Quản Trị Viên 10

Những Di Sản Khảo Cổ Trên Thế Giới

130 bài viết trong chủ đề này

Ngôn ngữ và công cụ thô sơ ra đời cùng lúc

Nghiên cứu mới chứng tỏ giả thuyết của Darwin cho rằng con người biết nói cùng lúc với biết chế tạo công cụ thô sơ.

Video tạo lửa từ công cụ thô sơ

Posted Image

Người tiền sử biết nói và chế tạo công cụ thô sơ cùng lúc. Ảnh: Phys.org

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Liverpool, Anh, đã tiến hành kiểm tra hoạt động não của 10 chuyên gia sản xuất công cụ đá. Người tham gia được yêu cầu thực hiện một bài thực hành chế tạo công cụ và một bài kiểm tra ngôn ngữ.

Các nhà khoa học đo hoạt động máu lưu thông trong não của người tham gia khi họ thực hiện hai nhiệm vụ trên, sử dụng phương pháp siêu âm xuyên sọ (fTCD), phương pháp kiểm tra chức năng ngôn ngữ của bệnh nhân.

Theo kết quả nghiên cứu, hoạt động não diễn ra tương tự như nhau khi người tham gia thực hiện chế tạo công cụ và khi họ kiểm tra ngôn ngữ, chứng tỏ rằng hai chức năng này cùng sử dụng chung một vùng não bộ.

Tiến sĩ Georg Meyer, từ Khoa Tâm lý của Đại học Liverpool, cho biết: "Có sự tương đồng về mức lưu thông máu trong 10 giây đầu tiên khi thực hiện chế tạo công cụ và kiểm tra ngôn ngữ. Điều này cho thấy cả hai chức năng đều phụ thuộc vào một vùng não và phù hợp với lý thuyết cho rằng công cụ và ngôn ngữ tiến hóa cùng lúc với nhau".

Sử dụng ngôn ngữ và chế tạo công cụ được coi là phẩm chất độc đáo của nhân loại trong suốt quá trình tiến hóa qua hàng triệu năm.

Darwin là người đầu tiên đề xuất giả thuyết cho rằng việc sử dụng công cụ và ngôn ngữ có thể đồng tiến hóa cùng nhau, bởi vì cả hai chức năng đều dựa trên việc lập kế hoạch phức tạp và phối hợp đều đặn của các hành động. Tuy nhiên, cho đến nay có rất ít bằng chứng để hỗ trợ giả thuyết này.

Theo Vnexpress

Phát hiện hoá thạch 350 triệu năm tuổi ở siêu lục địa Gondwana

Tiến sĩ Robert Gess của Viện Nghiên cứu tiến hóa Trường đại học Wits (Nam Phi) đã phát hiện mẫu hóa thạch 350 triệu năm tuổi của một con bọ cạp trong các tảng đá từ kỷ Devon ở Witteberg, gần khu vực Grahamstown của Nam Phi.

Posted Image

Loài bọ cạp hóa thạch này được xem là động vật trên cạn lâu đời nhất tại siêu lục địa Gondwana ở Nam bán cầu.

Gondwana là một lục địa cổ đại khổng lồ tạo thành từ các vùng đất mà ngày nay là Nam Mỹ, Úc, Nam cực, Madagascar và Ấn Độ.

Hóa thạch được xác định là của một loài bọ cạp mới có tên Gondwanascorpio emzantsiensis, nặng hơn 180 kg và có càng dài hơn 45 cm.

Posted Image

Trang Daily Mail dẫn lời tiến sĩ Simon Braddy của bộ môn khoa học trái đất - Đại học Bristol: “Trước đây, ghi chép về các mẫu hóa thạch cho chúng ta biết các loài động vật thời kỳ đó như bọ cạp, gián và chuồn chuồn là các con vật khổng lồ. Nhưng đến bây giờ chúng tôi mới thực sự nhận ra chúng lớn đến mức nào”.

Tiến sĩ Gess cho rằng mẫu hóa thạch này sẽ cho phép các nhà khoa học xác nhận một số ý kiến bấy lâu nay về các loài sinh vật đầu tiên. Ông cho biết: “Đến nay, chỉ có những bằng chứng về lục địa Laurasia ở Bắc bán cầu (vùng đất rộng lớn bao gồm Bắc Mỹ và châu Á ngày nay) là khu vực sinh sống đầu tiên của động vật trên cạn, chưa có bằng chứng cho thấy Gondwana là nơi sinh sống của động vật không xương sống trên mặt đất tại thời điểm đó”.

Trong thời kỳ Silur thuộc kỷ Devon cách đây khoảng 420 triệu năm, những đợt sinh vật đầu tiên di chuyển khỏi mặt nước lên trên cạn gồm thực vật và động vật không xương sống ăn mảnh vụn như côn trùng. Đến cuối thời kỳ Silur (cách đây khoảng 416 triệu năm) mới có sự xuất hiện của các loài động vật không xương sống ăn thịt như bọ cạp và nhện. Vào cuối kỷ Devon, Gondwana và Laurasia đã có một hệ sinh thái trên cạn phức tạp, bao gồm các loài động vật và thực vật.

Theo TNO

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những chiếc quan tài treo bí ẩn ở Tứ Xuyên

Trong vùng núi đá ở Gongxian, Tứ Xuyên, Trung Quốc có một nghĩa địa hình thành trên những vách núi thẳng đứng, nơi những chiếc quan tài gỗ được treo trên không trung bằng 2-3 thanh gỗ.

Những ngôi mộ này được cho là tạo ra bởi người Bo, một bộ tộc đã biến mất khoảng 400 năm trước. Mỗi chiếc quan tài được làm từ một thân cây rỗng.

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Nghĩa địa trên vách núi của người Bo ở Tứ Xuyên, Trung Quốc

Theo các nhà nghiên cứu Trung Quốc, ngôi mộ lâu đời nhất trong số này được xác định có từ 3000 năm trước và gần nhất đã cách đây 400 năm.

Không ai thực sự biết tại sao người Bo lại chôn cất người đã khuất theo cách này. Nhưng các nhà nghiên cứu tin rằng có thể đó là cách người sống để thân nhân đã khuất của họ được ở gần thần linh nhất.

"Người ta tin rằng những chiếc quan tài được treo trên vách đá để ngăn thi thể người chết bị động vật tấn công và đồng thời ban phước cho linh hồn đời đời", Daily Mail dẫn lời một nhà nghiên cứu địa phương cho biết.

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Những chiếc quan tài gỗ được làm từ thân cây đóng vào vách đá bằng 2-3 thanh gỗ lớn

Trong 2 tháng qua, những chiếc quan tài cổ đã được tu tạo với mục đích để bảo tồn chúng.

Tuy nhiên, trong quá trình tu tạo 40 chiếc quan tài, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã phát hiện thêm 16 chiếc mới có niên đại 3000 năm.

Quan tài treo là hình thức chôn cất người chết phổ biến ở phía tây nam Trung Quốc thời xưa. Tuy nhiên, tục lệ này đã ra đi cùng sự biến mất bí ẩn của người Bo.

Theo Báo Đất Việt, Daily Mail

Mốc thời gian mới cho sự khởi nguồn Ai Cập cổ

Các chuyên gia Anh đã phát hiện thời gian chuyển từ vùng đất cư dân rải rác để trở thành một quốc gia có vua cai trị tại Ai Cập diễn ra nhanh hơn vẫn tưởng.

Sử dụng phương pháp xác định đồng vị carbon và các mô hình máy tính, họ cho rằng nhà cai trị đầu tiên của nền văn minh Ai Cập cổ đã lên nắm quyền khoảng năm 3100 trước CN, theo báo cáo đăng trên chuyên san Proceedings of the Royal Society A.

Posted Image

Hòn đá Palermo có khắc tên những vị vua đầu tiên của Ai Cập - (Ảnh: Petrie Museum)

Trưởng nhóm nghiên cứu, tiến sĩ Michael Dee của Đại học Oxford đánh giá sự hình thành Ai Cập thuộc dạng độc nhất vô nhị trong thế giới cổ đại.

Ông cho hay Ai Cập cổ là một quốc gia có lãnh thổ; một nước được hình thành từ các biên giới đã được thiết lập, rất giống như các quốc gia ngày nay.

Cho đến nay, niên đại về những ngày đầu tiên của Ai Cập đều chỉ dựa trên những ước tính thô, do không có bất kỳ văn bản viết tay vào thời kỳ này.

Đến nay, các chuyên gia sử dụng kỹ thuật phân tích đồng vị để xác định niên đại của tóc, xương và thực vật, thông qua các chứng cứ khảo cổ học và mô hình nhằm đưa ra ước đoán đúng nhất về thời gian vương quốc cổ đại hình thành.

Các ghi chép trước đó cho rằng giai đoạn Tiền Triều đại, khi các nhóm dân bắt đầu định cư dọc theo sông Nile và khai thác đất đai, xảy ra vào năm 4000 trước CN.

Nhưng kết quả phân tích mới cho thấy giai đoạn này phải bắt đầu trễ hơn, vào giữa năm 3700 hoặc 3600 trước CN.

Chỉ vài trăm năm sau, vào khoảng 3100 trước CN, xã hội chuyển biến thành một thực thể dưới quyền cai trị của vua, tức ngắn hơn đến 300 hoặc 400 năm so với ước tính trước đây.

Các nhà khảo cổ học cho rằng vị vua đầu tiên của Ai Cập, Aha, đã lên nắm quyền sau khi một nhà lãnh đạo có ảnh hưởng khác là Narmer thống nhất vùng đất.

Nhóm chuyên gia cũng có thể sắp xếp thứ tự trị vì của 7 vị vua và nữ hoàng sau đó, bao gồm Djer, Djet, Merneith, Den, Anedjib, Semerkhet và Qa'a.

Theo Thanh Niên

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tại sao nền văn minh Cucuteni biến mất?

Những khu định cư lớn nhất ở châu Âu thời kỳ đồ đá mới được xây dựng bởi người Cucuteni -Trypillian của 3 nước Ukraina, Romania và Moldova.

Nền văn minh bí ẩn này phát triển thịnh vượng từ năm 5500 trước Công nguyên đến năm 2750 trước Công nguyên với đặc trưng là làm gốm cùng thói quen kỳ lạ cứ sau 60 đến 80 năm lại đốt làng của mình. Đốt xong, cùng nhau xây dựng lại chứ không bỏ đi nơi khác.

Các ngôi làng sau đó được xây dựng lại trên đống tro tàn của ngôi làng cũ thường kiên cố, xinh đẹp hơn, rộng rãi hơn. Theo các sử gia, thời đó, người Cucuteni - Trypillian đã biết làm muối để dùng trong các bộ tộc và dùng để trao đổi hàng hóa thông qua những thương lái.

Minh chứng cụ thể cho điều này là các nhà khảo cổ đã phát hiện khoảng 3.000 địa điểm khảo cổ về Cucuteni - Trypillian đã được xác định bao gồm cả những xí nghiệp muối cổ nhất thế giới. Họ cũng đã đào được những dụng cụ làm muối bị chôn vùi dưới những lớp đất đá dày.

Posted Image

Một ngôi nhà biểu trưng cho nền văn minh Cucuteni

Cũng như nhiều nền văn minh khác, nền văn minh Cucuteni - Trypillian có thể đã bị biến mất bởi biến đổi khí hậu, nhưng nhiều giả thuyết cho rằng họ dần dần hợp nhất với các bộ tộc khác cho đến khi nền văn hóa riêng của họ biến mất.

Hiện nay, tại Ukraina, Romania, Moldova và một số nước châu Âu, hậu duệ của giống người Cucuteni - Trypillian vẫn còn.

Theo ANTG

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nền văn minh cổ xưa ở Syria

Syria từng là cái nôi của nền văn minh 10.000 năm trước, với hàng nghìn văn bản chữ hình nêm và nhiều hóa thạch đồ đá cũ được khai quật, cung cấp một cái nhìn chưa từng có về cuộc sống hàng ngày của người dân vùng Lưỡng Hà thời cổ xưa.

Syria nằm về phía tây nam khu vực châu Á, thuộc vùng Trung Đông, với dân số khoảng 23 triệu người. Người dân ở đây chủ yếu sinh sống gần con sông Euphrates và đa số họ là người Hồi giáo Sunni chiếm 74%, người Hồi giáo Alawite chiếm 12%.

Mặc dù là thiểu số nhưng người Hồi giáo Alawite chiếm ưu thế về chính trị trong nhiều thập kỷ, tổng thống Bashar al-Assad cũng nằm trong số đó. Khoảng 10% dân số Syria theo Kitô giáo, một phần nhỏ các giáo phái khác hết sức bí ẩn với các đặc điểm của tôn giáo độc thần. Trong khi hầu hết mọi người ở Syria nói tiếng Arab thì khoảng 9% dân số phía đông bắc nói tiếng Kurd.

Posted Image

Cung điện thời trung cổ ở Aleppo. (Ảnh: Shutterstock)

Syria từng là cái nôi của nền văn minh 10.000 năm trước, đây là quê hương của thành phố cổ đại Ebla phát triển thịnh vượng từ năm 1800-1650 trước Công nguyên.

20.000 văn bản chữ hình nêm và nhiều hóa thạch đồ đá cũ được khai quật tại đây cung cấp một cái nhìn chưa từng có về cuộc sống hàng ngày của người dân vùng Lưỡng Hà thời điểm đó. Syria xưa kia là một phần của những đế chế lớn trong lịch sử, người Ai Cập, Assyria, Chaldea, Ba Tư, Macedonia và La Mã thay thế nhau cai trị khu vực.

Hai thành phố lớn của Syria là Aleppo ở phía tây bắc và Damascus ở phía tây nam, là hai thành phố thực sự cổ xưa. Damascus được đề cập trong một tài liệu Ai Cập niên đại 1.500 năm trước công nguyên phát hiện tại địa điểm khảo cổ Tell Ramad, ngay bên ngoài Damascus. Còn thành phố Aleppo có thể là một trong những thành phố bị chiếm đóng liên tục lâu đời nhất trên thế giới, nơi đây con người cư trú từ năm 6.000 trước công nguyên, thành phố nằm dọc theo con đường tơ lụa nên thương mại phát triển trong nhiều thế kỷ.

"Từ xa xưa, người dân nơi đây đã biết cách xây dựng các khu định cư bằng gạch bùn trên tàn tích của những thành phố trước đó, hàng ngàn địa điểm khảo cổ nằm rải rác trong cả nước hầu hết chưa được khai quật", Jesse Casana, một nhà khảo cổ học tại Đại học Arkansas, Mỹ nói với NBC News.

Syria có một số thành phố La Mã nổi tiếng như Apamea, Palmyra và lâu đài Crusader tuyệt đẹp. Damascus là thủ đô của Syria có nhiều di tích và di sản cổ xưa còn tồn tại đến ngày nay như ngôi đền thờ thần Jupiter, bức tường thành phố La Mã cổ đại, một nhà thờ Hồi giáo Umayyad thế kỷ thứ tám.

Posted Image

Văn bản chữ hình nêm. (Ảnh: Public Domain)

Suốt bốn thế kỷ Syria là một phần của Đế quốc Ottoman, Syria chịu sự kiểm soát của Pháp sau khi đế quốc Ottoman sụp đổ năm 1918 và trở thành quốc gia độc lập năm 1946.

Hiện tại, hàng trăm địa điểm khảo cổ học đang bị đe dọa bởi cuộc nội chiến ở Syria, những vụ đánh bom và cướp bóc đã tàn phá một số địa điểm có giá trị. Các nhà khoa học rất cố gắng để bảo tồn những di sản ở đây, họ thương lượng với chính phủ và các nhà lãnh đạo phiến quân bảo vệ những báu vật quan trọng nhất, họ cũng biên soạn danh sách các địa điểm khảo cổ học “không được tấn công” cần được bảo vệ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hóa thạch sọ khỉ 6 triệu năm tuổi tại Trung Quốc

Các nhà khoa học Trung Quốc vừa khôi phục thành công một hộp sọ hóa thạch khỉ cổ từ cách đây 6 triệu năm.

Posted Image

Hóa thạch sọ khỉ 6 triệu năm tuổi. Ảnh: Xinhua

Xinhua đưa tin, hộp sọ hóa thạch có niên đại 6 triệu năm tuổi của một con vượn trưởng thành được phát hiện tại một nhà máy gạch ở tỉnh Vân Nam, miền tây nam Trung Quốc. Các nhà sinh vật học hy vọng phát hiện này sẽ giúp làm sáng tỏ những bí ẩn về nguồn gốc loài người.

Hộp sọ này vẫn còn giữ được phần xương mặt và không bị biến dạng. Điều này sẽ cung cấp những thông tin có giá trị trong việc mô phỏng hình thái học.

"Đây là hộp sọ thứ hai được khôi phục của một con khỉ thuộc chi Lufengpithecus, sống ở lục địa Á-Âu trong kỷ Trung Tân cách đây 5-23 triệu năm", Tiến sĩ Ji Xueping đến từ Viện Di tích Văn hóa và Khảo cổ học Vân Nam, trưởng nhóm nghiên cứu phát biểu tại một cuộc họp báo.

"Nghiên cứu cho thấy loài linh trưởng có một số đặc điểm giống với con người, ví dụ như chiều rộng hốc mắt dài hơn chiều cao", Giáo sư Lu Qingwu của Viện Nhân loại học và Sinh vật học, Học viện Khoa học Trung Quốc, nói.

Hộp sọ phát hiện được có vai trò quan trọng trong quá trình nghiên cứu về tổ tiên loài người, vì thời điểm linh trưởng sống gần với thời điểm con người xuất hiện, cách đây khoảng 5-7 triệu năm.

Hóa thạch của các loài linh trưởng có niên đại tương tự được tìm thấy nhiều tại châu Phi, nhưng lại khá hiếm tại châu Á. Từ khía cạnh này, có thể thấy phát hiện trên rất quan trọng. Các nhà học giả cũng đang đặt giả thuyết châu Á mới là cái nôi của tổ tiên loài người, chứ không phải Châu Phi như nhận định trước đây.

Theo Vnexpress.net

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phát hiện hình khắc bí ẩn cổ xưa nhất Bắc Mỹ

Các nhà khoa học đã phát hiện những hình khắc trên đá cổ xưa nhất Bắc Mỹ với niên đại ít nhất 10.000 năm và đang tìm cách giải mã chúng.

Những hình khắc cổ trên đá tại đáy một hồ cạn ở Nevada, Mỹ đã được xác nhận là những hình khắc đá cổ xưa nhất Bắc Mỹ được tạo ra từ cách đây ít nhất 10.000 năm.

Những hình khắc được phát hiện trên những khối đá vôi gần hồ Pyramid trong sa mạc ở Nevada tương tự như những hình vẽ được phát hiện tại một chiếc hồ ở Oregon có niên đại khoảng 7.600 năm.

Không giống như những hình khắc sau này mô tả một ngọn giáo hoặc con linh dương, những hình khắc này mang tính trừu tượng cao với những khối hình học liên kết chặt chẽ, một số có hình kim cương, số khác là những đường thẳng ngắn song song trên một đường dài hơn.

Posted Image

Khu vực phát hiện những hình khắc cổ xưa trên đá

Các nhà khoa học không thể biết chính xác ai đã tạo ra những hình khắc này, tuy nhiên chúng được tìm thấy trên vùng đất bảo tồn của bộ lạc Paiute ở hồ Pyramid.

Ông Eugene Hattori, giám đốc nhân chủng học tại Bảo tàng bang Nevada cho biết: “Ban đầu chúng ta nghĩ rằng con người cách đây 12.000 hoặc 10.000 năm đều là người nguyên thủy, tuy nhiên khả năng biểu đạt nghệ thuật và công nghệ của họ được biểu lộ qua những hình khắc này đã vẽ nên một bức tranh rất khác biệt".

Sau khi tiến hành thí nghiệm đo phóng xạ carbon để xác định niên đại của các hình khắc này, nhà địa hóa học Larry Benson cho biết những họa tiết này có thể được tạo ra cách đây 14.800 năm.

Dữ liệu địa hóa học và các mẫu trầm tích ở hồ Pyramid cho thấy những hình khắc này đã tiếp xúc với không khí từ 13.200 tới 14.800 năm trước đây, và sau đó một lần nữa bị phong hóa từ cách đây 10.500 tới 11.300 năm.

Nhà khoa học Benson thuộc Đại học Lịch sử tự nhiên Colorado cho biết: “Dù chúng có niên đại 14.800 năm hay 10.500 năm thì chúng vẫn là những hình khắc cổ xưa nhất được phát hiện ở Bắc Mỹ".

Posted Image

Cận cảnh những hình khắc bí ẩn

Nhà khảo cổ học Dennis Jenkins thuộc Đại học Oregon coi đây là một phát hiện vô cùng quan trọng. Các hình khắc ở Nevada và Oregon đều khá sâu, chủ yếu là những thiết kế hình học hình tròn hoặc cong, một số thể hiện phong cách vẽ “tự do” với một loạt những chữ V cách đều nhau được tách ra bằng một đường thẳng đứng.

Các nhà nghiên cứu cho rằng những hình khắc này thể hiện các ký hiệu khí tượng khác nhau, chẳng hạn như mây và sấm sét, hoặc cũng có thể là dải Thiên Hà. Tuy nhiên ngoài thông tin về niên đại thì tất cả những ý kiến này mới chỉ là phỏng đoán của các nhà khoa học.

Ông Ben Aleck, giám đốc sưu tầm tại Bảo tàng Tộc người Paiute Hồ Pyramid cho biết ông không thể đưa ra bất cứ bình luận nào về những hình khắc này khi chưa được phép của các bô lão trong bộ lạc này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Công cụ bằng xương 51.000 năm tuổi

Người Neanderthal đã tạo những công cụ làm bằng xương cổ xưa nhất châu Âu, và người hiện đại có thể đã học cách làm công cụ này từ họ.

Người Neanderthal là một trong những họ hàng gần gũi nhất với con người hiện đại. Nơi sinh sống của họ là khu vực rộng lớn từ châu Âu đến Trung Đông và Tây Á. Dòng dõi cổ xưa này của loài người tuyệt chủng cách nay 40.000 năm.

Posted Image

Công cụ xương được tìm thấy. (Ảnh: Abri Peyrony&Pech-de-l'Azé)

Người Neanderthal đã tạo ra những vật dụng như đồ trang trí cơ thể hay lưỡi dao nhỏ. Giới khoa học từng có nhiều buổi tranh luận sôi nổi không biết khả năng này của người Neanderthal phát triển trước hay sau khi tiếp xúc với người hiện đại.

Shannon McPherron, một nhà khảo cổ học tại Viện Max Planck, Đức và các đồng nghiệp phát hiện người Neanderthal tạo ra công cụ làm bằng xương sớm nhất châu Âu có niên đại khoảng 51.000 năm tuổi, trước khi người hiện đại xuất hiện.

Các công cụ xương này tên là Lissoir. Bề mặt của chúng được gọt giũa và làm nhẵn. Giới khảo cổ khai quật mảnh vỡ của 4 công cụ tại hai địa điểm từng là nơi sinh sống của người Neanderthal phía tây nam nước Pháp.

McPherron nói: “Chúng tôi đã tìm thấy những điều mới mẻ về người Neanderthal. Các công cụ bằng xương trông giống như công cụ làm bằng đá dùng để cạo, rạch hoặc sử dụng như rìu tay".

"Họ đã dùng xương sườn, tạo hình chúng thành công cụ giống hệt với các công cụ của người hiện đại tìm thấy 40.000 năm trước”, McPherron nói thêm.

Kết quả trên được đăng trên tạp chí Proceedings của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia.

Theo VNE

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khí hậu làm sụp đổ nền văn minh cổ Địa Trung Hải

Thời tiết lạnh và khô kéo dài hàng trăm năm có thể là nguyên nhân làm sụp đổ các nền văn minh phía Đông Địa Trung Hải vào thế kỷ 13 trước công nguyên.

Công bố trên, được đăng tải trên tạp chí PLoS One, do nhà nghiên cứu David Kaniewski thuộc Đại học Paul Sabatier ở Toulouse (Pháp) thực hiện.

Dựa trên việc phân tích trầm tích từ bốn hồ nước mặn Larnaca cổ ở phía Nam đảo Síp, ông Kaniewski đã phát hiện ra bằng chứng về thời tiết khô hạn kéo dài 300 năm bắt đầu vào khoảng 3.200 năm trước đây.

Những thay đổi trong đồng vị carbon và các giống cây trồng của địa phương cho thấy bốn hồ nước mặn trên xưa kia từng là một cảng biển trung tâm của tuyến đường thương mại trong khu vực.

Posted Image

Nghiên cứu cho thấy, biến đổi khí hậu ảnh hưởng nền văn minh Đông Địa Trung Hải cổ đại. (Nguồn: theconversation.com)

Phát hiện này đã đưa đến giả thiết rằng những thay đổi môi trường đã đẩy khu vực này vào thời kỳ đen tối.

Sự thay đổi khí hậu đã gây ra mất mùa, nạn đói và chết chóc, đẩy khu vực này vào khủng hoảng kinh tế xã hội và buộc dân chúng ở phía Đông Địa Trung Hải và Tây Nam Á phải di cư vào cuối thời kỳ đồ đồng.

Đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ đột ngột của vương quốc hùng mạnh có lãnh thổ trải dài trên các vùng đất thuộc Ai Cập, Hy Lạp, Síp, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ, Israel và Palestine ngày nay vào khoảng năm 1.200 trước công nguyên.

Trước đây, một nhóm nhà khoa học thuộc Đại học New Mexico (Mỹ) cũng đã phát hiện ra việc giảm nhiệt độ bề mặt đại dương ở Địa Trung Hải xảy ra cùng thời gian với thời kỳ đen tối của Hy Lạp, kéo dài khoảng 400 năm.

Giáo sư Lee Drake, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết, nhiệt độ bề mặt đại dương giảm sẽ làm giảm việc bốc hơi nước và giảm lượng mưa trên đất liền.

Ông Drake cho rằng phát hiện này làm tăng đáng kể sức mạnh cho giả thuyết rằng các nền văn minh tại Địa Trung Hải bị sụp đổ do biến đổi khí hậu.

Tuy nhiên, vẫn không rõ tại sao thay đổi nhiệt độ diễn ra ở quy mô toàn cầu, nhưng vùng Đại Trung Hải lại bị tác động mạnh nhất.

Theo ông Drake, đây là điều mà các nhà khoa học đang rất muốn tìm hiểu thêm. Hiện giới hoa học vẫn tranh cãi về nguyên nhân gây ra những biến đổi khí hậu thời kỳ đó.

Một số người cho rằng do chu kỳ Mặt Trời gia tăng hoạt động gây ra, làm chuyển hướng những dòng gió xoáy mạnh ở bắc Đại Tây Dương và dẫn tới khô hạn do giảm nhiệt độ của đại dương và giảm lượng mưa.

Theo TTXVN

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phát hiện dấu chân cổ đại và hình vật thể bay bí ẩn

Ngôi làng Piska Nagr ở Ấn Độ đang xôn xao bởi một hòn đá có khắc những dấu chân cổ đại và bức tranh về một vật thể bay huyền bí.

Những dấu chân được tìm thấy trên một hòn đá ở làng Piska Nagri, ngoại ô thành phố Ranchi, bang Jharkahnd.

Nhà địa lý Ấn Độ Nitish Priyadarshi hiện đang nghiên cứu những dấu chân lớn này. Một mẫu dấu chân có độ dài 11 inch (khoảng 28cm) và độ rộng 5 inch (khoảng 13cm), và một mẫu khác cũng trong khu vực này có kích cỡ 10×4.5 inch.

Posted Image

Ảnh: adguk-blog.com

Những người dân địa phương tin rằng đó là những dấu chân của chúa Rama và chúa Lakshmana (các vị chúa huyền thoại của Ấn Độ), đã đến nơi đây trong khi đi tìm vợ của chúa Rama, Sita.

Nhà địa lý Priyadarshi cho biết, dấu chân được in trên đá granite, có vẻ như là được khắc lên đó.

“Có thể là nó được khắc thủ công bởi những người dân địa phương để tưởng nhớ đến những vị khách", ông nói.

Điều gây thú vị cho ông Priyadarshi là bức tranh về một vật thể bay nằm ngay bên cạnh những dấu chân.

Posted Image

Bức tranh về một vật thể bay được tìm thấy trên một hòn đá ở làng Piska Nagri. (Ảnh: adguk-blog.com)

“Những dấu chân và vật thể bay nằm trên cùng một hòn đá ở 2 phía khác nhau. Có thể là chúng được khắc lại để thể hiện rằng hai vị chúa đã đến nơi này bằng vật thể bay”, Priyadarshi nói.

“Nhìn vào độ mòn của những dấu chân có thể nó có niên đại khoảng hàng ngàn năm tuổi", ông nói.

Trước đó trên thế giới đã có nhiều khám phá về những dấu chân cổ đại. Người La Mã khắc lại những dấu chân trước một chuyến đi như là một nghi lễ bảo hộ. Các dấu chân được khắc khi ra đi và cũng là để cảm tạ khi trở về bình an. Còn tại Ireland và phía bắc Châu Âu, những dấu chân trên đá có quan hệ mật thiết đến các vị vua và thủ lĩnh.

Theo NĐT

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mảnh xương chân cổ nhất nước Anh

Trên tạp chí Quaternary Science, các nhà khoa học của Đại học John Moores Liverpool và Đại học Nottingham đã công bố kết quả phân tích carbon phóng xạ của mảnh xương chân khai quật được tại một hang động ở vùng Cumbria nước Anh.

Theo đó, hóa thạch này có niên đại hơn 10.000 năm tuổi và được xem là mảnh xương người cổ nhất ở miền bắc nước Anh.

Posted Image

Tiến sĩ Wilkinson cho biết các nhà khoa học chắc chắn 100% rằng mảnh xương khai quật được là của con người và rất có thể là xương của người trưởng thành.

Những phân tích bổ sung như xét nghiệm ADN và đánh giá thành phần hóa học của xương đã giúp xác định giới tính và khu vực sinh sống trước đây của người có mảnh xương được tìm thấy.

Trang Daily Mail dẫn lời tiến sĩ Dave Wilkinson - nhà sinh thái học tại Đại học John Moores Liverpool: “Từ trước đến nay, các công cụ bằng đá là những bằng chứng sớm nhất về con người ở phía bắc nước Anh sau khi kết thúc Kỷ băng hà cuối. Giờ đây, chúng ta đã thực sự có bằng chứng của chính con người”.

Còn theo lời ông Ian Smith - nhà khảo cổ và nghiên cứu sinh tại Đại học John Moores Liverpool: "Việc chôn cất người chết trong hang động trước đây ở thời kỳ này đã diễn ra ở miền nam nước Anh và sau đó là các vùng phía bắc. Tuy nhiên, mảnh xương đùi này cùng thời với các mảnh xương người sau Kỷ băng hà đầu tiên được phát hiện tại các hang động miền nam, cho thấy có những nghi lễ tương tự đã diễn ra ở các hang động tại Cumbrian và Somerset thời điểm đó".

Mảnh xương cùng tàn tích của ngựa và nai sừng tấm được phát hiện có từ thời điểm “ấm lên đột ngột” ở cuối Kỷ băng hà cuối khoảng 12.000 năm trước đây. Tất cả các mảnh xương đã được khai quật vào đầu những năm 1990.

Theo Thanh Niên

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những nền văn minh tiền sử làm con người hiện đại phải sửng sốt!

Posted Image

Nửa thế kỷ trước, các thợ lặn đã tìm thấy tàn tích của những tòa nhà nhân tạo phía Nam Yonaguni gần đảo Okinawa – một thềm đất khổng lồ với những góc cạnh giống như những con đường, cầu thang và các công trình xây dựng hình vòm. Một giáo sư địa chất Đại học Tokyo giải thích phần đất được phơi bày ra từ khu vực của đại dương này đã ít nhất một triệu năm tuổi, có thể là từ kỷ băng hà cuối cùng. Các nhà khoa học ngày nay giả định rằng vào một triệu năm về trước, loài người vẫn còn sống trong hang động và săn bắn thú vật trong suốt thời kỳ đồ đá.

Vào năm 1879, một nhà khảo cổ học người Anh là Alan Wace đã phát hiện ra nhiều hình dạng hiện nay của máy bay và một loạt các vật thể bay tương tự trong những bức bích họa đổ nát ở ngôi đền Abydos của Ai Cập, trong những sa mạc cằn cỗi. Một trong những thiết kế trông giống như máy bay trực thăng ngày nay, những mô hình khác giống như tàu ngầm hay tàu vũ trụ, thậm chí một “UFO” được thấy trong những bức hoạ này từ ba ngàn năm trước người của người Ai Cập cổ đại — ít nhất là ba hoặc bốn vật thể bay có hình dáng tương tự như máy bay ngày nay. Máy bay hiện đại phát triển trong thế kỷ XIX, nhưng đã được nhìn thấy trong bức bích họa người Ai Cập cổ đại từ ba ngàn năm trước đây

Posted Image

Posted Image

Vào năm 1972, một nhà máy ở Pháp đã nhập khẩu quặng Uranium Oklo từ nước Cộng Hòa Gabon ở Châu Phi. Trước sự ngạc nhiên của mọi người, quặng Uranium đó đã được khai thác. Bởi vì hàm lượng Uranium thấp, giống như chất thải từ các lò phản ứng hạt nhân hiện nay của chúng ta, nó đã thu hút nhiều nhà khoa học trên khắp thế giới tới để nghiên cứu quặng uranium Oklo

Posted Image

Các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng lò phản ứng hạt nhân cổ xưa này đã sản xuất khoảng năm trăm tấn quặng uranium với sản lượng điện (năng lượng) ước tính khoảng một trăm kilowatt. Các lò phản ứng được bảo quản tốt có cấu trúc hợp lý và dường như đã hoạt động năm ngàn năm trước. Những chất thải hạt nhân không nằm rải rác mà được tập trung xung quanh các mỏ quặng. .Những ai có nghiên về cách bố trí của lò phản ứng hạt nhân sẽ thấy rằng, cách bố trí lò phản ứng hạt nhân cổ đại tiên tiến hơn nhiều so với các nhà máy hạt nhân hiện đại của chúng ta.

Posted Image

Các nhà khảo cổ học ở Chile, SA, đào được xương của một người khổng lồ

Sự hạn chế không gian được ghi chép chỉ cho phép chúng ta để cập đến một phần nhỏ của nền văn minh Maya , Hà Đồ, Lạc Thư, Kinh Dịch, những câu chuyện về Atlantis, các kim tự tháp và những nền văn minh tiền sử khác

Chu kỳ của những nền văn minh tiền sử cho chúng ta biết rằng sự lặp lại của lịch sử cũng giống như sự chuyển động tuần hoàn của các hành tinh vậy. Con người cũng như các nhà khảo cổ học, bắt đầu hiểu được bản chất chu kỳ của sự phát triển nền văn minh nhân loại, nhận ra giá trị thực sự của các truyền thuyết cổ đại, đặc biệt là câu chuyện của tổ tiên mình. Tiếp theo đó, các phân tích khảo cổ học đã thừa nhận tính đúng đắn của những câu chuyện cổ xưa

Hậu duệ của những nền văn minh cổ đại có đức tin vào Thần và tin vào luật nhân quả, họ có chuẩn mực đạo đức cao. Họ biết về luật luân hồi của những nền văn minh từ các truyền thuyết trên khắp thế giới trước cả khi Kinh Thánh ra đời. Một ví dụ tương tự là câu chuyện về Đại Hồng Thủy và những thiên tai khác đã hủy diệt nhiều nền văn minh. Lý do của sự hủy diệt các nền văn minh đều giống nhau – Sự suy đồi của đạo đức con người.

Những truyền thuyết cổ xưa dạy chúng ta biết loài người đã trở nên bại hoại, và họ đang tiến đến hủy diệt như thế nào. Một số ít người sống sót đã cảnh báo các thế hệ tương lai. Nhưng con người ngày nay lại coi những lời cảnh báo đó như những câu chuyện cổ tích.

Nhiều nền văn minh rực rỡ đã biến mất; tất cả chúng ta có thể thấy chỉ có vài tàn tích còn xót lại. Plato nói: “Nền văn minh Atlantis đã bị chôn vùi dưới đáy biển”. Đối mặt một cách dũng cảm với lịch sử của nhân loại giúp chúng ta có thể nhận ra lý do tại sao những con người thông thái của thời kỳ đó lại xây dựng nên “những tượng đài” không thể phá hủy được.

Posted Image

Các bức tượng đá khổng lồ ở Đảo Phục Sinh lặng lẽ nhìn về phía Đông với những giọt nước mắt trên khuôn mặt chúng. Có lẽ chúng là những lời cảnh báo quý giá nhất từ tổ tiên chúng ta.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bích họa trên đá mô tả khởi nghĩa Hai Bà Trưng?

(VTC News) - GS. Dương Chí Thành cho rằng những bích họa mô tả cuộc khởi nghĩa dưới sự lãnh đạo của hai bà Trưng Trắc, Trưng Nhị đầu công nguyên.

Càng quan sát kỹ, tôi càng có cảm giác ma mị từ những hình vẽ bí ẩn này. Những hình vẽ như thể lặn sâu vào trong đá, hiện ra khi gặp nước, rồi lại chìm vào vĩnh cửu. Tôi xé mẩu giấy trắng, quẹt vào một đường nét nhỏ của một hình vẽ không quan trọng lắm, thì thấy hiện tượng lạ: màu đỏ thôi ra giấy như màu máu. Tuy nhiên, khi nước trên tờ giấy bị gió thổi khô, thì cái màu đỏ như màu máu ấy cũng nhạt dần rồi biến thành màu vàng nhờ nhờ của đá.

Posted Image

Nhiều bích họa ở rất cao trên vách đá.

Việc quẹt mẩu giấy vào hình vẽ cũng thôi màu ra dễ dàng, vậy mà hình vẽ vẫn tồn tại rõ nét hàng trăm, hàng ngàn năm nay thì thật khó hiểu. Quan sát kỹ trên các bích họa, tôi thấy nhiều chỗ vết đá bị đục đẽo nham nhở, có chỗ bị đục sâu vào 1-2cm. Rõ ràng đó là vết đục chứ không phải vết vỡ tự nhiên. Nhưng điều lạ là các nét vẽ vẫn không mất đi dù bị đục phá.

Tôi thắc mắc điều này, thì Nguyễn Văn Nhàn, anh chàng lái đò giải thích rằng, ngày còn bé, chính Nhàn và đám bạn chăn trâu thường vào khu vực này bắt dơi, vặt xoài. Biết trên vách đá có những bích họa mà người lớn bảo là của ma quỷ, song Nhàn và đám bạn không sợ, cứ lấy dao, liềm đục phá, lấy đá cuội ghè, tìm cách phá hủy. Thôi thì đủ kiểu phá hoại, chỉ vì tính tò mò và ngứa tay của đám trẻ trâu.

Posted Image

Nhàn cùng đám bạn thời nhỏ thường đục đẽo những bích họa này.

Nhưng có điều kỳ lạ, là sau khi đục đẽo phá hoại chán chê, thậm chí không nhìn thấy những bích họa nữa, nhưng chỉ một thời gian sau, dội nước lên, lại thấy chúng hiện rõ mồn một, không mờ hơn trước tẹo nào. Phá chán không được thì thôi, sau này lớn lên, có ý thức, thì không ai phá hoại nữa. Trẻ nhỏ bây giờ cũng không biết đến sự tồn tại của các bích họa trong vách núi này, nên nó được bảo tồn khá tốt.

Quan sát kỹ, thì những hình vẽ này được vẽ trực tiếp lên mặt đá tự nhiên, không có dấu hiệu của sự mài dũa, tạo tác lại mặt vách đá, cũng không có dấu hiệu của vết xăm trên đá. Thế nhưng, chất liệu của hình vẽ này lại ngấm rất sâu trong đó, đến nỗi cạo, đục cũng không làm mất được nét vẽ. Tôi trộm nghĩ rằng, có lẽ, đây là bí quyết của người xưa, mà chất liệu vẽ của họ có khả năng ngấm sâu vào trong đá.

Posted Image

Dù bị chặt chém, đục đẽo, song bích họa vẫn không biến mất.

Một câu hỏi rất thú vị, nhưng không dễ gì có thể trả lời: Ai là truyền nhân của những hình vẽ bí ẩn trên vách núi Cửa Chùa này?

Núi Cửa Chùa cũng như hầu hết các dãy núi khác ở Ninh Bình là núi đá vôi, nên có rất nhiều hang động. Riêng núi Cửa Chùa cũng có vô số hang động rất sâu và thông với nhau. Cách khu vực mái đá có hình vẽ độ 70m có một khá hang sâu. Theo anh chàng lái đò Nguyễn Văn Nhàn, hang đá này có rất nhiều dơi. Thời trẻ, Nhàn thường cùng trẻ con trong xóm vào hang quây lưới bắt dơi. Tuy nhiên, hang này dốc đứng nên không xuống sâu được. Tôi thử ném đá vào trong, nghe rõ tiếng dơi bay u u trong động.

Posted Image

Hình vẽ này có liên quan gì đến người nguyên thủy từng sống trong hang Thúi Thó?

Trong số những hang động ở dãy núi Cửa Chùa, đáng chú ý nhất là hang Thú Thó, nằm ngay chân núi, cách mái đá có bích họa không xa lắm. Tại hang động, các nhà khoa học Ninh Bình đã phát hiện một số mảng trầm tích, cách ngày nay trên 10.000 năm ken dầy vỏ ốc suối, vỏ trai nước ngọt, ốc núi, xương thú... Như vậy, vào thời điểm cách ngày nay trên 10.000 năm đã có người cổ sinh sống và trú ngụ trong hang động này. Phải chăng, đây là những bích họa của người nguyên thủy? Dù sao, đây cũng là một giả thuyết, dù khó có thể tìm được cứ liệu để chứng minh.

Ngược về lịch sử hàng ngàn năm trước, vùng đất Vân Long mang nhiều huyền thoại. Đây là nơi sinh ra 4 nữ tướng của Hai Bà Trưng, thánh Nguyễn Minh Không (Không Lộ thiền sư) và vua Đinh Tiên Hoàng. Như vậy, Vân Long chính là vùng đất sinh vương, sinh thánh.

Posted Image

Hình thức tế lễ cổ, hay mô tả về chiến thắng của vua Đinh?

Cố GS. Trần Quốc Vượng từng có thời gian về đây nghiên cứu và theo ông đây là vùng đất cổ rất quan trọng, có nhiều truyền thuyết truyền lại trong dân gắn với các di tích lịch sử quan trọng, đặc biệt là thời kỳ Hai Bà Trưng và Đinh Tiên Hoàng, cần phải làm sáng rõ.

GS. Trần Quốc Vượng phát hiện ra một điều lạ là tên làng, tên xã ở vùng đất này có nghĩa như địa danh hành chính quốc gia và chức vụ triều đình. Chẳng hạn như thôn Chi Lễ (là chức vụ tương đương chánh văn phòng), thôn Phù Long (nghĩa là đất triều đình), làng Mai Chung (hội nghị), Tập Ninh (quan võ), Chung Hòa (quan văn)… Rồi các loại cửa ra vào như Cung Quế, Cung Sỏi (cửa triều đình). Vườn thì có Long Viên Vườn, Vườn Thị, Vườn Trầu… Qua đây, có thể thấy, vùng đất này có liên quan đến triều đình thời Đinh Tiên Hoàng xưng vương.

Posted Image

Hay đây là bích họa mô tả khởi nghĩa Hai Bà Trưng?

Nhắc đến vùng đất Vân Long, phải nhắc đến Tứ vị Hồng Nương, 4 nữ tướng thời Hai Bà Trưng. Ngày Hai Bà Trưng dấy binh khởi nghĩa, 4 bà đã rời vùng quê Gia Viễn theo Hai Bà Trưng đi đánh giặc Hán. Ngày chiến thắng, đóng đô ở Phong Châu, do có công lớn đánh giặc, Bà Trưng ban thưởng cho 4 vị nữ tướng. Tuy nhiên, 4 bà không nhận châu báu, mà xin Bà Trưng miễn thuế cho dân chúng nơi 4 bà đi qua trong một ngày. Hai Bà Trưng đã cấp cho 4 nữ tướng quản lý mảnh đất mà 4 bà đi qua từ lúc mặt trời mọc, đến khi mặt trời lặn. Dân vùng đó không phải đóng thuế cho nhà nước vì đã có công sinh thành 4 vị nữ tướng tài ba.

Sau này, Bà Trưng về thăm Tứ vị Hồng Nương, thấy mảnh đất núi đồi nhấp nhô giữa cánh đồng ngập nước trắng xóa, như thể rồng lượn trên mây, nên đã đặt tên cho vùng đất là Vân Long. Năm 1996, Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Luyên, khi đó là giám đốc Khách sạn Hoa Lư, làm đề tài nghiên cứu về vùng đất ngập nước Gia Viễn để phát triển du lịch. Ông đã tập hợp các cụ già trong vùng để lấy ý kiến và thống nhất đặt tên vùng đất ngập nước rộng 3.500ha này là Vân Long, theo tên Hai Bà Trưng đặt khi xưa. Năm 1998, Khu bảo tồn ngập nước Vân Long được thành lập.

Tìm hiểu trong vùng, tôi nhận thấy rằng, ở vùng Vân Long này, làng nào cũng thờ Tứ vị Hồng Nương. Người dân trong vùng coi 4 bà như vị thánh, là mẹ của dân làng. Tổng số có đến 24 ngôi đền thờ 4 nữ tướng này ở Vân Long.

Posted Image

Bích họa ở Quảng Tây (Trung Quốc). (Ảnh TS. Trình Năng Chung cung cấp)

Xét rộng và sâu về lịch sử vùng Vân Long một chút, để có sự liên tưởng đến những bích họa trên mái đá dãy núi Cửa Chùa.

Các cụ già trong xóm đặt giả thuyết rằng, phải chăng, những bích họa trên núi có liên quan đến việc vua Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp 12 sứ quân? Hình ảnh người to lớn tay cầm chùy, tay cầm đao là tướng, còn những người nhỏ nhảy múa reo hò, tay cầm vũ khí là quân, ăn mừng chiến thắng?

Trong quá trình tìm hiểu về bích họa trên đá, tôi may mắn có được tập tài liệu đã dịch ra tiếng Việt, do TS. Trình Năng Chung, Trưởng phòng Khoa học (Viện Khảo cổ học Việt Nam) cung cấp. Theo tài liệu này, thì vùng Quảng Tây (giáp Việt Nam) cũng có rất nhiều bích họa trên đá, mà họ gọi là nham họa. Năm 1956, GS. Dương Chí Thành, thuộc Học viện dân tộc Trung ương Trung Quốc, đã công bố tài liệu “Ninh Minh huyện Minh Giang lưỡng ngạn nhai bích cổ họa điều tra” cho rằng, những bích họa ở Quảng Tây mô tả cuộc khởi nghĩa dưới sự lãnh đạo của hai bà Trưng Trắc, Trưng Nhị đầu công nguyên. GS. Thành cho rằng, những bích họa này là di tồn của cuộc khởi nghĩa đó.

Posted Image

Ảnh trên vách đá ở Quảng Tây mô tả khởi nghĩa Hai Bà Trưng! (Ảnh TS Trình Năng Chung cung cấp).

Tài liệu “Vu thuật văn hóa đích di tồn - Quảng Tây Tả Giang nham họa phẩu tích” và “Quảng Tây Tả Giang nham họa” của Vương Khắc Vinh, Khâu Trung Luận, Trần Viễn Chương (Trung Quốc) viết: Căn cứ vào sự khác biệt của các hình vẽ trên nham họa biểu hiện ra, cho rằng nội dung mà nham họa phản ảnh là các loại hoạt động lễ nghi vu thuật của người Lạc Việt, như các hoạt động tế ngày, tế trống, lễ sông, lễ quỷ thần, lễ thần ruộng, lễ thần đất, cầu chiến tranh thắng lợi, tế người, tế vật tổ…

Liệu bích họa trên vách núi Cửa Chùa có liên hệ gì với thời kỳ Hai Bà Trưng khởi nghĩa, và có liên hệ với những hình vẽ ở Quảng Tây? Càng nghiên cứu, tìm hiểu, càng thấy nhiều thú vị sau những bích họa ẩn trong vách đá triệu năm tuổi này.

Còn tiếp…

Phạm Ngọc Dương

Theo VTCNews

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dữ liệu hóa thạch tiết lộ nguồn gốc của lông chim

(Khoahoc.com.vn) - Loài chim đã hình thành cánh bằng cách nào? Dữ liệu hóa thạch cho thấy tỉ lệ các chi đã thay đổi trong những con chim có nguồn gốc từ khủng long.

Chim có nguồn gốc từ một nhóm khủng long theropod có kích thước nhỏ và là loài khủng long ăn thịt được gọi là maniraptoran có niên đại khoảng 150 triệu năm trước. Những phát hiện mới đây từ trên khắp thế giới cho thấy rằng, rất nhiều maniraptoran đã rất giống với chim, với bộ lông vũ, những chiếc xương rỗng, kích thước cơ thể nhỏ và tỉ lệ trao đổi chất cao.

Giáo sư Hans Larsson thuộc trường Đại học McGill và một sinh viên hướng dẫn tốt nghiệp, Alexander Dececchi, đã tìm thấy câu trả lời cho câu hỏi nhờ kiểm tra dữ liệu về hóa thạch, đã mở rộng thực sự trong những năm gần đây, từ thời xuất hiện những con chim đầu tiên.

Trong một nghiên cứu đã xuất bản tháng 9 trên tạp chí Tiến hóa (Evolution), Larsson và Dececchi nhận thấy trong phần lớn lịch sử của khủng long ăn thịt, chiều dài chân đã cho thấy một mối liên hệ tỉ lệ ổn định với kích thước cơ thể.

Mặc dù Tyrannosaurus rex (khủng long bạo chúa) nặng gấp 5000 lần so với những con theropod có lông và nhỏ nhất ở Trung Quốc. Tỉ lệ về chân đã thay đổi, tuy nhiên, ở những con chim cổ, là cả các chi trước và chi sau đã trải qua một sự tách ra đáng kinh ngạc từ kích thước cơ thể. Sự thay đổi này có thể là cấp thiết trong việc cho phép những con chim cổ đầu tiên có thể bay được và sau đó khám phá bầu trời của rừng rậm, các tác giả kết luận.

Posted Image

Khi những chiếc chân trước đã dài ra, chúng trở nên đủ dài để dùng như một cái cánh, cho phép một sự tiến hóa của bay chủ động (bay sử dụng năng lượng của cơ thể). Khi đã tách ra với sự co ngắn của những chi sau, điều này đã giúp con chim cổ có thể bay lượn tốt hơn và hiệu quả hơn. Những cái chân ngắn hơn đã giúp trong giảm lực cản trong khi bay – nguyên nhân mà những chú chim hiện đại co chân lên khi chúng bay - và cũng để đậu và di chuyển trên các cành nhỏ trên cây. Sự kết hợp của những đôi cánh tốt hơn như vậy với những cái chân đặc hơn có thể giúp lũ chim sống sót trong thời kỳ mà những nhóm bò sát bay, thằn lằn bay, đã thống trị bầu trời và cạnh tranh về thức ăn.

“Những kết quả nghiên cứu của chúng tôi đã cho thấy loài chim đã trải qua một thay đổi đột ngột trong các cơ chế phát triển của chúng, chẳng hạn như các chi trước và chi sau trở thành vấn đề đối với kiểm soát độ dài khác biệt", Larsson nói. Những sự thay đổi từ những nguyên tắc về tỉ lệ các chi của động vật với sự thay đổi trong kích cỡ cơ thể - một ví dụ khác là mối liên quan giữa các chi dài và tay ngắn ở con người – thường là dấu hiệu của một sự thay đổi lớn về chức năng hoặc hành vi. “Sự tách biệt này có thể là cơ sở dẫn tới sự thành công của loài chim, lớp động vật có xương sống đa dạng nhất trên Trái đất ngày nay".

“Nguồn gốc của những con chim và bay có sử dụng năng lượng là một sự chuyển đổi tiến hóa lớn về lớp”, Dececchi nói, giờ ông là một nghiên cứu postdoctoral tại trường đại học Nam Dakota. “Những gì mà chúng tôi phát hiện cho thấy độ dài chân chim đã phải phân tách từ kích thước cơ thể thông thường trước khi chúng có thể xòe ra thành công như vậy. Có thể là sự thật này là cái cho phép chúng trở thành hơn là nòi giống của những maniraptoran và dẫn dắt chúng mở rộng phạm vi về hình dạng và kích thước của chi mà chúng ta thấy ở những con chim ngày nay".

“Nghiên cứu này, cùng với những nghiên cứu trước đó của chúng tôi rằng những tổ tiên của loài chim đã không đứng thẳng lên, để làm rõ các tiền đề về sinh thái học chim”, tiến sĩ Dececchi nói. “Biết được nguồn gốc của chim, và cách thức mà chúng có mặt ngày hôm nay, là một vấn đề mấu chốt để hiểu cách mà thế giới hiện đại biến đổi để trông như ngày nay".

Nghiên cứu được hỗ trợ tài chính từ nhiều cơ quan nghiên cứu khoa học của chính phủ Canada.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phát hiện hoá thạch cá voi cổ đại ở sa mạc Peru

Các nhà nghiên cứu Peru vừa phát hiện hoá thạch loài động vật biển có vú trên sa mạc miền nam nước này. Phát hiện mới này có thể mở ra nghiên cứu về mối liên kết sự tiến hoá giữa cá voi ngày nay với tổ tiên trên cạn của chúng.

Hoá thạch cá voi cổ đại được phát hiện ở sa mạc Ocucaje, miền nam Peru, một khu vực vốn đã nổi tiếng về các hoá thạch sinh vật biển có niên đại khoảng 12 triệu năm. Tuy nhiên, hoá thạch cá voi cổ đại mới được phát hiện có niên đại hơn 40 triệu năm. Trước đây, các nhà khảo cổ chưa từng phát hiện hoá thạch về động vật biển có vú cổ đại ở Peru.

Posted Image

Ảnh: internet

Hoá thạch mới được phát hiện có tên gọi Achaeocetes. Loài động vật biển có vú cổ đại này vẫn có các đặc điểm giống với tổ tiên trên cạn của chúng trước khi chúng xuống biển. Qua hàng triệu năm tiến hoá, những động vật trên cạn này ngày càng có xu hướng ở môi trường nước và do đó, chân của chúng tiến hoá thành dạng vây và cơ thể chúng thích nghi với môi trường sống dưới nước. Chúng tiến hoá dần dần cho tới khi giống như các loại cá voi cá heo ngày này.

Người đứng đầu khoa xương sống cổ sinh vật học tại Bảo tàng lịch sử tự nhiên tại Lima, ông Rodolfo Salas cho biết: “Achaeocetes hay cá voi cổ đại là những động vật biển có vú rất nguyên thuỷ và trước đây chúng tôi nghĩ là chúng không tồn tại ở Peru. Loài động vật này, so với động vật có vú ngày nay, chúng có chân phát triển hơn, giống như tổ tiên trên cạn của chúng. Nó cũng có răng tương tự như động vật sống trên cạn và có lỗ mũi phía trước sọ giống như động vật trên cạn, và không giống nhiều như động vật có vú có lỗ phun nước phía trên sọ”.

Các hóa thạch về cá voi cổ đại trước đây mới chỉ được phát hiện ở Ai Cập, Pakistan, Ấn Độ và Bắc Mỹ và có niên đại khoảng 50 triệu năm.

Theo VOV

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phát hiện mộ hoàng tử gần 2.600 năm tuổi

Các nhà khảo cổ Italy vừa phát hiện nơi chôn cất có niên đại 2.600 năm tuổi của người Etrusca, gồm cả ngôi mộ nguyên vẹn của một hoàng tử thuộc tộc người này.

Posted Image

Ngôi mộ chôn cất người Etrusca cổ đại. Ảnh: Discovery News

"Đây là một phát hiện độc đáo, bởi việc tìm kiếm một ngôi mộ của người Etrusca thuộc tầng lớp quý tộc là điều rất hiếm. Khám phá này có thể mở ra nhiều cơ hội nghiên cứu về người Etrusca cổ đại", Discovery News dẫn lời Alessandro Mandolesi, người chỉ huy cuộc khai quật, cho biết.

Nhóm khai quật dời một phiến đá lớn để mở được cửa lăng mộ tại Tarquinia, một trong những thành phố cổ nằm trong khu vực từng được biết đến với tên gọi là Etruria.

Những bộ xương của người Etrusca cổ đại được đặt trên một trong hai bậc thềm xây cao trong khu chôn cất. Các nhà nghiên cứu tin rằng ngôi mộ được xây dựng dành cho một cặp vợ chồng thuộc tầng lớp quý tộc.

Các nhà khảo cổ phát hiện nhiều đồ vật trang trí như vàng, trang sức, bình hoa trong khu mộ. Trong số này, có một chiếc bình được treo lên một cái đinh.

Cùng với bộ phận Quản lý Di sản Khảo cổ học ở miền nam Etruria, nhóm nghiên cứu của trường đại học Turin đang tiếp tục làm việc để thống kê những đồ vật có giá trị trong khu lăng mộ.

Theo Vnexpress

Share this post


Link to post
Share on other sites

5 phát hiện khảo cổ gây tranh cãi nhất từ trước đến nay

(Dân trí) - Nhờ vào công nghệ hiện đại, có rất nhiều cuộc khai quật khảo cổ kỳ lạ đã được thực hiện. Trong số đó, có rất nhiều phát hiện mới gây bối rồi cho các nhà khảo cổ học.

Dù mất rất nhiều thời gian để nghiên cứu và tìm hiểu, có không ít những phát hiện khảo cổ gây nên nhiều tranh cãi trong việc thừa nhận nó, và nhiều khi những phát hiện này bị gán ghép như một trò lừa bịp không đáng tin.

1. Các bức tượng Acámbaro

Posted Image



Các bức tượng Acámbaro là một bộ sưu tập các bức tượng gốm nhỏ được tìm thấy ở Acámbaro, Guanajuato, Mexico. Chúng được tìm thấy bởi Waldemar Julsrud vào tháng 7/1944. Tổng cộng ông và các cộng sự địa phương đã tìm thấy hơn 32 nghìn bức tượng, bao gồm các hình từ khủng long tới các hình người trên khắp thế giới, như người Ai Cập, Sumerian hay những người Caucasian. Những bức tượng này được cho là khác thường bởi có nhiều bức mang hình của khủng long trong khi loài động vật cổ đại này không sống cùng thời đại với con người. Sau khám phá này, nhiều người đã cho rằng chúng là cổ vật thật và không phải một trò lừa bịp. Nếu các bức tượng này được xác nhận là thật, chúng sẽ trở thành những bằng chứng về việc con người đã cùng tồn tại với khủng long, và ảnh hưởnng rất nhiều đến thuyết tiến hóa. Nhiều nỗ lực đã được thực hiện để xác định tuổi thọ của các bức tượng, kết quả ước tính chúng có từ khoảng 2500 năm trước Công Nguyên. Tuy nhiên cho tới nay, không có nhà khảo cổ hay cổ sinh vật học nào chấp nhận rằng đây là một phát hiện thực, họ đều cho rằng đó chỉ là một trò lừa bịp.

2. Hộp sọ người có sừng

Posted Image



Sayre là một thị trấn ở Hạt Bradford, Pennsylvania. Dù thời điểm chính xác không được biết rõ, nhưng vào những năm 1880, người ta đã phát hiện một lăng mộ rất lớn ở đây. Một nhóm người Mỹ đã đào được những bộ xương và hộp sọ người rất kì lạ. Những bộ xuơng này thuộc về những người có cơ thể bình thường, trừ việc họ có những đoạn xương mọc phía trên hốc mắt khoảng 5cm. Nhìn có vẻ như các hộp sọ này có sừng. Các bộ xương này được cho là của người khổng lồ, với chiều cao tới hơn 2m. Các nhà khoa học ước tính rằng họ được chôn cất vào khoảng năm 1200 sau CN. Đó không phải lần đầu tiên những hộp sọ người có sừng được tìm thấy. Vào thế kỉ 19, những hộp sọ tương tự cũng được tìm thấy ở những nơi khác trên đất Mỹ. Trong lịch sử, sừng người là biểu tượng của quyền lực, như việc Alexander đại đế được miêu tả với những chiếc sừng trên những đồng tiền thời đó. Theo các tài liệu lịch sử, những bộ xương ở Sayra đã được gửi tới Bảo tàng điều tra Mỹ ở Philadelphia. Tuy nhiên, chúng đã bị đánh cắp và không còn được tìm thấy. Dù có rất nhiều bức ảnh chụp những hộp sọ này còn tồn tại, nhưng hầu hết mọi người đều cho rằng đây chỉ là trò lừa đảo.

3. Bản đồ của người sáng tạo

Posted Image



Vào năm 1999, giáo sư Alexander Chuvyrov ở Đại học Quốc gia Bashkir (Nga) đã có một phát hiện khảo cổ quan trọng. Ông được mời tới nhà của Vladimir Krainov, người đã tìm thấy một phiến đá lạ được chôn trong vườn nhà mình. Phiến đá này nặng tới nỗi phải mất một tuần mới lấy được nó khỏi mặt đất. Phát hiện này được đặt tên là Phiến đá Dashka và sau này có tên là Bản đồ của người sáng tạo. Phiến đá cao 1.5m, rộng 1.1m, dày 15cm và nặng khoảng 1 tấn. Nó được đưa ra nghiên cứu và được cho là một dạng bản đồ 3 chiều của khu vực Ural. Phiến đá Dashka chứa những hình ảnh về các công trình kiến trúc, hệ thống thủy lợi và những con đập lớn. Tới nay, nguồn gốc của công nghệ tạo nên bản đồ này vẫn còn là bí ẩn và cực kì tiên tiến. Tuổi thọ của phiến đá được xác định vào khoảng 100 triệu năm tuổi. Nếu nó là thực thì đây sẽ là bằng chứng về sự tồn tại của một nền văn minh cực kì phát triển. Các nhà nghiên cứu cho rằng tấm bản đồ này có thể được sử dụng vào việc định vị. Và những phát hiện mới đây cho biết rằng phiến đá này là một phần của một cổ vật lớn hơn nhiều. Nó vẫn đang được nghiên cứu và chưa được công bố trước công chúng.

4. Những người khổng lồ Bắc Mỹ

Posted Image



Trong vài thế kỉ qua, nhiều phát hiện khảo cổ kì lạ đã xuất hiện ở Bắc Mỹ. Người ta đã đào được rất nhiều hài cốt người với kích thước lớn, nhiều tài liệu còn tồn tại cũng chứng minh cho các phát hiện này. Các hài cốt người khổng lồ bao gồm các bộ xương người có chiều cao từ 2m cho tới 4m. Một bộ xương người cao 4m được tìm thấy ở Lompock Rancho, California vào năm 1833. Bộ xương này có 2 hàng răng và được bao quanh bởi nhiều đồ tùy táng như rìu đá hay các vỏ sò chạm khắc. Năm 1895, một lăng mộ được tìm thấy ở Toledo, Ohio. Bên trong là 20 bộ xương ở tư thế ngồi và quay về hướng Tây. Những chiếc răng của họ được biết là "to gấp đôi những người hiện đại ngày nay". Ngoài ra, còn rất nhiều phát hiện nữa được ghi nhận ở khu vực Bắc Mỹ. Nhiều người cho rằng đây là một giống người khổng lồ cổ đại. Nguồn gốc của những bộ xương này tới nay vẫn còn là bí ẩn.

5. Chiếc nêm nhôm Aiud

Posted Image



Chiếc nêm nhôm Aiud là một vật có hình dáng của một chiếc nêm, được tìm thấy phía Tây thành phố Aiud, Rumani, trên bờ sông Mures vào năm 1974. Nó nằm sâu 11m phía dưới lớp cát cùng 2 bộ xương voi răng mấu. Bề ngoài của nó giống một cái đầu búa. Sau khi được đưa tới Viện khảo cổ Cluj-Napoca để nghiên cứu, nó được xác nhận là được làm từ hợp kim nhôm, bao bọc vối một lớp ôxít rất mỏng. Hợp kim này được tạo thành từ 12 nguyên tố khác nhau. Phát hiện này kì lạ bởi lẽ mãi đến năm 1808 người ta mới biết đến kim loại nhôm và nó không được sản xuất với số lượng lớn cho tới năm 1885. Để luyện được nhôm, người ta cần nhiệt độ tới 1000 độ. Việc nó được tìm thấy trong cùng lớp đất với các bộ xương voi răng mấu chứng tỏ rằng món đồ này có tuổi thọ ít nhất 11 nghìn năm. Nhiều người tin rằng đây là bằng chứng về việc người ngoài hành tinh đã tới Trái đất. Các kĩ sư cho biết là cổ vật này có hình dáng của bộ càng hạ cánh, tương tự như công nghệ đang được sử dụng trên các tàu vũ trụ hiện nay. Cộng đồng khoa học tin rằng nó được chế tạo trên Trái đất với mục đích vẫn chưa rõ ràng và nguồn gốc của món đồ vẫn còn là điều bí ẩn.

Phan Hạnh

Theo Top Tenz

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc phát hiện thân cây cổ thụ 800 tuổi, dưới đất 500 năm

Thân cây này dài 20 mét, đường kính thân cây 1,6 mét. Theo các chuyên gia lâm nghiệp địa phương, cây gỗ này có tuổi đời từ 700 đến 800 năm, theo phán đoán ban đầu thì đây là một cây phong dương, nặng khoảng 80 tấn và đã bị chôn vùi trong lòng đất khoảng 500 năm.

Posted Image

Thân cây gỗ dài 20 mét

Tờ China News ngày 5/9 đưa tin, hôm 3/9 ông Lương Tài, một người dân thôn Đông Sơn thị trấn Tây Cảng huyện Tu Thủy tỉnh Giang Tây, Trung Quốc khi đi đào cát ở con suối trong thôn phát hiện ra một thân cây cổ thụ khổng lồ.

Posted Image

Đường kính thân cây khoảng 1,6 mét

Thân cây này dài 20 mét, đường kính thân cây 1,6 mét. Theo các chuyên gia lâm nghiệp địa phương, cây gỗ này có tuổi đời từ 700 đến 800 năm, theo phán đoán ban đầu thì đây là một cây phong dương, nặng khoảng 80 tấn và đã bị chôn vùi trong lòng đất khoảng 500 năm.

Posted Image

Một mảnh rễ cây

Toàn bộ phần rễ cây đã hóa lũa có màu đen hoặc xám tro. Ông Viên Kiến Căn, một kỹ sư lâm nghiệp huyện Tu Thủy cho biết, hơn 1000 năm trước khu vực này là một cánh rừng nguyên sinh có nhiều gỗ lớn.

Posted Image

Cận cảnh thân cây cổ thụ được lôi ra khỏi bãi cát

Cây gỗ được phát hiện có giá trị nghiên cứu khá cao về những biến thiên địa chất, khí hậu trong khu vực.

Posted Image

Người dân quanh vùng đổ tới xem cây cổ thụ

Chính quyền địa phương đã phái người canh giữ, bảo vệ cây gỗ quý và lên phương án vận chuyển nó bàn giao cho sở Lâm nghiệp Giang Tây nghiên cứu.

Theo Giáo Dục

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hóa thạch cực hiếm của loài Vượn

Các nhà khảo cổ học cho biết đã khai quật hộp sọ một con vượn chưa trưởng thành có chừng 6 triệu năm tuổi ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, qua đó có thể làm sáng tỏ thêm sự tiến hóa của con người.

Báo ChinaView dẫn lời nhà khoa học Ji Xueping, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết cũng đã phát hiện thêm hộp sọ thứ hai của con vượn chừng 5 triệu năm tuổi đã từng sống ở lục địa Á - Âu.

Theo ông Ji Xueping thì những hộp sọ này có ý nghĩa rất to lớn khi loài linh trưởng chuyển hóa thành người từ 5 - 7 triệu năm trước. ChinaView cũng dẫn lời Lu Qingwu (Viện Sinh học có xương sống và cổ nhân loại học) cho biết tại châu Phi đã từng phát hiện những hóa thạch linh trưởng cổ đại có niên đại cùng với phát hiện này, nhưng tại châu Á là rất hiếm.

Posted Image

Ảnh: Flickr

Bản báo cáo chi tiết được công bố trên tạp chí khoa học Bulletin, sau gần 4 năm Giáo sư Ji và các nghiên cứu sinh của ông tìm thấy hóa thạch trong một cái hố ở nhà máy gạch tại Shuitangba, thành phố Zhaotong. Qua khảo nghiệm các nhà khoa học xác định tuổi của con vượn này là 6,1 - 6,2 triệu năm vào cuối kỷ Miocen và được coi là con vượn trẻ nhất trong số các loài linh trưởng cổ đại được phát hiện tại Vân Nam. Hộp sọ còn được bảo quản khá tốt, các xương trên khuôn mặt còn khá đầy đủ.

Giáo sư Lu Qingwu cho biết các động vật linh trưởng mang một số đặc điểm chung với con người. Một ví dụ cụ thể là độ rộng của hốc mắt dài hơn chiều cao của mắt. Theo Giáo sư Ji thì đã tìm thấy quan hệ giữa loài vượn với sự kết nối tiến hóa thành người về thời gian và hình thái học. Tuy nhiên, vẫn phải tìm kiếm thêm các bằng chứng hóa thạch khác. Quan điểm của Giáo sư Lu thì trước đây người ta cho rằng loài người có nguồn gốc ở châu Phi. Nhưng những phát hiện gần đây lại cho rằng cái nôi của loài người ở châu Á. Tất nhiên, phải tìm thêm nhiều bằng chứng về khảo cổ học.

Tại khu vực phát hiện hộp sọ hóa thạch của vượn, vào năm 2007 cũng đã khai quật được ba bộ xương không còn lành lặn của các con voi ước chừng 6 triệu năm tuổi.

Theo Thanh Niên

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khai quật hóa thạch cá 429 triệu năm tuổi

Hóa thạch cá niên đại 429 triệu năm tại Trung Quốc có thể là sinh vật sớm nhất với khuôn mặt nhận dạng được, nhờ vào khung hàm hiện đại.

Hóa thạch được khai quật tại Trung Quốc thuộc lớp cá da phiến, thành viên của một nhóm đã tuyệt chủng, nhưng hàm của nó giống như cá xương ngày nay.

Posted Image

Cá 429 triệu năm tuổi có hàm như cá hiện đại - (Ảnh: Nature)

Việc phát hiện loài cá này có thể cung cấp một cái nhìn mới về sự tiến hóa ban đầu của tổ tiên chúng, theo báo cáo đăng trên chuyên san Nature.

Tiến hóa về hàm là một trong những thời kỳ quan trọng nhất của sự phát triển loài xương sống, nhưng khoảng cách giữa động vật xương sống có hàm và không hàm quá rộng, nên rất khó phân biệt các bước tiến hóa đơn lẻ trong giai đoạn chuyển tiếp của giống loài này.

Min Zhu của Viện Khoa học Trung Quốc tại Bắc Kinh và đồng sự đã phát hiện một bước gần cuối trong quy trình chuyển tiếp này, khi các động vật có xương sống hàm hiện đại, như cá mập và cá xương, trỗi dậy từ một nhóm các loài cá da phiến.

Phát hiện mới đã cung cấp một chứng cứ quan trọng về mối nối tiến hóa giữa loài cá da phiến và cá xương, có thể tái lập trình tự và quy trình đã biết lâu nay về sự tiến hóa của loài cá.

Theo Thanh Niên

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bí ẩn hình người mõm dài, có sừng trong hang đá Hà Giang
Những hình vẽ này được thực hiện trong lòng hang tối mang tính chất huyền bí với 4 người đứng gần như song song với nhau, phần đầu có bộ phận mồm kéo dài như mõm động vật với hai chiếc sừng nhỏ, dài thẳng trên đầu.

PGS-TS Trình Năng Chung, Viện Khảo cổ học Việt Nam, cho biết mới đây, đoàn khảo sát Viện Khảo cổ học đến hang Khố Mỷ thuộc thôn Khố Mỷ, xã Tùng Vài, huyện Quản Bạ, Hà Giang nghiên cứu về những hình vẽ bí ẩn được khắc trên vách đá.

Posted Image


Hang Khố Mỷ chứa nhiều hình vẽ bí ẩn

Những hình vẽ này được thực hiện trong lòng hang tối mang tính chất huyền bí. Các hình vẽ thể hiện 4 con người đứng gần như song song nhau, có hai hình vẽ còn khá nguyên vẹn, hai hình còn lại chỉ còn nhận biết rõ phần đầu. Đáng chú ý, phần đầu người có bộ phận mồm kéo dài như mõm động vật với hai chiếc sừng nhỏ, dài thẳng trên đầu. Hình vẽ người khá cân đối trong tỉ lệ nhân trắc học.

Tiến sĩ Chung nói với PV rằng, đây là những hình vẽ của người tiền sử, được thể hiện theo cách tả thực trong buổi lễ với sự nhảy múa của tốp người hóa trang thành loài thú có 2 sừng dài. Buổi lễ liên quan đến lễ hội săn bắn hoặc liên quan đến tô tem giáo. Chất liệu vẽ có mầu đỏ sẫm và so sánh với nhiều chất liệu vẽ, viết trên vách đá ở một số nơi khác ở Ninh Bình, Cao Bằng cho thấy, người xưa ở Khố Mỷ đã nghiền thổ hoàng (một loại khoáng chất có màu đỏ sẫm) trộn với dầu hoặc nhựa thực vật hòa với nước làm mực vẽ.

Theo tiến sĩ Chung, những hình vẽ này tuy quy mô còn nhỏ nhưng có giá trị về văn hóa và lịch sử, lại là loại di tích ít tìm thấy ở Việt Nam, do vậy cần giữ gìn, bảo tồn như viên ngọc quý trên cao nguyên đá Đồng Văn.

Nội dung, niên đại đích thực của những hình vẽ bí ẩn này đang là đề tài được các nhà khảo cổ học quan tâm, tiếp tục nghiên cứu sâu hơn.

Theo Người Lao Động




 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khảo cổ xác ướp chó thời Ai Cập cổ đại

Kết quả khảo cổ cho thấy có nhiều ký sinh trùng hút máu trên cơ thể xác ướp của những chú chó thời Ai Cập cổ đại này.

Mới đây, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu và tiết lộ nhiều bằng chứng khảo cổ học về nguyên nhân cái chết của những xác ướp chó thời Ai Cập cổ đại. Qua đó, các chuyên gia khẳng định, chính những ký sinh trùng hút máu đã khiến cho hàng trăm, hàng triệu chú chó thời Ai Cập bỏ mạng.

Posted Image

Cận cảnh xác ướp một chú chó bị nhiễm ký sinh trùng

Nhà nghiên cứu Jean-Bernard Huchet tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia ở Paris cùng các đồng nghiệp Françoise Dunand, Roger Lichtenberg của Đại học Strasbourg (Pháp) đã phát hiện dấu vết của loài ký sinh trùng trên hài cốt của chó. Những xác ướp chó bị nhiễm khuẩn này được tìm thấy ở khu hầm mộ xung quanh một pháo đài La Mã - xây dựng vào cuối thế kỷ III ở Ai Cập.

Huchet nói với Livescience: "Trong số hàng trăm xác ướp cho nghiên cứu, nhiều hài cốt trong đó nằm trơ xương hoặc vẫn còn quấn băng. Điều đáng tiếc là nhiều hài cốt đã bị hư hại khá nhiều bởi kẻ trộm".

Posted Image

Bọ ve vẫn lẩn trốn bên sau tai chú cho này

Tiến hành nghiên cứu sâu hơn, các nhà khoa học nhận thấy, nhiều chú chó đã bị bọ ve tấn công và hiện có những con vẫn bám vào lông hay nép mình ẩn sau tai trái của chúng. Dần dần, những con bọ ve này sinh sôi, lây truyền cho nhiều con chó khác. Nó sẽ lây nhiễm nhiều loại bệnh cho vật chủ có khả năng gây tử vong.

Các nhà khảo cổ cũng phát hiện ra loài rận hút máu chuyên bám chặt vào lông chó, nó sẽ khiến chó con bị sốt rồi dần xâm nhập phá hủy tế bào, gây ra cái chết sớm cho những chú chó con.

Hiện các nhà khảo cổ học vẫn tiếp tục nghiên cứu. Nhưng các chuyên gia cho rằng, những bằng chứng khảo cổ học này sẽ giúp họ có cái nhìn rõ nét hơn về nguồn gốc bệnh trong suốt lịch sử, cung cấp nhiều manh mối về sự lây lan bệnh ký sinh trùng và tiết lộ mối quan hệ giữa ký sinh trùng với sự phát triển con người - động vật.

Theo Tri Thức Trẻ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Con người săn voi từ… 500.000 năm trước

(Kienthuc.net.vn) - Hóa thạch một con voi mới được khai quật tại thung lũng Ebbsfleet thuộc Đông Nam nước Anh cho thấy con người sống cách đây khoảng 500.000 năm đã có thể săn bắt động vật lớn như voi ma mút thời tiền sử.

Tiến sĩ Francis Wenban-Smith, nhà nghiên cứu khảo cổ học thời kỳ đồ đá cũ tại Đại học Southampton (Anh), đã khám phá ra hóa thạch này khi tham gia quá trình xây dựng tuyến đường sắt cao tốc từ đường hầm Channel tới London 10 năm trước. Con vật này lớn gấp hai lần voi châu Phi hiện nay.

Posted Image

Voi ma mút. Ảnh minh họa

Các nhà khoa học tin rằng, hóa thạch này tồn tại cách đây ít nhất 420.000 năm. Tiến sĩ Wenban-Smith tìm thấy một lõi đá lửa trong khung xương sườn của con voi. Ông cho rằng các đồ tạo tác bằng đá nằm rải rác xung quanh hóa thạch là bằng chứng cho thấy nó đã bị giết lấy thịt.

Đây là “ngôi mộ voi” nguyên vẹn duy nhất ở Anh bởi các nhà khoa học nước này chỉ tìm thấy rất ít các bộ xương voi khác. Thanh Thủy (theo Gravesendreporter)

Theo Kienthuc.net

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tìm thấy thành phố cổ 3000 tuổi từ thời đồ đá

(Dân trí) - Giới nghiên cứu đã rất sửng sốt khi tìm thấy cả một thành phố cổ có niên đại hơn 3.000 năm.

vùng núi Kurdistan thuộc miền bắc Iraq, các nhà khảo cổ học vừa tìm thấy một thành phố cổ có tên gọi Idu, một thành phố bị lãng quên, nằm ẩn mình dưới một ngọn núi.

Posted Image

Nơi đây từng tồn tại một thành phố lớn có tên gọi Idu.

Những ký tự tượng hình được khắc trên các tấm bia đá và những tác phẩm nghệ thuật được tìm thấy ở đây cho thấy thành phố cổ này đã từng phát triển thịnh đạt từ cách đây hàng nghìn năm. Nơi đây từng là một trung tâm phát triển kiến trúc với các đền đài, cung điện mọc lên nguy nga, hoành tráng.

Posted Image

Một phần diện tích đã được khai quật ở thành phố cổ Idu.

Posted Image

Một vạt tường với những họa tiết cầu kỳ.

Nằm trong thung lũng ở bờ bắc hạ lưu con sông Zab, những phế tích còn lại của thành phố cổ Idu giờ chỉ còn lại một phần nhỏ. Phần lớn phế tích đã bị vùi sâu dưới móng của những ngôi nhà do người dân dựng lên.

Những phế tích cổ ở đây đều thuộc về thời kỳ Đồ đá mới, khi đó, ở khu vực mà ngày nay người ta gọi là Trung Đông, con người bắt đầu biết làm nghề nông. Giờ đây, trên vùng đất từng một thời là thành phố cổ phát đạt, một ngôi làng nhỏ có tên Satu Qala đã mọc lên.

Posted Image

Một món đồ nông cụ chưa rõ công dụng.

Thành phố cổ Idu được dự đoán có niên đại cách đây 2.900-3.300 năm. Các nhà khảo cổ học từ Châu Âu cũng đã bắt đầu tìm đến với địa điểm khảo cổ thú vị này. Nơi đây đã từng chứng kiến các đế chế hùng mạnh thống trị rồi lụi tàn và một đế chế khác mạnh hơn được hình thành.

Trước đây, dân làng Satu Qala đã từng tìm thấy những tấm bia đá cổ ở xung quanh khu vực này. Việc khai quật bắt đầu được thực hiện chính thức từ năm 2010-2011, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy những kết quả bất ngờ.

Rất ít cuộc khảo cổ từng được tiến hành tại khu vực Kurdistan của Iraq. Những cuộc xung đột trải dài suốt 3 thập kỷ từng khiến các nhà khoa học không thể tiếp cận với vùng đất vốn được coi là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại.

Những hình vẽ và ký tự được khắc trên các tấm bia đá đã cho các nhà khảo cổ những manh mối đầu tiên về một thành phố cổ từng một thời phát triển cực thịnh với các đền đài, cung điện mọc lên vô số.

Tại khu phế tích này, người ta tìm thấy những hình vẽ cổ xưa nhất, từng là những chi tiết trang trí cho các quần thể lâu đài cổ khổng lồ. Chẳng hạn như hình tượng nhân sư hay hình người dắt ngựa…

Posted Image

Một bức vẽ người dắt ngựa còn khá nguyên vẹn và rõ nét.

Posted Image

Một bức vẽ đã bị vỡ vụn thành nhiều mảnh, khắc họa hình nhân sư mang đầu người, mình sư tử có cánh.

Một món đồ cổ ấn tượng được các nhà khảo cổ tìm thấy là một con dấu hình trụ có niên đại khoảng 2.600 năm. Khi lăn nó trên một mảnh đất sét, người xem sẽ thấy hiện ra một cảnh tượng mang màu sắc thần thoại.

Hình ảnh được con dấu tạo nên khắc họa một người đàn ông đang khuỵu gối, giương cung lên trước một con quái vật sư tử đầu chim. Xung quanh con quái vật là các biểu tượng hình trăng, sao và mặt trời.

Bên cạnh đó còn có một biểu tượng người Iraq vẫn gọi là rhomb, biểu trưng cho sức sinh sản. Hình ảnh vị anh hùng đang khuỵu gối và giương cung tên được cho là biểu tượng của thần chiến tranh Ninurta.

Posted Image

Hình ảnh con dấu tạo ra khi đem lăn trên đất sét.

Sau khi thực hiện việc khai quật, các nhà nghiên cứu rất muốn mở rộng diện tích khảo cổ, tuy vậy, trước tiên công tác di dân phải được tiến hành, đây là một vấn đề khó khăn và đòi hỏi thời gian. Hiện tại, Iraq đang dần trở thành một địa điểm thu hút giới khảo cổ từ khắp nơi trên thế giới.

Bích Ngọc

Theo Huffington Post

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chiếc búa sắt 140 triệu năm thách thức các nhà khoa học

Chiếc búa ước tính được tạo ra từ đầu thời kỳ kỷ Phấn trắng, tức là từ 140 đến 65 triệu năm trước.

Chiếc búa trông có vẻ bình thường này lại làm khó các nhà khoa học. Phần kim loại của chiếc búa có chiều dài 15cm và đường kính khoảng 3 inches. Nó đã bị chìm trong đá vôi có niên đại 140 triệu năm, cùng với những mảnh đá khác.

Bà Emma Hahn đã phát hiện ra điều kỳ diệu này vào tháng 6/1934 trong mỏ đá gần thị trấn Mỹ, bang Texas.

Các chuyên gia đã giám định, và đi đến một kết luận: đó là một trò chơi khăm. Tuy nhiên, những nghiên cứu sau này với các cuộc điều tra hàn lâm khác nhau đã chỉ ra nó phức tạp hơn ta tưởng.

Đầu tiên, tay cầm bằng gỗ đã hóa đá, và bên trong biến thành than qua hàng triệu năm. Thứ 2, các chuyên gia ở Học viện Metallurgical, Columbus (Ohio) rất kinh ngạc với hợp chất hóa học bị chìm trong đất gồm: 96.6% sắt, 2.6% Clo và 0.74% sulfur, và không có một tạp chất nào. Trong khi, sắt nguyên chất chưa từng được phát hiện trong lịch sử các kim loại trên trái đất.

Posted Image

Chiếc búa sắt này đã tồn tại 140 triệu năm? (Ảnh: tpuc.org)

Trong phần kim loại không tìm thấy các kim loại sử dụng trong ngành công nghiệp sản xuất thép (như mangan, coban, niken, vonfram, vanadi hay molypden). Không có tạp chất, và tỷ lệ % của clo lớn bất thường. Đáng ngạc nhiên là không thấy dấu vết của carbon, trong khi quặng sắt từ từ trường Trái đất luôn luôn chứa carbon và các tạp chất khác.

Nhìn chung, theo những quan sát hiện đại, phần sắt của chiếc búa không phải là loại chất lượng cao. Nhưng phần đặc sắc là: sắt của chiếc búa này không bị rỉ sét! Không có dấu hiệu của sự ăn mòn.

Tiến sĩ K.E.Bafa, giám đốc Bảo tàng Cổ vật khoáng sản, nắm giữ chiếc búa này ước tính nó được tạo ra từ đầu thời kỳ kỷ Phấn trắng, tức là từ 140 đến 65 triệu năm trước.

Trong khi đó, trình độ khoa học của con người có thể làm công cụ này chỉ có thể từ 10.000 năm trước. Tiến sĩ Hans-Joachim Tsilmer từ Đức kết luận cho khám phá bí ẩn này: chiếc búa được làm từ một công nghệ chưa từng thấy.

Theo ĐSPL/VTC

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phát hiện hóa thạch đuôi khủng long nguyên vẹn

Một nhóm công nhân xây dựng tại Alberta, Canada phát hiện ra phần đuôi hóa thạch nguyên vẹn của một con khủng long.

Posted Image

Hóa thạch đuôi khủng long được phát hiện ở Alberta, Canada. Ảnh: Twitter

Phần đuôi hóa thạch nguyên vẹn được một thợ máy thuộc Tập đoàn Tourmaline Oil phát hiện có chiều dài hơn 3 m, CBC News đưa tin.

Ban đầu, người công nhân cho rằng đây chỉ là những mẩu đá sứt mẻ ở khu vực làm việc. Tuy nhiên, khi phát hiện đây là các đốt sống đặc biệt, anh đã dừng làm việc là thông báo cho các chuyên gia.

Tiến sĩ Matthew Vavrek, nhà cổ sinh vật học chuyên nghiên cứu về loài khủng long Pipestone Creek, rất bất ngờ khi chứng kiến kích thước và tình trạng bảo quản của hóa thạch khổng lồ này. "Khi quan sát xung quanh, chúng tôi nhận thấy đây là phần đuôi hóa thạch của một con khủng long. Lần gần đây nhất tôi được nhìn thấy điều tương tự là trong một bảo tàng", CNN dẫn lời ông Vavrek cho hay.

Các chuyên gia cho rằng có thể phải mất vài năm để xác định đuôi hóa thạch này thuộc loài khủng long nào.

Alberta là khu vực phát hiện nhiều hóa thạch. Một nhóm các nhà cổ sinh vật học đã dành 12 ngày để khai quật mẫu hóa thạch khủng long 3 sừng nặng hơn 2 tấn ở Drumheller, Alberta hồi tháng 8.

Theo Vnexpress.net

Share this post


Link to post
Share on other sites