Quản Trị Viên 10

Những Di Sản Khảo Cổ Trên Thế Giới

130 bài viết trong chủ đề này

Hà Nội: Trưng bày tượng gốm cổ có 4.000 năm tuổi

Xuân Mai (Vietnam+)

Posted Image

Tượng gốm có hàng ngàn năm tuổi trưng bày tại bảo tàng. (Ảnh: X.Mai/Vietnam+)

Hơn 70 tượng gốm cổ có niên đại từ cách nay khoảng 4.000 năm đến đầu thế kỷ XX đã được giới thiệu đến công chúng Thủ đô trong không gian trưng bày với chuyên đề “Tượng gốm cổ Việt Nam,” tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia, số 1 Tràng Tiền, Hà Nội vào sáng nay (ngày 22/4).

Đại diện Bảo tàng cho biết, hoạt động này nhằm giúp khách tham quan có cơ hội tìm hiểu về nghệ thuật điêu khắc tượng gốm cổ Việt Nam đồng thời mong muốn giới thiệu tới công chúng những giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật đặc sắc của tượng gốm cổ, qua đó góp phần bảo tồn, phát huy và tôn vinh truyền thống văn hóa dân tộc.

Lần này, nội dung trưng bày gồm ba chủ đề: Tượng gốm hiện thực; Tượng gốm tôn giáo, tín ngưỡng; Tượng gốm trang trí kiến trúc.

Ngoài ra, trong khuôn khổ buổi họp báo khai mạc sự kiện, tiến sỹ Nguyễn Văn Đoàn, Phó Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia cũng thông tin về mẫu biểu trưng (logo) chính thức của Bảo tàng sau nhiều lần được Hội đồng Khoa học, các họa sỹ, các nhà nghiên cứu lịch sử... góp ý chỉnh sửa nhiều lần.

Theo đó, logo mới sử dụng ba màu (vàng-đỏ đun; vàng-xanh tím và vàng-xanh dương), thể hiện được hình dáng tòa nhà bảo tàng tương lai mang tính ước lệ, là nơi lưu giữ và phát huy lịch sử, văn hóa của đất nước. Hình người võ sĩ trong logo được lấy từ một họa tiết trên trống đồng Đông Sơn, nhằm biểu trưng cho một trong những trang sử hào hùng của dân tộc.

Bên cạnh đó, người xem có thể hình dung thấy hai bó lúa đan xen, thể hiện về nguồn gốc có nền văn minh lúa nước lâu đời của Việt Nam.

Theo ông Nguyễn Văn Đoàn, logo mới sẽ chính thức được đưa vào sử dụng trong các ấn phẩm, truyền thông, quảng cáo và bộ nhận diện thương hiệu của bảo tàng.

Đặc biệt, hệ thống thuyết minh tự động (autoguide) đang sử dụng hai thứ tiếng là tiếng Việt và tiếng Anh cho 50 bài giới thiệu chi tiết về hệ thống trưng bày trong Bảo tàng sẽ chính thức được Bảo tàng đưa vào hoạt động phục vụ du khách ngay ngày hôm nay.

Cùng phương pháp sắp xếp thông tin từ khái quát đến cụ thể với nội dung giới thiệu ngắn gọn, dễ hiểu nhưng vẫn đảm bảo thời lượng chương trình thăm quan. Hệ thống autoguide có kích thước nhỏ, gọn, thuận tiện di chuyển, phù hợp với mọi đối tượng khách, đặc biệt là khách thăm quan tự do.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ai Cập phát hiện hai khu lăng mộ cách đây 2.500 năm

(TTXVN/VIETNAM+)

Posted Image

Lăng mộ cổ ở Ai Cập. (Nguồn: ahram.org.eg)

M

ột nhóm các nhà khảo cổ Ai Cập và Tây Ban Nha vừa phát hiện hai khu lăng mộ có niên đại cách đây khoảng 2.500 năm tại khu vực Bahnasa thuộc tỉnh Minya miền Nam Ai Cập.

Hai ngôi mộ nói trên được cho là thuộc vương triều thứ 26 (có niên đại từ 685-525 năm trước Công nguyên), vương triều bản địa cuối cùng thời Pharaoh trước khi Ai Cập bị Đế quốc Ba Tư chinh phục vào năm 525 trước Công nguyên.

Trong một tuyên bố, Bộ trưởng Cổ vật Ai Cập Mohammed Ibrahim cho biết một trong hai lăng mộ có chứa xác ướp vẫn còn nguyên vẹn của một nhà văn nổi tiếng thời Pharaoh, cùng các đồ tùy táng như bút tre và một lọ mực bằng đồng.

Nhân vật này được cho là giữ vai trò quan trọng trong xã hội Ai Cập cổ đại và có "tác động lớn đến đời sống tri thức và văn hóa" vào thời kỳ nói trên.

Điều đáng chú ý là các nhà nghiên cứu còn tìm thấy một số cá ướp trong khu mộ. Đây là lần đầu tiên các nhà khảo cổ tìm thấy cá ướp bên trong một lăng mộ cổ.

Vào thời Ai Cập cổ đại, người ta thường ướp cá với số lượng lớn làm lễ vật cúng tế các vị thần. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng số cá ướp được đặt vào lăng mộ trên là để làm thức ăn cho người quá cố ở thế giới bên kia.

Lăng mộ thứ hai thuộc một giáo sỹ cấp cao đứng đầu một gia đình có nhiều thành viên chuyên trách các nghi lễ tôn giáo tại Đền Osirion. Ngôi đền này được phát hiện vào đầu năm nay và nằm cách ngôi mộ chỉ 2 km về phía Tây.

Posted Image

Bức tượng gốm tạc chân dung của người quá cố. (Nguồn: ahram.org.eg)

Bên cạnh xác ướp của người quá cố, khu mộ này còn chứa một bộ sưu tập lớn các quan tài bằng đá trong đó một số đã bị vỡ, các bình bằng thạch cao trang trí chữ tượng hình đựng nội tạng của người được ướp xác, một bộ sưu tập tiền xu bằng đồng thuộc vương triều thứ 26 và các bức tượng Diêm Vương bằng đồng.

Theo Bộ trưởng Mohammed Ibrahim, hai khu mộ nói trên nằm trong một khu vực có nhiều công trình lịch sử thời Hy Lạp, La Mã, Cơ Đốc giáo Coptic và Hồi giáo.

Dự kiến, di tích mới được phát hiện này sẽ sớm được cải tạo để đưa vào bản đồ các điểm tham quan du lịch./.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phát hiện tranh tường cổ tại di tích Pachacamac ở Peru

(TTXVN/VIETNAM+)

Posted Image

Di tích Pachacamac ở Peru. (Nguồn: schreder.com)

C

ác nhà khảo cổ học Bỉ vừa phát hiện ra một ngôi đền cổ được trang trí bằng những bức tranh tường nhiều màu cùng những đồ thờ cúng quý giá phủ đầy trên nền đất thô của di tích Pachacamac từ thời tiền Colombo.

Ngôi đền này cách thủ đô Lima (Peru) 25km về phía Nam.

Nhóm chuyên gia khảo cổ Đại học Free University (ULB) của Bỉ cho biết từ năm 1938 đến nay, chưa có bất kỳ một bức tranh tường nào được phát hiện tại Pachacamac, khu quần thể khảo cổ rộng 465ha, nơi quy tụ các nền văn minh lima, wari, ichma, inca, và cũng là nơi các thủ lĩnh từng tổ chức những nghi lễ thỉnh cầu các đấng tiên tri về nhiều vấn đề quan trọng.

Ngoài việc xác định được một vài hình tượng trang trí trên những bức tranh tường độc đáo nói trên, các nhà khảo cổ Bỉ còn đưa ra giả thuyết rằng động đất đã khiến những "kiệt tác" với từng lớp màu vàng, đỏ, đen, trắng, xanh nước biển và xanh lá cây này mất dần đi sự liên kết chặt chẽ.

Cũng theo các nhà khảo cổ, nhiều vật tế quý giá phủ trên nền đất và hành lang khu thánh địa Pachacamac có xuất xứ từ nhiều vùng khác nhau của dãy núi Andes. Những đồ vật đó được trang trí với các chất liệu đặc biệt như lông vẹt Amazon, đá đen lấy từ núi, vỏ sò của Ecuador, khảm xà cừ hay đồ sứ Inca.

Ngoài ra, trong đợt khai quật này còn phát hiện được những hạt thủy tinh mang phong cách thuộc địa nằm lẫn trong các đồ thờ, cùng nhiều lăng mộ được cho là của "giới thượng lưu."

Các chuyên gia Bỉ nhận định sự hiện diện của nhiều đồ vật trên không chỉ minh chứng cho việc dâng nhiều đồ tế lễ mỗi dịp thực hiện các nghi lễ cũng bái tại đền thờ vào giai đoạn trước năm 1533, mà còn góp phần khẳng định di tích Pachacamac là một "trung tâm hành hương" dưới thời Đế chế Inca.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Di chỉ văn hóa Sa Huỳnh xuất hiện ở vùng núi

Theo giới chuyên môn thì từ trước đến nay, các hiện vật thuộc văn hóa Sa Huỳnh chỉ xuất hiện ở ven biển miền Trung. Tuy nhiên, quan niệm này có thể đã bị đảo lộn vì mới đây các nhà khảo cổ đã phát hiện nhiều hiện vật Sa Huỳnh ở miền núi, thậm chí gần với biên giới Việt - Lào.

Posted Image

Tượng ngựa sắt có cách đây 2.000 - 2.500 năm - Ảnh: Hà Đình Nguyên

Tin này thật sự là một cú “sốc” đối với giới khảo cổ Việt Nam. Vừa qua, người viết được tháp tùng một đoàn nghiên cứu và khai quật thuộc Bảo tàng Văn hóa Việt đã tiến hành đi khảo sát, khai quật thực tế ở xã Tà Bing (H.Nam Giang, Quảng Nam, cách biên giới Việt - Lào 30 km). Đây là khu vực tái định cư của cộng đồng người dân tộc Cơ Tu, bản làng của họ đang di dời để xây dựng thủy điện A Vương. Trong quá trình san lấp mặt bằng để dựng nhà mới, nhiều người đã phát hiện được những mảnh gốm đất nung, những hạt chuỗi mã não, bình, lọ bằng đất nung còn khá nguyên vẹn. Tuy nhiên vì không biết đó là đồ cổ nên người ta đập bỏ, vứt đi. Những hạt mã não thì nhặt về cho con nít chơi. Chúng tôi gặp một phụ nữ Cơ Tu khoảng trên 60 tuổi, bà khoe một chuỗi hạt đeo cổ gồm nhiều hạt nhựa xen lẫn với những hạt mã não hình quả trám óng ánh rất đẹp do bà tình cờ nhặt được.

Người dân ở đây cũng đã cung cấp cho đoàn một chiếc nồi bằng đất nung và dẫn tới nơi tìm được chiếc nồi. Đoàn tiến hành khai quật tại khu vực này. Sau nhiều giờ khai quật, đoàn đã may mắn phát hiện được một quần thể các hiện vật được xác định là thuộc nền văn hóa Sa Huỳnh. Trong quần thể có chiếc “mộ chum” đất nung chứa nhiều hiện vật quý như trang sức, đá quý và đặc biệt là một pho tượng hình ngựa bằng sắt vô cùng đặc sắc (theo TS khảo cổ học Phạm Hữu Công, Phó giám đốc Bảo tàng Lịch sử TP.HCM thì dùng chữ “mộ chum” là không thật chính xác, bởi người xưa thuộc văn hóa Sa Huỳnh đã dùng chiếc chum làm quan tài, tẩm liệm người chết với tư thế ngồi bó gối rồi đem chôn, chứ không dùng chiếc chum làm mộ). Con ngựa sắt này được giám định có cách đây 2.000 - 2.500 năm. Ngựa có tư thế đứng, cổ cao. Trên bề mặt có các chi tiết như yên, dây cương thuộc dạng chiến mã. Ngựa cao 46,5 cm, dài 40 cm, nơi rộng nhất 18 cm. Tượng hiện đã gỉ sét, mất tai và gãy 1 chân.

Posted Image

Văn bia sau lưng tượng Phật Lồi - Ảnh: Hoàng Trọng

Tuy nhiên, điều mà các nhà khảo cổ băn khoăn là không biết nên xếp con ngựa quý giá này vào dạng nào. Thuộc diện Văn hóa Sa Huỳnh thì cũng đúng bởi nó là vật tùy táng theo mộ chum, nhưng các bộ tộc người xưa khu trú tại miền Trung ngày nay lại không quen dùng chiến mã với đầy đủ yên cương, vậy thì có lẽ tượng xuất phát từ phương bắc rồi vì một lý do nào đó mà “lạc” đến vùng này và được sử dụng làm vật tùy táng?

Tượng ngựa sắt này (đang được lưu giữ tại Bảo tàng Văn hóa Việt) cũng như còn rất nhiều điều thú vị quanh sự xuất hiện của văn hóa Sa Huỳnh ở dãy Trường Sơn vẫn đang chờ sự nghiên cứu của các nhà chuyên môn.

Giải mã chữ trên lưng tượng Chămpa cổ

Ngày 23.4, Bảo tàng Tổng hợp Bình Định cho biết Viện Viễn Đông bác cổ Pháp (EFEO) đã giải mã được những hàng chữ bí ẩn trên bia đá gắn sau lưng pho tượng Phật Lồi tại chùa Linh Sơn (ở thôn Hải Giang, xã Nhơn Hải, TP.Quy Nhơn).

Tượng cao 80 cm, rộng 46 cm, được chế tác từ đá sa thạch. Dựa vào một số chi tiết trên tượng, các nhà nghiên cứu xác định đây là tượng thần Visnu. Đáng chú ý, lưng tượng là một tấm bia hình ngũ giác, đỉnh nhọn, cao 60 cm, rộng 45 cm, có 12 dòng chữ Chămpa cổ.

Bảo tàng Tổng hợp Bình Định đã dập và gửi những dòng chữ trên bia gửi Bảo tàng Guimet (ở Paris, Pháp) nhờ các chuyên gia dịch. Tháng 5.2011, Viện Viễn Đông bác cổ Pháp đã cử GS ArLo Griffiths, một chuyên gia về ngôn ngữ Ấn Độ cổ, đến tiếp cận văn bia này.

Theo bản dịch của GS ArLo Griffiths, có thể tạm hiểu vua Sri Vrsu Visnujati Virabhadravarmadeva trị vì tại kinh đô Vijaya vào năm 1343-1352, dương lịch là năm 1430-1431, là người cho khắc bia đá và đã thực hiện một nghi lễ. Sau đó dưới sự hướng dẫn của vua Sri Jayasimhavarmadeva phục dựng thánh địa. Vijaya thường gọi là thành Đồ Bàn, kinh đô của Chămpa từ thế kỷ 11 đến năm 1471, hiện ở xã Nhơn Hậu (TX.An Nhơn, Bình Định). Ngoài ra, tại Bình Định còn có một thánh địa của người Chămpa, xây dựng sau thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam) nhưng đến nay vẫn chưa được tìm thấy.

Đinh Bá Hòa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cổ Vật Kỳ Duyên : Trống đồng suýt làm mâm cơm

Posted Image

Tượng cóc đúc nổi trên mặt trống đồng nghìn năm tuổi - Ảnh: H.X.H

Cơ may chỉ đến một lần

Một buổi trưa đầu năm 1999, một số cán bộ Phòng VH-TT H.Hiệp Đức (Quảng Nam) đang nằm võng dưới tán cây tránh nắng thì thấy có người đạp xe ngang qua chở theo một vật hao hao giống mặt trống đồng. Anh cán bộ trẻ tên Ngọc liền lao theo, hỏi ra mới biết đấy là “chiến lợi phẩm” sau một buổi rà tìm phế liệu ở khu vực thôn 1B, xã Phước Trà. Nguyễn Minh Trung (quê gốc xã Quế Châu, H.Quế Sơn, người tìm thấy mặt trống đồng) thiệt thà bảo rằng định mang cái mâm tròn tròn này về làm chỗ dọn cơm. Do nằm trong lòng đất quá lâu nên thân trống bể làm nhiều mảnh, chỉ còn phần mặt tương đối nguyên vẹn.

Ông Phan Văn Cẩm, Giám đốc Trung tâm quản lý di tích - danh thắng Quảng Nam, người có mặt trong nhóm nghỉ trưa cách đây 15 năm, đã nhiều lần trở lại nơi rà phế liệu để tìm hiểu vì sao trống đồng lưu lạc tận vùng trung du. Nhưng may mắn chỉ đến một lần. Có chăng, các chuyến khảo sát giúp ông Cẩm ghi nhận thêm chi tiết: khu vực này có thể là khu thành đất phân cách 2 miền Kinh - Thượng thời nhà Nguyễn, với vệt đất gồm nhiều đoạn cao chừng 1 m, mỗi đoạn dài 6 - 7 m… Nhanh chóng được Công an H.Hiệp Đức tiếp nhận, mặt trống đồng sau đó chuyển giao Bảo tàng Quảng Nam quản lý, trưng bày. Nghệ nhân làng đúc Phước Kiều (H.Điện Bàn) đã giúp phục chế phần thân, để cổ vật có hình hài trống đồng khi giới thiệu đến công chúng.

Khó giải mã

Theo tư liệu dân tộc học, ngày nay một vài nhóm dân tộc thiểu số ở VN còn sử dụng trống đồng trong các dịp lễ hội (như người Mường, Lô Lô, Thái, Mèo, Pu Péo), nhưng không hề có địa bàn Quảng Nam. Hình ảnh thể hiện trên trống đồng nói chung cho thấy ngày xưa trống được sử dụng trong chiến trận, lễ tế hoặc dùng như một nhạc cụ. Trong khi đó, mặt trống đồng đúc nổi tượng cóc tìm thấy ở Quảng Nam được phỏng đoán có liên quan đến nghi lễ cầu mưa của cư dân nông nghiệp, xuất phát từ quan niệm “con cóc là cậu ông Trời”.

Lý lịch hiện vật mà Bảo tàng Quảng Nam khi mới tiếp nhận ghi trống đồng này “ở vào khoảng thế kỷ 1 trước Công nguyên”. Tuy nhiên, nghiên cứu sau đó của ông Hồ Xuân Tịnh (Phó giám đốc Sở VH-TT-DL) xác định niên đại trống đồng trễ hơn, vào những năm đầu Công nguyên. Trễ hơn, nhưng chí ít đã gần 2.000 năm trôi qua kể từ khi cổ vật này thành hình. “Niên đại của chiếc trống này tương đương với thời kỳ văn hóa Đông Sơn, và việc tìm thấy tình cờ như thế còn chứng tỏ sự phân bố rất rộng của trống đồng ở khu vực Đông Nam Á”, ông Tịnh phân tích thêm.

Những khảo tả chi tiết của giới chuyên môn còn cho thấy chiếc trống đồng có đường kính mặt trống 82,5 cm này thuộc nhóm trống loại II Heger (dựa theo cách phân loại của F.Heger, học giả người Áo chuyên nghiên cứu trống đồng). Hoa văn đúc nổi, hình mặt trời ở giữa mặt trống có 12 tia. Từ trong ra ngoài có 17 vành hoa văn, vành ngoài cùng rất đặc biệt với 4 tượng cóc có đầu nhọn, đúc rỗng được bố trí đối xứng nhau. Ở vòng thứ 9, thật đáng tiếc khi giới chuyên môn không thể đếm chính xác bao nhiêu hình chim Lạc bay ngược chiều kim đồng hồ vì bị hoen gỉ…

Với đường kính lớn gấp 1,5 lần so với 3 mặt trống đồng Heger khác được phát hiện tại Quảng Nam, chiếc trống tại Phước Trà đã gây chú ý đặc biệt. Ba chiếc còn lại đều do dân làng Cơ Noon (xã A Xan, H.Tây Giang) tìm thấy khi đào đất, hoặc được người Kinh và người Lào mang đến đổi trâu. Đều tìm thấy tại miền núi trong khi chưa có tư liệu nào đề cập chuyện các dân tộc thiểu số Quảng Nam từng sử dụng trống đồng như một loại nhạc cụ, vì thế nhiều câu hỏi khó vẫn đang bỏ ngỏ đối với các nhà khảo cổ học, dân tộc học: cơ duyên nào khiến trống đồng nghìn năm tuổi hiện diện tại đây?

Theo TTO

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phát hiện nhiều thành phố cổ chưa từng được biết đến ở Trung Đông

(TNO) Các nhà khảo cổ Mỹ đã phát hiện được hàng loạt thành phố cổ chưa từng được biết đến ở Trung Đông từ những bức ảnh vệ tinh do thám dùng để lùng tìm căn cứ tên lửa của Liên Xô thời Chiến tranh lạnh, tờ Daily Mail (Anh) cho biết.

Posted Image

Ảnh chụp từ vệ tinh do thám CORONA (Mỹ) giúp phát hiện nhiều di tích cổ chưa từng được biết đến ở Trung Đông - Ảnh chụp màn hình bản tin Daily Mail

Các nhà khảo cổ thuộc Trường đại học Arkansas (Mỹ) cho biết đã phát hiện hàng ngàn di tích cổ chưa từng được khám phá trước đây tại Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ và Syria thông qua khảo sát các hình ảnh chụp từ vệ tinh do thám CORONA.

CORONA là loại vệ tinh do thám thế hệ đầu tiên của Mỹ được sử dụng trong thời gian từ năm 1960 đến năm 1972, với mục đích lùng tìm các căn cứ tên lửa và doanh trại của quân đội Liên Xô, theo kênh National Geographic (Mỹ).

Các bức ảnh vệ tinh nói trên đã giúp phát hiện hàng ngàn thành phố cổ, hệ thống đường sá và kênh đào, cũng như những tàn tích cổ xưa khác.

Ảnh chụp địa hình từ Ai Cập đến Iran từ vệ tinh CORONA đã giúp khám phá 1.000 khu di tích chưa từng được biết đến.

Các khu di tích có quy mô lớn nhất được phát hiện từ khảo sát ảnh vệ tinh nằm ở Syria và Thổ Nhĩ Kỳ. Phần lớn các phát hiện này nhiều khả năng là các thành phố có từ thời kỳ đồ đồng.

Nhiều bức ảnh chụp từ vệ tinh CORONA còn bao phủ cả những khu vực khác rất có giá trị đối với các nhà khảo cổ, chẳng hạn như châu Phi và Trung Quốc, Daily Mail cho hay.

Từ phát hiện của các nhà khảo cổ Mỹ, số lượng địa điểm khảo sát trên khắp Trung Đông đã tăng lên gấp ba lần, theo nhật báo Anh.

“Một vài di tích trong số này có quy mô cực lớn và chúng hoàn toàn chưa được biết đến”, Daily Mail dẫn lời ông Jesse Casana, chuyên gia khảo cổ tại Trường đại học Arkansas, phát biểu.

“Chúng ta có thể thấy mọi thứ, các con đường và kênh đào cổ xưa. Các bức ảnh đã cho thấy một bức tranh rất toàn diện”, ông Casana nói thêm.

Ảnh chụp từ vệ tinh CORONA là ảnh trắng đen và vì thời đó chưa có công nghệ truyền tải ảnh từ xa nên sau khi chụp xong, cuộn phim sẽ được đẩy ra khỏi vệ tinh có kèm dù. Các cuộn phim này sau đó sẽ được một máy bay bắt lấy ngay trên không, theo Daily Mail.

Được biết, bộ ảnh tuyệt mật chụp từ vệ tinh CORONA có số lượng lên đến hơn 860.000 tấm, ghi lại nhiều vùng trên thế giới và đã được cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton cho công bố ra công chúng hồi năm 1995.

Các chuyên gia khảo cổ nhận xét các hình ảnh chụp Trung Đông từ vệ tinh do thám Mỹ là một nguồn tư liệu vô giá cho ngành khảo cổ trong khu vực vì chúng tồn tại trước cả nhiều công trình hồ chứa nước, công trình phát triển đô thị và nông nghiệp được xây dựng trong vài thập kỷ gần đây.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khám phá thú vị: Việt Nam là cái nôi của trống đồng

(Kienthuc.net.vn) - Theo lập luận của GS Nguyễn Văn Hảo, trống đồng ra đời ở Việt Nam và được người Trung Quốc mang về làm thêm một số họa tiết...

Hoa văn trống đồng chuyển động ngược chiều kim đồng hồ

GS Nguyễn Văn Hảo, nguyên Viện phó Viện Khảo cổ về nguồn gốc của trống đồng cổ có hàng chục năm nghiên cứu về các loại trống đồng, điều ông quan tâm nhiều nhất là chiều chuyển động của hoa văn trên trống đồng cổ. Hoa văn trên trống đồng Đông Sơn có hai loại: Hoa văn hình học và hoa văn tả thực. Các họa tiết hoa văn hình học được tìm thấy trên đồ gốm của các văn hóa khảo cổ trước đó, đặc biệt trên đồ gốm của văn hóa Gò Mun. Khác với hoa văn hình học, hoa văn tả thực bắt nguồn từ cuộc sống, từ môi trường thiên nhiên mà cư dân Đông Sơn sinh sống. Hoa văn này đã ghi lại những cảnh múa và các con vật trên mặt trống đều chuyển động ngược hướng kim đồng hồ. Để chứng minh điều đó GS Hảo đã phải nghiên cứu trên nhiều tư liệu. Ông đã đi tìm hiểu nguồn gốc của nền văn hóa cổ, cũng như tập quán sinh hoạt của các dân tộc ở nước ta. Đến nay một số điệu múa của dân tộc Tây Nguyên như trong điệu múa cồng chiêng, múa trong lễ đâm trâu mọi người xếp hình tròn đi theo ngược kim đồng hồ. Đặc sắc hơn nữa cách hát trống Quân của người Kinh trên mảnh đất vua Hùng Phú Thọ. Trai gái nơi đây xếp thành vòng tròn vừa đi theo ngược hướng ngược chiều kim đồng hồ để múa hát.Trước đó, ở nước ta cũng có một số nhà khoa học đưa ra nhận định khác nhau về hướng chuyển động của hình vẽ trên trống đồng, người nói nó chuyển động ngược, người nói chuyển động xuôi theo kim đồng hồ. Tuy nhiên, những điều giải thích của họ chưa đúng với thực tế.

Posted Image

GS Hảo đã chứng minh được Việt Nam là cái nôi của trống đồng.

GS Hảo cho hay, trong hoa văn tả thực trên trống đồng Đông Sơn, chúng ta dễ dàng nhận ra một điều, hình ảnh đi biển của người Đông Sơn được thể hiện nổi bật nhất. Trên trời có chim bay, dưới nước là cá biển, rùa biển để “hộ tống” những chiếc thuyền đi biển, chiếc nọ nối đuôi chiếc kia vận hành theo hướng ngược chiều kim đồng hồ. Nghề đi biển đánh bắt cá, là nghề kiếm sống chủ yếu của người dân thời đó. Sinh sống nhờ biển, điều đó đồng nghĩa với việc họ phải đối mặt với bão tố. Vì thế, họ phải hiểu được quy luật của biển để có biện pháp tránh bão.“Đường đi của bão trước khi đổ bộ vào đất liền thường xoay theo hướng ngược chiều kim đồng hồ. Theo kinh nghiệm của những người đi biển, khi gặp bão, họ nhìn theo hướng vận động của trung tâm bão, khu vực nguy hiểm (nửa vòng nguy hiểm) sẽ nằm ở hướng di chuyển của bão. Tại khu vực này sóng to, gió lớn mạnh hơn bên trái hướng đi của bão (nửa vòng đi được). Hướng gió phía bên phải gần như đồng nhất với đường đi của bão, một khi thuyền bị gió đẩy vào trung tâm bão thì không thể thoát ra được người đi thuyền đối mặt với cái chết. Mặt khác khi bão đổi hướng, phần nhiều đổi hướng bên phải, hướng gió thuận chiều kim đồng hồ chứng tỏ thuyền đang đi vào vòng nguy hiểm, nếu thuyền đi ngược chiều kim đồng hồ, chứng tỏ thuyền đang ở nửa vòng có thể đi được. Do vậy, hướng ngược chiều kim đồng hồ là hướng hy vọng, hướng sinh tồn của người đi biển và là thói quen của ngư dân Đông Sơn xưa.

Posted Image

Theo GS Hảo, người Điền Trung Quốc đã thêm hoa văn vào trống đồng của nước ta để nói nó là của mình. (Ảnh tư liệu).

Trống đồng có nguồn gốc ở Việt Nam

GS Hảo cho hay, hiện nay nhiều nước Đông Nam Á cũng có trống đồng. Nhưng ở Việt Nam và Trung Quốc trống đồng có niên đại lâu hơn cả. Việc phân định trống đồng của nước ta có trước, hay Trung Quốc có trước vẫn là vấn đề gây tranh cãi trong giới chuyên môn. Một số chuyên gia khảo cổ học phương Tây cho rằng, Việt Nam là cái nôi của trống đồng, người Trung Quốc đã lấy mẫu trống đó về thêm một số họa tiết để đúc lại. Nhưng theo quan điểm thống trị của Trung Quốc thì trống đồng Vạn Gia Bá ở Vân Nam có đầu tiên, ra đời thứ hai là trống Đông Sơn, thứ ba là trống Thạch Trại Sơn.Để phản bác điều đó nhiều nhà nghiên cứu của nước ta đưa ra lập luận khẳng định Việt Nam là cái nôi của trống đồng. TS Hảo đồng ý với ý kiến Cụ Đào Duy Anh cho rằng, trống đồng Đông Sơn ra đời đầu tiên, sau đó người Hán mới mang về biến cái đó thành của mình. “Không phải tôi là người Việt mà tôi nhất trí như vậy mà nghiên cứu của tôi đã chỉ ra. Khi nói tới trống đồng người ta thừa nhận là nhạc cụ gõ, yếu tố nào quyết định là nhạc cụ thì đầu tiên là hình dáng, mặt trống gõ phát ra âm thanh, thân trống là phần cộng hưởng. Thứ hai, hình dáng trống cũng quyết định đến âm thanh. Thứ ba, chất liệu chế tạo trống. Ba yếu tố đó không chỉ tạo thành âm sắc, âm vực của chiếc trống mà nó có ý nghĩa, nó biểu hiện hồn phách của dân tộc có trống đó, dân tộc nào vẽ hoa văn của dân tộc đó. Hoa văn trên trống đồng là hoa văn thể hiện văn hóa, của dân tộc chế tạo ra hoa văn đó chứ không phải mỗi trống có hoa văn riêng”, GS Hảo cho biết.Trong sách viết về nguồn gốc trống đồng của người Trung Quốc họ nói chiếc trống cổ do 6 dân tộc chế tạo, trong đó có người Lạc Việt. Số lượng trống tìm thấy là 46 chiếc. Điều đó là bất hợp lý, không thể 6 dân tộc lại chế tạo một loại trống.

Posted Image

Một chiếc trống Đông Sơn đã bị người Điền khoét đáy, làm thêm nắp. (Ảnh tư liệu)

Theo nghiên cứu của GS Hảo, chiếc trống Thạch Trại Sơn có hoa văn giống Đông Sơn, nhưng người Điền đã khắc thêm những hoa văn của họ, đè lên hoa văn của Đông Sơn. Trong hội nghị quốc tế tổ chức tỉnh Quế Lâm, Trung Quốc, khi TS Hảo phát biểu và đưa ra những giải thích khiến các nhà khoa học Trung Quốc cũng phải đồng ý. Chính một GS - Hiệu phó của trường Học viện Dân tộc học Quảng Tây tiến hành phân tích đồng vị chì chiếc trống ở Quý Huyện, Quảng Tây cũng khẳng định rằng, chiếc trống đồng cổ nhất của người Đông Sơn chế tạo. Bằng cách nào đó chiếc trống được đưa sang Trung Quốc và được thợ khắc thêm hoa văn trên trống.Qua tìm hiểu của GS Hảo, những chiếc trống mà Trung Quốc nói là trống cổ của họ, được tìm thấy trong ngôi mộ của viên quan từng cai trị ở nước ta. Vì thế, ông ta mất đi, biết trống đồng quý đã bảo con cháu chôn cất trong mộ của mình. Giống như Mã Viện sang đàn áp khởi nghĩa Hai Bà Trưng, sau đó lấy trống đồng về đúc ngựa. Do vậy, việc Trung Quốc cũng có những chiếc trống đồng bằng với niên đại ở nước ta là do họ đã mang về để sử dụng.Những chiếc trống đồng Thạch Trại Sơn của người Điền có cách nay hơn 1 nghìn năm hoa văn tả thực hơn trống Đông Sơn, độ tả thực cao, chi tiết. Tay người đeo vòng, người mặc áo hoa kẻ sọc, có khuyên tai. Điều đó chứng tỏ người Điền lấy trống Đông Sơn cải tạo thành thùng đựng vỏ ốc, mặt họ phá đi đúc mặt mới làm nắp, dưới làm một cái đáy để bỏ vỏ ốc. Đối với người Điền thì ốc là tiền, những vỏ con ốc lợn được lấy từ biển của Ấn Độ, là những thứ rất quý. Những hoa văn gốc của trống như hình ảnh người mặc nửa trần, đội mũ lông chim đặc trưng người Đông Sơn đã bị cạo, khắc hình ảnh đặc trưng của người Điền.

Những lý giải của GS Hảo về trống đồng cổ của ông được Hội đồng nghiên cứu trống đồng Trung Quốc cũng phải công nhận là đúng. Tập luận văn nghiên cứu về trống đồng của GS Hảo hiện được Bảo tàng khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây, Trung Quốc ghi nhận và lưu giữ tại đây. Nhiều người trong giới chuyên môn đã công nhận Việt Nam là cái nôi của trống đồng.

Đức Hồng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ai Cập phát hiện gần 60 xác ướp thời kỳ Tân vương quốc

Một nhóm các nhà khảo cổ học thuộc Đại học Basel của Thụy Sĩ vừa phát hiện một khu lăng mộ lớn có chứa gần 60 xác ướp có niên đại từ vương triều cổ đại Ai Cập thứ 18 thuộc thời kỳ Tân vương quốc (1590-1078 năm trước Công nguyên).

Trong một thông cáo báo chí ngày 27/4, Bộ trưởng Cổ vật Ai Cập Mohamed Ibrahim cho biết các xác ướp hoàng gia nói trên được khai quật trong một khu lăng mộ được đục sâu trong đá tại Thung lũng các vị vua, cách thủ đô Cairo khoảng 700km về phía Nam.

Ngoài các xác ướp, khu lăng mộ này còn chứa những chiếc quách bằng gỗ, các mặt nạ cốt vải lanh đắp thạch cao mô tả đặc điểm khuôn mặt của người quá cố.

Các văn bản bằng chữ tượng hình của người Ai Cập cổ đại được khắc trên một số chậu đất sét, tìm thấy bên trong khu mộ đã tiết lộ tên tuổi và chức danh của 30 công chúa có liên hệ với các Hoàng đế Tuthmosis IV và Amenhotep III từng trị vì Ai Cập trong thời kỳ Tân vương quốc. Trong số đó, có tên của hai công chúa được nhắc đến lần đầu tiên là Ta-Im-Wag-Is và Neferonebo.

Posted Image

Một ngôi mộ khổng lồ được khai quật ở Bờ Tây sông Nile tại Thung lũng các vị vua. (Ảnh: Hội đồng Tối cao Khảo cổ học Ai Cập)

Trưởng nhóm khảo cổ học Thụy Sĩ, nhà Ai Cập học Helena Ballin cho biết, khu lăng mộ này có chứa xác ướp của các trẻ sơ sinh và một bộ sưu tập lớn các đồ tùy táng.

Theo bà Ballin, kết quả nghiên cứu ban đầu cho thấy khu lăng mộ này từng bị bọn trộm đào bới nhiều lần từ thời cổ đại, đồng thời từng được các linh mục tái sử dụng làm nơi chôn cất.

Ông Ali El-Asfar, trưởng bộ phận nghiên cứu cổ vật thời kỳ Ai Cập cổ đại thuộc Bộ Cổ vật Ai Cập, cho biết sau khi kết thúc công việc khai quật, các nhà khoa học sẽ tiến hành nghiên cứu nhân chủng học và phân tích các mảnh vỡ đất sét để xác định danh tính cũng như xác ướp của chủ sở hữu khu lăng mộ này.

Nằm bên bờ Tây của sông Nile, đối diện với thành phố Luxor bên bờ Đông, Thung lũng các vị vua là một trong những địa điểm khảo cổ nổi tiếng nhất thế giới.

Trong khoảng 500 năm từ thế kỷ 16 tới thế kỷ 11 trước Công nguyên, người Ai Cập đã xây dựng tại đây nhiều khu lăng mộ dành cho các Pharaoh và những viên quan có quyền lực lớn của thời Tân vương quốc.

Tính tới năm 2008, các nhà khảo cổ đã tìm thấy 63 khu lăng mộ, trong đó khu lăng mộ lớn nhất có tới 120 phòng.

Sau khi các nhà khảo cổ phát hiện khu lăng mộ của vị Pharaoh huyền thoại Tutankhamun vào tháng 11/1922, thành phố Luxor và khu vực lân cận trở thành một trong những điểm thu hút nhiều khách du lịch nhất tại Ai Cập.

Theo TTXVN

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khám phá thú vị: Việt Nam là cái nôi của trống đồng

(Kienthuc.net.vn) - Theo lập luận của GS Nguyễn Văn Hảo, trống đồng ra đời ở Việt Nam và được người Trung Quốc mang về làm thêm một số họa tiết...

Hoa văn trống đồng chuyển động ngược chiều kim đồng hồ

GS Nguyễn Văn Hảo, nguyên Viện phó Viện Khảo cổ về nguồn gốc của trống đồng cổ có hàng chục năm nghiên cứu về các loại trống đồng, điều ông quan tâm nhiều nhất là chiều chuyển động của hoa văn trên trống đồng cổ. Hoa văn trên trống đồng Đông Sơn có hai loại: Hoa văn hình học và hoa văn tả thực. Các họa tiết hoa văn hình học được tìm thấy trên đồ gốm của các văn hóa khảo cổ trước đó, đặc biệt trên đồ gốm của văn hóa Gò Mun. Khác với hoa văn hình học, hoa văn tả thực bắt nguồn từ cuộc sống, từ môi trường thiên nhiên mà cư dân Đông Sơn sinh sống. Hoa văn này đã ghi lại những cảnh múa và các con vật trên mặt trống đều chuyển động ngược hướng kim đồng hồ. Để chứng minh điều đó GS Hảo đã phải nghiên cứu trên nhiều tư liệu. Ông đã đi tìm hiểu nguồn gốc của nền văn hóa cổ, cũng như tập quán sinh hoạt của các dân tộc ở nước ta. Đến nay một số điệu múa của dân tộc Tây Nguyên như trong điệu múa cồng chiêng, múa trong lễ đâm trâu mọi người xếp hình tròn đi theo ngược kim đồng hồ. Đặc sắc hơn nữa cách hát trống Quân của người Kinh trên mảnh đất vua Hùng Phú Thọ. Trai gái nơi đây xếp thành vòng tròn vừa đi theo ngược hướng ngược chiều kim đồng hồ để múa hát.Trước đó, ở nước ta cũng có một số nhà khoa học đưa ra nhận định khác nhau về hướng chuyển động của hình vẽ trên trống đồng, người nói nó chuyển động ngược, người nói chuyển động xuôi theo kim đồng hồ. Tuy nhiên, những điều giải thích của họ chưa đúng với thực tế.

Posted Image

GS Hảo đã chứng minh được Việt Nam là cái nôi của trống đồng.

GS Hảo cho hay, trong hoa văn tả thực trên trống đồng Đông Sơn, chúng ta dễ dàng nhận ra một điều, hình ảnh đi biển của người Đông Sơn được thể hiện nổi bật nhất. Trên trời có chim bay, dưới nước là cá biển, rùa biển để “hộ tống” những chiếc thuyền đi biển, chiếc nọ nối đuôi chiếc kia vận hành theo hướng ngược chiều kim đồng hồ. Nghề đi biển đánh bắt cá, là nghề kiếm sống chủ yếu của người dân thời đó. Sinh sống nhờ biển, điều đó đồng nghĩa với việc họ phải đối mặt với bão tố. Vì thế, họ phải hiểu được quy luật của biển để có biện pháp tránh bão.“Đường đi của bão trước khi đổ bộ vào đất liền thường xoay theo hướng ngược chiều kim đồng hồ. Theo kinh nghiệm của những người đi biển, khi gặp bão, họ nhìn theo hướng vận động của trung tâm bão, khu vực nguy hiểm (nửa vòng nguy hiểm) sẽ nằm ở hướng di chuyển của bão. Tại khu vực này sóng to, gió lớn mạnh hơn bên trái hướng đi của bão (nửa vòng đi được). Hướng gió phía bên phải gần như đồng nhất với đường đi của bão, một khi thuyền bị gió đẩy vào trung tâm bão thì không thể thoát ra được người đi thuyền đối mặt với cái chết. Mặt khác khi bão đổi hướng, phần nhiều đổi hướng bên phải, hướng gió thuận chiều kim đồng hồ chứng tỏ thuyền đang đi vào vòng nguy hiểm, nếu thuyền đi ngược chiều kim đồng hồ, chứng tỏ thuyền đang ở nửa vòng có thể đi được. Do vậy, hướng ngược chiều kim đồng hồ là hướng hy vọng, hướng sinh tồn của người đi biển và là thói quen của ngư dân Đông Sơn xưa.

Posted Image

Theo GS Hảo, người Điền Trung Quốc đã thêm hoa văn vào trống đồng của nước ta để nói nó là của mình. (Ảnh tư liệu).

Trống đồng có nguồn gốc ở Việt Nam

GS Hảo cho hay, hiện nay nhiều nước Đông Nam Á cũng có trống đồng. Nhưng ở Việt Nam và Trung Quốc trống đồng có niên đại lâu hơn cả. Việc phân định trống đồng của nước ta có trước, hay Trung Quốc có trước vẫn là vấn đề gây tranh cãi trong giới chuyên môn. Một số chuyên gia khảo cổ học phương Tây cho rằng, Việt Nam là cái nôi của trống đồng, người Trung Quốc đã lấy mẫu trống đó về thêm một số họa tiết để đúc lại. Nhưng theo quan điểm thống trị của Trung Quốc thì trống đồng Vạn Gia Bá ở Vân Nam có đầu tiên, ra đời thứ hai là trống Đông Sơn, thứ ba là trống Thạch Trại Sơn.Để phản bác điều đó nhiều nhà nghiên cứu của nước ta đưa ra lập luận khẳng định Việt Nam là cái nôi của trống đồng. TS Hảo đồng ý với ý kiến Cụ Đào Duy Anh cho rằng, trống đồng Đông Sơn ra đời đầu tiên, sau đó người Hán mới mang về biến cái đó thành của mình. “Không phải tôi là người Việt mà tôi nhất trí như vậy mà nghiên cứu của tôi đã chỉ ra. Khi nói tới trống đồng người ta thừa nhận là nhạc cụ gõ, yếu tố nào quyết định là nhạc cụ thì đầu tiên là hình dáng, mặt trống gõ phát ra âm thanh, thân trống là phần cộng hưởng. Thứ hai, hình dáng trống cũng quyết định đến âm thanh. Thứ ba, chất liệu chế tạo trống. Ba yếu tố đó không chỉ tạo thành âm sắc, âm vực của chiếc trống mà nó có ý nghĩa, nó biểu hiện hồn phách của dân tộc có trống đó, dân tộc nào vẽ hoa văn của dân tộc đó. Hoa văn trên trống đồng là hoa văn thể hiện văn hóa, của dân tộc chế tạo ra hoa văn đó chứ không phải mỗi trống có hoa văn riêng”, GS Hảo cho biết.Trong sách viết về nguồn gốc trống đồng của người Trung Quốc họ nói chiếc trống cổ do 6 dân tộc chế tạo, trong đó có người Lạc Việt. Số lượng trống tìm thấy là 46 chiếc. Điều đó là bất hợp lý, không thể 6 dân tộc lại chế tạo một loại trống.

Posted Image

Một chiếc trống Đông Sơn đã bị người Điền khoét đáy, làm thêm nắp. (Ảnh tư liệu)

Theo nghiên cứu của GS Hảo, chiếc trống Thạch Trại Sơn có hoa văn giống Đông Sơn, nhưng người Điền đã khắc thêm những hoa văn của họ, đè lên hoa văn của Đông Sơn. Trong hội nghị quốc tế tổ chức tỉnh Quế Lâm, Trung Quốc, khi TS Hảo phát biểu và đưa ra những giải thích khiến các nhà khoa học Trung Quốc cũng phải đồng ý. Chính một GS - Hiệu phó của trường Học viện Dân tộc học Quảng Tây tiến hành phân tích đồng vị chì chiếc trống ở Quý Huyện, Quảng Tây cũng khẳng định rằng, chiếc trống đồng cổ nhất của người Đông Sơn chế tạo. Bằng cách nào đó chiếc trống được đưa sang Trung Quốc và được thợ khắc thêm hoa văn trên trống.Qua tìm hiểu của GS Hảo, những chiếc trống mà Trung Quốc nói là trống cổ của họ, được tìm thấy trong ngôi mộ của viên quan từng cai trị ở nước ta. Vì thế, ông ta mất đi, biết trống đồng quý đã bảo con cháu chôn cất trong mộ của mình. Giống như Mã Viện sang đàn áp khởi nghĩa Hai Bà Trưng, sau đó lấy trống đồng về đúc ngựa. Do vậy, việc Trung Quốc cũng có những chiếc trống đồng bằng với niên đại ở nước ta là do họ đã mang về để sử dụng.Những chiếc trống đồng Thạch Trại Sơn của người Điền có cách nay hơn 1 nghìn năm hoa văn tả thực hơn trống Đông Sơn, độ tả thực cao, chi tiết. Tay người đeo vòng, người mặc áo hoa kẻ sọc, có khuyên tai. Điều đó chứng tỏ người Điền lấy trống Đông Sơn cải tạo thành thùng đựng vỏ ốc, mặt họ phá đi đúc mặt mới làm nắp, dưới làm một cái đáy để bỏ vỏ ốc. Đối với người Điền thì ốc là tiền, những vỏ con ốc lợn được lấy từ biển của Ấn Độ, là những thứ rất quý. Những hoa văn gốc của trống như hình ảnh người mặc nửa trần, đội mũ lông chim đặc trưng người Đông Sơn đã bị cạo, khắc hình ảnh đặc trưng của người Điền.

Những lý giải của GS Hảo về trống đồng cổ của ông được Hội đồng nghiên cứu trống đồng Trung Quốc cũng phải công nhận là đúng. Tập luận văn nghiên cứu về trống đồng của GS Hảo hiện được Bảo tàng khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây, Trung Quốc ghi nhận và lưu giữ tại đây. Nhiều người trong giới chuyên môn đã công nhận Việt Nam là cái nôi của trống đồng.

Đức Hồng

Lập luận của ông Nguyễn Văn Hảo hoàn toàn phi logic - là chuẩn mực tối thiểu cho một giả thuyết khoa học. Ông ta đặt vấn đề Việt Nam hay Trung Quốc ai làm ra trống đồng trước, nhưng lại căn cứ theo lãnh thổ hiện nay. Còn hơn 2000 năm trước thì Bách Việt còn gọi là Lạc Việt là chủ nhân duy nhất của trống Đồng. Sử Ký viết "Nam Dương Tử là nơi Bạch Việt ở". Bởi vậy, khi trống đồng phát hiện ở Nam Dương Tử là của Bách Việt.

Thật ngớ ngẩn..

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tìm thấy xác tàu Santa Maria của nhà thám hiểm Columbus

(TTXVN/Vietnam+)

Posted Image

Bản sao của con tàu Santa Maria. (Nguồn: bbc)

Một nhóm nhà thám hiểm ngày 13/5 tuyên bố họ đã tìm thấy tàu Santa Maria, con tàu lừng danh trong hành trình đầu tiên khám phá châu Mỹ của nhà hàng hải Christopher Columbus bị mất tích cách đây 500 năm, tại ngoài khơi bờ biển Haiti.

Trao đổi với báo giới, nhà thám hiểm nổi tiếng Barry Clifford - trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết tất cả các dữ liệu đo đạc địa lý dưới nước và các chứng cứ khảo cổ đều cho thấy xác tàu ngoài khơi Haiti chính là tàu Santa Maria.

Ông Clifford nêu rõ hai bằng chứng thuyết phục nhất để đi đến kết luận này - đó là mẫu đá tảng dùng để giữ thăng bằng cho tàu và khẩu thần công tìm thấy được.

Theo nhà thám hiểm 68 tuổi này, tảng đá được xác định là có nguồn gốc từ Tây Ban Nha, trong khi khẩu thần công có từ thế kỷ 15 - trùng với thời gian và địa điểm Columbus bắt đầu hải trình khám phá vùng đất mới.

Nhà thám hiểm Clifford cho biết nhóm khảo sát của ông đã tìm ra xác tàu ngoài khơi Haiti và trục vớt được khẩu thần công từ năm 2003, song các chứng cứ khi đó chưa đủ thuyết phục để xác thực đây chính là tàu Santa Maria.

Cách đây hai năm, nhóm thám hiểm tiếp tục đo đạc, chụp ảnh cũng như sử dụng máy dò kim loại và máy quét sóng siêu âm tân tiến để nghiên cứu con tàu. Sau tổng cộng 11 năm, các nhà thám hiểm đã đi đến kết luận trên.

Giới truyền thông nhận định nếu nghiên cứu này được xác thực thì Santa Maria sẽ là con tàu cổ xưa nhất trở về ngoạn mục trong thế giới hiện đại, đồng thời là một trong những khám phá khảo cổ dưới nước quan trọng nhất trong lịch sử hàng hải.

Hiện nhóm thám hiểm của ông Clifford có kế hoạch quay lại Haiti vào tháng tới để bàn bạc các phương án hợp tác để trục vớt con tàu.

Theo sử sách, tháng 8/1492, nhà hàng hải người Italy Christopher Columbus cùng 3 con tàu đã ra khơi từ bờ biển Tây Ban Nha, trong đó con tàu dài 18m Santa Maria giữ vai trò "anh cả."

Mục đích ban đầu của Columbus là tìm đường tới các hòn đảo và các nước phương Đông như Trung Quốc và Ấn Độ để giao thương.

Trong hải trình này, tàu Santa Maria đã bị mắc cạn và mất tích ngoài khơi xa, buộc Columbus phải lên đường trở về Tây Ban Nha với hai tàu còn lại là Nina và Pinta. Số phận của con tàu này đến nay vẫn là một bí ẩn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ai Cập phát hiện nhiều khu lăng mộ cổ thời Pharaoh

Một nhóm các nhà khảo cổ học người Ai Cập vừa khai quật 2 khu lăng mộ có niên đại cách đây 3.100 năm tại di chỉ khảo cổ Sakkara, nằm cách cụm Kim tự tháp Giza khoảng 25km về phía Nam.

>>> Phát hiện lăng mộ lớn trong nghĩa địa cổ ở Ai Cập

Bộ trưởng Cổ vật Ai Cập Mohamed Ibrahim cho biết 2 khu lăng mộ này thuộc Paser - người giữ kho văn thư lưu trữ của quân đội đồng thời là sứ thần của vương triều thứ 20 thời Tân Vương quốc (1189-1077, trước Công Nguyên), và Ptahmes - nhà lãnh đạo quân đội và là người trông coi ngân khố hoàng gia dưới thời các Pharaoh và Seti I và Ramses II.

Theo ông Ibrahim, việc phát hiện 2 khu lăng mộ cổ bằng đá vôi và gạch này có ý nghĩa rất quan trọng. Cách thức bố trí và thiết kế nội thất của chúng giúp hiểu thêm về các lăng mộ thời kỳ Tân Vương quốc (1580-1080 trước Công nguyên).

Từ trước đến nay, các lăng mộ cổ được phát hiện tại Ai Cập chỉ có 2 kiểu kiến trúc, gồm cấu trúc lộ thiên hình tứ giác có mái bằng và cấu trúc khoét trong khối đá. Tuy nhiên, hai khu lăng mộ này lại có kiến trúc hình đền với chóp hình tháp.

Posted Image

Ảnh: worldreviewer.com

Phát hiện mới nói trên cho thấy mối quan hệ chính trị giữa Ai Cập với các nước vùng Viễn Đông vào thời kỳ đó, cũng như tầm quan trọng của Sakkara, khu chôn cất của các Pharaoh nằm gần kinh đô cổ Memphis dưới thời Cổ Vương quốc (2.815-2.400 năm trước Công nguyên).

Theo đó, mặc dù kinh đô đã được chuyển tới Luxor ở vùng Thượng Ai Cập, Memphis vẫn là thủ phủ hành chính và là trung tâm quân sự quan trọng dưới thời Tân Vương quốc.

Việc phục chế 2 khu lăng mộ nói trên và khu chôn cất tại Sakkara sẽ giúp thu hút khách du lịch tới địa điểm này nhằm khám phá các lăng mộ thời Cổ Vương quốc cũng như các khu lăng mộ thời Tân Vương quốc với hình dáng và kiến trúc khác biệt so với các khu lăng mộ Pharaoh tại Luxor.

Trưởng nhóm khảo cổ Ola El-Egezy cho biết, 2 khu lăng mộ này bắt đầu được khai quật vào năm 2012. Tuy nhiên, trước đó các nhà khảo cổ học đã biết đến khu lăng mộ của Ptahmes thông qua các bức ảnh và tư liệu cổ.

Năm 1830, một nhà thám hiểm người Pháp từng chụp được các bức ảnh về cảnh săn bắn tại khu lăng mộ này. Từ đó, một phần khu lăng mộ bị chôn vùi dưới cát song phần lớn các hiện vật đã bị cướp phá.

Một số hiện vật của khu lăng mộ này hiện đang được trưng bày tại các bảo tàng ở Hà Lan, Mỹ, Đức cũng như Viện Bảo tàng Ai Cập ở Cairo.

Theo người đứng đầu bộ phận cổ vật cổ đại thuộc Bộ Cổ vật Ali El-Asfar, mặc dù việc xây dựng 2 khu lăng mộ này vẫn chưa hoàn tất song chúng lại rất đặc biệt với những họa tiết trang trí và hoạt cảnh khắc chìm được bảo quản rất tốt.

Dự kiến, hai khu lăng mộ cổ này sẽ sớm được phục chế và mở cửa đón khách tham quan từ tháng 10 tới.

Theo TTXVN

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giải mã thành công xác ướp tí hon “mặt đỏ” thời Ai Cập cổ đại

Một xác ướp tí hon dài 20 inch (52cm) với niên đại từ năm 600 trước Công nguyên đã thu hút sự chú ý của nhiều chuyên gia trong suốt hơn 40 năm qua.

Trước sự bí ẩn của nó, nhiều người còn nghĩ đây là một xác ướp giả.

Xác ướp trên chính thức được biết đến với tên mã là W1013, được đưa tới xứ Wales, Vương quốc Anh từ năm 1971. Xác ướp chỉ dài có 20 inch (52cm), được bọc bằng vải cứng màu vàng sọc xanh với cổ áo rộng và khuôn mặt sơn đỏ.

Theo phong tục ướp xác của Ai Cập cổ đại thì sơn mặt đỏ là dành cho đàn ông. Hiện nay xác ướp là một phần trong bộ sưu tập của Trung tâm Ai Cập thuộc trường Đại học Swansea. Người ta tin rằng, xác ướp này có niên đại khoảng từ năm 600 trước Công nguyên.

Posted Image

Xác ướp tí hon được sơn mặt đỏ

Trong suốt hơn 4 thập kỷ qua, xác ướp tí hon vẫn là một bí ẩn với các chuyên gia nghiên cứu xác ướp. Nhiều chuyên gia tỏ ra bối rối trước một xác ướp có kích thước nhỏ bất thường và những đường nét trang trí rất tinh tế.

Thậm chí có một số người còn hoài nghi những nghiên cứu để cố gắng giải mã các chữ nhỏ khắc trên xác ướp là một công việc vô nghĩa trong nhiều thập kỷ qua vì đó chỉ là một xác ướp giả mạo được tạo ra từ thế kỷ 19.

Posted Image

Hình ảnh chụp CT cho thấy đây có thể là một xác ướp thai nhi 12-16 tuần tuổi

Tuy nhiên, vào ngày 28/4/2014, chuyên gia hình ảnh Paola Griffiths thuộc Khoa Y học, Đại học Swansea đã phân tích xác ướp bằng phương pháp sử dụng máy quét chụp cắt lớp CT.

Kết quả bất ngờ tiết lộ, phần lớn các vật chất ở bên trong xác ướp được làm bằng vải lanh. Phía bên trong vải lanh là một vật tối hơn dài khoảng 10cm. Căn cứ vào đó, nhiều chuyên gia đưa ra giả thuyết coi đây là một xác ướp thai nhi vẫn còn ở trong túi nhau thai.

Các chuyên gia cũng xác định, với độ dài như vậy thì đó có thể đây là xương đùi của thai nhi phù hợp với tuổi từ 12-16 tuần.

Posted Image

Nhà nghiên cứu Paola Griffiths, người chụp CT xác ướp

Chụp CT còn cho thấy, ở khu vực tối khác bên trong xác ướp có một lá bùa hộ mệnh và có một khu vực tối giống như các chuỗi hạt hoặc dải tua.

Trung tâm Ai Cập của Đại học Swansea khẳng định những gì được phát hiện bên trong bao xác ướp như vậy không hề bất thường. Ngược lại đó lại là cách hành xử khác hẳn với phương Tây ngày nay.

Posted Image

Xác ướp được bọc kỹ còn thể hiện người Ai Cập cổ đại rất quan tâm tới những sinh linh bé nhỏ xấu số

“Trái ngược với những gì thường làm ở phương Tây ngày nay, có vẻ xác chết thai nhi thường được chăm sóc chu đáo ở Ai Cập cổ đại. Ví dụ, hai chiếc quan tài giữ bào thai được tìm thấy trong khu lăng mộ của vua Tutankhamun và ở New Kingdom có niện đại khoảng năm 1550-1070 trước Công nguyên, cho thấy, dường như một phần phía đông của khu lăng mộ dành cho việc chôn cất không chỉ trẻ nhỏ mà còn cả bào thai và thậm chí cả nhau thai trong các vải băng đẫm máu".

"Chúng ta có thể tưởng tượng trường hợp W1013 cũng là thai nhi. Đó là một sự mất mát khủng khiếp của một ai đó, một nỗi đau buồn tuyệt vọng và được để tang bởi cộng đồng”, nhà nghiên cứu Carolyn Graves-Brown của Đại học Swansea cho biết.

Theo Dân Việt

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đắk Nông phát hiện hai bộ đàn đá có niên đại hơn 3.000 năm

Chiều 29/5, ông Nguyễn Anh Bằng, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Đắk Nông, cho biết sáng cùng ngày, người dân địa phương đi làm rẫy đã phát hiện hai bộ đàn đá tại xã Long Sơn (huyện Đắk Mil), với niên đại hơn 3.000 năm.

Posted Image

Đàn đá. (Ảnh minh họa: projecthochiminhcity.hku.nl)

Sau khi nhận được thông tin, Bảo tàng tỉnh đã phối với các phòng nghiệp vụ của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Nông tổ chức khảo sát thực địa, thu thập thông tin tại cơ sở.

Bước đầu xác định, bộ đàn đá thứ nhất gồm 10 thanh và bộ thứ hai có bảy thanh. So sánh với các bộ đàn đá khác ở các tỉnh Đắk Nông, Lâm Đồng... cho thấy hai bộ đàn đá này có sự tương đồng về kiểu dáng và giá trị lịch sử, văn hóa.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Nông đã kiến nghị chính quyền địa phương huyện Đắk Mil chỉ đạo các phòng chức năng cùng với chủ nhân hiện vật lưu giữ, bảo quản kỹ lưỡng hiện vật, không bán, trao đổi, làm hư hại, mất mát... dưới bất cứ hình thức nào để tiếp tục nghiên cứu.

Theo Luật Di sản quốc gia, hiện vật được phát hiện trong lòng đất thì thuộc sở hữu quốc gia. Vì vậy, chính quyền địa phương cũng cần vận động chủ nhân tự nguyện giao nộp đàn đá cho Nhà nước để tiện trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản trong giáo dục truyền thống.

Theo TTXVN

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tìm thấy thành phố huyền thoại Atlantis?

Theo một nhóm khoa học gia, đã có chứng cứ cho thấy thành phố huyền thoại Atlantis bị chôn vùi trong vùng đầm lầy ở bờ biển nam Đại Tây Dương thuộc Tây Ban Nha.

Dấu vết của thành phố bị mất tích Alantis, được cho là bị sóng thần quét sạch hàng ngàn năm trước, cuối cùng đã được phát hiện tại miền nam Tây Ban Nha, cụ thể là phía bắc Cadiz. Theo đó, nơi từng là Atlantis đã bị chôn vùi dưới các vùng đầm lầy trong công viên Dona Ana. Đội ngũ chuyên gia do Mỹ dẫn đầu đến nay vẫn chưa giải thích được tại sao sóng thần lại có thể tràn qua một khu vực 96 km và nhấn chìm toàn bộ thành phố này vào lúc đó. “Đây rõ ràng là sức mạnh của sóng thần”, Reuters dẫn lời trưởng nhóm Richard Freund của Đại học Hartford (bang Connecticut).

Posted Image

Hình ảnh Atlantis chìm dưới nước theo miêu tả của Plato - Ảnh: Wikipedia

Nhóm các nhà khảo cổ và địa chất học quốc tế vào năm 2009 - 2010 đã sử dụng radar dò tìm dưới lòng đất sâu, cùng các thiết bị đo đạc kỹ thuật số để khảo sát khu vực trên, theo chương trình đặc biệt được phát sóng trên kênh truyền hình National Geographic. Các chuyên gia đã tìm thấy dấu tích một số thành phố được xây theo hình ảnh Atlantis tại miền trung Tây Ban Nha. Họ suy luận rằng nhiều khả năng các cư dân Atlantis thoát khỏi cơn sóng hủy diệt, chạy sâu vào đất liền và xây dựng các thành phố mới.

Triết gia Hy Lạp cổ đại Plato từng viết về Atlantis cách đây 2.600 năm, theo đó thành phố này đã bị biến mất dưới sức mạnh của biển cả trong một đêm. Dựa theo miêu tả của Plato, những cuộc tìm kiếm tập trung vào khu vực Địa Trung Hải và Đại Tây Dương, nơi được cho là nhiều khả năng tìm thấy Atlantis nhất. Theo nhà khoa học Freund, lịch sử ghi nhận khu vực gần Cadiz từng bị sóng thần tấn công. Một trong những đợt sóng thần lớn nhất là vào tháng 11.1755, lúc đó Lisbon đối mặt với cơn sóng cao cỡ tòa nhà 10 tầng.

Atlantis bị chôn vùi trong vùng đầm lầy Tây Ban Nha là giả thuyết mới nhất trong số các phát hiện về thành phố này từ trước đến nay. Vào năm 2004, các nhà nghiên cứu đại dương của Mỹ cho hay tìm thấy chứng cứ về Atlantis tại bờ biển đảo Síp, bên cạnh những giả thuyết khác như Địa Trung Hải, Trung Mỹ và thậm chí ở... Nam Cực.

'Atlantis' tiền sử bị sóng thần chôn vùi

(TNO) Một khu vực được ví như là "Atlantis thời tiền sử'" trên bờ Biển Bắc có thể đã bị bỏ hoang sau khi hứng đợt tấn công của sóng thần cao 5 m cách đây 8.200 năm.

Posted Image

Một công cụ được tìm thấy tại Doggerland - Ảnh: Bảo tàng Khảo cổ quốc gia Hà Lan

Sóng thần đã được tạo ra do đất chuồi dưới biển ngoài khơi Na Uy, theo BBC.

Kết quả phân tích cho thấy cột sóng cao 5m ập xuống đảo Doggerland, một vùng đất thấp ở biển Bắc ngoài khơi nước Anh, và kể từ đó nó biến mất trong lòng biển, giống như huyền thoại về thành phố bị mất tích Atlantis.

“Các bộ lạc thời đồ đá giữa đã rời khỏi Doggerland hơn 8.000 năm trước, khi vụ đất chuồi xảy ra”, BBC dẫn lời tiến sĩ Jon Hill của Đại học Hoàng đế London (Anh).

Và sóng thần đã quét sạch những người cuối cùng bám trụ trên hòn đảo đó, theo báo cáo đăng trên chuyên san Ocean Modelling.

Tiến sĩ Hill và đồng sự đã sử dụng các mô hình máy tính để kiểm tra những tác động của vụ đất chuồi ở ngoài khơi Na Uy trước khi rút ra kết luận trên.

Theo Thanh Niên

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những "Thần vệ nữ" cổ xưa nhất của nhân loại

Nhìn vào số tượng vệ nữ có niên đại cách nay 40.000 năm cho tới 3.000 năm trong các nền văn hóa thế giới, nhiều người không khỏi giật mình: chúng mang phong cách “mới lạ” của nền điêu khắc hiện đại ngày nay!

Posted Image

Posted ImageHơn 100 năm qua, những tranh cãi về nguồn gốc của nghệ thuật vẫn còn những bất đồng. Tuy nhiên, những năm gần đây, chứng cứ cho thấy nghệ thuật trừu tượng có mặt ở châu Phi từ cách đây 75.000 năm, còn chứng cứ cho nghệ thuật tượng hình cổ xưa nhất có cách đây 40.000 năm. Đó là pho tượng nhỏ khắc trên ngà voi ma-mút được tìm thấy trong cuộc khai quật năm 2008 ở Tây Nam nước Đức. Pho tượng thần vệ nữ này trở thành nguyên mẫu cổ nhất về nghệ thuật tượng hình.

Hàng ngàn pho tượng nữ thần cùng đủ mọi hiện vật và di tích đền thờ nữ thần mà ngành khảo cổ đã liên tục tìm được trên thế giới trong thế kỷ 20, đã làm thay đổi triệt để những cách nhìn của chúng ta về bối cảnh và ý nghĩa của nghệ thuật đầu thời Đồ đá cũ. Những phát hiện này cũng làm thay đổi và đánh giá lại những thiết chế văn hóa, xã hội, tín ngưỡng của nhân loại trong mấy ngàn năm qua dưới chế độ phụ quyền cùng tín ngưỡng độc thần với sự thống trị của nam thần.

Hãy cùng nhìn lại một số pho tượng vệ nữ nổi tiếng và cổ xưa nhất, cũng là những tác phẩm nghệ thuật đầu tiên của nhân loại:

Posted Image

VỆ NỮ HOHLE FELS khắc trên ngà voi ma-mút, cao 6 cm, phát hiện năm 2008 ở vùng Swabia Jura nước Đức, có niên đại từ đầu thời kỳ Đồ đá cũ cách nay khoảng 40.000 năm. Đây là mẫu mực cổ nhất thế giới về nghệ thuật tượng hình nói chung. Các đặc trưng của nhiều pho tượng nữ thần vào những thời kỳ tiền sử sớm nhất thường ít chú tâm vào phần đầu, gương mặt, cánh tay hoặc bàn chân, mà đặt nặng vào những thuộc tính của sinh dục. Với Vệ nữ Hohle Fels cũng vậy, ngoài hai đặc trưng phồn thực thường thấy là “vú to mông nẩy”, bộ phận âm hộ còn được khuếch đại với hai bắp đùi căng tròn và hai chân dạng ra để nhấn mạnh việc sinh đẻ. Có lẽ đó là vẻ đẹp sinh học lý tưởng, ít ra là trong thời kỳ này. Giới y học ngày nay xem hình ảnh đàn bà thời tiền sử bị chứng béo phì, nhưng thật ra theo quy luật sinh tồn thì lớp mỡ dày dưới da và dưới bộ mông to xệ này hẳn nhiên có chức năng cần thiết để giữ nhiệt và dự trữ năng lượng nhất là khi người phụ nữ vừa phải sinh con đẻ cái trong những điều kiện sinh tồn khắc nghiệt nhất của môi trường thời kỳ Băng hà. Cũng có người xem đây là tác phẩm nghệ thuật huê tình (erotic) có sớm nhất của nhân loại. Tuy nhiên, khái niệm hiện đại về “nghệ thuật” hoặc “huê tình” là hoàn toàn xa lạ trong một thời kỳ không có khái niệm giam cầm gọi là “tác phẩm nghệ thuật” hoăc “khiêu dâm”. Hình tượng nữ tính thiêng liêng ở đây được tôn vinh thành nữ thần, người mẹ mang thai, sinh sản, nuôi dưỡng từ bầu vú no tròn, và lại đón đứa con trở về tử cung của Mẹ đất để rồi lại tái sinh.

Posted Image

VỆ NỮ DOLNI VESTONICE là người đàn bà khỏa thân bằng gốm có màu đen sẫm kỳ lạ, cao 111 mm, niên đại cách nay 29.000 - 25.000 năm, tìm thấy ở vùng Nam Brno, Moravia, nước Tiệp. Bức tượng gốm này tuy có đặc trưng phồn thực tương tự với những pho tượng khác, nhưng gương mặt có hai đường vạch thành đôi mắt xếch và một vạch thẳng là mũi, và chóp đầu có bốn cái lỗ để cắm hoa, cây lá hoặc lông chim, tạo thành kiểu tóc biểu thị cho cây cối đâm chồi nảy nở từ Mẹ đất. Pho tượng này phát hiện cùng với những tượng đầu nữ thần và những thú vật khác, được công nhận là đồ gốm cổ nhất nhân loại, và đã sớm biết sử dụng kỹ thuật nung gốm. Nghệ thuật điêu khắc trên ngà voi và gốm với những hình tượng đa dạng tìm thấy ở vùng này được xem là do bàn tay của người phụ nữ tạo ra trong thời đồ đá.

Posted Image

VỆ NỮ OSTRAVA, phần thân mình của tượng này cao khoảng 5 cm, khắc trên quặng haematite, được tìm thấy ở Moravia, Tiệp, niên đại cách đây 27.000 năm. Mang kiểu dáng cực hiện đại, gần như phong cách lập thể, và cái gò tam giác như một mảnh bikini hiện đại. Hình thể mảnh mai với dáng eo thon, vú nhỏ và săn chắc, bụng hơi nhô lên gợi ý giai đoạn trẻ trung và mang thai thời kỳ đầu. Tiếp theo dưới đây, cũng là những vệ nữ Dolni Vestonice điêu khắc từ xương thú, thân thể được cách điệu hóa thành nghệ thuật trừu tượng rất “hiện đại”, trở thành những biểu tượng vật tổ về người đàn bà như là nữ tổ tiên của loài người.

Posted Image

VỆ NỮ LESPUGUE điển hình của nền văn hóa Gravette trải dài khắp châu Âu, cách nay 27.000 năm, ở vùng Dordogne, Pháp. Khắc trên ngà voi ma-mút, cao 14 cm, vệ nữ này không có bàn tay hay bàn chân, cặp giò thuôn nhọn dần, mục đích như để cắm đứng xuống đất hoặc cắm vào đâu đó có thể nhìn thấy. Phần ngực trên lõm thành một đường cong và uốn lên trên như chiếc đầu rắn hướng tới trước, vì vậy tất cả phần trên mảnh mai như thể để nhấn mạnh ở phần dưới vào khả năng sinh đẻ và nuôi dưỡng. Cặp vú to thõng xuống với hai cánh tay nhỏ tựa lên hai bầu vú hòa nhập vào với cái dạ con tròn đầy; cặp mông và cặp giò phồng căng lên thành khối như thể đang trợ giúp cho hành vi sinh đẻ. Bộ vú và bộ mông gây cảm tưởng là bốn quả trứng to mang trong chiếc tổ của thân thể đang có bầu. Mười vạch thẳng khắc dưới mông đằng sau bắp chân tạo ấn tượng của dòng nước ối đang tuôn ra từ dạ con. Mười đường vạch gợi ý về mười tuần trăng mang thai.

Posted Image

VỆ NỮ WILLENDORF, niên đại khoảng 26.000 năm, tìm thấy ở Áo. Tuy chỉ cao 11 cm nhưng nữ thần trông dáng đồ sộ, tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng này có thể tìm thấy trong đa số sách về lịch sử nghệ thuật. Bức tượng được khắc bằng đá vôi, mang đậm tính phồn thực của Mẹ đất với cặp vú to, bụng lớn, âm hộ được khắc chi tiết, và vẫn còn dấu vết của lớp màu đất đỏ quét lên tượng trưng cho máu. Quanh đầu nữ thần là 7 lớp bện song song vòng quanh và che kín khuôn mặt. Con số 7, con số của sự trọn vẹn, một phần tư của chu kỳ tuần trăng.

Posted Image

(còn tiếp)

Share this post


Link to post
Share on other sites

VỆ NỮ MORAVANY/MORAVIA, ở Slovakia, khắc bằng ngà voi ma-mút, cao 7,6 cm, niên đại 22.800 năm, cũng thuộc nền văn hóa Gravette. Bức tượng rất đẹp, không có đầu, tất cả nhấn mạnh vào tính tả chân công phu ở bụng và cặp vú nặng trĩu, biểu thị đang chu kỳ mang thai. Rốn và âm hộ cũng được khắc rõ nét.

Posted Image

NỮ THẦN BRASSEMPOUY, bức tượng nổi tiếng này chỉ còn sót lại chiếc đầu, cao 3,65 cm, khắc trên ngà voi ma-mút, tìm thấy trong một cái hang ở Brassempouy (Landes, Pháp), niên đại cách đây khoảng 25.000 năm, thuộc văn hóa Gravette. Đây là bức tượng có phong cách hiện đại nhất, và có lối miêu tả sớm nhất mang tính tả thực về khuôn mặt và kiểu tóc, cổ cao với những nét thanh tú.

Posted Image

VỆ NỮ LAUSSEL, cao 43 cm, khắc trên đá vôi, Pháp, cách đây 22.000 năm, tay phải cầm chiếc sừng bò mộng hình Mặt trăng lưỡi liềm, trên đó vạch ngấn 13 ngày khi trăng tròn và 13 tháng của năm âm lịch. Bàn tay trái chỉ vào dạ con đang căng lên để chỉ sự liên hệ chu kỳ trăng tròn với tiến trình sinh đẻ của dạ con.

Posted Image

VỆ NỮ ENGEN, tìm thấy ở hang Peterfels, Đức, niên đại cách đây 15.000 năm, khắc bằng than đen và mài tới độ nhẵn bóng tuyệt đẹp, chiều cao chỉ 4,4 cm. Đây có lẽ là hình tượng người đàn bà được cách điệu trừu tượng cao độ nhất, với bộ mông to hình trứng, có lỗ ở chóp đầu để xỏ dây da đeo quanh cổ.

Posted Image

VỆ NỮ JOMON của Nhật Bản, thuộc thời kỳ Jomon (hay Thừng văn) niên đại bắt đầu cách đây 16.000 năm và kết thúc vào 300 năm trước Công nguyên, là nền văn hóa có sự liên tục và lâu dài nhất thế giới. Dân tộc Jomon đã tạo ra sản phẩm đồ gốm thuộc loại có sớm nhất thế giới với phong cách phong phú và rất đặc dị, những hình thể người vừa trừu tượng vừa cụ tượng được cách điệu tinh tế và hiện đại, cùng nhiều tượng nữ thần mang bầu và sinh đẻ. Cũng như hầu hết ở những xã hội tiền sử khác, đồ gốm của Jomon được cho là do phụ nữ chế tác.

Posted Image

NHỮNG NỮ THẦN HỒNG SƠN, bằng đất nung và ngọc thạch, thuộc nền văn hóa Hồng Sơn thuộc thời đại đồ đá mới, ở vùng nay thuộc Đông Bắc Trung Quốc (trải dài từ vùng tự trị Nội Mông đến Liêu Ninh). Nền văn hóa tiền sử này rất bí ẩn, có nền văn minh và kỹ thuật rất cao, có niên đại kéo dài cách đây 6.700 năm cho tới 4.900 năm, cũng là nơi chế tác ngọc thạch sớm nhất với phong cách tạo hình độc đáo. Tại di chỉ Ngưu Hà Lương đã khai quật ra một tổ hợp đền thờ nữ thần và nhiều tượng nữ thần khỏa thân. Đền thờ này dùng để hiến tế nữ thần trong thời mẫu hệ, liên quan đến việc sinh đẻ và những nghi lễ phồn thực của người nữ.

HÀ VŨ TRỌNG (THỂ THAO & VĂN HÓA)

http://www.reds.vn/index.php/nghe-thuat/my-thuat/7296-nhung-than-ve-nu-co-xua-nhat-cua-nhan-loai

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những "Thần vệ nữ" cổ xưa nhất của nhân loại

Nhìn vào số tượng vệ nữ có niên đại cách nay 40.000 năm cho tới 3.000 năm trong các nền văn hóa thế giới, nhiều người không khỏi giật mình: chúng mang phong cách “mới lạ” của nền điêu khắc hiện đại ngày nay!

Posted Image

Những tượng cổ của Văn Lang còn trừu tượng hơn nhiều. Tôi biết có những tượng của những nhà sưu tầm tượng cổ Văn Lang cực cách điệu và tính mô tả trừu tượng rất cao. Nhưng quan điểm nhất quán của tôi trong nghiên cứu lịch sử vẫn là:

Di sản khảo cô là một thực tại khách quan. Nó có thể làm chứng lý cho một giả thuyết khoa học, nếu như giả thuyết đó tích hợp được di vật khảo cổ tìm được tồn tại một cách hợp lý trong toàn bộ hệ thống giả thuyết đó. Và di vật khảo cô không phải bằng chứng duy nhất chứng minh cho lịch sử.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những tượng cổ của Văn Lang còn trừu tượng hơn nhiều. Tôi biết có những tượng của những nhà sưu tầm tượng cổ Văn Lang cực cách điệu và tính mô tả trừu tượng rất cao. Nhưng quan điểm nhất quán của tôi trong nghiên cứu lịch sử vẫn là:

Di sản khảo cô là một thực tại khách quan. Nó có thể làm chứng lý cho một giả thuyết khoa học, nếu như giả thuyết đó tích hợp được di vật khảo cổ tìm được tồn tại một cách hợp lý trong toàn bộ hệ thống giả thuyết đó. Và di vật khảo cô không phải bằng chứng duy nhất chứng minh cho lịch sử.

Tôi phải nói thêm rằng: Thí dụ người ta tìm đước cái bình gốm cổ và nhiều di vật khảo cô khác là sản phẩm từ đời Tống bên Tàu ở ngay Califoornia, thì điều đó có nghĩa là người Trung Quốc tìm ra châu Mỹ đầu tiên chứ không phải Kha Luân Bố hay không?

Đây là một vấn đề trong nhiều vấn đề được đặt ra, nhằm xác định rằng: Di vật khảo cổ không phải là bằng chứng duy nhất chứng minh cho lịch sử. Nó chỉ là hiện tượng khách quan biện minh cho một giả thuyết về lịch sử, trong điều kiện nó phải được tích hợp một cách hợp lý trong giả thuyết đó.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những "Thần vệ nữ" cổ xưa nhất của nhân loại

Posted Image

Một xác ướp mới được khai quật ở Atacama (Nguồn: IBTimes)

Một nhóm các nhà khảo cổ học từ nhiều trường đại học ở Ba Lan, Peru và Colombia vừa phát hiện 150 xác ướp nằm trong sa mạc Atacama, thuộc về một nền văn hóa chưa được biết tới, có thể đã tồn tại trước nền văn minh Tiwanaku và Inca gần 500 năm.

Các thi thể được tìm thấy đã được ướp xác tự nhiên, thông qua việc mai táng trong cát và không sử dụng bất kỳ công trình đá nào. Các thi thể được quấn vải lanh, chiếu sậy hoặc lưới đánh cá. Kiểm tra carbon phóng xạ cho thấy xác ướp cổ nhất đã từng sống trong khoảng thế kỷ thứ 4 sau Công nguyên, trong khi xác ướp trẻ nhất sống vào thế kỷ thứ 7 sau Công nguyên.

Theo IBTimes UK, Các xác ướp này nhiều khả năng thuộc về nền văn minh Tiwanaku, đã tồn tại trong khoảng thời gian từ năm 500 tới năm 1000 sau công nguyên. Nền văn minh này bao phủ trên một khu vực rộng lớn, gần như là bao gồm cả Peru và Chile hiện nay.

Dưới dự án Tambo, nhóm nghiên cứu đã tiến hành khai quật khu vực đồng bằng sông Tambo ở khu vực phía Bắc sa mạc Atacama kể từ năm 2008. Các xác ướp đầu tiên đã được tìm thấy ở đây vào năm 2012, nhưng phải tới tận tháng 3/2014, nhóm mới có được các phát hiện lớn.

Bên cạnh các xác ướp được mai táng trong phần mộ riêng, các nhà khoa học còn tìm thấy nhiều đồ tùy táng gồm vũ khí như các cây cung và tên với mũi là đá obsidian, các cây chùy với với mũi đá hoặc đồng.

Các ngôi mộ còn được trang trí bằng nhiều loại công cụ thêu thùa, đồ trang sức làm từ chất tumbaga (hợp chất vàng và đồng), đồng, các cành liễu gai gắn vào tai của người đã khuất và các món đồ gốm còn khá nguyên vẹn.

Theo giáo sư Józef Szykulski, lãnh đạo nhóm nghiên cứu dự án tới từ Đại học Wrocław, các xác ướp thuộc về những người nhân loại chưa từng nghiên cứu và các cây cung chôn theo họ là phát hiện đặc biệt thú vị. Chúng không chỉ là vũ khí mà còn đóng vai trò biểu tượng quyền lực. Điều này có nghĩa những người được mai táng ở đồng bằng châu thổ sông Tambo là người quý tộc hoặc thuộc tầng lớp thượng lưu trong xã hội.

"Các cây cung đặc biệt hiếm thấy trong các phát hiện ở Peru thuộc về kỷ nguyên trên. Tuy nhiên chúng tôi đã thấy những cây cung tại các khu vực xa hơn về phía Nam như Chile và xa hơn về phía Đông, tại Amazonia. Tuy nhiên vẫn cần nghiên cứu sâu thêm về vấn đề này" - Szykulski nói với tờ IBTimes UK.

Trong một ngôi mộ, các nhà khảo cổ thậm chí còn tìm thấy thi hài của một con lạc đà không bướu. Điều này có nghĩa con vật đã được đưa tới khu vực này sớm hơn người ta tưởng.

Posted Image

Một xác ướp mới được khai quật ở Atacama (Nguồn: IBTimes)

"Lễ mai táng có kèm lạc đà là chuyện khá bình thường trong các nền văn hóa tiền Columbia"- Szykulski nói - "Chúng tôi đã thu được rất nhiều thông tin về việc các thiết bị nào đã được sử dụng, ví dụ như những cái rổ và lưới đánh cá, những người đó làm nghề gì, nền nông nghiệp và ngư nghiệp của họ ra sao, họ ăn mặc thế nào, thích đeo đồ trang sức gì và thậm chí là họ chải tóc ra sao".

Các nhà khảo cổ Ba Lan sẽ trở lại Peru vào tháng 10 này để tiếp tục hoạt động khai quật. Công việc sẽ vừa diễn ra tại khu vực mai táng nơi họ tìm thấy các xác ướp, vừa ở một điểm kế cận, nơi một số ngôi mộ được cho là thuộc về văn minh Tiwanaku được tìm thấy.

Lâu nay người ta vẫn cho rằng dân Tiwanaku không đi xa tới tận đồng bằng châu thổ sông Tambo. Sự phát hiện các ngôi mộ sẽ giúp tăng cường sự hiểu biết về các nền văn minh tiền Columbia ở Peru.

Theo TTXVN

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phát hiện thêm di tích chùa thời Trần thế kỷ XIII-XIV ở Tuyên Quang
Ông Lý Mạnh Thắng - Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Tuyên Quang cho biết Đoàn khảo sát của Bảo tàng Tuyên Quang vừa phát hiện một di tích chùa thời Trần có niên đại khoảng thế kỷ XIII-XIV, với nhiều hiện vật quý ở Gò Chùa, thôn 17, xã Phú Lâm, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang).
 
Đây là ngôi chùa thứ 5 có niên đại từ thời nhà Trần được phát hiện ở Tuyên Quang, góp phần quan trọng vào việc tìm hiểu lịch sử cũng như những giá trị văn hóa của văn minh Đại Việt thời nhà Trần ở vùng núi phía Bắc Việt Nam.
Trong các hiện vật tìm thấy còn có hiện vật đầu rồng bằng đất nung, tương đối nguyên vẹn với những họa tiết mắt, mồm, râu đặc trưng của rồng thời Trần, đây là hiện vật quý hiếm lần đầu tiên tìm thấy ở Tuyên Quang. Một điểm nổi bật nữa là những viên gạch bảo tháp có trang trí hoa chanh, hoa cúc dây cách điệu ở các góc và một số lượng lớn gốm Hoa Lâu cũng được phát hiện.


di-tich-doi-tran.jpg
 

Ảnh minh họa

Chiếm số lượng nhiều nhất trong số những di vật được tìm thấy là những viên gạch vuông 35x3x5,2cm, chuyên dùng để lát sân. Phần lớn số gạch này đều để trơn, không hoa văn, thường có màu đỏ hoặc đỏ tím, độ nung cao, khá cứng. Một số có trang trí hoa văn họa tiết hình hoa cúc, hoặc hoa cúc dây cách điệu với cánh to uốn lượn mềm mại ở các góc. Tất cả những di vật trên đều mang những nét đặc trưng của vật liệu kiến trúc thời Trần.
Ông Lý Mạnh Thắng cho biết thêm do khu vực phát hiện di tích nằm trên một quả đồi có diện tích khoảng 3ha đã được người dân san ủi trồng chè nên những hiện vật như gạch, ngói, chân tảng đá không còn nằm nguyên vị trí ban đầu, phần lớn đã bị vỡ nát.
Tuy nhiên, căn cứ vào quy mô, phạm vi phân bố các lớp bờ kè đá cũng như số lượng lớn hiện vật có thể thấy đây là một ngôi chùa có quy mô khá lớn. Dựa vào các đặc trưng họa tiết điêu khắc trang trí trên vật liệu kiến trúc tìm thấy, có thể đoán định ngôi chùa này được xây dựng vào thời Trần (thế kỷ XIII-XIV).
Thời gian tới, bảo tàng tỉnh Tuyên Quang sẽ đưa di tích trên vào danh mục di tích của tỉnh, tiếp tục nghiên cứu, đồng thời mời Viện khảo cổ tham gia, tiến hành đào thám sát, trên cơ sở đó tiến hành khai quật.
Trước đó ở Tuyên Quang cũng đã phát hiện được 4 ngôi chùa có niên đại từ thời Trần gồm chùa Phúc Lâm thuộc xã Thượng Lâm, huyện Lâm Bình; chùa Nhữ Hán, huyện Yên Sơn; chùa Cao Đá, xã Sơn Nam và chùa Lang Đạo, xã Tú Thịnh (huyện Sơn Dương).


Theo TTXVN

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ghi chép sổ sách trước khi có chữ viết
Một cuộc khai quật khảo cổ ở phía đông nam Thổ Nhĩ Kỳ đã phát hiện một lượng lớn thẻ làm bằng đất sét mà các nhà khoa học tin rằng nó được dùng như hồ sơ thương mại trước khi có hệ thống chữ viết để hình thành văn bản.
 
Điều đặc biệt là những thẻ đất sét này khi được xác định niên đại thì lại rơi vào thời kỳ sớm của ký tự. Vì vậy có thể thẻ đất sét và những ký tự thô sơ ban đầu đã bổ sung cho nhau để cùng ghi chép sổ sách.
Các thẻ đất sét này được tạo nên trong một loại các hình dạng đơn giản, được cho là rất đắc lực đối với hệ thống sổ sách kế toán thô sơ thời tiền sử.


the-dat-set.jpg
 

Ảnh: Physorg

Một giả thuyết nêu ra rằng hình dạng khác nhau của các loại thẻ đại diện cho các loại hàng hóa khác nhau như: số lượng gia súc, ngũ cốc… qua trao đổi và sau đó niêm phong bằng đất sét. Về cơ bản có thể coi đó là hình thức rất sớm của hợp đồng thương mại.
Hệ thống thẻ đất sét này được sử dụng vào khoảng 3.000 năm trước Công nguyên, các thẻ đất sét có khắc một số hình biểu tượng. Rồi khi ký tự hình nêm ra đời, cách ghi chép bằng thẻ đất sét đã nhanh chóng biến mất.
Tuy nhiên, việc khai quật cổ vật ở Ziyaret Tepe thuộc thành phố cổ Tušhan, một đơn vị hành chính thời đế quốc Neo-Assyria cho thấy rằng thẻ đất sét không bị loại trừ ngay mà vẫn còn được sử dụng trong một thời gian dài để bổ sung cho ký tự viết sơ khai.
Tạp chí Physorg dẫn lời tiến sĩ John MacGinnis trưởng nhóm nghiên cứu cho biết trong thực tế ở một xã hội đã biết chữ vẫn có những kênh thông tin khác nhau, bổ sung cho nhau và không phải ai buôn bán trao đổi hàng hóa cũng đều biết chữ mới hình thành vì vậyký tự hình nêm  thẻ đất sét cùng tồn tại một thời gian là điều không lạ.
Hơn 300 thẻ đất sét này được tìm thấy trong hai căn phòng thuộc một tòa nhà mà MacGinnis mô tả là khu vực lưu trữ và giao hàng thời xa xưa.


Theo Thanh Niên

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tìm thấy chén rượu của vị tướng tài ba Pericle
Các nhà khảo cổ Hy Lạp tin rằng họ đã tìm thấy chén uống rượu của vị tướng tài ba kiêm chính trị gia Hy Lạp cổ đại Pericle ở ngoại ô phía Bắc thủ đô Athens.


pericles.jpg
 

Bức tượng mang chân dung tướng Pericle

chen-uong-ruou.jpg
 

Chiếc chén có khắc tên Pericles, ông nội và anh trai ông

Trong bài báo đăng trên tờ nhật báo Ta Nea (Tin tức), nhà khảo cổ Galini Daskalaki cho biết, chiếc chén này được tìm thấy trong một ngôi mộ được phát lộ tại công trường xây dựng tòa nhà mới ở quận Kifisia.
Chiếc chén này có niên đại vào Kỷ nguyên Vàng trong lịch sử Hy Lạp cổ đại, vào thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên.
Cao khoảng 8cm, trên mặt gốm của chiếc chén có khắc 6 cái tên, trong đó có tên Pericles, Arrifron, tên ông nội của Pericles và anh trai ông.
Các nhà khảo cổ Hy Lạp tin rằng chiếc chén này đã được vị tướng tài ba Pericles sử dụng. Loại chén này không được sử dụng phổ biến ở Hy Lạp thời cổ đại. Nhiều khả năng, chiếc chén sẽ được trưng bày trong một bảo tàng ở Athens vào mùa Thu.


Theo TTVH

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đàn tế nghìn năm phát lộ dưới Nhà Quốc hội hiện đại

19:53 ngày 26/10/2014

 

Trong khi xây dựng hầm tòa Nhà Quốc hội, các chuyên gia khảo cổ học phát hiện di tích tế lễ Trời - Đất của các Hoàng đế đầu thời Lý, di tích chưa từng có trên thế giới.

 

Đầu năm 2014, công trình tòa Nhà Quốc hội bước vào giai đoạn nước rút, không khí làm việc vô cùng hối hả. Trong khi khai quật khảo cổ học tại khu vực hầm ngầm để xe và đường ngầm từ phía trụ sở Bộ Ngoại giao qua đường Bắc Sơn sang nhà Quốc hội, Viện Khảo cổ học đã phát hiện một di tích đặc biệt với hình thù rất lạ với chất liệu chủ yếu bằng gỗ và đá.

 

ditich2.jpg

Mặt bằng di tích kiến trúc tâm linh đặc biệt thời Lý, tại hố G7-G8 được minh họa bằng người đứng, tượng trưng cho các vị trí cột gỗ.

 

Lập tức, các nhà khảo cổ học, sử học uy tín nhất trong cả nước được mời tới. Song, việc xác định gặp khó khăn bởi đây là lần đầu tiên họ được tiếp cận một di tích có hình thù như vậy. 

Đặt vị trí phát lộ lên tấm bản đồ Hồng Đức, các nhà khoa học bắt đầu nhận ra tầm quan trọng của di tích đặc biệt này. Nó nằm cùng trục, cùng phương vị Bắc - Nam với kiến trúc Bát Giác ở phía Bắc tạo thành một trục trung tâm trong tổng thể cụm kiến trúc đặc biệt thời Lý thuộc di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long ở phía tây của điện Kính Thiên.

Các nhà khảo cổ học cho rằng, di tích này là kiến trúc không thể tách rời trong cấu trúc tổng thể của các vương đô cổ phương Đông. Dù còn những ý kiến khác nhau về tên gọi, chức năng nhưng các nhà khoa học đều công nhận “đây là di tích tâm linh đặc biệt quan trọng”.

Trước sự quan tâm đặc biệt của giới khảo cổ, sử học Việt Nam và quốc tế, đầu tháng 7/2014, Viện Khảo cổ học tổ chức hội thảo quốc tế đánh giá giá trị và đề xuất phương án bảo tồn, nghiên cứu di tích bí ẩn vừa phát lộ. Hội thảo có sự tham dự của các chuyên gia hàng đầu của Việt Nam, Nhật Bản và Trung Quốc

Các ý kiến tại hội thảo đều công nhận đây là kiến trúc tâm linh để tế Thượng đế và Ngũ đế có phối hưởng tế tự liệt tổ, liệt tông của hoàng đế nhằm khẳng định tính chính đáng của Vương triều được Trời trao thiên mệnh, một loại kiến trúc không thể tách rời trong cấu trúc tổng thể của các vương đô cổ phương Đông.

Tuy nhiên, tên gọi chính xác vẫn còn bỏ ngỏ khi các nhà khoa học đưa tới ba phương án: gọi là Minh Đường - nơi Hoàng đế nhận chính lệnh của Trời để ban hành các chính sách xây dựng đất nước được chính xác, hiệu quả; gọi là Thiên đường - nơi tế Trời cầu cho quốc thái dân án, quốc gia trường tồn.

Ý kiến thứ ba cho rằng, di tích tâm linh đặc biệt mới phát hiện thẳng trục bát giác do đó có thể đây chính là cụm kiến trúc liên hoàn với tên gọi: di tích mới phát hiện là Thiên đường, di tích kiến trúc bát giác là Minh đường.

 

Ditich_6_Chitiet_trung_tam.jpg

Kiến trúc trung tâm có 2 vòng tròn đồng tâm.

 

Để làm rõ hơn giá trị và tên gọi của di tích nhằm báo cáo Thủ tướng, ngày 12/9, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã họp đánh giá giá trị và đề xuất phương án bảo tồn.

Tham dự cuộc họp có các nhà khoa học hàng đầu như giáo sư Phan Huy Lê (Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam), giáo sư Lưu Trần Tiêu (Chủ tịch Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia), giáo sư Nguyễn Quang Ngọc (Chủ tịch Hội Sử học Hà Nội), tiến sĩ Nguyễn Văn Sơn (Giám đốc Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội), Đại diện UBND TP.Hà Nội, Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) và các chuyên gia tư vấn khoa học của Dự án.

Sau khi xem xét, nghiên cứu kỹ các tài liệu, đặc biệt là so sánh về cấu trúc và quy mô, các nhà khoa học thống nhất không nên vội vàng gắn tên gọi nào đó vì di tích vô cùng độc đáo, duy nhất, ở Việt Nam và thế giới chưa từng có. Hơn nữa, khu vực phát hiện rất đặc biệt, thuộc Trung tâm Hoàng thành Thăng Long.

Các nhà khoa học cũng lưu ý không nên vội vàng lấy tên từ nước ngoài để đặt vì nó không phản ánh đúng tính chất và kết cấu của cụm di tích này.

Do vậy, sau khi trao đổi, thảo luận, vị trí, kiến trúc, di vật, đối sánh với các nghiên cứu ở Thăng Long - Hà Nội như đàn Nam Giao, đàn Xã Tắc ở Việt Nam và các nước khác, bước đầu các nhà khoa học thống nhất đề tên gọi là Di tích tế lễ Trời - Đất của Hoàng đế đầu thời Lý

Các nhà khoa học nhận định: “Kiến trúc này có giá trị đặc biệt quan trọng trong tổng thể của di tích kiến trúc Lý đã xuất lộ ở Thăng Long”. Niên đại của di tích từ khoảng năm 1010 - 1048 và sau đó vẫn tiếp tục được sử dụng cho đến giữa thế kỷ XII.

Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam kết luận: “Đây là di tích văn hóa tâm linh thuộc loại sớm nhất của Việt Nam, là di tích tâm linh độc đáo chỉ có ở kinh đô đầu triều Lý. Trong bối cảnh phương Đông đương thời, đây là loại di tích thể hiện tinh thần tự chủ, tự cường cao của Đại Việt thời Lý”.

 

Xem xét bảo tồn nguyên trạng kiến trúc tâm linh đặc biệt

Giá trị vô giá của di tích được khẳng định nhưng phương án bảo tồn lại chưa được thống nhất. Nếu bảo tồn toàn bộ quy mô dấu tích (có diện tích khoảng hơn 6.000 m2) sẽ không xây dựng được bãi đỗ xe của Nhà Quốc hội. Vì thế, Viện Khảo cổ học kiến nghị bảo tồn nguyên trạng phần lõi của di tích đã xuất lộ (25,2 m x 15,4 m).

Được biết đây là diện tích tối thiểu vì xung quanh không thể nới rộng thêm, diện tích bảo tồn này là 388 m2, tương đương với 5% diện tích của gara ngầm.

 

di_tich_copy_1.jpg

Mặt bằng tổng thể di tích kiến trúc tâm linh đặc biệt thời Lý, tại hố G7-G8, chiều rộng đông tây là 19,5 m.

 

Cũng có ý kiến đề nghị “bứng” di tích đi để bảo tồn, phục dựng và tạo thuận lợi cho việc xây dựng bãi đỗ xe. Tuy nhiên, ý kiến này bị bác bỏ do di tích tâm linh đã yên vị trong lòng đất nghìn năm dù qua nhiều triều đại. Nếu di chuyển thì tính linh thiêng sẽ mất đi.

Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã chỉ đạo Viện Khảo cổ học phối hợp với các cơ quan hữu quan, mời các chuyên gia đánh giá giá trị và lập phương án bảo tồn. 

Viện Khảo cổ học đã tiến hành các biện pháp bảo vệ khẩn cấp di tích như lấp cát tạm thời bảo vệ nguyên trạng. Toàn bộ di tích đã được scan 3D, vẽ, chụp  ảnh, đo đạc, ghi chép để xây dựng hồ sơ khoa học.  

Các nhà khảo cổ cũng lưu ý, do giá trị to lớn về mặt tâm linh và chính trị, nếu di tích được bảo tồn kết nối với kiến trúc Bát giác, "chúng ta sẽ có trọn vẹn một khu di tích quan trọng để tăng cường tiềm năng du lịch và giáo dục truyền thống dựng và giữ nước hàng nhìn năm của cha ông". 

Trước tầm quan trọng đặc biệt của di tích, Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH VN đã kiến nghị Thủ tướng xem xét cho phương án bảo tồn nguyên trạng kiến trúc tâm linh đặc biệt này.

Vào đầu tháng 10, chỉ ít ngày trước khi công trình Nhà Quốc hội được đưa vào phục vụ kỳ họp thứ 8 (Quốc hội khóa 13), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có chuyến thị sát. Là người theo sát dự án từ nhiều năm, Thủ tướng bày tỏ sự quan tâm đặc biệt tới di tích tế lễ thời nhà Lý.

"Nhà Quốc hội là công trình công sở đầu tiên quy mô lớn nhất từ khi thống nhất đất nước, có tính mỹ thuật, công nghệ hiện đại, xây dựng trên khu vực có nhiều triều đại nên yêu cầu cao về bảo tồn, bảo tàng", Thủ tướng nói và yêu cầu Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam tổ chức hội thảo bảo tồn di sản để đánh giá đúng giá trị của các di tích lịch sử được phát hiện để có phương án bảo tồn thích hợp.

 

Công Khanh

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Thiên đường"? Vua lên giời gặp Ngọc Hoàng Thượng Đế ở đấy nên gọi là "Thiên đường"?

"Minh Đường"? Nghe sao giống khẩu khí của phoengshui quá vậy - "Minh đường tụ thủy " là cách đắc địa của phoengshui. Còn không thì cũng na ná tên tiệm thuốc bắc - "Sinh Sinh đường". Hì!

Đài Bát giác và di tích mới phát lộ nằm theo trục Bắc Nam và nằm ở phía Tây điện Kính Thiên? Vậy phía Đông điện Kính Thiên có cái gì ở đây?

Nếu điện kính Thiên là trung tâm thì di tích mới phát lộ nằm ở Tây Nam. Làm gì có chuyện xây đàn tế trời đất ở Tây Nam được. Chưa có "cơ sở khoa học"

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Đàn tế nghìn năm phát lộ dưới Nhà Quốc hội hiện đại

19:53 ngày 26/10/2014

 

Trong khi xây dựng hầm tòa Nhà Quốc hội, các chuyên gia khảo cổ học phát hiện di tích tế lễ Trời - Đất của các Hoàng đế đầu thời Lý, di tích chưa từng có trên thế giới.

 

Đầu năm 2014, công trình tòa Nhà Quốc hội bước vào giai đoạn nước rút, không khí làm việc vô cùng hối hả. Trong khi khai quật khảo cổ học tại khu vực hầm ngầm để xe và đường ngầm từ phía trụ sở Bộ Ngoại giao qua đường Bắc Sơn sang nhà Quốc hội, Viện Khảo cổ học đã phát hiện một di tích đặc biệt với hình thù rất lạ với chất liệu chủ yếu bằng gỗ và đá.

 

ditich2.jpg

Mặt bằng di tích kiến trúc tâm linh đặc biệt thời Lý, tại hố G7-G8 được minh họa bằng người đứng, tượng trưng cho các vị trí cột gỗ.

 

Lập tức, các nhà khảo cổ học, sử học uy tín nhất trong cả nước được mời tới. Song, việc xác định gặp khó khăn bởi đây là lần đầu tiên họ được tiếp cận một di tích có hình thù như vậy. 

Đặt vị trí phát lộ lên tấm bản đồ Hồng Đức, các nhà khoa học bắt đầu nhận ra tầm quan trọng của di tích đặc biệt này. Nó nằm cùng trục, cùng phương vị Bắc - Nam với kiến trúc Bát Giác ở phía Bắc tạo thành một trục trung tâm trong tổng thể cụm kiến trúc đặc biệt thời Lý thuộc di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long ở phía tây của điện Kính Thiên.

Các nhà khảo cổ học cho rằng, di tích này là kiến trúc không thể tách rời trong cấu trúc tổng thể của các vương đô cổ phương Đông. Dù còn những ý kiến khác nhau về tên gọi, chức năng nhưng các nhà khoa học đều công nhận “đây là di tích tâm linh đặc biệt quan trọng”.

Trước sự quan tâm đặc biệt của giới khảo cổ, sử học Việt Nam và quốc tế, đầu tháng 7/2014, Viện Khảo cổ học tổ chức hội thảo quốc tế đánh giá giá trị và đề xuất phương án bảo tồn, nghiên cứu di tích bí ẩn vừa phát lộ. Hội thảo có sự tham dự của các chuyên gia hàng đầu của Việt Nam, Nhật Bản và Trung Quốc

Các ý kiến tại hội thảo đều công nhận đây là kiến trúc tâm linh để tế Thượng đế và Ngũ đế có phối hưởng tế tự liệt tổ, liệt tông của hoàng đế nhằm khẳng định tính chính đáng của Vương triều được Trời trao thiên mệnh, một loại kiến trúc không thể tách rời trong cấu trúc tổng thể của các vương đô cổ phương Đông.

Tuy nhiên, tên gọi chính xác vẫn còn bỏ ngỏ khi các nhà khoa học đưa tới ba phương án: gọi là Minh Đường - nơi Hoàng đế nhận chính lệnh của Trời để ban hành các chính sách xây dựng đất nước được chính xác, hiệu quả; gọi là Thiên đường - nơi tế Trời cầu cho quốc thái dân án, quốc gia trường tồn.

Ý kiến thứ ba cho rằng, di tích tâm linh đặc biệt mới phát hiện thẳng trục bát giác do đó có thể đây chính là cụm kiến trúc liên hoàn với tên gọi: di tích mới phát hiện là Thiên đường, di tích kiến trúc bát giác là Minh đường.

 

Ditich_6_Chitiet_trung_tam.jpg

Kiến trúc trung tâm có 2 vòng tròn đồng tâm.

 

Để làm rõ hơn giá trị và tên gọi của di tích nhằm báo cáo Thủ tướng, ngày 12/9, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã họp đánh giá giá trị và đề xuất phương án bảo tồn.

Tham dự cuộc họp có các nhà khoa học hàng đầu như giáo sư Phan Huy Lê (Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam), giáo sư Lưu Trần Tiêu (Chủ tịch Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia), giáo sư Nguyễn Quang Ngọc (Chủ tịch Hội Sử học Hà Nội), tiến sĩ Nguyễn Văn Sơn (Giám đốc Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội), Đại diện UBND TP.Hà Nội, Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) và các chuyên gia tư vấn khoa học của Dự án.

Sau khi xem xét, nghiên cứu kỹ các tài liệu, đặc biệt là so sánh về cấu trúc và quy mô, các nhà khoa học thống nhất không nên vội vàng gắn tên gọi nào đó vì di tích vô cùng độc đáo, duy nhất, ở Việt Nam và thế giới chưa từng có. Hơn nữa, khu vực phát hiện rất đặc biệt, thuộc Trung tâm Hoàng thành Thăng Long.

Các nhà khoa học cũng lưu ý không nên vội vàng lấy tên từ nước ngoài để đặt vì nó không phản ánh đúng tính chất và kết cấu của cụm di tích này.

Do vậy, sau khi trao đổi, thảo luận, vị trí, kiến trúc, di vật, đối sánh với các nghiên cứu ở Thăng Long - Hà Nội như đàn Nam Giao, đàn Xã Tắc ở Việt Nam và các nước khác, bước đầu các nhà khoa học thống nhất đề tên gọi là Di tích tế lễ Trời - Đất của Hoàng đế đầu thời Lý

Các nhà khoa học nhận định: “Kiến trúc này có giá trị đặc biệt quan trọng trong tổng thể của di tích kiến trúc Lý đã xuất lộ ở Thăng Long”. Niên đại của di tích từ khoảng năm 1010 - 1048 và sau đó vẫn tiếp tục được sử dụng cho đến giữa thế kỷ XII.

Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam kết luận: “Đây là di tích văn hóa tâm linh thuộc loại sớm nhất của Việt Nam, là di tích tâm linh độc đáo chỉ có ở kinh đô đầu triều Lý. Trong bối cảnh phương Đông đương thời, đây là loại di tích thể hiện tinh thần tự chủ, tự cường cao của Đại Việt thời Lý”.

 

Xem xét bảo tồn nguyên trạng kiến trúc tâm linh đặc biệt

Giá trị vô giá của di tích được khẳng định nhưng phương án bảo tồn lại chưa được thống nhất. Nếu bảo tồn toàn bộ quy mô dấu tích (có diện tích khoảng hơn 6.000 m2) sẽ không xây dựng được bãi đỗ xe của Nhà Quốc hội. Vì thế, Viện Khảo cổ học kiến nghị bảo tồn nguyên trạng phần lõi của di tích đã xuất lộ (25,2 m x 15,4 m).

Được biết đây là diện tích tối thiểu vì xung quanh không thể nới rộng thêm, diện tích bảo tồn này là 388 m2, tương đương với 5% diện tích của gara ngầm.

 

di_tich_copy_1.jpg

Mặt bằng tổng thể di tích kiến trúc tâm linh đặc biệt thời Lý, tại hố G7-G8, chiều rộng đông tây là 19,5 m.

 

Cũng có ý kiến đề nghị “bứng” di tích đi để bảo tồn, phục dựng và tạo thuận lợi cho việc xây dựng bãi đỗ xe. Tuy nhiên, ý kiến này bị bác bỏ do di tích tâm linh đã yên vị trong lòng đất nghìn năm dù qua nhiều triều đại. Nếu di chuyển thì tính linh thiêng sẽ mất đi.

Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã chỉ đạo Viện Khảo cổ học phối hợp với các cơ quan hữu quan, mời các chuyên gia đánh giá giá trị và lập phương án bảo tồn. 

Viện Khảo cổ học đã tiến hành các biện pháp bảo vệ khẩn cấp di tích như lấp cát tạm thời bảo vệ nguyên trạng. Toàn bộ di tích đã được scan 3D, vẽ, chụp  ảnh, đo đạc, ghi chép để xây dựng hồ sơ khoa học.  

Các nhà khảo cổ cũng lưu ý, do giá trị to lớn về mặt tâm linh và chính trị, nếu di tích được bảo tồn kết nối với kiến trúc Bát giác, "chúng ta sẽ có trọn vẹn một khu di tích quan trọng để tăng cường tiềm năng du lịch và giáo dục truyền thống dựng và giữ nước hàng nhìn năm của cha ông". 

Trước tầm quan trọng đặc biệt của di tích, Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH VN đã kiến nghị Thủ tướng xem xét cho phương án bảo tồn nguyên trạng kiến trúc tâm linh đặc biệt này.

Vào đầu tháng 10, chỉ ít ngày trước khi công trình Nhà Quốc hội được đưa vào phục vụ kỳ họp thứ 8 (Quốc hội khóa 13), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có chuyến thị sát. Là người theo sát dự án từ nhiều năm, Thủ tướng bày tỏ sự quan tâm đặc biệt tới di tích tế lễ thời nhà Lý.

"Nhà Quốc hội là công trình công sở đầu tiên quy mô lớn nhất từ khi thống nhất đất nước, có tính mỹ thuật, công nghệ hiện đại, xây dựng trên khu vực có nhiều triều đại nên yêu cầu cao về bảo tồn, bảo tàng", Thủ tướng nói và yêu cầu Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam tổ chức hội thảo bảo tồn di sản để đánh giá đúng giá trị của các di tích lịch sử được phát hiện để có phương án bảo tồn thích hợp.

 

Công Khanh

 

 

640px-Stonehenge_plan.jpg

 

1280px-Stonehenge%2C_Condado_de_Wiltshir

 

Bãi đá quan sát thiên văn Stonehenge, Condado de Wiltshire, Inglaterra, 2014 ở Anh, 2 vòng đá có 28 trụ đá ứng Nhị thập bát tú.

Share this post


Link to post
Share on other sites