hoangnt

Nguồn Gốc Của Học Thuyết Âm Dương Ngũ Hành

90 bài viết trong chủ đề này

Liên quan đến bộ môn Huyền không phi tinh thuộc phong thủy, đây là phương pháp tính toán tương tác từ ngoài hệ mặt trời, đặc biệt có sao Lục Bạch thuộc tính Âm Kim đới Thủy mà như bài viết trước tôi đã cho rằng thuộc tính của nó vẫn là Âm Thủy. Tuy nhiên, cũng ghi chú về tính chồng lấn vùng tương tác (cung) giữa hai hệ thiên văn. Chúng ta vẫn thấy rằng Huyền không phi tinh lớn hơn Hệ mặt trời do vậy Lục Bạch thuộc Âm Kim đới Thủy hàm ý cung Kim của Huyền không chồng lấn lên cung Thủy của Hệ mặt trời, mà từ đó sao Lục Bạch được quy ước thuộc tính nội trội là Âm Kim đới Thủy. Bản chất chính là độ lệch góc của hai hệ thiên văn.

 

Người xưa dùng quy ước của Huyền không phi tinh cho nam, nữ để tạo nên tục cài áo trái, phải cho Bắc và Nam Dương Tử, chúng ta sẽ thấy những ý nghĩa cụ thể như sau:

 

- Con người (như một mặt trời) mặc áo (như bị che đi tức cái vỏ bên ngoài hay hệ thiên văn lớn hơn).

 

- Huyền không còn ý nghĩa quan trọng khác: đó là sự huyền diệu của chữ "không" mà sau này nó trở thành ý nghĩa quan trọng nhất của bộ kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa (Tâm Kinh) Phật giáo. Điều này chứng tỏ tổ tiên Việt đã hiểu rõ vấn đề này từ hàng thiên niên kỷ trước và trong các bản thần tích, gia phả ghi đã chép Thái tử Thích Ca Mâu Ni đã học và đắc đạo ở kinh đô Văn Lang là cực kỳ chính xác (đã viết trong các bài trước), rồi sau đó Ngài cho chở theo các bộ kinh Phật về nước trước. OSHO - "Bậc thầy chứng ngộ" của thế kỷ XX, trong các cuốn sách của mình cũng nói: kinh Phật không phải có nguồn gốc từ Ấn Độ nhưng ông cũng không giải thích tại sao lại như vậy.

 

- Biểu tượng của phương pháp Huyền Không chính là Lạc Long Quân.

 

Một cổ vật Tam Tinh Đôi là tượng Phong Đô Đại Đế đang cầm một chiếc ngà voi - hình hài của mặt trăng khuyết và của Cõi Chết thuộc phương Tây (nam thần) thời Thương thuộc vùng Tứ Xuyên (Bắc Dương Tử), cho thấy tục cài nếp áo từ trái qua phải bên trong như dưới đây, bên ngoài là sợi đây đeo từ phải sang trái nổi rõ. Phong Đô Đại Đế biểu tượng cho cung Dương tức hành thủy, mộc cho nên áo được cài từ trái sang.

 

Tượng Phong Đô Đại Đế - Văn hóa Tam Tinh Đôi

008_sanxingdui_standing_male_figure-1470

 

e407c37e1b5291df59bcdad701ea8f51.jpg?125

 

a2198c875fd022ef92d47214f74c8604.jpg?125

 

57302964602.jpg

 

Tượng Phong Đô Đại Đế trong hình hài của một pháp sư, đầu đội mão, trang phục pháp sư bên ngoài được treo bằng một dải băng vắt ngang qua vai, trang trí hoa văn rồng, 8 biểu tượng cho Bát Quái, có hai loại biểu tượng:

 

- Hình tròn chấm - mặt trời (Dương).

- Xoắn ốc thuận chiều kim đồng hồ, hình bàn tay nắm lại (hoặc hình loa tai - hàm ý kết hợp với mắt thành Thanh Sắc) với ngón trỏ đưa ra và ngay cả chân trước của con rồng cũng là hình một nắm tay - biểu tượng cú giáng của một chiếc chùy, hình ảnh của mặt trăng khuyết (Âm).

 

Một cái lỗ "yểm tâm" hình chữ nhật (ấn Thái tử hình chữ nhật, ấn quân vương hình vuông: một dấu chỉ cực kỳ quan trọng của vương quyền nước Văn Lang) rất đặc biệt, nằm sau lưng ngay tại vị trí "ức", cũng một bức tượng Tam Tinh Đôi khác thể hiện hình mặt trời lửa ngay "chính tâm".

 

Thần Mặt trời với hình mặt trời ở chính tâm

a42f4789ff496f6e3a782e91d76fcb91.jpg

 

Cửu cửu Càn Khôn dĩ định,

Thanh minh thời tiết hoa tàn.

 

Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Share this post


Link to post
Share on other sites
Một cổ vật Tam Tinh Đôi thời Thương thuộc vùng Tứ Xuyên (Bắc Dương Tử) cho thấy tục cài nếp áo từ trái qua phải bên trong như dưới đây, bên ngoài nà sợi đây đeo từ phải sang trái nổi rõ.

 

Hoangnt xem lại đoạn này. Lên Google tìm xem Tứ Xuyên ở đâu?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Wiki:

 

Tứ Xuyên (tiếng Trung: 四川) là một tỉnh nằm ở tây nam của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Tỉnh lị của Tứ Xuyên là Thành Đô, một trung tâm kinh tế trọng yếu của miền Tây Trung Quốc. Giản xưng của Tứ Xuyên là "Xuyên" hoặc "Thục", do thời Tiên Tần, trên đất Tứ Xuyên có hai nước chư hầuThụcBa, nên Tứ Xuyên còn có biệt danh là "Ba Thục". Tỉnh Tứ Xuyên có một lịch sử lâu dài, cảnh quan đẹp, sản vật phong phú, từ xưa đã được gọi là "Thiên phủ chi quốc" (天府之国). Phía tây Tứ Xuyên là nơi cư trú của các dân tộc thiểu số như người Tạng, người Dingười Khương.

 

Bản đồ tỉnh Tứ Xuyên

299px-Sichuan_in_China_%28%2Ball_claims_

desc-20.png

 

Trong suốt thời kỳ tiền sử và lịch sử ban đầu của mình, Tứ Xuyên và các vùng phụ cận trong lưu vực Trường Giang là các nôi của các nền văn minh bản địa có thể có niên đại ít nhất từ thế kỷ 15 TCN và trùng hợp với những năm cuối của nhà Thương và trong thời nhà Chu ở phía bắc Trung Quốc. Tứ Xuyên đã xuất hiện trong các thư tịch cổ Trung Hoa với cái tên Ba Thục (巴蜀) do kết hợp tên gọi của hai quốc gia cổ trong bồn địa Tứ XuyênBaThục. Lãnh thổ của nước Ba nay là Trùng Khánh, vùng đất đông bộ Tứ Xuyên dọc theo Trường Giang và một số chi lưu của nó, trong khi nước Thục có lãnh thổ tại khu vực Thành Đô cùng các đồng bằng xung quanh và lãnh thổ lân cận ở tây bộ Tứ Xuyên.[1]

 

260px-China_5-vi.jpg

Bản đồ Tam Quốc năm 262

 

Sự tồn tại của nước Cổ Thục được ghi lại rất nghèo nàn trong các chính sử của Trung Hoa, song trong Kinh Thư nước Thục được ghi là một đồng minh đã giúp nhà Chu lật đổ được nhà Thương.[2] Các mô tả về nước Thục chủ yếu là pha trộn giữa các câu chuyện thần thoại và truyền thuyết lịch sử, chúng được chép trong các biên niên sử địa phương như Hoa Dương quốc chí (華陽國志) được biên soạn vào thời nhà Tấn,[3][4] với các truyện kể dân gian rằng ông vua Đỗ Vũ (杜宇) đã dạy người dân làm nông nghiệp và đã tự hóa thân thành một con chim cu cu sau khi chết.[5] Khám phá khảo cổ học tại một thôn nhỏ có tên là Tam Tinh Đôi (三星堆) ở huyện Quảng Hán đã đưa ra ánh sáng về sự tồn tại của một nền văn minh phát triển cao với một ngành công nghiệp đồng độc lập tại Tứ Xuyên.[6] Di chỉ này được tin là một thành cổ của nước Cổ Thục, ban đầu nó được một nông dân địa phương phát hiện ra vào năm 1929 và ông ta đã tìm thấy các đồ tạo tác bằng ngọc bích và đá. Các cuộc khai quật do những nhà khảo cổ tiến hành trong khu vực đã mang lại một vài phát hiện có ý nghĩa cho đến năm 1986, khi người ta tìm thấy hai hố cúng tế lớn với các đồ vật bằng đồng đẹp đẽ cũng như các đồ tạo tác bằng ngọc bích, vàng, đất nung và đá.[7] Khám phá này cùng các phát hiện khác tại Tứ Xuyên gây mâu thuẫn với quan niệm truyền thống trong sử sách rằng văn hóa và kỹ thuật của Tứ Xuyên thua kém khi so sánh với nền văn minh tại thung lũng Hoàng Hà.

 

220px-SanXingDui_ZongMuMianJu.jpg

Văn vật khai quật tại Tam Tinh Đôi, một đầu đồng lớn với hai mắt lồi ra, được cho là để mô tả Tàm Tùng (蠶叢), người sáng lập nước Cổ Thục

 

Nước Ba thường được mô tả là một liên minh lỏng lẻo hoặc là một tập hợp các tù trưởng, bao gồm một số thị tộc độc lập liên kết lỏng lẻo cùng công nhận một vị vua. Các thị tộc người Ba rất đa dạng, bao gồm nhiều sắc tộc. Các bằng chứng khảo cổ cho thấy người Ba dựa chủ yếu vào đánh cá và săn bắn, hoạt động nông nghiệp ở mức độ thấp và không có bằng chứng về thủy lợi. Nước Ba đã liên minh với nước Tần khi Tần đánh Thục. Sau khi Thục bị diệt, Tần ngay lập tức chinh phục đồng minh và bắt vua nước Ba. Ba sau đó trở thành một quận của Tần.

 

Khu vực Tứ Xuyên thời cổ có niềm tin tôn giáo và thế giới quan riêng biệt. Có các tài nguyên quặng khác nhau. Thêm vào đó, khu vực này cũng thêm phần quan trọng khi nằm trên tuyến đường thương mại giữa thung lũng Hoàng Hà và các quốc gia khác ở phía tây nam, đặc biệt là các nước nay thuộc lãnh thổ Ấn Độ.

 

Sau khi nước Tần tiêu diệt cả hai nước Thục và Ba, các bản văn cùng các thành tựu của hai nước này đều bị Tần phá hủy. Triều đình Tần sáp nhập Thục và Ba thành hai quận của mình, Tần gửi quan chức đến trực tiếp cai trị tại Thục và chủ động khuyến khích dân di cư từ Tần tới Thục. Tuy nhiên đối với Ba, ban đầu Tần vẫn để tầng lớp trên của nước Ba cũ tiếp tục cai trị trực tiếp và không tiến hành cưỡng bách người Tần di cư quy mô lớn đến lãnh thổ Ba, song tầng lớp này về sau đã bị đẩy ra ngoài lề trong một chính sách chia để trị. Tần dường như cũng đã đưa các kỹ thuật nông nghiệp tiên tiến đến Tứ Xuyên, khiến trình độ nông nghiệp tại đây ngang bằng với thung lũng Hoàng Hà. Tần đã cho xây dựng nên hệ thống thủy lợi Đô Giang Yển vào thế kỷ thứ 3 TCN trên sông Dân tại Tứ Xuyên. Công trình do thái thú Thục quận Lý Băng (李冰) giám sát thi công và là biểu tượng cho kỹ thuật nông nghiệp vào thời kỳ đó. Công trình này bao gồm một loạt đập nước, nó chuyển hướng dòng chảy từ sông Dân (một chi lưu lớn của Trường Giang) đến các cánh đồng và cũng làm giảm thiệt hại của các trận lũ lụt theo mùa. Việc xây dựng hệ thống thủy lợi này đã khiến sản lượng nông nghiệp của Tứ Xuyên tăng lên rất nhiều, Tứ Xuyên cũng trở thành một nguồn cung lương thảo và binh lính chính cho Tần khi nước này tiến hành các cuộc chiến nhằm thống nhất Trung Quốc.

 

Trong suốt lịch sử sau đó của Trung Quốc, tầm quan trọng về quân sự của Tứ Xuyên cũng nổi lên ngang bằng với ý nghĩa về thương mại và nông nghiệp. Bồn địa Tứ Xuyên nằm lọt giữa cao nguyên Thanh-Tạng ở phía tây, Tần Lĩnh-Mễ Thương Sơn ở phía bắc, cao nguyên Vân-Quý ở phía nam, phía đông có Tam Hiệp, dãy núi Vu Sơn, và thường có sương mù. Do Trường Giang chảy qua bồn địa và là đầu nguồn so với vùng Hoa TrungHoa Đông, thủy quân có thể dễ dàng từ Tứ Xuyên đi thuyền về hạ du. Do đó, Tứ Xuyên đã trở thành căn cứ của nhiều lực lượng quân sự và cũng là nơi ẩn náu lý tưởng cho những người tị nạn chính trị của các triều đại Trung Quốc.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hình ảnh được coi là "Nữ Oa và Phục Hy" được tìm thấy khắc họa trên gạch, đồ gốm thời Hán dưới đây, cần chú ý tới chi tiết:

 

Nữ Oa và Phục Hy - theo cách đọc trái trước phải sau (căn cứ nội dung đã phân tích ở các bài trước đó, đây là bức tranh Nữ Oa - Bàn Cổ)

DSC01254.jpg

 

221353_20140110120628522160_1.jpg

 

367572_20140608010228903200_1.jpg

 

448_20130324122012697395_1.jpg

 

Nữ Oa (bên trái - Dương) đang nâng mặt trăng có hình con cóc (thiềm thừ) và Phục Hy (phải - Âm) đang nâng mặt trời có hình con quạ (kim ô).

 

20130621160625-568819607.jpg

 

Cách bài trí hình họa này thể hiện ý nghĩa của vùng Bắc Dương Tử, bởi quy tắc nữ trái, dương và nam phải, âm. Do vậy, hình Phục Hy cài áo từ phải sang trái. Từ hình ảnh này, xác nhận tục cài áo dựa trên Huyền không phi tinh nhằm lưu giữ một phương pháp cổ của học thuyết Âm Dương Ngũ Hành.

 

Bức tranh đơn giản mà rất đặc biệt về một phong tục đảo ngược chung cho hai miền Bắc Nam Dương Tử, không có bất kỳ một dân tộc nào trên thế giới cổ kim có phong tục độc đáo này và được khắc họa chính xác trên đồ đồng cách đây khoảng 3.500 năm trước, ngoài ra còn có nhiều bức tranh về hai nhân vật này.

 

200684164443.jpg

 

20120612_113034_644.jpg

 

tjiaowei.gif

 

20131012204223435.jpg

 

20131012204345783.jpg

 

110510142841331.jpg

 

Trong bức tranh trên này, giả sử nhận định người phụ nữ ở giữa là ai là rất quan trọng, bởi lẽ chúng sẽ xác định lại một lần nữa bức tranh "Phục Hy - Nữ Oa" hay "Bàn Cổ tức Hòa Hy cha của vua Phục Hy - Nữ Oa" qua thần tích và sự logic trong gia phả tổ tiên Hùng Vương.

 

 

112405NY1.jpg

 

(Chú ý công cụ của vua Phục Hy còn có "quả dọi").

 

Không chỉ vậy, "Huyền Không phi tinh" chẳng những bí ẩn về cách xây dựng nên phương pháp tính từ thiên văn mà "Huyền Không" còn mang ý nghĩa sử huyền ảo của chữ "Không", thử hỏi nơi nào có và hiểu nó từ thời thượng cổ và cho tới ngày nay cũng đã có vô số kinh sách viết về nó nhưng thực sự vẫn chưa rõ!.

 

Chỉ tới thời Phật Thích Ca Mâu Ni, và sau này các nhà nghiên cứu vẫn đang còn có những nghi vấn về lịch sử kinh sách Đại Thừa Phật giáo thì chữ "Không" mới được diễn giải trong kinh Bát Nhã Ba La mật Đa.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Căn cứ vào thần tích, gia phả của tổ tiên các vua Hùng và lịch sử thời Hùng Vương thì việc định vị những vị tiền bối cuối cùng được ghi chép là rất quan trọng, chẳng hạn như vua Thần Nông, Phục Hy, Hòa Hy... Trong những bức tranh cổ trên được ghi chép là "Nữ Oa - Phục Hy" vì trong sử sách Trung Hoa thì vua Phục Hy được xem là tổ xa nhất của dân tộc Trung Hoa, cho nên không có gì là lạ (truyện Bà Hoa Tư kể việc bà dẫm dấu chân khổng lồ sinh ra ông Phục Hy).

 

Trong gia phả Văn Lang, Hòa Hy là cha của vua Phục Hy và mẹ của ông được xem là những con người xa xưa nhất được ghi chép trong trong chính sử (họ Hy học Hòa trong Kinh Thư) và thần tích (huyền sử), còn trước đó là tổ tiên chung gọi là thời Hồng Bàng. Mặt khác, tổ tiên Hùng Vương được quy ước theo cấu trúc Âm Dương Ngũ Hành và các câu truyện có liên quan đến vũ trụ quan và nhân sinh quan từ học thuyết này thuộc vùng Nam Dương Tử, chẳng hạn truyện Ông Bàn Cổ khai thiên lập địaBà Nữ Oa lấy đá vá trời mà từ đó định vị được bức tranh trên là "Nữ Oa - Bàn Cổ", với Nữ Oa là chính thất của Đế Hòa và Bàn Cổ chính là Đế Hòa, hai vị tiêu biều cho Âm Dương. Tuy nhiên, bức tranh thời Hán dưới đây lại nói lên điều gì:

 

Bà Chúa Hồng Bàng Thị

110510142841331.jpg

 

Về mặt logic, nếu đã xác định được Đế Hòa và chính thất của Ngài thì phải xác định được cha mẹ của nhị vị, nhưng gia phả chỉ chép tới nhị vị và coi cha mẹ và tổ tiên trước đó thuộc thời kỳ Tổ Tông - Hồng Bàng, điều dó chứng tỏ phải có "đại diện" cho thời kỳ này.

 

Bức tranh cổ trên gốm thể hiện một vị "Nữ Chúa" ngồi ở giữa Bàn Cổ - Nữ Oa đã chứng tỏ rằng: một người phụ nữ đại diện cho toàn bộ, ý nghĩa này ứng với một đoạn văn của Đạo Đức Kinh: "Trước Thượng Đế còn cái gì nữa... gượng gọi đó là Mẹ" chính là ý nghĩa này. Hàm ý, vũ trụ nguyên thủy có vai trò ấp ủ tiềm năng của sự sống cho nên có vai trò như một người Mẹ, trong hình hài của một "quả trứng" và sau đó nở ra ông "Bàn Cổ", và dĩ nhiên đó chính là mẹ của ông Bàn Cổ - Đế Hòa được lấy làm biểu tượng đại diện cho thời kỳ Tổ Tông hay bà còn có ý nghĩa là "Sự Không" hay chung một tên họ của phái nữ là "Oa" là "Mẹ Oa"  - tiếng khóc đầu đời của con trẻ. Cái độc đáo của ý nghĩa này chính là nói đến tổ tiên vô cùng mà khi đó ngôn ngữ chưa bắt đầu, và chữ "Oa" của đứa bé khi vừa ra đời cũng chính là từ đầu tiên của con người.

 

"Oa" cũng là "con Cóc", cũng là con "Ốc cái", biểu tượng cho "cội nguồn", bản nguyên vũ trụ.

 

Chúng ta cũng cần biết: Đế Hòa còn gọi là "Lịch Đại Đế Vương" tức người khởi đầu của sử được ghi chép cũng mang ý nghĩa lịch sử như trên, đồng thời Ngài cũng được tôn xưng là "Ông Tổ của lịch pháp":

 

Ai về nhắn họ Hy Hòa,

Nhuận năm sao chẳng nhuận và (vài) trống canh.

 

Trống canh ở đây là nói về sự điều chỉnh lịch pháp của một năm theo mỗi chu kỳ vũ trụ 25.920 năm khi hệ mặt trời quanh xung quanh các chòm sao thiên cực Bắc.

 

Vua Phục Hy với biểu tượng Thanh Đế, phương đông thuộc Ngũ Hành rồi cho nên không thể lấy làm biểu tượng Âm Dương được, cho nên bức tranh trên không thể là Phục Hy - Nữ Oa.

 

Hai vị thân người mình rắn Âm Dương liên kết tất cả các cõi phân chia lại thành "Một".

 

Vậy thì, về ghi chép trong các bản thần tích, gia phả sẽ có 6 đời trước (tính trung bình cho các đời thượng cổ) vua Kinh Dương Vương rõ ràng -> Để từ đó khẳng định rằng: : Lịch sử nước ta có trên 5.000 năm.

 

Đến đây thì thực sự lịch sử thời Hùng Vương đã hoàn toàn sáng tỏ, chỉ còn một bước kiểm tra lại nữa đó là đối chiếu tới thần tích Đạo Mẫu thời Hùng Vương.

 

 

Chiếc khóa xuân của đô thành nước Việt kia,

Ai là người mở, ai là người khóa!.

Thơ cổ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Về hệ thống Đạo giáo thời Hùng Vương, các bài trước cũng đã viết bao gồm: Đạo Tổ Tông, Thần Đạo (sau chuyển thành Phật giáo), Tiên Đạo, Đạo Mẫu và Đạo Nho. Đạo Tổ Tông ở trung cung cho nên ghi chép các đời tổ tiên của Hùng Vương là xa nhất, còn các Đạo khác cũng được mã hóa chính xác các nhân vật lịch sử tương ứng nhưng không đi tới tận cùng là mẹ của Đế Hòa.

 

Biểu tượng Đạo Tổ Tông của một gia đình chính là bàn thờ gia tiên, nơi đây nếu thờ hai đời thì phải bài trí thêm bức hoành phi "Cửu Huyền Thất Tổ" để cùng với hai đời này tạo thánh con số "Cửu Cửu", đây cũng chính là con số vận động của Huyền Không Phi Tinh, mang ý nghĩa trường cửu, vĩnh cửu, vô cùng tức "Toàn thể vũ trụ" hay bàn thờ gia tiên là bàn thờ vũ trụ.

 

Bàn thờ gia tiên

ban-tho-gia-tien.gif

 

Hoành phi Cửu Huyền Thất Tổ

cuu-huyen-2.jpg

 

Nếu không có bức hoàng phi này thì thất cách, khó được "Âm phù" hơn, Trên bức hoành phi này không có bất kỳ một "nhân vật" nào nữa dù đó là ai, cho nên bàn thờ gia tiên là hoàng tráng nhất trong một ngôi gia.

 

Chúng ta định vị lại các mốc thời gian của lịch sử Văn Lang - lịch sử trên 5.000 năm:

 

- Năm lên ngôi của Kinh Dương Vương: 2879 TCN, cũng tương ứng cho Đế Nghi lên ngôi của Bắc Dương Tử. Đây cũng là mốc lịch sử của toàn thế giới thời cổ đại.

 

- Trước Kinh Dương Vương có 6 đời được ghi chép thành sử, trước đó nữa gọi là thời kỳ Tổ Tông - Hồng Bàng Thị.

 

- Hùng Vương gồm có 18 chi, tổng cộng có 108 đời vua tính từ Kinh Dương Vương và kết thúc là An Dương Dương Vương (tổng thời gian trị vì của các vị vua Hùng tính thiếu cho đời An Dương Vương khoảng 50 năm trong các cuốn chính sử hiện nay).

 

Tên thời đại:

 

- Từ Mẹ Oa của Đế Hòa trở về trước: Thời kỳ Tổ Tông - Hồng Bàng (Đền Hùng).

 

- Từ Đế Hòa ... Đế Minh gọi là: thời đại ánh sáng (phát sáng về trí tuệ - Đền Hùng).

 

- Từ Kinh Dương Vương tới An Dương Vương gọi là: thời đại vàng (ngành vàng - Đền Hùng).

 

- 5 đời Nhà Triệu khởi đầu là Triệu Vũ Đế gọi là: thời đại bạc (ngành bạc - Đền Đồng Xâm).

 

- 1 đời Trưng Vương gọi là: thời đại đồng (ngành đồng - đền Đồng Nhân).

 

Thời gian trị vì hơn 2.672  năm của các vua Hùng không có gì là hoang đường cả. Vì vậy mới có câu rằng:

 

Sơ khai Nam Việt hữu Kinh Dương,
Nhất thống sơn hà thập bát vương.
Dư bách hệ truyền thiên cổ tại,
Ức niên hương hỏa ức niên phương.

 

Nghĩa là:

 

Mở đầu Nam Việt có Kinh Dương,
Thống nhất sơn hà mười tám vương.
Trên trăm hệ truyền từ xưa đó,
Vạn năm hương khói vạn năm thơm.

 

Giải mã sấm Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm:

 

Cửu cửu Càn Khôn dĩ định,

Thanh minh thời tiết hoa tàn.

Trực đáo dương đầu mã vĩ,

Hồ binh Bát Vạn nhập Trường An.

 

Đây chính là nói năm nay Giáp Ngọ và đầu năm tới Ất Mùi (kết thúc kỷ Dương 30 của Lục thập hoa giáp sau khi đổi chỗ Tốn Khôn), đạo binh của Phật sẽ nhập kinh đô Bắc và Nam Dương Tử, lúc cuối năm thứ nhất và đầu năm thứ hai của thời kỳ Bảo Bình (Hồ cũng là "bình", cũng là "phương Tây"; Bát Vạn là biểu tượng của Phật - trong quân bài Tổ Tôm).

 

Hàm ý, cuối năm nay - năm Giáp Ngọ ý nghĩa chính xác của lịch sử thời Hùng Vương sẽ được giải mã xong và kết thúc.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chủ đề này tôi đã giải quyết xong rồi, tuy nhiên có một bài viết rất hay và kỳ công của bác sĩ Nguyễn Xuân Quang liên quan đến Hùng Vương và tổ tiên của các ngài, tôi trích ở đây và góp ý kiến về cách thức giải quyết chi tiết thông qua quy ước của Dịch Lý và cấu trúc thuyết Âm Dương Ngũ Hành.

 

VIỆT DỊCH SỬ TRUYỀN THUYẾT

Nguyễn Xuân Quang

 

.Qua sử miệng đồng dao Chim Nông-Chim Cắt, ta có Việt Dịch Chim Nông-Chim Cắt, một thứ Dịch Chim Tạo Hóa Đại Vũ Trụ Tổ Hùng Thần Nông-Viêm Đế.

.Qua sử miệng đồng dao Đám Ma Cò, ta có khuôn mặt chính là Dịch Sinh Tạo Tiểu Vũ Trụ ứng với Thái Tổ Hùng Vương lịch sử gồm hai nhánh:

-Qua dị bản có Bổ Cu là trưởng ngành nọc dương thái dương ta có Dịch Đám Ma Cò Hùng Vương Hồng Lạc Thế Gian.

-Qua dị bản có Diều Hâu là trưởng ngành nọc âm thái dương ta có Dịch Đám Ma Cò Hùng Vương Lạc Hồng Thế Gian. Đây là Dịch Hùng Vương đội lốt Diều Hâu Đế Minh ngành nòng âm.

.Qua sử miệng đồng dao Thằng Bờm, một con dân Việt bằng xương bằng thịt, ta có ít nhất là hai thứ Việt Dịch Hùng Vương Nhân Gian đích thực, ở cõi Người Việt Mặt Trời, con cháu Tổ Hùng, Hùng Vương.

Một là Dịch theo hôn phối vợ chồng là Dịch Thằng Bờm Hùng Vương Đoài-Hoàng Hậu Cấn Hồng Lạc Nhân Gian. Dịch này có Tiên Thiên Bát Quái Thằng Bờm Hùng Vương Đoài-Vợ Cấn Phục Hy Hồng Lạc Nhân Gian là Tiên Thiên Bát Quái Phục Hy nguyên thủy.

Hai là Dịch theo hôn phối đồng bản thể ruột thịt mẹ con là Dịch Thằng Bờm Hùng Vương Đoài-Mẹ Âu Cơ Tốn Hồng Lạc nhân Gian. Dịch này giống hệt Dịch Cửu Thần Ennead Ai Cập, Thần Shu Đoài hôn phối với chị/em ruột Tefnut Tốn (Sự Tương Đồng Giữa Ai Cập cổ và Cổ Việt).

.Qua trò chơi giải trí dân gian Bầu Cua ta có một loại Việt Dịch Bầu Cua Đồng Quê.

Theo duy âm mà dân gian thường gọi là Bầu Cua Cá Cọc ta có Dịch Hùng Vương Lạc Hồng tức Dịch phía Lạc Việt mang tính chủ.

Theo duy dương theo thứ tự Bầu Cọc Cá Cua ta có Dịch Kì Dương Vương, Hồng Bàng Thế Gian, Dịch này mang tính thứ yếu.

Bài viết này, qua truyền thuyết các Tổ Phụ và Tổ Mẫu Việt Nam ta có một loại Việt Dịch tôi gọi là Việt Dịch Sử Truyền Thuyết.

(xin nhắc lại truyền thuyết có một khuôn mặt là một thứ sử của người xưa, ở đây nói về truyền thuyết của các vị Tổ Việt đúng là một thứ sử truyền thuyết Việt).

 

VIỆT DỊCH SỬ TRUYỀN THUYẾT.

Qua nhiều bài viết truyền thuyết các Tổ Phụ và Tổ Mẫu dòng mặt trời thái dương của Việt Nam, chúng ta đã thấy các vị tổ ứng tứ quái dương và tứ quái âm, tức ứng với một loại Việt Dịch (Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt).

Trước hết xin nhắc lại sơ qua về truyền thuyết Việt. Người Việt là Người Mặt Trời Thái Dương di duệ của thần Mặt Trời Viêm Đế của chủng người vũ trụ. Vị tổ tối cao tối thượng của chúng ta là Thần Nông-Viêm Đế. Ở cõi Tạo Hóa ứng với Trứng Vũ Trụ, thái cực là thần Tạo Hóa Nhất Thể lưỡng tính phái, theo duy âm, ngành nòng là Thần NôngViêm Đế (viết dính vì chỉ là một nhân vật nhất thể, Thần Nông viết trước vì theo duy âm ngành nòng, âm) và theo duy dương, ngành nọc dương là Viêm ĐếThần Nông. Ở tầng lưỡng cực, lưỡng nghi tách ra làm hai vị Thần Nông và Viêm Đế. Ở tầng tứ tượng, Thần Nông, Viêm Đế sinh ra bốn vị Đế. Thần Nông tách ra thành Thần, ta có Đế Thần (có một nghĩa là Nước) và Nông, ta có Đế Nông (Khí Gió) (xem Nhận Diện Danh Tính Thần Nông trong Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt), Viêm Đế tách ra thành Viêm, ta có Đế Viêm (Nóng, Lửa) và Đế, ta có Đế Đế (Trụ Chống, Núi Trụ Thế gian, Đất thế gian) (xem Nhận Diện Danh Tính Viêm Đế).

Theo truyền thuyết bao gồm cả Hoàng Đế của Hoa Hạ thì ngũ đế là Đế Thích (Thần Nông),“ Đế Thiên (Phục Hy),  Đế Khôi (Viêm Đế), Đế Tiết (Hoàng Đế), Đế Thức (Thần Đế).

Ta thấy rất rõ, Đế tối Cao là Đế Thích (Thần Nông) sinh ra bốn Đế ứng với tứ tượng, theo duy âm là Đế Thức (Thần Đế là con hay đội lốt Đế Thần Nước Chấn), Đế Thích (Phục Hy có mạng Đoài như Hùng Vương Đoài tức con hay đội lốt Đế Nông Khí Gió), Đế Khôi (Viêm Đế) con hay đội lốt Đế Viêm và Đế Tiết (Hoàng Đế) con hay đội lốt Đế Đế Đất dương (mầu Hoàng có một nghĩa là mầu đất hoàng thổ).

Theo truyền thuyết Thần Nông Bắc thì bốn Đế là Đế Nghi, Đế Lai, Đế Li, Đế Du Vong (Trần Đại Sỹ, Từ Triết Học Tới Huyền Thoại Nguồn Gốc Tộc Việt, 20 Văn Học Việt Nam Hải Ngoại 1975-1995, Đại Nam 1995). Dĩ nhiên không hẳn là của phương Bắc.

(Lưu Ý: Bốn vị Đế này mang tính ‘Đế’ cao hơn các vị vương nên cho là thuộc Thần Nông Bắc!). Bốn vị đế này có thể là đội lốt hay là con của các Đế Viêm, Đế Đế, Đề Thần, Đế Nông.

Dựa theo sử truyền thuyết Thần Nông-Viêm Đế Việt thì:

Ở ngành nọc thái dương của Người Việt Mặt Trời Thái Dương bốn vị Đế ở cõi tạo hóa này sinh ra bốn Tổ phụ Việt Nam là Đế Minh [Đế Minh là cháu ba đời thần mặt trời Viêm Đế, coi như mang tính cách biểu trưng (deus otiosus) đội lốt Viêm Đế (con Đế Viêm)], Kì Dương Vương (con hay đội lốt Đế Đế), Lạc Long Quân (con hay đội lốt Đế Thần) và Tổ Hùng (con hay đội lốt Đế Nông). Ba vị sau là Vương. Như thế tổng cộng ta có Ngũ Đế và Tam Vương. Về phía nòng âm, Thần Nông thái âm là thần tổ của Bốn Tổ Mẫu Vụ Tiên, Long Nữ, Âu Cơ, Hoàng Hậu Tổ Hùng.

 

Bốn Tổ Phụ.

Ở cõi tiểu vũ trụ thế gian ta có bốn Tổ Phụ con của bốn vị Đế là Đế Viêm thái dương Càn, Lửa trời, Đế Đế thiếu dương Li, Đất dương, Đế Thần thái âm Nước dương và Đế Nông thiếu âm Gió dương.

Bốn vị Đế này thuộc về cõi Tạo Hóa, Đại Vũ Trụ.

-Đế Minh

Là cháu ba đời của thần mặt trời Viêm Đế, con của Đế Viêm Lửa trời, Đế Minh có nghĩa là Đế Ánh Sáng.

Cũng nên biết, Đế Minh có khi cho là cháu ba đời thần Mặt Trời Viêm Đế (đời thứ nhất là Viêm Đế ở tầng lưỡng nghi, đời thứ hai là Đế Viêm ở tầng tứ tượng nên đến Đế Minh là cháu ba đời), có khi lại cho là cháu bốn đời của Viêm Đế (bốn đời là tính từ tầng tạo hóa thái cực, Trứng Vũ Trụ Viêm ĐếThần Nông nhất thể là tầng thứ nhất, đến tầng thứ hai là Viêm Đế lưỡng nghi, tầng thứ ba là tứ tượng Đế Viêm nên đến Đế Minh là cháu bốn đời).

Đế Minh là vị duy nhất ở cõi tiểu vũ trụ có tước vị Đế. Như đã nói ở trên, Đế là vị tổ thuộc cõi tạo hóa, Vua Cõi Trời. Đế mang tính sinh tạo, tạo hóa thuộc cõi trên mang tính biểu tượng chỉ có khuôn mặt truyền thuyết không có khuôn mặt lịch sử. Các vị Đế mang tính tượng trưng, khi hoàn tất nhiệm vụ xong là ‘nghỉ hưu’ không còn tham dự vào việc về sau (deus otiosus) (xem dưới). Như thế Đế Minh có một khuôn mặt đội lốt Đế Viêm, Viêm Đế mang khuôn mặt chính sinh tạo thế gian đội lốt tạo hóa. Nói một cách khác Đế Minh có một khuôn mặt hoàn toàn truyền thuyết. Vì thế mới gọi là Đế, trong khi ba vị Tổ Phụ còn lại gọi là Vương (Kì Dương Vương, Hùng Vương) hay Quân (Lạc Long Quân). Vương mang tính dương và Quân mang tính âm, Vương và Quân là vua cõi thế gian có thể có khuôn mặt lịch sử ở cõi nhân gian như Hùng Vương lịch sử hay các vua lịch sử đội lốt truyền thuyết (thuộc nhánh Kì Dương Vương hay nhánh Lạc Long Quân).

Như thế tổng cộng ta 9 vị thần tổ của ngành nọc dương mặt trời thái dương: ở tầng Tạo Hóa là thần mặt trời Viêm Đế, ở tầng tứ tượng là 4 vị Đế: Đế Viêm, Đế Đế, Đế Thần, Đế Nông và ở cõi trời thế gian ta có 4 vị Tổ Phụ là Đế Minh, Kì Dương Vương, Lạc Long Quân, Tổ Hùng. Không kể Viêm Đế mang tính sinh tạo Tạo Hoá tượng trưng. Như thế chúng ta thật sự có Ngũ Đế là Đế Viêm, Đế Đế, Đế Thần, Đế Nông và Đế Minh và Tam Vương là Kì Dương Vương. Lạc Long Quân, Hùng Vương.

Đế Minh là Đế Ánh Sáng, lửa trời, lửa dương ở Cõi Trời của thế gian. Diễn tả theo chữ nòng nọc vòng tròn-que, lửa là hai nọc que II (hai que dùi ra lửa). Lửa (II) ngành dương (I) là lửa trời III, quẻ Càn.

Ta thấy rất rõ linh tự Ai Cập cổ ánh sáng, nắng cũng diễn tả bằng ba nọc que III, tức Càn.

 

clip_image002_thumb1.jpg?w=242&h=131

Linh tự Ai Cập cổ ánh sáng, nắng.

 

Tiếng dân gian Việt Nam nôm na gọi là Chàng thay cho Đế cho Vua vì dựa theo các vị vua dòng mặt trời đều là các Lang (có một nghĩa là Chàng). Đế Minh Ánh Sáng, lửa mặt trời nôm na gọi là Chàng Lửa. Chàng là nọc (I) (chàng có một nghĩa là cái đục, chisel), lửa là hai nọc que II. Chàng (I) Lửa (II) là III, quẻ ba vạch Càn.

Tóm lại Đế Minh hay Chàng Lửa ứng với quẻ ba vạch Càn đội lốt Đế Viêm.

-Kì Dương Vương

Đế Minh sinh ra Kì Dương Vương có nhũ danh là Lộc Tục. Kì có một nghĩa là Ki, Kẻ, Cây. Với nghĩa này Kì là núi Trụ Thế Gian, Trụ Chống Trời, Trục Thế Giới biểu tượng cho đất thế gian, đất dương, Trục Thế Giới biểu tượng cho Đất dương, Đất lửa thế gian, Trung Thế.

Hiểu theo nghĩa này Kì Dương Vương có nghĩa là Vua Trụ Trời, Núi Trụ Thế Gian. Kì Dương Vương là vị Vua Cột Trụ Thế Gian mang hình bóng Cây Vũ Trụ vì thế là con người đầu tiên ở cõi thế gian, là vua đầu tiên của Nước Xích Quỉ, ‘Người Đỏ’, Người Mặt Trời (rõ ràng Đế Minh không có khuôn mặt thế gian).

Kì là Kẻ có nghĩa cây, cọc, nọc cũng có nghĩa là con Cọc tức con vật có hai sừng như hai cây cọc nhọn, tức con hươu sừng, hươu đực.

Ta cũng thấy Dương với nghĩa là Đực thì Kì Dương là Con Cọc Đực, Hươu Đực (xem Bầu Cua Cá Cọc).

Qua ngôn ngữ học ta thấy rất rõ Kì, Ki, Kẻ chính là gốc Hy Lạp ker-, sừng như Pháp ngữ cerf là con sừng, con hươu. Hán ngữ lộc, hươu ruột thịt với Việt ngữ nọc (cọc) (l=n như lòng súng = nòng súng). Con hươu lộc là con nọc, con cọc. Như thế với nghĩa này, Ki Dương là Con Hươu Sừng, Hươu Đực (chỉ con đực mới có sừng, ngoại trừ loại tuần lộc reindeer con cái mới có sừng). Cũng vì thế mà Con Hươu Đực Kì Dương có nhũ danh là Lộc Tục tức con Hươu Đục, Hươu Đọc, Hươu Nọc, Hươu Đực.

Thêm nữa, Dương cũng có nghĩa là Mặt Trời. Kì Dương Vương là Vua Mặt Trời trên đỉnh Trục Thế Giới, Mặt Trời Thượng Đỉnh (zenith) chói ngời nhất. Kì Dương Vương là Vua Hươu Mặt Trời thái dương.

Hươu sừng là con thú bốn chân sống trên mặt đất có hai sừng là hai nọc có một khuôn mặt là lửa nghĩa là hươu sừng biểu tượng cho đất lửa, đất dương, lửa thế gian gọi theo danh pháp Dịch là Li thường hiểu theo Dịch Hoa Hạ là Lửa. Thật ra Li là lửa phát sinh từ đất, từ núi lửa khác với Lửa vũ trụ, lửa trời là Càn. Li phải hiểu theo nghĩa chính là đất lửa, đất dương, đất núi trụ, núi nhọn đỉnh mang dương tính. Li là Đất Lửa, lửa thiếu dương trong khi Càn là lửa thái dương.

Dân gian Việt Nam gọi là Chàng (I) Đất (thiếu dương OI) tức IOI, quẻ Li.

Tóm lại Kì Dương Vương hay Chàng Đất ứng với Đất thiếu dương Li (đội lốt hay con của Đế Đế).

.Lạc Long Quân

Kì Dương Vương đẻ ra Lạc Long Quân.

Vua Lạc Long gọi là Quân thay vì Vương vì Quân mang âm tính. Quân có mầu tím đen chỉ vua lúc chiều tím, mặt trời lặn, mặt trời hoàng hôn tím, mặt trời Nước. Lạc là Nác (Nước) dương.

Lạc Long Quân ứng với Chấn có một khuôn mặt là nước dương tức Biển (Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt).

Dân gian Việt Nam gọi là Chàng (I) Nước (OO) tức IOO, quẻ Chấn.

Tóm lại Lạc Long Quân hay Chàng Nước ứng với Chấn đội lốt hay con của Đế Thần.

.Tổ Hùng (truyền thuyết).

Lạc Long Quân sinh ra Tổ Hùng.

 

Lưu ý

Tôi dùng từ Tổ Hùng chỉ vị Tổ còn mang tính truyền thuyết khác với Hùng Vương lịch sử đội lốt truyền thuyết. Còn từ Hùng Vương tôi dành chỉ các Vua Hùng lịch sử bằng xương bằng thịt đội lốt (con cháu) Tổ Hùng.

Cần phân biệt Tổ Hùng truyền thuyết với Hùng Vương lịch sử.

Vì sinh ra từ Bọc Trứng Vũ Trụ nên Tổ Hùng có cốt vũ trụ, tạo hóa. Hùng Lang ‘toàn là con trai’ mang dương tính nên có khuôn mặt là mặt trời Trụ và không gian dương Vũ tức Khôn dương bầu vũ trụ, bầu trời, Khí Gió ứng với Đoài vũ trụ (Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt).

Dân gian Việt Nam gọi là Chàng (I) Gió (thiếu âm IO) tức IIO, Đoài vũ trụ.

Tóm lại Tổ Hùng hay Chàng Gió ứng với Đoài vũ trụ đội lốt Đế Nông.

Lưu Ý

Đoài thường hiểu theo dịch muộn thế gian của Hoa Hạ là ao đầm. Thật ra ở cõi tạo hóa, vũ trụ lúc sáng thế chưa có ao đầm. Đoài biến âm với đài, đẫy có một nghĩa là túi, bao, bọc. Anh ngữ Đoài gọi là Tui. Anh ngữ Tui biến âm với Việt ngữ Túi.

Vũ trụ, trời là một cái bọc nên gọi là bầu vũ trụ, bọc vũ trụ, bầu trời, bọc trời. Da là cái bọc thân người, trời là cái bọc, cái bao nên cũng có da gọi là da trời. Ông thần gió khoác cái bao, túi gió trên vai. Ở cõi trời bọc (O) mang tính lửa, thái dương (II) tức Khôn dương là bọc khí gió IIO tức Đoài vũ trụ. Ở cõi thế gian bọc (O) nước ấm, nóng (II) là Đoài ao đầm thế gian.

Vì thế ở cõi tạo hóa Đoài phải hiểu là bầu vũ trụ, khí gió Đoài vũ trụ phân biệt với Đoài thế gian hiểu theo Dịch muộn, thế gian Hoa Hạ là ao đầm.

Cần phải phân biệt Đoài vũ trụ với Đoài thế gian.

Như thế bốn Tổ Phụ dòng mặt trời thái dương của chúng ta là bốn quái (quẻ ba hào) Càn, Li, Chấn, Đoài có cốt là Bốn Nguyên Sinh Động Lực Lớn (Four Great Primary Forces) tương đương với tứ tượng.

 

Bốn Tổ Mẫu

-Vụ Tiên

Vợ Đế Minh là Vụ Tiên có nghĩa là con Le Le, (oan ương, uyên ương), vịt trời. Le Le là loài chim Nước bay được thuộc họ chim nước, vịt, ngỗng tức Nước thái âm cõi trời. Vịt trời Le Le Vụ Tiên của Việt Nam bay ra tận Hawaii trở thành con ngỗng Ne Ne. Le Le đọc theo âm cổ là Ne Ne (một vài vùng miền Bắc Việt Nam vẫn gọi le le theo âm cổ là ne ne). Hawaii lấy con Ne Ne làm chim biểu cho tiểu bang (State Bird). Việt Nam và Hawaii có cùng vật tổ chim nước Le Le, Ne Me cũng dễ hiểu vì người Hawaii nằm trong tam giác Đa Đảo đến từ Nam Đảo, ven biển Đông Nam Á thuộc địa bàn cổ Việt. Họ có mang dòng máu Lạc Việt hải đảo (có bài viết riêng).

Việt ngữ Le có nghĩa là nước như chua le, chua lè là chua chẩy nước dãi (và cũng có thể chẩy nước đái như thấy qua câu nói chua vãi đái). Lè biến âm với nhè (l=nh như lặt = nhặt), ta có lè = nhè. Qua từ đôi lè nhè, ta cũng có lè = nhè. Hay nhè là hay chẩy nước mắt, hay khóc. Tây Ban Nha ngữ leche, Pháp nghữ lait /le/ là sữa, một thứ nước dinh dưỡng nuôi con người lúc đầu đời. Như thế Vụ Tiên là Nàng ‘Nước Nước’ Le Le tức ‘hai nước’ tức nước thái âm. Le Le biết bay nên là nước ở cõi trời. Diễn tả theo chữ nòng nọc vòng tròn-que nước thái âm là OO và trời, không gian là nòng O. Nàng Vụ Tiên Le Le là Nước OO cõi trời O tức OOO, quẻ Khôn. Khôn âm là Nước thái âm cõi trời.

Dân gian Việt Nam gọi Vụ Tiên Le Le là Nàng Nước. Nàng (O) Nước (OO) Vụ Tiên Khôn OOO, Nước cõi vũ trụ, cõi trời hôn phối với Chàng Lửa trời, lửa vũ trụ Đế Minh Càn.

Tóm lại Vụ Tiên ứng với quái Khôn.

-Long Nữ

Vợ Kì Dương Vương là Long Nữ có khi gọi là Thần Long.

 

Lưu Ý

Trong Đại Việt Sử Ký có ghi là có sách nói Kì Dương Vương lấy con Thần Long ở Động Đình Hồ, có nghĩa là Thần Long là Long Vương Động Đình Quân. Chúng tôi may mắn đã có dịp viếng thăm Động Đình Hồ, hiện nay vẫn còn đền thờ Long Vương Động Đình Quân, ông ngoại Lạc Long Quân.

 

clip_image004_thumb1.jpg?w=366&h=279

Đền Thờ Long Vương Động Đình Quân ở Động Đình Hồ.

 

Do đó tôi dùng từ Long Nữ chỉ vợ Kì Dương Vương thay cho từ Thần Long để tránh nhầm lẫn.

Như đã biết Long là linh thú có cốt rắn nước nhưng biết bay lên trời. Long Nữ là ‘nước bay lên trời’ tức hơi nước. Hơi nước gặp lạnh tụ lại thành mây, mây thành mưa.

Như thế Long Nữ có nghĩa là ‘Nước Bay’, ‘Hơi Nước’, ‘Gió Nước’, mù, mây, mưa.

Qua chữ nòng nọc vòng tròn-que Khan, có một nghĩa là Khảm, nước.

 

clip_image005_thumb1.jpg?w=156&h=75

Ta thấy Khan, Khảm, Nước có KH hình bầu trời, A hình nọc mũi tên (mũi mác, răng cưa, răng sói) Ʌ có nghĩa là nọc, dương, lửa thái dương hay núi tháp nhọn đất dương… và N là nước. Vì Long Nữ là vợ của Kì Dương Vương Li núi lửa thế gian nên ta chọn nghĩa của Ʌ (A) là núi tháp nhọn biểu tượng cho Đất thế gian. Như thế KHAN, Khảm rõ ràng có KH hình vòm trời phải hiểu là Nước Bầu Trời Bay Trên Đầu Núi, tức nước còn ở dạng mù hay mây biểu tượng của sự thể trung gian hay hòa vào nhau của những yếu tố (hay hành) Khí và Nước (mist is symbolic of things intermediate or the fusing together of the Elements of Air and Water) (J.E. Cirlot, A Dictionary of Symbols). Vì thế Khảm là nước trời khởi nguồn từ là mù, mây có nguyên thể thiếu âm khí gió. Khan, Khảm là nước thiếu âm thế gian khác với Khôn là nước âm thái âm không gian và Chấn là nước dương thái âm vũ trụ. Nước ở bầu trời O mang tính thiếu âm IO nguyên thể khí gió, tức OIO, quẻ Khảm.

Tóm lại Long Nữ nước thiếu âm có nguồn gốc từ mù, mây dạng kết hợp giữa gió và nước ứng với Khảm.

Dân dã Việt Nam gọi Long Nữ là Nàng Gió. Nàng (O) Khí Gió (thiếu âm IO) tức OIO, quẻ Khảm.

 

Lưu Ý

Cần lưu ý Khảm thường hiểu theo Dịch muộn thế gian Hoa Hạ là nước. Thật ra phải hiểu theo Dịch có nhiều loại nước. Khảm là hơi nước bầu trời thế gian, nước thiếu âm, rơi xuống thế gian thành nước mưa.

Trường hợp này giống Li thường hiểu theo Dịch muộn thế gian Hoa Hạ là lửa. Thật ra Li phải hiểu là Đất Lửa, lửa đất, Lửa thiếu dương.

Nàng Long Nữ Khảm Nước gió trời thiếu âm lấy Chàng Kì Dương Vương Li Lửa Đất thiếu dương.

Tóm lại Long Nữ ứng với Khảm, hơi nước, mù, mây, nước mưa.

-Âu Cơ

Vợ Lạc Long Quân là Âu Cơ. Âu biến âm với Au là đỏ như au đỏ, đỏ au. Đỏ là lửa, mặt trời. Âu Cơ là Cô, Nàng Lửa, Nữ Thần Mặt Trời (tương tự Nữ Thần Mặt Trời Ameraterasu Nhật Bản).

Dân dã Việt Nam gọi Âu Cơ là Nàng (O) Lửa (II) tức OII, quẻ Tốn (xem Nhận Diện Danh Tính Âu Cơ).

Nàng Lửa Âu Cơ Tốn hôn phối với Chàng Nước Lạc Long Quân Chấn.

Tóm lại Âu Cơ ứng với quái Tốn ở cõi trời, cõi sinh tạo, tạo hóa.

-Hoàng Hậu của Tổ Hùng (truyền thuyết).

Truyền thuyết và cổ sử không nhắc tới tên vị này nên tôi gọi là Hoàng Hậu Tổ Hùng.

Còn lại Hoàng Hậu Tổ Hùng có khuôn mặt là Nàng Đất Cấn. Tổ Hùng Đoài vũ trụ có khuôn mặt bầu vũ trụ, bầu trời, khí gió, nói nôm na tổng quát theo dân dã là Trời hôn phối với một người nữ là Nàng Đất Cấn. Tổ Hùng và Hoàng Hậu là cặp hôn phối Trời với Đất, một khuôn mặt của cặp Bánh Dầy Bánh Chưng (vì thế mà ngày tết, giỗ Tổ Hùng thường cúng bánh dầy bánh chưng).

Tóm lại bốn Tổ Mẫu của chúng ta ứng với Khôn, Khảm, Tốn, Cấn là bốn quái có cốt là tứ tượng âm.

 

Việt Dịch Sử Truyền Thuyết

Như thế bốn Tổ Phụ và Bốn Tổ Mẫu gộp lại ta có một loại Dịch gọi là Việt Dịch Sử Truyển Thuyết.

Các vị Tổ Phụ của chúng ta thuộc ngành nọc dương mặt trời thái dương nên có khuôn mặt theo chiều dương mang tính chủ.

Như thế, ở đây tất cả các vị Tổ đều là truyền thuyết. Theo duy dương và đọc theo chiều dương ta có Đế Minh Càn, Kì Dương Vương, Li, Lạc Long Quân Chấn và Tổ Hùng Vương Đoài vũ trụ (truyền thuyết). Bốn vị Tổ Phụ hôn phối với bốn vị Tổ Mẫu ta có bát quái viết bằng chữ nòng nọc vòng tròn-que sau đây:

 

clip_image007_thumb1.jpg?w=366&h=267

Tiên Thiên Bát Quái Phục Hy Sử Truyền Thuyết Việt.

 

Theo Dịch đồ ở trên, nếu đọc theo ngành nọc dương thái dương tức theo chiều dương ngược chiều kim đồng hồ khởi đi tứ quái Càn ta có theo thứ tự bốn quái dương Càn, Li, Chấn, Đoài ứng với bốn Tổ Phụ Đế Minh, Kì Dương Vương, Lạc Long Quân, Tổ Hùng. Về phía bốn Tổ Mẫu ở đây cùng ngành nọc dương thái dương, tức mang tính nọc âm thái dương, ta cũng vẫn phải đọc theo chiều dương, chiều ngược kim đồng hồ nhưng khởi đi từ cực âm đối ứng với cực dương Càn tức khởi đi từ quái Khôn Vụ Tiên (mẹ tối cao thế gian của Việt Nam) ta có theo thứ tự bốn quái âm Khôn, Khảm, Li, Cấn ứng với bốn Tổ Mẫu Vụ Tiên, Long Nữ, Âu Cơ, Hoàng Hậu Tổ Hùng.

Vì các Tổ Phụ và Tổ Mẫu của chúng ta nhìn dưới diện truyền thuyết là các vị thần tổ mang tính sinh tạo, đội lốt tạo hóa nên Việt Dịch Sử Truyền Thuyết một thứ Tiên Thiên Bát Quái.

 

So Sánh với Dịch Chim Nông-Chim Cắt Tạo Hóa.

Như đã biết Dịch Chim Nông Chim Cắt là Dịch chim mang tính sinh tạo Tạo Hóa ta suy ra ngay là có sự tương đồng.

Ta thấy rất rõ theo chiều dương Càn Đế Minh, Li Kì Dương Vương, Chấn Lạc Long Quân và Đoài vũ trụ Tổ Hùng theo đúng thứ tự của chim Di Càn, Sáo Sậu Li, Sáo Đen Chấn và Tu Hú Đoài vũ trụ. Như thế theo duy dương ngành nọc dương thái dương, mặt trời nọc thái dương Việt Dịch Sử Truyền Thuyết giống Dịch Nông Cắt cõi trời, cõi Tạo Hóa. Ta thấy rõ các khuôn mặt Đế Minh, Kì Dương Vương, Lạc Long Quân và Tổ Hùng ở đây mang khuôn mặt sinh tạo, đội lốt Tạo Hóa.

 

.So Sánh với Việt Dịch Đám Ma Cò

Việt Dịch Đám Ma Cò là Dịch Hùng Vương Bầu Trời (Cò là chim Biểu Bầu Trời, Gió của Hùng Vương) hiển nhiên khác với Việt Dịch Sử Truyền Thuyết kể từ Viêm Đế-Thần Nông trở xuống.

 

.So sánh với Dịch Thằng Bờm.

Tương tự như trên Việt Dịch Thằng Bờm là Dịch Hùng Vương trực tiếp nhân gian khác với Dịch này.

 

.So sánh với Việt Dịch Bầu Cua.

Nếu nhìn theo diện tổng quát truyền thuyết, theo chiều dương, ta có Bầu Cọc Cá Cua ứng với Đế Minh Càn, Kì Dương Vương Cọc Hươu, Lạc Long Quân Cá và Tổ Hùng Cua giống với Viêm ĐếSử Truyền Thuyết ở đây. Tuy nhiên Việt Dịch Bầu Cua có khuôn mặt chủ là Việt Dịch thế gian Đồng Quê nên rõ ràng sự tương đồng mang này mang tính phụ.

Theo chiều âm Bầu Cua Cá Cọc ứng với Đế Minh, Hùng Vương lịch sử Cua, nhánh Hùng Lạc Lạc Long Quân Cá và nhánh Hùng Kì Kì Dương Vương. Hiển nhiên khác với Việt Dịch Sử Truyền Thuyết.

 

So Sánh Với Chu Dịch

Nếu đem so sánh với Tiên Thiên Bát Quái Phục Hy của Hoa Hạ, ta thấy các quẻ trên Việt Dịch Sử Truyền Thuyết và trên Tiên Thiên Bát Quái Phục Hy Hoa Hạ dùng từ cổ thời cho tới hiện nay có sự giống nhau về từng cặp quái hôn phối với nhau, chỉ khác Li và Đoài vũ trụ đổi vị trí cho nhau.

clip_image009_thumb1.jpg?w=366&h=344

Tiên Thiên Bát Quái Phục Hy Hoa Hạ.

 

Như thế Việt Dịch Sử Truyền Thuyết cũng là một thứ Tiên Thiên Bát Quái Phục Hy nhưng khác với Tiên Thiên Bát Quái Phục Hy Hoa Hạ về vị trí của Li/Đoài. Tôi gọi là Tiên Thiên Bát Quái Phục Hy Sử Truyền Thuyết Việt.

 

So Sánh Với Dịch Văn Vương

Hiển nhiên Việt Dịch Sử Truyền Thuyết Việt khác với Dịch Văn Vương.

Tóm lại ta thấy rõ một điều là Tiên Thiên Bát Quái Phục Hy Sử Truyền Thuyết Việt của Việt Dịch Sử Truyền Thuyết rập theo khuôn truyền thuyết Tổ Việt và khác với Thiên Thiên Bát Quái Phục Hy Hoa Hạ thì Việt Dịch Sử Truyền Thuyết phải là Dịch của Việt Nam không thể chối cãi được. Việt Nam có Dịch riêng, khác với Dịch Hoa Hạ. Những loại Việt Dịch như Dịch Chim Nông Cắt Tạo Hóa, Việt Dịch Đám Ma Cò, Việt Dịch Thằng Bờm qua ca dao tục ngữ, Việt Dịch Bầu Cua qua trò chơi dân gian và Việt Dịch Sử Truyền Thuyết qua sử truyền thuyết Việt xác thực một cách vững chắc chúng ta có Việt Dịch riêng khác với Dịch Hoa Hạ.

 

DỊCH MAN VIỆT ĐẾ MINH.

Ta biết, theo duy dương, ngành nọc mặt trời thái dương của Người Việt Mặt Trời nếu thay đổi vị trí của bốn quái dương ứng với bốn Tổ Phụ ta sẽ có bốn loại Dịch khác nhau của bốn đại tộc là Dịch Man Việt Đế Minh, Dịch Kì Việt Kì Dương Vương, Dịch Lạc Việt Lạc Long Quân và Dịch Lang Việt Hùng Vương.

Khởi đầu ta xét Dịch Man Việt ứng với Đế Minh.

Dịch này có quái Càn Đế Minh nằm trên đỉnh của Dịch đồ (cũng vẫn giống như ở Việt Dịch Sử Truyền Thuyết).

Như đã biết, với hiệu là Đế là vua cõi trời, cõi trên, cõi tạo vẫn mang tính truyền thuyết,

Đế Minh là tổ tạo hóa cõi thế gian của Đại Tộc Việt đội lốt Viêm Đế ở cõi Tạo Hóa.

Như thế nếu Đế Minh nhìn dưới diện truyền thuyết theo tước vị Đế thì Dịch Man Việt Đế Minh nằm trong Việt Dịch Sử Truyền Thuyết, nói một cách khác Dịch Man Việt giống Việt Dịch Sử Truyền Thuyết.

Nhưng nếu nhìn theo diện thế gian, đây là Dịch của chủng tộc Đế Minh, Đế Ánh Sáng Mặt Trời. Minh biến âm với Man, theo kiểu miên man, mênh mang. Man là Người (chính là Anh ngữ man). Người là Ngời, là Sáng. Man là Người, Là Ngời là Sáng, con dân của Đế Minh, Đế Ánh sáng, cháu ba đời thần mặt trời Viêm Đế (Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt).

 

DỊCH KÌ VIỆT THẾ GIAN

Ở dịch này Kì Dương Vương có khuôn mặt nhìn dưới diện cõi thế gian hay đích thực là vua lịch sử tức của nước Xích Quỉ, khác với khuôn mặt truyền thuyết hoàn toàn ở cõi trên tạo hóa ở Việt Dịch Sử Truyền Thuyết. Như thế ở đây hai vị Tổ Lạc Long Quân và Tổ Hùng cũng có khuôn mặt thế gian hay lịch sử.

Trong Dịch này Quái Li ứng với Kì Dương Vương phải để trên hết tiếp theo là hai quái Chấn Lạc Long Quân, Đoài Tổ Hùng/Hùng Vương rồi mới tới quái Càn Đế Minh, tức theo thứ tự Li, Chấn, Đoài Càn hay Li Đoài Chấn, Càn.

1. Theo Thứ Tự Li Chấn Đoài, Càn.

Ta thấy nếu để theo thứ tự Li Chấn Đoài, Càn này thì Kì Dương Vương có khuôn mặt là thế gian/lịch sử sinh ra Lạc Long Quân thế gian/lịch sử và Lạc Long Quân thế gian/lịch sử sinh ra Hùng Vương thế gian/lịch sử. Còn Đế Minh Càn chỉ manh tính sinh tạo tượng trư ng (deus otiosus).

2. Theo Thứ Tự Li Đoài Chấn Càn.

Còn theo thứ tự Li Đoài Chấn Càn thì Kì Dương Vương thế gian sinh ra hai nhánh: nhánh Hùng Lang Đoài và nhánh Hùng Lạc Chấn.

 

DỊCH LẠC VIỆT THẾ GIAN/LỊCH SỬ.

Kế tiếp, bây giờ ta chuyển quái Chấn lên trên hết. Càn Đế Minh vẫn coi là Đế tức vẫn coi có khuôn mặt truyền thuyết tượng trưng để sau cùng.

Nhìn dưới diện thế gian, Chấn đứng đầu bát quái thế gian với bốn quái dương là Chấn, Li, Đoài, Càn. Ta có Dịch Chấn Thế Gian/Lịch Sử.

Có hai thứ tự Chấn Li Đoài Càn và Chấn Đoài Li Càn.

1-Theo thứ tự Chấn Li Đoài Càn.

Ở đây trường hợp thứ nhất Chấn đội lốt Càn tức Chấn thái dương nghĩa là Càn vẫn đứng đầu ngành trên hết nhưng chỉ mang tính tượng trưng (deus otiosus), ta có (Càn) Chấn Li Đoài. Ta có một loại Dịch giống hệt một thứ Dịch dùng làm bùa trừ tà trong dân gian Việt Nam mà tôi gọi là Dịch Lạc Việt thế gian (Giải Đọc Trống Đồng Nòng Nọc Âm Dương Đông Nam Á).

clip_image010_thumb1.jpg?w=366&h=269

Dịch Lạc Việt Thế Gian ngành thái dương Càn.

 

Ta thấy rõ trong Dịch này, Chấn hôn phối với Cấn. Ở thế gian Lạc Long Quân có khuôn nước dương như sông, biển. Lạc Long Quân Biển lấy Âu Cơ Núi sinh ra hai nhánh. Nhánh 50 Lang Lửa phía mẹ Núi Cấn ứng với Li (Li Đất dương đại diện cho Cấn, núi âm). Đây là quái Li trên Dịch đồ. Nhánh 50 lang phía cha nước dương Biển ứng với Đoài thế gian là đầm ao nước ấm, nước nóng ứng với quẻ Đoài trên Dịch đồ.

