Thiên Sứ

Cảm Ơn Vusonganh

55 bài viết trong chủ đề này

Gia đình tôi có đám hỷ, ở Quảng Ngãi. Khi về ghé Danang qua ngả sân bay. Nơi đất khách quê người, lại không rành thủ tục. Một số đồ đạc mang theo sử dụng trong đám hỏi, không được mang theo lên máy bay - như mâm quả...vv...

Nhờ Vusonganh đã kịp thời giúp đỡ. Gia đình đã về đến nơi an toàn.

Thay mặt gia đình, chân thành cảm ơn vusonganh đã rất nhiệt tình với nghĩa thày trò.

Nhân dịp này và sự quan tâm của Thế Trung về thời tiết ở Đà Nẵng, đã gây cảm ứng cho tôi lên quẻ và xác định rằng:

Trong năm 2013, mưa bão nếu có tới Đà Nẵng, phải dưới cấp 6.

Quẻ bói này như một món quà đáp lễ từ xa với vusonganh và Thế Trung.

PS: Đây là năm thứ 4 liên tiếp tôi dự báo công khai về không có bão ở Danang.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Gia đình tôi có đám hỷ, ở Quảng Ngãi. Khi về ghé Danang qua ngả sân bay. Nơi đất khách quê người, lại không rành thủ tục. Một số đồ đạc mang theo sử dụng trong đám hỏi, không được mang theo lên máy bay - như mâm quả...vv...

Nhờ Vusonganh đã kịp thời giúp đỡ. Gia đình đã về đến nơi an toàn.

Thay mặt gia đình, chân thành cảm ơn vusonganh đã rất nhiệt tình với nghĩa thày trò.

Nhân dịp này và sự quan tâm của Thế Trung về thời tiết ở Đà Nẵng, đã gây cảm ứng cho tôi lên quẻ và xác định rằng:

Trong năm 2013, mưa bão nếu có tới Đà Nẵng, phải dưới cấp 6.

Quẻ bói này như một món quà đáp lễ từ xa với vusonganh và Thế Trung.

PS: Đây là năm thứ 4 liên tiếp tôi dự báo công khai về không có bão ở Danang.

Áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

05/08/2013 21:52 (GMT + 7)

TTO - Vào 19g ngày 5-8, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới cách đảo Song Tử Tây (thuộc quần đảo Trường Sa) khoảng 180 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6, cấp 7 (tức là từ 39 đến 61km một giờ), giật cấp 8, cấp 9.

Posted Image

Vị trí và hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới vào 21g30 ngày 5-8 - Nguồn: Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương

Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng giữa Tây Tây Bắc và Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20 – 25 km và có khả năng mạnh lên thành bão.

Đến 19 giờ ngày 6-8, vị trí tâm bão trên khu vực phía Tây Nam quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74 km một giờ), giật cấp 9, cấp 10.

Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão có khả năng di chuyển dọc theo các tỉnh ven biển Trung Bộ, mỗi giờ đi được khoảng 20 - 25 km và đi vào khu vực vịnh Bắc Bộ.

Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới (có khả năng phát triển thành bão), đêm nay và ngày mai (6-8) khu vực giữa Biển Đông và vùng biển quần đảo Hoàng Sa có gió mạnh cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 8, giật cấp 9, cấp 10. Biển động mạnh.

Từ chiều tối mai ở vùng biển ngoài khơi Trung Trung Bộ và vịnh Bắc Bộ gió sẽ mạnh dần lên cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 8, giật cấp 9, cấp 10.

Từ ngày 7-8 ở các tỉnh Bắc và Trung Trung Bộ có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to và dông.

Từ đêm 7-8 ở Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to đến rất to và dông. Vùng núi cần đề phòng lũ quét và sạt lở đất.

Ngoài ra do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh nên vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau và khu vực nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7 và có mưa rào và dông mạnh. Biển động. Trong cơn dông cần đề phòng có lốc xoáy.

Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương, áp thấp nhiệt đới có diễn biến phức tạp, tốc độ di chuyển nhanh, cần chú ý theo dõi trong các bản tin dự báo tiếp theo.

Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sư Phụ ơi !!!

Chuyện nhỏ mà .....

Con cảm ơn Sư Phụ nhiều ạ !!!!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sư Phụ ơi !!!

Chuyện nhỏ mà .....

Con cảm ơn Sư Phụ nhiều ạ !!!!

Tối rất quí VSA vì tình cảm giành cho tôi. Nhưng tôi ghét những tay bá láp, "chém gió, đập ruồi". Hiện ở Đà nẵng đang có tin đồn là nhờ thày Tàu trấn yếm, nên ba năm qua Đà Nẵng không có bão lớn.

Thế nào tôi cũng có dịp ra Đà Năng để tham quan mấy cái công trình mà thiên hạ đồn là do thày Tàu trấn yểm. E rằng nó không đủ sức để đứng vững trước mưa to.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Siêu bão Utor giật cấp 16 xuất hiện trên Biển Đông

Cập nhật lúc 07:23, 11/08/2013

(ĐVO) - Siêu bão Utor đang trên đường tiến sâu vào Biển Đông. Dự báo bão sẽ đi vào biển đảo Lu - Dông của Philippines đồng thời có thể ảnh hưởng đến Việt Nam

Hai người thiệt mạng oan uổng khi bão đã tan

Bão số 5: Đưa khách rút khỏi Quất Lâm, Vinacomin kêu cứu

Hình ảnh bão số 5 đổ bộ vào đất liền

Dân thủ đô đổ xô bắt cá trên đường ngày bão

Theo tin mới nhất từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ cho biết, hồi 16h ngày 10/8 tâm bão ở vào khoảng 13,9 độ Vĩ Bắc; 128,7 độ Kinh Đông, cách đảo Lu – Dông (Philippin) khoảng 850km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12, cấp 13 (tức là từ 118 đến 149 km/một giờ), giật cấp 15, cấp 16.

Posted Image

Siêu bão có tên quốc tế Utor có diễn biến phức tạp có thể ảnh hưởng đến vùng biển Việt Nam

Dự báo trong 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, sau đó có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng giữa Tây Tây Bắc và Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20 km và còn có khả năng mạnh thêm.

Theo nhận định của cơ quan chức năng, đây là cơn bão siêu mạnh với diễn biến vô cùng phức tạp. "Siêu bão" có thể vượt qua biển đảo Lu - Dông và ảnh hưởng trực tiếp đến vùng biển Việt Nam.

Posted Image

Ảnh mây vệ tinh siêu bão Utor. Nguồn: Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương

Siêu bão Utor tiếp tục mạnh lên trong bối cảnh miền Bắc nước ta vẫn đang tích cực khắc phục hậu quả 2 cơn bão liên tiếp số 5 (tên quốc tế Jebi) và số 6 (tên quốc tế Mangkut) đổ bộ trong những ngày qua.

Posted Image

Tình trạng ngập úng tại khu vực trước tòa nhà Keangnam

Riêng Thủ đô, do ảnh hưởng của cơ bão số 6 cộng thêm mưa lớn kéo dài khiến tình trạng ngập úng đã diễn ra trên nhiều tuyến phố, người dân gặp rất nhiều khó khăn trong việc đi lại.

Điển hình phải kể đến các phố Trần Bình, đường Phạm Hùng, Thái Hà, Thái Thịnh, Quan Nhân, Vũ Trọng Phụng, đoạn phố Ngọc Lâm (Long Biên)...

Tình trạng chết máy, ùn tắc giao thông diễn ra tại nhiều con đường lưu thông trọng yếu như Huỳnh Thúc Kháng, Kim Mã, Thái Hà, đường Vành đai 3...

Khu vực ngoại thành đặc biệt là lưu vực sông Nhuệ do bơm nước từ nội đồng ra nên tuyến đường dọc 2 bên sông nhiều điểm trong trình trạng ngập úng, giao thông có phần bị đình trệ...

Posted Image

Các trạm bơm dọc trục chính sông Nhuệ bơm nước từ nội đồng chống úng ngập lúa mùa

Dọc tuyến sông Nhuệ thuộc địa bàn các huyện Thanh Trì, Thanh Oai, Thường Tín do nước sông dâng cao tình trạng ngập úng sâu xảy ra tại rất nhiều đoạn đường, đời sống người dân gặp rất nhiều khó khăn.

Trong khi đó, cũng do ảnh hưởng của mưa bão kéo dài, ngày 5/8 tại huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc nhiều hồ đập có nguy cơ bị tràn, vỡ, trong đó đập Phân Lân (thôn Phân Lân, xã Đạo Trù) đã bị vỡ hoàn toàn, khiến hàng triệu mét khối nước tràn xuống...

"Đập Phân Lân vỡ vào khoảng 19h chiều tối 5/8, khiến khoảng 15 hécta ao nuôi thủy sản và 20 hécta hoa màu của bà con phía hạ du đập Phân Lân bị nước lũ cuốn trôi. Rất may không có thiệt hại về người", ông Lam Xuân Tiến, Phó Chủ tịch xã Đạo Trù cho biết.

Một đoạn thân đập dài khoảng 20m, rộng gần 10m bằng bêtông và gạch đá bị cuốn trôi hoàn toàn, ống xả nước cũng bị lật tung.

H.K

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image

Nếu vào ngày 12. 8 (Số nhỏ quá không nhìn rõ) đường đi của cơn bão đúng như bản đồ, hoặc nhích lên phía trên thì bão sẽ không vào Đà Nẵng. Nếu nhích xuống chỉ 5 milimet theo tỷ lệ bản đồ thì hơi mệt.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bão Utor với sức gió lên tới 150 km/h (cấp 13) đang tiến vào biển Đông

Chủ nhật 11/08/2013 15:04

(GDVN) - Hồi 13 giờ ngày 11/8, vị trí tâm bão Utor ở vào khoảng 15,1 độ Vĩ Bắc; 124,8 độ Kinh Đông, cách đảo Lu – Dông (Philippin) khoảng 350km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 14, cấp 15 (tức là từ 150 đến 183km một giờ), giật cấp 16, cấp 17.

Hồi 13 giờ ngày 11/8, vị trí tâm bão ở vào khoảng 15,1 độ Vĩ Bắc; 124,8 độ Kinh Đông, cách đảo Lu – Dông (Philippin) khoảng 350km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 14, cấp 15 (tức là từ 150 đến 183km một giờ), giật cấp 16, cấp 17.

Posted Image

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng giữa Tây Tây Bắc và Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20 - 25km. Đến 13 giờ ngày 12/8, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,0 độ Vĩ Bắc; 120,7 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Tây đảo Lu – Dông (Philippin). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (tức là từ 150 đến 166 km một giờ), giật cấp 15, cấp 16.

Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20 - 25km. Đến 13 giờ ngày 13/8, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,7 độ Vĩ Bắc; 115,8 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Đông Bắc Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 520km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13, cấp 14 (tức là từ 134 đến 166 km một giờ), giật cấp 15, cấp 16.

Trong khoảng 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng giữa Tây Tây Bắc và Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km.

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, vùng biển phía Đông Bắc biển Đông từ sáng mai (12/8) gió sẽ mạnh dần lên cấp 7, cấp 8, sau tăng lên cấp 9, cấp 10, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 13, cấp 14, giật cấp 16, cấp 17. Biển động dữ dội.

Ngoài ra hồi 13 giờ, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 12,6 độ Vĩ Bắc; 113,5 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây (thuộc quần đảo Trường Sa) khoảng 150 km về phía Bắc Tây Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (tức là từ 39 đến 49 km một giờ), giật cấp 7, cấp 8.

Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển chậm theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 5 - 10km. Đến 13 giờ ngày 12/8, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 12,8 độ Vĩ Bắc; 112,3 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh Bình Định đến Khánh Hòa khoảng 310km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (tức là từ 39 đến 49 km một giờ), giật cấp 7, cấp 8.

Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, khu vực giữa Biển Đông (bao gồm cả vùng biển phía Bắc quần đảo Trường Sa) có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7, cấp 8. Biển động. Vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau và khu vực nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển phía Nam quần đảo Trường Sa) có gió mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7, cấp 8 và có mưa rào và dông mạnh. Biển động. Trong cơn dông cần đề phòng có lốc xoáy. Ở các tỉnh Nam Bộ và Tây Nguyên có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to và rải rác có dông

Hưng Hà (Theo TTDBKTTVTW)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài viết cùng một nội dung. Nhưng có cái hình này dễ nhìn, nên tôi đưa vào đây để tham khảo.

Tôi vẫn không thay đổi ý kiến khi cho rằng: Vào thời điểm 13g ngày 12. 8. 2013 - Nếu vị trí bão đúng như dự báo trên hình vẽ - hoặc nhích lên trên phía Bắc một chút thì bão sẽ không đánh vào Đà Nẵng. Còn nếu nhích xuống chỉ cần 5 milimet so với tỷ lệ bản đồ trong bài này thì hơi mệt.

=====================================

Bão Utor giật gió cấp 16, 17 trên biển Đông

11/08/2013 15:56 (GMT + 7)

Hồi 13g ngày 11-8, vị trí tâm bão Utor cách đảo Luzon (Philippines) khoảng 350km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 14, cấp 15 (150 - 183km/g), giật cấp 16, cấp 17.

Posted Image

Vị trí và đường đi của bão - Ảnh: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương

Share this post


Link to post
Share on other sites

So sánh hai bản đồ hôm qua 11.8 và hôm nay 12 tháng 8 thì đường đi của cơn bão đã nhích lên phía trên. Như vậy chắc chắn bão Utor không đánh vào Đà Nẵng.

Nhưng Thiên Sứ tui e rằng đường đi của cơn bão ở đoạn sau - bắt đầu từ hình mới nhất trên web Tuổi Trẻ 12. 8 vào địa điểm ghi trên bản đồ 13.8 (19g) (Trích dẫn 2) không cao như vậy đâu. Nó hơi thấp xuống đấy. Khoảng từ 2 đến 3milimet theo chính tỷ lệ bản đồ này.

Các cụ nhà ta bảo rằng: "Sai một ly, nó đi một dặm" - Ở đây là hai đến ba milimet

=====================================

TRÍCH DẪN 1.

Bão Utor giật gió cấp 16, 17 trên biển Đông

11/08/2013 15:56 (GMT + 7)

Hồi 13g ngày 11-8, vị trí tâm bão Utor cách đảo Luzon (Philippines) khoảng 350km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 14, cấp 15 (150 - 183km/g), giật cấp 16, cấp 17.

Posted Image

Vị trí và đường đi của bão - Ảnh: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương

TRÍCH DẪN 2.

Siêu bão Utor gây gió giật cấp 15-16

12/08/2013 06:58 (GMT + 7)

TT - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương, khả năng chiều tối nay (12-8) siêu bão Utor sẽ vào biển Đông và tương tác mạnh với áp thấp nhiệt đới gây ra gió giật đến cấp 15-16 trên khu vực đông bắc biển Đông.

Posted Image

Dự báo đường đi của bão Utor và áp thấp nhiệt đới - Nguồn: KTTVTW - Đồ họa: N.Khanh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trưa nay siêu bão Utor vào biển Đông

Siêu bão Utor đang hoành hành ở đảo Luzon (Philippines) với sức gió tối đa 166 km một giờ, dự kiến trưa nay sẽ vào biển Đông. Siêu bão cũng hút áp thấp nhiệt đới khiến nó suy yếu dần.

Posted Image

Dự báo đường đi và khu vực ảnh hưởng của bão Utor. Ảnh: NCHMF.

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương cho biết, 7h sáng nay tâm bão Utor ở trên đảo Luzon của Philippines, sức gió tối đa đạt 166 km một giờ (cấp 14), giảm một cấp so với chiều qua.

Do hướng di chuyển thay đổi, thay vì chếch lên phía bắc, bão gần như cắt ngang đảo Luzon nên sẽ vào biển Đông sớm hơn dự kiến. Khoảng trưa nay, tâm bão sẽ vào biển Đông, sức gió tối đa 166 km một giờ. Đến 7h sáng mai, tâm bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 370 km.

Đài Việt Nam và nhiều đài quốc tế đều chung nhận định Utor là cơn bão rất mạnh, khoảng trưa 14/8 sẽ đổ bộ vào Trung Quốc. Tuy nhiên, trên đường di chuyển bão sẽ gây gió rất mạnh ở bắc biển Đông, ngư trường đánh của ngư dân Việt Nam.

Posted Image

Dự báo của Đài Hải quân Mỹ. Ảnh: Vnbaolut.

Bão Utor hút áp thấp nhiệt đới ở giữa biển Đông khiến áp thấp suy yếu dần. 7h sáng nay, tâm áp thấp nhiệt đới cách bờ biển các tỉnh Bình Định đến Khánh Hòa khoảng 330 km, sức gió tối đa 49 km một giờ (cấp 6).

Ngày và đêm nay áp thấp bị hút theo bão Utor nên sẽ đổi hướng giữa đông và đông đông bắc, di chuyển rất chậm và suy yếu thành một vùng thấp. Tuy nhiên, nó vẫn gây gió mạnh cho giữa và nam biển Đông, gây mưa to cho các tỉnh Nam Bộ và Tây Nguyên.

Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương cho biết, đến sáng nay còn 92 tàu với hơn 1.100 ngư dân đang hoạt động ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, nơi chịu ảnh hưởng của bão Utor. Bộ đội biên phòng và chủ tàu đang giữ liên lạc và hướng dẫn những tàu này thoát khỏi vùng nguy hiểm.

Utor là cơn bão thứ bảy ở biển Đông từ đầu năm đến nay và là cơn mạnh nhất. Theo dự báo, mùa mưa bão năm nay có 13-14 cơn bão và áp thấp nhiệt đới xuất hiện ở biển Đông, một nửa trong số đó ảnh hưởng đến Việt Nam.

Xuân Hoa

Share this post


Link to post
Share on other sites

bác Thiên Sứ ơi, vậy bão có khả năng đổ bộ vào Việt Nam không? cháu nghĩ điều này rất có khả năng xảy ra vì cả JMA của Nhật và JWTC của Hoa Kì vẫn đang ..cãi nhau. Nhật thì cho rằng vào Lôi Châu, Mĩ cho rằng hổng vào Lôi chau mà vào Quảng Đông cơ

Theo bác thì tỉnh hình thế nào ạ

Share this post


Link to post
Share on other sites

bác Thiên Sứ ơi, vậy bão có khả năng đổ bộ vào Việt Nam không? cháu nghĩ điều này rất có khả năng xảy ra vì cả JMA của Nhật và JWTC của Hoa Kì vẫn đang ..cãi nhau. Nhật thì cho rằng vào Lôi Châu, Mĩ cho rằng hổng vào Lôi chau mà vào Quảng Đông cơ

Theo bác thì tỉnh hình thế nào ạ

Nếu nó vào đến vịnh Bắc Bộ thì tính tiếp. Năm ngoái, năm kia (Hay lâu hơn - vẫn còn trên mạng này), cũng một cơn siêu bão cấp 15 vào Vịnh Bắc Bộ, tôi đoán nó tan giữa biển, hoặc đánh vào Trung Quốc. Chẳng may đúng. Cơn bão tan giữa biển.

Nay cả Hoa Kỳ và Nhật đều đoán vào Trung Quốc - thế thì còn lo gì nữa - Hẳn Hoa Kỳ và Nhật bản phán thì chắc chắn có "cơ sở khoa học" (*) rồi - Còn nó vào Lôi Châu hay Quảng Đông, hay ngay cả Bắc Kinh tôi không quan tâm.Hì!

Không có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.

===================

* Đây là ngôn từ của ông Phan Huy Lê - thấy ông ấy nói tôi bắt chước nói theo vậy thôi - "Dốt hay nói chữ ' mà, Chứ tôi cũng đang chờ ông ấy giải thích để chiêm nghiệm.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image

Siêu bão Utor có khả năng gây mưa lớn cho miền Bắc

Dù siêu bão có xác suất lớn đổ bộ vào Trung Quốc nhưng lượng mưa có thể tiếp tục gây ra một đợt lũ ở miền Bắc. Khả năng này được đánh giá rất nguy hiểm trong hoàn cảnh miền Bắc vừa hứng chịu liên tiếp hai đợt mưa lũ.

Chiều 12/8, Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão trung ương họp khẩn bàn phương án ứng phó siêu bão Utor, cơn bão thứ 7 trên biển Đông. Theo Phó giám đốc Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn trung ương Lê Thanh Hải, vào biển Đông bão Utor giảm còn cấp 13 nhưng sẽ mạnh trở lại trong 24 giờ tới. Lúc 16h ngày 12/8, tâm bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 690 km về phía đông đông bắc.

Đêm 12 và ngày 13/8, bão di chuyển theo hướng giữa tây và tây tây bắc với tốc độ 20 - 25 km một giờ và sẽ mạnh thêm. Chiều 13/8, tâm bão chỉ còn cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 280 km về phía bắc đông bắc, sức gió mạnh cấp 14 - 15 (tối đa 183 km một giờ)

Bão sau đó có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng giữa tây tây bắc và tây bắc và chậm lại, mỗi giờ đi được 10 - 15km. Chiều 14/8, tâm bão nằm trên vùng biển phía đông bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc), sức gió không đổi.

Posted Image

Ảnh mây vệ tinh của bão Utor.

Theo ông Hải, các mô hình dự báo đều đánh giá, cơn bão có xác suất đổ bộ lớn vào đất liền Trung Quốc nhưng vẫn có 30% khả năng đi vào phía bắc vịnh Bắc Bộ. Vùng gió mạnh cấp 10 của bão có thể bao trùm vùng núi phía bắc và Quảng Ninh còn vùng gió cấp 6 bao trùm vùng đông bắc. Chiều 15/8, bão Utor bắt đầu gây ảnh hưởng tới vịnh Bắc Bộ, với gió cấp 9 - 10.

Đại diện cơ quan khí tượng cho hay, nguy cơ đáng lo ngại nhất là khả năng mưa lớn sau bão. Theo đó, ngày 15 đến hết 17/8, một đợt mưa lớn sẽ xuất hiện, tập trung ở vùng núi phía Bắc, khu đông bắc (Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng). Riêng mưa ở đồng bằng Bắc Bộ còn phụ thuộc vào đới gió đông nam. Vì thế, cần tiếp tục theo dõi sát tình hình trong các bản tin sắp tới.

Posted Image

Dự kiến đường đi của bão

Trong khi đó, theo báo cáo của Văn phòng Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão, chiều 12/8, ảnh hưởng của bão Utor, áp thấp đã suy yếu thành vùng thấp. Trên bờ, sau đợt mưa do bão Mangkhut, 32 sự cố đê điều đã được ghi nhận. Những sự cố đe dọa an toàn đê đã bước đầu được xử lý.

Chỉ đạo cuộc họp, Bộ trưởng Nông nghiệp Cao Đức Phát yêu cầu khẩn trương kêu gọi tàu thuyền trên biển vào bờ hoặc trú tránh. Ở Hoàng Sa, thời gian chỉ còn trong đêm nay trước khi khu vực này có thể hứng chịu sóng gió tới cấp 10. Trên bờ, dù lũ đã xuống nhưng theo Bộ trưởng Phát, sẽ có thêm các sự cố bộc lộ ở các tuyến đê.

“Mưa lớn sẽ gây nguy cơ lũ trở lại trên hệ thống sông Hồng, Thái Bình. Cần gấp rút khắc phục sự cố để chuẩn bị ứng phó đợt lũ mới”, ông Phát chỉ đạo. Đối với những tàu thuyền còn hoạt động ở nam Hoàng Sa, ông đề nghị Bộ Ngoại giao sớm có công hàm cho các tàu này vào trú tránh.

Nói về tần suất các cơn bão xuất hiện trong tháng 8, ông Lê Thanh Hải cho hay, tháng 8 đến tháng 10 là thời gian tập trung tới 60% số lượng bão hoạt động ở khu vực tây bắc Thái Bình Dương hàng năm. Trong chuỗi số liệu, tháng 8/1973 và tháng 8/1995 từng có 4 cơn bão hoạt động trên biển Đông.

Tuy nhiên, hiện mới chỉ 12 ngày của tháng 8 nên không loại trừ khả năng năm nay sẽ có đột biến về số lượng bão vào biển Đông.

Nguyễn Hưng

=====================

Đà Nẵng không có mưa to có nguyên nhân từ cơn bão này. Chắc ăn rùi. Năm nay để bão trên cấp 6 - hoặc hoàn lưu bão trên cấp 6 - đánh vào Đà Nẵng thì Lão Gàn mất cái "Gui tín" về khả năng dự báo công khai.

Muốn cơn bão Utor chắc ăn không gây mưa rất lớn ở miến Bắc thì có hai điều kiện đơn giản về mặt "cơ sở khoa học" (*):

1/ Cơn bão giảm cường độ khi đánh vào đất liền Trung Quốc.

2/ Vị trí tâm bão lệch lên phía trên ít nhất 5 milimet ở thời điểm 16g. 13. 8. 2013 trên bản đồ.

=================

* Đây là từ của ông Phan Huy Lê. Tôi chỉ ăn theo nói leo.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo TG Bão Utor sẽ đi theo hướng này, mắt bão và vùng xoáy của mây xa nhau chứng tỏ bão đã giảm dần chỉ còn mưa lớn.

============

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tâm bão và mây xa nhau thì có hai khả năng theo Lý học:

1/ Cô âm, cô Dương: Bão tan.

2/ AD tương giao, bão mạnh lên. Để tôi nghiệm xem, trả lời sau.

Theo TG Bão Utor sẽ đi theo hướng này, mắt bão và vùng xoáy của mây xa nhau chứng tỏ bão đã giảm dần chỉ còn mưa lớn.

============

Posted Image

Bão sẽ mạnh lên và tâm bão đánh vào sát bán đảo Lôi Châu - chỗ khúc eo. Tức là đúng với dự báo ở bản đồ dự báo trên. Vấn đề còn lại là hoàn lưu bão sẽ ảnh hưởng tới Việt Nam tới mức nào.

Nếu ảnh hướng lớn tới Việt Nam thì khi đụng vào bán đảo Lôi Châu nó sẽ hạ cường độ và hoàn lưu bão không rộng.

Tóm lại, để xem nó ảnh hướng tới Việt Nam cỡ nào thì đoán tiếp.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trực Giác à.

Một kịch bản cho đường đi của bão thế này thì Trực Giác có Ok không?

1/ Bão đánh sát bản đảo Lôi Châu - như dự báo của các TTKT TV các siêu cường như Nhật Bản và Hoa Kỳ, sau đó nó giật về phía Đông - Đông Bắc tính từ bán đảo Lôi Châu.

Cái "cơ sở khoa học" để "khoa học giải thích rằng..." bão bị vướng đất liền nên....đổi hướng. Hì!

2/ Bão tan, nếu ngoan cố.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trực Giác à.

Một kịch bản cho đường đi của bão thế này thì Trực Giác có Ok không?

1/ Bão đánh sát bản đảo Lôi Châu - như dự báo của các TTKT TV các siêu cường như Nhật Bản và Hoa Kỳ, sau đó nó giật về phía Đông - Đông Bắc tính từ bán đảo Lôi Châu.

Cái "cơ sở khoa học" để "khoa học giải thích rằng..." bão bị vướng đất liền nên....đổi hướng. Hì!

2/ Bão tan, nếu ngoan cố.

========

Con hơi bận tí nên giờ mới vào được mạng ạ, Con đồng ý với kịch bản của Sư phụ, "rất pha học ạ" !

Share this post


Link to post
Share on other sites

========

Con hơi bận tí nên giờ mới vào được mạng ạ, Con đồng ý với kịch bản của Sư phụ, "rất pha học ạ" !

Vậy để tôi "ngâm kíu" phương án "khả thi". Hì!

Còn với tôi,không có bão vào Đà Nẵng là xong.

Lại xuất hiện áp thấp nhiệt đới trên biển Đông

05/08/2013 10:50

(TNO) Sáng 5.8, một áp thấp nhiệt đới đã hình thành trên khu vực phía đông nam biển Đông.

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư cho biết hiện áp thấp nhiệt đới đang hoạt động cách đảo Song Tử Tây (thuộc quần đảo Trường Sa) khoảng 410 km về phía đông với cường độ mạnh cấp 6 (từ 39 đến 49 km/giờ), giật cấp 7 - cấp 8.

Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng giữa tây tây bắc và tây bắc, có khả năng mạnh thêm.

Dự báo, sáng 6.8, tâm áp thấp nhiệt đới cách đảo Song Tử Tây khoảng 200 km về phía bắc đông bắc, cường độ mạnh cấp 7, giật cấp 8 - cấp 9.

Posted Image

Bản đồ dự báo đường đi của áp thấp nhiệt đới - Ảnh: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư

Theo ông Lê Thanh Hải, Phó giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư, áp thấp nhiệt đới đang di chuyển với tốc độ tương đối nhanh, khoảng trên dưới 20 km/giờ và sẽ gây ra một đợt mưa lớn tại Bắc bộ và các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên-Huế vào khoảng thứ 4 và thứ 5 tuần này.

“Áp thấp nhiệt đới nhiều khả năng sẽ mạnh lên thành bão. Các đài khí tượng trên thế giới đều có chung nhận định như vậy”, ông Hải nói.

Theo ông Hải, bây giờ đang là cao điểm của mùa mưa bão nên áp thấp nhiệt đới hình thành ngay sau khi cơn bão số 5 vừa tan cũng không phải là hiện tượng hiếm gặp.

Trong các tháng chính vụ của mùa mưa bão (tháng 8, 9 và 10) bão và áp thấp thường xuất hiện dồn dập, có khi xuất hiện 3 cơn bão nối tiếp nhau trong 3 tuần liên tiếp. Dự báo trong tháng 8 này, sẽ có 3 cơn bão và áp thấp nhiệt đới xuất hiện trên biển Đông.

Trước mắt, áp thấp nhiệt đới nêu trên sẽ gây gió mạnh cấp 6 - cấp 7, giật cấp 8 - cấp 9, biển động mạnh trên vùng biển phía đông khu vực giữa và nam biển Đông (bao gồm cả vùng biển phía đông bắc quần đảo Trường Sa).

Ngoài ra, chịu ảnh hưởng của gió mùa tây nam hoạt động mạnh, vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau và khu vực nam biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7 và có mưa rào và giông mạnh, cần đề phòng có lốc xoáy.

Bùi Trần

Share this post


Link to post
Share on other sites


Siêu bão Utor vào Trung Quốc

Sáng nay, tâm bão cách bờ biển tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) khoảng 140 km, sức gió tối đa 166 km/h (cấp 14) và dự kiến trưa chiều nay đi vào tỉnh này rồi suy yếu. Bão ít khả năng đổi hướng, áp sát biên giới Việt Nam.

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương cho biết, 7h sáng nay tâm bão Utor cách bờ biển phía Tây Nam tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) khoảng 140 km, sức gió tối đa 166 km/h. Với hướng di chuyển tây bắc, tốc độ 15 km/h, khoảng trưa nay tâm bão đi vào Quảng Đông, tiến sâu vào tỉnh này và suy yếu.

Như vậy so với dự báo hôm qua, khả năng bão đổi hướng áp sát xuống biên giới phía bắc Việt Nam ít khả năng xảy ra. Hiện bắc biển Đông có gió mạnh tối đa 132 km/h (cấp 12), sau đó sẽ tăng lên 166 km/h vào chiều nay, biển động dữ dội. Đông bắc vịnh Bắc Bộ từ chiều nay có gió mạnh 45 km/h.
Posted Image

Dự báo đường đi và khu vực ảnh hưởng của bão Utor. Ảnh: NCHMF.

Do Utor là cơn bão mạnh nên khả năng gây mưa cho các tỉnh đông bắc Việt Nam là rất lớn. Theo dự báo hoàn lưu bão Utor sẽ gây mưa lớn cho 4 tỉnh đông bắc là Quảng Ninh, Hải Phòng, Lạng Sơn và Cao Bằng với lượng mưa 200-300 mm, riêng vùng đồng bằng và trung du chỉ mưa 50-100 mm.

Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương cho biết, đến 6h sáng nay còn 60 phương tiện với 340 người đang đang đánh bắt xa bờ (khu vực đảo Bạch Long Vĩ), nơi có thể gặp nguy hiểm; hơn 1.950 lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy sản với hơn 8.300 người ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình.

Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương tối qua đã có công điện yêu cầu các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình và Nam Định chủ định cấm biển, không cho tàu thuyền ra khơi (kể cả tàu vận tải và tàu du lịch). Các tỉnh miền núi phía bắc cần sơ tán dân vùng có nguy cơ lũ quét, sạt lở bờ sông suối, kiểm soát người qua lại tại các khu vực ngầm, đò dọc, đò ngang.

Tính từ đầu năm, Utor là cơn bão thứ 7 hoạt động trên biển Đông và là cơn bão thứ 3 trong tháng 8 (chưa kể một áp thấp nhiệt đới). Đây cũng là cơn bão mạnh nhất từ đầu năm.

Xuân Hoa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Diễn biến cơn bảo số 7 - Bão Utor.

Đám mây và tâm bão dần xa nhau, đám mây xoáy không mạnh nữa, khả năng bão sẽ hết khi vào đất liền Sư phụ ạ. Bài báo huynh Phạm Hùng vừa đưa lên thì đường đi của bão đã được thay đổi so với lần trước !.

=============

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo TG Bão Utor sẽ đi theo hướng này, mắt bão và vùng xoáy của mây xa nhau chứng tỏ bão đã giảm dần chỉ còn mưa lớn.

============

Posted Image

Diễn biến cơn bảo số 7 - Bão Utor.

Đám mây và tâm bão dần xa nhau, đám mây xoáy không mạnh nữa, khả năng bão sẽ hết khi vào đất liền Sư phụ ạ. Bài báo huynh Phạm Hùng vừa đưa lên thì đường đi của bão đã được thay đổi so với lần trước !.

=============

Posted Image

Hì! Trực Giác dự báo báo chính xác nhất. Bão vào đất liền Trung Quốc xong "chết" và không vào Việt Nam là một kịch bản hoàn hảo. Hoàn lưu bão cũng không gây ảnh hưởng đến vùng núi Đông Bắc Việt Nam.

Share this post


Link to post
Share on other sites

HÌnh ảnh này mới hơn Sư phụ ạ!

===========

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhanh thì 15 ngày, chậm không quá 25 ngày nữa - tính hôm nay là ngày thứ 1 - chúng ta chuẩn bị "chém gió" tiếp về một cơn bão lớn ở T6y Thái Bình dương.

Lần này đặt tên là "Ah tor" theo Lý học Đông phươngPosted Image. Nhưng chẳng ảnh hưởng gì tới Việt Nam cả.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu cũng rất quan tâm đến diễn tiến và sự di chuyển của những cơn bão...cháu nhớ không nhầm thì bác Thiên Sứ đã có topic riêng rồi, nên cháu đề nghị đào xới để tìm lại nếu không thì bác mở hẳn chuyên mục ví như Bão biển Thái Bình dương và mức độ ảnh hưởng đến Việt Nam, để mọi người luận bàn. năm nay nhiều bão to ( theo ý kiến của Dự báo Việt Nam) nên ta càng phải quan tâm( chó có " cơ sở khoa học")

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu cũng rất quan tâm đến diễn tiến và sự di chuyển của những cơn bão...cháu nhớ không nhầm thì bác Thiên Sứ đã có topic riêng rồi, nên cháu đề nghị đào xới để tìm lại nếu không thì bác mở hẳn chuyên mục ví như Bão biển Thái Bình dương và mức độ ảnh hưởng đến Việt Nam, để mọi người luận bàn. năm nay nhiều bão to ( theo ý kiến của Dự báo Việt Nam) nên ta càng phải quan tâm( chó có " cơ sở khoa học")

Thựcra diễn đàn đã có hẳn chuyên mục "Lạc Việt độn toán" và dự báo thời tiết". Nhưng vì cũng nhiều việc quá, hơn nữa thiên hạ thì lắm chuyện. Đúng thì họ bảo gặp may, sai thì họ cười. Chửa kể chửi bới, chê trách, trăm thứ lộn xộn. Mặc dù mình xem chẳng ăn tiến ăn bạc của ai trong topic đó. Như việc dự báo đông đất chẳng hạn. Tôi định sau này có hẳn một chuyên đề nghiên cứu động đất. Nhưng hậu quả là gì. chắc lanha cũng biết rồi. Họ thì hô tướng lên: Đông đất ở Việt Nam trên 8 độ richter - nhưng không xác định thời gian. Năm ngàn năm sau, nếu động đất ở Việt Nam trên 8 độ richter thì họ vẫn đúng. Hì.

. Tôi thì xác định không quá 4 độ richter và chỉ giới hạn thời gian trong năm đó. Vậy mà cũng bị chụp mũ: "Làm nhân dân mất cảnh giác". Sao người ta hay lấy những tiêu chuẩn chính trị, an ninh xã hội vào các nhận xét và dự báo khoa học quá vậy? Nhưng họ là những nhà khoa học. Cho nên họ đã nói thì cứ gọi là từ đúng trở lên. Báo chí đăng rầm rầm. Cho nên để họ đúng luôn đi.

Tôi chẳng có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan với bất cứ một tổ chức chính trị, khoa học và nhóm lợi ích nào. Với tôi, dự báo cũng chỉ là phương tiện. Rườm ra quá thì thôi.

Hứng lên thì "chém gió, đập ruồi", hết hứng thì nghêu ngao, hát cải lương. Hì.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay