Posted 21 Tháng 10, 2014 Tướng Đỗ Bá Tỵ: TQ không bỏ mưu độc chiếm Biển Đông (Tin tức thời sự) - “Âm mưu thực hiện hóa đường lưỡi bò, độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc là không thay đổi, chỉ có điều chuyển sang giai đoạn đấu tranh khác". Rút giàn khoan, nhưng âm mưu độc chiếm Biển Đông không thay đổi Phát biểu trong phiên thảo luận tổ sáng 21/10 về tình hình kinh tế - xã hội, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng – ĐBQH tỉnh Điện Biên nhận định: "Thời gian qua, Chính phủ đã có điều hành quyết liệt để đối phó với những biến động của tình hình Biển Đông tác động đến đời sống KT-XH, vì thế chúng ta đã xử lý tốt vấn đề Biển Đông bằng sự kết hợp hài hòa giữa quân và dân. Thậm chí, nhiều người dân đã kiên quyết bám biển, nhiều người bị thương vẫn tiếp tục đòi ra tuyến đầu. Không những thế, trên mặt trận ngoại giao chúng ta cũng đã xử lý tốt vì nếu chỉ một sơ suất nhỏ sẽ dẫn đến xung đột quân sự rất lớn. Theo tôi, Đảng và Chính phủ chỉ đạo rất tốt, kết hợp với dư luận quốc tế đã giải quyết ổn thỏa tình hình”. Về các đối sách trong thời gian tới, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ cho rằng: "Dù Trung Quốc đã rút giàn khoan nhưng âm mưu hiện thực hóa đường lưỡi bò, độc chiếm Biển Đông là không thay đổi. Chỉ có điều cuộc đấu tranh này sẽ chuyển sang giai đoạn khác, thậm chí quyết liệt hơn, phức tạp hơn". Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ: "Nếu không muốn chiến tranh thì chúng ta phải chuẩn bị thật tốt cho chiến tranh". Ảnh NLĐ Điều này buộc chúng ta phải có những chuẩn bị trước về mọi mặt thật tốt, kể cả vấn đề pháp lý, ngoại giao, an ninh quốc phòng và kinh tế. Nếu lĩnh vực ngoại giao, lĩnh vực quốc phòng an ninh làm tốt là điều kiện tiên quyết tạo ra môi trường phát triển thuận lợi về kinh tế xã hội. Không được lơ là mất cảnh giác Trước tình hình này, theo tướng Tỵ, chúng ta cần củng cố an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Đối ngoại cũng rất quan trọng, nhiều khi chiến tranh hay hòa bình xuất phát từ công tác đối ngoại. Hiện chúng ta cũng có thế mạnh về việc này, và có quan hệ với nhiều nước, đấu tranh mềm dẻo trên cơ sở giữ vững độc lập chủ quyền, không có đi với bên nào, nước thứ ba nào để chống lại nước khác. “Chiến tranh của ta là tự vệ. Chúng ta là bạn với tất cả các nước, trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền, chế độ chính trị, nội bộ của nhau”. Thượng tướng cho biết: "Nhưng cũng nói thêm rằng, trong tình hình hiện nay, việc đó là rất khó chứ không phải đơn giản. Từ sau khi Mỹ chuyển trọng tâm chiến lược sang châu Á Thái bình Dương, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn với nhau rất quyết liệt. Trong khi đó Việt Nam có một vị trí địa chính trị rất quan trọng, các nước ai cũng phải để ý đến kể cả Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Ấn Độ… Cho nên lúc này chúng ta phải giữ vững đường lối đối ngoại, độc lập tự chủ để tăng cường đoàn kết hữu nghị, trước hết là với các nước láng giếng như Lào, Campuchia, Trung Quốc… Bởi thực tế láng giềng thì ta cũng chẳng thể bỏ đi đâu được. Có thế mới tạo ra đồng thuận, giữ vững môi trường". Trung Quốc rút giàn khoan nhưng không từ bỏ âm mưa độc chiếm Biển Đông Về cuộc đấu tranh trên biển, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ nhận định sẽ còn lâu dài, với phương châm quyết liệt nên phải hết sức bình tĩnh, kiên trì, mềm dẻo. Bên cạnh đó phải chuẩn bị điều kiện thật tốt để nếu có xung đột quân sự thì sẵn sàng chủ động. Hơn hết, theo ông tất cả không thể lơ là mất cảnh giác. "Các cụ của ta cũng đã nói rồi: Nếu không muốn chiến tranh thì chúng ta phải chuẩn bị thật tốt cho chiến tranh. Công tác chuẩn bị sẽ là một yếu tố để người ta tính đến khi muốn tấn công mình". Thứ trưởng dẫn dụ như với Triều Tiên, mặc dù là nước bé nhưng không ai bảo người ta yếu khi người ta sở hữu một khối lượng vũ khí lớn và hiện đại. “Nói như thế không phải để so với người ta, để phấn đấu như thế vì rất khó. Nhưng nhất thiết cũng phải có được lĩnh vực quốc phòng an ninh mạnh. Vì nếu không mạnh sẽ không còn yếu tố răn đe các nước khác. Trước khi người ta tấn công mình thì họ phải đánh giá khả năng quân sự, an ninh quốc phòng đến đâu”. Giữ nguyên hiện trạng Biển Đông: Trung Quốc không hứa nhưng... Trước đó, bên hành lang Quốc hội sáng 20/10 về việc Trung Quốc tiến hành nhiều hoạt động xây dựng trên khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh cho biết: "Hứa thì bạn không hứa nhưng nói chung hai bên đều thống nhất phải thực hiện DOC". Đây là một trong những nội dung được ông đề cập đến trong cuộc gặp với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn ngày 17/10 vừa qua tại Bắc Kinh. Bộ trưởng Quốc phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh Bộ trưởng Phùng Quang Thanh khẳng định, phía Trung Quốc đón tiếp đoàn đại biểu quân sự cấp cao của Việt Nam rất nhiệt tình, trọng thị, chu đáo và rất hữu nghị. Về việc Trung Quốc đốc thúc nhiều hoạt động xây dựng trên khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nói rằng Trung Quốc ghi nhận ý kiến của phía Việt Nam: "Chúng tôi có trao đổi là giờ phải giữ nguyên hiện trạng, trên Biển Đông phải thực hiện cho đầy đủ DOC. Tinh thần, quan điểm chung là không mở rộng khu vực tranh chấp. Khi trao đổi với bạn, nói chung bạn ghi nhận ý kiến của phía Việt Nam". Trước câu hỏi của phóng viên về việc Trung Quốc có đưa ra cam kết hay lời hứa nào về việc giữ nguyên trạng, Đại tướng Phùng Quang Thanh cho biết: "Hứa thì bạn không hứa nhưng nói chung hai bên đều thống nhất phải thực hiện DOC – nghĩa là không mở rộng, làm phức tạp thêm tranh chấp. Còn hiện nay trên biển, nói thật là các bên đều có hoạt động xây dựng. Đài Loan cũng xây dựng, Philippines cũng tiến hành xây dựng đường băng, Malaysia có xây dựng và Việt Nam cũng có hoạt động xây dựng. Đó đều là các hoạt động tôn tạo, nâng cấp, mở rộng và tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân, cho các lực lượng đóng quân trên đảo để đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão, đảm bảo điều kiện sinh hoạt trên đảo. Tuy nhiên nguồn lực của ta còn có hạn nên việc xây dựng quy mô chưa lớn như Trung Quốc". Thái Linh ================= Khi ngài Tập Cận Bình phát biểu - đại ý: "Chủ quyền quốc gia (Theo cách hiểu cảu họ) là không thể từ bỏ" thì Lão Gàn đã xác định ngay trong topic này rằng: Bằng mọi cách, mọi phương pháp, họ sẽ phải đạt mục đích cuối cùng của họ là áp đặt chủ quyền của họ ở biền Đông và Hoa Đông, cũng như tất cả các vùng biên giới đang tranh chấp với các nước láng giềng. Vấn đề còn lại là đối sách của các quốc gia với hành vi lấn chiếm lãnh thổ của họ sẽ như thế nào. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 21 Tháng 10, 2014 Nga nói thẳng vì sao 'ôm' Trung Quốc (Tin tức 24h) - Nga cần vốn đầu tư và kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc phát triển kinh tế. Ông Tập: Nga-Trung nên giúp đỡ nhau chống thách thức ngoại bang Nga-Trung: Quan hệ đồng minh hay “đối tác thực dụng”? Đó là khẳng định của Giám đốc điều hành Quỹ Đầu tư trực tiếp của nga (RDIF), Kirill Dmitriev trong bài phỏng vấn Tấn Hoa xã hôm cuối tuần. Theo ông Dmitriev, những lợi thế của Trung Quốc trong các lĩnh vực như chế tạo, công nghệ, cơ sở hạ tầng có thể được khai thác và sử dụng theo thỏa thuận khung đối tác cùng có lợi. Ông Dmitriev nhận định nhiều ngành công nghiệp của Nga có thể khai thác những thế mạnh của thị trường Trung Quốc trong các lĩnh vực như chế biến nguyên vật liệu chất lượng cao hay ngành nông nghiệp. Hiện nay, ngày càng có nhiều ngành công nghiệp của Nga mở cửa cho đầu tư Trung Quốc. RDIF dự kiến hai nước sẽ tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực như giao thông vận tải, dịch vụ hậu cần và năng lượng. RDIF đã ký biên bản ghi nhớ với Quỹ Đầu tư Nga - Trung (RCIF) để cùng xây dựng các khu công nghiệp công nghệ cao tại cả hai nước. Thủ tướng Trung Quốc và Thủ tướng Nga Trước đó, trong chuyến thăm 3 ngày tới Nga của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường vừa qua, ông Lý và người đồng cấp Nga Dmitry Medvedev đã giành cho nhau những lời có cánh. Thủ tướng Nga Medvedev đã khẳng định rằng Nga – Trung đang “ở trình độ rất cao của mối quan hệ được định tính là đối tác chiến lược”. Trong khi Trung Quốc gọi Nga là “đối tác có tiềm năng sâu sắc”. Thủ tướng Nga Medvedev nói: “Muốn biết quan hệ Nga và Trung Quốc, chúng ta phải nhìn vào sự tăng trưởng. Trung Quốc là nhà đầu tư lớn thứ 4 của Nga, nhưng lại được phía Nga coi như là các nhà đầu tư quan trọng nhất. Tôi nghĩ rằng trong tương lai mức độ đầu tư lẫn nhau với Trung Quốc có thể phát triển cao hơn vị trí hiện nay. Bởi Trung Quốc và Nga là 2 nước láng giềng lớn nhất. Nga có lợi thế về mặt lãnh thổ lớn nhất thế giới, trong khi Trung Quốc là nước có dân số lớn nhất thế giới. Hai nước lớn nhất, có nghĩa là nền kinh tế của chúng tôi rất mạnh có thể bổ sung cho nhau". Sau cuộc họp với ông Medvedev, ông Lý Khắc Cường còn có cuộc hội đàm quan trọng với Tổng thống Nga Vadimir Putin. Sở dĩ Thủ tướng Trung Quốc được Nga đón tiếp trọng thị hơn thương lệ là do chuyến thăm này diễn ra vào đúng thời điểm quan hệ Nga và phương Tây đang bị tổn hại nghiêm trọng xung quanh cuộc khủng hoảng tại Ukraine. Trong bối cảnh này, việc thắt chặt quan hệ với Trung Quốc sẽ giúp Nga giảm bớt ảnh hưởng của các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây đối với nền kinh tế nước này. Trung Quốc hiện là bạn hàng lớn nhất và là nhà đầu tư lớn thứ tư tại Nga. Thương mại hai chiều ước tính vượt mốc 90 tỷ USD vào cuối năm nay, cao hơn nhiều so với giá trị thương mại Nga - Mỹ. Trung Quốc và Nga đang phấn đấu làm "tròn số" lên mức 100 tỷ USD vào năm 2015 và 200 tỷ USD vào năm 2020. Nói đi thì phải nói lại, Trung Quốc cũng chẳng hề thiệt thòi gì trong mối quan hệ với Nga, thậm chí còn được vô số món hời. Đầu tiên là thỏa thuận mua bán khí đốt trị giá 400 tỷ USD trong thời hạn 30 năm giúp Trung Quốc giảm bớt sự phụ thuộc về năng lượng vào các nhà cung cấp từ Trung Đông và châu Phi. Mới đây nhất là 38 thỏa thuận được ký kết trong chuyến thăm Nga của ông Lý Khắc Cường, trong đó có thỏa thuận hoán đổi tiền tệ lên tới 25 tỷ USD. Ngoài ra, Trung Quốc còn có thể tận dụng được bối cảnh thị trường tiêu dùng của Nga đang thiếu nguồn cung, sau khi Chính phủ Nga trả đũa châu Âu bằng cách cấm nhập nông sản và hàng tiêu dùng từ các thành viên Liên minh châu Âu (EU). Rõ ràng cả Nga và Trung Quốc đã biết được cách dựa vào nhau sao cho mỗi bên có được lợi ích cao nhất. An Nhiên ===================== Ngài Putin lại sai lầm nữa rồi! Ngài đã đi học tập của một ông bạn phất lên vì ngồi nhờ xe của Hoa Kỳ đã hơn 30 năm. Trong khi nước Nga của ngài thừa sức để đi song xe bên cạnh Hoa Kỳ và học tập cũng như nhờ nguồn kinh tế của chính Hoa Kỳ. Híc! Không lẽ lời tiên tri của họa sĩ người Gia Nã Đại gốc Tàu lại chính xác đến kinh ngạc vậy sao? Cô gái Nga nằm ngửa vì kiệt sức, một tay vẫn cố với về cô gái Tàu đang chơi trò cờ gian bạc lận. Âu cũng là cái số. "Không có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan". Chém gió vậy thôi! 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 10, 2014 Triều Tiên bất ngờ cho máy bay Mỹ đáp xuống Bình Nhưỡng 22/10/2014 08:30 (TNO) Triều Tiên bất ngờ cho phép máy bay của Lầu Năm Góc hạ cánh xuống thủ đô Bình Nhưỡng ngày 21.10 để đưa một công dân Mỹ về nước sau khi được Triều Tiên trả tự do Ông Jeffrey Fowle - Ảnh: AFP Ông Jeffrey Fowle, bị bắt giữ hồi đầu năm và đang trong tình trạng sức khỏe tốt, “đã được phép rời khỏi Triều Tiên” AFP dẫn lời người phát ngôn Nhà Trắng Josh Earnest ngày 21.10 cho biết. Các quan chức Mỹ cho biết Triều Tiên đã đưa ra khung thời gian cho Mỹ để đưa ông Fowle ra khỏi nước này. Sau đó, Lầu Năm Góc đã quyết định điều một máy bay đến Bình Nhưỡng để đưa ông Fowle trở về nước, mặc dù Mỹ không có quan hệ ngoại giao với Triều Tiên. “Chúng tôi tất nhiên hoan nghênh quyết định trả tự do ông Fowle của Triều Tiên”, ông Earnest nói. Trong khi đó, nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf gửi lời cảm ơn đến những nhà ngoại giao Thụy Điển vì những nỗ lực hỗ trợ của họ trong việc trả tự do cho ông Fowle. Bà Harf cho biết thêm Washington cũng đang nỗ lực giải cứu hai người Mỹ khác bị bắt giữ và đang thụ án lao động khổ sai ở Triều Tiên, theo AFP. Phúc Duy ================= Nhân danh cá nhân Lão Gàn bát sách, bỏ một phiếu cho sự thống nhất trong hòa bình ở Cao Ly. Nhưng Lão Gàn một lần nữa lưu ý các bạn Cao Ly rằng: Các bạn nên cố gắng càng sớm càng tốt. Nói một cách hình ảnh - cho dù mang tính viễn tưởng - là ngay bây giờ sau khi tôi gõ xong hàng chữ này. Chậm lắm là 2016 các bạn phải thành công. Nếu không, tình hình Tây Thái Bình Dương diễn biến phức tạp sẽ gây cản trở lớn với những hậu quả không lường trước được cho việc thống nhất dân tộc của các bạn. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 10, 2014 Học giả Singapore: Nếu Trung Quốc dân chủ sẽ thành cơn ác mộng với Mỹ Hồng Thủy 22/10/14 09:16 Thảo luận (0) (GDVN) - Trung Nam Hải đã sử dụng chủ nghĩa dân tộc cực đoan trong nước như một công cụ chính trị nhằm thực hiện những ý đồ riêng. Học giả Kishor Mahbubani, Hiệu trưởng Trường Chính sách công Lý Quang Diệu đại học Quốc gia Singapore. The Diplomat ngày 22/10 dẫn lời một nhà cựu ngoại giao, học giả Singapore bình luận, một Trung Quốc dân chủ sẽ là cơn ác mộng tồi tệ đối với phương Tây và Mỹ. Kishore Mahbubani, Hiệu trưởng Trường Chính sách công Lý Quang Diệu thuộc đại học Quốc gia Singapore đưa ra bình luận này ngày hôm qua. Ông lưu ý rằng từ lâu trong dư luận Mỹ đã có một sự đồng thuận trong nhận thức rằng Trung Quốc dân chủ hơn, tự do hơn sẽ giúp quốc gia này trở thành một quyền lực toàn cầu có trách nhiệm hơn. Mahbubani cảnh báo người Mỹ cần thận trọng với những gì họ đang mong muốn từ Bắc Kinh. Theo Mahbubani, có một thứ "tình cảm dân tộc dân túy" rất mạnh mẽ tại Trung Quốc có nguồn gốc từ nhận thức cho rằng người Trung Quốc đã phải chịu đựng "1 thế kỷ nhục nhã dưới bàn tay phương Tây và các cường quốc nước ngoài khác". Hơn nữa, tình cảm này (bản chất là chủ nghĩa dân tộc cực đoan hẹp hòi) không xuất phát từ những người dân bình thường mà có xu hướng phát triển và lan rộng trong giới tinh hoa Trung Quốc có trình độ cao, đặc biệt là những người đã học tập tại nước ngoài như châu Âu và Mỹ Mahbubani cho rằng đảng Cộng sản Trung Quốc đang kiểm soát hiệu quả (cái gọi là) tình cảm dân tộc này, nhưng nó sẽ bung ra một khi Trung Quốc trở nên tự do dân chủ hơn, đó sẽ là cơn ác mộng đối với thế giới phương Tây. "Tôi không có gì nghi ngờ việc nếu Trung Quốc có một nền dân chủ tự do, họ sẽ trở thành một quốc gia cực đoan, nguy hiểm hơn nhiều nước vì sự tức giận dồn nén trong 200 năm sẽ phát nổ", Mahbubani dự đoán. Ngược lại, đảng Cộng sản Trung Quốc quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề trong nước, đó mới là chìa khóa cho sự tồn tại của nó, Mahbubani lập luận. Trung Quốc rất có thể đóng vai trò một bên liên quan có trách nhiệm trong trật tự toàn cầu nếu quốc gia này nằm dưới sự kiểm soát của đảng Cộng sản Trung Quốc. "Nếu bạn quan tâm đến hòa bình và an ninh, bạn có thể muốn đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn giữ vai trò trong quyền lực toàn cầu", Mahbubani nói với người Mỹ. Ông cho rằng Bắc Kinh không có lợi ích gì trong việc phá vỡ trật tự toàn cầu và trong các vấn đề quốc tế Bắc Kinh có khả năng tiếp tục trì hoãn sự lãnh đạo của các nước khác trong tương lai gần. Đám đông người biểu tình Trung Quốc lao vào đập phá xe hơi Nhật, cửa hàng Nhật, tấn công người Nhật và phá hủy bất cứ thứ gì liên quan đến Nhật Bản trên đường đi. Phải chăng đó chính là mục đích, ý muốn của Trung Nam Hải? Nhưng chắc chắn, hậu quả và thiệt hại lâu dài sẽ thuộc về người Trung Quốc. Mahbubani thừa nhận rằng điều này lại "không nhất thiết đúng với trường hợp các vấn đề khu vực như Bắc Triều Tiên hay Biển Đông", nơi Bắc Kinh đang tích cực theo đuổi yêu sách (vô lý, phi pháp) của mình. Trong khi dự đoán tương lai với những thách thức, học giả Singapore này lập luận rằng gần như không thể tránh khỏi xu thế nền kinh tế Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ trong tương lai, trở thành "số 1" thế giới. Tạm không bàn đến chuyện Trung Quốc dân chủ hay không dân chủ, vì đó là chuyện của người Trung Quốc. Nhưng nếu Mahbubani thừa nhận sự phát triển và nguy cơ tiềm ẩn từ chủ nghĩa dân tộc cực đoan, hẹp hòi ở Trung Quốc là một sự thật cộng đồng quốc tế hầu hết đều thấy rõ, thì nhận định rằng đảng Cộng sản Trung Quốc đã kiểm soát chủ nghĩa dân tộc cực đoan trong nước một cách chặt chẽ hay hiệu quả có thể gây tranh cãi - PV. Dư luận khu vực và cộng đồng quốc tế đã chứng kiến những cuộc biểu tình chống Nhật Bản bùng phát thành bạo lực nổ ra khắp Trung Quốc vào cuối năm 2012 khi chính phủ Thủ tướng Shinzo Abe quyết định quốc hữu hóa nhóm đảo Senkaku ở biển Hoa Đông mà Bắc Kinh cũng yêu sách "chủ quyền". Những người biểu tình này hầu hết là người dân lao động chứ không phải "giới tinh hoa, được ăn học ở Mỹ và phương Tây" như Mahbubani bình luận. Nếu đảng Cộng sản Trung Quốc hoàn toàn kiểm soát được chủ nghĩa dân tộc cực đoan trong nước như Mahbubani bình luận, thì động thái nêu trên chỉ còn lại duy nhất 1 khả năng: Trung Nam Hải đã sử dụng chủ nghĩa dân tộc cực đoan trong nước như một công cụ chính trị nhằm thực hiện những ý đồ riêng, mà 2 mục đích rõ nhất ai cũng thấy được. Thứ nhất, Bắc Kinh dùng nó để gây áp lực với quốc gia đối thủ mà Trung Quốc (nhảy vào) tranh chấp chủ quyền lãnh thổ; Thứ hai, Trung Nam Hải muốn tạo sự kiện thu hút sự chú ý của dư luận, phân tán và dập nguy cơ rối loạn trong nước vì những vấn đề đối nội khiến người dân bức xúc như tham nhũng lan tràn, khoảng cách giàu nghèo, môi trường ô nhiễm... Nếu không phải Bắc Kinh sử dụng chủ nghĩa dân tộc cực đoan như một chiêu bài chính trị thì chỉ còn khả năng họ không thể kiểm soát được chủ nghĩa dân tộc cực đoan trong nước. Nhưng điều này ít có khả năng xảy ra. Chính bộ máy tuyên truyền của Trung Quốc đã thường xuyên khoét sâu vào lịch sử thời kỳ bị Nhật Bản đô hộ, dùng chiêu bài lịch sử để lái sự chú ý của người dân vào vấn đề lãnh thổ để tạm quên đi những bức xúc trong đời sống thường ngày, dùng chuyện xưa để giải quyết vấn đề ngày nay. Sử dụng chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chiêu bài lịch sử cho những mục đích chính trị có thể trở thành con dao hai lưỡi. Ở Biển Đông, Trung Quốc cũng sử dụng thủ đoạn "lịch sử" để khẳng định và thúc đẩy yêu sách vô lý, bất hợp pháp với đường lưỡi bò chiếm tới trên 85% diện tích vùng biển này. Chủ nghĩa dân tộc cực đoan cũng được Bắc Kinh sử dụng nhuần nhuyễn, nhất là thông qua hệ thống tuyên truyền trên internet và một đội ngũ học giả hiếu chiến được coi như dàn "hỏa lực mồm" của Bắc Kinh. Chỉ có điều, Trung Nam Hải không thể một lúc khiêu khích cả hai đầu, Hoa Đông và Biển Đông, đó cũng là đòn giương Đông kích Tây mà Bắc Kinh sử dụng. Trên biển Hoa Đông, Bắc Kinh có thể khuấy động các cuộc biểu tình chống Nhật Bản bất cứ lúc nào kết hợp với các động thái leo thang trên thực địa, nhưng đó chỉ là "đòn gió" thu hút dư luận. Trên thực tế, Trung Quốc đang tập trung bành trướng ở Biển Đông. Bắc Kinh thả nổi chủ nghĩa dân tộc cực đoan, hẹp hòi, thậm chí nuôi dưỡng nó trong vấn đề Biển Đông, nhưng chỉ giới hạn trên không gian ảo và phô trương thanh thế, chứ chưa lợi dụng nó trong đời sống thực như với Hoa Đông và Nhật Bản. Mặt khác, cái gọi là "tình cảm dân tộc mạnh mẽ" mà học giả Singapore Mahbubani dùng để gọi chủ nghĩa dân tộc cực đoan hẹp hòi ở Trung Quốc bản thân nó đã không chính xác và có hàm ý bao biện cho thủ đoạn chính trị này của Bắc Kinh. Chúng ta không thể thay đổi lịch sử. Trong lịch sử, người Trung Quốc đã từng bị các đế quốc xâm lược, đô hộ. Và cũng trong hàng ngàn năm lịch sử, người Trung Quốc đã cất quân xâm lược, đô hộ các nước láng giềng nhỏ hơn, trong đó có Việt Nam. Do đó trong xã hội văn minh ngày nay, nếu Bắc Kinh vẫn cứ sử dụng lịch sử như một chiêu bài, thủ đoạn chính trị dù với mục đích nào để lèo lái dư luận cũng sẽ là một con dao hai lưỡi. Khi xã hội thông tin phát triển, nhận thức của người dân sẽ ngày một nâng cao và không dễ bị ai đó "lèo lái" hay "định hướng" theo ý đồ chủ quan của Bắc Kinh. Điều này cũng chỉ ra mâu thuẫn ngay trong lập luận của Mahbubani cho rằng "giới tinh hoa Tây học" ở Trung Quốc mới theo đuổi chủ nghĩa dân tộc cực đoan chứ không phải những người dân chân chất, ít học. Thứ nhất, những người có ăn học, đặc biệt là ở phương Tây hơn ai hết họ được tiếp xúc với đầy đủ thông tin và tự mình chiêm nghiệm, không dễ để "định hướng" cho họ. Thứ hai, Mỹ và phương Tây chắc hẳn không giáo dục họ phải nuôi dưỡng lòng căm thù quốc gia, dân tộc nơi họ đang đến học hỏi chỉ vì những chuyện của các thế hệ đi trước. Các nhà phân tích phương Tây đã từng cảnh báo, những cuộc biểu tình chống Nhật Bản nếu Bắc Kinh để quá đà có thể sẽ biến thành biểu tình chống chính phủ Trung Quốc vì những vấn đề nội tại của họ - PV. ===================== Học giả Singapore: Nếu Trung Quốc dân chủ sẽ thành cơn ác mộng với Mỹ Chỉ là "nếu" thôi. Chuyện này sẽ không bao giờ xảy ra. Và "nếu" nó xảy ra thì mọi diễn biến nội tại cấu trúc xã hội Trung Quốc như hiện nay sẽ theo một chiều hướng khác. Bởi vậy, "canh bạc cuối cùng" sẽ xảy ra. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 10, 2014 Nga nói thẳng vì sao 'ôm' Trung Quốc Đó là khẳng định của Giám đốc điều hành Quỹ Đầu tư trực tiếp của nga (RDIF), Kirill Dmitriev trong bài phỏng vấn Tấn Hoa xã hôm cuối tuần. Theo ông Dmitriev, những lợi thế của Trung Quốc trong các lĩnh vực như chế tạo, công nghệ, cơ sở hạ tầng có thể được khai thác và sử dụng theo thỏa thuận khung đối tác cùng có lợi. Ông Dmitriev nhận định nhiều ngành công nghiệp của Nga có thể khai thác những thế mạnh của thị trường Trung Quốc trong các lĩnh vực như chế biến nguyên vật liệu chất lượng cao hay ngành nông nghiệp. Hiện nay, ngày càng có nhiều ngành công nghiệp của Nga mở cửa cho đầu tư Trung Quốc. RDIF dự kiến hai nước sẽ tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực như giao thông vận tải, dịch vụ hậu cần và năng lượng. RDIF đã ký biên bản ghi nhớ với Quỹ Đầu tư Nga - Trung (RCIF) để cùng xây dựng các khu công nghiệp công nghệ cao tại cả hai nước. Thủ tướng Trung Quốc và Thủ tướng Nga Trước đó, trong chuyến thăm 3 ngày tới Nga của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường vừa qua, ông Lý và người đồng cấp Nga Dmitry Medvedev đã giành cho nhau những lời có cánh. Thủ tướng Nga Medvedev đã khẳng định rằng Nga – Trung đang “ở trình độ rất cao của mối quan hệ được định tính là đối tác chiến lược”. Trong khi Trung Quốc gọi Nga là “đối tác có tiềm năng sâu sắc”. Thủ tướng Nga Medvedev nói: “Muốn biết quan hệ Nga và Trung Quốc, chúng ta phải nhìn vào sự tăng trưởng. Trung Quốc là nhà đầu tư lớn thứ 4 của Nga, nhưng lại được phía Nga coi như là các nhà đầu tư quan trọng nhất. Tôi nghĩ rằng trong tương lai mức độ đầu tư lẫn nhau với Trung Quốc có thể phát triển cao hơn vị trí hiện nay. Bởi Trung Quốc và Nga là 2 nước láng giềng lớn nhất. Nga có lợi thế về mặt lãnh thổ lớn nhất thế giới, trong khi Trung Quốc là nước có dân số lớn nhất thế giới. Hai nước lớn nhất, có nghĩa là nền kinh tế của chúng tôi rất mạnh có thể bổ sung cho nhau". Sau cuộc họp với ông Medvedev, ông Lý Khắc Cường còn có cuộc hội đàm quan trọng với Tổng thống Nga Vadimir Putin. Sở dĩ Thủ tướng Trung Quốc được Nga đón tiếp trọng thị hơn thương lệ là do chuyến thăm này diễn ra vào đúng thời điểm quan hệ Nga và phương Tây đang bị tổn hại nghiêm trọng xung quanh cuộc khủng hoảng tại Ukraine. Trong bối cảnh này, việc thắt chặt quan hệ với Trung Quốc sẽ giúp Nga giảm bớt ảnh hưởng của các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây đối với nền kinh tế nước này. Trung Quốc hiện là bạn hàng lớn nhất và là nhà đầu tư lớn thứ tư tại Nga. Thương mại hai chiều ước tính vượt mốc 90 tỷ USD vào cuối năm nay, cao hơn nhiều so với giá trị thương mại Nga - Mỹ. Trung Quốc và Nga đang phấn đấu làm "tròn số" lên mức 100 tỷ USD vào năm 2015 và 200 tỷ USD vào năm 2020. Nói đi thì phải nói lại, Trung Quốc cũng chẳng hề thiệt thòi gì trong mối quan hệ với Nga, thậm chí còn được vô số món hời. Đầu tiên là thỏa thuận mua bán khí đốt trị giá 400 tỷ USD trong thời hạn 30 năm giúp Trung Quốc giảm bớt sự phụ thuộc về năng lượng vào các nhà cung cấp từ Trung Đông và châu Phi. Mới đây nhất là 38 thỏa thuận được ký kết trong chuyến thăm Nga của ông Lý Khắc Cường, trong đó có thỏa thuận hoán đổi tiền tệ lên tới 25 tỷ USD. Ngoài ra, Trung Quốc còn có thể tận dụng được bối cảnh thị trường tiêu dùng của Nga đang thiếu nguồn cung, sau khi Chính phủ Nga trả đũa châu Âu bằng cách cấm nhập nông sản và hàng tiêu dùng từ các thành viên Liên minh châu Âu (EU). Rõ ràng cả Nga và Trung Quốc đã biết được cách dựa vào nhau sao cho mỗi bên có được lợi ích cao nhất. An Nhiên ===================== Ngài Putin lại sai lầm nữa rồi! Ngài đã đi học tập của một ông bạn phất lên vì ngồi nhờ xe của Hoa Kỳ đã hơn 30 năm. Trong khi nước Nga của ngài thừa sức để đi song xe bên cạnh Hoa Kỳ và học tập cũng như nhờ nguồn kinh tế của chính Hoa Kỳ. Híc! Không lẽ lời tiên tri của họa sĩ người Gia Nã Đại gốc Tàu lại chính xác đến kinh ngạc vậy sao? Cô gái Nga nằm ngửa vì kiệt sức, một tay vẫn cố với về cô gái Tàu đang chơi trò cờ gian bạc lận. Âu cũng là cái số. "Không có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan". Chém gió vậy thôi! Nga đang chơi bài "gậy ông đập lưng ông" đấy Sư phụ ơi. đúng là đôi bên cùng có lợi mà, chắc họ sẽ đạt được mục đích chính của mình thông qua các dự án hợp tác song phương. Hay ở chỗ: Nói dzậy nhưng hổng phải dzậy. hihihi Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 10, 2014 Nga đang chơi bài "gậy ông đập lưng ông" đấy Sư phụ ơi. đúng là đôi bên cùng có lợi mà, chắc họ sẽ đạt được mục đích chính của mình thông qua các dự án hợp tác song phương. Hay ở chỗ: Nói dzậy nhưng hổng phải dzậy. hihihi Ngay cả trường hợp này thì người Nga cũng sai rồi. Thế giới hiện đại cần "chính danh", dù là giả vờ chính danh (Giả danh), thì ít nhất về hình thức nó phải như vậy. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 10, 2014 Nổ súng bên trong tòa nhà Quốc hội Canada, 2 người chết 22/10/2014 10:00 (TNO) Đã có ít nhất một tay súng bị bắn hạ và một lính gác tử thương sau khi các tay súng nã đạn, rồi lao vào bên trong toà nhà Quốc hội Canada. Bộ Tư lệnh Phòng thủ Không gian Bắc Mỹ (NORAD) đã được đặt trong tình trạng báo động. >>> Tiếp tục cập nhật Cảnh sát phong tỏa tòa nhà Quốc hội Canada - Ảnh: Reuters 01:55 ngày 23.10 (giờ VN): Cảnh sát Canada cho biết "đến thời điểm này" họ vẫn chưa thể xác định lieu có một hay nhiều tay súng trong vụ nổ súng trong và ngoài Quốc hội Canada ngày 22.10. 01:50 ngày 23.10 (giờ VN): Thủ tướng Canada Stephen Harper lên tiếng chỉ trích vụ nã súng "hèn hạ" trong và ngoài Quốc hội nước này ngày 22.10, theo Reuters. 01:44 ngày 23.10 (giờ VN): Thủ tướng Canada Stephen Harper đang phát biểu trước các quan chức tại phòng họp kín trong tòa nhà Quốc hội thì tay súng xông vào và chạy thẳng đến trước cửa phòng họp, Chủ tịch Hội đồng Tài chính Canada, ông Tony Clement cho biết. “Thủ tướng đang phát biểu trong phòng họp kín, thì có một tiếng động lớn, sau đó là tiếng súng. Chúng tôi tản ra. Tay súng ở ngay bên ngoài cánh cửa phòng họp”, ông Clement nói. 01:20 ngày 23.10 (giờ VN): Cảnh sát Ottawa xác nhận một nghị phạm xả súng đã chết và một binh sĩ bị bắn tại Đài tưởng niệm chiến tranh Canada thiệt mạng. Cảnh sát Ottawa thừa nhận cuộc tấn công này "khiến chúng tôi bất ngờ". Cảnh sát phong toả con đường hướng đến tòa nhà Quốc hội Canada (phía trước) - Ảnh: Reuters/AFP 01:00 ngày 23.10 (giờ VN): Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Canada Stephen Harper về vụ nổ súng bên trong và ngoài tòa nhà Quốc hội Canada, người phát ngôn Nhà Trắng Josh Earnest cho biết nhưng chưa công bố thêm chi tiết. 00:50 ngày 23.10 (giờ VN): Nhà chức trách Canada đang tìm kiếm sự hỗ trợ của FBI (Mỹ) trong việc truy tìm nghi phạm tấn công ở Ottawa, theo CNN. 00:40 ngày 23.10 (giờ VN): Người phát ngôn Nhà Trắng Josh Earnest cho biết các quan chức Mỹ đang nỗ lực sắp xếp cuộc điện đàm giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Canada Stephen Harper để thảo luận về vụ nổ súng ở Quốc hội Canada. Ông Earnest cho biết thêm các quan chức Mỹ sẽ luôn giữ liên lạc với những người đồng cấp Canada để hỗ trợ nước này. Theo ông Earnest, các quan chức Mỹ không có quyền bình luận về việc liệu rằng vụ nổ súng ở Quốc hội Canada có phải là một vụ tấn công khủng bố hay không. Phóng viên các hãng thông tấn đang tác nghiệp tại hiện trường - Ảnh: Lê Ngọc Hân 00:35 ngày 23.10 (giờ VN): Bộ Tư lệnh Phòng thủ Không gian Bắc Mỹ (NORAD) đã được đặt trong tình trạng báo động sau vụ nổ súng trong và ngoài tòa nhà Quốc hội Canada. NORA "tiến hành các bước phù hợp và thận trọng nhằm đảm bảo kịp thời phản ứng trước bất kỳ việc gì xảy ra trong không phận của Canada", một quan chức NORAD tiết lộ. NORAD là Bộ Tư lệnh Phòng thủ Không gian Bắc Mỹ phối hợp giữa Mỹ và Canada chịu trách nhiệm đưa ra các cảnh báo về hàng không, theo AFP. Phòng họp kín trong Quốc hội, ảnh chụp ngay trước khi vụ nổ súng xảy ra - Ảnh: Reuters 00:30 ngày 23.10: Nhà Trắng thông báo Đại sứ quán Mỹ ở Ottawa tạm thời đóng cửa. Hiện có 3 nạn nhân nhập viện, trong đó 2 người trong tình trạng nguy kịch, theo CNN. 00:25 ngày 23.10 (giờ VN): Chị Lê Ngọc Hân từ hiện trường cho biết thêm rằng toàn bộ các hoạt động ở khu vực đã tạm ngưng, trường học đóng cửa, đường phố vắng hoe. Cảnh sát kêu gọi mọi người đang ở đâu giữ nguyên vị trí ở đó cho đến khi tình hình được kiểm soát. 00: 18 ngày 23.10 (giờ VN): Lính gác bị thương đã tử vong sau khi được đưa đến bệnh viện cấp cứu, theo trang tin Ottawa Citizen (Canada). 00:12 ngày 23.10 (giờ VN): Chị Lê Ngọc Hân, nghiên cứu sinh Việt Nam đang kẹt tại khu vực xảy ra vụ nổ súng, cho biết cô cùng mọi người đang được giữ bên trong một thư viện cạnh Rideau Center. Cảnh sát dán các thông báo trên các cửa sổ,đề nghị mọi người tránh xa khu vực cửa và cửa sổ. Tât cả cánh cửa đều được khoá trái. Nhân viên bảo vệ đang khoá cánh cửa với thông báo tránh xa cửa kính, cửa sổ - Ảnh: Lê Ngọc Hân chụp tại hiện trường 23 giờ 50 (giờ VN): Đại sứ quán Canada ở Washington (Mỹ) đã tạm thời đóng cửa, theo CNN. 23 giờ 40 (giờ VN): Thủ tướng Stephen Harper sẽ có bài phát biểu về vụ xả súng này trong ngày 22.10, Reuters cho biết. Hiện mật vụ và cảnh sát đặc nhiệm được trang bị vũ khí hạng nặng được điều đến dày đặc ở khu vực toà nhà Quốc hội, cảnh giới vẫn tập trung chủ yếu trên nóc các toà nhà và cửa sổ. 23 giờ 35 (giờ VN): Cảnh sát Canada cho AFP biết họ đang săn lùng các nghi phạm và một trong số đó có "khả năng" đang trên nóc tòa nhà Quốc hội. 23 giờ 30 (giờ VN): Đại sứ quán Mỹ tại Ottawa thông báo đã được phong tỏa vì xả súng; trong khi tại toà nhà bưu điện, gần khu vực nổ súng, cảnh sát đang bảo vệ người bên trong thoát ra khỏi toà nhà, đến khu vực an toàn hơn. 23 giờ: Cảnh sát Otawa bước đầu xác nhận có 3 vụ xả súng, một vụ ở Đài Tưởng Niệm Chiến tranh, một vụ ở tòa nhà Quốc hội và một vụ gần khu mua sắm ở trung tâm Ottawal, theo CBC News (Canada) Xe cảnh sát bên ngoài tòa nhà Quốc hội Canada - Ảnh: Reuters 22 giờ 40 (giờ VN): Theo Reuters, cảnh sát đã bắn hạ một tay súng bên trong tòa nhà Quốc hội Canada và tiếp tục truy lùng thêm một hoặc nhiều nghi phạm khác. Hàng loạt tiếng súng vang lên từ bên trong toà nhà quốc hội. Các nhân chứng cho biết họ nhìn thấy một người đàn ông cầm súng trường chạy vào tòa nhà Quốc hội Canada sau khi bắn một binh sĩ canh gác Đài trưởng niệm chiến tranh Canada gần đó, theo AFP. Nhân chứng tên Marc-Andre Viau cho hay ông nhìn thấy một người đàn ông chạy vào tòa nhà Quốc hội, cảnh sát đuổi theo người người này. “Có ít nhất 10, 15 hay 20 tiếng súng vang”, Viau, một người làm việc trong Quốc hội Canada, bàng hoàng kể lại. Binh sĩ trúng đạn bị thương nặng và các nhân viên y tế tiến hành ép ngực, cố cứu sống anh ta. Trong khi đó, cảnh sát trang bị vũ trang hạng nặng được điều đến phong tỏa tòa nhà Quốc hội và văn phòng Thủ tướng Canada Stephen Harper. Truyền thông địa phương cho biết có khả năng có một tay súng thứ hai. AFP cho biết có thể một hoặc nhiều tay súng đang ở trên nóc tòa nhà Quốc hội. Cảnh sát có mặt tại Đài tưởng niệm chiến tranh Canada, nơi một binh sĩ bị bắn - Ảnh: Reuters Ông Jason MacDonald, người phát ngôn của Thủ tướng Harper, cho biết ông Harper đã rời khỏi khu vực xảy ra nổ súng và “an toàn”. Vụ việc xảy ra chỉ một ngày sau khi một tài xế 25 tuổi lái xe cán chết một binh sĩ trước bị cảnh sát bắn chết. Chính quyền Canada gọi đây là một vụ tấn công khủng bố và nâng mức cảnh báo đe dọa an ninh từ thấp lên trung bình sau vụ việc này. Phúc Duy - Vi Thảo- Hoàng Uy-P. =========================== Chiện xảy ra tận Gia Nã Đại, nhưng sẽ làm bùng nổ sự căng thẳng trền toàn thế giới. Nó giống như sự kiện từ cái chết của thủ tướng Áo làm bùng nổ chiến tranh thế giới thứ I. Sự kiện này tuy không làm chết thủ tướng Gia Nã Đại, nhưng rất gay cấn. Thế giới này bắt đầu căng như dây đàn từ cuối năm nay. Cái này nói rồi. Mặc dù về hình thức thì không quá ba ngày, hôm nay là ngày thứ nhất, mọi việc sẽ ổn định trở lại ở toà nhà quốc hội Ca Na đa. Nhưng ảnh hưởng từ sự kiện này là rất lớn. 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 10, 2014 Mỹ, Nhật điều 40.000 quân tập trận chung bảo vệ đảo Thứ Tư, 22/10/2014 - 23:52 (Dân trí) - Nhật Bản ngày 22/10 cho biết nước này sẽ tiến hành một cuộc tập trận song phương với Mỹ vào tháng tới để đảm bảo các hoạt động chung diễn ra suôn sẻ giữa quân đội hai nước và thúc đẩy các khả năng bảo vệ đảo. Các tàu và máy bay Mỹ, Nhật trong cuộc tập trận "Keen Sword" năm 2010. Cuộc tập trận trên thực địa có tên gọi "Keen Sword" được tổ chức 2 năm một lần. Năm nay, khoảng 10.000 binh sĩ Mỹ và 30.700 binh sĩ Nhật sẽ tham gia sự kiện này. Hoạt động diễn tập trên biển của "Keen Sword" dự kiến sẽ diễn ra tại vùng biển phía đông đảo Kyushu ở miền nam Nhật Bản, nhưng không nằm ở Hoa Đông, theo Bộ quốc phòng Nhật. Một quan chức Bộ quốc phòng Nhật cho hay cuộc tập trận, diễn ra từ 8-19/11, không nhằm vào một quốc gia cụ thể nào. Nhưng hoạt động này diễn ra trong bối cảnh Nhật Bản vướng vào một cuộc tranh chấp lãnh thổ dai dẳng với Trung Quốc ở Hoa Đông trong khi Bắc Kinh đẩy mạnh chi tiêu quốc phòng, và giữa lúc có những lo ngại về các chương trình tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên. Căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản đã bùng phát sau khi Tokyo quốc hữu hóa 3 trong số các hòn đảo thuộc Senkaku/Điếu Ngư hồi năm 2012. Các tàu tuần tra và máy bay quân sự của cả hai nước thường đối nhau gần quần đảo tranh chấp kể từ đó, làm nảy sinh những lo ngại về một vụ va chạm bất ngờ hoặc một vụ việc khác có thể dẫn tới xung đột lớn hơn. Hồi tháng 7, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã có một bước đi lịch sử khi kết thúc lệnh cấm quân đội tham chiến ở nước ngoài. Động thái trên được Mỹ - một đồng minh của Nhật - rất hoan nghênh, nhưng khiến Trung Quốc nổi giận. An BìnhTheo AFP ================== Đông quân tập trận nhể! Tương đương bốn sư đoàn. May wá! Chiến tranh chưa thể xảy ra vào lúc này. Cứ từ từ, rồi đâu có đó. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 10, 2014 TƯ LIỆU THAM KHẢO ======================== "Đạo đức với Trung Quốc ở Biển Đông là ngây thơ chiến lược" Hồng Thủy 23/10/14 07:56 (GDVN) - Để giải quyết khủng hoảng giàn khoan 981 gần đây, Việt Nam đã thực hiện một chiến lược ngoại giao năng động, Heydarian bình luận. Học giả Singapore: Nếu Trung Quốc dân chủ sẽ thành cơn ác mộng với Mỹ Việt-Ấn sẽ ký hiệp định quốc phòng, Bắc Kinh ngày càng khiêu khích "Điều gì tiếp theo sau đường dây nóng quân sự Việt - Trung?" Chiến hạm Trung Quốc rình rập trên Biển Đông. Richard Javad Heydarian, một trợ lý giáo sư trong các vấn đề quốc tế và khoa học chính trị đại học De La Salle, cố vấn chính sách của quốc hội Philippines ngày 23/10 có bài phân tích trên tờ National Interest bình luận, việc Philippines quyết định dừng cải tạo sân bay trên đảo Thị Tứ, Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) để giữ gìn đạo đức trong vụ khởi kiện đường lưỡi bò bất hợp pháp của Trung Quốc ở Biển Đông là một sự ngây thơ chiến lược. Trong nhiều năm qua Philippines đã không có một máy bay chiến đấu hiện đại mới nào được bổ sung, trong khi lực lượng tàu hải quân cũ kĩ được tăng cường rất hạn chế. Heydarian cho rằng, nhờ Tổng thống độc tài Ferrdiand Marcos, Philippines mới xây dựng được các cấu trúc phòng thủ vĩnh viễn (bất hợp pháp) trên một số đảo ở Trường Sa để "quản lý" vùng biển Manila yêu sách chủ quyền "một cách hiệu quả và liên tục", nhưng ưu thế này đang đần mất đi. Manila đã cố gắng biện minh cho việc ngừng cải tạo sân bay trên đảo Thị Tứ bằng cách nhấn mạnh phải giữ gìn đạo đức trong bối cảnh đơn kiện đường lưỡi bò đang được thụ lý tại Tòa án Quốc tế về Luật Biển. Tóm lại theo Heydarian, Philippines đã dành ưu tiên cho một động cơ pháp lý vốn đã không chắc chắn trong khi nếu đầu tư vào các cơ chế hữu hình, nó có thể thực sự giúp Manila kiểm soát các vùng biển yêu sách. Hơn nữa Manila và Washington đang phải đối mặt với trở ngại pháp lý và đổi mới chính trị mới có thể thực hiện hiệp định nâng cấp quan hệ quốc phòng (EDCA) trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng bành trướng ở Biển Đông. Những bên yêu sách khác như Đài Loan hay Việt Nam đang đẩy nhanh nỗ lực củng cố phòng thủ ở Trường Sa. Ngay cả quốc gia tuyên bố không có tranh chấp ở Biển Đông như Indonesia cũng còn phải tăng cường binh hỏa lực phòng thủ để đối phó với mối đe dọa thực sự từ Trung Quốc với vùng đặc quyền kinh tế của họ. Jay Batongbacal, một chuyên gia hàng hải hàng đầu của Philippines cho rằng, Trung Quốc đã liên tục từ chối công nhận thẩm quyền của bất kỳ cơ quan tài phán quốc tế nào đối với vấn đề phân định lãnh thổ và liên quan đến chủ quyền. Bắc Kinh đã từ chối toàn bộ quá trình trọng tài, lại còn vu cáo Philippines khiêu khích, tạo ra khủng hoảng quốc tế hóa vì Biển Đông là vấn đề "song phương" cần được giải quyết tay đôi với Bắc Kinh. Trung Nam Hải vẫn tiếp tục tẩy chay các cơ quan tài phán, từ chối làm rõ đường lưỡi bò, nên ngay cả khi Philippines giành chiến thắng trong vụ kiện thì Trung Quốc vẫn có thể bỏ qua phán quyết, tòa án thì không có cơ chế nào để buộc Bắc Kinh thi hành. Kết quả nhiều nhất từ phiên tòa chỉ giúp Philippines nâng cao đạo đức để chống lại sức mạnh hàng hải đang ngày càng bành trướng của Trung Quốc. Học giả Richard Javad Heydarian. Theo Heydarian, chiến lược pháp lý của Philippines có ý nghĩa, miễn là nó phải là một phần nằm trong chiến lược rộng lớn hơn để bảo vệ yêu sách của mình trước Trung Quốc đang ngày đêm thay đổi thực trạng ở Trường Sa. Nhưng Manila trong một thời gian dài đã không tập trung vào việc nâng cao năng lực phòng thủ, các lực lượng vũ trang chú trọng an ninh đối nội hơn là phòng thủ trên biển. Khi Trung Quốc đưa máy bay không kích, đánh chiếm đá Vành Khăn, Trường Sa năm 1990, 1995 Philippines lại mời quân đội Mỹ về nước. Hoa Kỳ đã giảm thiểu đáng kể sự hiện diện quân sự của họ ở Philippines năm 1991, Trung Quốc lập tức không lãng phí thời gian khai thác khoảng trống quyền lực tạm thời do Mỹ rút quân khỏi các căn cứ Subic và Clark gây ra. Ngày nay chính quyền Obama lại liên tục từ chối làm rõ liệu Washington có cứu Manila nếu nổ ra chiến tranh với Trung Quốc trên Biển Đông hay không. Với việc Trung Quốc đẩy mạnh xây dựng các hoạt động bất hợp pháp, bao gồm mở rộng đường băng sân bay quân sự trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) và xây mới sân bay trên đảo nhân tạo (trái phép) ở đá Chữ Thập, Trường Sa buộc các bên liên quan phải tăng cường khả năng phòng thủ, ví dụ như Đài Loan đang chốt giữ (trái phép) đảo Ba Bình cũng phải bỏ 100 triệu USD mở rộng đường băng và cầu cảng, tăng cường phòng thủ. Mặt khác, các bên liên quan ở Biển Đông đều duy trì đối thoại cấp cao mạnh mẽ với Bắc Kinh, chỉ duy nhất Manila không có điều này. Tập Cận Bình vẫn từ chối 1 cuộc đối thoại chính thức với người đồng cấp Philippines Bernigno Aquino, người đang ở năm cuối của nhiệm kỳ Tổng thống. Trong khi đó, Nhật Bản - đối tác chiến lược chính của Philippines đang có dấu hiệu nhượng bộ Bắc Kinh để thu xếp một cuộc gặp giữa Shinzo Abe với Tập Cận Bình. Để giải quyết khủng hoảng giàn khoan 981 gần đây, Việt Nam đã thực hiện một chiến lược ngoại giao năng động, Heydarian bình luận. Đỉnh điểm là cuộc viếng thăm Bắc Kinh của Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh cuối tháng 8, kể từ đó căng thẳng Việt - Trung trên Biển Đông đã giảm bớt, 2 nước đang tăng cường tìm cách quản lý khủng hoảng hiện tại, tránh lặp lại một cuộc khủng hoảng tương tự trong tương lai. Rõ ràng là Việt Nam sẽ sử dụng mọi công cụ ngoại giao có thể để tránh một cuộc đối đầu lớn với Trung Quốc. Tuy nhiên, cũng với hoạt động ngoại giao, Việt Nam đã nhanh chóng củng cố tăng cường khả năng phòng thủ và răn đe tối thiểu trên biển cho mình. Với việc mua 6 tàu ngầm Kilo của Nga chế tạo cộng với việc hoan nghênh quyết định nới lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ, Việt Nam đang đẩy mạnh phát triển khả năng thực thi pháp luật trên biển. Do tính chất bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông và các cuộc tập trận quân sự, Indonesia cũng phải tăng tốc các nỗ lực chi tiêu quốc phòng, công khai chỉ trích đường lưỡi bò... Nhìn chung, rõ ràng các đối thủ của Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương và Biển Đông đã tự bảo vệ yêu sách của mình bằng cách nhanh chóng phát triển năng lực hàng hải trong khi vẫn duy trì các kênh ngoại giao quan trọng với giới lãnh đạo Bắc Kinh. Trong khi đó Philippines dường như đã bỏ tất cả số trứng mình có vào một giỏ không có gì chắc chắn. ======================== Mục đích đúng, nhưng phương pháp sai thì kết quả có khi còn tệ hơn. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 10, 2014 Đám đông biểu tình Hong Kong vây nhà trưởng đặc khu Khoảng 200 người biểu tình Hong Kong hôm qua tuần hành đến nhà riêng của trưởng đặc khu sau khi cuộc đối thoại với các quan chức chính quyền không giúp phá được thế bế tắc. Nghệ sĩ saxophone Kenny G đến trại biểu tình Hong Kong Chính quyền Hong Kong hứa chuyển yêu cầu bầu cử tới Bắc Kinh Người biểu tình Hong Kong nêu quyết tâm đẩy mạnh phong trào khi cuộc đối thoại với chính quyền không đem lại kết quả cụ thể. Ảnh: Reuters Trong số những người biểu tình kéo đến nhà riêng của Trưởng đặc khu Lương Chấn Anh, nhiều người rất tức giận với phát biểu mới đây của ông này. Ông Lương từng cho rằng phổ thông đầu phiếu là không thể chấp nhận được, một phần vì nó sẽ dẫn tới việc người nghèo có thêm tiếng nói trong chính trị, theoReuters. Những người khác tiếp tục chiếm giữ các con phố chính của thành phố, nơi họ chiếm giữ gần một tháng nay để yêu cầu phổ thông đầu phiếu. "Tôi ở đây với hy vọng chính quyền sẽ lắng nghe. Nếu không, chúng tôi sẽ tiếp tục biểu tình để đấu tranh vì những quyền bầu cử cơ bản của mình", Wing Chan, một người trong đám đông cho biết. Cuộc đối thoại giữa đại diện chính quyền và người biểu tình hôm 21/10 không đem lại kết quả như trông đợi của người dân. Andy Lau, một sinh viên 19 tuổi cho biết đây là lúc cần tăng cường các hoạt động của phong trào, như mở rộng quy mô chiếm giữ để gây áp lực, buộc chính quyền thực sự đối diện và trả lời yêu cầu của họ. Phong trào biểu tình của người dân Hong Kong đến nay vẫn chưa rõ hồi kết. Tòa dân sự tối cao của Hong Kong tuần này yêu cầu ngăn người biểu tình chặn giữ các con phố nhưng cảnh sát dường như không sẵn sàng hoặc không đủ năng lực giải tán đám đông. Sau khi bị lên án vì tấn công người biểu tình, cảnh sát Hong Kong hiện chỉ dùng hơi cay và dùi cui. Chiều qua một nhóm tài xế taxi đến khu vực biểu tình Mong Kok và bắt đầu dỡ bỏ các rào chắn của người biểu tình. Đây là nhóm đề xuất tòa phát lệnh ngăn chặn người biểu tình. Cảnh sát có mặt để hạ nhiệt tình hình và ngăn cách hai bên. Giới quan sát nhận định chính quyền Hong Kong dường như đang trong tình thế lúng túng: không thể nhượng bộ nhưng lo việc đàn áp càng làm người biểu tình giận dữ hơn. Chính quyền đang chờ thời điểm của mình. Cuộc đối thoại giữa chính quyền Hong Kong và đại diện người biểu tình hôm qua cho thấy sự thay đổi cách tiếp cận của chính quyền: dàn xếp thay vì lảng tránh phong trào kéo dài hơn trông đợi của người dân. Các quan chức Hong Kong đề xuất thảo luận về ứng viên trưởng đặc khu và nói sẽ gửi báo cáo tới Bắc Kinh, nêu đề xuất của người biểu tình. Sau đối thoại các sinh viên tràn trề thất vọng cho hay họ chưa quyết định có thêm các cuộc thảo luận với chính quyền nữa hay không. "Rất rõ ràng là vì sao nhiều người vẫn ở trên phố hôm nay. Đó là vì chúng ta hoàn toàn không hiểu họ nói điều gì, chính quyền không đưa ra câu trả lời cụ thể và định hướng trong cuộc đối thoại. Chúng tôi hoàn toàn thất vọng về điều này", Yvonne Leung, một thủ lĩnh của phong trào, nói với đám đông hàng nghìn người. Khánh Lynh Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 10, 2014 Đám đông biểu tình Hong Kong vây nhà trưởng đặc khu Khoảng 200 người biểu tình Hong Kong hôm qua tuần hành đến nhà riêng của trưởng đặc khu sau khi cuộc đối thoại với các quan chức chính quyền không giúp phá được thế bế tắc. Nghệ sĩ saxophone Kenny G đến trại biểu tình Hong Kong Chính quyền Hong Kong hứa chuyển yêu cầu bầu cử tới Bắc Kinh Người biểu tình Hong Kong nêu quyết tâm đẩy mạnh phong trào khi cuộc đối thoại với chính quyền không đem lại kết quả cụ thể. Ảnh: Reuters Nhìn tướng ông Đặc khu trường Hớn Coỏn như ông lái xe ôm vỉa hè. Sớm muộn gì cũng sẽ nhượng lại chức vụ của mình cho người khác. Bởi vì - nếu xét từ Bắc Kinh thì ông ta không đủ năng lực giải quyết vụ biểu tình theo ý Bắc Kinh; xét từ phía người biểu tình thì ông ta không đại diện cho họ. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 10, 2014 Cựu "cánh tay phải" của ông Hồ Cẩm Đào sắp bị "đả" Thứ Năm, 23/10/2014 - 12:22 (Dân trí) - Cơ quan chống tham nhũng Trung Quốc đang siết chặt vòng vây quanh một gia đình đầy quyền lực tại đại lục do Ling Jihua (Lệnh Kế Hoạch), một trong những “cánh tay phải” lâu năm của cựu chủ tịch Hồ Cẩm Đào đứng đầu, báo giới Hồng Kông đưa tin. Ling Wancheng (Lệnh Hoàn Thành), em út trong gia đình gồm 5 anh chị em họ Lệnh, gần đây đã rời Trung Quốc sang Mỹ, qua ngả Hồng Kông và Singapore. Tuy nhiên sau đó người này đã trở lại Trung Quốc, nơi Wancheng đang bị điều tra, các nguồn tin cho biết. Sự nghiệp của Lệnh Kế Hoạch tàn lụi vì vụ tai nạn xe Ferrari của con trai Hiện chưa rõ liệu doanh nhân này tự nguyện trở về, hay đây là nỗ lực phối hợp hành động giữa chính quyền Mỹ và Trung Quốc. Cho đến nay, ông Hồ Cẩm Đào vẫn hoàn toàn im lặng trước cuộc điều tra. Việc bắt giữ Lệnh Hoàn Thành sẽ giúp cơ quan chức năng chuẩn bị “cất lưới” đối với Lệnh Kế Hoạch, con áp út và cũng là quyền uy nhất của gia đình trên. Các nguồn tin khẳng định cuộc điều tra đối với Lệnh Kế Hoạch có thể bắt đầu ngay sau khi lãnh đạo đảng Cộng Sản Trung Quốc kết thúc buổi họp thống nhất chương trình nghị sự trong hôm nay. Ông Lệnh Kế Hoạch từng thăng tiến rất nhanh để lọt vào hàng ngũ cao nhất trên chính trường Trung Quốc, trước khi sự nghiệp bị phá hỏng năm 2012 bởi cái chết đầy tai tiếng của cậu con trai trong vụ tai nạn xe Ferrari. Nhưng thậm chí ngay cả sau vụ bê bối này và bị mất chức, người từng được xem là “cánh tay phải” của ông Hồ Cẩm Đào này vẫn giữ được một vị trí tương đương hàm Bộ trưởng, khi là chủ nhiệm vụ Công tác mặt trận, và là phó chủ tịch của Hội nghị hiệp thương nhân dân Trung Quốc (CPPCC), ủy viên trung ương đảng. Trong thời gian ông Hồ Cẩm Đào còn tại vị, ông Lệnh Kế Hoạch dù không phải thành viên Bộ chính trị, vẫn nắm trong tay quyền lực và ảnh hưởng lớn hơn nhiều vị trí và cấp bậc của ông này trong đảng Cộng sản Trung Quốc. Ông được biết đến là người cần phải “gõ cửa” trên chính trường đại lục. Nếu vụ án chống lại ông Lệnh Kế Hoạch tiếp diễn, đây sẽ là vụ bê bối chính trị lớn nhất kể từ sau cú “ngã ngựa” của cựu ủy viên thường vụ Bộ chính trị Chu Vĩnh Khang. Ông Lệnh Kế Hoạch cũng trở thành chính trị gia lớn thứ hai bị “hạ bệ” bởi chiến dịch chống tham nhũng của chủ tịch Tập Cận Bình. Các nguồn tin cho biết ông Tập quyết tâm đưa chiến dịch này trở thành một nội dung lâu dài trong quá trình xây dựng đảng. Chiếc Ferrari của con trai Lệnh Kế Hoạch nát bấy sau vụ tai nạn Theo một nguồn tin, ông Tập và và ông Vương Kỳ Sơn – người đang giám sát chiến dịch chống tham nhũng – “không vội vã” hoàn tất cuộc điều tra đối với ông Lệnh Kế Hoạch. Họ sẽ để các điều tra viên thu thập bằng chứng và củng cố vững chắc hồ sơ vụ án trước khi hành động. Các nguồn tin khẳng định, cơ qua điều tra đã hình thành một danh sách những người thân cận của với Lệnh Kế Hoạch và gia đình ông này, và gửi những cái tên đó tới toàn bộ các ngân hàng tại đại lục yêu cầu cung cấp thông tin tài chính. Các điều tra viên đang sử dụng những siêu máy tính để xục xạo trong hàng núi dữ liệu để truy tìm dấu vết của các dòng tiền. Không giống như hai anh, Lệnh Hoàn Thành đứng ngoài chính trị, và trở thành một doanh nhân thành đạt và tay chơi golf nghiệp dư có tiếng. Trong khi các tin đồn về cuộc điều tra tham nhũng chống lại ông Lệnh Kế Hoạch đã râm ran nhiều tháng nay, một số người lại xem việc ông này được bầu vào vị trí phó chủ tịch CPPCC là dấu hiệu cho thấy Jihua đã thoát được cuộc truy quét. Nhưng khi chiến dịch chống tham nhũng sâu rộng đánh tới tỉnh Sơn Tây, nơi được xem như “căn cứ” quyền lực của gia tộc họ Ling, tên của gia đình này một lần nữa trở thành đề tài bàn tán bên lề những hành lang quyền lực. Cuộc truy quét tại Sơn Tây đã dẫn tới cú ngã ngựa của ông Vương Kiện Khang (Wang Jiankang), phó thị trưởng thành phố Vận Thành, Sơn Tây, người là anh rể của Ling Zhengce. Vị quan chức này bị tạm giam trong vài tháng trước khi được phóng thích và trở lại với công việc. Ông Vương kết hôn với chị gái của ông Lệnh Kế Hoạch là Ling Luxian. Ông Lệnh Kế Hoạch cũng có quan hệ thân thiết với Chen Chuanping, vị bí thư thành phố Thái Nguyên đã bị sa thải. Theo các nguồn tin thân cận với Chen, chiếc xe Ferrari mà con trai ông Lệnh Kế Hoạch lái và gặp nạn là một món quà của Chen tặng cho Ling, thông qua tập đoàn sắt thép Thái Nguyên, nơi Chen từng là chủ tịch. Thanh Tùng Theo SCMP ================ Về lý thuyết khi cánh tay phải bị chặt thì với con người sẽ không thể mọc thêm cánh tay phải khác. Đây là chân lý hiển nhiên và rất có "cơ sở khoa học". Nhưng vậy thì ngài Hồ Câm Đào chỉ bị cụt tay, hay chết luôn vì "mất máu" xin xem hồi sau sẽ rõ. Gần như các quan tham Tàu ngã ngựa đều vướng vào cách "Thanh xà nhập khẩu". Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 10, 2014 Trung Quốc tính điều động 100.000 binh sỹ tới Tân Cương Thứ Năm, 23/10/2014 - 09:33 (Dân trí) - Trước làn sóng bạo lực có xu hướng gia tăng tại Tân Cương, chính phủ Trung Quốc đang cân nhắc điều động 100.000 binh sỹ của quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) tới khu vực này, báo giới Hồng Kông đưa tin. Trung Quốc có thể sẽ điều thêm nhiều binh sỹ tới Tân Cương Thông tin được Trung tâm thông tin nhân quyền và dân chủ tại Hồng Kông đăng tải. Theo đó, các nhà phân tích của trung tâm này nhận định, bạo lực sắc tộc tại Tân Cương là một trong những tâm điểm chú ý của phiên toàn thể thứ 4, đại hội 18 đảng Cộng Sản Trung Quốc diễn ra cuối tháng này. Truyền thông nhà nước Trung Quốc đến nay mới chỉ đề cập rằng, nội dung trọng tâm của đại hội là vấn đề pháp quyền, mặc dù cũng có những thông tin về một số vấn đề khác, như số phận của cựu ủy viên thường vụ Bộ chính trị Chu Vĩnh Khang, cùng khả năng có thay đổi nhân sự tại Quân ủy trung ương Trung Quốc. Hiện có đồn đoán rằng phiên họp toàn thể cũng thảo luận việc có cần thiết hay không phải điều động 100.000 binh sỹ PLA tham gia lực lượng cảnh sát vũ trang để duy trì trật tự tại Tân Cương, trong bối cảnh có tin cho hay hơn 50 người thiệt mạng và khoảng 100 người khác bị thương vì bạo lực trong vòng 2 tuần qua. Trung tâm trên dẫn một báo cáo gần đây cho biết, 4 người đàn ông Duy Ngô Nhĩ mang theo dao và thuốc nổ đã tấn công một khu chợ của nông dân tại huyện Bachu, thuộc tỉnh Kashgar hôm 12/10. Ngoài ra còn có 3 vụ tấn công riêng lẻ tại các khu vực khác của Bachu như Akesake Marelexiang, Selibuyazhen và Anakulexiang. Những người Duy Ngô Nhĩ từ lâu vẫn cáo buộc chính phủ Trung Quốc đàn áp tôn giáo và tự do văn hóa của họ. Trong khi đó Bắc Kinh thường quy trách nhiệm cho người Duy Ngô Nhĩ về các vụ tấn công bạo lực cả trong và ngoài Tân Cương những năm gần đây. Thanh Tùng Theo Want China Times ======================= Đem thêm 100. 000 quân nữa, cả xe tăng hạng nặng và máy bay nữa cho nó oách, nhưng cũng chẳng giải quyết được vấn đề gì! Cũng giống như dùng đại đao để chém ruồi vậy. Hì. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 10, 2014 ASEAN và Trung Quốc sắp thảo luận về Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông 23/10/2014 19:33 (TNO) Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân và các nhà ngoại giao ASEAN sẽ gặp gỡ tại thủ đô Bangkok (Thái Lan) vào cuối tháng 10.2014 để thảo luận về việc thiết lập Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC). Quốc kỳ các nước thành viên ASEAN - Ảnh: Reuters Trung Quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sẽ tổ chức Cuộc họp các quan chức cấp cao lần thứ 8 về việc thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) tại Thái Lan từ ngày 28-29.10, Tân Hoa xã dẫn lời nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh ngày 23.10 cho biết. Các bên sẽ thảo luận về việc thực hiện toàn diện và hiệu quả DOC, xúc tiến hợp tác hàng hải và thiết lập COC trong khuôn khổ DOC, bà Hoa cho hay. Trước cuộc họp ở Bangkok, Trung Quốc và ASEAN sẽ tổ chức cuộc họp của Nhóm làm việc chung lần thứ 12 về việc thực hiện DOC, theo bà Hoa. Phúc Duy =========================== Thủ đoạn câu giờ. Mựa! Nếu thỏa thuận được thi chí ít nó cũng kéo dài cho đến khi nước Tàu xây xong, hoặc lần chiếm vài đảo trên biển Đông. Đúng là tầm nhìn rất tiểu tiết của Tàu. Bởi vậy! Đụng tới Việt Nam quả là một sách lược sai lầm từ căn bản. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 10, 2014 The Epoch Times: Nhóm Giang Trạch Dân gây rối ở Hồng Kông để hạ uy tín ông Tập Đăng Bởi Một Thế Giới - 06:56 24-10-2014 Ông Giang Trạch Dân - Ảnh: www.stasiareport.com Theo tờ The Epoch Times, xem ra các thành viên thân cận cựu Tổng bí thư Giang Trạch Dân của đảng Cộng sản Trung Quốc - CPC (sau đây gọi tắt là nhóm Giang Trạch Dân) đã tạo ra nhiều rắc rối ở Hồng Kông (HK) để có thể hạ uy tín Chủ tịch Tập Cận Bình. Sự gây rối này nhằm buộc ông Tập phải lập lại cuộc thảm sát tại quảng trường Thiên An Môn năm 1989, giúp cánh ông Giang có thể phê phán ông Tập hành động bạo lực và buộc ông phải từ chức. Từ đó, sẽ chặn được cuộc thanh trừng các thành viên thuộc cánh ông Giang trong chiến dịch chống tham nhũng. Cựu tổng bí thư CPC Giang mất tầm ảnh hưởng khi người kế nhiệm Hồ Cẩm Đào mãn nhiệm hồi năm 2012. Lúc đó, ông Hồ Cẩm Đào ra quy định mới: các cựu lãnh đạo cấp cao không còn được can thiệp vào hoạt động của đương kim tổng bí thư CPC. Vậy là ông Giang không còn có thể can thiệp vào chính trị, mất nhiều “chiến hữu” như Bạc Hy Lai bị bỏ tù. Trong nỗ lực thu phục lại quyền lực, nhóm Giang Trạch Dân đã lên nhiều kế hoạch trừ khử ông Tập, như tổ chức ám sát, lạt đổ, hoặc một sự kiện giống vụ quảng trường Thiên An Môn. HK trở thành mặt trận Tình hình bất ổn chính trị, các cuộc phản đối ở HK cũng là một kế hoạch của cánh ông Giang. Năm 2012, một thành viên của cánh ông Giang là Tăng Thanh Hồng phụ trách vụ HK, chỉ định Lương Chấn Anh làm đặc khu trưởng HK. Dù HK được cho là có đa phần độc lập với “mẫu quốc” TQ, ông Lương được cho là đảng viên bí mật của CPC và là người của ông Giang. Việc này cho phép cánh ông Giang lôi HK vào cuộc đấu đá quyền lực ở Bắc Kinh. Mục tiêu của cánh này là cài ông Tập vào thế cựu tổng bí thư Triệu Tử Dương, người mất quyền lực sau vụ quảng trường Thiên An Môn. Ngày 31.8, ban thường vụ quốc hội TQ (NPC) ra nghị quyết phủ nhận nguyện vọng của người HK là được tự do bầu đặc khu trưởng vào năm 2017. Nghị quyết này khiến người HK bức xúc, hàng chục ngàn sinh viên bãi khóa, rồi có thêm dân thường tham gia các cuộc phản đối lớn, mà thế giới gọi là Phong trào Dù. Chính quyền HK đã dùng hơi cay, ớt cay để trấn áp người phản đối, cho rằng họ sẽ phải rút lui. Nhưng hóa ra càng có thêm người tham gia phản đối. Viễn cảnh CPC trao quyền dân chủ cho HK là cực kỳ mỏng. CPC đã luôn thao túng các cuộc chỉ định đặc khu trưởng cùng thành viên lãnh đạo đặc khu này, từ sau khi Anh trao trả cho TQ hồi năm 1997. Hơn nữa, CPC kiểm soát xã hội HK thông qua các tổ chức như Hội đồng hành chính, phòng Thương mại và Hiệp hội các nghề HK. Nhưng lần này, việc chọn chủ đề bầu cử đặc khu trưởng để gây bất ổn ở HK, khi vấn đề này chóng gây bất mãn trong xã hội HK. Hội nghị trung ương 4 của CPC (từ ngày 20 đến 23.10) được dự báo sẽ có thêm nhiều thành viên cánh ông Giang bị kỷ luật, nên cánh này tạo thêm rắc rối ở HK để “câu giờ”. Như vụ nữ đặc khu phó Carrie Lam đột ngột hủy cuộc đàm phán ngày 9.10 với cánh thủ sinh viên (đến tuần này mới tổ chức). Chính quyền ông Lương làm đủ cách để leo thang căng thẳng xã hội và Liên đoàn sinh viên HK tuyên bố lập cuộc “bất tuân dân sự”. Theo giới truyền thông nước ngoài, ngày 28.9, ông Tập giận dữ bác đề xuất của chủ tịch NPC Trương Đức Giang: ông Tập nên dùng vũ lực giải tán “bọn trẻ phản đối”. Ông Tập nói sẽ không triển khai Quân đội giải phóng nhân dân (PLA) đóng ở HK và để ông Lương tự xử lý cuộc phản đối. Ngày 3.10, ông Lương ra lệnh cho giang hồ tấn công các sinh viên. Một số tên xã hội đen xưng danh là người ủng hộ dân chủ, gây hấn và đánh nhau với người biểu tình ủng hộ CPC chống cuộc phản đối, nhằm kích động căng thẳng. Việc bác quyền bầu cử tự do của người HK, cùng việc đàn áp Phong trào Dù là kết quả âm mưu cài thế gây rắc rối cho ông Tập của cánh ông Giang - Tăng từ 2 năm qua. Ảnh: Reuters Ông Tập phản công, bằng cách cử công an chìm đến HK để xác định nhân thân các thành viên nhóm Giang Trạch Dân ở đó. Họ thu thập thông tin về ông Lương, gồm những mối quan hệ và người ủng hộ trong chính quyền đặc khu, cảnh sát và giới giang hồ. Họ cũng công khai vạch mặt những kẻ kích động phản đối ngoài đường phố. Tại sao là HK? Cánh ông Giang chọn “quậy” ở HK vì nhiều lý do: đó là một trung tâm tài chính của thế giới. Hầu hết giới truyền thông nước ngoài đều có chi nhánh ở đây, nên nếu có chuyện gì xảy ra thì thông tin nóng được truyền khắp thế giới ngay lập tức. Lý do khác: Tăng Thanh Hồng đã thu được nhiều cảm tình viên CPC và tổ chức tội phạm Hội Tam Hoàng ở HK, trong gần 20 năm ông nắm vụ HK. Các lực lượng này rất dễ triển khai. Bên cạnh đó, HK là đặc khu hành chính theo công thức “một quốc gia, hai chế độ” trong quan hệ với TQ. Công thức này được bảo vệ bởi các giá trị tự do, dân chủ, thượng tôn pháp luật đã kế thừa từ thời là xứ nhượng địa của Anh. Nên nếu tái lập sự kiện quảng trường Thiên An Môn, đó sẽ là “cú đánh mạnh” vào ông Tập và cánh ông Giang có thể thu phục lại quyền lực. Các lực lượng của cánh ông Giang đã xuống đường tuần hành chống dân chủ ngày 17.8 và tấn công Phong trào Dù ở Mong Kok. Những vụ việc này nhằm khơi lửa hận thù và làm gia tăng căng thẳng ở HK. Nhóm Giang Trạch Dân còn đàn áp quyền tự do báo chí ở HK. Từ khi ông Lương làm đặc khu trưởng, ông lệnh cho “đàn em” xâm nhập, kiểm soát giới truyền thông bằng nhiều chiến thuật. Như giang hồ đe dọa giới truyền thông, thân chủ của báo The Epoch Times (HK) xịt sơn nhà trùm Jimmy Lai của hãng truyền thông Next Media, hoặc đánh dã man cựu tổng biên tập Kevin Lau của Ming Pao. Ông Lương còn ép giới truyền thông bằng các biện pháp kinh tế: rút quyền quảng cáo, buộc đuổi việc các nhà bình luận chính trị sắc sảo. Sự kiểm soát giới truyền thông HK của ông Lương tạo điều kiện cho giới truyền thông chính thức TQ tiếp tục thóa mạ giới sinh viên, xuyên tạc Phong trào Dù. Các lực lượng thân CPC thì phao tin đồn để hạ uy tín phe phản đối… Như đã nêu, tất cả các sự kiện này chỉ nhằm cài bẫy ông Tập phải tái diễn sự kiện quảng trường Thiên An Môn… 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 10, 2014 The Epoch Times: Nhóm Giang Trạch Dân gây rối ở Hồng Kông để hạ uy tín ông Tập Đăng Bởi Một Thế Giới - 06:56 24-10-2014 Ông Giang Trạch Dân - Ảnh: www.stasiareport.com Theo tờ The Epoch Times, xem ra các thành viên thân cận cựu Tổng bí thư Giang Trạch Dân của đảng Cộng sản Trung Quốc - CPC (sau đây gọi tắt là nhóm Giang Trạch Dân) đã tạo ra nhiều rắc rối ở Hồng Kông (HK) để có thể hạ uy tín Chủ tịch Tập Cận Bình. Sự gây rối này nhằm buộc ông Tập phải lập lại cuộc thảm sát tại quảng trường Thiên An Môn năm 1989, giúp cánh ông Giang có thể phê phán ông Tập hành động bạo lực và buộc ông phải từ chức. Từ đó, sẽ chặn được cuộc thanh trừng các thành viên thuộc cánh ông Giang trong chiến dịch chống tham nhũng. Cựu tổng bí thư CPC Giang mất tầm ảnh hưởng khi người kế nhiệm Hồ Cẩm Đào mãn nhiệm hồi năm 2012. Lúc đó, ông Hồ Cẩm Đào ra quy định mới: các cựu lãnh đạo cấp cao không còn được can thiệp vào hoạt động của đương kim tổng bí thư CPC. Vậy là ông Giang không còn có thể can thiệp vào chính trị, mất nhiều “chiến hữu” như Bạc Hy Lai bị bỏ tù. Trong nỗ lực thu phục lại quyền lực, nhóm Giang Trạch Dân đã lên nhiều kế hoạch trừ khử ông Tập, như tổ chức ám sát, lạt đổ, hoặc một sự kiện giống vụ quảng trường Thiên An Môn. HK trở thành mặt trận Tình hình bất ổn chính trị, các cuộc phản đối ở HK cũng là một kế hoạch của cánh ông Giang. Năm 2012, một thành viên của cánh ông Giang là Tăng Thanh Hồng phụ trách vụ HK, chỉ định Lương Chấn Anh làm đặc khu trưởng HK. Dù HK được cho là có đa phần độc lập với “mẫu quốc” TQ, ông Lương được cho là đảng viên bí mật của CPC và là người của ông Giang. Việc này cho phép cánh ông Giang lôi HK vào cuộc đấu đá quyền lực ở Bắc Kinh. Mục tiêu của cánh này là cài ông Tập vào thế cựu tổng bí thư Triệu Tử Dương, người mất quyền lực sau vụ quảng trường Thiên An Môn. Ngày 31.8, ban thường vụ quốc hội TQ (NPC) ra nghị quyết phủ nhận nguyện vọng của người HK là được tự do bầu đặc khu trưởng vào năm 2017. Nghị quyết này khiến người HK bức xúc, hàng chục ngàn sinh viên bãi khóa, rồi có thêm dân thường tham gia các cuộc phản đối lớn, mà thế giới gọi là Phong trào Dù. Chính quyền HK đã dùng hơi cay, ớt cay để trấn áp người phản đối, cho rằng họ sẽ phải rút lui. Nhưng hóa ra càng có thêm người tham gia phản đối. Viễn cảnh CPC trao quyền dân chủ cho HK là cực kỳ mỏng. CPC đã luôn thao túng các cuộc chỉ định đặc khu trưởng cùng thành viên lãnh đạo đặc khu này, từ sau khi Anh trao trả cho TQ hồi năm 1997. Hơn nữa, CPC kiểm soát xã hội HK thông qua các tổ chức như Hội đồng hành chính, phòng Thương mại và Hiệp hội các nghề HK. Nhưng lần này, việc chọn chủ đề bầu cử đặc khu trưởng để gây bất ổn ở HK, khi vấn đề này chóng gây bất mãn trong xã hội HK. Hội nghị trung ương 4 của CPC (từ ngày 20 đến 23.10) được dự báo sẽ có thêm nhiều thành viên cánh ông Giang bị kỷ luật, nên cánh này tạo thêm rắc rối ở HK để “câu giờ”. Như vụ nữ đặc khu phó Carrie Lam đột ngột hủy cuộc đàm phán ngày 9.10 với cánh thủ sinh viên (đến tuần này mới tổ chức). Chính quyền ông Lương làm đủ cách để leo thang căng thẳng xã hội và Liên đoàn sinh viên HK tuyên bố lập cuộc “bất tuân dân sự”. Theo giới truyền thông nước ngoài, ngày 28.9, ông Tập giận dữ bác đề xuất của chủ tịch NPC Trương Đức Giang: ông Tập nên dùng vũ lực giải tán “bọn trẻ phản đối”. Ông Tập nói sẽ không triển khai Quân đội giải phóng nhân dân (PLA) đóng ở HK và để ông Lương tự xử lý cuộc phản đối. Ngày 3.10, ông Lương ra lệnh cho giang hồ tấn công các sinh viên. Một số tên xã hội đen xưng danh là người ủng hộ dân chủ, gây hấn và đánh nhau với người biểu tình ủng hộ CPC chống cuộc phản đối, nhằm kích động căng thẳng. Việc bác quyền bầu cử tự do của người HK, cùng việc đàn áp Phong trào Dù là kết quả âm mưu cài thế gây rắc rối cho ông Tập của cánh ông Giang - Tăng từ 2 năm qua. Ảnh: Reuters Ông Tập phản công, bằng cách cử công an chìm đến HK để xác định nhân thân các thành viên nhóm Giang Trạch Dân ở đó. Họ thu thập thông tin về ông Lương, gồm những mối quan hệ và người ủng hộ trong chính quyền đặc khu, cảnh sát và giới giang hồ. Họ cũng công khai vạch mặt những kẻ kích động phản đối ngoài đường phố. Tại sao là HK? Cánh ông Giang chọn “quậy” ở HK vì nhiều lý do: đó là một trung tâm tài chính của thế giới. Hầu hết giới truyền thông nước ngoài đều có chi nhánh ở đây, nên nếu có chuyện gì xảy ra thì thông tin nóng được truyền khắp thế giới ngay lập tức. Lý do khác: Tăng Thanh Hồng đã thu được nhiều cảm tình viên CPC và tổ chức tội phạm Hội Tam Hoàng ở HK, trong gần 20 năm ông nắm vụ HK. Các lực lượng này rất dễ triển khai. Bên cạnh đó, HK là đặc khu hành chính theo công thức “một quốc gia, hai chế độ” trong quan hệ với TQ. Công thức này được bảo vệ bởi các giá trị tự do, dân chủ, thượng tôn pháp luật đã kế thừa từ thời là xứ nhượng địa của Anh. Nên nếu tái lập sự kiện quảng trường Thiên An Môn, đó sẽ là “cú đánh mạnh” vào ông Tập và cánh ông Giang có thể thu phục lại quyền lực. Các lực lượng của cánh ông Giang đã xuống đường tuần hành chống dân chủ ngày 17.8 và tấn công Phong trào Dù ở Mong Kok. Những vụ việc này nhằm khơi lửa hận thù và làm gia tăng căng thẳng ở HK. Nhóm Giang Trạch Dân còn đàn áp quyền tự do báo chí ở HK. Từ khi ông Lương làm đặc khu trưởng, ông lệnh cho “đàn em” xâm nhập, kiểm soát giới truyền thông bằng nhiều chiến thuật. Như giang hồ đe dọa giới truyền thông, thân chủ của báo The Epoch Times (HK) xịt sơn nhà trùm Jimmy Lai của hãng truyền thông Next Media, hoặc đánh dã man cựu tổng biên tập Kevin Lau của Ming Pao. Ông Lương còn ép giới truyền thông bằng các biện pháp kinh tế: rút quyền quảng cáo, buộc đuổi việc các nhà bình luận chính trị sắc sảo. Sự kiểm soát giới truyền thông HK của ông Lương tạo điều kiện cho giới truyền thông chính thức TQ tiếp tục thóa mạ giới sinh viên, xuyên tạc Phong trào Dù. Các lực lượng thân CPC thì phao tin đồn để hạ uy tín phe phản đối… Như đã nêu, tất cả các sự kiện này chỉ nhằm cài bẫy ông Tập phải tái diễn sự kiện quảng trường Thiên An Môn… Cái này cũng nói rồi. Ngay trong topic này. Tập hai bắt đầu và rất khuých tạp. Ngài Tập công bố một nhà nước Pháp Trị. Đây là một định hướng đúng. Nhưng vấn đề còn là phương pháp. Đây mới chính là một vấn đề hết sức rất, rất khó khăn. Lão gàn nhận thấy họ không đủ trình để đạt mục đích. Việc tuyên bố tổng kết quá sớm chiến dịch "Đả hổ, đập ruồi" - Xuonglungcop - là một sai lầm của ngài Tập. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 10, 2014 Đây là sự kiện.... ================= Xem radar diệt tên lửa đang bay trong nháy mắt Quốc tế - Vietnamnet 16/04/2014 11:47 GMT+7 Hải quân hoàng gia Anh vừa tiết lộ hệ thống radar 3D mới nhất, có thể theo dấu tên lửa trước khi bắn rơi nó khỏi bầu trời. Theo DailyMail, Hệ thống hiện đại trên mang tên Artisan, đã được 180 thủy thủ trên tàu HMS Iron Duke thử nghiệm ở ngoài khơi bờ biển Portland hôm 15/4. Artisan lần theo một mục tiêu đang bay trên biển trước khi phóng một tên lửa Seawolf và mục tiêu bị hạ gục chỉ vài giây sau đó. Khoảnh khắc ấn tượng trên được các thủy thủ đoàn ghi lại là lần đầu tiên hệ thống trên được dùng để theo dấu một mục tiêu đang di chuyển trước khi phóng tên lửa. Cuộc thử nghiệm đã thành công Các chuyên gia cho hay, trong tương lai hải quân Anh có thể dùng Artisan để chống lại bất kỳ mối đe dọa nào trên trời. Artisan có thể theo dấu 800 mục tiêu cùng một lúc. Hoài Linh ================= Một chuyên gia quân sự Nga đã phát biểu - bài viết ngay trong topic này - rằng: Nếu Trung Quốc gây chiến tranh với Hoa Kỳ là tự sát. Lão Gàn thì nhiều lần phát biểu rằng: Ngay cả B2, tomahok...và cả sự kiện mới nhất này chỉ là vũ khí hạng hai. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 10, 2014 Trần Nam Hồng, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Hà Tĩnh Formosa xây miếu thờ trái phép tại Vũng Áng: Đây là chuyện chủ quyền 24/10/2014 21:05 (TNO) Chiều 24.10, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Hà Tĩnh Trần Nam Hồng đã trả lời Thanh Niên Online xung quanh vụ việc Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (thuộc Tập đoàn Formosa - FHS) xây miếu thờ trái phép tại Khu kinh tế Vũng Áng. >> Formosa vẫn xây miếu thờ trong Khu kinh tế Vũng Áng>> Chỉ đạo dừng xây miếu thờ trong Khu kinh tế Vũng Áng>> Hà Tĩnh đồng ý cho lập miếu thờ trong Khu kinh tế Vũng Áng Miếu thờ mà Formosa xây dựng trái phép tại Khu kinh tế Vũng Áng - Ảnh: Nguyên Dũng * Xin ông cho biết quan điểm xử lý vụ việc của Tỉnh ủy Hà Tĩnh? - Trước đây, Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh từng có văn bản gửi UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc xin ý kiến chỉ đạo hướng dẫn thủ tục, cấp phép cho FHS xây dựng miếu thờ trong Khu kinh tế Vũng Áng với mục đích tâm linh. Tiếp đó, UBND tỉnh đã có văn bản đồng ý cho FHS xây miếu thờ theo văn bản xin cấp phép. Sau khi nghe báo cáo và thông tin phản ánh của dư luận là không đồng tình với việc FHS đề xuất xây miếu thờ trong Khu kinh tế Vũng Áng, Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã có văn bản đề nghị FHS dừng triển khai thi công công trình. Tuy nhiên FHS sau đó lại cố tình “xây chui” miếu thờ. Sau khi phát hiện vụ việc, Tỉnh ủy đã có văn bản chỉ đạo UBND tỉnh là phải căn cứ theo các quy định của pháp luật để xử lý nghiêm minh và đồng thời yêu cầu FHS phải nghiêm chỉnh chấp hành những quy định của pháp luật Việt Nam. Cụ thể là Tỉnh ủy đã yêu cầu FHS phải dừng ngay việc xây dựng miếu thờ trái phép tại Khu kinh tế Vũng Áng. * Thưa ông, trong trường hợp FHS vẫn cố tình thi công hoặc không chịu dỡ bỏ phần miếu thờ đã xây dựng trái phép thì Tỉnh ủy Hà Tĩnh sẽ xử lý như thế nào? - Vì vụ việc có tính chất nhạy cảm về mặt tâm linh và đây cũng là về vấn đề về chủ quyền nên trong trường hợp đặc biệt, chúng tôi sẽ xin ý kiến chỉ đạo của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch. Sau khi có ý kiến chỉ đạo rõ ràng của cấp trên mà phía FHS vẫn cố tình tiếp tục xây miếu thờ trái phép hoặc không chịu dỡ bỏ công trình này thì chúng tôi sẽ có biện pháp mạnh, cần thiết sẽ cưỡng chế. "Sau này thì chưa biết được mục đích của họ sẽ là gì?” Cũng trong chiều nay, trao đổi với Thanh Niên Online, đại tá Trần Văn Lợi, Phó giám đốc Công an tỉnh Hà Tĩnh, cho biết ngay từ khi FHS đặt viên gạch đầu tiên xây dựng miếu thờ trái phép tại Khu kinh tế Vũng Áng, công an tỉnh này đã biết được vụ việc và tiến hành nhắc nhở dừng thi công. Công an tỉnh Hà Tĩnh cũng đã báo cáo, tham mưu cho UBND tỉnh xử lý vụ việc theo thẩm quyền. “Tuy nhiên vì FHS cho rằng miếu thờ đang xây dựng là công trình tâm linh nên chúng tôi cũng phải cân nhắc, xử lý sao cho phù hợp và đặc biệt là phải đúng theo quy định của pháp luật Việt Nam. Trước mắt miếu thờ là công trình tâm linh, còn sau này thì vẫn chưa biết được mục đích của họ sẽ là gì?”, ông Lợi nói. Nguyên Dũng =================== Miếu thờ là hiện tượng tâm linh thì đúng rồi, cũng như con mèo thì đúng là con mèo. Nhưng vấn đề là anh xây dựng trên đất của tôi - công trình không có trong dự án đã thỏa thuận thì anh phải xin phép. Dù có được phép xây thì vấn đề còn lại là xây ở chỗ nào trong dự án còn phải xem xét. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 10, 2014 TQ ngày càng lộ rõ ý đồ lập Vùng nhận dạng phòng không Biển Đông Đông Bình 25/10/14 07:54 Thảo luận (0) (GDVN) - Trung Quốc đã mở rộng tiền đồn quân sự Phú Lâm, xây đảo nhân tạo, cộng với yêu sách chủ quyền và một loạt động thái đánh chặn máy bay Mỹ là những dấu hiệu... Báo TQ: Mỹ bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam để kiểm soát Biển Đông Báo Mỹ: Hải quân Trung Quốc đã sở hữu ít nhất 50 tàu ngầm Báo TQ xuyên tạc: Đoàn Tướng Việt Nam sang TQ để cầu hòa Indonesia tăng cường hải không quân đối phó TQ, nhưng chậm hơn VN Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam Tờ "China in Brief" - Quỹ Jamestown Mỹ ngày 23 tháng 10 có bài viết cho rằng, mở rộng đường băng sân bay và công trình lấn biển xây đảo nhân tạo (bất hợp pháp), làm cho đảo Phú Lâm ở Biển Đông lại trở thành trung tâm chú ý của truyền thông thế giới. Đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) là "bộ phận quan trọng" trong "chiến lược lãnh thổ Biển Đông" (một yêu sách/âm mưu bất hợp pháp) của Trung Quốc. Là đảo lớn nhất mà Trung Quốc dùng vũ lực ăn cướp được ở Biển Đông, đảo Phú Lâm là một trong số ít đảo có thể dựng lên hạ tầng quân dụng như đường băng sân bay ở Biển Đông. Bài viết cho rằng, mở rộng đường băng đảo Phú Lâm (- hành động bất hợp pháp này) làm cho Bắc Kinh có thể mở rộng vai trò ảnh hưởng đối với Biển Đông, đồng thời có thể lập ra (bất hợp pháp) Vùng nhận dạng phòng không Biển Đông trong tương lai. Bài viết cho rằng, hiện nay, đảo Phú Lâm có một đường băng sân bay có độ dài tương đương căn cứ không quân Lăng Thủy mà Trung Quốc xây ở Biển Đông. Trung Quốc có khả năng sẽ mở rộng đường băng máy bay trên hòn đảo này, để triển khai máy bay chiến đấu (có khả năng nhất sẽ triển khai máy bay J-11 ở đây) và nhiều máy bay vận tải hạng nặng hơn, để điều động tốt hơn lực lượng đường không. Nếu tình hình Biển Đông leo thang như tình hình đảo Senkaku, thực lực quân sự được tăng cường này có thể hỗ trợ tốt hơn cho Vùng nhận dạng phòng không Trung Quốc lập ra (bất hợp pháp) ở vùng biển có ý nghĩa chiến lược này trong tương lai. Máy bay chiến đấu J-11B của lực lượng hàng không Hải quân Trung Quốc Bài viết chỉ ra, so với độ lớn về diện tích, vị trí của đảo Phú Lâm quan trọng hơn. Trong 10 năm qua, rất nhiều sự kiện xung đột đều tập trung ở đây. Ngày 19 tháng 8 năm 2014, khi một máy bay tuần tra P-8A Hải quân Mỹ tiến hành trinh sát thường lệ ở trên không Biển Đông, bị một chiếc máy bay chiến đấu Su-27 Trung Quốc quấy rối. Tháng 12 năm 2013, tàu tuần dương tên lửa Cowbens Hải quân Mỹ thiếu chút nữa va chạm với một tàu chiến Trung Quốc ở khu vực cách đảo Phú Lâm khoảng 100 hải lý về phía bắc. Sự kiện va chạm máy bay EP-3 năm 2001 cũng xảy ra ở khu vực lân cận đảo Phú Lâm, sự kiện đó khiến cho một phi công Trung Quốc thiệt mạng. Đường băng máy bay trên đảo Phú Lâm đã mở rộng 400 m (bất hợp pháp), trong tương lai có thể sẽ phát huy vai trò quan trọng hơn trong việc hỗ trợ cho Trung Quốc đáp trả hoạt động trinh sát Biển Đông của Mỹ và lập ra (bất hợp pháp) Vùng nhận dạng phòng không Biển Đông. Đường băng máy bay dài hơn có thể làm cho nhiều loại máy bay chiến đấu và máy bay ném bom hơn của Trung Quốc sử dụng (bất hợp pháp), bao gồm máy bay chiến đấu có thể mang theo nhiều hệ thống vũ khí hơn như nhiên liệu và tên lửa chống hạm YJ-8. Máy bay chiến đấu ném bom JH-7 Trung Quốc Triển khai vĩnh viễn (bất hợp pháp) một biên đội máy bay chiến đấu nhỏ cũng hỗ trợ cho đánh chặn máy bay trinh sát Mỹ, đã thể hiện sự "cảnh cáo" của Bắc Kinh đối với việc Washington thực hiện nhiệm vụ tuần tra thu thập tình báo điện tử ở duyên hải của họ. Phần lớn máy bay quân dụng Trung Quốc có thể sử dụng an toàn đường băng này, nhưng từ góc độ tác chiến và chiến lược, 2 biên đội máy bay chiến đấu J-11BH và máy bay chiến đấu ném bom JH-7 của lực lượng hàng không Hải quân Trung Quốc có khả năng nhất sẽ triển khai ở đây, bởi vì 2 loại máy bay này đều có thể thực hiện nhiệm vụ chống hạm, hơn nữa hành trình khá xa. Bài viết cho rằng, một trong những tính toán chủ yếu trong chương trình mua sắm máy bay chiến đấu của Trung Quốc chính là tăng cường năng lực tuần tra của Quân đội Trung Quốc ở khu vực mà họ có yêu sách chủ quyền (bất hợp pháp). Đường băng máy bay sau khi mở rộng (bất hợp pháp) sẽ cho phép máy bay Trung Quốc tiến hành tuần tra tầm xa (bất hợp pháp), tiến tới hỗ trợ cho yêu sách chủ quyền đối với "lãnh thổ tranh chấp" của Bắc Kinh. Tương tự, tàu tuần tra cỡ lớn hiện nay đang chế tạo của Trung Quốc sẽ cho phép Hải quân Trung Quốc có thể lưu lại ở vùng biển nhạy cảm thời gian dài hơn, dự án "đảo nhân tạo" ở vùng biển phía nam Biển Đông như đá Chữ Thập (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam) sẽ làm cho Trung Quốc có thể triển khai quân đội vĩnh viễn ở đá ngầm mà Trung Quốc kiểm soát (bất hợp pháp) trên Biển Đông. Máy bay chiến đấu Su-27 Không quân Trung Quốc Bài viết chỉ ra, lập ra "Vùng nhận dạng phòng không Biển Đông" còn có thể làm cho Trung Quốc kịp thời hơn trong đánh chặn (bất hợp pháp) đối với máy bay xâm nhập. Nếu triển khai ở đảo Phú Lâm, máy bay chiến đấu J-11 sẽ có thể bao quát toàn diện phạm vi "đường chín đoạn" (yêu sách vô lý, vô hiệu và bất hợp pháp) của Trung Quốc. So với Hải Nam và tỉnh Quảng Đông, nếu Trung Quốc triển khai máy bay chiến đấu ở đảo Phú Lâm thì có thể mở rộng phạm vi hoạt động của máy bay chiến đấu và rút ngắn phản ứng của máy bay chiến đấu. Đối với Hải quân Trung Quốc, đảo Phú Lâm còn có lợi ích khác. Trong mấy năm qua, Trung Quốc đã mở rộng (bất hợp pháp) bến tàu của đảo Phú Lâm, có thể sử dụng cho tàu cỡ lớn, tàu hải cảnh mới (cảnh sát biển) Trung Quốc thực hiện nhiệm vụ "tuần tra" (bất hợp pháp) ở vùng biển tranh chấp trong tương lai. Sự tính toán quan trọng thứ hai đối với đảo Phú Lâm có liên quan đến năng lực tác chiến săn ngầm, bởi vì đảo này cách căn cứ hải quân ở Tam Á, Hải Nam, Trung Quốc tương đối gần, tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn Trung Quốc triển khai ở đó. Sức mạnh uy hiếp hạt nhân của tàu ngầm mới Trung Quốc tùy thuộc vào năng lực tránh bị theo dõi của tàu ngầm và năng lực tự do đi lại của tàu ngầm ở vùng biển phía nam Hải Nam hoặc ít nhất tàu ngầm có thể xâm nhập vùng biển khác trong tình hình không bị phát hiện. Trung Quốc đang lấn biển, xây đảo bất hợp pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam Đảo Phú Lâm nằm ở mặt nam của vùng biển "hình hộp" mà Mỹ dùng để theo dõi hoạt động tàu ngầm Trung Quốc ở Tam Á hiện nay, Trung Quốc triển khai máy bay quân dụng ở đảo này thì họ có thể theo dõi và đánh chặn có hiệu quả hơn máy bay Mỹ có ý định thu thập tình báo tàu ngầm Trung Quốc. Đồng thời, trên đảo Phú Lâm còn có rất nhiều nhân viên phi quân sự, đảo Phú Lâm xem ra không giống như một tiền đồn quân sự, mà là một bộ phận "lãnh thổ" mà Bắc Kinh đã ăn cướp của Việt Nam, không bao giờ đạt được hợp pháp. Thông qua làm như vậy, đảo Phú Lâm được xây dựng (bất hợp pháp) thành một tuyến đánh chặn có hiệu quả hơn, các sự kiện xảy ra ở xung quanh đảo Phú Lâm đã thể hiện “giá trị chiến lược” của hòn đảo này đối với Trung Quốc, cũng đã phản ánh ý đồ tiếp tục tăng cường kiểm soát (bất hợp pháp) các đảo đá ở Biển Đông của Trung Quốc. Bất kể đảo Phú Lâm trở thành một tiền đồn quân sự toàn diện hay trở thành một trạm giám sát, triển khai máy bay quân sự và tàu thuyền ở đó đều có thể tham gia vào bất cứ cuộc xung đột nào xảy ra ở Biển Đông trong tương lai. ====================== Nước Tàu có thể tự ý lập vùng nhận dạng phòng không ở biển Đông. Đây là một khả năng xảy ra. Và Lão Gàn xác định rằng: đó là hành vi châm ngòi cho dây dẫn ở biển Đông và sẽ nổ thùng thuốc súng ở Hoa Đông. Hiện nay các hàng điện tử đang hạ giá khẩn cấp. Anh chị em nào chưa có đầu máy xem video nên mua một bộ, chuẩn bị xem phim, đại loại như hồi chiến tranh Vùng Vịnh I, băng video Tàu quay bán chui đầy ở Việt Nam. Cái này Lão Gàn cũng nói lâu rồi: Đây là "canh bạc cuối cùng". Bức sơn dầu “BắcKinh 2008″ của họa sĩ Lưu Dật Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 10, 2014 Thủ tướng Nhật lùi bước để gặp lãnh đạo Trung Quốc? Thứ Bẩy, 18/10/2014 - 15:43 (Dân trí) - Để có thể được gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã chấp thuận lùi một bước đáng kể trong tranh chấp liên quan đến quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với Bắc Kinh, truyền thông Nhật Bản đưa tin. Thủ tướng Nhật Shinzo Abe Cuộc gặp trên sẽ diễn ra trong tháng tới bên lề cuộc họp thượng đỉnh của diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) tại Bắc Kinh. Đây sẽ là lần đầu tiên lãnh đạo hai nước gặp nhau kể từ khi nhậm chức. Thời gian qua Tokyo đã có nhiều động thái chủ động, nhằm cải thiện quan hệ với Bắc Kinh. Theo các quan chức của Nhật, cuộc gặp sẽ mang nhiều ý nghĩa biểu tượng hơn là thực chất, nhưng cũng khiến nước này phải chấp nhận nhượng bộ nhất định. Nếu thông tin từ báo giới Nhật là chính xác, Tokyo dường như đã chấp nhận gác lại một vấn đề quan trọng, từng khiến các nhà lãnh đạo không thể tiếp xúc trực tiếp. Theo tờ Mainichi, Nhật đã đưa ra một đề xuất 3 điểm với Trung Quốc để có thể xúc tiến cuộc gặp này, bao gồm: trong cuộc gặp với ông Tập Cận Bình, ông Abe sẽ tái khẳng định rằng quần đảo Senkakus là một phần không thể tách rời của lãnh thổ Nhật Bản. Tuy nhiên sau đó ông Abe “ghi nhận rằng Trung Quốc cũng có những lí lẽ của mình” đối với quần đảo này. Sau đó, phía Nhật đề xuất hai bên tìm kiếm biện pháp giải quyết vấn đề thông qua đối thoại song phương. Tất cả những nội dung này sẽ không được đưa vào tuyên bố chung của hai nước, hoặc bất kỳ tài liệu chính thức nào khác được công bố sau cuộc gặp thượng đỉnh. Dù vậy, nếu thông tin từ báo giới là chính xác, việc ông Abe thừa nhận có tồn tại tranh chấp lãnh thổ và đề xuất giải quyết vấn đề thông qua đối thoại song phương cho thấy một sự nhượng bộ rất lớn của Tokyo đối với các yêu cầu từ lâu của Bắc Kinh. Trước đây chính phủ Nhật luôn từ chối thừa nhận sự tồn tại của tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc liên quan đến quần đảo Senkaku, mà Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư. Trong khi đó về phần mình, Trung Quốc từ lâu luôn ra điều kiện tiên quyết cho việc gặp gỡ cấp cao song phương đó là Nhật thừa nhận có tranh chấp lãnh thổ. Thanh Tùng Theo Diplomat ==================== Nếu thông tin từ báo giới là chính xác, mà ngài Abe thừa nhận điều này sẽ là một bước lùi đáng kể mang tính cục bộ của trong tổng thể "canh bạc cuối cùng". Nhưng nó không thay đổi được kết thúc của "canh bạc cuối cùng". Nhưng thôi! "Thiên cơ bất khả lậu", mọi người hãy chờ xem. Không lâu đến như Lão Gàn phải chờ kết quả cuối cùng của "Hạt của Chúa". Muốn gặp Tập Cận Bình, Shinzo Abe phải thừa nhận tranh chấp ở Senkaku Hồng Thủy 26/10/14 10:08 (GDVN) - 2 điều kiện Bắc Kinh đưa ra, ông Abe căn bản không thể đáp ứng. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Đa Chiều ngày 24/10 bình luận, sắp đến ngày khai mạc Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) xuất hiện ngày càng nhiều thông tin, đồn đoán về một hội nghị thượng đỉnh giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Đại đa số dư luận cho rằng thời cơ gặp mặt giữa Tập Cận Bình và ông Shinzo Abe đã chín muồi. Theo Đa Chiều, một số tờ báo Nhật Bản cho rằng để có được một hội nghị thượng đỉnh với lãnh đạo Trung Quốc, Thủ tướng Shinzo Abe có khả năng phải nhượng bộ ông Tập Cận Bình trong vấn đề Senkaku bằng cách "thừa nhận có tranh chấp" đối với quần đảo này. Chính quyền Trung Quốc những năm gần đây nhiều lần yêu cầu Nhật Bản thừa nhận tranh chấp chủ quyền đối với nhóm đảo Senkaku mà Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư, sau đó khởi động đối thoại giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên Nội các Thủ tướng Shinzo Abe liên tục từ chối yêu cầu này. Đa Chiều cho hay, các tờ báo lớn ở Nhật Bản như Kyodo News hay Manichi trong tuần qua đã dẫn nhiều nguồn tin từ chính phủ Nhật Bản cho biết, để thúc đẩy cuộc gặp Tập Cận Bình bên lề APEC lần này, Bắc Kinh đưa ra 2 điều kiện: Ông Shinzo Abe phải công khai cam kết không viếng đền Yasunkuni và thừa nhận có tranh chấp ở Senkaku. Những nguồn tin này tiết lộ, nếu hội nghị thượng đỉnh diễn ra Thủ tướng Shinzo Abe sẽ nói rõ 3 quan điểm với Tập Cận Bình: Một là, Senkaku là lãnh thổ không thể tách rời của Nhật Bản; Hai là, Tokyo đã rõ lập trường của Bắc Kinh trong vấn đề Senkaku; Ba là, hy vọng thông qua một thời gian đối thoại có thể hóa giải vấn đề Senkaku. Trong khi đó The Diplomat và Manichi giải thích quan điểm thứ 2 của ông Shinzo Abe là Nhật Bản thừa nhận có tranh chấp ở Senkaku. Nhưng Đa Chiều cho rằng đó chỉ đơn giản là sự hiểu lầm của một số hãng truyền thông Nhật Bản. Theo Đa Chiều, trong bối cảnh chính sách đối ngoại của Trung Quốc hiện nay cũng như tính cách của cá nhân ông Shinzo Abe, ít khả năng Tập Cận Bình sẽ chịu gặp Thủ tướng Nhật Bản bên lề diễn đàn APEC bởi 2 điều kiện Bắc Kinh đưa ra, ông Abe căn bản không thể đáp ứng. =================== Ngài Shinzo Abe thừa nhận tranh chấp ở đây có thể bị coi là phản bội nước Nhật. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 10, 2014 Hải quân Nhật-Mỹ huấn luyện chung ở Biển Đông trong thời gian 1 tháng Đông Bình 27/10/14 08:40 Thảo luận (0) (GDVN) - Không chỉ có vậy, sự tương tác hải quân 3 nước Nhật-Mỹ-Philippines hiện nay đang được tăng cường, cuộc diễn tập 3 nước có ý nghĩa Biên đội tàu sân bay USS George Washington, Hải quân Mỹ (ảnh tư liệu) Tờ "Đông Phương tảo báo" Trung Quốc ngày 26 tháng 10 đưa tin, Bộ tham mưu Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản ngày 24 tháng 10 tiết lộ, tàu hộ vệ Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản và biên đội tàu sân bay Hải quân Mỹ từ tháng này triển khai huấn luyện chung ở Biển Đông trong thời gian khoảng 1 tháng. Quân đội Mỹ điều động tàu sân bay George Washington Theo bài báo, hải quân 3 nước Mỹ-Nhật Bản-Philippines tổ chức diễn tập quân sự - đây là lần đầu tiên, quy mô diễn tập tuy không lớn, nhưng có ý nghĩa tượng trưng rất lớn. Truyền thông Nhật Bản ngày 25 tháng 10 cho biết, Bộ tham mưu Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản ngày 24 tháng 10 tiết lộ, tàu hộ vệ Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản và biên đội tàu sân bay Hải quân Mỹ từ tháng này triển khai huấn luyện chung ở Biển Đông trong thời gian khoảng 1 tháng. Hơn nữa, căn cứ vào một tuyên bố gần đây của Đại sứ quán Mỹ tại Philippines, từ ngày 22 - 23 tháng 10, Hải quân Philippines và hải quân hai nước Mỹ-Nhật tham gia cơ động, thông tin và diễn tập bắn ở bờ biển Philippines. Mỹ và Nhật Bản là hai "đối tác chiến lược" duy nhất của Philippines. Từ trước tới nay, giữa Philippines và Mỹ duy trì hợp tác quân sự chặt chẽ, những năm gần đây hợp tác quân sự giữa Philippines-Nhật Bản cũng ngày càng thân thiện. Nhưng hải quân 3 nước tổ chức diễn tập quân sự liên hợp thì đây là lần đầu tiên, quy mô diễn tập mặc dù không lớn, nhưng nó lại có ý nghĩa tượng trưng rất lớn. Tàu hộ vệ Sazanami DD-113 Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản 3 nước lần đầu tiên tập trận chung Ngày 24 tháng 10, quan chức Bộ tham mưu Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản trả lời phỏng vấn báo chí cho biết, thời gian huấn luyện với Hải quân Mỹ thông thường từ vài ngày đến vài tuần, cho biết, "thông qua kéo dài thời gian huấn luyện, có thể tranh thủ tiếp tục tăng cường hợp tác". Huấn luyện lần này nhằm nâng cao kỹ năng, "hoàn toàn không giả thiết tiến hành huấn luyện quyền tự vệ tập thể". Tham gia huấn luyện có lực lượng tàu hộ vệ Sazanami của căn cứ Kure, Lực lượng Phòng vệ Biển và tàu sân bay động cơ hạt nhân USS George Washington triển khai ở căn cứ Yokosuka Hải quân Mỹ. Nghe nói, hai bên sẽ triển khai các hoạt động huấn luyện như ứng phó tàu ngầm, Hải quân Philippines cũng đã tham gia một phần huấn luyện. Hải quân Philippines ngày 23 tháng 10 cho biết, 3 nước Philippines, Mỹ và Nhật Bản từ ngày 22 tháng 10 đã tiến hành diễn tập quân sự trên biển 2 ngày ở Biển Đông. "Đây là lần đầu tiên Hải quân Philippines đồng thời tiến hành diễn tập quân sự với Hải quân Mỹ và Nhật Bản" - người phát ngôn Hải quân Philippines Domingo cho biết. Tình huống: Cùng tấn công tàu địch Căn cứ vào tin tức công bố về hải quân của Philippines, diễn tập bắt đầu từ 5 giờ 30 phút sáng ngày 22 tháng 10 (giờ địa phương). Tàu sân bay USS George Washington Hải quân Mỹ và tàu hộ vệ Sazanami Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản hội ngộ ở Biển Đông. Tàu chiến Nhật Bản đặt dưới sự điều khiển của tàu sân bay USS George Washington Mỹ. Tàu tuần tra BRP Gregorio del Pilar lớp Hamilton của Hải quân Philippine, mua của Mỹ Tàu tuần tra BRP Gregorio del Pilar của Hải quân Philippines, tàu hộ vệ Sazanami Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản và tàu tuần dương tên lửa USS Antietam CG-54 đều làm một phần của cụm chiến đấu tàu sân bay USS George Washington, đã tham gia diễn tập bắn đạn thật. Người phát ngôn Hải quân Philippines Domingo cho biết, trong tình hình lý thuyết, mục tiêu ảo có thể là một tàu hoặc máy bay địch. Hải quân ba nước còn chấp hành quy ước thỏa thuận giữa hải quân các nước để tránh đối đầu trên biển. Tàu sân bay USS George Washington hiện nay đang tiến hành dừng và đậu thường lệ ở Manila, Philippines. Chiếc tàu sân bay này có khoảng 5.500 thuyền viên, nhiều nhất có thể vận chuyển 80 máy bay, được cho là trang bị chiến đấu di động có sức chiến đấu nhất triển khai ở châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ. Mặc dù các bên tham diễn đều cho biết, cuộc diễn tập là hoạt động thường lệ, không nhằm vào "bất kỳ nước nào", nhưng bên ngoài phổ biến cho rằng, ý đồ dùng diễn tập kiềm chế Trung Quốc rất rõ ràng. Nhật Bản và Philippines là đồng minh trung thành nhất của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, hai nước đều tồn tại "tranh chấp chủ quyền biển" với Trung Quốc. Tháng 4 năm 2014, sau khi Mỹ-Philippines ký kết hiệp định quân sự mới cho phép Quân đội Mỹ tái triển khai ở Philippines, hợp tác quân sự hai nước tiếp tục sâu sắc. Đồng thời, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản một mặt lấy đồng minh Nhật-Mỹ làm trung tâm, mặt khác cũng đang tích cực tìm cách tăng cường hợp tác phòng vệ với các nước Đông Nam Á. Quân đội Mỹ và Philippines trong một cuộc tập trận đổ bộ Vào đầu tháng này, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản từng lấy tư cách quan sát viên, đã tham gia cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Philippines tổ chức ở vùng biển đảo Palawan Philippines, gần quần đảo Trường Sa (của Việt Nam). Năm 2012 Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản cũng từng tham gia cuộc tập trận chung của Mỹ-Philippines, nhưng nội dung chỉ giới hạn trong cứu trợ thiên tai. Quan chức Bộ Quốc phòng Nhật Bản trước đó cho biết, trong một cuộc diễn tập gần đây, "Lực lượng Phòng vệ có thể thu được kinh nghiệm chiến đấu thực tế". Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 10, 2014 China Post: Việt Nam là đối thủ lớn nhất của Đài Loan ở Trường Sa?! Hồng Thủy 27/10/14 08:14 Thảo luận (0) (GDVN) - Thậm chí dù có cả 1 tiểu đoàn thủy quân lục chiến đóng ở đảo Ba Bình cũng chưa chắc địch nổi lực lượng quân sự Việt Nam. Viện Khoa học Quân sự Trung Quốc: Việt Nam không dễ "thoát Trung" Ông Dương Khiết Trì sẽ sang Việt Nam tuần tới Học giả Singapore: Trung Quốc không xúi ngư dân xuống Biển Đông?! Đài Loan tập trận đổ bộ bất hợp pháp trên đảo Ba Bình. Tờ China Post xuất bản tại Đài Loan ngày 27/10 bình luận, những diễn biến gần đây ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) đặc biệt là sau các hoạt động xây dựng (bất hợp pháp) của Trung Quốc ở Gạc Ma, Chữ Thập và một số bãi đá khác đã nhắc nhở Đài Loan phải tăng cường phòng thủ đảo Ba Bình (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, đang bị Đài Loan chiếm đóng bất hợp pháp). Một biên đội gồm 7 tàu khu trục và đổ bộ Đài Loan kem theo 1 tiểu đoàn thủy quân lục chiến đã tham gia một cuộc tập trận hôm 10/8 với nội dung mô phỏng đánh chiếm các đảo ở Trường Sa. Đáng chú ý, cuộc tập trận (bất hợp pháp) của hải quân Đài Loan diễn ra gần đảo Cô Lin của Việt Nam. China Post bình luận, đối thủ của Đài Loan ở Biển Đông có thể là Trung Quốc hoặc Việt Nam. Tuy nhiên quan hệ Bắc Kinh với Đài Bắc đã hòa dịu từ năm 2008. Trong khi đó Trung Quốc mong muốn hợp tác với Đài Loan ở Biển Đông về cái gọi là lợi ích chung của người Hán, nên ít khả năng hải quân Trung Quốc tấn công, đánh chiếm đảo Ba Bình. Tất nhiên câu chuyện sẽ khác nếu năm 2016 đảng Dân chủ Tiến bộ đối lập giành chiến thắng thay thế Quốc dân đảng cầm quyền thân Bắc Kinh hiện nay. Vì vậy China Post cho rằng, đối thủ mạnh nhất của Đài Loan ở Trường Sa sẽ là Việt Nam chứ không phải Philippines "chỉ có vài phương tiện lèo tèo". Tờ báo Đài Loan đặt câu hỏi, "liệu một lực lượng nhỏ cảnh sát biển đồn trú trên đảo Ba Bình có thể đẩy lùi được các cuộc tấn công của Việt Nam, nước đã đánh bại cuộc xâm lược của Trung Quốc trên toàn tuyến biên giới phía Bắc năm 1979 hay không"? Tờ báo tự trả lời, lực lượng Đài Loan không thể "bảo vệ" đảo Ba Bình vì nó ở quá xa. Thậm chí dù có cả 1 tiểu đoàn thủy quân lục chiến đóng ở đảo Ba Bình cũng chưa chắc địch nổi lực lượng quân sự Việt Nam, nếu không muốn nói là hoàn toàn không thể, "trừ phi có sự giúp đỡ từ bên ngoài". Lính Trung Quốc đồn trú bất hợp pháp trên đá Chữ Thập trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. "Chú Sam" sẽ đến cứu Đài Loan? Chính Mỹ đang muốn Đài Loan từ bỏ yêu sách đường lưỡi bò, hay đường chữ U, đường đứt đoạn ở Biển Đông. Hoa Kỳ có thể hạn chế các cuộc tấn công (của Đài Loan) từ Ba Bình nhằm vào các đảo Philippines đang chốt giữ chứ không bao giờ giúp Đài Loan bảo vệ hòn đảo này, Washington chỉ cam kết bảo vệ đảo Đài Loan một khi bị Trung Quốc tấn công quân sự. Nhưng Mỹ không thể và sẽ không thuyết phục Việt Nam từ bỏ chủ quyền đối với đảo Ba Bình. Cuối cùng China Post cho rằng sự giúp đỡ Đài Loan chỉ có thể hy vọng là từ Trung Quốc một khi Việt Nam tấn công thu hồi đảo Ba Bình, vì cả 2 cùng có chung tuyên bố (tham vọng bành trướng) đường lưỡi bò ở Biển Đông. Và người Việt cũng biết rõ điều này, cho nên khả năng đảo Ba Bình sẽ không bị tấn công. Hoạt động cải tạo (bất hợp pháp) biến đá thành đảo mà Bắc Kinh đang làm ở Trường Sa là động thái thể hiện quyết tâm (tham vọng bành trướng không cùng) của Bắc Kinh trong việc thực hiện yêu sách (vô lý và phi pháp) của họ để có thể khai thác (vơ vét) các nguồn tài nguyên ở Trường Sa kể cả bằng vũ lực nếu nó cần thiết, China Post nhấn mạnh. Theo Lý Tường Trụ, Cục trưởng Cục An ninh quốc gia Đài Loan, hiện nay Bắc Kinh sẽ biến đá Chữ Thập thành một đảo nhân tạo có diện tích 2 km vuông, lớn gấp 4 lần đảo Ba Bình lớn nhất trong quần đảo Trường Sa. Bắc Kinh đang thực hiện việc xây dựng sân bay và cảng biển trên đảo nhân tạo này, hiện có khoảng 200 lính Trung Quốc đóng bất hợp pháp trên đá Chữ Thập. Sau khi cải tạo xong ở đá Chữ Thập, Bắc Kinh sẽ triển khai tên lửa HQ-9, radar, tên lửa phòng không, tên lửa chống tàu siêu âm YJ-12. Ngoài ra chiến đấu cơ và lính đổ bộ sẽ được triển khai ở đảo nhân tạo (bất hợp pháp) này để "xử lý vấn đề với Việt Nam và Philippines", China Post tuyên bố. =================== Chiêu kích động quá cổ điển. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 10, 2014 ... =================== Chiêu kích động quá cổ điển. Đồng bào H'mong dùng thành ngữ: buộc đuôi cho ngựa đá nhau! :P Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 10, 2014 Hàn Quốc, Đức lập chiến lược thống nhất liên Triều 28/10/2014 05:00 Hàn Quốc tăng cường chuẩn bị cho viễn cảnh thống nhất với CHDCND Triều Tiên khi cùng Đức thành lập ủy ban tham vấn về vấn đề này. Khu vực phi quân sự phân chia 2 miền Triều Tiên từ năm 1953 - Ảnh: AFP Tờ The Korea Herald ngày 27.10 dẫn nguồn tin chính phủ Hàn Quốc cho biết ủy ban trên, bao gồm nhiều quan chức và chuyên gia của 2 nước, sẽ chính thức ra mắt trong tuần này với mục đích giúp Seoul học tập những kinh nghiệm của Berlin về vấn đề thống nhất. Dự kiến cuộc họp đầu tiên sẽ diễn ra ngày 31.10 với sự tham dự của Ngoại trưởng Đức Frank Walter-Steinmeier. Trách nhiệm của ủy ban tham vấn là soạn thảo chiến lược và chia sẻ thông tin về những chính sách hướng tới thống nhất liên Triều. Lâu nay, giới chức Hàn Quốc nghiên cứu mô hình thống nhất của Đức vì tình hình Tây và Đông Đức trước khi tái hợp rất giống 2 miền Triều Tiên. Ngoài ra, Bộ Thống nhất Hàn Quốc cũng đang điều hành một ủy ban tư vấn khác với Bộ Các vấn đề kinh tế Đức. Tờ Chosun Ilbo dẫn kết quả khảo sát mới nhất do Đại học Quốc gia Seoul công bố cho thấy khoảng 55,9% người được hỏi ủng hộ thống nhất, tỷ lệ cao nhất kể từ khi các cuộc thăm dò bắt đầu vào năm 2007. Một trong những cú hích quan trọng là việc Tổng thống Park Geun-hye công bố đề xuất thống nhất 2 miền Triều Tiên khi thăm Đức hồi tháng 3. Trong phát biểu được gọi là “Tuyên bố Dresden”, bà Park khẳng định Hàn Quốc sẽ tăng cường hỗ trợ nhân đạo và xây dựng cơ sở hạ tầng ở miền bắc một khi lòng tin được cải thiện giữa 2 miền. Ba kịch bản và 500 tỉ USD Trước đó, giới quan sát đã vạch ra 3 kịch bản thống nhất liên Triều, theo chuyên san Foreign Affairs. Thứ nhất, CHDCND Triều Tiên tiến hành cải cách mạnh mẽ, vận dụng mô hình kinh tế kiểu Trung Quốc và từng bước hòa hợp với Hàn Quốc. Thứ hai, hai miền thống nhất thông qua con đường đàm phán chính trị sau những biến cố lớn về chính trị, kinh tế và xã hội ở miền bắc. Cuối cùng là giải pháp quân sự. Các chuyên gia đánh giá kịch bản thứ 2 thuộc dạng khả thi nhất vì khả năng cải cách ở miền bắc khó xảy ra trong tương lai gần trong khi một cuộc chiến mới trên bán đảo Triều Tiên sẽ là thảm họa cho khu vực và cả thế giới. Ngoài ra, theo kế hoạch của Ủy ban Chuẩn bị thống nhất liên Triều trực thuộc Phủ tổng thống Hàn Quốc, tiến trình tái hợp hòa bình sẽ diễn ra theo 3 giai đoạn: xây dựng lòng tin, hoàn thiện và ổn định với trọng tâm bước đầu là tập trung vào kinh tế. Seoul sẽ giúp xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ nhân đạo, tích cực hợp tác kinh tế với Bình Nhưỡng rồi hướng tới hợp nhất 2 nền kinh tế. Thách thức lớn nhất của tiến trình này là chi phí khổng lồ. Yonhap dẫn ước tính của chính phủ Hàn Quốc cho thấy nước này cần tới 500 tỉ USD để phát triển cơ sở hạ tầng và nâng tổng thu nhập quốc gia của CHDCND Triều Tiên nhằm tránh các tác động tiêu cực tức thời lên nền kinh tế miền nam sau khi thống nhất. Theo ước tính, tổng thu nhập quốc gia hiện nay của Triều Tiên ở mức 29,7 tỉ USD, thấp hơn 37 lần so với Hàn Quốc (1.100 tỉ USD). Tuy nhiên, về lâu dài, thống nhất liên Triều sẽ đem lại lợi ích lớn cho nhiều bên. Theo báo Financial Times, một nền kinh tế chung trên bán đảo Triều Tiên có thể trở thành đối thủ của Nhật Bản trước năm 2050 nhờ được phát triển ổn định và nguồn tài nguyên dồi dào trị giá khoảng 6.000 tỉ USD ở miền bắc. Trong khi đó, trong một hội thảo tại Seoul hồi tháng trước, các chuyên gia nhận định bán đảo Triều Tiên “liền một dải” sẽ giúp GDP của khu vực đông bắc Trung Quốc tăng khoảng 162,6 tỉ USD còn GDP của Nhật thêm 24,5 tỉ USD. Chuyển động của Triều Tiên CHDCND Triều Tiên cũng được cho là có tính toán riêng về chính sách thống nhất nhưng lại đang đưa ra những dấu hiệu trái ngược. Trong bài phát biểu tại kỳ họp Đại hội đồng LHQ ở New York (Mỹ) cuối tháng trước, Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Su-yong đã khẳng định việc thống nhất 2 miền là “khát vọng lớn nhất của toàn dân tộc”. “Tái thống nhất đất nước không nên được thực hiện thông qua đối đầu, mà qua việc thành lập một liên bang có 2 hệ thống trong 1 đất nước”, Reuters dẫn lời ông Ri nhấn mạnh. Tuy nhiên, theo một báo cáo trình quốc hội Hàn Quốc đầu tháng 10, Bộ Quốc phòng nước này tiết lộ Triều Tiên đã tuyên bố năm 2015 là năm “giải phóng miền nam” và để thực hiện mục tiêu này, Bình Nhưỡng đang ra sức chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh toàn diện, theo Yonhap. Cụ thể, Triều Tiên đã tăng gấp đôi số quân tham gia các khóa huấn luyện mùa hè của họ so với các năm trước và tăng cường các khả năng tấn công “một cách nhất quán”. Trung Quốc tập trận “ứng phó biến động Triều Tiên” Theo Tân Hoa xã, Quân khu Thẩm Dương của Trung Quốc hôm 25.10 đã tiến hành cuộc tập trận lớn trong năm với sự tham gia của 20.000 binh sĩ thuộc các lực lượng bộ binh, thiết giáp, phòng không và ứng phó vũ khí sinh-hóa-phóng xạ. Quân đội Trung Quốc tuyên bố cuộc diễn tập được lên kế hoạch từ trước nhằm cải thiện năng lực tác chiến. Tuy nhiên, tờ Chosun Ilbo dẫn lời các chuyên gia suy đoán đây là động thái chuẩn bị trước nguy cơ xảy ra biến cố trên bán đảo Triều Tiên. Quân khu Thẩm Dương chịu trách nhiệm bảo vệ khu vực đông bắc Trung Quốc nằm sát bán đảo Triều Tiên. Trùng Quan =================== Tốt lắm. Lão Gàn ủng hộ dân tộc Cao Ly thống nhất. Nhanh lên quý vị, không còn thời gian nhiều. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 10, 2014 Tổng thống Hàn Quốc kêu gọi chấm dứt nỗi đau chia cắt Phạm Duy (TTXVN/Vietnam+) lúc : 28/10/14 15:30 Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye. (Nguồn: AFP/TTXVN) Ngày 28/10, trong video phát biểu gửi tới lễ khai mạc Hội thảo quốc tế về nghiên cứu Triều Tiên tại Đại học Yonsei, Hàn Quốc, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye cho rằng đây là lúc để chấm dứt nỗi đau chia cắt trên bán đảo Triều Tiên.Tổng thống Park Geun-hye nhấn mạnh: “Tôi nghĩ đã đến lúc để giải quyết cơ bản nỗi đau chia cắt trên bán đảo Triều Tiên khi năm tới đánh dấu 70 năm hai miền Triều Tiên bị chia cắt.”Tổng thống Park Geun-hye cũng cho biết chính quyền Hàn Quốc đang được chuẩn bị vững chắc cho một sự thống nhất hòa bình và “đang tiếp tục cung cấp sự hỗ trợ cơ bản cho người dân Triều Tiên, nỗ lực để mở rộng hợp tác và trao đổi. Cánh cửa cho đối thoại (với Triều Tiên) luôn rộng mở trong khi (chính quyền Hàn Quốc) cũng đối phó kiên quyết với các hành động khiêu khích từ phía Triều Tiên."Hội thảo lần này là hội thảo quốc tế đầu tiên chuyên về nghiên cứu Triều Tiên. Trong hai ngày diễn ra hội thảo, 110 học giả Hàn Quốc và 40 học giả quốc tế sẽ tập trung thảo luận về nhiều lĩnh vực như an ninh quốc gia, chính trị, lịch sử, văn hóa, xã hội, giới tính, sức khỏe và nghệ thuật nhằm chia sẻ các kết quả nghiên cứu về Triều Tiên cũng như đánh giá các tác động của việc thống nhất hai miền./. ================= Lão Gàn rât hy vọng lời tiên tri từ hơn 10 năm trước về sự thống nhất hai miền Cao Ly thành hiện thực. Share this post Link to post Share on other sites