Posted 26 Tháng 7, 2009 Không biết cụ Trạng Trình nước nam Nguyễn Bỉnh Khiêm có tiên tri về thế giới cho tới thời điểm này không thưa chú Thiên Sứ(?), nếu cụ có để lại thì hẳn phần nào ai đó thế nào cũng có người luận đoán ra thế giới sắp xảy ra những gì chú nhỉ. Cháu rất thích đọc những câu sấm của cụ nhưng tiếc rằng không có những tài liệu quý giá ấy, nếu chú và ai đó trên diễn đàn có thì share cho cháu với. Cháu cám ơn trước và thân chào chú cùng mọi người. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 7, 2009 Không biết cụ Trạng Trình nước nam Nguyễn Bỉnh Khiêm có tiên tri về thế giới cho tới thời điểm này không thưa chú Thiên Sứ(?), nếu cụ có để lại thì hẳn phần nào ai đó thế nào cũng có người luận đoán ra thế giới sắp xảy ra những gì chú nhỉ. Cháu rất thích đọc những câu sấm của cụ nhưng tiếc rằng không có những tài liệu quý giá ấy, nếu chú và ai đó trên diễn đàn có thì share cho cháu với. Cháu cám ơn trước và thân chào chú cùng mọi người.Theo tôi hiểu thì tất cả những lời sấm ký, không chỉ của cụ Trạng, mà là của tất cả những nhà tiên tri nổi danh của nhân loại, đếu bí ẩn và rất khó hiểu. Muốn hiểu được phải giải mã và thường xảy ra rồi thì người ta nghiệm lại thấy có vẻ như....nghiệm, rồi truyền tụng mà thôi.Ai giải mã cũng tự cho là mình đúng, nhưng vấn đề ở chỗ, người khác lại không thể công nhận người giải đúng, nên nó lại sai. Hi. Ngay bản thân sách gọi là Sấm Trạng Trình cũng có nhiều chỗ có thể đặt nghi vấn có thể có nhiều bài do người thời trước và sau cụ Trạng làm và ghép chung cả vào cho....oai. Thí dụ: Có đoạn sấm được cho là nói về thời Lý. Nhưng cụ Trạng lại sinh sau gần 500 năm. Vậy cụ Trạng nói về thời Lý làm gì? Hoặc có nhiều bài dùng ngôn từ và khái niệm cận đại. Tôi cũng đặt v/d có thể do các giáo phái chống Pháp thời đầu thế kỷ XX đưa vào. Tóm lại về cá nhân tôi thì chỉ giải mã một đoạn duy nhất sau đây được coi là sấm Trạng: Nhược đài sư tử thượng Thiên hạ thái bình phong Tôi cho rằng: Hai câu này xác định Hà Đồ là nguyên lý căn bản của lý học Đông phương - chứ không phải Lạc Thư như cổ thư chữ Hán nói. Sử Tử tức Kỳ Lân chính là biểu tượng của Hà Đồ. Khi Lý học Đông Phương được phục hồi từ nguyên lý căn để: Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ - nhân danh nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm văn hiến - tức là tiền để dẫn đến phục hồi một lý thuyết thống nhất vũ trụ - mà các nhà khoa học hàng đầu đang mơ ước - thì đó là lúc Thiên Hạ thái bình. Tất nhiên không ai thừa nhận Thiên Sứ giải mã đúng cả. Làm sao Thiên Sứ đúng được. Không lẽ sách Tàu lại sai sao. Tôi cũng không ý kiến gì và chỉ coi đây là một thí dụ là có giải mã đúng thì cũng không ai tin. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 7, 2009 Chủ nhật, 26-07-2009 Hải quân Mỹ sẽ trang bị vũ khí laser năng lượng cao cho các tàu chiến Ảnh Defencetalk VIT - Tập đoàn Northrop Grumman của Mỹ đã nhận một bản hợp đồng của Hải quân Mỹ, về việc chế tạo và thử nghiệm một loại vũ khí laser năng lượng cao, dùng để trang bị cho các tàu chiến của Hải quân Mỹ chống lại sự tấn công của các tàu chiến cỡ nhỏ.Loại vũ khí laser năng lượng cao này có độ chính xác đến tuyệt đối và sẽ trở thành một loại vũ khí hữu hiệu cho các chiến hạm của Hải quân Mỹ duy trì được một khoảng cách an toàn nhất định, sẵn sàng đáp trả lại những đe dọa tấn công từ các tàu chiến cỡ nhỏ. Theo như yêu cầu của Hải quân, Tập đoàn Northrop Grumman sẽ áp dụng những hệ thống laser bán dẫn, tạo một khả năng cho một loại vũ khí laser năng lượng cao nhằm ngăn chặn lại hàng loạt những thách thức mà Hải quân đang phải đối mặt. Steve Hixson, một quan chức của Tập đoàn Northrop Grumman cho biết “Hải quân đang phải đối mặt với hàng loạt những thách thức bị tấn công từ các tàu chiến cỡ nhỏ cũng như từ trên không. Nhiều những giải pháp mới đã được nêu ra nhằm ngăn chặn những thách thức này. Tập đoàn Northrop Grumman đã đặt trọng tâm vào việc phát triển sức mạnh của tia laser. Chúng tôi sẽ áp dụng tới toàn bộ những khả năng của tập đoàn, từ việc đóng tàu tới tích hợp các hệ thống và những mục đích yêu cầu của Hải quân đối với chương trình này”. Văn phòng Nghiên cứu Hải quân ở Arlington thuộc bang Virginia đã trao cho Tập đoàn Northrop Grumman một bản hợp đồng trị giá 98 triệu USD với những điều kiện còn mù mờ, nhưng kế hoạch hoàn thành trước tháng 6/2014. Hải quân đã đề xuất số lượng ban đầu 499,999 USD trong khoản ngân sách chính phủ cuối năm 2009, nhằm tạo khả năng cho Tập đoàn Northrop Grumman hoàn chỉnh phần thuyết minh cơ bản của chương trình này. Theo như bản hợp đồng, Tập đoàn Northrop Grumman sẽ phải thuyết minh sáng kiến về một hệ thống vũ khí laser phù hợp với điều kiện tác chiến của Hải quân trên biển và khả năng ngăn chặn được những thách thức tấn công từ các tàu chiến cỡ nhỏ trước cuối năm 2010. Nguồn tin Lan Hương (Theo Defencetalk) Nhời bàn của Thiên Sứ Về lý thuyết: Nếu hệ thống "giác quang phi tuyến" ở bài trên có tầm bắn xa hơn và tiêu diệt cả mục tiêu trên không và dưới nước thì chỉ cần phát huy hệ thống này, những tàu chiến của Hoa Kỳ sẽ là bá chủ. Trong tương lai, vũ khí hạt nhân sẽ dùng để....tự sát. Híc! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 7, 2009 LỜI TIÊN TRI 2009 - 2030 Tư duy bắt chước và tư duy sáng tạo cách nhau rất xa. Nếu những động cơ chạy bằng xăng dầu đã đẩy các động cơ hơi nước chạy bằng than vào lịch sử phát triển của loài người thì trong tương lai các động cơ xăng dầu sẽ được thế hệ sau - bắt đầu từ năm 2030 - tham quan trong bảo tàng. Tất nhiên với điều kiện là người ta không dộng vào đầu nhau những tên lửa mang đầu đạn hạt nhân. Nếu không thì giới hạn của sự phát triển này sẽ kéo dài thêm 30 năm nữa. * Phi cơ “cá mập” tiết kiệm nhiên liệu Nguồn Thanh Niên Online 26/07/2009 22:31 Hơn 6 năm qua, kỹ sư người Đức Koni Schafroth cùng hai cộng sự Claus-Peter Deissler và Hans Pflugshaupt miệt mài chế tạo, thử nghiệm một chiếc máy bay có hình dáng như một con cá mập. Tháng 7.2003, phiên bản thứ 9 đã bay thử nghiệm thành công trong thời gian 5 phút với vận tốc tối đa 200 km/giờ, năng lượng cung cấp từ những khối pin NiCd. Tháng 8.2003, phiên bản thứ 10 nặng 4,1 kg được thử nghiệm về khí động học và thủy động lực học (CFD) thông qua máy vi tính. 20 khối pin cung cấp 2.400 mAh giúp nó bay trong 4 phút với vận tốc tối đa 250 km/giờ. Tháng 11.2003, ý tưởng thương mại hóa sản phẩm hình thành và lúc này Claus-Peter Deissler được mời nhập cuộc. Ông là một trong các thành viên quản lý quỹ GmbH và đã từng tiếp thị thành công nhiều sản phẩm công nghệ cao. Năm 2004, vật thể bay này được đặt tên SmartFish và nhóm phát triển quyết định chọn viện nghiên cứu thuộc Trung tâm hàng không vũ trụ Đức (DLR) để tiếp tục phát triển các phiên bản từ 11 đến 14D. Đến tháng 6.2005, dưới sự hỗ trợ của một trong số những hãng thiết bị hàng không đứng đầu thế giới là Liebherr-Aerospace Lindenberg GmbH, phiên bản 18C dần thành hình. Nhóm thiết kế đã chọn vật liệu composite của hãng LTB Borowski để chế tạo SmartFish 18C. Tháng 8.2005, SmartFish nhận được sự hỗ trợ của Ulrich Schiefer, kỹ sư chuyên về khí động học đối với các xe hơi thể thao. Tháng 9.2005, DLR quyết định giúp SmartFish sử dụng nguồn năng lượng sạch mà họ đã chế tạo trước đó. SmartFish được gắn hai bình khí nén hydro và oxy giúp nó có thể bay được 60 phút. Thành công này mở ra một tương lai tươi sáng cho SmartFish và hứa hẹn một cuộc cách mạng trong ngành hàng không. Rồi đây những chiếc phi cơ an toàn, kinh tế và tiện nghi hơn sẽ ra đời để phục vụ hành khách. Phiên bản mới nhất của SmartFish được hoàn thiện trong năm 2009 có thể bay ở tốc độ Mach 0,85, qua quãng đường 10.000 km mới cần tiếp nhiên liệu. Trước mắt DLR và SmartFish dự kiến trong năm 2010 sẽ đưa ra sản phẩm có tên gọi HyFish. Đó là những chiếc máy bay mini không người lái, đảm nhiệm một số công việc hiện do các vệ tinh nhân tạo phụ trách như đo đạc, trắc địa, nghiên cứu khí quyển tầng cao. Những con cá bay không người lái này sẽ đạt những thông số sau: dài 6m, sải cánh 4,7m, cao 2m, nạp 2 bình nhiên liệu, bay cao đến 7.000m, vận tốc từ 200 - 300 km/giờ. Tạ Xuân Quan Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 7, 2009 LỜI TIÊN TRI 2009 - 2010. Ngày 16 - 6 - 2009 Kính thưa quí vị quan tâm. Sự lo ngại của ông Mark Mobius là hoàn toàn có cơ sở. Nhưng có thể khẳng định rằng: Sự khủng hoảng tài chính toàn cầu nhất định sẽ xảy ra và sớm hơn nhiều, không như dự đoán của nhà kinh tế này. Chỉ trong năm 2010. Chậm lắm là đầu năm 2011 mà thôi. Bởi vậy, riêng bài viết này có thêm tựa là: Tiên tri 2009 và 2010. Việc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 đã được dự báo từ cuối năm 2007, theo phương pháp luận của Lý học Đông phương và nghiệm đúng với thực tế. Điều cũng phù hợp với dự báo của một hay hai chuyên gia hàng đầu của nền kinh tế thế giới công bố sau này. Nhưng nhìn chung, cả hai phương pháp đều thống nhất cho rằng: Cuộc khủng hoảng lần này sẽ mở ra một cấu trúc kinh tế mới toàn cầu cho con người. Nhưng hình thức cấu trúc kinh tế mới toàn cầu sẽ như thế nào thì vấn đề này chưa rõ ràng. Bởi vậy, mọi vấn đề vẫn bế tắc cho việc đi tìm một giải pháp hữu hiệu thoát khỏi khủng hoảng. Lý học Đông phương xác định rằng: "Vật - Phát triển đến - cùng tắc biến". Cấu trúc kinh tế hiện đại đã đạt đỉnh cao của nó - đó là nguyên nhân khủng hoảng xảy ra. Nó cần một cấu trúc kinh tế mới trong giai đoạn phát triền tiếp theo. "Biến tắc thông". Một cấu trúc lại nền kinh tế hiện nay với mô hình như thế nào - hay nói theo ngôn ngữ hiện đại - nhu cầu phân công lại các chức năng sản xuất và kinh tế toàn cầu đã xuất hiện. Nhưng sự phân công này được xuất hiện một cách tự nhiên theo các qui luật tự điều chỉnh , hay do con người tự ý thức thì lại là chuyện khác. Những cuộc họp cấp cao của các nguyên thủ các siêu cường không thống nhất đã cho thấy con người không thể tự điều chỉnh. Kinh tế toàn cầu đang mất cân đối nghiêm trọng - Lý học Đông phương gọi là Âm Dương bất tương. Âm chính là trạng thái phát triển - "Vật cùng" - trong đó có các định chế tài chính hiện tại không thích hợp và sự mất cân bằng Âm Dương ngay trong chính trạng thái Âm của nó (Trong Âm có Dương). Bởi vậy, lời tiên tri 2009 - 2010 xác định rằng: Sẽ xảy ra khủng hoảng tài chính toàn cầu. Thiên nhiên sẽ điều chỉnh thay con người thông qua sự khủng hoảng này. Kính thưa quí vị quan tâm. Đây là vài dấu hiệu về khả năng xảy ra: Nguồn Vitinfo: Cơn bão tín dụng Mỹ “tràn sang” bên kia bờ Đại Tây Dương Thứ hai, 27-07-2009 Ảnh minh họa VIT - Con số thâm hụt từ thị trường tín dụng Mỹ đã vượt qua cả trường việc làm nước này, khiến cho một cao trào của khủng hoảng tín dụng Mỹ đã ồ ạt tràn sang thị trường châu Âu.Trong đó, những cơ cấu tài chính cung cấp các khoản cho vay của Anh và các nước châu Âu khác đang đối diện với trào lưu mất niềm tin với người tiêu dùng tại thị trường tín dụng. Chinanews hôm 27/7 dẫn lời một thời báo tài chính Anh cho hay, cơn bão khủng hoảng tín dụng – cơn bão mà đã khiến cho ngành ngân hàng Mỹ thiệt hại hàng tỷ USD - đang lan rộng sang bên kia bờ Đại Tây Dương, chạm đất châu Âu. Các cơ cấu tài chính cung ứng các khoản cho vay của Anh và các nước châu Âu cũng phải đối mặt với trào lưu mới từ phía người tiêu dùng. Theo ước tính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), trong tổng số 1914 tỷ USD khoản nợ của người tiêu dùng tại thị trường Mỹ thì 14% đã chuyển thành những khoản nợ xấu. Theo IMF, trong con số tương tự là 2467 tỷ USD của thị trường châu Âu thì 7% là khoản nợ không thể hoàn trả. Trong con số 7% đa phần xuất phát từ Anh – quốc gia mà người tiêu dùng sử dụng nhiều thẻ tín dụng nhất tại châu Âu. Theo Đường Dây Chỉ Dẫn về Nợ Toàn Quốc (National Debtline) của Anh, từ tháng 5/2009, họ đã nhận được 41000 cuộc gọi khẩn cấp về những vấn đề liên quan đến các khoản nợ, các khoản vay tín dụng cũng như những khoản cho vay có thế chấp. Con số này đã tăng gấp đôi kể từ tháng 5/2008. Theo National Debtline hiện tại doanh sách cuộc gọi đến vẫn không ngừng tăng lên. Được biết, các cơ cấu tài chính phát hành nhiều thẻ tín dụng nhất ở Mỹ như Citigroup, Bank of America, JPMorgan, Chase, Wells Fargo, American Express đều đã bị tổn thất lên đến con số hàng tỷ USD. Theo lời cảnh báo của các chuyên gia, con số này có thể vẫn còn tăng. Trong những tháng qua, con số thua lỗ của thị trường tín dụng Mỹ đã vượt qua con số thất nghiệp của nước này. Tại Mỹ, mức tăng của con số thất nghiệp và mức suy thoái mạnh của nền kinh tế từ hồi cuộc Đại khủng hoảng cuối cùng cũng chỉ là làm tổn thương đến một đối tượng đó là những người tiêu dùng đã vay quá nhiều tiền. Nguồn tin Hải Hà. (Chinanews) Đối thoại kinh tế chiến lược Trung – Mỹ “bình mới rượu cũ”? Thứ hai, 27-07-2009 Ảnh minh họa VIT - Hôm nay (27/7), phái đoàn cao cấp Trung Quốc đã đến Mỹ để tham gia vào vòng đối thoại chiến lược và kinh tế Mỹ-Trung lần thứ nhất. Mặc dù đã nâng cấp cuộc đối thoại này nhưng nhiều chuyên gia kinh tế vẫn tỏ ra nghi ngờ, liệu cuộc đối thoại kinh tế chiến lược mới giữa hai nước Trung – Mỹ có phải là “bình mới rượu cũ’.Các thành viên trong chính quyền tổng thống Obama từ đầu năm 2009 tới nay đã nhiều lần ghé sang Bắc Kinh. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner sang Bắc Kinh cam kết khả năng hoàn trả nợ của Mỹ là không vấn đề. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cũng tới Bắc Kinh, cam kết những bất đồng ý kiến trong vấn đề nhân quyền sẽ không lệch hướng với đối thoại liên quan đến vấn đề Triều Tiên. Bộ trưởng Năng Lượng Mỹ Stephen Chu kêu gọi Trung – Mỹ tiến hành hợp tác trong vấn đề biến đổi khí hậu. Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gary Locke lại đưa ra những lời cảnh báo về nguy cơ chủ nghĩa bảo hộ. Vì thế đối với ban nội các của TT Obama, địa điểm đối thoại kinh tế chiến lược Mỹ - Trung lần thứ nhất được diễn ra tại Washington sẽ là một lối thoát khiến Mỹ mong đợi. Cuộc đối thoại lần này diễn ra trong hai ngày 27 – 28/7. Phái đoàn Trung Quốc do ông Đới Bỉnh Quốc, ủy viên Quốc vụ viện dẫn đoàn, phía Mỹ sẽ do bà Hillary Clinton dẫn đoàn; Nội dung thảo luận sẽ chủ yếu xoay quanh ba vấn đề chính: An ninh (vấn đề Triều Tiên), kinh tế (Trung Quốc sở hữu trái phiếu chính phủ Mỹ) và biến đổi khí hậu (cuộc đàm phán thảo luận về “Nghị định thư Kyoto” tổ chức tại Copenhagen, Đan Mạch vào cuối năm nay). Do khủng hoảng kinh tế và sự thay đổi chính quyền Mỹ đã khiến nội dung tranh luận thay đổi nhưng vẫn chưa thu hẹp khoảng cách giữa một cường quốc Mỹ và một nước mới nổi Trung Quốc. Về kinh tế, nhớ lại thời cựu TT Bush, Mỹ là một là nước xuất kích từ tứ phía, cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Hank Paulson đã thẳng thắn chỉ trích đồng NDT bị làm giảm giá trị và những khuyết điểm của Mỹ trong việc kiểm soát hệ thống các ngân hàng. Trong thời gian tranh cử tổng thống, ông Obama đã từng cam kết sẽ có những lập trưởng cứng rắng trong quan hệ thương mại đang mất cân bằng Trung – Mỹ, vì thế mà đã nhận được sự ủng hộ của công chúng Mỹ. Còn hiện nay, Mỹ lại trở thành “bia đỡ đạn”, lãnh đạo Trung Quốc đã “dồn dập” tấn công Mỹ, chỉ trích Washington vô trách nhiệm trong việc giám sát tài chính, vì sự phục hồi nền kinh tế Mỹ mà gây tổn hại đến lợi ích quốc gia, chỉ quan tâm đến những chính sách tiền tệ và chính sách tài chính của riêng mình. Nicholas Lardy, chuyên viên cấp cao của Viện nghiên cứu kinh tế quốc tế Peterson cho rằng, sự thay đổi này không ngừng gây đảo lộn tình hình. Lý do Mỹ chỉ trích Trung Quốc thao túng ngoại tệ hiện nay đã không còn mạnh mẽ như thời vận động tranh cử. Thực tế là, nửa đầu năm 2008, tỷ giá đồng NDT/USD tăng mạnh, nhưng vào cuối năm 2008, đồng USD đã không ngừng mạnh lên, trong khi đồng NDT lại vẫn ổn định. Khủng hoảng tài chính cũng khiến cho nội dung tranh luận thay đổi, từ việc chĩa mũi nhọn vào những chính sách tiền tệ của Trung Quốc và đồng NDT bị đánh giá thấp đã chuyển hướng sang mối đe dọa từ chính sách của Mỹ và đồng USD suy yếu. Sự thay đổi này là một tin tốt đối với Trung Quốc, nhưng lại là tin xấu cho Washington. Tuy nhiên, chưa có bên nào xóa bỏ được nguồn gốc của cuộc khủng hoảng, sự mất cân bằng ngày càng sát gần. Hội nghị G8 mới diễn ra cách đây không lâu đã đưa ra kết luận, các nước cần phải dựa vào tình hình cụ thể, xóa bỏ sự mất cân bằng về dự trữ và tiêu dùng. Trung Quốc và các nền kinh tế đang phát triển đã tham gia hội G8 lần này. Tuy nhiên, lãnh đạo Trung Quốc vẫn chĩa mũi nhọn vào cơ quan giám sát và cơ quan tài chính Mỹ, nói Mỹ là khởi nguồn của khủng hoảng, chứ không thừa nhận sự dư thừa sức sản xuất và dự trữ cao của Trung Quốc cũng là “lửa cháy thêm dầu” vào cuộc khủng hoảng này. Trong bối cảnh này, tình cảnh hai nước xem ra không có lợi cho sự khôi phục cân bằng. Theo chuyên gia về quan hệ Trung – Mỹ của Ủy ban ngoại giao New York Elizabeth Economy, về vấn đề biến đổi khí hậu, chính quyền Obama cho rằng, trong quan hệ song phương có thể nới lỏng để giành được bước tiến triển, nhưng trước thái độ cứng rắn của Trung Quốc, chính phủ Obama đã nhận thức được rằng, đạt được nhận thức chung về giảm khí thải giải quyết mất cân bằng toàn cầu cũng khó khăn như việc kìm chế mối đe dọa Triều Tiên. Trung Quốc có thể thay thế Mỹ trở thành nước có lượng khí thải cacbon lớn nhất thế giới. Do hai bên vẫn có nhiều mâu thuẫn lớn, đạt được nhận thức chung sẽ là một nhiệm vụ gian nan. Nâng cấp đối thoại sẽ không làm giảm độ khó này. Đối thoại kinh tế chiến lược cũ mỗi năm được tổ chức hai lần chú trọng vào những thành quả cụ thể. Còn đối thoại kinh tế chiến lược mới mỗi năm chỉ tổ chức một lần, mọi người lo lắng, nội dung chính sẽ chỉ tập trung nhiều hơn vào quá trình đối thoại của chính nó, chứ không phải là kết quả cụ thể của các bên. Về lý thuyết, đặt vấn đề an ninh, môi trường và kinh tế cùng một bên sẽ tăng tính khả thi các bên cùng đạt được nhất trí. Còn trong thực tiễn, nếu hội đàm an ninh kinh tế bị chia tách, đạt được thỏa thuận sẽ không là một lựa chọn. Nhưng nếu đặt nó cùng một bên, như vậy sẽ không làm rõ chính trị gia bên nào sẽ có quyền quyết định. Ví dụ như, bà Hillary sẽ đại diện Mỹ nói về vấn đề môi trường, nhưng đối thủ của bà ông Đới Bỉnh Quốc trong chính phủ Trung Quốc lại không phụ trách lĩnh vực này. Do người chịu trách nhiệm liên quan đến biến đổi khí hậu vẫn chưa xác định, khả năng thu được thành quả là có hạn. Mặc dù sự khác biệt của hai nước vẫn còn lớn, nhưng bản thân cuộc đối thoại mang tính xây dựng này vẫn mang nhiều ý nghĩa. Tuy nhiên, việc giành được nhu cầu bức thiết trong vấn đề kinh tế, môi trường và an ninh, đối thoại sẽ còn đứng trước nhiều áp lực, vì thế cuộc đối thoại kinh tế chiến lược mới này còn một chặng đường khá dài. Nguồn tin Thu Hà (Theo WSJ) Nhời bàn của Thiên Sứ: Trong bối cảnh này, chúng ta làm thế nào để những ly bia không bị vơi đi với đĩa heo mọi giả chồn, cũng là điều rất tuyệt vời. Hi. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 7, 2009 Mỹ có tung ra gói kích cầu thứ hai? Nguồn Thanh Niên Online 28/07/2009 0:45 Mặc dù gói kích thích kinh tế của Chính phủ Mỹ mới chỉ triển khai được 1/4 thời gian quy định nhưng Quốc hội và các nhà kinh tế hàng đầu nước này đã bắt đầu nghi ngờ về tính hiệu quả của nó. Nguyên nhân là do tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ trong tháng 6 tăng trở lại lên 9,5% - mức kỷ lục trong 26 năm qua. Trong 5 tháng triển khai gói kích thích kinh tế, nước Mỹ mất hơn 2 triệu việc làm, trong khi chỉ tạo ra được 150.000 việc làm. Điều này trái ngược hoàn toàn với tuyên bố của Tổng thống Barack Obama khi ký ban hành đạo luật phục hồi kinh tế trị giá 787 tỉ USD hồi tháng 2 rằng chương trình này sẽ giúp giữ lại hoặc tạo ra 600.000 việc làm ngay trong mùa hè 2009 và 3,5 triệu việc làm cho đến cuối năm 2010, qua đó kiềm chế tỷ lệ thất nghiệp trong năm nay ở mức 8%. Kết quả đáng thất vọng đó đã khiến Phó tổng thống Joe Biden phải thừa nhận trong buổi trả lời phỏng vấn Đài truyền hình ABC hôm 5.7 rằng chính phủ đã “quá lạc quan” và “hiểu sai” về mức độ tồi tệ của nền kinh tế Mỹ. Nó cũng trở thành tâm điểm chỉ trích của cả hai phe Cộng hòa và Dân chủ trong Quốc hội. Gói kích cầu thứ hai? Câu hỏi đặt ra lúc này là, để giải bài toán thất nghiệp và suy thoái kéo dài, liệu nước Mỹ có cần thêm gói kích cầu thứ hai? Phe Cộng hòa nói không cần, chính phủ nên cắt giảm thêm thuế là đủ. Phe Dân chủ chia rẽ thành hai nhóm, một số nghị sĩ nói nên cân nhắc, trong khi giới lãnh đạo cho rằng nên chờ thêm vài tháng nữa mới kết luận. Chính phủ Mỹ thì cương quyết bác bỏ khả năng có thêm gói kích cầu thứ hai. Hôm 11.7, trong bài diễn văn hằng tuần trên sóng phát thanh, ông Obama khẳng định gói kích cầu hiện nay đã cứu nền kinh tế Mỹ thoát khỏi cảnh sụp đổ và đang dần hồi phục, đồng thời kêu gọi người dân nước này kiên nhẫn chờ những chính sách phục hồi kinh tế của chính phủ phát huy tác dụng vì gói kích cầu được thiết kế cho hai năm chứ không phải chỉ vài tháng. Một loạt quan chức cấp cao của chính phủ như Chủ tịch Hội đồng kinh tế Nhà Trắng Lawrence Summers, Bộ trưởng Lao động Hilda Solis... cũng lên tiếng trên tờ New York Times rằng gói kích cầu đang đi đúng hướng nhưng hiệu quả chưa như mong đợi vì các bang giải ngân quá chậm. Họ cho biết hiện chỉ có một phần ba số tiền 158 tỉ USD dành cho chi tiêu của chính phủ được sử dụng và khoản giảm thuế để kích cầu mới đạt 43 tỉ trong tổng số 168 tỉ USD theo kế hoạch. Các nhà kinh tế nhận định Tuy nhiên, quan điểm của nhiều nhà kinh tế hàng đầu của Mỹ hoàn toàn khác với chính phủ. Trong hai bài viết Đó là cuộc khủng hoảng năm 30 và Bẫy kích cầu đăng trên tờ New York Times, giáo sư Paul Krugman, chủ nhân giải Nobel kinh tế 2008, khẳng định gói kích thích kinh tế hiện nay quá nhỏ và cách triển khai không quyết liệt nên chẳng giúp kích cầu hay giảm tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ. Theo ông, trong bối cảnh Cục Dự trữ liên bang không còn khả năng kích cầu (lãi suất cơ bản hạ về gần 0% từ vài tháng nay) thì việc sớm có thêm một gói kích thích thứ hai là rất cần thiết. Nếu không, chính quyền Obama sẽ lặp lại sai lầm của Tổng thống Frankin Roosevelt năm 1937, tức thực hiện chính sách kích thích kinh tế nửa vời khiến thất nghiệp, thâm hụt ngân sách và lạm phát tăng vọt trở lại sau khi kinh tế Mỹ bắt đầu hồi phục từ cuộc Đại suy thoái. Bà Laura Tyson, Cố vấn kinh tế của Tổng thống Obama, và tỉ phú Warren Buffett mới đây cũng lên tiếng kêu gọi chính phủ triển khai tiếp gói kích cầu thứ hai vì, như ví von của ông Buffett trên Đài truyền hình ABC hôm 9.7, gói kích thích hiện nay chưa đủ mạnh, mới chỉ “giống như uống một nửa viên Viagra cộng với một đống kẹo”. Thật ra, không phải Chính phủ Mỹ không hiểu rằng quy mô của gói kích cầu hiện nay chưa đủ để vực dậy nền kinh tế nước này. Ngay khi nhậm chức tổng thống, ông Obama đã đề xuất một chương trình kích thích kinh tế lên tới hơn 900 tỉ USD, nhưng sau nhiều lần thương lượng với Quốc hội đã phải rút xuống chỉ còn 787 tỉ. Tuy nhiên, vào lúc này, có một nguyên nhân sâu xa khiến ông Obama dù muốn cũng gần như không thể thực hiện được thêm gói kích cầu nữa là: lấy tiền ở đâu? Hiện tổng số nợ của Mỹ đã là 11.500 tỉ USD và thâm hụt ngân sách năm 2009 dự báo sẽ lên đến 1.840 tỉ USD, mức kỷ lục từ Thế chiến 2 đến nay. Điều này khiến Mỹ đang gặp nhiều khó khăn trong việc vay thêm tiền nước ngoài. Tờ New York Times cho biết, từ cuối năm 2008 đến nay, Bộ Tài chính Mỹ đã phải tăng lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm từ 2% lên 3,54%, mức tăng mạnh nhất trong 15 năm qua, để hấp dẫn các nhà đầu tư, đồng nghĩa với việc phải trả thêm số lãi khoảng 170 tỉ USD hằng năm. Ngoài ra, chương trình chăm sóc y tế toàn dân mà ông Obama đang đề xuất cũng cần rất nhiều tiền. Về phía các nghị sĩ Dân chủ, sở dĩ họ rất dè dặt khi đánh giá chính sách kích cầu của chính phủ là vì sợ ảnh hưởng tới cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ sắp diễn ra. Đối với đề xuất giảm thuế của phe Cộng hòa, nhiều tổ chức đại diện cho quyền lợi của công nhân và người lao động đã khẳng định nó chỉ có lợi cho giới nhà giàu bởi sự bất hợp lý trong chính sách thuế gần như cào bằng hiện nay ở Mỹ. Hơn nữa, việc giảm thuế sẽ khiến ngân sách thêm thâm hụt, dẫn đến hậu quả là các bang sẽ cắt giảm phúc lợi xã hội và các dịch vụ công ích dành cho người nghèo. Tuy nhiên, khả năng người dân Mỹ kiên nhẫn chờ đến khi gói kích cầu phát huy tác dụng như kêu gọi của ông Obama là rất thấp. Kết quả thăm dò dư luận của hãng ABC gần đây cho thấy, tỷ lệ ủng hộ ông Obama giảm mạnh từ trên 60% xuống còn 55% và số người nghĩ ông Obama có thể cải thiện nền kinh tế và tạo việc làm giảm hơn 19% so với ngày ông nhậm chức. Lê Quang (từ New York) Nhời bàn của Thiên Sứ: Vấn đề là các quí Ngài chưa nhìn ra bản chất của cuộc khủng hoảng kinh tế, nên có kích đến lần thứ ba cũng chẳng có tác dụng gì, chưa nói đến lần hai. Híc! Còn nhìn thấy rồi thì gói thứ nhất cũng hơi bị nhiều. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 7, 2009 New York Times: Toàn cầu hóa tài chính sẽ kết thúc? Thứ ba, 28-07-2009 Ảnh minh họa VIT - Tờ “New York Times” của Anh có đưa một bài phân tích cho rằng “Thời đại toàn cầu hóa tài chính có lẽ đang chấm dứt. Mặc dù đa số mọi người cảm thấy phẫn nộ trước những sai lầm và những hành vi vô trách nhiệm của các cơ quan tài chính, hơn nữa hành vi này còn gây ra suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng thế giới vẫn chưa đạt được nhận thức chung về các biện pháp đối phó với khủng hoảng, cho dù là nội bộ trong một nước hay là giữa các nước. Hiện tại ngay như tại nước Anh, cũng đã xuất hiện những tư tưởng hỗn tạp. Chính phủ Đảng Lao động đã vạch ra một loạt các phương án cải cách quản lý, còn Đảng Bảo thủ lại phản đối phương án trên. Tại Washington, có thể thấy Cục dự trữ liên bang Mỹ FED và Bộ Tài chính Mỹ đã vấp phải sự chế giễu của Quốc hội Mỹ do mùa thu năm ngoái hai cơ quan này cùng áp dụng các biện pháp cần thiết để tránh sự sụp đổ của nền kinh tế toàn cầu. Báo cáo của Viện nghiên cứu tài chính quốc tế đã kêu gọi hợp tác quốc tế, đồng thời bày tỏ nỗi lo lắng các nước có thể áp dụng những tiêu chuẩn khác nhau đối với các ngân hàng tại quốc tế. Chủ tịch Deutsche Bank kiêm Giám đốc Viện nghiên cứu tài chính quốc tế Joseph Ackerman cho hay: “Chúng ta hoạt động trong môi trường gắn bó chặt chẽ với toàn cầu, chúng ta cần phải tăng cường khả năng hội nhập, giảm tối đa những rủi ro, nâng cao lợi ích của thị trường toàn cầu”. Các ngân hàng lớn đều lo ngại về những kiến nghị của Cục quản lý giám sát tài chính Anh: “Lập hàng rào bảo vệ tài sản của các công ty tài chính nước ngoài tại Anh” . Tuy nhiên, trước khủng hoảng toàn cầu hóa đang nhanh chóng di chuyển một cách khôn ngoan. Những quốc gia chịu tác động nghiêm trọng từ cuộc khủng hoảng chính là những nước chưa có hệ thống ngân hàng trong nước (như khu vực Đông Âu) và những nước có hệ thống ngân hàng trong nước nhưng quy mô hệ thống lớn hơn pham vị cứu trợ trong nước (như Iceland). Rất nhiều người cho rằng, cuộc khủng hoảng này đã chứng minh những rủi ro của việc giám sát quản lý. Vì thế mà khi cần cứu trợ để vượt qua khủng hoảng, các nước không muốn đem tiền ra nước ngoài. Ông Charles Dallara, Giám đốc điều hành của Viện nghiên cứu tài chính quốc tế đã dẫn lời một quan chức của Ngân hàng trung ương Trung Quốc: “Chúng ta sẽ quay về thời đại ngân hàng cũ vì thời đại toàn cầu hóa tài chính đang kết thúc”. Theo ông Dallara, điều này sẽ là mối hiểm họa đối với lợi ích toàn cầu và tăng trưởng kinh tế. Nguồn tin T. H (Theo ce.cn)Tin dịch Nhời bàn của Thiên Sứ: Mặc dù đa số mọi người cảm thấy phẫn nộ trước những sai lầm và những hành vi vô trách nhiệm của các cơ quan tài chính, hơn nữa hành vi này còn gây ra suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng - "thế giới vẫn chưa đạt được nhận thức chung về các biện pháp đối phó với khủng hoảng, cho dù là nội bộ trong một nước hay là giữa các nước". Hiện tại ngay như tại nước Anh, cũng đã - "xuất hiện những tư tưởng hỗn tạp. Chính phủ Đảng Lao động đã vạch ra một loạt các phương án cải cách quản lý, còn Đảng Bảo thủ lại phản đối phương án trên". Tại Washington, có thể thấy "Cục dự trữ liên bang Mỹ FED và Bộ Tài chính Mỹ đã vấp phải sự chế giễu của Quốc hội Mỹ" - do mùa thu năm ngoái hai cơ quan này cùng áp dụng các biện pháp cần thiết để tránh sự sụp đổ của nền kinh tế toàn cầu. Bởi vậy, có thể nói rằng: Cho dù có gói kích cầu thứ ba nữa cũng sẽ chẳng có tác dụng gì ở đây cả. Vấn đề là bản chất của khủng hoảng và thế giới sẽ đi về đâu. Không biết rõ điều này thì chịu. Black cho rằng: "Thiên cơ bất khả lộ" . Híc! Để lộ được thiên cơ cũng mất thời giờ lắm. Chưa "qưỡn"! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 29 Tháng 7, 2009 Nhiều "đại ca" nhân cơ hội rối ren này mà vươn lên. Một trong những yếu tố mà Mỹ lo ngại : mất ghế số 1 nên họ đưa con rồng tham ăn lên. :P Share this post Link to post Share on other sites
Posted 29 Tháng 7, 2009 Thưa Sư Phụ, Quay trở lại vấn đề Triều Tiên, thời gian gần đây thấy tạm lắng xuống nhưng vấn đề này sớm muộn cũng quay trở lại. Con chỉ cảm thấy, việc hai miền Triều Tiên thống nhất sẽ có nhiều cái lợi và hơn thế nữa, không có cuộc chiến tranh nào xảy ra. Con mong Triều Tiên sớm thống nhất hai miền. Vậy trong lời tiên tri năm tới của Sư Phụ , điều này có xảy ra không ạ ? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 29 Tháng 7, 2009 Thưa Sư Phụ, Quay trở lại vấn đề Triều Tiên, thời gian gần đây thấy tạm lắng xuống nhưng vấn đề này sớm muộn cũng quay trở lại. Con chỉ cảm thấy, việc hai miền Triều Tiên thống nhất sẽ có nhiều cái lợi và hơn thế nữa, không có cuộc chiến tranh nào xảy ra. Con mong Triều Tiên sớm thống nhất hai miền. Vậy trong lời tiên tri năm tới của Sư Phụ , điều này có xảy ra không ạ? Ngay từ đầu năm - trong lời tiên tri 2009 - tôi đã nói về điều này. Có thể nói rằng: Từ 2003 hay 2004, tôi đã xác định hai miền Cao Ly - tôi gọi là Cao Ly cho khách quan, không Hàn Quốc và cũng không Triều Tiên - sẽ thống nhất và chiến tranh sẽ không xảy ra. Diễn biến theo quy luật khách quan sẽ là như vậy. Nhưng không phải lúc nào tôi cũng đoán đúng do tính chủ quan của tôi. Vì Cao Ly là nước cận láng giềng với chúng ta. Bởi vậy tranh chấp ở Cao Ly và Biển Đông là hai vấn đề có thể không phải không hề có ảnh hưởng lẫn nhau. Lịch sử sẽ được sắp xếp như thế nào còn nhiều yếu tố tương tác. Sự tương tác trong vũ trụ này rất phức tạp. Chỉ nội xét về cái nhà theo Phong Thủy thôi thì đã có 4 yếu tố tương tác chính. Trong mỗi yếu tố đó lại có hàng trăm yếu tố liên quan chằng chịt. Đấy là mới nói đến cái nhà của phó thường dân. Huống chi là cả một quốc gia. Vậy mà người xưa khái quát và tổng hợp được trong một phương pháp dự đoán thì phải nói là cực kỳ siêu Việt. Nếu không phải là sự tổng hợp tri thức được tích lũy trong lịch sử của một nền văn minh rất cao cấp thì không làm được điều này. Vài lời tâm sự. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 29 Tháng 7, 2009 Trung Quốc phá một vụ đưa nguyên liệu chế tạo tên lửa vào Triều Tiên (Dân trí) - Cảnh sát Trung Quốc vừa phá vỡ một âm mưu buôn lậu nguyên liệu dùng để chế tạo các bộ phận của tên lửa sang Triều Tiên, sau khi phát hiện 70 kg vanadi giấu trong các hộp hoa quả trong chuyến hàng được chở đến nước này. Các hộp vanudi bị phát hiện. Vanadi là một loại kim loại cứng màu hơi trắng được dùng để chế tạo các bộ phận của tên lửa, nhưng vẫn chưa rõ số vanadi này được chuyển đến Triều Tiên để dùng vào mục đích gì. Vụ bắt giữ được tiến hành khi Mỹ đang vận động sự ủng hộ của quốc tế thực thi nghị quyết mà Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc mới thông qua để trừng phạt Triều Tiên vì vụ thử hạt nhân của nước này hồi tháng 5. Nghị quyết này cấm các hoạt động cung cấp nguyên liệu cho chương trình vũ khí của Triều Tiên và cho phép kiểm tra các tàu thuyền bị tình nghi chở vũ khí của nước này. Theo một quan chức cơ quan hải quan ở thành phố Đan Đông thuộc tỉnh Liêu Ninh, đông bắc Trung Quốc, số kim loại trên được phát hiện trong đợt kiểm tra thông thường các phương tiện giao thông tại biên giới Trung-Triều hôm 27/7. Số kim loại này trị giá khoảng 200.000 Nhân dân tệ (29.300USD). Quan chức này từ chối cho biết thêm chi tiết, nhưng trang web của tờ Tin tức Đan Đông đã đăng ảnh các nhân viên thuế quan đang kiểm tra số hàng bị thu giữ. Tin khẳng định Trung Quốc kiểm soát rất nghiêm các hoạt động xuất khẩu vanadi và vụ việc này đang tiếp tục được điều tra. Các nhà phân tích Trung Quốc dự đoán rằng Bắc Kinh sẽ tăng cường kiểm tra các tuyến đường bộ và đường sắt đến Triều Tiên “để thực thi các biện pháp trừng phạt đã được thắt chặt của Liên Hợp Quốc”. Triều Tiên luôn tuyên bố chương trình hạt nhân của nước này là nhằm ngăn chặn khả năng xảy ra một cuôc tấn công của Mỹ. Trong khi đó, Washington nói Mỹ không có ý định tấn công Triều Tiên và bày tỏ lo ngại việc Bình Nhưỡng đang cố bán công nghệ hạt nhân cho các quốc gia khác. Nhật Mai Theo AFP, Reuters Share this post Link to post Share on other sites
Posted 31 Tháng 7, 2009 Ngày 20 - 6 - 2009 Bài 316 - trang 16 - Lời tiên tri 2009 Nhời bàn của Thiên Sứ: Ớn quá! Thiên Sứ tôi vài ngày nữa lại du Hoa Kỳ. Bởi vậy có lời dự đoán rằng: Thời tiết mát mẻ khắp Hoa Kỳ, chí ít là những nơi Thiên Sứ đi qua. Không có một sự kiện lớn nào có tính nghiêm trọng như khủng bố, cháy nổ lớn, tai nạn máy bay đau lòng liên quan đến Hoa Kỳ. Mọi chuyện trên thế giới nghiêm trong như quan hệ Cao Ly, Iran... mang tính nghiêm trọng cần quan tâm như: Bắc Triều tiên sẽ chưa bắn tên lửa ngay, trong khi Thiên Sứ tôi còn đang lo tư vấn phong thủy ở Hoa Kỳ, uống bia đủ loại với con Lobter. Sẽ có thông tin kiểm chứng đưa lên đây. Tôi đã đến Hoa Kỳ vào ngày 21 - 6 và đã kết thúc chuyến du lịch balo 23g ngày 29 - 7 - 2009. Mọi chuyện tốt đẹp. Xin cảm ơn đất nước hiếu khách và một không gian thanh bình. Từ nay đến cuối năm Âm lịch sẽ không có một thiên tai lớn nào xảy ra trên đất Hoa Kỳ. Về tai nạn: Lời khuyên của tôi là: Hãy xem xét lại toàn bộ những chiếc máy bay nội địa đã cũ. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 31 Tháng 7, 2009 Tôi đã đến Hoa Kỳ vào ngày 21 - 6 và đã kết thúc chuyến du lịch balo 23g ngày 29 - 7 - 2009. Mọi chuyện tốt đẹp. Xin cảm ơn đất nước hiếu khách và một không gian thanh bình. Xin Chúc Mừng Sư Phụ đã có chuyến bay tốt đẹp. Chúc Sư Phụ Dồi Dào Sức Khỏe. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 1 Tháng 8, 2009 Kính gửi các bậc cao nhân Lý Học. Nhân chuyện dịch cúm lan tràn khắp thế giới. Cũng có vài nhà khoa học lên tiếng cho rằng cúm này không gây nguy hại, có thể tự khỏi. Thiên Sứ tôi nghiệm lý thấy rằng: Phàm sự vật, sự việc thường có sinh , có trưởng và có hủy, có diệt. Khi trọn chu kỳ sinh, vượng, mộ, tuyệt thì có thể chuyển thể biến thái thành trạng thái khác. Nay dịch cúm lạ làn tràn khắp thế giới, sinh đã bắt đầu vượng, đến tận cùng mà không diệt được thì e rằng có biến thể thành nguy hiểm cho con người. Nếu sang năm tới dịch cúm không tuyệt , e rằng sẽ khó đối phó. Không dám dự báo, chỉ xin trình bày ý tưởng để các bậc cao nhân xem xét. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 2 Tháng 8, 2009 Nguồn: Tuổi Trẻ Online Chủ Nhật, 02/08/2009, 16:18 (GMT+7) Máy bay chở 16 người mất tích ở Indonesia TTO - Ngày 2-8, một máy bay chở theo 16 người đã đột ngột mất tích tại khu vực Papua thuộc miền đông Indonesia. Vụ việc xảy ra chỉ hơn 2 tuần sau khi Ủy ban châu Âu (EC) dỡ bỏ lệnh cấm đối với bốn hãng hàng không Indonesia vì không đảm bảo an toàn. Y. Dumaroni, một quan chức vận tải ở Bintang, cho biết chiếc Twin Otter do hãng Merpati Nusantara điều hành đang đi từ sân bay Sentani (gần Jayapura) đến Oksibil (gần biên giới Papua New Guinea) thì mất tích. Trên máy bay có 3 thành viên phi hành đoàn và 13 hành khách, trong đó có hai trẻ em. Theo Dumaroni, bình thường máy bay chỉ mất khoảng 50 phút đã hoàn tất lộ trình. “Chúng tôi đã cử một nhóm tìm kiếm và cứu hộ lên đường tìm máy bay, đồng thời thông báo cho quân đội để họ cùng tham gia tìm kiếm, tuy nhiên thời tiết xấu đang cản trở cuộc tìm kiếm trên không”, Dumaroni nói. Phần lớn diện tích Papua là núi non và rừng rậm. Trong quá khứ, các máy bay rơi tại khu vực này chưa bao giờ được tìm thấy. TƯỜNG VY (Theo Reuters) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 8, 2009 Theo tuoitre.online: Máy bay British Airways bốc khói, 176 hành khách sơ tán khẩn TTO - 176 hành khách đi trên một chiếc Boeing 757 của hãng British Airways (Anh) đã được sơ tán khẩn cấp sau khi máy bay bốc khói lúc vừa hạ cánh xuống Barcelona, Tây Ban Nha sáng 2-8. http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.as...amp;ChannelID=2 CM Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 8, 2009 Trích lời tiên tri của chú Thiên Sứ: "Lời tiên tri 2009 - 2010 xác định rằng: Sẽ xảy ra khủng hoảng tài chính toàn cầu. Thiên nhiên sẽ điều chỉnh thay con người thông qua sự khủng hoảng này." Chú Thiên Sứ có nhận định gì về lời "tiên tri" của phù thủy kinh tế Alan Greenspan: Kinh tế Mỹ sẽ hồi phục nhanh hơn mọi dự báo Kính chú THiên Sứ! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 8, 2009 Trích lời tiên tri của chú Thiên Sứ: "Lời tiên tri 2009 - 2010 xác định rằng: Sẽ xảy ra khủng hoảng tài chính toàn cầu. Thiên nhiên sẽ điều chỉnh thay con người thông qua sự khủng hoảng này." Chú Thiên Sứ có nhận định gì về lời "tiên tri" của phù thủy kinh tế Alan Greenspan: Kinh tế Mỹ sẽ hồi phục nhanh hơn mọi dự báo Kính chú THiên Sứ! Đồng ý! Tôi cũng đã nói rằng: Cuối năm nay mọi chuyện sẽ tốt hơn hay đại loại như vậy. Nhưng khủng hoảng tài chính toàn cấu sẽ xảy ra nhanh hơn ....mong đợi. Hãy đợi đấy! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 8, 2009 Đồng ý! Tôi cũng đã nói rằng: Cuối năm nay mọi chuyện sẽ tốt hơn hay đại loại như vậy. Nhưng khủng hoảng tài chính toàn cấu sẽ xảy ra nhanh hơn ....mong đợi. Hãy đợi đấy! Như vậy Th hiểu vụ này là Đỗ Lưu Niên phải không chú Thiên Sứ ? ;) Kính chú Thiên Sứ! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 4 Tháng 8, 2009 Nhân họa: Năm nay nhân loại sẽ phải ngăn chặn khả năng chiến tranh sẽ xảy ra mang tầm cỡ quốc gia. Nhưng mức độ chiến tranh ở những điểm nóng hiện hữu như Afganixtan sẽ giảm dần vào cuối năm và chấm dứt sau hai năm sau (2011). Irak sẽ đi vào sự ổn định và kiến thiết xã hội. Những bế tắc trong quan hệ giữa Nam Bắc Cao Ly sẽ được hanh thông. Nguồn: Vietnamnet.vn Iran chỉ chờ lệnh là sản xuất bom hạt nhân Cập nhật lúc 14:20, Thứ Ba, 04/08/2009 (GMT+7) Iran đã có công nghệ hoàn hảo để chế tạo và kích nổ một đầu đạn hạt nhân, nước này chỉ đợi lệnh của lãnh đạo tối cao Ali Khamenei để sản xuất quả bom đầu tiên, các nguồn tin tình báo phương Tây cho biết. Lãnh đạo tối cao của Iran Ayatollah Ali Khamenei (Ảnh AP) Báo The Times của Anh trích các nguồn tin cho biết, Iran đã hoàn tất một chương trình nghiên cứu để tạo ra uranium cho sản xuất vũ khí vào mùa hè năm 2003 và nước này hoàn toàn có thể tạo ra một quả bom hạt nhân trong vòng 1 năm sau khi nhận lệnh từ Ali Khamenei. Báo cáo tình báo quốc gia Mỹ hai năm trước đây kết luận, Iran đã kết thúc chương trình nghiên cứu vũ khí hạt nhân vào năm 2003 vì mối đe doạ xuất phát từ việc Mỹ đánh Iraq. Tuy nhiên, các nguồn tin tình báo nói với The Times rằng Tehran đã dừng nghiên cứu vì đã đạt được mục tiêu - tìm được một cách để kích nổ đầu đạn hạt nhân, loại có thể gắn vào tên lửa tầm xa Shehab-3. Theo những nguồn tin này, nếu Giáo chủ Khamenei phê chuẩn chế tạo một thiết bị hạt nhân, Iran sẽ chỉ mất 6 tháng để làm giàu uranium và thêm 6 tháng nữa để lắp đặt đầu đạn. Và rằng, Bộ Quốc phòng Iran đang duy trì hoạt động của phòng nghiên cứu hạt nhân ngầm từ nhiều năm, trả lương cho hàng trăm nhà khoa học, nhà nghiên cứu và luyện kim trong một chương trình hàng tỷ đô la để phát triển công nghệ hạt nhân song song với chương trình hạt nhân dân sự. "Nếu lãnh tụ tối cao của Iran ra quyết định chế tạo bom hạt nhân, chúng tôi cho rằng Iran sẽ phải làm giàu uranium ở mức thấp thành mức cao tại nhà máy Natanz. Quá trình này sẽ mất khoảng 6 tháng, dựa trên số máy ly tâm sẽ hoạt động. Chúng tôi không biết, liệu quyết định đã được đưa ra chưa", các nguồn tin tình báo nói với The Times. Theo những nguồn tin này, Iran có thể đã thiết lập một cơ sở bí mật, nhưng nhỏ hơn những nhà máy ở ngầm dưới đất, đang được bảo vệ chặt chẽ ở Natanz, để chế tạo vật liệu cho quả bom hạt nhân đầu tiên. Các thanh tra của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế chỉ có thể kiểm tra những vật liệu được sản xuất tại những điểm bị giám sát và không tính được số máy ly tâm Iran đã thiết lập. Quan chức Israel ước tính, nếu hội đàm quốc tế với Iran thất bại, nước này sẽ tấn công cơ sở hạt nhân của Iran tại Natanz và Arak và như vậy sẽ trì hoãn chương trình hạt nhân của Iran từ hai tới ba năm. Một quan chức Israel cho biết, trong hơn 3 thập niên, Iran đã đổ hàng tỷ USD vào hai kế hoạch lớn nhằm chế tạo bom hạt nhân. Theo quan chức này, Iran đã làm giàu được 1.010kg uranium 3,9%, từ đó có thể tạo ra 30kg uranium được làm giàu ở mức cao ở 95%. Để chế tạo một quả bom hạt nhân, cần khoảng 30kg uranium giàu ở mức cao. Tình báo Anh đã nắm được thông tin mật về các thử nghiệm của Iran, nguồn tin từ văn phòng ngoại giao của chính phủ cho biết. Dù các cơ quan của Anh không có những bằng chứng độc lập về việc Iran đã thử thành công thiết bị nổ với đầu đạn hạt nhân nhưng họ tuyên bố không có nghi ngờ gì về đánh giá: Iran đã có công nghệ hoàn hảo để chế tạo vũ khí hạt nhân. Nếu nhà lãnh đạo tối cao Iran quyết định cho chế tạo một quả bom, ông ta sẽ phải đối mặt với 2 lựa chọn, nguồn tin tình báo nói. Lựa chọn thứ nhất là thực hiện cách đầy rủi ro - hất cẳng các thanh tra quốc tế và gấp gáp hoàn tất chế tạo quả bom hạt nhân đầu tiên. Như vậy, nước này sẽ phải đối mặt với lệnh trừng phạt của quốc tế hoặc bị không kích. Lựa chọn thứ 2 là tiếp tục tạo ra vật liệu hạt nhân tại các cơ sở bí mật. Hoài Linh (Theo The Times) Iran giữa ngã ba đường Cập nhật lúc 11:17, Thứ Ba, 04/08/2009 (GMT+7) Tổng thống Iran Ahmadinejad nhậm chức nhiệm kỳ 2 trong một bối cảnh cực kỳ khó khăn cho ông. Người Iran nghĩ gì về sự cầm quyền của ông? VietNamNet xin giới thiệu bài viết của Abolhassan Bani-Sadr, tổng thống đầu tiên của Iran sau cuộc cách mạng năm 1979 đăng trên tờ International Herald Tribune. Ông Ahmadinejad chính thức trở thành tổng thống Iran nhiệm kỳ 2. (Ảnh: Reuters) Trong những tuần sau cuộc bầu cử tổng thống Iran, chính phủ của nước cộng hòa Hồi giáo đã trở nên bị chia rẽ, mất dần tính hợp pháp và ngày càng yếu ớt. Tình hình hiện thời cũng giống như cuộc bạo động chính trị đã dẫn tới cuộc cách mạng Hồi giáo năm 1979, chấm dứt sự thống trị của chế độ quân chủ ở đây. Về mặt lịch sử, chính phủ Iran thường khẳng định tính hợp pháp của mình trên 4 khía cạnh sau: sự tài năng của chính phủ trong việc quản lý các công việc của nhà nước, quyền lực tôn giáo chính thức của chính phủ, cam kết của chính phủ đối với sự độc lập của Iran và khả năng có được một sự ủng hộ xã hội vững chắc. Tất cả những yếu tố này đang bị phá hỏng một cách tuyệt vọng. Cuộc bầu cử ngày 12/6 đã khiến Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad phải điều hành các công việc của nhà nước dưới sự giám sát đầy căng thẳng của công luận, và các cuộc bạo động hậu bầu cử đã tước đi tính hợp pháp chính trị của chính phủ này. Chỉ một thời gian ngắn sau đó, trong một bài phát biểu với các tín đồ trong ngày cầu nguyện thứ Sáu, lãnh tụ tối cao Ayatollah Ali Khamenei đã tuyên bố sẽ tiến hành trấn áp bạo lực nếu như kết quả bầu cử chính thức không được công nhận. Điều này cũng tước đi tính hợp pháp về mặt tôn giáo của chính phủ này. Tính hợp pháp tôn giáo này cũng đang yếu đi trong nội bộ giới cầm quyền và giữa những người ủng hộ Hồi giáo. Ayatollah Ali Sistani (một trong những tăng lữ dòng Shiite có tiếng nói nhất ở Iraq) đã phản đối nguyên tắc velayat-e-faqih (quy định của giới tăng lữ), và Ayatollah Hossein Ali Montazeri (người từng được coi là người kế nhiệm tương lai của Khomeini và sau đó đã chỉ trích chính lãnh tụ của mình) cho rằng học thuyết này là bằng chứng của sự né tránh hay là làm giả những lời thánh dạy. Hơn nữa, hiến pháp đã nói một cách rõ ràng rằng quyền lực của lãnh tụ tối cao, tổng thống và quốc hội phải bắt nguồn từ lá phiếu của cử tri, chứ không phải từ Thánh. Ngoài ra, chính phủ này đã mất đi nền tảng quyền lực cơ bản để có thể tiếp tục duy trì sự chuyên quyền ở Iran. Thời kỳ tổng thống Bush nắm quyền ở Mỹ ở thời kỳ vàng cho chế độ ở Iran hiện thời, bởi vì sự trừng phạt kinh tế cũng như các hành động quân sự của Mỹ đã giúp cho chính quyền có thể kiểm soát được công dân của mình. Cách tiếp cận không đối đầu của Barack Obama đã đặt chính quyền vào một vị thế khó khăn. Họ không thể tự coi mình là người bảo vệ cho sự độc lập chủ quyền chống lại sự xâm lăng của nước ngoài được nữa. Cuối cùng, cơ sở ủng hộ quan trọng nhất của chính quyền này, giới tăng lữ, lại đang bị thay thế bởi những tay mafia quân sự - chính trị. Lực lượng Bảo vệ Cách mạng hiện giờ kiểm soát toàn bộ chính phủ và tin rằng nhiệm vụ của giới tăng lữ không phải là điều hành đất nước này, mà chỉ là trao lại quyền của họ cho những người sẽ làm việc đó. Cũng giống như chế độ quân chủ trước đây, sức mạnh của chế độ hiện thời dựa trên những yếu tố bên trong và bên ngoài. Chúng ta có thể so sánh giữa cuộc bầu cử Jimmy Carter năm 1976 và Obama năm 2008. Người Iran coi cuộc bầu cử Carter là mối nguy đối với nguồn sức mạnh bên ngoài của chế độ quân chủ, đó là sự ủng hộ của Mỹ đối với các vị vua ở Iran. Tương tự như vậy, nếu Obama tiếp tục chấm dứt chính sách diều hâu đối với Iran và lấy đi yếu tố “khủng hoảng” của chế độ này, cuộc bạo động này cũng sẽ đi theo một đường hướng tương tự với cuộc cách mạng 1979. Nhưng phong trào hiện giờ khác với cuộc bạo động dẫn tới cuộc cách mạng 1979 trên một số phương diện quan trọng. Trong khi các hành động chống đối trong cuộc cách mạng 1979 đến từ những thế lực nằm ngoài chính phủ, sự chống đối hiện nay lại bắt đầu từ chính trong nội bộ chính phủ, khi mà căng thẳng tăng cao giữa Tổng thống Ahmadinejad và ứng cử viên đối lập Mir Hussein Moussavi. Dù đã có những dấu hiệu cho thấy các phong trào phản đối vẫn tiếp tục phát triển, nhưng sẽ cần thời gian để những phong trào này có thể lan rộng ra cả nước. Điều này sẽ dẫn tới đâu? Một vài khả năng có thể xảy ra. Về mặt lịch sử, chiến thuật hàng đầu của chính phủ nhằm duy trì quyền kiểm soát của mình sẽ là chia giới chóp bu của đất nước thành hai phe nhóm cạnh tranh nhau và rồi tiêu diệt đi một nhóm. Hiện giờ, quá trình này đã động chạm tới trung tâm của chế độ và nó trở nên rất nguy hiểm. Chính các thành viên của chế độ cũng chống lại Ahmadinejad và cuộc khủng hoảng kinh tế ngày một sâu sắc đã làm cạn kiện các nguồn lực của chế độ và thúc đẩy thêm sự bất bình trong công chúng. Điều này đã mở ra một cánh cổng để người Iran có thể quyết định kết quả của cuộc đấu căng thẳng này. Nếu người dân ngừng chống đối, mọi việc sẽ trở nên khó khăn hơn chọ họ. Nếu họ tiếp tục biểu tình, cuộc bạo động của họ sẽ có thể biến thành một cuộc cách mạng toàn diện. Và cuộc bạo động này có thành công hay không hoàn toàn phụ thuộc vào sự quyết tâm của chính những người dân Iran. Hạnh Khuê (Theo International Herald Tribune) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 4 Tháng 8, 2009 Máy bay trượt khỏi đường băng, 1 người chết, 7 người bị thương (Dân trí) - Một người chết, 7 người bị thương khi một chiếc máy bay thương mại trượt khỏi đường băng, đâm vào tháp điều khiển không sử dụng ở hòn đảo du lịch Koh Sumui nổi tiếng của Thái Lan vào hôm nay. Chiếc máy bay sau khi trượt khỏi đường băng. Chiếc máy bay trên của hãng hàng không Bangkok Airways, bay từ khu nghỉ mát Krabi ở miền nam Thái Lan. Chiếc máy bay đã trượt khỏi đường băng khi hạ cánh trong lúc trời mưa to. “Nó đã đâm vào một tháp điều khiển không có người”, cảnh sát trưởng đảo lịch Koh Sumui, ông Saharat Saksilpachai cho hay. “Có khả năng người chết là viên phi công”. Chiếc máy bay hạ cánh trong lúc trời mưa rất to.Các quan chức bệnh viện cho biết 2 khách du lịch người Anh và 2 khách du lịch người Hà Lan nằm trong số những người bị thương. Song không ai trong số họ bị thương nặng. Khi gặp nạn chiếc máy bay đang chở 68 hành khách và 4 thành viên phi hành đoàn.Hình ảnh trên truyền hình cho thấy chiếc máy bay tuabin phản lực cánh quạt kép ATR-72 bị hư hại nhẹ ở phía trước. Koh Samui nằm cách nam thủ đô Bangkok 700km, là đảo lớn thứ ba của Thái Lan và là một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn nhất nước này. Phan Anh Theo Reuters, AP Share this post Link to post Share on other sites
Posted 4 Tháng 8, 2009 Thế giới sẽ thất vọng nặng nề nếu GDP Trung Quốc không đạt kỳ vọng http://cafef.vn/20090803054125287CA32/the-...dat-ky-vong.chnThứ 3, 04/08/2009, 14:10Thượng Hải - Trung Quốc. Ảnh: Ngọc Diệp - CafeFSự giảm điểm "dốc đứng" của TTCK Trung Quốc trong phiên ngày 29/07 của tuần trước cho thấy hy vọng có thể chuyển thành thất vọng nặng nề chóng vánh ra sao.Dường như những người có quan điểm bi quan đã đúng. Ngày 29/07, chỉ số Shanghai Composite của thị trường Trung Quốc hạ khoảng 7,7% sau đó kết thúc phiên giao dịch giảm 5%.Thị trường phiên hôm đó chứng kiến đợt bán tháo lớn nhất trong 8 tháng, sự hoảng loạn lan sang cả thị trường Hồng Kông, chỉ số Hang Seng hạ 2,4%. Ngay cả thị trường Mỹ cũng giảm điểm, chỉ số công nghiệp Dow Jones kết thúc ngày giao dịch hạ 26 điểm.Đó là tín hiệu cảnh báo nhầm. Đã có rất nhiều lời đồn về việc Trung Quốc chuẩn bị thắt chặt nguồn cung tiền tệ. Cùng ngày hôm đó, Ngân hàng Trung ương khẳng định lại chính sách tiền tệ nới lỏng với mục tiêu hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và cam kết áp dụng hạn ngạch cho vay để kiềm chế tín dụng ngân hàng. Ngày sau đó, các ngân hàng Trung Quốc được yêu cầu hạn chế tín dụng từ chối làm điều này. Ngày 31/07, chỉ số Shanghai Composite tăng 2,7%, mức tăng mạnh nhất trong 2 tháng. TTCK Trung Quốc tăng 15% trong tháng 7/2009, mức tăng theo tháng mạnh nhất từ năm 2007.Nay, tất cả mọi thứ đang trở lại với thị trường. Biến động mạnh trên thị trường Thượng Hải vào tuần trước là chỉ báo cho thấy điều gì có thể xảy ra tại Trung Quốc nếu sự phục hồi không đạt mong đợi của thị trường. Tăng trưởng GDP tốt hơn dự báo là một lý do khiến các chuyên gia lạc quan kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng trở lại, yếu tố này sẽ giúp hoạt động đầu tư toàn cầu cải thiện. Thị trường chứng khoán thường tăng điểm nhờ kỳ vọng vào nền kinh tế và lợi nhuận doanh nghiệp trong tương lai, vì thế sự hưng phấn hiện tại sẽ biến thành thảm họa nếu thực tế không đạt kỳ vọng. Nhà đầu tư đang phấn chấn bởi kết quả tăng trưởng GDP quý 2/2009 đạt 7,9% của Trung Quốc bắt nguồn từ việc so với 1 năm trước tín dụng ngân hàng tăng trưởng 31% trong tháng 5/2009 và 34% trong tháng 6/2009. Cho đến nay, tổng giá trị các khoản vay trong nửa đầu năm 2009 lên tới 1,1 nghìn tỷ USD, cao hơn nhiều so với mức mục tiêu 735 tỷ USD của chính phủ. Phần lớn tiền được dành cho các dự án cơ sở hạ tầng trong chương trình 585 tỷ USD của chính phủ. Thế nhưng trong khoảng thời gian từ tháng 1/2009 cho đến hết tháng 5/2009, theo tính toán từ chính phủ, 70 tỷ USD từ nguồn tiền trên đã chảy vào thị trường chứng khoán, đó là một phần nguyên nhân khiến thị trường chứng khoán Trung Quốc tăng 87% từ đầu năm đến nay.Nếu những khoản vay lãi suất thấp với mục đích kích thích hoạt động doanh nghiệp lại bị đưa vào hoạt động đầu cơ cổ phiếu, đà phục hồi của kinh tế Trung Quốc bền vững sẽ ra sao? Bong bóng tài sản có thể đang hình thành. Giá cổ phiếu trong đợt IPO mới đây tại Trung Quốc và Hồng Kông bị đẩy lên những mức rất cao. Cổ phiếu Tập đoàn xây dựng Trung Quốc China State Construction Engineering đã tăng 90% trong phiên giao dịch đầu tiên tại thị trường Thượng Hải. Thị trường bất động sản hiện cũng rất “nóng”. So với cùng kỳ năm 2008, doanh số bán nhà mới tại Thượng Hải tăng 70% trong nửa đầu năm 2009.Phần lớn tín dụng ngân hàng được dành cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá và xe lửa, trên lý thuyết, tất cả những yếu tố này sẽ tạo đà tăng trưởng kinh tế và nâng cao sản lượng. Thế nhưng một số công trình như cây cầu nối Hồng Kông – Macao – Chu Hải đã hứng chịu nhiều chỉ trích, nhiều chuyên gia cho rằng đây là một sự án lãng phí, một số phần trong tuyến đường xe lửa Thượng Hải – Nam Kinh và Thượng Hải – Bắc Kinh bị coi như chồng chéo. Một số chính quyền địa phương bị phát hiện sử dụng tài liệu giả.Gói kích cầu này bao gồm chi tiêu hỗ trợ hệ thống phúc lợi xã hội và nâng tiêu dùng nội địa, cụ thể là trợ cấp cho người tiêu dùng nông thôn trong việc mua hàng điện tử tiêu dùng. Trung Quốc cũng đưa ra chương trình hỗ trợ mua xe ô tô giống như Mỹ với phạm vi áp dụng tại 4 tỉnh và 5 thành phố khi người dân đổi xe cũ mua xe mới. Số tiền dành cho chương trình này cũng chịu nhiều chỉ trích, thế nhưng điều này cho thấy các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc nhận thức rất rõ tầm quan trọng của tiêu dùng nội địa như một động lực tăng trưởng kinh tế quan trọng trong bối cảnh xuất khẩu giảm do suy thoái kinh tế Mỹ.Thách thức đối với Trung Quốc là hạn chế chi tiêu hoang phí ở mức độ nhất định, ngưng kế hoạch kích thích kinh tế mà không cản trở đà phục hồi kinh tế, thắt chặt chính sách tiền tệ sớm hơn để ngăn bong bóng tài sản mà không giết chết thị trường. Đây là một nhiệm vụ khó, sự giảm điểm “dốc đứng” của thị trường tuần trước đã cho thấy điều này. Sau thời kỳ khủng hoảng năm 1997, các nhà hoạch định chính sách kinh tế Trung Quốc đã biết phải làm gì. Dù vậy họ cẩn phải cẩn trọng ngay từ thời điểm hiện tại bởi nếu không các chính sách sẽ ảnh hưởng không chỉ đến nền kinh tế mà còn là toàn bộ thế giới.Theo TimeNgọc DiệpKính chú Thiên Sứ cho ý kiến:Trung Quốc sẽ đóng vai trò như thế nào cho kinh tế thế giới tong tương lại ạ?Kính chú! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 4 Tháng 8, 2009 Thiên Huy thân mến. Kính chú Thiên Sứ cho ý kiến: Trung Quốc sẽ đóng vai trò như thế nào cho kinh tế thế giới trong tương lại ạ? Kính chú! Thật sự chú ít quan tâm đến việc dự báo liên quan đến Trung Quốc. Vì đất nước này nhiều cao thủ, nên chú ngại đoán sai người ta cười. Nếu Thiên Huy muốn hỏi ý kiến cá nhân chú thì chú sẽ phát biểu tại quán bia ;) . Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 8, 2009 Th đúng là muốn biết ý kiến cá nhân của chú về vai trò Trung Quốc trong nền kinh tế tương lai. Con quan tâm vì TQ đang được Mỹ và ... đưa lên một cách kỳ lạ. Hi! :P Hôm nào con kính mời chú làm vài cốc bia mới được. ;) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 8, 2009 Máy bay gặp sự cố, tiếp viên bị hất tung Máy bay của hãng hàng không Continental Airlines đang trên hành trình từ Rio de Janeiro, Brazil tới Houston, Texas, Mỹ, buộc phải hạ cánh khẩn cấp khi tình trạng hỗn loạn trên máy bay khiến nhiều hành khách bị thương. Hành khách kể lại, máy bay hạ độ cao đột ngột, không hề có chuông báo động thông báo. Ảnh: News. Các quan chức của hãng hàng không này cho biết, chuyến bay 128 có 168 hành khách và 11 thành viên trong phi hành đoàn hạ cánh xuống sân bay quốc tế Miami, Mỹ lúc 5h35 (giờ địa phương). Các bác sĩ được huy động tới sân bay để điều trị vết thương cho hành khách. 14 người đã được đưa tới các bệnh viện địa phương gần dó. Nhân viên y tế Sierra tiết lộ: "Trong số 26 hành khách gặp vấn đề về sức khỏe có 22 người bị thương nhẹ. Bốn hành khách còn lại trong tình trạng nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, những vết thương này đều không nguy hiểm tới tính mạng". Chia sẻ cảm xúc với phóng viên hãng AP, một hành khách cho hay, anh cảm thấy phi cơ của Continental Airlines hạ độ cao đột ngột xuống mà không hề có chuông báo động. Các tiếp viên hàng không có mặt lúc đó đứng giữa lối đi lại giữa hai hàng ghế và chỉ biết đứng nhìn khi trông thấy vài người trong số họ bị hất tung và rơi xuống sàn. Tình trạng hỗn loạn, náo động đó kéo dài khoảng 10 giây. Mọi người trên máy bay hoảng sợ khi thấy có điều gì đó không ổn. Sau khi tình hình được khống chế và máy bay hạ cánh an toàn, ai nấy mới yên tâm. Bình Minh ngoisao.net Share this post Link to post Share on other sites