Thiên Sứ

LỜI TIÊN TRI NĂM 2009

854 bài viết trong chủ đề này

...Dịch bệnh:

Các loại dịch bệnh cục bộ từng vùng trên thế giới vẫn đe dọa, nhưng không nghiêm trọng. Đặc biệt ở những vùng Nam Á và Đông Nam Á vẫn nên đề phòng sự xuất hiện dịch bệnh từng vùng có tính cục bộ. Những bệnh như cúm gia cầm, lở mồm long móng, dịch tả,… vẫn xuất hiện ở mức độ thấp. Cần có kế hoạch đề phòng những loại bệnh lạ xuất hiện.

...

Nhân họa:

... Những bế tắc trong quan hệ giữa Nam Bắc Cao Ly sẽ được hanh thông.

CHỨNG NGHIỆM LỜI TIÊN TRI 2009

Ngày thứ 22 - kể từ mùng 1 Tết Kỷ Sửu.

Gia cầm sống tràn từ nhà ra đường

19:11' 15/02/2009 (GMT+7)

Posted Image - Dịch cúm gia cầm đang lây lan trên diện rộng ở Đồng bằng sông Cửu Long, thế nhưng tại TP.HCM, gia cầm sống vẫn được bán khắp nơi, trên đường, ở chợ hoặc được giấu trong nhà.

Những năm trước bùng phát dịch cúm gia cầm, TP.HCM truy quét ráo riết việc mua bán gia cầm sống, không rõ nguồn gốc, không kiểm dịch. Tạm lắng đi một thời gian, việc mua bán lại quay trở lại, nhưng hình thức thay đổi. Thay vì mua bán ở chợ, thì nay người ta mua bán ở... khắp nơi.

Gà sống chuyển “căn cứ” về nhà

Posted Image

Gia cầm sống nhốt nơi tối và khuất nhất trong nhà. Ảnh: Minh Quyên

Trừ các chợ lớn có sự kiểm soát chặt chẽ của chính quyền, hầu hết các chợ nhỏ, nhất là chợ tự phát đều bán gà sống nhưng dưới hình thức khác nhau.

Trước mặt một phụ nữ bán rau tại khu chợ tự phát trên xa lộ Hà Nội gần Suối Tiên là một lồng gà. Đó là dấu hiệu nhận diện chị có bán gà sống. Chị cho biết, gà được giấu ở nhà, đồng ý về giá cả thì sẽ có người giết thịt rồi đưa đến, hoặc muốn lựa chọn thì đưa về nhà xem, giết mổ tại chỗ.

Khi khách hàng tỏ ý sợ dịch cúm, người phụ nữ này nói ngay: gà mang lên từ Sóc Trăng đã lâu và sống rất khỏe.

Kế bên, một phụ nữ khác lại bày hai con gà mái, loại nuôi ở vườn nhà thôn quê, mà nay do có gà công nghiệp, nên loại gà này được gọi là gà ta. Hai con gà xem ra không được khỏe với màu phân xanh cùng một số mảng da đã bị rụng lông.

Posted Image

Vận chuyển công khai gia cầm sống vào nội thành. Ảnh: Minh Quyên

Người phụ nữ này cho biết: "Không sao đâu, gà lấy từ Long Khánh lên đó, yên tâm đi", người bán gà nói. Chị nói thêm là nếu không thích hai con này có thể vào nhà xem thêm con khác, nhưng phải chắc chắn mua mới dẫn đi.

Tại khu chợ tự phát ở ngã tư Phan Văn Trị - Thống Nhất, quận Gò Vấp, nhiều chủ hàng bán gà bắc ghế ngồi ngay giữa chợ. Chỉ cần có người hỏi mua gà là lập tức họ dẫn đến nhà gần đó coi hàng. Tại một “căn cứ” có gần 80 con gà được nhốt trong những lồng lớn, gà trống, gà mái, gà tơ được phân chia ở 3 lồng khác nhau. Theo như lời mời chào của người phụ nữ này, số gà được chủ hàng đến tận Bến Tre để lấy.

Một chủ hàng gà ở ngôi nhà gần đó cho biết: số gà này được thu thập từ các nơi, miền Đông, miền Tây đều có. Khi chúng tôi tỏ ý lo ngại dịch cúm, chủ hàng nói luôn: “Yên tâm đi, nhà chị giam gà, mổ gà. Gà không dịch thì người ăn làm sao dịch được?”.

Một chủ hàng gà ở khu chợ nhỏ trên đường Lê Văn Thọ, quận Gò Vấp còn khẳng định là đã được cấp giấy kiểm dịch nhưng lại không cho khách hàng xem giấy kiểm dịch như thế nào.

Theo các chủ hàng, từ khi có lệnh cấm bán gia cầm sống của chính quyền đến nay, họ đã phải chuyển “căn cứ” từ chợ về nhà. Vì thế, gà đều được giam ở những nơi khuất và tối nhất trong nhà. Vừa bán gà, chủ hàng kiêm luôn mổ gà cho khách. Nhà nào cũng có một nồi nước sôi để bên cạnh, bên dưới là thớt, dao, rổ… lỉnh ca lỉnh kỉnh.

Gia cầm sống phơi mặt trên đường

Ngay trong nội thành TP.HCM, gà sống được bày bán ngang nhiên ở nhiều mặt đường. Tại một con hẻm nhỏ sau lưng chợ Phạm Văn Hai, quận Tân Bình, vài ba con gà được để trong rổ ngay trước cửa hàng rau. Theo những người dân xung quanh, mỗi khi có người của chính quyền địa phương kiểm tra, chủ hàng đưa gà vào nhà như thể đó là gà ăn của gia đình họ, nhưng khi chính quyền địa phương đi rồi, họ lại mang ra bán.

Posted Image

Gia cầm bày bán ngang nhiên tại chợ Cầu. Ảnh: Minh Quyên

Bán chui gia cầm sống còn diễn ra nhan nhản trên những con đường giáp ranh giữa nội và ngoại thành mà chính quyền không sao xử lý được.

Ở chợ Cầu giáp ranh giữa quận 12 và Gò Vấp, có đến 3 chủ hàng xếp hàng ngang với đủ loại gà ta, gà ác, vịt xiêm, vịt trắng. Khách mua hàng dừng lại khá đông để ngã giá. Cứ hết hàng hay khách có thêm nhu cầu, chủ hàng lại chạy vào ngôi nhà dưới cầu xách giỏ hàng mới ra.

Một khách hàng khi được hỏi về nguy cơ dịch cúm khi ăn gà không rõ nguồn gốc cho rằng, vì thấy nhiều người vẫn mua gà ở đây nên cũng mua.

Còn tại cầu Tham Lương 2 trên đường Trường Chinh, gà vịt được bày bán nhưng với số lượng không lớn, chỉ khoảng dưới 20 con. Các chủ hàng đều vận chuyển bằng thùng nhựa từ ngoại thành vào để dễ che mắt cơ quan quản lý.

Trên các con đường giáp ranh giữa ngoại và nội thành, dễ dàng bắt gặp nhiều lượt xe máy vận chuyển gà công khai. Gà được cột vào nhau sau yên xe và đưa vào các ngôi nhà gần chợ trong thành phố. Việc xác định đầu mối, chủ vựa gà là hết sức khó khăn.

Khảo sát thị trường cho thấy, giá gà ở các chợ dao động từ 90 ngàn – 110 ngàn đồng/kg. Đối với những con gà có dấu hiệu bị bệnh, chủ hàng ra giá thấp hơn, khoảng 80 ngàn đồng/kg. Trong khi đó, giá gia cầm được bày bán dọc đường giá lại khá thấp, chỉ 60-80 ngàn đồng/kg.

Hiện ở Đồng bằng sông Cửu Long đã có 3 tỉnh bùng phát dịch cúm gia cầm: Cà Mau, Sóc Trăng và Hậu Giang. Dịch cúm gia cầm đang có chiều hướng diễn biến phức tạp, nguy cơ lan nhanh trên diện rộng. Đặc biệt, Đồng bằng sông Cửu Long sắp vào vụ thu hoạch lúa đông xuân là mùa vịt chạy đồng nhiều nhất nên khả năng phát tán dịch bệnh là rất cao.

  • Minh Quyên
Thứ bảy, 14-02-2009 Nguồn Vitinfo

" Washington sẵn sàng bình thường hóa quan hệ với Bình Nhưỡng"

Posted Image

Tân Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton ( ảnh AP)

VIT - Hôm qua (13/2), tân Ngoại trưởng Mỹ Hillary Rodham Clinton đã có bài diễn văn chính sách đầu tiên của mình kể từ khi chính thức lên nắm quyền, trong đó bà hối thúc CHDCND Triều Tiên dừng ngay các hành động “khiêu khích” có thể làm suy giảm những nỗ lực hòa bình.Trong bối cảnh có thông tin rằng, Bình Nhưỡng đang chuẩn bị thử tên lửa tầm xa nhất, bà Clinton cam kết buộc nhà nước cộng sản này phải từ bỏ chương trình hạt nhân của mình đổi lấy viện trợ và nhượng bộ chính trị.

“Chúng ta cần cùng nhau hợp tác để giải quyết thách thức an ninh chông gai nhất tại Đông Bắc Á: đó là chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên”, bà nói.

Bà cũng khẳng định, chính quyền của Tổng thống Obama cam kết hợp tác với Bình Nhưỡng trên cơ sở vòng đàm phán 6 bên nhằm đạt được thoả thuận hạt nhân.

“Chúng tôi tin tưởng rằng, chúng tôi sẽ có được cơ hội thúc đẩy thảo luận. Tuy nhiên, phận sự của Bắc Triều Tiên là tránh bất kỳ hành động khiêu khích nào”, bà nhấn mạnh.

Ngoại trưởng Clinton cũng quả quyết, Mỹ sẵn sàng “bình thường hóa quan hệ” với Bắc Triều Tiên với điều kiện Bình Nhưỡng đồng ý kết thúc chương trình vũ khí hạt nhân và chấp nhận chương trình thanh sát.

Bà tiết lộ rằng, Mỹ có thể cung cấp năng lượng, trợ giúp kinh tế và ký hiệp ước hòa bình chính thức kết thúc chiến tranh của 2 miền Triều Tiên. Về kĩ thuật, hai miền Triều Tiên vẫn trong tình trạng chiến tranh, bởi lẽ cuộc xung đột kéo dài 3 năm và kết thúc năm 1953 chỉ với một thỏa thuận ngừng bắn chứ không phải một hiệp ước hòa bình.

Căng thẳng giữa Nam - Bắc Triều Tiên tăng lên trong những tuần qua, với việc Triều Tiên thông báo sẽ hủy bỏ những hiệp định đã ký với Hàn Quốc và đe dọa thử một tên lửa có khả năng bắn đến miền Tây nước Mỹ.

Thanh Nga (Theo AP)

Chủ nhật, 15-02-2009

Bắc Triều Tiên đưa ra đề nghị hoà bình với Mỹ

Posted Image

Ông Christopher Hill (Ảnh : AP)

VIT - Ngày 15/2, ông Kim Yong Nam, Chủ tịch Quốc hội CHDCND Triều Tiên - nhân vật quyền lực số 2 tại quốc gia này phát biểu, Bắc Triều Tiên sẵn sàng cải thiện quan hệ với các quốc gia “thân thiện”. Tuyên bố này được đưa ra ngay trước khi Ngoại trưởng Mỹ, bà Hilary Clinton tiến hành chuyến công du Châu Á.Đây có thể được coi là một đề nghị hoà bình với Washington trước khi bà Clinton tiến hành chuyến công du. Đề nghị này được nêu ra giữa lúc một số báo cho rằng Bình Nhưỡng đang chuẩn bị tiến hành thử nghiệm tên lửa tầm xa nhằm gây sự chú ý của Tân Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Bà Clinton đã lên kế hoạch bắt đầu chuyến công du vào ngày 15/2 tới Nhật Bản, Indonesia, Hàn Quốc và Trung Quốc.

Theo tin của Cơ quan Thông tấn trung ương Bắc Triều Tiên, ông Kim đã phát biểu trong một hội nghị quốc gia được tổ chức nhân buổi tiệc kỷ niệm sinh nhật lần thứ 67 của Lãnh đạo Kim Jong Il rằng: “Chúng tôi sẽ phát triển mối quan hệ với các quốc gia thân thiện với nước mình”.

Bắc Triều Tiên cũng đã gia tăng căng thẳng với Hàn Quốc, khi đưa ra tuyên bố sẽ từ bỏ mọi hiệp ước hoà bình với Hàn Quốc vì lập trường cứng rắn của Tổng thống nước này, ông Lee Myung- bak - đối với Bình Nhưỡng.

Tại Seoul, phái viên về vấn đề hạt nhân sắp mãn nhiệm, ông Chiristopher Hill đã có cuộc gặp với người đồng cấp phía Hàn Quốc nhằm thảo luận về chuyến công du của bà Clinton và căng thẳng đang gia tăng trên bán đảo Triều Tiên.

“Chúng tôi nhất trí rằng không một bên nào mong muốn duy trì mối quan hệ Nam-Bắc Triều Tiên như hiện nay và Bình Nhưỡng nên chấp thuận đề xuất đối thoại thay vì làm tình hình trở nên tồi tệ hơn”, ông Kim Sook, trưởng phái đoàn về vấn đề hạt nhân của Hàn Quốc bày tỏ.

Ông Hill từ chối đưa ra bất cứ bình luận gì về những động thái của Bắc Triều Tiên trong việc thử nghiệm phóng tên lửa tầm xa được báo cáo trong thời gian qua. Ông nhấn mạnh sẽ chỉ thảo luận về “những mối lo ngại về thái độ gần đây của Bình Nhưỡng”.

Tuy nhiên, ông Hill cũng đã lên tiếng thúc giục Bắc Triều Tiên giữ cam kết từ bỏ chương trình sản xuất vũ khí hạt nhân.

Khi đề cập tới cuộc hội đàm quốc tế về các chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng, phái viên này phát biểu: “Vòng đàm phán đã gặp quá nhiều gián đoạn và những gián đoạn này đã làm chậm tiến trình”. Vòng đàm phán đã rơi vào bế tắc khi Bắc Triều Tiên từ chối cho phép tiến hành thẩm tra các hoạt đông hạt nhân trước đây của nước này.

Có nguồn tin cho biết, Bắc Triều Tiên đã chuyển tên lửa tầm xa Taepodpng- 2 tới một bãi phóng trên bờ biển phía bắc. Tên lửa này là loại tên lửa tiên tiến nhất của Bình Nhưỡng và được tin là có khả năng vươn tới lãnh thổ Mỹ. Giới truyền thông Hàn Quốc đưa tin, tên lửa này có thể sẽ được phóng trong tháng này.

Các nhà phân tích nhận định, động thái quân sự này của Bắc Triều Tiên dường như là nỗ lực gây sự chú ý tới ông Obama, nhờ đó có thể tiến hành cuộc đàm phán để đạt được sự nhượng bộ, bởi vì chính quyền mới của nước Mỹ có vẻ quan tâm đến các vấn đề khác như Afghanistan và Iraq hơn là Bắc Triều Tiên.

Seoul và Washington cũng đã liên tục đưa ra các cảnh báo đối với Bắc Triều Tiên về vụ phóng thử tên lửa tầm xa.

Ngày 13/2, bà Cliton đã thúc giục Bình Nhưỡng chấm dứt các hành động khiêu khích và tuyên bố rằng Washinton đã sẵn sàng bình thường hoá quan hệ với Bắc Triều Tiên đổi lại việc nước này chấp thuận giải trừ hạt nhân.

Mối quan hệ giữa hai miền Nam, Bắc Triều Tiên đã trở nên gay gắt kể từ khi Tổng thống Lee lên nắm chính quyền hồi năm ngoái với cam kết sẽ có lập trường cứng rắn với Bình Nhưỡng. Hai bên vẫn thường xuyên xảy ra xung đột bởi vì cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950- 1953 kết thúc bằng thoả ước ngừng bắn chứ không phải là hiệp ước hoà bình.

Hoàng Thu (Theo AP)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thứ hai, 16/2/2009, 10:33 GMT+7 Nguồn VnExpress

Cháy nhà nghỉ đêm tình yêu

Posted Image

Đống đổ nát của ngôi nhà gặp hỏa hoạn. Ảnh: Sky News.

Ít nhất 15 người thiệt mạng và 7 người bị thương trong trận hỏa hoạn ở nhà nghỉ tại miền nam nước Nga trong ngày Lễ Tình nhân 14/2.

"Ngôi nhà cháy trụi như hộp diêm vậy", một quan chức Bộ Các vấn đề khẩn cấp ở vùng này cho biết hôm qua.

Tòa nhà gỗ ba tầng ở ngôi làng Molodyozhny khu vực miền nam thành phố Astrakhan đã bị đóng cửa từ lâu, sau khi được xác định là quá nguy hiểm. Tuy nhiên, có khoảng 80 người đã vào đây sinh sống bất hợp pháp.

Hiện chưa rõ nguyên nhân của vụ hỏa hoạn song các nhà điều tra cho rằng việc sử dụng hệ thống sưởi ấm một cách bất cẩn có thể đã gây ra vụ cháy. Những người sống sót được sơ tán tới ngôi trường gần đó.

Hỏa hoạn ở các tòa nhà cũ không xa lạ gì tại Nga. Tháng trước, 23 người thiệt mạng trong vụ cháy ở ngôi nhà dành cho người nghỉ hưu tại miền bắc Nga. Tháng 3/2007, khoảng 60 người chết cháy trong nhà dưỡng lại tại khu Krasnodar ở miền nam nước này.

Hải Ninh (theo BBC, Reuters

Share this post


Link to post
Share on other sites

LỜI TIÊN TRI NĂM KỶ SỬU - 2009

-o0o-

THỰC HIỆN:

14 - 1 - 2009

Thiên Sứ tổng hợp

Từ dự báo của các thành viên diễn đàn Lý học Đông phương:

Thiên Sứ, Linh trang, Vô Thường, Thanh Phúc

THẾ GIỚI:

Thiên tai:

Năm nay Kỷ Sửu - 2009 là một năm về mặt thiên tai rất sôi động và nhiều bất thường...

...

...Những quốc gia thường xuyên xảy ra bão lụt, động đất ở phía châu Á như vùng Đông và Đông Nam Á, hoặc Trung Mỹ, phía Nam Hoa kỳ cần tiếp tục cảnh giác với những thiên tai với cường độ mạnh hơn do những siêu bão xuất hiện thường xuyên hơn.

...

VÀI LỜI BÌNH LUẬN VỀ SUY THOÁI TOÀN CẦU TỪ 2008 VÀ TRONG NĂM KỶ SỬU 2009

Sự suy thoái kinh tế toàn cầu từ năm 2008 đã được tiên tri chính thức từ cuối năm 2007 trên diễn đàn Lý Học Đông phương. Nhưng đặc thù của sự suy thoái lần này khác hẳn năm 1936 ở thế kỷ trước. Nó sẽ không xảy ra những khùng hoảng nhân đạo và là nguyên nhân gián tiếp quan trọng xảy chiến tranh tàn khốc như cuộc khủng hoảng trước. Bởi vì, con người đã ổn định tương đối về lương thực. Tức là bảo đảm được sự yên bình một vế của hành Thổ (Lúa gạo là hệ quả của hành Thổ), so với trước năm 1936 theo phương pháp luận của Lý học Đông phương. Tuy nhiên, sự khủng hoảng lần này vẫn để lại những dấu ấn khủng hoảng về các mối quan hệ xã hội. Bởi vì sự phát triển kinh tế - Âm thịnh - mà không có một hình thái ý thức cân bằng - Dương khai; thí dụ như: Phương thức quản lý kinh tế, phân phối sản phẩm xã hội, những qui định, qui chế có tính pháp luật...vv.. để "Cân bằng Âm Dương" - thì - "Âm thắng Dương tắc loạn". Nếu các nhà lãnh đạo các cường quốc và siêu cường trên thế giới, nhanh chóng tìm ra các giải pháp cân bằng Âm Dương thì sự khủng hoảng này sẽ chấm dứt nhanh chóng, không quá năm Canh Dần 2010. Còn để kéo dài thì ...hơi mệt.

Thứ tư, 18-02-2009 Nguồn Vitinfo

Hạn hán kéo dài - an ninh lương thực toàn cầu bị đe dọa

Posted Image

Ảnh minh họa

VIT - Kể từ đầu năm 2009, tình trạng hạn hán diễn ra ở nhiều nước, kéo theo đó là nguy cơ cháy rừng và mất mùa đã thực sự trở thành tâm điểm thu hút sự quan tâm của thế giới. Do đó, làm thế nào để ứng phó với thời tiết khắc nghiệt và biến đổi khí hậu, bảo đảm an ninh lương thực đang là vấn đề cấp bách đối với ngành lương thực toàn cầu.

Trong hai ngày 16/02 và 17/02, hội thảo nghiên cứu Quốc tế bàn về vấn đề: “Hạn hán và nhiệt độ cao: Có thể tiếp tục duy trì quản lý thiên tai đối với ngành nông, lâm, ngư nghiệp” sẽ diễn ra tại Bắc Kinh. Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cùng với đại biểu đến từ 19 quốc gia như: Trung Quốc, Pháp, Mỹ, Brazin, Australia… sẽ thảo luận đưa ra các giải pháp ứng phó với tình hình khí hậu phức tạp nhằm giảm bớt các nguy cơ thiên tai. Các đại biểu đều nhất trí cho rằng, trong tình thế khó khăn như hiện nay, các quốc gia cần tăng cường hợp tác nhiều mặt trong vấn đề lương thực và công tác khí tượng.

Hạn hán đe dọa toàn cầu

Mới đây, Australia đã xảy ra thảm họa cháy rừng nghiêm trọng nhất trong lịch sử. Kể từ đầu năm 2009, nhiệt độ tại khu vực phía Đông Nam Australia có dấu hiệu cao hơn hẳn so với cùng kỳ các năm trước, khiến cho lượng nước giảm đáng kể. Trong ba ngày liên tiếp, nhiệt độ tại thành phố Melbourne là 430C- mức cao nhất kể từ năm 1855 đến nay. Trong điều kiện mùa hè nóng bức, lượng mưa thấp, gió bức rất dễ xảy ra nguy cơ cháy rừng. Từ tháng 09/2008, tại khu vực Nam Mỹ cũng diễn ra tình trạng nhiệt độ cao và hạn hán kéo dài. Minh chứng cụ thể là Argentina đã phải trải qua đợt hạn hán kéo dài nghiêm trọng nhất trong vòng 50 năm trở lại đây. Mùa hè năm 2008, Hàn Quốc cũng xảy ra tình trạng hạn hán này. Lượng mưa trong vòng 7 tháng tại miền Nam Hàn Quốc giảm xuống còn 25%- 46%, gây ra tình trạng thiếu nước sinh hoạt đối với 99.000 người dân.

Theo nghiên cứu, tình trạng khí hậu tăng cao sẽ khiến cho phần lớn các quốc gia trong khu vực châu Á, châu Âu, Cacada, phía Tây và phía Nam châu Phi, khu vực phía Đông Australia…phải gánh chịu nguy cơ hạn hán cao. Hạn hán diễn ra tại khu vực Đông Á và khu vực Saharan chủ yếu do nguyên nhân giảm lượng mưa gây ra. Các nhà khoa học nhận định rằng, việc biến đổi nhiệt độ nước biển tại Ấn Độ và Thái Bình Dương trong năm nay chính là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng hạn hán này. Đinh Thanh Tuấn- nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Khoa học - Cục Lương thực Quốc Gia Trung Quốc nhận định, vấn đề hạn hán còn nghiêm trọng hơn cả lũ lụt, bởi nó diễn ra trên phạm vi rộng, thời gian kéo dài, rất dễ gây ra tình trạng mất mùa.

Các quốc gia cần phải đảm bảo an ninh lương thực

Thị trường lương thực rất nhạy cảm với vấn đề khí hậu. Bà Kiều Mai Yến - Phó Cục trưởng Cục Khí tượng Trung Quốc chỉ ra rằng, khí hậu tác động đến hiệu quả thu hoạch lương thực và chất lượng của các sản phẩm lương thực. Trong đó, hạn hán và rét đậm là hai nhân tố chính tác động trực tiếp đến sản lượng lương thực thế giới.

Tại châu Phi, do chịu ảnh hưởng của yếu tố hạn hán đã dẫn đến tình trạng giảm thiểu lương thực của Kenya vào thời điểm cuối năm 2008. Tháng 09/2008, Chính phủ nước này cho biết, có tới 10 triệu dân trong tổng số 35 triệu dân của họ phải đối mặt với nguy cơ mất mùa.

Để ứng phó với hạn hán đòi hỏi các quốc gia cần phải đưa ra các giải pháp đảm bảo an ninh lương thực, góp phần làm giảm bớt những tổn thất do nó mang lại.

Tuy nhiên, vẫn còn một số quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan…chưa phải gánh chịu những tác động từ hạn hán. Sản lượng lương thực của những nước này trong năm nay được đánh giá là sẽ bội thu. Điều này có vai trò bình ổn giá lương thực thế giới.

Mở rộng hợp tác Quốc tế trong vấn đề phòng tránh thiên tai.

Để mở rộng hợp tác Quốc tế trong vấn đề phòng tránh thiên tai, Cục Khí tượng Trung Quốc cho rằng, cần phải tăng cường trao đổi thông tin khí tượng và cùng nhau giám sát.Những tổn thất lương thực do hạn hán mang lại chiếm 60% tổng số tổn thất do các hiện tượng thiên nhiên khác gây ra.Tuy nhiên, các hiện tượng thiên nhiên có thể phòng tránh được. Yêu cầu đặt ra là triển khai hợp tác quốc tế trên nhiều phương diện như: tiếp tục quản lý, phòng tránh thiên tai cho ngành nông nghiệp, giám sát mức độ hạn hán, chính sách ứng phó với hạn hán của các quốc gia…để duy trì lợi ích chung trên toàn thế giới.

Hoàng Hiền (Ce)

EU bắt tay đương đầu với khủng hoảng

Posted Image

Thủ tướng của Cộng hòa Séc - Mirek Topolánek

VIT - Tại phiên họp các nước thành viên của Liên minh châu Âu (EU) diễn ra tại Brussels (Bỉ) hôm qua (17/02), các nước thành viên trong EU cùng nhau thống nhất một quan điểm đó là từ bỏ “chủ nghĩa bảo hộ” và cùng nhau liên minh đối chọi với khủng hoảng tài chính.Chủ tịch luân phiên của EU đồng thời là Thủ tướng của Cộng hòa Séc - Mirek Topolánek cho hay, đối mặt với khủng hoảng là nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu của EU, các nước thành viên của EU là đang là những người “cùng thuyền”, vì vậy liêm minh để giải quyết vấn đề là không có gì khác lạ.

Theo ông Topolánek hội nghị thượng đỉnh của EU vào ngày 01/03 tới sẽ tiếp tục thảo luận về vấn đề này, như làm thế nào để có thể đương đầu với khủng hoảng, các vấn đề với tài sản xấu, khuyến khích các tổ chức kinh tế cung cấp những khoản tiền cứu trợ.

Theo nhận định của các chuyên gia, nội bộ EU cùng thống nhất một quan điểm, hiện tại để có thể giải quyết vấn đề kinh tế thì các nước trong liên minh cần phải có những biện pháp giải quyết thống nhất. Chủ nghĩa bảo hộ cũng chỉ là vũ khí “hủy diệt” đi những điểm mạnh của thị trường đơn nhất của EU, và nó có thể tạo ra những hậu quả rất “nguy hiểm”.

Ông Topolánek nhấn mạnh, ông luôn đợi chờ các thành viên của EU nhanh chóng đưa ra quyết định thống nhất từ các chính sách nông nghiệp như trợ cấp nông nghiệp của EU, điển hình là kế hoạch chi ra 5 tỷ EURO từ chính sách dự trù nông nghiệp, bên cạnh đó cũng tập trung hỗ trợ ngành năng lượng và mở rộng cơ sở hạ tầng.

Một vài thành viên trong phiên họp cũng cho biết, tình hình khủng hoảng kinh tế hiện tại là một trải nghiệm “gan góc” đối với kinh tế EU, một khu vực EU đoàn kết mới có thể ứng phó một cách có hiệu quả với khủng hoảng.

Hải Hà (THX)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Châu Á: 140 triệu người sẽ rơi vào cảnh bần cùng

(Dân trí-19/02/2009) - Châu Á đang đứng trước một viễn ảnh đen tối: hơn 140 triệu người sẽ rơi vào cảnh bần cùng trong khi 23 triệu người khác có nguy cơ mất việc làm do tác động của khủng hoảng tài chính và kinh tế.

Posted Image

Khủng hoảng kinh tế sẽ tác động mạnh đến người dân châu Á

Đó là kết quả nghiên cứu về tác động của khủng hoảng kinh tế với khu vực mà Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đưa ra ngày hôm qua, ngay trước cuộc họp của giới chức phụ trách vấn đề lao động ở châu Á-Thái Bình Dương tại Manila để thảo luận về cách đối phó với tình trạng suy thoái kinh tế.

Kinh tế gia Gyorgy Sziraczki, một trong các tác giả của nghiên cứu này, cho biết: “23 triệu người quả thực là tình huống xấu nhất. Đó là một con số vô cùng lớn. Một số nước trong khu vực đã có tỉ lệ thất nghiệp cao. Indonesia và Philippines là hai trong số những nước này.”

Lĩnh vực sản xuất trong khu vực là nơi đang cắt giảm việc làm nhiều nhất. Lĩnh vực này từng một thời tất bật sản xuất hàng xuất khẩu giá rẻ, từ đồ chơi cho tới TV, giờ đây đang phải chật vật để có đủ khả năng tài chính bởi nhu cầu tiêu dùng trên toàn cầu đang giảm sút.

Từ năm nay tới năm 2010, ước tính sẽ cần có thêm 51 triệu việc làm ở châu Á, những nước lớn nhất trong khu vực như Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia cần có thêm nhiều việc làm nhất. ILO nói rằng “có rất ít cơ may” tạo thêm việc làm nhằm bắt kịp với tốc độ tăng trưởng dự kiến của lực lượng lao động. Pakistan, Campuchia và Philippines dự kiến sẽ có mức độ gia tăng lực lượng lao động cao nhất.

Ông Sziraczki nói rằng tình trạng thất nghiệp hàng loạt sẽ gây hậu quả nghiêm trọng ở châu Á, nơi một phần tư dân số sống với mức thu nhập khoảng 1 USD một ngày. “Nếu ngày càng có nhiều người mất việc làm và chính phủ không cung cấp được những khoản bảo hiểm và hỗ trợ xã hội, thì sẽ xuất hiện tình trạng nghèo đói lan tràn trong khu vực”.

Theo ILO, khủng hoảng cũng có thể làm chậm lại hiện tượng di dân ra thành thị khi việc sa thải công nhân viên khỏi các nhà máy sẽ khiến nhiều người quay trở về làm việc tại nông thôn, cho dù thu nhập của họ tại đây rất thấp kém.

ILO kêu gọi các nhà nước châu Á sử dụng các biện pháp kích thích tài chính để xây dựng mạng lưới bảo hiểm xã hội, ngăn chặn nguy cơ bất ổn leo thang.

Trà Giang

Theo AP, AFP, BBC

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chìm phà ở Bangladesh, 100 người mất tích

Nguồn: Vietnamnet - 19/02/2009

Một chiếc phà chở khách hôm 19/2 đã bị lật úp ở miền Nam Bangladesh sau khi va chạm với một tàu chở hàng, làm khoảng 100 người mất tích.

Posted Image

(Ảnh: BBC)

Vụ tai nạn xảy ra trên sông Kirtonkhola thuộc quận Barisal, cách thủ đô Dhaka gần 170km về phía nam. Lúc đó, chiếc phà gặp nạn đang chở hơn 150 hành khách.

Theo quan chức cảnh sát Nuruzzaman Chowdhury, người ta đã tìm thấy xác của một phụ nữ.

Khoảng 50 hành khách đã tự bơi vào bờ an toàn hoặc được cứu sống.

Ông Chowdhury cho biết, nhà chức trách hiện đã bắt giữ tàu hàng va chạm với phà. Quan chức cảnh sát này cho biết thêm: "Chúng tôi đang cố gắng xác định vị trí chính xác của chiếc phà bị chìm".

Thông tin ban đầu từ các nhà điều tra cho thấy, một số hành khách đã lên phà mà không mua vé - một việc thường xuyên xảy ra ở Bangladesh.

Các tai nạn đường sông ở quốc gia Nam Á này chủ yếu là do phương tiện chở quá tải hoặc sự lơ là, kém kinh nghiệm của các chủ phương tiện.

Các vụ tai nạn liên quan đến phà chở khách đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm người ở Bangladesh mỗi năm. Gia đình các nạn nhân cũng không được bồi thường.

  • Thanh Bình (Theo Reuters, BBC)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhân họa:

Năm nay nhân loại sẽ phải ngăn chặn khả năng chiến tranh sẽ xảy ra mang tầm cỡ quốc gia. Nhưng mức độ chiến tranh ở những điểm nóng hiện hữu như Afganixtan sẽ giảm dần vào cuối năm và chấm dứt sau hai năm sau (2011). Irak sẽ đi vào sự ổn định và kiến thiết xã hội. Những bế tắc trong quan hệ giữa Nam Bắc Cao Ly sẽ được hanh thông.

Nhưng không phải ở đây!

Hàn Quốc sẽ giáng trả nếu Triều Tiên ra đòn

Nguồn VnExpress

Seoul sẽ trả đũa nếu như Bình Nhưỡng phát động tấn công vào các tàu hải quân trên vùng biển tranh chấp, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc bất ngờ tuyên bố hôm qua.

> Mỹ - Hàn tập trận quy mô lớn

Thông điệp mạnh mẽ hiếm thấy này được đưa ra giữa lúc CHDCND Triều Tiên tiếp tục những tuyên bố to tát về chiến tranh, thể hiện sự tức giận trước quan điểm cứng rắn đối với miền bắc của chính quyền Lee Myung-bak.

Posted Image

Một đội đặc nhiệm của hải quân Hàn Quốc trong cuộc tập trận đầu tháng này. Ảnh: AFP.

Quân đội Triều Tiên trước đó khẳng định "đã hoàn toàn sẵn sàng" cho một cuộc chiến tranh với Hàn Quốc, và các phương tiện truyền thông chính thức của Bình Nhưỡng cảnh báo rằng xung đột giữa hai bên có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Trong một cuộc họp với các nhà lập pháp, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Lee Sang-hee được hỏi sẽ phản ứng như thế nào nếu miền Bắc bắn pháo hoặc tên lửa vào các tàu hải quân của miền Nam.

"Nếu tên lửa của đối phương bay đến, chúng tôi sẽ có những biện pháp phòng ngừa, điểm phóng tên lửa sẽ bị tấn công", Lee trả lời.

Ông này khẳng định quân đội Hàn Quốc sẽ giáng trả bất kỳ hành động gây hấn nào, đồng thời trấn an các nhà lập pháp rằng việc tự vệ như vậy sẽ không dẫn đến một cuộc chiến tranh.

"Quân đội sẽ đáp trả trong thời gian ngắn nhất có thể, vì thế nó không phát triển thành một cuộc chiến lớn", Lee nói thêm.

Tuyên bố của ông Lee được đánh giá là mạnh mẽ hiếm thấy. Hầu như không mấy khi các quan chức Hàn Quốc công khai nói về việc tấn công Triều Tiên.

Đường biên giới trên biển phía tây của hai miền Triều Tiên từng là chiến trường của hai vụ xung đột vũ trang đổ máu vào năm 1999 và 2002, và được cho là điểm nóng có thể bùng phát thành xung đột nếu quan hệ đôi bên tiếp tục căng thẳng.

Bình Nhưỡng không công nhận đường ranh giới mà LHQ vạch ra sau cuộc chiến 1950-53, nói rằng đường đó phải lùi sâu thêm nữa xuống phía nam.

Mới đây, Triều Tiên có sự thay đổi trong hàng ngũ tướng lĩnh quân đội, với 3 viên chỉ huy được thăng chức. Những người này, theo đánh giá của chuyên gia phân tích Hàn Quốc Yang Moo-jin, đều có quan điểm cứng rắn.

Kể từ khi nhậm chức tổng thống Hàn Quốc năm ngoái, ông Lee Myung-bak đã chấm dứt các khoản viện trợ không điều kiện cho Triều Tiên, và tuyên bố chỉ nối lại khi Bình Nhưỡng tuân thủ cam kết hủy bỏ chương trình hạt nhân. Quan hệ song phương từ đó trở nên ngày càng căng thẳng.

T. Huyền (theo AFP)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc lại nổ mỏ than, 44 người chết

Vietnamnet - 22/02/2009

Ít nhất 44 thợ mỏ thiệt mạng, 21 người khác vẫn bị chôn vùi dưới lòng đất sau khi một vụ nổ khí xảy ra tại một mỏ than ở phía bắc Trung Quốc lúc 2h sáng nay (22/2).

Hãng tin Tân Hoa cho biết, vụ nổ lúc rạng sáng diễn ra khi 436 người thợ đang làm việc dưới mỏ than Tunlan, ở Gujiao gần Taiyuan, thủ phủ tỉnh Sơn Tây.

Các nhân viên cứu hộ cho biết, số người chết đã tăng lên 44 tính đến 11h trưa nay (giờ địa phương). Kênh truyền hình quốc gia CCTV cho hay, vẫn còn 21 người đang mắc kẹt.

Theo các bản tin trước, có 340 thợ mỏ chạy thoát, 96 người bị kẹt dưới lòng đất. Những bản tin này lúc đó cho biết có 11 thợ đã chết sau khi được đưa tới bệnh viện.

Một quan chức tỉnh đã xác nhận vụ tai nạn nhưng không nêu chi tiết. Ông này chỉ tiết lộ họ là Chen.

Mỏ than bị nổ do tập đoàn Jiaomei, Sơn Tây sở hữu. Jiamei là nhà sản xuất than cốc lớn nhất Trung Quốc và hiện điều hành 28 mỏ than.

Dù Trung Quốc đã cố gắng cắt giảm các vụ tai nạn bằng cách đóng cửa hơn 1.000 mỏ than nhỏ và nguy hiểm vào năm ngoái nhưng ngành than của nước này vẫn là ngành có tỷ lệ tử vong lớn nhất thế giới. Năm ngoái, có 3.200 thợ mỏ thiệt mạng, tăng 15% so với 2007.

Rất nhiều khu mỏ nhỏ hơn ở Trung Quốc thiếu các biện pháp an toàn và thường gặp hoả hoạn, nổ, ngập và những tai nạn khác.

  • Hoài Linh (Theo AP)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giảm 10 phiên liên tiếp, VN-Index xuống 244 điểm

<h1 class="DetailSapo">(CafeF) - Liên tiếp lập kỷ lục, VN-Index quay lại thời điểm năm 2004 - 2005. Hastc-Index giảm hơn 4 điểm xuống sát 80 điểm, mức thấp nhất kể từ khi mở cửa, giao dịch tăng mạnh.</h1>
Kết thúc phiên giao dịch sáng nay, Vn-Index đã dễ dàng phá vỡ mốc 250 điểm và có phiên giảm điểm thứ 10 liên tiếp. Ngay trong đợt khớp lệnh đầu tiên, VN-Index đã giảm mạnh 5,53 điểm trong không khí giao dịch trầm lắng.

Thị trường lao dốc khiến tâm lý nhà đầu tư bất ổn, xu hướng bán tháo cổ phiếu tái diễn trong khi lực mua vẫn không xuất hiện.

Càng về cuối phiên, cổ phiếu ồ ạt giảm giá sàn khiến VN-Index giảm mạnh 8,55 điểm (tương đương giảm 3,39%) xuống 244,02 điểm.

Khối lượng cổ phiếu và chứng chỉ quỹ được khớp lệnh thành công phiên này đạt hơn 9,8 triệu đơn vị với giá trị là 164 tỷ đồng, đã tăng 29% về khối lượng và 19% về giá trị so với phiên giao dịch cuối tuần qua.

Trong tổng số 177 mã niêm yết trên Hose, đã có 135 mã giảm giá trong đó 67 mã giảm giá sàn, chỉ có 18 mã tăng giá trong đó 7 mã tăng trần, 23 mã đứng giá và 1 mã không có giao dịch là FPC của CTCP Full Power.

Các mã tăng giá trần phiên này gồm BAS, NKD, BHS, MTG, BBT, TPC, IFS nhưng tất cả đều được giao dịch ở mức rất thấp, BAS, MTG, IFS chỉ có vỏn vẹn 10 đơn vị được chuyển nhượng thành công và kết thúc phiên có tới 4 mã trong nhóm này đã không còn dư bán.

Trong nhóm cổ phiếu có mức vốn hoá lớn trên sàn phiên này đều giảm giá với khá nhiều mã giảm sàn như: FPT , HPG, PVD, PVF, STB và VIC. Các mã cổ phiếu lớn khác ngoại trừ DHG đứng giá, các mã còn lại đều giảm giá.

Về khối lượng giao dịch, STB dẫn đầu thị trường với 1,51 triệu cp, tiếp theo là VF1, SAM, SSI, FPT, HPG…đều có giao dịch dưới 1 triệu đơn vị.

Bên sàn Hà Nội, giao dịch đột ngột tăng mạnh lên 4,444 triệu cổ phiếu trong phiên giao dịch sáng nay, đạt 73,65 tỷ đồng khi Hastc-Index giảm 3,94 điểm, xuống 80,26 điểm vào cuối phiên.


Đây là mức giảm điểm mạnh nhất trong vòng 2 tháng qua, và Hastc-Index cũng lập luôn kỷ lục về mức điểm. Phạm trù “đáy” hiện giờ đã không thể sử dụng được trên cả hai sàn khi Hastc-Index và VN-Index liên tục giảm điểm.

Hầu hết dư mua trên sàn đều ở mức dưới giá tham chiếu. Trong khi đó vẫn có một số đại diện “lội ngược dòng” như VSP (tăng trần 2.400 đồng, dư mua hơn 260.000 đơn vị giá 37.600 đồng vào cuối phiên), MIC (tăng trần 1.700 đồng), HLY (tăng 1.500 đồng), YBC (tăng 1.000 đồng), SCC (tăng 900 đồng). Trong khi đó, các đại diện bị bán sàn, hầu hết là các cổ phiếu có giá từ 20.000 – 30.000 đồng/CP như VC2, VTS, KBC, RCL (giảm 1.800 đồng/CP), S99 (giảm 1.700 đồng/CP), giao dịch từ 5.000 – 53.000 đơn vị.

Về khối lượng giao dịch, ACB đột ngột giao dịch mạnh vào cuối phiên, đạt 1,1 triệu cổ phiếu, giảm 800 đồng xuống 23.500 đồng/Cp. Các mã khác giao dịch mạnh là KLS, PAN, VCG và PVS.

Thanh Tú - Phương Mai

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhìn thấy nick Phuthuong tự nhiên có cảm hứng độn quẻ Lạc việt về Chứng khoán:

Quẻ Thương Tiểu cát: trong 3 hôm nữa thị trường sẽ tăng nhẹ trở lại và hình thành đáy ở mức 238 điểm. Tuy nhiên đáy này vẫn chưa phải là đáy cuối cùng cho dù rất nhiều những nỗ lực để cứu giải thị trường- Quẻ đỗ- vovong. Có lẽ phải sang tới tháng 3 thì tình hình mới sáng sủa hơn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kinh tế khu vực dùng euro tiếp tục suy giảm

Vietnamnet - Theo kết quả khảo sát mới công bố, Khu vực các nước sử dụng đồng euro (Eurozone) vẫn đang tiếp tục với đà suy giảm kinh tế vào đầu năm 2009.

Posted Image

Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) - Ảnh: AFP

Cụ thể, mảng dịch vụ và chế tạo tại 16 nước Eurozone đều sụt giảm kỷ lục so với tháng 1/09. Chỉ số quản lý sức mua (PMI) của cả hai mảng này giảm từ 38,3 điểm xuống 36,2 điểm. Chỉ số này đang yếu kém cho thấy tình hình suy thoái kinh tế vẫn đang tiếp diễn trong Eurozone.

Nhà kinh tế trưởng Chris Williamson, thuộc tập đoàn nghiên cứu Markit, cho rằng nếu nhu cầu sử dụng các mảng trên tiếp tục giảm trong năm 2009, số người mất việc làm trong Eurozone sẽ tăng nhanh.

15 nước thành viên khu vực Eurozone đều thừa nhận nền kinh tế của họ đang lâm vào tình trạng xấu nhất từ trước đến nay.

Kinh tế của khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu ngày một lún sâu hơn vào suy thoái có thể buộc Ngân hàng Trung ương châu ÂU (ECB) tiếp tục cắt giảm lãi suất nhằm đối với tình trạng suy giảm kinh tế hiện nay.

Tuy nhiên, chủ tịch ECB Jean-Claude Trichet cho rằng không nên giảm lãi suất quá nhanh, mặc dù ECB vẫn có khả năng điều chỉnh chính sách lãi suất của mình vào thời gian tới nếu cần thiết.

Không chỉ châu Âu, nền kinh tế khu vực châu Á đầy năng động cũng đang lún sâu thêm vào khủng hoảng trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu khiến nhu cầu hàng hóa của khu vực sụt giảm.

Nhật Vy (Theo Reuters, Market Watch, AFP)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhìn thấy nick Phuthuong tự nhiên có cảm hứng độn quẻ Lạc việt về Chứng khoán:

Quẻ Thương Tiểu cát: trong 3 hôm nữa thị trường sẽ tăng nhẹ trở lại và hình thành đáy ở mức 238 điểm. Tuy nhiên đáy này vẫn chưa phải là đáy cuối cùng cho dù rất nhiều những nỗ lực để cứu giải thị trường- Quẻ đỗ- vovong. Có lẽ phải sang tới tháng 3 thì tình hình mới sáng sủa hơn.

Thị trường tăng lại đúng như anh Phamcuong đoán:

Thứ tư, 25/2/2009, 09:41 GMT+7 Posted Image E-mail Posted Image Bản In Cổ phiếu lớn nhỏ đua nhau tăng giá

Chỉ số chứng khoán của cả 2 sàn sáng nay cùng quay đầu tăng điểm mạnh, với rất nhiều mã tăng trần. Thị trường bất ngờ tăng điểm sau khi giá cổ phiếu xuống thấp, cộng thêm tin tốt từ phố Wall và dấu hiệu khả quan về kinh tế trong nước.

Dấu hiệu thanh khoản cải thiện ở những phiên giao dịch gần đây tiếp tục được khẳng định ngay từ đầu phiên sáng nay. Mở cửa thị trường, lệnh mua ATO xuất hiện liên tiếp, khiến nhiều mã được khớp ở giá trần. Vn-Index tăng một mạch 6,4 điểm (2,72%), lên mức 241,9 điểm.

Khối lượng giao dịch lên tới 2,45 triệu đơn vị, trị giá 45,2 tỷ đồng, tăng gấp đôi đợt mở cửa của những phiên trước. Tất cả blue-chip đều tăng giá, trong đó DPM, FPT, SSI, STB tăng trần, kéo các mã nhỏ đi lên cùng chiều.

Trong đợt khớp lệnh liên tục, lệnh mua với giá trên tham chiếu tiếp tục xuất hiện dày đặc trên bảng điện tử, không phân biệt mã lớn hay nhỏ, kéo Vn-Index tăng 8,95 điểm.

Posted Image Về cuối đợt khớp lệnh liên tục, Vn-Index càng tăng mạnh, có thời điểm tăng 8,67 điểm. Ảnh: Hoàng Hà Giá cổ phiếu xuống thấp sau 11 phiên giảm liên tiếp, nhiều nhà đầu tư chỉ đợi thêm thông tin để quyết định mua vào. Hôm qua, Vn-Index xuống tới 235,5, bỏ xa các ngưỡng hỗ trợ trước đó. Một nhà đầu tư trung tuổi tại sàn chứng khoán Habubank cho biết, chị đã gom dần từ một vài phiên gần đây. Sáng nay chị đặt lệnh ATO mua cổ phiếu của một ngân hàng từ đợt đầu tiên, nhưng vẫn không kịp khớp lệnh.

Vn-Index bất ngờ bật xanh khiến nhà đầu tư hào hứng hơn và bàn tán sôi nổi trên sàn. Song nhiều người tỏ ra nghi ngờ về khả năng duy trì đà tăng điểm của chỉ số, và cho rằng sẽ không kéo dài quá 2-3 phiên.

Kết thúc phiên giao dịch, Vn-Index đóng cửa tại 244,33 điểm, lấy lại 8,83 điểm (3,7%). Khối lượng giao dịch qua khớp lệnh đạt 9,44 triệu đơn vị, tương ứng 163,7 tỷ đồng.

Toàn thị trường có 148 mã tăng điểm, chỉ 16 cổ phiếu giảm giá và 13 mã giữ giá tham chiếu.

STB là mã được đặt mua nhiều nhất trong phiên này, nhưng hầu như không có lệnh bán. Ngay từ đầu phiên, lệnh ATO đã dồn dập đặt mua mã này, và đến đợt khớp lệnh đóng cửa, lệnh mua ATC cũng xuất hiện với hàng trăm nghìn đơn vị, cùng hơn 1,7 triệu đơn vị đặt mua ở giá trần. Song khối lượng khớp lệnh toàn phiên chỉ là trên 4.400 đơn vị. Giá tham chiếu của STB trong phiên hôm nay là 13.000 đồng, và ngân hàng này vừa báo cáo lãi trong tháng đầu năm. Xu hướng giao dịch với các mã blue-chip khác cũng diễn biến tương tự STB.

Ông Hoàng Thạch Lân, Trưởng phòng phân tích (SMES) nhận định, việc thị trường quay đầu tăng điểm trong phiên hôm nay là một diễn biến bất ngờ, phần lớn do giá cổ phiếu đã xuống thấp sau 11 phiên liên tiếp giảm. "Động lực chính của thị trường hôm nay vẫn là hoạt động gom hàng của nhà đầu tư", ông Lân nhận định. Cũng theo chuyên gia phân tích này, đã có thêm thông tin hỗ trợ, song hiện chưa thông tin nào đủ sức nặng để một mình kéo chỉ số của sàn TP HCM bật mạnh như vậy.

Hôm qua, Ngân hàng Nhà nước thông báo giữ nguyên lãi suất cơ bản tiền đồng, song tỷ lệ dự trữ bắt buộc được đưa từ 5% xuống 3%. Đây được coi là động thái khuyến khích hệ thống ngân hàng đưa thêm vốn ra lưu thông, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 2 được công bố tiếp tục tăng và hoàn toàn thoát khỏi xu hướng giảm, khiến mối lo về giảm phát thêm mờ nhạt.

Hôm 24/2, chứng khoán Mỹ cũng có một ngày giao dịch hứng khởi, khi Dow Jones lấy 3,3% giá trị sau chuỗi ngày chỉ đi xuống. Trước đó, Chủ tịch Cực Dự trữ liên bang Mỹ (FED) Ben Bernanke đã đưa ra nhận định, kinh tế Mỹ có khả năng chấm dứt suy thoái vào cuối năm nay. Giới đầu tư quốc tế cũng đang theo dõi sát sao thông điệp liên bang của Tổng thống Obama, đang được phát đi vào sáng nay.

Tại sàn Hà Nội, HaSTC-Index cũng tăng nhanh từ đầu phiên, với vai trò "đầu tàu" của ACB. HaSTC-Index đóng cửa tại 81,93 điểm, tăng 3,87 diểm (4,96%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 5,88 triệu đơn vị, trị giá 108,4 tỷ đồng.

Ngọc Châu

Share this post


Link to post
Share on other sites

Máy bay chở 135 người vỡ làm 3 mảnh ở Amsterdam

Vietnamnet - 25/02/2009

Một máy bay chở khách của hàng không Thổ Nhĩ Kỳ hôm nay (25/2) đã đâm đầu xuống đất khi cố hạ cánh xuống sân bay Schiphol, Amsterdam và vỡ làm 3 mảnh.

Posted Image

Máy bay rời thành 3 mảnh sau vụ tai nạn (Ảnh RTL Netherland)

Quan chức sân bay Hà Lan cho hay, vụ tai nạn xảy ra khoảng 10h40 sáng (giờ địa phương), máy bay lúc đó chở 135 hành khách.

"Một số hành khách chết, một số bị thương và một số còn sống", một phát ngôn viên thuộc phòng báo chí sân bay Schiphol cho biết qua điện thoại. Trong khi đó, báo chí và giới chức Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, có 1 người thiệt mạng và 20 người bị thương sau vụ tai nạn trên.

Chiếc máy bay gặp nạn cất cánh từ Istanbul đã vỡ làm 3 mảnh khi đâm đầu xuống đất, đoạn gần đường băng.

Hình ảnh tĩnh chiếu trên truyền hình Hà Lan cho thấy, máy bay nằm trên mặt đất, phần đuôi và thân máy bay vỡ đôi, có một vết nứt rộng ở thân máy bay, ngay phía sau khoang lái. Máy bay không bị cháy.

"Chúng tôi đang ở giữa cánh đồng, cách sân bay khoảng 5-6km", một nhân chứng sống sót tên là Mustafa Bahcecioglu nói với Kênh 24 của Thổ Nhĩ Kỳ. "Hầu hết các hành khách bị thương nhưng cũng có người không hề hấn gì. Khoảng 30 xe cứu thương đã có mặt".

Một nhân chứng khác tên là Sumer thì cho biết: "Máy bay vỡ làm 3 mảnh. Chúng tôi gọi cho mọi người để nói tình hình không trầm trọng nhưng có lẽ có thương vong ở phía đầu máy bay.

Một quan chức sân bay Hà Lan cho biết, chiếc máy bay gặp nạn là Boeing 737-800, mang số hiệu TK 1951 từ Thổ Nhĩ Kỳ. Máy bay gặp nạn gần đường băng xa nhất so với các sân ga của Schiphol, cách trung tâm Amsterdam 20km.

  • Hoài Linh (Theo CNN, Reuters)
TTO - Ngày 25-2, một máy bay chở theo 135 người của hãng Turkish Airlines đã bị rơi xuống một cánh đồng khi đang tìm cách hạ cánh xuống sân bay Schiphol ở Amsterdam (Hà Lan). Tin mới nhất cho biết có 9 người thiệt mạng và hơn 50 người bị thương.

Thông tin với hãng tin AP, phát ngôn viên cảnh sát Jaap Hage cho biết chiếc Boeing 737-800 rời sân bay Ataturk ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) lúc 8g22 sáng giờ địa phương (tức 13g22 giờ VN) đến Amsterdam và bị rơi xuống một cánh đồng gần đường băng sân bay Schiphol, gãy làm ba.

Truyền hình Hà Lan đã phát cảnh các nhân viên cứu hộ và cảnh sát bao vây xác máy bay trong khi nhiều xe cấp cứu lao đến và đi khỏi hiện trường. Theo AP và BBC, vụ tai nạn khiến 9 người thiệt mạng và hơn 50 người bị thương, trong đó có ít nhất 25 người bị thương nặng.

Trước đó hãng tin AP dẫn nguồn Candan Karlitekin, quan chức hãng Turkish Airlines tại Thổ Nhĩ Kỳ, nói toàn bộ 127 hành khách và 7 thành viên phi hành đoàn còn sống sau tai nạn.

Hiện chưa có thông tin chính thức về nguyên nhân tai nạn, tuy nhiên theo AP, vào lúc xảy ra sự cố, tại Amsterdam có gió nhẹ và sương mù nhưng không đáng kể.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kinh tế:

Năm 2009 kinh tế toàn cầu vẫn mất cân đối nghiêm trọng. Nếu như trong năm 2008 những hãng kinh doanh lớn bị phá sản thì năm nay là năm thất bát của các hãng tầm tầm bậc trung. Đây là điều mà chính phủ các nước, nhất là các cường quốc cần có biễn pháp đề phòng. Nếu không sẽ xảy ra những hậu quả không thể lường trước được về an sinh xã hội. Tuy nhiên có thể nói rằng: Chính cuộc khủng khoảng kinh tế bắt đầu từ 2008 - đã được tiên tri ở diễn đàn Lý học Đông phương - lại là tiền đề cho một phương thức quản lý kinh tế mới, hữu hiệu hơn cho con người trong tương lai.

Khủng hoảng tài chính gây bất ổn khắp châu Âu

Nguồn: Vietnamnet.vn

12:14' 27/02/2009 (GMT+7)

Khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu đã thổi bùng hàng loạt cuộc biểu tình ở nhiều nơi tại châu Âu. Dưới đây là diễn biến tại hơn một chục quốc gia châu Âu bị khủng hoảng tác động.

* BOSNIA -- Các công nhân của Birac, công ty sản xuất alumin duy nhất tại Bosnia hôm 9/2 đã biểu tình ở Banja Luka, đòi tăng lương và yêu cầu chính phủ hỗ trợ để bù đắp giá kim loạt giảm.

* ANH -- Giới công nhân Anh đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình ở các nhà máy điện nhằm phản đối việc thuê người nước ngoài làm trong khu vực năng lượng trọng yếu.

Posted Image

Công nhân Romania biểu tình đòi chính phủ áp dụng các biện pháp chống khủng hoảng để giữ việc làm cho họ. (Ảnh /AFP/Getty Images)

Các cuộc biểu tình diễn ra sau tranh chấp kéo dài một tuần tại nhà máy lọc dầu Lindsey do Total sở hữu ở Lincolnshire và kết quả là Total đồng ý thuê thêm nhiều công nhân Anh làm việc cho dự án. Các công nhân đã bỏ phiếu chấm dứt cuộc đình công không chính thức hôm 5/2.

* BULGARIA -- Các cảnh sát, bị cấm đình công theo luật, đã tổ chức ba cuộc biểu tình "câm" kể từ tháng 12/2008 để đòi tăng 50% lương và có điều kiện làm việc tốt hơn. Bulgaria, nước nghèo nhất trong Liên minh châu Âu (EU) thường xuyên có những cuộc biểu tình đòi chính phủ áp dụng các biện pháp xốc lại nền kinh tế.

-- Nông dân cũng phong toả cây cầu duy nhất trên sông Danube, nối với Romania, và biểu tình trên toàn quốc hôm 4/2 để đòi chính phủ ấn định một mức giá bảo hộ tối thiểu cho sữa và ngừng nhập khẩu những thứ thay thế giá rẻ.

* PHÁP -- Tổng thống Nicolas Sarkozy phải đối mặt với sự chỉ trích từ cả công đoàn lẫn giới chủ vào hôm 19/2 về những biện pháp mới nhằm giải quyết khủng hoảng kinh tế. Người đứng đầu nước Pháp đề xuất thêm 2,65 tỷ euro vào chi tiêu xã hội trong nỗ lực giảm bất ổn lao động về gói kích thích trước đó, vốn nhằm vào đầu tư thay vì người tiêu dùng. Liên đoàn gồm 8 công đoàn Pháp đã kêu gọi biểu tình một ngày vào 19/3.

-- Tới 2,5 triệu người biểu tình đã đổ xuống các đường phố ở nước Pháp hôm 29/1 để lên án khủng hoảng kinh tế nhưng biểu tình không thành công, nó không làm tê liệt được đất nước và chỉ nhận được sự ủng hộ giới hạn từ các công nhân ngành tư nhân.

-- Tuần trước, một đại diện công đoàn thiệt mạng và vài cảnh sát bị thương trong vụ xung đột bạo lực với người biểu tình tại đảo Caribbean về chi phí sống. Guadeloupe, một vùng của Pháp và là một phần của EU, đã lâm vào tình trạng bế tắc vì tổng đình công nhằm phản đối giá thực phẩm tăng cao hồi tháng 2.

* ĐỨC -- Hàng nghìn công nhân của nhà sản xuất ô tô Opel trên toàn nước Đức hôm 26/2 đã tham gia một cuộc biểu tình lớn tại trụ sở công ty, và yêu cầu công ty mẹ là General Motor phải bỏ kế hoạch đóng cửa các nhà máy ở châu Âu. Phó Thủ tướng Frank-Walter Steinmeier có mặt tại cuộc biểu tình tuyên bố: "Không chỉ là Opel mà nó là tương lai của ngành công nghiệp ô tô Đức".

Posted Image

Công nhân Đức biểu tình (Ảnh EPA)

* HY LẠP -- Các lão nông Hy Lạp phản đối giá nông sản thấp đã kết thúc vụ phong toả kéo dài hai tuần tại cửa khẩu biên giới với Bulgari hôm 7/2 khi đòi hỏi bồi thường của họ được đáp ứng. Hy Lạp đã trải qua nhiều ngày hỗn loạn về giao thông khi hàng nghìn người nông dân giận dữ lập rào chắn khắp nước, song mọi việc kết thúc khi chính phủ cam kết dành 500 triệu euro để trợ giá cho các sản phẩm như dầu olive và lúa mỳ.

-- Tỷ lệ thất nghiệp cao trong giới trẻ là động cơ chính dẫn đến bạo động tại Hy Lạp hồi tháng 12 năm ngoái. Vụ bạo động những ngày cuối cùng của năm 2008 bùng phát từ vụ cảnh sát bắn một thanh niên tại khu ngoại ô Athens. Các cuộc biểu tình cũng buộc chính phủ phải cải tổ.

* ICELAND -- Thủ tướng Geir Haarde từ chức hôm 26/1 sau khi các cuộc biểu tình diễn ra. Đây là nhà lãnh đạo đầu tiên trên thế giới trực tiếp bị mất chức vì khủng hoảng tài chính. Thay thế ông Geir là lãnh đạo một liên minh trung tả tên là Johanna Sigurdardottir.

* IRELAND -- Gần 100.000 người đã diễu hành xuyên Dublin hôm 21/2 nhằm phản đối những cắt giảm của chính phủ khi đất nước phải đối mặt với suy thoái trầm trọng hơn và các ngân hàng phải dựa vào cứu trợ tài chính.

* LATVIA -- Một thủ tướng mới của Latvia đã được bổ nhiệm hôm 26/2 sau khi liên minh cầm quyền 4 đảng tại nước này sụp đổ hôm 26/2 và Tổng thống phải kêu gọi hội đàm thành lập một chính phủ mới nhằm giải quyết khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Đây là chính phủ thứ hai tại châu Âu không thể trụ vững do khủng hoảng tài chính.

-- Bộ trưởng Nông nghiệp Latvia cũng phải từ chức hôm 3/2 khi các nông dân tiến hành biểu tình vì thu nhập sụt giảm. Một cuộc biểu tình rầm rộ với 10.000 người tham gia hôm 13/1 đã biến thành bạo động. Quyết định giảm lương, như một phần của kế hoạch chịu khổ để kiếm viện trợ quốc tế của chính phủ nước này đã khiến người dân nổi giận.

* LITHUANIA -- Hôm 16/1, cảnh sát nước này phải xịt hơi cay để giải tán đám đông ném đá vào Quốc hội nhằm phản đối cắt giảm chi tiêu xã hội. Cảnh sát cho biết, 80 người bị bắt, 20 người bị thương. Thủ tướng Andrius Kubilius nói, bạo lực cũng không thể cản kế hoạch thắt lưng buộc bụng.

* MONTENEGRO -- Tại Podgorica, công nhân ngành nhôm hôm 9/2 đã biểu tình đòi được trả lương và tái khởi động ngay lập tức tình trạng tạm ngừng sản xuất ở nhà máy Kombinat Aluminijuma Podgorica (KAP) thuộc sở hữu của Nga.

* NGA -- Hôm 23/2, hàng trăm thành viên đảng Cộng sản đã biểu tình phản đối cách chính phủ giải quyết cuộc khủng hoảng đang tàn phá kinh tế Nga. Đây là cuộc biểu tình mới nhất trong hàng loạt hành động tương tự diễn ra trên khắp Nga khi khủng hoảng kinh tế diễn ra.

-- Ngày 31/1, hàng nghìn người ủng hộ phe đối lập đã biểu tình ở Moscow và cảng Vladivostok để nêu lên những khó khăn do khủng hoảng tài chính gây ra. Ngày tiếp theo, hàng trăm người biểu tình Moscow kêu gọi các nhà lãnh đạo từ chức và tiến hành bầu cử sớm.

* UKRAINE - Hàng trăm người Ukraine đã tham gia nhiều cuộc biểu tình riêng rẽ hôm 23/2, một số thúc giục Tổng thống Viktor Yushchenko từ chức.

  • Hoài Linh (Theo Reuters)

Share this post


Link to post
Share on other sites

'Bão' tài chính quật ngã nhiều đại gia truyền thông Mỹ

Tienphong Online - 27/02/2009

Tiếp tục càn quét tại cường quốc số một thế giới, "bão" tài chính ngày 26/2 đã làm "bật rễ" "đại thụ" gần 150 tuổi của làng báo chí bang Colorado, Mỹ - nhật báo "The Rocky Mountain News".

Đây cũng là nạn nhân mới nhất trong giới truyền thông Mỹ bị khủng hoảng kinh tế quật ngã.

Ngày 26/2, ông Rich Boehne, Tổng Giám đốc Tập đoàn E.W. Scripps sở hữu tờ báo này, cho biết tờ "The Rocky Mountain News" sẽ ra số cuối cùng vào ngày 27/2 và 200 biên tập viên của báo sẽ được trả lương đến hết ngày 28/4.

Theo ông, hai lý do chính buộc tờ báo này phải đóng cửa là xu hướng báo mạng lên ngôi và cuộc khủng hoảng tài chính lan rộng.

Năm 2001, tờ "The Rocky Mountain News" đã ký thỏa thuận hoạt động chung với tờ The Denver Post của Tập đoàn MediaNews Group, theo đó 2 tờ báo sẽ chia sẻ các dịch vụ kinh doanh nhằm duy trì 2 ấn phẩm mang bản sắc riêng. Tuy nhiên, đến tháng 12/2008, E.W. Scripps đã phải rao bán "The Rocky Mountain News" do làm ăn thua lỗ 16 triệu USD trong cả năm.

Ra đời năm 1859, "The Rocky Mountain News" là tờ báo lâu đời nhất tại bang Colorado và có khoảng 200 nhân viên. Chỉ còn hai tháng nữa là tờ báo này tròn 150 tuổi. Riêng trong thập kỷ trước, "The Rocky Mountain News" đã đoạt được tới 4 giải báo chí danh giá Pulitzer Prizes.

Tin xấu của "The Rocky Mountain News" được đưa ra chỉ vài ngày sau khi tập đoàn xuất bản Hearst Corp. cho biết có thể đình bản nhật báo rất được ưa chuộng " The San Francisco Chronicle" nếu không đạt được thỏa thuận về cắt giảm việc làm. Trước đó, tập đoàn này đã thông báo kế hoạch đóng cửa tờ "The Post-Intelligencer".

Trong khi đó, ngày 25/2, Tập đoàn báo chí lớn nhất nước Mỹ Gannett ngày 25/2 cũng đã tuyên bố cắt giảm cổ tức hàng quý từ 40 xen/1 cổ phiếu xuống còn 4 xen/1 cổ phiếu để có tiền thanh toán các khoản nợ.

Theo thông tin từ Gannett, động thái trên nằm trong kế hoạch của tập đoàn đối phó với cuộc suy thoái kinh tế và các khó khăn hiện nay trong thị trường tín dụng.

Tổng Giám đốc Gannett, ông Craig Dubow, cho biết tập đoàn sẽ có thêm 325 triệu USD từ việc cắt giảm cổ tức này để chi trả nợ và tái đầu tư để phát triển. Hiện Gannett xuất bản 85 tờ báo, gần 900 ấn phẩm báo chí và điều hành 32 kênh truyền hình trên cả nước Mỹ.

Tháng 12/2008, Tập đoàn báo chí Tribune, cơ quan chủ quản của tờ "The Los Angeles Times", " The Chicago Tribune", 6 tờ nhật báo và 23 kênh truyền hình đã đệ đơn xin bảo hộ phá sản. Mới đây là tập đoàn Philadelphia Newspapers và tờ "The Minneapolis Star Tribune".

Liên tiếp những tin xấu trên cho thấy tình trạng khốn đốn của giới truyền thông Mỹ trong cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất kể từ cuộc "Đại Suy thoái" hồi thập niên 30 của thế kỷ trước.

Theo TTXVN

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kinh tế:

Năm 2009 kinh tế toàn cầu vẫn mất cân đối nghiêm trọng. Nếu như trong năm 2008 những hãng kinh doanh lớn bị phá sản thì năm nay là năm thất bát của các hãng tầm tầm bậc trung. Đây là điều mà chính phủ các nước, nhất là các cường quốc cần có biễn pháp đề phòng. Nếu không sẽ xảy ra những hậu quả không thể lường trước được về an sinh xã hội.

Cảnh báo 2009 của Thiên Sứ:

Nếu quí vị lãnh đạo tài ba của thế giới không ổn định và cân đối được giá vàng thì hậu quả còn khủng khiếp hơn nhiều:

Kinh tế toàn cầu tan rã. Các đại gia sẽ đi bán hàng xén.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bang California đối mặt với hạn hán nặng nề

Chủ Nhật, 01/03/2009, 16:02 (GMT+7)

Nguồn: Tuổi Trẻ Online

TTO - Thống đốc bang California Arnold Schwarzenegger đã ban bố tình trạng khẩn cấp tại bang này sau khi lượng mưa thấp hơn mức trung bình trong ba năm liên tiếp.

Chính quyền bang California cũng phát thông báo yêu cầu các hộ dân vùng đô thị phải giảm mức tiêu thụ nước 20%. Thống đốc Schwarzenegger cảnh báo biện pháp định mức nước có thể sẽ được áp dụng trong tương lai gần, bởi theo thống đốc, ngay cả khi California có được những cơn mưa gần đây thì bang này vẫn phải đối mặt với ba năm hạn hán liên tiếp.

Tình hình hạn hán ngày càng tồi tệ khiến chính quyền có những kế hoạch dự kiến tạm cắt giảm việc cấp nước cho hàng ngàn doanh nghiệp tại bang California kể từ tháng 3-2009. Chính quyền khẳng định cơ quan cấp nước của bang này chỉ có thể cung ứng 15% lượng nước được yêu cầu của các doanh nghiệp. Tại các thành phố, chính quyền địa phương đang nghiên cứu những biện pháp cho phép bảo tồn nguồn nước tốt hơn.

Theo Cơ quan quản lý tài nguyên nước của bang California (DWR), lượng mưa tại đây chỉ đạt 87% so với mức trung bình trong các mùa mưa hằng năm. Trong khi đó, bang California phải cấp nước cho 25 triệu dân và cho hơn 300.000ha hoa màu. Tuần qua, DWR thông báo nguồn nước chính phục vụ tưới tiêu của đa số nông dân có thể sẽ cung cấp chậm hơn kể từ năm nay.

Theo Lester Snow - giám đốc DWR, hạn hán đã buộc vô số nông dân bỏ hoang đồng ruộng và 95.000 lao động trong ngành nông nghiệp đã mất việc, trong khi bang California là vùng nông nghiệp hàng đầu của nước Mỹ.

ĐỨC TRƯỜNG (Theo AP, Reuters)

-------------------------

Thiên Sứ tôi vừa có dịp đi ghé hai thành phố của tiểu bang này - Los Angeles và San Jose - Không khí mát mẻ, trong lành, trời nắng dịu và thanh bình. Những dòng sông nơi đây khá hùng vĩ, nước chảy cuồn cuộn, nhưng không hung hãn. Không thấy dấu hiệu gì của một cuộc hạn hán kéo dài.

Nhưng có thể là ở những nơi khác trong tiểu bang rộng nhất nước Mỹ này chăng?

Quẻ giờ Tý ngày mùng 6 tháng Hai - Kỷ Sửu (Giờ New York): Sinh Đại An.

Luận đoán: Cuối mùa Xuân năm nay, tại bang Califonia sẽ có mưa đủ để bang này thoát nạn hạn hán.

Trường hợp quẻ bói này sai thì đây là dấu hiệu của khí Dương thịnh, khí Âm bế. Âm Dương bất tương, nên thủy khí không sinh được, gây hạn hán kéo dài. Âm khí bế là tiền đề của động đất theo lý học Đông phương.

Cầu chúc cho người dân nơi đây vạn sự an lành.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thứ hai, 02-03-2009 Nguồn Vitinfo

Ukraine "rúng động" vì sự phẫn nộ của người dân

Posted Image

VIT - Ukraine, từng là biểu tượng trên toàn cầu về một nền dân chủ thị trường tự do mới nổi, giờ đang chao đảo. Tình thế của Ukraine đang là hiểm họa thật sự đối với các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ và các nước châu Âu khác.

Các nhà máy thép và hóa chất, một thời từng là cánh tay phải của nền kinh tế Ukraine, đang sa thải hàng nghìn lao động. Nhiều người dân thành thị đang phải trải qua những ngày không được dùng khí sưởi và nước do không đủ tiền trả. Dịch vụ tàu điện ngầm ở Kiev cũng đang bị đe dọa. Hàng đoàn người bao vây các ngân hàng, đồng nội tệ mất giá, và khả năng chính phủ vỡ nợ cũng rất dễ xảy ra.

Các cuộc bạo động đã bùng phát ở những nước Đông Âu khác dường như cũng sắp xảy ra tại Ukraine. Tuần trước, đâu đâu cũng thấy người dân nói về sự bất bình của họ đối với một chính phủ chỉ lo cãi vã mà bỏ bê việc khôi phục kinh tế.

Biểu ngữ của anh Vasily Kiriyuk - một người thợ hàn thất nghiệp đã cắm trại biểu tình chống chính phủ tuần trước - viết: “Hãy tống khứ họ!”. Đây chính là lời tổng kết cho sự phẫn nộ và thất vọng của người dân Ukraine. Anh Kiriyuk còn không hề lưỡng lự khi cho rằng: “Một cuộc nổi dậy sẽ diễn ra. Người dân phải vùng lên vì họ không thể chịu nổi nữa”.

Anh Kiriyuk, 29 tuổi, đang đứng trên quảng trường trung tâm - nơi diễn ra cuộc Cách mạng Cam vào năm 2004, sự kiện đã đưa một chính quyền thân phương Tây lên nắm quyền ở Ukraine. Kiriyuk đã nhiệt tình ủng hộ chính quyền mới vào thời đó; nhưng giờ đây anh và nhiều người đang cắm trại ở quảng trường này lại kêu gọi những anh hùng của cuộc Cách mạng Cam phải từ chức.

Posted Image

Những chiếc lều của người biểu tình ở Quảng trường Độc Lập, Kiev. (Ảnh: NYT)

Các nhà lãnh đạo trên khắp thế giới đang ngày càng lo ngại về cuộc khủng hoảng tài chính và sự bất ổn ở Ukraine - đất nước có vị trí chiến lược và dân số 46 triệu người - bởi một sự sụp đổ ở Ukraine có thể làm tiêu tan chút niềm tin sót lại của các nhà đầu tư vào khu vực Đông Âu - nơi nền kinh tế một thời bùng nổ hiện đang suy thoái nặng nề.

Nó cũng có thể khiến Nga - nước láng giềng có quan hệ chặt chẽ về mặt dân tộc và ngôn ngữ với miền Đông và Nam Ukraine - cố gắng can thiệp vào công việc nội bộ của nước này. Hơn nữa, Kremlin cũng có thể sẽ lấy Ukraine làm gương về những điều sẽ xảy ra khi các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ theo đuổi mô hình dân chủ thị trường tự do của phương Tây.

Olexiy Haran, giáo sư Chính trị học so sánh tại Đại học Kiev Mohyla, nhận định: “Ukraine là trụ cột của sự ổn định ở châu Âu, là cầu nối giữa Nga và một Liên minh châu Âu đang mở rộng. Nếu Nga lợi dụng tình hình hiện tại để thống lĩnh Ukraine, biên giới EU sẽ gặp rắc rối lớn”.

Cảnh báo về việc Ukraine có thể gây khó khăn cho toàn châu Âu được nhấn mạnh vào tháng 1, khi Ukraine tranh cãi với Nga về giá khí đốt cũng như việc vận chuyển khí đốt tới các nước châu Âu còn lại. Điện Kremlin ngừng cung cấp khí đốt trong vài ngày, khiến người dân một số nước châu Âu không có khí đốt để sưởi ấm. Năm 2006, Nga cũng từng ngừng cung cấp khí đốt tới Ukraine do hai nước tranh cãi về giá cả.

Trong khi kinh tế Ukraine phụ thuộc vào hai ngành đang suy thoái nặng nề là xuất khẩu thép và hóa chất, cuộc khủng hoảng lại trở nên trầm trọng hơn do người dân mất hết lòng tin vào chính phủ.

Tổng thống Viktor A. Yushchenko, một nhà lãnh đạo trong cuộc Cách mạng Cam, đang bị lên án mạnh mẽ. Một cuộc khảo sát mới đây cho thấy 57% người dân Ukraine muốn ông từ chức.

Các đối thủ của Yushchenko cũng mất dần sự ủng hộ do người dân đã quá chán chường sau hàng năm trời mâu thuẫn chính trị giữa các phe phái. Tháng 2/2009, IMF tuyên bố hoãn khoản giải ngân 16,4 tỷ USD cho Ukraine vay do chính phủ nước này không thực hiện cam kết cắt giảm ngân sách. Cũng vào thời điểm đó, Bộ trưởng Tài chính Ukraine từ chức, cho rằng vai trò đó của ông bị chính trị chi phối nặng nề.

Hôm thứ 6 tuần trước (27/2), IMF dự báo kinh tế Ukraine có thể thu hẹp 6% trong năm nay, và tuyên bố sẽ tiếp tục làm việc với chính phủ Ukraine để tìm cách giải ngân khoản vay giải cứu.

Cuộc bầu cử tổng thống đang tiến gần, có thể sẽ diễn ra vào tháng 1 năm sau. Điều này khiến các chính trị gia, đặc biệt là Thủ tướng Yulia V. Tymoshenko, không muốn thực hiện một chương trình thắt lưng buộc bụng mà có thể khiến họ mất sự ủng hộ của cử tri.

Ông Yushchenko và bà Tymoshenko là những đồng minh thân phương Tây trong cuộc Cách mạng Cam, nhưng lại mâu thuẫn với nhau từ thời điểm đó. Yushchenko từng một lần sa thải Tymoshenko. Một đối thủ thứ ba, Viktor F. Yanukovich, cựu Thủ tướng đứng đầu đảng đối lập ủng hộ việc thiết lập quan hệ chặt chẽ hơn với Nga, cũng đang chạy đua giành chức Tổng thống.

Hôm thứ 6 tuần trước (27/2), ông Yushchenko và bà Tymoshenko tổ chức một cuộc họp công khai nhằm chứng tỏ rằng họ đang hợp tác với nhau. Ông Yushchenko cho biết ông muốn “thể hiện rằng tất cả các bên đều sẵn sàng nhận trách nhiệm chính trị đối với những quyết định không hề dễ dàng hiện nay”.

Tuy vậy, hai bên đều không tuyên bố thêm giải pháp chống khủng hoảng nào.

Khắp Kiev, các biểu hiện căng thẳng vẫn leo thang.

Hôm thứ 5 tuần trước (26/2), hàng trăm người lái xe tải đe dọa phong tỏa các con phố nếu chính phủ không giúp họ giải quyết nợ nần. Theo họ, tình trạng nợ nần một phần do sự sụt giá của đồng nội tệ Ukraine gây ra.

Hôm thứ 6 (27/2), họ giải tán sau khi chính phủ tuyên bố sẽ cố gắng đáp ứng đòi hỏi, nhưng cũng đe dọa sẽ quay trở lại nếu vấn đề không được giải quyết.

Anh Viktor V. Zarichnyuk, tài xế, 26 tuổi, thành viên đoàn biểu tình trong suốt 12 ngày, cho biết: “Chính phủ là nguyên nhân của tất cả. Chúng tôi muốn chính phủ và ngân hàng trung ương cam kết rằng tiền viện trợ của IMF sẽ đến tay những người lao động bình thường”.

Posted Image

Người dân chờ rút tiền ngoài cửa ngân hàng Rodovid ở Kiev hôm thứ 6. (Ảnh: NYT)

Sáng thứ 6, nhiều người tụ họp trước một chi nhánh của ngân hàng Rodovid. Ngân hàng đang trên đà sụp đổ này chỉ cho phép rút 35 USD/ngày. Vì vậy, mọi người lũ lượt kéo tới trong tâm trạng căng thẳng vì lo ngại cho số phận khoản tiền tiết kiệm củamình.

Alevtina A. Antonyuk, kỹ sư, 58 tuổi, cho biết: “Hôm nào chúng tôi cũng đến đây, xếp hàng trong trời lạnh. Ngân hàng này chẳng còn gì ngoài một lũ ăn cắp”.

Dmitri I. Havrilkiv, người vận hành cần trục về hưu, 78 tuổi, hô lớn: “Chính phủ phải được thay thế. Họ không thể giải quyết được tình trạng này”.

Nguồn tinThanh Trà (Theo NYT)

Trục mới của thế giới đang hình thành

Posted Image

Ảnh minh họa

VIT - Thời Tổng thống Bush cho rằng những “trục xấu” của thế giới có thể là Iran, Iraq hay Bắc Triều Tiên, nhưng bây giờ dưới thời của ông Obama thì thế giới lại xuất hiện một “trục mới”, nói đúng hơn đó là một “ trục hỗn loạn mới”.Trong trục mới này bao gồm các nước bị chấn động bởi khủng hoảng tài chính như Nga, Somali và Mexico, họ có thể tạo nên những đợt sóng tiếp theo của khủng hoảng tài chính.

Trước hết, nói qua một chút về tình hình hỗn loạn của thế giới trong thế kỷ trước: đó là nạn phân biệt chủng tộc, đó là tình hình hỗn loạn của kinh tế, đó là sự suy tàn của đế quốc - những nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp dẫn đến các cuộc xung đột vũ trang.

Cùng với những nguyên nhân này, thì hiện tại Thế giới của chúng ta cũng đang xuất hiện những xung đột tương tự, và khu vực nóng chính là Trung – Đông. Ví dụ như xung đột vũ trang giữa Israel và phong trào hồi giáo Hamas thời gian qua đã thấm đẫm máu dải Gaza.

Mặt khác, có thể nói rất ít người có thể am hiểu được tình hình chính trị tại Tehran là như thế nào. Khi giá dầu thế giới giảm mạnh, đất nước Iran sẽ phải đối mặt với các vấn đề khó khăn như thế nào? Tại sao Iran lại rất cương quyết với các kế hoạch hạt nhân của mình trong khi nó đang tiềm ẩn có những những mối nguy hiểm khá lớn?

Rồi đến hai nước phía Đông của Iran là Afghanistan và Pakistan, cùng với các cuộc chiến tranh và bạo động chính trị diễn ra liên miên cộng thêm khủng hoảng tài chính, một trong hai nước này hoặc có thể cả hai sẽ rơi vào “sụp đổ”?

Các chuyên gia phân tích cho rằng, giờ đây “trục mới” của thế giới đã chuyển sang một hướng mới đó là Nga, Somali và Mexico.

Trước đây có bài báo đã từng chỉ ra rằng, khủng hoảng nội bộ trong nước Nga có thể gây ra nhiều các cuộc biểu tình và làm rối ren trật tự xã hội. Nước Nga có thể áp dụng các hành động quân sự tại nước ngoài để thoát ra khỏi khủng hoảng. Hành động này của Nga không chỉ khiến cho hai nước Nga – Mỹ xảy ra những xung đột mà khiến cả thế giới bị ảnh hưởng.

Trong khi đó tại châu Phi và tình hình ở Somalia tiếp tục hỗn loạn. Sự quấy rối của các lực lượng vũ trang chống chính phủ, tình hình an ninh rối loạn trong nước đang lan tràn sang các nước lân cận. Tình hình hung hăng của cướp biển ngoài khơi biển Somali đã thực sự đe dọa đến ngành vận chuyển bằng đường biển của thế giới.

Tình hình của Mexico cũng không kém gì khi nạn buôn lậu ma túy phát triển rầm rộ và nội bộ Chính phủ nảy sinh mâu thuẫn, tất cả đang thực sự tác động mạnh đến cục diện nước này. Có người còn thốt lên rằng: “Mexico đang xuất hiện những sự hỗn loạn chưa từng có và nước Mỹ cần có những chuẩn bị sẵn sàng.”

Khủng hoảng tài chính đang khiến cho cục diện chính trị của một số nước thay đổi theo chiều hướng xấu đi. Và những nước này cũng chính là thành viên của “trục mới”, trong đó bao gồm cả Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ và Thái Lan. Và tương lai “trục mới này sẽ có thêm nhiều thành viên nữa. Trước mắt, sự bảo vệ tự thân của nước Mỹ cũng có những khóa khăn. Tuy nhiên nếu nhà đầu tư trên toàn cầu đều từ bỏ “niềm tin vào nước Mỹ", thì tình hình còn trở nên “tồi tệ”hơn.

Nguồn tin Hải Hà (Ce.cn)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thứ hai, 02-03-2009

Nguồn Vitinfo Ukraine "rúng động" vì sự phẫn nộ của người dân

Không ai muốn điều xấu xảy ra. Nhưng biết trước thì vẫn tốt hơn.

Nhưng biết rồi mà vẫn để nó xảy ra thì "ếch" quá!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào chú TS , chú viết "Thiên Sứ tôi vừa có dịp đi ghé hai thành phố của tiểu bang này - Los Angeles và San Jose " thế thì bao giờ chú đi sang châu âu? khi nào đi thì ghé Hòa-Lan , Mylam và ông xã sẽ dẫn chú đi 1 vòng Ámterdam.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào chú TS , chú viết "Thiên Sứ tôi vừa có dịp đi ghé hai thành phố của tiểu bang này - Los Angeles và San Jose " thế thì bao giờ chú đi sang châu âu? khi nào đi thì ghé Hòa-Lan , Mylam và ông xã sẽ dẫn chú đi 1 vòng Ámterdam.

Oh. Tôi rất thích sang châu Âu vì những cảnh đẹp và nhưng di sản văn hóa nơi đây. Tôi sẽ sang khi có điều kiện.

Cảm ơn Mylam vì lòng tốt dành cho tôi.

Chúc Mylam và gia đình vạn sự an lành.

Share this post


Link to post
Share on other sites

New York xáo trộn vì mưa tuyết

VnExpress - 03/03/2009

Trận mưa tuyết dày hôm qua khiến khoảng 1,1 triệu học sinh phải nghỉ học và hơn 900 chuyến bay tại New York bị hủy.

Posted Image

Máy bay không thể cất cánh tại sân bay LaGuardia New York vì tuyết dày.

Ảnh: Xinhua.

Đây là lần đầu tiên học sinh tại New York phải nghỉ học do mưa tuyết kể từ đầu năm 2004. Trong khi đó hầu hết các chuyến bay tại 3 phi trường lớn nhất New York là Kennedy, Newark và LaGuardia đều chịu ảnh hưởng của trận mưa tuyết dữ dội bắt đầu từ đêm chủ nhật này.

Khu vực thành phố New York và một số nơi ở đông bắc nước Mỹ có tuyết dày khoảng 23 cm, gây khó khăn cho hoạt động đi lại và cuộc sống của người dân. Thị trưởng New York Bloomberg cho biết thành phố đã có sự chuẩn bị trước và kêu gọi người dân chú ý đến các thông báo của chính quyền.

Thành phố cũng huy động hơn 2.000 công nhân vệ sinh để dọn tuyết trên đường phố và chuẩn bị sẵn hơn 100.000 tấn đá răm trộn muối để đối phó với tình trạng trơn trượt trên đường.

Đình Chính (theo AP, Xinhua)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thêm cú sốc từ Phố Wall

Nguồn: Thanh Niên Online

03/03/2009 23:02

Posted Image

AIG tiếp tục lún sâu vào khủng hoảng - Ảnh: AFP

* HSBC lên kế hoạch cắt giảm 6.100 chỗ làm ở Mỹ

Sau khi nhiều tập đoàn công bố kết quả kinh doanh sa sút, thị trường chứng khoán Phố Wall của Mỹ sụt giảm nghiêm trọng, tạo ra hiệu ứng dây chuyền trên toàn cầu.

Một tuần lễ đã bắt đầu thật tồi tệ với Phố Wall, trung tâm tài chính của nước Mỹ và thế giới. Vào ngày thứ hai - 2.3, Tập đoàn AIG công bố lỗ 62 tỉ USD trong quý 4 năm 2008. Đây là mức lỗ quý nặng nhất đối với một tập đoàn trong lịch sử Mỹ. Điều đáng nói là AIG đã nhận được tiền cứu trợ của chính phủ từ năm ngoái. Việc kinh doanh lỗ lã của tập đoàn này, vì thế, cũng đồng nghĩa với thực tế là tiền thuế của dân Mỹ chưa phát huy được tác dụng. Điều này dễ tạo ra tâm lý bi quan và hồ nghi vào kế hoạch giải cứu tài chính của Chính phủ Mỹ nói riêng và viễn cảnh kinh tế của cường quốc này cũng như thế giới nói chung. Trong hoàn cảnh làm ăn thua lỗ, AIG không còn cách nào khác là tiếp tục nhận "nguồn sữa" từ chính phủ. Theo hãng tin AP thì tập đoàn này sẽ nhận thêm 30 tỉ USD từ ngân sách giải cứu tài chính.

Cũng trong ngày 2.3, một thông tin màu xám khác đến từ châu Âu càng khiến cho tình hình thêm ảm đạm. Hãng tin AFP dẫn thông báo của HSBC cho hay lợi nhuận ròng của tập đoàn ngân hàng này trong năm 2008 đã sụt xuống còn 5,728 tỉ USD, chưa bằng 30% con số 19,133 tỉ của năm 2007. Tình hình kinh doanh sa sút đã khiến HSBC lên kế hoạch cắt giảm 6.100 chỗ làm ở Mỹ cũng như tìm kiếm nguồn vốn mới để chống chọi.

Tin tức về chuyện làm ăn bết bát của các đại gia tài chính đã giáng xuống Phố Wall những đòn trí mạng. Trong ngày thứ hai, làn sóng bán tháo đã khiến cho thị trường Phố Wall đi xuống mạnh. Rốt cuộc là chỉ số Dow Jones đã sụt khỏi ngưỡng 7.000 điểm lần đầu tiên kể từ năm 1997, xuống còn 6.763 điểm. Chỉ số S&P 500 - một thước đo sức khỏe thị trường quan trọng khác - cũng lần đầu tiên kể từ tháng 10.1996 đã rơi xuống dưới mức 700 điểm trước khi nhích lên trở lại ở phiên đóng cửa. Từ Mỹ, cơn biến động chứng khoán đã lan sang châu Á và châu Âu. Chỉ số Hang Seng ở Hồng Kông mất 2,3% trong ngày hôm qua, xuống còn 12.033,88 điểm, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản cũng mất 0,7%, xuống còn 7.229,72 điểm. Các thị trường ở Trung Quốc, Singapore, Malaysia, Ấn Độ cũng sụt giảm với mức độ khác nhau. Tại châu Âu, sau khi tăng nhẹ vào sáng sớm hôm qua, các chỉ số chính của Anh, Pháp, Đức đã giảm đồng loạt, một dấu hiệu cho thấy những biến động ở Phố Wall đã "lây lan" ra toàn cầu.

Trong số các tập đoàn công bố kết quả kinh doanh đầu tuần này, cũng có những đại gia khá khẩm, như Standard Chartered với lợi nhuận trước thuế là 4,8 tỉ USD trong năm 2008, tăng 19% so với năm 2007. Tuy nhiên, những con số bết bát vẫn áp đảo và điều đó khiến bức tranh kinh tế toàn cầu vẫn chưa có dấu hiệu sáng lên theo sau những nỗ lực của các chính phủ, mà mới nhất là việc các lãnh đạo EU họp thượng đỉnh để bắt tay khôi phục kinh tế.

Đỗ Hùng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Báo chí Mỹ lâm nguy

Nguồn: Thanh Niên Online

01/03/2009 23:38

Posted Image

Lịch sử đã dừng lại với tờ Rocky Mountain News vào ngày 27.2.2009 - Ảnh: Rockymountainnews.com

Cuộc khủng hoảng kinh tế hiện tại đã đẩy nhiều tờ báo lừng danh của nước Mỹ vào hồi cáo chung. Thưa quý độc giả, Hôm nay là một ngày buồn bã khi chúng tôi phải nói lời chia tay với các bạn. Thời kỳ mà chúng tôi ghi chép lại cuộc sống của Denver và Colorado, của đất nước và thế giới, đã khép lại. Hàng ngàn người đã làm việc tại tòa soạn này kể từ khi William Byers sáng lập ra tờ báo bên bờ dòng Cherry Creek vào ngày 23.4.1859… Tạm biệt, và xin cám ơn quý độc giả về những năm tháng không thể quên mà chúng ta đã cùng nhau trải qua”.

Bài viết đăng trên Rocky Mountain News - một tờ báo uy tín có trụ sở tại thành phố Denver thuộc tiểu bang Colorado của Mỹ - vào ngày 27.2 không đề cập đến cuộc khủng hoảng kinh tế, không đề cập đến chính sách của Tổng thống Barack Obama, không đề cập đến chiến sự Iraq. Đó là một bài viết, đúng ra là thư tòa soạn, có nhan đề: Goodbye, Colorado (Tạm biệt, Colorado), với những lời thống thiết như trên. Phía trên bài báo là một dòng chữ chạy ngang: “Final Edition” (Số phát hành cuối cùng). Chỉ cần đọc hai dòng chữ lớn này thì người ta đã hiểu vấn đề: 27.2.2009 là ngày cuối cùng báo Rocky Mountain News ra mắt độc giả. Tình hình khó khăn đã không cho phép tờ báo gắng gượng sống đến dịp sinh nhật 150 năm, ngày 23.4 sắp tới.

Những cái chết

Rocky Moutain News là nạn nhân báo chí mới nhất trong thời khủng hoảng kinh tế. Hiện Công ty E.W.Scripps đang rao bán lại manchette cùng website của tờ báo này, nhưng trong thời buổi bão táp hiện nay thì hiếm có người nào dám đứng ra “rước cái của nợ” ấy. Tương tự tờ Rocky Mountain News, nhật báo Tucson Citizen ở thành phố Tucson của bang Arizona cũng sẽ đóng cửa vĩnh viễn vào tháng 3 này nếu chủ nhân của nó không tìm được người mua.

Nếu như cái chết của Rocky Mountain News Tucson Citizen không mấy ồn ào thì số phận tờ San Francisco Chronicle đang khiến dư luận Mỹ xôn xao. Ra đời vào năm 1865, ngay sau thời kỳ tiểu bang California bùng nổ cơn sốt tìm vàng, San Francisco Chronicle đã trở thành một phần của cuộc sống tại thành phố thịnh vượng nằm ở Bờ Tây này. Thế nhưng, sau 144 năm tồn tại, tờ báo đã trượt tới vực thẳm. Năm 2008, San Francisco Chronicle lỗ 50 triệu USD và nếu tiếp tục hoạt động đến hết năm 2009 thì số tiền lỗ chắc chắn sẽ còn tăng lên nhiều lần nữa do sự sụt giảm số lượng phát hành và doanh thu quảng cáo. Thế nên, tập đoàn mẹ Hearst Copration đang tìm cách tống khứ người con 144 tuổi của mình. Chưa hết, theo BBC, Hearst cũng đang tìm cách bán luôn một tờ báo khác của họ, tờ Seattle Post-Intelligencer.

Cơn bão kinh tế kéo dài cũng đã cuốn phăng nhiều tờ báo lớn vào năm ngoái. Tháng 10.2008, sau khi lỗ 18,9 triệu USD, nhật báo uy tín The Christian Science Monitor đã ngừng phát hành báo giấy, chỉ tồn tại bằng hình thức báo điện tử. Tháng 12 cùng năm, tập đoàn Tribune đã nộp đơn xin phá sản. Tribune là chủ của hàng loạt tờ báo nổi tiếng như Chicago Tribune, Los Angeles Times, Baltimore Sun và nhiều tờ khác. Cái chết của “người mẹ” Tribune vì thế gieo xuống đầu những “đứa con” nhiều nguy cơ. Ba tập đoàn báo chí lớn khác là Star Tribune Holding (sở hữu tờ Menneapolis Star-Tribune), Journal Register (sở hữu New Haven Register và một số tờ báo khác ở vùng Đông Bắc), và Philadelphia Newspapers LLC (sở hữu hai tờ Inquirer và Daily News) cũng đã nộp đơn xin phá sản.

Cơn bão kinh tế cũng làm tổn thương những gã khổng lồ tưởng như bất khả chiến bại. Theo BBC thì hiện New York Times đang vật lộn với khoản nợ 400 triệu USD. Năm ngoái, lãnh đạo tờ báo đã buộc phải thế chấp trụ sở mới xây vào năm 2007 để vay tiền. Báo Washington Post cho biết New York Times hiện đang vay một nhà tài phiệt Mexico 250 triệu USD với mức lãi 14% mỗi năm.

Bầu trời ngày một đen

New York Times dẫn báo cáo của Văn phòng Thống kê số lượng phát hành báo giấy của Mỹ cho hay vào thời điểm tháng 11.2007, số lượng phát hành của hơn 600 tờ báo tại nước này đã giảm 2,6% (số trong tuần) và 3,5% (số chủ nhật) so với một năm trước đó. Theo một báo cáo tương tự vào tháng 11.2008 thì tỷ lệ sụt giảm là 4,6% đối với các số trong tuần và 4,8% đối với số chủ nhật so với năm 2007. Kết quả cuộc thống kê vào tháng 11.2008 cho thấy trong số 500 tờ báo được thống kê thì chỉ có 2 tờ tăng số lượng phát hành, còn lại đều giảm và giảm. Vào tháng 11.2007, nhật báo Los Angeles Times giữ được sự ổn định về số lượng phát hành các số trong tuần (khoảng 780.000 bản), nhưng số chủ nhật giảm tới 5%, xuống còn 1,1 triệu bản. Đến cuối năm 2008, tờ báo này tiếp tục sụt giảm, 5,2% đối với các số trong tuần và số chủ nhật cũng giảm với mức tương đương. Tờ New York Times giảm 4,5% đối với số trong tuần (còn chưa đầy 1,04 triệu bản) và 7,6% đối với số cuối tuần (còn 1,5 triệu bản) vào tháng 11.2007 so với năm 2006. Đến tháng 11.2008, tờ báo này tiếp tục chứng kiến sự sụt giảm 3,6% (số trong tuần) và 1,4% (chủ nhật) so với năm 2007. Có thể thấy hầu hết các tờ báo đều sụt giảm số lượng đều đặn.

Tình trạng khó khăn hiện tại của các tờ báo lớn ở Mỹ là do tác động của hai yếu tố: cuộc khủng hoảng kinh tế và sự cạnh tranh của các phương tiện truyền thông khác - như truyền hình và internet. Khủng hoảng kinh tế khiến người ta tiết kiệm hơn, độc giả thích báo giấy có xu hướng chọn một tờ báo miễn phí - vốn đầy rẫy ở Mỹ - thay vì nhét vài đồng xu vào máy bán báo. Các hợp đồng mua báo dài hạn với số lượng lớn cũng ít đi. Khủng hoảng kinh tế cũng khiến doanh thu quảng cáo của báo chí sụt giảm - do các công ty cắt giảm chi phí quảng cáo. Bên cạnh đó, với sự phát triển không ngừng của internet và truyền hình - giúp người ta có thể truy cập internet và xem truyền hình mọi lúc mọi nơi, thói quen cầm tờ báo giấy để đọc cũng bắt đầu trở nên tốn kém.

Châu Minh Linh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khủng hoảng có khuôn mặt thần chết

Phản hồi (0) | In bài viết này | [+] Cỡ chữ [-]Posted Image

Marc Laliberté tự sát bằng dao sau khi giết cả gia đình.

Đó là một chú bé tóc vàng, mắt xanh, khuôn mặt rạng rỡ và lém lỉnh, trên khung ảnh. Trong chiếc quan tài màu trắng còn chưa đóng nắp đặt tại nhà tang lễ Chicoutimi, một thị trấn nhỏ ở phía bắc Quebec, Louis-Philippe Laliberté, 4 tuổi, mặc chiếc áo sơmi xanh, thắt cà vạt vàng.

Nó như đang nằm ngủ, giống anh của nó Marc-Ange, 7 tuổi, và chị gái Joelle, 12 tuổi. Lễ chôn cất ba đứa bé diễn ra cùng lúc với ông bố Marc, 46 tuổi, vào ngày 10/1/2009 đã làm chấn động cả Canada.

Cái chết tang thương của họ đã phủ khuôn mặt thần chết trên những con số thống kê u ám nhưng trừu tượng đang diễn ra ở cả hai bán cầu: phá sản, đóng cửa nhà máy, sụp đổ thị trường chứng khoán... Bị thất nghiệp, cả hai vợ chồng ông, một người là nhân viên bất động sản, một người là nhân viên phân phối hàng hóa, oằn lưng dưới món nợ 71.000 Euro.

Tuyệt vọng, “cùng đường” như trong bức thư tuyệt mệnh để lại, Marc và Cathie Gaulthier-Lachanche, 36 tuổi, đã quyết định “cả nhà cùng chết”. Buổi tối ngày đầu năm mới, trong căn nhà xinh đẹp ở khu chung cư, ông bố đã tự sát bằng dao. Những đứa trẻ bị bóp cổ chết, Cathie tự cắt mạch máu.

Là người duy nhất sống sót, cô được đưa đi cấp cứu. Quá trễ. Vừa bị nằm viện, vừa bị kết tội giết chết ba con, cô không được phép dự tang lễ. Ngày cuối năm, cả năm người trong gia đình họ đã về thăm nội ngoại song không ai hay biết nỗi cơ cực nhà Laliberté - Lachance đang gánh chịu...

Ba đứa trẻ. Ba nạn nhân của cuộc khủng hoảng. Trẻ nhất cho đến nay của một tai họa toàn cầu đang tàn phá Phố Wall khiến các chủ ngân hàng và các nhà sản xuất ôtô dở sống dở chết, và làm cho rất nhiều sinh mạng phải ra đi. Ngay từ tháng 10/2008, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Margaret Chan đã từng cảnh báo trong một thông cáo gửi các quan chức y tế công cộng toàn cầu: “Trong tình hình kinh tế hiện nay, không có gì kinh ngạc khi các vụ tự sát và rối loạn tâm thần đang tăng vọt”.

Cảnh báo này đã trở thành sự thật tại Bắc Mỹ và châu Á (đặc biệt ở Ấn Độ, trong vài tuần qua đã có đến mấy chục người tự sát), cũng như ở châu Âu. Những sinh mạng mất đi thuộc mọi tầng lớp xã hội, đủ mọi lứa tuổi. Từ nhà tỉ phú, như ông trùm người Đức Adolf Merkle, 74 tuổi, lao vào xe lửa tối 5/1/2009, cách thành phố Stuttgart 40km. Những người làm công ăn lương hậu hĩ như Darren Liddle, người Anh, 26 tuổi, nhà kỹ sư toán ngoại hạng, đã nhảy từ tầng lầu 19 của một khách sạn.

Những người ky cóp cả đời, như Rajendra Gupta, nhà buôn gốc Ấn Độ, 40 tuổi, treo cổ tự sát bằng chiếc xà rông của vợ sau khi đem tiền đi nướng sạch trong thị trường chứng khoán. Còn chưa kể những người bình thường, tài sản không có gì khác hơn căn nhà vốn có được bằng lao động quần quật suốt cả đời.

Như Addie Polk, 90 tuổi, đã chụp lấy khẩu súng nòng 38mm chĩa vào ngực, cho nổ tung hai phát vào ngày 1/10/2008, khi cảnh sát tại Akron (thuộc bang Ohio, Hoa Kỳ) đến trục xuất khỏi nhà (đã đến lần thứ 31!) mà bà đã mua trả góp từ năm 1970 đến tận... 2034!

Họ chẳng có điểm nào giống nhau cả ngoại trừ việc bị “trắng tay” trong một cuộc đại khủng hoảng mà một số rất ít người hiểu được nguyên nhân, nhưng tất cả đều phải gánh lấy hậu quả... cho đến khi không còn chịu đựng nổi và buông xuôi.

Một nhà tâm lý học tại Paris, từng chữa trị cho nhiều khách hàng là lãnh đạo các công ty đang bị “tưng tửng”, cho biết: “Nếu các chủ ngân hàng nhảy lầu hàng loạt trong cuộc đại khủng hoảng 1929 đã được kinh tế gia John Kenneth Galbraith xác nhận chỉ là chuyện huyền thoại, thì tác động hủy hoại của nó trong dân chúng là rất thực, nhất là ở Hoa Kỳ”.

Tổng cộng chỉ có 20 chủ ngân hàng tại Phố Wall tự tử trong cuộc đại khủng hoảng của thế kỷ 20, nhưng lại có đến 23.000 người Mỹ - nông dân, công nhân, viên chức... - tự sát vào năm 1930, chiếm con số cao nhất, chưa từng thấy trong khoảng thời gian 12 tháng. Cùng năm đó, nước Mỹ có 12 triệu người thất nghiệp, chiếm kỷ lục trong một quốc gia nổi tiếng với “giấc mơ Mỹ”.

Một trùng hợp đáng buồn: số liệu công bố vào tháng 12/2008 cho thấy tỉ lệ thất nghiệp tại Hoa Kỳ là 7,2%, tức 11,1 triệu người, và 20 triệu ngôi nhà... trả góp. Tình hình này đã gây ra mấy trăm vụ tự tử vào năm 2008, từ Florida đến Michigan, qua Minnesota hay Louisiana.

Theo một nghiên cứu mới đây của Hiệp hội Tâm lý Mỹ: “Cứ mười người Mỹ thì có tám người cho rằng kinh tế gây stress rất lớn cho cuộc sống của họ. Trong thời buổi bấn loạn chung này, kẻ nào yếu bóng vía nhất sẽ lãnh đủ”. Theo các chuyên gia tâm lý, hành động tự tử thường không từ một lý do duy nhất. Nhưng qua thư từ, nhật ký, điện thoại và những thổ lộ tâm tình, rất nhiều người chỉ rõ nguyên nhân là khủng hoảng kinh tế.

“Tôi biết con trai tôi bị áp lực công việc quá nặng, và nó đã sử dụng cả ma túy để đối phó”. Mẹ của Darren Liddle, nhà môi giới chứng khoán 26 tuổi đang phất lên của Crédit Suisse, tiết lộ với các nhà điều tra về nguyên nhân tự sát của con trai mình. Hai lần vào bệnh viện cao cấp Priory để chữa trị rối loạn tâm lý, anh chàng tóc vàng, to con, có nụ cười rất hấp dẫn đã không chịu nổi áp lực trong công việc.

Cũng giống như Vincent Ma, một người Anh gốc Hoa, 33 tuổi, đã lao ra cửa sổ vào tháng 1/2008 khi khủng hoảng mới chỉ diễn ra sáu tháng. Là giám đốc nghệ thuật của một công ty thiết kế thời trang với mức lương 150.000 Euro, anh ta chẳng thiếu gì cả. Nhưng luôn lo sợ.

Cô bạn gái Alison Gold kể cho cảnh sát: “Vincent mắc nợ rất nhiều. Ngoài nợ tín dụng, anh ta còn vay mượn của công ty. Anh ấy đã quá máu me làm tiền”. Tương tự như Christen Schnor, 49 tuổi, một nhà tài chính có máu lạnh, người Anh gốc Đan Mạch, sống ở London. Đã dùng đến gái và ma túy để giải sầu, cuối cùng ông bố của bốn đứa con đã phải dùng dây thắt lưng treo cổ trong một căn phòng sang trọng.

Thế nhưng Subhit Chakrvarty, 33 tuổi, sống ở bên kia bán cầu, nhân viên của một ngân hàng gần New Delhi, cũng yếu vía tương tự! Cô vợ người Đức đã bỏ anh ta trước đó mấy tuần, sau một cuộc hôn nhân ngắn ngủi. Nghề nghiệp bất định và tình hình tài chính đã khiến anh ta suy sụp. Anh của anh ta đã phát hiện anh ta treo cổ tự vẫn trong nhà vào ngày 24/12/2008.

Kristy Hunt, 49 tuổi, phụ nữ tóc vàng cắt cao tại Joplin, bang Missouri, Hoa Kỳ cũng vậy. Hai lần ly dị, người mẹ của hai đứa con lớn Bobby và Rachel này đã cầm cố nhà cho Công ty Community Blank & Trust. Cô đã từ chức mấy ngày trước khi dùng dao trong nhà bếp đâm vào ngực mình tại căn nhà trên đại lộ Michigan vào ngày 16/12/2008. Nhà thể thao lặn và chơi tennis này đã chết vài giờ sau khi được đưa vào bệnh viện cấp cứu.

Không khá hơn với Itau, một trong các ngân hàng lớn nhất Brazil, nơi Paolo Sergio Silva, 36 tuổi, làm nhân viên môi giới chứng khoán. Thời gian gần đây anh ta mất hết tinh thần. Không phải vô cớ. Là chuyên gia trao đổi lãi suất, Paolo bị áp lực rất nặng nề. Trong vòng mấy tháng chứng khoán giảm 50%, trong lúc đồng real mất giá 1/3. Anh ta tự bắn vào ngực ngay giữa phiên giao dịch vào buổi chiều ngày 17/11/2008 ở bên ngoài trụ sở thị trường chứng khoán Sao Paulo. Hoạt động giao dịch phải bị đình trệ 15 phút khi xe cứu thương được điều đến cấp cứu.

Karthik Rajaram không phải là nhà môi giới nhưng tiền bạc vẫn ám ảnh anh từ nhiều tháng nay. Là người Mỹ gốc Ấn Độ, 45 tuổi, Karthik là chuyên gia tài chính, có bằng MBA, có máu kinh doanh. Là cựu nhân viên của Sony Pictures, anh ta đã đầu tư 12.000 USD để vài năm sau thu được nửa triệu khi bán lại. Có vợ và ba con trai học hành rất giỏi. Bốn năm trước đây anh ta bán căn nhà của tổ tiên để lại với giá 700.000 USD, rồi đi thuê một căn nhà sang trọng ở tây bắc Los Angeles và đem toàn bộ số tiền tiết kiệm mua chứng khoán. Ngày 16/9/2008, anh ta lén mua... thêm một khẩu súng ngắn. Ngày 4/10 Karthik giết cả vợ, ba con trai, mẹ vợ rồi tự sát.

Bên hai bờ Đại Tây Dương, thảm kịch này đang lan rộng. Chủ một công ty cho vay thế chấp tại Maryland, Walter Buczynski, 59 tuổi và vợ Barry Fox (tự sát tháng 1/2008), cựu nhân viên Ngân hàng Bear Stearns, phá sản vào tháng 5/2008. Nhà môi giới tại Chicago, Joseph Luizzi, 44 tuổi (tháng 10/2008). Steven L.Good, tổng giám đốc công ty bán đấu giá bất động sản lớn nhất nước Mỹ, tự kết liễu đời mình ngày 5/1/2009. Là một kẻ trước giờ chỉ biết thắng và thắng, cho đến cách nay vài tuần ông ta đã phải thú nhận: “Thị trường đang khó quá!”. Thi thể ông ta được tìm thấy trong chiếc xe hơi Jaguar, một viên đạn nằm trong đầu.

Danh sách đen này còn rất dài... Nhiều bạn bè của Kirk Stephenson không bao giờ nghĩ tên của ông bố tuyệt vời, người chồng lý tưởng và nhà tài chính lừng danh này lại nằm trong số đó. Anh chàng gốc New Zealand, 46 tuổi, định cư tại London từ 20 năm qua, thành công liên tục.

Một căn nhà năm tầng ở Chelsea, căn nhà thứ nhì nữa ở Opéra, đi du lịch khắp thế giới: anh ta từ giã vợ và con trai sau bữa ăn sáng, cười nói vui vẻ lúc 9 giờ ngày 25/9/2008, chỉ nửa tháng sau khi Ngân hàng Lehman Brothers sụp đổ, làm biến mất 900 triệu USD của mình. Nửa giờ sau Kirk lao vào đầu xe lửa tại nhà ga Taplow, ngay trước mắt lái tàu tốc hành Iain Basset, tuyến đường Plymouth - Waddington. Một kết thúc luôn ám ảnh những người thân, với những lời phân ưu tràn ngập trên Internet.

Một chủ ngân hàng xuất sắc khác, có ba con, được mệnh danh là một trong những chủ ngân hàng giỏi nhất thế giới, Alex Widmer, 52 tuổi, tổng giám đốc ngân hàng lớn thứ ba tại Thụy Sĩ Julius Bar. Dáng người thanh nhã, tóc quăn, chỉ hút thuốc xì gà, đi xe mui trần tuyệt hảo. Ông ta treo cổ trong căn nhà ở Baden, đêm ngày 3 rạng sáng 4/12.

Bản thông cáo chính thức của ngân hàng, mà trị giá chứng khoán đã giảm sút 60% trong năm 2008, nêu rõ: “Không liên can gì đến hoạt động của ngân hàng”. Nhưng đêm trước khi chết, khi trả lời cuộc phỏng vấn Hãng tin Bloomberg, ông ta đã nói bóng gió: mô hình tài chính của chúng ta đã đến mức giới hạn rồi. Và công bố một kế hoạch khắc khổ chưa từng thấy.

Một bậc thầy khác của thế giới, nhà giàu đứng hàng thứ năm của nước Đức, thứ 94 của thế giới, nhà thầu khoán tài năng, sử dụng 100.000 nhân viên, với doanh số 30 tỉ Euro/năm, Adolf Merckle, 74 tuổi, vẫn còn chưa hài lòng với số phận. Ông chỉ thích di chuyển bằng xe đạp hay xe hơi Golf đời cổ, say mê leo núi, đã từng vượt 10 đỉnh cao hơn 6.000m và ghiền cá cược chứng khoán. Con người đầy tham vọng này đã quá đà và thua trắng. Mua hết cổ phiếu của Volkswagen vào mùa thu, ông ta chỉ muốn kiếm lời vài trăm triệu Euro, nhưng rồi đã hủy hoại cả tập đoàn của mình và cả cuộc đời mình.

Mấy ngày sau, tất cả tài sản của đế quốc kinh doanh này đã được rao bán để trả nợ. Thất bại này không thể nào chấp nhận được đối với người thân của ông ta.

Duy nhất một người may mắn nằm ngoài danh sách đen này. Addie Polk, một bà lão trên 90 tuổi tại Ohio, tự bắn hai phát súng vào ngực, đã công nhận tại bệnh viện cấp cứu rằng hành động tự tử của mình là điên rồ. Quá cảm động, Ngân hàng Fannie Mea đã hủy bỏ số nợ cho bà. Addie chết một ngày sau đó, tại nhà.

Đinh Công Thành (Tuổi Trẻ)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thứ tư, 4/3/2009, 15:56 GMT+7 Nguồn VnExpress

HỌC GIẢ NGA DỰ BÁO NƯỚC MỸ SẮP SỤP ĐỔ

Posted Image

Giáo sư Igor Panarin. Ảnh: Heise.

Nhà nghiên cứu Igor Panarin hôm qua nhận định tại Học viện Ngoại giao Nga rằng, Tổng thống Mỹ Barack Obama năm nay sẽ ban bố thiết quân luật trong khi nước Mỹ bị sụp đổ vào năm sau, và Nga cùng Trung Quốc trở thành xương sống của trật tự thế giới mới.

Đây là dự đoán của giáo sư tiến sĩ Igor Panarin, cựu phát ngôn viên Cơ quan không gian liên bang Nga và hiện là một chủ nhiệm khoa của học viện thuộc Bộ Ngoại giao. Ông được cho là một cựu chuyên gia phân tích của KGB và thường xuyên xuất hiện trên các kênh truyền hình Nga bàn về chính trị.

Ông Panarin nhận định trước cử tọa gồm hàng chục sinh viên, giáo sư, nhà ngoại giao và truyền thông quốc tế: "Có nhiều khả năng sự sụp đổ của nước Mỹ sẽ xảy ra vào năm 2010". Nhà nghiên cứu này không cho biết cụ thể bằng chứng hậu thuẫn cho phân tích của ông, và nói chủ yếu trích dẫn từ báo chí và các nguồn thông tin mở khác.

Giáo sư Igor Panarin nổi tiếng trong những năm gần đây với nhiều dự báo về nước Mỹ. Ông được giới truyền thông trong và ngoài Nga liên tục phỏng vấn, đặc biệt khi khủng hoảng kinh tế nổ ra. Lý thuyết nước Mỹ sắp tan vỡ của ông được nhiều chuyên gia bàn luận và còn là trung tâm của một cuộc hội thảo.Panarin cho biết ông từng có dự đoán sự tồn tại của quốc gia giàu nhất thế giới là Mỹ sẽ kết thúc trong vòng hơn một thập kỷ nữa. Nhưng với những khủng hoảng kinh tế gần đây cùng các hiện tượng văn hóa xã hội tại Mỹ đã khiến ông có dự báo cụ thể hơn về "sự kết thúc" của nước này. Theo đó Mỹ sẽ bị tan vỡ thành 6 khu vực tự trị trước năm 2011 và Nga sẽ thu hồi vùng đất Alaska.

Cũng theo lập luận của nhà nghiên cứu này, người Mỹ đang trong trạng thái suy sụp về đạo đức và tinh thần. Họ bị chứng stress tâm lý nặng với bằng chứng là các vụ bắn giết trong trường học, số lượng tù nhân khổng lồ và số người gay đông đảo trong xã hội.

Panarin nhấn mạnh ông không mong muốn nước Mỹ sụp đổ nhưng dự đoán Nga và Trung Quốc sẽ nổi lên mạnh mẽ hơn sau khủng hoảng kinh tế và hai nước nên hợp tác cùng nhau, thậm chí còn tạo ra một loại tiền tệ mới thay thế đồng USD. Trong bài thuyết trình kéo dài 20 phút, ông còn khẳng định sẽ không xảy ra chuyện "nước Nga sụp đổ".

Đình Chính (theo AP)

Share this post


Link to post
Share on other sites