Posted 7 Tháng 3, 2016 Phát hiện loại hạt mới có thể làm sáng tỏ vụ nổ Big Bang Loại hạt mới chưa từng được phát hiện sẽ giúp các nhà khoa học làm sáng tỏ quy luật phức tạp chi phối hạt quark, hạt sơ cấp tạo nên tất cả nguyên tử trong vũ trụ. Phát hiện loại 'hạt của Chúa' mới Hạt tetraquark mới được tạo thành bởi 4 quark, sau đó phân rã thành hai hạt meson. Ảnh: Fermilab. Các nhà khoa học Mỹ tại Phòng thí nghiệm gia tốc Fermi (Fermilab) ở Illinois phát hiện một loại hạt mới là tổ hợp của 4 hạt quark cơ bản. Hạt quark là hạt sơ cấp tồn tại như một vật chất nhỏ nhất và không thể chia nhỏ hơn nữa. Trong tự nhiên, hạt quark được chia thành 6 loại sơ cấp, phân biệt theo moment từ. Hạt mới được tìm thấy thuộc loại tetraquark, tạo thành bởi tổ hợp 4 hạt quark. Mỗi proton và neutron chứa ba quark, là nhóm hạt ổn định nhất. Các meson tạo bởi hai quark cũng thường xuất hiện, nhưng tổ hợp bốn quark cực hiếm. Các nhà khoa học làm việc tại Trung tâm Máy Gia tốc Lớn (Large Hadron Collider - LHC) ở Thụy Sĩ năm ngoái đã thấy những dấu hiệu đầu tiên của một pentaquark, nhóm 5 quark được dự đoán từ lâu nhưng chưa bao giờ xuất hiện. Hạt tetraquark được tìm thấy lần đầu tiên năm 2003 tại Nhật Bản. Kể từ đó, các nhà vật lý đã phát hiện 6 hạt tetraquark. Tuy nhiên, đây là lần đầu họ tìm ra hạt tetraquark tổ hợp từ 4 loại quark khác nhau. "Các tetraquark trước đây đều có hai quark giống nhau", Dmitri Denisov, thành viên của nhóm nghiên cứu, chia sẻ với Live Science. Trong báo cáo đăng trên tạp chí Physical Review Letters hôm 25/2, hạt tetraquark kỳ lạ mang tên X(5568) có thể phản ánh sâu sắc một số quy tắc về cách thức tổ hợp các loại quark khác nhau, quá trình do các lực mạnh nhất trong tự nhiên điều khiển. Tương tác của các lực mạnh được mô tả bởi lý thuyết phức tạp gọi là sắc động học lượng tử. Tuy nhiên, dự đoán các tương tác của tổ hợp 4 hạt quark là rất khó khăn. "Chúng tôi hiểu tính chất của các lực mạnh nhưng chưa hiểu quá trình tương tác của các lực này ở khoảng cách lớn", Denisov nói. "Về cơ bản, chúng tôi chưa có mô hình chuẩn để dự đoán cách các hạt quark tương tác khi có 3 - 4 loại quark khác nhau kết hợp lại". Dù cho đến nay, các nhà khoa học chưa tìm thấy hạt nào tạo thành từ hơn 5 quark nhưng về mặt lý thuyết, số lượng các quark tham gia tổ hợp không bị giới hạn. Máy gia tốc Tevatron tại Fermilab ngừng hoạt động vào năm 2011, nhưng nhóm nghiên cứu của Denisov tìm thấy dấu hiệu của hạt tetraquark mới trong kho lưu trữ dữ liệu từ hàng chục tỷ va chạm hạt tạo ra trong 28 năm Tevatron hoạt động. Theo các nhà nghiên cứu, phát hiện sẽ giúp họ nâng cao hiểu biết về hạt quark, loại hạt tồn tại gần như ngay sau vụ nổ Big Bang ở nhiệt độ cao gấp hàng tỷ lần nhiệt độ phòng thí nghiệm. Vào tháng 2/2016, các nhà nghiên cứu ở LHC cố gắng tái tạo khởi đầu của vũ trụ, từ đó quan sát các hạt quark sau vụ nổ Big Bang. Họ phát hiện các hạt thể hiện giống với chất lỏng hơn là chất khí, dù chúng tồn tại ở nhiệt độ siêu cao. "Bức tranh ghép hình vẫn chưa hoàn chỉnh nhưng chúng tôi đã thêm một mảnh mới vào những gì đã có sẵn", Denisov cho biết. "Hy vọng cuối cùng sẽ có một lý thuyết giải thích những quan sát này, cho phép chúng ta hiểu sâu hơn về các quark và lực tác dụng giữa chúng". Thanh Tùng Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 3, 2016 Bài trên Fb của Thiên Sứ TẶNG SÁCH NGÀI TỔNG THỐNG HOA KỲ BARACK OBAMA Trong dịp đi Hoa Kỳ vừa rồi, tôi đã có nhã ý tặng cuốn "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương" đến Tổng Thống Hoa Kỳ. Nhưng tôi đã viết thiếu danh tính đầy đủ của ngài là Barack Obama. Bởi vậy, tôi đã không gửi. Nhưng tôi đã gửi lại cuốn sách này qua người bạn của tôi ở Hoa Kỳ về nước. Tất nhiên lần này tôi viết chính tả chính xác từng chữ, kèm theo danh thiếp (Card vidit) và một lá thư với nội dung dưới đây: "Kính gửi ngài Barack Obama - Tổng thống Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.Kính thưa ngài Tổng thống.Tôi là Nguyễn Vũ Diệu sinh ngày 26. 9. 1949. Bút danh Nguyễn Vũ Tuấn Anh, là tác giả cuốn sách "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương", hân hạnh kính tặng ngài cùng với lá thư này. Cuốn sách này đã được hai nhà khoa học, một của Việt Nam, là giáo sư viện sĩ Đào Vọng Đức, một của quý quốc là tiến sĩ khoa học Nguyễn Đồng, hiện đang ở California viết lời giới thiệu.Trong cuốn sách này, nội dung của nó chứng minh rằng: Cội nguồn văn minh Đông phương thuộc về Việt tộc, chứ hoàn toàn không thuộc về văn minh Hán, như bao thiên niên kỷ nay cả thế giới đã nhầm tưởng. Cũng trong cuốn sách này, tôi xác định rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là một lý thuyết thống nhất vũ trụ mà các nhà khoa học hàng đầu của nền văn minh hiện nay đang mơ ước.Kính thưa ngài Tổng Thống.Nhà tiên tri nổi tiếng thế giới là bà Vanga người Hunggary, đã tiên đoán: "Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại". Tôi có thể xác định với ngài rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành, nhân danh nền văn hiến Việt là ứng cử viên duy nhất cho lời tiên tri của bà Vanga.Nền văn minh Đông phương huyền vĩ là cả một kho tàng tri thức vô cùng đồ sộ, mà nền tảng của nó là thuyết Âm Dương Ngũ hành, sẽ mang lại những lợi ích cho sự phát triển trong tương lai của xã hội loài người về nhiều phương diện. Những bí ẩn của nền văn minh này sẽ chỉ được khám phá nhân danh chủ nhân đích thực của nó là Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử từ gần 5000 năm trước.Do đó, tôi rất hân hạnh, nếu được ngài - với tư cách là Tổng Thống một quốc gia hùng mạnh nhất hành tinh, đang gây ảnh hưởng và góp phần quyết định tương lai của cả một nền văn minh hiện đại - quan tâm đến những luận điểm của tôi trong cuốn sách này.Cho tôi gửi lời cảm ơn đến với ngài vì đã quan tâm đọc thư này và tác phẩm của tôi.Xin kính chúc cho sự phồn vinh và hùng mạnh của Hoa Kỳ và cá nhân ngài Tổng thống cùng gia đình mọi sự tốt đẹp.Thủ Đức 26/ 2/ 2016Kính thư Đã kýNguyễn Vũ Tuấn Anh" Để đề phòng những trục trặc có thể xảy ra, khiến cuốn sách không thể gửi ngài Tổng thống Hoa Kỳ, tôi gửi kèm lá thư được công khai trên Fb này đường link tới nội dung cuốn sách. Với hy vọng sẽ đến màn hình máy tính của ngài Tống Thống Hoa Kỳ. http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/33295-sach-minh-triet-viet-trong-van-minh-dong-phuong/ PS: Tôi nhắc lại là tôi không dây dưa gì đến chính trị. Nhưng nếu ai đó cho rằng tôi thiên hữu và muốn chụp mũ cho tôi thì tôi có thể tặng vị Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình một cuốn, và một cuốn nữa cho Viện Khổng Tử của Trung Quốc ở Việt Nam, để cho nó cân bằng. Bạn tôi - bà Hà hứa sẽ chuyển cuốn sách và thư của tôi đến đúng địa chỉ Tòa Bạch Ốc và kèm theo nội dung thư bằng tiếng Anh. Đó là lý do mà tôi viết lại nội dung thư rất ngắn gọn để dễ dịch (Ảnh trong album Thiên Sứ ở Hoa Kỳ). Đương nhiên, khi tôi đã tặng sách đến Tổng Thống Hoa Kỳ về vấn đề Lý thuyết thống nhất vũ trụ thì tôi phải đủ khả năng thuyết trình trước các nhà khoa học ở Viện Hàn lâm Hoa Kỳ. 7 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 3, 2016 Thông tin mới nhất: Tòa Bạch Ốc xác định đã nhận sách. Vạn sự tùy duyên. 9 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 29 Tháng 3, 2016 http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=110&CategoryID=36&News=9475================================== 9ang ở xa. Mạng chập chờn. Về Hanoi tính tiếp. BÀI CHƯA HOÀN CHỈNH Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 5, 2016 Bí ẩn của các biểu tượng Ai Cập cổ đại khoahoc.tv Được mô tả trong các văn bản xưa như là “Lời của thần linh”, các biểu tượng này được sử dụng thường xuyên trong các lễ nghi tôn giáo và phép thuật ở Ai Cập. Mỗi biểu tượng đều mang một ý nghĩa riêng biệt, đặc trưng cho văn hóa tín ngưỡng của người Ai Cập, làm giàu thêm cho bản sắc văn hóa dân tộc của đất nước giàu truyền thống này. Ankh – Biểu tượng của cuộc sống vĩnh cửu Ankh là chữ tượng hình Ai Cập có nghĩa là "cuộc sống". Chỉ có các Pharaoh, Hoàng hậu và các vị thần mới được phép mang biểu tượng này vì nó được tin là sẽ đem lại sức mạnh cho người cầm nó có thể ban hay tước đoạt sinh mệnh từ những người khác. Nó còn được coi như là “chìa khóa của sự sống” do chính hình dạng giống như chiếc chìa khóa của nó đã tạo nên niềm tin nó có thể mở khóa “cửa địa ngục”. Ankh cũng gợi lên hình ảnh của mặt trời mọc nơi đường chân trời, biểu thị cho sự tái sinh mỗi ngày. Từ thời đại Middle Kingdom (1986 - 1759 BC), từ Ankh còn được dùng để chỉ gương và thú vị là chiếc gương cũng được tạo ra dưới hình dạng của biểu tượng này. Nó cũng là cảm hứng để tạo nên biểu tượng tượng trưng của vị thần Vệ Nữ của Hy Lạp, về sau được sử dụng rộng rãi như là biểu tượng của sao Kim, giới nữ hay kí hiệu của đồng. Sau này khi Thiên chúa giáo ra đời, nó được Giáo hội cơ đốc Ai cập sử dụng làm biểu tượng như một dạng đặc biệt của hình tượng cây thánh giá. Con mắt của Horus – Biểu tượng của trí tuệ, sự bảo vệ và sức khỏe Trong thần thoại Ai Cập, Horus là thiên thần của Ai Cập cổ đại hóa thân là chim ưng. Mắt phải chim ưng là Mắt của thần Horus, cũng được xem là tượng trưng cho Mặt Trời. Mắt trái tượng trưng cho Mặt Trăng và thần Tehuti. Người cổ đại tin rằng biểu tượng bất diệt này sẽ hỗ trợ việc tái kiếp, vì thế người ta đã tìm thấy biểu tượng này dưới lớp vải liệm thứ 12 của xác ướp vua Tutankhamun. Theo truyền thuyết Ai Cập, Seth, anh trai của Horus, đã giết hại thần Osiris. Horus đã chiến đấu với Seth để trả thù cho cái chết của người cha và bị mất mắt trái của ông trong cuộc chiến. Thoth, vị thần của phép thuật và Mặt Trăng, đã sử dụng quyền năng của mình để khôi phục lại con mắt của Horus. Khi đưa con mắt này ra trước Osiris, Osiris đã được tái sinh trở lại. Con mắt của Horus, cũng được gọi là "Oudjat", tượng trưng cho sự bảo vệ chống lại cái ác và đem đến trí tuệ, sự uyên bác. Ngày nay, chúng ta thấy có một biểu tượng tương tự trên các đơn thuốc – Rx chính là có nguồn gốc từ biểu tượng này. Vào thế kỉ thứ II, Galen đã vay mượn biểu tượng huyền bí từ trong truyền thuyết của người Ai Cập và sử dụng nó để gây ấn tượng với những bệnh nhân của mình. Sau đó, dần dần phát triển thành kí hiệu Rx ngày nay dành cho các toa thuốc. Nó mang ý nghĩa tượng trưng cho sự hồi phục và tính thống nhất. Lông vũ của Maat – Biểu tượng của chân lý, đạo đức, cán cân công lý Chiếc lông vũ được coi là vật tượng trưng của nữ thần Maat. Trái tim của người chết sẽ được đem ra cân để so với lông vũ của thần Matt trong Ngày phán xét cuối cùng. Nếu đó là trái tim của một người thật thà, thì nó sẽ bằng trọng lượng với chiếc lông vũ và người đó sẽ được phép vào Vương quốc của Osiris. Còn nếu trái tim đó chất đầy với tội lỗi thì nó sẽ nặng hơn chiếc lông vũ và người đó sẽ bị đem đi làm mồi cho loài quái vật Ammut. Phiên tòa Maat Đó là trách nhiệm của các Pharaoh để thiết lập và duy trì luật Maat như là cách để giữ trật tự vũ trụ ở thế cân bằng. Khi một Pharaoh băng hà, Maat sẽ tạm thời biến mất và thế giới lại chìm trong sự hỗn mang, cho đến khi có sự lên ngôi của một vị Pharaoh mới. Móc và néo – Biểu tượng của sức mạnh và quyền lực hoàng gia Móc và néo thường đi với nhau như một cặp, được sử dụng phổ biến từ triều đại Middle Kingdom, là vật tượng trưng được sử dụng giống như quyền trượng khẳng định sức mạnh và quyền lực của nhà vua. Cặp đôi này có nguồn gốc từ vị thần nông nghiệp cổ đại của Ai Cập, Anedjti. Ông được miêu tả đội chiếc vương miện có gắn 2 chiếc lông vũ và tay cầm chiếc móc và néo đặc trưng.Về sau, Anedjti đồng hóa làm một với Osiris và mọi đặc trưng trong nhân dạng của vị thần này cũng được chuyển giao sang thần Osiris. Chiếc móc được cầm bên tay trái còn chiếc néo được cầm bên tay phải. Chiếc móc (heq) tượng trưng cho tính âm hay "quyền lực về mặt tinh thần" của một Pharaoh, khẳng định vai trò như là người bảo vệ của dân hay là "shepherd"- Chúa trời chịu trách nhiệm lãnh đạo, chăm lo cho những "con chiên" của mình. Chiếc néo (nekhakha) tượng trưng cho tính dương và khía cạnh về quyền lực hữu hình vì Pharaoh là người trần nhưng đại diện cho tất cả các vị thần cai quản 3 cõi: siêu hình, vũ trụ và trái đất. Nó cũng đại diện cho người nông dân - người tạo ra lương thực và coi sóc mọi sự sống trên đồng ruộng (chiếc néo được sử dụng như dụng cụ đập lúa của người nông dân trong thời Ai Cập cổ xưa). Thông điệp của nó như là một lời nhắc nhở một người lãnh đạo có tài năng thực sự phải biết kết hợp kỷ luật với trí tuệ và sự hiểu biết, phải có lòng nhân từ để hòa dịu công lý và đưa ra những phán quyết đúng đắn nhất. Tư thế cầm của chúng cũng mang những ý nghĩa khác nhau. Thời xa xưa, tư thế bắt chéo hai cánh tay vào nhau trước ngực là biểu thị cái chết và người chết thường được chôn theo tư thế này. Tuy nhiên, cũng với tư thế này và với hai chiếc móc và néo được bắt chéo với nhau thì lại mang nghĩa là sự hồi sinh như trong các bức hình ta thường thấy ở quan tài của vua Tutankhamun. Còn khi cầm thẳng chúng ở trước mặt thì mang nghĩa là sự phán xét, hay được miêu tả gắn liền với thần Anubis, vị thần Cõi âm và là người phán xét trong phiên tòa Maat. Người ta cho rằng, kí tự X có nguồn gốc chính từ hình ảnh hai chiếc néo và chiếc móc bắt chéo với nhau và đó là biểu tượng của cái chết và sự tái sinh. Trong nguyên gốc, từ "ex" - vốn là tượng trưng cho chữ X - mang nghĩa là đã chết, khi người ta nói ex-husband nghĩa là để ám chỉ người chồng đã mất. Bọ hung – Biểu tượng của sức mạnh, sáng tạo và sự biến đổi Bọ hung là đại diện cho thần mặt trời Khepri liên quan đến sự hồi sinh. Loài bọ hung thường đẻ trứng trong phân các loài vật khác, cuộn tròn chúng lại như viên bi và lăn vào trong lỗ, là sự khởi đầu trong vòng đời của một chú bọ hung con. Người Ai Cập ví tập tính này giống như sự chuyển động của "quả bóng" mặt trời lăn trên bầu trời và sự tái sinh hàng ngày của nó. Những người Ai Cập cổ đại tin rằng, một con bọ hung bay trên bầu trời mỗi buổi sáng sẽ gọi mặt trời lên. Vì thế, con bọ hung là biểu tượng của mặt trời mọc, được sử dụng để bảo vệ khỏi quỷ dữ, nó còn là biểu tượng của sự tái sinh, sáng tạo, sự biến đổi, đem lại sức mạnh cho người đeo nó. Bọ hung cánh lớn và bọ hung hình trái tim được coi là loài côn trùng may mắn và được đặt trên các xác ướp để bảo vệ họ chống lại ma quỷ. Khi Pharaoh Amenhotep III băng hà, hàng trăm vật kỉ niệm có hình bọ hung đã được làm để ghi dấu những cột mốc sự kiện trong cuộc đời của ông. Hoa sen – Biểu tượng của Mặt trời, sự thanh cao, sức sáng tạo và sự tái sinh Ai Cập có hai giống hoa sen bản địa sinh trưởng là loại sen trắng và sen xanh, sau này có thêm loại sen hồng được du nhập từ Ba Tư. Cả ba loại sen này đều được miêu tả trong nghệ thuật Ai cập nhưng giống sen xanh được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất. Theo thuyết sáng tạo của người Ai Cập, trong buổi sơ khai, có một bông hoa sen khổng lồ mọc lên trên đại dương của sự hỗn mang. Từ bông sen đó, mặt trời ló dạng lần đầu tiên trên Trái đất. Búp sen vàng trong bông sen xanh làm người Ai cập liên tưởng đến Mặt trời mọc lên từ nơi mặt biển nguyên sơn như trong truyền thuyết về sự ra đời của vạn vật. Vào buổi đêm, bông hoa cụp cánh và chìm dưới mặt nước để rồi đến bình minh, nó lại nở bung rực rỡ. Các giống hoa màu xanh hay màu trắng được sử dụng rộng rãi trong các chế phẩm thuốc. Trong toán học, biểu tượng hoa sen tượng trưng cho con số 1.000. Nó cũng là biểu tượng của Thượng Ai Cập và đại diện cho sự phục sinh của Isis. Cập nhật: 16/03/2016 Tổng hợp ========================== Rất nhiều biểu tượng của Ai Cập cổ đại trùng lặp hoặc tương đồng với những di sản của văn hiến Việt. Tôi hy vọng có thời gian chứng tỏ điều này. 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 5, 2016 10 công trình cổ đại ẩn chứa nhiều bí ẩn nhất trên thế giớiThứ Hai, ngày 16/5/2016 - 17:36 10 công trình cổ đại này ẩn chứa những điều bí ẩn khiến giới khoa học hiện đại “vò đầu bứt tai” mà chưa tìm ra lời giải thích thỏa đáng. TIN LIÊN QUAN Phát hiện hóa thạch 'mẹ bồng con' 4.800 năm tuổi Phát hiện quả cầu sắt khổng lồ của nền văn minh thất lạc? Xem thiết kế của 8 chiếc chìa khóa xe hơi tuyệt vời nhất Truyền thuyết cho rằng, đá Stonehange được pháp sư Merlin dựng lên. Tuy nhiên, giới khoa học lại cho rằng, những tảng đá này có từ trước thời Vua Arthur của Anh khá lâu. Hiện vẫn chưa rõ làm thế nào để con người có thể vận chuyển những khối đá khổng lồ cách nơi xây dựng hàng trăm km như vậy. Ảnh Sputnik Ngôi đền cổ đại này được coi là "Hòn ngọc quý" trong số những công trình cổ đại còn sót lại của thành phố Baalbek một thời huy hoàng ở Lebanon. Tuy nhiên, điều khiến giới khoa học đau đầu là người La Mã lúc đó không biết có công nghệ gì để có thể xếp chồng những hòn đá nặng tới 1.000 tấn để tạo ra công trình này. Truyền thuyết cho rằng, phần nền của ngôi đền chính là nền của Tháp Babel. Ảnh Sputnik Những người làm đường đã phát hiện ra Newgrange vào thế kỷ thứ 17, tuy nhiên, mãi tới 300 năm sau, giới khoa học mới thực sự quan tâm đến công trình này. Khu lăng mộ này được cho là cổ xưa hơn cả những Kim tự tháp của Ai Cập. Nếu đứng trên khu lăng mộ này vào ngày Đông chí và Hạ chí, người ta có thể chiêm ngưỡng một hiện tượng kỳ thú là những tia sáng mặt trời sẽ dần lấp đầy từng căn phòng trong khu lăng mộ. Người Ireland cho rằng đây chính là "cánh cửa" mở ra thế giới của các vị thần tiên. Ảnh Sputnik. Đền Báo lớn (Grand Jaguar) nằm sâu trong rừng rậm bao quanh thành phố cổ Tikal của người Maya. Tikal được mệnh danh là "Thành phố của tiếng vọng" vì ngay cả những tiếng thì thầm dù là nhỏ nhất cũng sẽ bị dội âm khắp thành phố cổ này. Ảnh Sputnik Gần 300 quả cầu tròn như thế này ở Costa Rica đã suýt trở thành nạn nhân của những người lao động ở nước này bởi họ cho rằng, những khối cầu này có chứa vàng. Hiện các nhà khoa học vẫn chưa rõ những khối cầu này được tạo ra khi nào và với mục đích gì?. Ảnh AFP Lăng mộ Tần Thủy Hoàng của Trung Quốc có tới 8.000 bức tượng các chiến binh và ngựa được chôn cùng ông thay vì người và ngựa thật theo nghi thức truyền thống khi ông còn trị vì. Những bức tượng này có niên đại 200 năm TCN và có kích cỡ bằng người và ngựa thật. Các bức tượng này đều có chi tiết khác nhau và không có tượng nào giống tượng nào cả. Ảnh AFP Cụm đền Angkor Wat tại Campuchia được coi là công trình tín ngưỡng rộng lớn nhất trên thế giới. Công trình này trải rộng trên diện tích 162ha. 200 ngôi đền được sắp đặt để đảm bảo rằng, không ai có thể nhìn thấy hơn 3 ngôi đền một lúc dù họ đi vào trong cụm đền này từ bất kỳ lối nào. Ảnh Sputnik. Nhà thám hiểm người Pháp Rene Caillie là người châu Âu đầu tiên sống sót trở về sau khi đặt chân đến thị trấn Timbuktu của Mali. Khi đó, ông đã phải cải trang thành một người hành hương. Thị trấn cổ đại này nổi tiếng với những công trình làm bằng đất. Ảnh AFP Đảo Phục sinh là một hòn đảo nhỏ trên Thái Bình Dương, nơi có những bức tượng Moai kỳ bí. Hiện vẫn chưa rõ những bức tượng nguyên khối này được chế tác như thế nào. Ảnh Sputnik Bức tượng Nhân sư ở Kim tự tháp Giza ở Ai Cập là câu hỏi lớn nhất đối với nhân loại. Được coi là "kẻ canh gác sa mạc", bức tượng Nhân sư này được coi là có liên quan đến trận Đại hồng thủy trong Kinh thánh và Thành phố Atlantis huyền thoại. Ảnh Sputnik Theo Trần Khánh (VOV.VN /Sputnik) ========================== Để giải thích những hiện tượng bí ẩn này, người ta phải thừa nhận một nền văn minh toàn cầu kỳ vĩ đã tồn tại trên trái Đất và có trước lịch sử nhận thức được của nền văn minh hiện đại. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 30 Tháng 5, 2016 Thưa quý vị và anh chị em. Trong quá trình nghiên cứu Lý học Đông phương, làm nền tảng cho hệ thống luận cứ chứng minh Việt sử trải gần 5000 văn hiến. Tôi đã phát hiện ra rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ, mà những nhà khoa học hàng đầu của nền văn minh hiện nay đang tìm kiếm. Và kinh Dịch với ký hiệu Bát Quái chỉ là ký hiệu siêu công thức của học thuyết này. Tất nhiên, một lý thuyết vĩ đại có nội dung vượt trội so với cả nền văn minh hiện đại, nó không thể bắt đầu từ thời đại đồ đá cách đây 6000 năm, do vua Phục Hy nhìn thấy từ lưng con Long Mã trên sông Hoàng Hà. Và cũng không thể vào đầu thời đồ sắt với Khổng Tử viết Thập Dực. Thậm chí với nền văn minh hiện đại đã đạt đến những kỹ thuật khám phá vũ trụ cũng còn đang trong mơ ước.... Như vậy, với một logic tất yếu thì nó phải là sản phẩm của một nền văn minh cực kỳ phát triển và có trước lịch sử nhận thức được của nền văn minh của chúng ta. Và từ rất lâu, tôi đã xác định điều này trong mối liên hệ tất yếu cho sự ra đời của một học thuyết huyền vĩ thuộc về những di sản của nền văn hiến Việt - một trong số những dân tộc còn sống sót sau sự hủy diệt toàn cầu - và bắt đầu những trang sử mới cho nền văn minh của chúng ta. Chân lý tự nó phải sáng tỏ. Những phát hiện khảo cổ học ngày càng hiển lộ những di tích cổ xưa chứng minh luận điểm của tôi hoàn toàn đúng đắn. Và có thể nói rằng: Không cần đến sự phát hiện di chỉ khảo cổ được mô tả dưới đây, tôi cũng đã khẳng định điều này trong các sách đã xuất bản và ngay trong diễn đàn này. Cảm ơn sự quan tâm của quý vị và anh chị em. ====================Gunung Padang: ‘Kim tự tháp 23.000 năm’ thách thức nền lịch sử chính thống 3 days trước 3,919 lượt xem Di tích Gunung Padang là bằng chứng tối hậu cho thấy một nền văn minh cực kỳ tiên tiến, chưa từng được biết đến trước đây đã từng tồn tại trong khu vực, và phần lớn lịch sử cổ đại và ‘gây nhiều tranh cãi’ này đang bị chất vấn và thách thức theo mọi cách có thể, bởi các nhà nghiên cứu chủ lưu. Hình minh họa tái lập di chỉ cổ đại Gunung Padang. (Ảnh: Internet) Có vô số các di chỉ cự thạch cổ đại (cấu tạo từ các tảng đá lớn) trên khắp thế giới đã mang đến sự bối rối và sửng sốt cho các nhà nghiên cứu trên toàn cầu. Tất cả các di tích cổ đại này là những dấu hiệu cho thấy Trái Đất có thể đã từng là nơi trú ngụ của các nền văn minh cổ đại tiên tiến, và dường như các nhà nghiên cứu chủ lưu đã không ghi nhận một cách đúng mức những thành tựu của cổ nhân. Di tích Gunung Padang. (Ảnh: Internet) Di chỉ khảo cổ này đã được báo cáo lần đầu vào năm 1914 trong kết quả một nghiên cứu cho văn phòng thuộc địa của Hà Lan (tại Indonesia – nơi di tích này tọa lạc). 33 năm sau đó, một nhóm nghiên cứu từ Trung tâm Nghiên cứu Khảo cổ thuộc Đại học Quốc gia Úc đã xác định được niên đại tương đối của di chỉ này, làm dấy lên nhiều câu hỏi trong giới khảo cổ học. Tuy nhiên, theo những người dân địa phương, di chỉ này đã được biết đến trong hàng thiên niên kỷ. Không ai biết được tầm quan trọng của di tích cổ đại này cho đến khi xuất hiện những kết quả chấn động từ những nghiên cứu gần đây. Tuy các học giả chủ lưu cho rằng Göbekli Tepe là một di tích thách thức các phương pháp khảo cổ truyền thống của giới khảo cổ chủ lưu, nhưng có nhiều người tin rằng di tích Guning Padang có thể làm được như vậy và thậm chí còn hơn thế. Khi các nhà khảo cổ tiến hành các xét nghiệm tại di tích Göbekli Tepe, họ phát hiện ra rằng di tích cổ đại này đã có niên đại từ tận khoảng 10.000 TCN, tức sớm hơn 4.000 năm so với bất kỳ công trình nhân tạo nào trên Trái Đất. Hiện nay, người ta nhìn nhận rằng Göbekli Tepe là di chỉ cự thạch lâu đời nhất được biết đến trên Trái Đất… Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi với sự xuất hiện của di tích Gunung Padang. Theo các nghiên cứu, Gunung Padang là kim tự tháp cuối cùng ở Đông Nam Á. Đây thực chất là một trong số ít các kim tự tháp được phát hiện trong khu vực, và có thể được chứng minh là một trong những di tích cổ đại quan trọng nhất từng được phát hiện trên thế giới. Các nhà nghiên cứu suy đoán rằng công trình này có vô số căn phòng và căn hầm bên dưới nền đất đắp cao mọc um tùm cây, các dãy tường và khu vực liền kề được phủ kín bên dưới thảm thực vật dày đặc vốn đã phát triển trên di tích này trong hàng thế kỷ. Hình minh họa tái lập di chỉ cổ đại Gunung Padang. (Ảnh: Internet) Kết quả phân tích các mẫu lõi khoan tại di tích này đã tiết lộ các mốc niên đại đáng kinh ngạc; các nhà nghiên cứu càng khoan sâu xuống bên dưới bao nhiêu thì bí ẩn này càng trở nên bí ẩn bấy nhiêu. Di tích này từng được xác định niên đại lên đến ít nhất 5.000 năm tuổi, rồi từ 8.000 đến 10.000 năm và sau cùng lên đến niên đại được báo cáo là 23.000 năm. Điều này cho thấy Gunung Padang không chỉ là di tích cự thạch cổ xưa nhất trên Trái Đất, mà nó còn là công trình có dạng kim tự tháp cổ xưa nhất theo vốn hiểu biết hiện nay của chúng ta. “Các phân tích phóng xạ thành phần nguyên tố carbon trong một số mẫu xi măng trong lõi khoan được thu thập tại độ sâu 5-15 m, vốn được tiến hành vào năm 2012 tại Phòng thí nghiệm uy tín BETALAB tại Miami, Mỹ, đã cho thấy niên đại của nó trong khoảng từ 13.000 đến 23.000 năm trước”. (Nguồn) Hình ảnh tái lập toàn cảnh di chỉ cổ đại Gunung Padang trong quá khứ. (Ảnh: Pon S Purajatnika) Tuy nhiên, giống với tất cả các di tích ngoạn mục khác với những mốc niên đại thậm chí còn sửng sốt hơn từng thách thức nền lịch sử chính thống, niên đại của Gunung Padang cũng bị chỉ trích và chất vấn nặng nề bởi rất nhiều nhà nghiên cứu. ‘Hẳn phải có sai sót [ở đâu đó]’; đây là kết luận đầu tiên được các nhà nghiên cứu đưa ra khi họ nhận được kết quả từ các kỹ thuật định tuổi. Di tích này không thể có niên đại lên đến hơn 20.000 năm tuổi, điều này chỉ đơn giản là không thể, phải vậy không? [1] Tuy nhiên, trước sự ngạc nhiên của cả những người hoài nghi và các nhà nghiên cứu, cho đến nay chưa ai có thể tìm ra bất kỳ sai sót nào trong quy trình khoan lõi lấy mẫu định tuổi tại di tích này, hay trong các kỹ thuật xác định niên đại bằng phóng xạ được dùng để cho ra những kết quả ‘chưa từng có tiền lệ’ như vậy. Đây là lý do tại sao các nhà nghiên cứu chủ lưu đang ôm giữ một quan điểm ‘trung lập’ đối với niên đại của Gunung Padang, và khi có bất kỳ ai hỏi về niên đại của di chỉ cự thạch này, thì họ sẽ trả lời là “lớn hơn 5.000 năm tuổi …”, một câu trả lời không nói lên nhiều điều. Tuy nhiên, nếu niên đại của di tích này là chưa đủ thú vị, thì các nhà nghiên cứu còn phát hiện ra những chi tiết cực kỳ thú vị khác về Gunung Padang. Lấy ví dụ, trong quá trình khoan lõi lấy mẫu định tuổi tại di tích này, các nhà khoa học đã nhận thấy phần lớn công trình ‘bị vùi lấp’ trên thực tế đã được gia cố bằng một loại xi măng nào đó. Trong thành phần của nó có chứa 45% quặng sắt, 41% silica và 14% đất sét, một loại hỗn hợp mà theo các nhà nghiên cứu, là một bằng chứng khác cho thấy những kỹ thuật xây dựng tinh xảo bậc cao đã từng được sử dụng quá trình thi công công trình này. Một trong những giả thuyết thú vị nhất về các di tích cổ đại là của tác giả nổi tiếng Graham Hancock, người từng gợi ý rằng di chỉ cự thạch cổ đại này trên thực tế có thể chứa đựng những bằng chứng về thành phố thất lạc Atlantis. Trong một bài viết được đăng trên tạp chí Dấu tích thời đại (Signs of the Times), ông Hancock đã đề cập đến trải nghiệm của ông trong chuyến thăm di tích Gunung Padang cùng với TS. Danny Natawidjaja, một nhà địa chất kỳ cựu từ Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ Địa chất tại Viện Khoa học Indonesia. Video chuyến thăm di chỉ của Graham Hancock: Natawidjaja tin tưởng chắc chắn rằng, di tích Gunung Padang, không còn nghi ngờ gì nữa, phải có niên đại lên đến ít nhất 22.000 năm tuổi: “Bằng chứng địa vật lý là rất rõ ràng”, TS. Natawidjaja nói. “Gunung Padang không chỉ là một quả đồi tự nhiên mà còn là một kim tự tháp nhân tạo và công trình này có nguồn gốc trở về trước giai đoạn cuối của Kỷ Băng hà cuối cùng. Do khối lượng công việc ở đây khá đồ sộ, thậm chí ở những tầng sâu nhất, và đã minh chứng cho những kỹ năng xây dựng công phu được sử dụng như để xây dựng các kim tự tháp Ai Cập hay những công trình cự thạch lớn nhất ở châu Âu, nên tôi chỉ có thể kết luận rằng chúng ta đang chứng kiến di sản của một nền văn minh khá tiên tiến bị thất lạc”. (Nguồn) Nghiên cứu của ông Hancock gợi ý rằng nền văn minh bí ấn đã bị thất lạc này trên thực tế có thể chính là nền văn minh đã được triết gia lừng danh Plato đề cập đến trong hai cuộc đối thoại giữa các triết gia Hy Lạp; Timaeus và Critias. Hai nền văn minh này không chỉ có nét tương đồng về khoảng thời gian tồn tại, mà còn có vô số các chi tiết khác có thể gợi lên nhiều câu hỏi chưa có lời giải về những bí ẩn xoay quanh chúng. Nếu các phương pháp xác định niên đại được sử dụng tại Gunung Padang là chính xác, thì nó cho thấy di tích cổ đại này đã được dựng lên trong giai đoạn cao trào của kỷ băng hà cuối cùng. Trong giai đoạn này, trên phương diện địa vật lý, khu vực này là rất khác biệt so với cảnh tượng quan sát được ngày nay. Trên thực tế, phần lớn khu vực Indonesia và Đông Nam Á là khá khác biệt. Mực nước biển là thấp hơn đáng kể trong giai đoạn này, cho thấy những hòn đảo ngày nay, trên thực tế rất có thể từng là một bộ phận của một lục địa rộng lớn trong quá khứ. Video khám phá di tích Gunung Padang: Natawidjaja gợi ý rằng di tích Gunung Padang là bằng chứng tối hậu cho thấy một nền văn minh cực kỳ tiên tiến, chưa từng được biết đến trước đây đã từng tồn tại trong khu vực, và phần lớn lịch sử cổ đại và ‘gây nhiều tranh cãi’ này đang bị chất vấn và thách thức theo mọi cách có thể, bởi những nhà nghiên cứu chủ lưu vốn không thể dung nạp di tích, nền văn minh và vốn hiểu biết tinh vi này vào các hồ sơ lịch sử của họ. Chú thích của người dịch: [1] Theo thuyết tiến hóa của Darwin, nền văn minh của nhân loại xuất hiện không thể quá 10.000 năm. Và trước đó, con người, theo thuyết này, mới chỉ là những người nguyên thủy, ăn lông ở lỗ, dựa vào hái lượm và săn bắt để sinh tồn. Do đó, việc tồn tại một di tích cổ đại (dấu hiệu của nền văn minh) có niên đại lên đến hơn 10.000 tuổi, sẽ là một luận cứ chống lại học thuyết này. Tác giả: Ivan Petricevic, Ancient Code.Xem bài gốc ở đây.Hoàng Sâm biên dịch 5 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 6, 2016 Cỗ máy tính cổ nhất thế giới ra đời cách đây 2.100 nămThứ hai, 13/6/2016 | 19:00 GMT+7 Đội ngũ các nhà khoa học quốc tế giải mã bí ẩn về công dụng và cách hoạt động của cỗ máy tính 2.100 năm tuổi tìm thấy trong xác tàu đắm. Những cây có tuổi thọ lâu đời hơn cả nền văn minh nhân loại Những mảnh vỡ của cỗ máy tính 2.100 năm tuổi. Ảnh: Fossbytes. Theo Fox News, hơn một thế kỷ sau khi được phát hiện trong xác tàu đắm, chức năng chính xác của cỗ máy tính Antikythera, đặt theo tên hòn đảo phía nam Hy Lạp, nơi tìm thấy cổ vật, vẫn là câu đố chưa có lời giải. Từ vài dòng chữ đã giải mã trên mảnh bánh răng và đĩa đồng bị méo mó, ăn mòn, các chuyên gia đoán đó là một thiết bị thiên văn. Nhưng mục đích và cách hoạt động của nó nằm ngoài hiểu biết của giới nghiên cứu. Sau hơn một thập kỷ nỗ lực sử dụng thiết bị quét cao cấp, đội các nhà khoa học quốc tế có thể đọc khoảng 3.500 ký tự trong văn bản giải thích cách sử dụng nằm ở phần trong cỗ máy 2.100 năm tuổi. Họ nhận định đây là cách giới thiệu về thiên hà của một triết gia và nhiều khả năng là máy tính cơ học lâu đời nhất thế giới. "Chúng tôi đang giữ những văn bản mà bạn có thể đọc bằng tiếng Hy Lạp cổ đại", thành viên nhóm nghiên cứu Alexander Jones, giáo sư lịch sử khoa học cổ đại ở Đại học New York, cho biết. "Nó cung cấp rất nhiều chi tiết cho chúng tôi bởi nó ra đời ở thời kỳ chúng tôi biết rất ít về thiên văn học và công nghệ của Hy Lạp. Do đó, những dòng chữ nhỏ này có ý nghĩa rất lớn đối với chúng tôi". Theo nhóm nghiên cứu, cỗ máy là một loại lịch Mặt Trời và Mặt Trăng, chỉ ra các giai đoạn của Mặt Trăng, vị trí của Mặt Trời và Mặt Trăng trong cung hoàng đạo, vị trí các hành tinh, dự đoán hiện tượng nhật thực và nguyệt thực. "Đó không phải là một công cụ nghiên cứu, thứ nhà thiên văn sử dụng để tính toán hoặc thậm chí dự đoán, mà là vật bạn dùng để giảng dạy về vũ trụ và vị trí của chúng ta trong vũ trụ", Jones nói. "Nó giống như một cuốn sách giáo khoa thiên văn gắn kết chuyển động trên bầu trời và những hành tinh với cuộc sống của người Hy Lạp cổ đại và môi trường của họ". Những ký tự chỉ cao 1,2 milimet được khắc vào mặt trong, trước và sau của cỗ máy tính to bằng hộp đựng tài liệu văn phòng, đặt trong hộp gỗ và vận hành nhờ tay quay. Trong buổi công bố phát hiện diễn ra hôm 9/6 ở Athens, Hy Lạp, Mike Edmunds, giáo sư danh dự môn vật lý thiên văn ở Đại học Cardiff, Wales, chia sẻ văn bản giống bảng giới thiệu vật trưng bày thường thấy trong bảo tàng hơn là tài liệu hướng dẫn. Tháng 4/1900, những mảnh vỡ của cỗ máy tính được đưa lên bờ từ xác tàu đắm giữa thế kỷ 1 trước Công nguyên, cùng với nhiều tượng đồng và cẩm thạch, đồ thủy tinh và gốm sứ sang trọng. Hình phục dựng của cỗ máy tính lâu đời nhất thế giới. Ảnh: BBC. Sau khi cạo bỏ lớp trầm tích, tập hợp mảnh vỡ nhanh chóng thu hút sự chú ý của giới nghiên cứu, và được nhiều nhóm chuyên gia tìm hiểu trong các thập kỷ tiếp theo. Trong khi có nhiều giả thuyết khác nhau về chức năng của bánh răng và cách sử dụng cỗ máy, các chuyên gia không thể đọc hàng trăm ký tự thuộc văn bản lưu giữ bên trong cỗ máy nhiều lớp có hình dáng hơi giống đồng hồ. Cách đây 12 năm, nhóm nghiên cứu của Jones và Edmunds bắt đầu sử dụng công nghệ quét và chụp ảnh bằng tia X để phân tích 82 mảnh vụn còn lại của cỗ máy. "Nghiên cứu ban đầu nhằm tìm hiểu cỗ máy hoạt động như thế nào và đạt nhiều thành công", Edmunds nói. "Điều chúng tôi không nhận thấy là kỹ thuật hiện đại sẽ cho phép chúng tôi đọc văn bản khắc ở cả mặt trong và ngoài cỗ máy tốt hơn trước đây". Đó là một quá trình hết sức công phu, bởi để đọc mỗi chữ cái siêu nhỏ, nhóm nghiên cứu phải xem xét hàng chục bản quét. Edmunds cho biết lối viết trang trọng và chi tiết chỉ ra cỗ máy không phải là món đồ tiêu khiển của một nhà sưu tập giàu có. Cỗ máy có thể ra đời ở Hy Lạp trong khoảng năm 70 - 200 trước Công nguyên, dù các nhà nghiên cứu không tìm thấy chữ ký của người chế tạo. Nhóm nghiên cứu đã đọc tất cả văn bản trên những mảnh vụn tìm thấy từ cỗ máy. Họ hy vọng các nhà khảo cổ ghé thăm xác tàu sẽ tìm ra mảnh vụn bị thợ lặn bỏ sót cách đây hơn một thế kỷ hoặc phát hiện một cỗ máy khác tương tự. Chiếc tàu buôn bị đắm là một con tàu khổng lồ ở thời cổ đại. Nó dài 40 m và gãy làm đôi khi chìm xuống con dốc sâu 50 m dưới biển. Theo nhóm nghiên cứu, ít nhất 20 bánh răng thể hiện các hành tinh vẫn còn nằm trong xác tàu. Xem thêm: Những phát minh đi trước thời đại hơn 1.000 năm Phương Hoa Nguồn Báo Vnexpress. ================================== Theo nhóm nghiên cứu, cỗ máy là một loại lịch Mặt Trời và Mặt Trăng, chỉ ra các giai đoạn của Mặt Trăng, vị trí của Mặt Trời và Mặt Trăng trong cung hoàng đạo, vị trí các hành tinh, dự đoán hiện tượng nhật thực và nguyệt thực. Âm Lịch của người Việt đây mà. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 6, 2016 Nghe các Giáo sư giải thích về sóng hấp dẫn đơn giản đến mức trẻ con cũng hiểu được Theo Trí Thức Trẻ | 16/06/2016 - 21:31 Bạn thấy hàng tràng dài chữ về "sóng hấp dẫn" hoàn toàn không hấp dẫn tí nào? Vậy bạn nên đọc bài viết này! Bạn bị hấp dẫn với các thông tin về sóng hấp dẫn? Nhưng bạn lại không thấy hấp dẫn khi đọc cả trang chữ về sóng hấp dẫn nhưng lại không hiểu thêm gì về nó? Vì vậy tôi tìm kiếm một chút giúp đỡ từ các nhà khoa học, nhờ họ giải thích cụm từ chuyên môn này một cách đơn giản nhất, “đến trẻ con cũng hiểu”. Theo như lời của nhà vật lý học Daniel Holz tại Đại học Chicago Khi bạn thả một vật và nó rơi xuống sàn, đó là lực hấp dẫn của Trái Đất kéo nó xuống. Bạn không thể nhìn thấy nó, cũng không thể sờ thấy nó nhưng nó vẫn ở đó, từ cái ngày Trái Đất hình thành cơ. Trong vũ trụ, hố đen có lực hút mạnh hơn gấp nhiều lần Trái Đất. Mạnh đến mức ánh sáng lọt vào cũng không thể thoát ra được. Và khi những hố đen vũ trụ này chẳng may va chạm vào nhau, chúng sẽ tạo ra những đợt sóng cực lớn, thông báo với cả vũ trụ rằng chúng vừa làm gì. 100 năm trước, có một thiên tài đã nói với chúng ta rằng có những loại sóng hấp dẫn này trong không gian đó, thậm chí là rất nhiều. Chúng ta không biết chắc rằng điều này có xảy ra không, cho tới khi chúng ta có thể tạo nên một chiếc tai đủ thính để nghe được những sóng này! Thiên tài đó, Albert Einstein, đã đi trước chúng ta cả trăm năm. Theo như lời giáo như vật lý và thiên văn học tại Đại học Northwestern, Vicky Kalogera Tưởng tượng bạn đang chơi trò xoay vòng tròn với bạn của mình. Bạn nắm tay cô ấy và xoay vòng vòng. Nếu bạn kéo cô ấy lại vào vòng tay của mình, thì cuối cùng hai người sẽ va vào nhau và ngã lăn ra đất Trong vũ trụ cũng tương tự, các ngôi sao bay vòng vòng và khi nào chúng trở nên già cỗi và héo úa, chúng trở thành màu đen, và dần dần biến thành hố đen vũ trụ. Nhưng đến khi già rồi, chúng vẫn thích chơi trò xoay vòng như hồi còn trẻ. Như bạn và cô bạn kia, chúng cũng kéo những thứ khác lại và va vào chúng. Tưởng tượng tiếp nhé, bạn và cô ấy nhảy xuống hồ, các bạn sẽ khiến nước bắn tung tóe, đồng thời tạo nên những gợn sóng trên mặt hồ. Và trên vũ trụ cũng vậy, những gợn sóng đó chính là sóng hấp dẫn khi mà có những va chạm trên đó vậy. Tiếp theo là lời giải thích của Fulvio Melia, giáo viên vật lý, toán học và thiên văn học tại Đại học Arizona Khi một con thuyền lớn nhấp nhô trên biển, những vật thể nổi trên mặt nước xung quanh nó hẳn cũng nhấp nhô phải không? Tưởng tượng vậy nhé, vũ trụ là biển rộng và các hành tinh, các ngôi sao và các thiên hà đều là thuyền và những vật nhỏ hơn nổi trên biển vậy. Biển thì có bao giờ ngừng sóng? Trên vũ trụ cũng vậy, cùng có nhiều đợt sóng (mà người ta gọi là sóng hấp dẫn), ảnh hưởng đến mọi “con thuyền” trên đó. Và những gợn sóng đó được tạo ra bởi lực hấp dẫn. Hãy nghĩ tới một cái nam châm, lực hấp dẫn tương tự như vậy đó. Và trên vũ trụ, cái gì cũng có một “nam châm” của riêng mình. Và bạn thấy không, Mặt Trời của chúng ta lớn đến mức có thể hút được Trái Đất, Trái Đất cũng có “nam châm” của riêng mình để hút Mặt Trăng. Nhờ có lực hấp dẫn, tất cả đều thu hút lẫn nhau, vì chúng thu hút lẫn nhau nên chúng muốn lao vào ôm nhau thật chặt. Nhưng điều đó là không thể, nên chúng gửi đi những sóng nhỏ tới nhau. Trước đây việc đo đạc những sóng này cực kì khó, cho đến khi có những ngôi sao phát ra những sóng cực lớn trước khi chúng “lìa đời”. Những sóng đó lớn đến mức, chúng ta đã có thể đo được chúng. Cuối cùng là lời giải thích của nhà nghiên cứu Brian Lantz tại Đại học Stanford Bạn đặt hai quả bowling lên một tấm chăn được căng ra, hai quả bowling đó sẽ tiến lại về phía nhau do sức nặng của chúng kéo khu vực chăn xung quanh mình trũng xuống. Và y như vậy, hố đen vũ trụ cũng kéo trũng toàn bộ khoảng không gian xung quanh nó (thậm chí là cả thời gian nữa). Và khi hai quả “bowling vũ trụ” kia va chạm, chúng sẽ tạo ra một vụ nổ cực lớn. Và khi đó, chúng ta có thể nghe thấy những vụ nổ ấy, bằng cách đo đạc những sóng hấp dẫn mà chúng phát ra. Sau những lời giải thích cực kì đơn giản về định nghĩa ấy ... Cụm từ “sóng hấp dẫn” dễ hiểu hơn với bạn rất nhiều rồi phải không? Tôi biết là thế mà! Rất hân hạnh được giúp đỡ các bạn có thêm chút kiến thức! Tham khảo The Guardian 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 6, 2016 Thưa quý vị Tôi đã nhiều lần xác định và chứng minh rằng: Đã có một nền văn minh toàn cầu rất huyền vĩ tồn tại trên địa cầu. Và họ chính là nền văn minh sáng tạo ra thuyết Âm Dương Ngũ hành. Nền văn minh này đã bị hủy diệt. Việt tộc chính là một trong những tộc người còn sống sót và giữ gìn những giá trị của học thuyết này. Các quý vị có thể chưa tin. Nhưng một giả thuyết qua video clip dưới đây về sự đột ngột biến mất của loài người, đã mô tả được phần nào giả thuyết của tôi. Giả thuyết này đặt trường hợp loài người biến mất hoàn toàn. Còn giả thuyết của tôi chỉ là một đại thiên tai toàn cầu xóa sổ nền văn minh và trong đó vẫn có những tộc người còn sống sót và họ phải bắt đầu lại từ đầu. =========================== Nếu loài người biến mất, Trái Đất sẽ thay đổi như thế nào? Với thông điệp HÃY CỨU LẤY TRÁI ĐẤT, Mind Warehouse đã thực hiện một video giả định tình huống khi con người đột nhiên biến mất và cho thấy kết cục của Trái Đất khi đó thật bất ngờ. https://www.youtube.com/watch?v=bLCeR6BKuLs Trái Đất có khả năng phục hồi đáng kinh ngạc, và mọi vết tích của nền văn minh chúng ta có thể biến mất hoàn toàn trong chỉ 10.000 năm. Vì vậy, nếu đã từng có những nền văn minh khác tồn tại trên Trái Đất, dễ hiểu tại sao những di tích còn lại lại ít ỏi đến như vậy. Video là một thông điệp mạnh mẽ nhắc nhở chúng ta hãy trân trọng những gì đang có. Viễn cảnh thành phố New York nếu nhân loại đột ngột biến mất. (Ảnh: deviantart.com) Ánh Sao tổng hợp 4 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 6, 2016 Cú đập cánh của con bướm ảnh hưởng thế nào đến thời tiếtThứ bảy, 18/6/2016 | 07:00 GMT+7 Nghiên cứu của các nhà khoa học chỉ ra một cái đập cánh của con bướm ở Brazil có thể dẫn đến cơn lốc ở Texas. Cây cổ thụ biết dự báo thời tiết ở Trung Quốc Hiệu ứng cánh bướm có thể dẫn đến tác động lớn đến thời tiết. Ảnh: Open Mind. Hiệu ứng cánh bướm (butterfly effect) là cách gọi dùng để mô tả một khái niệm đặc trưng trong lý thuyết hỗn loạn về tác động của điều kiện ban đầu tới sự thay đổi cuối cùng của một hệ phức tạp. Năm 1972, nhà khí tượng học và chuyên gia về lý thuyết hỗn loạn Edward Norton Lorenz giới thiệu trước Hiệp hội phát triển khoa học Mỹ về sự tác động từ cú đập cánh của con bướm tại Brasil tới cơn lốc hình thành ở Texas, Mỹ. Trong những nghiên cứu mô phỏng về thời tiết trước đó, Lorenz tình cờ phát hiện ra chỉ một thay đổi nhỏ trong điều kiện ban đầu có thể dẫn tới những hệ quả vô cùng khác biệt. Theo đó, một cái đập cánh của con bướm nhỏ bé có thể gây ra thay đổi trong điều kiện ban đầu, dẫn đến kết quả là những thay đổi lớn về thời tiết như cơn lốc tại địa điểm cách nơi con bướm đập cách hàng chục nghìn km. Theo Open Mind, tỷ lệ động năng giữa một cái đập cánh của con bướm với động năng của toàn bộ cơn lốc là rất nhỏ, vì thế con bướm không tác động trực tiếp tới cơn lốc ở Texas. Nói cách khác, động năng sinh ra từ cái đập cánh của con bướm này có thể bị triệt tiêu bởi cái đập cánh của con bướm khác. Tuy nhiên, theo lý thuyết hỗn loạn, thời tiết là kết quả từ hàng triệu biến cố có quan hệ với nhau, trong đó một cái đập cánh của con bướm có thể là khởi đầu cho hàng loạt biến đổi về cường độ, không gian, thời gian và động năng. Xem thêm: Thủ phạm gây ra hiện tượng thời tiết nóng lạnh bất thường Thanh Tùng Nguồn: Báo Vnexpress 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 6, 2016 Robot do thám nhỏ nhất thế giới22/05/2016 15:20 GMT+7 Mô phỏng hoạt động của các côn trùng trong tự nhiên, loại robot siêu nhỏ của Đại học Harvard được xem là công cụ gián điệp, tìm kiếm và cứu hộ vô cùng hiệu quả. Cơ chế hoạt động linh hoạt của loại robot tí hon mới cho phép chúng có thể dễ dàng bay lượn hoặc bám trên tường trong thời gian dài như côn trùng, giúp chúng do thám hiệu quả hơn. Robot mới có thể tiết kiệm năng lượng đáng kể nếu chúng dừng bay, khép cánh lại và "treo mình" ở đâu đó. Đặc tính này được cho là tương tự với ong và bướm, những loài côn trùng có thói quen nghỉ ngơi lấy sức trước khi cất cánh trở lại. Khi đã được sạc pin, robot bay siêu nhỏ của Đại học Harvard có thể tự gắn trên bất cứ bề mặt tĩnh điện nào (gỗ, kính hoặc các chất liệu hữu cơ). Công nghệ hiện tại sử dụng cho robot hoạt động rất tốt trên mặt đất hoặc trần nhà, Robert Wood – đồng tác giả của mô hình robot mới cho biết. Chân đế của robot được làm bằng vật liệu mềm, xốp cho phép chúng hạ cánh êm ái xuống mặt phẳng. Nếu không có chân đế này thì robot với sải cánh chỉ 3 cm có thể bật trở lại vào không khí. Nhờ sử dụng năng lượng tĩnh điện mà robot có thể hạ và cất cánh ngay tức khắc. Với khả năng bay, hạ cánh, cất cánh và treo mình trên các bề mặt, loại robot mới có thể thực hiện rất nhiều chức năng mà con người không thể. Chúng sẽ là bộ phận quan trọng trong công tác tìm kiếm và giải cứu của con người. Ngoài ra, loại robot côn trùng còn có thể dùng để do thám khi cần. Chúng sẽ hạ cánh ở đâu đó khi không có sự hiện diện của con người, rồi treo mình yên lặng trên trần nhà và cất cánh trở lại khi không có ai xung quanh. Dự kiến, loại robot này sẽ được ứng dụng vào thực tế trong khoảng từ 5 tới 10 năm nữa. Nguyễn Minh (theo Mashable) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 8, 2016 Thưa quý vị. Bài viết được trích dẫn dưới đây trên web "Tri thức Việt Nam" chỉ là một phương tiện để tôi đặt lại vấn đề "Thượng Đế & Khoa học". Nội dung bài viết được trích dẫn thì chẳng có gì đáng quan tâm. Cũng không có giá trị học thuật nhiều, mà nó chỉ mang tính thông tin, so sánh và mô tả hiện tượng liên quan đến "tín ngưỡng của các nhà khoa học lỗi lạc", với những bế tắc và vấn nạn của tri thức khoa học hiện nay. Nhưng Thiên Sứ tôi thấy vấn đề được hướng tới toát lên trong nội dung bài viết này, khiến tôi cũng so sánh như sau: THƯỢNG ĐẾ HAY "TẬP HỢP LỚN NHẤT BAO TRÙM LÊN TẤT CẢ MỌI TẬP HỢP VÀ KHÔNG THỂ CÓ MỘT TẬP HỢP NÀO LỚN HƠN NÓ" . Hay nói rõ hơn: Tôi so sánh Thượng Đế với một vế của "Nghịch Lý toán học Cantor" thuộc về tri thức khoa học hiện đại. Vế trước của "Nghịch lý toán học Cantor " phát biểu rằng: 1/ Mọi tập hợp đều chỉ là phần tử trong một tập hợp lớn hơn bao trùm lên nó. Vế sau phát biểu rằng: 2/ Có tập hợp lớn nhất, bao trùm lên tất cả mọi tập hợp và không thể có một tập hợp nào lớn hơn nó. Thưa quý vị. Khi được biết về "Nghịch lý toán học Cantor" tôi lập tức công nhận ngay - nhân danh một lý thuyết thống nhất thuộc về nền văn hiến Việt. Thế gian này gọi nó là "Nghịch lý toán học Cantor" và không thể hiểu gì về nó. Nhưng tôi xác định rằng: Nếu các nhà toán học và vật lý lỗi lạc trên thế giới này (*), mô hình hóa "Nghịch lý Toán học Cantor" thì họ sẽ thấy về lý thuyết của nhà toán học này, không hề có mâu thuẫn, mà nó chỉ thẳng đến khả năng tồn tại một lý thuyết thống nhất. Điều mà tất cả những tri thức khoa học tinh hoa đang mơ ước và thất vọng. Đó chính là sự kết hợp cuối cùng của Thượng Đế của mọi tín ngưỡng tôn giáo với lý thuyết khoa học hiện đại. Xin chia sẻ với quý vị. ==================== * Chú thích: Những ai chưa đủ tự tin là một trí thức tinh hoa thì không nên chen vào bài viết này của tôi. Mặc dù tôi không bao giờ tự nhận mình là trí thức cả. Thí dụ như giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu của Việt Nam Nguyễn Văn Trọng. Loại như ông này, nên để chém gió để bán hàng ở Cafe Trung Nguyên. *** Những nhà khoa học lỗi lạc nhất tin vào thuyết vô thần hay hữu thần?(*) 4 days trước - 3,132 Lượt xem Trên tuyến xe lửa đi về Paris, có một thanh niên trẻ ngồi cạnh một cụ già. Chỉ ít phút sau khi đoàn tàu chuyển bánh, cụ rút trong túi áo ra một cỗ tràng hạt và chìm đắm trong cầu nguyện. Người sinh viên quan sát cử chỉ của cụ già với vẻ bực bội. Sau một hồi lâu, xem chừng không thể chịu nổi, anh ta mạnh dạn lên tiếng: “Thưa Ông, Ông vẫn còn tin vào những chuyện nhảm nhí thế à?” Cụ già thản nhiên trả lời: “Đúng vậy, tôi vẫn tin. Còn cậu, cậu không tin sao?” Người thanh niên xấc xược trả lời: “Lúc nhỏ tôi có tin, nhưng bây giờ làm sao tôi có thể tin vào những chuyện nhảm nhí ấy được, bởi vì khoa học đã mở mắt cho tôi. Ông cứ tin tôi đi và hãy học hỏi những khám phá mới của khoa học, rồi ông sẽ thấy rằng những gì ông tin từ trước đến nay đều là những chuyện nhảm nhí hết.” Cụ già nhỏ nhẹ hỏi người sinh viên: “Cậu vừa nói về những khám phá mới của khoa học, liệu cậu có thể giúp tôi hiểu được chúng không?” Người sinh viên nhanh nhảu trả lời: “Ông cứ cho tôi địa chỉ, tôi sẽ gởi sách vở đến cho ông, rồi ông sẽ say mê đi vào thế giới phong phú của khoa học cho mà xem.” Cụ già từ từ rút ra trong túi ra một tấm danh thiếp và trao cho người sinh viên. Đọc qua tấm danh thiếp, người sinh viên bỗng xấu hổ đến tái mặt và lặng lẽ rời sang toa khác. Bởi vì trên tấm danh thiếp ấy có ghi: Louis Pasteur, viện nghiên cứu khoa học Paris. Louis Pasteur (Ảnh: biography.com) Đọc xong câu chuyện trên, bạn cảm thấy thú vị hay băn khoăn nhiều hơn? Khoa học liệu có mâu thuẫn với tín ngưỡng vào Thần? Louis Pasteur là một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất trong lịch sử, với những khám phá về vi trùng, tẩy trùng, về tiêm chủng, miễn dịch… Người đặt nền tảng cho ngành vi sinh vật học này từng phát biểu: “Một ít khoa học làm ta xa rời Chúa; nhiều khoa học làm ta quay về với Chúa” Lấy cảm hứng từ câu nói của Pasteur, bài viết này sẽ cố gắng tìm lại mối liên kết giữa khoa học và tín ngưỡng vào Thần qua những dẫn chứng giản dị và dễ hiểu nhất. Khoa học là gì?Khoa học hiện đại đã thẩm thấu vào hầu như mọi lĩnh vực có liên quan tới cuộc sống con người, đến nỗi rất nhiều người đã coi khoa học hiện đại cũng giống như chân lý một cách không tự biết, còn “phi khoa học” lại trở thành một danh từ đồng nghĩa với sai lầm. Trên thực tế từ khoa học (Science) bắt nguồn từ trong chữ La tinh, nghĩa nguyên gốc là “học vấn”, căn bản là chuyện khác với chân lý. Nói rộng ra, khoa học chính là không ngừng tìm kiếm những phương pháp để tiếp cận với quy luật của vũ trụ và thể hệ kiến thức được hình thành từ đó. Khoa học hiện đại là một bộ những hệ thống và thể hệ tri thức, dùng hình thức logic và phương pháp chứng thực làm cơ sở để nhận thức và tìm kiếm quy luật của thế giới vật chất, ở đây chúng ta gọi nó là khoa học thực chứng. Từ nghĩa này, khoa học chứng thực hoàn toàn không đồng nghĩa với chân lý cuối cùng, và khoa học cần luôn sẵn sàng kiểm nghiệm lại sự vật và cập nhật theo sự phát triển nhận thức của con người. Đồng thời chúng ta cũng không thể đảm bảo rằng phương pháp tìm kiếm của khoa học thực chứng hiện đại là duy nhất để tìm kiếm chân lý của vũ trụ. Tính hạn chế của khoa họcCùng với sự phát triển chóng mặt, khoa học hiện đại cũng đã dần dần mang tới cho nhân loại nhiều vấn đề đau đầu. Một lớp những nhà khoa học có tầm nhìn xa đã bắt đầu nhận thức được giới hạn của khoa học hiện đại. Cơ sở triết học của khoa học chứng thực đến từ phương Tây, đã phân chia thế giới hoàn chỉnh thành hai phạm trù độc lập: vật chất và tinh thần, do đó quan niệm về tự nhiên được thiết lập đã phân tách con người và tự nhiên, con người và thế giới, tâm và vật. Hậu quả của nó chính là không thể chứng minh được bản chất của hoạt động tinh thần, mối quan hệ giữa tinh thần và vật chất, tác dụng của tinh thần với vật chất, mà sinh mệnh của con người lại là một thể hợp nhất giữa tinh thần và vật chất. Như vậy, hoạt động tinh thần nằm ngoài tầm mắt của khoa học thực chứng hiện đại, đạo đức lại chỉ là thuyết giáo thuần túy không có cơ sở vật chất, con người và tự nhiên cũng không còn là một thể hoàn chỉnh. Một trong những hậu quả của nó chính là sự đối lập giữa con người và tự nhiên. Sự phát triển của khoa học do con người đóng vai trò chủ đạo lại có những thiếu sót rất lớn: James Watt phát minh ra động cơ hơi nước, từ đó đã mang lại cho Cách mạng Công nghiệp một thời đại mới sử dụng nguồn năng lượng nhiên liệu hóa dầu với quy mô lớn. Ai cũng không thể nghĩ được rằng nhân loại 200 năm sau sẽ vì vậy mà rơi vào khó khăn do hiệu ứng nhà kính. Người ta cho rằng phát minh về chất làm lạnh mang tới cho nhân loại vô số tiện ích, không ai nghĩ tới vài chục năm sau, nó đã phá hoại tầng ô-zôn, gần như đã trở thành sát thủ hủy diệt nhân loại. Cô-ca-in là loại thuốc công hiệu dùng gây mê trong ngành y, nhờ nó mà có nhiều sinh mạng đã được cứu. Nhưng ngày nay những người hút cô-ca-in đã dùng trăm phương nghìn kế để kiếm được nó. Không quá thổi phồng khi nói: Cô-ca-in hủy diệt mạng sống còn nhiều hơn số người nó cứu được. Khi Einstein phát hiện ra phương trình chuyển hóa giữa năng lượng và khối lượng (E=MC^2), ông không thể ngờ vài chục năm sau, vũ khí hạt nhân lại trở thành thanh gươm treo lơ lửng trên đầu nhân loại. (ảnh: bìa tạp chí Times) Einstein từng nói: “Khoa học là một công cụ có sức mạnh. Dùng nó như thế nào, rốt cuộc là nó mang lại hạnh phúc hay mang lại tai nạn cho con người, hoàn toàn quyết định ở bản thân mình, chứ không quyết định bởi công cụ.” Theo Einstein, khoa học đối với nhân loại là phúc hay là họa, không thể giải quyết từ bản thân khoa học, chỉ con người tự mình mới có thể giải quyết. Về điểm này thì ông cho rằng, ngoài tôn giáo truyền thống (để phân biệt với tôn giáo bị pha tạp và biến chất) thì không giải pháp nào có thể so sánh được. Ông nói: “Nếu chúng ta cắt bỏ hết thảy tất cả những thứ sau này phụ thêm vào, đặc biệt là những thứ mà các giáo sĩ truyền giáo đã thêm thắt vào trong Đạo Ki-tô vốn được những nhà tiên tri kiến lập từ đạo Do Thái và Cơ Đốc giáo, vậy thì sẽ lưu lại những giáo nghĩa có thể chữa trị mọi bệnh tật của xã hội nhân loại.” Tại đây Einstein đã nhận thức được cục diện tương lai của khoa học hiện đại do tinh thần và vật chất bị tách rời nhau. Một nhà máy đốt rác thải và quang cảnh khu vực xung quanh ở Bangladesh (ảnh: Foundation for Deep Ecology) Rất nhiều những nhà khoa học tỉnh táo đã nhận thức được vấn đề này. Năm 1992, Liên Hợp Quốc đã tổ chức Hội nghị Môi trường và Phát triển thế giới tại Rio de Janeiro thuộc Brazil, với sự tham dự của các nguyên thủ quốc gia. Một bức thư có chữ ký của hơn 120 người đoạt giải Nobel đã được đưa tới hội nghị, khiến mọi người bừng tỉnh. Trong bức thư viết: “Nhân loại và tự nhiên đã ở vào thế xung đột mãnh liệt. Những hoạt động của nhân loại đã phá hoại nghiêm trọng môi trường và những tài nguyên trọng yếu, mà kiểu phá hoại này thường là không thể khôi phục lại. Nếu không kiểm điểm lại thì rất nhiều hoạt động của chúng ta sẽ đặt xã hội nhân loại và các loài động thực vật vào tình thế cực kỳ nguy hiểm. Hơn nữa có thể còn khiến cả thế giới đầy sự sống này trở thành một thế giới không thể duy trì bất kỳ phương thức sự sống nào mà chúng ta biết. Nhằm tránh những xung đột sắp tới, việc cải biến về bản chất (những hoạt động của con người) đã vô cùng cấp bách.” Khoa học chân chính không phủ nhận thuyết hữu thầnTheo từ điển Oxford, trong một số tín ngưỡng như Cơ Đốc, Thần là từ dùng để chỉ đấng sáng tạo và cai quản vũ trụ, và nguồn gốc của tất cả quy phạm đạo đức, một sinh mệnh cao cấp. Trong một số tín ngưỡng khác, Thần còn là sinh mệnh siêu phàm hay một trí tuệ siêu thường, được con người thờ phụng. Trong bài viết này, khái niệm “Thần” bao gồm cả Phật, Đạo, Thần bởi vì họ đều có trí huệ phi thường và năng lực vượt xa con người. Nếu chỉ nói về bản thân sự phát triển khoa học, nó hoàn toàn không chứng minh Thuyết vô Thần. Theo quan điểm tôn giáo chính thống, con người là do Thần tạo ra, con người phủ định sự tồn tại của Thần cũng giống như vi khuẩn được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm mưu đồ phủ nhận sự tồn tại của con người, là điều vô ích. Bởi vì từ phương pháp thực nghiệm của khoa học hiện đại, đối với việc chứng thực Thuyết vô Thần, cần phải yêu cầu phủ định sự tồn tại của Thần tại tất cả phạm vi thời gian và không gian trong toàn vũ trụ, điều này đương nhiên cũng bao gồm cả phạm vi không gian và thời gian mà con người vĩnh viễn còn chưa nhận thức được. Vũ trụ cự đại, đa dạng, phức tạp như vậy, ai có thể bảo đảm được từ vĩ quan bao la tới vi quan vô hạn chỉ có con người là sinh mệnh cao cấp? Thậm chí ai có thể đảm bảo rằng hình thức tồn tại của sinh mệnh chỉ có thể dựa vào hình thức axit amin mà chúng ta biết? Xem thêm: Video: Phạm vi vũ trụ mà con người đã biết Nói sâu thêm một bước nữa, vũ trụ học hiện đại cho rằng vật chất tối (dark matter) chiếm 2/3 vũ trụ mà con người không thể quan sát, đo lường; tức là cho dù dùng hết kỹ thuật đo lường của nhân loại thì vẫn còn 2/3 vũ trụ chúng ta không hề biết. Vật lý lý luận hiện đại đưa ra lý luận thế giới phẳng, cho rằng vũ trụ của chúng ta không chỉ là không gian ba chiều như những gì chúng ta có thể cảm nhận được. Vậy thì ai có thể đảm bảo rằng không gian khác không có sinh mệnh cao cấp? Nếu không gian khác tồn tại sinh mệnh cao cấp, nếu họ có sự từ bi vượt rất xa so với con người, có đại trí huệ, ngộ được những chân lý của vũ trụ và có năng lực siêu phàm, vậy thì với con người mà nói, họ chẳng phải là Phật, Đạo, Thần sao? Do đó, dù về logic, kỹ thuật, hay từ góc độ khoa học, thì đều chứng minh rằng Thuyết vô Thần không thể thao túng được. Điều cần chỉ ra là chúng ta không phản đối bất kỳ một người nào tin thờ “Thuyết vô Thần”. Là một con người mà nói, tin Thần và không tin Thần lẽ ra nên là sự lựa chọn tự do không cần bàn cãi. Trong xã hội thông thường sẽ có người tín ngưỡng hữu Thần và vô Thần hoàn toàn có thể cùng chung sống hòa bình. Nhưng khi chính phủ dùng thủ đoạn cưỡng chế nhồi nhét Vô Thần luận trong toàn xã hội, đàn áp tín ngưỡng vào Thần khiến mất đi tín ngưỡng của cả một xã hội, tất nhiên sẽ khiến hệ thống giá trị xã hội truyền thống vốn có mất đi chỗ dựa, từ đó dẫn tới toàn xã hội trượt xuống vũng bùn của chủ nghĩa vật chất, chủ nghĩa túng dục. Việc nhà khoa học tin vào Thần không hề ngăn cản thành tựu khoa học Trên thực tế, lần giở lịch sử chúng ta sẽ thấy, những nhà khoa học vĩ đại trong thời kỳ khoa học phát triển đỉnh cao, gồm Copernicus, Descartes, Galileo và Newton đều tự xưng mình tuyệt đối tin vào Sáng thế chủ, cho rằng thế giới này, kiệt tác của Thần là có quy luật, đang đợi các nhà khoa học đi phát hiện chứng thực. Nghiên cứu khoa học và tín ngưỡng vào Thần của cá nhân không phải là mối quan hệ như nước với lửa. Có một sự thực không thể phủ nhận, một lượng lớn những nhà khoa học lưu danh sử sách đều có tín ngưỡng tôn giáo, như: Kepler – người đặt nền móng cho thiên văn học hiện đại, Boyle- nhà tiên phong của hóa học hiện đại, Faraday – người phát hiện ra nguyên lý điện giải, Morse – nhà phát minh ra điện báo, Maxwell – người phát hiện ra sự tương đương giữa cơ và nhiệt, Master – nhà phát minh ra lý luận điện từ, Dalton – người được vinh danh là cha đẻ của lý luận nguyên tử, Mendel – người đặt nền móng cho di truyền học hiện đại, Fleming – người phát minh ra thuốc kháng sinh Penicillin, Pasteur – người sáng lập ra vi sinh vật học, đều là những tín đồ tôn giáo thành kính. Một điều đáng nhắc tới là Newton – nhà vật lý học lỗi lạc, là một tín đồ Cơ Đốc thành kính. Trong nền giáo dục nhồi nhét, một số sách giáo khoa cố ý nói rằng những năm cuối đời Newton đã dấn thân vào tôn giáo và do vậy không có thêm sáng tạo gì, khiến con người hiểu lầm rằng rất nhiều phát hiện khoa học những năm đầu được dẫn dắt bởi thế giới quan của “Thuyết vô Thần”, còn những năm cuối đời, tín ngưỡng tôn giáo đã gây trở ngại cho việc sáng tạo khoa học. Nhưng sự thực là Newton đã sớm là một tín đồ Cơ Đốc trước khi theo đuổi nghiên cứu khoa học, mà cả đời ông tín ngưỡng vào Thần không hề thay đổi. Khi Newton còn học tại trường Cambridge, ông đã sớm là một tín đồ Cơ Đốc thành kính. Ông thường hay viết những lời cầu nguyện của mình vào những chỗ trống trong sổ tay hay sách vở, thậm chí đến nay vẫn còn lưu giữ rất nhiều trong viện bảo tàng Anh. Ông cũng thường cùng với người bạn cùng phòng tên là Andrew Wiggins ra ngoài phân phát Thánh kinh cho người nghèo, gửi phúc âm tới cho họ. Thậm chí những suy xét về khoa học của Newton cũng có mối quan hệ không thể tách rời với những lời cầu nguyện trong cuộc sống của ông. Ông thường nghĩ tới khoa học trong dòng suy nghĩ về tín ngưỡng, trong dòng suy nghĩ về khoa học ông cũng nhớ tới tín ngưỡng. Đến nỗi sau này giáo sư Manuel khoa lịch sử trường đại học New York trong cuốn “Newton truyện” của mình đã nói: “Khoa học cận đại khởi nguồn từ những mặc niệm của Newton về Thượng đế.” Theo tiến sĩ Harriet Chad Zuckerman của trường Đại học Columbia nước Mỹ, năm 1977 trong tài liệu thống kê nổi tiếng “Anh tài khoa học – những người đoạt giải Nobel nước Mỹ”, từ năm 1901 khi thiết lập giải Nobel đến nay, trong 286 nhà khoa học đã đạt giải khoa học của nước Mỹ, 73% là tín đồ Cơ Đốc, 19% là tín đồ Do Thái. Richard Feynman – nhà sinh lý học nổi tiếng từng đoạt giải Nobel đã nói: “Rất nhiều nhà khoa học quả thực vừa tin tưởng khoa học vừa tin vào Thượng đế,” mà hai điều này lại có thể thống nhất một cách hoàn mỹ. Von Braun – nhà khoa học hàng không hiện đại đã từng viết một đoạn như sau, có thể coi là lời giải thích cho Feynman: “Sự thần kỳ vô biên của vũ trụ chỉ có thể chứng thực đức tin của chúng ra rằng, chắn chắn có Đấng sáng thế. Tôi phát hiện ra rằng, việc lý giải một nhà khoa học không thừa nhận tính siêu thường của vũ trụ và một nhà thần học phủ nhận sự tiến bộ của khoa học đều khó như nhau.” Phong Trần (T/H) * Chú thích: Bài viết đã được biên tập cắt bỏ một đoạn không liên quan. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 8, 2016 Thiên Sứ tôi đã nhiều lần xác định rằng:"Đã có một nền văn minh toàn cầu huyền vĩ tồn tại trước nền văn minh của chúng ta. Đây chính là chủ nhân đích thực của Thuyết Âm Dương Ngũ hành và bát quái chỉ là những ký hiệu siêu công thức mô tả học thuyết này. Nền văn minh này đã bị hủy diệt và Việt tộc chính là những cư dân còn sống sót và lưu giữ được những giá trị tri thức huyền của nền văn mình này". Thưa quý vị và anh chị em. Ngày càng có nhiều bằng chứng trực quan xác định luận điểm của tôi. Bài viết dước đây là một bằng chứng sinh động nữa tiếp theo. Ngọn đồi bí ẩn làm "rung chuyển lịch sử thế giới" Thứ bảy, 20/08/2016, 06:30 AM Nếu những di chỉ khảo cổ về Gunung Padang (Jawa Barat, Indonesia) hoàn toàn chính xác thì nó sẽ giáng một đòn sấm sét vào lịch sử loài người trên thế giới. Cảm giác của bạn khi mới nhìn qua bức ảnh này là gì? Một ngọn đồi, một chóp núi bình thường như bao nhiêu nơi khác mà thôi ư? Hàng thiên niên kỷ qua nhiều người cũng đã nhầm tưởng như vậy, nhưng Gunung Padang (tên của địa danh này) lại ẩn giấu những di chỉ khảo cổ làm rúng động thế giới, thậm chí còn đe doạ tới tính xác thực về lịch sử loài người. Năm 1914 Gunung Padang lần đầu tiên xuất hiện trong kết quả một nghiên cứu cho văn phòng thuộc địa của Hà Lan (tại Indonesia – nơi di tích này tọa lạc). Năm 1947 một nhóm nghiên cứu từ Trung tâm Nghiên cứu Khảo cổ thuộc Đại học Quốc gia Úc đã công bố những kết quả nghiên cứu về niên đại của khu vực bí ẩn này làm dấy lên những cuộc tranh cãi trong giới khảo cổ, nhà nghiên cứu lịch sử và dư luận. Gunung Padang được cho là kim tự tháp cuối cùng ở Đông Nam Á, là một trong những di tích cổ đại quan trọng nhất từng được phát hiện trên thế giới. Di tích này từng được xác định niên đại lên đến ít nhất 5.000 năm tuổi, rồi từ 8.000 đến 10.000 năm và sau cùng lên đến niên đại được báo cáo là 23.000 năm. Trước đó di tích Göbekli Tepe (Thổ Nhĩ Kỳ) được coi là di chỉ cự thạch lâu đời nhất trên Trái Đất. Göbekli Tepe có niên đại từ tận khoảng 10.000 TCN, tức sớm hơn 4.000 năm so với bất kỳ công trình nhân tạo nào trên Trái Đất. Nhưng Gunung Padang đã hạ gục Göbekli Tepe. Niên đại quá xa xôi đó cho thấy Gunung Padang không chỉ là di tích cự thạch cổ xưa nhất trên Trái Đất, mà nó còn là công trình có dạng kim tự tháp cổ xưa nhất theo vốn hiểu biết hiện nay của chúng ta. Các nhà nghiên cứu suy đoán rằng công trình này có vô số căn phòng và căn hầm bên dưới nền đất đắp cao mọc um tùm cây, các dãy tường và khu vực liền kề được phủ kín bên dưới thảm thực vật dày đặc vốn đã phát triển trên di tích này trong hàng thế kỷ. Sửng sốt hơn là trong quá trình khoan lõi lấy mẫu định tuổi tại di tích này, các nhà khoa học đã nhận thấy phần lớn công trình "bị vùi lấp" trên thực tế đã được gia cố bằng một loại xi măng nào đó. Trong thành phần của nó có chứa 45% quặng sắt, 41% silica và 14% đất sét, một loại hỗn hợp mà theo các nhà nghiên cứu, là một bằng chứng khác cho thấy những kỹ thuật xây dựng tinh xảo bậc cao đã từng được sử dụng quá trình thi công công trình này. Không khó để các nhà khảo cổ, các nhà nghiên cứu cùng du khách có thể tìm được các phiến đá có chạm khắc những hình những con vật thiêng ở Gunung Padang. Một bản kiến trúc 3D tái hiện lại vẻ uy nghiêm và đồ sộ của Gunung Padang. Nhiều nhà nghiên cứu nghi ngờ đây có thể là một mảng của thành phố Atlantis văn minh xa xưa bị trôi dạt tới đây sau Kỷ Băng Hà cuối cùng. Một đồ hoạ khác về Gunung Padang. Nếu hình dạng của nó đúng như thế này thì những Kim tự tháp Ai Cập dường như còn nhỏ bé và dễ xây dựng hơn nhiều. Khu di tích này thuộc về nền văn minh nào? Người ta xây dựng nó với mục đích gì? Tại sao niên đại của nó lại có thể lên tới 23.000 năm? Đó chính là những câu hỏi lớn chưa tìm được lời giải đáp, thách thức cả nhân loại. Theo thuyết tiến hóa của Darwin, nền văn minh của nhân loại xuất hiện không thể quá 10.000 năm, thời điểm đó con người chỉ ăn lông ở lỗ, chưa tiến hoá và thông minh. Nếu Gunung Padang khi kiểm tra lại mà các kết quả khảo cổ chính xác tuyệt đối thì nó là bằng chứng để chống lại học thuyết này. Bởi vậy Gunung Padang trở thành tâm chấn của giới khảo cổ, khi bức màn bí mật về Kim tự tháp cổ xưa nhất của thế giới ở Đông Nam Á được vén lên nó sẽ quyết định rằng lịch sử thế giới có phải viết lại hay không. Nguồn: Thiếu niên tiền phong/Daily Mail 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 21 Tháng 8, 2016 Thưa quý vị. Bài viết được trích dẫn dưới đây trên web "Tri thức Việt Nam" chỉ là một phương tiện để tôi đặt lại vấn đề "Thượng Đế & Khoa học". Nội dung bài viết được trích dẫn thì chẳng có gì đáng quan tâm. Cũng không có giá trị học thuật nhiều, mà nó chỉ mang tính thông tin, so sánh và mô tả hiện tượng liên quan đến "tín ngưỡng của các nhà khoa học lỗi lạc", với những bế tắc và vấn nạn của tri thức khoa học hiện nay. Nhưng Thiên Sứ tôi thấy vấn đề được hướng tới toát lên trong nội dung bài viết này, khiến tôi cũng so sánh như sau: THƯỢNG ĐẾ HAY "TẬP HỢP LỚN NHẤT BAO TRÙM LÊN TẤT CẢ MỌI TẬP HỢP VÀ KHÔNG THỂ CÓ MỘT TẬP HỢP NÀO LỚN HƠN NÓ" . Hay nói rõ hơn: Tôi so sánh Thượng Đế với một vế của "Nghịch Lý toán học Cantor" thuộc về tri thức khoa học hiện đại. Vế trước của "Nghịch lý toán học Cantor " phát biểu rằng: 1/ Mọi tập hợp đều chỉ là phần tử trong một tập hợp lớn hơn bao trùm lên nó. Vế sau phát biểu rằng: 2/ Có tập hợp lớn nhất, bao trùm lên tất cả mọi tập hợp và không thể có một tập hợp nào lớn hơn nó. Thưa quý vị. Khi được biết về "Nghịch lý toán học Cantor" tôi lập tức công nhận ngay - nhân danh một lý thuyết thống nhất thuộc về nền văn hiến Việt. Thế gian này gọi nó là "Nghịch lý toán học Cantor" và không thể hiểu gì về nó. Nhưng tôi xác định rằng: Nếu các nhà toán học và vật lý lỗi lạc trên thế giới này (*), mô hình hóa "Nghịch lý Toán học Cantor" thì họ sẽ thấy về lý thuyết của nhà toán học này, không hề có mâu thuẫn, mà nó chỉ thẳng đến khả năng tồn tại một lý thuyết thống nhất. Điều mà tất cả những tri thức khoa học tinh hoa đang mơ ước và thất vọng. Đó chính là sự kết hợp cuối cùng của Thượng Đế của mọi tín ngưỡng tôn giáo với lý thuyết khoa học hiện đại. Xin chia sẻ với quý vị. ==================== * Chú thích: Những ai chưa đủ tự tin là một trí thức tinh hoa thì không nên chen vào bài viết này của tôi. Mặc dù tôi không bao giờ tự nhận mình là trí thức cả. Thí dụ như giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu của Việt Nam Nguyễn Văn Trọng. Loại như ông này, nên để chém gió để bán hàng ở Cafe Trung Nguyên. *** Những nhà khoa học lỗi lạc nhất tin vào thuyết vô thần hay hữu thần?(*) 4 days trước - 3,132 Lượt xem Trên tuyến xe lửa đi về Paris, có một thanh niên trẻ ngồi cạnh một cụ già. Chỉ ít phút sau khi đoàn tàu chuyển bánh, cụ rút trong túi áo ra một cỗ tràng hạt và chìm đắm trong cầu nguyện. Người sinh viên quan sát cử chỉ của cụ già với vẻ bực bội. Sau một hồi lâu, xem chừng không thể chịu nổi, anh ta mạnh dạn lên tiếng: “Thưa Ông, Ông vẫn còn tin vào những chuyện nhảm nhí thế à?” Cụ già thản nhiên trả lời: “Đúng vậy, tôi vẫn tin. Còn cậu, cậu không tin sao?” Người thanh niên xấc xược trả lời: “Lúc nhỏ tôi có tin, nhưng bây giờ làm sao tôi có thể tin vào những chuyện nhảm nhí ấy được, bởi vì khoa học đã mở mắt cho tôi. Ông cứ tin tôi đi và hãy học hỏi những khám phá mới của khoa học, rồi ông sẽ thấy rằng những gì ông tin từ trước đến nay đều là những chuyện nhảm nhí hết.” Cụ già nhỏ nhẹ hỏi người sinh viên: “Cậu vừa nói về những khám phá mới của khoa học, liệu cậu có thể giúp tôi hiểu được chúng không?” Người sinh viên nhanh nhảu trả lời: “Ông cứ cho tôi địa chỉ, tôi sẽ gởi sách vở đến cho ông, rồi ông sẽ say mê đi vào thế giới phong phú của khoa học cho mà xem.” Cụ già từ từ rút ra trong túi ra một tấm danh thiếp và trao cho người sinh viên. Đọc qua tấm danh thiếp, người sinh viên bỗng xấu hổ đến tái mặt và lặng lẽ rời sang toa khác. Bởi vì trên tấm danh thiếp ấy có ghi: Louis Pasteur, viện nghiên cứu khoa học Paris. Louis Pasteur (Ảnh: biography.com) Đọc xong câu chuyện trên, bạn cảm thấy thú vị hay băn khoăn nhiều hơn? Khoa học liệu có mâu thuẫn với tín ngưỡng vào Thần? Louis Pasteur là một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất trong lịch sử, với những khám phá về vi trùng, tẩy trùng, về tiêm chủng, miễn dịch… Người đặt nền tảng cho ngành vi sinh vật học này từng phát biểu: “Một ít khoa học làm ta xa rời Chúa; nhiều khoa học làm ta quay về với Chúa” Lấy cảm hứng từ câu nói của Pasteur, bài viết này sẽ cố gắng tìm lại mối liên kết giữa khoa học và tín ngưỡng vào Thần qua những dẫn chứng giản dị và dễ hiểu nhất. Khoa học là gì? Khoa học hiện đại đã thẩm thấu vào hầu như mọi lĩnh vực có liên quan tới cuộc sống con người, đến nỗi rất nhiều người đã coi khoa học hiện đại cũng giống như chân lý một cách không tự biết, còn “phi khoa học” lại trở thành một danh từ đồng nghĩa với sai lầm. Nói rộng ra, khoa học chính là không ngừng tìm kiếm những phương pháp để tiếp cận với quy luật của vũ trụ và thể hệ kiến thức được hình thành từ đó. Khoa học hiện đại là một bộ những hệ thống và thể hệ tri thức, dùng hình thức logic và phương pháp chứng thực làm cơ sở để nhận thức và tìm kiếm quy luật của thế giới vật chất, ở đây chúng ta gọi nó là khoa học thực chứng. Trên thực tế từ khoa học (Science) bắt nguồn từ trong chữ La tinh, nghĩa nguyên gốc là “học vấn”, căn bản là chuyện khác với chân lý. Từ nghĩa này, khoa học chứng thực hoàn toàn không đồng nghĩa với chân lý cuối cùng, và khoa học cần luôn sẵn sàng kiểm nghiệm lại sự vật và cập nhật theo sự phát triển nhận thức của con người. Đồng thời chúng ta cũng không thể đảm bảo rằng phương pháp tìm kiếm của khoa học thực chứng hiện đại là duy nhất để tìm kiếm chân lý của vũ trụ. Tính hạn chế của khoa học Cùng với sự phát triển chóng mặt, khoa học hiện đại cũng đã dần dần mang tới cho nhân loại nhiều vấn đề đau đầu. Một lớp những nhà khoa học có tầm nhìn xa đã bắt đầu nhận thức được giới hạn của khoa học hiện đại. Cơ sở triết học của khoa học chứng thực đến từ phương Tây, đã phân chia thế giới hoàn chỉnh thành hai phạm trù độc lập: vật chất và tinh thần, do đó quan niệm về tự nhiên được thiết lập đã phân tách con người và tự nhiên, con người và thế giới, tâm và vật. Hậu quả của nó chính là không thể chứng minh được bản chất của hoạt động tinh thần, mối quan hệ giữa tinh thần và vật chất, tác dụng của tinh thần với vật chất, mà sinh mệnh của con người lại là một thể hợp nhất giữa tinh thần và vật chất. Như vậy, hoạt động tinh thần nằm ngoài tầm mắt của khoa học thực chứng hiện đại, đạo đức lại chỉ là thuyết giáo thuần túy không có cơ sở vật chất, con người và tự nhiên cũng không còn là một thể hoàn chỉnh. Một trong những hậu quả của nó chính là sự đối lập giữa con người và tự nhiên. Sự phát triển của khoa học do con người đóng vai trò chủ đạo lại có những thiếu sót rất lớn: James Watt phát minh ra động cơ hơi nước, từ đó đã mang lại cho Cách mạng Công nghiệp một thời đại mới sử dụng nguồn năng lượng nhiên liệu hóa dầu với quy mô lớn. Ai cũng không thể nghĩ được rằng nhân loại 200 năm sau sẽ vì vậy mà rơi vào khó khăn do hiệu ứng nhà kính. Người ta cho rằng phát minh về chất làm lạnh mang tới cho nhân loại vô số tiện ích, không ai nghĩ tới vài chục năm sau, nó đã phá hoại tầng ô-zôn, gần như đã trở thành sát thủ hủy diệt nhân loại. Cô-ca-in là loại thuốc công hiệu dùng gây mê trong ngành y, nhờ nó mà có nhiều sinh mạng đã được cứu. Nhưng ngày nay những người hút cô-ca-in đã dùng trăm phương nghìn kế để kiếm được nó. Không quá thổi phồng khi nói: Cô-ca-in hủy diệt mạng sống còn nhiều hơn số người nó cứu được. Khi Einstein phát hiện ra phương trình chuyển hóa giữa năng lượng và khối lượng (E=MC^2), ông không thể ngờ vài chục năm sau, vũ khí hạt nhân lại trở thành thanh gươm treo lơ lửng trên đầu nhân loại. (ảnh: bìa tạp chí Times) Einstein từng nói: “Khoa học là một công cụ có sức mạnh. Dùng nó như thế nào, rốt cuộc là nó mang lại hạnh phúc hay mang lại tai nạn cho con người, hoàn toàn quyết định ở bản thân mình, chứ không quyết định bởi công cụ.” Theo Einstein, khoa học đối với nhân loại là phúc hay là họa, không thể giải quyết từ bản thân khoa học, chỉ con người tự mình mới có thể giải quyết. Về điểm này thì ông cho rằng, ngoài tôn giáo truyền thống (để phân biệt với tôn giáo bị pha tạp và biến chất) thì không giải pháp nào có thể so sánh được. Ông nói: “Nếu chúng ta cắt bỏ hết thảy tất cả những thứ sau này phụ thêm vào, đặc biệt là những thứ mà các giáo sĩ truyền giáo đã thêm thắt vào trong Đạo Ki-tô vốn được những nhà tiên tri kiến lập từ đạo Do Thái và Cơ Đốc giáo, vậy thì sẽ lưu lại những giáo nghĩa có thể chữa trị mọi bệnh tật của xã hội nhân loại.” Tại đây Einstein đã nhận thức được cục diện tương lai của khoa học hiện đại do tinh thần và vật chất bị tách rời nhau. Một nhà máy đốt rác thải và quang cảnh khu vực xung quanh ở Bangladesh (ảnh: Foundation for Deep Ecology) Rất nhiều những nhà khoa học tỉnh táo đã nhận thức được vấn đề này. Năm 1992, Liên Hợp Quốc đã tổ chức Hội nghị Môi trường và Phát triển thế giới tại Rio de Janeiro thuộc Brazil, với sự tham dự của các nguyên thủ quốc gia. Một bức thư có chữ ký của hơn 120 người đoạt giải Nobel đã được đưa tới hội nghị, khiến mọi người bừng tỉnh. Trong bức thư viết: “Nhân loại và tự nhiên đã ở vào thế xung đột mãnh liệt. Những hoạt động của nhân loại đã phá hoại nghiêm trọng môi trường và những tài nguyên trọng yếu, mà kiểu phá hoại này thường là không thể khôi phục lại. Nếu không kiểm điểm lại thì rất nhiều hoạt động của chúng ta sẽ đặt xã hội nhân loại và các loài động thực vật vào tình thế cực kỳ nguy hiểm. Hơn nữa có thể còn khiến cả thế giới đầy sự sống này trở thành một thế giới không thể duy trì bất kỳ phương thức sự sống nào mà chúng ta biết. Nhằm tránh những xung đột sắp tới, việc cải biến về bản chất (những hoạt động của con người) đã vô cùng cấp bách.” Khoa học chân chính không phủ nhận thuyết hữu thần Theo từ điển Oxford, trong một số tín ngưỡng như Cơ Đốc, Thần là từ dùng để chỉ đấng sáng tạo và cai quản vũ trụ, và nguồn gốc của tất cả quy phạm đạo đức, một sinh mệnh cao cấp. Trong một số tín ngưỡng khác, Thần còn là sinh mệnh siêu phàm hay một trí tuệ siêu thường, được con người thờ phụng. Trong bài viết này, khái niệm “Thần” bao gồm cả Phật, Đạo, Thần bởi vì họ đều có trí huệ phi thường và năng lực vượt xa con người. Nếu chỉ nói về bản thân sự phát triển khoa học, nó hoàn toàn không chứng minh Thuyết vô Thần. Theo quan điểm tôn giáo chính thống, con người là do Thần tạo ra, con người phủ định sự tồn tại của Thần cũng giống như vi khuẩn được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm mưu đồ phủ nhận sự tồn tại của con người, là điều vô ích. Bởi vì từ phương pháp thực nghiệm của khoa học hiện đại, đối với việc chứng thực Thuyết vô Thần, cần phải yêu cầu phủ định sự tồn tại của Thần tại tất cả phạm vi thời gian và không gian trong toàn vũ trụ, điều này đương nhiên cũng bao gồm cả phạm vi không gian và thời gian mà con người vĩnh viễn còn chưa nhận thức được. Vũ trụ cự đại, đa dạng, phức tạp như vậy, ai có thể bảo đảm được từ vĩ quan bao la tới vi quan vô hạn chỉ có con người là sinh mệnh cao cấp? Thậm chí ai có thể đảm bảo rằng hình thức tồn tại của sinh mệnh chỉ có thể dựa vào hình thức axit amin mà chúng ta biết? Xem thêm: Video: Phạm vi vũ trụ mà con người đã biết Nói sâu thêm một bước nữa, vũ trụ học hiện đại cho rằng vật chất tối (dark matter) chiếm 2/3 vũ trụ mà con người không thể quan sát, đo lường; tức là cho dù dùng hết kỹ thuật đo lường của nhân loại thì vẫn còn 2/3 vũ trụ chúng ta không hề biết. Vật lý lý luận hiện đại đưa ra lý luận thế giới phẳng, cho rằng vũ trụ của chúng ta không chỉ là không gian ba chiều như những gì chúng ta có thể cảm nhận được. Vậy thì ai có thể đảm bảo rằng không gian khác không có sinh mệnh cao cấp? Nếu không gian khác tồn tại sinh mệnh cao cấp, nếu họ có sự từ bi vượt rất xa so với con người, có đại trí huệ, ngộ được những chân lý của vũ trụ và có năng lực siêu phàm, vậy thì với con người mà nói, họ chẳng phải là Phật, Đạo, Thần sao? Do đó, dù về logic, kỹ thuật, hay từ góc độ khoa học, thì đều chứng minh rằng Thuyết vô Thần không thể thao túng được. Trong xã hội thông thường sẽ có người tín ngưỡng hữu Thần và vô Thần hoàn toàn có thể cùng chung sống hòa bình. Nhưng khi chính phủ dùng thủ đoạn cưỡng chế nhồi nhét Vô Thần luận trong toàn xã hội, đàn áp tín ngưỡng vào Thần khiến mất đi tín ngưỡng của cả một xã hội, tất nhiên sẽ khiến hệ thống giá trị xã hội truyền thống vốn có mất đi chỗ dựa, từ đó dẫn tới toàn xã hội trượt xuống vũng bùn của chủ nghĩa vật chất, chủ nghĩa túng dục. Điều cần chỉ ra là chúng ta không phản đối bất kỳ một người nào tin thờ “Thuyết vô Thần”. Là một con người mà nói, tin Thần và không tin Thần lẽ ra nên là sự lựa chọn tự do không cần bàn cãi. Việc nhà khoa học tin vào Thần không hề ngăn cản thành tựu khoa học Trên thực tế, lần giở lịch sử chúng ta sẽ thấy, những nhà khoa học vĩ đại trong thời kỳ khoa học phát triển đỉnh cao, gồm Copernicus, Descartes, Galileo và Newton đều tự xưng mình tuyệt đối tin vào Sáng thế chủ, cho rằng thế giới này, kiệt tác của Thần là có quy luật, đang đợi các nhà khoa học đi phát hiện chứng thực. Nghiên cứu khoa học và tín ngưỡng vào Thần của cá nhân không phải là mối quan hệ như nước với lửa. Có một sự thực không thể phủ nhận, một lượng lớn những nhà khoa học lưu danh sử sách đều có tín ngưỡng tôn giáo, như: Kepler – người đặt nền móng cho thiên văn học hiện đại, Boyle- nhà tiên phong của hóa học hiện đại, Faraday – người phát hiện ra nguyên lý điện giải, Morse – nhà phát minh ra điện báo, Maxwell – người phát hiện ra sự tương đương giữa cơ và nhiệt, Master – nhà phát minh ra lý luận điện từ, Dalton – người được vinh danh là cha đẻ của lý luận nguyên tử, Mendel – người đặt nền móng cho di truyền học hiện đại, Fleming – người phát minh ra thuốc kháng sinh Penicillin, Pasteur – người sáng lập ra vi sinh vật học, đều là những tín đồ tôn giáo thành kính. Một điều đáng nhắc tới là Newton – nhà vật lý học lỗi lạc, là một tín đồ Cơ Đốc thành kính. Trong nền giáo dục nhồi nhét, một số sách giáo khoa cố ý nói rằng những năm cuối đời Newton đã dấn thân vào tôn giáo và do vậy không có thêm sáng tạo gì, khiến con người hiểu lầm rằng rất nhiều phát hiện khoa học những năm đầu được dẫn dắt bởi thế giới quan của “Thuyết vô Thần”, còn những năm cuối đời, tín ngưỡng tôn giáo đã gây trở ngại cho việc sáng tạo khoa học. Nhưng sự thực là Newton đã sớm là một tín đồ Cơ Đốc trước khi theo đuổi nghiên cứu khoa học, mà cả đời ông tín ngưỡng vào Thần không hề thay đổi. Khi Newton còn học tại trường Cambridge, ông đã sớm là một tín đồ Cơ Đốc thành kính. Ông thường hay viết những lời cầu nguyện của mình vào những chỗ trống trong sổ tay hay sách vở, thậm chí đến nay vẫn còn lưu giữ rất nhiều trong viện bảo tàng Anh. Ông cũng thường cùng với người bạn cùng phòng tên là Andrew Wiggins ra ngoài phân phát Thánh kinh cho người nghèo, gửi phúc âm tới cho họ. Thậm chí những suy xét về khoa học của Newton cũng có mối quan hệ không thể tách rời với những lời cầu nguyện trong cuộc sống của ông. Ông thường nghĩ tới khoa học trong dòng suy nghĩ về tín ngưỡng, trong dòng suy nghĩ về khoa học ông cũng nhớ tới tín ngưỡng. Đến nỗi sau này giáo sư Manuel khoa lịch sử trường đại học New York trong cuốn “Newton truyện” của mình đã nói: “Khoa học cận đại khởi nguồn từ những mặc niệm của Newton về Thượng đế.” Theo tiến sĩ Harriet Chad Zuckerman của trường Đại học Columbia nước Mỹ, năm 1977 trong tài liệu thống kê nổi tiếng “Anh tài khoa học – những người đoạt giải Nobel nước Mỹ”, từ năm 1901 khi thiết lập giải Nobel đến nay, trong 286 nhà khoa học đã đạt giải khoa học của nước Mỹ, 73% là tín đồ Cơ Đốc, 19% là tín đồ Do Thái. Richard Feynman – nhà sinh lý học nổi tiếng từng đoạt giải Nobel đã nói: “Rất nhiều nhà khoa học quả thực vừa tin tưởng khoa học vừa tin vào Thượng đế,” mà hai điều này lại có thể thống nhất một cách hoàn mỹ. Von Braun – nhà khoa học hàng không hiện đại đã từng viết một đoạn như sau, có thể coi là lời giải thích cho Feynman: “Sự thần kỳ vô biên của vũ trụ chỉ có thể chứng thực đức tin của chúng ra rằng, chắn chắn có Đấng sáng thế. Tôi phát hiện ra rằng, việc lý giải một nhà khoa học không thừa nhận tính siêu thường của vũ trụ và một nhà thần học phủ nhận sự tiến bộ của khoa học đều khó như nhau.” Phong Trần (T/H) * Chú thích: Bài viết đã được biên tập cắt bỏ một đoạn không liên quan. Vế trước của "Nghịch lý toán học Cantor " phát biểu rằng: 1/ Mọi tập hợp đều chỉ là phần tử trong một tập hợp lớn hơn bao trùm lên nó. Vế sau phát biểu rằng: 2/ Có tập hợp lớn nhất, bao trùm lên tất cả mọi tập hợp và không thể có một tập hợp nào lớn hơn nó. Về sau mang tính cách chỉ là một "nhận định" vì nó mâu thuẫn với vế 1 tại "khẳng định" luôn có một tập hợp lớn hơn bao trùm... Tôi cho rằng đây chỉ là cách đặt vấn đề sơ đẳng mà thôi, đối với dân kỹ thuật thì còn thiếu một khái niệm tức điều kiện biên của nó là gì, trong hệ quy chiếu nào? Làm sao chứng minh có một tập hợp lớn nhất đó, thực tiễn phải ánh như thế nào... Share this post Link to post Share on other sites
Posted 21 Tháng 8, 2016 9 lý do chứng minh thuyết tiến hóa của Darwin sai Thuyết tiến hóa, nói cho cùng, vẫn còn là một giả thuyết đang tranh cãi, tuy nhiên, ở nhiều nơi, nó vẫn đang được rao giảng như một chân lý, và học sinh không được phép đặt câu hỏi hay phản biện về nó. Tuy nhiên, nếu thực sự có thể phản biện, người ta sẽ thấy thuyết này có quá nhiều sơ hở. Charles-Darwin (Ảnh: Getty Images) Trang New Scientist đã đăng bài “Darwin đã sai” với 9 luận điểm chính – những sơ hở to lớn của học thuyết này, dưới đây là bản dịch của trang Huyền Học, được PVHg’s home biên tập. 1. Quy luật Tạo Sinh (the Law of Biogenesis) của Louis Pasteur Louis Pasteur (Ảnh: biography.com) Louis Pasteur (27 tháng 12, 1822 – 28 tháng 9, 1895), nhà khoa học nổi tiếng người Pháp, là người tiên phong trong lĩnh vực vi sinh vật học, tuyên bố: Sự sống phải bắt nguồn tự sự sống. Nói 1 cách đơn giản, con cái phải có bố mẹ sinh ra. Một sinh vật có ý thức dù là một tế bào nhỏ nhất, đơn giản nhất cũng không thể được tạo ra từ sự kết hợp ngẫu nhiên của những nguyên tử hóa học vô thức. Đây là một định luật đã được Pasteur chứng minh bằng thực nghiệm, được gọi là Định luật Tạo sinh (Biogenesis). Đến nay câu hỏi nguồn gốc sự sống bắt nguồn như thế nào vẫn tiếp tục là một câu hỏi chưa có lời giải đáp đối với khoa học chính thống. Muốn cho Darwin đúng thì Định luật Tạo sinh – một trong những định luật nền tảng và vững chắc nhất của sinh học – phải sai. Sau thí nghiệm không thể tranh cãi, Pasteur tuyên bố dứt khoát: “Học thuyết sự sống tự phát (spontaneous generation) sẽ không bao giờ có thể hồi phục lại được từ cú đấm như trời giáng của thí nghiệm đơn giản này. Không, không có một trường hợp nào được biết để có thể khẳng định rằng vi sinh vật có thể có mặt mà không có vi trùng, không có cha mẹ giống chúng.” 2. Tế bào nhân sơ không tiến hóa lên tế bào nhân chuẩn qua đột biến Tế bào nhân sơ không tiến hóa lên tế bào nhân chuẩn qua đột biến, mà qua dị hợp cộng sinh (symbiosis). Sự kiện các vi khuẩn đơn bào tiến hóa thành những tế bào lớn hơn và phức tạp chúng gấp trăm lần là một câu chuyện bị bỏ trống hoàn toàn trong thuyết tiến hóa. Tế bào nhân sơ thật ra có cấu trúc phức tạp hơn Darwin tưởng tượng rất nhiều. “Đúng là tế bào nhân chuẩn là những tế bào phức tạp nhất mà chúng ta biết. Nhưng các dạng sống đơn giản nhất mà chúng ta biết, các tế bào nhân sơ, bản thân chúng cũng cực kì phức tạp. Nếu nhân chuẩn là một chiếp laptop thì nhân sơ cũng là một chiếc điện thoại di động. Không có bất cứ bằng chứng nào cho thấy có những dạng sống đơn giản hơn mà từ nó nhân sơ tiến hóa thành.” – Jonatthan Wells (nhà sinh học) và William Dembski (nhà toán học) Ví dụ: ty lạp thể trong tế bào phức tạp tới mức nào? Ngoài mạng lưới các cỗ máy ATP, bên trong ty lạp thể còn có nhiều hệ thống máy móc khác: 3. Sự bùng nổ sự sống trong kỷ Cambri Đó là sự xuất hiện một cách đột ngột của hầu hết các nhánh ngành động vật chính cách đây khoảng 530 triệu năm như các lưu trữ hóa thạch đã chứng minh. Trước đó, hầu hết các sinh vật chỉ là những cá thể đơn giản. Chỉ trong vòng 70-80 triệu năm tốc độ tiến hóa đã gia tăng với một tốc độc ngạc nhiên đến bí ẩn. Chính Darwin đã ghi chú trong cuốn sách Nguồn Gốc Các Loài của ông rằng, sự xuất hiện đột ngột các động vật chân đốt trong các lưu trữ hóa thạch trong kỷ Cambri nêu lên một khúc mắc cho học thuyết tiến hóa. (Thuyết Darwin nói sự tiến hóa diễn ra từ từ từng tí một và trải qua thời gian vô cùng dài, nhưng sự bùng nổ sự sống trong kỷ Cambri trái ngược hoàn toàn với tưởng tượng của Darwin. PVHg) 4. Không có các mắt xích nối kết trung gian “Mọi nhà cổ sinh vật học đều biết rằng các lưu trữ hóa thạch chứa đựng rất ít các dạng sinh vật trung gian; quá trình chuyển đổi giữa các nhóm chính có thể nói là xảy ra một cách đột ngột.” – Stephen J. Gould, giáo sư đại học Harvard “Số lượng các hình thái trung gian, đã phải từng tồn tại trên trái đất, phải là rất lớn. Vậy mà tại sao các nối kết trung gian này lại không thể được tìm thấy trong các lớp địa tầng? Đây có lẽ là sự phản đối rõ ràng và mạnh mẽ nhất có thể được nêu lên để chống lại giả thuyết của tôi.” – Charles Darwin, Nguồn Gốc Các Loài 5. Tính cố định, không thay đổi, của sinh vật. “Tính cố định (stasis) của hầu hết các giống loài hóa thạch xuyên suốt quá trình tồn tại lâu dài của nó như được thấy trong địa chất đã được tất cả các nhà cổ sinh vật học công nhận một cách hiển nhiên, nhưng hầu như chưa bao giờ được nghiên cứu chi tiết vì cái giả thuyết [tiến hóa] thịnh hành xem nó như là một phản-bằng-chứng không thú vị. Sự đại trà áp đảo của tính cố định trong các tàn tích hóa thạch trở thành một đặc điểm đáng xấu hổ, nhưng đã bị bỏ lơ đi như là không có gì cả.” – Stephen J. Gould 6. Thông tin trong DNA “Thông tin là thông tin, thông tin không phải là vật chất hay năng lượng. Chủ nghĩa vật chất nào thất bại trong việc nhận thức điều này sẽ không sống sót nổi một ngày.” – Norbert Weiner (giáo sư toán học tại đại học MIT, được xem là cha đẻ của ngành điều khiển học, cybernetics) Thông tin không phải là vật chất, nhưng nó có thể được chuyển tải thông qua vật chất. Chưa có một bằng chứng nào cho thấy thông tin có thể tiến hóa hay cải tiến thông qua đột biến. Lỗi sao chép, còn gọi là đột biến điểm, xảy ra 1 lần trong 10 tỉ ký tự. Và mỗi chuỗi DNA con người chứa khoảng 3 tỉ kí tự di truyền. “DNA cũng giống như một chương trình điện toán, nhưng cao cấp hơn nhiều, rất nhiều bất cứ một phần mềm nào đã từng được tạo ra.” – Bill Gates “Số lượng thông tin có thể chứa trong DNA trên một đầu kim tương đương với một chồng sách bìa mỏng 500 lần độ dài từ trái đất đến mặt trời, với nội dung riêng biệt không lặp lại.” – Jonathan Sarfati, nhà vật lý học và hóa học. Nói cách khác nếu chúng ta có một ổ cứng 40 GB, một đầu kim DNA có thể chứa một lượng thông tin lớn gấp 100 triệu lần ổ cứng đó. Do đó không thể nào tin rằng có thể xẩy ra sự tiến hóa ngẫu nhiên và mù quáng. “Kiến thức về DNA đã cho thấy, bởi độ phức tạp hầu như là không thể tin được về sự sắp xếp cần thiết để có thể sản sinh ra sự sống, rằng một ý thức thông minh phải có dính líu để có thể làm cho các nguyên tố cực kì đa dạng này vận hành được.” – Antony Flew, nhà vô thần nổi tiếng người Anh. Các cỗ máy phân tử phức tạp làm nhiệm vụ sao chép DNA trong tế bào: 7. Đấu tranh sinh tồn không phải là động lực chính cho tiến hóa. Các nhà khoa học tại Đại học Bristol cho rằng “không gian sinh sống” mới chính là động lực chính. “Các nghiên cứu mới nêu ra rằng những thay đổi lớn trong tiến hóa xảy ra khi động vật di chuyển đến một không gian sinh sống mới, chưa bị chiếm cứ bởi những động vật khác.” – BBC News 8. Cây Sự Sống của Darwin không diễn tả đúng thực tế “Một mô hình diễn tả sự liên kết giữa các giống loài đúng hơn nên là một bụi rậm không phải một cái cây. “Chúng ta không có bằng chứng nào chứng minh cái cây sự sống là một hiện thực.” – Eric Bapteste, nhà sinh vật học tại Đại Học Pierre and Marie Curie của Pháp. Những thí nghiệm di truyền trên vi khuẩn, cây cối và động vật càng ngày càng tiết lộ rằng các loài khác nhau lai hợp nhiều hơn là chúng ta từng nghĩ. Có nghĩa là thay vì các giống loài chỉ đơn giản truyền thừa xuống giống nòi riêng rẽ của nó, nó còn trao đổi, lai tạp với những nhánh tiến hóa khác. Dẫn đến kết quả là một bụi rậm sự sống phức tạp hơn nhiều cái gọi là cây sự sống. “Cây sự sống đang được chôn vùi một cách tế nhị. Điều ít được chấp nhận hơn là cái nhìn nền tảng về sinh học cần phải được thay đổi” – Michael Rose, nhà sinh học tại đại học UCI 9. Người không tiến hóa từ vượn Quan niệm cho rằng DNA của vượn giống DNA của người đến 99% không còn đúng nữa. Các nghiên cứu mới nhất cho thấy con số này chỉ còn 93%. Khác biệt lớn xảy ra ở cấu trúc cơ thể, não bộ, trí khôn, và hành vi….(“How Much DNA Do We Share With Chimps?” Softpedia, Nov. 20, 2006, p. 1) LX tổng hợp và chuyển dịch ========================= Khi các nhà khoa học - tất nhiên là tinh hoa - bảo đúng, thì tôi bảo sai. Thí dụ như vấn đề hạt Higg. Hoặc như các nhà khoa học Hoa Kỳ xác định sẽ có một trận động đất hủy diệt bờ biển phía Tây Hoa Kỳ. Tôi bảo sai. Chuyện đã không xảy ra. Nay các vị bảo sai thì tôi bảo đúng. Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh xác định một cách chắc chắn rằng: Về nguyên tắc thì thuyết Tiến Hóa hoàn toàn đúng. Nhưng cơ chế tiến hóa cụ thể như thế nào Darwin chưa mô tả được Chứ nó không sai. Hy vọng các nhà khoa học tinh hoa quan tâm đến những luận điểm của tôi, có thể tổ chức hội thảo, trong đó tôi sẽ chứng minh thuyết tiến hóa hoàn toàn đúng và các vị phản biện. 4 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 8, 2016 Thưa quý vị và anh chị em quan tâm. Tôi đã đưa một bài viết có nội dung tương tự như bài này vào ngay trong topic này. Mục đích của tôi rất rõ ràng: Chứng minh với quý vị và anh chị em rằng: Đã có một nền văn minh toàn cầu huyền vĩ tồn tại trước nền văn minh của chúng ta. Và ngày càng những chứng tích khảo cổ và sự phát triển của nền văn minh hiện nay đã xác định tôi đúng. Nhưng tôi cũng rất muốn lưu ý các quý vị và anh chị em quan tâm rằng: Ngay cả khi cả thế giới văn minh này thừa nhận có một nền văn minh toàn cầu đã tồn tại - do một nhà khoa học tên tuổi, hoặc một nhóm nhà khoa học tên tuổi nào đó khởi xướng, chứ có thể không phải là tôi - và được thế giới công nhận, Thì điều đó nó không chỉ dừng lại ở sự thỏa mãn của tri thức trực quan về sự tồn tại trong lịch sử của một nền văn minh trước chúng ta. Và đơn giản là viết lại lịch sử tiến hóa của nền văn minh hiện nay. Vâng! Hoàn toàn không đơn giản như vậy. Điều rất quan trọng hơn cả là: Chính nền văn minh cổ xưa này là chủ nhân đích thực của một lý thuyết thống nhất vũ trụ. Đây mới là điều cần thiết khi con người hiện nay khám phá ra một nền văn minh trước đó. Cho nền việc thừa nhận sự tồn tại của một nền văn minh huyền vĩ trước nền văn minh của chúng ta, không có nghĩa để chúng ta có thể bổ sung vào nội dung môn lịch sử tiến hóa; hoặc có thêm di vật trưng bày trong bảo tàng. Mà chính là tiếp thu cả một hệ thống tri thức vô cùng đồ sộ của cả một nền văn minh. Điều này sẽ thúc đẩy nhanh hơn sự tiến hóa của cả nhân loại tiến tới nhận thức chân lý và chân giá trị cuộc sống của chính con người. Tôi đã trình bày những quan điểm của mình. Còn sự quan tâm thuộc về những người có trách nhiệm liên quan đến sự phát triển của cả nền văn minh. Xin cảm ơn vì đã xem. ================== Google Earth: Nhiều công trình cổ đại nổi tiếng trên Trái Đất đều nằm trên một đường thẳng 4 weeks trước82 Lượt xem Đảo Phục Sinh, các kim tự tháp Ai Cập, các hình vẽ trên cao nguyên Nazca ở Peru, quần thể đền đài Ăng-co-vát (Angkor Wat)… Hãy tưởng tượng một đường thẳng địa lý kỳ bí kết nối nhiều địa danh trọng yếu của thế giới cổ đại. Trên thực tế, khi các địa danh chủ chốt được đánh dấu trên quả địa cầu, một vòng tròn gần như hoàn hảo sẽ xuất hiện, cho thấy một bí ẩn vẫn chưa có lời giải thông qua khám phá khảo cổ. Bạn có biết, Đảo Phục Sinh, các kim tự tháp Ai Cập, các hình vẽ trên cao nguyên Nazca ở Peru, quần thể đền đài Ăng-co-vát... đều nằm trên 1 đường thẳng? (Ảnh; Internet) Đường thẳng địa lý kỳ bí kết nối nhiều địa danh trọng yếu của thế giới cổ đại Một danh sách đáng kinh ngạc các di chỉ văn hóa quý báu của Trái Đất có thể được tìm thấy trên vòng tròn bí ẩn này khi nó đi qua các hòn đảo nhỏ, một số lục địa, và ngay cả các vị trí tiềm năng của những địa danh trong huyền thoại. Những hình vẽ trên cao nguyên Tassili, ở khu vực trung tâm sa mạc Sahara. (Ảnh: Wikipedia) Ở châu Phi, vòng tròn này đi qua cao nguyên Tassili trên sa mạc Sahara, các kim tự tháp Ai Cập, và lên phía trên qua các địa danh chủ chốt dọc theo các con sông Tigris, Euphrates và Nin—ba dòng sông có ảnh hưởng lớn nhất thời cổ đại. Khi tiếp tục lần theo đường vòng cung này, bạn sẽ đến kinh đô Persepolis của Đế quốc Ba Tư cổ đại, thành phố cổ Mohenjo-Daro, đền thờ thần Ammon trên ốc đảo Siwa, và thành phố bị thất lạc Petra—một trong bảy kỳ quan mới của thế giới cổ đại. Thành phố bị thất lạc Petra. (Ảnh: Pixabay) Tiếp tục đi dọc theo con đường này bạn sẽ đến thành phố Ur của nền văn minh Sumer cổ đại, quần thể đền đài Ăng-co-vát (Angkor Wat) ở Campuchia và Thái Lan, vùng Biển Chết ở gần Địa Trung Hải, dãy núi Himalaya, sông Tiền Đường ở tỉnh Chiết Giang – Trung Quốc, và khu di tích được một số người nhìn nhận là lục địa Atlantis trong huyền thoại. Điều đáng kinh ngạc là đường tròn bí ẩn này đã liên kết các địa danh này trong một khoảng sai số không vượt quá 1/10 của một độ vĩ độ, với tâm vòng tròn đặt ở miền đông nam bang Alaska, Mỹ. Trong bài viết “Trật tự sắp xếp của các kỳ quan thế giới thời tiền sử”(“The Prehistoric Alignment of World Wonders”), tác giả Jim Alison đã mô tả rất chi tiết nhiều cách hoán vị toán học được tìm thấy bên trong vòng tròn lớn này và các địa danh liên kết với nhau trong đó. Ông viết: “Có thể dễ dàng quan sát trật tự sắp xếp của các địa danh này trên một quả địa cầu mô phỏng Trái Đất thông qua một đường tròn chân trời. Kết nối hai địa danh bất kỳ trên đường tròn chân trời, ta sẽ đồng thời kết nối tất cả các địa danh này trên đường tròn đó. Có thể sử dụng các chương trình phần mềm vẽ bản đồ thế giới 3D để vẽ minh họa vòng tròn lớn này quanh Trái Đất”.Vậy vòng tròn này biểu thị điều gì?Nhiều người nói rằng những kết nối này cho thấy người cổ đại đã sở hữu một lượng tri thức rộng lớn hơn nhiều so với hiểu biết hiện nay của chúng ta. Những người khác lại cho rằng vì tâm vòng tròn đặt ở Alaska (trên Canada, gần Bắc cực), nên trật tự sắp xếp của nó có thể đã miêu tả vị trí các cực của Trái Đất trước khi chúng được dịch chuyển đến vị trí hiện tại. Ngoài các giả thuyết và phỏng đoán, một điểm chung giữa các địa danh này là tại mỗi khu vực đều tọa lạc các công trình kiến trúc rất tinh xảo. Một số địa danh trên vòng tròn này biểu thị một trình độ công nghệ vượt bậc mà cho đến nay các nhà nghiên cứu hiện đại vẫn chưa thể giải thích. Hình vẽ con chim ruồi trên cao nguyên Nazca. (Ảnh: Wikipedia) Các kim tự tháp Ai Cập, thành phố Petra, pháo đài Ollantaytambo, và những nơi khác trên vòng tròn này thể hiện những kỹ nghệ điêu luyện tiếp tục làm chấn động và truyền cảm hứng cho nhân loại ngày nay. Hiệu ứng tương tự cũng có thể được tìm thấy trên cao nguyên Nazca, Peru. Ngôi làng cổ đại này vẫn tiếp tục làm chấn động các nhà nghiên cứu trước cách thức và nguyên nhân những thổ dân thời kỳ tiền Colombo tạo ra hơn 300 hình vẽ khổng lồ trên vùng đất Peru. Cũng giống như chính vòng tròn liên kết khổng lồ, các hình vẽ biểu thị các loài khỉ, chim, nhện, và các loài động vật khác được phát hiện trên cao nguyên Nazca nổi tiếng chỉ có thể được quan sát rõ ràng tại một độ cao đáng kể so với mặt đất. Trong hoàn cảnh không có những cỗ máy bay hiện đại, làm thế nào và vì lý do gì những con người cổ đại này đã tạo nên những mẫu hình to lớn đến như thế?Và những đường thẳng khác…Vào những năm 1920, nhà sưu tầm đồ cổ nghiệp dư Alfred Watkins đã quan sát thấy các địa danh linh thiêng ở Anh nằm đúng trên một chuỗi các đường thẳng liên kết với nhau, mà ông gọi là “các đường Ley” (“ley lines”). Khi được vẽ trên một tấm bản đồ, các vòng tròn đá, đài tưởng niệm, và các khu vực định cư cổ đại được xếp ngay ngắn thành hàng dọc khắp đất nước. Kết quả quan sát đã khiến một số người tin rằng những đường thẳng này tượng trưng cho một hệ thống phong thủy được con người cổ đại sử dụng để xác định vị trí xây dựng các công trình kiến trúc khác nhau. Đường Ley St. Michael – một trong những đường Ley lớn nhất tại Anh. (Ảnh: Ancient Wisdom) Rất giống với các đường kinh mạch trong cơ thể, những người nghiên cứu các đường Ley này đã nhấn mạnh rằng Trái Đất cũng có hệ thống kinh mạch của riêng mình. Nếu những con người cổ đại đã thực sự sử dụng một hệ thống như vậy để thiết lập vị trí xây dựng, thì bằng cách nào họ xác định được vị trí đặt các đường thẳng? Hơn nữa, phải chăng vị trí của các địa danh được tìm thấy trên vòng tròn lớn này cũng chịu nhận ảnh hưởng của các nguyên lý phong thủy kỳ bí, nhưng trên một phạm vi rộng lớn hơn? Bởi vì các địa danh trên có liên quan đến một số nền văn hóa vốn không đươc biết có bất kỳ mối liên hệ nào với nhau, chúng ta sẽ phải xem xét đến khả năng chúng chỉ đơn thuần phản ứng trước một hệ thống vượt quá sự hiểu biết hiện tại. Bạn có thể xem vòng tròn đi qua 4 điểm chính: Đảo Phục Sinh, kim tự tháp Ai Cập, các hình vẽ trên cao nguyên Nazca ở Peru, quần thể đền đài Ăng-co-vát rõ hơn trong video dưới đây: (từ đầu đến 2:46) Leonardo Vintini, theepochtimes.comThanh Hải biên dịch 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 8, 2016 HÌNH ÂM DƯƠNG LẠC VIỆT MÔ TẢ TRƯỜNG KHÍỞ CÔNG TRÌNH CỔ ĐẠI. *** Chúng đang sống! Các công trình cự thạch không chỉ là đá tảng http://trithucvn.net/khoa-hoc/chung-dang-song-cac-cong-trinh-cu-thach-khong-chi-la-da.html Những người ghé thăm các đền thờ và công trình cự thạch cổ đại thường miêu tả một loại cảm giác đặc biệt khác lạ. Nhưng người ta lại thường chỉ xua tay cười khẩy, cho rằng đó chỉ là kết quả do ấn tượng mạnh mẽ khi chiêm ngưỡng các công trình cự thạch, ví như các vòng tròn đá, các ngôi đền và kim tự tháp cổ đại. Những tảng đá còn sót lại của vòng tròn đá Avebury (Ảnh: Flickr CC) Nhưng bằng chứng tổng thể lại cung cấp một cách giải thích khác: rằng các di chỉ cự thạch và các công trình linh thiêng cổ đại khác thực sự đang thâu góp, tồn trữ, và thậm chí sản sinh một trường năng lượng riêng của chúng, từ đó đưa con người tiến nhập vào một trạng thái ý thức biến đổi. Không cần quá nhiều động lực để kích hoạt hệ thống mạch điện từ của cơ thể con người; trên thực tế một sự thay đổi nhỏ trong môi trường xung quanh cũng là đủ để tạo ra một sự thay đổi trong nhận thức. Vòng tròn đá Stonehenge (Ảnh: Internet) Khảo sát chứng minh sự tồn tại của các trường năng lượng Năm 1983, một nghiên cứu tổng thể đã được kỹ sư Charles Brooker tiến hành để khảo sát từ tính tại các công trình linh thiêng. Đối tượng nghiên cứu là vòng tròn đá Rollright ở Anh. Vòng tròn đá Rollright ở Anh. (Ảnh: Aerial-Cam) Kết quả khảo sát từ tính tại khu vực cho thấy một dải lực từ được thâu hút vào vòng tròn thông qua một khoảng trống hẹp giữa các tảng đá – đóng vai trò như cổng vào. Dải lực từ này sau đó sẽ xoắn theo hình trôn ốc hướng vào trung tâm vòng tròn như thể đang hạ xuống một cái hang thỏ. Hai trong số các tảng đá ở phía tây vòng tròn cũng được phát hiện đang rung động với các vòng tròn dòng điện xoay chiều đồng tâm, tương tự gợn sóng trong một cái ao. Hình ảnh đã qua chỉnh sửa từ kết quả thăm dò từ tính của Vòng tròn đá Rollright. Nguồn: Bài viết Từ tính và các cột đá (Magnetism and Standing Stones) của tác giả Charles Brooker trên tạp chí New Scientist số ra ngày 13/1/1983 Kết quả phân tích đã khiến tác giả Brooker đặt câu hỏi về cách thức “cường độ trung bình của trường địa từ bên trong vòng tròn là thấp hơn đáng kể so với bên ngoài vòng tròn, như thể các tảng đá đã có tác dụng như một loại tấm chắn”. Các khám phá này đã giúp chúng ta giải mã mục đích của người cổ đại khi họ xây dựng các công trình cự thạch này. Tại đền thờ Edfu ở Ai Cập có một bức tường miêu tả công thức thiết kế một khoảng không gian sao cho có năng lượng khác biệt với quang cảnh xung quanh — một ngôi đền. Các chỉ dẫn miêu tả một số vị thần sáng thế nhất định, đầu tiên họ tạo ra một mô đất, sau đó ‘đâm xuyên một con rắn’ ngay tại chỗ, và từ đó một lực lượng tự nhiên đặc biệt đã thấm nhuần vào mô đất, dẫn tới quyết định xây dựng đền thờ ngay bên trên. Trong nhiều nền văn hóa khác nhau, biểu tượng con rắn vẫn luôn là một ký hiệu ẩn dụ cho các đường năng lượng uốn khúc trên Trái Đất, điều được các nhà khoa học gọi là những dòng điện đất, khá tương tự với khái niệm “long mạch” trong phong thuỷ. Nữ thần Ai Cập khống chế năng lượng rắn Nguyên lý tương tự như máy gia tốc hạt hiện đại Dường như các kiến trúc sư cổ đại đã sở hữu khả năng khai thác hiệu quả các quy luật của tạo hóa, bởi vì theo một nghiên cứu mới đây về các trường năng lượng bên trong và bên ngoài công trình cự thạch Avebury, vòng tròn đá lớn nhất trên thế giới, các tảng đá cự thạch này được thiết kế để thu hút một dòng điện đất vào bên trong. Các điện cực được lắp đặt ở Avebury hé lộ cách thức rãnh mương hình tròn làm gián đoạn sự truyền dẫn dòng điện đất và dẫn điện vào bên trong khu vực rãnh mương, nên về thực chất đã tích lũy năng lượng và giải phóng nó tại lối vào di chỉ, đôi lúc lên đến gấp đôi mức tỷ lệ năng lượng tại vùng đất xung quanh Các chỉ số đo lường từ tính tại di chỉ Avebury đã hạ dần về đêm, tại một mức độ lớn hơn rất nhiều so với trong các hoàn cảnh tự nhiên thông thường. Chúng sẽ “sạc lại” vào lúc bình minh, với dòng điện đất từ vùng đất xung quanh được thâu hút về phía vòng tròn cự thạch tương tự như khi các dao động từ tính tại khu vực di chỉ đạt mức tối đa. Theo các nghiên cứu được thực hiện bởi nhà vật lý quá cố John Burke, vòng tròn đá Avebury được chủ định dựng lập và bố cục để hội tụ các dòng điện từ chảy theo một hướng định trước, theo nguyên lý tương tự như các máy gia tốc hạt hiện đại, trong đó các hạt i-on trong không khí được lái theo một hướng nhất định. Toàn cảnh di chỉ vòng tròn đá Avebury. (Ảnh: Getty Images) Các tảng đá còn sót lại ở di chỉ Avebury. (Ảnh: Freddy Silva) Hiệu ứng hội tụ năng lượng điện từ của các công trình linh thiêng có thể sẽ được tăng cường nhờ loại đá được lựa chọn. Những khối đá được sử dụng trong các công trình cự thạch thường bao hàm một lượng lớn magnetite (một khoáng vật sắt từ), và cũng thường được vận chuyển qua một quãng đường dài. Hai yếu tố này biến các đền thờ thành các cục nam châm yếu, dù sở hữu kích thước lớn. Những “bình tụ điện” liên hệ trực tiếp với từ trường của Trái ĐấtCác trường năng lượng ở các công trình cổ đại có tác động mạnh mẽ đến cơ thể người, đặc biệt là lượng sắt hòa tan lưu chuyển trong các mạch máu, chưa kể hàng triệu hạt magnetite lưu thông bên trong hộp sọ, và tuyến tùng (quả), vốn tự nó rất nhạy cảm với các trường điện từ, và khi được kích thích sẽ sản sinh các chất dẫn truyền thần kinh như pinolene và seratonin. Trong một môi trường mà cường độ trường điện từ bị suy giảm, con người sẽ có thể trải nghiệm các trạng thái tâm linh siêu thường. Một cuộc điều tra toàn diện đã được tiến hành tại xã Carnac ở Pháp, nơi tập trung khoảng 80.000 công trình cự thạch. Kết quả điều tra đã tiết lộ sự tồn tại của một công nghệ tâm linh tương tự đang hoạt động. Lúc đầu, nhà nghiên cứu chính, kỹ sư điện Pierre Mereux, đã tỏ ra ngờ vực việc các công trình cự thạch có thể sở hữu bất kỳ huyền năng đặc biệt nào. Kết quả điều tra tại xã Carnac của kỹ sư Mereux cho thấy cách thức các mộ đá khởi tác dụng khuếch đại và giải phóng dòng điện đất vào ban ngày, với cường độ mạnh nhất được ghi nhận vào thời điểm bình minh. Sự dao động điện áp và từ tính có liên hệ với nhau, và theo sau một hiện tượng được biết đến là sự cảm ứng điện. Theo kỹ sư Mereux, “Các mộ đá đóng vai trò như một cuộn dây solenoid (cuộn dây kim loại quấn quanh một lõi sắt), trong đó các dòng điện được kích hoạt hoặc sản sinh bởi sự dao động, mạnh hơn hoặc yếu hơn, của trường từ tính xung quanh. Nhưng hiện tượng này sẽ không được kích hoạt với bất kỳ cường độ nào trừ khi mộ đá được tạo dựng bằng các tảng đá tinh thể giàu hàm lượng thạch anh, ví như đá granit”. Các chỉ số đo đạc các cột đá cự thạch đã cho thấy một loại năng lượng dao động tuần hoàn tại phần đáy, mang điện tích dương và âm, lên đến 10 m từ những tảng đá nguyên khối dựng đứng này, một số trong đó vẫn cho thấy hình chạm khắc các con rắn. Các mức dao động cực đại tuần hoàn cứ sau khoảng 70 phút, cho thấy các cột đá cự thạch tích và phóng điện thường xuyên. Kỹ sư Mereux cũng nhận thấy sự giảm dần cường độ điện áp của các cột đá cự thạch trong bố cục Grand Ménec khi càng đi ra xa khu vực vòng tròn đá, vốn tự nó đóng vai trò như một cái bình tụ điện hoặc một bộ tập trung năng lượng. Cột đá Carnac: Một trong 80.000 cột đá tại khu vưc xã Carnac. (Ảnh: Freddy Silva) Kết cấu của các tảng đá và khả năng truyền dẫn năng lượng của chúng cũng thu hút kỹ sư Mereux và những nhà khoa học khác. Với thành phần thạch anh rất cao, những tảng đá được lựa chọn đặc biệt là có tính áp điện, nghĩa là chúng sẽ tạo ra điện khi bị nén ép hoặc dao động. Các tảng cự thạch ở xã Carnac, được đặt tại vị trí 31 chỗ đứt gãy của khu vực có hoạt động động đất mạnh nhất ở Pháp, đang trong tình trạng dao động liên tục, khiến các tảng đá phát triển tính điện từ. Các cột đá đã không được dựng lên ở vị trí này một cách ngẫu nhiên, đặc biệt khi chúng đã được vận chuyển từ một khu vực cách đó 97 km, bởi vì sự hiện diện và định hướng của chúng có mối liên hệ trực tiếp với từ trường của Trái Đất. Các công trình linh thiêng và các cổng từ tính Nhiều truyền thống bí ẩn cổ đại trên khắp thế giới đều giống nhau ở một khía cạnh đặc biệt: họ cho rằng một số địa điểm nhất định trên Trái Đất hội tụ một nguồn năng lượng lớn hơn những nơi khác. Những địa điểm này, được thổ dân Hopi gọi là “các vết đốm của nai nhỏ”, rốt cục đã trở thành nền móng của nhiều công trình linh thiêng và đền thờ mà chúng ta quan sát thấy ngày nay. Điều thú vị là mỗi nền văn hóa đều nói rằng những địa điểm đặc biệt này được kết nối với thiên đàng bằng một cái ống rỗng hoặc thân cây sậy rỗng, và thông qua sự kết nối mang tính trung tâm này linh hồn có thể tiếp cận với thế giới khác trong quá trình thực hiện nghi lễ. Tuy nhiên, nó cũng cung cấp một đường dẫn để thế giới linh hồn có thể tiến nhập vào lãnh địa vật lý này. Năm 2008 NASA có thể đã vô tình xác nhận tính chính xác của luận điểm này khi cơ quan này đăng tải chi tiết một cuộc điều tra các sự kiện chuyển giao thông lượng (flux transfer events), trong đó miêu tả cách thức Trái Đất được liên kết với Mặt Trời thông qua một mạng lưới các cổng từ mở ra sau mỗi 8 phút. Một sự kiện chuyển giao thông lượng (flux transfer event – FTE) xảy ra khi một cổng từ mở ra trên từ quyển Trái Đất và thông qua đó các hạt vật chất cao năng lượng từ phía Mặt Trời có thể chảy vào bên trong. (Ảnh: NASA) Những phát hiện như vậy đã giúp xác thực, dưới lăng kính khoa học, niềm tin được ôm giữ bấy lâu nay của những người nhạy cảm và các nhà cảm xạ học rằng: các công trình cự thạch và đền thờ cổ đại là những địa điểm tách biệt với thế giới trần tục, nơi một người có thể kết nối với những địa điểm vượt ra xa khỏi phạm vi Trái Đất. Chắc chắn những thầy tư tế Ai Cập cổ đại đã coi đền thờ như một thứ gì đó vượt quá tổ hợp các tảng đá vô tri vô giác. Hàng ngày vào lúc bình minh họ sẽ đi thức tỉnh mỗi căn phòng bằng những bài kinh trịnh trọng, đối đãi với đền thờ như một sinh vật sống vốn sẽ ngủ nghỉ về đêm và thức dậy vào lúc bình minh. Tư liệu trong bài viết được dưa trên cuốn sách của tác giả với tựa đề The Divine Blueprint: Temples, power places, and the global plan to shape the human soul, đền thờ vô hình, 2012. Có thể tìm mua cuốn sách này trên trang web của ông: invisibletemple.com. Tác giả: Freddy Silva, Ancient Origins.Quý Khải biên dịch 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 8, 2016 Khoa Học Phát Hiện: Kết Cấu Đại Não và Vũ Trụ Giống Nhau Đến Kinh Ngạc Tác giả: Kỷ Hiểu Minh, Dajiyuan | Dịch giả: Việt Nguyên1 Tháng Bảy , 2014 “Thời báo New York” đã đăng lên 2 bức ảnh, một bức ảnh là tế bào não của chuột (trái), bức ảnh còn lại là vũ trụ (phải). Thời kỳ đầu những tinh hệ trong vũ trụ đều có sự liên hệ tương hỗ, so với sự liên hệ tương hỗ của các nguyên tố thần kinh trong đại não, hầu như không có cách nào phân biệt được sự khác nhau trong 2 bức hình, tế bào đại não và toàn thể vũ trụ đều có một kết cấu giống nhau. (Ảnh từ Internet). Nếu như có người nói với bạn đại não là một tiểu vũ trụ, vũ trụ là một đại não siêu cấp, bạn có thể lý giải được điều đó không? Bạn có tin không? Ngày 16 tháng 11 năm 2012, Tạp chí “Tự Nhiên” trong chuyên mục ‘Báo cáo kỹ thuật’ đã đăng tải một chương luận văn nghiên cứu, chứng minh rằng sự tăng trưởng của vũ trụ và sự sinh trưởng của tế bào đại não có quá trình và kết cấu hầu như giống hệt như nhau. Không chỉ có vậy, biên tập viên tạp chí đồng thời là nhà văn Judith Hopper và chồng của cô là Dick Teresi đã cùng nhau viết ra tác phẩm “Vũ trụ 3 pound” (Three Pound Universe), trong đó so sánh bộ não người với một tiểu vũ trụ nặng 3 pound [khoảng 1.36 kg]. Tại trang 33 trong sách, có 2 bức hình, một bức là tầng bì của đại não, một bức là vật chất tối của vũ trụ, hai bức hình này giống nhau đến kinh ngạc; điều đó cho thấy đại não thật sự giống như một vũ trụ thu nhỏ, mà vũ trụ lại là một đại não quy mô lớn. Tại trang 33 trong sách “Vũ trụ 3 pound”, đăng một bức ảnh về tầng bì của đại não. (Ảnh từ Internet) Dùng kính viễn vọng Canada–Pháp–Hawaii thu được hình ảnh vật chất tối của vũ trụ, bức ảnh này được đăng trong “Vũ trụ 3 pound” ở trang 33. (Ảnh từ Internet) Những nghiên cứu này từ khi được phát hiện đến nay đã không ngừng được báo cáo và quan tâm, đây được dự đoán là một bước đột phá lớn trong lĩnh vực khoa học. Nếu những phát hiện này được chứng thực đầy đủ, nó sẽ hoàn toàn thay đổi nhận thức của mọi người về vũ trụ, cơ thể người, sinh mệnh và các mối quan hệ giữa con người và vũ trụ. Mạng lưới không đồng nhất nhưng động lực sinh trưởng tương đồng Báo cáo nghiên cứu của tạp chí “Tự nhiên” cho biết: Một số quy luật cơ bản chưa được biết có thể chi phối nhiều loại hệ thống, to hoặc nhỏ, từ các tín hiệu điện được truyền đi giữa các tế bào não, đến sự mở rộng của mạng lưới xã hội, cũng như sự giãn nở của vũ trụ. Một trong những tác giả của bài báo nghiên cứu, nhà vật lý học Đại học San Diego California – ông Dmitri Krioukov cho biết: “Tại các mạng lưới khác nhau, chẳng hạn như mạng máy tính, mạng xã hội và đại não, động lực sinh trưởng tự nhiên của chúng là như nhau”. Các nhân viên nghiên cứu đã phát triển một chương trình mô phỏng máy tính, vũ trụ vào thủa sơ khai phân thành các đơn vị nhỏ nhất có thể, trong đó những thành phần định mức của các lạp tử của thời không các nguyên tử. Mô phỏng tất cả các lượng tử (hoặc nút điểm) liên kết với nhau thành một mạng rất lớn, trong đó có cả quan hệ nhân quả của mạng lưới thiên thể. Thuận theo việc tiến hành mô phỏng, trong lịch sử của vũ trụ gia tăng ngày càng nhiều các thời không đơn nguyên, sự liên hệ [mạng lưới] của các vật chất trong tinh hệ do vậy cũng không ngừng tăng trưởng. Khi các nhân viên nghiên cứu lấy phương thức tăng trưởng của lịch sử vũ trụ và mạng lưới xã hội hoặc đại não để so sánh, họ phát hiện những mạng lưới này đều có phương thức khai triển tương tự với nhau: Họ sẽ điều chỉnh những nút điểm tương tự và mối quan hệ giữa các liên kết nút điểm với nhau. Nghiên cứu còn phát hiện, các liên kết trong đại não có tính tổ chức rất cao, kết cấu của đại não giống như một mạng lưới dây đan xen trong thành phố, mà các tế bào thần kinh ở khắp mọi nơi. Dmitri Krioukov cho biết: “Đối với các nhà vật lý, đây là một tín hiệu thời gian, nó có nghĩa là ở trong các hoạt động tự nhiên có một số điều mà nhân loại chưa từng biết”. Có lẽ trong số các mạng khác nhau, có một số quy luật chưa từng được biết tới đang chi phối hoạt động của họ. “Kết quả nghiên cứu đã nhắc nhở chúng ta rằng, có lẽ đã tới lúc bắt đầu cho việc đi kiếm tìm các quy luật này”. Thuyết ảnh ba chiều và luận chứng về sự bất khả phân tính của vũ trụ Thế kỷ 17, người phát minh ra vi tích phân, đồng thời là một nhà triết học, toán học, vật lý học nổi tiếng Leibniz (Gottfried Wilhelm Leibniz: 1646 ~ 1716), ông cho rằng, những sự vật “siêu tự nhiên” được dự đoán sẽ được tìm thấy và là thứ tạo ra vật chất trong thế giới này. Leibniz phát hiện ra phép tính vi tích phân đã góp phần giúp các nhà khoa học đưa ra lý thuyết ba chiều vào 200 năm sau. Một giáo sư vật lý lý thuyết, người từng làm việc chung với Einstein tại Đại học London, David Bohm (David Bohm:1917-1992) chính là cha đẻ của lý thuyết ba chiều hiện đại. Vậy cái gì là thuyết ba chiều? Ví dụ một bức ảnh, trong đó có hình chân dung một người; Nếu chúng ta cắt tấm hình thành hai nửa, từ bất cứ nửa nào chúng ta đều có thể nhìn thấy bức chân dung hoàn chỉnh ban đầu; Nếu sau đó chúng tôi đã xé nó thành nhiều, nhiều mảnh, chúng ta vẫn có thể từ mỗi một mảnh nhỏ để xem bức hình đầy đủ. Một bức ảnh như vậy được gọi là một bức ảnh ba chiều. Ý tưởng cốt lõi của lý thuyết ba chiều là vũ trụ không thể tách rời, là một chỉnh thể của những bộ phận có liên quan mật thiết với nhau, bất kỳ một bộ phận nào cũng chứa đựng thông tin của chỉnh thể. Lý thuyết ba chiều dễ dàng giải thích các nguyên lý tác dụng của siêu khoảng cách. David Bohm đã giải thích rằng, các sự vật tồn tại độc lập mà chúng ta có thể thấy trong thực tế nó vốn tồn tại trong một chỉnh thể rất có trình tự và không thể tách rời. Cái tổng thể này cùng với sự phát triển của mỗi cá thể là đồng tồn. Do đó, vũ trụ là giống như một hình ba chiều khổng lồ, các bộ phận trong đó luôn bao hàm cả chỉnh thể, mà chỉnh thể lại bao hàm các cá thể. Mỗi một tế bào trong cơ thể người cũng tiềm ẩn (tín tức của) toàn bộ vũ trụ này. Một người Hàn Quốc là Trịnh Nhuận trong cuốn sách “Hạt bụi nhỏ trong vũ trụ vô tận” – một cuốn sách về “lý thuyết phân hình vũ trụ” đã viết rằng, Leibniz đã phát biểu một tư tưởng được gọi là lý thuyết đơn tử (Monadology). Nó là một vũ trụ do vô số những đơn tử (monad) cấu thành, trong mỗi một đơn tử có một vũ trụ hoàn chỉnh. Trong một lạp tử nếu như quả thật có chứa một vũ trụ hoàn chỉnh, như thế, cái vũ trụ này cũng sẽ được tạo thành từ vô số các hạt nhỏ hơn, và trong mỗi hạt tử đó sẽ lại có những vũ trụ khác nhỏ hơn nữa. Một nhà khoa học về thần kinh não tại Đại học Stanford là Karl Pribram khi nghiên cứu về những ký ức tồn trữ trong não, ông đã bị thu hút bởi các mô hình cấu trúc ba chiều. Qua rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy, những ký ức được tồn trữ không chỉ giới hạn trong một khu vực lưu trữ cụ thể, mà nó được phân tán trong não bộ. Trong một loạt các thí nghiệm mang tính lịch sử vào những năm 1920, nhà khoa học não Karl Lashley thấy rằng cho dù bất kỳ một bộ phận nào trong não chuột bị cắt bỏ, nó đều không ảnh hưởng đến ký ức, vẫn có thể học được các kỹ năng phức tạp như trước khi phẫu thuật. Sau đó, trong những năm 1960, Pribram tiếp xúc với các khái niệm về nhiếp ảnh ba chiều, và ông tin rằng ký ức không phải được ghi lại trong các tế bào não, hoặc một nhóm các tế bào, mà là các mạch thần kinh ngang dọc trải khắp não bộ, như những tia Laser của hình ảnh được phân bố trên khắp bức ảnh ba chiều. Học thuyết Phật Đạo, từ trước đã hé lộ những bí ảo của vũ trụ Chopra Deepak là một trong 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất của thế kỷ 20 trên thế giới, cũng là một giáo sư tại Trung tâm Y tế Đại học Duke, trong tờ báo “The Huffington Post” với bài “Bộ não của bạn cũng là một vũ trụ”, cũng đã sử dụng nghiên cứu này của tạp chí “Tự Nhiên”. Chopra đề cập đến vũ trụ quan trong tôn giáo cổ xưa Ấn Độ – “bởi vì nó là nhỏ nhất, nên cũng là lớn nhất” (As is the smallest, so is the greatest). Chopra nói rằng, nếu chúng ta thừa nhận mỗi một hệ thống đều do các vòng phản hồi, các động thái cân bằng và tiếp diễn của các tổ chức vận động tự thân, như vậy sự hiểu biết của khoa học hiện đại ngày nay lại chính là sự quay trở lại tìm về những trí huệ từ cổ xưa. Khi ngày càng nhiều vũ trụ thực sự được phát hiện và chứng thực, mọi người sẽ phát hiện điều mà Đạo gia nói: “Cơ thể con người là một tiểu vũ trụ” và điều trong Phật gia giảng: “trong một hạt cát, có tam thiên đại thiên thế giới” là một khoa học cao hơn. Và điều khiến người ta phải suy nghĩ thêm là, khi chưa có khoa học hiện đại từ hàng ngàn năm trước, những người trong giới tu luyện Phật Đạo làm thế nào để biết về những bí ảo của vũ trụ? ============================ Khoa học tiến bộ nhở?! Híc. Các nhà khoa học mới chỉ "nhìn" thấy như thế và so sánh đối chiếu. Nhưng chuyện này Lý học Đông phương, nhân danh nền văn hiến Việt đã biết từ lâu và đã lý thuyết hóa. Đây chỉ là quy luật lặp lại của sự tiến hóa từ tổng thể đến chi tiết. Về mặt lý thuyết, muốn hiểu được điều này chỉ cần lặp lại mô hình Vonfram, kếp hợp với "Nghịch Lý toán học Cantor". Rồi động não, thông minh một tý là hiểu ngay. Bởi vậy, việc cho rằng thuyết Tiến Hóa sai là không có "cơ sở khoa học". Híc. 4 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 9, 2016 Thiên tài vật lý Stephen Hawking: “Lỗ đen dẫn tới vũ trụ khác” 27/08/2015 13:51 GMT+7 TTO - Nhà bác học thiên tài người Anh Stephen Hawking vừa gây chấn động giới khoa học và truyền thông khi tuyên bố lỗ đen có thể là cánh cửa dẫn tới một vũ trụ khác. Hình vẽ minh họa lỗ đen trong vũ trụ - Ảnh: CNN Nhà vật lý thiên tài Stephen Hawking - Ảnh: Guardian Theo báo Los Angeles Times, trong bài phát biểu mới đây ở Thụy Điển, ông Hawking tuyên bố ông đã tìm ra giải pháp để xử lý cái gọi là “nghịch lý thông tin lỗ đen”, điều khiến các nhà khoa học thế giới, trong đó có bản thân ông Hawking, đau đầu từ hàng chục năm qua. Lỗ đen có lực hấp dẫn mạnh đến mức ngay cả ánh sáng cũng không thoát ra được. Thông tin (ví dụ như DNA) khi đã đi vào lỗ đen sẽ không thể thoát ra. Và lỗ đen không tồn tại vĩnh viễn là sẽ bốc hơi như ông Hawking phát hiện vào thập niên 1970. Vậy điều gì sẽ xảy ra với thông tin trong lỗ đen? Theo các nguyên tắc vật lý hiện nay, thông tin không thể biến mất. Vậy thì thông tin sẽ đi đâu khi lỗ đen bốc hơi? Các nhà khoa học, trong đó có ông Hawking, xác định bằng cách nào đó, thông tin có thể thoát khỏi lỗ đen. Nhưng giới khoa học vẫn chưa giải thích được cơ chế này. Giờ đây giáo sư Hawking cho rằng thông tin bị mắc kẹt ở chân trời sự kiện (bề mặt lỗ đen) và sẽ bị đẩy trở lại vũ trụ của chúng ta, nhưng với trạng thái hỗn loạn và vô dụng. Ngoài ra, ông cũng nhận định có thể thông tin đi vào lỗ đen sẽ đi ra một vũ trụ khác. “Nó có thể là con đường dẫn tới một vũ trụ song song. Do đó nếu bạn rơi vào lỗ đen thì cũng đừng bỏ buộc. Có đường ra đó. Nhưng bạn sẽ không thể quay trở lại vũ trụ của chúng ta. Do đó, dù tôi rất thích bay vào không gian nhưng sẽ không thử bay vào lỗ đen“ - giáo sư Hawking cho biết. Giới truyền thông xôn xao với phát biểu của ông Hawking, nhưng các nhà khoa học quốc tế tuyên bố họ chờ đợi những tính toán vật lý của thiên tài người Anh trước khi ra kết luận về lý thuyết mới này. “Stephen là một người cực kỳ thông minh. Có thể ông ấy đã nhìn ra mọi thứ. Tôi thì không thể làm được điều đó” - nhà vật lý Andrew Strominger thuộc ĐH Harvard nhận định. Đến nay, các nhà vật lý thiên văn mới chỉ đề xuất lý thuyết “lỗ sâu đục” là cánh cửa dẫn tới một vùng không gian hoặc một chiều không gian khác trong vũ trụ. NGUYỆT PHƯƠNG ====================== Có lẽ một lần nữa ngài SW Hawking lại sai lầm. Là một người biết chút ít về coi bói. Ấy là nói nôm theo truyền thống văn hóa Việt. Nói chữ là "thông tin dự báo", nhân danh nền văn minh Đông phương, có cội nguồn văn hiến Việt. Tôi xác định với ngài là: Thông tin không hề biến mất, xét về lý thuyết. Nhưng lỗ đen ảnh hưởng rất lớn đến việc nắm bắt thông tin. Còn nữa: Không còn một vũ trụ nào khác, ngoài vũ trụ này. Thưa ngài SW Hawking. PS: Nếu bản dịch nhầm ý của ngài SW Hawking từ "Thế giới khác" sang "vũ trụ khác", thì ngài Hawking đúng về lý thuyết. 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 9, 2016 Đã tìm thấy máu và DNA khủng long – Thách thức mới cho thuyết tiến hóa Xưa nay chúng ta đều được dạy rằng khủng long đã tuyệt chủng từ 65 triệu năm về trước, theo mô hình thuyết tiến hóa Darwin. Các hóa thạch khủng long luôn luôn được gán cho một con số 65 triệu năm tuổi trở lên. Lâu đời như vậy, xương cốt khủng long lẽ ra đều đã hoàn toàn hóa đá. Ấy vậy mà gần đây người ta đã tìm thấy mô mềm, DNA, tế bào xương, tế bào máu, mạch máu, các protein như collagen, v.v.. trong không chỉ một mà là hàng ngàn mẫu xương khủng long (không hóa thạch), ở rải rác khắp nơi trên địa cầu! [1] Đáng kinh ngạc hơn, trong nhiều trường hợp xác những con khủng long ấy thậm chí vẫn còn bốc mùi phân hủy. Thực ra người ta sớm đã phát hiện máu và mô khủng long từ cách đây hơn nửa thế kỷ tức là vào đầu những năm 1960, nhưng các sự kiện này đều bị những người phái tiến hóa chống đối quyết liệt và cho chìm vào quên lãng. Họ công kích những người có công phát hiện ra xương khủng long còn tươi là “những kẻ điên khùng”, hoặc cười nhạo và phớt lờ các phát hiện ấy. Khi đó các sự kiện đều nhanh chóng bị ỉm đi thành công, bởi internet chưa phát triển. Chẳng hạn: Vào năm 1961 một nhà địa chất dầu mỏ đã phát hiện ra nguyên một khu đất chứa đầy xương cốt dày đến nửa mét, chưa hóa thạch. Không một người ủng hộ thuyết tiến hóa nào tin đó là xương khủng long, do đó thông tin này không được phép xuất hiện trên các phương tiện truyền thông và kết quả là hầu như không ai nhớ về sự kiện ấy. Mãi 20 năm sau đống xương mới được thừa nhận là xương khủng long nhưng người ta luôn tránh nhắc đến việc chúng đều còn mới. Hiện nay khu vực thảm xương khủng long này đang được các nhà khoa học thuộc Đại học California và Đại học Alaska khai thác. [2] Năm 1987, trong lúc đang làm việc cùng các nhà khoa học thuộc trường Đại học Memorial (Canada) tại đảo Bylot, một người Eskimo trẻ tuổi nhặt được một mảnh xương còn mới, không hóa thạch. Nó nhanh chóng được xác định là hàm dưới của một con khủng long mỏ vịt. Phát hiện này cũng bị phớt lờ, đến nỗi hầu như người ta chỉ biết đến sự kiện này qua bài báo trên tờ Edmonton Journal, số ra ngày 26/10/1987, tức là mãi 2 tháng sau đó. Và chỉ có vậy, sau này hầu như không ai nhắc đến nó nữa, sự kiện nhanh chóng bị làm cho quên lãng. Vào năm 1994 nhà khoa học Scott Woodward và các đồng sự đã trích được DNA từ một khúc xương khủng long còn nguyên vẹn, phát hiện của họ được đăng trên tờ báo khoa học Science. Nhưng rồi họ không được hoan nghênh vì nó không đúng quy trình “tiến hóa”. [3]Mọi chuyện chỉ trở nên sáng sủa hơn từ khi internet ra đời. Năm 1993, nhà khoa học Mary Schweitzer tuyên bố tìm thấy tế bào máu khủng long bên trong một mảnh xương khủng long bạo chúa, mà trước đó đã được các nhà tiến hóa xác định “80 triệu năm tuổi”. Vào năm 1997, Schweitzer từng hỏi Jack Horner một nhà tiến hóa rất nổi danh, rằng tại sao một bộ xương khủng long (tìm thấy ở Vỉa Hell Creek, Montana, Hoa Kỳ) lại có mùi đặc trưng của xác chết, thì ông ta thản nhiên trả lời: “Ồ đúng thế, tất cả xương cốt tìm thấy ở Hell Creek đều bốc mùi thế cả!“. [4] Bấm vào ảnh để phóng to. (Ảnh: I.T)Hình ảnh chụp bởi Schweitzer vào năm 2004, khi phân tích một mẩu xương khủng long bạo chúa dưới kính hiển vi. Bên trái: Cấu trúc dạng mạch máu. Bên phải: Những cấu trúc tế bào máu đỏ được nặn ra từ các mạch máu kể trên. nh: Science và AP A: Hình mũi tên chỉ là vị trí mà mảnh mô tìm được trong mảnh xương con khủng long bạo chúa vẫn còn dai và đàn hồi. B: Hình ảnh cho thấy rõ nét tươi và mới của mảnh mô tìm thấy trong mảnh xương đó C: Những chỗ mũi tên chỉ là nơi cấu trúc sợi mô vẫn tồn tại. Schweitzer cho biết các mạch máu vẫn mềm dẻo, và trong một số mẫu người ta còn ép được máu ra khỏi các mạch máu này. Cô nói: “Các cấu trúc trông giống như tế bào đã được bảo tồn. Sự bảo tồn đến mức độ này, đến mức nó vẫn mềm dẻo và trong suốt như thế này, là chưa từng thấy ở một con khủng long nào trước kia cả”. “Tôi nổi da gà”, Schweitzer nói. “Tôi đã không tin điều đó, cho đến khi chúng tôi thử đi thử lại 17 lần“. [5] Khi Schweitzer lần đầu nhìn thấy vết máu trong mẫu xương khủng long bạo chúa cô nói “Nó trông giống y như một mảnh xương mới vậy”. Nhưng, tất nhiên, tôi không thể tin được điều đó. Tôi nói với kỹ thuật viên phòng thí nghiệm: “Các mảnh xương đó, rốt cục, là 65 triệu năm tuổi. Làm sao các tế bào máu có thể tồn tại lâu thế được?””. [6] Một hồng cầu nằm trong mao mạch của một con khủng long bạo chúa (Ảnh: Mary Schweitzer)Suốt 20 năm kể từ khi Schweitzer công bố phát hiện của mình năm 1993, cô hứng chịu rất nhiều chỉ trích và chống đối của những người tin thuyết tiến hóa. Mãi đến gần đây, người ta khai quật được thêm rất nhiều bộ xương khủng long chưa hóa thạch khác, và nhiều thực nghiệm đã được tiến hành nhằm kiểm tra xem có đúng mô mềm, DNA, máu và collagen đã được bảo tồn trong các mẫu xương khủng long được tìm thấy hay không. Các bằng chứng thu được quá rõ ràng và mạnh mẽ, chỉ đến khi đó các nhà tiến hóa mới đành phải dần dần chấp nhận sự thật này.[7] Dưới đây là các bằng chứng thực nghiệm cho thấy hemoglobin thực sự đã được bảo tồn trong mẩu xương khủng long của Schweitzer [8]: Mẩu mô có màu nâu đỏ, là màu của hemoglobin, cũng là màu của chất lỏng trích xuất ra được từ mẩu mô đó. Hemoglobin có chứa các đơn vị heme. Các dấu hiệu hóa học chỉ có ở heme đã được tìm thấy trong các mẫu đó, khi ánh sáng laze bước sóng nhất định chiếu vào. Bởi có chứa sắt, heme phản ứng với các từ trường một cách khác biệt so với các protein khác – các trích xuất từ mẫu vật này phản ứng giống hệt các heme tươi mới. Để đảm bảo các mẫu thí nghiệm không bị ô nhiễm dẫn đến sai lệch kết quả, gây ra bởi các loại vi khuẩn có heme (không phải là hemoglobin), các trích xuất từ mẩu xương khủng long đó đã được bơm vào cơ thể những con chuột bạch trong thời gian vài tuần. Nếu có hemoglobin tồn tại trong mẩu xương khủng long đó, thì hệ thống miễn dịch của chuột sẽ sản sinh ra kháng thể chống lại nó, và các kháng thể đó sẽ có thể tìm thấy được. Và quả nhiên, đó chính là điều đã xảy ra: chuột đã sản sinh ra kháng thể, chứng tỏ đó chính xác là hemoglobin trong máu của con khủng long. Chúng ta có xương khủng long chưa hề hóa thạch, trong đó có cả hemoglobin cùng với các mạch máu rõ ràng, và nó vẫn còn mùi xác chết! Với một tư duy khoa học khách quan và công tâm, chúng ta đều biết con khủng long đó cùng lắm chỉ mới vài ngàn năm trước đây. Vậy mà các nhà tiến hóa vẫn khăng khăng nó đã sống “80 triệu năm trước”, cho khớp với thuyết tiến hóa. Vỉa Hell Creek (Hell Creek formation). Nơi đây người ta tìm được nhiều xương cốt động vật không hóa thạch và vẫn còn mùi phân hủy, trong đó có xương khủng longCác nhà triết học khoa học từ lâu đã nói rất nhiều về sức ỳ của một niệm giới (paradigm: nghĩa là một hệ thống các lý thuyết, giả thuyết và quan niệm cố hữu đã và sẽ hình thành xung quanh một thuyết phổ biến nào đó), đặc biệt là khi niệm giới ấy có tầm ảnh hưởng toàn cầu. Các niệm giới luôn luôn rất khó bị loại bỏ hoặc thay thế, ngay cả dưới tác động của nhiều bằng chứng mạnh mẽ chống lại nó. Trường hợp mô mềm của khủng long này cũng như vậy, quan niệm “khủng long tuyệt chủng cách đây 65 triệu năm” đã trở thành một niệm giới. Tuy nhiên, các nhà khoa học từ lâu đã chứng minh được các mô mềm, DNA, máu, protein… đều không thể tồn tại quá lâu ngay cả trong điều kiện lý tưởng nhất. Vì vậy khi người ta tìm thấy chúng trong các mẫu xương khủng long, thì thay vì chất vấn niệm giới đó, họ quay lại công kích bản thân các bằng chứng, nào là “việc làm nguy hiểm!”, “không phải xương khủng long”, “không phải tế bào máu mà là biofilm”, vv… Trải qua bao nhiêu nhạo báng, hoài nghi và phản đối từ các nhà tiến hóa, đến tận 20 năm sau đó, khi mẫu xương khủng long và tế bào máu khủng long rốt cục đều đã được chứng minh, các nhà tiến hóa liền tiếp tục chống đỡ bằng một giả thuyết mới toanh: “Chúng tôi biết là các thứ đó có thể tồn tại hàng trăm triệu năm!”. Lại thêm một giả thuyết mới, mơ hồ và không thể kiểm chứng bằng thực nghiệm nữa. Các nhà tiến hóa có hàng trăm giả thuyết kiểu như vậy. Hãy xem chuỗi lý luận của họ: Chúng tôi biết rằng hóa thạch xương khủng long này 80 triệu năm tuổi. Các tính toán dựa trên khoa học thực nghiệm chỉ ra rằng các mô mềm không thể tồn tại quá lâu. Mô mềm đã được tìm thấy trong cái xương đó, vì thế: Phải có sai lầm trong các tính toán đã nêu trong điều (2.) mặc dù chúng tôi không biết chắc làm thế nào mà mô mềm có thể tồn tại lâu 80 triệu năm. Làm sao chúng tôi biết như thế? Bởi vì Chúng tôi biết rằng hóa thạch xương khủng long này 80 triệu năm tuổi. Không nhiều người nhận ra điều (1.) và điều (5.) hoàn toàn giống nhau, đây chính là một loại ngụy biện lý luận vòng quanh điển hình. Còn đây là một chuỗi lý luận khác, khách quan, lôgic và khoa học hơn nhiều: Hóa thạch xương khủng long này được cho là 80 triệu năm tuổi. Các tính toán dựa trên khoa học thực nghiệm chỉ ra rằng các mô mềm không thể tồn tại quá lâu. Mô mềm đã được tìm thấy trong cái xương đó, vì thế: Tuyên bố ở điều (1.) là sai. Hóa thạch này không nhiều tuổi. Chuỗi lý luận thứ 1 là một loại niềm tin, được niệm giới tạo ra với mục đích bảo vệ chính nó. Đó thực chất không phải lý luận khoa học mà là ngụy biện. Chuỗi lý luận thứ 2 là lý luận khoa học bình thường, mang tính thực chứng, khách quan. Lịch sử khoa học đã từng và vẫn còn tồn tại một số niệm giới như vậy. Chúng không những có hại cho sự phát triển của khoa học và tiến bộ nhận thức của nhân loại, mà còn gây nguy hiểm cho các nhà khoa học dũng cảm tiên phong. Sự tồn tại của các niệm giới chính là phản ánh cho thấy sự yếu kém của tư duy loài người. Chúng ta tiếp tục xem xét các bằng chứng thực nghiệm thú vị khác. Trước tiên là các bằng chứng niên đại C14. Các bằng chứng C14 Các thành viên của Hội Nghiên cứu niên đại cổ sinh vật học (Paleochronology Group) đã trình bày các khám phá của họ tại Hội nghị Địa vật lý Tây Thái Bình Dương 2012 tổ chức tại Singapore, ngày 13-17 tháng 8 năm 2012. Báo cáo của họ cho biết các giám định niên đại C-14 của nhiều mẫu xương lấy từ 8 con khủng long được tìm thấy ở Texas, Alaska, Colorado, và Montana nước Mỹ đều chứng tỏ chúng đã sống cách đây chỉ 22.000 đến 39.000 năm. Nếu những con khủng long này sống cách đây hơn 65 triệu năm trước theo mô hình tiến hóa, thì đáng lẽ ra các mẫu xương đó không còn chút C14 nào. Thế nhưng trong thực tế các mẫu xương này đều còn lượng C14 lớn, quá đủ để tiến hành giám định niên đại theo phương pháp Cacbon phóng xạ C14 và đều cho kết quả nhất quán như trên. Phần trình bày của đại diện Hội Nghiên cứu niên đại cổ sinh vật học tại Hội nghị Địa vật lý Tây Thái Bình Dương 2012 Sau khi hội nghị kết thúc vài ngày, báo cáo đó đã bị 2 chủ tọa gỡ khỏi website của hội nghị, bởi vì họ không thể tin nổi các phát hiện kể trên. Không muốn thách thức các dữ kiện một cách công khai, họ âm thầm xóa bản báo cáo đó mà không nói với các tác giả báo cáo một lời nào. Khi bị chất vấn, họ trả lời là “Chắc chắn phải có sai lầm gì đó trong dữ liệu” mặc dù họ không hề đọc báo cáo và chưa bao giờ nói chuyện với các nhà nghiên cứu đề tài. Đơn giản là họ không thích kết quả đó, rồi kiểm duyệt nó đi, chỉ có thế. Dưới đây là bảng giám định niên đại C14 các mẫu xương khủng long do Hội Nghiên cứu niên đại cổ sinh vật học cung cấp (bấm vào bảng để phóng to): Cần nói thêm, từ năm 2007 tới năm 2011, Hội Nghiên cứu niên đại cổ sinh vật học đã gửi 11 mẫu xương khủng long khác nhau đến Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Đồng vị phóng xạ (CAIS) tại trường đại học Georgia (Mỹ) để kiểm nghiệm. Đây nổi tiếng là nơi giám nghiệm niên đại C14 tốt nhất thế giới. Các nhà khoa học tại trung tâm này không biết các mẫu xương đó là xương khủng long. Tất nhiên, kết quả giám định đều cho thấy C14 vẫn tồn tại lượng lớn trong các mẫu, và niên đại C14 của chúng đều trên dưới 30 ngàn năm. Nhưng 7 năm sau lần đầu tiên giám định các mẫu xương, vào năm 2014 có ai đó mách với Jeff Speakman giám đốc trung tâm CAIS, rằng Hội Nghiên cứu niên đại cổ sinh vật học đã sử dụng các kết quả giám định trên để thuyết trình về niên đại thực sự của khủng long. Thế là, khi nhận được một mẫu xương khác từ Hội Nghiên cứu gửi đến giám định, Jeff thẳng thừng từ chối, với email nói rằng: “Tôi mới được biết việc các ông đang làm liên quan đến việc giám định niên đại xương bằng phương pháp C14. Các nhà khoa học tại CAIS và tôi bị sốc trước các tuyên bố của ông và nhóm của ông về tuổi Trái Đất và thuyết tiến hóa sinh học. Vì vậy, chúng tôi không thể tiếp tục cung cấp dịch vụ giám định niên đại bằng phương pháp đồng vị C14 để hỗ trợ cho kế hoạch chống khoa học của các ông nữa. Tôi đã lệnh cho Phòng thí nghiệm C14 gửi trả các mẫu gần đây lại cho các ông và sẽ không tiếp tục chấp nhận phân tích các mẫu nào nữa trong tương lai”. Toàn văn bức thư của Jeff Speakman. Bấm vào bức thư để phóng to. (Ảnh: I.T)Để ý rằng Jeff không hề nhắc đến các báo cáo đồng vị phóng xạ của các mẫu xương, không hề nói rằng chúng không chính xác. Ông ta chỉ chống lại việc Hội nghiên cứu sử dụng các báo cáo đó làm bằng chứng cho thấy khủng long sống cách đây vài ngàn năm thay vì hàng chục triệu năm trước thể theo thuyết tiến hóa. Các nhà khoa học của Hội nghiên cứu đã nhiều lần gửi thư chất vấn tới Jeff và các nhân viên khác ở CAIS, rằng “Vậy các kết quả giám định niên đại đó sẽ dẫn đến kết luận đúng đắn nào?” thì không bao giờ nhận được hồi âm. Hugh Miller, trưởng Hội nghiên cứu niên đại cổ sinh vật học đã gửi cho CAIS mẫu xương lấy từ cái sừng của một con khủng long 3 sừng Triceratops, vào năm 2012 để giám định C14. Kết quả cho thấy con khủng long này sống cách đây khoảng 33.570 năm Đó chính là “Sức ỳ của niệm giới” đang phát huy tác dụng. Khi một quan niệm đã hình thành hệ thống và phương pháp luận thì rất khó tiếp thu nhận thức mới. Bằng chứng rõ ràng cho thấy quan niệm cũ sai lầm, người ta cũng không dám nhìn nhận mà lại chối bỏ theo bản năng. Nhà khoa học nào dũng cảm tiên phong thách thức niệm giới đó đều bị biến thành kẻ thù của cả hệ thống. Nguy hiểm treo lơ lửng trên đầu mọi người. Giám đốc của một phòng thí nghiệm giám định niên đại tư nhân – công ty Beta Analytic Inc., đã xem xét các dữ liệu về niên đại khủng long mà Hội nghiên cứu có trong tay. Cô khá quan tâm và đã thảo luận với một thành viên của Hội nghiên cứu về đề tài này. Sau đó Hội nghiên cứu yêu cầu công ty của cô thực hiện giám định niên đại C14 cho một mẫu xương khủng long bạo chúa. Cô hồi âm như sau: “Cám ơn vì đã tính đến dịch vụ của chúng tôi khi thực hiện dự án này. Chúng tôi chúc các bạn thành công trong nghiên cứu này, nhưng buộc phải chọn cách không tham gia phân tích mẫu đó. Bởi vì các bạn đã xác định đó là một con khủng long bạo chúa, và chúng được người ta cho là đã tuyệt chủng 50 triệu năm trước, nó vượt quá giới hạn giám định của chúng tôi. Nếu chúng tôi đưa ra một kết quả cho thấy mẫu xương này có niên đại “gần đây” thì phòng thí nghiệm của chúng tôi sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị mọi người nghi ngờ. Các bạn nên cộng tác với một phòng thí nghiệm trường đại học nào đó để thực hiện dự án này thì tốt hơn nhiều”. Nhiều nhà khoa học khác cũng đã từng làm giám định niên đại C14 xương khủng long. Vào năm 2015, các nhà khoa học Brian Thomas và Vance Nelson đã trình bày kết quả giám định niên đại bằng phương pháp đồng vị cacbon C14 đối với các mẫu mô và xương khủng long, trong cuốn Tạp chí hàng quý của Hội Nghiên cứu Sáng tạo Xuân 2015 (Tập 51, trang 299-311). Các dữ liệu niên đại C14 của 4 con khủng long được trình bày trong bảng dưới: Dễ nhận thấy các giám định niên đại đều cho kết quả khá tương đồng so với các giám định của CAIS và của các cơ sở khác. Những con khủng long này đều có niên đại C14 trong khoảng 25.000-37.000 năm. Không có mẫu nào mà nồng độ C14 không còn đủ để đo cả. Tuy nhiên, từ đầu bài viết đến giờ chưa phải là các bằng chứng chấn động nhất. Trong thực tế chúng ta có rất nhiều bằng chứng rất mạnh, thậm chí còn trực quan và sinh động hơn nhiều. Đó là các bằng chứng lịch sử và văn hóa. Các bằng chứng lịch sử – văn hóa Thành cổ Pompeii nằm phía Tây Nam nước Italia, dưới chân núi lửa Vesuvius. Nó đã bị hủy diệt bởi một trận núi lửa phun trào cách nay hơn 2.000 năm. Tại đó người ta tìm được nhiều di tích, văn vật của một nền văn hóa cổ xưa. Một trong số đó là bức bích họa dưới đây [9] Bích họa tìm thấy tại House of Physician ở Pompeii (Ảnh: I.T)Khi nhìn cận cảnh: (Ảnh: I.T)Chúng ta nhận ra những loài động vật mà các nhà tiến hóa nói rằng đã tuyệt chủng từ hàng triệu năm trước khi con người xuất hiện. Đó là 1 con heo vòi Moeritherium và 1 con khủng long giống Sphenacodon. Nếu chúng đã tuyệt chủng hàng chục triệu năm trước, theo mô hình tiến hóa, thì làm sao người Pompeii có thể mô tả 2 con vật đó một cách sinh động đến thế? Còn đây là phù điêu một con khủng long Stegosaurus trên một bức tường ở Angkor Wat [10], được xây dựng ít nhất 800 năm trước: (Ảnh: I.T)Một bức tượng ngọc cổ Trung Hoa: (Ảnh: I.T)Ở đầu bài viết chúng ta đã được biết về mẫu xương khủng long bạo chúa tìm thấy ở Hell Creek, nó vẫn còn mới, trong đó các mạch máu, máu lỏng và các mô mềm khác, vv… đều được bảo tồn rất tốt. Thế nhưng người ta đã tìm thấy xác một con khủng long Hadrosaur trong tình trạng thậm chí còn tốt hơn! [11] Chúng ta không chỉ tìm thấy xương và các đồ tạo tác của con người trong cùng một địa tầng với khủng long Hadrosaur không hóa thạch có mô mềm và máu được bảo tồn rất tốt. Chúng ta thậm chí có hẳn một tấm thảm thêu từ thời trung cổ tại Pháp mô tả chi tiết một con khủng long Hadrosaur đang sống! [12] (Ảnh: I.T)Trên mộ của giám mục Richard Bell của nhà thờ Carlisle miền bắc nước Anh có hình vẽ cách đây hơn 1.000 năm mô tả sống động 2 con khủng long cổ dài. Để ý họa sỹ khắc họa rất chính xác con khủng long Shunosaurus này, ngay cả cái đuôi thuôn dài có chóp phình to và có 2 gai nhọn của nó. (Ảnh: I.T)Một tấm vải phủ bệ thờ có niên đại từ thời trung cổ, tại Palau de La Generalitat, Barcelona, Tây Ban Nha mô tả St. George đang diệt một “con rồng”. Nó hết sức giống với một con khủng long Nothosaurus. Đặc biệt là kích thước, hình dáng cơ thể kiểu cá sấu, sống lưng gợn sóng, hộp sọ hẹp và dài, hàm răng cong dài nhọn hoắt vv… Một trận lở đất ở vùng Girifalco phía nam Italy đã làm xuất lộ hàng trăm hiện vật cổ thời kỳ tiền văn minh Hy Lạp cách đây hơn 4.000 năm. Luật sư Mario Tolone Azzariti đã phát hiện ra nhiều đồ tạo tác trong đó là những bức tượng… khủng long với những nét đặc trưng không lẫn vào đâu được. Ảnh chụp từ trên xuống thậm chí cho thấy bức tượng đã mô tả sinh động cả bước đi của con khủng long: dãy tấm sừng trên lưng nó uốn lượn theo từng bước chân. Hình thứ 3 là mảnh gốm vỡ trên đó mô tả một con khủng long, có lẽ là Stegosaurus. (Ảnh: I.T)(Ảnh: I.T)(Ảnh: I.T)Ở dưới đây là một cái nắp hình trụ thuộc thời kỳ nền văn minh Lưỡng Hà cách đây hơn 5.000 năm, hiện vật này nay được cất giữ tại Louvre. Hình bên phải là ảnh phục chế một con khủng long Apatosaurus, để tiện so sánh. (Ảnh: I.T)Ở dưới là một đồ tạo tác thuộc về nền văn minh Ai Cập cổ đại, được đặt tên là “Narmer Palette”, nó được xác định có niên đại 5.100 năm trước đây. Hiện vật này được khai quật lên tại thủ đô Ai Cập cổ đại – thành Hierakonpolis. Trên hiện vật này, chúng ta thấy rõ hình ảnh 2 con khủng long cổ dài, có vẻ như đang bị con người khống chế. (Ảnh: I.T)Một số hình ảnh khủng long được tìm thấy trên các bích họa vô cùng cổ xưa trên các vách đá, vách hang động ở Utah (Mỹ) và lưu vực sông Amazon: (Ảnh: I.T)(Ảnh: I.T)Tarasque là một quái vật kỳ lạ. Những câu chuyện truyền miệng của người dân bản xứ cho biết con vật này từng gây kinh hoàng cho một thị trấn ở Pháp thời trung cổ. Nó tấn công và ăn thịt người, cho đến khi nó bị dân làng hợp sức tiêu diệt. Qua nhiều thế kỷ, các đặc điểm siêu nhiên được gán ghép cho nó, nhưng nếu chúng ta loại bỏ các chi tiết phi lý này đi, như mặt người và một cặp chân thừa, thì chúng ta thấy con vật này là một con khủng long Ankylosaurid. (Ảnh: I.T)(Ảnh: I.T)Một mẫu vật bằng ngọc có niên đại từ đời nhà Thương của Trung Quốc (1766-1122 trước công nguyên). Dễ dàng nhận thấy nét tương đồng đáng kinh ngạc với một con khủng long Saurolophus, đặc biệt là cái mỏ rộng, viền da trên sống lưng và cái mào nhọn trên đầu. (Ảnh: I.T)(Ảnh: I.T)Vào những năm 1920, người ta khai quật được 31 hiện vật cổ đại mang phong cách La Mã, ở gần Tucson bang Arizona nước Mỹ. Chúng được mô tả chi tiết tại trang 331 trong cuốn sách “Những thành phố thất lạc Bắc Mỹ và Trung Mỹ” (The Lost Cities of North & Central America) của David Hatcher, từng xuất hiện trong chương trình “Khai quật châu Mỹ” trên kênh truyền hình History Channel vào năm 2013. Giới khảo cổ học rất quan tâm đến khám phá này, tuy nhiên khi người ta phát hiện ra hình ảnh một con khủng long Diplodocus được khắc trên một thanh kiếm trong số các hiện vật cổ đại này thì chúng lập tức bị những người ủng hộ thuyết tiến hóa ỉm đi. Năm 1972, nhiều nhà khoa học xin phép được tiếp tục khai quật khu vực này để tìm kiếm thêm các hiện vật, nhưng họ bị cấm! Các hiện vật này được lưu giữ tại Hội Sử học Arizona. (Ảnh: I.T)(Ảnh: I.T)Những bức tượng khủng long Acambaro Waldemar Julsrud là một chuyên gia khảo cổ học người Mexico gốc Đức. Vào năm 1945 ông phát hiện ra những bức tượng đất nhỏ bị chôn vùi dưới chân núi El Toro ở vùng ngoại ô của Acambaro, Guanajuato, Mexico. Khi nói chuyện với nông dân địa phương, ông được biết họ thường tình cờ bắt gặp những bức tượng này ở những hố chôn nông, trên cả dải đất rộng của vùng chân núi, mỗi hố có từ 20 đến 40 bức tượng. Thế là ông bắt đầu thu thập các bức tượng này, và sau đó khai quật cả khu đất gần chân núi El Chivo ở phía bên kia thành phố. Cuối cùng ông đã có một bộ sưu tập khổng lồ gồm hơn 30.000 bức tượng. Kỳ lạ thay, trong bộ sưu tập khổng lồ của Julsrud có tới hàng ngàn bức tượng khủng long. Tất cả đều có niên đại từ 1.600 năm trước trở lên! (Ảnh: I.T)(Ảnh: I.T)Những bước tượng khủng long AcambaroThông tin thêm xung quanh khám phá những bức tượng khủng long Acambaro kỳ bíNhững hình chạm khắc khủng long trên các khối đá Ica Vào một ngày mưa năm 1960 ở một thị trấn nhỏ tại Peru, con sông Ica nhỏ hẹp đã bị xói mòn, để lộ hàng trăm hòn đá được khắc tạc chôn vùi trong những căn hầm dưới đất ở hai bên bờ sông. Khi nước rút xuống, người dân địa phương phát hiện ra những hòn đá kỳ lạ và bắt đầu thu nhặt. Khi đó tiến sỹ Javier Cabrera thuộc trường Đại học Lima, Peru đã tình cờ bắt gặp hình ảnh một con cá được chạm khắc trên một hòn đá. Cabrera nhận thấy nó giống một loài cá đã bị tuyệt chủng. Ông rất tò mò và tìm kiếm thêm những hòn đá này. Bộ sưu tập của ông ngày càng lớn, lên đến hơn 11.000 hiện vật. Cabrera gọi đó là thư viện những hòn đá bí ẩn. Những hình ảnh trên những viên đá Ica: hình người cưỡi khủng long Pterodactyl đi săn (bên trái), một bản đồ thế giới kỳ lạ (ở giữa), và một hoạt động bí ẩn nào đó khác (bên phải)Những hòn đá này có rất nhiều hình dạng và kích thước khác nhau. Có những viên đá nhỏ như quả trứng và cũng có những khối đá lớn bằng con chó. Tất cả số đá này đều được chạm khắc bằng những đường liền nét hằn sâu lên mặt đá. Thông tin thêm xung quanh khám phá những hình khắc khủng long trên những viên đá IcaCác bằng chứng lịch sử – văn hóa kể trên chỉ là một phần nhỏ được liệt kê, do khuôn khổ bài viết có hạn. Còn vô số bằng chứng nữa, độc giả biết tiếng Anh có thể tìm hiểu thêm ở đây. Nguyên 89 trang đầy hình ảnh. Thay lời kết Các bộ xương khủng long xưa nay luôn được các nhà tiến hóa tuyên bố “hàng trăm triệu năm tuổi”. Nay, đứng trước các bằng chứng rất thuyết phục, nếu họ đành phải công nhận chúng thực tế chỉ có tuổi vài ngàn năm, thì: Cách xác định tuổi khủng long hiện tại chủ yếu dựa vào lý thuyết niên đại địa chất đã sai lầm nghiêm trọng, đến mức phải loại bỏ phương pháp đó cùng với một phần hoặc toàn bộ lý thuyết niên đại địa chất. Dẫn đếnĐại đa số các di vật, hóa thạch, xương cốt sinh vật đều đã bị gán niên đại sai nghiêm trọng, cho nên Vì thuyết tiến hóa xây dựng các cây tiến hóa và phân loại sinh vật dựa chủ yếu trên cách tính niên đại này, nên Thuyết tiến hóa sai từ gốc Các cách xác định niên đại bằng phóng xạ (chỉ ngoại trừ phương pháp C14 đã được thực nghiệm kiểm chứng một phần) vốn phụ thuộc chặt chẽ cách tính niên đại địa chất và hóa thạch, cũng sai lầm nghiêm trọng và cần được loại bỏ Mỗi vấn đề kể trên đều dẫn đến hàng loạt các hệ quả hết sức to lớn, ảnh hưởng sâu rộng đến toàn thể giới khoa học, đặc biệt là các ngành khoa học liên quan… Vì vậy quá hiển nhiên, đối với những người theo phái tiến hóa cách tốt nhất để tồn tại là tìm mọi cách chống lại các bằng chứng rõ ràng đó hoặc tảng lờ như không biết. Tuy nhiên, dù có chông gai, sự thật rồi sẽ được phơi bày ra ánh sáng. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 9, 2016 Đã tìm thấy máu và DNA khủng long – Thách thức mới cho thuyết tiến hóa Xưa nay chúng ta đều được dạy rằng khủng long đã tuyệt chủng từ 65 triệu năm về trước, theo mô hình thuyết tiến hóa Darwin. Các hóa thạch khủng long luôn luôn được gán cho một con số 65 triệu năm tuổi trở lên. Lâu đời như vậy, xương cốt khủng long lẽ ra đều đã hoàn toàn hóa đá. Cá nhân tôi một lần nữa khẳng định về căn bản Thuyết Tiến hóa hoàn toàn phản ánh đúng thực tại khách quan tất cả các vần đề liên quan đến lịch sử phát triển vũ trụ. Nhưng tôi cũng cần xác định rằng: Những nhà khoa học ủng hộ thuyết tiến hóa chưa giải thích - đúng hơn là chưa biết được - cơ chế tiến hóa. Tất nhiên là trừ tôi trong số những người ủng hô thuyết Tiến hóa. Điều này tương tự như Thuyết Di Truyền vào thời gian đầu cũng bị phản đối, vì người ta chưa tìm ra cơ chế di truyền. Với tôi thì ngay bây giờ, người phát hiện ở một nơi nào đó trên trái Đất này cả một đàn khủng long còn sống, cũng không làm tôi thay đổi quan điểm. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 9, 2016 Giải thích theo thuyết tiến hoá thì sẽ nhưthế nào ? http://anninhthudo.vn/the-gioi/cau-chuyen-dau-thai-kinh-di-o-hoa-binh-va-nhung-ly-giai/532699.antd Câu chuyện đầu thai kinh dị ở Hòa Bình và những lý giải ANTĐ: Thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn (Hòa Bình) mấy năm nay đang lưu truyền một câu chuyện khá ly kỳ. Một cháu bé cứ nằng nặc nhận mình là đứa trẻ đã chết cách đây hơn 10 năm và đòi về ở với bố mẹ người đã chết. Câu chuyện có dạng một sự đầu thai mà người đầu thai biết rõ về kiếp trước của mình. Anh Tân và chị Thuận đều là cán bộ công tác tại thị trấn Vụ Bản. Anh chị kết hôn năm 1987 đến năm 1992 chị Thuận sinh cháu trai đặt tên là Nguyễn Phú Quyết Tiến. Tiến khỏe mạnh bụ bẫm và lớn lên trong sự vui mừng khôn tả. Tai họa ập đến trong một lần ra sông chơi, Tiến chẳng may chết đuối, khi ấy cháu 5 tuổi, đang là học sinh trường Mầm non Hoa Hồng ở thị trấn Vụ Bản. Sau việc buồn đó chị Thuận cũng không sinh nở được nữa. Cậu bé Bình - Tiến Có một sự đầu thai?Ngày 6-10-2002, tại xóm Cọi, gần thị trấn, chị Bùi Thị Dự đã sinh một cháu bé trai xinh xắn, đặt tên là Bùi Lạc Bình. Mọi sự bình thường cho đến năm 3 tuổi, bé Bình cứ nằng nặc nhận mình là Tiến, nhà ở thị trấn Vụ Bản. Thậm chí cậu bé còn bắt mẹ đưa ra thị trấn và chỉ đúng nhà số 25, nhà của anh chị Tân, Thuận. Được sự chỉ dẫn của cô giáo Đông, dạy mầm non trong bản Cọi, anh chị Tân, Thuận đã tìm đến nhà cháu Bình. Rất ngạc nhiên, cháu Bình lại như đã quen thân từ lâu với anh chị Tân, Thuận. Được sự đồng ý của bố mẹ cháu Bình, anh chị đưa cháu Bình về thăm nhà mình. Trên đường về, để thử thằng bé, anh Tân dừng xe trước một ngôi nhà cao tầng bảo cháu, nhà bác đấy cháu vào đi. Lập tức Bình bảo, đây không phải, nhà ở dưới kia cơ. Đi qua rất nhiều đường trong thị trấn, anh Tân không đi theo đường chính vì muốn thử thằng bé. Ngạc nhiên là Bình cứ chỉ rành rọt và cho đến ngôi nhà anh Tân thì mới thôi.Vừa mở cửa nhà, Bình lập tức xuống xe và chạy tót vào trong và mở tủ bới đồ đạc. Chị Dự đi cùng đã định ngăn lại vì sợ vợ chồng anh Tân đánh giá con mình thiếu giáo dục nhưng anh Tân đã ngăn lại. Mặc cho cháu Bình tìm kiếm. Anh Tân hỏi thế cháu đang tìm gì? “Tìm cái máy bay và cần cẩu”. Nghe Bình nói anh Tân giật mình vì đây là hai món đồ chơi anh đã mua cho cháu Tiến trước đây. Đến lúc cháu qua đời anh mới mang vứt đi. “Bác cất đi rồi để lúc nào bác tìm lại cho cháu”, anh nói với cháu Bình. Sau bữa cơm anh Tân bảo cháu ra xe để chở hai mẹ con về nhưng thằng bé bảo, nhà ở đây, không về đâu. Nói rồi Bình chạy vào nhà leo lên giường, đúng chiếc giường bé Tiến nằm ngày trước và nằm sấp xuống giường, ngủ luôn.Nhìn cái dáng Bình nằm y như Tiến năm xưa vợ chồng anh Tân lặng người. Trước sự tha thiết của thằng bé đêm hôm đó chị Dự đã miễn cưỡng cho con ở lại với gia đình anh Tân. Biết chuyện thằng bé, đêm hôm đó hàng xóm láng giềng kéo đến chật kín nhà. Ai cũng thử Bình bằng những câu hỏi để xem nó kể lại chuyện ngày xưa có chính xác không. Lạ là mọi chuyện xưa cũng như những người quen, cậu bé đều biết và nhận ra. Đêm đầu tiên Bình ở với anh Tân chị Thuận, anh chị đã hỏi cháu rất nhiều chuyện. Hỏi chuyện… con chết thế nào, tại sao lại về trong xóm Cọi? Bình bảo, con cũng đã quay về nhà nhưng đến cái cống đầu ngõ có một người to lớn cứ chặn con lại rồi đuổi đi nên không vào được nhà. Cũng đêm đó, anh Tân giả vờ gọi lớn Tiến ơi, lập tức ở trong nhà Bình dạ và còn hỏi lại bố gọi gì con. Chỉ vào chị Thuận hỏi đây có phải là mẹ con không, cháu cũng trả lời phải. Sau khi đưa Bình về xóm Cọi, anh Tân luôn nhớ đến cháu Bình. Ba ngày hôm sau, anh Tân lại vào xóm Cọi thăm cháu. Vừa thấy anh Tân, Bình đã nhảy tót vào lòng anh như người thân thiết từ lâu lắm. Mặc cho bố mẹ, bà nội vẫn đang ngồi bên cạnh. Điều ngạc nhiên là chính bà Thỉn bà nội cháu bé nói với anh Tân: “Từ ngày thằng Bình bắt đầu bi bô tập nói tôi đã biết nó không phải người Mường mà là người Kinh. Nó nói tiếng Kinh rành rọt, điều mà chưa một đứa bé người Mường nào giống thế”. Chính Bình cũng đã có lần nói với mẹ: “Con là người Kinh, con không phải người Mường. Mẹ không đưa con về con sẽ chết”. Bà Thỉn đưa Bình đi học cháu khóc và nói: “Cháu không học trường này đâu, cháu học trường gần nhà cháu cơ, trường ở ngoài thị trấn”.Một thời gian sau đó Bình liên tục đòi bố mẹ “đưa về nhà con” và dọa “không đưa về con sẽ chết”. Một lần Bình ốm nặng, anh Hoan chị Dự đã rất lo lắng, sợ điều thằng bé nói sẽ linh, nó sẽ chết thật. Dù được mỗi mình cháu nhưng không còn cách nào khác, anh chị đã đồng ý cho Bình về ở hẳn với nhà anh Tân, chị Thuận. Từ ngày về với “nhà của con” Bình chơi vui vẻ và không còn bệnh tình gì nữa. Kể từ ngày về ở với bố Tân, mẹ Thuận, Bình cũng được đổi thành tên Tiến và mang họ Nguyễn Phú Quyết Tiến. Tên họ trùng với cháu Tiến con anh Tân đã chết đuối cách thời điểm đó hơn 10 năm. Đến nay, cháu đã lớn và đang học phổ thông, cũng bình thường như bao đứa trẻ khác. Anh Tân không muốn sự việc trở nên phức tạp và được thêu dệt thêm. Tuy nhiên câu chuyện của cậu bé Bình - Tiến này khắp vùng ai cũng biết. Những trường hợp tương tựĐã có nhiều trường hợp đầu thai tương tự như trường hợp cậu bé Bình - Tiến xảy ra trên thế giới làm đau đầu các nhà nghiên cứu. Hiện có tới 2.500 hồ sơ nhân chứng lưu trữ ở ĐH Virginia được ghi chép cẩn thận về các trường hợp đầu thai này.Trường hợp đầu tiên là câu chuyện của Gamini Jayasuriya được sinh ra ở Sri Lanka vào năm 1962. Khi còn là một đứa trẻ, Gamini đã kể rằng cậu nhớ kiếp trước của mình. Ở kiếp trước, cậu có một người mẹ khác to lớn hơn người mẹ hiện giờ. Cậu có chú voi đồ chơi hay mang theo khi đi tắm, cậu cũng đã từng bị ngã xuống chiếc giếng gần nhà. Cậu thường bị người em tên Nimal cắn và cậu còn đang để chiếc cặp sách trên chiếc ghế trong phòng. Thật may là trong một lần tình cờ đi qua khu vực Nittambuwa (Sri Lanka), Gamini nói rằng em nhận ra mình đã từng sống ở đó. Và những câu chuyện cậu bé kể về kiếp trước của mình hoàn toàn đúng với một cậu bé đã chết tại đây. Trường hợp thứ hai được đề cập đến là một cậu bé 6 tuổi người Thổ Nhĩ Kỳ - Kemal Atasoy. Vào năm 1997, Tiến sĩ Jurgen Keil - nhà tâm lý học người Australia đã lắng nghe và ghi nhận những miêu tả một cách tự tin về cuộc sống trước kia của cậu bé Kemal. Cậu bé kể rằng ở kiếp trước, cậu đã từng sống ở Istanbul (cách đó 800km), trong dòng họ Karakas và cậu là một tín đồ Cơ đốc giáo giàu có người Armenia và rất nhiều chi tiết về kiếp trước của mình.Tiến sĩ Keil đã bỏ công sức đi kiểm chứng lời nói của Kemal. Tuy rất vất vả nhưng cuối cùng, tiến sĩ cũng gặp một nhà sử học uy tín trong vùng và được nghe kể câu chuyện gần như trùng khớp với những lời Kemal đã nói. Nhà sử học kể rằng, có một gia đình đạo Cơ đốc giàu có sống trong căn nhà bên hồ. Ông ta là người Armenia duy nhất trong vùng và có họ Karakas. Vợ ông là người Hy Lạp và họ có ba người con. Người đàn ông đó chết khoảng năm 1940-1941.Câu hỏi được đặt ra là làm thế nào một cậu bé lại có thể biết những thông tin về một người đàn ông sống cách đó 800km và không có bất cứ một liên hệ nhỏ nào tới gia đình cậu?Từ bên trái sang: Chị Thuận, cậu bé Bình - Tiến, anh Nguyễn Phú Tânvà người bác ruột Bùi Văn Tuấn Những lời giải thích đầu tiên…Đầu tiên, các nhà khoa học nghĩ đến chuyện những người trong cuộc có thể đã nói dối và tưởng tượng ra những câu chuyện kỳ lạ. Giả thuyết này không đứng vững, bởi lẽ, xét về khía cạnh động cơ, những nhân vật này hoàn toàn không có động cơ nào để “sáng tạo” ra một câu chuyện như vậy. Vả lại có rất ít mối liên hệ giữa người thân của những người chết và những người đầu thai. Và lý do này cũng đã phủ nhận một giả thuyết khác được đề cập đến đó là nhân chứng vô tình biết được thông tin về người được cho là tiền kiếp của mình, và vô tình, những thông tin đó ăn sâu vào tiềm thức, biến thành một ký ức giả, ký ức không phải của bản thân nhưng tưởng tượng đó là của chính mình. Một giả thuyết khác, người ta cho rằng, những ký ức có thể được di truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác nhờ gene. “Trí nhớ gene” được lưu trong những phân tử protein của tế bào não. Khi có một năng lực nào đó làm khởi động các phân tử ấy thì ký ức về đời trước sẽ được phục hồi, con người bỗng nhiên nhớ lại những gì từng xảy ra với tổ tiên xa xôi, y như là đã xảy ra với chính mình. Tuy vậy, giả thuyết này vẫn vấp phải nhiều sự phản đối của các nhà nghiên cứu.Những niềm tin về sự đầu thai hay luân hồi được phổ biến rộng rãi trong các tôn giáo và đức tin. Quan niệm về sự đầu thai, luân hồi cho rằng, một người đã ở sẽ trở lại thế gian này trong một thể xác khác. Điều này gợi đến một sự kết nối giữa những cuộc đời có vẻ không liên quan đến nhau, nhưng sâu sa trong đó là bằng chứng ẩn giấu về sự nối tiếp giữa cuộc đời.Dù đưa ra rất nhiều bằng chứng chứng minh về hiện tượng đầu thai, luân hồi... nhưng lời giải thực sự về những trường hợp này vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 9, 2016 Giải thích theo thuyết tiến hoá thì sẽ nhưthế nào ? http://anninhthudo.vn/the-gioi/cau-chuyen-dau-thai-kinh-di-o-hoa-binh-va-nhung-ly-giai/532699.antd Câu chuyện đầu thai kinh dị ở Hòa Bình và những lý giải ANTĐ: Thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn (Hòa Bình) mấy năm nay đang lưu truyền một câu chuyện khá ly kỳ. Một cháu bé cứ nằng nặc nhận mình là đứa trẻ đã chết cách đây hơn 10 năm và đòi về ở với bố mẹ người đã chết. Câu chuyện có dạng một sự đầu thai mà người đầu thai biết rõ về kiếp trước của mình. Anh Tân và chị Thuận đều là cán bộ công tác tại thị trấn Vụ Bản. Anh chị kết hôn năm 1987 đến năm 1992 chị Thuận sinh cháu trai đặt tên là Nguyễn Phú Quyết Tiến. Tiến khỏe mạnh bụ bẫm và lớn lên trong sự vui mừng khôn tả. Tai họa ập đến trong một lần ra sông chơi, Tiến chẳng may chết đuối, khi ấy cháu 5 tuổi, đang là học sinh trường Mầm non Hoa Hồng ở thị trấn Vụ Bản. Sau việc buồn đó chị Thuận cũng không sinh nở được nữa. Cậu bé Bình - Tiến Có một sự đầu thai? Ngày 6-10-2002, tại xóm Cọi, gần thị trấn, chị Bùi Thị Dự đã sinh một cháu bé trai xinh xắn, đặt tên là Bùi Lạc Bình. Mọi sự bình thường cho đến năm 3 tuổi, bé Bình cứ nằng nặc nhận mình là Tiến, nhà ở thị trấn Vụ Bản. Thậm chí cậu bé còn bắt mẹ đưa ra thị trấn và chỉ đúng nhà số 25, nhà của anh chị Tân, Thuận. Được sự chỉ dẫn của cô giáo Đông, dạy mầm non trong bản Cọi, anh chị Tân, Thuận đã tìm đến nhà cháu Bình. Rất ngạc nhiên, cháu Bình lại như đã quen thân từ lâu với anh chị Tân, Thuận. Được sự đồng ý của bố mẹ cháu Bình, anh chị đưa cháu Bình về thăm nhà mình. Trên đường về, để thử thằng bé, anh Tân dừng xe trước một ngôi nhà cao tầng bảo cháu, nhà bác đấy cháu vào đi. Lập tức Bình bảo, đây không phải, nhà ở dưới kia cơ. Đi qua rất nhiều đường trong thị trấn, anh Tân không đi theo đường chính vì muốn thử thằng bé. Ngạc nhiên là Bình cứ chỉ rành rọt và cho đến ngôi nhà anh Tân thì mới thôi. Vừa mở cửa nhà, Bình lập tức xuống xe và chạy tót vào trong và mở tủ bới đồ đạc. Chị Dự đi cùng đã định ngăn lại vì sợ vợ chồng anh Tân đánh giá con mình thiếu giáo dục nhưng anh Tân đã ngăn lại. Mặc cho cháu Bình tìm kiếm. Anh Tân hỏi thế cháu đang tìm gì? “Tìm cái máy bay và cần cẩu”. Nghe Bình nói anh Tân giật mình vì đây là hai món đồ chơi anh đã mua cho cháu Tiến trước đây. Đến lúc cháu qua đời anh mới mang vứt đi. “Bác cất đi rồi để lúc nào bác tìm lại cho cháu”, anh nói với cháu Bình. Sau bữa cơm anh Tân bảo cháu ra xe để chở hai mẹ con về nhưng thằng bé bảo, nhà ở đây, không về đâu. Nói rồi Bình chạy vào nhà leo lên giường, đúng chiếc giường bé Tiến nằm ngày trước và nằm sấp xuống giường, ngủ luôn. Nhìn cái dáng Bình nằm y như Tiến năm xưa vợ chồng anh Tân lặng người. Trước sự tha thiết của thằng bé đêm hôm đó chị Dự đã miễn cưỡng cho con ở lại với gia đình anh Tân. Biết chuyện thằng bé, đêm hôm đó hàng xóm láng giềng kéo đến chật kín nhà. Ai cũng thử Bình bằng những câu hỏi để xem nó kể lại chuyện ngày xưa có chính xác không. Lạ là mọi chuyện xưa cũng như những người quen, cậu bé đều biết và nhận ra. Đêm đầu tiên Bình ở với anh Tân chị Thuận, anh chị đã hỏi cháu rất nhiều chuyện. Hỏi chuyện… con chết thế nào, tại sao lại về trong xóm Cọi? Bình bảo, con cũng đã quay về nhà nhưng đến cái cống đầu ngõ có một người to lớn cứ chặn con lại rồi đuổi đi nên không vào được nhà. Cũng đêm đó, anh Tân giả vờ gọi lớn Tiến ơi, lập tức ở trong nhà Bình dạ và còn hỏi lại bố gọi gì con. Chỉ vào chị Thuận hỏi đây có phải là mẹ con không, cháu cũng trả lời phải. Sau khi đưa Bình về xóm Cọi, anh Tân luôn nhớ đến cháu Bình. Ba ngày hôm sau, anh Tân lại vào xóm Cọi thăm cháu. Vừa thấy anh Tân, Bình đã nhảy tót vào lòng anh như người thân thiết từ lâu lắm. Mặc cho bố mẹ, bà nội vẫn đang ngồi bên cạnh. Điều ngạc nhiên là chính bà Thỉn bà nội cháu bé nói với anh Tân: “Từ ngày thằng Bình bắt đầu bi bô tập nói tôi đã biết nó không phải người Mường mà là người Kinh. Nó nói tiếng Kinh rành rọt, điều mà chưa một đứa bé người Mường nào giống thế”. Chính Bình cũng đã có lần nói với mẹ: “Con là người Kinh, con không phải người Mường. Mẹ không đưa con về con sẽ chết”. Bà Thỉn đưa Bình đi học cháu khóc và nói: “Cháu không học trường này đâu, cháu học trường gần nhà cháu cơ, trường ở ngoài thị trấn”. Một thời gian sau đó Bình liên tục đòi bố mẹ “đưa về nhà con” và dọa “không đưa về con sẽ chết”. Một lần Bình ốm nặng, anh Hoan chị Dự đã rất lo lắng, sợ điều thằng bé nói sẽ linh, nó sẽ chết thật. Dù được mỗi mình cháu nhưng không còn cách nào khác, anh chị đã đồng ý cho Bình về ở hẳn với nhà anh Tân, chị Thuận. Từ ngày về với “nhà của con” Bình chơi vui vẻ và không còn bệnh tình gì nữa. Kể từ ngày về ở với bố Tân, mẹ Thuận, Bình cũng được đổi thành tên Tiến và mang họ Nguyễn Phú Quyết Tiến. Tên họ trùng với cháu Tiến con anh Tân đã chết đuối cách thời điểm đó hơn 10 năm. Đến nay, cháu đã lớn và đang học phổ thông, cũng bình thường như bao đứa trẻ khác. Anh Tân không muốn sự việc trở nên phức tạp và được thêu dệt thêm. Tuy nhiên câu chuyện của cậu bé Bình - Tiến này khắp vùng ai cũng biết. Những trường hợp tương tự Đã có nhiều trường hợp đầu thai tương tự như trường hợp cậu bé Bình - Tiến xảy ra trên thế giới làm đau đầu các nhà nghiên cứu. Hiện có tới 2.500 hồ sơ nhân chứng lưu trữ ở ĐH Virginia được ghi chép cẩn thận về các trường hợp đầu thai này. Trường hợp đầu tiên là câu chuyện của Gamini Jayasuriya được sinh ra ở Sri Lanka vào năm 1962. Khi còn là một đứa trẻ, Gamini đã kể rằng cậu nhớ kiếp trước của mình. Ở kiếp trước, cậu có một người mẹ khác to lớn hơn người mẹ hiện giờ. Cậu có chú voi đồ chơi hay mang theo khi đi tắm, cậu cũng đã từng bị ngã xuống chiếc giếng gần nhà. Cậu thường bị người em tên Nimal cắn và cậu còn đang để chiếc cặp sách trên chiếc ghế trong phòng. Thật may là trong một lần tình cờ đi qua khu vực Nittambuwa (Sri Lanka), Gamini nói rằng em nhận ra mình đã từng sống ở đó. Và những câu chuyện cậu bé kể về kiếp trước của mình hoàn toàn đúng với một cậu bé đã chết tại đây. Trường hợp thứ hai được đề cập đến là một cậu bé 6 tuổi người Thổ Nhĩ Kỳ - Kemal Atasoy. Vào năm 1997, Tiến sĩ Jurgen Keil - nhà tâm lý học người Australia đã lắng nghe và ghi nhận những miêu tả một cách tự tin về cuộc sống trước kia của cậu bé Kemal. Cậu bé kể rằng ở kiếp trước, cậu đã từng sống ở Istanbul (cách đó 800km), trong dòng họ Karakas và cậu là một tín đồ Cơ đốc giáo giàu có người Armenia và rất nhiều chi tiết về kiếp trước của mình. Tiến sĩ Keil đã bỏ công sức đi kiểm chứng lời nói của Kemal. Tuy rất vất vả nhưng cuối cùng, tiến sĩ cũng gặp một nhà sử học uy tín trong vùng và được nghe kể câu chuyện gần như trùng khớp với những lời Kemal đã nói. Nhà sử học kể rằng, có một gia đình đạo Cơ đốc giàu có sống trong căn nhà bên hồ. Ông ta là người Armenia duy nhất trong vùng và có họ Karakas. Vợ ông là người Hy Lạp và họ có ba người con. Người đàn ông đó chết khoảng năm 1940-1941. Câu hỏi được đặt ra là làm thế nào một cậu bé lại có thể biết những thông tin về một người đàn ông sống cách đó 800km và không có bất cứ một liên hệ nhỏ nào tới gia đình cậu? Từ bên trái sang: Chị Thuận, cậu bé Bình - Tiến, anh Nguyễn Phú Tân và người bác ruột Bùi Văn Tuấn Những lời giải thích đầu tiên… Đầu tiên, các nhà khoa học nghĩ đến chuyện những người trong cuộc có thể đã nói dối và tưởng tượng ra những câu chuyện kỳ lạ. Giả thuyết này không đứng vững, bởi lẽ, xét về khía cạnh động cơ, những nhân vật này hoàn toàn không có động cơ nào để “sáng tạo” ra một câu chuyện như vậy. Vả lại có rất ít mối liên hệ giữa người thân của những người chết và những người đầu thai. Và lý do này cũng đã phủ nhận một giả thuyết khác được đề cập đến đó là nhân chứng vô tình biết được thông tin về người được cho là tiền kiếp của mình, và vô tình, những thông tin đó ăn sâu vào tiềm thức, biến thành một ký ức giả, ký ức không phải của bản thân nhưng tưởng tượng đó là của chính mình. Một giả thuyết khác, người ta cho rằng, những ký ức có thể được di truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác nhờ gene. “Trí nhớ gene” được lưu trong những phân tử protein của tế bào não. Khi có một năng lực nào đó làm khởi động các phân tử ấy thì ký ức về đời trước sẽ được phục hồi, con người bỗng nhiên nhớ lại những gì từng xảy ra với tổ tiên xa xôi, y như là đã xảy ra với chính mình. Tuy vậy, giả thuyết này vẫn vấp phải nhiều sự phản đối của các nhà nghiên cứu. Những niềm tin về sự đầu thai hay luân hồi được phổ biến rộng rãi trong các tôn giáo và đức tin. Quan niệm về sự đầu thai, luân hồi cho rằng, một người đã ở sẽ trở lại thế gian này trong một thể xác khác. Điều này gợi đến một sự kết nối giữa những cuộc đời có vẻ không liên quan đến nhau, nhưng sâu sa trong đó là bằng chứng ẩn giấu về sự nối tiếp giữa cuộc đời. Dù đưa ra rất nhiều bằng chứng chứng minh về hiện tượng đầu thai, luân hồi... nhưng lời giải thực sự về những trường hợp này vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ. Tôi một lần nữa khẳng định rằng: Cá nhân tôi ủng hộ Thuyết Tiến hóa. Và rằng: "Dù người ta có tìm ngay ra một đàn khủng long còn sống thì cũng không làm thay đổi quan điểm của tôi". Nay có bài viết về sự đầu thai này. Nó không hề làm tôi thay đổi quan điểm. Có thể nói: Với khả năng nhận thức của nền văn minh hiện nay phát triển rất nhiều các đây 500 năm trước. Và sau 300 năm nữa thì con người của tương lai sẽ lại nhìn thấy sự hiểu biết của nền văn minh hiện nay rất lạc hậu. Những thành tựu đạt được của ngày hôm nay thuộc về nền văn minh này được coi là tiên tiến; Nhưng nó sẽ chẳng là cái gì so với 300 năm sau nữa. Và tất cả những gì mà nền văn minh này tự hào thực ra nó vẫn bị giới hạn bởi nhận thức trực quan. Nó phải "nhìn thấy" nó mới gọi là được "khoa học công nhận". Đầu tiên, con người "nhìn thấy" bằng mắt thường. Sau đó "khoa học phát triển", con người nhìn rõ hơn bằng kính hiển vi. Rồi ngày nay, các phương tiện kỹ thuật nghe nhìn khiến con người "nhìn thấy" mọi thứ. Ở những nơi này họ gọi là văn minh phát triển. Còn ở những nơi phương tiện kỹ thuật thiếu thốn "vùng sâu vùng xa", thiếu phương tiện không nhìn thấy; họ gọi là lạc hậu. Vì họ tiếp tục bị gọi là "người trần mắt thịt", chỉ vì thiếu phương tiện kỹ thuật nghe nhìn. Và với phương tiện kỹ thuật nghe nhìn ngày càng tinh vi, họ gọi đó là sự phát triển của nền văn minh.Vì nó là nền tảng xác định sự phát triển của nền văn minh, khi các nhà khoa học ngày càng "nhìn thấy" nhiều thứ. Họ đã nhìn được không phải chỉ là những con vi trùng, như gần 300 năm trước. Mà họ đã nhìn thấy cả hạt Cơ bản. Họ đã có khả năng cho các hạt cơ bản va chạm vào nhau để tìm "Hạt của Chúa". Việc đi tìm "Hạt của Chúa" là đỉnh cao của nền văn minh hiện nay. Với tham vọng khám phá tất cả bí mật của vật chất nói chung. Nhưng tất cả tri tuệ đỉnh cao của nền văn minh này đã thất bại và không nằm ngoài sự tiên tri, nhân danh tri thức chính thống của nền văn minh Đông phương, có cội nguồn văn hiến Việt. Tôi đã khẳng định điều này bằng một topic riêng, ngay trong diễn đàn này. Tất nhiên, loại bỏ cái đám tiểu nhân láo nháo, háo danh và bần tiệngiải thích rằng tôi gặp may, thì đây vẫn cứ là một thất bại đỉnh cao của cả một nền văn minh hiện nay, trước di sản còn lại của một nền văn minh cổ xưa, nhân danh nền văn hiến Việt. Sự thất bại của nền văn minh này trong việc đi tìm "Hạt của Chúa", chính là sự thất bại có tính nền tảng của nền văn minh này, Chính vì nó mới chỉ dừng lại ở nhận thức trực quan. Nó thiếu hẳn nền tảng của một phương pháp tổng hợp những hiện tượng và sự kiện được "nhìn thấy", để có một lý thuyết hoàn chỉnh giải thích những cái mà nó đã "nhìn thấy". Những thứ lý thuyết - được coi là tiên tiến, mũi nhọn của nền văn minh hiện nay - như thuyết Lượng tử, Lý thuyết Dây, thuyết Tương Đối...chỉ là những lý thuyết phản ánh cục bộ và sự giải thích có tính tổng hợp còn hạn chế, nên khả năng dự báo cũng rất hạn chế và chỉ mang tính cục bộ. Có lẽ cần phải nói thẳng là sự phát triển của nền văn minh hiện nay đã bế tắc. Bởi vậy, mọi sự tranh biện khoa học - cụ thể của tiểu luận này liên quan đến thuyết Tiến hóa - của giới khoa học tinh hoa; cũng chỉ là lấy những hiện tương trực quan, cục bộ, theo kiểu zen của Khủng Long được tìm thấy, hiện tượng đầu thai...Xin lỗi! Hôm nay tôi nói thẳng để chấm dứt cuộc tranh luận này ở diễn đàn Lý Học Đông phương - rằng: Nếu Chúa có xuất hiện ngay tại phố đi bộ ở Hồ Hoàn Kiếm thì tôi vẫn sẵn sàng tranh luận với Ngài về tính chân lý của Thuyết Tiến Hoa và tôi tin Ngài sẽ ủng hộ tôi. Bởi vậy, hiện tượng zen Khủng Long, hiện tượng đầu thai...không phải là luận cứ để bác bỏ thuyết Tiến Hóa. Tôi cũng mong rằng Việt Hà sẽ không đưa tiếp tục vài cái hiện tượng trực quan này như là một sự phản biện thuyết Tiến Hóa mà tôi ủng hộ. Việt Hà có thể mở hẳn một topic riêng, trong đó đưa là những luận cứ căn bản của Thuyết Tiến Hóa và phản biện. Không nên viết vào đây làm loãng chủ đề. Nếu những nhà khoa học tinh hoa và các tổ chức khoa học uy tín quốc tế, muốn biết bất cứ điều gì liên quan đến các chủ đề của vũ trụ này, hãy tổ chức hội thảo và tôi sẽ thuyết trình và quý vị phản bác. Có thể bắt đầu bằng chủ đề: "Vì sao không thể có Hạt Của Chúa"; "Vật chất tối là gì?", "Cơ chế tương tác của vũ trụ"; "bản thể và sự tiến hóa của vũ trụ"....và cả "Thuyết Tiến Hóa", vì sao nó đúng! Nhưng phải là những trí thức tinh hoa. Tôi sẽ không tham gia với bất cứ ai cũng có thể có mặt. Thí dụ như đẳng cấp giáo sư tiến sĩ vật lý hàng đầu Việt Nam Nguyễn Văn Trọng, hoặc vài vị giáo sư nói mà chẳng biết mình đang nói cái gì. . 4 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 9, 2016 Phát hiện thung lũng kim tự tháp khổng lồ ở BosniaThứ năm, 22/09/2016, 10:34 (GMT+7) (Quốc tế) - Bosnia có cả một thung lũng kim tự tháp lớn hơn ở Ai Cập rất nhiều. Phát hiện này khiến các nhà khoa học trên thế giới ngỡ ngàng. >> Phát hiện 2 kim tự tháp thủy tinh dưới biển Tam giác quỷ Bermuda >> IS mua đất tại Bosnia-Herzegovina lập căn cứ huấn luyện chiến binh >> Phát hiện lăng mộ 3.300 năm tuổi với dấu vết kim tự tháp >> Phố Wall quay đầu giảm khi Mỹ phát tín hiệu can thiệp quân sự vào Syria >> Ba điều kỳ bí gây tranh cãi nhất Thung lũng kim tự tháp ở thành phố Visoko thuộc Bosnia xứng đáng là tổ hợp kim tự tháp lớn nhất thế giới được phát hiện từ trước đến nay. Tại đây có kim tự tháp Mặt Trời cao hơn 220m, kim tự tháp Mặt Trăng cao 190m (cao hơn đại kim tự tháp Giza ở Ai Cập với chiều cao “khiêm tốn” 147m), kim tự tháp Rồng cao 90m, kim tự tháp thờ Mẹ Trái Đất và kim tự tháp Tình yêu. Sơ đồ vị trí các kim tự tháp trong thung lũng. Kim tự tháp Mặt Trời, kim tự tháp Mặt Trăng và kim tự tháp Rồng đều hình tam giác cân. Tất cả kim tự tháp đều xây hướng về phía bắc. Thung lũng kim tự tháp ở Bosnia được cho là một trong những di chỉ cổ đại quan trọng nhất ở châu Âu. Hồi tháng 8/2008, 55 nhà khoa học hàng đầu từ 13 nước tham gia Hội thảo Khoa học Quốc tế lần I, đã đưa ra kết luận về thung lũng kim tự tháp ở Bosnia rằng, các kim tự tháp ở Bosnia là hiện tượng kiến trúc và sẽ được nghiên cứu thêm để hiểu về nguồn gốc và mục đích xây dựng. Kim tự tháp Mặt Trời. Trong hội thảo lần II vào tháng 9/2011, các học giả cho rằng phải viết lại sách lịch sử, cập nhật sự tồn tại, niên đại và mục đích xây dựng những kim tự tháp ở Bosnia. Các nhà nghiên cứu cho rằng sử sách vốn có đã chút ít sai lệch ngay từ đầu. Các kim tự tháp và đường hầm trong thung lũng Visoko là bằng chứng cho thấy chúng ta còn biết quá ít về các nền văn minh cổ đại đã từng tồn tại trên Trái Đất. Kim tự tháp Mặt Trăng. Tổ hợp kim tự tháp ở Bosnia không chỉ bí ẩn về diện mạo bên ngoài, những phép đo radar địa chất và nhiệt lượng các hành lang và phòng bên trong kim tự tháp cũng cho thấy sự kỳ lạ. Phân tích các khối đá hình chữ nhật của kim tự tháp Mặt Trời cho thấy chúng khác với đá ở châu Âu và rõ ràng do con người xây dựng như khối bê tông. Qua những lần thử nghiệm và phân tích mẫu đá, các nhà nghiên cứu nhận thấy các kim tự tháp ở Bosnia được xây dựng cách đây 20.000 năm. Đường hầm trong thung lũng Vosoko. Mê cung ngầm gồm dãy hành lang dài hàng ngàn km, các phòng và một cái hồ nhân tạo. Nghiên cứu thổ nhưỡng cho thấy đất nơi đây có ảnh hưởng của các loại thực vật, nấm và sinh vật sống khác. Kể từ khi phát hiện ra thung lũng kim tự tháp, Bosnia trở thành tâm điểm khảo cổ học ở châu Âu thu hút hàng ngàn du khách, các nhà nghiên cứu và giới truyền thông. Đại kim tự tháp Mặt Trời kết hợp với các đường hầm Ravne nằm cách đó vài km trở thành điểm thu hút khách tham quan nhất Bosnia. Các nhà nghiên cứu khắp nơi trên thế giới đã đến đây để tận mắt thấy và nghiên cứu những kim tự tháp bí ẩn làm thay đổi lịch sử thế giới. (Theo Soha News) ==================== Các nhà nghiên cứu khắp nơi trên thế giới đã đến đây để tận mắt thấy và nghiên cứu những kim tự tháp bí ẩn làm thay đổi lịch sử thế giới. Chẳng cần đến Kim Tự Tháp, chỉ cần thuyết ADNH hành cũng đủ thay đổi lịch sử thế giới. KTT cũng chỉ là một nhận thức trực quan. Người ta có thể giải thích đó là do "người ngoài hành tinh" xây dựng. Thế là sang phim với một lũ ngu dốt.Nhưng với thuyết ADNH thì không thể giải thích khác đi về một nền văn minh có trước nền văn minh hiện đại. 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites