VIETHA

Nguyên Nhân Của Khổ

70 bài viết trong chủ đề này

Dạ,

Khai thị là Trực chỉ

Ngộ nhập là Trực nhận.

Tay chỉ mặt trăng (trực chỉ), mặt trăng là gì ?

Có tiếng Tính nghe không thêm

Không tiếng Tính nghe không bớt.

Có tiếng cùng không tiếng chẳng hai.

Tính nghe là Mặt trăng. Muốn chỉ thứ gì thì thông tục dùng tay chỉ. Dùng tay thì đúng rồi nhưng hay thay lại đề cập đến tiếng vỗ của một bàn tay (đại tượng vô hình). Đề cập đến âm thanh là muốn chỉ đến Tính nghe, cái hay nghe.

Rồi sao nữa? Thế nào là "Tiếng vỗ tay của một bàn tay"?

Không biết, không hiểu thì im lặng tìm hiểu, học hỏi. Không quanh co khúc thuyết. Các bậc đại thừa chưa ai giải thích được câu này đã từ nhiều thế kỷ. Rubi hãy im lặng đi, Đừng có quá ngã mạn.

Bởi vậy, có thoát khổ được đâu.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chú vẫn chưa tìm thấy câu trả lời "Thế nào là tiếng vỗ tay của một bàn tay?".

Vietha có thể tóm tăt cho chú xem những bậc minh triết đã giải thích thế nào? Theo chú biết thì ít nhất đến trước 1975 ông Thích Nhất Hạnh chưa trả lời được câu này.

Trả lời được câu này chính là "lý thuyết thống nhất"

Cháu chào chú Thiên Sứ !

- Xã hội nhân loại là mê ảo, Cái lý của nhân loại là Phản đảo, Chân Lý không xuất hiện tại cõi người thường được. Muốn thấy được chân lý thì phải siêu xuất khỏi người thường

- Câu trả lời của cháu vẫn ở trong đây

http://www.phapluan.org/book/zfl_html/index.html

http://www.thuviendaiphap.com/libdaiphap/b_kinhvanmoi_2005_2004.html

Vô sở cầu nhi tự đắc.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rồi sao nữa? Thế nào là "Tiếng vỗ tay của một bàn tay"?

Không biết, không hiểu thì im lặng tìm hiểu, học hỏi. Không quanh co khúc thuyết. Các bậc đại thừa chưa ai giải thích được câu này đã từ nhiều thế kỷ. Rubi hãy im lặng đi, Đừng có quá ngã mạn.

Bởi vậy, có thoát khổ được đâu.

Anh Thiên Sứ ạ, theo em, công án tiến vỗ của một bàn tay là một cách diễn đạt về Thái cực đâý. Đó là trạng thái âm dương chưa sinh (2 bàn tay), chưa có tương tác âm dương (tiếng do hai bàn tay vỗ vào nhau), mà mới chỉ có 1 bàn tay (Thái cực), khi đó khái niệm "bàn tay" và "tiếng vỗ" cuả nó cũng chưa có, chỉ có "caí một " hay "Thái cực" mà thôi. Khi xuất hiện một bàn tay nữa (âm) thì cái "bàn tay" có trước kia (Thái cực) trở thành dương và tương tác âm dương (hai bàn tay vỗ vào nhau) mới sinh ra những caí mới (tiếng vỗ) hay là sự phát triển của Vũ trụ.

Như vậy, công án "tiếng vỗ của một bàn tay" là một kiểu "ngón tay chỉ trăng" giúp người ta quán xét để thấy được cái "bất khả tư nghị" là Thái cực hay Bản thể của Vũ trụ - Đạo theo cách diễn đạt của em. Vì thế, nếu dùng ngôn từ mô tả tiếng vỗ của một bàn tay, theo em, là bất khả (vì Đạo bất khả tư nghị mà). Đó là lý do sau biết bao năm tháng mà đây vẫn là đề tài hóc búa, chưa có lời gỉai thấu triệt, chỉ vì người ta cố dùng ngôn từ mà mô tả nó.

Kính anh.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vấn đề vẫn là: "Thế nào là tiếng vỗ tay của một bàn tay"?

Dạ...

Theo Thiên Bồng được biết...

"Tiếng vỗ của một bàn tay" là một trong những "Công Án" cho người tu tập Thiền Tông. Tôn chỉ của "Công Án Thiền" là: "Ngoại giáo biệt truyền, bất lập văn tự, trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật".

"Do đó, Công án Thiền thật sự dành riêng cho căn cơ đặc biệt thích hợp với nó. Tiếng hét, cây gậy, lời lẽ v.v... hình như chỉ đến riêng với hành giả đang đối diện với Thiền sư ở một thời điểm đặc biệt nào đó. Mỗi Công án, vì vậy, có một tác dụng riêng. Ðiểm giống nhau của các Công án là trợ giúp hành giả bừng ngộ." (Cái này Thiên Bồng copy and past từ bác Google).

Theo cách Thiên Bồng hiểu, đây là cách truyền giáo "đặc biệt" của những bậc chân sư "đặc biệt" dành cho những người có căn cơ "đặc biệt". Khổ nỗi, thiên hạ thói thường ai cũng cho mình là "đặt biệt" nên bàn vô tán ra một hồi... rối nùi như canh hẹ.

Có 2 mẫu chuyện về "Tiếng vỗ của một bàn tay". 1 từ "Những câu chuyện Thiền" về một nhà sư tu tập và "Ngộ", 1 từ "lời nguyện" của người tự cho là "Hiểu" Tiếng vỗ của một bàn tay.

1. Mokurai là thiền sư của chùa Kennin, biệt danh là Tịnh Sấm. Ngài có một đệ tử được gởi gấm tên là Toyo, chỉ mới có mười hai tuổi. Mỗi buổi sáng và mỗi buổi tối Toyo thấy các đệ tử lớn tuổi hơn thường đến viếng sư phụ mong được chân truyền thiền học và chỉ dạy công án để định tâm.

Toyo cũng ước được tọa thiền.

"Hãy ráng chờ thêm nữa," Mokurai bảo. "Con hãy còn bé lắm."

Nhưng đứa trẻ cứ nài nĩ mãi nên sư phụ cũng chiều lòng.

Một buổi tối Toya đến bên ngoài cửa phòng của sư phụ đúng giờ. Cậu đánh chiêng báo hiệu, đánh ba lần ngoài cửa rồi đến ngồi trước mặt sư phụ trong sự yên lặng kính cẩn.

"Con đã nghe tiếng vỗ của hai bàn tay," Mokurai bảo. "Bây giờ chỉ cho ta tiếng vỗ của một bàn tay."

Toyo cúi lạy và lui về phòng mình mà quán chiếu đến công án này. Từ cửa phòng cậu ta có thể nghe văng vẳng tiếng nhạc của các cô đầu geisha. "Ồ! có rồi!" cậu reo lên.

Ðêm hôm sau, khi sư phụ bảo cậu diễn tả tiếng vỗ của một bàn tay, Toyo bắt đầu đàn bài nhạc của các cô đầu.

"Không, không" - thiền sư Mokurai bảo. "Chẳng phải thế đâu. Ðó không phải là tiếng vỗ của một bàn tay. Con chẳng hiểu gì cả."

Cho rằng tiếng nhạc văng vẳng quấy rầy quá, Toyo bèn tìm một căn phòng vắng lặng hơn. Cậu ta nghĩ miên man. "Thế nào là tiếng vỗ của một bàn tay?" Cậu chợt nghe có tiếng nước rơi. "Ta được rồi," cậu tưởng.

Khi cậu gặp lại sư phụ, Toyo bắt chước tiếng nước rơi.

"Cái gì vậy?" - thiền sư Mokurai hỏi. "Ðó là tiếng giọt nước rơi, nhưng không phải là tiếng vỗ của một bàn tay. Ráng nữa đi. Thất vọng, Toyo mặc tưởng đến tiếng vỗ của một bàn tay. Cậu nghe tiếng gió thỏang. Nhưng lại bị gạt đi.

Cậu nghe tiếng cú kêu. Lại cũng bị từ chối.

Tiếng vỗ của một bàn tay lại không phải là của bầy châu chấu.

Toyo đến và đi cũng phải mười bận viếng Thầy với nhiều tiếng động khác nhau. Tất cả đều sai bét. Cả một năm cậu cứ suy nghĩ về tiếng vỗ của một bàn tay là thế nào.

Cuối cùng, cậu bé Toyo đi vào thiền định và quán chiếu tất cả các tiếng động. "Con chẳng còn biết thêm tiếng động nào khác nữa," cậu giải thích về sau này, "Do đó con đạt đến tiếng động vô thanh."

Toyo đã ngộ được tiếng vỗ của một bàn tay.

2. "Bạch đức Thế Tôn, mùa này những cây sồi làm rơi rụng rất nhiều hạt. Trong khi chúng con đi thiền chúng con đạp lên những hạt đó. Chúng con biết rằng có những hạt rơi xuống chỗ đất tốt và sẽ có những cây sồi con mọc lên. Một đời của đức Thế Tôn ngài đã làm ra không biết bao nhiêu là hạt, những hạt giống của tuệ giác của từ bi và ngài đã gieo khắp nơi. Chúng con không có nhận diện ngài qua hình sắc qua âm thanh như trong kinh kim cương đã nói, chúng con nhận diện ngài qua những cái hạt giống mà ngài đã gieo. Chúng con là đất và chúng con đã tiếp nhận những hạt giống của đức Thế Tôn, đức Thế Tôn đang có mặt nơi chúng con dưới dạng những hạt giống của từ bi của hạnh phúc của tự do. Chúng con đang nói chuyện với đức Thế Tôn không phải như một người ở ngoài chúng con biệt lập. Chúng con đang nói chuyện với Thế Tôn như là chúng con đang nói chuyện với chính chúng con tại vì chúng con đang mang theo ở trong chúng con sự có mặt đích thực của đức Thế Tôn sự. Và chúng con biết chúng con là sự có mặt của đức Thế Tôn. Chúng con biết rằng là khi nói chuyện thường thường phải có hai người một người nói một người nghe, hai người riêng biệt nhưng trong trường hợp này không phải như vậy, đức Thế Tôn và con không phải là hai và cũng không phải là một và vì vậy chúng con hiểu được thế nào là tiếng vỗ của một bàn tay."

Đọc xong rồi... ngẩn ngơ luôn...!

"Ngộ" ghê...!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Thiên Sứ ạ, theo em, công án tiến vỗ của một bàn tay là một cách diễn đạt về Thái cực đâý. Đó là trạng thái âm dương chưa sinh (2 bàn tay), chưa có tương tác âm dương (tiếng do hai bàn tay vỗ vào nhau), mà mới chỉ có 1 bàn tay (Thái cực), khi đó khái niệm "bàn tay" và "tiếng vỗ" cuả nó cũng chưa có, chỉ có "caí một " hay "Thái cực" mà thôi. Khi xuất hiện một bàn tay nữa (âm) thì cái "bàn tay" có trước kia (Thái cực) trở thành dương và tương tác âm dương (hai bàn tay vỗ vào nhau) mới sinh ra những caí mới (tiếng vỗ) hay là sự phát triển của Vũ trụ.

Như vậy, công án "tiếng vỗ của một bàn tay" là một kiểu "ngón tay chỉ trăng" giúp người ta quán xét để thấy được cái "bất khả tư nghị" là Thái cực hay Bản thể của Vũ trụ - Đạo theo cách diễn đạt của em. Vì thế, nếu dùng ngôn từ mô tả tiếng vỗ của một bàn tay, theo em, là bất khả (vì Đạo bất khả tư nghị mà). Đó là lý do sau biết bao năm tháng mà đây vẫn là đề tài hóc búa, chưa có lời gỉai thấu triệt, chỉ vì người ta cố dùng ngôn từ mà mô tả nó.

Kính anh.

Đúng là như vậy! Bản tính chân như vô thủy vô chung - tính Thấy, Phật tính - chính là Thái Cực. Nhất niệm động - Lưỡng nghi - thành "Tiếng vỗ tay của một bàn tay".

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu chào chú Thiên Sứ !

