Kiếm
Tửu là Lục Tiên Kiếm
Tài là Hãm Tiên Kiếm
Khí là Tuyệt Tiên Kiếm.

 

Chỉ cần bị một trong bốn gươm ấy cũng đã nguy rồi. Gươm nào cũng giết hại Tiên, làm khốn Tiên. Chỉ có Bực Giáo Chủ mới đủ thần thông phá trận. Còn các môn đồ dù đến bực Đại Tiên cũng không dám tới.

 

Bực Giáo Chủ là Hoa Khai Đảnh Thông, Linh Đài Chiếu Sáng, thì Yêu pháp mới không làm tổn hại Đạo. Thế nên các môn đồ đệ tử phải đề phòng, đừng lấp lửng khinh thường mà phải Táng Thân Hại Mạng. Tuy nhiên, người phước đức cũng có thể tránh được nó, nhưng cũng phải bằng nghị lực của chính mình. Phải tránh chớ chẳng đương đầu được với nó, phải sợ mà tránh chớ không nên tìm nó. Nay các con đang ở trong trận ấy, đã biết được Bốn Gươm Linh lợi hại như thế nào rồi. Nếu chủ được Tâm mình thì không bị Gươm sát hại. Nếu luyện được Hằng Tâm thì không sợ gì nữa, nhược bằng chưa có Chủ Tâm thì coi chừng bỏ mạng.

 

Về Trận Vạn Tiên bắt hàng Tiên Thú, các con hiểu thế nào về Tiên Kỵ Thú ( Tiên Cỡi Thú ). Trong cuộc thư hùng Xiển – Triệt ngày trước có chuyện vị Đại Sĩ - Đại Đệ Tử của Ngọc Hư Cung hàng phục Tiên Thú như sau:
a. Văn Thù Quảng Pháp Thiên Tôn bắt được Thanh Mao Sư Tử.

b. Từ Hàng Đạo Nhơn bắt được Kim Mao Hẩu tức là Kim Quang Tiên.

- Phổ Hiền Chơn Nhơn bắt được Bạch Tượng tức là Linh Nha Tiên.

Cuộc đấu tranh Xiển – Triệt thuở ấy là có, chuyện Phong Thần là có thật, nhưng đây nói về phần Đạo nên người chép sử chẳng thông nên không ghi rõ. Bởi đây thuộc về Huyền Sử có tính cách huyền thoại, nhưng là chuyện có thật. Tiên Kỵ Thú có nghĩa là mình đã chủ đặng cái Tâm mà chế phục được cá tính, hàng phục được chúng sanh trong nội bản thể. Bắt Yêu Tinh quy hàng Phật Tánh, đó là Tiên Kỵ Thú. Thú là thú tánh, chúng sanh tánh, là dục vọng. Tu là Chủ Tâm để chế ngự dục vọng của lòng. Đó là mình cỡi lên con thú của lòng mình vậy. Cỡi được nó là Thành Đạo, không thâu phục được nó là Đạo chưa thành. Cũng như Đường Tam Tạng nhờ có 4 trò giúp đỡ, nhờ có Long Mã mà đến được Tây Phương.

 

Thôi đêm nay Thầy dạy đã tạm đủ, Thầy giả từ các con.

Thăng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mặc dù việc nhận biết con người là phức tạp nhất trong các sự vật hiện tượng trong vũ trụ, tuy nhiên do đặc tính vô cùng vô tận mà chúng ta chưa thể xác định trước đó đã có một quả đất khác hay ngay sau quả đất của chúng ta thì sự sống đã có từ một nơi nào đó tương tự.

 

Khi hồng hạc bay về

honghacphap2.jpg

 

Để giải bài toán vô cùng vô tận này cần sử dụng hai ý và áp dụng toán học cao cấp:

 

- Trái đất hay hệ mặt trời là một tổ hợp Âm Dương Ngũ Hành. Vũ trụ được cấu trúc từ nhiều tổ hợp chồng chất lên nhau.

 

- Từ trên, xác định mức độ điều kiện nảy sinh ra sự sống trên trái đất hay trong một hệ mặt trời. Dùng bài toán giới hạn toán học cao cấp về điều kiện tồn tại của sự sống trong các tổ hợp thì kết quả sẽ tiệm cận "0".

 

Do vậy:

 

- Sự sống trên trái đất là duy nhất.

 

- Vũ trụ đang trong giai đoạn phân rã.

Share this post


Link to post
Share on other sites