Quản Trị Viên 10

Những Di Sản Khảo Cổ Trên Thế Giới

130 bài viết trong chủ đề này

Phát hiện đồng hồ mặt trời hơn 3.000 năm tuổi

Một hòn đá chạm khắc được tìm thấy trong ngôi mộ thời kỳ đồ đồng ở Ukraine có niên đại hơn 3.000 năm, được coi là một trong những chiếc đồng hồ mặt trời lâu đời nhất cho đến nay.

Các nhà khảo cổ học xác định chiếc đồng hồ mặt trời thuộc nền văn hóa Srubna hoặc Srubnaya, được biết đến với những ngôi mộ khung gỗ trên vùng thảo nguyên giữa dãy núi Ural và con sông Dneiper.

Posted Image

Những nét chạm khắc trên phiến đá cho thấy đây là một chiếc đồng hồ mặt trời được người Srubnayan sử dụng từ thời kỳ đồ đồng. (Ảnh: Vodolazhskaya)

Năm 2011, nhóm các nhà khảo cổ do Yurii Polidovich từ bảo tàng Donetsk đứng đầu đã khai quật một gò đất chôn cất từ thời kỳ đồ đồng có niên đại thế kỷ 12 hoặc 13 trước công nguyên. Bên trong gò đất, họ phát hiện một tấm chạm khắc được đánh dấu bởi các đường kẻ và vòng tròn cả hai bên.

Tháng 2/2013, những hình ảnh thu thập đã được gửi cho Larisa Vodolazhskaya tại trung tâm nghiên cứu Archaeoastronomical, Nga. “Sau khi nhận được các bức ảnh, một trong những giả thuyết đưa ra khiến tôi liên tưởng nó tới một chiếc đồng hồ mặt trời”, LiveScience dẫn lời Vodolazhskaya cho biết.

Để chứng minh, Vodolazhskaya tính toán góc độ ánh sáng mặt trời và bóng của nó để khẳng định rằng những hình khắc trên tấm đá sử dụng để đánh dấu giờ chính xác. Các chỗ lõm tròn đặt theo một hình elip dùng để ký hiệu giờ, các rãnh còn lại trên tấm đá đánh dấu vị trí theo chiều dọc là địa điểm đánh dấu cột bóng của đồng hồ mặt trời.

Theo VNE

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dấu tích người tiền sử tại Cao nguyên đá Đồng Văn

Đầu tháng 10/2013, Viện Khảo cổ học Việt Nam phối hợp với Bảo tàng tỉnh Hà Giang tiến hành khai quật khảo cổ di chỉ Sủa Cán Tỷ, thuộc thôn Sủa Cán Tỷ, xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ và đã phát hiện dấu tích người tiền sử thuộc thời kỳ đồ đá cũ ở Việt Nam.

Posted Image

Di chỉ Sủa Cán Tỷ nằm ngay cạnh Quốc lộ 4C (đường từ huyện Quản Bạ đi Yên Minh, thuộc khu vực Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn). Qua quá trình khai quật ba hố với tổng diện tích 100m2, độ sâu so với bề mặt đất là 1,1m và khảo sát khu vực xung quanh, các nhà khảo cổ học cũng đã tìm thấy dấu tích của người tiền sử và thu được gần 200 di vật, chủ yếu là công cụ lao động bằng đá như công cụ rìa ngang, rìa dọc; công cụ hình móng ngựa; công cụ rìa ở hai đầu, công cụ ghè hết một mặt quậy; công cụ mảnh, mảnh tước; công cụ mũi nhọn... được găm cạnh đường đi và các nương đá.

Theo tiến sỹ Nguyễn Trường Đông, Viện Khảo cổ học Việt Nam, hình thái và loại hình học của các công cụ cho thấy đây là nét đặc trưng của công cụ văn hóa Sơn Vi - một văn hóa khảo cổ học, thuộc hậu kỳ thời đại đồ đá cũ ở Việt Nam.

Qua nghiên cứu tổng thể các di vật khảo cổ, chuyên gia của Viện Khảo cổ học Việt Nam đã cho rằng di chỉ Sủa Cán Tỷ là một địa điểm cư trú của người tiền sử.

Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn là một vùng đất cổ, có lịch sử phát triển lâu đời với nhiều di tích và di vật đánh dấu những giai đoạn phát triển chính của lịch sử của đất nước, như các di tích thời đồ đá cũ, Sơ kỳ đồ đá mới, Hậu kỳ đồ đá mới, Sơ kỳ đồ kim khí và tiêu biểu nhất là những trống đồng thuộc thời kỳ đồ sắt sớm.

Theo TTXVN/Vietnam+

Share this post


Link to post
Share on other sites

Châu Âu: Pháp - Di chỉ khảo cổ thời tiền sử ở thung lũng Dordogne và các hang động ở thung lũng Vézère (1979)

(Cinet-DSTG) – Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc Unesco đã công nhận Di chỉ khảo cổ thời tiền sử ở thung lũng Dordogne và các hang động ở thung lũng Vézère của Pháp là Di sản văn hóa thế giới năm 1979.

Posted Image

Tranh khắc và vẽ trên đá tại thung lũng Dordogne, Lascaux

Di chỉ khảo cổ thời tiền sử ở thung lũng Dordogne và các hang động ở thung lũng Vézère nằm ở vùng Lascaux và Montignac của nước Pháp. Hai khu vực này gồm nhiều tranh khắc trên đá. Trong thung lũng Vézère có khoảng 150 di chỉ thời tiền sử có niên đại từ thời kỳ đồ đã và 25 hang động được trang trí với những hình khắc trên hang đá.

Posted Image Posted Image Posted Image

Những hiện vật, cổ vật, tranh vẽ và khắc trên đá ở hang động, thung lũng Dordogne có số lượng lớn nhất trong số các bộ sưu tập nghệ thuật tiền sử khác của Châu Âu và cả thế giới.

Di chỉ khảo cổ thời tiền sử ở thung lũng Dordogne thuộc vùng Lascaux được phát hiện năm 1940 là một minh chứng quan trọng cho lịch sử nghệ thuật thời tiền sử. Trong di chỉ khảo cổ này, các nhà khảo cổ đã tìm những tranh khắc trên đá mô tả chi tiết cuộc sống săn bắt của người tiền sử. Có một điều đặc biệt là những gì được tìm thấy ở Di chỉ khảo cổ thời tiền sử ở thung lũng Dordogne và các hang động ở thung lũng Vézère cho thấy chúng có cùng một quan điểm nghệ thuật. Hơn 100 bức tranh khắc trên đá miêu tả cảnh săn bắt khá kỹ với màu sắc phong phú, được đánh giá là rất chất lượng vào thời kỳ đó. Các nhà khoa học cho rằng cách đấy hàng chục nghìn năm, kết cấu của mặt đất và đá ở khu vực này khác so với hiện tại vì thế những bức tranh được thực hiện dễ dàng hơn. Sau một thời gian dài, bị chôn vùi trong quên lãng và bị phủ lấp bởi nhiều tầng đất đá, khi được tìm thấy, các nhà khảo cổ đã phải rất vất vả để khai quật những chứng cứ nghệ thuật này lên mà không gây ảnh hưởng đến chúng. Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, nhà khảo cổ học Breuil đã phát hiện ra rằng có một lớp phủ dày các tinh thể canxi đã được hình thành, chính hợp chất này đã bảo vệ những bức tranh khắc đá hàng chục nghìn năm không bị mục nát, hay mờ nhạt..

Posted Image Posted Image Posted Image

Bởi sự rộng lớn của hang động và hợp chất canxi tại đây mà các bức tranh sau hàng nghìn năm vẫn giữ được màu sắc và hình ảnh rõ nét...

Di chỉ khảo cổ thời tiền sử ở thung lũng Dordogne có diện tích khoảng gần 40 km gồm 25 hang động với những nhiều những hiện vật quý giá là minh chứng cho một giai đoạn phát triển của loài người, đặc biệt là sự phát triển về nghệ thuật tiền sử. Sau nhiều cuộc tìm kiếm, khai quật khảo cổ, các nhà khoa học đã tìm được hơn 500.000 hòn đá lửa, 148 bộ xương động vật, 844 đồ dùng và các tác phẩm nghệ thuật thuộc nhiều thể loại khác nhau có niên đại từ thời đồ đá. Bộ sưu tập này cho đến nay là bộ sưu tập về nghệ thuật tiền sử lớn nhất của Châu Âu và thế giới.

Các hang động ở vùng Lascaux cao hơn nhiều so với những hang động khác của ở Pháp và Tây Ban Nha như Les Trois-Frères, Niaux, Altamira, Font-de-Gaume và Les Combarelles…Bởi Lascaux lớn hơn nhiều những hang động khác, cũng chính vì lý do đó cùng với lớp hợp chất canxi mà các cổ vật, hiện vật ở đây vẫn còn ở trong tình trạng tốt khi được tìm thấy.

Posted Image Posted Image Posted Image Posted Image

Các bức tranh vẽ và khắc trên đá tại hang động có hình ảnh và nét vẽ rất sắc nét với hỉnh ảnh chủ yếu là các loài động vật như: bò rừng, ngựa, hươu...

Các bức tranh khắc đá ở đấy vẽ nhiều loại động vật khác nhau như bò đực, bò rừng, ngựa cùng với nhiều loài động vật khác sống từ thời tiền sử…Tuy nhiên tổng hợp lại thì có 3 nhóm chính được vẽ là hình người, động vật và hình trừu tượng. Hầu hết các hình vẽ được vẽ trên tường và sử dụng các loại khoáng sản tạo màu. Một số ít các tranh vẽ được khắc sâu vào đá..Theo ước tính có khoảng 900 hình ảnh còn nhìn thấy tương đối rõ là hình vẽ về động vật. Trong đó có 364 hình vẽ được xác định là ngựa, 90 hình vẽ được xác định là hươu, bò rừng chiếm khoảng 5% trên tổng số hình vẽ..Số còn lại là hình vẽ về tê giác, gấu..một số hình vẽ chưa thể xác định là hình gì.

Năm 1948, Di chỉ khảo cổ thời tiền sử ở thung lũng Dordogne và các hang động ở thung lũng Vézère bắt đầu được mở cửa tự do cho khách thăm quan và các nhà nghiên cứu. Nhưng đến năm 1955, do ảnh hưởng từ việc thăm quan của con người mà các bức tranh ở đây bắt đầu hư hỏng và để bảo tồn di sản văn hóa này chính phủ Pháp đã cho đóng cửa khu vực năm 1963.

Hiện chính phủ Pháp vẫn đang tiến hành dự án trung tu, khôi phục những bức tranh và hiện vật được tìm thấy tại Di sản văn hóa này.

Thái Anh

<br style="mso-special-character:line-break">

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phát hiện mới về cư dân châu Âu vào thời kỳ Đồ đá

Theo những nghiên cứu của các nhà nhân loại học châu Âu và Australia được công bố ngày 10/10 trên tạp chí Khoa học của Mỹ, vào thời kỳ Đồ đá, những người tiền sử sống bằng săn bắt-hái lượm và những người làm nghề nông đã có một thời gian dài cùng tồn tại và sống sát cạnh nhau ở khu vực Trung Âu.

Thời gian hai nhóm người này cùng tồn tại bên nhau kéo dài khoảng 2.000 năm, lâu hơn so với suy nghĩ trước đây.

Những nghiên cứu này được thực hiện dựa trên việc phân tích ADN lấy từ hài cốt của 364 người tiền sử tại 25 địa điểm ở vùng ngã ba sông Elbe và Saale, và hài cốt của 25 người tại một hang động ở vùng Westphalia, nước Đức.

Posted Image

Ảnh: kenh14

Theo các nhà nghiên cứu, những người sống bằng săn bắt-hái lượm và cả những người làm nghề nông đều không thể được coi là tổ tiên duy nhất của người Trung Âu hiện nay.

Cách đây 7.500 năm, cư dân ở vùng Trung Âu sống bằng phương thức săn bắt-hái lượm. Họ là con cháu của những người hiện đại đầu tiên tới châu lục này cách đây 45.000 năm. Bộ phận cư dân săn bắt-hái lượm này đã sống sót qua thời kỳ băng hà cuối cùng và thời kỳ Trái Đất bắt đầu nóng lên, diễn ra cách đây khoảng 10.000 năm.

Trong khi đó, nền văn minh nông nghiệp từ khu vực Trung Đông bắt đầu dịch chuyển tới Trung Âu cách đây 7.500 năm và sau đó đã phát triển trên khắp châu Âu, cùng với nó là sự xuất hiện của cộng đồng dân cư làm nghề nông, cụ thể là gieo trồng ngũ cốc, chăn nuôi gia súc và làm các nghề thủ công.

Tuy nhiên, trái với suy đoán phổ biến trước đây, cộng đồng cư dân làm nghề nông mới xuất hiện này không phải ngay lập tức "tiêu diệt" cộng đồng cư dân săn bắt-hái lượm. Ngược lại, hai cộng đồng cư dân trên đã cùng tồn tại bên cạnh nhau trong ít nhất 2.000 năm ở Trung Âu. Thậm chí, các kết quả phân tích gene cho thấy đôi khi còn có những trường hợp kết hôn giữa hai cộng đồng này.

Theo các nhà khoa học, phương thức săn bắt-hái lượm của người tiền sử đã biến mất khoảng 5.000 năm trước để chuyển sang hoạt động nông nghiệp.

Theo TTXVN

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phát hiện bộ cuốc đá cổ tại Đồng Văn

Các nhà khoa học vừa tìm thấy bộ cuốc đá ở Đồng Văn - dấu tích đầu tiên về sản xuất nương rẫy trên cao nguyên này.

Posted Image

Cao nguyên đá Đồng Văn. Ảnh: Trần Thu Tưởng.

Tiến sĩ Trình Năng Chung, Viện Khảo cổ học Việt Nam cho biết, tại khu vực tổ 6, thị trấn huyện Yên Minh, gia đình ông Nguyễn Văn Hội trong thời gian san đồi làm nhà đã phát hiện được một bộ sưu tập công cụ đá gồm 5 chiếc cuốc đá hình tứ giác, mài nhẵn toàn thân. Chúng được xếp cụm vào nhau, có dấu vết của than tro kèm theo.

Sau khi xem xét các di vật này, các nhà khoa học khẳng định tất cả được chế tác từ loại đá riôlit có màu trắng xám, độ cứng cao sẵn có ở địa phương. Chúng đều có kích thước khá lớn, với rìa lưỡi sắc bén, trung bình dài 18 cm, rộng 7 cm, dày 2,5 cm.

Tuy được mài toàn thân, nhưng dấu vết ghè đẽo thô vẫn còn sót lại trên thân cuốc. Những dấu vết để lại cho thấy chúng được buộc cán và đã qua sử dụng bởi hầu hết phần rìa lưỡi có vết sứt mẻ.

Đến nay, việc khảo sát xung quanh nơi phát hiện bộ sưu tập này nhằm tìm kiếm những dấu vết cư trú cổ vẫn đang được tiến hành.

Tiến sĩ Trình Năng Chung, Viện Khảo cổ học khẳng định đây là những di vật thuộc thời hậu kỳ đá mới - sơ kỳ kim khí, có niên đại cách ngày nay từ 3.500-4.000 năm. Sự có mặt của loại cuốc đá chứng tỏ đến giai đoạn này, nền nông nghiệp dùng cuốc đã ra đời. Đây là bộ công cụ lao động rất thích ứng với hình thức nông nghiệp nương rẫy ở vùng đồi núi cao như cao nguyên đá Đồng Văn.

Ngoài ra, tại hang Khố Mỷ, xã Tùng Vân, huyện Quản Bạ, nhóm nhà khoa học cũng phát hiện những hình vẽ cổ trên vách đá với những hình người có hai chiếc sừng dài trên đầu đang dang tay nhảy múa. Các hình vẽ thể hiện trên vách đá thẳng đứng nằm sâu cách cửa hang chừng 30 m.

Nghiên cứu cho thấy người xưa đã nghiền đá thổ hoàng trộn với nhựa thực vật và hòa với nước để vẽ. Đây là phát hiện có giá trị khoa học và có ý nghĩa lớn đối với ngành khảo cổ học Việt Nam.

Cao nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang bao gồm 4 huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ, là một trong những vùng đá vôi đặc biệt, chứa đựng những dấu ấn tiêu biểu về lịch sử phát triển vỏ trái đất, những hiện tượng tự nhiên, cảnh quan đặc sắc về thẩm mỹ, tính đa dạng sinh học cao và truyền thống văn hóa lâu đời của cộng đồng cư dân bản địa.

Theo Vietnamplus

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phát hiện mới về cư dân châu Âu vào thời kỳ Đồ đá

Theo những nghiên cứu của các nhà nhân loại học châu Âu và Australia được công bố ngày 10/10 trên tạp chí Khoa học của Mỹ, vào thời kỳ Đồ đá, những người tiền sử sống bằng săn bắt-hái lượm và những người làm nghề nông đã có một thời gian dài cùng tồn tại và sống sát cạnh nhau ở khu vực Trung Âu.

Thời gian hai nhóm người này cùng tồn tại bên nhau kéo dài khoảng 2.000 năm, lâu hơn so với suy nghĩ trước đây.

Những nghiên cứu này được thực hiện dựa trên việc phân tích ADN lấy từ hài cốt của 364 người tiền sử tại 25 địa điểm ở vùng ngã ba sông Elbe và Saale, và hài cốt của 25 người tại một hang động ở vùng Westphalia, nước Đức.

Posted Image

Ảnh: kenh14

Theo các nhà nghiên cứu, những người sống bằng săn bắt-hái lượm và cả những người làm nghề nông đều không thể được coi là tổ tiên duy nhất của người Trung Âu hiện nay.

Cách đây 7.500 năm, cư dân ở vùng Trung Âu sống bằng phương thức săn bắt-hái lượm. Họ là con cháu của những người hiện đại đầu tiên tới châu lục này cách đây 45.000 năm. Bộ phận cư dân săn bắt-hái lượm này đã sống sót qua thời kỳ băng hà cuối cùng và thời kỳ Trái Đất bắt đầu nóng lên, diễn ra cách đây khoảng 10.000 năm.

Trong khi đó, nền văn minh nông nghiệp từ khu vực Trung Đông bắt đầu dịch chuyển tới Trung Âu cách đây 7.500 năm và sau đó đã phát triển trên khắp châu Âu, cùng với nó là sự xuất hiện của cộng đồng dân cư làm nghề nông, cụ thể là gieo trồng ngũ cốc, chăn nuôi gia súc và làm các nghề thủ công.

Tuy nhiên, trái với suy đoán phổ biến trước đây, cộng đồng cư dân làm nghề nông mới xuất hiện này không phải ngay lập tức "tiêu diệt" cộng đồng cư dân săn bắt-hái lượm. Ngược lại, hai cộng đồng cư dân trên đã cùng tồn tại bên cạnh nhau trong ít nhất 2.000 năm ở Trung Âu. Thậm chí, các kết quả phân tích gene cho thấy đôi khi còn có những trường hợp kết hôn giữa hai cộng đồng này.

Theo các nhà khoa học, phương thức săn bắt-hái lượm của người tiền sử đã biến mất khoảng 5.000 năm trước để chuyển sang hoạt động nông nghiệp.

Theo TTXVN

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc phát hiện thanh kiếm cổ 2000 năm bằng đồng xanh như mới

Hồng Thủy

Thứ năm 24/10/2013 15:10

(GDVN) - Khi khai quật các nhà khảo cổ đều thấy bất ngờ khi phát hiện một thanh kiếm cổ bằng đồng xanh không hề bị gỉ sét, màu sắc vẫn như mới sau hơn 2000 năm.

Posted Image

Thanh kiếm cổ bằng đồng xanh từ 2000 năm trước được khai quật.

Ngày 23/10 sở Nghiên cứu hiện vật khảo cổ Nhạc Dương tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc cho biết, gần đây khi khai quật một quần thể mộ cổ tại đồi Đồng Tử khu La Thành thành phố Mịch La đã phát hiện 23 ngôi mộ cổ trên 2000 năm và hơn 60 hiện vật tùy táng bằng đồng xanh, ngọc và gốm.

23 ngôi mộ cổ đều được đặt theo hướng Đông - Tây và nhiều khả năng là của một dòng họ quý tộc.

Khi khai quật các nhà khảo cổ đều thấy bất ngờ khi phát hiện một thanh kiếm cổ bằng đồng xanh không hề bị gỉ sét, màu sắc vẫn như mới sau hơn 2000 năm.

Những cổ vật này theo giới phân tích khảo cổ nhận xét, chúng không chỉ thể hiện phong tục tống táng ma chay thời Đông Chu mà còn có thể tiết lộ nhiều thông tin về đời sống vật chất, văn hóa thời kỳ này.

====================

Những cổ vật này theo giới phân tích khảo cổ nhận xét, chúng không chỉ thể hiện phong tục tống táng ma chay thời Đông Chu mà còn có thể tiết lộ nhiều thông tin về đời sống vật chất, văn hóa thời kỳ này.

Vào thời Đông chu, tình Hồ Nam thuộc Nam Dương Tử - thuộc nước Văn Lang của người Việt. Đến thời Tần và đầu Hán, biên giới Trung Quốc - do chính các nhà sử học Trung Quốc công bố - cũng chưa tới Hồ Nam (Xem: Lịch sử Trung Quốc 5000 năm).

Posted Image

Do đó cần phải hiểu đúng rằng: Di vật khảo cổ được tìm thấy trong nước Trung Quốc hiện đại. Còn di vật đó có thuộc về văn minh Hán không thì phải xem lại lịch sử từ hơn 2000 năm trước.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phát hiện mộ 4.000 năm tuổi của thái y hoàng gia Ai Cập

Các nhà khảo cổ học người Czech vừa khai quật một ngôi mộ cổ 4.000 năm tuổi ở Abusir, phía Tây Nam thủ đô Cairo của Ai Cập. Họ tin rằng, người nằm trong ngôi mộ là thái y của các vị vua Ai Cập cổ đại.

Posted Image

Kim tự tháp Neferirkare ở Abusir, Ai Cập. (Ảnh: Rawstory)

Ông Ali al- Asfar, quan chức cao cấp của Bộ cổ vật Ai Cập cho hay ngôi mộ nằm trên mảnh đất dài 21m, rộng 14m và có bức tường cao 4m ở khu vực Abusir ở phía Tây Nam thủ đô Cairo.

Bộ trưởng Bộ cổ vật Ai Cập, ông Ibrahim Ali cho biết: "Phát hiện này rất quan trọng vì đây là ngôi mộ của một trong những thái y (những người chữa bệnh cho hoàng gia), có mối liên hệ chặt chẽ với nhà vua, sống trong thời kỳ xây dựng kim tự tháp".

Ông Asfar cho biết, dường như ngôi mộ nằm trong khu đất của gia đình nên nhóm các nhà khảo cổ người Czech đang cố gắng tìm kiếm xác ướp của những người khác trong gia đình bác sĩ.

Abusir là một nghĩa địa rộng lớn từ thời kỳ Cổ vương quốc của Ai Cập ((2.815 TCN - 2.400 TCN). Nơi đây có các kim tự tháp của một số Pharaoh thuộc Vương triều thứ 5 của Ai Cập cổ đại.

Theo Dân Việt

Share this post


Link to post
Share on other sites

91 năm phát hiện khảo cổ vĩ đại tại Thung lũng các vị Vua

Vào ngày này cách đây 91 năm, ngày 4/11/1922, nhà khảo cổ học người Anh Howard Carter tìm thấy lối vào ngôi mộ của Pharaoh Tutankhamun trong Thung lũng các vị Vua, nơi yên nghỉ của rất nhiều vị Pharaoh nổi tiếng trong lịch sử Ai Cập.

Posted Image

Cỗ quan tài của Vua Tutankhamun (Nguồn: dailymail)

Phát hiện này đã vén bức màn bí ẩn về các nền văn minh Ai Cập cổ đại mà con người chưa từng được biết tới. Đây được xem là thành tựu vĩ đại nhất trong lịch sử ngành khảo cổ học ở thế kỷ XX.

Hoàng đế thiếu niên Tutankhamun, vị vua đời thứ 18 thuộc Vương triều Ai Cập, lên ngôi năm 1332 trước Công nguyên lúc vừa tròn 9 tuổi, là vị Hoàng đế trẻ tuổi nhất trong lịch sử Ai Cập cổ đại. Triều đại vua Tutankhamun được coi là thời kỳ hoàng kim rực rỡ nhất trong mọi triều đại Pharaoh. Ai Cập chưa bao giờ hùng mạnh đến thế.

Tuy nhiên, vào năm 1352 T.C.N, khi vừa tròn 19 tuổi, Vua Tutankhamun đột ngột qua đời một cách bí ẩn.

Trải qua qua mấy nghìn năm, trong khi các ngôi mộ Hoàng gia Ai Cập đều đã bị đào bới gần hết và tất cả các hiện vật trong các lăng mộ này đều đã bị lấy trộm hết, thì riêng lăng tẩm của vua Tutankhamun lại không tìm thấy dấu tích. Chính điều này đã thu hút nhiều sự quan tâm chú ý của giới khoa học.

Sau nhiều năm khảo cứu, với niềm tin rằng lăng mộ của Vua Tutankhamun nằm ẩn mình đâu đó ở Thung lũng các vị Vua ở Ai Cập, ngày 4/11/1922, nhà khảo cổ học người Anh Howard Carter và nhà tài trợ Lord Carnarvon đã tìm thấy ngôi mộ của vua Tutankhamun ở một góc khuất tại Thung lũng các vị Vua, thành phố Luxor, cách thủ đô Cairo 700km ngược dòng sông Nile. Nếu như khoảng 2.500 năm trước Công nguyên, các vị vua chuẩn bị cho mình một phần mộ khổng lồ như kim tự tháp, thì khoảng thời gian từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 11 trước Công nguyên, các Pharaon lại xây dựng các lăng mộ ngầm dưới lòng đất.

Cho đến lúc nhóm khai quật của Carter tìm thấy các bước dẫn đến ngôi mộ của Tutankhamun, thì ngôi mộ Pharaoh này vẫn là ngôi mộ nguyên vẹn nhất trong số những ngôi mộ từng được tìm thấy trong Thung lũng các vị Vua.

Khi bắt đầu tiến hành khai quật, nhóm khảo cổ của Howard Carter đã khám phá ra một kho tàng vô giá vượt ngoài sức tưởng tượng của họ. Đó là những đồ vật bằng vàng khối, những bảo thạch, những đồ dát ngọc tập trung nơi chiếc quan tài rực rỡ có thi thể Vua Tutankhamun. Thi thể của Vua Tutankhamun được ướp trong một cái quách trang trí công phu và úp lên mặt ông là chiếc mặt nạ vàng có nạm những viên đá quý.

Số đồ tùy táng quý giá trong mộ của vua Tutankhamun nhiều tới mức đã làm các nhà khảo cổ học phải choáng ngợp. “Tháp tùng” vị vua trẻ tuổi là hơn 5.000 tác phẩm thủ công thời cổ đại, chưa kể rất nhiều đồ trang sức, tượng, bùa chú, đồ đạc và thậm chí cả một quan tài tạc bằng vàng ròng. Tất cả đã khiến cả thế giới kinh ngạc và giúp cho các nhà nghiên cứu hiểu thêm về lịch sử Ai Cập thời kỳ đó.

Các nhà khảo cổ học đã phải dành cả 10 năm chỉ để thống kê và đặt tên cho những đồ vật được tìm thấy trong mộ của Vua Tutankhamun. Chỉ đến khi nhà khảo cổ Howard công bố công trình nghiên cứu về sự tồn tại của lăng mộ Tutankhamun thì giới khảo cổ học mới tin rằng “kho báu Tutankhamun” là thật chứ không phải chỉ có trong truyền thuyết.

Sau khi những nghiên cứu của Howard Carter về xác ướp của Vua Tutankhamun được tiết lộ, người ta biết được ông cao khoảng 1m6. Cũng như tổ tiên của mình, ông đã được nuôi dạy để trở thành chiến binh. Trong lăng mộ ông có sáu cỗ xe ngựa, 50 cái cung, 2 thanh gươm, 8 cái khiên, 2 lưỡi dao găm, súng cao su đủ loại và các loại boomerang. Trên những cái rương gỗ trong lăng mộ của ông là hình ảnh miêu tả ông đang cưỡi ngựa xông vào thành, tay đang giương cung bắn và bánh xe ngựa của ông nghiền nát quân xâm lược Nubian.

Nhưng, sau rất nhiều cuộc nghiên cứu, cho đến nay, nguyên nhân cái chết của Vua Tutankhumun vẫn còn là một điều bí ẩn. Có giả thuyết cho rằng vị vua này bị ám sát nhưng cũng có ý kiến nghiêng về khả năng ông chết là do vết thương ở chân bị hoại tử.

Về nguồn gốc của Tutankhamun cũng chưa có câu trả lời rõ ràng. Một số chuyên gia khẳng định vị vua này là con của Pharaoh Akhenaten và Nefertiti nhưng cũng xuất hiện những giả thuyết cho rằng, mẹ ông là một công chúa nước ngoài hoặc người vú nuôi tên Maya.

Rốt cuộc, Vua Tutankhamen vẫn là một bí ẩn đầy thách thức và các nhà khoa học sẽ còn phải nghiên cứu rất nhiều về vị vua này.

Kể từ khi lăng mộ Tutankhamun được phát hiện với các hiện vật còn gần như nguyên vẹn, Thung lũng các vị Vua của Ai Cập trở nên nổi tiếng. Thung lũng này trở thành di sản thế giới năm 1979 và cho đến giờ, các hoạt động thăm dò, khai quật, bảo tồn vẫn đang được tiếp tục./.

Theo TC Kinh tế châu Á TBD

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tìm thấy tượng đại bàng 1.900 năm tuổi giữa London

Các nhà khảo cổ học Anh mới phát hiện bức tượng điêu khắc một con đại bàng có niên đại khoảng 1.900 tuổi trong khi đang đào đường xây dựng.

Các chuyên gia cho biết bức tượng điêu khắc hình một con đại bàng đang dùng mỏ giữ một con rắn nhỏ được tìm thấy ở khu vực đang chuẩn bị xây dựng lại một khách sạn 16 tầng tại London.

Posted Image

Bức tượng điêu khắc đại bàng được tìm thấy ở London. (Ảnh: Museum of London Archaeology)

Theo tính toán và nghiên cứu của các nhà khảo cổ học, bức tượng điêu khắc có niên đại từ thế kỷ thứ nhất hoặc thứ hai sau công nguyên và được làm từ đá noãn thạch được lấy từ khu vực Cotswolds.

Sky News cho hay, tác phẩm điêu khắc được tìm thấy có tình trạng bảo quản tương đối tốt. Các nhà khảo cổ cũng đã tìm thấy dấu vết của một lăng mộ trong quá trình khai quật và bức tượng đại bàng này được cho là một phần trang trí của lăng mộ.

Hình ảnh đại bàng và con rắn thường rất phổ biến ở La Mã. Theo Michael Marshall, chuyên gia nghiên cứu thuộc Bảo tàng Khảo cổ học London, đại bàng là biểu tượng của La Mã cổ đại.

Martin Henig, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này cho biết đây là bức tượng điêu khắc đẹp nhất từng được tìm thấy ở London và là một trong số những biểu tượng còn nguyên vẹn được tìm thấy ở Roman Britain, một khu vực thuộc triều đại La Mã cổ đại trước đây.

Theo VNE

Share this post


Link to post
Share on other sites

Italy: Tìm thấy tượng La Mã cổ đại ở cung điện dưới nước

Ngày 7/11, các nhà khảo cổ học Italy cho biết họ đã tìm thấy một bước tượng La Mã cổ đại bằng cẩm thạch trong một cung điện hoàng đế dưới nước gần Vịnh Naples.

Posted Image

Ảnh chụp từ trên cao cung điện dưới nước gần vịnh Naples. (Nguồn: rayviolet.blogspot.com

Bức tượng điêu khắc là phụ nữ, nhưng đã bị mất đầu và không có tay. Nó được phát hiện ngoài khơi bờ biển gần thị trấn Baia- nơi được xem là một khu khảo cổ dưới nước.

Ông Paolo Caputo, một quan chức thuộc Cơ quan di sản địa phương nói "việc phát hiện ra bức tượng là rất ý nghĩa và cực kỳ quan trọng đối với chúng tôi, vì qua đây có thể biết được chất lượng của cẩm thạch cổ và sự khéo léo tài tình của nhà điêu khắc thời xưa."

Hiện các nhà khảo cổ vẫn chưa khẳng định được bức tượng khiếm khuyết này là hình ảnh một vị thánh nào đó, hay một thành viên trong gia đình hoàng tộc.

Khu vực xung quanh nơi phát hiện bức tượng Baia là một khu nghỉ dưỡng nước nóng, vốn rất nổi tiếng trong thời kỳ La Mã và có rất nhiều biệt thự xinh đẹp ở đây.

Một trong số những ngôi biệt thự này đã bị Đế chế Nero (năm 37-68 sau Công Nguyên) tịch thu và biến thành lâu đài nghỉ dưỡng mùa hè./.

Theo VietNam+

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phát hiện 600 mộ cổ niên đại hàng ngàn năm

600 ngôi mộ được chôn dưới lớp đất đá và phân bổ trên hai ngọn đồi vừa mới được tìm thấy tại tỉnh Tứ Xuyên và theo nhận định ban đầu, những ngôi mộ này sớm nhất có từ thời nhà Đông Hán (25-220).

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Theo tin tức từ các trang mạng Trung Quốc ngày 6/11, 600 ngôi mộ này nằm trên một ngọn đồi khá lớn tại huyện Tân Tân, thành phố Thành Đô, Tứ Xuyên. Và việc tìm thấy rất tình cờ khi các công nhân đang tiến hành thu dọn lớp đất đá để xây dựng một công trình tại đây.

Được biết, 600 ngôi mộ bị chôn vùi khá sâu trong lòng đất, được bao bọc bằng những tán cây lớn và tổ ong.

Có khoảng 370 ngôi mộ nằm ở phía tây của ngọn đồi, sắp xếp theo hình bậc thang, như ngọn núi cao dựng đứng, cao khoảng 60m. 230 ngôi mộ còn lại phân bổ ở vị trí thấp hơn.

Bước đầu, chính quyền huyện Tân Tân cùng các nhà khảo cổ xác định những ngôi mộ này có giá trị lịch sử vô cùng quan trọng, sớm nhất có từ nhà Đông Hán.

Hiện các nhà khảo cổ học đang tích cực làm sạch lớp đất đá xung quanh và tiến hành khai quật, tìm kiếm các dấu tích ở trong lòng những ngôi mộ này. Mới đầu, có rất nhiều đồ gốm trang trí, đa dạng phong cách đã được tìm thấy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người cổ đại cũng ham 'khoe mẽ' giàu sang

Được biết đợt khảo cổ này đã khai quật được 200 ngôi mộ thuộc các triều đại Tây Hán Nam Việt Quốc, Đông Tấn, Nam triều, Ngũ đại Nam Hán, Tống triều và Minh triều. Các ngôi mộ có chiều dài 10m, phân thành các lối thông đạo và các gian tiền hậu. Mọi cấu trúc trong mộ đều khá nguyên vẹn và được chạm trổ cầu kỳ.

Posted Image

Quần thể mộ tại Quảng Châu với nhiều cổ vật độc đáo vừa được khai quật.

Riêng ngôi mộ M170 thuộc đời Nam Hán còn khai quật được văn tự cổ có nội dung mua bán mộ phần với mức giá rất cụ thể. Địa khoán là một văn tự cổ được dùng cho người chết, xem như một giấy chứng nhận linh hồn đã sở hữu một phần đất ở cõi âm. Con số 99.999 quan 999 xu 9 cắc thực chất chỉ là số tượng trưng để minh chứng phần mộ này đã có chủ. Người chủ được xác định là xuất thân trong một gia đình trung lưu thời phong kiến, mai táng năm 960, tức năm thứ ba đời Nam Hán.

Triều Nam Hán chỉ kéo dài trong 64 năm, do vậy, tờ địa khoán này được đánh giá là một phát hiện mới hứa hẹn đem lại nhiều thông tin ý nghĩa cho giới khảo cổ về phong tục của người xưa.

“Kiến trúc và những cổ vật còn lại đã cho thấy chủ mộ chắc chắn có địa vị cao trong xã hội phong kiến và sở hữu nhiều tiền của”, chuyên gia khảo cổ Mã Kiến Quốc cho biết.

Theo Đất Việt

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tìm thấy tượng La Mã cổ đại ở cung điện dưới nước

Ngày 7/11, các nhà khảo cổ học Italy cho biết họ đã tìm thấy một bước tượng La Mã cổ đại bằng cẩm thạch trong một cung điện hoàng đế dưới nước gần Vịnh Naples.

Posted Image

Ảnh chụp từ trên cao cung điện dưới nước gần vịnh Naples. (Nguồn: rayviolet.blogspot.com)

Bức tượng điêu khắc là phụ nữ, nhưng đã bị mất đầu và không có tay. Nó được phát hiện ngoài khơi bờ biển gần thị trấn Baia - nơi được xem là một khu khảo cổ dưới nước.

Ông Paolo Caputo, một quan chức thuộc Cơ quan di sản địa phương nói: "việc phát hiện ra bức tượng là rất ý nghĩa và cực kỳ quan trọng đối với chúng tôi, vì qua đây có thể biết được chất lượng của cẩm thạch cổ và sự khéo léo tài tình của nhà điêu khắc thời xưa".

Hiện các nhà khảo cổ vẫn chưa khẳng định được bức tượng khiếm khuyết này là hình ảnh một vị thánh nào đó, hay một thành viên trong gia đình hoàng tộc.

Khu vực xung quanh nơi phát hiện bức tượng Baia là một khu nghỉ dưỡng nước nóng, vốn rất nổi tiếng trong thời kỳ La Mã và có rất nhiều biệt thự xinh đẹp ở đây.

Một trong số những ngôi biệt thự này đã bị Đế chế Nero (năm 37-68 sau Công Nguyên) tịch thu và biến thành lâu đài nghỉ dưỡng mùa hè.

Theo Vietnam+

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bức tranh 10 ngàn tuổi trên hang động ở Brazil

Trong quá trình theo dõi loài lợn lòi môi trắng tại vùng cao chuyên Cerrado ở Brazil, các nhà khoa học đã tình cờ phát hiện ra bức tranh vẽ cổ xưa ở phía bên trong hang động.

Bức vẽ cho ta thấy những hình con vật như loài Tatu, chim hay bò sát cùng với các hình học được vẽ lên hang đá từ hàng ngàn năm trước.

Posted Image

Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã (WCS) và một đối tác địa phương là Viện Quita do Sol cho rằng bức tranh này đã cung cấp thêm những kiến thức đáng kể về nghệ thuật trên đá.

Giải thích về sự phát hiện kỳ thú này, Bác sĩ Alexine Keuroghlian, nhà nghiên cứu với Chương trình Brazil WCS cho biết: “Chúng tôi thường làm việc và nghiên cứu ở những khu vực cách xa nhau, vì thế mà thỉnh thoảng cũng có những phát hiện thú vị. Nhưng với sự phát hiện này thì dường như là rất quan trọng trong việc có thêm kiến thức về lịch sử, văn hóa của con người trong khu vực này”.

Posted Image

Theo cách vẽ ở trên bức tranh, giáo sư Aguiar cho rằng bức tranh này phản ánh rõ nét cái mà các nhà khảo cổ gọi là truyền thống Planalto (của vùng cao nguyên trung tâm Brazil).

Đáng ngạc nhiên hơn là chúng có nét giống với cách vẽ của khu vực Nordeste và Agreste ở phía Đông Bắc Brazil.

Giáo sư Aguiar hi vọng rằng có thể cho khai quật khu vực hang động và nghiên cứu được địa chất ở khu vực này để có sự giải thích đầy đủ và rõ ràng hơn về bức vẽ.

Posted Image

Tiến sĩ Julie Kunen, giám đốc của châu Mỹ La tinh của WCS và Chương trình Caribbean cùng một chuyên gia về khảo cổ học của người Maya cho biết: "Những phát hiện của bản vẽ hang động sẽ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ các hệ sinh thái Cerrado và Pantanal cả về di sản văn hóa lẫn tự nhiên của chúng".

Khánh Hà

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dấu hiệu sự sống lâu đời nhất

Các nhà khoa học mới đây tìm thấy dấu vết của những loại vi khuẩn có từ 3,5 tỷ năm trước, trong một lớp đá trầm tích ở Australia. Đây được xem là dấu hiệu của sự sống lâu đời nhất trên Trái Đất.

Theo Telegraph, các cấu trúc vi khuẩn phức tạp được những nhà khoa học tìm thấy trong lớp đá trầm tích ở Pilbara, một khu vực thuộc tây bắc Australia. Giáo sư David Wacey, nhà nghiên cứu tại đại học Western Australia, cho biết các mẫu vật thu thập được với niên đại từ 3,4 đến 3,43 tỷ năm có thể là dấu hiệu của sự sống lâu đời nhất còn tồn tại trên Trái Đất.

Posted Image

Mẫu đá trầm tích chứa cấu trúc vi khuẩn có niên đại gần 3,5 tỷ năm tuổi. (Ảnh: Natureworldnews)

Khi tiến hành quan sát mẫu đá trầm tích bằng kính hiển vi, nhóm nghiên cứu của Australia và Mỹ đều nhận thấy có sự có mặt của vi khuẩn dưới dạng vật chất giàu carbon. Tuy nhiên, chúng đều trải qua quá phân hủy mạnh đến mức không thể quan sát được dưới dạng tế bào.

Việc tìm thấy mẫu đá trầm tích được xem là một trường hợp hiếm gặp vì hầu hết các tầng đá cũ đều biến đổi theo thời gian, dưới tác động của ngoại lực và các hoạt động kiến tạo khác. Các nhà khoa học đưa ra giả thuyết cho rằng mẫu vật được hình thành do sự tương tác giữa màng vi khuẩn với các lớp trầm tích bờ biển trong khu vực vào thời kỳ đó.

Theo giáo sư Nora Noffke từ đại học Old Dominion, Mỹ, cấu trúc vi khuẩn ở mẫu đá trầm tích có thể cung cấp thêm các thông tin về thời gian sự sống bắt đầu phát triển trên hành tinh cũng như những biến động của môi trường trong hàng triệu năm.

Phát hiện thành phố cổ 3400 tuổi ở Israel

Các nhà khảo cổ vừa khai quật được vết tích của một thành phố cổ, có niên đại từ thế kỷ thứ 14 trước Công nguyên, bị chôn vùi dưới đống đổ nát của một đô thị khác ở Israel.

Posted Image

Dấu tích của thành phố cổ, nơi phát hiện lá bùa bọ hung của pharaoh Amenhotep III. (Ảnh: Tel Gezer Excavations)

Theo Live Science, những dấu vết tìm thấy bao gồm một lá bùa bọ hung Ai Cập của pharaoh Amenhotep III cùng một số vật dụng bằng gốm từ thời kỳ đồ đồng được khai quật ở Gezer, một thành phố cổ đại ở vùng Canaan. Những hiện vật này được các nhà khảo cổ học người Mỹ cùng Cơ quan Cổ vật Israel phát hiện đầu mùa hè này.

Theo các nhà nghiên cứu, thành phố cổ Gezer có vị trí chiến lược quan trọng và nằm trên tuyến đường thương mại nối liền châu Á và châu Phi. Nơi đây từng được người Ai Cập, người Canaan và người Assyria cai quản trong nhiều thế kỷ, trước khi một pharaoh Ai Cập trao quyền cai trị thành phố cho vua Solomon vào khoảng thế kỷ 10 đến thế kỷ 8 trước Công nguyên, như một món quà cưới cho con rể.

Việc tìm thấy dấu vết của thành phố cổ bị chôn vùi cho thấy thành phố này thậm chí còn có niên đại xa xưa hơn thời kỳ vua Solomon trị vì.

Theo nhóm nghiên cứu, những phát hiện mới này hoàn toàn phù hợp với các giả thuyết được đưa ra trước đó bởi nhiều học giả.

Theo VNE

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phát hiện lăng mộ gần 1.400 tuổi của hoàng đế Trung Quốc

Các nhà khảo cổ học mới đây xác minh khu lăng mộ được phát hiện cách đây không lâu chính là nơi chôn cất của một vị hoàng đế nhà Tùy, Trung Quốc.

Posted Image

Các nhà khảo cổ học cho biết, người được chôn cất trong khu lăng mộ là Hoàng đế Tùy Dạng Đế Dương Quảng, vị vua thứ hai và cũng là vị vua cuối cùng của triều đại nhà Tùy trong lịch sử Trung Quốc (581-618), một trong những vị vua khét tiếng tàn bạo trong lịch sử phong kiến nước này. Bên cạnh lăng mộ của vua Dương Quảng là nơi chôn cất vợ của ông, Tiêu hoàng hậu.

Posted Image

Khu lăng mộ được các nhà khảo cổ học phát hiện và khai quật ở gần một công trường xây dựng ở Dương Châu, thuộc tỉnh Giang Tô, phía đông Trung Quốc, hồi tháng 4.

Posted Image

Trước khi Cục Di sản văn hóa thành phố Dương Châu xác nhận đây chính là nơi an nghỉ của Tùy Dạng Đế, có rất nhiều suy đoán xoay quanh vấn đề ai là người được chôn cất ở khu vực khai quật này.

Posted Image

Lăng mộ của Tùy Dạng Đế Dương Quảng và Tiêu hoàng hậu được xây cạnh nhau.

Posted Image

Một số vật dụng được chôn cất trong ngôi mộ của Tiêu hoàng hậu, vợ của vua Dương Quảng, ở Dương Châu, tỉnh Giang Tô. Theo các chuyên gia, khu lăng mộ vẫn còn nguyên vẹn và còn lưu giữ nhiều vật dụng sinh hoạt dành cho vua chúa lúc bấy giờ.

Posted Image

Một trong những phát hiện giúp các chuyên gia trong quá trình xác minh chính là tấm bia ở góc phía nam của khu mộ có khắc tên và năm mất vào năm 618, trùng thời điểm sử sách ghi nhận Dương Quảng qua đời.

Posted Image

Tại khu lăng mộ được khai quật, các nhà khảo cổ học phát hiện nhiều vật trang trí mang đặc trưng văn hóa của giai đoạn này. Trong ảnh là một bức tượng gốm được khai quật từ ngôi mộ của Tiêu hoàng hậu.

Posted Image

Dụng cụ mài mực viết từ thời nhà Tùy.

Posted Image

Một tay nắm cửa hình đầu rồng, được làm bằng đồng, còn nguyên vẹn sau khi được khai quật từ lăng mộ của hoàng đế Dương Quảng.

Posted Image

Các chuyên gia cho biết, so với các vị vua khác, lăng mộ của Dương Quảng nhỏ hơn, với kích thước khoảng 20m2

Posted Image

Tùy Dạng Đế Dương Quảng bị xem là một trong những bạo chúa trong lịch sử các triều đại Trung Quốc. Ông bị giết chết trong một cuộc binh biến vào năm 618, đánh dấu sự diệt vong của nhà Tùy.

Thùy Linh

(Ảnh: Xinhua, Video: CCTV)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tìm thấy ‘người canh gác’ ở cánh cổng địa ngục

Các nhà khoa học đã phát hiện ra lối vào của cánh cổng địa ngục nổi tiếng trong lịch sử Hi Lạp- La Mã ở Thổ Nhĩ Kỳ. Gần đây, các nhà khoa học đã có thêm nhiều phát hiện khảo cổ mới, trong đó, có việc họ tìm thấy... "người canh gác".

Posted Image

Các nhà khảo cổ khai quật khu vực được cho là cánh cổng dẫn tới địa ngục trong thần thoại Hi Lạp- La Mã.

Posted Image

Cận cảnh 2 bức tượng cẩm thạch được tìm thấy tại hang động dẫn tới cánh cổng địa ngục tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Các nhà khảo cổ làm việc tại Thổ Nhĩ Kỳ đã tìm ra người canh gác “Cánh cổng địa ngục” là 2 bức tượng cẩm thạch độc đáo. Chúng có tác dụng cảnh báo về một hang đá nguy hiểm ở thành phố cổ Hierapolis. Được biết tới với cái tên Cánh cổng của Pluto – Ploutonion (tiếng Hi Lạp) và Plutonium (tiếng La-tinh), hang động này được coi là cánh cổng dẫn tới địa ngục trong thần thoại Hi Lạp-La Mã. "Cánh cổng địa ngục" được phát hiện vào tháng 3 đầu năm 2013 bởi một nhóm nhà khảo cổ do giáo sư Francesco D’Andria (ĐH Salento) dẫn đầu.

“Các bức tượng đại diện cho 2 con vật trong thần thoại”, giáo sư D’Andria cho biết. “Một tượng miêu tả hình con rắn, biểu tượng rõ ràng cho địa ngục. Bức tượng còn lại có hình Kerberos, hay còn gọi là Cerberus, con chó 3 đầu canh giữ địa ngục trong thần thoại Hi Lạp.” Con rắn cuộn tròn và có vẻ đe dọa những ai cố gắng lại gần nó, trong khi con Kerberos cao 1.2m mang dáng vẻ một con chó chăn cừu. “Cả hai bức tượng trông khá là đáng sợ”, GS D’Andria nói.

Các tượng điêu khắc này được phát hiện sau khi các nhà khảo cổ khai quật khu vực mà họ tìm thấy Plutonium vào hồi tháng 3 vừa qua, bao gồm cả một bản khắc dành cho những vị thần cai quản địa ngục – Pluto và Kore.

Posted Image

Cánh cổng của Pluto được tìm thấy vào tháng 3 với những bản khắc liên quan tới các vị thần cai quản địa ngục.

Cuộc đào bới đã hé lộ nguồn gốc của các mạch nước nóng, thứ đã tạo ra các bậc thang đá hoa trắng. Theo đó, cái hang chính là nguồn gốc của các mạch nước này. Người cổ đại tin rằng các mạch nước nóng này có khả năng chữa lành bệnh. Điều đó đã biến thành phố Hierapolis của La Mã trở thành một điểm đến nổi tiếng cho các chuyến hành hương. Ngày nay, nơi đây là một di sản thế giới được UNESCO công nhận.

Posted Image

Cuộc khai quật hé lộ nguồn gốc mạch nước nóng và bậc thang đá hoa trắng tại khu vực.

Cả 2 bức tượng nổi lên từ nguồn nước nóng, khẳng định rằng khu vực này chính là Cánh cổng của Pluto. Theo các nguồn lịch sử thì hang động này chứa đầy các loại khí chết người. “Khoảng không chứa đầy khí độc, dày đặc tới mức khó có thể thấy mặt đất dưới chân mình. Bất kì loại vật nào bước vào trong đều chết ngay lập tức. Tôi đã thả chim vào đó và chúng lập tức tắt thở và rơi xuống.”, nhà địa lý Hi Lạp Strabo (64 trước CN – 24 sau CN) đã viết về địa điểm này như vậy. “Chúng bị chết ngay lập tức vì hơi các-bon đi-ô-xit”, GS D’Andria cho biết thêm. Các ghi chép của Strabo được xác nhận trong cuộc khai quật này khi nhóm khảo cổ phát hiện rất nhiều xác chim và côn trùng gần cửa hang.

Posted Image

Hang động chứa nhiều loại khí độc, khiến bất cứ sinh vật nào lại gần đều chết ngay lập tức..

Trong cuộc khai quật hồi tháng 3, nhóm khảo cổ đã tìm thấy tàn tích của một ngôi đền, một bể nước và một loạt bậc thang phía trên hang động, tất cả đều trùng khớp với miêu tả về khu vực này trong các tài liệu cổ. Khu vực này đại diện cho một chặng đường hành hương quan trọng. Người ta quan sát các lễ hội linh thiêng từ trên các bậc thang trong khi các thầy tu hiến tế những con bò cho Pluto. Lễ tế bao gồm việc đưa các con vật vào hang và sau đó lôi xác của chúng ra.

Posted Image

Cuộc khai quật cho thấy những tàn tích của một ngôi đền.

Posted Image

Nơi đây từng tiến hành các lễ tế cổ xưa với việc đưa bò vào hang hiến cho Pluto

Độ nổi tiếng của khu vực này được chứng thực bởi hàng chục chiếc đèn được khai quật ở trước miệng hang. Trong số những món đồ quí giá nhất, các nhà khảo cổ đã tìm thấy một chiếc đầu bằng đá cẩm thạch có hình nữ thần Aphrodite.

Posted Image

Hàng chục chiếc đèn và bức tượng đá cẩm thành hình nữ thần Aphrodite được tìm thấy trước miệng hang.

“Những món đồ hiến tế này cho thấy sức sống mãnh liệt của các giáo phái tại Hierapolis vào giữa thế kỉ thứ 4 và 6 sau CN, khi đế chế La Mã đang được cải đạo sang Thiên chúa giáo bởi các vị vua như Constantine và tới tận thời của Justinian”- Alister Filippini, một nhà nghiên cứu ở ĐH Palermo cho biết.

Có khả năng là vào thế kỉ thứ 5, con đường dẫn vào Plutonium đã bị chặn lại, ngăn cản việc đi vào hang động dưới lòng đất này, khiến cho các nghi lễ không thể được tiến hành. Tuy nhiên, người hành hương tiếp tục để lại các đồ cúng tế cho các vị thần tại đây nhờ vào niềm tin là họ có thể chữa lành các vết thương nhờ nguồn nước nóng gần Plutonium.

Cùng thời gian đó, giữa thế kỉ thứ 4 và 6, bức tượng Kerberos và con rắn đã bị phá hoại, nhiều khả năng là do người Thiên chúa.

Các nghiên cứu địa chất đã bắt đầu với sự cộng tác của ĐH Pamikkale để có thể phục hồi khu vực độc đáo này và họ hi vọng là nó có thể mở cửa cho công chúng vào tương lai gần để khám phá nơi từng được cho là "cánh cửa địa ngục".

Theo Phan Hạnh

Dân Trí, Livescience

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thêm bằng chứng mới về thời điểm Đức Phật ra đời

Một nhóm nhà khảo cổ quốc tế ngày 25/11 cho biết họ đã tìm ra bằng chứng tiết lộ nơi sinh đích xác của Đức Phật cũng như nguồn gốc của Phật giáo có thể bắt đầu từ thế kỷ thứ VI trước công nguyên, sớm hơn 2 thế kỷ so với một số giả thuyết khác.

Phát hiện này được công bố sau khi các nhà khoa học tiến hành khai quật chùa Maya Devi tại khu vườn Lumbini nổi tiếng (Nepal), nơi được cho là Đức Phật sinh ra.

Nhóm khảo cổ đã phát hiện dấu tích của một cấu trúc bằng gỗ chưa từng được biết nằm dưới lớp nền gạch trong chùa Maya Devi. Kết quả phân tích mức độ phóng xạ của khoáng chất và tỉ lệ chất đồng vị carbon, phân tử carbon từ than và cát, cho thấy thời điểm kiến trúc này tồn tại là từ thế kỷ thứ VI trước công nguyên, trước tới 3 thế kỷ so với kiến trúc đền thờ xây dựng trên đó.

Posted Image

Các nhà khảo cổ tiến hành khai quật chùa Maya Devi. (Nguồn: National Geographic)

Phân tích sâu hơn, các nhà khảo cổ tìm thấy rễ một cây cổ thụ lớn ở trung tâm của kiến trúc mở này, cho thấy một bằng chứng khá tương đồng với truyền thuyết dân gian mẹ Đức Phật đã sinh Ngài dưới một tán cây.

Trưởng đoàn khảo cổ - giáo sư Robin Coningham, thuộc Đại học Durham (Anh) cho biết phát hiện này làm sáng tỏ cuộc tranh luận từ rất lâu về thời điểm Đức Phật ra đời cũng như nguồn gốc của Phật giáo. Theo ông Coningham, đây là một trong những lần hiếm hoi đức tin, truyền thống, khảo cổ học và khoa học cùng gặp nhau.

Từ trước tới nay, hầu hết các chi tiết về cuộc đời của Đức Phật đều có nguồn gốc từ những câu chuyện dân gian không có nhiều bằng chứng khoa học.

Sau phát hiện này, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) kêu gọi những nghiên cứu khảo cổ sâu hơn, cũng như tăng cường bảo tồn và quản lý tại khu vực này.

Vườn Lumbini, nằm dưới chân núi Himalaya, ở giữa biên giới Nepal và Ấn Độ là một trong bốn địa điểm ghi dấu quan trọng nhất trong cuộc đời Đức Phật. Khu vực di sản này từng bị rừng cây bao phủ cho đến khi được phát hiện lại vào năm 1896. Ba địa điểm còn lại bao gồm Bodh Gaya là nơi Phật giác ngộ, Sarnath là nơi đầu tiên Ngài giảng pháp và cuối cùng là nơi Phật nhập Niết bàn, Kusinagara. Được coi là nơi Đức Phật ra đời, ngôi chùa Maya Devi, mang tên mẹ Ngài tại Lumbini, là nơi hành hương của hàng trăm nghìn phật tử mỗi năm./.

(Theo TTXVN)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giải mật những pho tượng dị thường niên đại 1.400 năm

31/10/2013 19:00

Dân Việt - Các nhà khảo cổ học tại Đại học Ghana và Manchester cho hay, những bức tượng làm bằng đất sét kì lạ được tìm thấy ở châu Phi có thể được người cổ đại dùng để chữa bệnh.

Posted Image

Tượng một con cá sấu

Ngoài bức tượng người 2 đầu, còn có các tượng hình tắc kè hoa, cá sấu và người cưỡi trên lưng ngựa. Các bức tượng người có chiều cao 31 cm được vẽ trang phục và vũ khí mang theo. Chúng vốn được người dân sống ở Ghana sử dụng cách đây 1.400 năm trước.

Posted Image

Tượng thần Janus có hai đầu

Theo Giáo sư Insoll từ Đại học Manchester phỏng đoán, những pho tượng này có lẽ được dùng trong các nghi lễ dâng rượu và có thể dùng để làm tăng hiệu quả của thảo dược khi được uống vào cơ thể người. Hoặc có thể dùng để hiến tế loại trừ những bệnh tật và bất hạnh cho con người.

Posted Image

Tượng người cưỡi thú được trang bị vũ khí khi đi xa

Bằng chứng có những pho tượng cho thấy những căn bệnh bẩm sinh ở người như thiếu não (một chứng dị tật thiếu phần lớn hộp sọ trong quá trình phát triển phôi). Đây là một dị tật vẫn còn ám ảnh trẻ em ở châu Phi ngày nay. Đồng thời còn có những pho tượng mang tính tượng trưng khi gắn kết với hình động vật như tượng người đầu thú.

Posted Image

Đầu người hình thú vật

Khi tìm hiểu sâu hơn, nhóm nghiên cứu còn phát hiện ra những bức tượng này trong các gò đất có thể là những ngôi đền bốc thuốc trong một ngôi làng Yikpabongo thuộc Koma Land phía bắc Ghana. Hiện những bức tượng kì bí này đang được triển lãm tại Bảo tàng Manchester, Anh cho đến ngày 05.5.2014.

Posted Image

Tượng một người phụ nữ

Văn Biên (theo Dailymail)

======================

Việt Nam cũng tìm được rất nhiều tượng có phong cách tương tự, nhưng được làm bằng đá.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hóa thạch loài hoa cổ ở Bắc Mỹ

(TNO) Viện Smithsonian đã công bố hóa thạch được cho là loài hoa có niên đại lớn nhất từ trước đến nay tại Bắc Mỹ.

Posted Image

Hóa thạch đặc biệt được tìm thấy trong bộ sưu tập của Viện Smithsonian - Ảnh: Smithsonian.com

Nghiên cứu sinh của Đại học Maryland (Mỹ), Nathan Jud, cho biết đã phát hiện một hóa thạch hết sức đặc biệt trong nhóm hóa thạch cây cổ đại tại Viện Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Smithsonian, theo trang tin Smithsonian.com.

“Nó giống như một mẩu cây dương xỉ, nên tôi cố gắng bóc một ít đá phủ trên mẫu vật để xem nó thuộc dạng dương xỉ gì. Nhưng càng bóc nhiều lớp đá trên bề mặt, càng tìm được nhiều hóa thạch hơn”, theo nghiên cứu sinh Jud.

Kết quả cho thấy đây không phải là cây dương xỉ, mà là một loài hoa sơ khai.

Theo báo cáo trên chuyên san American Journal of Botany, nghiên cứu sinh Jud cho hay hóa thạch, có niên đại từ 125 đến 115 triệu năm, thuộc vào dạng cây hoa cổ từng được tìm thấy tại Bắc Mỹ.

Phi Yến

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chủ nhân "phát hoảng" vì bộ lư cổ được trả giá 300 tỷ

01/12/2013 19:00

"Tiền tỷ đâu chưa thấy, giờ vợ chồng tôi không dám ra đường vì sợ nguy hiểm đến tính mạng. Lo cho mấy đứa con đang làm ăn, học tập tại TP.HCM bị bắt cóc tống tiền nên tôi gọi hết về quê...".

Đó là tâm sự của ông Nguyễn Mỹ Thức ở xã Đức Chánh, huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi).

Posted Image

Ông Thức ngỡ ngàng trước việc bộ lư cổ của gia đình được trả giá quá cao. Ảnh: Trí Tín

Theo ông Thức, bộ lư cổ này được gia đình mua 8 năm trước và để thờ cúng. Tuy nhiên, suốt nhiều ngày qua, hàng chục người buôn đồ cổ khắp nơi tìm về để hỏi mua bộ lư này vì nó được cho là làm bằng chất liệu đồng đổi màu quý hiếm.

Chiều 29.11, sau khi nhận liên lạc, một người mang cả máy đến nhà ông Thức để khò thử. "Sau khi kiểm tra, anh ta bảo trong bộ lư có ít kim loại đồng quý và trả giá mỗi kilôgram 200 triệu đồng, tính theo trọng lượng bộ lư thì tương đương gần 2 tỷ. Trong vòng vài giờ chiều hôm ấy, nhiều người khác cũng đến trả giá mua bộ lư thờ của gia đình tôi từ vài tỷ rồi lên 20 tỷ đồng, 40 tỷ đồng", ông Thức kể.

Ngôi nhà của vợ chồng ông nằm sát chợ Văn Bân nên thông tin bộ lư quý được trả giá nhiều tỷ đồng chẳng mấy chốc lan xa khắp tỉnh Quảng Ngãi. Trước khối tài sản trong nhà có giá tiền quá lớn, bà Bùi Thị Tâm (vợ ông Thức) phát hoảng đã khép cửa hạn chế tiếp xúc người lạ; đồng thời gọi nhiều người thân và thúc giục cả hai con trai đang làm ăn ở Sài Gòn khẩn cấp về Quảng Ngãi để bảo vệ cha mẹ.

Vợ chồng ông Thức cũng mua bộ lư đồng mới đặt lên bàn thờ thay chỗ cho bộ lư đồng cổ đã mang cất giấu. "Bộ lư đồng cổ có hình bầu dục, màu xám đen chứ không phải màu vàng như bộ trên bàn thờ. Tôi tận mắt thấy người mua đồ cổ mang bộ lư đó ra trước nhà ông Thức dũa thử thì hiện màu sáng trắng, sau đó trở về lại màu xám đen như cũ. Họ bảo nó là đồng đổi màu rất quý, có giá trị lớn nên trả giá cao", một hàng xóm của ông Thức khẳng định.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Hồng Cường, Bí thư Đảng ủy xã Đức Chánh cho hay, chính quyền địa phương đã nhận thông tin giới buôn đồ cổ đến trả giá bộ lư thờ của gia đình ông Thức với số tiền từ vài tỷ đồng rồi lên đến hơn 300 tỷ đồng. "Sau khi nhận thông tin, chúng tôi đã chỉ đạo lực lượng công an xã tập trung bảo đảm an ninh trật tự, an toàn tính mạng cho gia đình ông Thức trước việc bộ lư được trả giá quá lớn", ông Cường nói.

Trước tình hình này, Công an xã Đức Chánh cũng báo cáo vụ việc lên Công an huyện Mộ Đức để tăng cường lực lượng, sớm ngăn chặn và xử lý tình huống diễn biến phức tạp xảy ra. "Qua xác minh, công an xã Đức Chánh xác định bộ lư đồng của gia đình ông Thức là dạng đồng đen, đồng đổi màu, có nhiều người đến nhà trả giá vài tỷ sau đó vọt lên đến 40 tỷ đồng là có thật. Ngoài ra, còn có một đơn vị kinh doanh vàng bạc đá quý ở TP.HCM đề nghị ông Thức qua điện thoại sẽ mua giá 300 tỷ đồng", ông Bùi Văn Thuấn, Trưởng Công an xã Đức Chánh xác nhận.

Theo ông Thuấn, hai ngày qua, lúc nào nhà ông Thức cũng có mặt khoảng 50 người dân và người thân trong dòng tộc. Hiện bộ lư cổ này đã được hai vợ chồng ông Thức gửi đi cất giấu nơi khác. Công an xã căn dặn gia đình phải rất đề phòng cảnh giác một số kẻ xấu giả danh đến mua bộ lư cổ sau đó khống chế, cướp giật.

Posted Image

Bộ lư đồng sáng bóng vừa được thay chỗ cho bộ lư cổ được trả giá hàng trăm tỷ đồng đã được vợ ông Thức cất giấu. Ảnh: Trí Tín

Theo các chuyên gia nghiên cứu về đồng đổi màu thì hiện vật thường có màu đen, xám đen, đen hạt nhãn, xám lông chuột, xám (trên toàn bộ hiện vật). Khi dùng chanh hoặc dấm để làm sạch các chất bẩn bám xung quanh và lau khô, lấy dũa thép dũa mạnh thì chỗ đó sẽ chuyển sang màu vàng, vàng nhạt, vàng bông bí, đỏ đun, đỏ hồng, trắng bạc. Đồng đổi màu phản ứng rất nhạy với oxy, sau thời gian ngắn lại trở về màu gốc và thường có trong các đồ cổ, đồ thờ cúng ngày xưa như lư hương, tượng đồng, mâm đồng...

TS Nguyễn Việt, Giám đốc Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á (chuyên gia nghiên cứu về chất liệu đồng cổ) cho biết, thông thường kim loại đồng quý được chế từ các thỏi đồng tìm thấy trong tự nhiên, có thể rơi từ vũ trụ xuống hay kiến tạo của hoạt động núi lửa, chứ không phải được khai thác từ mỏ quặng. Chất liệu kim loại đồng được lọc cao cấp, sau đó cho các xúc tác đặc biệt dẻo, cứng (tùy hiện vật chế tác) hoàn toàn khác với đồng xanh (thanh đồng) bình thường. Hay có loại kim đồng quý khác là sau khi được luyện thành, tiếp tục dùng dạng khói hun lên da màu đen, đánh hết lớp da sáng trắng.

Theo TS Việt, sở dĩ các dạng kim loại đồng được chế tác từ nguyên liệu thiên nhiên có giá cực đắt là do một số nơi mê tín cho rằng loại đồng đó có khả năng chữa bệnh, hiển linh thần thánh. Tuy nhiên muốn biết được giá trị của các dạng kim loại đồng ấy có hàm lượng cao đến mức nào thì phải lấy mẫu đưa vào phòng thí nghiệm phân tích mới biết được.

Theo Ngôi sao

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phát hiện mộ tập thể 4.000 năm của 80 thiếu nữ

Các nhà khảo cổ ở Trung Quốc đã khai quật được hộp sọ của hơn 80 phụ nữ trẻ. Các nhà nghiên cứu cho rằng, những người này có thể đã bị làm vật hiến tế hơn 4.000 năm trước đây.

Posted Image

Hộp sọ của 80 người phụ nữ được tìm thấy tại khu vực của tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc được cho là có liên quan đến nghi lễ cúng tế xưa.

Những chiếc sọ được tìm thấy trong một ngôi mộ tập thể tại Ruins Shimao, một khu vực rộng khoảng 4 km2 được phát hiện vào năm 1976 trong một thành phố thuộc thời kỳ đồ đá ở phía Bắc tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc .

Theo Tân Hoa Xã đưa tin, các nhà khảo cổ tin rằng những hộp sọ này có khả năng liên quan đến việc xây dựng thành phố. Những người phụ nữ ấy có thể là vật tế để cúng thần linh của những nghi lễ tôn giáo cổ xưa diễn ra trước khi bắt đầu xây dựng thành phố.

Cũng có thể đã có một cuộc bạo lực quần chúng hay xung đột sắc tộc bùng phát trong khu vực vào thời điểm mà người cổ đại đã có thiên hướng sử dụng kẻ thù hoặc kẻ bị giam cầm của họ để làm vật hiến tế.

Sun Zhouyong, Phó Viện trưởng Viện Khảo cổ học tỉnh Thiểm Tây cho biết thêm: “Nhóm người này có dấu hiệu bị đánh và đốt cháy”.

Phát hiện này không phải là trường hợp khai quật hài cốt đầu tiên liên quan đến việc bị hiến tế của con người trong thời kỳ đầu của lịch sử Trung Quốc, kênh News Asia cho biết.

Năm 2005, các nhà khảo cổ tại Hồng Giang trong trung tâm thị trấn Hồ Nam đã tìm thấy một bàn thờ đặt riêng biệt cùng với bộ xương của một nạn nhân đã chết do bị cúng tế. Được biết, người này đã chết khoảng 7.000 năm. Và khu vực này được cho là xuất hiện người bị làm vật hiến tế sớm nhất được tìm thấy.

Khánh Hà (Theo Daily Mail)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tìm thấy cổ vật niên đại ước trên 2.500 năm tại Long An

Xuân Anh (TTXVN) lúc : 05/12/13 20:56

Posted Image

Ảnh minh họa. (Nguồn: Thanh Long/TTXVN)

Tiến sỹ Bùi Phát Diệm, Giám đốc Bảo tàng Long An, cho biết, có khoảng 40 di vật đặc biệt và hàng ngàn mảnh gốm các loại, vừa được tìm thấy trong cuộc khai quật khảo cổ học, tại di chỉ Gò Duối thuộc xã Thái Bình Trung, huyện Vĩnh Hưng (Long An). Các di vật vừa tìm thấy có niên đại ước tính khoảng 2.500 năm.

Các chuyên gia Khảo cổ học của Bảo tàng Long An phối hợp với Viện khảo cổ học Việt Nam tiến hành khai quật trên diện tích 20m2 thuộc phạm vi di chỉ Gò Duối.

Đoàn khảo cổ học đã tìm thấy 3 ngôi mộ của cư dân tiền sử, được chôn cùng đồ trang sức bằng đồng, thủy tinh và các công cụ sinh hoạt, lao động khác; trong đó có một chuỗi vòng tay bằng đồng khoảng 18 cái, phản ánh thói quen sử dụng đồ trang sức của người tiền sử. Đây cũng là bằng chứng thể hiện ở thời kì này, xã hội đã có sự phân hóa đẳng cấp, giàu - nghèo một cách rõ ràng (người càng giàu thì đeo càng nhiều đồ trang sức).

Bên cạnh đồ đồng, một cái vòng tay bằng thủy tinh còn nguyên vẹn và nhiều mảnh vỡ tìm được, cho thấy kỹ thuật chế tác thủy tinh thời kỳ này đã đạt đến một trình độ nhất định. Đáng chú nhất trong nhóm di vật công cụ lao động là một loạt các “dọi se sợi” (dụng cụ se chỉ) làm bằng đá, gốm chứng tỏ cư dân tiền sử đã biết đến kỹ thuật dệt vải. Ngoài ra, cuộc khai quật cũng đã thu thập được một số mảnh xương hàm, răng và sọ của người tiền sử còn tồn tại sau nhiều thế kỷ.

Theo ông Vương Thu Hồng, Phó giám đốc Bảo tàng Long An, di chỉ Gò Duối ở Long An là một trong số ít địa điểm chứa các di vật làm từ nhiều chất liệu khác nhau: từ đồ đá, đồng, sắt cho tới thủy tinh và gốm. Điều đó phản ánh bề dày văn hóa cũng như trình độ lao động, sản xuất của cư dân tiền sử ở Long An thời kỳ chuyển giao từ đồ đá sang đồ đồng.

Hiện nay, Bảo tàng Long An đang tiến hành các bước thống kê, xác định niên đại cụ thể và lập hồ sơ khoa học cho từng di vật để phục vụ công tác nghiên cứu và trưng bày trong thời gian tới.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giải mã ADN cổ xưa nhất của người 400.000 năm trước

(TTXVN) lúc : 05/12/13 18:07

Posted Image

Bàn chân của người Homo heidelbergensis ở Bảo tàng Tiến hóa loài người tại Burgos. (Nguồn: AFP)

Các chuyên gia nhân chủng học Đức đã giải mã được ADN lâu đời nhất của người lấy từ một chiếc xương đùi cổ đại cách đây 400.000 năm.

Chiếc xương đùi trên được phát hiện tại một khu nghĩa địa có tên là Sima de los Huesos (Hố Xương), ở phía Bắc cao nguyên Sierra de Atapuerca ở Tây Ban Nha.

Theo nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Tự nhiên của Anh số ra ngày 4/12, nhóm chuyên gia thuộc Viện nhân chủng học tiến hóa Max Planck ở thành phố Leipzicg (Đức) đã lấy 2 gam bột xương từ xương đùi trên và giải mã bộ gien của ti thể ADN (mtDNA), ADN ti thể được truyền từ mẹ sang con.

Sau đó, các nhà khoa học so sánh mã di truyền này với con người hiện đại, vượn, người Neanderthal và người Denisovan. Kết quả cho thấy điều bất ngờ là chủng người Tây Ban Nha có quan hệ gần gũi với người Denisovan hơn là người Neanderthal cho dù xa cách về địa lý.

Kết quả này đặt ra hai giả thiết là người Tây Ban Nha có chung tổ tiên với người Neanderthal và người Denisovan, hoặc những đặc điểm đặc trưng của chủng người Tây Ban Nha có thể có nguồn gốc từ một chủng người hoàn toàn khác có ADN giống với người Denisovan.

Theo ông Juan-Luis Arsuaga - Giám đốc trung tâm nghiên cứu về sự tiến hóa và hành vi của con người ở Madrid (Tây Ban Nha), kết quả nghiên cứu trên đã khẳng định mô hình phức tạp của sự tiến hóa của tổ tiên người Neanderthal và con người ngày nay.

Phát hiện này mở rộng kiến thức về di truyền học của nhân loại 300.000 năm về trước, đồng thời cũng cho thấy sự tiến hóa của con người có thể phức tạp hơn những điều vốn được biết đến trước đây.

Gần đây, các nhà khoa học đã giải mã được bộ gen của 2 họ hàng gần nhất đã tuyệt chủng của con người hiện đại là người Neanderthal và người Denisovan. Đối với người hiện đại, bộ gen cổ nhất được tìm thấy thuộc về xác ướp người băng Otzi, một xác ướp 5.300 năm tuổi được phát hiện trên dãy núi Alps từ năm 1991.

Share this post


Link to post
Share on other sites