- Xã hội nhân loại là mê ảo, Cái lý của nhân loại là Phản đảo, Chân Lý không xuất hiện tại cõi người thường được. Muốn thấy được chân lý thì phải siêu xuất khỏi người thường

- Câu trả lời của cháu vẫn ở trong đây

http://www.phapluan....html/index.html

http://www.thuvienda..._2005_2004.html

Vô sở cầu nhi tự đắc.

Vietha có thể tóm tắt những gì Vietha hiểu ở đây. Tôi ko có thời gian tìm trên cả một trang web.

Còn cá nhân tôi đã có lý giải về "Tiêng vỗ tay của một bàn tay" tư lâu. Anh Votruoc đã nhắc lại điều này trong bài viết trên.

Share this post


Link to post
Share on other sites

CÔNG ÁN THIỀN

Mokurai, Tiếng Sấm Tĩnh Lặng, là thiền sư trụ trì chùa Kennin. Sư có một đệ tử nhỏ tên Toyo mới 12 tuổi. Toyo thấy các đệ tử đàn anh vào phòng thầy mỗi sáng và tối để nhận giáo huấn trong lớp riêng một thầy một trò và được hướng dẫn cá nhân về cách dùng công án để chận tâm trí không đi lang thang.

...

Toyo đến và đi cũng phải mười bận viếng Thầy với nhiều tiếng động khác nhau. Tất cả đều sai bét. Cả một năm cậu cứ suy nghĩ về tiếng vỗ của một bàn tay là thế nào.

Cuối cùng, cậu bé Toyo đi vào thiền định và quán chiếu tất cả các tiếng động. "Con chẳng còn biết thêm tiếng động nào khác nữa", cậu giải thích về sau này, do đó con đạt đến tiếng động vô thanh. Toyo đã ngộ được tiếng vỗ của một bàn tay.

Chúng ta có thể đang nhầm lẫn cách giải thích, có thể liên quan đến thuyết Âm Dương Ngũ Hành như Thái Cực, Lưỡng Nghi. Đây là một "công án Thiền", Toyo đi vào trạng thái đại định Somachi và quán chiếu tất cả các tiếng động "Con chẳng còn biết thêm tiếng động nào khác nữa". Vậy phải, nghiên cứu kết quả của các bậc giác ngộ lý giải quá trình quán chiếu âm thanh của họ. Một trong những công năng hay thần thông đạt được trong quá trình Thiền hay Yoga: đó là Thuận phong nhĩ - một phép thần thông nổi tiếng của Quan Âm Nam Hải (Quan Âm Bồ Tát), để cứu giúp chúng sinh mắc nạn trên biển cả.

Một trong những cái để tư duy, đó là "tính Nghe" như Rubi viết, cần được lý giải chi tiết hơn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rồi sao nữa? Thế nào là "Tiếng vỗ tay của một bàn tay"?

Không biết, không hiểu thì im lặng tìm hiểu, học hỏi. Không quanh co khúc thuyết. Các bậc đại thừa chưa ai giải thích được câu này đã từ nhiều thế kỷ. Rubi hãy im lặng đi, Đừng có quá ngã mạn.

Bởi vậy, có thoát khổ được đâu.

Dạ, nếu vậy theo chú thế nào là "Tiếng vỗ tay của một bàn tay" ? Với tư cách của một thiền sinh được mật truyền bình đẳng không phân biệt tiểu sadi hay là Thiền Sư Đại Đức Tăng đặt câu hỏi với chú.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dạ, nếu vậy theo chú thế nào là "Tiếng vỗ tay của một bàn tay" ? Với tư cách của một thiền sinh được mật truyền bình đẳng không phân biệt tiểu sadi hay là Thiền Sư Đại Đức Tăng đặt câu hỏi với chú.

Rubi không xem bài của chú Votruoc à? Câu trả lời đấy!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dạ, nếu vậy theo chú thế nào là "Tiếng vỗ tay của một bàn tay" ? Với tư cách của một thiền sinh được mật truyền bình đẳng không phân biệt tiểu sadi hay là Thiền Sư Đại Đức Tăng đặt câu hỏi với chú.

Bản tính chân như vô thủy vô chung - tính Thấy, Phật tính - chính là Thái Cực. Nhất niệm động - Lưỡng nghi - thành "Tiếng vỗ tay của một bàn tay".

Đây cũng chính là "Tập hợp lớn nhất, bao trùm lên tất cả mọi tập hợp" trong "Nghịch lý Cantor".

Đây cũng là sự mô tả tính tương tác trong mô hình Vonfram.

Đây cũng chính là: Cái có trước sự khởi nguyên của vũ trụ với năng lương vô cùng nhỏ của Gs Trịnh Xuân Thuân.

Và cũng chính là Thượng Đế.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đây cũng chính là "Tập hợp lớn nhất, bao trùm lên tất cả mọi tập hợp" trong "Nghịch lý Cantor".

Đây cũng là sự mô tả tính tương tác trong mô hình Vonfram.

Đây cũng chính là: Cái có trước sự khởi nguyên của vũ trụ với năng lương vô cùng nhỏ của Gs Trịnh Xuân Thuân.

Và cũng chính là Thượng Đế.

Dạ, do cách thức không phải thực chứng, không có sự ấn chứng mà chỉ bằng lời nói ám chỉ nên dù cho kéo lê trên đất hay lòi ruột ra, mặc dù có vẻ tương ứng cũng không nên tin như vậy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dạ, do cách thức không phải thực chứng, không có sự ấn chứng mà chỉ bằng lời nói ám chỉ nên dù cho kéo lê trên đất hay lòi ruột ra, mặc dù có vẻ tương ứng cũng không nên tin như vậy.

Tùy duyên chứng ngộ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác VoTruoc viết:

Anh Thiên Sứ ạ, theo em, công án tiến vỗ của một bàn tay là một cách diễn đạt về Thái cực đâý. Đó là trạng thái âm dương chưa sinh (2 bàn tay), chưa có tương tác âm dương (tiếng do hai bàn tay vỗ vào nhau), mà mới chỉ có 1 bàn tay (Thái cực), khi đó khái niệm "bàn tay" và "tiếng vỗ" cuả nó cũng chưa có, chỉ có "caí một " hay "Thái cực" mà thôi. Khi xuất hiện một bàn tay nữa (âm) thì cái "bàn tay" có trước kia (Thái cực) trở thành dương và tương tác âm dương (hai bàn tay vỗ vào nhau) mới sinh ra những caí mới (tiếng vỗ) hay là sự phát triển của Vũ trụ.

Như vậy, công án "tiếng vỗ của một bàn tay" là một kiểu "ngón tay chỉ trăng" giúp người ta quán xét để thấy được cái "bất khả tư nghị" là Thái cực hay Bản thể của Vũ trụ - Đạo theo cách diễn đạt của em. Vì thế, nếu dùng ngôn từ mô tả tiếng vỗ của một bàn tay, theo em, là bất khả (vì Đạo bất khả tư nghị mà). Đó là lý do sau biết bao năm tháng mà đây vẫn là đề tài hóc búa, chưa có lời gỉai thấu triệt, chỉ vì người ta cố dùng ngôn từ mà mô tả nó.

Nếu chúng ta cho rằng "Bất khả tư nghì" thì sao lại quy ước hay mô tả đó là Thái Cực!

Nếu là thực tại "bất khả tư nghì" thì thiền sinh Toyo lại "nghe" và "hiểu" được trạng thái "Tiếng vỗ tay của một bàn tay"!

Nếu quy ước là Thái Cực trước khi có Âm Dương thì trong thế giới đang vận động này, tức sau Thái Cực mà tại sao khẳng định đó là Thái Cực!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác VoTruoc viết:

Anh Thiên Sứ ạ, theo em, công án tiến vỗ của một bàn tay là một cách diễn đạt về Thái cực đâý. Đó là trạng thái âm dương chưa sinh (2 bàn tay), chưa có tương tác âm dương (tiếng do hai bàn tay vỗ vào nhau), mà mới chỉ có 1 bàn tay (Thái cực), khi đó khái niệm "bàn tay" và "tiếng vỗ" cuả nó cũng chưa có, chỉ có "caí một " hay "Thái cực" mà thôi. Khi xuất hiện một bàn tay nữa (âm) thì cái "bàn tay" có trước kia (Thái cực) trở thành dương và tương tác âm dương (hai bàn tay vỗ vào nhau) mới sinh ra những caí mới (tiếng vỗ) hay là sự phát triển của Vũ trụ.

Như vậy, công án "tiếng vỗ của một bàn tay" là một kiểu "ngón tay chỉ trăng" giúp người ta quán xét để thấy được cái "bất khả tư nghị" là Thái cực hay Bản thể của Vũ trụ - Đạo theo cách diễn đạt của em. Vì thế, nếu dùng ngôn từ mô tả tiếng vỗ của một bàn tay, theo em, là bất khả (vì Đạo bất khả tư nghị mà). Đó là lý do sau biết bao năm tháng mà đây vẫn là đề tài hóc búa, chưa có lời gỉai thấu triệt, chỉ vì người ta cố dùng ngôn từ mà mô tả nó.

Nếu chúng ta cho rằng "Bất khả tư nghì" thì sao lại quy ước hay mô tả đó là Thái Cực!

Nếu là thực tại "bất khả tư nghì" thì thiền sinh Toyo lại "nghe" và "hiểu" được trạng thái "Tiếng vỗ tay của một bàn tay"!

Nếu quy ước là Thái Cực trước khi có Âm Dương thì trong thế giới đang vận động này, tức sau Thái Cực mà tại sao khẳng định đó là Thái Cực!

Ngón tay Đức Phật chỉ trăng không phải là mặt trăng. Nương theo ngón tay Đức Phật để thấy mặt trăng.

Có người nương theo ngón tay ấy thấy được mặt trăng, có người chỉ mãi cũng chẳng thấy. Có người thì lại thấy ...quả chuông trên nóc nhà thờ.... Lại có người thây ... trái dừa trên cây!!! ...

Tùy duyên thôi mà.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ngón tay Đức Phật chỉ trăng không phải là mặt trăng. Nương theo ngón tay Đức Phật để thấy mặt trăng.

Có người nương theo ngón tay ấy thấy được mặt trăng, có người chỉ mãi cũng chẳng thấy. Có người thì lại thấy ...quả chuông trên nóc nhà thờ.... Lại có người thây ... trái dừa trên cây!!! ...

Tùy duyên thôi mà.

Tranh luận mệt lắm anh Votruoc à.

Hôm qua, trên facebook, một thành viên phát biểu một câu rất chí lý "Nếu ai đó đem công bố cả bí ẩn vũ trụ ra chợ thì sẽ là thằng khùng". Đại ý thế.

Diễn đàn này đang cố gắng cơ cấu thành siêu thị. Nhưng dù sao nó vẫn kế thừa một cái chợ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tranh luận mệt lắm anh Votruoc à.

Hôm qua, trên facebook, một thành viên phát biểu một câu rất chí lý "Nếu ai đó đem công bố cả bí ẩn vũ trụ ra chợ thì sẽ là thằng khùng". Đại ý thế.

Diễn đàn này đang cố gắng cơ cấu thành siêu thị. Nhưng dù sao nó vẫn kế thừa một cái chợ.

Diễn đàn này đặt vấn đề " Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miến Nam sông Dương tử, chính là cội nguồn của văn minh Đông phương. Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất".

Những luận cứ để trình bày bày luận điểm này đủ sắc sao để nó tồn tại trước "cộng đồng khoa học thế giới" và "hầu hết các nhà khoa học trong nước" phủ nhận cội nguồn dân tộc Việt theo truyền thống văn hóa sử Việt. Nếu không thì anh Votruoc cũng thừa biết hậu quả của nó ra làm sao rồi.

Nhưng không chỉ dừng lại đấy. Diễn đàn này còn xác định Việt sử chính là cội nguồn của nền văn minh Đông phương và thuyết ADNH chính là lý thuyết thống nhất. Tất nhiên đây không phải là đề tài hàng chợ anh Votruoc à!

Nếu xét về tính khoa học thật sự - tôi loại trừ đám lôm côm bon chen, chụp mũ, đặt vấn đề....- thì ngay chỉ thế thôi cũng đủ các nhà khoa học thật sự phải cân nhắc, với những luận cứ từ diễn đàn này. Huông chi ngoài khoa học còn đám lôm côm thể hiện tư duy, ý chí, ý thức, phân tích, phân teo, đặt vấn đề vớ vẩn, xem nó ảnh hưởng đến cái gì, hệ quả ra làm sao.......Mệt lăm.

Nếu chẳng may tôi đúng thì nó ảnh hưởng cả thế giới. Mọi chuyện tưởng chừng cực kỳ phức tạp, đôi khi lại đơn giản bởi phương pháp tư duy.

Cho nên trao đổi, học thuật thì cứ trao đổi thôi. Ai nghe thì nghe, không thì thôi. khỏi tranh luận ạnh a.

Tùy anh. Nếu anh rảnh.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT NHĨ CĂN VIÊN THÔNG

Tôi bèn xóa đi ý niệm về giác bấy giờ tâm tánh tôi rỗng rang lặng lẽ như hư không. Tôi lại diệt đi cái giác tri “như hư không” ấy. Cuối cùng tôi diệt cả khái niệm “diệt”. Khi tôi diệt hết khái niệm vi tế về “diệt sanh, sanh diệt” bỗng dưng tôi nhận thấy toàn thể pháp giới trong mười phương chỉ còn là cảnh giới “bất nhị” tịch diệt hiện tiền. Tâm tánh của tôi viên mãn khắp giáp mười phương vượt hẳn tầm nhận thức thường tình của thế gian. Tôi được hai món thù thắng : Một là tâm tôi hợp với bản giác nhiệm mầu của mười phương Như Lai, đồng một từ tâm hướng hạ cứu độ chúng sinh. Hai là hợp với tâm của lục đạo chúng sinh trong mười phương, đồng một bi tâm hướng thượng cầu Vô thượng Bồ Đề.

Ở phần kinh trên, Đức Phật đã gạn hỏi đại chúng nguyên nhân đạt được đạo, chứng nhập viên thông. Có hai mươi lăm vị Thánh đệ tử Thanh Văn lẫn Bồ Tát lần lượt trình bày về thành quả viên thông ấy, cái nguyên nhân chứng đắc của mình để cho ông A Nan chọn cái nào là viên thông nhất làm nhân địa tu hành. Sáu căn, sáu trần, sáu thức và bảy đại đều là những dữ kiện để đạt đến chứng đắc viên thông và viên thành Thánh quả. Nếu theo thứ tự thì Nhĩ căn viên thông phải được trình bày sau phần nhãn căn viên thông ở đoạn kinh trước. Nhưng vì tầm quan trọng và siêu tuyệt của nó nên Bồ Tát Quán Thế Âm nhĩ căn viên thông được trình bày sau chót vì chỗ chứng đắc của Đức Quán Thế Âm mới là tròn đủ, nhiệm mầu.

Đối với sáu căn thì căn tai là bậc nhất cho nên hành giả chỉ cần đi sâu vào một căn thì sáu căn liền thanh tịnh. Quán Thế Âm là dùng “Văn Tư Tu”, văn là nghe, tư là suy nghĩ, nghe rồi suy nghĩ để tu nghĩa là nghe ở tai, suy nghĩ ở tâm và tu trong sự làm thì trí tuệ vô lậu phát sinh mà vào được chánh định. Nghe ở đây là nghe chánh pháp, nghe Phật pháp và suy nghĩ là suy nghĩ đúng với chân lý thì sự thực hành mới có lợi lạc, mới phát sinh trí tuệ sáng suốt. Nhĩ căn viên thông là phương pháp “phản văn văn tự tánh” giúp hành giả dứt vọng trở về chơn nghĩa là không xuôi dòng chạy theo âm thanh mà trở ngược lại tánh nghe tức là từ cái nghe để trở về với tự tánh của mình. Nhập lưu ở đây chính là đi ngược dòng nghiệp thức để quay lại quán tánh nghe. Người thực hành pháp môn này tuyệt đối không dùng tai để nghe vì nếu còn dùng tai để nghe là còn chạy theo âm thanh sắc tướng tức là chạy theo vọng tưởng trần duyên. Đối với âm thanh chẳng nói là nghe mà nói là Quán tức là dùng Trí chiếu soi chớ không dùng Thức Tai mà nghe.

Vậy Ngài Quán Thế Âm áp dụng nhĩ căn viên thông như thế nào?

Đức Quán Thế Âm quán cái “tánh nghe” không tăng không giảm, không biến chuyển thay đổi, không sinh diệt và bao trùm khắp mười phương. Ngài quán các tướng động, tĩnh hiện ra trong tánh nghe là huyễn hóa, là không thật vì chúng không có tự tánh, không có chủ thể cho nên Ngài không còn phân biệt thật có năng, có sở mà vào được tánh viên thông. Tánh nghe thì lúc nào cũng có, khi có âm thanh là nghe tiếng còn không có tiếng, vắng lặng là nghe tĩnh đến khi không còn nghe động hay tĩnh tức là dứt được năng văn, sở văn. Khi tai nghe âm thanh động, tĩnh từ bên ngoài (sở văn) thì tâm liền buông bỏ, quên đi sở văn nghĩa là nghe thì cái gì cũng nghe mà thật ra chẳng nghe cái gì hết tức là năng văn, sở văn trở nên vắng lặng, không nghe bên ngoài mà chẳng còn nghe bên trong.

Mặc dù động, tĩnh vẫn còn nhưng không quan tâm cái gì hết. Muốn thực hành pháp môn Nhĩ căn viên thông được rốt ráo thì trước hết hành giả phải cố gắng thực tập cái nghe. Nghe thì nghe tất cả mà như không nghe gì hết, hay không nghe gì hết mà vẫn nghe tất cả. Đây là cách nhiếp căn tai lại không cho chạy theo thanh trần tức là âm thanh động, tĩnh, thị phi, phải quấy, tốt xấu. hơn thua… bên ngoài. Nên nhớ căn mắt và căn tai là hai cơ quan nhạy bén nhất của con người nên dễ tiếp xúc, cảm nhận và phân biệt trần cấu mà phát sinh ra vọng tưởng. Do đó mắt thì cái gì cũng thấy mà như không thấy gì hết, chẳng cần quan tâm lưu ý cái gì hết thì tâm không động. Và cứ như thế mà thực hành lối tu này thì đến lúc năng văn, sở văn hoàn toàn không còn nữa tức là có được Nhân Không.

Bây giờ không trụ vào chỗ nghe hay không nghe nghĩa là cái nghe thì đã không nghe rồi, nhưng cái không nghe thì cũng không vương mắt, chấp vào chỗ cái không nghe mà trong ta chỉ còn có một cái tánh giác mà thôi. Nói cách khác trong tâm bấy giờ tất cả những ý niệm cho dù là thiện, ác cũng không còn thì tánh giác xuất hiện. Nhưng nếu hành giả cố giữ ý niệm về giác thì cũng không được mà phải xóa bỏ luôn ý niệm năng giác về mình và sở giác là đối tượng giác mà mình cố giữ gìn, bám vúi vào đó. Sau khi đã xóa bỏ hoàn toàn năng giác, sở giác thì tâm rỗng rang lặng lẽ và thấy vạn pháp như rỗng Không. Rỗng Không là thấy vạn pháp là đối tượng “sở không” còn trí của mình là “năng không” nên mới có sự phân biệt năng không, sở không.

Sau cùng hành giả phải diệt hết cái biết trống không tức là đừng bám vúi vào cái giác tri rỗng không ấy tức năng không, sở không cũng bỏ hết, chẳng còn gì để phân biệt. Năng Không và Sở Không đều diệt mất tức là đã giải thoát khỏi pháp. Sau cùng ý tưởng về sanh diệt cũng diệt luôn nghĩa là dù biết thế giới là sinh sinh diệt diệt, nhưng hành giả phải diệt đi cái quan niệm sinh diệt của vạn pháp chớ đừng thấy vạn pháp sinh mà vui mừng, tham đắm, say mê và vạn pháp diệt thì phiền não, khổ đau. Thí dụ còn thấy mình tu để diệt vô minh phiền não là ý niệm sinh diệt, cần phải diệt vì thế gian chẳng có cái gì là vô minh phiền não cả.

Nếu tâm không còn dính mắc thì tìm đâu ra phiền não vô minh vì phiền não vô minh đâu có thật! Vì thế nếu hành giả diệt được ý niệm sanh diệt nghĩa là thấu hiểu vạn pháp là vô thường sinh sinh diệt diệt cho dù con người có quan tâm thì nó cũng sinh diệt hay chẳng cần để ý đến thì nó cũng sinh diệt như thường nên họ nhìn vạn pháp một cách trực giác, hồn nhiên thì chính họ sẽ có cái vui tịch diệt. Trong ngũ uẩn thì hành uẩn là cội nguồn phát sinh ra ý niệm, dòng tư tưởng sinh diệt xuất phát từ hành uẩn tuôn chảy không ngừng vì thế nếu không diệt được hành uẩn thì khó kiềm chế ý niệm. Một khi phá được hành uẩn thì dĩ nhiên thức uẩn không còn vì chẳng còn ý niệm gì để phân biệt. Sanh diệt đã diệt thì Tịch Diệt hiện tiền nghĩa là tự tánh Bồ Đề hiển hiện tức là vào Tam-ma-đề, chứng vô sanh pháp nhẫn. Đó là Thường Chân Thật vậy.

Pháp tu Quán Thế Âm Nhĩ Căn Viên Thông này vô cùng thâm sâu huyền diệu đưa hành giả đạt đến trí tuệ tận cùng và sau cùng chứng được Lăng Nghiêm tam muội để có giải thoát giác ngộ viên mãn.

Ngày xưa Trí Giả Đại sư của phái Thiên Thai đã nghiêm trì kinh Pháp Hoa đến chỗ tận đỉnh tột cùng, chứng được Pháp Hoa tam muội và nhất triền Đà la ni. Sau khi xuất định, Ngài lập ra môn Tam Chỉ Tam Quán. Về sau có vị Pháp sư người Ấn Độ nghe danh nên đến núi Thiên Thai thăm viếng. Sau khi nghe Trí Giả Đại sư trình bày về môn Tam Chỉ Tam Quán, vị Pháp sư rất ngạc nhiên mà thốt lên rằng pháp môn này cũng giống như kinh Thủ Lăng Nghiêm ở Ấn Độ. Trí Giả Đại sư tuy đã nghiêm trì Phẩm Phổ Môn Quán Thế Âm trong kinh Pháp Hoa đến chỗ cao tột nên Ngài muốn nhờ kinh Thủ Lăng Nghiêm để ấn chứng. Tại sao phải là kinh Lăng Nghiêm? Bởi vì trên thế gian, duy nhất kinh Lăng Nghiêm mới có pháp tu “phản văn văn tự tánh’ của Ngài Quán Thế Âm mà chứng đắc Thủ Lăng Nghiêm tam muội.

Pháp môn Tam Chỉ Tam Quán dùng “ý thức” để tu tâm, còn kinh Lăng Nghiêm lại dùng “tánh của căn” để tu. Hành giả muốn tu theo pháp môn ‘phản văn văn tự tánh” để có được Thủ Lăng Nghiêm Đại Định thì tuyệt đối không dùng đến tâm thức bởi vì tâm thức phân biệt là cội nguồn của vọng thức chớ không phải chơn tâm. Nhưng nếu cho rằng tâm thức là dẫn dắt đến chỗ vô minh tăm tối nên chúng sinh cố gắng xả bỏ tâm thức tán loạn vọng động để tạo cái tâm an định, tịch tĩnh thì lại bị kẹt vào chỗ chấp. Mà còn chấp là còn dính mắc, không thể có tự tại. Nếu quan niệm rằng cố gắng thiền quán để đưa tâm đến trạng thái tĩnh lặng tức là ý niệm không còn thì sẽ đắc định. Đây chỉ là bước đầu trên con đường giải thoát giác ngộ chớ thật ra cái định đó vẫn chưa thoát ra khỏi khuôn khổ của tâm thức. Do đó, dựa theo kinh Lăng Nghiêm, hành giả phải xả bỏ tâm thức dưới mọi hình thức thì mới hy vọng đạt được tánh định sẵn có của tự tâm. Lúc bấy giờ chúng sinh mới có thể nhận rõ được những thể tánh như nghe, thấy, nếm, ngửi, xúc, biết thường có trong các giác quan của mình. Tánh định này mới thật sự là chơn định.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Núi Kê Túc - nơi Ngài Ca Diếp nhập đại định

Tác giả: Huệ Pháp

Ngày 10 tháng 11 vừa qua, tôi có nhân duyên tháp tùng cùng Hòa thượng Thích Như Điển và đại chúng đi chiêm bái hang động nơi Ngài Ca Diếp, Tổ sư thứ nhất của Phật giáo nhập đại định.

Theo lịch sử ghi lại trong kinh điển, Ngài Ca Diếp đã chọn ngọn núi này nhập đại định để chờ đức Phật Di Lặc ra đời trao truyền y bát của đức Phật Thích Ca. Núi Kê Túc có nghĩa là núi Chân Gà, hình dáng ngọn núi giống ba móng chân của con gà chụp lên nên dân gian gọi là núi Kê Túc (núi Chân Gà), thuộc tiểu bang Bihar, tây bắc Ấn Độ.

Đường đi từ Tháp Bồ Đề Đạo Tràng đến núi Kê Túc không xa, khoảng chừng 40 km. Tuy nhiên, vì đường xá quá tệ, nhiều ổ voi, ổ gà nên phải mất gần hai tiếng đồng hồ cho chuyến hành trình này. Trên đường tới, đi qua nhiều làng mạc, đặc biệt đi qua cây cầu bắc qua sông Ni Liên Thiền, nơi đức Thế Tôn quăng bát sữa xuống dòng nước đang chảy, để phát nguyện rằng: nếu như bát sữa trôi ngược dòng sông thì ta sẽ chứng quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Qua hơn 2500 năm, dòng sông ấy nay vẫn còn. Vào mùa hè, nước sông cạn trơ đáy, chỉ còn một rãnh nhỏ có nước ở giữa bãi cát rộng. Người dân bắt đầu trồng trọt rau màu trên đó. Mùa mưa đến thì nước tràn bờ, dòng nước chảy rất mạnh. Chính phủ đã cho xây cây cầu bê tông bắt qua hai bờ sông để giao thông thuận lợi. Trên đường đi, tôi để ý có nhiều làng mạc rất nghèo, nhà cửa được xây bằng đất sét, lụp xụp; trước nhà thì nuôi trâu bò; có những rãnh nước thải đổ trực tiếp trước nhà trong rất mất vệ sinh. Phải biết rằng, Bihar là một trong những tiểu bang nghèo nhất ở Ấn Độ. Dân cư ở khu vực Gaya – gần Tháp Bồ Đề Đạo Tràng – sống chủ yếu bằng nghề nông, chăn nuôi gia súc. Một nghề khác thường thấy ở khu vực này là nghề ‘cái bang’, tập trung chủ yếu ở những nơi có Thánh tích Phật giáo. Vào mùa hành hương, khoảng thời gian tháng 10 đến tháng 04 năm sau, họ lại tụ tập, từ xưa đến nay vẫn như thế, và có khuynh hướng tăng lên. Nhiều khi họ có công ăn việc làm, nhưng vẫn thích cái nghề ‘sè tay năm ngón’ vừa nhàn rỗi, không mệt sức, chỉ có điều hơi mỏi miệng tí. Có nhiều em nhỏ, sáng đi học, chiều tham gia vào hội để kiếm thêm thu nhập cho gia đình, thế đấy! Ba năm trước, tôi đến Bồ Đề Đạo Tràng, thành viên cái bang chưa biết tiếng Việt, giờ thì đã rành: A Di Đà Phật chào thầy, chào cô, cho con xin ít tiền nuôi gia đình… nghe mà cũng động lòng.

Khi xe chúng tôi vừa tới thì dân làng ở đây ra chào “Hello” rất đông. Tôi tự nghĩ, họ chắc cũng là Phật tử hay tính họ hiếu khách khi thấy người nước ngoài tới thăm. Thế nhưng, thật ra họ biết chúng tôi lên núi Kê Túc, nên đến để giúp chúng tôi, đổi lại họ có thêm ít tiền để sống, gọi đơn giản là ‘làm ăn’. Lớn có, nhỏ có, đi theo chúng tôi để tìm kiếm cơ hội được làm việc. Trong đoàn có vài chị lớn tuổi, nghĩ không kham nổi chuyện vừa đèo túi xách, vừa đèo cái thân lên núi, nên nhờ ngay một em nhỏ, và trả giá cho chuyến làm ăn này 100 rupees (khoảng 40.000 VNĐ). Cậu bé này chấp nhận ngay. Với người dân quê nghèo vùng này, 100 rupees là lớn lắm. Rồi đoàn cũng phải nhờ một số thanh niên giúp trong việc đèo thức ăn, nước uống, giúp cho những người già lên núi. Xong đâu đó, cả đoàn cùng nhau vượt chướng ngại vật lên chiêm bái đức Tổ Ca Diếp.

Từ dưới nhìn lên, núi Kê Túc không cao lắm, nhưng khi đã đi đến nửa chặng đường rồi thì quả mới biết: lên non mới biết non cao. Đường lên đỉnh núi chỗ có bậc tam cấp, có chỗ không. Được biết, chính Phật giáo Tây Tạng đã làm con đường này để Phật tử dễ dàng lên núi chiêm bái. Trên đỉnh núi, có một cái tháp đang xây, mang dáng dấp kiểu Tây Tạng, nên dễ dàng đoán điều đó. Trên đường chinh phục độ cao này, đoàn phải nghỉ nhiều chặng, uống hết bao nhiêu là chai nước. Rồi mỗi khi dừng lại nghỉ ngơi, lại được nghe Hòa Thượng Như Điển ngâm thơ, kể chuyện. Lúc đó mới biết Hòa Thượng có trí nhớ tuyệt vời, biết viết và nói rành năm ngôn ngữ: Tiếng Anh, Đức, Pháp, Nhật và Trung. Hòa thượng nói rằng, ngài có thể nhớ bao nhiêu câu trong một bài thơ, những bài thơ ngài học thuộc lòng từ thời đi học, giờ vẫn còn nhớ như in. Trong trí nhớ của ngài, còn có cả ngàn số điện thoại đang được lưu. Hòa Thượng tuy tuổi đã cao, nhưng nhờ hằng ngày lạy Phật nên ngài leo núi giỏi hơn chúng đệ tử còn trai tráng này. Hòa thượng còn kể nhiều chuyện nghe rất hấp dẫn và ngài đố đại chúng rằng: Tại sao đức Ca Diếp lại chọn hòn núi cao và hiểm trở này để nhập Đại định? Ai cũng trả lời; nào là: vì núi cao thì yên tịnh, thích hợp cho việc tu hành, nhập định; nào là: để không cho ai lên quấy rầy giống như ở dưới xóm làng v.v... Ngài cười vui trả lời rằng: để thử lòng người hậu thế, xem ai có lòng lên thăm! Cả đại chúng đều cười vui vẻ, khiến sự mệt mỏi tan biến.

Cuối cùng rồi đỉnh núi cũng không phụ lòng người. Tới nơi rồi! Ai cũng tỏ vẻ hớn hở vì mình có nhân duyên lớn được chiêm bái nơi này. Trên đỉnh núi có một ngọn núi đá to ngáng đường, để lên được đỉnh thì phải trèo lên. Thế nhưng, theo lịch sử ghi lại, Ngài Ca Diếp đã dùng thần lực chẻ đôi ngọn núi đá ấy, rồi đi vào bên trong. Hiện nay, chứng tích ấy vẫn còn. Vách đá hai bên của đường chẻ bằng phẳng. Đường vào bên trong nhỏ hẹp dần, nếu ai mập quá thì không thể lách người qua được. Đi đến cuối đường thì rẽ trái, có một cái lỗ nhỏ chui qua để lên phía trên, hơi khó đi nhưng rất ấn tượng. Đây không phải là sự sáng tạo của thiên nhiên, mà của một vị Thánh nhân, là bậc thầy của người con Phật nên ta có cảm giác vừa thú vị, vừa hãnh diện về điều này.

Khi lên trên đỉnh rồi, chúng ta có thể quan sát thấy đồng bằng bốn bên, và vì thế, núi Kê Túc không phải là một dãy núi mà chỉ là một ngọn núi nằm trơ trọi ở một vùng đất bằng phẳng. Tầm nhìn xa và rất đẹp. Trên đỉnh núi có một cái tháp đang được xây, theo kiến trúc của Phật giáo Tây Tạng, dưới tháp đó là một cái hang, được cho là nơi đức Ca Diếp ngồi nhập định. Chỗ đó giờ được xây thành một điện thờ nhỏ, trong có tôn tượng đức Ca Diếp, làm nơi hành lễ của các đoàn đến chiêm bái.

Cả đoàn dưới sự chủ trì của Hòa thượng, tụng một thời kinh ngắn, rồi cùng ngồi xuống nghe giảng về công hạnh của đức Ca Diếp. Sau đó, dùng bữa trưa rồi xuống núi. Ai cũng muốn ở lại thật lâu để ở bên cạnh đức Ca Diếp. Trên này, từng có người ngồi thiền suốt đêm với những cơn gió thổi hun hút.

Đường xuống núi ai nấy đều tỏ vẻ hạnh phúc, có nhiều thời gian để chụp hình kỷ niệm. Ai cũng nghĩ, xuống núi sẽ dễ và ít mệt hơn lên, nhưng cũng có người, khi lên thì dễ, chứ xuống thì đôi chân trở nên yếu đuối, vì phải chịu lực của cả thân thể đè xuống, nên đôi chân bị run, và có cảm giác rất khó tả, chỉ mong được xuống càng nhanh càng tốt. Lúc xuống núi chỉ khoảng 2 giờ chiều, nhưng về tới nhà thì hơn 4 giờ chiều.

Trong hành trình chiêm bái của các đoàn, ít có đoàn nào viếng thăm núi Kê Túc, vì tuyến đường này ngược với các điểm khác. Nếu đi núi Kê Túc thì phải mất một ngày, trong khi các tuyến khác, thì một ngày đi vài địa điểm. Thời gian có hạn nên các đoàn cũng phải lựa chọn địa điểm để viếng thăm.

Một ngày trôi qua, tôi đã có được một việc làm lợi ích, như lời của Hòa thượng Như Điển dạy: Hãy làm một việc lợi ích dù nhỏ trong một ngày, đừng để thời gian trôi qua vô ích. Chuyến chiêm bái để lại nhiều ấn tượng sâu sắc cho mọi người trong đoàn, một trải nghiệm mới, một niềm tin về đạo mạnh mẽ, Bồ đề tâm càng thêm kiên cố. Đi về rồi, ai cũng muốn tu để được gặp lại Ngài Ca Diếp trong tương lai.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh hoangnt . Sau khi anh đọc các bài theo đường link này với tâm Thanh Tịnh , anh sẽ thấy cảnh giới của mình thăng tiến và khi nhìn lại anh sẽ thấy những điều mình hiểu biết hôm nay thật là quá tức cười. Tu tức là tu tâm( Tu bỏ cái tâm người thường đi như tâm tật đố, tâm tranh đấu , tâm hiển thị, ngạo mạn , tâm hoan hỉ rất nhiều các tâm xấu xa khác ......... ) khi còn tâm người thường thì chân lý làm sao hiển hiện được. Tôi không có ý gì tôi cũng chưa đọc những gì anh viết thật ra tôi cũng không đọc những bài viết của mọi người trong chủ đề này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh hoangnt . Sau khi anh đọc các bài theo đường link này với tâm Thanh Tịnh , anh sẽ thấy cảnh giới của mình thăng tiến và khi nhìn lại anh sẽ thấy những điều mình hiểu biết hôm nay thật là quá tức cười. Tu tức là tu tâm( Tu bỏ cái tâm người thường đi như tâm tật đố, tâm tranh đấu , tâm hiển thị, ngạo mạn , tâm hoan hỉ rất nhiều các tâm xấu xa khác ......... ) khi còn tâm người thường thì chân lý làm sao hiển hiện được. Tôi không có ý gì tôi cũng chưa đọc những gì anh viết thật ra tôi cũng không đọc những bài viết của mọi người trong chủ đề này.

Chủ đè do Vietha tạo ra, nhưng Vietha lai không đọc những gì mọi người trao đổi.

Vậy tôi khoa topic này.

Share this post


Link to post
Share on other sites
Guest
Chủ đề này hiện đang đóng.