Thiên Sứ

Giới Thiệu Phong Thủy Lạc Việt

48 bài viết trong chủ đề này


PHONG THỦY LẠC VIỆT

 

Thưa quý vị và anh chị em quan tâm.

Khi tôi bắt đầu viết bài giới thiệu về Phong thủy Lạc Việt, từ mùng 3 tháng 5/ 2008. Đến nay là 2015, đã hơn bảy năm trôi qua. Trong chuỗi thời gian ấy đã bao biến đổi của lịch sử và những phát hiện mới nhất liên quan đến ngành phong thủy. Và một điều cần xác định rằng: sự phát hiện trên mọi phương diện liên quan đến ngành phong thủy Đông phương, kể cả di vật khảo cổ, tri thức khoa học hiện đại liên quan, những phát hiện có tính nghiên cứu về phong thủy....đều tiếp tục là sự xác minh tính chân lý là: Những di sản phong thủy trong cổ thư chữ Hán đã sai lệch, rời rạc. mâu thuẫn và cội nguồn cũng như lịch sử phong thủy không thuộc về nền văn minh Hán. Bởi vậy, hôm nay tôi viết lại bài này để tiếp tục giới thiệu với bạn đọc những giá trị đích thực huyền vĩ của ngành phong thủy Lạc Việt.

Phong thủy Lạc Việt, hay Địa lý Lạc Việt là một danh xưng, nhằm xác định bản chất cội nguồn của ngành phong thủy học Đông phương thuộc về nền văn minh Lạc Việt. Về nội hàm phong thủy Lạc Việt khác những di sản phong thủy Đông phương ghi nhận trong cổ thư chữ Hán.

Tính khác biệt căn bản này ở nguyên lý căn để trong hệ thống phương pháp luận của ngành phong thủy học Đông phương. Đó là "Hậu thiên Lạc Việt (Đổi chỗ Tốn Khôn so với Hậu Thiên Văn Vương) và phối với Hà Đồ". So với nguyên lý căn để trong những di sản còn lại trong cổ thư chữ Hán, có nguyên lý căn để là "Hậu Thiên Văn Vương phối với Lạc Thư".

Từ sự thay đổi của nguyên lý căn để hoàn toàn khác biệt này, Phong thủy Lạc Việt đã hệ thống hóa, một cách hoàn chỉnh và nhất quán toàn bộ ngành phong thủy học Đông phương từ những di sản còn lại bằng cổ thư chữ Hán. Điều này cũng khác hẳn những di sản phong thủy còn lại trong cổ thư chữ Hán, vốn rời rạc, không có tính hệ thống và đầy mâu thuẫn giữa các phương pháp - quen gọi là trường phái phong thủy trong cổ thư chữ Hán. Để bắt đầu xác định những vấn để liên quan đến Địa lý Lạc Việt, tôi lần lượt giới thiệu với bạn đọc quan tâm về lịch sử nhận thức được của phong thủy Đông phương.

 

LỊCH SỬ PHONG THỦY ĐÔNG PHƯƠNG.

 

Phương pháp ứng dụng của phong thủy đã tồn tại từ rất lâu trong văn minh Đông phương cổ. Những tư liệu và di vật khảo cổ lâu nhất tìm thấy được, mà người ta cho rằng mang dấu ấn của Phong thuỷ có từ 1500 năm trước Công Nguyên, qua những di vật khảo cổ tìm thấy ở Ân Khư - Thủ đô của nhà Hạ Ân trong lịch sử cổ đại Trung Hoa (*). Nhưng lý thuyết và phương pháp ứng dụng thực sự lưu truyền quan bản văn chữ Hán thì lại gần 2000 năm sau mới xuất hiện.

Cuốn sách cổ nhất được ghi nhận của Quách Phác đời Tấn, 200 năm sau CN, có tựa là “Táng thư”. Sách này để cập tới một số khái niệm liên quan đến phong thủy như "khí", long mạch, các cuộc đất và đề cập đến sự ảnh hưởng của mộ phần với cuộc sống của người thân.

Đến thế kỷ thứ V sau CN, vào đời nhà Đường, Ngô Cảnh Loan được coi là người sáng lập trường phái Loan đầu trong ngành phong thủy được coi là của Trung Hoa. Nội dung của trường phái này mô tả mối liên hệ giữa cảnh quan môi trường tác động tới ngôi gia và đưa ra phương pháp ứng dụng.

Cũng vào đời , sau Ngô Cảnh Loan, có Triệu Cửu Phong, Dương Quân Tùng được coi là người phát minh ra trường phái Dương trạch Tam yếu. Nội dung của trường phái này mô tả ba yếu tố căn bản trong cấu trúc nhà ở, là :Hướng và vị trí tọa của cổng, cửa và bếp.

Đến cuối đời Minh Thanh, vào thế kỷ XVII sau CN có Tăng Minh Hồng được coi là người sáng lập ra phái Huyền không. Nội dung của trường phái này mô tả những đại lượng được coi là các sao trên trời ảnh hưởng đến ngôi gia theo thời gian. Đến cuối đời Thanh, đầu  Trung Hoa Dân Quốc - cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, có Thẩm trức Nhưng tiếp tục công bố những phát hiện về phương pháp ứng dụng của phái Huyền không và được coi như là người có công đóng góp lớn nhất cho trường phái này ở lịch sử hiện đại.

Riêng trường phái gọi là Bát trạch, vốn là trường phái phổ biến nhất trong phong thủy, được coi là phá minh của Lục Dận vào thế kỷ thứ II trước CN. Trường phái này cho rằng hướng nhà có ảnh hưởng lớn nhất theo phong thủy.

 

Từ đó về sau, những phương pháp ứng dụng phong thuỷ trong xây dựng nhà ở, dinh thự và cả phương pháp chôn cất với mục đích làm phát vượng cho dòng tộc đời sau (Âm trạch), tiếp tục xuất hiện và nhiều nhất vào khoảng thời Đường Tống. Những phương pháp này - chủ yếu là dùng trong Dương Trạch - gần như khác nhau và xuất hiện ở những thời điểm khác nhau, nên người ta cho rằng nó thuộc về những trường phái khác nhau. Ngoài những sách vở chính thống thì phong thuỷ còn được lưu truyền một số phương pháp có tính bí truyền và chỉ truyền miệng trong dân gian, qua các giang hồ thuật sĩ.
Phong thuỷ cũng như Tử Vi, Bốc Dịch ....chỉ là những phương pháp ứng dụng với phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Bản thân lý thuyết này đã thất truyền và rất mơ hồ, trí thức hiện đại không hiểu được những thuật ngữ, khái niệm về những thực tại mà nó phản ánh. Bởi vậy – chính vì tính mơ hồ và thất truyền ấy – nên một thời rất dài khi tiếp xúc với nền văn minh Phương Tây, khoa Phong thuỷ đã bị liệt vào loại “mê tín dị đoan”. Mặc dù hiệu quả của nó trên thực tế chính là nguyên nhân để nó tồn tại trải hàng ngàn năm trong xã hội Đông phương.

Hiệu quả thực tế trải hàng ngàn năm và tính khách quan, tính qui luật với khả năng tiên tri của phương pháp phong thuỷ đã chứng tỏ một thực tại được nhân thức, tổng hợp thành một hệ thống lý thuyết và tạo ra một phương pháp ứng dụng của nó.



LỊCH SỬ PHONG THUỶ LẠC VIỆT

Lịch sử của dân tộc Việt trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huyền vĩ ở miền nam sông Dương Tử. Người Việt tự hào là giòng dõi của Cha Rồng - biểu tượng của sức mạnh vũ trụ - và Mẹ Tiên - biểu tượng của trí tuệ siêu việt. Trí tuệ vũ trụ này chính là nội dung của danh xưng văn hiến Việt. Cùng với nền văn minh cổ đại huyền vĩ khác là văn minh Ai Cập, nền văn hiến huyền vĩ của dân tộc Việt cũng bị sụp đổ ở thế kỷ thứ III trước CN ở bờ Nam sông Dương tử. May mắn cho văn minh Ai Cập đã để lại những chứng tích cho sự tồn tại của nó. Đó chính là những kỳ quan của thế giới hiện nay. Một trong nhữg di sản kỳ vĩ đó là Kim Tự tháp, mà cho đến ngày nay, trí thực hiện đại đầy tự hào vẫn còn phải bàng hoàng chiêm ngưỡng. Nhưng văn minh Việt khi sụp đổ chỉ để lại những giá trị văn hoá phi vật thể, trong nền văn minh Đông phương kỳ bí đến huyền vĩ mà cho đến nay người ta cũng không thể hiểu nổi bản chất đích thực của nó. Một trong những sự kỳ bí huyến vĩ trải hàng thiên niên kỷ cho đến bây giờ, chính là phương pháp ứng dụng trong Phong Thuỷ.


Khi nghiên cứu về Phong thuỷ, những nhà nghiên cứu lịch sử Phong thuỷ đều thống nhất cho rằng:
Phương pháp ứng dụng trong Phong thuỷ thuộc về văn minh Hoa Hạ cổ. Căn cứ vào thời điểm xuất hiện khác nhau trong thời gian lịch sử của văn minh Hán, của các phương pháp ứng dụng khác nhau trong phương pháp phong thuỷ mà họ gọi là trường phái.
Nhưng trên cơ sở những nghiên cứu mới nhất theo tiêu chí khoa học hiện đại thì không thể nào có với một đối tượng duy nhất là con người và cùng một phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành (*)- mà lại có những phương pháp khác nhau không liên quan đến nhau và đôi khi mâu thuẫn trong phương pháp ứng dụng.
Một phương pháp ứng dụng với phương pháp luận giải thích nó phải là hệ quả của một học thuyết là cơ sở của phương pháp luận của nó. Thuyết Âm Dương Ngũ hành cho đến tận ngày nay vẫn rất mơ hồ qua các cổ thư chữ Hán và không một triều đại nào trong lịch sử văn minh Trung Hoa coi thuyết Âm Dương Ngũ hành là một học thuyết chính thống. Bởi vậy, ngày nay - mặc dù những bản văn cổ nhất còn lưu giữ về môn phong thủy hoàn toàn viết bằng chữ Hán, nhưng đó không phải là bằng chứng cho môn Phong thủy có cội nguồn từ văn minh Hán. Đó chỉ là việc chuyển ngữ từ một nền văn minh đã sụp đổ trải hàng ngàn năm sang văn hóa Hán. Một đế chế thống nhất phải thống nhất về ngôn ngữ và văn tự. Đây chính là nguyên nhân để những tri thức phi Hán muốn lưu truyền trong đế chế Hán phải chuyển ngữ sang ngôn ngữ và văn tự Hán. Nền văn minh Hán từ hàng ngàn năm trước cho đến tận ngày nay vẫn không hề có một tri thức nền tảng là cơ sở hình thành các phương pháp ứng dụng thuộc lý học Đông phương với phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành.
Do đó, điều này chỉ có thể giải thích một cách hợp lý rằng: Phong thuỷ chính là một phương pháp ứng dụng nhất quán và là hệ quả của một tri thức về thiên nhiên, cuộc sống, vũ trụ và con người được lý thuyết hoá trong thuyết Âm Dương Ngũ hành . Một học thuyết nhất quán và hoàn chỉnh . Học thuyết này đã thất truyền khi văn minh Lạc Việt bị sụp đổ ở miền nam sông Dương tử. Những giá trị của nến văn minh này bị tan tác và lưu truyền trong dân gian. Chúng lần lượt bị Hán hoá và được công bố tuỳ từng thời điểm, sau khi văn minh Việt bị sụp đổ trải hàng ngàn năm. Cách giải thích này với thực tại trong ứng dụng phong thuỷ chỉ có đối tượng duy nhất và phương pháp luận duy nhất đã chứng tỏ rằng: Bộ môn phong thuỷ này không thể thuộc về nền văn minh Hán, mà thuộc về nền văn hiến kỳ vĩ của người Lạc Việt và là một phương pháp nhất quán, hoàn chỉnh. Những phương pháp riêng phần gọi là trường phái trong văn minh Hán, thực chất là sự ứng dụng những yếu tố tương tác khác nhau qua những ứng dụng cụ thể khác nhau do tính chất tương tác khác nhau.
Phong thủy Lạc Việt không phải là một trường phái bên cạnh những ý tưởng về "trường phái phongv thủy" theo quan niệm phổ biến hiện nay. Mà Phong thủy Lạc Việt là sự minh chứng tiếp tục và khẳng định một quan niệm về nguyên lý học thuật cổ Đông phương được ứng dụng trong môn Phong Thủy.
Khởi nguyên của học thuật phong thuỷ từ nên văn hiến Việt chính là sự tổng hợp của các yếu tố tương tác này.

NỘI DUNG PHONG THUỶ LẠC VIỆT


1) Sự thống nhất các phương pháp trong Phong thuỷ Lạc Việt.
Nội dung ứng dụng của Phong thủy Lạc Việt về căn bản không khác các phương pháp ứng dụng rời rạc, từng phần còn lưu truyền lại trong các cổ thư chữ Hán của Phong thuỷ (Mà các nhà nghiên cứu quen gọi là trường phái). Điều khác nhau ở đây là:

1) Phong Thuỷ Lạc Việt xuất phát từ nguyên lý căn để Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ. Đây chính là nguyên lý nền tảng của Phong thuỷ Lạc Việt để xác định và thống nhất mọi phương pháp ứng dụng trong Phong thuỷ Lạc Việt.

 

2) Tất cả các phương pháp ứng dụng trong Phong Thuỷ rời rạc từ cổ thư chữ Hán còn lưu lại và xuất hiện trong văn hoá Hán vào
những thời điểm khác nhau - quen gọi là trường phái - như: Hình lý khí (Loan đầu); Dương trạch; Bát trạch; Huyền không và rất nhiều sách vở tản mát khác ...đều không phải là những yếu tố riêng phần, mà là những yếu tố tương tác căn bản trong Phong thuỷ Lạc Việt để quán xét một đối tương duy nhất của nó. Những yếu tố tương tác này thống nhất trong một nguyên lý duy nhất: Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ.

3) Điều quan trọng là Phong thuỷ Lạc Việt là một hệ thống nhất quán với nguyên lý căn để của nó và mọi hiện tượng được giải thích bằng nguyên lý căn để này -Hậu thiên Lạc Việt phối Hà Đồ. Hay nói một cách khác:

Phong thuỷ Lạc Việt là một phương pháp ứng dụng có phương pháp luận xuất phát từ một lý thuyết và nguyên lý hoàn chỉnh, nhất quán, giải thích mọi vấn đề liên quan đến nó một cách hợp lý, có tính qui luật, tính khách quan và khả năng tiên tri.

Nhưng về phương pháp ứng dụng Phong thuỷ Lạc Việt không hề phủ định tri thức phong thuỷ truyền thống mà chỉ là sự hiệu chỉnh một số vấn đề cụ thể liên quan và thống nhất với nguyên lý của nó.
Thí dụ:
Người mạng Khảm theo sách Hán thì Sinh Khí ở Đông Nam và Tuyệt Mạng ở Tây Nam. Nay theo nguyên lý Hậu thiên Lạc Việt (Đổi chỗ Tốn - Khôn) thì Đông Nam phạm Tuyệt Mạng và Tây Nam là Sinh Khí. Mọi tương quan giữa bát quái với quái bản mệnh vẫn không đổi.
Để có một hình ảnh so sánh cụ thể: chúng ta có thể lấy lá số cho một nguơì từ trình Tử Vi Lạc Việt và một lá số lấy từ trình tử vi phi Lạc Việt để so sánh thì hoàn toàn không khác nhau là bao nhiêu. Phương pháp luận đoán không thay đổi. Mọi vấn nạn của Tử Vi như sai giờ, đoán dở, vv...vẫn như nhau trên hai lá số. Phương pháp luận và các ứng dụng về tương quan các sao khôing thay đổi . Chỉ khi Ngũ hành bản mệnh, hoặc rơi vào trường hợp tương tác với các sao là tính tương tác sẽ gia giảm.

 

2) Bản chất của Phong thuỷ Lạc Việt


Từ hàng ngàn năm trôi qua, Phong thuỷ là một bộ môn cấu thành nền văn hóa Đông phương và góp phần vào sự kỳ bí huyền vĩ của nền văn hóa này. Cho đến gần cuối thể kỷ 20. khi tri thức khoa học chưa thực sự phát triển thì môn Phong thuỷ vẫn còn bị coi là mê tín dị đoan. Nhưng đến những năm cuối của thế kỷ trước thì Phong thuỷ được coi là đối tượng nghiên cứu khoa học. Có thể nói hầu hết các cuờng quốc trên thế giới đều có các bộ phận nghiên cứu về Phong thuỷ. Thậm chí ở Đức – theo nguồn tin trên Tuổi Trẻ Online còn có cả Viện nghiên cứu Phong thủy. Mặc dù vậy, cho đến ngày nay các nhà khoa học chưa tìm ra được bản chất của các phương pháp ứng dụng Phong Thuỷ phản ánh một thực tại nào? Cho đến tận ngày hôm nay, tất cảc các phong thuỷ gia vẫn chỉ là những người ứng dụng phương pháp có sẵn. Họ hoàn toàn không hiểu được vì sao lại có phương pháp đó. Đây lại là một bằng chứng nữa chứng tỏ rằng:
Môn Phong thuỷ không thể thuộc về văn minh Hoa Hạ. Bởi vì, khi chính nền văn minh Hoa Hạ cũng không giải thích được những yếu tố có tính nguyên lý của nó và một thực tại mà nó đang ứng dụng. Bản thân thuyết Âm Dương Ngũ hành trong các bản văn chữ Hán cổ còn truyền lại cũng không hề ghi nhận tính hoàn chỉnh của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Cho đến ngày hôm nay, khi các bạn đang đọc những hàng chữ này thì vấn đề thuyết Âm Dương Ngũ hành có phải là một học thuyết hoàn chỉnh và nhất quán hay không vẫn còn là một vấn đề tranh luận về mặt lý thuyết. Trong khi đó thì môn phong thuỷ lại ứng dụng một cách hoàn hảo phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành như là một học thuyết hoàn chỉnh. Thật là vô lý khi hệ quả lại có trước tiên đề.
Xuất phát từ một quan điểm nhất quán: Nền Lý học Đông phương thuộc về văn minh Lạc Việt, một thời kỳ vĩ ở nam Dương Tử - tôi cho rằng:
Bản chất của Phong thuỷ Lạc Việt là sự ứng dụng những yếu tố tương tác trên cơ sở phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành là một học thuyết nhất quán và hoàn chỉnh. Nguyên lý căn để được ứng dụng trong phong thuỷ Lạc Việt chính là Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà đồ.

 

KẾT LUẬN


Phong thuỷ là một phương pháp ứng dụng có hiệu quả trong văn minh Đông phương, trải hàng ngàn năm. Đó là một thực tại không thể phủ nhận. Dù người ta nhìn nó với góc độ nào và kết luận nó là cái gì. Trước sự tiến bộ ngày càng nhanh về tri thức khoa học hiện đại và nhất là khoa học lý thuyết. Những giá trị tồn tại trên thực tế của văn minh Đông phương đã được các khoa học gia hàng đầu nhìn nhận như một đối tượng khoa học nghiêm túc.
Phong thuỷ Lạc Việt chính là một hướng nghiên cứu phong thuỷ nhằm tìm về cội nguồn đích thực và những thực tại còn chưa biết ẩn chứa đằng sau hiệu quả thực tế của nó với những luận cứ đã trình bày ở trên.
Đó là lý do chúng tôi mở chuyên đề phong thuỷ Lạc Việt trên website Lý học Đông phương để có điều kiện thuận lợi cho hướng nghiên cứu này và đào tạo tầng lớp kế thừa nhằm gìn giữ những gía trị học thuật thuộc văn hóa truyền thống Lạc Việt. Chúng tôi rất hy vọng được sự quan tâm của quí vị học giả và những Phong thuỷ gia cùng tham gia nghiên cứu mở các bài viết trong mục Phong Thuỷ Lạc Việt, để chứng minh những giá trị đích thực của một thực tại còn huyến vĩ trong trí thức nhân loại hiện đại. Khi mà những hiệu quả thực tế của phương pháp ứng dụng trong phong thuỷ trải hàng ngàn năm đã chứng tỏ một thực tại mà nhân loại chưa biết đến ẩn chưa đàng sau phương pháp ứng dụng của nó.
Trân trọng cảm ơn sự quan tâm của quí vị và anh chị em .

 


Thiên Sứ ----------------
Chú thích: * Những di vật khảo cổ tìm được ở thủ Đô Ân Khư chỉ ghi nhận những dấu ấn mơ hồ liền quan đến Phong Thủy và được viết bằng văn khoa đẩu, một thứ văn tự không thuộc văn minh Hán.
* Cho đến tận ngày hôm nay, những bản văn chứ Hán vẫn chưa hề chứng tỏ sự tồn tại một cách nhất quan của thuyết Âm Dương Ngũ hành.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

NHỮNG BÀI VIẾT LIÊN QUAN
*

Hàn Quốc và Phong Thuỷ

Có lẽ trong chúng ta ít nghe nói về thuật Phong Thủy ở Hàn Quốc. Nhưng bản tin dưới đây cho thấy đất nước này đã tin vào thuật phong thủy từ lâu mà họ gọi là Phoonsoo. Vậy phương pháp ứng dụng Phong thủy của Hàn Quốc bắt nguồn từ đâu? Tôi tin rằng nó không phải do từ Trung Quốc sang và bởi vậy, đã có một thời người Hàn Quốc đã đăng ký với cơ quan văn hóa Liên Hiếp Quốc - thuật Phoongsoo này là di sản văn hóa của họ.
Điều này cho thấy rằng: Thuật phong thủy không thể xuất phát từ Trung Quốc, mà nó thuộc về một nền văn hóa thống nhất đã tồn tại trước đó.
Quí vị và anh chị em quan tâm tham khảo thông tin dười đây.


Nguồn Vietnamnet.net
Bầu cử TT Hàn Quốc làm dịch chuyển cả xác chết
14:21' 15/11/2007 (GMT+7)

Phần lớn người Hàn Quốc đều tin rằng vị trí mồ mả của tổ tiên có thể quyết định vận may của họ và điều này được các chính trị gia khắc cốt ghi tâm. Trước thềm bầu cử Tổng thống, vài người bắt đầu chuyển mộ tới những nơi mà thầy bói cho rằng nó sẽ giúp họ nhận được phiếu ủng hộ.

Posted Image
Cựu Chủ tịch đảng Đại Dân tộc Lee Hoi-chang đã chuyển 9 ngôi mộ của tổ tiên từ Yesan-ni tới Nongmun-ni ở Yesan-gun, tỉnh Chungcheong với hy vọng có nhiều may mắn trong lần tranh cử Tổng thống thứ 3. (Ảnh Yonhap)

Chuyện mồ mả và cơ hội làm Tổng thống
"Vận mệnh của mỗi cá nhân bị chi phối bởi nơi mà tổ tiên họ được chôn" Park Min-chan, một chuyên gia về Poongsoo (tương tự luật phong thủy ở Trung Quốc) cho biết. Theo tín ngưỡng vào Poongsoo, nếu đặt các vật thể theo một cách hài hòa với những nơi xung quanh nó sẽ thu được sức mạnh thiên nhiên thần bí.
Vài tháng trước, một trong ba ứng viên hàng đầu của cuộc bầu cử tổng thống ngày 19/12 đã mời ông Park tới giúp dịch chuyển 9 ngôi mộ của ông bà để đảm bảo có được kết quả tốt trong cuộc bỏ phiếu.
"Tôi đã chọn một nơi ở trên núi. Đó là ngọn núi có hình một người đang đọc sách", ông Park trả lời phỏng vấn của hãng tin Reuters.
Thông tin trên đã tiếp sức cho những dự đoán rằng ông Lee Hoi-chang, cựu thẩm phán 72 tuổi, sẽ tuyên bố ra tranh cử tổng thống lần 3. Việc này có thể ảnh hưởng mạnh tới cuộc đua vốn do ông Lee Myung-bak của đảng đối lập Đại dân tộc (GNP) chiếm ưu thế.
Các cuộc thăm dò cho thấy, nếu Lee Hoi-chang quyết định ra tranh cử, ông sẽ giành được hơn 20% phiếu ủng hộ và khiến ứng viên Lee Myung-bak sẽ chịu tổn thất. Hiện, mức độ ưa chuộng của cử tri với ông Lee Myung-bak luôn ở mức hơn 50%.
Cựu thị trưởng Seoul, cựu CEO của Tập đoàn Hyudai Lee Myung-bak, cũng không phải là người xa lạ với Poongsoo. Người đứng đầu nhóm nghiên cứu Poongsoo ở Seoul cho biết, gia đình ông Lee đã tìm được một số điểm rất đẹp để thờ cúng tổ tiên.
Ông Chung Dong-Young, 54 tuổi, một ứng viên khác trong cuộc chạy đua vào ghế Tổng thống cũng đã tiến hành cải tạo nghĩa trang gia đình, gồm vài chục ngôi mộ, ở quy mô lớn vào năm 2005, tờ Chosul Ilbo cho biết. Ông Chung hiện đang theo sát ông Lee Hoi-chang và Lee Myung-bak về tỷ lệ được nhiều người ủng hộ.
Với những gì đang diễn ra trước thềm bầu cử Tổng thống, rõ ràng đó không chỉ là cuộc so tài giữa các ứng viên mà còn là cuộc đua giữa các thầy Poongsoo.
Nhiều ngôi mộ khác chắc chắn sẽ được dịch chuyển trước cuộc bầu cử Quốc hội vào tháng 4 sang năm.

Poongsoo làm tăng cơ hội thắng cử
Poongsoo cũng tương tự thuật phong thủy ở Trung Quốc. "Những người đặt niềm tin vào Poongsoo còn tin tưởng vào sự sắp đặt các ngôi mộ hơn cả những người tin vào phong thủy", ông Park cho hay.
Phương tiện truyền thông địa phương cho biết, cựu Tổng thống Kim Dae-jung, người hai lần thua cuộc trong cuộc bầu cử Tổng thống, đã mời một chuyên gia poongsoo tới và xê dịch mồ mả tổ tiên. Hai năm sau, ông Kim Dae-jung đã thắng cử Tổng thống.
Phần lớn người Hàn Quốc đều mời các chuyên gia về Poongsoo tới xác định vị trí đặt mộ phần cho gia đình và sau đó, họ thường không di chuyển mộ thêm nữa.
Tuy nhiên, kể từ khi Poongsoo thường được hoàng gia triệu đến để hỏi ý kiến nhằm đảm bảo quá trình chuyển giao quyền lực từ thế hệ này sang thế hệ khác một cách trôi chảy, nhiều người Hàn Quốc sẵn sàng chấp nhận việc các nhà lãnh đạo tương lai dịch chuyển mồ mả để được may mắn hơn trong bầu cử, ông Park nói.
Việc thờ cúng tổ tiên được tiến hành một cách triệt để ở Hàn Quốc. Thậm chí, ngay cả những người theo Cơ đốc giáo cũng tiến hành nghi lễ này.
Theo Bộ Văn hóa Hàn Quốc, năm 2005 có khoảng 53,1% dân nước này theo một tôn giáo nào đó. Tính tổng dân số, 22,8% theo đạo Phật, 18,3% theo đạo Tin Lành, 10% theo Thiên Chúa giáo La Mã và chưa đầy 1% theo một giáo phái nào đó.
Chuyên gia Poongsoo Park đã chỉ bảo cho nhiều chính trị gia Hàn Quốc và thậm chí còn giúp các ứng viên Tổng thống Mỹ, khuyên họ nên đặt chôn người thân ở đâu nếu muốn có nhiều phiếu ủng hộ.

Hoài Linh (Tổng hợp)
Thiên Sứ giới thiệu
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

NHỮNG BÀI VIẾT LIÊN QUAN
*


Nguồn Tuổi Trẻ Online.

Thứ Ba, 09/01/2007, 03:07 (GMT+7)
Trung Quốc muốn công nhận môn phong thủy


TT - Hội Khoa học xã hội (KHXH) Thượng Hải đang vận động để bộ môn phong thủy được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể ở Trung Quốc.
Giáo sư Yu Xixian, một người ủng hộ việc làm của Hội KHXH Thượng Hải, cho rằng:
“phong thủy là một hệ thống đánh giá môi trường dựa trên triết lý cổ nên phải được xem là một bộ phận quan trọng của văn hóa truyền thống Trung Hoa”.
Một nhà nghiên cứu họ Tao cho biết Hàn Quốc, Nhật Bản cũng đã lên kế hoạch xin Liên Hiệp Quốc công nhận môn phong thủy nên Trung Quốc muốn nhanh chân hơn. Một cuộc khảo sát đã được mở ra ở địa chỉ Sohu.com, một trong những trang web lớn ở Trung Quốc, cho thấy 80% người được khảo sát ủng hộ việc này, 16% cho đây chẳng qua chỉ là một sản phẩm của mê tín dị đoan nhằm kiếm tiền. Ông Zhang Liangren, phó chủ tịch Hội KHXH Thượng Hải, nói nhóm của ông gồm 25 học giả đang nghiên cứu phong thủy và họ sẽ không bỏ cuộc để có thể khôi phục danh tiếng cho phong thủy.
Tuy nhiên, vấn đề khó khăn hiện nay là Thượng Hải không phải cái nôi của phong thủy để có thể nộp đơn xin công nhận, nhưng quan trọng nhất là chưa tìm ra được một đại diện thích hợp nào mặc dù phong thủy đã được hồi sinh ở Trung Quốc những năm gần đây. “Hầu hết giáo sư nghiên cứu phong thủy đều đã bước vào tuổi cổ lai hi nên chúng tôi rất lo lắng cho tương lai của bộ môn khoa học có thật và hữu ích này. Đó là lý do vì sao tôi nghiên cứu bộ môn này dù đã 63 tuổi” - ông Zhang bày tỏ.

TH.TÙNG (Theo NDNB)

Kính thưa quí vị quan tâm .
Qua thông tin trên, cho thấy: Những phương pháp ứng dụng thuộc lý học Đông phương đã được nghiên cứu rất qui mô ở các cường quốc. Cụ thể là Đức đã lập hẳn một viện Hàn lâm và còn ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc . ..và có thể còn ở những quốc gia khác.
Bởi vậy, tôi rất tự tin khi muốn nhắc lại rằng:
Tri thức khoa học của nhân loại trong tương lai chính là nền Lý học phương Đông.
Nhưng cũng qua thông tin trên cho chúng ta thấy rằng: Phong thủy không hề có nguồn gốc từ văn hóa Hán. Đây chính là cơ sở để người Hàn Quốc chứng minh Phong thủy thuộc về dân tộc họ trước Liên Hiệp Quốc.
Hy vọng cơ quan Liên Hiệp Quốc sẽ không vội vàng công nhận điều này. Bởi vì bản chất cội nguồn phong thủy thuộc về dân tộc Lạc Việt mà hậu duệ chính là dân tộc Việt Nam hiện nay.

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

NHỮNG BÀI VIẾT LIÊN QUAN
*

Chúng ta hãy xem đoạn trích bài viết dưới đây của một một cao thủ trong thuật phong thủy là anh Bình Nguyên Quân. Qua đó thấy được tính chân lý của Phong thủy Lạc Việt với nguyên lý của nó là "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ".



CHỌN HƯỚNG NHÀ THEO TUỔI
Từ trước đến nay, khi nói đến vấn đề chọn hướng nhà, người ta đều dựa vào phương pháp phân chia nhà và tuổi thành 2 nhóm ĐÔNG - TÂY như sau:
- Những người có năm sinh thuộc các quẻ CHẤN, TỐN, KHẢM, LY là thuộc ĐÔNG TỨ MỆNH, và chỉ có thể chọn những nhà có phương tọa thuộc các hướng ĐÔNG, ĐÔNG NAM, BẮC và NAM, tức những nhà thuộc ĐÔNG TỨ TRẠCH thì mọi sự mới được tốt đẹp.
- Những người có năm sinh thuộc các quẻ CÀN, KHÔN, CẤN, ĐOÀI là thuộc TÂY TỨ MỆNH, nên chỉ có thể chọn những nhà có tọa thuộc các hướng TÂY BẮC, TÂY NAM, ĐÔNG BẮC và TÂY, tức những nhà thuộc TÂY TỨ TRẠCH.
Nếu người mệnh ĐÔNG mà ở TÂY trạch, hay người mệnh TÂY ở ĐÔNG trạch thì thường là làm ăn thất bại, dễ mắc đủ mọi tai họa, bệnh tật, chết chóc.
- Thí dụ: chủ nhà là nam, sinh năm 1960 (CANH TÝ) mệnh TỐN, tức thuộc Đông tứ mệnh, nên chỉ có thể chọn những nhà có phương tọa thuộc các hướng BẮC, NAM, ĐÔNG và ĐÔNG NAM.
Tuy nhiên, có nhiều người dù đã được “đúng hướng hợp với bản mệnh”, nhưng sau khi vào ở vẫn bị nhiều tai nạn, khốn khó, yểu tử như những trường hợp dưới đây:

- Trường hợp 1: Một gia đình nọ, cả 2 vợ, chồng đều sinh năm 1926 (BÍNH DẦN), nên chồng mệnh KHÔN, vợ mệnh TỐN. Vào năm 1965, họ dọn vào 1 căn nhà hướng TÂY NAM (210 độ), tọa ĐÔNG BẮC, nên tọa - hướng đều hợp với tuổi của chồng, nhưng khắc tuổi người vợ. Không những thế, bếp còn nằm ở khu vực TÂY BẮC, miệng bếp nhìn về hướng TÂY NAM. Nhưng sau khi vào ở thì gia đình càng ngày càng lụn bại, lại hay bị bệnh tật, tai họa liên miên. Sau khi ở đó được hơn 8 năm, người chồng bị đứt mạch máu và bại liệt nửa người, rồi chỉ hơn 1 năm sau thì ông qua đời.

- Trường hợp 2: Một người nữ, sinh năm 1950 (vì sinh trong tháng 1 nên vẫn thuộc năm KỶ SỬU), mệnh LY. Vào năm 1995, người này dọn vào ở trong căn nhà tọa BẮC hướng NAM (hay tọa TÝ hướng NGỌ). Bếp nằm tại khu vực phía TÂY BẮC, hướng bếp (tức hướng lưng người đứng nấu) nhìn về phía NAM. Khi mới vào ở mọi sự bình thường, nhưng đến năm 2003 thì bị thất nghiệp, rồi sang năm 2004 lại phát hiện bị bệnh ung thư. Sau mấy năm trời đau đớn chịu đựng thì qua đời vào đầu năm 2008.

- Trường hợp 3: Một gia đình nọ, chồng sinh năm 1958 (MẬU TUẤT), mệnh CÀN, vợ sinh năm 1961 (TÂN SỬU), mệnh CHẤN, mua nhà tọa BẮC hướng NAM từ cuối năm 2003. Bếp nằm trong khu vực phía BẮC và nhìn về hướng BẮC. Tuy nhà này “hợp” với tuổi của người vợ, còn “khắc hại” tuổi của người chồng, nhưng sau khi vào ở chưa vừa 3 năm thì người vợ bị đủ thứ tai họa, mất việc, kiện tụng, bệnh hoạn, thần kinh suy nhược trong khi người chồng thì tương đối ổn định, tuy có nóng nảy hơn lúc trước.

Qua những trường hợp trên, cũng như rất nhiều trường hợp thực tế khác, có thể thấy phương pháp dùng tuổi để chọn hướng nhà là hoàn toàn sai lầm, và đôi khi còn mang tới nhiều kết quả tai hại.

Chicago, ngày 21 tháng 4 năm 2008


Bình nguyên Quân
Nguồn Phongthuyhuyenkhonghoc.com


Thực tế được công bố của anh Bình Nguyên Quân cho chúng ta thấy tính ưu việt và chân lý của Phong Thủy Lạc Việt trên nguyên lý "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ" như sau:

- Trường hợp 1: Một gia đình nọ, cả 2 vợ, chồng đều sinh năm 1926 (BÍNH DẦN), nên chồng mệnh KHÔN, vợ mệnh TỐN. Vào năm 1965, họ dọn vào 1 căn nhà hướng TÂY NAM (210 độ), tọa ĐÔNG BẮC, nên tọa - hướng đều hợp với tuổi của chồng, nhưng khắc tuổi người vợ. Không những thế, bếp còn nằm ở khu vực TÂY BẮC, miệng bếp nhìn về hướng TÂY NAM. Nhưng sau khi vào ở thì gia đình càng ngày càng lụn bại, lại hay bị bệnh tật, tai họa liên miên. Sau khi ở đó được hơn 8 năm, người chồng bị đứt mạch máu và bại liệt nửa người, rồi chỉ hơn 1 năm sau thì ông qua đời.


Theo nguyên lý "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ" của Phong Thủy Lạc Việt thì hướng Tấy Nam là cung Tốn thuộc Ngũ Quỉ Trạch với người cung phi Khôn. Bởi vậy, với Phong Thủy Lạc Việt trường hợp này là do sách Tàu sai ở vị trí Tốn - Khôn.


- Trường hợp 2: Một người nữ, sinh năm 1950 (vì sinh trong tháng 1 nên vẫn thuộc năm KỶ SỬU), mệnh LY. Vào năm 1995, người này dọn vào ở trong căn nhà tọa BẮC hướng NAM (hay tọa TÝ hướng NGỌ). Bếp nằm tại khu vực phía TÂY BẮC, hướng bếp (tức hướng lưng người đứng nấu) nhìn về phía NAM. Khi mới vào ở mọi sự bình thường, nhưng đến năm 2003 thì bị thất nghiệp, rồi sang năm 2004 lại phát hiện bị bệnh ung thư. Sau mấy năm trời đau đớn chịu đựng thì qua đời vào đầu năm 2008.


Theo nguyên lý "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ" của Phong Thủy Lạc Việt thì do độ số Hà Đồ khác với Lạc Thư chính ở vị trí Đoài Ly. Bởi vậy sách Tàu sai ở người phi cung Ly và Đoài. Do đó, với trường hợp 2 mà anh Binh Nguyên Quân đưa ra , người nữ Kỷ Sửu này theo Phong Thủy Lạc Việt chính là Đoài mạng. Người Đoài mạng (Theo Phong thủy Lạc Việt) nhà hướng Bắc Nam thuộc Tuyệt mạng trạch.
Chị Wildlavender là hội viên của website Lý học Đông phương tuổi Binh Thân - sách Tàu là cung Đoài, Phong Thủy Lạc Việt là cung Ly - đã ứng dụng Phong Thủy Lạc Việt và đã thành công. Trường hợp của chị Wildlavender cũng chỉ là một trong hàng trăm thí dụ đã ứng dụng trện thực tế liên quan.

- Trường hợp 3: Một gia đình nọ, chồng sinh năm 1958 (MẬU TUẤT), mệnh CÀN, vợ sinh năm 1961 (TÂN SỬU), mệnh CHẤN, mua nhà tọa BẮC hướng NAM từ cuối năm 2003. Bếp nằm trong khu vực phía BẮC và nhìn về hướng BẮC. Tuy nhà này “hợp” với tuổi của người vợ, còn “khắc hại” tuổi của người chồng, nhưng sau khi vào ở chưa vừa 3 năm thì người vợ bị đủ thứ tai họa, mất việc, kiện tụng, bệnh hoạn, thần kinh suy nhược trong khi người chồng thì tương đối ổn định, tuy có nóng nảy hơn lúc trước.


Trong Phong Thủy Lạc Việt nguyên lý nhất quán là "Âm phải thuận tùng Dương" , không tính tuổi người vợ trong bất cứ trường hợp nào khi thiết kế phong thủy. Trường hợp này người tuôi Mậu Tuất nam bị phạm tuyệt mạng trạch. Giống nhau giữa cổ thư chữ Hán và Phong Thủy Lạc Việt. Nhưng Phong Thủy Lạc Việt giải thích như trên.

Như vậy, qua cả ba trường hợp mà anh Bình Nguyên Quân nếu trên và sự lý giải của Phong Thủy Lạc Việt, chúng ta thấy rằng sách Phong Thủy và các môn ứng dụng lý học Đông phương nói chung, có nguồn gốc từ cổ thư chữ Hán đã sai lệch ở vị trí Tốn Khôn và sự phối hợp với Lạc Thư. Đồng thời là cả một hệ thống lý thuyết cội nguồn của nó là thuyết Âm Dương Ngũ hành đã thất truyền nên không thể giải thích được những trường hợp hợp nếu trên.
Chính vì sự sai lệch từ trong cổ thư chữ Hán đã gây ra hậu quả đáng tiếc như trên và hoàn toàn không phải như anh Bình Nguyên Quân viết:

Qua những trường hợp trên, cũng như rất nhiều trường hợp thực tế khác, có thể thấy phương pháp dùng tuổi để chọn hướng nhà là hoàn toàn sai lầm, và đôi khi còn mang tới nhiều kết quả tai hại.


Chỉ có nền văn minh Lạc Việt một thời huyền vĩ ở bờ nam sông Dương tử - hậu duệ của nền văn minh siêu việt đã từng tồn tại trên địa cầu - chính là cội nguồn của mọi phương pháp ứng dụng thuộc học thuật cổ Đông phương và nguyên lý lý thuyết của nó được phục hồi mới có khả năng giải thích một cách hoàn chỉnh những vấn dề trên.

Thiên Sứ


1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chú Thiên Sứ kính mến

Thật không ngờ sự sai lệch có thể gây nhều khổ nạn cho các gia đình đến thế.Giá như họ được sớm biết đến và làm theo phong thủy Lạc Việt thì đã tránh được chú nhỉ.

Trường hợp thứ 3 may không có tổn thất về người,vẫn còn khả năng cứu vãn nhưng biết làm sao để họ được giúp hả chú?

Cháu đọc thấy chú viết đang chuẩn bị viết sách về phong thủy Lạc Việt ,khi nào có cháu xin làm khách mua sách đầu tiên ạ.

Chúc chú và gia đình an lạc.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác Thiên Sứ ơi, cho cháu hỏi một chút. Như vậy Cung Phi Chấn phối với hướng Tây Nam, theo Bát trạch minh cảnh thì là hướng Họa Hại. Vậy tính theo Phong thủy Lạc Việt thì là hướng nào vậy ạ ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác Thiên Sứ ơi, cho cháu hỏi một chút. Như vậy Cung Phi Chấn phối với hướng Tây Nam, theo Bát trạch minh cảnh thì là hướng Họa Hại. Vậy tính theo Phong thủy Lạc Việt thì là hướng nào vậy ạ ?

Xin phép Chú Thiên Sứ , NT trả lởi cho bạn hungisu : Theo PTLV thì Tây Nam là Tốn , nên theo trên thì Chấn phối với hướng Tây Nam là Chấn phối với Tốn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Như vậy thì có thể tính theo bát biến du niên được không vậy huynh ? nếu thế thì nhà em được hướng Phước Đức rùi :lol:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bát biến du niên không thay đổi, Đúng là hướng Phúc Đức. Nghiệm lại với chính hoàn cảnh của mình xem.

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu cảm thấy từ lúc về nhà này, mặc dù Thanh long bảo hộ, Bạch Hổ bảo hộ, thanh Long cao hơn bạch hổ, mà toàn...bị vợ bắt nạt, bác ạ. Không như ở nhà cũ, nhỏ hơn, nhưng lại được Oai hơn :( . Chắc cũng là tại số rồi ( Phá Quân, Hóa Quyền cư Thê, huhu ). Mới đầu cũng khá cam chịu với Họa Hại, nhưng bây giờ biết được là Phước Đức rồi, phải vùng lên thôi, bác ạ . :lol:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Híc, em từ ngày lấy vợ, chuyển 3 lần nhà rồi. Hai cái trước nhỏ hơn, ít xiền hơn thì vợ em nó hiền hơn. Chả hiểu sao đến cái này, vợ nó khởi nghĩa cứ bùm bụp, khí thế của em nó cũng đuối dần ( à mà ở nhà này thì có em bé, chắc nó cậy 2 đánh 1, híc ). Mặc dù phòng ngủ của em có gương chiếu vô giường ( vì không thể bố trí được chỗ khác - thánh chỉ của vợ em mà ), nhưng em luôn luôn che phủ đi mỗi khi ngủ, xin hỏi mọi người gương chiếu vào giường mà che phủ đi thì có còn tác hại nữa không ạ.

Túm lại chắc...số em nó vậy rồi. Nếu có clb sơ vơ, em xin ứng cử chức Chủ Tịt ạ. Thân ái

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin cho mình hỏi một điều : mình được biết rằng chú Thiên Sứ có xuất bản cuốn sách Phong Thủy Lạc Việt, mình rất muốn được tìm hiểu và được học những lý thuyết mới về phong thủy theo quan niệm của người Việt chúng ta, để được tự hào về văn minh Lạc Việt. Vậy nhờ các bạn chỉ giúp mình địa chỉ phát hành, hoặc làm như thế nào để có được quyển sách trên ? Hoặc nếu bạn nào có, mà ở khu vực HN, có thể cho phép mình mượn đi photo được không. Mình cũng sưu tầm và có một số sách về lĩnh vực tử vi, phong thuỷ, huyền thuật,.v....mình sẵn sàng giao lưu, trao đổi sách. Xin cám ơn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Pác này có tư tưởng "Kính vợ đắc thọ" từ trong bụng mẹ thì nhà nào mà chả thế mà cứ phải lấy Pt ra để đổ tại vậy ! He he.

Gương để vậy chắc là ổn rùi, còn ko ổn thì cứ lấy vợ ra mà đổ tại !!!

Tại hạ nghe phong phanh:

Cuốn Phong thủy Lạc Việt, cụ Thiên sứ lượm được ở gần khu vực Hồ hoàn kiếm, hình như sách được viết trên mai rùa, nghe giang hồ đồn cuốn này viết bằng chứ Khoa đẩu, lại có khắc cả đồ hình Hậu thiên phối hà đồ thì phải. Ko biết đến nay đã có cao nhân nào giúp dịch ra chưa?

Nếu được xem qua thì hân hạnh quá.

Chúc vui ...

Xin chào !

Bạn Chí Phèo chú ý đùa cần có mức độ và đúng lúc đúng chỗ.Vì trong bài viết Bạn tỏ thái độ thiếu tôn trọng có ngụ ý, tôi nhắc nhở bạn lần thứ nhất.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hungisu viết:

"Thanh Long cao hơn Bạch Hổ" - như vậy bị thất cách: Vợ bắt nạt. Bạch hổ cao, Thanh Long thấp nhưng dài và uyển chuyển, thanh tú mới hợp cách. Lesovo là model thời thượng . Không sao, cũng tốt thôi. Ai bảo là sovo thì chỉ cần phát biểu là: Tôi theo model chứ thực ra vợ sợ tôi. Chú cũng theo model đấy!

Hi!

Thiên Sứ

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác làm cháu thích quá cười không ngậm miệng được rồi đây này. Sướng quá, từ nay có ai bảo cháu là sợ vợ, cháu chỉ việc vểnh mặt lên tự hào " MÔ ĐEN ĐẤY " :lol:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hôm nay ngồi đọc lại những bài viết của Bác Thiên Sứ về các chiêu thức trong phong thủy bên Vietlyso, vẫn thấy hay như lần đầu tiên đọc vậy. Mong bác cũng mở chủ đề các chiêu thức trong phong thủy ở tại diễn đàn lyhocdngphuong, bác nhé. :rolleyes:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh chị em và quí vị quan tâm thân mến

1) Phong thủy Lạc Việt được phân biệt với Phong Thủy có nguồn gốc từ cổ thư chữ Hán chính ở chỗ ứng dụng nguyên lý căn để "Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt". Không ứng dụng nguyên lý căn để này không được phép nhân danh phong thủy Lạc Việt dù dưới bất cứ điều kiện nào và là ai, cái gì.

2) Phong thủy Lạc Việt không phải là một trường phái, mà là một phương pháp kiến trúc có hệ thống, nhất quán theo nguyên lý căn để "Hà Đồ phối Hậu thiên Lạc Việt" với phương pháp luận của lý thuyết thống nhất Âm Dương Ngũ hành.

3) Phong thủy Lạc Việt trân trọng tất cả những tri thức còn lại trong dân gian, hoặc được ghi nhận trong các bản văn chữ Hán cổ, nhưng hiệu chỉnh và ứng dụng trên cơ sở nguyên lý căn để: "Hà đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt".

4) Phong thủy Lạc Việt không mâu thuẫn với bất cứ một tri thức tiên tiến nào trong phương pháp kỹ thuật kiến trúc và xây dựng hiên đại của nhân loại - bây giờ và mai sau - mà những tri thức kỹ thuật trong kiến trúc xây dựng hiện đại - bây giờ và mai sau - là những tri thức ứng dụng thực tế trên nguyên lý của Phong thủy Lạc Việt. Có thể những nguyên lý thẩm mỹ của phong thủy Lạc Việt trong kiến trúc mâu thuẫn với quan niệm thẩm mỹ của từng cá nhân hoặc tập thể kiến trúc sư, nhưng không mâu thuẫn về phương pháp kỹ thuật kiến trúc và xây dựng.

Cụ thể Phong thủy Lạc Việt không chấp nhận kiểu tầng thượng sau đây vì quan niệm vẻ đẹp cấn đối và hài hòa Âm Dương:

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa bác Thiên Sứ xin cho cháu hỏi. Cháu tìm đọc một số bài viết liên quan đến Phong Thủy Lạc Việt và So tuổi Lạc Việt nhưng vẫn còn thắc mắc là Nữ sinh năm 1983 - Quý Hợi thì là cung Ly hay cung Khôn ạ? Do cháu đọc bài ở vietlyso có bài của anh LacTuong nói nữ Quý Hợi mạng Thiên Thượng Hỏa - cung Khôn, nhưng trong chương trình của bạn HaHung thì ghi là cung Ly. Mong bác giải đáp giúp cháu, cháu đã tìm nhiều bài rồi mà vẫn chưa hết thắc mắc. Cháu cảm ơn bác.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa bác Thiên Sứ xin cho cháu hỏi. Cháu tìm đọc một số bài viết liên quan đến Phong Thủy Lạc Việt và So tuổi Lạc Việt nhưng vẫn còn thắc mắc là Nữ sinh năm 1983 - Quý Hợi thì là cung Ly hay cung Khôn ạ? Do cháu đọc bài ở vietlyso có bài của anh LacTuong nói nữ Quý Hợi mạng Thiên Thượng Hỏa - cung Khôn, nhưng trong chương trình của bạn HaHung thì ghi là cung Ly. Mong bác giải đáp giúp cháu, cháu đã tìm nhiều bài rồi mà vẫn chưa hết thắc mắc. Cháu cảm ơn bác.

Nữ Quí Hợi cung Ly. Hahùng viết chính xác. Lạc Tướng bị nhầm lẫn. Vì lúc ấy chắc mới học nên tính toán chưa thạo.

Vấn đề đặt ra là: Chida hãy nghiên cứu nguyên lý căn bản (Sách Tàu không có điều này) và phương pháp tính toán trên nguyên lý đó biết người đó thuộc cung nào và tự xác định ai đúng ai sai. Còn biết người nào cung gì thì chỉ là học thuộc lòng và ứng dụng thôi.

Sách Tàu nữ Quí Hợi cung Đoài. Đấy là do người Tàu - sau khi nền văn minh Văn Lang sụp đổ ở Nam Dương Tử - đã tiếp thu không hoàn chỉnh nền văn minh Lạc Việt và mắc sai lầm này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

QUI LUẬT HOÀN HẢO CỦA HẬU THIÊN LẠC VIỆT PHỐI HÀ ĐỒ
Trong tương quan quái mệnh và Bát Trạch Lạc Việt.

Quí vị quan tâm thân mến.
Tính quy luật là một trong những yếu tố cần trong tiêu chỉ khoa học cho một phương pháp và lý thuyết khoa học.
Hình dưới đây biểu diễn tương quan quái mệnh và Bát trạch trong Bát trạch Lạc Việt. Các quái mệnh và tám phương vị tương quan được biểu diễn theo thuận tự chiều kim đồng hồ - qui luật của Hà Đồ - bắt đầu từ Càn Kim. Quí vị quan tâm cũng sẽ nhận thấy tính quy luật hoàn hảo của mối tương quan này.
Điều này không thể có trong Hậu Thiên Văn Vương phối Lạc Thư dù được sắp xếp như thế nào.


ĐỒ HÌNH TƯƠNG QUAN QUÁI MỆNH VÀ BÁT TRẠCH.

VinhL
Hkeikun
thể hiện

Học viên khóa II Phong Thủy Lạc Việt.


Posted Image
5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

QUI LUẬT HOÀN HẢO CỦA HẬU THIÊN LẠC VIỆT PHỐI HÀ ĐỒ
Trong tương quan quái mệnh và Bát Trạch Lạc Việt.


Bảng dưới đây giới thiệu với quí vị và anh chị em về một phương pháp an Bát trạch so với cung phi bản mệnh trong Phong Thủy Lạc Việt. Bản này do VinhL một học viên của Phong Thủy Lạc Việt khóa II thực hiện. Sử dụng bảng này tiện lợi hay không tiện lợi tùy thuộc vào thói quen từng người. Nhưng ít nhất qua bảng này chúng ta lại thấy quy luật hoàn hảo của Bát trạch Lạc Việt liên quan đến cung phi bản mệnh.

*

PHƯƠNG PHÁP AN TÁM CÁCH CỦA BÁT TRẠCH LẠC VIỆT

VinhL
Khi nghiên cứu sâu vào sự vận hành của tám cách Bát Trạch qua các cung của Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ thì khám phá được vài điều rất là lý thú. Từ các luật vận hành đó tôi xin cống hiến các bạn vài phương pháp để an 8 cách của Bát Trạch Lạc Việt một cách đơn giản, dễ nhớ.

Posted Image

Posted Image Reduced: 89% of original size [ 644 x 800 ] - Click to view full imagePosted Image

Posted Image Reduced: 93% of original size [ 614 x 800 ] - Click to view full imagePosted Image

Posted Image

Posted Image
2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi có một vấn đề cần hiểu thêm xin nhờ anh Thiên sứ giải đáp giúp:

Hướng cửa chính của nhà nên hiểu là cửa nào khi nhà khong chỉ có một cửa?

Trong sách của Tháii Kim Oanh chỉ nói chung một từ " NGHINH QUAN MÔN", hiểu nôm na là CỬA ĐÓN KHÁCH. Như vậy:

1-Nếu nhà năm ở vị trí góc đường, có cửa mở ra hai mặt đường thì chọn hướng nhà ( tức hướng cửa chính) theo tiêu chí nào ? (ví dụ theo độ lớn-cao và rộng, hay theo công năng sử dụng của cái cửa đó)

2-Nếu qua cổng rồi vào sân rồi đi lên cầu thang ngoài trời mới đến cửa phòng khách thì lấy cửa cổng làm vị và hướng hay lấy cửa phòng khách làm vị và hướng?

Những thắc mắc này tôi thường hỏi nhưng chưa bao giờ có lời giải đáp thỏa đáng từ những người tôi quen biết. Đấy cũng là vấn đề mà không riêng tôi gặp phải khi quyết định phương án mở cửa...theo phong thủy.

Tôi rất hy vọng LVPT có lời giải xuất phát từ nguyên lý của PTLV. Nếu chưa có câu trả lời từ nguyen lý PTLV cũng xin anh Thiên sứ cho biết quan điểm của anh để tôi học hỏi, vận dụng cho mình.

Xin cảm ơn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Nguyen Dong thân mến.

Câu hỏi của anh đã chứng tỏ một điều:

Sự rời rạc từng mảnh của những phương pháp ứng dụng Phong Thủy trong sách Hán từ ngàn xưa cho đến tận hôm nay, không phản ánh thực chất một phương pháp nhất quán và hoàn chỉnh. Nó chỉ là những phương pháp ứng dụng rời rạc thu lượm được từ một nền văn minh bị sụp đổ bên bờ nam sông Dương Tử từ hàng ngàn năm trước. Do đó, ngoài những gì được nhắc tới, nhưng đôi khi mâu thuẫn thì nó không có khả năng giải thích những vấn đề liên quan đến nó và không phát triển được tới ngày hôm nay.

Khi cuộc sống hiện đại phát triển, những khái niệm cũ như : Thế nào là "cửa bếp" của cái bếp ga - (tôi sang Hoa Kỳ thấy một cái bếp từ còn không có luôn cả núm vặn - cứ như một cái hộp vuông kín mít)? Thế nào là "Cửa chính " của một ngôi nhà chung cư? Buồn cười hơn! Có người còn lý luận rằng: Ngày xưa dưới chế độ phong kiến, trọng nam khinh nữ , nên Phong thủy lấy tuổi người Nam làm mệnh trạch chủ. Ngày nay nam nữ bình đẳng thì ai là người làm ra kinh tế trong gia đình, lấy cung phi người đó làm mệnh trạch chủ; có người còn cho rằng: Ai đứng tên chủ quyền nhà thì lấy phi cung làm mệnh trạch chủ. Mới nghe thì có vẻ hợp lý. Nhưng đó là chỉ là một ngụy lý tạp loạn. Về cửa thì có người lý luận có vẻ cũng bài bản, dẫn sách đàng hoàng: "Phong thủy lấy Dương làm hướng", rồi lý luận nơi nào ánh sáng nhiếu (Dương quang), cửa lớn để hấp thụ Dương khí là cửa chính . Thế rồi với nhà chung cư, họ lấy cửa ban công làm hướng...vv..

Tất cả những thực tế đó đã cho thấy một dẫn chứng sinh động là cội nguồn Phong Thủy không thuộc về văn minh Hán. Bởi vì, nếu nó thuộc về nền văn minh này - tức là lịch sử phát triển của Phong Thủy bắt đầu và phát triển mang tính quy luật thuộc về nền văn minh đó phải có tính kế thừa và phát triển. Tất yếu nó phải có một hệ thống phương pháp luận và một nguyên lý nhất quán hoàn chỉnh với những khái niệm rõ ràng - qua những hiệu quả ứng dụng trên thực tế. Đằng này, nó tạp loạn và không có tính hệ thống với những khái niệm mơ hồ, không có một nguyên lý nhất quán. Tất cả cứ như từ trên trời rơi xuống. Nắm bắt được phương pháp nào thì cứ học thuộc lòng để ứng dụng, chẳng biết tại sao nó lại như vậy. May ra đúng thì tốt, mà chẳng may sai thì tại phúc đức kém!?

Bởi vậy, thày chẳng ra thày, thợ chẳng ra thợ. Không hiểu được chính việc mình làm thì đành phải giải thích theo kiểu thần thánh hóa và bí hiểm. Sự giải thích này gặp phải những nhà khoa học nửa mùa, nhưng lại muốn chứng tỏ "lập trường khoa học kiên định" để cầu danh lợi, lớn tiếng phê phán Phong Thủy là "mê tín dị đoan", là tín ngưỡng mị dân...vv...Khiến cho Phong thủy một thời bị dập vùi, trong cái ánh sáng khi mờ, khi nhạt của khoa học hiện đại! Đến khi, các nhà khoa học nghiêm túc lên tiếng về tính khoa học của phong thủy thì lại không ít các nhà khoa học nửa mùa ấy và cả các thày Phong thủy theo sách Tàu được cởi trói , nhiệt liệt tung hô Phong Thủy là khoa học - mà cũng chẳng biết nó khoa học ở chỗ nào!!!?

Chỉ đến khi Phong Thủy trở về với cội nguồn đích thực của nó là nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử - một thời huyền vĩ ở bờ nam sông Dương Tử - thì mọi việc mới dần dần sáng tỏ.

Những khái niệm trở nên rõ ràng, các phương pháp ứng dụng dưới một nguyên lý nhất quán trên cơ sở coi thuyết Âm Dương Ngũ hành là một học thuyết thống nhất và hoàn chỉnh.

Trên cơ sở này, mới giải thích được những ngôi nhà một cửa, hai cửa, thậm chí nhà hìnhh đa giác với tất cả các cửa trên các cạnh của nó. Nhưng ngay cả tri thức này cũng mới chỉ là chương trình khởi động của Phong Thủy Lạc Việt.

Tôi nói nhiều quá mà chưa nói đến câu hỏi cụ thể của anh về hướng cửa chính. Anh hãy thông cảm cho tôi - như Biện Hòa ôm viên ngọc khóc dưới chân núi Thái Hàng - Hãy để tôi khóc xong đã anh ạ. Tôi sẽ trả lời anh trong bài sau.

Còn tiếp

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Nguyen Dong thân mến.

Câu hỏi của anh đã chứng tỏ một điều:

Sự rời rạc từng mảnh của những phương pháp ứng dụng Phong Thủy trong sách Hán từ ngàn xưa cho đến tận hôm nay, không phản ánh thực chất một phương pháp nhất quán và hoàn chỉnh. Nó chỉ là những phương pháp ứng dụng rời rạc thu lượm được từ một nền văn minh bị sụp đổ bên bờ nam sông Dương Tử từ hàng ngàn năm trước. Do đó, ngoài những gì được nhắc tới, nhưng đôi khi mâu thuẫn thì nó không có khả năng giải thích những vấn đề liên quan đến nó và không phát triển được tới ngày hôm nay.

Khi cuộc sống hiện đại phát triển, những khái niệm cũ như : Thế nào là "cửa bếp" của cái bếp ga - (tôi sang Hoa Kỳ thấy một cái bếp từ còn không có luôn cả núm vặn - cứ như một cái hộp vuông kín mít)? Thế nào là "Cửa chính " của một ngôi nhà chung cư? Buồn cười hơn! Có người còn lý luận rằng: Ngày xưa dưới chế độ phong kiến, trọng nam khinh nữ , nên Phong thủy lấy tuổi người Nam làm mệnh trạch chủ. Ngày nay nam nữ bình đẳng thì ai là người làm ra kinh tế trong gia đình, lấy cung phi người đó làm mệnh trạch chủ; có người còn cho rằng: Ai đứng tên chủ quyền nhà thì lấy phi cung làm mệnh trạch chủ. Mới nghe thì có vẻ hợp lý. Nhưng đó là chỉ là một ngụy lý tạp loạn. Về cửa thì có người lý luận có vẻ cũng bài bản, dẫn sách đàng hoàng: "Phong thủy lấy Dương làm hướng", rồi lý luận nơi nào ánh sáng nhiếu (Dương quang), cửa lớn để hấp thụ Dương khí là cửa chính . Thế rồi với nhà chung cư, họ lấy cửa ban công làm hướng...vv..

Tất cả những thực tế đó đã cho thấy một dẫn chứng sinh động là cội nguồn Phong Thủy không thuộc về văn minh Hán. Bởi vì, nếu nó thuộc về nền văn minh này - tức là lịch sử phát triển của Phong Thủy bắt đầu và phát triển mang tính quy luật thuộc về nền văn minh đó phải có tính kế thừa và phát triển. Tất yếu nó phải có một hệ thống phương pháp luận và một nguyên lý nhất quán hoàn chỉnh với những khái niệm rõ ràng - qua những hiệu quả ứng dụng trên thực tế. Đằng này, nó tạp loạn và không có tính hệ thống với những khái niệm mơ hồ, không có một nguyên lý nhất quán. Tất cả cứ như từ trên trời rơi xuống. Nắm bắt được phương pháp nào thì cứ học thuộc lòng để ứng dụng, chẳng biết tại sao nó lại như vậy. May ra đúng thì tốt, mà chẳng may sai thì tại phúc đức kém!?

Bởi vậy, thày chẳng ra thày, thợ chẳng ra thợ. Không hiểu được chính việc mình làm thì đành phải giải thích theo kiểu thần thánh hóa và bí hiểm. Sự giải thích này gặp phải những nhà khoa học nửa mùa, nhưng lại muốn chứng tỏ "lập trường khoa học kiên định" để cầu danh lợi, lớn tiếng phê phán Phong Thủy là "mê tín dị đoan", là tín ngưỡng mị dân...vv...Khiến cho Phong thủy một thời bị dập vùi, trong cái ánh sáng khi mờ, khi nhạt của khoa học hiện đại! Đến khi, các nhà khoa học nghiêm túc lên tiếng về tính khoa học của phong thủy thì lại không ít các nhà khoa học nửa mùa ấy và cả các thày Phong thủy theo sách Tàu được cởi trói , nhiệt liệt tung hô Phong Thủy là khoa học - mà cũng chẳng biết nó khoa học ở chỗ nào!!!?

Chỉ đến khi Phong Thủy trở về với cội nguồn đích thực của nó là nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử - một thời huyền vĩ ở bờ nam sông Dương Tử - thì mọi việc mới dần dần sáng tỏ.

Những khái niệm trở nên rõ ràng, các phương pháp ứng dụng dưới một nguyên lý nhất quán trên cơ sở coi thuyết Âm Dương Ngũ hành là một học thuyết thống nhất và hoàn chỉnh.

Trên cơ sở này, mới giải thích được những ngôi nhà một cửa, hai cửa, thậm chí nhà hìnhh đa giác với tất cả các cửa trên các cạnh của nó. Nhưng ngay cả tri thức này cũng mới chỉ là chương trình khởi động của Phong Thủy Lạc Việt.

Tôi nói nhiều quá mà chưa nói đến câu hỏi cụ thể của anh về hướng cửa chính. Anh hãy thông cảm cho tôi - như Biện Hòa ôm viên ngọc khóc dưới chân núi Thái Hàng - Hãy để tôi khóc xong đã anh ạ. Tôi sẽ trả lời anh trong bài sau.

Còn tiếp

Kính gửi anh Thiên sứ,

Đọc nhiều bài anh đã viết trên mạng, tôi hiểu anh nghiên cứu về các môn Đông phương học rát sâu và rộng. Thực sự là rất khâm phục.

Bản thân tôi cũng đã đọc, tuy chưa nhiều lắm,nhưng cũng hẳn là ít. Nhưng suy ngẫm thì khá nhiều. Tôi thì rất tin là nếu những cái cổ huyền bí kia là khoa học, nhưng nếu là Khoa học thì nó phải có tính nhất quán. Phải có một Tiên đề đúng đắn duy nhất, xuyên suốt )Cái này trong LVLS của anh tôi nhận ra khi nhìn cái ảnh Thiên văn với Trái đất ở tâm và các chòm sao bên trên. Lô gic nội tại của nó cũng phải có tính thống nhất trong toàn bộ sự phát triển và phân nhánh. Vì thế mà khi gặp lý luận của anh tôi rất thích và đang cố công tìm hiểu sâu và vận dụng. Mặt khác, nói thực lòng là các phép xem cuẩ Tàu đã học tôi vẫn sử dụng, nhưng khong quá "mê", mà đều có sự chờ đợi kết quả để kiểm chứng và suy luận tiếp.

Chính cái "sự chắp vá, rời rạc" của sách Tàu như anh nói khiến tôi không thực sự đào sâu, luyện kỹ năng với những gì đã học.

Tính nhất quán có thể tháy trong Toán học, Vật lý lượng tử, và trong những bài giảng cấp cao của Phật giáo (tôi có tập Thiền) và ngay trong Đạo đức kinh của Lão tử. Chính vì thê mà tôi thấy lập luận của anh trong LTHG (tôi đã đọc) rất thuyết phục.

Tôi vẫn đang lần lần đọc các bài của LVLS để nhận ra chỗ nhất quán về nguyên lý của nó.

Rất cảm kích vì anh đã chia sẻ tâm tư với một người mới đến.

Tôi mong bài viết tiếp của anh, tôi tin sẽ học hỏi được nhiều hơn nữa.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Nguyên Dong thân mến.

Anh hỏi:

1-Nếu nhà năm ở vị trí góc đường, có cửa mở ra hai mặt đường thì chọn hướng nhà ( tức hướng cửa chính) theo tiêu chí nào ? (ví dụ theo độ lớn-cao và rộng, hay theo công năng sử dụng của cái cửa đó)

Để chọn một hướng cửa - Phong Thủy Lạc Việt - quan niệm gồm nhiều yếu tố tương tác rất phức tạp, cho nên quán xét cũng rất phức tạp - mà hướng tốt với gia chủ chỉ là một yếu tố trong nhiều yếu tố tương tác. Yếu tố quan yếu của phong thủy Lạc Việt là sự tương tác của khí - gồm Âm khí và Dương khí liên quan.

Do đó, việc nhà ở góc đường có hai trường hợp: Góc đường ngã ba và góc đường Ngã tư.

Nếu góc đường ngã tư thì mọi việc trở nên dễ dàng. Chỉ cần chọn hướng tốt theo mệnh quái của gia chủ để xác định và cácc yếu tố liên quan như cụ thể hơn như: Sơn, không vong, vị trí tọa của Đại môn...vv.

Nhưng nếu là ngã ba thì v/ d sẽ phức tạp hơn.

Còn tiếp

Share this post


Link to post
Share on other sites