Thiên Sứ

Lý Học & Khoa Học Hiện Đại

247 bài viết trong chủ đề này

Phát triển công nghệ photon tương tự gươm ánh sáng trong Star Wars

Khoahoc.com.vn

Cập nhật lúc 06h10' ngày 29/11/2013

 

Mới đây, các nhà khoa học tại đại học Havard và MIT đã chứng minh rằng trong một số điều kiện nhất định, photon có thể tương tác với nhau và hình thành các phân tử.

Theo họ, những nhóm photon được gọi là Photonic molecules có thể hình thành một dạng vật chất mới hoàn toàn - điều mà trước đây vẫn là giả thuyết. Kết hợp các đặc tính của ánh sáng và vật chất rắn, theo khía cạnh vật lý thì dạng vật chất mới này khá là giống với lightsaber - một loại vật liệu giả tưởng được dùng làm những thanh kiếm ánh sáng trong bộ phim Star Wars.

Giáo sư vật lý Mikhail Lukin đến từ Havard - lãnh đạo nhóm nghiêm cứu tại trung tâm hạt nhân siêu lạnh Harvard-MIT Center và người đồng nghiệp đến từ MIT - Vladan Vuletic cho biết: “Khi những photon này tương tác với nhau, chúng đẩy lùi và làm lệch hướng lẫn nhau. Hiện tượng vật lý xảy ra giữa các phân tử photon tương tự với những gì chúng ta thấy trong bộ phim Star War".

Photon không có khối lượng - điều này vẫn đúng tính đến thời điểm hiện tại nhưng nếu nói photon không tương tác với nhau thì đây là một thử thách đối với các nhà khoa học. Họ đã chứng minh được rằng trong một môi trường trung gian được chuẩn bị đặc biệt, photon có thể hoạt động bằng cách tương tác với các photon lân cận, gián tiếp thông qua các nguyên tử.

Posted Image

Ảnh: myparklist.com

Vậy cần có những điều kiện gì? Đầu tiên nhóm khoa học bơm các nguyên tử rubidium (Rb) vào một buồng chân không và làm lạnh chúng với các tia laser xuống đến nhiệt độ gần 0. Sau đó, họ bắn từng photon đơn lẻ vào đám mây nguyên tử Rb này.

Trong môi trường nguyên tử Rb, hoạt động của các photon tương tự như hiện tượng khúc xạ ánh sáng trong một cái ly đầy nước. Khi photon xâm nhập đám mây nguyên tử, chúng giải phóng một phần năng lượng vào môi trường. Các photon bắt đầu kích thích các nguyên tử trên đường di chuyển và kết quả là vận tốc của photon ngay lập tức bị chậm lại.

Tuy nhiên, sự trao đổi năng lượng giữa photon và nguyên tử bị chi phối bởi một hiệu ứng có tên gọi hiệu ứng chắn Rydberg. Theo đó trong một khối nhất định, không có 2 nguyên tử bị kích thích theo cùng một hướng. Tức là khi một photon đã kích thích một nguyên tử, nó phải di chuyển về phía trước trước khi một photon khác có thể thực hiện điều tương tự.

Các photon bắt đầu đẩy và kéo lẫn nhau trong môi trường và hoạt động rất giống các phân tử. Khi rời khỏi môi trường, photon trở lại trạng thái năng lượng ban đầu (năng lượng được truyền trở lại từ nguyên tử vào photon) nhưng chúng kết hợp với nhau tạo thành phân tử thay vì photon đơn lẻ.

Dĩ nhiên một loại vật liệu tương tự như lightsaber vẫn chưa thể xuất hiện trong tương lai gần nhưng phát hiện của Havard và MIT có thể mang lại nhiều ứng dụng quan trọng trên thực tế. Một lĩnh vực có thể khai thác lợi ích từ nghiên cứu trên là điện toán lượng tử. Hoạt động giống phân tử của các photon tiềm năng sẽ giúp các nhà khoa học tiến thêm một bước gần hơn trong việc chế tạo các cổng logic lượng tử. Ngoài ra, giáo sư Lukin cũng chỉ ra rằng với khả năng ràng buộc trạng thái photon theo ý muốn, họ có thể tạo ra những cấu trúc ánh sáng 3 chiều phức tạp và thậm chí là tiến gần đến công nghệ vũ khí sử dụng ánh sáng năng lượng cao như lightsaber.

Theo Tinh Tế

==============

Lý học Đông phương - theo cách hiểu của tôi - cho rằng: Tiền vật chất tạo ra các dạng vật chất có khối lượng chính là các dạng khí trong quá khứ của lịch sử hình thành vũ trụ. Những dạng khí này được phân loại và không phải là duy nhất - Đó cũng là lý do để không thể có "Hạt của Chúa" hiểu theo nghĩa một nguyên nhân duy nhất tạo ra vật chất có khối lượng. Xin lưu ý rằng: Lý học cũng thừa nhận một sự bùng nổ ở thời điểm khởi nguyên của vũ trụ, tương tự thời điểm Big bang của khoa học hiện đại..

Tất nhiên các hạt proton cũng là hệ quả của một dạng khí hình thành trong sự tương tác của các dạng khí nói trên, được hình thành sau vụ nổ lớn. Do đó khi các hạt proton tương tác với các nguyên tử vật chất khác ở nhiệt độ lạnh - tức là ở điều kiện không, thời gian sau bùng nổ thì sự tương tác tiếp tục nên xuất hiện hình thành một dạng vật chất mới.

Căn cứ vào nguyên lý này, Lý học dự đoán rằng:

1/ Sự tương tác của proton với bất cứ một loại nguyên tử nào đồng đẳng với Rb trong điều kiện tương tự, đều tạo ra những dạng cấu trúc mới nào đó, như thí nghiệm này.

2/ Với bất cứ một dạng vật chất phi khối lượng nào như proton tương tác trong một điều kiện tương tự đều cho ra một kết quả tương tự.

3/ Trong tương lai không xa, khoa học hiện đại sẽ xác định được bản chất của "Khí" của Lý học Đông phương. Những ứng dụng của tương lai sẽ liên quan đến vật chất phi khối lượng ,mà Lý học gọi là "Khí".

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ký ức có thể di truyền qua nhiều thế hệ

Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Mỹ cho thấy ký ức của con người có thể di truyền qua nhiều thế hệ thông qua chuỗi ADN.

Phát hiện gene giúp quên đi ký ức tồi tệ

Posted Image

Nghiên cứu mới đây cho thấy một số thông tin có thể được truyền lại từ thế hệ trước cho thế hệ sau thông qua một số thay đổi hóa học trong ADN. Ảnh minh họa: Alamy

Theo nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Y Emory, Atlanta, ký ức của con người, hay những thông tin được thế hệ trước tiếp nhận, có thể được truyền lại cho thế hệ sau thông qua những thay đổi hóa học xảy ra ở ADN. Từ đó cho phép con cháu kế thừa được những kinh nghiệm của tổ tiên.

Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học tiến hành luyện tập cho các con chuột sợ ngửi mùi hoa anh đào và sử dụng sốc điện nhẹ trước khi chúng sinh sản. Sau thí nghiệm, các con chuột cái đều có những biểu hiện sợ hãi khi ngửi mùi hoa anh đào so với các mùi hương khác, Telegraph cho hay.

Khi quan sát những con chuột ở thế hệ sau, nhóm nghiên cứu cũng phát hiện các hành vi tương tự. Hiệu ứng này vẫn tiếp tục xảy ra ngay cả khi những con chuột được sinh ra bởi thụ tinh nhân tạo. Tiến hành phân tích, nhóm nghiên cứu phát hiện bộ não của những con chuột thế hệ trước và con cái của chúng đều có những thay đổi về cấu trúc ở khu vực nhận diện mùi hương.

Kết quả này cho thấy bằng cách nào đó, những kinh nghiệm của thế hệ trước đã được truyền từ não vào hệ gene cho thế hệ sau. Giáo sư Marcus Pembrey, một nhà di truyền học tại đại học London, cho biết phát hiện mới này cung cấp một bằng chứng thuyết phục về sự truyền tải sinh học của trí nhớ.

Trong thời gian tới, nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục tìm hiểu làm thế nào để những thông tin lưu trữ được trên ADN và mở rộng nghiên cứu về các phản ứng của gene ở người.

Các nghiên cứu trước đây đều cho rằng những ký ức và kinh nghiệm của một cá thể chỉ có thể được truyền lại bằng kinh nghiệm cá nhân hoặc thông qua sự truyền đạt từ thế hệ trước.

Đức Huy

==============

Lý học Việt đã xác định điều này từ lâu rồi, thậm chí đưa lên thành một mệnh đề có tính nhân quả."Đời cha ăn mặn, đời con khát nước", "Lấy gái kén tông, lấy chồng kén giống", "Con nhà tông, không giống lông, cũng giống cánh"...

Nhưng câu thành ngữ, tục ngữ dân gian này. mới xem thoáng qua thì có vẻ là một sự đúc kết kinh nghiệm,một thứ nhận thức đơn giản mang tính dân dã. Nhưng nằm trong hệ thống của thuyết Âm Dương Ngũ hành thì đây là kết quả của một hệ thống kiến thức bao trùm lên mọi phương diện và từ từ....chính sự phát triển của khoa học hiện đại sẽ xác định điều này.

Tiên đoán:

1 - Khoa di truyền học hiện đại sẽ xác định được rằng: Có sự ảnh hưởng của cấu trúc di truyền lên tính cách. Cụ thể người cha ảnh hưởng nhiều đến con gái, người mẹ ảnh hưởng nhiều đến con trai.

2 - Sự tác động của môi trường ảnh hưởng đến cấu trúc gen. Đấy chính là nguyên nhân trực quan - thông qua phương tiện kỹ thuật để nhận biết - cho sự thích nghi, hoặc bị đào thải tự nhiên.

Có thể điều này đã được xác định trước bởi ngành Di truyền học. Vậy thì - nếu điều này đã được xác định - thì sẽ phải xuất hiện một lý thuyết của ngành này về cơ chế tương tác của môi trường với cấu trúc gen.3 - Khoa học hiện đại đang tiến gần đến sự khám phá và nhận thức được một tồn tại của vật chất phi khối lượng. Đây chính là khái niệm "Khí', trong Lý học Đông phương, nhân danh nền văn hiến Việt.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tìm ra hạt của “Chúa”: Phần thưởng nào cho CERN?

Thứ ba, 03/12/2013, 13:04 (GMT+7)

Trong lịch sử nền khoa học thế giới chưa từng chứng kiến sự kiện kỳ lạ như trong những tháng gần đây, đối với phát minh về “Hạt của Chúa”. Đó là phát minh loại hạt cơ bản (hạ nguyên tử) Higgs boson, loại hạt mới và nhỏ nhất làm hoàn chỉnh “Mô hình Chuẩn” mô tả thế giới vi mô lẫn vũ trụ bao la.

Posted Image

Cỗ máy LHC nơi người ta khẳng định sự tồn tại của hạt Higgs.

Điều đặc biệt ở đây là, bên cạnh một giải thưởng chính yếu nhất (có thể gọi là “cổ thụ”) vừa công bố, đang thai nghén một giải thưởng lớn lao tương đương trong tương lai không xa. Mặt khác, đã và chắc còn đẻ ra các giải thưởng “ăn theo” khác cũng có giá trị lớn và vang dội thế giới…

 

Giải thưởng “cổ thụ”

Nền khoa học hay ngành vật lý thế giới, nói riêng, vừa chứng kiến sự kiện lớn lao: Ngày 8/10/2013 Giải thưởng Nobel danh giá nhất về Vật lý năm 2013, đã được chọn trao cho hai nhà Vật lý lý thuyết: Peter Higgs sinh năm 1929 tại Anh, Giáo sư Vật lý của Trường Đại học Edinberg (Anh) và Francois Englert sinh năm 1932 tại Bỉ, Giáo sư Vật lý của Đại học Université de Libre de Bruxelles.

Posted Image

Peter Higgs, "cha đẻ" của Hạt của Chúa.

Cả hai nhà khoa học này trong vòng 4 tháng của năm 1964, độc lập nghiên cứu và độc lập công bố các công trình nghiên cứu lý thuyết về “Mô hình Chuẩn” cho thế giới vật chất và là yếu tố tạo nên trọng lượng của mọi vật.

Trong thực tế còn 4 nhà vật lý lý thuyết khác cũng có những nghiên cứu đóng góp nhất định về “Mô hình Chuẩn” nhưng không được may mắn như hai đồng nghiệp nói trên.

Đó là, Robert Brout đã từng tham gia với Francois Englert trong công trình nghiên cứu, nhưng nay đã mất, nên theo luật, Giải Nobel không trao cho người không còn sống như Robert Brout.

Ngoài ra, ba nhà vật lý khác là Gerald Guralnik, Tom Kibble và Carl Hagen từng nghiên cứu “Mô hình Chuẩn”, nhưng vì công bố công trình muộn nhất, nên chịu rủi ro cùng với Robert Brout bị “tuột” mất chân khỏi danh sách các đề cử viên nhận giải Nobel 2013.

Giải thưởng “ăn theo”

Trong khi vòng nguyệt quế chưa được Viện Hàn lâm hoàng gia Thụy điển kịp trao tay các nhà phát minh “cổ thụ” về khám phá hạt Higgs hay “Mô hình Chuẩn”, thì Hiệp Hội Hoàng gia Anh, gần một tuần trước đây, đã chính thức công bố trao Giải thưởng cao quý Royal Society Wilton Prize 2013 cho nhà vật lý Sean Carroll về một cuốn sách viết kể lại quá trình săn đuổi và khám phá hạt Higgs, với tựa đề The Practice at the End of the Universe, cùng số tiền thưởng không nhỏ, 25.000 bảng Anh.

Posted Image

Cỗ máy LHC nơi người ta khẳng định sự tồn tại của hạt Higgs.

Giáo sư Uta Frith, từ Đại học London và Chủ tịch Ban giám khảo đánh giá rằng, có thể xem đây là một ví dụ đặc biệt và là “một ngôi sao nhạc rock” thực sự trong những cuốn sách viết về khoa học giành chiến thắng. Ông nhận xét thêm: "Carroll viết với một nội lực mạnh mẽ, thu hút độc giả vào niềm đam mê của mình. Ông hiểu tâm trí của họ và dự đoán được những câu hỏi trong đầu họ".

Bản thân Tiến sĩ Carroll thì khiêm nhường phát biểu: Đây là điều hoàn toàn bất ngờ đối với tôi. Trong một cảm giác “kinh hãi tuyệt vời”, tôi thành thật nghĩ rằng trong sáu người trong phòng này, bất cứ ai cũng có thể giành chiến thắng. Tôi là nhà vật lí duy nhất người Mỹ. Tất cả những cuốn sách của các bạn thực sự thú vị.

Giải nào xứng đáng cho CERN?

Điều khó hiểu và băn khoăn với hầu hết mọi người là: Tổ chức nghiên cứu hạt nhân châu Âu (CERN) cho đến nay chưa có phần thưởng tương xứng nào trong phát minh vĩ đại mang tầm thế kỷ - Xây dựng “Mô hình Chuẩn” hay tìm ra “Hạt của Chúa”?

Mặc dù, sức người, sức của CERN đã chi ra nhiều như “nước biển” và kết quả mang lại cũng cao “như núi”.

Posted Image

Các nhà khoa học làm việc tại CERN.

CERN đã bỏ ra những 10 tỷ USD để xây chiếc máy lớn nhất thế giới (gọi tắt LHC) để gia tốc hạt nặng ngay dưới lòng đất thuộc biên giới Pháp -Thuỵ Sĩ, nhằm mô phỏng, tái hiện lại khoảng thời gian bé nhỏ, từ 1 phần nghìn tỷ đến 2 phần nghìn tỷ của một giây sau khi xẩy ra vụ nổ Big Bang, đồng thời cũng là chứng minh có hay không sự tồn tại của hạt boson Higgs.

Và ngày 4/7/2012 năm trước là một ngày trọng đại với CERN và mọi người quan tâm sự tồn tại trong thực tế Hạt của “Chúa”. Hai nhóm nghiên cứu độc lập (gọi tắt ATLAS và CMS) trên cỗ máy vĩ đại LHC đã chính thức họp báo xác nhận sự tồn tại trong thí nghiệm một loại hạt trước đây chưa hề biết đến với khối lượng khoảng 126 lần so với hạt proton trong nguyên tử, tức phù hợp với khối lượng hạt boson Higgs.

Tiếp theo, trong công bố mới nhất hôm 14/3/2013, trong hội nghị vật lý quốc tế Rencontres de Moriond tại La Thuile, Italy, các nhà khoa học vận hành LHC cho biết thêm, sau khi phân tích 2000 nghìn tỷ pha va chạm của các phần tử trong máy gia tốc, gấp đôi so với các thí nghiệm trước đây, đã có thêm bằng chứng gần sát nhất về hạt Higgs boson đang chờ đợi.

Cụ thể, các nhà khoa học CERN đã xác định thêm một tính chất quan trọng đối với một hạt cơ bản gọi là spin, đồng thời chứng minh rằng hạt Higgs có spin bằng số 0 như tiên đoán của mẫu lý thuyết.

Rõ ràng, sự khám phá lần này đánh dấu sự chấm dứt một thập niên lao động sáng táo của hàng nghìn nhà khoa học kỹ thuật trình độ cao của trung tâm nghiên cứu châu Âu (CERN). Họ thực sự tạo bệ đỡ quan trọng cho sự đăng quang Giải Nobel Vật lý năm 2013 của hai nhà Vật lý Anh và Bỉ, là Peter Higgs và Francois Englert.

Tuy vậy, bản thân họ, CERN, một lực lượng nhiều ngàn người với không ít nhà vật lý tài năng, hàng chục tỷ USD đầu tư vẫn còn đứng ngoài các cuộc bình giải lớn nhỏ, từ Giải Nobel Vật lý đến Giải Hoàng gia về sách khoa học.

Điều không bình thường này, dĩ nhiên, không thể tồn tại lâu. Và mọi người vẫn thấp thỏm chờ đợi một quyết định manh mẽ của các ủy ban giải thưởng quốc tế.

Trong đó, không loại trừ một Giải Nobel Vật lý nữa về “Hạt của Chúa”, tiếp vào năm sau 2014 sẽ đặc biệt giành cho các nhà khoa học thực nghiệm xứng đáng của CERN.

Theo Trần Thanh Minh (Vietnamnet)

==============

Cá nhân tôi vẫn xác định luận điểm của mình rằng:

"Không có Hạt của Chúa" hiểu theo nghĩa một thực tại duy nhất tạo ra các hạt cơ bản.

Trong khoa học, giải Nobell với số tiền hơn một triệu dollar và sự thừa nhận của số đông, không có nghĩa là sự xác định một chân lý khách quan.

Người ta có thể tôn vinh các nhà khoa học lý thuyết trong việc đi tìm "Hạt của Chúa" vì một thành tựu được tiên đoán. Nhưng điều đó không có nghĩa là trạng thái vật chất tìm được trong thí nghiêm của CERN là "Hạt của Chúa".

Cho đến nay, các nhà khoa học chưa công bố xác định trạng thái vật chất tìm được ở LHC là "Hạt của Chúa". Tôi vẫn chờ đợi sự công bố xác định này.

Tiên đoán:

Khoa học lý thuyết mũi nhọn của nền văn minh hiện đại đang bế tắc. Và nó sẽ tiếp tục bế tắc.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sứ mệnh tìm kiếm phản trọng lực

Cập nhật lúc 14h34' ngày 03/12/2013

Theo một dự án mang tính đột phá, các nhà vật lý học của CERN chuẩn bị triển khai cuộc thí nghiệm nhằm xác định sự tồn tại của phản trọng lực.

Các nhà nghiên cứu sẽ sử dụng cỗ máy có khả năng độc nhất vô nhị của Tổ chức Nghiên cứu Hạt nhân châu Âu (CERN) để sản xuất và lưu trữ phản vật chất nhằm thử nghiệm giả thuyết lâu nay vốn chỉ tồn tại trong các tiểu thuyết khoa học viễn tưởng.

Posted Image

CERN là nơi duy nhất có thể tạo ra phản vật chất - (Ảnh: AFP)

Theo một số giả thuyết, phản vật chất có thể tạo ra trọng trường kháng lại bất cứ vật thể nào xung quanh nó, thay vì hấp dẫn chúng như các vật chất thông thường.

“Phản vật chất rất khó hiểu”, theo giáo sư Jeffrey Hangst, trưởng nhóm dự án Alpha-2 tại CERN, với nhiệm vụ điều tra các đặc tính của phản vật chất.

Ông cho hay phản vật chất giống như là hình ảnh đối ngược với vật chất, nhưng chưa rõ liệu trong số này có bao gồm tính chất phản trọng lực hay không.

Nếu được chứng minh, nó có thể tạo ra một cuộc cách mạng trong lĩnh vực vật lý học, từ đó cho phép triển khai những ứng dụng thực tiễn, chẳng hạn chế tạo các đời máy bay hiếm khi dùng đến nhiên liệu hoặc những phi thuyền có thể du hành tới các hệ mặt trời khác, theo tờ The Sunday Times.

Theo Thanh Niên

===============

Khái niệm "phản vật chất" có thể hiểu là một dạng tồn tại làm phá hủy những vật chất có khối lượng. Không có nghĩa là "phi vật chất".

Về vấn đề này Lý học Đông phương đã nói đến một dạng tồn tại gọi là "Khí". Khí cũng được phân loại theo thuyết Âm Dương Ngũ hành và cũng có tương tác - tức có thuộc tính của vật chất. Trong những sự tương tác của "khí" theo Lý học thì có: Tương khắc, tương sinh, tương thừa, tương vũ. Tức là tính phá hủy, hoặc sinh ra những dạng vật chất khác - một khái niệm gần với "phản vật chất" theo nghĩa trên.

Tiên đoán:

Khoa học hiện đại đang tiến dần đến việc khám phá một dạng tồn tại của vật chất phi khối lượng - là khái niệm "khí" trong Lý học Đông phương.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xem lại một bài viết cũ trên mạng từ 2007.

==================

10-04-2007, 04:02 AM

Kính thưa quí vị quan tâm.

Bài viết dưới đây trên VnExpress cho thấy quan niệm Tốc độ giới hạn của vũ trụ bằng tốc độ ánh sáng trong thuyết Tương Đối của Einstein là một quan niệm không chặt chẽ.

Thêm một người Việt phủ nhận Einstein và Newton

Thứ sáu, 17/11/2006, 09:55 GMT+7

Không chỉ Bùi Minh Trí (http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/11/3B9F070E/) mà gần đây, một người "ngoại đạo" khác cũng có nghiên cứu phủ nhận các công trình vật lý của Einstein và Newton. Đó là ông Lê Văn Cường, 55 tuổi, ở Thụy Khuê, Hà Nội - một kỹ sư xây dựng đã nghỉ hưu.

Ông Lê Văn Cường bắt tay vào nghiên cứu công trình Chữa công thức bị lỗi của Einstein từ cuối năm 2004. Ông nói về những tìm tòi của mình: "Tôi kiểm tra đi kiểm tra lại, tự phủ định chính mình. Thật không ngờ, càng phủ định thì lỗi trong công thức của Einstein lại càng hiện rõ hơn. Cụ thể tính tương đối và phụ thuộc của ánh sáng vào không gian, thời gian khi hệ bị biến đổi có thể được chứng minh ngay trong sách giáo khoa về vật lý Physics principles & problems xuất bản tại Merill Publishing company - Colombus, Ohio 43216".

Theo ông Cường, Einstein đã chỉ ra sự thay đổi không gian, thời gian khi hệ chuyển động với tốc độ cực lớn, nhưng Einstein bị nhầm bởi nhận thức vận tốc ánh sáng là tuyệt đối không đổi.

"Nếu chúng ta không chấp nhận lỗi này trong công thức năng lượng hệ chuyển động của Einstein thì sẽ không phát hiện mới và hiểu gì về vũ trụ trong tương lai. Tôi nghĩ đã đến lúc phải lật sang trang mới cho khoa học vật lý; và bài 'Ba đại lượng vật lý không gian, thời gian và vận tốc ánh sáng' là có ích trong việc này" - ông Cường nói.

Không ai tin ông Cường khi ông đưa công trình của mình đến nhờ các nhà khoa học nhận xét. Do đó, nhà nghiên cứu nghiệp dư này đã đã bỏ thời gian tự học tiếng Anh để tự dịch công trình của mình gửi cho các tạp chí vật lý thế giới. Cuối năm 2005, ông đã tự công bố nghiên cứu của mình trên một diễn đàn khoa học nước ngoài có tên là The General.

Giáo sư Nguyễn Đại Hưng, Phó viện trưởng Viện Vật lý và điện tử cho biết, không có gì lạ khi xuất hiện những ý kiến về thuyết tương đối của Einstein và thuyết hấp dẫn của Newton. Hằng năm, viện nhận được hàng chục công trình nghiên cứu xung quanh chủ đề này. "Thay vì nhận xét nọ kia, chúng tôi đã tổ chức hội thảo cho mọi người cùng nhau trao đổi" - ông Hưng nói.

Theo giáo sư Hưng, thông thường một công trình nghiên cứu có khả năng phủ định cái trước đó phải đáp ứng đủ 3 yếu tố. Thứ nhất, nghiên cứu đó phải bao trùm toàn bộ hiện tượng đã có. Thứ hai, phải có kiểm chứng bằng thực nghiệm. Cuối cùng, phải có giá trị ứng dụng trong thực tiễn. Vì thế, tính đúng đắn của một học thuyết khoa học phải do số đông cộng đồng khoa học quốc tế thừa nhận một cách dân chủ và tự nguyện.

Tiến sĩ vật lý Nguyễn Văn Khải thì cho rằng, mọi hiện tượng chúng ta thấy ngày nay trên trái đất đều tuân theo các định luật của Newton. Với một số vật thể rất nhỏ, vô cùng nhỏ mà chuyển động với vận tốc vô cùng lớn thì khi đó, chúng ta phải dùng thuyết tương đối của Einstein để giải thích.

"Cho nên, nếu như có ai đó bảo rằng các định luật của Newton hoặc Einstein không phù hợp với cuộc sống mà phải dùng các thuyết khác, định luật khác thì tôi cho rằng họ phải học lại vật lý phổ thông và kiến thức vật ký đại cương" - tiến sĩ Khải bức xúc.

Theo ông Khải, nhiều nhà khoa học không phản đối (http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/11/3B9F05C1/) công trình của ông Trí và ông Cường, không phải vì họ cho là đúng, mà vì họ cho rằng phản đối cũng chẳng làm được gì, không phản đối cũng chẳng sao.

(Theo Khoa Học & Đời Sống)

.

Kính thưa quí vị quan tâm.

Thiên Sứ tôi không phải là nhà nghiên cứu chuyên sâu về vật lý lý thuyết. Hiện nay không đủ điều kiện để hiểu sâu thuyết Tương đối của Einstein. Nhưng riêng về tốc độ vũ trụ có giới hạn bằng tốc độ ánh sáng thì tôi cho rằng:

Nếu thuyết tương đối phản ánh một thực tại thì quan niệm tốc độ giới hạn của vũ trụ bằng tốc độ ánh sáng là một sai lầm của học thuyết này.

Điều này, tôi không thể chứng minh bằng các công thức toán học, vì không phải là nhà Toán học, nhưng tôi xin phép được chứng minh trên cơ sở một lập luận hợp lý.

Bây giờ chúng ta đặt giả thuyết rằng:

Giới hạn của tốc độ vũ trụ bằng tốc độ ánh sáng theo quan niệm của thuyết Tương đối là đúng.

Trên cơ sở giả thuyết này, chúng ta tiếp tục giả thuyết hệ quả của nó là:

Nhận thức của con người bằng tốc độ giới hạn của vũ trụ theo giả thuyết trên.

Tức là bằng tốc độ ánh sáng.

Như vậy, theo chính lý thuyết vật lý cổ điển thì chúng ta sẽ không bao giờ nhận thức được bất cứ một vật thể nào có tốc độ bằng tốc độ giới hạn. Bởi vì chúng luôn luôn có khoảng cách bằng khoảng cách không thời gian giữa nhận thức của chúng ta - bằng mọi phương tiện tự thân , hay nhân tạo - với không gian mà vật đó tạo ra trong thời gian vận động.

Và như vậy, chúng ta sẽ không thể nhận thức được quá khứ. Đương nhiên chúng ta cũng không thể suy đoán được tương lai. Hay nói cách khác là không có khả năng tiên tri (Khả năng tiên tri là một tiêu chí khoa học).

Bởi vậy, chỉ có thể coi thuyết Tương Đối của Einstein là một thành tựu vĩ đại trong chặng đường phát triển của tri thức nhân loại, chứ không thể coi đó là kết luận cuối cùng, nếu thực sự là một nhà khoa học có trách nhiệm quan tâm đến việc phát triển tri thức khoa học.

Nhưng có thể nói rằng: Chính sai lầm này của Einstein trong lý thuyết của ông mà sau này sẽ có người chứng minh được một cách hoàn hảo, dẫn đến một phát kiến vĩ đại khác và đưa tri thức của con người đến với chân lý cuối cùng của vũ trụ. Đây là lúc thuyết Âm Dương Ngũ hành được tôn vinh và được xác nhận là lý thuyết thống nhất.

Cảm ơn sự quan tâm của quí vị.

Thiên Sứ

==================

Dala

10-04-2007, 04:43 AM

Ví dụ sóng điện từ khi đi qua vật chất Plasma sẽ có tốc độ nhanh hơn vận tốc ánh sáng (thực nghiệm năm 2004 đã có thể chuyển tín hiệu của bản giao hưởng số 40 dưới dạng Laser với vận tốc đạt gấp 4 lần vận tốc ánh sáng ) . Nhưng vấn đề là vận tốc nhóm (group velocity) của cả bó sóng khi đi qua Plasma vẫn nhỏ hơn vận tốc ánh sáng .

Sự lý giải của bác Thiên sứ ở trên là hoàn toàn hợp lý, nhưng đó không phải là Vật Lý học mà là Triết học . Ý thức của con người có thể suy nghĩ vượt thời gian , nhanh hơn vận tốc ánh sáng . Nhưng vấn đề không phải ở chỗ này, vì Vật lý học không nghiên cứu về ý thức , hay về suy luận, đó là phạm trù của Triết học .

Vật Lý học Hóa học Sinh học là 3 môn Khoa học tự nhiên cơ bản , là chiếc máy mẹ cho cả nền khoa học hiện đại ngày nay của nhân loại . Vật Lý học nghiên cứu đến những hiện tượng TỰ NHIÊN , và tìm cách lí giải nó . Tôi nhắc lại và nhấn mạnh là Tự Nhiên . Vật Lý học không nghiên cứu về ý thức, về nhận thức đó là lĩnh vực của Triết học, Thần học . Nhưng Toán Lý lại có cái tham vọng là mô tả được mọi hiện tượng của tự nhiên, quy luật vận động của cả Vũ trụ bao la cho đến từng nguyên tử nhỏ bé .

Mọi thuyết này nọ đều xuất phát từ một số Tiên đề đã định trước, xem nó là đúng, và từ đó suy luận ra mọi hệ quả . Tôi lấy ví dụ

+ Hình học Euclide có 12 tiên đề làm nền tảng

+Cơ học Newton dựa trên 3 "tiên đề" là các định luật của Newton . Sau này được khái quát hóa thành Nguyên lý về tác động nhỏ nhất . Từ đó có thể suy ra 3 định luật Newton .

+Cơ học Lượng tử dựa trên các tiên đề sau : tiên đề về giá trị riêng , tiên đề về sự đo đạc các giá trị riêng , tiên đề về sự tương tác nhỏ nhất .

Dựa vào các tiên đề một hệ thống suy luận được hình thành . Anh có thể chấp nhận các tiên đề đó hoặc phủ nhận nó , chẳng có gì là sai cả .

Phủ nhận tiên đề số 12 của Euclide sẽ cho ta hình học phi Euclide . Chấp nhận tiên đề số 12 thì ta sẽ có hình học Euclide . Cả 2 môn hình học đó đều đúng, đều có ứng dụng vô cùng to lớn .

Nếu anh chấp nhận 2 tiên đề của Einstein, anh sẽ có thuyết tương đối ; và nếu anh phủ định nó anh sẽ có 1 thuyết khác . Vấn đề không phải ở chỗ chúng ta bảo Einstein đúng hay sai mà ở chổ chúng ta có chấp nhận nó hay không . Đừng nói là Einstein sai , Einstein rất đúng nếu chúng ta chấp nhận 2 tiên đề của ông .

Việc phủ nhận hay chấp nhận tiên đề về vận tốc ánh sáng của Einstein cũng như việc chấp nhận hay phủ nhận tiên đề Euclide

==================

Thiên Sứ

10-04-2007, 02:19 PM

Dala rất thân mến .

Kiến thức trên là của Dala hay là của một nhà bác học vậy? Viết được những điều trên phải là người nắm rất vững những tri thức căn bản của lý thuyết hiện đại. Dala còn ít tuổi, sao lại có thể như thế được nhỉ? Nhưng trên thế gian mọi việc đều có thể xảy ra. Chú chân thành chúc Dala ngày càng tiếp thu được nhiều tri kiến khoa học tiến tiến và sau này giúp ích cho đời và cho mình.

Như vậy, với những luận điểm mà Dala nêu trên, chú thấy rằng:

Cho dù luận điểm của chú mang tính triết học thì điều này cũng rất có thể chú không sai. Hay nói cách khác: Einstein chỉ đúng trong hoàn cảnh của ông ấy . Tức là điều kiện tiên đề của ông được xác nhận. Nhưng thực tại vũ trụ thì lại không giới hạn ở hai tiên đề này. Mục đích cuối cùng của sự khám phá vũ trụ là con người phải trả lời được câu hỏi về bản chất của vũ trụ và con người.

* Nếu chúng ta thừa nhận giới hạn tốc độ vũ trụ phải lớn hơn tốc độ ánh sáng thì chúng ta sẽ xác lập một tiên đề mới và sẽ phải xuất hiện một lý thuyết khoa học mới, phản ánh một thực tại mới mà con người hiện đại chưa biết được.

* Nếu chúng ta thừa nhận tốc độ giới hạn vũ tru bằng /O/ thì đó chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành và là lý thuyết thống nhất .

Thiên Sứ

==================

Dala

10-04-2007, 10:15 PM

Kính gửi chú Thiên Sứ

Cháu xin được cảm ơn chú vì lời khen tặng, cháu có được kiến thức này là do được chỉ dạy bởi một người bạn vong niên, xin được bày tỏ sự biết ơn đến người này . Những kiến thức cháu đã đang và sẽ cố gắng đạt được , sẽ chỉ dùng cho một mục đích duy nhất là xiển dương nền Văn hóa bi hùng 5000 năm của dòng giống Lạc Việt .

Nhận xét của chú hoàn toàn chính xác : Einstein không sai, Newton không sai , mà chúng ta phải nói Newton và Einstein đúng trong giới hạn của hệ thống tiên đề mà họ đặt ra . Newton là một trường hợp đặc biệt của Einstein , và cháu rất tin tưởng Einstein sẽ là một trường hợp đặc biệt của thuyết Âm dương Ngũ hành và lý thuyết thống nhất .

==================

Thiên Sứ

12-04-2007, 11:41 PM

Dala quí mến .

Xin chân thành cảm ơn Dala và người bạn vong niên (*)đã truyền kiến thức cho Dala.

Chú xin được tặng người bạn vong niên của Dala và chính Dala cuốn "Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt".

Hy vọng được ý kiến nhận xét của người bạn vong niên và của Dala.

Dala PM cho chú xin email của Dala.

Chân thành chúc người bạn vong niên và Dala vạn sự an lành.

Cầu xin anh linh tổ tiên luôn bên cạnh Dala và người bạn vong niên .

==================

Thiên Sứ

14-04-2007, 05:54 PM

Dalathân mến .

Chú đã gửi sách cho Dala và bậc tiền bối .

Thiên Sứ

==================

* Người bạn vong niên của Dala chính là giáo sư Trần Quang Vũ, chủ nhiệm khoa vật lý Thiên Văn, Đại học quốc gia Áo. Ông sinh năm Mậu Dần 1938.

Khi về hưu ông sống ở Hoa Kỳ và mất năm 2008 vì bệnh tim. Trước khi mất, ông đã đăng ký một hội thảo khoa học về những luận điểm của tôi liên quan đến cội nguồn Lý học Đông phương thuộc về văn minh Lạc Việt tại đại học Harvard. Nhưng rất tiếc! Sự ra đi đột ngột của ông đã khiến cho ý định tổ chức hội thảo không thực hiện được. Sinh hoạt trên mạng liên quan đến lý học, ông lấy nick là Karajan, chuyên viết về Thái Ất. Ông rất giỏi về môn này.

Tôi chỉ biết được những điều này sau khi giáo sư Trần Quang Vũ mất.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

5 hành tinh ngoài hệ mặt trời có... nước!

Thứ Năm, 05/12/2013 08:20

(NLĐO)- Hai nghiên cứu cho thấy kính thiên văn không gian Hubble của Cơ quan Hàng không và Không gian Mỹ (NASA) đã phát hiện nước ở khí quyển của 5 hành tinh xa xôi bên ngoài hệ mặt trời.

NASA tung clip sao Hỏa lênh láng nước

Bất ngờ phát hiện nhiều nước trên sao Hỏa

Hai nhóm nghiên cứu căn cứ vào thiết bị ghi hình của kính Hubble để phân tích ánh sáng ngôi sao đi qua khí quyền của 5 hành tinh WASP-17b, HD209458b, WASP-12b, WASP-19b and XO-1b.

Tất cả 5 hành tinh tình nghi có nước đều rất nóng, có kích thước tương đương với sao Mộc và khó có khả năng tồn tại sự sống. Tuy nghiên các nhà khoa học cho rằng phát hiện nước ở khí quyển vẫn là dấu hiệu lạc quan trong việc tìm kiếm những hành tinh xa xôi có thể hỗ trợ cho sự sống.

Posted Image

Cả 5 hành tinh có nước đều rất nóng và có bụi mù bao phủ - Ảnh Space

Trưởng nhóm nghiên cứu Avi Mandell thuộc Trung tâm Du hành Không gian Goddard của NASA cho biết: “Chúng tôi tin cậy vào những dấu hiệu mà chúng tôi thấy ở nhiều hành tinh. Công trình này thực sự mở ra cánh cửa để so sánh có bao nhiêu nước hiện diện ở những bầu khí quyển của nhiều dạng hành tinh ngoài hệ mặt trời, so sánh nhiệt độ của chúng.

Trưởng nhóm nghiên cứu khác là Drake Deming thuộc ĐH Maryland nói: “Phát hiện khí quyển của một hành tinh ngoài hệ mặt trời rất khó khăn nhưng chúng tôi có thể rút ra những tín hiệu rất rõ là nơi đó có nước”. Nhóm nghiên cứu này cho rằng trước đây người ta từng nghĩ rằng nước tồn tại ở một số hành tinh ngoài hệ mặt trời và công trình mới có thể mô tả chi tiết hơn.

Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, dấu hiệu của nước khó được thấy rõ như mong đợi do tất cả 5 hành tinh được được bao phủ bằng bụi mù.

Tr. Lâm (Theo Space)

===============

Trong Lý học Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt - về hệ thống phân loại chính là khái niệm Ngũ hành. Hành đầu tiên sinh trong sự vận động từ khởi nguyên vũ trụ là hành Thủy. Biểu tượng của hành Thủy là "nước" với một ví dụ dễ hiểu là "nước" trên trái Đất. Nhưng hành Thủy thì không phải là "nước" theo nhận thức như "nước" trên trái Đất. Khái niệm Ngũ hành và cụ thể là hành Thủy - là một sự mô tả tập hợp phân loại tất cả những thuộc tính của hành này - theo quan niệm của thuyết Âm Dương Ngũ hành, nhân danh nền văn hiến Việt - trong toàn bộ lịch sử tiến hóa của vũ trụ. Tất nhiên, trong qúa trình tiến hóa đó, sự phân loại thuộc hành Thủy, không phải là "nước" như bây giờ trên trái Đất. Và tất nhiên, sự tương tác với các môi trường hình thành nên các thiên thể hoàn toàn không thể giống như điều kiện như trên trái Đất.

Tất nhiên, nó không thể tạo ra "nước" như trên Trái Đất. Nhưng nó có thể tạo ra những cấu trúc vật chất nằm trong tập hợp hành Thủy của vũ trụ trong sự phân loại của Ngũ hành.

Không bao giờ có "nước" ở bất cứ một hành tinh nào ngoài Địa cầu, theo khái niệm "nước" như trên trái Đất này.

Tiên đoán:

Bây giờ và cả trong tương lai phát triển của nền văn minh hiện đại, sẽ chẳng bao xác định bằng thực chứng bất kỳ một hành tinh , hoặc thiên thể nào có "nước" theo khái niệm về nước trên trái Đất.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

5 hành tinh ngoài hệ mặt trời có... nước!

Thứ Năm, 05/12/2013 08:20

(NLĐO)- Hai nghiên cứu cho thấy kính thiên văn không gian Hubble của Cơ quan Hàng không và Không gian Mỹ (NASA) đã phát hiện nước ở khí quyển của 5 hành tinh xa xôi bên ngoài hệ mặt trời.

===============

Trong Lý học Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt - về hệ thống phân loại chính là khái niệm Ngũ hành. Hành đầu tiên sinh trong sự vận động từ khởi nguyên vũ trụ là hành Thủy. Biểu tượng của hành Thủy là "nước" với một ví dụ dễ hiểu là "nước" trên trái Đất. Nhưng hành Thủy thì không phải là "nước" theo nhận thức như "nước" trên trái Đất. Khái niệm Ngũ hành và cụ thể là hành Thủy - là một sự mô tả tập hợp phân loại tất cả những thuộc tính của hành này - theo quan niệm của thuyết Âm Dương Ngũ hành, nhân danh nền văn hiến Việt - trong toàn bộ lịch sử tiến hóa của vũ trụ. Tất nhiên, trong qúa trình tiến hóa đó, sự phân loại thuộc hành Thủy, không phải là "nước" như bây giờ trên trái Đất. Và tất nhiên, sự tương tác với các môi trường hình thành nên các thiên thể hoàn toàn không thể giống như điều kiện như trên trái Đất.

Tất nhiên, nó không thể tạo ra "nước" như trên Trái Đất. Nhưng nó có thể tạo ra những cấu trúc vật chất nằm trong tập hợp hành Thủy của vũ trụ trong sự phân loại của Ngũ hành.

Không bao giờ có "nước" ở bất cứ một hành tinh nào ngoài Địa cầu, theo khái niệm "nước" như trên trái Đất này.

Tiên đoán:

Bây giờ và cả trong tương lai phát triển của nền văn minh hiện đại, sẽ chẳng bao xác định bằng thực chứng bất kỳ một hành tinh , hoặc thiên thể nào có "nước" theo khái niệm về nước trên trái Đất.

===============

TƯ LIỆU LIÊN QUAN

NASA tung clip sao Hỏa lênh láng nước

Thứ Năm, 14/11/2013 17:15

(NLĐO) – Trung tâm du hành không gian Goddard của NASA vừa tung đoạn video tự tạo cho thấy sự thay đổi cảnh quan cũng như hiện tượng thiên nhiên diễn ra trên sao Hỏa trong suốt 4 tỉ năm qua.

Posted Image

Bầu trời trong xanh với các hồ nước mênh mông ở sao Hỏa

Clip chưa đầy 2 phút dựng lại cảnh Hành tinh đỏ lúc còn là hành tinh trẻ với bầu khí quyển dày, ấm nóng cung cấp đủ nước - thành phần quan trọng cho sự sống phát triển - cho các đại dương. Đoạn video được tung lên Youtube mô tả sự biến đổi của hành tinh qua từng thời kỳ, cơ quan không gian ngày 13-11 cho biết.

Posted Image

Nước - phần quan trọng của sự sống - tồn tại ở sao Hỏa 4 triệu năm trước

Bắt đầu với hàng loạt cảnh núi đá mọc lên giữa những hồ nước, clip cho thấy thời gian trôi qua bằng hình ảnh các đám mây di chuyển nhanh. Qua đó, ta có thể thấy sự chuyển đổi khí hậu từ ấm áp đến khô lạnh, đóng băng.

Qua hàng triệu năm, các hồ nước dần khô cạn trong khi bầu khí quyền dần biến đổi từ bầu trời xanh giống trái đất sang màu hồng và dần thành nâu bụi như màu khí quyển sao Hỏa ngày nay.

Posted Image

Sao Hỏa khô cằn ngày nay

Clip “du hành” sao Hỏa của NASA được tung ra trong thời gian cơ quan này chuẩn bị khởi động tàu vũ trụ MAVEN nhằm nghiên cứu bầu khí quyển của hành tinh này. Tàu vũ trụ MAVEN sẽ rời bệ phóng vào ngày 18-11 tới và dự kiến đến sao Hỏa vào 22-9-2014.

L. Thoa (Theo UPI, NASA)

===============

Giả thiết rằng trên bề mặt sao Hỏa đã từng có "nước" như mô tả của Nasa. Vậy hệ quả của nước mênh mông trên sao Hỏa từ hàng tỷ năm trước, đã tạo ra sự phát triển gì trên hành tính này - Thí dụ như những khu rừng như trên trái Đất ,khi chưa xuất hiện động vật chẳng hạn? Vậy ngoài phát hiện ra "nước" thì có gì phát hiện khác nữa trong sự phát triển trên sao Hỏa liên quan đến thành tố "nước" này?

Bởi vậy, tôi cho rằng đây chỉ là một sự suy diễn, hoặc hiểu nhầm của Nasa khi họ miêu tả một thành tố xuất hiện mà không xác định được mối liên hệ tương tác của nó với môi trường.

Share this post


Link to post
Share on other sites

5 hành tinh ngoài hệ mặt trời có... nước!

Thứ Năm, 05/12/2013 08:20

(NLĐO)- Hai nghiên cứu cho thấy kính thiên văn không gian Hubble của Cơ quan Hàng không và Không gian Mỹ (NASA) đã phát hiện nước ở khí quyển của 5 hành tinh xa xôi bên ngoài hệ mặt trời.

===============

Trong Lý học Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt - về hệ thống phân loại chính là khái niệm Ngũ hành. Hành đầu tiên sinh trong sự vận động từ khởi nguyên vũ trụ là hành Thủy. Biểu tượng của hành Thủy là "nước" với một ví dụ dễ hiểu là "nước" trên trái Đất. Nhưng hành Thủy thì không phải là "nước" theo nhận thức như "nước" trên trái Đất. Khái niệm Ngũ hành và cụ thể là hành Thủy - là một sự mô tả tập hợp phân loại tất cả những thuộc tính của hành này - theo quan niệm của thuyết Âm Dương Ngũ hành, nhân danh nền văn hiến Việt - trong toàn bộ lịch sử tiến hóa của vũ trụ. Tất nhiên, trong qúa trình tiến hóa đó, sự phân loại thuộc hành Thủy, không phải là "nước" như bây giờ trên trái Đất. Và tất nhiên, sự tương tác với các môi trường hình thành nên các thiên thể hoàn toàn không thể giống như điều kiện như trên trái Đất.

Tất nhiên, nó không thể tạo ra "nước" như trên Trái Đất. Nhưng nó có thể tạo ra những cấu trúc vật chất nằm trong tập hợp hành Thủy của vũ trụ trong sự phân loại của Ngũ hành.

Không bao giờ có "nước" ở bất cứ một hành tinh nào ngoài Địa cầu, theo khái niệm "nước" như trên trái Đất này.

Tiên đoán:

Bây giờ và cả trong tương lai phát triển của nền văn minh hiện đại, sẽ chẳng bao xác định bằng thực chứng bất kỳ một hành tinh , hoặc thiên thể nào có "nước" theo khái niệm về nước trên trái Đất.

TƯ LIỆU LIÊN QUAN

Bất ngờ phát hiện nhiều nước trên sao Hỏa

Thứ Sáu, 27/09/2013 16:15

(NLĐO) - Một phân tích được thực hiện trên tàu thăm dò sao Hỏa Curiosity đang gây bất ngờ lớn khi phát hiện một lượng hơi nước đáng kể trên vùng đất này.

Posted Image

Tàu Curiosity lấy mẫu đất trên sao Hỏa, đun nóng và phân tích thành phần. Ảnh: NASA

Các nhà khoa học đã cho tàu Curiosity lấy một lượng nhỏ đất trên bề mặt hành tinh đỏ và đốt nóng lên. Kết quả thật bất ngờ khi thấy nhận thấy dòng hơi thoát lên chính là H2O.

TS Laurie Leshin - nhà nghiên cứu của dự án Curiosity cùng các đồng sự - khẳng định trên Tạp chí Khoa học của Mỹ rằng khoảng 2% bề mặt đầy bụi của sao Hỏa là nước. Đây có thể là nguồn tài nguyên hữu ích cho các nhà du hành trong tương lai.

“Nếu chúng ta đem khoảng 1 feet khối (0,028317 m³) đất đốt nóng lên đến vài trăm độ bạn sẽ thu được khoảng 946 ml nước, tương đương 2 chai nước mọi người vẫn mang khi đi thể dục. Đất trên sao Hỏa thật thú vị bởi có vẻ như ở bất kỳ đâu cũng giống nhau. Nếu bạn là một nhà thám hiểm, điều này thực sự là tin tốt bởi bạn có thể dễ dàng lấy nước từ bất kỳ đâu”, TS Leshin giải thích.

Thông tin về sự có mặt của nước trong các thành phần mịn của đất chỉ là một phần trong số hàng loạt thông tin được Tạp chí Khoa học đăng tải.

Posted Image

Đá bị gió bào mòn thành hình kim tự tháp trên sao Hỏa. Ảnh: NASA

Vài dữ liệu trong bài viết từng được công bố tại các hội thảo khoa học và các buổi họp báo của NASA. Tuy nhiên, lần công bố chính thức này giúp cộng đồng các nhà nghiên cứu có cơ hội tìm hiểu cặn kẽ từng chi tiết về lượng nước trên sao Hỏa.

Công bố của TS Leshin và công sự liên quan đến việc phân tích một mẫu vật được thực hiện tại Rocknest, một đống cát cách nơi Curiosity hạ cánh khoảng 400 m trên nền của miệng núi lửa Gale hồi tháng 8-2012.

Các robot sử dụng các công cụ để nhặt, sàng và chuyển mẫu bụi sao Hỏa này tới một thiết bị có tên là Sam được giấu bên trong thân của nó. Sam có thể đun nóng mẫu vật và xác định các thành phần trong đất.

Ví dụ, nếu Curiosity đã ghi nhận một lượng đáng kể carbondioxide, điều này có nghĩa là có muối cacbonat trong mẫu đất đó. Cacbonat hình thành với sự có mặt của nước.

Robot cũng thấy sự hiện diện của ôxy và clo - một dấu hiệu mà nhiều người đã trông đợi sau những nghiên cứu tương tự về sao Hỏa được tàu Phoenix của NASA thực hiện năm 2008. Nếu việc tìm thấy nước là tin tốt lành thì bên cạnh đó vẫn có một tin xấu khác đi kèm. TS Leshin cho biết “Chúng tôi nghĩ rằng có một thành phần của một khoáng chất gọi là perchlorate, chúng chiếm khoảng 0,5% tỉ trọng trong đất. Nếu phát hiện ra nước là một tin tốt thì việc tìm thấy perchlorate lại là tin xấu. Nó có thể ảnh hưởng tới chức năng của tuyến giáp. Do đó, nó sẽ gây ra vấn đề nếu người nào đó hít phải một số bụi mịn trên sao Hỏa. Đây là điều chúng ta cần biết để chuẩn bị cho sau này”.

H.Trang (Theo BBC)

===============

Tôi chưa tin sự xác định của máy phân tích trên tàu thăm dò sao Hỏa cho rằng tìm thấy hơi nước khi đốt nóng mẫu vật. Bởi vì hàng tỷ năm qua, chính sao Hỏa đã qúa đủ nóng để không còn "hơi nước" nếu có trên bề mặt của nó.

Vấn đề không hề đơn giản chỉ là thấy "nước", mà còn là mối liên hệ tương tác của cả một khối lượng đồ sộ gọi là "nước" theo miêu tả của Nasa trên hành tinh này. Thật vô lý khi "nước" đã từng có trên sao Hỏa mà lại không hề để lại những hệ quả của nó.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đôi lời góp ... vui!

khối lượng đồ sộ gọi là "nước" theo miêu tả của Nasa trên hành tinh này

Ở đây, NASA muốn nói về "nước" có công thức hóa học là H2O.

Như vậy, theo chính lý thuyết vật lý cổ điển thì chúng ta sẽ không bao giờ nhận thức được bất cứ một vật thể nào có tốc độ bằng tốc độ giới hạn. Bởi vì chúng luôn luôn có khoảng cách bằng khoảng cách không thời gian giữa nhận thức của chúng ta - bằng mọi phương tiện tự thân , hay nhân tạo - với không gian mà vật đó tạo ra trong thời gian vận động.

Và như vậy, chúng ta sẽ không thể nhận thức được quá khứ. Đương nhiên chúng ta cũng không thể suy đoán được tương lai. Hay nói cách khác là không có khả năng tiên tri (Khả năng tiên tri là một tiêu chí khoa học).

Nhận thức không nhất thiết phải có tốc độ lớn hơn so với vật được nhân thức. Nhận thức có thể dựa vào lịch sử và phát triển trên cơ sở suy luận, kinh nghiệm và thông tin. Nếu thiếu thông tin vẫn có thể suy luận theo kinh nghiệm và lịch sử, tuy nhiên, khả năng tiên tri có thể kém chính xác hơn. Nếu vạn vật trong Vũ trụ có cùng lịch sử ra đời, thì về nguyên tắc vẫn có thể tiên tri được dù gần đây, chằng có thông tin nào của đối tượng cần tiên tri do "nó" ... "chạy" nhanh quá!!! (sai số chắc là lớn!!!).

Einstein không sai, Newton không sai , mà chúng ta phải nói Newton và Einstein đúng trong giới hạn của hệ thống tiên đề mà họ đặt ra

Cái này thì hiển nhiên rồi. Đến đứa trẻ con cũng đúng trong "hệ thống" của nó mà!

Điều này chỉ là nói về tính "không sai" (không mâu thuẫn) trong suy luận logic thôi. Nhung vấn đề là ở chỗ, nó có phù hợp với thực tế khách quan hay không mà thôi. Giới hạn nào của thực tế khách quan đó? Có giới hạn nào cho lý thuyết của họ không?

Thật ra, cả Newton và Einstein đều đúng trong miền giới hạn nhất định của thực tế khách quan tương ứng với lý thuyết của họ (khi bỏ qua một vài sai số). Nhưng mâu thuẫn là ở chỗ, họ và hầu hết những người theo họ lại cứ nghĩ rằng lý thuyết của họ đúng trong mọi trường hợp, nghĩa là trong toàn Vũ trụ. Nhưng ngay cả những người không nghĩ mhư thế cũng khó mà chỉ ra miền xác định cho lý thuyết của họ. Einstein đã chỉ ra miền xác định của Newton, vậy ai sẽ chỉ ra miền xác định của Einstein ?

Vì tính không giới hạn của mình, chắc chắn Lý học Đông phương sẽ đảm nhận thành công vai trò đó. Có lẽ không lâu nữa đâu!

Thân ái!

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vật Lý học Hóa học Sinh học là 3 môn Khoa học tự nhiên cơ bản , là chiếc máy mẹ cho cả nền khoa học hiện đại ngày nay của nhân loại . Vật Lý học nghiên cứu đến những hiện tượng TỰ NHIÊN , và tìm cách lí giải nó . Tôi nhắc lại và nhấn mạnh là Tự Nhiên . Vật Lý học không nghiên cứu về ý thức, về nhận thức đó là lĩnh vực của Triết học, Thần học . Nhưng Toán Lý lại có cái tham vọng là mô tả được mọi hiện tượng của tự nhiên, quy luật vận động của cả Vũ trụ bao la cho đến từng nguyên tử nhỏ bé .

Nhu vậy, theo Dala, Ý thức không phải là hiện tượng Tự nhiên ư???

Theo tôi, ý thức cũng là hiện tượng tự nhiên. Chỉ có điều, Vật lý hiện đại không có khả năng nghiên cứu nó mà thôi. Đó cũng là một giới hạn của khoa học hiện đại. Do đó, theo tôi, chẳng thể tìm được TOE bằng con đường của khoa học ngày nay, cho dù họ có thống nhất được tất cả các loại lực tự nhiên hay các lý thuyết vật lý đang biết đi chăng nữa.

Học thuyết ADNH mới là một lý thuyết khoa học nghiên cứu và có khả năng nghiên cứu "tất tần tật" những hiện tương của tự nhiên, kể cả những thứ mà vật lý học chẳng có tý khái niệm nào (ví dụ như tâm linh, linh hồn, tâm lý, phong thủy, tướng số, ...).

Thân ái!

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ở đây, NASA muốn nói về "nước" có công thức hóa học là H2O.

Tôi cho rằng có sự lầm lẫn. Trong lịch sử của Nasa, đâu phải họ chưa bao giờ nhầm lẫn.

Nhận thức không nhất thiết phải có tốc độ lớn hơn so với vật được nhân thức. Nhận thức có thể dựa vào lịch sử và phát triển trên cơ sở suy luận, kinh nghiệm và thông tin. Nếu thiếu thông tin vẫn có thể suy luận theo kinh nghiệm và lịch sử, tuy nhiên, khả năng tiên tri có thể kém chính xác hơn.

Ở đây tôi muốn nói đến nhận thức trực quan,hoặc thông qua những phương tiện kỹ thuật : với một vật thể chạy bằng tốc độ ánh sáng - tức tốc độ giới hạn - thì về lý thuyết người ta không thể nhận thức được nó. Thực tế đã cho thấy rằng: Phải có sự vạn động nhanh hơn tốc độ ánh sáng thì con người mới nhận thức được vận tốc của ánh sáng.

Nếu vạn vật trong Vũ trụ có cùng lịch sử ra đời, thì về nguyên tắc vẫn có thể tiên tri được dù gần đây, chằng có thông tin nào của đối tượng cần tiên tri do "nó" ... "chạy" nhanh quá!!! (sai số chắc là lớn!!!).

Thuyết Âm Dương Ngũ hành xác định vạn vật cùng lịch sử ra đời đấy chứ. Nhưng khả năng tiên tri chỉ co thể có nếu con người tổng hợp được quy luật phát triển, vận động và tương tác của vạn vật.

Cái này thì hiển nhiên rồi. Đến đứa trẻ con cũng đúng trong "hệ thống" của nó mà!

Tất nhiên.

Điều này chỉ là nói về tính "không sai" (không mâu thuẫn) trong suy luận logic thôi. Nhung vấn đề là ở chỗ, nó có phù hợp với thực tế khách quan hay không mà thôi. Giới hạn nào của thực tế khách quan đó? Có giới hạn nào cho lý thuyết của họ không?

Thật ra, cả Newton và Einstein đều đúng trong miền giới hạn nhất định của thực tế khách quan tương ứng với lý thuyết của họ (khi bỏ qua một vài sai số). Nhưng mâu thuẫn là ở chỗ, họ và hầu hết những người theo họ lại cứ nghĩ rằng lý thuyết của họ đúng trong mọi trường hợp, nghĩa là trong toàn Vũ trụ. Nhưng ngay cả những người không nghĩ mhư thế cũng khó mà chỉ ra miền xác định cho lý thuyết của họ. Einstein đã chỉ ra miền xác định của Newton, vậy ai sẽ chỉ ra miền xác định của Einstein ?

Vì tính không giới hạn của mình, chắc chắn Lý học Đông phương sẽ đảm nhận thành công vai trò đó. Có lẽ không lâu nữa đâu!

Thân ái!

Cũng hy vọng vậy. Nhưng Lý học Đông phương ấy phải có cội nguồn Việt sử 5000 năm văn hiến. Chứ không lẽ nó trên trời rơi xuống.
2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Leonardo da Vinci được người ngoài hành tinh khai sáng?

05/12/2013 14:13

(VTC News) - Những bí ẩn kinh ngạc về thiên tài Leonardo da Vinci và suy đoán của các nhà khoa học rằng ông đã được những sinh vật lạ ngoài Trái đất soi đường khai sáng.

Xem clip:

http://tv.vtc.vn/598...h-khai-sang.htm

Nguồn: VTC

==================

Nền văn minh cổ Đông phương cũng có những hiện tượng tương tự. Thí dụ: trên bãi đá cổ Sapa vẽ hình những chiếc máy bay.

Share this post


Link to post
Share on other sites

PHẢI CÓ "ĐIỀM BÁO" TRƯỚC NGÀY TẬN THẾ

Thứ năm 20/12/2012 12:00:00 (GMT +7)

Tác giả: Nguyễn Vũ Tuấn Anh

Nguồn: GiadinhNet

“Dị nhân” Nguyễn Vũ Tuấn Anh khẳng định: Ngày tận thế phải có xuất hiện những hiện tượng cận hiệu ứng – hay gọi là điềm báo như trước cơn mưa to thì trời có mây đen, hoặc nổi gió...

Posted Image

Ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông Phương - cho biết: Việc đe dọa có Ngày tận thế vào 21/12/2012 là thứ “tư duy từ Địa ngục của Sa tăng”. Trong Thánh Kinh, Đức Giesu đã nói: “Ta sẽ xây dựng Thiên Đường cho loài người ngay dưới trần gian này”. Đức Phật cũng nói trong Kinh Liên Hoa về sự tái sinh của Phật Di Lặc và mở ra một vận hội mới cho nhân loại trong hạnh phúc. Như vậy về góc độ tâm linh và tôn giáo cũng thấy rằng: Không thể có Ngày tận thế vì điều đó sai với giáo lý của hai tôn giáo lớn nhất thế giới. Đương nhiên – từ góc độ tôn giáo và tâm linh – việc coi có Ngày tận thế chỉ là tư tưởng của Sa tăng vốn chống lại Thượng đế

Về mặt khoa học thì rõ ràng không có bằng chứng văn bản nào xác định ngày 21/12/2012 trên lịch Maya là ngày kết thúc của sự sống trên địa cầu. Sự gắn liền ngày 21/12/2012 là ngày kết thúc của bộ lịch Maya với Ngày tận thế chỉ là sự suy luận.

Có nghiên cứu của một số nhà khoa học cho rằng ngày 21/12/2012 là thời điểm các hành tinh thẳng hàng với mặt trời và đường thẳng này xuyên qua tâm Ngân Hà. Họ cũng cho rằng: Vì vậy mà gây ra hiệu ứng tương tác hấp dẫn cực mạnh khiến cho Trái Đất có thể đảo trục và hủy diệt toàn bộ sự sống trên Trái đất. Nhưng thực ra đây là một suy luận rất sai lầm.

Posted Image

"Trước khi xảy ra một hiệu ứng tương tác mạnh - tầm cỡ để gọi là “Ngày tận thế” - thì nó phải xuất hiện những hiện tượng cận hiệu ứng"

Theo học thuyết về những quy luật vận động của vũ trụ và những mối quan hệ tương tác của nó, thì trước khi xảy ra một hiệu ứng tương tác mạnh - tầm cỡ để gọi là “Ngày tận thế” - thì nó phải xuất hiện những hiện tượng cận hiệu ứng đó.

Thí dụ như trước cơn mưa to thì trời có mây đen, hoặc nổi gió. Mây đen và trời nổi gió là hiện tượng cận hiệu ứng của mưa to. Hoặc trước động đất sóng thần thì voi, ngựa, chó có biểu hiện lồng lộn, tru lên và tìm đường chạy trốn. Trong dân gian Việt và Lý học gọi là "điềm báo".

Bây giờ chỉ còn chưa đến 2 ngày nữa là tới ngày được coi là “tận thế” 21/12/2012, mà chúng ta chẳng thấy một hiện tượng cận hiệu ứng nào cả. Mà đáng nhẽ nếu ngày 21/12/2012 thực sự là “Ngày tận thế” - tức là một hiệu ứng tương tác rất mạnh, thì nó phải có những biểu hiện từ nhiều năm trước chứ không phải đến bây giờ chúng ta vẫn bình yên ngồi lướt web thế này. Tôi tin rằng, ai đó đọc dòng này vào ngày 21/12/2012 thì hôm đó vẫn đang là một ngày đẹp trời.

Tại sao con người bị ám ảnh và tin vào Ngày tận thế?

Theo ông Tuấn Anh, vấn đề này phải rà soát lại trong quá khứ rất xa xôi của lịch sử nền văn minh nhân loại. Trong tất cả những truyền thuyết cổ xưa nhất, của những nền văn minh lâu đời tồn tại đến ngày nay, đều có những truyền thuyết, thần thoại nói về một thiên tai khủng khiếp gây ra cho nhân loại. Đó là trận Đại Hồng Thủy. Điều này cũng được ghi nhận trong kinh Cựu Ước của Thiên Chúa giáo với huyền thoại nổi tiếng về con thuyền Noe.

“Do đó, tôi cho rằng đây là nguyên nhân chủ yếu để con người nhạy cảm dễ sợ hãi với các tin đồn về “Ngày tận thế” và dễ tin vào điều này. Thực tế đã cho thấy gần đây, thí dụ như năm 2000 - cũng có tin đồn về “Ngày tận thế” làm không ít người hoảng sợ. Nhưng cuối cùng là chẳng có chuyện gì xảy ra. Chỉ có mỳ tôm và nước khoáng là bán chạy nhất” – Ông Tuấn Anh nói.

Thiên Chúa giáo phổ biến gần như toàn cầu nên ảnh hưởng của văn hóa Thiên Chúa khá phổ biến. Cộng với sự ám ảnh của truyền thuyết cổ xưa về Đại Hồng Thủy trong các nền văn minh cổ thế giới nên trong tiềm thức của không ít người dễ bị khơi dậy, bởi sự ám ảnh một khả năng thiên tai làm hủy diệt thế giới.

Hà Anh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sự sống từng phát tán khắp hệ mặt trời

12/12/2013 21:25

(TNO) Các nhà khoa học phát hiện tiểu hành tinh từng hủy diệt khủng long đã cấy sự sống lên sao Hỏa và các mặt trăng thuộc rìa ngoài hệ mặt trời.

Posted Image

Cuộc va chạm nảy lửa giữa tiểu hành tinh với trái đất đã tung sự sống vào hệ mặt trời - Ảnh: NASA

Tiểu hành tinh giáng xuống trái đất cách nay 66 triệu năm có thể đã phóng ra mưa thiên thạch xuyên suốt hệ mặt trời, mang theo sự sống đến tận mặt trăng Europa của sao Mộc.

Theo báo cáo trên chuyên san Astrobiology, kết luận trên được rút ra sau khi các nhà nghiên cứu thuộc Đại học bang Pennsylvania (Mỹ) tính toán số tảng đá được tung vào không gian sau sự kiện Chicxulub tại Mexico.

Gần 70 tỉ kg đá đã rải vào không gian, với khoảng 20.000 kg đáp lên bề mặt Europa.

Các chuyên gia chỉ tính toán số tảng đá có đường kính từ 3 m trở lên, vì đá nhỏ hơn không đủ sức bảo vệ các sinh vật trước bức xạ mặt trời.

“Bất cứ sứ mệnh tìm kiếm sự sống nào trên mặt trăng Titan hoặc các mặt trăng khác của sao Mộc cũng sẽ buộc phải cân nhắc liệu các sinh vật, nếu tồn tại, có nguồn gốc độc lập hoặc là một nhánh của trái đất”, theo trưởng nhóm Rachel Worth.

Trong khi nhiều tảng đá được tạo ra trong quá trình va chạm vẫn được giữ trên quỹ đạo trái đất, phần còn lại bị hút về phía sao trung tâm hoặc được tung khắp hệ mặt trời.

Theo ước tính của giới chuyên gia, khoảng 360.000 tảng đá đáp lên sao Hỏa, và chỉ 6 tảng đến được Europa.

Và cơ hội để sự sống tồn tại trong quá trình di chuyển này là 50%.

Tất nhiên, khả năng nảy mầm và sinh sôi khi tới được đích còn phụ thuộc vào môi trường trên các thiên thể.

Hạo Nhiên

=====================

Hiện tượng có thể như vậy. Thậm chí xác của một con khủng long có thể bay tới tận sao Diệm Vương. Nhưng vấn đề là sự sống có thể tồn tại ở đấy hay không? Tức là môi trường và điều kiện duy trì sự sống,không đơn giản là chỉ cần Oxy và nước.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đã chứng minh "con gà có trước, quả trứng có sau"

gamek.vn

http://gamek.vn/inte...13101710716.chn

13/12/2013 10:19

Các nhà khoa học Anh hôm 13/7 đã chứng minh được rằng con gà có trước quả trứng có sau, kết thúc cuộc tranh cãi xoay quanh vấn đề “con gà quả trứng.”

Posted Image

Theo các nhà khoa học, quả trứng chỉ được hình thành dưới sự xúc tác của một loại vật chất hóa học, trong khi đó loại vật chất hóa học này chỉ tồn tại trong buồng trứng của con gà.

Nghiên cứu phát hiện, loại vật chất hóa học này có tên gọi protein OC-17, có tác dụng như là một loại chất xúc tác, có thể đẩy nhanh tốc độ hình thành vỏ trứng, qua đó giúp bảo vệ lòng đỏ trứng gà và hình thành quả trứng.

Các nhà khoa học thuộc Đại học Sheffield và Đại học Warwick đã quan sát được quá trình hình thành quả trứng gà thông qua máy tính siêu cấp và phát hiện, protein OC-17 phát huy vai trò quan trọng trong sự hình thành bước đầu của quả trứng.

Dưới tác dụng của protein OC-17, calcium carbonate chuyển hóa thành calcite để cấu tạo lên vỏ trứng. Vì thế theo tiến sỹ Colin Freeman thuộc Đại học Sheffield, “mặc dù chúng ta luôn cho rằng, quá trứng có trước con gà, tuy nhiên những chứng cứ khoa học hiện tại lại đưa ra đáp án ngược lại.”

Phát hiện này không những giúp chúng ta nhận thức được cách thức gà đẻ trứng mà còn có ý nghĩa quan trọng trong công tác nghiên cứu vật liệu mới./.

Bạn có thích bài viết này không?

==========================

Bạn có thích bài viết này không?

Không! Chắc chắn không. Vì tôi luôn quan niệm: Quả trứng có trước. Tôi sẽ chứng minh điều này và các nhà khoa học Anh đã sai.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đã chứng minh "con gà có trước, quả trứng có sau"

gamek.vn

http://gamek.vn/inte...13101710716.chn

13/12/2013 10:19

Các nhà khoa học Anh hôm 13/7 đã chứng minh được rằng con gà có trước quả trứng có sau, kết thúc cuộc tranh cãi xoay quanh vấn đề “con gà quả trứng.”

Avatar-128f6.jpg

Theo các nhà khoa học, quả trứng chỉ được hình thành dưới sự xúc tác của một loại vật chất hóa học, trong khi đó loại vật chất hóa học này chỉ tồn tại trong buồng trứng của con gà.

Nghiên cứu phát hiện, loại vật chất hóa học này có tên gọi protein OC-17, có tác dụng như là một loại chất xúc tác, có thể đẩy nhanh tốc độ hình thành vỏ trứng, qua đó giúp bảo vệ lòng đỏ trứng gà và hình thành quả trứng.

Các nhà khoa học thuộc Đại học Sheffield và Đại học Warwick đã quan sát được quá trình hình thành quả trứng gà thông qua máy tính siêu cấp và phát hiện, protein OC-17 phát huy vai trò quan trọng trong sự hình thành bước đầu của quả trứng.

Dưới tác dụng của protein OC-17, calcium carbonate chuyển hóa thành calcite để cấu tạo lên vỏ trứng. Vì thế theo tiến sỹ Colin Freeman thuộc Đại học Sheffield, “mặc dù chúng ta luôn cho rằng, quá trứng có trước con gà, tuy nhiên những chứng cứ khoa học hiện tại lại đưa ra đáp án ngược lại.”

Phát hiện này không những giúp chúng ta nhận thức được cách thức gà đẻ trứng mà còn có ý nghĩa quan trọng trong công tác nghiên cứu vật liệu mới./.

Bạn có thích bài viết này không?

==========================

Bạn có thích bài viết này không?

Không! Chắc chắn không. Vì tôi luôn quan niệm: Quả trứng có trước. Tôi sẽ chứng minh điều này và các nhà khoa học Anh đã sai.

 

Khủng long có họ với... gà?

TPO – Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Khủng long với phần thịt gồ lên trên đỉnh đầu như mào gà.

Loài khủng long mỏ vịt có thể là tổ tiên của loài gà ngày nay là một phát hiện mới sẽ khiến nhiều người ngạc nhiên.

Khủng long Edmontosaurus có thịt đỉnh đầu giống như mào gà trống và mỏ giống loài chim. Các nhà khoa học đã đưa ra kết luận này khi tìm thấy hóa thạch của một trong những loài khủng long quý hiếm nhất còn lưu giữ được các mô mềm.

Tiến sĩ Phil Bell của Đại học New England, Australia cho biết: “Trước đó, chưa có dấu vết nào về cấu trúc mô mềm của các loài khủng long. Phát hiện này đã khiến chúng tôi thay đổi nhận thức về diện mạo của loài khủng long và cung cấp những căn cứ cho chúng tôi đưa ra kết luận về sự tiến hóa của loài động vật tiền sử này”.

Khủng long mỏ vịt được miêu tả là “gã khổng lồ” đã sinh sống ở khu Bắc Mỹ khoảng 65 đến 75 triệu năm trước và có chiều dài khoảng hơn 10 mét.

Khủng long mỏ vịt từng là loài bá chủ châu Mỹ trước khi bị loài linh dương và nai chiếm chỗ. Hóa thạch của loài Edmontosaurus được tìm thấy ở hang đá gần thành phố Grande Prairie, Alberta thuộc lãnh thổ Canada.

Với gà trống và một số loài chim, chiếc mào đỏ tươi để thu hút bạn tình và răn đe kẻ thù. Có thể phần đỉnh của khủng long cũng có chức năng tương tự.

Tiến sỹ Bell hào hứng nói: “Chúng tôi đang tưởng tượng hai con khủng long đực Edmontosaurus đứng đối diện nhau, gầm rống và giương cái mào của chúng để chiếm ưu thế và chứng tỏ vị thế người đứng đầu của mình”.

Phương Thảo

Theo dailymail

==========================

Kính thưa các nhà khoa học khả kính của Anh quốc!

Cái con được gọi là "gà" ấy bắt đầu từ bao giờ trong lịch sử trái Đất? Vậy khi các ngài chỉ ra con mà các ngài gọi là "gà" trong lịch sử tự nhiên, thì cái con đẻ ra quả trứng để nở ra con "gà" không phải con gà. Vậy quả trứng có trước.

Kính thưa quý vị!

Các vị đã nhầm lẫn khái niệm quy ước phân loại và lịch sử sự hình thành giống loài thực tại của tự nhiên. Tôi tin rằng các ngài cũng có thể tìm ra chất protein OC-17, calcium carbonate trong buồng trứng của con vật đẻ ra quả trứng nở ra con gọi là "gà", nhưng không gọi là gà.

Còn nếu như các ngài quy ước rằng: Bất cứ con vật nào trong buồng trứng bắt đầu có chứa protein OC-17, calcium carbonate mới được gọi là gà. Vâng! Thế cũng được. Vậy con trước đó cũng sẽ không gọi là gà và nó đẻ ra một quả trứng để nở ra chính con gà theo đúng quy ước của quí vị.

Cái này Lý học Đông phương bảo tôi như vậy. Bởi vì cho đến tận giây "O" của vũ trụ thì vẫn cứ là một quả trứng.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kim tự tháp Ai Cập được xây ngược từ trong ra ngoài?

10h29' ngày 21/12/2013

Trái với quan niệm lâu nay, một kỹ sư Anh tuyên bố, các kim tự tháp Ai Cập cổ đã được xây ngược, từ trong ra ngoài.

Tượng nhân sư lớn nhất thế giới được xây thế nào?

Suốt nhiều thế kỷ qua, giới nghiên cứu vẫn cho rằng, người Ai Cập cổ đã xây dựng các kim tự tháp của họ bằng cách kéo những tảng đá granite nặng nề lên cao, trên các bờ dốc thoai thoải, được thiết kế đặc biệt. Tuy nhiên, Peter James - một kỹ sư thuộc công ty xây dựng Newport (Anh) nhận định, điều này là "bất khả thi" vì các bờ dốc đó sẽ cần phải dài tới 400 mét hoặc quá dốc để đưa các khối đá khổng lồ lên cao.

Posted Image

Do có nhiều loại kim tự tháp khác nhau được xây dựng, người Ai Cập cổ xưa đã rút ra bài học từ những lỗi xây dựng ở các phiên bản trước để xây dựng các phiên bản kiên cố hơn sau này. Vì vậy, các kim tự thấp của họ được coi là sản phẩm đỉnh cao của quá trình "thử và sai". (Ảnh: Corbis)

Ông James tin rằng, thay vào đó, người Ai Cập đã xây dựng phần lõi bên trong của các bờ dốc ngoằn ngoèo bằng những tảng đá nhẹ và nhỏ hơn, trong khi các tảng đá bao bọc bên ngoài lớn hơn được đặt vào vị trí nhờ giàn giáo.

Kỹ sư James giải thích: "Nếu xem xét các kim tự tháp từ góc nhìn của một người xây dựng, chứ không phải chuyên gia khảo cổ học, ta thấy rõ ràng là các giả thuyết hiện hành hoàn toàn vô nghĩa. Chỉ cần nhìn vào các con số. Theo các giả thuyết phổ biến hiện nay, để xây các kim tự tháp bằng 2 triệu tảng đá, người Ai Cập cổ chắc chắn cứ 3 phút phải xếp đặt xong một tảng đá nặng.

Họ cũng không thể xây các kim tự tháp nhờ những bờ dốc thoai thoải bao quanh mặt ngoài công trình, vì như vậy, trong một số trường hợp, chúng chắc chắn phải lớn hơn cả chính các kim tự tháp. Thêm vào đó, điều gì đã xảy ra với các bờ dốc một khi việc xây dựng kim tự tháp hoàn thành?".

Theo ông James, người Ai Cập cổ đã xây dựng kim tự tháp giống như một thợ xây hiện đại dựng nhà. Họ có thể đã tạo lập 4 góc của kim tự tháp trước (như 4 góc nhà), sau đó xây 4 lối vào ở trung tâm của kim tự tháp. Tiếp đó, người Ai Cập xây phòng chôn cất, sử dụng đá granite. Bắt đầu từ tường của phòng chôn cất, người Ai Cập có thể xây các bờ dốc thoải bằng đá nhỏ và nhẹ hơn theo những đường ngoằn ngoèo quanh cấu trúc, chồng các tảng đá lên nhau theo từng lớp.

Posted Image

Kỹ sư Peter James cho rằng, người Ai Cập cổ đã xây kim tự tháp từ trong ra ngoài. (Ảnh: Daily Mail)

Các tảng đá nặng sau đó có thể được kéo lên những bờ dốc thoai thoải trên các ván trượt hoặc xếp đặt ở mặt ngoài bằng giàn giáo gỗ. Vị kỹ sư Anh cho rằng, một khi phần còn lại của kim tự tháp đã được xây, các tảng đá trên đỉnh sẽ phải được đặt vào đúng chỗ từ bên ngoài, nhưng ăn khớp với toàn bộ cấu trúc như các miếng xếp hình Lego.

Ông James rất chắc chắn về giả thuyết của mình, với lí do, khi nghiên cứu các cấu trúc, ông nhận thấy, không một khối đá nào trong những kim tự tháp sau này có độ dày lớn hơn 30 - 40cm. Ông nói thêm rằng, giả thuyết của ông có thể được chứng minh bằng radar và camera nhiệt.

Theo Vietnammet, Daily Mail

==============================

BÀI CHƯA HOÀN CHỈNH

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa các nhà khoa học khả kính của Anh quốc!Cái con được gọi là "gà" ấy bắt đầu từ bao giờ trong lịch sử trái Đất? Vậy khi các ngài chỉ ra con mà các ngài gọi là "gà" trong lịch sử tự nhiên, thì cái con đẻ ra quả trứng để nở ra con "gà" không phải con gà. Vậy quả trứng có trước.

Kính thưa quý vị!

Các vị đã nhầm lẫn khái niệm quy ước phân loại và lịch sử sự hình thành giống loài thực tại của tự nhiên. Tôi tin rằng các ngài cũng có thể tìm ra chất protein OC-17, calcium carbonate trong buồng trứng của con vật đẻ ra quả trứng nở ra con gọi là "gà", nhưng không gọi là gà.

Còn nếu như các ngài quy ước rằng: Bất cứ con vật nào trong buồng trứng bắt đầu có chứa protein OC-17, calcium carbonate mới được gọi là gà. Vâng! Thế cũng được. Vậy con trước đó cũng sẽ không gọi là gà và nó đẻ ra một quả trứng để nở ra chính con gà theo đúng quy ước của quí vị.

Cái này Lý học Đông phương bảo tôi như vậy. Bởi vì cho đến tận giây "O" của vũ trụ thì vẫn cứ là một quả trứng.

Để làm rõ hơn vấn đề về sự nhầm lẫn giữa khái niệm quy ước và thực tế lịch sử hình thành tự nhiên, tôi đặt vấn đề như sau:

Danh từ "con gà" là một khái niệm phân loại do chính con người đặt ra cho một loài mà người ta quen gọi là "gà". Bản thân con gọi là gà ấy chưa bao giờ tự nhận mình là "gà" cả. Khi gọi: "Gà!". Không thấy con nào trả lời.Posted Image.

Vậy cái con gọi là "gà" ấy xuất hiện từ bao giờ trong lịch sử tự nhiên? Các nhà khoa học Anh quốc đã phát hiện ra chất

protein OC-17, calcium carbonate thì thực chất chỉ là một dạng quy ước để gọi tất cả những con nào là "gà" thì chúng phải thỏa mãn điều kiện trên.

Cũng như trong lịch sử thuần hóa loài gọi là "gà" thì con người cũng đã có khái niệm về loài được gọi là gà, khi nền khoa học chưa phát triển để tìm ta chất

protein OC-17, calcium carbonate. Hay nói các khác:

Các nhà khoa học Anh chỉ bổ sung thêm

về tính quy ướccho con được gọi là gà trong khái niệm phân loại của con người trước tự nhiên mà thôi. Tức là: ngoài những khái niệm về con "gà" như từ trước đến nay mọi người vẫn hiểu, nhưng bây giờ, muốn xác định con đó có phải gà thật hay không thì - theo các nhà khoa học Anh - buồng trứng của nó phải có chất protein OC-17, calcium carbonate.

Nhưng trong lịch sử tự nhiên thì chất
protein OC-17, calcium carbonate không phải xuất hiện từ lúc vũ trụ mới hình thành. Mà nó xuất hiện trong lịch sử tự nhiên trên trái Đất. Do đó, con được gọi là gà phải nở ra từ một quả trứng của một con mà nhân loại không gọi là gà theo tiêu chí quy định về con gà mà các nhà khoa học Anh bổ sung. Cho nên:

Quả trứng luôn có trước.

Và hình ảnh quả trứng chính là biểu tượng của sự khởi nguyên vũ trụ.

Cũng chính từ sự nhầm lẫn khái niệm - do tính thất truyền - là một trong những yếu tố quan trọng, đã khiến nền văn minh Đông phương trở nên huyền bí.

6 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Các nhà khoa học gia của Anh và Mỹ đã phát hiện “Cánh cửa thời gian” tại vùng trời Châu Nam Cực

Xem tại: http://www.tindachie...k2Ifb0.facebook

Những nghiên cứu về sự sai biệt của thời gian, trước giờ đều gây ra sự đau đầu cho các nhà khoa học khi nghiên cứu về lĩnh vực này.

Posted Image

Người ta đã phát hiện có các vật thể bay không xác định tới trái đất, giống như các đĩa bay của người ngoài hành tinh (UFO), nói đến là đến, nói đi là đi, trong nháy mắt có thể biến đi mất không còn dấu vết, đối với những hiện tượng này, người ta có thể nghiêm túc suy nghĩ về khái niệm tồn tại của những không gian và thời gian khác nhau vốn đã không còn là điều thần thoại.

Kỳ thực, những nghiên cứu của giới khoa học cũng đã nhận thức ra [Cánh cửa từ trường], [Cánh cửa thời gian] quả thật là có tồn tại

Aurora phía trên Nam Cực (NASA):

Posted Image

[Cánh cửa từ trường] đích thực có tồn tại, mỗi ngày đóng mở 10 lần

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, họ phát hiện sự truyền tải năng lượng của [Cánh cửa từ trường] xác thực tồn tại, giữa địa cầu và mặt trời có thể di chuyển với tốc độ cực nhanh. Mở [Cánh cửa từ trường] này giống như tiến nhập vào [Đường thông thần bí] của một quả cầu từ trường, từ đó có thể trực tiếp đi đến phần mặt ngoài của mặt trời

Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) và trường đại học IOWA đã cùng nhau hợp tác nghiên cứu, qua thăm dò và phân tích số liệu từ vệ tinh THEMIS và POLAR của NASA, thêm cả vệ tinh từ hàng không vũ trụ ESA của Châu Âu, họ phát hiện ở những nơi cách trái đất hàng vạn km, có rất nhiều [Khu vực khuếch tán điện tử] (electron diffusion regions), còn gọi là sự tồn tại của điểm X, mỗi ngày nó đóng mở 10 lần, có tác dụng giống như là một con đường tắt giữa trái đất và mặt trời

Posted Image

Khu vực khuếch tán điện tử] (electron diffusion regions)

Giáo sư Jack Scudder của trường đại học IOWA đã chỉ ra, cánh cửa này là nơi liên kết giữa từ trường trái đất và từ trường của mặt trời, giữa hai nơi hình thành một đường thông không gì có thể ngăn cản được. Những cửa vào này không những không nhìn thấy, mà còn không ổn định và rất khó nhận ra, mỗi ngày nó đóng mở 10 lần, thời gian đóng và mở cũng không tuân theo quy luật gì, thời gian mở cũng không xác định. Nhưng nếu cánh cửa đó được mở, thì có thể truyền đi năng lượng với vận tốc cực lớn đến nơi cách xa 150 triệu km về phía mặt trời, cũng vì tốc độ cực nhanh như vậy nên có thể dẫn tới khởi phát những trận bão từ

NASA dự định năm 2014 sẽ khởi động [Kế hoạch vòng khí từ đa tiêu chuẩn] (MMM), phái đi 4 con tàu vũ trụ đi quanh trái đất, theo dõi sự khai mở của [Cánh cửa từ trường], tính toán giải thích nguyên lý sự giao giới của từ trường, tìm hiểu xem làm thế nào để có thể hình thành được đường thông đạo

Phát hiện [Cánh cửa thời gian] trên vùng trời tại Châu Nam Cực

Tại thời điểm mười năm trước, Các nhà khoa học gia tại 2 nước Anh và Mỹ đã tiến hành nghiên cứu vấn đề khoa học [Cánh cửa thời gian] tại Châu Nam Cực từ khi họ bất ngờ phát hiện ra một điều chấn động. Nhà vật lý học người Mỹ Maryland, McLean và những người nghiên cứu của ông đã chú ý đến những vòng xoáy sương mù màu khói trắng trên bầu trời Châu Nam Cực, hơn nữa vòng xoáy này lại không theo tiến trình của thời gian mà biến đổi, cũng không di động. Từ đó họ bắt đầu đi vào nghiên cứu về những sự biến đổi của thời không. Báo Chân Lý của Nga đã có báo cáo về sự phát hiện đáng kinh ngạc này.

Có những không gian và thời gian khác nhau đồng thời tồn tại

Theo tờ báo Chân Lý của Nga, các nhà khoa học của Anh và Mỹ đã tới Châu Nam Cực để tiến hành khảo sát, họ bắn ra một quả cầu khí tượng, hướng vào những vòng xoáy sương mù màu khói trắng, khi vừa mới bắn vào, quả cầu đột ngột tăng tốc và thăng lên, sau đó nhanh chóng biến mất. Một lúc sau, những nhân viên nghiên cứu dùng chiếc dây thừng được buộc sẵn vào quả cầu để kéo nó quay trở lại.

Nhưng … điều khiến mọi người chấn động sửng sốt chính là … đồng hồ được gắn trên quả khí cầu lại hiển thị thời gian 30 năm trước đây ! Một điều ngạc nhiên nữa là những thiết bị đo trên khí cầu không hề bị hỏng, những nhân viên nghiên cứu tiếp tục thực hiện vài lần thí nghiệm tương tự, nhưng lần nào cũng cho thấy thời gian bị đẩy lùi trở lại, trên đồng hồ hiển thị là thời gian trong quá khứ.

Hiện tượng này được gọi là [Cánh cửa thời gian], những nhân viên nghiên cứu đã báo cáo kết quả cho Nhà Trắng. Người ta cho rằng những vòng xoáy không ngừng tại Châu Nam Cực kia chính là những con đường dẫn đến những thời đại khác

Một thời gian dài sau đó, hiện tượng thời gian bất thường này vẫn tiếp tục được nghiên cứu. Việc hãng hàng không vũ trụ NASA tổ chức nghiên cứu phát hiện [Cánh cửa từ trường] và việc phát hiện [Cánh cửa thời gian] 10 năm trước tại Nam Cực đã hiển hiện ra những sự việc đầy bí ẩn, cho thấy sự ảo diệu của các hiện tượng tự nhiên về sự tồn tại của những thời không khác nhau.

Theo The epochtimes

=====================

Thực chất hiện tượng này Lý học Đông phương đã xác định từ lâu. Nhưng vì nó "mê tín dị đoan" quá, nên chưa phải lúc bàn sâu.

Cụ thể: Lý học - qua ngôn ngữ dân gian - đã nói đến các cõi khác nhau. Mỗi cõi có một hệ quy chiếu riêng và phụ thuộc vào vận tốc. Không có vấn đề "không - thời gian nhiều chiều". Mà chỉ có tương quan tốc độ.

Bởi vậy, thuyết của Eistein về giới hạn tốc độ vũ trụ, chỉ đúng với "cõi Trần gian".

Trong khi đó, cõi "trần gian" này chỉ là một phần tử trong một tập hợp lớn hơn. Ấy là nói theo "nghịch lý Cantor".
4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

=====================

Thực chất hiện tượng này Lý học Đông phương đã xác định từ lâu. Nhưng vì nó "mê tín dị đoan" quá, nên chưa phải lúc bàn sâu.

Cụ thể: Lý học - qua ngôn ngữ dân gian - đã nói đến các cõi khác nhau. Mỗi cõi có một hệ quy chiếu riêng và phụ thuộc vào vận tốc. Không có vấn đề "không - thời gian nhiều chiều". Mà chỉ có tương quan tốc độ.

Bởi vậy, thuyết của Eistein về giới hạn tốc độ vũ trụ, chỉ đúng với "cõi Trần gian". Trong khi đó, cõi "trần gian" này chỉ là một phần tử trong một tập hợp lớn hơn. Ấy là nói theo "nghịch lý Cantor".

====================

Khi đặt vấn đề: "Không gian nhiều chiều" - các nhà khoa học đã nhầm lẫn ý niệm trừu tượng nhận thức thức tại và tính quy ước mô tả thực tại. Nếu có một điểm trong không gian có thể hướng tới "n" chiều là ý niệm trừu tượng nhận thức thực tại. Nhưng không gian ba chiều và một chiều thời gian là mô hình quy ước mô tả thực tại. Tương tự như vậy, khái niệm "điểm" là ý niệm tư duy trừu tượng nhận thức thực tại. Nhưng mô tả "điểm" là một khái niệm quy ước mặc định trên thực tế hiện hữu. Nó có thể là một cái chấm bằng bút chì, hoặc to như trái Đất trong vũ trụ, hoặc nhỏ vô cùng đến...không có trên thực tế. Một học sinh tốt nghiệp phổ thông và thuộc lại thông minh có thể xác định rằng:

Điểm tiếp xúc của một hình cầu tròn tuyệt đối với một mặt phẳng tuyệt đối, chính là giao điểm giữa đường vuông góc đi qua tâm của hình cầu với mặt phẳng đó. Chính xác! Nhưng đấy là sự chính xác của khái niệm quy ước. Một nhà toán học tài ba đang đứng ở đỉnh cao của tri thức toán học của nền khoa học hiện đại, cũng không thể xác định được cái điểm tiếp xúc giữa mặt cầu và mặt phẳng đó, nó chính xác nằm ở đâu giữa hai hình thể này. Không bao giờ có thể chứng minh được định lượng của khái niệm điểm - tôi khẳng định điều này. Bởi vì nó chính là một vế của tiên đề đầu tiên trong toàn bộ hệ thống tri thức toán học. Tiên đề thì không thể chứng minh. Huống chi là một vế của nó.

"Qua một điểm chí có thể kẻ được một đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước và chỉ một mà thôi".

Như vậy, khái niệm "điểm" chính là tiên đề của mọi tiên đề.

Đó là nguyên nhân để sự mô tả ngay từ trang thái khởi nguyên của vũ trụ trong Lý học Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt:

"Thị cố Dịch hữu Thái cực, thị sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng biến hóa vô cùng" (Trong chính văn kinh Dịch của nền văn minh Hán, câu này khác ở đoạn cuối là : "Tứ tượng sinh bát quái").

Nhà khoa học nổi tiếng thế giới Trịnh Xuân Thuận đã phát biểu :

"Khởi nguyên của vũ trụ bắt đầu từ một năng lượng cực kỳ nhỏ".(*)

Nếu ông dừng ở đây thì nhận định của ông đúng tuyệt đối, khi đối chiếu với khái niệm "lưỡng nghi" của Lý học Đông phương thuộc về nền văn hiến Việt. Nhưng rất tiếc, ông lại đưa ra một định lượng cho năng lượng khởi nguyên vũ trụ. Bởi vậy, ông sai ở hệ quả mô tả năng lượng vô cùng nhỏ trong đoạn sau.

Khi ngay cả kiến thức căn bản của những tiên đề đầu tiên làm nên nền tảng của toàn bộ tri thức khoa học hiện đại là khái niệm "điểm", không thể xác định được định lượng thì không thể có một định lượng - dù vô cùng nhỏ cho sự khởi nguyên của vũ trụ. Cho nên Lý học Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt, trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử - chỉ mô tả sự khởi nguyên của vũ trụ sau Thái cực - giây "O" - là "lưỡng nghi". Tức một trạng thái phân biệt không mô tả cụ thể được. "Nghi" là một khái niệm trừu tương mô tả một trạng thái chưa rõ ràng và là một từ phổ biến trong tiếng Việt.

Tôi sẽ rất hân hạnh, nếu giáo sư Trịnh Xuân Thuận quan tâm và có dịp trao đổi về vấn đề này.

Các bạn có thể so sánh đồ hình Âm Dương Lạc Việt của nền Lý học Việt với hình ảnh của Nasa xác định "Cánh cửa thời gian":

Posted Image

Aurora phía trên Nam Cực (NASA):

Posted Image

[Cánh cửa từ trường] đích thực có tồn tại, mỗi ngày đóng mở 10 lần)

Đây không phải là trường hợp duy nhất trùng hợp giữa đồ hình Âm Dương Lạc Việt với sự vận động và tương tác của vũ trụ. Các bạn có thể tìm thấy hàng trăm hình liên quan đến vũ trụ và thực tế trong thiên nhiên trên trái Đất để thấy sự trùng hợp này.

Đồ hình Âm Dương Lạc Việt chính là mô hình biểu kiến mô tả "Lưỡng nghi" trong Lý học Đông phương - trạng thái phân biệt đầu tiên của vũ trụ và trong quá trình tiến hóa của vũ trụ này cho đến ngày hôm nay với cả trong tương lai - nhân danh nền văn hiến Việt.

Tôi hy vọng rằng: Những nhà khoa học đích thực sẽ quan tâm đến những gía trị của nền văn minh Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt, sẽ là cứu cánh cho sự tiến hóa tiếp theo của nền văn minh hiện đại.

"Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại" - Vanga. Nhà tiên tri hàng đầu thế giới đã phát biểu như vậy.

Xin cảm ơn.

================

* Chú thích: Sách của Gs Trịnh Xuân Thuận - Tư liệu của anh Vô Trước cho mượn. Tôi đang tìm cuốn sách của anh .Lộn xộn quá. Chưa tìm thấy! Anh có rảnh vào đây cho tôi biết tựa nó là gì, để tìm cho nhanh. Khi mượn về tôi chỉ xem đúng trang 28 theo chỉ dẫn của anh về câu này của Gs Trịnh Xuân Thuận. Cảm ơn nhiều. Hôm nào rảnh ông ghé tôi đi. Sdt của ông tôi làm mất vì khi đổi Dt sang thông tin lưu trữ nó không lưu. Chán quá! Không biết làm thế nào để gọi cho ông được.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

* Chú thích: Sách của Gs Trịnh Xuân Thuận - Tư liệu của anh Vô Trước cho mượn. Tôi đang tìm cuốn sách của anh .Lộn xộn quá. Chưa tìm thấy! Anh có rảnh vào đây cho tôi biết tựa nó là gì, để tìm cho nhanh. Khi mượn về tôi chỉ xem đúng trang 28 theo chỉ dẫn của anh về câu này của Gs Trịnh Xuân Thuận. Cảm ơn nhiều. Hôm nào rảnh ông ghé tôi đi. Sdt của ông tôi làm mất vì khi đổi Dt sang thông tin lưu trữ nó không lưu. Chán quá! Không biết làm thế nào để gọi cho ông được.

Anh Thiên Sứ thân mến!

Dạo này quá lu bu (cũng chỉ com áo gạo tiền thôi, chắc anh hiểu hoàn cảnh em) không viết gì được, nhưmg em vẫn theo dõi diễn đàn và rất thích mục "Chiến lược và sự kiện" của anh. Hôm nào rảnh em sẽ ghé thăm anh.

Sách của Trịnh Xuân Thuận mà anh đề cập là quyển “Những con đưòng của ánh sáng” - được Viện hàn lâm Pháp quốc (Một tổ chức có uy tín Quốc tế trong lĩnh vực khoa học) tặng giải thưởng lớn MORON 2007- Nhà xuất bản Trẻ 2008 - tập 1 trang 208 có đoạn:

"“Từ sự khuếch đại kinh hoàng này, người ta (“người ta” ở đây phải được hiểu là những đại diện đủ tư cách của giới khoa học – Vô Trước) suy ra rằng năng lượng của Vũ trụ khởi thủy là vô cùng nhỏ ".

Tiện thể, em cũng xin báo anh biết, trên cơ sở học thuyết ADNH Lạc Việt, em đã xây dựng (coi như xong 99%), em tạm gọi là "Thuyết tuyệt đối" về Vật lý mà "Thuyết tương đối" chỉ là trường hợp riêng tương tự như Cơ học Newton là trường hợp riêng của Thuyết tương đối vậy. Khi nào có điều kiện em sẽ viết hoàn chỉnh theo phong cách Vật lý hiện tại. Em hy vọng đó là một đóng góp nhỏ của em cho vinh danh học thuyết ADNH của Việt tộc vậy.

Kính anh!

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Thiên Sứ thân mến!

Dạo này quá lu bu (cũng chỉ com áo gạo tiền thôi, chắc anh hiểu hoàn cảnh em) không viết gì được, nhưmg em vẫn theo dõi diễn đàn và rất thích mục "Chiến lược và sự kiện" của anh. Hôm nào rảnh em sẽ ghé thăm anh.

Sách của Trịnh Xuân Thuận mà anh đề cập là quyển “Những con đưòng của ánh sáng” - được Viện hàn lâm Pháp quốc (Một tổ chức có uy tín Quốc tế trong lĩnh vực khoa học) tặng giải thưởng lớn MORON 2007- Nhà xuất bản Trẻ 2008 - tập 1 trang 208 có đoạn:

"“Từ sự khuếch đại kinh hoàng này, người ta (“người ta” ở đây phải được hiểu là những đại diện đủ tư cách của giới khoa học – Vô Trước) suy ra rằng năng lượng của Vũ trụ khởi thủy là vô cùng nhỏ ".

Tiện thể, em cũng xin báo anh biết, trên cơ sở học thuyết ADNH Lạc Việt, em đã xây dựng (coi như xong 99%), em tạm gọi là "Thuyết tuyệt đối" về Vật lý mà "Thuyết tương đối" chỉ là trường hợp riêng tương tự như Cơ học Newton là trường hợp riêng của Thuyết tương đối vậy. Khi nào có điều kiện em sẽ viết hoàn chỉnh theo phong cách Vật lý hiện tại. Em hy vọng đó là một đóng góp nhỏ của em cho vinh danh học thuyết ADNH của Việt tộc vậy.

Kính anh!

Oh. Tốt quá. Thuyết ADNH rộng mênh mông trời bể. Sau này phải có những bộ phận rất chuyên ngành và khá qui mô mới nghiên cứu hết được.

Chúc mừng anh Votruoc hoàn thành công trình của mình.

Cảm ơn Votruoc đã cho tên sách. Đi tìm liền bây giờ.

Hôm nào rảnh ghé chơi, Có báo số Tết và rượu ngon đây. Tặng Votruoc 1 lit về nhậu.Hì.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vôtruoc thân mến.

Tôi tìm được cuốn sách rồi. Nguyên văn đoạn đó ghi như sau:

"Từ sự khuyếch đại kinh hoàng này, người ta suy ra rằng năng lượng của vũ trụ khởi thủy là vô cùng nhỏ. Các tính toán chứng tỏ rằng, để giải thích tất cả những gì vũ trụ chứa ngày nay về vật chất và năng lượng, chỉ cần nó xuất phát từ không gian vô cùng nhỏ bé, cỡ một phần triệu tỷ tỷ . (10 "lũy thừa" - 24) cm. Được choán bởi một trường inflaton tương ứng với một khối lượng chỉ một vài gam, tức chưa nặng bằng một cái kẹo".

Những con đường của ánh sáng. Gs Trịnh Xuân Thuận.Nxb Trẻ 2008. Trang 208

.

Đối chiếu với những kiến thức của Lý học Việt về khởi nguyên của vũ trụ (Lý học Tàu không bàn đến nữa) - thì chỉ trùng hợp đoạn đầu với tri thức khoa học hiện đại qua sự miêu tả của Gs Trịnh Xuân Thuận: "năng lượng của vũ trụ khởi thủy là vô cùng nhỏ". Nhưng sai lầm chính ở đoạn sau, khi tri thức khoa học hiện đại đưa ra một định lượng cho giai đoạn khởi nguyên của vũ trụ:

Các tính toán chứng tỏ rằng, để giải thích tất cả những gì vũ trụ chứa ngày nay về vật chất và năng lượng, chỉ cần nó xuất phát từ không gian vô cùng nhỏ bé, cỡ một phần triệu tỷ tỷ . (10 "lũy thừa" - 24) cm. Được choán bởi một trường inflaton tương ứng với một khối lượng chỉ một vài gam, tức chưa nặng bằng một cái kẹo".

Ý tưởng này sai về mặt lý thuyết.

Chính khoa học hiện đại phát triển đến ngày nay đã hình thành những tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng. Nó trở thành chuẩn mực để phục hồi những giá trị tri thức đích thực trong nội hàm và xác định thuyết Âm Dương Ngũ hành thuộc về nền văn hiến Việt. Nhưng khi Thuyết Âm Dương Ngũ hành thuộc về nền văn hiến Việt được phục hồi thì nó lại đủ tư cách để đối chiếu với tri thức khoa học hiện đại để thẩm định trở lại:

* "Không có Hạt của Chúa " - với cách hiểu là không có điều kiện duy nhất tạo ra vật chất có khối lượng.

* "Không có sự sống trên sao Hỏa".

* "Không có nước trên mặt Trăng" .

* Và bây giờ là :"Không thể có định lượng dù vô cùng nhỏ cho sự khởi nguyên của vũ trụ sau giây "O". Lý học Việt gọi là "Lưỡng Nghi".

Ngay cả cách mô tả trạng thái giây "O" của Lý học Việt và trạng thái Big bang của khoa học hiện đại cũng khác nhau. Hay nói cách khác: Lý học có sự mô tả từ giây "O" đến 10 lũy thừa - 47 giây sau giây "O". Còn khoa học hiện đại thì không mô tả được.

Còn giai đoạn sau 10 "lũy thừa" - 47 giây, hai bên khoa học và Lý học Việt giống nhau về hình tướng (Vụ nổ lớn với các loại bức xạ). Nhưng cách hiểu về bản thể tương tác và cấu trúc vũ trụ khác hẳn nhau. Đấy là tính ưu việt của văn minh phương Đông thể hiện ở một lý thuyết cổ xưa, nhân danh nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vôtruoc thân mến.

Tôi tìm được cuốn sách rồi. Nguyên văn đoạn đó ghi như sau:

.

Đối chiếu với những kiến thức của Lý học Việt về khởi nguyên của vũ trụ (Lý học Tàu không bàn đến nữa) - thì chỉ trùng hợp đoạn đầu với tri thức khoa học hiện đại qua sự miêu tả của Gs Trịnh Xuân Thuận: "năng lượng của vũ trụ khởi thủy là vô cùng nhỏ". Nhưng sai lầm chính ở đoạn sau, khi tri thức khoa học hiện đại đưa ra một định lượng cho giai đoạn khởi nguyên của vũ trụ:

Ý tưởng này sai về mặt lý thuyết.

Chính khoa học hiện đại phát triển đến ngày nay đã hình thành những tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng. Nó trở thành chuẩn mực để phục hồi những giá trị tri thức đích thực trong nội hàm và xác định thuyết Âm Dương Ngũ hành thuộc về nền văn hiến Việt. Nhưng khi Thuyết Âm Dương Ngũ hành thuộc về nền văn hiến Việt được phục hồi thì nó lại đủ tư cách để đối chiếu với tri thức khoa học hiện đại để thẩm định trở lại:

* "Không có Hạt của Chúa " - với cách hiểu là không có điều kiện duy nhất tạo ra vật chất có khối lượng.

* "Không có sự sống trên sao Hỏa".

* "Không có nước trên mặt Trăng" .

* Và bây giờ là :"Không thể có định lượng dù vô cùng nhỏ cho sự khởi nguyên của vũ trụ sau giây "O". Lý học Việt gọi là "Lưỡng Nghi".

Ngay cả cách mô tả trạng thái giây "O" của Lý học Việt và trạng thái Big bang của khoa học hiện đại cũng khác nhau. Hay nói cách khác: Lý học có sự mô tả từ giây "O" đến 10 lũy thừa - 47 giây sau giây "O". Còn khoa học hiện đại thì không mô tả được.

Còn giai đoạn sau 10 "lũy thừa" - 47 giây, hai bên khoa học và Lý học Việt giống nhau về hình tướng (Vụ nổ lớn với các loại bức xạ). Nhưng cách hiểu về bản thể tương tác và cấu trúc vũ trụ khác hẳn nhau. Đấy là tính ưu việt của văn minh phương Đông thể hiện ở một lý thuyết cổ xưa, nhân danh nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử.

Anh Thiên Sứ thân mến!

Dù không muốn, ta cũng phải thừa nhận rằng, học thuyết ADNH dù đã từng kỳ vĩ đến đâu thì cũng đã thất truyền, chỉ còn rơi rớt lại một số ứng dụng và ý tưởng cơ bản mà thôi. Phục hồi nó là thiên nan vạn nan. Cho dù có phục hồi được thì những khái niệm của nó cũng vô cùng xa lạ với giới khoa học ngày nay, chẳng thể cùng nói chuyện. Anh không thể dùng tiếng Việt thời Hùng Vương để nói chuyện với cũng chính người Việt thời nay được. Họ có vô cùng nhiều những lý do mà theo họ, rất xác đáng, để không tin vào học thuyết ADNH. Dù anh có hiểu biết ADNH thâm sâu đến đâu, có chỉ ra nhiều điều đúng đắn đến đâu nhưng chỉ bằng ngôn ngữ của anh, không phải bằng ngôn ngữ của họ, họ không hiểu thì họ vẫn phớt đi chẳng thèm quan tâm. Họ sẽ cho rằng anh ăn may nếu anh đúng và ném đá tơi bời nếu anh sơ suất dù rất nhỏ (anh hiểu chuyện này quá mà !). Tất nhiên, anh có thể cũng chẳng thèm quan tâm đến họ nữa, nhưng ngặt một nỗi là anh vẫn muốn phục hồi học thuyết ADNH vì nhiều lý do. Mà muốn phục hồi học thuyết ADNH thì phải cần đến sức lực của toàn thể loài người, trong đó giới khoa học có vai trò quyết định, chứ một vài cá nhân thì chẳng đi đến đâu. Do đó, vẫn phải thuyết phục giới khoa học về tính ưu việt của học thuyết ADNH nếu muốn phục hồi nó.

Muốn thuyết phục giới khoa học thì cần phải giải quyết được những vấn đề của họ, đang thu hút tâm trí họ, và quan trọng nhất là phải dùng ngôn ngữ của họ trên cơ sở những ý tưởng đúng đắn của học thuyết ADNH. Rất may rằng, học thuyết ADNH với tư cách học thuyết bao trùm Vũ trụ có dư khả năng làm điều đó, đồng thời, giới khoa học chân chính cũng rất khách quan, cầu thị không thành kiến miễn là đúng với chân lý.

Vì thế, khi nghiên cứu học thuyết ADNH, nhận thấy tính bao trùm và đúng đắn của nó em ứng dụng cho lĩnh vực xã hội và học thuyết “Chủ nghĩa Công bản” của em ra đời. Theo em đây là học thuyết xã hội hay nhất, nhưng những nhậy cảm về chính trị hiện tại buộc em tạm gác lại chờ khi khác thuận lợi hơn.

Sau đó, em nghĩ rằng, nếu học thuyết ADNH bao trùm tất cả thì nó phải bao trùm Vật lý. Em bắt tay vào nghiên cứu vật lý dưới giác độ học thuyết ADNH, và thật bất ngờ, cực kỳ thuận lợi. Sau mấy năm nghiên cứu (tất nhiên vẫn phải kiếm sống) em đã gần như hoàn chỉnh nó, chỉ cần viết ra cho “văn vẻ” nữa mà thôi. Trong học thuyết này, những vấn đề anh vừa đề cập cũng có câu trả lời rốt ráo, trong một hệ thống logic, chặt chẽ. Đặc biệt, em viết theo phong các khoa học đương đại với những suy luận rất “ trực quan”, những phương trình, công thức, đồ thị … mà bất cứ một sinh viên đại học tự nhiên năm thứ 3 với học lực trung bình nào cũng có thể hiểu chẳng khó khăn gì lắm. Người ta có thể nhận ra rằng, nếu em cho hệ số ζ= 1 thì được thuyết tương đối của Einstein. Nhưng tiếc rằng, trong Vũ trụ, hệ số này nhiều khi khác 1 rất nhiều. Đương nhiên, có nhiều hệ quả mà em cho rằng giới khoa học sẽ rất … tò mò!

Nhưng phải nói thẳng rằng, tất cả những đột phá của học thuyết này đều dựa vào học thuyết ADNH Lạc Việt (chứ của Tàu thì chỉ càng sai lầm, bế tắc mà thôi!}. Vì thế, em mới dám hy vọng rằng, đây là đóng góp nhỏ của em vào phục hồi học thuyết ADNH của Tổ tiên Việt tộc trong thuyết phục giới khoa học đương đại về tính ưu việt của học thuyết ADNH Lạc Việt bằng cách giải quyết những vấn đề của họ, bằng ngôn ngữ của chính họ trên cơ sở học thuyết ADNH.

Nhưng em đang lu bu về com áo gạo tiền nên đành để từ từ vậy!!!

(Thật kỳ lạ, em nghiên cứu càng thuận lợi bao nhiêu thì cuộc sống càng khó khăn, rủi ro bấy nhiêu, không biết có phải ngẫu nhiên hay không dù đã rất cố gắng!)

Kính anh!

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Thiên Sứ thân mến!

Dù không muốn, ta cũng phải thừa nhận rằng, học thuyết ADNH dù đã từng kỳ vĩ đến đâu thì cũng đã thất truyền, chỉ còn rơi rớt lại một số ứng dụng và ý tưởng cơ bản mà thôi. Phục hồi nó là thiên nan vạn nan. Cho dù có phục hồi được thì những khái niệm của nó cũng vô cùng xa lạ với giới khoa học ngày nay, chẳng thể cùng nói chuyện. Anh không thể dùng tiếng Việt thời Hùng Vương để nói chuyện với cũng chính người Việt thời nay được. Họ có vô cùng nhiều những lý do mà theo họ, rất xác đáng, để không tin vào học thuyết ADNH. Dù anh có hiểu biết ADNH thâm sâu đến đâu, có chỉ ra nhiều điều đúng đắn đến đâu nhưng chỉ bằng ngôn ngữ của anh, không phải bằng ngôn ngữ của họ, họ không hiểu thì họ vẫn phớt đi chẳng thèm quan tâm. Họ sẽ cho rằng anh ăn may nếu anh đúng và ném đá tơi bời nếu anh sơ suất dù rất nhỏ (anh hiểu chuyện này quá mà !). Tất nhiên, anh có thể cũng chẳng thèm quan tâm đến họ nữa, nhưng ngặt một nỗi là anh vẫn muốn phục hồi học thuyết ADNH vì nhiều lý do. Mà muốn phục hồi học thuyết ADNH thì phải cần đến sức lực của toàn thể loài người, trong đó giới khoa học có vai trò quyết định, chứ một vài cá nhân thì chẳng đi đến đâu. Do đó, vẫn phải thuyết phục giới khoa học về tính ưu việt của học thuyết ADNH nếu muốn phục hồi nó.

Muốn thuyết phục giới khoa học thì cần phải giải quyết được những vấn đề của họ, đang thu hút tâm trí họ, và quan trọng nhất là phải dùng ngôn ngữ của họ trên cơ sở những ý tưởng đúng đắn của học thuyết ADNH. Rất may rằng, học thuyết ADNH với tư cách học thuyết bao trùm Vũ trụ có dư khả năng làm điều đó, đồng thời, giới khoa học chân chính cũng rất khách quan, cầu thị không thành kiến miễn là đúng với chân lý.

Vì thế, khi nghiên cứu học thuyết ADNH, nhận thấy tính bao trùm và đúng đắn của nó em ứng dụng cho lĩnh vực xã hội và học thuyết “Chủ nghĩa Công bản” của em ra đời. Theo em đây là học thuyết xã hội hay nhất, nhưng những nhậy cảm về chính trị hiện tại buộc em tạm gác lại chờ khi khác thuận lợi hơn.

Sau đó, em nghĩ rằng, nếu học thuyết ADNH bao trùm tất cả thì nó phải bao trùm Vật lý. Em bắt tay vào nghiên cứu vật lý dưới giác độ học thuyết ADNH, và thật bất ngờ, cực kỳ thuận lợi. Sau mấy năm nghiên cứu (tất nhiên vẫn phải kiếm sống) em đã gần như hoàn chỉnh nó, chỉ cần viết ra cho “văn vẻ” nữa mà thôi. Trong học thuyết này, những vấn đề anh vừa đề cập cũng có câu trả lời rốt ráo, trong một hệ thống logic, chặt chẽ. Đặc biệt, em viết theo phong các khoa học đương đại với những suy luận rất “ trực quan”, những phương trình, công thức, đồ thị … mà bất cứ một sinh viên đại học tự nhiên năm thứ 3 với học lực trung bình nào cũng có thể hiểu chẳng khó khăn gì lắm. Người ta có thể nhận ra rằng, nếu em cho hệ số ζ= 1 thì được thuyết tương đối của Einstein. Nhưng tiếc rằng, trong Vũ trụ, hệ số này nhiều khi khác 1 rất nhiều. Đương nhiên, có nhiều hệ quả mà em cho rằng giới khoa học sẽ rất … tò mò!

Nhưng phải nói thẳng rằng, tất cả những đột phá của học thuyết này đều dựa vào học thuyết ADNH Lạc Việt (chứ của Tàu thì chỉ càng sai lầm, bế tắc mà thôi!}. Vì thế, em mới dám hy vọng rằng, đây là đóng góp nhỏ của em vào phục hồi học thuyết ADNH của Tổ tiên Việt tộc trong thuyết phục giới khoa học đương đại về tính ưu việt của học thuyết ADNH Lạc Việt bằng cách giải quyết những vấn đề của họ, bằng ngôn ngữ của chính họ trên cơ sở học thuyết ADNH.

Nhưng em đang lu bu về com áo gạo tiền nên đành để từ từ vậy!!!

(Thật kỳ lạ, em nghiên cứu càng thuận lợi bao nhiêu thì cuộc sống càng khó khăn, rủi ro bấy nhiêu, không biết có phải ngẫu nhiên hay không dù đã rất cố gắng!)

Kính anh!

Anh cứ cố gắng đi.

"- Hãy gõ. Cánh cửa sẽ mở!". Chúa bảo thế!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites