Thiên Đồng

Những Bài Thuốc Dân Gian Việt Nam

55 bài viết trong chủ đề này

7 loại gia vị và thảo mộc chống ung thư

Gừng, tỏi, nghệ, bạc hà, ớt… ngoài việc được sử dụng như một loại gia vị cần thiết, chúng còn có nhiều tác dụng hữu ích trong việc phòng ngừa và điều trị các bệnh ung thư.

Gừng

Gừng từ lâu đã được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị nhiều bệnh từ cảm đến táo bón. Gừng có thể được sử dụng tươi, ở dạng bột (gừng gia vị), hoặc dạng kẹo (mứt gừng, kẹo gừng). Mặc dù hương vị giữa gừng tươi và gừng xay khác nhau nhưng chúng có thể thay thế cho nhau trong nhiều công thức nấu ăn. Bạn có thể thay thế 1/8 muỗng cà phê gừng xay với 1 muỗng canh gừng tươi nạo, và ngược lại.

Posted Image

Tiêu thụ gừng và các sản phẩm của gừng, ngoài việc có tác dụng như bất cứ loại thuốc chống buồn nôn nào, nó còn có thể giúp cho dạ dày của bạn không bị nôn nao trong khi điều trị bệnh ung thư.

Cây mê điệt (Hương thảo)

Mê điệt hay còn gọi hương thảo là một loại thảo mộc lành tính ở vùng Địa Trung Hải, có lá hình kim và là nguồn giàu chất chống oxy hóa. Vì nguồn gốc của nó nên hương thảo thường được sử dụng trong việc nấu ăn, và là thành phần chính trong gia vị của người Italy. Bạn có thể sử dụng nó để thêm hương vị cho các món súp, nước sốt cà chua, bánh mì, và các loại thực phẩm giàu protein như thịt gia cầm, thịt bò, và thịt cừu.

Hương thảo có thể giúp giải độc, thay đổi hương vị, trị chứng khó tiêu, đầy hơi, chán ăn và các vấn đề tiêu hóa khác. Để cải thiện những vấn đề về sức khỏe trên bạn nên uống 3 tách trà hương thảo mỗi ngày.

Nghệ

Nghệ là loại thảo dược trong họ nhà gừng, thường dùng làm cho món cà ri có màu vàng và hương vị hấp dẫn đặc biệt. Chất curcumin dường như là hợp chất hoạt động trong nghệ. Nó đã được chứng minh là có tính chống oxy hóa và chống viêm, có khả năng bảo vệ cơ thể chống lại sự phát triển ung thư.

Chất bổ sung chiết xuất từ ​​củ nghệ đang được nghiên cứu xem liệu chúng có vai trò như thế nào trong việc ngăn ngừa và điều trị một số loại ung thư, bao gồm cả đại tràng, tuyến tiền liệt, vú, và ung thư da.

Ớt

Ớt chứa capsaicin, một hợp chất giúp giảm đau. Nhưng điều này không có nghĩa là bạn nên cọ xát ớt vào vùng da bị đau. Ớt cần được xử lý rất cẩn thận, vì chúng có thể gây bỏng nếu tiếp xúc với da.

Nếu bạn bị đau và muốn khai thác sức mạnh của ớt, nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa hoặc bác sĩ kê đơn loại kem capsaicin. Ớt cho thấy kết quả khá tốt đối với việc điều trị đau do thần kinh sau khi phẫu thuật ung thư.

Một lợi ích của ớt là có thể giúp giảm chứng khó tiêu.

Tỏi

Tỏi thuộc nhóm Allium với những loại củ như hẹ, tỏi tây, hành tây, hẹ tây, và hành lá. Tỏi có hàm lượng lưu huỳnh cao và cũng là một nguồn giàu các chất arginine, oligosaccharides, flavonoids, và selen. Tất cả những loại chất này đều có lợi cho sức khỏe. Hợp chất hoạt động của tỏi, được gọi là allicin tạo cho nó có mùi đặc trưng, sinh ra khi tỏi được cắt nhỏ, nghiền nát.

Một số nghiên cứu cho thấy ăn nhiều tỏi làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày, đại tràng, thực quản, tụy, và vú. Tỏi có thể bảo vệ chống lại ung thư thông qua nhiều cơ chế, bao gồm ức chế nhiễm khuẩn và sự hình thành các chất gây ung thư, thúc đẩy tái tạo DNA. Tỏi hỗ trợ giải độc, tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp giảm huyết áp.

Bạc hà

Posted Image

Bạc hà đã được sử dụng hàng nghìn năm nay nhằm trợ giúp tiêu hóa, làm giảm khí, khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy. Nó cũng có tác dụng giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích và ngộ độc thực phẩm. Bạc hà còn giúp làm dịu các cơ dạ dày và cải thiện dòng chảy của mật, tạo điều kiện cho thức ăn đi qua dạ dày nhanh hơn.

Nếu bệnh ung thư hoặc quá trình điều trị ung thư của bạn gây rối loạn dạ dày, hãy thử uống một tách trà bạc hà. Bạn có thể sử dụng các loại trà bạc hà được bán trên thị trường hoặc tự pha chế bằng cách đun sôi lá bạc hà khô hoặc thêm lá tươi vào nước đun sôi và để trong vài phút cho đến khi trà đậm đặc như mong muốn.

Bạc hà cũng có tác dụng làm dịu cổ họng bị đau. Vì lý do này, nó đôi khi cũng được dùng để làm giảm các vết loét miệng do hóa trị và xạ trị, hoặc là một thành phần quan trọng trong phương pháp điều trị cho tình trạng này.

Hoa cúc

Posted Image

Hoa cúc được cho là có nhiều lợi ích trong y học và đã được sử dụng trong lịch sử để điều trị nhiều loại bệnh. Hoa cúc có thể cải thiện vấn đề giấc ngủ, hãy thử uống một tách trà hoa cúc đậm đặc trước khi đi ngủ, bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ của nó.

Nước súc miệng hoa cúc cũng đã được nghiên cứu và chứng minh là có tác dụng tốt trong việc phòng ngừa và điều trị lở miệng do hóa trị và xạ trị. Cách đơn giản là bạn chỉ cần pha trà, để nguội và súc miệng thường xuyên.

Trà hoa cúc có thể là một cách tốt để kiểm soát vấn đề về tiêu hóa, bao gồm co thắt dạ dày. Hoa cúc sẽ giúp thư giãn các cơn co thắt bắp thịt, đặc biệt là các cơ trơn của ruột.

Theo VNE

Share this post


Link to post
Share on other sites

Các Mẹo hay chữa táo bón

Posted ImageTáo bón là một bệnh khá thường gặp và có vẻ khó chữa. Hãy thử một trong các mẹo dưới đây hay áp dụng cả 6 cách nếu thấy tình hình không chuyển biến…

Cắt giảm những thực phẩm đã tinh chế

Những thực phẩm chế biến sẵn ít nhiều đã bị mất chất dinh dưỡng cũng như chứa một lượng chất xơ thấp hơn bình thường.

Bạn có thể ăn nhiều rau sống để bổ sung thêm chất xơ và vitamin hơn. Tuy nhiên bạn cũng lưu ý, rửa sạch rau và giữ an toàn vệ sinh thực phẩm.

Mật ong

Mật ong cũng có tác dụng rất tốt trong việc chữa táo bón, nếu cảm thấy hương vị quá đậm, bạn có thể pha vào nước trái cây thay đường. Không ăn nhiều hơn hai thìa đầy mỗi ngày, vì nó chứa khá nhiều calo cho những ai đang muốn giảm cân.

Táo

Nước ép táo hay táo đều là thuốc nhuận tràng tư nhiên. Một quả táo mỗi ngày để luôn giữ cho cơ thể khoẻ mạnh, tăng cường hệ thống miễn dịch. Một quả táo sau một giờ ăn để giảm “cơ hội” táo bón phát triển nhé.

Chất xơ hòa tan

Ngũ cốc, bánh mỳ và cả những sản phẩm từ ngũ cốc, gạo nguyên cám đều chứa nhiều chất xơ. Vì cơ thể luôn cần một lượng chất xơ cụ thể để vận hành hệ tiêu hoá một cách thông suốt nên bất cứ món ăn nào có nhiều hơn 6gam chất xơ thì được coi là có chứa chất xơ cao. Bạn có thể bổ sung món súp ngũ cốc nguyên cám hoặc bánh mỳ ở dạng bột vào thực đơn ăn kiêng của mình.

Quả mơ

Mơ luôn luôn có tác dụng làm giảm táo bón nhưng đừng quá lạm dụng nó. Vì nếu ăn quá nhiều cùng một lúc lại là nguyên nhân gây tiêu chảy. Nếu không phải mùa mơ, bạn có thể dùng mơ khô để thay thế, có thể dùng kết hợp thêm quả hạnh cũng rất tốt.

Nước ép mận khô

Mận có thể ăn tương tự như mơ nhưng cũng có thể gây tiêu chảy và mất nước nếu ăn quá nhiều. Với một số người ăn mận khô lại gây khó tiêu hoá, vì vậy nước ép từ mận khô là tốt hơn cả.

Nguồn: Dân Trí

Share this post


Link to post
Share on other sites

HOA CHỮA BỆNH

Hoa hồng, hoa cúc, hoa ngâu... từ lâu đã được dân gian và y học vận dụng làm vị thuốc chữa bệnh.

Posted Image

Hoa hồng trắng - Ảnh: Khả Hòa

Theo lương y Trần Khiết, để trị chứng ho, từ xa xưa người ta dùng hoa hồng bạch (hồng trắng) đem hấp với đường phèn, nhất là dùng trị ho ở trẻ nhỏ. Hồng là loài hoa được y học nói đến từ rất lâu về công dụng chữa bệnh như chữa nhọt, làm tan máu tụ, tiêu sưng bạt độc...

Dùng 30 gr hoa cúc (đã phơi khô), 8 gr rễ củ hành (nhổ cây hành tươi lấy rễ, rửa sạch) và 20 gr bạch chỉ. Cho tất cả cùng 3 chén nước (750 ml) vào nồi, nấu còn lại 1 chén, chắt nước ra. Cho tiếp 2 chén nước vào nồi, nấu còn lại nửa chén. Hòa hai nước lại chia làm 2 - 3 lần dùng trong ngày. Cách này trị cảm mạo, viêm mũi, viêm họng, nghẹt mũi hắt hơi, đầu đau như búa bổ. Lưu ý, với người khô miệng, đi cầu khô táo thì không dùng cách này.

Posted Image

Hoa cúc vàng - Ảnh: Hạ Huy

Dùng hoa kim phượng - loại hoa mà những người già ở quê thường trồng trước sân nhà và cắt nhằm ngày mùng một, ngày rằm âm lịch để chưng (còn gọi là bông điệp). Loài hoa này có vị đắng, công dụng bổ phổi, trị ho, viêm phế quản... Dân gian thường dùng hoa kim phượng đem chưng cách thủy với đường phèn, rồi đưa ra ngoài lấy sương đêm, độ 3 - 4 giờ sáng thì lấy uống để trị ho, viêm họng, và cho cả người bị lao phổi. Lưu ý, người đang mang thai thì không được dùng.

Dân gian cũng dùng hoa ngâu phơi khô nấu nước uống thay trà, vừa thơm, vừa giúp sáng mắt. Lá của hoa ngâu đem nấu nước để tắm trị ghẻ ngứa, nhờ lá có tinh dầu sát trùng.

Posted Image

Lá dâu tằm - Ảnh: Đ.N.Thạch

Cũng để chữa chứng ho gà ở trẻ, có thể vận dụng hoa đu đủ đực để chữa cho trẻ vùng sâu, xa các cơ sở y tế mà không may bị bệnh. Dùng 50 gr hoa đu đủ đực, 20 gr rau má, 20 gr dây tơ hồng, 10 gr lá tre đem sắc (nấu) với 4 chén (khoảng 1 lít) nước, nấu còn lại 1 chén, uống từ từ hết trong ngày. Đây là bài thuốc kinh nghiệm dân gian.

Theo lương y Như Tá, dân gian cũng thường dùng hoa cúc vàng, hoặc cúc trắng cùng lá dâu tằm (y học cổ truyền gọi là vị thuốc tang diệp) - mỗi thứ cùng 10 gr đem nấu với 4 chén nước, nấu còn lại 3 chén, gạn lấy nước để uống trong ngày. Cách này ngoài giúp giải khát, làm mát cơ thể lúc thời tiết nắng nóng, còn phòng cảm cúm (hiện đang xảy ra nhiều), trị chứng ho, viêm họng, đau đầu.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài thuốc chữa ho khi trời lạnh

Những ngày này tiết trời lạnh khiến rất nhiều người bị ho gây khó chịu, mất ngủ. Theo lương y Như Tá và lương y Trần Khiết, chúng ta có thể áp dụng 4 bài thuốc trị ho dưới đây mà dân gian đã đúc kết qua thực tế.

Gừng để nguyên vỏ, rau má, vỏ quýt dùng chế biến vị thuốc chữa ho - Ảnh: K.Vy

- Dùng nguyên liệu gồm: dây tơ hồng 20 gr, hoa đu đủ đực 50 gr, rau má 20 gr, lá tre 10 gr. Đem tất cả nấu với 4 chén nước (khoảng 1 lít), nấu còn lại lượng nước chừng 1 chén thì dừng. Uống nước này trong ngày.

- Dùng nguyên liệu gồm: vỏ quýt, vỏ gừng, vỏ chanh (hoặc vỏ cam) - mỗi loại từ 5-10 gr, cùng 3 trái ô mai, 30 gr mật ong. Tất cả để vào chung rồi đem chưng cách thủy lấy nước uống trong ngày.

- Dùng quả chanh để cả vỏ rửa sạch rồi cắt lát mỏng (độ 20 gr), nghệ vàng gọt bỏ vỏ rồi thái mỏng (20 gr), gừng tươi để cả vỏ rửa sạch cắt lát mỏng (20 gr), cùng một ít mật ong và đường phèn. Cho tất cả vào một cái thố đem chưng cách thủy để lấy nước uống trong ngày. Trường hợp ho lâu gây viêm họng, khàn tiếng dùng bài này rất hay.

- Ở trên là các bài thuốc từ các loại cây trái. Còn bài thứ 4 có thể áp dụng gồm: rễ cây điệp vàng phơi khô sao vàng 50 gr, sinh địa 50 gr, mạch môn 30 gr, tang bạch bì 30 gr tẩm mật sao vàng. Cho tất cả vào cái siêu đất cùng 4 chén nước, nấu khi còn lại 1 chén nước trong siêu thì ngưng. Lượng này dùng trong một ngày một đêm. Dùng liền vài ngày đêm như vậy.

Theo Thanh Niên

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khám phá công dụng mới của trà xanh

(Sức khỏe) - Gần đây, một nghiên cứu được tiến hành bởi Viện nghiên cứu và phòng ngừa ung thư Mỹ đã phát hiện thêm trong trà xanh chứa một thành phần với tên gọi polyphenol E có khả năng hạn chế sự phát triển khối u ung thư ở đường ruột.

Theo nhiều kết quả nghiên cứu trước đây đã chứng minh được trà xanh có nhiều tác dụng bảo vệ sức khỏe cho con người như trị cảm mạo, trúng nắng, cảm nắng, trị đau đầu do phong nhiệt, trị đi tả dài ngày, ăn không tiêu, hen suyễn, lao hạch, viêm gan vàng da, béo phì, viêm tiết niệu, đau bụng hành kinh, đau răng, bỏng, viêm da, da lở loét, da cháy nắng, ong đốt…, nhưng đặc biệt hơn cả là khả năng kháng virus rất mạnh cũng như kháng và diệt khuẩn Ecoli, phòng chống ung thư vú.

Posted Image

Gần đây, một nghiên cứu được tiến hành bởi Viện nghiên cứu và phòng ngừa ung thư Mỹ đã phát hiện thêm trong trà xanh chứa một thành phần với tên gọi polyphenol E có khả năng hạn chế sự phát triển khối u ung thư ở đường ruột.

Thí nghiệm trên những con chuột cho thấy khi uống trà xanh thường xuyên sẽ chiết xuất ra một thành phần kháng hóa chất ung thư đường ruột đối với động vật. Những con chuột này được chia làm 2 nhóm:

Nhóm 1: Có chế độ ăn chứa hàm lượng chất béo cao (một chế độ ăn phổ biến của người phương tây) nhưng không chứa chất polyphenol E.

Nhóm 2: Trong chế độ ăn có chứa chất polyphenol E; lượng polyphenol E mà những con chuột thuộc nhóm 2 này ăn được hấp thụ tương đương tới 4 đến 6 tách trà xanh mỗi ngày.

Posted Image

Các nhà khoa học đã phát hiện ra những con chuột trong khẩu phần ăn có chất polyphenol E thì nhờ sự có mặt của chất này đã làm giảm đáng kể trọng lượng và kích thước của những khối u ung thư trong ruột của chuột thử nghiệm thuộc nhóm 2.

Còn số chuột thử nghiệm thuộc nhóm 1 là nhóm mà trong khẩu phần ăn của chúng không có chất polyphenol E thì hiện tượng các khối u không nhỏ đi như số chuột trong nhóm 2. So với những con chuột không được hấp thụ polyphenol E và những con chuột được bổ sung chất polyphenol E trong khẩu phần ăn hàng ngày đã giảm tới 80% nguy cơ phát triển các khối u ung thư ở đường ruột.

Như vậy trong trà xanh lại có một phát hiện mới với khả năng ngăn ngừa và phòng chống những khối u là ung thư tại đường ruột. Từ đây mở ra những vấn đề mới về những chất liệu trong việc phòng ngừa và trị liệu ung thư mà đặc biệt là chứng ung thư xảy ra tại đường ruột.

Theo Phunutoday

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cây “ an xoa” thần dược hổ trợ bệnh gan- giảm mỡ bụng đã cứu sống tôi

Thần dược hổ trợ bệnh gan chính là cây “an xoa” .Nó là tên gọi của người Campuchia. Hiện nay tôi cũng không biết loại cây này có tên khoa học là gì. Tình cờ tôi biết được đến loại cây này, và cũng là một điều kì diệu bởi vì chính loại cây này đã cứu sống mạng của tôi.

Tôi tên Hòa, 51t, sống ở thị trấn Lộc Ninh, Bình Phước. Khoảng 1 năm trước đây, sức khỏe tôi bỗng suy giảm, da bắt đầu vàng, bụng chướng, ăn uống không được như trước, sức khỏe yếu dần. Thấy hoài nghi về sức khỏe tôi lên bệnh việc Bến Cát tỉnh Bình Dương, sau một loại các xét nghiệm và kiểm tra các bác sỹ đã chuẩn đoán tôi có một khối u trong gan, người nhà và gia đình vô cùng lo lắng.Tại đây các bác sỹ lại chuẩn đoán thêm một lần nữa tôi có khối u gan khoảng bằng 1 trái chanh và đang ở thời kỳ cuối. Cách duy nhất để cứu vãn tình hình đó là mổ lấy khối u, nhưng tỉ lệ thành công là 50%, cho dù ca phẫu thuật có thành công thì tôi chỉ sống được có vài năm . Khi tôi và gia đình biết tin thì vô cùng tuyệt vọng và đau buồn, nhưng quyết định về nhà và không phẫu thuật, vì sức tôi cũng đã yếu dần.

Tôi biết rất nhiều người mắc bệnh gan như tôi, nhưng bệnh gang có một đặc điểm là không có một biểu hiện bệnh lý nào biểu hiện ra bên ngoài nên người bệnh rất khó biết, kể cả các xét nghiệm và khám thông thường cũng không phát hiện ra, chỉ trừ những biện pháp khoa học kỹ thuật cao như CT, MRI…Đến khi người bệnh thấy biểu hiện bệnh lý phát ra bên ngoài thì đã quá muộn, cũng như tôi khi đã phát hiện ra là đang ở thời kỳ cuối.

Ban đầu tôi nặng 53kg, nhưng từ khi phát hiện bệnh, ăn uống dần không được, mỗi ngày chỉ uống được một muỗng sữa, chẳng thèm khát bất cứ thứ gì. Rồi dần dần tôi chỉ còn 39kg, gần như da bọc xương, và nói thẳng ra là chờ chết. Nhiều người bạn đã chỉ tôi dùng sừng tê giác để chữa bệnh. Cho dù gia đình tôi cũng khó khăn nhưng cũng ráng chạy mua một miếng nhỏ sừng tê giác bằng một đốt ngón tay út. Sừng tê giác chỉ mài uống được 7 lần nhưng bệnh tình hầu như không giảm.

Thật tình cờ, tôi đã được một người bạn chi một loại cây chữa bệnh gan vốn là gốc người Campuchia nhưng lớn và sinh sống tạị gần khu vực biên giới của Bình Phước. Người bạn này đã chỉ cho cây “ an xoa” vốn là một phương thuốc bí truyền của gia đình nhưng vì thương người, người bạn này đã chỉ tôi tận tình.

Posted Image

Người nhà tôi tức tốc đi tìm cây “ an xoa” về sắt nhỏ, rửa sạch, phơi khô, sao vàng hạ thổ rồi đem nấu nước uống. Ban đầu thì nấu thành một chén nhỏ thật đặc cho tôi uống, sau đó lấy bã còn trong bình nấu loãng thêm 2 chén nữa. Như vậy là một ngày tôi cố gắng uống được 3 chén thuốc, không giống như các cây thuốc nam khác, cây an xoa có vị rất dễ uống, thơm ngon, giống như trà. Khi uống vào bụng tôi cồn cào, sôi sung sục, như cảm giác bụng đói, hơi khó chịu. 3 ngày đầu uống thuốc, tôi bắt đầu đi ngoài, ban đầu phân vô cùng tanh hôi, và sệt sệt như người hay đi kiết. Tôi đi ngoài được 3 ngày như vậy, sang ngày thứ tư là bắt đầu đi phân bình thường, bắt đầu có cảm giác thèm ăn, nhìn bất cứ thứ gì cũng muốn ăn mặc dù trước đây không hề có. Giấc ngủ tôi cũng sâu và ngon hơn trước. Lúc đầu tôi ăn được vài muỗng cháo, sau đó tăng lên một chén, 2 chén, rồi chuyển qua thèm cơm, rồi từ từ tôi đã ăn uống lại bình thường, da dẻ dẻ hồng hào, không còn vàng da như trước. Đặc biệt bụng tôi bắt đầu xẹp dần, thon gọn trở lại, kể cả giảm mỡ bụng. Quả là cây “ an xoa” đã cứu sống tôi từ tử thần trở về. Thấy bệnh tình khỏi hẳn, tôi đã xuống bệnh viện Ung Bướu Hồ Chí Minh khám lại, tại đây các bác sĩ khẳng định gan tôi không hề có bệnh.<br style="margin: 0px; padding: 0px;">

Posted Image

Quá trình chuyển biến từ uống một muỗng sữa sang ăn cơm, da dẻ hồng hào, khỏe mạnh chỉ vẻn vẹn trong vòng 3 tháng. Người nhà tôi đã đưa tôi xuống Bệnh Viện Ung Bướu tái khám, thật không ngờ khối u trong gan đã biến mất, chỉ còn lại lớp bọc bên ngoài nhỏ như đầu ngón tay út. Các bác sỹ và người nhà tôi cũng hết sức ngỡ ngàng, bệnh tình tôi đã khỏi và khỏe mạnh trở lại. Cây “ an xoa” quả đúng là thần dược, đã đưa tôi từ cõi chết trở về. Lúc này tôi mới biết quý sinh mạng của mình hơn, và thương những người cùng cảnh ngộ không may mắn gặp được thần dược như tôi.

Từ khi phát hiện loài cây này, tôi đã chỉ rất nhiều người bệnh về gan như : viêm gan siêu vi B, C, ung thư gan, men gan cao, hay thậm chí những người hay đau lưng, nhức mỏi, da xanh, mất ngủ đều sau khi dùng thuốc đều hồi phục sức khỏe và khỏe mạnh, kể cả những người tim hay mệt cũng giảm bớt. Thêm một trường hợp khác cũng là người bạn tôi, bị chứng viêm gang C, da dẻ cũng vàng, bụng cũng chướng , kèm theo viêm đại tràng cấp mãn tính nhưng chưa đến mức nặng như tôi. Theo lời khuyên của bác sỹ, những người viêm đại tràng không nên dùng thuốc nam vì tính hàn trong thuốc nam vì thuốc nam có tính hàn. Nhưng người bạn tôi vẫn muốn dùng thử để chữa bệnh mặc dù không tin là mấy. Thật không ngờ sau vài ngày sử dụng, bạn tôi cũng đi phân lỏng, sau đó đi phân bình thường, rồi từ từ da dẻ cũng hồng hảo, khỏe mạnh lại. Người bạn này chỉ mới sử dụng 1 tháng, nhưng viêm đại tràng đã dần hồi phục, không còn bị phân lỏng , và ăn uống, làm việc khỏe mạnh như người bình thường. Như vậy không chỉ hổ trợ tốt về gan, giúp gan hồi phục mà an xoa còn hổ trợ bệnh đại tràng cực kỳ hay.

Posted Image

Thật ra chức năng chính của cây an xoa là hổ trợ giải độc gan, viêm , sưng tấy ở hệ ruột. Ngoài chức này thì tôi chưa biết đến công dụng nào khác. Nhưng tất cả các bệnh về gan cây an xoa đều hổ trợ tốt, giúp gan hồi phục lại chức năng, kèm theo kích thích tuần hoàn, tiêu hóa tốt, ăn được, ngủ được. Ngoài công dụng đó nó còn giúp làm đẹp da, nhiều chị em trở nên hồng hào, mặt căn tròn trông trẻ hơn rất nhiều. Tôi đã uống rất nhiều loại thuốc nam, không có cây nào dễ uống, khỏe mạnh, đẹp da, giảm mỡ gan, giảm mỡ bụng hiệu quả bằng cây an xoa.

Posted ImageLá và bông cây an xoa

Nhờ ơn cứu mạng của cây an xoa, nên tôi đã cố gắng chia sẽ tất cả những gì tôi biết về loại cây này sẽ đến các bác, cô, chú, anh, chị, em gần xa.Tiếng lành đồn xa, đến thời điểm hiện tại được rất nhiều người dùng , cho dù bệnh , hay không bệnh đều dùng cây này nấu nước uống thay nước lọc hằng ngày.

Posted ImageCây an xoa thường ra bông vào mùa nắng

Cây “an-xoa” thường mọc hoang ở trong rừng, hoặc cạnh các bờ suối, đường mương, hiện nay chỉ phát hiện tại Bình Phước, các khu vực khác thì tôi chưa biết. Cây cai khoàng 1-2m, có bông tím, thân hơi có lông, và trái màu xanh có hình như con sâu. Khi trái già mới chuyển sang màu đen, và thường ra trái vào mùa nắng, không giống như các loại cây khác ra trái vào mùa mưa. Nếu ai cũng đang mắc bệnh như tôi, thì hãy tìm đến loại cây này đem về để uống . Các anh chị có thể liên hệ những người ở Bình Phước nhờ tìm giúp loại cây này để kịp thời hồi phục lại chức năng gan. Đặc biệt là khu vực Lộc An nơi gần biên giới.

Chú ý:

Do cây thuốc có nhiều cây na ná như nhau, có một loại cây rất giống với cây “ an xoa” từ lá, thân, cho đến bông, và cả trái. Tuy nhiên cây này mới ra trái có màu đen, chứ không màu xanh như cây an xoa và chưa biết có công dụng gì không. Mong bà con cần quan sát kỹ trước khi hái về uống.

Trái cây an xoa có thể hơi ngứa, nên bà con nhớ bỏ trái, chỉ lấy lá, thân, cành để nấu nước uống mà thôi.

Tôi viết bài này không vì mục đích kinh tế, hay vì lạm dụng vì bất cứ điều gì, tôi đã chỉ và cho tặng thuốc rất nhiều người chỉ mong mọi người có thể vượt qua bệnh tật ,cũng coi như tôi bù đắp lại công ơn cứu mạng của cây “an xoa” thần dược hổ trợ bệnh gan .

Posted ImageCận cảnh trái của cây an xoa

Ngoài ra bà con nào muốn giảm cân, giảm mỡ bụng, bụng chướng thì tôi khuyên nên đi khám bác sỹ để biết rõ bệnh tình.

Tôi đã nhờ trang bestslim.org giúp tôi viết bài này, và tôi xin chân thành cảm ơn rất nhiều, cảm ơn cây “ an xoa” thần dược hổ trợ bệnh gan- giảm mỡ bụng đã cứu sống tôi . Theo lời khuyên của BestSlim.org nêu bạn hữu nào muốn giảm cân nên vận động thể dục thường xuyên, hoặc ăn uống điều độ, kèm theo sử dụng các thực phẩm chức năng hổ trợ giảm cân chính hãng như Best Slim USA để đạt hiệu quả giảm cân tốt nhất.

Lời kết

Cây an xoa với câu chuyện bệnh gan của anh Hòa mới chỉ dừng lại ở mức chia sẽ kinh nghiệm, phương thuốc gia truyền theo dân gian .Cho đến hiện tại cây thuốc vẫn chưa được các cơ quan chức năng của Bộ Y Tế kiểm nghiệm về thành phần của thuốc cũng như tác dụng chữa bệnh gan, đặc biệt là ung thư thời kỳ cuối. Cho nên mọi người cũng không nên quá làm dụng bài thuốc này. Mọi việc nên đợi có kết quả kiểm định và khẳng định chính xác của Bộ Y Tế.

http://bestslim.org/...a-cuu-song-toi/

Share this post


Link to post
Share on other sites

6 bài thuốc dân gian chữa bệnh từ rau mùi

(GDVN) - Thường xuyên uống nước rau mùi sẽ giúp hạ cholesterol trong máu. Uống dịch ép từ rau mùi còn giúp bổ sung cho cơ thể một lượng lớn các vitamin như A, C, B1...

Rau mùi chứa nhiều acid ascorbic và được xem là có tính năng lọc máu rất tốt. Chúng giúp tăng thêm lượng tích trữ, giải phóng nước tiểu và giảm đầy hơi.

Rau mùi thường được dùng để trị đánh rắm, thuốc bổ, nhuận tràng, lợi tiểu. Nước rau mùi giúp sự trao đổi chất, đảm bảo các chức năng bình thường như tuyến thượng thận và tuyến giáp.

Sắc kỹ rễ rau mùi dùng để trị sỏi thận, sỏi, nghẽn thận, bệnh vàng da và bệnh phù. Hạt rau mùi giã nhuyễn thường được dùng để phòng bệnh sốt và dịch sốt. Lá dùng trị mụn nhọt. Đắp lá rau mùi giã nhuyễn giúp chống lại sự nhiễm độc do côn trùng cắn hay do ong đốt.

Posted Image

Theo y học cổ truyền, rau mùi có vị cay, tính ấm.

Một số bài thuốc thường dùng

1. Chữa đau bụng do rối loạn tiêu hóa

Rau mùi 8g, đinh hương 4g, quất bì 4g, hoàng liên 4g. tất cả rửa sạch cho 500ml nước sắc còn 300ml, chia 2 lần uống trong ngày. Uống lúc còn ấm, dùng liền 3 ngày.

2. Chữa ăn không tiêu, đầy bụng

Rau mùi rửa sạch, giã nát thêm chút nước lấy nước cốt uống 2 - 3 thìa rất cùng hiệu quả.

3. Lợi tiểu, giúp hạ cholesterol trong máu

Lấy 12g hạt rau mùi khô ngâm trong nước sôi, lọc, để nguội và uống nhiều lần trong ngày. 15 ngày 1 liệu trình.

4. Chữa rong kinh

Hạt rau mùi khô 6g, rửa sạch cho 600ml nước, sắc còn 300ml thêm chút đường cho dễ uống, chia 3 lần uống trong ngày, uống lúc còn nóng. Dùng 3 - 5 ngày.

5. Lợi sữa cho sản phụ sau sinh

Quả mùi già 6g, nước 100ml, đun sôi 15 phút chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 3 ngày.

6. Làm đẹp da, trị mụn

Giã nát rau mùi lấy nước cốt khoảng 1 thìa cà phê trộn 1 chút bột nghệ, rửa mặt thật sạch rồi bôi hỗn hợp này lên mặt mỗi tối trước khi đi ngủ hoặc thường xuyên lấy quả mùi sắc nước rửa. Bài thuốc này tốt cho những người có da khô, da mặt có mụn sẽ giúp da mặt hồng hào, giảm mụn.

Lưu ý, tinh dầu có nhiều trong lá và hạt rau mùi nên có tính gây kích ứng da. Vì vậy những người tiếp xúc thường xuyên với lá và hạt rau mùi cần chú ý mang găng tay khi tiếp xúc. Hạn chế dùng rau mùi cho các bệnh nhân bị hen phế quản hoặc viêm phổi mãn tính.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dùng sả trị bệnh

Hầu như quanh nhà ở vùng nông thôn đều có trồng một số bụi sả để bình thường dùng làm gia vị và dùng để xông giải cảm, diệt muỗi quanh nhà... sả còn nhiều tác dụng khác mà chúng ta chưa biết đến, trong đó có công dụng làm thuốc trị bệnh.

Mô tả cây

Cây sả còn được gọi là cỏ sả, hương mao, tên khoa học là Cymbopogon citratus (DC.) Stapf., thuộc họ Lúa (Poaceae).

Sả có vị đắng, tính ấm, mùi thơm, tác dụng đánh tan mùi hôi thối, trừ tà khí, giải cảm hàn thấp, nóng sốt, trị đau bụng lạnh, nôn mửa.

Người ta trồng sả để lấy thân rễ làm gia vị ăn sống, làm dưa, ướp thịt cá. Lá sả dùng nấu nước gội đầu, thường phối hợp với một số cây có tinh dầu khác (bạc hà, kinh giới, lá chanh, ngải cứu, lá buởi…) để nấu nước xông giải cảm.

Sả còn được dùng để cất tinh dầu. Củ sả chứa 1 - 2% tinh dầu màu vàng nhạt, thơm mùi chanh mà thành phần chủ yếu là citral (65 - 85%), geraniol (40%). Mỗi lần dùng 3 - 6 giọt pha trong sữa và nước thành nhũ tương, có tác dụng thông trung tiện, chống nôn, giảm đau, chữa đầy bụng, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy.

Posted Image

Dùng ngoài, tinh dầu sả phối hợp với nhiều loại tinh dầu khác để xoa bóp làm giảm đau xương, đau mình, nhức mỏi. Bôi trên da hoặc phun trong nhà, dầu sả là thuốc diệt muỗi, bọ chét.

Kinh nghiệm dùng sả điều trị một số bệnh

Ngăn ngừa ung thư: một số nghiên cứu cho thấy mỗi 100g sả chứa đến 24,205µg beta-carotene, những chất chống oxy hóa mạnh mẽ có thể giúp ngăn ngừa ung thư. Năm 2006, một nhóm nghiên cứu do giáo sư Yakov Weinstein và bác sĩ Rivka Ofir thuộc Đại học Ben Gurion (Negev- Israel) cho thấy trong cây sả có chất citral, một hợp chất chính có tác dụng “tiêu diệt các tế bào chết trong các tế bào gây ung thư và giữ lại tế bào bình thường. Cũng theo nghiên cứu này, nồng độ citral có trong sả cũng tương đương với một tách trà. Uống nước sả tươi làm cho tế bào ung thư tự tiêu hủy, uống một liều lượng nhỏ chừng 1g cây sả tươi chứa đủ chất dầu làm cho tế bào ung thư tự tử trong ống nghiệm. Với những người đang chữa bệnh bằng tia xạ thì mỗi ngày uống 8 ly cây sả tươi trụng với nước sôi.

Cải thiện hệ thần kinh: tinh dầu sả được sử dụng để tăng cường và cải thiện các chức năng của hệ thần kinh, thông kinh lạc. Nó hỗ trợ trong điều trị một số rối loạn của hệ thần kinh như bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson, co giật, căng thẳng, chóng mặt, run rẩy chân tay, động kinh...

Giúp tiêu hóa: trà từ cây sả và tinh dầu sả (có thể uống 3 - 4 giọt với nước đun sôi để nguội) có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa kém, ăn chậm tiêu, đầy bụng, buồn nôn, nôn mửa, kích thích trung tiện, đau dạ dày, nóng trong, co thắt ruột, tiêu chảy. Nhờ có khả năng thư giãn các cơ dạ dày, trà hoặc tinh dầu sả không chỉ giúp loại bỏ khí từ ruột, mà còn ngăn ngừa sự đầy hơi, kích thích tiêu hóa, khử hôi miệng, tiêu đờm. Uống 3 - 6 giọt tinh dầu chữa đau bụng đầy hơi.

Giải độc: ăn sả cũng có tác dụng giải độc cơ thể bằng cách tăng cường số lượng và tần suất đi tiểu (thông tiểu tiện). Điều này giúp cho gan, đường tiêu hóa, tuyến tụy, thận và bàng quang được sạch sẽ và khỏe mạnh bằng cách hỗ trợ cơ thể để loại bỏ các chất độc hại không mong muốn và acid uric qua đường tiểu bài tiết ra ngoài.

Giải độc rượu: dùng 1 bó sả giã nát, thêm nước lọc, gạn lấy 1 chén, uống hết. Người say rượu uống vào sẽ nhanh chóng tỉnh và đỡ mệt, đỡ nhức đầu.

Giảm huyết áp: bổ sung các tinh chất có trong sả sẽ có hiệu quả trong việc giảm huyết áp. Nó làm tăng tuần hoàn máu và giúp giảm bớt tất cả các vấn đề của huyết áp. Uống một ly nước trái cây có sả có thể làm giảm huyết áp đáng kể.

Giảm đau: tinh chất sả có thể làm giảm đau tất cả các loại viêm và các cơn đau nhức. Vì vậy, nếu bị đau răng, đau cơ, đau khớp hay đau ở các bộ phận khác, hãy uống trà sả vì chắc chắn nó sẽ hữu ích cho bạn.

Hỗ trợ da: chất sả là một nguyên liệu không thể thiếu trong ngành công nghiệp mỹ phẩm vì nó có rất nhiều lợi ích cho da. Tinh dầu sả cải thiện chất lượng da như giảm mụn trứng cá và mụn nhọt. Nó cũng có tác dụng làm săn chắc các cơ và các mô trong cơ thể.

Tốt cho tóc: phụ nữ thường nấu nước sả để gội đầu cho trơn tóc, sạch gầu, ít rụng tóc và có thể tránh được một số bệnh về tóc.

Trị ho do cảm lạnh, cảm cúm: củ sả 40g, gừng tươi 40g. Hai thứ rửa sạch, giã nát, nấu với 650ml nước, sôi khoảng 10 phút, bỏ bã, thêm đường vào nấu cô lại thành cao, ngậm nuốt dần trong ngày.

Trị cảm sốt do phong hàn, nhức đầu, không ra mồ hôi: lá sả, lá chanh, lá bưởi, hương nhu, húng chanh, bạc hà, ngải cứu, kinh giới… một lần dùng 4 - 6g mỗi loại nấu nước xông cho ra mồ hôi.

Giải cảm:

- Kinh giới, tía tô, trắc bách diệp, bạc hà, chanh, ngải cứu, lá tre, lá ổi (mỗi nồi dùng 5 loại lá)... đun sôi, dùng để xông giải cảm rất hiệu nghiệm.

- 15 - 30g củ sả hoặc lá tươi nấu nước xông.

- Lá sả, lá tía tô, lá kinh giới, lá ngải cứu, thêm 3 - 4 củ tỏi (thiếu một thứ cũng không được), nấu nước xông sẽ trị được nhức đầu (do thời tiết).

- Lá sả, lá tre, lá bưởi (hoặc lá chanh), lá tía tô, lá ổi, nấu nước xông, trước khi xông nên múc sẵn một chén để riêng, xông xong uống rồi đắp chăn mằm một lúc sẽ đỡ.

Giảm cảm giác buồn nôn khi có thai: củ sả băm nhỏ hãm với nước sôi uống hàng ngày.

Giải nhiệt, thông tiểu, tiêu thực: lá sả tươi 30 - 40g nấu với 1 lít nước, đun sôi khoảng 5 phút, uống.

Trị nhức đầu: lá sả, lá tía tô, lá kinh giới, lá ngải cứu với vài củ tỏi nấu nước xông.

Trị ho: rễ sả, trần bì, sinh khương, tô tử, mỗi vị 250g (4 vị này giã nát, ngâm rượu 40oC vừa đủ để được 200ml); bách bộ bỏ lõi, thái nhỏ, sao khô 500g; mạch môn bỏ lõi 300g; tang bạch bì tẩm mật, sao vàng 200g (3 vị này sắc và cô đặc lại thành 300ml cao lỏng), trộn lẫn cao lỏng và rượu thuốc, ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 10ml.

Sạch răng miệng: củ sả non rửa thật sạch, xắt nhỏ, phơi hoặc sấy khô, tán bột, mỗi lần dùng 10g, ngâm với nước nóng, dùng để súc miệng.

Trị đau răng: sắc sả lấy nước súc miệng hàng ngày.

Trị hôi nách: củ sả, giã nát, hợp với phèn phi, bôi ngày 1 lần. Dùng liên tục 7 - 10 ngày giúp cải thiện mùi hôi đáng kể.

Trị ăn uống không tiêu, đầy bụng: củ sả giã nát, ép lấy nước cốt, phối hợp với mạch nha uống.

Trị đau dạ dày, tiêu chảy do lạnh: củ sả 12g, gừng nướng sém vỏ ngoài 6 - 12g, củ riềng (sao) 12g, hương phụ (sao) 12g, sắc với 750ml nước, còn 300ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.

Trị tiêu chảy:

- Rễ sả 10g; củ gấu, vỏ rụt, mỗi vị 8g; vỏ quít, hậu phác, mỗi vị 6g; sắc uống.

- Rễ sả 10g, búp ổi 8g, củ riềng già 8g, thái nhỏ, sao qua, sắc đặc uống.

Trị đau khớp:tinh dầu sả trộn với dầu dừa bôi vào chỗ đau hoặc sưng.

Trị phù nề chân, tiểu ít, thấp thũng: lá sả 100g, rễ cỏ xước, rễ cỏ tranh hoặc bông mã đề, mỗi thứ 50g. Rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày. Dùng 3 - 4 ngày.

Trị hai chân tự nhiên phù: củ sả 12g, lá và bông mã đề 12g, sắc uống thay nước trà.

Lương y HOÀNG DUY TÂN

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đinh lăng, vị thuốc quý

(GDVN) - Cây đinh lăng không chỉ sử dụng làm rau sống mà còn là một vị thuốc có tác dụng bồi bổ sức khỏe, chữa được nhiều chứng bệnh mà bạn không thể ngờ tới.

Cây Đinh lăng, còn được gọi với tên quen thuộc là Cây gỏi cá, vì hay được dùng như một loại rau ghém ăn chung với cá. Tên khoa học là Polycias fructicosa, thuộc họ Nhân sâm (Araliaceae). Cây có nhiều loại khác nhau ở hình dạng và kích thước của lá, có Đinh lăng lá tròn, lá xẻ thùy lông chim, lá kép 1-3 lần. Cây nhỏ, cao khoảng 1-2m. Thân nhẵn và ít phân nhánh. Lá kép mọc so le, có bẹ, mép có răng cưa không đều, chóp nhọn. Cụm hoa là nhiều tán mọc ở ngọn. Hoa nhỏ, màu trắng xám. Người ta dùng cả thân, lá và rễ.

Bài thuốc chữa bệnh từ cây đinh lăng

1. Chữa mệt mỏi

Lấy rễ cây đinh lăng sắc uống có tác dụng làm tăng sức dẻo dai của cơ thể.

Posted Image2. Chữa ho lâu ngày

Rễ đinh lăng, bách bộ, đậu săn, rễ cây dâu, nghệ vàng, rau tần dày lá tất cả đều 8g, củ xương bồ 6g; Gừng khô 4g, đổ 600ml sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống lúc thuốc còn nóng.

3. Chữa sưng đau cơ khớp, vết thương

Lấy 40gam lá tươi giã nhuyễn, đắp vết thương hay chỗ sưng đau.

4. Phòng co giật ở trẻ

Lấy lá đinh lăng non, lá già cùng phơi khô rồi lót vào gối hay trải xuống giường cho trẻ nằm.

5. Chữa đau lưng mỏi gối (chữa cả tê thấp)

Dùng thân cành đinh lăng 20 – 30g, sắc lấy nước chia 3 lần uống trong ngày. Có thể phối hợp cả rễ cây xấu hổ, cúc tần và cam thảo dây.

6. Thông tia sữa, căng vú sữa

Rễ, lá đinh lăng có tác dụng bồi bổ cơ thể, chữa tắc tia sửa hiệu quả. Rễ cây đinh lăng 30-40g. Thêm 500ml nước sắc còn 250ml. Uống nóng.

7. Chữa liệt dương

Rễ đinh lăng, hoài sơn, ý dĩ, hoàng tinh, hà thủ ô, kỷ tử, long nhãn, cám nếp, mỗi vị 12g; trâu cổ, cao ban long, mỗi vị 8g; sa nhân 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

8. Chữa viêm gan

Rễ đinh lăng 12g; nhân trần 20g; ý dĩ 16g; chi tử, hoài sơn, biển đậu, rễ cỏ tranh, xa tiền tử, ngũ gia bì, mỗi vị 12g; uất kim, nghệ, ngưu tất, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

9. Chữa thiếu máu

Rễ đinh lăng, hà thủ ô, thục địa, hoàng tinh, mỗi vị 100g, tam thất 20g, tán bột, sắc uống ngày 100g bột hỗn hợp.

