Posted 28 Tháng 10, 2014 Quân cờ mới, Obama phá vỡ thế trận của Putin? Thứ Ba, 28/10/2014 - 21:20 Mỹ ngày càng đẩy mạnh những biện pháp khó lường để vô hiệu hóa thế mạnh của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Quân bài chiến lược dầu khí của Nga, vì thế, đang bị lung lay dữ dội. Ông chủ Kremlin nổi giận Theo Foxnews, Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 24/10 đã có những cáo buộc với giọng điệu gay gắt nhất từ trước đến nay đối với Mỹ. Theo đó, ông Putin cho rằng: “Mỹ phá hỏng trật tự thế giới”; “Mỹ đang làm cho thế giới xuất hiện nhiều khu vực nguy hiểm hơn”. Phát biểu gần tiếng đồng hồ tại hội nghị của Câu lạc bộ Valdai tại thành phố Sochi của Nga, ông chủ điện Kremlin nhấn mạnh: Sự can thiệp của Mỹ đã làm bùng phát hầu hết các cuộc khủng hoảng gần đây trên thế giới, gồm cả Ukraine và Trung Đông. Nga phụ thuộc quá nhiều vào dầu mỏ - thách thức rất lớn đối với Tổng thống Vladimir Putin. Những cáo buộc của ông Putin diễn ra trong bối cảnh phương Tây - dẫn đầu bởi Mỹ - vẫn đang áp dụng hàng loạt các biện pháp trừng phạt đối với Nga mà ông Putin cho rằng “hoàn toàn dại dột” và “không thể ngáng đường Nga phát triển thành một cường quốc kinh tế vững mạnh hơn”. Truyền thông thế giới gần đây cũng liên tiếp cảnh báo về một nền kinh tế Nga quặt quẹo trong vài năm tới nếu giá dầu mỏ tiếp tục giảm hoặc đứng ở mức thấp như hiện nay. Trong khi, Nga lại phụ thuộc quá nhiều vào dầu mỏ. Đây là thách thức rất lớn đối với Tổng thống Vladimir Putin. Tình trạng tăng trưởng trì trệ, thu nhập thực thế của người dân thấp, dòng vốn liên tục chảy ra nước ngoài, trong khi nguồn thu từ dầu khí bị suy giảm nghiêm trọng... được cho là những vấn đề gây đau đầu Tổng thống Putin. Không những thế, nhiều phân tích cho rằng, ở vào thời điểm hiện tại, rất khó để Nga cắt giảm chi tiêu công cũng như tăng thuế. Cả nước Nga đang sốc lên để thúc đẩy tăng trưởng, giảm phụ thuộc vào nhập khẩu cũng như đẩy mạnh quan hệ với các đối tác ở phương Đông. Trên thực tế, có nhiều dấu hiệu cho thấy, Nga đang gặp rất nhiều rắc rối sau các lệnh trừng phạt của phương Tây và những chính sách của Mỹ nhằm vô hiệu hóa sức mạnh của Putin nói riêng và nước Nga nói chung. Trong khi đó, một vấn đề đáng ngại với ông Putinlà tương lai không mấy tươi sáng về những thế mạnh, những quân át chủ bài mà Nga hiện có. Mỹ tấn công vào thế mạnh của Nga Các phân tích gần đây phần lớn đều cho rằng, về dài hạn, giá dầu khí sẽ đi theo hướng tăng. Tuy nhiên, những cuộc cách mạng của Mỹ lại đang chứng minh điều này chưa hẳn đúng. Khai thác dầu khí đá phiến sét bằng công nghệ nứt vỡ thủy lực là tiến bộ đột phá của Mỹ, đã được triển khai khoảng 5 năm qua. Trong khoảng 3 tháng gần đây, giá dầu thô trên thế giới bất ngờ liên tục giảm, giảm tới 25%. Nó nằm ngoài dự đoán của nhiều chuyên gia, nhiều chính phủ bởi nền kinh tế thế giới chậm lại nhưng vẫn đang tăng trưởng. Kinh tế Mỹ đang sáng sủa trở lại, trong khi Trung Quốc chứng kiến tăng trưởng quý III cao hơn dự báo, ở mức 7,3%. Tại sao giá dầu lại giảm mạnh như vậy? Nhu cầu tụt giảm, nguồn cung tăng hay là có nguyên nhân gì khác?. Đã có rất nhiều lý giải, trong đó một điểm đáng chú ý: Mỹ đang chứng kiến nhiều tiến bộ đột phá trong cuộc cách mạng khai thác dầu khí đá phiến, vốn đã được triển khai khoảng 5 năm qua. Các báo cáo gần đây cho thấy, Mỹ đã vượt Nga trở thành quốc gia có sản lượng khí đốt lớn nhất thế giới. Theo dự báo của Bentek Energy, năm 2014, Mỹ sẽ đạt sản lượng 2.500 tỷ feet khối khí tự nhiên (tương đương 67,9 tỷ feet khối/ngày). Trong nhiều năm qua, sản lượng khí đá phiến của Mỹ tăng trưởng trung bình 50%/năm. Sản lượng dầu thô trong khi đó cũng tăng trưởng đột phá. Theo trang Thestreet, kể từ năm 2008, nhờ công nghệ nứt vỡ thủy lực (fracking techniques), Mỹ đã tăng sản lượng dầu thô sản xuất nội địa thêm 3 triệu thùng/ngày, lên mức gần 9 triệu thùng/ngày hiện nay. Trên thực tế, hạ tầng khí đốt của Mỹ còn yếu kém, Mỹ mới đứng thứ 3 về xuất khẩu khí tự nhiên, bằng khoảng 25% Nga. Giá dầu sản xuất bằng công nghệ mới cũng không hề rẻ. Tuy nhiên, những tiến bộ nói trên cho thấy một điều rằng: Về dầu khí đốt, Mỹ có thể là lựa chọn thay thế Nga trong tương lai. Đây được xem là một quân bài để tạo đối trọng về ảnh hưởng toàn cầu với Nga. Trong cuộc khủng hoảng Ukraine hơn nửa năm qua, Nga có vị thế khá chủ động trong nhiều diễn biến. Gần đây nhất, Ukraine buộc phải chấp nhận mức giá khí đốt 385 USD mà Nga đưa ra nhưng vẫn chưa được cung cấp dầu trở lại do chưa thanh toán khoản nợ hơn 3 tỷ USD. Ukraine và Liên minh châu Âu (EU) luôn trong tình trạng lo lắng về những mùa đông băng giá thiếu khí đốt bởi khu vực này vẫn đang phụ thuộc 1/3 nhu cầu khí đốt nhập từ Nga, trong đó một nửa trung chuyển qua Ukraine. Mặc dù vậy, diễn biến giá dầu giảm sâu trong vài tháng qua, nguồn cung dầu thế giới tăng, cùng với khả năng Mỹ có thể phê chuẩn cho hàng loạt các DN thúc đẩy xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng, cho thấy quân bài chiến lược dầu khí của Nga đang bị lung lay. Ông Putin có lẽ cũng lo ngại về sự đảo ngược hoặc thay đổi cán cân quyền lực dầu khí đốt trong tương lai. Trong khi Mỹ đang không ngừng tăng sản lượng dầu thô và khí đốt nhờ cuộc cách mạng dầu khí đá phiến thì nhiều nước Trung Đông như các nước OPEC cũng sản xuất nhiều dầu hơn, vượt định mức hạn ngạch mà chính họ đề ra. Giá dầu giảm và vị trí thống trị về dầu khí đang lung lay có lẽ là vấn đề lớn đối với Nga. Những giải pháp thuần túy về mặt công nghệ, kỹ thuật của Mỹ đang đánh đúng vào thế mạnh của Nga. Theo Văn Minh Vietnamnet ================ Bởi zdậy! Cái này nói zdồi! Nhưng mọi chuyện vẫn còn kịp, nếu ngài Putin thay đổi tầm nhìn chiến lược. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 10, 2014 Tuyên bố chung Việt Nam - Ấn Độ Thứ Ba, 28/10/2014 - 19:52 Nhận lời mời của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và Phu nhân đã thăm chính thức nước Cộng hòa Ấn Độ từ ngày 27-28/10/2014. Nhân chuyến thăm, hai bên ra Tuyên bố chung Việt Nam-Ấn Độ. Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Ảnh VGP/Nhật Bắc 1. Nhận lời mời của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và Phu nhân đã thăm chính thức nước Cộng hòa Ấn Độ từ ngày 27 đến 28 tháng 10 năm 2014.2. Trong thời gian chuyến thăm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dự lễ đón chính thức tại Phủ Tổng thống (Rashtrapati Bhavan) và đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm Mahatma Gandhi tại Khu tưởng niệm Raj Ghat; gặp riêng và hội đàm với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và dự Quốc yến của Thủ tướng Modi; hội kiến Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee, gặp Phó Tổng thống - Chủ tịch Thượng viện Shri Hamid Ansari, tiếp Chủ tịch Hạ viện Smt. Sumitra Mahajan và Bộ trưởng Ngoại giao Bà Sushma Swaraj. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đến thăm thành phố Bodh Gaya; tiếp Thủ hiến Bang Bihar Shri Jitan Ram Manjhi. Trong khuôn khổ chuyến thăm, Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam-Ấn Độ đã được tổ chức với sự tham dự đông đảo của các doanh nhân hàng đầu hai nước.3. Hai Thủ tướng hoan nghênh những bước phát triển gần đây của mối quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Ấn Độ và tái khẳng định cam kết phát triển toàn diện mối quan hệ Đối tác chiến lược này. Hai Thủ tướng nhất trí cho rằng quan hệ đối tác mạnh mẽ giữa Ấn Độ và Việt Nam sẽ mang lại hòa bình, thịnh vượng và ổn định cho nhân dân hai nước cũng như trong khu vực. Thủ tướng Modi tái khẳng định Việt Nam là một trụ cột quan trọng trong chính sách Hướng Đông của Ấn Độ. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hoan nghênh Ấn Độ đóng vai trò lớn hơn trong khu vực và trên thế giới.4. Hai Thủ tướng ghi nhận quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước dựa trên cơ sở hữu nghị truyền thống, lòng tin son sắt, sự hiểu biết tin cậy, ủng hộ giúp đỡ lẫn nhau và sự tương đồng về quan điểm trong nhiều vấn đề khu vực và quốc tế. Hai Thủ tướng bày tỏ vui mừng về thành công của chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam vào tháng Chín năm 2014 của Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee. Hai Thủ tướng cùng hoan nghênh thành công của chuyến thăm Việt Nam vào tháng Tám năm 2014 của Bộ trưởng Ngoại giao Sushma Swaraj. Hai Thủ tướng đề nghị tăng cường hơn nữa trao đổi đoàn ở các cấp theo các cơ chế đối thoại đã được thiết lập và thực hiện hiệu quả các thỏa thuận đã được ký kết giữa hai nước.5. Hai Thủ tướng bày tỏ hài lòng về những tiến bộ đạt được trong hợp tác quốc phòng, bao gồm trao đổi đoàn, Đối thoại Chính sách Quốc phòng hàng năm, hợp tác giữa các quân binh chủng, trao đổi tàu thăm viếng, đào tạo, nâng cao năng lực và hợp tác tại các diễn đàn khu vực, trong đó có Chương trình Hành động bom mìn vì mục đích nhân đạo. Hai Thủ tướng yêu cầu sớm triển khai Hiệp định tín dụng trị giá 100 triệu USD Mỹ do Ấn Độ dành cho Việt Nam phục vụ mua sắm quốc phòng. Hai Thủ tướng bày tỏ hy vọng rằng quan hệ hợp tác quốc phòng và an ninh Ấn Độ-Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ hiện nay sẽ tiếp tục được tăng cường thông qua trao đổi thường xuyên các đoàn cấp cao.6. Hai Thủ tướng nhất trí tăng cường hợp tác kinh tế là một mục tiêu chiến lược của quan hệ song phương. Hai Thủ tướng hoan nghênh sự tăng trưởng mạnh mẽ về thương mại song phương trong những năm gần đây, đặc biệt là sau khi ký kết Hiệp định Thương mại Tự do Ấn Độ-ASEAN về Trao đổi hàng hóa, đồng thời nhấn mạnh rằng việc ký kết Hiệp định Thương mại Tự do Ấn Độ-ASEAN về Dịch vụ và Đầu tư sẽ thúc đẩy hợp tác kinh tế mạnh mẽ hơn giữa Ấn Độ với ASEAN nói chung và với Việt Nam nói riêng. Hai Thủ tướng chỉ đạo các cơ quan chức năng hai bên sử dụng các cơ chế đã được thiết lập như Tiểu ban Hỗn hợp về Thương mại, thông qua cơ chế đối tác công-tư (PPP), hợp tác Doanh nghiệp với Doanh nghiệp (B2B) nhằm thúc đẩy hơn nữa thương mại và đầu tư giữa hai nước. Hai Thủ tướng kêu gọi hai Bên hợp tác chặt chẽ hướng tới triển khai Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).7. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã được một Đoàn doanh nghiệp lớn tháp tùng và đoàn này đã có nhiều buổi làm việc với các đối tác thương mại và công nghiệp hàng đầu của Ấn Độ như Phòng Công nghiệp Ấn Độ (CII), Liên đoàn các Phòng Công nghiệp và Thương mại Ấn Độ (FICCI) và Hiệp hội các Phòng Thương mại Ấn Độ (ASSOCHAM). Hai Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo doanh nghiệp hai nước tìm hiểu các cơ hội kinh doanh của cả hai bên. Lãnh đạo doanh nghiệp hai nước đã xác định các lĩnh vực ưu tiên hợp tác bao gồm: khí, điện, cơ sở hạ tầng, du lịch, dệt may, giày dép, y tế và dược phẩm, công nghệ thông tin, điện tử, nông nghiệp, nông sản, hóa chất, máy công cụ và các ngành công nghiệp phụ trợ khác. Hai Thủ tướng bày tỏ hài lòng về mức tăng trưởng ổn định của thương mại và đầu tư song phương thông qua hợp tác hiệu quả giữa lãnh đạo doanh nghiệp hai nước. Hai bên nhất trí tiến hành các biện pháp nhằm thúc đẩy mạnh mẽ và đa dạng hóa thương mại song phương vì lợi ích chung, nhất trí đạt mục tiêu 15 tỷ USD kim ngạch thương mại hai chiều vào năm 2020. Nhằm đạt được mục tiêu này, hai Thủ tướng kêu gọi lãnh đạo doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách của hai nước tận dụng hiệu quả những sự kiện như Diễn đàn Doanh nghiệp Ấn Độ và các nước CLMV (Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam).8. Hai Thủ tướng tái khẳng định tầm quan trọng của đầu tư đối với phát triển kinh tế cũng như cách thức tạo dựng môi trường huy động đầu tư lớn hơn. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hoan nghênh các công ty Ấn Độ đầu tư vào Việt Nam và khẳng định cam kết của Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Ấn Độ; Thủ tướng Modi mời các doanh nghiệp Việt Nam tham gia chương trình thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ với tên gọi ‘Sản xuất tại Ấn Độ’ để cùng hưởng lợi từ sáng kiến mới này. Hai Thủ tướng nhất trí triển khai thực hiện Hiệp định Hợp tác Hải quan và Hiệp định Vận chuyển Hàng hải giữa hai nước nhằm tạo điều kiện thúc đẩy hợp tác kinh tế sâu rộng hơn.9. Hai Thủ Tướng hoan nghênh việc ký kết Thoả thuận thăm dò dầu khí ở các dự án mới tại Việt Nam giữa Công ty ONGC Videsh và Tập đoàn dầu khí Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hoan nghênh các công ty dầu khí Ấn Độ tận dụng các cơ hội mới tham gia vào hoạt động dầu khí trung nguồn và hạ nguồn tại Việt Nam.10. Thủ tướng hai nước hoan nghênh việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận về nguyên tắc việc thành lập chi nhánh của Ngân hàng Ấn Độ (Bank of India) tại Việt Nam.11. Hai Thủ tướng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kết nối giữa Việt Nam - Ấn Độ và hoan nghênh việc ký kết Thoả thuận Hợp tác Liên danh giữa Jet Airways và Vietnam Airlines, theo đó các chuyến bay của Jet Airways đến Thành phố Hồ Chí Minh sẽ được tiến hành kể từ ngày 5/11/2014. Hai bên bày tỏ hi vọng Vietnam Airlines sẽ sớm mở đường bay đến Ấn Độ trong thời gian tới. Hai bên cũng khuyến khích các hãng hàng không hai nước thúc đẩy việc mở và khai thác các chuyến bay qua lại giữa Việt Nam và Ấn Độ. Hai bên cũng nhất trí cần thúc đẩy kết nối hợp tác hàng hải giữa hai nước, trước mắt, thiết lập và đẩy mạnh hợp tác đóng tàu.12. Hai Thủ tướng hoan nghênh việc ký kết Biên bản ghi nhớ về Bảo tồn và Trùng tu các công trình kiến trúc Chăm tại Mỹ Sơn do Viện Khảo cổ Ấn Độ tiến hành; ủng hộ việc tăng cường trao đổi du lịch và văn hoá giữa hai nước. Hai Thủ tướng hoan nghênh việc ký kết Biên bản ghi nhớ về việc thành lập Đại học Nalanda như là biểu tượng của di sản Phật giáo mà Việt Nam và Ấn Độ cùng chia sẻ. Thủ tướng Narendra Modi cảm ơn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về việc thành lập Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ tại Học viện Chính trị-Hành chính Hồ Chí Minh tại Hà Nội; và hoan nghênh sự hợp tác giữa Học viện Chính trị-Hành chính Hồ Chí Minh và Học viện Hành chính công Ấn Độ. Hai Thủ tướng đánh giá cao việc tổ chức Hội nghị Bàn tròn Mạng lưới các học giả ASEAN-Ấn Độ lần thứ 3 tại Hà Nội vào tháng 8/2014.13. Hai Thủ tướng hoan nghênh việc hợp tác thành lập các viện nghiên cứu nâng cao năng lực tại Việt Nam về công nghệ thông tin, đào tạo tiếng Anh, phát triển doanh nghiệp, máy tính công nghệ cao và các lĩnh vực khác; kêu gọi sớm hoàn tất các dự án hợp tác phát triển đã được hai bên lên kế hoạch, bao gồm dự án thành lập Trung tâm đào tạo Tiếng Anh và Tin học tại Trường Đại học Thông tin Liên lạc tại Nha Trang, Trung tâm Tài năng Phát triển Phần mềm và Đào tạo tại Thành phố Hồ Chí Minh và Trung tâm Dò tìm tín hiệu Vệ tinh và Tiếp nhận Dữ liệu Hình ảnh tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hai bên cũng nhất trí tiếp tục hợp tác về việc sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình và thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực không gian vũ trụ, bao gồm cả phóng vệ tinh.14. Hai Thủ tướng đánh giá cao sự hợp tác và phối hợp giữa hai nước tại các diễn đàn khu vực và quốc tế; nhất trí tăng cường hợp tác nhất là tại ASEAN, RCEP, ARF, ADMM+, EAS, Liên Hợp Quốc, Phong trào Không liên kết, ASEM và WTO, cũng như các cơ chế hợp tác khu vực khác. Hai bên cho rằng việc Việt Nam đảm nhiệm vai trò Điều phối viên quan hệ ASEAN-Ấn Độ trong giai đoạn từ năm 2015-2018 sẽ thúc đẩy hợp tác chặt chẽ hơn nữa giữa hai nước, khi ASEAN tiến tới hoàn thành mục tiêu trở thành Cộng đồng vào năm 2015. Hai Thủ tướng cũng nhất trí tăng cường hợp tác Mekong-Sông Hằng (MGC). Hai Thủ tướng nhấn mạnh nhu cầu cấp bách của việc cải tổ Liên Hợp quốc và mở rộng Hội đồng bảo an cả về thường trực và không thường trực, với đầy đủ đại diện của các nước đang phát triển. Thủ tướng Narendra Modi cảm ơn Việt Nam trước sau như một ủng hộ Ấn Độ trở thành uỷ viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc khi Hội đồng mở rộng. Hai Thủ tướng khẳng định lại sự ủng hộ lẫn nhau của hai nước ứng cử vào các vị trí uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Việt Nam nhiệm kỳ 2020-2021 và Ấn Độ nhiệm kỳ 2021-2022. Ấn Độ cũng nhất trí giúp đỡ Việt Nam xây dựng nâng cao năng lực tham gia vào các hoạt động gìn giữ hòa bình.15. Hai Thủ tướng tái khẳng định mong muốn và quyết tâm cùng nhau duy trì hoà bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới. Hai bên nhất trí cho rằng tự do hàng hải và hàng không tại Biển Đông không thể bị cản trở và kêu gọi các bên liên quan kiềm chế, không sử dụng hoặc đe đoạ sử dụng vũ lực, giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hoà bình phù hợp với các nguyên tắc được công nhận của luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982. Hai Thủ tướng hoan nghênh cam kết chung của các bên liên quan tuân thủ và thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) năm 2002, hướng tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử tại Biển Đông (COC) trên cơ sở đồng thuận. Hai Thủ tướng kêu gọi tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực bảo đảm an ninh của các tuyến đường biển, an ninh hàng hải, chống cướp biển và các hoạt động tìm kiếm cứu nạn.16. Thủ tướng Narendra Modi và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chứng kiến lễ ký các Thoả thuận sau: (i) Biên bản ghi nhớ về Trường Đại học Nalanda; (ii) Biên bản ghi nhớ về Bảo tồn và Trùng tu các công trình kiến trúc Chàm tại Mỹ Sơn, tỉnh Quảng Nam; (iii) Biên bản ghi nhớ về việc thành lập Trung tâm Tiếng Anh và Đào tạo Tin học tại Trường Đại học Thông tin liên lạc tại Nha Trang; (iv) Chương trình trao đổi Văn hóa giai đoạn 2015-2017; (v) Biên bản ghi nhớ về hợp tác phát thanh giữa Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài phát thanh Prasar Bharati; (vi) Thỏa thuận khung hợp tác giữa OVL và PetroVietnam; (vii) Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa ONGC và PetroVietnam.17. Cuộc hội đàm giữa hai Thủ tướng diễn ra trong không khí ấm áp, chân tình và hữu nghị. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cảm ơn Thủ tướng Narendra Modi về sự đón tiếp nồng hậu dành cho Thủ tướng và đoàn Việt Nam, và mời Thủ tướng Modi thăm Việt Nam trong thời gian thích hợp. Thủ tướng Narendra Modi vui vẻ nhận lời. Thời gian của chuyến thăm sẽ được thu xếp qua đường ngoại giao.New Delhi, ngày 28/10/2014Theo Chính Phủ Share this post Link to post Share on other sites
Posted 29 Tháng 10, 2014 Tập Cận Bình triệu hơn 200 tướng về Phúc Kiến? Hồng Thủy 29/10/14 15:32 Thảo luận (0) (GDVN) - Hội nghị Cổ Điền lần này Tập Cận Bình đang mưu tính điều gì là chuyện rất đáng theo dõi, quan sát. Tước hàm Thượng tướng, truy tố Từ Tài Hậu tội nhận hối lộ "Điều gì tiếp theo sau đường dây nóng quân sự Việt - Trung?" Bắc Kinh thay đổi nhân sự Quân ủy trung ương liên quan đến Biển Đông Ông Tập Cận Bình trong một lần thị sát tập trận. Đa Chiều ngày 29/10 đưa tin, theo truyền thông Hồng Kông và Đài Loan, trong hai ngày 29 và 30/10, ông Tập Cận Bình triệu tập hơn 200 tướng lĩnh về thị trấn Cổ Điền huyện Thượng Hàng thành phố Long Nham tỉnh Phúc Kiến tỉnh Phúc Kiến họp quân chính. Cuộc họp này đáng chú ý bởi nó diễn ra tại nơi cách đây 85 năm Mao Trạch Đông đã triệu tập "hội nghị Cổ Điền" xác lập vị trí lãnh tụ của mình trong quân đội cũng như nguyên tắc "đảng lãnh đạo quân đội". Trước đó, ông Tập Cận Bình cũng dự hội thảo và đưa ra chỉ đạo về lĩnh vực văn nghệ của Trung Quốc cũng khiến người ta nhớ đến hội nghị văn nghệ Diên An 72 năm trước. Trong hội nghị đó Mao Trạch Đông yêu cầu văn nghệ cũng phải vì chính trị, phục vụ cho chính trị và đặt trực tiếp dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng sản Trung Quốc. Một số nhà quan sát cho rằng, hội nghị Cổ Điền lần này Tập Cận Bình đang mưu tính điều gì là chuyện rất đáng theo dõi, quan sát. Tờ Vượng Báo của Đài Loan tiết lộ, sau khi kết thúc hội nghị trung ương 4 đảng Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã tới Cổ Điền họp hội nghị quân chính trong 2 ngày với tư cách Chủ tịch Quân ủy trung ương, hơn 200 tướng lĩnh toàn quân được triệu tập. Ngoài nhắc lại quyết tâm và tinh thần chống tham nhũng của trung ương, nhấn mạnh chính sách pháp trị, Tập Cận Bình còn muốn nhắc nhở quân đội không thể đứng ngoài chính sách pháp trị. Hội nghị Cổ Điền đã giúp Mao Trạch Đông xác lập vai trò thống lĩnh, sau hội nghị này các tướng trước đó hay bất đồng ý kiến với ông đều phải nghe lệnh. Việc Tập Cận Bình chọn Cổ Điền họp hội nghị quân chính ngay sau hội nghị trung ương 4 có ý nghĩa sâu xa. Mặc dù lịch trình làm việc của các lãnh đạo cao cấp Trung Nam Hải thường là bí mật, nhưng những ngày gần đây đã xuất hiện thông tin Tập Cận Bình về Phúc Kiến. Tập Cận Bình cũng từng có 17 năm làm việc tại Phúc Kiến, từ cơ sở cho tới Bí thư tỉnh ủy. Nhưng từ khi lên Tổng bí thư, Tập Cận Bình rất ít khi về Phúc Kiến. Trong các chuyến đi công khai được ghi nhận thì chỉ có chuyến thị sát quân khu tỉnh Phúc Kiến hôm 30/7 vừa rồi, 1 ngày trước khi tuyên bố điều tra Chu Vĩnh Khang. Quân khu tỉnh Phúc Kiến cũng là nơi Tập Cận Bình từng làm Chính ủy. Hội nghị Cổ Điền lần đầu tiên họp trong 2 ngày 28, 29 tháng 12/1929, hơn 120 đại biểu là đảng viên đảng Cộng sản Trung Quốc phụ trách công tác quân sự, chỉ huy các đơn vị về dự họp. Cuộc họp này do Trần Nghị chủ trì, Mao Trạch Đông báo cáo chính trị còn Chu Đức báo cáo công tác quân sự. Hội nghị bầu Mao Trạch Đông làm Bí thư đảng ủy, xác lập nguyên tắc đảng lãnh đạo quân đội. Hội nghị Cổ Điền lần này diễn ra khiến dư luận có cảm giác dường như Tập Cận Bình muốn lặp lại con đường của Mao Trạch Đông, xác lập vai trò lãnh đạo của mình cũng như nhấn mạnh nguyên tắc mà ông theo đuổi: đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo mọi mặt, lãnh đạo toàn cục đối với quân đội. Thứ hai là nhấn mạnh "tính nhân dân". Trong hội nghị này, nhiều khả năng phát biểu của Tập Cận Bình sẽ thảo luận về tính chính trị, tầm quan trọng của chống tham nhũng trong quân đội cũng như quân đội phải vì dân. ================= Hỏng rồi ngài Tập à! Những gì ngài đang mần dù theo đúng con đường ngài Mao đã đi, nhưng nó "cổ điển" rồi. Thời thế mỗi lúc một khác ngài Tập à! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 29 Tháng 10, 2014 Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh: Chờ hành động thực của Trung Quốc (Tình hình Biển Đông - Vấn đề Biển Đông) - Chính phủ vừa báo cáo Quốc hội về tình hình biển Đông cũng như việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo tại Gạc Ma. VN phản đối việc thay đổi hiện trạng khu vực Biển Đông PTT Phạm Bình Minh khẳng định lập trường VN về Biển Đông Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, ĐBQH đoàn Hải Dương đã chia sẻ với Đất Việt bên hành lang Quốc hội chiều 28/10 sau khi nghe Chính phủ báo cáo về tình hình biển Đông. Theo đó, ĐBQH Nguyễn Văn Rinh cho biết tinh thần Chính phủ hai bên thống nhất khôi phục và tăng cường hợp tác trên mọi lĩnh vực: chính trị, ngoại giao, quốc phòng, an ninh, kinh tế, thương mại. Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Cũng như cuộc gặp giữa Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh và Ủy viên Quốc vụ Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì mới đây đã nhất trí thực hiện nghiêm túc 3 văn kiện về biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc, phối hợp giải quyết kịp thời những vấn đề nảy sinh trong công tác quản lý biên giới. Đồng thời xử lý thỏa đáng vấn đề trên biển. "Là một cán bộ hưu trí quân đội và là đại biểu Quốc hội, tôi tin vào sự hợp tác nhất trí này và chờ đợi những hành động thực của Trung Quốc", Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh nói. Trước đó khi chia sẻ những lo ngại về việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo tại Gạc Ma, ĐBQH Nguyễn Văn Rinh cho rằng: hoạt động xây dựng trái phép của Trung Quốc nhằm thay đổi hiện trạng các đảo ở Biển Đông là liều lĩnh, trắng trợn đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển đông (DOC). "Chúng ta phải nên nhớ rằng, tham vọng của Trung Quốc đã có từ lâu rồi. Trung Quốc cố tình cải tạo các đảo ngầm để từ đó họ thực hiện các yêu sách đường lưỡi bò của mình, dù yêu sách này không nằm trong bất cứ nguyên tắc, luật lệ nào. Đây là âm mưu, tính toán lâu dài của Trung Quốc, và chắc chắn họ sẽ tìm mọi cách để thực hiện hóa điều này. Việt Nam có đầy đủ bằng chứng để chứng minh chủ quyền của mình đối với quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa. Vì vậy, hiện nay Việt Nam cần kiên trì, liên tục đấu tranh để bảo về quyền lợi của đất nước trong đó không loại trừ việc hoàn thiện hồ sơ để kiện Trung Quốc", Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh nhấn mạnh. Do vậy, trong bối cảnh mới, dù tin tưởng và kỳ vọng vào hợp tác của hai bên cũng như việc Trung Quốc hành động đúng như những gì đã nói, song vị tướng này vẫn cho rằng: "Việt Nam phải kiên quyết bảo vệ chủ quyền bằng mọi cách tốt nhất có thể". Bích Ngọc Share this post Link to post Share on other sites
Posted 30 Tháng 10, 2014 Báo TQ đe dọa Ấn Độ "sẽ chịu hậu quả" nếu bán tên lửa cho Việt Nam Việt Dũng 30/10/14 09:13 Thảo luận (0) (GDVN) - Trung Quốc có thể coi Ấn Độ bán tên lửa cho Việt Nam là can thiệp quân sự trực tiếp và chuyên gia TQ đe dọa họ có thể bán vũ khí cho đối thủ của Ấn Độ. Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 29 tháng 10 đăng bài viết lớn tiếng đe dọa rằng "Ấn Độ bán tên lửa cho Việt Nam cần biết rõ hậu quả, Trung Quốc có thể bán vũ khí mạnh hơn cho nước nào đó". Ngay tiêu đề bài viết đã tỏ rõ sự tức tối về hợp tác quốc phòng-an ninh Việt-Ấn, đồng thời có ý đồ "đe dọa" rất rõ ràng. Trang mạng Ndtv Ấn Độ ngày 28 tháng 10 đặt câu hỏi "Để đáp trả Trung Quốc, Ấn Độ sẽ bán tên lửa chống hạm BrahMos và tàu tuần tra cho Việt Nam?". Theo bài viết, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng ngày 27 tháng 10 bắt đầu tiến hành chuyến thăm Ấn Độ, sẽ thảo luận với Ấn Độ về việc bán tên lửa chống hạm cho Việt Nam. Ngoài ra, hợp tác quốc phòng hai nước còn bao gồm Ấn Độ đào tạo sĩ quan hải quân và phóng vệ tinh cho Việt Nam. Có điều, chuyên gia quân sự Trung Quốc đã dùng “võ mồm” dọa nạt Ấn Độ, cho rằng, trước khi bán tên lửa thì cần suy nghĩ cho kỹ về "hậu quả" của nó. Trang mạng Ndtv viết: "Ấn Độ bán trang bị quân sự trong đó có tên lửa hành trình BrahMos cho Việt Nam? Hành động này sẽ bị Trung Quốc cho là thù địch". "Tuy nhiên, điểm này sẽ trở thành vấn đề quan trọng giữa hai bên trong thời gian Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng thăm Ấn Độ". Tên lửa hành trình siêu âm BrahMos phiên bản Hải quân do Ấn-Nga hợp tác sản xuất. Theo bài viết, Việt Nam đang đứng ở tuyến đầu nhất trong tình hình đối đầu ngày càng leo thang Biển Đông, sử dụng tên lửa BrahMos vũ trang cho Việt Nam sẽ bị Bắc Kinh coi là "can thiệp quân sự trực tiếp". Bài báo giải thích chuyến thăm này của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng là, vào thời điểm tình hình Biển Đông căng thẳng, Việt Nam mong muốn được Ấn Độ hỗ trợ. Báo Anh ngày 28 tháng 10 dẫn lời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói với phóng viên Ấn Độ rằng, ông sẽ tiếp tục cho phép tàu thuyền các nước khác trong đó có Ấn Độ thăm Việt Nam. Theo bài báo, một tháng trước, khi một chiếc tàu chiến Hải quân Ấn Độ đi vào Biển Đông và tới gần Việt Nam, Trung Quốc (vô lý) yêu cầu tàu chiến này phải rời đi, cho rằng, ở đó là "vùng biển của Trung Quốc" (một yêu sách ngang ngược, ngông cuồng). Một chuyên gia quân sự Trung Quốc cho rằng, mục đích mua sắm tên lửa hành trình BrahMos của Việt Nam có thể là trang bị cho tàu chiến. Về lý thuyết, tên lửa này cũng có thể được bắn từ máy bay chiến đấu Su-30MKV và tàu ngầm cấp Kilo, tiền đề là tiến hành cải tạo khá lớn đối với phần cứng của các trang bị nêu trên, điều này có thể nhờ Nga giúp cải tạo một phần. Chuyên gia này cho rằng, nếu loại tên lửa này trang bị cho Hải quân Việt Nam sẽ gây ra một số “phiền phức” cho tàu chiến mặt nước cỡ lớn của Trung Quốc khi hoạt động ở Biển Đông. Đương nhiên, điều này cũng cần có hệ thống trinh sát, tình báo mạnh hỗ trợ mới có thể phát huy tác dụng. Hệ thống tên lửa chống hạm BrahMos phiên bản Lục quân Hợp tác liên quan đến tên lửa BrahMos có lẽ chỉ là một bộ phận nhỏ trong chương trình hợp tác quốc phòng Ấn-Việt. Bài viết cho rằng, tháng trước, vài ngày trước khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Ấn Độ, Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee đã thăm Việt Nam và đã ký một hiệp định cho vay tín dụng xuất khẩu trị giá 100 triệu USD cho Việt Nam, dùng cho hợp đồng quốc phòng. Theo bài báo, mặc dù ý tứ của phía Ấn Độ rất kín đáo, nhưng nguồn tin cho rằng, Việt Nam có ý định mua sắm 4 tàu tuần tra của Ấn Độ. "Việt Nam dự định mua sắm 4 tàu tuần tra là điều có thể lý giải, những tàu tuần tra này sẽ giao cho Cảnh sát biển sử dụng ở Biển Đông". Theo bài viết, Ấn Độ còn đang đào tạo nhân viên Hải quân Việt Nam sử dụng tàu ngầm lớp Kilo do Nga chế tạo. Đến nay, Ấn Độ đã đào tạo trên 500 binh sĩ Hải quân Việt Nam, nhưng Hà Nội yêu cầu đào tạo nhiều hơn nhân viên. Ngoài ra, Ấn Độ và Việt Nam có lẽ sắp đạt được nhất trí về phương diện Việt Nam phóng vệ tinh. Ấn Độ cũng hy vọng xây dựng một trung tâm theo dõi, tiếp nhận và xử lý dữ liệu ở thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Bài viết cho rằng, khi New Delhi mở rộng khu vòng cung của "chính sách hướng Đông" (xây dựng quan hệ chiến lược lâu dài trong lĩnh vực thương mại và quân sự), Việt Nam sẽ trở thành điểm tựa quan trọng. Tuy nhiên, trong vấn đề bán vũ khí cho Việt Nam, Ấn Độ trước đó thể hiện rất thận trọng, Chính phủ Ấn Độ mãi chưa xuất khẩu vũ khí cho Việt Nam. Tên lửa chống hạm BrahMos Chuyên gia Trung Quốc dùng thái độ "khuyên bảo", cho rằng, hiện nay, hợp tác Trung-Ấn chào đón cơ hội mới, Ấn Độ không nên đẩy quan hệ hai nước theo hướng ngược lại. Đồng thời, chuyên gia này đe dọa: Khi Ấn Độ tìm cách giúp Việt Nam kiềm chế Trung Quốc, Ấn Độ cần cân nhắc điểm này, "con bài Trung Quốc dùng để kiềm chế Ấn Độ là nhiều hơn, hơn nữa còn mạnh hơn. Trung Quốc có nhiều vũ khí mạnh hơn so với Ấn Độ và có thể bán cho quốc gia mà Ấn Độ không muốn Trung Quốc bán, Ấn Độ không nên làm trầm trọng hơn tình hình này". ===================== Ủa! Một láng giềng tốt mà sao mua vũ khí bảo vệ lãnh thổ mà lại phản ứng quyết liệt thế? Tôi không hiểu "có mục đích gì?" Share this post Link to post Share on other sites
Posted 30 Tháng 10, 2014 Vì sao Mỹ sẽ sẵn sàng cho một cuộc chiến ở Biển Đông 30/10/2014 16:51 (Tin Nóng) Tạp chí Eurasiareview ngày 30.10 đang bài viết của tiến sĩ Ian Ralby, sáng lập viên tổ chức tư vấn an ninh chính trị I.R. Consilium (Mỹ) nhận định rằng Mỹ sẽ sẵn sàng để đi đến một cuộc chiến tranh trên Biển Đông để bảo vệ quyền tự do lưu thông tàu bè và máy bay quân sự một khi xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc ở khu vực này lên đến đỉnh điểm. Máy bay trinh sát E-2C Hawkeye cất cánh từ tàu sân bay USS George Washington (CVN 73) trên biển Philippines ngày 26.10.2014. Nhóm tàu sân bay chiến đấu này đang luyện tập để sẵn sàng chiến đấu bảo vệ lợi ích hàng hải của Mỹ và các đồng minh cùng đối tác ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, theo trang web Hải quân Mỹ Theo tác giả, tình hình căng thẳng ở Biển Đông có thể khiến các nhà hoạch định chính sách của hai phía nghĩ đến một cuộc chiến tranh. Khi Trung Quốc đang tìm cách kiểm soát các vùng biển và đảo tranh chấp để ngăn cản máy bay và tàu chiến Mỹ đi qua khu vực rộng lớn của Biển Đông, sẽ khiến Mỹ không hài lòng khi cho rằng họ có quyền hợp pháp qua lại trên vùng biển này theo Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển (UNCLOS). Biển Đông đang là điểm nóng tranh chấp chủ quyền liên quan đến nhiều nước, và thậm chí tàu chiến các nước ngày càng gia tăng khả năng va chạm thù địch nhau. Cả hãng tin BBC gần đây còn có bài phóng sự về việc Hải quân Mỹ đã sẵn sàng cho một cuộc chiến với Trung Quốc nếu căng thẳng lên đỉnh điểm. Nhưng vì sao Mỹ đang phải can thiệp vào các điểm nóng ở Đông Âu và Trung Đông lại sẵn sàng cho một cuộc chiến trên biển với một trong những đối thủ hùng mạnh cả về kinh tế lẫn quân sự? Câu trả lời đầy đủ liên quan đến một số luận cứ khác nhau, nhưng một trong những điều quan trọng nhất lại ít được chú ý là liên quan đến luật biển quốc tế. Đơn giản là nếu Trung Quốc chiếm được các đảo tranh chấp trên Biển Đông thì có thể chặn đứng mọi sự qua lại của các tàu chiến lẫn máy bay Mỹ trên hầu hết vùng Biển Đông. Vì vậy Mỹ không muốn Trung Quốc giành phần thắng trong các tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông, và cố gắng thuyết phục Trung Quốc tuân thủ UNCLOS. Mỉa mai là Mỹ không công nhận và tuân thủ UNCLOS nhưng lại xem UNCLOS như luật tập quán quốc tế, và kêu gọi giải quyết các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông theo UNCLOS. Trung Quốc không cho rằng các nguyên tắc của luật biển lại áp dụng cho các tàu chiến hoặc máy bay quân sự nước ngoài được quá cảnh khu vực đặc quyền kinh tế trên biển (EEZ, theo UNCLOS). Thời gian qua, Trung Quốc đã ngăn cản các tàu hải quân nước ngoài, trong đó có một tàu của Ấn Độ, đi qua vùng biển mà Trung Quốc cho sẽ là EEZ của họ (đường lưỡi bò - TN) nếu giành được các vùng đảo tranh chấp và áp quyền sở hữu pháp lý trên Biển Đông. Trung Quốc còn cho rằng Mỹ vi phạm UNCLOS khi tiến hành các cuộc diễn tập quân sự, các chuyến bay giám sát, các cuộc khảo sát thủy văn (để phục vụ cho việc chống tàu ngầm) và các hoạt động khác trong khu vực Trung Quốc tự cho là EEZ của mình. UNCLOS tuy nhiên không rõ ràng làm rõ quan điểm pháp lý này. Kể từ khi Công ước này có phần hạn chế sự di chuyển của các tàu chiến trong vùng lãnh hải, phía Mỹ giải thích rằng UNCLOS không có những hạn chế với các tàu hải quân hoặc máy bay quân sự bên trong vùng EEZ. Còn Trung Quốc thì tuyên bố chủ quyền hoàn toàn liên quan đến tàu chiến và máy bay quân sự nước ngoài trong toàn bộ khu vực hai trăm hải lý của EEZ tính từ lãnh hải. Do vậy, nếu Trung Quốc chiếm được các lãnh thổ tranh chấp trên Biển Đông thì Mỹ sẽ phải xin phép Trung Quốc để cho tàu hải quân hoặc máy bay quân sự của mình đi qua trên hầu hết Biển Đông. Nhìn từ quan điểm chiến lược, Mỹ không thể để mất sự tự do đi lại qua Biển Đông, điểm trung chuyển quan trọng giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Tàu sân bay USS George Washington đang di chuyển qua Biển Đông ngày 19.10.2014 - Ảnh: Hải quân Mỹ Đài NHK (Nhật) đăng hình ảnh chụp từ trên không của quân đội Philippines cho thấy Trung Quốc đang mở rộng xây dựng trái phép các căn cứ trên bãi Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Mỹ lo ngại rằng nếu Trung Quốc chiếm đoạt tất cả các lãnh thổ tranh chấp trên Biển Đông và áp EEZ, tàu chiến và máy bay Mỹ sẽ không thể vào Biển Đông Mỹ đang cố ngăn chặn càng nhiều càng tốt sự bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc, ngăn cản sự làm giàu hơn nữa của Trung Quốc thông qua việc tiếp cận các nguồn tài nguyên dồi dào, và hạn chế ảnh hưởng bá quyền của nước này, và một trong những lý do chính khiến căng thẳng trên Biển Đông có thể đưa đến điểm xung đột giữa hai cường quốc lớn nhất thế giới là sự diễn dịch gây tranh cãi về UNCLOS. Sự tự do đi lại của các tàu chiến và máy bay quân sự Mỹ qua Biển Đông là có tầm quan trọng chiến lược khiến Mỹ đã sẵn sàng chiến đấu cho việc này. Vấn đề này thực sự là điều cơ bản hơn cho lợi ích của Mỹ so với tình hình ở Ukraine hoặc đối phó phiến quân IS ở Trung Đông. Đó là lý do tại sao Mỹ sẽ sẵn sàng tiến đến chiến tranh qua việc giải thích một công ước quốc tế về luật biển mà nước này không tham gia. Anh Sơn ================ Bởi vậy, Lão Gàn nói rùi! Cuối lăm lay tình hình rất là tình hình. Mọi chiện cứ nà lóng cả nên. Híc. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 30 Tháng 10, 2014 Trung Quốc yêu cầu Nhật ngừng chặn máy bay Thứ Năm, 30/10/2014 - 17:10 (Dân trí) - Trung Quốc ngày 30/10 đã lên tiếng đề nghị Nhật Bản ngừng các vụ điều chiến đấu cơ chặn máy bay Trung Quốc, sau khi số vụ việc này tăng cao và bị xem là gây nguy cơ mất an toàn hàng không. (Ảnh minh họa) Những tháng qua, căng thẳng giữa hai quốc gia này đã lên cao khi các bên không ngừng cáo buộc nhau điều máy bay quân sự áp sát máy bay nước mình, gần khu vực xảy ra tranh chấp lãnh thổ. Bắc Kinh và Tokyo cùng khẳng định một chuỗi đảo mà Tokyo đang kiểm soát thuộc chủ quyền của mình. Bắc Kinh hồi năm ngoái tuyên bố thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên hầu như toàn bộ diện tích biển Hoa Đông, châm ngòi cho phản ứng giận dữ từ Nhật và Mỹ. Theo thống kê của phía Nhật, trong giai đoạn từ tháng 7 tới tháng 9, nước này đã điều 103 đợt chiến đấu cơ lên chặn máy bay Trung Quốc, tăng 29% so với cùng kỳ năm ngoái, dữ liệu của Bộ quốc phòng Nhật cho biết. “Những con số được Nhật công bố cho thấy chính xác sự gia tăng tần suất các đợt đeo bám, quan sát và ngăn chặn của Nhật đối với máy bay quân sự Trung Quốc”, người phát ngôn Bộ quốc phòng Trung Quốc Yang Yujun nói. “Những hành động như vậy của phía Nhật chính là nguyên nhân của các vấn đề an toàn hàng không Trung – Nhật, và chúng tôi hối thúc Nhật ngừng lối hành động sai lầm của họ”. Hồi tháng 6, Trung Quốc từng triệu tùy viên quân sự Nhật tới để phản đối sau khi hai nước cáo buộc nhau về hoạt động của các máy bay quân sự trên biển Hoa Đông. Thanh TùngTổng hợp =================== Thế đấy! Zdấn đề nà cái zdấn đề ló lằm ở chỗ lày! Lão Gàn rất ủng hộ ghòa bình thế giới, nhưng không phải là người có ảnh hưởng đến ghòa bình thế giới. Nên chỉ gõ phèng phèng thui. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 31 Tháng 10, 2014 Sau Chu Vĩnh Khang, Trung Quốc chưa ngưng “đả hổ, diệt ruồi” Thứ 2, 13:10, 27/10/2014 VOV.VN - Dù đã “đả hổ, diệt ruồi” quyết liệt, tuy nhiên, chiến dịch chống tham nhũng của Trung Quốc vẫn còn dài và cần phải tiến hành triệt để bằng luật pháp. Hiện nay, Trung Quốc đang trong quá trình triển khai chiến dịch truy quét tham nhũng quy mô lớn nhất trong lịch sử, bắt giữ hơn 50 quan chức cấp cao và hàng chục ngàn cán bộ nhà nước có dính líu đến tham nhũng. Chiến dịch này đã thể hiện nỗ lực của Chủ tịch Tập Cận Bình trong việc xây dựng lòng tin của nhân dân đối với Đảng. Chiến dịch chống tham nhũng được ông Tập Cận Bình đưa ra lần đầu tiên tại Đại hội Đảng toàn quốc vào tháng 11/2012. Nhưng phải đến tháng 6/2013, chiến dịch này mới được đẩy lên cao trào khi Trung Quốc tiến hành điều tra đối với những nhân vật cấp cao của chính quyền. Mục đích của chiến dịch là nhằm “củng cố mối liên kết giữa Đảng và nhân dân”, đáp ứng mong muốn của nhân dân là nhổ tận gốc rễ nạn tham nhũng. Tổng Bí thư Tập Cận Bình tại Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương 4 khóa 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (Ảnh News.cn) Các quan chức Trung Quốc được yêu cầu thực hiện công tác tự phê bình và phân loại các hoạt động tiêu cực của mình theo “4 phong cách làm việc không đúng mực”, gồm: chủ nghĩa hình thức, quan liêu, chủ nghĩa hưởng thụ và lãng phí. Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc là cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện kỷ luật, thúc đẩy việc phòng chống tham nhũng trong chính quyền trung ương. Tân Hoa xã nhận định, tính đến Hội nghị toàn lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18 được tổ chức ngày 20-23/10 vừa qua, giai đoạn đầu của chiến dịch chống tham nhũng đã kết thúc thành công với nhiều thành tích đạt được trong việc giảm chi tiêu lãng phí và loại bỏ tham nhũng. Quyết liệt và hiệu quả Theo một báo cáo được chính quyền Trung Quốc công bố vào tháng 7, trong nửa đầu năm 2014, các công tố viên đã mở hơn 6.000 cuộc điều tra đối với các quan chức là đảng viên, kết án tù đối với hơn 8.000 cán bộ vì tội nhận hối lộ và tham nhũng. Tân Hoa xã cho biết, số lượng cuộc họp chính thức đã giảm 25%, xuống còn 586.000 cuộc họp. Trong khi đó, 137.000 vật dụng văn phòng không cần thiết trong các cơ quan Nhà nước đã được chuyển giao chính quyền địa phương. Theo số liệu thống kê của Tân Hoa xã, Trung Quốc có thể cắt giảm tới 1 tỷ USD tiền chi tiêu công nếu như giảm bớt việc mua xe, các chuyến công tác nước ngoài và chi phí tiếp khách. Ngoài ra, hàng loạt các thủ tục hành chính quan liêu đã được loại bỏ, đóng góp cho công cuộc cải cách kinh tế của Trung Quốc. Thủ tướng Lý Khắc Cường tuyên bố, việc xóa bỏ các thủ tục phê duyệt không cần thiết sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của Trung Quốc. Về vấn nạn tham nhũng, Tân Hoa xã cho biết, từ khi chiến dịch được phát động, hơn 162.000 “nhân viên ma” đã bị loại bỏ khỏi biên chế của Chính phủ. Khoảng 200.000 quan chức đã bị xử lý do các vi phạm trong nhiều lĩnh vực, chủ yếu như nhà đất, an toàn lao động và chăm sóc y tế, trong đó, chỉ riêng 6 tháng đầu năm nay, khoảng 84.000 cán bộ đã bị xử phạt từ giáng chức cho đến khai trừ khỏi đảng, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2013. Ngày 29/7/2014 đánh dấu một cột mốc đáng chú ý trong công cuộc chống tham nhũng do ông Tập Cận Bình khởi xướng khi Uỷ ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương quyết định chính thức điều tra ông Chu Vĩnh Khang, nguyên Uỷ viên Thường vụ Bộ Chính trị do vi phạm kỷ luật nghiêm trọng. Cựu Uỷ viên thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc Chu Vĩnh Khang (Ảnh: Getty) Ông Chu Vĩnh Khang là cựu Uỷ viên thường vụ Bộ Chính trị đầu tiên bị điều tra xử lý và được xem là một "con hổ lớn" trong chiến dịch đấu tranh phòng chống tham nhũng do Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc phát động kể từ sau Đại hội 18. Trước đó, Trung Quốc cũng đã quyết định điều tra xử lý đối với ông Từ Tài Hậu, nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Chủ tịch Quân uỷ Trung ương, cơ quan chịu trách nhiệm cao nhất về quân đội Trung Quốc. Trong một bài phát biểu hồi tháng 1/2014, Chủ tịch Tập Cận Bình từng tuyên bố, chống tham nhũng là một trong những mối quan tâm lớn nhất trong nhiệm kỳ của ông và Đảng Cộng sản đòi hỏi sự can đảm của một người đàn ông sẵn sàng chặt tay rắn cắn bị nhiễm độc để cứu lấy mạng sống của mình. Ông Tập Cận Bình nói: "Mỗi đảng viên của Đảng Cộng sản nên ghi nhớ rằng tất cả những bàn tay bẩn sẽ bị tóm. Các quan chức cao cấp cần nghiêm túc chấp hành kỷ luật Đảng và ngừng ngay các hoạt động mang tính cơ hội”. Tuy nhiên, Tân Hoa xã cho biết, vấn đề xử lý tham nhũng đối với các quan chức cấp thấp trong chính quyền địa phương (mà Chủ tịch Tập Cận Bình gọi đó là những con “ruồi”) được cho là thách thức lớn nhất trong chiến dịch truy quét tham nhũng của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Bất chấp chiến dịch chống tham nhũng diễn ra vô cùng quyết liệt, hiện một số cán bộ không những không chấm dứt hành động sai trái của mình mà còn càng ngày càng vi phạm kỷ luật nghiêm trọng hơn. Tại Hội nghị Trung ương 4 vừa kết thúc, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Vương Kỳ Sơn cảnh báo Đảng Cộng sản Trung Quốc đang tham gia vào một cuộc chiến chống tham nhũng hết sức phức tạp và khó lường. Theo ông, Đảng vẫn không thể hoàn toàn nhổ tận gốc vấn nạn này và khó có thể ngăn chặn căn bệnh này tái phát. Nhận thức được điều này, Đảng Cộng sản Trung Quốc lần đầu tiên đã tập trung thảo luận vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền, nhấn mạnh việc cải cách pháp luật và các quy định của Đảng, nâng cao kỷ luật trong Đảng nhằm ngăn chặn tận gốc “tham quan” và xóa bỏ triệt để nạn tham nhũng, lãng phí. “Pháp trị” Khái niệm “pháp trị” (quản lý đất nước theo pháp luật) không phải mới được Đảng Cộng sản Trung Quốc đưa ra, nhưng việc lần đầu tiên được thảo luận sâu rộng trong một Hội nghị Trung ương Đảng đã có ý nghĩa rất lớn trong bối cảnh Trung Quốc hiện nay cũng như trong cuộc chiến chống tham nhũng của chính quyền trung ương. Tư tưởng “nhân trị” (đặt quyền lực con người cao hơn pháp luật) đã bám rễ suốt từ thời phong kiến, đến nay, vẫn còn tồn tại phổ biển tại Trung Quốc, đặc biệt là ở các chính quyền địa phương. Việc này đã tạo điều kiện cho nhiều quan chức lạm dụng quyền lực, vượt qua khuôn khổ của pháp luật. Vì vậy, công tác “pháp trị” sẽ giúp loại bỏ tư tưởng trên, thể hiện quyết tâm xây dựng nhà nước pháp quyền, tất cả mọi người dân đều sống và làm việc theo pháp luật. Hội nghị toàn thể thứ 4 của Ban Chấp hành Trung ương khóa 18 vừa kết thúc ngày 23/10 đã vạch ra con đường phát triển từ nay về sau của đất nước Trung Quốc bằng một kế hoạch toàn diện hướng đến mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền, thúc đẩy việc quản lý đất nước theo pháp luật và đẩy mạnh xây dựng các quy tắc kỷ luật trong đảng. Kế hoạch chi tiết về cải cách pháp luật trong công tác chống tham nhũng đã được thông qua tại Hội nghị Trung ương 4. Tại cuộc họp ngày 25/10, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương cũng đã tập trung thảo luận về các biện pháp triển khai kế hoạch trên. Ông Vương Kỳ Sơn phát biểu tại Hội nghị trung ương 4 của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương (Ảnh News.cn) Ông Vương Kỳ Sơn và nhiều quan chức khác trong Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương đều thống nhất rằng, các cuộc điều tra về tham nhũng phải chấp hành “pháp trị”. Ngoài ra, các điều tra viên của đảng cần phải bàn giao nhanh chóng các trường hợp vi phạm cho các cơ quan pháp luật xử lý kịp thời. Trong thời gian tới, phạm vi quyền hạn của các tòa án địa phương cũng sẽ được mở rộng, hạn chế tình trạng chính quyền địa phương can thiệp vào công tác điều tra, tuyên án. Ông Vương cho biết, cần phải tìm được gốc rễ của nạn tham nhũng và thiết lập một hệ thống giám sát và chế tài xử phạt hiệu quả để ngăn chặn căn bệnh này. Đặc biệt, ông Vương Kỳ Sơn cũng nhấn mạnh việc bổ sung, sửa đổi các quy định của Đảng một cách chính xác, rõ ràng và thực tế để phù hợp với pháp luật . Các biện pháp mới được thông qua trong các chiến dịch chống tham nhũng sẽ được đưa vào quy định của Đảng và pháp luật. Về vai trò của tăng cường công tác "pháp trị" đối với chiến dịch chống tham nhũng của Trung Quốc, giáo sư Arne Westad của Đại học Kinh tế và Khoa học chính trị London cho rằng, bản kế hoạch mới của Trung Quốc sẽ thúc đẩy công cuộc chống tham nhũng bên trong Đảng Cộng sản. Đồng quan điểm với giáo sư Westad, ông Munene Macharia, giáo sư của Đại học Quốc tế Nairobi, Kenya cho biết, quyết tâm triển khai công tác “pháp trị” sẽ đẩy mạnh việc triển khai chiến dịch chống tham nhũng, đóng góp cho công cuộc hiện đại hóa công tác quản lý của chính quyền Trung Quốc. Ông Etienne Reuter, giám đốc Công ty Tư vấn luật pháp Elliott tại Brussels, Bỉ thì nhận định rằng: “Công cuộc mở cửa và chuyển đổi nền kinh tế của Trung Quốc sau chiến dịch “4 hiện đại hóa” của cố Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Đặng Tiểu Bình đã bước vào một giai đoạn mới, đòi hỏi phải có một môi trường bền vững và một xã hội toàn diện. Nhân dân Trung Quốc mong muốn có chất lượng sống tốt hơn và một xã hội công bằng hơn. Với bối cảnh hiện nay, “pháp trị” sẽ mang lại nền tảng cần thiết để chống lại sự xuống cấp trong cách quản lý cũng như trong cuộc chiến chống tham nhũng”. Cuộc chiến không có hồi kết Nỗ lực chống tham nhũng của Chủ tịch Tập Cận Bình và Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Vương Kỳ Sơn được báo giới Trung Quốc đánh giá là đã vượt qua sự mong đợi sau khi chiến dịch được giới thiệu vào tháng 11/2012. Tuy nhiên, trong cuộc họp sau khi Hội nghị Trung ương 4 kết thúc, ông Vương Kỳ Sơn cho biết chiến dịch sẽ còn kéo dài nhiều năm nữa bởi nạn tham nhũng giống như là một thói quen cố hữu của các quan chức Trung Quốc. Ông nói: "Điều này giống như việc bỏ hút thuốc hay uống rượu. Bạn có thể bỏ hút thuốc hoặc uống rượu một cách đơn giản không?". Đến nay, sau khi đã trừ nhiều con “hổ lớn”, ông Tập Cận Bình tiếp tục cam kết sẽ đẩy mạnh hơn nữa chiến dịch chống tham nhũng của mình. Phát biểu trên một tờ báo đảng, ông nói: “Đảng và vận mệnh đất nước đang đặt trong tay chúng tôi và chúng tôi phải gánh vác trách nhiệm này”. Tại Hội nghị Trung ương 4 của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật, Vương Kỳ Sơn cam kết sẽ chống tham nhũng như “trị cây bệnh và nhổ cây thối”. Ông Vương nhấn mạnh, cơ quan kiểm tra kỷ luật của Đảng vẫn sẽ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ chống tham nhũng của mình, “giữ bình tĩnh và tỉnh táo, duy trì định lực chính trị, kiên định niềm tin và quyết tâm” trong chiến dịch quan trọng này. "Bất kỳ quan chức tham nhũng ngựa quen đường cũ sẽ phải trả giá", ông nói. Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương cho biết, chiến dịch chống tham nhũng và nỗ lực xây dựng một chính quyền trong sạch của Trung Quốc sẽ không có hồi kết. Ông Vương nói: “Vấn dề kỷ luật của một đảng cầm quyền với hơn 86 triệu đảng viên có ảnh hưởng lớn đến sự ủng hộ của người dân và vận mệnh của đất nước”. Ông Vương Kỳ Sơn nhấn mạnh rằng, những gì đã đạt được trong chiến dịch tham nhũng đến nay mới chỉ là sự khởi đầu. Chiến dịch chống tham nhũng trong đảng còn phải đạt được tính thống nhất từ trên xuống dưới, tăng cường hoạt động giám sát, kỷ luật và tinh thần trách nhiệm. Chính quyền Trung Quốc nhận thức rằng, một chính quyền trong sạch cùng một nền kinh tế thị trường cạnh tranh lành mạnh sẽ mang đến môi trường đầu tư tốt hơn, đóng góp cho công cuộc phát triển đất nước. Chiến dịch chống tham nhũng của Trung Quốc bước đầu đã triển khai một cách quyết liệt và hiệu quả, thể hiện nỗ lực của Chủ tịch Tập Cận Bình trong việc làm trong sạch hóa bộ máy chính quyền, củng cố lòng tin của nhân dân với Đảng. Tuy nhiên, trong giai đoạn sắp tới, vẫn còn nhiều khó khăn trong cuộc chiến lâu dài và phức tạp này, đặc biệt trong việc triển khai “pháp trị” trong công tác chống tham nhũng. Dù vậy, nỗ lực chống tham nhũng của Trung Quốc đến thời điểm này rất đáng ghi nhận, được thế giới đánh giá cao và là bài học để nhiều nước châu Á khác áp dụng trong chiến dịch chống tham nhũng lãng phí của riêng mình./. CTV Tạ Hiển/VOV.VN Theo Tân Hoa xã, The Diplomat ========================= Hôm nay, Lão Gàn mới có dịp xem lại cái "bài viết chưa hoàn chỉnh". Suy đi, nghĩ lại, chiện tận ở bên Tàu, chẳng wan trọng gì đến tớ. Nhưng bắt đầu từ cái đoạn này, nó liên quan đến Lý học, nên cũng bàn chơi cho vui. “Pháp trị” Khái niệm “pháp trị” (quản lý đất nước theo pháp luật) không phải mới được Đảng Cộng sản Trung Quốc đưa ra, nhưng việc lần đầu tiên được thảo luận sâu rộng trong một Hội nghị Trung ương Đảng đã có ý nghĩa rất lớn trong bối cảnh Trung Quốc hiện nay cũng như trong cuộc chiến chống tham nhũng của chính quyền trung ương. Tư tưởng “nhân trị” (đặt quyền lực con người cao hơn pháp luật) đã bám rễ suốt từ thời phong kiến, đến nay, vẫn còn tồn tại phổ biển tại Trung Quốc, đặc biệt là ở các chính quyền địa phương. Việc này đã tạo điều kiện cho nhiều quan chức lạm dụng quyền lực, vượt qua khuôn khổ của pháp luật. Vì vậy, công tác “pháp trị” sẽ giúp loại bỏ tư tưởng trên, thể hiện quyết tâm xây dựng nhà nước pháp quyền, tất cả mọi người dân đều sống và làm việc theo pháp luật. Hội nghị toàn thể thứ 4 của Ban Chấp hành Trung ương khóa 18 vừa kết thúc ngày 23/10 đã vạch ra con đường phát triển từ nay về sau của đất nước Trung Quốc bằng một kế hoạch toàn diện hướng đến mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền, thúc đẩy việc quản lý đất nước theo pháp luật và đẩy mạnh xây dựng các quy tắc kỷ luật trong đảng. Qua đây thì chứng tỏ ngay cả cái Tân Hoa xã, cơ quan truyền thông hàng đầu của Tàu, cũng chả hiểu chó gì về "pháp trị", mới "nhân trị" cả. Nội dung cái mà họ gọi là "nhân trị", nó như thế này: Tư tưởng “nhân trị” (đặt quyền lực con người cao hơn pháp luật) đã bám rễ suốt từ thời phong kiến, đến nay, vẫn còn tồn tại phổ biển tại Trung Quốc, đặc biệt là ở các chính quyền địa phương. Việc này đã tạo điều kiện cho nhiều quan chức lạm dụng quyền lực, vượt qua khuôn khổ của pháp luật. Tất nhiên, những vấn đề này, Lão Gàn đã nói tới trong cuốn "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương" - với những khái niệm căn bản, được mô tả trong ý nghĩa của "Tam Dương khai thái". Và Lão cũng xác định rằng: thuyết ADNh không thuộc về văn minh Hán, nên họ hoàn toàn không hiểu được bản chất của vấn đề. Đây cũng chính là tính ứng dụng của học thuyết cổ xưa này, mà không phải ai cũng đủ trình để nhận thức! Tất nhiên trong đó có cả một cái gọi là "lịch sử văn minh Hán", cũng chưa nhận thức được. Cho nên nó mới có câu lởm khởm và mâu thuẫn mà Lão Gàn vừa trích dẫn: Tư tưởng “nhân trị” (đặt quyền lực con người cao hơn pháp luật) đã bám rễ suốt từ thời phong kiến, đến nay, vẫn còn tồn tại phổ biển tại Trung Quốc, đặc biệt là ở các chính quyền địa phương. Việc này đã tạo điều kiện cho nhiều quan chức lạm dụng quyền lực, vượt qua khuôn khổ của pháp luật. Ngay trong câu này, có hai vế mâu thuẫn lẫn nhau, Lão Gàn mô tả như sau: 1/ Tư tưởng “nhân trị” (đặt quyền lực con người cao hơn pháp luật) đã bám rễ suốt từ thời phong kiến, đến nay, vẫn còn tồn tại phổ biển tại Trung Quốc, đặc biệt là ở các chính quyền địa phương. 2/ Việc này đã tạo điều kiện cho nhiều quan chức lạm dụng quyền lực, vượt qua khuôn khổ của pháp luật. Ô hô! Như vậy pháp luật đã bị vượt qua, bởi cái mà họ gọi là "nhân trị". Vậy thì cái tư tưởng "pháp trị" ấy lấy cái gì để bảo đảm rằng nó không bị tiếp tục vượt qua? Ngay trong topic này, Lão Gàn đã phát biểu rằng thì là: "Với một giả thuyết hoàn toàn thuận lợi là ngay cả khi tiêu diệt hết cả "Hổ lẫn ruồi" thì còn khó khăn đằng sau phải vượt qua và đó mới là khó khăn chủ yếu". Huống chi, cái chiến dịch ấy đã "tổng quát" quá sớm. Khó khăn thì chưa giải quyết được, mà mới chỉ có định hướng mục đích "pháp trị". Nhưng ngay cả cách hiểu về "pháp trị" đã mâu thuẫn. Nói thẳng mựa nó là thế này: Họ không đủ trình để ổn định xã hội Tàu. Cuối cùng cũng bế tắc mà thôi.Ấy là Lão mới chỉ bàn sơ về cái "nhân trị" và "pháp trị" , vì nó liên quan đến cái Lý Học. Chuyện khác, Lão không bàn, Hổng có thời gian, chẳng có "quyền lợi và nghĩa vụ liên quan". "Khôn sống, mống chết". Ấy là các cụ nhà ta bảo thế! 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 31 Tháng 10, 2014 Triều Tiên coi Đức là nhà cố vấn kinh nghiệm thống nhất đất nước 31/10/2014 13:43 Chủ tịch nhóm nghị sĩ Đức-Triều Tiên Hartmut Koschyk. (Nguồn: focus.de) Báo Bưu điện sông Rhein của Đức ngày 30/10 dẫn lời ông Hartmut Koschyk, Chủ tịch nhóm nghị sĩ Đức-Triều Tiên thuộc Quốc hội Đức, cho biết ban lãnh đạo ở Bình Nhưỡng sẵn sàng tiến hành đối thoại cởi mở về các vấn đề như nhân quyền và quan hệ liên Triều với Đức. Phát biểu sau chuyến thăm 6 ngày tới Triều Tiên, ông Koschyk cho biết, trong vấn đề xích lại gần nhau hơn giữa hai miền Triều Tiên, Bình Nhưỡng coi Đức không chỉ là nhà trung gian hòa giải, mà khi cần còn là nhà cố vấn thực sự cũng như có thể chia sẻ các kinh nghiệm thống nhất nước Đức trước đây. Tại Triều Tiên, nghị sĩ đảng Liên minh Xã hội cơ đốc giáo (CSU) Koschyk của Đức đã gặp Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Tối cao Triều Tiên Choe Thae Bok, Thứ trưởng Ngoại giao Ri Kil Song và đại diện Ban chấp hành trung ương Đảng Lao động Triều Tiên. Về nhà lãnh đạo Triều Tiên, nghị sĩ Koschyk cho biết ông Kim Jong-un đã trở lại và vẫn nắm chắc quyền lực trong tay, bác bỏ những nghi ngờ về tình trạng sức khỏe của ông sau nhiều tuần không xuất hiện. Những người ông Koschyk được gặp đều miêu tả ông Kim Jong-un là "một vị Thống soái khôn ngoan, năng động và mạnh mẽ". Ông Koschyk nhận định có lẽ nhà lãnh đạo Kim Jong-un "chưa có đủ quyền lực như người cha, song ông ta không phải là kẻ bù nhìn." Nghị sĩ Đức cũng cho rằng việc Triều Tiên tìm kiếm quan hệ với Đức và châu Âu xuất phát từ nguyên nhân mối quan hệ không mấy tốt đẹp với Trung Quốc cũng như thái độ e dè với Mỹ. Tháng trước, Bí thư phụ trách đối ngoại của Đảng Lao động Triều Tiên Kang Sok Ju đã tới thăm một loạt nước như Đức, Italy và Bỉ, và đối thoại tích cực với lãnh đạo các nước này./. ====================== Như vậy là cả hai miền Nam Bắc Cao Ly đều thống nhất coi nước Đức là cố vấn cho sự thống nhất đất nước của mình. Tốt lắm! Rất nhất quán, có tính hệ thống và hoàn chỉnh. Hoàn toàn phủ hợp với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng. 4 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 31 Tháng 10, 2014 Trung Quốc bắt giữ lượng tiền mặt kỷ lục tại nhà tham quan Thứ Sáu, 31/10/2014 - 21:04 (Dân trí) - Cơ quan công tố Trung Quốc ngày 31/10 cho biết đã thu giữ hơn 200 triệu nhân dân tệ tiền mặt (32 triệu USD) tại nhà một quan chức ngành năng lượng. Đây được khẳng định là lượng tiền mặt tham nhũng lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc bị phát hiện. Wei Pengyuan, vụ phó vụ than của NDRC bị bắt với hơn 200 triệu nhân dân tệ tiền mặt Thông tin này đã xác nhận những tin tức trước đó được báo giới đăng tải về việc Wei Pengyuan, vụ phó vụ than của Ủy ban cải cách và phát triển quốc gia (NDRC), đã bị điều tra trong bối cảnh chiến dịch chống tham nhũng trong ngành năng lượng ngày càng mở rộng. Wei bị phát hiện đã mua nhiều căn hộ và sử dụng một trong số này làm nơi cất giữ hàng “núi” tiền mặt, thông tin từ báo giới cho biết. Cơ quan điều tra đã phải sử dụng 16 máy đếm tiền để kiểm đếm số tiền này, và 4 máy đã bị hỏng trong quá trình đó do hoạt động quá công suất, tờ tạp chí Caixin cho biết. “Đây chính là lượng tiền mặt lớn nhất chúng tôi từng thu giữ từ một quan chức tham nhũng trong một chiến dịch kể từ năm 1949”, Xu Jinhui, một quan chức của Viện kiểm sát tối cao Trung Quốc cho biết. Vụ bê bối đã làm bùng phát những tranh luận nảy lửa trên các trang mạng Trung Quốc, khi nhiều người khẳng định không thể nào một công dân bình thường, với thu nhập khả dụng mỗi năm là 18.311 nhân dân tệ có thể tưởng tượng ra số tiền này. Nếu tất cả là tiền mặt loại mệnh giá 100 nhân dân tệ, các cư dân mạng ước tính, số tiền trên có thể xếp chồng lên nhau tạo thành cột cao 2m, và nặng hơn 2,3 tấn. Wei là một trong số 11 quan chức sắp bị đưa ra xét xử về tội nhận hối lộ. NDRC là cơ quan hoạch định chính sách kinh tế đầy quyền lực tại Trung Quốc. 6 trong số các quan chức này đã nhận hơn 60 triệu nhân dân tệ tiền hối lộ dưới dạng tiền mặt. Các quan chức khác đã bị sa thải khỏi cơ quan này, trong đó có phó chủ nhiệm Liu Tienan, người sẽ bị xét xử với nghi ngờ đã nhận hối lộ 36 triệu nhân dân tệ. “Họ vừa phụ trách việc hoạch định chính sách lẫn phê duyệt các dự án phát triển. Nói cách khác, họ là người quyết định mỗi doanh nghiệp có thể kiếm được lợi nhuận bao nhiêu”, Xu khẳng định. Trong bối cảnh giá than tăng mạnh, Vụ than của NDRC, cơ quan có quyền cấp phép cho các mỏ than, trở thành một nơi có nguy cơ tham nhũng cao. Thanh TùngTheo SCMP ================== Tập II: Tiếp tục chống tham nhũng từ dưới Chu Vĩnh Khang. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 2 Tháng 11, 2014 Tập Cận Bình chưa thể đưa thân tín vào Quân ủy trung ương Hồng Thủy 02/11/14 08:58 Thảo luận (0) (GDVN) - Tập Cận Bình vẫn chưa thể kiểm soát hoàn toàn quân đội khi không thể đưa đồng minh của mình, Lưu Nguyên và Trương Hựu Hiệp vào ghế Phó Chủ tịch Quân ủy. Bắc Kinh thay đổi nhân sự Quân ủy trung ương liên quan đến Biển Đông Ông Tập Cận Bình, Chủ tịch Quân ủy trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc. South China Morning Post ngày 2/11 đưa tin, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi quân đội nêu cao tinh thần kỷ luật, phát huy truyền thống cách mạng sau một loạt các vụ bê bối tham nhũng liên quan đến Từ Tài Hậu, Cốc Tuấn Sơn, Dương Kim Sơn. Tập Cận Bình đã triệu tập hơn 400 tướng lĩnh, quan chức cấp cao trong toàn quân, từ Quân ủy trung ương xuống 4 tổng cục, 7 đại quân khu và các binh chủng về Cổ Điền, Phúc Kiến dự họp trong 2 ngày Thứ Năm, Thứ Sáu vừa qua. Tại hội nghị này Tập Cận Bình kêu gọi các tướng lĩnh Trung Quốc suy nghĩ nghiêm túc về hành vi tham ô nhận hối lộ của Từ Tài Hậu, Cốc Tuấn Sơn và rút ra bài học "xương máu" của họ Từ trong khi các ảnh hưởng bất lợi của Từ Tài Hậu đã được xóa bỏ triệt để. Các nhà phân tích chính trị cho biết, hội nghị Cổ Điền cho thấy Tập Cận Bình với vai trò Chủ tịch Quân ủy trung ương đã và đang phải đối mặt với những thách thức ngay trong đảng về cuộc chiến chống tham nhũng và cải cách quân đội. Trong lịch sử đảng Cộng sản Trung Quốc, những người đứng đầu có thể củng cố quyền lực, vị trí đứng đầu của họ bằng hai cách, một là thông qua tính hợp pháp về tư tưởng, hai là quân sự. Trương Lập Phàm, một nhà bình luận chính trị từ Bắc Kinh nhận xét. Ông cho biết Tập Cận Bình đã thể hiện sự kiểm soát của ý thực hệ trong khi chủ trì một diễn đàn của giới văn nghệ sĩ Trung Quốc tháng trước. Tuy nhiên Tập Cận Bình vẫn chưa thể kiểm soát hoàn toàn quân đội khi không thể đưa đồng minh của mình, Lưu Nguyên và Trương Hựu Hiệp vào ghế Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương trong hội nghị trung ương 4 vừa qua. ========================= Bởi vậy! Ngay cả với một giả thiết thuận lợi nhất, là ngài Tập tiêu diệt hết sạch tham nhũng, thì khó khăn tiếp sau đó mới là rất lớn. Cái này Lão Gàn nói lâu rồi. Chỉ cần sự bế tắc trong việc giải quyết vấn đề nội bộ của Tàu về rất nhiều phương diện, cũng đủ để nước Tàu suy sụp. Đã vậy lại đụng đến Việt Nam là sai lầm lớn nhất trong việc thực hiện "Giấc mơ Trung Hoa". Các nhà nghiên cứu Tàu không đủ trình để hiểu tại sao như vậy. Cho nên nó giống như một lời tiên tri. Và lời tiên tri này chứng nghiệm nhanh hơn thời gian Lão Gàn chờ đợi sự chứng nghiệm "Không có Hạt của Chúa" (2008 - 2013). 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 2 Tháng 11, 2014 Trung Quốc: Con phó thị trưởng ngang ngược đánh tiếp viên hàng không (Dân trí) - Phó thị trưởng thành phố Phúc Đỉnh, tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc mới đây đã phải lên tiếng xin lỗi khi con trai mình đánh một nhân viên hàng không trên máy bay, chỉ vì bị yêu cầu tắt điện thoại. Vụ việc gây “bão” dư luận tại Trung Quốc. Ông Zheng Jingguo, phó thị trưởng thường trực thành phố Phúc Đỉnh Vụ việc xảy ra hôm 29/10 trên chuyến bay từ Trùng Khánh từ Ôn Châu của hãng hàng không Hà Bắc, và được một số người đi trên chuyến bay đăng tải lên mạng, thu hút nhiều chỉ trích dữ dội từ dư luận và báo giới. Theo đó, trong quá trình máy bay cất cánh, một hành khách trên khoang hạng nhất có tên Zheng Moumou đã không chịu nghe theo chỉ dẫn tắt điện thoại di động của tiếp viên hàng không. Sau khi liên tục bị nhắc nhở, Zheng đã chửi bởi và đánh nhân viên hàng không làm nhiệm vụ và dọa nạt rằng “bố tôi là thị trưởng đấy”. Zheng Moumou đã bị an ninh sân bay Ôn Châu bắt và tạm giữ hành chính 5 ngày. Sau đó, công an sân bay đã xác nhận bố của Zheng Moumou đúng là con của phó thị trưởng của thành phố Phúc Đỉnh, tỉnh Phúc Kiến. Thông báo của cơ quan an ninh sau đó đã xác nhận vụ việc. Theo đó vào khoảng 22 giờ 25 phút ngày 29/10, sở cảnh sát thành phố Ôn Châu đã nhận được tin báo về việc một hành khách trên chuyến bay số NS3316 từ Trùng Khánh tới Ôn Châu đã tranh cãi với nhân viên an ninh hàng không. Đến 23 giờ 45, khi chuyến bay hạ cánh tại Ôn Châu, cảnh sát đã ngay lập tức điều lực lượng ra sân bay bắt giữ hành khách gây rối về đồn công an để điều tra thêm. Sau khi điều tra, hành khách gây rối là nam giới, được xác định có tên Zheng Moumou, sinh năm 1991, đến từ Phúc Đỉnh, tỉnh Phúc Kiến. Zheng Moumou đã không tuân theo yêu cầu tắt điện thoại di động của phi hành đoàn, và tranh cãi, xô đẩy rồi đá một nhân viên an ninh, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới an toàn bay. Một ngày sau khi thông tin trên được đăng tải trên mạng, ông Zheng Jingguo, phó thị trưởng thường trực của thành phố Phúc Đỉnh đã phải lên tiếng xin lỗi. “Tôi cảm thấy đau lòng trước những gì xảy ra với con tôi. Là người cha, tôi đã không quản lý con mình đầy đủ. Tôi thực sự xin lỗi về những tác động xấu đối với xã hội, nhất là đối với thành viên phi hành đoàn mà con tôi gây ra”, ông Zheng Jingguo nói. “Con tôi đã 23 tuổi. Đây sẽ là một bài học đắt giá cho nó”. Thanh TùngTổng hợp ================== Từ lò gạch làng Vũ Đại, đọc cái nhật trình mạng đăng cái tin này đã cho thấy: Mặc dù chiến dịch "đả hổ, đập ruồi" của ngài Tập đã có những cái được gọi là thành công vang dội. Những hổ lớn, hẳn như Chu Vĩnh Khang, Từ Tài Hậu.... lần lượt vào tù, chưa kể đến những con sói, cáo còn to hơn bố vị công tử này....Như vậy, đáng nhẽ ra - với uy phong lẫm liệt của chiến dịch như vậy - thì cái vị công tử con quan phó thị trấn này phải sợ chết khiếp, mà không dám ỷ thế bố làm càn mới phải. Nhưng đằng này, công tử thiếu gia vẫn nghêng ngang "bụp" nhân viên hàng không, thách đố công khai công luận, chỉ vì bố mần cái phó thị trưởng. Công khai như vậy, thì chứng tỏ người này hiểu cái quyền lực ngầm của bố anh ta như thế nào, trước ảnh hưởng của cái uy vũ "đả hổ, đập ruồi". Hiện tượng này cho thấy rằng: Uy lực của "Đả hổ, đập ruồi" không hề tác động, hoặc tác động rất ít tới thực tế xã hội Trung Quốc. Mặc dù ngài Tập có một định hướng đúng theo sách là dùng "pháp trị". Nhưng qua sự thể hiện cách nhìn trong mối tương quan giữa các hình thái ý thức xã hội trong một bài gần đây ngay trong trang này , hoặc trang trước của topic này về "Đức trị" (Mà họ hiểu là "nhân trị") và "pháp trị". Đã cho thấy họ đã nhìn nhận một cách rất hời hợt về bản chất của vấn đề. Tất nhiên, khi nhận thức không đúng thì chắc chắn sẽ không thể thực hiện được. Ngay cả khi họ nhận thức đúng những quy luật tự nhiên và xã hội - như cội nguồn của nó là nền văn hiến Việt - thì sự khó khăn nhất vẫn xảy ra: Đó chính là sự hoàn chỉnh, tính hệ thống, nhất quán và tính hợp lý trong tất cả mọi vấn đề liên quan trong mọi mối quan hệ xã hội với giữa hình thái ý thức xã hội. Đây là điều cực kỳ khó khăn. Bởi vậy, chẳng phải ngẫu nhiên, Lão Gàn cho rằng: Ngài Tập sẽ khó có thể vượt qua được những vấn đề của chính xã hội Truing Quốc đặt ra cho ngài. SW Hawking viết - Đại ý: nếu một ngày nào đó chúng ta tìm ra lý thuyết thống nhất thì sẽ ứng dụng những quy luật của thiên nhiên trong việc điều hành xã hội của chúng ta. Thuyết ADNh - lý thuyết thống nhất - không thuộc về nền văn minh Hán. 5 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 4 Tháng 11, 2014 10 thông điệp ông Putin nhắn gửi phương Tây Truyền thông phương Tây đã cố gắng lờ đi hoặc bóp méo bài phát biểu gần đây của Tổng thống Nga Vladimir Putin tại CLB Valdai, trong khi đây là diễn văn chính trị quan trọng nhất kể từ bài phát biểu “Bức màn sắt” của Thủ tướng Anh Winston Churchill ngày 5/3/1946, trang tin Russia Insider nhận định. >> Bầu cử miền Đông Ukraine đào sâu mâu thuẫn giữa Nga và phương Tây Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại CLB Valdai ở Sochi (ảnh: Getty Images) Chuyên gia chính trị Dmitry Orlov vạch ra 10 điểm nổi bật trong bài phát biểu gần đây của ông Putin ơ thành phố Sochi của Nga. Trong bài phát biểu, ông Putin đột ngột thay đổi luật chơi. Trước đó, trò chơi chính trị quốc tế thường diễn ra theo kịch bản: Các chính trị gia phát ngôn nhằm gìn giữ một sự hư cấu dễ chịu về chủ quyền quốc gia, nhưng họ lại rất kín đáo và chẳng làm gì thay đổi bản chất nền chính trị quốc tế. Trong khi đó, họ lại cam kết tại các cuộc thương lượng bí mật ở hậu trường. Nhà lãnh đạo Nga trước đây cố gắng tham gia cuộc chơi này, chỉ trông mong rằng, Nga sẽ được đối xử như một đối tác bình đẳng. Tuy nhiên, những hy vọng này là ảo tưởng và tại cuộc họp ở Sochi, ông Putin tuyên bố trò chơi đã kết thúc. Theo ông Orlov, Tổng thống Putin nhắn gửi 10 thông điệp rõ ràng sau tới phương Tây. Thứ nhất, Nga sẽ không tham dự các trò chơi và các cuộc mặc cả hậu trường với các vấn đề vặt vãnh thêm nữa. Nga đã chuẩn bị cho các thỏa thuận và đối thoại nghiêm túc, nếu chúng mang đến an ninh chung, dựa trên sự công bằng và tính đến lợi ích của mỗi bên. Thứ hai, mọi hệ thống an ninh tập thể toàn cầu hiện nay đều bên bờ đổ vỡ. Không có bất cứ đảm bảo an ninh quốc tế nào cho tất cả. Và thực thể phá hủy chúng mang tên: Mỹ. Thứ ba, những người xây dựng trật tự thế giới mới đã thất bại, do xây một lâu đài bằng cát. Cho dù một dạng trật tự thế giới mới nào đó có được thiết lập hay không thì đó không chỉ là quyết định của Nga, tuy nhiên đó là một quyết định không thể hình thành mà lại thiếu vắng nước này. Thứ tư, Nga ủng hộ một cách tiếp cận thận trọng trong việc tiến hành những cải cách trật tự xã hội, không phản đối việc điều tra cũng như thảo luận các cải cách như vậy, để thấy việc thực hiện bất kỳ cải cách nào được chứng minh đúng đắn hay không. Thứ năm, Nga không có ý định “đi câu ở những vùng nước tranh chấp” do Mỹ đang bành trướng “đế chế hỗn loạn” tạo ra và Nga cũng không có lợi ích trong việc xây dựng một đế chế của riêng mình (thách thức của Nga là làm sao phát triển lãnh thổ rộng lớn sẵn có của mình). Nga cũng không có ý định hành động như một cứu tinh của thế giới như từng làm trong quá khứ. Thứ sáu, Nga sẽ không tìm cách định hình lại thế giới theo hình ảnh mong muốn, cũng như không cho phép ai định hình lại nước Nga theo hình ảnh của họ. Nga sẽ không đóng cửa với thế giới, tuy nhiên, bất cứ ai cố gắng cô lập Nga khỏi thế giới chắc chắn sẽ phải hứng chịu hậu quả. Thứ bảy, Nga không muốn sự hỗn loạn lây lan, không muốn chiến tranh và cũng không có ý định gây chiến. Tuy nhiên, ngày nay, Nga thấy nguy cơ chiến tranh toàn cầu bùng phát hầu như không tránh khỏi, nên đã chuẩn bị cho điều đó và vẫn đang tiếp tục chuẩn bị. Nga không muốn chiến tranh, nhưng không có nghĩa Nga sợ chiến tranh. Thứ tám, Nga không có ý định sắm một vai trò tích cực trong việc ngáng trở những người vẫn đang cố gắng thiết lập trật tự thế giới mới của họ, cho tới khi các nỗ lực đó xâm phạm những lợi ích chủ chốt của Nga. Nga muốn đứng ngoài hơn và quan sát xem họ có thể tự gây ra hậu quả gì do thiếu suy nghĩ. Song những ai muốn kéo Nga vào chuyện đó, phớt lờ các lợi ích của Nga sẽ được dạy ý nghĩa thực sự của đau đớn là gì. Thứ chín, trong vấn đề chính trị đối nội và đối ngoại, sức mạnh của Nga sẽ không dựa vào giới tinh hoa và sự mặc cả trong hậu trường của họ mà dựa trên ý nguyện của người dân. Thứ mười, vẫn có cơ may để thiết lập một trật tự thế giới mới, tránh được một cuộc chiến tranh thế giới. Trật tự thế giới mới này dĩ nhiên cần bao gồm Mỹ, nhưng chỉ có thể khả thi áp dụng cùng các điều kiện khi tất cả tuân thủ luật pháp và thỏa ước quốc tế; kiềm chế mọi hành động đơn phương; tôn trọng đầy đủ chủ quyền của các quốc gia khác. Theo Russia Insider Tiền Phong ===================== Qua phát biểu của ngài Putin, cho thấy một thế giới đang hội nhập. Đây là điều Lão Gàn đã phát biểu lâu rùi. Vấn đề còn lại là nó hội nhập theo phương thức nào? Đây cũng là vấn đề mà Lão Gàn cũng phát biểu lâu rồi, ngay trong topic này: - Hoặc là nó kết thúc bằng một cuộc chiến tranh lớn - tạm gọi là "thế chiến thứ III", theo bà Vanga - hay nói theo bài trên của ngài Putin là: Tuy nhiên, ngày nay, Nga thấy nguy cơ chiến tranh toàn cầu bùng phát hầu như không tránh khỏi, nên đã chuẩn bị cho điều đó và vẫn đang tiếp tục chuẩn bị. Nga không muốn chiến tranh, nhưng không có nghĩa Nga sợ chiến tranh. - Hay bằng một sự hiểu biết những quy luật vũ trụ và các vấn đề về xã hội, con người để tránh một cuộc chiến tranh, cũng như bài diễn văn trên đã nói tới: Thứ mười, vẫn có cơ may để thiết lập một trật tự thế giới mới, tránh được một cuộc chiến tranh thế giới. Trật tự thế giới mới này dĩ nhiên cần bao gồm Mỹ, nhưng chỉ có thể khả thi áp dụng cùng các điều kiện khi tất cả tuân thủ luật pháp và thỏa ước quốc tế; kiềm chế mọi hành động đơn phương; tôn trọng đầy đủ chủ quyền của các quốc gia khác. Hai khả năng này Lão Gàn cũng đã nói từ rất lâu ngay trong topic này và xác định rằng: Chỉ khi nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử được xác định tính chân lý thì thế giới mới thoát khỏi khả năng thứ nhất là chiến tranh lớn. Đây là lời tiên tri nhân danh nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử, một thời huy hoàng ở miền nam Dương Tử, đã phát biểu: Nhược đài sư tử thượng. Thiên hạ thái bình phong. Chỉ có lý thuyết thống nhất vũ trụ mới đủ tầm là một tập hợp tri thức lớn bao trùm những mâu thuẫn xã hội của con người và giải quyết được nó. Lão Gàn cũng đã xác định khả năng thứ hai có cơ may thực hiện được. Điều này cũng như lời ngài Putin phát biểu: Thứ mười, vẫn có cơ may để thiết lập một trật tự thế giới mới, tránh được một cuộc chiến tranh thế giới. Tất cả các nhà lãnh đạo trên thế giới này, dù trí tưởng tượng của họ phong phú đến thế nào, cũng chưa hình dung được một trật tự thế giới cụ thể sẽ như thế nào trong cuộc hội nhập toàn cầu. Nhưng SW Hawking đã phát biểu, đại ý: Nếu đến một ngày nào đó, chúng ta tìm ra lý thuyết thống nhất thì sẽ ứng dụng những quy luật của vũ trụ trong việc điều hành cuộc sống của chúng ta. Lý thuyết đó chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành, nhân danh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử. Và cũng chính là "một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại", mà bà Vanga nói tới. Rất tiếc! Đức Phật đã nói rồi: Nguyên nhân của nỗi khổ trần gian là: tham , sân, si. Tức là lòng tham, sự mê muội và dốt nát. Cho nên cũng bà Vanga đã nói: "Nhưng còn lâu lắm, chỉ đến khi dân tộc Arxyri bị tiêu diệt". Bài diễn văn của ngài Putin cũng đặt vấn đề như Lão Gàn, nhưng không đưa ra giải pháp. Còn Lão Gàn thì giải pháp là : Việt sử 5000 năm văn hiến phải được xác định tính chân lý, lúc đó mới nói chuyện về một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại và kết thúc lời giải của lời tiên tri: "Nhược đài sự tử thượng, Thiên hạ thái bình phong". ================== PS: Nước Nga từ thời Xô Viết đến gần đây, không hề đóng góp một giáo sư tiến sĩ nào vào cái tập hợp "Cộng đồng khoa học thế giới " phủ nhận cội nguồn Việt sử. Nhưng khi tỏ ra muốn bắt tay với Tàu, nẩy nòi ra một "nhà ngâm cứu", bày đặt phủ nhận Việt sử. Hiện tượng cũng đã thể hiện ngay trong topic này. Vớ vẩn. 5 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 11, 2014 Ngoại trưởng Mỹ: Quan hệ Mỹ-Trung sẽ định hình thế kỷ 21 Thứ Tư, 05/11/2014 - 16:08 Ngoại trưởng Mỹ - John Kerry khẳng định mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc là mối quan hệ “có ảnh hưởng lớn nhất” trong thế giới hiện nay và "đóng góp nhiều trong sự định hình thế kỷ 21". Phát biểu này được đưa ra vào ngày 4-11, trước thềm chuyến công du đến Bắc Kinh và một số ngước khác của vị ngoại trưởng Mỹ. Chuyến “dừng chân” lần này của John Kerry là bước đệm trước khi Tổng thống Mỹ Barack Obama đến thăm Bắc Kinh vào tuần tới để tham dự hội nghị APEC. Ngoại trưởng John Kerry thảo luận về mối quan hệ Mỹ - Trung Quốc hôm 4-11 (ảnh: AFP / Allison Shelley) Ông Kerry cũng dự kiến sẽ đến Paris để hội đàm với Ngoại trưởng Pháp - Laurent Fabius trước khi tới Bắc Kinh tham dự hội nghị của Bộ trưởng Ngoại giao các nước khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trước thềm hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo APEC vào tuần tới. Trong chuyến thăm Viện Nghiên cứu quốc tế tại Đại học Johns Hopkins (Washington), ông John Kerry phát biểu: “Mối quan hệ Mỹ-Trung rất quan trọng. Chúng ta phải hành động và quản lý thật cẩn thận” - Ông Kerry nói thêm “Hai nước cần đảm bảo không chỉ cùng nhau tồn tại mà còn sẵn sàng cùng hợp tác”. Các nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ vạch ra bốn mục tiêu cụ thể của chính quyền Obama tại châu Á, trong đó có mục tiêu phát triển kinh tế bền vững. Hiện Trung Quốc và Mỹ là hai nước gây ô nhiễm lớn nhất thế giới. Nhà Trắng cũng đã đặt ra mục tiêu cung cấp năng lượng sạch để giải quyết biến đổi khí hậu. Hơn nữa, thông qua việc thúc đẩy hợp tác khu vực, Mỹ hy vọng sẽ giảm bớt căng thẳng về chính trị, củng cố an ninh và hỗ trợ cho người dân trên toàn khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Theo My Mộng /Channel News Asia Pháp luật TPHCM ================= Hay! Lão Gàn luôn ủng hộ hòa bình thế giới, nên luôn vỗ tay trước mọi ý tưởng mang lại hòa bình thế giới, cho dù nó chỉ thể hiện trên lý thuyết. :D :D :D Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 11, 2014 Nhật - Trung từ bỏ tổ chức cuộc gặp Shinzo Abe - Tập Cận Bình Hồng Thủy 06/11/14 09:21 Thảo luận (0) (GDVN) - Nỗ lực đến phút chót vẫn đang được thực hiện, tuy nhiên khó có thể dàn xếp để 2 nhà lãnh đạo này ngồi với nha 10 đến 15 phút. Hai ông Shinzo Abe và Tập Cận Bình khó có thể ngồi lại bên lề APEC. Kyodo News ngày 6/11 đưa tin, Nhật Bản và Trung Quốc rất có thể sẽ từ bỏ một cuộc họp chính thức giữa Thủ tướng Shinzo Abe với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề diễn đàn APEC tại Bắc Kinh tuần tới. Các quan chức Nhật Bản thạo tin cho biết, mặc dù không phải là 0%, nhưng vô cùng khó khăn để thu xếp cuộc gặp này. Nỗ lực đến phút chót vẫn đang được thực hiện, tuy nhiên khó có thể dàn xếp để 2 nhà lãnh đạo này ngồi với nhau 10 đến 15 phút. Đàm phán song phương chính thức bên lề một hội nghị thượng đỉnh thường được công bố trước bởi các nước tham gia, thậm chí vấn đề thảo luận cũng có thể được cung cấp cho báo chí. Nhật Bản và Trung Quốc đã thất bại trong việc thu hẹp sự khác biệt và điều kiện cho một cuộc gặp thượng đỉnh bất chấp những nỗ lực ngoại giao liên tục. Tính đến ngày hôm qua, quan điểm của Trung Quốc vẫn không thay đổi. Tập Cận Bình không gặp Shinzo Abe cho đến khi nào Nhật Bản thừa nhận có tranh chấp ở Senkaku và Thủ tướng công khai cam kết không đi viếng đền Yasukuni. Ông Abe không có ý định chấp nhận điều kiện của Trung Nam Hải đưa ra. "Có khả năng ít nhất Tập Cận Bình cũng phải dành cho ông Shinzo Abe một cái bắt tay ngoại giao khi đón khách tham dự APEC. Nhưng tôi tin rằng ông ấy sẽ tránh làm nhiều hơn thế", một quan chức Nhật Bản tham gia đàm phán với Trung Quốc cho biết. ================== Tập Cận Bình không gặp Shinzo Abe cho đến khi nào Nhật Bản thừa nhận có tranh chấp ở Senkaku và Thủ tướng công khai cam kết không đi viếng đền Yasukuni. Ông Abe không có ý định chấp nhận điều kiện của Trung Nam Hải đưa ra. "Có khả năng ít nhất Tập Cận Bình cũng phải dành cho ông Shinzo Abe một cái bắt tay ngoại giao khi đón khách tham dự APEC. Nhưng tôi tin rằng ông ấy sẽ tránh làm nhiều hơn thế", một quan chức Nhật Bản tham gia đàm phán với Trung Quốc cho biết. Tất nhiên là như zdậy rùi! Làm điếu gì có chiện ngài Abe thừa nhận tranh chấp ở Senkaku! Làm thế không khác ngài Abe phản bội nước Nhật. Bắt tay nhau là chào ra lối Tây, còn đứng nghiêm cúi chào và không bắt tay, quay người đi luôn là chào theo lối Nhật. Sau cái bắt tay ngoại giao của hai nguyên thủ đứng đầu hai siêu cường châu Á này là mâu thuẫn đẩy lên cao ở Hoa Đông. Cuối năm nay, tình hình rất là tình hình. Ấy là Lão Gàn bảo thế! 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 11, 2014 'Mượn' máy bay ông Tập Cận Bình buôn lậu ngà voi 07/11/2014 00:05 (TNO) Viên chức ngoại giao và quân sự của Trung Quốc đã mua ngà voi bất hợp pháp, và lợi dụng việc miễn trừ kiểm tra an ninh để đưa hàng về nước trên máy bay của ông Tập trong những chuyến thăm Tanzania, theo hãng tin AFP. Ngà voi châu Phi - Ảnh: Reuters Cơ quan Điều tra Môi trường (EIA), một tổ chức bảo vệ môi trường có trụ sở tại London (Anh) ngày 6.11 vừa công bố thông tin trên. Báo cáo của EIA tiết lộ khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Tanzania hồi năm 2013, các thành viên của phái đoàn chính phủ và doanh nghiệp nước này đã mua lậu nhiều ngà voi đến nỗi giá mặt hàng này tại địa phương đã tăng gấp đôi lên 700 USD/kg. Dẫn lời ông Suleiman, một người buôn bán sản phẩm ngà voi ở Dar es Salaam, EIA cho biết công việc của ông phất lên hẳn khi phái đoàn Trung Quốc đến Tanzania. Các thương nhân Tanzania nói rằng những người mua đã tận dụng thành công việc miễn trừ những biện pháp kiểm tra an ninh dành cho các nhà ngoại giao, để mua hàng đem về Trung Quốc trên chiếc máy bay của ông Tập. Báo cáo còn khẳng định, các vụ mua bán tương tự đã được thực hiện trong một chuyến viếng thăm trước đây của cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào. Các viên chức sứ quán Trung Quốc cũng được mô tả như những “khách hàng lớn”. Những người buôn bán ngà voi ở Dar es Salaam còn nhận được “cú hích” mạnh trong việc kinh doanh từ chuyến thăm của một đoàn tàu hải quân Trung Quốc trở về sau khi tham gia tuần tra chống cướp biển ở Vịnh Aden. Cũng theo EIA, vào năm ngoái, một công dân Trung Quốc tên Yu Bo đã bị bắt khi lái một chiếc xe tải chứa 81 ngà voi được giấu bên dưới các bức điêu khắc gỗ mà ông định giao cho 2 viên chức hải quân Trung Quốc cấp trung tại cảng Dar es Salaam. Một tòa án địa phương sau đó đã tuyên phạt Yu 20 năm tù giam. Tanzania là một đồng minh quan trọng của Trung Quốc ở Đông Phi, và Tổng thống Jakaya Kikwete của nước này đã ký kết các thỏa thuận trị giá 1,7 tỷ USD trong một chuyến thăm Bắc Kinh vào tháng trước. Tanzania có khoảng 142.000 con voi khi Kikwete lên nhậm chức vào năm 2005, tuy nhiên số lượng voi có khả năng sẽ giảm xuống chỉ còn khoảng 55.000 con vào năm 2015 do hậu quả của nạn săn bắt trộm. Hầu hết các vụ mua bán ngà voi đã bị nghiêm cấm vào năm 1989 theo Công ước thương mại quốc tế về các loài động thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) mà cả Trung Quốc lẫn Tanzania đều tham gia ký kết. Trung Quốc thường tuyên bố “chú ý nhiều” đến việc bảo vệ động vật hoang dã có nguy cơ bị tuyệt chủng và trong những năm gần đây đã tiến hành nhiều vụ bắt giữ những kẻ buôn lậu mặt hàng này trên toàn quốc. Theo hãng tin AP, phản ứng với báo cáo của EIA, ông Meng Xianlin, một quan chức của Bộ Lâm nghiệp Trung Quốc phụ trách thực hiện cam kết của Bắc Kinh với CITES, khẳng định những cáo buộc mà EIA đưa ra là “không thể tin được” do thiếu “bằng chứng chắc chắn”. Hàng chục ngàn con voi đã bị giết tại châu Phi mỗi năm để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường châu Á đối với các sản phẩm làm từ ngà voi, đặc biệt là Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Lục địa Đen. Trùng Quang ================ Ngay trên máy bay của ngài Tập, "ruồi" nhiều nhể. Không bít ngài Tập còn nhớ mặt mấy chú đi chung máy bay của ngài ngày ấy không? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 11, 2014 “Quậy” ông Tập, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư TQ bị “ngồi chơi xơi nước“ Đăng Bởi Một Thế Giới 04:52 04-11-2014 Trưởng ban tuyên giáo Lưu Vân Sơn (cầm sách) Ông Lưu Vân Sơn, Trưởng ban tuyên giáo TW Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) mất dần quyền lực vì là thủ túc thân tín của cựu tổng bí thư CPC Giang Trạch Dân, theo báo The Epoch Times ở Hồng Kông. Ông Lưu bị cho là triệt để quấy rối chủ tịch Tập Cận Bình. Trong 7 ủy viên thường vụ Bộ chính trị CPC, ông Tập xếp số 1 còn ông Lưu xếp thứ năm. Ông được chọn vào đội ngũ lãnh đạo cao nhất này từ năm 2007 và có nhiệm kỳ hai hồi năm 2012, nhờ tầm ảnh hưởng của ông Giang. Học tập nghị quyết trễ là có vấn đề? Ông Lưu phục vụ cho các lợi ích của ông Giang từ năm 2002 bằng cách nắm chặt cơ quan tuyên truyền của CPC. Một trong những dấu chỉ vai trò của ông Lưu đã bị giảm có thể căn cứ vào lịch họp sau Hội nghị TW 4 của CPC vừa tổ chức hồi trung tuần tháng 10. Truyền thống của CPC là sau kỳ họp kín hàng năm của trung ương đảng, các cơ quan nhà nước và đảng bộ phải học tập nghị quyết, thông điệp chủ đạo của trung ương. Ngày 23.10, tức một ngày sau khi bế mạc Hội nghị TW 4, Quốc hội và Chính Hiệp (tương đương mặt trận tổ quốc) đã mở cuôc học tập nghị quyết. Nhưng phải đến ngày 25.10, ông Lưu cùng Ban tuyên giáo TW (BTG) mới học tập nghị quyết hội nghị TW 4. Theo các nhà quan sát, sự trì hoãn này được xem là một dấu chỉ cho thấy BTG không còn được sủng ái như trước. Chưa hết, Chủ nhiệm Cục An ninh thông tin mạng Lu Wei không dự cuộc họp của BTG, dù internet là một phần quan trọng trong cỗ máy tuyên truyền của CPC. Lu đã tổ chức một phiên học tập khác cho cơ quan của ông vào ngày 24.10. Và sự vắng mặt của Lu trong phiên học tập của BTG ám chỉ Cục an ninh thông tin mạng không còn chịu sự kiểm soát của ông Lưu. Bộ phận này ban đầu có tên “Cục Thông tin internet nhà nước” và báo cáo trực tiếp với Hội đồng chính phủ. Ngày 27.2.2014, ông Tập nắm quyền lãnh đạo Cục này, đặt lại tên và cơ cấu thành một đơn vị của trung ương đảng. Trưởng ban tuyên giáo "đánh" Tổng bí thư Dù ông Giang có người kế nhiệm vai trò tổng bí thư CPC hồi năm 2002 là ông Hồ Cẩm Đào nhưng ông Giang vẫn duy trì tầm ảnh hưởng sâu rộng suốt 10 năm sau đó. Việc nắm BTG là một cách để ông Giang hạn chế quyền lực của người kế nhiệm. Trước khi ông Tập nắm quyền lực hồi tháng 11.2012, ông Giang cùng các thuộc hạ trung thành cũng tìm cách hạn chế quyền lực của ông Tập. Thậm chí đã có thông tin các “chiến hữu” Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai âm mưu lật đổ và ám sát ông Tập. Chu đang bị điều tra tội tham nhũng và lạm quyền, Bạc đã bị tuyên án tù chung thân vì hai tội tương tự. Ông Lưu thì liên tục gây rối cho ông Tập bằng cách kiểm duyệt và làm hiểu sai về những bài hùng biện của ông. Với quyền hạn lãnh đạo BTG trên khối truyền thông, ông Lưu nhiều lần tỏ thái độ bất mãn về chiến dịch chống tham nhũng “đả hổ diệt ruồi” của ông Tập. Các bản tin của Đài truyền hình trung ương (CCTV) hồi cuối tháng 7 thường đưa tin mờ nhạt vụ đánh Chu, hoặc trang điện tử của Nhân dân nhật báo (cơ quan ngôn luận của CPC) sau khi đăng bài "Đánh hổ lớn Chu Vĩnh Khang không phải là đợt đánh tham nhũng cuối" đã bị rút xuống. Hoặc dịp Tết Nguyên Đán 2013, báo Phương Nam tuần san (ở tỉnh Quảng Đông) ban đầu đăng bài xã luận “Giấc mơ Trung Hoa, Giấc mơ của người bảo vệ hiến pháp”, kêu gọi hiến pháp Trung Quốc bảo vệ quyền lợi của mọi người dân. Nhưng theo lệnh của Tuo Zhen, Trưởng Ban Tuyên giáo tỉnh Quảng Đông, bài xã luận bị thay bằng một bài ca ngợi đảng. Ý tưởng “giấc mơ của người bảo vệ hiến pháp” dựa theo một bài diễn văn của ông Tập ngày 4.12.2012, quảng bá sức mạnh của hiến pháp và tinh thần tuân thủ pháp luật. Khi ấy, ông Tập nói: “Một quốc gia được điều hành theo luật thì trước tiên phải tuân thủ Hiến pháp, và một sự điều hành đúng pháp luật phải dựa theo Hiến pháp”. Một ví dụ khác về sự can thiệp của ông Lưu, là ngày 15.10.2014, em trai ông Tập là Tập Viễn Bình bất ngờ khoe vợ là nữ ca sĩ “Hoa khôi quân đội” Trương Lan Lan trên một bài báo của Đặc khu kinh tế Thẩm Quyến nhật báo. Ông Tập em cũng rất tự hào về anh trai: “Ngoài mục tiêu xây dựng một quân đội vững vàng và một quốc gia giàu mạnh, Chủ tịch Tập còn nỗ lực xây dựng nền giáo dục đạo đức theo tinh thần Nho giáo, tập trung vào phát triển mối quan hệ gia đình và tinh thần tự rèn luyện.” Ông Tập em viết bài này nhân kỷ niêm sinh nhật 101 tuổi của ông Tập Cận Huy, cha của hai anh em, đăng ảnh ông với mẹ và vợ. Nhưng chỉ vài giờ sau, bài báo được gỡ khỏi các trang điện tử của Tân Hoa Xã, Nhân dân nhật báo, China News… Nguồn tin từ tờ Nhân dân nhật báo cho biết chính quyền yêu cầu “không khuấy đảo sự nghiệp diễn xuất thuộc về quá khứ của bà Trương”. Cùng ngày 15.10 ấy, Tổng bí thư Tập Cận Bình có bài diễn văn dài 2 giờ, nêu nhiều vấn đề liên quan cảm hứng sáng tác thơ văn, nghệ thuật. Bài phát biểu này được xem là cách để ông Tập phản công hệ thống tuyên truyền của ông Lưu. Mới đây còn có thông tin các thủ túc thân tín của ông Giang “chia sẻ” các cô bồ với nhau, hoặc CCTV, tiền đồn của BTG bị đánh liên tục. Cụ thể, tháng 12 năm ngoái, Lý Đông Sinh, cựu phó tổng giám đốc CCTV đã bị bắt mở đầu cho chuỗi các nhân vật trong đài nhà nước này bị điều tra. Lý từng là phó trưởng BTG trước khi làm Thứ trưởng Bộ Công an. Hoạt Pha, một nhà phân tích chính trị Trung Quốc cho biết: "CCTV là một cơ quan quyền lực tại Trung Quốc mà hiếm ai dám động vào. Việc một loạt các nhân viên của CCTV bị bắt bớ cho thấy ông Tập đang tấn công vào thành trì của ông Lưu". Mai Hà (theo The Epoch Times) ======================= Đây cũng là một trong những tuyến nội dung chính đầy gay cấn của tập II, sau Bắc Đới Hà. Diễn biến sẽ ngày càng sôi động và phức tạp...... Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 11, 2014 Châu Á - Thái Bình Dương: "Ánh sáng cuối đường hầm" cho Tổng thống Obama Đức Huy 06/11/2014 10:34 Tổng thống Mỹ Barack Obama Ảnh: AP Với việc để mất đa số Thượng viện vào tay đảng Cộng hòa, tổng thống Obama sẽ phải đối mặt với muôn vàn khó khăn trong hai năm cuối nhiệm kì. Nhưng trong cái rủi có cái may... "Barack Obama đã đẩy đất nước này xuống một vũng bùn. Bây giờ là lúc ông ta phải trả giá cho những gì mình đã làm, và đó cũng sẽ là một sự trừng phạt nghiêm khắc", Reince Preibus, chủ tịch Ủy ban quốc gia đảng Cộng hòa, tuyên bố với New York Times. Phát biểu của ông Preibus là điểm nhấn cho một ngày "đại thắng" của đảng Cộng hòa trong cuộc bỏ phiếu giữa kì Mỹ hôm 4/11. Theo thống kê sơ bộ của giới truyền thông Mỹ, đảng Cộng hòa cho đến thời điểm này đã thâu tóm được 22 trên tổng số 36 ghế Thượng viện được đưa ra tranh cử, nâng tổng số ghế đảng này sở hữu tại Thượng viện lên con số 52, qua đó lần đầu tiên trong vòng 8 năm trở lại đây màu đỏ sẽ chiếm đa số tại cửa bắc tòa nhà quốc hội Mỹ. Trong khi đó ở nửa còn lại của Quốc hội, đảng Cộng hòa tiếp tục củng cố ưu thế với việc giành thêm 12 ghế Hạ viện, qua đó chiếm đa số một cách áp đảo với 246 trên tổng số 435 ghế. Đây là lợi thế lớn nhất mà đảng Cộng hòa có được tại Hạ viện kể từ sau Thế chiến thứ hai. Hai năm bế tắc Điều hành đất nước trong bối cảnh cả Thượng viện lẫn Hạ viện đều bị kiểm soát bởi đảng đối lập là tình thế bi đát mà chẳng Tổng thống nào ở Mỹ muốn gặp phải. Không may cho Obama, ông sẽ phải đối mặt với thực tế này trong hai năm cuối nhiệm kì. Tổng thống Obama phát biểu tại Quốc hội Ảnh: AP Ở vị trí của Tổng thống Obama bây giờ, tuyệt đại đa số các dự luật của ông khi trình lên Quốc hội sẽ gặp phải sự bất đồng đến từ phía nhóm nghị sĩ đảng Cộng hòa. Mặt khác, với cương vị Tổng thống, ông Obama cũng có quyền phủ quyết bất kì dự luật nào do Quốc hội. Theo Hiến pháp Mỹ, trong trường hợp này, nếu 2/3 số nghị sĩ của Thượng viện và 2/3 số nghị sĩ ở Hạ viện không tán thành với quyền phủ quyết của Tổng thống, dự luật này sẽ vẫn được thông qua mà không cần chữ kí của Obama. Tuy nhiên khả năng này là rất khó xảy ra. Theo thống kê của Senate.gov, tỉ lệ Quốc hội bác bỏ thành công quyền phủ quyết của tổng thống chỉ là 10%. Quốc hội không thông qua dự luật của Tổng thống; Tổng thống bác bỏ ý kiến của Quốc hội. Nếu không có những động thái "xuống nước" từ hai phía, nước Mỹ sẽ rơi vào tình cảnh bế tắc. Nhưng với phát biểu tương đối "mạnh mồm" của ông Preibus ở trên, yếu tố chính trị nhiều khả năng vẫn sẽ là một rào cản lớn giữa Obama và Quốc hội, vẽ ra một bối cảnh ảm đạm cho hai năm cuối của nhiệm kì Tổng thống tưởng như sẽ đem lại cho nước Mỹ một diện mạo mới. "Ánh sáng cuối đường hầm" Nói như vậy không có nghĩa là Tổng thống Obama và đảng Cộng hòa không có những quan điểm chung. Theo trang phân tích The Diplomat (Mỹ), việc đảng Cộng hòa chiếm đa số tại Quốc hội sẽ là cơ hội để người lãnh đạo Nhà Trắng phát triển các chính sách đối ngoại ở châu Á, điều mà ông đã ấp ủ từ lâu nhưng chưa thể thực hiện một cách triệt để. Obama và lãnh đạo các quốc gia thành viên/đàm phán thành viên TPP năm 2010 Ảnh: WikiMedia Trước đây, Tổng thống Obama đã từng đề xuất một chiến dịch "Xoay trục về châu Á", mà trong đó là những bước đi đẩy nhanh tiến trình đàm phán Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP). Trớ trêu ở chỗ, tuy được đa số nghị sĩ đảng Cộng hòa tán thành, chính những nghị sĩ đảng Dân chủ của ông Obama lại kiên quyết phản đối chiến dịch này để bảo hộ mậu dịch cho nước Mỹ. Thượng nghị sĩ Cộng hòa Rand Paul, người nhiều khả năng sẽ đại diện cho đảng Cộng hòa tranh cử Tổng thống trong kì bầu cử 2016, cũng đã lên tiếng "bật đèn xanh" cho Obama đưa Mỹ trở thành thành viên chính thức của TPP. "Một trong những yếu tố đưa Mỹ lên vị trí cường quốc là một nền kinh tế hùng mạnh. Và để phục hồi nền kinh tế ấy Mỹ cần kí những hiệp ước tăng cường trao đổi trên khắp thế giới... Tổng thống Obama nên ưu tiên hoàn tất quá trình đàm phán gia nhập TPP", ông Paul phát biểu trong một cuộc gặp mặt tại New York. Đảng Cộng hòa chiếm đa số lưỡng viện, tuy sẽ gây cho Tổng thống Obama muôn vàn khó khăn như đã nói ở trên, mặt khác cũng sẽ tạo điều kiện cho Obama nâng tầm ảnh hưởng của Mỹ tại Châu Á - Thái Bình Dương với việc chính thức gia nhập TPP. Nếu thành công, đây sẽ là một thành tựu đối ngoại đáng ghi nhận, giúp vị Tổng thống da màu đầu tiên của Mỹ phần nào cứu vãn hình ảnh đang ngày càng mất đi uy tín của mình trong mắt công chúng. ===================== "Một trong những yếu tố đưa Mỹ lên vị trí cường quốc là một nền kinh tế hùng mạnh. Và để phục hồi nền kinh tế ấy Mỹ cần kí những hiệp ước tăng cường trao đổi trên khắp thế giới... Tổng thống Obama nên ưu tiên hoàn tất quá trình đàm phán gia nhập TPP", ông Paul phát biểu trong một cuộc gặp mặt tại New York. Đảng Cộng hòa chiếm đa số lưỡng viện, tuy sẽ gây cho Tổng thống Obama muôn vàn khó khăn như đã nói ở trên, mặt khác cũng sẽ tạo điều kiện cho Obama nâng tầm ảnh hưởng của Mỹ tại Châu Á - Thái Bình Dương với việc chính thức gia nhập TPP. Nếu thành công, đây sẽ là một thành tựu đối ngoại đáng ghi nhận, giúp vị Tổng thống da màu đầu tiên của Mỹ phần nào cứu vãn hình ảnh đang ngày càng mất đi uy tín của mình trong mắt công chúng. Cuộc hội nhập toàn cầu là một xu thế tất yếu của văn minh nhân loại, dù nó xảy ra bằng hình thức nào: "Chiến tranh hay hòa bình". Do đó, ngài Obam nên lưu ý lời khuyên này của ông Paul. Vấn đề còn lại là phải vượt qua sự cân nhắc và tính toán cổ điển với những phương pháp thực hiện. Trong hai năm cuối nhiệm kỳ, ngài vẫn có thể tạo ra một sự đột phá cho nền kinh tế Mỹ. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 11, 2014 Trung Quốc lấn át ngay trên 'sân sau' của Nga Thứ bảy, 8/11/2014 | 11:07 GMT+7 Khu vực Trung Á đầy tiềm năng và tài nguyên, vốn duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Nga, nay có xu thế ngả sang Trung Quốc bằng những bản hợp đồng thương mại và đầu tư khổng lồ. Trung Quốc, Nga hoan hỉ với cú bắt tay 400 tỷ USD / Trung Quốc đắc lợi từ khủng hoảng Ukraine Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Time/AP Trong khi Tổng thống Nga Vladimir Putin gắng giữ Ukraine trong tầm tay, Moscow có thể đánh mất ảnh hưởng tại một khu vực khác cũng rất giàu tiềm lực: các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ ở Trung Á. Những quốc gia này dường như đang có xu thế hướng về Trung Quốc trong các mối đầu tư và thương mại. Bắc Kinh đang lên kế hoạch rót khoảng 16,3 tỷ USD tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá và đường ống dẫn dầu qua khu vực Trung Á. Đây là bước đi mà giới quan sát cho rằng nhằm làm hồi sinh Con đường Tơ lụa, tuyến giao thương nối Trung Quốc với châu Âu nổi tiếng trong lịch sử. Chủ tịch Tập Cận Bình lần đầu tiên đề xuất ý tưởng này vào năm ngoái trong chuyến thăm Kazakhstan. Đây có thể được coi là dấu hiệu mới nhất cho thấy mối quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và khu vực Trung Á ngày càng bền chặt. Bắc Kinh có rất nhiều lý do để đầu tư mạnh tay ở Trung Á. Cơ sở hạ tầng được nâng cấp và hiện đại hóa sẽ giúp nước này kết nối với thị trường châu Âu dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, khả năng tiếp cận tới một khu vực rất giàu có về tài nguyên thiên nhiên của Trung Quốc cũng từ đó mà gia tăng đáng kể. Ở Trung Á, Kazakhstan là đất nước dầu mỏ, Kyrgyzstan sở hữu các mỏ khoáng sản lớn và Turkmenistan sản xuất khí tự nhiên. Cùng lúc, các công trình xây dựng mà Trung Quốc dự kiến đầu tư cũng sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế của những vùng liền kề phía tây Trung Quốc, nơi Bắc Kinh đang cố gắng dập tắt ngọn lửa ly khai mới nhen nhóm, Business Week dẫn lời Sarah Lain, nhà nghiên cứu tại Viện Thống Nhất Hoàng gia Anh, có trụ sở tại London, nhận định. Giống như những gì làm ở châu Phi, Trung Quốc dường như muốn đem công nhân của mình tới Trung Á để xây dựng thêm nhiều công trình hơn nữa. Trong phần lớn thời gian của thế kỷ 19, Nga và Anh cũng liên tục giành giật nhau quyền kiểm soát khu vực Trung Á. Vùng đất chủ yếu là người Hồi giáo này cuối cùng sáp nhập vào Liên Xô và vẫn duy trì quan hệ gần gũi với Moscow trong thời kỳ hậu Xô Viết. Ông Putin luôn tìm cách để duy trì mối quan hệ khăng khít này với các nước Trung Á. Nhưng việc kinh tế Nga đang sa sút do các lệnh trừng phạt của phương Tây khiến Moscow có vẻ như không thể cạnh tranh với Trung Quốc về cường độ đầu tư. Tình trạng bất ổn kinh tế của Nga cũng đang làm khó cho một vài nền kinh tế Trung Á, khiến họ phải tìm kiếm sự giúp đỡ từ phía Trung Quốc. Tajikistan là một ví dụ. Đây là một trong những quốc gia nghèo nhất khu vực. Khoảng 52% nguồn thu của nền kinh tế đến từ số tiền gửi về nước của công nhân làm thuê tại nước ngoài, chủ yếu là Nga. Nhưng lượng kiều hối này hiện đang giảm mạnh, khiến nền kinh tế trì trệ, đồng thời khiến Tajikistan trở nên "dễ bị tổn thương trước những cú sốc", theo thông tin từ một báo cáo đưa ra tháng trước của Ngân hàng Thế giới. Trung Quốc đang chuẩn bị đầu tư khoảng 6 tỷ USD vào nước này, Financial Times dẫn lời Jamoliddin Nuraliev, Thứ trưởng Tài chính của Tajikistan, cho biết. Con số cuối cùng chưa được Bắc Kinh xác nhận nhưng nếu chính xác, nó sẽ tương đương với hai phần ba giá trị tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Tajikistan. Nga cũng ngỏ ý muốn giúp đỡ, tuy nhiên, mức đầu tư thấp hơn nhiều so với Trung Quốc. Ria Novosti tuần này đưa tin, Moscow dự kiến chi 6,7 triệu USD để hỗ trợ vùng nông thôn của Tajikistan. Trung Quốc đã rất thành công trong việc xây dựng mối quan hệ kinh tế bền chặt với một số nước trong khu vực Trung Á, có thể kể đến như việc đầu tư mạnh vào ngành công nghiệp khai thác dầu mỏ ở Kazakhstan hay thu mua một lượng lớn khí đốt từ Turkmenistan. Bên cạnh đó, các diễn biến ở Ukraine phần nào khiến khiến nhiều quốc gia trong khu vực Trung Á cảm thấy hoang mang, đặc biệt là Kazakhstan, nơi có cộng đồng nói tiếng Nga lớn. "Đang tồn tại một sự e ngại đối với Nga", Business Week dẫn lời Lain nói. Mặc dù khu vực không quay lưng hoàn toàn với Moscow nhưng với các nước Trung Á lúc này "dường như Trung Quốc lại là đối tác đáng tin cậy hơn cả". Vũ Hoàng (theo Business Week) =========================== Đúng là "Cốc mò, cò sơi". Rầu quá! Thưa ngài Putin. Lão Gàn đã xác định rằng: Dù ngài Putin có giao cả Ucraine cho phương Tây thì cuối cùng cũng sẽ thuộc về Nga sau 50 năm và lãi to. Cũng như Hồng Kông, Ma Cao của Trung Quốc thuộc Anh trước đây vậy. Nhưng nếu ngài mất Trung Á về tay Trung Coóc thì coi như mất luôn. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 11, 2014 5 vũ khí thay đổi cục diện chiến tranh 09/11/2014 08:45 Những cỗ máy chiến tranh đang thành hình trong các phòng thí nghiệm quân sự có thể đẩy lệch cán cân lực lượng trong những cuộc chiến tương lai. X-51A được treo dưới cánh của máy bay ném bom B-52 trong một lần thử nghiệm - Ảnh: USAF Những cái tên như súng điện từ, cỗ máy bay giết người, vũ khí không gian, vũ khí laser thường xuyên xuất hiện trong các tiểu thuyết khoa học giả tưởng. Tuy nhiên, trên thực tế, một vài loại vũ khí như vậy đang trong giai đoạn thử nghiệm và có thể sẽ sớm được trang bị cho các quân đội trên thế giới. Tàng hình lượng tử Sử dụng những siêu vật chất nhân tạo, các nhà khoa học đang thiết kế những vật liệu có thể bẻ cong sóng ánh sáng chiếu vào một vật thể, từ đó giúp giảm mạnh những dấu hiệu nhiệt và sự hiện diện của mục tiêu đó. Cơ sở khoa học đằng sau những siêu vật liệu này thật sự không quá phức tạp, với “khả năng ngụy trang thích ứng” có công dụng che chắn vật thể mà nó đang bao phủ bằng cách bẻ hướng khiến ánh sáng đi đường vòng. Hay nói cách khác, vật thể đó “tàng hình” trước mắt người khác. Khả năng “tàng hình” mở ra viễn cảnh đầy hứa hẹn, cho phép các chiến binh, từ người lính bình thường đến biệt kích, có thể đột nhập lãnh thổ địch mà không bị phát hiện, hoặc ít nhất có thời gian để chiếm lợi thế. Theo trang tin Huffington Post, một công ty Canada tên Hyperstealth Biotechnology đã thử nghiệm công dụng của vật liệu mới cho giới chức quân đội Canada và Mỹ, cũng như các nhóm chống khủng bố liên bang. Pháo điện từ Vào năm 2005, Văn phòng nghiên cứu hải quân Mỹ đã bắt đầu cấp kinh phí phát triển hệ thống pháo điện từ. Theo trang Wired, các bệ pháo điện từ (EM) sử dụng từ trường thay vì các chất nổ đẩy bằng hóa chất thông thường (như thuốc súng) để phóng “đạn” ở tầm xa với vận tốc từ 7.500 - 9.200 km/giờ (Mach 7). Hiện công nghệ này vẫn trong giai đoạn phát triển, mới đây đã thể hiện khả năng bắn một vật thể đến khoảng cách 200 km với mức năng lượng 32 mega-joule. Lực lượng hải quân tuyên bố sẽ trang bị pháo điện từ cho tàu chiến hiện đại nhất của họ trong năm 2016. Trở ngại lớn nhất trong thời điểm này là một lần bắn cần đến 6 triệu ampe (tức lớn hơn dòng điện tạo nên hiện tượng cực quang). Do vậy, cần mất nhiều thời gian trước khi giới chuyên gia có thể phát minh loại tụ điện đủ sức tạo nên khối lượng năng lượng khổng lồ như vậy, cũng như các loại vật liệu giúp họng pháo không bị vỡ sau mỗi phát bắn. Có tin đồn Trung Quốc cũng đang chế tạo loại pháo công nghệ mới, sau khi hình ảnh chụp từ vệ tinh vào cuối năm 2010 cho thấy một số vụ thử diễn ra gần Bao Đầu thuộc vùng Nội Mông. Viễn cảnh mở rộng tầm bắn và tăng vận tốc của pháo điện từ hứa hẹn cung cấp một số lợi thế về khía cạnh tấn công lẫn phòng thủ, từ khả năng tấn công chính xác có thể đối chọi mọi hệ thống phòng không tối tân đến đảm nhiệm vai trò phòng thủ đánh chặn những mục tiêu đang bay tới. Vũ khí không gian Bất chấp các áp lực quốc tế chống lại hoạt động quân sự hóa không gian, các nước lớn vẫn tiếp tục nghiên cứu những công nghệ có thể biến bầu trời thành chiến trường kế tiếp trong tương lai. Một trong những khả năng là trang bị cho các vệ tinh trên quỹ đạo bằng các loại vũ khí xung điện từ (EMP) hạt nhân hoặc đầu đạn thường. Bằng việc kích nổ vũ khí EMP phóng từ vệ tinh ở độ cao đã định, có thể phá hoại mạng lưới điện, vệ tinh, cũng như cơ sở hạ tầng cần thiết để chỉ huy chiến dịch quân sự (gọi tắt là C4ISR). Dựa trên kích thước của vũ khí EMP, một cuộc tấn công có thể đánh phủ đầu cả quốc gia, hoặc tập trung vào một mục tiêu nào đó, như cơ quan đầu não của phe đối địch. Theo giới chuyên gia, vũ khí EMP xuất kích từ các bệ phóng ở tầm thấp hoặc thông qua những hệ thống tên lửa trên mặt đất dễ bị đánh chặn hoặc kích hoạt cuộc tấn công phủ đầu từ đối phương. Tuy nhiên, vũ khí EMP trên vệ tinh lại nằm ngoài tầm với của hầu hết các nước, ngoại trừ những thế lực không gian lâu nay. Hơn nữa, thời gian phản ứng trước một vụ tấn công từ không gian có thể ngắn hơn gấp nhiều lần, loại bỏ khả năng bị đánh chặn. Một công nghệ mới cũng đang được phát triển là chùm tia laser năng lượng cao phóng từ quỹ đạo, nhằm triệt tiêu hiệu quả hơn các tên lửa đạn đạo trong giai đoạn di chuyển chậm nhất của nó là trên không gian. Tên lửa hành trình siêu thanh Với khả năng đưa đầu đạn một cách chính xác đến mục tiêu cách hàng ngàn ki lô mét, tên lửa hành trình tạo nên ảnh hưởng đặc biệt trong chiến tranh thời hiện đại. Tuy nhiên, ở thời đại mà mỗi phút có thể xoay chuyển được thắng bại, thì chúng đang trở nên quá chậm trong con mắt của giới tướng lĩnh Mỹ. Theo tính toán, mất khoảng 80 phút để một tên lửa hành trình đối đất (LACM) phóng từ tàu chiến Mỹ trên biển Ả Rập đến được các trại huấn luyện của al-Qaeda trên đất Afghanistan vào năm 1998, theo sau các vụ tấn công khủng bố nhằm vào sứ quán Mỹ ở Kenya và Tanzania. Nếu dùng tên lửa hành trình siêu thanh, di chuyển ở tốc độ Mach 5+, chỉ mất khoảng 12 phút đã có thể đánh trúng mục tiêu. Tham vọng sở hữu vũ khí có thể tấn công hầu như ngay lập tức bất cứ nơi nào trên bề mặt địa cầu dẫn đến sự ra đời của chương trình được gọi là “Tấn công chớp nhoáng toàn cầu”, được quân đội Mỹ khởi động từ năm 2001. Các nỗ lực tập trung vào thiết bị hành trình siêu thanh (HCV) X-51A, với sự hợp tác của Không quân Mỹ, Boeing, Cơ quan Nghiên cứu các dự án quốc phòng tiên tiến (DARPA)... Trong khi đó, Nga, Trung Quốc và Ấn Độ cũng theo đuổi các dự án tương tự, khiến một số nhà phân tích quốc phòng phải lên tiếng cảnh báo về viễn cảnh chạy đua vũ khí tấn công toàn cầu. Thiết bị bay có “tri giác” Có lẽ phát minh quan trọng nhất trong lĩnh vực công nghệ quốc phòng trong thập niên qua chính là sự trỗi dậy của các thiết bị không người lái (UAV). Tuy nhiên, các UAV ngày nay, từ loại tháo bom mìn đến tàu ngầm mini trong lòng biển, vẫn chỉ là những cỗ máy cần sự can thiệp và điều khiển của con người. Trong tương lai, điều này có thể thay đổi khi các nhà khoa học đẩy mạnh biên giới của trí thông minh nhân tạo, và một ngày nào đó có thể mở ra cánh cửa cho phép chế tạo những dòng UAV có khả năng tự quyết định về vấn đề sống chết. Tất nhiên, các cỗ máy nói riêng và rô bốt nói chung không thể nào bì kịp trí thông minh của nhân loại, nên khó có thể nói chúng có khả năng “tri giác”, nhưng những phát triển mới về năng lực máy tính đang ngày càng giúp nâng cao khả năng nhận thức và thích ứng của máy móc. Cùng với những sự cải thiện về khoản này, UAV một ngày không xa có thể trở thành những vũ khí độc lập, với sức tập trung và sự dẻo dai hơn hẳn các đặc nhiệm giỏi nhất, sẵn sàng phục kích hàng giờ và trong tích tắc quyết định tấn công khi phát hiện có cơ hội. Thụy Miên ============= Đây mới chính là những thứ vũ khí hạng I cho đến đầu hạng hai. Còn nữa. Còn máy bay tàng hình, tên lửa đạn đạo cũng....cổ điển rùi. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 11, 2014 Ông Obama nên làm gì để khẳng định vị thế của Mỹ tại châu Á? Thứ Hai, 10/11/2014 - 18:06 (Dân trí) - Tổng thống Barack Obama đang đối với mặt với những hoài nghi về chính sách “xoay trục” sang châu Á trong chuyến công du tới khu vực lần này sau thất bại của đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử giữa kỳ hôm 4/11. >> Chuyến công du khó khăn của Obama tới châu Á Tổng thống Mỹ Barack Obama hiện đang có chuyến công du quan trọng tới châu Á. Nhà lãnh đạo Mỹ gặp phải vấn đề chính trị ở trong nước sau khi đảng Dân chủ gặp thất bại trong cuộc bầu cử giữa Mỹ. Nhưng về chính sách đối ngoại, phe Cộng hòa chiếm đa số trong quốc hội Mỹ sắp tới sẽ hăng hái trong việc hợp tác với Tổng thống để cứng rắn hơn với Trung Quốc và khẳng định sự ảnh hưởng và sức mạnh của Mỹ tại châu Á. Theo chiều hướng đó, ông Obama nên thúc đẩy điều gì khi gặp các lãnh đạo trong khu vực? Dưới đây là những điều ông có thể làm để giúp chính sách của Mỹ tiếp tục được thực hiện tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Kết thúc đàm phán Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) TPP - một thỏa thuận thương mại tự do với sự tham gia đàm phán của 12 quốc gia, trong đó có Mỹ - không chỉ tốt cho nền kinh tế Mỹ mà còn có lợi cho chính sách ngoại giao của Washington. Một cuộc đàm phán thành công về thỏa thuận và sự phê chuẩn nhanh chóng tại quốc hội Mỹ sẽ cho thấy chỉ Mỹ mới có thể dẫn đầu về tự do hóa thương mại tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Tăng cường hợp tác về Biển Đông Ông Obama nên yêu cầu Bộ quốc phòng thông báo rằng, cùng với các bạn bè và đồng minh Đông Nam Á, Mỹ sẽ thực hiện các động thái mới nhằm đối phó với các động thái của Trung Quốc ở Biển Đông. Sáng kiến trên nên bao gồm một nỗ lực lớn của Mỹ nhằm cải thiện hệ thống nhận thức chủ quyền hàng hải liên kết, vốn cho phép tất cả các bạn bè và đồng minh có thông tin tình báo cập nhật giống nhau về các động thái của Trung Quốc. Đây có thể là điểm cốt lõi cho một tổ chức phòng thủ liên kết tại châu Á. Tăng cường quan hệ với Nhật Bản Chính quyền Mỹ nên hợp tác với Nhật Bản về một kế hoạch toàn diện nhằm đề phòng các động thái của Trung Quốc ở Hoa Đông. Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã vạch ra một chiến lược quốc phòng cho tương lai, với nhiều không gian cho việc hợp tác các lực lượng không quân và hải quân. Có nhiều điều mà Nhật Bản và Mỹ có thể làm để gia tăng sự phô diễn lực lượng và các cuộc diễn tập để cho thấy rằng Trung Quốc sẽ không đạt được điều gì nếu tiếp tục quấy nhiễu các tài sản quốc phòng và thương mại của Nhật trên biển. Đẩy mạnh lợi thế năng lượng của Mỹ Ông Obama nên tận dụng lợi thế cách mạng năng lượng của Mỹ để đẩy mạnh các liên minh và quan hệ với các nhà tiêu thụ khí đốt lớn như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản. Một cam kết công khai của ông Obama đối với các công ty đang tìm cách xuất khẩu khí đốt sang các bạn bè và đồng minh trong khu vực sẽ là một minh chứng quan trọng cho vị thế lãnh đạo. Có có một thực tế là Trung Quốc đang cố gắng “dìm hàng” ông Obama như một nhà lãnh đạo yếu kém, và rộng hơn là Mỹ như một quốc gia đang suy yếu. Trên thực tế, Mỹ vẫn rất mạnh. Washington có các bạn bè và đồng minh trong khu vực. Mỹ sẽ trở thành một nhà sản xuất năn lượng lớn. Mỹ có nền quân đội mạnh nhất thế giới và đã được kiểm chứng. Mỹ có một loạt những ý tưởng và nguyên tắc có thể mang lại hi vọng cho toàn cầu. Trung Quốc lại không có những điều này. Trong những ngày lưu lại tại châu Á, ông Obama có thể bắt đầu đảo ngược nhận thức nguy hiểm rằng Mỹ đang suy yếu trong khi Trung Quốc mạnh lên. Chuyến công du lần này sẽ là cơ hội tốt cho ông Obama để làm điều đó. An Bình ==================== Không cần phải quan tâm quá nhiều đến việc ngài Obama làm gì, hay không làm gì. Bởi vì với cương vị Tổng Thống Hoa Kỳ và đại diện cho đảng Dân Chủ cầm quyền, ngài Obama phải cương quyết hơn về vấn đề xoay trục tới Châu Á - Thái Bình Dương, vừa để khằng định vị thế lãnh đạo thế giới của nước Mỹ với đảng Dân Chủ do ông lãnh đạo, vì quyền lợi Hoa Kỳ, như một điều tất yếu. Ngài Obama sẽ rất cương quyết và cứng rắn trong chuyến công du này. Hãy chờ xem! 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 11 Tháng 11, 2014 Thông điệp từ cái bắt tay lạnh nhạt giữa lãnh đạo Trung - Nhật Thứ Ba, 11/11/2014 - 12:35 (Dân trí) - Cuộc gặp rất được chờ đợi giữa thủ tướng Nhật Shinzo Abe và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cuối cùng đã diễn ra hôm 10/11 bên lề diễn đàn APEC. Tuy nhiên, đó là một cái bắt tay lạnh nhạt, cảnh báo quan hệ giữa Bắc Kinh và Tokyo không dễ tan băng. >> Lãnh đạo Trung, Nhật và cuộc gặp “phá băng” bên lề APEC Đây là lần đầu tiên lãnh đạo của hai cường quốc châu Á hội đàm chính thức kể từ khi nhậm chức, và cũng là cử chỉ đầu tiên hướng tới việc hạ nhiệt căng thẳng, vốn đã kéo dài 2 năm. Chính vì vậy, cái bắt tay giữa ông Abe và ông Tập đã được dư luận hết sức chú ý. Thủ tướng Nhật Shinzo Abe (trái) đã phải ngồi chờ để gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình Khi hai nhà lãnh đạo tiến về phía nhau trước ống kính máy quay, cả hai đều giữ bộ mặt nghiêm nghị, không một nụ cười. Ông Abe dường như đã định nói gì đó với ông Tập, nhưng nhà lãnh đạo Trung Quốc không đáp lại mà quay đi, tỏ vẻ không hào hứng thấy rõ. Ông không nhìn lại vị khách đến từ Nhật mà chỉ nhìn chằm chằm về phía máy quay. Khoảnh khắc đầy căng thẳng này dường như đã cho thấy rõ cách biệt giữa hai nhà lãnh đạo này còn xa đến chừng nào. Mặc dù đã được chuẩn bị để bắt tay trước phóng viên báo giới, nhưng cái bắt tay giữa họ lại thiếu đi những yếu tố rất truyền thống của một cuộc gặp gỡ chính thức cấp cao, đó là quốc kỳ hai nước ở phông nền phía sau. Cuộc hội đàm sau đó diễn ra trong một căn phòng kín tại Đại lễ đường nhân dân ở Bắc Kinh cũng chỉ kéo dài 30 phút. Dù vậy thì việc cuối cùng hai nhà lãnh đạo gặp nhau cũng nhen lên một hy vọng nào đó rằng, hai nước có thể giảm bớt những bất đồng trong các cuộc đối thoại bên lề hội nghị APEC. Bắc Kinh và Tokyo từ lâu vẫn tranh cãi về chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông, làm dấy lên lo ngại về một cuộc đối đầu quân sự giữa hai nền kinh tế lớn nhất châu Á, và có thể lôi kéo Mỹ vào cuộc để bảo vệ đồng minh Nhật Bản. “Bước đi đầu tiên” Mặc dù mối bất đồng cốt lõi khó có thể được hóa giải một sớm một chiều, ông Abe vẫn nói với các phóng viên rằng đây là “bước đi đầu tiên” của hai nước hướng tới hòa giải. “Tôi tin rằng không chỉ các nước láng giềng châu Á của chúng tôi mà nhiều nước khác từ lâu vẫn hy vọng Nhật và Trung Quốc đối thoại”, ông Abe nói. “Chúng tôi cuối cùng cũng đã đáp ứng kỳ vọng đó và có bước đi đầu tiên để cải thiện quan hệ” Trung Quốc cũng tức giận về cái họ xem như hành động của Nhật nhằm xóa nhòa quá khứ chiến tranh trong thế kỷ 20, khi nước này xâm chiếm Trung Quốc, một nỗi đau vẫn chưa nguôi ngoai với 1,3 tỷ dân nước này. Do đó, nhà lãnh đạo Trung Quốc phải cân bằng giữa một bên phải tỏ ra không quá sốt sắng cải thiện quan hệ với Nhật, để làm đẹp lòng những khán giả trong nước, trong khi vẫn phải là một chính khách khi tiếp đón ông Abe trước thềm cuộc họp thượng đỉnh ngày 11/11 với các nhà lãnh đạo APEC khác. Trong một cử chỉ đi ngược lại thông lệ ngoại giao, ông Tập đã buộc ông Abe phải chờ trong cuộc gặp mặt vừa qua, thay vì là người đến trước đón khách. Hai nhà lãnh đạo Nhật Bản - Trung Quốc lần đầu gặp gỡ sau 2 năm nhậm chức Bộ ngoại giao Trung Quốc cũng miêu tả cuộc họp là “theo yêu cầu” của ông Abe, một cùm từ không được Bộ này sử dụng để nói về cuộc gặp giữa ông Tập và Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye cũng như các Bộ trưởng ngoại giao khác trong ngày thứ Hai. Hãng thông tấn Tân Hoa Xã của Trung Quốc còn cho biết ông Tập đã hối thúc Nhật Bản “làm nhiều hơn những việc giúp tăng cường niềm tin giữa Nhật và các nước láng giềng, và có vai trò xây dựng trong việc gìn giữ sự ổn định và hòa bình trong khu vực”. Điều gì sẽ diễn ra tiếp theo? Mặc dù tâm lý chống Nhật vẫn còn mạnh mẽ trong dư luận Trung Quốc, việc ông Tập sẵn sàng gạt trở ngại này sang một bên để gặp ông Abe rõ ràng vẫn có ý nghĩa lớn, nhất là khi Trung Quốc đang muốn trở thành một đối trọng chính trị với phương Tây. “Cuộc gặp đánh dấu một bước ngoặt trong quan hệ Trung – Nhật, và đặt nền móng tốt cho những phát triển trong tương lai”, Feng Lei, một giáo sư tại Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản tại đại học Fudan, Thượng Hải nói. “Trung Quốc cần một môi trường quốc tế hòa bình và ổn định cho sự tăng trưởng của mình, và việc có thể vượt qua những sự đối nghịch sẽ có ý nghĩa quan trọng với cả hai phía”. Tương tự, giáo sư châu Á học Jeff Kingston, tại đại học Temple, Tokyo cho biết, dù cái bắt tay giữa hai nhà lãnh đạo còn lạnh nhạt, nó vẫn là một dấu hiệu tốt cho quan hệ song phương, khi cuộc gặp được diễn ra tại Đại lễ đường nhân dân, nơi đón tiếp trang trọng nhất của Trung Quốc. “Đại lễ đường nhân dân – đó là một chỉ dấu của sự kính trọng. Nó đã vượt xa khỏi những cái gật đầu hay chào hỏi chiếu lệ mà nhiều người nhận định. Nó thực sự có vẻ sẽ tạo động lực cho tiến trình này”, ông Kingston nói. Vấn đề còn lại là điều gì sẽ diễn ra tiếp theo, sau nhiều tháng tràn ngập các bài viết chống Nhật trên báo giới nhà nước Trung Quốc, còn 2 năm trước, là những cuộc biểu tình đầy giận dữ bên ngoài đại sứ quán Nhật ở Bắc Kinh cùng làn sóng tẩy chay hàng Nhật. Uichiro Niwa, cựu đại sứ Nhật tại Trung Quốc thì nhận định, cuộc gặp gỡ đánh dấu không gì khác ngoài việc “ông Tập Cận Bình và ông Abe cùng bước qua cánh cửa. Mọi thứ phải được khởi động từ giờ trở đi”. Ông Niwa tin rằng khó có thể đạt được tiến bộ nào đối với các vấn đề gai góc nhất liên quan đến quần đảo tranh chấp và đền Chiến tranh Yasukuni. Nhưng hai bên có thể bắt đầu với những bước đi nhỏ hơn, từ các thỏa thuận đánh bắt, thỏa thuận về tài nguyên thiên nhiên, đầu tư và trao đổi thanh niên. Với các nhà lãnh đạo hai nước “vấn đề lớn lúc này là liệu họ có thể hướng về phía trước và tránh những cử chỉ và tuyên bố đối đầu hay không”, ông Kingston nói. “Đó là một mối quan hệ rất mong manh. Do đó một cuộc họp không thể tạo ra bước ngoặt. Nhưng đó là một sự khởi đầu”. Thanh TùngTổng hợp ================= Bởi vậy! Mần răng mà có thỏa hiệp dù rất ít giữa Trung Nhật. Nói ra một hình ảnh có thể là hơi quá đáng. Chứ nếu có quốc yến đãi các nguyên thủ quốc gia, Thủ Tướng Nhật có thể lấy trong túi ra một chai Sake vì không quen uống Mao Đài. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 11 Tháng 11, 2014 Bát đĩa xa xỉ trong quốc tiệc chiêu đãi lãnh đạo APEC tại Bắc Kinh Thứ Ba, 11/11/2014 - 20:59 (Dân trí) - Các đồ dùng được sử dụng trên bàn tiệc chiêu đãi lãnh đạo và quan chức cấp cao các nước tham dự APEC tại Bắc Kinh, Trung Quốc được một công ty tại Bắc Kinh thiết kế và sản xuất riêng cho sự kiện quan trọng này. Quốc tiệc chiêu đãi lãnh đạo và quan chức cấp cao các nước tham dự APEC lần thứ 22 đã được tổ chức tại cung thể thao Thủy Lập Phương ở thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc vào tối ngày 10/11. Trong ảnh là các nhà lãnh đạo bên bàn tiệc. Bàn tiệc được chia làm 2 dạng, một dành cho các nguyên thủ quốc gia và hai là dành các quan chức cấp bộ trưởng. Tất cả đồ dùng trên bàn tiệc đều được một công ty tại Trung Quốc thiết kế và sản xuất riêng cho sự kiện APEC. Thiết kế của các đồ dùng được lấy cảm hứng từ họa tiết trang trí trong cung đình xưa kia của Trung Quốc.Trên bàn tiệc dành cho các nguyên thủ, mỗi bộ đồ dùng gồm 68 chiếc. Đồ dùng trên bàn tiệc của nguyên thủ được thiết kế với màu vàng là chủ đạo, thể hiện sự sang trọng, quý phái. Các đồ dùng cũng được gắn biểu tượng APEC. Bộ đồ dùng dành cho bàn tiệc của các bộ trưởng, với 63 dụng cụ màu bạc. Các tấm lót bát đĩa cùng được thêu rất cầu kỳ. Các dụng cụ đều được làm rất tinh xảo, cho thấy sự chuẩn bị kỹ càng của nước chủ nhà Trung Quốc đối với hội nghị thượng đỉnh APEC lần này. An Bình Theo News =============== Xịn nhỉ! Ngày xưa Từ Hi Thái Hậu chiêu đãi các vị đại sứ phương Tây, cả Nga và Nhật Bản cũng rất xịn. Trong đó có món chuột bao tử nuôi bằng sâm đến thế hệ thứ tư mới đem ra đãi khách. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 12 Tháng 11, 2014 Trung Quốc đang 'lobby' thành công cho các chiến lược tại APEC 10/11/2014 08:45 (TNO) Trung Quốc đang đi từ niềm nở, tích cực đến mềm mỏng trong các cuộc tiếp xúc bên lề APEC để tranh thủ sự ủng hộ cho các ý tưởng thiết lập các hệ thống và con đường kinh tế mới, qua đó nâng vị thế chính trị và tạo ảnh hưởng lên các tuyên bố chủ quyền. >> Trung Quốc muốn gì ở APEC? Trung Quốc vừa đạt thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng hàng hải với Indonesia, “kêu gọi sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau” trong cuộc tiếp xúc với phía Đài Loan, nhận được sự ủng hộ của Campuchia, cũng như thúc đẩy sự hợp tác với Thái Lan, Tân Hoa Xã cho biết. Trong buổi họp lãnh đạo cấp cao tại Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) hôm 9.11, nước chủ nhà Trung Quốc đã có ba động thái đáng chú ý đầu tiên. Những “áp lực lớn” mà Reuters nhận định trước đó về Bắc Kinh trong cuộc họp lần này có vẻ đang được giải quyết êm thấm. “Con đường tơ lụa” đã dài thêm Tân Hoa Xã cho biết Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã đồng thuận trong lĩnh vực hợp tác phát triển cơ sở hạ tầng hàng hải. Ông Tập Cận Bình cho rằng các ý tưởng của Tổng thống Widodo rất phù hợp với sáng kiến xây dựng ”Con đường Tơ lụa trên biển thế kỷ 21” của Trung Quốc. Tổng thống Indonesia Widodo (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trước hội nghị APEC - Ảnh: AFP “Chúng ta có thể để các chiến lược của cả hai tương tác với nhau, thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng, nông nghiệp, tài chính, năng lượng, hạt nhân và sử dụng đầy đủ các cơ chế liên quan để đẩy mạnh hợp tác hàng hải và vũ trụ”, ông Tập nói. Về phía Indonesia, ông Widodo cam kết hỗ trợ ý tưởng thành lập Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) của Trung Quốc, cũng như hy vọng tham gia dự án trong giai đoạn đầu, theo Tân Hoa Xã. Trong một diễn biến sau đó, Tân Hoa Xã đưa tin về việc Trung Quốc đạt thỏa thuận hợp tác đường sắt, tài nguyên nước và giáo dục để củng cố quan hệ song phương với Thái Lan. Theo đó ông Tập Cận Bình nói với Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha rằng sẽ khuyến khích các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào Thái Lan, trong đó Trung Quốc sẽ là thị trường xuất khẩu nông sản lớn trong tương lai. Đổi lại, Thái Lan sẽ hỗ trợ Trung Quốc trong việc xây dựng các tuyến đường sắt, trong khuôn khổ “Vành đai kinh tế con đường tơ lụa” và sáng kiến xây dựng “Con đường Tơ lụa trên biển thế kỷ 21”. Như vậy bên cạnh kỳ vọng thiết lập Khu vực Tự do Thương mại châu Á – Thái Bình Dương (FTAAP), những thông điệp xung quanh “Con đường Tơ lụa” của Bắc Kinh đã nhanh chóng tìm thấy thêm những tiếng nói chung. Thêm bạn, bớt thù Song song với các cuộc đàm phán về cam kết kinh tế, Trung Quốc cũng đã có những chuyển biến tích cực trong quan hệ ngoại giao. Nga và Trung Quốc ngày càng thắt chặt mối quan hệ - Ảnh: Reuters Sau khi nối lại đàm phán với Nhật Bản, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng kêu gọi Đài Loan tạm gác qua những khác biệt giữa hai bên để có cái nhìn nhẹ nhàng hơn về mối quan hệ này. Reuters cho biết ông Tập đã trao đổi với chính trị gia cấp cao của Đài Loan Vincent Siew – người đại diện tham dự APEC lần này, vào hôm Chủ nhật 9.11. “Chúng tôi phải tôn trọng sự lựa chọn của nhau về đường hướng phát triển và hệ thống xã hội” – Reuters dẫn phát biểu của ông Tập từ Tân Hoa Xã. “Hai bên nên tôn trọng nhau, cùng phát triển kinh tế, văn hóa, công nghệ và giáo dục”, ông Tập nhấn mạnh. Có thể thấy từ Nhật đến Đài Loan, cách hành xử của Trung Quốc đang đi từ niềm nở, tích cực đến mềm mỏng. Mặc dù trước đó, Trung Quốc tranh chấp khu vực Điều Ngư/Sensaku với Nhật và vấp phải sự phản đối từ Đài Loan ở nhiều vấn đề. Một điểm đáng lưu ý là qua ngày đầu tiên của APEC, Trung Quốc vẫn chưa đề cập đến Việt Nam và Philippines. Vấn đề biển Đông giữa Trung Quốc và các nước láng giềng không phải không đáng quan tâm. Nhưng, hoặc Bắc Kinh chưa bày tỏ động thái, hoặc có thể họ sẽ ngó lơ. Cách Trung Quốc đang làm vào lúc này, giống như tranh thủ sự ủng hộ từ các phía và đẩy một vài vấn đề nhạy cảm vào quên lãng. Nhật Đăng ================== Lão Gàn say xỉn suốt ngày. Hôm nay mới tỉnh ra...Thì ra cái APEC này tổ chức ở Việt Nam từ lâu rùi. Ở TT Hội Nghị Quốc gia Mỹ Đình. Ngày ấy Lão Gàn cũng dự báo thời tiết cho Hội nghi và "chẳng may" đúng, là: Thời tiết Hanoi đẹp trong lúc tổ chức Hội Nghị. Khi các nguyên thủ quốc gia vừa lên máy bay cuối cùng cất cánh lúc 17g, thì một trận mưa đá ập xuống Hà Nội sau đó khoảng 30 phút. Lão Gàn cũng đã giải thích trên "cơ sở khoa học". Ý lộn - "cơ sở Lý học" dự báo này. Tóm lại đây là một hội nghị mà người ta thể hiện sự tử tế với nhau là chính. Có ghét nhau lắm thì cũng cố tỏ ra lịch sự vì đây là APEC. Thí dụ như thế này: Thủ tướng Nhật Shinzo Abe (trái) đã phải ngồi chờ để gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 12 Tháng 11, 2014 APEC 2014: Mũi tên trúng nhiều đích của Trung Quốc Thứ Tư, 12/11/2014 - 14:48 (Dân trí) - Với tên gọi “Định hình tương lai thông qua quan hệ đối tác châu Á-Thái Bình Dương”, APEC 22 đặt trọng tâm vào việc hình thành Khu vực thương mại tự do chung của khối. Đây có thể coi là “một mũi tên trúng nhiều đích” của nước chủ nhà của APEC năm nay. >> Trung Quốc thúc đẩy hiệp định thương mại "đối chọi" với TPP Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp đón lãnh đạo các nước tới dự HNCC APEC. Trong suốt tuần lễ Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 22, diễn ra ở Bắc Kinh từ ngày 5-11/11, nước chủ nhà Trung Quốc luôn tập trung vào chủ đề thúc đẩy nhất thể hóa khu vực với trọng điểm là đẩy mạnh xây dựng Khu vực thương mại tự do châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP). Theo đó, trong 2 năm tới, các nền kinh tế thành viên APEC sẽ cùng chung tay triển khai một “dự án nghiên cứu chiến lược” do Trung Quốc đề xuất để có thể tiến tới hình thành FTAAP vào năm 2025. Đây là một mục tiêu dài hạn của APEC và cũng đã được đưa vào nội dung Tuyên bố chung đưa ra sau hội nghị. Việc Trung Quốc - nước Chủ tịch Hội nghị thượng đỉnh APEC năm nay - thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình xây dựng FTAAP có hai mục đích. Thứ nhất, ý tưởng này ban đầu là do Mỹ đưa ra, tất nhiên không phải dưới cái tên FTAAP như hiện nay. Vì thế, Mỹ khó có thể từ chối hay phản đối đề xuất thành lập FTAAP của Trung Quốc. Thứ hai, trong bối cảnh các nền kinh tế ở Thái Bình Dương, với đầu tàu là Mỹ nhưng lại không có Trung Quốc, đang đẩy mạnh đàm phán ký kết Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), thì việc thành lập FTAAP có thể tạo ra một sự đối kháng vô hình. Đây rõ ràng là một sự cân bằng có ngụ ý của Trung Quốc, quốc gia không hề giấu giếm ý đồ hướng tới việc nắm giữ vai trò cầm trịch tiến trình thành lập FTAAP trong tương lai. Theo tính toán, nếu được hình thành, FTAAP sẽ trở thành khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới do chiếm tới 40% tổng dân số thế giới, gần 50% khối lượng tương mại và hơn 50% GDP toàn cầu. Trong khi đó, TPP chỉ đứng thứ hai với 30% dân số thế giới, 40% khối lượng thương mại và 50% GDP toàn cầu. Những số liệu này đủ để đảm bảo cho Trung Quốc có thể đối trọng với Mỹ trong cuộc cạnh tranh trên mặt trận kinh tế ở khu vực được đánh giá là phát triển năng động nhất thế giới trong thế kỷ 21. Tuy nhiên, mục đích của nước chủ nhà APEC 2014 chưa phải đã hết. Nếu để ý, không khó để nhận thấy chương trình nghị sự và những thành quả đạt được tại hội nghị APEC năm nay hoàn toàn có lợi cho Trung Quốc, vì vừa phù hợp với những ưu tiên trong chính sách đối nội và đối ngoại của nước này, vừa có nhiều điểm tương đồng với “Giấc mộng Trung Hoa” mà Chủ tịch Tập Cận Bình đang theo đuổi. Đơn cử, APEC 22 nhấn mạnh tới “nhất thể hóa kinh tế khu vực”, Giấc mộng Trung Hoa yêu cầu “đẩy mạnh hội nhập kinh tế khu vực”. APEC 22 đặt mục tiêu “đẩy mạnh phát triển, cải cách và tăng trưởng kinh tế”, “Giấc mộng Trung Hoa” hướng đến “phát triển đổi mới”. APEC 22 khẳng định cần “tăng cường trao đổi, liên kết toàn diện và xây dựng cơ sở hạ tầng”, “Giấc mộng Trung Hoa” cũng nhấn mạnh “củng cố kết nối toàn diện và phát triển cơ sở hạ tầng”. Với chiến thuật gộp mục tiêu chung của khu vực với mục tiêu quốc gia của mình, Trung Quốc sẽ tận dụng được nỗ lực chung của toàn APEC để hiện thực hóa tham vọng riêng. Bắc Kinh muốn tạo ra một mạng lưới kết nối trong khu vực với các hệ thống đường sắt, cảng biển, đường cao tốc và đường ống dẫn dầu, khí đốt để phục vụ cho mục đích phát triển toàn diện trong tương lai, đồng thời “trói buộc” sự phát triển của các nền kinh tế APEC vào sự phát triển của Trung Quốc. Tất nhiên, để thực hiện được tham vọng trên, Trung Quốc đã “dọn sẵn một số món ăn chính cho bữa tiệc”. Đầu tiên là việc nước này thúc đẩy thành lập Ngân hàng đầu tư hạ tầng cơ sở châu Á (AIIB) và chi tiền bảo trợ cho ngân hàng này. AIIB đặt trụ sở tại Bắc Kinh và sẽ hoạt động độc lập, cạnh tranh với Ngân hàng Thế giới (WB) do Mỹ đứng đầu và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) do Nhật Bản cầm trịch. Đáng lưu ý là hiện đã có khá nhiều nền kinh tế thành viên trong APEC ủng hộ mạnh mẽ hoạt động của AIIB do nhu cầu phát triển của khu vực đã vượt xa các nguồn lực mà WB, ADB hay bất kỳ thể chế tài chính quốc tế nào có thể cung ứng. Đây là một lợi thế rất lớn để Chủ tịch Tập Cận Bình đẩy mạnh việc sử dụng thể chế tài chính mới này trói buộc châu Á một cách chặt chẽ hơn với Bắc Kinh trong mạng lưới “Con đường tơ lụa mới”, qua đó phục vụ tốt hơn cho các lợi ích lâu dài của Trung Quốc. Ngoài việc thành lập AIIB, Trung Quốc cũng tìm cách đẩy mạnh xây dựng hệ thống các đường ống dẫn khí đốt tỏa đi từ nước này. Việc Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin chỉ trong chưa đầy nửa năm đã đạt được nhất trí về việc xây dựng hai đường ống dẫn khí gas mang tên “đường ống phía Đông” và “đường ống phía Tây” cho thấy Bắc Kinh đã có sự chuẩn bị chiến lược và bài bản thế nào cho kế hoạch của mình. Trước đó, Trung Quốc cũng đã ký kết nhiều thỏa thuận xây dựng mạng lưới đường sắt và đường cao tốc liên thông với các nước thành viên ASEAN như một sự chuẩn bị cần thiết cho việc hiện thực hóa “Giấc mộng Trung Hoa” về sau. Như vậy có thể thấy, tuần lễ Hội nghị thượng đỉnh APEC vừa kết thúc ở Bắc Kinh là cơ hội rất tốt để nước chủ nhà Trung Quốc khôi phục vị trí đầu tàu phát triển ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đồng thời lấy lại hình ảnh về sự trỗi dậy hòa bình vốn đã bị mất đi trong gần 10 năm nay. Đây là lý do vì sao Trung Quốc tìm cách thúc đẩy bằng được việc hình thành khu vực thương mại tự do chung của khối, đồng thời nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng tiến hành rất nhiều cuộc gặp cấp cao với lãnh đạo các nền kinh tế thành viên, đặc biệt Mỹ, Nga, Hàn Quốc và Nhật Bản. Thế nhưng, kết quả tại hội nghị chắc chắn chưa phải là thước đo cuối cùng cho việc thực hiện “Giấc mộng Trung Hoa” , nếu như Trung Quốc vẫn chưa thực sự tìm được cho mình một con đường phát triển đúng đắn mang lại sự phát triển “sáng tạo, kết nối, hội nhập và phồn vinh” cho tất cả các nền kinh tế thành viên APEC đúng như chủ đề của hội nghị năm nay. Đức Vũ ============= Trong suốt tuần lễ Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 22, diễn ra ở Bắc Kinh từ ngày 5-11/11, nước chủ nhà Trung Quốc luôn tập trung vào chủ đề thúc đẩy nhất thể hóa khu vực với trọng điểm là đẩy mạnh xây dựng Khu vực thương mại tự do châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP). Có một lần Lão Gàn cho rằng: "Canh bạc cuối cùng" mở đầu bằng một cuộc chiến tranh kinh tế. Không biết có phải vậy không. Nếu có thì ngay trong topic này. Hoặc có lẽ tôi chỉ nghĩ vậy mà chưa nói ra. Nếu chưa nói ra thì bây giờ nói thế. Share this post Link to post Share on other sites