Túy Lão

Chiến Lược Và Sự Kiện Châu Á Thái Bình Dương

3.627 bài viết trong chủ đề này

Nhật cảnh báo nguy cơ đụng độ Trung Quốc
18/07/2014 06:52 (GMT + 7)

TT - Sách trắng quốc phòng Nhật khẳng định vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Trung Quốc đang khiến căng thẳng leo thang trên biển Hoa Đông và có thể dẫn tới những cuộc đụng độ quân sự.

Posted Image
Máy bay quân sự Nhật bay trên bầu trời quần đảo Senkaku/Điếu Ngư - Ảnh: AFP

Nguồn tin Kyodo News cho biết sách trắng sẽ được nội các Thủ tướng Shinzo Abe phê chuẩn vào đầu tháng 8. Trong sách trắng, Chính phủ Nhật đánh giá việc Trung Quốc lập ADIZ trên biển Hoa Đông là hành vi đơn phương, khiêu khích, làm leo thang căng thẳng trên vùng biển giữa hai quốc gia. “Trung Quốc đã xâm phạm nguyên tắc tự do hàng không ở vùng trời trên biển” - sách trắng nhấn mạnh.

Có thể đụng độ vũ trang

Đầu tư của Nhật vào Trung Quốc suy giảm

Theo Bloomberg, do căng thẳng leo thang, đầu tư của Nhật vào Trung Quốc đã giảm 4,3% trong năm 2013 và tiếp tục chiều hướng giảm trong năm nay. Năm 2012, đầu tư của Nhật vào Trung Quốc tăng tới 16,3%, lên 7,28 tỉ USD. Các nhà phân tích cho biết giới đầu tư Nhật không muốn mạo hiểm với bầu không khí chính trị thù địch ở Trung Quốc.

Sách trắng quốc phòng Nhật nhắc lại việc hồi tháng 5 và 6 vừa qua, chiến đấu cơ Trung Quốc đã nhiều lần áp sát một cách nguy hiểm máy bay của Lực lượng phòng vệ Nhật (SDF) trên bầu trời Hoa Đông, nơi ADIZ hai nước chồng lấn. Cộng với việc Trung Quốc thường xuyên điều tàu và máy bay tới áp sát quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, chính quyền Tokyo cảnh báo một cuộc đụng độ vũ trang có thể bất ngờ nổ ra trên biển Hoa Đông.

Trên tạp chí National Interest, giáo sư Hugh White thuộc ĐH Quốc gia Úc nhận định hoàn toàn có khả năng xung đột quân sự nổ ra giữa Nhật và Trung Quốc. “Nhưng hai nước sẽ không giao tranh để giành quần đảo Senkaku hay nguồn tài nguyên ở đó. Senkaku chỉ là vật lưu niệm trong cuộc đối đầu để khẳng định vị thế giữa hai cường quốc châu Á” - giáo sư White cho biết.

Ông khẳng định trên thực tế Bắc Kinh muốn dùng tranh chấp Senkaku để chứng minh rằng Mỹ sẽ không hành động quyết liệt để bảo vệ các đồng minh châu Á.

Trong thời gian qua, Trung Quốc liên tục đe dọa triển khai quân sự ở vùng biển gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Các vụ vờn nhau trên không vừa qua là một bằng chứng. Giáo sư White cho rằng Washington đã phản ứng theo cách Bắc Kinh lường trước và mong đợi. Đó là chỉ đưa ra các thông điệp không rõ ràng mà không khẳng định quả quyết sẽ bảo vệ Nhật nếu xung đột xảy ra ở Senkaku/Điếu Ngư.

Cơn ác mộng tại châu Á

“Liên minh Mỹ - Nhật sẽ bị giáng một đòn mạnh nếu Trung Quốc tấn công Senkaku mà Washington không hỗ trợ Tokyo. Bắc Kinh sẽ rất muốn thử thách vị thế của Mỹ ở châu Á. Chính quyền Trung Quốc tỏ ra tự tin cho rằng Mỹ sẽ khiến Nhật thất vọng” - giáo sư White cảnh báo. Trên thực tế, nhiều nhà phân tích quốc tế cũng đánh giá việc Tổng thống Mỹ Barack Obama ngần ngại can thiệp vào Libya, Syria, Ukraine và Iraq khiến các quan chức Bắc Kinh xác định ông sẽ không dám hành xử quyết liệt khi xung đột nổ ra trên biển Hoa Đông và biển Đông.

Trên tạp chí The Diplomat, giáo sư James Holmes thuộc ĐH Naval War của Mỹ đánh giá chiến tranh giữa Nhật và Trung Quốc sẽ là “cơn ác mộng tồi tệ nhất” tại châu Á. Và rất khó để dự đoán bên nào sẽ chiến thắng nếu chiến tranh xảy ra. Theo trang Global Security, Trung Quốc đang phát triển nhiều loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung đủ sức bắn phá các căn cứ quân sự cùng tàu chiến của Mỹ và Nhật. Ngược lại, tàu ngầm, tàu khu trục và tên lửa mặt đất chính xác của Mỹ và Nhật thừa khả năng đánh chìm nhiều tàu chiến và phá nát các căn cứ không quân Trung Quốc.

Trong thời gian qua, Trung Quốc đã mở một chiến dịch tuyên truyền quy mô lớn để chống Nhật. Giới quan sát cho biết mặt trận tuyên truyền chống Nhật của Trung Quốc trở nên đặc biệt nóng bỏng sau khi nội các Thủ tướng Shinzo Abe thông qua cách hiểu mới hiến pháp hòa bình, tạo điều kiện cho Tokyo thực thi quyền phòng vệ tập thể. Bắc Kinh e ngại tầm ảnh hưởng quân sự mở rộng của Tokyo trong khu vực sẽ ngăn chặn tham vọng bá quyền của Trung Quốc.

HIẾU TRUNG
========================

"....Bắc Kinh sẽ rất muốn thử thách vị thế của Mỹ ở châu Á. Chính quyền Trung Quốc tỏ ra tự tin cho rằng Mỹ sẽ khiến Nhật thất vọng”

Tung Cóoc ngày càng sai lầm nghiêm trọng trong các sách lược quốc tế. Cách phân tích, nhìn nhận vấn đề của họ hết sức tiểu tiết, cục bộ và đặc biết rất chủ quan.
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ yêu cầu bảo vệ bằng chứng máy bay Malaysia bị bắn rơi
18/07/2014 06:56 (GMT + 7)

TTO - Sáng nay 18-7 (giờ VN), chính phủ Mỹ đã lên tiếng yêu cầu phải bảo vệ các bằng chứng liên quan đến vụ chiếc máy bay của Malaysia Airlines chở 295 người bị bắn rơi trên bầu trời miền đông Ukraine.

Posted Image
Các tay súng ly khai thân Nga có mặt tại hiện trường vụ rơi máy bay - Ảnh: Reuters

Theo hãng tin AFP, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã điện đàm ngay sau khi thảm họa xảy ra. Hai nhà lãnh đạo cảnh báo nguy cơ có những kẻ sẽ tìm cách phá hủy bằng chứng về những gì đã xảy ra đối với chuyến bay MH17.

Ông Obama khẳng định với ông Poroshenko rằng các chuyên gia Mỹ sẽ hỗ trợ tối đa cho phía Ukraine để điều tra vụ chiếc máy bay chở 295 hành khách bị tên lửa đất đối không bắn rơi. “Tổng thống Obama nhấn mạnh rằng cần phải giữ an toàn các bằng chứng ở hiện trường trên lãnh thổ Nga cho đến khi các nhà điều tra quốc tế nghiên cứu chúng” - Nhà Trắng cho biết.

Các quan chức Mỹ bày tỏ lo ngại có thể lực lượng ly khai thân Nga ở miền đông Ukraine sẽ tìm cách phá hủy các bằng chứng. Trước đó Washington khẳng định chiếc Boeing 777 của Malaysia Airlines đã bị một quả tên lửa đất đối không bắn rơi.

Tại Mỹ Tổng thống Barack Obama đã mở cuộc họp khẩn với đội ngũ an ninh quốc gia để phản ứng nhanh với vụ máy bay MH17 rơi. Nhà Trắng cho biết ông Obama đã gọi điện cho Ngoại trưởng John Kerry và các quan chức an ninh ngay sau khi đến New York.

Ông Obama và Tổng thống Nga Putin cũng đã trao đổi về thảm họa MH17 qua một cuộc điệm đàm đêm qua cũng như việc Mỹ mở rộng trừng phạt Nga vì cuộc khủng hoảng Ukraine.

NGUYỆT PHƯƠNG

================
Lão Gàn đã phát biểu: Trong tháng 6 Âm lịch, những sự kiện liên quan đến Ukraine phải chấm dứt và những bên liên quan nên vừa lòng với những cái đã có. Sự kiện máy bay này là hậu quả của những tham vọng vì quyền lợi liên quan. Hoặc nó sẽ chấm dứt khủng hoảng ở đây; hoặc nó làm bùng nổ một xu thế rất bất lợi cho những tham vọng sai lầm.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Họ giết 295 người vô tội trên chuyến bay MH 17

(LĐO) Lê Thanh Phong

- 8:32 AM, 18/07/2014

Cả thế giới sốc khi thông tin máy bay mang số hiệu MH 17 của hãng hàng không Malaysia bị bắn khi đang bay trên bầu trời vùng Donetsk thuộc miền Đông Ukraine. 295 hành khách tử nạn, trong đó có khoảng 100 trẻ em.

Nhìn những mảnh vỡ máy bay, nhìn đống tro tàn của chiếc máy bay, nhìn những thi thể hành khách tìm thấy được, khó có thể kìm nén xúc động, cảm thương cùng với sự phẫn nộ.

Cảm thương cho số phận của gần 300 con người vô tội, họ đã không may đi trên chuyến máy bay định mệnh đó. Không thể nói hết được nỗi đau của người thân, gia đình các nạn nhân. Họ đang chịu đựng một cú sốc khủng khiếp. Có người may mắn tìm được một phần thi thể của người thân, nhưng có rất nhiều người tuyệt vọng. Theo thông tin ban đầu, nhiều xác hành khách bay xa 15 km so với hiện trường máy bay rơi. Thê thảm như vậy đó.

Phẫn nộ vì thảm họa này không phải do nguyên nhân về kỹ thuật hàng không mà do kẻ nào đó đã dùng súng bắn vào chiếc máy bay. Theo phân tích của tình báo Mỹ, một quả tên lửa đất đối không đã bắn trúng máy bay. Nhưng hiện vẫn chưa xác định được phe ly khai thân Nga hay quân đội Ukraine là thủ phạm.

Dù phe nào thì cũng do bàn tay con người gây ra, dù phe nào thì cũng do vũ khí con người chế tạo ra. Đây là hậu quả đẫm máu có nguyên nhân từ những xung đột, tranh giành và tham vọng của con người. Thảm họa máy bay này thêm một bằng chứng đau đớn để chỉ rõ chiến tranh là tội ác, nó đã giết chết hàng trăm người ngay cả khi những người đó không liên quan gì đến cuộc chiến.

Thủ tướng Malaysia Najib Razak phát biểu: “Chính quyền Ukraine tin rằng máy bay dã bị bắn rơi. Hiện tại Malaysia chưa thể xác minh nguyên nhân bi kịch này. Nhưng chúng tôi sẽ tìm ra. Nếu quả thực là máy bay bị bắn rơi, chúng tôi muốn những kẻ thủ ác bị đưa ra đối diện với công lý”.

Tất nhiên phải đòi công lý cho thế giới này, cho những con người bị giết chết hết sức phi lý, phi nhân này. Nhưng đòi ai và ai sẽ trả. Cho dù có phe phái nào đó lên tiếng nhận trách nhiệm thì cũng không thay đổi được gì số phận của những người đã chết và nỗi đau khổ tận cùng của người thân nạn nhân.

Hãy nhớ lại, sự kiện tòa tháp đôi bị tấn công với bao nhiều xác chết, nhưng công lý có đòi được không?

Cho nên, hãy cầu nguyện và kêu gọi sự hòa bình hơn là đi đòi công lý sau khi đã xảy ra thảm họa.

Gần 300 con người vô tội chết và mất xác theo chiếc máy bay MH 17 là quá đủ để nhân loại một lần nữa khẩn thiết lên tiếng kêu gọi hòa bình.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ yêu cầu bảo vệ bằng chứng máy bay Malaysia bị bắn rơi

------------------------------------------------
Lão Gàn đã phát biểu: Trong tháng 6 Âm lịch, những sự kiện liên quan đến Ukraine phải chấm dứt và những bên liên quan nên vừa lòng với những cái đã có. Sự kiện máy bay này là hậu quả của những tham vọng vì quyền lợi liên quan. Hoặc nó sẽ chấm dứt khủng hoảng ở đây; hoặc nó làm bùng nổ một xu thế rất bất lợi cho những tham vọng sai lầm.


TP nghĩ rằng, nếu thực sự máy bay bị bắn rơi bởi hệ thống tên lửa có radar định vị thì việc điều tra tiếp theo sẽ không mấy khó khăn. Thật là điên rồ cho bất cứ thế lực nào đã thực hiện việc này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ukraine tung ghi âm tình báo Nga và phe ly khai thảo luận bắn rơi MH17

Thứ Sáu, 18/07/2014 - 10:42

(Dân trí) - Các quan cơ quan an ninh Ukraine khẳng định đã nghe lén được 2 cuộc trò chuyện qua điện thoại, trong đó các phần tử ly khai thân Nga thảo luận về việc bắn hạ một máy bay dân sự.

Vì sao máy bay Malaysia bay trên vùng giới hạn chỉ 300m?

Thủ tướng Malaysia: MH17 không phát tín hiệu khẩn cấp

Một năm đầy "vận hạn" của Malaysia Airlines

Posted Image

Hiện trường vụ tai nạn máy bay của Malaysia Airlines tại đông Ukraine.

Giám đốc cơ quan an ninh quốc gia Ukraine cũng đã cáo buộc 2 sĩ quan tình báo Nga dính dáng tới các phần tử ly khai thân Nga trong việc bắn hạ chuyến bay MH17 của hãng hàng không Malaysia, công bố bằng chứng mà ông gọi là “hành động tội ác vô nhân đạo”. Ông Valentyn Nalivaychenko, giám đốc cơ quan an ninh quốc gia Ukraine (SBU), đã đưa ra cáo buộc trên dựa vào các cuộc trò chuyện cho qua điện thoại bị nghe lén giữa 2 quan chức tình báo Nga và các tay súng thân Nga ở đông Ukraine.

Ông Nalivaychenko đã công bố với báo giới các đoạn video và băng ghi âm cuộc trao đổi giữa các sĩ quan tình báo Nga và các phần tử ly khai thân Nga ở đông Ukraine.

Trong đoạn một ghi âm ghi lại cuộc trao đổi vào lúc 4h33 giờ Kiev ngày 17/7, một tay súng ly khai tự xung là “Thiếu tá” nói với một người khác có tên là Grek rằng một nhóm tay súng đã bắn rơi một máy bay.

“Máy bay đã phát nổ trên không, gần khu mỏ Petropavlovskaya. Thương vong đầu tiên đã được tìm thấy. Đó là một phụ nữ. Một dân thường”, “Thiếu tá” nói.

Đến lúc 5h42 chiều, “Thiếu tá” thừa nhận đó là một máy bay dân sự.

“Chết tiệt. Gần như chắc chắn 100% đó là một máy bay dân sự”, “Thiếu tá” nói.

Khi được hỏi liệu có nhiều người trên máy bay hay không, “Thiếu tá” cho biết: “Các mảnh vỡ của máy bay đã rơi xuống các đường phố. Có các mảnh vỡ ghế ngồi và thi thể”.

Về câu hỏi liệu có vũ khí nào được tìm thấy trên khoang hay không, “Thiếu tá” trả lời: “Không, toàn đồ dân sự, đồ y tế, khăn, giấy vệ sinh”.

Các giấy tờ tùy thân của một sinh viên Indonesia cũng được tìm thấy, người đàn ông trên cho biết thêm.

Trong một đoạn băng ghi âm khác bị nghe lén và công bố với báo giới, một quan chức tình báo quân sự Nga có tên là Igor Bezler đã báo cáo vụ bắn rơi máy bay với cấp trên, Đại tá Vasily Geranin.

“Một máy bay vừa bị bắn hạ. Đó là do nhóm Miner thực hiện… Họ đã tới tìm kiếm và chụp ảnh máy bay. Nó đang bốc khói”, Bezler báo cáo với Đại tá Geranin lúc 4h40 chiều ngày 17/7.

“Vụ việc xảy ra bao lâu rồi? - “Khoảng 30 phút trước”.

Posted Image

Cuộc đối thoại giữa 2 sĩ quan tình báo Nga Igor Bezler và Vasili Geranin.

Trong cuộc trò chuyện thứ 3, một tay súng của phe ly khai nói: “Đó là một máy bay chở khách. Nó đã rơi xuống khu vực Hrabove. Có rất nhiều phụ nữ và trẻ em”.

“Nhưng một chiếc máy bay của Malaysia làm gì bên trên Ukraine?”.

Người ở đâu dây bên kia nói: “Điều đó có nghĩa là họ đã triệu tập các gián điệp. Không có đường cho các chuyến bay. Đây là chiến tranh”.

“Được rồi, đã hiểu”, người kia đáp.

Ông Valentyn Nalivaychenko cho rằng các cuộc rao đổi trên đã cho thấy các phần tử ly khai và các tình báo quân đội Nga đã thảo luận các về việc bắn hạ máy bay và về số nạn nhân.

“Giờ các bạn đã biết ai đã thực hiện hành động vô nhân đạo chống lại loài người”, ông Nalivaychenko nói.

“Tất cả các hành động tội ác này đang được điều tra, và các quan chức Nga thực hiện hành động tội ác này sẽ bị trừng phạt”, ông Nalivaychenko nhấn mạnh.

An Bình

Tổng hợp

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mây “ảo vọng”
Xuân Dương
15/07/14 06:00

(GDVN) - Cách hành xử và ngôn từ của những người cộng sản Trung Quốc đã, đang dùng cho thấy, với họ “chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển” cao hơn tất cả.

TQ hậm hực, muốn vung tiền đập vỡ sự thống trị của Ngân hàng Thế giới
Tranh chấp chủ quyền: Chọn hữu nghị viển vông hay quốc gia, dân tộc?
Đưa vụ giàn khoan 981 ra Liên Hiệp Quốc: Hiệu quả nhanh nhất!

Trong một báo cáo do Christopher K. Johnson và cộng sự thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington viết, có nhận định: “Ông Tập (Cận Bình) có vẻ muốn duy trì ấn tượng khủng hoảng để biện minh cho quyền lực to lớn của cá nhân, cũng như sự táo bạo và quy mô cải tổ mà ông xúc tiến ở trong nước”. [1]

Tạo ra khủng hoảng không chỉ để củng cố quyền lực cá nhân, trừng trị các đối thủ chính trị trong Đảng mà còn là cái cớ để đàn áp các dân tộc thiểu số có tư tưởng phản kháng (người Tạng, người Hồi Tân Cương…).

Khủng hoảng chính là cách đẩy mâu thuẫn trong nước ra ngoài, là cách tạo nên một cục diện rối ren dễ bề “đục nước béo cò”, cũng là cách mà giới lãnh đạo Trung Quốc hy vọng có thể làm suy yếu các nước láng giềng, các đối thủ với ảo tưởng sẽ chia đôi thiên hạ cùng với Mỹ. Chẳng thế mà những người ngồi ở Trung Nam Hải liên tục gạ gầm Mỹ: “Thái Bình dương đủ rộng cho cả Mỹ và Trung Quốc”?

======================
Chẳng thế mà những người ngồi ở Trung Nam Hải liên tục gạ gầm Mỹ:
“Thái Bình dương đủ rộng cho cả Mỹ và Trung Quốc”?
Còn đây là câu trả lời của một hãng phim hoạt hình Hoa Kỳ:

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Những hình ảnh trong phim hoạt hình này , tôi đã đưa lên chính trong topic này. Đã từ lâu lắm rồi. Hôm nay đưa lên lại đê tham khảo. Với Lý học thì không có hiện tượng nào là ngẫu nhiên.
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hàng trăm chuyên gia trên chuyến bay bị bắn hạ ở Ukraine
18/07/2014 14:44 (GMT + 7)

TTO - Đoàn đại biểu khoảng 100 chuyên gia trong lĩnh vực phòng chống AIDs đã đi trên chiếc máy bay Boeing 777 số hiệu MH17 bị bắn rơi ở Ukraine. Họ đã không bao giờ đến được một hội nghị quan trọng ở Úc.

Posted Image

Hiện trường tan hoang nơi máy bay MH17 của hãng hàng không MAlaysia bị bắn rơi - Ảnh:Getty Images

Theo AFP, họ là các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và chuyên gia trong lĩnh vực phòng chống AIDs/HIV đang trên đường đến dự hội nghị quốc tế về bệnh AIDs năm 2014 ở Melbourne, dự kiến diễn ra trong thời gian từ ngày 20 đến 25-7.

Tổ chức y tế thế giới đã xác nhận Glenn Thomas, vốn là chuyên gia của tổ chức này là một trong số những hành khách thiệt mạng trong vụ máy bay rơi này. Thomas là người Anh, chuyên gia giải quyết các mối quan hệ truyền thông cho WHO.

"Chúng tôi đang đợi thông tin liệu có bấy kỳ nhân viên nào khách của WHO đi trên chuyến bay này hay không vì chúng tôi cử đoàn đại biểu rất nhiều người đến dự hội nghị này. Cho đến giờ, chúng tôi chỉ mới nhận được thông tin của Glenn"- báo Guardian dẫn lời người phát ngôn của WHO cho biết.

Báo Sydney Morning Herald dẫn lời những đại biểu dự cuộc họp dự bị ở Sydney đã nhận được tin rằng có khoảng 180 đồng nghiệp cùng các thành viên gia đình của họ đi trên chiếc máy bay bị bắn hạ, trong đó có cả cựu Chủ tịch Tổ chức Phòng chống AIDS quốc tế Joep Lange và 4 nhà nghiên cứu người Hà Lan.

Trong khi đó, tổ chức Phòng chống AIDS quốc tế cho biết họ đã nhận được các báo cáo không chính thức rằng "nhiều đồng nghiệp và bạn bè đã thiệt mạng” trong vụ máy bay rơi nhưng không cho biết chính xác số người chết là bao nhiêu người.

"Chúng tôi chưa nhận được thông tin xác minh có bao nhiêu người thiệt mạng và cũng không biết rõ có bao nhiêu đồng nghiệp đã đi trên chuyến bay xấu số đó. Ban tổ chức hội nghị mở Melbourne sẽ tiếp tục điều tra thêm"- Chủ tịch Tổ chức Phòng chống AIDS quốc tế Francoise Barre-Sinoussi nói.

MỸ LOAN

===================
Nếu như Lý thuyết thống nhất trở thành một trong những giá trị tri thức - chỉ cần ở mức độ tham khảo, chứ chưa phải là nền tảng - thì chí ít con người cũng biết được tương lai gần và từ đó sẽ có những quyết sách phù hợp với quy luật, nên chiến tranh sẽ khó xảy ra. Đương nhiên, những sản phẩm phụ của cuộc chiến - như tai nạn máy bay này - cũng sẽ khó xảy ra.
Sự ứng dụng những quy luật vũ trụ từ một lý thuyết thống nhất, đã được SW Hawking nói tới. Khi con người có khả năng tiên tri và hiểu được cái tất yếu sẽ đến như thế nào, thì lúc đó họ sẽ thấy rằng: Chiến tranh là một giải pháp sai. Bởi vậy Lý học Đông phương xác định: "Thánh nhân bất đắc dĩ dụng binh", là vậy!
Và cũng chẳng phải ngẫu nhiên, Lý học Việt qua lời tiên tri của cụ Trạng Trình , đã nói rằng:
Nhược đài sư tử thượng.
Thiên hạ thái bình phong.
Tức là: Nếu một lý thuyết thống nhất vũ trụ hình thành - tất nhiên là nhân danh nền văn hiến Việt (Vì liên quan đến Hà Đồ) - thì thiên hạ sẽ thái bình.
Thật là một điều buồn!

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xem lại một bài viết liên quan:
===========================

CÁI GÌ ĐÂY – Canh bạc cuối cùng
Posted on 2 Tháng Sáu, 2011 by mucdong

y là tôi đặt tên bài viết và miêu tả nội dung bức tranh nổi tiếng trong bài viết dưới đây do Thế Trung đưa lên diễn đàn lyhocdongphuong.org.vn, trong bối cảnh Trung Quốc đem tàu Ngư giám cắt cáp thăm dò dầu khi của tàu Việt Nam. Tác giả bức tranh nổi tiếng vì nội dung chính trị trong quan hệ quốc tế này là người Trung Quốc và sinh sống tại Gia Nã Đại. Nhưng những nhà phân tích bức tranh này – qua nội dung bài viết – mang tính bình luận vào chính nội dung bức tranh thể hiện ý đố tác giả, nhiều hơn là một cái nhìn sâu vào bản chất của mối quan hệ phức tạp này. Tôi đã có bài viết bình luận về bức tranh này ngắn gọn Nhưng tôi có cảm giác cần phải bổ sung vài ý ở đây. Cảm giác này có thể biến mất và bài viết dở chứng. Vâng! Tôi sống rất tùy hứng.Lại trò :CÁI GÌ ĐÂY?
Dưới đây là nội dung bài viết và hình ảnh bức tranh:

========================================

Bắc Kinh 2008: Bức tranh gây nhiều tranh luận
Lê Thanh Dũng sưu tầm
Posted Image
Bức sơn dầu “Bắc Kinh 2008″ của họa sĩ Lưu Dật

Bức sơn dầu Bắc Kinh 2008 của họa sĩ Lưu Dật – Hoa kiều tại Toronto, Canada – đã từng đượctriển lãm tại Hội chợ triển lãm Nghệ thuật NewYork tháng 3 vừa qua, sẽ được đem ra bán trong mùa bán đấu giá mùa thu này tại nhà đấu giá JiaDe (Gad or Zad),Trung Quốc. Sự kiện này đã thu hút được sự chú ý của nhiều người, thậm chí được cả CNN đưa tin.
Năm 2008, Bắc Kinh đăng cai tổ chức Olympic Games. Bức tranh này vì thế miêu tả một game truyềnthống của Trung Hoa là mạt chược. Dư luận ở Trung Quốc và Đài Loan cho rằng,những cô gái trong tranh đại diện cho các thế lực cạnh tranh trong cuộcchơi toàn cầu hóa đầu thế kỷ 21, mà trung tâm là Trung Quốc.Cách giải thích thứnhất in trên tờ Nam Phương Châu Báo thì cho rằng:Chân dung người treo trên tường ở góc trái tranh, nếu nhìn kỹ sẽ thấy vừa quenvừa lạ. Phóng to bức tranh lên sẽ thấy là hàm râu Tôn Trung Sơn, đầu trọc củaTưởng Giới Thạch, nét mặt trên mặt tiêu chuẩn của Mao Trạch Đông. Đó là bứcchân dung khái quát cả một trăm năm lịch sử của Trung Quốc, hoặc có thể coi đólà toàn bộ chân dung của chủ nghĩa Dân chủ cũ và chủ nghĩa Dân chủ mới củaTrung Quốc.

Phong cảnh sau cửa sổ:ngoài trời đen đặc mây vần vũ, mờ mịt như cục diện trên eo biển Đài Loan. Trungtâm của bức tranh là bốn cô gái đang đánh mạt chược, một cô đứng ngoài biểnThái Bình Dương ngóng vào cuộc chơi của những “ông lớn”, trên thực tế, trongcuộc chơi bốn người ấy, Đài Loan không có phần tham dự.
Thế cục ván mạt chượccủa hai cô gái tóc vàng và hai cô gái tóc đen, Trung Quốc và Mỹ là hai tay chơichính đối diện nhau, Nga và Nhật chỉ là vai phụ, vai trò của từng người chơirất rõ ràng. Phục sức của bốn mỹ nữ đại diện cho thực lực của họ, nước Mỹ phíatrên áo quần long trọng nhất, nhưng nửa dưới mát mẻ, chứng tỏ trên võ đài Mỹ làthế lực mạnh mẽ nhất, nhưng dưới võ đài thì trần trụi. Trung Quốc trên cuộcchơi có vẻ tay không, chẳng áo mão gì, nhưng thực tế thì là tay chơi lắm đònnhiều công lực nhất. Nhật Bản không một mảnh vải che thân, không thế lực, vàNga chỉ có một miếng vải che.
Trên bức họa này,Trung Quốc quay lưng, không lộ sắc mặt, nhưng chính là người quan tâm nhất đếnván mạt chược, sau lưng Trung Quốc giấu hai quân, và đang lén lút trao đổi quânvới Nga. Nhật đang mê mẩn với chính mình, Nhật là người chơi ngốc nhất trongcuộc, vừa nhìn thế cuộc vừa cảm thấy tự mãn. Nga đang nằm ngửa, gác chân lênMỹ, bài của Nga là con Tướng Công, nói lên rằng Nga chẳng quan tâm chuyện thắngthua này, cũng không muốn chơi tiếp, nhưng Nga trên bề mặt thì dây mơ rễ mácùng Mỹ, dưới hậu đài thì bí mật đi đêm cùng Trung Quốc, thảy cho Trung Quốcnhững con bài riêng. Còn Mỹ thì lại đang nhìn đến Đài Loan, tay đặt sau gáy vặneo, như thể Mỹ đã mệt và mỏi, Mỹ đang cân nhắc xem có đáng để chơi tiếp haykhông, chứ không phải là suy nghĩ xem làm thế nào cho thắng.


Posted Image


Đài Loan vô cùng chămchú tới cuộc chơi, bê trên tay đĩa trái cây như những lợi ích thực tế, nắm daolộ liễu. Quần áo của Đài Loan là kiểu y phục Trung Quốc, ngầm ý rằng Đài Loanmới đích thực là những giá trị Trung Hoa chính thống. Còn Trung Quốc chỉ xăm phượngrồng trên da, chứ trang phục đã thành đồ Tây cả rồi, nói lên xu hướng phươngTây hóa của Trung Quốc.
Trong tranh, Mỹ dườngnhư không nhìn vào bài của mình, nhưng thực tế đang nhìn một lá bài khác, đó làĐài Loan.
Một nguồn tin từ tạpchí khác của Trung Quốc thì nhận xét: Người con gái Trung Quốc đang chạm quân Đông Phong, chỉ có ý rằng ta đang là “Đông” (tức là chủ nhân của tình thế). Nga đang lợi dụng lúc Mỹ, Nhật lơ đễnh, lén lút trao quân bài cho TrungQuốc, thời khắc này là lúc họ đang “đi đêm”, và trên ván mạt chược của Nga rõ ràng thiếu đi một quân.
Đài Loan ở bên rõ ràng phát hiện thấy màn kịch hậu trường, Nga hậu thuẫn cho Trung Quốc trong thế cuộc này, và Mỹ, thông qua việc quan sát gương mặt Đài Loan để phát hiện được phần nào động tĩnh. Trên thực tế, cả Mỹ lẫn Nga đều đang “đi đêm” với thủ đoạn riêng và mục đích riêng.Trong khi Mỹ còn nhìn Đài Loan với gương mặt vừa quan tâm vừa suy nghĩ xem không biết nên làm gì với“nhỏ” này thì Đài Loan chỉ muốn nói rằng, con dao nhỏ là năng lực phòng vệ của tôi, đừng ai động đến quyền lợi của Đài Loan.
Một giải thích khác từ báo chí Phương Tây: người xăm phượng hoàng trên lưng là Trung Quốc, nhưng lại mặc đồ phương Tây. Phải đây là ám chỉ Trung Quốc giờ đây “Học chữ Hán để lấy lễcòn học Tây học để hữu dụng”?
Mây mù vần vũ ngoàicửa sổ như tình thế u ám giữa hai bờ biển Đài Loan, Trung Quốc, nơi thế cờ này được bày ra giữa bốn bên rình nhau. Quyền lợi đan xen giữa Trung, Mỹ, Nhật, Nga quá phức tạp, và Nhật chỉ nhăm nhăm lợi ích cho bản thân mình.
Phương Tây thường nhìn nhận chính phủ Dân quốc của Quốc dân đảng Đài Loan như một chính phủ Dân tộc chủ nghĩa, bởi thế tấm áo khoác lên Đài Loan là áo yếm truyền thống. Và năm 2008, lập trường của Đài Loan vẫn là Dân – Quốc chứ không phải đòi độc lập thành Đài-Loan-Quốc. (Điều này tôi cho là phù hợp bởi trong cuộc tổng tuyển cử bầu tổng thống Đài Loan năm 2008, ứng cử viên nhiều cơ hộinhất là Mã Anh Cửu của Quốc Dân Đảng với chủ trương ôn hoà, dân tộc và phát triển).
Nhìn tình huống trên bức tranh Bắc Kinh 2008, thấy Nga đã ngả vềTrung Quốc, và Mỹ càng chơi giằng co càng nhiều rủi ro.
Riêng Trung Quốc, đanghy vọng cố giành phần thắng bằng mọi cách, bằng cạnh tranh, bằng đi đêm, bằngthủ đoạn. Nhưng tôi tin Mỹ thắng ván cờ châu Á, bởi ai thua người đó đã… cởi dần từng cái áo rồi.Và ván mạt chược phương Đông vần quanh Trung Quốc, Đài Loan này, có thể là ván cuối, lại có thể là khúc dạo đầu của một cục diện mới.
(Riêng về tranh, không dính gì tới chính trị, Soi thấy ông Hoa kiều này vẽ giống Currin nhỉ?)
Bài viết lấy từ Soi.com.vn, đọc nhiều thú vị, mới hay một bức tranh có thể có thật nhiều thông tin. Riêng tôi thấy rằng, “thần” của bức tranh nằm ở cách các cô gái khác nhìn cô gái TQ: Mỹ nhìn bằng nửa con mắt, Nga thì bơ, Nhật cười vào mặt còn Đài Loan thì gườm gườm và Mao-Tôn-Tưởng thì nhìn kiểu ông chủ.
Và tốt nhất Việt Nam chúng ta chỉ nhìn từ góc nhìn của người xem tranh.
Trân trọng


========================================
Tôi gọi bức tranh này là ”Canh bạc cuối cùng". chính bởi vì nó miêu tả một quan hệ quốc tế giữa các siêu cường giành giật quyền lợi trên sòng bạc. Nhưng tầm nhìn của tác giả bức tranh không có khả năng tiên tri và rất cục bộ. Nó thể hiện ở sự giới hạn chỉ một số siêu cường có mặt ở Đông Á trên bức tranh. Những nhà phân tích bức tranh này – qua nội dung bài viết – lại chỉ bình luận vào chính nội dung bức tranh thể hiện ý đố tác giả, nhiều hơn là một cái nhìn sâu vào bản chất của mối quan hệ quốc tế phức tạp này, mà họa sĩ chưa đủ tầm thể hiện.
Trong ván bài cuối cùng này, không hề còn một đồng trên sòng bạc. Tiền đã hết nhẵn. Vâng! Đấy chính là một canh bạc cuối cùng để kết thúc kẻ thắng người thua, khi mà tiến bạc đã kiệt quệ. Có gì ngẫu nhiên chăng, khi mà bức tranh được công bố vào năm 2008 – Năm khởi đầu của sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu và cũng không nằm ngoài lời tiên tri của Thiên Sứ tôi. Tất nhiên, để vẽ bức tranh này, họa sĩ phải có chuẩn bị từ trước đó và chắc chắn ông ta không có ý thưc về khủng hoảng kinh tế toàn cầu sẽ bắt đầu vào năm ông ta công bố bức tranh.
Cuộc sát phạt đã đến lúc mà thành ngữ Việt gọi là “cạn tàu, ráo máng “. Những kẻ thua bạc không còn mảnh vải trên người và họ vẫn cố chơi để gỡ gạc. Đến ngày hôm nay, 2 tháng 6 – 2011, nền kinh tế thế giới này đang lao dốc thảm hại theo chiều hướng ” Ở trần đóng khố ” – Trên sòng bạc cũng không còn đồng xu nào. Cuộc khủng hoảng tiền tệ đã đến mức báo động. Những siêu cường nợ như Chúa Chổm. Tất nhiên, cũng không nằm ngoài lời tiên tri của Thiên Sứ tôi. Híc!
Thành kính phân ưu. .
Mọi canh bạc đều có luật chơi của nó. Dù là thứ luật rất phi nhân bản là cho phép kẻ thắng lột sạch tiền và những thứ có thể đem ra đặt lên sòng bạc, kể cả liêm sỉ. Nhưng vẫn là luật chơi của sòng bạc. Nó gần giống luật chơi của chiến tranh – tức là có giết người thì cũng phải giết cho tử tế!
Nhưng chính sự tháu cáy của canh bạc cuối cùng này đã khiến người ta phải gian lận để quyết thắng ván cuối cùng. Và – theo như miêu tả của bức tranh – con bạc vi phạm luật chơi chính là cô gái được miêu tả là Trung Quốc.
Cô gái Đài Loan bé nhỏ tội nghiệp bị loại khỏi cuộc chơi khi cô gái Hoa Kỳ ngồi vào chiếu bạc với Trung Quốc. Đài Loan bị loại khỏi thường trực Hội đồng Bảo An Liên hợp Quốc, nhanh hơn ăn fastfood (Vậy mà cũng cố chiếm lấy cái đảo Ba Bình làm vốn! Quên nhanh đi em, tầm nhìn của em quá ngắn khi em để mất cả lục địa và trần trui một cách tội nghiệp. Nhưng còn may cho em, vẫn giữ được bản sắc văn hóa thể hiện ở cái yếm che ngực và cái nón với mấy trái cây, ăn cho đỡ đói).
Cô gái được miêu tả là Nga, nằm thở dốc. Cô chẳng còn gì để chơi. Cú sốc đã làm cô tuy không bỏ cuộc, nhưng không còn gì để đánh. Cô với tay sang cô gái được miêu tả là Trung Quốc. Nhưng tiếc thay! Cô gái phương Đông mới vào sòng ấy quay lưng từ lâu rùi. Cô ấy đang mải chơi trong canh bạc cuối cùng này.
Chỉ còn ba tụ. Nhật Bản, Trung Quốc và Hoa Kỳ. Cả hai đều trần trui, trừ cô gái Hoa Kỳ vẫn xiêm y đầy đủ. Nhật Bản thì trần trụi từ lâu rùi – “ Có sao nói vậy! Người ơi! ” – từ sau thế chiến thứ II lận. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã khiến cô bị loại khỏi là siêu cường kinh tế thứ hai bên cạnh Hoa Kỳ. Trận động đất ngày 11. 3. 2011 là cú quyết định dứt điểm địa vị của nước Nhật. Bởi vậy, tham gia cuộc chơi vùng Đông Á trong canh bạc tháu cáy này, cô vẫn vô tư và hồn nhiên. Cô ta quen rùi.
Thực chất trên canhb bạc cuối cùng này chỉ còn lại hai đối thủ: Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Nhưng con bài cuối cùng chưa lật ra, cô gái Trung Hoa vẫn còn còn bài tủ của mình dấu phía sau lưng. Cô ta vi phạm luật chơi để dành chiến thắng trong canh bạc cuối cùng.
Cái đơn giản của bức tranh này là họa sĩ không đủ khả năng miêu tả một cách sống động sòng bạc trong ” canh bạc cuối cùng ” – tầm cỡ quốc tế. Nếu là tôi , tôi sẽ miêu tả một sòng bạc lớn với nhiều tụ nhỏ. Nhưng tất cả đều bỏ dở cuộc chơi và xúm vào xem – canh bạc lớn của các đại gia để quyết định người thắng cuối cùng. Bố cục bức tranh còn chưa chặt, bên canh cô gái Hoa Kỳ kiêu ngạo vì chiến thắng ấy cần thêm một cô gái Ấn Độ, tuy ăn mặc xoàng xĩnh, nhưng đấy đủ xiêm y thì bố cục bức tranh mới hoàn chỉnh. Nếu bạn là họa sĩ, bạn sẽ vẽ cô gái Ấn Độ vào vị trí nào của bức tranh này? Đằng sau lưng cô gái Trung Hoa? Hay bên cạnh Hoa Kỳ? Còn đám máu mê cờ bạc – Loại chỉ bỏ 1 dol cho vào máy đánh bạc, để giật một cái với hy vọng ăn 700 dol, hay vài ngàn ở các tụ nhỏ – đang bỏ dở cuộc chơi , xúm xít chầu rìa xem canh bạc quốc tế này, bạn sẽ thể hiện thế nào?
Cuộc chơi đâu có đơn giản như bức tranh của họa sĩ này nhỉ?
Vâng! Bạn có thể vẽ một vài vẻ mặt lạnh lùng rất giang hồ ra vẻ không nhìn thấy gì hết khi cô gái được miêu tả là Trung Hoa đang cố giấu con bài tẩy. Cờ bạc thì phải bịp bợm là điều tất nhiên! Dân giang hồ thông cảm!
Bạn cũng có thể vẽ một tay làm như phát hiện ra điều gì, nhưng không kịp nói ra và một vài kẻ liếc xéo, nháy mắt ra cái điều nên im lặng để theo dõi cuộc chơi.
Canh bạc cuối cùng chỉ còn hai đối thủ: Cô gái Trung Hoa và Hoa Kỳ. Họ chơi với nhau theo luật cờ bạc, sòng phẳng, lạnh lùng trong một canh bạc tháu cáy. Nhưng theo bức tranh miêu tả thì cô gái Trung Hoa đã vi phạm luật chơi của giới giang hồ.
Bức tranh miêu tả một thế giới trong sòng bạc. Một hình tượng đắt giá của cuộc cạnh tranh kinh tế và sát phát quyết liệt. Luật cờ bạc lạnh lùng vì nó xứng đáng giành cho kẻ tham lam, nhưng nó là luật chơi. Tất cả đều sòng phẳng. Tất cả đều có thể tham gia cuộc chơi nếu có tiền. Bởi vậy, những đại gia cờ bạc hoan nghênh sự tham gia cuộc chơi của những siêu cường mới nổi vào sòng bài kinh tế thế giới. Nhưng nó phải đúng luật.
Cuộc chơi theo như mô tả của bức tranh đã không sòng phẳng. Nó không còn tuân thủ theo luật dù là cờ bạc. Bởi vậy, đây là canh bạc cuối cùng!
Tham thì thâm.
Phật đã bảo thầm rằng chớ có tham.
Thấy thiên hạ bàn thì Thiên Sứ cũng bàn chơi cho zdui zdẻ vậy.
2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhật - Úc - Ấn liên thủ, Trung Quốc vùng vẫy thế nào?

(Quan hệ quốc tế) - Ấn Độ tiếp tục chi hàng tỉ USD mua sắm vũ khí, Nhật Bản- Australia hợp tác quân sự, liệu Trung Quốc còn lớn tiếng?

Chính sách đi đôi với hành động

Vừa qua, Chính phủ mới của Ấn Độ đã quyết định chi 3,5 tỉ USD để hiện đại hóa sức mạnh quốc phòng. Số tiền này được sử dụng vào hai mục đích, trước mắt là nâng cấp các khí tài đã có phần lạc hậu, đồng thời hiện đại hóa ngành công nghiệp quốc phòng đủ sức cạnh tranh với thế giới.

Đồng thời, hồi đầu tháng 7/2014, New Delhi tuyên bố tăng 12% chi tiêu quân sự cho ngân sách hàng năm, với mục tiêu nâng cao khả năng chiến đấu và hiện đại hóa tất cả các binh chủng. Có thể thấy rằng Ấn Độ đang rất quyết tâm và muốn thúc đẩy nhanh nhất có thể việc vươn tới danh phận là một cường quốc quân sự của thế giới.

Vì sao Ấn Độ phải gấp rút gia tăng sức mạnh quân sự như vậy? Xin chỉ một vài lý giải như sau:

Thứ nhất, đây không phải là lần đầu tiên Ấn Độ tăng ngân sách quốc phòng, nhưng là lần thể hiện quyết tâm nhất khi mọi khoản chi đều được thông qua chớp nhoáng, thay vì để dây dưa từ năm tài khóa này sang năm tài khóa khác. Và nguyên nhân chủ yếu, người láng giềng Trung Quốc đã không cho Ấn Độ có thêm thời gian.

 

Posted Image

Quân đội Ấn Độ đang có dấu hiệu của sự xuống cấp, đặc biệt ở bộ binh và các lữ đoàn trọng pháo

 

Sức mạnh không ngừng gia tăng của Trung Quốc và tấm bản đồ đường 10 đoạn vừa được công bố hồi tháng 6 vừa qua, có kèm theo một phần lãnh thổ của Ấn Độ bị vẽ thuộc chủ quyền của Trung Quốc đã cho thấy dã tâm của người láng giềng này. Điều này lý giải vì sao Ấn Độ còn huấn luyện quân sự cho nhân dân của mình ở sát biên giới với Trung.

Đồng thời, những hành động trên Biển Đông của cường quốc này là tiếng chuông cảnh tỉnh với Ấn Độ. New Delhi hiểu rằng, nếu không mạnh lên nhanh chóng, sẽ có lúc chính họ không kịp trở tay với người hàng xóm tham lam và ngoài vòng pháp luật này.

Ngoài ra, vấn đề mâu thuẫn truyền kiếp với Pakistan cũng khiến Ấn Độ phải đề phòng, trong bối cảnh quốc gia này cũng đang gia tăng sức mạnh và ngày càng xiết chặt tay với Trung Quốc. Bảo vệ an ninh, chủ quyền quốc gia là nguyên nhân cơ bản nhất, xuyên suốt nhất khiến Ấn Độ phải nhanh chóng mua sắm vũ khí.

Thứ hai, những hành động gia tăng sức mạnh quốc phòng này được thông qua nhanh chóng trong bối cảnh Tân Thủ tướng Narendra Modi vừa nhậm chức hồi tháng 5/2014.

Posted Image

Thủ tướng Narendra Modi hứa sẽ "mạnh tay" hơn với Trung Quốc

 

Ngay sau khi nhậm chức, ông Modi đã ra chiến lược hướng biển, trong đó có yếu tố quân sự. Ông Modi chủ trương hiện đại hóa sức mạnh hải quân, kết hợp tác chiến không quân – hải quân hiện đại, đẩy mạnh khả năng bảo vệ vùng biển chủ quyền cũng như lợi ích của quốc gia trong vùng biển lân cận.

Và với chính sách này, ông Modi đã cho thấy với Ấn Độ, mối lo với Trung Quốc không chỉ đến từ đường biên giới trên bộ mà còn cả chủ quyền lãnh hải và lợi ích kinh tế từ tuyến đường hàng hải Đông – Tây.

Người dân Ấn Độ khi bầu cho ông Modi đều gửi gắm tâm nguyện cần có những biện pháp cứng rắn hơn với Trung Quốc. Công việc còn rất nhiều, và để chứng minh mình không phải là kẻ hứa xuông hay nói khoác, cũng là một cách để bảo vệ quyền lực mới nắm của mình, Thủ tướng Modi buộc phải có những bước đi cụ thể và gấp rút về chính sách quốc phòng.

Thứ ba, Ấn Độ đang muốn tìm kiếm một vị thế mới trên cộng đồng quốc tế, và không chỉ có “củ cà rốt” là sức mạnh của nền kinh tế, quốc gia này cần có một “cây gậy” đủ để răn đe sói ngoài hàng rào và lùa những con cừu thành bầy trong chuồng của mình.

 

Posted Image

Các vũ khí hiện đại tự sản xuất trong nước của Ấn Độ

 

Thứ tư, xuất khẩu vũ khí quả thực là một món hời mà mọi quốc gia có nền kinh tế, khoa học phát triển đều muốn hướng tới. Các ông lớn như Nga, Mỹ vẫn giữ được vai trò điều tiết và phân luồng thị trường này, nhưng cũng chen chân vào đó là những cái tên nhỏ hơn như Hàn Quốc, Israel, Nhật Bản, Trung Quốc, EU… Và không có lý do gì Ấn Độ không tham gia vào cuộc chơi này.

Ngoài ra, việc sở hữu công nghệ quân sự hiện đại cũng góp phần tiết kiệm đáng kể, giảm chi phí quốc phòng của quốc gia này, trong bối cảnh họ phụ thuộc vào 70% sản phẩm vũ khí của Nga hoặc Mỹ.

Tân Thủ tướng Ấn Độ: Câu trả lời thân Nga hay Mỹ?

Ấn – Nhật – Úc sẽ bắt tay?

Đó là câu chuyện về khát vọng và mục đích muốn hiện đại hóa sức mạnh của quân đội Ấn Độ. Tuy nhiên, câu chuyện đó không của riêng Ấn Độ.

Nhìn rộng hơn về phía Thái Bình Dương, Nhật Bản và Úc cũng đang viết chung một câu chuyện như vậy. Trong đó, Nhật Bản có nhiều điểm tương đồng nhất với Ấn Độ. Họ cùng chung một kẻ thù, chủ quyền của họ cũng nằm trong tấm bản đồ 10 đoạn đầy tham vọng của Trung Quốc.

Và hiện tại, Nhật Bản đang nỗ lực lấy lại sức mạnh và quyền chủ động trong chiến tranh của mình thông qua việc sửa đổi Hiến pháp, gia hạn vai trò quân đội, phê duyệt quyền phòng vệ tập thể và đầu tư nhiều tiền của để nhanh chóng hiện đại hóa quân đội. Và lý do để họ đất nước mặt trời mọc bùng nổ như vậy, tất cả chỉ vì mối đe dọa từ chính người hàng xóm tham lam.

Sau khi phê duyệt một loạt khoản chi tiêu cho quân đội, cuối tháng 8 này Thủ tướng Modi sẽ đi Nhật, đất nước đầu tiên ông công du khi nhậm chức. Động thái này cho thấy sự quan tâm đặc biệt của New Delhi dành cho Tokyo.

 

Posted Image

Quân đội Nhật Bản tập trận đổ bộ tái chiếm đảo

 

Còn nhớ trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Modi đã nhắc đến khả năng sẽ thay đổi quan điểm không liên minh của Ấn Độ nếu cần thiết. Những gì Trung Quốc thể hiện đã khiến chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng rằng đã đến lúc Ấn Độ cần thay đổi lập trường, và rất có thể người bạn đồng hành đầu tiên của họ sẽ chính là Nhật Bản.

Còn câu chuyện của Úc. Dù không có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, nhưng hành động vừa qua khi quốc gia châu Á này đưa hải quân đến cực Nam Biển Đông và tuyên bố chủ quyền tại bãi cạn James của Malaysia, Úc đã thực sự giật mình.

Thực chất, Thủ tướng Úc Tony Abbott sau khi đăng quang đã phát động một số chính sách đề phòng dã tâm Trung Quốc, từ việc giữ nguyên các căn cứ quân sự của mình, cho phép Mỹ gia tăng quân số ở đây, cho đến áp đặt mức thuế mới vào khoáng sản với Trung Quốc…

Posted Image

Từ trái qua phải: Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Thủ tướng Úc Tony Abbott

 

Nhưng đến thời điểm hiện tại, ông Tony Abbott đã đi một nước cờ xa hơn, cẩn thận hơn ngoài việc liên minh với Mỹ, còn liên minh tay đôi với Nhật Bản, cùng Nhật hợp tác quốc phòng, phát triển vũ khí.

Một hướng khác, Mỹ đang không ngừng lôi kéo Ấn Độ về đội của mình. Nếu quả thực nỗ lực này thành công, một liên minh với sức mạnh bậc nhất hành tinh sẽ được hình thành với một trục từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương, có thể kể tên như sau Ấn Độ - Philippines – Hàn Quốc – Nhật Bản – Úc – Mỹ.

Và nếu như Trung Quốc tính giở trò với một trong các quốc gia đó, có lẽ họ sẽ tan tành sụp đổ trước khi kịp để cho những quốc gia đó thấy sự hiện diện của mình.

Thiên triều của nhà Thanh đã chấm dứt bằng 100 năm đen tối phủ phục dưới trướng của các cường quốc. Và đến hôm nay, Thiên triều mà Tập Cận Bình mơ ước cũng đang phải đối mặt với sự phản ứng của hàng chục quốc gia từ lớn đến nhỏ, từ trong khu vực cho đến quốc tế.

So cách ông Abe và Tập Cận Bình thâu tóm quyền lực

Đỗ Minh Tú

===================

n Độ sẽ tham gia "Canh bạc cuối cùng". Cái này nói lâu rồi. Nhưng Lão Gàn luôn ủng hộ hòa bình thế giới.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc hậm hực, bất mãn cao độ khi Nhật Bản tự xưng là nước lớn

Đông Bình

22/07/14 10:48

 
 

(GDVN) - Gần đây, Trung Quốc rất thích ưa dùng “nước lớn” để thể hiện “ta đây” quan trọng và có nhiều hàm ý gây chú ý cho dư luận.

 

 

Posted Image

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera (ảnh minh họa)

 

Mạng "Nhật báo Phố Wall" Mỹ ngày 18 tháng 7 đăng bài viết nhan đề "Châu Á có thể chứa mấy 'nước lớn'?".Tờ "Hoàn Cầu thời báo", phiên bản điện tử của báo Nhân Dân của Trung Quốc - tờ báo chuyên đăng các bài viết kích dộng dân tộc chủ nghĩa ngày 21 tháng 7 cũng có bài viết đề cập chủ đề này.

Bài viết đặt câu hỏi, Nhật Bản là "nước lớn" phải không? Theo bài viết, trong một bài phát biểu cách đây không lâu, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản tuyên bố Nhật Bản là "nước lớn", ông đã sử dụng một từ mà các nhà lãnh đạo Nhật Bản rất ít sử dụng, làm cho Trung Quốc cảm thấy bất mãn mạnh mẽ, bởi vì Trung Quốc luôn tìm kiếm vị thế "nước lớn" của họ ở khu vực này.

Theo bài báo, Bộ trưởng Itsunori Onodera đã có bài phát biểu nêu trên tại Trung tâm nghiên cứu các vấn đề chiến lược và quốc tế (CSIS) tại Washington vào ngày 11 tháng 7, mục đích là trình bày việc Tokyo tập trung cho thông qua giải thích lại Hiếp pháp hòa bình sau Chiến tranh, để Nhật Bản thực hiện chức trách bảo vệ an ninh lớn hơn ở châu Á.

Căn cứ vào bài phát biểu tiếng Anh, ông Itsunori Onodera cho biết, mức độ tham gia của Nhật Bản "đối với công tác xây dựng chính sách an ninh và quốc phòng của khu vực này mở rộng nhanh chóng, điều này không có gì là không bình thường". Ông còn nói: "Một nước lớn như Nhật Bản, căn cứ vào môi trường an ninh khu vực nghiêm trọng để chịu trách nhiệm đối với khu vực này là rất bình thường".

 

Posted Image

Trung Quốc luôn tự coi mình là "nước lớn" thể hiện rất rõ trên truyền thông và họ luôn tự gắn mình với các nước lớn khác như Mỹ.

 

Theo bài viết, các trợ thủ của ông Itsunori Onodera cố gắng làm nhạt tầm quan trọng của từ ngữ này. Có quan chức cho biết, từ ngữ Nhật được ông Itsunori Onodera sử dụng gồm "lớn" và "nước", dịch thành "major power" (nước quan trọng) thì tốt hơn.

Nhưng, nhiều năm qua, Nhật Bản rất ít có quan chức sử dụng từ "nước lớn" để mô tả quốc gia của họ, ít nhất sẽ thêm từ ngữ như "kinh tế".

Nghị sĩ đảng đối lập Nhật Bản, cựu Thứ trưởng Quốc phòng Akihisa Nagashima cho biết: "Nhật Bản tự coi là 'nước lớn' là rất bình thường, nhưng không công khai nói như vậy. Nghe đến việc ông ấy nói ra như vậy, tôi có chút kinh ngạc".

Bài viết cho rằng, điều này không chỉ liên quan đến vấn đề ngôn ngữ. Ở Trung Quốc, nước đối lập với Nhật Bản, truyền thông nhà nước mặc sức bàn luận "quan hệ nước lớn kiểu mới".

Cách viết chữ cái "nước lớn" trong tiếng Trung và tiếng Nhật là tương đồng, trong khi đó, trong mắt của Bắc Kinh, nó hầu như chỉ dùng để chỉ Trung Quốc và Mỹ.

 

Posted Image

Tại Đối thoại Shangri-La 2014, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cam kết phát huy vai trò lớn hơn trong khu vực và quốc tế

 

Trong một bài luận văn 326 trang được công bố gần đây, Emmy Kim, Đại học quốc lập Australia đã nghiên cứu về “quan hệ nước lớn kiểu mới” trong thời gian 2 năm, trong đó đã sử dụng 8 trang đề cập đến Nhật Bản. 

Bà viết, khi việc thảo luận “nước lớn” của Trung Quốc đề cập đến Nhật Bản, cũng thường coi họ là một dẫn chứng tiêu cực, cho rằng quan hệ phụ thuộc của Tokyo đối với Washington là một mô hình xấu. Richard Haas - Chủ tịch Hội đồng Đối ngoại Mỹ vào năm 2007 đã có một bài viết về Nhật Bản với đầu đề chính là “Nước lớn châu Á bị xem nhẹ”.

Richard Haas viết: “Việc bàn luận của các phần tử trí thức, phóng viên và nhà chính trị hiện nay về vai trò của Nhật Bản trên thế giới 10 năm trước là không thể tưởng tượng”, “không phải tất cả mọi người đều sẽ hoan nghênh những thay đổi này”.

Được biết, gần đây, Trung Quốc rất thích ưa dùng “nước lớn” để thể hiện “ta đây” quan trọng và có nhiều hàm ý gây chú ý cho dư luận.

Tại Hà Nội vào năm 2010, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc khi đó là ông Dương Khiết Trì đã giãy nảy lên trước phát biểu của Mỹ về vấn đề Biển Đông, không biết làm thế nào, ông Trì nói Trung Quốc là “nước lớn”. Có lẽ, ý của ông Trì là, đã là “nước lớn” thì làm gì tùy ý?

 

Posted Image

Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì, người từng có tuyên bố "Trung Quốc là nước lớn" ở Hà Nội năm 2010 khi còn là Bộ trưởng Ngoại giao.

 

====================

Nhật Bản là "nước lớn" có gì là ngạc nhiên đâu nhỉ? It nhất ở lyhocdongphuong.org.vn này Lão Gàn đã xác định sau trận sóng thần 2011, rằng: "Sau ba năm, nước Nhật sẽ trở lại thành một siêu cường ở Châu Á - Thái Bình Dương". Tức "nước lớn" mà. :( Hì!

Quôc gia nào muốn làm "nước lớn" thì tiêu chuẩn đầu tiên đối với Lão Gàn phải là:

Long trọng công nhận Việt sử 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử.

Còn một cách khác phổ biến là cạnh tranh, đánh nhau để thành nước lớn". Híc!

Người Nhật từ lâu đã xác định rằng: hơn 90% cấu trúc gen di truyền của họ giống người Việt hơn bất cứ một chủng tộc nào ở Đông Á.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ, đồng minh và đối tác không khoanh tay đứng nhìn với Trung Quốc

Đông Bình

22/07/14 09:32

 

(GDVN) - Trung Quốc ra sức phát triển hải quân nhưng Mỹ không ngại, nhưng lo ngại về tên lửa DF-21D, Nhật Bản và các nước Đông Nam Á đang hành động đáp trả TQ.

 

 

Posted Image

Tàu sân bay động cơ hạt nhân thế hệ mới USS Gerald R Ford Mỹ

Mạng tuần san "Thời đại" Mỹ ngày 17 tháng 7 có bài viết cho rằng, rất ít có gì có thể khiến người ta kính nể hơn tàu sân bay của Mỹ - tàu sân bay động cơ hạt nhân lớp 100.000 tấn, từ đường mớn nước trở lên cao như tòa nhà 20 tầng, đồng thời có thể trang bị gần 70 máy bay quân sự - có thể thực hiện mệnh lệnh quốc gia bất cứ lúc nào. Một chiếc tàu sân bay như vậy có thể giúp cho đồng minh yên tâm, đồng thời lại có thể ngăn chặn những kẻ gây rối trên toàn cầu.

Hơn nửa thế kỷ qua, những tàu sân bay này và thủy thủ trên tàu có thể tuần tra tự do trên biển. Hải quân Mỹ rõ ràng cho rằng trong tương lai họ cũng có thể như vậy: Hải quân Mỹ đang chế tạo 2 tàu sân bay mới, mỗi chiếc chi gần 15 tỷ USD. Tướng lĩnh hải quân thường gọi 1 chiếc tàu sân bay là "lãnh thổ chủ quyền Mỹ 4,5 mẫu Anh".

Nhưng, tính chất "(kẻ địch) không thể chiến thắng" của những vũ khí tác chiến mạnh mẽ này có lẽ đang yếu đi, ít nhất là ở vùng biển Thái Bình Dương, nơi tiếp giáp Trung Quốc.

Từ năm 2010 đến nay, Bắc Kinh đã triển khai một loại tên lửa đạn đạo mặt đất mới tên là Đông Phong-21D, loại tên lửa này có thể sẽ làm thay đổi thế cân bằng quyền lực ở một khu vực bất ổn và quan trọng trên thế giới. Loại tên lửa có thể phóng trên xe tải này có thể bay khoảng 1.000 dặm Anh (khoảng 1.609 km) trên biển, đồng thời ngắm và bắn trúng tàu trong thời điểm bay cuối cùng.

 

Posted Image

Cụm tấn công tàu sân bay Mỹ

 

Nếu sĩ quan chỉ huy quân sự Trung Quốc muốn tấn công thành công, thậm chí bắn chìm một mục tiêu, điều này sẽ có nghĩa là, bá quyền ở vùng biển quốc tế của Mỹ rõ ràng thất bại.

Nếu có thể giành được hiệu quả như vậy, loại vũ khí này sẽ buộc tàu sân bay Mỹ phải cách xa Trung Quốc hơn, làm suy yếu sức chiến đấu của máy bay quân sự trên tàu sân bay và bảo hộ an ninh do Mỹ cung cấp - sự phát triển kinh tế và ổn định tương đối của Đông Á phải được thực hiện dưới loại bảo hộ này.

Loại mối đe dọa này đồng thời xuất hiện cùng với "tranh chấp" một loạt hòn đảo giữa Trung Quốc và Nhật Bản, Trung Quốc và Nhật Bản đều đưa ra chủ trương chủ quyền đối với những hòn đảo nào.

Trước khi tên lửa Đông Phong-21D xuất hiện, Mỹ có thể nhanh chóng điều 1 - 2 tàu sân bay đến khu vực này, ngăn chặn có hiệu quả hành động quân sự của Trung Quốc.

Việc bàn bạc của Mỹ về tên lửa Đông Phong là bí mật và gay gắt. Không có các bức ảnh công khai về tên lửa này. Vài chục quan chức Mỹ và Trung Quốc đều từ chối thảo luận về vũ khí này, cho biết chủ đề này quá nhạy cảm.

Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ Jonathan Greenert trả lời tuần san "Thời đại" cho rằng, Hải quân Mỹ đã bỏ ra thời gian vài năm để nỗ lực nghiên cứu cách thức chiến thắng tên lửa Đông Phong-21D.

Ông nói: "Đây là một loại vũ khí rất tốt do họ nghiên cứu chế tạo", nhưng bất cứ sự vật nào đều có khuyết điểm. Ông Greenert nói: "Chúng ta sẽ không ngồi nhìn... khu vực mà tên lửa đạn đạo có khả năng rơi xuống như mưa".

Posted Image

Tên lửa đạn đạo Đông Phong-21D (DF-21D) Trung Quốc

 

Chỉ về điểm này có nghĩa là Mỹ thay đổi tư thế ở Thái Bình Dương. Nhưng, hiện nay, sĩ quan Hải quân Mỹ cho rằng, tình hình triển khai tàu sân bay vẫn chưa có gì thay đổi.

Từ khi kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay, Quân đội Mỹ coi khu vực Tây Thái Bình Dương là lãnh địa riêng của mình. Tàu chiến Mỹ thường xuyên đi lại ở vùng biển cách các nước như Trung Quốc trong vòng 3 dặm Anh, còn Trung Quốc lại bất lực đối với điều này - trong rất nhiều trường hợp, Trung Quốc thậm chí đều không biết rõ về điều này.

Nhưng, vài chục năm gần đây, tình hình đã thay đổi, cùng với sự phát triển của vệ tinh, radar tầm xa và các thủ đoạn do thám khác, Bắc Kinh đã biết rõ Hải quân Mỹ luôn đi lại ở khu vực cách không xa đường bờ biển của họ.

Do bị Mỹ, Nhật Bản và phương Tây thống trị, bao vây trong thời gian dài, Trung Quốc ngầm quyết tâm làm thay đổi trò chơi này. Trung Quốc đang không ngừng tăng cường sức mạnh hải quân. Còn Hải quân Mỹ cho rằng, những tàu chiến cỡ lớn này không tạo ra mối đe dọa cho họ. Nhưng, các cuộc tấn công hỏa lực từ tên lửa đạn đạo Đông Phong-21D lại là một loại thách thức khác.

 

Posted Image

Máy bay không người lái X-47B hạ cánh trên tàu sân bay Mỹ

 

Có người dự đoán, Trung Quốc - nước tự nhận mình là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, sẽ làm cho Mỹ thất sắc một cách ngán ngẩm vào năm 2017 - Trung Quốc luôn ra sức đầu tư xây dựng quân sự, hiện nay chi tiêu mỗi năm của Trung Quốc gần 200 tỷ USD.

Mặc dù điều này chưa bằng 1/3 chi tiêu hàng năm của Lầu Năm Góc, nhưng Mỹ gánh vác nghĩa vụ quân sự trên phạm vi toàn thế giới, còn Trung Quốc lại tập trung mối quan tâm quân sự vào khu vực Tây Thái Bình Dương.

Theo tuyên truyền của báo Trung Quốc, sự "phiền phức" của Trung Quốc đến từ các nước láng giềng của họ. Trong mấy năm gần đây, Bắc Kinh không ngừng đưa ra yêu sách lãnh thổ (phi pháp) đối với một loạt đảo đá ở Biển Đông và ở biển Hoa Đông.

Để đáp trả Trung Quốc, Malaysia và Việt Nam đều đã tăng cường sức mạnh quân sự. Vào năm 2011, Philippines tăng gấp đôi chi tiêu quốc phòng, đồng thời vào tháng 4 năm 2014 đã ký với Mỹ thỏa thuận dài tới 10 năm, cho phép nhiều lực lượng Mỹ hơn đóng trên lãnh thổ của họ.

Ngày 1 tháng 7, Chính phủ Nhật Bản tuyên bố, muốn giải thích lại Hiến pháp hòa bình để cho phép quân đội của họ có thể tiến hành cứu viện khi đồng minh bị tấn công.

 

Posted Image

Tàu ngầm diesel-điện Tp.Hồ Chí Minh lớp Kilo của Hải quân Việt Nam (ảnh minh họa)

 

Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ, thượng tướng Harry Harris tháng 4 cho biết: "Tôi cảm thấy lo ngại về tăng trưởng sức mạnh quân sự của Trung Quốc, họ thiếu minh bạch, hơn nữa phương thức hành vi ở khu vực này ngày càng cứng rắn".

===================

Từ lâu, Lão Gàn đã phát biểu rằng: Trong chiến tranh hiện đại, nước nào phòng thủ tốt sẽ giành chiến thắng cuối cùng.

Bởi vậy, chỉ cần một quả tên nửa "Tùng phèng" đầu tiên của Tung Cóoc - Í nộn - "Tung phoeng" của Tung Cóoc - bắn trượt, hoặc bị phá hủy trước khi bắn quả thứ hai thì mọi chuyện sẽ không đơn giản.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhật cảnh báo nguy cơ đụng độ Trung Quốc

18/07/2014 06:52 (GMT + 7)

TT - Sách trắng quốc phòng Nhật khẳng định vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Trung Quốc đang khiến căng thẳng leo thang trên biển Hoa Đông và có thể dẫn tới những cuộc đụng độ quân sự.

Posted Image

Máy bay quân sự Nhật bay trên bầu trời quần đảo Senkaku/Điếu Ngư - Ảnh: AFP

========================

 

Tung Cóoc ngày càng sai lầm nghiêm trọng trong các sách lược quốc tế. Cách phân tích, nhìn nhận vấn đề của họ hết sức tiểu tiết, cục bộ và đặc biết rất chủ quan.

 

 

 

"Mỹ đã có kế hoạch can thiệp quân sự nếu Trung Quốc tấn công Việt Nam"

Hồng Thủy

23/07/14 06:19

(GDVN) - Washington sẽ can thiệp quân sự nếu Trung Quốc tấn công Philippines hay Nhật Bản. Một cuộc tấn công vào Việt Nam cũng có thể dẫn đến những phản ứng tương tự.

 
Posted Image

Tàu chiến Mỹ. Hình minh họa.

 

Eur Asia Review ngày 21/7 đăng bài phân tích của Tiến sĩ Subhash Kapila, thành viên Nhóm phân tích Nam Á từ Ấn Độ bình luận, Biển Đông đã nổi lên như một điểm nóng trong khu vực và toàn cầu, gây nguy hiểm cho an ninh và ổn định của khu vực Đông Thái Bình Dương rộng lớn. Những điều này phát sinh chủ yếu từ xu hướng của Bắc Kinh muốn dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp lãnh thổ.

Trung Quốc chiếm đóng (xâm lược) quần đảo Hoàng Sa (của Việt Nam) còn chưa đủ, họ còn đánh chiếm 1 phần quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam - PV) kết hợp với các hoạt động hàng hải và hải quân rộng lớn trên Biển Đông đang mở ra sự thống trị hàng hải của Bắc Kinh trên vùng biển này.

Sự kiện Trung Quốc hạ đặt bất hợp pháp giàn khoan 981 với hạm đội tàu hộ tống lên cả trăm chiếc trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam hồi tháng 5 và nỗ lực cải tạo bất hợp pháp để tạo ra các đảo nhân tạo ở Trường Sa đã cho thấy, Trung Quốc đang triển khai một kế hoạch chiến lược chi tiết ở Biển Đông, trong đó chống leo thang xung đột hoặc giải quyết xung đột trên Biển Đông không phải mối bận tâm của họ.

Thủ đoạn chiếm đảo ở Biển Đông hiện nay dường như được Bắc Kinh thay thế bằng một chiến thuật mới để tạo ra các hòn đảo nhân tạo (bất hợp pháp) để không chỉ nhằm yêu sách một vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn hơn, mà còn bổ sung căn cứ mở rộng phạm vi kiểm soát quân sự lớn hơn đối với vùng biển chiến lược này.

Kế hoạch chiến lược của Trung Quốc ở Biển Đông cần phải được nhìn từ lăng kính Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự để hiện thực hóa đường lưỡi bò. Yêu sách (vô lý) hầu như bao gồm toàn bộ Biển Đông đã được tăng cường cùng với sự hoạt động mạnh mẽ của hải quân Trung Quốc ở Biển Đông với cái cớ bảo vệ "lợi ích quốc gia cốt lõi". Hoạt động này thậm chí có thể đi đến chiến tranh.

Bắc Kinh tăng cường năng lực quân sự trên Biển Đông với mục tiêu hết sức rõ ràng, bao gồm thống trị toàn bộ Biển Đông và xem đó như một mục tiêu bắt buộc trong các chiến lược tấn công và phòng thủ của quân đội Trung Quốc. Kết thúc trò chơi này, Bắc Kinh muốn biến Biển Đông thành ao nhà của họ được gọi với mỹ từ "vùng nội thủy" hay "vùng nước lịch sử".

Trong nỗ lực thống trị toàn bộ Biển Đông, rất có khả năng Bắc Kinh sẽ tuyên bố áp đặt vùng nhận diện phòng không (ADIZ) ở Biển Đông tương tự như đã làm ở Hoa Đông. Chiến lược (cuồng vọng) này của Bắc Kinh không chỉ giới hạn trong việc kiềm tỏa hoặc đánh bại Việt Nam và Philippines, mà còn nhằm đánh bại sự thống trị của Hoa Kỳ ở Tây Thái Bình Dương.

 

Posted Image

Tiến sĩ Subhash Kapila.

 

Động thái hung hãn của Trung Quốc ở Biển Đông sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết các vấn đề có lợi cho họ đã tạo ra sự mất niềm tin nghiêm trọng trong khu vực đối với Trung Quốc, làm suy giảm đáng kể đến hình ảnh chính trị của Bắc Kinh. Xét về tổng thể, có một mối quan ngại ngày càng tăng ở Đông Nam Á rằng Trung Quốc đang nổi lên như một mối đe dọa quân sự, kích thích một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực, đặc biệt là tàu ngầm.

Những yếu tố này cho thấy Trung Quốc không phải là một bên liên quan lành tính, họ đang làm tổn hại đến an ninh, hòa bình và ổn định ở Biển Đông cũng như Đông Nam Á, không những thế nó còn tạo ra các tác động tiêu cực trên phạm vi toàn cầu.

Cuồng vọng của Trung Quốc thống trị chiến lược toàn bộ Biển Đông cũng đẩy Trung Quốc và Mỹ vào thế so găng chiến lược ở Tây Thái Bình Dương. Trong khi phân cực chiến lược đối phó với tham vọng Trung Quốc đang bắt đầu hình thành ở châu Á.

Về phía Hoa Kỳ, quân đội Mỹ được cho là đã hoàn thành kế hoạch dự phòng để Washington sẽ can thiệp quân sự nếu Trung Quốc tấn công Philippines hay Nhật Bản. Một cuộc tấn công vào Việt Nam cũng có thể dẫn đến những phản ứng tương tự của Mỹ.

Đối với Nhật Bản, chiến lược thống trị toàn bộ Biển Đông và Hoa Đông từ phía Trung Quốc có thể đẩy Nhật Bản vào thế phải trang bị vũ khí hạt nhân để bảo vệ an ninh quốc gia và sự sống còn của mình. Ấn Độ đã từng bị đẩy vào tình thế tương tự năm 1998 mặc dù họ đã tiến hành vụ thử nghiệm hạt nhân hòa bình đầu tiên của mình năm 1974.

Kết luận vấn đề, Tiến sĩ Subhash Kapila cho rằng, chính các hành động hung hăng khiêu khích của Trung Quốc ở Biển Đông đã biến vùng biển này thành một thùng thuốc súng, kích thích chủ nghĩa dân tộc cực đoan trỗi dậy. Bắc Kinh đang đánh bạc với nhận thức rằng sức mạnh của Mỹ đang suy giảm, còn Án Độ và Nhật Bản thì không thể kết hợp chiến lược với nhau, vì vậy Bắc Kinh có thể rảnh tay thống trị toàn bộ Biển Đông.

Trung Quốc dường như không biết gì về những bài học của thế kỷ 20 khi mà các thế lực bành trướng sử dụng sức mạnh quân sự hoặc đe dọa dùng vũ lực cố gắng phá vỡ sự cân bằng chiến lược, cuối cùng đều kết thúc trong sự ô nhục.

===============================

Hừ! Cái này Lão gàn cũng đã nói lâu rùi. Trong "Việt sử 5000 năm văn hiến và Biển Đông".

 

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xung đột Biển Đông qua nhìn nhận của một số học giả và chính khách Mỹ và phương Tây

 Hồ Sĩ Quý

GS.TS.,  Viện Thông tin Khoa học xã hội

12-07-2014

http://www.vass.gov.vn/noidung/tintuc/Lists/KhoaHocCongNghe/View_Detail.aspx?ItemID=4

 

Lời BBT:
Biển Đông thực ra đã nóng lên từ vài chục năm trước, ít ra là từ năm 1974 khi Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa, rồi sau đó, năm 1988 khi Trung Quốc đánh chiếm Gạc Ma. Nhưng xung đột tại một vài hòn đảo hoặc bãi đá là khác về chất (tính chất nguy hiểm, mức độ ảnh hưởng…) so với xung đột trên toàn Biển Đông. Từ tháng 3/2014 đến nay, Trung Quốc đã thực hiện hàng loạt hành vi gây hấn trên toàn Biển Đông, từ cửa ngõ Vĩnh Bắc Bộ đến tận đảo Gạc Ma trên quần đảo Trường Sa. Tại vị trí cách đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi 120 hải lý về phía đông, nơi hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, từ 1/5/2014 đến nay, Trung Quốc đã đưa giàn khoan khổng lồ Haiyang 981 đi kèm hàng trăm tàu hộ tống và hàng chục máy bay quân sự, hàng ngày thực hiện các hành vi xâm phạm chủ quyền, đâm chìm tàu cá, bắt giữ ngư dân, cản trở lực lượng chấp pháp Việt Nam thực thi công vụ. Tình huống của xung đột từ 5/2014 đến nay đã làm cho trật tự địa chính trị liên quan đến Biển Đông ở vào trạng thái nguy hiểm.
Mặc dù sự nhẫn nại gìn giữ hòa bình của Việt Nam được cả thế giới chứng kiến hàng ngày, nhưng nếu mưu đồ độc chiếm Biển Đông được Trung Quốc tính toán và thực hiện như hiện nay, thì hệ lụy của xung đột Biển Đông thật khó dự báo, không chỉ đối với Việt Nam, cũng không chỉ đối với giấc mộng cường quốc Trung Hoa, mà còn đối với trật tự hòa bình và phát triển của tất cả các quốc gia quanh Thái Bình Dương, nếu chưa muốn nói là toàn thế giới.
Độ nóng của Biển Đông nhìn từ phía Việt Nam có thể là tương đối rõ. Nhưng nhìn từ bên ngoài, vấn đề thể hiện như thế nào. Với bài viết này, tác giả, người đã nhiều năm theo dõi khá sát những nghiên cứu về Biển Đông, sẽ cung cấp cho bạn đọc: các học giả và các chính khách Mỹ và Phương Tây nhìn nhận như thế nào về mưu đồ độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc, mưu đồ này có liên quan gì đến cái gọi là “Sự trỗi dậy hòa bình” và “Giấc mộng Trung Hoa” và tại sao R. Kaplan lại nhận định rằng, “Thực tế là, không có quốc gia nào bị đe dọa bởi sự trỗi dậy của Trung Quốc bằng Việt Nam” (The fact is, no country is as threatened by China’s rise as much as Vietnam).
Bài viết gồm 4 phần:

I. Khi con sư tử Trung Hoa thức dậy.

II. Hà Nội 7/2010: Tuyên bố của Hillary Clinton và Chiến lược thế kỷ Thái Bình Dương của Mỹ.

III. Biển Đông – “vạc dầu châu Á” qua phân tích của Robert D. Kaplan và nhóm chiến lược gia CNAS.

IV. Những hệ lụy.
Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc.

 

Posted Image

 

I. Khi con sư tử Trung Hoa thức dậy

1. Nếu coi nhận định của Napoleon về Trung Quốc cách đây gần trọn 200 năm là một dự báo, thì dự báo đó ngày nay đã có thể gọi là một tiên đoán - một tiên đoán thuộc loại chậm được chứng thực trong lịch sử nhân loại: “Khi con sư tử Trung Quốc thức dậy, cả thế giới sẽ run sợ” - năm 1816, Napoleon Bonaparte đã nói như vậy[1].

 

Posted Image

 

Nỗi lo ngại của Napoleon được coi là có cơ sở vì nó xuất phát từ toàn bộ nền văn hóa chính trị đối nội và đối ngoại của các Vương triều Trung Hoa. Nỗi lo ngại đó ám ảnh nền chính trị Châu Âu và thế giới đến nỗi, năm 1973, khi Trung Quốc vẫn còn ngập chìm trong hỗn loạn của cách mạng văn hóa, mà Alain Peyrefitte[2], một chính trị gia thân tín của Charles De Gaulle và là nhà văn Pháp, vẫn mượn câu nói của Napoleon làm tiêu đề cho cuốn sách của mình “Quand la Chine s'éveillera, le monde tremblera” (“Khi Trung Quốc thức dậy, cả thế giới sẽ run sợ”). Theo Peyrefitte, với số dân khổng lồ, khi Trung Quốc đạt đến một trình độ nào đó về văn minh và công nghệ, họ sẽ áp đặt cách hành xử Trung Hoa lên phần còn lại của thế giới. Năm 1996, sau một thời gian dài thấy kinh tế Trung Quốc liên tục tăng trưởng cao, quốc phòng lớn mạnh, sự kiện Thiên An Môn 1989 cũng không làm Trung Quốc chùn tay, Peyrefitte viết tiếp cuốn sách thứ hai về chủ đề này “Trung Quốc đã thức tỉnh” (La Chine s'est éveillée). Cả hai cuốn sách đều gây ấn tượng mạnh với người đọc Châu Âu và Phương Tây[3].

 

Posted Image

 

2. Không biết có bao nhiêu người Trung Quốc biết hai cuốn sách này, nhưng giới lãnh đạo Trung Quốc hiểu được thế giới nghĩ gì về mình, nên năm 2003, trong một chuyến thăm Mỹ, tại Đại học Harvard, Ôn Gia Bảo, Thủ tướng Trung Quốc lúc đó đã đưa ra quan niệm “Trung Quốc trỗi dậy hòa bình” (中国和平崛起). Lý luận “Trỗi dậy hòa bình” hóa ra lại khiến thế giới lo ngại thêm. Bởi vậy, năm 2004 tại diễn đàn Bác Ngao, Hồ Cẩm Đào đã thay chữ “trỗi dậy” của Ôn Gia Bảo bằng chữ “Phát triển” - “Trung Quốc phát triển hòa bình” (中国 和平 发展). Tháng 3 năm nay trong chuyến thăm Pháp, Chủ tịch Tập Cận Bình không ngần ngại đối diện với lời nhận xét của Napoleon, nhưng giải thích khác đi: “Hôm nay con sư tử Trung Quốc đã thức dậy. Nhưng sự trỗi dậy của Trung Quốc là con sư tử hòa bình, thân thiện, văn minh” (The rise of China as a head than 'peace, amiable, civilized' lion[4]).

Lúc Tập Cận Bình đang ở Pháp cũng là lúc Trung Quốc bí mật chuyển vật liệu để xây dựng sân bay ở bãi đá Gạc Ma, nơi Trung Quốc đã cưỡng chiếm bằng vũ lực năm 1988, làm 64 chiến sỹ Việt Nam hy sinh. Sau đó chỉ hơn một tháng, 5/2014, Trung Quốc đưa giàn khoan khổng lồ Haiyang 981 đi kèm hàng trăm tàu hộ tống và hàng chục máy bay quân sự vào khu vực đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Ngày 26/5/2014, tàu Trung Quốc đâm chìm tàu đánh cá của ngư dân Đà Nẵng.

 

Posted Image

 

 Tháng 6/2016, Trung Quốc tiếp tục đưa nhiều giàn khoan khác xuống Biển Đông, trong đó giàn khoan 09 nằm ngay tại Vịnh Bắc Bộ, nơi hai bên đang thảo luận để phân định ranh giới. Ngày 23/6/2014, Trung Quốc công bố bản đồ dọc, sửa đường 9 đoạn trên biển thành đường 10 đoạn ôm trọn Biển Đông của Việt Nam và vi phạm lãnh hải nhiều nước Đông Nam Á; bản đồ này còn vẽ luôn cả bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ vào lãnh thổ Trung Quốc. Ngày 24/6/2014, cùng một lúc 4 tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc xuất hiện tại đảo Hải Nam. Ngày 3/7/2014, quân đội Trung Quốc bắt 6 ngư dân Việt Nam khi đang đánh cá trong ngư trường Việt Nam truyền thống.

Mặc dầu hành xử như vậy, nhưng trong lễ kỷ niệm 60 năm Hội Hữu nghị nhân dân Trung Quốc ngày 16/5/2014, Tập Cận Bình vẫn nói “Trong máu của dân tộc Trung Hoa không có gen xâm lược, thống trị thế giới”. Và để bào chữa cho hành động xâm lăng Biển Đông, ngày 27/6/2014 trong một cuộc họp có nhiều quan chức cao cấp của Trung Quốc, Tập Cận Bình giải thích, trong quá khứ Trung Quốc yếu về phòng thủ trên biển và trên đất liền nên “bị các nước khác bắt nạt”. Bởi vậy, ngày nay quân đội Trung Quốc phải tăng cường kiểm soát biên giới trên bộ và trên biển của nước này[5].

 

Posted Image

 

Khi Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974, xâm lược 6 tỉnh biên giới năm 1979 hay đánh chiếm Trường Sa năm 1988… con sư tử Trung Hoa có thể vẫn được coi là chưa thức giấc. Nhưng đến thời điểm hiện nay, rõ ràng là Trung Quốc đã trỗi dậy. Nhưng sự trỗi dậy được xem là quá hiếm hoi những biểu hiện “hòa bình, thân thiện và văn minh” mà lại dựa vào khá nhiều phương thức kém văn minh, thường xuyên bất chấp lẽ phải và công pháp quốc tế. Hầu hết những gì Trung Quốc đã làm từ nhiều năm nay, từ thiếu minh bạch trong chi phí quân sự đến thả lỏng trách nhiệm trong sản xuất hàng hóa, từ thao túng các nước ASEAN đến cư xử ngang ngược với các nước láng giềng, từ khai thác thô bạo ở Châu Phi đến mưu đồ độc chiếm Biển Đông… tất cả đều khiến cộng đồng thế giới lo ngại. Thuật ngữ “Chinazi”, “Chinazism” ám chỉ Trung Quốc là một kiểu Quốc xã mới đã được sử dụng cả trong ấn phẩm và ở nhiều diễn đàn không chính thức[6]. Và, với những sự kiện mới nhất làm nóng Biển Đông, lời tiên đoán của Napoleon đã không còn chỗ cho Trung Quốc bào chữa.

 

Posted Image

 

3. Thực ra, Biển Đông đã nóng từ vài chục năm nay. Nhưng nóng do xung đột cục bộ tại một vài hòn đảo so với nóng toàn bộ Biển Đông, từ Vịnh Bắc Bộ tới đảo Gạc Ma, là hai tình huống khác nhau rất xa. Hiện nay, dư luận quốc tế lo ngại xung đột Biển Đông có thể đẩy các bên tranh chấp đi quá xa - quá giới hạn của sự kiềm chế. Trong khi đó, bước leo thang từ “xung đột” tới “xung đột có vũ trang” hay “chiến tranh” lại là thứ logic không thiếu gì nguyên cớ, mặc dù sự nhẫn nại gìn giữ hòa bình của Việt Nam được cả thế giới chứng kiến hàng ngày. Nếu mưu đồ độc chiếm Biển Đông được Trung Quốc tính toán và thực hiện như hiện nay, thì xung đột vũ trang ở Biển Đông là khả năng khó tránh. Nếu xung đột vũ trang xảy ra ở Biển Đông thì việc phân định lại trật tự địa chiến lược trên Thái Bình Dương cũng đương nhiên sẽ được khởi động. Và như vậy, chẳng có gì giữ nổi cuộc chiến chỉ hạn chế trên biển. Không khó để hình dung, tình huống chắc sẽ không thể giống như Hoàng Sa năm 1974 hay Gạc Ma năm 1988 được nữa. Carl Thayer không phải là người duy nhất bày tỏ lo lắng về tình huống ảm đạm này[7].

4. Cách đây chỉ vài năm, lo ngại ở mức độ này chưa xuất hiện. Lúc đó, tất cả các dự báo mạnh bạo và cực đoan nhất dựa trên các thông tin khai thác ở mức thiên kiến nhất, cũng đều chưa dám tiên lượng về một cuộc chiến trên Biển Đông. Tất cả đều cố gắng đặt niềm tin vào sức mạnh kiềm chế, rằng chiến tranh sẽ không xảy ra, ít nhất là trong một tương lai gần; dự báo về chiến tranh chẳng qua chỉ để ép các nhà chức trách có trách nhiệm hơn trong việc theo đuổi hòa bình. Nhưng xung đột ở Biển Đông từ tháng 5/2014 đến nay đã gây ra một hiệu ứng khác. Lo ngại chiến tranh đã bắt đầu được đề cập cả trong các tính toán chiến lược, các diễn đàn ngoại giao và cả trong các tranh cãi đường phố. Vấn đề là ở chỗ, trong các tình huống cận xung đột vũ trang, một khi thủ lĩnh các bên vẫn còn định kỳ gặp gỡ và “nâng cốc yến tiệc”, thì chiến tranh vẫn chỉ là một khả năng xa, nghĩa là việc thảo luận trên bàn vẫn quyết định tình hình thực tế. Nhưng một khi tình hình thực tế đã tiềm tàng phát sinh những tình huống không kiểm soát được, thì chiến tranh bao giờ cũng là điểm hội tụ của những yếu tố bất ngờ - thời điểm xảy ra chiến tranh, trên thực tế, cũng đã từng bất ngờ ngay cả với bên gây chiến. Xung đột biển Đông hiện nay đã được một số học giả coi là ở vào trình độ tiềm tàng những tình huống khó kiểm soát[8].

Ở Việt Nam, trong tâm thế hết sức thận trọng, một số nhà lãnh đạo đã phải nói tới việc “chuẩn bị cho tình huống xấu” (hoàn toàn trái ngược với sự xuyên tạc trắng trợn của báo chí Trung Quốc). Còn tại Trung Quốc, khá nhiều học giả và tướng lĩnh cấp cao, chẳng hạn, Thường Vạn Toàn, Phòng Phong Huy, Tôn Kiến Quốc, Kim Vĩnh Minh, Lương Quốc Lương… lại công nhiên kêu gọi đánh Việt Nam, “Đánh một trận thiên hạ sẽ ổn định”. Thậm chí “Kế hoạch tấn công Việt Nam trong 31 ngày” mà hồi năm 2008 phía Việt Nam đã có ý kiến chính thức phản đối, cũng được giới chức Trung Quốc bật đèn xanh cho mạng Sina.com đăng lại. Tâm lý hiếu chiến dân tộc chủ nghĩa Đại Hán có thể dễ dàng bắt gặp trên báo chí Trung Quốc[9].

 

II. Hà Nội 7/2010: Tuyên bố của Hillary Clinton và Chiến lược thế kỷ Thái Bình Dương của Mỹ

1. Đối diện với một Trung Quốc tham vọng quá lớn, từ vài năm gần đây Chiến lược “xoay trục về Châu Á” và “Thế kỷ Thái Bình Dương” của Mỹ đã được thực thi. Tuy nhiên, tư tưởng của Chiến lược này, không phải xuất phát từ sự “ấu trĩ, bốc đồng của các chính trị gia thời Obama-Clinton (Hillary)”, mà thật ra đã được hình thành từ trước và được bắt đầu thực thi dưới thời George W. Bush, nhưng sự kiện 911 (11/9/2001) ngay sau đó đã làm mờ đi kế hoạch này. Điều quyết định hơn, thái độ hung hăng của Trung Quốc trong gần hết thập niên đầu tiên của thế kỷ mới cũng chưa đến mức nguy hiểm như hiện nay. Còn mưu đồ độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc trong cái nhìn của người Mỹ và Phương Tây thì đã rõ ngay từ khi Trung Quốc còn nghèo đói.

 

Posted Image   Posted Image      

 

2. Người đầu tiên trong số các bộ óc chiến lược Mỹ bày tỏ sự lo ngại về xung đột có thể xảy ra giữa Việt Nam và Trung Quốc ở Biển Đông là Samuel Huntington, học giả nổi tiếng toàn thế giới với tác phẩm “Sự đụng độ của các nền văn minh” xuất bản bằng 39 thứ tiếng. Từ góc độ trật tự địa chính trị, năm 1993 ông đã cảnh báo các nhà chiến lược Mỹ về điều này trên tờ “Foreign Affairs” Vol. 72 số 3, nhưng do quan tâm nhiều hơn đến mối đe dọa Hồi giáo cực đoan nên lúc đó dường như không mấy ai chú ý. Phát triển tư tưởng này trong cuốn sách “Sự đụng độ của các nền văn minh” xuất bản năm 1996, ông viết rõ: “Sự bá quyền của Trung Quốc ở Đông Á khó có thể đưa đến sự bành trướng về kiểm soát lãnh thổ thông qua can thiệp quân sự trực tiếp” nhưng “Biển Đông là trường hợp ngoại lệ”[10]. Ngoại lệ - đây là điều thật đáng chú ý. Phân tích điều này, Huntington chỉ ra rằng: “Cả Việt Nam và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, và lực lượng hải quân hai bên đã từng đụng độ nhau trong các thập kỷ 70 và 80. Trong những năm đầu thập kỷ 90, tiềm năng quân sự của Việt Nam đã giảm sút tương đối so với Trung Quốc… trong cuộc đối đầu với Trung Quốc, Hoa Kỳ có thể là nước sẵn lòng kiềm chế Trung Quốc hơn, song trong giữa thập kỷ 90, điều không rõ là Hoa Kỳ sẽ đi xa đến đâu trong việc chống lại sự đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc đối với Biển Đông. Cuối cùng thì, đối với Việt Nam, sự lựa chọn ít tồi tệ hơn cả có thể là ủng hộ Trung Quốc”[11]. Những dòng này Huntington viết trước năm 1995. Lý do, có thể không hoàn toàn như Huntington nói, nhưng Việt Nam quả thật đã lựa chọn phương thức gần giống với điều Huntington đã hình dung là “ủng hộ Trung Quốc”. Mặc dầu vậy, “việc lựa chọn điều ít tồi tệ hơn đối với Việt Nam”, từ đó đến nay, hóa ra cũng không ngăn cản nổi, và tệ hơn nữa, cũng gần như không tác động được gì đến việc Trung Quốc quyết tâm thực hiện độc chiếm Biển Đông. Huntington mất 12/2008, nhưng những điều ông viết vẫn rất sống động với thế giới hôm nay, với sự lựa chọn chiến lược của Nhà Trắng, không chỉ về vùng Trung Cận Đông, về thế giới Hồi Giáo, mà còn về quan hệ Mỹ Trung, Mỹ Nhật, và đặc biệt về Biển Đông và Việt Nam[12].

3. Trong những diễn biến liên quan đến Biển Đông, cần thiết phải nhắc tới sự kiện ngày 23/7/2010, Hội nghị Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN (ARF) lần thứ 17 được tổ chức tại Hà Nội. Đây là Hội nghị đánh dấu thái độ của Mỹ, của 27 nước thành viên ARF trong và ngoài ASEAN, và của cộng đồng thế giới về vấn đề Biển Đông. Ngoại trưởng Mỹ lúc đó, bà Hillary Clinton chính thức lên tiếng về “lợi ích quốc gia của Mỹ trong việc tự do hàng hải ở biển Đông”. Bà Clinton nói: “Mỹ tuyên bố hỗ trợ ngoại giao đối với các bên tranh chấp và lên án sự cưỡng ép, sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực của bất kỳ nước nào”. Ngoại trưởng Mỹ còn nói rõ, “việc đòi chủ quyền đối với không gian biển phải bắt nguồn từ việc đòi chủ quyền hợp pháp với các đảo, đất, đá... trên biển”[13]. Tuyên bố này ngay thời điểm đó đã gây chấn động mạnh. Hơn một nửa trong số 27 nước có mặt phát biểu ủng hộ. Dương Khiết Trì, ngoại trưởng Trung Quốc lúc đó, tức giận bỏ phòng họp và chính giới Trung Quốc khó chịu. Nhắc lại sự kiện này trong cuốn Hồi ký “Sự lựa chọn khó khăn” mới xuất bản 6/2014 của mình, bà Clinton kể lại, lúc đó “Trung Quốc đã đi quá đà và Việt Nam là cơ hội độc đáo chiến lược cho dù đầy thách thức”. “Tôi thấy Dương Khiết Trì giận tái mặt! Anh ta yêu cầu dừng phiên họp một tiếng đồng hồ trước khi trả lời. Khi trở lại, nhìn thẳng vào mắt tôi, Dương Khiết Trì bác hẳn chủ đề Biển Đông và cảnh báo mọi can thiệp từ bên ngoài. Rồi quay sang các nước láng giềng châu Á, anh ta nhắc lại rằng Trung Quốc “là một nước lớn, lớn hơn tất cả những nước có mặt ở đây cộng lại” (China is a big country, bigger than any other countries here). Trong khuôn khổ hội nghị này, đó không phải là một lý lẽ thuyết phục”[14]. Điều thú vị là, hiện nay cuốn sách này chính thức bị cấm phát hành ở Trung Quốc.

 

Posted Image   Posted Image      

 

4. Không dừng ở đó, cuối năm 2011, Mỹ đã chính thức tuyên bố thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ Thái Bình Dương của Mỹ. Phục vụ chiến lược này, Mỹ đã nâng cấp quan hệ quân sự và tiến hành tập trận chung với các nước như Philippines, Singapore, Australia, Ấn Độ… - những nước đang có tranh chấp với Trung Quốc. Kế hoạch cho sự có mặt dài lâu của quân đội Mỹ ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương cũng đã không ngần ngại được nói đến. Tinh thần “thế kỷ Thái Bình Dương” được Mỹ liên tục nhắc lại trong các diễn đàn chính trị quốc tế. Tại Diễn đàn các quốc đảo Thái Bình Dương (PIF) diễn ra ở đảo Cook ngày 31/8/2012, ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh “Washington sẽ can dự lâu dài ở Nam Thái Bình Dương” vì Thái Bình Dương không phải là ao nhà của bất kỳ ai, mà “Khu vực Thái Bình Dương đủ rộng cho tất cả các nước, cho Mỹ và cho một Trung Quốc đang lên”[15].

 

Posted Image

 

Thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ Thái Bình Dương của Mỹ - lời tuyên bố chính thức cho chiến lược này được ngoại trưởng Mỹ công bố tại hội nghị thượng đỉnh khối APEC gồm 21 nước Châu Á - Thái Bình Dương nhóm họp tại Honolulu ngày 10/11/2011. Tuyên bố này sau đó được đăng lại trên tờ Foreign Policy số tháng 11/2011. Chắc chắn đây là một văn kiện quan trọng mà có thể nhiều thập niên sau người ta mới thấy hết ý nghĩa của nó. Với tuyên bố này, bà Clinton nói rõ: “Tương lai của các hoạt động chính trị sẽ được quyết định ở Châu Á, chứ không phải ở Apghanistan hay Iraq, và Mỹ sẽ ở trung tâm của những hành động đó… Châu Á có ý nghĩa quyết định đối với tương lai của nước Mỹ, một nước Mỹ can dự sẽ có ý nghĩa sống còn đối với tương lai của Châu Á. Mỹ là cường quốc duy nhất có mạng lưới liên minh rộng khắp trong khu vực, không tham vọng về lãnh thổ, và từ lâu đã có những thành tích trong việc mang lại lợi ích chung”[16]. Sự can dự của Mỹ với truyền thống của một Đế quốc không tham vọng lãnh thổ luôn được các nước có liên quan coi là điều có sức thu hút[17].

5. Có thể là để chuẩn bị cho Ngoại trưởng Hillary Clinton công bố chiến lược Thế kỷ Thái Bình Dương, tờ Foreign Policy số tháng 9 và tháng 10 năm 2011 đã cho ra mắt bài “Biển Đông: tương lai của xung đột” của R. Kaplan[18], một bài viết vạch rõ những căn cứ lý luận, lịch sử và những tư tưởng nền tảng cho chiến lược Biển Đông của Mỹ. Tháng 1/2012, Kaplan cùng các tác giả khác của CNAS (Center for a New American Security, Trung tâm An ninh Mỹ) còn công bố bản phúc trình 115 trang mang tên “Phối hợp lực lượng: Mỹ, Trung Quốc và Biển Đông”, thực chất là tư tưởng về hoạch định Chiến lược của Mỹ đối với Biển Đông[19]. Bài viết “Biển Đông: tương lại của xung đột” cùng với Bản phúc trình “Phối hợp lực lượng” từ ngày đó đã gây được sự chú ý của giới nghiên cứu, giới quân sự, các nhà hoạt động xã hội và các chính khách ở khắp các diễn đàn liên quan tới tình hình Biển Đông, Việt Nam và Châu Á - Thái Bình Dương.

 

Posted Image

 

III. Biển Đông – “vạc dầu châu Á” qua phân tích của Robert D. Kaplan và nhóm chiến lược gia CNAS

1. Trong giới chính trị chiến lược Mỹ và phương Tây, Robert D. Kaplan[20], chuyên gia nổi tiếng của Hội đồng Chính sách Quốc phòng Mỹ, người có tầm nhìn sâu sắc về chiến lược và có kinh nghiệm dày dạn trong hoạt động quân sự, được coi là người giỏi nhất về tình hình Biển Đông. “Vạc dầu Châu Á” là thuật ngữ gọi Biển Đông của Kaplan từ tháng 3/2014. Gần như trùng với thời điểm Trung Quốc đưa giàn khoan Haiyang 981 vào Biển Đông, Kaplan đã cho ra mắt cuốn sách “Vạc dầu Châu Á: Biển Đông và sự kết thúc của Thái Bình dương yên tĩnh”[21]. Cuốn sách trở thành “hiện tượng” ở Mỹ và nhiều nước phương Tây, một phần vì tên tuổi của Kaplan, phần khác vì chính sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan Haiyang 981 vào vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam.

 

Posted Image

 

2. Có thể nói không ngoa rằng, kể từ khi Biển Đông nóng lên thì trên bàn làm việc của tất cả các chính khách và các chiến lược gia về Châu Á - Thái Bình Dương, bên cạnh hồ sơ tranh chấp và xung đột, chắc chắn phải là cuốn sách “Vạc dầu Châu Á…” của Kaplan. Có lẽ không ai dám bỏ qua cuốn sách này nếu muốn đưa ra ý kiến của mình. Đánh giá cuốn sách, Henry Kissinger, người vẫn được coi là nhà kiến tạo quan hệ Mỹ Trung hiện đại, Ngoại trưởng Mỹ 1973-1977, Cố vấn an ninh Quốc gia Mỹ 1969-1975, viết: “Một nghiên cứu hấp dẫn và không tầm thường. Cuốn sách mới và quan trọng này soi sáng một chân lý cổ xưa: Địa lý là nhân tố chủ yếu trong việc quyết định số phận của các quốc gia, từ các Pharaoh của Ai Cập ngày xưa đến Mùa xuân Ả Rập hiện nay”[22].

Cuốn sách gồm 8 chương, trong đó chương 3 được dành riêng viết về Việt Nam (Tiêu đề chương 3: “Thân phận của Việt Nam” - The Fate of Vietnam). Với sự am tường Việt Nam ở mức khá sâu cả về lịch sử và cả về hiện trạng, sự cảm nhận sắc sảo những nét tinh tế và phức tạp của vấn đề qua các cuộc gặp gỡ với những chính khách và các nhân vật đáng chú ý ở Việt Nam, Mỹ và ở các nước khác, Kaplan đã phân tích khá rõ vị thế vô cùng khó khăn và phức tạp của Việt Nam trước ý đồ của Trung Quốc trong trật tự địa chính trị thế kỷ XXI.

Quan điểm của Kaplan và các nhà chiến lược Mỹ nhóm CNAS, trong cuốn sách “Vạc dầu Châu Á…” và trong các bài viết quan trọng của họ (đã được dẫn ra ở bài viết này), theo chúng tôi, có mấy điểm đáng chú ý (đáng ra phải trình bày rất dài, nhưng xin được nói vắn tắt ở đây) như sau:

3. Theo R. Kaplan, “những khu vực tranh chấp gay gắt nhất của địa cầu trong thế kỷ XX nằm trên lục địa châu Âu, đó là một địa cảnh (Landscape - trên bộ, trên đất liền, lục địa – Chúng tôi giải thích thêm. HSQ). Còn Đông Á, khu vực tranh chấp gay gắt nhất của thế giới trong thế kỷ XXI lại là biển, những hải vực bao la, một hải cảnh (Seascape). Sự khác biệt này là quan trọng giữa thế kỷ XX và thế kỷ XXI”[23].

Đây là nhận định tổng quát nhất của Kaplan về xung đột trong thế kỷ XXI, cũng là nhận định có ý nghĩa nền tảng để Kaplan phân tích những tình huống xung đột cụ thể ở Biển Đông và những ý đồ địa chính trị của các bên tranh chấp. Theo quan điểm này thì xung đột trong thế kỷ XXI chủ yếu là những xung đột liên quan đến biển, trên nền của những “hải cảnh”, chủ yếu nhằm giải quyết những vấn đề về biển. Không biết Kaplan quan niệm như thế nào về những vấn đề địa chính trị gay gắt trên bộ, trên đất liền, mà xung đột gay gắt nhất của thế kỷ này, theo ông lại chỉ còn ở biển, nhất là những hải vực bao la. Chúng tôi chưa thấy ai phản bác quan điểm này của Kaplan, có thể là vì thế kỷ XXI, phạm vi thời gian trong khái quát của kaplan, cũng chỉ mới đi được một đoạn rất ngắn, 14 năm. Nhưng sự im lặng này cũng không đồng nghĩa với sự tán thành hoàn toàn quan điểm Kaplan.

 4. Kaplan dự báo “một hình thái xung đột ở Biển Đông sẽ khác hẳn với những gì đã từng thấy” (“xung đột thì không thể loại hoàn toàn ra khỏi đời sống nhân loại”, theo Kaplan). Trong tương lai, “Có lẽ chúng ta sẽ được chứng kiến một hình thái xung đột thuần túy hơn, chỉ nằm gọn trong lãnh vực hải quân. Đây là một tình huống đáng lạc quan”. “Xung đột hay chiến tranh trên biển thì chẳng có gì lãng mạn cả. Nhưng trong các trận hải chiến, trừ phi có pháo kích vào bờ, thực ra không hề có nạn nhân”[24].

Đây cũng là quan niệm tương đối mới lạ của Kaplan và cũng chưa thấy ai đồng tình hay phản đối. Chiến sự tương lai sẽ chỉ nằm gọn trong lĩnh vực hải quân, hải quân được Kaplan giải thích theo nghĩa rộng, gồm tất cả những gì liên quan đến biển, kể cả không quân trên biển. Kaplan có ý cho rằng, với chiến tranh hoặc xung đột trên biển, sẽ không có cảnh dàn trận với hàng vạn hoặc chục vạn quân nhân của những quân đoàn hay phương diện quân khổng lồ trên biển. Vùng chiến sự trên biển lại không nằm trong khu vực dân cư như trên bộ. Những hạm đội hùng hậu trên biển cũng chỉ có lực lượng lính thủy đánh bộ là trực tiếp tác chiến theo kiểu cổ điển[25]. Do vậy, những những tội ác chiến tranh theo kiểu trên bộ sẽ không xảy ra. “Không có nạn nhân” và “Tình huống lạc quan” hiểu theo Kaplan là như vậy.

Chúng tôi cho rằng quan điểm này của Kaplan cũng cần thiết phải được phản biện. Tuy nhiên, điều này vượt quá khuôn khổ và vấn đề của một bài báo.

5. Theo R. Kaplan, “trong quan hệ quốc tế, đứng sau mọi vấn đề đạo đức là vấn đề quyền lực... Trong những thập kỷ tới, tại Tây Thái Bình Dương, đạo đức có thể có nghĩa là từ bỏ một số lý tưởng mà chúng ta trân quí nhất (our most cherished) để kiến tạo ổn định. Chúng ta có thể làm gì khác hơn để nhường chỗ cho một Trung Quốc theo thể chế nửa – độc tài (quasi-authoritarian) trong khi quân đội của họ không ngừng bành trướng?… Đó cũng sẽ là một bài học của Biển Đông trong thế kỷ XXI - một bài học mà những người có lý tưởng (Idealists) không muốn nghe… Bởi thế bất cứ vở kịch đạo đức nào diễn ra ở Đông Á cũng phải mang sắc thái chính trị quyền lực khắc khổ thuộc loại sẽ khiến nhiều trí thức và ký giả tê điếng (numb)... Trong câu chuyện tái diễn ở thế kỷ XXI, với Trung Quốc đóng vai người Athens nắm giữ địa vị cường quốc hải dương có sức mạnh vượt trội trong khu vực, kẻ yếu vẫn phải khuất phục - và chỉ có thế mà thôi. Đây sẽ là chiến lược ngầm của Trung Quốc, những các quốc gia nhỏ hơn tại Đông Nam Á buộc phải liên kết với Hoa Kỳ để tránh khỏi số phận của người dân đảo Melos. Nhưng tàn sát - điều đó sẽ không hiện hữu”[26].

Cần phải có một chuyên luận riêng để bàn về những điều Kaplan vừa nói. Trước mắt, với các nhà nghiên cứu, việc thấu hiểu quan niệm này một cách sâu sắc để phản biện, tiếp thu hay bày tỏ thái độ phản đối là rất quan trọng. Hơn thế nữa chúng tôi cũng không có tài liệu hay thông tin về thái độ của Nhà Trắng đối với quan điểm này, không biết Tổng thống, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng… Mỹ có tán thành quan điểm này hay không, và nếu có thì ở mức độ nào.

6. Mặc dù viết khá nhiều về chiến tranh và cùng với thời gian, nguy cơ của xung đột vũ trang trong các ý kiến có ý nghĩa dự báo của Kaplan cũng ít nhiều tăng lên, nhưng trong cái nhìn toàn cục thì quan điểm của Kaplan và của các nhà chiến lược CNAS, tính đến nay (7/2014), vẫn nghiêng về phía tin tưởng vào khả năng kiểm soát của “lý trí lành mạnh”, ám chỉ trước hết là khả năng kiểm soát của Mỹ. Theo Kaplan, không để chiến tranh xảy ra ở Biển Đông là điều có thể làm được. Ông viết: “Cuộc đấu tranh để giành địa vị ưu việt tại Tây Thái Bình Dương không nhất thiết phải bao gồm chiến tranh. Chiến tranh chẳng phải là chuyện không thể tránh khỏi cho dù cạnh tranh là điều hiển nhiên”[27].

7. Về Việt Nam, khi cảm nhận và có ý sẻ chia với tâm thức của người Việt về mối đe dọa từ phương Bắc, Kaplan đã đưa ra một so sánh thú vị giữa Mỹ và Trung Quốc trong lịch sử Việt Nam. Ông viết: “Mỹ chỉ là một cấu thành bên lề của quá khứ Việt Nam, trong khi đó Trung Hoa lại là một thành tố cốt tử”. Ông tán đồng với Robert Templer, một học giả Mỹ đã có thời tham chiến ở Việt Nam về “nỗi lo sợ bị đô hộ là bất biến và vượt qua mọi khác biệt về hệ tư tưởng” ở người Việt. Theo Kaplan, “nỗi lo sợ của Việt Nam là một tất yếu sâu sắc vì Việt Nam không thể chạy trốn khỏi sự vây tỏa của người láng giềng khổng lồ phương bắc, có dân số đông gấp 15 lần. Người Việt Nam hiểu rằng vị trí địa lý đã quy định cách thức quan hệ của họ với Trung Hoa: họ có thể chiến thắng trên chiến trường, nhưng sau đó vẫn phải cử người đến Bắc Kinh thể hiện sự thần phục. Đó là tình huống lạ lùng đối với một quốc gia trên thực tế là một hòn đảo như Mỹ” [28].

“Thực tế là, không có quốc gia nào bị đe dọa bởi sự trỗi dậy của Trung Quốc bằng Việt Nam” (The fact is, no country is as threatened by China’s rise as much as Vietnam)[29]. Đây là một nhận xét sâu sắc, đặc biệt thú vị và phải là người có cái nhìn xuyên suốt lịch sử Việt Nam trong đối sánh với các quốc gia khác xung quanh Trung Quốc, thì mới có thể bật ra được nhận xét tinh tường như thế. Người Việt Nam đôi khi cũng có suy nghĩ tương tự, nhưng chưa thấy ai viết hoặc phát biểu chính thức như vậy.

 

IV. Những hệ lụy

1. Chắc chắn là Trung Quốc đã tính toán rất kỹ và chuẩn bị từ lâu để đưa giàn khoan Haiyang 981 cùng các phương tiện quân sự vào vùng biển chủ quyền của Việt Nam. Thời điểm mà Trung Quốc lựa chọn cũng thuộc loại hiếm hoi để Nga dẫu có định nói gì cũng phải im lặng[30] (sau cú gây chấn động địa chính trị ở Crimea và bắt tay với Trung Quốc để bán hàng trăm tỷ USD khí đốt trong suốt 30 năm). Mỹ đang có những vấn đề của mình ở Châu Âu và Trung Đông, trong khi Tổng thống Obama lại ở vào thời điểm bất lợi nhất về uy tín[31]. Nhật Bản đang “nín thở” để thực thi chính sách “quyền tự do nhiều hơn về quân sự” của mình. Philippines và Indonesia thì còn đang “ngơ ngác chưa hiểu Trung Quốc định làm gì” với các eo biển Malacca, Sunda, Blombok và Makascha[32]. Malaysia thì có thái độ bí ẩn đến nghi ngờ[33]. Thái Lan và Campuchia thì vô tình hoặc cố ý coi một vài bãi đá ở Thái Bình Dương là chuyện xa lạ. Lào thì lúng túng không biết thể hiện chính kiến như thế nào. Còn Việt Nam, “kẻ đối đầu hữu nghị” - đối tượng có ý nghĩa quyết định nhất cho việc thành bại của những âm mưu - thì thực lực quân sự vẫn chưa mạnh như dự kiến[34], kinh tế gặp nhiều khó khăn, đối nội và đối ngoại đều có những vấn đề lớn nhỏ. Một “cơ hội khó có thể tốt hơn” tương tự như lúc Trung Quốc đã đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974.

2. Cơ hội tốt, tiềm lực kinh tế vững, thực lực quân sự đủ mạnh, phương thức thừa tự tin để hiện thực hóa ý chí “Trung Hoa mộng”…, vậy bước đi này của Trung Quốc là đúng đắn hay sai lầm, có lợi hay có hại cho sự hình thành một Trung Hoa cường quốc vào những thập niên tới?

Dĩ nhiên Trung Quốc tự ca ngợi hành động của mình chính đáng và hơn thế nữa, còn là không quên “nỗi nhục trong lịch sử” (History of humiliation, như chính tập Cận Bình đã nói trước quân đội 27/6/2014[35]). Nhưng cũng không ít học giả, chính khách quốc tế, trong đó có cả học giả Trung Quốc, coi bước đi này của Trung Quốc là “dại dột”, “Cao Biền dậy non”, sai lầm, thậm chí sai lầm to lớn. Và, nếu thế thì đây mới là điều đặc biệt thú vị. Một Trung Quốc khôn ngoan, mưu lược, kỹ lưỡng đến từng chi tiết, ấp ủ mộng lớn tới hàng trăm năm… mà chẳng lẽ vẫn “dại dột”, và “về lâu dài lại gây tổn hại cho mình nhiều hơn”[36] hay sao.

Như trong tham luận “Thế kỷ châu Á và vấn đề Biển Đông” tại Hội thảo Việt Nam học lần thứ tư, Hà Nội, 11/2012[37], quan điểm của chúng tôi và của nhiều học giả quốc tế khác đã được trình bày, triển vọng về một Châu Á hưng thịnh trong thế kỷ XXI với cường quốc Trung Hoa đóng vai trò đầu tàu vĩ đại của sự tiến bộ, là triển vọng khá thực tế. Khó ai có thể ngăn trở hoặc phá vỡ được triển vọng này, ngoài chính Trung Quốc. Xin nhấn mạnh, Khó ai có thể ngăn trở hoặc phá vỡ được triển vọng này, ngoài chính Trung Quốc. Nghĩa là, nếu Trung Quốc biết kiềm chế tham vọng phi lý của mình và nếu Biển Đông không có chiến tranh, thì thế kỷ XXI sẽ là “Thế kỷ châu Á”, Trung Quốc sẽ trở thành một cường quốc có trách nhiệm và nhiều điều tốt đẹp khác sẽ đến với Châu Á và với thế giới.

Nhưng điều kỳ lạ đến khó tin là, trong đối ngoại, “Trung Quốc chỉ cảm thấy thoải mái khi hành xử theo cách của riêng mình” [38] (Rory Medcalf, Giám đốc chương trình an ninh quốc tế thuộc Viện Lowy, thành viên cao cấp của Viện Chính sách đối ngoại Brookings đã nhận xét như vậy). Nếu đúng như thế thì có thể tâm lý Đại Hán dân tộc chủ nghĩa đã che khuất tầm nhìn sáng suốt của giới lãnh đạo Trung Quốc.

Theo dõi đánh giá của các học giả Mỹ, Phương Tây và các nước khác, trong chừng mực tài liệu mà chúng tôi bao quát được, về hệ lụy của hành động Trung Quốc làm nóng Biển Đông, chúng tôi thấy các phân tích thường khá tập trung ở những nội dung sau: 1/ Trung Quốc làm xấu đi hình ảnh của chính mình, tự coi mình là trường hợp dị thường, làm mất thêm niềm tin của cộng đồng quốc tế. 2/ Làm sống dậy chủ nghĩa dân tộc Đại Hán hẹp hòi, “to xác, xấu tính” [39] (chữ dùng chỉ Trung Quốc của David Pilling, Biên tập viên kỳ cựu của tờ Financial Times). 3/ Vô tình thúc đẩy Liên minh Nhật - Mỹ - Philippines, Liên minh Nhật - Mỹ - Hàn. 4/ Buộc ASEAN khá lỏng lẻo phải đồng thuận hơn. 5/ Làm cho EU và phương Tây e ngại sâu sắc hơn đối với Trung Quốc. 6/ Đẩy Việt Nam xích lại phía Mỹ gần hơn. 7/ Cuối cùng, biến mối quan hệ giữa 2 Đảng cộng sản Trung Quốc và Việt Nam, vốn đã không nhiều tin tưởng, trở thành lạc lõng; vô hiệu hóa khẩu hiệu 4 tốt và 16 chữ vàng, mà Trung Quốc dùng để ràng buộc Việt Nam nhiều hơn là Việt Nam có thể yêu cầu gì ở phía Trung Quốc.

V. Kết luận

Mặc dù những hiện tượng dẫn ra trong bài đều là có thật và những đánh giá của các học giả và các chính khách Mỹ và Phương Tây về vấn đề đều rất khách quan, nhưng chúng tôi vẫn hy vọng rằng, quy luật về sự tiến bộ trước sau vẫn là quy luật thép. Và nếu thế thì những hiện tượng khiến thế giới cảm nhận không mấy tốt đẹp về sự trỗi dậy của Trung Quốc chẳng qua chỉ là những biểu hiện không bản chất, những bước vấp váp, quanh co hoặc thụt lùi… sai lầm của một một cường quốc đang lên. “Quay đầu là bờ” – Trung Quốc rồi sẽ nhận ra hay buộc phải nhận ra sai lầm của mình. “Hạ lưu” không thể là phương thức để phát triển. Sự “trỗi dậy” trong thế kỷ XXI không thể bằng cách nào khác ngoài hòa bình, thân thiện và văn minh, nếu Trung Quốc muốn là con sư tử Trung Hoa. Thế kỷ XXI vẫn là thế kỷ của một Châu Á thịnh vượng.

==================

 

[1]. Xem: Gabriel Racle (2005). L' Eveil de la Chine. L'Express 13-19 décembre 2005. http://www.lexpress.to/archives/94

[2]. Alain Peyrefitte (1925-1999) là nhà văn, viện sỹ Hàn lâm. Ông đã có một thời gian dài giữ các trọng trách trong chính phủ Pháp: Nhà ngoại giao ở Đức và Ba Lan, Bộ trưởng Bộ Thông tin 1962-1966, Bộ trưởng Bộ Tư pháp 1977-1981. Ông là tác giả của nhiều ấn phẩm có giá trị: “The Immobile Empire” (Đế chế bền vững), “Quand la Chine s'éveillera, le monde tremblera” (Khi Trung Quốc thức dậy, thế giới có run sợ), “Le Mal Français” (Người Pháp xấu xí)… Sau khi qua đời 1999, ông được vinh danh và thi hài được giữ trong Les Invalides, nơi yên nghỉ của Napoleon và các vĩ nhân khác.

[3]. Xem: Gabriel Racle (2005). Sđd.

[4]. Xem: Xi Jinping: the Chinese foreign media attention compared to the peace "Lion". http://www.newshome.us/news-7406458-Xi-Jinping-the-Chinese-foreign-media-attention-compared-to-the-peace-Lion.html

[5].“中华民族的血液中没有侵略他人、称霸世界的基因,中国人民不接受'国强必霸'的逻辑。” Xem:http://mp.weixin.qq.com/s?__biz=MjM5NjI0Mjk0MA==&mid=200565954&idx=1&sn=29d8276f57d73d0cb4331431a91872ee //  Tập Cận Bình nói Trung Quốc bị bắt nạt: Sự thật là gì? http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/tap-can-binh-noi-tq-bi-bat-nat-su-that-la-gi-3044372/

[6] Vào bất cứ thời điểm nào, gõ hai thuật ngữ trên tại bất cứ công cụ tra cứu nào, mạng Internet cũng đưa ra hàng vạn kết quả. Xem: Navarro, Peter & Greg Autry (2011). Death by China, Confronting The Dragon – A Global Call to Action. Publishing as Prentice Hall. http://www.deathbychina.com/DBC-excerpt.pdf . // 同主题阅读:[ZGPT]未来50年中国的六场战争:将彻底打破世界格局http://www.mitbbs.com/article_t/MiscNews/31207047.html (Website Chinanew nói về 6 cuộc chiến tranh mà Trung Quốc sẽ tiến hành để thực hiện Giấc mộng Trung Hoa trong 50 năm tới: 1/ Đài Loan 2020-2025; 2/ Biển Đông 2025-2030; 3/ Tây tạng 2035-2040; 4/ Điếu Ngư-Lưu Cầu 2040-2045; 5/ Ngoại Mông 2045-2050; Nga 2055-2060. Từ năm 2011 đến nay, 6/2014, bài viết này đã bị phản đối gay gắt trên khắp thế giới. Nhưng Trung Quốc vẫn không chịu gỡ bỏ).

[7]. Xem: Carl Thayer (2014). Kịch bản chiến tranh Việt - Trung. http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2014/05/140522_carlthayer_vn_china_conflict.shtml // James B. Steinberg, Michael O'Hanlon (2014). Keep Hope Alive How to Prevent U.S.-Chinese Relations From Blowing Up. http://www.foreignaffairs.com/articles/141476/james-b-steinberg-and-michael-ohanlon/keep-hope-alive

[8]. Xem: Aliza Goldberg (2014). Push Comes to Shove in the South China Sea. World Policy. June 26, 2014. http://www.worldpolicy.org/blog/2014/06/26/push-comes-shove-south-china-sea // Bill Dries (2014). How to Have a Big Disastrous War with China. National Interest 27 June 2014. http://nationalinterest.org/feature/how-have-big-disastrous-war-china-10762

[9]. Xem: Việt Nam phản đối bài viết trên mạng Trung Quốc. http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/09/080905_viet_protest_china.shtml // Hữu nghị, nhưng phải giữ chủ quyền. http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/07/140701_nguyenphutrong_on_oilrig.shtml // Trung Quốc lộ rõ ý định đánh phủ đầu Việt Nam. http://hoangsa.org/f/threads/khi-trung-quốc-lộ-rõ-ý-định-đánh-phủ-đầu-việt-nam.686 // Học giả Trung Quốc: Nên tạm gác Hoa Đông, "xử lý" Biển Đông trước. http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Hoc-gia-Trung-Quoc-Nen-tam-gac-Hoa-Dong-xu-ly-Bien-Dong-truoc-post146632.gd // Trung Quốc kéo 4 tàu ngầm hạt nhân ra dọa Mỹ, trừng phạt Việt Nam. http://www.baomoi.com/Trung-Quoc-keo-4-tau-ngam-hat-nhan-ra-doa-My-trung-phat-Viet-Nam/119/14151265.epi

[10]. Huntington, Samuel P.(2005). Sự va chạm của các nền văn minh. Nxb. Lao động. tr.328.

[11]. Huntington, Samuel P.(2005). Sđd. tr. 336-337.

[12].  Xem: Flournoy, Michael, Ely Ratner (2014). China’s territorial advances must be kept in Check by the United States. Washington Post. July 4. http://www.washingtonpost.com/opinions/chinas-territorial-advances-must-be-kept-in-check-by-the-united-states/2014/07/04/768294dc-0230-11e4-b8ff-89afd3fad6bd_story.html.

[13]. Clinton, Hillary R., Secretary of State (2010). Press Availability. National Convention Center. Hanoi, Vietnam. July 23,. http://www.state.gov/secretary/rm/2010/07/145095.htm

[14]. Xem: Clinton, Hillary R. (2014). Hard Choices. Pub.: Simon & Schuster.

[15] Clinton, Hillary R., Secretary of State (2012). Commemorating U.S. Peace and Security Partnerships in the Pacific.Cook Islands, August 31. http://www.state.gov/secretary/rm/2012/08/197262.htm

 

[17] Tổng Giám mục Giáo xứ Canterbury, Anh gay gắt hỏi Ngoại Trưởng Mỹ Colin Powell trong một cuộc họp báo, việc Mỹ đem quân đến Iraq và Afganistan có phải là thí dụ điển hình về tham vọng bành trướng lãnh thổ hay không? Colin Powel từ tốn trả lời:  - Thưa Đức Cha, từ bao năm qua, Mỹ đã gửi không biết bao nhiêu nam thanh, nữ tú xuất sắc của mình dấn thân vào lửa đạn để tranh đấu cho tự do ngoài biên cương của Mỹ. Tham vọng về đất đai của chúng tôi, nếu có là chỉ xin vừa đủ đất để chôn những người tử trận không thể trở về. Xem: http://www.vids.org.vn/vn/asp/News_Detail.asp?tabid=1&mid=802&ID=2138.

 

 

[18] Kaplan, Robert D.  (2011). The South China Sea Is the Future of Conflict. Foreign Policy. Sept/Oct,.http://www.foreignpolicy.com/articles/2011/08/15/the_south_china_sea_is_the_future_of_conflict

[19] CNAS. Cooperation from Strength: The United States, China and the South China Sea. (Edited by Patrick M. Cronin. Contributors: Patrick M. Cronin, Peter A. Dutton, M. Taylor Fravel, James R. Holmes, Robert D. Kaplan, Will Rogers and Ian Storey). January, 2012. http://www.cnas.org/files/documents/publications/CNAS_CooperationFromStrength_Cronin_1.pdf

[20]. Robert D. Kaplan, Giám đốc cơ quan phân tích địa chính trị Stratfor, chuyên gia cao cấp của Trung tâm An ninh Mỹ CNAS (Center for a New American Security), chuyên gia Hội đồng Chính sách Quốc phòng, Mỹ. Ông là tác giả của nhiều cuốn sách nổi tiếng về quan hệ quốc tế, như “Cuộc báo thù của địa lý: những gì bản đồ nói với chúng ta về các xung đột sắp tới và cuộc chiến chống lại định mệnh” (The Revenge of Geography: What the Map Tells Us About Coming Conflicts and The Battle Against Fate) Nxb. Random House, 2012, & 2013; “Những bóng ma Balkan: hành trình qua lịch sử (Balkan Ghosts: A Journey Through History. Nxb. Picador, 1993, 2005)… Năm 2011 và 2012 Kaplan được “Foreign Policy” xếp hạng thuộc “Top 100” Nhà tư tưởng toàn cầu (“Global Thinkers”).Thomas Friedman gọi R. Kaplan một trong bốn tác giả được đọc nhiều nhất sau Chiến tranh lạnh (cùng với Francis Fukuyama - Đại học Johns Hopkins, Paul Kennedy - Đại học Yale và Samuel Huntington - Đại học Harvard). (Theo: http://www.cnas.org/people/experts/staff/robert-kaplan // http://www.robertdkaplan.com/robert_d_kaplan_bio.htm). Lưu ý: Quan điểm của Kaplan không phải lúc nào cũng được Nhà trắng tán thành, như một số tài liệu đã nói.

[21]. Kaplan, Robert D. (2014). Asia's Cauldron: The South China Sea and the End of a Stable Pacific. Random House. New York, 2014.

[22] The Latest Books From Robert D. Kaplan. http://www.robertdkaplan.com/

[23] Kaplan, Robert D.  (2011). Sđd. (Bản dịch của Viện Thông tin KHXH (2012). Niên giám Thông tin KHXH nước ngoài. Số 3. Nxb. KHXH. 2012. tr. 328.

[24] Kaplan, Robert D.  (2011). Sđd. tr. 337.

[25] Xem: The United States 7th Fleet. http://www.csg7.navy.mil/engagements/7thfleetregion.htm // Trịnh Thái Bằng (2013). Hạm đội 7 Mỹ và cuộc chiến ở Biển Đông. http://www.tienphong.vn/hanh-trang-nguoi-linh/ham-doi-7-my-va-cuoc-chien-o-bien-dong-644299.tpo

[26] Kaplan, Robert D.  (2011). Sđd. tr. 341-342, 337.

Xin được trích nguyên văn để tránh hiểu sai: “In international affairs, behind all questions of morality lie questions of power… In the Western Pacific in the coming decades, morality may mean giving up some of our most cherished ideals for the sake of stability. How else are we to make room for a quasi-authoritarian China as its military expands? … That, too, will be a lesson of the South China Sea in the 21st century -- another one that idealists do not want to hear. (…) Whatever moral drama does occur in East Asia will thus take the form of austere power politics of the sort that leaves many intellectuals and journalists numb. (…) In the 21st-century retelling, with China in Athens's role as the preeminent regional sea power, the weak will still submit -- but that's it. This will be China's undeclared strategy, and the smaller countries of Southeast Asia may well bandwagon with the United States to avoid the Melians' fate. But slaughter there will be not”.

[27]. Robert D. Kaplan (2011). Sđd. tr. 330.

[28]. Kaplan, Robert D. (2014). Sđd. Chapter III. // Cuốn sách mà Kaplan trích dẫn: Robert Templer (1999). Shadows and Wind: A View of Modern Vietnam. Penguin Books. 384 p. ISBN-13: 978-0140285970.

[29]. Kaplan, Robert D. (2014). Sđd. Chapter III.

[30]. Căng thẳng biển Đông: Vì sao Nga im lặng? (Phỏng vấn Lucio Caracciolo 15/5/2014). http://plo.vn/thoi-su/cang-thang-bien-dong-vi-sao-nga-im-lang-468385.html // Trung Quốc đã tính kỹ thời điểm đặt giàn khoan trái phép http://www.doisongphapluat.com/xa-hoi/trung-quoc-da-tinh-ky-thoi-diem-dat-gian-khoan-trai-phep-a32337.html#.U7oHg41_vlQ

[31]. Theo kết quả thăm dò toàn nước Mỹ được Đại học Quinnipiac, Connnecticut công bố ngày 2/7/2014 thì 33% người được hỏi đánh giá Obama là Tổng thống tệ nhất của Mỹ kể từ sau Thế chiến II. Xem: http://www.quinnipiac.edu/news-and-events/quinnipiac-university-poll/national/release-detail?ReleaseID=2056

[32]. Lê Ngọc Thống (2014). Nước cờ nào của Trung Quốc trên Biển Đông. http://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/nuoc-co-nao-cua-trung-quoc-tren-bien-dong-3032788/

[33]. Quan hệ lạ thường Malaysia – Trung Quốc (2014). http://petrotimes.vn/news/vn/quan-doi-va-chien-tranh/quan-he-la-thuong-malaysia-trung-quoc.html.  Ngày 24/6/2014, Bộ Ngoại giao Trung Quốc phải gửi tuyên bố tới tờ WSJ (The Wall Street Journal) để giải thích cho mối quan hệ “khó giải thích” của họ với Malaysia.

[35]. Xi Jinping stresses building strong frontier defense. http://english.sina.com/china/p/2014/0628/713605.html

[36]. “In the long run, the premature displays of confidence China has lately shown are likely to harm its interests more than advance them”. Rory Medcalf (2014). China's Premature Power Play Goes Very Wrong. National Interest June 3. http://nationalinterest.org/feature/chinas-premature-power-play-goes-very-wrong-10587 // Trần Ngọc Thêm (2014). “Cao Biền dậy nonhttp://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/05/140530_who_mediate_981_conflict.shtml

[37]. Xem: Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, ĐHQG Hà Nội (2014). Việt Nam học. Kỷ yếu Hội thảo lần thứ tư. Hà Nội, 26-28/11/2012. Tập VII. Nxb. KHXH. tr. 487-498.

[38]. “Chinese diplomacy seems comfortable only on a stage it manages”. Rory Medcalf (2014). Sđd.

[39]. David Pilling (2011) Asia’s quiet anger with ‘big, bad’ China. http://www.ft.com/intl/cms/s/0/da3396b6-8c81-11e0-883f-00144feab49a.html#axzz36mNae8Pi.

==================

Cũng chả có gì mới. Nhưng Lão Gàn thấy sao các quí dị học giả cả Tây lẫn Ta nhìn nhận zdấn đế "gian đởn" wá.

Lão Gàn thì chẳng có ý kiến, ý cò gì. Vì vừa cúng chuối xanh, muối ớt và lễ tạ Thần Sấm...xong nhậu xỉn wá, nên cho qua.

 

Posted Image

 

Posted Image

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giới chức ngoại giao Nhật, Trung bí mật gặp gỡ

Thứ Năm, 24/07/2014 - 15:57
 

(Dân trí) - Các quan chức cấp cao của Bộ ngoại giao Trung Quốc và Nhật Bản đã bí mật gặp nhau tại Bắc Kinh trong tháng này để thăm dò khả năng sắp xếp một cuộc gặp thượng đỉnh giữa lãnh đạo 2 nước.

Posted Image
 
 
Các nguồn tin ngoại giao cho hay một quan chức cấp cao từ Cục các vấn đề châu Á và châu Đại Dương thuộc Bộ ngoại giao Nhật Bản đã hội đàm với ông Xing Bo, phó chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề châu Á tại Bộ ngoại giao Trung Quốc, vào giữa tháng 7.

Theo các nguồn tin trên, Nhật Bản muốn có một cuộc gặp chính thức đầu tiên giữa Thủ tướng Shinzo Abe và Chủ tịch Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh APEC ở Bắc Kinh vào tháng 11 tới.

Nhưng Trung Quốc đã yêu cầu Nhật Bản nhượng bộ về vấn đề quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư ở Hoa Đông và chuyến thăm của Thủ tướng Abe tới đền chiến tranh Yasukuni.

Trong các cuộc hội đàm bí mật, giới chức hai nước được tin là đã tìm kiếm các cách thức nhằm phá vỡ thế bế tắc trong quan hệ song phương.

Hiện chưa rõ họ có đạt được tiến bộ nào trong các cuộc đàm phán hay không.

Quan hệ Trung-Nhật đang ở mức thấp nhất trong nhiều năm qua do những căng thẳng liên quan tới cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Hoa Đông, cùng với các vấn đề lịch sử dai dẳng.

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chưa từng có cuộc gặp chính thức nào kể từ khi lên nắm quyền cuối năm 2012.

An Bình
Theo NHK

====================

Mục đích bàn toàn chuyện lớn, nhưng kết quả cuối cùng lại trở về không (O).

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phát biểu lặng người của Ngoại trưởng Hà Lan
Thứ Sáu, 25/07/2014 - 06:06

http://dantri.com.vn/the-gioi/phat-bieu-lang-nguoi-cua-ngoai-truong-ha-lan-905678.htm

 

Giữa những lời trách cứ và đổ lỗi theo kiểu khẩu chiến chiến tranh Lạnh giữa Nga và phương Tây xung quanh thảm kịch máy bay MH17, ngày 21/7, Ngoại trưởng Hà Lan đã có bài phát biểu tại Hội đồng Bảo an LHQ khiến toàn bộ đại biểu lặng người.

 

Posted Image
Ngoại trưởng Hà Lan phát biểu tại Hội đồng Bảo an LHQ. Ảnh: AP

Ngừng lại nhiều lần để kiềm chế cảm xúc, ông Frans Timmermans nói tại khán phòng về cú sốc khi ông chứng kiến cảnh người ta đối đãi với các thi thể nạn nhân, kiểu đưa tin xâu xé của truyền thông và sự rối ren chi tiết vụ thảm nạn.
"Chúng ta ở đây để nói về một thảm kịch, về việc một máy bay dân sự bị bắn hạ và cái chết của 298 người vô tội", ông nói. "Phụ nữ, nam giới và rất nhiều trẻ em đã mất đi cuộc sống khi họ đang trên đường tới các nơi nghỉ dưỡng, trở về nhà, về với người thân yêu hay thực hiện những bổn phận quốc tế, như hội nghị HIV/AIDS rất quan trọng tại Australia.

"Từ thứ năm tuần trước, tôi đã nghĩ, nghĩ không dứt về sự khủng khiếp tới mức nào, về khoảnh khắc cuối cùng trong cuộc đời của họ, khi họ biết máy bay đang lao xuống đất. Họ có được nắm tay những người thân yêu, họ có được ôm con trẻ thật chặt trong lòng?", giọng Ngoại trưởng Hà Lan chùng xuống. "Liệu họ có được trao gửi ánh mắt yêu thương vào thời khắc cuối, hay đơn giản nói một lời từ biệt? Chúng ta sẽ không bao giờ biết được.

Sự ra đi của gần 200 đồng bào để lại vết thương lớn trong trái tim của dân tộc Hà Lan, gây ra nỗi đau, sự giận dữ và tuyệt vọng. Nỗi đau vì mất người thân yêu, giận dữ vì việc bắn hạ máy bay dân sự và tuyệt vọng, là sau khi chứng kiến quá trình chậm chạp đến đau đớn của việc bảo vệ hiện trường cũng như tìm kiếm thu thập thi thể các nạn nhân".

Một đoàn tàu mang 282 thi thể nạn nhân đã tới thành phố Kharkiv của Ukraina sau khi quân nổi dậy cuối cùng đã nhất trí chuyển giao các thi thể nạn nhân. "Việc đối xử tôn trọng và trao trả các thi thể nạn nhân không chậm trễ là vấn đề nhân đạo", ông Timmermans nói.

"Trong ít ngày qua, chúng tôi đã nhận được các thông tin hỗn loạn về những thi thể bị di chuyển, tài sản của họ bị đánh cắp. Chỉ trong một phút, tôi muốn nói rằng, tôi phát biểu ở đây không phải với tư cách đại diện của một quốc gia, mà với vị trí của người chồng, người vợ, người cha, người mẹ. Thử hình dung đầu tiên bạn nghe tin chồng mình thiệt mạng, rồi hai ba ngày sau bạn thấy hình ảnh ai đó lấy chiếc nhẫn cưới từ tay ông ấy.

"Cho tới lúc chết, tôi vẫn sẽ không hiểu tại sao các nhân viên cứu hộ lại phải mất thời gian lâu đến thế mới được phép thực hiện công việc khó khăn của mình. Vì các thi thể bị lợi dụng cho một trò chơi chính trị chăng? Nếu ai đó nói về trò chơi chính trị, thì đây, nó là trò chơi ấy, trò chơi với xác người và thật đáng khinh.

"Tôi hy vọng thế giới sẽ không phải chứng kiến những cảnh này lần nữa. Những hình ảnh đồ chơi của trẻ em bị quăng quật, hành lý bị mở tung, và các tấm hộ chiếu, hộ chiếu của trẻ em bị đưa lên truyền hình. Họ đang biến lòng thương đau của chúng tôi thành nỗi tức giận của một quốc gia. Chúng tôi yêu cầu được tiếp cận không hạn chế với hiện trường vụ máy bay rơi, chúng tôi yêu cầu được đối xử một cách tôn trọng, với các nạn nhân và người thân của họ. Họ xứng đáng được trở về nhà", Ngoại trưởng Hà Lan thúc giục.

Và, với số phiếu thuận 15/15, chiều 21/7 (sáng 22/7 theo giờ Hà Nội), Hội đồng Bảo an LHQ đã thông qua nghị quyết do Australia soạn thảo và được Việt Nam cùng các quốc gia có công dân thiệt mạng trong vụ tai nạn máy bay MH17 đồng bảo trợ, yêu cầu dừng tất cả các hoạt động quân sự tại khu vực máy bay rơi để phục vụ điều tra.

Bằng những ngôn từ mạnh mẽ nhất, nghị quyết đã lên án vụ tai nạn máy bay Malaysia rơi tại Ukraine, khiến 298 người thiệt mạng, nhấn mạnh sự cần thiết phải thực hiện một cuộc điều tra quốc tế độc lập, toàn diện về vụ việc trên, trong đó Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) sẽ đóng vai trò chủ chốt. Hội đồng Bảo an cũng yêu cầu các nhóm vũ trang đang kiểm soát khu vực máy bay rơi và khu vực xung quanh ngừng ngay lập tức các hoạt động làm xáo trộn hiện trường, gây khó khăn cho công tác điều tra.
Theo Thái An
Vietnamnet/Huffingtonpost

=========================

Giá như những bên liên quan, biết dừng lại những tham vọng, như lời khuyên của Lão Gàn trong topic này thì đâu đến nỗi. Cuối cùng thì cũng phải chấm dứt trong tháng 6, nhưng với một hiện tương đau lòng.

Lão Gàn cảnh báo rằng: nếu những tham vọng không dừng lại và chiến sự vẫn tiếp diễn - thì những bên liên quan sẽ thấy mọi sự còn đau xót hơn với những thảm cảnh dành cho những tham vọng quá đà.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ phóng vệ tinh gián điệp, răn đe Trung Quốc từ vũ trụ

Đông Bình
25/07/14 09:29
Thảo luận (0)

(GDVN) - Mỹ muốn phát đi thông điệp cho đối thủ về khả năng răn đe, bảo vệ trang bị không gian, cảnh cáo đối thủ có thể bỏ chạy nhưng sẽ không có nơi ẩn náu.

Mỹ, đồng minh và đối tác không khoanh tay đứng nhìn với Trung Quốc Nhật Bản bàn nhập khẩu tàu tấn công đổ bộ để đề phòng Trung Quốc Tàu ngầm hạt nhân Chicago của Mỹ đang mai phục ở Biển Đông? 5 loại vũ khí của Mỹ khiến Trung Quốc lo sợ nhất

 

Posted Image
Tên lửa đẩy Delta-4 (nguồn floridatoday.com)

Tối ngày 23 tháng 7, một quả tên lửa đẩy Delta-4 đã phóng ở căn cứ không quân Canaveral, đưa 2 vệ tinh nhận biết tình hình không gian đồng bộ lên quỹ đạo, 2 vệ tinh này do đó sẽ trở thành lô vệ tinh nhận biết tình hình không gian đồng bộ đầu tiên được phóng lên.

Có truyền thông phương Tây cho rằng, Không quân Mỹ phóng loại vệ tinh tiên tiến mới vào không gian nhằm theo dõi ngầm vệ tinh của nước khác, đồng thời có thể đáp trả mối đe dọa tiềm tàng nhằm vào tàu vũ trụ của Mỹ.

Như vậy, mục tiêu rốt cuộc là gì? Một số phương tiện truyền thông phương Tây và quan chức Mỹ tiết lộ, vệ tinh gián điệp mới của Mỹ có mục tiêu là Trung Quốc.

Tờ "Florida ngày nay" Mỹ ngày 23 tháng 7 cho biết, Không quân Mỹ vẫn chưa tiết lộ thời gian phóng chính xác, nhưng sẽ không muộn hơn 10 giờ tối ngày 23 tháng 7.

Hãng AFP ngày 23 tháng 7 cho rằng, chương trình này luôn được giữ bí mật chặt chẽ, mãi cách đây không lâu mới công khai. 2 vệ tinh sẽ được đưa lên dải quỹ đạo đồng bộ Trái đất cách mặt đất khoảng 36.000 km, một số vệ tinh rất quan trọng của Mỹ hoạt động ở dải quỹ đạo này.

 

Posted Image
Tư lệnh Bộ tư lệnh hàng không vũ trụ Không quân Mỹ William L. Shelton (nguồn stripes.com)

Tờ "The Stars and Stripes" Mỹ ngày 23 tháng 7 cho biết, thượng tướng William Shelton, Tư lệnh Bộ Tư lệnh hàng không vũ trụ Không quân Mỹ nói với phóng viên tập trung ở Lầu Năm Góc rằng: "Hai vệ tinh mới này sẽ giúp chúng tôi bảo vệ tài sản quý giá trên quỹ đạo trên không của Trái đất, ngoài ra chúng sẽ còn cảnh giác với ý đồ xấu của nước khác".

Theo William Shelton, xét thấy khả năng cơ động được tăng cường, vệ tinh nhận biết tình hình không gian đồng bộ có thể có được góc nhìn tốt nhất để thu thập hình ảnh vệ tinh khác.

Ông cho biết, so với vệ tinh khác mà Mỹ dùng để theo dõi vật thể bay quanh Trái đất, khả năng theo dõi của loại vệ tinh mới này có "bước nhảy lớn", "hiện nay, phương thức theo dõi mối đe dọa quỹ đạo đồng bộ Trái đất cơ bản là thông qua điểm sáng. Khi chụp hình ảnh trên bầu trời, chúng tôi biết vật thể di động là vệ tinh, vật thể tĩnh là sao trời. Thông qua điểm sáng và các biện pháp khác, chúng tôi mới có thể suy đoán một vệ tinh đặc biệt (nước khác) có thể làm gì".

Ông nói, nhưng, vệ tinh nhận biết tình hình không gian đồng bộ "đem lại một loại khả năng cho chúng tôi, có thể đánh giá kỹ hình ảnh hoàn toàn nằm ở vật thể trên quỹ đạo đồng bộ Trái đất. Một hình ảnh còn hơn là một nghìn suy luận, bởi vì chúng tôi có thể thực sự nhìn thấy vệ tinh nước ngoài".

Hãng AFP cho rằng, thông thường, việc giám sát vũ trụ hiện nay chủ yếu được tiến hành trên mặt đất hoặc tiến hành ở khu vực quỹ đạo thấp cách mặt đất vài trăm km.

William Shelton cho biết, Quân đội Mỹ hiện nay công khai phần chương trình theo dõi tình hình không gian đồng bộ là do “chính quyền Mỹ hy vọng phát đi một thông điệp cho quốc gia bí mật phá hoại hoặc làm cho mạng lưới vệ tinh Mỹ mất hiệu lực, không ngại tuyên truyền chương trình này chính là một loại “răn đe”, cảnh cáo đối thủ “anh có thể bỏ chạy”, nhưng không có nơi ẩn náu”.

Tờ “Florida ngày nay” cho rằng, đầu năm 2014, Không quân đã công khai chương trình bí mật này, hy vọng dựa vào đó để hỗ trợ cho ngăn chặn các hành động mang tính tấn công tiềm tàng nhằm vào tàu vũ trụ của họ.

Đối thủ mà William Shelton nhắc đến rốt cuộc là ai? Tờ “The Stars and Stripes” cho rằng, những năm gần đây, Trung Quốc đang nhanh chóng nâng cao khả năng không gian và chống vệ tinh.

Lầu Năm Góc lo ngại, trong các cuộc xung đột tương lai, Trung Quốc có thể bắn rơi hoặc làm tê liệt vệ tinh quân sự của Mỹ, trong khi đó, những vệ tinh này rất quan trọng đối với thông tin, thu thập tin tức tình báo và “khóa” mục tiêu.

 

Posted Image
Vệ tinh gián điệp Mỹ (ảnh tư liệu)

Hãng AFP cho rằng, quan chức cấp cao Mỹ ngày càng lo ngại vũ khí chống vệ tinh của Trung Quốc và các nước khác có khả năng làm tê liệt mạng lưới thông tin của Mỹ.

Tướng William Shelton cho biết: “Chúng tôi nhìn thấy vô số mối đe dọa chống không gian từ gần đường chân trời”. Ông nhấn mạnh, không gian đã không còn là một “thánh đường hòa bình”. William Shelton từ chối nói chi tiết về khả năng đánh bại vũ khí chống vệ tinh của kẻ thù mà Lầu Năm Góc đang phát triển.

Giáo sư Trương Triệu Trung, Đại học Quốc phòng Trung Quốc ngày 23 tháng 7 trả lời phỏng vấn tờ “Thời báo Hoàn Cầu” cho rằng, Mỹ rất coi trọng quyền kiểm soát đối với vũ trụ, trước đây từng đưa ra kế hoạch “Chiến tranh giữa các vì sao” đối với vũ trụ.

Những năm gần đây, do Trung Quốc đạt được tiến bộ rất lớn trong lĩnh vực hàng không vũ trụ, Mỹ cho rằng, điều này đe dọa sự kiểm soát của họ đối với vũ trụ, vì vậy lấy mục tiêu nhằm vào Trung Quốc.

Ngoài ra, những năm gần đây, Chính phủ Mỹ cắt giảm mạnh đầu tư chính phủ đối với lĩnh vực hàng không vũ trụ, quân đội và cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ cũng liên tục nhấn mạnh đến mối đe dọa vũ trụ từ Trung Quốc để nhận được kinh phí.

 

Posted Image
Vệ tinh gián điệp Mỹ (ảnh tư liệu)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quân đội Mỹ chế tạo giáp bảo vệ nhét vừa trong lon nước
Cập nhật lúc 05h27' ngày 24/06/2014
 
Cơ quan Nghiên cứu Dự án Phòng vệ Cao cấp của Hoa Kỳ (DARPA) trong những năm qua đã tiến hành nghiên cứu một số công nghệ quân sự mới như tên lửa xuyên giáp mang kim loại nóng chảy, hay tầu ngầm bay. Và gần đây nhất là dự án lớp giáp bảo vệ cá nhân nhét vừa trong một lon nước.
 

Posted Image

 

Dự án này được biết đến dưới cái tên Ngăn chặn Từ chối Xâm nhập (Block Access to Deny Entry). Mục tiêu của dự án là tạo ra một lớp giáp bảo vệ binh sỹ mà đối phương không thể xuyên thủng hoặc xâm nhập được vào bên trong. Lớp giáp này được nhét trong một thiết bị hình trụ có kích thước bằng một lon nước ngọt. Khi kích hoạt bằng nút bấm, lớp giáp sẽ bung ra thành một khối bao bọc người lính bên trong. Lớp giáp có khả năng ngăn chặn, hoặc ít nhất cũng làm chậm quá trình xâm nhập của kẻ địch vào bên trong, khi kẻ địch sử dụng cưa hoặc dụng cụ cầm tay để phá giáp.
Thậm chí, DARPA còn nghĩ tới khả năng phát triển loại giáp có thể chống được cả đạn thường và tên lửa. Loại giáp này sẽ phải trong suốt để người lính có thể nhìn được chiến trường bên ngoài, cũng như có khả năng thu nhỏ kích thước khi cần thiết.
Ý tưởng về loại giáp tương tự đã từng xuất hiện trong... các cuốn tiểu thuyết khoa học, phim ảnh và trò chơi điện tử, chẳng hạn như lớp giáp bong bóng trong trò chơi Halo 3 trong hình minh họa ở trên. Tuy nhiên, DARPA cho rằng công nghệ này có thể được ứng dụng rộng rãi trong đời sống chứ không chỉ giới hạn ở giáp bảo vệ. Chẳng hạn như người ta có thể tạo ra các ngôi nhà tạm để cho người vào bên trong tránh các ổ dịch bệnh lây lan ngoài tự nhiên, hoặc là nơi lưu trữ lương thực tạm thời mà không hề bị ảnh hưởng bởi mưa gió thời tiết.
 
Theo Vnreview

Share this post


Link to post
Share on other sites

IAEA: Iran loại bỏ kho vũ khí nhạy cảm nhất

21/07/2014 11:00 (GMT + 7)
 
TTO - Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) cho biết Iran đã loại bỏ kho làm giàu uranium nhạy cảm nhất của nước này theo một thỏa thuận với sáu cường quốc.
 
Posted Image

Một kỹ thuật viên kiểm tra các van tại nhà máy chuyển đổi năng lượng hạt nhân uranium ở Isfahan, cách Tehran 450km về phía nam - Ảnh: Reuters


Theo Reuters ngày 20-7, một báo cáo do IAEA cung cấp cho thấy Iran đã thực hiện thỏa thuận kéo dài sáu tháng với các cường quốc. Theo đó, Tehran hạn chế các chương trình hạt nhân của nước này để đổi lại việc nới lỏng lệnh trừng phạt kinh tế do các nước phương Tây áp đặt. Hiệp định sơ bộ đã hết hạn từ hôm 20-7, tuy nhiên thỏa thuận này sẽ được nới rộng với một vài điều chỉnh. Một quan chức Mỹ cho biết thỏa thuận hồi năm ngoái là “một thành công trong việc ngăn chặn tiến trình hạt nhân của Iran”.

Báo cáo cập nhật hằng tháng của IAEA cho thấy Iran đã chuyển đổi một số khí gas uranium được làm giàu ở cấp độ thấp sang dạng oxide. Các chuyên gia phương Tây cho rằng Iran sẽ tốn nhiều thời gian hơn để tạo bom nguyên tử uranium oxide so với từ khí gas. Điều này sẽ giảm thiểu nguy cơ sớm bùng nổ vũ khí hạt nhân.

Sáu cường quốc Mỹ, Pháp, Trung Quốc, Nga, Đức và Anh muốn Iran hạn chế đáng kể chương trình làm giàu uranium nhằm đảm bảo nước này không thể sản xuất được bom nguyên tử. Tehran cho biết nước này phát triển hạt nhân với mục đích hòa bình và muốn các cường quốc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt kinh tế càng sớm càng tốt. Các quan chức Mỹ cho biết Iran hiện có hơn 100 tỉ USD tài sản nước ngoài mà nước này không tiếp cận được bởi lệnh trừng phạt kinh tế do các cường quốc áp đặt.

Dù vậy, theo các chuyên gia, vẫn chưa rõ liệu việc mở rộng các cuộc đàm phán có đem lại một giải pháp cuối cùng trong việc hạn chế hơn nữa các hoạt động hạt nhân của Iran hay không. “Vẫn còn có nhiều khoảng cách giữa các bên”, một quan chức cấp cao Mỹ nhận định.

ĐÔNG PHƯƠNG

==========================

Xong! Không nằm ngoài dự báo của Lão Gàn từ năm ngoái (Có điều hơi chậm so với thời gian dự tính: "Mùa Xuân năm nay"). Từ nay Hoa Kỳ có thể tập trung vào vấn đề Tây Thái Bình Dương.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phát biểu lặng người của Ngoại trưởng Hà Lan

Thứ Sáu, 25/07/2014 - 06:06

http://dantri.com.vn/the-gioi/phat-bieu-lang-nguoi-cua-ngoai-truong-ha-lan-905678.htm

 

Giữa những lời trách cứ và đổ lỗi theo kiểu khẩu chiến chiến tranh Lạnh giữa Nga và phương Tây xung quanh thảm kịch máy bay MH17, ngày 21/7, Ngoại trưởng Hà Lan đã có bài phát biểu tại Hội đồng Bảo an LHQ khiến toàn bộ đại biểu lặng người.

 

Posted Image

Ngoại trưởng Hà Lan phát biểu tại Hội đồng Bảo an LHQ. Ảnh: AP

Theo Thái An

Vietnamnet/Huffingtonpost

=========================

Giá như những bên liên quan, biết dừng lại những tham vọng, như lời khuyên của Lão Gàn trong topic này thì đâu đến nỗi. Cuối cùng thì cũng phải chấm dứt trong tháng 6, nhưng với một hiện tương đau lòng.

Lão Gàn cảnh báo rằng: nếu những tham vọng không dừng lại và chiến sự vẫn tiếp diễn - thì những bên liên quan sẽ thấy mọi sự còn đau xót hơn với những thảm cảnh dành cho những tham vọng quá đà.

 

 

 

Báo Nga: NATO chuẩn bị sẵn cho kịch bản tấn công chớp nhoáng nước Nga
25/07/2014 10:15
 

(TNO) Tổng tư lệnh NATO tại châu Âu, tướng Philip Breedlove cho biết chủ trương trang bị vũ khí, đạn dược và các loại quân nhu khác cho một căn cứ NATO ở Ba Lan, đủ dùng cho hàng ngàn binh sĩ có thể tấn công Nga chớp nhoáng, đài RT (Nga) đưa tin ngày 25.7.

 

Posted Image

Binh sĩ thuộc Lữ đoàn Không quân 6 của Ba Lan kiểm tra vũ khí khi đang tham gia một đợt tập luyện tại một quân trường ở khu vực tây bắc Ba Lan hồi tháng 5 - Ảnh: Reuters

 

Phát biểu tại một cuộc họp báo ở Ý hồi tuần này, tướng Philip Breedlove tuyên bố NATO cần “tái bố trí nguồn cung cấp hậu cần, tái bố trí các năng lực và một căn cứ sẵn sàng tiếp nhận nhanh các lực lượng”.

Một số địa điểm dành cho việc tập kết trang thiết bị quân sự trong tương lai đã được hoạch định và một căn cứ ở thành phố Szczecin, gần biên giới Ba Lan - Đức hiện đang là lựa chọn hàng đầu.

“Nó sẽ là một trụ sở hoạt động liên tục 24/7, nơi các lực lượng có thể nhanh chóng tập kết tới để đáp trả ngay khi cần thiết”, tờ The Times (Anh) dẫn thông tin tiết lộ từ một nguồn tin thân cận với kế hoạch nói trên.

Tướng Breedlove đang chủ trương tăng cường bổ sung khí tài của NATO tại châu Âu, đặc biệt là Đông Âu, sau khi Crimea sáp nhập vào Nga, RT bình luận.

NATO đã tăng cường hiện diện tại biển Baltic và Hắc Hải, cũng như đã điều động thêm máy bay quân sự đến Đông Âu.

NATO cho biết động thái kể trên là nhằm củng cố niềm tin vào khả năng bảo vệ của khối này dành cho các quốc gia thành viên ở Đông Âu.

RT nhận định việc tăng cường tích trữ trang thiết bị quân sự chỉ là một bước trong kế hoạch NATO đồn trú vĩnh viễn tại Ba Lan.

NATO cũng nói thêm rằng đây là hành động cần thiết nhằm có thể đáp trả nhanh chóng sự xâm lược của Nga, trong khi các tướng chỉ huy quân đội Nga thì xem động thái nói trên của NATO tại Ba Lan như một sự chuẩn bị cho một cuộc tấn công ồ ạt chớp nhoáng vào Nga.

Hoàng Uy

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lão Gàn phát biểu ý kiến: Trong chiến tranh hại điện, lước lào có hệ thống phòng thủ tốt, nước đó chiến thắng sau cùng.

==============

Nga cảnh báo Hàn Quốc về việc triển khai hệ thống THAAD

Thứ Sáu, 25/07/2014 14:06

 

(Ảnh Nóng) - Bộ Ngoại giao Nga kêu gọi Hàn Quốc cân nhắc những tác động an ninh từ việc nước này cho phép Mỹ triển khai tổ hợp đánh chặn THAAD.


Posted Image

"Sự kiện Mỹ triển khai hệ thống THAAD tại Hàn Quốc chắc chắn sẽ tác động tiêu cực đến tình hình chiến lược trong khu vực, kích động cuộc chạy đua vũ trang ở Đông Bắc Á, tạo ra những biến chứng bổ sung cho giải pháp của vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên...

...Trong nghĩa rộng hơn, điều này chắc chắn tác động xấu cho sự ổn định chiến lược toàn cầu đang tiếp tục bị Mỹ đơn phương làm suy yếu bằng lá chắn tên lửa, cũng như các quá trình kiểm soát vũ khí," - Bộ Ngoại giao Nga cho biết.

Giải thích về việc triển khai tổ hợp tên lửa THAAD tại Hàn Quốc, Mỹ cho rằng đây là hành động cần thiết để ngăn ngừa khả năng đồng minh bị CHDCND Triều Tiên tấn công tên lửa. Ngoài mục đích đối phó với Triều Tiên, THAAD không nhằm vào bất kỳ một quốc gia nào khác.

 

Posted Image
 

THAAD được thiết kế và phát triển bởi Lockheed Martin. Mỗi khẩu đội THAAD bao gồm: 4 xe phóng mang tên lửa (8 ống phóng/xe), radar tìm kiếm mục tiêu và điều khiển hỏa lực AN/TPY-2 cùng một xe trung tâm điều khiển di động và 2 trung tâm hoạt động chiến thuật TOC (“trái tim” của mỗi trung tâm là hệ thống xử lý dữ liệu Hewlett-Packard HP-735).

Trong đó, AN/TPY-2 là một radar mạng pha hoạt động ở băng tần X, có khả năng phát hiện các mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo tầm ngắn, tầm trung ở cự ly 1.000km. Khi chiến đấu, "mắt thần" AN/TPY-2 sẽ thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm và phát hiện mục tiêu (các mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo chiến thuật, tên lửa đạn đạo tầm trung).

Nó cũng có thể tiếp nhận thông số về mục tiêu từ các hệ thống radar phòng thủ tên lửa đạn đạo khác. Sau đó, hệ thống dữ liệu chiến đấu sẽ tính toán các thông số về mục tiêu và kích hoạt tên lửa đánh chặn.

THAAD được trang bị công nghệ đánh chặn “hit-to-kill” (truy đuổi - tiêu diệt) tương tự như công nghệ được trang bị trên hệ thống tên lửa phòng không Patriot.

Đạn tên lửa có chiều dài 6,17m, sử dụng động cơ nhiên liệu rắn điều khiển bằng lực đẩy vector. Tên lửa có khả năng đánh chặn mục tiêu ở cự ly từ 150-200km, tầm cao 25km.

Giai đoạn tiếp cận tên lửa địch, THAAD sử dụng module đánh chặn được trang bị đầu tự dẫn hồng ngoại để truy theo mục tiêu. Tên lửa tiêu diệt mục tiêu bằng động năng từ vụ va chạm tốc độ cao, không sử dụng đầu đạn chứa thuốc nổ như tên lửa thông thường.

Trong những lần thử nghiệm, THAAD đã chứng minh khả năng tương thích dữ liệu mục tiêu cùng với hệ thống đánh chặn Aegis và Patriot PAC-3.

 
Posted Image
 

THAAD cùng với Aegis, Patriot PAC-3 tạo nên hệ thống đánh chặn 3 tầng. Trong đó, hệ thống Aegis chống mục tiêu ở tầm cao, THAAD ở tầm trung và PAC-3 ở tầm ngắn. Chúng thiết lập nên “cái ô che chắn” cho Mỹ và các đồng minh.

 


 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sỹ diện nước lớn, TQ từ chối thiện chí, chỉ huy diễn tập của Nhật Bản

Việt Dũng

26/07/14 09:43

 

(GDVN) - Học giả Trung Quốc tiếp tục viết bài tuyên truyền để khẳng định Trung Quốc là "nước lớn", có thái độ cực đoan trong cuộc tập trận "Vành đai Thái Bình Dương".

 

 

Trung Quốc không tham gia khoa mục diễn tập do Nhật Bản chỉ huy, dị nghị thái độ thiện chí của Nhật Bản

 

Tờ “Nhân Dân” Trung Quốc ngày 25 tháng 7 đăng bài viết cho rằng, diễn tập quân sự “Vành đai Thái Bình Dương” là diễn tập quân sự trên biển đa quốc gia có quy mô lớn nhất thế giới do Mỹ tổ chức, được bắt đầu vào năm 1971, mục đích nhằm bảo đảm an ninh các tuyến đường trên biển của các nước ven bờ Thái Bình Dương và chống khủng bố liên hợp.

Posted Image

Tàu chiến các nước tham gia diễn tập "Vành đai Thái Bình Dương 2014"

 

Theo bài viết, ngày 9 tháng 6 năm 2014, 4 tàu chiến của Hải quân Trung Quốc đã khởi hành từ Tam Á (ở đảo Hải Nam), tham gia diễn tập quân sự “Vành đai Thái Bình Dương 2014”. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc tham gia diễn tập quân sự “Vành đai Thái Bình Dương”.

Đối với việc Hải quân Trung Quốc tham gia diễn tập quân sự “Vành đai Thái Bình Dương”, báo Trung Quốc cho rằng, quan chức cấp cao Nhật Bản đã đưa ra những phát biểu nhiều dư vị. Theo bài báo, Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản Katsutoshi Kawano trả lời phỏng vấn báo chí cho biết: “Tuy quan hệ song phương với Trung Quốc không tiến triển, nhưng rất hoan nghênh Trung Quốc gia nhập khuôn khổ đa phương”.

Mặc dù đây là một phát biểu thiện chí, bình thường, không có gì phải dị nghị, nhưng Trương Quân Xã, một người được cho là chuyên gia về vấn đề hải quân của Trung Quốc cho rằng, Hải quân Trung Quốc tham gia diễn tập “Vành đai Thái Bình Dương” là kết quả thỏa thuận giữa hai nước Trung-Mỹ, là Mỹ chủ động mời Trung Quốc tham gia, Trung Quốc cũng đã có thiện chí cử tàu chiến hải quân tham gia. Đây là việc thỏa thuận giữa hai nước Trung-Mỹ.

Theo ông Xã, phát biểu của quan chức Nhật Bản như trên là “giọng khách át giọng chủ nhà”, là phát biểu “thừa”. Ông Xã cho rằng, bởi vì, Trung Quốc không phải tham gia diễn tập theo thỏa thuận với Nhật Bản. Cuộc diễn tập này không phải do Nhật Bản tổ chức, Trung Quốc không cần thiết thỏa thuận với Nhật Bản.

 

Posted Image

Tàu khu trục tên lửa Hải Khẩu, Hải quânn Trung Quốc nhận tiếp tế khi tham gia diễn tập "Vành đai Thái Bình Dương 2014"

 

Ngoài ra, xung quanh việc Trung Quốc tham gia diễn tập “Vành đai Thái Bình Dương 2014”, báo chí Trung Quốc cũng đặc biệt quan tâm đến việc giữ “thể diện” cho mình, nhất là trong quan hệ với Mỹ, Nhật… Mặc dù không muốn, nhưng theo báo chí Trung Quốc, cuối cùng thì lực lượng tham gia diễn tập của Trung Quốc vẫn bị Mỹ chỉ huy.

Điều đáng chú ý là, do Trung Quốc đặc biệt “hận thù lịch sử” với Nhật Bản cũng như do ảnh hưởng của vấn đề đảo Senkaku hiện nay, Trung Quốc tìm mọi cách tránh né các khoa mục do sĩ quan Nhật Bản chỉ huy.

Theo tờ “Nhật báo Trung Quốc” ngày 14 tháng 7, diễn tập tìm kiếm cứu nạn 6 nước do sĩ quan Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản chỉ huy, tổ chức ở vùng biển Hawaii vào sáng ngày 12 tháng 7 năm 2014. Nhưng, tàu bệnh viện Hòa Bình Phương Châu của Hải quân Trung Quốc đã không tham gia khoa mục này.

Theo bài báo, diễn tập tìm kiếm cứu nạn liên hợp là một phần của diễn tập quân sự liên hợp “Vành đai Thái Bình Dương”, tư lệnh cụm hộ vệ 3 Lực lượng Phòng vệ Trên biển Nhật Bản lần đầu tiên làm sĩ quan chỉ huy của hoạt động diễn tập lần này. Đồng thời, tất cả nhân viên của ban chỉ huy đều là người Nhật Bản.

 

Posted Image

Nội dung diễn tập tìm kiếm cứu nạn trong diễn tập quân sự trên biển liên hợp "Vành đai Thái Bình Dương 2014"

 

Bài báo cho biết, sau khi bắt đầu diễn tập, nhiều máy bay trực thăng của Quân đội Mỹ đã vận chuyển “binh sĩ bị thương” đến tàu sân bay trực thăng Ise Nhật Bản, binh sĩ Nhật đã tiếp tục vận chuyển những binh sĩ này vào phòng cấp cứu. Nhưng, tàu bệnh viện Trung Quốc đã không tham gia.

Báo Nhật Bản bình luận cho rằng, Trung Quốc không tham gia diễn tập có thể là do đối đầu căng thẳng của quan hệ Trung-Nhật.

Diễn tập đem lại cơ hội cho giao lưu quân sự Trung-Mỹ

Tờ “Tân Dân vãn báo” Trung Quốc ngày 26 tháng 6 cũng có bài viết cho rằng, diễn tập “Vành đai Thái Bình Dương” được tổ chức 2 năm 1 lần, đã tổ chức 24 lần, đây là lần đầu tiên Hải quân Trung Quốc tham gia diễn tập.

Bài báo dẫn lời phó viện trưởng Thẩm Đinh Lập, Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế, Đại học Phục Đán, Trung Quốc cho rằng, mặc dù quan hệ quân sự Trung-Mỹ tương đối yếu, nhưng hai bên vẫn có ý định hợp tác, tránh rủi ro. Lần này, Trung Quốc cử 4 tàu chiến tham gia diễn tập là một hoạt động diễn tập trên biển có cấp độ cao nhất giữa Trung-Mỹ; cho rằng Trung Quốc cử tàu chiến tham gia như vậy là muốn tăng cường độ minh bạch và lòng tin quân sự.

 

Posted Image

Binh sĩ đặc nhiệm Trung Quốc tham gia diễn tập "Vành đai Thái Bình Dương 2014"

 

Theo Thẩm Đinh Lập, cuộc diễn tập này có ý nghĩa hợp tác quốc tế bảo vệ an ninh trên biển, hỗ trợ tích cực cho tăng cường giao lưu quân sự Trung-Mỹ, “hợp tác bảo vệ ổn định châu Á-Thái Bình Dương”. Mặc dù Mỹ thực hiện chiến lược “tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương” nhằm vào Trung Quốc, tránh để Quân đội Trung Quốc thu được các thông tin nhạy cảm, nhưng Lầu Năm Góc mời Trung Quốc tham gia diễn tập cho thấy giao lưu quân sự song phương được nâng cấp cả về hình thức và thực chất, theo đó có lợi cho mở rộng lòng tin, giảm ngờ vực, phù hợp với phương hướng xây dựng quan hệ quân sự mới Trung-Mỹ.

Theo báo Trung Quốc, Mỹ mời Trung Quốc tham gia diễn tập phản ánh thiện chí minh bạch quân sự của Mỹ, còn Trung Quốc cử tàu chiến tiên tiến tham diễn thể hiện thiện chí minh bạch quân sự của Trung Quốc, giúp cho quan hệ quân sự Trung-Mỹ vượt qua được các nhân tố tiêu cực, từng bước phát triển theo hướng hoàn thiện và ổn định.

Giáo sư Bành Hải, Học viện chỉ huy lục quân Thạch Gia Trang, Trung Quốc cho rằng, Mỹ không để Trung Quốc tham gia các nội dung quan trọng của diễn tập Vành đai Thái Bình Dương, nhưng Trung Quốc được mời tham diễn đã đem lại cơ hội lớn cho họ nâng cao khả năng chiến đấu thực tế, là tín hiệu cho thấy Hải quân Trung Quốc vượt ra khỏi “chuỗi đảo thứ nhất”, vươn ra biển xa.

 

Posted Image

Máy bay trực thăng Pháp tập cất hạ cánh trên tàu khu trục tên lửa Hải Khẩu, Hải quân Trung Quốc trong diễn tập "Vành đai Thái Bình Dương 2014"

 

Theo bài báo, các nước Mỹ, Nhật Bản bày tỏ hoan nghênh Trung Quốc tham gia diễn tập “Vành đai Thái Bình Dương” cho thấy họ không muốn bài xích Trung Quốc, sẽ không “lật mặt” triệt để với Trung Quốc vì các vấn đề biển Hoa Đông và Biển Đông.

Theo bài báo, Trung Quốc và Mỹ đều sẽ dựa vào cơ hội diễn tập để phô diễn thực lực của mình, khẳng định sự hiện diện quân sự ở Thái Bình Dương, tìm hiểu và răn đe đối thủ tiềm tàng. Tóm lại, cãi nhau thì cãi nhau, hợp tác là hợp tác, nhưng không đánh nhau.

Bài báo còn cho rằng, Mỹ ngày càng nhạy cảm với việc Trung Quốc không ngừng tăng cường thực lực, tiến hành ngăn chặn Trung Quốc không bằng tiến hành tiếp xúc với Trung Quốc để xóa bỏ “mối lo ngại không cần thiết”.

Trung Quốc tham gia diễn tập quân sự “Vành đai Thái Bình Dương” phản ánh lực lượng vũ trang hai nước Trung-Mỹ có ý định “kết giao bằng hữu” chứ không phải phát động chiến tranh. Mặc dù quân đội hai nước Trung-Mỹ không thể xây dựng quan hệ hữu nghị thì ít nhất có thể đạt được hiểu biết lẫn nhau, diễn tập “Vành đai Thái Bình Dương 2014” đã đem lại cơ hội để thực hiện điều đó.

 

Posted Image

Tàu tiếp tế tổng hợp Thiên Đảo Hồ, Hải quân Trung Quốc thực hiện nhiệm vụ tiếp tế trong diễn tập "Vành đai Thái Bình Dương 2014"

===============

Câu chuyện chỉ đơn giản thế này: Một đám giang hồ nổi tiếng đang khống chế địa bàn. Tự nhiên có tay cao bồi thôn trước đây cũng trong nhóm, nổi lên, ngông ngênh thấy ghét. Bởi vậy đại ca trùm mời đến đại hội võ lâm để thấy sức mạnh của đàn anh và các tay em như thế nào, nhằm quảng cáo sức mạnh. Ý muốn nói: "Mày cà chớn anh bụp đấy!".

Có vậy thôi chứ có gì đâu mà ầm ĩ. Cái thế giới này đại để cũng như làng Vũ Đại cả.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phải ngồi lại để đối phó với sự khó lường của Trung Quốc

26/07/2014 16:23 (GMT + 7)
 
TTO - Đây là đề nghị của bà Jeanne Mirer, chủ tịch Hiệp hội Luật sư dân chủ quốc tế (IADL) - với báo chí bên lề hội thảo thảo quốc tế “Những khía cạnh pháp lý liên quan đến sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển Việt Nam” ngày 26-7 tại TP.HCM.
 
Posted Image
Toàn cảnh tại hội thảo quốc tế "Những khía cạnh pháp lý liên quan đến việc sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển Việt Nam" - Ảnh: T.T.D.

Hội thảo này do Trường ĐH Luật TP.HCM và Hội Luật gia Việt Nam phối hợp tổ chức với 30 học giả hàng đầu về luật quốc tế và luật biển đến từ các viện nghiên cứu, các trường đại học lớn của nhiều nước trên thế giới tham gia.

Trung Quốc chưa bao giờ thừa nhận sai

Bà Jeanne Mirer cho rằng Trung Quốc chưa bao giờ thừa nhận mình làm sai, kể cả những cái sai mà cộng đồng thế giới lên án mạnh mẽ, như việc hạ đặt phi pháp giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Vì vậy theo bà Jaeanne Miror, Trung Quốc chắc chắn sẽ không dừng lại cho dù họ đã di chuyển giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển Việt Nam. Do đó, theo bà, các chuyên gia luật pháp quốc tế cần ngồi lại với nhau nhằm tìm ra phương án tối ưu nhất để đối phó với những bước đi tiếp theo rất khó lường của Trung Quốc.

Tại hội thảo, nhiều chuyên gia luật quốc tế, các học già, nhà báo cũng có chung nhận định: với hành vi hạ đặt giàn khoan trái phép trước Hội nghị thượng đỉnh ASEAN, Trung Quốc đã không cần quan tâm đến phản ứng của các nước ASEAN và không quan tâm đến động thái có thể có của Mỹ.

Chia sẻ về quan điểm này, GS Baladas Ghoshal, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Nam Á và Đông Nam Á, ĐH Jawaharlal Nehru (Ấn Độ), nói thêm: “Việc Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương - 981 tại vùng biển của Việt Nam không quốc gia nào ủng hộ”. GS Baladas Ghishal cũng cho rằng Trung Quốc thích đối phó bằng phương thức song phương chứ không phải đa phương. Đồng thời việc Trung Quốc rút giàn khoan và tàu hộ tống ra khỏi vùng kinh tế đặc quyền và thềm lục địa của Việt Nam có thể là một biểu hiện của sự thận trọng, là động thái có toan tính để ngăn chặn Mỹ và các cường quốc khác hợp sức lại.

Sau phần phân tích này, GS Baladas Ghoshal đưa ra đánh giá rằng tiếng nói của ASEAN sẽ góp phần kiềm chế tham vọng của TQ, khiến nước này không thể sử dụng và đe dọa bằng vũ lực. Việt Nam nên lựa chọn biện pháp theo đuổi thủ tục trọng tài quốc tế hoặc nộp đơn lên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cùng ASEAN và Trung Quốc ký COC.

 

Posted Image

Từ trái qua: các diễn giả luật sư Pierre Shifferli,  bà Jeanne Mirer (chủ tịch Hiệp hội Luật sư dân chủ quốc tế), GS.Ts Alexander Yankov trả lời phỏng vấn của báo giới - Ảnh: T.T.D.

 

Posted Image

Các đại biểu trao đổi trong giờ giải lao của hội nghị - Ảnh: T.T.D.

 

Posted Image

Trung tướng Anup Singh (bìa phải, nguyên tổng tư lệnh hải quân miền Đông Ấn Độ) trao đổi với các đại biểu - Ảnh: T.T.D.

 

Vi phạm không thể chối cãi

Đây là đánh giá của luật gia Veeramalla Anjaiah, phó tổng biên tập Daily Jakarta Post (Indonesia), trong bài tham luận của mình. Ông cho rằng việc hạ đặt giàn khoan là một sự vi phạm rõ ràng luật pháp quốc tế và trái với Tuyên bố về cách ứng xử của các các bên ở biển Đông (DOC). Luật gia này cũng kêu gọi ASEAN cần nhanh chóng đoàn kết, thống nhất, đồng thuận để cùng Trung Quốc ký COC nhằm góp phần ngăn ngừa và giải quyết hiệu quả các tranh chấp. Đồng thời ASEAN cần vận động các quốc gia ngoài khối như Mỹ, Nhật Bản, Úc… ủng hộ tiến trình giải quyết hòa bình các tranh chấp trên biển Đông với Trung Quốc.

Ngoài ra, ông cũng không loại trừ phương án Việt Nam đưa vụ việc ra tại một tòa án nội bộ để giải quyết.

 

Posted Image

VIỄN SỰ

=================

Bà Jeanne Mirer cho rằng Trung Quốc chưa bao giờ thừa nhận mình làm sai, kể cả những cái sai mà cộng đồng thế giới lên án mạnh mẽ, như việc hạ đặt phi pháp giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.

 

Theo Lý học thì ở cõi Hậu Thiên này không có cái gì tuyệt đối. Tức là phải có sai. Khi người Tàu xác định ý tưởng của họ là tuyệt đối đúng thì có thể xác định ngay rằng: Đó là mục đích của họ và họ quyết tâm đạt mục đích này. Vấn đề còn lại là phương pháp thực hiện.

Ý này tôi đã nói một lần ngay trong chuyên đề này.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites
The Diplomat: Giàn khoan Hải Dương-981 có thể bị bão thổi tung
27/07/2014 08:15 
 

(TNO) The Diplomat nhận định Mỹ có thể đã gây sức ép để Trung Quốc kéo giàn khoan Hải Dương-981 khỏi vùng biển Việt Nam, và nếu không kéo đi, giàn khoan này có thể đã bị bão Rammasun thổi tung.

 

Posted Image
Tàu Trung Quốc tại khu vực hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển Việt Nam - Ảnh: Reuters

 

Trung Quốc ngày 15.7 đã kéo giàn khoan Hải Dương-981 ra khỏi vùng biển Việt Nam về đảo Hải Nam, tuyên bố rằng hoạt động thăm dò tại biển Đông đã hoàn tất, theo tạp chí The Diplomat.

Trước đó, Trung Quốc cũng từng tuyên bố sẽ triển khai giàn khoan kể từ đầu tháng 5 cho đến 15.8.

Tờ The Yomiuri Shimbun (Nhật Bản) hôm 22.7 cũng đăng tải một bài xã luận nhận định chính áp lực của cộng đồng quốc tế đã buộc Trung Quốc kéo giàn khoan đi, nhưng cảnh báo Bắc Kinh sẽ không dừng lại ở đó.

Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia nghiên cứu châu Á thuộc Đại học New South Wales (Úc), nhận định trên The Diplomat rằng có thể Mỹ đã thuyết phục Trung Quốc tại sự kiện Đối thoại Kinh tế và Chiến lược (tổ chức ở Bắc Kinh) để Trung Quốc kéo giàn khoan đi, sau khi kêu gọi “đóng băng” tất cả các hành động gây hấn ở biển Đông

Ông Thayer cũng cho rằng giàn khoan Hải Dương-981 có thể bị bão Rammasun thổi tung nên Bắc Kinh lo ngại và quyết định kéo giàn khoan sớm hơn kế hoạch đề ra.

Bão Rammasun tuần qua đã quét qua các nước Philippines, Trung Quốc và Việt Nam, làm thiệt mạng 138 người, chưa kể nhiều người còn mất tích.

 

 

Các nhà phân tích và phê bình chính trị quốc tế từng có những ý kiến trái chiều về vấn đề "liệu rằng bão Rammasun có phải là một mối đe dọa đối với giàn khoan Hải Dương-981?".

Một số nhà phân tích cho rằng giàn khoan này được thiết kế để chịu được những cơn bão lớn.

Nhưng chuyên gia Sourabh Gupta, thuộc Tổ chức Samuels International chỉ ra rằng “giàn khoan này được sửa chữa hồi năm 2013 và có thể không chịu nổi những cơn bão lớn trong mùa bão từ tháng 7 - 9 hằng năm”.

Trung Quốc kéo sớm giàn khoan đi nhằm tránh làm xấu đi quan hệ với Việt Nam và tránh bị Việt Nam kiện ra tòa án quốc tế giống như Philippines đã làm, theo nhận định ông Thayer.

Các chuyên gia còn cho rằng bởi vì không tìm thấy được nhiều trữ lượng hydrocarbon như mong đợi nên Bắc Kinh cho kéo giàn khoan sớm, theo The Diplomat.

Phúc Duy

==================

Lão Gàn đã quảng cáo  - í lộn - cảnh báo rằng: Năm nay Giáp Ngọ 2014, thiên tai rất nặng nề và bất thường. Riêng về bão, mưa lũ thì khỏi nói. Điều này đã được mô tả trong "Lời tiên tri 2014", nay xin nhắc lại để quý vị liệu "mỳ vằn thắn mà múc xì dầu". Ramasun, matmo cũng chỉ là mấy nốt nhạc dạo cuối mùa hè, đầu mùa mưa bão trên thế giới này. Sang năm thuộc Âm, thiên tai còn tăng nặng hơn nữa, khả năng xảy ra những hậu quả hủy diệt cả một vùng lãnh thổ. Kính cẩn quảng cáo trước để mọi người cảnh giác. B)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc muốn thành "ông Kẹ" dọa thế giới

http://baodatviet.vn

 

(Lực lượng vũ trang) - Trung Quốc vừa thử nghiệm loại tên lửa có khả năng tiêu diệt các vệ tinh trong quỹ đạo Trái Đất, một tín hiệu mà Mỹ cho rằng đáng lo ngại

Trung Quốc không thôi ý định chiến tranh không gian

 

Đài Tiếng nói nước Nga đưa thông tin, đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ bà Marie Harf nói rõ rằng việc phóng tên lửa đã được thực hiện vào ngày thứ Tư 23/7/2014. Trong khuôn khổ cuộc thử nghiệm này, phía Mỹ đã chỉ rõ Trung Quốc đã bắn tên lửa có mục tiêu cụ thể nhưng không xảy ra việc đánh chặn vệ tinh trực tiếp.

Ngay sau đó Mỹ kêu gọi Trung Quốc kiềm chế các hành động gây bất ổn định. Theo hãng thông tấn ITAR-TASS, bà Marie Harf bày tỏ quan điểm rằng trong triển vọng dài hạn, việc Trung Quốc chế tạo và thử nghiệm tiếp theo các vũ khí chống vệ tinh đang đe dọa việc đảm bảo an ninh trong không gian vũ trụ.

Được biết trong những năm gần đây, Bắc Kinh đã tiến hành một loạt thử nghiệm liên quan đến việc chế tạo vũ khí chống vệ tinh. Thử nghiệm nghiêm trọng nhất trong số này từng được tiến hành vào tháng 1/2007.

Khi đó Trung Quốc đã sử dụng tên lửa đạn đạo hủy diệt một vệ tinh khí tượng cũ ở độ cao 865 km trên bề mặt trái đất. Một loạt các quốc gia, trong đó có Mỹ, liên minh châu Âu (EU) khi đó đã bày tỏ sự quan ngại trước hành động của Trung Quốc.

 

Posted Image

Tên lửa được cho là vũ khí diệt vệ tinh của Trung Quốc phóng hôm 23/7/2014

 

Hậu quả của việc Trung Quốc tiến hành thử nghiệm này là hình thành đám mây mảnh vỡ với số lượng khoảng 3 ngàn đơn vị. Đám mây này đã ảnh hưởng đến rất nhiều vệ tinh của các quốc gia xung quanh, chính vệ tinh của chính Trung Quốc cũng gặp vấn đề.

Thậm chí, trong lần thử nghiệm đó, Trung Quốc dù bắn thử tên lửa vào ngày 11/1/2007 nhưng đến tận ngày 23/1/2014, khi có quá nhiều cáo buộc của các tổ chức thế giới, Trung Quốc mới đứng ra nhận trách nhiệm về cuộc thử vũ khí của mình.

Còn trong lần thử nghiệm vừa qua, hôm 23/7/2014, phía Mỹ đã phản ứng khá gay gắt, kêu gọi Trung Quốc kiềm chế các hành động gây bất ổn định, trong đó có việc tiếp tục nghiên cứu và thử nghiệm các hệ thống chống vệ tinh.”

Theo lời bà Harf, những hành động này “trong tương lai có thể đe dọa an toàn trong khoảng không vũ trụ. Mỹ đã nhiều lần gửi đến các quan chức Trung Quốc những thông báo bày tỏ quan ngại về sự phát triển các hệ thống chống vệ tinh mà Bắc Kinh đang tiến hành.”

Còn về phía EU, cơ quan phát ngôn của liên minh này đã tuyên bố: "Một cuộc thử nghiệm vũ khí chống vệ tinh là trái với nỗ lực của quốc tế ngăn chặn một cuộc chạy đua ngoài không gian vũ trụ, châm ngòi cho nền an ninh vũ trụ. Và Trung Quốc sẽ phải nhìn nhận một cách nghiêm túc về vấn đề trách nhiệm của mình trong hành động vừa qua.”

 

Trung Quốc muốn chiến tranh không gian với ai?

Tên lửa chống vệ tinh là loại vũ khí không gian được thiết kế để tiêu diệt các vệ tinh cho các mục đích quân sự chiến lược.

Hiện tại chỉ có Hoa Kỳ, Liên Xô trước đây và Trung Quốc được coi là đã phát triển loại vũ khí này. Còn không rõ nước Nga hiện tại có tiếp tục duy trì các chương trình của Liên Xô hay không. Ấn Độ tuyên bố hoàn toàn có khả năng kỹ thuật để phát triển loại vũ khí như vậy nhưng họ từ chối tham gia vào việc sản xuất. Những cuộc thử nghiệm đầu tiên loại vũ khí này được người Mỹ bắt đầu từ những năm 1980.

Posted Image

Trung Quốc đang nỗ lực phát triển sức mạnh không gian của mình để cạnh tranh vị thế cường quốc vũ trụ

 

Phải thấy rằng, trong một cuộc chiến tranh quy mô lớn, thậm chí là giữa các lục địa với nhau, vũ khí lợi hại nhất là các tên lửa liên lục địa mang đầu đạn hạt nhân. Khi phải sử dụng đến loại vũ khí ấy, đồng nghĩa với việc hai quốc gia tham chiến đã lựa chọn cho trường hợp một mất một còn. Tuy nhiên, tên lửa đạn đạo liên lục địa sẽ trở thành đống sắt vụn khi thiếu đi sự định vị, dẫn đường của các thiết bị vệ tinh.

Vì thế, việc phát triển vũ khí tiêu diệt vệ tinh là một bước đi tắt đón đầu, thay vì phát triển lá chắn phòng thủ tên lửa ở mặt đất mà hiệu quả và tỉ lệ đánh chặn không cao.

Thực tế, cho đến thời điểm này, chỉ có Trung Quốc và Mỹ công khai còn nghiên cứu sản xuất loại vũ khí này. Và nhìn vào mối quan hệ trên thế giới, có thể thấy Mỹ đang được Trung Quốc coi như kẻ đáng đề phòng và đối phó nhất. Việc phát triển vũ khí chống vệ tinh chỉ là một trong những chiến lược dễ hiểu mà quân đội Trung Quốc thực thi để ngăn chặn những mối lo từ tên lửa liên lục địa của Mỹ.

Song song với việc đầu tư khả năng tác chiến biển xa của hải quân, uy lực, số lượng và sự linh hoạt của không quân, hiện đại hóa và chuyên nghiệp hóa lục quân, thì vũ khí không gian sẽ khiến Trung Quốc đẩy sự chuẩn bị cho cuộc chiến của họ với Mỹ tới ngưỡng toàn diện.

Vẫn là một Trung Quốc bất chấp

Trong những gì mà đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ, bà Marie Harf tuyên bố về việc Trung Quốc thử nghiệm vũ khí hạt nhân có đề cập đến việc Bắc Kinh đang vi phạm nghiêm trọng Hiệp ước không gian của Liên Hợp Quốc, và yêu cầu họ phải có trách nhiệm.

Nhưng thực tế, việc chỉ trích những sai trái của Trung Quốc dựa trên diễn giải pháp luật quốc tế và các công ước được Trung Quốc công nhận là một điều thừa thãi. Bởi họ từ trước đến nay luôn bất chấp tất cả và không coi luật pháp ra gì.

 

Posted Image

Đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ, bà Marie Harf

 

Còn nhớ, cách mà Bắc Kinh thử nghiệm vũ khí tiêu diệt vệ tinh hồi năm 2007. Vũ khí ấy đã đủ sức tiêu hủy vệ tinh mục tiêu và làm nhiều vệ tinh khác xung quanh bị tê liệt.

Có thể hiểu điều này theo hai hướng, hoặc Bắc Kinh chưa đủ sức chế tạo vũ khí tiêu diệt vệ tinh triệt để, hoặc Bắc Kinh đang dồn sức vào chế tạo một loại vũ khí phá hủy với diện càng rộng càng tốt.

Nếu hiểu theo cách này, có thể thấy Bắc Kinh đang liều lĩnh chơi trò hi sinh, tất cả các vệ tinh cùng chết, diện mạo cuộc chiến, công nghệ chiến tranh sẽ bị đẩy lùi lại hàng chục năm, thậm chí tương đương với thời chiến tranh thế giới thứ hai, khi các bên tham gia chỉ có súng đạn, xe tăng...

Và một khi cục diện chuyển thành tình huống đọ sức mạnh bằng số lượng người lính, có lẽ Bắc Kinh sẽ rất tự tin.

Đỗ Minh Tú

===================

Trung Quốc muốn chiến tranh không gian với ai?

 

:rolleyes: Hì! Chắc chắn không phải để bắn hạ cái diều của Lão Gàn thả ở cánh đồng làng Vũ Đại. Hì.

Share this post


Link to post
Share on other sites
Trung Quốc đang tập trận bắn đạn thật ngay sát Việt Nam
27/07/2014 15:10
 

(TNO) Trung Quốc đang tiến hành tập trận bắn đạn thật rầm rộ ngoài khơi vịnh Bắc bộ, tại khu vực giáp ranh với vùng biển Việt Nam và theo dự kiến đợt tập trận này sẽ kết thúc vào ngày 1.8, Bộ Quốc phòng Trung Quốc thông báo ngày 27.7.

 

Posted Image
Chiến hạm Trung Quốc bắn tên lửa trong một cuộc tập trận hồi năm 2013 ở cảng Thanh Đảo, thuộc tỉnh Sơn Đông - Ảnh: Reuters

 

Ngoài ra, vào ngày 27.7, Bắc Kinh cũng đã thông báo sẽ tiến hành tập trận bắn đạn thật tại biển Hoa Đông từ ngày 29.7 đến ngày 2.8, Bloomberg đưa tin.

Đợt tập trận gần vùng biển Việt Nam lần này của Trung Quốc có quy mô lớn hơn những cuộc tập trận trước đây và trùng với thời điểm Bắc Kinh chuẩn bị lễ kỷ niệm ngày thành lập quân đội 1.8.

Giới quan sát nhận định những động thái nói trên của Trung Quốc càng làm gia tăng căng thẳng với các quốc gia trong khu vực.

Bắc Kinh đã tuyên bố chủ quyền trên gần như toàn bộ biển Đông, được cho là dồi dào tài nguyên khoáng sản, dựa theo cái gọi là "đường lưỡi bò” mà nước này tự vẽ ra trên biển Đông.

Còn tại biển Hoa Đông, Trung Quốc đang có tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với Nhật Bản.

Ông Suh Jin-young, một giáo sư chuyên nghiên cứu về chính trị Trung Quốc tại Trường Đại học Hàn Quốc, nhận xét các đợt tập trận lần này “khác với các đợt tập trận trước ở chỗ Trung Quốc đang tiến hành theo một cách đình đám hơn, cho thấy nước này có vẻ như đang muốn làm cho căng thẳng quân sự leo thang”.

“Nhưng trong mắt người Trung Quốc, các căng thẳng này do Mỹ, Nhật khởi xướng và Trung Quốc cho rằng họ chỉ tiến hành những gì họ vẫn đang làm hằng năm”, ông Suh nói.

Bloomberg cho biết các hoạt động của quân đội Trung Quốc trong thời gian gần đây làm ảnh hưởng đến ngành hàng không trong nội bộ nước này.

Hãng China Southern Airlines ngày 27.7 cho biết các chuyến bay của hãng hàng không này đến miền đông Trung Quốc nhiều khả năng sẽ bị hoãn trên quy mô lớn do các “hoạt động đặc biệt”.

Các hãng hàng không Trung Quốc hồi tuần rồi đã cắt giảm 1/4 số chuyến bay của mình tại hơn một chục sân bay, trong đó có 2 sân bay ở Thượng Hải, do “các cuộc tập trận liên tục”, truyền thông Trung Quốc cho hay.

Động thái này diễn ra một tuần sau khi Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) bắt đầu các cuộc tập trận bắn đạn thật kéo dài ba tháng tại 6 quân khu, bao hàm cả quân khu ở Thượng Hải, theo Tân Hoa xã.

Quân đội Trung Quốc được cho là kiểm soát khoảng 52% không phận miền đông nước này, nơi tọa lạc của các thành phố lớn như Bắc Kinh và Thượng Hải, theo một báo cáo công bố hồi năm 2011 của China News Service, một trong những hãng tin hàng đầu Trung Quốc.

Cơ quan hàng không dân dụng Trung Quốc sử dụng khoảng 1/5 trong tổng số các đường bay trên không phận cả nước, ông Shi Boli, một quan chức tại Tổng cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc, nói với Bloomberg hồi năm 2013.

Hoàng Uy

=================

Sự kiện dàn khoan chỉ là hình tướng và là hệ quả tất yếu thể hiện bản chất của vấn đề: "Giấc một bá chủ thế giới" của Trung Quốc, mà trước mắt là chi phối, gây sức ép lên các nước láng giềng. Hoặc xâm chiếm, hoặc biến các quốc gia lân bang thành phụ thuộc quốc của Trung Quốc. Cuộc tập trân qui mô của Trung quốc trên khắp 4 vùng biển chung quanh của họ - trong đó có cuộc tập trân trên Vinh Bắc Bộ - chứng tỏ điều này. Nó chính là một thứ dàn khoan thể hiện dưới hình thức khác.

Trung Quốc đã quá đà vì sự thể hiện tham vọng một cách lộ liễu. Có người cho rằng: Trung Quốc làm vậy để hướng sự chú ý về những mâu thuẫn đang gây bất ổn trong nước ra ngoài. Cho dù ngay cả như vậy thì đây vẫn là một sai lầm nghiêm trọng của họ. Bởi vì, khi họ gặp phản ứng quyết liệt của những nước xung quanh, nó sẽ đem lại một sự phản tác dụng còn ghê gớm hơn.

Tôi nhắc lại rằng: Chỉ có Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến được trả lại tính chân lý của nó, mới hy vọng mọi chuyện sẽ tốt đẹp.

Chính các học gỉa Trung Quốc đã thừa nhận thuyết ADNH và Kinh Dịch không phải của họ. Sự thừa nhận của các học giả Trung Quốc trong sự kiện minh chứng Việt sử 5000 năm văn hiến, đây chính là cái dàn khoan của Việt tộc từ hàng ngàn năm trước, mà các học giả Trung Quốc tự mang vào đặt trong nền văn minh Hán. Dàn khoan phi vật thể này bất chấp tất cả mọi điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt và mọi sự tác động nhân danh bất cứ một cái gì của con người.

Lịch sử cần thể hiện đúng chân lý của nó.

Xin cảm ơn những quí vị quan tâm.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites