hoangnt

Giới Hạn Của Học Thuyết Âm Dương Ngũ Hành Về Mặt Triết Học

57 bài viết trong chủ đề này

Chủ đề này có một phần liên quan đến chủ đề Nguồn gốc của học thuyết Âm Dương Ngũ Hành trong chương mục Cổ văn hóa sử, với mục tiêu làm sáng tỏ các giới hạn của học thuyết này. Nếu có các giới hạn này thì chúng sẽ được giải quyết hoặc lấy từ đâu để bù đắp nhằm đi đến sự hoàn thiện của một "Học thuyết thống nhất vũ trụ". Trong chủ đề Nguồn gốc của học thuyết Âm Dương Ngũ Hành chúng ta sẽ thấy quá nhiều các giới hạn về việc giúp cho sự xác định chính xác lịch sử thời Hùng Vương và tổ tông của các ngài như:

 

- Học thuyết Âm Dương Ngũ Hành: về sự liên hợp của Hà đồ - Lạc thư, sự khác nhau và liên hợp giữa Tiên Thiên Bát Quái và Hậu Thiên Bát Quái trong việc mã hóa lịch sử thời Hùng Vương. Nếu tính bắt đầu từ thời Đế Hòa cho tới đời thứ nhất Hùng Vương IV (Sơn Tinh  - Sơn Tinh thắng Thủy Tinh tức nói về thuật trị nước tổng quát qua "Hồng Phạm Cửu Trù") với "Hồng Phạm Cửu Trù" thì thời gian hoàn thiện học thuyết Âm Dương Ngũ Hành kéo dài trên 800 năm.

 

- Hiểu rõ về mặt tổng thể của các phương pháp ứng dụng, chẳng hạn như môn "Huyền không phi tinh" mà từ đó thấy được sự "siêu đẳng" của những bậc thầy lưu giữ mật mã lịch sử, văn hóa, "công nghệ"...

 

- không thể xác định được ranh giới quốc gia của thời Hùng Vương và thời Đế Minh trở về trước.

 

- Số lượng chi & đời thời Hùng Vương và tổ tiên của các ngài, chưa đủ giữ liệu thần tích, gia phả, huyền thoại, chính sử, dã sử...

 

- Do vậy, chưa có dữ liệu của các bộ thời Hùng Vương: Vân Nam, Quý Châu, Quảng Tây, Quảng Đông, Giang Tây, Hồ Nam, Chiết Giang, Phúc Kiến và các bộ phía nam kinh đô Văn Lang, và vùng thượng lưu sông Hồng và sông Dương Tử là Tây Tạng. Tất nhiên, dữ liệu và cổ vật của Bắc Dương Tử nữa, bao gồm cả Hàn Quốc, Nhật Bản.

 

B%E1%BA%A3n_%C4%91%E1%BB%93_h%C3%A0nh_ch

 

- Phải phân tích được mối quan hệ văn hóa, lịch sử giữa các vùng dọc sông Dương Tử, chẳng hạn Quý Châu - Vân Nam và Ba - Thục vùng thượng lưu, Hồ Nam và Hồ Bắc vùng trung lưu, Giang Tô và Chiết Giang vùng hạ lưu và cửa sông,

 

- Cấu trúc đạo giáo thời Hùng Vương.

 

- Cấu trúc thờ tự của quốc gia, làng xã, gia đình.

 

-... và còn nhiều thứ khác như: hiểu rõ ý nghĩa của biểu tượng, của cổ vật như bộ tế khí thời Hùng Vương, biểu tượng trống đồng dùng tế trời đất và tổ tông, công trình xây dựng và kiến trúc, mỹ thuật...

 

Bộ tế khí thời Hạ, Thương, Chu

tumblr_lye9r2FSGr1r4kizgo1_500.jpg

 

- Từ đó nhận thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa các nền văn minh thế giới thời thượng cổ, mà lịch sử Hùng Vương và tổ tông của các ngài được các dân tộc lấy làm nền tảng văn hóa, tôn giáo.

 

-...

 

 

Không chỉ vậy, học thuyết về mặt cơ bản nói về các tập hợp Âm Dương Ngũ Hành, và vì vậy có thể liên quan đến khái niệm "tập hợp" trong khoa học ngày nay như bài toán tập hợp trong Ngịch lý Cantor, vậy có tương thích hay không hay giữa chúng có những khoảng cách không thể bù lấp. Như vậy, phải chăng là các giới hạn của khoa học hiện đại cũng chính là giới hạn của thuyết Âm Dương Ngũ Hành hay (và) ngược lại!.

 

Tôi sẽ lấy những câu hỏi siêu hình đã có từ thời Phật Thích Ca Mâu Ni (624-541 TCN) làm khởi thủy cho nội dung của chủ đề.

 

ĐỨC PHẬT KHÔNG TRẢ LỜI
NHỮNG CÂU HỎI SIÊU HÌNH

Thích Thiện Chánh

Trong kinh điển Phật giáo, có nhiều trường hợp mô tả Đức Phật đã giữ thái độ im lặng trước một sồ câu hỏi của các du sĩ ngoại đạo mang tính huyền hoặc hoặc thiếu thực tế. Đức Phật thấy rõ, những người đặt các câu hỏi như thế thì hoặc chính bản thân họ không hiểu, hoặc họ chỉ nhằm khoe khoang kiến thức qua những tưởng tượng hay ức đoán; và nếu có trả lời thì tính hạn chế của ngôn ngữ cũng khiến mọi giải thích không thể diễn tả rốt ráo mọi điều thấy biết của Đức Phật. Vì thế mà Đức Phật chỉ im lặng.

 

Kinh dạy rằng, một hôm có một du sĩ ngoại đạo Vacchagotta đến chỗ Đức Phật, bạch rằng: “Thưa Tôn giả Gotama, thần ngã có không?” Đức Phật im lặng, không trả lời. “Như vậy, thưa Tôn Giả Gotama, thần ngã không có chăng (1)?”. Đức Phật vẫn giữ im lặng. Ở thời Đức Phật, những du sĩ ngoại đạo giống như Vacchagotta không phải là ít, lúc họ cùng nhau bàn luận thường đưa ra những vấn đề huyền học để tranh luận. Những vấn đề tranh luận thường xoay quanh mười chủ đề sau:

 

Đức Phật đã dạy rằng những câu hỏi như thế chỉ hoàn toàn dựa vào những lý do trừu tượng chung (huyền hoặc) nên không có câu trả lời: Ngài bảo chúng bị che đậy bời tính không có ý nghĩa hoặc rối rắm không đầu không cuối của chúng. Tại sao Đức phật không trả lời những câu hỏi huyền hoặc ở trên? Trước hết, vì những vấn đề này không liên quan đến những lời dạy của Đức Phật. Phật giáo thời kỳ đầu, Đức Phật thường nhấn mạnh vào việc tu trì giới định huệ và nhấn mạnh giáo lý khổ, vô thường, vô ngã. Những pháp này có mục đích giúp mọi người hiểu được cái khổ và phương pháp diệt khổ, nhiệm vụ bức thiết nhất của chúng ta là diệt trừ khổ não, vì vậy Đức Phật giải thích những pháp này là để lợi lại trong việc tu tập, làm cho mọi người yếm ly, trừ chấp ngã, an tịnh, chứng đắc giải thoát giác ngộ. Còn những vấn đề huyền hoặc trên, trong đó có bốn vấn đề liên quan đến vũ trụ, cho dù hữu hạn hay vô hạn, vĩnh hằng hay không vĩnh hằng, chúng đều không có ích lợi gì cho việc giải thoát khổ đau của nhân loại.
 

Liên quan đến vũ trụ:

1- Vũ trụ vĩnh hằng?
2- Vũ trụ không vĩnh hằng?
3- Vũ trụ hữu hạn?
4- Vũ trụ vô hạn?

 

Liên quan đến vấn đề tâm lý học:

5 – Thân và tâm là một vật đồng nhất?
6- Thân là một vật và tâm là một vật?

 

Liên quan đến vấn đề cảnh giới chứng ngộ của Đức Phật:

7- Sau khi chết Đức Phật tồn tại?
8- Sau khi chết Đức Phật không tồn tại?
9- Sau khi chết Đức Phật vừa tồn tại vừa không tồn tại?
10- Sau khi chết Đức Phật vừa không tồn tại vừa không không tồn tại?

 

Đối với bài viết này, chúng ta có thể hiểu là Đức Phật không trả lời những câu hỏi này chứ không hàm ý Đức Phật không hiểu ý nghĩa và không thể trả lời những câu hỏi như vậy. Kinh Pháp Hoa viết: "Phật hiểu rõ nguồn gốc và sự vận động của mọi pháp giới trong tự nhiên".

 

Với tôi, đây là những câu hỏi thông thường đối với các nhà triết học, khoa học hoặc tôn giáo chứ không phải là quá đặc biệt hoặc nhằm mục đích gây khó khăn cho người trả lời, bởi một trong những bản chất của con người là tìm hiểu và sáng tạo.

 

 

Thái bình Thiên tử xuất,

Bất chiến tự nhiên thành.

 

Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vũ trụ là vĩnh hằng theo học thuyết Âm Dương Ngũ Hành
Tác giả: Vu Long

 

Lỗ Đen mới được các nhà Vật Lý tìm ra vào thế kỷ 20 còn “Học Thuyết Âm Dương Ngũ Hành“ ra đời trước khái niệm Lỗ Đen ít nhất từ 4 tới 5 nghìn năm. Mọi người đều biết ở cái thời kỳ đó con người của chúng ta còn đang “Ở Trần Đóng Khố“ (hiểu đơn giản nó thuộc “Thời Kỳ Đồ Đá“), vậy mà tại sao họ lại có thể phát minh ra “Học Thuyết Âm Dương Ngũ Hành“ và bảng “Nạp Âm 60 năm Giáp Tý“ để dự đoán vận mệnh của con người mà chúng còn tồn tại tới ngày nay? Ngoài dự đoán vận mệnh của con người nó còn có thể giải thích được các hiện tượng xẩy ra trong thế giới tự nhiên của chúng ta như vì sao Mặt Trời và ti tỷ các ngôi sao vẫn còn rực cháy tỏa ánh sáng cho tới ngày nay khi mà thời gian là vô tận, tất nhiên chỉ có thể giải đáp được điều này khi con người tìm ra được Lỗ Đen.

Phải chăng ở “Thời Kỳ Đồ Đá“ đó đã xuất hiện một nền văn minh hơn hẳn nền văn minh của chúng ta bây giờ nhưng đã bị hủy diệt vì một lý do nào đó ? Điều này quá là vô lý bởi vì chúng ta cứ thử tính xem với nền văn minh của chúng ta đã trải qua ít nhất 4 tới 5 nghìn năm mà đến nay vẫn còn không thể hiểu được họ đã dựa vào những nền tảng Khoa Học nào mà có thể phát minh ra “Học Thuyết Âm Dương Ngũ Hành““Bảng Nạp Âm 60 năm Giáp Tý“. Rõ ràng bề dầy lịch sử phát triển của họ phải kéo dài hơn chúng ta (ít nhất cũng trải dài từ 5 tới 6 nghìn năm chẳng hạn). Vậy mà nếu nền văn minh của chúng ta bị hủy diệt thì sau 6 nghìn năm nữa một nền văn minh mới đang phát triển như của chúng ta ngày nay sẽ phải phát hiện được tàn tích của ti tỷ các thành phố đã từng tồn tại ở khắp mọi châu lục của chúng ta bây giờ. Trong khi mà chúng ta đã tìm được bao nhiêu Thành Phố và các tàn tích của nền văn minh từng tồn tại cách chúng ta 4 tới 5 nghìn năm trước? Tính cho đến giờ thì những cái mà chúng đã tìm thấy tàn tích của một nền văn minh mà chúng ta dự đoán đó chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. Điều này quá đủ để cho chúng ta khẳng định rằng những tàn tích để lại đó chỉ là các dấu ấn còn để lại trên hành tinh của chúng ta bởi một sự thăm viếng của những người thuộc một nền văn minh ngoài trái đất mà thôi (nó tương tự như chúng ta đi du lịch thường khắc hay để lại một dấu ấn gì đó tại nơi đó trước khi trở về hay đi tiếp tới các nơi khác).

Từ đây chúng ta có thể hiểu rằng ngày 22/12/2012 là ngày kết thúc bộ lịch của người Maya chỉ là một dấu ấn của họ muốn báo cho chúng ta biết rằng cách đây mấy nghìn năm họ đã biết đúng ngày đó là ngày mà Trái Đất của chúng ta cùng Mặt Trời và tâm của Ngân Hà nằm trên một đường thẳng chứ không phải là ngày tận thế như nhiều người suy đoán (nếu nó là ngày tận thế thì chỉ có thể do con người của chúng ta gây ra mà thôi).

Nếu một ai đó không tin thì cứ thử tự hỏi rằng : Chả nhẽ họ văn minh hơn hẳn chúng ta mà lại không có cách gì để lưu lại cũng như để dạy các tri thức của họ cho các thế hệ trẻ của họ sao (như sách, vở, băng, đĩa, CD... các phòng thí nghiệm, máy móc, thư viện...), chả nhẽ họ không có thế hệ trẻ mà toàn là các ông già bà lão? (cứ cho rằng họ đã đạt tới mức độ truyền tri thức bằng cách "Bơm Tri Thức thẳng vào não..." thì họ vẫn phải có khoảng thời gian phát triển như của chúng ta ngày nay chứ). Nhưng một số người không biết đặt câu hỏi này và lại càng không thể trả lời nổi các câu hỏi này mà tin rằng tất cả tri thức của nền văn minh của họ đều được cất dấu trong cái "Máng Lợn" và một số người này đang hy vọng sẽ giải mã được những cái đang tồn tại trong đó (cái máng lợn) để hiểu được khởi nguyên của Vũ Trụ là "Khí tụ thành Hình" như thế nào.

Chúng ta biết Vật Chất bao gồm Năng Lượng và Khối Lượng (kể cả như tinh thần, ý thức, linh hồn… đều thuộc Năng Lượng ). Do vậy mọi Học Thuyết đã xuất hiện trên thế giới từ trước tới nay đều phải phục vụ 2 đối tượng này cho dù chúng được diễn đạt theo một cách khác như “Khí“ tức Năng Lượng“Hình“ tức Khối Lượng chẳng hạn. Do vậy nếu không có Vật Chất thì Vũ Trụ của chúng ta sẽ trống rỗng, khi đó không có cái gì có thể xác định được Không Gian và Thời Gian đang tồn tại trong cái Vũ Trụ này cả.

Vậy thì Lỗ đen là cái gì mà nó có thể giải thích được vì sao trên bầu trời của chúng ta ngày nay vẫn tồn tại hàng ti tỷ ngôi sao đang rực cháy (như Mặt Trời của chúng ta) khi mà thời gian là vô tận (rõ ràng chúng ta có thể xác định được khoảng bao lâu nữa Mặt Trời sẽ tắt khi hết nhiên liệu để duy trì sự cháy đó). Điều này rõ ràng là phải có ít nhất một nơi nào đó trong Vũ Trụ có khả năng sinh ra các ngôi sao (Mặt Trời) để bù vào sự thiếu hụt này (các ngôi sao đã tắt), vùng đó chính là vùng bên trong các Lỗ Đen đang tồn tại.

Chúng ta thử tìm hiểu Lỗ Đen qua “Bách khoa toàn thư mở Wikipedia“:

Lỗ đen, hay hố đen, là một vùng trong không gian có trường hấp dẫn lớn đến mức lực hấp dẫn của nó không để cho bất cứ một dạng vật chất nào, kể cả ánh sáng thoát ra khỏi mặt biên (chân trời sự kiện) của nó, trừ khả năng thất thoát vật chất khỏi lỗ đen nhờ hiệu ứng đường hầm lượng tử. Vật chất muốn thoát khỏi lỗ đen phải có vận tốc thoát lớn hơn vận tốc ánh sáng trong chân không, mà điều đó không thể xảy ra trong khuôn khổ của lý thuyết tương đối, ở đó vận tốc ánh sáng trong chân không là vận tốc giới hạn lớn nhất có thể đạt được của mọi dạng vật chất“.

 

250px-BH_LMC.png

Ở đây chúng ta (những người nghiên cứu “Học Thuyết Âm Dương Ngũ Hành“) chỉ cần quan tâm tới đoạn đầu:
“Lỗ đen, hay hố đen, là một vùng trong không gian có trường hấp dẫn lớn đến mức lực hấp dẫn của nó không để cho bất cứ một dạng vật chất nào, kể cả ánh sáng thoát ra khỏi mặt biên (chân trời sự kiện) của nó“.

Lỗ Đen chính là một nơi mà “không để cho bất cứ một dạng vật chất nào, kể cả ánh sáng thoát ra khỏi mặt biên của nó“. Câu này có liên quan gì tới câu: “Dương đến cùng cực thì sinh Âm còn Âm đến cùng cực thì sinh Dương“, nó là một trong các tính chất cơ bản của “Học Thuyết Âm Dương“ ? Rõ ràng ở đây có một sự liên quan không thể chối cãi được đó là “không để cho bất cứ một dạng vật chất nào, kể cả ánh sáng thoát ra khỏi mặt biên (chân trời sự kiện) của nó“, tức là mọi dạng Vật Chất, kể cả ánh sáng (Năng Lượng) đều bị hút (tụ) vào tâm của Lỗ Đen. Mà bị Hút hay bị Tụ mãi vào tâm của Lỗ Đen thì trong Lý Học Đông Phương người ta thay từ này bằng từ “đến cùng cực“ và dĩ nhiên là “Khí (Năng Lượng) tụ (đến cùng cực sẽ) thành Hình (Khối Lượng)“. Điều này chứng tỏ vùng bên trong Lỗ Đen thì Năng Lượng tụ thành Khối Lượng, tức Năng Lượng chuyển đổi thành Khối Lượng. Điều này chứng tỏ chỉ có vùng này mới có thể tao ra được “Hạt của Chúa“ mà thôi, còn vùng mà các nhà Vật Lý đang tạo ra trong máy gia tốc hạt lớn LHC nằm bên dưới mặt đất tại biên giới Pháp-Thụy Sĩ chỉ có thể tạo ra vùng mà “Hình tán thành Khí“ như các phản ứng cháy trên Mặt Trời chứ làm sao có thể tạo ra độ Tụ đến cùng cực của Năng Lượng để có thể sinh ra Khối Lượng được.

Ở đây xuất hiện một nghịch lý là trong Lỗ Đen, cứ cho là “Khí“ (Năng Lượng) đã tụ hết thành “Hình“ (Khối Lượng) - (nói chính xác thì cho dù Năng Lượng đã bị hút vào trong Lỗ Đen rồi nhưng nó phải bị hút vào tâm của Lỗ Đen tới một mức độ nào đó thì mới có thể chuyển thành Khối Lượng - điều này phụ thuộc vào độ lớn của từng Lỗ Đen. Cho nên trong Lỗ Đen vẫn tồn tại 2 dạng Năng Lượng và Khối Lượng) nhưng “Hình“ (Khối Lượng) lúc này cũng tụ đến cùng cực cơ mà, vậy thì “Hình“ sẽ lại sinh ra “Khí“ hay sao? Điều này là không thể chấp nhận được, vì vậy ở đây ta chỉ có thể chấp nhận được là “Khí“ đã tụ đến cùng cực để thành “Hình“ còn “Hình“ không thể tụ đến cùng cực được nên nó không thể sinh ra “Khí“. Nhưng theo “Học Thuyết Âm Dương“ thì “Dương đến cùng cực sinh Âm còn Âm đến cùng cực thì sinh Dương“, vậy thì từ “cùng cực“ ở đây có thể phải hiểu rộng hơn theo nghĩa bóng chứ không thể hiểu chỉ theo nghĩa đen như chúng ta thường vẫn nghĩ trước đây. Từ “cùng cực“ bây giờ có nghĩa là khi rơi vào trạng thái “cùng cực“ nào đó thì Âm và Dương có thể chuyển hóa cho nhau. Như trên thì “Khí“ đã bị rơi vào vùng “cùng cực“ là sức hút cực mạnh của Lỗ Đen đã biến Năng Lượng “Khí“ thành Khối Lượng “Hình“. Tương tự Khối lượng “Hình“ đã rơi vào vùng “cùng cực“ có nhiệt độ cực cao như phản ứng Nhiệt Hạch trên Mặt Trời nên Mặt Trời đã biến Khối Lượng “Hình“ (tán) thành Năng Lượng “Khí“.

Nhưng ngay từ thời kỳ “Ở Trần Đóng Khố“ người ta đã biết rằng khi đốt củi để sưởi ấm hay nấu chín thức ăn người ta đã biết rằng rõ ràng là củi tức là Hình khi cháy đã tỏa (tán) ra Khí (đó là ánh sáng và hơi nóng). Vậy thì trong một môi trường có nhiệt độ nhỏ hơn nhiều với Mặt Trời mà “Hình“ (tức củi) cũng đã rơi vào vùng “cùng cực“ để tán thành “Khí“ (ánh sáng và hơi nóng). Từ đây chúng ta hiểu thêm là vùng “cùng cực“ đối với Vật Chất (Hình) khác nhau sẽ khác nhau. Còn với các loại Năng Lượng (Khí) khác nhau thì vùng “cùng cực“ của chúng có khác nhau không thì tôi chưa biết.

Chính nhờ có “Học Thuyết Âm Dương Ngũ Hành“ mà chúng ta có thể dự đoán rằng Năng Lượng đã chuyển đổi thành Khối Lượng trong Lỗ Đen và không như nhiều nhà Vật Lý trên thế giới tin rằng mọi thông tin khi rơi vào trong Lỗ Đen hay các thông tin mới xuất hiện trong Lỗ Đen sẽ bị mất, tức họ cho rằng các thông tin này không thể biết được vì chúng bị hút mãi vào tâm Lỗ Đen đến một điểm mà họ gọi là điểm Kỳ Dị (tức chúng không thể quay lại được Vũ Trụ của chúng ta). Đặc điểm của điểm Kỳ Dị này họ cho rằng tại nơi đó Không Gian sẽ biến thành Thời Gian còn Thời Gian sẽ biến thành Không Gian…. (quả thực đọc mà thấy nhức hết cả đầu). Nếu như các nhà Vật Lý này biết đến “Học Thuyết Âm Dương Ngũ Hành“ thì họ chắc sẽ không có những ý tưởng “Khủng“ đến như vậy.

Nhưng tại sao “Học Thuyết Âm Dương Ngũ Hành“ có thể cho chúng ta biết được những cái gì (thông tin) đang diễn ra trong Lỗ Đen. Đó chính là trong thực tế chúng ta chỉ biết có một dạng của Vật Chất là Khối Lượng biến đổi thành Năng Lượng (như phản ứng Nhiệt Hạch (cháy) trên Mặt Trời hay các loại nhiên liệu trên Trái Đất cháy chẳng hạn) chứ chưa bao giờ chúng ta biết đến Năng Lượng có thể biến thành Khối Lượng cả. Vậy thì phản ứng cháy trên Mặt Trời cũng như trên các vì sao rồi sẽ tắt (khi nhiên liệu cung cấp cho phản ứng cháy hết). Vậy mà đến bây giờ trên bầu trời của chúng ta vẫn đang còn tồn tại ti tỷ các ngôi sao đang cháy khi mà thời gian là vô tận. Điều này chứng tỏ trong Vũ Trụ phải có những nơi có thể sinh ra được các vì sao mới thì mới hợp lý. Rõ ràng phản ứng cháy là phản ứng mà “Khối Lượng“ (Hình) biến thành “Năng Lượng“ (Khí) thì dĩ nhiên phải có chiều ngược lại theo đúng “Học Thuyết Âm Dương Ngũ Hành““Năng Lượng“ (Khí) cũng phải biến thành “Khối Lượng“ (Hình), vì Âm Dương có thể chuyển hóa cho nhau. Đó chính là các vùng trong Lỗ Đen mà chúng ta đã chứng minh ở trên.

Chúng ta thấy về logic thì chả có một vật nào như Lỗ Đen cứ hút mọi dạng Vật Chất (Năng Lượng và Khối Lượng) mãi mãi cả, nó hút mãi rồi tới lúc Bội Thực (tới hạn) thì nó phải phun ra để trở lại trạng thái Lỗ Đen bình thường của nó (cũng có thể sau khi nổ thì Lỗ Đen này không còn nữa?). Những cái mà Lỗ Đen phun ra đó chính là thông tin trong Lỗ Đen mà chúng ta có thể biết được. Một trong các thông tin đó chính là một số Vật Chất khi phun ra có khả năng tụ lại để sinh ra các ngôi sao mới mà ngày nay người ta đã phát hiện ra rất nhiều nơi trong Vũ Trụ đang Đẻ ra các ngôi sao (Mặt Trời). Đó chính là lý do để giải thích vì sao trong Vũ Trụ của chúng ta ngày nay còn tồn tại hàng ti tỷ ngôi sao như vậy.

Vậy thì Vũ Trụ của chúng ta là vĩnh hằng tức nó không có điểm bắt đầu và kết thúc như nhiều người vẫn nghĩ (các nhà Vật Lý thì cho rằng BigBang còn các nhà Mệnh Lý Học Đông Phương thì cho rằng Thái Cực là khởi nguyên của Vũ Trụ). Thái Cực hay BigBang theo tôi nó chỉ có thể là thời điểm mà Lỗ Đen chuyển thành Lỗ Trắng. Điều này có thể giải thích là bởi vì trình độ hiểu biết về Vũ Trụ thiên văn… của những người “Ở Trần Đóng Khố“ cách đây trên dưới 4 nghìn năm là rất thấp nên khi sao chép lại những tri thức của những vị khách từ một nền văn minh bên ngoài Trái Đất truyền cho chỉ có thể hiểu được theo nghĩa đen của nó mà thôi.

Câu nói chính xác của bà Vanga là: “Một lý thuyết uyên thâm cổ xưa sẽ trở lại với nhân loại“ chứ không phải nó là “Một lý thuyết thống nhất Vũ Trụ“ như một số người Ngộ nhận. Cho nên nếu có một lý thuyết như vậy xuất hiện bây giờ thì nó cũng chỉ giải quyết được những kiến thức đã có của con người lúc này thôi còn sau đó khi Khoa Học phát triển hơn nữa thì cái lý thuyết thống nhất đó rồi sẽ lạc hậu và người ta lại phải bắt tay vào để đi tìm một lý thuyết khác có thể giải quyết được tất cả các tri thức đã biết của con người tại thời điểm đó. Ví dụ như đến bao giờ thì người ta có thể biết hết được bên trong Lỗ Đen sẽ xuất hiện những lực nào ngoài 4 lực mà chúng ta đã biết chẳng hạn…

Một số người cho rằng "Học Thuyết Âm Dương Ngũ Hành" chính là một "Lý Thuyết Thống Nhất Vũ Trụ", tức nó là một lý thuyết có thể giải thích được mọi hiện tượng trong Vũ Trụ của chúng ta. Quả thực đây là một suy luận ngớ ngẩn bởi vì cứ cho đã có một nền văn minh đã từng xuất hiện trên trái đất của chúng ta cách đây 4 tới 5 nghìn năm đi thì họ cũng chỉ văn minh hơn chúng ta tới một mức độ nào đó mà thôi (giống như nền văn minh của chúng ta ngày nay so sánh với "Thời Kỳ Đồ Đá" trước đây của chúng ta chẳng hạn) chứ làm sao họ đã có thể hiểu hết mọi bí mật của Vũ Trụ. Vậy thì tại sao một số người này lại cho rằng nó là một "Lý Thuyết Thống Nhất Vũ Trụ" là bởi vì với số người này cho rằng Vũ Trụ là cái Không - Thời Gian trong cái "Máng Lợn" (cám, bèo, nước, muối...) ấy mà.

Cứ cho sự suy luận của tôi ở trên là đúng đi thì chúng ta có thể hiểu và thông cảm cho những người "Ở trần Đóng Khố" của chúng ta cách đây 4 tới 5 nghìn năm sẽ ghi lại như thế nào về Lỗ Đen chuyển thành Lỗ Trắng để tạo ra Vũ Trụ vật chất trong đó có các vì sao (Mặt Trời).

1 - Khi Năng Lượng (Khí) trong Vũ Trụ bị hút vào Lỗ Đen chúng sẽ TỤ thành Khối Lượng (Hình) nhưng Khối Lượng trong Vũ Trụ bị hút vào Lỗ Đen chúng cũng bị TỤ nhưng chúng vẫn là Khối Lượng chỉ có mật độ đậm đặc hơn mà thôi chính vì vậy mà trong Lỗ Đen vẫn tồn tại 2 dạng: Năng Lượng (chỉ có ở vòng ngoài - như đã giải thích ở trên) và Khối Lượng. Dĩ nhiên người xưa sẽ chỉ có thể hiểu được nghĩa đen của nó là Thái Cực (tức Vật Chất - bao gồm Khối Lượng và Năng Lượng).

2 - Khi Lỗ Đen đạt tới một giới hạn nào đó thì nó không thể Hút thêm được nữa và khi đó nó tuân theo một lực mới nào đó (mà chúng ta chưa biết) đã gây ra sự nổ của Lỗ Đen để tạo thành Lỗ Trắng. Lúc đó Vật Chất (gồm Khối Lượng và Năng Lượng) của Lỗ Đen khi nổ đã phun ra Khối Lượng và Năng Lượngngười xưa ghi lại là Thái Cực sinh Lương Nghi (tức Vật Chất đã tạo ra Khối Lượng và Năng Lượng).

Nếu sự suy luận của tôi ở đây là đúng thì chúng ta có thể hiểu câu Thái Cực (Vật Chất) không phải sinh ra Lưỡng Nghi (Năng Lượng và Khối Lượng) mà là Thái Cực (Vật Chất) bao gồm Lưỡng Nghi (Năng Lượng và Khối Lượng). Đây chính là cái "Tổ Của Con Chuồn Chuồn" mà mấy nghìn năm nay người ta vẫn đang còn Mê Muội.

Chính sự Mê Muội này mà người ta không thể trả lời được câu hỏi: "Cái gì sinh ra Thái Cực" hay "Trước Thái Cực là cái gì?".

Share this post


Link to post
Share on other sites

VẤN ĐỀ TRIẾT HỌC CĂN BẢN

NGUYÊN SA

 

Những vấn đề triết học được đề cập tới trong lịch sử tư tưởng loài người đã làm cho ta ngạc nhiên, bỡ ngỡ không phải là ít. Chúng ta ngạc nhiên, bỡ ngỡ trước số lượng cũng như trước sự phức tạp mỗi ngày một biến thiên, một gấp khúc của những vấn đề...

 

Người ta đã suy nghĩ về đời sống, về con người, và cả đến những sự kiện bao quanh con người, muôn vật trong hoàn vũ.

 

Va chạm với vật giới, người ta đã ngạc nhiên như đứa trẻ ngạc nhiên trước tiếng trống, tiếng kèn, con ong, cái kiến, rồi người ta bước dần sang con đường dò hỏi về sự hiện hữu của vũ trụ. Đám mây vẫn bay, dòng sông vẫn luân lưu, dòng nước vẫn lưu thông dù có ta hay không có ta, hay tất cả chỉ là những hình ảnh giả tạo? Lửa đốt cháy tay, mưa làm ướt áo là những sự kiện có thực, chắc chắn, và ta là một nhân chứng hay ta đang sống trong tình cảm của một kẻ mơ ngủ bên nồi kê, không biết ta là bướm hay bướm là ta, tất cả chỉ là bóng sự thực, bởi vì ta bị giam cầm từ trứng nước trong một «hang kín» bịt bùng. Vũ trụ  là một thực thể hay những điều chính xác chỉ là tư tưởng?

 

Rồi những người suy nghĩ còn ngạc thiên trước sự suy tư của mình, ngạc nhiên trước cái khả năng đặc biệt của mình làm cho mình khác biệt với muôn loài trong vũ trụ. Tại sao ta suy nghĩ? Tại vì ta có một linh hồn hay tư tưởng của ta vốn chỉ là trò chơi của một cuộc pha trộn, dao động giữa trăm nghìn nguyên tử nhỏ bé li ti? Nếu có một linh hồn thì hồn có chỉ huy xác không? Ta có tự do không? Tất cả những.tương quan giữa xác và hồn ta phải xác định ra sao? Nghĩ về vật, nghĩ về mình, ta sẽ dò hỏi đến nguồn gốc loài người (ai sinh ra ta?), đến lẽ luân lưu, điều trật tự sinh hóa, đổi thay, tuần tự của muôn loài.

 

Có những lúc những câu hỏi đó được nêu ra lẻ loi, từng lần riêng biệt. Như trong những bài học thực hành, những câu chuyện dậy răn của những bậc thầy Châu Á. Cũng có  lúc những câu hỏi đó được nối liền, buộc chặt thành những hệ thống, xây dựng thành lâu đài đồ sộ. Đó là những tham vọng của những Aristote, St Thomas d’Aquin, Hegel ở trời Tây.

 

Cũng có lúc con người ngừng suy nghĩ, tìm hiểu, dò hỏi hay nói cho đúng hơn, muốn ngừng dò hỏi để dò hỏi về giá trị của những lời dò hỏi của mình, giá trị hiểu biết của con người, biên giới của trí năng. Một Lão Tử đã phủ nhận khả năng quy định thế nào là Đạo. Một Kant phủ nhận giá trị của siêu hình học (mặc dầu đó cũng là một thái độ, một cố gắng siêu hình). Phủ nhận khả năng hiểu biết của con người trước những phạm vi ở bên ngoài, ở bên kia hiện tượng, phạm vi của ẩn tượng (noumène). Có những người đã muốn ý thức về ý thức của con người, để tìm một lối thoát dù đó là một luân lý thực hành của Kant, dù đó là một ngõ «vô vi» của Lão, một suy tư đơn độc của Kierkegaard. Cũng có những người đã bi quan đến nỗi biến trạng thái tâm hồn đó thành một chủ nghĩa. Đặt vấn đề? Vô ích! Tìm hiểu vô ích! Bởi vì sự thật ta sẽ không bao giờ đạt tới. Muốn đi tìm sự thật, ít ra ta cần phải phân biệt được cái đúng và cái sai. Làm thế nào phân biệt được sự chính xác vả sự sai lầm bởi vì muốn phân biệt ta cần phải có một mấu chốt nào để nhận rõ cái đúng là đúng, sai là sai. Ta biết lấy gì làm tiêu chuẩn cho sự thật?

*

Có những vấn đề, trước sự đổi thay của thời gian, biến thiên của lịch sử đã mất lý do sinh tổn. Người của thế kỷ 20 không còn nghi ngờ, dò hỏi về sự hiện hữu của bản thân. Nhà triết học không còn ngờ vực «có ta hay không có ta». Cũng như toàn thể loài người, nhà triết học muốn sinh sống, muốn suy nghĩ cần phải ăn, phải ngủ, phải giải quyết một cách tối thiểu những đòi hỏi căn bản của đời sống. Thể xác không phải là một cái bóng. một ảo ảnh, một lớp khói bên nồi kê, và cũng không phải chỉ là một «con thuyền mà linh hồn là người phi tiêu dẫn đạo». Nếu có nhiều lúc những tình cảm phát xuất từ vật chất đã bị chế ngự bởi ảnh hưởng của những lý tưởng cao xa, thì cũng lắm khi khối óc, con tim đã phải sống liên đới với chân, tay, dạ dầy, gan, ruột. Khi người ta đói thì không những tâm thần không còn được sảng khoái, tình cảm không được vững vàng, mà đến cả «đầu gối cũng phải bò». Những nhà tư tưởng, dù họ chuyên khảo về tâm lý như Piaget, hay về siêu hình như G. Marcel, J. P. Sartre... cũng đã nhắc đến dưới những hình thức khác nhau điều mà ta có thể gọi là «hoàn cảnh có thể» đó. Những sự thật tầm thường, giản dị không còn bị coi như những sự kiện bỉ ổi, sai lầm.

 

Những sự kiện tầm thường, quen thuộc đó, dù chúng là cơ thể, là miếng cơm, manh áo, nét mặt, màu da, giai cấp, giống nòi, đời sống trăm năm, dù là những hoàn cảnh vật chất hay tinh thần, xã hội, cá nhân, người ta đều phải nhận rằng không thể nhất nhất gạt bỏ bằng một nét bút, bằng những lời trần thuyết hùng hồn. Nhà triết học còn phải nhận rằng mọi suy tư phải bắt nguồn từ những hoàn cảnh riêng tư đó. Hoàn cảnh của con người bị đe dọa bởi chiến tranh, chết chóc, bị giới hạn bởi thời gian, bởi bạo lực, bởi tình yêu (thí dụ tư tưởng và đời sống Kierkegaard)... 

 

Chấp nhận những sự kiện tầm thường đó, người ta cũng gạt bỏ được một số tình cảm ít hay nhiều nặng màu sắc tự kỷ trung tâm (egocentrisme). Con người ngày nay biết rằng mình sống trong một hoàn cảnh nào đó, nên không còn kể mình như một thực thể đặc biệt trong vũ trụ, không gian.  Người không được đặt trước vũ trụ như một sự kiện đối lập, riêng rẽ, không quen biết, dính líu, liên can, như một điều siêu việt, «một nước trong một quốc gia». Triết học đã trả hoa về vườn, người về giữa lòng vũ trụ.   

*

Nhưng giữa những vấn đề đổi thay, có những vấn đề còn nguyên vẹn. Bên những vấn đề đã biến chuyển còn những vấn đề giữ hầu như trọn vẹn hình thể lúc ban sơ.

 

Người xưa đã suy nghĩ lung lao, đã lo âu vô hạn trước những biến chuyển của mọi vật trong vũ trụ, cõi đời. Nhìn quanh mình, con người dù Hy lạp, dù Á đông đã nhận biết có bao nhiêu là sự kiện: từ gỗ đá trơ trơ đến những sinh vật linh động. Tất cả muôn vàn sự vật đó luôn luôn đi lại không ngừng, luôn luôn sinh hóa, đổi thay - lẽ biến chuyển được kể gần như điều cốt yếu của vũ trụ, muôn loài. Có những đổi thay rõ ràng, cụ thể như gió thổi, mây bay, đời người trôi qua như dòng nước chảy. Nhưng cả những điều thoạt nhìn ta chợt tượng là vốn tĩnh, yên hàn như rừng rậm, núi cao, cá tính của con người hay những định đề toán học. Nhìn kỹ hơn, có lẽ ta phải nghĩ đến những sự chuyển dịch trong lòng những chuyển dịch khác. Người đi bộ nhìn tàu chạy, xe đi tưởng rằng mình đứng yên một chỗ. Sống trên trái đất quay nhanh ta tưởng như những vì sao đều bất động. Cái chuyển động nhỏ trong lòng chuyển động lớn tưởng rằng bất động nhưng cũng vẫn không ngừng sinh hóa đổi thay. Nên cả Héraclite, cả Khổng Tử đều ngạc nhiên trước sự biến dịch của muôn loài như nước chảy, và con người không thể tắm hai lần trong cùng một luồng nước của dòng sông.

 

Cho nên người xưa đã tự hỏi, đã phân vân không biết trong lòng những thực tại đổi thay có gì là vĩnh viễn. Nếu có những sự kiện biến dịch không ngừng thì chúng đã đến từ đâu? Có chăng một bản thể (être) nào là nguồn gốc, nền tảng của những sự vật biến dịch không cùng? Và người ta tự hỏi: Cái gì có trước tiên? Đó là một điều hư vô hay một điều có thực, đó là một lẽ huyền diệu hay là một sự kiện không thấu triệt được bởi tri năng: Thalès đã trả lời rằng nguồn là nước. Những kẻ đến sau lần lượt cho rằng tất cả đến tử lửa, từ không khí, tư vô định hay từ những nguyên tử nhỏ bé li li. Những nguyên tử đó dưới mắt ông thầy của đạo Khổng là âm dương biến hóa đến từ cái lẽ thái cực diệu huyền.

 

Rồi lần lượt Socrate, Platon, Aristote thay nhau đề cập đến vấn đề bản thể. Aristote còn bảo đó mới là vấn đề triết học chính thống. Bởi vì mỗi khoa học chỉ nghiên cứu được một cái khía cạnh của thực tại, nhưng không môn nào chuyên khảo về «cái có đó là gì?».

 

Có những người đã phủ nhận khả năng con người trước những vấn đề như vậy. Lão Tử cho rằng hiểu đạo lả bất khả, giải đạo lại càng bất khả, bởi vi đạo cường thịnh vô cùng, huyền diệu, vô biên. Kant bảo ta nhận biết bằng giác quan nên chỉ biết những gì là hiện tượng, là cái vẻ ngoài bán tín bán nghi. Còn ẩn tượng (noumène) cái thực, cái có đã vượt ngoài mức hiểu biết của nhân gian.

 

Nhưng dù muốn trả lời thẳng vào vấn đề: «cái có thực là gì?», «cái gì có trước tiên?», hay muốn tách ra khỏi vấn đề đó, người ta vẫn xây dựng triết học quanh vấn đề đó. K. Marx đã phải trả lời vấn đề bản thể (cái có trước tiên là vật chất). Cho nên phủ nhận triết học siêu hình, Marx vẫn ở trong vòng siêu hình như trong nghiệp chướng.

 

Heidegger sau Parménide ngoài hai mươi thế kỷ nhấn mạnh rằng «vấn đề triết học căn bản là vấn đề bản thể». Cuốn sách then chốt của Sartre mang tên «Bản thể và hư vô».

 

Triết học dù Âu dù Á, xưa và nay vẫn dò hỏi về vấn đề bản thể, vẫn phân vân về cái lý, cái đạo diệu huyền. Có lẽ đó là một nghiệp chướng, là số phận con người cho nên Kierkegaard đứng trước vấn đề bản thể đã bảo ta không thể hiểu thấu được nhưng cũng không thể ngừng tìm hiểu được. Như một con thiêu thân bay quanh ánh sáng của ngọn đèn.

*

Ta đi vào vấn đề bản thể như những con thiêu thân đi vào ánh sáng không phải chỉ vì cần thiết theo vết tiền nhân. Tất nhiên bánh xe lịch sử đã đi vào con đường triết học căn bản đó. Nhưng dù gạt ra ngoài những lý do lịch sử, những kinh nghiệm của thời xưa, ta cũng chưa ra ngoài được vấn đề bản thể.

 

Ta sẽ nghĩ về những gì trong khi sinh sống? Về sự thật của vật giới? Nhưng nếu ta quan niệm rằng giác quan vốn lừa đảo vô cùng, làm ta lẫn lộn thực và hư, nóng lạnh, tất cả những gì ta biết được chỉ là những bóng giả tạo in trên vách đá của một hang kín, thì ta sẽ cho rằng cái có thật sẽ chỉ là tư tưởng, lý giới (monde des idées). Sự thật của vật giới bị phủ nhận tức thì nếu ta cho rằng bản thể là tư tưởng. Ta dò hỏi về vấn đề trí tuệ, linh hồn, sự hiện hữu của thượng đế? Tất cả mọi giải đáp về những vấn đề đó ít hay nhiều cũng trực thuộc vào quan niệm của ta về bản thể. Nếu cái có trước tiên, cái có thật nhất chỉ là vật chất thì trí tuệ ta sẽ chỉ là tổng hợp, là sự dao động tinh vi giữa trăm ngàn nguyên tử tạo nên khối óc, đường gân. Và sự tin tưởng ở thượng đế có thật sẽ bị gạt vào một «giai đoạn thần bí» nào đó như quan niệm của A. Comte. Trả lời rằng «cái có trước tiên», «bản thể của mọi sự vật» không phải là vật chất, ta sẽ tin ở linh hồn, ở thượng đế, và thế giới bên kia không phải là hư vô, ảo ảnh.

 

Chính vì tùy theo quan niệm của một người về bản thể mà người ta liệt người đó vào lập trường duy vật, duy tâm hay một lập trường vượt ra ngoài sự chống chọi của chủ thể và khách thể (hiện hữu, nhân vị...)

*

Nhưng bên cạnh những lý do lịch sử, những tương quan giữa vấn đề bản thể và mọi vấn đề triết bọc khác, còn một lý do đã luôn luôn thúc đẩy con người tìm cách giải quyết vấn đề bản thể mặc dầu chưa bao giờ đạt tới. Cả những người ý thức được rằng ta sẽ thất bại như Kant, Jaspers cũng lăn mình vào.

 

Lý do chính là vì con người âu lo cho đời sống, cho số phận của mình.

 

Vấn đề «cái gì có trước tiên», «cái gì có thật sự» không phải là trò chơi của những người cuồng chữ. Mỗi hành động của đời sống đều mang ý nghĩa của một sự tin tưởng ở giải đáp nào đó. Kẻ ăn chơi đàng điếm cho thỏa mãn không nghĩ ngợi đến phần hồn, đến kiếp sau, đã nói lên một ý nghĩa «tất cả đến từ vật chất» mỗi khi nâng cốc rượu, mỗi ngày đêm mài miệt truy hoan. Người tu nhân, tích đức tin tưởng có Chúa, có Trời đã nói 1ên niềm tin tưởng ở cái có thực đầu tiên vốn là một sự kiện tinh thần.

 

Mỗi hành động của con người đều mang nặng ý nghĩa địa ngục hay thiên đàng, đó là nhận xét của Kierkegaard.

 

Con người luôn luôn phải lo âu vì vấn đề bản thể, bởi vì con người luôn lo âu phải sống như thế nào. Không tin tưởng, tìm kiếm một giải đáp cho câu hỏi này thì sẽ vô ý thức trong sự sống hàng ngày.

 

Biết tất cả sự luân chuyển của hành tinh, sự sinh sống của tế bào, thông tỏ ngọn ngành về văn chương, khoa học mà không biết phải sống ra làm sao là đủ bỏ qua điều kiện thiết yếu. Pascal đã nhấn mạnh «biết phải sống thế nào là thâu tóm được một kho vàng mà những sự kiện khác là phụ tạp».

 

Và chính vì ta lo âu về đời sống của ta nên phải dò hỏi về ta. Những giải quyết «ta phải làm gì», «nên làm gì» liên quan đến bản thể của ta, tùy thuộc ở câu hỏi: «ta là gì?». Đó là mối tương quan giữa cái nên có, phải có và cái có thực, đạo đức và tâm lý, xã hội, cơ cấu của con người. Vấn đề bản thể cũng là vấn đề bản thể ta, nên liên hệ đến ta, đến cách sống của ta, nên dù muốn dù không ta vẫn không gạt bỏ được vấn đề vì không tránh được lo âu về số phận của mình.

*

Vấn đề bản thể vì thế vẫn là vấn đề triết học then chốt. Những câu hỏi có tính cách thông thái «bản thể là gì» phản ảnh một trạng thái lo âu của tâm hồn, thiết yếu của đời sống.

 

Câu hỏi đó có hiện ra dưới những hình thể đơn giản hơn «ta là gì?», ta không thể không suy nghĩ bởi vì mỗi giây, mỗi phút ta phải quyết định không ngừng «ta phải sống ra làm sao?»

 

Cho nên những chủ nghĩa cực đoan trong lịch sử đều có một vài điểm giá trị, nhưng đã sai lầm khi độc đoán trong sự trả lời về vấn đề bản thể.

 

Phải chăng sự thất bại của thực thể học (ontologie) là dấu hiệu của một nghiệp chướng dính liền vào đời sống con người, là dấu hiệu của số phận con người phải tự quyết về sự sống của mình. Phải chăng đó là dấu hiệu của tự do, và lẽ sống của cuộc đời?

Share this post


Link to post
Share on other sites

NÓI CHUYỆN TRIẾT LÝ

NGUYỄN ĐÌNH THI

 

Ông Nguyễn Đình Thi, một trang thanh niên anh tuấn, đã từng viết những sách như Triết học Nietzsche, Triết học Kant và Triết học Einstein. Nay ông vì yêu Tri Tân, vui lòng cộng tác với chúng tôi về bài vở.

Vậy, từ nay, bản chí sẽ lần lượt cho ra mắt các bạn những bài của Nguyễn Quân thuộc loại thường thức về triết học, rồi dần dần đi đến chỗ thâm áo của những học thuyết cao sâu.

L. T. S.

 

NGÀY NAY, những tiếng triết lý, triết học, dùng đã thành quen, nên cả những người không đọc triết học bao giờ cũng hiểu được lờ mờ thế nào là triết lý. Nhưng trong sự hiểu biết thông thường ấy, không khỏi có nhiều chỗ sai lầm. Bởi vậy, trước khi vào sâu hơn trong những vấn đề triết học, chúng tôi tưởng không gì hay hơn là thích nghĩa hai chữ thường dùng đó cho rõ rệt.

 

Chúng tôi xin nói trước rằng ta chưa thể hiểu ngay được thế nào là triết lý. Vì triết học không phải một khoa học bất di bất dịch, mà biến đổi theo từng thời đại, và từng cá nhân nữa; nên nhời thích nghĩa dưới đây chỉ có một giá trị tạm thời.

 

Chúng ta đều biết triết lý không phải là một tiếng sẵn có trong văn chương Việt Nam. Ta mượn nó ở tiếng Tàu. Nhưng người Trung Hoa xưa kia cũng không hiểu triết lý là gì, tuy họ vẫn luôn luôn bàn chuyện triết lý. Nói đến luân lý, ta biết. Nói đến triết lý, ta không hiểu. Điều đó không có gì lạ, vì triết lý chỉ là một tiếng dịch.

 

Người ta dùng nó dịch chữ “philosophie” của người Pháp, và “philosophy” của người Anh, và “philosophie” của người Đức. Nguồn gốc philosophie không phải ở tiếng la tinh philosophia mà ở tiếng hi lạp, vì dân tộc hi lạp mới là tổ tiên của triết lý tây phương.

 

Người Hy lạp viết một thứ chữ đặc biệt, nhà in ta không có, nên chúng tôi tiếc không thể viết ra đây được chữ “philosophie” hy lạp.

Nhưng không hề gì. Bạn đọc chỉ cần nhận xét rằng tất cả những chữ triết lý, trong các tiếng nói kể trên, đều gồm hai lần: philo-sophia.

Philo, trong tiếng hy lạp có nghĩa là yêu mến. Sophia có hai nghĩa: là biết (savoir) và hiền đức (sagesse). Vậy Philosophie nghĩa là muốn biết và muốn hiền, - biết theo nghĩa rộng nhất của chữ ấy, và hiền theo nghĩa cao đẹp nhất của chữ ấy. –

Phân tích như thế, ta đã rõ hai vấn đề chính của triết học: tìm biết và tìm cách hành động cho hợp với lẽ phải.

* * *   

Người Tàu dịch chữ “philosophie” thực đã khéo, - khéo đến nỗi ta có thể không cần đem chữ philosophie tây ra phân tích, cũng có thể định nghĩa được chữ triết lý. – Vì chỉ đem ra phân tích hai chữ “triết lý”, ta cũng có thể hiểu được những vấn đề chính của triết học là những vấn đề nào.

 

Ông Đào Duy Anh định nghĩa chữ triết là trí đức: triết là sophia của tiếng la tinh, và sagesse của tiếng pháp. Nhưng có lẽ hiểu thế cũng chưa đủ. Trong chữ “triết” ta thấy một ý quan trọng: ấy là ý niệm về giá trị. Triết học là khoa học tìm biết giá trị của sự vật: khi phán đoán một sự việc về phương diện “triết”, ta tìm xem sự việc đó đáng giá bao nhiêu. Trong “triết” học, chỉ có những nhời phán đoán về giá trị (jugement de valeur). Nhưng nói đến giá trị là phải nói đến bảng so sánh: những bảng so sánh của triết học tóm tắt trong ba chữ chân, thiện, mỹ. Và các triết nhân xưa nay chỉ là những người đi tìm giá trị của sự vật về phương diện thật hay dối, thiện hay ác, xấu hay đẹp.

Vậy “triết” học gồm có:

 

luận lý học, nghĩa là khoa học dạy người ta cách suy luận cho phải (logique)’

 

luân lý học, nghĩa là khoa học dạy người ta cách ăn ở cho thiện (morale);

 

mỹ học, nghĩa là khoa học dạy người ta cách sáng tạo cho đẹp đẽ (esthétique).

 

Triết” nghĩa như thế. Còn “lý”?

 

“Lý” nghĩa là những gì có thực, và có ở ngoài lòng người. Trong Kiều có câu: “Tuy ngoài là nhưng trong là tình”.

trái mới tình, điều đó rất dễ hiểu. Nhưng “lý” còn mâu thuẫn với tất cả những gì thuộc về tâm hồn người, nghĩa là những gì luôn luôn thay đổi và biến động nữa.

 

“Lý” là nguyên do: khi phán đoán một sự việc gì về phương diện lý, ta tìm xem trong thực tại, sự việc ấy thế nào. Ta muốn biết vật ấy là gì. Trong lý có những nhời phán đoán về thực tại (jugement de réalité). Ví dụ: Trời đất là gì? Sống chết là gì?

 

“Lý” hợp với “savoir” của tiếng Pháp.

 

“Lý học” là khoa học tìm biết sự vật, nghĩa là biết căn do, duyên cớ của sự vật. khác với triết là như thế.

 

Lý học có hai phần:

 

Một phần tìm biết những gì ở giác quan ta thâu nhận được, những gì mắt trông, tai nghe, mũi ngửi, mồm nếm, tay sờ mó thấy: đó là vật lý học (physique).

 

Một phần tìm biết những gì ngoài phạm vi các giác quan của chúng ta: ấy là siêu vật lý học (métaphysique). Nhưng người ta không dùng tiếng đó, mà dịch métaphysique là siêu hình học, hình nhi thượng học, hay gọn hơn: huyền học. Nói một cách khác thì vật lý học tìm hiểu bề ngoài sự vật, và nhường công việc tìm hiểu bề trong vũ trụ cho huyền học.

* * *

Chúng tôi cần nhắc lại: nhời thích nghĩa trên đây chỉ có một giá trị tạm thời: ngày nay triết lý nhũn nhặn hơn ngày xưa nhiều lắm. Bạn đọc xét lại nội dung trên đây của triết lý hẳn nhận thấy rằng triết lý có một phạm vi rất lớn. Ngày nay phạm vi đó đã hẹp lại, nhưng lại sâu xa hơn. Và tiếng triết lý sở dĩ không còn thông dụng bằng tiếng triết học, cũng vì khoa học mà người Pháp gọi là “philosophie” đó, nay thiên về phần “triết” hơn là phần “lý”, và muốn chuyên về phần tìm tòi những “giá trị” mà nhang bỏ phần tìm tòi những nguyên do. Điều đó không phải vô cớ: nhưng tìm biết cớ đó lại là chuyện ở kỳ sau.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hành Trình Nhận Thức Duy Niệm của Nhân Loại (PHẦN IV)
 

Chân Lý!

 

Trước khi đi vào nhận thức triết học, con người luôn luôn phải bước qua cổng thành Chân lý. Nói thế không có nghĩa, chân lý là đặc ân hay nguyên tắc riêng có của triết học. Một chiếc tên lửa của ngành vật lý chẳng hạn, nó không thể bay khi không đảm bảo những sự thật về trọng lực – vận động – và nhiên liệu. Ngành hóa học cũng sẽ không thể tác thành nổi dù một phân tử nước (H2O) nếu họ trộn 2 nguyên tử chưa thành Hydro với một nguyên tử Oxy rởm. Ngay trong đời sống hàng ngày từ việc nhỏ nhất đến việc lớn nhất cũng đều phải bám sát chân lý. Một người đến cửa hàng dây điện cầm vào cả cuộn dây cũng không hề sợ, vì anh biết rằng ở đó không có điện; nhưng vào trường hợp chỉ có một mẩu dây điện đính trên tường, thì anh lại cầm bút thử điện thử xem có điện không? Bởi nếu anh không thận trọng sẽ bị điện giật. Nước chưa sôi không thể pha trà, bởi thế, khi sản xuất những bình đun kín người ta phải gắn đồng hồ đo nhiệt độ để xem nước đã ở khoảng 100o. Hai người va chạm nhau, kéo nhau ra tòa, người nói thế này, người nói thế kia, bởi thế tòa mới cần đến người thứ ba làm chứng cho sự thật, để phân giải theo sự thật.

 

Con người sống, làm việc, hay nghiên cứu các ngành khoa học hiển nhiên điều phải tuân thủ những điều kiện và nguyên tắc chân lý. Nhưng đó là chân lý tự thân. Có thể so sánh các loài vật đều có sinh dục thì mới sản sinh – duy trì – phát triển, nhưng đó là sinh dục bản năng, và chúng chưa bao giờ có bộ môn “khoa học tình dục”. Các ngành khoa học nhắm đến những mục đích đặc thù, và chân lý là nguyên tắc hiển nhiên để lần tìm chân lý. Bởi thế, có thể nói, chỉ có triết học mới là ngành khoa học gần như trọn vẹn và duy nhất tìm tòi thẳng vào bản chất của chân lý. Cũng có thể nói, triết học là khoa học về chân lý (trong khi đó, các ngành khoa học khác là những khoa học nhắm đến những đối tượng riêng rẽ của mình dựa trên tinh thần chân lý.)

 

Vào lúc khởi đầu triết học Hy Lạp, trước Công nguyên, triết gia Aristotes đã nói: “Tình yêu chân lý là đức hạnh lớn nhất”. Theo ông, chân lý không chỉ là tiêu chuẩn thiết yếu của nhận thức, mà mở màn, đó là đức hạnh. Tại sao là đức hạnh? Trước ông, triết gia Platon đã lý giải, mọi chân lý, mọi vẻ đẹp, mọi cao thượng ở đời sẽ trở nên vô nghĩa nếu không mang đức hạnh. Hai nhà triết học cùng nghiên cứu chân lý chẳng hạn, cái gì sẽ xảy ra, nếu vào ngày cuối cùng phát giác ra vấn đề mới của chân lý, một nhà triết học hất bỏ đồng nghiệp của mình công bố phát minh của người kia thành của mình? Hai họa sỹ cùng treo tranh lên tường triển lãm, giá trị cái đẹp sẽ ra sao nếu ngày trao thưởng người ta đánh thó trao cho bức tranh xấu hơn giải cao hơn và ngược lại? Trước tòa án cũng vậy, công lý ở đâu, nếu quan tòa hay kẻ làm chứng bị mua chuộc đã công bố cái không xảy ra là sự thật? Điều đó, cho thấy phát minh ư, tài năng ư, sẽ chẳng là gì nếu con người sống ngoài đức hạnh về chân lý? Chính bởi đức hạnh về một chân lý tối cao, mà Boileau quả quyết: “Không gì đẹp bằng sự thật, chỉ cái thật mới đáng yêu”.

 

Cái thật – đó là chân lý – là cái khởi đầu mọi sự – và chính sự khởi đầu đặt căn bản trên sự thật đó, là cái duy nhất có thể đạt đến tột cùng. Nhà tư tưởng Krisnamurti nói: “Người ta không thể nào phủ nhận một sự kiện. Người ta chỉ có thể phủ nhận ý kiến về sự kiện”. Một cách tràn đầy hơn, trong Kinh Thánh, Chúa Trời phán bảo: “Không có gì bưng bít mà không bị lộ tẩy, không có gì dấu diếm mà chẳng bị vạch trần. Điều gì thầy nói cho chúng con trong bóng tối hãy công bố nơi sáng sủa. Sự gì chúng ta nghe thì thầm trong tai hãy nói trên mái nhà”. (Kinh Mathews)

 

Vậy chân lý là gì? Tiếng Latin là Véritas, tiếng Pháp bắt nguồn từ đó là Vérité, một cách giản dị hơn tiếng Anh gọi là Sự thật với từ Truth.

 

Chân lý là sự thật! Một cách giản dị trực tiếp và hiện thực, trí óc con người (cả loài vật) chỉ tiếp nhận cái gì là thật. Chẳng hạn, kiến trúc là ngành cổ nhất của con người vì việc đầu tiên con người phải tìm chỗ trú hay xây dựng tổ ấm, người ta buộc phải chọn hang nào không quá ẩm mốc để khỏi viêm phổi, nơi nào an toàn không bị thú dữ, rắn rết bọ cạp tấn công, nếu dựng nhà thì phải biết cách dựng cây cột cho thẳng để nhà không xiêu vẹo, đổ nát. Khi tìm thức ăn cũng vậy, người ta buộc phải nhận biết lá nào độc, cây nào ăn được. Gặp thú hoang thì con nào vô hại, con nào phải tránh. Hoặc nước mát nhưng có thể gây chết đuối, lửa nóng lại làm chín thức ăn.

Tóm lại, một cách thiết thân, trí óc chỉ thâu nạp những gì là thật, những bản tin thật, và những gì đã lấy ra khỏi những lớp hình thức đánh lừa, giả ngụy. Triết gia Lagneau nói:“Tư duy chỉ có thể có được đối tượng là thực tại1. Morfaux lý giải như sau: “Tư tưởng chỉ có thể đạt tới từ một trực giác đơn giản, cái thể hiện như “thật” trong một “hiển nhiên”, cái là riêng rẽ trong khi nó là “tư tưởng” hay hình ảnh của yếu tính2.

 

Chân lý là sự thật. Nhưng sự thật đó thế nào? Chẳng hạn như triết gia Descartes minh giải, khi chúng ta nhúng một chiếc que xuống nước, thấy nó bị cong to ra, và ngắn lại. Nhưng sự thực không phải vậy, chiếc que vẫn thẳng, nghĩa là sự thật của nó vẫn thẳng, chỉ có con mắt của ta bị tính khúc xạ của nước đánh lừa. Hay từ xa, chúng ta nhìn thấy một tháp chuông nhà thờ, trông nó tròn, nhưng lại gần thì nó vuông góc, sở dĩ có sự nhầm lẫn đó vì từ xa mắt chúng ta không nhìn ra nổi cạnh góc vuông. Sự thật của một chiếc gậy trong tầm tay, của một tháp chuông trong tầm mắt còn có khả năng gây lạc hướng như vậy, thử hỏi những sự thật tinh vi dấu sau vô vàn hiện tượng phức tạp, hay xa xôi vời vợi như các vì tinh tú, thì còn dễ lạc hướng đến đâu? Bởi thế muốn tìm đến chân lý, trí óc con người phải biết gạt bỏ những ảo ảnh lạc hướng, những giả trang che đậy, để tìm ra cốt lõi của sự thật. Hegel nói: “Bản chất là chân lý của tồn tại3. Có thể hiểu, bất cứ sự vật nào, sự thật đích thực về nó phải quy về bản chất mang sự thật của nó – đó chính là cái làm cho nó tồn tại như là chân lý- và trong chân lý.

 

Nhưng muốn tiến đến sự thật, đặc biệt là sự thật bởi chủ tri con người và cho con người. Con người không còn cách nào khác hơn là xúc tiến lý trí của mình mong tiếp cận – thâu tóm sự thật của đối tượng. Các nhà thực chứng, nghĩa là những con người chủ trương nắm bắt sự thật bằng Chứng – Nghiệm – Thực, như Leibniz và Hume đã đưa ra hai điều thật:

  1. Những cái tiên thiên (priori) được hiểu nhắm đến kinh nghiệm và sự phân tích (analytic).
  2. Những cái hậu thiên (prosterior) và còn là sự tổng hợp (synthetic) 4.

Nghĩa là đứng trước một sự vật, bằng giác quan, như thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác, vị giác, con người mở đầu tiếp nhận nó, sau đó có kinh nghiệm về nó và trí óc phân tích để phân loại, phân hạng, phân biệt… Còn “hậu thiên”là con người tổng hợp mọi phân tích của mình để tìm ra sự thật. Từ những nhà thực chứng, có thể rút ra: Thí nghiệm, thể nghiệm, ứng nghiệm, trải nghiệm là cách mà con người muốn đi vào để tìm ra chân lý.

 

Con người dùng nhận thức của mình để tìm hiểu sự vật – thật sự như là sự vật, là con đường từ lý trí chủ quan gặt lấy chân lý khách quan. Trong “Từ điển triết học phương Tây hiện đại”, triết gia Moore chỉ ra: “Chân lý phải là sự phù hợp của phán đoán với bằng chứng và nhiệm vụ của triết học là phân tích bản chất của sự phù hợp đó5.

 

Đến đây, chúng ta đang đi vào trung tâm của vấn đề chân lý. Ngay buổi rạng sáng của triết học Hy Lạp, Parménide đã xác định: “Trên con đường chân lý, người ta tuyên bố sự đồng nhất của hữu thể và tư duy6.

 

Theo cách đó, thì khi tư duy có khả năng đồng nhất nhận thức của mình với bản chất của sự vật, nói cách khác, khi tư duy và sự vật tìm được tiếng nói chung về bản chất của sự vật, thì chân lý xuất hiện. Một cách đồng tình, Aristote cũng xác định: “Chân lý tương xứng, xứng thể giữa thức và thể.”

 

Kế tiếp đó Hegel cũng khẳng định tính tất yếu của tồn tại chân lý trong và với ý thức: “Cái gì thực là cái có lý, cái gì có lý là thực”.

Hegel còn chỉ rõ hơn, ngay cả khi ý thức chưa xuất hiện để thấu hiểu bản chất sự vật, thì bản thân sự vật vẫn thai nghén chân lý tự thân của nó.

 

Chân lý và thực tại luôn luôn song hành.” (La vérité et la réalité sont toujours marche)7.

 

Còn Boieau thì diễn giải cụ thể hơn về chân lý: “Chân lý sự hòa hợp giữa tư tưởng với đối tượng của nó”.

 

Trong “Bút ký triết học”, Lenin đã lĩnh hội về chân lý như sau: “Chân lý đó là cái khách quan, đó là quan hệ độc lập với người quan sát. Trên thực tế đó là cái được mọi người thừa nhận, đó là cái làm đối tượng cho kinh nghiệm phổ biến, cho sự đồng ý phổ biến”(trang 494)

 

Tại sao chân lý luôn đòi hỏi hai thành phần sự vật và chủ tri? Bởi vì:

  1. Sự vật: Là đối tượng tự thân cung cấp cho con người “địa chỉ” hiểu biết về chính nó.
  2. Chủ tri: Là nhận thức của con người định hướng tìm hiểu bản chất của sự vật. Thế giới không có con người, thế giới vẫn tồn tại một cách khách quan, nhưng vô cảm – vô tri, bởi vì theo các triết gia thì “thế giới chỉ có ý nghĩa trong và bởi tinh thần” (le monde n’a de sens que dans et par la’esprit) 8. Một cách rõ ràng, Lenin diễn giải: “Con người cần phải công nhận: Chân lý mà con người có thể đạt được là một chân lý của con người. Với chữ này, chúng ta không muốn nói rằng chân lý đó là tương đối, theo ý nghĩa hoài nghi chủ nghĩa của chữ ấy. Mà muốn nói rằng chân lý phụ thuộc vào kết cấu của loài người và chỉ có giá trị đối với loài người mà thôi9.

Chân lý, đến đây, với chúng ta tưởng đã lộ hiện ra khá rõ ràng đó là: nhận biết đan kết đồng nhất với sự vật hay thực tại. Nhưng con đường của chân lý còn gian nan lắm, mà dường như mọi nỗ lực trên mới chỉ là bước khởi đầu. Pascal nói: “Chân lý bên này dãy Pyrénees là ngộ nhận ở bên kia”. Các nhà triết học thường dẫn dụ, người ở bên này con sống thường gọi người bên kia là “bên ấy”, người bên kia lại gọi nói họ đúng là “bên này”. Bên này hay bên ấy, bên ấy hay bên này không tùy thuộc thực thể địa lý mà phụ thuộc vào chỗ đứng của mỗi bên.

 

Và có một chuyện rất điển hình về chân lý:

 

Ngày kia, có hai hiệp sĩ tới từ hai phía đối diện, lúc gặp nhau, cùng lúc họ đều thấy một chiếc gia huy treo trên cành cây. Hiệp sĩ bên này nói “mặt nó bằng vàng”. Hiệp sĩ bên kia nói “mặt nó bằng bạc”. Hai bên cãi nhau, rồi lăn vào hỗn chiến.

Sau nhiều hiệp hai người cùng ngã ngựa và ngã về hai hướng của nhau. Nhìn lên, hiệp sĩ “bạc” thấy gia huy mặt vàng, và hiệp sĩ “vàng” thấy gia huy mặt bạc. Thế là chiếc gia huy có hai mặt cả vàng lẫn bạc. Nhưng do chưa kịp nhìn kỹ cả hai phía, hai bên đã vội vàng cãi cọ và ẩu chiến lẫn nhau. Họ đánh nhau để bảo vệ “cái đúng” từ phía mình.

 

Các triết gia cũng xác định, chưa nói đến những gì to tát và huyền bí, chỉ cần đặt một bao diêm trước mặt, chúng ta cũng không thể nào nhìn thấu cả sáu mặt của bao diêm, bởi lẽ ánh mắt của ta chỉ rọi từ một phía. Vậy thì chân lý dù chỉ là nhận thức của chúng ta đồng nhất với hữu thể, nhưng chính chúng ta còn chưa đồng nhất với nhau – nghĩa là chưa mang “giá trị có ý nghĩa chung” thì làm sao có thể thâu hái chân lý phổ quát như là công lý?

 

Đó mới chỉ là thái độ sai lầm tự nhiên, nông nổi, bồng bột, tuy vậy vẫn là vô tư. Nhưng có một thái độ nguy hiểm hơn, đó là cách con người cố tình che đậy chân lý, đánh lạc hướng sự thật, thậm chí giết người diệt khẩu mong vùi chôn chân lý.

 

Nhà văn Exupéry nói: “Chân lý cho kẻ này là xây dựng, nhưng cho kẻ kia nó lại là sử dụng”.Chẳng hạn, như chúng ta biết ngay khi phát hiện về nguyên tử được tìm kiếm, thì nhiều thế lực chưa vội vàng xây dựng nó cho dân sinh mà lập tức sử dụng nó như một thuốc nổ siêu công phá để tàn hại con người, răn đe đối phương.

 

Trước một tòa án cũng vậy, không phải lúc nào sự việc cũng được xử theo công lý, đúng người, đúng tội, mà sự thật đã bị rất nhiều thế lực của tiền tài, quyền vụ khủng bố bóp méo. Rõ hơn, trong tương quan giữa ông chủ và người làm thuê, ông chủ thì muốn bóc lột nhiều hơn, người làm thuê thì muốn ăn bớt công đoạn, bớt nguyên liệu… giá trị sản phẩm là cái hai bên hội tụ nhưng bị phân thân thành hai vụ lợi, thử hỏi làm sao họ có thể nhất trí được về sự thật “công ăn việc làm”?

 

Trong chiến tranh, người ta thấy không ít lần, hai bên đều gõ trống khua chiêng về sự chiến thắng của mình, để tìm cách khích lệ các chiến binh hãy đánh nhau tiếp. Đặc biệt với quân đội Đức trong chiến tranh thế giới II chỉ còn mấy ngày nữa là đội quân tan rã, vậy mà Hitle, giới Chóp bu và tướng tá vẫn bưng bít và làm ra vẻ một sự thật; quân ta đang chiến thắng, sắp khải hoàn.

 

Trong văn chương, nghệ thuật, hay các ngành kinh doanh tồn tại không ít thói “khen vờ chê giả” mong tạo ra những giá trị giả ngụy, và chôn vùi những giá trị thật. Những dẫn dụ trên rất ít ỏi để minh chứng sự khó khăn của con người khi muốn đồng nhất với chân lý, bởi chính con người là cái tạo ra giá trị công lý, do vụ lợi, ngụy trá, ngụy biện cho mình, đã muốn biến sự thật không phải thành chân lý, mà thành miếng mồi cho mình sử dụng. Không chỉ chân lý xã hội cái bị mưu cầu lợi ích của người nay lẫn người kia, nhóm này hay nhóm khác, quốc gia này và quốc gia nọ bị bóp méo thành sử dụng mà với tự nhiên cũng vậy. Chúng ta thử hình dung, loài người cần bảo vệ môi trường sống, nhưng những kẻ săn ngà voi, đàn gỗ quý và lấy mật cá heo sẽ biện hộ thế nào để tiếp tục tàn phá thiên nhiên vụ lợi cho mình?

 

Chân lý không chỉ hiện ra một cách khó khăn khi chính chủ tri con người nhiều khi vụ lợi đã tự đánh lạc hướng mình. Mà khó khăn hơn, một cách thành thật, con người bị mắc vào những éo le, những mâu thuẫn, những nghịch lý trong việc nhìn ra chân lý.

 

Chẳng hạn, một vấn nạn rất lớn của đức tin, đó là Thượng Đế. Có nhà triết học nói: Cái tôi nhìn thấy thì tôi tin, điều đó chẳng có nghĩa gì. Chỉ khi nào tôi không thấy mà vẫn tin, thế mới là Đức Tin. Thêm nữa, nếu như phải tin về một Thượng Đế vô lượng, vô biên, toàn văn thì cách chi để con mắt giới hạn của ta có thể thấy ngài. Vả lại muốn thấy ngài như thấy một muôn mặt của trần gian là vô hình trung đã kéo phẩm chất thánh thần xuống phẩm chất thế tục.

 

Những người uyên bác như Newton và Einstein, rút cục đều tin vào Chúa khi so sánh cái giới hạn của Khoa học với vũ trụ vô biên. Newton nói: “Khoa học chỉ là một chút đá cuội và vỏ sò trên bãi biển”. Còn Einstein thì bảo: “Mọi nghệ thuật và khoa học chân chính đều bắt đầu từ đức tin.” Như vậy, chân lý không chỉ đến từ lý trí phổ quát, khả nghiệm, khả giác, khả lý mà như nhà bác học Pascal đã vạch ra một con đường khác của chân lý: “Chúng ta đi đến chân lý không phải bằng lý trí mà bằng con tim”.

 

Chưa hết, chân lý không phải chỉ là cái bộ phận, nó còn là cái toàn thể. Dòng sông khởi từ nguồn nhưng chảy về biển cả, ở nguồn hay ở cửa biển nó vẫn là sông. Một bé gái xét toàn thể sẽ là một bà già, vậy cô bé là lúc nào đây? Hay là tất cả? Và bé đó tất nhiên phải chết, vậy cuộc sống của bé có bao gồm cả cái chết? Nếu nói, cuộc sống của bé không bao hàm cái chết, thì tại sao khi chết, ảnh của “bé – bà” được treo trên bàn thờ, được nhớ, được cúng, được tham dự vào suy nghĩ, sinh hoạt của người sống?

 

Một con người đang sống, không phải chết đứng, mà đang vận động, một sợi tóc hôm nay còn xanh mai đã bạc là bởi nó vận động trong từng tích tắc. Chính thế, mà mở màn “định lý vạn vật”, Heraclite đã nói: “Tất cả đều vận động, không ai có thể tắm hai lần trong một dòng sông, vì lần hai ta bước xuống, nước đã chảy khác đi.” Và chính bản thân ta cũng thay đổi khác trước, để không còn giống mình lần một khi bước xuống dòng sông. Nếu Aristote cho rằng: “Hữu thể là hữu thể đang có”, thì đến Hegel cho rằng: “Hữu thể là quá trình toàn thể”. Bởi thế, theo Hegel chân lý không chỉ đang có mặt, mà còn đang trở thành (có lẽ giống một cô bé sẽ trở thành thiếu nữ). Hegel nói: “Tất cả chân lý đều đang trở thành10. Và Lenin đã lĩnh hội ý của Hegel như sau: “Lịch sử khoa học cho chúng ta thấy chân lý trong cái sinh thành của một sự phát triển; chân lý chưa hình thành nhưng nó đang hình thành (có lẽ) chân lý không bao giờ hình thành, nó sẽ hình thành thêm mãi?11.

 

Chân lý không phải chỉ là sự thật của sự vật trong khoảnh khắc nó là, mà là toàn bộ quá trình nó hình thành để hoàn thành, giống như dòng sông không thể chỉ chảy chỗ nọ không chảy chỗ kia, mà chảy trọn vẹn cả dòng trôi, sau khi phát kiến mọi chân lý đều đang trở thành, Hegel tổng quan: “Chân lý là toàn thể” (Das wahr is’t das gang) 12.

 

Vì chân lý là quá trình trở thành, là toàn thể từ đầu đến cuối, nghĩa là vô hạn, trong khi đó con người chỉ là giới hạn không thể có nổi toàn năng – toàn trí để nắm bắt chân lý toàn bộ. Husserl nói: “Lịch sử của chân lý là lịch sử của nhận thức chân lý”. Theo đó, có thể coi, chân lý cũng vận động tiến triển như lịch sử của loài người. Emile Bréhier có một cách nói tương tự: “Bản chất của triết học là tìm kiếm chân lý chứ không phải nắm giữ chân lý”. Và có một quan điểm chia sẻ tính vận động của chân lý: “Chân lý không còn là chân lý khi ta cho rằng đã nắm được nó. Thực sự chân lý chính là cái thoát khỏi sự chiếm đoạt của ta13.

 

Đến đây, sau một hành trình, chân lý có vẻ đang nở rộ để thoát khỉ chính bản thân nó. Chân lý là hữu thể? Là thực tại? là đang hình thành? Hay toàn thể? Là những vấn nạn không dễ chút nào. Nhưng con người không thể lẩn trốn cuộc hành hương chân lý, bởi như Saint Augustine nói: “Chúng ta sẽ chẳng thu lượm được gì nếu không quên mình tìm đến mùa gặt chân lý”. Hay như Nietzsche công báo: “Một lôi cuốn vì đại sát cánh với chúng ta có thể là lôi cuốn to lớn nhất: lôi cuốn về chân lý”.

 

Con người không thể không muốn sống thật, yêu thật, hạnh phúc thật, nhận thức thật, có phẩm chất thật, mang giá trị thật; bởi thế con người chắc hẳn luôn luôn tìm tòi sự thật, bản chất thật, ý nghĩa thật, nội dung thật. Nhưng cái gì là thật? Khi mà từ nội dung cho đến hình thức, từ chủ tri con người đến đối tượng luôn chòng chành – biến dịch – vận động – thay đổi – đang hình thành mà chưa hoàn thành?

 

Về câu hỏi này Descartes đã giúp chúng ta. Ít nhất, để khởi sự, ông nói: “Ý chí là chân lý”. Đúng vậy, con người không thể tìm ra sự thật nếu mở mà không có ý chí đi tìm sự thật. Sau đó phải là thái độ dấn thân kiên trì để tìm ra sự thật. Không một phát minh nào không cố gắng tìm tòi mà có được, không một định lý nào có thể hạ sinh trước nhận thức không cố gắng của con người, không một chân lý nào tự bóc trần lộ hiện trước thái độ thờ ơ không bóc vỏ của nhận thức con người.

 

Bởi thế, Saint Augustine đã công bố một thái độ không sợ sai dấn thân vì chân lý: “Nếu tôi nhầm vậy tôi có. Nghĩa là sở dĩ tôi nhầm là vì tôi sẽ thiết yếu liên tục đến chân lý”. Và giáo hoàng Pius XII cũng chia sẻ quan điểm tương tự: “Ngay cả trong chủ nghĩa sai nhầm, vẫn có thể ẩn giấu một yếu tố chân lý”.

 

Để kết thúc chương chân lý, để làm minh bạch phần nào giúp tâm trí không bị trôi dạt qua hệ thống ốc đảo phức tạp của chân lý, tôi xin tóm lược toát yếu sau:

 

I – Về tinh thần chủ tri, tính chất công lý, hay phạm vi xã hội, không gì hơn lời phán sau của người Latin: Sự đồng ý của những kẻ khôn ngoan là bằng chứng của chân lý.

II – Về tính kỹ thuật chân lý được mở màn từ:

  1. Hữu thể và chân lý là một (triết kinh viện)
  2. Thực tại là chân lý.
    Platon nói: “Thực tại là thế giới của phân nửa chân lý” (La réalité était un monde de demi vérités) 14. Và sau cả quá trình hình thành triết học hơn hai thiên kỷ, Hegel vẫn cùng quan niệm:“Chân lý và thực tại luôn luôn song hành” (La vérité et la réalité sont toujours en marche) 15.
  3. Chân lý biến thiên
    Về một chân lý đang vận động, chúng ta hãy tham chiếu một ý tưởng trong Bách khoa thần học: “Chân lý là tương quan bộ phận và khả biến, nó phụ thuộc vào cách thức trong đó chủ thể lĩnh hội nó; và nó đổi thay tùy theo hoàn cảnh của nơi chốn và thời gian16.
  4. Chân lý đang trở thành và hoàn thành trong toàn thể: đây là ý tưởng của Hegel mà chúng ta đã đề cập bên trên.


Nguyễn Hoàng Đức

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hành Trình Nhận Thức Duy Niệm của Nhân Loại

 

(PHẦN III) Triết học là gì, triết học khởi đầu ra sao?


Triết học, từ Philosophy theo nghĩa khởi thủy của tiếng Hy Lạp (φιλοσοφία)“ Philein” có nghĩa là “yêu”, và “sophy” có nghĩa là “sự thông thái”. Vậy triết học có nghĩa là: tình yêu sự thông thái 1.

 

Định nghĩa này khá rõ, nhưng cũng gây hoang mang cho chúng ta, bởi lẽ, nếu con người được định nghĩa như động vật yêu trí khôn của lý trí, thì ở đâu, hay bất cứ chuyên ngành nào con người chẳng cần đến sự thông thái. Cần gì phải gia nhập vào triết học?

 

Vậy một cách riêng rẽ hơn, triết học bắt đầu từ đâu?

 

Hiển nhiên, khi con người có mặt trong vũ trụ, là con người sẽ vấn hỏi để tìm kiếm sự thật về vạn vật xung quanh liên đới đến cuộc sống thiết yếu của mình. Chẳng hạn, người ta hỏi tại sao mặt trời lại nóng – lại có thể phơi khô quần áo hay củi? Tại sao nước lại mềm và mát có thể uống để thỏa khát, song hãy cẩn thận không biết bơi sẽ bị chìm? Còn muôn vàn côn trùng, cây cỏ, động vật, tại sao lá này ăn được, lá kia thì ngộ độc, tại sao bằng cách này thì bắt được cá bằng cách kia thì không, tại sao có thể sống chung với cừu mà không không thể đùa cùng rắn độc? Tất cả mọi câu hỏi và dò tìm về vũ trụ trước mắt cũng như xung quanh đặt con người vào trong ngành vật lý. Đó là ngành nghiên cứu mọi nguyên lý hoạt động của vật chất.

 

Đi xa hơn những câu hỏi thông thường, con người sẽ tìm kiếm vũ trụ hình thành từ đâu. Chẳng hạn, người Trung Quốc cho rằng thế giới được kết thành từ 5 nguyên tố: Kimmộcthủyhỏathổ; người Ấn Độ thì nghĩ vũ trụ được tạo thành từ bốn chất: Đấtnướcgiólửa. Còn ở Hy Lạp: Ông Thales (585 trước Công Nguyên) quan niệm nước là nguồn gốc của cả vũ trụ. Sau đó đến ông Anaximene ( khoảng 570 – 526 trước Công Nguyên) lập thuyết: Không khí sinh ra nướclửađất, để cấu thành thế giới.

 

Và giờ phút đỡ thai nhi triết học đã đến, từ người mẹ nhận thức vũ trụ. Các bạn hãy lắng nghe và hiểu, sự đặt tên hài nhi “triết học” vô cùng mạch lạc của Aristote: “Vật lý là môn khoa học đầu tiên. Nhưng nếu tồn tại một bản tính bất động khoa học về bản tính này phải đến trước và phải là triết học đầu tiên. Và nó sẽ xem xét hữu thể như là đang có2.

 

Theo đó, Aristote lý giải thật rõ, nếu vật lý nghiên cứu những chuyển dịch, vận động, hoạt động vật thể. Thì triết học là môn nghiên cứu vật thể đó trước khi hoạt động, Chính bởi quan điểm cốt yếu này, giới triết học đã sản sinh 2 quan điểm mật thiết sau:

 

1- Triết học là môn khoa học về Bản Thể (substanse).

 

Bản thể là gì? Đó là bản chất cốt yếu định nghĩa vật thể như là chính vật thể đó. Vì vậy nó còn có một tên gọi khác là “Yếu tính” (essence) dễ hiểu hơn triết gia Kant còn gọi bản thể là “Vật tự thể” (noumène)

2- Triết học là môn khoa học về Hữu Thể.

 

Hữu thể là gì? Tiếng Pháp là Être, tiếng Anh là Be, tiếng Đức là Sein hay Dasein nghĩa là Cái đó, Cái là.

Hai quan điểm trên chia ra để dễ nhìn thôi, thực chất nó là một quan điểm đồng nhất. Trước hết, muốn xem xét vật thể nào, vấn đề nào, ta phải xem xét nó có hay không – đó là hữu thể của nó, sau đó ta xem bản chất quy định “gọi tên” nó là gì – đó là bản thể. Vậy ta có thể hợp nhất hai quan điểm trên thành một: Triết học là môn khoa học về hữu thể mang bản thể.

 

Như vậy có thể suy diễn, triết học không thể xem xét một vật thể không nội dung không bản thể làm nên nó. Hay nghiên cứu về cái đang có mà chẳng có gì. Hữu thể phải đựng bản thể, cũng như bản thể phải mặc lấy hữu thể, bởi thế, trong triết học, về tên gọi, người ta không quá phân rẽ hữu thể và bản thể. Có thể gọi tên hữu thể thay cho bản thể, và ngược lại, bản thể thay cho hữu thể (song chớ nên lầm lẫn hữu thể là vỏ bọc hình thể và bản thể là nội dung).

 

Khoa học về bản thể luận đầu tiên được manh nha bởi nền móng của Parmènide (khoảng 514 – 410 trước Công Nguyên). Ông cho rằng:

  • Không gì trở thành cái gì khác với cái nó vốn có. Nghĩa là, không gì có thể biến đổi.
  • Giác quan của chúng ta luôn bị đánh lui.

Song song và đối nghịch với ông là sự phản bác nổi tiếng của Héraclite (khoảng 540 – 480 trước Công Nguyên). Ông quan niệm:

  • Tất cả đều biến đổi
  • Giác quan của chúng ta có thể tin cậy được.

Cách nhìn của Héraclite, với vũ trụ biến đổi của vạn vật vẫn thiên về vật lý. Trong khi đó cách nhìn của Parmènide đã lập nên nền móng cho triết học. Chẳng hạn, ngay về mặt tự nhiên, Parmènide khi nghĩ ngọn lửa muôn đời vẫn là lửa, nước cũng vậy mãi mãi là nước. Đặc biệt hơn các nhà khoa học hiện đại đã chứng minh học thuyết về thế giới được dựng lên từ những hạt nguyên tử bất diệt, bất biến và bất khả phân của Democrite (khoảng 460 – 370 trước Công Nguyên) là khá đúng.

 

Hơn thế, các nhà vật lý hiện đại còn phát giác ra trong từng nguyên tử có những hạt cơ bản nhỏ hơn là proton, electon và neutron. Chúng có một giới hạn nào đó – bất biến – Bất phân để cấu thành vũ trụ. Dù vậy đó vẫn là cái nhìn của vật lý để tham chiếu vào triết học.

 

Triết gia Zang Will có nói: “Mọi sự thay đổi trừ sự thay đổi”.

 

Dòng sông chẳng hạn, nó luôn luôn chảy, nhưng nếu nó ngừng chảy nó không còn mang tên dòng sông nữa, việc luôn luôn chảy của nó chẳng bao giờ thay đổi cả. Một đại dương cũng vậy, sóng vỗ suốt ngày, thủy triều lên xuống, nếu không luôn luôn như thế, nó sẽ là một chiếc ao, dù lớn.

 

Các hữu thể tuyệt đối bất biến không phải xét theo sự vật mà xét theo tính vấn đề của nó. Màu xanh chẳng hạn, lá cây có thể chuyển màu vàng khi mùa thu, có thể màu đỏ khi mùa đông, có thể rụng thành màu nâu, nhưng khi nói đến hữu thể màu xanh, vẫn phải là màu xanh ấy. Một đường thẳng được dựng qua hai điểm nó không thể biến đổi bằng cách cong đi, bởi khi nó cong nó sẽ không được xem như đường thẳng nữa. Một tam giác cũng thế, nó không thể được xem như một tam giác nếu vênh và hở. Cụ thể hơn, khi ta nói về những đứa bé, dù rằng nhất định mai kia chúng sẽ lớn lên nhưng không thể xem hữu thể tuổi trẻ là những ông già. Hoặc, mặc dù ai sống mà không phải chết, nhưng khi ta đem quà đến cho người sống nhất khoát không thể xem người đó đã chết. Chính vì tính bất biến của hữu thể, mà sau Parmenide, Aristote đã định ra tính đồng nhất của hữu thể: A phải là A, A không thể nào biến đổi để thành B.

 

Vậy chúng ta có những hữu thể bất biến nào?

 

Màu đỏ, màu xanh, màu vàng, đường thẳng, góc vuông, cuộc sống, cái chết… tất cả mọi vấn đề (hay đề tài) ở đời đều có thể coi là hữu thể. Sự nóng chẳng hạn, nó là một hữu thể, khi nó nguội dần đi ta có thể nhúng tay vào, vậy khi ta không đề phòng như nó nóng thì nó không còn nóng nữa, sự nóng ở chậu nước cụ thể trước mắt ta đã biến mất, nhưng tâm trí ta vẫn còn lưu giữ sự đề phòng về nước nóng. Nghĩa là hữu thể nóng không mất, không thể thay đổi bằng cách nguội đi. Hữu thể say đắm, chẳng hạn, ngày nào đó đôi tình nhân có thể ghét bỏ nhau, nhưng lúc đó họ sống trong hữu thể ghét bỏ, còn hữu thể say đắm vẫn còn lại với đời.

Triết học trước hết nhắm đến hữu thể – nghĩa là nó có không, sau đó nhắm đến bản thể – nghĩa là bản chất (yếu tính) của nó là gì? Như vậy, triết học lần về cái nhân lõi đầu tiên của vật thể, giống như từ cây lần về hạt – cái là nguồn gốc của cây. Đó là con đường nhận diện bản chất của vật thể trước khi nó vận động trong dòng vật lý. Bởi thế, triết học không thể được xem xét như một môn tự nhiên chỉ tìm kiếm những hữu thể vu vơ. Mà như Aristote xác định, triết học phải là con đường nhận diện những bản tính và nguyên lý tất yếu. Ông nói: “Chỉ khi nào người ta nắm được cái gì tất yếu… thì người ta mới chú ý đến nhận thức triết học” 3.

 

Muốn hiểu được cái tất yếu, quy luật tất yếu, hay nguyên lý của chúng, hầu hết các triết gia cho rằng, con người chỉ có thể hiểu biết bằng tư duy – tức lý trí – chứ không thể bằng cảm giác. Một khúc gỗ tươi chẳng hạn ném xuống nước, trước thị giác của chúng ta nó chìm, nhưng một khúc gỗ khô ném xuống nước thì nổi. Thị giác một lần chứng kiến gỗ chìm, lần hai chứng kiến gỗ nổi, chỉ có tư duy mới xâu chuỗi hai lần lại, để hiểu rằng, gỗ tươi khi khô thì nổi. Thế giới tự nhiên, từ hòn đá, đến con kiến, hay dòng sông, con người chỉ có thể hiểu chúng bằng tư duy. Con người có thể áp đặt, suy diễn cho một con rắn theo cách mình tư duy, nhưng không thể là chính con rắn để nắm bắt suy nghĩ của nó. Platon nói:“Vật tự thân không chu nào, chỉ có thể cảm nhận bằng tư duy”.

 

Theo Hegel, và nhiều triết gia, thì cảm giác chỉ là cái riêng cho mình. Chúng sinh ra bởi những giác quan giúp cơ thể tồn tại như một cuộc sống bản năng của động vật. Còn lý trí là cái đã vượt lên giác quan để tham dự vào đời sống phổ biến của cộng đồng. Một người sờ tay vào nước nóng chẳng hạn, anh ta hô to “nước nóng đấy”, thì đó không còn là cảm giác nữa, mà anh ta đã công bố một sự thật để mọi người cùng tránh. Sự thật đó tự thân đã mang ý nghĩa chúng, bởi lẽ, nếu người khác nhúng tay vào không thấy nóng, anh ta sẽ bị mang tiếng là bịp bợm. Theo cách nào đó, có thể nói “Triết học là khoa học của lý trí”. Triết gia Morfaux nói: “Lý trí sắp đặt những nhận thức trong những tương quan xác định, tương quan từ nguyên lý đến kết cục, từ nguyên nhân đến kết quả, từ mục đích đến phương tiện. Điều đó lý giải tại sao con người thường xác định lý trí giống như chuyên ngành của những nguyên lý4.

 

Để xác định khả năng lý trí chỉ con người mới có, Engel trong cuốn “Phép biện chứng tự nhiên5 khẳng định: “Con người là “con vật xương sống” mà trong nó cõi tự nhiên đi đến chỗ ý thức được chính mình”. Vạn vật không có ý thức, chúng sống trong tập tục thói quen của giác quan bản năng. Chỉ có con người mới có ý thức. Ý thức đó tìm tiếng nói chung – đó là công lý. Sự thật được mọi người đồng tình công nhận – đó là nền móng của chân lý. Và triết học là môn khoa học xây trên nền tảng đó, triết gia Wideband Vindhem nói: “Triết học là “học thuyết về những giá trị có ý nghĩa chung6. Còn triết gia Husserl thì nói: “Nhiệm vụ căn bản của triết học là nhận thức một cách lý tính toàn bộ thế giới bao gồm nhân sinh và tự nhiên7.

 

Chúng ta đã lần theo nguồn mạch, chức năng, nhiệm vụ của triết học. Nhưng có một câu “khởi đầu của mọi khởi đầu”, hay bao hàm toàn bộ hiện ra, đó là: “Triết học có phải là một trò chơi của lý trí vô thưởng vô phạt, đi tìm chân lý chơi vơi ngoài cuộc sống”? Không! Để trả lời triệt để – ráo riết – sinh tử, ông tổ triết gia Socrate đã nói: “Triết học là sự lo chết”. Nghe qua tưởng có vẻ phi lý, nhưng kỳ thực khi con người lo chết nhất là lúc thấy giá trị đáng yêu nhất của cuộc sống. Tại sao con người phải tới bệnh viện, phải lập các phòng khám, phải đi tìm thuốc trường sinh bất lão… vì con người muốn gạt bỏ nỗi lo chết ra khỏi cuộc sống.

 

Về điểm này, triết gia Sartre xác định “nhận thức tự xác định nó bởi sự phủ định của nó”. Cái chết – là cái phủ định tuyệt đối, bởi thế chính nó là cái có sức mạnh nhất dạy người ta khao khát sống. Như người đời nói, chỉ khi nào một đồ vật bị mất người ta mới thấy hết ý nghĩa của nó. Cũng vậy, một con người vắng mặt nhiều khi lại công bố toàn vẹn về giá trị có mặt của anh ta. Lo chết chính là khát sống. Về điểm này, Marx cũng lý giải về tương quan song hành của sinh tử như sau: “Cái chết túm chặt lấy cái đang sống”. (Le mort saisit le vivant).

Vì muốn sống, con người phải học biết sự thông thái để sống, giống một con vật học biết đường đi của con mồi mong rình bắt. Nhưng sự sống của con người lớn lao, cao cả, mênh mông, ý nghĩa, không chỉ hơn con vật gấp triệu lần, mà con người còn vươn lên làm ý nghĩa thống soái của cả vũ trụ này. “Thế giới chỉ có ý nghĩa trong và bởi tinh thần” (le monde n’a de sens que dans et par l’esprit)7.

 

Bởi thế con người cũng phải học biết lẽ thông thái muôn vạn lần hơn để trở thành ý nghĩa – là vương miện tinh thần đội lên đầu vũ trụ. Để lý giải sự mở màn của nhận thức như năng lực tất yếu của cuộc sống, triết gia Aristote có nói: “Tôi sinh trong mê muội, sống trong hồi hộp, chết trong hoài nghi”. Sinh trong mê muội thì đúng rồi, có ai biết được lúc mình sinh ra, vì lúc đó mọi người chỉ là những hài nhi vô tri. Sống trong hồi hộp, thì hẳn rồi, nào bệnh tật, mưu sinh, chiến tranh, âm mưu, lo chết. Còn khi chết thì hoài nghi mọi sự, ít nhất là sự liệu ta có được phục sinh, hay bất tử? Tất cả những hoài nghi – lo âu – mê muội đó khiến con người phải mở trí tìm tòi những chìa khóa để mở vào cuộc sống. Và triết học, môn khoa học của sự thông thái đã ra đời, không viển vông chút nào, nó chính là khao khát sống, hơn cả thế là sống đời chân lý, sống cuộc đời lý tưởng về chân lý – toàn năng – toàn thiện – toàn bích và vĩnh cửu. Triết gia Platon nói: “Điều cao cả nhất của cuộc sống là học làm người, và học biết điều con người phải tìm kiếm”.

 

Để kết thúc chương này, tôi xin dẫn ra hai lời khuyên:

  1. Nhà triết học A. Ben Rây phân biệt giữa khoa học và triết học: “Khoa học là thành quả của trí tuệ và của lý tính chỉ dùng để đảm bảo cho chúng ta thực tế chi phối được giới tự nhiên. Nó chỉ cho chúng ta biết cách sử dụng sự vật; nó không nói cho chúng ta biết gì về bản chất của sự vật8.

    Nói vắn tắt khoa học chỉ để tâm đến dụng thể (nghĩa là chi phối, sử dụng, sắp đặt vật thể), chứ không để tâm đến Bản thể của sự vật. Bản thể – đó là triết học.
  2.  
  3. Bước vào triết học, là bạn bước vào những học thuyết cực điểm – cực đoan, để hiểu nó bạn hãy lao về tột cùng cực này rồi sang cực khác để lĩnh hội nhận thức về nó. Trong khi đó, bạn đừng cố chấp vào những suy lý hợp lý, bình thường – vụn vặt, mà quên đi việc đón nhận những ánh sáng chói gắt từ nguồn phát. Thi sĩ Paul Valery nói: “Giá trị của thế giới đặt ở những cực điểm, sự vững chãi của nó đặt ở những điểm trung bình”.

Chúng ta đã nhận ra, và bước qua cổng chào triết học. Nào chúng ta hãy dấn bước đi tiếp lộ trình của nó!

 

Nguyễn Hoàng Đức

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thường những chủ đề của Hoangnt, tôi ít khi bình luận - đây là một diễn đàn học thuật thực sự dân chủ, nên bất cứ ai có ý tưởng gì dù đúng, dù sai, hoặc trái chiều  - miễn không phạm nội quy diễn đàn, mà điều đặc biệt cấm kỵ là liên quan đến chính trị và các quyền lợi của con người, quen gọi là "lợi ích nhóm" - thì đều được trình bày ở đây. Nếu ý tưởng có tính hệ thống thì tôi lập hẳn một chuyên đề cho sự thể hiện của họ. Bởi vậy, đó là lý do tôi ít có tham gia bình luận những luận điểm trái chiều. Vì e rằng dẫn đến tranh luận dễ gây hiểu nhầm. Nhưng chủ đề này của Hoangnt sai lầm về căn bản ngay từ khi đặt vấn đề, nên tôi thấy cần lưu ý về mặt học thuật qua sự thể hiện quan điểm của ông Phạm Công Thiện về ngôn ngữ Việt, được trích trên thư viện mở Wikipedia:

Ngoài ra cũng có thể nhắc đến những quan niệm của ông về tiếng Việt: "Không cần phải đọc Platon, Aristote, Kant, Hegel hay Karl Marx, không cần phải đọc Khổng Tử và Lão Tử, không cần phải đọc Upanishads và Bhagavad Gita, chúng ta chỉ cần đọc lại ngôn ngữ Việt Nam và nói lại tiếng Việt Nam và bỗng nhiên nhìn thấy rằng tất cả đạo lý triết lý cao siêu nhất của nhân loại đã nằm sẵn trong vài ba tiếng Việt đơn sơ như CON và CÁI, như CHAY, CHÁY, CHÀY, CHẢY, CHẠY và còn biết bao nhiêu điều đáng suy nghĩ khác mà chúng ta đã bỏ quên một cách ngu xuẩn.”

 

 

Hoangnt lưu ý rằng: Đây mới chỉ là "ngôn ngữ Việt" được hình thành và phát triển về cấu trúc với sự ảnh hưởng của thuyết Âm Dương Ngũ hành, chứ chưa phải là một hệ thống triết học. Nhưng nó cũng quá đủ sự huyền vĩ để một nhà nghiên cứu triết học nổi tiếng như ông Phạm Công Thiện so sánh với tất cả mọi thứ triết lý của thế gian và xác định rằng ngôn ngữ Việt mang tính minh triết vượt trội hơn rất nhiều những hệ tư duy triết học trong lịch sử nhân loại.

Những lập luận của ông Vulong tôi đã phản bác, Hoangnt đưa lên đây làm gì cho mất thời giờ. Tôi rất thương ông Vulong, vào diễn đàn nào cũng bị đuổi, nên tôi tạo điều kiện cho ông ta sinh hoạt ở đây, để ông ta có chỗ thể hiện sự suy nghĩ của mình, giảm căng thẳng trong cuộc sống. Nhưng tôi thừa hiểu khả năng của ông ta đến đâu. Nhưng vì ông ta quá đáng và tự rời khỏi diễn đàn, chứ tôi cũng chưa khóa nick của ông ta, cho đến khi ông ta yêu cầu điều này.

Tôi chỉ lưu ý vậy thôi. Hoangnt có thể tiếp tục. Những bài viết của Hoangnt rất có giá trị sưu tầm tư liệu. Hơn nữa tôi cũng cần ý kiến nhiều chiều để "hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "cộng đồng khoa học thế giới" phủ nhận cội nguồn văn hóa sử Việt trải gần 5000 năm văn hiến, nhìn vào đấy phát hiện ra những hiện tượng để phản biện tôi. Hiện nay họ không đủ trình độ để phản biện. Bởi vậy, nên đã có những thủ đoạn áp chế nhiều hơn là phản biện khoa học. Điều này khiến cho sự kiện nhân danh khoa học, phủ nhận Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến thành hiện tượng trơ tráo và bẩn thỉu nhất trong lịch sử khoa học hiện đại.

===============

PS: Những học giả đã từng viết ít nhất một cuốn sách được dư luận nhận xét có giá trị cao, hoặc trên ba đầu sách, hoặc có bằng từ tiến sĩ trở lên, muốn phản biện Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh về mặt học thuật, có thể gửi bài viết bằng văn bản về địa chỉ TTNC LHDP. Nếu bài viết được chấp thuận về mặt học thuật thì Thiên Sứ tôi sẽ đề nghị gửi bài viết qua email và đăng công khai trên web của TT.

Rất hy vọng những bài phản biện này sẽ không mắc phải sai lầm theo kiểu: phải có "cơ sở khoa học" của giáo sư Viện sĩ Phan Huy Lê; hoặc "lý thuyết khoa học hiện đại không cần tính hợp lý" của giáo sư vật lý lý thuyết Nguyễn Văn Trọng.

Vì mục đích cuối cùng của tôi là minh chứng Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Nếu quý vị không đủ khả năng phản biện trực tiếp những luận cứ của tôi, thì có thể chứng minh luận điểm phủ nhận cội nguồn Việt sử của quý vị là đúng qua những luận cứ và phương pháp của quý vị.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Với tư cách lả học thuyết bao trùm, học thuyết ADNH không có bất cứ một giới hạn nào cả.

Ngày nay, mọi học thuyết dù hiện đại hay điên rồ nhất cũng đều có giới hạn cả. Chỉ riêng học thuyết ADNH là không có giới hạn mà thôi, nó hiệu quả ở mọi nơi, mọi lúc trong tất cả các lĩnh vực dù khác biệt đến đâu đi chăng nữa.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Với tư cách lả học thuyết bao trùm, học thuyết ADNH không có bất cứ một giới hạn nào cả.

Ngày nay, mọi học thuyết dù hiện đại hay điên rồ nhất cũng đều có giới hạn cả. Chỉ riêng học thuyết ADNH là không có giới hạn mà thôi, nó hiệu quả ở mọi nơi, mọi lúc trong tất cả các lĩnh vực dù khác biệt đến đâu đi chăng nữa.

 

Cảm ơn anh Votruoc.

Đúng là như vậy.

 

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những bài toán tới hạn:

 

Có một bài toán được cho là nghịch lý từ thế kỷ thứ IV TCN, lấy một đoạn thẳng của cái cây rồi chia đôi được một đoạn nhỏ hơn, cứ như vậy không thể kết thúc được gọi là vô hạn nhỏ, nhưng rõ ràng nó là một thực tại. Vậy bài toán được giải như thế nào tức nhát cắt tới đâu thì dừng.

 

Có một tập hợp A thì sẽ luôn có một tập hợp B lớn hơn và bao trùm nó và cứ như vậy..., cuối cùng có một tập hợp lớn nhất vô cùng bao trùm mọi thứ tập hợp, vậy tập hợp này xác định như thế nào hay có thể hiểu là "vô hạn" được xác định như thế nào.

 

Mọi thứ đều có nguyên nhân kết quả, vậy nguyên nhân đầu tiên của vũ trụ này như thế nào nếu cho rằng vũ trụ là tập hợp vô cùng bao trùm. Trong Lý học là Thái Cực.

 

Sự vận động của vật chất trong vũ trụ hiện nay là chân lý, vậy có cái được gọi là không vận động hay không. Chúng luôn biến dịch, vậy có dạng vật chất nào không biến dịch hay không.

 

Trong thuyết Âm Dương Ngũ Hành: cái vô hạn nhỏ lẫn lớn được hiểu như thế nào và mối quan hệ giữa chúng được diễn giải ra sao.

 

Tạm thời, chưa nói đến "linh hồn" vả bản chất của sự "nhận thức" là cái gì!.

 

Những vấn đề này có liên quan đến lịch sử Hùng Vương, bởi chúng được lấy làm biểu tượng cho các Vua Hùng và tổ tông của các ngài, mọi vấn đề như một dòng chảy lớn và không tách rời được những dự định của các bậc thầy. Cho nên, rất căng thẳng và phức tạp, dễ bị tẩu hỏa nhập ma.

 

Giải mã bí ẩn vật chất tối

 

Các nhà khoa học Anh tin rằng, một loại hạt cơ bản hoàn toàn mới có thể lý giải bí ẩn về "vật chất tối", thứ vật chất được cho là chiếm phần lớn khối lượng của vũ trụ.


20150203170822-vc.jpg

 

Giới khoa học nhận định, vật chất tối chiếm 26,8% tổng năng lượng - khối lượng kết hợp của vũ trụ, trong khi vật chất thông thường chỉ chiếm 4,9%. Xét riêng khối lượng, vật chất tối được cho là chiếm tới 84,5% vũ trụ.

Đối với các nhà thiên văn học, vật chất tối để lộ dấu vết của chúng thông qua cách lực hấp dẫn của chúng tác động đến các ngôi sao và thiên hà, giúp họ kết nối chúng với nhau và xác lập cấu trúc của vũ trụ. Dấu vết của vật chất tối cũng có thể nhìn thấy được trong nền vi sóng vũ trụ (CMB), những gì còn sót lại sau vụ nổ Big Bang.

 

Tuy nhiên, bất chấp vô số nỗ lực của giới nghiên cứu, cho tới nay vẫn chưa có ai từng quan sát được trực tiếp vật chất tối.

 

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Southampton (Anh) vừa đề xuất giả thuyết về một loại hạt cơ bản hoàn toàn mới cho vật chất tối. Họ tin rằng, bản chất của loại hạt giả thuyết này có thể là lí do tại sao cho tới nay vẫn chưa ai có thể phát hiện trực tiếp thứ vật chất bí ẩn này.

 

Hạt giả thuyết mới có khối lượng chỉ khoảng 0,02% khối lượng của một electron. Mặc dù không tương tác với ánh sáng, nhưng nó tương tác mạnh mẽ một cách đáng kinh ngạc với vật chất bình thường và thậm chí không thể xâm nhập vào bầu khí quyển Trái đất.

 

Nếu các phỏng đoán trên là đúng, các hạt vật chất tối ít có khả năng bị các máy dò đặt trên Trái đất phát hiện.

"Nghiên cứu của chúng tôi quy tụ nhiều lĩnh vực vật lý khác nhau: vật lý lý thuyết hạt, thiên văn học quan sát bằng tia X và quang học lượng tử thử nghiệm. Hạt chúng tôi đề xuất nghe có vẻ điên rồ, nhưng hiện dường như không có thử nghiệm hoặc quan sát nào có thể bác bỏ nó. Vật chất tối là một trong các vấn đề quan trọng, chưa được giải mã trong vật lý hiện đại và chúng tôi hy vọng, đề xuất của chúng tôi sẽ gợi nguồn cảm hứng cho các nhà khoa học khác phát triển lý thuyết hạt cho thiết và thậm chí là các cuộc kiểm tra bằng thí nghiệm", tiến sĩ James Bateman, một thành viên nhóm nghiên cứu của Đại học Southampton, nói.

Ông Bateman và các cộng sự hy vọng kết hợp một nghiên cứu về loại hạt giả thuyết mới vào một thí nghiệm không gian có liên quan.

 

Dự án Các thiết bị cộng hưởng lượng tử vĩ mô (Maqro) sẽ được xúc tiến nhằm kiểm tra các hiện tượng lượng tử, tức là hành vi kỳ lạ của các hạt hạ nguyên tử, ở mức quy mô lớn hơn. Trong thử nghiệm này, một hạt nano lơ lửng trong không gian sẽ được dùng để xem liệu vị trí của nó có bị luồng chảy vật chất tối làm thay đổi hay không.

 

Tuấn Anh (Theo Daily Mail, Space)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ảnh đẹp xả stress Lý học

 

vaol_DQD-04.jpg
 
Biển một bên và em một bên,
Trên đầu bầu rựu, dưới chân thịt rừng.

 

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Với tư cách lả học thuyết bao trùm, học thuyết ADNH không có bất cứ một giới hạn nào cả.

Ngày nay, mọi học thuyết dù hiện đại hay điên rồ nhất cũng đều có giới hạn cả. Chỉ riêng , nó hiệu quả ở mọi nơi, mọi lúc trong tất cả các lĩnh vực dù khác biệt đến đâu đi chăng nữa.

 

Học thuyết ADNH là không có giới hạn mà thôi - Bác Votruoc có thể giải thích một cách tổng thể chăng!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Liên quan đến các bài toán tới hạn, chúng ta cần xem lại những cấu trúc cơ bản và các phương pháp ứng dụng của học thuyết Âm Dương Ngũ Hành:

 

- Cấu trúc cơ bản: Tiên Thiên Bát Quái và Hậu Thiên Bát Quái, Hà đồ - Lạc thư, Dương tịnh Âm động, Dương trong Âm ngoài, Dương trước Âm sau, Âm thuận tùng Dương, Lục thập hoa giáp và Ngũ vận lục khí, Thiên can và Địa chi, khái niệm Khí, các chu kỳ quy ước độ lớn sinh - lão - bệnh - tử và sinh - vượng - mộ.

 

- Đông y: với hệ kinh mạch, huyệt vị trong cơ thể.

 

- Khí công: với hệ thống kinh mạch và 7 luân xa.

 

- Chu Dịch: với khả năng tiên tri.

 

- Tử vi: tiên tri cho một đời người với hệ thống biểu tượng quy ước xây dựng hệ tương tác từ ngoài Huyền không phi tinh với chủ thể con người.

 

- Huyền không: tương tác có quy luật từ ngoài hệ mặt trời.

 

- Thái Ất: tương tự, với quy luật lớn hơn Huyền không.

 

- Độn giáp: quy luật tương tác trong hệ mặt trời.

 

- Bát trạch: tương tác có quy luật từ trường trái đất được định hình từ Huyền không.

 

- Dương trạch và Loan đầu: ___.

 

Tất cả các phương pháp này đều được xây dựng từ học thuyết Âm Dương Ngũ Hành dựa trên tiên đề: Vũ trụ là Một, vạn vật đồng nhất thể, đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu và tính lặp của một chu kỳ vận động của một hệ thiên văn ví dụ như hệ mặt trời với độ lệch theo thời gian do vận động xoáy trôn ốc.

 

Bằng phương pháp quy nạp, tất cả những phương pháp trên đã chứng tỏ một ý nghĩa quan trọng về: Vũ trụ là một hệ thống nhất và vận động có quy luật, cho dù bất kỳ giá trị tới hạn nào được đặt ra. Mặc dù vậy, vẫn còn một câu hỏi tối hậu nữa về sự liên kết các giá trị tới hạn.

 

Một vấn đề quan trọng, vũ trụ đang trong giai đoạn phát triển hay tan rã? Lý giải như thế nào về sự tối đen của không gian quá 15 tỷ năm ánh sáng và bản chất của lỗ đen.

 

lo%20den.jpg

Hình ảnh lỗ đen được vẽ bởi cơ quan NASA (Mỹ).

 

Sao tối thời Newton

 

Câu chuyện về lỗ đen đưa ta trở lại với trăn trở của Pierre-Simon de Laplace (Pháp) và John Michell (Anh) cuối thế kỷ 18. Ngày ấy các nhà khoa học đã biết, sở dĩ ta nhìn thấy một ngôi sao là do có ánh sáng phát ra (hay phản chiếu) từ nó. Theo Newton, ánh sáng gồm các hạt, vậy nó luôn bị lực hấp dẫn của ngôi sao hút trở lại. Lực hút này càng mạnh nếu khối lượng sao càng lớn (định luật vạn vật hấp dẫn). Laplace và Michell trăn trở: liệu có ngôi sao nào đủ nặng để sức hút của nó mạnh đến nỗi ánh sáng không thể thoát ra ngoài và do đó chúng ta không thể nhìn thấy ngôi sao ấy: một ngôi “sao tối”? Mặt khác, khả năng một vật thắng được lực hút hấp dẫn của một ngôi sao để thoát ra ngoài tỷ lệ với vận tốc khởi hành của nó. Để thoát khỏi sức hút của quả đất, phải có vận tốc ít nhất 11,2km/giây. “Sao tối” đủ sức “giam cầm” ánh sáng có vận tốc c ≈ 300.000km/s, vậy một vật muốn thoát khỏi sức hút của “sao tối” phải có vận tốc lớn hơn c! Với những hiểu biết hạn chế trong khuôn khổ của vật lý Newton và khả năng quan sát thiên văn eo hẹp của thế kỷ 18 – 19, nỗi trăn trở của Laplace – Michell dừng lại ở đó.

 

Hơn một thế kỷ trôi qua, năm 1905, Albert Einstein xuất hiện với những công bố khoa học động trời. Ông tái khẳng định ánh sáng gồm các hạt, gọi là photon (nói “tái” bởi sau Newton, đã có thời người ta phủ nhận bản chất hạt của ánh sáng). Ông công bố thuyết tương đối đặc biệt, khẳng định rằng không có một đối tượng vật chất nào có thể chuyển động với vận tốc lớn hơn c. Điều đó có nghĩa là, nếu thực tồn tại “sao tối”, thì không một đối tượng vật chất nào (kể cả ánh sáng) có thể thắng được lực hút hấp dẫn của nó để thoát ra ngoài!

 

Lỗ đen không phải là sao

 

Lỗ đen chỉ thực sự trở thành đối tượng của khoa học vào năm 1917, khi Karl Schwarzschild giải phương trình trường hấp dẫn của Einstein. Trong lời giải này, lỗ đen xuất hiện như một tất yếu. Hãy tưởng tượng một ngôi sao, năng lượng của nó tạo áp lực hướng ra ngoài hòng chống lại lực hấp dẫn luôn ép vào trong. Nhưng, theo hệ thức Einstein, E = mc2, thì năng lượng (E) càng lớn đồng nghĩa với khối lượng (m) càng lớn và do đó sức hấp dẫn càng mạnh. Thành thử, càng gắng chống lại hấp dẫn, thì lại càng tăng cường sức lực cho nó, ngôi sao càng bị nén ép mạnh, thể tích của nó càng nhỏ, và mật độ khối lượng càng lớn. Đến một lúc nào đó, khi mật độ khối lượng đủ lớn, lực hấp dẫn đủ mạnh để áp đảo tất cả các lực khác, thì toàn bộ vật chất của ngôi sao bị rút vào trong, lực hấp dẫn càng mạnh hơn, để rồi cuối cùng tất cả co sập về chỉ một điểm, tại đó mật độ khối lượng lớn vô hạn, không gì có thể thoát ra khỏi điểm này, và thế là một lỗ đen ra đời. Thật khó tưởng tượng, toàn bộ vật chất của ngôi sao nặng gấp cả tỉ lần quả đất lại bị thu về một điểm! Cái điểm ấy thật kỳ bí, chưa ai biết điều gì đang diễn tiến ở đó, và người ta gọi nó là điểm kỳ dị (singularity). Thành thử, mặc dù có nguồn gốc là các ngôi sao, bản thân lỗ đen không còn là “sao” nữa, cho dù nó có phần nào gợi nhớ về “sao tối” thời Newton.

 

Lỗ đen khủng ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn vong của các ngôi sao trong các thiên hà hàng xóm. Thậm chí, nhiều nhà khoa học còn cho rằng các lỗ đen này đã điều tiết sự vận động và hình thành của chính các thiên hà.

 

Rất may là để trở thành một lỗ đen, ngôi sao ban đầu phải có khối lượng đủ lớn. Đến như mặt trời nặng hơn quả đất cả nửa triệu lần, mà lực hấp dẫn vẫn chỉ có thể sẽ làm nó co lại thành một sao lùn trắng với kích thước cỡ như quả đất. Để đủ sức co sập toàn bộ vật chất của ngôi sao về một điểm, tạo thành lỗ đen, khối lượng của ngôi sao phải lớn hơn ba lần khối lượng mặt trời. Một may mắn nữa là, lực hấp dẫn giảm rất nhanh theo khoảng cách, nhờ vậy dù một lỗ đen có tàn bạo đến mấy, thì lực hút của nó cũng chỉ vượt trội hơn các lực khác trong một vùng không gian nhất định xung quanh điểm kỳ dị của nó. Tuỳ theo khối lượng, với mỗi lỗ đen ta có thể xác định một mặt cầu quanh điểm kỳ dị sao cho bên trong mặt đó (gần điểm kỳ dị) lực hút hấp dẫn mạnh đến nỗi không vật gì, kể cả ánh sáng, xuất phát từ đó có thể thoát ra ngoài. Còn, bên ngoài mặt này thì lực hút của lỗ đen quá yếu để có thể giữ ánh sáng lại và do đó ta vẫn “nhìn” thấy được. Bề mặt như thế có tên là “chân trời sự kiện” (event horizon), còn bán kính của mặt cầu này gọi là bán kính Schwarzschild. Lỗ đen càng nặng, bán kính Schwarzschild càng lớn. Tất cả những gì từ bên ngoài không may rơi vào trong qua “chân trời sự kiện”, thì đều bị hút vào điểm kỳ dị, không có con đường nào khác! Lỗ đen là miền không gian giới hạn bởi “chân trời sự kiện” bao quanh điểm kỳ dị.

 

Những lỗ đen khủng

 

Lỗ đen càng nặng, thì sức huỷ diệt của nó càng tàn khốc và vùng ảnh hưởng càng rộng lớn. Từ lâu các nhà khoa học đã giả định sự tồn tại của các lỗ đen siêu nặng (hàng tỉ lần khối lượng mặt trời), là cơ sở để giải thích nhiều hiện tượng thiên văn, trong đó có sự phát sáng chói loà của các quasar. Trong vòng 15 năm trở lại đây, một số lỗ đen khủng như vậy đã được ghi nhận, nhưng khủng nhất là hai lỗ đen do McConnell và cộng sự vừa phát hiện năm ngoái (Nature 8.12.2011). Chúng có địa chỉ ở hai thiên hà êlíp: thiên hà NGC3842 nằm giữa đám thiên hà cách quả đất 98 megaparsecs và thiên hà NGC4889 trong đám Coma cách chúng ta 103 megaparsecs (một megaparsec bằng khoảng 3 triệu năm ánh sáng). Mỗi lỗ đen này nặng gấp 10 tỉ lần mặt trời. Các lỗ đen khủng như vậy chỉ tồn tại ở các thiên hà êlíp nằm tại tâm các đám thiên hà, như con nhện nằm ở trung tâm của mạng nhện. Ở đó lỗ đen được nuôi rất “béo” nhờ hấp thụ khí và “xơi tái” cả các vì sao của các thiên hà lân cận, và trở nên cực nặng. Khó khăn trong nghiên cứu các lỗ đen này ở chỗ các đám thiên hà mà lỗ đen khủng cư trú đều nằm cách xa quả đất ít nhất cũng một trăm megaparsecs, nên việc đo đạc và xác định chính xác khối lượng của lỗ đen là cực khó.

 

Lỗ đen khủng ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn vong của các ngôi sao trong các thiên hà hàng xóm. Thậm chí, nhiều nhà khoa học còn cho rằng các lỗ đen này đã điều tiết sự vận động và hình thành của chính các thiên hà. Ý kiến tạm thời chưa thống nhất và người ta đang chờ các kết quả đo mới với các kính viễn vọng có đường kính tới 40m, như kính viễn vọng cực lớn của châu Âu.

 

NGUYỄN TRẦN

 Theo sgtt.vn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Học thuyết ADNH là không có giới hạn mà thôi - Bác Votruoc có thể giải thích một cách tổng thể chăng!

 

"Học thuyết ADNh là không có giới hạn mà thôi" vậy thì tại sao lại có cái chủ đề: "Giới hạn của học thuyết Âm Dương Ngũ hành về mặt triết học"?

Hay là bởi vì "Lý thuyết khoa học hiện đại không có tính hợp lý"?

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Vo Truoc, on 05 Feb 2015 - 18:21, said:snapback.png

Với tư cách lả học thuyết bao trùm, học thuyết ADNH không có bất cứ một giới hạn nào cả.

Ngày nay, mọi học thuyết dù hiện đại hay điên rồ nhất cũng đều có giới hạn cả. Chỉ riêng , nó hiệu quả ở mọi nơi, mọi lúc trong tất cả các lĩnh vực dù khác biệt đến đâu đi chăng nữa.

 

Học thuyết ADNH là không có giới hạn mà thôi - Bác Votruoc có thể giải thích một cách tổng thể chăng!

Hoangnt thân mến!

Cũng không có gì khó cả, sự tin tưởng đó là có lý do, không phải duy ý chí!

Một học thuyết bất kỳ sở dĩ có giới hạn bởi vì đối tượng và phương pháp nghiên cứu của nó.

Ví dụ về môn Vật lý là môn, có thể nói, có giới hạn rộng lớn nhất của khoa học hiện đại:

Đối tượng nghiên cứu của vật lý là vật chất (theo định nghĩa của vật lý là các hạt và trường) với phương pháp là khảo sát, thí nghiệm rồi khái quát hóa, lý thuyết hóa dựa trên những kết quả khảo sát, thí nghiệm đó. Vì thế, vật lý chỉ có giới hạn trong các trường và hạt của các nhà khoa học, trong điều kiện có thể tạo được của những thí nghiệm, khảo sát. Nhưng thế giới này rộng lớn hơn nhiều so với những hạt, trường và điều kiện thí nghiệm mà vật lý có thể đạt được đó. Do đó, giới hạn của vật lý rất rõ ràng. Ngay trong môn vật lý, nhiều kết luận của thuyết tương đối không phù hợp với thuyết lượng tử.

Giới hạn của những môn khoa học khác cũng được xác định một cách tương tự, còn hạn hẹp hơn.

Còn học thuyết ADNH thì sao?

Đối tượng nghiên cứu của học thuyết ADNH là toàn bộ thực tại, bao gồm khởi nguyên Vũ trụ là Thái cực, Bản thể của thực tại (Đạo), cái “Tướng” của thực tại (toàn bộ những biểu hiện có thể nhận tức được), cái “Lý” của thực tại (Các qui luật vận động của thực tại), cái thực thể hình thành mọi yếu tố của thực tại, hữu hình cũng như vô hình …là “Khí” (Âm, Dương, và không thời gian) 

Phương pháp nghiên cứu là quan sát, chiêm nghiệm, đối chiếu, chỉnh sửa …

Với đối tượng và phương pháp nghiên cứu như vậy, giới hạn của học thuyết ADNH chính là toàn bộ thực tại. Nói cách khác, học thuyết ADNH không có bất cứ một giới hạn nào.

Thân ái!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hoangnt thân mến!

Cũng không có gì khó cả, sự tin tưởng đó là có lý do, không phải duy ý chí!

Một học thuyết bất kỳ sở dĩ có giới hạn bởi vì đối tượng và phương pháp nghiên cứu của nó.

Ví dụ về môn Vật lý là môn, có thể nói, có giới hạn rộng lớn nhất của khoa học hiện đại:

Đối tượng nghiên cứu của vật lý là vật chất (theo định nghĩa của vật lý là các hạt và trường) với phương pháp là khảo sát, thí nghiệm rồi khái quát hóa, lý thuyết hóa dựa trên những kết quả khảo sát, thí nghiệm đó. Vì thế, vật lý chỉ có giới hạn trong các trường và hạt của các nhà khoa học, trong điều kiện có thể tạo được của những thí nghiệm, khảo sát. Nhưng thế giới này rộng lớn hơn nhiều so với những hạt, trường và điều kiện thí nghiệm mà vật lý có thể đạt được đó. Do đó, giới hạn của vật lý rất rõ ràng. Ngay trong môn vật lý, nhiều kết luận của thuyết tương đối không phù hợp với thuyết lượng tử.

Giới hạn của những môn khoa học khác cũng được xác định một cách tương tự, còn hạn hẹp hơn.

Còn học thuyết ADNH thì sao?

Đối tượng nghiên cứu của học thuyết ADNH là toàn bộ thực tại, bao gồm khởi nguyên Vũ trụ là Thái cực, Bản thể của thực tại (Đạo), cái “Tướng” của thực tại (toàn bộ những biểu hiện có thể nhận tức được), cái “Lý” của thực tại (Các qui luật vận động của thực tại), cái thực thể hình thành mọi yếu tố của thực tại, hữu hình cũng như vô hình …là “Khí” (Âm, Dương, và không thời gian) 

Phương pháp nghiên cứu là quan sát, chiêm nghiệm, đối chiếu, chỉnh sửa …

Với đối tượng và phương pháp nghiên cứu như vậy, giới hạn của học thuyết ADNH chính là toàn bộ thực tại. Nói cách khác, học thuyết ADNH không có bất cứ một giới hạn nào.

Thân ái!

 

Nếu nhìn về thành quả thì mục đích và đối tượng của khoa học hiện đại cũng giống như thuyết Âm Dương Ngũ Hành đều tương tự nhau, có khác chăng là những kết luận cuối cùng về sự đúng đắn của các quy luật thực tại chi phối, chẳng hạn khoa học vẫn mô phỏng trạng thái khởi nguyên của vũ trụ, còn thuyết Âm Dương Ngũ Hành cho đó là Thái cực. Chúng ta nên nhớ rằng, thuyết này chưa mô tả rõ ràng trạng thái của Thái cực là như thế nào.

 

Mặt khác, thành quả của thuyết Âm Dương Ngũ Hành là việc ứng dụng vào trong thực tại sau khi nhận biết được các quy luật, tuy nhiên bài toán của nó như là các phương pháp ứng dụng như Dịch, Tử vi, Thái ất, Huyền không... liên quan đến trái đất, con người và một phần bên ngoài trái đất. Vậy, phải chăng nó đã mô tả được quy luật vận động tổng thể của vũ trụ để có thể gọi là "Học thuyết thống nhất vũ trụ".

 

Cũng từ các phương pháp đó, đã có thể khẳng định biên giới của vũ trụ là vô cùng vô tận hay có giới hạn? Cũng như vậy, có thể xác định sự tận của của các dạng vật chất là như thế nào trong thuyết Âm Dương Ngũ Hành hay chỉ quy ước về mặt tổng thể.

 

250px-Hubble_ultra_deep_field.jpg

Những hình ảnh xa nhất (và do đó cổ nhất) chụp được từ vũ trụ. Chụp bởi Hubble Ultra Deep Field; NASA, ESA

 

Cũng từ sự vô cùng vô tận của vũ trụ (nếu có) thì cái gì liên kết toàn thể lại thành Một hay là chỉ từ các quy ước thực tại có quy luật như Âm Dương Ngũ Hành.

 

 

Tham khảo câu chuyện Dịch học: THIỆU UNG - HOÀNG CỰC KINH THẾ

Thiệu Ung 1011 – 1077, người đất Cung Thành, nước Tống, tự là Nghiêu Phu, Ông là Dịch học gia nổi tiếng thời Bắc Tống, có nhiều thành tựu về Dịch học, về mặt tượng số thì đặc biệt xuất sắc. Cống hiến chủ yếu của Thiệu Ung là sự đề xuất Tiên thiên Dịch học, học thuyết này đã khẳng định được vai trò của Dự trắc học, và có những phát triển quan trọng.

Hoàng Cực Kinh Thế.

Thiệu Ung đã lập riêng ra một trường phái, chủ yếu là phát triển "tượng" "số" học Kinh Dịch, bao gồm sự phát triển đối với Quái đồ của Kinh dịch và Dự trắc học. Ông sáng tạo ra: “Thái cực bát quái vũ trụ sinh thành đồ thức”, dẫn giải sâu sắc về bản nguyên Vũ trụ Thái cực Kinh Dịch. Đối với hệ thống tượng số, Ông đã suy tính được sự hưng suy trị loạn của Xã hội, của Lịch sử nhân loại, đây là một sự sáng tạo độc lập của Thiệu Ung, đã để lại những ảnh hưởng rất lớn trong dân gian, Ông chế định Niên biểu Lịch sử Vũ trụ, Dự trắc được quy luật sinh - diệt, thịnh – suy của thiên nhiên vũ trụ.

Tiên thiên Dịch học là môn phái do Thiệu Ung khai sáng, theo phương pháp tư duy của mình, Ông cho rằng Tiên thiên đồ là do Phục Hy vẽ ra, tuy chỉ có Quẻ dịch, nhưng đã gồm đủ mọi lý về Trời Đất vạn vật trong thiên hạ, từ thuyết “tam tài” của Kinh Dịch, Thiệu Ung xây dựng mối quan hệ:

Thiên Địa - Người – Xã hội

Thiệu Ung cho rằng, lời của Quẻ dịch, và lời của Hào từ trong Kinh Dịch, đều do Văn vương làm ra, nó thuộc về Hậu thiên Dịch học. Nên, Thiệu Ung đã dốc sức vào Tiên thiên Dịch học, lập ra 14 bức Tiên thiên đồ, trong đó có: “Phục Hy Bát quái thứ tự đồ”, “Phục Hy Bát quái phương vị đồ”, “Phục Hy lục thập tứ quái thứ tự đồ”, “Phục Hy lục thập tứ quái phương vị đồ”, ...Chu Hy đều chép và bảo tồn trong trước tác: “Chu Dịch bản nghĩa”.

Tiên thiên đồ của Thiệu Ung bắt nguồn từ lý luận Thái cực của Kinh Dịch, thông qua sự khởi nguyên và diễn biến của Bát quái, mà Quái thứ tự đồ đã tượng trưng cho sự khởi nguyên và sinh-thành của Vũ trụ vạn vật. Thiệu Ung dẫn giải trong trước tác HOÀNG CỰC KINH THẾ của mình:

“Thái cực đã chia, hai nghi lập nên, Dương xuống giao với Âm, Âm lên giao với Dương, bốn tượng sinh ra. Dương giao với Âm, Âm giao với Dương, mà sinh ra bốn tượng của Trời ; Cứng giao với Mềm, Mềm giao với Cứng, mà sinh ra bốn tượng của Đất. Do vậy, Bát quái đã thành. Bát quái đan xen, sau đó sinh ra vạn vật. Do vậy, một phân thành hai, hai phân thành bốn, bốn phân thành tám, tám phân thành mười sáu, ..., Mười phân thành trăm, Trăm phân thành nghìn, ...,” (Hoàng cực kinh thế - Quan vật ngoại thiên – Tiên thiên tượng số đệ nhị).

Ý nghĩa có giá trị lớn nhất của Hoàng cực kinh thế, là nguyên lý vũ trụ "Vô hạn khả phân”. Trong đó, Tiên thiên phương vị đồ, và Hậu thiên phương vị đồ, đã minh giải được thuyết “quái khí” Kinh Dịch và thúc đẩy được học thuyết này mang tính thực tiễn rất cao.

“Lục thập tứ quái viên đồ” và “Phục Hy bát quái phương vị đồ” đều lấy Càn - Khôn cư Nam - Bắc, còn Khảm-Ly nằm ở Tây – Đông, mục đích xây dựng hai đồ này để tượng trưng cho quá trình tiêu trưởng chuyển hoá Âm Dương, bốn mùa trong một năm. Đối với “Phục Hy bát quái phương vị đồ”, thì: từ quẻ Chấn đến quẻ Càn, là quá trình dương trưởng âm tiêu, từ quẻ Tốn đến quẻ Khôn là quá trình âm trưởng dương tiêu, tượng trưng cho thời tiết trong một năm, chuyển biến từ mùa Đông sang mùa Hạ, rồi từ mùa Hạ sang mùa Đông. Đối với “Phục Hy lục thập tứ quái phương vị đồ” thì: từ quẻ Địa Lôi Phục đến quẻ Thuần Càn, là giai đoạn dương trưởng âm tiêu ; từ quẻ Thiên Phong Cấu đến quẻ Thuần Khôn, lại là thời kỳ âm trưởng dương tiêu.

Thông qua phương vị đồ, đã giải thích quy luật “quái khí” âm dương tiêu trưởng. Thiệu Ung đã viết:

“Dương ở trong Âm, Dương đi ngược. Âm ở trong Dương, Âm đi ngược. Dương ở trong Dương, Âm ở trong Âm, đều là đi thuận (xuôi). điều này thật là chí cái lý, nhìn hình vẽ là ta có thể thấy được.” (Sách đã dẫn).

“Từ quẻ Địa Lôi Phục đến quẻ Thuần Càn, tất cả đều là 112 hào dương. Từ quẻ Thiên Phong Cấu đến quẻ Khôn, tất cả là 112 hào âm. Từ quẻ Cấu đến Khôn, tất cả là 80 hào dương. Từ quẻ Phục đến quẻ Càn, tất cả là 80 hào âm. Càn 36, Khôn 24, Ly Đoài Tốn 32, Khảm Cấn Chấn 28.”

HOÀNG CỰC KINH THẾ lấy chu kỳ: Nguyên - Hội - Vận - Thế phối hợp với Năm – Tháng – Ngày - Giờ làm một đơn nguyên (đơn vị)

- Nguyên căn cứ vào sự vận hành của mặt Trời, xác định vòng quay của mặt Trời là một năm, do vậy lấy mặt Trời để phối với Nguyên.

- Hội: trong một Năm, thì mặt Trời mặt Trăng giao hội 12 lần, do vậy lấy mặt Trăng để phối với Hội.

- Vận: là sự vận hành của Sao trong một Năm là 360 độ, do vậy lấy Sao phối với Vận.

- Thế: một ngày có 12 canh giờ, cho nên lấy “thần” (chỉ hằng tinh) để phối với Thế.

Phương pháp tính là: lấy Nguyên là 1, lấy Hội là 12, lấy Vận là 360, lấy Thế là 4320. Phối hợp với thời gian (số năm) thì một Nguyên bằng 12 hội, một Hội bằng 30 vận, một Vận bằng 12 thế, một Thế bằng 30 năm.

Khi đổi ra Giờ-Ngày-Tháng-Năm thì: một Nguyên là 1 năm, 12 Hội là 12 tháng, 360 vận là 360 ngày, do vậy 1 nguyên = 4320 thế.

Theo hệ thống học thuyết của Thiệu Ung, thì một đơn vị tính là 129600, (một Nguyên),Ông căn cứ vào Lục thập hoa giáp làm đơn vị cơ sở:

60 x 60 x 60 x 60 = 129.600

Khi người xưa phân một canh giờ là 100 khắc, tức là một giờ âm lịch bằng 100 khắc, theo cách phân định thời gian của ngày hôm nay là 120 phút tương đương với 100 khắc, nên Thiệu Ung lấy 12960000 chia 100 = 129600, tương đương với: 4320 x 30 = 129600. Ví dụ, cụ thể như Biểu suy đoán chu kỳ trong Trời Đất của quẻ Thuần Càn: “Càn cung nhất nguyên” như sau:

- Thuần Càn = 1 x 1 = 1 (Nguyên kinh Nguyên)

- Trạch Thiên Quải = 12 x 1 = 12 (Nguyên kinh Hội)

- Hoả Thiên Đại Hữu = 12 x 30 = 360 (Nguyên kinh Vận)

- Lôi Thiên Đại tráng = 360 x 12 = 4320 (Nguyên kinh Thế)

- Phong Thiên Tiểu súc = 4320 x 30 = 129600 (Nguyên kinh Năm)

- Thuỷ Thiên Nhu = 129600 x 12 = 1555200 (Nguyên kinh Tháng)

- Sơn Thiên đại súc = 1555200 x 30 = 46656000 (Nguyên kinh Ngày)

- Địa Thiên Thái = 46656000 x 12 = 559872000 ((Nguyên kinh Giờ).

Thiệu Ung với phương pháp “tư duy số” của mình, ông lấy “số” làm cơ sở để khởi Quái trên nguyên lý “Vạn vật giai số”. Bao gồm: quái số, thời số, vật số, âm số, can chi số, niên nguyệt nhật thời số, tự số, sinh thần số, xích số, độ số, nhân số, phương vị cửu cung số, ngũ hành sinh thành số, thập nhị sinh tiêu số. Nền tảng để Thiệu Ung hình thành phương pháp “tư duy số”, là Thiệu Ung coi mặt Trời là một chu kỳ vận động của một Ngày. Có nghĩa là một Hào của quẻ Dịch, luôn luôn tiệm tiến trải qua 12 quá trình (12 quẻ), tương đương với 60 ngày (Lục thập hoa giáp), do vậy một quẻ Dịch có 6 hào thì tương đương với 6 x 60 = 360 ngày. Đây là điều mà, khi các Nhà xuất bản tại Trung quốc không đề cập tới trong quá trình phát hành.

Hoàng cực kinh thế là sản phẩm của phương pháp “tư duy số” mà Thiệu Ung đã sáng tạo nên, cụ thể để Dự trắc Vũ trụ và Xã hội loài người, lấy chu kỳ tăng giảm của Âm – Dương để giải thích các hiện tượng tự nhiên của Vũ trụ, phù hợp với nguyên lý Âm – Dương của Kinh Dịch. Nhưng Kinh Dịch lại “nhấn mạnh tính năng động chủ quan, coi trọng năng lực con Người”. Do vậy, khi tham khảo Hoàng cực kinh thế, ta cần chú ý tôn trọng sự thật khách quan của Lịch sử, trên tinh thần thực sự cầu thị.

 

(Hoàng cực kinh thế có tên giống trung cung của Cửu Trù Hồng Phạm là Hoàng cực).

 

 

Kính.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hoanghnt đặt câu hỏi thì tôi trả lời và chỉ trả lời vào ý ấy thôi, không bàn đến những mặt mung lung khác.

Hoangnt nên bàn đúng vấn đề đang hỏi. Ta đang nói về giới hạn của học thuyết thì nói về đối tượng và phương pháp, cái quyết định tới giới hạn đó chứ liên quan gì đến mục đích ở đây mà bàn tới! Mục đích là cái chủ quan, thì ai chả muốn cao nhất.

Còn bản chất học thuyết là như thế nhưng nó đã thất truyền, những gì còn sót lại thì lại là vấn đề khác, không phải vấn đề mà chúng ta trao đổi. Trao đổi học thuật mà cứ ông nói (về con) gà, bà nói (về con) vịt thì chẳng có lợi ích gì cả, mất thời gian, thậm chí hiểu lầm, có hại.

Hoangnt phải hiểu rằng, những gì còn sót lại của học thuyết ADNH là cục kỳ nhỏ bé so với cái nó đã có. Vậy thì đừng nên lấy cái còn lại chút ít đó mà xác định hạn chế của học thuyết ADNH. Tại sao không nghĩ rằng, chỉ với một chút ít vớ vẩn nhất rơi rớt lại sau mấy nghìn năm thất truyền cũng đù làm ngơ ngẩn những cái đầu thông thái nhất của khoa học đang thời cực thịnh hiện tại thì đủ biết tầm vóc thực của nó như thế nào. Tại sao Hoangnt biết rằng học thuyết ADNH không mô tả rõ Thái cực như thế nào? Vớ vẩn như tôi cũng mô tả được nữa là này học thuyết ADNH chưa thất truyền!!!

Nếu hoangnt không thống nhất cũng không sao cả.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hoanghnt đặt câu hỏi thì tôi trả lời và chỉ trả lời vào ý ấy thôi, không bàn đến những mặt mung lung khác.

Hoangnt nên bàn đúng vấn đề đang hỏi. Ta đang nói về giới hạn của học thuyết thì nói về đối tượng và phương pháp, cái quyết định tới giới hạn đó chứ liên quan gì đến mục đích ở đây mà bàn tới! Mục đích là cái chủ quan, thì ai chả muốn cao nhất.

Còn bản chất học thuyết là như thế nhưng nó đã thất truyền, những gì còn sót lại thì lại là vấn đề khác, không phải vấn đề mà chúng ta trao đổi. Trao đổi học thuật mà cứ ông nói (về con) gà, bà nói (về con) vịt thì chẳng có lợi ích gì cả, mất thời gian, thậm chí hiểu lầm, có hại.

Hoangnt phải hiểu rằng, những gì còn sót lại của học thuyết ADNH là cục kỳ nhỏ bé so với cái nó đã có. Vậy thì đừng nên lấy cái còn lại chút ít đó mà xác định hạn chế của học thuyết ADNH. Tại sao không nghĩ rằng, chỉ với một chút ít vớ vẩn nhất rơi rớt lại sau mấy nghìn năm thất truyền cũng đù làm ngơ ngẩn những cái đầu thông thái nhất của khoa học đang thời cực thịnh hiện tại thì đủ biết tầm vóc thực của nó như thế nào. Tại sao Hoangnt biết rằng học thuyết ADNH không mô tả rõ Thái cực như thế nào? Vớ vẩn như tôi cũng mô tả được nữa là này học thuyết ADNH chưa thất truyền!!!

Nếu hoangnt không thống nhất cũng không sao cả.

 

:lol: :lol: :lol:

Thấy anh Votruoc tranh luận một cách nghiêm túc, tôi buồn cười quá. Anh có nhiều thời gian hơn cả tôi. Cứ đề Hoangnt viết đi.

Hoàng cực "kinh thế" - đúng là "kinh thật" - cuốn này do Thiệu Khang Tiết dịch từ bản văn bí kíp của người Việt sang tiếng Tàu từ thời Tống đấy mà. Dởm lắm. Và cũng chỉ là một chi tiết của học thuyết này. Lấy cái chi tiết của một thực thể để mô tả nó thì thiếu sót vậy.

 

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thực ra đây chỉ là những vấn đề đặt ra giữa học thuyết Âm Dương Ngũ Hành và thành quả của khoa học hiện đại, mà ta có thể nhận thấy đơn giản và rất rõ ràng mà thôi. Cũng từ đó có thể ghi nhận những vấn đề:

 

1. Nguyên thủy của vũ trụ:

 

- Theo học thuyết ADNH thì đó là Thái cực, chắc chắn là nó chưa được mô tả rõ ràng và chính xác trong các bản văn cổ, chẳng hạn có một đặc tính được cho rằng: "không không gian" - cái này sai là bởi vì sự tồn tại của không gian là mang tính khách quan hoàn toàn, không phụ thuộc vào quy ước của chúng ta. Nó là "Tuyệt đối" - vậy "Tuyệt đối" là như thế nào so với cái tương đối tức cái vũ trụ mà chúng ta đang nhận biết và nhận thức về nó, cũng chưa rõ ràng.

 

Giữa Thái cực, được xem như là nguồn gốc của vạn vật được quy ước thành Âm Dương Ngũ Hành thì nó có mối quan hệ với "không gian" là như thế nào?

 

ZhoushiTaijitu.png

 

Hình "Thái cực" của Chu Đôn Di

 

- Khoa học cho rằng trạng thái ban đầu là Bigbang từ kết quả thực nghiệm và suy luận từ lý thuyết. Lý thuyết Vụ Nổ Lớn (Big Bang) là mô hình vũ trụ học nổi bật miêu tả giai đoạn sơ khai của sự hình thành Vũ trụ.Theo lý thuyết này, Vụ Nổ Lớn xảy ra xấp xỉ cách nay 13,798 ± 0,037 tỷ năm trước,và được các nhà vũ trụ học coi là tuổi của vũ trụ. Sau giai đoạn này, vũ trụ ở vào trạng thái cực nóng và đặc và bắt đầu giãn nở nhanh chóng. Sau giai đoạn lạm phát, vũ trụ đủ "lạnh" để năng lượng bức xạ (photon) chuyển đổi thành nhiều hạt hạ nguyên tử, bao gồm proton, neutron, và electron. Tuy những hạt nhân nguyên tử đơn giản có thể hình thành nhanh chóng sau Big Bang, phải mất hàng nghìn năm sau các nguyên tử trung hòa điện mới xuất hiện. Nguyên tố đầu tiên sinh ra là hiđrô, cùng với lượng nhỏ heliliti. Những đám mây khổng lồ chứa các nguyên tố nguyên thủy sau đó hội tụ lại bởi hấp dẫn để hình thành lên các ngôi sao và các thiên hà rồi siêu đám thiên hà, và nguyên tố nặng hơn hoặc được tổng hợp trong lòng ngôi sao hoặc sinh ra từ các vụ nổ siêu tân tinh.

 

268px-Universe_expansion.png

 

Theo thuyết Vụ Nổ Lớn, vũ trụ bắt nguồn từ một trạng thái vô cùng đặc và vô cùng nóng (điểm dưới cùng). Một lý giải thường gặp đó là không gian tự nó đang giãn nở, khiến các thiên hà chạy xa nhau.

 

Cái không hợp lý của Bigbang theo khoa học:

 

     - Là trạng thái vô cùng đặc và nóng của một dạng vật chất chưa xác định để hình thành nên vũ trụ "ngày càng giãn nở" như ngày này sau Bigbang và nó cũng đang giãn nở với tốc độ ngày càng lớn. Một cái vô cùng nhỏ trong không gian nhưng lại có tỷ trọng vô cùng lớn để phân rã ra nhiều cái vận động tới không gian cũng vô cùng lớn nốt.

 

     - Sự tồn tại của nó là ở đâu trong không gian? Chẳng nhẽ cứ mãi lơ lửng vô định?

 

     - Nếu lơ lửng trong không gian, thì sự phân rã là không có liên kết giữa các thành phần, vậy sao chúng ta còn thấy các lực liên kết giữa chúng, chẳng hạn lực hấp dẫn...

 

Đạo đức kinh coi trạng thái nguyên thủy của vũ trụ chứa đựng tiềm năng vạn vật và gượng gọi là "Mẹ" - có thể hiểu Thái cực cũng được gọi là Mẹ nguyên thủy. Vì vậy, cần hiểu rõ quy ước "Dương tịnh Âm động" và "Dương trước Âm sau" trong học thuyết ADNH trong mối quan hệ với khái niệm "Mẹ".

 

2. Vũ trụ vận động:

 

- Học thuyết ADNH cho rằng vũ trụ toàn là "Khí" cả, được miêu tả bằng vòng tròn "Âm Dương Khí" vận động qua một bức tranh dân gian Đông Hồ "Lợn ăn ráy". Tuy nhiên, phải chăng nó cũng nói rằng vũ trụ là "vô cùng lớn".

 

Lợn ăn ráy (Thiên nhất sinh thủy)

londan7.jpg

 

"Khí" vi tế là trạng thái không thấy được bằng giác quan thông thường, chẳng hạn Khí trong kinh mạch và huyệt đạo cơ thể con người, vậy mức độ vi tế tức nhỏ bé tới đâu thì dừng?

 

- Đối với khoa học, thì vũ trụ đang giãn nở, với tầm quan sát của các loại kính khổng lồ thì nhìn thấy khoảng cách vượt xa 15 tỷ năm ánh sáng, điều này có nghĩa tầm quan sát vượt qua kích cỡ "vũ trụ tồn tại hiện nay", điều này lại nảy sinh những câu hỏi tiếp theo:

 

     + Vũ trụ này (vật chất hay Khí Âm Dương Ngũ Hành) lơ lửng trong không gian?

 

     + Ngoài nó chỉ thấy bóng đêm mịt mùng, vậy cái mịt mùng này đi tới đâu chẳng nhẽ vũ trụ cứ giãn nở mãi trong cái mịt mùng này sao khi xuất phát từ nguồn gốc ban đầu đã mô tả. Từ đây, có thể xác định được một yếu tố đó là: "Thái Cực được hình dung tốt đen như mực".

 

Bằng cách quan sát chu kỳ vận động của các hệ thiên văn và mọi thứ khác, người xưa nhận thức được rằng Thái cực ở trạng thái chí tịnh.

 

Cả khoa học và thuyết ADNH đều không xác quyết được vũ trụ đang trong giai đoạn phát triển hay phân rã, vậy tiêu chí nào liên quan đến lý thuyết về vũ trụ đối với khoa học hiện đại và các cấu trúc, khái niệm... của học thuyết ADNH.

 

3. Con người và động vật:

 

- Đối với câu hỏi về "linh hồn" tức sau khi chết con người còn sống hay không" Hay có thể hiểu là con người tồn tại ở một dạng vật chất nào đó mà có tư duy như họ đang là hay không. Khoa học bế tắc vấn đề này.

 

- Đối với học thuyết ADNH, nếu tham khảo tất cả các phương pháp ứng dụng của nó, và ngay chính cấu trúc cơ bản hình thành nên học thuyết này cũng không thấy việc xác định được sự tồn tại của linh hồn. Chỉ trong Chu Dịch có chép: "... Hồn thoát ra tạo nên biến hóa".

 

Tham khảo đồ hình Hậu Thiên Bát Quái phối Hà đồ

hadotutrach.jpg

 

- Về mặt ý thức chủ quan của mỗi cá nhân, khoa học chỉ cho là một rừng phản ứng sinh hóa của hàng tỷ tỷ tỷ tế bào thần kinh mà cho ra nhận thức. Còn học thuyết ADNH cũng không nói về bản chất của vấn đề này, trong khi đó môn Tử vi ghi nhận những tương tác có quy luật đến mỗi con người trong từng giai đoạn sống - cũng hàm ý vai trò của Tử vi đã bao trùm lên cả nhận thức của cá nhân đó trong suốt quá trình sống.

 

4. Hạt Higs - giới hạn bé:

 

Vẫn chưa xác định rõ về nó, do nhiều nguyên nhân nhưng theo lý thuyết tính toán để phân rã được hạt này thì cần một máy gia tốc có năng lượng lớn hơn cả trái đất, hoàn toàn bất khả.

 

280px-CMS_Higgs-event.jpg

Mô phỏng sự kiện xảy ra trong LHC của Viện Vật lý hạt châu Âu, CERN. Mô phỏng thể hiện sự phân rã thành hạt Higgs sau va chạm của hai proton trong thiết bị CMS.

 

Dù là hạt gì đi nữa, nếu chiếu theo thuyết ADNH thì chúng cũng đang vận động trong một tổ hợp ADNH đặc trưng nào đó, rõ ràng thuyết ADNH cũng đang bị "dừng" khi xác định giới hạn nhỏ nhất của vật chất, nhưng vẫn đang được quy ước về "Khí" Âm Dương đang vận động.

 

5. Không gian, vật chất - giới hạn lớn:

 

Đối với thuyết ADNH, như đang hiểu thì nếu vũ trụ to lớn đến vô cùng thì nó cũng là một khối "Khí" đang vận động, còn khoa học hiện đại đang giới hạn tầm quan sát ở mức 15 tỷ năm ánh sáng.

 

Như vậy, nếu có cái vô cùng lớn Khí - không gian như vậy, thì Thái cực được định vị như thế nào - tất nhiên Thái cực trong trạng thái vô cùng vô tận.

 

Tôi cũng đã viết về vụ trụ là một hệ kín hay hở, chẳng hạn như một chai nước đầy không thể nén được cho nên vũ trụ với cấu trúc vật chất "rỗng" hay Thái cực mang cấu trúc "rỗng".

 

Nếu vũ trụ vô cùng, thì vật chất được liên kết như thế nào mà chúng vận động thống nhất thành "Một", nếu không sự vận động của bất kỳ trạng thái nào đó thuộc nó sẽ rối loạn ngay lập tức, điều này có thể hiểu là cần những "siêu lực liên kết nào đó" điều khiển chúng vận động như một hệ thống hoàn chỉnh (tất cả các tương tác của vật chất sẽ cần một khoảng "thời gian" nhất định để chuyển đổi), ví dụ trục trái đất quay quay 6 chòm sao thiên cực Bắc một chu kỳ 25.920 năm hay trái đất quay quanh mặt trời chu kỳ 1 năm.

 

Siêu lực này có khả năng kết nối một cách tương ứng và đồng thời với "vô cùng trạng thái tồn tại và đặc tính riêng biệt của vạn vật" trong đại vũ trụ vô hạn - đây là một ý nghĩa kỳ diệu nhất của vũ trụ, sức tưởng tượng của mọi nhà triết học, khoa học, tôn giáo cổ kim tới đây là không thể vượt qua. Vậy thì, Thái cực cũng có một trạng thái siêu lực kết nối sự vô hạn như mô tả, vậy bản chất của nó là gì?.

 

 

Ghi chú:

- Những vấn đề đặt ra ở trên dễ gấp hàng trăm lần so với việc xác định chính xác lịch sử thời Hùng Vương và tổ tiên của các ngài.

- Những vấn đề triết học của các học giả Tây Phương được cho là các ông tổ của triết học, khi so sánh tới thuyết Âm Dương Ngũ hành và các học thuyết của đạo Tiên và Phật giáo cũng tương tự như khi ta so sánh học sinh lớp 3 làm toán với sinh viên đại học giải toán cao cấp vậy ("Sin" đừng lấy làm buồn).

 

 

"Long Hoa cứu khổ, cứu nạn,

Long Hoa bàn đến tận cùng sắc, không".

 

Phật Bà Quán Âm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nơi lạnh nhất trong vũ trụ

Tom Shachtman, Triệu phong dịch 
nullpunkt00b.jpg?w=450&h=216
 
Nơi lạnh lẽo nhất vũ trụ nằm ở đâu? Không phải trên cung Hằng vì ở đó nhiệt độ chỉ xuống đến trừ 378 độ F. Cũng không phải ở ngoài không gian sâu thẳm vì ở đó chỉ phỏng chừng -455 độ F. Theo các khoa học gia, nơi lạnh nhất họ quan sát được là ở đây, chính ngay trên quả đất này.
 
Con số kỷ lục này là thành tích mới đạt được gần đây về môn vật lý siêu lạnh, sự nghiên cứu trong phòng thí nghiệm về vật chất khi đạt đến độ cực lạnh thì các nguyên tử và ngay cả đến ánh sáng cũng đều có những phản ứng hết sức bất thường. Khi ở khoảng dưới nhiệt độ -440 độ F một số phân tử bị mất đi tính điện trở, một hiện tượng được mang tên là siêu dẫn (superconductivity). Khi ở nhiệt độ thấp hơn nữa, một số chất khí ở thể lỏng trở nên “siêu lỏng” (superfluids) đến nổi có thể rò rỉ xuyên qua thành bình chứa; bấy giờ chúng thách thức luôn cả định luật về trọng lực vì chúng có thể trèo lên ra cả ngoài bình chứa.
 
Các vật lý gia công nhận rằng họ không bao giờ có thể đạt đến được nhiệt độ số không tuyệt đối (absolute zero) mà từ lâu người ta đã tính ra là -459,67 độ F (*). Đối với các nhà vật lý nhiệt độ là một sự đo lường nguyên tử di chuyển nhanh đến mức nào, một sự phản ảnh của năng lượng, và số không tuyệt đối là lằn mức cuối cùng mà ở đó người ta không rút được từ vật chất một nhiệt năng nào còn sót lại nữa cả.
 
Tuy thế một số nhà vật lý vẫn cố đạt đến càng gần được bao nhiêu càng tốt cái giới hạn lý thuyết đó. Để thấy rõ hơn, tôi đến viếng phòng thí nghiệm của Wolfgang Ketterle nằm trong trường MIT (Massachusetts Institute of Technology) ở Cambridge. Nơi đây người ta đã tạo được cái kỷ lục mà – ít nhất theo cơ quan chuyên ghi nhận những thành tích kỷ lục trên thế giới Guinness World Record 2008 – là nhiệt độ lạnh nhất từng đạt được ở mức 810 phần ngàn tỷ của một độ F trên nhiệt độ số không tuyệt đối. Ketterle cùng các cộng sự viên tạo được thành tích này vào năm 2003 khi đang làm việc với một đám mây phân tử natri có bề ngang chừng một phần ngàn inch, các phân tử này được giữ đứng yên nhờ lực hút của nam châm.
 
Tôi yêu cầu Ketterle chỉ cho tôi xem nơi anh đã tạo được thành tích này. Trước khi được trình bày cho xem, chúng tôi đều phải mang kính bảo hộ mắt vào để tránh cho mắt khỏi bị mù vì tia hồng ngoại bắn ra từ chùm tia laser dùng để làm chậm lại tốc độ cực nhanh của các hạt nguyên tử. Từ phòng làm việc chan hòa ánh nắng, chúng tôi bước vào một phòng tối nơi đây chằng chịt những dây dợ, các dụng cụ vi tính công suất cao, nguồn phát chùm tia laser, các ống nghiệm chân không, cùng nhiều tấm gương nhỏ. “Ở chỗ này,” anh nói bằng một giọng cảm kích trong khi tay chỉ vào một cái hộp đen có một ống dẫn được bọc bằng lá nhôm. “Đây là nơi mà chúng tôi tạo được nhiệt độ lạnh nhất.”
 
Thành tựu của Ketterle dẫn đến trong khi đang theo đuổi tìm kiếm một dạng vật chất hoàn toàn mới được gọi tên là BEC (Bose-Einstein Condensate). Condensates (ngưng tụ hay hóa đặc) không phải là trạng thái khí, lỏng hay rắn thông thường. Chúng được hình thành một khi mà một đám nguyên tử – có khi nhiều đến cả triệu – cùng một lúc rơi vào trạng thái định lượng (quantum) và tất cả cùng hoạt động như chỉ là một đơn vị. Cả Albert Einstein lẫn Satyendra Bose, nhà vật lý người Ấn, vào năm 1925 đã từng tiên tri rằng các nhà khoa học có thể phát sinh được vật chất ấy khi đưa nguyên tử xuống đến gần nhiệt độ số không tuyệt đối. Bảy mươi năm sau, Ketterle thực hiện ở MIT, và hầu như đồng thời, Carl Weiman làm việc ở trường University of Colorado ở Boulder, và Eric Cornell thuộc Viện Tiêu Chuẩn và Kỹ Thuật Quốc Gia (National Institute of Standards and Technology) ở Boulder đã tạo được dạng Einstein-Bose condensates (BEC) đầu tiên. Ngay sau đó cả ba đều cùng được giải Nobel. Nhóm của Ketterle thì dùng BEC để khảo cứu tính chất căn bản của vật chất, ví dụ như khả năng có thể chịu ép, và để hiểu rõ hơn về hiện tượng kỳ quái xảy ra ở nhiệt độ thấp như siêu lỏng. Nói cho cùng thì Ketterle cũng như mọi nhà vật lý khác đều hy vọng khám phá ra được một hình thức vật chất mới có thể mang tính siêu dẫn ở nhiệt độ bình thường trong phòng, bấy giờ sẽ cách mạng hóa khả năng con người vận dụng được năng lượng. Với đa số những người được giải Nobel, niềm vinh dự ấy gắn liền với một chuỗi đời trong nghề nghiệp. Nhưng với Ketterle, anh chỉ mới 44 tuổi khi nhận giải Nobel, sự tạo ra BEC mở ra một lãnh vực mới để rồi đây anh sẽ cùng các cộng sự viên thám hiểm trong hằng thập niên tới.
image001.gif?w=630
Các nhà vật lý ở Massachusette đang cố công đạt đến nhiệt độ lạnh nhất đó là mức số không tuyệt đối.
 
Đối thủ khác của điểm lạnh nhất nằm ở phía bên kia Cambridge, nơi phòng thí nghiệm của Lene Vestergaard Hau ở trường Harvard. Thành tích tuyệt diệu của riêng bà là chỉ một vài phần triệu của một độ F trên nhiệt độ số không tuyệt đối, cũng sấp sỉ như của Ketterle và cũng đã đạt được trong khi đang tạo dạng BEC. “Bây giờ thì ngày nào chúng tôi cũng tạo những BEC.” Bà nói trong khi đi xuống một cầu thang dẫn đến một phòng thí nghiệm chất đầy dụng cụ. Giữa phòng là một bàn phẳng có kích thước bằng một bàn bi-da trên đó các gương nhỏ hình trái soan cùng những tia laser nhỏ bằng ruột viết chì được bố trí như một mê trận. Bám trụ với BEC, bà cùng các công tác viên đã thực hiện được điều bất khả thi: họ đã đưa ánh sáng xuống đến một tốc độ gần như đứng yên.
 
Tốc độ ánh sáng như chúng ta đều biết có một hằng số là 186.171 dặm/giây (khoảng 300.000 cây số/giây) trong môi trường chân không. Hiện thực thì khác, ví dụ ngoài môi trường chân không ánh sáng không những đi lệch mà còn bị chậm đi chút đỉnh khi đi qua thủy tinh hoặc nước. Tuy nhiên, vậy cũng chưa có gì đáng nói so với điều gì xảy ra khi Hau rọi một tia laser vào một dạng chất BEC; kết quả đưa đến tựa như khi ta thẩy một trái banh bóng chày vào một cái gối. “Thoạt đầu ta thấy tốc độ của ánh sáng giảm xuống bằng vận tốc của xe đạp,” Hau nói tiếp. “bây giờ thì nó như đang bò, và ta có thể làm nó đứng yên hẳn – đem hứng hoàn toàn vào trong BEC để chiêm ngắm, nghịch với nó rồi thả cho nó đi.”
 
Bà ta có thể vận dụng ánh sáng theo cách ấy bởi nhiệt độ và tỷ trọng của BEC làm chậm lại xung động của ánh sáng. (Mới đây bà Hau bước thêm được một bước nữa trong những cuộc thí nghiệm; đó là làm ngưng một nhịp xung động của ánh sáng trong một BEC rồi chuyển nó thành điện năng, truyền qua một BEC khác, rồi thả nó đi.) Hau sử dụng BEC để khám phá thêm về trạng thái tự nhiên của ánh sáng, và để hiểu thêm làm thế nào sử dụng “ánh sáng ở vận tốc chậm” – đó là ánh sáng bị hứng trong BEC – để có thể giúp cải thiện tốc độ điều giải của máy vi tính và đồng thời có thêm những phương cách lưu trữ dữ kiện mới.
 
Không phải nơi cuộc khảo cứu siêu lạnh nào cũng sử dụng đến dạng chất BEC. Ở Phần Lan nhà vật lý Juha Tuoriniemi vận dụng từ trường hạch các nguyên tử rhodium để đạt đến nhiệt độ 180 phần ngàn tỷ của một độ F trên nhiệt độ số không tuyệt đối. (Bất kể kết quả công bố của cơ quan ghi nhận kỷ lục Guiness, nhiều chuyên gia đánh giá Tuoriniemi đạt được nhiệt độ thấp hơn của Ketterle, nhưng điều đó còn tùy ở chỗ ta đo nhiệt độ trên một nhóm các nguyên tử, ví dụ một BEC, hay chỉ một phần của nguyên tử như hạch nhân.)
 
Có vẻ như nhiệt độ số không tuyệt đối là mục tiêu đáng phải bỏ công sức để đạt đến cho được, nhưng Ketterle thì cho là anh biết rõ câu trả lời hơn cả, anh nói: “Chúng tôi không mất công làm việc đó đâu. Mức chúng tôi đạt được đã lạnh quá đủ cho các cuộc thí nghiệm.” Đơn giản mà nói là không đáng phải bỏ công vô ích – chưa nói đến, theo các nhà vật lý hiểu rõ về lý thuyết của nhiệt và định luật nhiệt động học (the laws of thermodynamics) thì đây là điều bất khả thi. “Muốn lấy ra hết năng lượng, hết trọn không còn chừa lại một phần li ti nào để đạt đến năng lượng số không và số không tuyệt đối – chắc phải mất thời gian lâu bằng tuổi đời của vũ trụ để hoàn tất.”
 
(*) tương đương với -273.15 độ C.

Share this post


Link to post
Share on other sites

2 nguyên tố hóa học mới đã có tên

25/05/2012

 

Liên hiệp Hoá học Thuần tuý và Ứng dụng Quốc tế (IUPAC) đã đề xuất tên mới cho nguyên tố 114 và 116, 2 nguyên tố nặng mới được thêm vào bảng tuần hoàn gần đây nhất.

 

1322905370.img.jpg
Các nhà khoa học đề xuất tên cho 2 nguyên tố hóa học mới. (Nguồn: sciencedaily.com)

 

Các nhà khoa học đến từ Phòng Thí nghiệm Quốc gia Lawrence Livermore đã đề xuất tên Flerovium cho nguyên tố 114 và Livermorium cho nguyên tố 116.

 

Vào tháng 6/2011, IUPAC chính thức chấp nhận nguyên tố 114 và 116 là 2 nguyên tố nặng nhất sau hơn 10 năm được các nhà khoa học đến từ Viện Nghiên cứu Hạt nhân ở Dubna và các nhà hoá học đến từ Phòng Thí nghiệm Lawrence Livermore phát hiện.

 

Người ta chọn tên Flerovium (ký hiệu hoá học là Fl) để vinh danh Phòng Thí nghiệm Phản ứng Hạt nhân Flerov, đây chính là nơi các nguyên tố siêu nặng (trong đó có nguyên tố 114) được tổng hợp. Georgiy N. Flerov (1913-1990) là 1 nhà vật lý nổi danh, đã phát hiện sự tự phân hạt nhân của chất Urani và là người tiên phong trong ngành vật lý ion nặng.

 

191.jpg

 

Livermorium (ký hiệu hoá học là Lv) được chọn để vinh danh Phòng Thí nghiệm Quốc gia Lawrence Livermore và thành phố Livermore ở California. Một nhóm nghiên cứu gia đến từ phòng thí nghiệm này cùng với các khoa học gia đến từ Phòng Thí nghiệm Phản ứng Hạt nhân Flerov đã tham gia trong 1 công trình nghiên cứu được thực hiện tại Dubna, Nga về việc tổng hợp các nguyên tố siêu nặng, bao gồm nguyên tố 116.

 

Hai tên mới này sẽ được sử dụng chính thức trong vòng 5 tháng nữa.

Nguồn xaluan.com

 

Xem "quái vật khổng lồ" mắc nghẹn khi ăn ngôi sao

29/01/2015
 
Các nhà thiên văn học vô cùng bất ngờ khi phát hiện một hố đen khổng lồ đang cố "nuốt chửng" ngôi sao bằng cách kéo dài nó ra như sợi mỳ và thưởng thức.
Mới đây, các nhà thiên văn học Mỹ đã chứng kiến hình ảnh một hố đen khổng lồ đang cố "nuốt chửng" ngôi sao bằng cách kéo dài nó ra như sợi mỳ và thưởng thức. Tuy nhiên dường như hố đen bị nghẹn nên vô cùng chật vật với "bữa ăn" này.
 
xem-quai-vat-khong-lo-mac-nghen-khi-an-n
 
Theo các nhà khoa học, việc hố đen khổng lồ nuốt trọn mọi thứ trên đường đi không phải là quá xa lạ. Với sức mạnh của mình, chúng sẽ "càn quét" và khó bỏ qua những gì thấy trên đường đi.
 
Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn tin rằng, hố đen có kích thước càng lớn thì lực hấp dẫn càng lớn và càng "tham ăn". Tuy nhiên, một nghiên cứu trước đã cho thấy, với hố đen có kích thước bình thường, chỉ bằng 1/15 kích thước Mặt trời nhưng có khối lượng gấp cả triệu lần. 
 
Dù với kích thước nhỏ nhưng chúng vẫn thể hiện sự "háu ăn" bằng cách cố gắng tiêu thụ một ngôi sao có kích thước lớn hơn. Theo tính toán, để ăn hết ngôi sao, hố đen sẽ phải mất khoảng một triệu năm nhưng thời gian này khá ngắn trong vũ trụ.
 
xem-quai-vat-khong-lo-mac-nghen-khi-an-n
 
Ông J. Craig Wheeler - người đứng đầu nhóm nghiên cứu siêu tân tinh của Đại học Texas cho biết: "Chúng tôi vô cùng bất ngờ khi phát hiện ra sự kiện này. Điều này cho thấy, lực hấp dẫn khổng lồ của hố đen đã gặp khó khăn khi "gặm" một bên của ngôi sao. Vì thế, hố đen sẽ phải cố gắng nhào nặn ngôi sao thành sợi mì dài để có thể thưởng thức".
 
xem-quai-vat-khong-lo-mac-nghen-khi-an-n
 
Nhà nghiên cứu Jozsef Vinko của Đại học Szeged (Hungary) chia sẻ: "Ngôi sao không rơi trực tiếp vào hố đen mà đang dạo chơi quanh đó, bất ngờ bị hố đen bắt gặp. Sức hút của hố đen đã xé toạc ngôi sao. Việc ăn những ngôi sao sẽ giúp cung cấp vật chất, giúp hố đen ngày một lớn hơn. 
 
Tuy nhiên, cũng có những phản lực hướng ra trong quá trình này khiến cho việc hấp thụ vật chất sẽ chậm, từ đó làm giảm tốc độ phát triển của một hố đen".
 
Video dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn hình ảnh rõ nét về cuộc chiến giữa hố đen khổng lồ và ngôi sao này.
 
 
Nguồn: Dailymail

Thông điệp ẩn trong thiên thạch tiết lộ thời điểm Trái đất bị diệt vong

22/01/2015
 
Các nhà khoa học hi vọng bí ẩn trong mảnh thiên thạch có niên đại hàng tỷ năm sẽ tiết lộ nhiều điều thú vị về Trái đất.
 
Nghiên cứu của các nhà khoa học Anh mới đây đã chỉ ra, việc "mổ xẻ" những thiên thạch có niên đại hàng tỷ năm sẽ bật mí cho chúng ta thời điểm Trái đất kết thúc.
 
Cụ thể, các chuyên gia đã sử dụng kỹ thuật tia X khổng lồ hay synchrotron chiếu trên những mảnh thiên thạch tìm được nhằm tìm hiểu khối kết cấu ẩn giấu sâu trong mỗi vật liệu.

thong-diep-an-trong-thien-thach-tiet-lo-
 
Những thiên thạch mà chúng ta đang có là mảnh vỡ của một hành tinh mẹ mà ban đầu đến từ vành đai tiểu hành tinh, nằm giữa sao Hỏa và sao Mộc. 
 
Chúng được biết đến như đá thiên thạch pallasite chủ yếu được tạo thành từ sắt và niken, silicat đá quý chất lượng. Những tinh thể này có kích thước vô cùng nhỏ - khoảng 100 nanomet - 1/1000 chiều rộng của một sợi tóc con người.
 
Những thiên thạch đến từ tiểu hành tinh được tạo ra trong vài triệu năm đầu tiên sau khi hệ Mặt trời hình thành. Tại thời điểm đó, hành tinh được đun nóng bởi sự phân rã phóng xạ cùng nền nhiệt nóng làm chúng tan chảy - phân loại thành một lõi kim loại lỏng bao quanh bởi một lõi kim loại lỏng và được bao phủ bởi vỏ manti.
 
thong-diep-an-trong-thien-thach-tiet-lo-
 
Theo các chuyên gia, việc tính toán những từ trường bên trong sẽ giúp chúng ta có thể tính toán chính xác những khoảnh khắc lõi sắt Trái đất hình thành trong tiểu hành tinh cũng như khi chúng bị đóng băng.
 
Giống như dữ liệu được ghi trên bề mặt ổ cứng máy tính, các tín hiệu từ trường bằng "văn bản" cụ thể hiện lên trong mảnh thiên thạch sẽ tiết lộ cách hoạt động trong quá khứ của lõi Trái đất và dự đoán thời điểm diệt vong.
 
Lõi Trái đất có vai trò quan trọng bởi nó tạo ra trường điện từ của Trái đất và trường điện từ này đang suy yếu. Hiện tượng này đang gây tác động trong không gian, chẳng hạn như gây trục trặc các vệ tinh mà trường điện từ bảo vệ chúng khỏi bức xạ Mặt trời cũng như bức xạ khác trong không gian. 
 
Ngoài ra, giới khoa học còn muốn tìm hiểu liệu cực từ có đang chuẩn bị lật nhào, cực Bắc thành cực Nam và ngược lại. Bởi trong lịch sử Trái đất, hiện tượng này đã từng xảy ra.
 
thong-diep-an-trong-thien-thach-tiet-lo-
Từ trường của Trái đất có thể sẽ "chết" đi khi lõi hoàn toàn đóng băng.
 
Tiến sĩ James Bryson cho biết: "Chúng tôi lấy số đo từ trường cổ đại trong các vật liệu có kích thước nano với độ phân giải để hiểu hơn lịch sử của tiểu hành tinh - điều này giống như khảo cổ học vũ trụ".
 
Tiến sĩ Richard Harrison đến từ Đại học Cambridge cho biết: "Ý tưởng về việc nghiên cứu lõi Trái đất đã và đang được giới khoa học tìm hiểu nghiên cứu. Chúng tôi tin rằng, từ trường Trái đất có liên quan chặt chẽ đến lõi Trái đất. Bằng cách nghiên cứu về mảnh thiên thạch của tiểu hành tinh, chúng ta có thể lập ra được bảng quy trình hình thành, làm việc của nó trên Trái đất".
 
Nhóm nghiên cứu đo từ trường cổ đại trong vật liệu nano với độ phân giải cao nhất như một cách để khảo cổ học vũ trụ. Các chuyên gia nhận thấy kể từ khi tiểu hành tinh có kích thước nhỏ hơn nhiều so với Trái đất, chúng nguội đi nhanh hơn. Điều này phần nào giúp ta có thể tính toán toàn bộ quá trình cốt lõi kiên cố của Trái đất.
 
thong-diep-an-trong-thien-thach-tiet-lo-
 
Không những vậy, các chuyên gia còn xác định từ trường đang giảm 10% ở hai cực từ. Với tốc độ giảm trong suốt 150 năm qua, từ trường sẽ có thể biến mất trong vòng 1.500 - 2.000 năm nữa. Sự biến mất của từ trường sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến Trái đất.
 
Tiến sĩ James Bryson nói rằng: "Hiện chúng tôi vẫn đang tiếp tục nghiên cứu, kết quả thu được hứa hẹn sẽ giúp giới khoa học có được nhiều phát hiện mới trong tương lai".
 
Nghiên cứu đăng trên Tạp chí Nature.
 
Nguồn: BBC, Dailymail

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không gian - Thời gian - Vật chất và đặc tính siêu giới hạn

 

Chúng ta cũng đã nhận biết được cấu trúc của Thái cực là rỗng, điều này tất nhiên sẽ dẫn đến một hệ quả là toàn bộ vật chất trong vũ trụ đều có cấu trúc như vậy. Chúng ta dùng ngôn từ " vật chất trong vũ trụ" hàm ý vật chất trong không gian, do cấu trúc rỗng cho nên dễ dàng thấy rằng, những "khoảng rỗng" này mang đúng ý nghĩa trống rỗng, không chứa gì, đây chính là đặc tính của "không gian". Cũng chính từ đặc tính này mà chúng ta sẽ nhận biết được: mọi vấn đề chỉ xảy ra trực tiếp đối với vật chất mà thôi, nhưng phải chăng vật chất cũng biểu hiện qua không gian: ví dụ cấu trúc cơ bản của Thái cực thể hiện một cách tương ứng và tối ưu nhất đối với cấu trúc cơ bản tối ưu nhất của không gian 3 chiều?

 

Ảnh một cấu trúc vật liệu tham khảo

crystal-structure-mof-200.jpg

 

Một điều dễ thấy là khi vũ trụ vận động tức vật chất vận động trong không gian, điều này mang ý nghĩa các khoảng rỗng sẽ thường xuyên bị lấp đầy hoặc rỗng đi do vật chất chuyển động qua nó. Sau Thái cực, từ nhát búa thần thánh của ông Bàn Cổ vũ trụ vận động, tương tác, lúc này vật chất hay Khí cô đặc dần, vấn đề này sẽ dẫn đến có nhiều khoảng rỗng hơn hay có những khoảng rỗng to lớn dần so với khoảng rỗng nguyên thủy của chúng, lúc vũ trụ chưa vận động - Thái cực.

 

Những chiếc âu đồng và bình đồng Đông Sơn đặc trưng có chân đế rỗng

5415_62454.JPG

 

Khi vũ trụ vận động và phát triển tới hạn, tức là sẽ hình thành nên những trạng thái vật chất cô đặc tới hạn (Khí tụ thành Hình) sẽ bắt đầu giai đoạn phân rã trở lại (có thể hiểu là không còn đủ năng lượng dưới nhiều dạng khác nhau để tạo nên sự cô đặc này), vậy những đặc trưng nào chứng tỏ có những trạng thái tới hạn đó? Cũng từ đó, sẽ định hình nên những hệ Thiên hà có kích thước giới hạn tương ứng trong vũ trụ.

 

Quay trở lại đặc tính siêu giới hạn của vật chất, nó phải thỏa mãn mọi hình thức và mọi thuộc tính tồn tại của vật chất, ví dụ như ngọt, đắng... ánh sáng và bóng tối, sự phản xạ của gương của mặt nước, đặc tính của kim loại, từ tính, của tốc độ (liên quan đến thời gian)... và đặc biệt, của sự cảm nhận như ghét, thương yêu..., của tư duy con người và động vật...v.v.

 

Không còn ngôn từ nào khác, cổ thư của Phật giáo đặt tên nó là "tính Không" chứ không phải "tính Tuyệt đối", và với những bản chất của nó đã chứng tỏ "vạn vật đều được phản ánh trong nó và cũng là chính nó". Về mặt tư duy con người, kinh Lăng Nghiêm có nói về "tính Thấy", đây cũng là một ý nghĩa của "tính Không" khi diễn giải rõ hơn về nguồn gốc của cái thấy bằng mắt. Ví dụ, cái nghe bằng tai được gọi là "tính Nghe"...

 

Tranh 8 của bộ tranh "Thập mục ngưu đồ": Nhân  ngưu câu vong - Người trâu đều quên.

tt081.jpg?w=292&h=300

 

Trong văn hóa Việt, bức tranh Hàng Trống "Lý ngư vọng nguyệt" mang ý nghĩa "tính Không" này, và nó chính là nền tảng của bộ kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa.

 

Lý ngư vọng nguyệt - Cá chép trông trăng

bs_tranh_Tet_%285%29.JPG

 

Các bậc thầy phải dùng đến biểu tượng của bức tranh trên mới diễn tả được cái ý nghĩa siêu việt như vậy, bởi vì nó hoàn toàn không hiển lộ ra mặc dù vạn vật hiện hữu trong vũ trụ được xem là vô cùng, vô tận. Chính vì đặc tính này liên quan đến trạng thái khởi nguyên vũ trụ Thái cực không thể nhận biết nên mới có câu truyện "Thầy bói sờ voi" là vậy. Con voi to đùng biểu tượng cho vũ trụ và mọi hình tượng trong vũ trụ với từ đồng nghĩa "tượng" trong Lý học, thời nhà thơ Khuất Nguyên có dùng từ "tượng trời" chính là nói về hình tượng trên bầu trời như các ngôi sao, Ngân hà... Vậy, cấu trúc nguyên thủy của Thái cực được mô tả như thế nào?

 

Dải Ngân hà trong một buổi đêm

102.jpg

 

Do vậy, vũ trụ hình thành là cũng chính tự thân nó chứ không do ai sinh ra cả, cho nên kinh thánh cũng lại sờ voi mà thôi, vì vậy những tay nào viết đi viết lại hàng nghìn năm qua về nội dung của nó mà không chịu "động lão" thì cũng giống như đang nhai rơm vậy, lúc nào cũng muốn làm cha, làm cố thiên hạ, lại còn nghênh ngang, hùng hổ dám xưng là "Tao - Đại diện thứ nhất, cái băng đệ tử của Tao - đại diện thứ hai của Chúa Trời".

 

Những chú Tễu và các rổ rá có cấu trúc rỗng

23140_23440019_7707.jpg

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhân loại đang sống trong... lỗ đen vũ trụ?

 

Một số nhà vật lý học tin rằng, loài người của chúng ta đang sống trong một lỗ đen mà không thể nào thoát ra được.

 

Theo lý thuyết trên, “hạt giống” có trước vụ nổ vũ trụ là một điểm dày đặc các hạt vật chất nhỏ được hình thành bên trong một lỗ đen. Hạt giống này có sức mạnh kích hoạt sản xuất tất cả các hạt khác tạo thành các hành tinh khác nhau.

 

20140221105846-1.jpg

Lỗ đen được hình thành từ những ngôi sao khổng lồ bị hết nhiên liệu.

 

Những lỗ đen có thể là một trong những lực lượng tàn phá mạnh nhất trong không gian nhưng cũng có thể chứa các nền văn minh tiên tiến giống như của loài người. Chính con người đang sống trong một lỗ đen mà không thể nào thoát ra được do lực hấp dẫn lớn.

 

Tiến sỹ Nikodem Poplawski, trường Đại học New Haven, tin rằng: "hạt giống có trước vụ nổ vũ trụ được tạo ra bên trong hố đen. Hạt giống này nhỏ có thể kích hoạt sản xuất các hạt khác để tạo thành dải ngân hà, hệ thống năng lượng mặt trời, các hành tinh và cả con người".

 

20140221105846-3.jpg

Hình ảnh mô phỏng lỗ đen với lực hấp dẫn lớn khi con người không thể thoát ra được.

 

Lỗ đen được tạo ra khi những ngôi sao khổng lồ hết nhiên liệu và sụp đổ vào bên trong. Lúc đó sẽ tạo ra một siêu tân tinh từ vụ nổ một phần của ngôi sao trong không gian. Kết quả là lực hấp dẫn kéo mọi thứ, thậm chí cả ánh sáng cũng không thể thoát khỏi. Lực hấp dẫn quá mạnh như vậy do vật chất bị dồn vào một không gian nhỏ. Chính vì thế, hố đen có thể là một “cánh cửa” ngăn cách giữa hai vũ trụ.

 

Nếu vũ trụ của chúng ta được tạo ra bởi một “hạt giống” thì cũng có thể chúng ta đang sống bên trong một trong những lỗ đen. Điều này có nghĩa, nếu chúng ta đang sống ở trung tâm của lỗ đen thì không bao giờ có thể thoát ra được ngoài miệng hố đen.

 

Theo nhà vũ trụ học Nga Vyacheslav Dokuchaev, nếu cuộc sống tồn tại bên trong một hố đen siêu lớn thì nó sẽ phát triển để trở thành một nền văn minh tiên tiến nhất trong thiên hà. Trong năm 2011, giáo sư Dokuchaev cùng Viện Nghiên cứu hạt nhân Moscow đã tìm ra những bằng chứng về một số loại lỗ đen mà bên trong vòng quay lỗ đen có những vùng các photon có thể tồn tại ổn định định kỳ.

 

20140221105936-lo-den3.jpg

Một số người tin có một hạt nhân có trước vụ nổ vũ trụ đã tạo Trái đất

 

Từ đó, ông dự đoán rằng nếu có quỹ đạo ổn định đối với các photon, thì có thể có quỹ đạo ổn định cho các vật thể lớn hơn, như các hành tinh chẳng hạn. Nhưng vấn đề ở chỗ, các quỹ đạo ổn định sẽ chỉ tồn tại khi bạn bước qua ngưỡng cửa của chân trời các sự kiện nằm ở miệng của lỗ đen, khi đó thời gian và không gian hòa vào nhau.

 

Tuy nhiên, bên cạnh chân trời sự kiện thì còn tồn tại một dạng khác trong hố đen đó là chân trời Cauchy, nơi này có thời gian và không gian ở trạng thái bình thường, có thể có sự sống tồn tại. Nhưng ở đó lại có lực thủy triều dao động lớn và nền văn minh này được xếp hạng loại III, loại cao nhất theo thang đo xếp hạng các nền văn minh Kardashev Scale. Còn loài người chúng ta mới đang tìm kiếm để đạt được cấp độ I, cấp độ làm chủ hành tinh của riêng mình.

 

Cũng theo lý thuyết này, các nhà vật lý tin rằng, cuộc sống càng ở trong những lỗ đen siêu lớn thì nền văn minh càng phát triển.

 

Theo Danviet/Dailymail

 

 

Lỗ đen sẽ được giải thích tổng quát theo thuyết Âm Dương Ngũ Hành như thế nào? ->

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Lỗ đen sẽ được giải thích tổng quát theo thuyết Âm Dương Ngũ Hành như thế nào?

Quá đơn giản, lỗ đen chỉ là một mảnh vỡ ra từ khối Vũ trụ Tiên thiên mà thôi!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chúng ta không thể không giải thích ý nghĩa của Lỗ đen vũ trụ, bởi vì nó cũng là trung tâm của dải Ngân hà chúng ta đang sống, chính cái tên Ngân này đã có từ thời thượng cổ, cũng thường gọi là Thượng kiều, còn con sông Hạ Kiều của Cõi Chết quản lý bởi Diêm Vương là con sông Nhị (sông Hồng) nối trục Càn Khôn. Tuy nhiên, cần đi vào một vài vấn đề khác trước.

 

Biểu tượng cho Thái cực là một hình tròn viên mãn, cũng thường được trình bày trong tranh thiền tông của Nhật Bản.

 

Vòng tròn viên mãn

zen6_jpeg.jpg

 

Mặt khác, một đơn vị Thái cực cũng diễn họa bằng chính vòng tròn này nhưng tên của nó là "Minh châu", trong các ngôi đình, đền, chùa, miếu Việt... chúng ta thường thấy hình tượng "Lưỡng long minh châu".

 

"Lưỡng long minh châu"

ca7cd7f8.jpg

 

Còn biểu tượng "Song Long triều nguyệt" trên chiếc lư hương thể hiện sự vận động của Âm Dương.

 

"Song long triều nguyệt"

56_zps5a2b44c0.jpg

Đồ hình Âm Dương Việt ở đền Bạch Mã, xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương. Tỉnh Nghệ An.

 

Chúng ta cần chú ý, trên đỉnh điện thờ luôn có chiếc đèn lồng màu đỏ chiếu sáng khu vực thờ tự hoặc những chiếc đèn treo Đông Sơn, nó mang ý nghĩa biểu tượng là "Mặt trời", do vậy trên đỉnh mái chùa gọi tên là "Lưỡng long minh châu" chứ không phải là "Lưỡng long triều nhật". Sau này, chiếc đèn này gọi là "Đèn Vua" tức đèn kéo quân có 8 mặt trong những dịp lễ hội như Tết Trung Thu.

 

Đèn Kéo Quân

den%20keo%20quan.jpg

 

Chiếc đèn sáng của trí tuệ là biểu tượng của Nhiên Đăng Cổ Phật trong Phật giáo.

 

Đèn (nến) treo Đông Sơn

21.jpg

 

(Ghi chú: người ngồi trên đỉnh, móc treo o, chim én chầu, người chầu trên đèn đồng)

 

Thời Hùng Vương, vũ trụ chưa vận động được biểu tượng qua chiếc bình đồng Đông Sơn có nắp (không có nắp gọi là hũ, cũng tùy ứng dụng), khi ta đổ nước ra hàm ý vũ trụ vận động. Thông thường chiếc vòi nước trong hình tượng chiếc vòi voi, gọi là bình voi. Chiếc bình đồng là hình ảnh của phương Tây, Cõi Chết, tịch lặng được lấy làm hình ảnh của vũ trụ nguyên thủy.

 

Bình voi Đông Sơn, thời kỳ đầu Công nguyên

26284896_p.jpg

 

Nếu nghiên cứu kinh Lăng Nghiêm và bộ A Tỳ Đạt Ma Câu Xá của Phật giáo, thì chúng ta sẽ thấy nội dung viết về cấu trúc cơ bản của Thái cực tương ứng với một hình lập phương (một đơn vị không gian tối ưu nhất) có một hạt "Lân vi trần" ở trung tâm của hình lập phương này (cân bằng tương tác lục phương - thời đại Bảo Bình Hùng Quốc Vương là "Lục hợp đồng xuân"). Trong dòng tranh dân gian Hàng Trống, có bức tranh "Lục hợp đồng xuân" này và tên chợ Đồng Xuân ở Hà Nội cũng mang cái ý nghĩa ấy.

 

Hạt Lân vi trần là hạt nhỏ nhất của vũ trụ (chỉ tồn tại "cái có" vật chất, còn "cái không" thì thuộc không gian), đây chính là bản thể của vũ trụ, hình ảnh của nó chính là hạt "Minh châu" ở trên. Nó cũng còn được gọi là "Kim cương điểm" nữa, một cách gọi tên khác trong các phương pháp ứng dụng chính là "Tử vi". Từ "Lân" này cũng là con "Kỳ Lân" và Hùng Lân Vương - Hùng Quốc Vương - Hùng Vương Thứ Ba.

 

Đến đây bài toán chẻ đôi một đoạn thẳng ở giữa (có từ thế kỷ IV TCN) sẽ biết điểm dừng cuối cùng của nó.

 

Cái lớn nhất Thái cực là hình tròn (cầu) viên mãn (Âm Dương vận động cũng được diễn tả trong vòng tròn này), cái nhỏ nhất Lân vi trần cũng là một hình tròn (cầu) viên mãn: mang ý nghĩa sự đồng nhất giữa chúng ở trạng thái nguyên thủy - một biểu tượng diệu kỳ.

 

Múa Lân

mid_2-asppg_Rp435842877.jpg

 

Đến đây thì đã rõ ràng, cái khó nhất chính là định hình cho được Thái cực, nó cũng là cái cuối cùng của nhận thức. Nó không thể nắm bắt mà chỉ nhận thức được, nếu muốn "thấy" nó thông qua "tính Thấy" thì sẽ chỉ thấy được cấu trúc "nhóm hạt sơ cấp" ngay sau nó mà thôi.

 

Lỗ đen Ngân hà: chính là trường khí tương tác theo cấu trúc Tiên Thiên Bát Quái.

 

Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp năm Giáp Ngọ thuộc hội Ngọ là ngày đưa Ông Công Ông Táo về trời, năm đầu tiên của thời kỳ Bảo Bình - biểu tượng của Hùng Quốc Vương - Thần Cả - Thần Vũ Dũng, cũng sẽ một là năm siêu đặc biệt bởi vì đã nhận thức được tới cái tận cùng của vũ trụ, đã hoàn toàn được giải mã và khám phá.

 

Thiên hạ thái bình (Phượng hoàng hàm thư - ngậm cái lông của chính nó)

y-nghia-cua-nhung-buc-tranh-tet-dong-ho.

(Ghi chú: hoa hồng biểu tượng của tình yêu - thuộc phương Nam của Tiên Dung và Chử Đồng Tử)

 

 

CHÚC MỪNG SỰ MUÔN NĂM VĨ ĐẠI CỦA NƯỚC VIỆT.

 

 

"Long vĩ Xà đầu khởi chiến tranh,

Can qua xứ xứ khởi đao binh.

Mã đề Dương cước anh hùng tận,

Thân Dậu niên lai kiến thái bình".

 

Sấm Trạng Trình.

Share this post


Link to post
Share on other sites