Theo thứ tự này quái Li đứng trước quái Đoài như thế nhánh Lang Âu Mẹ mang tính trội. Dịch Lạc Việt thế gian này của nhánh Âu Lạc.

Tóm lại theo thứ tự (Càn) Chấn Li Đoài ta có Dịch Lạc Việt Thế Gian Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh ra hai nhánh là Âu Lửa Núi Li và Lạc Nước ấm Đoài Đầm.

Nhánh Mẹ Âu Cơ mang tính trội. Đây là Dịch Lạc Việt thế gian nhánh Âu Lạc.

Bây giờ nhìn dưới diện Chấn trực tiếp nghĩa là Chấn ở vị trí cao nhất và Càn mang tính truyền thuyết biểu tượng để sau cùng. Ta có hai thứ tự là Chấn Li Đoài Càn hay Chấn Đoài Li Càn.

1. Theo thứ tự Chấn Li Đoài Càn.

Ta có quái Li trước quái Đoài như thế nhánh Lang Kì Li mang tính chủ. Ở đây ta có DịchLạc Việt với nhánh Lang Li mang tính chủ.

2-Theo thứ tự Chấn Đoài Li Càn.

Ta có quái Đoài trước quái Li như thế nhánh Lang Đoài mang tính chủ. Ở đây ta có Dịch Lạc Việt Thế Gian với nhánh Lang Đoài mang tính chủ.

 

DỊCH HÙNG VƯƠNG THẾ GIAN, LỊCH SỬ.

Xin nhắc lại bài hát Bồ Nông là Ông Bổ Cắt xoay tròn, đầu thành đuôi, đuôi thành đầu, vô cùng vô tận mang ý nghĩa vũ trụ tạo sinh tuần hoàn vô cùng vô tận. Sinh tử, tử sinh là một vòng tử sinh. Bài hát xoay tròn cũng cho thấy chim tu hú là chim chót trong chu kỳ lại khởi đầu lại một vòng sinh tạo khác. Chim tu hú nếu tính theo phả hệ là cháu chắt, chút chit của bồ nông lại trở thành “chú bồ nông” ở một vòng sinh tạo thứ nhì….

Điều này cho thấy Đoài vũ trụ gió tu hú đội lốt hư không Nông. Đoài vòm trời thế gian đội lốt hư vô vũ trụ. Với những vai vế “ông”, “bác”, “dì”, “cậu”, “chú” rồi theo vòng xoay đảo lộn cho thấy muôn sự đều chuyển dịch theo lẽ tuần hoàn của vũ trụ tạo sinh, của Dịch.

Ta thấy chu kỳ đầu Bồ Nông là ông Bổ Cắt diễn tả sự sinh tạo, sáng thế ở cõi tạo hoá. Chu kỳ thứ hai Tu Hú là chú Bồ Nông là chu kỳ sinh tạo ở cõi tiểu vũ trụ thế gian khở đầu từ Tu Hú chim biểu của Tổ Hùng. Giờ Tổ Hùng có một khuôn mặt sinh tạo ở cõi thế gian lịch sử sinh ra Hùng Vương lịch sử. Rồi tiếp tục nữa, chu kỳ thứ ba lại lộn về vòng sinh tạo Tạo Hóa v à chu kỳ thứ 4 lại trở về vòng thế gian và tiếp tục mãi mãi như vậy.

Như vậy, bây giờ ta chuyển qua quái Đoài mang tính chủ.

Trường hợp thứ nhất Đoài đội lốt Càn tức Đoài thái dương nghĩa là Càn vẫn đứng đầu ngành ở trên hết nhưng chỉ mang tính biểu trưng (deus otiosus). Có hai thứ tự:

1. (Càn) Đoài Chấn Li.

Ta có một loại Dịch giống Việt Dịch Bầu Cua thế gian đồng quê theo chiều âm tức theo thứ tự là Bầu (Càn) Cua (Đoài) Cá (Chấn) Cọc (Hươu Li) và cũng giống Việt Dịch Đám Ma Cò ngành Càn Diều Hâu:

Con cò mắc dò mà chết,

Con diều xúc nếp làm chay.

Tu hú đánh trống ba ngày.

Bìm bịp nó dậy, nó bày mâm ra.

Con cuốc nó kêu u oa,

Mẹ nó đi chợ đường xa chưa về.

Con diều hâu là loài mãnh cầm có một khuôn mặt biểu tượng cho mặt trời tức Càn nhưng diều hâu có tính bay lượn nên là Càn nhánh Gió Đoài. Tú Hú là chim biểu của Đoài vũ trụ Khí Gió. Bìm Bịp biểu tượng cho nước dương Chấn và Cuốc biểu tượng cho Đất âm, có Li Đất dương đại diện (Việt Dịch Đ ám Ma Cò). Nghĩa là ta có theo thứ tự Càn, Đoài, Chấn Li giống như ở trường hợp này.

2. (Càn) Đoài, Li Chấn.

Ta có Dịch Hùng Vương lịch sử Đoài gồm hai nhánh Hùng Kì Li và Hùng lạc Chấn tức Việt Dịch Hùng Vương Hồng Lạc.

 

Kết Luận

Sử truyền thuyết Việt dựa trên lưỡng hợp nòng nọc, âm dương Chim-Rắn, Tiên Rồng, nguyên lý căn bản cũa Vũ Trụ Tạo Sinh, Dịch. Vì thế Sử truyền thuyết Việt là một thứ Dịch tạo hóa: Viêm ĐếThần Nông nhất thể ứng với thái cực. Viêm ĐếThần Nông nhất thể phân cực thành Viêm Đế và Thần Nông ở tầng lưỡng nghi. Ở tầng tứ tượng ngành nọc dương thái dương, Viêm Đế sinh ra Đế Viêm và Đế Đế; Thần Nông sinh ra Đế Thần và Đế Nông. Ở tầng bát quái, bốn vị đế này sinh ra bốn tổ phụ Đế Minh Càn, Kì Dương Vương Li, Lạc Long Quân Chấn và Tổ Hùng Đoài vũ trụ. Ở ngành nọc âm thái dương ta có Bốn Tổ Mẫu Vụ Tiên Khôn, Long Nữ Khảm, Âu Cơ Tốn và Hoàng Hậu Tổ Hùng Cấn. Gộp lại ta có tám quẻ ba vạch hay bát quái.

Ngoài ra mỗi ngành, mỗi đại tộc ứng với một loại Dịch khác nhau.

Việt Dịch Sử Truyền Thuyết hiển nhiên khác với Dịch Hoa Hạ. Không thể dùng Dịch Hoa Hạ giải thích văn hóa Việt.

Các loại Dịch sử truyền thuyết này còn ghi khắc lại trên trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn (xem Việt Dịch Đồng Ngọc Lũ I).

 

 

Góp ý tới bài viết của bác sĩ Nguyễn Xuân Quang:

 

- Để giải quyết vấn đề tổ tiên của các vua Hùng - tức trước Kinh Dương Vương phải sử dụng ý nghĩa cấu trúc Âm Dương Ngũ Hành như sau: Đế Hòa và chính thất đại diện cho Âm Dương - Âm Dương hòa hợp nảy sinh cây đời, hành mộc, sự sống cho nên hành Mộc - Phục Hy bắt đầu, gia phả cũng ghi nhận vua Phục Hy là cha của vua Thần Nông.

 

- Quy ước Bát Quái khi giải quyết thứ tự từ Đế Minh trở xuống: có bốn phương chính (tứ chính) Bắc, Nam, Đông, Tây sẽ ứng với "Dương" và bốn phương kia (tứ ngung) là biểu tượng của chính thất "Âm", chẳng hạn Đế Minh biểu tượng của phương Nam - độ số 7 thì chính thất Vũ Tiên biểu tượng của phương Đông Nam - độ số 2.

 

- Quy ước Tứ Tượng Âm Dương khi giải quyết thứ tự từ Đế Minh trở xuống: có bốn phương chính Bắc, Nam, Đông, Tây sẽ ứng với Tứ Tượng "Dương" và "bốn phương đảo ngược" là biểu tượng của Tứ Tượng "Âm", chẳng hạn Đế Minh biểu tượng của phương Nam thì chính thất Vũ Tiên biểu tượng của phương Bắc...

 

- Dịch Lý chỉ là duy nhất và chỉ dùng Chu Dịch - Hậu Thiên Bát Quái (không sử dụng Tiên Thiên Bát Quái - ngầm hiểu là tổ tiên trước cả Đế Hòa) là quy tắc, tuy nhiên khi quy ước theo Hậu Thiên Bát Quái phối Hà đồ đối với phương vị địa hình theo la bàn thì phương Bắc ở trên, phương Nam ở dưới. Lúc này, Bắc Dương Tử tức Trung Hoa ứng phương Bắc (và Đông) - cung Dương và Nam Dương Tử tức Văn Lang ứng phương Nam (và Tây) - cung Âm. Nhấn mạn đây là quy ước địa lý.

 

- Từ quy ước trên qua sông Dương Tử, hệ quả là một số bí áo của lịch sử tuân theo phương pháp "Huyền không phi tinh" như tục cài áo của Bắc (hữu nhậm - do cung Dương nên phi nghịch từ trái sang phải) và Nam Dương Tử (tả nhậm - do cung Âm nên phi thuận tức từ phải sang trái). Khuy áo là Dương, lỗ cài áo là Âm, cài áo là hướng từ lỗ khuy áo sang khuy áo. Tay trái là Dương tay phải là Âm. "Con người" là Dương - như một "Mặt trời" và "áo quần" là Âm che khuất lấp Mặt trời này -> đấy là lý do dùng "Huyền không phi tinh" tức Hệ thiên văn lớn hơn Hệ mặt trời.

 

Kiểu cài áo hướng từ "trái sang phải" - Hữu nhậm

Cổ vật thời Tây Hán

220px-Servante_Han_Guimet_2910.jpg

 

- Cũng từ quy ước này, Nam Dương Tử sẽ tuân theo cấu trúc vận động của Lạc thư và Bắc Dương Tử tuân theo cấu trúc vận động của Hà đồ và từ đó dùng để dịch giải lịch sử của đôi bên.

 

Theo truyền thuyết xưa của Trung Quốc, trên sông Hoàng Hà đã từng xuất hiện con long mã trên mình có đồ (hình) gọi là Hà đồ và trên sông Lạc Thủy xuất hiện con thần quy trên lưng có thư (sách) gọi là Lạc thư. Do đó mà người ta đặt ra Bát quái và Cửu cung.

 

- Sông Dương Tử còn có nghĩa "Dương" là mặt trời, "Tử" là con hay mang ý nghĩa là "Con của Mặt Trời". Con sông này được lấy làm ranh phân chia Trung Hoa và Văn Lang theo Dịch Lý đã viết ở trên. Tất nhiên, con sông Hoàng (Hoàng hà) ở Trung Hoa và sông Hồng (Nhị hà) ở Văn Lang cũng có liên quan đến vấn đề bởi kinh đô đặt ở hữu ngạn hai con sông này: Hoàng hà với kinh đô của thời Đế Nghi và Nhị hà của thời Đế Minh và Kinh Dương Vương.

 

- Quy ước này có trước chiến tranh Ân Thương thời Hùng Vương VI.

 

Đây là những quy tắc để đi tới cùng lịch sử nước Văn Lang thời Hùng Vương và tổ tiên của các ngài.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cổ vật trong than đá chứng minh Thuyết tiến hóa là dối trá?

 

Giáo dục nhà trường hiện nay căn bản đều chấp nhận thuyết tiến hóa giải thích nguồn gốc nhân loại với ý tưởng con người tiến hóa từ vượn cổ 4 triệu năm trước. Tuy nhiên, các phát hiện trong giới khoa học cùng nhiều bằng chứng khác cho thấy vấn đề không hề đơn giản.

 

tinhhoa.net-t1j1T2-20141225-co-vat-trong
Chiếc búa được hai vợ chồng Max Hahn và Emma tìm thấy vào Tháng 6/1936.
 

1. Lưỡi búa “thần thánh”

 

Tháng 6/ 1936, hai vợ chồng Max Hahn và Emma trong lúc leo núi gần khu vực một thác nước ở London (cũ) thuộc tiểu bang Texas, họ tìm thấy một tảng đá có cán gỗ xuyên qua. Thấy kỳ quặc, họ quyết định đem nó về nhà, tách tảng đá ra làm đôi và phát hiện một cây búa sắt cán gỗ bên trong. Sự kiện này đã gây chấn động cộng đồng khảo cổ và khoa học, vật được tìm thấy là một cây búa do con người tiền sử làm ra.

Các phân tích niên đại sau đó kết luận, tảng đá bọc bên ngoài cây búa có niên đại khoảng 400 triệu năm, còn độ tuổi của cây búa qua phân tích phóng xạ cho thấy niên đại lên đến hơn 500 triệu năm. Một phần của cán gỗ đã dần hóa thạch. Lưỡi búa được làm bằng sắc với độ tinh khiết lên đến 96%, thứ không thể tìm thấy trong thiên nhiên và thậm chí còn vượt qua công nghệ tinh luyện thép hiện nay.

 

2.Tượng người đất sét hơn 15 triệu tuổi

tuong-than-co.jpg

 

Năm 1889, gần Nampa, Idaho, các công nhân trong lúc khoan giếng đã tìm thấy một tượng người nhỏ làm bằng đất sét nung ở độ sâu khoảng 100m. Để đạt đến độ sâu này, các công nhân đã phải đào xuyên qua 15m dung nham núi lửa và các lớp hóa thạch khác. Chuyện không có gì đáng nói đến khi người ta phát hiện ra lớp hóa thạch đã đào qua phía trên có độ tuổi ít nhất là 15 triệu năm.

 

Hiện nay, những người hoạt động trong ngành khoa học địa chất đều biết, than được hình thành từ xác động thực vật bị chôn vùi nhiều năm. Thảm động thực vật bị chôn vùi theo thời gian và được bao phủ bởi trầm tích, dần hóa thành than đá. Quá trình hình thành này phải mất đến 400 triệu năm.

 

Vật được tìm thấy chắc chắn đã xuất hiện trước và có niên đại xa xưa hơn lớp dung nham trên.

 

3. Pháp khí 300 triệu năm tuổi

tinhhoa.net-6oALfc-20141225-co-vat-trong

 

Năm 1944, Newton Anderson, một chú bé 10 tuổi, khi chơi dưới tầng hầm đã làm rơi một tảng than đá vỡ nứt làm đôi. Vật tìm thấy bên trong đã thách thức mọi giải thích khoa học chính thống hiện nay.

 

Bên trong khối than là một cái chuông có cáng cầm tay được làm bằng đồng thau với những nét điêu khắc vô cùng tinh xảo.

Sau khi đem đi phân tích, người ta tìm thấy chiếc chuông được chế tạo từ hỗn hợp kì lạ, bao gồm đồng, kẽm, thiếc, asen, i-ốt và selen, các loại vật liệu không giống với bất kỳ phương pháp chế tạo hiện đại nào ngày nay.

 

Và như trên đã nói, than đá là thứ chỉ hình thành qua hơn 300 triệu năm tuổi. Chiếc chuông này chắc chắn có niên đại lâu hơn.

Trên đây chỉ là một trong nhiều khám phá dị thường đã được phát hiện gần đây, đều bị âm thầm mang đi cất giữ tại tầng hầm các bảo tàng trên thế giới, dấu đi khỏi tầm nhìn của công chúng.

 

4. Dây chuyền vàng hơn 300 triệu năm tuổi

 

Tương tự một trường hợp khác ngày 11 /6/1891 ở Morrisonville, Illinois, theo một báo cáo cho biết bà Culp đã tìm thấy một xâu chuỗi tròn làm bằng vàng 8 cara, dài khoảng 25cm nằm kẹt trong một khối than đá. Xâu chuỗi này được gọi là “đồ cổ” hay “cổ vật”.

 

5. Chiếc nồi sắt hơn 300 triệu năm

 

tinhhoa.net-txXp3k-20141225-co-vat-trong

 

Hiện được trưng bày tại bảo tàng Glen Rose, Texas, nồi sắt đúc được một công nhân canh lò than nhà máy điện tìm thấy trong một khối than lớn năm 1912 . Khi người này đập vỡ khối than làm hai thì chiếc nồi sắt rơi ra để lại vết hằn bên trong.

 

Vô vàn các trường hợp khác đã được công bố hoặc chưa.

 

Khoa học thường thức hiện nay cho rằng những đồ vật trên “không nên tồn tại” vì nó đi ngược với nhận thức hiện hành về nguồn gốc và lịch sử loài người. Họ gọi chúng với những cái tên như “không có chỗ đứng”, “nghịch lý” và tìm cách đưa chúng xa khỏi tầm hiểu biết của công chúng.

 

Khoa học hiện nay khi đối diện với vấn đề thường đưa ra hai giải pháp, một là cố gắng chứng minh làm sáng tỏ vấn đề, hoặc nếu không làm được điều thứ nhất thì họ đi theo hướng ngược lại là cố làm mất tính chính thống của sự kiện, tấn công vào tính khả tín của khoa học gia, phóng viên để chôn vùi những phát hiện vào bảo tàng, tìm cách để không cho chúng xuất hiện rõ ràng trước công luận lần nữa.

Vì nếu không đưa ra được kết luận khoa học cho sự kiện, các khoa học gia hẳn sẽ rất “bẽ mặt”. Họ thường đánh đổ những sự kiện phát hiện trên với các tiêu đề như “lừa đảo” hay “báo cáo sai sự thật”, mục đích có lẽ là để giữ thể diện.

 

Nói cách khác, khi một lý thuyết vốn được dùng để làm nền tảng cho mọi nghiên cứu phát triển khoa học khác, thì sự sụp đổ của lý thuyết này sẽ dẫn đến sự sụp đổ của cả một hệ thống tri thức khoa học, tác động quá lớn vào niềm tin của con người đối với khoa học, ảnh hưởng không nhỏ đến mọi tầng lớp, mọi quốc gia. Đó có thể chính là cái giá của sự thật. Nhưng cái giá quá đắt này liệu có ai đủ dũng khí để chi trả.

 

Điều này đặt ra một vấn đề khác khiến chúng ta cần phải suy nghĩ, hệ thống khoa học được hình thành trên nền tảng móc nối giữa các lý thuyết khoa học; vậy thử đặt giả thuyết, nếu một mắc xích trong đó được chứng minh là sai thì chẳng phải cả hệ thống đó sẽ bị ảnh hưởng, và nhiều thứ phải bắt đầu lại. Điều này cho thấy những hạn chế của khoa học thực chứng bởi chúng phải đối mặt với quá nhiều rủi ro cùng những xác suất. Và sự thật là con người đặt rất nhiều niềm tin vào khoa học và luôn cả những rủi ro này.

 

Tuy nhiên, khi ngày càng nhiều những phát hiện tương tự xảy đến thì trong công chúng sẽ manh nha những hoài nghi, sự thật vẫn là sự thật và nó không thể mãi bị che dấu.

 

Thế nhưng hiện nay chúng ta vẫn phải chấp nhận một hiện thực rằng, dù các tri thức giáo khoa đã trở nên cũ kỹ và đầy hoài nghi khi các phát hiện như trên được đề cập đến, thì chúng vẫn được rao giảng không ngừng tại các lớp học, mà bất cứ ý kiến nghi hoặc nào đưa ra cũng sẽ rơi vào sự kì thị.

 

Đôi khi một số nhà khoa học chân chính sẽ cố gắng làm sáng tỏ sự thật về những gì được phát hiện. Tuy nhiên, họ sẽ gặp phải chỉ trích và quay lưng từ đồng nghiệp, dẫn đến sự nghiệp cũng nhanh chóng bị kết thúc theo.

 

Trở lại vấn đề Darwin và thuyết tiến hóa, ông cho rằng nhân loại tiến hóa từ vượn, rồi thành người tối cổ, bắt đầu từ khoảng 4 triệu năm trước đây, và phát triển cho đến ngày nay, có trí tuệ thông minh, biết lao động sản xuất. Nhiều giáo đồ của Darwin có thể đưa ra các bằng chứng như “tiến hóa ý thức hệ”, các bộ xương loài…

 

Ở phía đối lập, các tôn giáo giảng rằng đấng tối cao tạo ra mọi thứ trên Trái đất đã từ rất lâu. Họ không có nhiều bằng chứng ngoài kinh sách ra và những câu chuyện được truyền thừa qua nhiều thế hệ. Nhiều kinh sách qua các lần cải tổ, chiến tranh, thiên tai đã bị thất lạc, biên dịch sai, hoặc thêm thắt vào đó nhiều diễn giải cá nhân làm mọi thứ trở nên rắc rối. Tuy vậy, tất cả đều yêu cầu phải giữ vững “đức tin”, cái họ cần nhiều hơn là “bằng chứng”.

 

Sự thật về nguồn gốc loài người là một bí ẩn tổng quát. Chưa từng một ai, nơi nào, thực sự biết được nhân loại đã qua bao nhiêu tuổi và có nguồn gốc từ đâu. Một bí ẩn dường như tuyệt đối.

Theo Tinhhoa

 

Một số cổ vật trên chứng minh thuyết tiến hóa chưa hợp lý hay chính chúng là "rởm", bởi một số nhóm muốn lừa nhân loại để chống thuyết tiến hóa? -> Tôi sẽ viết ngay sau.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thời đại đồ đá cũ

 

là một thời đại tiền sử được phân biệt bằng sự phát triển của các công cụ đá. Về cơ bản, nó chiếm gần như toàn bộ lịch sử loài người trên Trái Đất, kéo dài từ khoảng 2,5 triệu năm trước, với sự xuất hiện của các công cụ bằng đá do các dạng người nguyên thủy như người khéo tay (Homo habilis) đưa ra, cho đến khi có sự xuất hiện của nông nghiệp vào khoảng 10.000 TCN.

 

Thuật ngữ "Paleolithic", nghĩa văn chương là "Thời đại cổ của đá", đã được nhà khảo cổ học John Lubbock tạo ra vào năm 1865 và có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp "παλαιός", "paleos" (cổ, cũ) và "λίθος", "lithos", (đá). Thời đại đồ đá cũ nói chung kết thúc khi thời đại đồ đá giữa (Mesolithic) bắt đầu, hoặc ở các khu vực với quá trình đồ đá mới hóa là sự bắt đầu của thời đại đồ đá cũ trên (Epipaleolithic).

 

Thời đại đồ đá cũ được đặc trưng bằng việc sử dụng các công cụ bằng đá được ghè đẽo, mặc dù người nguyên thủy vào thời gian đó cũng sử dụng các công cụ bằng gỗ và xương. Các sản phẩm nguồn gốc hữu cơ cũng được sử dụng làm công cụ, bao gồm da và các sợi thực vật; tuy nhiên các loại công cụ này đã không được bảo quản ở mức độ đáng kể. Theo truyền thống, thời đại đồ đá cũ được chia ra thành ba thời kỳ, là thời kỳ đồ đá cũ hạ, thời kỳ đồ đá cũ trungthời kỳ đồ đá thượng. Các thời kỳ này đánh dấu các tiến bộ trong công nghệ và văn hóa ở các xã hội loài người nguyên thủy khác biệt.

 

Việc phát hiện hai ngôi mộ cổ có niên đại 27.000 năm chứa thi thể của những đứa trẻ sơ sinh khẳng định rằng trẻ nhỏ cũng chiếm một vị trí quan trọng trong xã hội của những người thợ săn và người hái lượm thuộc thời kỳ đồ đá cũ.

 

Nhóm nghiên cứu do Christine Neugebauer-Maresch thuộc Viện Hàn lâm khoa học Vienna (Áo) dẫn đầu đã phát hiện hai ngôi mộ thời đồ đá cũ.

 

Trong ngôi mộ thứ nhất có hai đứa bé vài tháng tuổi được bao phủ đất son màu đỏ, một trong hai đứa bé có mang những hạt chuỗi nhỏ bằng ngà. Mộ của chúng được bảo vệ bởi một đoạn xương bả vai của voi mammoth tựa vào một mảnh ngà voi. Dựa theo kích thước xương đùi, các nhà nghiên cứu kết luận ra hai em bé này cùng tuổi và có thể sinh đôi. Ngôi mộ thứ hai chứa một đứa trẻ 3 tháng tuổi.

 

Mộ người lớn thuộc thời kỳ đồ đá cũ đã từng được phát hiện, nhưng đây là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu tìm thấy mộ của trẻ sơ sinh. Những nghi lễ trên chứng tỏ trẻ sơ sinh cũng được hoàn toàn xem như những thành viên trong cộng đồng.

 

Doppelbestattung.jpg

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Quả búa thần thánh"

 

tinhhoa.net-t1j1T2-20141225-co-vat-trong
 
Khi xem quả búa này nên có những câu hỏi:
- Từ thời Thượng Cổ cho tới nay, việc đào phá hay khai khoáng, san ủi núi rừng, đất đai... mãi cho tới nay mới tìm được "Một quả búa"? Nó phải tìm được nhiều hơn thế nữa, đối với thế giới thì con số phải là trăm ngàn cổ vật, không chỉ búa mà còn đủ thứ khác.
- 400 trăm triệu năm: so sánh tới thời kỳ khủng long hóa thạch thế thì vô số "quả các loại" hóa thạch.
- Tiến trình phát triển và công nghệ cho ra sắt thuần khiết cần "máy móc" cho nên phải có "quả máy móc".
- Bằng mắt thường đã thấy sự không hợp lý giữa cấu trúc: búa, cán búa, đá, độ rỗng giữa chúng, quá trình khám phá tác động đến hiện trạng... nếu là dân chơi thạch ngoạn, cổ ngoạn, nhà địa chất khoáng vật -> Cười! đồ rởm đấy mà.
 
Các thứ sau đó cũng tương tự.
 
Để phân tích, cần tham chiếu đến các Mốc sau:
- Khủng long thời kỳ.
- Khoảng trống thời gian: khủng long - người vượn.
- Loài vượn người: khoa học chưa nhận thức được sự tiến hóa phổ biến trên địa cầu, địa cầu nhỏ bé trong vũ trụ giống như một cái hồ nước chứa đầy nòng nọc vậy, đúng thời kỳ sẽ thành cóc, cho nên "con người" đầu tiên không chắn chắn xuất phát từ Châu Phi. Vậy, lý luận như thế nào về địa điểm này!!!
- Đồ đá cũ và mới: sự còn lại của nó.
- Đại hồng thủy: sự còn lại của nó.
- Tiến trình phát triển xã hội và tiến hóa.
- Sự đột phá kỹ thuật thế kỷ XIX trở đi và sự đột phá tư duy 5.000 trước thời Kinh Dương Vương và tổ tiên gần.
- Sự liên kết của các bậc thầy tâm linh (có thần thông) tìm về "đời trước" xa tới đâu: 28.000 năm trước là xa nhất cho tới nay đã được ghi chép lại.
 
Sẽ nhận thấy, khoa học của thuyết tiến hóa là hợp lý cũng như tiến trình phát triển của loài người.
 
Nếu khoa học không phải là sự thật (không tuyệt đối), thì chúng ta thấy máy bay, tàu hỏa, ô tô... rơi, nổ, đâm nhau như pháo rang rồi.
 
Vậy tại sao có trò chơi này, vì nó muốn đả phá thuyết Tiến Hóa khác với kinh sách thánh này nọ "chẳng qua cũng một trò chơi thôi mà": giả sử có linh hồn, lại sống mãi trong điều kiện này thì "sướng kiểu gì"?.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bí ẩn kim tự tháp bậc thang cổ nhất ở Ai Cập

 

Kim tự tháp có nguồn gốc ban đầu là một lăng mộ Mastaba khoảng 4.700 năm trước - một kiến trúc mặt bằng hình bình hành, trải qua hàng loạt công việc xây dựng đã hình thành một kim tự tháp cao 60 mét với sáu tầng được xây chồng lên nhau.
 

kim_tu_thap.jpg

 

Kim tự tháp bậc thang Djoser là kim tự tháp lâu đời nhất Ai Cập.

 

Người lập kế hoạch xây dựng kim tự tháp là Imhotep, tể tướng của triều đại sau đó đã được tôn sùng như một vị thánh nhờ các đóng góp của mình.

Việc xây dựng kim tự tháp cần 11,6 triệu mét khối đá và đất sét. Các hầm bên dưới kim tự tháp tạo nên một đường dẫn dài khoảng 5,5km.

 

Khu liên hợp

Kim tự tháp nằm ở trung tâm khu liên hợp rộng khoảng 15 hecta, được bao quanh bởi một tường đá vôi gồm 13 cánh cửa giả cũng như lối đi thực sự ở phía đông nam.

Một ngôi đền nằm ở phía bắc của kim tự tháp dọc với tượng đài của vị vua. Tượng đài được bao quanh bởi kiến trúc đá nhỏ được biết đến như là “serdad”. Phía nam của kim tự tháp là một cung điện được rào chắn xung quanh bởi một bệ thờ và các tảng đá.

Rất nhiều các tòa nhà mặt tiền được xây dựng trong khu liên hợp, bao gồm một loạt nhà thờ nhỏ ở phía đông nam cũng như các sảnh đường bắc và nam ở phía đông kim tự tháp. Các cấu trúc phục vụ cho mục đích tôn giáo.

Ở phía đông nam của khu liên hợp, cạnh các nhà thờ nhỏ là một cung điện có lẽ được xây dựng dành cho vua tổ chức các lễ hội Hed - Seb ở thế giới bên kia.

Ở phía nam cuối của khu liên hợp là một lăng mộ huyền bí với một nhà thờ nhỏ. Nó gồm hàng loạt các đường hầm bắt chước kiểu dáng các đường hầm được tìm thấy phía dưới kim tự tháp. Điều gì được chôn giấu ở đó là một điều bí mật.

ktp1.jpg

Một nhà thờ nhỏ trong cung điện Hep-Sed ở kim tự tháp bậc thang Djoser

 

Lăng mộ của Vua

Bên dưới kim tự tháp bậc thang là một dãy hỗn tạp các đường hầm và căn phòng, trung tâm là một hầm sâu 28 mét ở dưới đáy là lăng mộ của vua Djoser.

Các công việc bảo tồn gần đây ở lăng mộ phát hiện các mảnh quan tài bằng đá granit của vị vua và tên của các nữ hoàng vẫn còn có thể đọc được.

Nhà Ai Cập học Zahi Hawass, nguyên giám đốc hội đồng di sản tối cao Ai Cập trong một đoạn video vào năm 2009 nói về công việc bảo tồn ở kim tự tháp: “Kim tự tháp bậc thang là kim tự tháp duy nhất trong triều đại cổ mà có mười một trong số các con gái của vua được chôn bên trong".

Hầm mộ ban đầu có thể được trang trí bởi khối đá vôi chứa các ngôi sao năm cánh tạo thành một trần đầy sao. Tuy nhiên, không biết vì lý do gì, việc trang trí này bị những người xây dựng dỡ bỏ thay vào đó là một phòng chôn bằng đá granit đơn giản hơn.

 

Đường hầm và cung điện dưới mặt đất

Hai lối đi dẫn tới hầm ngầm và chia ngả thành ba hướng. Ở đó chứa ba phòng trưng bày, một hầm nhỏ đặc biệt chứa đồ ăn, và một phòng chưa hoàn thiện có thể đã được xây dựng làm cung điện dưới mặt đất của thế giới bên kia.

Ba cánh cửa giả chứa các họa tiết cho thấy sự sùng bái tôn giáo của vua. Buồng được trang trí với hàng nghìn gạch vuông bằng sứ xanh bắt chước hình vẽ chiếu đan bằng sậy trong cung điện của nhà vua ở Memphis. Căn phòng ở bên dưới kim tự tháp này được hoàn thành một cách nhanh chóng.

Một hầm khác, bắt đầu ở phía bắc của kim tự tháp, chứa 40.000 bát đá, nhiều trong số đó thuộc về tổ tiên của vua. Các quan tài và các phần của hài cốt cũng được tìm thấy.

 

Sự bảo tồn ngày nay

Kim tự tháp bậc thang là một công trình không bền chắc với những dự đoán cho thấy rằng nếu không có công việc bảo tồn thì các hầm bên dưới kim tự tháp có thể sập và tượng đài có thể mất đi một phần đáng kể trong một vài thập kỉ nữa.

Người Ai Cập đã bắt đầu nỗ lực bảo tồn di sản nhiều năm trước và gần đây Cintec, một công ty xây dựng Anh đã được huy động để hỗ trợ nỗ lực bảo tồn. Họ sử dụng các túi khí lớn để nâng đỡ mái kim tự tháp trong khi thực hiện các công việc sửa chữa cấu trúc kim tự tháp.

 

Sự vinh danh

Với việc xây dựng kim tự tháp bậc thang, Imhotep cuối cùng được sùng bái như một vị thánh. Nhà Ai Cập học Marc Van De Mieroon viết trong cuốn sách “Lịch sử của Ai Cập cổ đại” của mình rằng vua Djoser dành cho Imhotep một đặc ân, cho phép tên và danh hiệu của ông được khắc vào nền tượng đài vua.

Theo Khoahoctoday

 

Theo văn bia kim tự tháp khắc ghi trên đá thì kim tự tháp bậc thang này, xưa nhất, được xây dựng khoảng năm 2640 TCN, cho nên những nhận xét về người ngoài hành tinh hay người cổ hàng vạn năm trước xây dựng đều sai bét cả.

 

Lịch sử văn hóa, tôn giáo nước Văn Lang đều được đối chiếu tương ứng tới Ai Cập bởi nơi đây còn giữ lại gần như nguyên bản lịch sử, văn hóa, phong tục, tôn giáo... với đầy đủ vật chứng là cổ vật trong suốt thời kỳ này của 4.900 lịch sử.

 

Tại sao đối chiếu tới Ai Cập là quan trọng? Bởi vì một số nền văn hóa khác bị "sửa sử về mặt thời gian" chẳng hạn vùng Lưỡng Hà, văn hóa Babylon có bộ luật Hamurabi 1900 TCN và trước đó chưa rõ ràng 2300 TCN nhưng các nhà nghiên cứu sử cứ nằng nặc cho rằng văn minh xuất phát từ đây rồi truyền qua Ai Cập, trong khi đó dữ liệu kim tự tháp đã ghi rõ lịch sử các triều đại.

 

Thứ khác nữa, Tây phương cũng cứ lằng lặc cho văn minh từ Lưỡng Hà đi thế giới, bản chất là liên quan đến mấy câu truyện kinh thánh đấy mà, rồi không biết bằng cách nào cho rằng chữ Nêm từ 4000 TCN. Vì vậy, nghiên cứu sử cũng đi vào ma trận "lừa" như mọi thứ khác vậy.

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thật lạ lùng.

 

Trong Đông y có một bài phú về Hậu Thiên Bát Quái - Lạc thư có nói về cung Khôn độ số 2, cung Tốn độ số 4 liên quan đến Bát huyệt chính yếu trong Linh quy bát pháp như sau:

 

Khảm nhất liên Thân mạch

Chiếu hải Khôn nhị, ngũ

Chấn tam thuộc Ngoại quan

Tốn tứ Lâm chú số

Kiền lục thị Công tôn

Đoài thất Hậu khê phủ (Ly chứ không phải Đoài)

Cấn bát hệ Nội quan

Ly cửu Liệt khuyết chủ (Đoài chứ không phải Ly)

 

Nếu sử dụng Hậu Thiên Bát Quái - Hà đồ và đổi một số tên cung như trên mới chính vị.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cũng vậy, trong cuốn Chu Dịch cũng thể hiện sự đối xứng trung tâm của quẻ Bát Thuần Càn và Bát Thuần Khôn - thay vì Bát Thuần Tốn, sự chính vị cung Khôn, độ số 2, hành âm hỏa (tất nhiên, cần chứng minh).

 

kinh-dich-dao-cua-nguoi-quan-t-10057-9.j

 

Cùng xem lại Thái Cực Đồ Thuyết:

 

Cảo thơm lần giở, Liêm-Khê 濂 溪 tức Chu-Đôn-Di 周 敦 頤, tự Mậu-thúc  茂 叔 (1017-73) nói: "Vô-cực nhi Thái-cực无極而太極" (Vô-cực mà lại Thái-cực) và "Thái-cực bản Vô-cưc太極本无極" (Thái-cực gốc ở Vô-cực). Ông cũng nói: "Dương biến Âm hợp陽 變 陰 合" và “Vô-cực chi Chân, Nhị Ngũ chi tinh, diệu-hợp nhi ngưng 無 極 之 真 二 五 之 精 妙 合 而 凝” (Chân cuả Vô-cực và Tinh cuả Âm-Dương Ngũ-hành diệu-hợp mà ngưng-kết lại.) (Thái-cực Đồ-thuyết 太 極 圖 說 có đăng trọn bài trong Tống-Nguyên Học-án 宋 元 學 案, Tập Thượng, tr. 291-2).

 

NinhHoaDotCom-GsNHQuang-HVDLS-DichTienDethaicucdo_9371.gif

 

Đồ 5.09 lấy từ sách Hán Thượng Dịch-đồ cuả Chu Chấn (Tử-phát). Ông viết : "Trần Đoàn đem Thái-cực-đồ truyền cho Chủng-Phỏng, Phỏng truyền cho Mục-Tu, Tu truyền cho Chu Đôn-Thực tức Chu Đôn-Di (vì kỵ húy Tống Anh-Tông), Đôn-Thực truyền cho Nhị Trình Tiên-Sinh (Trình Hạo, Trình Di).

 

Trong Hình 5.10, trích từ sách "Tính-lý Đại-toàn", Chu-tử viết: "Thái-cực-đồ là do Liêm-khê Tiên-sinh làm ra. Vòng tròn trên cùng diên-tả Vô-cực nhi Thái-cực. Kế đến, Hoàn-đồ nửa trắng, nửa đen mô-tả ý: Thái-cực động là dương, tĩnh là âm; vòng tròn nhỏ chính giữa là bản-thể cuả Thái-cực. Kế đến là Vô-cực chi Chân: cánh cung bên trái là dương-biến, cánh cung bên phải là âm-hợp; kế đến là ngũ-hành Kim, mộc, Thủy, Hoả, Thổ  tương-liên : đó chính là nhị-ngũ diệu-hợp vô-gián cuả Vô-cực; bên dưới, vòng tròn lớn đầu tiên biểu-thị Kiền đạo thành nam, Khôn đạo thành nữ (Thượng-Hệ, I/4); vòng tròn lớn thứ nhì biểu-thị vạn-vật hoá sinh (Hạ-Hệ, V/12). Ý muốn nói: nam nữ mỗi bên đều có Thái-cực riêng. Vạn-vật cũng vậy." Trương Huệ-Ngôn, trong "Dịch-đồ Điều-biện" bảo rằng : Hình 5.09 là nguyên-đồ cuả Chu Chấn, còn Hình 5.10 là do Chu-tử cải-định.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thái Cực Đồ Thuyết

THÁI CỰC ĐỒ THUYẾT VÀ THÔNG THƯ CỦA CHU LIÊM KHÊ

* Phùng Hữu Lan (1895-1990)

 

1. Chu Liêm Khê

Trong các Đạo học gia đời Tống (960-1279), Chu Liêm Khê 周 濂 溪 (1017-1073) và Thiệu Khang Tiết 邵 康 節 (1011-1077) đặc biệt nổi tiếng về việc đưa tư tưởng Đạo giáo vào Đạo học.

 

thaicucdo_9371.gif

 

Tống Sử chép: «Chu Đôn Di 周 敦 頤 , tự là Mậu Thúc 茂 叔 , người ở Doanh Đạo 營 道 , thuộc Đạo Châu 道 州 (nay là huyện Đạo 道 , thuộc Hồ Nam 湖 南 ). Tên ban đầu là Đôn Thực 敦 實 , nhưng để tránh tên huý cũ của vua Anh Tông 1 nên đổi là Di. Nhờ người chú tên Trịnh Hướng 鄭 向 , là học sĩ ở Long Đồ Các 龍 圖 閣 2 nên Chu Dôn Di làm chức chủ bạ ở huyện Phân Ninh 分 寧 (nay là huyện Tu Thuỷ 修 水 , Giang Tây).3 [...] Do bệnh tật, ông xin về an trí ở Nam Khang Quân 南 康 軍 ,4 nhân đó làm nhà bên chân núi Liên Hoa trong rặng Lư Sơn. Phía trước nhà có giòng suối chảy vào sông Bồn, nên ông dựa theo nơi cư ngụ ở Doanh Đạo mà lấy tên là Liêm Khê. [...] Khi mất, thọ 57 tuổi.5Hoàng Đình Kiên6 khen: "Nhân phẩm Đôn Di rất cao, lòng thênh thang như gió trong trăng tỏ. [...] Ông viết Thái Cực Đồ để làm rõ gốc gác của thiên lý và nghiên cứu đầu đuôi của vạn vật."»7
2. Thái Cực Đồ Thuyết

Đóng góp quan trọng nhất của Chu Liêm Khê cho Đạo học là Thái Cực Đồ 太 極 圖 và Thái Cực Đồ Thuyết 太 極 圖 說 .


Thái Cực Đồ

Thái Cực Đồ Thuyết của Chu Liêm Khê nguyên văn như sau:

無極 而 太 極 . 太 極 動 而 生 陽 ; 動 極 而 靜 , 靜 而 生 陰 . 靜 極 復 動 . 一 動 一 靜 , 互 為 其 根 . 分 陰 分 陽 , 兩 儀 立 焉 . 陽 變 陰 合 , 而 生 水 火 木 金 土 , 五 氣 順 布 , 四 時 行 焉 . 五 行一 陰 陽 也 , 陰 陽 一 太 極 也 , 太 極 本 無 極 也 . 五 行 之 生 也 , 閣 一 其 性 . 無 極 之 真 , 二五 之 精 , 妙 合 而 凝 . 乾 道 成 男 , 坤 道 成 女 . 二 氣 交 感 , 化 生 萬 物 . 萬 物 生 生 而 變 化無 窮 焉 . 惟 人 也 , 得 其 秀 而 最 靈 . 形 既 生 矣 , 神 發 知 矣 . 五 性 感 動 而 善 惡 分 , 萬 事出 矣 . 聖 人 定 之 以 中 正 仁 義 , 而 主 靜 , 立 人 極 焉 . 故 聖 人 與 天 地 合 其 德 , 日 月 合 其明 , 五 時 合 其 序 , 鬼 神 合 其 吉 凶 . 君 子 修 之 吉 , 小 人 悖 之 凶 . 故 曰 : 立 天 之 道 , 曰陰 與 陽 . 立 地 之 道 , 曰 柔 與 剛 . 立 人 之 道 , 曰 仁 與 義 . 又 曰 : 原 始 反 終 , 故 知 死 生之 說 . 大 哉 易 也 , 斯 其 至 矣!

Phiên âm: Vô Cực nhi Thái Cực. Thái Cực động nhi sinh Dương; động cực nhi tĩnh, tĩnh nhi sinh Âm. Tĩnh cực phục động. Nhất động nhất tĩnh, hỗ vi kỳ căn. Phân Âm phân Dương, lưỡng nghi lập yên. Dương biến Âm hợp, nhi sinh thuỷ hoả mộc kim thổ, ngũ khí thuận bố, tứ thời hành yên. Ngũ hành nhất Âm Dương dã, Âm Dương nhất Thái Cực dã, Thái Cực bản Vô Cực dã. Ngũ hành chi sinh dã, các nhất kỳ tính. Vô Cực chi chân, nhị ngũ chi tinh, diệu hợp nhi ngưng. Càn đạo thành nam, Khôn đạo thành nữ. Nhị khí giao cảm, hoá sinh vạn vật. Vạn vật sinh sinh nhi biến hoá vô cùng yên. Duy nhân dã, đắc kỳ tú nhi tối linh. Hình ký sinh hĩ, thần phát tri hĩ. Ngũ tính cảm động nhi thiện ác phân, vạn sự xuất hĩ. Thánh nhân định chi dĩ trung chính nhân nghĩa, nhi chủ tĩnh, lập nhân cực yên. Cố thánh nhân dữ thiên địa hợp kỳ đức, nhật nguyệt hợp kỳ minh, tứ thời hợp kỳ tự, quỷ thần hợp kỳ cát hung. Quân tử tu chi cát, tiểu nhân bội chi hung. Cố viết: Lập thiên chi đạo, viết Âm dữ Dương. Lập địa chi đạo, viết nhu dữ cương. Lập nhân chi đạo, viết nhân dữ nghĩa. Hựu viết: Nguyên thuỷ phản chung, cố tri tử sinh chi thuyết. Đại tai Dịch dã, tư kỳ chí hĩ!

Lê Anh Minh

1. LAM chú: Tống Anh Tông tại vị 1064-1067, tên là Triệu Thự 趙 曙 (xem: Trung Quốc Lịch SửKỷNiên Biểu, Thượng Hải Từ Thư xuất bản xã, 1980, tr.112). Vậy, như Tống Sử đã chép, Thực là một tên huý cũ của vua. Việc Chu Đôn Thực đổi thành Chu Đôn Di tính từ năm 1064. ↩
2. LAM chú: Long Đồ Các được thành lập vào những năm Đại Trung Tường Phù 大中 祥 符 (1008-1016) dưới đời vua Tống Chân Tông 真 宗 (tại vị 998-1022), để cho vua đọc sách, ngự chế văn tập, cũng như lưu trữ thư tịch và vật quý của triều đình. Ở đây có chức quan gọi là học sĩ. Khi Bao Chửng 包 拯 nắm quyền quản lý Long Đồ Các, ông bãi bỏ chức học sĩ ở đây, nên tục gọi nơi này là Bao Long Đồ 包 龍 圖 . (Xem: TừHải, mục từ Long Đồ Các). Theo Charles O. Hucker, Long Đồ Các không rõ là song hành hay trực thuộc Bí Khố 秘 庫 (văn khố triều đình) thuộc Trọng Văn Viện 重 文 院 . Năm 1082, Long Đồ Các sáp nhập vào Bí Thư Tỉnh 秘 書 省 (thư viện triều đình). (Xem: Charles O. Hucker, A Dictionary of Official Titles in Imperial China [Từđiển quan chức Trung Quốc], Đài Bắc, 1995, tr.325). Do tiến cử của chú, Chu Đôn Di được làm chức chủ bạ ở Phân Ninh, nhưng bản thân ông cũng có thực tài và liêm khiết, không nề hà nhiệm vụ gian khổ, nên được giữ nhiều chức quan: Tư lý tham quân 司 理 參 軍 ở Nam An Quân 南 安 軍 , làm quan lệnh ở Quế Dương 桂 陽 , Phán quan ở Quảng Đông 廣 東 . Năm Gia Định 嘉 定 13 (tức 1220) đời Tống Ninh Tông 寧 宗 (tức Triệu Khoách 趙 擴 , tại vị 1195-1224) Chu Đôn Di được vua ban thuỵ hiệu là Nguyên Công 元 公 . Đến năm Thuần Hựu 淳 祐 nguyên niên (tức 1241) đời vua Tống Lý Tông 理 宗 (tức Triệu Quân 趙 昀 , tại vị 1225-1264) ông được gia phong là Nhữ Nam Bá 汝 南 伯 và được đưa vào thờ phụng trong Khổng Miếu. (Xem: Bàng Phác, Trung Quốc Nho Học, Đông Phương xuất bản trung tâm, 1997, tập 1, tr.124). ↩
3. Derk Bodde chú: Sự kiện này xảy ra năm 1040. Xem: Werner Eichhorn, Chou Tun-i, ein chinesisches Gelehrtenleben aus dem 11. Jahrhundert (ChuĐôn Di, cuộc đời một văn nhân Trung Quốc thếkỷ11), in trong: Abhandlung für die Kunde des Morgenlandes, vol.21, no.5 (Leipzig, 1936), trang 17-36.– LAM chú: Chức chủbạ không rõ ràng. Theo Charles O. Hucker (sđd., tr.182) đại khái chức chủbạ phụ trách công văn thư từ đi và đến trong các cơ quan từ đời Hán đến đời Thanh, chẳng hạn như trong Thái Thường Ty 太 常 司 đời Đường, Ngự Sử Đài 御 史 臺 đời Tống, Tư Thiên Giám 司 天 監 đời Liêu, Hồng Lô Ty 鴻 臚 司 đời Minh. ↩
4. Derk Bodde chú: Nam Khang Quân nay là huyện Tinh Tử 星 子 , phía bắc Giang Tây, cách Lư Sơn vài dặm. Theo Werner Eichhorn, Đôn Di về an trí nơi đây không bao lâu thì qua đời (1073). ↩
5. LAM chú: Chu Đôn Di sinh năm Thiên Hi 天 禧 nguyên niên (tức 1017) đời vua Tống Chân Tông 真 宗 (tức Triệu Hằng 趙 恆 , tại vị 998-1022); mất năm Hi Ninh 熙 寧 thứ 6 (tức 1073) đời vua Tống Thần Tông 神 宗 (tức Triệu Húc 趙 頊 , tại vị 1068-1085). ↩
6. LAM chú: Hoàng Đình Kiên 黃 庭 堅 (1045-1105) tự là Lỗ Trực 魯 直 , hiệu là Sơn Cốc đạo nhân 山 谷 道 人 ; quê ở Phân Ninh 分 寧 thuộc Hồng Châu 洪 州 ; đỗ tiến sĩ, làm chức Lại bộ viên ngoại lang 吏 部 員 外 郎 . Văn chương ông lỗi lạc, Tô Thức rất khen ngợi. Ông còn là đại thư pháp gia, giỏi về các thư thể: hành, thảo, và khải; là một trong tứ đại thư pháp gia đời Tống: Tô, Hoàng, Mễ, Thái (Tô Thức 蘇 軾 , Hoàng Đình Kiên 黃 庭 堅 , Mễ Phất 米 芾 , Thái Kinh 蔡 京 ). ↩
7. LAM chú: Hoàng Đình Kiên 黃 庭 堅 (1045-1105) tự là Lỗ Trực 魯 直 , hiệu là Sơn Cốc đạo nhân 山 谷 道 人 ; quê ở Phân Ninh 分 寧 thuộc Hồng Châu 洪 州 ; đỗ tiến sĩ, làm chức Lại bộ viên ngoại lang 吏 部 員 外 郎 . Văn chương ông lỗi lạc, Tô Thức rất khen ngợi. Ông còn là đại thư pháp gia, giỏi về các thư thể: hành, thảo, và khải; là một trong tứ đại thư pháp gia đời Tống: Tô, Hoàng, Mễ, Thái (Tô Thức 蘇 軾 , Hoàng Đình Kiên 黃 庭 堅 , Mễ Phất 米 芾 , Thái Kinh 蔡 京 ). ↩

 

 

Thái Cực Đồ Thuyết_2

Dịch nghĩa: Vô Cực cũng là Thái Cực. Thái Cực động thì sinh ra Dương; động tới cực điểm thì tĩnh; tĩnh thì sinh ra Âm. Tĩnh tới cực điểm thì trở lại động. Một động một tĩnh, làm căn bản cho nhau. Phân ra Âm và Dương, thì lưỡng nghi thành lập. Dương biến Âm hợp, thì sinh ra: thuỷ (nước), hoả (lửa), mộc (gỗ), kim (kim loại), thổ (đất). Ngũ khí (năm khí của ngũ hành) thuận hoà phân bố tạo ra sự vận hành của tứ thời (bốn mùa). Ngũ hành hợp nhất là Âm Dương. Âm Dương hợp nhất là Thái Cực. Thái Cực có gốc là Vô Cực. Ngũ hành được sinh ra, mỗi hành có một tính. Cái chân của Vô Cực và cái tinh của Âm Dương ngũ hành, diệu hợp thì ngưng tụ. Càn đạo thành nam, Khôn đạo thành nữ. Hai khí Âm Dương giao cảm, hoá sinh vạn vật. Vạn vật sinh sôi biến hoá vô cùng. Chỉ riêng con người có được sự ưu tú, nên tối linh. Hình thể con người đã sinh ra rồi thì thần trí phát ra mà có ý thức. Ngũ tính (nhân, nghĩa, lễ, trí, tín) cảm động mà phân biệt thiện và ác, và vạn sự xuất hiện. Thánh nhân tự xác định mình theo: trung, chính, nhân, nghĩa, và chủ về tĩnh,1 lập thành chuẩn mực tối cao của con người. Cho nên Thánh nhân hợp nhất đức của mình với Trời Đất, hợp nhất vẻ sáng của mình với mặt trời và mặt trăng, hợp nhất thứ tự của mình với bốn mùa, hợp nhất cát hung của mình với quỷ thần. Quân tử tu dưỡng theo đạo Thánh nhân nên được cát, tiểu nhân làm trái đạo Thánh nhân nên gặp hung. Cho nên nói: «[Thánh nhân] xác lập: đạo Trời thì có Âm và Dương; đạo Đất thì có nhu và cương; đạo người thì có nhân và nghĩa.»2 Lại nói: «Suy cứu cặn kẽ từ khởi đầu đến kết thúc của vạn vật, cho nên biết giải thích về sống chết.» 3 Lớn thay đạo Dịch, trong đó có đầy đủ ý nghĩa vậy!

Hệ Từ Thượng nói: «Cho nên Dịch có Thái Cực. Thái Cực sinh lưỡng nghi. Lưỡng nghi sinh tứ tượng. Tứ tượng sinh Bát Quái. Bát Quái định cát hung, cát hung sinh ra sự nghiệp lớn.»4 Mấy câu đầu của Thái Cực Đồ thuyết sử dụng thuyết «Thái Cực sinh lưỡng nghi». Nhưng sau đó Chu Liêm Khê đề cập ngũ hành, chứ không phải Bát Quái. Tuy cuối bài ông khen ngợi Kinh Dịch, nhưng kỳ thực Thái Cực Đồ không hoàn toàn căn cứ trên Kinh Dịch.

Vì lý do đó, nguồn gốc của Thái Cực Đồ đáng cho chúng ta nghiên cứu. Thượng Phương Đại Đỗng Chân Nguyên Diệu Kinh Phẩm Đồ 上 方 大 洞 真 元 妙 經 品 圖 trong Đạo Tạng có nhiều hình đồ, trong đó có Thái Cực Tiên Thiên Đồ như sau:

Thái Cực Tiên Thiên Đồ(hình trên)

Hình đồ này khá giống Thái Cực Đồ của Chu Liêm Khê. Tuy không biết tác giả của quyển kinh này là ai, nhưng trong đó có lời tựa của Đường Minh Hoàng 唐 明 皇 (còn gọi là Đường Vũ Hoàng 唐 武 皇 , tức Huyền Tông 玄 宗 hay Lý Long Cơ 李 隆 基 , tại vị 712-755), cho nên nó xuất hiện trước đời Tống. Có lẽ nó là nguồn cảm hứng cho Chu Liêm Khê viết ra Thái Cực Đồ chăng?

Tống Sử (Nho Lâm Truyện) có chép truyện của Chu Chấn 朱 震 (1072-1138) rằng: «Cái học về kinh điển của Chu Chấn rất thâm hậu. Ông viết trong Hán Thượng Dịch Giải rằng: Trần Đoàn 陳 摶 (871-989) lấy Tiên Thiên Đồ 先 天 圖 truyền cho Chủng Phóng 種 放 (?-1014); Chủng Phóng truyền cho Mục Tu 穆 修 (979-1032); Mục Tu truyền cho Lý Chi Tài 李 之 才 (?-1045); Chi Tài truyền cho Thiệu Ung 邵雍 (1011-1077). [Chu Chấn còn nói rằng] Chủng Phóng lấy Hà Đồ và Lạc Thư truyền cho Lý Khái 李 溉 (?-?); Khái truyền cho Hứa Kiên 許 堅 (khoảng 976-984); Hứa Kiên truyền cho Phạm Ngạc Xương 范 諤 昌 (?-?); Ngạc Xương truyền cho Lưu Mục. Mục Tu lấy Thái Cực Đồ truyền cho Chu Đôn Di.»5
Lê Anh Minh
1. Chu Liêm Khê tự ghi chú: «Thánh nhân chi đạo nhân nghĩa trung chính nhi dĩ hĩ.» 聖 人 之 道 仁 義 中 正 而 已 矣 (Đạo của thánh nhân chỉ có nhân, nghĩa, trung, chính mà thôi.) Và ghi chú về «nhi chủ tĩnh» 而 主 靜 (chủ về tĩnh) rằng: «Vô dục cố tĩnh.» 無 欲 故 靜 (Vô dục nên tĩnh.) ↩
2. LAM chú: Câu «Lậpthiên chi đạo viết Âm dữ Dương, lập địa chi đạo viết nhu dữ cương, lập nhân chi đạo viết nhân dữ nghĩa» nằm trong Thuyết Quái: «Tích giả thánh nhân chi tác Dịch dã, tương dĩ thuận tính mệnh chi lý. Thị dĩ lập thiên chi đạo viết Âm dữ Dương, lập địa chi đạo viết nhu dữ cương, lập nhân chi đạo viết nhân dữ nghĩa. Kiêm tam tài nhi lưỡng chi, cố Dịch lục hoạch nhi thành quái. Phân Âm phân Dương, điệt dụng nhu cương, cố Dịch lục vị nhi thành chương.» 昔 者聖 人 之 作 易 也 , 將 以 順 性 命 之 理 . 是 以 立 天 之 道 曰 陰 與 陽, 立 地 之 道 曰 柔 與 剛 , 立人 之 道 曰 仁 與 義 . 兼 三 才 而 兩 之, 故 易 六 畫 而 成 卦 . 分 陰 分 陽 , 迭 用 柔 剛 , 故 易 六位 而 成 章 (Ngày xưa khi thánh nhân sáng tác Kinh Dịch, các ngài thuận theo quy luật biến hoá của tính và mệnh của sự vật. Cho nên, các ngài xác lập: đạo trời thì có Âm và Dương, đạo đất thì có nhu và cương, đạo người thì có nhân và nghĩa. Các ngài gộp tam tài (thiên-địa-nhân) [thành quẻ đơn] và gấp đôi lên [thành quẻ kép], cho nên sáu vạch Kinh Dịch lập thành quẻ kép. Sáu vạch được phân làm hào Âm và hào Dương, được dùng lần lượt thành hào nhu và hào cương. Do đó sáu vị trí trong quẻ Dịch lập thành hình quẻ). Ngu Phiên chú Thánh nhân ở đây là Bào Hi (Phục Hi). Ở quẻ đơn (có ba vạch) thì hào dưới là địa, hào giữa là nhân, hào trên là thiên; tức là mỗi quẻ của Bát Quái đều gồm chứa tam tài. Ở quẻ kép (có sáu vạch) thì hai hào dưới là địa, hai hào giữa là nhân, hai hào trên là thiên; tức là mỗi quẻ của 64 quẻ Dịch đều gồm chứa tam tài. Sáu vạch phân thành hào Âm (nhu; hào lục) và hào Dương (cương; hào cửu). Lục vị là vị trí sáu hào trong mỗi quẻ kép, tính từ dưới lên: sơ, nhị, tam, ngũ, thượng. Cách sắp xếp này là do quan niệm «khí của Dịch sinh từ dưới» (Dịch khí tòng hạ sinh 易 氣 從 下 生 ); nó giải thích quy luật biến hoá của sự vật là từ thấp lên cao. Lý Đỉnh Tộ chú chương 章 là văn lý 文 理 , tức thiên văn và địa lý; Cao Hanh hiểu là văn chương; Wilhelm và Legge hiểu chương 章 là hình dáng của quẻ Dịch. Richard Wilhelm dịch: «Ngày xưa các Thánh nhân sáng tác Kinh Dịch, các ngài muốn tuân theo trật tự của các quy luật bên trong và của số mệnh. Do đó các ngài xác định đạo Trời và gọi đạo ấy là Âm và Dương, các ngài xác định đạo Đất và gọi đạo ấy là mềm yếu (nhu) và cứng chắc (cương), các ngài xác định đạo người và gọi đạo ấy là nhân ái và nghĩa. Ba sức mạnh cơ bản này, các ngài gộp lại và gấp đôi. Do đó trong Kinh Dịch, mỗi quẻ luôn luôn có sáu hào. Các vị trí được phân thành Âm và Dương, mà các hào nhu và cương luân phiên chiếm các vị trí này. Do đó, Kinh Dịch có lục vị tạo thành hình dáng sáu hào của quẻ.» – James Legge dịch: «Ngày xưa khi Thánh nhân sáng tác Kinh Dịch, thì các hình quẻ được thiết kế cho thuận với những nguyên lý nằm ngầm trong bản chất của con người và sự vật và thuận với các mệnh lệnh mà trời định cho chúng. Với quan niệm này, các ngài trình bày trong các hình quẻ về đạo Trời, gọi các hào là Âm và Dương; về đạo Đất, gọi các hào là mềm yếu và cứng mạnh; về đạo người, dưới các tên gọi nhân và nghĩa. Mỗi đơn quái (quẻ ba hào) bao gồm tam tài; và khi được chồng lên thì hình quẻ đầy đủ có sáu hào. Có sự phân biệt về các vị trí, và chúng được ấn định thành hào Âm và hào Dương. Các hào này luân phiên được chiếm giữ bởi dạng cương hoặc dạng nhu. Do đó hình dáng của mỗi quẻ kép được thành tựu.» ↩
3. LAM chú: Câu «Nguyênthuỷ phản chung, cố tri tử sinh chi thuyết» ở trong Hệ Từ Thượng: «Ngưỡng dĩ quan ư thiên văn, phủ dĩ sát ư địa lý, thị cố tri u minh chi cố. Nguyên thuỷ phản chung, cố tri tử sinh chi thuyết. Tinh khí vi vật, du hồn vi biến, thị cố tri quỷ thần chi tình trạng.» 仰以 觀 於 天 文 , 俯 以 察 於 地 理 , 是 故 知 幽 明 之 故 . 原 始 反 終. 故 知 死 生 之 說 . 精 氣 為物 , 游 魂 為 變 . 是 故 知 鬼 神 之 情 狀 (Thánh nhân ngước lên quan sát các hiện tượng trên trời, cúi xuống quan sát các hình thể dưới đất, cho nên biết nguyên do của sáng và tối. Các ngài suy cứu cặn kẽ từ khởi đầu đến kết thúc của vạn vật, cho nên biết giải thích về sống chết. Tinh khí là vật [thần], du hồn thì biến hoá [quỷ], cho nên các ngài biết tình trạng của quỷ và thần.) – Wilhelm dịch: «Trong khi ngước lên quan sát tìm hiểu với sự giúp đỡ của các dấu hiệu trên trời và cúi xuống xem xét các đường vạch trên mặt đất thì người ta biết tình trạng của tối và sáng. Trong khi trở về các khởi đầu [của sự vật] và lần theo sự vật cho đến tận cùng thì người ta hiểu các thuyết giảng về sống và chết. Sự kết hợp giữa tinh và lực làm vật hoạt động. Sự xuất ra của hồn [khỏi vật] tạo ra sự biến hoá. Qua đó, người ta biết tình trạng của hồn xuất ra và hồn trở về.» Wilhelm xem chủ thể của những hành động trên là người ta nói chung, chứ không phải chỉ là Thánh nhân. Cách dịch lạ kỳ của Wilhelm chịu ảnh hưởng sâu đậm của Đạo giáo. Ông giảng: «Kinh Dịch dựa trên hai nguyên lý cơ bản: Âm (tối) và Dương (sáng). Các quẻ được hình thành từ các yếu tố này. Những hào riêng lẻ thì hoặc là tĩnh, hoặc là động. Khi các hào tĩnh (tức là hào được thể hiện bằng số 7 [cương = Thiếu Dương] và số 8 [nhu = Thiếu Âm]), thì chúng tạo thành quẻ nhất định. Khi các hào động (tức là khi hào được thể hiện bằng số 9 [cương = Lão Dương] và số 6 [nhu = Lão Âm]), thì chúng phân rã quẻ trở lại và biến thành một quẻ khác. Những quy trình này khai mở nhãn quan vào những bí mật của sự sống. Khi ta vận dụng hai nguyên lý này vào các thiên tượng (mặt trời = Dương, mặt trăng = Âm) và vào những vạch trên đất (tứ phương), thì ta biết những tình trạng tối sáng (Âm Dương), tức là những quy luật tàng ẩn trong sự luân chuyển của bốn mùa, mà sự luân chuyển này tạo điều kiện cho sự tiến thoái của sinh lực thực vật. Bằng cách này, nhờ quan sát những khởi đầu và chung cuộc của sự sống ta biết rằng sự sinh ra và sự chết đi chẳng qua là sự tuần hoàn mà thôi. Sinh ra là tiến vào thế giới hữu hình. Chết đi là thoái lui vào cõi vô hình. Cả sinh lẫn tử không ám chỉ một khởi đầu tuyệt đối hay một kết thúc tuyệt đối, giống như trường hợp năm đến rồi đi, năm đi rồi đến. Với con người thì có gì khác hơn đâu. Giống như những hào tĩnh lập nên quẻ, và khi chúng động thì tạo ra biến đổi, cái nhục thể của ta được tạo thành do dòng tinh nam xuất ra kết hợp với khí nữ. Cái nhục thể này lâu bền một cách tương đối chừng nào mà hai sinh lực cấu thành ấy tĩnh tại trong sự quân bình. Khi chúng động, sự phân rã sẽ xảy ra. Linh hồn xuất ra (phần thanh cao thăng lên, phần trọng trọc chui xuống đất); thể xác rữa nát. Tương tự, những sinh lực tâm linh (tạo ra và phân rã sinh thể hữu hình) hoặc thuộc nguyên lý Dương hoặc thuộc nguyên lý Âm. Dương thần (Thần) xuất ra; nó là phần tác động, có thể nhập vào một thể xác mới. Âm thần (quỷ) quay trở về nhà; nó là phần thoái lui, có phận sự tiêu hoá những gì mà sự sống gặt hái được. Trong khái niệm về Dương thần và Âm thần không hề ngụ ý thiện và ác, mà nó chỉ phân biệt hạ tầng trương giãn và hạ tầng co rút của sinh lực. Đó là hai tình trạng biến đổi (như thuỷ triều lên xuống) trong biển đời bao la.» – James Legge dịch: «Thánh nhân, căn cứ theo Kinh Dịch, ngước lên quan sát các hiện tượng sáng rỡ trên trời, cúi xuống xem xét các sắp đặt nhất định dưới đất, do đó ngài biết những nguyên do của tối (hay của vật tối) và của sáng (hay của vật sáng). Ngài truy cứu đến khởi đầu của chúng và lần theo tới kết cục của chúng, do đó ngài biết những gì có thể nói về sống và chết. Ngài biết cách thức mà sự kết hợp của tinh và khí tạo ra sự vật, và biết sự biến mất hay sự xuất ra của hồn làm biến đổi cấu tạo của sự vật, do đó ngài biết tính chất của quỷ và thần.» ↩
4. Hệ Từ Thượng: «Thị cố Dịch hữu Thái Cực. Thị sinh lưỡng nghi. Lưỡng nghi sinh tứ tượng. Tứ tượng sinh bát quái. Bát quái định cát hung, cát hung sinh đại nghiệp.» 是 故 易 有 太 極 , 是 生 兩 儀 . 兩 儀 生 四 象 . 四 象 生 八 卦 . 八 卦 定 吉 凶 , 吉 凶 生 大 業 . – Richard Wilhelm dịch: «Cho nên, trong Dịch có Thái Cực (sơ nguyên lớn). Thái Cực sinh lưỡng nghi (hai sức mạnh cơ bản). Lưỡng nghi sinh tứ tượng (bốn hình tượng). Tứ tượng sinh bát quái (tám quẻ). Bát Quái xác định cát và hung. Cát hung tạo ra lĩnh vực hoạt động lớn.» – James Legge dịch: «Cho nên, trong hệ thống của Dịch có Thái Cực. Thái Cực sinh lưỡng nghi. Lưỡng nghi sinh tứ tượng. Tứ tượng sinh bát quái. Bát Quái nhằm xác định mặt tốt và mặt xấu của mọi sự việc, và từ sự xác định này mà sự thực hiện thành công của sự nghiệp lớn của cuộc đời được tạo ra.»

5. Tống Sử (Nho Lâm Truyện): «Chấn kinh học thâm thuần, hữu Hán Thượng Dịch Giải vân: Trần Đoàn dĩ Tiên Thiên Đồ truyền Chủng Phóng; Phóng truyền Mục Tu; Mục Tu truyền Lý Chi Tài; Chi Tài truyền Thiệu Ung. Phóng dĩ Hà Đồ Lạc Thư truyền Lý Khái; Khái truyền Hứa Kiên; Hứa Kiên truyền Phạm Ngạc Xương; Ngạc Xương truyền Lưu Mục. Mục Tu dĩ Thái Cực truyền Chu Đôn Di.» 震 經 學 深 醇 , 有 漢 上 易 解 云 : 陳 摶 以 先 天 圖 傳 種 放 ; 放 傳 穆 修 ; 穆 修 傳 李 之才 ; 之 才 傳 邵 雍 . 放 以 河 圖 洛 書 傳 李 溉 ; 溉 傳 許 堅 ; 許 堅 傳 范 諤 昌 ; 諤 昌 傳 劉 牧 . 穆 修 以 太 極 傳 周 敦 頤 . ↩

 

 

 

Thái Cực Đồ Thuyết_3

Nói như thế, cái học về Tượng Số thời ấy bắt nguồn từ Trần Đoàn. Theo Tống Sử, Trần Đoàn là một Thần Tiên sống, rất nổi tiếng đầu đời Tống.1Học giả đời Thanh là Mao Kỳ Linh 毛 奇 齡 (1623-1716) đã viết trong quyển Thái Cực Đồ Thuyết Di Nghĩa 太 極 圖 說 遺 義 của ông rằng: Các hình đồ vốn có trong Tham Đồng Khế 參 同 契 đã bị đa số học giả bỏ đi sau khi Chu Hi (1130-1200) chú giải nó. Bản Tham Đồng Khế của Bành Hiểu 彭 曉 chú giải có hai hình đồ: Thuỷ Hoả Khuông Khoách Đồ 水 火 匡 廓 圖 và Tam Ngũ Chí Tinh Đồ 三 五 至 精 圖 .2Hình tròn thứ hai trong Thái Cực Đồ của Chu Liêm Khê chính là Thuỷ Hoả Khuông Khoách Đồ3 của Tham Đồng Khế. Hình thứ ba (có ngũ hành) trong Thái Cực Đồ của Chu Liêm Khê chính là Tam Ngũ Chí Tinh Đồ của Tham Đồng Khế.

Hai học giả Hoàng Tông Viêm 黃 宗 炎 (1616-1686) và Chu Di Tôn 朱 彝 尊 (1629-1709) đều cho rằng Thái Cực Đồ của Chu Liêm Khê vốn gọi là Vô Cực Đồ. Hai ông cho rằng Trần Đoàn cư ngụ ở Hoa Sơn, khắc Vô Cực Đồ lên vách đá. Hình đồ ấy bố trí từ dưới lên trên như sau:

(1) Hình tròn rỗng dưới chót gọi là «Huyền tẫn chi môn» 玄 牝 之 門 ;

(2) Hình tròn rỗng kế tiếp gọi là «Luyện tinh hoá khí, luyện khí hoá thần» 鍊 精 化 氣 鍊 氣 化 神 ;

(3) Hình chính giữa có ngũ hành liên lạc với nhau (bên trái là mộc và hoả, bên phải là thuỷ và kim, chính giữa là thổ) gọi là «Ngũ khí triều nguyên» 五 氣 朝 元 ;

(4) Hình tròn có phân đen trắng (tức Thuỷ Hoả Khuông Khoách Đồ) gọi là «thủ Khảm điền Ly» 取 坎 填 離 ;

(5) Hình tròn rỗng trên cùng gọi là «Luyện thần phản hư, phục quy Vô Cực» 鍊 神 返 虛 復 歸 無 極 .4

 

Hoàng Tông Viêm nói: «Khi Chu Liêm Khê có được hình đồ này, bèn đảo ngược thứ tự và đổi tên hình đồ [là Thái Cực Đồ], phụ đề Đại Dịch, xem là bí truyền của Nho gia. Bởi vì khẩu quyết của phương sĩ nghịch chuyển thì thành Đan, cho nên nó mô tả chuyển động từ dưới lên trên. Còn chủ ý của Chu Liêm Khê là thuận chuyển sinh con người, cho nên mô tả sự chuyển động từ trên xuống dưới.»5 Lời lẽ của Hoàng Tông Viêm và Chu Di Tôn chưa rõ thực hư thế nào, nhưng chắc chắn là Thái Cực Đồ của Chu Liêm Khê có quan hệ mật thiết với Đạo giáo.

Chu Liêm Khê vay mượn hình Thái Cực Đồ mà các đạo sĩ dùng để tu luyện rồi đưa vào đó giải thích mới và ý nghĩa mới. Sự giải thích này (tức Thái Cực Đồ Thuyết) là một trong các trứ tác có hệ thống của Đạo học gia đời Tống và đời Minh. Khi giảng về sự phát sinh ra vũ trụ, đa số Đạo học gia đời Tống và đời Minh đều dùng thuyết này để suy diễn. Sau đây tôi luận chung về Thái Cực Đồ Thuyết và Thông Thư của Chu Liêm Khê. Thông Thư 通 書 (còn gọi là Dịch Thông 易 通 ) cũng là một trứ tác của ông giảng về Dịch.

3. Thái Cực Đồ Thuyết và Thông Thư

Thái Cực Đồ Thuyết nói: «Thái Cực động thì sinh ra Dương; động tới cực điểm thì tĩnh; tĩnh thì sinh ra Âm. Tĩnh tới cực điểm thì trở lại động. Một động một tĩnh, làm căn bản cho nhau. Phân ra Âm và Dương, thì lưỡng nghi thành lập.» Một động một tĩnh của Thái Cực có thể cùng lúc mà có. Thông Thư viết: «Động mà không tĩnh, tĩnh mà không động, đó là vật. Động mà không động, tĩnh mà không tĩnh, đó là thần. Động mà không động, tĩnh mà không tĩnh, chẳng phải là không động và không tĩnh. Vật không thông nhau, thần là cái linh diệu nhất của vạn vật.»6

Một sự vật đặc thù, khi động thì chỉ có động chứ không có tĩnh, khi tĩnh thì chỉ có tĩnh chứ không có động. Một sự vật đặc thù khi nhất định là thế này thì nó không thể là thế kia, khi nó nhất định là thế kia thì nó không thể là thế này. Do đó mới nói «vật không thông nhau». Thái Cực động mà không động, tức là trong cái động cũng có cái tĩnh; tĩnh mà không tĩnh, tức là trong cái tĩnh cũng có cái động. Cho nên trong phần Âm của nó có Dương, trong phần Dương của nó có Âm. Do đó mới nói «thần là cái linh diệu nhất của vạn vật».

Thái Cực Đồ Thuyết nói: «Dương biến Âm hợp, thì sinh ra: thuỷ (nước), hoả (lửa), mộc (gỗ), kim (kim loại), thổ (đất). Ngũ khí (năm khí của ngũ hành) thuận hoà phân bố tạo ra sự vận hành của tứ thời (bốn mùa). Ngũ hành hợp nhất là Âm Dương. Âm Dương hợp nhất là Thái Cực. Thái Cực có gốc là Vô Cực.» Ở đây giảng rõ Thái Cực sinh Âm Dương và ngũ hành, nhưng Thái Cực kỳ thực lại nằm trong Âm Dương và ngũ hành. Thông Thư nói: «Hai khí Âm Dương và ngũ hành hoá sinh vạn vật. Ngũ hành khác nhau, Âm Dương là thực. Cả hai vốn là Một. Vạn là Một; Một phân làm vạn. Vạn và Một đều đúng đắn; cái lớn và cái nhỏ đều được quyết định.»7

Thái Cực Đồ Thuyết gọi ngũ hành là ngũ khí, gọi Âm Dương là nhị khí. Tức là Chu Liêm Khê xem Âm Dương và ngũ hành đều là Khí. Trong Thông Thư gọi Một là Lý, cũng tức là Thái Cực. Thái Cực là Lý, Âm Dương và ngũ hành là Khí. Hai khái niệm Lý 理 và Khí 氣 chiếm địa vị rất quan trọng trong Đạo học đời Tống và đời Minh. Hai khái niệm Lý và Khí do Chu Liêm Khê nêu ra đầu tiên, nhưng ý nghĩa của chúng phải đợi đến Chu Hi (1130-1200) mới được thuyết minh tường tận. Theo Thông Thư, vạn vật đều do Một phân ra. Do đó Thái Cực tức là ở trong vạn vật, nên Thông Thư mới nói «vạn là Một; Một phân làm vạn».

Thái Cực Đồ Thuyết nói hai khí Âm Dương giao cảm, hoá sinh vạn vật. Những sự vật đặc thù như thế đều có cái được quyết định cho nên chúng không thông với nhau. Cho nên Thông Thư nói: «Vạn và Một đều đúng đắn; cái lớn và cái nhỏ đều được quyết định.» Thái Cực Đồ Thuyết nói: «Chỉ riêng con người có được sự ưu tú, nên tối linh. Hình thể con người đã sinh ra rồi thì thần trí phát ra mà có ý thức. Ngũ tính (nhân, nghĩa, lễ, trí, tín) cảm động mà phân biệt thiện và ác, và vạn sự xuất hiện.» Ở đây xem con người linh hơn vạn vật, được phú bẩm Lý của Thái Cực và có đủ các tính của ngũ hành. Lý của Thái Cực thì thuần tuý chí thiện Cho nên bản tính con người vốn là thiện. Tính bản nhiên của nhân tính gọi là thành 誠 (chân thành). Thông Thư nói: «Thành là gốc của thánh nhân. "Lớn thay sự khởi đầu của Càn, vạn vật bắt đầu từ nó," đó là nguồn của thành. "Càn đạo biến hoá, mỗi thứ tự chỉnh đốn tính và mệnh của mình, sự chân thành được lập nên, thuần tuý chí thiện vậy." Cho nên nói: "Một Âm và một Dương gọi là Đạo; cáikế tiếp là thiện; cái tạo thành [vạn vật] là tính." Nguyên và hanh là sự thông suốt của thành; lợi và trinh là sự trở về gốc của thành. Lớn thay đạo Dịch, đó là nguồn của tính và mệnh vậy.»8

Một Âm và một Dương gọi là Đạo; Đạo tức là một tên gọi khác của Thái Cực.

Về nguồn gốc của cái ác, Thông Thư nói: «Thành vô vi, cơ thiện ác.» 誠 無 為 幾 善 惡 (Chân thành nằm trong trạng thái vô vi, hơi lay động thì tạo ra thiện và ác). Chữ «cơ» 幾 ở đây nghĩa là lay động rất nhỏ nhặt. Cho nên Thông Thư giảng: «Động nhi vị hình, hữu vô chi gian giả, cơ dã.» 動 而 未 形 , 有 無 之 間 者 , 幾也 (Động mà chưa có hình, cái nằm giữa hữu và vô gọi là cơ). Nhân tính vốn thiện, nhưng khi nó phát động ra để thi hành sự việc thì chưa chắc nó hợp với trung dung. Nếu nó phát ra mà không hợp với trung dung, thì cái không hợp với trung dung ấy gọi là ác. Thông Thư nói: «Trong tính có cương nhu, tạo ra thiện ác. Chỉ cần trung dung mà thôi. [bởi con người] không thấu đạt, [nên ta] nói: Thiện phát xuất từ cương là nghĩa, thẳng thắn, quyết đoán, nghiêm nghị, kiên định. Ác [phát xuất từ cương] là hung hãn, hẹp hòi, mạnh bạo. Thiện phát xuất từ nhu là thuận tòng, từ tốn. Ác [phát xuất từ nhu] là nhu nhược, không quyết đoán, tà nịnh. Chỉ có trung là hài hoà và tiết độ, là sự đạt đạo của thiên hạ, là sự việc của thánh nhân. Cho nên thánh nhân chủ trương giáo lý này, khiến cho con người tự thay đổi cái ác của mình, tự đạt tới sự trung dung của mình và dừng lại ở đó.»9
Dương thì cương, Âm thì nhu. Con người được phú bẩm hai khí Âm Dương, nên bản tính cũng có cương và nhu. Cương và nhu mất chính đáng cho đến ngũ tính (nhân, nghĩa, lễ, trí, tín) cảm động và không hợp với trung dung, như vậy đều là ác. Cho nên ác là cái tiêu cực, thiện là cái tích cực. Chu Liêm Khê nói: Bởi hơi bị lay động giữa thiện và ác, nên quân tử phải thận trọng khi hành động.

Thái Cực Đồ Thuyết nói: «Thánh nhân tự xác định mình theo: trung, chính, nhân, nghĩa, và chủ về tĩnh, lập thành chuẩn mực tối cao của con người.» Thông Thư nói: «Đạo của thánh nhân chỉ là nhân, nghĩa, trung, chính mà thôi.» (Thánh nhân chi đạo, nhân nghĩa trung chính nhi dĩ hĩ 聖 人 之 道 , 仁 義 中 正 而 已 矣 ).

Như vậy, chuẩn mực tối cao của con người tức là trung, chính, nhân, nghĩa. Thông Thư nói: «Trời lấy Dương để sinh ra vạn vật, lấy Âm để tựu thành vạn vật. Vật được sinh, đó là nhân ái; được tựu thành, đó là nghĩa. Cho nên thánh nhân ở trên cao, lấy nhân ái để dưỡng dục vạn vật, lấy nghĩa để chỉnh đốn vạn dân.»10
Thái Cực Đồ Thuyết nói: «[Thánh nhân] xác lập: đạo trời thì có Âm và Dương; đạo đất thì có nhu và cương; đạo người thì có nhân và nghĩa.» Tổng hợp lại mà xét, chúng ta phải lấy trung chính để uốn nắn bản thân, lấy nhân nghĩa để trị người; và phương pháp tu dưỡng để thành Thánh nhân chính là tĩnh 靜 . Theo chú thích của Chu Liêm Khê, «vô dục cho nên tĩnh» (vô dục cố tĩnh 無 欲 故 靜 ). Thông Thư nói: «Hỏi: "Người ta có thể học làm Thánh không?" Đáp: "Có thể." Hỏi: "Có nguyên tắc quan trọng gì chăng?" Ta trả lời là có, người ấy hỏi đó là gì, ta đáp: "Điều quan trọng là duy nhất. Cái duy nhất ấy chính là vô dục. Cái vô dục ấy lúc tĩnh thì hư không, lúc động thì ngay thẳng. Tĩnh và hư không thì sáng suốt, sáng suốt thì thông hiểu; động và ngay thẳng thì công bình, công bình thì phổ quát. Hễ sáng suốt, thông hiểu, công bình, phổ quát, thì thứ dân thành Thánh nhân vậy!»11

Vô dục thì tĩnh hư và động trực. Mạnh Tử nói: «Nay bỗng thấy một đứa bé sắp rơi xuống giếng, ai cũng sợ hãi và thương xót [mà đến cứu nó], chẳng phải vì họ quen biết cha mẹ nó, hay để làng xóm và bạn bè khen ngợi, hay vì sợ mang tiếng bất nhân.»12Các Đạo học gia đời Tống và đời Minh thường trích dẫn câu văn này. Lòng trắc ẩn khiến người ta muốn cứu đứa bé, đó là trực khởi 直 起 . Từ lòng trắc ẩn dẫn tới hành vi cứu ngay đứa bé, đó là trực động 直 動 . Trực khởi và trực động, chẳng màng lợi hại đối với bản thân, chỉ cần cứu được đứa bé, đó là công bình. Cho nên Chu Liêm Khê nói «động và ngay thẳng thì công bình». Tuy nhiên, nếu «vì quen biết cha mẹ nó, hay để làng xóm và bạn bè khen ngợi, hay vì sợ mang tiếng bất nhân» mà ta chạy đến cứu đứa bé, thì đó là dục 欲 . Ý niệm ấy khởi lên không phải là trực khởi; hành vi cứu đứa bé không phải là trực động. Ý niệm và hành vi ấy có sự cân nhắc lợi hại đối với bản thân, nên gọi là tư dục. Ý niệm vô dục khởi lên đó là Thánh hiền, còn ý niệm có tư dục khởi lên đó là cầm thú. Nếu trong tâm ta vô dục và tĩnh lặng thì tâm ta giống như gương sáng. Vô sự thì tĩnh hư, hữu sự thì động trực. Thông Thư nói: «Vắng lặng bất động tức là thành. Cảm động mà thông suốt tức là thần.» (Tịch nhiên bất động giả, thành dã. Cảm nhi toại thông giả, thần dã. 寂 然 不 動 者 , 誠 也 . 感 而 遂 通 者 , 神 也 ). «Vắng lặng bất động» tức là tĩnh hư; «Cảm động mà thông suốt» tức là động trực. Đó là điều mà các Đạo học gia đời Tống và đời Minh về sau thường thuyết giảng. Tuy nhiên Chu Liêm Khê chỉ đề cập dục như vậy; còn địa vị của nhân dục ở phương diện siêu hình và luân lý thì ông chưa từng nói rõ.

«Sáng suốt thì thông hiểu» (minh tắc thông), khi chúng ta vô dục và tĩnh lặng thì tâm chúng ta như gương sáng. Vắng lặng mà thường chiếu. Hễ sáng thì có thể như thế, không sáng thì không thể như thế. Về «công bình thì phổ quát» (công tắc phổ), Thông Thư nói: «Đạo của Thánh nhân chỉ là chí công mà thôi. Có kẻ hỏi: "Vì sao nói thế?" Đáp: "Bởi Trời Đất chỉ là chí công mà thôi."» (Thánh nhân chi đạo, chí công nhi dĩ hĩ. Hoặc viết: Hà vị dã? Viết: Thiên địa chí công nhi dĩ hĩ 聖 人 之 道 , 至 公 而 已 矣 . 或 曰 : 何 謂 也 ? 曰 : 天 地 至 公 而 已 矣 ).

Trời Đất chí công nên che chở tất cả, đó gọi là phổ 溥 (phổ quát, khắp nơi). Bởi công bình nên như thế. Nếu không công bình thì có sự che chở riêng tư cho mỗi loài. Đạo của Thánh nhân chỉ là chí công mà thôi. Cho nên, hễ sáng suốt, thông hiểu, công bình, và phổ quát, thì thứ dân trở thành thánh nhân vậy.

Muốn đạt tới cảnh giới «vô dục và tĩnh lặng» thì chúng ta cũng phải trải qua một giai đoạn đáng kể. Thông Thư nói: «Hồng Phạm viết: "Suy nghĩ phải thấu triệt. [...] Thấu triệt sẽ thánh thiện." Không suy nghĩ là căn bản. Suy nghĩ thông suốt là ứng dụng. Hơi lay động ở chỗ kia, thì chân thành động ở chỗ này. Không suy nghĩ mà chẳng gì không thông suốt, đó là Thánh nhân. Nếu không suy nghĩ, Thánh nhân không thể thông suốt cái tế vi. Nếu không thấu triệt, Thánh nhân không thể thông suốt khắp nơi. Do đó, thông suốt khắp nơi phát sinh từ thông suốt cái tế vi; ứng dụng cái tế vi phát sinh từ suy nghĩ. Cho nên suy nghĩ là căn bản của công việc của Thánh nhân và là sự lay động dẫn đến cát hung vậy.»13

Vô tư (không suy nghĩ) tức là vắng lặng bất động. Suy nghĩ thông suốt tức là cảm động mà thông suốt. Muốn đạt tới cảnh giới «không suy nghĩ mà chẳng gì không thông suốt» (vô tư nhi vô bất thông) thì trước tiên phải có công phu suy nghĩ. Nhưng cái công phu suy nghĩ ấy phải như thế nào thì Chu Liêm Khê chưa hề nói rõ. Chúng ta có thể phỏng đoán rằng công phu ấy có lẽ là thường xuyên chú ý đến trạng thái trong tâm chúng ta, giống như Mạnh Tử nói «tất hữu sự yên» 必 有 事 焉 (luôn canh cánh bên lòng).14
Thái Cực Đồ Thuyết nói: «Thánh nhân hợp nhất đức của mình với Trời Đất, hợp nhất vẻ sáng của mình với mặt trời và mặt trăng, hợp nhất thứ tự của mình với bốn mùa, hợp nhất cát hung của mình với quỷ thần.» Thông Thư nói: «Thánh nhân chỉ có chân thành mà thôi. Chân thành là gốc của ngũ thường (nhân, nghĩa, lễ, trí, tín), là nguồn của trăm hạnh.» (Thánh thành nhi dĩ hĩ. Thành ngũ thường chi bản, bách hạnh chi nguyên dã 聖 誠而 已 矣 . 誠 五 常 之 本 , 百 行 之 源 也 ).

Thành 誠 (chân thành) là tính bản nhiên của nhân tính. Thánh nhân sở dĩ là Thánh bởi vì đã trở về với tính bản nhiên của nhân tính. Điều mà Lý Ngao nói, các Đạo học gia kể từ Chu Liêm Khê về sau đã nhất trí chủ trương.●

* Lê Anh Minh dịch và phụ chú

Nguồn: Phùng Hữu Lan 馮 友 蘭 , Trung Quốc Triết Học Sử中 國 哲 學 史 , Hương Cảng 1956. Trích dịch chương 11 của thiên thứ hai. Phụ chú của người dịch ghi là LAM chú.
Lê Anh Minh

1. LAM chú: Trần Đoàn 陳 摶 (871-989) sống cuối thời Ngũ Đại và đầu đời Tống, tự là Đồ Nam 圖 南 , hiệu là Phù Dao Tử 扶 搖 子 , quê ở Chân Nguyên 真源 thuộc Bạc Châu 亳 州 (nay là Lộc Ấp 鹿 邑 , tỉnh Hà Nam 河 南 ). Thuở nhỏ đã đọc qua các kinh điển Nho giáo, đặc biệt ham thích sách dạy phương dược (thuốc trường sinh) của Đạo giáo, và có tâm chí dẹp loạn cứu đời. Những năm Trường Hưng 長 興 (930-933) đời vua Minh Tông 明 宗 (tức Lý Tự Nguyên 李 嗣 源 , tại vị 926-933) của Hậu Đường, ông thi rớt tiến sĩ, bèn chán đời, ẩn cư trong núi Vũ Đang 武 當 , rồi qua ở núi Hoa Sơn, kết bạn với Lã Động Tân 呂 洞 賓 và Lý Kỳ 李 琪 . Theo Tư Trị Thông Giám (Hậu Chu Ký), năm 956, tức năm Hiển Đức thứ 3 đời vua Thế Tông 世 宗 (tức Sài Vinh 柴 榮 , tại vị 954-959) của Hậu Chu, vua ham thích thuốc trường sinh (tức ngoại đan), nghe danh của Trần Đoàn bèn vời vào cung hỏi về thuật luyện đan, và phong cho Trần Đoàn làm Gián nghị đại phu, nhưng Trần Đoàn từ tạ. Vua ban cho Trần Đoàn hiệu Bạch Vân 白 雲 tiên sinh. Những năm Thái Bình Hưng Quốc 太 平 興 國 (976-984) đời vua Thái Tông của Bắc Tống, Trần Đoàn tuân chiếu chỉ vào kinh đô, ông khuyên vua chiêu hiền đãi sĩ, khoan nới sức dân, trừ khử nịnh thần, ban thưởng tam quân. Vua ban ông hiệu Hi Di 希 夷 tiên sinh. Trần Đoàn học thức uyên bác, trứ tác nhiều. Vô Cực Đồ của ông được Chu Đôn Di sửa đổi thành Thái Cực Đồ. Tiên Thiên Đồ của ông được Thiệu Ung kế thừa. Ông có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển của Lý Học đời Tống. Trứ tác của ông đều mất cả, chỉ còn sót Âm Chân Quân Hoàn Đan Ca Chú 陰 真 君 還 丹 歌 注 được chép vào Đạo Tạng. Đạo giáo tôn xưng ông là Trần Đoàn Lão Tổ 陳 摶 老 祖 . Xem: Trương Chí Triết, Đạo Giáo Văn Hoá Từ Điển, Giang Tô Cổ Tịch xuất bản xã, 1994, tr.207. ↩
2. Phùng Hữu Lan chú: Trong Đạo Tạng, bản Tham Đồng Khế do Bành Hiểu chú giải cũng không có hình đồ nào cả.– Derk Bodde chú: Bành Hiểu sống thời Ngũ Đại (907-959). ↩
3. LAM chú: Trong Thuỷ Hoả Khuông Khoách Đồ, nửa hình tròn bên trái tượng trưng quẻ Ly ☲, nửa hình tròn bên phải tượng trưng quẻ Khảm ☵ . Vòng cung đen là hào Âm, vòng cung trắng là hào Dương ↩
4. Phùng Hữu Lan chú: Hoàng Tông Viêm 黃 宗 炎, Thái Cực Đồ Biện 太 極 圖 辯 (được trích dẫn trong Tống Nguyên Học Án 宋 元 學 案 ) và Chu Di Tôn 朱 彝 尊 , Thái Cực Đồ Thụ Thụ Khảo 太 極 圖 授 受 考 (in trong Bộc Thư Đình Tập 曝 書 亭集 , quyển 58). ↩
5. Hoàng Tông Viêm, Thái Cực Đồ Biện: «Chu Tử đắc thử đồ, nhi điên đảo kỳ tự, cánh dị kỳ danh, phụ ư Đại Dịch, dĩ vi Nho giả chi bí truyền. Cái phương sĩ chi quyết, tại nghịch nhi thành Đan, cố tòng hạ nhi thượng. Chu Tử chi ý, dĩ thuận nhi sinh nhân, cố tòng thượng nhi hạ.» 周 子 得 此 圖 , 而 顛 倒 其 序 , 更 易 其 名 , 附 於 大 易 , 以 為 儒 者 之 秘 傳 . 蓋 方 士 之 訣 , 在 逆 成 丹 , 故 從 下 而 上 . 周 子 之 意 , 以 順 而 生 人 , 故 從 上 而 下. ↩
6. Thông Thư: «Động nhi vô tĩnh, tĩnh nhi vô động, vật dã. Động nhi vô động, tĩnh nhi vô tĩnh, thần dã. Động nhi vô động, tĩnh nhi vô tĩnh, phi bất động bất tĩnh dã. Vật tắc bất thông; thần diệu vạn vật.» 動 而 無靜 , 靜 而 無 動 , 物 也 . 動 而 無 動 , 靜 而 無 靜 , 神 也 . 動 而 無 動 , 靜 而 無 靜 , 非 不 動不 靜 也 . 物 則 不 通 ; 神 妙 萬 物 . – LAM chú: Câu chót tôi dịch theo Derk Bodde: «For whereas things do not interpenetrate one another, spirit is the most mysterious of all things.» ↩
7. Thông Thư: «Nhị khí ngũ hành, hoá sinh vạn vật. Ngũ thù nhị thực, nhị bản tắc nhất. Thị vạn vi nhất, nhất thực vạn phân. Vạn nhất các chính, tiểu đại hữu định.» 二 氣 五 行 , 化 生 萬 物 . 五 殊 二 實 , 二 本 則 一 . 是 萬 為 一 , 一實 萬 分 . 萬 一閣 正 , 小 大 有 定 . ↩
8. Thông Thư nói: «Thành giả, thánh nhân chi bản. "Đại tai Càn nguyên, vạn vật tư thuỷ," (a) thành chi nguyên dã. "Càn đạo biến hoá, các chính tính mệnh, thành tư lập yên, thuần tuý chí thiện giả dã." ( B) Cố viết: "Nhất Âm nhất Dương chi vị đạo; kế chi giả thiện dã; thành chi giả tính dã." © Nguyên hanh thành chi thông; lợi trinh thành chi phục. Đại tai Dịch dã, tính mệnh chi nguyên hồ.» 誠 者 , 聖 人 之 本 . 大 哉 乾 元 , 萬 物 資 始 , 誠 之 源 也 . 乾 道 變 化 , 各 正 性 命 , 誠 斯 立 焉 , 純 粹 至 善 者 也 . 故 曰 : 一 陰 一 陽 之 謂道 ; 繼 之 者善 也 ; 誠 之 者 性 也 . 元 亨 誠 之 通 ; 利 貞 誠 之 復 . 大 哉 易 也 , 性 命 之 源 乎 . – LAM chú: (a) Câu «Đạitai Càn nguyên, vạn vật tư thuỷ» là Thoán Truyện quẻ Càn. ( B) Chỉ có «Cànđạo biến hoá, các chính tính mệnh» là trong Thoán Truyện quẻ Càn. Còn «Thànhtư lập yên, thuần tuý chí thiện giả dã» tôi không thấy xuất hiện trong Chu Dịch và Tứ Thư. © Câu «NhấtÂm nhất Dương chi vị đạo; kế chi giả thiện dã; thành chi giả tính dã» này trong Hệ Từ Thượng. ↩
9. Thông Thư: «Tính giả cương nhu thiện ác, trung nhi dĩ hĩ. Bất đạt, viết: Cương thiện vi nghĩa, vi trực, vi đoán, vi nghiêm nghị, vi cán cố. Ác vi mãnh, vi ải, vi cường lương. Nhu thiện vi thuận, vi tốn. Ác vi nhu nhược, vi vô đoán, vi tà nịnh. Duy trung dã giả, hoà dã, trúng tiết dã, thiên hạ chi đạt đạo dã, thánh nhân chi sự dã. Cố thánh nhân chủ giáo, tỷ nhân tự dị kỳ ác, tự chí kỳ trung nhi chỉ hĩ.» 性 者 剛 柔 善 惡 , 中 而 已 矣 . 不 達 , 曰: 剛 善 為 義 , 為 直 , 為 斷 , 為 嚴 毅 , 為 幹 固 . 惡 為 猛 , 為 隘 , 為 強 梁 . 柔 善 為 順 , 為 巽 . 惡 為 懦 弱 , 為 無 斷 , 為 邪 佞 . 惟 中 也 者 , 和 也 , 中 節也 , 天 下 之達 道 也 , 聖 人 之 事 也 . 故 聖 人 主 教 , 俾人 自 易 其 惡 , 自 至 其 中 而 止 矣 .


10. Thông Thư: «Thiên dĩ Dương sinh vạn vật, dĩ Âm thành vạn vật. Vật sinh, nhân dã; thành, nghĩa dã. Cố thánh nhân tại thượng, dĩ nhân dục vạn vật, dĩ nghĩa chính vạn dân.» 天 以 陽 生 萬 物 , 以 陰 成 萬 物 . 物 生 , 仁 也 ; 成 , 義 也 . 故 聖 人 在 上 , 以仁 育 萬 物 , 以 義 正 萬 民 .

11. Thông Thư: «Thánh khả học hồ? Viết: Khả. Viết: Hữu yếu hồ? Viết hữu, thỉnh vấn yên. Viết: Nhất vi yếu, nhất giả vô dục dã. Vô dục tắc tĩnh hư động trực. Tĩnh hư tắc minh, minh tắc thông, động trực tắc công, công tắc phổ. Minh thông công phổ, thứ hĩ hồ!» 聖 可 學 乎 ?曰 : 可 . 曰 : 有 要乎 ?曰 有 , 請 問 焉 . 曰 :一 為要 , 一 者 無 欲 也 . 無 欲 則 靜 虛 動 直 . 靜 虛 則 明 , 明 則 通 , 動 直 則 公 , 公 則 溥 . 明 通公 溥 , 庶 矣 乎 ! ↩
12. Mạnh Tử, Công Tôn Sửu (thượng): «Kim nhân sạ kiến nhụ tử tương nhập vu tỉnh, giai hữu truật dịch trắc ẩn chi tâm. Phi sở dĩ nạp giao vu nhụ tử chi phụ mẫu dã; phi sở dĩ yêu dự vu hương đảng bằng hữu dã; phi ố kỳ thanh nhi nhiên dã.» 今 人 乍 見 孺 子 將 入 于 井 , 皆 有 怵 惕 惻 隱 之 心 . 非 所 以 內 交于 孺 子之 父 母 也 ; 非 所 以 要 譽 于 鄉 黨 朋 友 也 ; 非 惡 其 聲 而 然 也 . ↩
13. Thông Thư: «Hồng Phạm viết: "Tư viết duệ. [...] Duệ tác thánh." Vô tư, bản dã. Tư thông, dụng dã. Cơ động ư bỉ, thành động ư thử, vô tư nhi vô bất thông vi thánh nhân. Bất tư tắc bất năng thông vi; bất duệ tắc bất năng vô bất thông. Thị tắc vô bất thông sinh ư thông vi; dụng vi sinh ư tư. Cố tư giả, thánh công chi bản, nhi cát hung chi cơ dã.» 洪 範 曰 : 斯 曰睿 . [...] 睿 作 聖 . 無 思 , 本 也 . 思 通 , 用 也 . 幾 動 於 彼 , 誠 動 於 此 , 無 思 而 無 不通 為聖 人 . 不 思 則 不 能 通 微 ; 不 睿 則 不 能 無 不 通 . 是 則 無 不 通 生 於 通 微 ; 用 微 生 於思 . 故 思 者 , 聖 功 之 本 , 而 吉 凶 之 幾 也 .– LAM chú: Nguyên văn trong Hồng Phạm là: «Ngũ sự: Nhất viết mạo, nhị viết ngôn, tam viết thị, tứ viết thính, ngũ viết tư. Mạo viết cung, ngôn viết tòng, thị viết minh, thính viết thông, tư viết duệ. Cung tác túc, tòng tác nghệ, minh tác triết, thông tác mưu, duệ tác thánh.» 五 事 : 一 曰 貌 , 二 曰 言 , 三 曰 視 , 四 曰 聽 , 五曰 思 . 貌 曰 恭 , 言 曰 從 , 視 曰 明 , 聽 曰 聰 , 思 曰 睿 . 恭 作 肅 , 從 作 乂 , 明 作 哲 , 聰作 謀 , 睿 作 聖 (Năm việc: 1- Dung mạo, 2- Nói năng, 3- Nhìn, 4- Nghe, 5- Suy nghĩ. Dung mạo phải kính cẩn, nói năng phải theo lý lẽ, nhìn phải sáng suốt, nghe phải tinh tế, suy nghĩ phải thấu triệt. Kính cẩn sẽ nghiêm túc, theo lý sẽ trật tự, sáng suốt sẽ khôn ngoan, tinh tế sẽ mưu lược, thấu triệt sẽ thánh thiện). ↩
14. LAM chú: Câu «Tấthữu sự yên» 必 有 事 焉 trích trong Mạnh Tử (Công Tôn Sửu, thượng), Mạnh Tử nói về việc nuôi dưỡng khí hạo nhiên. Ta cần tích luỹ việc nghĩa thì khí hạo nhiên mới sinh ra. Nguyên văn: «Tất hữu sự yên vật chính, tâm vật vong, vật trợ trưởng dã.» 必 有 事 焉 勿正 , 心 勿 忘 , 勿 助 長也 . Chu Hi giảng chính 正 là dự kỳ 預期 (mong ngóng), ý nói việc nuôi dưỡng khí hạo nhiên chúng ta ắt luôn chú tâm đến, nhưng chớ mong ngóng hiệu quả, chớ quên nó, chớ thúc ép cho nó mau lớn. Cố Viêm Vũ bác bỏ giải thích này. Chẳng qua văn bản bị chép sai. Hai chữ chính tâm 正 心 tức là chữ vong 忘 bị chép sai. Câu này lẽ ra phải là: «Tất hữu sự yên vật vong, vật vong, vật trợ trưởng dã.» 必 有 事 焉 勿 忘 , 勿 忘 , 勿 助 長 也 (Trong tâm ắt có sự [nuôi dưỡng khí hạo nhiên], chớ quên, chớ quên, chớ thúc ép cho nó mau lớn). Xem: Tứ Thư Độc Bản, Tam Dân Thư Cục, Đài Loan, 1993, tr.367. James R. Ware (The Sayings of Mencius, New York, 1960, tr.65) dịch đúng ý của Cố Viêm Vũ: «Let it be constantly in your heart-and-mind, and do not engage in efforts to help it grow.» (Cứ để nó luôn trong lòng, chớ ép nó phát triển). Ở đây, Phùng Hữu Lan trích câu này là muốn nhấn mạnh ý nghĩa «luôn canh cánh bên lòng», chứ ông không quan tâm vấn đề nuôi dưỡng khí hạo nhiên.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài viết nào của bác sĩ Nguyễn Xuân Quang cũng rất quý và giá trị, tuy nhiên kết luận về quy tắc biểu tượng của các vua Hùng và Tổ tông của các ngài cần xem xét lại, tôi góp thêm vài ý ở phía dưới cuối bài.

 

TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN, BỘ SỬ ĐỒNG BẰNG HÌNH CỦA ĐẠI TỘC VIỆT.

Nguyễn Xuân Quang

(phần 3 và hết).

 

 

(Bài nói chuyện ngày 19-4-2015 tại Hội Phát Triển Nghệ Thuật Truyền Thống Việt Nam và Hội Quán Lạc Hồng tại Little Saigon, Nam Cali, Hoa Kỳ).

clip_image002

II. SỬ SÁCH, LỊCH SỬ VIỆT TRONG SỬ ĐỒNG ĐÔNG SƠN VIẾT BẰNG HÌNH, CHỮ NÒNG NỌC VÒNG TRÒN QUE.

Trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn là những hiện vật do con người làm ra và được cho là có từ thời Hùng Vương lịch sử nên bắt buộc có một khuôn mặt là bộ sách LỊCH SỬ VIỆT bằng hình, bằng đồng đích thực.

 

Lưu Ý

Các vua Hùng lịch sử là di duệ hay đội lốt các Thần Tổ Phụ Mặt Trời sinh tạo thế gian ứng với tứ tượng là:

.Mặt Trời Ánh Sáng Đế Minh ứng với Lửa Vũ Trụ, Lửa Trời Càn mà dân gian Việt Nam gọi nôm na là Chàng (I) Lửa (thái dương II) tức III, quái Càn.

.Kì Dương Vương ứng với Đất Lửa Li cõi đất dương gian mà dân gian Việt Nam gọi là Chàng (I) Đất (thiếu dương OI) tức IOI, quái Li.

.Lạc Long Quân ứng với Nước dương mà dân gian Việt Nam gọi là Chàng (I) Nước , (thái âm OO) tức IOO, quái Chấn.

. Tổ Hùng ứng với Gió dương mà dân gian Việt Nam gọi là Chàng (I) Gió (thiếu âm IO) tức IIO, quái Đoài.

 

Mỗi Đại Tộc có bốn Tộc, mỗi Tộc có bốn Chi Tộc cũng ứng với tứ tượng.

Ở cõi thế gian lịch sử, thú biểu bốn chân của các Vua Hùng Vương lịch sử là vật tổ chính còn chim biểu thường là biểu tượng cõi trời thế gian nhưng đôi khi cũng biểu tượng cả cõi vũ trụ tạo hóa, nhất là trên các trống vũ trụ có mặt trời có số nọc tia sáng bằng hay dưới 8.

CHỦNG NGƯỜI TIỂU VŨ TRỤ HỒNG LẠC (LẠC HỒNG): LỬA NƯỚC, CHIM-RẮN.

Hồng Lạc phải nhìn theo Vũ Trụ Tạo Sinh, Dịch học. Hiển nhiên ta thấy rõ trước mắt là khi thì gọi là Hồng Lạc khi thì gọi là Lạc Hồng. Gọi xuôi ngược như vậy là gọi theo hai diện chim rắn, Tiên Rồng nọc nòng, dương âm. Hồng là Đỏ là Lửa và Lạc là nác, Nước. Theo ngành Lửa, Chim, Tiên, Mẹ Âu Cơ thì gọi là Hồng Lạc (Hồng Lửa để trước) còn theo ngành Nước, Rắn, Rồng, Cha Lạc Long Quân thì gọi là Lạc Hồng.

Như thế Hồng Lạc, Lạc Hồng phải hiểu nghĩa dọc theo suốt cả chiều dài của văn hóa Việt dựa trên Vũ Trụ Tạo Sinh từ thái cực, Trứng Vũ Trụ trở xuống.

Hồng Lạc là chủng Người vũ Trụ Chim Rắn Viêm Đế-Thần Nông.

-Ở tầng thái cực, Trứng Vũ Trụ, Hồng Lạc (Lạc Hồng) là Lửa-Nước (Nước Lửa) nhất thể, là vũ trụ, là Viêm Đế-Thần Nông hay Thần Nông Viêm Đế nhất thể, là Tổ Hùng Tạo Hóa nhất thể.

Hồng Lạc là chủng Chim-Rắn và Lạc Hồng là Rắn-Chim nhất thể còn ở dạng thiên nhiên hay đã thần thoại hóa.

Chứng sử đồng như đã nói ở trên, về phía Lạc Hồng là Rắn Nước-Chim Rìu Lửa ở đầu thuyền trên trống Ngọc Lũ I, Hoàng Hạ…

-Ở tầng lưỡng nghi, nòng nọc, âm dương đối cực, Hồng Lạc là Lửa-Nước, Chim Rắn tách riêng hai ngành. Nhìn theo hai cực đối ngược nòng nọc, âm dương, Hồng Lạc là chủng Chim Cắt Hồng Hoàng (Hán Việt chim cắt gọi là Hồng Hoàng) và Rắn Nước Lạc.

Chứng sử đồng còn thấy ở thuyền Sông Đà. Đầu thuyền đầu Rắn nước, đuôi thuyền đầu chim cắt.

clip_image004

Thuyền Lạc Hồng Rắn Nước Lạc-Chim Cắt Lửa Hồng (Hoàng) trên trống Sông Đà.

Ở ngành chim Nọc Việt dương thái dương, nhìn dưới diện chim biểu cõi trên tạo hóa, Hồng Lạc là chủng Chim Hồng Hoàng Mỏ Cắt và Chim Nước Bồ Nông (chim nông Hán ngữ là Đường Nga, có Nga chỉ chung cả họ chim nước chân có màng là nông, ngỗng, ngan, vịt trời…).

Chứng sử đồng còn thấy qua hình chim cắt và chim Nông bay.

clip_image005 clip_image007

Chim cắt bay ở một tang trống Điền Việt và chim nông bay trên trống Ngọc Lũ I.

Ở cõi trời sinh tạo thế gian là Chim Lửa Trĩ Việt (Đế Minh)

clip_image009

Chim trĩ Lửa, Trĩ Việt trên nóc nhà mặt trời trên trống Ngọc Lũi I.

và Chim Nước ngỗng, le le (Vụ Tiên)…

Trên những trống Shan thường có các loài chim nước được cho là thuộc họ nhà vịt.

clip_image011

Hình những con chim nước được cho là họ nhà Vịt trên một trống Shan.

Lưu ý là tộc Shan nói tiếng Tầy Thái thuộc ngành nòng âm Thần Nông, Lạc Long Quân.

HỒNG LẠC, LẠC HỒNG THẾ GIAN.

Ở cõi thế gian nhìn dưới diện thú biểu là con thú Hồng, thú Hùng (đỏ, mặt trời, dương), đực (thư hùng), con thú Đực, con Đục, con Đọc, con Cọc, con Hươu sừng Kì Dương Vương.

clip_image013

Một con hươu sừng đực trên trống Ngọc Lũ I.

và con thú Lạc. Thú Lạc sống được dưới nước mang tính Việt (có sừng, mào, mõm nhọn, vi gai nhọn, vi sừng…). Con thú Lạc thấy nhiều trên các trống ở Việt Nam là con Cá Sấu Việt. Việt ngữ sấu biến âm với sẩu (xương sẩu). Sẩu có một nghĩa là sừng: xin khúc đầu những xương cùng sẩu. Sấu biến âm với sậu có nghĩa là cứng (ngô sậu, khoai sậu). Theo c=s (cắt = sắt) ta có cứng = sừng. Con sấu là loài sống được dưới nước như cá và có vi sừng. Theo ng = g (như ngẫm = gẫm), Hán Việt ngạc, cá sấu biến âm với Việt ngữ gạc, sừng. Cá sấu là con cá gạc (sừng), cá ngạc (Hán Việt).

Sấu Dao Việt (xem dưới) là một khuôn mặt thú biểu vùng đất có nước như đầm hồ, ven sông, biển của Lạc Long Quân.

Sấu Việt thấy trong sử đồng Đông Sơn trên trống Hóa Bình.

clip_image015

Cá sấu Lạc Việt trên trống Hòa Bình.

Hồng Lạc thế gian về thú biểu là Hươu Hồng-Cá Sấu Lạc.

HỌ HỒNG BÀNG THẾ GIAN

Theo truyền thuyết thì Họ Hồng Bàng thế gian kể từ Kì Dương Vương trở xuống. Như thế nếu nói chung thì họ Hồng Bàng phải kể từ thần tổ tối cao là thần mặt trời Viêm Đế của ngành Nọc Việt dương thái dương trở xuống. Tại sao Họ Hồng Bàng Thế gian chỉ kể từ Kì Dương Vương trở xuống? Điểm này dễ hiểu vì Kì Dương Vương được coi là con người đầu tiên của loài người, là thần tổ đầu tiên của người Việt, vua đầu tiên của nước Xích Quỉ, Người Việt Mặt Trời.

Trong sử sách có nhiều tác giả giải thích về Họ Hồng Bàng nhìn dưới những góc cạnh khác nhau của văn hóa Việt có cốt lõi chim rắn Tiên Rồng nòng nọc, âm dương, Dịch học nên bất đồng ý kiến giống như các thầy bói sờ voi.

Phải giải thích Họ Hồng Bàng cũng như những tên khác trong sử truyền thuyết lịch sử Việt (như Viêm Đế, Thần Nông, Đế Minh, Kì Dương Vương, Lạc Long Quân, Tổ Hùng, Hồng Lạc, Văn Lang…) và tất cả các chi tiết khác của văn hóa Việt theo Vũ Trụ Tạo Sinh, Dịch học.

Hồng Bàng cũng vậy.

Như đã biết, vị thần tổ tối cao của phía người Việt Mặt Trời thái dương là thần mặt trời Viêm Đế, các Tổ Phụ Việt đều là các thần mặt trời, Hùng Vương trong ngành Nọc Việt dương thái dương là vua dòng Mặt Trời, Người Việt là Người Mặt Trời, Xích Quỉ là Người Đỏ, Người Mặt Trời (Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt), … như thế theo ngành Nọc Việt thái dương Mặt Trời ta phải hiểu một cách thật giản dị là lấy theo nghĩa Mặt Trời. Hồng Bàng là Họ Đỏ: Họ Mặt Trời thái dương.

Trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn luôn luôn có mặt trời ở tâm trống do con người thế gian làm ra nên có một khuôn mặt biểu tượng cho Họ Hồng Bàng Thế Gian.

Còn lấy theo vật tổ thì như đã biết

-Ở cõi trên tạo hóa, sinh tạo, chim tổ của ngành Nọc Việt mặt trời Viêm Đế có chim biểu là con chim mỏ rìu, mỏ cắt, chim Việt có mũ sừng nên Họ Hồng Bàng là Họ Chim Hồng Hoàng (xin nhắc lại tên Hán Việt của chim Rìu, Chim Việt, Chim Cắt là Hồng Hoàng).

Có tác giả giải thích Hồng Bàng là họ chim Hồng và cho là con ngỗng Hồng, một loài chim nước, là chỉ nhìn theo đại tộc Lạc Long Quân, không nhìn theo toàn ngành chim Hồng Hoàng mặt trời Viêm Đế, như thế không hoàn chỉnh.

-Ở cõi thế gian là những thú bốn chân có nghĩa là Việt, Họ Hồng Bàng thế gian kể từ Kì Dương Vương trở xuống là họ của các con thú Việt mặt trời biểu tượng của Kì Dương Vương là Hươu Việt, của Lạc Long Quân là Rắn Nước Việt (Cá sấu Việt, Thằn Lằn Việt), của Tổ Hùng là Sói Việt. … (sẽ nói rõ ở dưới).

Như thế ở cõi thế gian gọi theo vật tổ bốn chân thì Hồng Bàng thế gian là Họ Thú Việt Mặt Trời của ba tiểu thế của cõi giữa nhân gian là Hươu Việt Đất Dương, Sấu Việt Đất Âm, vùng Nước và Sói Lang Việt Gió Dương, Bầu Trời.

Trong đồ đồng Đông Sơn còn thấy một chiếc rìu thờ có khắc ba loài thú này, tôi gọi là Rìu Hồng Bàng thế gian:

clip_image017

Rìu thờ Đông Sơn có ba thú biểu là Dao Long (Sấu Dao Việt thần thoại hóa), Hươu Việt và Sói Lang Việt.

HÙNG VƯƠNG LỊCH SỬ.

Hùng Lang sinh ra từ bọc trứng thế gian của Tổ Hùng thế gian đội lốt bọc trứng vũ trụ của Tổ Hùng Tạo hóa, một khuôn mặt của Thần Nông-Viêm Đế nhất thể. Như đã biết Tổ Hùng thế gian có ít nhất có ba khuôn mặt chính là

-Khuôn mặt sinh tạo nòng nọc, âm dương Nhất Thể, Bọc Trứng Sinh Tạo thế gian.

Đây là khuôn mặt sinh tạo ở cõi Tiểu Vũ Trụ đội lốt Thần Nông-Viêm Đế ở cõi tạo hóa.

Hùng biến âm với Naacal Naga ngữ Hun là 1 (nhất thể), là Đấng Tạo Hóa Nhất Thể lưỡng tính phái ứng với trứng vũ trụ, trứng thế gian.

clip_image019

clip_image021

Bọc Trứng Trăm Lang Hùng.

-Khuôn mặt duy dương là ngành Nọc Việt thái dương mặt trời Viêm Đế tức 100 Lang Hùng sinh ra từ tròng đỏ trứng vũ trụ. Ngành này gồm hai nhánh: nọc Việt dương thái dương (Hùng Man, Hùng Kì) và nọc Việt âm thái dương (Hùng Lạc, Hùng Lang).

-Khuôn mặt duy âm là nhánh Nòng Việt thái dương đại diện cho Nòng Bộc thái âm phía Thần Nông thái âm.

Như thế Hùng Vương di duệ của Tổ Hùng cũng có ít nhất ba khuôn mặt chính:

1-Hùng Vương Bầu Trời sinh tạo nhân gian:

nòng nọc, âm dương Nhất Thể sinh ra từ bọc trứng thế gian đội lốt Trứng Vũ Trụ Thần Nông-Viêm Đế cõi tạo hoá mang di thể (gene) Chim-Rắn nhất thể.

Về chim biểu của khuôn mặt sinh tạo nòng nọc, âm dương nhất thể này, Hùng Vương lịch sử cũng có chim biểu là Cò Lang, Cò Việt, Cò Gió Lang đội lốt Cò Lang tiểu vũ trụ của Tổ Hùng.

2. Khuôn mặt Nòng Việt thái dương Đại Diện cho Ngành Nòng Bộc Thần Nông Thái Âm và cho Khuôn Mặt Nữ Âu Cơ (xem trống Đào Xá ở dưới).

3. Khuôn mặt Nọc Việt thái dương lịch sử.

-Nhánh Hùng Vương Mặt Trời thái dương.

Ở ngành Nọc Việt mặt trời thái dương Viêm Đế mang di thể Chim Viêm Đế có chim biểu là con cắt Lang trắng.

-Nhánh Hùng Vương Không Gian Khí Gió.

Theo thái âm là ngành nòng Bộc không gian thái âm Thần Nông mang di thể Rắn Thần Nông.

Trên trống đồng (trống là đực) khuôn mặt Nòng Bộc thái âm Thần Nông thái âm này không có mặt, được đại diện bằng nhánh Hùng Vương nọc Việt âm thái dương và có chim biểu là con chim Nông thái dương.

clip_image006

Chim nông trên trống Ngọc Lũ I trong mỏ có dấu (accent) nọc mũi tên (mũi mác, răng cưa, răng sói) > có một nghĩa thái dương.

HÙNG VƯƠNG VUA MẶT TRỜI NGÀNH NỌC VIỆT THÁI DƯƠNG MẶT TRỜI VIÊM ĐẾ- ĐẾ MINH.

Đại tộc Việt thuộc ngành Nọc Việt thái dương thần Mặt Trời Viêm Đế có các vua tổ thế gian là Hùng Vương.

Hùng là gì?

– Ở cõi trời thế gian, Tổ Hùng, như đã nói ở trên, có khuôn mặt đấng tạo hóa nhất thể, đội lốt Viêm Đế-Thần Nông nhất thể, thấy qua từ Hùng biến âm với chữ viết Naacal Đông phương Hun, có nghĩa là 1, Đấng Tạo Hóa.

-Ở cõi thế gian Hùng Vương lịch sử nhánh Nọc Việt dương thái dương, mặt trời Viêm Đế thì Hùng có những nghĩa:

.Hùng là Đực (hùng trĩ, thư hùng): Đực là dương, là Mặt Trời.

.Hùng, hung là đỏ. Hung đỏ. Đỏ là mặt Trời.

.Hùng là hồng là đỏ (hồng kỳ), Đỏ là tỏ, là mặt trời.

.Hùng là mạnh. Hùng mạnh. Sức mạnh là Mặt trời.

.Hùng là người đứng đầu, là số 1. Đây là lấy theo nghĩa duy dương của Hun, 1 của Naacal Đông phương. Ta thấy Hùng = hun = Mường ngữ Cun, người đứng đầu, số 1, tù trưởng của Mường Việt. ‘Cun lang bú chó, cun vó bú trâu’.

Theo duy dương Số 1 là mặt Trời (Việt ngữ son, một mình, còn son, Anh ngữ solo, Pháp ngữ seul, Tây Ban Nha ngữ solamente ruột thịt với gốc sol, Pháp ngữ soleil, Đức ngữ sonn, mặt trời).

.Hùng là Uighur ngữ Hun là Mặt Trời. Uighur lấy nghĩa theo duy dương của Naacal Đông phương Hun có nghĩa là Một, Đấng Tạo Hóa.

Hiện nay các nhà làm văn hóa Việt Nam chỉ hiểu Hùng theo nghĩa ‘người đứng đầu, thủ lãnh, số 1’ bởi vì không nhìn dưới lăng kính Chim Rắn, Tiên Rồng nòng nọc, âm dương, Dịch học, cốt lõi của văn hóa Việt Nam.

Như thế trong Đại tộc Việt thuộc ngành Nọc Việt thái dương thần Mặt Trời Viêm Đế, Hùng có nghĩa ở cõi sinh tạo là Hun, số 1, nhất thể, Đấng Sinh Tạo đội lốt Tạo Hóa và ở cõi nhân sinh lịch sử có nghĩa là Mặt Trời.

CHỨNG SỬ HÙNG VƯƠNG LỊCH SỬ ĐẤNG SINH TẠO, VUA MẶT TRỜI TRONG SỬ ĐỒNG.

Trống đồng của đại tộc Đông Sơn luôn luôn có mặt trời nằm trong vòng không gian tức trụ vũ, là bọc trứng thế gian sinh ra Hùng Vương, biểu tượng cho khuôn mặt sinh tạo của Hùng Vương. Theo duy dương trong ngành Nọc Việt thái dương Mặt trời thì mặt trời là biểu tượng cho Hùng Vương.

Như thế trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn có một khuôn mặt chính là trống biểu của Tổ Hùng sinh tạo trứng thế gian và vua Hùng Vương mặt trời thái dương (vì trống có nghĩa chính là đực, mặt trời).

clip_image023

Trống Ngọc Lũ I.

HAI NHÁNH HÙNG VƯƠNG CHIM RẮN, TIÊN RỒNG CỦA NGÀNH NỌC VIỆT THÁI DƯƠNG MẶT TRỜI VIÊM ĐẾ.

Trống đồng có một nghĩa là đực, dương, mặt trời là trống biểu chính của ngành Nọc Việt mặt trời Viêm Đế. Ngành này chia ra làm hai nhánh: nhánh Nọc Việt dương thái dương có chim biểu là Chim sừng thái dương mỏ cắt, có hai đại tộc Hùng Man dòng Đế Minh, Hùng Kì dòng Kì Dương Vương và nhánh Nọc Việt âm thái dương có rắn biểu là Rắn sừng hay có mồng thịt âm thái dương gồm hai đại tộc Hùng Lạc dòng Lạc Long Quân và Hùng Lang dòng Tổ Hùng.

Chứng sử đồng của hai đại tộc chim sừng, Chim Việt và rắn sừng, Rắn Việt này còn thấy rõ trong sử đồng Đông Sơn.

. Đầu mũi thuyền trên trống Ngọc Lũ và các trống liên hệ, như đã nói ở trên, có hình chim rìu, chim mỏ sừng (hornbill), mỏ cắt cắm vào miệng rắn nước có sừng cong (cong mang âm tính, âm thái dương) :

clip_image025

Đầu thuyền trên trống Ngọc Lũ I có chim rìu chim mỏ sừng, mỏ cắt cắm vào miệng rắn có sừng cong, bên trong sừng có chữ nòng nọc vòng tròn-que hình nọc que cong mang nghĩa nọc âm thái dương.

.Trên trống Quảng Xương có hai nhánh người Việt mặt trời chim cắt sừng lửa và rắn dải nước có sừng :

clip_image027

Trống Quảng Xương.

clip_image029

Người mặt trời chim cắt mũ sừng.

clip_image031

Người mặt trời rắn dải có sừng, có mồng.

BỐN ĐẠI TỘC NGƯỜI VIỆT MẶT TRỜI THÁI DƯƠNG DÒNG HÙNG VƯƠNG MẶT TRỜI ỨNG VỚI TỨ TƯỢNG NGÀNH NỌC VIỆT THÁI DƯƠNG VIÊM ĐẾ.

Như vừa nói ở trên ngành người Việt mặt trời thái dương con cháu Tổ Hùng, Hùng Vương ngành Nọc Việt mặt trời thái dương gồm có 4 đại tộc Hùng Man, Hùng Kì, Hùng Lạc, Hùng Lang ứng với tứ tượng dương thái dương.

Thổ dân Mỹ châu cũng có quan niệm là chủng người tiểu vũ trụ, ngành mặt trời gồm có Tứ Dân (Four People).

clip_image033

Quan niệm vũ trụ sinh ra Bốn Đại Tộc Người của Thổ dân Mỹ châu.

Chứng sử Bốn Đại Tộc, Tứ Dân này còn thấy khắc ghi rõ trên trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn. Trên một trống đồng Điền Việt thấy qua tế vụ bốn tộc người chim mặt trời Việt bay quanh mặt trời trên trục thế giới giống như tế vụ Bay Quanh Trụ Palo volador của người Maya ở Mễ và Guatemala còn thấy hiện nay.

clip_image034

Tế vụ Người Chim Mặt trời Việt bay quay trục mặt trời trên một trống Điền Việt và tế vụ Bay Quanh Trụ Palo volador của Maya ở Mễ và Guatemala hiện nay.

NHÁNH NỌC VIỆT THÁI DƯƠNG.

Nhánh Nọc Việt thái dương gồm hai chi: chi Nọc Việt dương thái dương có Hùng Man Đế Minh, Hùng Kì Kì Dương Vương và chi Nọc Việt âm thái dương có Hùng Lạc Lạc Long Quân và Hùng Lang Tổ Hùng.

Chi Nọc Việt Dương Thái Dương.

Đại Tộc Hùng Man.

Như đã nói ở trên, Hùng Man dòng Đế Minh. Man, Mán, Mường là Người là Ngời là Sáng, là Minh.

Đại tộc Hùng Man là Man Việt với Việt viết với bộ kim 鉞 (thấy từ đời nhà Chu). Kim là vật kim loại nhọn như vũ khí kim loại nhọn, là nọc lửa như tia ánh sáng minh. Trên đầu chữ kim có chữ nọc mũi tên (mũi mác, răng cưa, răng sói) ^ có nghĩa là nọc, dương, lửa mặt trời, lửa thái dương sinh động ứng với Đế Minh.

Về ngôn ngữ học: ở đây trống biến âm với chông (cọc, nọc nhọn). Nọc, cọc nhọn có một nghĩa là lửa, mặt trời.

Chứng Sử Đồng Đông Sơn.

-Về hình dạng

Trong sử đồng Đông Sơn, về hình dạng, Man Việt Hùng Man có trống biểu là Trống LỬA hình Trụ Ống Nguyễn Xuân Quang II ứng với lửa thái dương Càn Đế Minh. Ví dụ một trống Lào hình trụ ống:

clip_image036

Trống trụ ống Lào.

Thân trống có nhiều vành nọc mũi tên (mũi mác, răng cưa, răng sói) có nghĩa là nọc, dương, lửa, mặt trời, thái dương sinh động, ăn khớp với trống Lửa hình trụ ống và những vành giới hạn nọc chấm lửa nguyên tạo ứng với Càn.

Trống hình trụ ống Nguyễn Xuân Quang II với các vành dương, lửa thái dương này là trống biểu của Hùng Man dòng Đế Minh.

-Về nội dung

Trống Đông Sơn IV là trống biểu của Hùng Man dòng Đế Minh.

clip_image038

Trống Đông Sơn IV.

Trống có mặt trời 8 nọc tia sáng mũi mác. Số 8 là số Khôn tầng 2 (0, 8) thế gian. Khôn hôn phối với Càn ứng với Vụ Tiên Khôn hôn phối với Đế Minh Càn. Trống có bốn con cò Lửa bay chim biểu của Càn Đế Minh (xem dưới). Ngoài biên có hai vành nọc mũi tên (mũi mác, răng cưa, răng sói) có nghĩa là nọc, dương, lửa, mặt trời, thái dương sinh động.

Như thế trống Đông Sơn IV là trống biểu Lửa thái dương Càn của Đế Minh, của đại tộc Hùng Man.

-Về vật biểu.

Về vật biểu, với tước vị Đế mang tính sinh tạo nên có vật biểu chủ yếu là một loài chim.

-Nhìn theo dòng Viêm Đế thì Đế Minh có chim biểu là chim rìu, chim Việt, chim cắt lửa thái dương.

Trên thân trống Lào  đã nói ở trên, ở dưới có con chim cắt đứng giống như chim cắt đứng trên trống Duy Tiên.

clip_image040

Hình chim cắt đứng trên một trống Lào.

Nhìn dưới diện tượng Lửa thế gian thì chim cắt đứng này là khuôn mặt tượng lửa cõi tứ tượng của Hùng Man, Đế Minh.

Phía trên thân trống có hươu sừng, thú biểu của Hùng Kì, Kì Việt Kì Dương Vương. Chim Cắt- Hươu nhìn chung là vật biểu của nhánh Nọc Việt dương thái dương Hùng Man (Đế Minh) và Hùng Kì (Kì Dương Vương).

Tóm lại trống này là trống biểu của Hùng Man, Man Việt dòng Đế Minh và cũng là trống biểu của nhánh Nọc Việt dương thái dương Hùng Man-Hùng Kì.

-Nhìn theo vật tổ của Tổ Hùng Vương ở cõi sinh tạo.

Như đã biết Tổ Hùng sinh tạo có chim biểu là Cò Lang. Cò Lang cũng có bốn đại tộc ứng với tứ tượng. Ở đại tộc Hùng Man này là con Cò Lửa.

Chứng sử đồng Đông Sơn là con cò lửa thấy trên trống Đông Sơn IV:

clip_image042

Cò không có bờm, mỏ nhọn và cổ có hình nõ, cọc, bộ phận sinh dục nam trong có chữ nòng nọc vòng tròn-que hình nọc que có một nghĩa là lửa, thái dương, mặt trời… Đây là con cò Lửa thái dương, chim biểu của Càn Đế Minh.

-Nhìn theo tượng lửa cõi đất nhân sinh là con chim Lửa, Trĩ Việt.

Chim trĩ vốn thuộc họ nhà gà sống nhiều trên mặt đất.

clip_image044

Chứng sử đồng còn thấy trên trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn là con chim trĩ trên nóc một căn nhà nọc mặt trời trên trống Ngọc Lũ I:

clip_image046

Chim trĩ trên nóc nhà nọc mặt trời trên trống Ngọc Lũ I.

Lưu ý trong nhà có hai người đang cung nghinh, tôn vinh mặt trời, ‘cầu trời’ và nhà có để hai trống ở hai bên nhà. Hai trống là hai đực, hai dương, thái dương. Rõ như dưới ánh sáng mặt trời, con trĩ là trĩ lửa thái dương, trĩ Việt, chim biểu của Hùng Man, Đế Minh.

-Về dân tộc học.

Man, Mán, Mường là Người là Ngời, là Sáng, là Ánh Sáng dòng Ánh sáng Mặt Trời Đế Minh.

Trên trống Ngọc Lũ I có hai nhóm người nhẩy múa. Trừ người thứ 7 trong nhóm 7 người nhẩy múa có trang phục đầu hình bầu nậm diễn tả người tiểu vũ trụ sinh ra từ bầu vũ trụ, còn lại 6 người trong mỗi nhóm có trang phục đầu hình chim có góc cạnh mang dương tính giống nhau cho thấy họ cùng một ngành người (Việt) mặt trời dương thái dương hóa trang chimthuộc chủng người tiểu vũ trụ.

clip_image048

Nhóm 7 người nhẩy múa trên trống Ngọc Lũ I.

Đầu chim phía trước có nọc cao cường điệu diễn tả sừng thái dương. Đây là con chim Cắt Mũ Sừng Lớn (Great Hornbill) chim biểu của thần mặt trời Viêm Đế và cũng là của Đế Minh, cháu ba đời thần mặt trời Viêm Đế.

Như thế những người này là những người Việt mặt trời ngành Viêm Đế-Đế Minh.

Ta cũng thấy tay trái cầm dùi nọc thẳng biểu tượng cho nọc lửa thái dương Đế Minh và tay trái cầm phách hay lệnh để ở tư thế hình núi tháp nhọn  ^  có một khuôn mặt biểu tượng cho Hùng Kì Kì Dương Vương Đất lửa Li.

Rõ như dưới ánh sáng mặt trời Đế Minh, những người này thuộc nhánh Nọc Việt dương thái dương Hùng Man-Hùng Kì.

Trống Ngọc Lũ I là trống biểu nhánh Nọc Việt dương thái dương Hùng Man-Hùng Kì của ngành Nọc Việt thái dương.

Đại Tộc Hùng Kì

Đại tộc Hùng Kì là Kì Việt với Việt viết với bộ tẩu clip_image050 như thấy trong tên Việt Nam. Việt bộ tẩu diễn tả nọc nhọn rìu (Việt) biết chậy là con Cọc, con Sừng, Con Hươu Việt (tôi đã nói rõ trong bài nói chuyện Việt Là Gì?). Việt viết với bộ tầu là Kì Việt, Hùng Kì.

Về ngôn ngữ học: ở đây trống biến âm với chống (cọc chống đỡ). Cọc chống, trụ chống có một khuôn mặt là Núi Trụ Chống Trời biểu tượng cho Đất dương Li ứng với Kì Dương Vương. Việt ngữ nổng là núi hình nọc trụ chống. Nổng biến âm với nống (nâng, chống người nào lên như cứ nống nó lên). Nam Dương ngữ gunung, núi, nổng chính là Việt ngữ gò nổng. Chống, núi trụ chống trời ứng với Đế (với nghĩa vật chống như đế hoa) của Viêm Đế.

-Kì Dương hiểu theo Kì là trụ và Dương là mặt thời là Vua Mặt Trời Trên Trục Thế Giới, thiên đỉnh (zenith), chính ngọ.

-Kì Dương hiểu theo Kì là Cọc, con Cọc (Hươu) và Dương là đực thì là Vua Cọc Đực, Vua Hươu Nọc, Hươu Sừng, Mang gạc, Hươu Sủa đực có nhũ danh là Lộc Tục (Hươu Đực), Hươu Việt.

-Kì Dương Vương hiểu theo Kì là Cọc, con Hươu Cọc và Dương là mặt trời thì Kì Dương Vương là Vua Hươu Mặt Trời.

Chứng Sử Đồng Đông Sơn.

-Về hình dạng

Trong sử đồng Đông Sơn, về hình dạng, Kì Việt, Hùng Kì có trống biểu là Trống Đất Dương hình núi tháp cụt tròn xoay Nguyễn Xuân Quang V (Heger II) ứng với lửa Đất thiếu dương Li Kì Dương Vương . Ví dụ trống Tân Long:

clip_image052

Trống Tân Long, Hòa Bình có thân choãi rộng ra hình núi tháp trụ tròn xoay cụt đầu.

Thân trống choãi ra nên có hình núi tháp tròn xoay cụt đầu. Đây là lý do tại sao các nhà khảo cổ Việt Nam tìm thấy loại trống này nhiều nhất ở vùng cao, vùng núi.

-Về nội dung

Trống Phú Xuyên là trống biểu của Hùng Kì, Kì Việt dòng Kì Dương Vương.

clip_image054

Trống Phú Xuyên.

Trống có mặt trời 14 nọc tia sáng mũi mác. Số 14 là số Tốn âm thái dương tầng 2 (6, 14) thế gian. Đây là trống thái dương như trống Ngọc Lũ I, trống biểu của nhánh Nọc Việt dương thái dương Hùng Man-Hùng Kì. Vì là trống thế gian nên khuôn mặt Hùng Kì, Kì Dương Vương mang tính chủ.

Trống có bốn con cò Đất thái dương bay, chim biểu của Kì Dương Vương, Hùng Kì (xem dưới). Ngoài biên có hai vành nọc mũi tên (mũi mác, răng cưa, răng sói) có nghĩa là nọc, dương, lửa, mặt trời, thái dương sinh động.

Như thế trống Phú Xuyên là trống biểu Đất thiếu dương Li của của đại tộc Hùng Kì, Kì Dương Vương (xem Trống Kì Việt Phú Xuyên).

-Về vật biểu.

.Thú biểu

Hươu Sừng, Hươu Việt.

Về vật biểu, Kì Dương Vương là con người đầu tiên trên thế gian, vua tổ đất của Việt Xích Quỷ có cốt là con Hươu Sừng, con Kì, con Kẻ. Vì thế Việt ngữ Kẻ chỉ người, nơi ở như Kẻ Sặt. Kẻ hiểu theo nguồn cội là người tộc núi, con dân của Hùng, Kì, Kì Dương Vương. Điểm này thấy rõ là Mường Việt là tộc ở trên núi nên thờ bà Ngu Cơ qua hình bóng con nai sao, dòng Hươu Cọc Kì Dương Vương nhiều hơn thờ Lạc Long Quân qua hình bóng con cá chép.

clip_image056

Thú biểu nai sao của Ngu Cơ Mường Việt.

Truyền thuyết Kì Dương Vương ăn khớp với truyền thuyết Đông Á, theo James Churchward, con người đầu tiên trên mặt đất là con Hươu Keh.

clip_image058

Hươu sừng keh tiền thân của con người đầu tiên của nhân loại (James Churchward).

Keh chính là Việt ngữ Kẻ, Kì ruột thịt với Ai Cập cổ ngữ Keb hay Geb, Thần Đất dương.

Hươu Keh chính là Hươu Kè, Hươu Kẻ, Hươu Đực Lộc Tục, Hươu Sừng, Hươu Mặt Trời thượng đỉnh, Hươu Việt. Hươu Sừng gọi theo Việt ngữ là mang gạc (mang, mễn là hươu), Anh ngữ munjac chính là Việt ngữ mang gạc. Mã ngữ là kijang chính là Việt ngữ Kì Dương (con Cọc Đực, Lộc Tục). Munjac trong thiên nhiên còn gọi là con hươu sủa (barking deer) bởi vì về mùa nhẩy cái, hươu đực này phát ra tiếng gọi con cái như tiếng chó sủa. Gần đây tại Việt Nam mới tìm lại được loài hươu sủa mang gạc này ở Vụ Quang và được cho là ‘mỏ vàng sinh học’ ở Việt Nam.

clip_image060

Hai con thú hai bên là mang gạc, hươu sủa Việt Nam.

Như thế chúng ta đã tìm lại được thú tổ thế gian mang gạc Kì Dương Vương của Việt Nam. Tiếc rằng các nhà làm văn hóa ở Việt Nam không phát huy, phổ biến, truyền bá rộng rãi vật tổ Việt này cho dân Việt Nam và thế giới biết.

Loài hươu này được chọn làm thú biểu cho Đất lửa dương Li vì sừng không có mấu hay sừng chỉ có hai mấu nhọn. Hai sừng là hai nọc có một nghĩa là lửa đất (hai que nọc dùi ra lửa).

clip_image062

Sọ mang gạc có sừng không có mấu nhọn và có răng nanh lòi ra ngoài miệng.

Mang gạc có một điểm đặc thù nữa là có hai răng nanh nhọn lòi ra như lợn lòi. Hai răng nanh nhọn lòi ra này xác thực mang gạc là con thú chủ (host) của linh thú Nghê mà Hán Việt gọi là Kì (lân). Xin nhắc lại con đực gọi là Kì. Như đã biết, Kì biến âm với kè, kèo, kẻ là nọc, đực. Theo biến âm ng = k như nghẹt = kẹt, ta có nghê = kì. Con thú cái gọi là Lân. Lân là dạng dương của nân, nang (túi, bao). Nang biến âm với nàng, nường (con gái). Chúng ta múa lân là theo dòng con cái nghĩa là có cốt là con nai không có sừng.

Người Trung Quốc lầm gọi chung là qilin, kì lân. Ngay con đực họ cũng gọi là kì lân là sai.

clip_image064

Con Nghê hay con Kì.

Thân con Nghê, con Kì nhỏ như con chó, có sừng hai mấu và hai răng nanh lòi ra ngoài miệng giống con mang gạc, hươu sủa Kì Dương. Linh thú Nghê gốc là linh thú biểu của Kì Dương Vương  Việt Nam.

Chứng sử Vật Tổ Hùng Kì, Kì Việt trong sử đồng Đông Sơn.

Trên trống Phú Xuyên có bốn con mang gạc hươu sủa:

clip_image066

Mang gạc hươu sủa trên trống Phú Xuyên đang há miệng sủa.

Hươu trông như con chó, con chồn có sừng hai mấu nhọn, đang há miệng sủa.

Trên một trống Sangeang, Nam Dương có hình mang gạc:

clip_image068

Mang gạc hươu sủa trên một trống Sangeang.

Như đã biết, trên một chiếc rìu thờ Hồng Bàng thế gian của đại tộc Đông Sơn có hình mang gạc đi cùng với hình giao long và sói lang.

clip_image070

Thú biểu bò.

Ngoài ra con bò là thú bốn chân có sừng sống trên đất cạn tương đương với hươu nên cũng có tộc dùng làm thú biểu cho Đất dương thế gian như con bò Nandi của Ấn giáo.

Bò biến âm với bổ (búa), sừng, qua từ đôi báng bổ, ta có báng = bổ. Bị trâu bò húc bằng sừng gọi là bị báng (bị trâu báng, bò báng). Bò = bổ = báng (sừng). Anh ngữ cow (bò cái) trong nhiều ngôn ngữ cũng phát xuất từ một gốc có nghĩa ‘sừng, có sừng, (Cow words sometimes are from roots meaning ‘horn, horned’) ví dụ như ngôn ngữ Lithuania karve, Cổ ngữ Church Slavic Krava, bò. Ta thấy rất rõ, theo k = g như kài = gài, ta có kar-, k®av- = gạc (sừng).

Trong sử đồng, hình bò thấy ở thân các trống Đồi Ro, Làng Vạc I…

clip_image072

Trống Đồi Ro.

Nhưng bò thấy nhiều nhất trong đồ Đồng Điền.

clip_image074

Tượng bò trên một trụ thờ trục vũ trụ Điền Việt làm bằng hai chiếc trống đồng.

-Về chim biểu:

.Nhìn theo dòng Viêm Đế, Đế Minh, Hùng Kì có chim biểu là chim rìu, chim Việt, chim cắt Đất như đã nói ở trên.

.Nhìn theo chim tổ của Tổ Hùng Vương ở cõi sinh tạo.

Như đã biết Tổ Hùng sinh tạo có chim biểu là Cò Lang. Cò Lang cũng có bốn đại tộc ứng với tứ tượng. Ở đại tộc Hùng Kì này là con cò Đất ngành nọc thái dương.

Chứng sử đồng Đông Sơn là con cò Đất ngành nọc thái dương lửa thấy trên trống Phú Xuyên này.

clip_image076

Cò Đất trên trống Phú Xuyên.

Cò có bờm hình núi tháp nhọn đỉnh và thân-đuôi cũng hình núi tháp nhưng đặc điểm nhất là giữa cánh có chữ nòng nọc vòng tròn-que hình tam giác có một nghĩa là núi tháp nhọn Đất dương. Đây là con cò Đất dương chim biểu của Hùng Kì, Kì Việt dòng Kì Dương Vương.

-Về dân tộc học.

Trên trống Thành Vân có những người chim mặt trời có mắt mặt trời, đầu có cặp sừng cong, trong có bỏ dấu chấm nọc mang dương tính, diễn tả người mặt trời đại tộc Hùng Kì, Kì Việt.

clip_image078

Người  chim mặt trời Việt thuộc đại tộc Hùng Kì Hươu

có mắt là chữ nòng nọc vòng tròn-que hình chấm-vòng tròn có một nghĩa là mặt trời và đầu có hai sừng có bỏ dấu chấm nọc mang dương tính trên trống Thành Vân.

Trên thạp đồng Việt Khê có người hươu có thân hươu đầu người.

clip_image080

Thạp Việt Khê (Charles Higham fig. 4.22).

Chi Nọc Việt Âm Thái Dương.

Đại Tộc Hùng Lạc.

Đại tộc Hùng Lạc là Lạc Việt với Việt viết với bộ mễ 粤 (làm ruộng lúa nước, Lạc điền).

Lạc là dạng dương của Nác, Nước. Lạc là nước lửa, lửa nước, nước dương, nước thái dương ứng với Lạc Long Quân.

Về ngôn ngữ học: ở đây trống biến âm với tròng, lòng, dòng (nước).

Chứng Sử Đồng Đông Sơn.

-Về hình dạng

Trong sử đồng Đông Sơn, về hình dạng, Lạc Việt Hùng Lạc có trống biểu là Trống NƯỚC hình âu hay bát Nguyễn Xuân Quang IV (Heger IV) mang nghĩa nước ngành thái dương Chấn Lạc Long Quân. Trống hầu như không có trụ trống, trông lùn tịt nên gọi là trống trệt. Trống loại này có rất nhiều ở Nam Trung Quốc, nhất là ở tộc Lạc Việt Tráng Zhuang, Quảng Tây nên Heger gọi loại này là trống trệt Nam Trung Quốc.

clip_image082clip_image084

Trống trệt Nam Trung Quốc hình cái âu, cái bát.

-Về nội dung

Như đã biết Lạc Long Quân có nhiều khuôn mặt:

.Thần tổ của đại tộc Hùng Lạc, Lạc Việt lịch sử.

.Sinh Tạo đội lốt Tạo Hóa phía nòng âm Thần Nông là sấm mưa như đã nói ở trên.

.Khuôn mặt đại diện cho Nòng Việt âm thái dương Âu Cơ (xem dưới).

.Khuôn mặt đại diện cho ngành Nòng Bộc Thần Nông thái âm (xem dưới).

Khuôn mặt Thần Tổ của Hùng Lạc, Lạc Việt.

Lạc Việt lại chia ra làm những chi sống dưới nước gọi là long nhân, long hộ và những tộc sống ở vùng đất âm bên bờ nước, đầm, ao, sông làm ruộng nước, Lạc điền.

1. Lạc Việt Rắn long nhân, long hộ sống dưới nước (vạn chài, thuyền nhân).

Những tộc này có tộc biểu là con Rắn Nước. Vì là ở ngành Nọc Việt thái dương nên con rắn này mang dương tính có sừng, có mồng thịt, rắn biểu của mặt trời Nước Lạc Long Quân. Ví dụ như đã nói ở trên, đầu thuyền Rắn Nước có sừng cong trên trống Ngọc Lũ I, Hoàng Hạ và người tộc Rắn dải Nước có sừng trần truồng trên trống Quảng Xương

clip_image085

Người Nước: long nhân, long hộ rắn dải nước có sừng trên trống Quảng Xương.

Trên trống rất muộn Nam Ngãi II, người chim tộc Nước đã thể điệu hóa tối đa thành hình chữ nòng nọc vòng tròn-que móc nước dương.

clip_image087

Trống Nam Ngãi II.

2. Đại Tộc Hùng Lạc, Lạc Việt: Tộc Sấu Dao Việt.

Đây là tộc sống ở vùng đất âm có nước như đầm lầy, sông rạch là ruộng nước, Lạc điền.

Những tộc này có vật tổ là con cá sấu mang dương tính nọc, Việt tức Sấu Việt. Cá sấu Việt loại này có mõm dài nhọn như dao (một thứ vật nhọn, việt) gọi là sấu dao (gavial, Tomistoma Schlegelii).

clip_image089

Sấu mõm dao.

hay loài con đực có sừng thịt (ghar) ở đầu mõm gọi là gharial. Ta thấy ghar = gạc.

clip_image091

Sấu đực mõm sừng thịt gharial.

Hình cá sấu mõm sừng thịt gharial thấy trên thạp Đào Thịnh.

clip_image093

Thuyền sấu mõm sừng thịt trên thạp Đào Thịnh.

Sấu mõm dao thấy trên trống Hoà Bình:

clip_image095 clip_image096

Sấu Dao, Sấu việt trên trống Hòa Bình.

Bốn con thú bốn chân trên trống Hòa Bình trông giống thằn lằn có con mắt âm hai vòng tròn đồng tâm. Hai vòng tròn là hai nòng âm OO, thái âm có một nghĩa là nước. Đuôi con vật cũng có hình sóng cuộn. Con thằn lằn này sống được dưới nước là con cá sấu. Con cá sấu này có mõm nhọn như dao là con cá sấu dao, sấu Việt.

Trống Hòa Bình là trống biểu của tộc Lạc Việt Sấu Dao, Sấu Việt.

Muộn về sau, cá sấu dao thần thoại hóa thành rồng cá sấu dao gọi là Dao Long (thường viết là Giao Long, tôi viết là Dao để nhớ con Dao Long có cốt là con cá sấu mõm Dao).

clip_image098 clip_image100

Những tộc có tộc biểu là Dao Long là Dao Việt.

3. Đại Tộc Hùng Lạc: Tộc Thằn Lằn Rồng Đất.

Những tộc ở bên bờ nước như sông suối nhưng không có cá sấu có thể lấy con thằn lằn mang âm tính nước làm vật tổ.

Rồng đất thằn lằn cũng có nhiều loại như thấy qua bài đồng dao hát vòng quanh:

Kỳ nhông là ông kỳ đà,

Kỳ đà là cha cắc ké,

Cắc ké là mẹ kỳ nhông…

Các loài thằn lằn này gọi là Kỳ có nghĩa là Ki, Cây, Cọc mang dương tính của ngành Nọc ứng với Việt. Kỳ Nhông là con thằn lằn Cọc Nông (với h câm, ta có nhông = nông, có một nghĩa là khí gió như thấy qua tên Thần Nông). Kỳ Nhông là con thằn lằn Gió dương. Kỳ Đà có Đà có một nghĩa là nước như thấy qua các từ Đà Nẵng, Sông Đà, Đà Lạt, Đắc Lắc có gốc đác là nác là nước. Theo bài đồng dao này, Kỳ Đà mang nghĩa là con thằn lằn Nước dương (trong thực tế ngày nay người Việt gọi chung kỳ đà là loài thằn lằn rồng đất lớn). Cắc Ké có Cắc biến âm của cặc, cược, cọc và ké biến âm của kè (cây kè), kẻ (thước), qué (gà qué), que. Cắc Ké là con Cọc Que, con trụ nọc mang nghĩa biểu tượng cho Đất dương (lưu ý vì cắc ké có nghĩa cọc, que liên quan tới bộ phận sinh dục nam nên mới dùng như một tiếng chửi rủa: đồ cắc ké). Bài hát biểu tượng cho ba tiểu thế thế gian có kỳ nhông là cõi Trời (Gió), kỳ đà biểu tượng cho cõi nước và cắc ké biểu tượng cho cõi đất của ngành nọc Kỳ thái dương.

Ở đây Kỳ Đà với nghĩa thằn lằn nước thích hợp với tộc Hùng Lạc, Lạc Việt. Vì vậy tôi dùng từ thằn lằn kỳ đà nước cho thú biểu thằn lằn của Hùng Lạc, Lạc Việt.

Thằn lằn là vật tổ của các tộc thuộc nhánh nọc Việt âm thái dương thấy ở tộc Ao-Naga (Âu Long, Âu Lạc) ở vùng cực tây địa khối Vân Nam. Ngoài vật tổ chim cắt rắn nước, họ còn có tộc thờ thằn lằn.

clip_image102

Vật tổ của người Ao-Naga: rắn nước mang dương tính (hình sóng nước nhọn đầu), hai con rắn tạo hóa, sinh tạo nòng nọc, âm dương cuộn tròn, thằn lằn (có loại thần thánh hóa trông như rồng đất, khủng long) và chim mỏ rìu (dưới dạng cây rìu).

Chứng sử thằn lằn trong sử đồng Đông Sơn thấy ở Lào: trên trống đồng U Bông hay Nen-xỏng ở Lào có hình thằn lằn.

Đảo Komodo, Nam Dương có loài thằn lằn khổng lồ có thể sống dưới nước (được cho là có nguồn gốc từ Úc bơi tới) gọi là Rồng komodo. Đây chính là loài kỳ đà nước khổng lồ nên được gọi là Rồng Komodo.

clip_image104

Rồng Komodo ở đảo Komodo, Nam Dương.

Rồng Komodo được dùng làm vật tổ tương đương với cá sấu thấy ở trống Sangeang Malakamau, Nam Dương.

clip_image002[4]

Nhà Nọc có hình thằn lằn khổng lồ dragon Komodo ở chái nhà bên trái trên trống Sangeang Malakamau.

Ta thấy rắn nước Việt thần thoại hóa thành Rồng Rắn nước Việt, cá sấu Việt thành Rồng Sấu dao Dao Long, Dao Việt, thằn lằn Kỳ Đà Việt thành Rồng Kỳ Đà Việt… Chúng ta có Rồng Việt khác rồng Trung Quốc (có dịp tôi sẽ nói về đề tài này).

.Khuôn Mặt Sinh Tạo Đội Lốt Tạo Hóa Phía Nòng Âm Thần Nông.

Đây là khuôn mặt sấm mưa đã nói ở trên.

-Về vật biểu.

.Thú biểu

Về vật biểu, Hùng Lạc lịch sử thế gian nên có khuôn mặt vật tổ chính là con thú bốn chân sống trên mặt đất. Như đã thấy ở trên là loài bò sát sống được dưới nước hay liên hệ tới nước (như có mầu đen) mang dương tính nọc Việt (như mõm dao nhọn, có sừng…) như rắn có sừng, có mồng, cá sấu dao, cá sấu mõm sừng gharial, thằn lằn kỳ đà…

Về chim biểu:

Chim biểu của Hùng Lạc, Lạc Việt phải là một loài chim nước chân có màng có mang dương tính Việt.

.Ở cõi sinh tạo thế gian là con chim nông mang dương tính tức bổ nông đội lốt chim bồ nông ở cõi tạo hóa.

.Nhìn theo dòng Viêm Đế, Đế Minh, Hùng Lạc có chim biểu là chim rìu Lạc Việt, chim cắt Nước mầu đen như đã nói ở trên.

.Nhìn theo chim tổ của Tổ Hùng Vương ở cõi sinh tạo.

Như đã biết Tổ Hùng sinh tạo có chim biểu là Cò Lang. Cò Lang cũng có bốn đại tộc ứng với tứ tượng. Ở đại tộc Hùng Lạc này là con cò Nước, cò Lạc.

Chứng sử đồng Đông Sơn là con cò Nước ngành nọc thái dương lửa thấy trên trống Hữu Chung.

clip_image109

Cò có bờm như mũ che mưa. Trên cánh có hình sóng nước nhọn đỉnh mang dương tính là sóng nước dương. Đây là con cò Nước, Cò Lạc chim biểu của Hùng Lạc, Lạc Long Quân.

.Ở ngành nọc Việt âm thái dương là một loài chim nước mang dương tính Việt như thuộc loài ngỗng ngan, vịt trời Việt.

Như đã nói ở trên, trên trống Shan có hình chim nước được cho là loài vịt.

-Về dân tộc học.

Trên trống Nam Ngãi II như đã nói ở trên có những người chim thể điệu hóa tối đa thành những hình móc xoáy nước diễn tả người mặt trời đại tộc Nước Hùng Lạc, Lạc Việt.

Đại Tộc Hùng Lang

Đại tộc Hùng Lang là Lang Việt với chữ Việt hình rìu cong.

clip_image111

Chữ Việt trên giáp cốt văn hình rìu Việt có mặt trời vòng tròn tạo hóa, sinh tạo.

Chữ Việt cổ rìu tròn trong giáp cốt văn, theo duy dương (vì là vật nhọn), vòng tròn biểu tượng mặt trời, tạo hóa, sinh tạo. Rìu Việt vòng tròn biểu tượng của Tổ Hùng Tạo Hóa thượng thế và Tổ Hùng Sinh Tạo thế gian.

Rìu Việt nhà Thương hình câu liêm tức vòng tròn mở ra.

clip_image113

Chữ Việt đời nhà Thương hình câu liêm.

Vòng tròn mở ra là dạng vòng tròn kín chuyển động mang dương tính. Rìu câu liêm là biểu tượng của Tổ Hùng, Hùng Vương ngành nọc Việt mặt trời thái dương.

Về ngôn ngữ học: ở đây, trống biến âm với không. Trống không. Không có một nghĩa là không khí, gió.

Như đã biết Lang có nhiều nghĩa:

-Ở cõi tạo hóa và sinh tạo thế gian Tổ Hùng có khuôn mặt là đấng tạo hóa, sinh tạo Trứng vũ trụ, trứng thế gian thì Lang là dạng dương của Nang (trứng).

-Ở ngành Nọc Việt thái dương thì Lang là con trai, đực, dương, mặt trời trai trẻ, vua mặt trời mới mọc rạng ngời. Ở đây, Lang là lạng, lạn là sáng (sáng lạn), mầu của mặt trời.

-Ở ngành Nọc Việt âm thái dương Lang là Nang (bọc túi) có khuôn mặt là bầu vũ trụ, bầu không gian, khí gió. Ở đây Lang có nghĩa là trắng, trong (trong trắng), mầu khí gió.

Chứng Sử Đồng Đông Sơn.

-Về hình dạng.

Trong sử đồng Đông Sơn, về hình dạng, Lang Việt, Hùng Lang có trống biểu là Trống Gió Dương hình lọng vòm trời  Nguyễn Xuân Quang III (Heger III) ứng với Gió Dương thiếu âm Đoài vũ trụ, Tổ Hùng, Hùng Vương thái tổ có bản thể Khí, Gió. Ví dụ trống:

clip_image115

Trống Lương Sơn, Kim Bôi.

clip_image002[6]

Trống Karen.

Trống có trụ trống và đế trống thẳng đứng như trụ lọng và phần bầu trống ứng với tán lọng hình vòm trời thường có tua gió.

Lưu ý.

.Lọng nhất là lọng thờ có nhiều loại có hình dạng mang nghĩa biểu tượng theo nòng nọc, âm dương. Lọng đĩa tròn đỏ biểu tượng mặt trời. Lọng có tán hình vòm trời có tua biểu tượng không gian gió.

. Xin nhắc lại tộc Karen làm hầu hết loại trống này dùng làm trống biểu của họ. Karen nói tiếng Tầy Thái thuộc nhánh Nọc Việt âm thái dương. Karen là tộc dương của ngành nòng âm là thiếu âm, khí gió vì vậy họ lấy loại trống Gió này làm trống tộc biểu.

-Về nội dung.

Hùng Vương có liên bang Văn Lang gồm rất nhiều tộc vì thế có rất nhiều trống Gió, có nhiều loại cò Gió (cò sẽ nói ở phần chim biểu ở dưới).

Hãy lấy một hai ví dụ:

-Trống Quảng Xương.

Như đã biết, trống Quảng Xương là trống Hùng Vương sinh tạo thế gian đội lốt Tổ Hùng Tạo Hóa. Trống có mặt trời 8 nọc tia sáng. Số 8 là số Khôn tầng 2 (0, 8). Như thế mặt trời là mặt trời Càn nằm trong không gian Khôn. Trống là trống càn-khôn. Mặt trời-không gian càn khôn là bọc trứng vũ trụ. Trống Quảng Xương là trống biểu của Tổ Hùng Trứng Thế Gian sinh ra 100 Lang Hùng Mặt Trời.

Trên mặt trống diễn tả hai nhánh 50 Lang Hùng: nhánh Lửa Người Việt Mặt Trời Chim Cắt và nhánh Nước Người Việt Mặt Trời Rắn Dải của 100 Lang Hùng.

-Trống Việt Khê.

clip_image119

Trống Việt Khê.

Trống có mặt trời 8 nọc tia sáng mũi mác giống như trống Quảng Xương. Như vừa mới nói ở trên, trống Quảng Xương có cảnh sinh hoạt nhân sinh là trống thế gian đích thực. Ở trống Việt Khê này không có cảnh sinh hoạt nhân sinh và thú bốn chân thì không thật sự là trống thế gian mặc dù có mặt trời 8 nọc tia sáng như trống Quảng Xương. Trống chỉ có một vành bốn con cò bay nghĩa là trống mang tính trống vũ trụ. Tại sao? Như đã nói ở trên, vì trống có một nghĩa là đực dương mang tính chủ nên trên trống đồng chính thống không có loại mặt trời đĩa tròn có số 0 ánh sáng tức số Khôn tầng 1 tạo hóa (loại mặt trời đĩa tròn 0 ánh sáng này thường diễn tả mặt trời nữ thái dương có thể thấy trên cồng, một khuôn mặt âm của trống hay trên gương đồng, biểu tượng chính cho phía âm nữ). Vì vậy trên trống đồng mặt trời có số Khôn 8 nọc tia sáng đôi khi đại diện cho mặt trời có số Khôn 0 như thấy ở trống Việt Khê này. Vì thế trống Việt Khê có khuôn mặt là trống vũ trụ mặc dù có mặt trời 8 nọc ánh sáng.

Vì vậy trên mặt trống Việt Khê không có cảnh sinh hoạh nhân sinh và thú bốn chân mà chỉ có vành cò bay chủ yếu là vậy.

Đây là bốn con cò Gió bay, chim biểu của Hùng Vương (xem dưới). Quanh mặt trời và ngoài biên chỉ có một vành trống không lớn diễn tả không gian, trong có bỏ dấu (accent) chữ nòng nọc vòng tròn-que chấm nọc nhỏ mang dương tính, lửa, thái dương nguyên tạo. Như thế hai vành trống không diễn tả không gian này mang tính dương, thái dương tức là Khôn dương Khí Gió.

Ở dưới chân trống có con chim ngửa cổ lên trời hót mang hình bóng con chim tu hú, chim biểu tượng cho Gió.

Như thế trống Việt Khê có khuôn mặt là trống vũ trụ, trống Gió Dương, Đoài vũ trụ mang tính sinh tạo, tạo hóa của một tộc Hùng Lang Gió.

-Về vật biểu.

.Thú biểu

Sói Lang Việt.

Về vật biểu, Hùng Vương lịch sử, thế gian nên khuôn mặt vật tổ chính là con thú bốn chân sống trên mặt đất. Con thú này theo nguyên tắc tên phải có nghĩa là nọc, Việt, mặt trời và tên phải là Lang. Đó là con thiên cẩu Sói Lang, Lang Việt. Ta thấy rất rõ Hùng Vương thứ nhất có hiệu là Lân Lang, Sói Lang Sáng Ngời (lân là lửa sáng như ma trơi, như lân tinh).

Chứng tích vật tổ Sói Lang Việt còn thấy nhiều trong văn hóa, lịch sử Bách Việt. Ví dụ

.Người Mường có câu ‘Cun lang bú chó, cun vó bú trâu’ xác thực Lang có một nghĩa là chó sói Lang và sói Lang là một vật tổ, vật biểu của tộc Mường [trong khi Cun vó là Cun loài bốn chân có móng như ngựa (vó ngựa) trâu, bò thì bú trâu].

.Tại vùng quê Việt Nam nhất là ở Huế trước đây có tục múa thiên cẩu (chó trời ám chỉ chó sói Lang với khuôn mặt tạo hóa, bầu trời)

.

clip_image121

Múa thiên cẩu (tranh dân gian).

Người Lạc Việt Tráng Zhuang, tộc Jangxi ngày nay còn giữ tục múa chó để chào mừng trẻ em sơ sinh, cầu vật tổ Chó phù họ cho em bé.

clip_image123

Tục múa Vật tổ Chó của tộc Jangxi, Tráng zhuang (ảnh của tác giả chụp tại Viện Bảo Tàng Sắc Tộc, Vân Nam).

Lạc Việt hải đảo ở Nam Dương ngày nay vẫn còn giữ tục tôn thờ vật tổ chó Aso.

clip_image125

Vật tổ Chó Aso.

Chứng sử Vật Tổ Sói Lang Việt trong sử đồng Đông Sơn.

Như đã nói ở trên, trên trống Miếu Môn I đi với những còn cò ‘Nang’ có túi gió, túi âm thanh hình tam giác dưới mỏ (hiện nay tưởng lầm là mồi) có bốn con thú mà các tác giả Việt Nam gọi là ‘thú lạ’.

clip_image127

Cò ‘nang’ và thú ‘nang’ trên trống Miếu Môn I.

Tôi đã dùng con “Nang’ này làm hình bìa cho cuốn Giải Đọc Trống Đồng Nòng Nọc (Âm Dương) Đông Nam Á tập II.

clip_image129

Như đã nói ở trên, đây là con thú có túi nang dưới cổ để hú, tru tức con chó sói, con Lang, thú biểu của Lang Hùng Vương có mạng khí gió.

Như đã biết, trên một chiếc rìu thờ tôi gọi là Rìu Hồng Bàng còn ghi khắc hình con sói lang Việt, thú biểu của Tổ Hùng đi cùng với Hươu Sủa mang gạc Việt, thú biểu của Kì Dương Vương và Dao Long, linh thú biểu của Lạc Long Quân .

clip_image070[1]

Trên rìu thờ Hồng Bàng Thế Gian có con sói Lang Tổ Hùng đi với hươu sủa mang gạc Kì Dương Vương và dao long Lạc Long Quân.

…..

-Về chim biểu:

Hùng Vương thế gian có khuôn mặt sinh tạo đội lốt Tổ Hùng nên có các vật tổ chim cùng với Tổ Hùng như Cò Gió, Cò Lang. Cò Lang, ở đại tộc Hùng Lang này là con cò Gió mầu trắng ngành nọc thái dương .

.Nhìn theo dòng Viêm Đế, Đế Minh, Hùng Lang có chim biểu là chim rìu, chim Việt, chim cắt Lang mầu trắng như đã nói ở trên.

clip_image131

Một chứng sử đồng Đông Sơn là con cò Gió:

-Như đã nói ở trên, cò Lang trên trống Ngọc Lũ I.

clip_image133

-Trên trống Việt Khê này.

clip_image134

Cò Gió trên trống Việt Khê.

Cò có bờm tua gió. Cánh hình tán lọng, vòm trời giống linh tự bầu trời của Ai Cập cổ:

clip_image136

Linh tự Ai Cập cổ ‘sky’ (bầu trời) diễn tả vòm trời như cái nắp vòm giống hình cánh cò ở đây trên có ‘viết’ chữ ba chiếc bình tròn diễn tả ba nòng âm OOO tức quái Khôn có một nghĩa là không gian, bầu trời thái âm.

Thân cò cong hình vòng cung bầu trời. Thân và đuôi hình con diều gió. Đây là con cò Gió dương biểu tượng của Tổ Hùng, Hùng Lang có một khuôn mặt bầu vũ trụ, bầu trời, khí gió.

Ở thân trống, như đã biết, có con chim tu hú, chim biểu của gió, của Tổ Hùng, Hùng Lang có mạng Gió.

clip_image137

Chim tu hú trên trống Việt Khê.

Rõ như dưới ánh sáng mặt trời Việt rạng ngời trống Việt Khê là trống biểu của Tổ Hùng tạo hóa, Hùng Vương sinh tạo.

…..

Mê Linh

Hai Bà Trưng dòng dõi Hùng Vương quê ở Châu Phong :

Bà Trưng quê ở châu Phong,

Giận người tam bạo thù chồng chẳng quên…

lấy tên thủ đô là Mê Linh. Như đã biết, tiếng Ê- Đê có loài chim tên là mơ linh, mơ lang, Mã ngữ langling là chim cắt sặc sỡ ở miền Nam Mã Lai. Như thế Hai Bà Trưng lấy tên thủ đô Mê Linh là tên con chim Cắt Lang, chim biểu của Tổ Hùng, Hùng Vương.

Châu Phong, Bạch Hạc.

Hiển nhiên Châu Phong là châu Gió, vùng đất tổ Hùng và Bạch Hạc có nghĩa là Cò Trắng, Cò Lang, Cò Gió, chim biểu của Tổ Hùng, Hùng Vương.

Việt Trì

Việt Trì thường hiểu theo nghĩa là Ao Việt. Ao là ‘bọc nước’, hồ nước. Ao hồ. Ao sen còn gọi bầu sen. Rõ ràng bầu là bao bọc, ao. Ao biến âm với áo có một nghĩa là lớp bao bọc. Ao là bọc nước Nòng Nước. Như đã biết Việt là rìu, nọc nhọn, lửa. Việt Trì là Nọc lửa-Nòng Nước là Chim lửa- Rắn nước, Tiên-Rồng.

Vì vậy mà Việt Trì mới là thủ đô của tỉnh Phú Thọ vùng đất Tổ Việt Nam, nơi có đền Tổ Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh.

Con Số 18 của Hùng Vương.

Có 18 con cò bay, 18 chim đứng trên mặt trống Ngọc Lũ I. Rất tiếc không có đủ hình vẽ của cả vành chim này nên không thể nhận diện chính xác từng con một. 18 con chim này ứng với con số 18 là mã số DNA của Hùng Vương (xem bài viết này).

clip_image139

Một số cò bay và chim đứng trong vành 18 cò bay và 18 chim đứng trên trống Ngọc Lũ I.

Theo nguyên tắc mỗi bán viên có 9 con cò bay và 9 con chim đứng. Trong sử sách có nói tới Cửu Lê, Cửu Lạc. Lê biến âm la, lá, lửa và Lạc biến âm với Nác, Nước. Cửu Lê thuộc ngành Lửa, Chim, Tiên và Cửu Lạc thuộc ngành Nước, Rắn, Rồng. Chín con cò bay và 9 con chim đứng ở mỗi bán viên có thể liên quan tới Cửu Lê và Cửu Lạc.

Âu Lạc.

Âu Lạc là liên minh Âu Việt nhánh Âu Cơ với Lạc Việt nhánh Lạc Long Quân còn thấy rõ trên trống Sông Đà.

clip_image141

Trống Sông Đà.

Những vành ngoài biên trống có vành những hình thoi chuyển động diễn tả gió dương Đoài vũ trụ, đại diện cho gió âm Tốn, một khuôn mặt của Âu Cơ và có những hình sóng cuộn gẫy cạnh diễn tả sóng nước dương Chấn Lạc Long Quân. Vành này cho biết có sự liên hợp Âu Lạc Việt.

Trống Đào Xá cũng là trống biểu của một khuôn mặt Âu Lạc phía nòng âm thái dương (xem dưới).

Văn Lang

Đây là một liên bang của nhiều ngành, nhiều đại tộc, chi tộc nên Văn Lang có nhiều nghĩa. Cũng như các từ khác của văn hóa Việt Nam phải nhìn theo diện nòng nọc, âm dương và dọc suốt chiều dài của qui trình Vũ Trụ Tạo Sinh, của Dịch lý.

.Nhìn dưới dạng sinh tạo.

Văng Lang có thể là Vlang, là Lang, Nang (bọc, trứng) mang dương tính tức Bọc Trứng 100 Lang Hùng. Với nghĩa này, Văn Lang là liên bang 100 Lang Hùng, Tổ Hùng. Như đã biết trống Quảng Xương có một khuôn mặt là trống biểu của Văn Lang Tổ Hùng này.

.Nhìn dưới dạng ngành Nọc Việt dương thái dương mặt trời Viêm Đế thì Văn Lang = Vlang = Lang (con trai) = Chàng (con trai, đục chisel) = Việt = Mặt Trời.

Văn Lang theo nghĩa này là liên bang Người Việt mặt trời thái dương ngành Nọc Việt thái dương gồm hai nhánh Nọc Việt dương thái dương và Nọc Việt âm thái dương. Trống Ngọc Lũ I có một khuôn mặt là trống biểu của nhánh Nọc Việt dương thái dương này.

.Nhìn dưới diện lịch sử thế gian có thú biểu là loài bốn chân sống trên mặt đất thì Văn Lang = Mang Lang. Văn có nghĩa là đực, phái nam thấy rõ qua chữ đệm Văn của tên người Việt như Nguyễn Văn X, nhìn chữ đệm Văn biết ngay là tên người nam (trong khi nhìn chữ Thị là biết tên người nữ). Đực là nọc (heo nọc), cọc. Con Cọc là con thú bốn chân có sừng tức con hươu, con mang. Theo v=m như váng = màng, ta có Văn = Man, Mang. Mang có một nghĩa là gai nhọn (thảo mang) cùng là vật nhọn với sừng. Con thú có mang (gai, vật nhọn) là con mang (Hươu sừng, mang gạc, mang mễn). Như thế nhìn dưới diện thú biểu bốn chân sống trên mặt đất thì Văn = Mang, con mang, con hươu sừng và Lang là con Sói Lang. Với nghĩa này Văn Lang là liên minh hai đại tộc Hươu mang gạc, munjac, hươu sủa, Hươu Việt, thú biểu của Hùng Kì, Kì Dương Vương nhánh Nọc Việt dương thái dương với đại tộc sói Lang, Sói Việt, thú biểu của Tổ Hùng, Hùng Vương nhánh Nọc Việt âm thái dương.

Lưu ý thêm nữa là Mang gạc Hùng Kì Đất dương Li ứng với thiếu dương và Lang sói Hùng Lang, gió dương Đoài vũ trụ ứng với thiếu âm. Văn Lang Mang Lang là dạng kết hợp thiếu dương với thiếu âm tức giao hòa Tiểu Vũ Trụ (thiếu là tiểu) ở cõi người, thế gian. Văn Lang Mang Lang là nhánh Người Nọc Việt thái dương thuộc chủng người Tiểu Vũ Trụ.

Như thế liên minh Mang Lang có thể mang nghĩa chính của Văn Lang vì đây là liên minh của Hùng Vương lịch sử, thế gian.

Chứng sử đồng còn thấy là trống Miếu Môn I có mang gạc và sói ‘nang’ ở trên cùng một vành mang tính chủ yếu của trống (xem trống này).

clip_image145

Trống Miếu Môn I.

clip_image146

Hai nhóm Mang gạc và Sói Lang trên Trống Miếu Môn I.

Trống Miếu Môn I là trống Văn Lang Mang Lang thế gian.

.Nhìn dưới diện Vũ Trụ Tạo Sinh trọn vẹn thì Văn Lang là liên minh của cả ngành Nọc Việt thái dương gồm hai nhánh Nọc Việt dương thái dương và Nọc Việt âm thái dương có đủ tứ dân, bốn đại tộc ứng với tứ tượng ở tứ phương.

Chứng sử đồng về hình dạng là loại trống Đông Sơn Cây Nấm Vũ Trụ Nguyễn Xuân Quang VI (Heger I). Trống này do trống biểu của bốn loại trống ứng với tứ tượng hợp lại. Đó là trống Lửa hình trụ ống Nguyễn Xuân Quang II (ví dụ một trống Lào Man Việt, Đế Minh), trống Gió hình lọng gió Nguyễn Xuân Quang III (trống Karen Lang Việt, Tổ Hùng), trống Nước hình cái âu, cái bát Nguyễn Xuân Quang IV (trống trệt Nam Trung Hoa Lạc Việt Lạc Long Quân) và trống Đất hình Núi tháp trụ tròn xoay cụt đầu Nguyễn Xuân Quang V (trống Tân Long Kì Việt Kì Dương Vương).

clip_image148

Trống loại Đông Sơn này tìm thấy nhiều nhất ở Việt Nam xác thực Việt Nam là đất tổ của liên bang Văn Lang (federal seat) giống như Washington D.C. của liên bang Hoa Kỳ.

. NHÁNH NÒNG VIỆT THÁI DƯƠNG.

Trong sử đồng Đông Sơn dĩ nhiên không có trống thuần âm nòng nữ thái âm của ngành Nòng Bộc Thần Nông thái âm và của khuôn mặt nữ Âu Cơ. Thường chỉ có trống Nọc Việt âm thái dương đại diện.

Tộc ‘Khủng Long’.

Thằn lằn còn có tên là rồng đất. Có một loài thằn lằn rồng đất ‘kinh khủng’gọi là khủng long. Khủng long dinosaur có dino-, kinh khủng và saur có gốc Latin sauros, thằn lằn.

Hình khủng long thấy trên Trống Đào Xá.

clip_image150

Trống Đào Xá.

Trống có mặt trời 6 vòng ánh sánh. Ánh sáng vòng tròn là ánh sáng Nòng âm. Như đã nói ở trên, trên trống đồng có hai loại ánh sáng nòng nọc, âm dương là ánh sáng Nòng vòng tròn như ở đây và ánh sáng Nọc mũi mác thấy gần như hầu hết trên các trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn. Văn hóa Đông Sơn gần như duy nhất là nền văn hóa mặt trời có hai loại mặt trời có ánh sáng nòng nọc, âm dương. Điều này cho thấy rõ và xác thực văn hóa Việt Nam có cốt lõi đích thực là Chim-Rắn Tiên Rồng, nòng nọc, âm dương, có triết thuyết là Vũ Trụ Tạo Sinh, Dịch Nòng Nọc Đông Sơn ăn khớp khắng khít với văn hóa Đông Sơn cũng dựa trên nguyên lý nòng nọc, âm dương.

Số 6 là số lão âm, âm thái dương. Sáu vòng ánh sáng là ánh sáng âm thái dương. Tính thái dương cũng được xác thực bằng hai vành nọc mũi tên (mũi mác, răng cưa, răng sói) có nghĩa là thái dương sinh động nằm ở hai bên 6 vòng ánh sáng.

Như thế mặt trời là mặt trời nòng âm thái dương. Trống là trống biểu của một tộc thuộc Nòng Việt âm thái dương. Điểm này thấy rất rõ qua sự kiện là không có sự hiện diện của Chim, vật biểu của nhánh Nọc Việt thái dương.

Ta đã biết loài bò sát rắn, cá sấu, thằn lằn nước là vật biểu của ngành Nòng Bộc Thần Nông thái âm. Nếu các vật tổ loài bò sát có liên hệ tới nước này có mang thêm dương tính (như sừng, mồng) thì là vật biểu của Lạc Long Quân thuộc nhánh Nọc Việt âm thái dương. Trong trường hợp này Lạc Long Quân là đại diện cho Nòng Bộc thái âm.

Đuôi khủng long hình lông chim nhọn như lưỡi dao nhọn mang tính nọc lửa, thái dương, Việt. Ở đây những con khủng long mang một yếu tố dương lông chim nhọn nhưng không ở đầu mà lại là ở đuôi tức mang tính âm. Đây là khuôn mặt âm (O) thái dương II tức quẻ ba vạch OII, Tốn, khuôn mặt Nàng Lửa, mặt trời nữ thái dương của Âu Cơ hay Không gian (O) thái dương tức khí gió âm cũng là một khuôn mặt bầu trời, Gió âm của Âu Cơ (sinh ra bọc trứng).

Như thế nhìn dưới một tộc duy nhất đây là tộc khủng long mang tính âm thái dương phía Âu Cơ. Tuy nhiên ở trên trống có khuôn mặt chủ là đực (gà trống) là nọc, là Việt nên có khuôn mặt âm nam Lạc Long Quân là đại diện (vì thế mà lông chim Âu Cơ để ở đuôi).

Tóm lại trống khủng long có đuôi lông chim này nếu nhìn theo phía diện âm nữ thái dương là trống biểu của Âu Cơ nấp bóng Lạc Long Quân.

Nếu nhìn dưới dạng kết hợp, liên minh Nước-Lửa thì khủng long thằn lằn-đuôi chim ứng với Lạc Long Quân-Âu Cơ. Chim ở đuôi nên khuôn mặt long ở đầu mang tính chủ. Điểm này dễ hiểu vì trên trống thì khuôn mặt nam Lạc Long Quân mang tính chủ (trên cồng âm nữ hay gương đồng khuôn mặt nữ Âu Cơ mang tính chủ giống như thái dương thần nữ Amaterasu của Nhật có vật biểu là gương).

Nhìn dưới diện lịch sử thì đây là liên minh Lạc-Âu phía nòng âm thái dương.

Hình khủng long-đuôi lông chim dưới dạng kết hợp này làm liên tưởng tới sự hôn phối giữa Chử Đồng Tử và công chúa Tiên Dung. Chử Đồng Tử có nghĩa là chàng Con Trai ‘Sống ở Bãi Sông’ (dân vạn chài, đánh cá), Chử biến âm với Cừ (với h câm, Chử = Cừ). Cừ là cây nọc đóng ven sông. Nọc, cọc là con trai. Cừ, Chử là chàng trai sống ven sông. Như thế Chử Đồng Tử thuộc dòng nước Lạc Long Quân. Tiên Dung có Dung là Dong như bao dung = bao dong. Qua từ đôi bao dong ta có Dung, Dong = bao, bọc. Lá dong dùng bao bọc, gói bánh chưng. Bao bọc là Nang (túi) là Nàng, Nường, Nòng (các Nàng, Nường có bao, có túi, dạ con). Bao, bọc cũng biểu tượng cho khí, gió, bầu không gian, bầu trời, túi trời (Ông Túi Trời là ông Thần Gió). Nàng Dung có khuôn mặt gió âm Tốn thuộc dòng Âu Cơ. Còn Tiên hiểu theo nghĩa giai nhân sống trên núi hiển nhiên cùng dòng Tiên Âu Cơ. Tiên có một khuôn mặt là Lửa, Chim. Theo duy dương Tốn OII là Nàng (O) Lửa (II).

Như thế Tiên Dung có hai khuôn mặt: Tiên là Chim, lửa ứng với khuôn mặt Nàng Lửa Tốn của Âu Cơ và Dung, Dong là Gió ứng với khuôn mặt Nàng Gió Tốn của Âu Cơ.

Như vậy Chử Đồng Tử con cháu Lạc Long Quân và Tiên Dung con cháu Âu Cơ. Sự hôn phối giữa Tiên Dung với Chử Đồng Tử là một dạng hôn phối Chim-Rắn nòng nọc, âm dương.

Theo cùng ngành nòng âm cùng bản thể âm, ta có sự kết hợp giữa Chủ Đồng Tử có Chử là Nọc Nước dòng Chàng Nước Lạc Long Quân lấy Tiên Dung có Dung, Dong là Nòng Gió, Nường Gió dòng Âu Cơ với khuôn mặt Nàng Gió Tốn. Nếu nhìn theo nòng nọc, âm dương đối nghịch ta có Nọc Nước Chử Đồng Tử lấy Nường Tiên (Dung) dòng Âu Cơ với khuôn mặt Nàng Lửa Tốn.

Bây giờ đối chiếu con khủng long đuôi lông chim này với truyện Chử Đồng Tử-Tiên Dung. Ta thấy rõ khủng lỏng rồng đất khổng lồ (nói theo cách lười biếng, tắt ngang ở Việt Nam hiện nay là ‘Rồng Khủng’) là một khuôn mặt của Lạc Long Quân-Chử Đồng Tử và đuôi chim là một khuôn mặt của Âu Cơ-Tiên Dung.

Sự đối chiếu này cho thấy rõ trống Đào Xá, theo duy âm, cùng bản thể âm là trống kết hợp giữa khủng long Lạc Long Quân Nước dương Chấn với lông chim Âu Cơ Gió âm Tốn. Ta có một loại Dịch với Tiên Thiên bát quái trong đó Chấn hôn phối với Tốn (gió âm).

Theo âm dương đối nghịch trống Đào Xá là trống hôn phối giữa khủng long Lạc Long Quân Chấn Nước dương với đuôi chim Âu Cơ Lửa âm Tốn (lửa âm).

Trống Đào Xá là một trống diễn tả khuôn mặt Nòng Việt thái dương (Âu Cơ) nấp bóng Nọc Việt âm thái dương (Lạc Long Quân).

Đây là một trống được cho là rất muộn tuy nhiên về phương diện Vũ Trụ thuyết và sử học đây là một trống độc nhất hiện nay là trống biểu của ngành Nòng Việt thái dương. Đây là trống độc nhất hiện nay có ánh sáng âm nòng vòng tròn. Đây là một trống quí nhất trong trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn.

……

TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN LÀ CỦA VIỆT NAM.

Bộ sử đồng này là một bằng chứng nữa, một bằng chứng kiên cố, không thể chối cãi được là trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn, là của Bách Việt.

Trống đồng tuyệt nhiên không phải của người Trung Quốc (xem Trống Đồng của Việt Nam hay Trung Quốc?).

Điều đáng buồn là người Việt Nam quá thờ ơ với quốc bảo, với di sản văn hóa và tâm linh của mình, trong khi đó người Trung Quốc tận lực phổ biến, phát huy trống đồng cho dân tộc họ và cho cả trong cộng đồng thế giới. Từ phi trường Nam Ninh về thành phố là Đại lộ Trống Đồng với những kiến trúc trống đồng khổng lồ để dọc theo bên đường.

clip_image152

Đại lộ trống đồng.

Những cơ sở văn hóa, trung tâm thương mại xây dựng theo hình dạng trống đồng.

clip_image154

Bảo tàng viện cũng là một kiến trúc trống đồng vĩ đại.

clip_image156

Nhìn sự quảng bá trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn này của người Trung Quốc mà thấy rưng rưng nước mắt…

Kết Luận

Nhìn tổng quát trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn chứa đựng một kho tàng văn hóa chính thống có cốt lõi dựa trên nguyên lý căn bản là nòng nọc, âm dương, chim-rắn, Tiên Rồng của Việt Nam. Trong đó có ba bảo thư bằng đồng là 1. Bộ Sách Văn Hóa Việt Bằng Đồng, Bằng Hình 2. Bộ Việt Dịch Đông Sơn Bằng Đồng, Bằng Hình 3. Bộ Việt Sử Đồng Đông Sơn Bằng Hình.

Trống Đồng là Bộ Sử Đồng Bằng Hình chính thống của Đại Tộc Việt cách đây trên dưới 3.000 năm.

Bộ sử này đã cho thấy sử miệng hay sử sách (dù có muộn về sau) vẫn giữ được nguồn cội ít nhiều so với sử đồng.

Sử đồng cho thấy người Việt thuộc chủng Người Tiểu Vũ Trụ, con của Đại Vũ Trụ. Chủng người Tiểu Vũ Trụ gồm có hai ngành:

-Ngành Nọc, Chim, Lửa, Mặt Trời ứng với Trụ của Vũ Trụ, ngành thần mặt trời Viêm Đế thái dương. Đây là ngành Nọc Việt thái dương.

-Ngành Nòng, Rắn. Nước, Không Gian ứng với Vũ của Vũ Trụ, ngành thần không gian Thần Nông thái âm. Đây là ngành Nòng Bộc thái âm (Bộc hiểu theo nghĩa Bọc, Bao, Bầu đi với không gian).

Đại Tộc Việt thuộc về ngành Nọc Việt thái dương. Trống có khuôn mặt chủ là nọc, đực (trống có một nghĩa chính là đực), mặt trời, Việt nên bộ sử đồng Đông Sơn có khuôn mặt chính là bộ sử của Người Việt Mặt Trời Thái Dương ngành Nọc Việt thái dương dòng thần mặt trời Viêm Đế. Nhìn chung trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn là trống biểu của Ngành Nọc Việt mặt trời thái dương.

[Trong khi cồng (khuôn mặt âm của trống đồng) là cồng biểu của Nòng Bộc phía dương và gương đồng có một khuôn mặt là gương biểu của Nòng Bộc phía âm nữ].

Các Hùng Vương lịch sử là Vua Mặt Trời thuộc ngành Nọc Việt thái dương, di duệ của thần mặt trời Viêm Đế nên trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn có khuôn mặt chính là trống biểu của Hùng Vương lịch sử.

Mỗi trống là một chương sử đồng, một vài ví dụ như:

1. Ngành Nọc Việt thái dương.

Gần như hầu hết trống đồng nòng nọc, âm dươngcủa đại tộc Đông Sơn có mặt trời có tia sáng dương nọc mũi mác là trống biểu của ngành Nọc Việt thái dương. Trong đó có

-Trống Ngọc Lũ I là trống biểu của nhánh Nọc Việt dương thái dương của ngành Nọc Việt thái dương.

-Trống Hoàng Hạ là trống biểu của nhánh Nọc Việt âm thái dương của ngành Nọc Việt thái dương.

-Trống Quảng Xương là trống biểu của Văn Lang 100 Lang Hùng gồm hai nhánh Người Chim Cắt Tiên và Người Rắn Dải Rồng.

-Trống Miếu Môn I là trống biểu của Văn Lang thế gian Hươu Mang Hùng Kì-Sói Lang Hùng Lang.

-Trống Đông Sơn IV là trống biểu của đại tộc Man Việt dòng Đế Minh.

-Trống Phú Xuyên là trống biểu của đại tộc Kì Việt dòng Kì Dương Vương.

-Trống Hòa Bình là trống biểu của đại tộc Lạc Việt, tộc Sấu Dao dòng Lạc Long Quân.

-Trống Việt Khê là một trong những trống biểu của đại tộc Lang Việt dòng Tổ Hùng.

…….

2. Ngành Nòng Việt thái dương.

Rất hiếm thấy trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn có mặt trời có ánh sáng âm nòng vòng tròn, trống biểu của ngành Nòng Việt thái dương. Hiện nay chỉ thấy có một trống Đào Xá.

Ta hãy dùng bộ sử đồng này để kiểm chứng, đối chiếu, điều chỉnh và tu chính lại sử miệng và lịch sử Việt cho đúng. Hiện nay cổ sử Việt đã và đang bị diễn dịch và giáo dục sai lạc rất nhiều.

Trống đồng là quốc bảo của Việt Nam và là bảo vật của thế giới. Trống đồng của đại tộc Đông Sơn là di sản văn hóa Việt, linh hồn Việt, là khí thiêng sông núi Việt, là bài vị của tổ tiên Việt… TRỐNG ĐỒNG PHẢI LÀ MỘT DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI UNESCO CỦA VIỆT NAM.

Như đã nói ở trên, ngoài ra trống đồng còn là bộ Việt Dịch đồng Đông Sơn duy nhất bằng hình của nhân loại và là quyển tự điển bằng đồng chữ nòng nọc vòng tròn-que của nhân loại, có dịp tôi sẽ nói trong tương lai.

 

Góp ý về bài viết:

 

Các vua Hùng lịch sử ứng với Tứ tượng - Bốn phương chính định vị (khi nói đến Ngũ hành bao gồm cả Âm Dương, chẳng hạn hành Thủy gồm cả quái Khảm và Càn) và khi liên hợp tới thuyết Âm Dương Ngũ Hành trong sự vận động sự vật, hiện tượng:

- Đế Minh ứng với hành Hỏa, quái Ly trên Hậu thiên Bát Quái - Hà đồ.

- Kinh Dương Vương ứng với hành Mộc, quái Chấn_________________.

- Lạc Long Quân ứng với hành Thủy, quái Khảm_______________.

- Tổ Hùng ứng với hành Kim, quái Đoài___________________.

 

Đặc biệt, vị trí trung tâm ứng với Thần Nông, hành Thổ,__________. Mặc dù theo truyền thuyết Thần Nông là Viêm Đế, phương nam, hành hỏa bởi vì khi nói đến vấn đề này thì Viêm Đế Thần Nông trong quy ước Đại vũ trụ - Tiên Thiên (có trước) so với các "Đế" khác. Còn phần trên, Thần Nông ở trung tâm Hậu thiên Bát quái - Hà đồ là cấu trúc Tiểu vũ trụ - Hậu thiên (có sau) tương đương Thiên cầu, liên kết giữa "Đế" và "Hoàng". Như vậy, mật mã lịch sử sẽ có hai phân lớp như đã trình bày.

 

Nếu không thấu rõ quy tắc này, rất khó hoặc (thực sự) bế tắc hoàn toàn khi xác định các vị Hùng Vương Lịch Sử đầu tiên trong gia phả Hùng Vương và Tổ Tông của các ngài từ thời thời thượng cổ.

Share this post


Link to post
Share on other sites