Quản Trị Viên 10

Những Di Sản Khảo Cổ Trên Thế Giới

130 bài viết trong chủ đề này

5 cuộc Đại Tuyệt chủng đáng sợ trong lịch sử Trái đất

Ngược dòng lịch sử tìm hiểu về 5 cuộc Đại Tuyệt chủng trên Trái đất và đi tìm lời giải cho cuộc Đại Tuyệt chủng thứ 6.

Trong suốt 4 tỉ năm lịch sử, Trái đất đã trải qua không biết bao nhiêu lần biến động và tất cả những lần thay đổi đó đều góp phần tạo nên một hành tinh sống tuyệt vời như ngày nay.

Đã có lần Trái đất tưởng chừng như đã đến Ngày Tận thế khi trải qua những lần “trở mình khó chịu” của thiên nhiên. Nhưng cuối cùng, Hành tinh Xanh vẫn chứng minh được sức sống mãnh liệt của mình khi vẫn đứng vững sau 5 cuộc Đại Tuyệt chủng…

1. Tuyệt chủng Ordovic - Silur

Đây là cuộc đại tuyệt chủng đầu tiên, xảy ra cách đây 440 - 450 triệu năm. Trong giai đoạn này có nhiều cuộc tuyệt chủng liên tiếp xảy ra tiêu diệt 17% số họ, 50% số chi và được coi là cuộc tuyệt chủng lớn thứ hai trong lịch sử nếu tính theo số loài bị tiêu diệt.

Vào kỷ Ordovic, khoảng 49% các chi động vật biển đã biến mất hoàn toàn khi cuộc tuyệt chủng kết thúc, các ngành động vật khác cũng suy giảm đi nhiều. Đến nay, giả thuyết về nguyên nhân cuộc tuyệt chủng được chấp nhận nhiều hơn cả là vụ nổ tia gamma của một ngôi sao gần Trái đất làm cho carbon dioxide trong khí quyển sụt giảm mạnh. Điều này đã ảnh hưởng tới Trái đất, tạo ra một thời kỳ băng hà kéo dài 0,5 - 1,5 triệu năm.

Posted Image

Sự tăng giảm của mực nước biển qua các kỷ băng hà liên tiếp theo chu kì đã tạo nên nhiều “hốc sinh thái” trên lục địa. Sự đa dạng sinh học suy giảm dần, đặc biệt các loài có môi trường sống bị hạn chế ở vùng thềm lục địa và ở vùng nhiệt đới cũng chịu ảnh hưởng lớn.

Vào thời gian kết thúc, sông băng tan chảy đã làm cho mực nước biển dâng lên. Từ đây, các bộ, họ còn sống sót bắt đầu hồi phục, cùng với đó, sự đa dạng sinh học sẽ gia tăng, mở ra một kỷ mới.

2. Tuyệt chủng Devon

Đã có những bằng chứng khảo cổ cho thấy, đây là cuộc tuyệt chủng liên hoàn có thể đã kéo dài đến 20 triệu năm. Cuộc tuyệt chủng bắt đầu cách đây khoảng 360 triệu năm, ngay trước thời điểm chuyển giao giữa kỷ Devon sang kỷ Cacbon.

Trước lúc bước vào cuộc tuyệt chủng, lục địa là mảnh đất của thực vật bậc thấp và những loài côn trùng đầu tiên, còn đại dương là nơi có các rạn san hô khổng lồ chiếm ưu thế và sự tiến hóa mạnh mẽ của các loài cá đang diễn ra.

Posted Image

Theo nhà cổ sinh học McLaren, một thiên thạch có đường kính lớn đã va chạm với Trái đất, gây nên những đợt sóng thần, tàn phá hệ sinh thái bờ biển, đồng thời gây xáo trộn các tầng biển sâu.

Một nguyên nhân khác là sự phát triển mạnh mẽ của thực vật đã làm giảm CO2, khiến khí hậu trở nên lạnh hơn, nhiều sinh vật không thích nghi được đã bị tiêu diệt.

Các sinh vật biển là nạn nhân chủ yếu: những rạn san hô - ngôi nhà của sinh vật biển chết hàng loạt kéo theo sự tuyệt chủng của rất nhiều loài. Ước tính có khoảng 19% số họ, 50% số chi và 70% số loài đã bị tuyệt diệt trong cuộc tuyệt chủng này.

3. Tuyệt chủng Permi - Trias

Đây là sự kiện tuyệt chủng khủng khiếp nhất trong lịch sử khi đã tuyệt diệt phần lớn sinh vật trên Trái đất, thiết lập lại gần như toàn bộ hệ thống sinh giới. Các nhà cổ sinh cho biết đã có đến hơn 90% sinh vật biển và 70% sinh vật trên cạn đã bị xóa sổ hoàn toàn.

Posted Image

Các bằng chứng khảo cổ cho thấy, nguyên nhân chính của hiện tượng trên là do sự vận động kiến tạo mạnh mẽ của lớp vỏ Trái đất, gây nứt gãy, dồn nén các mảng lục địa.

Sự phun trào magma lên bề mặt Trái đất đã nhấn chìm tất cả trong biển lửa. Bên cạnh đó, bụi và khí carbonic tràn ngập không khí, gây hiệu ứng nhà kính khiến Trái đất càng trở nên nóng hơn bao giờ hết. Dưới đại dương, các dòng hải lưu thay đổi đã làm biến mất nhiều hệ sinh thái, sự sống trở nên vô cùng mong manh.

Posted Image

Một nguyên nhân nữa được cho là góp phần gây ra vụ đại tuyệt chủng đẫm máu này là sự va chạm của thiên thạch có bán kính 500km với Trái đất. Vết tích của vụ va chạm này được tìm thấy ở Nam Cực năm 2006 bởi các nhà khoa học thuộc trường Đại học Tiểu bang Ohio, Hoa Kỳ.

Phải mất một thời gian rất lâu sau đó, sự sống mới được khôi phục lại dần dần từ những kẻ sinh vật nhỏ may mắn sống sót trong đó có một số nhóm bò sát.

4. Tuyệt chủng Trias - Jura

Đây là cuộc tuyệt chủng đánh dấu ranh giới giữa kỷ Trias và kỷ Jura, xảy ra cách đây 199,6 triệu năm. Cuộc đại tuyệt chủng này có tác động sâu sắc đến đời sống sinh vật trên đất liền và trong lòng đại dương.

Nhiều loài động vật có xương sống trong đại dương và bò sát biển đã biến mất, ngoại trừ thằn lằn cá, thằn lằn chân chèo. Các động vật không xương như ngành tay cuốn, ngành thân mềm, lớp lưỡng cư và đặc biệt là bò sát phụ lớp thằn lằn cổ (trừ khủng long) ở đất liền cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Khoảng 23% số họ, 48% số chi đã bị tuyệt chủng.

Posted Image

Người ta vẫn chưa chắc điều gì đã gây ra sự kiện tuyệt chủng cuối kỷ Tam Điệp. Các nhà khoa học dự đoán, một hiện tượng phun trào núi lửa lớn đã xảy ra. Tuy nhiên gần đây, các nghiên cứu đã chỉ ra khá chính xác khoảng thời gian cuộc tuyệt chủng diễn ra và vụ va chạm của sao băng tạo nên hồ Manicouagan (Canada). Bằng chứng này chứng minh, có thể chính vụ va chạm là nguyên nhân trực tiếp khơi mào cuộc tuyệt chủng này.

Sự kiện tuyệt chủng đã loại bỏ nhiều loài động vật lớn trên Trái đất, tạo điều kiện cho khủng long thống trị hành tinh suốt kỷ Jura và kỷ Phấn Trắng (Creta). Khủng long làm chủ toàn bộ mặt đất, trong khi đó các vùng nước ngọt là địa phận của tổ tiên loài cá sấu ngày nay (thuộc lớp phụ thằn lằn), nhóm thằn lằn cổ rắn và thằn lằn cá trở thành bá vương biển cả.

Posted Image

Cuộc tuyệt chủng mở ra thời kì cực thịnh của bò sát với sự thống trị của khủng long

Tuy nhiên, khi thời đại của bò sát đang vô cùng thịnh vượng thì Trái đất gặp thảm họa tiếp theo - cuộc đại tuyệt chủng Creta - Paleogen.

5. Tuyệt chủng Creta - Paleogen

Sự kiện tuyệt chủng này xảy ra vào cuối kỷ Creta cách đây khoảng 66,5 triệu năm, đánh dấu sự kết thúc của Đại Trung sinh và bắt đầu Đại Tân sinh bằng kỷ Paleogen. Khoảng 17% số họ, 50% số chi và 75% số loài đã bị tuyệt chủng sau biến cố này

Posted Image

Dựa trên các bằng chứng khảo cổ được tích lũy qua quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đưa ra giả thuyết rằng, sự kiện tuyệt chủng này là do một hoặc nhiều thảm họa đồng thời gây ra, như sự tác động mạnh mẽ của cá thiên thạch (tạo nên các hố Chicxulub ở Mexico, Boltysh ở Ukraina) hoặc do mực nước biển tụt xuống, núi lửa phun trào mạnh mẽ tạo ra hiện tượng “bẫy Deccan” tàn phá nghiêm trọng sinh quyển Trái đất.

Các sự kiện địa chất đó đã làm giảm lượng ánh sáng và mức độ quang hợp, dẫn đến sự phá hủy hệ sinh thái Trái đất trên quy mô lớn. Khí hậu khô hơn, chuỗi thức ăn cũng bị phá vỡ.

Posted Image

Khủng long là loài động vật có xương sống bị ảnh hưởng đầu tiên khi môi trường thay đổi, sự đa dạng loài giảm đáng kể. Cùng với đó, một số loài thực vật, động vật không xương sống cũng biến mất trên Trái đất, tạo điều kiện cho lớp thú phát triển và dần chiếm ưu thế.

Cuộc tuyệt chủng kỷ Creta - Paleogen mang tính chất không đồng đều. Có những sinh vật bị tuyệt chủng hoàn toàn, một số khác chịu ảnh hưởng nặng nề, số còn lại hầu như không chịu tác động đáng kể nào.

6. Liệu có xuất hiện một cuộc Đại Tuyệt chủng thứ 6?

Tất cả các cuộc tuyệt chủng trong lịch sử đều do thiên nhiên gây ra, diễn ra có tính chu kỳ. Mỗi sự sụp đổ đồng thời mở ra một kỷ nguyên mới, tạo điều kiện phát triển cho nhiều sinh vật có sức sống mạnh mẽ. Câu hỏi được các nhà khoa học đặt ra là, liệu cuộc đại tuyệt chủng thứ 6 có xuất hiện?

Posted Image

Và thực tế, nó đang có dấu hiệu manh nha bắt đầu… Lần này không phải do thiên nhiên nữa, mà chính con người đang tiến hành cuộc “tự sát”. Sẽ không phải là núi lửa phun trào, thiên thạch va chạm, mực nước biển thay đổi đột ngột, mà là ô nhiễm môi trường, suy thoái sinh cảnh, mất cân bằng sinh thái, biến đổi khí hậu…

Tốc độ tuyệt chủng hiện nay nhanh gấp 4.000 lần thời kì khủng long, mọi tác động của con người đều để lại hậu quả nặng nề cho thiên nhiên, khó có thể phục hồi lại. Việc khai thác quá mức các nguồn tài nguyên mà không bảo tồn, gìn giữ đã làm mất dần đi sự sống của toàn bộ sinh giới.

Posted Image

Các nhà khoa học dự đoán, nếu tình hình vẫn tiếp tục tiếp diễn, chưa đầy một thế kỷ nữa, cuộc tuyệt chủng hàng loạt sẽ chính thức bắt đầu, con người rồi sẽ chịu chung số phận với những loài khủng long. Nhưng liệu, sau cuộc tuyệt chủng đó, con người có may mắn sống sót và sự sống được khôi phục lại hay không?

Theo PLXH

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kim tự tháp cổ hơn Giza

Các nhà khảo cổ học vừa phát hiện một kim tự tháp bậc thang có niên đại 4.600 năm gần thành phố Edfu của Ai Cập, được xây dựng nhiều thập niên trước cả kim tự tháp lớn tại Giza.

Theo AFP, đây là kim tự pháp thứ bảy bị xếp vào dạng “thô kệch” từng được phát hiện, tất cả đều được xây dựng trước thời đại của các kim tự tháp nổi danh hơn tại Giza.

Posted Image

Kim tự tháp 4.600 năm tuổi - (Ảnh: University of Chicago)

Các kim tự tháp bậc thang kiên cố đã được tìm thấy tại nhiều nơi ở Ai Cập, và hầu như có hình dạng đồng nhất, theo trưởng nhóm dự án khảo cổ là chuyên gia Gregory Marouard của Đại học Chicago (Mỹ).

Kim tự pháp bậc thang không được dùng cho các cuộc an táng long trọng của hoàng tộc, và chẳng chứa các phòng ngầm như kim tự tháp tại Giza.

Công dụng của những kim tự tháp này vẫn là điều gây tranh cãi, dù giới khảo cổ học từng suy đoán rằng chúng có thể đóng vai trò là công trình tưởng niệm của các thành viên hoàng gia Ai Cập.

Kết quả khai quật cho thấy kim tự tháp ở Edfu đã bị bỏ hoang sau 50 năm kể từ khi được xây dựng, có thể do giới cầm quyền thời đó muốn dồn sự tập trung vào các kim tự tháp ở Giza.

Theo Thanh Niên

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tìm thấy vết chân người sống cách đây 800.000 năm

Các nhà khoa học Anh đã tìm thấy một trong những dấu chân người cổ nhất trên hành tinh tại phía Đông nước Anh. Ước tính, dấu vết này có niên đại khoảng 800.000 năm.

Posted Image

Vết chân người được tìm thấy ở bãi biển tại Happisburgh trên bờ biển Norfolk Anh. (Nguồn: AP)

Bảo tàng Anh ngày 7/2 dẫn số liệu nghiên cứu cho biết dấu vết này được tìm thấy ở gần thành phố Happisburgh, quận Bắc Norfolk, được xem là bằng chứng sớm nhất của cuộc sống con người ở Bắc Âu.

Theo ông Nick Ashton, nhà khoa học thuộc bảo tàng, những dấu vết này được phát hiện tình cờ trong trầm tích đá vào tháng Năm năm 2013.

Các nhà khoa học nhận định, những dấu vết này có thể là của năm người cả người lớn lẫn trẻ em, trong đó, người cao nhất có chiều cao là 175cm. Tuy nhiên những người cổ này thuộc về chủng tộc nào vẫn còn là một bí ẩn đối với các nhà nghiên cứu.

Cho đến nay đây là dấu chân con người cổ đại có niên đại cao thứ ba được tìm thấy. Cổ nhất là dấu chân tại Tanzania có niên đại 3,5 triệu năm, "trẻ" hơn là dấu chân tại Kenya được con người để lại 1,5 triệu năm trước đây.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tìm thấy vết chân người sống cách đây 800.000 năm

Các nhà khoa học Anh đã tìm thấy một trong những dấu chân người cổ nhất trên hành tinh tại phía Đông nước Anh. Ước tính, dấu vết này có niên đại khoảng 800.000 năm.

Posted Image

Vết chân người được tìm thấy ở bãi biển tại Happisburgh trên bờ biển Norfolk Anh. (Nguồn: AP)

Bảo tàng Anh ngày 7/2 dẫn số liệu nghiên cứu cho biết dấu vết này được tìm thấy ở gần thành phố Happisburgh, quận Bắc Norfolk, được xem là bằng chứng sớm nhất của cuộc sống con người ở Bắc Âu.

Theo ông Nick Ashton, nhà khoa học thuộc bảo tàng, những dấu vết này được phát hiện tình cờ trong trầm tích đá vào tháng Năm năm 2013.

Các nhà khoa học nhận định, những dấu vết này có thể là của năm người cả người lớn lẫn trẻ em, trong đó, người cao nhất có chiều cao là 175cm. Tuy nhiên những người cổ này thuộc về chủng tộc nào vẫn còn là một bí ẩn đối với các nhà nghiên cứu.

Cho đến nay đây là dấu chân con người cổ đại có niên đại cao thứ ba được tìm thấy. Cổ nhất là dấu chân tại Tanzania có niên đại 3,5 triệu năm, "trẻ" hơn là dấu chân tại Kenya được con người để lại 1,5 triệu năm trước đây.

Theo Vietnam+

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phát hiện tượng thần Apollo tại dải Gaza

Bức tượng cổ bằng đồng thần Apollo của Hy Lạp đã được các nhà khoa học khai quật tại dải Gaza.

Việc phát hiện ra bức tượng vô giá này đã đẩy các nhà khoa học trên thế giới vào một cuộc tranh luận không dứt về nguồn gốc của bức tượng.

Joudat Ghrab, một ngư dân 26 tuổi người Palestin cho biết, anh đã nhìn thấy bức tượng nằm trong vùng nước cạn phía bắc biên giới Ai Cập - Gaza. Lúc đầu anh nghĩ đây chỉ là một xác người bị đốt cháy nhưng không ngờ rằng đây lại là bức tượng thần Apollo vô giá. Anh nhanh chóng định giá bức tượng và đem rao bán trên eBay với giá 500.000$. Tuy nhiên cũng nhanh chóng không kém, bức tượng đã bị tổ chức Hamas tịch thu.

Posted Image

Bức tượng bằng đồng thần Apollo được phát hiện tại dải Gaza - (Ảnh: Debris)

Các nhà khảo cổ đã buộc phải xác định nguồn gốc và độ tuổi của tác phẩm điêu khắc này hoàn toàn từ hình ảnh trực tuyến. Các chuyên gia cho rằng, bức tượng được đúc khoảng 2000 năm trước. Tuy nhiên anh Ghrab, người đã phát hiện ra bức tượng gần vùng nước cạn nói rằng: “nó được phát hiện ở đất liền chứ không phải dưới biển”.

Nhà sử học và khảo cổ học Jean- Michel de Tarragon cho biết: “Nó rất sạch sẽ, chắc chắn nó phải được tìm thấy ở vùng đất liền khô ráo”. Tarragon tin rằng ,các tác phẩm điêu khắc không thể được tạo ra trong môi trường chân không. Như vậy rất nhiều khả năng các nhà khoa học sẽ phát hiện thêm những hiện vật cổ khác tại đây.

Tuy nhiên, kể từ khi Gaza bị tách biệt với thế giới bên ngoài do các vấn đề chính trị và tôn giáo, việc tiến hành khai quật nghiên cứu sẽ vấp phải rất nhiều khó khăn. Điều đó càng gây nên nhiều tranh cãi trong giới khoa học về nguồn gốc xung quanh bức tượng vô giá này. Các câu hỏi đang chờ được giải đáp hiện vẫn nằm trong vòng bí ẩn.

Theo Tuổi trẻ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xác ướp nguyên vẹn 3.600 năm tuổi ở Ai Cập

Các nhà khảo cổ vừa phát hiện quan tài 3.600 tuổi chứa xác ướp được cho là của một tướng lĩnh cấp cao tại Luxor, Ai Cập.

Posted Image

Quan tài chứa xác ướp 3.600 tuổi mà nhóm các nhà khảo cổ Ai Cập - Tây Ban Nha vừa tìm thấy. (Ảnh: AP)

Posted Image

Các nhà khảo bên cạnh quan tài của một tướng lĩnh cao cấp. (Ảnh: AP)

Bộ Cổ vật Ai Cập cho biết, quan tài cổ cùng xác ướp nguyên vẹn được các nhà khảo cổ Tây Ban Nha tình cờ phát hiện khi đang khai quật một khu lăng mộ ở thành phố Luxor.

Theo các chuyên gia, quan tài này có từ triều đại thứ 17, khoảng năm 1600 trước Công nguyên. Quan tài có chiều dài khoảng 2m, rộng 40cm, màu sắc vẫn còn tươi mới và vẫn trong tình trạng tốt, AFP cho hay.

Qua kiểm tra sơ bộ và căn cứ vào các hình khắc, các chuyên gia cho rằng người nằm trong quan tài là một chính khách có vị trí quan trọng trong giai đoạn này. Mohamed Ibrahim, Bộ trưởng Cổ vật Ai Cập, cho biết các hoạ tiết vẽ lông chim rất hiếm khi được tìm thấy trên các quan tài cổ. Các họa tiết này tượng trưng cho nữ thần luật pháp của Ai Cập cổ đại là Maat, người có thể xác định vị thế của người đã chết ở thế giới bên kia.

Cũng tại thành phố Luxor, nhóm chuyên gia này từng phát hiện một quan tài bằng gỗ của một bé trai 5 tuổi sống ở triều đại thứ 17.

Luxor là một thành phố có hơn 500.000 dân nằm ở phía nam Ai Cập. Đây được coi là một bảo tàng ngoài trời với nhiều công trình cổ như các ngôi đền, lăng mộ của các pharaoh.

Theo VNE

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thành phố cổ lộ diện sau hai thiên niên kỷ ngủ yên

Các nhà khoa học vừa phát hiện một thành phố ngủ yên dưới đáy biển Địa Trung Hải suốt hơn 2.000 năm qua.

Posted Image

Nhà khoa học Franck Goddio và nhóm thợ lặn đang kiểm tra một bức tượng Pharaoh. Bức tượng làm bằng đá hoa cương màu đỏ có chiều cao hơn 5 mét, nó được tìm thấy gần ngôi đền lớn của Heracleion, thành phố lâu nay chỉ được nhắc đến trong huyền thoại và các thư tịch cổ.

Posted ImagePhần đầu của một bức tượng khổng lồ bằng đá hoa cương đỏ trong đền thờ Heracleion. Đây là hình ảnh thần Hapi, vị thần lũ lụt của sông Nil (Ai Cập), biểu tượng của đất đai màu mỡ trù phú.

Posted ImageCác nhà khoa học đang trục vớt bức tượng thần Hapi cao 5,4 m bằng đá grani đỏ. Đây là bức tượng lớn nhất từng được tìm thấy của vị thần này.

Posted Image

Nhiều bức tượng lớn và mảnh vỡ của một bia đá khổng lồ được trục vớt lên xà lan. Các bức tượng của Pharaoh, hoàng hậu và thần Hapi có niên đại thế kỷ 4 trước công nguyên, còn bia đá vào khoảng thế kỷ 2 trước công nguyên.

Posted Image

Chiếc đèn dầu bằng đồng có niên đại khoảng thế kỷ 2 trước công nguyên được phát hiện trong đền thờ Amun.

Posted Image

Một đồ dùng bằng vàng có tên gọi là Phiale được phát hiện tại di chỉ Heracleion.

Posted Image

Một trong những bức tượng còn nguyên vẹn nhất tại đây là bức tượng bằng đá đen của nữ hoàng Ptolemy trong trang phục giống như hình ảnh của nữ thần Isis.

Posted Image

Một bức tượng của hoàng hậu Ptolemaic bằng đá granit đỏ. Bức tượng có kích thước 490 cm và nặng chừng 4 tấn.

Posted Image

Các nhà khảo cổ đang tiến hành trục vớt bức tượng của thần Hapi cao 5.4 m và làm bằng đá granit đỏ.

Theo VTC News

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thành phố nghìn năm tuổi dưới đáy hồ

Một thành phố cổ được xây dựng ở Trung Quốc từ cách đây 1.300 năm vẫn giữ được nhiều công trình kiến trúc nguyên vẹn dù đã nằm sâu bên dưới hồ nước nhân tạo.

Posted Image

Thành phố cổ Shi Cheng, hay còn được biết đến với tên gọi là thành phố Sư tử, được thành lập cách đây 1.300 năm, dưới triều đại Đông Hán. Trong ảnh là bản phác thảo thành phố cổ một thời.

Posted Image

Hơn nửa thế kỷ trước, thành phố này chính thức biến mất khi chính phủ Trung Quốc quyết định xây dựng một hồ nước nhân tạo và một nhà máy thủy điện ở khu vực này. Thành phố Sư tử ngày nay đang nằm dưới dưới hồ nhân tạo Qiandao thuộc tỉnh Chiết Giang.

Posted Image

Thành phố Sư tử có 5 cổng chính, 4 tòa tháp lớn và có diện tích bằng khoảng 60 lần diện tích một sân bóng đá. Các con đường trong thành phố đều được làm bằng đá cuội và các phiến đá lát đường.

Posted Image

Mặc dù bị lãng quên khá lâu và nằm dưới nước ở độ sâu từ 26-40m nhưng các công trình như cổng thành, các bức tượng, cột trụ, tay nắm cửa hình đầu rồng... của thành phố từ xa xưa vẫn ở trong tình trạng tốt và giữ được kiến trúc nguyên dạng.

Posted Image

Một thanh tay nắm cầu thang được tìm thấy trong trạng thái nguyên vẹn ở thành phố dưới hồ nước.

Posted Image

Thành phố Sư tử ngày nay là địa điểm khám phá của thợ lặn và các nhà nghiên cứu.

Posted Image

Hồ nhân tạo Qiandao có hơn 1.000 hòn đảo nhỏ, là nơi sinh sống của nhiều loài động vật, thực vật.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phát hiện hóa thạch khủng long đầu tiên tại Malaysia

Một trường đại học Malaysia vào n

gày 19/2 đã phát hiện răng của một loài khủng long ăn cá tồn tại cách đây ít nhất 75 triệu năm.

Đây cũng là hóa thạch khủng long đầu tiên được tìm thấy ở Malaysia, theo AFP.

Một nhóm các nhà cổ sinh vật học Malaysia và Nhật Bản đã phát hiện ra hóa thạch của chiếc răng sau gần 2 năm đào bới tại bang Pahang, miền trung Malaysia. Các nhà khoa học nói rằng sẽ có nhiều khám phá nữa được tìm thấy.

Posted Image

Hóa thạch răng khủng long được tìm thấy ở Malaysia - (Ảnh: english.alarabiya.net)

“Gần đây chúng tôi đã xác định thành công sự hiện diện tàn tích của khủng long tại Pahang”, ông Masatoshi Sone, người đứng đầu nhóm nghiên cứu cho biết, sau khi Trường đại học Malaya thông báo tìm thấy hóa thạch răng khủng long.

Các nhà nghiên cứu cho rằng chiếc răng dài 23mm vừa phát hiện được thuộc về một loài khủng long ăn thịt có tên gọi khoa học là spinosaurid.

Nó được tìm thấy trong đá trầm tích thuộc thời kỳ cuối của Kỷ Mesozoic cách đây từ 145 đến 75 triệu năm trước, nhóm nghiên cứu cho hay.

“Nhiều khả năng hóa thạch của các phần thân thể lớn của khủng long vẫn còn nằm tại Malaysia”, theo thông báo của nhóm nghiên cứu.

Được biết, vị trí tìm thấy chiếc răng khủng long hóa thạch được giữ bí mật cho mục đích bảo tồn.

Theo Thanh Niên

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phát hiện 3 di tích của người tiền sử ở Thái Nguyên

MINH NGUYỆT (TTXVN)

Posted Image

Một bộ di vật được phát hiện tại một di tích khảo cổ. (Ảnh minh họa: Nguyễn Công Hải/TTXVN)

Viện Khảo cổ học và Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên vừa tiến hành điều tra khảo cổ khu vực núi đá vôi tại các huyện Phú Lương, Đồng Hỷ, Võ Nhai thuộc tỉnh Thái Nguyên và đã phát hiện được 3 di tích của người tiền sử là di tích hang Thủng, hang Thần và hang Kim Sơn.

Phó giáo sư, tiến sỹ Trình Năng Chung, trưởng đoàn khảo sát Viện Khảo cổ học cho biết việc phát hiện và nghiên cứu 3 di chỉ nói trên góp phần quan trọng vào nhận thức văn hóa thời tiền sử trong khu vực. Các nhà khảo cổ đã thu thập rất nhiều mẫu vật để phân tích môi trường sinh thái cổ và niên đại tuyệt đối. Cả 3 di tích trên đều có thể tiến hành khai quật với quy mô lớn.

Việc phát hiện ra di chỉ hang Kim Sơn được coi là phát hiện quan trọng nhất trong đợt khảo sát. Địa điểm này rất gần di chỉ mái đá Ngườm, một di tích khảo cổ thời đá cũ nổi tiếng ở khu vực Đông Nam Á. Những hiện vật nằm trong các lớp địa tầng cho thấy một sự diễn biến văn hóa khá liên tục từ thời đại đá cũ đến giai đoạn hậu kỳ đá mới-sơ kỳ kim khí, với niên đại được đoán định từ hơn 20.000 năm đến khoảng gần 4.000 năm cách ngày nay.

Với những nét đặc trưng của bộ công cụ lao động bằng đá ở đây, bước đầu các nhà khảo cổ đã xếp di chỉ hang Kim Sơn thuộc hệ thống văn hóa Ngườm.

Ở hang Thủng, kết quả khảo sát cho thấy tầng văn hóa dầy khoảng 50cm chứa nhiều di vật như công cụ đá cùng nhiều mảnh gốm thô, mảnh xương răng động vật... trong đó, đáng chú ý là những chiếc rìu mài nhẵn bên cạnh những công cụ cuội ghè đẽo thô sơ.

Nổi bật hơn cả là một số mảnh gốm có hoa văn khắc vạch có dấu chấm dải xen kẽ ở giữa mang phong cách đồ gốm Phùng Nguyên. Sự có mặt của đá cuội nguyên liệu và mảnh tước ở đây chứng tỏ quá trình gia công công cụ được tiến hành tại chỗ. Kết cấu trầm tích và hiện vật trong địa tầng cho thấy có 2 lớp văn hóa kế tục nhau là lớp văn hóa trên có niên đại thời đại kim khí, lớp văn hóa dưới niên đại đoán định thuộc hậu kỳ đá mới.

Hang Thủng là một di tích cư trú của cư dân thuộc giai đoạn hậu kỳ đá mới-sơ kỳ kim khí ở Thái Nguyên.

Hang Thần là di tích có một tầng văn hóa thuần nhất, dày khoảng 90 cm. Dấu tích của người nguyên thủy tìm thấy chủ yếu ở khu vực cửa hang, chứa nhiều di vật đồ đá và mảnh gốm vỡ, dấu tích bếp lửa với tầng tro than dầy, một số công cụ mũi nhọn được đẽo gọt từ mảnh xương ống của động vật. Đồ gốm được nặn bằng tay, độ nung thấp, trang trí bằng hoa văn thừng thô.

Hang Thần là một di tích cư trú của cư dân hậu kỳ đá mới, có niên đại khoảng 4.000 năm cách ngày nay./.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khu dân cư 11.000 năm tuổi dưới biển Baltic

Các nhà khảo cổ Thụy Điển mới đây khai quật được nhiều cổ vật nằm dưới biển Baltic ở Bắc Âu, được cho là thuộc về một khu dân cư cổ từ thời kỳ đồ đá.

Cổ vật được tìm thấy bao gồm các mẩu gỗ, dụng cụ bằng đá, sừng động vật, dây thừng, một cây lao móc được chạm nổi làm bằng xương động vật, các phần xương của một loài động vật cổ đại được gọi là auroch hay bò rừng châu Âu và nhiều đồ vật khác. Chúng được phát hiện ở độ sâu gần 16m so với về mặt nước ở vịnh Hano, ngoài khơi tỉnh Skane, Thụy Điển.

Posted Image

Các cổ vật được tìm thấy dưới biển Baltic. (Ảnh: Arne Sjostrom)

Theo Discovery News, những đồ vật này được cho là thuộc về người dân du mục Thụy Điển từ cách đây 11.000 năm. Đây có thể là bằng chứng về một trong những khu dân cư cổ nhất từng được tìm thấy ở Bắc Âu và được mệnh danh là thành phố địa đàng Atlantis ở Thụy Điển. Atlantis được cho là đã bị nước biển nhấn chìm và chôn vùi dưới biển sâu khoảng năm 9.600 trước Công nguyên.

Bjorn Nilsson, giáo sư khảo cổ học của Đại học Sodertorn cho biết, điều ngạc nhiên là những cổ vật này đều được phát hiện trong tình trạng tốt. Theo nhóm nghiên cứu, một dạng trầm tích có màu đen, dạng đặc quánh được gọi là gyttja, hình thành khi các lớp than bùn phân hủy, đã bảo vệ các cổ vật trong hàng nghìn năm.

Nhóm nghiên cứu của Nilsson vẫn đang tiếp tục khai quật nhằm tìm kiếm một nơi chôn cất ở khu vực này.

Theo VNE

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phát hiện nhiều mộ táng có niên đại hơn 6.000 năm

Minh Nguyệt (TTXVN)

Posted Image

Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)

Các nhà khảo cổ vừa phát hiện được nhiều ngôi mộ táng của người nguyên thủy có niên đại hơn 6.000 năm tại hang Nà Mò, xã Hương Nê, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn.

Phát hiện này đã đóng góp những nhận thức mới vào việc nghiên cứu thời tiền sử ở Bắc Kạn nói riêng và Việt Nam nói chung.

Phó giáo sư tiến sĩ Trình Năng Chung, Viện Khảo cổ học, người chủ trì cuộc khai quật cho biết: Hang Nà Mò là một di tích cư trú của của nhiều thế hệ cư dân nguyên thủy. Lớp cư trú sớm nhất thuộc cư dân văn hoá Hoà Bình-Bắc Sơn muộn có niên đại khoảng 6.000-7.000 năm trước.

Lớp cư trú muộn thuộc giai đoạn hậu kỳ đá mới-sơ kỳ kim khí có tuổi từ 3.500-4.000 năm trước. Dựa vào phương pháp phân tích niên đại tuyệt đối trên các vỏ ốc chôn kèm theo mộ, cho biết mộ có tuổi hơn 6.000 năm trước.

Các nhà khảo cổ đã thu thập nhiều mẫu bào tử phấn hoa nhằm nghiên cứu về môi trường sinh thái cổ trong khu vực.

Có 6 ngôi mộ được tìm thấy, trong đó 4 ngôi mộ được phơi lộ hoàn toàn. Các mộ được kè đá rải trên bề mặt, phía dưới là bộ xương người đã bị gẫy nát. Hai ngôi mộ có chôn kèm theo công cụ đá ghè đẽo như những hiện vật tùy táng.

Đặc biệt lưu ý là không tìm thấy dấu vết của hộp sọ cũng như răng người. Những người khai quật đưa ra giả thuyết, hiện tượng này có liên quan đến tục “săn đầu lâu” - một tập tục khá phổ biến của người nguyên thủy ở khu vực Đông Nam Á?

Bên cạnh đó, các nhà khảo cổ phát hiện hàng trăm di vật khảo cổ, chủ yếu là đồ đá. Di tích có 2 lớp văn hoá phát triển trực tiếp lên nhau, không có lớp phân cách. Lớp văn hóa sớm chứa nhiều công cụ lao động bằng đá cuội ghè đẽo mang đặc trưng của kỹ thuật Hòa Bình-Bắc Sơn.

Thổ hoàng (đá khoáng chất mầu đỏ) cũng được tìm thấy. Người nguyên thủy thường nghiền thổ hoàng thành bột hòa với nước bôi lên người sống và người chết để trang trí.

Lớp văn hoá muộn có rìu mài, đồ gốm thô dày được nặn bằng tay, độ nung thấp, bên ngoài không trang trí hoa văn. Đáng chú ý là một vật thể nhỏ hình trụ có mặt cắt hình lục giác được mài nhẵn trên đá quartze rất đẹp. Đây có thể là đồ trang sức của người tiền sử./.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tìm ra nguồn gốc của những khối đá xanh ở Stonehenge?

Mai Nguyễn (Vietnam+)

Posted Image

Những khối đá xanh ở Stonehenge. (Nguồn: livescience.com)

Theo một nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện nguồn gốc chính xác của các khối đá xanh tại Stonehenge (Anh).

Kết cấu của những khối đá này cho thấy chúng được lấy từ một vỉa đá lộ thiên nằm cách khoảng 3 cây số so với nơi được cho là xuất xứ của chúng từ gần một thế kỷ trước. Phát hiện này có thể giúp các nhà khảo cổ học lý giải bí ẩn về sự xuất hiện của những khối đá xanh ở Stonehenge.

Nghiên cứu này “đã xác định nguồn gốc chính xác của các khối đá và chỉ ra các khu vực mà các nhà khảo cổ học có thể tìm thấy bằng chứng về tính nhân tạo của chúng,” theo nhà địa chất học và đồng tác giả nghiên cứu Richard Bevins thuộc Bảo tàng Quốc gia xứ Wales.

Những khối cự thạch đầu tiên tại Stonehenge được dựng lên từ 5.000 năm trước và những nền văn hóa đã mất tiếp tục đóng góp vào quần thể cự thạch này trong suốt một thiên niên kỷ. Quần thể bao gồm những khối sa thạch khổng lồ nặng khoảng 30 tấn cùng những khối đá xanh nhỏ hơn.

Nhiều thập kỷ qua, các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều giả thuyết. Năm 1923, nhà địa chất học Herbert H. Thomas đã chỉ ra nguồn gốc của đá xanh dolerite ở đây là từ một vỉa đá lộ thiên có tên Carn Meini ở vùng cao nguyên đồi Preseli phía Tây xứ Wales. Ông tin rằng các loại đá xanh khác cũng tới từ gần đó. Điều này đặt ra giả thuyết rằng những người xây dựng Stonehenge đã chuyển đá về phương Nam qua kênh Bristol rồi đưa chúng vượt biển tới đây.

Nhưng vài năm trước, Bevins và các cộng sự đã khám phá ra một số loại đá xanh có nguồn gốc từ một nơi khác có độ cao thấp hơn so với mặt biển tên là Craig Rhos. Nếu điều này là đúng cũng có nghĩa là những người xây Stonehenge đã chuyển đá vượt đồi trước khi chuyển lên thuyền vượt biển. Một giả thuyết khác lại cho rằng các dòng sông băng đã mang những tảng đá xanh tới Stonehenge trong kỷ băng hà cuối cùng.

Posted Image

Các địa điểm có khả năng là nơi xuất phát của những khối đá xanh ở Stonehenge)

Trong nghiên cứu mới này, các nhà khoa học tập trung vào các chất khoáng như crom, niken, oxit magie và oxit sắt, những chất tham gia vào cấu trúc kết tinh. Họ phát hiện ra ít nhất 55% đá xanh dolerite tới từ Carn Goedog, một nơi xa hơn về phía bắc so với địa điểm Thomas đề cập năm 1923, và cách Stonehenge khoảng 225km. Theo đó, giả thuyết chuyển đá qua biển trở nên không chắc chắn.

Phát hiện mới này lại làm dấy lên nhiều câu hỏi hơn về việc làm thế nào mà những khối đá lại xuất hiện ở Stonehenge. Tuy nhiên việc tìm ra nguồn gốc chính xác của những tảng đá sẽ giúp các nhà khảo cổ tìm được bằng chứng về sự có mặt của con người thời xưa ở gần đó, cũng như hé lộ cách vận chuyển đá.

"Ví dụ, nếu chúng tôi có thể khẳng định chắc chắn rằng những tảng đá đã qua bàn tay xử lý của con người thời kỳ đồ đá mới, thì giả thuyết về những dòng sông băng sẽ bị bẻ gãy," Bevins cho hay./.

Posted Image

(Nguồn: livescience.com)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tìm thấy mảnh lục địa cổ đại bị mất tích

Đất đai trên bề mặt địa cầu từng hợp nhất dưới dạng siêu lục địa Rodinia, và giờ đây giới chuyên gia cho rằng đã tìm được mảnh còn lại của nó bị chôn vùi dưới Ấn Độ Dương.

Cho đến cách nay khảng 750 triệu năm trước, Trái đất chỉ có duy nhấtsiêu lục địa khổng lồ gọi là Rodinia.

Và dù hiện cách nhau một đại dương rộng hàng trăm km, Ấn Độ từng nằm kế bên Madagascar.

Posted Image

Mauritia được cho là dải đất nối liền Ấn Độ và Madagascar - (Ảnh: Trond Torsvik)

Mới đây, các nhà nghiên cứu của Đại học Oslo (Na Uy) vừa tìm được chứng cứ cho thấy có một mảnh đất được cho là tiểu lục địa từng kết nối Ấn Độ - Madagascar.

Dải đất trên, được gọi là Mauritia, bị chia nhỏ theo thời gian và cuối cùng biến mất dưới sóng biển đại dương khi thế giới hiện đại tượng hình, theo báo cáo đăng trên chuyên san Nature Geoscience.

Giáo sư Trond Torsvik cho biết đã tìm thấy zircon trong cát trên bờ biển đảo quốc Mauritius, và kết quả phân tích đồng vị cho thấy chúng có niên đại từ 1.970 đến 600 triệu năm trước.

Nhóm chuyên gia kết luận chúng là tàn tích của một dạng đất cổ đại đã bị kéo lên bề mặt Trái đất trong quá trình núi lửa phun.

Họ cho rằng những mảnh còn lại của Mauritia có thể được tìm thấy ở độ sâu 10km bên dưới Mauritius và Ấn Độ Dương.

Theo Thanh Niên

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sự trả thù dai dẳng của người Neanderthal

Bị đẩy vào con đường tuyệt chủng cách đây hàng chục ngàn năm, người Neanderthal vẫn có cơ hội báo thù bằng cách di truyền bệnh hiểm nghèo cho người hiện đại.

Giống người Neanderthal đã biến mất khỏi bề mặt địa cầu ít nhất 30.000 năm trước, và thủ phạm diệt chủng nhiều khả năng là tổ tiên của người hiện đại, theo giả thuyết được công nhận từ lâu. Tuy nhiên, báo cáo mới cho thấy cuộc trả thù của người Neanderthal vẫn tiếp tục kéo dài cho đến ngày nay, bằng cách khiến con người dễ bị mắc các căn bệnh chết người như ung thư và tiểu đường.

Theo các kết quả nghiên cứu, người Neanderthal với người hiện đại từng sống cùng thời đại, và qua hàng ngàn năm hai chi người này có dịp giao phối với nhau, dẫn đến kết quả là người châu Âu ngày nay chứa 2% ADN của người Neanderthal. Những gene di truyền trên bị phát hiện làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư và tiểu đường.

Vào năm ngoái, các chuyên gia của Đại học Oxford và Plymouth (Anh) đã công bố các gene được xác định làm tăng nguy cơ ung thư trong chuỗi gene của người Neanderthal, và đến tháng 1 năm nay, tạp chí Nature đăng tải công trình nghiên cứu của Đại học Harvard (Mỹ) tiết lộ một gene được di truyền từ người Neanderthal, có thể gây ra bệnh tiểu đường ở người Mỹ gốc La tinh.

Posted Image

Trái đất từng có thời chứa chấp đến 7 họ người khác nhau - (Ảnh: Wikia.com)

Bằng cách giám định gene thu được từ xương ngón chân của một phụ nữ Neanderthal, các nhà khoa học có thể xây dựng một phiên bản hoàn chỉnh hơn về lịch sử sơ khai của loài người, và tìm hiểu sự phát triển cũng như tiến hóa của người hiện đại.

Dựa trên kết quả phân tích ADN, tình trạng giao phối cận huyết đã diễn ra hết sức nghiêm trọng trong các cộng đồng Neanderthal, và họ người này cũng có thói quen “ngủ lang” với các họ người cổ đại khác như Denisovan.

Tuy nhiên, song song với ảnh hưởng tiêu cực, quá trình trao đổi huyết thống cũng đã tăng cường hệ miễn dịch của tổ tiên người hiện đại, giúp họ chống chọi trước những căn bệnh thường gặp vào thời đầu của nền văn minh loài người.

Theo trang tin Phys.org, trưởng nhóm dự án nghiên cứu nguồn gốc loài người là Giáo sư Chris Stringer của Viện Bảo tàng lịch sử tự nhiên Anh cho biết người Neanderthal đã sinh sôi và phát triển bên ngoài phạm vi châu Phi trong hàng ngàn năm. Do đó, cơ thể của họ phải chống chọi trước sự tấn công của nhiều loại bệnh mà người hiện đại khi đó chưa từng đối mặt. “Các cuộc nghiên cứu chứng tỏ rằng hệ miễn dịch của người hiện đại đã nhanh chóng được nâng cấp thông qua quá trình kết hợp với người Neanderthal, từ đó giúp chúng ta tồn tại”, theo Giáo sư Stringer. Nhờ gene ngoại lai, hệ thống kháng nguyên bạch cầu của tổ tiên người hiện đại hỗ trợ bạch cầu nhận dạng và phá hủy các dị vật xâm nhập cơ thể.

Bên cạnh đó, các báo cáo cho thấy người Neanderthal lâm vào con đường tuyệt chủng không phải chỉ bởi vì bị người hiện đại đuổi cùng giết tuyệt, mà còn do họ giao phối và đóng góp phần ADN của mình vào tập hợp dân số lớn hơn. Xu hướng mở rộng kho di truyền ở người hiện đại không chỉ dừng lại ở Neanderthal. Một số cuộc nghiên cứu cho thấy cách đây khoảng 100.000 đến 500.000 năm trước, phải có đến 7 họ người khác nhau cùng chia sẻ trái đất. Theo đó, người ở vùng Hạ Sahara thuộc châu Phi sở hữu ADN từ người Homo heidelbergensis (hay còn gọi là người Heildelberg), trong khi một số nhóm dân châu Á nhận được gene di truyền từ người Denisovan.

Theo Thanh Niên

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bằng chứng hiếm có về tục lệ ăn thịt người thời cổ đại

Ăn thịt người thời cổ đại vẫn là một trong những bí ẩn khiến các nhà khoa học miệt mài nghiên cứu...

Ít ai ngờ, những tục lệ sát hại để ăn thịt người đã xảy ra từ khi loài người mới xuất hiện trên Trái đất. Ngày nay, các nhà khảo cổ tìm ra rất nhiều bằng chứng về các vụ tế lễ, trả thù và cả những cuộc ăn thịt người tập thể. Chúng xuất hiện từ hàng nghìn, đến hàng chục nghìn năm trước Công nguyên.

1. Shanidar 3 (50.000 năm TCN)

Trên dãy núi Zagros nằm ở phía Bắc Iraq, các nhà khảo cổ học đã đào được một mẫu vật của vụ giết người Neanderthal, có tên gọi là “Shanidar 3”. Qua khảo sát, mẫu vật này là một người đàn ông khoảng 40 - 50 năm tuổi, nguyên nhân dẫn đến tử vong là do một vết đâm ở xương sườn số 9.

Posted Image

Các nhà khảo cổ đã nghiên cứu và đưa ra giả thuyết về cái chết của người đàn ông kì bí này. Có người cho rằng, người Neanderthal đã sử dụng cây giáo dài, nặng để đi săn, tưởng nhầm Shanidar 3 là mục tiêu nên đã phóng giáo, vô tình giết chết người đàn ông này.

Posted Image

Nhưng nhiều người khác lại cho rằng, đây là hành động của những người hiện đại đói khát. Một vài bằng chứng chỉ ra, người hiện đại ngày nay đã ăn thịt người Neanderthal.

Dấu vết hung khí để lại trên xương hàm của người Neanderthal trùng khớp với công cụ được sử dụng để xẻ thịt nai còn sót lại ở hang Les Rois - Tây Nam nước Pháp. Tuy nhiên, hung thủ thực sự của cái chết này đến nay vẫn là một bí ẩn với các nhà khảo cổ học.

2. Người phụ nữ La Brea (7.000 năm TCN)

Hồ hắc ín La Brea nằm ở phía Tây Nam hòn đảo Trinidad (Mỹ) là một dãy các bể chứa chất lỏng màu đen, gây hại cho nhiều nạn nhân như hổ răng dài, voi ma mút hoàng đế và cả con người.

Trong số đó, hẳn nhiều nhà nghiên cứu không thể không nhớ tới xác của người phụ nữ được kéo ra khỏi đám hắc in năm 1914. Các nhà khoa học đã lấy tên vùng đất La Brea này đặt tên cho hài cốt của người phụ nữ đó.

Posted Image

Bà được xác định là sống vào khoảng 7.000 năm TCN. Qua nghiên cứu, các nhà khảo cổ xác định, bà cao khoảng 1,42m, hộp sọ nhiều vết nứt nặng và xương quai hàm bị vỡ. Lỗ thủng trên đầu bà được cho là bị gây ra bởi một vật cùn. Một miếng của hộp sọ chưa được tìm thấy.

Posted Image

Một vài người tin rằng, người phụ nữ này bị giết, ăn thịt ở nơi nào đó rồi bị ném xác xuống bể hắc ín. Ý kiến khác lại cho rằng, người phụ nữ này được chủ ý đặt dưới bể hắc ín một cách nhẹ nhàng bởi bên cạnh bà xuất hiện vài mảnh xương chó. Và đó hẳn là một nghi lễ mai táng.

Dù chưa xác định được về cái chết cũng như danh tính của người phụ nữ này nhưng theo các nhà khoa học, nó sẽ mở ra nhiều nghiên cứu mới về cuộc sống của người Mỹ bản xứ xưa.

3. Những kẻ ăn thịt người Herxheim (5.000 năm TCN)

Việc phát hiện và khai quật về người Herxheim (Đức) dẫn chúng ta tới cánh cửa tìm hiểu về thế giới hơn 7.000 năm về trước. Các nhà khảo cổ đào lên được những công trình lớn, đồ gốm và cả nạn nhân của chế độ ăn thịt người.

Posted Image

Qua nghiên cứu, ít nhất 10 người mang dấu vết "bị cắt xẻ có chủ ý". Theo đó, xương sườn bị cắt rời khỏi xương sống, xương sọ trơ trọi, lưỡi bị cắt rời và thịt tay chân cũng "biến mất". Không những thế, phần xương người còn lại bị nhai, cắn, nghiền nát hay đập vỡ.

Tiến sĩ Bruno Boulestin thuộc ĐH Bordeaux (Pháp) cho biết: "Chúng tôi đã quan sát những mẩu xương động vật bị xiên vào rồi nướng. Và ở đây chúng tôi tìm thấy một vài mẩu xương người có dấu hiệu tương tự". Có thể những người này đã bị giết thịt để ăn mừng chiến thắng sau khi bị bắt trong chiến tranh hoặc là vật tế thần trong một nghi lễ hiến tế.

Một vài nhà khoa học đã bác bỏ giả thuyết về hành vi ăn thịt người. Họ cho rằng, những mẩu thịt cắt xẻ tìm thấy được phải chăng là một phần của nghi thức chôn cất mà thôi.

Posted Image

Các chuyên gia vẫn đang cố gắng để đưa ra kết luận cuối cùng. Tuy nhiên, họ khẳng định, đầu thời kỳ đồ đá là giai đoạn bạo lực, nhưng hoạt động trồng trọt lần đầu tiên lan tới "tâm" châu Âu. Và hành vi ăn thịt người ở châu Âu là khác thường và nó có thể đã kéo dài trong suốt những thời kỳ nghèo đói sau đó.

4. Người đàn ông Clonycavan (năm 392 - 201 TCN)

Vào năm 2003, ở County Meath (Ireland), người ta phát hiện một vụ giết người từ hơn 2.300 năm trước và đặt tên cho hài cốt người đó là Clonycavan. Người đàn ông này có 3 vết rìu chém trên đầu, một vết ở ngực và mũi bị nghiền nát.

Posted Image

Đầu ngực của ông ta bị cắt bỏ, toàn bộ nội tạng bị moi ra và vứt xuống bùn. Chính vì môi trường xung quanh lạnh, có tính axit và không chứa oxy mà hài cốt của Clonycavan vẫn được bảo toàn.

Clonycavan cao 1,57m, có chế độ dinh dưỡng khá đầy đủ, không có dấu hiệu của việc phải lao động chân tay, do đó các nhà khảo cổ kết luận, người đàn ông này thuộc bậc cao sang quyền quý.

Posted Image

Giả thuyết phổ biến nhất được đưa ra - người đàn ông Clonycavan này là nạn nhân của lễ tế thần, sau đó bị xẻ thịt chia đều cho dân chúng. Theo tài liệu Ireland cổ, đầu ngực của người đàn ông bị xẻo đi chứng tỏ người đó bị phế truất hoặc gây ra tội lỗi lớn. Chỉ có việc hiến thân mới đủ sức chuộc lại lỗi lầm của mình.

Không chỉ vậy, để bù đắp cho sự thiếu hụt về vóc dáng, khi còn sống ông sử dụng loại gel kì lạ để vuốt tóc cao lên. Loại gel này chứa dầu thực vật trộn với nhựa cây của Tây Ban Nha và một số loại khác.

5. Cuộc tàn sát ở Moche (năm 150 - 750)

Trên những vùng đất trũng khô cằn ở phía Bắc Peru, các nhà khảo cổ học khai quật được một ngôi mộ từ nền văn minh Moche, bao gồm hơn 100 nạn nhân bị giết ăn thịt một cách dã man. Những bộ xương còn sót là phần còn lại của một bữa tiệc buffet khủng khiếp.

Họ bị lột da, rút hết máu, chặt đầu hoặc bị trói và bỏ lại cho kền kền rỉa thịt. Tất cả nạn nhân đều là những chàng trai trẻ, bị ném vào những cái hố, một mình hoặc thành từng nhóm nhỏ.

Posted Image

Thời xưa, người dân Moche sống thịnh vượng, bình yên trên thung lũng khô cằn ở Peru vào năm 150-750. Họ là những nhà kiến trúc tân tiến, người nông dân với kĩ thuật tưới tiêu kì diệu đến nỗi làm cho vùng đất của họ màu mỡ hơn so với khi dùng kĩ thuật hiện đại.

Nhưng con mắt mang tính bạo lực thời đó là mặt trái trong nền văn minh của họ. Người ta đã tìm thấy những bức vẽ mô tả cảnh những kẻ thù của họ bị nhục mạ, tra tấn và xử tử.

Posted Image

Các chuyên gia tin rằng, những nạn nhân được tìm thấy ở trên hoàn toàn là do hành động bạo lực của người Moche gây ra với đồng loại. Phân tích từ tóc và răng cho thấy, một vài nạn nhân có chế độ ăn uống đầy đủ, vài người khác đến từ tầng lớp có địa vị cao trong xã hội.

Giả thuyết được đặt ra là người Moche đến từ nhiều khu vực đã thách đấu với nhau và hình phạt sẽ là người thua cuộc phải chịu xử tử.

Theo PLXH

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phát hiện một ngôi mộ của quan lại triều đại Tutankhamun

HOÀNG CHIẾN/CAIRO (VIETNAM+)

Posted Image

Bức tranh trên tường của ngôi mộ cổ. (Nguồn: Al Ahram)

Các nhà khảo cổ học vừa tình cờ phát hiện ngôi mộ của một quan lại triều đại thứ 18 của Ai Cập - triều đại của Tutankhamun (khoảng 1341-1323 trước công nguyên) - tại khu vực Sheikh Abdel-Gournah nằm ở bờ phía Tây của thành phố Luxor, cách thủ đô Cairo khoảng 800km về phía Nam.

Một nhóm các nhà nghiên cứu Tây Ban Nha và Italy, đang thực hiện công việc khai quật thường xuyên ở bờ phía Tây Luxor, đã chạm vào vật được cho là ngôi mộ của Maayi, một quan lại hàng đầu của triều đại thứ 18.

Bộ trưởng Cổ vật của Ai Cập Mohamed Ibrahim cho biết nhóm khai quật vô tình tìm thấy ngôi mộ thông qua một lỗ hổng trên tường của ngôi mộ số TT109, trong khu vực Sheikh Abdel-Gournah.

Bức tranh trên tường của ngôi mộ cho thấy Maayi ở vị trí khác so với các thành viên gia đình, cung cấp chi tiết về cuộc sống và mối quan hệ gia đình của người này.

"Ngôi mộ được trang trí rất tốt, phản ánh cuộc sống xa hoa của chủ nhân," ông Ibrahim cho biết và bổ sung thêm rằng một bức tranh tường mô tả một bữa tiệc với những người đàn ông và phụ nữ tụ tập trước một bàn ăn đầy các loại thực phẩm.

Theo Bộ trưởng Ibrahim, ngôi mộ mới chỉ được phát hiện một phần do các mảnh vỡ chặn lối vào. Công tác khai quật vẫn đang được tiếp tục để khám phá phần còn lại của ngôi mộ./.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trưng bày những chiếc mặt nạ cổ có niên đại 9.000 năm

MAI NGUYỄN (VIETNAM+)

Posted Image

1 / 7

Posted ImagePosted ImagePosted ImagePosted ImagePosted ImagePosted ImagePosted ImageTriển lãm mặt nạ cổ tại Israel.

Một bộ sưu tập những chiếc mặt nạ bằng đá có niên đại khoảng 9.000 năm, được tin là “những chiếc mặt nạ cổ nhất thế giới” đang được trưng bày ở Israel.

Với nụ cười cứng nhắc và hốc mắt lớn, những món đồ tạo tác này được các nhà nghiên cứu cho là đại diện cho linh hồn những tổ tiên đã khuất và có thể đã được đeo trong các nghi lễ suốt thời kỳ đồ đá.

Trước khi những chiếc mặt nạ này được trưng bày trong các tủ kính ở Bảo tàng Israel tại Jerusalem, những người quản lý bảo tàng cho biết họ đã tiến hành một nghiên cứu so sánh giữa chúng.

Theo Debby Hershman, một trong những người quản lý, các mô hình ba chiều cho thấy hầu hết những chiếc mặt nạ này có thể đã được đeo lên mặt một cách thoải mái.

"Các hốc mắt cho phép người đeo có tầm nhìn khá rộng, và các phần của mặt nạ phù hợp với những đường nét trên gương mặt của một người," Hershman cho biết.

Trên rìa một vài chiếc mặt nạ còn có những lỗ nhỏ giúp đeo mặt nạ vào mặt. Có thể luồn tóc qua những lỗ này để những chiếc mặt nạ trông giống người hơn, hoặc luồn dây qua để buộc chúng vào cột nhà hay gắn lên các bề mặt khác.

Những chiếc mặt nạ này được phát hiện tại rất nhiều địa điểm khảo cổ tại sa mạc và vùng đồi Judean. Chúng có niên đại thuộc thời kỳ đồ đá mới, khi con người từ bỏ việc sống du mục và bắt đầu cuộc sống định cư lâu dài với công việc trồng trọt và chăn nuôi.

Hai trong số những chiếc mặt nạ này thuộc bộ sưu tập của viện bảo tàng: một chiếc được tìm thấy trong hang Nahal Hemar trên một vách đá gần Biển Chết, chiếc còn lại được tìm thấy ở gần khu vực khảo cổ ở Horvat Duma.

Những chiếc mặt nạ khác được mượn từ bộ sưu tập cá nhận của Judy và Michael Steinhard ở New York. Không có chiếc mặt nạ nào có lai lịch rõ ràng, nhưng qua phân tích chất liệu, các nhà nghiên cứu cho rằng hầu hết chúng tới từ vùng đồi Judean hoặc những quả đồi thấp dưới chân núi ở Judea.

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phát hiện hóa thạch cá voi cổ đại với hình dáng kỳ lạ

My Nguyễn (Vietnam+)

Posted Image

Tamisiocaris với các bộ phận phụ với các đốt, có thể co lại như một ngón tay để bắt mồi.

Các nhà nghiên cứu mới đây đã phát hiện ra những bằng chứng về một gã khổng lồ sinh sống dưới lòng đại dương vào khoảng hơn 500 triệu năm trước.

Hóa thạch được tìm thấy tại phía bắc Greenland cho thấy rằng loài sinh vật biển cổ đại khổng lồ - tổ tiên của loài cá voi ngày nay - đã sử dụng một số bộ phận trên đầu với hình dáng kỳ lạ để lọc thức ăn từ nước biển.

Nghiên cứu miêu tả về loài vật mang tên Tamisiocaris lọc phù du bằng những bộ phận với kích thước lớn và hình dáng kỳ lạ. Cách kiếm ăn này giống với một số loài cá voi ngày nay.

Sinh vật này đã sinh sống trên Trái Đất từ 520 triệu năm về trước trong kỷ Cambri sớm - thời đại được biết đến với tên gọi Bùng nổ kỷ Cambri, thời mà hầu hết các nhóm động vật chính và các hệ sinh thái phức tạp đột nhiên xuất hiện.

Tamisiocaris thuộc một nhóm động vật có tên là anomalocarids, một loại động vật chân đốt thời kỳ đầu, bao gồm một số loài vật lớn nhất và mang tính biểu tượng nhất của kỉ Cambri. Chúng sở hữu những bộ phận phụ nằm ở phần đầu để bắt những con mồi lớn hơn, chẳng hạn như bọ ba thùy.

Tuy nhiên, hóa thạch mới được phát hiện cho thấy rằng những động vật ăn thịt này cuối cùng cũng phát triển những bộ phận săn mồi trên thành bộ phận lọc nước biển, giống như cách thức cá voi ngày nay kiếm ăn.

Trưởng nhóm dự án, giáo sư Jakob Vinther, giảng viên tại Đại học Bristol, cho biết: "Những loài chân đốt thời kỳ đầu này, nếu xem xét theo góc độ sinh thái học, có thể được coi là cá mập và cá voi của kỉ Cambri."

Việc phát hiện hóa thạch của loài này cho chúng ta một cái nhìn sâu sắc và chính xác hơn về các loài anomalocarids. Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy sự đa dạng về sinh học của Trái Đất trong kỷ Cambri, và giúp đào sâu hơn vào việc nghiên cứu các đặc điểm của hệ sinh thái đã từng tồn tại hàng trăm triệu năm về trước.

Giáo sư Vinther còn cho biết: "Những loài động vật to lớn, với hình thức kiếm ăn thụ động như vậy có thể cho chúng ta biết rất nhiều điều về hệ sinh thái biển cổ đại. Việc kiếm ăn bằng cách lọc các sinh vật phù du tí hon từ trong nước biển tốn rất nhiều năng lượng, và như vậy thì cần rất nhiều thức ăn."

Hóa thạch Tamisiocaris được phát hiện trong một loạt những cuộc thám hiểm khảo cổ, dẫn đầu là đồng tác giả nghiên cứu David Harper, giáo sư thuộc đại học Durham, và kết quả của những phát hiện này được đăng trên tờ Nature./.

Posted Image

Hóa thạch của một trong số các bộ phận trợ giúp bắt mồi của Tamisiocaris, với cơ chế hoạt động tương tự như các lưới lọc phù du của cá voi. Posted Image

Tamisiocaris sau đó phát triển thành một loài động vật săn mồi bị động. Posted Image

Loài động vật cổ đại này là tổ tiên của cá voi hiện đại.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phát hiện nhiều mảnh vỡ gốm sứ cổ tại Quảng Ngãi

ĐINH THỊ HƯƠNG (TTXVN/VIETNAM+)

Posted Image

(Ảnh minh họa: Đinh Thị Hương/TTXVN)

Sau gần 10 ngày tiến hành khai quật khảo cổ tại đồn Tân Long Hạ (nằm sát với Di tích văn hóa cấp Quốc gia Trường Lũy), thuộc xã Ba Động, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi, Đoàn khảo cổ học của Viện Khảo cổ học Việt Nam, trong đó còn có nhà khảo cổ học người Italy Federico Barocco và nhà khảo cổ học nữ người Pháp Béatrice Wisniewski, đã phát hiện nhiều mảnh vỡ ra từ các lu, hũ, âu được dùng để đựng mắm muối.

Theo các Nhà khảo cổ học nhận định, những đồ gốm sứ này phần lớn đều có niên đại khoảng cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, có nguồn gốc Trung Hoa, Bắc Việt. Điều này cho thấy ở đây đã có sự thông thương, trao đổi hàng hóa từ nhiều nơi khác đến vào thời kỳ thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX.

Các nhà khảo cổ còn cho biết, những đồ gốm sứ này có thể xác định được niên đại vì nó có xuất xứ từ miền Bắc Việt Nam hoặc từ Trung Quốc. Niên đại này cũng phù hợp với di tích Trường Lũy, chủ nhân của đồn này là những người lính và được xây dựng bằng đá trộn lẫn với đất và cát sông, có hình vuông, một cửa phía Nam.

Tại hiện trường, sau khi nạo lớp đất mặt, các nhà khảo cổ học đã phát hiện lẫn trong lớp đất có nhiều mảnh gốm, nhận định đây là một gian bếp ăn của đồn lính nên bắt đầu khai quật.

Theo tiến sỹ Nguyễn Tiến Đông, Trưởng phòng nghiên cứu kỹ thuật cổ (Viện Khảo cổ học Việt Nam) nhận định ban đầu, đây là quy mô về một một đồn nằm trên hệ thống Trường Lũy mà ở Quảng Ngãi được gọi là Đạo, là nơi đóng quân của lính, có hình vuông có chiều dài khoảng 30 mét được xếp bằng đá, ở ngoài đường có hệ thống hào để chống sự xâm nhập từ bên ngoài và cũng được xếp bằng đá để kè cho chắc chắn. Hai bên góc đối diện nhau có những cái trụ tháp xây lên để làm cái gác và cách Trường Lũy về phía Đông khoảng 20 mét. Đồn này có vị trí và nhiệm vụ bảo vệ Trường Lũy và kiểm tra, kiểm soát sự thông thương đi lại giữa các con đường mòn dọc theo Trường Lũy ngày xưa.

“Mặc dù cuộc khai quật chưa kết thúc nhưng những hiện vật đầu tiên, những kết quả đầu tiên cho thấy ở đây có rất nhiều gốm, trong đó có gốm men xuất xứ Trung Hoa, gốm Bát Tràng (Hà Nội) men xanh, trắng. Bên cạnh đó là rất nhiều những đồ đất nung, phần lớn đã vỡ ra từ những cái nồi và trên đó còn dấu vết của rất nhiều chi tiết để khẳng định đó là những cái nồi như có những vết cháy đen ở dưới và rất nhiều tro than. Điều này chứng tỏ ở đây xưa kia có một cái bếp khá lớn”- tiến sỹ Nguyễn Tiến Đông cho biết thêm.

Ngày 1/4, Đoàn công tác của ông Nguyễn Thiệp, Đại sứ Việt Nam tại Áo, một người con của quê hương Quảng Ngãi đã tổ chức về thăm và gắn biển công trình khai quật khảo cổ Đồn Tân Long Hạ.

Toàn bộ kinh phí để khai quật khảo cổ Đồn Tân Long Hạ và gắn biển công trình đều được tài trợ bởi ông Nguyễn Thiệp, quyên góp từ cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Áo.

Dự kiến công trình khai quật này sẽ được tiến hành trong vòng một tháng.

Phát hiện lối vào kim tự tháp bí ẩn ở thánh địa Abydos

Gần đây, các nhà khảo cổ học đã khai quật được một ngôi mộ tại nghĩa trang cổ ở Ai Cập. Thú vị hơn, ngôi mộ sẽ mở ra lối vào kim tự tháp “bí ẩn”.

Phía cửa vào của ngôi mộ là một mái vòm và xung quanh là những bức tường cao và dày. Các nhà khảo cổ đoán định đây là lối vào của một kim tự tháp cao khoảng 7m.

Phía dưới mái vòm, các nhà khảo cổ đã tìm thấy một quan tài bằng đá sa thạch được làm thủ công tinh xảo, sơn màu đỏ.

Posted Image

Ngôi mộ thuộc thánh địa Abydos mở dần ra cửa kim tự tháp bí ẩn còn bị lẩn khuất dưới những tầng lớp đất đá.

(Ảnh: Kevin Cahail)

Trên quan tài có khắc tên Horemheb, một vài hình ảnh của các vị thần Ai Cập và các chữ tượng hình trong Cuốn sách Chết dành cho những người sang tế giới bên kia.

Các nhà khảo cổ không tìm thấy xác ướp trong quan tài. Họ cho rằng ngôi mộ này đã bị đào trộm từ trước. Tuy nhiên họ cũng tìm thấy xung quanh đó có những bộ xương bị rời ra thành từng mảnh của 3 – 4 người đàn ông, 10 – 12 người phụ nữ và ít nhất hai đứa trẻ con.

Kevin Cahail – nghiên cứu sinh tại Đại học Pennsylvania, cũng là trưởng nhóm khai quật cho biết, có thể đây là ngôi mộ “gia đình” có niên đại 3300 năm, bao gồm hài cốt của nhiều thế hệ, trong đó có hài cốt của con gái, bà mẹ và nhiều người vợ của Horemheb.

Các nhà khảo cổ cho rằng hẳn gia đình này phải bề thế, hoặc tham gia quân sự thì mới xây dựng được ngôi mộ như vậy.

Quan trọng hơn, các nhà khảo cổ còn tìm thấy một lá bùa hộ mệnh hình trái tim làm bằng đá hai màu đỏ và xanh. Có thể chiếc bùa hộ mệnh hình trái tim này có liên quan đến phép thuật từ cuốn sách Chết với quan niệm của người Ai Cập về sự thật và công lý, gọi làMa’at.

Cahail còn cho biết thêm đây được xem như là tất cả những gì còn sót lại của kim tự tháp, đặc biệt là lối vào ngôi mộ với những bức tường rất dày. Các phần khác của kim tự tháp được đoán định có thể không còn tồn tại hoặc chưa được tìm thấy.

Tất cả những gì phát hiện sẽ được đem đi kiểm tra carbon phóng xạ để giải đáp được bí ẩn của ngôi mộ này.

Theo Vietnam

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những chiếc hộp mai táng 2.000 năm tuổi

Giới chức Israel mới đây công bố 11 chiếc hộp mai táng, có niên đại hơn 2.000 năm tuổi, bị đánh cắp cách đó không lâu.

Fox News cho hay, số hộp này được cảnh sát Israel tịch thu hôm 28/3 ở vùng ngoại ô của Jerusalem. Khi phát hiện chúng có dấu hiệu là hiện vật khảo cổ, cảnh sát đã thông báo với Cơ quan Cổ vật Israel (IAA).

Theo các chuyên gia, những chiếc hộp này được sử dụng để đặt hài cốt của người đã qua đời. Chúng có thể có từ giai đoạn Đền thờ thứ hai (Second Temple, năm 516 trước Công nguyên đến năm 70 sau Công nguyên).

Posted Image

Những chiếc hộp mai táng được phát hiện ở Israel. (Ảnh: IAA)

Một số hộp mai táng có niên đại 2.000 năm tuổi được khắc hình trang trí, chạm khắc công phu và thậm chí cả tên người. Hình khắc tượng trưng cho sự thịnh vượng và vị trí xã hội cao của người được chôn cất. Bên trong chiếc hộp là các mảnh xương, cùng với dấu vết còn sót lại của những thứ mà nhóm chuyên gia cho là đồ gốm chôn cùng người chết.

Eitan Klein, phó giám đốc IAA, tin rằng số hộp này có nguồn gốc từ một khu vực gần núi Scopus. Các tay trộm có thể đã lấy cắp từ một hang động chôn cất số cổ vật này, hoặc hang động có thể được phát hiện tình cờ trong một dự án khai quật hay xây dựng nào đó.

Nhóm chuyên gia cho rằng, từ mỗi hộp chôn cất, họ có thể hiểu được thêm nhiều khía cạnh khác về mặt ngôn ngữ, nghệ thuật, văn hóa và phong tục của người xưa.

Theo phong tục của người Do Thái sinh sống trong giai đoạn này, người chết sẽ không được chôn cất ngay lập tức mà được đưa vào hang động trong một năm. Hài cốt của họ sau đó sẽ được cất giữ trong những chiếc hộp đặc biệt.

Theo Vnexpress

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đã tìm thấy Chén Thánh huyền thoại?'

Ngay khi có thông tin tìm thấy Chén Thánh 1000 năm tuổi bằng vàng nạm đá quý, người dân khu vực này đã ùn ùn kéo đến để chiêm ngưỡng. Tương truyền, đây là chiếc chén Chúa đã dùng trong bữa tối cuối cùng...

Hai nhà nghiên cứu lịch sử người Tây Ban Nha vừa khẳng định chiếc chén bằng vàng hơn 1.000 năm tuổi được trưng bày trong nhà thờ San Isidoro ở thành phố Leon chính là chiếc chén huyền thoại mà người ta vẫn kiếm tìm bấy lâu nay.

Nhà thờ San Isidoro ngay lập tức đã phải đưa chiếc chén quý ra khỏi khu trưng bày sau khi người dân kéo đến ùn ùn để chiêm ngưỡng chiếc chén.

Posted Image

Chiếc chén bằng vàng có khảm nhiều đá quý trưng bày trong nhà thờ San Isidoro được khẳng định chính là chiếc Chén Thánh mà Chúa Giê-su đã dùng trong Bữa tối Cuối cùng.

Chiếc chén hiện được cất đi để đảm bảo an toàn. Dự kiến, nhà thờ sẽ thiết kế một phòng trưng bày lớn hơn để có thể phục vụ lượng khách thăm quan lớn mỗi ngày đổ về đây để chiêm ngưỡng chiếc chén quý.

Chiếc chén cổ được đúc bằng vàng, gắn mã não, cùng nhiều loại đá quý khác. Chiếc chén này từng thuộc quyền sở hữu của công chúa cả Dona Urraca, con gái nhà vua Tây Ban Nha Fernando I.

Nhà nghiên cứu lịch sử Trung cổ Margarita Torres và nhà nghiên cứu lịch sử mỹ thuật Jose Manuel Ortega del Rio đã nhận định đây chính là chiếc Chén Thánh trong cuốn sách mới xuất bản hồi tuần trước có tên “Kings of the Grail” (tạm dịch: Vua của những chiếc chén).

Posted Image

Kể từ thập niên 1950, khi nhà thờ bắt đầu mở một viện bảo tàng nhỏ, trưng bày những hiện vật cổ, chiếc chén đã thu hút rất đông khách tham quan bởi sự quý giá của nó. Giờ đây, chiếc chén còn nổi tiếng hơn bởi nó có thể còn mang những giá trị lịch sử lớn lao.

Trong cuốn sách mới của mình, hai nhà nghiên cứu đã đưa ra những bằng chứng là một số cuộn giấy da được viết bằng chữ Ai Cập cổ mà họ đã được tiếp xúc trong chuyến nghiên cứu ở Cairo. Những tài liệu cổ xưa này có nhiều đoạn miêu tả chiếc Chén Thánh mà hai nhà nghiên cứu cho rằng đó chính là chiếc chén đang được trưng bày trong nhà thờ San Isidoro.

Theo một số tài liệu lịch sử khác có từ thời Trung cổ thì chiếc Chén Thánh đã bị đánh cắp khỏi Jerusalem bởi các tín đồ Hồi giáo và đã lưu lạc tới Tây Ban Nha. Kể từ đây, tung tích chiếc Chén Thánh không còn được ai biết đến nữa.

Hai nhà nghiên cứu người Tây Ban Nha cho rằng cộng đồng những tín đồ Hồi giáo sinh sống ở Tây Ban Nha đã dâng chiếc Chén Thánh lên cho nhà vua Ferrnando I như một cống phẩm để nhà vua ra tay cứu giúp cộng đồng này vượt qua nạn đói.

Posted Image

Chiếc chén quý được trưng bày trong nhà thờ San Isidoro ở thành phố Leon, miền Bắc đất nước Tây Ban Nha.

Posted Image

Chiếc Chén Thánh từng được Chúa Giê-su dùng trong Bữa tối Cuối cùng - một đề tài truyền cảm hứng sáng tác cho nhiều họa sĩ thời Trung cổ.

Posted Image

Cận cảnh chiếc Chén Thánh đang rất thu hút sự quan tâm của công chúng Tây Ban Nha. Tuy vậy, không thể khẳng định đây chính là hiện vật lịch sử được tìm kiếm suốt nhiều thế kỷ qua chỉ bằng nghiên cứu của hai nhà sử học.

Thực tế, chiếc Chén Thánh trong nguyên bản không có gắn những viên đá quý. Hai nhà nghiên cứu lý giải rằng, vì chiếc chén thuộc quyền sở hữu của một nàng công chúa nên có lẽ nó đã được trang trí thêm cho phù hợp với vị chủ nhân mới.

Posted Image

Chiếc chén đã được nhà vua Fernando I tặng cho cô con gái cả.

Posted Image

Bộ phim “Indiana Jones And The Last Crusade” (Cuộc thập tự chinh cuối cùng - 1989) cũng được thực hiện dựa trên giả thuyết này. Trong đó, quân Đức từng tới Tây Ban Nha thời Thế chiến II với niềm tin rằng chiếc Chén Thánh đang được cất giữ tại tu viện Montserrat, gần Barcelona.

Thực tế, việc một số nhà thờ có từ thời Trung cổ khẳng định mình đang nắm giữ chiếc Chén Thánh không phải một câu chuyện mới. Nhà thờ Đức Mẹ Mary ở thành phố Valencia (Tây Ban Nha) cũng từng khẳng định mình đang nắm giữ một báu vật như thế. Rất nhiều giả thuyết đã được đưa ra xung quanh chiếc Chén Thánh lưu lạc từ Jerusalem tới Tây Ban Nha.

Theo Dân Trí, Daily Mail

Quan tài 3300 năm tuổi chạm khắc mặt người

Một quan tài cổ 3.300 năm tuổi, làm bằng đất sét với hình thù chạm khắc mặt người, mới được phát hiện ở Israel.

Live Science cho hay, quan tài làm bằng đất sét với phần nắp chạm khắc hình mặt người, bên trong quan tài là một bộ xương người trưởng thành. Bộ xương được chôn cùng một chiếc nhẫn vàng có tên một vị pharaoh của Ai Cập là Seti I, người từng trị vì đất nước từ năm 1290-1279 trước Công nguyên.

Posted Image

Quan tài 3.300 năm tuổi được phát hiện ở Israel. (Ảnh: mako.co.il)

Theo nhóm nghiên cứu của Cơ quan Cổ vật Israel (IAA), người được chôn cất trong quan tài thuộc tầng lớp giàu có trong xã hội, có thể là một người làm trong quân đội Ai Cập. Đây có thể là một vị quan có nguồn gốc từ vùng Canaan và phục vụ cho chính phủ Ai Cập. Canaan là một vùng đất cổ, bao phủ lãnh thổ Lebanon, Israel và Palestine ngày nay.

Quan tài hình mặt người là truyền thống của người Ai Cập cổ. Vào thời điểm chôn cất quan tài, Seti I mở rộng quyền lực Ai Cập lên lãnh thổ Canaan, các truyền thống của Ai Cập cổ đại trở nên phổ biến, đặc biệt là trong tầng lớp giàu có.

Bên cạnh bộ xương, các nhà khảo cổ phát hiện một con dấu bằng vàng, gắn với một chiếc nhẫn. Con dấu mang biểu tượng một con rắn hổ mang và tên của Seti I. Nó có thể được sử dụng để đóng dấu lên các loại văn bản hoặc tài liệu.

Posted Image

Con dấu nhỏ bằng vàng có tên của vị pharaoh Seti I. (Ảnh: IAA)

Khu vực khai quật nằm ở thung lũng Jezreel, một địa danh thuộc Israel nổi tiếng với các hiện vật và giá trị lịch sử. Tại đây, các nhà khảo cổ từng phát hiện một nghĩa trang có niên đại từ triều đại pharaoh Seti I và bức tượng Hercules không đầu.

Theo Vnexpress

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thấy đài nguyên hàng triệu năm tuổi dưới dải băng Greenland

(TTXVN/VIETNAM+)

Posted Image

Gần 3 triệu năm trước, Greenland trông giống như lãnh nguyên Alaska. Ảnh minh họa. (Nguồn: sci-news.com)

Các nhà địa chất Mỹ ngày 17/4 cho biết họ vừa phát hiện ra một đài nguyên (các khu vực trong đó lớp đất cận bề mặt là đất đóng băng vĩnh cửu) từ thời kỳ tiền băng hà được lưu giữ nguyên vẹn trong suốt 2,7 triệu năm bên dưới dải băng trên đảo Greenland.

Nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Khoa học cho biết vùng đài nguyên Greenland được phát hiện ở tình trạng gần như nguyên vẹn nằm sâu 3km bên dưới dải băng. Điều này khác với các trường hợp đóng băng thường gặp trong tự nhiên, khi các sông băng thường hủy diệt mọi thứ trên vùng đất bao phủ, từ thực vật, đất đai đến cả tầng trên cùng của nền đá cứng.

Chủ nhiệm công trình nghiên cứu Paul Bierman của đại học Vermont cho biết dải băng đã đóng chặt trên bề mặt đài nguyên, tạo ra một "chiếc tủ lạnh" giúp bảo quản vùng đất cổ xưa này. Ngay cả trong những thời kỳ nhiệt độ Trái Đất ấm lên, vùng trung tâm Greenland vẫn ổn định và băng không bị tan chảy, bảo vệ vùng đài nguyên trong suốt hàng triệu năm khỏi những tác động của biến đổi khí hậu.

Các nhà khoa học cũng tiến hành phân tích 17 mẫu vật lấy từ tại Trạm nghiên cứu Summit trên đảo vào năm 1993. Kết quả cho thấy mặt đất tại đây đã có khoảng 200.000 tới 1 triệu năm tồn tại tự nhiên trước khi bị băng bao phủ. Đo lường nồng độ nitrogen và carbon cũng phát hiện những vật chất hữu cơ, dấu hiệu cho thấy khả năng khu vực này có thể từng được rừng bao phủ một phần.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đồng Tháp Mười có thể có 10 ngôi tháp như truyền thuyết

NGUYỄN VĂN TRÍ (TTXVN/VIETNAM+)

Đồng Tháp

Posted Image

Các nhà khảo cổ đo diện tích nền gạch cổ tại một điểm khai quật, tháng 7/2009. (Ảnh : Nguyễn Văn Trí/TTXVN)

B

an Quản lý Khu di tích Gò Tháp phối hợp với trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh vừa tổ chức khảo cổ, khai quật ba đợt tại ba địa điểm: Gò Minh Sư, Khu mộ táng và Khu Đìa Phật-Đìa Vàng trong khu di tích.

Tại các điểm khai quật, các nhà khoa học đã phát hiện thêm nhiều loại hình di tích, di vật văn hóa Óc Eo ở Gò Tháp.

Tại Gò Minh Sư, sau khi khai quật tám hố và một hố thám sát, các nhà khoa học đã phát hiện bốn tầng văn hóa của các di chỉ cư trú.

Tầng văn hóa thứ hai phát hiện xương động vật, than, hạt chuỗi, khuôn đúc đá, rìu đá, bàn mài, bàn xoa gốm…; đối chiếu các hiện vật khác ở miền Tây Nam Bộ cho thấy niên đại tầng văn hóa này ở thế kỷ Bảy đến thế kỷ 12.

Trong quá trình khai thác phát hiện ao hình vuông, còn khá nguyên vẹn có chiều dài 6,40 mét, rộng 5,80 mét và sâu 1,90 mét. Hiện vật tìm được trong ao rất phong phú với số lượng nhiều nhất là gốm có 8.221 mảnh, ngoài mảnh vỡ của bình, nồi, cà ràng, bi gốm, dọi se sợi, bàn gốm còn có gốm trang trí kiến trúc, đĩa đèn, chân đèn, vòi bình được tạo hình ngỗng thần Hamsa (vật cưỡi của thần Brahma).

Trong đợt khai quật này, các nhà khoa học cũng phát hiện được 460 hiện vật, đặc biệt gồm hiện vật chất liệu đá, đồ gốm, đất nung, thủy tinh, có 6 hiện vật kim loại, nhiều mảnh xương và răng động vật.

Khai quật ở Khu Đìa Phật- Đìa Vàng, đoàn khai quật đào chín hố thám sát và bốn hố khai quật, đã phát hiện di vật đồ gốm, đồ đá, hàng nghìn mảnh vỡ, đặc biệt phát hiện một tượng Phật gỗ có niên đại thế kỷ Hai và Bốn.

Ở Đìa Phật, các nhà khoa học phát hiện kiến trúc nhà ở của cư dân Óc Eo niên đại từ những thế kỷ đầu trước Công nguyên; phát hiện một mảnh vàng nhỏ và một hạt chuỗi bằng thủy tinh.

Khai quật 12 hố ở Khu mộ táng phát hiện ba loại hình: Di chỉ cư trú; kiến trúc đền thần Hindu giáo và đường đi của cư dân Óc Eo ở Gò Tháp. Có bốn tầng văn hóa với nhiều hiện vật tiêu biểu của văn hóa Óc Eo như gốm Óc Eo có màu ắc cam, vàng, xám trắng, bình Kendi, vò gốm… Đây là khu vực trước kia được cho là nơi chôn cất của cư dân cổ Gò Tháp như quan điểm của tiến sỹ Đào Linh Côn.

Thực ra, nơi đây lại là một quần thể của đền thờ Hindu giáo và Phật giáo giai đoạn sớm. Nhiều đền thờ, người dân khi xây dựng, đã xây một bờ kè cao gần 2 mét theo ba hoặc bốn hướng với 15 lớp gạch nhằm tránh ngập nước. Đây là đặc trưng tầng văn hóa ở giai đoạn Óc Eo điển hình ở thế kỷ Ba đến thế kỷ Bảy.

Trong đợt khai quật này, đoàn khai quật đã phát hiện 119 hiện vật đặc biệt gồm 30 hiện vật đá có vết mài, bốn viên sỏi nhỏ được ghè mài nhẵn bóng, 31 hiện vật gốm, ba hiện vật bằng kim loại, 51 hiện vật vàng.

Ba đợt khai quật trên đã giúp các nhà khoa học nghiên cứu tính chất địa hình, địa mạo cổ của di tích thông qua nghiên cứu mặt cắt địa tầng của các điểm di tích khai quật; nghiên cứu phạm vi về mặt không gian, thời gian của cư dân Óc Eo để tìm hiểu các vấn đề chính trị kinh tế, văn hóa-xã hội, tôn giáo của cư dân Óc Eo.

Các nhà khoa học đã chứng minh ở Gò Tháp có con người cư trú khá sớm, từ giai đoạn Óc Eo thế kỷ Hai trước Công nguyên, phát triển đến văn hóa Óc Eo điển hình rồi đến giai đoạn Hậu Óc Eo (thế kỷ 12).

Gò Tháp chính là một trong những trung tâm kinh tế-văn hóa-xã hội lớn của một tiểu quốc "Chinh phục từ đầm lầy.”

Phó giáo sư, tiến sỹ Đặng Văn Thắng cho rằng, thành tố Đồng Tháp Mười ít nhiều có liên quan đến các đền thờ.

Thạc sỹ Nguyễn Hữu Lý - Giám đốc Khu di tích Gò Tháp thông tin thêm: “Hiện nay, tại đây chúng ta đã tìm thấy chắc chắn sáu kiến trúc dạng đền thờ, ngoài ra có hai kiến trúc chưa khai quật. Khả năng Đồng Tháp Mười có mười tháp đúng như truyền thuyết xưa nay, nơi đây có nền văn hóa Óc Eo thật hấp dẫn của cư dân xưa."

Khu di tích lịch sử Gò Tháp là di tích Quốc gia đặc biệt thuộc xã Tân Kiều, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp. Đây là "cái rốn" của vùng Đồng Tháp Mười bao la. Nơi đây hiện còn quần thể di tích của Vương quốc Phù Nam cách đây hơn 1.500 năm; có di tích hai thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cùng nhiều tầng văn hóa dân gian.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phát hiện nhà hát La Mã có sức chứa 15.000 người

Trong quá trình tiếp tục tiến hành khai quật tàn tích của nhà hát cổ đại La Mã nằm dưới lâu đài Tòa thị chính thành phố ở Florence, Italy, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra một hành lang được sử dụng cho khán giả ra vào nhà hát.

Những phát hiện khảo cổ mới nhất tại khu vực khảo cổ nằm ở trung tâm vùng Tuscany lần này gồm một lối đi được lát đá với các hòn đá được sơn màu.

Đây là lối vào giành cho khán giả đi từ phía ngoài vào trong nhà hát tới khu sân khấu và dàn nhạc. Khu vực sân khấu và dàn nhạc đã được phát hiện trong đợt khai quật khảo cổ trước.

Đợt khảo cổ mới này cũng khám phá thêm được đường cấp và thoát nước của nhà hát nằm ở độ sâu 10m so với bề mặt hiện nay của Florence.

Posted Image

Nhà hát này có sức chứa 15.000 khán giả. (Nguồn: ansa.it)

Ngoài ra, các nhà khảo cổ cũng khám phá ra những tàn tích phần nền còn lại của bức tường được sử dụng để xây dựng Salone dei Cinquecento (Phòng Năm Trăm, căn phòng lớn nhất, được dùng làm phòng họp ở Tòa thị chính Florence).

Theo các nhà khảo cổ, khởi đầu khi xây dựng, nhà hát La Mã cổ đại này dự kiến phục vụ cho khoảng 7.000 khán giả.

Vào đỉnh điểm giai đoạn phát triển thịnh vượng của đế chế La Mã và khu vực vào thế kỷ thứ nhất và thứ 2 sau công nguyên, các nhà khảo cổ tin rằng sức chứa của nó lên tới 15.000 khán giả, con số lớn gấp đôi so với dự kiến ban đầu nhằm tạo điều kiện cho khán giả được vào thưởng thức các màn trình diễn hấp dẫn trong nhà hát.

Phần còn lại của nhà hát hiện vẫn còn nằm trong phần đất rộng lớn phía dưới lâu đài Tòa thị chính Florence và lâu đài Palazzo Gondi, với các chuồng nhốt động vật hoang dã, nó nằm đối diện với quảng trường Signoria, quảng trường phía trước Tòa thị chính Florence.

Nhà hát La Mã cổ đại này đã được sử dụng cho đến thế kỷ thứ 5 trước khi bị bỏ rơi và cuối cùng rơi lãng quên.

Tuy nhiên, đến thế kỷ 18 những tàn tích của nhà hát đã dần dần được khai quật, đưa ra ánh sáng, nhất là lúc Florence trở thành thủ đô đầu tiên của nước Italy thống nhất vào năm 1865 cũng như khi khu vực trung tâm của thành phố này được xây dựng theo hướng hiện đại hóa có tính hệ thống.

Trước đó, một cuộc khảo sát khảo cổ về nhà hát đã được thực hiện vào cuối những năm 1990, và cuộc khai quật quy mô toàn diện được tiến hành vào giữa những năm 2004-2010.

Theo Vietnam+

Share this post


Link to post
Share on other sites