Quản Trị Viên 10

Những Di Sản Khảo Cổ Trên Thế Giới

130 bài viết trong chủ đề này

Phát hiện dấu tích "cỗ đám tang" thời tiền sử

Các nhà khảo cổ Israel đã khai quật được những dấu tích của một bữa ăn thịnh soạn tưởng nhớ người đã khuất, gần một khu mộ của người tiền sử Natufian tại núi Carmel gần khu vực Haifa, phía bắc Israel. Đây là dấu tích bữa tiệc đám tang cổ xưa nhất được tìm thấy cho đến nay.

Các nhà khảo cổ cho rằng các dấu tích họ tìm thấy là những gì còn sót lại của một bữa ăn lớn vì đó là những mẩu xương không hoàn chỉnh, trong đó nhiều mẩu bị vỡ và một số mẩu không còn tủy xương. Điều này chứng tỏ đây không phải là những phần còn lại của các con vật hoàn chỉnh.

Posted Image

Đám tang thời tiền sử

Theo giả thuyết của các nhà khảo cổ, tất cả bộ lạc đã chôn người chết và tập trung tại khu mộ bởi ở đây có thể chứa nhiều người và có thể nhìn thấy quang cảnh đẹp của các dãy núi. Nhóm nghiên cứu đã tìm các dấu vết trên những mảnh xương vỡ và xác định người Natufian đã sử dụng các vật cứng để cắt xương và thịt trong bữa tiệc đám tang. Khi tiến hành nghi lễ cúng người chết, người Natufian chôn theo các con vật còn nguyên vẹn.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu xác định món ăn ưa thích của người tiền sử là thịt linh dương, nhưng họ cũng ăn thịt rùa và thỏ rừng là những loài dễ săn bắt và có thể tìm được với số lượng lớn gần các ngọn núi. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy xương của các loài trên gần mộ.

Công trình khai quật núi Carmel sẽ tiếp tục được tiến hành trong một dự án nghiên cứu về người cổ Natufian. Dự án này được bắt đầu từ năm 2003 và đã tìm thấy 29 bộ hài cốt người Natufian, sinh sống ở khu vực Levant vào giai đoạn cách đây 12.000 đến 15.000 năm. Dự án nghiên cứu này có sự tham gia của các nhà khảo cổ đến từ Đại học Haifa, Viện nghiên cứu Weizmann của Israel cùng nhiều nước khác như Pháp, Hungary và Mỹ.

Theo TTXVN

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phát hiện tấm bia đá cổ nhất Việt Nam

Giám đốc Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh Lê Viết Nga cho biết: Bắc Ninh vừa phát hiện tấm bia đá có niên đại từ năm 314 đến năm 450 tại thôn Thanh Hoài, xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành (Bắc Ninh).

Đây được coi là tấm bia đá cổ nhất Việt Nam đã được phát hiện đến thời điểm này. Hiện Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh đang hoàn thiện công tác trưng bày.

Posted Image

Một bộ Bia và Liễn đá hiện được bảo quản trong bảo tàng Bắc Ninh, được phát hiện năm 2012. (Ảnh: anninhthudo.vn)

Bia đá vừa được tìm thấy là loại bia nhọn, có hình dáng đặc biệt, không giống bất cứ tấm bia nào đã tìm thấy trước đó. Kết cấu bia gồm hai phần: thân bia và đế bia. Thân bia được tạo bởi một phiến đá lớn, phần trán bia được đục vát hai đầu thành hình tam giác. Đế bia là một khối đá hình hộp chữ nhật. Có thể do chịu chấn động mạnh của bom đạn thời chiến tranh, tấm bia bị vỡ làm đôi. Nếu bia vẫn còn nguyên vẹn như ban đầu, kích thước phần thân bia có chiều cao gần 2 mét, chiều rộng gần 1 mét, bề dày 15cm; phần đế bia dài 1,36 mét, rộng 1 mét, cao 30cm.

Do có niên đại sớm nên tấm bia bị cũ và rỗ nhiều. Hiện nay, ở cả 2 mặt bia còn khoảng 300 chữ có thể đọc được. Mỗi mặt lại được viết theo một lối chữ khác nhau. Mặt thứ nhất có dòng niên đại Kiến Hưng nhị niên (314) còn khoảng 120 chữ được viết theo phong cách Lệ thư; mặt thứ hai có niên đại Tống Nguyên Gia chấp thất niên (450) còn khoảng 150 chữ được viết theo phong cách Khải thư. Nét chữ ở cả 2 mặt đều được khắc sâu và rõ nét.

Trước đó, năm 2012, cũng tại Bắc Ninh tấm bia tháp xá lợi có niên đại 601 (được coi là tấm bia cổ nhất Việt Nam đến thời điểm đó) đã được phát hiện. Tấm bia đó là Di sản văn hoá vật thể độc đáo ghi khắc về chùa Thiền Chúng, địa danh huyện Long Biên vùng đất Giao Châu, góp phần quan trọng minh chứng cho việc xác định địa danh Long Biên cũng như tên chùa Thiền Chúng xuất hiện duới thời Bắc thuộc vào thế kỷ thứ VII. Qua đó, giúp chúng ta nghiên cứu tình hình chính trị, quan hệ ngoại giao, lịch sử phật giáo Việt Nam giai đoạn thời Tiền Lý.

Theo Báo Tin Tức

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phát hiện nhiều di vật của người Việt cổ

TT - Nguồn tin từ Sở Văn hóa - thể thao và du lịch Thanh Hóa cho biết sở này phối hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam vừa có buổi báo cáo sơ bộ kết quả khai quật khảo cổ tại di chỉ khảo cổ học hang Con Moong và hang Diêm trên địa bàn xã Thành Yên, huyện miền núi Thạch Thành.

Posted Image

Các di vật, hiện vật vừa được phát hiện tại di chỉ khảo cổ học hang Con Moong (Thanh Hóa) - (Ảnh: Hà Đồng)

Theo đó, sau bốn lần điền dã tại cơ sở, đến tháng 11-2013 đoàn hợp tác khoa học giữa Viện Khảo cổ học Việt Nam và Viện Khảo cổ học - dân tộc học Novosibirsk (thuộc Viện hàn lâm Khoa học Nga) đã khai quật hố 14m2 tại hang Con Moong. Kết quả khai quật cho thấy địa tầng hang Con Moong dày 9,5m, gồm 10 lớp cấu trúc khác nhau, tìm thấy công cụ lao động, xương cốt động vật, vỏ nhuyễn thể, công cụ đá quartz.

Tại hang này còn có các mộ táng theo hình thức “nằm co bó gối” - một trong những kiểu an táng sớm nhất của con người. Các di tồn văn hóa còn lưu lại trên địa tầng hang Con Moong đã kể lại nhiều câu chuyện lý thú về đời sống cư trú hang động, sử dụng công cụ đá và sự tiến triển về loại hình, về kỹ thuật chế tác công cụ, về sự biến đổi của khí hậu, sự thích ứng của người Việt cổ.

Còn di chỉ hang Diêm được các nhà khảo cổ học Việt - Nga phát hiện ở bản Sánh, cách hang Con Moong khoảng 4km về phía đông. Hang Diêm có hình ống dài trên 50m, rộng trung bình 10m. Phần diện tích có thể khai quật được rộng khoảng 200m2, phía cửa hang được bảo tồn khá nguyên vẹn. Địa tầng hang Diêm dày trung bình 1,4m gồm ba lớp, qua đó phát hiện nhiều di tích mộ, di cốt động vật, hiện vật đá, gốm.

Việc khai quật khảo cổ học cho thấy hang Diêm là di tích cư trú lâu dài của con người, là điểm chế tác công cụ đá của cư dân cổ, nơi để mộ táng của nhiều lớp cư dân nên cũng cho thấy sự thay đổi táng thức của người Việt cổ.

HÀ ĐỒNG

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phát hiện mới về nơi sinh của Đức Phật

Các nhà khảo cổ đang nghiên cứu tại Nepal đã phát hiện bằng chứng về một kiến trúc tại nơi sinh ra Đức Phật có niên đại thế kỷ thứ 6 trước công nguyên. Đây là tài liệu khảo cổ học đầu tiên liên kết cuộc đời của Đức Phật – và là bông hoa đầu tiên của Phật giáo – với một thế kỷ cụ thể.

Các cuộc khai quật tiên phong trong khu vực đền thiêng Ma gia (Maya Devi Temple) tại Lâm Tỳ Ni (Lumbini), Nepal, một kì quan của thế giới được UNESCO công nhận từ lâu là nơi sinh của Đức Phật, khám phá ra phần còn lại chưa được biết đến về thế kỷ thứ 6 trước công nghuyên, cấu trúc gỗ nằm dưới một loạt các ngôi đền bằng gạch. Bố trí trên cùng với thiết kế giống những thứ nằm ở trên, cấu trúc gỗ gồm có một không gian mở trong vùng trung tâm liên quan tới câu chuyện về sự ra đời của chính Đức Phật.

Cho đến nay, các bằng chứng khảo cổ học sớm nhất về kiến trúc Phật giáo tại Lumbini có niên đại không sớm hơn thế kỷ thứ 3 trước công nguyên, thời điểm thuộc sự bảo trợ của Hoàng đế Asoka, người đã thúc đẩy sự truyền bá đạo Phật từ Afghanistan tới Bangladesh ngày nay.

“Cho tới nay thì chúng ta còn biết rất ít về cuộc đời của Đức Phật, ngoại trừ thông qua các văn tự còn lại và truyền miệng”, giáo sư khảo cổ học, ông Robin Coningham thuộc Đại học Durham, Anh, đồng tác giả dẫn đầu nghiên cứu này cho biết. Ông cho hay, một số học giả cho rằng, Đức Phật được sinh ra trong thế kỷ thứ ba trước Công nguyên. “Chúng tôi nghĩ tại sao lại không trở lại với khảo cổ học để tìm ra các câu trả lời về nơi sinh của Ngài?” Giờ đây, lần đầu tiên chúng tôi có một chuỗi khảo cổ tại Lumbini, cho thấy các công trình ở đó có tuổi vào khoảng thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên.

Một nhóm các nhà khảo cổ học quốc tế, dẫn đầu bởi Coningham và Kosh Prasad Acharya thuộc tổ chức Pashupati Area Development Trust tại Nepal cho biết, phát hiện này đóng góp vào sự hiểu biết rộng hơn về sự phát triển ban đầu của phật giáo cũng như tầm quan trọng về tinh thần của Lumbini. Những kết quả nghiên cứu được trình bày trên tạp chí quốc tế Antiquity vào tháng 12/2013 tới. Nghiên cứu được hỗ trợ một phần bởi Hiệp hội địa lý quốc gia (National Geographic Society).

Posted Image

Các nhà khảo cổ bên ngôi đền

Để xác định niên đại của ngôi đền gỗ và các cấu trúc bằng gạch gần đây chưa được biết đến nằm trên nó, các mảnh than và cát vỡ đã được kiểm tra bằng việc sử dụng sự kết hợp các kỹ thuật phân tích carbon phóng xạ và các kỹ thuật quang học phát xạ kích thích. Nghiên cứu khảo cổ địa chất cũng đã xác định sự có mặt của các rễ cây cổ đại trong khoảng trống trung tâm của ngôi đền.

“UNESCO rất tự hào vì được liên kết với phát hiện quan trọng này tại một trong số những nơi linh thiêng nhất đối với một trong những tôn giáo lâu đời nhất trên thế giới”, tổng giám đốc UNESCO Irina Bokova cho biết. Bà hi vọng các nghiên cứu khảo cổ học sẽ được tiến hành nhiều hơn và sẽ tăng cường công tác bảo tồn và quản lý vị trí này để đảm bảo sự bảo vệ của Lumbini.

“Những phát hiện này là rất quan trọng, giúp hiểu rõ hơn về nơi sinh của Đức Phật”, Ram Kumar Shrestha – bộ trưởng Văn hóa, du lịch và hàng không dân dụng của Nepal nói. “Chính phủ Nepal sẽ nỗ lực hết sức để bảo vệ vị trí quan trọng này”.

Các ghi chép truyền thống của phật giáo ghi lại rằng hoàng hậu Maya Devi, mẹ của Đức Phật, đã sinh ra Ngài trong lúc đang vin vào một cành cây trong vườn thánh địa Lâm Tỳ Ni (Lumbini) nằm giữa các vương quốc của chồng bà và của bố mẹ bà. Coningham và các đồng nghiệp của ông cho rằng không gian mở ở trung tâm của đền gỗ là nơi mọc của một cái cây. Các ngôi đền gạch được xây dựng sau nằm trên ngôi đền gỗ cũng được bố trí xung quanh không gian trung tâm này, nơi không có mái.

Bốn địa điểm Phật giáo chính

Lâm Tỳ Ni là một trong những địa điểm chủ chốt liên quan đến cuộc đời của Đức Phật, những vị trí khác là Bồ Đề Đạo Tràng (Bodh Gaya), nơi ông trở thành một vị Phật hay một người giác ngộ: Sarnath, nơi ông lần đầu tiên rao giảng, và thành Câu-thi-la, nơi Đức Phật qua đời. Đức phật đã qua đời ở tuổi 80. “Ngôi đền vẫn còn ở giữa thiên niên kỷ đầu tiên và được ghi chép lại bởi những kẻ hành hương người Trung Quốc, rằng có một ngôi đền bên cạnh một cái cây”.

Đền Maya Devi tại Lumbini vẫn còn đến ngày nay, các nhà khảo cổ đã làm việc cùng với các thiền tăng, ni và các khách hành hương.

Trong một bài báo khoa học tại Antiquity, các tác giả viết: “Chuỗi công trình tại Lâm Tỳ Ni là một mô hình thu nhỏ cho sự phát triển của Phật giáo từ một giáo phái địa phương tới một tôn giáo toàn cầu”.

Bị biến mất và nằm trong các rừng rậm của Nepal trong thời kỳ trung cổ, Lumbini cổ xưa đã được tái phát hiện vào năm 1896 và đã được xác định với tư cách là nơi sinh của Đức Phật trên các bảng kê khai của sự hiện diện của một cột đá sa thạch thế kỷ thứ ba trước công nguyên. Cột trụ này, vẫn đứng vững, mang một dòng chữ ghi lại một chuyến thăm của Hoàng đế Asoka tới nơi đã sinh ra Đức phật cũng như tên của nơi này – đó là Lumbini.

Bất chấp sự phát hiện lại các vị trí quan trọng của phật giáo, các cấp sớm nhất của các công trình này đã bị chôn vùi sâu hoặc bị hủy hoại bởi những công trình xây dựng sau, để bằng chứng về các giai đoạn đầu của Phật giáo là không thể tiếp cận để điều tra khảo học cho đến ngày nay. Nửa tỷ người trên thế giới là Phật tử, và mỗi năm có hàng trăm ngàn cuộc hành hương tới thánh địa Lumbini. Nghiên cứu khảo cổ có sự tài trợ bởi chính phủ Nhật Bản hợp tác với chính phủ Nepal, theo một dự án của UNESCO nhằm tăng cường việc bảo tồn và quản lý Lumbini. Cùng với Hiệp hội Địa lý Quốc gia, nghiên cứu cũng được hỗ trợ bởi Đại học Durham và Đại học Stirling

Các đồng tác giả của nghiên cứu là Coningham và Acharya, Strickland, CE Davis, MJ Manuel, IA Simpson, K. Gilliland, J. Tremblay, TC Kinnaird và D.C.W. Sanderson.

Một tài liệu nghiên cứu về cuộc đời Đức Phậtcủa Coningham, "Các bí mật chôn cất của Đức Phật", sẽ ra mắt vào tháng 2 trên kênh National Geographic.

Phạm Thị Bích Thu (Sciencedaily)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vũ khí chết chóc của binh đoàn đất nung lăng mộ Tần Thủy Hoàng

Binh đoàn bằng đất nung canh giữ lăng mộ Tần Thủy Hoàng được trang bị những loại vũ khí có khả năng hạ gục đối phương bằng một mũi tên duy nhất.

>>> Tìm thấy cung điện trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng

Posted Image

Các pho tượng đất nung có nhiệm vụ bảo vệ cuộc sống sau khi chết của Tần Thủy Hoàng - (Ảnh: Getty Images)

Mặc dù chỉ là những pho tượng bằng đất sét, các chiến binh trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng đều được trang bị vũ khí thuộc dạng hiện đại nhất vào thời đó.

Các nhà khoa học đã chế tạo đầu mũi tên dựa trên nguyên mẫu được thiết kế vào năm 200 trước Công nguyên.

Chúng dễ dàng xuyên thủng áo giáp vào thời Tần Thủy Hoàng, giết chết kẻ trúng tên chỉ bằng một phát bắn, theo tờ The Sunday Times.

Sử gia Mike Loades, chuyên gia về vũ khí cổ đại, nhận xét những mũi tên này phải vượt hơn 2 thiên niên kỷ so với thời đại.

Các pho tượng bằng đất nung có niên đại cách đây 2.200 năm trước, được khai quật vào năm 1974 ở tỉnh Thiểm Tây.

Tính đến nay, có khoảng 8.000 bức tượng binh sĩ được tìm thấy tại 3 địa điểm thuộc lăng mộ Tần Thủy Hoàng.

Theo Thanh Niên

Israel khám phá khu định cư cổ có niên đại 10.000 năm

Đây là một khu định cư lâu dài vì hầu hết tòa nhà được tìm thấy đều trải qua rất nhiều giai đoạn xây dựng và sửa chữa.

Các nhà khảo cổ học Israel vừa khám phá một khu định cư cổ có niên đại khoảng 10.000 năm tại Judean Shephelah– một vùng đất trũng ở trung nam Israel.

Posted Image

Dấu vết của khu định cư cổ đại. (Ảnh LiveScience)

Nhà khảo cố học Amir Golani cho biết, con người tìm đến nơi đây sinh sống vì nó gần dòng suối, cung cấp nước cho sinh hoạt.

Tại khu định cư, các nhà khảo cổ còn phát hiện được những chiếc rìu hiếm có niên đại khoảng 8.000 năm tuổi đã được mài nhẵn và một chiếc cột đá cao khoảng 1,3 mét, nặng đến vài trăm kg.

Ông Amir Golani cho biết chiếc cột này có thể là dấu tích của một ngôi đền cổ: “Chúng tôi tìm thấy một vài tòa nhà và một chiếc cột đá rất lớn. Chiếc cột đá này dùng để phục vụ cho việc thờ cúng. Chúng tôi cho rằng ở thời kỳ đồ Đá có niên đại từ khoảng 4.500 đến 3.800 trước công nguyên, đã có một trung tâm tôn giáo hoặc một ngôi đền cổ tại khu vực này”.

Các các cổ vật mà họ phát hiện được cho thấy nhiều dấu hiệu chứng tỏ con người đã bắt đầu cuộc sống định cư lâu dài, bước đầu tiến tới việc thuần hóa động thực vật.

Theo VOV

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kho báu ngầm tại Thung lũng các vị vua

09/12/2013 09:00

Nhiều hầm mộ vẫn chờ được khai quật trong thung lũng các vị vua, nơi các thành viên hoàng gia thời Ai Cập cổ đã yên nghỉ hơn 3.000 năm trước.

Posted Image

Sứ mệnh khai quật mới đang diễn ra tại Thung lũng các vị vua - Ảnh: Bộ Di tích Ai Cập

T

ừ năm 2007 đến 2010, các nhà khảo cổ học tại Ai Cập đã tiến hành khám phá thung lũng nổi tiếng, nơi hoàng thất đã được chôn trong giai đoạn Kinh đô mới (1550 - 1070 trước CN). Họ đã hợp tác với Tổ chức nghiên cứu khảo cổ Glen Dash để triển khai các cuộc dò tìm dùng radar nhìn xuyên lòng đất. Trong thời gian qua, nhóm đã công bố nhiều phát hiện liên quan đến cấu trúc hạ tầng của khu vực, bao gồm hệ thống kiểm soát nước lũ do người Ai Cập cổ đại xây dựng, nhưng vì một lý do nào đó vẫn chưa hoàn thành. Hệ thống trên đã bị hủy hoại dưới thời vua Tutankhamun, khiến nhiều ngôi mộ bị hư hỏng, và diễn biến không mong muốn lại bất ngờ giúp bảo vệ kho tàng của vị vua nổi tiếng trước những kẻ trộm mộ.

Trong quá trình áp dụng công nghệ radar, đội ngũ chuyên gia thu thập được một khối lượng lớn dữ liệu và cần nhiều thời gian để phân tích, theo Reuters dẫn lời Afifi Ghonim, từng là giám đốc hiện trường của dự án. “Quần thể cấu trúc tại đó quá lớn, phải mất nhiều năm hoặc thậm chí nhiều thập niên để có thể nghiên cứu đầy đủ”, theo Ghonim, nhà khảo cổ học thuộc Bộ Di tích của Ai Cập, hiện là nhà quản lý chính dự án tại Giza. Đây cũng là dự án khai quật lớn nhất tại Thung lũng các vị vua từ thời Howard Carter, nhà Ai Cập học dẫn đầu nhóm phát hiện mộ vua Tut vào năm 1922. “Quan điểm chung là có thể còn vài ngôi mộ nhỏ chưa từng được biết đến, giống như các phát hiện mới đây ở khu vực KV 63 và 64. Nhưng cũng có khả năng sẽ tìm được ngôi mộ hoàng gia nào đấy. Nơi yên nghỉ của các nữ hoàng triều đại thứ 18 vẫn là bí ẩn chưa được khám phá, cũng như một số pharaoh của kinh đô mới, chẳng hạn Ramesses VIII”, ông Ghonim phân tích. Nhà Ai Cập học Zahi Hawass, từng lãnh đạo nhóm làm việc tại Thung lũng các vị vua, cũng chia sẻ tâm trạng hào hứng trên. “Mộ của Thutmose II, mộ Ramesses VIII chưa được tìm thấy, cũng như mộ của toàn bộ nữ hoàng trong triều đại 18 (từ 1550 đến 1292 trước CN), theo Hawass, cựu Bộ trưởng Di tích cổ Ai Cập. Ông hồ hởi dự đoán đây có thể là một kỷ nguyên mới của ngành khảo cổ học.

Đến nay, việc định vị các ngôi mộ tại Thung lũng các vị vua là điều hết sức khó khăn, dù được sự hỗ trợ của công nghệ cao như radar tần số cao. Một khi tìm được, nhiều khi người trong mộ không phải là chủ nhân đầu tiên của ngôi mộ này. Ví dụ, ngôi mộ nhỏ KV 64 được Đại học Basel (Thụy Sĩ) khai quật vào năm 2011 lại thuộc về nữ ca sĩ tên Nehmes Bastet, sống cách đây 2.800 năm. Cô này đã tái sử dụng ngôi mộ vốn đã được xây dựng trước đó rất lâu và từng thuộc về chủ nhân khác. Dù vậy, ông Ghonim dự đoán rằng không sớm thì muộn cũng sẽ tìm được những ngôi mộ chứa chủ nhân đích thực của nó. Và nếu như tìm được mộ của các pharaoh vẫn mất tích, hy vọng cũng sẽ tìm thấy bộ não của họ. Kết quả nghiên cứu của chuyên gia Hawass và tiến sĩ Sahar Saleem của Đại học Cairo cho rằng người Ai Cập cổ đại không loại bỏ não của pharaoh trong quá trình ướp xác.

Nhiều kết quả khác trong quá trình khai quật nhưng chưa được tiết lộ lâu nay sẽ được công bố trong các báo cáo tương lai. Việc khởi động kỷ nguyên mới mang đến hy vọng hồi sinh ngành du lịch đang thoái trào của Ai Cập, do các biến động trong xã hội thời gian gần đây.

Hạo Nhiên

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kiến trúc lớn thời Lý phát lộ ở Hoàng thành Thăng Long

Dấu tích móng trụ và sân nền lát gạch thời Lý ở trục Trung tâm lần đầu tiên được phát hiện có thể là minh chứng cho thấy cung điện ngày xưa được xây dựng, trang trí rất công phu.

Ngày 11/12, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội đã báo cáo sơ bộ kết quả thăm dò khai quật Hoàng thành Thăng Long năm 2013. Sau 4 lần khai quật 2 hố rộng hơn 100 m2, các nhà khảo cổ đã tìm thấy nhiều hiện vật, dấu tích. Lần đầu tiên tìm thấy dấu tích móng trụ và sân nền lát gạch thời Lý ở trục Trung tâm.

Posted Image

Dấu tích móng trụ thời Lý được phát lộ trong cuộc khai quật năm 2013 tại Hoàng thành Thăng Long. Ảnh: Lê Hiệp.

14 móng trụ sỏi chạy theo hướng Đông - Tây đã xuất lộ, trong đó 12 móng nằm thẳng hàng, đăng đối. Các nhà khoa học cũng xác định được vị trí của 4 gian (5,1-6,3 mét) và 1 chái (2,1 mét) ở phía Đông. Hai móng còn lại nằm tiếp giáp chái phía Đông của kiến trúc này được cho là của kiến trúc khác, chưa rõ quy mô.

Các dấu tích nền sân lát gạch đều nằm phía dưới các di tích thời Trần. Trong đó, nền sân ở phía Đông còn lại khá hoàn chỉnh, toàn bộ là gạch vuông màu đỏ tươi kích thước 38 x 38 cm.

Theo PGS TS Tống Trung Tín, Viện trưởng Viện Khảo cổ học Việt Nam, các phát lộ kiến trúc thời Lý này có thể là minh chứng cho cung điện ngày xưa được xây dựng, trang trí rất công phu.

Ngoài các phát lộ này ở thời Lý, các nhà khoa học còn tìm thấy dấu tích xây dựng sân nền bằng đất sét được làm rất kỹ, kiên cố và đường nước lớn chạy theo hướng Đông - Tây. Năm 2012, đường nước đầu tiên của nhà Lý được phát lộ gây xôn xao dư luận. Không ít người cho rằng, tên "đường nước" thay bằng "cống" chỉ là cách gọi chệch đi khi các nhà khảo cổ học chưa khám phá ra công dụng của dấu tích này.

Tuy nhiên, PGS TS Tống Trung Tín chia sẻ rằng, việc gọi "đường nước" là cần thiết. "Đó có thể là đường thoát nước mang tính chất tiêu thoát hoặc đường nước tâm linh. Ở các khu linh thiêng vẫn thường có suối nước mà người ta coi bước qua cái đó là cách để tẩy trần trước khi bước vào nơi trung tâm như Điện Kính Thiên", Viện trưởng Viện Khảo cổ học Việt Nam nói.

Posted Image

Đường nước lớn thời nhà Trần là một trong những phát hiện quan trọng của cuộc khai quật Hoàng thành Thăng Long 2013. Ảnh: Lê Hiệp.

Phát hiện quan trọng tiếp theo trong cuộc khai quật năm 2013 thuộc về thời Trần với 3 kiến trúc: móng trụ được xây bằng ngói vụn, dấu tích tường bao, dấu bồn hoa. Các nhà khoa học cũng tìm thấy một đường nước dài hơn 16 m, rộng 35 - 50 cm, sâu 1,5 m chạy song song với đường nước thời Lý. Gạch xây có vài viên in chữ Hán "Vĩnh Ninh Trường" - loại niên đại thời Trần.

Còn thời Lê Sơ, các nhà khảo cổ tìm thấy nền đất sét đắp khá kỹ ở tất cả các hố dấu tích nền gạch vồ màu đỏ. Thời Lê Trung Hưng xác định dấu tích 2 móng kiến trúc có các móng trụ kính thước lớn, bó nền, móng tường bao. Tuy nhiên, các dấu tích kiến trúc này chồng xếp khá phức tạp gây khó khăn cho việc khẳng định niên đại.

Dấu tích thời Nguyễn được tìm thấy là móng trụ của các kiến trúc có vị trí gần trùng khớp với kiến trúc trên bản đồ thời Nguyễn (1821 - 1831). Trong các hố khai quật tiếp tục phát lộ hệ thống di vật phong phú qua các thời kỳ lịch sử Thăng Long. Việc chỉnh lý chi tiết các di vật này đã cho biết rõ thêm về đặc trưng tính chất các kiến trúc nghệ thuật trang trí trong khu vực trục Trung tâm Hoàng thành Thăng Long.

Cuộc thăm dò khai quật năm 2013 đã xác định được rõ tầng văn hóa liên tục từ thời Đại La qua thời Lý, Trần, Lê sơ, Lê Trung Hưng đến thời Nguyễn; bước đầu xác định di tích kiến trúc của các thời kỳ xuất lộ dày đăc, chồng xếp lên nhau, cắt phá, đàn xen vô cùng phong phú, phức tạp. Cuộc khai quật cũng dần hé lộ không gian chính Điện Kính Thiên thời Lê sơ và Lê Trung Hưng. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa thấy rõ được bố cục kiến trục thời Lý, Trần ở đây.

Posted Image

Cuộc khai quật năm 2013 cũng phát hiện ra nhiều di vật quan trọng, trong đó nổi bật có đầu rồng lớn thời nhà Trần. Ảnh: Quỳnh Trang.

Đề cập tới hướng bảo tồn di sản, GS Phan Huy Lê, Chủ tịch hội Sử học Việt Nam cho rằng, không nên dừng lại ở kết quả thăm dò mà cần mở rộng thêm hố khai quật để có cái nhìn toàn diện và đầy đủ hơn về khu di tích. "Bên cạnh đó, chúng ta nên công bố các kết quả nghiên cứu được tới cộng đồng để giới nghiên cứu và toàn dân đều được hưởng thụ những di tích của bao thời đại cha ông", GS Huy Lê nói.

Đại diện Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long Hà Nội cho biết sẽ lập kế hoạch giới thiệu kết quả khai quật từ năm 2008 đến nay để trình cấp trên xin phép trưng bày phục vụ nhân dân.

Quỳnh Trang

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phát hiện nhiều mộ táng có niên đại hơn 6000 năm

Các nhà khảo cổ vừa phát hiện được nhiều ngôi mộ táng của người nguyên thủy có niên đại hơn 6.000 năm tại hang Nà Mò, xã Hương Nê, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn.

Phát hiện này đã đóng góp những nhận thức mới vào việc nghiên cứu thời tiền sử ở Bắc Kạn nói riêng và Việt Nam nói chung.

Phó giáo sư tiến sĩ Trình Năng Chung, Viện Khảo cổ học, người chủ trì cuộc khai quật cho biết: Hang Nà Mò là một di tích cư trú của của nhiều thế hệ cư dân nguyên thủy. Lớp cư trú sớm nhất thuộc cư dân văn hoá Hoà Bình-Bắc Sơn muộn có niên đại khoảng 6.000-7.000 năm trước.

Posted Image

Ảnh minh họa: TTXVN

Lớp cư trú muộn thuộc giai đoạn hậu kỳ đá mới-sơ kỳ kim khí có tuổi từ 3.500-4.000 năm trước. Dựa vào phương pháp phân tích niên đại tuyệt đối trên các vỏ ốc chôn kèm theo mộ, cho biết mộ có tuổi hơn 6.000 năm trước.

Các nhà khảo cổ đã thu thập nhiều mẫu bào tử phấn hoa nhằm nghiên cứu về môi trường sinh thái cổ trong khu vực.

Có 6 ngôi mộ được tìm thấy, trong đó 4 ngôi mộ được phơi lộ hoàn toàn. Các mộ được kè đá rải trên bề mặt, phía dưới là bộ xương người đã bị gẫy nát. Hai ngôi mộ có chôn kèm theo công cụ đá ghè đẽo như những hiện vật tùy táng.

Đặc biệt lưu ý là không tìm thấy dấu vết của hộp sọ cũng như răng người. Những người khai quật đưa ra giả thuyết, hiện tượng này có liên quan đến tục “săn đầu lâu” - một tập tục khá phổ biến của người nguyên thủy ở khu vực Đông Nam Á?

Bên cạnh đó, các nhà khảo cổ phát hiện hàng trăm di vật khảo cổ, chủ yếu là đồ đá. Di tích có 2 lớp văn hoá phát triển trực tiếp lên nhau, không có lớp phân cách. Lớp văn hóa sớm chứa nhiều công cụ lao động bằng đá cuội ghè đẽo mang đặc trưng của kỹ thuật Hòa Bình-Bắc Sơn.

Thổ hoàng (đá khoáng chất mầu đỏ) cũng được tìm thấy. Người nguyên thủy thường nghiền thổ hoàng thành bột hòa với nước bôi lên người sống và người chết để trang trí.

Lớp văn hoá muộn có rìu mài, đồ gốm thô dày được nặn bằng tay, độ nung thấp, bên ngoài không trang trí hoa văn. Đáng chú ý là một vật thể nhỏ hình trụ có mặt cắt hình lục giác được mài nhẵn trên đá quartze rất đẹp. Đây có thể là đồ trang sức của người tiền sử.

Theo TTXVN

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phát hiện về khả năng trao đổi gen giữa loài người cổ đại

(TTXVN) lúc : 25/12/13 09:44

Posted Image

Các nhà khoa học nghiên cứu về loài người cổ đại tại hang Denisov , Tây Siberia. (Nguồn: arstechnica.com)

Theo tạp chí Nature của Anh, một nhóm nhà khoa học quốc tế với sự tham gia của Nga vừa xác nhận con người hiện đại có thể là hậu duệ của một số loài người cổ đại.

Trong thời gian dài giới khoa học luôn cho rằng các giống người cổ đại khác nhau không thể trao đổi gen.

Tuy nhiên, các nhà khoa học thuộc Viện các vấn đề sinh học phương Bắc của Nga đã tìm ra một bí ẩn là khả năng giao phối giữa các loài người cổ đại.

Họ cho rằng con người hiện đại có thể là hậu duệ của một số loài người cổ đại như Homo sapiens, Neanderthal và Denisovets.

Kết quả các xét nghiệm ADN gần đây đã khẳng định cái gọi là "lý thuyết lai" giữa người Homo sapiens và Neanderthal.

Một nhóm nhà khoa học quốc tế sử dụng phương pháp phân tích di truyền để giải mã bộ gen của người phụ nữ Neanderthal được phát hiện trong hang động Denisov ở vùng Altai, Tây Siberia và phát hiện thấy có sự giao phối của các giống người từng sống ở hang động này.

Như vậy, có thể khẳng định các giống người cổ đại khác nhau đã có sự trao đổi gen và sau khi phân chia khoảng 400.000 năm trước đây, các loài người cổ đại này không bị cô lập hoàn toàn với nhau.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ngôn ngữ và công cụ thô sơ ra đời cùng lúc

Nghiên cứu mới chứng tỏ giả thuyết của Darwin cho rằng con người biết nói cùng lúc với biết chế tạo công cụ thô sơ.

Video tạo lửa từ công cụ thô sơ

Posted Image

Người tiền sử biết nói và chế tạo công cụ thô sơ cùng lúc. Ảnh: Phys.org

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Liverpool, Anh, đã tiến hành kiểm tra hoạt động não của 10 chuyên gia sản xuất công cụ đá. Người tham gia được yêu cầu thực hiện một bài thực hành chế tạo công cụ và một bài kiểm tra ngôn ngữ.

Các nhà khoa học đo hoạt động máu lưu thông trong não của người tham gia khi họ thực hiện hai nhiệm vụ trên, sử dụng phương pháp siêu âm xuyên sọ (fTCD), phương pháp kiểm tra chức năng ngôn ngữ của bệnh nhân.

Theo kết quả nghiên cứu, hoạt động não diễn ra tương tự như nhau khi người tham gia thực hiện chế tạo công cụ và khi họ kiểm tra ngôn ngữ, chứng tỏ rằng hai chức năng này cùng sử dụng chung một vùng não bộ.

Tiến sĩ Georg Meyer, từ Khoa Tâm lý của Đại học Liverpool, cho biết: "Có sự tương đồng về mức lưu thông máu trong 10 giây đầu tiên khi thực hiện chế tạo công cụ và kiểm tra ngôn ngữ. Điều này cho thấy cả hai chức năng đều phụ thuộc vào một vùng não và phù hợp với lý thuyết cho rằng công cụ và ngôn ngữ tiến hóa cùng lúc với nhau".

Sử dụng ngôn ngữ và chế tạo công cụ được coi là phẩm chất độc đáo của nhân loại trong suốt quá trình tiến hóa qua hàng triệu năm.

Darwin là người đầu tiên đề xuất giả thuyết cho rằng việc sử dụng công cụ và ngôn ngữ có thể đồng tiến hóa cùng nhau, bởi vì cả hai chức năng đều dựa trên việc lập kế hoạch phức tạp và phối hợp đều đặn của các hành động. Tuy nhiên, cho đến nay có rất ít bằng chứng để hỗ trợ giả thuyết này.

Theo Vnexpress

Những phát hiện mới nhất của tri thức khoa học hiện đại đã xác định rằng: Những sinh vật cao cấp như cá heo, voi, linh trưởng...vv....thâm chí cả một số loài chim, đều có ngôn ngữ riêng của nó. Nhưng không phải động vật cao cấp nào cũng có khả năng chế tác công cụ thô sơ. Những bài viết giới thiêu về ngôn ngữ liên quan đến động vật cao cấp đã trích dẫn hoặc đăng lại trên ngay trên diễn đàn. Điều này chứng tỏ rằng: Ngôn ngữ phải ra đời trước khi chế tác công cụ ở loài người. Xã hội càng tiến hóa ngôn ngữ sẽ càng phong phú.

Dân tộc Việt là một dân tộc có hệ thống ngôn ngữ cao cấp nhất trong toàn bộ lịch sử văn minh nhân loại. Ngôn ngữ Việt có thể dịch tất cả các ngôn ngữ khác trên thế giới ra ngôn ngữ Việt. Nhưng ngược lại, chưa một ngôn ngữ nào trên thế giới dịch được những tinh hoa của ngôn ngữ Việt ra ngôn ngữ khác một cách hoàn chỉnh. Điều này chứng tỏ rằng: Dân tộc Việt đã từng sở hữu một nền văn minh vượt trội. Đó chính là nền văn hiến Việt một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử.

VÍ DỤ MINH HỌA

Mishka - Chú chó Husky dễ thương biết nói tiếng người

http://vietnamnettv....BoxNhung_Bottom

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cuộc đối đầu hy hữu giữa giới vật lý và khảo cổ

Mục đích tìm kiếm bằng chứng cụ thể về vật chất tối đã đẩy các nhà vật lý hạt vào thế đối đầu với những chuyên gia khảo cổ học đại dương vốn đang có ý định bảo tồn vật liệu trong các xác tàu đắm hàng ngàn năm tuổi.

Posted Image

Các mỏ neo và đồ dằn bằng chi của những tàu thuyền La Mã cổ có tính phóng xạ thấp hơn vật liệu chì hiện đại tới hơn 1.000 lần. Ảnh minh họa: CCTVCăn nguyên của cuộc đối đầu hy hữu này là các mẫu chì được sử dụng làm mỏ neo và đồ dằn (vật nặng để giữ cho tàu thuyền thăng bằng khi không chở hàng) của những tàu, thuyền La Mã bị chìm ngoài khơi cách đây tới 2.000 năm và vẫn còn nằm dưới đáy biển kể từ đó.

Sự tinh khiết của chì cổ xưa khiến thứ vật liệu này hiện trở nên vô giá đối với việc che chắn phóng xạ từ các thử nghiệm ngầm dưới mặt đất, nhằm phát hiện bằng chứng về vật chất tối. Lí do là vì, chì cổ xưa ít tính phóng xạ hơn chì hiện đại hơn 1.000 lần.

Trong khi đó, theo các chuyên gia vật lý, vật chất tối là thứ vô hình bí ẩn, chiếm tới 85% toàn bộ vật chất trong vũ trụ. Việc sử dụng chì cổ xưa cho các thử nghiệm tìm kiếm vật chất tối có thể hé lộ một vài thuộc tính cơ bản nhất của vũ trụ.

Tuy nhiên, một số nhà khảo cổ học đại dương ở Italia nhất quyết rằng, là một phần của di sản văn hóa thế giới, các mẫu chì cổ xưa ấy cần phải được giữ nguyên tại chố để phục vụ nghiên cứu lịch sử chi tiết. Theo họ, các mẫu chì ở tình trạng nguyên vẹn không chỉ giúp hiểu rõ hơn về những phương pháp luyện kim cổ xưa, mà còn giúp chúng ta tái dựng được các nền kinh tế và hoạt động thương mại toàn cầu cổ xưa.

Hơn thế nữa, các chuyên gia khảo cổ học nhấn mạnh, nguồn vật liệu chì không hề khan hiếm, kể cả các mỏ neo chì thu được trong những khám phá đã hoàn tất trước đây.

Công ước năm 2001 của UNESCO về việc bảo vệ di sản văn hóa dưới nước cấm sử dụng chì và các đồ tạo tác La Mã theo bất kỳ cách nào làm tổn hại đến chúng. Dẫu vậy, công ước không đề cập tới việc sử dụng các xác tàu đắm cho mục đích thử nghiệm mới phát sinh. Dù tranh cãi vẫn chưa ngã ngũ, nhưng giới khảo cổ và vật lý đang tìm kiếm cơ hội thỏa thuận vừa bảo vệ được di sản của nguồn chì cổ xưa, vừa có lợi cho những nghiên cứu tìm kiếm vật chất tối.

Tuấn Anh (Theo Live Science)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tìm ra trường thành “lão làng” hơn Vạn Lý Trường Thành

(Kienthuc.net.vn) – Bức trường thành được xây dựng khoảng năm thứ 500 TCN, trước Vạn Lý Trường Thành nhiều thế kỷ.

Posted Image

Bức trường thành lớn nằm ở Sơn Đông, Trung Quốc, có chiều cao nhiều đỉnh lên đến 4.5m, có niên đại khoảng 500 TCN và xây dựng nhiều thế kỷ trước Vạn Lý Trường Thành. Gary Feinman, nhà khảo cổ học người Mỹ tìm ra trường thành này cho biết trường thành cổ chạy dọc theo sườn núi của những ngọn núi cao, cheo leo nhất ở Sơn Đông. Ở những nơi cao nhất, trường thành vẫn không bị hư hại, được bảo tồn rất tốt.

Posted Image

Nhà khảo cổ Gary đang truy tìm đường đi của trường thành, lập bản đồ, và cho biết nó có thể kéo dài hàng trăm dặm. Không giống như Vạn Lý Trường Thành, trường thành cổ mới tìm ra "Great Qi Wall" không được xây dựng với mục đích phòng tránh những kẻ ngoại xâm. "Đó là một bức tường lớn, là ranh giới giữa các quốc gia", Feinman nói. Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc, được xây dựng hơn 2.000 năm trước, là một trong những kỳ công vĩ đại của kỹ thuật cổ xưa. Trải dài hàng ngàn dặm, nó bảo vệ đất nước mới thống nhất từ những kẻ xâm lược ngoại bang.

Lưu Thoa (theo NPR)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phát hiện bộ xương nam nữ 3.500 tuổi trong tư thế nắm tay

Các nhà khoa học Nga vừa phát hiện hai bộ xương nam nữ có niên đại 3.500 tuổi được chôn cùng nhau trong tư thế nắm tay tại một ngôi làng ở Siberia.

Đôi nam nữ được chôn cất trong tư thế nằm úp mặt vào nhau và nắm chặt tay nhau theo cách thức cổ xưa trong ngôi làng Staryi Tartas ở Siberia. Hai bộ xương có niên đại 3.500 tuổi tức là từ thời kỳ đồ đồng.

Posted Image

Bộ xương của cặp đôi được phát hiện chôn cùng mộ trong tư thế úp mặt và nắm tay nhau.

Ngoài hai bộ xương của hai cặp đôi trên, các nhà khảo cổ còn phát hiện các ngôi mộ trong đó trẻ em cũng được chôn cất cùng với người lớn.

Các nhà khảo cổ học đang cố gắng tìm ra lời giải đáp cho các bộ xương bí mật này và họ tin rằng kết quả khám nghiệm ADN sẽ mang lại câu trả lời.

Posted Image

Trong những ngôi mộ khác trong làng Staryi Tartas ở Siberia, trẻ em cũng được chôn cất cùng với người lớn.Một giả thuyết được đưa ra cho rằng phương thức chôn cất này chỉ ra sự khởi đầu của mô hình gia đình hạt nhân (gia đình hai thế hệ gồm cha mẹ và con).

Tuy nhiên, có ý kiến khác lại cho rằng sau khi người chồng qua đời, người vợ sẽ bị giết và chôn cùng chồng.

“Đó là lẽ tự nhiên và dễ hiểu khi nhìn thấy một trẻ em và một người lớn chôn cùng trong mộ. Họ có thể có quan hệ huyết thống như bố con, mẹ con hay dì cháu. Tuy nhiên, khi hai người lớn được chôn cùng nhau như vậy, chúng ta có thể đưa ra nhiều giả thuyết”, giáo sư Vyacheslav Molodin, giám đốc nghiên cứu của Viện Khảo cổ và Dân tộc học ở Serbia, cho biết.

(Theo Dân Việt)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tìm thấy nhiều xá lợi trên con đường tơ lụa

Báo chí Trung Quốc vừa đưa tin đầu năm 2013, các nhà khảo cổ đã phát hiện hơn 1.700 viên xá lợi của Đức Phật tại tỉnh Cam Túc (Trung Quốc) nằm trên con đường tơ lụa.

Posted ImageCon đường tơ lụa là cầu nối huyết mạch giữa Trung Quốc và phần còn lại của thế giới hơn 1.500 năm qua. Ngày càng có nhiều bí ẩn được phát hiện ở huyện Kính Xuyên - một điểm dừng quan trọng trên con đường tơ lụa.

Hơn 1.700 viên xá lợi đã được tìm thấy dưới chùa Đại Vân, một địa điểm nổi tiếng trong khu vực khoảng 1.400 năm tuổi. Nữ hoàng đầu tiên và duy nhất của Trung Quốc Võ Tắc Thiên đã cho trang hoàng nơi đây trong giai đoạn đầu tại vị của bà. Nhiều trong số những bức tượng Phật ở đây có các đặc tính của nữ giới khiến các chuyên gia tin rằng đó là dấu hiệu của Võ Tắc Thiên.

Võ Tắc Thiên đã nhận được bộ sưu tập các bộ kinh Phật được gọi là kinh điển Đại Vân từ hai nhà sư vào năm 689 sau công nguyên. Những bộ kinh này chứa đựng những nhận xét về tính hợp lệ khi một nữ nhi cai trị Trung Quốc. Các nhà khảo cổ tin rằng điều này có thể là lý do cho sự ưu ái ngôi chùa Đại Vân của bà.

Các nhà nghiên cứu cũng liên tục thăm dò các di tích nhằm tìm ra những bí mật của các triều đại cổ xưa của Trung Quốc và có vẻ như không nơi nào tốt để làm điều đó hơn là dọc theo con đường tơ lụa.

Xá lợi là những phần kết tinh còn lại sau khi làm lễ trà tỳ (hỏa thiêu) nhục cốt của Đức Phật và các vị cao tăng.

Theo Người lao động

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giải mã bí ẩn nhạy cảm về xác ướp pharaoh Ai Cập

Di hài vua Tutankhamun lừng danh của Ai Cập cổ xưa đã được ướp theo cách bất thường, trong đó, dương vật của xác ướp được cố định, dựng lên thẳng đứng trong một nỗ lực nhằm chống lại cuộc cách mạng tôn giáo do cha ông khởi xướng, theo một nghiên cứu mới.

Posted Image

Chuyên gia khảo cổ người Anh Howard Carter khi mở nắp quan tài chứa xác ướp vua Tutankhamun.

Vua Tutankhamun là vị pharaoh thuộc vương triều thứ 18 của Ai Cập, lên ngôi năm 1333 trước Công nguyên, khi mới 9 tuổi. Ông có thời gian cai trị khá ngắn ngủi, khi qua đời lúc mới khoảng 17 - 19 tuổi. Xác ướp của pharaoh này được chuyên gia khảo cổ người Anh Howard Carter phát hiện cách đây hơn 91 năm, vào ngày 22/11/1922 tại Thung lũng của các vị vua.

Năm 1925, sau 3 năm phát hiện, xác ướp của vua Tutankhamun được đưa ra khỏi hầm mộ. Các nghiên cứu đã hé lộ rất nhiều chi tiết lạ thường về một trong những xác ướp Ai Cập cổ đại nổi tiếng nhất.

Khác với mọi thành viên hoàng tộc còn lại trong vương triều thứ 18, vua Tutankhamun được chôn cất không có trái tim (hoặc đồ tạo tác thay thế, được biết đến như đồ trang sức trái tim hình bọ hung) và dương vật được ướp ở trạng thái cố định thẳng đứng. Xác ướp của vị pharaoh này cùng quan tài chứa nó cũng được bao bọc trong một lớp dày nhựa lỏng màu đen, điều được cho là nguyên nhân khiến di hài của ông từng bị bốc cháy.

Sau khi tháo lớp băng bao bọc xác ướp, nhà khoa học Anh Ronald Harrison đã tiến hành chụp X-quang xác ướp và phát hiện dương vật của vua Tutankhamun biến mất vào năm 1968. Có lời đồn đoán rằng, cơ quan sinh dục của pharaoh Ai Cập đã bị đánh cắp và đem bán, nhưng đến năm 2006, tiến sĩ Zahi Hawass, cựu lãnh đạo Hội đồng tối cao Ai Cập về cổ vật, thông báo đã tái tìm thấy nó bị chôn vùi trong cát xung quanh xác ướp 3.300 tuổi.

Posted Image

Ảnh chụp xác ướp vua Tutankhamun sau khi tháo lớp băng bao bọc.

Những điều kỳ lạ về xác ướp vua Tutankhamun đã thu hút sự chú ý của các học giả và giới truyền thông trong vài năm trở lại đây. Trong một bài báo mới đăng tải trên tạp chí Études et Travaux, nhà Ai Cập học Salima Ikram, giáo sư thuộc Đại học Mỹ ở Cairo (Ai Cập) đã đưa ra một giả thuyết nhằm lý giải các bất thường trong cách chôn cất vị pharaoh này.

Theo giáo sư Ikram, tất cả các bất thường không phải là sự ngẫu nhiên trong quá trình ướp xác, mà được thực hiện một cách có chủ ý nhằm khiến vua Tutankhamun trông càng giống Osiris, thần cai quản âm ty, càng tốt. Trong đó, dương vật cố định ở vị trí thẳng đứng được tin là khơi dậy sức mạnh tái tạo của thần Osiris, còn lớp chất lỏng màu đen khiến pharaoh có màu da như của vị thần cai quản âm ty. Trái tim khuyết thiếu của xác ướp gợi nhắc câu chuyện thi hài thần Osiris đã bị người anh em trai Seth chặt ra thành từng mảnh và chôn giấu trái tim của ông.

Bà Ikram cho rằng, việc khiến vua Tutankhamun có hình hài như thần Osiris có thể giúp chống lại một cuộc cách mạng tôn giáo do vua Akhenate, vị pharaoh được nhiều người tin là cha của Tutankhamun, khởi xướng. Vua Akhenaten từng thay đổi nghi lễ thờ cúng đa thần, trong đó vị thần tối cao là thần Amun-Re của Ai Cập, sang tập trung ngưỡng vọng một vị thần duy nhất - thần Mặt trời Aten. Tuy nhiên, cho tới khi qua đời, con trai của ông - vua Tutankhamun - đã cố gắng đảo ngược những thay đổi này, đưa Ai Cập trở về với tôn giáo truyền thống, thờ cúng đa thần.

Bà Ikram thừa nhận, quan điểm của mình hiện vẫn gây hoài nghi. Tuy nhiên, nếu được xác thực là đúng đắn, nó có thể giúp lý giải một số bí ẩn xung quanh việc ướp xác và chôn cất vua Tutankhamun.

Tuấn Anh (Theo Live Science)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xác ướp 5000 năm tuổi Otzi và lời nguyền bí ẩn

Các xác ướp luôn mang theo mình những bí mật. Và đôi khi, nếu vi phạm vào những điều bí mật ấy, người ta sẽ phải chịu những hậu quả khủng khiếp.

Otzi là ai?

Vào ngày 19/9/1991, trong khi đang tìm đường vượt qua dãy núi Otztal Alps, 2 nhà leo núi người Đức đã phát hiện ra một xác ướp được bảo quản nguyên vẹn trong băng - đây được xem là xác ướp có niên đại cổ nhất Châu Âu.

Cuộc khám nghiệm xác ướp gây tranh cãi sau đó được tiến hành tại Hauslabjoch, biên giới giữa Áo và Italy. Các nhà khoa học đã đưa ra hàng loạt giả thuyết về tuổi của xác ướp vào thời điểm tử vong, nguyên nhân tử vong, tình trạng sức khỏe… nhưng quan trọng nhất là câu hỏi: Anh ta đã làm gì giữa đỉnh núi Alps quanh năm tuyết phủ này?

Posted ImageXác ướp Otziđược bảo quản nguyên vẹn trong băng.

Còn được biết đến với biệt danh "Người băng Tyrolean", Otzi là một xác ướp 45 tuổi. Trên người còn trang bị khá nhiều dụng cụ như rìu đá, cung tên chưa hoàn thành, túi đựng tên bằng da và một khung dạng ba-lô làm bằng gỗ thông và gỗ dẻ. Vào thời điểm đó, các nhà khoa học đã xác định một vài vật dụng của Otzi đã được sử dụng từ nhiều ngàn năm trước.

Rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện trên xác ướp Otzi, và các nhà khảo cổ tin rằng có thể Otzi đã sống trong thời kỳ chuyển tiếp giữa thời Đồ Đồng và Đồ Đá ở Trung Âu hơn 5.000 năm trước. Các nghiên cứu về mô cơ thể của Otzi bằng phương pháp phóng xạ cacbon cho thấy cái chết của ông có lẽ xảy ra vào khoảng năm 3.200 trước Công nguyên.

Thân thế của xác ướp

Khi được phát hiện, xác của Otzi rất hoàn hảo và nguyên vẹn, kể cả quần áo và vật dụng. Chính vì vậy, một cuộc tranh cãi lớn đã nổ ra giữa các nhà khoa học về thân thế của Otzi: liệu anh ta chỉ là một người chăn cừu bình thường hay là một pháp sư?

Posted ImageMũ làm từ lông gấu và giày cỏ.

Giả thuyết đầu tiên cho rằng, Otzi mang theo mình những công cụ đi săn như cung tên, mũi tên… nên chắc hẳn đây chỉ là một người chăn cừu bình thường. Các cuộc khám nghiệm chi tiết xác chết cho thấy Otzi là công dân của vùng Vinschgau phía Nam dãy Alps. Người ta cũng tìm thấy thêm một chiếc rìu đồng với tay cầm thủy tùng, túi đựng tên bằng da, đá mài, túi đựng thú săn và một vỏ kiếm.

Phấn hoa tìm thấy đã xác định ông chết vào đầu mùa thu, đó cũng phù hợp với dữ liệu thu thập được từ những di tích quần áo của Otzi. Áo choàng, xà cạp, giày được làm bằng da dê và mũ của Otzi làm từ lông gấu cùng một đôi giày cỏ. Điều này chứng tỏ có thể Otzi đã tử vong do một cơn bão đầu mùa đông trong lúc đi săn.

Posted Image

Posted ImageCông cụ tìm thấy của Otzi.

Tuy nhiên, một giả thuyết khác lại cho rằng Otzi đã tìm đường lên đỉnh núi để liên lạc với các thế lực tâm linh vì ngoài các công cụ đi săn tìm được, các nhà khoa học còn tìm thấy các viên bi màu trắng và các tua da xoắn. Hơn nữa, trên xác ướp còn có một số hình xăm dẫn đến việc Otzi bị nghi ngờ có thể là một pháp sư. Vào thời xưa, những người giữ các viên đá trắng thường mang những năng lực liên kết với thế giới tâm linh. Tuy rằng giả thiết này khó đứng vững hơn, nó vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ về thân thế Otzi, và về lời nguyền kinh hoàng xác ướp này mang lại.

Lời nguyền Otzi

Sau khi xác ướp Otzi được khai quật, nó đã mang lại cái chết cho 7 người có liên quan. Đầu tiên là Rainer Henn, 64 tuổi, nhà nghiên cứu bệnh học pháp y đại học Innsbruck. Ông đã chết trong một tai nạn xe hơi khi đang trên đường đến một cuộc họp về công việc nghiên cứu của mình. Tiếp theo là Kurt Fritz, 52 tuổi, hướng dẫn viên trên núi, người được cho là đã phát hiện ra khuôn mặt Otzi lần đầu tiên, bị chết trong một trận tuyết lở. Sau đó là Rainer Holz, 47 tuổi, người đã làm một phim tài liệu về việc khai quật Otzi đã qua đời vì một khối u não.

Posted ImageMột trong 2 nhà leo núi phát hiện xác ướp Otzi.

Những nạn nhân tiếp theo lần lượt là Helmut Simon, 69 tuổi, nổi tiếng là cha đẻ của Otzi vì ông là một trong 2 nhà leo núi đã tìm thấy xác ướp. Ông chết do bị ngã thác. Tiếp đến là Dieter Warnecke, 45 tuổi, người đứng đầu đội cứu hộ đã tìm kiếm cơ thể của Simon, cũng qua đời vì đau tim ngay sau khi tang lễ của Simon.

Chưa dừng lại ở đó, người tử vong tiếp theo là Konrad Spindler, 66 tuổi, lãnh đạo của một nhóm nhà khoa học đã kiểm tra xác Otzi tại Innsbruck, Áo. Cuối cùng là ông Tom Loy, 63 tuổi, nhà khảo cổ học phân tử, người đã có những khám phá đáng chú ý về quần áo và vũ khí của Otzi, chết vì một căn bệnh máu di truyền. Lần lượt những người liên quan tới Otzi đều ra đi nhanh chóng không một lời giải đáp

Hiện nay, xác ướp Otzi đang được bảo quản tại Bảo tàng South Tyrol. Các nhà khoa học hy vọng sẽ lấy được mẫu DNA của Otzi để tìm ra những "họ hàng" thời hiện đại của xác ướp trong băng bí ẩn này.

Theo ANTĐ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phát hiện ngôi mộ của người nấu rượu Ai Cập cổ đại ở Luxor

Ngôi mộ cổ của một người nấu rượu có niên đại hơn 3200 năm đã được phát hiện ở thành phố Luxor, Thượng Ai Cập, tạp chí National Geographic thông báo.

Posted Image

Theo Bộ trưởng Bộ Di tích Ai Cập Mohamed Ibrahim, đây là khám phá của một nhóm các nhà khoa học Nhật Bản trong khi họ đang dọn quang khu nghiên cứu chính của mình.

Như tuyên bố của các chuyên gia, người được chôn trong ngôi mộ mang hình chữ T là ông Khonso Im Heb, người phụ trách việc sản xuất đồ uống cho các nghi thức cúng tế vinh danh nữ thần Mut. Trên các bức tường của ngôi mộ cổ phát hiện nhiều bức tranh còn được bảo quản rất tốt cho đến nay, mô tả những chi tiết của cuộc sống người nấu rượu thời đấy.

Bộ trưởng Ibrahim tuyên bố phát hiện của các nhà khảo cổ Nhật Bản là một trong những khám phá quan trọng và có giá trị nhất trong lịch sử thành phố Luxor.

Ngôi mộ sẽ được bảo vệ đặc biệt cẩn thận trong quá trình khai quật sắp tới. Theo BBC News, sau khi các nhà khảo cổ hoàn thành tất cả công việc, ngôi mộ sẽ được mở cửa để tiếp đón du khách tới tham quan.

Theo Báo Tiếng Nói Nước Nga

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giải mã “kho báu” đào được có niên đại hơn 2.000 năm

Mẫu “tiền cổ” lấy từ thôn Cổ Hiền, xã Tuyết Nghĩa, huyện Quốc Oai, Hà Nội là đồng “Ngũ thù” được đúc năm 118 TCN thời Tây Hán Vũ Đế (Lưu Triệt, niên đại 141-87 TCN) và tính tới thời điểm này có niên đại 2.131 năm – PGS.TS Hoàng Văn Khoán nói.

Dấu tích của vị thành hoàng làng<br style="text-align: justify;"><br style="text-align: justify;">Liên quan tới sự việc người dân thôn Cổ Hiền, xã Tuyết Nghĩa phát hiện hàng loạt chum “tiền cổ” ở cánh đồng nơi làm đường liên thôn, ông Cao Đức Khoa – phó trưởng CA xã cho biết: “Sự việc đã xảy ra hơn 10 ngày. Khi người dân phát hiện chum “tiền cổ” đầu tiên thì có người báo với CA xã. Lực lượng trực ban đã cử người xuống hiện trường thì thấy người dân vây kín khu vực đó, có nhiều đồng “tiền cổ” và mảnh chum vỡ còn vương vãi”.

<br style="text-align: justify;">Ông Khoa cũng cho biết thêm việc phát lộ chum tiền là khi triển khai công tác nông thôn mới, dồn điền đổi thửa. Ban CA xã đã chỉ đạo anh em CA viên thường xuyên trực và theo dõi khu vực đó cả ngày đêm. Bởi trong thời gian đầu khi nghe tin có “tiền cổ” với khối lượng lớn, nhiều người trong làng tiếp tục ra đào và khai quật được 3-4 chum nữa càng khiến người dân xôn xao. Ngoài ra còn xuất hiện một số đối tượng lạ mặt, ngoại tỉnh mang máy dò kim loại về rà soát và nhiều lần CA viên đã ngăn chặn được. <br style="text-align: justify;"><br style="text-align: justify;">Posted Image

Đồng tiền cổ được người dân đào ở thôn Cổ Hiền, xã Tuyết Nghĩa, huyện Quốc Oai giống hệt với đồng tiền Ngũ thù Tây Hán được đúc từ năm 118 TCN. <br style="text-align: justify;">Còn những thông tin đồn thổi buôn bán “tiền cổ” thực chất là do người nhặt được nhiều tung tin ảo để đánh lừa nhiều người mua. Người thì nói giá 700.000đồng/kg, nhiều người nói chỉ bán với giá đồng nát vài chục nghìn/kg nên không biết thực hư thế nào. Ông Khoa cho biết việc người bán có nói là người nhà một số cán bộ xã là hoàn toàn bịa đặt. Họ lợi dụng và nói dối để lừa người mua nhằm trục lợi. Thời điểm đào được các hũ “tiền cổ” được CA huyện hỗ trợ người về giám sát và giữ gìn trật tự an ninh địa phương. <br style="text-align: justify;"><br style="text-align: justify;">Ông Nguyễn Văn Sinh – trưởng ban văn hóa xã cho biết, vị trí phát lộ “tiền cổ” nằm trước ngôi miếu phía nam của “thành Quèn” cổ xưa. Đình Cổ Hiền là nơi thờ thành hoàng làng Độc Nhĩ Vương Đỗ Cảnh Thạc – người có công phò tá Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán từ thế kỷ X. Đỗ Cảnh Thạc là một vị tướng có tài, ngoài việc phò tá Ngô Quyền đánh giặc, ông còn là người giúp nhân dân trong “Nông – Trang – Canh – Cửi” nên khi mất được mọi người suy tôn là thành hoàng làng”.<br style="text-align: justify;"><br style="text-align: justify;">“Tiền cổ” có từ thời Tây Hán<br style="text-align: justify;"><br style="text-align: justify;">Trao đổi về mẫu “tiền cổ” được phát hiện ở thôn Cổ Hiền, xã Tuyết Nghĩa, PGS.TS Hoàng Văn Khoán – cựu giảng viên trường ĐH KHXH&NV cho biết: “Đây là đồng “tiền cổ” có tên là “Ngũ thù” thuộc thời Tây Hán (Trung Quốc). Đồng tiền “Ngũ thù” rất khác biệt với các đồng tiền thời khác bởi hình vuông bên trong đồng tiền. Không có đồng tiền thời nào được đúc với hình vuông rộng như vậy. Rất có thể trong chum tiền cổ được phát hiện ở thôn Cổ Hiền, xã Tuyết Nghĩa có nhiều loại tiền cổ thuộc nhiều niên đại khác nhau”.<br style="text-align: justify;"><br style="text-align: justify;">Giải thích thêm về đồng “tiền cổ” này, PGS.TS Hoàng Văn Khoán cho hay: “Ngũ thù” chính là tên đồng tiền. Trên đồng tiền có thể hiện niên đại, triều vua, kỹ thuật đúc tiền. “Ngũ” là số thứ tự theo tiếng Trung Quốc là số 5 được viết theo dạng chữ Triện giống với số 10 la mã (X) có mũ mà người dân gọi là đồng hồ cát treo ngược. Chữ còn lại là chữ “thù” – đơn vị trọng lượng của thời Tây Hán. <br style="text-align: justify;"><br style="text-align: justify;">Posted ImagePGS.TS Hoàng Văn Khoán phân tích mẫu tiền cổ phát hiện ở Quốc Oai <br style="text-align: justify;">Một lạng bằng 24 “thù”. Ghép hai chữ “Ngũ-thù” nói lên giá trị đồng tiền là 5 thù. Đồng “Ngũ thù” được phân làm hai loại theo triều đại. Đó là Ngũ thù Tây Hán thuộc triều Tây Hán Vũ Đế (Lưu Triệt, niên đại 141-87 TCN) được đúc năm Nguyên Thù ngũ niên (118 TCN) bằng đồng. Đồng “Ngũ thù” Tây Hán có đặc điểm được khắc chữ Triện vành nổi, mặt sau trơn với đường kính 25mm, vành 0,5mm, lỗ vuông cạnh 11x11mm và nặng 3,2gam.<br style="text-align: justify;"><br style="text-align: justify;">Còn Ngũ thù Đông Hán ở triều vua Quang Vũ Đế (Lưu Tú, niên đại 25-57) được đúc bằng đồng năm 40. Khác với đồng Ngũ thù Tây Hán ở chỗ, đồng Ngũ thù Đông Hán có đường kính nhỏ hơn 22mm và trọng lượng nhẹ hơn chỉ 1,6g, phía trên hình vuông có chữ “Công” nằm ngang. Hơn nữa, chữ “Ngũ” thời Tây Hán viết thẳng, còn thời Đông Hán viết mềm mại hơn.<br style="text-align: justify;"><br style="text-align: justify;">Vậy, theo hình ảnh và mẫu cầm trên tay thì đúng là đồng tiền “Ngũ thù” thời Tây Hán được đúc từ năm 118 TCN, nghĩa là đồng tiền có niên đại 2.131 năm. So với các đồng tiền cổ từng giám định, PGS.TS Hoàng Văn Khoán cho biết có rất nhiều kiểu chữ được đúc trên các đồng tiền cổ mà không phải ai cũng biết. Đó là các kiểu chữ Chân, Triện, Thảo, Khải, Lệ. Trong đó, khó đọc nhất là chữ Triện và chữ Thảo và các kiểu chữ cũng thể hiện rõ niên đại đúc tiền. <br style="text-align: justify;"><br style="text-align: justify;">Nhắc lại thành hoàng làng thôn Cổ Hiền, xã Tuyết Nghĩa có thờ Độc Nhĩ Vương Đỗ Cảnh Thạc, PGS. TS Hoàng Văn Khoán nói: “Chưa thể khẳng định được. Vì đồng tiền này có niên đại hơn 2.000 năm trước thời Đỗ Cảnh Thạc khoảng 1.000 năm. Để xác định được chính xác hơn nữa thì cần xem mẫu chum gốm chứa tiền cổ, mới có thể biết được thời điểm chôn số tiền đó và kết luận có cùng thời vị tướng quân này không. <br style="text-align: justify;"><br style="text-align: justify;">Ngoài giả thiết của người dân rằng số tiền trong chum là kho quân lương cho binh lính, PGS cũng đặt thêm giả thiết có thể là số tài sản của nhà giàu hoặc quan lại chôn khi có binh biến xảy ra. Thường thì họ sẽ chôn gần các ngôi mộ, miếu để mọi người không ai dám lấy.<br style="text-align: justify;"><br style="text-align: justify;">Vị PGS cũng nói, các đồng tiền cổ này có giá trị với những người sưu tập tiền cổ nhưng không lớn. Bán lấy đồng đúc cũng không được nhiều lợi ích vì đồng tiền gỉ nhiều, tỉ lệ đồng nguyên chất rất ít. Việc người dân đổ xô đi đào, nhặt là không nên vì mất công mất việc và không đem lại lợi ích gì.

Theo PLXH

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chế độ ăn "sơn hào hải vị" của người La Mã cổ đại

Theo các nhà khảo cổ học, tầng lớp nghèo của người La Mã cổ xưa cũng biết ăn thịt nhím biển (cầu gai) hay thậm chí là cả hươu cao cổ...

Các nhà khảo cổ học mới đây đã phát hiện bằng chứng cho thấy, tầng lớp trung lưu và hạ lưu trong xã hội La Mã cổ cũng biết tận hưởng bữa ăn phong phú và hấp dẫn như giới thượng lưu.

Các bằng chứng về bữa ăn với nhiều loại thịt và hải sản theo kiểu "sơn hào hải vị" đã được tìm thấy tại Pompeii - một trong những thành bang của La Mã bị chôn vùi sau trận núi lửa phun trào vào năm 72.

Posted Image

Posted Image

Nhóm nghiên cứu tiến hành khai quật để tìm kiếm bằng chứng tại thành phố đổ nát Pompeii

Từ trước tới nay, nhiều người vẫn giữ quan điểm rằng, có một khoảng cách rất lớn giữa tầng lớp thượng lưu và người nghèo trong xã hội La Mã. Người giàu được cho là luôn có bữa ăn với các sơn hào hải vị từ nhiều miền đất, trong khi đó, người dân chỉ cầm cự qua ngày bằng cháo loãng.

Tuy nhiên, sự thật dường như hoàn toàn không như vậy. Các nhà nghiên cứu phát hiện thịt nhím biển, thịt đùi của hươu cao cổ, cùng với ngũ cốc và trứng tại một khu vực nghèo đói trong thành phố đổ nát Pompeii.

Posted Image

Giáo sư Steven Ellis tập trung tìm kiếm các bằng chứng từ hệ thống cống và kênh đào

Cụ thể, các nhà khảo cổ học đã kiểm tra phần chất thải có trong hệ thống cống rãnh, cùng với 10 nhà vệ sinh và kênh đào. Tại một đường cống, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhiều loại thực phẩm rẻ, phổ biến như ngũ cốc, trái cây, các loại hạt, dầu oliu, trứng gà...

Ở khu vực khác gần đó, họ còn phát hiện các loại thực phẩm phong phú được nhập khẩu từ bên ngoài nước Ý như động vật có vỏ, nhím biển và thậm chí cả thịt đùi của hươu cao cổ.

Posted Image

Từ xa xưa, người Lã Mã ở Pompeii đã ăn nhiều loại thịt hiếm và lạ như nhím, hươu cao cổ…

Ngoài ra, nhiều loại gia vị "nhập khẩu" từ các vùng đất xa xôi như Indonesia cũng có mặt ở đây. Điều này chứng tỏ, người La Mã cổ cũng biết thưởng thức nguồn thực phẩm dồi dào trên khắp thế giới.

Qua việc khảo cổ này, nhóm nghiên cứu muốn hiểu thêm về mối quan hệ xã hội ở tầng lớp lao động tại Pompeii cũng như thu thập dữ liệu về nguồn thức ăn đa dạng, phương cách tiêu thụ thực phẩm của người La Mã xưa.

Theo PLXH

Xác định danh tính pharaoh Ai Cập trong ngôi mộ cổ

Các nhà khảo cổ Mỹ mới đây xác định chủ nhân của ngôi mộ được khai quật ở Ai Cập hồi năm ngoái là pharaoh Sobekhotep I, người trị vì quốc gia này cách đây gần 4.000 năm.

Vị pharaoh được xác định có tên gọi là Sobekhotep I. Ông được coi là người sáng lập và cai trị triều đại thứ 13 (1781-1650 trước Công nguyên), cách đây khoảng 3.800 năm. Pharaoh Sobekhotep I trị vì Ai Cập trong khoảng 4,5 năm. Posted Image

Quan tài được khai quật ở Ai Cập hồi năm ngoái, nay được xác định là nơi chôn cất của pharaoh Sobekhotep I. (Ảnh: AFP)

Bộ trưởng Cổ vật Ai Cập Mohamed Ibrahim cho biết, danh tính của người trong quan tài được xác định sau khi nhóm chuyên gia tìm thấy các mảnh vỡ từ một phiến đá có khắc tên của vị pharaoh và cho thấy ông đang ngồi trên ngai vàng.

AFP dẫn lời một quan chức của Bộ Cổ vật nói việc xác định được danh tính của Sobekhotep I rất quan trọng bởi cho đến nay các thông tin sẵn có về vị pharaoh này không có nhiều.

Các chuyên gia cho rằng phát hiện này có thể thêm nhiều thông tin về cuộc đời và thời gian trị vì đất nước của vị pharaoh cũng như cung cấp tư liệu nghiên cứu lịch sử Ai Cập giai đoạn này.

Năm ngoái, nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Pennsylvania, Mỹ, phát hiện và khai quật một phần mộ chứa quan tài làm bằng đá Quartzit và nặng khoảng 60 tấn ở thành phố Abydos, cách thủ đô Cairo 500km về phía nam. Tuy nhiên, trong suốt quá trình nghiên cứu sau đó, họ không xác định được danh tính của người được chôn cất.

Theo VNE

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tìm thấy dấu chân người khổng lồ cổ đại ở châu Phi

Trong cuộc khai quật ở miền nam châu Phi, các nhà khảo cổ học đã phát hiện một dấu chân người khổng lồ với chiều dài 120cm. Các nhà khoa học cho rằng dấu chân này có thể là bằng chứng cho sự tồn tại của người khổng lồ thời tiền sử.

Posted Image

Ảnh: earth-chronicles.ru

Khi bức ảnh chụp dấu chân lớn nằm theo chiều dọc trên một vách đá granite xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng, rất nhiều người nhìn thấy, và ngay lập tức xuất hiện những phát biểu hoài nghi cho rằng dấu chân thẳng đứng, nên không thể nào là do con người để lại trên vách đá.

Tuy nhiên, sau quá trình nghiên cứu, người ta được biết rằng dấu chân này có niên đại nhiều triệu năm về trước. Trong khoảng thời gian đó đã diễn ra nhiều sự vận động kiến tạo của các phiến đá. Các hiện tượng như vậy trong thiên nhiên đã chuyển vị trí của phiến đá này sang phương thẳng đứng từ phương nằm ngang trước đây.

Các chuyên gia cũng đưa ra giả thuyết rằng, dấu vết còn giữ nguyên được hình dạng rõ ràng là vì người khổng lồ cổ đại đã không bước lên đất sét hoặc đất cát, vì nếu như vậy, nó sẽ dễ dàng bị những cơn mưa dài rửa sạch, dấu vết như vậy hẳn được tạo thành trên mắc ma đã nguội đi. Theo thời gian, nó đông đặc lại, và biến thành đá.

Theo Báo Tiếng nói nước Nga

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc khai quật lò gốm hình rồng hơn 1200 năm

Một nhóm các nhà khảo cổ Trung Quốc ngày 9/12 đã khai quật một lò nung gốm hình rồng trên 1.200 năm tuổi ở làng Nanyao, Jingdezhen thuộc tỉnh Giang Tây (Trung Quốc).

Khu vực này một thời từng là trung tâm của ngành công nghiệp gốm sứ của Trung Quốc.

Posted Image

Dấu vết lò nung gốm hình rồng hơn 1.200 năm tuổi ở làng Nanyao, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc. (Nguồn: cri.cn)

Ông Xu Changqing, Giám đốc Viện khảo cổ và Di tích văn hóa tỉnh Giang Tây xác nhận rằng lò gốm từ triều đại nhà Đường (618-907) dài 78,8 mét và là lò nung dài nhất được phát hiện từ trước tới nay.

Lò nung hình rồng là một buồng dốc dài với một lò lửa ở một đầu, còn đầu kia là ống khói. Hàng chục tấn dụng cụ và mảnh vỡ gốm sứ cũng được tìm thấy trong đống tàn tích ở làng Nanyao, bao phủ một vùng rộng khoảng 1.000m2.

Khu di tích đổ nát này lần đầu tiên được phát hiện hồi năm 1964, nhưng không được khai quật vì các điều kiện bảo tồn các di tích được khai quật thời bấy giờ rất kém.

Trong những năm gần đây, để làm sáng tỏ thời điểm khi nào vùng Jingdezhen bắt đầu đốt gốm, tỉnh Giang Tây mới quyết định khai quật khu di tích Nanyao.

Theo Vietnam+

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phát hiện mộ cổ của các nữ "ma men"

Một nghiên cứu mới đã phát hiện người Bắc Âu cổ đại rất mê uống rượu pha lúa mạch, mật ong, quất nam việt, thảo mộc và thậm chí cả rượu vang nhập khẩu từ Hy Lạp và La Mã. Đến lúc chết họ vẫn chôn vò rượu và gáo múc rượu theo.

Posted Image

Đây là ngôi mộ một phụ nữ trẻ với mái tóc vàng được chôn trong chiếc quan tài bằng thân cây sồi ở Đan Mạch, có niên đại khoảng từ năm 1500-1300 trước Công nguyên. Thi hài được chôn cất với bộ váy gắn đĩa bằng đồng và một vò đựng rượu để ở dưới chân.

Posted Image

Loại vò này được làm bằng vỏ cây bạch dương ở Bắc Âu.

Posted Image

Còn đây là một người phụ nữ 30 tuổi được mai táng tại Juellinge, Đan Mạch. Bộ xương này có niên đại khoảng năm 200 trước Công nguyên. Điểm đặc biệt ở chỗ, xương tay vẫn nắm chặt một chiếc ống bằng đồng có gáo múc nước, loại dụng cụ dùng để uống rượu. Phân tích dư lượng từ những gì còn sót lại, các nhà khoa học phát hiện ra đây là loại rượu vang nho được nhập khẩu.

Posted Image

Không chỉ vậy, các nhà khoa học còn tìm thấy một bộ uống rượu cổ ở Havor, Thụy Điển có niên đại thế kỷ I sau Công nguyên. Bộ đồ này gồm một vò rượu, ống lọc rượu và ly uống rượu. Các hiện vật cho thấy, người Scandinavi cổ uống rượu được làm từ ngũ cốc, mật ong, trái cây và thảo dược.

Posted Image

Để hiểu kỹ hơn về thú uống rượu của người cổ, nhóm thực hiện Dự án Khảo cổ học Bảo tàng sinh học phân tử của Penn đã phân tích các chất và thử pha chế loại bia rượu như người cổ đại.

Theo Dân Việt

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phát hiện nhiều mộ táng có niên đại hơn 6000 năm

Các nhà khảo cổ vừa phát hiện được nhiều ngôi mộ táng của người nguyên thủy có niên đại hơn 6.000 năm tại hang Nà Mò, xã Hương Nê, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn.

Phát hiện này đã đóng góp những nhận thức mới vào việc nghiên cứu thời tiền sử ở Bắc Kạn nói riêng và Việt Nam nói chung.

Phó giáo sư tiến sĩ Trình Năng Chung, Viện Khảo cổ học, người chủ trì cuộc khai quật cho biết: Hang Nà Mò là một di tích cư trú của của nhiều thế hệ cư dân nguyên thủy. Lớp cư trú sớm nhất thuộc cư dân văn hoá Hoà Bình-Bắc Sơn muộn có niên đại khoảng 6.000-7.000 năm trước.

Posted Image

Ảnh minh họa: TTXVN

Lớp cư trú muộn thuộc giai đoạn hậu kỳ đá mới-sơ kỳ kim khí có tuổi từ 3.500-4.000 năm trước. Dựa vào phương pháp phân tích niên đại tuyệt đối trên các vỏ ốc chôn kèm theo mộ, cho biết mộ có tuổi hơn 6.000 năm trước.

Các nhà khảo cổ đã thu thập nhiều mẫu bào tử phấn hoa nhằm nghiên cứu về môi trường sinh thái cổ trong khu vực.

Có 6 ngôi mộ được tìm thấy, trong đó 4 ngôi mộ được phơi lộ hoàn toàn. Các mộ được kè đá rải trên bề mặt, phía dưới là bộ xương người đã bị gẫy nát. Hai ngôi mộ có chôn kèm theo công cụ đá ghè đẽo như những hiện vật tùy táng.

Đặc biệt lưu ý là không tìm thấy dấu vết của hộp sọ cũng như răng người. Những người khai quật đưa ra giả thuyết, hiện tượng này có liên quan đến tục “săn đầu lâu” - một tập tục khá phổ biến của người nguyên thủy ở khu vực Đông Nam Á?

Bên cạnh đó, các nhà khảo cổ phát hiện hàng trăm di vật khảo cổ, chủ yếu là đồ đá. Di tích có 2 lớp văn hoá phát triển trực tiếp lên nhau, không có lớp phân cách. Lớp văn hóa sớm chứa nhiều công cụ lao động bằng đá cuội ghè đẽo mang đặc trưng của kỹ thuật Hòa Bình-Bắc Sơn.

Thổ hoàng (đá khoáng chất mầu đỏ) cũng được tìm thấy. Người nguyên thủy thường nghiền thổ hoàng thành bột hòa với nước bôi lên người sống và người chết để trang trí.

Lớp văn hoá muộn có rìu mài, đồ gốm thô dày được nặn bằng tay, độ nung thấp, bên ngoài không trang trí hoa văn. Đáng chú ý là một vật thể nhỏ hình trụ có mặt cắt hình lục giác được mài nhẵn trên đá quartze rất đẹp. Đây có thể là đồ trang sức của người tiền sử.

Theo TTXVN

Share this post


Link to post
Share on other sites

5 cuộc Đại Tuyệt chủng đáng sợ trong lịch sử Trái đất

Khoahoc.com.vn

Cập nhật lúc 05h29' ngày 24/01/2014

Ngược dòng lịch sử tìm hiểu về 5 cuộc Đại Tuyệt chủng trên Trái đất và đi tìm lời giải cho cuộc Đại Tuyệt chủng thứ 6.

Trong suốt 4 tỉ năm lịch sử, Trái đất đã trải qua không biết bao nhiêu lần biến động và tất cả những lần thay đổi đó đều góp phần tạo nên một hành tinh sống tuyệt vời như ngày nay.

Đã có lần Trái đất tưởng chừng như đã đến Ngày Tận thế khi trải qua những lần “trở mình khó chịu” của thiên nhiên. Nhưng cuối cùng, Hành tinh Xanh vẫn chứng minh được sức sống mãnh liệt của mình khi vẫn đứng vững sau 5 cuộc Đại Tuyệt chủng…

1. Tuyệt chủng Ordovic - Silur

Đây là cuộc đại tuyệt chủng đầu tiên, xảy ra cách đây 440 - 450 triệu năm. Trong giai đoạn này có nhiều cuộc tuyệt chủng liên tiếp xảy ra tiêu diệt 17% số họ, 50% số chi và được coi là cuộc tuyệt chủng lớn thứ hai trong lịch sử nếu tính theo số loài bị tiêu diệt.

Vào kỷ Ordovic, khoảng 49% các chi động vật biển đã biến mất hoàn toàn khi cuộc tuyệt chủng kết thúc, các ngành động vật khác cũng suy giảm đi nhiều. Đến nay, giả thuyết về nguyên nhân cuộc tuyệt chủng được chấp nhận nhiều hơn cả là vụ nổ tia gamma của một ngôi sao gần Trái đất làm cho carbon dioxide trong khí quyển sụt giảm mạnh. Điều này đã ảnh hưởng tới Trái đất, tạo ra một thời kỳ băng hà kéo dài 0,5 - 1,5 triệu năm.

Posted Image

Sự tăng giảm của mực nước biển qua các kỷ băng hà liên tiếp theo chu kì đã tạo nên nhiều “hốc sinh thái” trên lục địa. Sự đa dạng sinh học suy giảm dần, đặc biệt các loài có môi trường sống bị hạn chế ở vùng thềm lục địa và ở vùng nhiệt đới cũng chịu ảnh hưởng lớn.

Vào thời gian kết thúc, sông băng tan chảy đã làm cho mực nước biển dâng lên. Từ đây, các bộ, họ còn sống sót bắt đầu hồi phục, cùng với đó, sự đa dạng sinh học sẽ gia tăng, mở ra một kỷ mới.

2. Tuyệt chủng Devon

Đã có những bằng chứng khảo cổ cho thấy, đây là cuộc tuyệt chủng liên hoàn có thể đã kéo dài đến 20 triệu năm. Cuộc tuyệt chủng bắt đầu cách đây khoảng 360 triệu năm, ngay trước thời điểm chuyển giao giữa kỷ Devon sang kỷ Cacbon.

Trước lúc bước vào cuộc tuyệt chủng, lục địa là mảnh đất của thực vật bậc thấp và những loài côn trùng đầu tiên, còn đại dương là nơi có các rạn san hô khổng lồ chiếm ưu thế và sự tiến hóa mạnh mẽ của các loài cá đang diễn ra.

Posted Image

Theo nhà cổ sinh học McLaren, một thiên thạch có đường kính lớn đã va chạm với Trái đất, gây nên những đợt sóng thần, tàn phá hệ sinh thái bờ biển, đồng thời gây xáo trộn các tầng biển sâu.

Một nguyên nhân khác là sự phát triển mạnh mẽ của thực vật đã làm giảm CO2, khiến khí hậu trở nên lạnh hơn, nhiều sinh vật không thích nghi được đã bị tiêu diệt.

Các sinh vật biển là nạn nhân chủ yếu: những rạn san hô - ngôi nhà của sinh vật biển chết hàng loạt kéo theo sự tuyệt chủng của rất nhiều loài. Ước tính có khoảng 19% số họ, 50% số chi và 70% số loài đã bị tuyệt diệt trong cuộc tuyệt chủng này.

3. Tuyệt chủng Permi - Trias

Đây là sự kiện tuyệt chủng khủng khiếp nhất trong lịch sử khi đã tuyệt diệt phần lớn sinh vật trên Trái đất, thiết lập lại gần như toàn bộ hệ thống sinh giới. Các nhà cổ sinh cho biết đã có đến hơn 90% sinh vật biển và 70% sinh vật trên cạn đã bị xóa sổ hoàn toàn.

Posted Image

Các bằng chứng khảo cổ cho thấy, nguyên nhân chính của hiện tượng trên là do sự vận động kiến tạo mạnh mẽ của lớp vỏ Trái đất, gây nứt gãy, dồn nén các mảng lục địa.

Sự phun trào magma lên bề mặt Trái đất đã nhấn chìm tất cả trong biển lửa. Bên cạnh đó, bụi và khí carbonic tràn ngập không khí, gây hiệu ứng nhà kính khiến Trái đất càng trở nên nóng hơn bao giờ hết. Dưới đại dương, các dòng hải lưu thay đổi đã làm biến mất nhiều hệ sinh thái, sự sống trở nên vô cùng mong manh.

Posted Image

Một nguyên nhân nữa được cho là góp phần gây ra vụ đại tuyệt chủng đẫm máu này là sự va chạm của thiên thạch có bán kính 500km với Trái đất. Vết tích của vụ va chạm này được tìm thấy ở Nam Cực năm 2006 bởi các nhà khoa học thuộc trường Đại học Tiểu bang Ohio, Hoa Kỳ.

Phải mất một thời gian rất lâu sau đó, sự sống mới được khôi phục lại dần dần từ những kẻ sinh vật nhỏ may mắn sống sót trong đó có một số nhóm bò sát.

4. Tuyệt chủng Trias - Jura

Đây là cuộc tuyệt chủng đánh dấu ranh giới giữa kỷ Trias và kỷ Jura, xảy ra cách đây 199,6 triệu năm. Cuộc đại tuyệt chủng này có tác động sâu sắc đến đời sống sinh vật trên đất liền và trong lòng đại dương.

Nhiều loài động vật có xương sống trong đại dương và bò sát biển đã biến mất, ngoại trừ thằn lằn cá, thằn lằn chân chèo. Các động vật không xương như ngành tay cuốn, ngành thân mềm, lớp lưỡng cư và đặc biệt là bò sát phụ lớp thằn lằn cổ (trừ khủng long) ở đất liền cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Khoảng 23% số họ, 48% số chi đã bị tuyệt chủng.

Posted Image

Người ta vẫn chưa chắc điều gì đã gây ra sự kiện tuyệt chủng cuối kỷ Tam Điệp. Các nhà khoa học dự đoán, một hiện tượng phun trào núi lửa lớn đã xảy ra. Tuy nhiên gần đây, các nghiên cứu đã chỉ ra khá chính xác khoảng thời gian cuộc tuyệt chủng diễn ra và vụ va chạm của sao băng tạo nên hồ Manicouagan (Canada). Bằng chứng này chứng minh, có thể chính vụ va chạm là nguyên nhân trực tiếp khơi mào cuộc tuyệt chủng này.

Sự kiện tuyệt chủng đã loại bỏ nhiều loài động vật lớn trên Trái đất, tạo điều kiện cho khủng long thống trị hành tinh suốt kỷ Jura và kỷ Phấn Trắng (Creta). Khủng long làm chủ toàn bộ mặt đất, trong khi đó các vùng nước ngọt là địa phận của tổ tiên loài cá sấu ngày nay (thuộc lớp phụ thằn lằn), nhóm thằn lằn cổ rắn và thằn lằn cá trở thành bá vương biển cả.

Posted Image

Cuộc tuyệt chủng mở ra thời kì cực thịnh của bò sát với sự thống trị của khủng long

Tuy nhiên, khi thời đại của bò sát đang vô cùng thịnh vượng thì Trái đất gặp thảm họa tiếp theo - cuộc đại tuyệt chủng Creta - Paleogen.

5. Tuyệt chủng Creta - Paleogen

Sự kiện tuyệt chủng này xảy ra vào cuối kỷ Creta cách đây khoảng 66,5 triệu năm, đánh dấu sự kết thúc của Đại Trung sinh và bắt đầu Đại Tân sinh bằng kỷ Paleogen. Khoảng 17% số họ, 50% số chi và 75% số loài đã bị tuyệt chủng sau biến cố này

Posted Image

Dựa trên các bằng chứng khảo cổ được tích lũy qua quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đưa ra giả thuyết rằng, sự kiện tuyệt chủng này là do một hoặc nhiều thảm họa đồng thời gây ra, như sự tác động mạnh mẽ của cá thiên thạch (tạo nên các hố Chicxulub ở Mexico, Boltysh ở Ukraina) hoặc do mực nước biển tụt xuống, núi lửa phun trào mạnh mẽ tạo ra hiện tượng “bẫy Deccan” tàn phá nghiêm trọng sinh quyển Trái đất.

Các sự kiện địa chất đó đã làm giảm lượng ánh sáng và mức độ quang hợp, dẫn đến sự phá hủy hệ sinh thái Trái đất trên quy mô lớn. Khí hậu khô hơn, chuỗi thức ăn cũng bị phá vỡ.

Posted Image

Khủng long là loài động vật có xương sống bị ảnh hưởng đầu tiên khi môi trường thay đổi, sự đa dạng loài giảm đáng kể. Cùng với đó, một số loài thực vật, động vật không xương sống cũng biến mất trên Trái đất, tạo điều kiện cho lớp thú phát triển và dần chiếm ưu thế.

Cuộc tuyệt chủng kỷ Creta - Paleogen mang tính chất không đồng đều. Có những sinh vật bị tuyệt chủng hoàn toàn, một số khác chịu ảnh hưởng nặng nề, số còn lại hầu như không chịu tác động đáng kể nào.

6. Liệu có xuất hiện một cuộc Đại Tuyệt chủng thứ 6?

Tất cả các cuộc tuyệt chủng trong lịch sử đều do thiên nhiên gây ra, diễn ra có tính chu kỳ. Mỗi sự sụp đổ đồng thời mở ra một kỷ nguyên mới, tạo điều kiện phát triển cho nhiều sinh vật có sức sống mạnh mẽ. Câu hỏi được các nhà khoa học đặt ra là, liệu cuộc đại tuyệt chủng thứ 6 có xuất hiện?

Posted Image

Và thực tế, nó đang có dấu hiệu manh nha bắt đầu… Lần này không phải do thiên nhiên nữa, mà chính con người đang tiến hành cuộc “tự sát”. Sẽ không phải là núi lửa phun trào, thiên thạch va chạm, mực nước biển thay đổi đột ngột, mà là ô nhiễm môi trường, suy thoái sinh cảnh, mất cân bằng sinh thái, biến đổi khí hậu…

Tốc độ tuyệt chủng hiện nay nhanh gấp 4.000 lần thời kì khủng long, mọi tác động của con người đều để lại hậu quả nặng nề cho thiên nhiên, khó có thể phục hồi lại. Việc khai thác quá mức các nguồn tài nguyên mà không bảo tồn, gìn giữ đã làm mất dần đi sự sống của toàn bộ sinh giới.

Posted Image

Các nhà khoa học dự đoán, nếu tình hình vẫn tiếp tục tiếp diễn, chưa đầy một thế kỷ nữa, cuộc tuyệt chủng hàng loạt sẽ chính thức bắt đầu, con người rồi sẽ chịu chung số phận với những loài khủng long. Nhưng liệu, sau cuộc tuyệt chủng đó, con người có may mắn sống sót và sự sống được khôi phục lại hay không?

Theo PLXH

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhìn lại một sự kiện khảo cổ quan trọng của thế kỷ XX

(TTXVN)

Posted Image

Nhà khảo cổ Howard Carter cùng xác ướp Tutankhamun. (Nguồn: Getty Images)

Ngày 26/12/1922, nhà khảo cổ học người Anh - tiến sỹ Howard Carter đã tiến hành khai quật khu vực lăng mộ của Hoàng đế Ai Cập Tutankhamun - vị Hoàng đế nổi tiếng nhất của Ai Cập cổ đại.

Sự kiện này được đánh giá là sự kiện khảo cổ quan trọng nhất thế kỷ XX vì lăng mộ của Tutankhamun là mộ Pharaoh duy nhất từ trước tới nay hầu như còn nguyên vẹn.

Thung lũng các vị vua nằm bên bờ Tây sông Nile, đối diện với thành phố Luxor, nơi trước đây là thủ đô Thebes của Ai Cập cổ đại.

Trong thời kỳ Tân vương quốc (từ năm 1539-1075 trước Công nguyên), nơi đây trở thành địa điểm xây dựng lăng mộ cho các pharaoh, các hoàng hậu, quan chức có quyền lực trong triều đình, quý tộc.

Nhiều người tưởng rằng 61 lăng mộ được phát hiện trước ngày 4/11/1922 là tất cả số mộ được khai quật tại thung lũng, cho đến khi Howard Carter - một tiến sỹ khảo cổ học người Anh khám phá ra nơi yên nghỉ của vị vua trẻ Tutankhamun ở một góc khuất, cách thủ đô Cairo 700km ngược dòng sông Nile.

Tutankhamun là vị vua đời thứ 18 thuộc Vương triều Ai Cập, lên ngôi năm 1332 trước Công nguyên lúc vừa tròn 9 tuổi, vị Hoàng đế trẻ tuổi nhất trong lịch sử Ai Cập cổ đại.

Trong thời gian cai trị, vị vua trẻ đã tiến hành một loạt cải cách mang ý nghĩa to lớn. Nhà vua trẻ cho khôi phục lại việc thờ thần Amun chứ không thờ vua cha như trước đây. Ông cũng ra lệnh chuyển thủ đô trở lại vùng đất kinh kỳ xưa là Thebes.

Ngoài ra, ông cũng thay đổi tên của mình từ Tutankhaten (cái tên gắn liền với vị thần Aten) sang Tutankhamun (ý nghĩa của tên mới gắn với vị thần Amun).

Triều đại vua Tutankhamun được coi là thời kỳ hoàng kim rực rỡ nhất trong mọi triều đại Pharaoh. Ai Cập chưa bao giờ hùng mạnh đến thế.

Tuy nhiên, vào năm 1323 trước Công nguyên, khi vừa tròn 19 tuổi, Vua Tutankhamun đột ngột qua đời một cách bí ẩn.

Phát hiện khảo cổ quan trọng của thế kỷ XX

Ngày 26/11/1922, tiến sỹ Howard Carter đã tiến hành khai quật khu vực lăng mộ. Lăng mộ được phát hiện gần như hoàn toàn nguyên vẹn nhất trong các lăng mộ từng được tìm thấy trong Thung lũng các vị vua.

Nhóm khảo cổ của Howard Carter đã khám phá ra một kho tàng vô giá vượt ngoài sức tưởng tượng của họ. Đó là những đồ vật bằng vàng khối, những bảo thạch, những đồ dát ngọc tập trung nơi chiếc quan tài rực rỡ có thi thể vua Tutankhamun.

Thi thể của Vua Tutankhamun được ướp trong một cái quách được trang trí công phu, và úp lên mặt ông là chiếc mặt nạ vàng có nạm những viên đá quý.

Số đồ tùy táng quý giá trong mộ của vua Tutankhamun nhiều tới mức đã làm các nhà khảo cổ học phải choáng ngợp.

“Tháp tùng” vị vua trẻ tuổi là hơn 5.000 tác phẩm thủ công thời cổ đại, chưa kể rất nhiều đồ trang sức, tượng, bùa chú, đồ đạc và thậm chí cả một quan tài tạc bằng vàng ròng.

Ngoài ra, trong lăng mộ ông có sáu cỗ xe ngựa, 50 cái cung, hai thanh gươm, tám cái khiên, hai lưỡi dao găm, súng cao su đủ loại và các loại boomerang.

Trên những cái rương gỗ trong lăng mộ là hình ảnh miêu tả ông đang cưỡi ngựa xông vào thành, tay giương cung lên bắn và bánh xe ngựa của ông nghiền nát lũ quân xâm lược Nubian.

Các nhà khảo cổ học đã phải dành cả 10 năm chỉ để thống kê và đặt tên cho những đồ vật được tìm thấy trong mộ của vua Tutankhamun.

“Kho báu Tutankhamun” đã khiến cả thế giới kinh ngạc và giúp cho các nhà nghiên cứu hiểu thêm về lịch sử Ai Cập thời kỳ đó.

Cái chết nhiều bí ẩn

Sau khi Tutankhamun băng hà, thi thể của ông đã được đem ướp như tất cả các pharaoh. Từ khi phát hiện ra xác ướp của Tutankhamun, các nhà khoa học luôn muốn tìm lời giải cho cái chết bí ẩn của vị vua trẻ nổi tiếng này. Có rất nhiều giả thiết xung quanh cái chết của vị Pharaoh trẻ tuổi này.

Có người đồ rằng Tutankhamun chết vì bị nhiễm trùng máu hoặc tắc mạch máu. Năm 1968, qua chụp X-quang, các nhà khoa học phát hiện có mảnh xương vỡ trên sọ của Tutankhamun, từ đó xuất hiện tin đồn vị vua trẻ này bị giết hại.

Posted Image

Khuôn mặt vua Tutankhamun. (Nguồn: AFP)

Tuy nhiên vào năm 2005, bằng việc sử dụng các máy quét CT để nghiên cứu xác ướp của vị vua Tutankhamun, các nhà khảo cổ học đã chứng minh được rằng Vua Tutankhamun không bị chết bởi vết thương đánh vào đầu như nhiều người tưởng. Phân tích cho thấy, vết vỡ ở sau sọ xác ướp do quá trình ướp xác gây ra.

Một giả thuyết là Tutankhamun chết vì sốt rét. Các nhà khoa học đã phân tích xác ướp của ông để tìm ra các dấu vết di truyền của các bệnh truyền nhiễm khác nhau.

Dựa trên sự hiện diện của ADN thuộc một số chủng ký sinh trùng được gọi là Plasmodium falciparum, có thể khẳng định rõ ràng rằng Tutankhamun đã bị nhiễm bệnh sốt rét. Không những thế, ông đã bị nhiễm căn bệnh nghiêm trọng này rất nhiều lần. Liệu có phải chính căn bệnh sốt rét đã giết chết nhà vua?

Phải mãi đến ngày 3/11/2013, bí ẩn về cái chết của vị pharaoh Ai Cập Tutankhamun đã được hé lộ sau 3.336 năm.

Các nhà khoa học Anh đã dựng hình ảnh ba chiều chi tiết về xác ướp của Tutankhamun và nhận thấy có vết bánh chiến xa cán qua cơ thể ông. Sau khi khôi phục đầy đủ hình ảnh về các chấn thương, các nhà nghiên cứu kết luận nửa thân bên trái của vị vua Ai Cập đã bị bánh xe cán phải khiến ông bị thương nặng và chết ngay lập tức.

Share this post


Link to post
Share on other sites