hoangnt

Nguồn Gốc Của Học Thuyết Âm Dương Ngũ Hành

90 bài viết trong chủ đề này

Chúng ta đi từ thiên văn trước, hệ mặt trời được định vị theo một tổ hợp Âm Dương Ngũ Hành (theo Hà đồ trong văn minh Lạc Việt, tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh  - Thiên Sứ) với sự nhận định không có hành tinh thứ 10 theo Lưu Tử Hoa đã chứng minh trên cơ sở Bát Quái vào những năm 30 của thế kỷ trước. Ngoài ra, sự phân loại tổ hợp Âm Dương Ngũ Hành cũng được quy ước như dưới đây:

 

- Vụ trụ vô cùng vô tận: Cõi Tam Thanh.

- Ngoài Hệ mặt trời - Thái Ất - Cõi Thượng Thiên,

- Hệ mặt trời - Độn giáp (cũng xem xét lại Huyền không phi tinh) - Cõi Thiên (Trời).

- Trái đất - Bát trạch - Cõi Đất (Địa).

- Con người (cùng động thực vật) - Nhân sinh, tồn tại cùng với Linh hồn. Vạn vật sống trên Trái đất và cùng với  Trái đất gọi chung là Cõi Nhân Sinh, Cõi Thế Gian.

- Linh hồn con người và động vật - Cõi vô hình, Cõi Âm, Cõi Chết, Cõi Nước với biểu tượng là biển cả, sông ngòi trên trái đất nhưng trong một nghĩa khác nữa, đó là "Vũ Trụ nguyên thủy" - Cõi này có chịu quy luật tương tác theo công thức Hậu Thiên Bát Quái phối Hà đồ hay không?.

 

HỆ MẶT TRỜI:

 

Sao Kim gọi tên theo thiên văn hiện đại, theo sách cổ thiên văn Đông phương gọi là sao Thủy (Theo Ban Cố, Tiền Hán thư). Thuận tự của Thái Dương hệ dưới đây – với tên hai sao này gọi theo sách cổ - thì thuận tự này sẽ là:

 

283.jpg
 
 
284.jpg
 
Vành đai hành tinh bên trong theo lý tương sinh (Âm trong, Ngoài dương):
 
Mặt trời (âm thổ) -> sao Kim (âm kim) -> sao Thủy (âm thủy) -> Địa cầu (âm mộc) -> sao Hỏa (âm hỏa)
 
Vành đai thiên thạch ngăn cách Âm - Dương Ngũ Hành và trục phân cách biểu kiến Âm Dương - thuộc hành nào? sẽ được phân tích sau.
 
Vành đai hành tinh ngoài theo lý tương khắc, bắt đầu từ sao Mộc (dương mộc) khắc Mặt trời (âm thổ):
 
Mặt trời (âm thổ) <- sao Mộc (dương mộc) -> sao Thổ (dương thổ) -> sao Thủy (Thiên Vương Tinh- dương thủy) -> sao Hỏa (Hải Vương Tinh - dương hỏa) -> sao Kim (Diêm Vương Tinh - dương kim).
 
380px-InnerSolarSystem-vi.png
Hình ảnh vành đai tiểu hành tinh chính và các tiểu hành tinh trojan.
 
 
320px-Khu_v%E1%BB%B1c_c%C3%B3_th%E1%BB%8
Hình mô tả vùng trong Hệ Mặt Trời có điều kiện thuận lợi cho phát sinh sự sống tương ứng với tuổi đời của Mặt Trời (một giả thuyết khoa học)
 
Từ đây có thể rút ra kết luận:
- Hệ mặt trời là một tổ hợp Âm Dương Ngũ Hành, cấu trúc vận động tương sinh theo Hà đồ đồng thời tương khắc theo Lạc thư. Hành thổ làm trung tâm như đã thấy ở trung cung của Hà đồ và Lạc thư.
- Hà đồ và Lạc thư là một công thức liên hợp vận động của một tổ hợp Âm Dương Ngũ Hành -> chúng ta sẽ vẽ được đồ hình này.
 
Đồ hình cửu cung Hà đồ:
 
hdcct22.jpg
 
Đồ hình Cửu cung Lạc thư:
ltcc.jpg
 
Trong các cổ vật văn hóa, chúng ta thường thấy con số đặc biệt - 18, đấy chính là tổ hợp Cửu cung của Hà đồ và Lạc thư. Đồng thời, "Long sinh cửu tử" chính là nói về Hà đồ, Long, hổ là Dương, Âm biểu tượng cho Hà đồ và Lạc thư, trong đó Hà đồ là nguyên lý vận động cơ bản.
1576_1201565993.jpg
Hậu Thiên Bát Quái đồ của giáo sư đã đổi chỗ Tốn - Khôn và Bát Trạch theo các thành viên của một gia đình (1 tổ hợp Âm Dương Ngũ Hành - mang ý nghĩa quy luật xã hội, như cha Dương và mẹ Âm sinh ra con cái)
 
- Nguyên lý "Âm trong, Dương ngoài" của một tổ hợp Âm Dương ngũ hành thiên văn.
- Trái đất thuộc âm mộc.
- Lý vận động của một tổ hợp Âm Dương Ngũ Hành theo lý tương sinh của Hà đồ cho nên hành âm thổ trung tâm sinh âm kim và sẽ bị dương mộc khắc tương ứng, ngay lập tức theo lý Lạc thư.
- Các hành tinh và mặt trời cùng xoay quanh trục của nó và các hành tinh quay chung quanh mặt trời cùng một hướng từ trái sang phải. Hệ mặt trời (cũng thường gọi là điểm xuân phân) cũng vận động trên đường Hoàng đạo quay quanh trung tâm Thiên cực bắc giống như thế, chu kỳ tương ứng với chu kỳ tuế sai của trục xoay Trái đất là 25.920 năm (theo cách tính của bộ môn Thái Ất), còn theo thiên văn học hiện đại là 26.000 năm, chênh lệch 80 năm. Đường Hoàng đạo cũng chia thành 12 cung (như thiên bàn Tử Vi), mỗi cung chiếm 2.160 năm, gọi là năm Vũ trụ.
- Điểm mốc của chu kỳ 12 cung Vũ trụ đang được quán xét, theo lịch Maya thì chính năm 2012 này là năm kết thúc của một chu kỳ Vũ trụ, tức điểm xuân vượt vượt khỏi cung Song Ngư và đi vào cung Bảo Bình.
 
Wiki: Trục quay của Trái Đất đã được quan sát là thay đổi độ nghiêng một cách gần tuần hoàn với chu kỳ 41.000 năm trong khoảng thời gian gần đây, với độ nghiêng dao động từ 21,5 đến 24,5° (hiện tại đang giảm với các giá trị 24,049° năm 3300 TCN, 23,443° năm 1973 và 23,439° năm 2000). Hơn nữa, hướng nghiêng của trục Trái Đất xoay vòng với chu kỳ 25.800 năm (hiện tượng Tiến động hay Tuế sai của điểm phân). Độ nghiêng này cũng dao động với các chu kỳ nhỏ hơn như 18,6 năm (hiện tượng Chương động). Theo tôi tính, về mặt cá nhân, độ Chương động của thiên văn hiện đại đã sai lệch 0.6 năm,
 
earth_precession.png
Trục Trái Đất dao động (hiện tượng Tiến động) vẽ nên dạng hình nón. Nguồn hình ảnh: Wikipedia

200px-Praezession.svg.png
Tự quay (lục), Tuế sai (lam), Chương động (đỏ)
 
Trong thiên văn cổ Đông phương, người ta chỉ quan sát 5 hình tinh trong hệ mặt trời, cùng với mặt trời, mặt trăng hình thành nên Thất Tinh, và được bài trí trên lá cờ Thất Tinh màu vàng vảy rồng màu đỏ (riêng cờ Bắc Cực cũng có màu này)  theo hàng đứng với mặt trời ở vị trí cao nhất, rồi tiếp đến mặt trăng như dưới đây theo lý tương sinh của Hà đồ:
 
- Mặt trời - biểu tượng tương ứng với luân xa 7 của con người.
- Mặt trăng - luân xa 6 - Chủ nhật
- Sao Mộc - luân xa 5 - Thứ Hai
- Sao Hỏa - luân xa 4 - Thứ Ba
- Sao Thổ - luân xa 3...
- Sao Kim - luân xa 2...
- Sao thủy - luân xa 1 - Thứ Bảy
 
Chu kỳ vận động của các hành tinh:
 
- Chu kỳ sao Mộc (dương mộc): 12 năm (ứng 12 thiên bàn Tử Vi).
- Chu kỳ Địa cầu (âm mộc): 1 năm.
- Bội số chung của các chu kỳ quay quanh mặt trời của các hành tinh: 60 năm.
 
Thiên bàn Tử Vi:

Thienbantuvi01.jpg

 

ĐỊA CẦU:

 
Trái đất thuộc âm mộc trong Hệ mặt trời, tự quay quanh trục một ngày đêm (chia thành 12 giờ cổ), nó quanh quanh Hệ mặt trời trên đường Xích đạo trong một năm (365 ngày), mặt phẳng đi qua Xích đạo gọi là Hoàng đạo - bởi một lý do người xưa xây dựng Thiên cầu gồm các chòm sao trên đường Hoàng đạo song song mặt phẳng qua Xích đạo này, tính lịch Âm Dương năm nhuận cũng cần được tính thêm sai số xê dịch của chu kỳ Tuế sai 25.920 năm/ 360 độ.
 
Bắc và nam bán cầu:
 
220px-Xichdao.jpg
 
Hachituyen.jpg
 

Xích đạo thường được coi là nơi nóng nhất vì vùng này quanh năm có mặt trời trên đỉnh đầu. Nhưng hãy xem lại tài liệu thống kê tình hình thời tiết trên thế giới: Tại Xích đạo, nhiệt độ cao nhất rất ít khi vượt quá 35 độ C. Vậy mà tại sa mạc Sahara ở châu Phi, nhiệt độ ban ngày lên tới 55 độ C, trong khi Sahara cách xa xích đạo hàng ngàn dặm.Tại các vùng sa mạc Ảrập, nhiệt độ ban ngày cao nhất cũng lên tới 45-50 độ C. Tại vùng sa mạc Trung Á, nhiệt độ cao nhất ban ngày cũng lên đến 48 độ C. Sa mạc Gobi (Mông Cổ) khoảng 45 độ C. Vùng Xích đạo được hấp thu nhiều nhiệt lượng mặt trời nhất, vậy tại sao lại không phải là nơi nóng nhất? Nhìn vào bản đồ thế giới ta thấy, những vùng thuộc xích đạo phần lớn đều có biển cả như Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương.

 

Mùa hè, trái đất ở xa mặt trời, còn mùa đông trái đất lại ở gần mặt trời, ngày xưa cổ nhân có lẽ kh6ong thể tính được khoảng cách các hành tinh như bây giờ. Sáng sớm thấy mặt trời gần nhất nhưng thời tiết mát dịu, ban trưa mặt trời xa nhất lại rất nóng!.

 
Mặt trăng là vệ tinh của Trái đất, di chuyển trên đường Bạch đạo với chu kỳ trăng 27 ngày, ảnh hưởng đến chu kỳ sinh lý của con người và động vật, thực vật. Chu kỳ này cũng là một trong những nền tảng quan trọng nhất của Đông y. Lịch Âm lấy chu kỳ này và chu kỳ Trái đất quay quanh Mặt trời làm cơ bản. Mặt phẳng của Bạch đạo lệch với mặt phẳng của đường Xích đạo khoảng 5 độ.
 
Địa hình trái đất:
 
300px-%C4%90%E1%BB%8Ba_h%C3%ACnh_Tr%C3%A
 

220px-MoonTopoGeoidUSGS.jpg

Địa hình Mặt Trăng, theo thể địa cầu Mặt Trăng
 
220px-Moon_ER_magnetic_field.jpg
Tổng cường độ từ trường tại bề mặt Mặt Trăng, kết quả từ cuộc thí nghiệm đo phản xạ electron của Lunar Prospector
 
320px-Lunar_eclipse_diagram-en.svg.png
Các giao điểm Mặt Trăng là các điểm trong đó đường di chuyển của mặt trăng (Bạch đạo) trên bầu trời cắt Hoàng đạo, đường chuyển động của mặt trời trên bầu trời.
 
Dưới đây là mô hình biểu kiến tương tác từ Mặt trời tới Trái đất kết hợp với việc định vị phương bắc - nam bằng la bàn gắn kim chỉ Nam và Tứ mộ Thìn, Tuất, Sửu, Mùi (tham khảo đồ hình trong cuốn Minh triết Việt trong văn minh Đông phương, tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh):

 

164h.jpg

 

Từ đồ hình trên, chúng ta có những nhận xét như sau:

 

- Mặt phẳng Hoàng đạo tức đường Xích đạo mà Trái đất quay xung quanh Mặt trời, ở đây chính là trục Thìn - Tuất theo đồ hình.

- Trục Sửu - Mùi vuông góc mặt phẳng Hoàng đạo ứng với trục quay của Trái đất xung quanh Mặt trời trong vòng 365 ngày.

- Hướng bắc (N) và nam (S) được định vị theo kim chỉ Nam, giữa hướng bắc từ theo kim chỉ Nam và hướng bắc địa lý Trái đất (giao điểm trục quay của trái đất và mặt địa cầu ở phương bắc), có một độ lệch nhất định tùy theo vị trí trên trái đất, gọi là độ Từ thiên.

- Trục quay Trái đất lệch với trục vuông góc mặt phẳng Hoàng đạo một góc 23 độ 5.

 

Độ từ thiên là góc tạo thành (δ) giữa hướng bắc thực (bắc địa lý) và hướng bắc từ (là hướng chỉ phương bắc của kim la bàn) hay góc tạo thành giữa kinh tuyến địa lí (phương bắc nam) và kinh tuyến từ tại điểm đã cho trên mặt đất. Giá trị này sẽ dương khi bắc từ nằm về phía đông của bắc thực và ngược lại. Ví dụ, ở Việt Nam, độ từ thiên biến đổi từ –1⁰ ở Cao Bằng đến 0⁰ ở Đà Nẵng và đạt +1⁰ tại Cà Mau.

 

220px-Magnetic_declination.svg.png
Ví dụ về độ từ thiên có giá trị dương khi kim nam châm lệch về phía đông so với bắc địa lý.

 

Tham khảo trên mạng:

 

Các độ số lấy theo Ngày 2 Tháng 11, 2012 DL

Thành Phố, ..... Vĩ độ .........., Kinh độ ..........., độ Từ Thiên, thay đỗi mỗi năm
Bạc Liêu, ...... Vĩ 09° 17' 00" N, Kinh 105° 44' 00" E, -0° 14' 04", -1.8'
Biên Hòa, ...... Vĩ 10° 57' 00" N, Kinh 106° 49' 00" E, -0° 23' 10", -2.0'
Buôn Mê Thuột, . Vĩ 12° 40' 00" N, Kinh 108° 03' 00" E, -0° 35' 29", -2.2'
Cần Thơ, ....... Vĩ 10° 01' 55" N, Kinh 105° 47' 02" E, -0° 18' 09", -1.9'
Cao Bằng, ...... Vĩ 22° 39' 50" N, Kinh 106° 16' 05" E, -1° 34' 46", -2.4'
Cao Lãnh,....... Vĩ 10° 28' 01" N, Kinh 105° 38' 10" E, -0° 20' 42", -1.9'
Đà Lạt, ........ Vĩ 11° 56' 42" N, Kinh 108° 26' 31" E, -0° 31' 03", -2.2'
Đà Nẳng, ....... Vĩ 16° 03' 07" N, Kinh 108° 12' 54" E, -0° 59' 49", -2.3'
Đông Hà, ....... Vĩ 16° 51' 00" N, Kinh 107° 08' 00" E, -1° 01' 43", -2.3'
Đồng Hới, ...... Vĩ 16° 51' 00" N, Kinh 107° 08' 00" E, -1° 01' 43", -2.3'
Hà Giang, ...... Vĩ 22° 50' 00" N, Kinh 104° 56' 00" E, -1° 27' 17", -2.3'
Hà Tỉnh, ....... Vĩ 18° 21' 00" N, Kinh 105° 55' 00" E, -1° 06' 55", -2.2'
Hãi Dương, ..... Vĩ 20° 56' 31" N, Kinh 106° 19' 52" E, -1° 24' 32", -2.3'
Hãi Phòng, ..... Vĩ 20° 51' 41" N, Kinh 106° 40' 47" E, -1° 25' 56", -2.3'
Hà Nội, ........ Vĩ 21° 01' 48" N, Kinh 105° 49' 12" E, -1° 22' 19", -2.3'
HCM City, ...... Vĩ 10° 45' 33" N, Kinh 106° 39' 45" E, -0° 21' 59", -2.0'
Hòa Bình, ...... Vĩ 20° 49' 48" N, Kinh 105° 19' 59" E, -1° 18' 41", -2.2'
Hòn Gai, ....... Vĩ 20° 56' 53" N, Kinh 107° 04' 52" E, -1° 28' 45", -2.4'
Huế, ........... Vĩ 16° 27' 47" N, Kinh 107° 35' 06" E, -1° 00' 36", -2.3'
Kon Tum, ....... Vĩ 14° 21' 00" N, Kinh 108° 00' 54" E, -0° 47' 09", -2.2'
Lạng Sơn, ...... Vĩ 21° 50' 46" N, Kinh 106° 45' 25" E, -1° 32' 43", -2.4'
Lào Cai, ....... Vĩ 22° 30' 00" N, Kinh 103° 57' 00" E, -1° 19' 55", -2.2'
Long Xuyên, .... Vĩ 10° 22' 55" N, Kinh 105° 26' 17" E, -0° 20' 24", -1.9'
Luân Châu, ..... Vĩ 21° 44' 24" N, Kinh 103° 20' 35" E, -1° 13' 27", -2.1'
Mỹ Tho, ........ Vĩ 10° 21' 14" N, Kinh 106° 22' 01" E, -0° 19' 37", -1.9'
Nha Trang, ..... Vĩ 12° 14' 35" N, Kinh 109° 12' 11" E, -0° 34' 30", -2.2'
Ninh Bình, ..... Vĩ 20° 15' 11" N, Kinh 105° 58' 30" E, -1° 18' 31", -2.3'
Phan Thiết, .... Vĩ 10° 55' 16" N, Kinh 108° 06' 14" E, -0° 23' 36", -2.1'
Phủ Lạng Thương, Vĩ 21° 16' 16" N, Kinh 106° 11' 31" E, -1° 25' 47", -2.3'
Play Cu, ....... Vĩ 13° 57' 00" N, Kinh 108° 01' 00" E, -0° 44' 21", -2.2'
Quảng Ngãi, .... Vĩ 15° 07' 26" N, Kinh 108° 48' 43" E, -0° 54' 57", -2.3'
Qui Nhơn, ...... Vĩ 13° 46' 00" N, Kinh 109° 14' 00" E, -0° 45' 59", -2.3'
Rạch Giá, ...... Vĩ 10° 00' 25" N, Kinh 105° 05' 06" E, -0° 18' 48", -1.8'
Sóc Trăng, ..... Vĩ 09° 36' 00" N, Kinh 105° 58' 00" E, -0° 15' 34", -1.9'
Sơn La, ........ Vĩ 21° 19' 41" N, Kinh 103° 54' 36" E, -1° 14' 19", -2.1'
Tân An, ........ Vĩ 10° 31' 52" N, Kinh 106° 24' 47" E, -0° 20' 39", -2.0'
Tây Ninh, ...... Vĩ 11° 19' 23" N, Kinh 106° 08' 49" E, -0° 25' 23", -2.0'
Thái Bình, ..... Vĩ 20° 27' 01" N, Kinh 106° 19' 59" E, -1° 21' 30", -2.3'
Thái Nguyên, ... Vĩ 21° 33' 04" N, Kinh 105° 51' 47" E, -1° 25' 37", -2.3'
Thanh Hóa, ..... Vĩ 19° 48' 32" N, Kinh 105° 46' 37" E, -1° 14' 58", -2.2'
Thủ Dầu Một, ... Vĩ 10° 58' 09" N, Kinh 106° 39' 10" E, -0° 23' 16", -2.0'
Trà Vinh, ...... Vĩ 09° 56' 02" N, Kinh 106° 20' 02" E, -0° 17' 11", -1.9'
Trúc Giang, .... Vĩ 10° 14' 06" N, Kinh 106° 22' 30" E, -0° 18' 55", -1.9'
Tuy Hòa, ....... Vĩ 13° 04' 55" N, Kinh 109° 18' 58" E, -0° 41' 01", -2.3'
Tuyên Quang, ... Vĩ 21° 49' 05" N, Kinh 105° 12' 40" E, -1° 23' 29", -2.3'
Việt Trì, ...... Vĩ 21° 18' 18" N, Kinh 105° 25' 41" E, -1° 21' 49", -2.3'
Vinh, .......... Vĩ 18° 40' 08" N, Kinh 105° 40' 19" E, -1° 07' 53", -2.2'
Vĩnh Long, ..... Vĩ 10° 15' 22" N, Kinh 105° 57' 50" E, -0° 19' 17", -1.9'
Yên Bái, ....... Vĩ 21° 42' 18" N, Kinh 104° 52' 30" E, -1° 21' 02", -2.2'

 

Như vậy, hướng kim chỉ nam có độ lệch so với trục quay của Trái đất tương ứng từng vùng.

 

215px-AxialTiltObliquity.png
Hướng bắc của trục tự quay của Trái Đất nghiêng so với trục vuông góc mặt phẳng Hoàng đạo một góc xấp xỉ 23,5°

 

Qua đó, chúng ta thấy khi phối hợp Mặt trời - Trái đất thông qua mặt phẳng Hoàng đạo và trục quay trái đất (hướng bắc địa lý), hướng bắc - nam la bàn (trục Tý Ngọ) mới chính xác. Một cách lý tưởng, hướng la bàn sẽ trùng vào hướng hướng bắc nam địa lý của trái đất khi đặt la bàn tại đường Xích đạo trái đất.

 

Hình La kinh dưới đây là một ví dụ định vị trục bắc nam từ trường trùng với hướng bắc nam địa lý của trái đất một cách lý tưởng khi la bàn đặt tại Xích đạo, lúc này:

 

- Hướng bắc - nam từ trường Tý - Ngọ trùng hướng trục quay của trái đất.

- Ranh giới sơn Quý của cung Khảm trùng vào trục vuông góc mặt phẳng Hoàng đạo.

 

La kinh (la bàn) ứng với Bát Quái Hậu Thiên:và Hà đồ:

 

3231_zps2af9b052.jpg

 

 

Qua đó, chúng ta thấy la bàn định vị các hướng bắc - nam tại mỗi vị trí trên trái đất là khác nhau hay hàm ý "một khoảng đất giới hạn nào đó" sẽ ứng với một hướng la bàn giống nhau với các sai số cực nhỏ được xem là gần đúng - chẳng hạn trong vòng 360 độ/72 hướng la bàn = 5 độ chia 2 lấy lẻ = 0độ5, tức thuộc một tổ hợp Âm Dương Ngũ Hành của địa thế. Đấy chính là môn Bát Trạch trong phong thủy với diện tích của một căn nhà hay biệt thự là đủ nhỏ (căn nhà giới hạn ngăn cách sẽ tạo nên một tổ hợp như trên).

 

Trục quay của Trái đất trùng hướng bắc - nam la bàn được phối với Hậu Thiên Bát Quái - Hà đồ

 

164h.jpg

 

Từ đồ hình lý tưởng trên, hình vành khăn và chia làm 8 cung Hậu Thiên Bát Quái, cùng với 4 cung hành thổ Thìn, Tuất, Sửu Mùi, đây là nguyên lý "sinh - vượng - mộ" của một hành trong sự tương tác từ Mặt trời hay từ các hệ thiên văn khác tới Trát đất theo quy luật của Hậu Thiên Bát Quái.

 

Từ đó chúng ta có câu hỏi: Nguyên lý "sinh - vượng - mộ" của một hành là từ đâu?

 

Chúng ta nhận thấy rằng, trong Hệ mặt trời thì sao Mộc (dương mộc) quay chung quanh Mặt trời (âm thổ) với chu kỳ 12 năm, còn Trái đất (âm mộc) với chu kỳ 1 năm. Hai hành tinh này cấu trúc nên một Hành đầy đủ thuộc một tổ hợp Âm Dương Ngũ Hành là Hệ mặt trời. Trong khi đó, sao Mộc và Trái đất cũng chính là một tổ hợp Âm Dương Ngũ Hành, điều này đồng nghĩa sau 12 năm thì sự tương hợp một Hành Mộc (Âm Dương) trong tương tác có quy luật theo Hậu Thiên Bát Quái từ Mặt trời tới chúng có mối liên hệ tương ứng nào đó, tất nhiên có cái lý tương sinh và tương khắc của Hà đồ và Lạc thư trong mỗi tổ hợp Âm Dương Ngũ Hành. Và cổ nhân đã tìm ra nguyên lý này tức có sự chuyển tiếp giữa các Hành trong quy luật tương tác theo Hậu Thiên Bát Quái, đấy chính là sự hình thành nên 4 cung thuộc hành thổ: Thìn, Tuất, Sửu, Mùi. Mặt khác, chúng ta lại có thêm câu hỏi: vậy tương tác từ Hệ mặt trời là theo quy luật Hậu Thiên Bát Quái nhưng ngoài Hệ mặt trời phải bổ sung thêm Tứ hành thổ? Vậy chúng có liên quan như thế nào đến Thiên Can và Địa chi khi xác định bản mệnh của một con người vừa sinh ra, trong đó có cái lý của "Ngũ Vận Lục Khí"? Chứ chưa nói đến sự "hóa khí" trong các bộ môn Tử Bình, Tử Vi, Đông Y...

 

Đồ hình Ngũ Vận Lục Khí dưới đây với mốc khởi đầu: Vận khí khắc Thiên can, trong đó bản mệnh bắt đầu trong Lục thập hoa giáp là Giáp Tý cần được minh định chi tiết.

 

Một chu kỳ Lục thập hoa giáp với một Kỷ (Âm và Dương) là 30 năm, được chia làm năm phần (Ngũ Vận) và một vận gồm 6 năm (Lục khí: Tam Âm, Tam Dương - ba năm Âm, ba năm Dương).

 

LacthuHG05.jpg

Mô hình tương tác theo quy luật Ngũ Vận Lục Khí từ Hệ mặt trời (Thiên) và Trái đất (Địa) để tạo nên bảng Lục thập hoa giáp (60 năm) tức bản mệnh của một người (Nhân) sau khi phục hồi các sai số nguyên thủy.

 

Trong bảng mô tả trên thì chu kỳ được mô tả ở phần giữa, đóng khung màu vàng cam đã thể hiện như sau:

1.  "Giáp hợp Kỷ hoá Thổ".
Từ Giáp Tý đến Kỷ Tỵ (Một vận/6 năm). Bắt đầu từ "Thái Cung Thổ vận"

kết thúc ở "Thiếu Cung Thổ vận" (Hiển thị màu vàng, xem phần giữa trên bảng).
2. "Ất hợp Canh hoá Kim".
Từ Canh Ngọ đến Ất Hợi (Một vận/6 năm). Bắt đầu từ "Thái Thương Kim vận" kết thúc ở "Thiếu Thương Kim vận"  (Hiển thị màu trắng, xem phần giữa trên bảng).

2.  "Bính hợp Tân hoá Thuỷ".
Từ Bính Tý đến Tân Tỵ (Một vận/6 năm). Bắt đầu từ Thái Vũ Thuỷ vận
kết thúc ở Thiếu Vũ Thuỷ vận (Hiển thị màu xanh bleur, xem phần giữa trên bảng)..
4. "Nhâm hợp Đinh hoá Mộc".
Từ Nhâm Ngọ đến Đinh Hợi (Một vận/6 năm). Bắt đầu từ Thái Giác Mộc vận

kết thúc ở Thiếu Giác Mộc vận (Hiển thị màu xanh lá cây, xem phần giữa trên bảng)..
5. Mậu hợp Quý hoá Hoả.
Từ Mậu Tý đến Quý Tỵ (Một vận/6 năm). Bắt đầu từ Thái Chuỷ Hoả vận

kết thúc ở Thiếu Chuỷ Hoả vận (Hiển thị màu đỏ, xem phần giữa trên bảng).

Qua bảng trên, bạn đọc cũng nhận thấy rất rõ rằng: Chu kỳ Ngũ vận hoàn toàn theo nguyên lý tương sinh của Hà đồ.Bắt đầu từ "Giáp hợp Kỷ hỏa Thổ" sinh Kim; sinh Thủy, sinh Mộc và sinh Hỏa.

 

 

Tham khảo, đồ hình "Bát cung hóa khí" chuẩn với 24 sơn  trên La kinh của bộ môn Bát Trạch trong phong thủy ứng dụng (trích từ Minh triết Việt trong văn minh Đông phương, tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh):

 

BQBatcungViet01.jpg

 

Tuy nhiên, nảy sinh một cầu hỏi là tại sao cổ nhân chỉ định vị trong Hệ mặt trời làm chuẩn mà không lấy chi tiết hơn từ các hệ thiên văn lớn hơn khác, chẳng hạn từ Ngân hà!.

 

BCungViet05.jpg
Đồ hình “Bát cung hóa khí” sau khi đổi chỗ Tốn - Khôn
(Bát Trạch - trong đó những cung thuộc Tây trạch thể hiện màu vàng, Đông trạch thể hiện màu đỏ).

 

Đây là một lá số Tử Vi mẫu, thể đặc trưng của một con người:

 

tuviobama0.jpg?w=461&h=479

Tử Vi là tên một loài hoa màu tím - hoa tường vi?, Tử là Tím, còn Vi là Huyền Diệu, tên gọi được lấy từ sao Tử Vi, ngôi sao quan trọng nhất trong môn bói toán này - biểu tượng của Hùng Quốc Vương - Tử Vi Bắc Cực Đại Đế.

 

Ngoài nguyên lý "sinh - vượng - mộ" chúng ta có thể chi tiết mức cường độ hơn nữa tức tương ứng sự nhật biết về thực vật sinh trưởng trong chu kỳ một năm: xuân sinh, hạ trưởng, thu bế, đông tàng: "sinh - trưởng - bế - tàng (tử)", nhằm tính toán tương tác có chu kỳ một cách chính xác hơn, đặc biệt với những tổ hợp bị tương tác lớn chẳng hạn như là biến đổi khu vực trái đất, hưng thịnh quốc gia, một cuộc chiến tranh lớn của các quốc gia... sẽ là kết quả của bộ môn Thái Ất...

 

Khi phối 12 cung thiên bàn Tử Vi có bốn cung hành thổ Thìn, Tuất, Sửu, Mùi trên La kinh phong thủy, với trục định vị nam - bắc (Tý - Ngọ) theo kim chỉ nam cần quán xét với độ nghiêng với mặt phẳng Hoàng đạo để có những nhận định thêm nữa, tôi cho rằng cách định hình La kinh theo cổ nhân đã chuẩn mực sau khi đổi chỗ Tốn - Khôn, Thủy - Hỏa...

 

Tuy nhiên, theo cổ thư thì Hậu Thiên Bát Quái - Hà đồ khi định vị thì đặt phương nam lên phía trên, điều này đồng nghĩa La kinh cũng tương ứng, trong khi đó theo hướng thiên văn thì sao Bắc Cực và sao Nam Cực định hướng hàng hải thì tùy theo mỗi bán cầu: bắc bán cầu hướng về chòm sao Bắc Đẩu và nam bán cầu hướng về chòm sao Nam Đẩu. Vậy bản chất nó là gì, trong khi đó ta biết Hậu Thiên Bát Quái là quy luật tương tác tới Trái đất và khi phối Hà đồ thì đây là quy luật vận động của bản thân Trái đất (Lạc thư ẩn). Vậy phải chăng, nguồn gốc chính là từ ý nghĩa của kim chỉ Nam?

 

Về mặt địa hình Trái đất, cũng cần chú ý tới hướng của trục quay địa cầu, ở bắc bán cầu thì phương tây bắc từ thì thấy địa hình núi cao như các dãi núi lớn Himalaya, Thiên Sơn... và phương đông nam thấp thoải tới biển... Sự khác biệt cũng xuất hiện khi so sánh bắc bán cầu và nam bán cầu. Vấn đề này cần được quán xét tới kim chỉ Nam khi được dùng định vị tại hai bán cầu trên.

 

Kim chỉ Nam còn gọi là Tư Nam tức cần phải tư lự, suy tư riêng về ý nghĩa của nó và tại bắc và nam bán cầu có gì khác nhau? Tất nhiên sau khi hiểu ý nghĩa của Ngũ Vận Lục Khí thì có thể các nội dung trên sẽ được điều chỉnh lại một cách hợp lý, ví dụ ngay cả ý nghĩa của Hậu Thiên Bát Quái, mà tứ đó mới xác định được bản chất của Tiên Thiên Bát Quát khi không có hành Thổ trong nó.

1576_1201566107.jpg

 

"Hậu Thiên Bát Quái phối Hà đồ" sau khi đổi chỗ Tốn - Khôn là công thức áp dụng cho mọi phương pháp cổ trong việc tính toán tương tác có quy luật tới một chủ thể đã xác định:

 

Trong quá trình phân tích, chúng ta luôn luôn lưu giữ nguyên lý tổng thể: "Vũ trụ là duy nhất".

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

ĐỊA CẦU - KIM CHỈ NAM (tiếp theo)

 

Từ hiện tượng có tính quy luật của Trái đất quay xung quanh Mặt trời mà nhận biết về thực vật sinh trưởng trong chu kỳ một năm: xuân sinh, hạ trưởng, thu bế, đông tàng. Đồng thời, cũng từ hiện tượng Trái đất tự quay quanh trục của nó mà xảy ra hiện tượng ngày đêm tương ứng với chu kỳ sinh lý của một con người, trong đó có sự phối hợp với cả chu kỳ vận động của Mặt trăng quay xung quanh Trái đất ảnh hướng đến sinh nở của người phụ nữ, sự thăng giáng của thủy triều... mà cổ nhân đã nhận ra quy luật tương tác vòng tròn từ các hành tinh và chòm sao với chu kỳ lớn hơn nữa, chẳng hạn chu kỳ hệ mặt trời quay xung quanh tâm Hoàng đạo 25.920 năm... Quy luật tương tác này ảnh hưởng có chu kỳ tới vạn vận trên Trái đất chính là công thức Hậu Thiên Bát Quái.

 

Từ quy luật này, mở rộng ra sẽ có vô số quy luật tương tự cho mỗi trạng thái vật chất vi mô và vĩ mô trong vũ trụ khi xác định được khách thể gây tương tác và chủ thể nhận tương tác thuộc những tổ hợp Âm Dương Ngũ Hành đã xác định.

 

1576_1201566184.jpg

 

Trong trường hợp xem xét, chủ thể tương tác chính là Trái đất và con người, động thực vật, ở các bài toán chúng ta chỉ xét ở đây là con người, gia đình và xã hội con người. Con người là một tổ hợp Âm Dương Ngũ Hành hoàn hảo nhất trong vũ trụ (có tính tư duy trừu tượng và sáng tạo, sự tự nhận thức và về sự tiến hóa của chính mình và vũ trụ), cấu trúc này tự thân vận động theo công thức "Hà đồ phối Lạc thư" nhưng quy luật vận động tổng thể thì theo Hà đồ. Tất nhiên cấu trúc này vẫn áp dụng cho Trái đất hoặc bất kỳ hành tinh nào trong Hệ mặt trời, và ngay cả chính Mặt trời.

 

Đồ hình Cửu cung Hà đồ:

hdcct22.jpg
 
Đồ hình Cửu cung Lạc thư:
ltcc.jpg
 
Như vậy, tương tác có quy luật trong một này từ Mặt trời tới Trái đất, ảnh hưởng lên con người sẽ là công thức Hậu Thiên Bát Quái phối Hà đồ (bởi vì mục đích chính là tính toán các tương tác ảnh hưởng tới con người nên Hậu Thiên Bát Quái được gọi tên trước):
 

Hậu Thiên Bát Quái phối Hà đồ

HadoHTLV.jpg

 

Dựa trên sự vận động xoay quanh trục của Trái đất trong một ngày và sự vận động nhận thấy được của Mặt trời tương ứng, cùng với ánh sáng chiếu đến Trái đất làm con người và vạn vật vận động hoặc nghỉ ngơi mà định hình nên cấu trúc vận động Hậu Thiên Bát Quái tương ứng với hướng chiếu sáng của Mặt trời với hướng Thìn trên Địa chi.

 

Trục quay của Trái đất trùng hướng bắc - nam la bàn một cách lý tưởng được phối với Hậu Thiên Bát Quái - Hà đồ

 

164h.jpg

 

Gió mặt trời đi vào cực bắc nam địa lý có hình phễu:

669px-Structure_of_the_magnetosphere_mod

 

Tuy nhiên, việc định vị hướng bắc - nam bằng kim chỉ nam la bàn khác với hướng trục quay trái đất (bắc - nam địa lý) cùng với hướng trục vuông góc phẳng Hoàng đạo đi qua tâm Trái đất là khác nhau tại mỗi vùng do đặc trưng từ tính tại mỗi vùng đó là khác nhau. Trong đó, hướng bắc nam từ tính trùng với hướng bắc nam địa lý khi ở vị trí biểu kiến trên đường Xích đạo của Trái đất một cách lý tưởng.

 

250px-VFPt_cylindrical_magnet_thumb.svg.
Từ trường của một thanh nam châm hình trụ.
 

200px-VFPt_dipole_electric.svg.png

Mô hình cực từ: hai cực trái dấu, Bắc (+) và Nam (−), cách nhau một khoảng d sinh ra trường H (các đường sức).
 
220px-Manoderecha.svg.png
Quy tắc bàn tay phải: một dòng đi theo hướng của mũi tên trắng sinh ra từ trường thể hiện bằng mũi tên đỏ.

 

Cổ nhận cũng đã nhận thức được sự phân cực Âm Dương của một tổ hợp Âm Dương Ngũ Hành, như là Trái đất mà chúng ta đang quán xét, nếu từ Thái Cực cho tới khi hình thành nên Trái đất thì quy ước "Dương tịnh Âm động" vẫn đúng, do vậy khi định vị bằng la bàn sẽ bắt buộc phối hợp với Hậu Thiên Bát Quái.

 

Mặt khác, do Trái đất vận động tự quay quanh mình và nghiêng một góc 23 độ 5 so với mặt phẳng Hoàng đạo của Mặt trời, điều này chứng tỏ từ tính Trái đất chính là do sự tự quay này tạo ra vì vậy, các lý của Âm Dương sẽ theo kim chỉ nam tức sự định hướng của chính bản thân sự vật, hiện tượng được xem là chủ thể nhận tương tác như là Trái đất. Điều này được minh họa trên La kinh phong thủy. Tất cả các hành tinh và Mặt trời đều có trục quay nghiêng một góc nào đó so với mặt phẳng trên đường vận động của nó với trung tâm hệ thiên văn mà nó quay xung quanh?.

 

Trong thiên văn họccơ học thiên thể, độ nghiêng trục quay của các hành tinh, vệ tinh tự nhiên hay thiên thể nói chung là góc giữa phương tự quay của thiên thể với phương trực tuyến Bắc của mặt phẳng quỹ đạo hay một mặt phẳng tham chiếu nào đó. Phương tự quay của thiên thể nằm song song với trục tự quay của thiên thể và có thể quy ước phụ thuộc vào chiều quay của thiên thể theo quy tắc bàn tay phải.

 

AxialTiltObliquity.png

Bảng sau cho biết độ nghiêng trục quay của một số thiên thể trong hệ Mặt Trời.

 

Độ nghiêng và chu kỳ quay của một số thiên thể trong Hệ Mặt Trời   NASA, J2000.0[1] IAU, 0 tháng 1 2010, 0h TT[2] Độ nghiêng Cực bắc Chu kỳ quay Độ nghiêng Cực bắc Chu kỳ quay (°) R.A. (°) Dec. (°) (giờ) (°) R.A. (°) Dec. (°) (° / ngày) Mặt Trời 7,25 286,13 63,87 609,12B 7,25A 286,15 63,89 14,18 Sao Thủy ~0 281,01 61,45 1407,6 0,01 281,01 61,45 6,14 Sao KimE 177,36 (92,76) (-67,16) (5832,5) 2,64 272,76 67,16 -1,48 Trái Đất 23,4 0,00 90,00 23,93 23,4 undef. 90,00 359,02 Mặt Trăng 6,68     655,73 1,54C       Sao Hỏa 25,19 317,68 52,89 24,62 25,19 317,67 52,88 350,89 Sao Mộc 3,13 268,05 64,49 9,93D 3,12 268,06 64,50 870,54D Sao Thổ 26,73 40,60 83,54 10,66D 26,73 40,59 83,54 810,79D Sao Thiên VươngE 97,77 (77,43) (15,10) (17,24)D 82,23 257,31 -15,18 -501,16D Sao Hải Vương 28,32 299,36 43,46 16,11D 28,33 299,40 42,95 536.31D Sao Diêm VươngE 122,53 (133,02) (-9,09) (153,29) 60,41 312,99 6,16 -56,36 A so với mặt phẳng Hoàng đạo năm 1850 B tại vĩ độ 16°; tốc độ tự quay của Mặt Trời thay đổi theo vĩ độ C so với mặt phẳng Hoàng đạo; quỹ đạo Mặt Trăng nghiêng 5°,16 so với Hoàng Đạo D đo theo bức xạ vô tuyến; do các đám mây trên khí quyển quay theo vận tốc khác nhau E Độ nghiêng theo NASA tính không khớp với cực bắc và chu kỳ tự quay; các giá trị trong (ngoặc đơn) được viết lại

 

Cũng cần phải xác định, cái lý của hướng bắc nam la bàn chính là cái lý của Hà đồ - Lạc thư của bản thân sự vật, hiện tượng được định trong mối tương quan toàn thể vũ trụ tạo nên, nhưng những quy luật tương tác mạnh, chu kỳ nhỏ gần nhất là được xem xét, chẳng hạn: tương tác ngoài hệ mặt trời mạnh hơn hệ mặt trời, hệ mặt trời mạnh hơn trái đất... với điều kiện chu kỳ đủ nhỏ để tác động trong một vòng đời con người.

 

La kinh phong thủy sau khi đổi chỗ Tốn Khôn và các vấn đề liên quan khác
Lakinhlaido.png

 

Ngoài ra, khi xét toàn bộ sự vận động của toàn Vũ trụ thì sẽ không còn cái lý của tương tác Hậu Thiên Bát Quái được nữa, mà chỉ là vận động của chính nó, một mình nó mà thôi, phi Thiên Địa Nhân hay chỉ là sự vận động của khí Âm Dương. "Vòng tròn Âm Dương" mô phỏng trên tranh dân gian Đông Hồ - "Đàn Lợn", nó thường được khắc trên chiếc lư hương thờ cúng cùng với hình ảnh hai con rồng chầu vào, gọi là: "Lưỡng Long Triều Nguyệt":

 

1576_1206047894.jpg

 

Tổng hợp lại, chúng ta thấy mép ranh giới hạn cuối của trục Sửu - Mùi (cung mộ trên Địa chi), với điều kiện lý tưởng khi hướng bắc nam la bàn trùng hướng bắc nam địa lý thì mép ranh này gần trùng trùng thẳng đứng đi qua tâm Trái đất và vuông góc mặt phẳng Hoàng đạo.

 
Hachituyen.jpg
 
Theo cấu trúc Hậu Thiên Bát Quái cổ thì hướng nam lên trên, hướng bắc xuống dưới là có ý gì? mặc dù đảo ngược lại vẫn ứng dụng bình thường do nguyên lý vận động tròn của Hậu Thiên Bát Quái và định vị bằng kim chỉ nam! Tất nhiên phải đối chiếu với hướng Mặt trời mọc trong chu kỳ một ngày đêm!. Vấn đề này được xem xét phối hợp với địa hình Trái đất (âm khí và dương khí tương tác tới con người - Âm Trạch) của hai bán cầu bắc và nam... và đối chiếu ngay cả "cấu trúc trường khí vận động" trong chính mỗi con người khi mỗi 1 một ngày đêm phải xoay quanh thiên đỉnh (Vũ trụ - Vũ trụ là một trường khí vận động Âm Dương) theo cùng sự tự quay của trái đất.
 

Tên Huyệt:

Thiên = vùng bên trên; Đỉnh = cái vạc có 3 chân. Huyệt này hợp với huyệt Khuyết Bồn (Vi.12) và Khí Xá (Vi.11), tạo thành 3 góc, giống cái vạc 3 chân, vì vậy gọi là Thiên Đỉnh (Trung Y Cương Mục).

Share this post


Link to post
Share on other sites

CON NGƯỜI

 

Như đã phân tích, mỗi con người dù là nam hay nữ cũng là một tổ hợp Âm Dương Ngũ Hành vận động theo công thức Hà đồ phối Lạc thư, chịu sự ảnh hưởng có quy luật tương tác từ Trái đất (Địa) và từ Hệ mặt trời (Thiên), cũng như từ các hệ thiên văn khác lớn hơn ngoài Hệ mặt trời. Từ các quy luật của Hệ mặt trời và Trái đất là cổ nhân đã tìm ra được bản mệnh (Vận khí) của mỗi con người được sinh ra từ người mẹ theo quy luật 60 năm thì trở lại giống nhau, được gọi là Lục thập hoa giáp (sau khi đổi chỗ Thủy - Hỏa), trong đó chu kỳ 30 năm đầu Dương - gọi là Kỷ Dương và 30 năm tiếp theo là Kỷ Âm.

 

Trên cơ sở lục khí và ngũ vận theo Lục thập hoa giáp, so sánh với chu kỳ một kỷ 30 năm vận khí, được thể hiện trong sách Hoàng Đế nội kinh Tố vấn như sau (Trong bảng dưới đây, hành Thổ thể hiện màu vàng, Kim màu trắng, Thủy màu xanh lơ; Mộc màu xanh lá cây. Hỏa màu đỏ):

 

Nguvan01.jpg

 

Vậy dựa trên những nguyên tắc nào mà cổ nhân đã xây dựng được bảng này? Khi cấu trúc được xây dựng từ sự phối hợp Thiên Can và Địa Chi, cùng quy luật: bản thân sự vật là chủ thể nhận tương tác thứ cấp - (ngay khi sinh ra) đối với toàn thể một tổ hợp Âm Dương Ngũ Hành chi phối (Hệ mặt trời) và một tổ hợp Âm Dương Ngũ Hành sơ cấp (Trái đất), trong đó tổ hợp chi phối là nền tảng thống trị trong quy luật tương ứng: chủ thể thứ cấp -> tổ hợp chi phối: (Khắc - Sinh - Hòa - Bị Sinh - Bị Khắc). Quy tắc này được nhận thấy trong Đông Y, Phong thủy...

 

Hệ mặt trời

 

284.jpg
 
Những quy tắc áp dụng: "Dương trong Âm ngoài" và "Dương tịnh Âm động". Đối với Hệ mặt trời, các hành tinh quay xung quanh Mặt trời cho nên đối với hệ quy chiếu này thì Mặt trời trong trạng thái "tịnh" còn các hành tinh trong trạng thái "động". Do vậy Mặt trời là Dương Thổ, còn các hành tinh thuộc vành đai trong là Dương, các hành tinh vành đai ngoài là Âm. Chúng ta có:
 
Tương sinh: Mặt trời (Dương Thổ) ->sao Kim (+ Kim) -> sao Thủy (+Thủy) -> Trái đất (+Mộc) -> sao Hỏa (+Hỏa).
 
Vành đai Thiên thạch.
 
Tương khắc: Sao Mộc (-Mộc) khắc Dương Thổ - Mặt trời -> sao Thổ (-Thổ) -> sao Thiên Vương (-Thủy) -> sao Hải Vương (-Hỏa) -> sao Diêm Vương (-Kim).
 

Thoán truyện viết:

"Thái, tiểu vãng, Đại lai, cát hanh. Như thế trời đất giao nhau mà vạn vật thông vậy. Trên dưới giao nhau mà chí hướng như nhau. Dương ở trong, mà Âm ở ngoài. Trong mạnh mà ngoài thuận. Quân tử ở trong,mà tiểu nhân ở ngoài. Đạo quân tử lớn lên, đạo tiểu nhân tiêu đi".

 
Bội số chung chu kỳ vận động của các hành tinh quay xung quanh Mặt trời: 60 năm. Như vậy đây chính là một đặc trưng của tổ hợp Âm Dương Ngũ Hành - Hệ mặt trời và cũng là chu kỳ 60 năm quay quanh trục của Hệ mặt trời. Trục Hệ mặt trời chính là trục quay của Mặt trời ở trung tâm.
 

Chúng ta nhận thấy rằng, trong Hệ mặt trời thì sao Mộc (âm mộc) quay chung quanh Mặt trời (dương thổ) với chu kỳ 12 năm, còn Trái đất (dương mộc) với chu kỳ 1 năm. Hai hành tinh này cấu trúc nên một Hành đầy đủ (bội số chung chu kỳ vận động quanh Mặt trời là 12 năm) thuộc một tổ hợp Âm Dương Ngũ Hành là Hệ mặt trời. Trong khi đó, sao Mộc và Trái đất cũng chính là một tổ hợp Âm Dương Ngũ Hành, điều này đồng nghĩa sau 12 năm thì sự tương hợp một Hành Mộc (Âm Dương) trong tương tác có quy luật theo Hậu Thiên Bát Quái từ Mặt trời tới chúng có mối liên hệ tương ứng nào đó, tất nhiên có cái lý tương sinh và tương khắc của Hà đồ và Lạc thư trong mỗi tổ hợp Âm Dương Ngũ Hành.

 

Đồng thời, sao Thổ (âm thổ) cùng vận động với các hành tinh khác, trong khi đó Mặt trời (dương Thổ) ở trung tâm, điều này chỉ ra sự cân bằng trong quy luật vận động của một hệ Âm Dương Ngũ Hành, tức tồn tại vùng đệm hành Thổ giữa các hành tương sinh theo Hậu Thiên Bát Quái... và cổ nhân đã tìm ra nguyên lý này tức có sự chuyển tiếp giữa các Hành trong quy luật tương tác theo Hậu Thiên Bát Quái, đấy chính là sự hình thành nên 4 cung thuộc hành thổ: Thìn, Tuất, Sửu, Mùi - đấy là Địa Chi. Cấu trúc này được định vị từ hướng bắc - nam la bàn hay hàm nghĩa rằng: chu kỳ trường khí vận động được tạo ra từ Trái đất (dương Mộc - nơi có vạn vật hữu tình). Tuy nhiên, chu kỳ 12 năm trong Lục thập hoa giáp đang xét là chu kỳ trường khí của sao Mộc (âm Mộc) - bởi nó mang các lý đồng hành với Trái đất.

 

Ghi chú: quy tắc Sinh (Mạnh) - Vượng (Trọng) - Mộ (Quý) cho mỗi Hành trong 1 chu kỳ Âm Dương - Kỷ.

 

Địa Chi và Thiên bàn Tử Vi:

Thienbantuvi01.jpg

 

Thiên can là một chu kỳ tương sinh của Ngũ Hành, dấu ấn này rất khó nhận ra bởi vì nó "ẩn" trong quy luật Hà đồ phối Lạc thư - tức quy luật vận động của chính bản thân một tổ hợp Âm Dương Ngũ Hành, ở đây chính là từ cấu trúc Âm Dương Ngũ Hành của Hệ mặt trời với Mặt trời (dương Thổ) làm trung tâm, quy luật Thiên Can này do từ Mặt trời mà ra gây nên sao Mộc (âm Mộc) tương ứng Địa Chi.

 

Điểm khởi thủy của Lục thập hoa giáp là Giáp Tý - Hành Dương Kim khắc Dương Mộc mang lý "Vận Khí khắc Thiên Can" làm mốc chuẩn, ở đây chúng ta chú ý Mặt trời trung tâm Hệ mặt trời mang hành Dương Thổ, như vậy Trái đất chứa Con người cũng là một tổ hợp Âm Dương Ngũ Hành thì cũng phải "mang hành Dương Thổ" khi so sánh vạn vật sinh ra trên nó, vậy cái lý "Thổ sinh Kim" được "ưu tiên" nhất. Cổ nhân cũng tìm ra quy luật: khắc, sinh, hòa, bị sinh, bị khắc như đã nói.

 

Hệ Mặt trời (tổ hợp chi phối mạnh nhất) -> Trái đất (tổ hợp chi phối thứ cấp) -> Cha mẹ (sinh con) đứng trên mặt đất, đầu đội trời (chủ thể vừa hình thành - Vận khí).

 

Hệ quả, nếu trong chu kỳ Lục thập hoa giáp với cha mẹ không sinh con thì mỗi năm này gọi là hóa:

 

- Sinh con cái gọi là hóa sinh.

- Không sinh con cái gọi là hóa vật (hệ quả của sự tạo ra vật chất tức trạng thái vật chất tương ứng với Vận Khí trong Lục thập hoa giáp).

- Trong hệ kinh mạch của một người gọi là hóa khí.

 

Dưới đây là một chu kỳ Lục thập hoa giáp với một Kỷ (Âm và Dương) là 30 năm, được chia làm năm phần (Ngũ Vận) và một vận gồm 6 năm (Lục khí: Tam Âm, Tam Dương - ba năm Âm, ba năm Dương).

 

LacthuHG05.jpg

Mô hình tương tác theo quy luật Ngũ Vận Lục Khí từ Hệ mặt trời (Thiên) và Trái đất (Địa) để tạo nên bảng Lục thập hoa giáp (60 năm) tức bản mệnh của một người (Nhân) sau khi phục hồi các sai số nguyên thủy.

 

Trong bảng mô tả Lục thập hoa giáp trên thì chu kỳ được mô tả ở phần giữa, đóng khung màu vàng cam đã thể hiện như sau (Minh triết Việt trong văn minh Đông phương, tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh):

1.  "Giáp hợp Kỷ hoá Thổ".
Từ Giáp Tý đến Kỷ Tỵ (Một vận/6 năm). Bắt đầu từ "Thái Cung Thổ vận"

kết thúc ở "Thiếu Cung Thổ vận" (Hiển thị màu vàng, xem phần giữa trên bảng).
2. "Ất hợp Canh hoá Kim".
Từ Canh Ngọ đến Ất Hợi (Một vận/6 năm). Bắt đầu từ "Thái Thương Kim vận" kết thúc ở "Thiếu Thương Kim vận"  (Hiển thị màu trắng, xem phần giữa trên bảng).

2.  "Bính hợp Tân hoá Thuỷ".
Từ Bính Tý đến Tân Tỵ (Một vận/6 năm). Bắt đầu từ "Thái Vũ Thuỷ vận"
kết thúc ở "Thiếu Vũ Thuỷ vận" (Hiển thị màu xanh bleur, xem phần giữa trên bảng)..
4. "Nhâm hợp Đinh hoá Mộc".
Từ Nhâm Ngọ đến Đinh Hợi (Một vận/6 năm). Bắt đầu từ "Thái Giác Mộc vận
"

kết thúc ở "Thiếu Giác Mộc vận" (Hiển thị màu xanh lá cây, xem phần giữa trên bảng)..

 

Qua đó, chúng ta thấy đóng vai trò chính trong Thiên Can và Địa Chi là tổ hợp sao Mộc (Âm Mộc) và Trái đất (Dương Mộc) - nơi có vạn vật hữu tình sinh sống. Sao Mộc còn gọi là Tuế Tinh, mang âm tính mộc có sức hút cực mạnh với Trái đất mang dương tính mộc. Mộc khắc Thổ tức "thuộc tính bản thân Trái đất" cho nên khi đào móng xây nhà tối kỵ Tuế Tinh trùng hướng nhà "Cấm động thổ trên đầu Thái Tuế", do khí đất do bị phá vỡ cấu trúc ban đầu của nền đất khi đào móng bị Tuế tinh "hút mất", và nền nhà trở thành "phi dẫn khí" hay chuyển đổi trạng thái.

 

Bản thân các từ của Can và Chi đều chỉ ra quá trình sinh trưởng và phát triển của cây cối (sự nhận biết quy luật Âm Dương Ngũ Hành qua cây cối rõ ràng nhất), và cây xanh được lấy làm biểu tượng tiến hóa Cây Đời:

 

(I).  Giáp : nẩy mầm

(II). Ất : nhú lên mặt đất

(III). Bính : đón ánh mặt trời

(IV).Đinh : trưởng thành khỏe mạnh

(V). Mậu : rậm rạp

(VI). Kỉ : dấu hiệu hoa trái

(VII). Canh : thay đổi

(VIII). Tân : hoa quả mới

(IX). Nhâm : thai nghén cho mùa sau

(X). Quý :  mầm đang chuyển hóa

 

(1). Tý : mầm hút nước

(2). Sửu : nẩy mầm trong đất

(3). Dần : đội đất lên

(4). Mão : rậm tốt

(5). Thìn : tăng trưởng

(6). Tỵ : phát triển

(7). Ngọ : sung mãn hoàn toàn

(8). Mùi : có quả chín

(9). Thân : thân thể bắt đầu suy

(10). Dậu : co lại

(11).Tuất : khô úa héo tàn

(12). Hợi : chết đi.

 

Trong bảng quy luật Lục thập hoa giáp, không chỉ mỗi con người mang một Vận Khí mà cả động vật khi được sinh ra, hay là một hạt mầm của cái cây nứt vỏ là đã mang Vận Khí rồi. Vận Khí là đặc tính chủ yếu của một chủ thể nhưng tự thân chúng cũng là một tổ hợp Âm Dương Ngũ Hành, trong đó Vận Khí với cường độ quy ước là Sinh - Vượng - Mộ.

 

Chúng ta thấy, ngay cả một bảng Lục thập hoa giáp đã là những tổ hợp tương tác giữa những hệ Âm Dương Ngũ Hành liên thông cực kỳ phức tạp, thậm chí ngay cả sự phối hợp của Hà đồ - Lạc thư mà không rõ thì hoàn toàn bế tắc khi muốn nghiên cứu tới tận nền tảng của học thuyết Âm Dương Ngũ Hành. Tuy nhiên, khi ứng dụng thì lại đơn giản hơn mà không cần hiểu sâu.

 

Sự tương tác và vận động của Âm Dương Ngũ hành theo lý tương sinh của Hà đồ của một chủ thể đầy đủ, trong đó vai trò của hành Thổ làm trung tâm và điều hòa tương tác. Cấu trúc này đối với Trái đất làm ví dụ, thấy nó "tĩnh" giống như một kim chỉ nam, nhưng khi vận động xoay trôn ốc "động" sẽ nhận được tương tác theo quy luật Hậu Thiên Bát Quái. Đối với Trái đất có hai trạng thái quay, tự quay quanh trục chu kỳ 1 ngày và hướng về chòm sao Thiên cực bắc - trục quay ngoay một góc với chu kỳ Tuế sai 25.920 năm và Trái đất di chuyển trên Xích đạo quanh Mặt trời (mặt phẳng Hoàng đạo) với chu kỳ 1 năm (trong đó Mặt trăng là vệ tinh của Trái đất).

 

Nguhanhsinh01.jpg.........………Nguhanhkhac02.jpg

 

................Ngũ hành tương sinh ……………….........................................Ngũ hành tương khắc

 

Mặc dù, theo sự phân chia thì trong Vũ trụ này chỉ có 5 dạng vật chất quy ước mang đặc tính Âm Dương Ngũ Hành nhưng chúng liên kết nhau thành các tổ hợp Âm Dương Ngũ Hành, rồi các tổ hợp này lại liên kết ngau thành tổ hợp lớn hơn, mà trong đó tự thân chúng lại cũng là một tổ hợp Âm Dương Ngũ Hành. Sự vận động của tất cả chúng theo những quy luật nhất định và thống nhất trong toàn bộ Vũ trụ.

 

Kinh Dịch có viết: " Nói xong ở cửa Cấn" tức Cung Cấn trên Hậu Thiên Bát Quái, cung Cấn là Âm Mộc tương ứng với sao Mộc - biểu tượng của Hùng Quốc Vương - sao Thái Tuế - Tuế Tinh. Nội dung nói về bản chất của Lục thập hoa giáp cần nghiên cứu sao Mộc (Âm Mộc), tất nhiên liên kết đến Trái đất (Dương Mộc). Không chỉ vậy, khi tính tương tác từ các bộ môn khác cũng cần xem xét đến Tuế tinh này do đồng "hành" với Trái đất.

 

Với cấu trúc căn bản hệ thống Âm Dương Ngũ Hành của Hệ mặt trời, một cách tương ưng thì sao Tử Vi trong bộ môn Tử Vi Đẩu Số của tất cả các cuốn sách đang sai ở điểm này: thuộc tính của sao Tử Vi là "Dương Thổ" chứ không phải "Âm Thổ" như hầu hết các sách đã viết!. Sao Tử Vi cũng là biểu tượng của Hùng Quốc Vương ở một tổ hợp khác lớn hơn, gọi là Bắc Cực Tử Vi Đại Đế.

 

Định hướng Hậu Thiên Bát Quái - Hà đồ và Tiên Thiên Bát Quái - 7 luân xa - trục Thần đạo khi mà con người có cái đầu luôn phải xoay quanh thiên đỉnh trong một ngày!

Share this post


Link to post
Share on other sites

CON NGƯỜI VÀ VẠN VẬT TRÊN ĐỊA CẦU (tiếp theo)

 

Định hướng Hậu Thiên Bát Quái - Hà đồ

 

Chúng ta biết rằng có 2 cách thức biểu diễn công thức Hậu Thiên Bát Quái - Hà đồ, đối với công thức cổ thì phương bắc hướng dưới và hướng nam ở trên, còn công thức mới xoay ngược 180 độ nhằm phù hợp với hướng bắc thiên văn của bản đồ hiện đại. Khi áp dụng trong các bộ môn phong thủy và các bộ môn khác thì kết quả hoàn toàn không có gì thay đổi, ngoại trừ bộ môn Âm Trạch phụ thuộc địa hình sông ngòi của bắc bán cầu và nam bán cầu. Như vậy, tại sao cổ nhân lại dùng cấu trúc nam trên bắc dưới?

 

Hậu Thiên Bát Quái phối Hà đồ mới (hướng bắc trên, nam dưới)

HadoHTLV.jpg

 

Chúng ta cũng nhận thấy rằng đặc trưng của hành Hỏa, Mộc là đi lên, bốc lên, còn hành Thủy, Kim là đi xuống, tụ xuống. Đồng thời, dựa trên sự vận động xoay quanh trục của Trái đất trong một ngày và sự vận động nhận thấy được của Mặt trời tương ứng, cùng với ánh sáng chiếu đến Trái đất làm con người và vạn vật vận động hoặc nghỉ ngơi mà định hình nên cấu trúc vận động Hậu Thiên Bát Quái tương ứng với hướng chiếu sáng của Mặt trời với hướng Thìn trên Địa chi (12 giờ cổ), chu kỳ một năm cũng nhận thấy thực vậy cũng xảy ra như vậy trong các mùa. Không chỉ vậy, nếu xét trong Đông Y thì các hành khí trên trục xương sống thì cũng tương ứng như vậy.

 

Qua các nhận xét trên, chứng tỏ rằng cấu trúc Hậu Thiên Bát Quái và Hà đồ - Lạc thư sẽ được bài trí một cách tương ứng là hành Hỏa ở trên, và hành Thủy ở dưới. Mặc dù vậy, đối với la bàn thì kim chỉ nam định hướng bắc trên nam dưới, vấn đề này như thế nào!.

 

Wikipedia: Cũng như nam châm, Trái Đất có 2 cực địa từ, không trùng với 2 cực địa lý. Cực Bắc từ có toạ độ 70° Vĩ Bắc Và 96° Kinh Tây, trên lãnh thổ Canada, cách cực Bắc địa lý 800 km. Cực Nam từ có toạ độ 73° Vĩ Nam và 156° Kinh Đông ở vùng Nam cực, cách cực Nam địa lý 1000 km. Trục từ trường tạo với trục Trái Đất một góc 11°. Các từ cực thường có vị trí không ổn định và có thể đảo ngược theo chu kỳ. Do đó bản đồ địa từ cũng phải thường xuyên điều chỉnh (5 năm một lần). Việc thu nhập các thông tin từ vệ tinh đã phát hiện các vành đai bức xạ bao quanh Trái Đất ở môi trường khí quyển trên cao từ 500–600 km dến 60.000- 80.000 km: đó là từ quyển (tầng điện ly trở lên).

 

300px-Geomagnetisme.svg.png
Trường từ của Trái Đất, đường thẳng nối hai cực từ tạo thành một góc 11,3° so với trục quay của Trái Đất.
 

220px-Magnet0873.png
Hướng của đường sức từ biểu diễn bằng các mạt sắt rắc trên một tờ giấy ngăn cách với thanh nam châm.
 
200px-VFPt_dipole_electric.svg.png
Mô hình cực từ: hai cực trái dấu, Bắc (+) và Nam (−), cách nhau một khoảng d sinh ra trường H (các đường sức).
 
150px-Magnetic_field_near_pole.svg.png
La bàn cho biết hướng của từ trường cục bộ. Như ở đây, đường sức từ đi vào cực Nam và đi ra khỏi cực Bắc.

 

Đặc trưng của từ trường là ra bắc vào nam, cho nên dân gian có thành ngữ "ra bắc vào nam". Đối với địa hình Trái đất ở bắc bán cầu, phía bắc lạnh, thu vào và phía nam (xích đạo) nóng, nở ra. Phía tây bắc có núi cao, tuyết phủ còn phía đông nam thấp xuống, có biển sâu.

 

250px-VFPt_cylindrical_magnet_thumb.svg.
Từ trường của một thanh nam châm hình trụ.

 

Chúng ta hãy cùng xem lại bức tranh dân gian Hàng Trống "Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng" dưới đây:

 

Lưỡng nghi sinh Tứ trượng

Tranh dân gian Hàng Trống, Hà Nội, Việt Nam

88_zps2999b56d.gif

 

Hình ảnh con rùa chính là phương bắc ở dưới, còn hình ảnh đứa bé áo đỏ đeo trái bầu chính là hành hỏa, trái  bầu biểu tượng cho hành Hỏa phương nam trên Hậu Thiên Bát Quái, còn đứa bé có tay ở góc chéo cầm một nhành hoa mẫu đơn biểu tượng hành Thủy - phương bắc Biểu tượng này chính là thể hiện toàn cảnh Hậu Thiên Bát Quái phối Hà đồ nhưng định hướng phương nam ở trên.

 

Con rùa còn biểu tượng cho sử liên hợp giữa không gian và vật chất nguyên thủy của vũ trụ ban đầu, vật chất này tương hợp qua sự thể hiện cái lý phản ánh được mối quan hệ thực chất "bản thể của vũ trụ tương ứng không gian 3 chiều".

 

Rùa biển định hướng nhờ từ trường trái đất 10994116_ruabien.jpg Rùa biển.
Ảnh: Exploringdominica.com.

Loài rùa biển luôn trở về khu vực quen thuộc để đẻ trứng. Chúng sử dụng hệ thống định vị tương đối đơn giản là từ trường trái đất. Từ trường giúp loài rùa tìm hướng dù bị cuốn đi bởi sóng biển.

Trung bình cứ 4 năm một lần, rùa biển bơi giữa đại dương mà không cần bất cứ điểm mốc nào, di chuyển hàng trăm, thậm chí hàng nghìn km giữa khu vực tìm thức ăn và khu vực đẻ trứng.

Để tìm hiểu quá trình định vị và các hệ thống giác quan của loài này, các nhà sinh học Pháp thuộc Trung tâm Sinh thái Chức năng và Tiến hóa Montpellier và các cộng sự Italia ở Đại học Pisa đã thả những con rùa biển xanh Chelonia Mydas đẻ trứng ở kênh Mozambic, trên các hòn đảo Europa và Mayotte. Chúng được cài một máy cắm cọc tiêu Argos trên mai, một nam châm cực mạnh trên đầu và được theo dõi qua vệ tinh trong chuyến hành trình trở về khu vực đẻ trứng.

Thử nghiệm đầu tiên đã chứng minh, dù được thả ở bất cứ nơi nào và bất kể các cơn sóng biển, những con rùa này vẫn bơi về hướng khu vực đẻ trứng. Tuy nhiên chúng không có khả năng thay đổi chuyến hành trình khi bị trôi giạt bởi sóng biển, một số con đã bơi hàng nghìn km trước khi đến nơi.

Theo các nhà khoa học, điều này xác định rùa biển sử dụng từ trường do nhân trái đất phát ra để định vị khu vực đẻ trứng. Nhưng đây không phải là nguồn thông tin duy nhất được sử dụng, vì chúng vẫn có thể tìm ra khu vực đẻ trứng mặc dù bị sóng biển cuốn đi. Loài rùa biển có thể sử dụng khứu giác cũng như một số chim biển hay chim bồ câu đưa thư.

 

Bí ẩn về từ trường Trái đất đã được làm sáng tỏ

 

40191039_185418sm.jpg

 

 

310px-Earths_Magnetic_Field_Confusion.sv
Minh họa từ trường Trái Đất với nguồn coi như một nam châm khổng lồ. Cực Bắc địa lý nằm phía trên hình vẽ. Cực từ Nam nằm sâu bên dưới lòng đất và cùng phía với cực Bắc từ của Trái Đất.

 

Các chất dẫn điện lỏng trong lòng đất đã sinh ra từ trường của Trái đất. Ảnh minh họa từ BBC Từ trường của Trái đất có thể được tạo ra bởi các chuyển động mạnh của các chất dẫn điện lỏng trong lòng đất... đó là khám phá mới của các nhà khoa học Pháp, được đăng tải trên tờ Le Figaro ngày 12-3.

Bằng cách tạo ra sự chuyển động mạnh của dung dịch natri lỏng trong ống nghiệm, một nhóm các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm nghiên cứu khoa học Pháp (CNRS), Trung tâm nghiên cứu khoa học về Trái đất và môi trường (CEA) và các trường ĐH sư phạm tại Paris và Lyon đã tạo ra được từ trường Trái đất trong phòng thí nghiệm.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy từ trường được tạo ra mang nhiều đặc điểm giống với từ trường tự nhiên của Trái đất.

Phần lớn các vật chất thiên văn trong vũ trụ như hành tinh, các vì sao và các dải thiên hà đều có từ trường. Các từ trường này đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của các vật chất trong không gian.

 

Cấu trúc từ trường nam châm hay của trái đất, của con người là hình ảnh biểu kiến của công thức Hà đồ phối Lạc thư nhưng vận động theo lý tương sinh của Hà đồ như đã biết.

 

Chúng ta còn nhận thấy rằng, các quy ước của Hậu Thiên Bát Quái thông qua biểu tượng là các vạch Âm Dương nhằm mô tả một trạng thái thực tại nhất định, đó là Bát Quái:

 

"Bát quái" để mô tả các ký hiệu Dịch học:

 

Càn 1.jpg  Đoài 2.jpg  Tốn 5.jpg Ly 3.jpg

 

Khôn  8.jpg  Chấn  4.jpg  Cấn  7.jpg  Khảm  6.jpg

 

 

Hệ thống Bát quái này được phát triển từ hai biểu tượng ban đầu Nghi Âm và Nghi Dương:

 

HÌNH THỨ TỰ BÁT QUÁI PHỤC HY

image002_zps393851ff.gif

 

1421_zpsa5761ef0.jpg

(Nhìn từ ngoài vào trong)

 

Chúng ta thấy giữa Hậu Thiên Bát Quái và Tiên Thiên Bát Quái Phục Hy có sự đảo vị trí của các quái, đặc biệt vị trí ở Càn Khôn và Khảm Ly, cho tới nay Tiên Thiên Bát Quái cực kỳ khó hiểu, thực sự tôi chưa thấy một cuốn sách nào chỉ rõ ý nghĩa về mặt bản chất của chúng. Bát quái được xây dựng dựa trên quy luật của Hậu Thiên và Hà đồ để giải thích Tiên Thiên hay ngược lại!.

 

Tiên Thiên Bát quái

 

Sở dĩ gọi Chương này là Tiên Thiên Bát quái, là vì các sách Dịch thường lấy Tiết 1 của Chương này để giải thích Tiên Thiên Bát quái của Phục Hi.

 

Tiết 1.

天 地 定 位. 山 澤 通 氣. 雷 風 相 薄. 水 火 不 相 射. 八 卦 相 錯.

 Thiên địa định vị. Sơn trạch thông khí. Lôi phong tương bác. Thủy Hỏa bất tương sạ. Bát quái tương thác.

 

Dịch. Tiết 1.

Đất Trời ấm chốn, êm nơi,

Khí đầm, khí núi đôi nơi giao hòa.

Đôi bên sấm, gió giao thoa,

Đôi bên nước, lửa chẳng là kình nhau.

Cho nên, tám quẻ tương cầu,

Khi trên khi dưới, trước sau thành toàn.

 

Nhìn vào Bát quái của Phục Hi, ta thấy:

TAICHI.jpg

 

-Kiền Khôn đối đỉnh (Thiên địa định vị)

-Cấn Đoài đối đỉnh ( Sơn trạch thông khí)

-Chấn Tốn đối đỉnh (Lôi Phong tương bác)

-Khảm Ly đối đỉnh (Thủy Hỏa bất tương xạ)

 

Tuy ở vào vị trí đối đỉnh nhau, nhưng thực ra không có kình chống nhau, mà ngược lại, lại hỗ trợ lẫn nhau.

-Trời trên, đất dưới định tôn ti. Núi đầm thông khí. Nước trên núi tuôn xuống đầm hồ. Nước đầm hồ bốc lên núi thành mây, thành mưa. Gió, Sấm tăng cường hỗ trợ lẫn nhau. Nước, Lửa không chống đối nhau. Thế cho nên, tám quẻ giao thoa, tác dụng lẫn với nhau, mà sinh ra mọi hiện tượng.

 

Tiết 2.

數 往 者 順. 知 來 者 逆.是 故 易 逆 數 也

 Số vãng giả thuận. Tri lai giả nghịch. Thị cố Dịch nghịch số dã.

 

Dịch. Tiết 2.

Tìm ra quá vãng là thường,

Tương lai tiên đoán rõ ràng, mới cao.

Dịch kinh có số ngược chiều,

Ngược chiều thời thế, khinh phiêu về nguồn.

Tiết 2 của chương này, đại khái nói rằng: Biết dĩ vãng là thuận, biết tương lai là nghịch.

 

Bát Quái là ký hiệu công thức mà cổ nhân nhận thức trực quan từ trạng thái Hậu Thiên rồi từ đó hình thành ngược thành Tiên Thiên, ở đây tính đối cực của kim chỉ nam hay bắc - nam biểu diễn cho trạng thái cực Âm và (nghi Âm) cực Dương (nghi Dương) sau Thái Cực.

 

magnet.gif

Magnetic Field lines

>flindef.gif

 

Outer_core_convection_rolls.jpg

A schematic illustrating the relationship between motion of conducting fluid, organized into rolls by the Coriolis force, and the magnetic field the motion generates.[41]

 

4-1.jpg

 

Chúng ta thấy, Tiên Thiên Bát Quái được miêu tả thông qua các hình tượng trên trái đất (bao gồm cả trên không trong bầu khí quyển như núi đầm, nước lửa...). Điều này dẫn đến một khả năng mang tính quy luật bao trùm vũ trụ đó là:

 

- Tiên Thiên Bát Quái mô phỏng trạng thái vận động biểu kiến của Vũ trụ tương tác tới chủ thể là Trái đất (cái lý Dương tịnh Âm động, Dương trong Âm ngoài), Vũ trụ biểu tượng là Thiên đỉnh tức có trục vuông góc mặt phẳng Hoàng đạo. Tiên Thiên Bát Quái bao gồm các quái Âm và quái Dương nằm cùng phía với nhau, không có hành Thổ, các hành Âm Dương đối xứng qua trục đứng Càn - Khôn.

 

180px-Milky_Way_Spiral_Arm-vi.svg.png
Hình minh họa các nhánh lớn của Ngân Hà
 
512px-Milky_Way_Arms_ssc2008-10.svg.png
Vị trí của hệ Mặt Trời (chữ màu đỏ) trong Ngân của chúng ta
 

 

Ngân Hà - thiên hà xoắn ốc

 

640px-Galactic_Cntr_full_cropped.jpg

Trung tâm Ngân Hà

 

600px-V%C3%B2ng_%C4%91%E1%BB%9Di_M%E1%BA
Các mốc thời gian trong cuộc đời của Mặt Trời - Mặt trời chết không phát nhiệt (TRUNG TÂM LẠNH)
 

1000px-Universe_Reference_Map_%28Locatio
Bản đồ vị trí của Trái Đất và hệ Mặt Trời trong Siêu đám Địa phương – nhấn vào hình để xem ảnh lớn
Hệ Mặt Trời - Các sao và hệ hành tinh lân cận - Ngân Hà - Nhóm thiên hà địa phương - Siêu đám Xử Nữ

 

- Hậu Thiên Bát Quái mô phỏng trạng thái tương tác từ các hệ thiên văn, hệ mặt trời và Trái đất tương tác tới vạn vật hữu tình và thực vật trên trái đất, chúng có một đặc trưng là "đầu đội trời chân đạp đất" khác với chủ thể là Trái đất so với Hệ mặt trời trong mối tương quan vận động, nam trên bắc dưới.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tiên Thiên Bát Quái

 

Sự khác biệt giữa Tiên Thiên Bát Quái và Hậu Thiên Bát Quái là rất rõ ràng, đối với Hậu Thiên Bát Quái thì khi định vị được chủ thể nhận tương tác thì ngay lập tức quy luật Hậu Thiên Bát Quái - Hà đồ lập tức được vận động, còn Tiên Thiên Bát Quái không thể hiện được chức năng này. Như vậy, theo giải thích Tiên Thiên Bát Quái có trước Hậu Thiên Bát Quái là như thế nào?

 

Do vậy, chúng ta cần quay lại mức độ chi tiết của một số nguyên lý cơ bản, trích tham khảo một phần nội dung từ hành lang Cơ sở học thuyết Âm Dương Ngũ Hành của tác giả Votruoc (đã đăng trên website này từ năm 2008 trong mục Lý học Đông phương):

 

ĐỀ CƯƠNG

ĐẠI CƯƠNG CƠ SỞ HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH

***

I./ BẢN THỂ VŨ TRỤ

Bản thể của vũ trụ là “Đạo” hay “Chân như” vốn vô thuỷ, vô chung, bất khả tư nghị, hàm chứa và bao trùm tất cả mà không phân biệt.

Do hàm chứa và bao trùm tất cả nên Đạo tràn đầy, viên mãn.

Do không phân biệt nên Đạo vô cùng thông biến.

Do bất khả tư nghị nên không thể dùng lời mà có thể định nghĩa hay diễn tả chính xác, chỉ có thể cảm thấy, nhận thức được, mô tả một cách tương đối, người xưa “gượng” mà diễn đạt Đạo một cách hình tượng là hình tròn.

Do Đạo không phân biệt nên nó chí tịnh, đồng thời, do hàm chứa tất cả nên nó hàm chứa tính động – âm. Khi tính âm thể hiện cái dụng của nó là động, dù còn vô cùng nhỏ, nhưng ở trong cái chí tịnh của Đạo, nên vẫn xuất hiện sự phân biệt của phần Đạo còn lại với nó được gọi là tính dương.

Tính âm và tính dương chỉ là những thuộc tính nên chúng thể hiện mình ra thông qua những lực lượng tương ứng, xuất hiện cùng với chúng gọi là lực lượng âm, lực lượng dương.

Do có sự phân biệt âm dương, nên lực lượng âm, lực lượng dương tương tác nhau hình thành Vạn tượng. Trong quá trình tương tác âm dương đó, Vạn tượng sinh sinh hoá hoá liên miên từ thấp tới cao, từ đơn giản đến phức tạp … tạo nên thế giới, vũ trụ ngày nay.

Như vậy, bản thể của vũ trụ là Đạo hay Chân như vốn bất khả tư nghị. Cái Tướng của nó là Vạn tượng cùng cái Dụng của nó là cái lý tương tác âm dương. Quán về vũ trụ ta phải quán trên cái thế chân vạc Thể - Tướng – Dụng của nó như thế.

Như vậy, Vạn tượng sinh ra từ Đạo, là kết quả của tương tác âm dương, người xưa diễn đạt nó một cách hình tượng là hình vuông, phân biệt với hình tròn là Đạo. Âm được ký hiệu là một nét đứt, còn dương – một nét liền.

 

h1is6.jpg

II./ TAM TÀI

Vạn tượng là cái tướng của Vũ trụ, sinh sinh hoá hoá liên miên bất tận theo cái lý âm dương. Cái lý của âm là động, tức là luôn biến đổi, có xu hướng phá vỡ trạng thái ban đầu, đổi mới và uyển chuyển … Cái lý của dương là tịnh, tức là có xu hướng bảo tồn cái trạng thái ban đầu, bảo thủ, cứng mạnh … Sự tương tác của âm, dương là nguyên nhân, động lực phát triển của Vạn tượng.

Vạn tượng sinh hoá, phát triển, có nghĩa là nó biến đổi, hay có những giá trị mới được tạo ra trong quá trình tương tác của các lực lượng âm, dương làm tăng tính phức tạp, cũng như số lượng của Vạn tượng. Những giá trị mới đó chính là kết quả của sự tương tác âm dương, đồng thời cũng bổ xung cho lực lượng âm lực lượng dương, làm cho lực lượng âm, dương cũng không ngừng phát triển cùng vạn tượng. Hệ quả tiếp theo là tăng cường hơn nũa sự tương tác âm dương và những giá trị mới lại được tạo ra nhiều hơn nữa.

Trong quá trình tương tác, tạo ra những giá trị mới làm cho Vạn tượng không ngừng biến đổi và phát triển, cả lực lượng âm lẫn lực lượng dương đều có xu hướng giành lấy cho mình giá trị mới đó càng nhiều càng tốt. Nhưng mức độ chiếm đoạt giá trị mới đó tuỳ thuộc vào tương quan giữa khả năng chiếm đoạt của lực lượng âm và lực lượng dương trong Vạn tượng.

Như vậy, trong quá trình phát triển của Vạn tượng, lực lượng âm, dương không ngừng tương tác làm nảy sinh những giá trị mới, đồng thời chúng cũng không ngừng tranh giành chiếm đoạt những giá trị mới đó. Đó chính là nội dung của sự thống nhất và đấu tranh giữa hai mặt đối lập là các lực lượng âm, dương trong Vạn tượng.

Để tạo ra những giá trị mới, các lực lượng âm, dương phải thống nhất với nhau trong tương tác. Nếu chỉ có một mình lực lượng âm hay một mình lực lượng dương, sẽ không có sự tương tác âm dương và giá trị mới không thể nảy sinh. Cả lực lượng âm và lực lượng dương đều có xu hướng chiếm đoạt giá trị mới này. Để có thể chiếm đoạt, trước tiên giá trị mới phải được tạo ra. Để được tạo ra giá trị mới, lực lượng âm, dương phải thống nhất với nhau trong tương tác.

Vì tranh giành những giá trị mới - sản phẩm của quá trình tương tác âm dương – các lực lượng âm, dương đấu tranh với nhau, và vì thế mâu thuẫn với nhau. Giá trị mới được tạo ra tuỳ thuộc vai trò và qui mô của các lực lượng âm, dương trong quá trình tương tác, còn mức độ chiếm đoạt giá trị mới tuỳ thuộc vào sức mạnh và khả năng chiếm đoạt của lực lượng âm và lực lượng dương tương quan như thế nào. Khi có sự tương ứng giữa vai trò tương tác và khả năng chiếm đoạt đó thì Vạn tượng phát triển tốt nhất. Lực lượng âm dương tuy mâu thuẫn nhưng đó là mâu thuẫn tích cực, kích thích Vạn tượng phát triển, ta nói Vạn tượng có trạng thái âm dương hài hoà. Còn nếu sự tương ứng đó không thoả đáng, Vạn tượng phát triển khó khăn hơn, mâu thuẫn lực lượng âm, dương tăng lên, cản trở Vạn tượng phát triển, ta nói Vạn tượng có trạng thái mất quân bình âm dương. Đặc biệt, khi sự mất quân bình này thái quá, mâu thuẫn lực lượng âm dương quá gay gắt có thể dẫn đến phá huỷ thế quân bình âm dương, trạng thái đó bị tiêu huỷ, sinh ra một trạng thái mới có sự quân bình âm dương mới. Ta nói, vật cùng tắc biến, vật cực tắc phản.

Do thống nhất với nhau trong tương tác, tạo ra những giá trị mới, mà trong các lực lượng âm, dương có hàm chứa những yếu tố, tuy khác nhau nhưng không mâu thuẫn, đấu tranh với nhau (thống nhất với nhau). Và tương ứng với những yếu tố đó, trong Vạn tượng có những lực lượng đại diện cho chúng, gọi là Chung. Trong Chung có những thành phần mà cả hai lực lượng âm, dương cùng thống nhất và tôn trọng, tuy khác nhau mà không mâu thuẫn, đấu tranh nhau. Phần còn lại của các lực lượng âm, dương thì mâu thuẫn, đấu tranh với nhau và được gọi là Âm, Dương.

Như vậy, do thống nhất và đấu tranh với nhau giữa các lực lượng âm, dương, trong vạn tượng hình thành ba lực lượng là Chung, Âm, Dương với bản chất được mô tả ở trên, được gọi là Tam tài. Tam tài thể hiện sự tương tác thống nhất và đấu tranh với nhau của các lực lượng âm, dương trong vạn tượng. Quan hệ tương tác giữa ba lực lượng này làm cho Vạn tượng cân bằng và phát triển.

h2gv4.jpg

 

Ở cấp độ thấp hơn lý tương tác Âm Dương là Âm Dương Ngũ Hành, ở cấp độ chi tiết này "cái Chung" theo tác giả Votruoc, nó đã biến hóa theo quy luật Âm Dương Ngũ Hành - Vạn Tượng tức chúng tương tác vận động theo công thức Hậu Thiên Bát Quái phối Hà đồ khi đã định được chủ thể nhận tương tác.

 

Điều này cũng có thể được hiểu "cái Chung" đã nằm trong một mạng lưới quy luật sơ cấp như cái lý sinh, khắc... Vậy thì: Thái Cực (Bản thể Vũ trụ) -> Âm Dương -> Âm Dương cực đại thì tương tác (Khí) - Vụ nổ khai thiên lập địa Bigbang -> Âm Dương Ngũ Hành - Vạn Tượng và sau đó chúng ta định vị chủ thể nhận tương tác "Một Tượng hoặc Nhóm Tượng nào đó trong Vạn Tượng" và từ đó định hình nên:

 

- Cái Tam Tài ở đây hàm ý Thiên, Địa, Nhân: Hệ mặt trời - Trái đất - Con người.

 

Chúng ta xem xét Hệ mặt trời:

 

Tham khảo từ cuốn Tìm về cội nguồn Kinh Dịch, tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh, về tính chất tượng quái ứng với các thành viên trong một gia đình hình thành nên một tổ hợp Âm Dương Ngũ Hành thứ cấp, các "Quái" là những biểu tượng cho cái "Dụng" của Âm Dương Ngũ Hành chứ không phải cái "Thể" tức cái hình tượng bên ngoài, do vậy sự liên hệ chặt chẽ giữa Dụng và Thể phải được định hình cụ thể trong các tổ hợp Âm Dương Ngũ Hành khác nhau.

 

Những nguyên lý cơ bản để nhận thức chuỗi các pha Vũ trụ cho tới khi định hình nên Trái đất (trên Trái đất đã có Vạn vật hữu tình) làm chủ thể: "Dương tịnh Âm động", "Dương trong Âm ngoài", "Âm trên Dương dưới", "Dương trước Âm sau", "Âm thuận tùng Dương", là những nguyên lý cơ bản thể hiện cái "Thể" - cái mà ta có thể nhận biết bằng các giác quan, chẳng hạn khi xét Hệ mặt trời.

 

Đồ hình minh họa Tính chất quái tượng qua Hậu Thiên bát quái nguyên thủy và Hà đồ:

265.jpg

Trong hình trên đây, bạn đọc sẽ nhận thấy: trục địa cầu biểu kiến chia tám quái thành hai phần Âm dương gồm: Càn cha và các Quái tượng cho con gái là: Đoài, Tốn, Ly thuộc Dương (các hào Dương nhiều hơn hào Âm); Khôn mẹ và các Quái tượng cho con trai thuộc Âm (các hào Âm trội hơn hào Dương). Điều này cũng lý giải câu tục ngữ bí ẩn trong dân gian Lạc Việt: “Con trai nhờ đức mẹ, con gái nhờ đức cha”. Bởi vì, những quái tượng con gái đồng chất với quái Càn tượng cha, thuộc Dương; những quái tượng con trai đồng chất với quái Khôn tượng mẹ, thuộc Âm.

Từ sự ứng dụng độ số Âm cho hai hành Thủy và Mộc, độ số Dương cho hai hành Kim và Hỏa (đã dẫn chứng ở phụ chương: “Dấu ấn Hà đồ trong cổ thư chữ Hán trước Tần”). Như vậy, hành Thủy & Mộc thuộc Âm và Kim & Hỏa thuộc Dương trên Hà đồ.

Từ hai cơ sở này, tính hợp lý khi ứng dụng phương pháp luận của thuyết Âm dương Ngũ hành giải thích hiện tượng trên như sau:

Các quái Đoài & Tốn, Ly nằm trên phần Dương của Hà đồ (Kim – Hỏa) nên tượng cho con gái (Âm) theo nguyên lý trong Dương có Âm. Riêng Càn nằm ở vị trí Âm của Hà đồ lại là đầu quái Dương nên tượng cha (Dương) theo nguyên lý trong Âm có Dương.

Các quái Khảm, Cấn & Chấn nằm ở phần Âm của Hà đồ (Thủy – Mộc) nên tượng con trai theo nguyên lý trong Âm có Dương. Riêng Khôn nằm ở vị trí Dương của Hà đồ lại là đầu quái Âm, nên tượng mẹ theo nguyên lý trong Dương có Âm.

 

Từ Hậu Thiên Bát Quái - Hà đồ, chúng ta có thể nhận thấy các nguyên lý tiếp theo khi chủ thể là Trái đất:

 

Đồ hình minh họa sự hình thành Hậu Thiên bát quái đặt theo hướng bắc bản đồ hiện đại:
230.jpg

La kinh:

 

 

3232_zps56f4caee.jpg

 

 

Hệ mặt trời:

 

Cấu trúc Hệ mặt trời theo Lý "Dương tịnh Âm động", "Dương trong Âm ngoài" tức định vị tại Mặt trời trung tâm của một tổ hợp Âm Dương Ngũ Hành:

 

Hệ mặt trời

 

284.jpg

 

 

Định vị chủ thể tại trái đất, rút ra hệ quả theo nguyên tắc "Dương trên Âm dưới", "Dương trong Âm ngoài", "Dương trước Âm sau" của quy luật vận động Hậu Thiên Bát Quái - Hà đồ:

 

- Hành Kim, Thủy, nằm phía dưới - Âm: Tượng (hình) Âm và lý Dương.

- Hành Mộc, Hỏa, nằm phía trên - Dương: Tượng (hình) Dương và lý Âm.

 

- Cái "Dụng" được hình dung như là các sản phẩm nhân tạo hay cái được con người sử dụng cũng được quy nạp vào các tổ hợp Âm Dương Ngũ Hành.

- Các quy tắc "đồng âm tương ứng, đồng khí lương cầu", "hiện tượng cộng hưởng hay khuếch đại" sẽ xảy ra trong quá trình tương tác.

 

Trái đất (so với Mặt trời thì Trái đất là "Âm"):

 

Định vị hướng bắc nam từ theo La kinh phong thủy, thể hiện từ trường Trái đát tạo ra do  tự quay quanh trục của  nó và từ sự ràng buộc của các loại tương tác khác, tùy khu vực đặt La kinh sẽ có độ lệch so với trục quay, theo nguyên lý "Dương trước Âm sau" và "Âm tịnh Dương động":

 

- Hành Thủy: gồm cung Càn - Âm Thủy và Khảm - Dương Thủy -> cung Càn là Âm Thủy, là Thái Dương (cực Dương)?

- Hành Hỏa: gồm cung Khôn - Âm Hỏa và cung Ly - Dương Hỏa -> cung Khôn - Âm Hỏa là Thái Âm (cực Âm)?

 

Địa hình Trái đất:

 

- Nước hành thủy chảy về chỗ trũng, thấp: Vùng thấp, tượng Âm lý Dương (Cha Lạc Long Quân đưa 50 con xuống biển).

- Núi cao nơi thượng du của nguồn nước:Vùng cao, tượng Dương lý Âm (Mẫu Âu Cơ đưa 50 con lên núi).

 

Con người:

Vậy thì chủ thể là con người thì ra sao? theo "Âm thuận tùng Dương":

 

- Nam: -> tượng (hình thể) Âm lý Dương.

- Nữ: -> tượng Dương lý Âm.

 

Khi dùng nguyên lý "Dương tịnh Âm động" cho hệ thống kinh mạch trong Đông y, không phân biệt Nam Nữ:

 

- Phải đảo ngược lại, do chúng ta đã quy ước Âm Dương cho Nam và Nữ, nên khi định vị riêng cho "bên trong mỗi con người" thì không còn đối đãi Âm Dương nam nữ mà là tượng bên trong và bên ngoài", nguyên lý sẽ bị đảo ngược lại thành "Dương động Âm tịnh", "Dương ngoài Âm trong":

 

Ví dụ, có cặp phạm trù (Dương - Âm) -> khi định vị (Dương của Dương) trong cặp phạm trù trên thì "Dương của Dương thành Âm", bị đảo ngược, toán học cũng vậy.

 

Quán xét đồ hình dưới đây:

 

Đồ hình minh họa Tính chất quái tượng qua Hậu Thiên bát quái nguyên thủy và Hà đồ:

265.jpg

 

Nam thuộc hành Thủy, Mộc và nữ thuộc hành Hỏa, Kim, như vậy có mâu thuẫn tại hành Nam - Mộc và Nữ - Kim, vậy nguyên nhân từ đâu!. Xét tiếp đồ hình khác:

 

Trái đất phối với Hậu Thiên Bát Quái - Hà đồ đặt theo hướng bắc bản đồ hiện đại

 

164h.jpg

 

Quy luật tương tác từ hệ mặt trời và các hệ thiên văn khác, chúng ta nhận thấy rằng hành Thủy, Mộc nằm dưới mặt phẳng Hoàng đạo và hành Hỏa, Kim nằm trên mặt phẳng Hoàng đạo, vậy thì phải chăng đây là mấu chốt vấn đề: tượng Âm lý Dương".

 

Chúng ta tham khảo tình hình khoáng sản của hai cực: Nam Cực lạnh hơn Bắc Cực, Nam Cực có nhiều mỏ khoáng sản trong lòng đất còn Bắc Cực thì lại rất rất ít.

 

 Khoáng sản thể hiện "hành Kim" ứng với lý Dương và "tượng" của nó chìm xuống, lắng đọng, phía dươ tụ lại tức "Âm", trong khi đó kim chỉ Nam chỉ là Nam cực - vậy thì kim chỉ Nam đang nói về cái "Lý" của Âm Dương.

 

Từ trường trái đất có các đường sức ra Nam vào Bắc như dưới đây, theo khoa học hiện đại.

 

110720kpcuc10.jpg

 

Tham khảo:

 

Nguyên lý quái Cấn nhập trung Cung

Trong Kinh Dịch, sự phổ biến có tính nguyên lý căn bản là : Càn tượng cho người đàn Ông thuần Dương. Khôn, tượng trưng cho người đàn bà , thuần Âm. Dưới đây là ký hiệu của hai quẻ Càn và Khôn trong Kinh Dịch.

Quẻ Càn tượng trưng cho người đàn ông

1.jpg

Quẻ Khôn tượng trưng cho người đàn bà

8.jpg

Nhưng trong ứng dụng phổ biến của khoa Phong thủy thì Khôn lại tượng trưng cho Nam Mạng và Cấn lại tượng trưng cho nữ mạng. Dưới đây là ký hiệu hai quẻ Khôn và Cấn trong Kinh Dịch, ứng dụng trong Phong Thủy:

Quẻ Khôn tượng cho người đàn ông

8.jpg

Quẻ Cấn tượng cho người đàn bà
7.jpg

Đây chính là một sự phi lý hình thức và là một biểu tượng có vẻ như thể hiện của tính thiếu nhất quán trong phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành và Bát quái là một bộ phận hữu cơ cấu thành nên học thuyết này. Nhưng xuất phát từ nguyên lý xuyên suốt được xác định của Phong Thủy Lạc Việt Hà đồ phối Hậu thiên Lạc Việt đã giải thích một cách hợp lý một thực tại khách quan là cơ sở của nguyên lý – Quái Cấn nhập trung cung và quan niệm Nam Khôn, Nữ Cấn trong phong thủy.

 

 

Phong thủy Lạc Việt xác định nguyên lý “Hậu thiên Lạc Việt phối Hà Đồ” là Nguyên lý căn để của thuyết Âm Dương Ngũ hành ứng dụng xuyên suốt trong mọi phương pháp ứng dụng của Lý học Đông phương bao trùm lên toàn bộ sự vật, hiện tượng trong xã hội loài người. Chúng tôi giới thiệu với quí vị đây:

HẬU THIÊN BÁT QUÁI LẠC VIỆT

th_lan.jpg

HẬU THIÊN BÁT QUÁI LẠC VIỆT PHỐI HÀ ĐỒ

15dqa6d.jpg

Trong đó, xuất phát từ quan niệm nhất quán cho rằng: Bát quái chính là những nhóm ký hiệu phân loại mọi hiện tượng trong vũ trụ, thiên nhiên, xã hội và con người. Chúng tôi xác dịnh bản chất biểu tượng của bát quái như sau:

- Càn – Âm Kim đới Thủy, Tây Bắc Âm Thủy, độ số 6. Xanh da trời.

- Khảm – Dương Thủy, chính Bắc, độ số 1. Xanh đen.

- Cấn – Âm Mộc, Đông Bắc, độ số 8, Xanh lá cây nhạt.

- Chấn – Dương Mộc, chính Đông, độ số 3, Xanh lá cây đậm.

- Khôn – Âm Hỏa đới Thổ, Đông Nam, độ số 2. Nâu đỏ.

- Ly – Dương Hỏa, chính Nam, độ số 7, Đỏ.

- Tốn – Âm Kim, Tây Nam, độ số 4, Xám trắng.

- Đoài – Dương Kim, chính Tây, độ số 9, trắng.

Từ nguyên tắc này, và trên cơ sở chứng nghiệm mối liên hệ tương tác của các hành tinh trên Thái Dương hệ - là tương tác gần gũi với Địa cầu – được đặt tên theo Ngũ hành. Chúng tôi có sự liên hệ so sánh như sau theo hướng dẫn của nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh :

Xét đồ hình Hà Đồ trên, theo thuận tự vòng tương sinh bắt đầu từ trung cung thuộc thổ, ta sẽ thấy chu trình sau:

Thổ của Trung cung (5-10) sinh kim của phương tây (4-9);

Kim của phương tây sinh cho thủy của phương Bắc (1-6);

Thủy của phương Bắc sinh cho Mộc của phương Đông (3-8);

Mộc của phương Đông sinh cho Hỏa của phương Nam (2-7);

và cuối cùng Hỏa của phương Nam sinh cho Thổ của trung cung, hoàn tất một chu kỳ tương sinh vạn vật.

Như vậy ta thấy:

* Quái Cấn nằm ở cung âm Mộc – Đông Bắc – độ số 8 và nằm ở phần dương của Hà Đồ (Càn – Khảm – Cấn – Chấn).

* Quái Khôn nằm ở cung âm Hỏa – Đông Nam – Độ số 2 và nằm ở phần âm của Hà Đồ (Khôn – Ly – Tốn – Đoài).


Hệ thống hành tinh trên Thái Dương hệ và thuyết Âm dương – ngũ hành

Bây giờ xin bạn đọc quán xét thuận tự của Thái Dương hệ tính từ trong ra ngoài:

Xin lưu ý quí vị về tên gọi của hai hành tinh trong Thái Dương hệ là sao Kim và sao Thủy:

- Sao Thủy được gọi tên theo thiên văn hiện đại, theo sách cổ thiên văn Đông phương gọi là sao Kim.
- Sao Kim gọi tên theo thiên văn hiện đại, theo sách cổ thiên văn Đông phương gọi là sao Thủy (Theo Ban Cố, Tiền Hán thư). Thuận tự của Thái Dương hệ dưới đây – với tên hai sao này gọi theo sách cổ - thì thuận tự này sẽ là:

90802121.png

Trong hệ thống hành tinh của Thái Dương Hệ này thì khoa học hiện địa phân làm hai nhóm:

Nhóm I – Tính từ Mặt trời – Gồm : Sao Kim (Theo cổ thư); sao Thủy (Theo Cổ thư) – Trái Đất – và kết thúc là sao Hỏa.

Giữa nhóm 1 và nhóm 2 có vành đại thiên thạch làm phân giới tự nhiên.

Nhóm II gồm: Mộc tinh – Thổ Tinh – Thiên Vương Tinh – Hải Vương tinh và kết thúc là Diêm Vương tinh.

Các nhà khoa học hiện đại nhận thấy rằng: Với sao Diêm Vương tinh tuy thuộc nhóm II, nhưng lại có kích thước giống như các hành tinh nhóm I và đặt v/d về hiện tượng lặp lại này. Nhưng không có câu trả lời thỏa đáng. Gần đây – vào năm 2006 - hầu hết các nhà Thiên văn nhất trí loại sao Diêm Vương tinh khỏi hệ thống hành tinh trong hệ mặt trời.

Xin xem hình minh họa dưới đây.

65385571.png

Nhưng với nguyên lý “Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà đồ” mà chúng tôi trình bày ở trên và từ phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành, liên hệ với các hành tinh được đặt tên theo các hành của học thuyết này từ thiên văn cổ - Chúng tôi lý giải các hiện tượng được đặt ra trong tham luận này như sau:
Theo nguyên lý trung cung thuộc Thổ của thuyết Âm Dương Ngũ hành thì mặt trời được coi là hành Thổ và chúng ta sẽ nhận thấy một chiều tương sinh từ trong ra ngoài trong những hành tinh thuộc nhóm I theo phân loại của khoa thiên văn hiện đại như sau: Xét sự phân loại theo ngũ hành:

Thổ (Mặt Trời) => sinh Kim (Sao Kim/ Theo sách cổ) => sinh Thủy (Sao Thủy / Theo sách cổ) => sinh Mộc (Tương ứng với Trái Đất) =>Sinh Hỏa (Sao Hỏa). Từ đây chúng ta ứng dụng một nguyên lý theo phương pháp luận của thuyết Âm Dương ngũ hành là: Lý thuộc Dương thì vật thuộc Âm. Lý tương sinh thuộc Dương thì các hành tinh trong hệ thống tương sinh theo lý Ngũ hành thuộc Âm. Tức là trái Đất thuộc Âm Mộc theo đúng vị trí Trái Đất trong nhóm I theo tính hợp lý của phương pháp luận. Chúng ta thấy hoàn toàn trùng hợp với vị trí của quái Cấn – Âm Mộc trên Hà Đồ. Từ đó chúng ta nhận thấy một sự hợp lý hoàn toàn khi đưa quái Cấn nhập Trung cung trong nguyên lý của Khoa Phong thủy, mà nếu không có sự liên hệ với một thực tại khách quan chính là vị trí trái Đất trong mối tương quan vị trí trong Thái Dương hệ thì chúng ta sẽ không thể lý giải được điều này. Và như vậy, chúng ta sẽ nhận thấy rằng: Quái Khôn trong Dịch học tượng cho người nữ và quái Khôn trong Phong thủy tượng cho người nam, không phải là một hiện tượng thiếu nhất quán và tùy tiện. Mà chúng có cơ sở thực tại trong vũ trụ làm nên tính biểu tượng của các quái. Đó chính là biểu tượng phân loại của thuyết Âm Dương Ngũ hành, với nguyên lý Dương là biểu lý, Âm là hình thể. Trong Phong Thủy thì khi quái Cấn là biểu tượng hình thể Âm Mộc của Địa cầu – thì Khôn tượng đất - lúc này thuộc Dương là biểu lý của Địa cầu, nên tượng cho người đàn ông. Hoàn toàn nhất quán với nguyên lý của thuyết Âm Dương Ngũ hành và không có mâu thuẫn nội tại.

Tính chu kỳ và sự lặp lại biện chứng của các hành tinh trong Thái Dương hệ trong thuyết Âm Dương Ngũ hành.

Với một tiểu mục này, chúng tôi trình bày rõ hơn về tính chu kỳ và sự lặp lại biện chứng của các hành tinh trong Thái Dương hệ trong thuyết Âm Dương Ngũ hành. Quí vị cũng nhận thấy rằng:
Ở hành tinh nhóm II thì cổ thư chỉ thấy ghi hai sao, nhưng đủ để chúng ta thấy được lý tương khắc là: Sao Mộc (Mộc) khắc Thổ (Sao Thổ). Như vậy, chúng ta hoàn toàn cóquyền suy luận rằng: Kết thúc chu kỳ tường khắc ở hành tinh nhóm II chính là ở sao Diêm Vương tinh. Điều này được mô tả như sau: Sao Mộc – khắc sao Thổ - Sao Thổ khắc Thiên Vương Tinh thuộc Thủy. Thiên Vương tinh thuộc Thủy khắc Hải Vương Tinh thuộc Hỏa, và cuối cùng là Hải Vương tinh thuộc Hỏa khắc Diêm Vương tinh thuộc Kim. Chu kỳ kết thúc ở sao Diêm Vương tinh. Biện chứng pháp cho rằng: Vạn vật có chu kỳ lặp lại. Từ đây, chúng ta có cơ sở để giải thích rằng: Sự quay trở lại hình thể và cấu trúc của Diêm Vương tinh giống hành tinh nhóm I, chính là thực tế khách quan minh chứng cho chu kỳ lập lại khi kết thúc chu kỳ tương sinh – tương khắc của hệ thống hành tinh trong Thái Dương hệ - theo cách giải thích của thuyết Âm Dương Ngũ hành.

 

LÝ TƯƠNG TÁC ÂM DƯƠNG: Phải xác định được một Hệ Quy Chiếu chuẩn - Ứng một tổ hợp Âm Dương Ngũ Hành là Hệ mặt trời, trong cái Lý vận động chung của Hà đồ - Lạc thư thì quy luật tương sinh chi phối là Hà đồ, tức Hà đồ là Dương, còn quy luật tương khắc của Lạc thư là Âm, như vậy so với cấu trúc Hệ mặt trời thì các hành tinh tương sinh thuộc vành đai trong là Dương, còn các hành tinh vành đai ngoài là Âm. Mặt trời là Dương Thổ - "tịnh tương đối" còn sao Thổ là Âm Thổ - "động" so với Mặt trời.

 

TƯỢNG HÌNH ÂM DƯƠNG: Phải định vị được chủ thể là từ Trái đất - "động" so với Mặt trời và "tâm trái đất "tịnh" so với con người, quan sát bằng giác quan và đối chiếu giữa Tượng hình là Lý Âm Dương. Từ đó thấy rằng, Tượng hình là Dương thì Lý là Âm, và ngược lại.

 

BIỂU TƯỢNG QUY ƯỚC: Lưỡng Nghi - Tứ Tượng - Bát Quái là những biểu tượng cho cái Lý Âm Dương thông qua cái Tượng Hình đã được quy ước ngay lập tức sau trạng thái Thái Cực - tức ngay khi xuất hiện cái "vi động" so với cái "chí tịnh" của Thái Cực. Lý Âm Dương ngũ Hành và Tượng Hình luôn tuân thủ các quy luật chung. Nếu Bát Quái là biểu tượng quy ước cho "Tượng hình" thay vì "Lý Âm Dương" thì Vạn Tượng sẽ quy ước đến vô cùng tức không tưởng?.

 

CÔNG THỨC ÁP DỤNG HẬU THIÊN BÁT QUÁI PHỐI HÀ ĐỒ: Dựa trên quy luật của cái Lý Âm Dương hay cái Tượng Hình, tất nhiên dựa trên cái Lý Âm Dương và thông qua Tượng Hình để bài trí phương vị quy ước, chẳng hạn "Dương trái Âm phải".

 

KIM CHỈ NAM: Dựa trên cái Lý Âm Dương nhằm thống nhất các trạng thái quy ước.

 

HỆ KINH MẠCH TRONG ĐÔNG Y: Xxx

 

 

Ví dụ:

 

Trong Kinh Dịch: Quái Càn hành Âm Thủy, mang cái lý hành Dương và tượng hình Âm (phẳng, cứng, gọn...) cho người đàn ông thuần Dương, so với người phụ nữ thuần âm là quái Khôn. Tuy nhiên, cái tượng hình lại đi kèm của người đàn ông là "động" so với người phụ nữ "tịnh", điều này chứng tỏ rằng khi quán xét con người thì "Dương động Âm tịnh", đảo ngược quy ước so với Hệ Mặt trời và Trái đất. Điều này được lý giải từ hiện thực khách quan, con người đứng trên mặt đất và "Động" so với "Trái đất" và lại có một đặc biệt đối đãi đó là: "Đàn ông và phụ nữ" rồi tương hợp sinh con cái nữa. Mặt dù vậy, khi áp dụng Hậu Thiên Bát Quái phối Hà đồ trong các bộ môn tính toán tương tác như Phong thủy, Tử Vi, Độn giáp, Thái Ất... đều từ ngoài tới con người nên vẫn sử dụng quy ước bình thường. Chỉ đặc biệt khi áp dụng Đông y tức nội quan con người thì "đảo ngược lại các quy ước cho từng hệ kinh mạch" nhưng vẫn áp dụng công thức trên.

 

1.jpg

 

Cổ nhân cũng quan sát các hiện tượng trên không như sấm chớp, mây mưa... mà cũng định hình nên một tổ hợp Âm Dương Ngũ Hành là Trái đất. Cấu trúc địa hình Trái đất là Dương, còn không gian bao quanh là Âm, lúc này Lõi Trái đất là Dương Thổ giống như đặc tính của Mặt trời. Con người đứng trên mặt đất đầu đội trời, là giao thoa của Trời Đất. Do đặc trưng đứng trên mặt đất, nên con người là một thành phần của Trái đất chứ không "độc lập tương đối" như Trái đất so với Mặt trời, do vậy con người chắc chắn phải thuộc hành Dương của Trái đất.

 

Bản chất của Phong thủy chính là sự phản ánh tính tương tác có qui luật của vạn vật, từ những vật thể quanh ta đến những quy luật trong vũ trụ.

 

Khoa học đã xác định rằng:

 

Bản chất hình thành vũ trụ là sự tương tác, tính chất của tương tác như thế nào thì sự vật sẽ hình thành như thế ấy.

 

Cấu trúc bên trong Trái đất

 

Phần bên trong của Trái Đất, giống như các hành tinh đất đá khác, chia thành nhiều lớp dựa trên các đặc tính hóa, lý.

Các tầng của Trái Đất[57]

150px-Jordens_inre-numbers.svg.png

Mặt cắt của Trái Đất từ tâm đến thổ quyển. Độ sâu[58]
km
Các lớp Mật độ
g/cm3
0–60 Thạch quyển (5)[h] 0–35 ... Lớp vỏ (6) 2,2–2,9 35–60 ... Phần trên cùng của manti trên (4) 3,4–4,4 35–2890 Quyển manti (3)&(4) 3,4–5,6 100–700 ... Quyển mềm 2890–5100 Lõi ngoài (2) 9,9–12,2 5100–6378 Lõi trong (1) 12,8–13,1

 

Ghi chú:

- Chú ý cấu trúc cung Càn nằm bên phải của trục quay của Trái đất (nhìn từ trong ra ngoài), điểm khóa địa lý so với hệ thiên văn Hoàng đạo cần được xem xét cẩn thận.

- Chưa xét thiên đỉnh xoay quanh Vũ trụ trong 1 ngày đêm.

- Chưa xét đến trục Vũ trụ hay tâm Vũ trụ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tiên Thiên Bát Quái (tiếp theo)

 

 

Ảnh hưởng của địa từ trường trái Đất lên con người thông qua một ngôi gia từ công thức Hậu Thiên Bát Quái - Hà đồ

 

Mô hình dưới đây mô tả 8 phương hướng tốt xấu trong trong Bát trạch Lạc Việt cho hai loại người là Tây trạch thể hiện màu đỏ, và Đông trạch  thể hiện màu trắng, có nguyên ủy từ "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà đồ".

 

322350_zpsaff81909.jpg

 

Ảnh hưởng của sự vận động các hành tinh gần gũi trái Đất lên ngôi gia vào thời điểm xây cất và nhập trạch, cũng như sự vận đông có tính quy luật của các hành tinh trong mô hình Huyền không phi tinh tác động lên ngôi gia theo thời gian. Còn gọi là vận nhà.

 

Sự phân loại cung bản mệnh Bát trạch đó, chính là quy luật phi tinh Huyền không trên cửu cung Hà đồ. Nam là Dương nên phi nghịch là Âm, Nữ là Âm nên phi thuận là Dương (Theo Minh triết Việt trong văn minh Đông phương, tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh).

 

Quy luật phi tinh Huyền không trên cửu cung Hà đồ là một quy luật tương tác ngoài Hệ mặt trời, tạo ra trường khí áp đặt lên con người ngay khi sinh ra, trường khí này lớn hơn trường khí tạo ra bởi Hệ mặt trời là Lục thập hoa giáp: nam và nữ, một cách tương ứng với từ trường của Trái đất, quy luật này phải nghiên cứu từ Độn Giáp và Thái Ất.

 

Có gì khác nhau giữa Lục thập hoa giáp và mệnh Tây - Đông trạch do Huyền không?.

 

Quy ước Âm Dương

 

Quán xét đồ hình minh họa tính chất Quái tượng như dưới đây:

 

Tính chất quái tượng qua Hậu Thiên bát quái nguyên thủy và Hà đồ:

265.jpg

 

Chúng ta thấy rằng: người nam thuộc hành Thủy, Mộc và người nữ thuộc hành Hỏa, Kim, như vậy Quái nam thuộc hành Mộc chứ không phải Kim, hãy quán xét tiếp một đồ hình Trái đất phối Hậu thiên Bát Quái - Hà đồ:

 

Trái đất phối với Hậu Thiên Bát Quái - Hà đồ đặt theo hướng bắc bản đồ hiện đại

 

164h.jpg

 

Đây là quy luật tương tác từ hệ mặt trời và các hệ thiên văn khác đến Trái đất, trên đồ hình chúng ta nhận thấy rằng hành Thủy, Mộc nằm dưới mặt phẳng Hoàng đạo và hành Hỏa, Kim nằm trên mặt phẳng Hoàng đạo, vậy thì phải chăng đây là mấu chốt vấn đề. Mặt phẳng Hoàng đạo cũng là mặt phẳng mà Hệ mặt trời quay quanh tâm của một hệ thiên văn có chu kỳ lớn 25.920 năm gọi là Hoàng đạo (tạm gọi là Hệ Thiên Hoàng).

 

Chúng ta tham khảo tình hình khoáng sản của hai cực: Nam Cực lạnh hơn Bắc Cực, Nam Cực có nhiều mỏ khoáng sản nằm trong lòng đất còn Bắc Cực thì lại rất rất ít. Khoáng sản thể hiện "hành Kim" ứng với lý Dương và "tượng" của nó chìm xuống, lắng đọng, phía dưới, tụ lại tức "Âm", trong khi đó kim chỉ Nam trên la bàn chỉ cũng chỉ phương Nam cực - vậy thì kim chỉ Nam đang nói về cái "Lý" và "Tượng" của Âm Dương. Cũng theo khoa học hiện đại, từ trường Trái đất có các đường sức ra Nam vào Bắc như dưới đây. Từ trường tạo ra mạnh là do kim loại thuộc hành Kim hơn các hành khác.

 

110720kpcuc10.jpg

 

Từ ý nghĩa kim chỉ Nam xác định phương hướng của từ trường Trái đất, đồng thời thực tế cũng phản ánh cái Tượng của Âm Dương Ngũ Hành mà chúng ta nhận thấy cổ nhân đã xác định được Quái "Tượng" biểu diễn cho phái nam và nữ của một cấu trúc gia đình quy ước. Tất nhiên cấu trúc này không có ông bà nội hoặc ông bà ngoại hoặc cháu chắt khác, một đặc thù của vạn vật hữu tình.

 

Lý Âm Dương Ngũ Hành và Tượng hình

 

Qua phân tích, chúng ta nhận thấy rằng Lý (chưa nói đế Số) và Tượng hình là một, Tượng hình phản ánh cái Lý Âm Dương Ngũ Hành, chúng ta xem lại Hà đồ và Lạc thư một lần nữa nhằm định vị lại quy ước Lý và Tượng của Hệ mặt trời.

 

Hà đồ và Lạc thư

 

Nguhanhsinh01.jpg.........………Nguhanhkhac02.jpg

 

 

Tất cả những quy ước này đều phối chiếu về quy luật của giai đoạn Hậu Thiên hay sử dụng công thức Hậu Thiên Bát Quái - Hà đồ, tức đã định vị chủ thể nhận tương tác là Trái đất rồi, chứ chưa nói đến Tiên Thiên Bát Quái là gì!.

 

Ở đây, Hà đồ được quy ước là Dương và mang lý tương sinh - động lực vận động, chủ động; còn Lạc thư là Âm, mang lý tương khắc, bị động, có sức trì kéo, níu giữ. Hà đồ và Lạc thư phối hợp nhau sẽ trở thành một cấu trúc vận động của một tổ hợp Âm Dương Ngũ Hành đầy đủ, như Hệ mặt trời, Trái đất, con người...

 

Khi chúng ta định vị chủ thể nhận tương tác là Hệ mặt trời thì nó tự thân là Dương so với trái đất là Âm, nhưng khi đó Hệ mặt trời lại tự vận động theo Hà đồ và Lạc thư, theo luật Hà đồ.

 

Có một sự khác biệt rất đặc trưng ở đây nhằm có thể lý giải quy luật phi tinh của Huyền Không (chưa chắc chắn) và các quy luật khác như Ngũ Vận Lục Khí, đó là khi Trái đất là chủ thể vận động theo Hà đồ - Lạc thư thì Hệ mặt trời cũng vận động theo Hà đồ - Lạc thư, đồng thời tương tác quy luật nhận biết được từ Mặt trời tới Trái đất theo công thức Hậu Thiên Bát Quái.

 

Vậy thì, các hành tinh trong Hệ mặt trời được quy ước như thế nào trong mối tương quan với Trái đất! về cái Lý và Tượng Âm Dương Ngũ Hành, mặc dù cũng đã được xác định sơ bộ ở trên!.

 

Hệ mặt trời

 

284.jpg
 
 
Đến đây thì phải sử dụng nguyên lý căn bản "Dương tịnh Âm Động", "Dương trước Âm sau", "Âm thuận tùng Dương" kể từ Thái Cực phân Lưỡng Nghi Âm Dương, sau Lưỡng Nghi phân Tứ tượng ->:
 
- Mặt trời có trước các hành tinh.
 
- Mặt trời trong trạng thái "tịnh tương đối" so với các hành tinh.
 
- Xét từ trong ra, theo khoa học hiện đại thì các hành tinh tính từ bên trong ra ngoài quay quanh Mặt trời với chu kỳ lớn dần theo thời gian.
 
- Theo cổ nhân quy ước, Lý tương sinh từ trong ra ngoài của các hành tinh ở vành đai trong, đây là cái Lý của Hà đồ - Dương nhưng chưa rõ là Tượng của nó phải là Âm hay Dương!
 
- Mặt trời là Dương so với các hành tinh.
 
Tuy nhiên, khi định vị trái đất và Con người chúng ta thấy quy tắc: "Lý Dương Tượng Âm" và ngược lại, điều này có đúng với Hệ mặt trời không!.
 
558547_500px_Nhung_hanh_tinh_cua_he_mat_
 
558549_20936381_2037628_solar_system_mur

 

Một chú ý, ở bức tranh khác, mặt phẳng quỹ đạo của các hành tinh thuộc vành đai ngoài nằm "thấp" xuống so với mặt phẳng Hoàng đạo của Trái đất. Vấn đề này có thể hình dung là các hành tinh này thuộc phần thấp dưới mặt phẳng quỹ đạo của Mặt trời khi quay quanh tâm của nó tức thể hiện cái Tượng của phương Nam như Hậu Thiên Bát Quái - Hà đồ của Hệ mặt trời. Tức các hành tinh vành đai ngoài thể hiện cái Tượng Dương còn hành tinh vành đai trong tượng Âm?

 

220px-Jupiter_interior.png
Minh họa mô hình cấu trúc bên trong của Sao Mộc, với một lõi đá phủ bởi những lớp vật chất lỏng dày của hiđrô kim loại.

 

220px-Mars_interior.jpg

Minh họa cấu trúc bên trong Sao Hỏa

 

Chúng ta xét tiếp về con người, mỗi cá nhân là một tổ hợp Âm Dương Ngũ Hành vận động theo Hà đồ - Lạc thư chịu tương tác Hậu Thiên Bát Quái. Trong khi đó, nếu đối đãi Âm Dương giữa nữ và nam sẽ nảy sinh Lý và Tượng, Vật thì bản chất vẫn chính là cá nhân - vẫn là Hà đồ và Lạc thư phối hợp -> Hệ mặt trời ở trong trạng thái phi đối đãi như Nam với Nữ, nên hệ quả phải xảy ra "quy ước theo Lý" làm nền tảng:

 

- Mặt trời và các hành tinh thuộc vành đai trong là lý Dương. Mặt trời mà ta thấy Tượng là Âm, các hành tinh mà ta thấy Tượng là Âm -> Hành tinh vành đai trong có tượng Âm.

 

- Các hành tinh thuộc vành đai ngoài là lý Âm.Hành tinh vành đai ngoài có tượng Dương.

 

- Lúc này Trái đất thuộc hành Dương Mộc và sao Mộc thuộc hành Âm Mộc.

 

Như vậy, khi quán xét "Con Người" sống trên Trái Đất (Trái đất là một tổ hợp ADNH "Con" trong một tổ hợp ADNH "Mẹ" là Hệ mặt trời) có một sự đối đãi Âm Dương giữa "Nam" và "Nữ" hay "Mẹ" và "Cha" khác về mặt bàn chất khi dùng đối đãi Âm Dương của phân lớp các tổ hợp Âm Dương Ngũ Hành là "Con" và "Mẹ", một cách dễ hiểu theo hình ảnh:

 

- Con do Mẹ sinh nhưng,

- Mẹ đâu do Cha sinh.

 

Rất phức tạp trong quy ước của học thuyết Âm Dương Ngũ Hành!!! -> Hệ thiên văn lớn - Hệ mặt trời -> Trái đất  (đồng quy luật của Vũ trụ) -> Con người (nảy sinh thêm quy luật mới mang bản chất đặc trưng riêng của con người). Khi ra ngoài Hệ mặt trời quán xét các Hệ thiên văn lớn thì quy ước hoàn toàn tương đương cấu trúc ADNH của Hệ mặt trời. Như vậy, phải chăng Tiên Thiên Bát Quái là quy luật nói về từ Trái đất trên lên khi chưa xuất hiện "Con người".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tiên Thiên Bát Quái (tiếp theo)

 

Qua phân tích ở trên, chúng ta thấy rất phức tạp và vẫn còn lấn cấn về cái Lý và Tượng (hình), do vậy cũng cần xem xét có tính hợp lý hơn nữa. Tuyền thuyết về Long mã chở Hà đồ, thần Quy cõng Lạc thư, ở đây Long mã là Dương, thời gian còn Thần quy là Âm, không gian, như vậy hình ảnh Lạc thư có ý nghĩa "ẩn" như hình ảnh của không gian. Nếu chúng ta xét Trái đất là một tổ hợp Âm Dương Ngũ Hành thì các lớp khí bao quanh trái đất cùng Mặt trăng thể hiện Lạc thư, lý tương khắc, còn bản thân Trái đất chính là Hà đồ, lý tương sinh, quy tắc "Dương trong Âm ngoài" và "Dương tịnh Âm động" quy chiếu về Trái đất và các lớp khí bao quanh rất là chính xác.

 

Ở đây chúng ta chưa nói đến Mặt trăng thuộc hành gì đối với Trái đất!. Theo Tử Vi Đẩu Số, sao Thái Âm thuộc hành Âm Thủy.

 

Long%20Ma-Ton%20That%20Sa.jpg

Long mã trên bức bình phong tại lăng tẩm Huế

 

Một cách thống nhất và hợp lý thì các tổ hợp Âm Dương Ngũ Hành phân lớp được xem xét như sau:

 

- Hệ mặt trời: Mặt trời cùng các hành tinh vành đai trong và các hành tinh vành đai ngoài (tất nhiên cùng các lớp khí bao quanh nữa).

 

- Trái đất: Trái đất và các lớp khí bao quanh cùng Mặt trăng.

 

- Con người: Một tổ hợp Âm Dương Ngủ Hành tương ứng là (Cha + Mẹ).

 

Riêng "Con người" chúng ta thấy có Nam và Nữ, qua tượng hình chúng ta nhận thấy Nam - động còn Nữ - tịnh, ngược lại quy tắc của Hệ mặt trời và Trái đất, điều đó chứng tỏ rằng Người Mẹ, Nữ phù hợp quy luật đất trời hơn người Cha, Nam.

 

Như vậy, trong quy ước Bát Quái Hậu Thiên phối Hà đồ thì người Cha sẽ ở cung Âm Thủy trong hành Thủy còn người Mẹ ở cung Âm Hỏa của hành Hỏa? Cần phải minh định lại.

 

Một con người Nam hoặc Nữ: Đi sâu hơn nữa về "Con người" chúng ta thấy tự một Nam hoặc Nữ cũng là một tổ hợp Âm Dương Ngũ Hành, do vậy quy tắc vận động thống nhất rõ ràng vẫn là Dương trong Âm Ngoài, nhưng "Dương động Âm tịnh" do hình thành nên từ một tổ hợp chung (Nam + Nữ). Các quy ước kinh mạch và nội tạng rõ ràng vẫn theo Hậu Thiên Bát Quái phối Hà đồ nhưng chỉ thay đổi quy tắc "Dương động Âm tịnh" mà thôi (Dương sống Âm chết đối với vạn vật hữu tình).

 

Hệ quả:

 

- Giả thuyết rằng con người có Linh hồn, thì tuyệt đối chắn chắn nó cũng phải tuân thủ theo công thức Hậu Thiên Bát Quái phối Hà đồ. Chúng ta còn thấy trong bức tranh thờ (Cõi Âm) dân gian Đông Hồ "Ông Công" thì người chồng bên trái, người vợ bên phải tuân thủ quy tắc "Dương trái Âm phải" của Hậu Thiên Bát Quái. Hà đồ cùng chiều kim đồng hồ, xoay từ phải sang trái và Lạc thư ngược lại tức "Dương phải Âm trái".

 

Tranh Ông Công

ong_cong.jpg

 

- Học thuyết Âm Dương Ngũ Hành còn thiếu một số khai niệm cho nên không chứng minh được sự tồn tại của Linh hồn.

 

- Các sách vở của học thuyết Âm Dương Ngũ Hành chưa chỉ rõ hệ thống luân xa trên cột sống với luân xa 7 là nguồn gốc nhân quả từ vô thủy của một con người.

 

- Đối với Đông y, ví dụ Tim vận động máu, ở trên thể hiện tượng Dương mang lý Âm, còn Thận vận động nước tiểu... ở dưới, thể hiện tượng Âm mang cái lý Dương, nhưng còn bộ não thì sao?

 

Đến đây, sẽ luận giải Tiên Thiên Bát Quái từ các pha của Vũ trụ:

 

1. Thái Cực (trạng thái tuyệt đối của Bản thể) - 2. Âm Dương vận động xuất hiện lập tức do một "đơn nguyên vật chất tuyệt đối" vận động -> 3. Âm Dương vận động xoay đạt cực đại tức sẽ phân cực và gây tiếng nổ khai thiên lập địa Bigbang giống như tiếng sét trên bầu trời do Âm Dương tương tác (KHÍ) -> 4. Âm Dương Ngũ Hành vận động cùng một chiều (khí nhẹ bay lên thành trời khí nặng tụ xuống thành thiên thể, đất) -> 5. VẠN TƯỢNG (Vạn vật và Con Người).

 

Sở dĩ gọi Chương này là Tiên Thiên Bát quái, là vì các sách Dịch thường lấy Tiết 1 của Chương này để giải thích Tiên Thiên Bát quái của Phục Hi.

 

Tiết 1.

天 地 定 位. 山 澤 通 氣. 雷 風 相 薄. 水 火 不 相 射. 八 卦 相 錯.

 Thiên địa định vị. Sơn trạch thông khí. Lôi phong tương bác. Thủy Hỏa bất tương sạ. Bát quái tương thác.

 

Dịch. Tiết 1.

Đất Trời ấm chốn, êm nơi,

Khí đầm, khí núi đôi nơi giao hòa.

Đôi bên sấm, gió giao thoa,

Đôi bên nước, lửa chẳng là kình nhau.

Cho nên, tám quẻ tương cầu,

Khi trên khi dưới, trước sau thành toàn.

 

Nhìn vào Bát quái của Phục Hi, ta thấy:

TAICHI.jpg

 

-Kiền Khôn đối đỉnh (Thiên địa định vị)

-Cấn Đoài đối đỉnh ( Sơn trạch thông khí)

-Chấn Tốn đối đỉnh (Lôi Phong tương bác)

-Khảm Ly đối đỉnh (Thủy Hỏa bất tương xạ)

 

Tuy ở vào vị trí đối đỉnh nhau, nhưng thực ra không có kình chống nhau, mà ngược lại, lại hỗ trợ lẫn nhau.

-Trời trên, đất dưới định tôn ti. Núi đầm thông khí. Nước trên núi tuôn xuống đầm hồ. Nước đầm hồ bốc lên núi thành mây, thành mưa. Gió, Sấm tăng cường hỗ trợ lẫn nhau. Nước, Lửa không chống đối nhau. Thế cho nên, tám quẻ giao thoa, tác dụng lẫn với nhau, mà sinh ra mọi hiện tượng.

 

Tiết 2.

數 往 者 順. 知 來 者 逆.是 故 易 逆 數 也

 Số vãng giả thuận. Tri lai giả nghịch. Thị cố Dịch nghịch số dã.

 

Dịch. Tiết 2.

Tìm ra quá vãng là thường,

Tương lai tiên đoán rõ ràng, mới cao.

Dịch kinh có số ngược chiều,

Ngược chiều thời thế, khinh phiêu về nguồn.

Tiết 2 của chương này, đại khái nói rằng: Biết dĩ vãng là thuận, biết tương lai là nghịch.

 

Tiên Thiên Bát Quái lấy cái Lý của Hậu Thiên Bát Quái mà thành, do chúng ta đang ở giai đoạn Hậu Thiên nên phải lấy ý nghĩa của Hậu Thiên để lý giải Tiên Thiên. Vì vậy, Tiên Thiên Bát Quái không thể lý giải tình trạng đã hình thành Thiên Thể, do không có hành Thổ trung tâm cân bằng tức đang hình thành trục định vị mà chỉ có vận động xoay của vật chất giai đoạn Tiên Thiên tức chỉ thấy tiềm năng của Tứ Tượng mà thôi (mang cái tiềm năng khí nhẹ lên trên khí nặng xuống dưới), chưa có tương tác như Bigbang. Căn cứ vào các pha của Vũ trụ ở trên, thì Tiên Thiên bát Quái thuộc giai đoạn 2, hàm ý nói lên cái "vi động" trong trạng thái Thái Cực.

 

Tất nhiên, Tiên Thiên Bát Quái không dùng trong bất cứ bộ môn ứng dụng nào.

 

Đã có tiên tri rằng: "Lý đi rồi Lý lại về".

 

Ghi chú:

 

Nên tìm hiểu ý nghĩa Huyền Không, cấu trúc trung gian giữa Thái Ất và Độn Giáp để tìm quy luật lớn ngoài Hệ mặt trời, chưa kể ngoài Lý - Tượng còn có Số nữa, Âm Dương tức Nhị phân trong toán học nhưng nếu dùng toán học lý giải ngược lại cho đến giai đoạn hình thành Con Người thì e không hợp lý. Cho nên, bất kỳ phương pháp toán học nào cho rằng mô phỏng Con người hoặc về riêng Vũ Trụ sẽ có vấn đề bất hợp lý ngay bởi tinh Vô Hạn của nó.

 

Do vậy, để giải bài toán vô hạn (lim__ trong toán học) đối với Vũ Trụ thì cần phải hiểu trạng thái khởi nguyên của vũ trụ, rồi sao đó mới dùng các bài toán toán học như giới hạn và quy nạp.

 

Từ đó, chúng ta sẽ hiểu tại sao trống đồng Ngọc Lũ bài trí biểu tượng quay ngược chiều kim đồng hồ.

 

250px-Trong1.jpg
Mặt trống đồng Ngọc Lũ I

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sợi chỉ mong manh: Tiên Thiên Bát Quái và Hậu Thiên Bát Quái (tiếp theo)

 

Mặc dù đã phân tích và chọn lựa Tiên Thiên Bát Quái trong các pha Vũ trụ, tuy nhiên nếu xét đến các bộ môn tính toán cổ như Thái ất, Độn giáp, Huyền không, Phong thủy... vẫn chủ yếu là những tính toán cục bộ của một "Hệ tương tác" tới Trái đất, điều đó chỉ ra chưa chắc chắn đã có một khái niệm tương tác từ chính toàn bộ Vũ trụ bao la này tới Trái đất, vậy thì tại sao có vấn đề đảo ngược hướng như hai cung Càn - Khôn trên Tiên Thiên Bát Quái và Hậu Thiên Bát Quái. Nếu đã quy ước rằng Hậu Thiên Bát Quái là quy luật tương tác tới Trái đất thì khả năng Tiên Thiên Bát Quái phải chăng cũng là một quy luật khác, quy luật bao trùm?

 

Để giải quyết vấn đề này, chúng ta xem lại quy ước về cách hoạch Quái: Học giả Lê Gia cho biết về một cấu hình phát triển của Quái hoạch dẫn đến sự hình thành Tiên Thiên Bát Quái như sau:

 

Hoạch Quái

202.jpg
 

Qua hình trên, nếu chúng ta uốn thành một vòng tròn (Chu) khép kín thì sẽ được chính đồ hình Tiên Thiên Bát Quái.

 

Đồ hình minh họa tính chất Chu dịch trong Tiên Thiên Bát Quái
203.jpg

 

Nếu các Quái được phát triển từ quy ước "Dương" nghi và "Âm" nghi ban đầu, thì chứng tỏ rằng đây là cấu trúc thăng giáng của Âm, Dương trong quá trình tương tác lẫn nhau. Hình ảnh này còn thấy trong các nền văn hóa Đông phương, đấy chính là "vòng tròn Âm Dương".

 

501391_zpsd7b68748.gif

Vòng tròn Âm Dương

 

Quay trở lại, trên đồ hình Tiên Thiên Bát Quái chúng ta thấy "trục định vị" nối hai quái Càn - Khôn, biểu tượng cho Thái Dương và Thái Âm, trong đó quái Khôn có lẽ, được xem xét Trái đất như là một chủ thể đối đãi với "Không gian quanh nó", đồng thời chú ý đặc tính các Quái đối ứng qua trục định vị này.

 

Tiên Thiên Bát Quái và kết hợp độ số

102.jpg
 
Với nhận định Trái đất là chủ thể ở trên, lúc này nếu chúng ta xét đến Hệ Hoàng đạo chu kỳ 25.920 năm (có 12 cung, mỗi cung ứng 2.160 năm) thì rõ ràng, trong mỗi cung 2.160 năm thì Hệ mặt trời hay Trái đất nằm hoàn toàn trong "Trường khí" đặc trưng của cung này, chẳng hạn lấy ví dụ là cung Song Ngư. Như vậy, tương tác từ cung Song Ngư là không đổi trong quá trình vận động của Trái đất trong 2.160 năm, điều này hàm nghĩa Trái đất tự quay quanh trục của mình hay quanh quanh mặt trời trên vòng Hoàng đạo thì cũng như quay trong một "Trường khí cung Song Ngư", hình ảnh này trông giống như một con vụ (cù) quay trong nước vậy. Một cách viễn đích, thì so sánh toàn bộ Vũ trụ vô cùng đối với sự quay Trái đất sẽ là một trường khí bao trùm, đứng im một cách tương đối.
 
Từ đó, chúng ta có thể thấy Tiên Thiên Bát Quái là trường khí Âm Dương vận động được tạo ra do Trái đất vận động trên mặt phẳng Hoàng đạo, lúc này trục thẳng đứng chính là trục Càn Khôn và được định vị theo la bàn, cổ nhân xác định trường khí "tĩnh" này được bắt đầu tính từ hệ thiên văn có chu kỳ lớn 129.600 năm.
 
Tuy nhiên, nguyên nhân nào tạo ra trạng thái đảo ngược trục Càn Khôn giữa Tiên Thiên Bát Quái và Hậu Thiên Bát Quái? Đây chính là đặc tính từ trường của nam châm - kim chỉ Nam, tính từ "Con người" trên Trái đất cho tới hệ thiên văn 129.600 năm sẽ bị đảo ngược. Như vậy, Hậu Thiên Bát Quái chính là quy ước tương tác được đình hình từ chủ thể là Vạn vật trên Trái đất, với Con người làm trung tâm tính toán nhận tương tác.
 
Kim chỉ Nam

 

magnet.gif

 
Trục Càn Khôn trên Hậu Thiên Bát Quái lệch trục theo phương tây bắc - đông nam là do độ nghiêng của trục quay Trái đất - Từ trường và Trái đất quay quanh Mặt trời trên mặt phẳng Hoàng đạo, và do tương tác của một số hệ thiên văn lớn hơn định hình nên trạng thái này. Tất nhiên, cổ nhân xem xét địa thế núi sông trên trái đất để khẳng định nữa.
 
Cái độc đáo là trục Khảm - Ly là trục đứng trong Hậu Thiên Bát Quái và định vị theo kim chỉ Nam tức từ trường Trái đất.
 
Một thành viên đã xác định chúng ta đang ở trong Hội Thìn (10.800 năm) chứ không phải Hội Tỵ - Hội Rồng Tiên.

Share this post


Link to post
Share on other sites

HỐ TỬ THẦN VÀ HẬU THIÊN BÁT QUÁI

 

Qua phân tích ở trên, Trái đất kể từ trước năm 2012 (tính theo lịch Maya) thì đang nằm trong trường khí không thay đổi của cung Song Ngư, tương đương 2.160 năm. Còn trong văn hóa Việt Nam thì trường khí này được miêu tả qua trò chơi Múa rối nước, tổ sư của Múa rối nước là thiền sư Từ Đạo Hạnh thời nhà Lý.

 

Sân khấu rối nước

Water_puppets_Hanoi.jpg

 

Chu kỳ này là chu kỳ bế vật, thanh khí không giáng xuống được bởi thuộc chu kỳ thô khí, đồng thời địa khí cũng không thăng lên được do thô khí của trường khí lớn đè lên, toàn bộ con người sống trên trái đất bị chi phối bởi trường khí thô trọc này nên chúng ta thấy trong lịch sử nhân loại thì tôn giáo còn ác hơn cả không tôn giáo bởi vì đặc tính Âm của con người được "cộng hưởng" - độc thần lại càng ác do đặc tính "thái quá", chỉ có những người tu luyện đạo có phương thức và lý luận đúng mới thoát được trò chơi của Vũ trụ này. Con người chỉ là con rối trong bàn tay Vũ trụ, nếu không biết quy luật thoát ra, cho nên hy vọng một người nào đó "cứu rỗi" linh hồn của mình, đúng là không tưởng, ăn một quả lừa đậm đà lắm lắm!.

 

Hiện nay, trong vòng hai chục năm trước năm 2012 chúng ta thấy hiện tượng "hố tử thần" xuất hiện khắp nơi trên thế giới, kể cả Việt Nam, sự lún sụt của đất theo hình giếng bởi ứng suất trong đất theo các phương này là nhỏ nhất. Đây là hiện tượng thoát khí, địa khí bị bế trong 2.160 năm được thoát ra do tương tác gọi là "khai thiên môn" còn thời bị bế gọi là "bế địa hộ". những vùng đó hố tử thần rõ ràng, rất độc cho con người bởi địa khí tụ lại quái nhiều phía dưới.

 

 

Những chiếc hố Tử thần này sâu tưởng chừng như không đáy, miệng đủ rộng để "nuốt chửng" gần như mọi vật ở trên nó...

 

Hố tự nhiên (hay hố Tử thần, hố địa ngục) ngày nay trở thành nỗi ám ảnh của người dân ở một vài nơi trên thế giới. Chúng được biết đến là những hố sâu tưởng chừng như không đáy, miệng hố đủ rộng để nuốt chửng con người, cây cối, ô tô, nhà cửa và thậm chí cả một hồ bơi…
 
Hố Tử thần có thể xuất hiện ở bất cứ đâu, nó được tạo ra từ một vụ vỡ ống nước, sập cống, sập hầm mỏ hay là một hang động nào đó mà chúng ta chưa biết tới. Cùng điểm lại một vài hình ảnh tổng hợp về hố Tử thần trên khắp thế giới qua chùm ảnh của trang The Atlantic dưới đây. 
 
di-tim-cac-ho-tu-than-co-that-vong-quanh
 
Hố Tử thần là một hiện tượng sụt lún địa chất ở những khu vực có cấu trúc địa chất đặc biệt. Chúng xảy ra là do hiện tượng tương tác tự nhiên, đôi khi gây nguy hiểm cho con người. Khi nước ngầm chảy qua những khu vực đất chứa nhiều chất cứng dễ hòa tan như đá vôi, carbonate, tầng muối, chúng sẽ phân hủy, để lại hố và hang ngầm. 
 
Ở trên là ảnh chụp từ trên cao một hố Tử thần khổng lồ xuất hiện sau khi hệ thống cống nước bị sập tại khu dân cư ở San Antonio, phía Bắc thành phố Guatemala vào ngày 23/02/2007. Đã có 3 người thiệt mạng và 12 ngôi nhà bị nuốt chửng bởi sự việc này. (Ảnh: Orlando Sierra).
 
di-tim-cac-ho-tu-than-co-that-vong-quanh
 
Do bị mất liên kết giữa các tầng cấu trúc bên trong, vòm của những hang ngầm sụp xuống, nó kéo theo cả phần đất phía trên hang hiện ra. Khi đó, một số "hố địa ngục" dần biến mất do cát và đất rơi xuống rồi phủ kín. Nhiều hố khác sụt lún khi những lớp đá dễ phân hủy tiếp xúc với mưa và gió. 
 
Hình ảnh chụp cận cảnh hố Tử thần khổng lồ ở San Antonio, phía Bắc thành phố Guatemala ngày 23/02/2007. (Ảnh: Moises Castillo).
 
di-tim-cac-ho-tu-than-co-that-vong-quanh
 
Nhân viên cứu hộ đang giải quyết hậu quả tại một khu vực bị lở đất ở Saint-Jude, Quebec ngày 11/05/2010. Một hố Tử thần xuất hiện do lở đất đã nuốt trọn 1 ngôi nhà và 4 người, trong đó có 2 trẻ em. (Ảnh: Graham Hughes).
 
di-tim-cac-ho-tu-than-co-that-vong-quanh
 
Hình ảnh một người đàn ông kiểm tra hố Tử thần xuất hiện trong căn nhà ở phía Bắc thành phố Guatemala ngày 19/07/2011. Khi người dân nghe thấy một tiếng nổ lớn vào giữa đêm, họ nghĩ là bình gas bị nổ nhưng lại tìm thấy một cái hố sâu bên trong căn nhà. Hố Tử thần này sâu 12,2m và có đường kính 0,8m. (Ảnh: Johan Ordonez).
 
di-tim-cac-ho-tu-than-co-that-vong-quanh
 
Ngoài yếu tố địa lý, các hoạt động của con người như xây dựng cơ sở hạ tầng, cầu cống, khai thác mỏ không được khảo sát kĩ lưỡng cũng chính là tác nhân góp phần gây ra hiện tượng nguy hiểm này. 
 
Hố Tử thần hình thành do dòng nước ngầm hòa tan các khoáng chất trong nền đá khiến lớp đất trên bề mặt không ổn định, tơi xốp và rất dễ sụt lún. Trong giai đoạn hình thành, chúng sẽ xuất hiện một vài dấu hiệu trên bề mặt như xói mòn, đất trũng, còn cây cối bắt đầu nghiêng ngả, hay như cửa chính và cửa sổ đóng không khít…
 
Hình ảnh các công nhân dùng máy cần cẩu để lấp một hố Tử thần do sập nhà ở gần một công trình tàu điện ngầm tại Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Chiếc hố có diện tích lên tới 93m vuông và sâu 9,2m. (Ảnh: AFP).
di-tim-cac-ho-tu-than-co-that-vong-quanh
 
Tháng 06/1994, một chiếc hố lớn, rộng 32m và sâu 56m xuất hiện ở giữa bãi rác do công ty IMC-Agrico gần Mulberry, Florida. Hố Tử thần này đã thải gần 10 ngàn tấn axit photphoric xuống nền đất bên dưới và vào trong tầng nước ngầm của Florida - nơi cung cấp đến 90% nước uống của bang này. 
 
Ngay sau đó, công ty đã chi trả một số tiền lớn để lấp hố và theo dõi sát sao tình trạng axit ngấm vào nguồn nước. (Ảnh: Selbypic).
di-tim-cac-ho-tu-than-co-that-vong-quanh
 
Hình ảnh một chiếc xe ô tô bị rơi xuống hố do đường bị sụt ở Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc ngày 7/9/2008. (Ảnh: Reuters). 
 
di-tim-cac-ho-tu-than-co-that-vong-quanh
 
Hình ảnh lính cứu hỏa của Los Angeles kiểm tra bên dưới chiếc xe cứu hỏa bị mắc kẹt trong một hố Tử thần ở khu dân cư Valley Village, Los Angeles, ngày 08/09/2009. Bốn người lính cứu hỏa đã được giải thoát nhưng đã bị thương sau khi xe của họ rơi xuống một cái hố lớn do vụ vỡ ống nước ở thung lũng San Fernando. (Ảnh: Nick Út).
 
di-tim-cac-ho-tu-than-co-that-vong-quanh
 
Một chiếc xe buýt bị rơi xuống hố Tử thần được tạo ra bởi vụ nổ ngầm dưới mặt đất ở Rui'an, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc ngày 16/01/2011. Rất may khi đó trên xe không có hành khách, sự việc này đã khiến lái xe và một cậu bé 6 tuổi đứng gần đó bị thương. (Ảnh: Reuters).
 
di-tim-cac-ho-tu-than-co-that-vong-quanh
 
Bên cạnh đó, những cơn mưa to là chất xúc tác gây ra các vụ sụt lún của hố Tử thần đã dần hình thành trước đó. Nếu trong một khu vực mà lượng mưa đo được nhưng lượng nước thì không, đây chính là một trong những dấu hiệu cảnh báo lớn nhất của đất lún.
 
Hình ảnh trên là một hố Tử thần khổng lồ ở thành phố Guatemala xuất hiện ngày 31/05/2010. Hơn 94.000 người đã được đưa đi sơ tán khi cơn bão chôn vùi nhiều ngôi nhà với bùn đất, cuốn trôi một cây cầu và tạo ra vài hố Tử thần ở thủ đô của Guatemala. (Ảnh: Casa Presidencial).
 
di-tim-cac-ho-tu-than-co-that-vong-quanh
 
Đây là hình ảnh một hố Tử thần khổng lồ xuất hiện sau những cơn mưa trong trận bão nhiệt đới Agatha ở Guatemala ngày 01/06/2010. Hố Tử thần này đã nuốt chửng ít nhất một tòa nhà 3 tầng. (Ảnh: Daniel LeClair).
 
Sau Lý - Tượng, cổ nhân khám phá ra Số từ 1.. 10 phối cho Hà đồ - Lạc thư, đồng thời quy nạp các sản phẩm nhân tạo và các ứng dụng của con người tiếp đó, trở thành Dụng. Do vậy, chuỗi quy ước được hình thành tương ứng với nội dung mô tả của Bát Quái: Lý (Khí) - Tượng (hình) - Số (hóa) - Dụng (vật) -> Tính & Mệnh của một người.
 
Sự vận động của Hà đồ (Positives) - Lạc thư (Negatives) rất tương ứng:
 
300px-Charged-particle-drifts.svg.png
Chuyển động của hạt tích điện trong từ trường với (A) không có lực tác dụng, ( B) có thêm điện trường E, © có thêm lực độc lập khác F (như lực hấp dẫn), và (D) trong từ trường không đều grad H.
 
310px-Earths_Magnetic_Field_Confusion.sv
Minh họa từ trường Trái Đất với nguồn coi như một nam châm khổng lồ. Cực Bắc địa lý nằm phía trên hình vẽ. Cực từ Nam nằm sâu bên dưới lòng đất và cùng phía với cực Bắc từ của Trái Đất.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Qua các bài phân tích, chúng ta thấy đâu đâu cũng gặp hình ảnh con Rồng, Từ Tiên Thiên Bát Quái... tới chu kỳ Hội Thìn 10.800 năm của một Nguyên 129.600 năm, hình thái biến đổi qua từng thời kỳ, xưa nhất được ghi chép trong Kinh Thư, cổ vật xưa nhất khai quật được thời Hạ, Thương thì rồng có 2 sừng và 4 chân.

 

Sao Điểu n, nằm lẫn vào trong chòm tú phương Nam Chu-điểu tức Chu-tước (3BD, Tập Thượng, tr.). Sao này nằm trên kinh-tuyến điạ-phương khoảng nửa đêm cuối tháng 2 DL, chừng 600 bên trên chân trời.

NinhHoaDotCom-GsNHQ-HVDLS-Bai22-5.jpg

Chòm sao Chu-Điểu                Chòm sao Thanh-long

 

Dưới đây là hình rồng minh họa trong tranh dân gian Đông Hồ thời nhà Lý:

 

Tứ Linh

Tranh dân gian Đông Hồ

long-ly-quy-phuong.jpg
 
Trong chu kỳ bế vật của cung Song Ngư 2.160 năm, thì Rổng ẩn dưới vực sâu của biển cả, nơi ở của Long Vương tức cha của bà Vũ Tiên - Vua Cha Bát Hải Động Đình, tới khi chuyển pha từ cung Song Ngư sang cung Bảo Bình thì sẽ xuất hiện.
 
Địa thế kỳ vĩ nhất là dãy núi Côn Lôn, đây là biểu tượng của con rồng trắng - Bạch Long, thân mình uốn theo trục tây bắc - đông nam và có viên ngọc Rồng tụ ở thành Thăng Long tại núi Nùng tức công viên Bách Thảo ngày nay, tức thành Bạch Long xưa, di tích còn lại là đảo Bạch Long Vĩ tức đuôi con Rồng. Con Rồng lấy sắc trắng thể hiện sự "vô hình" và vạn trạng của nó, tương ứng với trạng thái sau Thái Cực. Đỉnh núi Côn Lôn được xem là nơi ở của Ngọc Hoàng Thượng Đế và Tây Vương Mẫu trong các truyền thuyết và huyền thoại, Bạch Ngọc Kinh - kinh đô của nhị vị.
 
Đặc trưng của Bạch Long:
 
- Sống dưới nước: mang hình hài loài rắn biển khổng lồ thuộc vùng nước mặn, có đuôi, vảy và 2 râu của cá chép trắng thuộc vùng nước ngọt, hàm cá sấu - vua động vật dưới nước và lưỡng cư.
 
Rồng có khả năng phun mưa hay thổi ra lửa, những đặc trưng rõ rệt nhất.
 
- Sống trên bờ: Bờm và mũi sư tử - chúa tể động vật trên bờ, quái Càn của Hậu Thiên Bát Quái nói về biểu tượng sư tử mặc dù sư tử không phải là động vật khu vực Văn Lang và Trung Hoa, chứng tỏ rằng sự giao lưu văn hóa đã có giữa các lục địa từ rất cổ xưa.
 
- Sống trên không: với biểu tượng chim đại bàng tức có khả năng bay vượt trên các đỉnh núi, Rồng có mắt chim đại bàng - vua động vật trên không. Chim hồng hộc cũng là biểu tượng tương ứng, tức có khả năng bay vạn dặm không nghỉ.
 
- Biểu tượng kỵ vật cho một con người và thần thánh: tiến hóa cao nhất - là một con người đã đắc đạo, một vị vua quản lý Cõi Trời tức Ngọc Hoàng Thượng Đế, quản lý ba cõi: thiên, địa, nước.
 
- Biểu tượng cho trí tuệ toàn mãn: nắm giữ viên ngọc Rồng hay ngọc châu viên giác, tức đạt đến trí tuệ siêu việt về vũ trụ và nhân sinh quan, nắm rõ bản chất nguyên thủy của vạn vật là "Đơn nguyên vật chất nguyên thủy tuyệt đối". Một ý nghĩa khác trong Khí công, viên ngọc rồng đó là viên ngọc năng lượng tụ ở đan điền.
 

Biểu tượng cho phương Đông, cho mặt trời. Tuy vậy, chúng ta thấy con "Rồng gốc" mang hình sắc màu trắng chứ không phải màu vàng như ánh sáng mặt trời. Sau này, Rồng vàng biểu tượng cho các vị vua Đông phương. Rồng Trắng là kỵ vật của "Vua Cõi Trời" tức "Vua của các vị vua".

 

Rồng biểu tượng của Quy luật thống nhất của Vũ trụ - tức không thời gian và vật chất thống nhất: với quái Càn "nguyên dương" trong Tiên Thiên Bát Quái và Hậu Thiên Bát Quái.

 

Ghi chú: Biểu tượng chim phượng hoàng là Chúa tể của các loài chim. Kỳ Lân là Chúa tể của các loại muông thú.

 

Ngày hội Đền Hùng chính là ngày Hội Rồng Tiên, Hội Long Hoa, Hội Phật Tiên, Hội Thần Tiên, Hội Thần Thánh, Hội Phong Thần, Hội Long Vân diễn ra trong 3 ngày mồng 8, 9, 10 tháng Ba âm lịch, ngày chính hội là ngày mồng 9.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Như đã biết, Bạch Long là sự hợp nhất của không thời gian và vật chất, biểu tượng kỵ vật của Ngọc Hoàng Thượng Đế quản lý cả 3 cõi, dưới đây chúng ta thấy một trống đồng Điền thời An Dương Vương với trung tâm trống gồm 3 chiếc trống chồng lên nhau, thể hiện 3 cõi.

 

Trống đồng Điền được dùng như một Trục Tam Thế, Trục Thế Giới, các vật hiến tế, tế vật thường đứng trên hay chung quanh một chiếc hay nhiều trống nhỏ chồng lên nhau ở tâm trống dùng như một Trục Thế Giới, đây là buổi lễ tế Tam Thế.

 

Trống đồng Điền (thời An Dương Vương)

Tỉnh Vân Nam, Trung Hoa (Bộ Vân Nam thuộc Văn Lang hay Âu Lạc sau này)

ttg-bis.jpg?w=881&h=618

 

Trong học thuyết Âm Dương Ngũ Hành, trục Tam Thế này nằm ở đâu trên các đồ hình ứng dụng của các môn Phong thủy Huyền không - Bát trạch - Dương trạch - Loan đầu, Tử vi, Độn giáp, Thái ất, Dịch, Độn toán, Tử bình, Bát tự Hà lạc...

 

Trục này không thuộc các bộ môn trên mà ở một bộ môn khác, đó là Khí công (Phật giáo gọi là Du già, Đạo Hindu Ấn Độ gọi là Yoga, Đạo giáo gọi là Khí công).

 

Từ đồ hình Hậu thiên Lạc Việt với hai trục khái niệm Thiên - Địa và Quỷ Môn như sau (người hiệu chỉnh từ cổ thư chữ Hán - Thiên Đồng Bùi Anh Tuấn):

BQQuymonViet02.jpg

 

Chúng ta sẽ có các trục sau khi liên kết tới tất cả các bộ môn:

 

- Trục bắc - nam: gọi là trục định vị.

 

- Trục tây bắc - đông nam: gọi là trục Thiên môn - Địa hộ.

 

- Trục đông - tây: gọi là trục sinh - tử (Đông độ - Tây Thiên).

 

- Trục đông bắc - tây nam: gọi là trục nữ quỷ môn - nam quỷ môn.

 

- Trục thẳng đứng ở tâm: gọi là trục thần thánh (hay trục nhân quả), chính là trục Tam Thế, trục Vũ trụ ở trên, trục này đi qua trục xương sống con người, khí Tiên thiên hay Tiên Thiên Bát Quái xoáy vào đỉnh đầu theo chiều ngược kim đồng hồ.

 

Vầng hào quang cơ thể

aurafull%281%29.gif

 

Vầng hào quang của cơ thể hình quả trứng là vành đai của các trường khí tương khắc, vận động theo nguyên lý của Lạc thư. Qua nguyên lý này, chúng ta sẽ biết Mặt trăng thuộc hành Âm Thủy so với Trái đất. Cuốn Tử vi đẩu số viết sao Thái Âm (Mặt trăng) thuộc hành Âm Thủy, điều này đã khẳng định lại một lần nữa: Hệ mặt trời được xác định theo nguyên lý "Dương trong Âm ngoài". Tuy nhiên, sao Thái Dương (Mặt trời) lại thuộc Dương Hỏa - trong khí đó về Lý của Hệ mặt trời thuộc Dương Thổ, điều này chỉ ra vai trò của Thái Dương trong Tử vi là như thế nào? Chủ thể là một con người với ngày - tháng - năm sinh.

 

Huyền không phi tinh:

 

Vấn nạn tiên tri khi dùng Huyền không phi tinh cả thuận lẫn nghịch. Do có 2 cách tiên tri như vậy, kết quả hoàn toàn khác nhau, vậy chúng ta phải dùng phương pháp nào: Thuận hay Nghịch?

 

Đây rõ ràng là một mắt xích liên quan đến Bát trạch, Hậu Thiên Bát Quái, Hà đồ - Lạc thư và thuyết tiến hóa của Đác-uyn cùng với quy ước của một tổ hợp Âm Dương Ngũ Hành của con người (Cha + Mẹ) và (Mẹ và Con) trong sự phân lớp của các tổ hợp Âm Dương Ngũ Hành nói trên.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lịch sử Văn Lang

 

PHẦN ĐÃ DĂNG I:

 

Những sự kiện:


- Chia đôi nước lập lời thề trên núi Thiên Đài, Hồ Nam: bắc sông Dương Tử do Đế Nghi cai quản và nam sông Dương Tử do Lộc Tục Kinh Dương Vương quản lý. Sau khi phân chia, vua Đế Minh ở nam Dương Tử giúp vua Kinh Dương Vương trong vòng 9 năm ổn định nước Văn Lang (___Nguyễn Bá Trạc và kết quả điền dã của bác sỹ Trần Đại Sỹ trong bài viết__).

- Tên nước chung trước khi phân chia vào thời vua Đế Minh được khắc trên chiếc đỉnh đồng Tư Mẫu Hậu thời nhà Thương - vua Vũ Đinh (khoảng 1200 tr.CN): Đại Hòa, cái tên này cũng tồn tại trong câu truyện Giấc mộng Nam Kha. Tên nước thời vua Phục Hy là Cực Lạc - được chép trong gia phả vua Hùng, sự kiện này liên kết đến câu Truyện bà Hoa Tư sinh ông Phục Hy. Tên Đại Hòa sau này nước Nhật có thời lấy lại tên này.

- Vua Đế Minh là cháu ba đời vua Thần Nông, được hiểu là cháu ruột của vua Thần Nông, Thần Nông -> Đế Thừa -> Đế Minh là 3 đời, còn Đế Tiết là anh ruột của vua Đế Thừa.

- Các đời trước vua Đế Minh và đời sau tính tới thời Hùng Quốc Vương:

+ Hòa Hy (0) -> Phục Hy (mộc) -> Thần Nông (hỏa) -> Đế Tiết (thổ) -> Đế Thừa (kim) -> Đế Minh (thủy): Quy tắc Ngũ Hành hay còn gọi là “Mật mã hoa mai” theo Hậu Thiên Bát Quái - Hà Đồ, quy tắc này được sử dụng thường xuyên để giải mã lịch sử Văn Lang (Các bản Ngọc phả Hùng Vương, tranh thờ Đạo giáo miền bắc Việt Nam, tranh dân gian Hàng Trống, Sử ký, Kinh Thư, Xuân thu tả truyện, truyền thuyết bà Hoa Tư, sự tích ông Bàn Cổ, bà Nữ Oa…). Tính trung bình cho mỗi đời thời kỳ này thì vào thời vua Hòa Hy có niên đại ước khoảng 5130 năm trước (3130 trCN). Trong đó, gia phả chép rằng vua Đế Nghi là em ruột song sinh với vua Đế Minh, Đế Nghi sinh ra Đế Lai, Đế Lai sinh bà Âu Cơ, Âu Cơ lấy Sùng Lãm Lạc Long Quân sinh ra Hùng Quốc Vương. Hai anh em song sinh vua Đế Minh còn một người em trai là Nguyễn Nghi Nhân, ông không làm vua xứ nào cả, mà tu luyện đắc đạo, nhân dân suy tôn hiệu Thái Thượng Lão Quân - ông tổ của Đạo giáo.

+ Sự kiện con vua Kinh Dương Vương và Long Nữ là Lạc Long Quân lấy bà Âu Cơ, tức hai anh em con chú bác lấy nhau, điều này giải thích tại sao các truyền thuyết trên thế giới hầu hết nói về tổ tiên nhân loại là hai anh em ruột lấy nhau sau trận đại hồng thủy.

- Tam Hoàng Ngũ Đế: là 5 vị từ Phục Hy, Thần Nông, Đế Tiết, Đế Thừa, Đế Minh và 3 vị Kinh Dương Vương - Lạc Long Quân - Hùng Quốc Vương.

- Bắc Dương Tử do vua Đế Nghi cai quản: tiếp nối triều đại Đế nghi - Đế Lai - Đế Chuyên Húc - Đế Cốc - Đế Chí… kéo dài cho tới hậu duệ là vua Nghiêu khoảng 530 năm (tham khảo chính Các bản Ngọc phả Hùng Vương, Sử ký, Xuân thu tả truyện, Hoài Nam Tử liệt truyện, Lục độ tập kinh và lịch sử khởi nguyên của dân tộc ta, Kinh Thư, Đại Việt sử ký toàn thư, Hán thư địa lý chí…). Sau Nghiêu truyền cho Thuấn, Thuấn truyền cho Vũ: Đây có thể được xem là Tam Hoàng Ngũ Đế của bắc Dương Tử, nhưng bản chất chính vẫn là Tam Hoàng Ngũ Đế nam Dương Tử bởi vì vua Kinh Dương Vương được tôn suy là thần Mặt Trời - Ngọc Hoàng Thượng Đế.

- “Mật mã hoa mai thứ hai” theo Hậu Thiên Bát Quái - Hà Đồ: Kinh Dương Vương (mộc) -> Đế Minh (hỏa) -> Thần Nông (Thổ) -> Hùng Quốc Vương (Kim) -> Lạc Long Quân (thủy). Mật mã này được dùng hầu hết trong lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng.

- Vua Kinh Dương Vương lên ngôi năm Nhâm Tuất 2879 tr.CN - năm này được lấy làm mốc chuẩn thời gian cho toàn thế giới, bởi ngài được tôn sung trên toàn thế giới (cần phản nghiên cứu và phân tích lịch sử văn hóa, tính ngưỡng của Ai Cập, Lưỡng Hà, Hy La, Ấn Độ, Maya… rồi sau đó đối chiếu, giao hội, quy nạp rất phức tạp).

- Có 18 đời Hùng Vương, trong đó Kinh Dương Vương là vua Hùng thứ nhất của đời thứ nhất, Lạc Long Quân là vua Hùng đời thứ hai, Hùng Quốc Vương là vua Hùng thứ ba và Sơn Tinh tức Hùng Hoa Vương là vua Hùng đời thứ tư. Tổng số 18 đời có 108 vị vua, vua An Dương Vương là vị vua cuối cùng tức vua Hùng thứ 108.

- Số lượng các vua Hùng từ đời thứ 1 tới đời thứ 5: lưu trữ qua mật mã trên các bức tranh thờ Đạo giáo của các dân tộc miền Bắc Việt Nam, dân tộc Choang Quảng Tây… (còn gọi là Âu Việt).

- Số lượng các vua Hùng từ đời thứ 6 tới đời thứ 18: lưu trữ qua Các bản Ngọc phả Hùng Vương (còn gọi là Lạc Việt), tuy nhiên vị trí vua An Dương Vương phải giải mật ngữ, chẳng hạn cần phải sử dụng con số 108 của kinh sách Phật giáo như 108 tiếng chuông chùa đánh lên vào đêm Giao thừa, 108 hạt bồ đề trong một chuỗi hạt. Số vị vua trong đời vua Hùng thứ 17, 18 ngay cả trong Ngọc phả Hùng Vương cũng không rõ ràng, do vậy cần sử dụng các thông tin tâm linh khác nữa, ghi nhận trong website: kynguyentamlinh.com.

- Vua An Dương Vương thuộc bộ Vân Nam, để làm vua Văn Lang rõ ràng, ngài phải lấy một công chúa con vua Hùng thứ 18, sinh con gái đó chính là Mỵ Châu. Ngài tổ chức xây thành Cổ Loa - hộ thành cho kinh thành Bạch Long (đảo Bạch Long Vĩ tức đuôi Rồng Trắng) tức Thăng Long Hà Nội ngày nay. Thành Bạch Long (tôi đã phân tích nhiều, đây cũng chính là kinh đô Văn Lang, đồng thời cũng là kinh đô thời vua Đế Minh cho toàn bộ bắc và nam Dương Tử. Kinh thành Bạch Long ngoài dữ kiện lịch sử còn phải đối chiếu thiên văn Đông phương qua Tử Vi Viên, Thái Vi Viên và Thiên Thị Viên: đây gọi là “tại Thiên chiếu Địa” (tham khảo Thiên văn Đông phương, logic được những sự kiện Thánh Gióng đánh giặc Ân, An Dương Vương từ Vân Nam tiếp nối hùng Vương 18 (vị vua Hùng 107) chống Tần, xây thành Cổ Loa, xây dựng một nền văn hóa đồ đồng Điền rực rỡ, giao quyền cho các bộ Văn Lang qua trống đồng như cho Indonesia…, Tam Quốc Chí, Sử ký, Tả truyện, Thủy kinh chú, Đại Việt sử ký toàn thư, Kinh Thư, Lịch sử Trung Quốc, Lịch sử văn hóa Trung Quốc, Lĩnh Nam chích quái, Lĩnh Nam dật sử, Đông Chu liệt quốc, cổ vật khai quật Việt Nam và Trung Quốc, trống đồng Cổ Loa…)

- Giặc Ân tấn công Văn Lang thời Hùng Vương 6, khoảng thế kỷ thứ XVII tr.CN, lúc nhà Ân hùng mạnh nhất thay thế nhà Hạ, Văn Lang mất 3 tỉnh Chiết Giang, Hồ Nam và Giang Tây, dĩ nhiên vua Hùng thứ 6 không lấy lại là có lý do của nó. Sau này, đến thời Vũ Đinh (cùng vợ là nữ tướng Phụ Hảo) phát triển mạnh về vũ khí, quân sự có tổ chức tấn công ra các vùng xung quanh của Văn Lang như Quý Châu nhưng thất bại. Thời kỳ này, 3 tỉnh Chiết Giang, Hồ Nam và Giang Tây đã chịu ảnh hưởng của văn hóa Thương muộn qua các cổ vật đồ đồng xanh. Lịch sử chiến tranh với Ân không chỉ qua truyền thuyết Thánh Gióng, mà còn nhiều di tích lịch sử khác còn tồn tại đến ngày nay. Bộ Vũ Ninh nay còn tên gọi ở tỉnh Giang Tây - nơi yết hầu giữa bắc nam Ngũ Lĩnh, mà chúng ta còn thấy sau này quân Tần tấn công qua nẻo vào Nam Việt này rất nhanh). Tỉnh Quý Châu có tên là Quỷ Đỏ (Guizhou). Chính thời kỳ này, vua Hùng thứ 6-7 (cuối 6 đầu 7) tức Lang Liêu ngoài bánh Chưng bánh Dầy đã mã hóa toàn bộ các phương pháp tính toán Âm dương ngũ hành như phong thủy, tử vi, thái ất, kinh dịch… sai lệch độ số Tốn Khôn, lưu trữ số liệu các đời vua Hùng từ thứ 1 đến thứ 5 trong tranh thờ Đạo giáo miền Bắc Việt Nam và Quảng Tây (Âu Việt). Toàn bộ tổ tiên các vua Hùng lưu trữ qua tranh thờ Đạo Mẫu hàng Trống và tranh Đông Hồ nữa, bức giá thánh vua Lạc Long Quân ở đền Bình Đã, Hà Tây cũng là một bản lịch sử thời Hùng Vương, được chế tác vào thời Lý.

- Hạ Vũ lấy vợ Đồ Sơn Thị: Cha vua Hạ Vũ là ông Cổn không hoàn thành nhiệm vụ ngăn lũ, dẫn thủy nhập điền bị xử chết, Hạ Vũ thay thế nhưng chắc chắn là chưa có kinh nghiệm cho nên đã sang Văn Lang học hỏi, cùng đi với các chư hầu bấy giờ. Sau lấy vợ Đồ Sơn, Hải Phòng tức câu truyện Tấm Cám (bà Tấm), tích này còn ghi nhận trong sách Bát Tiên Quá HảiTây Du Ký, Kinh Thư, Sử ký Trong lịch sử Việt Nam, có truyền thuyết và đền Bà Tấm là hoàng hậu Ỷ Lan nhưng đây là mật ngữ thời Lý với các vị vua Lý Thái Tông, Lý Nhân Tông, Bồ Tát Nguyễn Minh Không, Từ Đạo Hạnh,… cho con cháu tìm về câu truyện Tấm Cám, bởi câu truyện này có trước thời Lý rất xa, phổ biến tương tự cả ở nam Trung Quốc chứ không riêng Việt Nam (phải liên kết cả các nội dung văn bia thời Lý, Trần bởi thời kỳ này các tác giã mã hóa lịch sử trong các câu truyện Phong thần, Tam quốc chí, Thủy hử, Bát tiên quá hải, Tây du ký, Lĩnh Nam dật sử, Tùy Đường diễn nghĩa, rối nước…).

- Triệu Vũ Đế: Lập nước Nam Việt, truyền ngôi 5 đời, ngôi mộ của Triệu Văn Đế được phát lộ ở Quảng Đông là một chứng tích cực kỳ quan trọng giúp hiểu rõ văn hóa vật chất thời kỳ này. Vua An Dương Vương gả công chúa Mỵ Châu cho Trọng Thủy là để thống nhất lại Văn Lang, tránh chiến tranh. Sử Trung Quốc chỉ chép con vua Triệu Đà là “Thủy” chứ không phải “Trọng Thủy”, chữ “Trọng” được thêm vào là mật ngữ của truyện Tam quốc chí - Lý Ông Trọng, có 2 người vợ,có lẽ người vợ thứ hai là công chúa Tần bởi có tích ông qua Tần chống Hung Nô và được gả công chúa. Trọng Thủy và Mỵ Châu có một con trai chính là Triệu Văn Đế ở trên. Tại sao Trọng Thủy trở thành Lý Ông Trọng, bởi vì mật ngữ vua An Dương Vương mang dòng họ Lý ở Vân Nam, 1.000 năm sau chúng ta còn thấy nước Đại Lý ở Vân Nam (Tam quốc chí, đền Lý Ông Trọng, Sử ký, đền Đồng Xâm, Lĩnh Nam dật sử, Thiên Nam ngữ lục, Thủy kinh chú, Hoài Nam Tử liệt truyện…).

- Gia phả Hùng Vương ghi nhận có 113 chiếc ấn đang được chôn cất và bảo vệ, bao gồm 5 chiếc ấn thời nhà Triệu và 108 ấn của các vua Hùng, chứng tỏ con số 108 vua Hùng là chính xác.

- Biên giới Văn Lang: dòng Dương Tử được ngăn chia, châu Kinh và châu Dương trong Kinh ThưThượng Thư chính là Kinh Dương Vương “nam Dương Tử Bách Việt ở”. Sử Trung Quốc sau này ghi nhận một phần đất thời Xuân Thu Chiến Quốc lấn qua nam Dương Tử vì thời Ân, Văn Lang không tấn công lấy lại những vùng này: Giang Tây, Hồ Nam và Chiết Giang. Đến thời Chu chúng được phân phong cho con cháu.

- Phía nam Việt Nam ngày nay là các nước Đông Nam Á, họ chính là các bộ của Văn Lang, bởi vì biểu tượng quyền lực là trống đồng bao phủ ở đây, ngoại trừ Philippin vì cho tới thời vua An Dương Vương, ít người sinh sống và thường xuyên đối diện bão lũ. Không chỉ trống đồng, các quy tắc xã hội và phong tục tập quán khác cũng được áp dụng chung cho các bộ mà còn thấy như tục ăn trầu, xăm mình, tính ngưỡng thờ thần, lễ hạ điền, tục đám cưới trầu cau, thuyến âm dương ngũ hành cũng tồn tại ở các nơi này… Đặc biệt, bộ trống âm dương ở Indonesia là Selayar và Sangeang chỉ thua kém bộ trống Hoàng Hạ - Ngọc Lũ và Sông Đà, Cổ Loa mà thôi (cần phải xem các bài viết quý giá của tác giả Nguyễn Xuân Quang bacsinguyenxuanquang.wordpress.com). Ranh giới phía nam Văn Lang tới Băng-la-đét là dừng (Lĩnh Nam Chích quái, trống đồng, thạp đồng, giáo đồng…).

- Phía thượng nguồn sông Dương Tử và sông Hồng: ranh giới Văn Lang vùng này rất mù mờ, cần đối chiếu lịch sử Tây Tạng và truyền thuyết núi Côn Lôn của Ngọc Hoàng Thượng Đế - Kinh Dương Vương. Sau này, thành Cổ Loa thời vua An Dương Vương còn gọi là thành Côn Lôn. Đồng thời, giải mã kinh sách Phật giáo ranh giới này gọi là biểu tượng “Tam giác trí ấn” trong Thai tạng giới của Mật Tông Phật giáo. Dĩ nhiên, còn mật mã khác đó là chữ Rìu Việt - bản đồ Văn Lang cổ đại. Chữ Việt bộ Mễ thể hiện cái cối xay lúa Việt, nền nông nghiệp lúa nước và chữ Việt bộ Tẩu thể hiện con thuyền Bát nhã đưa người từ sông mê bến lú sang bờ bến giác ngộ. Cho nên, lịch sử Văn Lang là lịch sử Phật giáo, để giải nó cần phải sử dụng “Mật mã hoa mai” thứ ba, liên kết toàn bộ 5 tông giáo Văn Lang bao gồm Đạo Mẫu, Thần đạo (Phật giáo), Đạo giáo, Nho giáo, Đạo Tổ Tông:

Phương Đông (Thần đạo sao chuyển thành Phật giáo, hành mộc) -> phương nam (Đạo Mẫu, hành hỏa) -> trung tâm (Đạo thờ Tổ Tông, hành thổ) -> phương tây (Đạo giáo, hành kim) -> phương bắc (Nho giáo, hành thủy).

- Để giải lịch sử Phật giáo và các vị thần, phật, tiên, thánh là các vua Hùng, chúng ta phải giải mật mã quan trọng nhất trong bộ Kinh Pháp Hoa và truyện Phật Bà Chùa Hương (vợ vua Thần Nông, chi tiết này tôi nhận định sai trong 2012 - Cuộc chuyển thế vĩ đại đã đăng là vợ vua Đế Minh). Sau đó kết hợp với kiến trúc chùa miền bắc Việt Nam, bàn thờ chính điện Đại Hùng bài trí tượng Phật, cùng so sánh đối chiếu với Thai Tạng Giới, Kim Cương Giới của Mật Tông, Kinh đà là ni xuất tượng, toàn bộ các thần thánh an trí trong tranh thờ Đạo giáo, tranh dân gian Đông Hồ và Hàng Trống, Kinh Hoa Nghiêm, đối chiếu với tín ngưỡng cổ Ai Cập, Lưỡng Hà, đạo Hindu Ấn Độ, Kinh Trường A Hàm, Kinh A Tỳ Đạt Ma Câu Xá, Kinh ánh sáng hoàng kim, Kinh Lăng Nghiêm… cùng phối chiếu với thiên văn Đông phương, các phương pháp cổ như Tử Vi, Phong Thủy, Dịch Kinh, Thái Ất…): đã giải trong cuốn 2012 - Cuộc chuyển thế vĩ đại, cuốn này chỉ sai sót 5% cho các nhân vật lịch sử mà thôi. Cuối cùng, đối chiếu với bộ trống đồng âm dương Hoàng Hạ - Ngọc Lũ, bởi trống là pháp khí quan trọng nhất trong các tôn giáo và văn hóa dân gian Văn Lang, lúc này chúng ta sẽ biết bộ trống này được chế tác thời kỳ nào, và cũng sẽ biết được trống đồng Thương, Trung Quốc tương ứng.

- Quan hệ quốc tế: Giải mã mật ngữ Ai Cập sẽ biết được tôn giáo thờ thần được lập khoảng 2700 tr.CN tức sau khi vua Kinh Dương Vương lên ngôi 2879 tr.CN, sau 180 năm chứng tỏ đã có giao thương. Đối với Ấn Độ, di chỉ hohejo-daro có niên đại xưa nhất 2300 tr.CN cũng chứng tỏ không vượt quá thời kỳ tôn giáo Ai Cập. Vùng Lưỡng Hà, châu Mỹ cũng không ngoại lệ. Lịch sử các nền văn hóa thế giới ghi chép rõ tới khoảng 3100 tr.CN, chỉ lịch Maya nói năm bắt đầu chu kỳ khoảng 3140 tr.CN - đây chính là thời kỳ tương ứng vua Hòa Hy trong Phả hệ Hùng Vương ở trên.

- Các vùng văn hóa khai quật ở Việt Nam và Trung Quốc: thời kỳ vua Đế Minh nằm trong thời đồ đồng, đá mới đang tiếp diễn, cho nên phải phối hợp xem xét nhận định, với một mốc quan trọng: đó là kinh đô Văn Lang ở Hà Nội, Việt Nam. Các văn hóa vật thể thời kỳ này là ống tông và đĩa bích, rìu Việt và nha chương.

 

PHẦN ĐÃ DĂNG II

 

Những sự kiện (tiếp theo):


- Hồng Bàng Thị: như bác Lãn Miên đã phân tích trong các bài viết Tiếng Việt, tuy nhiên chữ “hồng” còn có ý nghĩa là lũ lụt tức “nạn hồng thủy” – ý nghĩa này được giả thích trong Tùy Đường Diễn nghĩa của Phật Hoàng Trần Nhân Tông, mặt khác chữ “hồng” cũng là biểu tượng của vua Kinh Dương Vương “chim hồng” loài chim bay cao và xa nhất, có thể vượt hàng ngàn km không ngừng nghỉ. Từ những mật mã hoa mai, chúng ta triển khai phân loại âm dương ngũ hành cho các loài chim kiếm ăn dưới nước: Phương đông (mộc, hồng hạc) -> phương nam (hỏa, cò trắng) -> trung tâm (thổ, bồ nông) -> phương tây (kim, vạc xám) -> phương bắc (thủy, cốc đế). Mật mã này để giải mã tất cả các trống đồng Đông Sơn, đặc biệt là bộ trống đồng bố mẹ (trống đồng âm dương) Hoàng Hạ - Ngọc Lũ.

- Xích Quỷ: tên nước thời vua Kinh Dương Vương, chữ “Quỷ” gồm 3 chữ “Vương” cho nên Xích Quỷ nghĩa là “Ba mặt trời” hay Tam Dương. Trong bức tranh Tam Dương Khai Thái và Tam Đa sẽ lý giải được Tam Dương chính là: Đế Minh (thần Shiva trong Đạo Hindu), Kinh Dương Vương (thần Vishnu) và Lạc Long Quân (thần Brahma).

- Nước Văn Lang có 15 bộ và có một bộ tên Việt Thường: Ghi nhận Việt Thường trong Lĩnh Nam Chích Quái, sự kiện giao hảo Văn Lang với Trung Quốc thời vua nghiêu - tặng lịch rùa và khi về vua Nghiêu tặng “xe có gắn kim chỉ nam”, trong câu truyện thì Việt Thường là nước Phù Nam cổ (bao gồm Thái Lan, Campuchia ngày nay), tuy nhiên giao hội các sự kiện lịch sử thì đó phải là nước Miến Điện - bộ cuối cùng trong Văn Lang giáp ranh với Băng-la-đét. Trong Lĩnh Nam Chích Quái còn nói đến ranh giới nước Văn Lang qua câu truyện Ấn Độ Mahabrata được định vị trục nam bắc: Ấn Độ - Sri Lanca. Do đó, Việt Thường chắc chắn là Miến Điện, từ đó chúng ta có thể lý giải ý nghĩa chữ “Việt Thường” chính xác, đó là: thường nhiên, thường tại, sự quay trở lại, trở về, mãi mãi là nước Việt, người Việt.

- 15 bộ Văn Lang chính là chòm sao Thiên Long ứng với 14 ngôi sao tạo nên chòm sao này, còn bộ Phong Châu trung tâm hay bộ Gió (bộ Vô Hình) nằm ở đầu não của chòm sao Thiên Long. Từ đó, chúng ta mới hiểu tại sao câu truyện Văn Lang tặng vua Nghiêu “lịch rùa” tức thời gian này đang trong chòm sao thiên cực bắc Thiên Long.

- Giao Chỉ: đàn Nam Giao tế Trời Đất, chữ thập (số 10) chính trục Càn Khôn trên Hậu Thiên Bát Quái, chỉ chòm sao thiên cực bắc Tiểu Hùng.

- Sự kiện Đế Minh nhân đi tuần thú phương nam, đến Ngũ Lĩnh lấy con gái Vũ Tiên, sinh ra Lộc Tục (Kinh Dương Vương): trong Mật mã hoa mai thứ nhất về Ngũ Đế ở phương bắc hành thủy, còn Mật mã hoa mai thứ ba về 5 tôn giáo Văn Lang ở phương nam hành hỏa, lấy chính là sự chuyển đổi từ Tổ Tông -> Đạo giáo ứng từ bắc -> nam.

- Tản Viên Sơn Thánh: thời vua Hùng thứ 18 - Hùng Duệ Vương 107, là vị tướng và quân sư lỗi lạc, tài ba đã tư vấn cho vua Hùng truyền ngôi cho vua An Dương Vương “tùy thời biến dịch”. Vua An Dương Vương lập lời thề chém vào đá trên đỉnh Nghĩa Lĩnh (ghi nhận trong Tam Quốc Chí, thần tích và truyền thuyết).

- Chử Đồng Tử Đạo Tổ: thời vua Hùng thứ ba đầu tiên tức Hùng Quốc Vương, đã giải rồi và từ đó, chúng ta hiểu được câu truyện Lão Tử hóa hồ tức Đạo Tiên đã truyền sang phương tây thời kỳ này, hoàn toàn phù hợp tôn giáo thờ thần Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ… Nhưng Lão Tử hay Chử Đồng Tử lại không xuất hiện trong các nhân vật thần thoại ở các vùng này.

- Sự tích dưa hấu: đã giải mã, ranh giới đông bắc của nước Đại Hòa thời vua Đế Minh tức Nhật Bản ngày nay, sau này Phật Hoàng Trần Nhân Tông cũng mã hóa nền văn hóa Nhật Bản trong bộ bài Tam Cúc.

- Tổ Quốc hay Quốc Tổ: cấu trúc “nội Công ngoại Quốc” của một ngôi chùa tức Âu Cơ - Quan Âm Bồ Tát và Lạc Long Quân - Di Lạc Bồ Tát -> có con là Hùng Quốc Vương đặt tên nước Văn Lang (tranh chim công Đông Hồ tức tranh Cao Quý Đồ Quan, Khổng Tước Minh Vương Kinh). Cho nên, vua Lạc Long Quân và mẫu Âu Cơ được gọi là Quốc Tổ chứ không phải Hùng Quốc Vương hay Kinh Dương Vương, các vị này ở vai trò đặc biệt khác trong cấu trúc tín ngưỡng trên thế giới trong đó, vua Kinh Dương Vương là Ông Tổ của các Tôn giáo.

- Ngày giỗ Tổ Hùng Vương tức là tổ của các vua Hùng tính từ vua An Dương Vương, Vua Kinh Dương Vương được suy tôn là Thần Mặt Trời - Đại Nhật Phật - Ngọc Hoàng Thượng Đế - Ông Trời trong dân gian, ngày 8 tháng 3 âm lịch, 8 và 3 chính là độ số hành Mộc (cung Cấn, Chấn) trên Hậu Thiên Bát Quái - Hà Đồ, cách sử dụng các độ số này được dùng như mộ quy tắc thời gian của những ngày đại lễ trong lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng Văn Lang. Ngày này sẽ kết hợp với ngày Tết Thanh Minh mùng 3 tháng 3 chính là Tây Vương Mẫu - Phật Bà Nghìn Mắt Nghìn Tay - Mẫu Thượng Ngàn - Bà chúa Tằm - Thái Dương Thần Nữ, số 3 trùng cũng độ số cung Chấn, ngày này gọi là ngày Tết Thanh Minh (gọi tên chính xác là ngày Tết Phụ Nữ) thời Hùng Vương với tục làm bánh trôi bánh chay.

Đền Hùng với Đền Thượng, Đền Trung và Đền Hạ đã được giải mã, một số hiệu chỉnh cũng sẽ được bổ sung sau, tuy nhiên ngày giỗ Tổ Hùng Vương tức giỗ chung cho các vua Hùng và tổ tiên các ngài, hay tổ tiên dân tộc Việt nước Đại Hòa. Ngày này được phân biệt với ngày Tết Nguyên Đán - Tết Nhân Loại và Vũ Trụ.

 

PHẦN ĐÃ DĂNG III

 

Những sự kiện (tiếp theo):

Như đã viết, lịch sử Văn Lang chính là lịch sử 5 Đạo giáo thời kỳ này, đồng thời cũng là phát tích các tôn giáo trên thế giới. Lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng Văn Lang đã bao phủ toàn bộ trái đất này, nếu không cho là quá đáng, chiếm tỷ trọng ít nhất 60% toàn bộ các nền văn minh trên thế giới thời cổ đại và kéo dài tới nay, và cho mãi mai sau. Chúng ta cần phải phân tích lại nguồn gốc của Phật giáo, kể từ thời Phật Thích Ca Mâu Ni đắc đạo để làm rõ cổ sử Văn Lang.

Theo các nhà nghiên cứu, cho tới nay vẫn chưa thống nhất nguồn gốc kinh sách của Tiểu Thừa, Đại Thừa và Kim Cương Thừa, một số cho rằng đã có trước thời Phật Thích Ca (xa nhất khoảng 624 tr.CN), một số lại cho rằng từ Phật Thích Ca mà ra, sau được tổng kiết tập lần thứ nhất sau khi ngài nhập niết bàn không lâu.

Trong kinh sách Tiểu Thừa ghi nhận có 5 vị cổ Phật và nhiều vị Bồ Tát trước Phật Thích Ca, đồng thời Các bản Gia phả Hùng Vương cũng ghi nhận những sự kiện ngài qua Văn Lang tại Hà Tây, Hà Nội, Việt Nam ngày nay học đạo, rồi đắc đạo cho đem kinh sách Phật giáo từ nơi đây về trước.

Qua việc xác định biên giới nước Văn Lang tới Miến Điện, thì rõ ràng việc Phật Thích Ca “bước qua” nước Văn Lang quả thật là rất gần, đây là một khả năng.

Ngày nay, tại Miến Điện còn lưu trữ lại những thông tin quý báu về các vị cổ Phật, đặc biệt ở ngôi chùa nổi tiếng Ananda và chùa Vàng, điều này chứng tỏ có những điểm khác biệt trong thờ tự của Phật giáo.

Truyền thuyết của Nêpan nơi đản sinh Phật Thích Ca cho rằng, nước này được lập bởi Bồ Tát Phổ Hiền, tuy nhiên ta đã biết ranh giới Văn Lang chỉ tới Miến Điện là hết. Đồng thời, Tây Tạng cũng cho rằng nước họ có tổ tiên là Quan Âm Bồ Tát, một trong những truyền thuyết kỳ lạ còn sót lại, không chỉ vậy, Tây Tạng là quốc gia được lập bởi “đất bùn của những con Dê” tức Dương - Mặt Trời - Đại Nhật Phật trong Kim Cương Thừa ở Tây Tạng.

Việc khai quật di chỉ mohejo-daro của Ấn Độ làm phát lộ các cổ vật thời kỳ sớm nhất khoảng 2300 tr.CN về các tượng thần Shiva, Brahma tọa thiền… chứng tỏ tôn giáo thờ Thần đã có trước Phật giáo thời kỳ Phật Thích Ca rất xa, mà chúng ta cũng đã biết Tam vị nhất thể Shiva, Vishnu, Brahma chính là Tam Dương hay Tam Đa Đế Minh, Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, cho nên khả năng có sự chuyển đổi từ Thần giáo (kể cả Hindu giáo) chuyển sang Phật giáo. Chưa kể, lịch sử tín ngưỡng thờ thần của vùng Lưỡng Hà, Ai Cập, Hy La…

Sự kiện Bồ Tát Vô Trước (thế kỷ thứ IV) lên cung trời Đâu Suất học Duy Thức từ Bồ Tát Di Lạc, được ngài đọc cho ghi 100 quyển Du già địa sư luận chứng tỏ kinh sách Phật giáo vẫn có thể ra đời sau thời Phật Thích Ca (ông dùng phép xuất hồn - một trong những phép thần thông của Phật giáo).

Trống đồng cha mẹ Hoàng Hạ - Ngọc Lũ ghi chép trò chơi Trồng nụ trồng hoa của các bé gái với nội dung bài hát trong trò chơi về ngày mùng 8 táng 4 đản sinh Phật, đã khẳng định thời kỳ chế tác trống đồng trên là đã có Phật giáo (ít nhất thế kỷ thứ VII tr.CN, theo phân tích ý nghĩa hoa văn nó có niên đại ít nhất thế kỷ thứ X tr.CN và cùng thời với trống đồng thời Thương muộn, chế tác tại Hồ Nam, Trung Quốc).

Bồ Tát Từ Đạo Hạnh ghi nhận trong trò chơi Rối Nước: “Đám rước kiệu đi thần về Phật” là ý nói “một số các vị Thần trong Thần Đạo khi phân tích sẽ chính là các vị Phật”.

Một di tích quan trọng là đại bảo tháp Sanchi ở Ấn Độ (thế kỷ III tr.CN) thời vua Asoka, còn lưu giữ những mật ngữ về Phật giáo và thuyết Âm Dương Ngũ Hành, minh chứng cho lịch sử Phật giáo và học thuyết trên vào thời kỳ này.

Trên đây chỉ một vài chứng tích và chứng cứ về lịch sử Phật giáo còn chưa được rõ ràng với các câu hỏi. Dưới đây là một mật ngữ siêu đẳng về sự truyền y bát trong Phật giáo đối với công cuộc “Chuyển Pháp Luân”, nếu không nắm rõ thì cũng không giải được Việt cổ sử:

- Kinh Dương Vương - Đại Nhật Phật (Chuyển Thánh Luân Vương): Nhất kỳ phổ độ.

- Phật Thích Ca Mâu Ni (Chuyển Luân Vương): Nhị kỳ phổ độ.

- Lạc Long Quân - Phật Vương Di Lạc (Chuyển Thánh Luân Vương): Tam kỳ phổ độ, lần cuối cùng “Chân Lý” sẽ xuất hiện và sẽ tồn tại trong 70.000 năm nữa kể từ Năm chuyển thế 2012.

 

 PHẦN ĐÃ DĂNG IV

 

Những sự kiện (tiếp theo):

Nơi khởi nguyên đạo Phật

Bồ đề đạo tràng được xem là khu thánh địa thiêng liêng bậc nhất trong các thánh tích Phật giáo tại Ấn Độ và được sự quan tâm với lòng kính trọng đặc biệt đối với Phật tử và các nhà nghiên cứu trên khắp thế giới. Bồ Đề Đạo Tràng nằm ở phía Nam thành Gaya, nước Ma Kiệt Đà (Magadha) thời Ấn Độ cổ đại, nay là vùng ngoại ô BodhGaya, cách thành phố Gaya khoảng 7 km về phía Nam bang Bihar, cạnh dòng sông Ni Liên Thiền (Niranjara).

Vào thế kỷ thứ VI trước kỷ nguyên tây lịch, chính nơi đây đã xảy ra sự kiện trọng đại và chỉ xảy ra một lần duy nhất trong Hiền Kiếp đó là sự giác ngộ Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác của Thái Tử Sĩ Đạt Ta (Siddhāttha) dòng họ Thích Ca (Sakyā), dưới cội cây Pippala, hay còn được gọi là cây Bồ Đề, sau 49 ngày thiền định. Từ sự kiện trọng đại nhất mà trải qua nhiều đại kiếp mới xuất hiện trên thế gian, quý giá gấp trăm ngàn lần so với loài hoa linh thoại ngàn năm trổ hoa một lần, đó là người con Phật chúng ta có được diễm phúc tôn thờ đấng đại giác Thích Ca Mâu Ni nói riêng hay nhân loại thừa hưởng được một chân lý tuyệt vời, một niềm phúc lạc vô biên ngay tại cõi đời này nói chung.

Giá trị nhất trong khu thánh địa này chính là ngôi Đại Tháp và cội cây Bồ Đề thiêng, nơi đức Phật thành đạo vẫn còn tồn tại mãi theo dòng chảy thời gian. Cho dù cuộc đời có đổi thay bao lần, sự cố tình tàn phá của những kẻ đối nghịch, sự biến thiên thăng trầm trong vũ trụ, thì những gì liên quan đến cuộc đời đức Phật vẫn còn lý do để tồn tại, để được biết đến như một báu vật trong tiến trình phát triển văn minh và văn hoá nhân loại.

Vào ngày 27-6-2003, UNESCO, một tổ chức văn hoá, xã hội, giáo dục của liên hiệp quốc chính thức công nhận Bồ Đề Đạo Tràng trong danh sách di tích văn hoá thế giới. Mặc dù đó cũng là niềm vinh dự lớn lao nhưng không là vấn đề quan trọng mà quan trọng nhất là chân giá trị Phật giáo, đạo Phật đã đóng góp được gì cho thế giới cho nền văn minh nhân loại, cho hạnh phúc của con người thì sự công nhận muộn màng đó có nghĩa lý gì đối với bề dày lịch sử của Phật giáo chúng ta!

Hiện nay, khu Bồ Đề Đạo Tràng có diện tích khoảng 3ha đất, bao gồm nhiều thánh tích quan trọng như tháp Đại Giác, cội Bồ Đề, Bảo Toà Kim Cương, bảy nơi đức Phật ngự sau khi thành đạo, quần thể tháp cổ..... Và dường như Bồ Đề Đạo Tràng khu là thánh tích còn nguyên vẹn nhất so với tất cả những thánh tích khác liên quan đến Phật giáo.


Truyền thuyết Phạt Thích Ca Mâu Ni đắc đạo dưới cội Bồ Đề được xây dựng bởi người Việt để lại cho hậu thế, nếu chúng ta biết được lịch sử Văn Lang chính là lịch sử Phật giáo (chuyển tiếp của Thần Đạo):

- Cây Bồ Đề: cùng họ Cây Đa - Tam Đa Phúc - Lộc - Thọ: Đế Minh - Kinh Dương Vương - Lạc Long Quân. Tây Du Ký viết Tôn Ngộ Không học 72 phép biến hóa từ Bồ Đề Tổ Sư trước khi có khả năng "quậy phá", đánh đến tận điện Linh Tiêu trên Trời, khiến Ngọc Hoàng Thượng Đế cũng phải trốn nấp dưới ngai vàng.

- 49 ngày: cũng là số ngày cúng tế của một con người sau khi mất, con số này chỉ duy nhất có ở Văn Lang mà thôi. Nó mang ý nghĩa khi "đắc đạo", chúng ta có những khả năng như điều động linh hồn tách rời thân xác và đi chu du bốn biển năm châu một cách dễ dàng, vô giới hạn về không thời gian.

- Thế giới: các dân tộc khác cũng có thời gian tang ma nhưng không đúng con số 7x7 của Văn Lang. Ai Cập cũng tôn sùng cây Đa, Đề, Sung, Si, y như nước ta vậy, chẳng hạn đối với họ khi cầu con cái họ thường xin Cây Sung vì nó có vô số quả. Nếu chúng ta đi sâu vào tìm hiều văn hóa Ai Cập thì Cây Sung Ai Cập là biểu tượng cho nữ thần cho con Isis - Quan Âm Bồ Tát (Quan Âm Tống Tử) - Mẫu Âu Cơ Văn Lang. Cho nên, Pharaoh đã tạc con Sư Tử ở trước Kim Tự Tháp Kheops hướng về Đông tức là về Phong Châu - kinh đô Văn Lang (chứng minh phức tạp lắm, tùy duyên).

Hoa Ưu đàm ba la: chỉ duy nhất viết trong kinh Phật, chưa ai thấy cả, sau 2.500 năm mới trổ hoa một lần, trong 12 năm qua (1 giáp) nó nở khắp nơi trên thế giới mà người ta lại "biết" - do cảm ứng. Khi xuất hiện, thì một vị Chuyển Luân Thánh Vương ra đời.

 

PHẦN ĐÃ DĂNG V

 

Những sự kiện (tiếp theo):


- Nước Văn Lang có 15 bộ và có một bộ tên Việt Thường: Ghi nhận Việt Thường trong Lĩnh Nam Chích Quái, sự kiện giao hảo Văn Lang với Trung Quốc thời vua nghiêu - tặng lịch rùa và khi về vua Nghiêu tặng “xe có gắn kim chỉ nam”, trong câu truyện thì Việt Thường là nước Phù Nam cổ (bao gồm Thái Lan, Campuchia ngày nay), tuy nhiên giao hội các sự kiện lịch sử thì đó phải là nước Miến Điện - bộ cuối cùng trong Văn Lang giáp ranh với Băng-la-đét. Trong Lĩnh Nam Chích Quái còn nói đến ranh giới nước Văn Lang qua câu truyện Ấn Độ Mahabrata được định vị trục nam bắc: Ấn Độ - Sri Lanca. Do đó, Việt Thường chắc chắn là Miến Điện, từ đó chúng ta có thể lý giải ý nghĩa chữ “Việt Thường” chính xác, đó là: thường nhiên, thường tại, sự quay trở lại, trở về, mãi mãi là nước Việt, người Việt, cổ nhân gọi là luật "Thường".

Tôi sửa ý nghĩa "xe có gắn chỉ nam" với bản gốc là "xa chỉ nam" - chữ "xa (xe)" ở đây có hình tượng gạch thẳng đứng qua hình chữ nhật, mang ý nghĩa sự ngăn chia, cách chia thể hiện biên giới hai nước, hai vùng... còn "chỉ nam" là chỉ về phương nam, kết hợp lại chính là "biên giới phương nam".

- Trống đồng: nếu chúng ta phân tích trống đồng mà tách rời mỗi chiếc thì sẽ không đạt được kết quả, bộ trống Hoàng Hạ và Ngọc Lũ là bộ trống cha mẹ, âm dương cổ nhất còn lại so với trên 3.000 trống có trên thế giới, các trống còn lại là trống con cháu. Chẳng hạn, không thể xác định ý nghĩa chính của 14 cánh sao trên trống Ngọc Lũ và 16 cánh sao trên trống Hoàng Hạ. Trống Hoàng Hạ và trống Ngọc Lũ sẽ có cơ sở xác định được niên đại thời kỳ chế tác trống, muộn nhất là vào thế kỷ X trước Công Nguyên. Trống đồng là một trong những biểu tượng quan trọng của nước Văn Lang, riêng nó là biểu tượng quan trọng được xem là bậc nhất. "Đồng thanh tương ứng, đồng khí lương cầu", mỗi khi tiếng trống vang lên, hay tiến niệm Hindu giáo Aum nổi lên, hoặc tiếng sấm trên bầu trời vang động, tiếng pháo ngày Tết Nguyên đán khoát hoạt... chính là âm thanh trầm hùng của trống đồng Đông Sơn được nối tiếp theo "phân lớp âm dương ngũ hành".

"Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt": Chỉ khi nào trục thiên cực bắc bị phá hủy, thì nước Văn Lang mới bị diệt, chứ đâu phải cái trụ đồng mấy tạ của Mã Viện.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Các mốc lịch sử quan trọng của các nền văn minh trên thế giới (tham khảo sơ bộ Wikipedia)

 

ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI

 

Người hiện đại về phương diện giải phẫu được cho là đến Nam Á từ 73-55.000 năm trở lại đây,song các hài cốt được xác nhận của giống người này chỉ có niên đại sớm nhất là từ 30.000 năm trước. Tại nhiều nơi trên tiểu lục địa Ấn Độ, người ta phát hiện được các di chỉ nghệ thuật trên đá gần cùng thời với thời đại đồ đá giữa, bao gồm các chỗ ở hang đá Bhimbetka tại Madhya Pradesh.Khoảng năm 7000 TCN, các khu định cư thời đại đồ đá mới đầu tiên được biết đến đã xuất hiện trên tiểu lục địa, tại Mehrgarh và các di chỉ khác ở đông bộ Pakistan.Chúng dần phát triển thành văn minh thung lũng sông Ấn,là nền văn hóa đô thị đầu tiên tại Nam Á;và phát triển hưng thịnh trong khoảng thời gian 2500–1900 TCN tại Pakistan và tây bộ Ấn Độ.Nền văn minh này tập trung quanh các thành thị như Mohenjo-daro, Harappa, Dholavira, và Kalibangan, và dựa trên các hình thức sinh kế đa dạng, nền văn minh này có hoạt động sản xuất thủ công nghiệp mạnh cùng với mậu dịch trên phạm vi rộng.

 

400px-Political_map_of_India_EN.svg.png

Bản đồ thể hiện 29 bang và 7 lãnh thổ liên bang của Ấn Độ

 

Trong giai đoạn 2000–500 TCN, xét theo khía cạnh văn hóa, nhiều khu vực tại tiểu lục địa chuyển đổi từ thời đại đồ đồng đá sang thời đại đồ sắt.Vệ-đà là những thánh kinh cổ nhất của Ấn Độ giáo,chúng được soạn trong giai đoạn này,và các nhà sử học phân tích chúng để thừa nhận về một nền văn hóa Vệ-đàvùng Punjab và phần thượng của đồng bằng sông Hằng. Hầu hết các sử gia cũng nhận định trong giai đoạn này có một vài làn sóng người Ấn-Arya nhập cư đến tiểu lục địa từ phía tây-bắc.[26][24][27] Chế độ đẳng cấp xuất hiện trong giai đoạn này, tạo nên một hệ thống thứ bậc gồm các tăng lữ, quân nhân, nông dân tự do, tuy nhiên loại trừ người dân bản địa bằng cách gán cho công việc của họ là thứ ô uế. Trên cao nguyên Deccan, bằng chứng khảo cổ từ thời kỳ này khẳng định sự tồn tại của tổ chức chính trị ở một giai đoạn tù bang.Tại nam bộ Ấn Độ, một lượng lớn các bia kỷ niệm cự thạch có niên đại từ thời kỳ này cho thấy có một sự tiến triển lên cuộc sống định cư, ngoài ra còn có các dấu vết về nông nghiệp, bể tưới tiêu, và thủ công truyền thống nằm không xa đó.

 

Cổ vật sớm nhất khai quật được tại các di chỉ Mehenjo-daro và Harappa có niên đại khoảng 2300-1500 TCN, các con dấu đã có khắc hình thần Shiva.

 

Thần Shiva tọa thiền

Mohenjo-Daro-Artifacts-Seals.jpg

 

LƯỠNG HÀ CỔ ĐẠI

 

Lịch sử Lưỡng Hà bắt đầu từ sự xuất hiện của nền văn minh tại miền nam Iraq vào thiên niên kỷ thứ 4 trước Công Nguyên cho tới khi Alexander Đại Đế tới đây vào thế kỷ thứ 4 trước Công Nguyên (đây được coi là thời điểm bắt đầu sự Hy Lạp hoá vùng Cận Đông, vì thế cũng đánh dấu sự "chấm dứt" của Lưỡng Hà). Thông thường, mọi người cho rằng có một sự nối tiếp văn hoá và đồng nhất không gian cho toàn bộ thời gian lịch sử địa lý này ("Truyền thống Vĩ đại"), dù còn một số điểm chưa rõ ràng. Lưỡng Hà là nơi tồn tại của một số vương quốc cổ nhất thế giới, với trình độ tổ chức xã hội ở mức cao và phức tạp. Vùng này là một trong bốn nền văn minh phát sinh dọc theo các con sông nổi tiếng trên thế giới, nơi phát minh ra chữ viết, cùng với đồng bằng châu thổ sông Nile tại Ai Cập, châu thổ sông Indus tại Tiểu lục địa Ấn Độ và châu thổ sông Hoàng Hà tại Trung Quốc.

Lưỡng Hà cũng là nơi phát sinh của nhiều thành phố có tầm quan trọng lịch sử như Uruk, Nippur, NinevehBabylon cũng như nhiều vương quốc rộng lớn khác như vương quốc Akkadian, Vương triều Ur thứ baĐế chế Assyri. Một số nhà lãnh đạo nổi tiếng trong lịch sử Lưỡng Hà là Ur-Nammu (Vua xứ Ur), Sargon (người thành lập nên Vương quốc Akkad), Hammurabi (người thành lập quốc gia Babylon cổ), Tiglath-Pileser I (người thành lập Đế chế Assyri), và Tigranes Đại Đế (người thành lập Đế chế Armenia).

"Lưỡng Hà cổ đại" bao gồm giai đoạn từ cuối thiên niên kỷ thứ 4 trước Công Nguyên cho tới khi những người Achaemenid trỗi dậy vào thế kỷ thứ 6 trước Công Nguyên. Khoảng thời gian dài này có thể được phân chia thành những giai đoạn như sau:

300px-N-Mesopotamia_and_Syria_english.sv
Bản đồ địa lý của khu vực của vương quốc Lưỡng Hà cổ đại

Bộ luật Hammurabi (Codex Hammurabi) là văn bản luật cổ nhất còn được bảo tồn tốt, được tạo ra vào khoảng thập niên 1760 TCN ở Babylon cổ đại. Nó được vị vua thứ sáu của Babylon là Hammurabi ban hành Chỉ còn một phần của bộ luật này tồn tại cho tới nay, được khắc trên một bia đá bazan cao khoảng 2,44 m (8 ft). Nguyên thủy, một lượng bia đá kiểu như vậy có thể đã được đặt trong các đền miếu tại một số nơi của đế quốc này.

Bia đá chứa văn bản của bộ luật Hammurabi được nhà Ai Cập học là Gustave Jéquier, thành viên của đoàn thám hiểm do Jacques de Morgan chỉ huy, phát hiện tháng 12 năm 1901. Bia đá này được phát hiện tại khu vực ngày nay là tỉnh Khuzestan (tên gọi cổ đại là Elam) của Iran, nơi nó được vua Elam là Shutruk-Nahhunte chiếm giữ trong thế kỷ 12 TCN như là của cướp được. Hiện nay nó được đặt trong viện bảo tàng LouvreParis. Phần trên của bia đá là hình chạm nổi thấp thượng đế của người Babylon (hoặc là Marduk hoặc là Shamash), với vua Babylon đang bệ kiến thượng đế và tay phải của ông đưa lên miệng như là dấu hiệu của lòng tôn kính. Văn bản của bộ luật chiếm phần dưới, được viết bằng văn tự hình nêm trong tiếng Babylon cổ. Văn bản được các nhà phiên dịch tách ra thành 282 luật, nhưng sự phân chia này là tùy hứng, do văn bản gốc không có các dấu hiệu phân chia.

Vua Hammurabi (trị vì khoảng 1796 TCN – 1750 TCN) tin tưởng rằng ông được các vị thần lựa chọn để đưa luật pháp tới thần dân Babylon thời đó. Trong lời nói đầu cho văn bản luật, ông tuyên bố rằng "Anu và Bel gọi Trẫm bằng tên, Hammurabi, vị Quốc vương cao quý, Người kính sợ Thượng Đế, đem quy tắc về sự công bằng tới mặt đất.".

Bộ luật này thường được chỉ ra như là ví dụ sơ đẳng về việc ngay cả vua cũng không thể thay đổi các luật lệ nền tảng liên quan tới việc điều hành đất nước, dạng nguyên thủy của cái mà ngày nay được gọi là hiến pháp.

Bộ luật của vua Hammurabi nước Babylon là một trong vài bộ luật tại Cận Đông cổ đại. Các tập hợp sớm hơn về luật pháp có bộ luật của Ur-Nammu, vua xứ Ur (khoảng 2050 TCN), bộ luật Eshnunna (khoảng 1930 TCN) và bộ luật của Lipit-Ishtar, vua xứ Isin (khoảng 1870 TCN). trong khi các bộ luật ra đời muộn hơn có bộ luật Hittite, bộ luật Assyria, luật Mosestrụ Cyrus của vua Cyrus Đại đế nước Ba Tư.Các bộ luật này đến từ các nền văn hóa tương đồng trong một khu vực địa lý tương đối nhỏ và chúng có các đoạn văn bản tương tự như nhau.

 

220px-Milkau_Oberer_Teil_der_Stele_mit_d
Phần trên của bia đá chứa bộ luật Hammurabi
220px-Code-de-Hammurabi-1.jpg
Mặt sau của bia đá
 
Luật Ur-Nammu - bản cổ nhất đã biết chứa văn bản luật còn tồn tại tới nay, có trước bộ luật Hammurabi khoảng 300 năm.
 
AI CẬP CỔ ĐẠI
 
Theo cách phân định thời gian của Manetho (thế kỷ 3 TCN) thì lịch sử Ai Cập cổ đại được chia ra thành Cổ, Trung và Tân Vương quốc với 30 vương triều kéo dài khoảng từ cuối thiên niên kỷ thứ 4 trước Công nguyên đến năm 332 trước Công nguyên. Vua của toàn cõi Ai Cập thường có các vua chư hầu dưới quyền, nên các tài liệu tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ Đào Nha dùng danh từ Cổ, Trung và Tân Đế quốc thay vì Vương quốc. Danh từ pharaon bắt đầu được các vua Ai Cập cổ dùng từ vương triều thứ 12 trở đi. Pharaon có nghĩa là ngôi nhà lớn ám chỉ cung vua. Vẫn còn nhiều nghiên cứu về các vương triều Ai Cập đang được tiếp tục và có thể các vương triều này sẽ còn thay đổi, bởi vì ngày nay các công tác khảo cổ vẫn tiếp tục phát hiện thêm nhiều dữ liệu, chứng cứ khác nhau.
 
Thời kỳ Tiền triều đại (12.000 TCN - 3.200 TCN)
  • 12.000 TCN: Dân miền nam Ai Cập đã bắt đầu trồng lúa mạch.
  • 7.000 TCN: Dân cư đồng bằng sông Nin đã biết canh tác.
  • Khoảng 5500 TCN, các bộ lạc nhỏ sống trong thung lũng sông Nile đã phát triển thành một loạt các nền văn hóa thể hiện qua việc làm chủ nông nghiệp và chăn nuôi, và được nhận biết bằng gốm và các vật dụng cá nhân, chẳng hạn như lược, vòng tay, và hạt. Lớn nhất trong số những nền văn hóa đầu tiên ở Ai-cập, là văn hóa Badari, được biết đến với đồ gốm sứ chất lượng cao của nó, công cụ bằng đá, và sử dụng đồng.

Ở miền Bắc Ai Cập, văn hóa Badari được theo sau bởi các nền văn hóa AmratianGerzean,[2] đã mang đến một số cải tiến kĩ thuật. Vào thời kì Gerzian, đã xuất hiện những bằng chứng đầu tiên về sự tiếp xúc với Canaan và bờ biển Byblos.[3]

  • 5.000 TCN:Có xứ Ombos, kinh đô là Ballas ở miền nam Ai Cập (cũng gọi là Thượng Ai Cập). Miền bắc Ai Cập (Hạ Ai Cập) có xứ Balamun, kinh đô là Behedet.
  • 4.500 TCN: Người Ai Cập đã biết dùng dương lịch mỗi năm có 365 ngày. Truyền thuyết cho rằng người đặt ra lịch đó là Thoth. Thoth cũng được cho là người đã đặt ra mẫu tự Ai Cập, toán họcthiên văn học[cần dẫn nguồn]. Người Ai Cập tôn ông là thần của thời gian.
  • 4.000 TCN: Xứ Ombos chiếm xứ Balamun.
  • 3.900 TCN: Xứ Ombos bị chia đôi: xứ Nekhein ở phía bắc và xứ Buto ở phía nam.
  • 3.700 TCN: Người miền bắc Ai Cập bắt đầu biết dùng kim loại.
  • 3.600 TCN: Xứ Nekhein ở miền bắc chiếm được xứ Buto ở miền nam. Họ định đô ở Heliopolis (Nhật Thành).
  • 3.500 TCN: Ai Cập lại chia đôi: Nekhein giữ miền bắc, Buto độc lập ở miền nam.
  • 3.300 TCN: Người phương đông tràn sang chiếm xứ Nekhein.
  • 3.250 TCN: Vua xứ Buto là Scorpion II thắng được vua của Nekhein.
Thời kỳ Sơ triều đại (3.100 TCN - 3.000 TCN)
  • 3.100 TCN: Con của vua Scorpion II là Menes (hay Horus Narmer) đánh đuổi được người phương đông, thống nhất Nekhein và Buto. Menes lập một triều đại mới, tức là vương triều thứ nhất, trong vương phổ của Manetho. Menes cũng được coi là người khai sinh ra nước Ai Cập.
  • Vương triều thứ nhất: Menes xây dựng thành phố Memphis (Bạch Thành) lớn nhất thế giới thời đó. Ông đóng đô ở thành This. Vương triều thứ nhất có 7-9 đời vua và truyền được khoảng 300 năm. Các vua thời này thường đánh đông dẹp bắc. Menes có đánh Libya. Djer đã chiếm đất Sudan đến ghềnh thứ nhì của sông Nin. DenSemerkhet đánh bán đảo Sinai.

Thời này các sử gia còn tranh luận nhiều về cách định năm. Phần đông xếp cuộc thống nhất Ai Cập của Menes vào năm 3100 TCN. Có người xếp trễ đến năm 2900 TCN. Tài liệu xưa của Julius Africanus xếp sớm đến năm 5664 TCN.

Thời kỳ Cổ vương quốc (2.815 TCN - 2.400 TCN)

Những Tiến bộ lớn trong kiến trúc, nghệ thuật, và công nghệ đã được xuất hiện vào thời kì Cổ vương quốc, thúc đẩy bởi năng suất nông nghiệp tăng có thể do một chính quyền trung ương phát triển tốt.Một số thành tựu đỉnh cao của Ai Cập cổ đại, kim tự tháp Giza và tượng Nhân sư vĩ đại, đã được xây dựng trong thời Cổ vương quốc. Dưới sự chỉ đạo của tể tướng, các quan chức nhà nước thu thuế, phối hợp các dự án thủy lợi để nâng cao năng suất cây trồng, huy động nông dân làm việc trong các dự án xây dựng, và thiết lập một hệ thống tư pháp để duy trì hòa bình và trật tự.

 

220px-Khafre_statue.jpg
Khafre Enthroned
 

Cùng với tầm quan trọng ngày càng tăng của một chính quyền trung ương, đã phát sinh một tầng lớp mới bao gồm những quan kí lục có học thức và các quan chức mà được ban phát đất đai bởi của các pharaoh đổi lại cho sự phục vụ của họ.Các Pharaoh cũng thực hiện ban cấp đất đai cho các giáo phái và các đền thờ địa phương để đảm bảo rằng họ có nguồn lực để thờ cúng các vị vua sau khi ông ta qua đời.

Thời kỳ chuyển tiếp thứ nhất (2.400 TCN - 2.046 TCN)

Sau khi chính quyền trung ương của Ai Cập sụp đổ vào cuối thời Cổ Vương quốc, chính quyền không còn có thể hỗ trợ hay giữ được sự ổn định cho nền kinh tế của đất nước. Thống đốc các vùng không còn có thể dựa vào nhà vua để được giúp đỡ trong thời gian khủng hoảng này, và tình trạng thiếu lương thực cùng tranh chấp chính trị leo thang gây ra nạn đói và các cuộc nội chiến quy ​​mô nhỏ. Tuy nhiên, bất chấp những vấn đề khó khăn, các quan chức địa phương, do không cống nạp cho các pharaoh, sử dụng sự độc lập mới có được để thiết lập một nền văn hóa phát triển mạnh ở các tỉnh. Một khi kiểm soát các nguồn tài nguyên của riêng mình, các tỉnh đã trở nên giàu có hơn về kinh tế, một thực tế chứng minh bằng sự chôn cất lớn hơn và tốt hơn trong tất cả các tầng lớp xã hội.

Không bị ràng buộc bởi lòng trung thành của họ với pharaoh, các nhà cầm quyền địa phương đã bắt đầu cạnh tranh với nhau để kiểm soát lãnh thổ và quyền lực chính trị. Khoảng năm 2160 trước Công nguyên, các vị vua ở Herakleopolis đã kiểm soát Hạ Ai Cập, trong khi một gia tộc đối thủ có căn cứ tại Thebes, gia đình Intef, nắm quyền kiểm soát của Thượng Ai Cập. Vì nhà Intefs mạnh hơn và bắt đầu mở rộng sự kiểm soát của họ về phía bắc, một cuộc đụng độ giữa hai triều đại đối thủ đã không thể tránh khỏi. Khoảng năm 2055 trước Công nguyên, phe Theban dưới quyền Nebhepetre Mentuhotep II cuối cùng đã đánh bại các vị vua Herakleopolis, thống nhất hai vùng đất và mở ra một thời kỳ phục hưng kinh tế và văn hóa được gọi là thời Trung vương quốc.

Thời kỳ Trung vương quốc (2.046 TCN - 1.750 TCN)
170px-Egypte_louvre_231_visage.jpg
Amenemhat III, the last great ruler of the Middle Kingdom
 

Các pharaoh thời Trung vương quốc đã phục hồi sự thịnh vượng của đất nước và sự ổn định, qua đó kích thích sự hồi sinh của nghệ thuật, văn học, và các dự án xây dựng hoành tráng. Mentuhotep II và các vị vua kế tục của vương triều thứ 11 cai trị từ Thebes, nhưng khi viên tể tướng Amenemhat I lên ngôi mở đầu cho triều đại thứ 12 khoảng năm 1985 trước Công nguyên, ông ta đã chuyển kinh đô của quốc gia tới thành phố Itjtawy nằm trong ốc đảo Faiyum.Từ Itjtawy, các pharaoh triều đại thứ 12 đã tiến hành một chương trình cải tạo đất đai và chương trình thủy lợi để tăng sản lượng nông nghiệp trong khu vực. Hơn nữa, quân đội còn tiến hành các chiến dịch quân sự tái chiếm lại vùng lãnh thổ Nubia vốn giàu các mỏ đá và mỏ vàng, trong khi nhân dân lao động xây dựng một công trình phòng thủ ở phía đông vùng đồng bằng.

 

Vị vua vĩ đại cuối cùng của thời kỳ Trung vương quốc, Amenemhat III, đã cho phép những người châu Á định cư trong khu vực đồng bằng để cung cấp một lực lượng lao động đủ để cho việc khai thác mỏ và đặc biệt là các công trình xây dựng của ông.

 

280px-Ancient_Egypt_map-en.svg.png
Map of ancient Egypt, showing major cities and sites of the Dynastic period (c. 3150 BC to 30 BC)
 
Tác phẩm văn học cổ xưa nhất của Ai Cập có lẽ là các tác phẩm sách giấy papyrus (chỉ thảo) Ipuwer, có niên đại 1800 TCN. Hiện nay bộ sưu tập về các tác phẩm cổ đại Ai cập còn có:
  • Sách giấy papyrus Westcar (1600 TCN)
  • Sách giấy papyrus Tulli (1400 TCN)
  • Sách giấy papyrus Ebers (1300 TCN)
  • Sách giấy papyrus Harris I (1180 TCN)
  • Chuyện của Wenamun (1000 TCN)

 

NHẬN XÉT

 

- Ấn Độ: thời điểm cổ vật con dấu bằng đá và gốm khai quật khoảng 2300-1500 TCN, có hình thần Shiva tọa thiền, chứng tỏ đã có sự phát triển trước đó.

 

- Lưỡng Hà: Những triều đại rõ ràng nhất là đế chế Akkadia (khoảng 2350 - 2193 TCN), cổ vật lưu giữ là Bộ luật Hamurabi chép trên tảng đá, còn chữ viết hình nêm có trước đó mà theo các nhà nghiên cứu có trước 3500 TCN, đây chỉ là nhận định cá nhân. Còn những mốc trên 3000 năm TCN chỉ là những quán xét rất mơ hồ, hàm ý cho rằng nơi đây là cội nguồn văn hóa thế giới.

 

- Ai Cập: Cũng không ngoại lệ, lịch sử rõ ràng nhất là thời kỳ Cổ vương quốc (2.815 TCN - 2.400 TCN), một số sách ghi nhận kim tự tháp cổ nhất hình bậc thang xây dựng khoảng năm 2600 TCN. Tất nhiên, họ rất rõ thiên văn và kim chỉ Nam trong xây dựng.

 

Nghiên cứu cổ sự, các nhà khoa học cho rằng đã có một sự đột biến kỳ lạ về tôn giáo, khoa học, văn hóa... của Ai Cập, Lưỡng Hà trong thời kỳ nói trên, khoảng 2800-2300 TCN mà chưa rõ nguyên nhân.

 

Nếu so sánh mốc lịch sử Văn Lang: năm 2879 TCN - năm lên ngôi của Kinh Dương Vương thì trước các thời kỳ nổi trội của các nền văn minh Ấn Độ, Lưỡng Hà, Ai Cập ước gần 300 năm.

 

 

Kim tự tháp bậc thang khoảng 2600 TCN

The Step Pyramid of Djoser at Saqqara in Egypt Part III: The Primary Pyramid Structure by Jimmy Dunn writing as Alan Winston

dsteppyramid2-5.jpg

The Great Step Pyramid of Djoser, which dominates his complex at Saqqara near Cairo in Egypt, has been thoroughly studied in recent decades. Unfortunately, its examination has created just about as many questions as answers. These investigations have shown that its construction plan was changed several times, and that the pyramid's current form is the result of a long process of development that included both experimentation and improvised elements. This pyramid is considered to be the evolutionary basis of all later pyramids in Egypt. Initially, the structure took the form of a mastaba (stage M1), which was gradually enlarged, first equally on all four sides (stage M2), and then only on the east side (stage M3). During this latter stage, the mastaba already had a step shape. However, the step-shaped mastaba was finally rebuilt in two stages, first as a four-step pyramid (stage P1) and finally as a six-step pyramid (stage P2). Note, however, that in its final state it no longer had a square base, but a rectangular

dsteppyramid2-6d.jpg

one, oriented east-west. Also note that some scholars disagree on the construction stages of the pyramid. In building the pyramid, the masonry was laid not vertically but in courses inclined toward the middle of the pyramid, thus significantly increasing its structural stability. The basic material used was limestone blocks. What led the builders to transform the structure from a mastaba into a pyramid is still a matter of debate. Lauer, who was the main excavator of the site, suggested that Djoser's intentions were to make the royal tomb visible from the Nile Delta. He also thought that in its initial stage (M1), the mastaba did not belong to Djoser at all, but to his predecessor, Sanakht, though there is no solid evidence for this theory. In fact, many Egyptologists now believe that Sanakht was a successor to Djoser. Hartwig Altenmuller believed that the changes took place due to religious or ritual motivations. The shape certainly came to be a religious symbol in latter years. Czech astronomer Ladislav Krivsky believes that the builders of Djoser's tomb were inspired by the form of the rising and

dsteppyramid2-1.jpg

setting sun. In fact, from time to time and under specific conditions, an optical illusion is produced that gives the sun's disk the form of a step pyramid as it rises in the morning or sets in the evening. Of course, in these early years one of the principal gods to receive the worship of the Egyptians was Re, the sun god. It was Lauer who first noted that the original mastaba (stage M1) was actually square. Hence, the question arises as to whether the original stage of Djoser's tomb was actually intended to be a mastaba. Rainer Stadelmann suggested that, from the outset, the tomb was planned as a square-based pyramid. New research conducted by an American expedition in the "great enclosures" in Abydos has demonstrated that, in the middle of the grounds, which were surrounded by a perimeter wall, a small mound of sand was covered with mudbricks. This symbolized the site of creation to the Egyptians, the resurrection and eternal life. Drawing on this symbolism, the original phase of the construction of the step Pyramid probably represented a stylized primeval mound, which for the first time, was directly connected in this form architecturally with the royal tomb.

dsteppyramid2-3a.jpg

The original entrance for the Step Pyramid's substructure (upon completion) was a tunnel running along the north-south axis during the first stage (M1). It ran from the floor of the mortuary temple's western court north of the pyramid. At the beginning of this tunnel was a staircase, and at its end there was a diagonal shaft measuring some 7 meters (23 feet) square. The

upper part

dsteppyramid2-2.jpg

of this shaft originally sank through the whole superstructure from the roof terrace. Originally, a descending corridor was built joining the shaft from the north, which was probably used to remove waste from the shaft's construction. However, it was covered over during the expansion of the pyramid in stage P1. The tomb chamber was located on the floor of the shaft, at a depth of about twenty-eight meters, in the so-called granite chamber. Over the burial chamber's ceiling was a room that Lauer called the maneuvering chamber, because it was there that the pharaoh's mummy was prepared for interment. The mummy was then moved down through a round opening in the floor which was afterward closed with a granite block weighing about three tons. Soon after it was built, the burial chamber, made of pink granite blocks, may have undergone a complete transformation. In Lauer's opinion, the chamber was originally built only of limestone blocks and had a ceiling decorated with

stars. (Note that Mark Lehner, in his "The Complete

dsteppyramid2-9.jpg

Pyramids, claims that Lauer thought the original burial vault had alabaster walls and a pavement of diorite or schist.) During the reconstruction, the limestone blocks with the stars were removed, fragments of which were discovered in the surrounding area. However, Stadelmann disagrees with Lauer because a ceiling built of these small, limestone blocks measuring only about .52 meters long would not have been structurally sound and would have soon collapsed. In his view, the limestone blocks with the stars were used to close up the door and the opening in the floor of the so-called maneuvering chamber. In its final form, the burial chamber consisted of four courses of well-dressed granite blocks and measured some 1.6 by 2.9 meters in size. Its only opening was a cylindrical aperture towards the north end. Once the royal remains were laid to rest, the hole was blocked with a granite plug weighing 3.5 tons, with four grooves to guide the ropes used to lower it. Afterwards, the descending corridor was filled. Within the burial chamber, only minor bone fragments were found, and it is not clear whether they actually came from Djoser's mummy. In fact, recent radiocarbon dating shows them to be many centuries younger than Djoser. However, northwest of the burial chamber, in a small

 

Con đường đá tảng hình con rùa - Kim tự tháp có 6 bậc (biểu tượng 6 ngôi sao Nam Cực - chòm sao Chữ Thập - biểu tượng của thần Chết Osiris)

dsteppyramid2-10.jpg

 

imhotep-djoser-pyramid.jpg

 

1-5-2014-a-5.jpg

corridor that thieves later destroyed down to its stone floor, a wooden chest was discovered bearing Djoser's Horus name, Netjerikhet. A complicated system of rooms and corridors surround the burial chamber, making up a genuine labyrinth, which Lauer investigated during the 1930s, though not in every detail. In fact, it is very difficult to ascertain what was a part of the original, unfinished construction project, and what was the work of later thieves. In immediate proximity to all four sides of the burial chamber are four galleries, which are connected with each other by corridors. Some of these subterranean areas were never completed. Zahi Hawass, now chairman of the Egyptian Supreme Council of Antiquities (SCA), estimated that the total length of the corridors beneath the pyramid measure some 5635 meters in total length. A stairway from the descending corridor took a series of turns and corridors, ending in an eastern chamber. Here, rows of blue faience tiles with raised bands of limestone simulated a reed-mat structure. Blue evokes the watery association of ancient Egypt's netherworld. The decoration was organized into six panels. Three on the north side were topped by an arch

dsteppyramid2-11.jpg

supported by simulated djed pillars. One contained a real doorway. Significantly, considering the lack of decoration of later pyramids, in this east gallery three southern panels framed false doors made of limestone, on which the ruler is twice depicted walking, wearing a red or white crown, and once standing, wearing the white crown. This last image is accompanied by the royal names and the emblems of the gods Anubis and Horus of Behdet. This chamber was never finished. The builders left the east wall roughly hacked from the rock, and the decorators seem to have finished in a hurry. All four walls of two further chambers were covered with the blue tile inlay and the doorways were framed with Djoser's name. Collectively, these rooms are sometimes referred to as the "blue chambers". Many Egyptologists believe that the furnishing and decoration of these underground rooms were inspired by the real royal palace in Memphis. The bas-reliefs on the false doors are believed to refer to the ceremonies of the sed-festival, or an earlier version of that tradition. During the second stage of construction (M2), eleven shafts approximately thirty meters deep were dug along the east facade of the tomb, which communicated with interconnected galleries to the west. These were probably intended for the wives and children of the king. In fact, the gallery that ran out of the fifth shaft (numbered from north to south) was found to contain an empty alabaster sarcophagus, and at the end of the shaft, a smaller wooden coffin with the body of a boy who died between the age of eight and ten years of age. Next to it lay two vessels decorated with gold leaf and carnelian coral. Other fragments of alabaster sarcophagi were discovered in the first and second shafts, while in the third a seal imprint bearing the name of

dsteppyramid2-7.jpg

Netjerikhet was discovered. The third gallery widened into a room, cased with fine limestone where the hip-bone of a girl of about 18 years of age was found. Yet, perhaps the greatest surprise for archaeologists was waiting in the other shafts, particularly in the sixth and seventh, where they discovered some forty thousand stone vessels of varied forms and materials. Many of them were made of alabaster, diorite, limestone and slate. Some were polished, faceted or fluted, while others bore inscriptions, engraved or painted in colors, with both royal and non-royal names. These included the names of 1st and 2nd Dynasty rulers, including Nar(mer), Djer, Den, Adjib, Semerkhet, Kaa, Hetepsekhemwy, Ninetjer, Sekhemib and Khasekhemwy. Of course, such a find immediately lunched a debate among scholars. Lauer believed that the vessels were originally from the furnishings of royal tombs of the Early Dynastic period which were destroyed by the penultimate ruler, Peribsen, of the 2nd Dynasty. Afterwards, Djoser gave them a reverent final resting place in the substructure of his pyramid. Helck believed that the vessels came from the temple storehouses and, though he provided no

dsteppyramid2-8.jpg

reason why Djoser would have piled them up in his tomb complex. Stadelmann thinks that Djoser had the damaged tombs of the Early Dynastic Period Kings near his own tomb restored, and the broken vessels dumped in his substructure for safe keeping. Finally, Donald Redford thinks that in making preparations for the construction of his own tomb, Djoser must have had to remove a whole series of previous tombs built by his predecessors. Hence, he kept their furnishings, the vessels, and reverently had them buried in his own tomb in order to show his respect for the past. Of course, if Djoser were to have destroyed a whole series of his predecessor's tombs, the act in itself would have not shown much reverence, and there is no evidence of such tombs from the Old Kingdom being destroyed. Many questions regarding these vessels remain. For example, if these vessels originated as funerary equipment in older tombs, why rebury only the vessels and not the other funerary good. Furthermore, why would the find include items belonging to rulers who were not even buried at Saqqara. At any rate, these items were deposited during the second stage of construction (M2), and the shafts were sealed by the construction carried out in the third stage (M3). In its final form, the Step Pyramid of Djoser rose to a height of about 62.5 meters with a ground plan measuring 121 by 109 meters, with an outer casing of fine Tura limestone. Back Home Next See Also:

 

 

Bộ luật Hamurabi chữ hình Nêm khắc trên đá ghi chép về thần mặt trời Samash...

Babylon vùng Lưỡng Hà (khoảng 1800 TCN)

P1050763_Louvre_code_Hammurabi_face_rwk.CodeOfHammurabiWeb.jpg

 

 

Kim tự tháp bậc thang có niên đại xưa nhất khoảng 2600 TCN, với 6 bâc thang biểu tượng cho 6 ngôi sao của chòm sao Thập Tự - tức chòm sao Nam Cực, hình ảnh của thần Chết Osiris. Biểu tượng của thần Chết Orisis là Thánh giá đầu vòng Anhk, cũng là hình ảnh của chòm sao này và được lấy làm biểu tượng của Thần đạo Ai Cập.

 

Thánh giá đầu vòng Ankh

e-350gpw-ankh-symbol-of-life.jpg

Chúng ta biết thời vua Nghiêu Trung Hoa (khoảng 2350 TCN), người Việt Thường nước Văn Lang đã tặng lịch rùa, trên mai rùa sống nghìn năm ghi chép từ thuở trời đất mở mang (Thái Cực - ...).

 

Lịch sử của các vùng miền nói rằng tri thức được chỉ dẫn từ những vị thần từ nơi khác đến như thiên văn, lịch pháp, tôn giáo, văn hóa... mà ngày nay chúng ta còn thấy rất rõ ràng (dĩ nhiên cần viết chi tiết hơn, trong các bài viết trước cũng đã ghi nhận sự chính xác của các sự kiện giữa thiên văn và các vị thần linh trong tôn giáo, cũng như một số đặc điểm văn hóa, phương pháp tu luyện khí công...).

 

Sự đột biến kiến thức này chính là từ trung tâm Văn Lang truyền sang, ranh giới Văn Lang phía nam giáp với Ấn Độ cổ đại (ở đây Ấn Độ là Hồ Tôn chứ không phải Chămpa).

 

Ai Cập cổ đại có giấy cói papyrus vào khoảng 1600 TCN, còn nước Văn Lang - Kinh đô thần thánh truyền bá khoa học, văn hóa... lại không có giấy viết???

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bí ẩn cuối cùng chính là Phật, Tiên, Thần, Thánh, Chúa... được tôn thờ trong các nền văn minh cổ đại trên thế giới là ai? Đây là những bí ẩn cuối cùng cần lời giải đáp, cuốn Đông Chu liệt quốc có viết: "... đưa tất cả tượng thờ từ phương Tây về lại phương Đông".

 

Tôi chỉ tóm tắt 4 nhân vật quan trọng được tôn thờ trên thế giới từ cổ đại cho tới ngày nay có liên quan đến lịch sử nước Văn Lang, thường được gọi là "Tứ Đại Anh Hùng" và thời kỳ của các ngài gọi là "Thời đại anh hùng":

 

1. Đế Minh và hoàng hậu (Âm Dương): Thái Ất Cứu Khổ Thiên Tôn trong Đạo giáo, thần vô hình vô ảnh Amun của Thần đạo Ai Cập, tức thần Anu trong Thần đạo Babylon của Lưỡng Hà, là Phật A Di Đà trong Phật giáo, là thần Shiva trong Hindu giáo Ấn Độ.

 

Chính thất của vua Đế Minh là Vũ Tiên - Phật Bà Quán Âm, Dược Sư Lưu Ly Quang Phật, hay Cửu Thiên Huyền Nữ trong Đạo giáo.

 

Đế Minh chia đôi nước Đại Hòa, phía bắc sông Dương Tử giao cho người em trai sinh đôi là Đế Nghi, còn nam sông Dương Tử giao cho con trai cả là Kinh Dương Vương. Thời kỳ này có trận chiến ác liệt giữa Hoàng Đế với Xuy Vưu, tôi cũng đã nhận định Đế Minh chính là Hoàng Đế - ông tổ của Trung Hoa, tuy nhiên vấn đề này được xác định dựa trên các dữ kiện lịch sử như sau:

   + Sự phân chia nước và tập trung quyền lực tại phương bắc có thể là một nguyên nhân trận chiến.

   + Dựa trên cuốn Lã (Lữ, Lý) Thị Xuân Thu định vị được Hoàng Đế khả năng là Đế Nghi và Đế Lai.

   + Dựa trên các cuốn sử Trung Hoa xác định được Tam Hoàng Ngũ Đế của Trung Hoa: Ngũ Đế bao gồm Đế Nghi - Đế Lai - Đế Cốc - Đế Chí và Tam Hoàng: vua Nghiêu - Thuấn - Vũ. Thời gian chuyển chi từ truyền ngôi cuối cùng của Đế Chí cho vua Nghiêu khoảng 500 năm.

   + Đế Nghi hiện có mộ chí tại Việt Nam, trong khi đó gia phả Hùng Vương ghi nhận sự kiện Đế Lai học đạo ở Văn Lang rồi sau lại trở về Trung Hoa, như vậy khả năng đền thờ Hoàng Đế là của Đế Lai - đây cũng là một giả thuyết quan trọng.

   + Truyền thuyết ghi nhận Hoàng Đế được sự giúp sức cho binh pháp Độn giáp của Cửu Thiên Huyền Nữ trong Đạo giáo và chiến thắng Xuy Vưu, đây chính là hoàng hậu của Đế Minh - Vũ Tiên, chứng tỏ người được giúp sức là người em chồng Đế Nghi hoặc người cháu trai là Đế Lai, đều này có thể hiểu là nước Trung Hoa (giữ tên cũ là Đại Hòa) giúp sức từ nước Xích Quỷ của Kinh Dương Vương.

 

Liên kết các sự kiện trên, Hoàng Đế của Trung Hoa chính là Đế Nghi, Ngài cũng là một trong 7 vị Cổ Phật được ghi chép trong kinh Phật.

 

Còn lăng mộ Hoàng Đế, theo tôi đó chính là lăng mộ của Đế Lai - cha của mẫu Âu Cơ.

 

2. Kinh Dương Vương và hoàng hậu: Ngọc Hoàng Thượng Đế trong Đạo giáo, thần trí tuệ hay thần mặt trời Ra của Thần đạo Ai Cập, tức thần Enlil trong Thần đạo Babylon của Lưỡng Hà, là Đại Nhật Phật trong Phật giáo, là thần Vishnu trong Hindu giáo Ấn Độ.

 

Chính thất của Kinh Dương Vương là Long Nữ - Quán Âm Nghìn Mắt Nghìn Tay hay Nhật Quang Biến Chiếu Bồ Tát.

 

Ngọc Hoàng Thượng Đế tái lập lại các đạo cổ trên toàn thế giới thành đạo Cao Đài ngày nay do đã có nhiều thất truyền, xây dựng Tòa Thánh Cao Đài tại Tây Ninh thông qua các đàn cơ và thông linh tại miền Nam, nhằm thống nhất tất cả trở về thành một mối - gọi chung là: "Thiên Đạo".

 

Thiên nhãn

Biểu tượng đạo Cao Đài

cao-dai-eye.png

 

Tòa Thánh Cao Đài

Tỉnh Tây Ninh, Việt Nam

toathanhtayninh-2.jpg

 

Nên đã có thơ rằng:

Muôn kiếp có Ta nắm chủ quyền,
Vui lòng tu niệm hưởng ân Thiên,
Đạo màu rưới khắp nơi trần thế,
Ngàn tuổi muôn tên giữ trọn biên.

 

Đức Vạn Hạnh Thiền Sư đã chỉ rõ trong thông điệp tâm linh:

Người vẫn tưởng Cao Đài - tôn giáo,
Nào hay đâu Đại Đạo hoằng dương.

 

3. Lạc Long Quân và hoàng hậu: Nam Cực Trường Sinh Đại Đế trong Đạo giáo, thần nhân từ hay thần mặt trăng Osiris của Thần đạo Ai Cập, tức thần Enki trong Thần đạo Babylon của Lưỡng Hà, là thần Brahma trong Hindu giáo Ấn Độ.

 

Chính thất của Lạc Long Quân là Âu Cơ - Quán Âm Bồ Tát hay Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ Tát. Người được tôn sùng nhất trong đạo Phật hiện nay, chỉ sau Phật Thích Ca Mâu Ni (do chưa rõ sử sách mà thôi).

 

Quán Âm Bồ Tát

quantheambotat-101.jpg

 

4. Hùng Quốc Vương và hoàng hậu: Bắc Cực Tử Vi Đại Đế trong Đạo giáo, thần vũ dũng Horus của Thần đạo Ai Cập, tức thần Marduk trong Thần đạo Babylon của Lưỡng Hà, là Địa Tạng Bồ Tát trong Phật giáo, là thần gió Vayu trong Hindu giáo Ấn Độ, một con người vĩ đại trực tiếp xuống cõi Địa Ngục để giáo hóa chúng sinh, cùng với 12 đại nguyện mang đầy hùng lực, khí phách. Sau này, có thêm Bồ Tát Mục Kiền Liên - một đại đệ tử của Phật Thích Ca xuống trợ giúp.

 

Chính thất của Hùng Quốc Vương là Thánh Cô hay Cô Ba - Thánh Quán Âm.

 

Tới đây xem như mật mã chung kết đã được mở ra và hoàn tất.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tiếp theo tôi sẽ ghi nhận những vấn đề hay sự kiện đặc biệt trong các nền văn minh trong lịch sử nhân loại, trong mối tương quan với lịch sử nước Văn Lang thời Hùng Vương.

 
 
Hà Vũ Trọng
 
mi060208_1.jpg Chuột, con vật nhỏ con nhưng vì lanh lợi nên đứng đầu 12 chi, và vì vậy được người Tàu tôn lên hàng “lão”. Tết Mậu Tí năm nay nhiều người nhắc đến bức tranh mộc bản nổi tiếng Đám cưới chuột, để rồi lại nhắc đến làng Đông Hồ. Nhưng thời vàng son của tranh dân gian Đông Hồ đã qua từ lâu, nay làng lại tiếp tục sang thời hoàng kim của hàng mã. Thời “hàng mã lên ngôi”, làng Đông Hồ đã giàu lên trông thấy. Riêng việc nghiên cứu “công nghiệp” hàng mã hay vấn đề tiền âm phủ được đô la hoá chỉ xảy ra trong thời mở cửa, có thể trở thành đề tài nghiên cứu thú vị và nghiêm túc về nền kinh tế Việt Nam. “Cõi dương làm sao cõi âm làm vậy”, dưới đó cũng có “ngân hàng âm phủ” (như ta thấy hàng chữ “The Bank of Hell” in trên tờ đôla “ma” mệnh giá lớn với chân dung Ngọc hoàng Thượng đế cùng với chữ kí của Diêm vương bay lăn lóc trên các vỉa hè Sài Gòn).

Hình ảnh thể hiện trong bức Đám cưới chuột ngày xưa vốn ưu ái dành cho trẻ em, sau này một số nhà theo chủ nghĩa hiện thực cắt nghĩa là nó “tố cáo giai cấp thống trị”, vì chuột thuộc thành phần “dân oan”, thấp cổ bé họng khi có chuyện cưới hỏi, đỗ đạt, cũng phải hối lộ bằng cách dâng con gà, con cá cho lão mèo tham quan! Nếu vậy, lại không tránh khỏi cái vụ “mua quà cho xếp” trong dịp Tết. Việc họ nhà chuột “dâng cá” (tất nhiên không chỉ dịp Tết) mà một ngài Thanh tra Chính phủ tiết lộ có khi trị giá cả trăm ngàn đô. “Con cá” trong cổ tích là con chuột nhỏ đúc vàng mà ông quan thanh liêm “dân chi phụ mẫu” tuổi Tí khi về hưu gặp cảnh nghèo xơ, đã tiếc rẻ trách vợ: Sao lúc đó bà không bảo với họ là tôi tuổi Sửu! Dẫu sao, giải thích Đám cưới chuột như “bức tranh hiện thực phê phán” theo lối trên là hợp với thời đại hơn bao giờ hết, lại vừa đầy ắp “bản sắc dân tộc”.

Đề tài họ nhà chuột tiếp tục được chíu chít chiếu cố, nhưng rôm rả nhất vẫn là về các món thịt chuột đậm đà bản sắc khắp ba miền. Ở các làng chuột miền Bắc, các đám cưới không thể thiếu thịt chuột. Thiếu chuột, lễ cưới không thành. Thật tuyệt, Thịt chuột lang thang kí, với đề xuất ăn thịt chuột cũng là để “cứu” nhân loại: “Theo thống kê của một tổ chức quốc tế, số lương thực mà họ hàng nhà chuột xơi trong một năm đủ để nuôi 20 triệu người trên thế giới. Nghĩ theo kiểu khác thì ăn thịt chuột, mà ăn cho nhiều vào, cũng là cách ‘cứu’ nhân loại”. Nói thêm, con người ăn thịt chuột thay mèo và nên thay cho thịt mèo để cứu loài “hổ đồng bằng” ở một số làng quê gần như tuyệt chủng.

Tới đây, bài viết này xin đi vào vấn đề: đưa ra vài nghi nhận trong việc tìm nguồn gốc và đề tài bức mộc bản Đám cưới chuột, còn gọi là Chuột vinh quy, lâu nay nó thường được gán cho là thuộc dòng tranh Tết Đông Hồ. Có thực sự như vậy không?
Nguồn gốc tranh Tết dân gian Việt Nam, về phong cách và đề tài sáng tạo của nó cho đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào rõ ràng. Và trong việc phân loại, cũng chưa có sự gạn lọc về xuất xứ để tránh sự “cầm nhầm” đáng tiếc.
Về tổng quát, tranh mộc bản dân gian Việt Nam – chủ yếu loại tranh dân gian Tết – nguyên thuỷ bắt nguồn từ tranh Niên hoạ (hay tranh Tết) của Trung Quốc. Hai dòng tranh dân gian tiêu biểu là Đông Hồ và Hàng Trống, về phong cách và đặc điểm chịu ảnh hưởng, tạm thời xác định:

  • Đông Hồ gần với dòng tranh Duy Phường hoặc Dương Gia Bộ (ở Sơn Đông).
  • Hàng Trống gần nhất với dòng tranh nổi tiếng Dương Liễu Thanh (ở Thiên Tân), do sắc thái nghệ thuật và kĩ thuật mộc bản (khắc nét rồi tô màu bằng tay và cũng thường đi về các đề tài truyện, tích).

Thời điểm các dòng tranh Niên hoạ Trung Quốc [1] này du nhập vào Việt Nam khoảng vài trăm năm trong thời nhà Thanh. Nhưng thời kì cực thịnh chỉ vào cuối thế kỉ 19 cho đến mấy thập niên đầu thế kỉ 20, nhất là thể loại truyện Nôm dân gian lúc đó nở rộ và luôn cần có tranh mộc bản minh hoạ. Về lĩnh vực này, học giả Maurice Durand và vợ ông đã dày công nghiên cứu rồi. Trên thực tế, loại tranh mộc bản dân gian thực sự đã cáo chung vào điểm mốc năm 1944, hiểu như một nhu cầu tiêu thụ về văn hoá và tín ngưỡng dân gian cho ngày Tết. Sau đó nó chỉ tồn tại như những phiên bản được một số nghệ nhân ráng duy trì nghề tổ, và khách hàng là những người chơi tranh. Cũng nói thêm, từ 1945, nhất là những năm 1950, loại tranh mộc bản này được chính quyền miền Bắc vực dậy với những đề tài cho những vận động chính trị, chính sách ruộng đất, hợp tác xã, lớp học bình dân…

Thời kì sớm nhất khi tranh Niên hoạ du nhập vào Việt Nam, có lẽ chỉ thịnh hành chủ yếu loại tranh với đề tài “cát tường” (may mắn, tốt lành) của Trung Quốc và tín ngưỡng như Đạo giáo, Phật giáo. Sau đó, các phường tranh này có nhu cầu khai triển, sáng tác thêm các đề tài bản địa, pha chế chất liệu riêng, nhưng về mặt kĩ thuật vẫn giữ nguyên sự thuần phác chứ không phát triển cho phong phú và tinh tế hơn. Riêng Hàng Trống, ngoài sự đóng góp quan trọng vào các loạt tranh tín ngưỡng như Đạo giáo, nhất là đạo Mẫu (với cả một hệ thống đồ tượng chư thần thánh bản địa như Bà Chúa Thượng ngàn, Tứ Phủ, Mẫu Liễu Hạnh, Ông Hoàng, Ngũ hổ), các loạt tranh đề tài văn học (như Truyện Kiều, Thạch Sanh), hay đề tài lịch sử, v.v… nó còn phản ánh trực tiếp sinh hoạt xã hội đương thời, nhất là đề tài “văn minh tiến bộ” hay “khai hoá” trong xã hội thành thị Bắc kì thời Pháp thuộc.

Bức Đám cưới chuột hay Chuột vinh quy của làng Đông Hồ là một trong những bức được tán tụng nhiều và được trẻ em yêu thích nhất. Hai bức tranh Tết cùng đề tài Đám cưới chuột, được lần lượt trình ra dưới đây với một số nhận xét và cũng để người xem tự so sánh, đánh giá:

  • Bức thứ nhất từ Việt Nam, do Maurice Durand sưu tập, in lại trắng đen cùng với hai dị bản khác trong cuốn Imagerie Populaire Vietnamienne.
  • Và bức thứ hai, Lão thử thành thân, tranh Niên hoạ từ Trung Quốc, in khắc do một phường tranh ở tỉnh Hồ Nam thời nhà Thanh. Đặc biệt, bức này nằm trong số tranh mộc bản do Lỗ Tấn sưu tập.
mi060208_2.jpg H.1. Đám cưới chuột, in trong cuốn Imagerie Populaire Vietnamienne của Maurice Durand

Bức trên đây được cho là sản phẩm của làng Đông Hồ, mô tả cảnh đám cưới chuột, có thể là bức xưa nhất vì còn giữ lại nhiều chi tiết và chữ khắc, đặc biệt tên của phường tranh.

Đọc các chữ (tính từ góc trên bên phải): “Bằng Liệt tân khắc lão thử thủ thân” (Bản khắc mới của Bằng Liệt bức Chuột cưới vợ). “Miêu nhi” (mèo); “tống lễ” (tặng quà); “tác nhạc”: chơi nhạc; “đả đăng” (vác đèn); “tân lang” (chú rể); “kiệu phu” (khiêng kiệu); “đả thái” (vác cờ phướn). Những dị bản khác cùng một chủ đề luôn có cảnh dâng lễ vật cho mèo hay “quan viên”. Durand nói có một số giải thích bức tranh này như là sự châm biếm người Tàu vào thời đó (xin tham khảo thêm bức Chuột Tàu rước rồng vàng ở phần Phụ lục). Gần như M. Durand bỏ quên câu truyện dân gian có liên hệ ít nhiều đến đề tài cho bức tranh này là truyện Nôm ngụ ngôn Đám cưới chuột của làng Liễu Đôi [2] ít được thịnh hành, và truyện cổ tích thịnh hành của Trung Quốc Lão thử giá nữ (Lão chuột gả con gái hay Cô dâu chuột) [3] .

So sánh truyện thơ Đám cưới chuột của làng Liễu Đôi với tình huống trong tranh, thấy chi tiết câu chuyện không ăn khớp, như: cảnh trạng nguyên vinh quy, mèo già có mặt ung dung như quan viên nhận lễ vật trong ngày cưới.

Các “dị bản” khác:

mi060208_3.jpg Các hàng chữ Nho: “miêu”, “tống lễ”, “tác nhạc”, lão thử thủ thân” (lưu ý: “thủ thân” 守身 ở đây là “giữ thân”(?) chứ không phải “thú thân” 娶亲hay “thành thân” 成亲là cưới vợ hay kết hôn). Còn chữ hàng dưới là “nghênh hôn”, “giai tế” (chú rể)

 

mi060208_4.jpg Chuột đi sau chú rể khiêng bảng đề “Tiến sĩ” . Con đi trước vác cờ đề “Tân hôn”.

Tiếp theo, hãy so sánh với bức Niên hoạ Trung Quốc được khắc in ở Hồ Nam để thấy sự trùng hợp gần như toàn diện, ngoại trừ vài chi tiết phụ.

mi060208_5.jpgLão thử thành thân, Niên hoạ Trung Quốc đời Thanh, khắc in tại Thiệu Dương, Hồ Nam

 

mi060208_6.jpgLão thử thành thân, Niên hoạ Trung Quốc đời Thanh, khắc in tại Thiệu Dương, Hồ Nam

Bức Niên hoạ Lão thử thú thân này, do nhà văn Lỗ Tấn từng trân giữ và gọi nó là thể tài đích thực truyền thống của Trung Quốc. Ông có nói đến trong tập tản văn Triêu hoa tịch thập (1926), chương “Miêu-cẩu-thử”: “Trước giường tôi có dán hai bức Niên hoạ, một là Bát giới chiêu thân (Bát Giới ở rể)… mà tôi không thấy đẹp mắt cho lắm; còn bức kia là Lão thử thú thân vô cùng đáng yêu, từ chú rể, cô dâu, chủ hôn, tân khách, giúp việc, nhân vật nào mõm cũng nhọn, đùi nhỏ, đuôi dài, râu tua, trông rất giống kẻ sĩ, nhưng ăn mặc thì áo hồng, khố lục…”

Đàn chuột trong tranh này về hình thể, đường nét, bố cục (cũng phân thành hai phần trên và dưới) và các hàng chữ có thể nói là giữ nguyên văn như trong bức mà M. Durand đưa ra. Cũng có tống lễ cho mèo, ban nhạc, đánh chiêng thổi kèn, rước đèn, phu kiệu… Chú rể cưỡi ngựa quay đầu nhìn về hướng cô dâu. Chỉ có vài chi tiết khác là đầu chú rể đội mũ quan triều Thanh (trong bức Đông Hồ là loại mũ cánh chuồn của trạng nguyên) và tay có cầm quạt. Còn hai bên khung cửa kiệu hoa (theo phối cảnh đối xứng) dán 2 câu đối: “Càn khôn định hĩ” (Trời đất định rồi), “Chung cổ lạc chi” (Chuông trống vui vầy). Còn hàng chữ trên cùng bức tranh, có 12 chữ khải: “Sở nam Than trấn tân khắc Lão thử thủ thân toàn bản”“Bảo duyệt lai” phỏng như tự hiệu, cho biết bức tranh này làm tại Hồ Nam, Thiệu Dương, Sở Nam Than khắc ấn.

Toàn Trung Quốc có hơn 80 loại tranh Lão thử thú thân được in khắc, nhưng đa số đều hoạ hình tượng mèo là kẻ thù tự nhiên của chuột, tức vẽ ra thảm kịch chuột là “món ăn” của mèo. Thế nhưng bức Lão thử thú thân của phường tranh Than Đầu này không thường tình ở chỗ là nó không khắc hoạ cái thảm cảnh đó. Cũng như bức đám cưới chuột của Đông Hồ cũng không gây ấn tượng nào về con mèo xuất hiện như một tai hoạ. Như vậy, cách giải thích về bức tranh đám cưới chuột này phải khác và đứng độc lập theo ý nghĩa “cát tường” (là sự tốt lành, thuận lợi, may mắn) của ngày Tết. Rõ ràng ý hướng của của bức tranh này không phải mô tả tình huống rủi ro, bất hạnh.

Vì đây là bức tranh gây sự thích thú với trẻ em, nó được “nhi đồng hoá” không còn
nhìn sự việc mèo chuột như kẻ thù của nhau trên thực tế. Đồng thời thế giới cổ tích này phản ánh sự cho phép của chúng ta nhìn về một thế giới đại đồng (như trong Dế mèn phiêu lưu kí), thể hiện một sự hoà thuận, cộng tồn, hướng tới nhân tình. Trong ý nghĩa này thì thái độ của người đối với chuột cũng thế, theo tập tục dân gian Trung Quốc xưa, cứ vào mùng 7 tháng Giêng người ta làm lễ cúng cho sinh hoạt của loài chuột, cũng gọi là Lão thử giá nữ (Lão chuột gả con gái) hayLão thử thú thân (Lão chuột cưới vợ). Đây có lẽ là “lí do tồn tại” hoạt cảnh bức tranh đám cưới chuột. (Và có lẽ người Tàu gián tiếp cũng muốn cầu phồn thực, sinh con đẻ cái như… chuột vậy!)

Cũng lưu ý và không thể bỏ qua cách chơi chữ nghĩa trong dân gian của người Trung Quốc trong các biểu tượng mang nghĩa cát tường. Hàng chuột trên cùng trước đội nhạc có hai con khiêng lễ vật: ôm gà, nâng cá. “Kê” 鸡 (ji) đồng âm với “cát” (jí) 吉; “ngư” (yú) 鱼đồng âm với “dư” (yú) 余. Mọi mùa tốt lành, quanh năm dư đủ là lời chúc đẹp cho đám cưới chuột. Dân gian thường dùng hình tượng “kê dương” (ji yáng) 鸡羊(gà, dê) biểu tượng “cát tường” (ji xíang), lấy “liên hoa lí ngư” 莲花 鲤鱼(hoa sen và cá chép) biểu hiện “liên niên hữu dư” 连年有余 (hàng năm dư đủ),… đã sớm trở thành nhận thức chung. Như vậy, “kê” cũng là nguyên hình của “phượng”, “lí ngư khiêu long môn” tức cá chép vượt vũ môn thành rồng (cũng chỉ việc đỗ đạt). Ở đây “kꔓngư” cũng tượng trưng cho “phượng và long”. Long phượng tức âm dương, càn khôn, nam nữ, vợ chồng. Vì thế “long phượng trình tường” là nghi thức không thể thiếu trong ngôn ngữ chúc tụng hôn nhân.

Phụ lục

mi060208_7.jpg

 

mi060208_8.jpg Tranh hài hước dân gian Đông Hồ Chuột Tàu rước rồng vàng

Cảnh rước và múa rồng của cộng đồng người Hoa ở Hà Nội tổ chức vui chơi trong những ngày lễ hội. Họ được nhân cách hoá thành đàn chuột. Đây là cảnh múa rồng vào ngày tết. Đám rước bao gồm cờ, phướn, đèn cá chép (biểu tượng cát tường), trái cây, đội nhạc (kèn, trống, thanh la), pháo. Hai con chuột múa rồng ở đằng đầu và đuôi rồng. Điểm hài hước chính nằm ở những cái đuôi rất dài của đàn chuột ám chỉ đuôi sam dài mà người Tàu thời nhà Thanh phải mang. (Theo Maurice Durand)

Một số Niên hoạ của Trung Quốc đề tài đám cưới chuột

mi060208_9.jpg Niên hoạ Miên Trúc (Tứ Xuyên)

 

mi060208_10.jpg Niên hoạ Chương Châu (Phúc Kiến)

 

mi060208_11.jpg Tranh cắt giấy Thượng Hải

 

mi060208_12.jpgLão thử giá nữ, niên hoạ Dương Liễu Thanh (Thiên Tân)

 

mi060208_13.jpg Trong Tây Du Kí , thầy trò Đường Tăng với nghi trượng đứng một bên xem cảnh đám cưới chuột tưng bừng tiến vào “Hang không đáy”. Niên hoạ Thượng Hải.

 

mi060208_14.jpg Cô dâu chú rể chuột trên tem do bưu điện Canada phát hành năm Mậu Tí 2008

 

Tham khảo

  • Maurice Durand, Imagerie Populaire Vietnamienne, École Français d’Extrême-Orient, Paris 1960
  • Tranh dân gian Việt Nam, Nxb Văn hoá Dân tộc, Hà Nội 1995
  • Mạt Thanh niên hoạ (Thượng Hải đồ thư quán quán tàng tinh tuyển), Nhân dân Mĩ thuât Xbx 2000
  • Vương Thụ Thôn, Trung Quốc nhân dân niên hoạ bách đồ, 1988
  • Tô Châu Đào Hoa Ổ mộc bản niên hoạ, Giang Tô cổ tịch Xbx 1991

Websites:
- http://news.xinhuanet.com/ziliao/2004-01/16/content_1279748.htm
- http://yichan.folkw.com/www/guanzhu/115445419.html
- http://www.xueyou8.com/html/1/1-167470.html

© 2008 talawas

[1]Tranh mộc bản Niên Hoạ có sớm nhất ở Trung Quốc chính thức vào thời Tống, ghi chép trong cuốn Đông kinh mộng hoa lục (1072) rằng cứ cận dịp Tết nguyên đán, chợ búa nhộn nhịp bán tranh niên hoạ các vị Môn thần, Chung Quỳ trừ quỷ, đào bản và đào phù (tức bùa trừ tà bằng cách cắm cành đào trước cửa) cầu may mắn, sự bình an. Có hơn 10 khu vực làm tranh Niên hoạ có tiếng. Nhưng bốn dòng mộc bản Niên hoạ sản địa trứ danh và lớn nhất, gọi là “Niên hoạ tứ đại gia”: Tô Châu Đào Hoa Ổ, Thiên Tân Dương Liễu Thanh, Sơn Đông Duy phường Dương Gia Bộ, và Tứ Xuyên Miên Trúc. Về danh xưng tranh Niên hoạ mỗi thời mỗi nơi gọi cách khác. Cho đến năm 1850 danh xưng “Niên hoạ” mới xuất hiện lần đầu và được chấp nhận dùng làm danh từ chung. Kho tranh Niên hoạ được xem là lớn nhất do các nhà truyền giáo Pháp sưu tập được vào cuối thế kỉ 19 và đầu thế kỉ 20, tổng cộng hơn 3000 tấm, hiện tàng trữ ở Thư viện Thượng Hải.
[2] Câu chuyện thơ Nôm miêu tả gia đình chuột tất tả lo chạy lễ cưới cho con với đủ mọi lễ nghi tập tục. Và cũng phải lo lễ vật cho lão mèo để lễ cư
ới diễn ra êm xuôi. Nhưng thảm cảnh chỉ xảy ra sau khi vợ chuột sinh đẻ, lão mèo đã đến bắt sạch đám chuột con mới sinh.
[3] Câu chuyện cổ tích Trung Quốc về một lão chuột muốn gả con gái cho kẻ giàu có và quyền thế, tính đi tính lại chỉ thấy có lão mèo là chọn lựa vừa ý. Nhưng khi rước dâu về đến dinh thự của mèo, lập tức cô dâu trở thành bữa đánh chén ngon lành cho chú rể trước khi làm lễ cưới. Một dị bản khác của Trung Quốc (có lẽ nguồn gốc từ ngụ ngôn Ấn Độ): Bố mẹ chuột muốn gả con gái cho một chàng rể có sức mạnh nhất. Bắt đầu đi hỏi mặt trời, rồi tới mây, gió, và núi. Cuối cùng nhận ra là chỉ có họ chuột “nhà ta” mới là khoẻ hơn hết thảy.

 

Bức tranh "Chuột vinh quy" và "Đám cưới chuột" nói đến chu kỳ của quẻ Phục trong Kinh Dịch: "nhất dương sinh". Hệ mặt trời vượt qua cung Song Ngư và đi vào cung Bảo Bình, thuộc tính nổi trội của loài chuột, ý nghĩa này được khám phá ra khi bất ngờ xuất hiện sự kiện "giàn khoan 981 của Trung Quốc đi vào vùng biển Việt Nam" và mỗi người dân đang nợ trên đầu 1.000 USD, ngay khi mỗi đứa trẻ được sinh ra trên mảnh đất này bỗng trở thành "một con nợ rồi".

 

Thật lạ lùng! Nội dung tranh chỉ xuất hiện đúng thời điểm như một lời tiên tri của cổ nhân cách đây gần 1.000 năm, thời đại chuột.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bí ẩn quanh kim tự tháp lâu đời nhất ở Ai Cập

Được xây dựng tại Saqqara khoảng 4.700 năm trước, kim tự tháp bậc thang Djoser là kim tự tháp đầu tiên của người Ai Cập.

 

Djoser đôi khi được đánh vần là Zoser, (mặc dù thực tế ông được gọi là Netjerykhet) là vị vua triều đại thứ ba của Ai Cập. Người lập kế hoạch xây dựng kim tự tháp là Imhotep, tể tướng của triều đại sau đó đã được tôn sùng như một vị thánh nhờ các đóng góp của mình.

 

Kim tự tháp có nguồn gốc ban đầu là một lăng mộ Mastaba - một kiến trúc mặt bằng hình bình hành, trải qua hàng loạt công việc xây dựng đã hình thành một kim tự tháp cao 60 mét với sáu tầng được xây chồng lên nhau. Việc xây dựng kim tự tháp cần 11,6 triệu mét khối đá và đất sét. Các hầm bên dưới kim tự tháp tạo nên một đường dẫn dài khoảng 5,5km.

 

StepPyramidofDjoser.jpg
Kim tự tháp bậc thang Djoser là kim tự tháp lâu đời nhất Ai Cập.

Khu liên hợp

 

Kim tự tháp nằm ở trung tâm khu liên hợp rộng khoảng 15 hecta, được bao quanh bởi một tường đá vôi gồm 13 cánh cửa giả cũng như lối đi thực sự ở phía đông nam.

 

Một ngôi đền nằm ở phía bắc của kim tự tháp dọc với tượng đài của vị vua. Tượng đài được bao quanh bởi kiến trúc đá nhỏ được biết đến như là “serdad”. Phía nam của kim tự tháp là một cung điện được rào chắn xung quanh bởi một bệ thờ và các tảng đá. Rất nhiều các tòa nhà mặt tiền được xây dựng trong khu liên hợp, bao gồm một loạt nhà thờ nhỏ ở phía đông nam cũng như các sảnh đường bắc và nam ở phía đông kim tự tháp. Các cấu trúc phục vụ cho mục đích tôn giáo.

 

Ở phía đông nam của khu liên hợp, cạnh các nhà thờ nhỏ là một cung điện có lẽ được xây dựng dành cho vua tổ chức các lễ hội Hed - Seb ở thế giới bên kia. Ở phía nam cuối của khu liên hợp là một lăng mộ huyền bí với một nhà thờ nhỏ. Nó gồm hàng loạt các đường hầm bắt chước kiểu dáng các đường hầm được tìm thấy phía dưới kim tự tháp. Điều gì được chôn giấu ở đó là một điều bí mật.

 

hep-sed.jpg
Một nhà thờ nhỏ trong cung điện Hep-Sed ở kim tự tháp bậc thang Djoser

Lăng mộ của Vua

 

Bên dưới kim tự tháp bậc thang là một dãy hỗn tạp các đường hầm và căn phòng, trung tâm là một hầm sâu 28 mét ở dưới đáy là lăng mộ của vua Djoser.

 

Các công việc bảo tồn gần đây ở lăng mộ phát hiện các mảnh quan tài bằng đá granit của vị vua và tên của các nữ hoàng vẫn còn có thể đọc được.

 

Nhà Ai Cập học Zahi Hawass, nguyên giám đốc hội đồng di sản tối cao Ai Cập trong một đoạn video vào năm 2009 nói về công việc bảo tồn ở kim tự tháp: “Kim tự tháp bậc thang là kim tự tháp duy nhất trong triều đại cổ mà có mười một trong số các con gái của vua được chôn bên trong".

 

Hầm mộ ban đầu có thể được trang trí bởi khối đá vôi chứa các ngôi sao năm cánh tạo thành một trần đầy sao. Tuy nhiên, không biết vì lý do gì, việc trang trí này bị những người xây dựng dỡ bỏ thay vào đó là một phòng chôn bằng đá granit đơn giản hơn.

 

Đường hầm và cung điện dưới mặt đất

 

Hai lối đi dẫn tới hầm ngầm và chia ngả thành ba hướng. Ở đó chứa ba phòng trưng bày, một hầm nhỏ đặc biệt chứa đồ ăn, và một phòng chưa hoàn thiện có thể đã được xây dựng làm cung điện dưới mặt đất của thế giới bên kia.

 

Ba cánh cửa giả chứa các họa tiết cho thấy sự sùng bái tôn giáo của vua. Buồng được trang trí với hàng nghìn gạch vuông bằng sứ xanh bắt chước hình vẽ chiếu đan bằng sậy trong cung điện của nhà vua ở Memphis. Căn phòng ở bên dưới kim tự tháp này được hoàn thành một cách nhanh chóng.

 

Một hầm khác, bắt đầu ở phía bắc của kim tự tháp, chứa 40.000 bát đá, nhiều trong số đó thuộc về tổ tiên của vua. Các quan tài và các phần của hài cốt cũng được tìm thấy.

 

Sự bảo tồn ngày nay

 

Kim tự tháp bậc thang là một công trình không bền chắc với những dự đoán cho thấy rằng nếu không có công việc bảo tồn thì các hầm bên dưới kim tự tháp có thể sập và tượng đài có thể mất đi một phần đáng kể trong một vài thập kỉ nữa.

 

Người Ai Cập đã bắt đầu nỗ lực bảo tồn di sản nhiều năm trước và gần đây Cintec, một công ty xây dựng Anh đã được huy động để hỗ trợ nỗ lực bảo tồn. Họ sử dụng các túi khí lớn để nâng đỡ mái kim tự tháp trong khi thực hiện các công việc sửa chữa cấu trúc kim tự tháp.

 

Sự vinh danh

 

Với việc xây dựng kim tự tháp bậc thang, Imhotep cuối cùng được sùng bái như một vị thánh. Nhà Ai Cập học Marc Van De Mieroon viết trong cuốn sách “Lịch sử của Ai Cập cổ đại” của mình rằng vua Djoser dành cho Imhotep một đặc ân, cho phép tên và danh hiệu của ông được khắc vào nền tượng đài vua.

 

Một số hình ảnh kim tự tháp bậc thang

 

dsteppyramid2-5.jpg

 

dsteppyramid2-6d.jpg

 

dsteppyramid2-1.jpg

 

dsteppyramid2-3a.jpg

 

dsteppyramid2-9.jpg

 

Con đường đá tảng hình con rắn - Kim tự tháp có 6 bậc (biểu tượng 6 ngôi sao Nam Cực - chòm sao Chữ Thập - biểu tượng của thần Chết Osiris)

dsteppyramid2-10.jpg

 

imhotep-djoser-pyramid.jpg

 

1-5-2014-a-5.jpg

 

Các kim tự tháp bậc thang kiên cố đã được tìm thấy tại nhiều nơi ở Ai Cập, và hầu như có hình dạng đồng nhất, theo trưởng nhóm dự án khảo cổ là chuyên gia Gregory Marouard của Đại học Chicago (Mỹ).

 

Nhận xét:

 

- Kim tự tháp xưa nhất của Ai Cập chính là kim tự tháp bậc thang Djoser, có niên đại khoảng 2600 TCN, tức muộn hơn thời kỳ Hùng Quốc Vương - Lạc Long Quân - Kinh Dương Vương 2879 TCN ước khoảng 250 năm.

 

- Kim tự tháp Djoser có 6 bậc, biểu tượng 6 ngôi sao của chòm sao Nam Cực - chòm sao Chữ Thập - biểu tượng của thần Chết Osiris. Truyền thuyết chép rằng Osiris là vị thần trí tuệ, người trao truyền khoa học, lịch pháp, thiên văn, phương pháp nông nghiệp... cho mảnh đất Ai Cập.

 

- Truyền thuyết viết thần Osiris sẽ phục sinh trở lại và giải cứu thế giới cùng với Ai Cập, và Ai Cập sẽ trở lại thời đại huy hoàng như xưa.

 

- Cuốn sách nổi tiếng nhất của thần Osiris là "Sách của Cõi Chết", đã bị thất truyền và hiện được lưu giữ dưới đáy dòng sông Nile, do một con rắn hổ mang chúa canh giữ, con rắn này bất khả chiến bại, không bất kỳ ai có thể chiến thắng được nó.

 

- Cổ văn Ai Cập chép rằng: Đất của các vị thần giúp cho Ai Cập phát triển vượt bậc phải vượt qua vài biển về phương Nam mới tới được, cũng thường gọi là "mảnh đất trầm hương" (trầm hương dùng trong tế tự, "mảnh đất tế tự") -> đấy chính là nước Văn Lang có bộ Chămpa với "cây Gió" có trầm nổi tiếng nhất thế giới. Chúng ta cũng đã từng biết sự kiện: "Chu Công nói: phương Nam không thể đánh".

 

Biểu tượng của thần Chết Orisis là thánh giá đầu vòng Anhk (dịch nghĩa là: "Chìa khóa của sự sống"), cũng là hình ảnh của chòm sao Nam Cực và được lấy làm biểu tượng của Thần đạo Ai Cập, còn loài hoa biểu tượng cho Ai Cập là bông hoa súng xanh và thần Osiris hài nhi sẽ phục sinh từ bông hoa súng xanh này.

 

Thánh giá đầu vòng Ankh

e-350gpw-ankh-symbol-of-life.jpg

 

Trên chiếc Ankh này, chúng ta thấy hình con bọ hung có cánh đẩy mặt trời lên - biểu tượng cho mặt trời mọc, hàm ý mặt trời từ cung Song Ngư sẽ chuyển sang cung Bảo Bình. Con bọ hung thể hiện thời đại cung Song Ngư là thời đại của hung tàn, bạo tàn.

 

Bông hóa súng xanh mọc lên từ biển nước nguyên thủy vũ trụ, tức vũ trụ nguyên thủy, hai con rắn biểu tượng cho Âm Dương, Bắc Nam, dòng chảy của thời gian, tức điểm phân chia giữa cung Song Ngư và cung Bảo Bình.

 

Rắn hổ mang bành và chim kên kên biểu tượng cho Bắc - Nam Ai Cập, cũng là biểu tượng cho thần vô hình Amun và nữ thần mẹ Mut.

 

Thần sáng thế Atum

dj02.jpg

 

- Thánh giá đầu vòng Ankh cũng chính là trục xương sống của thần Osiris, cổ văn gọi là "chiếc thang lên trời", trong văn hóa Văn Lang đó chính là trục Tam Thế, trục Vũ trụ.

 

- Thần Chết Osiris và vợ là nữ thần mắn sinh Isis, sinh một người con trai là thần vũ dũng Horus - biểu tượng kỵ vật là con chim cắt.

 

Gia đình thần Osiris - Isis - Horus

Egypte_louvre_066.jpgegypt_isis_osiris.jpg

 

Thần Horus có 4 người con, tượng trưng cho 4 phương còn thần Horus ở trung tâm, biểu tượng là con mắt thứ 3 giữa trán, còn con mắt trái là biểu tượng của thần mặt trời Ra, con mắt phải là biểu tượng thần Chết Osiris.

 

Bốn người con của thần Horus

golden-sons-of%20horus.jpg

 

Cái bàn có trục đứng ở giữa là bàn xoay gốm, nơi mà thần mặt trời Ra tạo ra hình hài con người từ đất sét, còn vợ của ông - nữ thần bầu trời Hathor tạo ra linh hồn con người. Kinh Thánh viết Chúa Trời tạo con người từ đất sét chính là bắt nguồn từ câu chuyện này, nó bắt buộc phải mang tính lưỡng hợp Âm Dương, nhưng còn thiếu ý nghĩa "linh hồn" là do người phụ nữ tạo ra, vì thế nó thọt giò.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đường Tăng! Anh là ai?

 

Năm mà một

Tây du ký là câu chuyện trường thiên về hành trình qua phương Tây thỉnh kinh của năm thầy trò: Tam tạng, Tề thiên, Bát giới, Sa tăng, và con ngựa trắng.

Thông thường, người ta sơ ý, chỉ kể có bốn, quên đi con ngựa, nguyên là con rồng ngọc (ngọc long), thái tử thứ ba, con của Tây hải Long vương Ngao Nhuận. Quên kể đến ngựa rồng, phải chăng vì vai trò đỡ chân cho Đường tăng của ngọc long tam thái tử hình như có vẻ lu mờ? Hay quên kể, vì không thấy ở Tây du ký tản mác ẩn ngữ nơi này, rải rác ẩn dụ nơi kia, mà ngòi bút của Ngô Thừa Ân đã ung dung viết như giỡn chơi, như bông đùa, mà ý hàm tàng thì rất thực. Và nên hiểu chỗ thực trong cái hư của Tây du ký, nét nghiêm trang trong vẻ bỡn cợt của Ngô Thừa Ân như thế nào?

Tây du ký là truyện xuất thế gian, do đó không có dấu ấn của Nho giáo, vì Nho giáo về cơ bản là đạo nhập thế, thuộc phạm vi hình nhi hạ học mà ngày nay Cao Đài gọi là ngoại giáo công truyền (exoterism).

Đọc Tây du mà bảo Ngô Thừa Ân có cái gọi là tư tưởng chống Trời, chống thiên tử, tức là đã quên đi ngay từ ban đầu câu chuyện xuất gia, thỉnh kinh vốn đã hàm ngụ ý ngoại thế gian pháp.[1]

Tây du nào có chống ai đâu, vì Tây du là câu chuyện ngụ ngôn, đem chuyện thỉnh kinh để diễn bày tư tưởng thiền học giải thoát trong đạo Lão, đạo Phật, thuộc phạm vi hình nhi thượng học mà ngày nay Cao Đài gọi là nội giáo tâm truyền (esoterism).

Muốn đọc Tây du, hiểu Ngô Thừa Ân, cần thiết biết đọc giữa hai hàng chữ, nắm lấy bốn chữ ý tại ngôn ngoại (ý ở ngoài lời).

Như chép ở kinh Viên giác, Phật bảo lấy ngón tay chỉ trăng, nếu đã thấy mặt trăng thì có thể biết rằng phương tiện để chỉ trăng rốt cuộc chẳng phải là mặt trăng. Trang tử khuyên: «Có nơm vì cá, đặng cá hãy quên nơm. Có dò vì thỏ, đặng thỏ hãy quên dò. Có lời vì ý, đặng ý hãy quên lời.»

Thế thì, vượt lên trên mọi hư cấu văn chương của Tây du ký với tài hí lộng chữ nghĩa của Ngô Thừa Ân, cuộc thỉnh kinh của Đường tăng thực chất là chi? Đường tăng là ai đó? Nước Thiên Trúc với chùa Lôi âm ở đâu?

Sẽ là sửng sốt nếu nói rằng Đường tăng vẫn còn đang thỉnh kinh dù đã thỉnh kinh xong rồi từ vạn cổ. Tề thiên đã hàng phục xong thiên ma vạn quỷ, đã cởi được kim cô niệt đầu, đã được Phật tổ tán thán là Đấu chiến thắng phật ở giữa bửu điện trang nghiêm của chùa Lôi âm, nhưng Tề thiên vẫn còn đang và vẫn sẽ còn tiếp tục vất vả đánh nhau với yêu tinh ma quái. Mãi mãi cuộc chiến đấu vẫn chưa xong. Tề thiên nào đã thành phật? Tề thiên nào chưa thành phật? Yêu ma nào đã quy hàng? Yêu ma nào còn chưa ngừng dấy động phong ba? Nước Thiên Trúc với chùa Lôi âm không ở về phương Tây, và cũng không phải là một địa danh trên bản đồ kim cổ. Vậy, cuộc thỉnh kinh đi về phương trời nào viễn xứ?

Nên ta thử hỏi lớn tiếng rằng: Đường tăng! Anh là ai? Câu hỏi ấy phải chăng xấc xược? Sao lại dám xưng hô với Đường tăng là... Anh? Ta cứ hỏi nữa: Đường tăng! Anh là ai?

Cũng là ta hỏi chính ta đó thôi. Mỗi một người trong chúng ta đều là Đường tăng. Mỗi thời đại của quá khứ, hiện tại và vị lai đều có Đường tăng, đều vẫn đã, đang và sẽ còn tiếp tục thỉnh kinh. Cuộc thỉnh kinh chính là hành trình đầy trắc trở của mỗi người trong chúng ta truy tầm Chân lý - tìm cái mà Lão tử gượng cho là Đạo, gọi tên là Xích tử chi tâm, Phật mệnh danh là Bổn lai diện mục, và Cao Đài ngày nay bảo là Nhân bản hay Thượng đế tính - vốn dĩ đã sẵn tàng ẩn trong mỗi con người.

Đi về đâu để có được Chân lý đó? Thiên Trúc ư? Hà xứ tại? Thưa rằng nước Thiên Trúc ấy nào có đâu xa và con đường thỉnh kinh cũng chẳng phải là hành trình từ phương Đông qua phương Tây diệu vợi. Vương Dương Minh bảo: Vũ trụ là tâm ta, tâm ta là vũ trụ. Ngô Thừa Ân ám chỉ: Thiên Trúc là thân ta, thân ta là Thiên Trúc. Kinh báu chùa Lôi âm là hình ảnh tượng trưng cho Chân lý, nó nằm trong tự thân nội thể con người. Cuộc thỉnh kinh vì vậy là con đường quy hướng về nội tâm của mỗi người, là hành trình phản tỉnh nội cầu, quay lại nhìn vào chính nội thân của mình, tìm thấy trong chính ta cái chân lý: Người là một thiêng liêng tại thế, cùng với Trời đồng thể linh quang (ánh sáng thiêng liêng).

Do đó phải nói rằng bộ phim Tây du ký hai mươi lăm tập của nữ đạo diễn Trung Quốc Dương Khiết đã rất tài tình khi nhạc mở đầu cho phim là bài hát «Con đường nào ta đi...» Con đường thỉnh kinh là đường trở về nội tâm. Trên con đường cô đơn đó, ta là Đường tăng, và ta cũng là Tề thiên, Sa tăng, Bát giới, long mã. Như vậy cuộc thỉnh kinh phải bắt buộc đủ bộ năm thầy trò. Thiếu một là không được! Nhưng năm mà một: là một con người với năm phương diện.

Long mã

Con ngựa mà vua Đường cấp cho Đường tăng bắt buộc phải chết đi, để đem thay bằng ngựa thần, ngựa rồng. Ngựa là xác thân. Ngựa thần là xác thân cương kiện. Một tinh thần minh mẫn trong một xác thân tráng kiện. Con người đi tìm Chân lý, tìm Đạo, cần có xác thân vững vàng, khoẻ mạnh. Không có ngựa tốt thì Đường tăng không tới được Lôi âm. Người mà thể xác bịnh hoạn, tinh thần ươn hèn thì làm sao có thể quyết tâm chiến đấu để đạt tới Chân lý, đạt Đạo?

Sa tăng

Sa tăng là tánh cần cù, nhẫn nại. Ngô Thừa Ân bắt Sa tăng phải nhọc nhằn gánh hành lý là lẽ ấy. Tề thiên mấy bận giận Thầy, mấy phen đào nhiệm, từng quay về Thủy liêm động quê xưa; Bát giới nào có thua, đã trăm lần ngàn lượt cứ lẻo nhẻo đòi chia của, rồi mạnh ai đường nấy, chàng về cố thổ lấy vợ cho xong. Chỉ riêng có Sa tăng suốt cuộc hành trình thiên ma bách chiết, vào yêu ra quỷ, một lòng một dạ quảy hành trang tiến tới. Không một lời thối lui. Không một lòng biến đổi. Sa tăng là hình ảnh của tinh tấn, trì thủ, tâm bất thối chuyển. Dù khó khăn đến đâu, đã quyết rồi, thì cứ đi tới. Khí giới của Sa tăng vì thế là bảo trượng có đầu dẹp và bén nhọn, để mà dễ dàng găm chặt vào, ghim chặt vào. Chí đã định rồi thì không biến đổi, lòng đã quyết rồi thì chẳng chuyển lay. Pháp danh của Sa tăng vì thế là Ngộ tịnh: tịnh để mà khắc chế cái động, cái chưa thanh tịnh; tịnh để mà kham nhẫn, chịu đựng.
 

satang.jpg

Sa tăng

batgioi.jpg

Bát giới

Bát giới

Bát giới là tánh tham. Tham ăn, tham ngủ, tham của, tham sắc và tham nịnh nọt cho được lợi về mình. Khí giới của họ Trư vì thế phải bắt buộc là đinh ba, là cào cỏ, để mà vơ vào cho nhiều, cho vừa lòng tham dục. Bát giới là sự tập hợp những bản năng rất vật dục và tầm thường nơi con người. Có lẽ vì thế mà pháp danh của chàng là Ngộ năng.[2]

Tề thiên

Tề thiên là trí, lý trí. Bộ phim Tây du của nữ đạo diễn Trung Quốc Dương Khiết cho thấy đạo diễn dường như đã hiểu được vai trò quan trọng của Tề thiên. Lý trí phải dẫn dắt, phải soi đường cho hành động. Thế nên, trong phim, luôn luôn vai Tề thiên đều đi trước, để dẫn đầu mấy thầy trò.

Lý trí ưa nổi loạn, ngang tàng phách lối, chẳng chịu thua kém nhường nhịn ai. Cho nên Tề thiên coi mình to ngang với Trời (Tề thiên: bằng Trời), và muốn lên trời xuống biển, quậy phá đều làm được tất, không chút đắn đo, chẳng hề ngần ngại. Đối với Trời vẫn tự xưng «Lão Tôn» là tánh kiêu căng. Trước mặt Trời vẫn nghinh ngang, đứng xổng lưng không chịu quỳ, ăn nói lôi thôi bất kể tôn ti trật tự, đó là tượng trưng cho đầu óc duy lý của những người muốn phủ nhận Thượng đế.

Lý trí ưa phân biện, cho nên Tề thiên mới có con mắt lửa tròng vàng, nhìn một cái là thấy rõ bản chất và hiện tượng, biết ngay ai đúng là căn tiên cốt phật, ai đậy che dáng quỷ hình ma. Lý trí cũng thích đả phá, ưa đả kích, cho nên khí giới của Tề thiên phải là thiết bổng (gậy sắt), để mà đập phá. Pháp danh của Tề thiên vì thế là Ngộ không: Không (sunyata) để mà siêu vượt lên mọi đối đãi của thế giới sắc tướng và thế giới phi sắc tướng.

Lý trí, tư tưởng đã suy xét, đã vận động thì ôi thôi, thiên biến vạn hóa. Cho nên thiết bổng của Tề thiên khi nặng thì nặng vô cùng, mà lúc nhẹ thì nhẹ hơn mảy lông, muốn to nhỏ ngắn dài tùy ý, nhét gọn lỗ tai cũng xong, thế nào cũng được. Đó cũng là tư duy, ngôn ngữ, lý lẽ của con người. Hay cũng nó. Dở cũng nó. Bóp méo, vo tròn đều được cả. Đó vốn là nghề của chàng.

Lý trí vì những «thuộc tính» như thế nên cần thiết phải được uốn nắn luôn luôn cho hợp với kỷ cương, khuôn phép. Tề thiên bởi vậy mà phải đội kim cô. Tuy nhiên, khi về tới chùa Lôi âm, thành phật rồi, không cần cởi, vòng kim cô tự lúc nào đã biến mất. Cái trí con người khi đã thuần dưỡng thì không cần kỷ luật nó vẫn vận động đúng. Giống như trẻ con mới đi học, tập viết phải có giấy kẻ hàng đôi, đến chừng lớn lên viết giỏi rồi, giấy chẳng vạch hàng kẻ ô vẫn dễ dàng viết ngay ngắn.

Cái trí của con người còn có một đặc điểm là xẹt rất lẹ, phóng rất nhanh, cực nhanh. Ngồi ở Sài Gòn mà có thể lan man nghĩ ngợi tới tận đâu đâu, như chu du năm châu dạo cùng bốn biển; chuyện mấy chục năm quá khứ, chớp mắt một cái là cả cuốn phim dĩ vãng trường thiên vùn vụt hiện về. Diễn tả ý này, truyện Tây du bảo Tề thiên có được phép cân đẩu vân, «mỗi cân đẩu vân đi được mười vạn tám nghìn dặm» [TDK I 1982: 63]. Con số 108.000 dặm ngoài ý nghĩa tượng số học [3] còn nhằm ám chỉ tốc độ khủng khiếp của tư tưởng con người.

ngokhong.jpg

Ngộ Không

DuongTang.jpg

Đường Tăng

Đường tăng

Đường tăng là con người có lòng từ bi, nhân hậu, bao dung, có quyết tâm tu hành vượt qua muôn vàn cám dỗ. Truyện Tây du chưa lột được cái đấu tranh ghê gớm của Đường tăng ở Tây Lương nữ quốc và khi chàng rơi vào tay yêu nữ động Tỳ bà [TDK VI 1988: 88-92, 108-109], thì bộ phim Tây du của Trung Quốc đã dàn dựng rất đạt những thử thách này. Đường tăng trong hai đoạn phim ấy hoàn toàn là một con người bằng xương bằng thịt, có giới hạn mà bản thân Đường tăng không thể vượt qua, nếu không được Tề thiên giải cứu kịp thời.

Đường tăng còn có tánh phàm, u mê, nhu nhược, ba phải. Đọc truyện hay xem phim Tây du ai cũng dễ thấy ghét... chàng. Một trăm lần Tề thiên cản: Yêu ma đấy, Thầy chớ có cứu. Và đủ một trăm lần Đường tăng cãi, cứ cứu, để rồi mắc nạn vương tai. Đó là nhận giặc làm con vì sự nhận thức của cảm tính không biết nghe theo tiếng gọi sáng suốt của lý trí.

Đường tăng cứ lặp đi lặp lại những sai lầm của mình, và không có sai lầm nào giống sai lầm nào. Con người cũng thế, cứ đi từ sai lầm này đến sai lầm khác mà thôi, nếu không nghe theo lý trí, lương tâm mà chỉ biết chìu theo vọng tâm, tình cảm nhất thời.

Trong các đệ tử, Đường tăng thường «cưng» ai nhứt? Chàng vốn tỏ ra cưng Bát giới hơn cả. Bát giới tượng trưng cho các bản năng dục vọng tiềm tàng trong tâm mỗi người; vậy, phải chăng chính ta, ta vốn vẫn thường có xu hướng nhắm mắt đưa chân, phớt lờ cái lẽ đúng mà nuông chìu theo thói hư tật xấu của mình?

Trong Tây du, luôn luôn xảy ra những mâu thuẫn có khi gay gắt giữa Tề thiên và Đường tăng, khiến cho thầy trò phải mấy phen chia lìa, thậm chí ngay khi Tề thiên mới bái Đường tăng làm sư phụ xong mà đã vội giận dữ bỏ đi [TDK II 1982: 84]. Đó cũng là cách biểu tượng hóa những đối nghịch giữa lý trí với tình cảm, cảm tính.

Cà sa và tích trượng

Đường tăng rõ ra là lương tri, nhưng tiếng nói của lương tri nhiều khi quá yếu mềm trước những sức mạnh đối kháng. Ngoài cái lý trí (là Tề thiên) chống đỡ, bảo vệ, Đường tăng còn cần phải được trang bị thêm hai phương tiện hữu hiệu để hộ thân, tự vệ. Đó là cà sa và tích trượng.

Cà sa là áo giáp chở che, tích trượng để thêm sức cho đôi chân vững vàng trụ lập. Cà sa và tích trượng ấy chính là đạo đức chân chánh của con người. Có đạo đức, con người đủ khả năng tự phòng thủ, tự bảo vệ mình khỏi sa chân vào tội lỗi lạc lầm, tránh xa được sự trừng phạt của ngục hình đày đọa. Cho nên, khi Phật tổ Như lai sai A nan và Ca diếp mang áo cà sa gấm và tích trượng chín vòng trao cho Quan âm Bồ tát, đã dặn dò rằng: «Tấm áo cà sa và cây gậy này đưa cho người lấy kinh dùng. Nếu người ấy (...) mặc tấm áo cà sa của ta, thì thoát khỏi luân hồi; cầm gậy tích trượng của ta thì không bị hãm hại.» [TDK I 1982: 190]. Và khi ở kinh thành Trường An, giải thích chỗ quý báu của cà sa, Quan âm Bồ tát cũng bảo: «Mặc tấm áo cà sa của ta thì không bị đắm chìm, không sa địa ngục, không gặp tai ương ác độc, không bị hoạn nạn sói lang.» [TDK II 1982: 36]

Trong bộ phim Tây du hai mươi lăm tập của Trung Quốc, nữ đạo diễn Dương Khiết có lẽ đã hiểu tường tận ý nghĩa cà sa là áo giáp đạo đức hộ thân, cho nên rất tài tình khi dàn dựng cảnh yêu nữ động Tỳ bà quyến rũ Đường tăng sa vào sắc dục. Lúc ấy Đường tăng như trong cơn mộng du, lảo đảo bước gần tới vòng tay yêu nữ đón mời, và mảnh cà sa đỏ rực bỗng nhẹ tênh, vuột bay khỏi thân Đường tăng. Còn tấm áo, Đường tăng còn an ổn; áo vuột rơi rồi, tội lỗi mở cửa chực chờ. Đạo đức mất đi, cái xấu chen vào.

Yêu tinh

Yêu tinh quỷ quái hằng hà sa số cản đường ngăn lối cuộc thỉnh kinh cũng là những thói hư tật xấu của chính ta. Yêu tinh có hai loại. Có thứ là giống chồn cáo, rắn rít, cọp beo... biến thành. Hình ảnh này là ẩn dụ con người luôn luôn đương đầu với cái xấu, cái ác, các nghịch cảnh từ bên ngoài tác động vào bản thân. Loại yêu quái này luôn luôn bị Tề Thiên đập chết, không ai cứu chúng. Trên nẻo đường truy cầu Chân lý, tìm Đạo, con người phải dũng mãnh, nghị lực, quyết tâm san bằng mọi trở lực, chướng ngại ngoại lai để đạt cho kỳ được cứu cánh chân lý của mình. Dứt khoát không khoan nhượng.

Nhưng... lại kỳ quặc hơn, có thứ quỷ quái mà Tề Thiên vừa vung thiết bổng định đập chết, thì liền có tiên này phật kia hiện ra cản lại, xin tha mạng chúng để rồi mang về thượng giới quản lý. Loại yêu này xét lý lịch đã rõ, vốn là các con thú con vật mà các vị ở cõi trời nuôi giữ, chẳng may để sổng, nên chúng lẻn xuống trần làm tinh ma quái quỷ.[4] Có người xem phim hay đọc truyện Tây du, gặp những chỗ như vậy, liên hệ gần xa rồi nhếch miệng cười: Tưởng sao, cũng là một kiểu «xử lý nội bộ»!

Loại yêu có «ô dù» cỡ bự như vừa nói, chính là cái xấu, cái ác, cái chướng ngại cản ngăn nội tại. Chúng nằm trong chính ta, và là một phần của ta. Giết chúng đi là giết ta ư?

Một hình ảnh hai cuộc đời

Phật bảo: Hồi đầu thị ngạn. Quay đầu nhìn lại sẽ thấy ngay bến bờ giác ngộ. Buông dao đẫm máu xuống, mười tám ông ăn cướp lập tức hóa ra thập bát la hán. Con người là một hình ảnh hai cuộc đời. Trong ta là sự tồn tại của hai mặt đối lập lẫn nhau. Ta là Giê-xu mà ta cũng là Lu-xi-phe chúa quỷ. Ta là Thích ca, Lão tử mà ta cũng thừa sức bày trò ngạ quỷ, giở thói súc sanh. Trong ta vừa có thiên đàng, niết bàn cực lạc, vừa có cả hỏa ngục, a tỳ.

Trong cuộc chiến đấu để đạt tới Chân lý, con người có thể chuyển hóa cái ác thành cái thiện. Hôm trước còn là Hồng hài nhi hung tợn, khoái ăn thịt người thì hôm sau đã là Thiện tài Đồng tử trang nghiêm, cung kính hầu cận một bên Quan âm Bồ tát.[5] Bữa nọ còn làm yêu quái tụm bầy chận đường bắt người cướp của, ăn tươi nuốt sống, thì bữa nay đã thành voi thần, sư tử thánh đỡ chân cho Phổ hiền và Văn thù Bồ tát nơi cõi phật [TDK VIII 1988: 173-174].

vanthu.jpg

Văn Thù

phohien.jpg

Phổ Hiền

Tánh tham là xấu, nhưng thay vì tham cái vị kỷ đê hèn, biết tham làm cái vị tha ích quốc lợi dân, thì tham ấy Chúa, Phật cũng tham. Tánh sân giận đáng chê, nhưng thay vì cái giận khí huyết của lòng ty tiểu, biết giận cho cái bất bằng chính nghĩa, thì giận ấy Lão Đam, Khổng tử cũng xá dài bái phục.

Phân biệt hai hạng yêu tinh nội tại và ngoại lai như thế, người đọc truyện Tây du thử gẫm lại vì sao luôn luôn khi Tề thiên gặp yêu quỷ đều tróc Sơn thần, Thổ địa để truy tầm ngọn nguồn, gốc tích con yêu ở đâu. Cho dù đang thua sức lũ yêu, mà một khi đã nắm chắc lý lịch của chúng rồi thì trăm lần đánh là trăm lần thắng. Chuyển bại thành thắng là sau khi đã điều tra, xác minh lý lịch xong xuôi. Sao lạ vậy? Cái xấu, cái ác vốn muôn đường nghìn lối, thiên hình vạn trạng. Con người phải biết nó từ đâu tới, do đâu mà ra. Như thầy thuốc giỏi, trị bịnh phải biết trị tận gốc chứ không trị ngọn.
 

sonthan.jpg

Tề thiên tróc Sơn thần và Thổ địa

Đi tìm nghịch lý

Tây du thoạt xem, tưởng đâu rặt chuyện nghịch lý, vô lý. Tại sao Tề thiên náo loạn thiên cung, cõi trời nghiêng ngửa, vậy mà lắm phen cam đành thất điên bát đảo với lũ yêu ma? Tề thiên không ngán Lão tử, thế sao chẳng trị nổi con trâu xanh của Lão tử sổng chuồng ở núi Kim Đâu? [TDK V 1988: 227-247; TDK VI 1988: 5-51]

Tề thiên tuy có con mắt lửa tròng vàng, nhìn một cái biết ngay chân tướng yêu ma nhưng không phải luôn luôn đều dễ dàng chế ngự được yêu ma. Phải lắm phen cất công đi tìm phật, tiên, bồ tát cứu nạn. Bồ tát và phật tiên trong Tây du tượng trưng cho đạo đức chơn chánh. Vậy, phải chăng lý trí tuy có khả năng xét suy phân biện phải trái rạch ròi, nhưng chưa đủ mạnh mẽ? Đối với tha nhân, sửa chữa cái xấu, cải tạo cái ác có khi không bằng lý lẽ, hay sức mạnh, mà phải cảm hóa bằng đạo đức nghĩa nhân. Còn với chính bản thân, có những cái xấu, cái ác mà lương tri, lương tâm đã tự biết là xấu, là ác, là không nên nhúng tay vào, nhưng con người lại quá yếu đuối, thường không đủ sức cưỡng lại nổi những ham muốn mãnh liệt, đành buông xuôi. Khi đó, chỉ còn có nhân nghĩa đạo đức là chiếc phao cuối cùng cho khách hồng trần bấu víu để khỏi đắm chìm trước cơn phong ba bão táp của hải hà dục vọng.

Phật tiên hay Thượng đế cõi trời còn là hình ảnh biểu tượng của chính đại quang minh, của đại nhân quân tử. Yêu ma quỷ quái là phản diện, tiêu biểu cho tiểu nhân, giả trá, lọc lừa. Tề thiên vốn không từng lép vế với cõi trời mà lại nhiều phen chịu ngậm hờn cùng lũ quỷ. Trong cuộc đấu tranh của con người với con người, từ nghìn xưa đến nay, soi gương kim cổ, phải chăng ai cũng thấy rằng ta không sợ đấu lý, đấu tranh với người biết điều, đại độ, chính trực, mà ta lại đều phải sợ giáp mặt cùng kẻ hẹp hòi, ngu dốt, chấp nê. Hai mặt trận với hai đối thủ rõ ràng khác biệt!

Đọc Tây du hóa ra không phải đọc Tây du, mà là đọc lại chính ta. Ngô Thừa Ân hóa ra không phải Ngô Thừa Ân mà là mật ngữ siêu thoát của Lão, Phật. Ngô là họ Ngô; Thừa là thừa hưởng, thọ nhận; Ân là ân sâu đức cả. Ai xưa kia đã thọ hưởng được cái học của thánh hiền mà giác ngộ, không nỡ đem giấu làm của báu tư riêng, nên lấy cuộc văn chương, mượn trò chữ nghĩa bày truyện Tây du? Thọ nhận ân Ai mà Ngô Thừa Ân muốn đáp tạ ân Ai?

Kiếp tằm đem trả nợ dâu,
Mượn lời huyễn tưởng diễn câu diệu huyền.
Ngỡ rằng ma quái thần tiên,
Nào hay rốt lại nhãn tiền chính ta.
Cuộc chơi sực tỉnh giang hà,
Mực đen giấy trắng gọi là nhân duyên.
 

LÊ ANH DŨNG

(26.8.1991 – 01.01.1995)

[1] Ở đây, khi nói Tây du ký là truyện xuất thế gian, và câu chuyện xuất gia thỉnh kinh hàm ngụ ý ngoại thế gian pháp, thì nên hiểu hai chữ xuất thế theo nghĩa là một phương diện trên con đường tu học để hành đạo độ đời. Xuất thế để mà có đủ bản lĩnh nhập thế, biết vượt lên cuộc đời dù vẫn lăn lóc giữa cuộc đời trần cấu.

Pháp bảo đàn kinh chép lời Lục tổ Huệ Năng dạy rằng: «Phật pháp tại thế gian, bất ly thế gian giác. Ly thế mịch bồ đề, cáp như cầu thố giác.» Nghĩa là, phương pháp tu của Phật nhằm tìm sự giác ngộ ngay trong cõi đời; nếu như rời bỏ cuộc đời mà tìm cầu giác ngộ, việc ấy là ảo tưởng, ví như đi tìm sừng thỏ vốn là thứ không có thực trong đời.

Đạo Lão và Cao Đài cùng bảo: «Dục tu thiên đạo, tiên tu nhân đạo. Nhân đạo bất tu, thiên đạo viễn hỹ.» (Muốn tu đạo giải thoát trước tiên hãy lo tròn đạo làm người. Không tròn đạo người thì đạo trời hãy còn xa xôi lắm.)

[2]Xem Phụ lục 5: Nói chuyện Trư Bát giới.

[3]Xem bài Ngọn gió trong lò.

[4]Theo [TDK VII 1988: 98-139], đặc biệt có một con yêu rất lạ đời, nguyên là tên tiểu đồng lông mày vàng giữ chiếc khánh vàng của Phật Di lặc. Thích chơi trội hơn lũ yêu ma khác, y lẻn xuống trần mạo xưng là Hoàng mi Lão phật, lập chùa Lôi âm giả, cũng chiêu tập quỷ quái lớn nhỏ về giả làm la hán, kim cang, yết đế, bồ tát... để lừa Đường tăng vô chùa bái lạy thì bắt giữ.

Đối với hành giả tu thiền, tình tiết này rất lý thú; nó cảnh giới người tu chân chính đừng nên vọng cầu phật ở ngoài thân. Trong lúc đang công phu hành thiền mà lỡ có thấy chư phật xuất hiện thì hãy coi chừng đó là ma cảnh ám chướng phá hoại chánh giác chánh định. Đó là lý do vì sao xưa kia có thiền sư đã nêu một phương châm thoạt nghe mà rởn mình: Gặp phật giết phật, gặp tổ giết tổ (Phùng phật sát phật, phùng tổ sát tổ).

 

Sa Tăng thể hiện cái "Ý" của mỗi con người, tại một thời điểm sẽ hành động theo "Ý" của mình, "Sa Tăng" còn ý nghĩa chính là "Satan" trong Kinh Thánh Do Thái, hàm ý ma quỷ cũng chính là từ cái "Ý" của con người mà ra, chứ làm quái gì có ma quỷ từ đâu mà tới, do các vị "thánh cha cố" này (dùng ngôn từ một cách phát chướng) bày trò chỉ ra chúng nó đang là!. Thường được gọi lả "trò chơi của con người" khi dùng "thương hiệu" của thế giới vô hình thành của mình: "Ta - đại diện Thượng Đế thứ nhất, thứ nhì...".

 

Qua đó, chúng ta thấy tác giả (!- 1308) Tây Du Ký đã đọc Kinh Thánh rồi, đặc biệt trong truyện Tây Du Ký cũng nói về sự kiện chấn động thế giới thời bấy giờ khi Hồi giáo phá hủy toàn bộ các công trình kiến trúc, kinh sách tích lũy trong hàng nghìn năm và giết hại hầu hết sư sãi của học viện Nalanda nổi tiếng của Phật giáo tại Ấn Độ - nơi mà pháp sư Huyền Trang (602-664) đã từng tới tu học. Vậy thì, tác giả có lẽ đã "cố gắng" phải đọc cho được Kinh KoranKinh Thánh, để rồi chỉ lấy mỗi ý nghĩa của quỷ Satan đưa vào sách?.

 

nalanda-university-9190-1410229631.jpg

 Di tích trường Nalanda. Ảnh: Nalanda University.

 

Đại học Nalanda thành lập lần đầu tiên vào thế kỷ V và là trung tâm đào tạo Phật học mang tầm quốc tế lâu đời nhất thế giới. Nhà sư Đường Huyền Trang từng theo học tại đây trong 15 năm vào thế kỷ VII. Hành trình đi lấy kinh Phật của sư Huyền Trang sau đó đã trở thành nguồn cảm hứng cho tiểu thuyết kinh điển Tây Du Ký, sau này được chuyển thể thành bộ phim cùng tên được trẻ em khắp thế giới yêu thích.Trường Nalanda bị đội quân Hồi giáo người Turk phá hủy và buộc phải ngưng hoạt động từ năm 1193.

 

Pháp sư Huyền Trang

Xuanzang_w.jpg

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

MẮT ĐỎ NGƯƠI VÀNG

 

Ngươi vàng, tròng đỏ bao năm,

Luyện trong Bát quái cao thâm sáng ngời.

Cuộc Trần, vân cẩu xem chơi,

Thế gian mộng ảo, cuộc đời phù du.

Non nam, biển bắc ngao du,

Càn khôn thế giới như thu nhỏ lần.

Tai nghe mắt thấy vẫn gần,

Muốn đi cậy phép đẩu vân lẹ làng!

Sài gòn, một thoáng Taiwan,

Seoul Hàn quốc, Thailand, Hoa Kỳ.

Nơi nào muốn đến thì đi,

Nữa cây hương đốt có khi chưa tàn.

Cười thầm nơi cõi thế gian,

"Mộng trung hữu thực" ngỡ ngàng thế sao!

Phải đâu là giấc chiêm bao...  

 

Thiện Ngộ

Share this post


Link to post
Share on other sites

SUY NGHĨ VỀ "BÁT QUÁI"


Trải qua mấy ngàn năm, hệ Bát Quái được sắp đi xếp lại nhiều lần, trong đó lần sắp xếp của Chu Văn Vương phản ánh một sự biến đổi nhất định về chất. Bát Quái sắp xếp theo cách được coi là của Chu Văn Vương này gọi là Hậu Thiên Bát Quái. Đây là hình Bát Quái phổ biến nhất cho đến ngày nay.

Bài báo này nói riêng về một số điều tìm hiểu thêm về trật tự trong Hậu Thiên Bát Quái.

Trong sách Kinh Dịch, Nguyễn Hiến Lê cho biết hai tên Tiên Thiên Bát Quái và Hậu Thiên Bát Quái không thấy dấu hiệu xuất hiện trong Kinh Dịch, chắc là do người đời sau đặt ra, có thể là từ đời Hán. Nhưng, những “người đời sau này” căn cứ vào đâu để đặt ra hai cái tên đối chọi nhau như vậy. Hình như ngay tên gọi đó đã xác nhận một sự phân biệt rạch ròi, một bước biến đổi về chất. Nguyễn Hiến Lê cũng đưa ra một số lời giải thích, nhưng rồi chính ông lại bác bỏ cả, và thú thật là “không hiểu nổi”, và Kinh Dịch có nhiều điều khó hiểu”... “ta phải chấp nhận vậy thôi”.

Trong một công trình hết sức nghiêm túc và rất có triển vọng, mới đây ông Nguyễn Hoàng Phương đã dùng lý thuyết dập mờ để nghiên cứu phân tích một số thuyết dự báo Trung Quốc cổ, trong đó có Bát Quái. Về Bát Quái, ông đã đưa ra một hệ phương trình có hai hệ nghiệm, và ông gán cho một hệ nghiệm là của Tiên Thiên, còn hệ nghiệm kia là của Hậu Thiên thì chưa có lời giải thích. Nhưng vì sao cái này là Tiên Thiên, cái kia là Hậu Thiên thì chưa có lời giải thích. Và từ những hệ nghiệm đó tìm ngược trở lại các đặc thù của Tiên Thiên và Hậu Thiên thì chưa thấy nói đến, ngay đến cách làm việc này cũng còn bỏ ngỏ. Cho nên, chưa thể từ các hệ nghiệm đó mà nhận biết sự phân biệt về chất giữa Tiên Thiên và Hậu Thiên, thậm chí cũng chưa nêu bật được sự khác nhau về hình thức giữa hai cách sắp xếp này.

Tiên Thiên và Hậu Thiên khác nhau trước hết ở cách sắp xếp thứ tự, và đặc biệt ở nội hàm, tượng ở Hậu Thiên được mở rộng thêm nhiều. Mỗi cách sắp xếp là theo một tiêu chí riêng nào đó, và chính cái tiêu chí sắp xếp đó sẽ bộc lộ tư tưởng, ý đồ của sự sắp xếp. Như bài báo trước đã trình bày, Tiên Thiên được sắp xếp theo hệ thống cấu trúc. Cứ theo ngôn từ mà xét, từ điển Hán ngữ hiện đại cho biết Tiên Thiên là để chỉ “người và động vật khi còn là bào thai”. Vậy Tiên Thiên Bát Quái là Bát Quái thời kỳ phôi thai, còn là một “cấu trúc tự thân”, thậm chí chưa phải là một sự vật cụ thể, có sức sống. Kinh Dịch Khi chỉ mới có Bát Quái, chưa có lời văn, thì ý nghĩa “dịch” dù có hàm súc mấy đi nữa cũng chứa đựng một nội hàm rất mờ. Khi Văn Vương viết lời văn đầu tiên cho Kinh Dịch, có thể ông còn được học truyền khẩu cái nội hàm mờ đó, và đã chế biến nó theo cách của ông.

Văn Vương đã sắp xếp lại Bát Quái theo những tiêu chí nào đó phù hợp với những lời giải thích “dự báo học” mà ông gán cho các quẻ. Kinh Dịch hình thành và ra đời dưới dạng hoàn chỉnh, cả về biểu tượng và lời văn. Bát Quái được sắp xếp lại này gọi là Hậu Thiên Bát Quái, tức là Bát Quái thời kỳ đã thực sự ra đời và hoạt động như “người và động vật sau khi rời khỏi thân thể mẹ và có một đời sống độc lập” (Từ điển Hán ngữ hiện đại). Vấn đề của chúng ta là dò tìm lại các tiêu chí mà ngày xưa các cụ đã dùng để sắp xếp lại thành Bát Quái Hậu Thiên. Gần như không có khả năng tìm được đúng các tiêu chí đã được sử dụng, chẳng qua chỉ là một cách minh họa lời phán đoán về các tiêu chí có thể đã được dùng.

Bát Quái thường được đưa ra cùng với các sơ đồ Hà Đồ và Lạc Thư, hai hình tượng được coi là hình tượng gốc gợi lên ý tưởng và biến dịch cho Bát Quái. Thực ra, mối liên quan giữa: Hà Đồ và Lạc Thư với Bát Quái tỏ ra khá mỏng manh, có tỉnh hình thức. Có thể nghĩ rằng người xưa có hứng thú đặc biệt với các “ma phương”, vì Hà Đồ và Lạc Thư đều thuộc loại “ma phương” theo nghĩa nào đó. Lạc Thư rõ ràng là một “ma phương” cấp 3 theo nghĩa tương tự như ngày nay (tổng theo dòng ngang, cột dọc và đường chéo đều bằng 15). Còn “Hà Đồ” lại là một ma phương loại khác, theo đường xoắn (tham khảo Chu Dịch Thập Nhật Đàm, Trung Văn, Nhà xuất bản Thượng Hải, 1946).

duong301.gif

 

Trong Hà Đồ và Lạc Thư, số 5 đứng giữa không ứng với quẻ nào, nên thứ tự sắp xếp các quẻ của Văn Vương có thể mã hóa thành.

10x2.gif

Trật tự Quẻ: Càn Khảm Cấn Chấn Tốn Ly Khôn Đoài
Mã xuôi..........1..... 2...... 3.... 4...... 6.. 7... 8...... 9..
Mã ngược...... 9..... 8...... 7.... 6...... 4...3... 2...... 1

Có thể thấy ngay rằng dù mã xuôi hay mã ngược, cách sắp xếp theo thứ tự này của Văn Vương cũng không phù hợp với trật tự các con số trong Lạc Thư hay Hà Đồ.

Ngược lại, có thể mã theo trật tự Tiên Thiên rồi theo các con số của Lạc Thư hay Hà Đồ mà đổi thành trật tự Hậu Thiên chăng ?

Bảng mã sẽ là:

10x2.gif
Trật tự Quẻ Càn Đoài Ly Chấn Tốn Khảm Cấn Khôn
Mã xuôi........ 1..... 2... 3.... 4.... .6.... 7..... 8...... 9...
Mã ngược..... 9..... 8... 7.... 6..... 4.... 3..... 2...... 1...


Với Hà Đồ, ta cũng vẫn không thể làm cho cách sắp xếp phù hợp được. Còn với Lạc Thư, mặc dù bằng các phép chuyển vị (đổi dòng thành cột). đổi hàng, đổi cột ta có thể có 8 ma phương khác nhau, nhưng vẫn không thấy được sự phù hợp cần thiết. Vậy là với giả thiết dựa vào sự gợi ý của Lạc Thư hay Hà Đồ, ta đều chưa tìm ra được một hình ảnh có thể minh hoạ cách sắp xếp của Văn Vương. Có thể còn có những khóa mã khác nữa mà người viết bài này không biết đến. Mong rằng nó vẫn còn là một gợi ý có ích.

Tiêu chí sắp xếp thứ hai có thể nghĩ đến là tiêu chí “giá trị”. Do bói toán có nhu cầu xác định trình độ “cát - hung” nên mỗi quẻ có thể được gán một “giá trị” biểu thị phần cát, phần hung, và có thể có phần phi cát, phi hung. Có thể coi giá trị của một quẻ là tổng hợp (theo một nghĩa nào đó) của các giá trị của các hào tạo nên nó. Ta có thể lấy giá trị ban đầu của các hào là bằng nhau vào bằng 0,5. Và, vì theo lý thuyết Trung Quốc cổ đại, trong âm có dương và trong dương có âm, nên phép hợp ở đây có thể dùng phép cộng xác suất biến cố không độc lập (giá trị được coi như xác suất), tức là phép hợp phi bài trung (hợp (a, :lol: = a + b - ab). Cáo hào âm và dương ban đầu có giá trị 0,5 như nhau, nhưng khi trở thành thành phần một quẻ thì giá trị của nó thay đổi tuỳ theo vị trí và vai trò trong quẻ. Vị trí và vai trò này được thể hiện bằng những hệ số làm thay đổi giá trị của hào. Trong mỗi quẻ có ba hào, mà sự phân chia hệ số thay đổi phải tùy thuộc vào tính chất của hào mà thay đổi. Theo Nguyễn Hiến Lê, giá trị của hào có thể thay đổi theo các điều kiện sau đây:

- Đắc trung: hào chiếm vị trí giữa của quẻ.

- Đắc chính: hào dương chiếm vị trí lẻ, hào âm chiếm vị trí chẵn.

Có thể xét thêm hai điều kiện phụ:

- Hợp chủ: hào dương trong quẻ dương, hào âm trong quẻ âm.

- Có thế: hào ở trên được coi là thế phát triển cao hơn hào ở dưới.

Tôi đã chọn các hệ số sau đây để tính giá trị các quẻ:

- Trung: đắc trung = 0,6; không đắc trung: 0,2.

- Chính: đắc chính = 0,5; không đắc chính: 0,25.

- Chủ: hợp chủ = 0,4; không hợp chủ: 0,3

- Thế: hào trên tăng giá trị 1,5 so với hào dưới.

Với các hệ số này, tôi đã tính giá quẻ theo hai cách:

- Cách thứ nhất: kết hợp phép hợp xác suất với phép tính thông thường (với các yếu tố không phụ thuộc).

- Cách thứ hai: dùng phép hợp xác suất phổ biến và đã thu được kết quả như sau:

10x2.gif

Quẻ.... Càn........ Đoài........ Ly.... Chấn...... Tổn..... Khảm... Cấn...... Khôn...
Giá tích 0.12267 -0.11725 -0.12164 0.12149 -0.12556 0.12457 0.12227 -0.11950
Giá hợp 0.99963 -0.25264 -099219 0.91971 -0.99546 0.95432 0.94987 - 0.25529

Xếp riêng các quẻ âm và dương và theo thứ tự trị tuyệt đối của “giá trị” giảm dần, ta sẽ được:
10x2.gif

............Quẻ dương...................................... Quẻ âm.............................

Càn (giá tích: 0.12667; giá hợp: 0.99963.. Tốn giá tích: - 0.12556; giá hợp: - 094546
Khảm (GT:0.12457; GH: 0.95432)............. Ly (GT: - 0.12164;GH: - 0.99219)
Cấn (Giá Thành 0.12227; GH:0.94987)....... Khôn (GT: - 0.11950; GH: - 0,25529)
Chấn (GT:0.12149; GH:0.91971)............... Đoài (GT: - 0.11726; GH: - 0.25264)

Trong kết quả tính trên đây, riêng quẻ Đoài đã được điều chỉnh bằng một hệ số bộ phẩn bổ sung).

Thứ tự sắp xếp trên đây phù hợp với cách sắp xếp Hậu Thiên Bát Quái của Văn Vương. Như vậy, lời phán đoán trong số báo trước nói “thứ tự sắp xếp các quẻ... được làm lại theo nhu cầu bói toán”... đã được minh họa bằng cách tính giá trị các quẻ, có thể coi như “biểu thị hàm lượng cát - hung” chứa đựng trong quẻ đó. Chưa ai tìm được tư liệu đáng tin cậy nào có thể chứng minh được rằng Văn Vương đã sắp xếp lại Bát Quái theo tiêu chí gì và như thế nào. Cách suy nghĩ và tính toán như trên nhiều lắm cũng chỉ đáng coi là một ví dụ minh hoạ một cách tiếp cận vấn đề nan giải này.

Việc dùng tập mờ có giá để minh hoạ Hậu Thiên Bát Quái trên đây mới chỉ được thực hiện với 8 quẻ đơn, 24 hào. Tôi chưa dám đi vào 64 quẻ trùng, với 368 hào, một việc vượt quá xa khả năng rất hạn chế của mình. Xin nêu cách làm như một lời gợi ý thô thiển./.

Đỗ Nguyên Đương - Tạp chí Hán Nôm
 

Tôi sẽ chỉ ra Tiên Thiên Bát Quái được ứng dụng như thế nào, cho tới nay chỉ thấy nói về ứng dụng trong Phục Hy Dịch - về mặt bản chất thì chỉ dùng Hậu Thiên Bát Quái và Hà đồ - Lạc thư cho Chu Dịch.

Share this post


Link to post
Share on other sites

TIÊN THIÊN BÁT QUÁI VÀ LỖ ĐEN VŨ TRỤ

 

Sự tích Tiên Thiên Bát Quái Đồ
Vua Phục Hy sinh về đời tối cổ bên xứ Trung Hoa. Thời đại ấy, Thần linh học phát triển đến tột độ cao siêu. Ngài là một ông vua Minh Quân, Thánh trị tài cao, đức rộng, tinh thần minh mẫn, hàm dưỡng được trọn vẹn trí huệ của Trời ban cho. Huệ nhãn của Ngài xem suốt cõi vô hình. Khi dạo trên bờ sông Hà (ngày nay gọi là Hoàng Hà) Ngài trông thấy một con thú mình ngựa đầu rồng, mạng danh là Long Mã, trên lưng có năm mươi lăm chấm. Vua Phục Hy do đó mà chế ra bản đồ "Tiên Thiên Bát Quái", người đời thường gọi là Phục Hy Bát Quái.

 

Sự tích Long Mã
Theo sách Nho, Long Mã bề cao 8 thước, năm tấc (thước Tàu), xương cổ dài, chưn ngựa đầu rồng, trên mình có vảy như rồng. Kinh Dịch chép rằng: Long Mã là vật linh kết hợp bởi 8 tinh túy của Thái Dương Hệ biến hiện dưới tầm mắt của vua Phục Hy là một vị chí Thánh, xem được các vật trong cõi vô hình, thấy rõ Linh vật của Trời Đất, mang chở những cái tinh anh của Thái Dương Hệ.

Rồng là một Linh vật trong số Tứ Linh "Long, Lân, Qui, Phụng", có đủ nơi mình tinh túy của Vũ Trụ. Ngựa là vật chở người và đồ vật đi mau lẹ.
Tóm lại, Long Mã tượng trưng Âm Dương tương hiệp, tức thời gian trôi qua mau lẹ và mang theo những tinh túy của Trời Đất để chan rưới sự sống cho muôn loài vạn vật.

 

gra-tien-thien.jpg

 

Sự tích Hậu Thiên Bát Quái Đồ
Lạc thư là sách do sông Lạc mà lập thành. Nguyên vua Võ, sinh lối 2.206 năm trước Tây lịch, Thủy Tổ nhà Hạ, khi nước lụt, người ta trấn nước ở bậc sông Lạc, khi nước cạn, có một con Linh Qui đội cầu, trên lưng có 9 số, vua Võ theo đó mà sắp đặt thành họa đồ Hậu Thiên Bát Quái.

 

Ở đây, Đạo Đức Kinh chương 1 nói rằng:

"Hữu danh vạn vật chi mẫu"

 

Chữ "Hữu danh" ám chỉ về Trời Đất, có hình danh, là nguồn hóa vạn vật.

 

Kinh Dịch lại nói rằng:

Thiên Địa nhân luân,
Vạn vật hóa thuần,
Nam nữ cấu tinh,
Vạn vật hóa sinh.

 

Nghĩa là Trời Đất ngun ngút hóa thuần muôn vật. Vạn loại đến lượt nó, khi trưởng thành rồi, giống đực và giống cái giao cấu mà sản xuất vạn vật.

 

gra-hau-thien.jpg

 

Các vấn đề chưa được giải quyết:

 

Chỉ một vấn đề là tại sao Hậu Thiên Bát Quái và Tiên Thiên Bát Quái định phương vị như vậy là đã bế tắc rồi, đã có vô số sách viết về Kinh Dịch cũng như các bộ môn liên quan đến như Tử vi, Phong thủy, Huyền không,... nhưng thực sự, vẫn chưa phân định rõ ý nghĩa của chúng mặc dù vẫn đang áp dụng, tất nhiên có những sai số đã và đang được xác định và hiệu chỉnh.

 

Trong các phần trước, đặc biệt trong bài viết "Sợi chỉ mong manh", cũng đã đề cập đến Tiên Thiên Bát Quái - đây là ngọn núi cao sừng sững chưa ai vượt qua được về mặt giải thích ý nghĩa của nó (có thể xem như bức tường Plank), trong khi đó việc giải thích trong Kinh Dịch về Tiên Thiên Bát Quái dựa trên các hiện tượng tự nhiên trên không trung như sấm, gió và trên mặt đất như núi, đầm mà ra, đặc biệt biểu tượng các "Quái" của Hậu Thiên Bát Quái giống như Tiên Thiên Bát Quái nhưng chỉ khác phương vị mà thôi.

 

Một tia sáng sáng le lói trong đêm trường đó chính là bộ môn Đông y, về ý nghĩa "mệnh môn Hỏa" của Thận trên cột sống của danh y Hải Thượng Lãn Ông trong Hải Thượng Y Tông Tam Lĩnh. Đồng thời, một số sách Đông y khác cũng đã giải thích rằng khí Tiên Thiên là khi thai nhi còn nằm trong bụng mẹ nhận được, và ngay khi ra đời nó sẽ nhận khí Hậu Thiên qua tiếng khóc chào đời, hô hấp bằng miệng, mũi. Đi sâu hơn nữa thì không thấy vị nào nói rõ cả.

 

Mặt khác, cũng có một số tác giả đã phối hợp khí công với Tiên Thiên Bát Quái nhằm giải thích phương pháp tu luyện thần tiên, tôi trích dẫn sơ bộ như dưới đây:

 

Những điều cơ bản 

 

2 - NGŨ HÀNH:  Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thuỷ.

- Ngũ hành tương sinh: Mộc sinh Hỏa. Hỏa sinh Thổ. Thổ sinh Kim. Kim sinh Thủy. Thủy sinh Mộc.

- Ngũ hành tương khắc: Thổ khắc Thủy. Thủy khắc Hoả. Hoả khắc Kim. Kim khắc Mộc. Mộc khắc Thổ.

- Ngũ hành phối hợp ngũ tạng: Can thuộc Mộc. Tâm thuộc Hỏa. Tỳ thuộc Thổ. Phế thuộc Kim. Thận thuộc Thủy.

- Màu sắc ngũ hành: Mộc màu xanh. Hỏa màu đỏ. Thổ màu vàng. Kim màu trắng. Thủy màu đen.

34.JPG

Hình đồ 6: NGŨ HÀNH - TƯƠNG SANH - TƯƠNG KHẮC    

 

 Bài 2: Luân xa   

Tám luân xa trên cơ thể con người và những liên quan như sau:

 

I - TÁM LUÂN XA:

Luân  xa    1

Luân  xa    2

Luân  xa    3

Luân  xa    4

Luân  xa    5

Luân  xa    6

Luân  xa    7

Luân  xa    8

 

II - LUÂN XA QUA HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG:

Luân  xa  1 :  Khôn

Luân  xa  2 :  Cấn

Luân  xa  3 :  Khảm

Luân  xa  4 :  Ly

Luân  xa  5 :  Đoài

Luân  xa  6 :  Càn

Luân  xa  7 :  Tốn

Luân  xa  8 :  Chấn

 

III - LUÂN  XA  PHỐI  HỢP HUYỆT  ĐẠO: (*)

Luân  xa  1  tại huyệt  Hội âm

Luân  xa  2        “        Yêu du

Luân  xa  3        “        Mệnh môn

Luân  xa  4        “        Thần đạo

Luân  xa  5        “        Đại chùy

Luân  xa  6        “        Não hộ

Luân  xa  7        “        Bách hội

Luân  xa  8        “        Ấn đường

 

(*) Chú thích vị trí huyệt đạo:

- Huyệt Hội âm: Tuyến bụng, ngay giữa hậu môn và  âm đạo.

- Huyệt Yêu du: Tuyến lưng, dưới mỏm gai đốt sống cùng 4.

- Huyệt Mệnh môn: Tuyến lưng, dưới đốt sống lưng 14 (ngang với rún).

- Huyệt Thần đạo: Tuyến lưng, dưới đốt sống lưng thứ 5.

- Huyệt Đại chùy: Tuyến lưng, trên đốt sống lưng thứ 1 dưới đốt cổ.

- Huyệt Não hộ: Tuyến đầu, ngay mí tóc sau ót lên 2,5 thốn.

- Huyệt Bách hội hay Bá hội: Tuyến đầu, ngay giữa đỉnh đầu.

- Huyệt Ấn đường: Tuyến mặt, giữa 2 chân mày ngay sống mũi.

IV - HUYỆT ĐẠO ĐỐI CHIẾU LUÂN XA: (*)

Huyệt Ngạch trung   đối chiếu    Luân xa 6

Huyệt Thiên đột             “           Luân xa  5

Huyệt Đản trung            “           Luận xa  4

Huyệt Khí hải                           Luân xa  3

Huyệt Khúc cốt              “           Luân xa  2

 

(*) Chú thích vị trí huyệt đạo:

- Huyệt Ngạch trung, giữa trán – trên huyệt Ấn đường 1 thốn.

- Huyệt Thiên đột: Tuyến cổ, dưới cổ hầu, chỗ lõm sụn.

- Huyệt Đản trung: Tuyến ngực, giữa ngực, ngang núm vú.

- Huyệt Khí hải: Tuyến bụng, ngay rốn đo xuống 1,5 thốn.

- Huyệt Khúc cốt: Tuyến bụng, chỗ lõm ngay chính giữa bờ trên xương mu.

 

V - LUÂN XA QUA HỌC THUYẾT TAM TÀI:

Luân  xa    1

Luân  xa    2          TINH

Luân  xa    3

 

Luân  xa    4

Luân  xa    5            KHÍ

Luân  xa    6

 

Luân  xa    7       THẦN

             Luân  xa    8         

 

VI -  LUÂN XA KINH ÂM VÀ KINH DƯƠNG:

Luân xa  8, 7, 4,1  : Nguyên kinh dương

Luân xa  2, 5, 6, 3 : Nguyên kinh âm

Luân xa  8, 7, 4     : Phần dương của kinh dương

Luân xa  4, 1         : Phần âm của kinh dương

Luân xa  2, 5, 6     : Phần âm của kinh âm

Luân xa  6, 3         : Phần dương của kinh âm

 

VII - MÀU SẮC LUÂN XA VỚI NHÃN PHÁP TÂM LINH:

Luân  xa  1   màu  cam

Luân  xa  2   màu  vàng

Luân  xa  3   màu  đen

Luân  xa  4   màu  đỏ

Luân  xa  5   màu  trắng như sữa

Luân  xa  6   màu  trắng như pha lê

Luân  xa  7   màu  lục sáng

Luân  xa  8   màu  ngọc lam

 

VIII - TÁM  BẬC  ĐẾN  SIÊU  THỨC: (*)

Luân  xa  1 :  Bậc  Động khí

Luân  xa  2 :  Bậc  Thăng khí

Luân  xa  3 :  Bậc  Hỏa  khí

Luân  xa  4 :  Bậc  Hòa  khí

Luân  xa  5 :  Bậc  Nhu  khí

Luân  xa  6 :  Bậc  Ty khí

Luân  xa  7 :  Bậc  Thanh khí

Luân  xa  8 :  Bậc  Sắc khí.

 

(*) CHÚ GIẢI:

- Động khí: Cảm giác có tiếng động bên trong cơ thể…

- Thăng khí: Cảm giác bên trong cơ thể có sự chuyển động lạ..

- Hỏa khí: Cảm giác có hơi nóng bốc lên từ trong cơ thể.

- Hòa khí: Cảm giác tâm hồn thanh thản, yên vui và hay thương yêu mọi người, muôn loài chúng sinh.

- Nhu khí: Cảm giác hơi thở thật nhẹ nhàng, mềm mại và tâm tính đã biết sự nhẫn nhục.

- Ty khí: Cảm giác hơi thở rất nhỏ, thật dài và tâm trí rất tỉnh táo, sáng suốt.

- Thanh khí: Cảm giác nghe được các thông tin thầm kín phát ra, cho dù ở rất xa.

- Sắc khí: Cảm giác nhìn thấy các sự bí ẩn từ nhiều nơi khác nhau.

 

  Bài 3: Các hình đồ     

 

35.JPG

Hình đố 7:  VỊ TRÍ  8 LUÂN XA

TRONG KHÍ CÔNG KIM CANG THIỀN

36.JPG

Hình đồ 8:  LUÂN XA THU PHÁT KHÍ

 

 37.JPG

 

Hình đồ 9: KHÍ ÂM THĂNG DƯƠNG GIÁNG

QUA CÁC LUÂN XA

38.JPG

 

Hình đồ 10:  THUYẾT TAM TÀI  - TINH KHÍ THẦN

39.JPG

 

 

Hình đồ 11: THUYẾT TAM TÀI & KHÍ TƯƠNG SINH

CỦA TÁM LUÂN XA

40.JPG

Hình đồ 12:  HUYỆT ĐẠO ĐỐI CHIẾU LUÂN XA

    41.JPG

Hình đồ 13: QUÁN TƯỞNG LUÂN XA VÀ

VÙNG ĐỐI CHIẾU  

 

 

 

42.JPG

Hình phụ 2: Não và các trung khu hoạt động 

43.JPG    

 

 

Hình phụ 3: Các bộ phận  và nội tạng

44.JPG

Hình phụ 4: Các thần kinh sọ (phân bố vận động và cảm giác).

45.JPG

Hình phụ 5: Dây thần kinh

46.JPG

Hình phụ 6: Tác động qua lại giữa dây thần kinh cột sống

và hệ thần kinh ngoại biên

47.JPG

Hình phụ 7: Hệ thần kinh tự chủ: định khu tổng quát

48.JPG
  

 

Hình phụ 8: Hệ thần kinh tự chủ: sơ đồ 

49.JPG

 

Bài 4: Tám luân xa và những liên quan

Các câu hỏi và lời giải đáp sau đây, có thể giúp học viên dễ dàng nhận biết rõ hơn bài học về luân xa theo khí công Kim Cang Thiền, và sự tương sinh của bát quái trong định luật ngũ hành. 

Trước khi trả lời các câu hỏi, thì người hỏi và người đáp nên hiểu rõ ba loại câu hỏi: Một là câu hỏi tò mò, chỉ nhằm nhận được câu trả lời để thỏa mãn trí tò mò mà không cần biết câu trả lời đúng hay sai. Hai là câu hỏi khiêu khích, nhằm thách đố khả năng người khác. Ba là câu hỏi tìm kiếm, nhằm tìm thấy một lối đi đúng giữa ngã ba đường, đây là loại câu hỏi mang nhiều ý nghĩa lớn lao vì lời đáp có thể trở thành ánh sáng tìm ra cánh cửa cuối đường hầm…  

 

Câu hỏi 1: Vì sao trong khí công Kim Cang Thiền có tám luân xa?

Trả lời: Có nhiều luân xa trong con người, nhưng có 8 luân xa lớn ảnh hưởng nhiều đến các bộ phận chính trong cơ thể, đồng thời 8 luân xa này tương ứng với bát quái trong kinh Dịch. Đại vũ trụ có bát quái, tiểu vũ trụ có tám luân xa. Tám luân xa là những điểm tương tác khí của tiểu vũ trụ với đại vũ trụ, đó là những điểm trọng yếu kết nối mạng sống con người cùng trời đất.

 

Câu hỏi 2: Vì sao tám luân xa chỉ nằm trên đầu và cột sống lưng?

Trả lời: Theo dõi sự phát triển bào thai người ta thấy đầu và cột sống phát triển sớm và nhanh nhất, khi đó 8 luân xa đã hình thành ở đầu và cột sống nhưng dưới dạng mầm. Người xưa đã biết cột sống còn sống là mạng sống khỏe mạnh, cột sống yếu là sắp chết. Trong cột sống có hành não tủy, thần kinh trung ương, thần kinh giao cảm... nếu não và cột sống lưng bị thương tổn thì sự tư duy và mọi hoạt động của con người sẽ rất yếu. Vì vậy, các luân xa chủ lực đã phôi thai sẵn trên đầu và cột sống lưng để điều hành khí ngay sau khi sinh.

 

Câu hỏi 3: Vì sao phải kết hợp luân xa với huyệt đạo trong con người?

Trả lời: Theo khoa châm cứu, trên đầu và cột sống lưng của con người có những đại huyệt tác động rất mạnh đến hệ thần kinh, ngũ tạng và lục phủ… kết hợp các luân xa và các huyệt đạo có tính tương ứng, tạo thành hệ thống vận chuyển khí thông suốt trong cơ thể.  

 

Câu hỏi 4: Vì sao luân xa 1 là Khôn, luân xa 2 là Cấn, luân xa 3 là Khảm, v.v…

Trả lời: Theo Đông y, cơ thể có những kinh lạc, huyệt đạo và tạng phủ đều ứng với âm dương, ngũ hành… Khí công Kim Cang Thiền căn cứ vào hai huyệt Mệnh môn và Thần đạo trên cột sống lưng, phát hiện ra những huyệt vị mang tính bát quái - ngũ hành, đều nằm trên đầu và cột sống lưng theo hướng ngũ hành tương khắc, từ phía dưới khắc lên tạo sự kiểm soát đồng bộ, nhằm ngăn chặn lực xấu tác động (rơi) thẳng từ phía trên xuống. Đây là đặc điểm ưu việt tự nhiên của sự cân bằng dòng khí luân chuyển trong con người... Huyệt Mệnh môn ở chỗ lõm dưới đầu mỏm gai đốt sống lưng 2, huyệt nằm giữa hai huyệt Thận du và có chức năng điều hòa Thận thủy. Thủy là nước, theo bát quái thuộc cung Khảm. Phía trên một đoạn có huyệt Thần đạo ở chỗ lõm dưới đầu mỏm gai cột sống lưng 5, huyệt nằm giữa hai huyệt Tâm du và có chức năng điều hòa Tâm hỏa. Hỏa là lửa, theo bát quái thuộc cung Ly. Nhìn theo hướng đi lên trong cột sống lưng: Thận thuỷ khắc lên Tâm hỏa, thì Tâm hỏa khắc lên Phế kim, Phế kim khắc lên Can mộc, Can mộc khắc xuống Tỳ thổ, Tỳ thổ khắc lên Thận thuỷ và tiếp tục xoay vòng… Như vậy, Tỳ Vị thuộc Khôn Cấn đều là hành thổ đang ở phía dưới Thận thủy. Luân xa 1 ở điểm thấp nhất dưới cột sống lưng được kết hợp với Khôn thổ tại huyệt Hội âm, luân xa 2 là Cấn, luân xa 3 là Khảm,v.v… 

 

Câu hỏi 5: Vì sao khí phải đi theo kinh âm và kinh dương mà không lên thẳng hay xuống thẳng?

Trả lời: Cột sống lưng có ba đường dẫn khí, một đường chính giữa và hai đường hai bên. Đường chính giữa, khí công Kim Cang Thiền gọi là kinh dương, hai đường hai bên là kinh âm (mỗi trường phái gọi tên ba đường này khác nhau). Khí dương như nắng, gió, truyền vào cơ thể qua huyệt Bách hội rất mạnh. Khí âm như hơi đất, nước, truyền vào cơ thể qua huyệt Hội âm cũng không kém…“Âm thăng dương giáng” - khí âm bay lên, khí dương hạ xuống, là quy luật của tạo hóa phát triển và nuôi dưỡng vạn vật, như ánh nắng chiếu xuống, hơi nước bốc lên kết tụ thành mây và mây hoá thành ra mưa thấm nhuần mặt đất, vạn vật nhờ đó sinh tồn… Khí trong cơ thể con người vận hành theo kinh âm và kinh dương là điều tự nhiên trong luật sinh - khắc của ngũ hành.

Lại cũng có thể ví luân xa là các cơ sở cung cấp nguyên liệu, chế biến sản phẩm và tiêu thụ hàng hóa, khí là những nguyên liệu, sản phẩm hay hàng hóa… còn tư tưởng của ta chính là bác tài xế, điều khiển chiếc xe tải có chở hàng hóa phải chạy qua những chặng đường đến đúng các cơ sở đã được quy định… suy ra như sau:

 

1/ Luân xa 8 tìm nguồn nguyên liệu A và giao đến nơi đặt hàng là luân xa 7. Luân xa 7 lại chuyển giao thẳng đến luân xa 4. Luân xa 4 là cơ sở chuyên chế biến mặt hàng A thành sản phẩm B, xong chuyển giao thẳng cho luân xa 1 (trên đây là đoạn khí kinh dương).

 

2/ Luân xa 1 nhận mặt hàng B chế biến lại thành sản phẩm C và giao cho luân xa 2. Luân xa 2 có trách nhiệm chuyển giao thẳng đến nơi đặt hàng là luân xa 5. Luân xa 5 lại biến chế mặt hàng C thành hàng bán thành phẩm là D và giao cho luân xa 6. Luân xa 6 tiếp tục đóng gói thành sản phẩm là E rất đặc thù và chuyển thẳng giao cho luân xa 3. Luân xa 3 là nơi chuyên kinh doanh sản phẩm E (trên đây là đoạn khí kinh âm).

 

Trong khí công Kim Cang Thiền người luyện tập dùng ý dẫn khí sai quy định cũng như người lái xe tải giao hàng không đúng nơi chỗ, sẽ xảy ra nhiều sự rất phức tạp khó lường trước.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong cuốn Tích hợp đa văn hóa Đông Tây, giáo sư Nguyễn Hoàng Phương đã có đồ hình phối hợp giữa Tiên Thiên Bát Quái và Hậu Thiên Bát Quái, ông cũng đã đặt câu hỏi: Bản chất khí Tiên thiên trong Đông y là gì?

 

Tham khảo Dịch học tinh hoa (Nxb T/p Hồ Chí Minh 1992, tác giả Thu Giang Nguyễn Duy Cần, trang 83):

 

Ở Hà đồ, ta thấy nửa bên trái số Dương (phần Dương) đều ở bên trong; ở Tiên Thiên Bát Quái, ta cũng thấy các hào Dương đều ở bên trong (ở sơ hào, gần nhất với trung cung). Bên mặt của Hà đồ, số Dương (phần Dương) ở bên ngoài, mà số Âm (phần Âm) ở bên trong; ở Tiên Thiên Bát Quái, bên mặt các quái cũng đều Dương bên ngoài, Âm bên trong. Như vậy giữa Hà đồ và Tiên Thiên Bát Quái quả có sự liên lạc mật thiết với nhau, cũng như sau đây ta sẽ thấy Lạc thư liên lạc mật thiết với Hậu Thiên Bát Quái vậy.

 

Tóm lại, nửa phần trái (Tiên Thiên) thì “Âm hàm Dương” (Âm ngậm Dương); nửa phần mặt (Hậu Thiên) thì “Dương hàm Âm”. Dương ở trong là Dương tụ: dương ra ngoài là dương Tán. Phía trái, vì vậy, thuộc về nội hướng, phía mặt thuộc về ngoại hướng (trung vi chủ, ngoại vi khách) như đã nói trước đây.

 

Nhận xét này rất quan trọng. Có lẽ nhân sự nhận xét này của Dịch (Hà đồ) mà nhà tâm lý học về bề sâu J.C. JUNG mới có phân Đông Tây, và cho Đông thuộc nội hướng, Tây thuộc ngoại hướng. Có lẽ cũng nhân nhận xét này mà Jung mới đưa ra lập thuyết : Nội hướng và ngoại hướng luôn bù đắp lẫn nhau. Hữu thức mà ngoại hướng thì vô thức nội hướng, và trái ngược lại. Đây là một điều quan trọng căn bản cho bất cứ sự hiểu biết nào về tâm lý.

 

Hà đồ và Tiên Thiên Bát Quái:

69.jpg

 

 

 

Xuân về giải mã phương vị Hà đồ Phục Hy

Tác giả: Hậu Duệ Thiên Lương - Lê Hưng VKD

 

LTS: Đây là bài viết của con trai cả cụ Thiên Lương, đã từng đăng trên diễn đàn Khoa Học Huyền Bí trước năm 1975, bút danh Lê Hưng VKD, đã xuất bản sách " Nghiệm Lý Phong Hòa Thủy Tú " và sách " Tâm Thiền lẽ Dịch Xôn Xao " và Sách tử vi " Nghiệm Lý Linh Khu Thời Mệnh Học " do nhà XB Tổng Hợp TP.HCM xuất bản vào các năm 2007, 2008, 2010.

 

I/ Huyền thoại về Hà đồ Phục Hy:
Mỗi độ Tết đến Xuân về, mọi người đều có ít nhiều thời khắc hồi hướng và mong cầu điều may mắn – hanh thông sẽ đến với mình & gia đình mình! Thực tế hiển nhiên này đã phát sinh nét văn hóa tâm linh từ nhiều đời nay ở Á Châu nói chung (và ở Việt Nam ta nói riêng) đó là vận dụng các “khả năng tiên tri” để dự đoán các sự việc sẽ xảy ra…
Người tích cực thì tìm cách phòng ngừa – hạn chế điều xui rủi (bằng nỗ lực tự thân điều chỉnh cách hành sử hằng ngày của mình), còn người tiêu cực thì cố công cầu cạnh “tha lực” ban cho mình điều may mắn (bằng nỗ lực cung phụng – cúng bái thần linh….). Trong số các “kiểu bói toán” cổ truyền được đông đảo người tín nhiệm là bốc Dịch!
Bốc Dịch dựa trên sự ngẫu nhiên về thời gian cảm hứng, tương thích với 64 kênh thông tin cận tâm lý (trong bộ sách luận giải về quan hệ nhị phân Âm Dương của người Trung Hoa cổ); sách này được nhiều thế hệ nho gia vùng khí hậu Châu Á gió mùa (tức các nước Đông – Nam Á ngày nay) tôn trọng là minh thư và đặt tên là Kinh Dịch (1). Cụ học giả Nguyễn Hiến Lê khi sinh tiền (trước 1984) đã quan niệm về bộ sách Kinh Dịch như sau :
- Triết lý trong Kinh Dịch tức vũ trụ quan, nhất là nhân sinh quan: cách xử thế trong Kinh Dịch mà tôi gọi là Đạo Dịch, đạo của bậc chính nhân quân tử thời xưa..
(lời nói đầu của sách “ Kinh Dịch đạo của người quân tử” - NXB.Văn Học năm 1994)
Theo như nhiều đầu sách đã xuất bản từ trước đến nay (nhất là các tác giả Trung Quốc viết về Kinh Dịch) chỉ cho biết nét chính về truyền thuyết xuất xứ của 8 quẻ đơn và 64 quẻ kép trong Kinh Dịch là do ông vua Phục Hy ( tộc họ Bào Hy, cầm quyền được 115 năm ở miền Sơn Tây – Trung Quốc, vào khoảng thế kỷ 43 trước Tây lịch) nhìn thấy trên lưng ngựa thần (Long Mã) ở sông Hoàng Hà có một bản đồ minh triết, dạy ông cách cai trị thiên hạ, gọi là Hà Đồ. Nhờ đó mà vua huyền thoại Phục Hy đã “thần khải” theo Hà Đồ (một cách nghĩ được, là do thần linh mách bảo) mà vạch ra tám ký hiệu tương tác của hai chủ thể Âm & Dương, đặt tên là bát quái tiên thiên (plan cosmique à priori ) theo thứ tự quĩ đạo tiên thiên :
Graphic1.jpg
Ghi chú ( ký hiệu của bát quái Phục Hy):
Càn ═> CN-1.jpg (ba gạch không đứt đoạn )
Khôn ═> KHN.jpg(ba gạch đứt đoạn )
Ly ═> LY0.jpg(2 gạch không đứt đoạn ở trên và ở dưới, giữa là gạch bị đứt đoạn)
Khảm ═> KHM.jpg (2 gạch bị đứt đoạn ở trên và ở dưới, giữa là gạch không bị đứt đoạn)
Tốn ═> TN.jpg (2 gạch trên không đứt đoạn, gạch dưới cùng bị đứt đoạn)
Chấn ═> CHN.jpg (2 gạch trên bị đứt đoạn, gạch dưới cùng không đứt đoạn)
Đoài ═> OI.jpg (gạch trên cùng đứt đoạn, hai gạch dươi không đứt đoạn)
Cấn ═> CN.jpg (gạch trên cùng không đứt đoạn, hai gạch dưới bị đứt đoạn)
Ngoài nguồn truyền thuyết (thuộc phạm vi huyền sử thần thoại) nêu trên, không ai hiểu được lý do và căn cứ vào đâu (trên cơ sở nào ?) mà ông vua Phục Hy (Trung Hoa cổ đại) đã bố cục được mô hình phương vị của Tiên thiên bát quái ? Nhiều tác giả nghiên cứu văn hóa triết nhị phân Âm Dương mỗi khi lý giải Dịch Lý (của Kinh Dịch) đã mặc nhiên công nhận cấu trúc tiên thiên bát quái như là chân lý (không chứng minh ) của một tiên đề (sách toán học gọi là Định đề - postulatum). Còn như các “ thầy bói dân gian” từ lâu đều đã tâm phục khẩu phục (thần linh hóa nhân vật Phục Hy) như một vị thánh sư mầu nhiệm, mỗi khi đoán quẻ cho ai thì phải lâm râm cầu nguyện Phục Hy, để được “ngài” ban cho quẻ bói….dị đoan!
II/ Giải mã cấu trúc tiên thiên bát quái:
Giới học giả nghiên cứu Kinh Dịch ở Châu Âu (nhưRegis – 1834 : Meclatchie – 1876: De Harley – 1889 : Raymond de Becker – 1870 : Legge – 1899: Wilhem – 1950: Blofeld – 1965: Alfred Douglas – 1972, nhất là Z.D.Sung năm 1934…) đều đã biết cấu trúc toán học của Bát Quái (nền tảng của Dịch Lý) là “ hằng đẳng thức bậc 3 của Âm & Dương” hòa hợp như sau :
Graphic8.jpg
Nhưng vẫn chưa ai hiểu được cấu trúc phương vị tuần tự trên vòng tròn tiên thiên của Phục Hy ?
Tại sao từ đất thấp “Khôn” lên trời cao “Càn” lại có 2 lối đi:
- lối đi âm phải là Khôn - Cấn - Khảm - Tốn ?
- lối đi dương phải là Chấn – Ly – Đoài – Càn ?
hoặc là tại sao từ Trời (cao) xuống đến Đất (thấp) bắt buộc phải trải qua hành trình:
- lối đi âm là chiều lượng giác ?
- lối đi dương là chiều kim đồng hồ ?
Graphic2.jpg
Năm nay Tân Mão 2011, các thế hệ thừa kế học phái Đẩu Sơn – Thiên Lương (dòng họ Lê Lã tỉnh Hưng Yên năm xưa....) đã nghiệm lý được cách sắp đặt vòng tròn tiên thiên bát quái của Phục Hy bằng cơ chế nhị phân (numération binaire) xếp chồng lên nhau đến lần thứ ba, theo toán học đại số phổ thông ngày nay, với tiến trình 4 bước như sau :
Bước 1: (chẻ đôi thái cực thành lưỡng nghi)
Tạm giả thiết Thái cực có tham số là số nguyên 1 (số đầu tiên phát sinh “Có” của khái niệm vạn vật Khả Hữu)
Graphic3.jpg

Bước 2: (Chẻ đôi lưỡng nghi thành tứ tượng)
Graphic4.jpg

Bước 3: (Chẻ đôi tứ tượng thành bát quái)
Graphic5.jpg
Bước 4 : (Vòng tròn bát quái tiên thiên)
Tôn trọng nguyên lý vạn vật đồng nhất thể (vòng tròn Thái cực khả Hữu sinh lưỡng nghi – tứ tượng – bát quái – trùng quái …) và qui tắc âm dương dạng “lưỡng cực đối xứng”, ta luận lý được phương vị của các quẻ (quái) căn cứ vào số đại số của mỗi quẻ:
- 7/8 đối xứng với + 7/8 -> Khôn đối xứng với Càn
- 5/8 đối xứng với + 5/8 -> Cấn đối xứng với Đoài
- 3/8 đối xứng với + 3/8 -> Khảm đối xứng với Ly
- 1/8 đối xứng với + 1/8 -> Tốn đối xứng với Chấn
Ta có ngay vòng tròn phương vị 8 quái Phục Hy (tiên thiên)
Graphic6.jpg
Graphic7.jpg
Ghi chú: vì Khôn quan niệm là đất (thấp nên ở phiá dưới) và Càn quan niệm là Trời (Cao nên phải ở phía trên) nên Càn – Khôn là trục tung (dọc) và ly - Khảm là trục hoành (ngang), trong hệ thống tọa độ “tiên thiên bát quái” của vua Phục Hy cổ đại.
Kết luận tạm
Người viết cống hiến tản văn này đến bạn đọc, cũng là muốn : ngày Xuân của thế kỷ văn minh hiện đại 21 này, mỗi chúng ta khi thư giãn & nhàn lãm bộ sách minh triết Kinh Dịch của người xưa, nên chăng cần hiểu hơn cho các thế hệ tổ tiên : các cụ cũng đã biết trải nghiệm cuộc sống thường ngày qua lập trình toán học như chúng ta bây giờ ! Kính nhi viễn chi (nhìn từ xa mà kính trọng) trí tuệ khôn ngoan đã có từ thời cổ đại vậy !

Chú thích:
Bác Hồ đã nói với cụ Nguyễn Thế Đoàn (nhiếp ảnh gia miền Nam tại chiến khu Việt Bắc thời kỳ kháng chiến chống Pháp, thập kỷ 50 của thế kỷ 20):
- Nếu các chú có thời gian đi sâu tìm hiểu về Kinh Dịch, sẽ biết được nhiều điều thú vị và bổ ích, mà người xưa đã đúc kết được trong lãnh vực này của nền văn hóa phương Đông.
(sách “ Nghiệm Lý Hệ Điều Hành Âm Dương”
NXB Tổng Hợp Tp HCM – 2010, trang 7)
 

 

THAM KHẢO THÊM:

 

Đồ hình Thái dương hệ và nội dung tham khảo khác liên quan đến phương vị tương quan giữa Thiên - Địa - Nhân và 7 luân xa cột sống:

 

                      36%281%29.png

(Ghi chú: không có 2 chấn tròn nhỏ trong vòng tròn Âm Dương)

 

                         37%282%29.png

 

 

Nếu sóng sinh học được hiệu chỉnh theo chiều phát triển tích cực, sẽ tạo nên tác động kích hoạt rất lớn đến khung cộng hưởng sinh học và có khả năng khai mở được nguồn năng lượng dự phòng của hệ sinh  học hiện hữu (cá nhân, cộng đồng).

                               39%282%29.png

 

 

Xét ra các hệ sinh học nói trên khi sinh ra được cộng hưởng với trường năng lượng Không–Thời gian bởi toạ độ định vị hợp nhất Thiên-Địa-Nhân, tạo nên sự kích hoạt tự nhiên.

                  46%281%29.png

Share this post


Link to post
Share on other sites
Hệ thần kinh và các luân xa
 
Luân xa chính và phụ

untitled_400x767.JPG

CHAKRAS.png

Hào quan cơ thể:
12630682325_3a6f6b8e74.jpg
 
Luân xa 7: Điều khiển toàn bộ cơ thể. Chủ trị các bệnh thần kinh, phối hợp với các LX khác chữa trị hầu hết các bệnh.
Luân xa 6: Liên quan vỏ não và tuyến tùng là “Thần nhãn”. Chủ trị về Thần kinh, mất trí, huyết áp và hoạt động tứ chi.
Luân xa 5: Chữa trị hô hấp, mũi, họng, phổi, suyễn, bệnh về da, dị ứng (allergy).
Luân xa 4: Chữa trị về tim và cholesterol.
Luân xa 3: Điều hòa năng lượng cơ thể. Chữa trị các bệnh về tiêu hóa, gan, dạ dày, ruột, lá lách, thận.
Luân xa 2: Chữa trị về bộ phận sinh dục, bài tiết.
Luân xa 1: Là tiềm lực nguồn vũ trụ.
Sự hiểu biết về hệ thống và vị trí các luân xa là rất quan trọng trong quá trình tập thiền. Luân xa là các huyệt đạo chính trên cơ thể, được sắp xếp theo các cặp đối xứng. 
Luân xa 6-16, 7-1, 5-8, 4-9, 3-10, 2-11 mà trong đó các luân xa 6, 7, 5, 4, 3, 2 nằm trên mạch đốc (mạch dương), các luân xa 8, 9, 10, 11 và 1 nằm trên mạch nhâm (mạch âm).

(Ghi chú: Trong một số tài liệu khác người ta xếp các luân xa theo cặp A-B.)


Ngoài các cặp luân xa trên, các huyệt và cơ quan tạng phủ sau còn có liên quan tới quá trình trao đổi năng lượng:
- 2 huyệt Lao Cung trong 2 lòng bàn tay: huyệt ở trên đường văn tim của gan bàn tay, nơi khe của ngón giữa và ngón vô danh (ngón 4 hay còn gọi là ngón nhẫn) chạm vào đường văn này hoặc gấp các ngón tay vào lòng bàn tay, đầu ngón tay giữa chạm vào đường nếp gấp giữa lòng bàn tay (đường tâm đạo) ở đâu thì đó là huyệt - xem ảnh dưới 

Image259.gif

- 2 huyệt Dũng Tuyền trong 2 lòng bàn chân: huyệt nằm trên gan bàn chân. Lấy khoảng cách từ ngón chân thứ 2 (ngón chân trỏ) tới gót chân chia làm 5 phần, thì huyệt Dũng Tuyền là điểm lõm nằm cách ngón chân trỏ 2/5 khoảng cách đó (cách gót 3/5) - xem ảnh trên
- Cửu khiếu: 2 lỗ tai, 2 mắt, 2 lỗ mũi, miệng, lỗ sinh dục, lỗ bài tiết
- Lục phủ - rỗng: 6 bộ phận quan trọng trong vùng bụng là vị (bao tử), đảm/đởm (mật), tam tiêu (thượng tiêu là miệng trên của bao tử, trung tiêu là khoảng giữa bao tử, hạ tiêu là miệng trên của bàng quang), bàng quang (bọng đái), tiểu trường (ruột non), đại trường (ruột già)  
- Ngũ tạng - đặc: 5 bộ phận quan trọng trong vùng ngực và bụng là tâm (tim), can (gan), tỳ (lá lách), phế (phổi), thận (cật)
- và 2 huyệt Thái Dương ở chỗ lõm phía sau ngoài đuôi mắt 1 tấc, ấn vào có cảm giác ê tức.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Y HỌC PHƯƠNG ĐÔNG : TÌM HIỂU NHỮNG CẤU TRÚC TÂM LINH TRONG CƠ THỂ CON NGƯỜI CÓ LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH TẬT

::: ĐỖ ĐỨC NGỌC :::

 

Mục lục :

I-Nguyên nhân bệnh :

1-Tắc tuần hoàn khí

2-Tắc tuần hoàn huyết

3-Tắc tuần hoàn tiêu hóa

II-Cấu trúc vật chất và tâm linh

Thể xác, phách, vía, hồn, thần, ý, trí

III-Phân biệt tâm bệnh

1-Thần làm hại khí

2-Khí làm hại huyết

3-Tinh-Khí-Thần

4-Ngũ nguyên

IV-Những hiện tượng liên quan đến y học

1-Chữa tổn thương thể phách

2-Rối loạn thể phách

3- Rối loạn thể vía

4- Rối loạn thể hồn

5- Rối loạn thể thần

6-Rối loạn thể ý

7-Rối loạn thể trí

8-Rối loạn thể thượng trí

V-Những hiện tượng siêu hình

1-Xuất hồn

2-Liên lạc thể ý giữa cõi sống và chết

3-Cái chết đến như thế nào

4-Ranh giới giữa sống và chết

5-Nhập xác

6-Tái sinh

VI-Thể thần với hệ nội dược

VII-Thể thần với các luân xa

I.NGUYÊN NHÂN BỆNH :

Theo y học hiện đại, nhờ vào những xét nghiệm y khoa trong việc khám và chẩn bệnh, chúng ta mới biết được nguyên nhân hầu tìm ra cách chữa trị có hiệu qủa. Tuy nhiên đa số các bệnh đều là tổn thương thực thể, có những kết qủa xét nghiệm bất bình thường so với tiêu chuẩn mẫu mực. Ngược lại, có những bệnh không tìm ra được nguyên nhân vì các kết qủa xét nghiệm y học đều bình thường, trong trường hợp ấy chúng ta không rõ nguyên nhân, cho là bệnh tâm lý thần kinh. Nếu không biết cách chữa, một thời gian sau có biến chứng làm tổn thương thực thể rõ ràng, lúc đó việc chữa trị lại khó khăn hơn.

Đối với y học phương đông, tìm nguyên nhân bệnh không dựa vào kết qủa xét nghiệm y khoa bằng máy móc dụng cụ, mà dựa vào quy luật khí hóa ngũ hành của tạng phủ (nguồn gốc của dịch y đạo), giống như dựa vào bảng tiêu chuẩn mẫu mực của Tây y, để so sánh giữa hai tình trạng khỏe và bệnh.

Khí hóa ngũ hành của tạng phủ là những biến đổi trong cơ thể tạo ra những chu kỳ tuần hoàn của các cơ quan hô hấp, tuần hoàn tim mạch, tiêu hóa, bài tiết, sinh dục, hệ miễn nhiễm, hệ nội tiết, hệ thần kinh… thộng qua các tạng phủ và các chức năng riêng mà nó đảm nhận. Khi tất cả các sự biến đổi trong con người được điều hòa tốt, gọi là sự khí hóa chính thường, thì con người được khỏe mạnh, còn sự khí hóa bất thường làm mất quân bình sự khí hóa chung của tổng thể thì con người bị bệnh, do đó phải truy tìm nguyên nhân.

Có hai nguyên nhân chính là nguyên nhân bên ngoài cơ thể và nguyên nhân bên trong cơ thể. :

Nguyên nhân bên ngoài gồm nguyên nhân chủ quan như va chạm tổn thương, môi trường sống và làm việc, do ăn uống, ngủ nghỉ không đúng cách… nguyên nhân khách quan ảnh hưởng do sự tuần hoàn của vũ trụ tác động bởi mặt trời và nước biển tạo ra khí hậu, thời tiết, mùa màng, cây cỏ, vạn vật để nuôi dưỡng con người bị khác thường không phù hợp. Đó là do ảnh hưởng khí hóa của vũ trụ.

Nguyên nhân bên trong là sự khí hóa của tiểu vũ trụ để nuôi dưỡng tế bào, tác động bởi hai yếu tố tâm-thận. Tâm thuộc hỏa giống như mặt trời, Thận thuộc thủy giống như nước biển. Tim mạch và hơi thở tạo ra nhiệt năng tác động lên thận tạo ra sự tuần hoàn bên trong gọi là sự khí hóa tạng phủ. Vũ trụ và tiểu vũ trụ tạo ra sự tuần hoàn đều đặn nhờ vào sự biến đổi của hai yếu tố thủy-hỏa (âm-dương) để khí hóa, do đó đông y gọi là thiên nhân đồng nhất thể.

Dù do nguyên nhân nào làm cho sự khí hóa bất thường sẽ không nuôi dưỡng tế bào, mà còn làm hại tế bào gây ra bệnh tật. Đông tây y cùng quan điểm, nhưng tây y tìm nguyên nhân qua xét nghiệm, đông y tìm nguyên nhân theo khí hóa.

Theo đông y, có 4 loại khí hóa bất thường gây ra bệnh gọi là sự tắc tuần hoàn. :

1-Tắc tuần hoàn khí : Không bị tổn thương thực thể, xét nghiệm không thấy, nhưng vẫn có hậu qủa của nó như mạch đập đều nhưng mạnh hơn hay yếu hơn, chỗ mạnh hơn, chỗ yếu hơn khi bắt mạch.. làm cho nhức đầu, chóng mặt, đau nhức phong tê thấp, chậm tiêu hóa, mệt mỏi.. chỗ đau không nhất định..

2-Tắc tuần hoàn huyết : Có tổn thương thực thể, đau nhức một chỗ cố định như huyết tụ, máu bầm, sung huyết não, tắc nghẽn mạch, huyết khô hóa vôi làm thoái hóa xương khớp…

3-Tắc tuần hoàn tiêu hóa : Thức ăn chứa lâu trong bao tử và đường ruột do tiêu hóa chậm sẽ hóa nhịêt độc gây táo bón, tiêu chảy, loét bao tử, tiểu đường, hoặc phát sinh vi khuẩn, sán lãi, vi trùng… thấm vào máu thành bệnh nhiễm trùng…

4-Tắc tuần hoàn tâm sinh lý : Do thói quen, phong tục tập quán về ăn, mặc, ngủ, nghỉ, tư duy, cố chấp, bảo thủ, thành kiến, tánh tình vui, buồn, giận, lo sợ, xúc động, tích cực, tiêu cực, tánh khí bất thường…..có ảnh hưởng đến sức khỏe như vui qúa làm thần kinh hưng phấn tim mạch sẽ đập mạnh, vui qúa hóa điên dại mất lý trí, buồn hay thở dài hại phổi ( một trong những nguyên nhân ung thư vú của phụ nữ), giận qúa làm cơ gân co rút hại gan, tục ngữ có câu giận bầm gan tím ruột, lo qúa ăn mất ngon hại tỳ vị, sợ vãi đái hại thận ảnh hưởng thần kinh…Tắc tuần hoàn tâm sinh lý cũng không xét nghiệm được trực tiếp, chỉ khi nào do tình trạng bệnh kéo dài làm tắc tuần hoàn chuyển từ tắc khí sang tắc huyết làm tổn thương thực thể mới xét nghiệm được. Lý do biến đổi tâm sinh lý lại tùy thuộc vào mỗi người mỗi khác có liên quan đến cấu trúc tâm linh trong cơ thể nó tác động vào cấu trúc vật chất ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Cho nên phương pháp chữa bệnh của đông y liên kết được cả hai phần vô hình và hữu hình qua sự khí hóa ngũ hành của tạng phủ.

II. CẤU TRÚC VẬT CHẤT VÀ TÂM LINH :

Ở mỗi con người chúng ta ai cũng có hai phần cấu trúc hữu hình và vô hình.

Phần cấu trúc hữu hình là cơ thể vật chất tạo ra hình hài cơ thể nam nữ với đầy đủ các cơ quan tạng phủ do các tế bào hòa hợp lại.

Phần cấu trúc vô hình là cấu trúc tâm linh, trong đó có một phần là tâm tánh khí tạo ra nét đặc thù của cá tính mỗi người do gène (DNA) mà khoa học đã chứng minh được, còn phần quan trọng nhất là thứ lớp của cấu trúc tâm linh hiện diện vô hình trong cơ thể, chúng ta cảm nhận được mà khoa học chưa chứng minh được.

Chúng ta hãy xét nghiệm các trường hợp sau đây để có thể hình dung ra được các thứ lớp của cấu trúc theo quan niệm đông y. Đó là chìa khóa tìm hiểu sự khí hóa của tạng phủ trong việc chữa bệnh :

1-Thể Xác : Khi cơ thể không còn sự sống, mất sự hiện diện của các thể tâm linh, thân xác nằm bất động không còn thở, chúng ta gọi là xác chết, đó là phần cấu trúc vật chất.

2-Thể Phách : Khi con người hôn mê bất tỉnh, thân bất động, chỉ còn hơi thở để duy trì sự sống ( trong trường hợp hôn mê sâu=coma ), đông y gọi là còn thể phách. Đông y nói “ Phế tàng phách” là phần tâm linh vô hình cư trú ở phổi chỉ huy chức năng hoạt động của phổi, giúp phổi thở để duy trì sinh mạng thông qua sự tuần hoàn của khí.

3-Thể Vía : Thể vía chỉ huy mọi cử động cơ học, là phần tâm linh vô hình cư trú ở tiểu não sau gáy, khi bị va chạm tổn thương, hay say rượu, trúng độc hôn mê, đứt mạch máu não làm tê liệt, cử động sẽ bị giới hạn mất kiểm soát như ý muốn.

4-Thể Hồn : Thể hồn chỉ huy mạng lưới gân cơ, thần kinh, làm co rút hoặc thư giãn khiến cho cơ thể biết đau hoặc không đau. Đông y nói “Gan tàng hồn” là phần tâm linh vô hình cư trú ở gan, có nhiệm vụ giúp gan hoạt động theo chức năng của nó. Khi mất cảm giác, vô tri, là thể hồn đã rời thể xác. Còn đau đớn qúa sức chịu đựng làm thể hồn bị tổn thương kêu la thảm thiết như trường hợp ung thư hành hạ đau đớn, mà thực thể gan không bị tổn thương, thể hồn bị tổn thương sinh ra ác mộng.

5-Thể Thần : Thể thần chỉ huy tình cảm, hệ thống tim mạch, hệ thống tuần hoàn huyết làm cho da thịt hồng hào, mặt tươi tỉnh hoặc mặt mày mất sắc, mất thần như ngây dại, hoảng hốt. Đông y nói “ Tâm tàng thần” là phần tâm linh vô hình cư trú tại tâm giúp cho tâm hoạt động theo chức năng của nó về hệ tuần hoàn tim mạch và thần kinh… Khi bị tổn thương thì tim mạch nhảy loạn, thần sắc thay đổi, dễ xúc động, qúa khích động như điên khùng hoặc qúa bi quan, nói năng cười khóc bất thường.

6-Thể Ý : Thể ý chỉ huy sự diễn đạt của tư tưởng, tập trung hoặc mất tập trung, biết phân biệt tốt xấu, ưa thích hay không ưa thích, tính qủa quyết hay do dự… qua sự tiết hormone như truyền một tín hiệu có ảnh hưởng đến các cơ quan, phối hợp sự nói năng và cử chỉ phù họp với ý muốn. Đông y nói “ Tỳ tang ý ” là phần tâm linh vô hình cư trú tại lá lách. Khi thể ý bị tổn thương sẽ mất đi sự quyết đoán, không ham muốn, không thích cử động nói năng và ăn uống nữa mặc dù thực thể của lá lách không bị tổn thương.

7-Thể Chí : Thể chí chỉ huy sự hoạt động của bộ não, ẩn tàng sức mạnh ý chí, lý tưởng của thể xác và tinh thần, bao gồm phần tiên thiên và hậu thiên, phần tiên thiên là những dữ liệu tích lũy từ những kiếp trước đem vào bộ nhớ của não khi sinh ra, và những gène ( chủng tử) của cha mẹ, phần hậu thiên do sự nuôi dưỡng về vật chất và tinh thần và sự học hỏi kinh nghiệm thu thập được trong gia đình, nhà trường và xã hội. Đông y nói “Thận tàng chí” là phần tâm linh vô hình cư trú ở thận, về tinh thần, nó làm cho con người phát triển hay không phát triển phần hạ trí như thông minh hay đần độn, nhớ dai hay mau quên, có ý chí sáng tạo hay ỉ lại…, về thể xác, nó điều hòa chức năng thận biến hóa các chất bổ dưỡng chuyển thành khí huyết, sinh tinh tủy, nuôi xương, bổ não, duy trì và phát triển, sản xuất tế bào mới thay thế tế bào cũ. Thể chí mạnh, duy trì được sự minh mẫn, trẻ trung, kéo dài tuổi thọ. Khi thận không bị tổn thương thực thể mà bị bệnh mất trí nhớ, mất ký ức phải nghĩ ngay đến phần hạ trí bị tổn thương do thể chí.

8-Thể Trí: Thể trí gồm hai phần, phần hạ trí và thượng trí. Thể trí cư trú ở não làm cho não phát triển.

a-Thể Hạ Trí : Do con người khi phát triển đã học hỏi, tích lũy đươc những kinh nghiệm và khi sử dụng những kiến thức ấy thì cũng mới chỉ chiếm tối đa 7-8% tế bào não trong mọi sinh hoạt thường ngày.

b-Thể Thượng Trí : Các thần đồng, các nhà bác học, các bậc thiền sư, kỳ nhân.. đã sử dụng được các phần tế bào não vượt ngoài giới hạn 8% so với những người khác. Những kiến thức hiểu biết này đặc biệt không ai có, nó khác lạ mới mẻ, chúng ta gọi nó là thể thượng trí. Trong bộ óc chúng ta, hơn 90% tế bào não còn lại là những băng đĩa còn bỏ trống chưa chứa dữ kiện nào, nó dành sẵn cho con người ghi thêm những kết qủa, những kinh nghiệm đã tìm tòi phát minh được ở đời này, hoặc để ghi nhận được những điều mới lạ học hỏi được ở các cõi thiền định hoặc trong những giấc mơ có ý thức khi ao ước tìm tòi phát minh một điều gì. Phần còn lại là những băng đĩa đã ghi đầy những kinh nghiệm trong qúa khứ nhiều đời tích lũy được, nhưng những dữ kiện ấy đem vào thân xác đời này bị vô minh che lấp nên không có khả năng khai mở được hết mà chỉ sử dụng được một phần nào, chúng ta gọi là bẩm sinh để trở thành các kỳ nhân, thần đồng, các nhà khoa học, mỹ thuật, nghệ thuật. Còn thông thường khi chúng ta có một vấn đề khó giải quyết, qua một đêm yên tĩnh nghỉ ngơi, tự nhiên sáng dạy đã tìm được cách giải quyết, người đời gọi là thông minh.

Thể thượng trí được khai mở qua phương pháp tập thiền, tập khai mở luân xa như yoga, hoặc do sau tai nạn bị chấn thương sọ não.. Khi sử dụng được thể thượng trí, nó dẫn ta vào không gian 4 chiều như thân xác ở một chỗ, mà thể hồn đi vào không gian khác, không gian qúa khứ để thấy biết những hoạt động của tiền kiếp, hay không gian tương lai ở những cảnh giới khác để học hỏi, tìm tòi, sau này trở thành một nhà phát minh như các nhà khoa học, hoặc trở thành nhà tiên tri.., còn đối với những người thỉnh thoảng mới xuất hiện thể thượng trí, khi có khi không, người ta gọi là linh tính, giác quan thứ sáu…

Bẩy thể tâm linh vô hình cư trú trong cơ thể vật chất, có liên quan hai chiều nhờ vào thể thần, thông qua hệ thần kinh và các màng lưới thần kinh. Tất cả đều điều khiển chức năng hoạt động của tạng phủ, vừa nuôi dưỡng bảo vệ tạng phủ theo một quy luật tuần hoàn chung gọi là sự khí hóa ngũ hành.

III.THÂN BỆNH-TÂM BỆNH

Qua tám trường hợp trên, chúng ta thấy, ngoài Thể Xác được góp nhặt từ cát bụi ( theo Thiên Chúa giáo ) hay tinh cha huyết mẹ ( theo Phật giáo), thành một thân tứ đại gồm đất, nước, gió, lửa, mà đông y gọi là lục phủ ngũ tạng, có đủ tứ đại : đất thuộc thổ, trong thổ có chứa kim, nước thuộc thủy, gió thuộc phong mộc, lửa thuộc hỏa, trong thân còn chứa 7 thể tâm linh để giúp cho cơ thể hoạt động theo nhịp sinh học đều đặn và quyết định sự sống chết của con người khi phần tâm linh rời khỏi cơ thể thì thân xác chết, thi thể tan rã lại trở về với cát bụi.

Như vậy sự bệnh hoạn, sống chết của thân ta lệ thuộc vào phần cấu trúc tâm linh, nó định đoạt cho ta tất cả mà chúng ta không biết chúng từ đâu tới, nó ở với ta bao lâu, khi nó lìa khỏi thân ta, nó đi về đâu, và chính bản chất nó được cấu tạo ra sao ? Những câu thắc mắc ấy đã được giải đáp đầy đủ trong triết lý Phật giáo.

Đứng trên quan điểm y học, Tây y tìm tòi mọi phương pháp chữa bệnh tiên tiến nhất cũng chỉ giải quyết được phần thể xác, về lãnh vực trị liệu tâm lý thần kinh chưa phân biệt rõ phần tâm linh nào bệnh, và cách chữa ra sao nên vẫn chưa đạt được hiệu qủa như ý muốn.

Dựa vào sự cấu trúc của cơ thể, phần bệnh của thể xác chúng ta tạm gọi là thân-bệnh, Phần cấu trúc tâm linh bị bệnh chúng ta gọi là tâm-bệnh.

1-Thần làm hại khí :

Cấu trúc tâm linh là phần vô hình cư trú trong tạng phủ để điều khiển mọi chức năng hoạt động của các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, bài tiết, sinh dục.. qua hệ thần kinh và các tuyến nội tiết.. cho nên khi chúng bị bệnh sẽ làm xáo trộn mọi chức năng của các cơ quan, chứ không làm tổn thương thực thể thì y học tây phương tìm không ra bệnh, đông y gọi là giai đoạn thần làm hại khí.

2-Khí làm hại huyết :

Nếu tâm bệnh cứ tiếp diễn lâu dài sẽ làm tổn thương thực thể, làm thay đổi hình dạng cấu trúc của thân xác như sưng, gẫy, lở loét, viêm, phù, thắt nghẹt lưu thông khí huyết tạo ra khối u hay chèn ép nứt xương…thì Tây y sở trường chữa được những loại bệnh này hơn là đông y.

Nhưng những loại bệnh này, đông y chia làm hai loại cấp tính và mãn tính. Loại cấp tính do nguyên nhân bên ngoài như tai nạn, cần phải giải phẫu, hay cấp cứu ngay nếu không sẽ chết thì đông y không làm được. Còn loại sưng đau chấn thương chưa nguy đến tính mạng thì cách chữa đông y có thể thu ngắn thời gian và có kết qủa trị liệu hơn tây y. Loại bệnh mãn tính, theo đông y, phải tìm nguyên nhân gốc, và chắc chắn đã có ảnh hưởng không tốt cho phần cấu trúc tâm linh, giai đoạn này đông y gọi là khí làm hại huyết, cho nên tây y dùng phẫu thuật cũng chưa giải quyết được gốc bệnh, đa số các loại bệnh của con người ở loại này. Tây y thường giải quyết trực tiếp vào phần cơ thể bị bệnh bằng phẫu thuật để tránh lây lan và dùng thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh tiêu diệt vi trùng gây ra mầm bệnh.

3-Tinh-Khí-Thần :

Phương pháp này khác hẳn về quan điểm chữa bệnh của tây y so với đông y. Tại sao ? Vì đông y coi con người là một tổng thể hòa hợp của thân và tâm, nên đã nhìn ra được ba yếu tố quan trọng trong vấn đề bệnh hoạn và sự sống chết của con người, đó là tinh-khí-thần.

Tinh :

Là những chất bổ do ăn uống để nuôi cơ thể, nếu hợp với nhu cầu mà cơ thể cần sẽ giúp cho cơ thể khỏe mạnh, không đúng nhu cầu sẽ làm cho cơ thể bệnh mặc dù khi phân chất thức ăn đó không có độc tố, trái lại chứa rất nhiều chất bổ dưỡng, nhưng cơ thể không muốn hấp thụ làm cơ thể phải tốn mất thêm năng lượng đào thải chúng ra ngoài, như vậy cơ thể cũng bị bệnh nếu lạm dụng nhiều chất bổ không cần thiết. (Thí dụ như chất đường, chất béo, chất vôi…không có độc, nhưng dư thừa làm con người bị bệnh.)

Khí :

Là chức năng hoạt động của các cơ quan lục phủ ngũ tạng làm công việc biến dưỡng, chuyển tinh hóa khí, chuyển khí hóa thần, ở thể động là sinh hóa thức ăn như co bóp, tiết dịch, phân tích, tổng hợp, hấp thụ, đào thải…ở thể tĩnh như nghỉ ngơi là chuyển hóa dưỡng trấp thành máu, vinh khí, nuôi dưỡng và phát triển cơ thể, và thành năng lượng vệ khí bảo vệ cơ thể, duy trì sức khoẻ và sự sống.

Thần :

Có hai loại là dục thần do cha mẹ sinh ra mang tâm tánh của cha mẹ, và thức thần mang tâm tánh cá biệt của mình có từ nhiều đời, cả hai loại là vô hình, nhưng phần hữu hình là tim mạch, bộ óc và hệ thần kinh cùng các gène mang tính di truyền. Thần có nhiệm vụ kiểm soát, điều chỉnh, hòa hợp mọi hoạt động của cơ thể thông qua những chức năng của các tạng phủ, cả hai loại thần được phát triển về hai mặt, mặt tiềm năng do bẩm sinh cấu tạo ra chức năng và tâm tính của mỗi người do ảnh hưởng cha mẹ và do ảnh hưởng qúa khứ nhiều đời, mặt khác do học hỏi tiếp tục ở trường học, xã hội và kinh nghiệm đang trải qua ở đời này.

4-Ngũ nguyên :

Để có thể điều chỉnh được tinh-khí-thần hòa hợp giữa hai phần cấu trúc vật chất và tâm linh, đông y dùng hệ thống lý luận ngũ hành để liên kết chúng vào cùng một hành như :

1-Qủa tim, hệ tim mạch gồm đường kinh tâm, tâm bào, thuộc hành hỏa ,về phần tâm linh có hàm chứa nguyên thần, cái tạo ra cho con người biết trọng lẽ phải, biết suy nghĩ đúng sai, gọi là Lễ mới sinh ra thức thần. Khi thức thần bị dao động mạnh do cảm xúc sẽ làm hại tim.

2-Lá lách và kinh Tỳ thuộc hành thổ, về phần tâm linh có hàm chứa nguyên khí, cái tạo ra khí phách con người biết trọng chữ Tín hay không, nó sinh ra vọng ý nhiều hay ít, nếu vọng ý quá đáng sinh lo nghĩ nhiều sẽ hại tỳ ăn mất ngon.

3-Phổi và kinh Phế thuộc hành kim, về phần tâm linh có hàm chứa nguyên tình, cái tạo ra tình người có Nghĩa hay không, nó tạo thành phách, nó tạo ra tình cảm, khi tình cảm bị giao động sinh buồn sẽ làm hại phổi.

4-Thận và kinh thận thuộc hành thủy, về phần tâm linh có hàm chứa nguyên tinh, cái tạo ra sự khôn ngoan hiểu biết gọi là Trí, cái không hiểu biết, chỉ ham sắc dục nó sinh ra trược tinh mất sáng suốt, khi bị giao động sinh sợ hãi sẽ làm hại thận ( sợ vãi đái).

5-Gan và kinh Can thuộc hành mộc, về phần tâm linh có hàm chứa nguyên tánh, là bản chất tình người gọi là Nhân do hồn dẫn dắt, khi giận giữ mất tánh người sẽ làm hại gan ( giận bầm gan, giận mất khôn ).

Như vậy, các bệnh liên quan đến chức năng của tạng phủ, tâm lý thần kinh, bệnh thuộc tâm linh, đông y dùng phương pháp lý luận ngũ hành hỏa, thổ, kim, thủy, mộc để điều chỉnh lại sự khí hóa của tổng thể, vì khi thân bệnh cũng ảnh hưởng đến tâm bệnh và ngược lại tâm bệnh cũng ảnh hưởng đến thân bệnh. Cả hai loại bệnh đều làm rối loạn chức năng hoạt động của tạng phủ, trực tiếp là rối loạn chức năng nội tiết mà đông y gọi là hệ nội dược.

IV-NHỮNG HIỆN TƯỢNG LIÊN QUAN ĐẾN Y HỌC :

Có sự đối đãi hai chiều giữa thân bệnh và tâm bệnh. Khi thân bệnh dù có tổn thương thực thể nhưng chưa làm mất chỗ cư trú của phần tâm linh thì thân bệnh không đáng ngại, nhưng tâm bệnh có thể làm tổn thương thân bệnh. Chúng ta hãy nghiên cứu đến các hiện tượng sau :

1-Hiện tượng chưa tổn thương thể phách :

Thân thể dù có bệnh do thế gian đặt tên và phân loại bệnh dễ chữa hay khó chữa, miễn là nó chưa làm mất nơi cư trú của phần tâm linh và chưa làm hại đến sự rối loạn chức năng của hơi thở là thể phách, thì thân có bệnh không chữa được cũng vẫn kéo dài sự sống như bệnh phong cùi, lở lói, ung nhọt ngoài da.. có thể làm hư hỏng ngũ quan, tứ chi, ung thư da, hoặc coma, mà không làm rối loạn thể phách, thể phách vẫn điều khiển hơi thở đều đặn thì mạng sống vẫn được duy trì.

2-Hiện tượng rối loạn thể phách :

Người khỏe mạnh, trung bình một phút hít vào thở ra tự nhiên được 18 hơi đều đặn, nhưng khi bệnh do cơn đau, hay bị ngộp thở do trúng độc, va chạm tổn thương, hoặc do khí tắc như suyễn sẽ làm hơi thở ngắn gấp, nhanh, dồn dập, đứt đoạn.. sẽ làm rối loạn thể phách thì khó bảo toàn tính mạng.

3-Hiện tượng rối loạn thể vía :

Thể vía cư trú ở não sau gáy, khi bị va chạm đụng mạnh vào gáy, hay sung huyết não, trúng độc do thuốc, rượu, làm hôn mê nhẹ sẽ bị giới hạn cử động như tê liệt, bán thân bất toại, múa vờn, Parkinson, chân tay đầu cổ mắt mặt co giật, nói cà lăm, ngọng..

4-Hiện tượng rối loạn thể hồn :

Khi thể hồn rối loạn hay mơ thấy xuất hồn đi vơ vẩn không chủ đích, ngay cả lúc thân có bệnh, đi đứng nằm ngồi như người mất hồn, ngơ ngẩn. Ngoài bệnh gan, các bệnh mãn tính cũng làm ảnh nhưởng đến gan làm gân mạch và thần kinh co thắt gây đau đớn. Khi bệnh chạm vào thể hồn thì nhân cách và tánh tình thay đổi. Bệnh thực thì ngông cuồng qúa khích, dễ nổi nóng giận. Bệnh hư thì sinh bi quan, yếu đuối, hèn hạ, hờn dỗi, không phải gan bị tổn thương mà chức năng gan qúa yếu không thể tàng trữ huyết, không lọc được độc tố, không trao đổi oxy, không nuôi dưỡng được phần gân móng, làm chùng gân, không khai khiếu ra nơi tròng đen mắt làm mờ mắt, hỏng gai thị… nhìn cặp mắt như không có hồn. Đa số những người bị rối loạn thể hồn do thân bệnh đều liên quan đến sự thiếu máu trầm trọng, áp huyết rất thấp. Loại người này dễ bị du hồn vất vưởng mất thân xác nhập vào trở thành điên loạn tâm thần..

5-Hiện tượng rối loạn thể thần :

Thể thần có hai loại là dục thầnthức thần.

Dục thần do cha mẹ sinh ra cư trú ở tâm, nên đông y gọi tâm tàng thần, có ảnh hưởng tâm tánh cha mẹ theo gènes. Còn thần thức là tâm tánh cá biệt do học hỏi nằm trong tiềm thức có ảnh hưởng đến sự phát triển con người. Thức thần sinh tam tâm là tâm quá khứ, tâm hiện tại, tâm tương lai.

Tâm qúa khứ ảnh hưởng đến tâm hiện tại, có cách suy nghĩ và hành sử theo bản năng riêng đã tích lũy được trong qúa khứ, cho nên tục ngữ có câu : cha mẹ sinh con, trời sinh tánh, còn tâm hiện tại ảnh hưởng của cha mẹ có sẵn và tâm tương lai do ảnh hưởng của học hỏi ở cả hai mặt vô hình và hữu hình trong cuộc sống thường nhật.

Về hữu hình do sự giáo dục từ gia đình, học đường, xã hội, tu học, kinh nghiệm sống…Về vô hình do tu thiền, quán tâm, trong giấc ngủ có ý thức hoặc tập khí công thiền. Theo đông y, làm sao tập luyện được tâm không viên, ý không mã, lúc đó tâm không động thì định được thần, thần không động thì định được khí, ví như người làm xiếc đi trên dây thừng cao 10 mét, mặc cho khán giả la hét cổ võ, nếu tâm thần và khí không bị ảnh hưởng bên ngoài, mà trụ ở trên mỗi bước chân, cho nên họ đi trên dây đu một cách dễ dàng. Như vậy muốn khỏi động tâm thì tập mắt ngơ tai điếc tánh viên thông, làm cho tâm được sáng suốt sẽ học hỏi được nhiều điều ở trong cõi thiền. Vào được cảnh giới tĩnh lặng do thiền hay do tĩnh công như đi vào không gian 4 chiều. Không gian và thời gian của thân thì ở một chỗ, còn thể tâm linh có thể đi vào thời gian qúa khứ hay tương lai.

Thần là cái biết trong tình trạng nhập thiền, mình vẫn biết rõ ràng mạch lạc khi nhắm mắt còn tỉnh thức, hoặc cơn ngủ sâu mà thấy cảnh giới quá khứ hay tương lai như một buổi xem phim chiếu bóng, mình có thể ở ngoài cuộc hay tham dự trong cuộc, mọi chi tiết đều nhớ rõ mà không hoang mang sợ sệt, chỉ dùng cái biết để quan sát, khi tỉnh dậy hoặc xuất thiền, nếu có thắc mắc, khi nhập thiền lại, vẫn có thể tìm hiểu thêm cho tường tận được.

Thể thần khi bị rối loạn làm tình trạng tim mạch bất thường, tâm thay đổi bất thường kéo theo các thể tâm linh khác rối loạn theo, khi ngủ hay thấy ác mộng, lửa cháy, máu chảy, sợ bị giết hại…

a-Trường hợp nhập thiền vào qúa khứ :

Có một bệnh nhân bị bệnh hở van tim nặng, hai môi tím, dầy lên và xệ xuống miệng không khép chặt lại được, 10 ngón tay mầu đen như dính thuốc nhuộm quần áo, thở mệt, ngồi một chỗ, đi đứng thì mệt mỏi, nói chuyện còn tỉnh táo nhưng nói nhỏ hơi, nói nhiều cũng mệt.

Bệnh nhân đã chữa đông tây y dược đủ thứ mà không khỏi. Tôi thấy ái ngại và để tâm suy nghĩ làm sao chữa được bệnh này. Khi trong mơ gặp được vị y tổ trong quá khứ mô tả một cây thuốc tên gọi cây óc chó phối hợp với lá hẹ chữa được bệnh hở van tim. Hình dáng của cây đã thấy trong mơ, nơi cây mọc đã được chỉ dẫn là ở hàng rào, bờ ruộng chỗ nào cũng có, cách dùng cũng được nghe giảng. Khi tỉnh dậy, cho người đi tìm hái về ở vùng Hốc Môn. Về tên của cây, dân gian cũng đã có tên sẵn, ở miền Nam gọi là cây ổi dại, ở miền Bắc gọi là cây sung dại.Cách sử dụng : Lấy 9 đọt (1 đọt là ngắt bẻ một đoạn dài bằng một gang tay đo từ ngọn xuống ). Pha một ít nước rồi giã 9 đọt cây óc chó, vắt lọc thành nửa ly . Giã 50g lá hẹ với một ít nước, vắt lọc thành nửa ly. Hai ly để riêng đem phơi đêm để lấy sương khí, lúc nửa đêm uống 1 ly nào trước cũng được, nửa giờ sau uống tiếp ly thứ hai. Uống luôn 2 đêm liên tiếp, bệnh nhân đã khỏi bệnh, khỏe mạnh như cũ, hai môi thu nhỏ, đổi sắc hồng, mười đầu móng tay hết tím xanh, người hết bị mệt thở.

Như vậy bà bệnh nhân này cũng có tu được chút phước duyên mới có cơ hội được các vị thầy vô hình thông qua vị thầy thuốc để chữa khỏi bệnh cho mình.

Nếu người thầy thuốc không tu tạo phước, nhân công lao đó về mình do tính kiêu ngạo, vị thầy đó sẽ mất hết khả năng chữa bệnh bằng tâm linh, sau này sẽ chỉ là một thầy thuốc tấm thường như các thầy khác ở thế gian. .

b-Trường hợp nhập thiền trong hiện tại :

Tôi có người bạn tu thiền, ngày 30 tháng 4 năm 1975, vợ chạy di tản, anh và con gái 5 tuổi bị kẹt ở lại, sau anh phải đi học tập cải tạo, anh gửi con gái anh cho một bạn gái, hai năm sau anh trở về, bạn gái anh cho biết bé đi học đã bị lạc mất tích.

Mấy năm sau anh vẫn tập thiền đều đặn theo thời khóa 4 lần mỗi ngày vào giờ tý, ngọ, mẹo, dậu, mỗi lần nửa giờ. Tự nhiên một buổi trưa anh nhập thiền thấy con gái mình đứng trước cửa một căn nhà ở Củ Chi, anh ghi nhận mọi chi tiết về địa điểm căn nhà, rồi anh xả thiền, lấy xe gắn máy đến Củ Chi, quả thật anh đến đúng nơi và xin chủ nhà cho anh nhận lại đứa con gái của mình về.

Môt trường hợp đặc biệt khác. Khi tôi đang làm việc tại phòng mạch ở Montreal, bỗng có điện thoại từ Ý gọi đến của một bệnh nhân người Ý xin cầu cứu, đứa con trai 6 tuổi sinh thiếu tháng, não thiếu oxy nên xương cổ èo oặt, hiện nó đang bị lên cơn crise cardiac chân tay dẫy dụa co giật, bà không gọi xe cứu thương mà bà gọi tôi. Tôi nhắm mắt lại, thấy một linh ảnh, đứa bé đang bị cúi gục đầu xuống nên nghẹt cổ họng không thở được, cơ thể thiếu oxy khiến tim sẽ ngưng đập. Tôi vội vàng nói với bà ta : Bà hãy mau dựng cổ đứa bé ngay lại. Sau đó tôi hỏi : Con bà hết co giật chưa. Bà trả lời : Nó khỏi rồi. Nhưng tôi cứ phải giữ cổ nó luôn à. Tôi trả lời. Nguyên nhân nó làm cơn do cổ nó yếu, bị gục xuống sát ngực nên ngộp thở. Bà nên mua một cái vòng chống cổ (collier) để giữ cho cổ khỏi bị gục xuống là không bao giờ bị lên cơn nữa.

Một năm sau, bà đem cháu sang Montreal để tôi tái khám, bà nói : Từ ngày ông nói cho cháu đeo vòng cổ, cháu không bao giờ bị co giật nữa. Nhưng tôi không hiểu sao các bác sĩ chữa cho cháu lại không tìm ra nguyên nhân bị co giật là do cổ yếu, vì cứ mỗi tháng cháu bị vài lần như thế, môi tím tái, đều đem đi cấp cứu chữa về tim mạch và cho uống thuốc thần kinh mà không hết bệnh.

c-Trường hợp nhập thiền vào tương lai :

Có những cảnh tôi thường gặp khi tâm tĩnh lặng, cảnh đó xuất hiện nhiều lần rất quen thuộc, nhưng trên thực tế chưa đi đến bao giờ, ngay cả người và việc. Nhưng về sau tôi có dịp đến một nơi nào lạ lần đầu tiên thì cũng đúng là cảnh đã từng thấy làm tôi không bỡ ngỡ chút nào. Có lần, gia đình chúng tôi cần một người giúp đỡ để cho con đi ra khỏi Việt Nam sau năm 1975, địa chỉ ở vùng quê Trà Vinh, chỉ có số nhà, và Khóm, Xã, không có tên đường. Đêm hôm đó tôi xuất thần đi tìm để ghi nhận hình ảnh, địa điểm. Sáng hôm sau hai vợ chồng tôi đón xe đò đi xuống Trà Vinh. Tôi quan sát những đoạn đường đã đi qua, đến một nơi hai bên đường là đồng ruộng, có một xóm nhỏ vài nhà nằm cách đường lộ khoảng 100m phải đi qua một cây cầu khỉ, chúng tôi xuống xe giữa đường còn cách xa thị xã Trà Vinh. Bà xã tôi sợ quá, nếu không phải chỗ này, mà phải đi nữa thì tìm đón xe đi tiếp là chuyện rất khó khăn vào thời ấy. Tôi nói đúng chỗ này rồi, bà xã tôi lo lắng hỏi, anh đã đi đến đây bao giờ đâu mà nói đúng chỗ rồi, nhưng qủa thật chúng tôi vào đúng nhà đúng chỗ mặc dù chưa quen biết trước diện mạo chủ nhà.

d-Trường hợp nhập thiền để học hỏi :

Tôi có người bạn thiền muốn tu đốn ngộ, anh cứ thắc mắc thế nào là quả báo nhãn tiền ? Khi anh nhập thiền, anh thấy mình đang đứng ở đầu một ngõ hẻm cụt, nhìn thấy một tên ăn cắp tay cầm một cái ví tiền, chạy qua mặt anh vào trong ngõ cụt, rồi một thanh niên khác đuổi theo đang ngơ ngác không biết chạy vào ngõ hay chạy thẳng, anh buột miệng chỉ đường. Khi người thanh niên lấy lại được cái ví xong rồi chạy đi, tên ăn cắp đến đánh anh vì cái tội không biết đầu đuôi câu chuyện mà chỉ bậy, tên kia cũng là tên ăn cắp chạy theo để cướp lại. Bấy giờ anh mới hiểu, việc gì xảy ra cũng có nhân duyên qủa báo.

Trường hợp suy nghĩ tìm tòi để phát minh ra những cái mới lạ cũng là một cách nhập tâm để vào thiền, có liên quan tổng hợp cả quá khứ, hiện tại, tương lai, thường xảy ra đối với các nhà khoa học, bác học, bác sĩ, nghệ sĩ, mỹ thuật hội họa, và các nhà tiên tri…

6-Hiện tượng rối loạn thể ý :

Thể ý cư trú ở Tỳ, hay mưu toan nghĩ ngợi, lo qúa làm ăn mất ngon. Tỳ chủ hình sắc, ăn ngon, mặc đẹp, ngăn nắp, sạch sẽ, tính tình mực thước, đa mưu. Tỳ chủ ý muốn, sinh tâm nên ý chạy thì tâm chạy cho nên nhà Phật có câu nói tâm viên ý mã ( tâm như con vượn nhảy nhót lung tung không lúc nào dừng nghỉ, ý như con ngựa chạy theo).

Khi thể ý bị tổn thương làm thành bệnh hoang tưởng. Thí dụ một người bị thương cụt tay, trong giấc ngủ mơ vẫn không thấy tay bị cụt, không cảm thấy đau. Trường hợp này thực tế là xác-thân có bệnh cụt tay, nhưng ý-thân không có bệnh. Ngược lại, khi ngủ mơ thấy bất cứ cảnh nào trong mộng cũng thấy tay còn nguyên nhưng bị đau như lúc tỉnh, như vậy bệnh mãn tính đã làm tổn thương thể tâm linh, ý-thân cũng bị bệnh đau tay, đó là lý do tại sao một thương binh đã bị cưa cụt tay mà vẫn cảm thấy đau ngoài cổ tay. Muốn chữa loại bệnh này cũng phải dùng ý để chữa, một thiền sư đã cho bệnh nhân một loại thuốc bôi đặc biệt để dụ bệnh nhân tin rằng bôi thuốc này vào sẽ hết đau. Thiền sư dặn, khi nào bệnh nhân cảm thấy tay đau, hãy bình tĩnh tìm xem chỗ đau ở đâu, rồi dùng thuốc này bôi vào. Cuối cùng bệnh nhân giác ngộ chỗ đau không có tay làm sao mà bôi thuốc, rõ ràng là bệnh không có thực mà do ý làm ra bệnh. Ý tại tâm, vạn pháp do tâm sinh ( nghĩ là có tay bị đau) thì vạn pháp cũng do tâm diệt (nghĩ rằng không có tay làm sao mà đau được.)

Khi rối loạn thể ý, trong mơ hay thấy nhiều sự việc lung tung không có mạch lạc rõ ràng, thể ý bệnh làm cho thân bị bệnh mộng du, tỉnh dậy không hay biết mình đã làm gì, hoặc thân bị bệnh nói nhảm như điên khùng, như ma nhập thuộc bệnh tâm thần.

Khi một người chết đi, thân xác không còn, bẩy thể tâm linh do ý làm chủ, lúc đó không phải là xác-thân mà là ý-thân thì thời gian và không gian không còn ngăn cách họ. Họ nghĩ muốn đến một nơi nào xa xôi là họ đã có mặt ở đó ngay.

7-Hiện tượng rối loạn thể hạ trí :

Thể hạ trí liên quan đến thận và trí nhớ. Thể hạ trí bị rối loạn do sợ hãi một điều gì kinh khủng, do va chạm tổn thương thận, do mổ thận, chọc tủy sống, do té ngã va chạm não bộ làm mất trí nhớ. Có trường hợp không tổn thương thực thể về thận hoặc não, nhưng bị đe dọa tinh thần, bị khủng bố trí não, bị nghe những tiếng rên la thảm thiết, hoặc bị giam cầm hành hạ trí não làm rối loạn thể trí sẽ bị mất trí nhớ, hoặc bị ngộp thở do khí độc làm não thiếu oxy, hoặc trẻ em khi sinh ra thiếu oxy trong não làm trí nhớ kém phát triển.

8-Hiện tượng rối loạn thể thượng trí :

Trường hợp ít gặp. Rối loạn thể thượng trí trong trường hợp cháy não do thiền sai tẩu hỏa nhập ma, do tập trung vào việc học sử dụng tối đa bộ não, nói đến những điều cao siêu hoang tưởng không ai hiểu được, thay vì là một thiên tài bị trở thành người vô dụng. Ngoài ra do một tình cờ va chạm làm rối loạn thể thượng trí một phần, làm màng lưới vô hình giữa hai luân xa vía và luân xa ý thông với nhau tạo ra một người có khả năng tiên tri làm thầy bói khi đúng khi sai, hoặc là người có giác quan thứ sáu tự nhiên, hoặc là phù thủy…

 

 

Luân xa

Đỗ Đức Ngọc

 

Theo siêu hình học giải thích về tâm linh, trong con ngườI có 3 thể khí chính cấu tạo nên :

Về thể chất : Do tinh cha huyết mẹ tạo ra xác thân.

Thể khí của tiên thiên ẩn trong khí hậu thiên tạo cho con ngườI sự sống, sức khỏe khang kiện gọi là thể phách.

Thể khí tiên thiên tạo ra tánh khí con ngườI là thể viá nhanh nhẹn hơn và khôn hơn thể phách.

Thể vía phát triển học hỏi để tiến hóa hơn lên trong cõi trung giới lúc ấy con người mới có thể trí.

Tiếp tục tiến hóa học hỏi nhiều hơn để đạt đạo, Phật gọi là ứng qủa Bồ đề ở thể thứ bẩy.

Như vậy trong xác thân có thể phách, thể vía, thể trí, mỗi thể đều có các luân xa là các bí huyệt , tất cả chỉ là vô hình, chỉ khi nào con người tiến hóa học hỏi phát huy được các luân xa ấy mới biết được nó thế nào.

Thể phách và thể vía đều có 10 luân xa cùng chung vị trí nơi xác thân, nhưng luân xa phách thuộc tam nguyên không gian nên ở phía ngoài, còn vía thuộc cõi tứ nguyên không gian ở sâu trong xác thịt.

Chúng ta chỉ tham khảo 7 luân xa phách và vía, còn 3 luân xa nằm ở bộ phận sinh dục chúng ta không đề cập đến.

Vị trí các luân xa và khả năng huyền bí của luân xa phách :

Chỉ có hai nhiệm vụ giữ cho thân xác sống và làm trung gian cho sự tiếp xúc của ngũ quan ở thân xác vớI nộI tâm, vớI vía, vớI trí óc, tạo ra rung động, chậm chạp hay mau lẹ, khôn ngoan hay đần độn, giỏi hay dở..

Hào quang của Phách chỉ có hai mầu tím hoặc xám xanh thể hiện sự khang kiện của thân xác, làm cho lớp da của thân phát sáng khoảng cách từ 6 ly đến 1,5 tấc. Khi ngườI khỏe mạnh hào quang chiếu tia thẳng góc vớI da, ngườI yếu hào quang phát chiếu ủ rũ.

Luân xa 1 : 4 cánh, nằm ở cuối xương cùng chứa luồng hỏa hầu, Ấn độ gọI là Kundalani, tạo sức nóng như lò lửa luyện thép, chia làm 7 bậc mạnh yếu khác nhau, đi theo 3 đường gân của cột sống lên não như rắn bò nên gọI là hỏa xà (feu serpent ). Nó đi qua luân xa nào làm cho luân xa đó hoạt động liền, nhưng ngược lại cơ thể chưa tập luyện cho khí tiên thiên đi theo vòng tiểu chu thiên để thanh lọc trược bản thể thì hỏa xà gây tác hại làm hư hỏng lục phủ ngũ tạng và não bộ, ngườI ta gọI là tẩu hỏa nhập ma.

Luân xa 2 : 6 cánh, nằm ở tại lá lách (tỳ), là trung tâm thu hút năng lực biến thành 7 thứ nuôi dưỡng phách và bảo toàn mạng sống, giúp phát triển tinh thần, mở đường cho hỏa xà qua để thông đến các luân xa khác, phía trước thông vớI đan điền thần, phía sau thông vớI Mệnh môn.

Luân xa 3 : 10 cánh, nắm tại Linh cốc huyệt nơi Đan điền tinh thông qua rốn, khi luân xa này phát triển con ngườI biết được ảnh hưởng ở cõi trung giới.

Luân xa 4 : 12 cánh, nằm ở tim, trước thông vớI Đan điền thần, sau thông vớI Giáp tích quan. Khi nó phát triển, con người biết được sự rung động của tình cảm.

Luân xa 5 : 16 cánh, nằm nơi thập nhị trùng lầu ( yềt hầu ) thông vớI Ngọc chẩm quan. Khi nó phát triển, con ngườI có thể nghe được âm thanh ở 4 cảnh dĩ thái có những tần số mà tai thường không nghe được ở cõi trần.

Luân xa 6 : 86 cánh, nằm ở Hư vô huyệt lý nơi tam tinh Ấn đường. Khi nó phát triển có thể nhìn thấy 4 cảnh dĩ thái cấu tạo bằng các loại thể khí chứ không bằng vật chất mà mắt thường có thể thấy được, nó là con mắt thứ 3 của thể phách chứ chưa phải của thể vía nên chưa phải là thần nhãn.

Luân xa 7 : 960 cánh, năm ở Nê hoàn cung thông Thiên môn. Khi nó phát triển sẽ làm cho con ngườI nhớ được những gì mình làm trong giấc ngủ ở cõi trung giới.

Vị trí các luân xa và khả năng huyền bí của luân xa vía :

Luân xa 1 : Giống như Luân xa phách, nhiệm vụ mở hỏa hầu.

Luân xa 2 : tại tỳ, là trung tâm nguồn sinh lực, khi luân xa mở, lúc ngủ dậy sẽ nhớ những gì thấy và làm ở cõi trung giớI, thấy mộng đẹp, bay trên không trung ở các cảnh lạ.

Luân xa 3 : tại rốn, khi mở sẽ cảm nhận được ảnh hưởng cõi trung giớI để phân biệt tốt xấu, cái nào hợp và không hợp, cái nào vui cái nào buồn.. nhưng không hiểu lý do tại sao lại thế.

Luân xa 4 : tại tâm, khi khai mở sẽ biết được những sự vui buồn của ngườI khác.

Luân xa 5 : tại yết hầu, khi được khai mở sẽ nghe được tiếng nói, âm nhạc hoặc tiếng xì xào kỳ dị bên tai, khi được mở hoàn toàn, nghe được chính xác mọi việc hoặc nghe được từ xa rất xa gọi là thần nhĩ.

Luân xa 6 : tại Ấn đường, khi được khai mở nó là con mắt thứ ba, khi khai mở hoàn toàn sẽ thấy trước mọI việc và tầm nhìn rất xa gọI là thần nhãn.

Luân xa 7 : tại Thiên môn, khi được khai mở, tâm thức được sáng suốt, thông minh, không còn bị gián đoạn, nhớ được những điều đã thấy, đã nghe, đã làm, đã học hỏi được ở cõi trung giới.

Thể vía là một loại thân xác ở thể khí không phải là thể vật chất, nó sinh hoạt, hành động độc lập và học hỏi ở cõi trung giới.

Hào quang ở thể vía có nhiều mầu sắc hơn ở thể phách, nó phát ra đỉnh đầu hay chung quanh thân, phản ảnh tính tình mỗI ngườI khi chúng ta có thần nhãn mớI thấy được. Còn chúng ta khi nhắm mắt nhìn vào Ấn đường sẽ thấy được mầu thể hiện tâm tính và sức khỏe của mình, tánh xấu hiện mầu xấu, tánh đổI tốt nó hiện mầu tươi tốt, vui thì mầu vui, buồn thì mầu buồn..

Phân biệt mầu sắc phản ảnh tâm tánh

1-Mầu tự nhiên của Tánh trong bản thể :

Nhìn vào Ấn đường của mình hay của người khác :

ĐEN : chỉ tính hiểm độc, oán ghét, hay bệnh nặng. Khi giận dữ có thêm những lằn vạch mầu đỏ đầu nhọn ở trong quầng đen phóng ra khủng khiếp, dễ đi đến sát nhân.

XÁM ĐEN TRẮNG MỜ MỜ : Chánh tà lẫn lộn, bệnh chưa khỏi hẳn, chưa bệnh thì sắp bị bệnh biết trước mầu sắc để phòng ngừa.

ĐỎ HỒNG : Tánh hay giận dỗi.

ĐỎ HỒNG Mà SÁNG RỠ : Giận dỗi bất bình nhưng xây dựng cao thượng.

ĐỎ MÁU BẦM : Ham vật dục

ĐỎ NÂU ĐẤT : Tánh hiểm, có lẫn sọc nằm ngang tánh ti tiện.

ĐỎ CAM : Trí tuệ tham vọng, tánh kiêu căng ngạo mạn.

HỒNG, HƯỜNG : Tánh vị tha thương người.

VÀNG : Tánh khôn ngoan, trí độ, ngườI tu có tâm từ nhưng chưa tiến bộ mấy.

VÀNG KIM : Có trí khôn phán đoán, có tư tưởng triết học và khoa học.

XANH LỤC : Con ngườI dễ đồng hóa và thích nghi vớI hoàn cảnh.

XANH TƯƠI SÁNG BIỂN HAY BẠCH KIM : Có lòng tín ngưỡng cao thượng quảng đại.

XANH XÁM NHẠT : Tánh e dè sợ sệt.

XÁM NHẠT CÓ L_N BỌT : Tánh mưu mô xảo quyệt, lường gạt.

XÁM NÂU : Ích kỷ.

MẦU TỬ NGOẠI : NgườI đạt đạo, thông minh tài trí.

MẦU HỒNG NGOẠI :Kẻ đạt được phép của bàng môn tả đạo.

2-Mầu thay đổI theo qúa trình tu học qua tư tưởng :

Phẩm chất của tư tưởng hiện ra ở mầu sắc.

Bản tính của tư tưởng là chu vi của mầu sắc và sự minh bạch rõ nét hay lờ mờ.

a-Thể vía của người tiến hóa :

Người có thần nhãn nhìn mình hay tự mình nhắm mắt nhìn vào Ấn đường khi tĩnh tâm.

Mầu lục : Tánh thiện cảm và thích nghi.

Mầu hường : Chỉ lòng từ ái.

Mầu xanh : Chỉ lòng hiếu đạo, mục đích tín ngưỡng, sùng đạo.

Mầu vàng : Chỉ tánh khôn ngoan của trí tuệ. Vàng sậm tối : trí tuệ ích kỷ. Vàng đất sét : Mở trí tuệ để kinh doanh sự nghiệp. Vàng ónh ánh : Mục đích khoa học, toán, triết học. Vàng sáng như ngọc châu : Vì tha nhân giúp đời.

Mầu tím trên đỉnh đầu : Đã được khai mở tinh thần và trí tuệ.

b-Khi mình phát đại nguyện :

Làm việc thiện lành, yêu thương chúng sinh : Tư tưởng sẽ phát sinh mầu hường sáng rỡ.

Cầu khẩn thành tâm chăm lo tu tập thân tâm : Tư tưởng phát sinh mầu trắng bạc.

Cầu cố gắng làm cho tinh thần kiên cố trì trí tu học : có mầu hoàng kim rực rỡ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vài tháng trở lại đây, câu chuyện rắn lục đuôi đỏ xuất hiện ồ ạt, bất thường ở nhiều tỉnh miền Trung như Nghệ An, Thanh Hóa, Đà Nẵng... đã và vẫn đang thành chủ đề nóng, khiến cho nhà nhà lo lắng. Đây là loài rắn duy nhất đẻ con, sau khi đẻ hết con trong bụng rắn lục mẹ chết ngay sau đó, điều đó chứng tỏ rằng rắn lục đuôi đỏ là loài rắn đã có sự tiến hóa cao hơn các loài rắn khác.

 

Sự kiện hệ mặt trời vượt qua cung Song Ngư đi vào cung Bảo Bình, kết thúc một chu kỳ "vũ trụ" trên thiên cầu 25.920 năm, bắt đầu cho một kỷ nguyên Dương mới 12.960 năm đã làm phát triển sự sinh sôi của loài rắn nhạy cảm này. Chúng ta không biết khi nào chúng sẽ tiến hóa cao hơn, chẳng hạn rắn mẹ sẽ đẻ con nhưng không chết nữa.

 

Rắn lục đuôi đỏ xuất hiện nhiều do thiếu thức ăn
Môi trường sống bị thay đổi có thể là một trong những nguyên nhân khiến rắn lục đuôi đỏ xuất hiện nhiều thời gian qua ở các địa phương. 

Thời gian gần đây, rắn lục đuôi đỏ xuất hiện ngày càng nhiều ở các địa phương như Quảng Ngãi, Thanh Hóa, Nghệ An... và đặc biệt nguy hiểm khi chúng bò vào nhà cắn người.

 

 

Giải thích hiện tượng trên với VnEpxress, Chủ tịch Hội động vật học Đặng Huy Huỳnh đưa ra hai khả năng. Thứ nhất, trong quá trình vận chuyển buôn bán của nhóm đối tượng nào đó, rắn đã xổng ra ngoài. Thứ hai là do môi trường sống thay đổi, rắn không còn thức ăn nên phải tìm kiếm ở khu vực khác.

"Tình trạng phá rừng khiến rắn không còn nơi trú ẩn và thức ăn, chúng có thể vào nhà dân, nơi có chuột, ếch, côn trùng để tìm kiếm thức ăn và để ẩn nấp", giáo sư Huỳnh nói và cho biết, rắn thường chui vào gầm giường vì chúng ưa bóng tối và mát mẻ.

Đồng quan điểm, tiến sĩ Lê Nguyên Ngật (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) cũng cho rằng, rắn lục xuất hiện ở khu vực nhà dân có thể do thức ăn của chúng đã cạn kiệt. "Rắn lục đuôi đỏ thường không gây nguy hiểm cho con người. Chúng không bao giờ chủ động cắn người mà chẳng may ai đó đụng vào chúng sẽ bị cắn", ông Ngật nói.

Để tránh rắn lục đuôi đỏ, ông Nguyễn Quảng Trường (Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật) khuyên, người dân nên dọn dẹp sạch sẽ, phát quang bụi rậm. Khi bị rắn cắn, người bị thương nên dùng garo vải không dùng garo cao su và đưa tới bệnh viện gần nhất. "Rắn lục đuôi đỏ không phải loại rắn cực độc có thể gây chết người ngay như các loài cạp nong, cạp nia hay hổ mang, vì vậy việc sơ cứu ban đầu là rất cần thiết", ông Trường nói.

Còn theo giáo sư Huỳnh, rắn sống thường sống và tìm kiếm thức ăn vào ban đêm, nên người dân cần đóng cửa kín khi ngủ, không nên nằm ở nền đất ẩm; bên cạnh đó, cần chú ý đến khu vực bể nước, nơi ẩm ướt, gầm giường. Các gia đình có thể dùng chó để đuổi rắn.

"Khi thấy rắn, mọi người chỉ cần dùng que, gậy để xua đuổi, chứ không nên bắt, giết chúng vì rắn lục đuôi đỏ sẽ không tấn công nếu không bị đe dọa; đồng thời cũng là để bảo tồn đa dạng sinh học của loài này", giáo sư Huỳnh cho hay.

Rắn lục đuôi đỏ tên khoa học là Trimeresurus albolabris có ở hầu hết dải đất Việt Nam. Chiều dài thân con đực 600 mm, con cái 810 mm. Thân của chúng tròn, có các vảy gồ lên. Đầu và thân chúng có màu xanh lá cây, cằm, cổ họng và bụng màu xanh lục nhạt hay trắng vàng nhạt.

Loài này thường thích sống ở vùng đồi núi có độ cao dưới 400 m, trong các khu rừng thường xanh, đầm lầy hay các khu đất nông nghiệp. Thức ăn của chúng là chuột, chim, thằn lằn và ếch. Chúng ở trên mặt đất và ban đêm và nghỉ ngơi trên cây vào ban ngày.

Hương Thu

Share this post


Link to post
Share on other sites

Liên quan đến Tiên Thiên Bát Quái chúng ta cần ghi nhận những vấn đề lịch sử:

 

- Các nhân vật lịch sử thời Hùng với được lấy biểu tượng thông qua Hậu Thiên Bát Quái - Hà đồ (Lạc thư ẩn) và Tiên Thiên Bát Quái, tuy nhiên do sự thay đổi phượng vị giữa chúng cho nên các biểu tượng sẽ có thể của cùng 2 nhân vật.

 

- Tiên Thiên Bát quái được lý giải từ các hiện tượng trên không trung và dưới mặt đất của trái đất (hành Dương Mộc trong Hệ mặt trời), nó thể hiện sự tương tác của hai trường khí Âm Dương: giữa Trái đất và Không gian - Không gian này có thể là Hệ mặt trời, Hệ Hoàng đạo, vũ trụ lớn... Như vậy, hệ quả là Hậu Thiên Bát Quái sẽ lý giải tương tác tới các hiện tượng tự nhiên, xã hội, con người tức là nói đến vạn vật trên trái đất. Qua đó, chúng ta thấy rõ khi nắm bắc được ý nghĩa tổng thể của Tiên Thiên Bát Quái thì sẽ hiểu rõ ràng hơn vai trò Hậu Thiên Bát Quái.

 

- Hậu Thiên Bát Quái là các quy luật tương tác tới vạn vật trên trái đất, và Tiên Thiên Bát Quái cũng không ngoại lệ nhưng lại là cái có trước tức trường khí Âm - Trái đất và Dương - Không gian tương tác tới con người, theo sau đó là Hậu Thiên khí vận động.

 

- Từ sự lý giải Tiên Thiên Bát Quái chúng ta cần chú ý tới sự việc: vòng tuần hoàn của nước.

 

- Để lý giải Tiên Thiên khí, chúng ta sẽ phải nghiên cứu Đông Y, tức "khí Hậu Thiên" chạy trong kinh mạch, huyệt vị... và các luân xa trong cột sống của mỗi con người tức "khí Tiên Thiên", trong Đông Y quy ước ngược "Dương động Âm tịnh". Lúc này, lục phủ ngũ tạng chính là cấu trúc Hậu Thiên tiếp nhận trường khí Hậu Thiên và tất nhiên, chúng sẽ là Âm so với kinh mạch Dương, còn các Luân xa sẽ là Dương so với kinh mạch Âm.

 

- Trong quá trình phân tích không được quên mỗi con người là một tổ hợp Âm Dương Ngũ Hành, vận động theo cấu trúc Hà đồ - Lạc thư.

 

- Khi lý giải Tiên Thiên Bát Quái thì chúng ta sẽ nhận biết pháp môn Yoga không phải có nguồn gốc từ Ấn Độ hay bất kỳ một nền văn hóa nào trên thế giới thời thượng cổ, ngay cả khi Ấn Độ khai quật được tượng thần Shiva đang tọa thiền khoảng 2300-1500 TCN hay cổ vật Ai Cập thể hiện các luân xa trên cột sống như biểu tượng chìa khóa của sự sống Ankh khoảng 2600 TCN, lý do là chúng không thể xác định được nguồn gốc học thuyết về khí công mà chỉ nói lên ứng dụng hoặc nói về các kết quả nhận biết sau khi đạt được một số công năng mà thôi.

 

Chẳng hạn một ví dụ, đồ hình dưới đây biểu tượng cho các vị thần của Ấn Độ giáo tương ứng, nhưng do không hiểu lịch sử thần linh trong tôn giáo cổ và học thuyết khí công nên quy ước đó là sai hoàn toàn, như vị trí của thần Shiva, Vishnu, Brahman hay một vị nữ thần nào khác nữa như nữ thần mẹ Shakti chẳng hạn.

 

Tham khảo đồ hình:

450px-Watercyclevietnamesehigh.jpg

 

bac80f6d4723cb815df2849fe5f3e52e.jpg

Energy-Enhancement-Kundalini-Key-Meditat

Share this post


Link to post
Share on other sites