Posted 22 Tháng 7, 2015 Chuyên gia Mỹ: 'Trung Quốc tự tin đủ sức mạnh độc chiếm Biển Đông'22/07/2015 16:12 (TNO) Trung Quốc sẽ tiếp tục tham vọng độc chiếm Biển Đông vì lãnh đạo nước này nghĩ rằng họ đã có đủ tài lực và quân lực để khống chế các nước trong khu vực, theo nhận định của 2 chuyên gia thuộc các tổ chức nghiên cứu chính sách quốc tế của Mỹ. Tàu vận tải đổ bộ 996 của Trung Quốc bảo vệ công trình xây phi pháp ở Đá Xu Bi - Ảnh: Mai Thanh Hải “Nguy cơ xảy ra tính toán sai lầm từ phía Trung Quốc hoặc bất kỳ quốc gia đang có tranh chấp chủ quyền (tại Biển Đông) với nước này vẫn đang gia tăng và có thể leo thang đến một mức độ mà không ai mong muốn”, hãng tin Fox News (Mỹ) ngày 22.7 dẫn lời ông Timothy Heath, chuyên gia cấp cao thuộc tổ chức nghiên cứu chính sách toàn cầu RAND (Mỹ). “Đây là một trong những lo ngại lớn nhất của tất cả các bên, gồm cả Mỹ và Trung Quốc”, nhà phân tích kỳ cựu này cho hay. Cùng trả lời hãng tin Fox News về tình hình Biển Đông, chuyên gia phân tích quốc phòng quốc tế Karen Brooks thuộc Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Mỹ (CFR) bình luận: “Tranh chấp tại Biển Đông không còn là thông tin mới mẻ. Phía Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ vùng biển này kể từ những năm 1950 rồi”. Bà nói thêm rằng điều mới mẻ ở đây chính là việc “một Trung Quốc, vốn trở nên hùng mạnh và dân tộc chủ nghĩa hơn trong những năm gần đây, có vẻ đang quyết tâm thay đổi sự thật hòng củng cố các tuyên bố chủ quyền của mình vĩnh viễn”. Đồng tình với bà Brooks, chuyên gia Health nhận định Trung Quốc thực hiện chiến thuật trên vì lãnh đạo nước này cho rằng “họ có tiền, có tài nguyên, có quân đội (ý nói đã có cây gậy), và họ cảm thấy đã nắm được “củ cà rốt”, tức là các thỏa thuận làm ăn và các gói hỗ trợ kinh tế, có thể thuyết phục các nước Đông Nam Á đồng thuận với những gì họ muốn”. “Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, có quân đội với quy mô lớn mạnh nhanh nhất thế giới, và giới lãnh đạo Trung Quốc đã cho thấy rõ rằng quân đội của họ không chỉ có khả năng hoạt động trong khu vực mà còn đủ sức vươn ra cả thế giới”, bà Brooks cho hay. Bà Brooks còn chỉ ra rằng một trong những vấn đề lớn gây trở ngại cho Mỹ trong việc can thiệp vào các tranh chấp ở Biển Đông chính là việc Trung Quốc đã kiểm soát các tuyến hải trình chính. Ông Health nhận định: “Họ đang khiến cho tình hình thêm bất ổn bằng việc xây đảo nhân tạo trong một khoảng thời gian ngắn và quân sự hóa các cơ sở trên đảo… và vùng biển này là một khu vực huyết mạch cho các chuyến vận chuyển hàng hóa cũng như đối với tàu thuyền quân sự của Mỹ”. Hoàng Uy ==================== Cuối năm nay, hết tập một trong bộ phim "Canh bạc cuối cùng". 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 7, 2015 Biển Đông: Thiết lập ADIZ sẽ là sai lầm không thể cứu vãn của TQ Đức Huy | 22/07/2015 14:18 Theo phân tích của The Diplomat, khả năng Trung Quốc thiết lập ADIZ trên Biển Đông, nếu trở thành hiện thực, sẽ là một sai lầm đối ngoại cực kì nghiêm trọng của Bắc Kinh. Diễn biến mới nhất ở Biển Đông Với những gì đã làm trong tuần qua, trong đó điển hình là việc đích thân chỉ huy tuần tra trên chiếc P-8 Poseidon, tân Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ - Đô đốc Scott Swift cho thấy ông sẵn sàng hành động cứng rắn với Trung Quốc trên Biển Đông. Trước động thái này từ Washington, Bắc Kinh đã đáp trả bằng một cuộc tập trận đổ bộ trên Biển Đông kéo dài 10 ngày, bắt đầu từ hôm nay (22/7). Ngoài ra, Trung Quốc từ lâu đã dọa sẽ thiết lập Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) trên Biển Đông để củng cố những tuyên bố chủ quyền phi pháp của mình. Và với sự cứng rắn ngày một gia tăng từ Mỹ, không loại trừ khả năng điều này sẽ trở thành hiện thực. Tuy nhiên, theo phân tích của luật sư/cố vấn an ninh Roncevert Almond đăng trên tạp chí The Diplomat, nếu Bắc Kinh không biết kiềm chế mà quyết định ngang nhiên đơn phương thiết lập ADIZ, đây sẽ là một sai lầm không thể cứu vãn của chính phủ Tập Cận Bình. Bản chất của ADIZ Khác với suy nghĩ của nhiều người, việc thiết lập ADIZ không đồng nghĩa với mở rộng không phận chủ quyền. Thay vào đó, theo luật pháp quốc tế, ADIZ được định nghĩa là một vùng không phận tiếp xúc, nhưng vượt ra ngoài không phận chủ quyền của một quốc gia. Máy bay đi qua phải "khai rõ tên tuổi" và chịu kiểm soát nhằm đảm bảo lợi ích của quốc gia thiết lập ADIZ. Bản chất ADIZ gắn liền với quyền tự vệ của một quốc gia, theo luật pháp quốc tế và Điều 51 của Hiến chương LHQ. Trung Quốc đã từng thiết lập ADIZ trên không phận biển Hoa Đông tranh chấp với Nhật Bản. Ảnh: AP Tuy nhiên, theo ông Almond, nhiều khả năng Trung Quốc sẽ tìm cách "lách luật" bằng một phiên bản ADIZ của riêng mình. Do đó, việc tuyên bố ADIZ có thể được coi như một cách để Bắc Kinh củng cố những tuyên bố "chủ quyền" phi pháp của mình trên Biển Đông. Không loại trừ khả năng Trung Quốc sẽ ngang ngược "vẽ" ra một ADIZ bao quanh đường chín đoạn phi lý. Điều này chắc chắn sẽ "phức tạp hóa tình hình, khiến căng thẳng leo thang, đe dọa hòa bình và ổn định", theo nội dung của Tuyên bố Ứng xử Các bên trên Biển Đông (DOC) năm 2002. Khi đó, ông Almond phân tích, Mỹ và các quốc gia ASEAN đương nhiên sẽ thách thức ADIZ của Trung Quốc và khẳng định quyền tự do đi lại trên không. Nếu vậy, liệu Trung Quốc có thể bắt ép các hãng hàng không quốc tế trả "phí cầu đường" khi bay qua đây? Liệu Trung Quốc có dám đánh chặn hay bắn rơi máy bay dân sự của các nước ASEAN hay máy bay trinh sát của Mỹ di chuyển qua ADIZ do Bắc Kinh thiết lập? Khả năng này là rất thấp. Mặt khác, nếu Trung Quốc không phản ứng, điều đó chẳng khác nào tự thừa nhận rằng Trung Quốc không sở hữu chủ quyền với chính vùng ADIZ do họ thiết lập, và cũng đồng nghĩa với việc tự nhận đường chín đoạn do họ "vẽ" ra là vô giá trị.Nếu Trung Quốc dám dùng đến quân sự để áp đặt ADIZ, mọi ảnh hưởng của họ với các quốc gia trong khu vực sẽ biến mất, khi tuyệt đại đa số châu Á - Thái Bình Dương sẽ tìm đến sự bảo hộ của Mỹ trước những động thái ngang ngược từ phía Bắc Kinh. Đô đốc-Tư lệnh Hạm đội Thái bình dương Scott Swift Tôi hết sức hài lòng với những tiềm lực quân sự tôi đang sở hữu với tư cách là Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương. Chúng tôi đã sẵn sàng ứng phó với mọi biến động mà Tổng thống Mỹ cho là cần phải đáp trả. Tóm lại, thiết lập ADIZ sẽ là một sai lầm không thể cứu vãn của Trung Quốc. Trung Quốc có hiểu ADIZ là "thất sách"? Phát biểu trong khuôn khổ một hội nghị đối ngoại tại Washington, D.C. tuần trước, ông Wu Sichun, người đứng đầu Viện Nghiên cứu Quốc gia về các vấn đề Biển Đông tại Trung Quốc cho rằng Bắc Kinh không nên đơn phương tuyên bố ADIZ trên Biển Đông. Trước nhiều nhà phân tích đến từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS), ông Wu khẳng định làm như vậy sẽ là cách để Trung Quốc "phát tín hiệu" kiềm chế và giảm căng thẳng trên Biển Đông. Cũng tại đây, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ tại Đông Á, ông Daniel Russel, cũng khẳng định Mỹ sẽ làm mọi thứ để đảm bảo luật pháp quốc tế được tuân thủ trên Biển Đông. "Chúng tôi sẽ không giữ thế trung lập nếu luật pháp quốc tế bị phá vỡ. Chúng tôi sẽ dùng vũ lực nếu cần để đảm bảo luật pháp quốc tế được tuân thủ nghiêm túc" - ông Russel phát biểu tại hội nghị. Tóm gọn bản chất quan điểm của Mỹ trong các tranh chấp trên Biển Đông, ông Russel nhấn mạnh điều quan trọng nhất với Mỹ không phải là đảo đá nào thuộc chủ quyền của ai, mà luật pháp quốc tế phải được đặt lên hàng đầu. Có thể thấy, qua những động thái đầu tiên của Đô đốc Swift trên cương vị mới và phát biểu đầy cứng rắn của Trợ lý Ngoại trưởng Russel, Mỹ muốn gửi một thông điệp tới Trung Quốc cũng như các nước trong khu vực rằng họ đã sẵn sàng đáp trả trước mọi biến động trên Biển Đông. Việc Trung Quốc ngang nhiên thiết lập ADIZ, đương nhiên, sẽ không phải là ngoại lệ. TQ hoang mang vì không biết Đô đốc Mỹ "bay đi đâu trên Biển Đông" theo Đại Lộ ===================== Một khi Bắc Kinh đã "Chuyên gia Mỹ: 'Trung Quốc tự tin đủ sức mạnh độc chiếm Biển Đông'" (Tựa bài viết trên) thì việc thiết lập ADIZ chỉ còn là vấn đề thời gian. Bởi vậy, lão Gàn mới phát biểu rằng thì là mà: Cuối năm nay, hết tập một trong bộ phim "Canh bạc cuối cùng" Tập một có tựa là: "Biển Đông dậy sóng". Tập II chưa nghĩ ra cái tên thích hợp. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 7, 2015 Nhật tố Trung Quốc đưa 16 giàn khoan vào vùng biển tranh chấp 22/07/2015 17:42 GMT+7 TTO - Ngày 22-7, Nhật cáo buộc Trung Quốc đã triển khai tới 16 giàn khoan vào vùng biển tranh chấp với Nhật trên biển Hoa Đông bất chấp các thỏa thuận trước đây. Tàu Nhật và Trung Quốc vờn nhau trên biển Hoa Đông Ảnh: Yomiuri Theo AFP, Chánh văn phòng nội các Nhật Yoshihide Suga công bố biểu đồ cho thấy vị trí của 16 giàn khoan trên biển Hoa Đông. “Việc Trung Quốc đơn phương khai thác tài nguyên khi tranh chấp biên giới biển còn chưa được giải quyết là rất đáng lên án” - ông Suga chỉ trích. Ông Suga nhấn mạnh Trung Quốc hành động ngang ngược bất chấp việc hồi tháng 6-2008 hai nước đạt thỏa thuận cùng khai thác chung vùng biển trên. Theo chính phủ Nhật, trong số 16 giàn khoan đang hoạt động ở vùng biển tranh chấp, có 12 được triển khai trong vòng hai năm qua. Ông Suga khẳng định Tokyo đã liên tục phản đối hành vi khai thác đơn phương của Bắc Kinh. “Tuy nhiên Trung Quốc không chiu nối lại đàm phán về việc thực hiện thỏa thuận tháng 6-2008“ - ông Suga bức xúc phản đối. Mới hôm qua, chính phủ Nhật công bố sách trắng quốc phòng chỉ trích Trung Quốc gây hấn và bắt nạt trên biển Đông và biển Hoa Đông, khiến cộng đồng quốc tế lo ngại và phản ứng. Tokyo cho rằng Bắc Kinh muốn dùng vũ lực để thực hiện chủ quyền vô lý. NGUYỆT PHƯƠNG ================= Phàm ngày xưa lão Gàn còn nhỏ, đi xem cinéma, khi gần hết phim, nhạc nổi lên "tèn ten tén". Các vai chính thường xuất hiện cuối bộ phim với vẻ mặt thể hiện đoạn chót của sự tích đã "chớp". Ở hàng ghế hạng bét - thường là hạng 2 hào - và một số ở hạng trung, nhiều người xô ghế đứng dậy, để tỏ ra ta đây sâu sắc, không thèm xem đoạn cuối, cũng thừa biết nội dung. Hành vi tạo âm thanh ồn ào rất khó chịu. Về nhà các cụ hỏi: "Hôm nay cinéma chớp tích gì?". Hôm nay 23/ 7 / 2015 , nhằm mùng 8. 6 Ất Mùi Việt lịch, lão Gàn trả lời: "Hôm nay cinéma chớp tích 'Biển Đông dậy sóng'". Nó sắp đến hồi kết, bắt đầu từ tích "cắt cáp tàu Bình Minh", cho đến nay vào lúc sắp The en, phim chiếu cảnh Đô đốc Hoa Kỳ Swift ngồi tàu bay lượn vòng vòng trên biển Đông. Nhạc nổi lên "tèn ten tén"...lão Gàn ngồi hạng hai hào, gần sát màn ảnh, xô ghế đứng dậy ra về. Miệng nói to cho những người xung quanh nghe được, mục đích để ...thể hiện: "Phim chán bỏ mẹ! Tao biết ngay từ lúc đầu kịch bản phim, khi chiếu cảnh tàu Bình Minh bị cắt cáp". PS: Cuối năm nay, chậm là đầu năm tới rạp Ciné Lý học trình chiếu bộ phim "Canh bạc cuối cùng" tập II". Đặc biệt có dàn diễn viên mới nổi: Tổng Thống Hoa Kỳ nhiệm kỳ 2016/ 2020 và toàn bộ chính phủ mới của Hoa Kỳ. Bộ phim do hãng "Hà đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt", đang gấp rút hoàn thành những cảnh quay cuối cùng. Xin trân trọng kính mời. 9 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 7, 2015 Nhật tố Trung Quốc đưa 16 giàn khoan vào vùng biển tranh chấp 22/07/2015 17:42 GMT+7 TTO - Ngày 22-7, Nhật cáo buộc Trung Quốc đã triển khai tới 16 giàn khoan vào vùng biển tranh chấp với Nhật trên biển Hoa Đông bất chấp các thỏa thuận trước đây. Tàu Nhật và Trung Quốc vờn nhau trên biển Hoa Đông Ảnh: Yomiuri Theo AFP, Chánh văn phòng nội các Nhật Yoshihide Suga công bố biểu đồ cho thấy vị trí của 16 giàn khoan trên biển Hoa Đông. “Việc Trung Quốc đơn phương khai thác tài nguyên khi tranh chấp biên giới biển còn chưa được giải quyết là rất đáng lên án” - ông Suga chỉ trích. Ông Suga nhấn mạnh Trung Quốc hành động ngang ngược bất chấp việc hồi tháng 6-2008 hai nước đạt thỏa thuận cùng khai thác chung vùng biển trên. Theo chính phủ Nhật, trong số 16 giàn khoan đang hoạt động ở vùng biển tranh chấp, có 12 được triển khai trong vòng hai năm qua. Ông Suga khẳng định Tokyo đã liên tục phản đối hành vi khai thác đơn phương của Bắc Kinh. “Tuy nhiên Trung Quốc không chiu nối lại đàm phán về việc thực hiện thỏa thuận tháng 6-2008“ - ông Suga bức xúc phản đối. Mới hôm qua, chính phủ Nhật công bố sách trắng quốc phòng chỉ trích Trung Quốc gây hấn và bắt nạt trên biển Đông và biển Hoa Đông, khiến cộng đồng quốc tế lo ngại và phản ứng. Tokyo cho rằng Bắc Kinh muốn dùng vũ lực để thực hiện chủ quyền vô lý. NGUYỆT PHƯƠNG ================= Phàm ngày xưa lão Gàn còn nhỏ, đi xem cinéma, khi gần hết phim, nhạc nổi lên "tèn ten tén". Các vai chính thường xuất hiện cuối bộ phim với vẻ mặt thể hiện đoạn chót của sự tích đã "chớp". Ở hàng ghế hạng bét - thường là hạng 2 hào - và một số ở hạng trung, nhiều người xô ghế đứng dậy, để tỏ ra ta đây sâu sắc, không thèm xem đoạn cuối, cũng thừa biết nội dung. Hành vi tạo âm thanh ồn ào rất khó chịu. Về nhà các cụ hỏi: "Hôm nay cinéma chớp tích gì?". Hôm nay 23/ 7 / 2015 , nhằm mùng 8. 6 Ất Mùi Việt lịch, lão Gàn trả lời: "Hôm nay cinéma chớp tích 'Biển Đông dậy sóng'". Nó sắp đến hồi kết, bắt đầu từ tích "cắt cáp tàu Bình Minh", cho đến nay vào lúc sắp The en, phim chiếu cảnh Đô đốc Hoa Kỳ Swift ngồi tàu bay lượn vòng vòng trên biển Đông. Nhạc nổi lên "tèn ten tén"...lão Gàn ngồi hạng hai hào, gần sát màn ảnh, xô ghế đứng dậy ra về. Miệng nói to cho những người xung quanh nghe được, mục đích để ...thể hiện: "Phim chán bỏ mẹ! Tao biết ngay từ lúc đầu kịch bản phim, khi chiếu cảnh tàu Bình Minh bị cắt cáp". PS: Cuối năm nay, chậm là đầu năm tới rạp Ciné Lý học trình chiếu bộ phim "Canh bạc cuối cùng" tập II". Đặc biệt có dàn diễn viên mới nổi: Tổng Thống Hoa Kỳ nhiệm kỳ 2016/ 2020 và toàn bộ chính phủ mới của Hoa Kỳ. Bộ phim do hãng "Hà đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt", đang gấp rút hoàn thành những cảnh quay cuối cùng. Xin trân trọng kính mời. :D :D :D :D :D cụ kể chuyện ngày nảy ngày nay và dẫn chứng tuốt từ ngày xửa ngày xưa đi xem cinema hehehe làm con cười vỡ bụng nè, bắt đền cụ đấy nhá, con vừa ăn sáng xong, về cười xong lại rỗng bụng rồi huhu hahahaha 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 7, 2015 Mỹ điều chuyển hàng loạt chiến đấu cơ hiện đại tới Thái Bình Dương Thứ Năm, 23/07/2015 - 10:13 Dân trí Hải quân Mỹ sẽ mở rộng phạm vi hoạt động của không quân tại châu Á - Thái Bình Dương với “kế hoạch đường biển”, điều chuyển hàng loạt máy bay tối tân tới khu vực này. Hải quân Mỹ mới công bố bản "Kế hoạch đường biển". (Ảnh: Flight Global) Flight Global đưa tin, bản “Kế hoạch đường biển” dài 5 trang do Tư lệnh Hải quân Mỹ Đô đốc Jonathan Greenert soạn thảo và được công bố hôm 20/7. Bản kế hoạch được giới thiệu trong bối cảnh Lầu Năm góc tiếp tục quan ngại về “mối đe dọa” đến từ Trung Quốc đối với lợi ích của Mỹ trong khu vực. Gần đây, Quốc hội Mỹ cũng thông qua ngân sách quốc phòng năm 2015, lớn hơn mức thường lệ.Theo bản kế hoạch mới, Mỹ sẽ triển khai máy bay tuần tra biển MQ-4C Trilon tới Guam vào năm 2017, trước khi tiếp tục tăng cường sự hiện diện các máy bay mới phát triển như P-8A Poseidon và MQ-8C Fire Scout tại châu Á- Thái Bình Dương. Ngoài ra, Hải quân Mỹ còn đưa dòng máy bay cải tiến F/A- EA-18G Growler tới khu vực này.Hải quân Mỹ cũng đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ thay thế những máy bay chỉ huy - kiểm soát E-2C già nua bằng dòng E-2D hiện đại hơn, với bộ cánh cải tiến và khả năng tiếp liệu trên không.Bên cạnh đó, “Kế hoạch đường biển” cũng tái khẳng định cam kết đối với việc triển khai siêu chiến đấu cơ thế hệ 5 Lockheed Martin F-35 lần đầu tiên vào năm 2018, dù hiện còn đang có một vài ý kiến hoài nghi với dòng máy bay này. “Với hệ thống cảm biến tối tân, khả năng chia sẻ thông tin và tác chiến gần hơn trong một số trường hợp bị đe dọa, máy bay F-35 rất ưu việt trong xác định mục tiêu và tọa độ tấn công”, bản kế hoạch nhận định về khả năng của dòng máy bay tối tân.Flight Global cho biết Hải quân Mỹ cũng hy vọng đến cuối thập niên này, có thể sở hữu 47 máy bay săn ngầm Poseidon, hướng tới thay thế các máy bay săn ngầm P-3C Orion trước năm tài khóa 2019. Lực lượng này cũng sẽ tiếp tục đầu tư vào phần cứng và phần mềm cần thiết cho lực lượng máy bay tuần tra, để triển khai các ngư lôi MK-54 đối không.Đề cập đến máy bay tác chiến điện tử, Hải quân Mỹ dự kiến kết thúc quá trình chuyển đổi từ dòng EA-6B Prowler sang EA-18G Growler trong năm tài khóa 2016, và sẽ thay thế pod gây nhiễu ALQ-99 bằng pod Jammer Increment I thế hệ mới vào năm 2021. Hải quân Mỹ cũng cho biết khoảng 400 bộ bảo vệ chống gây nhiễu trên các tiêm kích Super Hornet sẽ được trang bị vào năm 2020.Theo Flight Global, tài liệu mới của Hải quân Mỹ cho hay sẽ có 24 trực thăng rotor cánh quạt nghiêng V-22 Osprey được triển khai trên tàu sân bay trong 5 năm tới. Lực lượng này cũng không giấu tham vọng khi bày tỏ mong muốn tổng số 44 “chim ưng biển” Osprey sẽ thay thế những chiếc C-2 Greyhound.“Trách nhiệm của chúng tôi là tới những nơi quan trọng, sẵn sàng đối phó với các cuộc khủng hoảng và đảm bảo an ninh, yếu tố tiên quyết cho lợi ích kinh tế toàn cầu của Mỹ”, Đô đốc Greenert viết trong bản kế hoạch. Bạch TrúcTheo Flight Global ========================== Trung Quốc tập trận rầm rộ trên Biển Đông: Lại là động thái hăm dọa Thứ Năm, 23/07/2015 - 12:30 Ngày 22.7, lực lượng hải quân Trung Quốc đã bắt đầu tiến hành cuộc tập trận kéo dài 10 ngày trên Biển Đông. Động thái này khiến cho dư luận rất quan ngại, cho rằng đó là sự hăm dọa của Trung Quốc. >> Video: Trung Quốc diễn tập chiếm đảo quy mô lớn ở Biển Đông >> Trung Quốc triển khai tàu khu trục hiện đại trên Biển Đông Thử nghiệm chiến thuật Trong một tuyên bố đăng tải trên trang web riêng, Cơ quan An toàn hàng hải Trung Quốc thông báo cấm các tàu thuyền “tiến vào các khu vực hàng hải được ấn định để tổ chức tập trận". Khu vực cấm tàu thuyền này nằm ngoài khơi bờ biển phía đông nam của tỉnh đảo Hải Nam (Trung Quốc) và bao gồm một số khu vực thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Bản tin của CCTV thông báo cuộc tập trận sau khi chỉ huy trưởng hạm đội Thái Bình Dương Mỹ thực hiện chuyến thị sát trên Biển Đông. (Ảnh: CCTV) Theo CCTV, tàu đổ bộ đệm khí đã trở thành lực lượng chủ đạo của Trung Quốc để đưa quân đến các khu vực cần bảo vệ. Loại tàu đổ bộ “Bison” là thủy phi cơ quân sự lớn nhất thế giới, có thể chở theo 3 chiếc xe tăng hạng nặng mỗi chiếc gần 150 tấn, hoặc 10 xe bọc thép và 140 binh sĩ.Tân Hoa xã dẫn lời Thiếu tướng Chu Thành Hổ - Giáo sư tại Đại học quốc phòng thuộc Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) cho biết, cuộc tập trận này mang ý nghĩa “thử nghiệm các chiến thuật và vũ khí của hải quân cũng như sự phối kết hợp của các lực lượng quân đội Trung Quốc trong các cuộc tập trận bắn đạn thật”. Ông Chu Thành Hổ còn chỉ rõ rằng quyết định tổ chức tập trận trên không liên quan tới các hoạt động gần đây của các nước khác.Ông Chu Thành Hổ giải thích: “Cuộc tập trận quy mô này sẽ mất ít nhất từ 3-4 tháng chuẩn bị. Không có bằng chứng về sự liên hệ giữa một cuộc tập trận thông thường với một bên thứ ba”. Trước đó một ngày, Đài Truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) cũng thông báo, Hạm đội Nam Hải đã tiến hành diễn tập đổ bộ quy mô “nhằm rèn luyện năng lực chiến đấu” tại Biển Đông. Cuộc tập trận lớn này huy động một lữ đoàn đổ bộ, thủy quân lục chiến và các đơn vị trực thăng của hải quân nhằm thử nghiệm khả năng phối hợp giữa nhiều lực lượng trong điều kiện bắn đạn thật. Quốc tế quan ngại Động thái này diễn ra trong bối cảnh dư luận quan ngại về các dự án cải tạo trái phép quy mô lớn của Bắc Kinh trên Biển Đông cũng như cách tiếp cận độc đoán của nước này đối với các vụ tranh chấp lãnh thổ ở khu vực này. Nhật Bản trong báo cáo quốc phòng thường niên cũng đã nhấn mạnh, Trung Quốc là mối đe dọa trong tình hình khu vực đang căng thẳng. Trong khi đó, theo TTXVN, tại Washington ngày 21.7, Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) đã tổ chức Hội thảo thường niên lần thứ 5 về Biển Đông. Tại hội thảo, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á - Thái Bình Dương Daniel Russel nhắc lại quan điểm Washington không đứng về bên nào trong tranh chấp ở Biển Đông, song khẳng định các tranh cãi phải được giải quyết bằng giải pháp ngoại giao, dựa trên luật pháp quốc tế và Mỹ phản đối mọi hành động hăm dọa hay cưỡng ép. Một số học giả cáo buộc Bắc Kinh đang thay đổi nguyên trạng tại vùng biển này. Trợ lý Ngoại trưởng Russel cho biết Trung Quốc đang tiến hành hoạt động này với tốc độ nhanh chưa từng có. Cố vấn cấp cao về châu Á của CSIS Bonnie Glaser nhận định việc Bắc Kinh đẩy mạnh hoạt động xây dựng đường băng trên các đảo nhân tạo là nhằm tăng cường sự hiện diện và thực thi quyền kiểm soát trên biển ở Biển Đông. Theo Đức Hoàng (tổng hợp) Dân Việt ======================= Mặc dù chưa hết tập một bộ phim "Canh bạc cuối cùng". Nhưng cảnh chót sẽ là hàng đàn máy bay hiện đại bay ngập trời, đỗ xuống các căn cứ quân sự; hàng đoàn tàu chiến hùng dũng rẽ sóng vượt khơi; quân đội các bên liên quan rầm rập hành quân tập trận, nhạc nổi lên tèn ten tén...Hết tập I - The en. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 7, 2015 ======================= Mặc dù chưa hết tập một bộ phim "Canh bạc cuối cùng". Nhưng cảnh chót sẽ là hàng đàn máy bay hiện đại bay ngập trời, đỗ xuống các căn cứ quân sự; hàng đoàn tàu chiến hùng dũng rẽ sóng vượt khơi; quân đội các bên liên quan rầm rập hành quân tập trận, nhạc nổi lên tèn ten tén...Hết tập I - The en. Đô đốc Nhật thăm sở chỉ huy hạt nhân Mỹ Thứ Năm, 23/07/2015 - 17:47 Dân trí Quân đội Mỹ ngày 22/7 cho biết Tổng tham mưu trưởng lực lượng phòng vệ Nhật Bản, Đô đốc Katsutoshi Kawano, mới đây đã tới thăm trung tâm chỉ huy hạt nhân chiến lược của Mỹ tại Nebraska để thảo luận các vấn đề an ninh với lãnh đạo trung tâm này. Đô đốc Katsutoshi Kawano (Ảnh: Economic Times) Bộ Chỉ huy chiến lược Mỹ (USSTRATCOM), cơ quan giám sát kho vũ khí hạt nhân và các chiến dịch không gian của quân đội Mỹ, cho hay ông Kawano đã thảo luận các vấn đề, trong đó có sự răn đe hạt nhân, không gian và an ninh mạng với Tư lệnh USSTRATCOM, Đô đốc Cecil Haney, trong chuyến thăm của vị Đô đốc Nhật vào ngày 12-13/7. “Liên minh của Mỹ với Nhật Bản, một trong những đồng minh đáng tin cậy của chúng ta, cùng với các đối tác khác của chúng ta trong khu vực Thái Bình Dương, đóng vai trò quan trọng đối với sự ổn định chiến lược”, ông Haney nói, theo thông báo cáo chí của USSTRATCOM. Đô đốc Kawano cam kết sẽ hoàn thành sứ mệnh nhằm thúc đẩy liên minh an ninh song phương, tuyên bố cho biết thêm. Mỹ và Nhật Bản hồi tháng 4 đã nhất trí tăng cường sự hợp tác trong các dự án không gian và an ninh mạng trong hướng dẫn hợp tác giữa lực lượng phòng vệ Nhật Bản và quân đội Mỹ mà hai bên đã sửa đổi lần đầu tiên kể từ năm 1997. Ông Kawan đã tới thăm trung tâm chỉ huy, tọa lạc bên trong một căn cứ không quân Mỹ, trước khi tới Washington để tiến hành các cuộc hội đàm với Tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, vào ngày 16/7. An Bình Theo Kyodo ======================= Cái zdụ vũ khí hạt nhân này, Huê Kỳ kiểm tra từ năm nẳm, khiến hàng loạt sĩ quan bị cách chức về đuổi gà. Nay Đô Đốc Nhật Bủn tới tận nơi, xem lại cho chắc ăn. Lão gàn nói nhiều lần rùi: Nếu đánh nhau tay bo với Tàu thì Nhật Bủn thua là cái chắc, vì Tàu hơn hẳn Nhật Bủn về cái zdụ vũ khí hạt nhân. Bởi vậy, việc đô đốc Nhật đi thăm trụ sở hạt nhân của Huê Kỳ là một cảnh trong đoạn kết của tập I. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 7, 2015 TQ có thể phát động 1 vụ "Trân Châu Cảng 2.0" nhằm vào Mỹ? Hải Võ | 23/07/2015 07:10 Cựu chuyên viên phân tích tình báo Mỹ tin rằng Trung Quốc có thể khởi động cuộc tấn công "kiểu Trân Châu Cảng" nhằm vào hàng loạt hệ thống điều khiển cơ sở hạ tầng của nước này. Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) cho hay, cựu Trung tá từng tham gia xác định danh tính các phần tử khủng bố trong vụ 11/9 Tony Shaffer mới đây cảnh báo, trình độ kỹ thuật số Trung Quốc có thể đã đủ khả năng xâm nhập và phá hoại hệ thống cơ sở hạ tầng then chốt của Mỹ. Trung tá Shaffer đã về hưu và hiện là nhà phân tích tình báo cho nhiều hãng truyền thông, trong đó có Fox News. Ông cũng là thành viên cao cấp của Trung tâm nghiên cứu chính sách London. Tony Shaffer cho biết, Trung Quốc đã bắt tay vào hoạt động gián điệp đối với các cơ sở hạ tầng quốc gia của Mỹ. "Trung Quốc đã bắt đầu hành động. Những chuẩn bị để xâm nhập hệ thống điện lực, hệ thống thu thập và giám sát kỹ thuật số (SCADA), mạng Internet... hầu hết đã hoàn thành." - Shaffer cho hay. SCADA là hệ thống dựa trên cơ sở máy tính để kiểm soát và giám sát từ xa đối với hoạt động sản xuất công nghiệp, bảo đảm các cơ sở hạ tầng cốt lõi của Mỹ được vận hành tự động hóa. Hệ thống này giám sát và điều tiết hệ thống lưới điện quốc gia, đường ông dẫn dầu và khí thiên nhiên, cơ sở điện hạt nhân, hệ thống ngân hàng và tài chính, điện tín, vận chuyển nước và thực phẩm, đường sắt và quốc lộ, tín hiệu giao thông... Trung tá Tony Shaffer Trong vai trò chuyên gia phân tích tại Cục tình báo quốc phòng Mỹ (DIA), Trung tá Shaffer từng tham gia vào kế hoạch mang tên "Nguy cơ tiềm ẩn" (Able Danger). Đây là một kế hoạch quân sự bí mật được triển khai bởi DIA và Bộ tư lệnh tác chiến đặc chủng Mỹ (SOCOM). DIA từng bị chỉ trích là đã thất bại trong việc đánh giá đúng mức những thông tin tình báo về tên không tặc vụ 11/9 Mohamed Atta cùng 2 kẻ khác. Trang WND.com gần đây đã chỉ ra các tin tặc có thể khai thác lỗ hổng an ninh trên hệ thống SCADA để chiếm quyền điều khiển cơ sở hạ tầng thiết yếu của nước Mỹ. Ông Tony Shaffer cho biết Trung Quốc - nước bị Mỹ cáo buộc đứng sau vụ tấn công không gian mạng nhằm vào Cơ quan quản lý nhân sự Mỹ (OPM) - đã "làm điều đó mà không bị phát hiện". Điều này đưa tới viễn cảnh Bắc Kinh có thể phá hoại những cơ sở hạ tầng quan trọng kể trên và tất cả cơ sở hoạt động trên nền tảng Internet. SCADA giúp kiểm soát và vận hành tự động các hệ thống cơ sở hạ tầng cốt lõi như điện, nước, dầu khí, tài chính-ngân hàng... Shaffer tiết lộ, hoạt động tấn công cơ sở dữ liệu của OPM đã được tiến hành suốt gần 1 năm qua và chỉ mới được công khai gần đây. Ông tin rằng Trung Quốc sẽ sử dụng thông tin đánh cắp được của hơn 21 triệu người Mỹ vào mục đích gián điệp. "Tôi thấy Trung Quốc đang thực hiện một cuộc 'khảo sát' để tìm ra ai là người thích hợp để giúp họ xâm nhập vào Mỹ. Rõ ràng, các thông tin mà Trung Quốc lấy được có thể giúp họ thực hiện mục tiêu này. Tôi tin rằng ý đồ của bọn họ bên cạnh việc gia tăng nắm bắt các hoạt động của chính phủ Mỹ thì nhiệm vụ tuyển người bí mật cũng rất quan trọng." Shaffer không cho rằng vụ tấn công mạng nhằm OPM có thể "đồng hạng" với các vụ Trân Châu Cảng hay 11/9. Tuy nhiên, ông nhận định có "khả năng tiềm tàng" là Bắc kinh sẽ sử dụng công nghệ tin tặc của mình để khởi động một vụ "Trân Châu Cảng kỹ thuật số" - tức tấn công đồng loạt các hệ thống kiểm soát cơ sở hạ tầng trọng yếu - nhằm vào Mỹ. "Vấn đề lúc này là Mỹ phải làm thế nào để ngăn Trung Quốc khởi động 'bất kỳ điều gì'." - Tony Shaffer kết luận. Hình ảnh cuộc tấn công Trân Châu Cảng ngày 7/12/1941. Tại sao tướng TQ gọi Mỹ là "đại ca xã hội đen" ở Biển Đông? theo Đại Lộ Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 7, 2015 Nhật Bản sẽ điều 'khắc tinh tàu ngầm' đến Biển Đông?23/07/2015 20:18 (TNO) Máy bay tuần tra săn tàu ngầm P-1 của Nhật đang gây phấn khích. Mỹ muốn Nhật Bản, với P-1 giúp một tay trong hoạt động tuần tra ở Biển Đông. Anh có thể vịn vào P-1 để săn tàu ngầm của Nga. Máy bay tuần tra và săn ngầm P-1 - Ảnh: Reuters Diệt tàu ngầm khi còn chưa xuất hiện Đây là lần đầu tiên Nhật Bản sản xuất máy bay diệt tàu ngầm, do lực lượng phòng vệ Nhật đặt hàng hãng Kawasaki Heavy Industries (Nhật) làm. Nhiệm vụ chính của máy bay này là cảnh báo và do thám các hoạt động trên biển. Tuy nhiên, nó còn có biệt danh là "kẻ diệt tàu ngầm" nhờ khả năng phát hiện và tấn công tàu ngầm khi tàu còn chưa xuất đầu lộ diện, khi mắt thường không thể thấy được. Theo báo Nikkei Asian Review, hiện nay lực lượng phòng vệ trên biển của Nhật Bản có khoảng 10 chiếc P-1 đang nằm ở căn cứ không quân Atsugi tại Kanagawa. Ở giai đoạn này, chúng đang được thử nghiệm trước khi chính thức "tung cánh" ngay trong năm tài chính này. Mỗi chiếc P-1 có giá chừng 20 tỉ yên (163 triệu USD). Kể từ năm 2018, Bộ Quốc phòng Nhật Bản dự kiến sẽ mua mỗi năm thêm 5 chiếc P-1 cho tới khi sở hữu một phi đội diệt tàu ngầm hùng hậu: 70 chiếc. P-1 (phải) "đọ dáng" cùng P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ tại căn cứ không quân Atsugi của Nhật - Ảnh: Reuters Hồi tháng trước, lực lượng phòng vệ Nhật Bản lần đầu tiên đưa P-1 ra "chào sân" trước giới truyền thông, cho biết nó đã cải tiến rất nhiều so với thế hệ P-3 Orion của Mỹ - loại máy bay tuần tra trên biển mà hiện nay lực lượng này đang sử dụng. P-1 sở hữu màn hình radar màu, cho phép dễ dàng phát hiện và theo dõi đường đi nước bước của tàu bè trên biển. Thiết bị thu thập âm thanh và định vị tàu ngầm của P-1 cũng vượt trội hơn hẳn so với P-3. Thêm vào đó, P-1 là máy bay sử dụng động cơ phản lực, trong khi P-3 là máy bay phản lực cánh quạt, khiến cho thế hệ P-1 có thể đạt tới vận tốc tối đa cao hơn 30% so với ông anh P-3. Tầm bay của P-1 lên tới 8.000 km so với 6.600 km của P-3. P-1 sẽ bay tuần tra Biển Đông? Trong thời gian qua, Mỹ đã tiến hành bay tuần tra trên Biển Đông, điều máy bay tuần biển P-8 Poseidon hiện đại của nước này tới khu vực trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng ngang ngược xây dựng các cơ sở quân sự phi pháp trên Biển Đông. Mỹ tuyên bố sẽ tiếp tục thường xuyên các hoạt động do thám, động thái này khiến Trung Quốc "nổi đóa". Các hoạt động xây dựng phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông khiến cộng đồng quốc tế, bao gồm cả Mỹ, lên tiếng phản đối - Ảnh: AFP Tuy nhiên, trong bối cảnh quân đội Mỹ không có một căn cứ cố định nào trên Biển Đông, việc tiếp tục các hoạt động như thế này một cách thường xuyên về lâu dài sẽ gặp khó khăn. Một quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ đã bày tỏ mong muốn quân đội Mỹ và lực lượng phòng vệ Nhật Bản phối hợp nhau trong hoạt động trên Biển Đông, vị này chỉ ra rằng 2 nước này đều có lợi ích chung ở khu vực cũng như biển Hoa Đông. Cho đến nay, Nhật Bản chưa tham gia vào hoạt động do thám nào ở Biển Đông, vốn cách căn cứ gần nhất của Nhật Bản - căn cứ không quân Naha ở Okinawa - đến 2.000 km. Một quan chức cao cấp của lực lượng phòng vệ Nhật Bản từng tuyên bố: "Máy bay của chúng tôi có thể đi lại dễ dàng giữa Naha và Biển Đông, tuy nhiên nó sẽ gặp khó khăn khi ở lại khu vực đủ lâu để có thể tiến hành các hoạt động do thám". Sự xuất hiện của P-1- với tầm bay xa hơn, có thể sẽ giúp cải thiện trở ngại này. Dù điều này không thể làm thay đổi hoàn toàn vấn đề, giới phân tích quốc phòng cho rằng nó sẽ rất có ích một khi Nhật Bản phối hợp với Mỹ, tham gia vào một phần các hoạt động cảnh báo và do thám ở Biển Đông. Sự hợp tác đó sẽ cực kỳ hữu ích cho Mỹ trong việc gia tăng hoạt động trên Biển Đông. Anh muốn tậu P-1 Không chỉ có Mỹ, Anh cũng tỏ ra cực kỳ quan tâm tới khắc tinh của tàu ngầm đến từ xứ sở mặt trời mọc. P-1 là đề tài thảo luận sôi động khi Anh và Nhật Bản lần đầu tiên tổ chức cuộc họp "2 cộng 2" ở London (Anh) hồi đầu năm nay, trong đó bộ trưởng quốc phòng và ngoại giao 2 nước mặt đối mặt. Máy bay của Mỹ và Malaysia trên Biển Đông - Ảnh: AFP Trang web quốc phòng của Mỹ DoD Buzz đưa tin rằng Anh đã tỏ ý muốn tậu P-1 của Nhật Bản. Tất cả diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa phương Tây và Nga đang xuống tới mức thấp nhất kể từ sau Chiến tranh lạnh. Quan hệ giữa phương Tây và Nga càng xấu đi vì cuộc khủng hoảng Ukraine thì Nga càng gia tăng các hoạt động quân sự gần biên giới các nước châu Âu. Ở vùng biển gần Anh và các nước Bắc Âu, hoạt động của tàu ngầm Nga đang gia tăng. Trong hoàn cảnh đó, Anh có thừa lý do để quan tâm tới những món khí tài như kẻ diệt tàu ngầm P-1. Kiều Oanh ================= Nhiệm vụ chính của máy bay này là cảnh báo và do thám các hoạt động trên biển. Tuy nhiên, nó còn có biệt danh là "kẻ diệt tàu ngầm" nhờ khả năng phát hiện và tấn công tàu ngầm khi tàu còn chưa xuất đầu lộ diện Wow! Khiếp nhỉ! Hoa Kỳ còn những thiết bị khủng hơn nhiều. Ấy là lão Gàn giở wẻ theo "cơ sở Lý học". Lão đã nói điều này lâu rùi, ngay trong topic này, hoặc "Lời tiên tri". Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 7, 2015 Trung Quốc và ASEAN sẽ họp bàn về COC vào tuần tới 23/07/2015 20:09 (TNO) Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 23.7 cho biết các quan chức ngoại giao cấp cao của Trung Quốc và ASEAN sẽ nhóm họp vào ngày 29.7 bàn về Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC), theo Tân Hoa xã. Trung Quốc xây dựng phi pháp trên đá Tư Nghĩa (Huy Gơ), thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam - Ảnh: Mai Thanh Hải Tân Hoa xã dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Lục Khảng ngày 23.7 cho biết các quan chức ngoại giao Trung Quốc và Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) sẽ nhóm họp ở Thiên Tân, Trung Quốc vào ngày 29.7 tới. Đại diện của Trung Quốc tham gia cuộc họp là Thứ trưởng Ngoại giao Lưu Chấn Dân. Cuộc họp này sẽ xoay quanh vấn đề Biển Đông, các bên sẽ trao đổi quan điểm về việc thực thi Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC), được ASEAN và Trung Quốc ký kết vào năm 2002 tại Campuchia. Bên cạnh đó, các nhà ngoại giao Trung Quốc và ASEAN cũng sẽ bàn về Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) cũng như vấn đề hợp tác hàng hải của các bên, theo Tân Hoa xã. Các nước ASEAN mong muốn thúc đẩy tiến độ đàm phán để sớm thông qua COC với Trung Quốc, tuy nhiên nhiều nhà phân tích nhận định triển vọng để thông qua COC còn gặp nhiều khó khăn, trong đó phía Trung Quốc luôn muốn đưa vấn đề Biển Đông về các giải pháp song phương. Cuộc gặp sắp tới diễn ra trong bối cảnh vấn đề Biển Đông đang nóng lên tại nhiều cuộc hội nghị lớn nhỏ, cũng như tình hình căng thẳng liên quan tới những hành động bồi đắp phi pháp của Trung Quốc. Ngọc Mai ===================== COC?! Híc! Vấn đề căn bủn là Bắc Kinh đã thể hiện mình sớm quá. Giống như một anh trọc phú mới nổi ở nhà quê, giàu nhất làng, nên cứ tưởng mình là thánh và mún gì cũng được. Cho nên COC với DOC bây giờ chỉ là chuyện chém gió cho vui. Đàm phán "song phương", hay "đa phương" cái con mựa hàng cháo gì thì cũng muộn mựa nó rùi. Cho dù bi wờ các thỏa thuận COC/ DOC hoàn toàn thuận lợi và công bằng cho các bên - thì Hoa Kỳ đem 60% quân lực đến Tây Thái Bình Dương không phải để giám sát thực thi các thỏa thuận COC/ DOC. Mà là nghe nói ở làng Vũ Đại có tay giang hồ mới nổi, muốn tranh giành ảnh hưởng của đại ca cấp Huyện. Cho nên dù lệ làng có thỏa thuận kiểu gì thì cao bồi Texa cũng phải thu phí. Không thu phí được thì phải đấu súng thôi. Ấy là lão cứ nói toạc mựa nó cái móng lợn ra thế. Tuy nhiên, từng nước trong ASEAN có thể lợi dụng việc này có lợi cho mình. Bắc Kinh không thể ép các nước ASEAN như trước đây. Nếu như họ muốn có một cuộc nói chuyện cởi mở hơn với Hoa Kỳ. Điếu mựa! Thích "song phương" thì được "song phương". Nhưng mà song phương với Hoa Kỳ. Hì! Mới hay trăm sự tại Trời. Trời kia đã bắt làm người có thân. Bắt ở trần, phải ở trần. Cho "song phương" mới được phần "song phương". Nghe nói tháng 9 Tây này có cái "song phương" ở Hoa Thịnh Đốn đấy! Hì! . 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 7, 2015 Vì Trung Quốc, Putin bất ngờ quay sang ủng hộ Mỹ? Thứ sáu, 24/07/2015, 01:00 (GMT+7) (Quốc tế) - Phía Trung Quốc muốn đạt thỏa thuận này vì các lý do của riêng họ, và Vladimir Putin chẳng thể cưỡng lại. Hoa Kỳ cần sự ủng hộ của Nga để chốt thảo thuận hạt nhân với Iran. Như Tổng thống Mỹ Barack Obama đã cho biết: “chúng tôi không thể đạt được thỏa thuận này nếu Nga không sẵn sàng sát cánh cùng chúng tôi”. Nhưng quan hệ Mỹ – Nga hiện đang ở mức thấp nhất kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, sự ủng hộ của Nga không khỏi gây ngạc nhiên, ngay cả với ông Obama. Vậy, tại sao Nga lại sẵn sàng ủng hộ thỏa thuận với Iran, thậm chí ngay cả giới truyền thông Nga bình thường vẫn chống Mỹ cũng coi đây là một kỳ tích của cá nhân ông Obama? Như mọi khi, câu trả lời không hề đơn giản và rốt cuộc nằm sâu trong tính toán của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Việc Nga hậu thuẫn cho quá trình đàm phán với Iran là điều mâu thuẫn và về tổng thể cho thấy nhiều cảm xúc lẫn lộn. Từ góc độ của riêng Nga, thỏa thuận này có nguy cơ tạo ra một dòng khí đốt và dầu lửa ổn định chuyển ra thị trường thế giới, vào đúng thời điểm mà giá năng lượng đã sụt giảm, đe dọa tới nền kinh tế Nga. Khi đã hiểu rõ bất lợi đó rồi thì nhân tố quyết định trong thỏa thuận này hẳn sẽ là Trung Quốc. Phía Trung Quốc muốn đạt thỏa thuận này vì các lý do của riêng họ, và Vladimir Putin chẳng thể cưỡng lại. Vì TQ, tổng thống Putin bất ngờ ủng hộ Mỹ? Ảnh minh họa, nguồn: AP Quá trình gian nan Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov chẳng có gì phải ngại khi nói thẳng ra rằng nếu không có Nga, thỏa thuận với Iran đã chẳng thể đạt được. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào cho thấy các chuyến đi không thường xuyên của ông tới Vienna, Lausanne, và Geneva thực sự mang lại bất kỳ nhượng bộ nào. Ngược lại, có nhiều điều cho thấy Moscow còn tìm cách làm phức tạp thêm – nếu không phải làm suy yếu thêm – lập trường của nhóm P5+1 ở một số thời điểm mong manh trong quá trình đàm phán: – Giữa tháng 11/2014, Nga tuyên bố một thỏa thuận lớn với Iran để xây dựng thêm hai lò phản ứng hạt nhân tại nhà máy điện hạt nhân Bushehr, cùng với đó là một phương án xây dựng thêm 6 lò phản ứng. Ngày 24/11/2014, hạn chót cho vòng đàm phán tại Vienna đã bị nhỡ một cách đúng lúc. – Giữa tháng 4/2015, Nga tuyên bố dỡ bỏ đơn phương lệnh cấm (năm 2010) về việc chuyển giao các tên lửa phòng không S300 cho Iran. Động thái này diễn ra quá muộn nên không thể làm hỏng thỏa thuận khung tạm thời giữa P5+1 và Iran ngày 2/4. Thậm chí, hành động này còn khuyến khích Iran có lập trường quyết tâm hơn để khởi động các đàm phán tại Vienna về Kế hoạch Hành động Toàn diện chung. – Đầu tháng 6/2015, Nga tuyên bố thỏa thuận trao đổi dầu lửa với Iran từ lâu có thể tiếp diễn để thực thi trong vòng một tuần. Một lần nữa, hạn chót cho đàm phán tại Vienna lại bỏ lỡ đúng lúc. Giữa lúc các nỗ lực trên làm gián đoạn và quan hệ Mỹ – Nga hầu như mỗi ngày lại xấu thêm, việc đạt được sự đồng ý tích cực của Moscow đối với thỏa thuận với Iran rõ ràng là thách thức cho chính quyền Obama. Ngay cả khi các tư lệnh cấp cao trong quân đội Mỹ đánh giá rằng Nga là một “mối đe dọa sống còn” đối với Mỹ, Nhà Trắng vẫn tìm cách làm dịu đi tuyên bố này. Chính quyền Obama nhấn mạnh vào sự sẵn sàng “tách bạch” của ông Putin và việc Nga chừa lại những khu vực cho hợp tác. Logic cho đánh giá trên của giới chức Mỹ là không chê vào đâu được, trừ sự hợp tác của Iran. Nếu Nga được coi là “cường quốc xét lại” (revisionist power – cường quốc muốn thay đổi trật tự hiện hữu- ND) và một thách thức về an ninh, thì đó sẽ là một mối đe dọa cho hệ thống an ninh châu Âu và đồng minh của Mỹ. Và vì Nga sở hữu kho vũ khí hạt nhân khổng lồ, nên mối đe dọa này rõ ràng hiện hữu. Lo ngại lớn nhất của Nga về thỏa thuận với Iran chắc chắn không phải là do sự thiếu minh bạch của chương trình hạt nhân, mà là về tác động của nó lên giá năng lượng. Tehran thực tế đã thông báo về các kế hoạch tăng gấp đôi sản lượng dầu xuất khẩu, đồng nghĩa với việc tăng thêm nguồn cung dầu trên thế giới vốn đang dư thừa. Hai hãng dầu khí khổng lồ của Nga là Rosneft và Gazprom sẽ không thể được lợi từ việc mở cửa ngành năng lượng Iran, bởi các hãng lớn của phương Tây có lợi thế cạnh tranh và công nghệ tối ưu hơn. Ngay cả trong ngành công nghiệp năng lượng hạt nhân, Iran hẳn sẽ quan tâm tới việc đa dạng hóa hơn là tiến hành các hợp đồng ghi tạm với Nga. Nga cũng chẳng thể nhanh chóng mở rộng xuất khẩu vũ khí, bởi lệnh cấm vận áp dụng với vũ khí tối tân vẫn còn hiệu lực trong vài năm tới, bất kể Moscow đã vận động hành lang ráo riết thế nào. Hội chứng Trung Quốc Sau cùng, Nga cố kiềm chế các tác động vô ích vào giai đoạn cuối mang tính quyết định của đàm phán. Điều này rất đáng được ghi nhận, nhưng cái mà Moscow tìm kiếm là những phần thưởng hữu hình. Tuy vậy, những phần thưởng này sẽ đến từ đâu? Moscow hiểu rằng họ sẽ thua thiệt trong thỏa thuận hạt nhân Iran, nhưng không thể làm gì bởi vì người giành phần thắng chính là Trung Quốc. Bắc Kinh đã sẵn sàng đầu tư mạnh mẽ vào các dự án dầu và khí ở Iran, và nếu như mức giá trượt xuống thấp hơn một bậc thì nền kinh tế vốn phụ thuộc vào năng lượng của Trung Quốc càng có lợi. Mong muốn của Trung Quốc nhằm thúc đẩy thỏa thuận này chắc chắn là lý do chính đứng đằng sau việc Nga ngừng nỗ lực ngăn trở đàm phán tại Vienna. Bị phương Tây cô lập, Nga đang phụ thuộc vào Trung Quốc về tài chính và thị trường. Hiểu rõ điều này, Bắc Kinh đang ngày càng khó khăn hơn khi giao kèo với một nước Nga đang dần ít lựa chọn hơn. Ít có khả năng nước này đáp tạ hành động hợp tác của Nga về vấn đề Iran bằng các khoản vay hay đầu tư hậu hĩnh. Còn Tổng thống Obama và Ngoại trưởng John Kerry, trong thời buổi ngoại giao Nga đang yếu thế, cũng chẳng cần lo tới việc đền đáp cho Nga. (Theo Tri Thức) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 7, 2015 Lão Gàn viết: Hoa Kỳ tuy là ứng cử viên sáng giá cho ngôi vị bá chủ thể giới, trong một cuộc hội nhập toàn cầu. Nhưng chưa phải quyết định cuối cùng của Thương Đế. Để chứng tỏ điều này, trong năm nay sẽ có một trận động đất không mang tính hủy diệt, xấp xỉ 6 độ Richter, xảy ra ở Tây Nam Hoa Kỳ. Còn việc siêu động đất như bài báo này nêu thì lão Gàn cũng xác định từ cả hơn 10 ngày nay: Nó sẽ không xảy ra. ============================= Siêu động đất chực chờ bờ tây Mỹ 24/07/2015 09:13 Vùng bờ tây nước Mỹ, đặc biệt là khu vực bang California, có thể hứng một trận động đất lên tới hơn 9 độ Richter “vào bất cứ lúc nào”. Ảnh minh họa cảnh báo về siêu địa chấn và sóng thần Cascadia - Ảnh: DC News Đó là cảnh báo của các chuyên gia thuộc Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ (USGS) và nhiều nhà khoa học trong bối cảnh những rãnh đứt gãy địa tầng trong khu vực đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ. Mới đây nhất, một trận động đất 4,1 độ Richter xuất phát từ đứt gãy Hayward ở Thái Bình Dương đã làm rung chuyển vùng vịnh San Francisco của bang California vào rạng sáng 21.7 (giờ địa phương), khiến hàng ngàn người hoảng loạn tháo chạy khỏi nhà. Đến hôm 23.7, đã có thêm ít nhất 13 đợt dư chấn. Tuy không xảy ra thương vong và thiệt hại vật chất cũng không đáng kể, nhưng các nhà khoa học khẳng định đây là bằng chứng cho thấy đứt gãy Hayward đã bắt đầu một đợt “cựa mình” mới với những hậu quả khôn lường. Rãnh đứt gãy này trải dài qua những khu dân cư đông đúc và sầm uất nhất California, bao gồm Berkeley, Oakland, Hayward và Fremont. Trong viễn cảnh đen tối nhất, đứt gãy Hayward có thể gây ra siêu động đất từ 8 đến hơn 9 độ Richter, kéo theo sóng thần đủ sức hủy diệt toàn bộ khu vực ven bờ tây nam của Mỹ, theo Đài CBS Bay Area. Nhưng đó cũng chưa phải là tất cả. Xa hơn về hướng bắc còn tồn tại đứt gãy Cascadia từng gây ra một trận siêu động đất từ 8,7 - 9,2 độ Richter dẫn tới sóng thần cao hơn 18 m vào năm 1700. Theo Cục Quản lý các trường hợp khẩn cấp liên bang (FEMA), một thảm họa tương tự sẽ tàn phá khu vực trải dài từ Vancouver của Canada, qua các tiểu bang Washington và Oregon của Mỹ đến tận San Francisco (California). Để so sánh, trận động đất kéo theo sóng thần làm 15.891 người chết ở Nhật Bản năm 2011 mạnh 9 độ Richter, còn cơn địa chấn hồi tháng 4 ở Nepal với 9.018 người chết mạnh 7,8 độ Richter. 13.000 người sẽ chết Theo USGS, lần gần đây nhất, đứt gãy Hayward gây ra động đất mạnh là vào năm 1868 khi cơn địa chấn 6,8 độ Richter làm khoảng 30 người thiệt mạng và gây thiệt hại nghiêm trọng về cơ sở hạ tầng ở khu vực vịnh San Francisco. “Chúng tôi luôn theo sát hoạt động của đứt gãy Hayward vì nó nằm ở trung tâm của vùng vịnh và khi có động đất lớn xảy ra, cả khu vực sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng”, CBS Bay Area dẫn lời chuyên gia Tom Brocher. Chưa hết, theo ông Brocher: “Năm trận động đất mạnh gần đây nhất xuất phát từ đứt gãy này cách nhau khoảng 140 năm và chúng ta hiện ở năm thứ 147 kể từ cơn địa chấn 1868. Do vậy, chúng tôi thật sự cảm thấy rằng nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào”. Nghiêm trọng hơn, do những thay đổi về hoạt động địa chất của các mảng kiến tạo lẫn biến đổi về môi trường khiến nguy cơ xảy ra động đất trên 6,8 độ Richter ở khu vực tây nam Mỹ đang gia tăng nhanh chóng. CBS Bay Area dẫn báo cáo của USGS cho biết xác suất xảy ra thảm họa động đất từ 8 đến hơn 9 độ Richter vào khoảng 7%, so với 4,7% trong báo cáo đưa ra năm 2008. Ngoài ra, do dân số trong khu vực hiện nay đã gấp 100 lần so với năm 1868 nên chắc chắn thiệt hại sẽ lớn hơn rất nhiều. Trong khi đó, các chuyên gia cũng vẽ ra viễn cảnh chi tiết về thảm họa xuất phát từ đứt gãy Cascadia. Tạp chí The New Yorker dẫn lời Giám đốc FEMA Kenneth Murphy dự đoán toàn bộ khu vực tây bắc Mỹ sẽ biến thành “một cỗ máy nghiền khổng lồ” bởi siêu địa chấn và sóng thần Cascadia. Cụ thể, các thành phố đông dân cư như Seattle và Portland có thể bị xóa sổ hoàn toàn. Khoảng 13.000 người sẽ thiệt mạng, trên dưới 2.500 người bị thương, 1 triệu người mất nhà cửa và thiệt hại vật chất từ khoảng 30 tỉ USD trở lên. “Một cơn siêu địa chấn kéo theo sóng thần sẽ cắt đứt mọi tuyến đường giao thông huyết mạch, các chuỗi cung ứng phục vụ đời sống hằng ngày và các cấu trúc tối thiểu khác trong một thời gian dài”, Giám đốc Phòng Ứng phó khẩn cấp Oregon Andrew Phelps nhận định với The New Yorker. Ông cũng dự đoán sóng thần sẽ cao từ 15 m trở lên và mọi người có khoảng 10 - 30 phút để tháo chạy lên các vùng đất cao. Theo nghiên cứu của ĐH Oregon, đứt gãy Cascadia có chu kỳ siêu động đất là trên dưới 243 năm/lần. Nghĩa là tính từ cơn siêu địa chấn năm 1700 đã đề cập ở trên thì hiện nay đã quá hạn 72 năm. Vì thế, Cascadia cũng có thể gây ra một thảm họa động đất “bất cứ thời điểm nào” trong tương lai. Thụy Miên ================== Vào vài tháng trước, có một trận động đất đúng 6, 1 độ Richter, nhưng nó lại xảy ra ở Tây Bắc Hoa kỳ. Khôngg đúng sự xác định địa điểm của lão Gàn. Lần này thì đúng địa điểm ở phía Tây Nam Hoa Kỳ, nhưng lại chỉ có....4,1 độ richter. Chưa đạt yêu cầu. Nhưng thời gian còn từ đây đến cuối năm sẽ chứng nghiệm lời tiên tri của lão Gàn. Mới đây nhất, một trận động đất 4,1 độ Richter xuất phát từ đứt gãy Hayward ở Thái Bình Dương đã làm rung chuyển vùng vịnh San Francisco của bang California vào rạng sáng 21.7 (giờ địa phương), khiến hàng ngàn người hoảng loạn tháo chạy khỏi nhà. Đến hôm 23.7, đã có thêm ít nhất 13 đợt dư chấn. Còn trận động đất mang tính hủy diệt như bài báo trên nêu (Thông tin nhắc lại trước đây hơn 10 ngày, đã đưa lên diễn đàn), lão xác định rồi: "Không thể xảy ra". 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 7, 2015 Đài Loan phản đối Trung Quốc tập trận “nhắm vào Đài Bắc” 25/07/2015 11:18 GMT+7 TTO - Ngày 24-7, Đài Loan nói họ đã có công hàm phản đối chính thức việc Trung Quốc tập trận lấy đảo Đài Loan làm mục tiêu. Phủ tổng thống Đài Loan (trái) và cuộc tập trận của Trung Quốc với hình ảnh được chụp lại trên CCTV - Ảnh: wordpress.com Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV vừa đăng một đoạn video cho thấy các binh sĩ của Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) chạy về một tòa nhà năm tầng sơn màu đỏ với bề ngoài giống phủ tổng thống của Đài Loan. Người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Đài Loan La Thiệu Hòa (Lou Shou He) nói rằng những hình ảnh đó làm tổn thương tình cảm của người dân cả hai bờ eo biển Đài Loan và không thể chấp nhận được với người Đài Loan và cộng đồng quốc tế. Trong khi đó, người phát ngôn của Hội đồng các vấn đề đại lục của Đài Loan Ngô Mỹ Hồng (Wu Mei Hung) cáo buộc Trung Quốc tiến hành “tập trận với mục tiêu cụ thể là Đài Bắc”, làm phương hại tới quan hệ đang cải thiện giữa Đài Loan và Trung Quốc. Từ Bắc Kinh, một thông báo của Bộ Quốc phòng Trung Quốc thông tin đó là một cuộc tập trận thường niên “như lịch trình” không nhắm vào một mục tiêu cụ thể nào. Từ tháng 6, PLA đã tiến hành hàng loạt cuộc tập trận trên đất liên và trên bộ, bao gồm mới nhất là cuộc tập trận trên biển Đông bắt đầu từ ngày 23-7. Trong một tuyên bố riêng rẽ khác, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói họ “cực kỳ quan ngại” với việc Nhật Bản đã đón tiếp cựu lãnh đạo Đài Loan Lý Đăng Huy (Lee Teng Hui), một người có lập trường ly khai cực đoan ở hòn đảo mà Trung Quốc coi là lãnh thổ của họ này. CHIÊU VĂN ======================= Bởi vậy, "qua" đã nói rùi: Cô em Đài Loan nên phủ nhận cái "Đường lưỡi bò" mà chính Trung Hoa Dân Quốc bịa ra từ năm 1947 hay 1948 gì đó đi. Nếu không cô em bị loại khỏi cuộc chơi bởi cả hai bên. Không ai bênh cô em cả khi "canh bạc cuối cùng" sát phạt gay cấn. "Qua" không nói nhiều được - "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ". Cô em hãy suy ngẫm lời "qua" nói. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 7, 2015 Biển Đông: Thiết lập ADIZ sẽ là sai lầm không thể cứu vãn của TQ Đức Huy | 22/07/2015 14:18 theo Đại Lộ===================== Một khi Bắc Kinh đã "Chuyên gia Mỹ: 'Trung Quốc tự tin đủ sức mạnh độc chiếm Biển Đông'" (Tựa bài viết trên) thì việc thiết lập ADIZ chỉ còn là vấn đề thời gian. Bởi vậy, lão Gàn mới phát biểu rằng thì là mà: Cuối năm nay, hết tập một trong bộ phim "Canh bạc cuối cùng" Tập một có tựa là: "Biển Đông dậy sóng". Tập II chưa nghĩ ra cái tên thích hợp. Trung Quốc sớm muộn cũng sẽ áp đặt ADIZ ở Biển Đông Hồng Thủy 24/07/15 13:39 (GDVN) - Bắc Kinh sẽ lựa thời điểm diễn ra bầu cử Tổng thống Mỹ để hạ thủ. Mỹ liên tục yêu cầu Trung Quốc không được áp đặt ADIZ ở Biển Đông trong khi Bắc Kinh... Trung Quốc càng lên gân ở Biển Đông, phiền phức càng nhiều La Viện dâng kế chiếm đoạt bãi Cỏ Mây Người Việt tin sẽ không bao giờ lặp lại chiến tranh với Mỹ Thượng nghị sĩ John McCain, ảnh: Salon.com. VOA tiếng Trung Quốc ngày 24/7 đưa tin, các chuyên gia an ninh Hoa Kỳ và quốc tế tin rằng vấn đề Trung Quốc đơn phương tuyên bố áp đặt vùng nhận diện phòng không bất hợp pháp (ADIZ) ở Biển Đông chỉ còn là vấn đề thời gian. Thậm chí có chuyên gia dự đoán việc này sẽ xảy ra sau chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của ông Tập Cận Bình tháng 9 tới. Chỉ trong một năm ngắn ngủi vừa qua, Trung Quốc đã tiến hành bồi lấp, xây dựng và quân sự hóa đảo nhân tạo bất hợp pháp ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) gây ra phản ứng dữ dội từ cộng đồng quốc tế và Hoa Kỳ. Thượng nghị sĩ Joe McCain, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ được VOA tiếng Trung Quốc dẫn lời cho biết, bước tiếp theo sau khi bồi lấp và xây dựng đảo nhân tạo bất hợp pháp trên 7 bãi đá ở Trường Sa (Trung Quốc xâm lược và chiếm đóng bất hợp pháp từ 1988), Bắc Kinh sẽ đơn phương tuyên bố áp đặt ADIZ (bất hợp pháp) để củng cố yêu sách bành trướng ở Biển Đông. “Họ đã xây dựng đường băng, trang bị vũ khí. Tiếp theo người ta sẽ nhìn thấy cảnh khi máy bay Mỹ bất luận là quân sự hay dân dụng khi bay qua đây, Bắc Kinh sẽ réo lên rằng: ‘Hãy khai báo thân phận của các anh’. Áp đặt ADIZ ở Biển Đông có nghĩa là Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền đối với vùng trời ở đó”, ông John McCain bình luận. Đồng quan điểm này, học giả Úc Peter Jennings cho rằng, Trung Quốc sớm muốn cũng sẽ tuyên bố áp đặt ADIZ Biển Đông không lâu sau khi Tập Cận Bình thăm Mỹ. Trước chuyến đi này của ông Tập Cận Bình, Trung Quốc sẽ không ra tay. Bắc Kinh sẽ lựa thời điểm diễn ra bầu cử Tổng thống Mỹ để hạ thủ. Mỹ liên tục yêu cầu Trung Quốc không được áp đặt ADIZ ở Biển Đông trong khi Bắc Kinh bảo lưu khả năng này, chỉ chờ thời điểm thuận lợi. Hồng Thủy ============= Thì ra các chính khứa Hoa Kỳ cũng nhận định cứ ....y như lão Gàn. Về mặt văn bản tiếng Việt, lão còn nói trước hai ngày. Hi. Mặc dù lão Gàn nói đúng, nhưng thật là một điều buồn. Và dù đã hết sức cố gắng, nhưng bà Vanga đúng về căn bản: Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại. Nhưng còn lâu lắm, chỉ đến khi dân tộc Arsyri bị tiêu diệt. . Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 7, 2015 Trung Quốc lo lắng trước kế hoạch của Mỹ (Bình luận quân sự) - Lần đầu tiên Mỹ úp mở về khả năng điều tiêm kích F-35C đến châu Á-Thái Bình Dương, một sự tăng cường cần thiết cho chiến lược xoay trục của Mỹ. Mỹ không trung lập trong giải quyết tranh chấp Biển Đông Tình hình Biển Đông thêm nóng sau tuyên bố của La Viện Trung Quốc bất an Trong kế hoạch được công bố ngày 20/7, phụ trách tác chiến của Hải quân Mỹ, Đô đốc Jonathan W. Greenert đề xuất tập trung phát triển của tàu sân bay Gerald R Ford, tàu chiến cận duyên, tàu khu trục Flight III lớp Arleigh-Burke, tàu cao tốc và tàu ngầm tấn công lớp Virginia. Đến năm 2020, Hải quân Mỹ cần tăng số lượng tàu chiến ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương từ 95 chiếc lên 115 chiếc. Cụ thể, Đô đốc Greenert cũng đề nghị Hải quân Mỹ triển khai các loại máy bay quân sự tiên tiến ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương - bao gồm chiến đấu cơ F-35C Lighting II, máy bay chiến đấu F/A-18E /F Super Hornet, máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler. Ngoài ra còn có máy bay tuần tra P-8A Poseidon, máy bay không người lái MQ-4C Triton, máy bay cảnh báo sớm E-2D Hawkeye, trực thăng không người lái MQ-8 Fire Scout … ở Guam và Nhật Bản. Nói về bản danh sách này, Đô đốc Greenert cho biết việc triển khai máy bay tàu chiến Mỹ nhằm đối phó với hoạt động quân sự ngày càng gia tăng của Trung Quốc trong khu vực. Ngay sau khi thông tin này được công khai, Trung Quốc đã rất lo ngại Hải quân Mỹ triển khai máy bay chiến đấu tàng hình F-35C trên tàu sân bay. Loại máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 này đã hoàn tất thao tác cất cánh và hạ cánh trên tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân USS Nimitz. Siêu tiêm kích F-35C trên tàu sân bay USS Nimitz. Siêu tiêm kích tàng hình F-35C có bình chứa nhiên liệu lớn hơn nhiều so với máy bay F-18E/F và có thể tiến hành các cuộc tấn công tầm xa. Theo Hoàn Cầu thời báo, F-35C có thể được triển khai ở Biển Đông và có khả năng tấn công các mục tiêu ở Trung Quốc từ một tàu sân bay ở vùng biển Philippines. Duy trì sức ép Mới đây, trang Defense News (Mỹ) có bài viết cho rằng, Bộ trưởng Quốc phòng Aston Carter và chính quyền của Tổng thống Obama đang hành động thận trọng, bên cạnh những tuyên bố cứng rắn để thực hiện chiến lược của mình tại châu Á-Thái Bình Dương. Theo Defense News, một mặt, Mỹ đang tỏ rõ lập trường để làm yên lòng các đồng minh và đối tác ở châu Á-Thái Bình Dương, đồng thời vẫn giữ vững vị thế của mình trong khu vực. Mặt khác, theo Defense News, Washington vẫn phải thận trọng và không thể "làm quá căng" với Bắc Kinh, dẫn đến tình hình căng thẳng ngày càng leo thang. Trước đây, đã có nhiều tờ báo quốc tế bày tỏ quan ngại rằng diễn biến căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ trên Biển Đông trong thời gian qua có thể dẫn đến xung đột quân sự. Thậm chí, đã có không ít chuyên gia, học giả phán đoán rằng nếu Mỹ kiên quyết không từ bỏ hoạt động trinh sát và gìn giữ tự do hàng hải ở Biển Đông thì "trận đại chiến" giữa Trung-Mỹ là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, giáo sư Andrew Erickson của Học viện chiến tranh Hải quân Mỹ đánh giá, sức mạnh quân sự của Trung Quốc trên Biển Đông ngày nay "không phải nước nào cũng có thể đánh bại được". Theo ông Erickson, để ngăn chặn Trung Quốc sử dụng vũ lực giải quyết các mâu thuẫn trên Biển Đông, Mỹ buộc phải đối đầu với "cây đinh ba" của Bắc Kinh gồm Hải quân, hải cảnh và lực lượng phi quân sự (bị Bắc Kinh lợi dụng vào mục đích chiến lược). Do đó, Erickson chỉ ra, ngoài việc thắt chặt các mối quan hệ hợp tác với đồng minh ở châu Á-Thái Bình Dương, Mỹ bắt buộc phải duy trì được "sức uy hiếp quân sự mạnh mẽ", để áp đảo được Trung Quốc đang không ngừng mở rộng "kho vũ khí" của mình. Thế nhưng, đây là nhiệm vụ không hề dễ dàng đối với Washington hiện nay, ông Erickson kết luận. Uy dũng dàn pháo hạm của Hải quân Việt Nam Tuấn Vũ ====================== Trung Quốc ngang ngược nói các nước khác chiếm đảo Chủ nhật, 26/07/2015 - 09:39 Dân trí Hải quân Trung Quốc đã bao biện về các cuộc tập quân sự gần đây ở Biển Đông và ngang ngược chỉ trích các nước khác chiếm đóng "trái phép" các hòn đảo trong khu vực. Trung Quốc xây dựng trái phép trên bãi đá Ga Ven thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (Ảnh: Asahi) Trung Quốc gần đây đã tiến hành một cuộc tập trận hải quân kéo dài 10 ngày trên Biển Đông, nơi các quốc gia có các tranh chấp chủ quyền chồng lấn. "Tổ chức các cuộc tập trận trên biển là một hoạt động bình thường đối với hải quân các nước khác", Xinhua dẫn những lời bao biện của người phát ngôn Hải quân Trung Quốc Lương Dương. "Cuộc tận trận thường niên của hải quân Trung Quốc nhằm thử nghiệm khả năng chiến đấu thực sự của các binh sĩ, nâng cao tính cơ động, năng lực tìm kiếm và cứu hộ và khả năng hoàn thành các sứ mệnh đa dạng của quân đội", ông Lương nói thêm. Trung Quốc đã và đang đẩy mạnh xây dựng phi pháp trên các bãi đá ở Biển Đông trong những tháng gần đây, thiết lập các sân bay, các hệ thống phòng thủ và thậm trí các đơn vị hành chính quân sự trên các bãi đá nhằm hỗ trợ các tuyên bố chủ quyền phi pháp của Bắc Kinh. Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, Bắc Kinh còn thông qua các hướng dẫn cho phép các tàu dân sự có thể được chuyển đổi nhanh chóng cho mục đích quân sự. Nhiều cuộc đối đầu của Trung Quốc với các láng giềng đã có sự tham gia của các tàu quân sự và dân sự, bao gồm các tàu cá. Nhưng ông Lương Dương lại ngang ngược cáo buộc các láng giềng chiếm đóng "trái phép" các hòn đảo trong khu vực. "Một số quốc gia láng giềng từ lâu đã chiếm đóng trái phép một số hòn đảo, xây dựng các cơ sở trên đó như sân bay và thậm chí triển khai các vũ khí phòng thủ hạng nặng", ông Lương ngang ngược nói. Sự hung hăng gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông đã làm gia tăng căng thẳng ngoại giao và quân sự giữa nước này với các bên cũng có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, bao gồm Philippines, Việt Nam, Brunei, Malaysia và Đài Loan. Động thái hải quân của Trung Quốc cũng xung đột với các hoạt động trên không và trên biển của các đơn vị thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, vốn nhằm bảo vệ các tuyến đường biển quan trọng đối với thương mại của Mỹ với Đông Nam Á và Trung Đông. Tân Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Scott Swift, ngày 17/7 tuyên bố rằng các lực lượng Mỹ sẵn sàng đối phó với bất kỳ tình huống bất ngờ nào trên Biển Đông. An Bình ====================== Trong nghề coi bói của lão Gàn, có những trường hợp vĩnh viễn sẽ là bí ẩn, mặc dù nó chỉ là một câu chuyện rất đơn giản. Ngoài những trường hợp bí ẩn theo kiểu đoán chính xác đến từng milimet và tại sao nó lại như vậy thì không bàn vội. Nhưng những bí ẩn ở đây mà tôi muốn nói chính là sự lựa chọn và con người không thể kiểm chứng được. Đó là câu chuyện trong ví dụ sau đây: Một cô gái có hai người cùng yêu. Cô ta đến hỏi tôi: "Thưa thầy! Con nên chọn ai làm chồng giữa hai người này thì cuộc sống sẽ tốt hơn?". Tôi trả lời: "Đây là một câu hỏi không thể trả lời!". "Vì sao vậy? Thưa thày!". "Bởi vì cô không thể tách cô ra làm hai người, để lấy cả hai anh này và kiểm chứng được lời nói của tôi!". "Nếu tôi bảo cô lấy anh A và cô nghe tôi. Đêm tân hôn nó cho cô hai cái bạt tai. Lúc ấy cô sẽ trách tôi và nghĩ thà lấy anh B. Nhưng cô đâu có thể kiểm chứng được rằng, nếu lấy anh B, nó bán cô đi để lấy tiền chơi ma túy". Tôi muốn trình bày với quý vị rằng: Có những sự kiện tiên tri không thể kiểm chứng được - mặc dù nó chỉ là chuyện rất nhỏ trong xã hội loài người - ngay khi nó đã xảy ra, như trường hợp cô gái trên. Tương tự như vậy, lời tiên tri của bà Vanga: "Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại. Nhưng còn lâu lắm. Chỉ đến khi dân tộc Arsyri bị tiêu diệt". Đó là lời tiên tri có thể kiểm chứng được với thời gian. Cho đến ngay hôm nay thì tôi tin rằng: tất cả những ai quan tâm đến trang web này đều có thể cảm nhận được rằng "Lý thuyết cổ xưa" mà bà Vanga nói tới, chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành, nhân danh nền văn hiến Việt. Bà Vanga đã đúng một nửa. Nửa còn lại "chỉ đến khi dân tộc Arsyri bị tiêu diệt" thì thời gian sẽ kiểm chứng. Nhưng lời tiên tri của tôi về khả năng hóa giải một cuộc chiến để đến mức "dân tộc Arsyri bị tiêu diệt" thì không thể kiểm chứng được. Bởi vì nó không được thực hiện vào đúng thời điểm lựa chọn của nó, để kiểm chứng. Tất nhiên, trong trường hợp này, những kẻ tư duy thuộc loại giẻ rách, vẫn chém gió ầm ầm là điều đó không thể xẩy ra và lão Gàn Thiên Sứ chỉ là thằng bốc phét. Ngay cả trường hợp có thể kiểm chứng được - nhưng chưa xảy ra, cũng đầy những kẻ tư duy thuộc loại "ở trần đóng khố", cũng phản đối ầm ầm. Huống chi là một sự kiện không thể kiểm chứng. Nhưng lão Gàn nhắc lại rằng: Phần còn lại trong lời tiên tri của bà Vanga có thể kiểm chứng. . 6 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 7, 2015 Chiến lược mà Trung Quốc đầy tâm đắc bị "bóc mẽ" Hải Võ | 26/07/2015 14:10 Đó là đánh giá của tạp chí The Diplomat đối với chiến lược để trở thành một nước "có vị thế và sức mạnh" trên thế giới mà Trung Quốc cho là rất toàn diện và hiệu quả. Các tàu chiến Trung Quốc tham gia tập trận phi pháp trên Biển Đông. Ảnh: People's Daily. Chiến lược để thành "một thế lực lớn" của Bắc Kinh Tạp chí The Diplomat hôm 25/7 đăng tải bài viết tiêu đề "Chiến lược lớn của Trung Quốc 'cao tay' nhưng nhiều khuyết điểm" phân tích những bất ổn trong chính sách ngoại giao toàn cầu và khu vực của Bắc Kinh. Theo đó, các điểm mấu chốt trong chiến lược của Trung Quốc gồm: Xây dựng quan hệ nước lớn kiểu mới với Mỹ, cải thiện quan hệ với các nước trong khu vực, xây dựng trật tự thế giới mới nhằm tạo dựng môi trường quốc tế tốt cho sự trỗi dậy của nước này. The Diplomat bình luận, chiến lược của Bắc Kinh nhìn chung là hoàn hảo đối với các nhà lãnh đạo Trung Quốc, nhưng lại vô cùng bất lợi đối với cục diện an ninh châu Á, khiến Mỹ, đồng minh và các đối tác không thể "khoanh tay đứng nhìn". Trong "thế giới hoàn mỹ" của Trung Quốc, nước này có thể mặc sức tăng cường sức mạnh quân sự và chính trị, đồng thời hy vọng xây dựng quan hệ với Washington dựa trên cơ sở "các nước lớn không xâm phạm lợi ích cốt lõi của nhau". Mặt khác, Bắc Kinh muốn thông qua "quyền lực mềm" để lôi kéo thêm đồng minh, đối tác, qua đó hình thành một trật tự thế giới mới có chỗ đứng cho "nhóm Trung Quốc". Cũng theo lý thuyết, chính sách "phòng ngự chủ động trên biển" và "chống can thiệp" đầy mơ hồ mà Trung Quốc đưa ra trong sách trắng quốc phòng hôm 26/5 có thể giúp nước này chống đỡ các thế lực bên ngoài "đe dọa lợi ích cốt lõi". Theo The Diplomat, trong môi trường "giả định lý tưởng", chiến lược để "vươn vòi ra toàn cầu" mà Bắc Kinh đề ra là "cao tay và toàn diện". Nhưng trên thực tế, các đối thủ của Trung Quốc không phải khi nào cũng hành động như kịch bản của họ. Hội đồng quan hệ Đối ngoại (CFR), Mỹ Để chiến lược nhằm vào Trung Quốc có hiệu quả, cần có một chính sách toàn diện đòi hỏi sự phối hợp giữa Bộ Ngoại giao, Bộ Ngân khố và Lầu Năm Góc, cũng như phải có sự điều hành từ cấp cao đối với khối doanh nghiệp tư nhân, để cùng phát triển một biện pháp đáp trả dài hạn cho những thách thức tại châu Á - Thái Bình Dương Chiến lược của Trung Quốc: Lợi bất cập hại Nhà nghiên cứu chiến lược Mỹ Edward Luttwak gọi điều này là "nghịch lý chiến lược". Ông Luttwak chỉ ra, Trung Quốc đã đầu tư mạnh vào tăng cường sức mạnh quân sự sau khi đạt được tăng trưởng về kinh tế. Nhưng khi quân lực được nâng cao, sự trỗi dậy của Bắc Kinh vô hình trung trở thành mối quan ngại và thúc đẩy một số nước tìm cách kiềm chế nước này cả về kinh tế lẫn chiến lược. Trong chiến lược của mình, Bắc Kinh "tưởng" rằng các quốc gia trong khu vực sẽ đứng yên nhìn họ bành trướng về quân sự. (Ảnh minh họa) Theo The Diplomat, đối với Trung Quốc, việc theo đuối chiến lược lớn hiện nay chẳng những không đem lại danh vọng và sức hút, mà còn khiến họ tự biến mình thành mối nguy đối với an ninh khu vực. Sự bành trướng của Trung Quốc đẩy các quốc gia láng giềng như Nhật Bản, Hàn Quốc vào tình thế buộc phải tăng mạnh chi phí quốc phòng, đồng thời khiến nhiều nước khác từ châu Á-Thái Bình Dương tới Ấn Độ Dương xích lại gần Mỹ hơn. Điển hình, truyền thông quốc tế mới đây đánh giá rất tích cực chuyến bay thị sát Biển Đông của Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương (Mỹ) Scott Swift là thể hiện vai trò cao hơn của Mỹ trong việc hiện diện, gìn giữ hòa bình, tự do hàng hải trong khu vực. Điều này khiến Trung Quốc tức tối và lập tức trả đũa bằng cách tổ chức cuộc tập trận bắn đạn thật trái phép kéo dài 10 ngày từ 22/7 ở phía đông bắc khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Người phát ngôn BNG Việt Nam Lê Hải Bình Đây là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo hai nước, ngăn cản đà phát triển quan hệ hai nước, đe doạ an ninh an toàn hàng hải trong khu vực. Việt Nam phản đối và yêu cầu Trung Quốc thực hiện những hành động có trách nhiệm và dừng ngay những hành động làm căng thẳng, phức tạp trong khu vực The Diplomat kết luận, nếu Bắc Kinh định thông qua chiến lược "chống can thiệp" để "đuổi" Mỹ khỏi châu Á, phương Tây sẽ đáp trả "cả vốn lẫn lời" bằng cấm vận kinh tế, tài chính, các công nghệ nhạy cảm và thậm chí là cả... nguyên liệu thô. "Bất kỳ biện pháp trừng phạt kinh tế nào từ Mỹ và đồng minh đều có khả năng đẩy nền kinh tế bất ổn của Trung Quốc vào tình trạng 'đứt gãy', đe dọa nghiêm trọng vị thế của nước này trong khu vực và trên thế giới" - The Diplomat viết. Nhật Bản cứng rắn đáp trả "đòn phủ đầu" của Nga tại Kuril theo Đại Lộ =========== Sai lầm của Bắc Kinh thì lão Gàn đã nhìn thấy từ rất lâu rùi. Sai lầm đến nỗi lúc đầu lão Gàn cứ tưởng là có gián điệp cao cấp cài ở vị trí ảnh hưởng đến chiến lược quốc gia. Sau này, xâu chuỗi lại các sự kiện diễn biến trong lịch sử thì lão Gàn mới xác định rằng: Khả năng bị gián điệp gần bằng không và đây là sai lầm từ sự hợm hĩnh và hạn chế tầm nhìn. Chính sai lầm này đã đẩy thế giới vào một hoàn cảnh như hôm nay. Tuy nhiên, chưa bao giờ lão Gàn phân tích sai lầm của Bắc Kinh như thế nào và nếu đúng thì nó sẽ phải như thế nào. Mặc dù lão đã biết từ lâu sai lầm này. Không phải lão Gàn không đủ khả năng. Mà là "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ". Sau này - có thể vài chục năm sau, sẽ có người phân tích. Hôm nay, lão Gàn chỉ hé lộ một chút về quá khứ. Đó là: Hoa Kỳ đã chuẩn bị từ rất lâu cho những sự kiện ở Châu Á Thái Bình Dương, sau sai lầm say men chiến thắng của họ khi kết thúc chiến tranh Lạnh. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 7, 2015 Ơ ơ ơ vậy là Cụ Thiên Sứ lại ... chẳng may đúng nhỉ? mà lại còn nói đúng cách đây mấy năm rồi chứ lị. Quan hệ Trung-Nhật lại đóng băng, biển Hoa Đông có thể là thùng thuốc súng Chủ nhật, 26/07/2015, 17:43 (GMT+7) (Quốc tế) - Do tranh chấp đảo, quan hệ hai nước ngày càng bất ổn, biển Hoa Đông thậm chí có thể trở thành thùng thuốc súng mới.Thùng thuốc súng Tờ “Hoàn Cầu” Trung Quốc ngày 24 tháng 7 có bài viết tuyên truyền cho rằng, lần này, Chính phủ Nhật Bản chỉ trích Trung Quốc khai thác mỏ dầu ở biển Hoa Đông là có ý đồ khác. Ngày 23 tháng 7, hãng tin Kyodo, Nhật Bản cho rằng, tháng 4 năm 2015, sau khi cấp cao Trung-Nhật tiến hành hội đàm, trong không khí duy trì đối thoại, thế lực bảo thủ Nhật Bản rất không hài lòng với ông Shinzo Abe. Vì vậy, lúc này chính quyền Shinzo Abe mới công khai hình ảnh Trung Quốc khai thác mỏ dầu khí ở biển Hoa Đông. Tàu chiến Hạm đội Đông Hải, Hải quân Trung Quốc (nguồn mạng sina Trung Quốc) Tờ “Mainichi Shimbun” Nhật Bản cho rằng, đến nay, Trung Quốc nắm quyền chủ đạo đối với chuyến thăm Trung Quốc vào tháng 9 tới của ông Shinzo Abe, để tăng khả năng mặc cả trên bàn đàm phán, Chính phủ Nhật Bản mới công bố những thông tin và hình ảnh Trung Quốc xây dựng thêm các công trình ở biển Hoa Đông. Mạng tin tức Toàn cầu của Đức ngày 23 tháng 7 cho rằng, Nhật Bản đang tìm cách để tranh chấp biển Hoa Đông gây chú ý cho toàn cầu. Gần đây, dư luận thấy quan hệ Trung-Nhật có xu hướng tan băng, thậm chí có tin ông Shinzo Abe sẽ tham dự hoạt động kỷ niệm Chiến tranh thế giới lần thứ hai ở Bắc Kinh vào tháng 9 tới. Giếng dầu Trung Quốc ở biển Hoa Đông do Bộ Ngoại giao Trung Quốc công bố (nguồn mạng sina Trung Quốc) Nhưng, cùng với việc Nhật Bản thông qua Luật bảo đảm an ninh mới, Sách trắng quốc phòng lại kêu gọi Bắc Kinh dừng thi công giếng khoan ở biển Hoa Đông, đã làm cho Bắc Kinh bất mãn, quan hệ hai nước lại rơi vào đóng băng. Theo mạng “Tin tức châu Á” Thái Lan ngày 23 tháng 7, Nhật Bản muốn thông qua chứng minh với cộng đồng quốc tế là Trung Quốc thực sự đã đơn phương khai thác mỏ khí, qua đây để ngăn chặn hành động của Trung Quốc. Một nguồn tin từ Chính phủ Nhật Bản cho biết, Chính phủ Nhật Bản cảm thấy “công bố những số liệu này cho cộng đồng quốc tế làm chứng cứ có thể phản ánh tốt hơn việc Trung Quốc thúc đẩy bành trướng trên biển sau khi xây đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ở Biển Đông”. Bản đồ giếng khoan dầu khí của Trung Quốc ở biển Hoa Đông do Bộ Ngoại giao Nhật Bản công bố (nguồn mạng sina Trung Quốc) Theo tờ “Daily Telegraph” Anh ngày 23 tháng 7, Nhật Bản quyết định công bố chùm hình ảnh này là để hỗ trợ cho quan điểm của họ, đó là Trung Quốc đang phá hoại hiệp định hợp tác khai thác tài nguyên khu vực này đạt được vào năm 2008. Bài viết cho rằng “xét tới chủ trương trên biển của Trung Quốc ngày càng tăng cường, Nhật Bản trở nên ngày càng bất an”. Tờ “Nam Hoa buổi sáng” Hồng Kông cho rằng, trước khi Bộ Quốc phòng Nhật Bản công bố chùm ảnh và bản đồ này, Sách trắng quốc phòng do Nhật Bản công bố đã quan ngại và phê phán hành động gây sức ép cao và đơn phương của Trung Quốc ở biển Hoa Đông và Biển Đông, đã gây ra một đợt đối chọi mới về vấn đề biển giữa hai nước Trung-Nhật. Hạm đội Hải quân Trung Quốc đến Tây Thái Bình Dương diễn tập, bị Nhật Bản theo dõi chặt chẽ (nguồn mạng sina Trung Quốc) Theo hãng tin Reuters Anh, Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga vào thứ Tư vừa qua cho hay, sau tháng 6 năm 2013, ở bên phía Trung Quốc của tuyến trung gian Nhật-Trung có 12 công trình khai thác mới, cộng với 4 công trình đã biết trước đó, tổng cộng có 16 công trình. Mạng kinh tế tài chính Đức cho rằng, sau khi Trung Quốc cơ bản hoàn thành lấn biển xây đảo (bất hợp pháp) ở Biển Đông, hiện nay, Nhật Bản lại công bố Trung Quốc khai thác 16 mỏ dầu khí ở biển Hoa Đông. Do tranh chấp đảo, quan hệ hai nước ngày càng bất ổn, biển Hoa Đông thậm chí có thể trở thành thùng thuốc súng mới. Hai nước lớn châu Á cần đối thoại và hợp tác, nếu không sẽ là nhất tố bất ổn mới của kinh tế châu Á và thế giới. Tờ “Washington Post” Mỹ ngày 22 tháng 7 bình luận: “Chiến tranh Trung-Nhật đã kết thúc 70 năm, nhưng đối đầu giữa hai nước vẫn còn đang tiếp tục”. Giữa Tokyo và Bắc Kinh chỉ trích lẫn nhau ngày càng gay gắt về vấn đề biển Hoa Đông và Biển Đông. Tuy nhiên, có thể nhìn thấy, hai bên cũng đang có những nỗ lực rộng lớn hơn để cải thiện quan hệ hai nước, tìm cách tránh để quan hệ song phương vượt ra khỏi quỹ đạo. Lục Khang – phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Quan điểm của Trung Quốc và Mỹ Đối với việc trang mạng Bộ Ngoại giao Nhật Bản chiều ngày 22 tháng 7 công bố những thông tin như vị trí, hình ảnh của các giếng khoan dầu khí của Trung Quốc ở biển Hoa Đông, cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khang đã trả lời phỏng vấn báo chí về vấn đề này. Theo Lục Khang, hoạt động khai thác dầu khí của Trung Quốc ở biển Hoa Đông được tiến hành ở “vùng biển do Trung Quốc quản lý, không có tranh chấp”, là công việc “trong phạm vi quyền lợi chủ quyền và quyền quản lý của Trung Quốc”. Ông Lục Khang còn yêu cầu Nhật Bản cần đối chiếu tinh thần đồng thuận nguyên tắc 4 điểm đã đạt được giữa hai bên vào năm 2014, xem xét lại một cách bình tĩnh về cách làm của mình. Lục Khang nói rằng, Trung Quốc không thay đổi lập trường coi trọng thực hiện đồng thuận nguyên tắc vấn đề biển Hoa Đông, cũng sẵn sàng tiếp tục duy trì trao đổi với Nhật Bản về vấn đề biển Hoa Đông, quan trọng là Nhật Bản phải tạo không khí và điều kiện tốt cho thực hiện nguyên tắc đồng thuận. Lục Khang chỉ trích: Nhật Bản thổi phồng vấn đề dầu khí biển Hoa Đông rõ ràng không có lợi cho Trung Quốc và Nhật Bản triển khai đối thoại và hợp tác về các vấn đề liên quan ở biển Hoa Đông. Trong khi đó, báo chí Mỹ dẫn lời Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 22 tháng 7 cho biết, Mỹ không có lập trường về tranh cãi khai thác dầu khí giữa Trung Quốc và Nhật Bản ở biển Hoa Đông, nhưng kêu gọi hai bên giải quyết hòa bình các chủ trương bất đồng. Tàu chiến Hạm đội Đông Hải, Hải quân Trung Quốc (nguồn mạng sina Trung Quốc) Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby cho biết: “Chúng tôi hy vọng, bất cứ chủ trương có tranh chấp nào đều có thể giải quyết bằng phương thức hòa bình giữa các bên liên quan. Mỹ sẽ không có lập trường đối với chủ trương có tranh chấp, kể cả trong vấn đề này”. Vào thứ Tư, Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã công bố trên trang mạng của mình những hình ảnh và bản đồ về các công trình khai thác dầu khí của Trung Quốc ở biển Hoa Đông. Theo Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga, do ở Nhật Bản và ở các nước cảm thấy ngày càng quan ngại đối với việc Trung Quốc đơn phương làm thay đổi hiện trạng, vì vậy, Chính phủ Nhật Bản quyết định công bố những hình ảnh này. Tháng 6 năm 2008, Trung Quốc và Nhật Bản đạt được đồng thuận nguyên tắc về cùng khai thác biển Hoa Đông. Nhưng, sau đó, hai nước có xung đột ở vùng biển này. Chính phủ Nhật Bản cho rằng, việc Trung Quốc đơn phương khai thác tài nguyên đã phá hoại đồng thuận của hai nước. (Theo Giáo Dục) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 7, 2015 HungNguyen nhớ có lần sư phụ nói đại khái khi Trung quốc có hành động gì ở biển Đông thì một thời gian ngắn sau đó sẽ lãnh hậu quả "gậy ông đập lưng ông" tăng lên nhiều lần dưới một hình thức khác. Nếu quả vậy thì một khi TQ đem áp dụng cây súng viba đời mới này tấn công ngư dân Việt nam ở biển Đông, sẽ có một thế lực khác dùng vũ khí đời mới ghê gớm hơn áp chế Trung quốc Trung Quốc có thể dùng vũ khí sóng vi ba tấn công ngư dân ở Biển Đông (GDVN) - Bằng cách chiếu sóng vi ba vào những giọt nước đọng trên cơ thể con người WB-1 sẽ gây bỏng tức thời khiến đối phương khó chịu, buộc phải rút lui. Tờ Minh Báo xuất bản tại Hồng Kông ngày 27/7 cho biết, trong triển lãm thành quả phát triển công nghệ kết hợp quốc phòng - dân dụng tổ chức tại Bắc Kinh gần đây, giới quan sát đặc biệt chú ý tới một loại vũ khí mới mà Bắc Kinh chế tạo, sử dụng sóng vi ba định hướng năng lượng có thể gây bỏng tức thời trên da người nhưng không gây sát thương. Báo "Tuyền Châu buổi chiều", cơ quan ngôn luận của thành ủy đảng Cộng sản Trung Quốc thành phố Tuyền Châu tỉnh Phúc Kiến cùng ngày nói rằng, triển lãm diễn ra tại Bắc Kinh hôm 16/7 đã trưng ra khoảng một ngàn sản phẩm và thành quả quan trọng của công nghệ kết hợp quân sự - dân dụng. Trong đó, một chiếc xe quân sự gắn thiết bị tương tự radar khiến mọi người đặc biệt chú ý. Đó là loại vũ khí mới hết sức nguy hiểm, lợi hại, dùng sóng vi ba để định hướng năng lượng. Tên gọi loại vũ khí này là hệ thống ngăn ngừa phát nổ WB-1. Bằng cách chiếu sóng vi ba vào những giọt nước đọng trên cơ thể con người WB-1 sẽ gây bỏng tức thời khiến đối phương khó chịu, buộc phải rút lui. Loại vũ khí này hoạt động trên nguyên lý tương tự như lò vi sóng. Theo miêu tả của truyền thông Trung Quốc, bán kính hiệu lực của WB-1 khoảng 80 mét, nhưng sau khi tăng công suất có thể "bắn" mục tiêu cách xa 1 km. Truyền thông Trung Quốc cho rằng WB-1 chủ yếu được dùng để "chống khủng bố", phòng chống bạo loạn, nhưng cũng có thể lắp đặt trên thuyền dùng để "chấp pháp" ở Biển Đông. Minh Báo dẫn bình luận của Tiến sĩ James Kraska từ Học viện Chiến tranh Hải quân Hoa Kỳ phát biểu trên đài VOA năm ngoái cho rằng, hoàn toàn có khả năng Trung Quốc sẽ trang bị loại vũ khí WB-1 này cho các tàu vỏ trắng để uy hiếp, xua đuổi ngư dân Việt Nam, Philippines và các nước láng giềng hoạt động đánh bắt trên Biển Đông mà không gây sát thương. Cùng nhận định trên, tuần san quốc phòng IHS Jane của Anh bình luận, có khả năng Trung Quốc lắp đặt WB-1 cho các tàu hải quân nhằm gia tăng thủ đoạn trấn áp phi sát thương để thúc đẩy yêu sách chủ quyền (vô lý, phi pháp) mà họ theo đuổi ở Biển Đông Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 7, 2015 HungNguyen nhớ có lần sư phụ nói đại khái khi Trung quốc có hành động gì ở biển Đông thì một thời gian ngắn sau đó sẽ lãnh hậu quả "gậy ông đập lưng ông" tăng lên nhiều lần dưới một hình thức khác. Nếu quả vậy thì một khi TQ đem áp dụng cây súng viba đời mới này tấn công ngư dân Việt nam ở biển Đông, sẽ có một thế lực khác dùng vũ khí đời mới ghê gớm hơn áp chế Trung quốc Trung Quốc có thể dùng vũ khí sóng vi ba tấn công ngư dân ở Biển Đông (GDVN) - Bằng cách chiếu sóng vi ba vào những giọt nước đọng trên cơ thể con người WB-1 sẽ gây bỏng tức thời khiến đối phương khó chịu, buộc phải rút lui. Tờ Minh Báo xuất bản tại Hồng Kông ngày 27/7 cho biết, trong triển lãm thành quả phát triển công nghệ kết hợp quốc phòng - dân dụng tổ chức tại Bắc Kinh gần đây, giới quan sát đặc biệt chú ý tới một loại vũ khí mới mà Bắc Kinh chế tạo, sử dụng sóng vi ba định hướng năng lượng có thể gây bỏng tức thời trên da người nhưng không gây sát thương. Báo "Tuyền Châu buổi chiều", cơ quan ngôn luận của thành ủy đảng Cộng sản Trung Quốc thành phố Tuyền Châu tỉnh Phúc Kiến cùng ngày nói rằng, triển lãm diễn ra tại Bắc Kinh hôm 16/7 đã trưng ra khoảng một ngàn sản phẩm và thành quả quan trọng của công nghệ kết hợp quân sự - dân dụng. Trong đó, một chiếc xe quân sự gắn thiết bị tương tự radar khiến mọi người đặc biệt chú ý. Đó là loại vũ khí mới hết sức nguy hiểm, lợi hại, dùng sóng vi ba để định hướng năng lượng. Tên gọi loại vũ khí này là hệ thống ngăn ngừa phát nổ WB-1. Bằng cách chiếu sóng vi ba vào những giọt nước đọng trên cơ thể con người WB-1 sẽ gây bỏng tức thời khiến đối phương khó chịu, buộc phải rút lui. Loại vũ khí này hoạt động trên nguyên lý tương tự như lò vi sóng. Theo miêu tả của truyền thông Trung Quốc, bán kính hiệu lực của WB-1 khoảng 80 mét, nhưng sau khi tăng công suất có thể "bắn" mục tiêu cách xa 1 km. Truyền thông Trung Quốc cho rằng WB-1 chủ yếu được dùng để "chống khủng bố", phòng chống bạo loạn, nhưng cũng có thể lắp đặt trên thuyền dùng để "chấp pháp" ở Biển Đông. Minh Báo dẫn bình luận của Tiến sĩ James Kraska từ Học viện Chiến tranh Hải quân Hoa Kỳ phát biểu trên đài VOA năm ngoái cho rằng, hoàn toàn có khả năng Trung Quốc sẽ trang bị loại vũ khí WB-1 này cho các tàu vỏ trắng để uy hiếp, xua đuổi ngư dân Việt Nam, Philippines và các nước láng giềng hoạt động đánh bắt trên Biển Đông mà không gây sát thương. Cùng nhận định trên, tuần san quốc phòng IHS Jane của Anh bình luận, có khả năng Trung Quốc lắp đặt WB-1 cho các tàu hải quân nhằm gia tăng thủ đoạn trấn áp phi sát thương để thúc đẩy yêu sách chủ quyền (vô lý, phi pháp) mà họ theo đuổi ở Biển Đông Hungnguyen thân mến. Đúng là trước đây tôi có nói như vậy. Một thí dụ là cứ Tàu lục địa động đậy ở biển Đông thì Bắc Triều Tiên lại gây căng thẳng, muốn đánh nhau tới nơi. Sau này, vì một nước Cao Ly thống nhất, việc này đã không xảy ra. (Tuy nhiên, mọi việc cũng vừa phải thôi, vì lão Gàn có thể hiệu chỉnh lời tiên tri). Sóng viba là loại sóng vô hình với nhận thức của con người. Nên tương tác của nó không cụ thể như đạn, vòi rồng...vv...Do đó, nếu Tàu lục địa dùng sóng viba chống lại ngư dân Việt thì chỉ có Hoa Kỳ mới có tư cách để phản đối. Vì họ có đủ phương tiện để xác định Tàu đã dùng sóng viba. Nó tương tự như những tương tác của Phong thủy vậy, rất tế vi và ảnh hưởng đến cuộc sống của con người. Trong phong thủy Lạc Việt còn những loại sóng khủng hơn nhiều. So với các loại sóng bức xạ của Phong Thủy Lạc Việt, sóng viba chưa là cái đinh gì. Cũng may là lão Gàn chưa bao giờ công bố những bí mật này (Việc công bố trước khi ứng dụng phong thủy chữa ung thư, chứng tỏ tôi phải nắm rất rõ những quy luật tương tác của các loại sóng này). Cái sóng vi ba của Tàu thì thực chất các siêu cường như Hoa Kỳ ứng dụng từ rất lâu rồi. Họ còn có những ứng dụng các loại sóng siêu hơn nhiều. Nhưng lão Gàn cũng đã phát biểu - đại ý: Vũ khí càng hiện đại thì để trị nó đôi khi rất đơn giản. Nước Tàu rõ ràng càng ngày càng chứng tỏ họ quan tâm đến vũ lực để đạt mục đích. Tất nhiên, hậu quả của họ sẽ rất khủng vì những gì họ đang làm. Thật tội nghiệp! Quyết định cuối cùng thuộc về Thượng Đế!(*) * Vì có một vị giáo sư đặt vấn đề - khi lão Gàn xác định thuyết ADNh chính là lý thuyết thống nhất - rằng: Lý thuyết thống nhất thì nó phải giải thích được cả vấn đề tôn giáo và tâm linh.Bởi vậy, lão Gàn phải mất cả một chương để xác định mối liên hệ giữa thuyết ADNh với Đạo Mẫu ở Việt Nam, trong cuốn "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương". Tất nhiên, để xác định tính "giải thích các vấn đề tôn giáo và tâm linh", nên lão Gàn dùng hình tượng Thượng Đế để mô tả các quy luật khắt khe của vũ trụ. 4 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 7, 2015 Donald Trump - hiện tượng thú vị trong cuộc đua vào Nhà Trắng Thứ ba, 28/07/2015 - 06:20 Dân trí Chưa từng có kinh nghiệm chính trị, quá giàu có để được xem là gần gũi với đại bộ phận cử tri Mỹ, trong khi nổi tiếng với những phát ngôn gây tranh cãi, thậm chí mang tính miệt thị, vậy nhưng tỷ phú Donald Trump lại đang có sức hút rất lớn. >> Tỷ phú “nổi loạn” Donald Trump ngày càng hút cử tri Mỹ >> Tỷ phú Donald Trump đi bước lớn trong cuộc chạy đua tổng thống Ngày 26/7, hai kênh truyền hình hàng đầu nước Mỹ là CNN và NBC đã công bố kết quả khảo sát cử tri đối với các ứng viên của đảng Cộng hòa đang chạy đua vào Nhà Trắng. Kết quả một lần nữa khiến giới quan sát phải ngạc nhiên khi tỷ phú Donald Trump đang dẫn đầu... Donald Trump khoe bảng kê tóm tắt tài sản (Ảnh: AP) Cụ thể, khảo sát của NBC tại bang New Hampshire cho thấy Trump hơn người xếp sau 7 điểm, và về nhì tại bang Iowa với 2 điểm ít hơn người dẫn đầu. Khảo sát của CNN có kết quả đáng ngạc nhiên: 22% cử tri đảng Cộng hòa cho rằng vị tỷ phú xứng đáng đại diện cho đảng mình so kè với ứng viên phe Dân chủ, dù có 16 ứng viên còn đang đua tranh. Trong số ứng viên này, có Jeb Bush, người có cả anh trai và bố từng là tổng thống Mỹ. Là một doanh nhân giàu có nổi tiếng trên thị trường bất động sản, nhưng hoàn toàn không có kinh nghiệm trên chính trường, do đâu Donald Trump lại có sức hút với cử tri lớn đến vậy? Điều này báo hiệu điều gì ở cuộc đua vào Nhà Trắng năm tới? Đây là những câu hỏi nhiều học giả và các tờ báo Mỹ đang bàn luận sôi nổi, và vô hình chung giúp Trump càng thêm nổi tiếng. Khẩu khí ngang tàng Kênh truyền hình CNN ngày 18/7 đã có hẳn một cuộc phỏng vấn với những cử tri đảng Cộng hòa ủng hộ Donald Trump, để tìm hiểu vì sao họ thích ứng viên nổi tiếng với những phát biểu gây tranh cãi này. Trump là thành viên đảng Cộng hòa, nhưng công khai chỉ trích đảng của mình cũng như các chính trị gia nói chung. “Họ chỉ biết nói giỏi, nhưng có hành động gì đâu”, Trump phát biểu trong cuộc vận động tại thành phố Laconia, bang New Hamshire. “Theo nhiều cách khác nhau tôi còn thất vọng hơn về những người Cộng hòa. Họ đều biết sự phẫn nỗ lớn này, cho dù là vụ Benghazi hay những bức thư điện tử…nhưng không có gì xảy ra cả”, vị tỷ phú nhắc tới vụ lãnh sự Mỹ tại Benghazi, Libya bị tấn công cùng việc bà Hillary Clinton dùng email cá nhân trong công việc khi tại vị. Trước đó, ngay trong ngày mở màn chiến dịch tranh cử, Donald Trump không ngần ngại gọi những người nhập cư Mexico là những kẻ tội phạm, hiếp dâm và buôn ma túy. Vị tỷ phú thậm chí còn kêu gọi xây một bức “trường thành” trên biên giới với Mexico để ngăn người nhập cư trái phép. Phát ngôn này khiến người Mexico tức giận. Mới đây nhất, Donald Trump đã công kích cả một “đại thụ” của đảng Cộng hòa là Thượng nghị sỹ John McCain, một cựu chiến binh từng tham chiến tại Việt Nam và đang là chủ tịch Ủy ban các lực lượng vũ trang Thượng viện, thành viên Ủy ban an ninh nội địa và các vấn đề chính phủ của Thượng viện. Sự ngang tàng trong phong cách của Trump còn thể hiện ngay ở sự không né tránh chuyện tài sản như các ứng viên khác. Trong khi các đối thủ cố gắng nhận mạnh khía cạnh xuất thân từ gia đình lao động, hoặc không công khai tài sản để thu hút cử tri, Trump tuyên bố: “tôi nghĩ mình thực sự giàu”. Tiếp sau đó, hôm 3/6 ông công bố sở hữu tài sản ròng 10 tỷ USD, dù tạp chí Forbes hiện vẫn chỉ ghi nhận con số 4 tỷ USD. “Bong bóng” chính trị? Trong cuộc phỏng vấn với CNN, một cử tri cho biết bà ủng hộ Trump vì ông nói trúng sự thất vọng họ dành cho đảng Cộng hòa, thậm chí hơn cả chính phủ của phe Dân chủ. Cử tri đang thích Donald Trump vì dám công kích chính phủ và các chính trị gia Cộng hòa (Ảnh: AP) “Dù là người đảng Cộng hòa và chắc chắn tôi sẽ bỏ phiếu theo hướng đó, tôi rất thất vọng với các nghị sỹ Cộng hòa tại Hạ viện. Họ thật yếu đuối”, bà Julie Pagliarulo, một cư dân 56 tuổi, đến từ Belmont, New Hampshire chia sẻ. “Donald đã nói thẳng vào điều đó. Tôi thích vậy”. Bert Hansen, 74 tuổi, cũng là một trong số những cử tri ngồi chật cứng một hội trường tại thành phố Laconia để chờ nghe Trump diễn thuyết. “Có một sự giận dữ lớn đang dồn nén trong dân chúng ngay lúc này và sẵn sàng bùng nổ. Đó là lí do vì sao Trump đang rất thu hút”. Bà Brenda Connolly, một cử tri độc lập 73 tuổi thì cho biết đã mất niềm tin vào chính trị gia từ lâu. Nhưng khi nhận xét về Trump, bà tin vị tỷ phú đã nói trúng tâm tư của tầng lớp trung lưu trong xã hội. “Tôi thậm chí không nghĩ ông ta sẽ chạy đua để trở thành Tổng thống, nhưng tôi nghĩ ông ta đang khiến những người Cộng hòa nhận ra người Mỹ trung lưu muốn gì”, bà Connolly nói. Từ góc độ của một chuyên gia, phó giáo sư khoa học chính trị John Sides, đại học George Washington đã có một phân tích công phu và chi tiết trên tờ Bưu điện Washington. Theo đó, ông tin rằng chính truyền thông đang khiến Trump trở nên nổi tiếng và đầy sức hút. Đồ thị được ông cùng một chuyên gia chính trị nữa lập nên cho thấy, tần suất Donald Trump xuất hiện trên các bản tin từ khi tuyên bố tranh cử đến nay cao hơn hẳn các ứng viên khác của đảng Cộng hòa. Cụ thể, trước ngày công bố tranh cử, Trump chỉ xuất hiện trong 4% số tin tức đăng tải về toàn bộ các ứng viên. Nhưng ngày sau đó, tỉ lệ này vọt lên 31%. Quan trọng hơn, sự chú ý của truyền thông dành cho tỷ phú này không hề giảm như với các ứng viên khác. “Ông trùm” bất động sản luôn thu hút 20-30% tổng số tin tức đăng tải về các ứng viên. Chỉ duy nhất Jeb Bush có được sự ưu ái tương tự từ báo giới. Tính chung 1 tháng sau khi tuyên bố tranh cử, tỷ lệ bao phủ mặt báo của Trump là 21%, trong khi của Bush là 20%. Theo ông Sides, cử tri không thay đổi quan điểm khi không có thông tin mới. Họ chỉ thay đổi khi nghe được những thông tin chưa từng được nghe. Và khi họ bị truyền thông “dội bom” những câu chuyện về Trump, sự thay đổi diễn ra, kéo theo là kết quả trong các cuộc khảo sát nghiêng về vị tỷ phú Mỹ. Chuyên gia này cũng chỉ ra rằng, tỉ lệ cử tri được khảo sát ủng hộ Trump chỉ tăng sau khi tin tức về vị tỷ phú xuất hiện dồn dập. Trong giai đoạn 13 - 15/6 ngay trước khi Trump tuyên bố tranh cử, khảo sát của YouGov/ và báo Economist cho thấy tỉ lệ người ủng hộ chỉ là 2%. Nhưng cùng khả sát do YouGove tiến hành hôm 20-22/6, 11% người được hỏi ủng hộ “ông trùm” bất động sản. Ông Sides tin rằng, chừng nào báo giới Mỹ thôi tập chung vào những chi tiết đời tư, hay những phát biểu gây tranh cãi của Donald Trump, mà thay vào đó mổ sẻ các quan điểm và chính sách tỷ phú này đưa ra, khi đó “bong bóng” chính trị Donald mới vỡ. Thanh Tùng Tổng hợp ================ Trong giai đoạn hiện nay, nước Mỹ cần một nhà chính trị có đường lối cứng rắn và tài năng với một đường lối và chính kiến rõ ràng. Họ không cần một kẻ quen chỉ trích. Nếu tôi là công dân Hoa Kỳ, tôi sẽ bầu tiếp cho ngài Obama, nếu ngài được phép ứng cử nhiệm kỳ III. Cử tri đang thích Donald Trump vì dám công kích chính phủ và các chính trị gia Cộng hòa (Ảnh: AP) Để công kích, không cần một tài năng tầm cỡ chính trị gia tranh cử Tổng Thống, mà chỉ cần một tay lắm mồm và bất mãn. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 7, 2015 Trung Quốc sẽ lập bẫy ADIZ thứ nhất trên Biển Đông? Thứ hai, 27/07/2015 - 23:00 Chắc chắn, ADIZ trên Biển Đông là một cái bẫy nguy hiểm cho bất cứ ai, kể cả Trung Quốc, mà nếu không tỉnh táo sẽ đều bị mắc bẫy. Nếu như nói rằng, từ động thái của Mỹ trong thời gian qua, đặc biệt là tuyên bố, hành động thị sát Biển Đông của vị Tư lệnh Hạm đội TBD của Mỹ đã được Trung Quốc đáp trả bằng cuộc diễn tập bắn đạn thật trên Biển Đông là khập khễnh, thiếu căn cứ. Khu vực tập trận của Trung Quốc trên Biển Đông cũng có thể là vùng nhận dạng phòng không thứ nhất? Mỹ “tuần tra” Biển Đông bởi máy bay, tàu chiến, thậm chí đưa cả máy bay B-52 sang diễn tập…theo logic chính là cảnh cáo và dằn mặt Trung Quốc trước những tuyên bố phi lý và phi pháp về chủ quyền toàn bộ Biển Đông của Trung Quốc. Do vậy, về nguyên tắc thì Trung Quốc phải hành động để đáp trả tương xứng, cụ thể là phải tấn công, xua đuổi lực lượng này của Mỹ và đồng minh ra khỏi Biển Đông tức là phải đưa những lực lượng này của đối phương vào nội dung bài tập (mục tiêu giả định). Thế nhưng, cuộc diễn tập hùng hậu vừa qua của Trung Quốc trên khu vực TN đảo Hải Nam và ĐB quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam chỉ là một cuộc diễn tập đổ bộ đánh chiếm đảo. Đây là một cuộc tập trận lớn theo phương thức tấn công đổ bộ đánh chiếm đảo hiện đại, kiểu 3 chiều thẳng đứng (lập thể) với tất cả những phương tiện đổ bộ hiện đại nhất mà Hải quân Trung Quốc hiện có. Câu hỏi đặt ra là hành động “tuần tra” của Mỹ nhằm mục đích là chiếm đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam trên Biển Đông hay sao mà Trung Quốc phản ứng bằng tập trận đánh chiếm (lại) đảo? Hay Trung Quốc lợi dụng việc tuần tra của Mỹ để tập trận “nâng cao yêu cầu tác chiến, kiểm tra vũ khí trang bị” nhằm phục vụ mưu đồ đánh chiếm đảo Trường Sa của Việt Nam? Chúng ta chưa quên, ngay khi trên biển Hoa Đông có sự căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản, giới quan sát vẫn chứng kiến diễn ra các cuộc tập trận đổ bộ đánh chiếm đảo của PLAN trên biển Hoa Đông, vậy, phải chăng mục tiêu giả định là quần đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, trong khi không có quân đội Nhật Bản đồn trú trên đó? Không phải vậy, Trung Quốc dù có là “hổ thật” chứ không phải “hổ giấy” đi nữa thì điều đó cũng không thể xảy ra vì Mỹ tuyên bố quần đảo này thuộc phạm vi tác chiến của Liên minh quân sự Mỹ-Nhật. Vì thế, mục tiêu tập trận giả định của Trung Quốc lúc đó vẫn là các đảo trên Biển Đông chứ không phải Senkaku. Rõ ràng là, tập trận “đổ bộ đánh chiếm đảo” có vẻ như là một bài tập “gối đầu giường” của PLAN, nó biểu hiện một âm mưu nung nấu là “đổ bộ đánh chiếm đảo trên Biển Đông” của giới quân sự Trung Quốc. Vấn đề là nó xảy ra lúc nào thì còn phụ thuộc vào thời cơ và đặc biệt là sức mạnh của đối thủ. Trung Quốc tập trận trên Biển Đông bắn đạn thật 10 ngày trong vùng biển chủ quyền Việt Nam, đe dọa tuyến hàng hải quốc tế quan trọng bậc nhất của thế giới là hành động ngang ngược, gây bất ổn anh ninh khu vực, ảnh hưởng đến an toàn, an ninh hàng hải, hàng không. Như vậy, các vị Thượng nghị sỹ Mỹ dự đoán là Trung Quốc sẽ tuyên bố ADIZ trên Biển Đông là có lý bởi vì, nếu như vậy thì Mỹ cũng sẽ đưa máy bay B-52 bay vào khu vực đó để “thách thức” Trung Quốc như đã từng làm? Ai cũng biết, nếu Trung Quốc tuyên bố lập ADIZ trên Biển Đông sẽ là một bước leo thang nguy hiểm cho an ninh khu vực. Điều này buộc các nước trong khu vực Biển Đông phải lựa chọn khắc nghiệt để bảo vệ an ninh chủ quyền. Chắc chắn, ADIZ trên Biển Đông là một cái bẫy nguy hiểm cho bất cứ ai, kể cả Trung Quốc, mà nếu không tỉnh táo sẽ đều bị mắc bẫy. Hơn ai hết, Việt Nam quá rõ hoạt động của Trung-Mỹ trên Biển Đông đâu là phần “diễn”, đâu là phần “thật”. Việt Nam cũng sẵn sàng phát huy những “tương đồng” trong lợi ích chiến lược, lợi ích quốc gia, nhưng luôn “độc lập tự chủ” trong đối ngoại cũng như quốc phòng. Nhưng nguyên tắc nhất quán của Việt Nam là “càng căng thẳng (trên Biển Đông) Việt Nam càng độc lập tự chủ”. Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, bằng luật pháp quốc tế mới là nguyện vọng của Việt Nam, còn như ai đó muốn giải quyết chuyện tranh chấp bằng biện pháp quân sự với Việt Nam thì họ đã có thừa thời gian, đã có thừa thông minh, đã có thừa bài học kinh nghiệm, để tính toán, chọn lựa cái giá đắt phải trả. Không phải quốc gia nào nằm trong khu vực có cuộc chiến địa chính trị quyết liệt, hoặc trong khu vực có sự “cọ xát” lớn về lợi ích, quyền lợi giữa các cường quốc…cũng có một “nguyên tắc” độc đáo như vậy. Tại sao chỉ có Việt Nam? Bởi vì Việt Nam có đủ khả năng, tự tin, trí tuệ và bản lĩnh để thực hiện, giữ vững nguyên tắc đó. Theo Lê Ngọc Thống Đất Việt ===================== Ông Lê Ngọc Thống là một bình luận viên sắc xảo. Nhưng trong trường hợp này - đối với Hoa Kỳ - thì như bà cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ đã phát biểu: "Đối với Trung Quốc không cần nói nhiều. Hãy điều tàu sân bay đến biển Đông". Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 7, 2015 Chiến lược mà Trung Quốc đầy tâm đắc bị "bóc mẽ" Hải Võ | 26/07/2015 14:10 Đó là đánh giá của tạp chí The Diplomat đối với chiến lược để trở thành một nước "có vị thế và sức mạnh" trên thế giới mà Trung Quốc cho là rất toàn diện và hiệu quả. theo Đại Lộ =========== Sai lầm của Bắc Kinh thì lão Gàn đã nhìn thấy từ rất lâu rùi. Sai lầm đến nỗi lúc đầu lão Gàn cứ tưởng là có gián điệp cao cấp cài ở vị trí ảnh hưởng đến chiến lược quốc gia. Sau này, xâu chuỗi lại các sự kiện diễn biến trong lịch sử thì lão Gàn mới xác định rằng: Khả năng bị gián điệp gần bằng không và đây là sai lầm từ sự hợm hĩnh và hạn chế tầm nhìn. Chính sai lầm này đã đẩy thế giới vào một hoàn cảnh như hôm nay. Tuy nhiên, chưa bao giờ lão Gàn phân tích sai lầm của Bắc Kinh như thế nào và nếu đúng thì nó sẽ phải như thế nào. Mặc dù lão đã biết từ lâu sai lầm này. Không phải lão Gàn không đủ khả năng. Mà là "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ". Sau này - có thể vài chục năm sau, sẽ có người phân tích. Hôm nay, lão Gàn chỉ hé lộ một chút về quá khứ. Đó là: Hoa Kỳ đã chuẩn bị từ rất lâu cho những sự kiện ở Châu Á Thái Bình Dương, sau sai lầm say men chiến thắng của họ khi kết thúc chiến tranh Lạnh. Video Tổng thống Obama say sưa nhảy múa trên sân khấu Kenya 27/07/2015 11:03 GMT+7 TTO - Hôm qua 26-7, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã bước lên sân khấu và nhảy múa nhiệt tình theo điệu nhạc trước sự hò reo cổ vũ của toàn thể quan khách. Có vẻ như vị tổng thống da màu đầu tiên của Mỹ đã có những giờ phút vui vẻ và thoải mái thật sự tại quê nhà Kenya. Tổng thống Obama nhảy trên sân khấu dưới sự hướng dẫn từ ca sĩ - Ảnh: Washington Post Trong phần trình diễn của các ca sĩ Kenya tại một buổi tiệc chiêu đãi của chính phủ, Tổng thống Obama cùng các quan chức cấp cao đã được mời bước ra sân khấu tham gia một điệu nhảy đơn giản. Ông tươi cười làm theo chỉ dẫn của ca sĩ: "bước sang trái, bước sang phải, xoay một vòng..." trong sự hò reo phấn khích của toàn bộ quan khách tham dự. Cùng nhảy với ông còn có chị của ông - những người cũng rất vui vẻ và nhiệt tình tham gia buổi biểu diễn. Cuối điệu nhảy, ông cùng các quan chức khác khoác vai và bắt tay nhau thân mật trước loạt vỗ tay không ngớt từ "khán giả". Có thể thấy đây là một trong những chuyến đi ấm áp và ý nghĩa nhất của ông Obama trên cương vị một tổng thống Mỹ. Bên cạnh những giờ phút căng thẳng khi bàn về những vấn đề trị sự quan trọng, Tổng thống Obama đã có những khoảnh khắc cười đùa thoải mái bên người thân và họ hàng của mình. Chuyến công du đến châu Phi lần này được xem là một dịp hết sức quan trọng đối với người dân Kenya khi lần đầu họ tiếp đón một tổng thống Mỹ. Tự hào được xem là "đồng hương" của ông Obama, dân chúng nước này không khỏi kỳ vọng vào những gì mà tổng thống sẽ làm cho họ. Tổng thống Obama say sưa hòa vào điệu nhảy - Ảnh: Washington Post Tổng thống Obama khoác vai thân mật ca sĩ sau bài nhảy - Ảnh: Washington Post Tổng thống Obama được mời bước ra sân khấu và nhảy theo chỉ dẫn của ca sĩ - Nguồn: YouTube https://www.youtube.com/watch?t=87&v=KNyext1vwqk HẢI YẾN =========== Nếu không có sự tự tin về một chiến lược được chuẩn bị từ rất lâu trước sự bành trướng và đe dọa ngôi bá chủ thế giới của Hoa Kỳ, thì Tổng Thống Obama không thể vô tư nhảy tưng bừng như thế này. 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 7, 2015 Biển Đông: TQ sẽ "lật mặt" ngay sau khi ông Tập Cận Bình từ Mỹ về Hải Võ | 28/07/2015 07:59 Các chuyên gia Mỹ và quốc tế đánh giá, "chỉ còn là vấn đề thời gian" trước khi Trung Quốc tuyên bố lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông. Diễn biến mới nhất ở Biển Đông Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) hôm 23/7 cho hay, chỉ trong vòng 1 năm ngắn ngủi kể từ 2014, Trung Quốc đã tăng chóng mặt tốc độ lấp biển, xây đảo nhân tạo trái phép, khiến Bắc Kinh bị Washington và cộng đồng quốc tế phản ứng quyết liệt. Phát biểu tại Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS), Mỹ hôm 21/7, giám đốc điều hành Viện chính sách chiến lược Australia (ASPI) Peter Jennings cho rằng, Bắc Kinh sớm muộn cũng sẽ tuyên bố lập ADIZ trên Biển Đông. Theo ông Jennings: "Tôi nhận định việc Trung Quốc lập ADIZ ở Biển Đông sẽ không xảy ra trước chuyến thăm Mỹ cấp nhà nước của ông Tập Cận Bình vào đầu tháng 9 tới. Tuy nhiên, sau khi ông Tập về nước, cũng là thời kỳ mà nước Mỹ bị cuốn vào các cuộc tranh cử Tổng thống, Trung Quốc sẽ thực hiện bước đi nói trên nhằm củng cố sự kiểm soát đối với Biển Đông." Đồng quan điểm với Jennings, Chủ tịch Ủy ban quân sự Thượng viện Mỹ John McCain cũng dự đoán động thái quân sự hóa tiếp theo của Bắc Kinh ở Biển Đông chính là lập ADIZ. "Trung Quốc sẽ xây đường băng, bố trí vũ khí trên các đảo nhân tạo (trái phép-PV). Điều tiếp theo mà chúng ta thấy là, máy bay Mỹ - bất kể là dân dụng hay các loại khác - khi đi qua Biển Đông sẽ vấp phải yêu cầu 'báo cáo danh tính' từ phía Trung Quốc. Thiết lập ADIZ trên Biển Đông chẳng khác nào hành động 'ăn cướp' chủ quyền ở khu vực này." - ông McCain đánh giá. Trang Đa Chiều cho biết, Mỹ luôn xem việc Trung Quốc đơn phương thiết lập ADIZ là hành vi thách thức và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tự do hàng hải quốc tế. Washington cũng nhiều lần đe dọa, thúc giục Bắc Kinh dừng hành động khiêu khích như trên. Chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Đô đốc Harry B. Harris Jr. Trung Quốc sử dụng những biện pháp mang tính "cưỡng ép và chiếm đoạt" để cải tạo hiện trạng Biển Đông chứ không phải là những nỗ lực ngoại giao có ý nghĩa như giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quốc tế. Hành động của Bắc Kinh chẳng những phá hoại nghiêm trọng môi trường Biển Đông, mà còn đe dọa nguyên tắc chung duy trì an ninh khu vực được gìn giữ hàng chục năm nay. Hồi năm 2013, Mỹ đã phản ứng hết sức quyết liệt sau khi Bắc Kinh lập ADIZ trên biển Hoa Đông, đồng thời điều máy bay quân sự "diễu" trên vùng trời này để thể hiện sự vô giá trị trong tuyên bố của Trung Quốc. Tại Biển Đông, Trung Quốc nhiều lần tuyên bố trắng trợn rằng nước này "có quyền thiết lập Vùng nhận dạng phòng không" và sẽ làm vậy "phụ thuộc vào mức độ uy hiếp gặp phải". Hôm 23/7, các chuyên gia Mỹ phát biểu trước phiên điều trần của Quốc hội nước này đã kiến nghị, Washington nên tăng cường phát triển các loại vũ khí tối tân như tàu ngầm tấn công động cơ hạt nhân hay tên lửa hành trình chống tàu... Theo đó, bên cạnh các tuyên bố cứng rắn, việc gia tăng sự uy hiếp về quân sự đối với Trung Quốc trên Biển Đông là điều mà Mỹ cần phải thực hiện. Các học giả cũng kêu gọi Mỹ đóng vai trò tích cực hơn nữa trong việc kết nối các đồng minh, đối tác ở châu Á-Thái Bình Dương nhằm ngăn chặn các hành vi ngang ngược và ảnh hưởng tiêu cực của Bắc Kinh trên Biển Đông. Đa Chiều dẫn lời một cựu quan chức phụ trách thuộc Ủy ban kinh tế Chính hiệp Trung Quốc tiết lộ, sự phát triển kinh tế Trung Quốc đang đối diện với nguy cơ khủng hoảng thừa nghiêm trọng, kinh tế tuột dốc, lưu thông hàng hóa sụt giảm. Sự xuống dốc về kinh tế cùng với cuộc khủng hoảng thị trường chứng khoán đang càn quét Trung Quốc cũng được cho là một trong số nguyên nhân buộc Bắc Kinh "đẩy" sự chú ý trong nước ra các vấn đề quốc tế để giảm bớt áp lực. Được Trung Quốc mời, TT Ukraine lại lo sợ vì... Putin theo Đại Lộ ================== Híc! Ngài Tập đã được Tổng Thống Obama đón tiếp "long trọng" với phong cách bình dân ở một trang trại nào đó (Lão wên mất tên). Nếu bi wờ tiếp tục giở quẻ thì coi như châu Á Thái Bình Dương sang phim. Tất nhiên chưa phải năm nay. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 7, 2015 Trung Quốc đả hổ trong đội... đả hổ, săn cáo, đập ruồi (Tin tức 24h) - Cục trưởng Cục Phòng chống tham nhũng tỉnh Quảng Đông Chung Thế Kiên vừa bị đình chỉ chức vụ, cách ly để điều tra. Ông Tập Cận Bình:Chống tham nhũng như tên bay khỏi cung Thông tin này được công bố ngày 21/7 trên trang web của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (UBKTKLTW). Theo đó Chung Thế Kiên, Phó Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật (UBKTKL) tỉnh ủy, Giám đốc Sở Giám sát, Cục trưởng Cục Phòng chống tham nhũng tỉnh Quảng Đông là một trong những người đi tiên phong trong cơn lốc “đả hổ, săn cáo, đập ruồi” của nước này. Dù là một trong những người đi tiên phong trong cơn lốc “đả hổ, săn cáo, đập ruồi” của nước này nhưng ông Chung Thế Kiên cũng bị 'dính chàm' Hiện Chung Thế Kiên được cho là đã vi phạm nghiêm trọng quy định chính trị và kỷ luật thẩm tra, can thiệp vào việc xét xử các vụ án, vi phạm kỷ luật bảo mật, tiết lộ bí mật tình hình điều tra cho đối tượng bị thẩm tra. Ông này cũng vi phạm quy định về liêm khiết giữ mình, nhận tiền, lễ vật; vi phạm nghiêm trọng tinh thần “8 điều quy định của trung ương”. Ngay cả việc nhiều lần nhận lời mời dự tiệc; lợi dụng thuận lợi về chức vụ để mưu lợi cho người khác trong vấn đề đề bạt cán bộ, kinh doanh làm ăn để nhận hối lộ số tiền rất lớn; đưa hối lộ cho cấp trên để mưu cầu thăng tiến cho bản thân cũng được các cơ quan chức năng nước này nêu ra. Ngoài đưa và nhận hối lộ, Chung Thế Kiên còn có hành vi gây nhiễu, cản trở việc thẩm tra của tổ chức, thông cung cho một bộ phận đối tượng đưa hối lộ, chuyển số lớn tài sản đi cất giấu. Sau Đại hội 18, nhiều quan chức cấp cao trong hệ thống cơ quan UBKTKL bị ngã ngựa như Bí thư đảng đoàn, Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Khoa học kỹ thuật Trung Quốc, Ủy viên Thường vụ, Trưởng ban tổ chức tỉnh ủy Hà Bắc; cả hai người này đều là Ủy viên UBKTKLTW khóa 18. Ngoài ra, các cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh như Lý Sùng Hỉ ở Tứ Xuyên, Kim Đạo Minh ở Sơn Tây, Chu Minh Quốc ở Quảng Đông đều từng giữ chức Bí thư UBKTKL tỉnh ủy. Ngay cả trong ngạch quân đội Bắc Kinh cũng từng thay đổi chức vụ của hàng chục cán bộ quân đội và cảnh sát cốt cán của quân đội và cảnh sát nhằm tăng cường trấn áp tham nhũng. Theo đó trong năm 2014 đã có 40 cán bộ quan chức cấp cao trong lực lượng quân đội và an ninh của chính quyền Bắc Kinh bị điều chuyển công tác. Động thái này được giới quan sát quốc tế nhận định rằng nó thể hiện quyết tâm của Chủ tịch Tập Cận Bình và Quân ủy trung ương trong việc tăng cường sức chiến đấu và trẻ hóa đội ngũ lãnh đạo của quân giải phóng Trung Quốc. Cũng kể từ đó đến nay hoạt động chống tham nhũng của nước này không ngừng thể hiện sức càn quét và đúng như Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thì: “Công tác xây dựng tác phong liêm chính và cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng của Trung Quốc sẽ không dừng lại, cũng giống như mũi tên khi đã bay ra khỏi cánh cung thì không bao giờ quay trở về”. Phương Nguyên (Tổng hợp) ======================== Bởi vậy! Lão Gàn nói rồi: Ngài Tập không thể lấy lại được niềm tin của người dân Tàu, cho dù tất cả những "hổ và ruồi" bị ngài bắt hết. Bởi vì, ngài không thể chứng minh được rằng: Các vị quan Tàu mới thay thế các quan tham Tàu cũ, sẽ không lặp lại hành vi của các vị quan tham tiền nhiệm. Vị quan chống tham nhũng bị bắt này là một trong nhiều ví dụ. 4 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 7, 2015 Chứng khoán Trung Quốc liên tiếp vấp cú sốc lớn 'Vạn lý trường thành' sẽ đổ? 28/07/2015 16:02 (TNO) Trong phiên giao dịch ngày 27.7, chỉ số Shanghai Composite của thị trường chứng khoán Trung Quốc đã mất 8,5% kéo theo hàng loạt chỉ số chứng khoán toàn cầu sụt giảm. Hơn 1.500 mã cổ phiếu ở cả 2 sàn chứng khoán Thượng Hải và Thẩm Quyến giảm 10%, mức giới hạn giảm cao nhất trong ngày giao dịch. >> Thị trường chứng khoán Trung Quốc: Cú sốc tiếp theo>> Chứng khoán Trung Quốc tiếp tục lao dốc không phanh Thị trường chứng khoán Trung Quốc liên tiếp vấp những cú sốc lớn - Ảnh: AFP Cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đều trông chờ chính quyền Bắc Kinh có những chính sách mới để cứu thị trường. Với các nhà đầu tư nước ngoài, điều họ mong đợi và nghĩ nó sẽ ổn định được thị trường đó là dỡ bỏ “Vạn lý trường thành” bao bọc thị trường chứng khoán. Để chống lại sự xâm nhập của nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán các nhà điều hành ở Bắc Kinh đã ngăn không cho nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp đầu tư vào cổ phiếu loại A, cổ phiếu chủ yếu trên thị trường chứng khoán Trung Quốc. Nhiều nhà phân tích ví von rằng các nhà điều hành ở Bắc Kinh đã xây “Vạn lý trường thành” bao bọc chứng khoán. Điều này rất có thể sẽ thay đổi trong năm nay khi thị trường chứng khoán Trung Quốc gần đây có dấu hiệu vỡ bong bóng. Các nhà đầu tư nước ngoài chỉ có thể đầu tư vào cổ phiếu loại B được giao dịch bằng đồng USD và đô la Hồng Kông tại 2 thị trường Hồng Kông và Trung Quốc cùng cổ phiếu của một số công ty Trung Quốc niêm yết trên thị trường chứng khoán quốc tế. Riêng cổ phiếu loại A chỉ dành riêng cho nhà đầu tư Trung Quốc và giao dịch bằng đồng nhân dân tệ. Chỉ những tổ chức đầu tư nước ngoài được chính quyền cho phép mới được đầu tư loại cổ phiếu này. Điều đáng nói là sự lao dốc của thị trường chứng khoán Trung Quốc là do chính cổ phiếu loại A mất giá. Cách đây một năm, để hỗ trợ thị trường chứng khoán trong nước tăng trưởng chính quyền Trung Quốc đã nới lỏng các điều khoản tín dụng để khuyến khích nhà đầu tư vay tiền mua cổ phiếu. Điều này đã giúp thị trường chứng khoán Trung Quốc tăng gấp đôi giá trị chỉ trong vòng một năm và thu hút khoảng 90 triệu nhà đầu tư cá nhân, tương đương dân số của nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, như cô Dai, một nhà đầu tư vừa mất 10.000 nhân dân tệ (khoảng 1.610 USD) vào hôm 27.7 khi thị trường chứng khoán sụt giảm, cho biết “đơn giản là không có gì logic ở thị trường chứng khoán Trung Quốc. Tôi không nghĩ là nó lại quay quắt 180 độ như thế. Tôi không còn hi vọng kiếm tiền ở thị trường điên khùng này”. Tương tự, Lu Tao, một sinh viên đại học, cũng có suy nghĩ như cô Dai, khi đã đầu tư 200.000 nhân dân tệ (khoảng 32.200 USD) vay của bố mẹ vào chứng khoán với ý định sẽ kiếm được nhiều tiền. Giờ đây, khi thị trường lao dốc anh chỉ còn biết trông chờ vào sự giải cứu của chính quyền Bắc Kinh. Lu Tao tin rằng chính quyền sẽ có những chính sách thích hợp để cứu thị trường. Điều Lu Tao mong đợi chính quyền Bắc Kinh cũng đã làm. Tuy nhiên việc bơm tiền vào thị trường hay các quy định thắt chặt cho vay, cấm bán tháo cổ phiếu, hoãn phát hành cổ phiếu lần đầu ra thị trường cũng như ngừng giao dịch cổ phiếu của hàng ngàn doanh nghiệp… của chính quyền đến nay vẫn chưa có tác động tích cực. Một trong những nguyên do khiến cô Dai và nhiều nhà đầu tư khác đi đến kết luận rằng “không có gì logic ở thị trường chứng khoán Trung Quốc” là do thi thoảng, để hỗ trợ giá chính quyền Bắc Kinh đã can thiệp trực tiếp vào thị trường. Điều này làm cho thị trường trở nên kém minh bạch. Với nhiều nhà đầu tư nước ngoài thị trường chứng khoán lớn thứ 2 thế giới này vẫn còn là nơi kỳ lạ và khó hiểu. Tuy nhiên, như thế cũng không có nghĩa nhà đầu tư nước ngoài không muốn tham gia vào thị trường này, vốn gồm toàn những công ty lớn nhất thuộc sở hữu nhà nước như Tập đoàn dầu khí Sinopec, công ty bảo hiểm khổng lồ Life Insurance hay ngân hàng Bank of Communications… “Còn nhiều loại cổ phiếu không được giao dịch. Trừ khi những hạn chế này được dỡ bỏ, tôi nghĩ thị trường sẽ bình ổn trở lại”, Randy Frederick, Giám đốc điều hành kinh doanh của Charles Schwab ở Austin, Texas (Mỹ) nhận xét. Vào tháng 6, Vanguard Group, một trong những công ty đầu tư lớn nhất của Mỹ, cho biết họ đã nhận được giấy phép đầu tư ở Đại lục. Vanguard Group cũng cho biết sẽ bắt đầu đổ hàng tỉ USD vào cổ phiếu loại A. Joe Brennan, một trong những người đứng đầu của Vanguard Group cho biết sự ảnh hưởng của nhà đầu tư nước ngoài có thể làm giảm đi sự bất ổn và mở ra những thuận lợi khác cho thị trường chứng khoán Trung Quốc. Theo dự đoán của tờ Pensions & Investments làn sóng các tổ chức đầu tư đổ vào thị trường chứng khoán Trung Quốc sẽ tăng vọt nếu như cổ phiếu loại A được giao dịch tự do. Nếu điều này xảy ra sẽ đồng nghĩa với việc nhà đầu tư nước ngoài có thể nắm giữ quyền điều hành các công ty chủ chốt của Trung Quốc. Liệu chính quyền Bắc Kinh có dám dỡ bỏ “Vạn lý trường thành” bao bọc thị trường chứng khoán để ổn định thị trường? Lê Uyên(tổng hợp) ====================== Ngài Tổng thống Hoa Kỳ Obama có lần nói rằng: "Trung Quốc đã ngồi chung xe với chúng ta quá lâu rồi". Bây giờ họ xuống xe và đi bộ. Còn ngài Obama đang nhảy ở Kenya. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 7, 2015 Bây giờ là 3g 15 phút sáng 29/ 7. Tôi xem bộ phim này hơn hai tiếng. Tôi đưa bộ phim này lên đây để các bạn tham khảo, cũng như trước đây, tôi cũng đưa bộ phim hoạt hình của Mỹ, ngay trong topic này. https://www.youtube.com/watch?v=zb4qNCnYXeY Tất nhiên tình tiết phim rất hấp dẫn: bắn súng phi dao găm, võ thuật, đấm đá cứ như phim. Hì!.....Nhưng nếu chúng ta bỏ qua tiểu tiết thì nó mô tả một tham vọng bá chủ thế giới làm nước Mỹ lâm nguy. Cuối cùng nước Mỹ được cứu vào phút chót đầy gay cấn với sự trợ giúp của các Ninja Nhật. Người Mỹ đã có ý thức về vấn đề này và đã chuẩn bị rất lâu cho "canh bạc cuối cùng". Nhưng quyết định cuối cùng vẫn thuộc về Thượng Đế. 4 people like this Share this post Link to post Share on other sites