10. Chữa dị ứng, ban sởi, ho, kiết lỵ

Lá Đinh lăng khô 10gr sắc chung với 200ml nước, uống trong ngày.

11. Ho suyễn lâu năm

Lấy rễ Đinh lăng, Bách bộ, Đậu săn, Tang bạch bì, Nghệ vàng, Tần dày lá tất cả đều 8gr, Xương bồ 6gr, Gừng khô 4gr, đổ 600ml sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống lúc thuốc còn nóng.

12. Bồi bổ và thanh lọc cơ thể

Lá Đinh lăng tươi từ 150-200gr, nấu sôi với khoảng 1000ml nước. Sau khi sôi khoảng 5-7 phút, chắt ra để uống nước đầu tiên, có thể đổ tiếp thêm khoảng 200ml nước vào để nấu sôi lấy nước thứ hai. Uống trong ngày thay nước. Cách dùng này thuận tiện vì lá tươi thu hái quanh năm, còn rễ thì sau nhiều năm mới thu hoạch được, nên có thể dùng lá thay rễ cũng đảm bảo được tác dụng tốt cho cơ thể.

Chú ý: Do thành phần Saponin có nhiều trong rễ Đinh lăng, chất này có tính phá huyết sẽ làm vỡ hồng cầu vì vậy chỉ dùng khi cần thiết và phải dùng đúng liều đúng cách. Càng không được dùng rễ Đinh lăng với liều cao, sẽ bị say thuốc và xuất hiện cảm giác mệt mỏi, nôn mửa, tiêu chảy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

6 bài thuốc dân gian chữa bệnh từ rau mùi

(GDVN) - Thường xuyên uống nước rau mùi sẽ giúp hạ cholesterol trong máu. Uống dịch ép từ rau mùi còn giúp bổ sung cho cơ thể một lượng lớn các vitamin như A, C, B1...

Rau mùi chứa nhiều acid ascorbic và được xem là có tính năng lọc máu rất tốt. Chúng giúp tăng thêm lượng tích trữ, giải phóng nước tiểu và giảm đầy hơi.

Rau mùi thường được dùng để trị đánh rắm, thuốc bổ, nhuận tràng, lợi tiểu. Nước rau mùi giúp sự trao đổi chất, đảm bảo các chức năng bình thường như tuyến thượng thận và tuyến giáp.

Sắc kỹ rễ rau mùi dùng để trị sỏi thận, sỏi, nghẽn thận, bệnh vàng da và bệnh phù. Hạt rau mùi giã nhuyễn thường được dùng để phòng bệnh sốt và dịch sốt. Lá dùng trị mụn nhọt. Đắp lá rau mùi giã nhuyễn giúp chống lại sự nhiễm độc do côn trùng cắn hay do ong đốt.

Posted ImageTheo y học cổ truyền, rau mùi có vị cay, tính ấm.

Một số bài thuốc thường dùng

1. Chữa đau bụng do rối loạn tiêu hóa

Rau mùi 8g, đinh hương 4g, quất bì 4g, hoàng liên 4g. tất cả rửa sạch cho 500ml nước sắc còn 300ml, chia 2 lần uống trong ngày. Uống lúc còn ấm, dùng liền 3 ngày.

2. Chữa ăn không tiêu, đầy bụng

Rau mùi rửa sạch, giã nát thêm chút nước lấy nước cốt uống 2 - 3 thìa rất cùng hiệu quả.

3. Lợi tiểu, giúp hạ cholesterol trong máu

Lấy 12g hạt rau mùi khô ngâm trong nước sôi, lọc, để nguội và uống nhiều lần trong ngày. 15 ngày 1 liệu trình.

4. Chữa rong kinh

Hạt rau mùi khô 6g, rửa sạch cho 600ml nước, sắc còn 300ml thêm chút đường cho dễ uống, chia 3 lần uống trong ngày, uống lúc còn nóng. Dùng 3 - 5 ngày.

5. Lợi sữa cho sản phụ sau sinh

Quả mùi già 6g, nước 100ml, đun sôi 15 phút chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 3 ngày.

6. Làm đẹp da, trị mụn

Giã nát rau mùi lấy nước cốt khoảng 1 thìa cà phê trộn 1 chút bột nghệ, rửa mặt thật sạch rồi bôi hỗn hợp này lên mặt mỗi tối trước khi đi ngủ hoặc thường xuyên lấy quả mùi sắc nước rửa. Bài thuốc này tốt cho những người có da khô, da mặt có mụn sẽ giúp da mặt hồng hào, giảm mụn.

Lưu ý, tinh dầu có nhiều trong lá và hạt rau mùi nên có tính gây kích ứng da. Vì vậy những người tiếp xúc thường xuyên với lá và hạt rau mùi cần chú ý mang găng tay khi tiếp xúc. Hạn chế dùng rau mùi cho các bệnh nhân bị hen phế quản hoặc viêm phổi mãn tính./

Share this post


Link to post
Share on other sites

19 bài thuốc dân gian trị sâu răng hiệu quả

(GDVN) - Đau răng tuy không nguy hiểm, những rõ ràng khi phải chịu đựng cảm giác đau răng thì không dễ chịu chút nào.

Dưới đây là một số bài thuốc dân gian trị bệnh sâu răng của Lương y Huyên Thảo đăng trên Báo Nông Nghiệp Việt Nam, cùng những bài thuốc được tổng hợp từ website Bài thuốc hay để bạn đọc tham khảo:

Bài 1: Vỏ xoài 3 miếng cỡ bàn tay cạo bỏ phần vỏ bên ngoài, thái nhỏ, sắc với 3 bát nước đến khi còn 2 bát; cứ 3 phần nước thì thêm 1 phần rượu, cho vào chai dùng dần. Mỗi lần lấy 1 chén con, ngậm khoảng 10 phút, thỉnh thoảng súc miệng rồi nhổ đi. Ngày dùng 4 lần vào buổi sáng, tối (trước khi đi ngủ) và sau 2 bữa ăn chính.

Bài 2: Vỏ thân cây xoài 3 phần, quả me chua 1 phần, quả bồ kết 1 phần. Tất cả sấy khô, tán nhỏ, lấy đầu tăm chấm thuốc vào chỗ răng đau. Nhiều trường hợp đau răng sưng hết mồm miệng đã khỏi khi dùng bài này. Có người gọi đây là "thuốc thánh chữa đau răng".

Bài 3: Rễ rau dền đốt tồn tính, đem tán nhỏ, xát vào hàm răng, sau một lúc sẽ hết đau (theo Thực trị bản thảo của Trung Quốc).

Bài 4: Lấy 20-30 g rễ bí ngô sắc nước uống.

Bài 5: Xương đùi gà trống 1 đôi (lấy khi mới làm thịt) đem đốt tồn tính (gần thành than), tán thành bột mịn. Hồ tiêu sao giòn, tán thành bột (lượng bằng xương gà). Hai thứ trộn đều, xát vào chỗ chân răng chảy máu hoặc chỗ bị sâu. Thuốc có tác dụng chữa chảy máu chân răng, sâu răng.

Bài 6: Bột phèn phi 30 g, đại hồi 10 g, kê nội kim (màng mề gà) đốt tồn tính 10 g. Cả 3 vị tán thành bột mịn, trộn đều, cho vào lọ nút kín, dùng dần. Khi dùng, xát bột thuốc vào chỗ răng sâu hoặc chỗ lợi viêm tấy, chảy máu.

Posted Image

Bài 7: Dùng 2 hoặc 3 lá trầu không, giã nhỏ cùng dăm hạt muối rồi hòa với 1 chén rượu, sau 10 phút thì gạn lấy nước trong. Chia 2 lần súc miệng kỹ rồi nhổ hết ra (không được uống). Chỉ cần súc miệng 2 lần (mỗi lần cách nhau khoảng 5 phút) là răng hết đau.

Bài 8: Lá trầu không, củ nghệ vàng, búp bàng mỗi thứ 50 g; rửa sạch, giã nhỏ, ngâm với rượu. Khi dùng, đem đun cách thủy (đậy kín nút chai để rượu không bay hơi), cho sôi trong 30 phút rồi lấy ra để nguội. Ngậm (có súc miệng) trong 5-10 phút hoặc dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ đau, sau nhổ nước thuốc đi.

Bài 9: Tỏi: Tỏi có tính sát khuẩn nên sẽ giúp chữa lành các bệnh nhiễm trùng, kể cả chứng đau răng. Cách làm: tỏi đem nghiền nát, trộn thêm ít muối và đắp vào vùng răng bị đau.

Bài 10: Gừng có tính kháng viêm nên cũng có công dụng làm giảm đau. Giã nát gừng và đắp lên răng, làm như vậy vài lần trong ngày là sẽ thấy hiệu quả.

Bài 11: Nước chanh có thể massage cho răng và nướu nên sẽ làm dịu các cơn đau. Hơn nữa, chanh cũng tính axit cũng có thể kháng khuẩn.

Bài 12: Mặc dù hành tây có mùi khá khó chịu nhưng cũng giống như nước chanh, nước ép hành tây cũng có tác dụng massage và làm giảm đau nhức răng và nướu.

Bài 13: Dầu ôliu trộn lẫn với dầu đinh hương lên phần răng và nướu bị đau. Trộn hai phần hỗn hợp tinh dầu đinh hương với một phần dầu ôliu. Làm điều này 3-4 lần mỗi ngày, cho đến khi cơn đau giảm đi. Thậm chí bạn cũng có thể nhai đinh hương, bởi đinh hương ngăn chặn sự nhiễm trùng và vi khuẩn lây lan và rất tốt trong giảm đau, kháng viêm.

Bài 14: Cúc hoa vàng, lấy một cụm hoa rửa sạch, đặt trực tiếp vào chỗ răng bị đau, cắn nhẹ dần dần. Sau vài phút, cơn đau nhức dịu dần. Có thể lấy cụm hoa phơi khô, giã nhỏ, rồi ngâm vào rượu trắng trong vài giờ (để càng lâu càng tốt). Khi dùng, nhấp một ít rượu thuốc này, ngậm vào chỗ đau, không nuốt. Ngày làm 2 – 3 lần.

Posted Image

Bài 15: Bồ kết: Lấy 1 quả đã khô đen, để cả hạt, nướng cho hơi cháy vỏ ngoài, nghiền nhỏ cùng với diêm sinh lấy từ 10 đầu que diêm. Ngâm với rượu trắng cho thật đặc trong 2-3 ngày (muốn có thuốc dùng ngay, đun nhỏ lửa trong vài phút). Khi dùng, nhấp ít một ngậm vào chỗ răng đau trong 10 – 15 phút rồi nhổ đi. Ngày làm 2 – 3 lần.

Bài 16: Sử dụng một ít bột nghệ nhét vào răng bị đau. Cơn đau sẽ giảm trông thấy mà không gây ra bất cứ một tác dụng phụ nào.

Bài 17: Tiêu đen và húng quế: Sử dụng một ít tiêu đen và vài lá húng quế đã rửa sạch với liều lượng tương đương, nghiền thành chất bột sệt. Sau đó, đắp hỗn hợp này lên khu vực răng bị đau sẽ giúp giảm đau.

Bài 18: Ngắt một cành của cây giao (còn gọi là cây xương khô), để nhựa tiết ra, dùng bông tẩm nhựa này đặt vào hố răng đau.

Bài 19: Hạt na đập ra lấy nhân, nghiền nhỏ đặt vào hố răng, sẽ có công dụng giảm đau ngay. Vì hạt na có tính chất sát trùng, sát khuẩn.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

9 bài thuốc đông y thường dùng điều trị bệnh thủy đậu

(GDVN) - Thủy đậu là bệnh da liễu cấp tính thường gặp ở trẻ em, bệnh xuất hiện quanh năm và dễ lan nhanh thành dịch. Thủy đậu do virut Varicella Zoster gây ra, chủ yếu ở các bệnh nhi, người lớn ít mắc. Điều trị chứng thủy đậu chủ yếu dùng pháp thanh nhiệt, thấu biểu, giải độc, lợi thấp. Xin giới thiệu một số bài thuốc thường dùng.

Posted Image

Bài 1: Trẻ mới mắc phát sốt, nốt đậu dịch trong suốt, xung quanh sắc nhạt, đỏ, bệnh do phong nhiệt thấp độc uất lại ở phế vệ cơ biểu dùng bạch vi 9g, thuyền thoái 3g, đạm đậu xị 5g, kim ngân hoa 6g, địa đinh thảo 6g, tang diệp 5g, bạc hà 1g, sơn chi vỏ 2g, liên kiều 6g, sắc uống ngày một thang chia 2-3 lần cho trẻ. Posted Image

Bài 2: Nếu nốt đậu có nước đục xung quanh màu đỏ tía cần lương huyết, giải độc gia bản lam căn 6g, bồ công anh 6g, sinh địa 6g. Sắc uống ngày một thang.

Posted Image

Bài 3: Có thể dùng liên kiều 6g, đương quy 8g, xích thược 6g, phòng phong 6g, ngưu bàng 4g, thuyền thoái 3g, mộc thông 3g, hoạt thạch 8g, cù mạch 6g, kinh giới 8g, sài hồ 6g, hoàng cầm 6g, sơn chi 3g, thạnh cao 6g, xa tiền tử 4g, đăng tâm 6g. Sắc cho trẻ uống ngày một thang chia 2-3 lần.

Posted Image

Bài 4: Trường hợp trẻ sốt nhiều, nôn mửa, khát nước, buồn bực, dùng bài Khoan trung thấu độc ẩm: Cát căn 12g, tiền hồ 12g, cát cánh 12g, thanh bì 8g, chỉ xác 6g, thuyền thoái 8g, kinh giới 8g, sơn tra 8g, liên kiều 8g, mạch nha 8g. Sắc uống ngày một thang.

Posted Image

Bài 5: Nếu trẻ tiểu tiện vàng sẻn, nốt đậu ngứa ngáy dùng thuốc cay mát để tuyên thấu, thanh nhiệt, phân lợi: Liên kiều 4g, kim ngân hoa 4g, bạc hà 4g, nhân trần 6g, xích thược 3g, đại thanh diệp 6g, sinh chi tử 3g. Sắc uống ngày một thang.

Posted Image

Bài 6: Nếu nốt đậu nhiều, vỡ loét không đóng vảy được dùng hoàng liên 8g, hoàng cầm 6g, hoàng bá 12g, chi tử 8g. Sắc uống ngày một thang.

Posted Image

Bài 7: Trường hợp nốt đậu mọc nhiều, vỡ loét, ngứa ngáy dùng mộc thông 3g, sinh địa hoàng 6g, hoạt thạch 4g, rễ chàm mèo 6g, liên kiều 5g, chi tử sao 5g, cam thảo 2g. Sắc uống ngày một thang.

Posted Image

Bài 8: Trường hợp nốt đậu đỏ tươi, xuất hiện nhiều ở ngực, bụng rất ngứa, sốt cao, khát nước, phiền toái, bứt rứt, ăn không ngon, mệt mỏi, tiểu tiện vàng sẻn, đại tiện khó, dùng bồ công anh 6g, địa đinh thảo 6g, hoàng cầm 5g, bạc hà 3g, mộc thông 3g, cam thảo 3g, kim ngân hoa 10g, liên kiều 10g, vỏ chi tử sao 3g, thuyền thoái 3g, hoạt thạch 10. Sắc cho trẻ uống ngày một thang chia 2-3 lần.

Posted Image

Bài 9: Bài thuốc dân gian thường dùng lá tiết dê 20g, lá bạc thau 8g, lá rau bát 15g, lá bồ ngót 20g, lá quỳnh châu 10g, lá đào tiên 5g, lá diếp cá 20g, lá mặt trăng 10g, bông mã đề 15g, lá dâm bụt 5g, rau má 20g. Tất cả rửa sạch rồi vò trong một lít nước, đun sôi nước đó lên, lọc bã, để nguội dùng làm nước uống, bã xoa khắp người. Mỗi ngày dùng một thang trong 3-4 ngày liên tục.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đậu đen xanh lòng - Phương thuốc kỳ diệu

Sách "Lãnh Hải Y Thoại" của La Đình Phổ đời nhà Thanh Trung Quốc có ghi khí cuả đậu đen xanh lòng làm sáng mắt, bổ thận, tim, gan, mắt sáng, thính tai, đen tóc, Mạnh gân cốt, Nhuận trường, không táo bón không rối loạn, giải độc, tiêu thủy, thanh nhiệt, hoạt huyết, giảm đau, không đau vặt. Sách "Dương Tâm Thư" củaHuy Thần viết: Mỗi sáng nuốt 49 hạt đậu đen xanh lòng suốt đời sang mắt thính tai, tóc đen, tiêu mụn nhọt. Truyện "Bông Hoa giản dị" của Ngô Doãn Phú có đoạn ghi:Trẻ nhỏ mỗi ngày nuốt một hạt, đến mười tuổi nuốt 49 hạt sẽ ít bị ốm đau, không đau mắt.

1. DƯỢC TÍNH: Mát ngọt không độc

- Đậu đen giã nát đắp chỗ sưng tấy

- Ăn đậu đen nấu chín trị mụn nhọt

- Nuốt đậu đen mỗi sáng 49 hạt làm bổ thận, bổ gan, bổ tim, thanh nhiệt hoại huyết, giải độc tiêu đàm, giảm đau, sáng mắt, đen tóc, đen râu, mạnh gân bổ cốt, tránh táo bón, phòng bệnh.

Khí của đậu là bí quyết mạnh khỏe sống lâu, vì thân khai nhị (lỗ tiêu, lỗ tiểu) thận khí đủ thì đủ tiêu, tiểu thông lợi.

Có một thầy giáo 42 tuổi tối đọc sách, chấm bài, biết được bài thuốc này ông dùng liên tục 4 năm, kết quả là đứng giảng bài liên tục 4 giờ liền không thấy mỏi mệt, miệng không khô, lưỡi không ráo, tiếng không khàn, ít có cảm giác mệt mỏi,đặc biệt là nhãn lực khỏe hơn hồi trẻ.

Một ông tên Lý 20 năm bị táo bón, sau khi dùng đậu đen một tháng đại tiệnđược thoải mái, ông vui mừng nói sung sướng hơn trúng số độc đắc.

Một cô nhân viên bưu điện mặt đầy mụn trứng cá, chỉ uống đậu đen hơn 1 tháng, các mụn nhọt đều không còn nữa.

Một cụ già 80 tuổi, dạy chữ nho hàng ngày phải giơ tay viết nhưng không run,mắt không đeo kính, lên lầu cao không thở dốc . Hỏi bí quyết trường thọ mạnh khoẻ,cụ trả lời 50 năm liền, mỗi ngày cụ nuốt 49 hạt đâu đen

2. CÁCH DÙNG

- Sáng thức dậy, sau khi đánh răng rửa mặt, dùng nước sôi để nguội rửa sạch hạt đậu đen, uống với nước đã nấu chin, đừng ngâm lâu đậu đen sẽ bị lên men.

- Không nấu, không tán, không nhai, chỉ nuốt trọng như thuốc

- Nuốt xong, ăn điểm tâm

- Ai cũng nuốt được, không kiêng cữ

- Với những người không bị bệnh thận, có thể dùng nước rửa đậu

3. LỜI DẶN THÊM

- Đây là phương thuốc kỳ diệu, vì chỉ một loại mà chữa được nhiều chứng bịnh cho mọi lứa tuổi

- Rất kinh tế vì rất rẻ tiền, 1 ký đậu dùng được mấy tháng

- Khả thi vì bất cứ ai dù nghèo đến mấy cũng có thể mua được và ở đâu cũng có bán.

TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

1. PHƯƠNG THUỐC

- Buổi sáng trước khi ăn sáng, nuốt sống (nuốt trọn không nhai) 49 hạt đậu đen xanh lòng (chọn lấy hạt to)

2. TÁC DỤNG

- Bổ tim, gan, thận

- Mắt sáng, thính tai, đen tóc

- Mạnh gân cốt

- Nhuận trường, không táo bón không rối loạn

- Giải độc, tiêu thủy- Thanh nhiệt, hoạt huyết, giảm đau, không vặt.

Trên cơ sở phát huy của 6 tác dụng trên, BỆNH TIỂU ĐƯỜNG tự nhiên biến mất, đường trong máu trở về mức thích nghi. Ta uống liên tục từ giờ đến hết đời, dùbệnh tiểu đường có muốn tái phát cũng không tài nào tái phát được, có nghĩa là suốt đời không bị tiểu đường nữa. Bệnh tiểu đường thuộc loai nan y, thế giới không có thuốc đặc trị dứt bệnh, chỉ giải quyết cơn thôi rồi cũng tái phát. Nếu có bịnặng sẽ không ứng loại thuốc nào hết. Chính nó là cơ sở phát sinh ra nhiều loại bệnh quái ác đưa đến tử vong. Các bạn chớ nên coi thường.

TRẺ EM

- Đậu đen ngâm nước sôi 1 đêm sang uống

- Trẻ con từ 3 tuổi đến 10 tuổi chỉ cần mỗi ngày uống 7 hạt thì:

(1) Mắt sáng, không đau mắt, dù học nhiều cũng ít bị cận

(2) Tiêu hóa tốt, không táo bón

(3) Sức khỏe tốt, ít ốm đau- Từ 11 đến 16 tuổi uống 21 hạt (3x7=21), Tuổi 17 trở lên uống 49 hạt như người lớn

- Bài thuốc này của thi hữu Thạch Trung, chủ nhiệm CLB thơ Lê Anh Xuân Mỏ Cày Bến Tre sưu tầm và uống có kết quả rất tốt đã khỏi bệnh, uống 6 thánglên 10 kg, nên tặng cho thi hữu Nguyễn Thành chủ nhiệm CLB thơ Ba Tri Bến Tre, Nguyễn Thành bị tiểu đường lâu năm uống vô cũng khỏi, sức khỏe được tăng cườngtheo 6 tác dụng trên, mới uống được 5 tháng tóc bạc giảm dần thấy rõ rệt, có khả năng đen tóc trở lại mặc dù tuổi đã 73, Nguyễn Thành thấy quá hay nên tặng cho tôi. Tôi không bị tiểu đường nhưng rất cần 6 tác dụng của nó nên bắt đầu uống từ1/10/2004 (lấy mốc 1/10)

- Bài thuốc này nằm trong tập sách LÃNH TRAI Y THOẠI của LỤC ĐÌNH PHỔ đời nhà Thanh, là loại thuốc quý có tầm cỡ thần dược - Chúc bạn bị tiểu đường uống được khỏi hẳn, các bạn không tiểu đường uống nâng được sức khỏe lên.

PGS-TS Nguyễn Mạnh PhanPosted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những bài thuốc hay từ cây ngải cứu

Cây ngải cứu có tên khoa học là Artemisia Vulgaris, thường có mùi thơm nồng và có vị hơi đắng hoặc rất đắng tùy theo mùa. Ngải cứu có thể dùng để chế biến các món ăn hoặc được sao khô lên làm thuốc. Dù dùng ở bất kì hình thức nào thì cây ngải cứu cũng có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe và chữa bệnh.

Posted Image

Dưới đây là một số công dụng phổ biến và hữu hiệu của cây và lá ngải cứu:

1. Làm thuốc điều kinh: Một tuần trước ngày kinh dự kiến, mỗi ngày lấy 6-12g (tối đa 20g) sắc với nước hoặc hãm với nước sôi như trà, chia làm 3 lần uống trong ngày. Có thể uống dưới dạng bột (5-10g) hay dạng cao đặc (1-4g). Nếu kinh nguyệt không đều thì hàng tháng đến ngày bắt đầu kỳ kinh và cả những ngày đang có kinh, lấy ngải cứu khô 10g, thêm 200 ml nước, sắc còn 100 ml, thêm chút đường để uống, chia 2 lần/ngày. Có thể uống liều gấp đôi, cũng 2 lần/ngày. Sau 1-2 ngày sẽ thấy hiệu quả, người đỡ mệt, máu kinh đỏ và ít hơn.

2. – Giúp an thai: Những người đang mang thai, nếu thấy có hiện tượng đau bụng, ra máu, dùng 16gr lá ngải cứu, 16gr lá tía tô, sắc cùng với 600ml nước, sắc còn 100ml, chia làm 3-4 lần uống/ngày. Bài thuốc này có tác dụng an thai. Ngải cứu không có tác dụng kích thích với tử cung có thai nên không gây sảy thai.

3. Sơ cứu vết thương: Lấy lá ngải cứu tươi giã nát, thêm 1/3 muỗng cà phê muối đắp lên vết thương, cầm máu nhanh, giảm đau nhức,

4. Trị mụn, mẩn ngứa: Lá ngải cứu tươi giã nát, đắp lên mặt, để khoảng 20 phút, rồi rửa lại mặt, làm liên tục như vậy sẽ có làn da trắng sáng hồng. Với trẻ em thường hay bị rôm sảy thì lấy lá ngải cứu xay nát rồi lọc lấy nước cho trẻ tắm.

5. Đau thần kinh tọa, nhức buốt khớp xương, đau đầu hoa mắt: Lấy 300gr ngảic cứu rửa sạch, giã nát, thêm 2 muỗng mật ong (ruồi, nghệ), vắt lấy nước uống trưa, chiều. Uống liên tục trong 1-2 tuần.

6. Lưu thông máu lên não: Lấy một nắm lá ngải cứu, xắt nhỏ, đánh tan đều với 1 quả trứng gà, nêm hạt nêm vừa miệng, đổ vào chảo chiên chín rồi ăn.

7. Suy nhược cơ thể, kém ăn: Lấy 250gr ngải cứu, 2 quả lê, 20gr câu kỷ tử, 10gr đinh quy, 1 con gà ri (gà ác) 150gr, hầm trong 0,5 lít nước (thêm gia vị, bột nêm) còn 250ml. Chia làm 5 phần, ăn cả ngày. Liên tục 1-2 tuần.

8. Cảm cúm, ho, đau cổ họng, đau đầu, đau dây thần kinh: Lấy 300gr ngải cứu, 100gr lá khuynh diệp, 100gr lá bưởi (hoặc quýt, chanh). Nấu trong 2 lít nước. Sôi 20 phút nhấc xuống, xông 15 phút. Cách thứ 2: Nấu lá thuốc cứu với 100gr lá tía tô, 100gr tần dầy lá, 50gr lá sả trong 1 lít nước còn 0,5 lít. Uống mỗi lúc khát, liên tục trong 3-5 ngày.

Ngải cứu được coi là tốt cho sức khỏe nhưng nếu dùng quá nhiều cũng có thể gây ra ngộ độc. Độc tính của ngải cứu khi dùng quá liều là làm cho thần kinh trung ương bị hưng phấn quá mức, dẫn tới chân tay run giật, sau đó cục bộ hoặc toàn thân co giật; Sau vài lần có thể dẫn đến kinh quyết (co cứng), nói sàm, thậm chí tê liệt. Kiểm tra bằng kính hiển vi có thể phát hiện các tổn thương ở tế bào não. Sau khi khỏi bệnh, vẫn thường để lại những di chứng như hay quên, ảo giác, viêm thần kinh,…

Theo – TTVN

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cây thuốc tốt cho phụ nữ

Hà thủ ô đỏ là một vị thuốc quý được dùng từ lâu đời trong y học cổ truyền, có tác dụng bổ dưỡng cao, lợi khí huyết, tóc bạc hoá đen, sức khoẻ dồi dào, kéo dài tuổi thọ. Thuốc rất tốt cho người cao tuổi và phụ nữ.

Bộ phận dùng chủ yếu của hà thủ ô đỏ là rễ, thu hái vào mùa thu, đào về, rửa sạch, cắt bỏ rễ con và góc thân, củ nhỏ để nguyên, củ to bổ đôi hay bổ tư, phơi hoặc sấy khô. Nếu đồ chín rồi phơi thì tốt hơn. Sau đó, rễ được chế biến theo cách sau: Ngâm dược liệu vào nước vo gạo một ngày đêm, rửa sạch. Đổ nước và đậu đen vào cho ngập với tỷ lệ 1 kg hà thủ ô với 100g đậu đen trong 2 lít nước. Đun đến khi đậu đen nhừ nát và nước gần cạn, năng đảo cho thuốc chín đều. Lấy dược liệu ra thái mỏng, phơi khô. Lại cho nước, đậu đen vào, đun tiếp cho hết. Phơi khô lần cuối cùng.

Posted Image

Ngày dùng 12-20g dược liệu đã chế biến, dưới dạng thuốc sắc, tán bột làm viên, nấu cao hoặc ngâm rượu. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác theo công thức sau:

- Hà thủ ô đỏ (5g), vỏ cây sữa (5g), mã tiền chế (0,2g), ngâm với 500ml cồn. Ngày uống hai lần, mỗi lần 1 chén nhỏ. (Thuốc bổ máu).

- Hà thủ ô đỏ (40g), hương phụ tử chế (40g), ích mẫu (30g), ngải cứu (20g), củ gai (20g), lá sung (40g), sâm Bố Chính (20g). Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống hai lần trong ngày. (Thuốc bổ huyết, điều kinh).

- Hà thủ ô đỏ (50g), sâm Bố Chính (30g), hạt sen (30g), cam thảo (10g), đại hồi (10g), thảo quả (10g). Ba vị hà thủ ô, sâm, hạt sen đem đồ chính; cam thảo nướng vàng; thảo quả bỏ vỏ, lấy nhân. Tất cả sấy khô, tán nhỏ, rây bột mịn, luyện với mật ong làm viên bằng hạt đậu đen. Ngày uống hai lần với nước ấm. Mỗi lần 20 viên đối với người lớn, 6-15 viên cho trẻ em tùy tuổi. (Viên bổ hà thủ ô)

- Hà thủ ô (20g), tầm gửi cây dâu (16g), kỷ tử (16g), ngưu tất (16g), sắc uống ngày một thang (Chữa xơ cứng mạch máu ở người cao tuổi tăng huyết áp, nam giới chậm có con).

Nông dân ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long lại nấu hà thủ ô đỏ với lá cây kỷ và thịt chuột đồng làm một món ăn đặc sản với tác dụng bổ dưỡng, làm tăng tuổi thọ.

Chú ý – Người có huyết áp thấp và đường huyết thấp không dùng hà thủ ô đỏ. Không dùng hà thủ ô đỏ uống hằng ngày thay nước chè vì dễ bị táo bón.DS HỮU BẢO

Theo Theo Đại đoàn kết

Share this post


Link to post
Share on other sites

Một số bài thuốc cho người cao tuổi từ cây mã đề'

Mã đề có tính hàn, vị ngọt, không độc, tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm, thấm bàng quang thấp khí, thanh phế nhiệt, thanh can phong nhiệt, làm long đàm.

Một số bài thuốc dưới đây có tác dụng tốt đối với người cao tuổi.

Chữa phù thũng và nhiệt tả: Hạt mã đề, hạt ý dĩ, mỗi thứ khoảng 300 – 500g, trộn đều, sao chín, tán thành bột. Ngày uống 3 lần, mỗi lần khoảng 10 – 12g, trước bữa ăn.

Người cao tuổi đi tiểu ra máu do nhiệt: Hạt mã đề 30 – 50g, nấu với 600ml nước, sắc còn 300ml, bỏ bã lấy nước. Dùng nước này nấu với 100g hạt kê thành cháo kê. Ăn vào lúc đói bụng.

Người cao tuổi bí tiểu: Toàn cây mã đề tước bỏ rễ, rửa thật sạch, giã nát, vắt lấy nước khoảng 1 chén. Hòa với một ít mật ong, uống vào là đi tiểu thông ngay.

Chữa đi tiểu ra máu: Mã đề tươi 100g, cỏ mực (cỏ nhọ nồi) tươi 100g. Hai thứ rửa thật sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt (khoảng 1 chén), uống vào lúc đói bụng.

Theo – baomoi.com

Rau giải nhiệt tốt cho con người'

Theo y học cổ truyền, rau má có vị đắng, hơi ngọt, tính bình, có tác dụng dưỡng âm, thanh nhiệt, nhuận gan, giải độc, lợi tiểu. Rau má thường dùng để làm thuốc bổ dưỡng, sát trùng, chữa thổ huyết, tả lỵ, khí hư, bạch đới, mụn nhọt, rôm sẩy. Theo nghiên cứu, dịch chiết rau má có khả năng kích hoạt các tiến trình sinh học trong việc phân chia tế bào và tái tạo mô liên kết giúp vết thương chóng lành và mau lên da non, do đó được dùng để điều trị bỏng, vết thương, vẩy nến…

Posted Image

Nước giải khát trong mùa hè:

- Nước ép rau má: Lá rau má mua về ngâm rửa thật sạch, giã hoặc xay nát. Cho thêm một ít nước vào. Vắt và lọc bỏ xác. Thêm vào một ít đường cho dễ uống. Mỗi người, mỗi ngày có thể dùng từ 30 đến 40g rau má tươi.

- Trà giải nhiệt: Rau má 200g, nhân trần 100g, lá đinh lăng 200g, cam thảo 100g. Các dược liệu đều ở dạng khô. Cách dùng: các vị thuốc sao giòn tán vụn trộn đều, bảo quản trong bình kín tránh ẩm. Ngày dùng 30 – 40g. Hãm với nước sôi, sau 10 phút có thể dùng được. Uống thay trà trong ngày có công dụng thanh nhiệt, nhuận gan, chống khát.

Thuốc hạ huyết áp: Rau má 16g, rễ kiến cò 12g, lá tre l2g, rễ nhàu 16g, rễ tranh 12g, rễ cỏ xước 12g, lá dâu 12g. Sắc uống thay trà hàng ngày.

Chữa rôm sẩy, mẩn ngứa: Dùng 50g rau má rửa sạch giã vắt lấy nước, thêm ít đường hoặc một ít muối cho dễ uống.

Đái rắt, đái buốt: Rau má 40g, nõn tre 40g để tươi, giã nát với vài hạt muối, gạn lấy nước uống.

Hạ sốt: Lấy 30g rau má tươi, rửa sạch, giã nát, thêm nước sôi để nguội, vắt lấy nước, rồi hoà 10g bột sắn dây, thêm đường uống.

Chữa ho, viêm họng: Rau má rửa sạch, giã vắt lấy nước cốt đặc, hoà thêm với đường cho dễ uống. Trẻ em ngày hai lần, mỗi lần ½ bát ăn cơm; người lớn uống ngày hai lần, mỗi lần một bát ăn cơm. Uống liên tục 5 đến 7 ngày.

Chữa mụn nhọt: Rau má và lá gấc mỗi thứ 50g rửa thật sạch, giã nhỏ, cho ít muối vào trộn đều, đắp lên chỗ đau rồi băng lại, ngày thay thuốc 2 lần, đắp cho đến khi khỏi.

Theo – tuetinh.vn

Share this post


Link to post
Share on other sites

5 bài thuốc dân gian đánh bật các bệnh về da

Hiện có rất nhiều người mắc các bệnh thông thường về da như phát ban, da khô hay mụn trứng cá…Vấn đề đầu tiên mọi người nghĩ đến là gặp bác sĩ da liễu mà quên đi các bài thuốc dân gian, các loại thảo mộc tự nhiên đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ để làm dịu, chữa lành da và điều trị một số triệu chứng ban đầu của bệnh về da. Medic Magic đã đưa ra một số loại thảo dược hàng đầu nên có trong nhà để điều trị các vấn đề phổ biến về da, cũng như phục hồi và chăm sóc da khỏe mạnh.

1. Calendula (cây cúc xuxi)

Posted Image

Calendula giúp tái tạo tế bào do cháy nắng, viêm, khô, da nứt nẻ. Ảnh: herbalfire.

Calendula là loài hoa nổi tiếng với khả năng chữa lành và tái tạo mô bị hư hỏng trên da. Ví dụ, nếu bị cháy nắng khó chịu vì ở lâu trên bãi biển, làn da sẽ trở nên đỏ, bị kích thích và viêm. Calendula có thể kích thích tái tạo tế bào để điều trị các vấn đề trên bề mặt da như cháy nắng, viêm, khô, da nứt nẻ...

Sử dụng: Có thể tìm thấy Calendula trong một số loại dầu dưỡng chiết xuất tự nhiên với thành phần hữu cơ, dùng hàng ngày để làm sạch và chữa viêm bề mặt da.

2. Chamomile (cúc La Mã)

Posted Image

Chamomile là loại thảo dược chăm sóc làn da dễ bị kích ứng. Ảnh: youne

Thật tuyệt vời để có một tách trà hoa cúc sau một ngày dài làm việc mệt nhoài. Hoa cúc còn được sử dụng trong việc chăm sóc da, nhất là với làn da nhạy cảm, dễ bị kích ứng.

Nếu thường xuyên bị dị ứng với sản phẩm chăm sóc da có thành phần hóa học, thì nên sử dụng các chất tẩy rửa tự chế hoặc dầu dưỡng chiết xuất tự nhiên từ các loại thảo dược như hoa cúc để làm dịu da và giảm đỏ ửng.

Sử dụng: Để có được hiệu quả nhanh chóng, hãy pha một tách trà hoa cúc để làm mát; cũng có thể sử dụng trà túi lọc dùng cho buổi sáng và buổi tối.

3. Gotu Kola (cây rau má)

Posted Image

Gotu Kola làm mát da, tăng cường hệ miễn dịch và chữa lành vết thương. Ảnh:sewanti

Loại cây này đã được sử dụng tại Bệnh viện Rudolf Stiftung ở Viên (Áo) như một thuốc mỡ chuyên điều trị và giúp làm lành vết thương nhanh chóng. Nếu bị phát ban trên da hoặc bị vết thương hở do mụn gây ra, loại thảo dược này sẽ làm mát da, tăng cường hệ miễn dịch, và chữa lành vết thương nhanh hơn.

Trong thực tế, các hợp chất trong thảo dược đã được sử dụng để điều trị bệnh phong trong nhiều năm. Hơn nữa, nó còn có thể kích thích tái tạo da.

Sử dụng: Ngâm ¼ chén lá rau má với ½ chén nước sôi trong 10 phút. Lọc lấy nước và trộn với bột ngô để tạo thành bột nhão, bôi lên da trong 5 phút và rửa thật kỹ.

4. Horsetail (cây mộc tặc)

Posted Image

Horsetail được biết như một phương thuốc chống lão hóa. Ảnh: wordpress

Horsetail là loại cây còn được gọi là "thảo dược làm đẹp". Nó nổi tiếng với khả năng thúc đẩy các mô liên kết dưới bề mặt da, giúp săn chắc da. Horsetail cũng có đặc tính làm se khít và loại bỏ tạp chất sâu từ lỗ chân lông, đồng thời kích thích phát triển tế bào khỏe mạnh.

Horsetail còn được biết như một phương thuốc chống lão hóa.

Sử dụng: Có thể tìm thấy horsetail trong các sản phẩm chống lão hóa, có chứa khoảng 5-10% horsetail, dùng mỗi ngày một lần.

5. Sage (cây xô thơm)

Posted Image

Sage giúp se khít lỗ chân lông và tăng độ đàn hồi của làn da. Ảnh: suite101

Sage là loại thảo dược tuyệt vời để sử dụng cho da nhờn, da bị mụn, cũng như cho làn da có dấu hiệu lão hóa sớm. Sage có thể được tìm thấy trong chất tẩy rửa nhằm kích thích lưu thông, se khít lỗ chân lông và tăng độ đàn hồi của làn da.

Tinh dầu sage được khuyến khích sử dụng cho da nhờn để tiết chế việc sản sinh ra mồ hôi và ngăn ngừa mụn hình thành.

Sử dụng: Ngâm 1 muỗng cà phê sage khô với 1 chén nước sôi trong 30 phút. Lọc và thoa lên da vào buổi sáng và buổi tối.

Hằng Nguyễn (Theo Medic Magic)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài thuốc chữa thấp khớp từ cây gối hạc

Bệnh thấp khớp y học cổ truyền gọi là “chứng tý” hiện nay là một loại bệnh rất hay gặp, chủ yếu của bệnh này là biểu hiện đau nhức sưng tấy hoặc nóng đỏ ở các khớp xương hay cơ gân; nhiều chỗ hay một chỗ, có khi kiêm cả tê dại nặng nề, bệnh tình thường liên miên, gặp khi khí hậu thay đổi thường phát nặng hơn. Bệnh thấp khớp cấp tính nhiều khi có biến chứng tim, cần kết hợp với y học hiện đại để theo dõi và điều trị. Khác với bệnh phong, hàn và thấp đơn thuần, đặc điểm của bệnh thấp khớp là đủ cả 3 khí phong, hàn và thấp kết hợp lại thành một bệnh cho nên người xưa biện chứng nhận xét trong 3 khí, khí nào nhiều hơn để chia ra từng loại mà điều trị như:- Bệnh di chuyển từ nơi này qua nơi khác là do phong khí nhiều, nên gọi là phong tý (hành tý).

- Đau nhức kịch liệt và liên tục là do hàn khí nhiều, nên gọi là hàn tý (thống tý).

- Đau cố định một chỗ mà kèm có nặng nề tê dại là do thấp khí nhiều, nên gọi là thấp tý (trước tý).

Lâu ngày, phong hàn thấp hóa nhiệt kết hợp với âm hư gây nên thể “nhiệt tý” là những đợt cấp diễn của thấp khớp kinh.

Tổng hợp cả 4 thể trên quy nạp lại có 2 loại chính như sau:

Thấp khớp cấp tính:

Phát bệnh đột ngột sưng tấy nóng đỏ, đau nhức kịch liệt hoặc phát sốt hoặc có khát nước, buồn bực khó chịu, rêu lưỡi nhờn mỏng, mạch phù sác hoặc khẩn.

Phép chữa: khu phong, tán hàn, trừ thấp, thanh nhiệt.

<Posted Imagebr

Cây gối hạc.

Bài thuốc: rễ gối hạc 16g, lá đơn mặt trời 12g, đơn tướng quân 12g, lá bạc thau (sao) 12g, dây kim ngân 10g, ké đầu ngựa 16g, lá thông 8g.

Nếu phong nhiều, gia: vòi voi 16g, kinh giới 12g.

Nếu hàn nhiều, gia: tỳ giải 16g, thổ phục linh 16g.

Cách dùng: Cho vào 600ml nước, sắc lấy 200ml lọc trong, chia làm 3 lần uống trước khi ăn.

Posted Image

Hình ảnh tổn thương khớp trong bệnh lý thấp khớp.

Thấp khớp mạn tính:

Bệnh phát từ từ hoặc ở cấp tính chuyển qua mạn tính, đau nhức nhẹ, không sưng hoặc có sưng mà da bình thường không tấy đỏ, không nóng, có khi ngoài da có chỗ tê dại, tay chân co duỗi khó khăn hoặc không vận động được, thay đổi thời tiết thì đau hơn, rêu lưỡi trắng nhờn hoặc vàng, mạch có khi trầm hoãn, có khi nhu hoãn.

Phép chữa: khu phong, tán hàn, trừ thấp và chú ý đến bồi bổ cơ thể.

Bài thuốc: nam đằng (sao vàng) 12g, găng bầu 12g, rễ gối hạc 12g, rễ bươm bướm 12g, rễ rung rúc 8g, tơ mành 8g, cử thiên tuế 16g, tầm gửi cây ruối 12g.

Ăn kém, gia: ý dĩ 20g.

Huyết kém thêm: rễ gấm (vương tôn) 16g.

Bài thuốc chữa chung cho cấp tính và mạn tính:

Rễ độc lực (tầm sọng) 240g, rễ và dây lá lốt 120g, rễ cỏ xước 80g, rễ cà gai leo 80g, thiên niên kiện 40g, quế chi 40g, rễ gấc hoặc dây mặt quỷ 80g, rễ rung rúc 80g, rễ bộ nảy.

Cách dùng: Đổ 2 lít nước, sắc lấy 500ml, cho thêm đường và 1/10 rượu vào. Mỗi lần uống 20ml, ngày 3 lần uống trong 10 ngày.

Lương y Vũ Quốc Trung

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Uống nước chanh pha chút mật ong giúp đào thải virus sởi

Posted Image

Điều trị cho bệnh nhân mắc sởi tại Bệnh viện Nhi Trung ương. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)

Theo tiến sỹ sinh học Hoàng Văn Khẩn - từng tham gia giảng dạy và nghiên cứu tại các phòng thí nghiệm trong lĩnh vực y khoa của Thụy Sĩ, khi xuất hiện các triệu chứng sởi cũng là lúc hệ miễn dịch đang tìm cách tiêu diệt virus lây nhiễm, điều quan trọng lúc này là cần nhanh chóng đẩy virus sởi ra ngoài theo hệ bài tiết, có nghĩa là cần tăng cường các đồ ăn nhẹ, giúp dễ tiêu, uống nhiều nước, đặc biệt là nước chanh pha chút mật ong.

Việc sử dụng thuốc kháng sinh không những không có hiệu quả mà còn gây tác động phụ, tiêu diệt những vi khuẩn có lợi cho hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa trong đường ruột.

Tiến sỹ Hoàng Văn Khẩn cho biết virus gây sởi thuộc dòng RNA, phát triển nhanh và chết cũng nhanh (ở nhiệt độ chỉ khoảng 50-60 độ C).

Cũng giống như virus cúm, virus sởi lây lan rất nhanh vì nó phát tán trong không khí và truyền qua đường hô hấp, đặc biệt ở những chỗ tập trung đông người như siêu thị, bệnh viện, trường học.

Những trường hợp chưa miễn dịch với sởi, đặc biệt là những trẻ nhỏ không được bú mẹ có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn. Tuy nhiên, đối với những người có sức đề kháng bình thường, virus sởi cũng như virus cúm sẽ tự đào thải qua hệ tiêu hóa, bài tiết mà không cần phải sử dụng đến thuốc. Bệnh sởi chỉ trở nên nguy hiểm khi bị biến chứng do sức đề kháng kém, dẫn đến bị nhiễm thêm những bệnh khác ở môi trường bên ngoài, ví dụ như lây chéo tại bệnh viện.

Tiến sỹ Hoàng Văn Khẩn cho rằng mỗi người dân cần nâng cao hiểu biết về chăm sóc sức khỏe ngay chính trong gia đình mình là cách phòng chống dịch bệnh hiệu quả. Theo ông, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý bởi virus sởi chỉ có thể tấn công những người có sức đề kháng kém, trong khi chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày không hợp lý làm suy yếu hệ miễn dịch tự nhiên trong mỗi người.

Ngoài ra, virus sởi sẽ bị tiêu diệt nhanh chóng nếu mỗi người đều áp dụng biện pháp phòng tránh. Tại mỗi gia đình, việc giữ vệ sinh giúp nhà cửa thông thoáng là rất quan trọng, nhất là khi trong gia đình có người bị mắc sởi.

Đối với trẻ nhỏ, trong giai đoạn có dịch cũng không nên vội đi tiêm phòng khi mà sức đề kháng của trẻ chưa được tăng cường.

Bệnh nhân bị mắc sởi nên tránh đến bệnh viện, nhất là những bệnh viện quá tải, trừ trường hợp bệnh kéo dài không thuyên giảm./.

Theo TTXVN

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bệnh sởi - Triệu chứng, cách phòng và chữa bệnh\

Sởi là bệnh theo mùa, thường gặp ở trẻ nhỏ và là bệnh lành tính. Tuy nhiên, nếu không biết cách chăm sóc đúng cách, trẻ có thể bị biến chứng dẫn đến tử vong.

Những trẻ có nguy cơ mắc sởi cao là do thể trạng yếu, sinh non, không được tiêm phòng vắc xin phòng ngừa đầy đủ. Người lớn cũng có thể bị sởi nếu cơ thể không đủ miễn dịch với bệnh.

Các triệu chứng của sởi là sốt nhẹ hoặc sốt cao từ 39 - 400C, sốt liên tục. Trẻ bị hắt hơi, chảy nước mũi, nước mắt, viêm kết mạc, dử mắt, phù nhẹ mi, ho (có thể ho khan, khàn tiếng hoặc có đờm), tiêu chảy. Có những chấm nhỏ khoảng 1 mm nổi lên trên niêm mạc má, dễ quan sát khi trẻ há miệng to; chấm có màu đỏ, sung huyết, ở vị trí ngang với răng hàm thứ nhất. Dấu hiệu này mất nhanh trong vòng 12 - 18 giờ.

Sau khi sốt 3 - 4 ngày, trẻ bị phát ban. Đầu tiên ban mọc từ sau tai, lan dần hai bên má, cổ, ngực, chi trên, sau lưng, chi dưới, đến toàn thân. Ban màu hồng nhạt, nhẵn, khi ấn vào thì biến mất, có xu hướng kết dính lại với nhau, phát ban xen giữa những khoảng da lành. Thể nhẹ thì ban rải rác, thể nặng thì ban dày gần như che kín da, cả gan bàn tay, chân, sau khi bay để lại vết thâm trên da. Trẻ ăn kém, mệt, mỏi. Thường thì 3 - 4 ngày sau khi ban mọc, ban sẽ bắt đầu bay, nhạt màu dần, nơi nào mọc trước thì sẽ bay trước và để lại vết thâm trên da, khoảng một tuần sau thì không còn dấu vết gì. Trẻ lại sức dần và hết sốt.

Cần phân biệt bệnh sởi với ban dị ứng (trẻ thường phát ban từng mảng, dạng mề đay, ngứa) và phát ban trong các bệnh khác (như tinh hồng nhiệt, nhiễm trùng...). Các biến chứng của sởi thường rất nặng và dễ gây tử vong: viêm phổi, viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm não tủy, cam tẩu mã, tiêu chảy kéo dài, suy dinh dưỡng, loét giác mạc do thiếu vitamin A. Cần phát hiện sớm các biến chứng sau khi mắc sởi, đặc biệt là sau khi ban bay hết mà trẻ vẫn còn sốt.

Khi chưa có biến chứng, không nên cho trẻ dùng kháng sinh. Việc điều trị chủ yếu là khắc phục triệu chứng như uống thuốc hạ sốt, vệ sinh toàn thân, răng miệng, mắt (nhỏ mắt thường xuyên bằng nước muối sinh lý, lục vi tố (chloramphenicol) 0,1%). Trẻ phải được ăn đầy đủ thực phẩm dễ tiêu, giàu dinh dưỡng, uống đủ nước. Khi có biến chứng, có thể dùng kháng sinh theo chỉ dẫn của thầy thuốc, bổ sung vitamin A để tránh khô giác mạc. Không dùng kích tố thận thượng tuyến bì chất (corticoid).

Để phòng bệnh, cần tiêm phòng vắc xin sởi cho trẻ. Tiêm mũi 1 khi trẻ tròn 9 tháng tuổi và mũi 2 trong chiến dịch tiêm nhắc lại. Nên cách ly trẻ mắc sở ít nhất 4 ngày sau khi phát ban. Bệnh nhi phải được ở nơi thoáng mát, ăn uống đầy đủ, vệ sinh sạch sẽ, không nên kiêng khem quá mức gây tình trạng thiếu các vi chất.

ThS-BS Đinh Tấn Tài

Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Đồng Tháp

Trị sởi theo cổ truyền

Y học cổ truyền gọi sởi là bệnh thời khí do lục dâm gây ra. Bệnh sởi còn gọi là ma chẩn, sa tử, thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi.

Posted Image

Các bài thuốc trị sởi sẽ có diếp cá, cỏ nhọ nồi, lá mơ, rau má... - Ảnh: Hạ Huy - Thái Nguyên - Minh Khôi

Bệnh xuất hiện với những nốt đỏ trên da, nổi hơi cao, sờ vào có cảm giác như hạt vừng nên gọi là ma chẩn, cần chẩn đoán phân biệt với phong chẩn. Nguyên nhân là do tà độc vào kinh phế. Phế chủ bì mao nên mụn phát ra da, khoảng trên dưới 10 ngày thì khỏi, nhưng nếu cơ thể yếu, nhiệt thịnh bế ở bên trong, nhiệt tà quá mạnh, các nốt ban không mọc ra được gây biến chứng: viêm phổi, tiêu chảy...

Trị từng thời kỳ

Bệnh diễn biến theo 3 thời kỳ: thời kỳ khởi phát (từ khi phát nóng đến ngày sởi mọc khoảng 3 - 5 ngày), bắt đầu ho, phát sốt, ngạt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, chảy nước mắt, mỏi mệt, buồn ngủ, thân nhiệt cao dần, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc hơi vàng, đồng thời ăn kém, tiêu phân loãng. Phép chữa lúc này là làm cho nọc sởi xuất ra ngoài, với bài thuốc gồm: lá dấp cá 16 gr, rau giệu 16 gr, cam thảo đất 12 gr, đậu cọc rào 12 gr. Các vị tươi càng tốt, rửa sạch cho vào nồi cùng 300 ml nước, sắc còn 150 ml, chia làm 2 lần dùng trong ngày. Cứ cách 3 giờ lại cho bệnh nhi uống một lần. Hoặc dùng bài thuốc thứ gồm: lá nọc sởi tươi (còn có tên là lá ban) 40 g rửa sạch, đem nấu với 300 ml nước, nấu còn 150 ml, chia làm 2 lần uống trong ngày.

Với thời kỳ sởi mọc (kể từ khi mới mọc đến khi sởi mọc đều khắp người ước độ 3 ngày). Thời kỳ này các triệu chứng lâm sàng có nóng dữ dội hơn, phiền khát, ho suyễn nặng thêm, tiêu chảy, màu sởi đỏ sẫm, rêu lưỡi vàng nhớt, chất lưỡi đỏ, nặng hơn nữa thì lưỡi khô. Phép chữa là thanh nhiệt giải độc (làm dịu nóng và giải độc), với bài thuốc gồm lá tre 20 gr, mạch môn 12 gr, sa sâm 12 gr, cam thảo đất 12 gr, sài đất 16 gr, ngân hoa 16 gr, củ sắn dây 12 gr. Dùng 600 ml nước sắc lấy 300 ml, chia làm nhiều lần, mỗi lần uống 30 - 40 ml, cách 3 giờ uống 1 lần trong ngày.

Thời kỳ sởi bay (kể từ khi sởi mọc đến khi sởi lặn hết độ 3 ngày). Nếu bệnh nhi vốn bình thường, không có kèm triệu chứng gì khác thì sau khi sởi mọc 3 ngày, bắt đầu sởi lặn, nóng sốt cũng lui theo, các triệu chứng cũng hết, 4 - 5 ngày sau ngoài da có các vảy nhỏ khảm tróc ra, để lại những vết xam xám, độ 2 tuần sau thì tiêu mất. Nếu lúc này bệnh nhi có xuất hiện ra những hiện tượng như gò má đỏ, nóng cơn, ho ít đờm, ra mồ hôi trộm, rêu lưỡi nhuận, sáng, chất lưỡi đỏ mà khô, mạch tế sác đó là nhiệt độc của sởi còn sót lại làm cho hao tổn tân dịch của phổi và dạ dày. Phép chữa cần phải bồi dưỡng tân dịch. Nếu sau khi sởi bay có biến chứng lỵ thì cho dùng bài thuốc: rau má 20 gr, rau sam 16 gr, lá mơ 16 gr, củ phượng vĩ 12 gr, cam thảo dây 8 gr, cỏ nhọ nồi 12 gr, vỏ núc nác 12 gr. Đem sắc với 400 ml nước, còn 150 ml, chia 2 - 3 lần uống trong ngày.

Nếu sau khi sởi bay còn ho kéo dài, cho uống: vỏ rễ dâu 20 gr (tẩm mật sao vàng), mạch môn 12 gr, cam thảo dây 8 gr, bách bộ 12 gr, lá táo 8 gr, lá chanh 6 gr. Sắc với 400 ml nước, còn 150 ml, chia uống 3 lần trong ngày.

Lương y Vũ Quốc Trung

Share this post


Link to post
Share on other sites

6 bài thuốc dân gian chữa bệnh từ rau mùi

(GDVN) - Thường xuyên uống nước rau mùi sẽ giúp hạ cholesterol trong máu. Uống dịch ép từ rau mùi còn giúp bổ sung cho cơ thể một lượng lớn các vitamin như A, C, B1...

Rau mùi chứa nhiều acid ascorbic và được xem là có tính năng lọc máu rất tốt. Chúng giúp tăng thêm lượng tích trữ, giải phóng nước tiểu và giảm đầy hơi.

Rau mùi thường được dùng để trị đánh rắm, thuốc bổ, nhuận tràng, lợi tiểu. Nước rau mùi giúp sự trao đổi chất, đảm bảo các chức năng bình thường như tuyến thượng thận và tuyến giáp.

Sắc kỹ rễ rau mùi dùng để trị sỏi thận, sỏi, nghẽn thận, bệnh vàng da và bệnh phù. Hạt rau mùi giã nhuyễn thường được dùng để phòng bệnh sốt và dịch sốt. Lá dùng trị mụn nhọt. Đắp lá rau mùi giã nhuyễn giúp chống lại sự nhiễm độc do côn trùng cắn hay do ong đốt.

Posted Image

Theo y học cổ truyền, rau mùi có vị cay, tính ấm.

Một số bài thuốc thường dùng

1. Chữa đau bụng do rối loạn tiêu hóa

Rau mùi 8g, đinh hương 4g, quất bì 4g, hoàng liên 4g. tất cả rửa sạch cho 500ml nước sắc còn 300ml, chia 2 lần uống trong ngày. Uống lúc còn ấm, dùng liền 3 ngày.

2. Chữa ăn không tiêu, đầy bụng

Rau mùi rửa sạch, giã nát thêm chút nước lấy nước cốt uống 2 - 3 thìa rất cùng hiệu quả.

3. Lợi tiểu, giúp hạ cholesterol trong máu

Lấy 12g hạt rau mùi khô ngâm trong nước sôi, lọc, để nguội và uống nhiều lần trong ngày. 15 ngày 1 liệu trình.

4. Chữa rong kinh

Hạt rau mùi khô 6g, rửa sạch cho 600ml nước, sắc còn 300ml thêm chút đường cho dễ uống, chia 3 lần uống trong ngày, uống lúc còn nóng. Dùng 3 - 5 ngày.

5. Lợi sữa cho sản phụ sau sinh

Quả mùi già 6g, nước 100ml, đun sôi 15 phút chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 3 ngày.

6. Làm đẹp da, trị mụn

Giã nát rau mùi lấy nước cốt khoảng 1 thìa cà phê trộn 1 chút bột nghệ, rửa mặt thật sạch rồi bôi hỗn hợp này lên mặt mỗi tối trước khi đi ngủ hoặc thường xuyên lấy quả mùi sắc nước rửa. Bài thuốc này tốt cho những người có da khô, da mặt có mụn sẽ giúp da mặt hồng hào, giảm mụn.

Lưu ý, tinh dầu có nhiều trong lá và hạt rau mùi nên có tính gây kích ứng da. Vì vậy những người tiếp xúc thường xuyên với lá và hạt rau mùi cần chú ý mang găng tay khi tiếp xúc. Hạn chế dùng rau mùi cho các bệnh nhân bị hen phế quản hoặc viêm phổi mãn tính./.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bảo vệ tim mạch, chống viêm nhiễm từ quả đu đủ

GDVN) - Đu đủ là một trong những nguồn giàu chất dinh dưỡng, chất chống oxy hóa, chất khoáng và chất xơ phong phú hơn hẳn các loại quả khác.

Đu đủ chín chứa khoảng 70% nước, 13% đường, không có tinh bột, có nhiều ca-rô-ten, a-xít hữu cơ, vi-ta-min A, B, C, Prô-tít, 0,9% chất béo, xen-lu-lô-zơ (0,5%), can-xi, phốt-pho, ma-giê, sắt, thi-a-min, ri-bo-fla-vin... Trong Đông y, đu đủ có tên mộc qua, tính hàn, vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, bổ tỳ.

Tuy nhiên, cần lưu ý tác dụng ngừa thai, gây sẩy thai của papain do hoạt tính của nó đối với progesteron của thai phụ.

1. Tác dụng bảo vệ tim mạch

Vì đu đủ có chứa nhiều chất chống oxy hóa như vitamin C, E và A. Các dưỡng chất này có tác dụng ngăn ngừa quá trình oxy hóa cholesterol, hạn chế các mảng tiểu cầu do quá trình oxy hóa cholesterol tạo ra bám vào thành mạch máu, gây tắc nghẽn mạch và làm máu không lưu thông được. Vitamin E và C của đu đủ kết hợp tạo ra hợp chất có có thể ức chế quá trình oxy hóa.

Posted Image

Đu đủ còn là loại quả giàu chất xơ nên có tác dụng làm giảm mỡ máu (cholessterol), riêng acid folic có trong đu đủ có tác dụng làm chuyển hóa homocysteine thành acid amino. . Nếu không được chuyển hóa thì homocysteine có thể gây phá hủy trực tiếp các mạch máu, thậm chí nếu cao, có thể gây bệnh đau tim hoặc đột quỵ.

2. Tăng cường cho hệ tiêu hóa

Chất xơ có trong đu đủ có thể “thu gom” các độc tố gây bệnh trong kết tràng và bảo vệ tế bào khỏe mạnh trước nguy cơ bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, trong đu đủ còn có chứa các dưỡng chất như: có tác dụng giảm thiểu bệnh ung thư kết tràng.Vì vậy, tăng cường ăn đu đủ cũng là biện pháp phòng ngừa ung thư kết tràng rất tốt cho mọi người.

3. Thuốc chống viêm nhiễm

Trong đu đủ có chứa hợp chất có tác dụng làm giảm quá trình viêm nhiễm và làm lành các chấn thương. Ngoài ra, đu đủ còn có chứa nhiều vitamin C, E và betacarotene nên có tác dụng phòng ngừa viêm nhiễm ở mức cao nhất, bởi vậy những người bị bệnh hen suyễn, thấp khớp thường được bác sĩ kê đơn cho dùng các dưỡng chất nói trên.

4. Tăng cường sức đề kháng

Vitamin C và A do đu đủ cung cấp cho cơ thể sẽ giúp hệ miễn dịch làm việc tốt hơn, nhất là nguy cơ phòng chống các loại bệnh thường xuất hiện khi giao mùa như: cảm, cúm, viêm tai...

5. Giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp

Vitamin C có trong thực phẩm, đặc biệt là trong đu đủ lại có tác dụng bảo vệ cơ thể trước nguy cơ mắc bệnh polyarthiritis, một dạng bệnh viêm khớp dạng thấp.

6. Tăng cường chức năng phổi

Những người nghiện hút thuốc lá hoặc phải sống trong môi trường có khói thuốc (hút thuốc thụ động) thì nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin A, trong đó có đu đủ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xông quả bồ kết, tinh dầu chanh, lá dân gian chữa sởi hiệu quả

Dưới đây là các cách phòng, chữa bệnh sởi do Hội đồng chuyên môn Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương đưa ra, người dân có thể tham khảo và vận dụng ban đầu khi bệnh nhẹ hoặc xa cơ sở y tế. Nếu gần cơ sở y tế như bệnh viện nên đưa các cháu đến để được khám và điều trị đầy đủ.Posted ImageVệ sinh môi trường:Sởi là một bệnh lây qua đường hô hấp, vì thế vi rút sởi dễ dàng lây ra môi trường xung quanh. Để tiêu diệt vi rút sởi, có thể sử dụng phương pháp xông khói phòng ở và môi trường xung quanh bằng cách đốt vỏ khô quả bưởi hoặc quả bồ kết khô.Tiếp đó đun nước củ sả hoặc nước cây mùi già lau cửa, bàn ghế, sàn nhà, đồ chơi và đồ dùng của trẻ.

Đối với nơi công cộng tập trung đông người (trường học, bệnh viện, bến tàu xe…), tùy theo điều kiện của cơ sở để vệ sinh môi trường sạch sẽ, chống lây chéo như dùng dung dịch có tinh dầu xả để lau, rửa làm sạch môi trường; Đốt các loại tinh dầu có tác dụng khử trùng như: Chanh, cam, bưởi, hương nhu….

Vệ sinh thân thể:

Người dân có thể dùng các loại lá mùi già, lá và vỏ quả bưởi, vỏ quả chanh đun nước tắm gội hoặc lau toàn thân. Thường xuyên vệ sinh răng, miệng, mắt, mũi. Tránh đến nơi có đông người: Trường học, bệnh viện, bến tàu xe,… nhất là vùng đang có dịch bệnh lưu hành.

Về ăn uống:

Cần ăn đủ chất, uống đủ nước. Có thể cho trẻ uống thêm nước đậu xanh cả vỏ để lấy nước uống. Uống bột sắn dây, nước ép rau diếp cá…

Ăn nhẹ dễ tiêu, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Vệ sinh sạch sẽ. Ở phòng thoáng mát, tránh gió lùa.

Bài thuốc y học cổ truyền cho giai đoạn khởi phát và toàn phát:

Lấy các loại lá gồm: lá kinh giới, lá sài đất, lá diếp cá, lá bồ công anh, lá dâu (từ 8 - 12g); lá tre (12 - 20g); cỏ nhọ nồi (12 - 16g); Hạt muồng sao, cam thảo nam (4 - 8g), hoặc mía (3 khẩu). Cho tất cả các vị thuốc trên vào sắc cùng 02 bát nước, trong 20 phút. Uống lúc thuốc còn ấm. Ngày uống 01 thang, chia đều 3-4 lần. Uống từ 3-5 ngày.

Nếu bệnh nhân xuất hiện ho có thể dùng thêm bài thuốc chữa ho, bằng cách lấy lá húng chanh (12 - 20g), lá hẹ (8 -– 10g). 03 lát quả quất hấp cách thủy với 5g đường phèn (thêm 50ml nước) hoặc 50ml nước mía. Lấy nước uống chia 3-4 lần trong ngày.

Nếu sởi khó mọc: lấy cây mùi già hoặc hạt mùi giã nát với rượu sát khắp người.

Bài thuốc cho giai đoạn sởi lặn:

Lấy lá dâu hoặc quả dâu chín, cỏ nhọ nồi (mỗi thứ 6 - 12g); cam thảo nam hoặc cỏ ngọt, lá sen (mỗi thứ từ 6 -– 10g), thêm 10g đỗ đen, lấy 02 bát nước sắc còn nửa bát, uống ấm. Ngày uống 01 thang. Uống từ 5-7 ngày.

Tuy nhiên các bác sĩ y học cổ truyền cũng lưu ý, người dân có thể tham khảo và vận dụng ban đầu khi bệnh nhẹ hoặc xa cơ sở y tế. Nếu gần cơ sở y tế như bệnh viện nên đưa các cháu đến để được khám và điều trị. Trong giai đoạn sởi nhẹ theo dõi trẻ ở nhà thật chặt chẽ, nếu có những diễn biến bất thường cần đưa ngay trẻ tới bệnh viện nơi gần nhất.

Theo Tú Anh (Dân Trí)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rau kinh giới điều trị sởi khi toàn phát rất hiệu nghiệm

BV Y học Cổ truyền Trung ương vừa đưa ra một bài thuốc cổ truyền điều trị sởi với từng triệu chứng cụ thể của bệnh và các bài thuốc đều rất dễ kiếm và an toàn với bệnh nhi.

1. Bài thuốc uống

Giai đoạn khởi phát và toàn phát

- Lá kinh giới 12 - 20g

- Lá sài đất 8-12g

- Lá diếp cá 8-12g

- Lá bồ công anh 8-12g

- Lá tre 12 - 20g

- Lá dâu 8-12g

- Cỏ nhọ nồi 12-16g

- Hạt muồng sao 04-08g

- Cam thảo nam 04-08g

- Hoặc mía 03 khẩu

Posted Image

Rau kinh giới sắc lấy nước uống giúp sởi nhanh bay Sắc cùng 02 bát nước, trong 20 phút. Uống lúc thuốc còn ấm. Ngày uống 01 thang, chia đều 3-4 lần. Uống từ 3-5 ngày.

• Nếu ho:

- Lá húng chanh 12-20g

- Lá hẹ 8-10g

- Quả quất 03 lát

Hấp cách thủy với 5g đường phèn (thêm 50ml nước) hoặc 50ml nước mía. Lấy nước uống chia 3-4 lần trong ngày.

• Nếu sởi khó mọc: lấy cây mùi già hoặc hạt mùi giã nát với rượu sát khắp người.

Giai đoạn sởi lặn:

- Lá dâu hoặc quả dâu chín 6-12g

- Cỏ nhọ nồi 6-12g

- Đỗ đen 10g

- Cam thảo nam hoặc cỏ ngọt 06-08g

- Lá sen 06-08g

Lấy 02 bát nước sắc còn nửa bát, uống ấm. Ngày uống 01 thang. Uống từ 5-7 ngày.

2. Nước tắm.

Nước tắm: Lá mùi già, lá và vỏ quả bưởi, vỏ chanh đun nước tắm gội, lau toàn thân.

3. Chế độ ăn uống và vệ sinh cá nhân:

- Cho trẻ uống đủ nước. Nấu đậu xanh cả vỏ để lấy nước uống. Uống bột sắn dây.

- Ăn nhẹ dễ tiêu, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.

- Vệ sinh sạch sẽ.

- Ở phòng thoáng mát, tránh gió lùa.

4. Vệ sinh ngoại cảnh.

- Xông khói phòng và môi trường xung quanh bằng cách đốt vỏ khô quả bưởi hoặc bồ kết.

- Đun nước củ sả lau cửa, bàn ghế, sàn nhà, đồ chơi và đồ dùng trẻ em.

Ngoài ra, y học cổ truyền còn có các bài thuốc phòng tránh bệnh sởi như sau

1. Vệ sinh môi trường

- Xông khói phòng ở và môi trường xung quanh bằng cách đốt vỏ khô quả bưởi hoặc quả bồ kết khô.

- Đun nước củ sả hoặc nước cây mùi già lau cửa, bàn ghế, sàn nhà, đồ chơi và đồ dùng của trẻ.

- Đối với nơi công cộng tập trung đông người (trường học, bệnh viện, bến tàu xe…), tùy theo điều kiện của cơ sở để vệ sinh môi trường sạch sẽ, chống lây chéo:

+ Dùng dung dịch có tinh dầu xả để lau, rửa làm sạch môi trường.

+ Đốt các loại tinh dầu có tác dụng khử trùng như: Chanh, cam, bưởi, hương nhu….

2. Vệ sinh thân thể.

- Tắm, gội: lá mùi già, lá và vỏ quả bưởi, vỏ quả chanh đun nước tắm gội hoặc lau toàn thân.

- Vệ sinh răng, miệng, mắt, mũi.

Viet Bao.vn (Theo Infonet)

Share this post


Link to post
Share on other sites

THUỐC NAM TRỊ BỆNH SỞI

Thời tiết nắng nóng khiến trẻ em thường mắc chứng ban sởi, thân nhiệt dễ bị sốt cao, hay bị nhầm là sốt siêu vi hoặc sốt xuất huyết

Bằng biện pháp tắm hoặc uống, những bài thuốc nam tại nhà giúp các bậc phụ huynh trị bệnh cho trẻ hiệu quả.

Khổ qua, cỏ mực...

Bác sĩ Trần Lê Diệu Hương (bệnh viện y học cổ truyền TP.HCM) cho biết, sởi do siêu vi lây truyền bắt nguồn từ thời tiết và môi trường ô nhiễm. Trẻ em vốn sức đề kháng yếu nên là đối tượng dễ mắc bệnh, đặc biệt khi tiếp xúc với người bệnh hoặc lây từ các trẻ khác ở trường học.

Thời gian ủ bệnh từ 3-7 ngày, sau đó nổi ban đỏ, trắng, dạng hột li ti kéo dài 3-5 ngày. Hiện nay, tây y chưa có thuốc đặc trị, chỉ có thể tiêm vắc-xin chủng ngừa siêu vi sởi nhưng chỉ giảm tỉ lệ chứ không trị dứt điểm.

Nếu điều trị sớm, trẻ sẽ tránh được biến chứng viêm phổi (rất thường xảy ra), viêm thanh quản, viêm tai giữa, thậm chí viêm cả não tủy (rất hiếm gặp), nhiễm trùng răng, miệng, ruột, loét giác mạc.

Trong đông y, thường phổ biến các bài thuốc dễ tìm, dễ làm mà không có tác dụng phụ như sau:

* Lá xoan (theo cách gọi miền Bắc) hoặc sầu đông hay sầu đâu (cách gọi miền Trung, Nam). Chọn lá tươi khoảng 100gr, sau khi hái xuống thì rửa sạch, vò nát với ít muối. Pha với 5l nước đun sôi để nguội rồi tắm cho trẻ. Sau vài ngày, khi các vết ban sởi trên người trẻ lặn hết thì ngưng tắm.

* Lá, dây, bông cẩm lệ chi (dân gian quen gọi là khổ qua, hoặc mướp đắng) kết hợp các loại thảo dược khác gọi là phương ngoại: 100gr lá khổ qua xanh lục (luôn cả dây và hoa), 50gr sim dại và 50gr lá ổi non. Nấu trong 0,5l nước, còn 150ml. Chia làm 5 phần, cho trẻ uống trong ngày. Uống liên tục từ 3-5 ngày sẽ hiệu quả.

* 100gr cây cỏ mực (sử dụng toàn thân cây, lá, hoa), 50gr lá, hoa sầu đông, 50 búp ổi và hoa vừa rụng đài hoa, phơi hoặc sao khử thổ vàng nghệ. Tất cả nấu với 200ml nước (3 chén) còn 1 chén. Cho trẻ uống sáng (sau lúc ăn) và chiều (trước lúc ngủ). Sau 2-3 ngày sẽ lộ ban, hết sởi.

* Trẻ từ 2-5 tuổi bị sởi, sốt về đêm, tăng nhiệt, nói sảng, khóc từng cơn: dùng 1 quả dưa hấu đỏ (cỡ 0,8-1,5kg) rửa sạch, để vỏ, thêm vào 20gr lá, hoa sim dại; 20gr lá, hoa khổ qua, ép lấy nước, cho trẻ uống nhiều lần trong ngày. Sau 3 ngày sẽ nổi ban, dứt bệnh.

Cây sim

Cây, lá và trái sim (còn tươi) vị chua ngọt pha chút nhẫn, có thể dùng chữa trị cho trẻ từ 1-10 tuổi chóng dứt sốt, lộ ban sởi, ăn uống, bú sữa trở lại bình thường bằng đơn thuốc sau:

50gr cành, lá sim vừa già, còn tươi, rửa sạch, cắt khúc dài 3cm, sao khử thổ vừa vàng. 100gr trái sim tươi (nếu không có sim tươi thì đổi bằng 30gr trái sim khô mua ở hiệu đông y), 50gr rễ mua thấp (tên khoa học là Melastoma dodecandrum Lour). Tất cả cho vào siêu sắc thuốc, đổ ngập nước, thêm vào ½ muỗng muối và 3gr gừng già.

Đợi thuốc sôi 30 phút rồi nhắc xuống. Cho trẻ uống 3 lần/ngày (khi thuốc còn ấm).

Sau 3 ngày sẽ trổ ban hột đỏ li ti, dứt sốt. Ăn ngủ được.

Ngoài ra, cây sim còn dùng điều trị các bệnh khác cho trẻ như:

Trẻ em hư hàn biến chứng hen khò khè, thở mệt, mắt mờ (từ 6-15 tuổi): dùng 60gr rễ sim khô sắc với 50ml nước, còn 15ml nước. Chia làm 3 phần, uống mỗi ngày, trước bữa ăn.

Trẻ dưới 10 tuổi bị bỏng (do nước sôi, lửa) lấy 50gr rễ sim và 50gr trái sim, sao vàng cháy, tán nhuyễn thành bột, trộn với 5 muỗng canh dầu thực vật hoặc mỡ bò (mỡ tươi thắng chảy), thoa lên chỗ bỏng. Sau 7 ngày sẽ liền da, tiếp tục thoa nghệ để tránh sẹo lồi.

Nếu bị vàng da do gan, sắc 50gr rễ sim; bạch hoa xà, thiệt thảo, nhân trần, kê cốt thảo, điền cơ hoàng (mỗi thứ 15-20gr) với 3 chén nước, còn lại một chén. Uống sau bữa ăn, liên tục trong 3 tuần.

Lương y Dương Tấn Hưng

Theo TNTT&GT

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay