Posted 10 Tháng 5, 2015 BQP Mỹ công bố con số khủng khiếp về hoạt động của TQ ở Biển Đông Đức Huy 10/05/2015 14:30 Ảnh chụp tháng 1/2015, cho thấy Trung Quốc không ngừng mở rộng trái phép Đá Chữ Thập (thuộc chủ quyền Việt Nam, hiện đang bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp). BBC dẫn thông tin từ một báo cáo mới đây của Lầu Năm Góc cho biết, Trung Quốc đang tiến hành đẩy mạnh các hoạt động cải tạo mở rộng đất trái phép ở Biển Đông. Cụ thể, bản báo cáo này cho biết, chỉ riêng trong năm 2014, Bắc Kinh đã tiến hành xây lấn trái phép hơn 600 héc-ta đất, nâng tổng diện tích xây dựng trái phép trên Biển Đông của Trung Quốc lên 800 héc-ta. Cũng theo báo cáo này, với việc bồi đắp đảo từ tháng 1/2014, Trung Quốc đã "mở rộng diện tích các đảo họ đang chiếm trong Biển Đông lên khoảng 400 lần". Báo cáo thường niên về sức mạnh quân sự Trung Quốc do Lầu Năm Góc soạn thảo cũng chỉ ra rằng, Trung Quốc đã hoàn tất san lấp và chuyển sang xây dựng hạ tầng cơ sở như cầu cảng, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống giám sát và ít nhất một đường băng. Ngoài ra, theo bản báo cáo, Trung Quốc cũng đang khơi sâu các luồng lạch để tạo điều kiện cho tàu chiến kích cỡ lớn hơn có thể dễ dàng ra vào các vị trí chiến lược trên hải phận Biển Đông. Về phần mình, phía Trung Quốc vẫn ngang ngược tuyên bố các hành động của mình là hợp pháp. "Bản báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ đã bóp méo sự việc ... một cách vô căn cứ, với mục đích tạo nên hình ảnh Trung Quốc là mối đe dọa quân sự" - phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh trả lời phỏng vấn Tân Hoa Xã. Tuy nhiên, các quan chức quốc phòng Mỹ nhận định, việc Trung Quốc đẩy mạnh xây lấn và tăng cường hiện diện quân sự nhiều khả năng là bước tiếp theo trong kế hoạch "thay đổi hiện trạng ở Biển Đông" của Bắc Kinh. Trước đó, trong cuộc họp thượng đỉnh ASEAN thứ 26 tại Kuala Lumpur (Malaysia), lãnh đạo các quốc gia Đông Nam Á đều khẳng định mọi hành vi xây lấn, cải tạo đất ở Biển Đông sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới an ninh khu vực. Ngày 8/5/2015, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình cũng khẳng định: Người phát ngôn bộ ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình Những hoạt động tôn tạo, mở rộng đảo, đá mà Trung Quốc đang tiến hành đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông, gây lo ngại sâu sắc trong cộng đồng quốc tế, trong đó có ASEAN. Một lần nữa Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hoạt động này, tuân thủ nghiêm túc và thực thi toàn diện luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 cũng như Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC); không có thêm các hành động gây phức tạp và mở rộng tranh chấp trên Biển Đông. theo Đại Lộ Share this post Link to post Share on other sites
Posted 11 Tháng 5, 2015 Tướng Trung Quốc: Nhật Bản sẽ không có tương lai nếu theo Mỹ 11/05/2015 14:22 (TNO) Một quan chức quân đội cấp cao của Trung Quốc cảnh báo chính phủ Nhật Bản nên tránh mở rộng liên minh an ninh với Mỹ nếu không muốn phá hoại quan hệ với Trung Quốc, và Tokyo sẽ không có tương lai nếu chỉ theo Washington, một nguồn tin tiết lộ với hãng tin Kyodo (Nhật Bản).>> Hướng tới liên minh của hy vọng Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (trái) và Tổng thống Mỹ Barack Obama tại thủ đô Washington (Mỹ).Ông Abe có chuyến thăm đến Washington ngày 28.4.2015 - Ảnh: AFP “Nhật Bản sẽ không có tương lai nếu chỉ theo Mỹ”, nguồn tin dẫn lại lời quan chức quân đội Trung Quốc nói với phái đoàn Nhật Bản tại Bắc Kinh (Trung Quốc). Phái đoàn do phó chủ tịch Đảng Tự do Dân chủ cầm quyền Nhật Bản, ông Masahiko Komura dẫn đầu, vừa có chuyến thăm Bắc Kinh hồi tuần rồi, theo hãng tin Kyodo ngày 11.5. Quan chức quân đội Trung Quốc lên tiếng phản đối thỏa thuận giữa Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Mỹ Barack Obama hồi cuối tháng 4.2015, theo đó tăng cường sức mạnh khối đồng minh quân sự Nhật Bản - Mỹ nhằm đối phó hành động bành trướng quân sự của Trung Quốc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Nguồn tin của Kyodo dẫn lời quan chức quân đội Trung Quốc chỉ trích Nhật Bản và Mỹ thường xuyên xem Trung Quốc là “mối đe dọa”. Thay vào đó, vị này đề nghị chính quyền ông Abe nên xem sự bành trướng của Bắc Kinh trong khu vực là điều có lợi cho Tokyo. Quan chức này cũng nói rằng chính quyền ông Abe nên tái cân nhắc liệu rằng Nhật Bản muốn làm xấu đi quan hệ với Trung Quốc bằng cách mở rộng liên minh với Mỹ; hay Tokyo nên thiết lập một kiểu quan hệ đối tác mới, xem trọng Bắc Kinh hơn. Đáp lại, phái đoàn Nhật Bản hoan nghênh sự trỗi dậy của Trung Quốc về mặt kinh tế; dù vậy những hoạt động bành trướng của Bắc Kinh ở Biển Đông và biển Hoa Đông vẫn là mối lo ngại đối với Tokyo và Washington. Hai bên còn thảo luận các vấn đề an ninh khác trong phiên họp kín tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế Trung Quốc hồi tuần rồi, theo Kyodo. Phúc Duy =================== “Nhật Bản sẽ không có tương lai nếu chỉ theo Mỹ” Ơ! Vậy vào những năm 1970, nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa bỏ Liên Xô theo Mỹ và bây giờ - 2015 - trở thành một siêu cường kinh tế đứng hàng thứ 2 trên thế giới thì có gọi là "có tương lai" không hỉ?! Nhật Bản theo Mỹ từ lâu rồi và từ một nước bại trận trong thế chiến, kẻ thù của Hoa Kỳ trước 1945, trở thành một siêu cường kinh tế thứ II trên thế giới. Nếu không có trận động đất 2011 thì Trung Quốc vẫn đứng hạng ba vì theo Mỹ sau Nhật Bản. Cứ theo thực tế lịch sử đã diễn ra thì vị tướng Tàu này đang xúi dại Nhật Bản. Hì! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 11 Tháng 5, 2015 Trung Quốc với cuộc chơi "con bài lịch sử" ở Biển Đông Thứ Ba, 12/05/2015 - 03:03 Các yêu sách chủ quyền trên phần lớn Biển Đông có lẽ TQ chỉ coi là một cái cớ, một trò chơi do Bắc Kinh tạo ra để phục vụ mục đích xác lập và xây dựng các cơ sở quân sự trên các hòn đảo đang tranh chấp. >> Úc hối thúc Trung Quốc không thiết lập ADIZ trên Biển Đông >> Trung Quốc kiểm tra và sửa chữa phao nổi phi pháp tại Hoàng Sa LTS: Michael Fleacker là tiến sĩ khảo cổ học hàng hải chuyên ngành nghiên cứu Đông Nam Á. Hiện ông là nghiên cứu viên khách mời tại Trung tâm Nalanda Sriwijaya, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore. Ông vừa có bài viết phân tích các yêu sách chủ quyền của TQ trên phần lớn Biển Đông dựa trên con bài lịch sử: Tại buổi tổng kết hội nghị thượng đỉnh ASEAN mới đây ở Malaysia, chủ tọa đưa ra tuyên bố chung, trong đó nêu: “Chúng tôi chia sẻ những quan ngại sâu sắc từ các nhà lãnh đạo của một số quốc gia trước các hoạt động cải tạo bãi đá đang được tiến hành trên Biển Đông - một hành động gây xói mòn lòng tin và đe dọa hòa bình, an ninh và sự ổn định tại Biển Đông”. Bắc Kinh lập tức phản đòn bằng việc đưa ra tuyên bố TQ có “quyền không thể tranh cãi” trong việc hiện diện và làm bất cứ điều gì nước này muốn tại Biển Đông. Tháng 3/2015, báo Inquirer, Philippines đăng ảnh TQ cải tạo bãi đá ở Trường Sa của Việt Nam Trong khi ASEAN tỏ ra hết sức thận trọng như sợ “làm đổ bát nước” trong quan hệ với TQ , thì Bắc Kinh lại đòi hỏi VN, Philippines và các quốc gia có liên quan cần phải chấm dứt việc xâm phạm chủ quyền TQ. TQ không thể tuyên bố chủ quyền từ thời chưa có tàu biển TQ Tất cả các bên tranh chấp tại Biển Đông đều đã tham gia vào Công ước LHQ về Luật biển (UNCLOS) có hiệu lực từ năm 1994. Trước đó, TQ cũng như bất kỳ quốc gia nào khác, có quyền chiếm giữ các vùng lãnh thổ bỏ hoang tại quần đảo Trường Sa. Tuy nhiên, sau khi UNCLOS có hiệu lực, TQ vẫn ngang nhiên chiếm giữ và phong tỏa nhiều bãi đá ngầm nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines. Yêu sách đường 9 đoạn của TQ chồng lấn sâu vào vùng EEZ của VN, Malaysia, Brunei, Philippines và cả Indonesia. Cả VN và Philippines đều quyết liệt lên tiếng khẳng định theo luật quốc tế, không thể nói TQ có quyền không thể tranh cãi ở những vùng biển này.. Trong khi đó, Bộ Ngoại giao TQ khẳng định chủ quyền quốc gia của TQ tại vùng biển này mang tính lịch sử, với bằng chứng sớm nhất được ghi nhận trong các văn bản từ thời nhà Hán, nhà Đường, cho thấy TQ làm chủ vùng biển Nanhai (tức Nam Hải). TQ cho rằng vào thời nhà Hán (206 TCN - 220) và nhà Đường (618-906), TQ đã duy trì một hải đội nhỏ trong suốt thiên niên kỉ thứ nhất. Các sản phẩm TQ như gốm sứ, đồ kim loại hay lụa mặc dù rất được ưa chuộng trong lịch sử, song nghịch lý trong luận điệu của TQ nằm ở chỗ, ngành vận tải biển ngay từ những ngày đầu tiên xuất phát từ các quốc gia Đông Nam Á, và đôi khi chỉ được mở rộng nhưng vẫn hạn chế đối với người Ả Rập và Ấn Độ. Theo lời giáo sư sử học Singapore Derek Heng trong cuốn sách về thương mại Trung - Mã Lai, “tất cả các tư liệu hiện nay đều cho thấy người TQ chưa bao giờ tham gia vào các hoạt động vận tải biển đến vùng Mã Lai (nay là khu vực Malaysia và Indonesia) mãi cho đến thế kỉ 11”. Các nghiên cứu khảo cổ học về biển đã khẳng định điều này. Hàng trăm xác tàu bị đắm đã được phát hiện tại TQ và khắp cả khu vực Đông Nam Á trong vài thập kỷ qua. Đáng tiếc là trong số những xác tàu từ thế kỷ 17 trở về trước, chỉ có khoảng 35 chiếc có đủ tư liệu để có thể xác định nguồn gốc và niên đại của chúng. Dù số xác tàu có thể xác định lai lịch rõ ràng khá ít ỏi nhưng chúng vẫn đủ để nói lên được nhiều sự thật. Có 7 trong tổng số 35 chiếc tàu thuộc về người Đông Nam Á với kiểu đóng tàu truyền thống cổ xưa có tuổi đời hàng nghìn năm, từ thế kỉ 4 cho đến thế kỉ 13 sau công nguyên. Kế đến là hai chiếc thuyền buồm tam giác của Ả Rập xuất hiện vào khoảng thế kỉ 9, khi những cộng đồng đông đảo người Ả Rập đã tìm đến các bến cảnh lớn của người TQ. Bên cạnh đó, ít nhất 15 xác tàu chở hàng có đặc trưng truyền thống khu vực Biển Đông - một kiến trúc dựa trên sự hòa hợp giữa Đông Nam Á và TQ - có nguồn gốc vào khoảng thế kỷ 14 đến 16 tại trung tâm đóng tàu thời bấy giờ nằm ở Xiêm (Thái Lan ngày nay). Ngoài ra còn có 11 chiếc thuyền mành TQ, nhưng chiếc xuất hiện sớm nhất cũng phải đến khoảng cuối thế kỉ 12 đến đầu thế kỉ 13. Từ các bằng chứng trên, rất rõ ràng rằng TQ không thể tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông từ thời mà còn chưa có tàu biển của TQ xuất hiện. Loại bỏ lá bài lịch sử Từ cuối thế kỷ 13, TQ mới bắt đầu khẳng định năng lực hàng hải. Một lần nữa, các chứng cứ khảo cổ hàng hải có thể xác minh được tính đúng sai trong những yêu sách dựa trên lịch sử mà TQ và các nước liên quan đưa ra gần đây. Khi vẽ lại các vị trí của những con tàu bị đắm từ thế kỷ thứ 13 trở về sau, hai tuyến đường chính qua Biển Đông hiện lên rất rõ ràng. Tuyến đường phía Tây ôm sát bờ biển của VN, trong khi tuyến đường phía Đông ôm lấy bờ biển Luzon và Palawan của Philippines. Đường đi của những con tàu cũng cho thấy người ta đã thận trọng né tránh các rặng san hô nguy hiểm thuộc khu vực quần đảo Trường Sa. Ngay cả trong các bản đồ hàng hải hiện đại cũng đánh dấu đây là Khu vực Nguy hiểm. James Horsburgh, một nhà thủy văn học của công ty Đông Ấn thuộc Anh Quốc đã phải cảnh báo Khu vực Nguy hiểm khi nhắc đến quần đảo Trường Sa trong Bản hướng dẫn lộ trình cho các con tàu vào năm 1836: Quần đảo rất rộng lớn với nhiều bãi cát, đá hoặc các rặng san hô nổi lên trên và chìm dưới mặt nước. Vô số nguy hiểm luôn rình rập tại khu vực quần đảo này. Đó là lý do khiến tất các nhà hàng hải né Khu vực Nguy hiểm càng xa càng tốt, thay vì quan sát và mô tả những hiểm nguy mà quần đảo này có thể mang lại. Năm 1993, được sự cho phép của VN, tôi có cơ hội hiếm hoi và tuyệt vời để khảo sát một số thực thể ở quần đảo Trường Sa. Đá Lát (Ladd Reef), Đá Tây và Đá Đông (West and East London Reefs) là những thực thể nằm ở phía cực Tây, do đó có thể coi là nguy hiểm nhất. Nhiều xác tàu đắm đã được phát hiện tại quần đảo này. Trong đó có một tàu chở trà nổi tiếng mang tên Taeping, đã biến mất vào năm 1871 trên đường từ Amoy (nay là Hạ Môn, TQ) đến New York (Mỹ). Ngoài ra còn có một chiếc tàu Liverpool tên là Titania bị chìm vào năm 1852 trong khi đang chở hàng hóa có giá trị từ Macau (TQ)đến Sydney (Úc), và không một người nào may mắn sống sót. Một chiếc tàu buồm của Anh tên Christina, bị đắm sau khi rời cảng Macau chở theo một số lượng lớn châu báu về Bombay (Ấn Độ) vào năm 1842. Hàng hóa trên chuyến tàu này được thanh toán bằng thuốc phiện. Vài năm sau khi Christina bị đắm, nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha, thuyền trưởng Cuarteron, đã thu lại được những món đồ bằng bạc của con tàu này. Người ta cho rằng đá Châu Viên (Cuarteron Reef), một trong những bãi đá ngầm bị TQ chiếm đóng trái phép, được gọi theo tên vị thuyền trưởng này. Chúng tôi còn tìm thấy một con tàu có niên đại từ giữa thế kỷ 19 nhưng chưa xác định được nguồn gốc, một chiếc tàu 4 cột buồm của Đức từ đầu thế kỷ 20, một con tàu chạy bằng hơi nước từ thế kỷ 20, một chiếc tàu ngầm từ thời Thế chiến 2, một vài chiếc thuyền đánh cá bằng kim loại và vài chiếc xà lan. Các cuộc tìm kiếm trực quan xung quanh các rặng san hô này được tổ chức rất cẩn thận mà kết quả đạt được lại thật đáng thất vọng. Không hề có đồ gốm, đá dằn tàu hay các thứ khác có xuất xứ từ trước thế kỷ 19. Với một sự nhận thức muộn màng, những phát hiện này trùng khớp với cảnh báo của Horsburgh về Khu vực Nguy hiểm, cũng như các hàng hải chỉ nam trước đó. Mãi cho đến thế kỷ 19, công nghệ đóng tàu mới đủ tiến bộ đến mức cho phép tàu có thể đi biển ngay cả trong những ngày gió mùa thay vì phải trì hoãn hải trình như giai đoạn trước. Hạn chế của việc ra khơi vào đợt gió mùa là hành trình trở nên dài hơn vì các con tàu phải đi theo chiều gió. Đôi khi việc làm này khiến con tàu lệch quá xa so với hải trình dự tính ban đầu, và hậu quả là các thuyền nhân phải trả giá bằng cả tính mạng của họ. Vậy nên các yêu sách chủ quyền của TQ trên phần lớn của Biển Đông dựa trên cơ sở lịch sử là hoàn toàn có khả năng bị bác bỏ. Tuy nhiên, có lẽ TQ chỉ coi đây là một cái cớ, như tôi đã nhìn như vậy. Có thể đây chỉ là một trò chơi do Bắc Kinh tạo ra để phục vụ mục đích xác lập và xây dựng các cơ sở quân sự trên các hòn đảo đang tranh chấp. Và rồi có lẽ sau khi hoàn thành được mục đích của mình, TQ sẽ vui vẻ tham gia vào các cuộc đàm phán song phương hoặc đa phương với các nước liên quan, và thậm chí, vứt luôn con bài lịch sử này ra khỏi cuộc chơi. Michael Flecker (Dịch: Hoàng Phú - Anh Thư - Dự án Đại sự ký Biển Đông) Theo Vietnamnet Share this post Link to post Share on other sites
Posted 12 Tháng 5, 2015 Quân đội Trung Quốc - hổ lớn đang mài vuốt Thứ ba, 12/5/2015 | 06:46 GMT+7 Việc Trung Quốc đầu tư mạnh tay để hiện đại hóa khí tài quân sự nhưng không quên khắc phục các hạn chế còn tồn tại khiến sức mạnh của lực lượng quân đội gia tăng đáng kể, khiến nhiều nước phải ganh tỵ. Ba điểm yếu nghiêm trọng của quân đội Trung Quốc / 'Đả hổ diệt ruồi' phơi bày điểm yếu của quân đội Trung Quốc Tàu khu trục tên lửa Tế Nam của Trung Quốc hôm 4/5 cập cảng Salalah, Oman. Ảnh: Zuma Press Bản đánh giá mới nhất từ Bộ Quốc phòng Mỹ về khả năng chiến đấu của Trung Quốc khắc họa hình ảnh một lực lượng quân đội đang nỗ lực hiện đại hóa trên diện rộng với tốc độ khiến nhiều quốc gia phải ganh tỵ. Trung Quốc từng bước tăng cường năng lực quân sự nhằm làm đòn bẩy giành lợi thế trong các tranh chấp trên Biển Đông và Hoa Đông. Đặc biệt, Bắc Kinh cũng mở rộng phạm vi triển khai quân, góp phần củng cố vị thế toàn cầu. Nhưng theo báo cáo, hiệu quả thực chất của quá trình này chưa chắc đã cao khi quân đội Trung Quốc vẫn tồn tại yếu kém về nhân lực và cơ cấu ở một số lĩnh vực, và Bắc Kinh đang tìm cách để khắc phục chúng, theo Wall Street Journal. Tăng cường sức mạnh quân sự Đồ họa: WSJ "Các đơn vị lục quân, không quân, hải quân và tên lửa của Trung Quốc ngày càng lạm dụng sức mạnh để khẳng định khả năng thống trị khu vực trong thời bình, đồng thời thách thức ưu thế quân sự của Mỹ", bản báo cáo được đưa ra hôm 8/5 cho biết. Bắc Kinh từ lâu sử dụng chiến thuật "cắt lát salami" trên Biển Đông để hiện thực hóa tuyên bố chủ quyền phi lý trong tranh chấp với các quốc gia láng giềng. Quá trình bồi đắp các bãi đá với tốc độ nhanh chóng cũng tạo điều kiện giúp nước này xây dựng những cơ sở quân sự, từ đó nâng cao sức ảnh hưởng. Khả năng phòng thủ trên biển của Trung Quốc gia tăng đáng kể khi quân đội vừa biên chế thêm nhiều tên lửa đạn đạo chống tàu có khả năng tấn công các mục tiêu ở khoảng cách lên tới 900 hải lý. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng nâng cấp hệ thống liên lạc cho các đơn vị tên lửa đạn đạo liên lục địa và đưa vào không gian nhiều vệ tinh quan sát hơn để cải thiện khả năng ngắm bắn. Nhằm chống lại những động thái can thiệp từ không gian của các đối thủ tiềm năng, Bắc Kinh đang triển khai "thiết bị gây nhiễu có khả năng chống lại hàng loạt hệ thống liên lạc, radar khác nhau cũng như cơ chế định vị vệ tinh GPS". Hải quân Trung Quốc đạt được nhiều bước tiến khi là đơn vị sở hữu lượng tàu lớn nhất ở châu Á. Tàu khu trục Type 052D lớp Luyang III của nước này, được đưa vào hoạt động từ năm ngoái, với hệ thống phóng thẳng đứng, có thể khai hỏa nhiều loại tên lửa khác nhau, bao gồm tên lửa hành trình chống tàu, tên lửa tấn công trên bộ, tên lửa đất đối không hay tên lửa chống ngầm. Tàu tuần dương tên lửa Type 055 dự kiến được khởi công chế tạo trong năm nay sẽ sở hữu hỏa lực tương tự. Những bước phát triển này cho thấy hải quân Trung Quốc sẽ đóng vai trò như chiếc ô phòng thủ giúp Bắc Kinh bảo vệ tốt hơn những khu vực nằm ngoài phạm vi tác động của hệ thống phòng không trên đất liền. Ngoài ra, Trung Quốc đang bổ sung một lượng lớn tàu hàng hải dân sự. Các thực thể này sẽ nắm giữ vị trí chủ chốt trong chiến lược đối phó với các tranh chấp trên biển của Bắc Kinh. Đến cuối năm 2015, Trung Quốc sẽ bổ sung khoảng 25% số lượng tàu. Nhiều mẫu cũ, lỗi thời được thay thế bằng những phiên bản cải tiến, hiện đại hơn, có thể mang theo cả trực thăng. Trên không, mặc dù ít tiến triển hơn nhưng Trung Quốc vẫn đạt được những thành tựu nhất định. Lầu Năm Góc dự đoán chiến đấu cơ quan sát tầm thấp J-20 của Bắc Kinh sẽ bay thử lần đầu trong năm nay. Mẫu J-31 đã sẵn sàng để xuất khẩu. Trung Quốc là "quốc gia duy nhất trên thế giới ngoài Mỹ sở hữu cùng lúc hai chương trình máy bay chiến đấu tàng hình", báo cáo nhấn mạnh và kết luận rằng không quân Trung Quốc "đang nhanh chóng thu hẹp khoảng cách với các đối thủ phương Tây". Đồ họa: WSJ Khắc phục những yếu kém Bắc Kinh hiện thiếu một số công nghệ, quy trình công nghiệp cũng như các bí quyết chế tạo quan trọng. Tuy nhiên, các khiếm khuyết này có thể được bù đắp bởi những hỗ trợ từ nước ngoài. Bất đồng giữa Nga và phương Tây quanh khủng hoảng ở đông Ukraine tạo điều kiện để Trung Quốc tiếp cận với những công nghệ tiên tiến hơn. Nhiều hệ thống từ máy bay thương mại và các chương trình dân sự cũng có thể được họ áp dụng sang cả lĩnh vực quân sự. Bản báo cáo cũng chỉ ra rằng Trung Quốc từng rất nhiều lần tìm cách chuyển giao công nghệ từ nước ngoài bất hợp pháp. Công tác huấn luyện các đơn vị quân đội và tính hiệu quả trong chiến đấu vẫn còn là một câu hỏi lớn. Hậu cần và năng lực tình báo là trở ngại chính đối với hoạt động bên ngoài lãnh thổ của Bắc Kinh, nhất là ở Ấn Độ Dương. Theo báo cáo, Trung Quốc ý thức được về những yếu kém của mình. Vì thế đẩy mạnh tập trận chung là cách để Bắc Kinh cải thiện huấn luyện, đi vào thực chất hơn. Một số biện pháp cải tổ dường như đang được cân nhắc bao gồm giảm thiểu các lực lượng phi chiến đấu cùng một phần lục quân, tăng số lượng và giao thêm nhiệm vụ cho lính nghĩa vụ và hạ sĩ quan, đồng thời xây dựng "lực lượng chiến đấu kiểu mới" cho nhiều đơn vị khác nhau. Để tăng cường hiện diện trên Ấn Độ Dương, báo cáo cho hay Bắc Kinh "có vẻ sẽ thiết lập nhiều trạm truy cập trong 10 năm tới" và ký các thỏa thuận với đối tác khu vực để hỗ trợ công tác tiếp nhiên liệu, duy tu bảo trì đội tàu ở mức độ thấp hay cung cấp nơi nghỉ ngơi cho thủy thủ đoàn. Nhưng khả năng kế hoạch này được ủng hộ không cao. Theo Andrew Erickson, giáo sư từ Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ, chuyên gia tại Trung tâm Fairbank, Havard, Chủ tịch Tập Cận Bình đã có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị các Vấn đề Ngoại giao của Trung ương đảng diễn ra năm ngoái. Toàn văn phát biểu vẫn chưa được công khai nhưng nhìn vào những văn bản chính thức được đưa ra, kết hợp với các hoạt động mà bộ máy chính quyền Trung Quốc thực hiện ngay sau đó, có thể thấy bài phát biểu đã đánh dấu bước ngoặt lớn về chính sách của Chủ tịch Tập. Từ đây, Bắc Kinh sẽ theo đuổi một đường lối ngoại giao quyết đoán hơn trước. Vũ Hoàng (theo Wall Street Journal) ============================ Năm nay chưa bụp đâu. Rất lấy làm tiếc nếu "canh bạc cuối cùng" kết thúc bằng một cuộc chiến tranh. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 12 Tháng 5, 2015 Trung Quốc đề xuất sắp xếp lại trật tự thế giới Thứ Ba, 12/05/2015 - 10:30 Bắc Kinh nhấn mạnh việc cần thiết phải bỏ các tiêu chuẩn kép và củng cố những quan hệ bình đẳng và cùng có lợi trên thế giới. >> Đưa tàu nghiên cứu ra Biển Đông: Trung Quốc dùng "bổn cũ" >> Trung Quốc với cuộc chơi "con bài lịch sử" ở Biển Đông Thứ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Antonov hôm 11/5 cho hay, hợp tác quân sự Trung Quốc - Nga là nhằm tăng cường sức bền song phương trước những mối đe dọa và thách thức mới Sau cuộc họp giữa Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Fan Changlong, ông Antonov nói: "Các đồng sự Trung Quốc đã nhấn mạnh sự nhất trí trong lập trường của hai nước về những vấn đề liên quan tới các mối đe dọa và thách thức". "Phía Trung Quốc đề cập tới sự cần thiết phải sắp xếp lại trật tự thế giới hiện nay, bỏ các tiêu chuẩn kép và củng cố những mối quan hệ bình đẳng và cùng có lợi trên thế giới". Theo ông Antonov, hai nước đã nhấn mạnh tới "lợi ích thiết thực" của cuộc tập trận hải quân chung trên biển Hoa Đông. "Vào tháng 5 và tháng 8 năm nay, có hai cuộc tập trận hải quân giữa Trung Quốc và Nga, theo kế hoạch sẽ diễn ra ở vùng biển Địa Trung Hải và biển Nhật Bản", ông Antonov nói. Nga và Trung Quốc sẽ tập huấn việc hợp tác trong các chiến dịch gìn giữ hòa bình cũng như chống khủng bố và cướp biển ở biển Nhật Bản. Theo Hoài Linh Vietnamnet ================= "Phía Trung Quốc đề cập tới sự cần thiết phải sắp xếp lại trật tự thế giới hiện nay, bỏ các tiêu chuẩn kép và củng cố những mối quan hệ bình đẳng và cùng có lợi trên thế giới". Lão Gàn phát biểu nghiêm túc 51% thế này nhá: Nếu quả là nền văn minh hiện nay với tất cả kho tàng lịch sử văn hóa cổ kim của nhân loại - Ngoại trừ những bí ẩn huyền vĩ của Việt sử - mà có thể lập lại được trật tự thế giới . Tức là đặt ra được một chuẩn mực quốc tế cho cả thế giới - thì - "canh bạc cuối cùng" sẽ không kết thúc bằng chiến tranh. Nhưng khó lém! Hiểu không? Muốn đạt được điều này thì phải công nhận cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền Nam sông Dương Tử. Hiểu không? Nhìn cái mặt ục một đống, biết ngay điếu hiểu cái gì cả. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 5, 2015 Tàu chiến Mỹ tiến gần nơi Trung Quốc bồi đắp ở Trường Sa Tàu chiến USS Fort Worth tới vịnh Subic, Philippines sau khi tuần tra ở vùng biển và không phận quốc tế, trong đó có tác vụ tiếp cận các bãi đá ở Trường Sa với khoảng cách 12 hải lý. Tàu sân bay Mỹ tập trận ở Biển Đông Tàu USS Fort Worth hôm 11/5 tuần tra ở vùng biển quốc tế gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam ở Biển Đông, khi tàu khu trục tên lửa dẫn đường Yancheng (FFG 546) đi gần phía sau. Ảnh: US Pacific Fleet Thông cáo của Hải quân Mỹ hôm qua cho biết tàu Fort Worth đã tới vịnh Subic, Philippines để tiếp dầu, sau một tuần tuần tra ở vùng biển và không phận quốc tế gần quần đảo Trường Sa ở Biển Đông. Theo thông cáo, Fort Worth đã nhiều lần đi qua Biển Đông, nhưng cuộc tuần tra này đánh dấu lần đầu tiên một tàu tác chiến ven biển (LCS) hoạt động ở vùng biển quốc tế gần quần đảo Trường Sa. "Là một phần trong việc tái cân bằng chiến lược của chúng tôi, nhằm đem những cỗ máy mới nhất với năng lực tốt nhất của hải quân tới Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, LCS đang hiện diện thường xuyên ở Đông Nam Á", Fred Kacher, quan chức hải quân thuộc Liên đội Tàu khu trục 7, nói trong thông cáo đăng trên trang navy.mil. Ông Kacher cho biết các hoạt động thường kỳ như tàu Fort Worth vừa hoàn thành ở Biển Đông sẽ là một thông lệ mới, khi 4 LCS sẽ đến khu vực trong những năm tới. "Việc triển khai nhiều LCS đến Đông Nam Á thể hiện tầm quan trọng của 'khu vực đang trỗi dậy' và giá trị mà sự hiện diện lâu dài đem lại", ông Kacher nói. Trong khi đó, Reuters dẫn lời một quan chức Mỹ giấu tên hôm qua cho biết quân đội nước này đang cân nhắc đề xuất điều máy bay và tàu hải quân đến trong phạm vi khoảng 22 km (12 hải lý) quanh những bãi đá Trung Quốc xây dựng ở quần đảo Trường Sa. Theo Wall Street Journal, máy bay quân sự Mỹ liên tục tiếp cận khu vực 22 km Trung Quốc tuyên bố chủ quyền quanh những bãi đá đang được xây dựng. Nhưng để tránh leo thang, các máy bay chưa vào khu vực này. Một quan chức quân sự Mỹ nói các máy bay "giữ khoảng cách với các đảo và duy trì vị trí gần điểm 12 dặm". Tàu Fort Worth gần đây cũng ở vùng biển gần Trường Sa. "Chúng tôi chưa đi vào phạm vi 12 hải lý", một quan chức Mỹ cấp cao nói. Các đề xuất quân sự chưa được chính thức trình lên Nhà Trắng, cơ quan chịu trách nhiệm thông qua bất cứ sự thay đổi nào trong chính sách của Mỹ. Nhà Trắng từ chối bình luận về thông tin mới này. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với khoảng 90% Biển Đông và đang thực thi tuyên bố bằng cách xây dựng trái phép một chuỗi đảo nhân tạo trên các rạn san hô ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh vệ tinh mới đây cho thấy Bắc Kinh đang tăng tốc cải tạo đất ở 7 đá thuộc quần đảo Trường Sa và dường như đang xây đường băng tại một trong các đảo nhân tạo. Trọng Giáp Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 5, 2015 Tàu chiến Mỹ tiến gần nơi Trung Quốc bồi đắp ở Trường Sa Tàu chiến USS Fort Worth tới vịnh Subic, Philippines sau khi tuần tra ở vùng biển và không phận quốc tế, trong đó có tác vụ tiếp cận các bãi đá ở Trường Sa với khoảng cách 12 hải lý. Tàu sân bay Mỹ tập trận ở Biển Đông Tàu USS Fort Worth hôm 11/5 tuần tra ở vùng biển quốc tế gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam ở Biển Đông, khi tàu khu trục tên lửa dẫn đường Yancheng (FFG 546) đi gần phía sau. Ảnh: US Pacific Fleet Thông cáo của Hải quân Mỹ hôm qua cho biết tàu Fort Worth đã tới vịnh Subic, Philippines để tiếp dầu, sau một tuần tuần tra ở vùng biển và không phận quốc tế gần quần đảo Trường Sa ở Biển Đông. Theo thông cáo, Fort Worth đã nhiều lần đi qua Biển Đông, nhưng cuộc tuần tra này đánh dấu lần đầu tiên một tàu tác chiến ven biển (LCS) hoạt động ở vùng biển quốc tế gần quần đảo Trường Sa. "Là một phần trong việc tái cân bằng chiến lược của chúng tôi, nhằm đem những cỗ máy mới nhất với năng lực tốt nhất của hải quân tới Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, LCS đang hiện diện thường xuyên ở Đông Nam Á", Fred Kacher, quan chức hải quân thuộc Liên đội Tàu khu trục 7, nói trong thông cáo đăng trên trang navy.mil. Ông Kacher cho biết các hoạt động thường kỳ như tàu Fort Worth vừa hoàn thành ở Biển Đông sẽ là một thông lệ mới, khi 4 LCS sẽ đến khu vực trong những năm tới. "Việc triển khai nhiều LCS đến Đông Nam Á thể hiện tầm quan trọng của 'khu vực đang trỗi dậy' và giá trị mà sự hiện diện lâu dài đem lại", ông Kacher nói. Trong khi đó, Reuters dẫn lời một quan chức Mỹ giấu tên hôm qua cho biết quân đội nước này đang cân nhắc đề xuất điều máy bay và tàu hải quân đến trong phạm vi khoảng 22 km (12 hải lý) quanh những bãi đá Trung Quốc xây dựng ở quần đảo Trường Sa. Theo Wall Street Journal, máy bay quân sự Mỹ liên tục tiếp cận khu vực 22 km Trung Quốc tuyên bố chủ quyền quanh những bãi đá đang được xây dựng. Nhưng để tránh leo thang, các máy bay chưa vào khu vực này. Một quan chức quân sự Mỹ nói các máy bay "giữ khoảng cách với các đảo và duy trì vị trí gần điểm 12 dặm". Tàu Fort Worth gần đây cũng ở vùng biển gần Trường Sa. "Chúng tôi chưa đi vào phạm vi 12 hải lý", một quan chức Mỹ cấp cao nói. Các đề xuất quân sự chưa được chính thức trình lên Nhà Trắng, cơ quan chịu trách nhiệm thông qua bất cứ sự thay đổi nào trong chính sách của Mỹ. Nhà Trắng từ chối bình luận về thông tin mới này. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với khoảng 90% Biển Đông và đang thực thi tuyên bố bằng cách xây dựng trái phép một chuỗi đảo nhân tạo trên các rạn san hô ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh vệ tinh mới đây cho thấy Bắc Kinh đang tăng tốc cải tạo đất ở 7 đá thuộc quần đảo Trường Sa và dường như đang xây đường băng tại một trong các đảo nhân tạo. Trọng Giáp Lăm lay rất căng. Nhưng chưa bụp. Cái lày lói nâu dùi. Hì. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 5, 2015 Ngoại trưởng Mỹ sẽ cứng rắn với Trung Quốc về tranh chấp Biển Đông Thứ Năm, 14/05/2015 - 08:13 Dân trí Ngoại trưởng Mỹ John Kerry chắc chắn sẽ khẳng định cam kết của Washington nhằm đảm bảo tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông khi ông có chuyến thăm Bắc Kinh vào cuối tuần này, một quan chức cấp cao Bộ ngoại giao Mỹ ngày 13/5 tiết lộ. >> Trung Quốc “đặc biệt lo ngại” về kế hoạch quân sự của Mỹ tại Biển Đông >> Mỹ xem xét điều tàu, máy bay tới gần các đảo nhân tạo của Trung Quốc Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trong cuộc gặp với Chủ tịch Tập Cận Bình hồi năm 2014 (Ảnh: AFP) Theo quan chức trên, trong cuộc gặp với các lãnh đạo Trung Quốc bao gồm Chủ tịch Tập Cận Bình, ông Kerry có thể cảnh báo rằng công tác cải tạo của Bắc Kinh tại các vùng biển tranh chấp có thể gây hậu quả tiêu cực đối với sự ổn định của khu vực, cũng như đối với mối quan hệ với Mỹ. "Ông ấy (Kerry) chắc chắn sẽ nói với những người đồng cấp Trung Quốc rằng Mỹ luôn cam kết duy trì tự do hàng hải và để đảm bảo các lợi hợp pháp của chúng ta liên quan tới hàng không và di chuyển trên biển", quan chức trên nói. Ông Kerry "có thể sẽ nhấn mạnh... các hệ quả rất tiêu cực đối với hình ảnh của Bắc Kinh và mối quan hệ giữa Trung Quốc với các láng giềng và có thể là cả mối quan hệ Mỹ-Trung do các nỗ lực cải tạo quy mô lớn của Bắc Kinh và hành động của họ nói chung ở Biển Đông". Trước đó, hôm 12/5, một quan chức của Mỹ cho hay Lầu Năm Góc đang cân nhắc đưa các tàu và máy bay quân sự để khẳng định tự do hàng hải quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang xây dựng ở Biển Đông. Bộ ngoại giao Trung Quốc đáp trả bằng việc nói rằng Bắc Kinh "đặc biệt lo ngại" về kế hoạch của Mỹ và yêu cầu Washington giải thích rõ. Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh ngày 13/5 nói rằng tự do hàng hải không có nghĩa là tàu và máy bay quân sự nước ngoài có thể tùy ý đi vào lãnh hải hoặc không phận của nước khác. "Chúng tôi yêu cầu bên liên quan phát biểu và hành động thận trọng và không nên có bất kỳ hành động khiêu khích hoặc liều lĩnh nào nhằm duy trì ổn định và hòa bình khu vực", bà Hoa nói. Nhưng quan chức Bộ ngoại giao Mỹ đã bác bỏ bình luận rằng việc xây dựng các đảo nhân tạo trên các bãi cạn cho phép Trung Quốc có quyền đối với các tuyên bố chủ quyền. "Không cần biết là Trung Quốc đã đổ bao nhiêu đống cát lên các bãi đá ngầm, điều đó không trợ giúp các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh. Bạn không thể xây dựng chủ quyền", quan chức Mỹ nói. Sẽ có hành động thích hợp và hiệu quả Trong một diễn biến liên quan, trợ lý Bộ trưởng ngoại giao Mỹ về quốc phòng David Shear ngày 13/5 cho biết trong một cuộc điều trần của quốc hội rằng Mỹ có quyền đi lại tại các khu vực mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền. "Chúng tôi đang xem xét các hàm ý quân sự của việc cải tạo đất và cam kết sẽ có hành động thích hợp và hiệu quả", ông Shear nói, nhưng không tiết lộ chi tiết. Quan chức cấp cao của Bộ ngoại giao Mỹ cho rằng "câu hỏi về việc hải quân Mỹ sẽ làm gì và không làm gì là điều mà Trung Quốc hoàn toàn có thể đặt ra" với ông Kerry tại Bắc Kinh, nơi ông dự kiến tới đây vào thứ Bảy để gặp gỡ các quan chức dân sự và quân sự sở tại. Chuyến thăm của ông Kerry nhằm chuẩn bị cho Đối thoại kinh tế và chiến lược Mỹ-Trung thường niên vào tháng tới tại Washington và chuyến thăm dự kiến của ông Tập Cận Bình tới Washington trong tháng 9 năm nay. Nhưng sự đối đầu chiến lược ngày càng gia tăng đang phủ bóng hợp tác giữa hai nước. Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông và đang tiến hành công tác cải tạo tại ít nhất 7 bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Hồi tháng trước, Tư lệnh các lực lượng Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương, Đô đốc Samuel Locklear, cảnh báo rằng Trung Quốc cuối cùng có thể triển khai radar và các hệ thống tên lửa trên các đảo nhân tạo mà nước này đang xây dựng ở Trường Sa, chuẩn bị cho việc tuyên bố một vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông. An Bình ====================== Năm nay chưa bụp nhau. Khi nào có thể bụp thì cũng nhá cạnh cho thấy rùi. Tuy nhiên. Lão Gàn vẫn hy vọng hòa bình vào phút thứ 89 để kết thúc "canh bạc cuối cùng". Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 5, 2015 Nội các Nhật Bản thông qua dự luật an ninh mới, cởi trói cho quân đội Thứ Năm, 14/05/2015 - 10:21 Dự luật mới dự kiến được Nội các Nhật Bản thông qua ngày 14/5 sẽ cho phép nước này tham chiến tại nước ngoài lần đầu tiên kể từ Thế chiến thứ 2. >> Nhật thông qua dự luật nới lỏng kiểm soát lực lượng phòng vệ >> Nhật có thể hỗ trợ quân đội Mỹ ở Biển Đông ... Dự luật mới với sự thay đổi quan trọng này thể hiện rõ chính sách quốc phòng mà Mỹ và Nhật Bản vừa công bố trong tháng 4 vừa qua và cho phép Nhật Bản đóng vai trò lớn hơn trong việc giúp liên minh Mỹ- Nhật đối phó với các thách thức hiện nay, trong đó có việc Trung Quốc đang gia tăng các hoạt động cải tạo các bãi đá nhằm áp đặt chủ quyền trái phép trên Biển Đông. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe Tháng 7/2014, Nội các của Thủ tướng Shinzo Abe đã thông qua một nghị quyết nhằm diễn giải lại Hiến pháp vì hòa bình của nước này trong đõ dỡ bỏ lệnh cấm Nhật Bản thực thi quyền phòng vệ tập thể- trong đó có việc hỗ trợ một nước đồng minh của Nhật Bản trong trường hợp nước này bị tấn công. Dự kiến, sau khi Nội các Nhật Bản phê chuẩn dự luật này, ông Abe sẽ tiến hành họp báo để giải thích rõ về dự luật nói trên. Trước đó, việc ông Abe đưa ra cam kết trước Quốc hội Mỹ ngày 29/4 rằng dự luật trên sẽ có hiệu lực vào mùa Hè năm nay đã vấp phải sự phản đối quyết liệt của các đảng đối lập. Tuy nhiên, với việc đảng cầm quyền của ông Abe đang chiếm đa số trong Quốc hội, nhiều khả năng dự luật này sẽ sớm được thông qua trong vài tháng tới. Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy cử tri Nhật Bản đang có sự chia rẽ đối với dự luật mới này của ông Abe. Ngay cả những người ủng hộ ông cũng cho rằng, dự luật này vượt quá giới hạn của Điều 9 trong Hiến pháp Nhật Bản. Tuy nhiên, ông Abe đã nói rõ, ông muốn sửa đổi lại Điều 9 bất chấp đây là một mục tiêu rất khó thành hiện thực. Một cuộc thăm dò do đài NHK thực hiện cho thấy 49% người tham gia thăm dò không hiểu rõ về những sự thay đổi trong dự luật này. Trong khi đó 50% số người tham gia thăm dò không chấp thuận việc Nhật Bản nới rộng vai trò của quân đội nước này. Theo đó, dự luật mới sẽ cho phép Nhật Bản điều một số lượng binh sĩ ở mức tối thiểu đến hỗ trợ các nước đồng minh của mình trong trường hợp các nước này bị tấn công. Ngoài ra, quân đội Nhật Bản có thể cung cấp hậu cần cho quân đội nước ngoài theo đúng Hiến chương của Liên Hợp Quốc. Ngoài ra, dự luật mới sẽ dỡ bỏ giới hạn về địa lý cho các hoạt động hỗ trợ của Nhật Bản đối với Mỹ và các nước khác. Trước đây, Nhật Bản chỉ có thể thực hiện điều này tại các khu vực lân cận như bán đảo Triều Tiên./. Theo Trần Khánh/VOV.VN ========================= Thùng thuốc nổ phía Tây Thái Bình Dương nằm ở Hoa Đông. Cái này lão Gàn nói lâu rùi. Một "dị bản" của bức tranh mà lão Gàn đặt tên là "Canh bạc cuối cùng" thì cô gái Nhật trực tiếp nói chuyện với cô gái Trung Quốc...Hì. Quý vị có thể xem hình minh họa. "Thiên cơ khả dĩ lậu từ từ". Cứ "từ từ thì khoai sẽ nhừ". Hì. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 5, 2015 Mỹ tính đưa tàu chiến, máy bay đến biển Đông: Cần bình tĩnh theo dõi 14/05/2015 08:32 GMT+7 TT - Liên quan động thái Bộ Quốc phòng Mỹ có kế hoạch điều tàu chiến, máy bay đến biển Đông, đã có một số ý kiến nhận định, phân tích, phản ứng khác nhau khiến dư luận hết sức quan tâm với những cảm xúc khác nhau. Bản đồ các bãi đá, bãi cạn mà Trung Quốc đang xây dựng, cải tạo trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam Hình ảnh tài liệu về việc Trung Quốc xây dựng trái phép ở các đảo ở biển Đông - Ảnh: Reuters Bãi Đá Vành Khăn (Mischeft), nơi Trung Quốc đang tiến hành nạo vét và xây dựng trái phép - Ảnh: AP Để có thể xem liệu những ý kiến đánh giá nào, những phản ứng nào trước thông tin này là khách quan, đúng đắn, có tinh thần xây dựng thì phải thật sự bình tĩnh theo dõi và xác minh một cách thận trọng. Trước hết, phải xác minh kế hoạch dự kiến này của Bộ Quốc phòng Mỹ thực chất là gì? Lực lượng tàu chiến, máy bay sẽ được điều động đến biển Đông để làm nhiệm vụ gì, ở khu vực biển cụ thể nào trên biển Đông? Biển chung của khu vực Theo tôi, đây là một vấn đề khá nhạy cảm và rất phức tạp trong bối cảnh hiện nay của khu vực và quốc tế, nhất là những gì đang xảy ra trên biển Đông. Vì thế mọi phản ứng trước bất kỳ động thái nào đó đều phải thật thận trọng, phải cân nhắc kỹ càng và phải có trách nhiệm trước cộng đồng, vì lợi ích chung của khu vực và quốc tế. Biển Đông là vùng biển chung của các nước trong khu vực, không phải của riêng ai. Ở giữa biển Đông lại có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam đang bị Trung Quốc đánh chiếm hoàn toàn và một phần bằng vũ lực và họ đang đầu tư cải tạo, xây dựng, biến một số thực thể thành các đảo có diện tích lớn, trên đó có các đường băng sân bay hiện đại, căn cứ quân sự tấn công…; và có một số thực thể trong quần đảo Trường Sa đang do một số lực lượng khác chiếm đóng từ trước, tạo ra tình hình tranh chấp chủ quyền lãnh thổ rất phức tạp… với những toan tính khác nhau trên nhiều lĩnh vực. Vì vậy, nếu Mỹ có kế hoạch đưa máy bay, tàu chiến vào các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia mà không được phép của các quốc gia này là hoàn toàn sai trái, sẽ phải bị lên án, bất kể động cơ việc làm của Mỹ ra sao. Còn nếu Mỹ đưa máy bay, tàu chiến đi ngang qua vùng đặc quyền kinh tế (vùng biển và vùng trời trên đó rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở) thì không có vấn đề gì. Vì trong vùng đặc quyền kinh tế, các quốc gia khác, có biển hay không có biển, đều “được hưởng quyền tự do hàng hải và hàng không, quyền tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm nêu ở điều 87, cũng như quyền tự do sử dụng vào những mục đích khác hợp pháp về mặt quốc tế và gắn liền với việc thực hiện các quyền tự do này và phù hợp với các quy định khác của công ước, nhất là trong khuôn khổ việc khai thác các tàu thuyền, phương tiện bay và dây cáp, ống dẫn ngầm” (điều 58, UNCLOS 1982). Tất nhiên khi thực hiện các quyền này, các quốc gia không được vi phạm quyền chủ quyền của quốc gia ven biển, không lợi dụng các quyền tự do này để hoạt động phục vụ mục đích chiến tranh, đe dọa an ninh của quốc gia khác, đe dọa an ninh an toàn hàng hải, hàng không quốc tế… Mỹ không thừa nhận cách làm của Trung Quốc Có lẽ Mỹ đã hiểu rõ nội dung trên nên khi đề cập đến kế hoạch này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đề xuất nhiều lựa chọn, trong đó có việc điều các phi cơ và tàu quân sự trong phạm vi khoảng 22km xung quanh những bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa bị Trung Quốc cải tạo (Reuters dẫn lời một quan chức Mỹ giấu tên hôm qua cho biết). “Chúng tôi đang xem xét làm thế nào để thể hiện rõ tự do hàng hải tại một khu vực quan trọng đối với thương mại thế giới”, quan chức này nói, đồng thời cho biết mọi lựa chọn đều cần được Nhà Trắng thông qua. Nếu như vậy thì rõ ràng đây không phải là kế hoạch “tuần tra” như có ý kiến nhận xét, mà chỉ là “chúng tôi xem xét làm thế nào để thể hiện rõ tự do hàng hải tại một khu vực quan trọng đối với thương mại thế giới”. Về phạm vi hoạt động của kế hoạch này, theo thông tin ban đầu là “khoảng 22km xung quanh những bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa bị Trung Quốc cải tạo”. Nếu đúng như vậy thì có thể cho thấy Mỹ không thừa nhận quan điểm dùng các bãi cạn thuộc quần đảo Trường Sa để tạo ra hiệu lực trong việc xác định phạm vi các vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán theo quy định của UNCLOS 1982, cho dù Trung Quốc hiện đang cố đầu tư cải tạo biến các bãi cạn này thành đảo. Theo tôi, quan điểm này của Mỹ là có thể chấp nhận được. Bởi vì theo quy định của UNCLOS, các đảo nhân tạo, các công trình thiết bị không có hiệu lực dùng làm cơ sở để xác định phạm vi các vùng biển và thềm lục địa theo quy định hiện hành, chỉ được phép có một vùng an toàn 500m xung quanh chúng. Ngoài phạm vi an toàn này là vùng biển theo quy chế pháp lý riêng được xác lập phù hợp với UNCLOS 1982. Từ những phân tích nói trên, theo tôi, Việt Nam cần tiếp tục theo dõi và xác định thông tin có liên quan đến kế hoạch này để có thái độ thích hợp. Nếu nội dung kế hoạch này tuân thủ các quy định của Luật biển hiện hành và vì mục đích đảm bảo an ninh an toàn hàng hải quốc tế, vì lợi ích của cộng đồng, ngăn chặn những hành vi vi phạm các quyền và lợi ích chính đáng của các bên liên quan trong biển Đông thì có lẽ không lý gì Việt Nam không hoan nghênh, ủng hộ. Còn nếu kế hoạch này vi phạm các quy định như phân tích nói trên và các hoạt động được triển khai của kế hoạch này vì mục đích quân sự, xung đột, tranh giành vị thế gây bất ổn cho hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển trong khu vực thì Việt Nam cũng như các quốc gia khác chắc chắn không thể ủng hộ, trái lại sẽ cực lực phản đối và sẽ có những biện pháp ứng phó thích hợp nhất. Thông điệp mạnh mẽ của Washington Báo Wall Street Journal (WSJ) cho biết Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã yêu cầu cấp dưới xem xét nhiều khả năng. Những đề xuất của Lầu Năm Góc vẫn chưa chính thức được đệ trình lên Nhà Trắng. Tuy nhiên, giới chức Mỹ cho biết hiện nay Nhà Trắng và Lầu Năm Góc có những động thái cho thấy cả hai cơ quan này đang tính toán thực hiện những bước chắc chắn để đưa ra thông điệp với Bắc Kinh rằng việc tăng tốc xây dựng ở quần đảo Trường Sa của họ đã “đi quá xa” và “cần phải dừng lại”. “Chúng tôi đang xem xét việc chứng minh tự do hàng hải như thế nào trong khu vực là điều sống còn đối với nền thương mại thế giới. Bất cứ lựa chọn nào đều cần Nhà Trắng thông qua” - Hãng tin Reuters dẫn lời một quan chức Mỹ cho biết. Cả Nhà Trắng và Lầu Năm Góc không đưa ra bình luận gì về thông tin trên, nhưng chắc chắn vấn đề biển Đông có thể là một trong các chủ đề chính mà Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ đưa ra bàn luận trong chuyến thăm Trung Quốc cuối tuần này. Theo ước tính của Mỹ, Trung Quốc hiện đang tăng tốc mở rộng trái phép các đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa và xây dựng hai đường băng quân sự. Reuters dẫn lời một chỉ huy quân sự giấu tên của Mỹ cảnh báo việc xây dựng này nhằm giúp Bắc Kinh có thể bành trướng tuần tra trên vùng trời biển Đông, phục vụ ý đồ tuyên bố thành lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở khu vực này trong tương lai. Trong buổi họp báo ngắn trưa 13-5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh tuyên bố Trung Quốc “cực kỳ quan ngại” kế hoạch xem xét đưa tàu và máy bay quân sự đến các vùng biển đang có tranh chấp ở biển Đông của Bộ Quốc phòng Mỹ. MỸ LOAN TS TRẦN CÔNG TRỤC (nguyên trưởng Ban Biên giới Chính phủ, chuyên gia về biển Đông) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 5, 2015 Chiến lược "độc" giúp Mỹ đối phó Trung Quốc tại Biển Đông Đức Huy 14/05/2015 19:20 Một bài viết đăng tải trên The Diplomat phân tích "chiến lược 12 dặm" mà Mỹ có thể sử dụng để đối phó lại các hoạt động xây dựng trái phép của Trung Quốc trên Biển Đông. Tàu USS Fort Worth và USS Freedom Hôm qua (13/5), báo chí đã rộ lên thông tin quân đội Mỹ đang cân nhắc việc điều động máy bay và tàu Hải quân để trực tiếp đáp trả những tuyên bố chủ quyền phi pháp và các hoạt động mở rộng xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc. Trước sự kiện này, chuyên gia Prashanth Parameswaran trong bài viết đăng trên The Diplomat đã đưa ra một chiến lược mà theo ông Mỹ có thể áp dụng để khống chế Trung Quốc trên Biển Đông. Điểm mấu chốt của chiến lược này là trực tiếp đánh vào sự phi pháp của các hoạt động cải tạo đất do Trung Quốc khởi xướng. Theo ông Parameswaran, không ít người đã lo ngại Bắc Kinh có thể sẽ bao biện rằng họ chỉ xây dựng trên các đảo/đá chìm, và điều này sẽ cho Trung Quốc cơ sở pháp lý để tuyên bố chủ quyền. Nếu điều đó xảy ra, Trung Quốc sẽ có trong tay 12 dặm lãnh hải, một vùng đặc quyền kinh tế, và một thềm lục địa đối với mỗi đảo; và 12 dặm lãnh hải cho mỗi đá. Tuy nhiên, Công ước LHQ về Luật biển 1982 (UNCLOS) đã chỉ rõ, các nước không được phép tuyên bố chủ quyền đối với đảo đá chìm, bởi khác với các đảo đá thông thường, đảo đá chìm không được công nhận về mặt pháp lý do bị ngập nước mỗi khi thủy triều lên. Kể cả khi đã được cải tạo, về mặt bản chất, các đảo đá chìm không được tính chủ quyền. Công ước LHQ về Luật biển Điều 60.8 Các đảo nhân tạo, các hoạt động xây dựng, và các công trình liên quan, đều không được coi là đảo theo đúng nghĩa. Tất cả đều không sở hữu lãnh hải xung quanh, và sự hiện diện của chúng không có bất kì ảnh hưởng gì đối với các ranh giới đã định sẵn về lãnh hải, đặc quyền kinh tế, hay thềm lục địa. "Chiến lược 12 dặm" BÀI LIÊN QUAN Trung Quốc phản ứng xấu với Mỹ về tuần tra biển Đông TQ hạ đặt giàn khoan 981 trên Biển Đông, CSBVN theo dõi chặt chẽ BQP Mỹ công bố con số khủng khiếp về hoạt động của TQ ở Biển Đông Chuyên gia Parameswaran cho rằng Mỹ có thể áp dụng điều 60.8 trong UNCLOS để "gây khó dễ" cho Trung Quốc. Cụ thể, tàu Hải quân Mỹ sẽ cứ thế mà di chuyển vào bên trong bán kính 12 dặm xung quanh một hoặc nhiều đảo/đá nhân tạo mà Trung Quốc đã xây dựng trái phép trên Biển Đông, để chứng tỏ rằng Washington không hề công nhận các đảo/đá này của Bắc Kinh. Theo ông Parameswaran, nước cờ này của Mỹ sẽ đặt Trung Quốc vào thế "tiến thoái lưỡng nan". Nếu Trung Quốc muốn cáo buộc Mỹ đã xâm phạm lãnh hải, họ sẽ phải công khai tuyên bố chủ quyền trên những đảo/đá chìm này, và nói rằng các đảo/đá này được hưởng quyền 12 dặm lãnh hải như các đảo/đá bình thường khác. Đảo nhân taọ do Trung Quốc xây dựng trái phép trên Biển Đông Tuy nhiên nếu làm như vậy, Trung Quốc đương nhiên sẽ vi phạm điều 60.8 của UNCLOS đã được dẫn ở trên. Còn Mỹ sẽ tạo được hình ảnh một cường quốc không chỉ tuân thủ luật pháp quốc tế mà còn sẵn sàng hành động để áp đặt những quy chuẩn đó. Mặt khác, nếu Trung Quốc không có động thái gì đáp trả, thì như vậy chẳng khác nào nước này "cho phép" Mỹ can thiệp trực tiếp vào Biển Đông, điều mà Bắc Kinh luôn kịch liệt phản đối. Cũng theo chuyên gia Parameswaran, chiến lược này không phải là không có rủi ro. Về phía Mỹ, nước này cần phải hết sức cẩn thận khi điều động tàu vào một khu vực nhạy cảm có nhiều tranh chấp như Biển Đông để áp đặt một điều luật quốc tế mà chưa chắc Trung Quốc đã chấp thuận. "Washington cần đảm bảo rằng họ tiếp cận được đích xác những đảo/đá chìm mà Trung Quốc xây dựng trái phép, đồng thời giữ khoảng cách với các đảo đá khác để tránh những phức tạp về mặt pháp lý có thể nảy sinh" - ông Parameswaran nhận định. Chuyên gia này cũng cảnh báo, "chiến lược 12 dặm" này chưa chắc đã có thể làm khó Trung Quốc. Theo ông, Bắc Kinh hoàn toàn có thể ra một tuyên bố chung chung, cáo buộc Mỹ đang gây ảnh hưởng tiêu cực đối với hòa bình và ổn định trên Biển Đông, mặt khác vẫn tiếp tục các hoạt động cải tạo đất và xây dựng trái phép của mình. Tóm lại, ông Parameswaran nhấn mạnh, dù Washington có áp dụng "chiến lược 12 dặm" hay không, và hiệu quả như thế nào, thì nó vẫn nên được nhìn nhận như một phần quan điểm và chính sách lâu dài của Mỹ trên Biển Đông, thay vì một bước can thiệp nhỏ lẻ. << Trung Quốc hạ đặt giàn khoan 981 trên Biển Đông, CSBVN theo dõi chặt chẽ theo Đại Lộ ==================== Mới thay cái găng tay mỏng hơn. Chưa được. Cần phải lột cái găng tay nhung ra và giơ nắm đấm sắt lên. Nếu không nước Mỹ sẽ không còn gì cả. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 5, 2015 Việt Nam hoan nghênh Mỹ giúp duy trì hoà bình Biển Đông (Chính trị Việt Nam) - Hòa bình, ổn định và an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông là nguyện vọng và lợi ích chung của khu vực và tất cả các nước. Giàn khoan mới vào Biển Đông nguy hiểm hơn Hải Dương 981 Việt Nam theo dõi chặt chẽ giàn khoan Hải Dương 981 Đó là khẳng định của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao ngày 14/5 khi được hỏi về phản ứng của Việt Nam đối với phiên điều trần tại Thượng viện Hoa Kỳ vào ngày 13/5 về “Bảo vệ lợi ích của Hoa Kỳ tại Biển Hoa Đông và Biển Đông". Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình Theo ông Lê Hải Bình, các bên liên quan cần giải quyết hòa bình các tranh chấp, tuân thủ luật pháp quốc tế nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS 1982), thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), tiến tới Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). "Trên tinh thần đó, Việt Nam hoan nghênh nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong đó có Hoa Kỳ trong việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở Biển Đông, đặc biệt là ủng hộ vai trò của ASEAN, tuân thủ DOC và những nỗ lực nhằm sớm đạt được COC”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao nhấn mạnh. Liên quan đến câu hỏi về việc Mỹ có ý định đưa tàu và máy bay đến gần các đảo nhân tạo của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao nói: “Chúng tôi mong muốn các bên liên quan, các quốc gia trong và ngoài khu vực có những nỗ lực tích cực đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, và an toàn hàng hải ở khu vực và không có những hành động làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông”. “Mọi hoạt động của các bên liên quan cần phải tuân thủ luật pháp quốc tế, tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của các quốc gia ở Biển Đông, đồng thời tuân thủ nghiêm túc DOC", ông Bình cho biết thêm. Liên quan đến việc Trung Quốc thông báo giàn khoan của nước này đã được kéo xuống và hoạt động ở Biển Đông đến ngày 16/5, ông Lê Hải Bình cho biết ngày 13/5, Đại tá Ngô Ngọc Thu, Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng Bộ tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam nhấn mạnh, Cảnh sát biển Việt Nam đang theo dõi và đã có những hoạt động chuẩn bị để sẵn sàng ứng phó với những tình huống xảy ra ở trên biển. Hải Dương 981 chính là giàn khoan đã được Trung Quốc triển khai một cách trái phép vào vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam hồi tháng 5/2014. Hành động phi pháp này đã vấp phải phản ứng dữ dội từ Việt Nam và dư luận thế giới. (Theo TTXVN, Tuổi trẻ, NLĐ) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 5, 2015 Chiến lược "độc" giúp Mỹ đối phó Trung Quốc tại Biển Đông Đức Huy 14/05/2015 19:20 Một bài viết đăng tải trên The Diplomat phân tích "chiến lược 12 dặm" mà Mỹ có thể sử dụng để đối phó lại các hoạt động xây dựng trái phép của Trung Quốc trên Biển Đông. Tàu USS Fort Worth và USS Freedom theo Đại Lộ ==================== Mới thay cái găng tay mỏng hơn. Chưa được. Cần phải lột cái găng tay nhung ra và giơ nắm đấm sắt lên. Nếu không nước Mỹ sẽ không còn gì cả. Mỹ có kế hoạch đưa F-35 đến biển Đông P.Nghĩa 14/05/2015 21:00 Mỹ có thể triển khai máy bay tiêm kích F-35 Lightning II và “chim ưng biển” V-22 Ospreys tới biển Đông để ngăn chặn Trung Quốc cải tạo trái phép vùng biển này. Ngày 13-5, các quan chức hàng đầu phụ trách khu vực Đông Á - Thái Bình Dương của Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Mỹ đã có cuộc điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện về vấn đề biển Đông. Tại cuộc điều trần, các thượng nghị sỹ Mỹ đã gây sức ép buộc chính quyền của Tổng thống Barack Obama phải phản ứng mạnh mẽ hơn với Trung Quốc. Thượng nghị sĩ Bob Corker, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, phàn nàn rằng Washington thiếu một chính sách chặt chẽ. "Tôi không thấy Trung Quốc phải trả giá gì cho những hoạt động của họ ở biển Đông và biển Hoa Đông. Trên thực tế, tôi thấy chính chúng ta đang phải trả giá. Chúng tôi thấy các nước bạn bè tỏ ra thường xuyên lo ngại về việc chúng ta đứng ở đâu cũng như mức độ cam kết của chúng ta là gì" - ông nói. Mỹ có thể sắp điều máy bay tiêm kích F-35 Lightning II đến biển Đông. Ảnh: Foundry Mag Ông David Shear, trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ về các vấn đề an ninh châu Á - Thái Bình Dương, cho biết với tốc độ hiện tại, Bắc Kinh sẽ xây xong một sân bay trên một trong số các rạn san hô đang cải tạo vào năm 2017 hoặc 2018. Trước lo ngại Mỹ đã chậm chân trong nỗ lực ngăn Trung Quốc thay đổi hiện trạng biển Đông của các thượng nghị sĩ, ông Shear trấn an rằng Mỹ sẽ tiếp tục "duy trì ưu thế quân sự trong khu vực" bằng việc phái máy bay tiêm kích F-35 Lightning II và “chim ưng biển” V-22 Ospreys tới biển Đông, đồng thời triển khai thêm 4 tàu chiến mới tới Singapore vào năm 2020 và 1 tàu ngầm tới đảo Guam. "Chúng ta không hề thiếu năng lực cũng như phương tiện để hỗ trợ giải pháp ngoại giao và đảm bảo an ninh toàn cầu" - ông cam đoan. Phát ngôn viên Lầu Năm Góc, Đại tá Steve Warren, tuyên bố Mỹ sẽ tìm cách khẳng định quyền tự do hàng hải ở biển Đông bằng cách điều tàu quân sự và máy bay tuần tra tới đây, trực tiếp thách thức Trung Quốc. Ông Warren cho biết luật pháp quốc tế không công nhận các hòn đảo nhân tạo là phần mở rộng của đất liền. Theo trang web của Cục Hải sự Trung Quốc, giàn khoan Hải Dương 981 sẽ hoạt động từ ngày 6 đến 16-5 tại khu vực giếng Lăng Thủy 25-1S-1 ở biển Đông (tọa độ 17°03′44″.5N/109°59′02″.7E), cách TP Tam Á, tỉnh Hải Nam 75 hải lý về phía Đông Nam. Theo lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam, Hải Dương 981 đang hoạt động ở ngoài vùng biển Việt Nam. Hải Dương 981 từng được hạ đặt trái phép trong vùng biển Việt Nam từ tháng 5 đến giữa tháng 7 năm ngoái, gây ra phản ứng dữ dội từ dư luận quốc tế. Ngày 30-4 vừa qua, Trung Quốc đưa giàn khoan Hưng Vượng xuống biển Đông nhưng không rõ vị trí cụ thế . Trước đó, hãng tin Reuters và báo The Wall Street Journal cho biết Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter có ý định huy động tàu và máy bay Mỹ tuần tra trong phạm vi 22 km tính từ các bãi cạn, rạn san hô mà Trung Quốc đang cải tạo trái phép. Về phần mình, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách vấn đề Đông Á - Thái Bình Dương Daniel Russel khẳng định chiến lược và sự hiện diện của Washington trong khu vực là cần thiết để đảm bảo quyền lợi của tất cả các nước có liên quan, dưới sự bảo hộ của luật pháp quốc tế. Ông Russel cũng nhấn mạnh hành động của Mỹ là để “bảo vệ các quy tắc ứng xử trên biển Đông” chứ không phải “bảo vệ các rạn san hô”. Tuyến hàng hải trên biển Đông được đánh giá là nhộn nhịp nhất thế giới. Do vậy, lợi ích của Washington sẽ trực tiếp bị ảnh hưởng nếu Bắc Kinh áp đặt quyền kiểm soát tại khu vực trọng yếu này. Ông Russel cho biết thêm các tranh chấp trên biển Đông sẽ được Ngoại trưởng John Kerry đặt vấn đề trong chuyến thăm Trung Quốc cuối tuần này. Một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay trong chuyến đi trên, ông Kerry sẽ nhấn mạnh hành vi bất hợp pháp của Trung Quốc tạo ra hậu quả tiêu cực đối với mối quan hệ song phương Mỹ - Trung. “Trung Quốc có đổ bao nhiêu cát lên các bãi ngầm hay bãi cạn trên biển Đông thì cũng chẳng giúp gì được cho những đòi hỏi chủ quyền của họ" - quan chức này nói. Hình ảnh từ vệ tinh của Google Earth ghi nhận Bắc Kinh đã cải tạo ít nhất 4 rạn san hô thuộc quần đảo Trường Sa kể từ khi Chủ tịch Tập Cận Bình lên nắm quyền hồi năm 2012. Bộ Ngoại giao Mỹ nhiều lần yêu cầu Trung Quốc chấm dứt hoạt động xây dựng nhưng không đưa ra hành động cụ thể để ngăn chặn. >>> F-35 của Mỹ: Sai lầm đắt giá nhất thế giới? >>> [ẢNH] Nhìn gần nữ phi công Mỹ đầu tiên lái tiêm kích F-35 theo Người lao động ================== LỜI TIÊN TRI ẤT MÙI 2015 Biển Đông, Hoa Đông cũng tiếp tục căng thẳng với cường độ lớn dần, đặc biệt vào cuối năm. Nhưng chưa xảy ra chiến tranh ở vùng biển này. "Thiên cơ khả dĩ lậu từ từ..". Nhưng F35 chưa đủ độ nặng. Nếu Hoa Kỳ không lột găng tay nhung và giơ nắm đấm sắt lên thì sẽ chẳng còn gì cả. Tất nhiên, năm nay bàn tay sắt chỉ là để quảng cáo. Nhưng chí ít thì cũng cần quảng cáo. Những thứ có thể quảng cáo là vũ khí laze đời mới, vũ khi điện từ...F35 vẫn thuộc hạng hai.... Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 5, 2015 Chiến lược "độc" giúp Mỹ đối phó Trung Quốc tại Biển Đông Đức Huy 14/05/2015 19:20 Một bài viết đăng tải trên The Diplomat phân tích "chiến lược 12 dặm" mà Mỹ có thể sử dụng để đối phó lại các hoạt động xây dựng trái phép của Trung Quốc trên Biển Đông. Tàu USS Fort Worth và USS Freedom theo Đại Lộ ==================== Mới thay cái găng tay mỏng hơn. Chưa được. Cần phải lột cái găng tay nhung ra và giơ nắm đấm sắt lên. Nếu không nước Mỹ sẽ không còn gì cả. Mỹ có kế hoạch đưa F-35 đến biển Đông P.Nghĩa 14/05/2015 21:00 Mỹ có thể triển khai máy bay tiêm kích F-35 Lightning II và “chim ưng biển” V-22 Ospreys tới biển Đông để ngăn chặn Trung Quốc cải tạo trái phép vùng biển này. theo Người lao động================== LỜI TIÊN TRI ẤT MÙI 2015 "Thiên cơ khả dĩ lậu từ từ..". Nhưng F35 chưa đủ độ nặng. Nếu Hoa Kỳ không lột găng tay nhung và giơ nắm đấm sắt lên thì sẽ chẳng còn gì cả. Tất nhiên, năm nay bàn tay sắt chỉ là để quảng cáo. Nhưng chí ít thì cũng cần quảng cáo. Những thứ có thể quảng cáo là vũ khí laze đời mới, vũ khi điện từ...F35 vẫn thuộc hạng hai.... Hoa Kỳ chuẩn bị can thiệp vào xung đột ở Biển Đông? Vương Tiến 05:30 16/05/2015 BizLIVE - Trong phiên điều trần trước Ủy ban Đối ngoại của Thượng viện Quốc hội Mỹ cách đây ít hôm, Trợ lý Ngoại trưởng đặc trách Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Russell đã tuyên bố rằng, việc Bắc Kinh xây dựng đảo nhân tạo ở Biển Đông đang làm gia tăng căng thẳng trong khu vực. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry. Ảnh AP Photo/ Joshua Roberts Còn một ngày trước đó, Lầu Năm Góc đã đề nghị Nhà Trắng phái máy bay quân sự và tàu chiến đến khu vực đảo nhân tạo trong vùng biển tranh chấp, theo Sputnik News. Washington gửi tín hiệu cho Bắc Kinh rằng Hoa Kỳ không chấp nhận việc bị lôi kéo tới vùng biển tranh chấp này. Điều đó đã từng có trước đây. Nhưng lần này thái độ của Mỹ đặc biệt cứng rắn và trực tiếp tới Biển Đông hơn, nhà phân tích chính trị người Nga Alexandr Larin nhận xét. “Có vẻ là điều đó gắn với việc Trung Quốc và Nga tiến hành tập trận chung ở Địa Trung Hải. Tàu chiến Trung Quốc đã tới Novorossiysk, tham gia vào hoạt động lễ hội Ngày Chiến thắng", ông Larin nói thêm. Theo chương trình dự kiến của cuộc tập trận chung Nga - Trung, sẽ có việc các tàu chiến của hai nước này tiến ra Địa Trung Hải. Trong khi đó, Mỹ và NATO thường quen coi Địa Trung Hải là vùng biển nội bộ, là “ao nhà” của họ. Cuộc tập trận Trung-Nga hiển nhiên chỉ mang tính biểu tượng, nhưng đối với người Mỹ thì lại là sự kiện hết sức khó chịu. Nó có thể xem như cú vả vào mặt người Mỹ. Chính vì vậy, Mỹ đang có ý định đáp trả Trung Quốc một cách xứng đáng, và đó có thể chính là tín hiệu Mỹ sẽ phái tàu chiến và phi cơ quân sự tới Biển Đông, khu vực đặc biệt nhạy cảm đối với quan hệ khu vực và quốc tế hiện nay, ông Larin đánh giá. "Gia tăng căng thẳng có lẽ sẽ không gây ra đụng độ nào. Tuy nhiên, quân đội Trung Quốc và Hoa Kỳ sẽ theo dõi sát lẫn nhau từ một khoảng cách nhất định”, ông Larin cho biết thêm. Hoa Kỳ công khai tuyên bố rằng trên thực tế nước này đang nghiên cứu và hoạch định các hoạt động quân sự của mình tại Biển Đông. Điều này được tiến hành ngay sau khi các quân nhân Trung Quốc và Ấn Độ tham gia cuộc duyệt binh trên Quảng trường Đỏ vào ngày 9 tháng Năm để kỷ niệm 70 năm ngày chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của người Nga. Chi tiết này thu hút sự chú ý của chuyên gia địa chính trị người Nga Konstantin Sokolov. "Đó là cách của Hoa Kỳ đáp lại cuộc biểu dương sức mạnh và nỗ lực thống nhất của khối BRICS, bây giờ đã trở thành một đối trọng địa chính trị nặng ký với Phương Tây, ông Sokolov nhận xét. Vẫn theo ông Solokov, cũng giống như cuộc thao diễn quân sự Trung - Nga, cuộc phô trương sức mạnh hoành tráng ở Moscow cho thấy rằng Phương Tây về cơ bản không thể tiến hành chính sách của họ bằng cách bất chấp những đối tác khác. Toàn bộ kịch bản địa chính trị đang thay đổi: Thế giới hiện giờ không còn là một thế giới đơn cực nữa. Chính vì thế mà ông John Kerry tuy hai năm qua tránh Nga, nay phải tự mình đến Sochi. Và sắp tới ông này còn thực hiện một cuộc thương lượng khá khó khăn với người Trung Quốc. Tất cả những điều đó có sự ràng buộc sâu sắc và chặt chẽ với nhau. Phương Tây rõ ràng đang buộc phải xét lại kịch bản của họ về trật tự thế giới. Điều này hiển nhiên sẽ mất không ít thời gian vì Hoa Kỳ chẳng những phảu đưa ra những hoạch định chiến lược mới, mà còn cần một thời gian để tái bố trí lực lượng của mình tại các điểm nóng trên toàn cầu. "Vì thế điều mà Hoa Kỳ có thể làm ngay lập tức hiện này là đưa ra những lời đe dọa nghiêm trọng và luận chiến cứng rắn, nhưng chắc chắn sẽ không có đối đầu quân sự công khai ở Biển Đông”, ông Sokolov nói. VƯƠNG TIẾN ================ Thế đấy! Nhưng cứ yên chí là năm nay chưa uýnh nhau to. Chỉ va chạm sứt đầu mẻ trán và Bộ Ngoại giao các nước liên quan có nhiều việc để làm.. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 5, 2015 Quan chức quốc phòng Úc đề xuất đưa quân đến Biển Đông để đối phó Trung Quốc 16/05/2015 18:56 (TNO) Úc nên chuẩn bị điều động máy bay và tàu quân sự đến Biển Đông để ngăn các hoạt động khẳng định chủ quyền gần như toàn bộ vùng biển quan trọng này của Trung Quốc, một nhà hoạt định chính sách quốc phòng hàng đầu của Úc đề xuất. HMAS Parramatta, khu trục hạm lớp ANZAC của Hải quân Hoàng gia Úc - Ảnh: Reuters Đề xuất này được ông Peter Jennings, người đứng đầu ban cố vấn soạn thảo sách trắng quốc phòng của chính quyền Thủ tướng Tony Abbott, đưa ra, nhật báo The Sydney Morning Herald (Úc) đưa tin ngày 15.5. Mặc dù vẫn chưa được lãnh đạo quân đội hay chính phủ Úc tán thành, nhưng đề xuất này thể hiện mức độ lo ngại của Canberra trước các tuyên bố chủ quyền hung hăng, phi lý của Trung Quốc tại Biển Đông, The Sydney Morning Herald bình luận. Nhật báo lâu đời nhất nước Úc cho biết mối lo ngại của các nước trong khu vực trong năm 2015 tập trung vào việc Trung Quốc ngang ngược xây dựng cầu cảng, đường băng và thậm chí có khả năng là cả các ụ súng trên các đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Và mối lo ngại trên ngày một gia tăng, thể hiện qua sự cố “nói nhầm” của một quan chức quốc phòng Mỹ về việc Washington sẽ điều động máy bay ném bom siêu âm chiến lược B-1 sang Úc. Phát biểu trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ ngày 14.5, ông David Shear, Thứ trưởng Quốc phòng phụ trách khu vực châu Á-Thái Bình Dương, khẳng định việc điều động máy bay ném bom siêu âm chiến lược B-1 đến Úc là một phần trong nỗ lực củng cố sức mạnh quân sự cho Úc. Phía Úc sau đó đã phủ nhận tuyên bố này, cho rằng ông Shear đã “nói nhầm”. Ông Jennings bình luận đây không phải là lần đầu tiên quan chức Lầu Năm Góc “nói nhầm”, nhưng tình tiết này cho thấy Mỹ đang củng cố vị thế của mình trước một Trung Quốc đang ngày càng hung hăng. Để bảo vệ uy tín của mình, Mỹ sẽ phải vô hiệu hóa các tuyên bố chủ quyền ngang ngược của Trung Quốc tại Biển Đông bằng cách cho phép tàu và máy bay quân sự áp sát các đảo nhân tạo của Bắc Kinh. Và Úc nên tiếp bước theo sau chiến lược này, ông Jennings cho biết. “Bước tiếp theo sau khi khẳng định lập trường của chúng ta (tại Biển Đông) đơn giản là thể hiện nó ra bằng cách cho tàu thuyền và máy bay đi qua vùng biển và vùng trời (của các đảo nhân tạo)”, quan chức quốc phòng Úc đề xuất. Hoàng Uy ==================== Tình hình thế giới rất là tình hình. Nói chung là "keng thẻng", chỉ một quả chậm và nhận định sai trong một khoảng thời gian cực ngắn, nhưng có tính quyết định là mọi chiện noạn cào cào. Híc! Wow! Buồn ngủ quá! Mai chém gió tiếp. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 5, 2015 Tổng thống Hàn Quốc cam kết nỗ lực thống nhất Bán đảo Triều Tiên (Vietnam+) lúc : 17/05/15 06:29 Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-Hye. (Ảnh: AFP/TTXVN Trong một thông điệp phát qua cầu truyền hình tối 16/5 tới quảng trường ở trung tâm thủ đô Seoul, nơi diễn ra một buổi lễ Phật giáo cầu nguyện cho sự thống nhất giữa hai miền Triều Tiên và hòa bình thế giới, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đã cam kết nỗ lực mạnh mẽ để đạt được thống nhất dân tộc trên Bán đảo Triều Tiên.Nhấn mạnh Chính phủ Hàn Quốc đang chuẩn bị tích cực để đạt được sự thống nhất hòa bình, Tổng thống Park Geun-hye cũng cam kết tiếp tục nỗ lực hướng tới một Bán đảo Triều Tiên thống nhất, mang lại cho mọi người ở đây hạnh phúc và những điều tốt lành cho toàn thể loài người.Bà nói: “Lời kêu gọi của thời đại của chúng ta là chấm dứt nỗi đau từ sự chia cắt kéo dài và mở ra một kỷ nguyên mới của sự thống nhất.”Buổi lễ tổ chức tối 16/5 là điểm nhấn của một loạt sự kiện Phật giáo kéo dài 3 ngày, bắt đầu từ ngày 15/5, được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày Bán đảo Triều Tiên thoát khỏi ách thống trị thực dân của Nhật Bản kéo dài từ 1910-1945, thu hút sự tham gia của khoảng 200 nhà lãnh đạo Phật giáo từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới.Theo dự kiến, một buổi lễ quy mô lớn sẽ được tổ chức vào ngày 17/5 tại trung tâm thủ đô Seoul để cầu siêu cho linh hồn của các nạn nhân của cuộc chiến tranh Triều Tiên./. ========================== Các bạn Cao Ly hãy cố lên. Các bạn hãy giành ít phút trong một ngày để chiêm nghiệm chân lý. Tổ tiên người Việt có câu: "Nói phải củ cải cũng nghe". Muốn hóa giải những mâu thuẫn giữa Bắc Triều Tiên và Nam Hàn thì các bạn hãy tìm tiếng nói chung trong quyền lợi dân tộc Cao Ly. Đấy chính là chân lý trong một tập hợp lớn hơn chứa đựng những phần tử - mâu thuẫn - trong tập hợp đó. Chúc các bạn thành công và xin nhắc lại là thời gian không thể chờ đợi mọi chuyện trên thế gian này. Từ chuyện nhỏ như con thỏ cho đến chuyện bàn cờ thế giới. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 5, 2015 Cuộc đối đầu Trung - Mỹ trên không phận Biển Đông Chủ Nhật, 17/05/2015 - 07:48 Dân trí Khi tuần tra gần quần đảo Trường Sa và bị tàu Trung Quốc đeo bám, chiến hạm USS Fort Worth của Mỹ đã triển khai các máy bay theo dõi bầu trời Biển Đông. Lần tuần tra này chứng minh Mỹ hoàn toàn có khả năng ngăn chặn Trung Quốc nếu nước này lập ADIZ trên Biển Đông. Tàu USS Fort Worth tuần tra gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam và bị tàu Trung Quốc theo sau. (Ảnh: US Navy) Thông báo mới nhất của Hải quân mỹ cho biết khi tàu USS Fort Worth, một trong những chiến hạm hiện đại nhất của Hải quân Mỹ, làm nhiệm vụ tuần tra Biển Đông hồi tuần trước, tàu này đã triển khai một máy bay trinh sát không người lái và một trực thăng Seahawk giám sát không phận Biển Đông từ trên cao. Hải quân Mỹ sau đó thông báo tàu tác chiến ven biển USS Forth Worth (LCS-3) được điều động từ một căn cứ của lực lượng này tại Singapore, thực hiện nhiệm vụ tuần tra 7 ngày tại vùng biển và không phận quốc tế ở Biển Đông, gần khu vực quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Phía hải quân Mỹ không nhắc đến việc Trung Quốc đang tiến hành bồi đắp và cải tạo đảo tại quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam và việc Bắc Kinh từng tuyên bố không loại trừ khả năng thành lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ ) trên Biển Đông. Tuy nhiên, nhiệm vụ tuần tra của tàu USS Forth Worth đã chứng minh khả năng của Mỹ trong trường hợp Bắc Kinh lập ADIZ tại khu vực này. Một quan chức Mỹ nhận định: “…Chúng tôi tin rằng cuối cùng Trung Quốc cũng sẽ tuyên bố một ADIZ trên Biển Đông, chỉ có điều không biết là khi nào…”. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Russel mới đây bày tỏ quan ngại sâu sắc trước hành động xây đắp đảo phi pháp của Trung Quốc. Ông khẳng định : “Dù Trung Quốc có đổ bao nhiêu cát lên một rạn san hô ở Biển Đông thì cũng không tạo ra được chủ quyền tại đó". Mỹ cũng từng chỉ trích rằng Trung Quốc đang âm mưu xây một "Vạn Lý Trường Thành bằng cát" trên Biển Đông. Theo ước tính của Mỹ, Trung Quốc đã mở rộng bồi đắp các đảo nhân tạo mà nước này đang kiểm soát trái phép ở Trường Sa lên tới 8km2, so với mức chỉ 2km2 trong năm ngoái. Tháng trước, các hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy Trung Quốc thậm chí còn xây đường băng phi pháp trên một đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đường băng này đủ dài để đón các máy bay chiến đấu và máy bay do thám của Trung Quốc, tạo một căn cứ quân sự trên Biển Đông cho Bắc Kinh. Mỹ hiện đang quan ngại sâu sắc rằng một khi Trung Quốc hoàn thành hoạt động xây đắp phi pháp trên 7 bãi đá tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nước này sẽ áp đặt các hạn chế đối với giao thông đường biển và đường không trên Biển Đông. Đây cũng được cho là một nội dung chính trong chương trình nghị sự của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry khi đến thăm Trung Quốc trong những ngày này. Tuần trước, một quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết nước này đang cân nhắc kế hoạch gửi máy bay, tàu chiến đến Biển Đông để đảm bảo tự do hàng hải xung quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đã và đang xây dựng trái phép. Hiện tại Biển Đông, xung đột Trung-Mỹ đang trở nên rõ ràng. Trong tuyên bố mới nhất, Hải quân Mỹ cũng cho hay tàu USS Fort Worth, con tàu có khả năng săn tàu ngầm và tàu tấn công đổ bộ, đã “đối đầu với nhiều chiến hạm của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) trong chuyến tuần tra”. Tuy nhiên, báo cáo không đi vào chi tiết. “Các lần gặp mặt giữa tàu Trung Quốc và tàu của chúng tôi được xử lý theo Bộ quy tắc ứng xử cho những cuộc chạm trán ngoài ý muốn trên biển (CUES). Các quy tắc này đã giúp giải quyết xung đột và ngăn chặn các hiểu nhầm giữa hai bên”, Chỉ huy Matt Kawas của tàu USS Fort Worth, thông báo. Thoa Phạm Theo AP =================== Không nằm ngoài những dự đoán của lão Gàn từ....2008 ("Việt sử 5000 năm văn hiến và vấn đề biển Đông"). Chưa đâu! Mọi chuyện còn diễn biến khuých tạp. Nhưng "Thiên cơ khả dĩ lậu từ từ...". Hãy đợi đấy! Hì. Cách đây năm ngoái, năm kia, một quan chức cao cấp Hoa Kỳ đã phát biểu: "Việt Nam không cần ngả theo phe nào..." (Bài đã đăng ngay topic này). Nhưng vấn đề là sau "canh bạc cuối cùng" nước Việt sẽ như thế nào?! Đây là chuyện không phải để chém gió. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 5, 2015 Mỹ bỏ Ukraine, tập trung lật bài ngửa ở Biển Đông với Trung Quốc? Hồng Thủy 17/05/15 06:00 Thảo luận (1) (GDVN) - Nhà Trắng dường như muốn liên thủ với Điện Kremlin để gây áp lực với Trung Nam Hải trên Biển Đông. Mỹ "đánh phủ đầu" nguy cơ Trung Quốc áp khu nhận diện phòng không Trường Sa Đa Chiều: Obama đã thay đổi hẳn lập trường về Biển Đông Nhân Dân nhật báo: Phải chuẩn bị cho chiến tranh ở Biển Đông Đa Chiều ngày 15/5 bình luận, để chuẩn bị "lật bài ngửa" với Trung Quốc ở Biển Đông, Mỹ đã sẵn sàng buông Ukraine bởi hoạt động cải tạo, bồi lấp (bất hợp pháp) của Trung Quốc ở Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) đã khiến Washington cực kỳ lo ngại. Từ khi Trung Quốc bắt đầu bồi lấp và xây dựng ở Trường Sa 1 năm trước đây, Mỹ cũng bắt đầu chuyển hướng từ gây sức ép ngoại giao sang cứng rắn về quân sự, tích cực can thiệp vào Biển Đông. Chuyên thăm Nga và phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry khiến Đa Chiều cho rằng có thể Washington đã quyết định bỏ Ukraine đổi lấy thỏa hiệp với Moscow trong việc ngăn chặn Trung Quốc bành trướng Biển Đông. Mỹ nhận thấy không thể giành chiến thắng đồng thời trong 2 cuộc chiến tranh Lập trường của Mỹ trong vấn đề Biển Đông đã thay đổi về bản chất, từ chỗ "không ủng hộ bên nào" sang ủng hộ các bên không phải là Trung Quốc. Trên thực tế đồng thời với việc điều chỉnh chiến lược của Mỹ ở Biển Đông, Mỹ cũng đã bắt đầu điều chỉnh các trọng điểm chiến lược toàn cầu để dồn sức về vùng biển trọng điểm này. Chiến lược quân sự của Nhà Trắng cho hấy Lầu Năm Góc đã từ bỏ mục tiêu có thể tham chiến và chiến thắng trong 2 cuộc chiến tranh đồng thời mà vẫn bảo toàn được lực lượng. Mỹ đang tập trung sức mạnh quân sự vào Biển Đông và bắt buộc phải rút khỏi cục diện Ukraine. Trước chuyến công du Trung Quốc ngày 16/5 của Ngoại trưởng John Kerry, hôm 13/5 Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ tổ chức điều trần về cục diện Biển Đông, Hoa Đông. Tại đây Trợ lý của ông Kerry, Daniel Russel đã nói với các Thượng nghị sĩ rằng Ngoại trưởng Mỹ sẽ nói thẳng với Tập Cận Bình chuyện Trung Quốc xây đảo ở Biển Đông vào ngày hôm nay 17/5. Đáng chú ý hơn nữa là chuyến công du của ông Kerry tới Bắc Kinh diễn ra khi ông vừa đi Moscow hôm 12/5. Đây là chuyến thăm Nga đầu tiên của Ngoại trưởng Mỹ từ khi nổ ra khủng hoảng Ukraine. Hãng thông tấn nhà nước Nga RIA Novosti đưa tin về sự kiện này với tít bài Đa Chiều cho là "bất thường, cổ quái". Truyền thông Nga đưa tin: "John Kerry thăm Nga: Nga và Mỹ nỗ lực khôi phục lại quan hệ bình thường". Trong bản tin này, RIA Novosti bình luận rằng chuyến thăm Nga của Ngoại trưởng Mỹ "có ý nghĩa bước ngoặt lịch sử", mặc dù hai bên không có đột phá nào trong đàm phán. Đa Chiều đặt câu hỏi, tại sao không có tiến triển nào trong đàm phán Nga - Mỹ mà thông tấn nhà nước Moscow lại nói chuyến thăm của ông John Kerry "có ý nghĩa bước ngoặt lịch sử" và "nỗ lực khôi phục lại quan hệ bình thường"? Theo Đa Chiều, nguyên nhân rất đơn giản: Chuyến thăm Nga lần này của ông Kerry không có đột phá nào về nhận thức chung giữa hai bên, nhưng rất có khả năng Nga đã nhận được sự nhượng bộ quan trọng có tính quyết định từ Mỹ về cuộc khủng hoảng Ukraine. Washington và Moscow đã có thỏa thuận ngầm kết thúc khủng hoảng Ukraine? "Tư thế rút lui" của Washington khỏi cuộc khủng hoảng Ukraine trong chuyến thăm Nga của ông John Kerry là khá rõ ràng. 4 tháng trước vào ngày 29/1 Nga đã "phao tin" Kerry sẽ đi Moscow ngày 4/2, các báo lớn của Nga đua nhau bình luận "quan hệ Nga - Mỹ rã đông", "Mỹ đã cúi đầu", "Ukraine sinh biến". Nhưng cuối cùng ông John Kerry đã không đến Moscow mà lại sang Kiev, gián tiếp phủ nhận đồn đoán của truyền thông Nga khiến Moscow thấy rõ ác cảm của phương Tây đối với mình. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và người đồng cấp Nga Sergei Lavrov. Nhưng 4 tháng sau Ngoại trưởng Mỹ đã có mặt ở Moscow và hội đàm với các nhà lãnh đạo Nga suốt 8 tiếng đồng hồ. Họ đã bàn những gì? Theo Đa Chiều, một số tờ báo Nga nói rằng ông Kerry đã nhắc đến việc tháo dỡ lệnh cấm vận đối với Nga, nhưng xem ngôn ngữ cử chỉ của John Kerry cho thấy quan điểm của Mỹ không có gì khác so với trước. Mỹ vẫn chỉ là kêu gọi Nga thực hiện đầy đủ thỏa thuận Minsk, có nghĩa là ngừng bắn triệt để, vấn đề Mỹ đã đặt ra từ tháng 9 năm ngoái. Mắt xích chuyển biến trong lập trường của Mỹ, theo Đa Chiều lại thể hiện ở một chi tiết ít người chú ý. Trong cuộc họp báo chung sau hội đàm có phóng viên hỏi Ngoại trưởng Mỹ về việc Kiev tuyên bố sẽ lấy lại sân bay Donetsk, ông John Kerry trả lời, bất kỳ nỗ lực nào của Ukraine để giành lại lãnh thổ bằng vũ lực sẽ vi phạm thỏa thuận Minsk 2 và sẽ phải đối mặt với sự phản đối nghiêm khắc từ Washington. "Nếu Tổng thống Poroshenko ủng hộ bất kỳ hành động vũ lực nào, chúng tôi sẽ kêu gọi ông ấy suy nghĩ kỹ trước khi có bất kỳ hành động nào, vì lúc đó thỏa thuận Minsk có nguy cơ bị phá vỡ nghiêm trọng. Chúng tôi đặc biệt quan ngại những hành động như thế có thể gây ra hậu quả. Đến lúc đó nó sẽ là một bước đi hủy diệt", ông John Kerry nói. Đa Chiều bình luận, câu nói này của ông John Kerry không chỉ đơn thuần phản đối Poroshenko, mà còn là sự thay đổi quan trọng trong thái độ của Washington. Hiệu quả bùng nổ trong câu nói này của Ngoại trưởng Mỹ còn được thể hiện và củng cố bởi chiến lược của Mỹ trên thực tế. Sân bay Donetsk là một trong những cứ điểm 2 phe tranh giành ác liệt ở miền Đông Ukraine và hiện được xem như "biểu tượng" của cuộc chiến ở miền Đông. Tháng 2 năm nay trước khi thỏa thuận Minsk 2 được ký kết sân bay Donetsk lại thành điểm nóng và hiện nay giao tranh ở đây ngày càng ác liệt. Trong bối cảnh đó John Kerry lại cảnh báo Kiev "suy nghĩ cho kỹ trước khi hành động", chẳng khác nào Mỹ ép Kiev phải từ bỏ cứ điểm biểu tượng này sau một thời gian đã đổ bao xương máu. Điều này sẽ dẫn đến những phản ứng mạnh mẽ từ những người ủng hộ chính quyền mới ở Kiev, đồng thời cũng là mối uy hiếp công khai đối với toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. Washington muốn Kiev 2 tay dâng đất cho người, món mồi béo bở này tất nhiên không dành cho lực lượng ly khai miền Đông Ukraine, mà dành cho Moscow. Đa Chiều lưu ý, trên thực tế cái gọi là "Cộng hòa Nhân dân Donetsk" hay "Cộng hòa Nhân dân Luhansk" tự xưng chỉ kiểm soát chưa đầy 30% diện tích 2 khu vực này, Phát biểu bất ngờ của Ngoại trưởng Mỹ về cục diện chiến sự Đông Ukraine cho thấy, rất có khả năng Washington sẽ ép Kiev từ bỏ 2 tỉnh này, thậm chí không giới hạn trong khu vực người Nga khống chế để đổi lấy hợp tác của Moscow trong các vấn đề chiến lược khác. Thêm dấu hiệu Mỹ rút khỏi khủng hoảng Ukraine đổi lấy thỏa hiệp với Nga Thực tế thứ 2 củng cố nhận định này là, trong toàn bộ cuộc họp báo, ông John Kerry tuyệt nhiên không đả động gì đến bán đảo Crimea, vốn là nguyên do chủ yếu dẫn đến lệnh trừng phạt Nga của phương Tây. Đây không phải lần đầu tiên, ngay từ khi thỏa thuận Minsk 2 được ký kết hồi tháng 2, cũng không có chữ nào nhắc tới Crimea. Một khi Mỹ và các quốc gia lớn khác không nhắc gì đến Crimea, thì câu chuyện Ukraine vĩnh viễn mất vùng lãnh thổ này đã là gạo nấu thành cơm. Ông John Kerry nhắc nhở Tổng thống Ukraine Poroshenko suy nghĩ cho kỹ khi quyết định lấy lại sân bay Donetsk là dấu hiệu đầu tiên Đa Chiều cho rằng Washington đã "đảo chiều" trong khủng hoảng Ukraine. Mặt khác, ở Mỹ hiện nay rất ít tiếng nói kêu gọi viện trợ quân sự cho Ukraine, trong khi ông John Kerry từng tuyên bố sẽ không gặp Putin nếu như chưa có ngừng bắn ở miền Đông thì nay Ngoại trưởng Mỹ đã thăm chính thức Moscow. Điều này củng cố nhận định phương Tây đã thay đổi lập trường trong vấn đề Ukraine. Đa Chiều bình luận, phát biểu trên của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry dù chưa thể lấp đầy khoảng cách mất lòng tin giữa Nga và Mỹ, nhưng trên thực tế nó có thể kết thúc cuộc khủng hoảng Ukraine. Bản thân Washington là "kẻ đứng sau rèm" thao túng cục diện Ukraine nay tự tay kết thúc cuộc khủng hoảng này, đồng thời lại thay đổi lập trường trong vấn đề Biển Đông quá nhanh, động thái này cho thấy Nhà Trắng dường như muốn liên thủ với Điện Kremlin để gây áp lực với Trung Nam Hải trên Biển Đông. Hồng Thủy ==================== Từ lâu, lão Gàn đã phát biểu rằng thì là: giải quyết nhanh vấn đề Ucraine để còn làm việc khác. Hãy tặng Crimea cho anh Nga, Ucraine theo Tây Phương. Và rằng: Hoa Kỳ nên liên kết với Nga và ngược lại, hai bên đều có lợi. Tốt lắm! Mọi chuyện cứ y như trong kinh. "Từ từ rồi khoai sẽ nhừ...". Hãy đợi đấy! Kính thưa quý zdị! Mọi chuyện rồi sẽ đâu vào đấy! "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ...". Hì! Đụng tới Việt Nam là sai lầm lớn nhất của Tàu. Cái lày lão Gàn lói nâu rùi. Hì! Cho đến tận bi vờ, lão chắc chắn rằng: Chẳng một chính khứa thông minh nào của Tàu có thể hiểu được tại sao đụng tới Việt Nam lại là sai lầm lớn nhất. Trong khi đó, nếu Tàu chỉ đòi chủ quyền ở Điếu Ngư với Nhật Bản và thống nhất Đài Loan với lục địa lại ít nguy hiểm hơn. Đến thời điểm thích hợp , lão có thể sẽ nói rõ điều này. 4 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 5, 2015 Đa Chiều: Obama đã thay đổi hẳn lập trường về Biển Đông Hồng Thủy 15/05/15 11:13 Thảo luận (10) (GDVN) - Đa Chiều cho rằng, nói thẳng ra là Mỹ đang ủng hộ Việt Nam, Philippines, Nhật Bản. Trên thực tế quân đội Hoa Kỳ đã thu thập các chứng cứ Trung Quốc bồi lấp... Nhân Dân nhật báo: Phải chuẩn bị cho chiến tranh ở Biển Đông Lên án Trung Quốc gây hấn, Mỹ điều máy bay ném bom B-1 bảo vệ Biển Đông "Mỹ kéo tàu chiến vào 12 hải lý đảo nhân tạo ở Trường Sa, sẽ có đánh nhau" Tổng thống Mỹ Barack Obama. Đa Chiều ngày 15/5 bình luận, chính sách của Mỹ trong vấn đề Biển Đông đã có những thay đổi về bản chất kể từ khi Trung Quốc đẩy mạnh hoạt động xây dựng, bồi lấp đảo nhân tạo (bất hợp pháp) trên 7 bãi đá ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) trong 1 năm qua. Từ chỗ bày tỏ quan ngại nghiêm trọng, Washington đã gây áp lực ngoại giao buộc Bắc Kinh ngừng hoạt động (phi pháp) này nhưng không hiệu quả. Bây giờ Hoa Kỳ quyết định chuyển hướng sang gây sức ép về mặt quân sự, tích cực can dự vào tranh chấp trên Biển Đông. Lập trường "không ủng hộ bên nào" trong các bên tranh chấp Biển Đông của Nhà Trắng đã thay đổi, chính quyền Tổng thống Mỹ rõ ràng đã ủng hộ bên yêu sách không phải là Trung Quốc. Đây là sự thay đổi lớn không chỉ của riêng chính phủ Obama, mà của Nội các Hoa Kỳ qua nhiều thế hệ. Trong thời điểm Ngoại trưởng John Kerry sửa soạn công du Bắc Kinh, Thượng viện Mỹ hôm 13/5 tổ chức phiên điều trần về các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông và Hoa Đông, trong đó vấn đề bồi lấp xây dựng đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ở Trường Sa trở thành tiêu điểm. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel và Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng David Shear cùng đăng đàn giải trình chiến lược của Nhà Trắng và Lầu Năm Góc ngăn chặn các hoạt động (phi pháp) của Trung Quốc trên biển. Ông Daniel Russel nhấn mạnh dùng con đường ngoại giao gây áp lực với Bắc Kinh, trong đó cho biết ngày 17/5 tới khi gặp Tập Cận Bình, ông John Kerry sẽ nói thẳng với chủ nhân Trung Nam Hải về chuyện Trung Quốc bồi lấp ở Trường Sa. Ông David Shear thì tuyên bố Lầu Năm Góc sẽ tăng cường sự hiện diện quân sự trên Biển Đông và tăng cường hiệp đồng tác chiến với các đồng minh. Về hoạt động bồi lấp xây đảo nhân tạo của Trung Quốc, cả 2 quan chức Mỹ đồng xác nhận: Một là chính phủ Obama đã xác định rằng chính sách của Bắc Kinh ở Biển Đông đã vấp phải phản đối gay gắt từ các nước láng giềng. Mục tiêu của Trung Nam Hải trong chiến lược ở Biển Đông bao gồm 3 yếu tố: Phản đối chỉ trích, phản đối quốc tế hóa Biển Đông và phản đối đưa Biển Đông ra cơ quan tài phán quốc tế. Nhưng cả 3 chính sách này đều đã thất bại. Thứ hai, chính quyền Tổng thống Obama sẽ thay đổi tư thế quân sự của mình ở Biển Đông. Đa Chiều cho rằng đây là thay đổi về chất sau khi đề nghị đóng băng tranh chấp Biển Đông mà Mỹ đưa ra năm ngoái thất bại. Các chính quyền tiền nhiệm của ông Obama đều xác định "không ủng hộ bên nào" trong các bên tranh chấp Biển Đông, và ông chủ Nhà Trắng hiện tại đã thay đổi nó. Đa Chiều cho rằng, nói thẳng ra là Mỹ đang ủng hộ Việt Nam, Philippines, Nhật Bản. Trên thực tế quân đội Hoa Kỳ đã thu thập các chứng cứ Trung Quốc bồi lấp, xây dựng ở Trường Sa từ lâu. Thượng nghị sĩ Marco Rubio: Sẽ rắn với Trung Quốc nếu trở thành Tổng thống. Điều này đã được tiết lộ trên tờ Financial Times ngày 10/7 năm ngoái khi ông Danile Russel đề xuất đóng băng tranh chấp ở Biển Đông: Các bên không chiếm các thực thể ở Trường Sa, không đặt công sự tiền tiêu, không thay đổi địa hình địa mạo khu vực tranh chấp, không có hành động đơn phương chống nước khác. Ứng viên Tổng thống Mỹ: Phải rắn với Trung Quốc ở Biển Đông Trong một động thái có liên quan, tờ Financial Times ngày 14/5 đưa tin, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa gốc Cuba Marco Rubio là ứng cử viên tranh cử Tổng thống Hoa Kỳ khóa tới tuyên bố sẽ có chính sách đối ngoại cứng rắn với Trung Quốc, Nga, Iran nếu ông thắng cử. Ông cam kết sẽ sử dụng sức mạnh của Hoa Kỳ để phản đối các hành vi vi phạm luật pháp quốc tế trên các vùng biển như Biển Đông hoặc eo biển Hormuz. Phác thảo chính sách đối ngoại của ông Marco Rubio cho thấy Thượng nghị sĩ này sẽ tập trung vào 3 trụ cột chính: Phát huy sức mạnh của Mỹ, bảo vệ nền kinh tế Hoa Kỳ trong thế giới toàn cầu hóa và bảo vệ sự trong sáng của các giá trị đạo đức, giá trị cốt lõi của Mỹ. Trung Quốc, Nga, Iran hay bất cứ quốc gia nào khác cố gắng ngăn chặn tự do thương mại toàn cầu sẽ vấp phải phản ứng tương xứng của Hoa Kỳ. Mỹ kiên quyết phản đối chủ nghĩa bành trướng lãnh thổ. Trung Quốc đang ngày càng hung hăng hơn trong việc theo đuổi yêu sách (vô lý, phi pháp) ở Biển Đông. Tờ The New American ngày 14/5 cũng dẫn lời Thượng nghị sĩ Rubio trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện rằng, cần phải bảo vệ vai trò của Hoa Kỳ trong việc đảm bảo an ninh thế giới, và cần có hành động can thiệp sớm trong các cuộc khủng hoảng quốc tế. "Nếu trở thành Tổng thống, tôi sẽ sử dụng sức mạnh của Hoa Kỳ chống lại bất kỳ hành vi vi phạm nào trên các vùng biển, vùng trời quốc tế, không gian mạng hoặc không gian bên ngoài. Điều này bao gồm sự gián đoạn kinh tế gây ra khi một nước làm tổn hại nước khác, cũng như sự hỗn loạn gây ra bởi gián đoạn trong các tuyến hàng hải huyết mạch như Biển Đông hay eo biển Hormuz", The New American dẫn lời ông cho biết. Hồng Thủy ==================== Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa gốc Cuba Marco Rubio là ứng cử viên tranh cử Tổng thống Hoa Kỳ khóa tới tuyên bố sẽ có chính sách đối ngoại cứng rắn với Trung Quốc, Nga, Iran nếu ông thắng cử. Ông cam kết sẽ sử dụng sức mạnh của Hoa Kỳ để phản đối các hành vi vi phạm luật pháp quốc tế trên các vùng biển như Biển Đông hoặc eo biển Hormuz. Hì! Không nằm ngoài dự đoán của lão Gàn. Tuy suốt ngày chỉ nhậu với chuối xanh muối ớt trong cái lò gạch làng Vũ Đại, vậy mà đoán cứ đúng ra phết. Hì. Lão đã bảo rồi: "Nếu không tuột cái găng tay bọc nhung ra thì đảng Dân Chủ sẽ thất cử, dù ứng cử viên là bà Clinton". Cái này lão phát biểu từ khi bà Cờ linh ton chưa có ý định ra ứng cử. Bởi vì, vấn đề trọng tâm của nước Mỹ trong tương lai sẽ không chỉ là kinh tế. Mà còn là ngôi vị bá chủ thế giới và quyền lợi Hoa Kỳ. Do đó, với lời tuyên bố của ông Marco Rubio với lão không có gì là lạ. 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 5, 2015 Đa Chiều: Obama đã thay đổi hẳn lập trường về Biển Đông Hồng Thủy 15/05/15 11:13 Thảo luận (10) (GDVN) - Đa Chiều cho rằng, nói thẳng ra là Mỹ đang ủng hộ Việt Nam, Philippines, Nhật Bản. Trên thực tế quân đội Hoa Kỳ đã thu thập các chứng cứ Trung Quốc bồi lấp... Nhân Dân nhật báo: Phải chuẩn bị cho chiến tranh ở Biển Đông Lên án Trung Quốc gây hấn, Mỹ điều máy bay ném bom B-1 bảo vệ Biển Đông "Mỹ kéo tàu chiến vào 12 hải lý đảo nhân tạo ở Trường Sa, sẽ có đánh nhau" Tổng thống Mỹ Barack Obama. Tại cái tờ Đa Chiều ngu, nên tưởng TT Obama "đã thay đổi lạp xường" - í lộn - "Lập trường" về bể Đông. Thực ra, lão biết tỏng ngài Obama chưa bao wờ thay đổi lập trường. Ngài chỉ tùy thời mà phát biểu theo thời thế mà thôi. Bởi vậy, mọi chiện mới không nằm ngoài dự đoán của lão Gàn. Từ chiện rút quân khỏi Áp ga nít xe tăng, rút quân khỏi I dắc....đến việc đón tiếp nồng nhiệt ngài Tập ở cái trang trại nghỉ mát....cho đến bi tận wờ. Hi. Ngu thì chết con ạ. Điếu mựa, lão nói lâu rùi. Ngoài chiện từ 5000 năm trước với cội nguồn Việt sử, lão Gàn chẳng dây dưa gì đến chiện đời. Lâu lâu chém gió chơi, cho zdui cửa zdui nhà vậy. Hì. Nhân Dân nhật báo: Phải chuẩn bị cho chiến tranh ở Biển Đông Mựa! Lão điếu thèm xem lội dung bài báo bình lựng thế nào. Chỉ cần cái tựa cũng thấy dốt. Này! Lão bảo cho mà biết nhá! Nếu lão Gàn mần cái Tổng tham mưu trưởng quân đội Hoa Kỳ thì lão hơi điếu đâu mà uýnh nhau ở bể Đông. Hiểu không? Nhìn cái mặt ục một đống, biết ngay là điếu hiểu gì cả. 4 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 5, 2015 PHOENGSHUI ĐÃ ĐI VÀO CHÁNH CHỊ QUỐC TẾ! Quý vị và anh chị em wan tâm chịu khó xem hết bài này. Trong đó hẳn trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ đã xác định: Trung Quốc đang phá hoại phong thủy ở bể Đông. Hì! ======================== Mỹ phải cứng rắn, thậm chí cho Trung Quốc ăn “nắm đấm” ở Biển Đông Đông Bình (Tổng hợp) 16/05/15 07:36 Thảo luận (5) (GDVN) - Chính phủ Mỹ đang tìm cách đối phó sự hung hăng của Trung Quốc, sẽ có lập trường cứng rắn với Trung Quốc, sẽ hiện diện quân sự mạnh nhất ở Biển Đông. Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ lại giở trò, mời tàu Mỹ tránh gió ở Trường Sa Trung Quốc lại cảnh cáo máy bay tuần tra P-8 Mỹ khi bay đến Biển Đông Báo Trung Quốc dọa Mỹ: Đừng nghĩ Trung Quốc mềm yếu ở Biển Đông Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russell Biển Đông: Trung Quốc phá hoại phong thủy Đông Nam Á Trang mạng "Quan sát" Trung Quốc dẫn tờ "Washington Post" Mỹ ngày 13 tháng 5 đưa tin, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách vấn đề Đông Á Daniel Russell trả lời phỏng vấn cho rằng: “Việc bồi đắp, tôn tạo (bất hợp pháp) không nhất định vi phạm công ước quốc tế, nhưng chắc chắn sẽ phá hoại phong thủy, hài hòa của khu vực Đông Nam Á”. “Hơn nữa đi ngược lại chủ trương nhất quán của Trung Quốc, không phù hợp với thái độ nhất quán 'muốn làm một láng giềng tốt, một lực lượng tốt, không uy hiếp' của Trung Quốc”. Cùng với việc tình hình căng thẳng giữa hai nước Trung-Mỹ ở vùng biển quan trọng leo thang, vào thứ Tư vừa qua, Trung Quốc bày tỏ quan ngại sâu sắc đối với thông tin Mỹ đề nghị điều tàu chiến và máy bay đến đảo nhân tạo ở Biển Đông. Vài tháng gần đây, Trung Quốc bồi đắp, tôn tạo, cải tạo (bất hợp pháp) các đá ngầm thành đảo có thể cung cấp sân bay đơn giản và cơ sở quân sự sử dụng cho tuyến đường hàng hải bận rộn nhất thế giới. Tháng trước, Tổng thống Mỹ Barack Obama bày tỏ lo ngại Trung Quốc sử dụng cường quyền ép các nước nhỏ thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc ở vùng biển tranh chấp. Nhưng, những phản đối này của Mỹ bị Trung Quốc để ngoài tai. Có chuyên gia cho rằng, quan chức Chính phủ Mỹ đang cố gắng tính toán làm thế nào để ngăn chặn Trung Quốc, hơn nữa muốn làm cho tình hình căng thẳng sẽ không tiếp tục leo thang. Đến nay, Washington cũng không muốn mạo hiểm phá hoại phương diện khác của quan hệ song phương. Nhưng, Chính phủ Mỹ hầu như đang tìm kiếm các phương pháp khác để đối đầu với mối đe dọa gây ra cho lợi ích của Mỹ từ sự “tự tin” (hung hăng hăm dọa) của Trung Quốc. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sắp thăm Trung Quốc; tháng 9, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng sẽ đến thăm Mỹ, giữa hai nước có một cuộc đối thoại cấp cao. Ông Russell nói, vẫn rất nhiều con đường ngoại giao cởi mở có thể thay đổi quyết sách của Trung Quốc. Trung Quốc xây dựng tiền đồn quân sự ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam (ảnh nguồn mạng Quan sát, TQ) Mỹ phải cứng rắn, thậm chí cho Trung Quốc ăn “đấm” ở Biển Đông Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 15 tháng 5 cũng có bài viết dẫn lời trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Russell cho biết, Mỹ nỗ lực cho tự do hàng hải và tự do bay ở khu vực Biển Đông, khi Ngoại trưởng Mỹ John Kerry thăm Trung Quốc vào cuối tuần, Mỹ muốn làm cho Trung Quốc không thể hoài nghi về vấn đề này. Gần đây, đứng trước sự trỗi dậy về kinh tế và ngoại giao của Trung Quốc, các quan chức, nghị sĩ và giới học giả Mỹ liên tục có động thái, có ý định sử dụng phương thức phô diễn vũ lực để thể hiện với các đồng minh như Nhật Bản và Philippines về vị thế lãnh đạo của họ hoàn toàn không lung lay. Hứa Lợi Bình - nhà nghiên cứu Viện nghiên cứu chiến lược toàn cầu và châu Á-Thái Bình Dương, Viện Khoa học xã hội Trung Quốc tuyên truyền cho rằng: “Khu vực Biển Đông tổng thể ổn định, không ảnh hưởng đến đi lại của tàu thuyền, Mỹ không có lý do để can thiệp. Tàu thuyền và máy bay Mỹ nếu đi vào phạm vi 12 hải lý đảo đá của Trung Quốc sẽ trực tiếp xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc. Mỹ tốt nhất không nên đụng vào giới hạn của Trung Quốc nếu không nếu không một khi lau súng cướp cò, America phải gánh lấy trách nhiệm”. Mỹ sẽ duy trì sự hiện diện quân sự mạnh nhất ở Biển Đông Hãng tin Reuters Anh ngày 14 tháng 5 dẫn lời trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Russell ngày 13 tháng 5 nói tại một phiên điều trần của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, cho biết: "Ông Kerry thăm Trung Quốc sẽ đưa ra lập trường cứng rắn trong vấn đề Biển Đông". Theo ông Russell, khi hội đàm với phía Trung Quốc, ông Kerry sẽ khẳng định Mỹ sẽ bảo đảm tự do hàng hải ở Biển Đông, đồng thời muốn để Trung Quốc "không thể nghi ngờ" đối với vấn đề này. Bài báo dẫn lời ông Russell cho biết, Ngoại trưởng John Kerry sẽ cảnh cáo Trung Quốc, việc bồi đắp tôn tạo (đảo đá Biển Đông bất hợp pháp của Trung Quốc) sẽ gây ảnh hưởng bất lợi cho ổn định khu vực và quan hệ Trung-Mỹ. Những điều này sẽ là chủ đề gây tranh cãi nhất trong cuộc gặp cấp cao Trung-Mỹ lần này. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry Hãng tin Reuters cho rằng, chuyến thăm này của ông John Kerry nhằm mở đường cho Đối thoại chiến lược và kinh tế Trung-Mỹ và chuyến thăm Mỹ của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình, nhưng Trung Quốc và Mỹ ngày càng nhiều đối đầu chiến lược có nghĩa là những chủ đề này sẽ chiếm vị trí chủ yếu. Một loạt hội nghị của Quốc hội Mỹ gần đây hầu như đều lấy chống lại Trung Quốc làm chủ đề, Thượng viện Mỹ ngày 12 tháng 5 lấy chính quyền Obama chưa xử lý cứng rắn với vấn đề tỷ giá hối đoái đồng nhân dân tệ làm lý do, đã phủ quyết dự luật quyền xúc tiến thương mại của TPP. Ngày 13 tháng 5, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ tổ chức phiên điều trần về vấn đề Biển Đông. Phiên điều trần lần này tổ chức ở một phòng điều trần kích cỡ trung bình của Thượng viện. Tại phiên điều trần, ngoài các nghị sĩ và quan chức Chính phủ, còn có rất nhiều học giả Mỹ và phóng viên các nước, đặc biệt phóng viên Nhật Bản chiếm đa số. Phiên điều trần do Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, nghị sĩ Đảng Cộng hòa Coke và thượng nghị sĩ hàng đầu Ủy ban Đối ngoại của Đảng Dân chủ Cardin chủ trì. Tại phiên điều trần, ông Russell cho biết: "Sách lược và hành động của chúng ta (Mỹ) đều là để bảo vệ quy tắc. Chúng ta nỗ lực bảo vệ an ninh và lợi ích quốc gia của Mỹ, ngăn chặn xâm lược và đề phòng các mối đe dọa". Tuy nhiên, ông Russell vẫn nhấn mạnh, Mỹ ưu tiên cân nhắc biện pháp ngoại giao để ứng phó vấn đề Biển Đông, Mỹ không ủng hộ bất cứ bên nào xây đảo ở vùng biển tranh chấp Biển Đông. Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách các vấn đề an ninh châu Á-Thái Bình Dương David Shear tỏ ra cứng rắn hơn. "Mỹ sẽ duy trì sự hiện diện quân sự mạnh nhất ở Biển Đông”. “Bộ Quốc phòng Mỹ áp dụng chiến lược mạnh ủng hộ ngoại giao Mỹ ở khu vực này. Nền tảng của chiến lược này là tăng cường năng lực của các đồng minh và đối tác của chúng ta để họ có được khả năng giành lấy lợi ích của mình, đồng thời bảo đảm Mỹ tiếp tục duy trì hiện diện mạnh nhất, nổi bật nhất ở khu vực này, bảo đảm Mỹ có thể triển khai các hành động cần thiết". Đối thông tin tin tàu chiến và máy bay Quân đội Mỹ triển khai ở vùng biển 12 hải lý tại các đảo đá ở Biển Đông trên tờ "Nhật báo Phố Wall", ông David Shear không đưa ra bình luận gì, nhưng tin tưởng Trung Quốc đã theo dõi chặt chẽ "hành động tự do hàng hải của Mỹ ở Biển Đông, Mỹ sẽ tiếp tục thực hiện quyền lợi này ở trên biển, trên không". Tàu chỉ huy đổ bộ USS Blue Ridge LCC-19 trên Biển Đông Một số cơ quan nghiên cứu Mỹ cũng chủ trương cứng rắn đối với Trung Quốc. Tại phiên điều trần, chủ nhiệm lâu năm chương trình an ninh châu Á-Thái Bình Dương, Trung tâm an ninh Mỹ mới, Cronin cho rằng, chính sách ngoại giao của Mỹ đối với châu Á-Thái Bình Dương cũng cần có lực lượng quân sự mạnh để hỗ trợ. Cronin nói: "Chúng ta không cần lo sợ cứng rắn, cho dù là phải cho một nắm đấm vào mũi của Trung Quốc... Chúng ta có thể không khoan nhượng với họ, bởi vì chúng ta có năng lực làm như vậy". Người phát ngôn các vấn đề châu Á-Thái Bình Dương của Bộ Quốc phòng Mỹ, Poor ngày 13 tháng 5 cho biết, "kế hoạch tự do hàng hải" của Mỹ đã có từ lâu, Mỹ sẽ tiếp tục làm như vậy. Còn về vấn đề Hải quân Mỹ lúc nào đến vùng biển này, ông cho biết, Lầu Năm Góc sẽ không công khai thảo luận kế hoạch nội bộ. Hạm đội Mỹ trên Biển Đông (nguồn Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc) "Kế hoạch tự do hàng hải" do Mỹ xây dựng và bắt đầu thực hiện từ năm 1979, hàng năm Mỹ điều tàu chiến và máy bay quân sự tới vùng biển mà một số nước tuyên bố các biện pháp hạn chế để thể hiện không chấp nhận chủ trương quyền lợi của những nước này. Báo Trung Quốc dẫn hãng tin VOA Mỹ cho biết, "Kế hoạch tự do hàng hải" năm 2014 của Mỹ đã thách thức chủ trương lãnh hải của 19 quốc gia, trong đó có Trung Quốc. Tàu chỉ huy đổ bộ USS Blue Ridge LCC-19 Hải quân Mỹ tuần tra Biển Đông (nguồn Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc) Tàu tuần duyên USS Freedom Hải quân Mỹ (nguồn Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc) Mỹ-Philippines diễn tập quân sự liên hợp trên Biển Đông (nguồn Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc) Đông Bình (Tổng hợp) =================== Biển Đông: Trung Quốc phá hoại phong thủy Đông Nam ÁTrang mạng "Quan sát" Trung Quốc dẫn tờ "Washington Post" Mỹ ngày 13 tháng 5 đưa tin, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách vấn đề Đông Á Daniel Russell trả lời phỏng vấn cho rằng: “Việc bồi đắp, tôn tạo (bất hợp pháp) không nhất định vi phạm công ước quốc tế, nhưng chắc chắn sẽ phá hoại phong thủy, hài hòa của khu vực Đông Nam Á”. Thưa quý zdị. Như zdậy, một lần nữa chứng tỏ hùng hồn rằng: Phoeng shui là một ngành khoa học và goàn toàn có "cơ sở khoa học". Hì. Việc ngài trợ lý ngoại trưởng Hoa kỳ sử dụng khái niệm phong thủy để chỉ trích việc Tung Cóoc đang làm thay đổi cảnh quan bể Đông là phá hoại phong thủy. Tức là xác định yếu tố Loan đầu - một trong bốn yếu tố tương tác wan trọng của phoeng shui Lạc Việt. Khi thay đổi cảnh quan môi trường, tức là phá hoại môi trường sinh thái, sẽ tác động đến cuộc sống. Đó chính là luận điểm của phong thủy Lạc Việt. Chỉ có phong thủy Lạc Việt mới có "cơ sở khoa học" để đưa phong thủy từ một ngành ứng dụng đầy huyền bí trở thành từ dùng trong chính trị quốc tế. Phong thủy Tàu - mà chính người Tàu định nghĩa "Phong thủy là một tín ngưỡng cổ xưa", tất nhiên không có cửa để ứng dụng trong ngôn ngữ ngoại giao quốc tế như vậy. Bởi vậy, phoeng shui Lạc Việt cứ gọi là từ đúng trở lên. Hì. Động thổ bể Đông các năm trước là Tàu phạm Thái Tuế rùi. Hi. 4 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 5, 2015 Nguyên mẫu đoạn ông Daniel Russel đề cập đến fengshui bể Đông nè sư phụ ....“Reclamation isn’t necessarily a violation of international law, but it’s certainly violating the harmony, the feng shui, of Southeast Asia, and it’s certainly violating China’s claim to be a good neighbor and a benign and non-threatening power,” Daniel Russel, assistant secretary of state for East Asia, said in a telephone interview..... http://www.washingtonpost.com/world/asia_pacific/tensions-rise-between-washington-and-beijing-over-man-made-islands/2015/05/13/e88b5de6-f8bd-11e4-a47c-e56f4db884ed_story.html Tensions rise between Washington and Beijing over man-made islands Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 5, 2015 Nguyên mẫu đoạn ông Daniel Russel đề cập đến fengshui bể Đông nè sư phụ ....“Reclamation isn’t necessarily a violation of international law, but it’s certainly violating the harmony, the feng shui, of Southeast Asia, and it’s certainly violating China’s claim to be a good neighbor and a benign and non-threatening power,” Daniel Russel, assistant secretary of state for East Asia, said in a telephone interview..... http://www.washingtonpost.com/world/asia_pacific/tensions-rise-between-washington-and-beijing-over-man-made-islands/2015/05/13/e88b5de6-f8bd-11e4-a47c-e56f4db884ed_story.html Tensions rise between Washington and Beijing over man-made islands Cảm ơn Hungnguyen. Như vậy là có hẳn bản tiếng Tây hẳn hoi rùi. Như vậy là có "cơ sở khoa học" rồi. "Đồng hồ Tây thì không bao giờ sai". Hì! Vấn đề còn lại là Feng shui gì? Kiểu Tàu, Kiểu Hàn, kiểu Nhật...hay feng shui Lạc Việt. Nhưng ngài Trợ Lý ngoại trưởng Hoa Kỳ sẽ không bao giờ phải ngại việc ngài đã dùng từ feng shui trong nền chính trị Hoa Kỳ. Nếu có ai bắt bẻ ngài theo định nghĩa kiểu Tàu về feng shui, rằng: "Feng shui là một tín ngưỡng cổ đại Trung Hoa" thì lão Gàn sẽ phản biện và chứng minh ngài đúng. Feng shui không bao giờ của người Tàu cả. Mà là của người Việt với cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền Nam sông Dương tử. Một lần nữa cảm ơn Hungnguyen. 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 5, 2015 "Quyền lực số 2" quân đội TQ "dằn mặt" John Kerry thế nào? Hải Võ 18/05/2015 13:40 Khác với các chuyến công du Trung Quốc trước đây, lần này Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã phải "vượt 4 ải" trước khi được chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hội kiến. "Chiến thuật" đón tiếp Ngoại trưởng Mỹ của Bắc Kinh Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trong ngày 16 và 17/5 là lần thứ 6 ông Kerry thăm Trung Quốc trong thời gian giữ chức. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, Đại biểu Quốc hội Trung Quốc Dương Khiết Trì, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã lần lượt hội kiến ông Kerry. Việc Ngoại trưởng Kerry được tiếp kiến bởi lãnh đạo Trung Quốc về cơ bản là giống với các lần công du trước của ông tới quốc gia này. Tuy nhiên, so với việc Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jacob Lew - đặc sứ của Tổng thống Mỹ Barack Obama - thăm Trung Quốc hồi tháng 3 và không được gặp ông Tập, thì ông Kerry có thể coi là được Bắc Kinh khá "trọng vọng". Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long (phải) hội kiến Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm 16/5. Trang Đa Chiều (Duowei News) nhắc lại, ngay trước chuyến thăm này của ông John Kerry, Mỹ đã có sự thay đổi thái độ rõ rệt đối với vấn đề Biển Đông. Nhiều tờ báo lớn ở Mỹ đã đưa tin, nước này sẽ điều máy bay và tàu chiến vào tuần tra tại các khu vực 12 hải lý của các đảo đá trên Biển Đông và tuyên bố Ngoại trưởng Mỹ đến Trung Quốc là để "làm căng" với Trung Quốc về vấn đề này. Theo Duowei, việc các lãnh đạo Trung Quốc phá vỡ thái độ lạnh nhạt từng có hồi tháng 3 với ông Lew do vấn đề Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Cơ sở Châu Á (AIIB), mà "liên tục hội kiến" ông Kerry chính là để "hạ nhiệt tình trạng căng thẳng ở Biển Đông". Từ việc ông Vương Nghị "phủ đầu" rằng, "ông Kerry không đến Trung Quốc để cãi nhau", hay ông Lý Khắc Cường ca ngợi đóng góp của ông Kerry đối với quan hệ Trung-Mỹ và gọi ông là "bạn tốt", có thể thấy Bắc Kinh đang cố gắng tạo ra cảm giác "Trung-Mỹ đang bàn chuyện hợp tác". Tuy nhiên, điều đáng chú ý nhất trong chuyến công du này của John Kerry chính là việc ông "bất ngờ" được hội kiến với Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long - "quyền lực số 2" của quân đội Trung Quốc. Duowei nhận định, việc ông Phạm hội kiến ông Kerry trước khi "đến lượt" ông Tập Cận Bình, thực tế chính là nhằm "giáng" trước một đòn vào Ngoại trưởng Mỹ.Trong cuộc hội kiến, Phạm Trường Long không ngần ngại trắng trợn tuyên bố: Phó Chủ tịch Quân ủy TW Trung Quốc Phạm Trường Long Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Trường Sa (vốn thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam) và vùng cận hải. Quyết tâm và ý chí bảo vệ chủ quyền quốc gia của Trung Quốc là bất di bất dịch. Trung Quốc quyết duy trì hòa bình ổn định khu vực Biển Đông, giải quyết trực tiếp mâu thuẫn với từng bên thông qua đàm phán. Hy vọng Mỹ nhìn nhận khách quan, chính xác vấn đề Biển Đông, hiểu rõ ý đồ chính sách của Trung Quốc, giữ lời hứa về lập trường 'không ủng hộ bên nào', cẩn thận trong hành động và phát ngôn và làm nhiều việc có lợi cho sự tín nhiệm song phương cũng như hòa bình ổn định ở Biển Đông. Vì sao John Kerry "được" gặp "quyền lực số 2" quân đội Trung Quốc? Một mặt, Phạm Trường Long ngang nhiên đem quy định Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982) về giới hạn "12 hải lý" để đe dọa "nếu tàu chiến, máy bay Mỹ xâm nhập nghĩa là 'thách thức nghiêm trọng' chủ quyền của Trung Quốc". Qua đó, ông này tuyên bố "sẽ bảo vệ chủ quyền", đồng nghĩa với khả năng xung đột quân sự Trung-Mỹ. Tất nhiên, phát ngôn nực cười của Phạm Trường Long chỉ đúng khi Trung Quốc bảo vệ chủ quyền của họ, chứ không phải các đảo đá mà Bắc Kinh xâm phạm trái phép trên Biển Đông. Trước đó, hôm 07/5, Chuẩn đô đốc Philippines Alexander Lopez "tố" 7 máy bay tuần tra Philippines đã nhận được cảnh cáo của Trung Quốc trong khi thực hiện các chuyến bay từ đảo Thị Tứ và đá Xu Bi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (hiện đang bị Philippines chiếm đóng trái phép). Bộ ngoại giao Trung Quốc đã không thèm phủ nhận điều này. Đến 11/5, tàu tác chiến ven biển USS Fort Worth của Hải quân Mỹ thực hiện nhiệm vụ tuần tra gần quần đảo Trường Sa đã bị tàu hộ vệ tên lửa của Trung Quốc đeo bám. Bộ ngoại giao Trung Quốc cũng không chối thông tin này và còn tuyên bố ngang ngược rằng, "Trung Quốc có quyền giám sát tình trạng vùng trời và vùng biển của mình để ngăn ngừa xảy ra các sự kiện gây nguy hại đến an ninh quốc gia." Duowei cho hay, trước đây Mỹ cũng từng chứng kiến sự kiểm soát cao độ của Trung Quốc đối với các đảo đá mà nước này chiếm đoạt phi pháp trên Biển Đông, và tàu chiến của Mỹ cũng bị tàu Trung Quốc "bám đuôi" để ngăn chặn tiến vào khu vực "12 hải lý". Ông John Kerry chỉ gặp được chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sau khi đã vượt qua 4 "ải" của các ông Vương Nghị, Dương Khiết Trì, Phạm Trường Long, Lý Khắc Cường. Mặt khác, trước chuyến công du của John Kerry, Mỹ đã tuyên bố ông này sẽ trực tiếp bàn về vấn đề Biển Đông với Tập Cận Bình. Nhưng trong vai trò là lãnh đạo một quốc gia, ông Tập sẽ không nhắc đến một vấn đề cụ thể nào đó với quan chức không đồng cấp như ông Kerry. Theo Duowei, những thông tin rầm rộ từ truyền thông Mỹ chủ yếu chỉ nhằm gây sức ép lên Bắc Kinh. Biết được điều này, Trung Quốc đã sắp xếp để ông Kerry gặp ông Tập cuối cùng, sau khi đã qua hết các "ải". Trong khi đó, hồi tháng 4/2013 và tháng 02/2014, khi đến Trung Quốc John Kerry đều được hội kiến ông Tập trước, rồi mới tới Vương Nghị, Dương Khiết Trì... Trở lại việc John Kerry "được" tiếp kiến bởi Phạm Trường Long, Duowei bình luận, một lãnh đạo quân đội như ông Phạm là người thích hợp nhất để "trao đổi thẳng thừng" với Mỹ. Điều này sẽ không làm mất "hòa khí" của cuộc gặp Kerry-Tập Cận Bình sau đó. Qua các cuộc hội đàm của các ông Vương Nghị, Phạm Trường Long với John Kerry đều liên quan tới vấn đề Biển Đông, Bắc Kinh đã nắm rõ thái độ thực sự của Ngoại trưởng Mỹ đối với vấn đề này, tạo đà để ông Tập Cận Bình tiếp Ngoại trưởng Mỹ. Và trong cuộc gặp ngày 17/5 với ông Kerry, Chủ tịch Trung Quốc chủ yếu nhấn mạnh "quan hệ song phương vẫn ổn định" và "hy vọng song phương giao lưu, trao đổi nhiều hơn". >> "Hành động của Trung Quốc làm hỏng... Phong Thủy ở Biển Đông" >> "Với Nga, Mỹ-NATO hãy quên đi chuyện ăn không, cướp không" theo Đại Lộ =========== Từ giờ đến cuối năm, diễn biến ở biển Đông sẽ rất căng thẳng. Nhưng chưa uýnh nhau trong năm nay. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 5, 2015 Mỹ đang chuyển từ nói sang hành động về vấn đề Biển Đông ? 19/05/2015 10:15 (TNO) Mỹ bắt đầu có những hành động thực sự để chống lại sự bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông, trang tin Duowei của người Trung Quốc ở nước ngoài, có trụ sở tại Mỹ, bình luận trong bài viết ngày 18.5. Tàu sân bay USS George Washington và khu trục hạm lớp Arleigh Burke, chiếc USS McCampbelltại quân cảng Busan (Hàn Quốc) - Ảnh: Reuters Tờ Wall Street Journal (Mỹ) tuần trước dẫn nguồn tin từ quân đội Mỹ tiết lộ Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter đã yêu cầu thuộc cấp phác thảo phương án cho máy bay trinh sát hải quân bay tuần trên các đảo nhân tạo Trung Quốc đang bồi đắp phi pháp tại quần đảo Trường Sa ở Biển Đông và điều tàu chiến áp sát các đảo nhân tạo này cách 12 hải lý (22 km). Duowei nhận định Mỹ trong một thời gian dài đã có những “chiêu thức” để ngăn cản Trung Quốc tại Biển Đông. Mặc dù Mỹ tuyên bố không đứng về phía nào trong các tranh chấp chủ quyền trong khu vực, nhưng rõ ràng cường quốc này đang cố bảo vệ quyền lợi của mình thông qua các hành động can thiệp gián tiếp được "ngụy trang" bằng việc hậu thuẫn cho các quốc gia đang có tranh chấp với Bắc Kinh, Duowei bình luận. Chẳng hạn vào năm 2011, cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cho biết Mỹ cam kết bảo vệ Philippines theo Hiệp ước Phòng thủ song phương Mỹ - Philippines ký kết năm 1952. Hiệp ước này quy định Philippines và Mỹ có trách nhiệm bảo vệ nhau trong trường hợp xảy ra các vụ tấn công từ bên ngoài. Washington cũng đã gia tăng tần suất và quy mô của các cuộc tập trận hải quân chung với Philippines. Duowei nhận định Mỹ trước đây thường chỉ đưa ra các tuyên bố phản đối Trung Quốc, nhưng giờ đây Washington đang có những hành động thực sự có thể tạo nên những thay đổi lớn trong khu vực. Một trong những thay đổi trên chính là thái độ của Mỹ với Trung Quốc hồi tháng 4, khi Đô đốc Ngô Thắng Lợi, tư lệnh hải quân Trung Quốc, bất ngờ đề xuất "mời" Mỹ và các nước khác dùng chung cơ sở trên các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đang xây trái phép ở Biển Đông cho các hoạt động cứu trợ nhân đạo và ứng phó thiên tai. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Mỹ ngay sau đó tuyên bố Mỹ không “hứng thú” với đề xuất này, đồng thời kêu gọi Trung Quốc nên làm giảm căng thẳng trong vùng. Hoàng Uy =================== Duowei nhận định Mỹ trong một thời gian dài đã có những “chiêu thức” để ngăn cản Trung Quốc tại Biển Đông. Mặc dù Mỹ tuyên bố không đứng về phía nào trong các tranh chấp chủ quyền trong khu vực, nhưng rõ ràng cường quốc này đang cố bảo vệ quyền lợi của mình thông qua các hành động can thiệp gián tiếp được "ngụy trang" bằng việc hậu thuẫn cho các quốc gia đang có tranh chấp với Bắc Kinh, Duowei bình luận. Điếu mựa! Ngu thì chết con ạ! Cái này lão Gàn nói dồi. Lão Gàn bảo cho mà biết rằng: Ngay cả khi súng nổ đì đùng, tomahok bay như mưa thì Hoa Kỳ vẫn có thể tuyên bố: "Nước Mỹ không đứng về phe nào trong tranh chấp bể Đông". Hiểu không? Nước Mỹ sẽ chẳng bao giờ tuyên bố đảo Sô cô bô khỉ gió gì đó của Phi Luật Tân, cũng chẳng bao giờ phát biểu đảo Ba Bình là của Đài Loan....Hiểu không? Như thế là không đứng về phe nào trong tranh chấp ở bể Đông. Hiểu không? Còn chuyện bụp là vẫn bụp, vì bảo vệ tự do hàng hải. Hiểu không? Nhìn cái mặt ục một đống, biết ngay là điếu hiểu cái con mẹ gì cả. Nước Mỹ phải ngậm ngùi bỏ Afganixtan và Iraq, không phải kéo đến bể Đông để ăn cá thu kho riềng và nhập khẩu nước mắm Phan Thiết giá rẻ. Ngu thì chết con ạ. Năm nay thì chưa bụp đâu, dù mọi việc căng như dây đàn. Tại sao lại chưa bụp năm nay? Cái này thì "Thiên cơ khả dĩ lậu từ từ..." 4 people like this Share this post Link to post Share on other sites