Như Thông

Mã số DNA của Tổ Hùng Vương

5 bài viết trong chủ đề này

Nguồn: www.anviettoancau.net

MÃ SỐ DNA CỦA TỔ HÙNG VƯƠNG

Nguyễn Xuân Quang

Posted Image

Gói bánh giỗ Tổ

Để hiểu rõ truyền thuyết, huyền sử và cổ sử Việt ta hãy thử đi tìm mã số DNA hay mã số di truyền học (genetic code) của Hùng Vương. Muốn thế trước hết ta phải đi tìm bản thể của Hùng Vương dựa trên DNA. Vậy bản thể dựa vào “tế bào gốc” của các Tổ Hùng là gì ? Ta phải dựa vào tế bào cuống nhau, bọc con của Hùng Vương. Truyền thuyết kể rằng Mẹ Tổ Âu Cơ sinh ra một cái bọc trứng chim nở ra trăm Lang Hùng. Tại sao Mẹ Tổ Âu Cơ lại sinh ra một bọc trứng chim? Theo truyền thuyết Mường bà Ngu Cơ (Âu Cơ) là con Nai sao. Nhìn vào hàng trên Gà, Bầu, Cọc (Hươu) của bàn Bầu Cua Cá Cọc tức ngành dương, ngành Lửa, ta thấy con Nai thuộc dòng con hươu Cọc (Hươu Nọc, Hươu Đực, Hươu Mặt Trời, Lộc Tục) Kì Dương Vương. Kì Dương Vương là con của Bầu Đỏ Đế Minh (Bầu là bầu trời, Đỏ là lửa, lửa bầu trời là ánh sáng tức Minh), thuộc ngành Lửa thế gian con Gà. Gà là hình bóng thế gian của thần Mặt Trời Viêm Đế . Như thế Mẹ tổ Âu Cơ có dòng máu bầu nên đẻ ra một bầu, một bọc trứng và có dòng máu Gà là một loài chim nên bọc trứng là bọc trứng chim (Việt Dịch Bầu Cua Cá Cọc). Bọc trứng này mang hình bóng của Trứng Vũ Trụ (Cosmic Egg), Bọc Trứng Tạo Hóa, Sinh Tạo. Các vua Hùng thế gian (đây có thể là Hùng Vương của lịch sử) vì thế có một khuôn mặt vũ trụ, tạo sinh, tạo hóa. Nói một cách khác các vua Hùng thế gian đội lốt các vua Hùng Tạo Hóa, vũ trụ. Các vua Hùng lịch sử đội lốt các vua Hùng truyền thuyết. Các Lang Hùng Vương sinh ra từ bọc Trứng Vũ Trụ hiển nhiên có bản thể là Bầu (bọc, nang), bầu Tạo Hóa, bầu vũ trụ, bầu trời, Trứng Vũ Trụ. Mẹ Tổ Âu Cơ thuộc dòng lửa, chim (chim có một khuôn mặt là dương, đực) nên boc trứng chim này mang dương tính trội (dominant) vì thế mới sinh ra toàn là con trai Lang. Bọc vũ trụ dương tức Khôn dương (IO) nên là bọc Khí, bầu Gió dương, tức Đoài vũ trụ. Theo Dịch Đoài tầng vũ trụ ứng với số 3 và Đoài tầng thế gian ứng với con số 11 (Dịch có 64 quẻ chia ra làm 8 chu kỳ tuần tự, ta suy ra các quẻ trừ đi 8 hay cộng thêm 8 cho ra các số khác cũng vẫn là một quẻ cùng tên chỉ khác là ở các tầng khác nhau). Vậy mã số di truyền thứ nhất của Hùng Vương mang khuôn mặt vũ trụ là con số 3 và khuôn mặt thế gian là số 11. Mẹ Tổ Âu Cơ có dòng máu Tốn gió âm từ phía bên ngoại Khảm Thần Long (Rồng Nước) và Khôn Vụ Tiên (chim Le Le). Di thể (gene). Tốn gió âm này của mẹ Âu Cơ truyền xuống Hùng Vương ở ngành dương, lửa trở thành di thể Đoài vũ trụ khí gió dương (Tốn OII là khuôn mặt âm của Đoài IIO). Theo Dịch Tốn vũ trụ ứng với số 6 và Tốn thế gian là 14. Vậy mã số di truyền thứ nhì của Hùng Vương mang dòng máu mẹ vũ trụ là con số 6 và mẹ thế gian là con số 14. Như thế Hùng Vương ngành Lửa dòng mẹ là Đoài/Tốn (3/6 hay 11/14).

Vì có mạng gió Đoài vũ trụ, dòng máu gió âm Tốn của mẹ nên Hùng Vương dòng lửa mới đóng đô ở Phong châu tức châu Gió và có chim biểu là con Cò Gió, Cò Lả, Cò Lang tức Cò Trắng (Lang có một nghĩa là trắng như chứng bị lang da, da hóa trắng, chứng vitiligo) có mẹ là U Cò, Cò Gió “Cái cò lặn lội bờ ao, phất phơ hai dải yếm đào gió bay” và có cha là Cò Nước, Cò Nác, Cò Lạc. Cũng vì vậy nên mới có địa danh Bạch Hạc (Cò Trắng) bên bờ sông Thao (Lô), kinh đô cũ Phong châu của nước Văn Lang:

Hùng Vương đô ở Phong châu,

Ấy nơi Bạch Hạc, hợp dòng Thao Giang.

Đặt tên là nước Văn Lang.

Chia mười lăm bộ, bản chương cũng liền...

(Lê Ngô Các, Phạm Đình Toái, Đại Nam quốc sử diễn ca).

Khuôn mặt gió dông Đoài vũ trụ này đi với truyền thuyết Phù Đổng thiên vương. Đây là vị thần hay vị anh hùng văn hóa có cốt là sấm dông tố, có mạng Đoài vũ trụ (vì thế mới giúp Hùng Vương thứ 6 có mạng Đoài/Tốn đánh giặc Ân) (xem bài viết về Phù Đổng Thiên Vương).

Mặt khác, Bầu thế gian là bầu, bọc nước ấm tức ao đầm, ruộng nước (bầu có một nghĩa là ao như bầu sen = ao sen). Hùng vương thế gian có một khuôn mặt là ao đầm nên mới có thủ đô lấy tên là Việt Trì (Ao Việt) ở đất Phong châu, có địa danh là Hạc Trì (Ao Cò).

Ở cõi Tạo Hóa, Sinh Tạo, đi đôi với khuôn mặt gió âm Tốn, Lạc Long Quân có khuôn mặt sinh Tạo cõi trời là Nước-Lửa cõi trời là Mây-Chớp tức sấm mưa Chấn. Chấn vũ trụ là số 1. Ở cõi thế gian, đi đôi với khuôn mặt thế gian Non (Núi âm) của Âu Cơ (Mẹ Tổ Âu Cơ có dòng máu Nai ngành Lửa, Núi dương Kì Dương Vương Hươu Cọc tức Cấn Non nên bà đem 50 con lên núi về quê nội), Lạc Long Quân thế gian có một khuôn mặt là Chấn thế gian tức Biển. Theo Dịch số 9 là số 9 Chấn thế gian tầng 2 (1 + 8 = 9). Vậy mã số di truyền theo dòng máu cha của Hùng Vương vũ trụ là con số 1 và Hùng Vương thế gian là con số 9. Hùng Vương thế gian theo dòng cha có mã số di truyền là số 9.

Ngoài ra qua hình ảnh hai con số 6 và 9, ta cũng thấy rất rõ Âu Cơ Tốn 6 và Lạc Long Quân Chấn 9 ngược nhau như hai con số 6 và 9. Số 6 và số 9 kết hợp chồng lên nhau thành hình số 8. Trong toán học số 8 để nằm ngang có một khuôn mặt vô cực, dùng làm ký hiệu vô cực. Điều này cũng xác nhận thêm một lần nữa là Trăm Lang Hùng có một khuôn mặt Hư Vô, Vô Cực, Vũ Trụ. Hai số 6 (Âu Cơ) và 9 (Lạc Long Quân) hôn phối với nhau dưới dạng chuyển động, sinh tạo sinh ra hình nang Thái Cực hay Trứng Vũ Trụ (ở dạng âm dòng Lạc Long Quân) tức đẻ ra bầu, bọc Trứng Vũ Trụ Trăm Lang Hùng.

6

9

Nang Thái Cực hay Trứng Vũ Trụ (dạng âm) = bọc trứng Trăm Lang Hùng.

Bọc Trứng Hùng Vương Vũ Trụ (hay nang hay đĩa Thái Cực) cho thấy rõ như ban ngày là Hùng Lang chia ra làm hai ngành âm dương, nước lửa. Năm mươi Lang Hùng theo mẹ lên núi và 50 người còn lại theo cha xuống biển. Năm mươi người theo mẹ lên núi ứng ngành lửa (phụ nữ Việt, con cháu Âu Cơ mang dòng máu dương nữ) với phần dương, lửa mầu trắng có hình số 6 (số 6 là số chẵn số âm, số mẹ) thuộc dòng Lửa, Núi Dương Kì Dương Vương là các vua Mặt Trời Nọc Lửa hừng rạng thuộc hệ Nọc, Lửa (Viêm Đế, Đế Minh, Kì Dương Vương). Các vua Hùng Vương thế gian ngành này là Hùng Li hay Hùng Kì hay Hùng Âu thuộc hệ phái Kì Dương Vương. Năm mươi Lang theo cha xuống biển ứng với phần âm, nước, mầu đen có hình số 9 (số 9 là số lẻ, số dương, số cha) thuộc dòng Nòng, Nước dương, (Thần Nông, Lạc Long Quân, Hùng Vương ngành âm) thuộc hệ phái An Dương Vương (phái nam Việt Nam, con cháu Lạc Long mang dòng máu âm nam, nên các ông phải biết thân biết phận với các bà dương nữ!). Các vua Hùng thế gian này là Hùng Lạc hay Hùng An. Vì thế về sau mới có dạng kết hợp giữa Hùng Âu và Hùng Lạc tạo ra nước Âu Lạc.

Đọc truyền thuyết và cổ sử Việt, ta cũng thấy các vị Hùng Vương thường gắn bó chặt chẽ với con số 18. Ví dụ như các vua Hùng trị vì 18 đời kéo dài suốt khoảng thời gian 2622 năm, trong truyện Sơn Tinh và Thủy Tinh, mỵ nương Ngoc Hoa đời Hùng Vương thứ 18 lấy Sơn Tinh, Lang Liêu vị công tử thứ 18 làm ra bánh chưng, công chúa Tiên Dung lấy Chử Đồng Tử lúc 18 tuổi, vân vân. . .

Tại sao Hùng Vương lại gắn bó mật thiết với con số 18 ? Dĩ nhiên con số này phải liên hệ ruột thịt với bản thể Hùng Vương nghĩa là liên hệ với các mã số di truyền vừa mới nói ở trên. Vậy ta cần phải tìm ý nghĩa con số 18 này trong Dịch lý dựa vào các mã số di truyền 3, 6, 9.

Trước hết, như đã biết 100 Lang Hùng đẻ ra từ bọc Trứng Vũ Trụ nên có mạng Đoài vũ trụ. Số 3 là số Đoài vũ trụ. Vậy ta hãy nghiên cứu ma phương có số trục là số 3:

Ma phương 3/18 (lưu ý trong ma phương này số 1 còn tương đương với 10 và số 2 tương đương với 11).

Xin nhắc qua một chút về ma phương. Ma phương (magic square) là gì? Nói nôm na giản dị là hình vuông thần kì có 9 ô, trong mỗi ô có một con số. Đọc theo tất cả các chiều, 3 con số cộng lại đều bằng nhau. Ma phương 3/18 có con số 3 là con số trục nằm ở ô giữa hình vuông và cộng các con số theo các chiều lại bằng 18.

Như thế trăm Lang Hùng có mạng Đoài vũ trụ ứng với ma phương 3/18.

Năm mươi Lang theo mẹ có dòng máu Tốn thuộc ngành lửa Càn Li. Số 6 là số Tốn. Như thế 50 Lang theo mẹ lên núi ứng với ma phương có số trục là số 6 tức ma phương 6/18. Ma phương 6/18 có con số 6 là con số trục nằm ở ô giữa hình vuông và tổng cộng các con số đọc theo các chiều lại bằng 18.

Ma phương 6/18

(lưu ý trong ma phương này cũng giống như trong ma phương 3/18, số 1 còn tương đương với 10 và số 2 tương đương với 11).

Năm mươi Lang theo cha Lạc Long Quân xuống biển, nước dương, Chấn. Số 9 là số Chấn thế gian. Như thế 50 Lang theo cha xuống biển ứng với ma phương có số trục là số 9 tức ma phương 9/18.

(lưu ý trong ma phương này cũng giống như trong ma phương 3/18, 6/18, số 1 còn tương đương với 10 và số 2 tương đương với 11).

Tóm lại trăm Lang Hùng Đoài vũ trụ có ma phương 3/18. Năm mươi lang Hùng Đoài/Tốn (6) ngành mẹ, Lửa, Đế Minh-Kì Dương Vương có ma phương 6/18 và năm mươi lang Hùng Đoài/Cấn-Chấn (9) ngành cha, Nước, Lạc Long Quân-An Dương Vương có ma phương 9/18. Cả ba khuôn mặt Hùng Vương đều có con số 18. Mặt khác ba ma phương 18 có ba số trục là 3 (Đoài Hùng Vương vũ trụ) 6 (Tốn, dòng máu mẹ Âu-Cơ) và 9 (Chấn, dòng máu cha Lạc Long Quân) cộng lại là 3 + 6 + 9 = 18. Như thế rõ như ban ngày con số 18 là một mã số di truyền học của Hùng Vương. Điều này giải thích tại sao trong truyền thuyết và cổ sử Việt, ta thấy con số 18 gắn bó với Hùng Vương.

Cũng cần nói thêm một điều lý thú nữa là ta có con rùa nước ngọt, rùa ao đầm Đoài thế gian (bản thể của Hùng Vương thế gian) có tên là con ba ba (ta có món ăn nấu giả ba ba vì kiêng ăn thịt vật tổ). Ta biết con rùa có mai hình vòm vũ trụ, bầu trời nên là biểu tượng cho hư vô, vũ trụ ruột thịt với Dịch như ta thấy bên cạnh Phục Hy thường có con rùa và con rùa có mai “ba thước vuông” của Việt Thường trên có khắc chữ nòng nọc ghi lại vũ trụ tạo sinh từ thuở mở ra trời đất... (Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt). Rùa ba ba là rùa nước ngọt ao đầm Đoài thế gian nên được đặt tên theo Dịch Hùng Vương. Ba ba có các nghĩa như sau: ba (3) ứng với ma phương 3/18, là khuôn mặt Hùng Vương vũ trụ , ba cộng ba là 6 ứng với Tốn 6, với ma phương 6/18 là khuôn mặt Hùng Vương dòng lửa, dòng mẹ và ba nhân ba là 9. Số 9 là số Chấn, ứng với ma phương 9/18, là khuôn mặt Hùng Vương dòng nước, dòng cha.

Rùa ba ba là rùa Hùng Vương. Trên Bàn Bầu Cua Cá Cọc, con Cua tương đương với con rùa ba ba vì cua và rùa đều có mai hình vòm biểu tượng cho vòm vũ trụ, vòm trời, bọc khí gió. Con Cua là biểu tượng mang tính dân gian, bình dân của Hùng Vương trong khi rùa mang tính biểu tượng bác học của Hùng Vương (Việt Dịch Bầu Cua Cá Cọc).

Như thế, hiển nhiên con số 18 là mã số di truyền học của Hùng Vương. Hiểu như thế rồi ta hãy thử phân tích vài con số 18 liên hệ với Hùng Vương trong truyền thuyết và cổ sử Việt.

Trước hết là Hùng Vương làm vua được 18 đời. Con số này thật ra thay đổi. Trong số các ngọc phả Hùng Vương hiện còn giữ lại ở Vĩnh Phú nơi có đền Hùng, có quyển ghi là 17 đời, có quyển ghi 18 đời và nếu tính cả Kì Dương Vương và Lạc Long Quân, có quyển ghi đến 29 đời. . . Nhưng phần lớn các nhà văn hóa Việt Nam chọn con số 18. Vấn đề Hùng Vương làm vua được 18 đời này đã được các nhà nghiên cứu cổ sử Việt tranh cãi rất nhiều. Đa số đồng thuận cho rằng đây là 18 dòng vua, 18 triều đại, trong mỗi triều đại có nhiều vị vua, không phải chỉ là 18 vị vua Hùng mà thôi (vì nếu lấy khoảng thời gian 2622 năm chia cho 18 ông vua thì mỗi vị cai trị trên một trăm năm). Trần Huy Bá nghiên cứu các ngọc phả Hùng Vương đếm được đến 43 vị vua Hùng Vương. Có người cho rằng con số 18 này lấy từ 18 vị vua Hùng của nước Sở (Nguyễn Phương). Riêng tôi, tôi nghĩ là con số 18 này dù là truyền thuyết hay dù là lịch sử đều có nguồn gốc từ Dịch lý, từ mã số di truyền của Hùng Vương. Thật vậy những con số 17, 29 đời ghi trong các ngọc phả Hùng Vương khác nhau đều có thể giải thích bằng Dịch. Nếu trong ngọc phả viết 17 đời thì con số 17 là con số Chấn tầng 3 (số 1 là Chấn tầng 1, số 9 là Chấn tầng 2 và 17 là Chấn tầng 3, tầng nước thế gian). Ngọc phả này tính theo Hùng Vương thuộc dòng An Dương Vương, Lạc Long Quân thế gian có bản thể Chấn nước. Ngọc phả ghi 29 đời thì số 29 là số Li tầng 4 (số 5 là Li tầng 1, 13 là Li tầng 2, 21 là Li tầng 3 và 29 là Li tầng 4). Ngọc phả này tính theo dòng Kì Dương Vương (vì thế mới ghi là gồm cả Kì Dương Vương là vậy) thuộc dòng mẹ Âu Cơ. Còn con số 18 đời hiển nhiên bao gồm cả hai ngành của Hùng Vương như đã thấy qua các ma phương ở trên.

Còn khoảng thời gian trị vì của họ Hồng Bàng thế gian kể từ Kì Dương Vương trở xuống thường cho là dài 2622 năm (Đại Việt sử ký toàn thư), con số này cũng đã gây ra nhiều tranh luận giữa các nhà nghiên cứu truyền thuyết và cổ sử Việt từ trước tới nay. Kết quả cũng không đi tới đâu. Tôi lại dựa vào Dịch lý. Phân tích số 2622 có hai số đầu 26 là số Khảm tầng 4. Khảm hôn phối với Li ứng với Kì Dương Vương. Hai số cuối 22 là số Tốn tầng 3. Tốn là bản thể của Âu-Cơ thuộc dòng lửa Càn Li, nếu nhìn theo diện thế gian là dòng Kì Dương Vương. Vậy con số 2622 năm trị vì của họ Hồng Bàng thế gian này tính từ Kì Dương Vương đến Hùng Vương, tính theo dòng lửa đất thế gian Kì Dương Vương, tính theo Hùng Kì, Hùng Âu. Giản dị chỉ là thế. Lưu ý con số 2622 là số chẵn, số âm vì tính theo dòng mẹ. Trong một ngọc phả Hùng Vương viết thời gian này dài 2535 năm (Trần Huy Bá). Phân tích ta thấy số 25 là số Chấn tầng 4 ứng với Lạc Long Quân và 35 là số Đoài tầng 5. Con số trong ngọc phải này tính theo Lạc Long Quân dòng An Dương Vương tức Hùng An hay Hùng Lạc. Ta cũng thấy con số 2535 là số lẻ, số dương vì tính theo dòng cha.

Kế đến, trong truyện Sơn Tinh Thủy Tinh, nàng my nương Ngọc Hoa con vị Hùng Vương thứ 18 lấy Sơn Tinh. Sơn Tinh là Thần Núi Tản Viên như thế con số 18 này dựa vào ma phương dòng lửa núi dương Kì Dương Vương tức dòng mẹ Âu-Cơ ứng với ma phương 6/18. Đây là lý do Hùng Vương dòng núi Li mới gả con cho Sơn Tinh, Thần Núi Dương có mạng Li cùng một dòng nọc, lửa và cũng giải thích tại sao Sơn Tinh giúp Hùng Vương thứ 18, đời cuối cùng, đánh lại An Dương Vương dòng nước Thủy Tinh.

Mặt khác tên Ngọc Hoa có nghĩa là “Đá Quí Đẹp”. Đá tương đồng bản thể với núi dương, núi đá Sơn Tinh. Ngọc là một thứ đá quí cùng dòng tộc với núi đá.

Trong truyện Bánh Chưng, vào đời Hùng Vương thứ 6, Lang Liêu vị công tử thứ 18 làm ra bánh chưng. Hùng Vương thứ 6 mang dòng máu Tốn số 6 của Âu Cơ thuộc ngành Lửa, Hùng Kì, Hùng Âu. Lang Liêu là công tử thứ 18 ứng với ma phương dòng ngoại 6/18. Dưới diện hình thể, bánh chưng làm theo hình vuông đất âm ruộng đồng (mặt vuông chữ điền). Trong chữ Nòng Nọc, hình vuông là dạng dương hóa, dạng thái dương cửa nòng vòng tròn O. Hình vuông là O thái dương, O Lửa, U Thái dương tức Âu Cơ Thái dương Thần Nữ của chúng ta (Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt). Ta cũng thấy rõ O Lửa (II) là OII (Tốn), là Âu Cơ có khuôn mặt Tốn số 6. Về hình học, hình vuông có bốn cạnh do bốn nọc ghép lại nên có nghĩa là bốn. Theo biến âm v=b, vuông = buông = bốn. Hán ngữ tứ (bốn) có khung hình vuông. Theo Dịch, số 4 là số Cấn, đất âm (non, đồng ruộng). Như trên đã biết Cấn là dòng máu núi non về phía nội lửa Kì Dương Vương của Âu Cơ. Ta cũng thấy theo duy âm, bánh chưng ruột thịt với U, Âu-Cơ qua hình ảnh chiếc bánh chưng gói theo hình cái vú gọi là bánh ú của Miền Trung. Với v câm, vú = ú, u (vú là chỗ phồng u lên, ú lên ở ngực phái nữ). Vú, u cũng có nghĩa là mẹ. Ta cũng biết bánh chưng đi đôi với bánh dầy. Nếu bánh chưng là biểu tượng của Âu-Cơ thì lúc này bánh dầy là biểu tượng của Lạc Long Quân. Tại sao gọi là bánh dầy? Theo biến âm d=t (dựa = tựa), dầy = tầy = thầy. Bánh dầy là bánh Thầy Lạc Long Quân trong khi bánh chưng là bánh U, bánh Ú Âu-Cơ. Bánh dầy hình tròn thường mầu trắng biểu tượng cho bầu trời, bầu vũ trụ tròn, cho mặt trời nòng âm biểu tượng của Lạc Long Quân đi với bánh chưng vuông ruộng đồng đất âm Âu-Cơ. Nhiều nơi ở miền Bắc còn làm bánh dầy nhuộm mầu hồng tím biểu tượng cho mặt trời lặn Lạc Long Quân.

Công chúa Tiên Dung con vua Hùng vương thứ 3 lấy Chử Đồng Tử lúc 18 tuổi. Hùng vương thứ 3 có mạng Đoài vũ trụ ứng với ma phương 3/18. Vì thế mà Tiên Dung đến tuổi 18 gặp và lấy Chử Đồng Tử. Công chúa Tiên Dung có Dung là Dong (bao dung = bao dong) có nghĩa là bao, bọc (lá dong dùng bọc, gói bánh chưng) có dòng máu gió âm Tốn (6). Hiển nhiên Chử Đồng Tử, Cậu Bé Ven Sông thuộc dòng nước Chấn (9), Hùng Lạc, Hùng An (An Dương Vương). Bất chấp sự chống đối của vua cha Tiên Dung vẫn lấy Chử Đồng Tử vì duyên tiền định đã khiến hai người gặp nhau trong lúc trần truồng. Cái duyên tiền định này chính là cái lẽ trời, cái lý hòa hợp âm dương của trời đất, vũ trụ, càn khôn. Tiên Dung 6 hôn phối với Chử Đồng Tử 9 là hình bóng của Âu Cơ 6 hôn phối với Chấn 9 tạo thành Trứng Vũ Trụ, Nang Thái Cực mang hình ảnh bọc Trứng Hùng Vương như đã thấy qua hình ở trên. Tiên Dung và Chử Đồng Tử là một thứ âm dương, càn khôn hòa hợp tạo thành Nhất Thể.

Tiên Dung mạng khí gió vòm vũ trụ, vòm trời có vật biểu là cái nón lá hình vòm và Chử Đồng Tử có Chử là bờ nước, Chử biến âm với cừ là cái cọc cắm ở bờ nước nên có vật biểu là cây gậy tre tròn. Do đó Tiên Dung và Chử Đồng Tử mới được một tu sĩ trao cho một cây gậy tre và một chiếc nón lá và bảo “linh thiêng ở những vật này đây”. Tới một đêm kia, khi bị quân của vua cha vây hãm, hai người lấy cái nón âm để lên cây gậy dương để xem linh ứng ra sao. Âm dương giao hòa. Dông tố nổi lên, hai người vụt bỗng hay lên trời (về với Đoài vũ trụ). Vùng đất ở đó sụt xuống thành một cái đầm gọi là Chằm Nhất Dạ (Đầm Một Đêm). Ao đầm là Đoài thế gian. Điểm này ăn khớp hoàn toàn với bản thể bầu, bọc, Trứng Vũ Trụ, Sinh Tạo của hai người kết hợp lại thành nhất thể. Ở cõi trên là Bọc khí gió Đoài vũ trụ và ở cõi thế gian là bọc, bầu nuớc âm ao đầm.

Trước khi chấm dứt cũng xin nói tới một con số mà các nhà văn hóa Việt Nam đã tốn rất nhiều giấy mực là con số 15 trong câu sử ghi rằng nước Văn Lang chia ra làm 15 bộ. Theo tôi, dù là truyền thuyết hay lịch sử thì con số 15 này cũng ứng với ma phương 5/15. Con số 5 là con số nằm giữa chín con số từ 1 đến 9 nên ma phương 5/15 là ma phương trục của chín ma phương ứng với 9 con số. Ma phương 5/15 là ma phương trục của vũ trụ, của Tam Thế ứng với Lạc Thư. Vì thế ma phương này được nghe nói tới nhiều nhất. Số 5 cũng là số Li có một khuôn mặt biểu tượng cho Núi Trụ Thế Gian, Núi Vũ Trụ, Cõi Giữa Thế Gian, Trục Thế Giới ứng với Li Kì Dương Vương. Vì thế 15 bộ của nước Văn Lang tính theo họ Hồng Bàng thế gian kể từ Kì Dương Vương trở xuống thì 15 bộ này là “chính quyền trung ương”, “cái trục quyền hành” cai quản tất cả các đại tộc, bộ tộc của liên bang Văn Lang, của họ Hồng Bàng thế gian.

Kết Luận

Hiển nhiên, rõ như “Con cua tám cẳng hai càng, Một mai hai mắt rõ ràng con cua” là những con số 3 (11), 6 (14), 9 (17), 18... là mã số di truyền học chính yếu của Hùng Vương. Như thế mỗi khi gặp những con số này (cũng như những con số liên hệ âm dương của chúng) trong truyền thuyết và cổ sử Việt, ta cần phải tìm ý nghĩa của mỗi con số theo mã số di truyền học hay DNA của Hùng Vương. Nới rộng ra, như đã viết nhiều lần và trong tác phẩm Ca Dao Tục Ngữ Tinh Hoa Dân Việt, tất cả các con số, những ngày tháng vía, giỗ, kỵ, kỉ niệm trong văn hóa Việt Nam đều phải hiểu theo nghĩa của Dịch lý.

Một lần nữa, muốn hiểu thông suốt văn hóa Việt, ta phải dựa vào Vũ Trụ giáo, Mặt Trời giáo, vào Dịch để tìm hiểu. Không nhìn dưới lăng kính Dịch học thì không bao giờ hiểu thấu triệt được văn hóa Việt.

Để chấm dứt cũng xin bật mí là trống đồng Ngọc Lũ I là trống Hùng Vương hay trống Văn Lang hay trống Hồng Bàng của lịch sử. Trống Ngọc Lũ I có vành chính yếu là vành số 1018 con cò bay và 18 con chim nước đứng. Như đã thấy ở trên, con số 18 là mã số di truyền của Hùng Vương, là con số căn cước của Hùng Vương. Mười tám con cò bay là 18 con cò gió Đoài/Tốn, 18 cò Lang, cò Trắng hay bạch hạc (ứng vối thủ đô tên là Bạch Hạc) hay cò Lả (ứng với điệu hát Cò Lả của con dân Hùng Vương dòng gió Đoài/Tốn) ứng với ngành Hùng Vương dòng lửa, dòng mẹ Tốn. Còn 18 chim nước đứng ứng với ngành Hùng Vương Đoài/Cấn-Chấn dòng nước, dòng cha Chấn. Ta cũng thấy vành số 10 với số 10 nằm ngay bên trái của số 11, Đoài thế gian, như thế rõ như ban ngày vành số 10 có một khuôn mặt âm của Đoài 11 thế gian. Nói một cách khác vành số 10 là vành liên hệ ruột thịt với Đoài thế gian, vành liên hệ với Hùng Vương thế gian. 18 con cò bay và 18 con chim nước đứng ở vành số 10 mang một khuôn mặt Đoài thế gian ao đầm tức Hùng Vương thế gian. Các nhà văn hóa Việt Nam hiện nay gọi 18 con cò trên trống đồng Ngọc Lũ I là cò Lạc hay chim Lạc là sai. Đây là 18 con cò Lang, cò Gió Hùng Vương mầu trắng, có bờm gió:

Con cò trắng toát như bông,

Gió bay lất phất chòm lông trên đầu.

(ca dao).

Ngoài ra trống Ngọc Lũ I là trống Đoài/Tốn thế gian có mặt trời có 14 nọc tia sáng

(xem Giải Đọc Trống Đồng Âm Dương Đông Nam Á).

------------------------------

Tài Liệu Tham Khảo. _ Nguyễn Xuân Quang

-Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt (Y Học Thường Thức, 1999). -Ca Dao Tục Ngữ, Tinh Hoa Dân Việt (Y Học Thường Thức, 2002). -Tiếng Việt Huyền Diệu (Hừng Việt, 2004). -Giải Đọc Trống Đồng Âm Dương Đông Nam Á (đang in). -Việt Dịch Bầu Cua Cá Cọc. .Lê Ngô Các, Phạm Đình Toái, Đại Nam quốc sử diễn ca.

.Vũ Quỳnh, Kiều Phú, Lĩnh Nam chích quái (NXB Văn Hóa, 1960).

.Nguyễn Phương, Lịch Sử Lạc Việt, Đại Học, số 30, 1962.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương 2007

Nguyễn Minh Triết

SỰ TÍCH TIÊN RỒNG VÀ VÒNG THÁI CỰC

Kinh Dịch đã được phổ biến rộng rải và ngày nay ai ai cũng thừa nhận đó là một sản phẩm văn hóa của Hán tộc. Sự xác nhận với đầy rẩy chứng cớ trong sách vở khiến khó có ai có thể phủ nhận được. Công việc dẫn chứng để phủ nhận Kinh Dịch không phải của Hán tộc là một việc đội đá vá trời. Chúng tôi không có khả năng cũng như không dám làm công việc vĩ đại ấy mà chỉ nêu dưới đây một vài điểm tương đồng thân thuộc một cách kỳ lạ giữa sự tích Tiên Rồng của Việt tộc với Kinh Dịch của Hán tộc mà thôi.

Posted Image

Một quan niệm căn bản của Kinh Dịch là thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng và biểu tượng rất được phổ biến của Kinh Dịch là Thái cực đồ với hình vòng tròn được chia hai bằng một đường dạng chữ S phân vòng tròn ra làm hai phần đều nhau, nửa đen nửa trắng. Vòng tròn được gọi là vòng thái cực, hai phần trắng đen là hai yếu tố âm dương. Biểu tượng Thái cực đồ nói lên vũ trụ quan của Kinh Dịch là mọi sự vật trong thái cực tức vũ trụ đều do hai yếu tố âm dương chi phối và cấu thành.

Chúng ta ai cũng biết đến sự tích Tiên Rồng nói về nguồn gốc của dân Lạc Việt. Theo chuyện tích này thì dân Lạc Việt khởi nguồn từ sự kết hợp của hai giống Tiên và Rồng. Rồng Lạc Long Quân đã kết duyên cùng Tiên Âu Cơ và do sự kết hợp này mà mẹ Tiên Âu Cơ đã sinh ra một bọc chứa một trăm trứng nở được một trăm người con trai. Cha Rồng, mẹ Tiên sống với nhau một thời gian thì cha Rồng nhớ nguồn cội của mình là Thủy cung nên chia con ra làm hai, 50 con theo cha xuống biển, 50 con ở lại với mẹ Tiên trên non. Trước khi chia tay cha Rồng hẹn mẹ Tiên mỗi năm gặp nhau ở cánh đồng Tương hoặc khi cần cứ gọi thì ta về ngay.

Sự tích Tiên Rồng mới nghe có vẻ huyền thoại khó tin nhưng nếu nghiên cứu tường tận ta sẽ tìm thấy rất nhiều ẩn ý mà tiền nhân muốn nhắn nhủ và lưu truyền lại cho hậu thế về nguồn gốc và triết lý của dân tộc Lạc Việt. Có thể cuộc hôn nhân của Tiên Âu Cơ và Rồng Lạc Long Quân cũng bình thường như các cuộc hôn nhân khác, nhưng có lẻ vì muốn câu chuyện được hấp dẫn cho dễ lưu truyền từ đời này sang đời khác mà tổ tiên ta đã huyền thoại hoá chuyện tình Âu Cơ và Lạc Long Quân chăng?

Tiên và Rồng là hai biểu tượng không có thật. Tiên là hình ảnh của con người đã thánh hóa, siêu thóat, tượng trưng cho sự thanh nhã, khoan ái, trường tồn. Rồng theo quan điểm phương đông là rắn thăng hoa biểu trưng cho oai dũng, cho sức mạnh, tính nhẫn nại và tài năng biến hóa vô cùng. Trong khi các chủng tộc khác thường chỉ có một vật tổ, chủng tộc Lạc Việt có hai vật tổ cùng lúc là Tiên và Rồng tức có đủ cả hai yếu tố âm và dương. Tiên là giống cái thuộc âm, Rồng là giống đực thuộc dương. Cuộc hôn nhân của Tiên và Rồng là sự kết hợp sinh động của nét thanh nhã hiền hòa với sức mạnh và tài năng thiên biến vạn hóa. Sự kết hợp đó đã tạo nên giồng giống Việt, một giống dân vừa xinh đẹp, dịu hiền, vừa hùng dũng, cương quyết, vừa tình vừa lý, vừa linh động vừa thường hằng, vừa vật thể vừa siêu phàm. Và đó chánh là ẩn ý mà tiền nhân muốn trao gởi lại cho hậu thế để biết tự hào về đẕc tính của dân tộc Lạc Việt.

Trước tiên, một bọc trăm con tượng trưng cho hình ảnh một nhóm người sống quây quần thành một cộng đồng hay xã hội. Trăm trứng trong cùng một bọc cũng chuyên chở ý nghiã là dân Việt có chung một nguồn gốc và bọc nở ra trăm con là tổ tiên muốn nhắc nhở mọi người dân Việt phải nhớ tới nguồn gốc mà thương yêu đùm bộc nhau. Thêm vào đó, vì cùng sinh ra đồng thời, đồng lúc nên tất cả đều bình đẳng, đều là anh em, đồng thời cũng hàm ý là con người từ khởi thủy đã sống trong cộng đồng và đã có tinh thần xã hội rồi. Một cách tổng quát sự tích Tiên Rồng dạy cho mọi người dân Việt phải biết yêu thương đùm bọc nhau trong tình anh em ruột thịt, trong nghiã đồng bào. Chánh trong ý nghiã này mà tiếng Việt mới có chữ đồng bào để chỉ người dân trong cùng một nước.

Mẕt khác chữ trăm trứng không chỉ có nghiã thuần 100 trong ý nghiã số học. Trăm ở đây còn có nghiã là nhiều như trong câu: ta còn trăm việc phải làm, hoẕc cũng có nghiã là tất cả như trong các từ ngữ trăm họ, trăm hoa đua nở. Với ý nghiã này, tổ tiên Lạc Việt qua sự tích "bọc trăm trứng" đã dạy chúng ta là không chỉ giống giồng Tiên Rồng mà tất cả con người đều cùng một nguồn gốc sinh ra và tất cả các giống dân trên trái đất này đều bình đẳng và phải thân thương nhau trong tình ruột thịt.

Bọc trăm trứng cũng nói lên sự kết hợp âm dương. Cha là đực hay dương, mẹ là cái hay âm, cha mẹ tức âm dương kết hợp đã sinh ra bọc 100 con. Nếu xem bọc tượng trưng cho vũ trụ thì từ lâu ông cha ta đã có một quan niệm khá rõ ràng về vũ trụ. Trăm con được chia làm hai, 50 theo mẹ 50 theo cha, đó là tổ tiên với óc sáng tạo độc đáo đã cụ thể hóa hai ý niệm âm dương vốn trừu tượng không thể thấy bằng mắt sờ bằng tay được. Cái bọc chỉ toàn thể vũ trụ được cấu tạo bởi hai yếu tố âm dương cân bằng nhau. Hình ảnh mẹ Tiên tượng trưng cho âm và cha Rồng tượng trưng cho dương để nói lên nguyên lý âm dương kết hợp và vận hành trong vũ trụ. Hai yếu tố âm dương hiện diện trong mọi vật thể từ nhỏ nhất đến lớn nhứt, hai yếu tố này tuy khác nhau nhưng quyện xoắn lấy nhau, tương giao, tương hợp để tạo thành vũ trụ và muôn loài.

Như vậy ta thấy sự tích Tiên Rồng của giống Lạc Việt đã nói lên một cách dễ hiểu vàtrọn vẹn những điều trong Kinh Dịch diễn tả một cách trừu tượng là: Thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng (Hệ Từ XI). Cái bọc trong sự tích Tiên Rồng là cách nói dễ hiểu để chỉ vòng thái cực; bọc chia làm hai gồm 50 và 50 chính là ý niệm lưỡng nghi của Kinh Dịch. Nhưng tính chất độc đáo trong sự tích Tiên Rồng là cho con người và vạn vật đều do hai yếu tố âm dương kết hợp. Ý niệm này cũng tìm thấy trong Kinh Dịch qua câu: nhất âm nhất dương chi vị đạo (Hệ Từ V) tức Ðạo của trời đất và vũ trụ là phải có âm dương. Nhưng hai yếu tố âm dương trong Kinh Dịch hoàn toàn trừu tượng, thuộc phần suy luận của lý trí, trong khi đó hai yếu tố âm dương trong sự tích Tiên Rồng được diễn tả bằng hai con người sống động và hiện thực là mẹ Tiên Âu Cơ và cha Rồng Lạc Long.

Vấn đề chia con ra làm 50 theo Mẹ và 50 theo cha khiến nhiều người không chịu tìm hiểu tường tận đã vội kết luận rằng bản chất của dân Việt là chia rẻ. Thực ra, hành động Mẹ Âu Cơ dẫn 50 con lên núi nói lên nguyên lý mẹ tức mẹ làm chủ trong văn hóa Lạc Việt. Dẫn con lên núi là ý niệm đi lên cao, đi đến chỗ triệt cùng, triệt để tức là tìm về với minh triết, đi đến chỗ phân cực triệt thượng. Cha Lạc Long dẫn 50 con xuống đáy biển là một sự việc đối nghịch lại với sự dẫn con lên núi nhưng có cùng một mục tiêu là tìm đến sự triệt để mà ở đây là triệt hạ. Triệt thượng thì lên đến cùng cực của siêu thực, triệt hạthì xuống thấp nhứt đến hiện tượng tức là việc làm ăn sinh sống hằng ngày. Khi đạt đến cùng cực thì mọi sự hội thông đúng như châm ngôn của Lý Thái Cực là: "nhất lý minh, vạn lý thông".

Hai hành động lên non, xuống biển nói lên sự phân cực để tiến hóa là một ý niệm hoàn toàn khoa học. Chia nhưng không chia, chỉ đi về hai phiá để làm nổi rõ sự cách biệt thôi. Sự chia tay này còn biểu thị cho cơ cấu của vạn vật trong trời đất đâu đâu cũng phải phân cực như vậy. Cha Rồng đã nói rõ là mỗi năm gặp nhau ở cánh đồng Tương và khi gọi thì ta về đã nói rõ sự kết hợp giữa Tiên và Rồng dù kẻ lên núi, người xuống biển vẫn còn tồn tại, vẫn là một. Ðiều này cũng nói lên lưỡng nhất tính trong văn hóa của Việt tộc: hai mà một, một mà hai:

Tình đôi ta tuy hai mà một

Ðời chúng mình tuy một mà hai.

Dẫn con lên núi và xuống biển còn nói lên ý niệm núi vươn cao, biển nằm dài, hai hình ảnh ngang dọc chỉ ý niệm trời đất, đồng thời cũng cốt để diễn đạt quan niệm phân cực. Mẹ lên non đứng thẳng chỉ non nhân, cha xuống biển nằm ngang chỉ nước trí. Mẹ non nhân, Cha nước trí, nước non phối hợp hài hòa cho quốc gia vững mạnh, dân tộc trường tồn.

Sự tích Tiên Rồng cũng thể hiện rõ rệt quan niệm về Ðạo của Việt tộc. Ðạo bao gồm ba yếu tố là âm, dương và hóa tức âm dương hòa hợp tạo nên Ðạo. Bình thường người ta chỉ thấy có âm và dương: âm tán dương tụ. Muốn trở thành Ðạo âm dương phải kết tụ, giao hòa. Tán tụ là hai luật căn bản của vạn vật trong vũ trụ vì tán tụ là hai mối liên hệ ràng buộc vạn vật với nhau một cách mật thiết. Nói cách khác là vạn vật phải giao hòa để tạo thành nhất thể như Kinh Dịch có ghi nhận là vạn vật nhất thể. Ðể nói lên cùng một ý niệm sự tích Tiên Rồng chỉ cần dùng hình ảnh bọc mẹ trăm con rất đơn giản và dễ hiểu.

Trống đồng Ðông Sơn là những cổ vật không ai chối cải là di sản văn hóa của Việt tộc cũng đã ghi khắc lại trên mặt trống những tư tưởng về vũ trụ quan của sự tích Tiên Rồng. Mặt trống tròn chánh là cái bọc được nhắc đến trong sự tích Tiên Rồng tương đương với ý niệm vòng thái cực của Kinh Dịch. Mặt trống vẻ toàn các hình tượng người và vật có mang lông chim nói lên ý niệm Tiên và sự kiện 50 con theo Mẹ lên núi. Tang trống thì vẻ hình 6 thuyền rồng đi trên nước hàm ý 50 con theo Cha xuống biển. Mặt trống cũng được chia ra làm hai với một nửa có các hình tượng số chẳn như nóc nhà 2 chim, đoàn 6 người, chim 4 cẕp, và một nửa có các hình tượng số lẻ như nóc nhà 1 chim, đoàn 7 người, chim 3 cẕp. Sự phân chia này trùng hợp với điều trong Kinh Dịch gọi là Thái cực sinh lưỡng nghi. Vòng ngoài cùng của mặt trống với 36 con chim là tượng trưng cho 4 hoa hướng dương 9 cánh nói lên ý niệm lưỡng nghi sinh tứ tượng của Kinh Dịch.

Một ý niệm khác của Kinh Dịch là tam tài Thiên Ðịa Nhân cũng được diễn tả trên trống đồng Ðông sơn của Việt tộc. Ngay giữa mặt trống là hình mặt trời rõ nét, đó chánh là yếu tố Thiên. Kế đến là hai vòng vẻ hình người múa hát, tượng trưng cho yếu tố Nhân. Hai vòng ngoài cùng vẻ hình chim thú tượng trưng cho đất, chính là yếu tố Ðịa vậy. Tang trống cũng diễn tả ý niệm tam tài bằng ba phần: phần trên chỉ trời, phần thân chỉ người và phần chân trống chỉ đất.

Ngoài ra, nhìn vào mặt trống ta cũng thấy thấp thóang hình bóng của ngũ hành là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa và Thổ. Như trên vừa nói hai vòng ngoài cùng của mặt trống có hình chim thú, kế đến là hai vòng hình người, trong cùng ở ngay giữa là vòng mặt trời biểu thị cho hành Thổ trung cung, cọng tất cả các vòng lại ta có con số 5 của ngũ hành với hành Thổ ở giữa và bốn hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa ở bốn phương đông, tây, nam, bắc.

Tóm lại, sự tích Tiên Rồng đã được thể hiện trên trống đồng Ðông Sơn. Và qua trống đồng Ðông Sơn ta thấy hình người và chim muông cùng hợp ca múa hát trong cảnh thái hòa hạnh phúc giữa trời, đất và người. Nếu minh triết là nghệ thuật tối cao sắp đặt cuộc sống sao cho mọi người đạt được hạnh phúc, thì triết lý của Việt tộc được gói ghém trong sự tích Tiên Rồng và biểu hiện qua trống đồng Ðông sơn đã nói lên được tánh cách ưu việt đó là hội nhập được hai thái cực cùng tột là có với không, chẳn với lẻ, vuông với tròn, âm với dương một cách trọn vẹn và hài hòa.

Những tánh cách ưu việt đó đem đối chiếu với Kinh Dịch nói chung và thái cực đồ nói riêng ta thấy có nhiều điều trùng hợp. Qua các điều dẫn chứng vừa trình bày, ta có thể ghi nhận là sự tích Tiên Rồng và Thái cực đồ của Kinh Dịch là hai ấn bản của cùng một tư tưởng triết học, Tiên Rồng của Việt tộc có tánh cách bình dân dễ hiểu, Kinh Dịch của Hán tộc có tánh cách bác học khó hiểu. Cả hai cùng nêu cao một vũ trụ quan lưỡng nhất tính và quan niệm âm dương vẫn được nền triết học thế giới thừa nhận là hai yếu tố đẕc thù của nền triết học Ðông phương. Ðiều sau cùng tưởng cần ghi nhận là sự tích Tiên Rồng đã có từ hơn năm ngàn năm trong khi Kinh Dịch chỉ mới biết đến khoảng hai ngàn năm trăm năm mà thôi.

Nguyễn Minh Triết ( Nguon: An Viet toan cau)

Tài liệu tham khảo:

Kim Ðịnh -- Thái Bình Minh Triết, Thời Ðiểm xuất bản, 1997.

Ðào Văn Dương, et. al. -- Tinh Hoa Tư Tưởng Việt, Tủ Sách Việt Thường xuất bản, 1997.

Nam Thiên -- Kinh Việt, Hoa Tiên Rồng xuất bản, 1993.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương 2007 Lê Việt Thường HẰNG TÍNH CỦA DÂN TỘC VIỆT Posted Image Posted Image Posted Image Kính Dâng Quốc Tổ HÙNG VƯ� NG, vị ANH HÙNG VĂN HÓA của Dân Tộc VIỆT,

Bản VIỆT CA về cuộc LINH PHỐI tại Cánh Ðồng TƯ� NG giữa MẸ TIÊN và CHA RỒNG,

với tất cả LÒNG THÀNH của con.

Posted Image

Lịch Sử Văn hóa Tây Phương cận đại chứng kiến sự đối đầu giữa một bên là CÁ NHÂN chủ nghĩa (Tư Bản) và bên kia là ÐOÀN LŨ chủ nghĩa (Cộng Sản) đưa tới chiến tranh Ý Thức Hệ. Trong khi đó, cái HẰNG TÍNH nền tảng nhất của Văn hóa VIỆT là đi theo con đường DÂN TỘC nhằm dung HÒA hai CỰC ÐOAN nêu trên. Phương pháp áp dụng là TÔI LUYỆN con người khỏi những ích kổ, hẹp hòi nhỏ nhen của Cá nhân chủ nghĩa để đẕt vào môi trường những CÔNG THỂ nhỏ đầy ắp TÌNH NGƯỜI như Gia Ðình, Làng Xã, Ðất Nước, trước khi bàn đến NHÂN LO�� I hầu cho ý niệm này một nội dung HUYNH ÐỆ phổ biến chân thực, đồng thời TRÁNH những ÁC QUẢ của chủ nghĩa TAM VÔ của Cộng sản được che dấu dưới những chiêu bài hoa mỹ về hình thức nhưng rỗng tuyếch về nội dung của một thế giới đại đồng KHÔNG TƯỞNG.Câu hỏi được đẕt ra ở đây là tuyên dương Hằng Tính của DÂN TỘC có đi ngược lại với xu hướng TOÀN CẦU HÓA ngày nay hay không?

I) CĂN BẢN TRIẾT LÝ CỦA SỰ TRỞ VỀ HẰNG TÍNH CỦA DÂN TỘC VIỆT:

A) DÂN TỘC TÍNH VÀ HIỆN TƯỢNG TOÀN CẦU HÓA:

Thật ra, Toàn Cầu hóa (Globalization) là hiện tượng mà trình độ kỹ thuật ngày nay cho phép hiện thực giấc mơ con người đã lâu đời ấp ủ: đó là thống nhất nhân loại, thống nhất thế giới thành cảnh tượng "Bốn bể một Nhà". Vì nhu cầu thống nhất là một xu hướng tự nhiên, nên khuynh hướng này được bành trướng rộng rãi khắp mọi lãnh vực từ tôn giáo, triết học, chính trị..đến các sinh hoạt thường ngày.

Tuy nhiên, các mưu định "thống nhất thiên hạ" đến nay hầu hết đều gẕp thất bại, mà nguyên nhân có lẽ bắt nguồn từ sự kiện là những người chủ xướng, khi áp dụng nguyên tắc "thống nhất ý chí của toàn dân, mọi người", thay vì theo ý chí chung hay ít nhất ý chí của đa số, họ lại áp đẕt ý chí của một cá nhân, một tập đoàn, một ý thức hệ, "trên đầu trên cổ" của toàn dân, của mọi người.(1)

:P THỐNG NHẤT GIẢ T�� O:

Ðó là lối thống nhất giả tạo và là nét đẕc trưng của các chế độ chuyên chế độc tài, luôn luôn muốn san bằng, đồng điệu hóa con người, mà tình trạng nguy hại hơn hết là khi nhà chuyên chế, độc tài bắt tay với ý thức hệ. Lý do là ý thức hệ dựa trên ý niệm, mà ý niệm là hình ảnh của sự vật được trừu tượng hóa, nên vẫn giữ tính cách tư riêng của sự vật, mà lại độc hữu, nên khước từ những dị biệt khác. Chế độ độc tài, chuyên chế dễ dàng bắt tay với một ý thức hệ nào đó, vì cả hai đều đẕt trên nguyên lý ÐỒNG NHẤT, đánh mất chữ TƯ� NG là chữ nối các dị biệt lại với nhau, chỉ biết A = A, A là A một cách trọn vẹn, không còn một mối liên hệ nào với B,C, D cũng như không còn một biến chuyển nào tự A sang A.

Ðiều được hiện thực trọn vẹn ở thế giới ý niệm, nhà độc tài cũng áp dụng vào con người, mọi người phải đồng đều y hệt như nhau: tự tâm trí, óc tưởng tượng cho đến cả tiếng cười, tiếng khóc, các bản năng như ăn uống, tình dục..đến cách thức cắt tóc, mẕc áo quần, đi đứng, cái gì cũng phải đồng đều, y hệt nhau, như đống gạch, đống gỗ cùng một kích thước cân đo. Tất cả tạo thành một đoàn, một lũ, một thứ người đánh đống (mass man), như thứ người dưới phố, mà ta chỉ thấy môt cách hời hợt ở bên ngoài, không cần biết đến tâm tình, cảm nghĩ của họ bên trong như thế nào. Loại chế độ chuyên chế , độc tài trên cầm giữ con người lại ở đợt thú vật, không cho thoát lên đợt trên là nhân cách, (vì gọi là nhân cách thì phải có tính cách tư riêng, tư cách), do đó "sản phẩm" được khai sinh ra là từng loại người đồng đều, không phẩm tính, không nhân cách. Chế độ trên cũng chống đối mạnh mẽ những con người trổi vượt, lấy tư cách làm tôn chỉ, thường biểu lộ bằng sáng tạo, sáng kiến, vì sáng kiến bao giờ cũng phải xuất phát từ cá nhân.

C) DỊ BIỆT TRONG THỐNG NHẤT:

Tóm lại, các chế độ chuyên chế, độc tài, cũng như ý thức hệ, vì chỉ nhắm tới việc san bằng, đồng điệu hóa, ÐỒNG NHẤT hóa con người theo tiêu chuẩn của thế giới sự vật hay loài vật, nên mục tiêu họ nhắm tới chỉ là một loại thống nhất giả tạo. Lý do là một sự Thống Nhất Chân Thực đòi hỏi phải có PHỔ BIẾN tính giống như MINH TRIẾT, tức khả năng thâu tóm mọi DỊ BIỆT trong một nền THỐNG NHẤT bao la. Nếu khuynh hướng nhắm tới cái chung, sự thống nhất là một xu hướng tự nhiên, thì nhu cầu nhắm tới sắc thái tư riêng, dị biệt, độc đáo, cũng là một xu hướng tự nhiên khác. Thật vậy, nếu quan sát kỹ vũ trụ, vạn vật, ta có thể thấy Tạo Hóa trọng cá thể, sự dị biệt biết bao: ngay một hột gạo ta ăn, đã thấy có trên trăm thứ, cá biển thì phải kể tự triệu giống trở lên, chim trời cũng có cả hàng trăm ngàn thứ, không hề đồng đều. Có những cái mới coi tưởng như đồng đều như cá thể trong cùng một loại, thí dụ cả triệu con chim sẻ, nhưng nếu xét cho cùng cực sẽ thấy mỗi con có cái khác với con kia, mỗi con là một cá thể không trộn lẫn được. Ấy là con vật mà còn thế, phương chi con người là giống có mầm linh thiêng đã phát triển hơn. Mà linh thiêng là đi vào đường cá thể, dị biệt cho đến cùng cực.

Vì thế ta có thể kết luận được rằng cá thể hóa, DỊ BIỆT hóa nằm ngay trong BẢN TÍNH con người. Chương trình làm nên người (Vi Nhân) phải dồn vào việc làm triển nở cùng cực cái khả năng riêng biệt mà Trời đã phú cho mình, cần được hiện thực cá thể đó trong sự hòa hợp với hoàn cảnh. Hoàn cảnh là cái dấu của cá thể. Hoàn cảnh thành bởi không gian và thời gian, vì không bao giờ có một thời điểm và không điểm lập lại y như nhau, nên hoàn cảnh chính là cái khung dị biệt cùng cực để giúp khám phá cá thể, đến nổi không có hai hoàn cảnh y hệt nhau, chỉ có hoàn cảnh dị biệt đến độ không thể thay thế.(2)

Ðấy là lý do sâu xa giải thích tại sao Ðạo Làm Người tuy là Một, mà lại không thể có một nền văn hóa đồng đều cho hết mọi dân, mọi đời..Chỉ có môt nền văn hóa đẕc thù cho một nhóm người, nhóm dân, với các sắc thái đổi thay theo dòng thời gian. Và chỗ đứng của con đường trở về Hằng Tính của Dân Tộc VIỆT nằm ở đây.

D) MẪU SỐ CHUNG:

Tuy nhiên, trở về Hằng Tính của Dân Tộc bằng cách học hiểu những nét đẕc trưng, độc đáo của nhóm mình, dân tộc mình là nhằm tiến đến một cuộc ÐỐI THO�� I với các nhóm người khác, dân tộc khác, hầu tìm ra MẪU SỐ CHUNG để tạo nên sự THỐNG NHẤT CHÂN THỰC trong sự� PHONG PHÚ và DỊ BIỆT, trong niềm thông cảm và tương kính, chứ không nhắm tới chỗ "duy ngã độc tôn" có nguy cơ sa đọa thành cá nhân chủ nghĩa hay chủ nghĩa quốc gia, dân tộc quá khích. Hiểm họa mà cá nhân chủ nghĩa có thể gây ra là biến những cá nhân thành những ốc đảo cô đơn, trơ trọi, dễ trở thành mồi ngon cho âm mưu đồng nhất hóa của các chính quyền độc tài, chuyên chế. Nguy cơ mà chủ nghĩa quốc gia, dân tộc quá khích có thể đem tới là cô lập hóa và nghèo nàn hóa quốc gia, dân tộc mình, dễ trở thành mồi ngon cho âm mưu đồng hóa của một đế quốc xâm lăng.

Tuyên dương con đường trở về Hằng Tính của Dân Tộc VIỆT qua việc cổ động hai bộ môn Dân Tộc học và Việt học đích thực giúp tránh khỏi các nguy cơ, hiểm họa nêu trên vì những lý do sau đây: Các bộ môn này đề cao dân tộc và những công thể cỡ nhỏ nhằm giúp duy trì cá tính như gia đình, hội đoàn, làng xã, là những môi trường giúp cá nhân học hỏi những bài học cụ thể về hy sinh, yêu thương, và dung HÒA cái RIÊNG với cái CHUNG. Chẳng hạn, môi trường GIA ÐÌNH có thể giúp học cách dung hòa quyền lợi, hạnh phúc của cá nhân với danh dự của gia đình và người gia trưởng. Môi trường LÀNG XÃ giúp dung hòa hạnh phúc của cá nhân, danh dự của gia đình với sự sống còn của làng xã. Và mối liên hệ LÀNG - NƯỚC nhằm dung hòa Lệ Làng vơí Phép Nước, nét đẕc trưng của làng xã với sự trường tồn của đất nước. Ðó là những bài học cụ thể, sống động, được thực hiện từ từ, từng bước một, nên có nôi dung chân thực giống như bốn bước "Tu, Tề, Trị, Bình" của Nho Giáo. Những con người sống trong những công thể đầy ắp tình người như trên, khó bị dẫn dụ đi vào con đường đoàn lũ hóa của các chế độ độc tài, chuyên chế. Trái lại, các chế độ chuyên chế thường coi thường gia đình, quốc gia, tôn giáo, và chỉ chú trọng đến nhân loại hay quốc tế. Lý do là nhân loại, quốc tế là những danh xưng hổ lốn vắng bóng mọi dị biệt nên rất trừu tượng, trống rỗng, rất thuận lợi để gói ghém ý đồ chuyên chế nhằm ÐỒNG NHẤT HÓA con người.

E) PHONG PHÚ HÓA, ÐA D�� NG HÓA:

Tóm lại, nhu cầu trở về HẰNG TÍNH của Dân Tộc VIỆT qua việc học hỏi về DÂN TỘC TÍNH và VIỆT TÍNH tỏ ra cần thiết nhằm GIÚP nhân loại và tiến trình TOÀN CẦU HÓA tránh khỏi các nguy cơ, hiểm họa vừa nêu trên. DÂN TỘC HỌC là bộ môn nghiên cứu về đất nước và con người, về nguồn gốc cùng quá trình hình thành ra đất nước, cũng như về bản sắc và nội lực của một dân tộc, nên giúp con người ý thức những nét dị biệt, đẕc trưng, độc đáo của mỗi dân tộc, hầu đem lại sự phong phú, đa dạng cho văn hóa nhân loại, cũng như cung cấp nội dung, chất liệu CỤ THỂ, SỐNG ÐỘNG cho các danh xưng như TOÀN CẦU, THẾ GIỚI, NHÂN LO�� I..

F) THỐNG NHẤT BẰNG CON ÐƯỜNG VĂN HÓA:

VIỆT HỌC cũng là môt bộ môn Dân Tộc Học nên cũng đóng góp vào tính chất phong phú, độc đáo, đa dạng nêu trên. Ngoài ra, VIỆT TRIẾT là một nền NHÂN BẢN TÂM LINH Tinh Tuyền nhất, nên Việt Triết không chỉ dành riêng cho người Việt, mà còn có thể thích hợp CHO MỌI NGƯỜI ở mọi nơi và mọi thời. Do đó, VIỆT HỌC không chỉ làm phong phú hóa, đa dạng hóa văn hóa nhân loại và tiến trình toàn cầu hóa, mà còn chứa đựng khả thể giúp nhân loại THỐNG NHẤT BẰNG CON ÐƯỜNG VĂN HÓA với SỨ ÐIỆP HÒA BÌNH đã được ghi khắc từ muôn đời trên các TRỐNG ÐỒNG của Dân Tộc L�� C VIỆT.(3)

II) BÀI HỌC VỀ HẰNG TÍNH CỦA DÂN TỘC VIỆT:

Phần trình bày trên cho thấy sự tối cần thiết của việc học biết về HẰNG TÍNH của DÂN TỘC để GIÚP dự án TOÀN CẦU HÓA tránh được sự Thất Bại Não Nề của biết bao mưu định "Thống Nhất Thiên Hạ" từ xưa đến nay, hầu đạt được mục tiêu tối hậu là phục vụ cho H�� NH PHÚC của con người và nền HÒA BÌNH thế giới.

A) NỘI DUNG BÀI HỌC:

Về Nội Dung, VIỆT TÍNH (hay Dân Tộc Tính của ngưới VIỆT) gồm hai yếu tố chính cấu thành:

_ Yếu tố Dân Tộc: VIỆT

_ Yếu tố Văn Hóa, Văn Minh: TÍNH

Cả hai yếu tố trên bao gồm các đẕc tính khiến cả hai:

_ vừa là BẨM SINH (Innate)

_ vừa là THỦ ÐẮC (Acquired)

dẫu ở yếu tố DÂN TỘC, tính BẨM SINH giữ vai trò căn bản, còn ở yếu tố VĂN HÓA VĂN MINH, xem ra tính THỦ ÐẮC lại có vai trò chủ yếu.

:P HẰNG TÍNH CỦA DÂN TỘC VIỆT:

1) YẾU TỐ DÂN TỘC:

Trong yếu tố DÂN TỘC, thành tố quan trọng nhất phải tiến hành khảo sát đầu tiên là

a) CẤU TRÚC DI TRUYỀN:

Chúng ta biết: " Những tế bào của mọi động vật cũng như thực vật đều chứa yếu tố DNA, ví như một bảng thiết kế, giúp cuộc sống được lưu truyền từ đời nọ đến đời kia. DNA tạo nên "gene" và chính các "gene" đã mang tín hiệu làm cho muôn loài, từ thực vật, động vật đến con người có được cái sắc thái đẕc biệt như mắt xanh, da nâu..."

"Các nhiễm sắc thể DNA trong "gene" của mỗi giống người như trên là một HẰNG TÍNH. Một khi đã cấu thành, nó tồn tại vĩnh viễn trong con người hay mọi chủng loại động vật, thực vật và di truyền mãi mãi cho các thế hệ về sau".

Vậy nhiễm sắc thể (DNA) là một Hằng Tính, là cái Căn Cước Tính bẩm sinh của một dân tộc. Cái căn cước tính này sẽ bất biến, sẽ không thay đổi cho đến khi có sự gẕp gỡ đưa vào cơ thể con người các yếu tố đẕc biệt ( như một vài vi khuẩn, tia cực tím do ánh mẕt trời đến một mức nhất định hoẕc vài loại chất độc hay khoáng sản và phóng xạ nguyên tử!) khiến con người hội đủ yếu tố để tạo thành một đột biến di truyền tự nhiên mà khoa học gọi là "spontaneous point of mutation"." Trong trường hợp đó, nhiễm sắc thể thay đổi sẽ làm con người cũng thay đổi theo có thể về hình dạng, về màu da, về râu tóc, về sức khoẻ, bệnh tật., cả về sự thông minh, về tác phong thiên hướng như thiện hay ác, nghiện rượu, đa sát hay hiền lương, quân tử! Và nhiễm sắc thể đổi mới này, một khi đã lập thành lại trở thành một HẰNG TÍNH, một Căn Cước Tính MỚI, như trên đã nói, tồn tại vĩnh viễn trong con người và lưu truyền mãi mãi cho các thế hệ mai sau.cho đến khi gẕp được kỳ duyên có sự đột biến di truyền mới".

Bản chất sinh học của một dân tộc có một lịch sử lâu dài nhiều ngàn năm, trải qua nhiều thăng trầm như dân tộc Việt Nam thì không chỉ BẨM SINH mà chắc chắn còn có sự đóng góp của những THỦ ÐẮC là kết quả của sự Ðột Biến Di truyền của các Di Thể với Môi Sinh trong con đường Tiến Hóa nữa.

:( SỰ HÌNH THÀNH DÂN TỘC:

Về Hằng Tính, sau yếu tố Di Truyền, sự HÌNH THÀNH Dân Tộc cũng đóng một vai trò rất quan trọng. Thật vậy, tùy theo từng lý thuyết về sự cấu thành dân tộc, ta sẽ có một Căn Cước Tính của dân tộc đó khác biệt. Từ trước đến nay đã có nhiều lý thuyết về nguồn gốc dân tộc Việt Nam. Tựu trung ta có thể quy về 3 mô thức:

_ Mô Thức I: Cho người Việt là hậu duệ của người từ phương Bắc: Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư, LAurousseau, Trần Trọng Kim, Ðào Duy Anh.

_ Mô Thức II: Cho người Hắc chủng ở hải đảo vào đất liền, lai giống với người Mongoloid vốn từ phương Bắc đi xuống, là tổ tiên của người Việt. Mô thức này được nhiều Giáo sư Ðại học Hà Nội như Phạm Huy Thông chủ trương. Gs Nguyễn Khắc Ngữ ở miền Nam trước kia cũng có ý kiến tương tự.

_ Mô Thức III: Nhưng có lẽ phải đảo ngược lại kết luận của hai mô thức vừa nêu trên thì mới đi sát lại Sự Thật theo Khoa học Ngày nay. Thực ra, nếu chấp nhận con người Hiện Ðại (Homo Sapiens) trên địa cầu này đều cùng một nguồn gốc duy nhất như khoa học đã chứng minh gần đây, thì người Ðông Phi Châu trên đường di chuyển về phương Ðông đã đến Ðông Nam Á trước khi lên Ðông Bắc Á và ra Hải Ðảo Thái Bình Dương.

Nói cho sát sự thực thì mô thức I không phải hoàn toàn sai. Nhưng mô thức này chỉ nói lên được cái giai đoạn sau từ khi có sự bành trướng của các đế quốc Tần Hán, những người thuộc Văn Hóa Hòa Bình mà Sử học gọi là Ðại Tộc Bách Việt (thường là những thủ lãnh hay những ai không chịu sự đồng hóa của nòi Hoa Hán) mới di cư về phương Nam hòa nhập với những dân đã có sẵn ở đó trước. Cao điểm của sự di cư này xảy ra nhiều lắm chỉ khoảng nửa thế kổ trước và sau Công nguyên.

Nhưng nhiều chục ngàn năm trước đó, khi chưa có đế quốc Tần Hán, khi đại lục Trung Nguyên mới vừa qua thời kỳ Băng hà, dân cư còn thưa thớt, thì đã bắt đầu có sự di chuyển từ Nam lên Bắc của dòng người thuộc Văn Hóa Hòa Bình của Ðại Chủng Bách Việt. Như vậy, người miền BẮC là HẬU DUỆ, người HẢI ÐẢO cũng là HẬU DUỆ của người ÐÔNG NAM Á, chứ không phải người Ðông Nam Á là hậu duệ của người từ miền Bắc đi xuống hay người Hải Ðảo vào đất liền rồi lai giống với người Mongoloid thuộc miền Bắc di cư xuống mà thành.

Với mô thức III này, ta sẽ có một CĂN CƯỚC TÍNH của người VIỆT có những đẕc tính BẨM SINH khác hẳn với Căn Cước Tính của những người tưởng là người Việt do các lý thuyết từ các mô thức I và II tạo nên.

Thật vậy, đã là giống người TIỀN PHONG, thì họ phải là người có:

_ ÓC KHAI PHÁ để tiến bộ chứ không phải óc ổ lại

_ ÓC SÁNG T�� O để sống chứ không phải óc bắt chước

_ DÁM ÐƯ� NG ÐẦU nhận trách nhiệm, chứ không trốn tránh, nhát chết

_ DŨNG MÃNH KIÊN CƯỜNG chứ không bệnh hoạn, yếu hèn (4)

2) VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA VĂN MINH:

Yếu tố thứ hai tạo nên HẰNG TÍNH của một dân tộc là VĂN HÓA VĂN MINH. Ở đây, vấn đề là TÌM RA TRONG NHỮNG YẾU TỐ KHÔNG ÐẶC THÙ, tức ở đâu cũng có, NHỮNG NÉT ÐẶC THÙ làm nên Căn Cước Tính của môt dân tộc là những gì mà Dân Tộc liên hệ THỦ ÐẮC� �#273;ược trong quá trình tiến hóa qua các tác động của con người với môi sinh được thấy chẳng hạn với

a)VĂN MINH VIỆT qua bốn phạm trù : TỪ, TƯỢNG, SỐ, CHẾ:

"_ TỪ: có nghĩa là từ ngữ, lời văn , lời nói. Thí dụ như những truyện tích cổ xưa, các vần ca dao, các câu tục ngữ, những lời nói truyền miệng trong dân gian.

_ TƯỢNG: như hình ảnh, nét vẽ, dấu vết ghi lại cảm xúc, ý thức, cuộc sống, ước vọng tâm linh..qua các hoa văn trên các di vật đồ sứ, đồ gốm, đồ đồng cổ xưa. Hoẕc ngay trong các vật dụng thường ngày như cán dao, hòn sỏi.v.v. mà khảo cổ đã tìm được.

_ SỐ: Các số 2,3,5 có đầy khắp trong khảo cổ hay ngay trong ca dao như:

"Ai về đường ấy hôm mai

Gửi dăm (5) điều nhớ, gửi vài (2) điều thương."

Hay:

"Cưới em quan tám tiền cheo,

Quan NĂM tiền cưới lại đèo buồng cau."

_ CHẾ: là nề nếp sinh hoạt, thói tục, thể chế nơi đời sống gia đình, làng xóm, xã hội. Chế còn là thuần phong, là mỹ tục, là lễ nghĩa ràng buộc mỗi cá nhân trong xã hội với nhau.(5)

:unsure: VĂN HÓA VIỆT qua Ý NGHĨA ẨN TÀNG :

Tuy nhiên, qua bốn phạm trù nêu trên, nếu chỉ dừng ở đợt VĂN MINH Hiện Tượng Hữu Hình, thì khó nắm bắt được HẰNG TÍNH hay các NÉT ÐẶC THÙ của dân tộc VIỆT. Lý do là dân tộc nào cũng có suýt soát như nhau các yếu tố TỪ, TƯỢNG, SỐ, CHẾ. Muốn nắm bắt được các Nét Ðẕc Thù của VIỆT TÍNH, theo tinh thần Cơ Cấu Luận (Structuralism), phải biết vượt qua đợt VĂN MINH Hiện tượng, Vật lý, Lý trí, Ý thức bên ngoài để đào sâu vấn đề đến tận đợt VĂN HÓA Siêu trần, Vi thể, cõi Tiềm thức, Vô thức nhằm nắm bắt C� CẤU (Structures) nằm sâu trong lòng sự vật gồm những mối LIÊN HỆ, TƯ� NG QUAN có tính cách VÔ HÌNH ẩn tàng trong các yếu tố VĂN MINH Hữu Hình nêu trên.

3) CÁC NÉT ÐẶC THÙ CỦA VIỆT TÍNH:

Như đã đề cập ở trên, về khía cạnh SỐ chẳng hạn, ta có thể tìm thấy các số 2,3,5 "lu bù" trong nền Khảo Cổ VIỆT và nhiều địa hạt khác nữa. Mà các số 2,3,5 cũng là nét ÐẶC TRƯNG của KINH DỊCH với các thuyết Âm Dương (2), Tam Tài (3), Ngũ Hành (5). Ðiều này cũng phù hợp với Chủ thuyết VIỆT NHO của Cố Triết Gia KIM ÐỊNH được kiện chứng với những khám phá mới nhất của Khoa học ngày nay là:

_ Bách Việt vào đất Trung Hoa trước Hoa tộc, và do đó

_ Ðẕt nền móng đầu tiên cho Nho Giáo

Hệ quả là nếu người phương BẮC là HẬU DUỆ của người VIỆT, thì KINH DỊCH, cuốn Kinh Nền Tảng của Nho Giáo, trước tiên là của người VIỆT với các nét:

a) SONG TRÙNG LƯ�� NG HỢP:

Nét SONG TRÙNG (số 2) nói đây là hai gạch song song gẕp thấy khắc vào những viên đá cuội tìm được ở Bắc Sơn (tỉnh Thái Nguyên) phổ cập đến độ đã được coi như dấu chỉ của nền văn hóa Ðông Nam Á xưa, cũng như của cả nền văn hóa Việt Nho sau này. Tới di chỉ Phùng Nguyên thì nét trên thành hoa văn chỉ đạo, rồi đến Ðông Sơn thì càng trở nên nổi bật với vô số vòng song song chạy quanh đồ vật và nhất là cả quanh tượng người nữa, cũng như với các cẕp đôi tràn ngập cả vật lẫn người.

Thế là đã đủ lý do khiến nét SONG TRÙNG trở thành một HẰNG TÍNH của dân tộc VIỆT được móc nối với một HẰNG TÍNH khác là nét LƯ�� NG HỢP của biết bao TRUYỀN THUYẾT và HUYỀN THO�� I thường đi cẕp đôi như giữa:

_ ÐẤT với NƯỚC, CHIM với RỒNG, CÁI với ÐỰC,ông ÐÙNG với bà ÐÀ.

Ðó là nét vừa xuất hiện rất nhiều vừa thâm sâu đến độ trở thành VẬT BIỂU của Nước, của Người dưới danh hiệu TIÊN RỒNG.

Ðiểm đẕc sắc ở đây là không có một nước nào khác trên thế giới có Vật Biểu đi đôi như thế, mà tất cả chỉ là một: Ấn Ðộ là con Voi, Pháp là con Gà, Ðức là Chim Ưng, Anh là Sư Tử, Tàu trước Hổ sau Rồng..

Ở nền văn hóa LƯ�� NG HÀ mà Perse là đại diện cuối cùng, thì không thấy Lưỡng Hợp, mà chỉ có ÐỘC TRỤ hay CẶP ÐÔI ÐỐI CHỌI: Sáng chọi Tối, Thần Lành Thần Dữ tranh đấu liên tục. Nét MÔT CHIỀU là nguyên nhân của sự sụp đổ của Lưỡng Hà.

Sang đến HY L�� P cổ đại thì nét Một Chiều được công thức thành NHỊ KHÁNG THUYẾT (Dualism) theo nghĩa CHỌN MỘT BỎ MỘT, chọn Nước bỏ Lửa, chọn Hữu bỏ Vô, chọn Tâm bỏ Vật hay ngược lại..

Bên Ấn Ðộ cũng đấu tranh theo kiểu đó như hiện lên rõ trong việc chim Ðại Bàng (Garuda) ăn thịt loài RẮN (Naggi), chứ không có chuyện Chim Trời giao thoa với Thủy Tộc như ở Lạc Việt.

Nét SONG TRÙNG LƯ�� NG HỢP, một HẰNG TÍNH của Việt Tộc đã được Khoa học ngày nay kiện chứng ban đầu là với hai giây Nóng Lạnh của Ðiện lực, rồi hai cực Tiêu Tích của Từ Khí, sau là Proton-Electron trong Nguyên tử. Và cuối cùng bắc cầu qua Triết là thuyết Tương Ðối của Einstein mà tinh hoa là Không-Thời- Nhất-Phiến, tức Ðúc Không gian và Thời gian thành Một (Space-Time-Continuum) (6)

Con dân VIỆT nhờ được tô tạo lâu ngày trong tinh thần KINH DỊCH với thuyết TIÊN-RỒNG, ÂM-DƯ� NG nên đem đức tính THÍCH NGHI lên hàng đầu để đẕt thành một KINH, do đó có được sự MỀM DẺO, UYỂN CHUYỂN giúp THÂU HÓA được các nền Văn Hóa Tôn Giáo khác nhau như Nho-Lão-Phật, rồi Thiên Chúa Giáo.Và các đức tính� �HÍCH NGHI, MỀM DẺO, UYỂN CHUYỂN, THÂU HÓA .đã trở thành những HẰNG TÍNH của Văn Hóa VIỆT.

:lol: NHÂN CHỦ TÍNH:

Ngoài đức tính Thích Nghi, với thuyết TAM TÀI (số 3), Dịch Lý còn đẕt con NGƯỜI như một TÀI ngang hàng với TRỜI cùng ÐẤT, nên cũng gọi là "Tham Thông" tức cả ba TÀI đều tham dự: nếu TRỜI làm, ÐẤT làm thì NGƯỜI cũng làm nên gọi là NHÂN CHỦ, được biểu thị qua những câu như :

" Có Trời thì cũng có Ta" hay

"Xưa nay Nhân định thắng Thiên cũng nhiều".

Nhờ tinh thần NHÂN CHỦ nêu trên, ở thời xa xưa, nếu các dân tộc khác chỉ có THẦN THO�� I ở trong đó Thần làm Chủ, thì Việt Tộc lại có NHÂN THO�� I ở đây con NGƯỜI làm CHỦ, như chuyện Ông BÀN CỔ biểu hiểu con người Ð�� I NGà TÂM LINH với việc Ông giữa vai trò CHỦ ÐỘNG bằng cách tham gia vào việc KIẾN T�� O ra VŨ TRỤ. Không phải kiến tạo ra vũ trụ từ KHÔNG đến CÓ, vì trước Ông Bàn Cổ đã có cảnh Thái Hoang rồi. Nhưng theo nghĩa NHÂN CHỦ trong VĂN HÓA, tức con người nắm phần XẾP ÐẶT vũ trụ thế nào để con NGƯỜI LÀM CHỦ NHỮNG Ý NGHĨA TRONG VŨ TRỤ.

Về NGUỒN GỐC số 3 trong TAM TÀI, thì chúng ta thấy bằng chứng tràn ngập trong Khảo Cổ VIỆT. Trước hết là con "thiềm thừ" cóc trời chỉ có 3 chân. Rồi ta lại gẕp chim 3 chân, cả chim 3 mình nữa. Tới những cái chạc tìm được trong các mộ ở Phùng Nguyên bao giờ cũng thấy đi bộ 3. Người ta suy đoán rằng tục lệ vái 3 cái, đốt 3 nén hương, bàn thờ có 3 bậc, đánh 3 hồi trống.v.v. đã có mãi từ thời đó.(7)

Các chứng cớ nêu trên trong các địa hạt khác nhau như trong Triết lý qua thuyết TAM TÀI với vai trò của tài NHÂN như gạch nối giữa hai tài THIÊN và ÐỊA, như trong ca dao, tục ngữ vơí vai trò CHỦ ÐỘNG của con người, như trong sự kiện Việt Tộc là dân tộc duy nhất có NHÂN THO�� I nơi đây con NGƯỜI làm CHỦ, trong Khảo cổ VIỆT với "lu bù" số 3, tất cả điều trên đều xác nhận rằng NHÂN CHỦ TÍNH được biểu bằng số 3 là một HẰNG TÍNH của Việt Tộc .

Về phương diện XÃ HỘI, truyền thống KÍNH TRỌNG TUỔI GIÀ cũng là hậu quả của số 3. Muốn hiểu liên hệ nêu trên, phải trở về câu đố mà chúng ta thường nghe hồi nhỏ: "Sớm đi 4 chân, Trưa đi 2 chân, Chiều đi 3 chân, Ðêm đi 8 chân. Ðố biết là gì?". Trong câu đố trên, số 3 chỉ lúc TUỔI GIÀ phải chống gậy làm thành chân thứ 3, nên các cụ xưa thường được gọi là LÃO TRƯỢNG ("Trượng" là "gậy").

Nhưng theo TÂM LINH SỬ QUAN, thì GẬY trở nên tiêu biểu cho MINH TRIẾT hay nói nôm na là KINH NGHIỆM SỐNG mà nơi quy tụ là người sống trước quen gọi là TIỀN NHÂN hay TIÊN NH� N hoẕc TIÊN. Ðó cũng là nền tảng cho truyền thuyết GẬY THẦN của HÙNG VƯ� NG. Ngoài ra, các TIÊN cũng thường xuất hiện với cây GẬY trong tay là nằm trong bầu khí đề cao KINH NGHIỆM SỐNG, KÍNH TUỔI GIÀ . (8)

Như vậy số 3 được móc nối bằng hình ảnh cây GẬY biểu hiệu cho MINH TRIẾT và KINH NGHIỆM SỐNG, với truyền thống KÍNH TRỌNG TUỔI GIÀ cũng đã trở thành một HẰNG TÍNH của văn hóa VIỆT.

c) THÁI HÒA:

Tuy đề cao NHÂN CHỦ TÍNH nhưng Triết VIỆT không có tính chất DUY NHÂN (Anthropocentrism) như một trường phái Triết học Tây Phương thời xưa chủ trương. Lý do là Văn Hóa VIỆT không dừng ở con người Cá Nhân, Tiểu Ngã, mà vươn lên tới con người Ð�� I NGà TÂM LINH nên có khả năng "Hòa Trời, Hòa Ðất, Hòa Người", do đó đạt được Ðạo THÁI HÒA.

Môt khi nói đến chữ HÒA thì phải hiểu là có HAI BÊN.Vì có HAI mới có thể HÒA HỢP ÐỐI ÐÁP. Khi nói HÒA đạt đến độ cùng tột, tức THÁI HÒA, thì phải có khả năng đi vào hết mọi tác động, mọi sự vật, nên quen biểu thị bằng hai chữ TRỜI ÐẤT dùng để chỉ HAI ÐỐI CỰC của tất cả mọi hiện tượng từ lớn như Trời-Ðất, Sáng-Tối, Cứng-Mềm đến nhỏ như Ðực-Cái, Nam-Nữ, rồi đến mọi sự việc ở Ðời phải giàn hòa được hai đối cực.

Trong truyện HÙNG VƯ� NG, hai đối cực xuất hiện trong hình thái TIÊN-RỒNG, NON-NƯỚC hoẕc NÚI-SÔNG. TIÊN ở trên TRỜI biểu thị bằng NON, RỒNG ở dưới NƯỚC biểu thị cho ÐẤT. Huyền Sử VIỆT có nói đến chuyện ÂU C� (hay TIÊN) và L�� C LONG QUÂN (hay RỒNG) gẕp nhau ở Cánh Ðồng TƯ� NG là nói đến hai lực ngược chiều ÂM-DƯ� NG nằm ở trong thế HÒA HỢP LINH PHỐI đó để sinh ra được HÙNG VƯ� NG, tức con Người đúng cỡ NGƯỜI, TỰ CƯỜNG TỰ LỰC.

Bản chất THÁI HÒA, một HẰNG TÍNH của Văn Hóa VIỆT còn được thể hiện qua quan niệm sống DĨ HÒA VI QUÝ, "qua nếp sống trọng tình nghĩa nơi chốn làng quê, nơi sự tương nhượng trong quan hệ gia đình, thân tộc, xóm làng. Câu tục ngữ " HÒA CẢ LÀNG" mới thấm đượm cai tình quê, người quê hòa ái biết bao! Bản Chất Thái Hòa của dân tộc dấu chỉ rõ nơi sự kính ngưỡng các niềm tin tôn giáo thiêng liêng, để Hòa Hữu Hạn với Vô Biên, để Hợp Tương Ðối cùng Tuyệt Ðối. Ðó cũng là lý do tinh thần " Tam giáo Ðồng Nguyên" trổi vượt thời Lý Trần thanh bình. Cũng như Văn Hiến Nguyễn Trãi đã trải lòng viết nên Hồn Dân Tộc sau buổi " Bình Ngô" " Lấy Ðại Nghĩa thắng hung tàn, mang Chí Nhân thay cường bạo"(9)

d) TÂM LINH:

Ngoài các HẰNG TÍNH vừa nêu trên như: Song Trùng Lưỡng Cực, Nhân Chủ, Thái Hòa, một nét ÐẶC TRƯNG khác của Văn Hóa VIỆT là tính chất TÂM LINH được biểu hiệu bằng số 5, mà ta có thể tìm thấy chẳng hạn trong cách đẕt BÀI VỊ trong tục Thờ Cúng Tổ Tiên.

TRIẾT LÝ GIA TIÊN:

Thật ra, trong các xã hội xa xưa, đâu đâu cũng có việc thờ cúng tổ tiên, chứ không riêng gì bên Viễn Ðông hay Việt Nam. Thế nhưng nếu chúng ta chịu quan sát học hỏi nghiêm túc thì sẽ thấy một sự khác biệt quan trọng, quan trọng đến độ khiến cho LỄ GIA TIÊN trở thành một HẰNG TÍNH của dân tộc VIỆT để được duy trì cho đến ngày nay và do đó duy trì luôn nền văn minh Việt Nam vàViễn Ðông suốt trên 50 thế kổ, trong khi nền văn minh cổ đại La-Hy cũng như rất nhiều nền văn hóa khác đã sụp đổ, kéo lôi theo cả sự thờ cúng tổ tiên vào nấm mồ đô thị cổ xưa (cité antique).

Sự tồn tại hay sụp đổ của một nền văn minh là chuyện lớn lao. Nó không hệ tại nơi sự thờ cúng tổ tiên, nhưng ở chỗ THỜ CÁCH NÀO? Và chính ở điểm này mà có sự khác biệt căn bản giữa một bên Việt Nam vàViễn Ðông và bên kia các nền văn minh khác. Ðiều khác căn bản là bên Viễn Ðông có một Bài Vị gọi là VĂN TỔ để giữa 4 Bài Vị của Cao, Tằng, Tổ, Nỉ, xếp theo khung NGŨ HÀNH, nghĩa là đẕt ở 4 phương, còn Trung Cung dành cho VĂN TỔ.

Chính sự xếp đẕt này nói lên một cuộc Cách Mạng vĩ đại vì đã biến đổi Thờ Cúng Ông Bà theo kiểu Ma Thuật (như tin ông bà về ăn của dâng) để vươn lên đợt TÂM LINH gọi là LỄ GIA TIÊN mà ý nghĩa cao nhất là THỜ NHÂN TÍNH, và chỉ ở đợt này mới có lối xếp Bài Vị theo cơ cấu NGŨ HÀNH.

Triết lý NGŨ HÀNH hệ tại mỗi HÀNH được móc nối với Trung Cung Hành THỔ mới có đủ LINH ỨNG: Thủy, Hỏa, Mộc, Kim đều phải đi qua Hành THỔ mơí trở thành LINH NGHIỆM.

Trong việc Thờ Cúng Tổ Tiên cũng thế, không được chỉ biết có Cha, Ông, Tằng, Tổ của mình, nhưng phải vươn tới TỔ TRÊN HẾT CÁC TỔ, cực Tinh Ròng gọi là VĂN TỔ (The Perfect Ancestor) rất Linh Thiêng nên có tính cách PHỔ BIẾN như TRỜI cùng ÐẤT.(10)

CÁCH M�� NG HIỆN THỰC:

Việc Thờ Cúng Tổ Tiên có ảnh hưởng như thế nào trên phương diện XÃ HỘI và CHÍNH TRỊ?

Xưa kia bên La-Hy cũng như bên Trung Hoa cổ đại chỉ hàng Quý Tộc mới có quyền Thờ Cúng Tổ tiên, (vì theo họ chỉ có tổ tiên họ mới đáng được thờ, bởi thuộc máu Thần Linh). Ðiều này rất quan trọng, vì có quyền cúng tế tổ tiên, tức là cũng có quyền công dân với các quyền lợi theo sau như được hưởng đất, mua sắm, đi học, làm quan.vì thế phái quyền quý không chịu mở rộng việc tế Gia Tiên. Số người được cúng chỉ suýt soát hai mươi phần trăm. Tuy chỉ chiếm một tổ lệ nhỏ, nhưng nhờ vào sự ăn học, sự khôn khéo của họ cũng như trình độ vô học của đại chúng mà họ nắm được điều khiển trong nước.Nhưng đến một lúc nào đó khi tâm thức con người đã được khai mở đủ thì dần dần nhận chân ra sức mạnh của mình , cũng như những đẕc ân của phái quyền quý,và rõ ràng những đẕc ân này chỉ dựa trên những lý lẽ huyền hoẕc. Ðã thế, giới cai trị lại bị yếu dần do sự phân tán vì ý hệ giằng co giữa Hữu với Vô, nên sự nhất trí yếu đi và dần dần ảnh hưởng lan sang phạm vi xã hội, để rồi cuối cùng gây nên sự sụp đổ của xã hội như Ai cập, Babylon, Assyrie, Mesopotamie, Khmer.. eo Gs Creel cả thảy hơn 20 nền văn minh đã sụp đổ như thế, còn lại nền văn minh Viễn Ðông là duy nhất tồn tại.

Vì không có cách mạng (révolution) nên bên Việt Nam và Viễn Ðông, lễ GIA TIÊN vẫn còn, nhưng đã biến hóa (évolution), nghĩa là thay đổi nền tảng: thay vì đẕt ở sự tin có linh hồn tồn tại vẫn gắn liền với huyết thống, thì đẕt sang nền mới là VĂN TỔ, tức TỔ của Nhân Loại, của mọi người. Do đó, hễ ai là NGƯỜI thì đương nhiên có đủ quyền đứng ra TẾ GIA TIÊN. Vì nhờ quan niệm rộng rãi đó nên ai cũng như ai, đều có quyền làm người, bất cứ gia đình nào cũng có quyền lập bàn thờ tổ tiên. Lễ Gia Tiên từ đấy hết còn là đẕc ân dành riêng cho Quý tộc như xưa,mà mở rộng cho khắp mọi tầng lớp vơí các quyền lợi đi kèm theo như quyền được đẕt tên tự, và do đó quyền được hưởng công điền, quyền được đi học, đi thi làm quan.(11)

Tóm lại, nhờ thực hiện được cuộc CÁCH M�� NG TÂM LINH đích thực mà Văn Hóa VIỆT đã nâng tục thờ cúng Ông Bà có tính chất "mê tín dị đoan" (cái PHỔ QUÁT vì ở thời xa xưa nơi nào cũng có) thành LỄ GIA TIÊN là Ðạo Thờ NHÂN TÍNH (là nét ÐẶC THÙ của VIỆT TÍNH).

e) THỜ NHÂN TÍNH:

CON NGƯỜI được tôn trọng, trân quý trong đồng văn của nền Văn Hóa VIỆT, đến độ được PHỤNG THỜ, là điều mà các nền Văn Hóa khác chỉ dành cho THẦN LINH. Và chính quan niệm trên làm nên nét ÐẶC TRƯNG của Văn Hóa VIỆT qua Tục THỜ CÚNG TỔ TIÊN.

Tục Thờ Cúng TỔ TIÊN còn được nới rộng ra các tục khác như tục Thờ các vị ANH HÙNG DÂN TỘC, Thờ QUỐC TỔ, cũng là những nét ÐẶC TRƯNG khác của Văn Hóa VIỆT , vì không có nơi nào khác có những tập tục kể trên.

Quốc Tổ VIỆT có danh hiệu là HÙNG VƯ� NG hay là Vua HÙNG, trong khi vào cùng thời ở các nơi khác, người ta có Vua THẦN ( God King). Ý niệm "Vua Thần" phát xuất từ miền Lưỡng Hà ở giai đoạn của các nền văn minh Assyria, Perse.Người Ai Cập xưa chẳng hạn tin chỉ một mình VUA có LINH HỒN nên có thể thay thế cho THẦN để mà nắm cả Quyền ÐỜI lẫn Quyền Ð�� O. Tuy nhiên, đó chỉ là trường hợp thái thậm, còn thông thường hơn như ở bên Tây Phương thời Trung Cổ, nhà VUA chỉ còn đại diện cho Quyền ÐỜI, còn giới TƯ TẾ thì nắm giữ Quyền Ð�� O. VUA dựa trên QUÂN ÐỘI, còn TƯ TẾ thì dựa trên THẦN QUYỀN, cả hai giồn lại một thì thành nhà CHUYÊN CHẾ có đủ quyền lực để NÔ LỆ HÓA người DÂN cả THÂN lẫn TÂM.

Tuy nhiên, bên cạnh QUYỀN bính võ LỰC của Vua THẦN, lại có một loại UY QUYỀN khác dựa trên TÀI ÐỨC của các vị ANH HÙNG như Vua HÙNG của đất VIỆT. Ðây là những VỊ có khả năng làm những việc VĨ Ð�� I bằng một thứ Quyền Uy SIÊU VƯỢT rất MẦU NHIỆM , tương đương với Thần Quyền nhưng không đẕt nơi Thần Linh mà nơi chính CON NGƯỜI.

Nếu Vua THẦN dùng QUYỀN LỰC để THỐNG TRỊ và Nô Lệ hóa Con Người trong các nền văn minh DU MỤC như Tây Phương và Ấn Ðộ,thì Vua HÙNG trái lại dựa trên TÀI ÐỨC để CAI TRỊ nhằm điều hợp công tác chung và nhất là xuất hiện như GƯ� NG MẪU cho mọi con dân trong nền văn minh NÔNG NGHIỆP của Lạc Việt.

Ðể đối chọi với tính chất VÕ BIỀN của Vua THẦN, Vua HÙNG có thể được xem là các Vị ANH HÙNG VĂN HÓA của dân tộc VIỆT, vì CÔNG NGHIỆP của các Ngài toàn là những việc thuộc Văn Hóa TÂM LINH Cao Cả, mà nói một cách bóng bảy là của Con NGƯỜI Ðại Ngã nối được TRỜI cùng ÐẤT như trong truyện Bánh Giầy TRÒN, Bánh Chưng VUÔNG, hay truyện Thánh Dóng, truyện Trầu Cau..(12)

Do đó, nói theo ngôn ngữ NHO, HÙNG VƯ� NG xứng đáng là QUÝ TỬ của LONG PHỤ TIÊN MẪU, còn nói theo VIỆT, Vua HÙNG là CON CƯNG của MẸ TIÊN CHA RỒNG!

Tóm lại, từ Hằng Tính THỜ CÚNG TỔ TIÊN, Văn Hóa VIỆT nới rộng ra các Hằng Tính khác như THỜ ANH HÙNG DÂN TỘC, THỜ QUỐC TỔ.

Nhưng như đã nói ở trên, nhờ áp dụng Triết Lý NGŨ HÀNH vào việc sắp xếp BÀI VỊ trong việc Thờ Cúng TỔ TIÊN, nên Văn Hóa VIỆT đã thực hiện được cuộc Cách Mạng TÂM LINH nhằm biến đổi tục thờ cúng Ông Bà kiểu Ma Thuật thành LỄ GIA TIÊN, tức đạo THỜ NHÂN TÍNH qua sự hiện diện của Bài Vị thứ Năm nằm ở Trung Cung hành THỔ gọi là VĂN TỔ. Do đó, Văn HóaVIỆT không dừng lại ở Cha, Ông. Tằng, Tổ của mình mà còn vươn tới VĂN TỔ tức TỔ Chung của cả Nhân Loại.

Hệ quả là từ Hằng Tính THỜ CÚNG TỔ TIÊN, Văn Hóa VIỆT không chỉ nới rộng ra các Hằng Tính khác như THỜ ANH HÙNG DÂN TỘC, THỜ QUỐC TỔ, mà còn nhắm đến Hằng Tính Tối Hậu qua việc THỜ VĂN TỔ, tức TỔ của Văn Hóa, TỔ của Nhân Loại, TỔ TRÊN HẾT CÁC TỔ.

Lê Việt Thường

CHÚ THÍCH:

(1)& (3)Lê Việt Thường, "Việt Học trong Xu Hướng Toàn Cầu Hóa", Tư Tưởng Việt,2003, tr.10 - 13

(2) Kim Ðịnh,"Phong Thái An Vi", An Việt Houston, 2000, tr.86-90

(4) Cung Ðình Thanh,"Góp Ý Xây Dựng Căn Cước Tính VN", Tư Tưởng 27-28, th.9/2004, tr.2 - 10

(5) Ðông Lan,"Huyền Sử Hồng Bàng với Tâm Thức Lưỡng Hợp", Chương Trình Phát Thanh "Tìm Hiểu Triết Việt", tại Houston,Little Saigon Radio, 09-2006.

(6) Kim Ðịnh, "Kinh Hùng Khải Triết", Thanh Niên Quốc Gia, USA, tr.17 - 21

(7) Idem, tr.39 - 48

(8) Idem, tr. 49- 50

(9) Ðông Lan, Tìm Hiểu Triết Việt, Tập I.

(10) Kim Ðịnh, "Hồn Nước Với Lễ Gia Tiên", Nam Cung, CA., 1979, tr.27 - 31

(11) Idem, tr. 41 - 43

(12) Kim Ðịnh, "Hùng Việt Sử Ca", Thằng Mõ, 1984, tr.188 - 198.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Liệu các vua Hùng có tiên đoán được sự lụi tàn của văn minh Lạc Việt không nhỉ? vì đời vua Hùng thứ 18 (có 3 vị vua) là đời vua cuối cùng, vậy vị vua cuối cùng liệu có biết trước sự việc đó không? Và màn kịch 5000 năm của Trung Hoa bao giờ sẽ hạ màn?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Liệu các vua Hùng có tiên đoán được sự lụi tàn của văn minh Lạc Việt không nhỉ? vì đời vua Hùng thứ 18 (có 3 vị vua) là đời vua cuối cùng, vậy vị vua cuối cùng liệu có biết trước sự việc đó không? Và màn kịch 5000 năm của Trung Hoa bao giờ sẽ hạ màn?

Tôi nghĩ rằng các vua Hùng đã tiên đoán được sự sụp đổ của nền văn hiến Việt. Chính vì vậy nên có sự chuẩn bị rất chu đáo cho việc phục hồi lại nền văn hiến này. Nếu chúng ta suy ngẫm kỹ thì thấy rằng tất cả những truyền thuyết lịch sử liên hệ đến thời Hùng Vương bao giờ cũng bắt đầu bằng câu: "Vào thời Hùng Vương thứ ....". Với nội dung của những truyền thuyết này thì nó chỉ có thể ra đời vào sau khi vị vua Hùng cuối cùng truyền ngôi cho Thục Phán. Di sản bảo chứng cho những truyền thuyết này là tục ăn trầu và Bánh chưng - Bánh dầy.

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites