Posted 13 Tháng 7, 2014 Nhật tuyên bố rắn: Trung Quốc coi chừng, nếu gây rối... (Tin tức 24h) - Nhật không muốn đối đầu với Trung Quốc nhưng sẵn sàng “đáp trả cứng rắn” nếu Trung Quốc gây rối ở vùng biển tranh chấp giữa hai nước. Phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở thủ đô Washington của Mỹ ngày 11/7 (giờ địa phương), Bộ trưởng Onodera tuyên bố Nhật không muốn đối đầu với Trung Quốc và cánh cửa đối thoại cho hai bên luôn luôn mở. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh: "Bất kỳ hành động đơn phương nào nhằm gây rối trật tự bằng vũ lực, chúng tôi kiên quyết xử lý hành động đó ngay lập tức. Chúng tôi không chấp nhận thay đổi hiện trạng bằng vũ lực”. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel (trái) và người đồng cấp Nhật Itsunori Onodera tại Washington ngày 11/7. Ông khẳng định: “Giải pháp hòa bình cho những khác biệt sẽ bảo vệ hòa bình và ổn định không chỉ cho Nhật mà còn cho cả Mỹ, Trung Quốc cũng như các đối tác khu vực và cả thế giới”. Bộ trưởng Onodera còn tuyên bố: “Chúng tôi sẽ hỗ trợ khu vực châu Á-Thái Bình Dương phát triển hòa bình và phồn thịnh. Đó là lý do tại sao Nhật không chấp nhận thay đổi hiện trạng bằng vũ lực. Chiến lược này là phần trọng tâm trong chính sách quốc phòng và an ninh của Nhật”. Trong bài phát biểu được đăng trên website của CSIS, ông Onodera còn khẳng định một liên minh mạnh có thể ngăn chặn những nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng bằng vũ lực cũng như các cuộc xung đột bất ngờ. Bộ trưởng Onodera cam kết Nhật sẽ đóng vai trò có trách nhiệm đối với hòa bình và sự phồn thịnh của khu vực thông qua việc thắt chặt quan hệ với Mỹ, tiến tới hợp tác ba bên với Úc, Hàn Quốc và đẩy mạnh quan hệ đối tác với các nước Đông Nam Á. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật đưa ra những tuyên bố trên trong bối cảnh Tokyo và Bắc Kinh đang căng thẳng về quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông mà giới quan sát cảnh báo có nguy cơ dẫn đến xung đột. Song song đó, Trung Quốc ngày càng có hành động khiến căng thẳng biển Đông leo thang, đe dọa hòa bình khu vực, với hành động gần đây nhất là hạ đặt phi pháp giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng biển Việt Nam vào tháng 5/2014. Trong thời gian gần đây, Nhật Bản đã liên tiếp có những hành động cứng rắn, cho thấy sức mạnh của mình đối với Trung Quốc. Mới đây, Nhật Bản đã có một bước ngoặt lịch sử khi chính quyền của Thủ tướng Shinzo Abe thông qua việc diễn giải lại Hiến pháp, để cho phép lực lượng vũ trang giúp các đồng minh trong một số hoàn cảnh cụ thể. Tokyo tuyên bố sự thay đổi này là cần thiết, giúp đối phó với sức mạnh quân sự đang gia tăng của Trung Quốc. Đây là một trong những thay đổi lớn nhất về chính sách an ninh kể từ khi Nhật Bản thiết lập lực lượng phòng vệ thời hậu Thế chiến II cách đây 60 năm. Theo các quy định mới, hoạt động phòng thủ của Nhật Bản có thể được mở rộng theo nhiều viễn cảnh khác nhau. Một trong số đó là yểm trợ cho các lực lượng Mỹ bị tấn công xung quanh Nhật Bản, hợp tác về quân sự với Mỹ để bảo vệ các công dân Nhật gặp nguy hiểm ở nước ngoài, cử quân đội đi bảo vệ sự tiếp cận các nguồn cung năng lượng hoặc tham gia quét phá mìn khi xung đột trên biển làm gián đoạn tuyến hàng hải quan trọng đóng vai trò sống còn với Nhật Bản. Điều này đặc biệt có ý nghĩa quan trọng khi gắn với các diễn biến mới đây tại Biển Đông và Hoa Đông, nơi nhiều nước đang phải đối phó với tham vọng bành trướng và thay đổi hiện trạng của Trung Quốc qua việc quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư cũng như căng thẳng hiện nay trên Biển Đông khi Bắc Kinh hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương - 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Hơn nữa, Chính phủ Nhật Bản đang xem xét việc ban hành luật mới về hợp tác Mỹ-Nhật toàn diện, trong đó có cả phương án đối phó như thế nào trong trường hợp bán đảo Triều Tiên rơi vào một cuộc chiến. Điều này đồng nghĩa với việc Tokyo dự kiến sửa đổi phương hướng hợp tác phòng vệ Mỹ-Nhật. Phương hướng hợp tác mới về phòng vệ giữa Mỹ và Nhật Bản sẽ thay thế luật về tình hình xung quanh, trong đó có nội dung Tokyo đóng vai trò là hậu phương cho Mỹ trong chiến sự trên bán đảo Triều Tiên. Với việc thông qua nghị quyết diễn giải lại Hiến pháp để khôi phục “quyền phòng vệ tập thể”, vai trò hậu phương này của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản sẽ được mở rộng hơn so với hiện nay. Bên cạnh đó, Nhật lại tiếp tục có những động thái siết chặt xung quanh Trung Quốc. Vừa qua, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã có chuyến thăm lịch sử tại Úc (Ông Abe là Thủ tướng Nhật Bản đầu tiên thăm Úc kể từ năm 2002) chỉ vài ngày sau khi Nhật Bản gỡ bỏ lệnh cấm kéo dài 60 năm qua, cho phép thực thi quyền “phòng vệ tập thể”. Theo báo Yomiuri, Tokyo và Canberra đang xem xét ký một thỏa thuận song phương nhằm tạo điều kiện cho quân đội Úc đến thăm và tập trận ở Nhật. Ngoài ra, hai nhà lãnh đạo sẽ ra tuyên bố chung kêu gọi tăng cường hợp tác an ninh song phương để từ đó tiến tới đàm phán ký kết Hiệp ước các lực lượng thăm viếng (VFA). Nếu được ký, VFA sẽ cho phép bỏ qua việc kiểm tra hải quan đối với những thiết bị, khí tài mà Lực lượng phòng vệ Nhật (SDF) và quân đội Úc mang vào nước kia. Hiệp ước còn cho phép xe tăng cũng như các loại xe quân sự khác của Úc vận hành trên các con đường ở Nhật. Như vậy, khi "mối họa" Trung Quốc đang rình rập bên ngoài, Nhật Bản đã sẵn sàng mở rộng cửa đón Úc, như đã làm đối với Mỹ, đồng minh thân cận nhất của Nhật Bản. Ngay cả đối với Triều Tiên, đồng minh thân cận của Trung Quốc, Nhật Bản cũng tìm cách lấy lòng khi nới lỏng biện pháp trừng phạt Triều Tiên nhân lúc mối quan hệ Trung-Triều đang "cơm không lành, canh không ngọt". Thảo My (Tổng hợp) =============== Xem tin tức thế giới, làm Lão Gàn nhớ lại những hình ảnh kỷ niệm ở chợ Bắc Qua, hồi còn niên thiếu. Ngày ấy những bà hàng cá có máu mặt chẳng ai dám đụng tới. Đụng tới bà thì biết tay bà ngay. Chỉ cần bà chửi một mạch 3 tiếng đống hồ thì có đủ tư liệu làm luận án tiến sĩ về " văn hóa chửi" đấy! Bởi vậy, cái con mẹ bán cá nào mới ra chợ, mà bày đặt hống hách thì ăn đòn cũng phải. Ấy là Lão Gàn cứ suy từ quan hệ chợ Bắc Qua ra cái thế giới như vậy. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 7, 2014 Giáo sư Carl Thayer: Lo ngại Mỹ-Trung Quốc móc ngoặc ở Biển Đông Hồng Thủy 13/07/14 08:09 (GDVN) - Ông có cảm giác Trung Quốc đã móc ngoặc với Mỹ còn Mỹ thì sợ hãi việc phản ứng quá mạnh ở Biển Đông. Giáo sư Carl Thayer. The Straits Times ngày 12/7 đưa tin, trong ngày cuối của Đối thoại Chiến lược - kinh tế Trung - Mỹ thường niên tại Bắc Kinh, Trung Quốc đã từ chối kêu gọi của Mỹ về việc phải tuân thủ luật pháp quốc tế trong vấn đề Biển Đông. Tiến sĩ Patrick Cronin, Giám đốc Chương trình châu Á - Thái Bình Dương từ Trung tâm An ninh mới của Mỹ cho rằng Mỹ cần xuất hiện ngay bây giờ với chiến lược áp đặt cái giá phải trả nhằm ngăn cản Trung Quốc thực hiện chiến lược "ép buộc phù hợp" ở Biển Đông. Ông nói, hành động của Trung Quốc cho đến nay được thiết kế thông qua thủ đoạn phi quân sự, trong khi Bắc Kinh đưa ra thông điệp với láng giềng: Muốn tìm kiếm quan hệ thương mại tốt hơn với Trung Quốc cần phải cung cấp cho Bắc Kinh quyền kiểm soát nhiều hơn đối với an ninh và tài nguyên trên Biển Đông. Cronin cũng cho rằng tính ưu việt của Mỹ sẽ không bền vững và Washington phải làm nhiều hơn để đối phó với một Trung Quốc đang lên. Kêu gọi cứng rắn của các học giả Mỹ phản ánh sự thất vọng ngày càng tăng sau Đối thoại Chiến lược - kinh tế Trung - Mỹ tại Bắc Kinh cho thấy 2 nước xem xét vấn đề Biển Đông như thế nào. Các diễn giả tại Hội thảo Biển Đông lần thứ 4 do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược - quốc tế (CSIS) tổ chức chủ yếu đề nghị Mỹ cần thực hiện một chương trình tính toán lực lượng và biện pháp áp đặt cái giá Trung Quốc phải trả đối với bất kỳ hành động khiêu khích nào ở Biển Đông. Giải pháp mà các học giả này kiến nghị bao gồm tăng cường các chuyến bay trinh sát của Mỹ có thể nhìn thấy trong các "khu vực tranh chấp" (có nhiều khu vực không hề có tranh chấp, Trung Quốc vẫn nhảy vào gây sự - PV), cung cấp thiết bị cho các đồng minh, tăng cường thăm viếng trao đổi quân sự trong khu vực, thúc đẩy các cuộc tập trận, diễn tập chung. Thậm chí Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ đã chỉ trích Trung Quốc là kẻ "háu ăn, gây hấn trơ trẽn" ở Biển Đông, nếu Mỹ tiếp tục không hành động sẽ mang lại "cái chết của hàng ngàn vết cắt". "Chúng ta phải trực tiếp hơn, tích cực hơn, chúng ta phải trao quyền cho bạn bè và các đồng minh của mình trong khu vực để họ tham dự trực tiếp và tích cực hơn", ông nói. Rogers cũng cho rằng đến nay Mỹ đã tỏ ra quá "coi trọng" sự nhạy cảm của Trung Quốc mà trong trường hợp tương tự chưa bao giờ Mỹ bỏ qua với bất cứ quốc gia nào. Cũng tại hội thảo Biển Đông lần này, Bắc Kinh đã bị các học giả quốc tế chỉ trích về sự miễn cưỡng không chịu đưa tranh chấp hàng hải ở Biển Đông ra cơ quan tài phán quốc tế. Sau khi thảo luận sôi nổi, trong đó các chuyên gia pháp lý từ Trung Quốc, Philippines và Việt Nam đưa ra quan điểm của mình, chuyên gia luật pháp Đông Á Jerome Cohen mỉa mai: Một quốc gia có thể nói yêu sách của tôi rất phù hợp với UNCLOS, tòa án không có thẩm quyền, mà tôi cũng không có nghĩa vụ phải nộp thuyết trình yêu sách của mình cho tòa án (Luật Biển Quốc tế)? Cohen cho rằng, dù tòa án có cho rằng Trung Quốc đúng và họ không có thẩm quyền đi chăng nữa, nhưng Bắc Kinh cũng không nên đánh mất cơ hội làm những gì họ có nghĩa vụ phải làm. Đại diện các viện nghiên cứu của Ngoại trưởng Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng và cơ quan tình báo quốc gia tranh luận trong 1 giờ về những lựa chọn họ sẽ trình bày với Tổng thống Mỹ. Cuối cùng hành động được đề xuất là "ngoại giao yên tĩnh", Mỹ sẽ nói kín với Bắc Kinh rằng Washington đã có sự chuẩn bị dùng vũ lực để giúp đồng minh hiệp ước Philippines tiếp tế cho tàu của họ một khi họ bị Trung Quốc bao vây ở bãi Cỏ Mây (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam). Kết quả như vậy đã khiến một số học giả tham dự hội thảo cảm thấy thất vọng vì nó có quá ít tác động đến Bắc Kinh. Tiến sĩ Carl Thayer, một giáo sư danh dự từ đại học New South Wales cho biết, mỗi khi thấy một tuyên bố chung Trung - Mỹ từ Bắc Kinh, hai bên nhấn mạnh tiếp xúc quân đội song phương là ông có cảm giác Trung Quốc đã móc ngoặc với Mỹ còn Mỹ thì sợ hãi việc phản ứng quá mạnh ở Biển Đông. ====================== Ông có cảm giác Trung Quốc đã móc ngoặc với Mỹ còn Mỹ thì sợ hãi việc phản ứng quá mạnh ở Biển Đông. Giáo sư Carl Thayer là người tôi nghe danh đã lâu với những bài bình luận sắc xảo về những diễn biến quốc tế. Nhưng riêng vấn đề biển Đông có lẽ vị giáo sư khả kính này đã sai , khi cho rằng Mỹ Tàu thỏa thuận ngầm về biển Đông. Không bao giờ có chuyện này. Nếu có chỉ có tính chiến thuật trong một giai đoạn. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 7, 2014 Báo Đảng Trung Quốc kêu gọi tránh “Chiến tranh lạnh kiểu mới” với Mỹ Chủ Nhật, 13/07/2014 - 11:57 (Dân trí) - Sau Đối thoại Trung-My, tờ báo Đảng hàng đầu của Trung Quốc hôm qua đã đăng tải bài viết kêu gọi Mỹ, Trung tránh “Chiến tranh Lạnh kiểu mới” trong mối quan hệ quốc tế. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại Bắc Kinh. Trung-Mỹ vào thứ năm vừa qua đã nhất trí thúc đẩy mối quan hệ quân sự và hợp tác chống khủng bố trong Đối thoại Kinh tế và chiến lược hàng năm giữa hai nước ở Bắc Kinh. Tuy nhiên vẫn không có dấu hiệu tiến triển trong những vấn đề nhức nhối như an ninh mạng và vấn đề biển đảo. “Cả Trung Quốc và Mỹ nhận thấy rằng thế giới ngày nay đã trải qua những thay đổi sâu sắc và không còn chỗ cho một cuộc “chiến tranh lạnh kiểu mới””, tờ Nhân dân Nhật báo, tờ báo đảng chính thức của Trung Quốc cho biết trong một bài bình luận vào ngày hôm qua. Bài viết được đề tên tác giả là “Zhong Sheng”, có nghĩa là “Tiếng nói Trung Hoa”, thường được thấy ở những bài viết nêu quan điểm về chính sách đối ngoại. Bài bình luận cho rằng nguy hiểm lớn nhất đối với mối quan hệ hai nước là sự “hiểu nhầm” và kêu gọi cả hai bên củng cố các kênh thông tin, liên lạc trong khi tìm cách “sốc lại” mối quan hệ song phương. Mỹ đã kết tội một doanh nhân Trung Quốc vào thứ sáu vừa qua vì đã tấn công hệ thống máy tính của nhà sản xuất máy bay Boeing Co và các công ty khác nhằm thu thập dữ liệu về các dự án quân sự. Đây là vụ việc mới nhất trong hàng loạt cáo buộc gián điệp giữa hai nước. Bài bình luận cũng cho biết thêm mối quan hệ phức tạp giữa Mỹ-Trung chắc chắn không thể dễ dàng điều chỉnh sớm. Những bước đi tích cực sẽ bao gồm củng cố mối quan hệ song phương, củng cố hợp tác trong lĩnh vực môi trường, củng cố mối quan hệ quân sự và nới lỏng quy định về đi lại giữa hai nước. “Nếu chúng ta giải quyết mối quan hệ tốt, hai bên sẽ có lợi. Nếu chúng tai giải quyết không tốt, thì sẽ có sự trượt dốc tới cạnh tranh không lành mạnh và thậm chí là xung đột”, bài bình luận cho hay. Trung Anh Theo Economictimes ================= “Cả Trung Quốc và Mỹ nhận thấy rằng thế giới ngày nay đã trải qua những thay đổi sâu sắc và không còn chỗ cho một cuộc “chiến tranh lạnh kiểu mới””, tờ Nhân dân Nhật báo, tờ báo đảng chính thức của Trung Quốc cho biết trong một bài bình luận vào ngày hôm qua. Bài viết được đề tên tác giả là “Zhong Sheng”, có nghĩa là “Tiếng nói Trung Hoa”, thường được thấy ở những bài viết nêu quan điểm về chính sách đối ngoại. Tác giả Zhong Sheng nhầm rồi. Khái niệm "Chiến tranh lạnh" đã lùi vào lịch sử. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 7, 2014 Học giả TQ: TQ là tù binh của "Đường lưỡi bò" hoang đường theo Báo điện tử Chính phủ 13/07/2014 15:02 Không chỉ các chuyên gia quốc tế coi tuyên bố chủ quyền “đường lưỡi bò” của Trung Quốc là “hư cấu”, mà ngay cả các học giả Trung Quốc cũng lên tiếng phê phán bản đồ phi lý này. Bản đô dọc phi pháp mà Trung Quốc mới xuất bản, ngang nhiên "nhận xằng" gần như toàn bộ biển Đông Tình hình Biển Đông mới nhất Theo trang tin Philstar.com (Philippines), cựu Bộ trưởng Nội vụ Philippines, Rafael Alunan nói: “Tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông là sai lầm và vô căn cứ. Luật pháp và lịch sử cho thấy Trung Quốc thì chẳng có gì ngoại trừ điều hư cấu cho rằng họ sở hữu Biển Đông và không ai tin họ”. Ông Alunan còn khuyến khích người Philippines dùng mạng xã hội như Facebook là một công cụ để trao đổi thông tin, tuyên truyền những thông tin đúng và chính xác về Biển Đông để phản ứng lại những thông tin sai sự thật mà Trung Quốc đưa lên mạng. * Nhà nghiên cứu người Pháp, tướng Daniel Schaeffer, phân tích về đường lưỡi bò 10 đoạn mới đây của Trung Quốc là bức màn hoang đường che giấu sự thật bên trong. Theo tướng Daniel Schaeffer, các cuộc gặp gỡ trao đổi với các nhà nghiên cứu và chính khách Trung Quốc cho thấy, trước năm 2009 chính quyền Bắc Kinh chưa bao giờ đề cập một cách chính thức đến đường lưỡi bò như một ranh giới bất khả xâm phạm tới chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông. Họ luôn duy trì biểu tượng của đường này từ 11 đoạn tới 9 đoạn và 10 đoạn gây ra tình trạng mập mờ về thực chất yêu sách của Trung Quốc, khiến cho các quốc gia trong vùng rất khó đối phó. Ngay năm 2009, trong công hàm gửi Tổng Thư ký LHQ, Trung Quốc đính kèm bản đồ có đường lưỡi bò 9 đoạn, nhưng cũng không hề có gì cụ thể hơn, nghĩa là vẫn rất mơ hồ, mập mờ. Tướng Daniel Schaeffer chỉ ra ý đồ của Trung Quốc: "Trong điều kiện như vậy, có thể hiểu rằng, đó là đường xác định phạm vi lãnh hải mà toàn bộ phía trong là của Trung Quốc". Sâu xa hơn, vị tướng người Pháp có thời gian dài ở Trung Quốc và gặp gỡ nhiều giới trên đất nước này, phát hiện ra rằng, không phải Trung Quốc thực sự tin rằng đường lưỡi bò là của họ. Ông viết trên tạp chí Diplomat (Nhật Bản): "Tôi đã nghe nhiều phát biểu rất lạ rằng, đường lưỡi bò không phải do thể chế nhà nước CHND Trung Hoa tạo ra, mà là sự kế thừa của thể chế dân tộc chủ nghĩa trước đây. Nên dù muốn hay không cũng không thể buông ra. Bởi không một thể chế nào muốn mang tiếng là "không yêu nước" nếu không đoạt được trên 2 triệu km2 đường lưỡi bò trên Biển Đông". Tướng Daniel Schaeffer cho biết, có thể tạm chia thành 2 "trường phái" về đường lưỡi bò ở Trung Quốc. Trường phái thứ nhất là "tôn trọng pháp lý" mà đại diện là giáo sư Lihai, người được bổ nhiệm làm Thẩm phán tòa án quốc tế về luật biển tháng 8/1996. Trường phái thứ hai được gọi là "truyền thống" được Chính phủ Trung Quốc ủng hộ. Trường phái "tôn trọng pháp lý" là khuynh hướng tiến bộ ở Trung Quốc đã nhận được những sự ủng hộ từ giới nghiên cứu và giới trí thức trẻ nước này. Điều này thể hiện rõ nhất trên các diễn đàn xã hội như Sina.com và các blog khá phổ biến khác. Theo chuyên gia Daniel Schaeffer, giáo sư Lihai sau khi trở thành Thẩm phán tòa án quốc tế về Luật Biển đã đóng góp rất lớn cho khuynh hướng phủ định chủ quyền của Trung Quốc về đường lưỡi bò. Năm 2000, ông đã đột tử khi chưa kết thúc nhiệm kỳ. Song không vì thế mà khuynh hướng "tôn trọng pháp lý" bị giảm đi. Chính phủ Trung Quốc đã nhiều lần tỏ thái độ không bằng lòng và gây khó khăn như đóng cửa nhiều blog nhưng vẫn không dập tắt được "những tiếng nói của lý trí". * Giáo sư Tiến Lực, Phó Chủ nhiệm phòng chiến lược quốc tế thuộc Sở Kinh tế chính trị thế giới của Viện khoa học xã hội Trung Quốc cũng có quan điểm khác xa với quan điểm của Chính phủ Trung Quốc về Biển Đông. Ông đã gửi tài liệu nghiên cứu đăng trên tờ Đại Công báo ở Hồng Kông. Trong bài viết trên, giáo sư Tiến Lực cho rằng, tranh chấp trên Biển Đông đã phát triển lên tới mức độ làm tổn hại đến lợi ích các bên, nên rất cần sự tham gia và nỗ lực của các bên để thay đổi xu thế này. Quan điểm của ông chính là quan điểm của các nước ASEAN liên quan đến Biển Đông và được sự ủng hộ của nhiều nước trên thế giới. * Trên báo South China Morning ngày 26/6/2014, Giáo sư Lý Vĩnh Long, Trường Đại học Hạ Môn (Trung Quốc) lại mạnh mẽ và thẳng thắn hơn: "Việc từ bỏ hoàn toàn đường lưỡi bò sẽ khắc phục hoàn toàn tình trạng mập mờ cản trở thực tiễn, làm cho các cuộc đàm phán khách quan và tin cậy hơn và xây dựng lại hình ảnh Trung Quốc đáng tin cậy hơn với láng giềng và quốc tế". Ông tiên đoán rằng, dù Chính phủ Trung Quốc cứ mải lao theo đường lưỡi bò, nhưng cuối cùng thì cái hoang đường không thể tồn tại lâu hơn để bắt đất nước Trung Quốc làm tù binh cho cái hoang đường huyễn hoặc ấy mãi! * Uất Chí Vinh, nguyên Tổng đội phó Hải giám Đông Hải, hiện là nghiên cứu viên Trung tâm nghiên cứu phát triển hải dương Trung Quốc. Là người có quan điểm khá tương đồng với chính quyền, nhưng ông cũng phải thừa nhận một thực tế là chủ trương của chính phủ Trung Quốc về cái gọi là “đường 9 đoạn” không có cơ sở chắc chắn, không được giới học thuật đồng tình, ủng hộ và là nguyên nhân gây nên tranh chấp trên biển với các nước láng giềng. Trong bài viết đăng trên tạp chí quốc tế Glocal Reporter ngày 1/7/2014 và được đăng tải khá rộng rãi trên các trang mạng Trung Quốc, Uất Chí Vinh viết: “Ngay giới học thuật Trung Quốc cũng tranh cãi liên miên, không nhất trí được với nhau về cái gọi là “Đường 9 đoạn”. Loại ý kiến thứ nhất cho rằng vẽ đường 9 đoạn đến tận ngõ nhà người ta, không phù hợp tình hình thực tế, cần vứt bỏ đòi hỏi này. Loại thứ hai cho rằng, nếu chủ trương phân giới theo Đường 9 đoạn thì Trung Quốc cần rút khỏi Công ước LHQ về Luật Biển 1982. Loại ý kiến thứ ba, cho rằng Đường 9 đoạn chỉ là thể hiện vấn đề quy thuộc các đảo, còn vùng biển thì phải phân định theo Công ước LHQ về Luật Biển 1982. ================ Luôn có hai cách giải thích cho mọi hiện tượng, sự kiện và vấn đề. Cách thứ nhất là giải thích trên cơ sở nhận thức trực quan: "Thấy sao nói vậy người ơi". Với cách giải thích này thì tất cả mọi lý thuyết vĩ đại trên thế giới, chỉ là những sản phẩm tư duy của những người hoang tưởng . Cách giải thích thứ hai là trên cơ sở một hệ thống phương pháp luận của một lý thuyết. Rất nhiều lý thuyết nhân danh đủ mọi thứ, kể cả tôn giáo, đã tồn tại để giải thích mọi hiện tương. Nhưng với thuyết Âm Dương Ngũ hành thì anh Tàu kẹt cứng rồi. Bởi vậy mới gọi là "tù binh của đường lưỡi bò hoang tưởng". 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 7, 2014 Mỹ 'tọa sơn quan hổ đấu' có khôn ngoan? Một cựu cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ từng khuyên nước này nên "toạ sơn quan hổ đấu", từ xa đứng nhìn Trung Quốc và Ấn Độ đấu nhau đến mệt nhừ trong khi Washington đứng ngoài và tiết kiệm sức mạnh của mình. Yếu tố then chốt đang thay đổi cục diện trò chơi của các quốc gia khu vực Châu Á - Thái Bình Dương là gì? Dựa theo những quan điểm có ảnh hưởng nhất trên các phương tiện truyền thông thì câu trả lời có vẻ là sự trỗi dậy của Trung Quốc. Tuy bề ngoài hiển nhiên là vậy, song đây lại là câu trả lời sai. Dù sự trỗi dậy của Trung Quốc đang gây ra những thay đổi lớn nhất về lượng trong cục diện an ninh Châu Á - Thái Bình Dương, việc Trung Quốc chuyển hướng ra biển mới là bước phát triển có tầm quan trọng nhất về chất. Trung Quốc đã vươn lên đứng đầu châu Á nhiều lần trong quá khứ, nhưng việc nước này chuyển hướng chiến lược sang phía biển trong thời gian gần đây thì chưa từng có tiền lệ. Nếu quả thực tương lai là do quá khứ định đoạt, thì sự trỗi dậy của Trung Quốc sẽ không thực sự ảnh hưởng đến ưu thế tuyệt đối về hải quân của Mỹ ở khu vực Tây Thái Bình Dương, và sự tranh giành bá quyền giữa Mỹ và Trung Quốc có thể sẽ không xảy ra. Quan điểm này chính là cốt lõi của chiến lược "cân bằng ngoài khơi" (offshore balancing - đứng từ xa giữ cân bằng quyền lực trong một khu vực mà không can thiệp trực tiếp vào khu vực đó) đang thịnh hành tại nước Mỹ ngày nay và được nhiều người cho là chiến lược lớn mà Tổng thống Barack Obama đang theo đuổi. Cứ theo như quan điểm này thì vì Trung Quốc là cường quốc lục địa nên sự trỗi dậy của nước này sẽ khiến nó trở thành một con voi khổng lồ. Trong khi đó, nước Mỹ, với tư cách một cường quốc biển, lại giống như một con cá voi lớn. Dù cả hai đều rất mạnh, nhưng mỗi bên chỉ mạnh trong lãnh địa riêng của mình, và không bên nào có đủ khả năng vật chất hay ý chí chính trị để định đoạt tình hình trong lãnh địa của bên kia. Từ đây suy ra, nếu Washington chấp nhận ưu thế của Bắc Kinh trên lục địa châu Á, thì Mỹ có thể tránh được một cuộc xung đột không cần thiết với Trung Quốc trong khi vẫn duy trì vai trò chi phối của mình ở khu vực hải dương của châu Á. TQ ngày càng thể hiện tham vọng bành trướng biển. Ảnh trong bài: tàu TQ phun vòi rồng vào tàu VN. Ảnh: Hoàng Sang Một người ủng hộ mạnh mẽ quan điểm này là cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Zbigniew Brzezinski. Brzezinski cũng là người cổ vũ cho khái niệm về một nhóm G-2 gồm Mỹ và Trung Quốc. Có tin cho rằng ông đã mang ý tưởng này sang đề xuất với Trung Quốc trong tư cách phái viên không chính thức của Obama chỉ vài ngày trước khi Obama nhậm chức tổng thống. Trong cuốn sách Tầm nhìn Chiến lược: Nước Mỹ và Cuộc Khủng hoảng Quyền lực Toàn cầu (Strategic Vision: America and the Crisis of Global Power), Brzezinski cho rằng cuộc tranh giành quyền lực tối cao ở châu Á sẽ không diễn ra giữa con cá voi Mỹ và con voi Trung Quốc, mà giữa hai con voi châu Á với nhau là Trung Quốc và Ấn Độ. Do cường quốc biển có những hạn chế cố hữu trong một cuộc tranh đua trên đất liền như vậy, ông ta khuyên nước Mỹ nên đứng bên ngoài và không liên kết chiến lược với Ấn Độ để tránh bị lôi kéo vào một cam kết quan trọng trên đất liền. Cách tiếp cận giữ khoảng cách như vậy sẽ khiến Mỹ trở thành tác nhân cân bằng ngoài khơi theo đúng nghĩa, có thể tuỳ cơ mà ủng hộ nước này chống lại nước kia, hoặc "toạ sơn quan hổ đấu" từ xa đứng nhìn Trung Quốc và Ấn Độ đấu nhau đến mệt nhừ trong khi Washington đứng ngoài và tiết kiệm sức mạnh của mình. Chiến lược khôn khéo như vậy quả là hấp dẫn trong thời đại mà sự kiệm sức được ưu tiên, và nếu để trực giác quyết định thì đây sẽ là lựa chọn số một của một nước Mỹ đã mệt mỏi với những cuộc can thiệp ở hải ngoại. Thế nhưng, ý tưởng cốt lõi của chiến lược này lại dựa trên một cách hiểu sai lầm về các xu hướng địa chính trị trong thế kỷ vừa qua. Quá trình công nghiệp hóa và toàn cầu hóa đã chuyển "trái tim" kinh tế châu Á từ đất liền sang vùng biển. Cùng với xu hướng này, Trung Quốc không còn là một đế chế tự cung tự cấp của ngày trước nữa; nền kinh tế của Trung Quốc ngày nay đang lệ thuộc vào các tuyến đường buôn bán trên các biển Đông Á. Không có gì đáng ngạc nhiên khi Trung Quốc ngày càng tin tưởng rằng để đoạt ngôi vị bá chủ châu Á thì trước hết phải làm chủ được vùng biển của khu vực này. Hiểu được điều này, ta sẽ lý giải được vì sao Trung Quốc gần đây đã có những động thái như tăng cường tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với Nhật Bản và thiết lập vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông, cưỡng đoạt bãi cạn Scarborough từ Philippines, đơn phương hạ đặt một giàn khoan dầu trị giá 1 tỷ USD tại vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, xây dựng những căn cứ quân sự lớn trên những nơi vốn là đảo chìm thuộc quần đảo Trường Sa và thường xuyên quấy nhiễu các tàu hải quân Mỹ hoạt động trên biển Đông. (Còn nữa) Lê Hoàng Giang (dịch) *Bài được đăng theo Nghiencuuquocte.net, tiêu đề do Tuần Việt Nam đặt. Tác giả bài viết, Tiến sĩ Alexander L. Vuving là Phó Giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh Châu Á - Thái Bình Dương tại Honolulu, Hoa Kỳ. ============ Zbigniew Brzezinski là một chính trị gia có hạng ở Hoa Kỳ. Nhưng ông ta đã rất sai lầm khi khuyên nước Mỹ hãy ngồi yên nhìn Ấn Tàu chọi nhau. Rất may, ông ta đã nghỉ hưu. Nếu ông ta còn tại vị thì - nếu có thể được - lời khuyên đầu tiên của Lão Gàn với chính phủ Hoa Kỳ là hãy cho ông này về vườn. Bởi vì, thời thế hiện nay, nước Mỹ đang là bá chủ thế giới trên thực tế. Chứ không phải là nước đứng đầu một phe trên thế giới như hồi chiến tranh lạnh, cần lợi dụng thời cơ. Do đó, nước Mỹ cần bảo vệ những gía trị và chuẩn mực quốc tế với tư cách nước bá chủ trên thực tế. Nếu nước Mỹ không làm được điều này thì sẽ tự mình từ chối quyền lực của siêu cường số một hành tinh. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 7, 2014 Chuyển lửa ra biển, nỗi sợ mang vỏ bọc ngông cuồng Xuân Dương 14/07/14 06:53 Thảo luận (12) (GDVN) - Vì sao Trung Quốc lại chọn Việt Nam để thể hiện sự hung hăng, bạo ngược của mình? Ngoài lý do “chuyển lửa” như đã nói, còn lý do nào khác? Đặng Tiểu Bình nói “phải dạy cho Việt Nam một bài học”. Ngay sau đó là cuộc xâm lược đẫm máu mà quân đội Trung Quốc gây ra khắp miền biên giới phía bắc Việt Nam đầu năm 1979. Hậu quả của cuộc chiến là những nghĩa trang bên phía Trung Quốc như Bình Biên, Mã Quan, chỉ một nghĩa trang đã có gần một vạn ngôi mộ binh lính Trung Quốc chết trận. Còn ở Việt Nam, các nghĩa trang liệt sĩ cũng có ở tất cả các tỉnh biên giới. Sự khác nhau giữa các nghĩa trang là người lính Việt chiến đấu bảo vệ tổ quốc mình, hy sinh trên mảnh đất quê hương mình còn phần lớn người lính Trung Quốc phải nhận cái chết tha hương mà không biết vì sao, cho cái gì? Cuộc chiến mà Đặng Tiểu Bình phát động chỉ là sự kế thừa tư tưởng bành trướng, đại Hán đã ngấm vào máu giới lãnh đạo Bắc Kinh suốt chiều dài lịch sử. Khi kết nối các đoạn thành cổ có từ thời Xuân Thu - Chiến Quốc xây dựng nên Vạn Lý Trường Thành, Tần Thủy Hoàng xem đó như là biên giới quốc gia để ngăn chặn các cuộc tiến công từ phương bắc. Vạn Lý Trường Thành, Tần Thủy Hoàng xem đó như là biên giới quốc gia để ngăn chặn các cuộc tiến công từ phương Bắc. Cho đến nay Vạn lý trường thành đã nằm sâu trong lãnh thổ Trung Quốc, không gian sống của người Trung Quốc càng rộng mở thì không gian sống của các dân tộc khác càng thu hẹp. Dù thua trong cuộc chiến với người Mông Cổ, người Mãn Châu nhưng người Hán lại chiến thắng trong công cuộc mở rộng lãnh thổ, một phần đất Mông Cổ, Mãn Châu đã thành đất Trung Quốc, không một quốc gia, dân tộc nào trên thế giới làm được điều này. Hai phương thức mở rộng lãnh thổ mà người Trung Quốc sử dụng là chiến tranh và di dân tự do. Có thể nói số cuộc chiến mà Bắc Kinh phát động sau chiến tranh thế giới lần thứ 2 cũng chẳng kém bao nhiêu so với số cuộc chiến mà Mỹ tiến hành, có chăng chỉ là thời gian và quy mô nhỏ hơn mà thôi (năm 1962 Trung Quốc gây chiến với Ấn Độ, năm 1969 gây chiến với Nga, 1979, 1988 xâm lược Việt Nam). Ngày nay, bằng các hợp đồng kinh tế, dòng người lao động Trung Quốc vẫn đang âm thầm len lỏi đến các quốc gia khác gây không ít hệ lụy cho chính quyền và cư dân sở tại. Câu hỏi đặt ra là tại sao giới cầm quyền Bắc Kinh càng ngày càng tỏ ra hung hăng như vậy? Phải chăng vì hiện nay họ đã quá mạnh không cần phải che đậy tham vọng, hay là quyền lực mềm của họ đã thu phục được toàn bộ dân Trung Quốc và phần lớn nhân loại? Trả lời câu hỏi này cần nhìn sâu vào các mâu thuẫn nội tại của Trung Quốc. Mâu thuẫn nội bộ tầng lớp lãnh đạo Cuộc chiến giành quyền lực tại Trung Quốc luôn là cuộc chiến đẫm máu ở tầng lớp chóp bu, thời phong kiến chuyện mẹ hại con, cháu hại cô, con chiếm ngôi vua của cha… xảy ra như cơm bữa. Cuộc “cách mạng văn hóa” những năm 60 thế kỷ trước tại Trung Quốc đã tiêu diệt hàng loạt “khai quốc công thần”, từ các nguyên soái đến chủ tịch nước và những người có tư tưởng chống đối. Kể từ khi được lựa chọn làm người kế vị, ông Tập Cận Bình đã thâu tóm các chức vụ quan trọng nhất trong Đảng cộng sản và chính quyền Trung Quốc. Bằng cách bổ nhiệm hầu hết tư lệnh các đại quân khu, các thượng tướng (chức vụ cao nhất của quân đội Trung Quốc hiện tại) ông Tập đang chuẩn bị hậu phương cho những trận đánh khó khăn trước mắt. Với cái cớ chống tham nhũng, hàng loạt Ủy viên Bộ chính trị Đảng cộng sản Trung Quốc như Bạc Hy lai, Chu Vĩnh Khang, Từ Tài Hậu… đã bị thanh trừng. Tham nhũng không phải là chuyện lạ ở Trung Quốc vì vậy nó chỉ là cái cớ cũng như cái cớ người ta đã tạo ra để phát động cuộc “cách mạng văn hóa” mà thôi. Mâu thuẫn nội bộ giới chóp bu đang trở thành nguy cơ đối với những người đang nắm quyền lãnh đạo Trung Quốc. Không có gì đảm bảo rằng những ủy viên Bộ chính trị bị thanh trừng lại cam tâm ngồi sau song sắt đến cuối đời. Chuyện Đặng Tiểu Bình bị khai trừ đảng, hai lần bị tước toàn bộ chức vụ nhưng rồi vẫn quay lại chiểm vị trí độc tôn cho thấy ông Tập còn phải chinh chiến dài dài với các “đồng chí” của mình. Để đánh lạc hướng sự chú ý của người dân, để có cớ tăng chi tiêu quốc phòng, giới cầm quyền Bắc Kinh đang sử dụng chiến thuật cũ rích: đẩy mâu thuẫn nội bộ ra ngoài biên giới Trung Quốc. Khi “cách mạng văn hóa” gây oán hận khắp đất nước vào những năm 60 của thế kỷ trước, Trung Quốc liền gây chiến với Ấn Độ (1962) sau đó là Liên Xô (1969). Trở lại chính trường sau nhiều năm long đong, vừa để ủng hộ bè lũ diệt chúng Pôn Pốt ở Campuchia, vừa để củng cố thế lực nhằm tạo dựng lòng tin với đối tác Mỹ, Đặng Tiểu Bình gây chiến với Việt Nam năm 1979. Có thể kể ra hàng loạt dẫn chứng về thủ đoạn “chuyển lửa” ra ngoài mà giới cầm quyền Trung Quốc đã và đang thực hiện. Mâu thuẫn sắc tộc, vùng miền Những vụ bạo loạn sắc tộc, sự chống đối của người dân Tây Tạng, Tân Cương không chỉ bó hẹp trong phạm vi các vùng đất này mà đã lan rộng ra nhiều nơi, kể cả Thiên An Môn. Ngày 16/6 tòa án Trung Quốc đã kết án tử hình 3 trong số 8 người tham gia vào vụ nổ bom xe tại nơi được xem là thánh địa này. Bên cạnh mâu thuẫn sắc tộc là mâu thuẫn vùng miền, sự phát triển về kinh tế của vùng duyên hải phía đông tạo nên một làn sóng di cư lao động từ các tỉnh nằm sâu trong lục địa, nó cũng tạo nên sự lộn xộn khi dòng người này trở về quê hương trong các dịp lễ tết. Bảo đảm lương thực cho 1.3 tỷ người khi mà lớp thanh niên đang rời bỏ ruộng đồng là một bài toán khó giải, phải chăng chính vì thế người Trung Quốc ngày nay không từ thủ đoạn nào để tạo nên các loại lương thực, thực phẩm dù chúng nguy hại tới tính mạng người dùng? Và phải chăng cũng chính vì mâu thuẫn vùng miền mà những người nông dân Trung Quốc sống ở thượng nguồn đã vứt hàng vạn con lợn chết bệnh xuống sông Hoàng Phố cho trôi về thành phố giàu có Thượng Hải? Mâu thuẫn giàu nghèo Trong khi một số người Trung Quốc trở thành tỷ phú tầm cỡ thế giới thì đa số nông dân chỉ chuyển từ mức rất nghèo sang mức nghèo. Cháo gạo và ngô luộc là món ăn của người dân mà du khách thường thấy trong chuyến du ngoạn Thạch Lâm thuộc tỉnh Vân Nam. Sự kiện người dân Hồng Công, Ma Cao biểu tình đòi nhà cầm quyền Bắc Kinh không can thiệp vào quyền lựa chọn lãnh đạo các đặc khu này cho thấy những người dân nơi đây, vốn có mức sống cao hơn đại lục đã không mấy tin tưởng vào chính quyền trung ương. Các cuộc biểu tình đòi tự quyết có thể là dấu hiệu cho thấy trào lưu ly khai, thoát ly khỏi chính quyền Bắc Kinh đang dần rõ nét. Sẽ không có gì bất ngờ nếu một ngày nào đó Tân Cương, Tây Tạng, Đài Loan, Hồng Công, Ma Cao… tuyên bố độc lập. Trên bình diện quốc tế, Trung Quốc có thể có vài nước tạm coi là thân thiện như Campuchia, Malaysia nhưng thực sự họ không có bạn bè, càng không có đồng minh. Bắc Triều Tiên, quốc gia duy nhất được Trung Quốc “bảo trợ” giờ đây cũng không còn mặn mà với người “đồng chí” láng giếng nữa. Trung Quốc giống như người khổng lồ cô độc từng bị tổn thương tâm lý, ấy là khi người Mông Cổ đô hộ lập nên nhà Nguyên, người Mãn đô hộ lập nên triều Thanh, liên quân phương tây đốt phá thành Bắc Kinh đầu thế kỷ 19 và Nhật Bản chiếm vùng Mãn Châu trong thế chiến 2. Trút nỗi tổn thương của mình lên Nga, Nhật, các nước phương tây là không thể nên giới lãnh đạo mới ở Trung Quốc muốn trút nó sang các quốc gia nhỏ bé hơn. Đó mới chỉ là một trong những nguyên nhân mang tính lịch sử, nguyên nhân trực tiếp là Trung Quốc muốn chuyển ngọn lửa phản kháng trong nước, chuyển mâu thuẫn nội tại của mình xuống biển Đông, một hành động vừa ngông cuồng vừa thiếu văn hóa. Xoa dịu nỗi đau của mình bằng cách gây ra nỗi đau cho người khác đâu phải là cách hành xử của những con người có trách nhiệm, của một quốc gia luôn khoe khoang thiện chí và hòa hiếu, luôn muốn truyền bá cho nhân loại các tư tưởng của đạo Khổng? Gây sự ngoài biển Đông, Trung Quốc có mấy mục đích? Liệu có phải chỉ là vấn đề lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam? Trong ảnh là tàu hải giám của Trung Quốc đâm vào tàu kiểm ngư của Việt Nam đang thực thi pháp luật tại vùng biển Hoàng Sa, nơi mà Trung Quốc đang đặt trái phép giàn khoan 981 từ tháng 5/2014. Vì sao Trung Quốc lại chọn Việt Nam để thể hiện sự hung hăng, bạo ngược của mình? Ngoài lý do “chuyển lửa” như đã nói, còn lý do nào khác? Trong quá khứ, Trung Quốc từng xem Việt Nam như lá bài để mặc cả với Mỹ, lợi dụng Việt Nam để thử nghiệm các chính sách đối ngoại, đo lường phản ứng của thế giới. Đến nay về cơ bản chính sách đó không hề thay đổi. Điều khác biệt là Trung Quốc đang khuấy đảo biển Đông, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam với mục đích thử phản ứng không chỉ của Mỹ mà còn của Nhật, Nga, Liên minh châu Âu, nhất là phản ứng của các nước Asean. Có thể Trung Quốc đã đạt được mục đích khi nhận thấy phản ứng yếu ớt từ Liên minh châu Âu, từ một số nước Asean như Campuchia, Malaysia. Ngay cả Nga vốn rất thân thiết với Việt Nam cũng giữ thái độ phản ứng thận trọng trước hành động của Trung Quốc. Tuy nhiên Bắc kinh quên đi một điều, rằng bằng cách hung hăng tuyên bố chủ quyền, hình ảnh một nước Trung Quốc thân thiện hòa nhã đang trở nên méo mó trong con mắt cộng đồng quốc tế. Trong thế giới phẳng, không có góc khuất cho lời nói dối ngự trị lâu dài, tuy vậy không phải ai cũng có đủ thông tin và sự tỉnh táo để nhận diện kẻ lừa đảo. Chọn Việt Nam để thể hiện sức mạnh cơ bắp vì chính Trung Quốc cũng chưa dám tin vào năng lực của mình. Đưa quân đi xa biên giới, nhất là ra biển là điểm yếu chết người của quân đội Trung Quốc. Xung đột với Nhật Bản hay Philipine có thể dẫn tới đối đầu với Mỹ, đó là điều Bắc Kinh không mong muốn. Chọn xâm lược Việt Nam, họ hy vọng sức mạnh lấn át về hải, không quân sẽ giúp họ giành chiến thắng. Bên cạnh đó giới hoạch định chính sách Trung Nam Hải còn có một ảo tưởng mơ hồ về việc người dân Việt Nam đang có những bức xúc về tình trạng xã hội hiện nay. Họ quên đi điều mà các triều đại từ Hán, Đường đến thời Đặng Tiểu Bình đã nếm trải, ấy là khi bị nguy cơ xâm lược, người Việt sẽ vì tổ quốc mà gác lại tất cả hiềm khích, chuyện Quốc công tiết chế Trần Hưng Đạo tắm cho Thượng tướng Trần Quang Khải khi nước Việt chống quân Nguyên xâm lược lẽ nào người Trung Quốc không biết? Tình hình địa chính trị của thế kỷ 21 không có chỗ cho khái niệm “anh em, đồng chí”, mọi quan hệ đều phải sòng phẳng. Khái niệm “viện trợ” mà chúng ta quen dùng thường tạo cảm giác đánh lừa người nghe, đó chỉ là chuyện vay trả, lãi ít hay lãi nhiều chứ không phải là cho không. Đã đến lúc cần phải bỏ thuật ngữ “viện trợ phát triển” mà thay bằng khái niệm “vay lãi xuất thấp” trừ những khoản “viện trợ không hoàn lại”. Sự phụ thuộc về kinh tế dẫn tới sự phụ thuộc về văn hóa, hậu quả của hai sự phụ thuộc này là đánh mất chủ quyền quốc gia, đó không còn là nguy cơ mà sự thật hiển hiện trước mắt. Một nước Việt giàu tài nguyên, nước không nhỏ, dân không ít làm sao lại luôn bị ngoại bang xâm lược? Lý do thật đơn giản, vì nước ta nghèo. Nhưng tại sao với tài nguyên thiên nhiên như vậy, với con người thông minh như vậy mà nước lại nghèo? Câu trả lời cũng thật đơn giản, chúng ta còn phải chờ xuất hiện những con người như Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt… Năm 1954, cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ bỏ lời khuyên đánh nhanh, thắng nhanh chuyển sang đánh chắc, tiến chắc đã tạo nên trận Điện Biên chấn động địa cầu. Hòa bình lập lại, nghe lời khuyên của Trung Quốc về cải cách ruộng đất, chúng ta đã mắc sai lầm nghiêm trọng. Bác bỏ ý kiến của Trung Quốc, năm 1975 chúng ta đã giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Sau khi bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc nghe những lời ngọt lịm về 16 chữ, về 4 tốt, chúng ta đã làm cho đất nước lạc hậu nhiều thập kỷ so với các nước xung quanh. Tất cả những sự thật này người Việt đều nhận thấy, câu hỏi là tại sao chúng ta lại không dám một lần nữa khước từ “thiện chí” của người “đồng chí thâm nho” này để cho đất nước cất cánh? Không bao giờ Bắc Kinh muốn nhìn thấy một nước Việt hùng cường án ngữ ở phương nam, họ càng không muốn con đường trở thành cường quốc biển của họ gặp trở ngại. Đó là lý do mà họ muốn nước Việt mãi nghèo nàn và lạc hậu. Giờ đây thay thế cho “chủ nghĩa quốc tế” phải là một quan hệ quốc gia sòng phẳng, có vay, có trả. Lời nói biết ơn mà chúng ta quen dành cho những kẻ đã giết hại hàng vạn đồng bào, chiến sĩ chúng ta năm 1979 cần phải được đưa ra đúng lúc, đúng chỗ. Cần phải minh định ai mang ơn ai trong cuộc đối đầu lịch sử bẻ gãy tham vọng của Mỹ đối với các nước XHCN hồi giữa thế kỷ 20. Trong họa có phúc, biển Đông đang là phép thử cho tham vọng của Bắc Kinh, biển Đông cũng là phép thử cho lòng yêu nước, sự đoàn kết và dũng khí của người Việt. Đây là thời điểm lịch sử để chúng ta tự hoàn thiện mình, tiến hóa là con đường tất yếu để sự vật phát triển, chậm tiến hóa hay không muốn tiến hóa chắc chắn sẽ bị lịch sử đào thải. Trong khi Trung Quốc từ hình dáng con gà trống đang hy vọng biến thành con voi với cài vòi là đường mười đoạn liếm hết biển Đông thì Việt Nam không thể mãi là hình chữ S mềm mại uốn lượn. Việt Nam phải trở thành hổ mang chúa với cái đuôi ở phương nam và cái đầu ngẩng cao ở phương bắc, nọc độc của hổ mang không phải chỉ để cắn khi bị tấn công mà còn có thể phun thẳng vào mắt kẻ thù nếu chúng liều lĩnh xông tới. ======================= Sự phụ thuộc về kinh tế dẫn tới sự phụ thuộc về văn hóa, hậu quả của hai sự phụ thuộc này là đánh mất chủ quyền quốc gia, đó không còn là nguy cơ mà sự thật hiển hiện trước mắt. Đây là câu hay nhất trong bài này, theo Lão Gàn. Phụ thuộc vào văn hóa còn nguy hiểm hơn nhiều. 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 7, 2014 "Mỹ nên ngừng trông đợi vào Trung Quốc trong vấn đề Triều Tiên" Nguyễn Hường 14/07/14 11:05 Thảo luận (0) (GDVN) - Bà Moon cho rằng Mỹ nên chấm dứt sự phụ thuộc vào Trung Quốc để giải quyết vấn đề bởi sự hợp tác trong thời gian vừa qua đã không đem lại kết quả như mong đợi. Yonhap ngày 13/7 dẫn lời một học giả ở Washington cho biết, Mỹ không nên trông chờ vào sự hỗ trợ của Trung Quốc hay kết quả tích cực từ các cuộc đàm phán sáu bên để giải quyết bế tắc trong chương trình hạt nhân của Triều Tiên, mà thay vào đó hãy cố gắng đàm phán trực tiếp với Bình Nhưỡng. Katharine Moon, Chủ tịch chương trình nghiên cứu Hàn Quốc thuộc Viện Brookings Institution, cho rằng Mỹ và các đối tác tham gia đàm phán sáu bên phải thừa nhận một cách trung thực rằng các cuộc đàm phán đa phương này chứa đầy sự bất đồng. Katharine Moon "Nhiều người nghĩ rằng các cuộc đàm phán sáu bên đã "chết" hoặc cần phải "chết" và đem đi chôn. Vì vậy, nên cố gắng đưa ra một số phương pháp mới để đối phó với Triều Tiên", bà Moon cho biết trong cuộc phỏng vấn với Yonhap. Bà Moon nhấn mạnh rằng, Mỹ không có lựa chọn nào khác ngoài việc hạ các điều kiện, tiến tới đối thoại song phương hoặc ba bên ở "hậu trường" với Bình Nhưỡng nếu muốn đạt được sự tiến bộ trong chương trình hạt nhân của Triều Tiên. Các cuộc đàm phán sáu bên do Trung Quốc tổ chức từ năm 2003 (với sự tham gia của hai miền Triều Tiên, Nhật Bản, Nga và Mỹ) để thuyết phục Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình hạt nhân để đổi lấy nhượng bộ. Quá trình đàm phán đã đưa ra được một số thỏa thuận, nhưng tất cả sau đó đều sụp đổ khi Triều Tiên đơn phương phá vỡ các cam kết. Bà Moon cho rằng Mỹ nên chấm dứt sự phụ thuộc vào Trung Quốc để giải quyết vấn đề bởi sự hợp tác trong thời gian vừa qua đã không giúp đem lại cho Washington những gì họ muốn. "Người Trung Quốc không thể ép buộc Triều Tiên phi hạt nhân hóa. Họ không thể... Có một giới hạn đối với Trung Quốc trong vấn đề này khi xét đến lợi ích quốc gia của họ trong khu vực cũng như quyền lực thực tế," bà Moon nói. "Họ không thể đưa quân đội tới Triều Tiên và dí súng vào đầu Kim Jong-un rồi nói "hãy dừng các các chương trình hạt nhân lại"", bà Moon nói. Theo bà, Bắc Kinh sẽ không đình chỉ các chương trình hợp tác kinh tế cốt lõi với Triều Tiên vì sự hỗn loạn kinh tế và chính trị xảy ra ở quốc gia này sau đó sẽ ảnh hưởng tới lợi ích của Trung Quốc. Bà Moon, Giáo sư khoa học chính trị tại trường đại học Wellesley kiêm cố vấn vấn đề Triều Tiên cho chính phủ Mỹ, đã ca ngợi chuyến thăm Hàn Quốc của Chủ tịch Tập Cận Bình hồi đầu tháng này và cho rằng quan hệ với Seoul có thể sẽ đem lại nhiều lợi ích cho Bắc Kinh hơn với Bình Nhưỡng. Bà Moon cho rằng, việc Tập Cận Bình đến thăm Seoul trước Bình Nhưỡng kể từ khi lên nhậm chức là một động thái chưa từng có và đã giáng một "đòn ngoại giao" vào Triều Tiên. Bà cho rằng mối quan hệ Hàn Quốc-Mỹ nên là nền tảng cho mối quan hệ giữa Seoul với Trung Quốc./. =============== Bản chất thì là như vậy. Nhưng tại thời điểm này về lý thuyết vẫn đề cập tới vai trò của Tàu trong vấn đề Cao Ly. Ấy chà! Cái thế giới này cũng khuých tạp nhể! Một trong những tác nhân gây khuých tạp chính là "si". Cái này Đức Phật nói. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 7, 2014 Diễn biến mới nhất quanh khu vực giàn khoan Hải Dương 981 HOÀNG NGUYÊN 14/07/14 07:01 Thảo luận (0) (GDVN) - Ngày 13/7, Trung Quốc duy trì khoảng 110-115 các loại tàu, trong đó có 43-44 tàu hải cảnh, 15-16 tàu vận tải, 17 tàu kéo, 31-33 tàu cá cùng 5 tàu quân sự Thông tin mới nhất từ Cục Kiểm ngư (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam) cho biết, trong ngày 13/7, tại khu vực giàn khoan Hải Dương 981 xuất hiện một máy bay cánh bằng của Trung Quốc lượn liên tục. Việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trên vùng biển Việt Nam từ đầu tháng 5/2014 đã gây nên tình trạng căng thẳng trên Biển Đông - Ảnh: Thanh Niên Cụ thể, vào lúc 9h-9h05p, chiếc máy bay này bay về phía khu vực các tàu của ta đang làm nhiệm vụ từ hướng Tây Bắc, ở độ cao khoảng gần 2000 mét, sau đó bay ra theo hướng Đông Nam. Từ 12h30p-12h40p lại bay từ hướng Đông Bắc đến ở độ cao khoảng 500-600 mét, bay hai vòng trên khu vực tàu của ta sau đó bay ra khỏi khu vực theo hướng Bắc Tây Bắc. Trong ngày, lực lượng kiểm ngư còn thấy một máy bay chiến đấu của Trung Quốc bay từ hướng Đông Bắc đến, ở độ cao gần 2000 mét. Chiếc máy bay chiến đấu này lượn ba vòng trên khu vực tàu của Việt Nam, sau đó bay ra khỏi khu vực theo hướng Đông. Về diễn biến hiện trường, tàu kiểm ngư Việt Nam nhanh chóng thực hiện các đợt cơ động tiếp cận giàn khoan, cách giàn khoan trên 10 hải lý để đấu tranh tuyên truyền, thực thi tháp luật, kiên quyết yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan cùng các tàu hộ tống ra khỏi vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam. Khi thấy tàu của ta tiến vào giàn khoan, các tàu của Trung Quốc dàn hàng ngang, đồng loạt tăng tốc độ, áp sát, hú còi ngăn cản tàu của ta. Hành động này của tàu Trung Quốc không khác nào những kẻ “vừa ăn cướp, vừa la làng”. Trước động thái hung hăng trên của tàu Trung Quốc, các tàu của lực lượng kiểm ngư Việt Nam vẫn bình tĩnh vòng tránh, không để va chạm, tiếp tục tiến đến gần giàn khoan để tuyên truyền, thực thi pháp luật. Về thông tin các tàu đánh cá, Cục Kiểm ngư cho biết, ngư dân ta vẫn đánh bắt thủy sản trên ngư trường truyền thống Hoàng Sa, phía Tây Tây Nam, cách giàn khoan 42-48 hải lý. Quanh khu vực tàu ngư dân Việt Nam khai thác thủy sản, xuất hiện nhiều tàu cá của Trung Quốc, dưới dự “yểm trợ” của hai tàu Hải cảnh, hai tàu dịch vụ hậu cần thường xuyên bám sát, ngăn chặn, ép hướng các tàu ta, ngăn không cho tàu cá của ngư dân Việt Nam tiến đến gần khu vực giàn khoan để đánh bắt thủy sản. Được sự hỗ trợ từ phía kiểm ngư, các tàu cá của ta vẫn bám sát ngư trường đánh bắt thủy sản an toàn. ======================= Diễn biến mới nhất quanh khu vực giàn khoan Hải Dương 981 ... Bổ sung thêm một "diễn biến mới nhất quanh khu vực dàn khoan Hải Dương 981". Lần này KTTV Việt Nam đoán nó đi thế nào trên bản đồ đăng báo, cơn bão này sẽ đi như thế đó. Biển Đông sắp có bão Thứ Hai, 14/07/2014 - 05:36 (Dân trí) - Dự báo khoảng ngày 16 – 17/7 sẽ có một cơn bão vượt qua Philippines đi vào khu vực phía đông Biển Đông. Vùng núi phía Bắc nước ta đề phòng lũ quét và sạt lở đất. Tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ cho biết, hiện nay, ở khu vực phía Đông Philippines đang tồn tại một cơn bão có tên quốc tế là Rammasun. Dự báo, khoảng ngày 16 – 17/7 bão sẽ vượt qua Philippines đi vào khu vực phía đông biển Đông. Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão từ ngày 16/7 khu vực phía đông Biển Đông sẽ có gió mạnh dần lên cấp 6, cấp 7, sau tăng lên cấp 8, giật cấp 9, cấp 10. Biển động mạnh. Khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ ngày 17/7 gió mạnh dần lên cấp 6, cấp 7 và có khả năng mạnh lên cấp 8, giật cấp 9, cấp 10. Biển động mạnh. Về thời tiết trên đất liền, theo thông báo từ cơ quan khí tượng, hôm nay (15/7), các địa phương miền Bắc còn diễn ra mưa rào và giông rải rác. Khu vực các địa phương vùng núi mưa to và giông, đề phòng lũ quét và sạt lở đất Chi tiết các địa phương trên cả nước ngày và đêm 15/7 như sau: Phía tây Bắc bộ, đêm và sáng có nơi mưa to và rải rác có giông, cần đề phòng lũ quét và sạt lở đất; nhiệt độ thấp nhất 23 - 26 độ, cao nhất 30 - 33 độ. Phía đông Bắc bộ, đêm và sáng có mưa to và rải rác có giông. Vùng núi đề phòng lũ quét và sạt lở đất; nhiệt độ thấp nhất 24 - 27 độ, cao nhất 30 - 33 độ. Khu vực Hà Nội, có nơi mưa vừa và rải rác có giông; nhiệt độ thấp nhất 25 - 28 độ, cao nhất 30 - 33 độ. Thanh Hóa - Thừa Thiên Huế, chiều tối và đêm có mưa rào và giông rải rác; nhiệt độ thấp nhất 25 - 28 độ, cao nhất 32 - 35 độ. Đà Nẵng đến Bình Thuận, chiều tối và đêm có mưa rào và giông rải rác; nhiệt độ thấp nhất 25 - 28 độ, cao nhất 31 - 34 độ. Tây Nguyên, chiều tối và đêm có mưa rào và rải rác có giông.Trong cơn giông cần đề phòng có tố lốc và gió giật mạnh; nhiệt độ thấp nhất 20 - 23 độ, cao nhất 28 - 31 độ. Nam Bộ, có mưa rào và rải rác có giông. Trong cơn giông cần đề phòng có tố lốc và gió giật mạnh; nhiệt độ thấp nhất 24 - 27 độ, cao nhất 30 - 33 độ. Phạm Thanh Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 7, 2014 Thưa quí vị! Đây chính là quyền lợi "căn bản" và "cốt lõi" 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 7, 2014 Chuyên gia Philippines: 3 cách để tránh nổ ra chiến tranh tại biển Đông 14/07/2014 15:30 (TNO) Một chuyên gia đang làm cố vấn chính trị cho hạ viện Philippines đã đưa ra 3 yếu tố giúp tránh xảy ra một cuộc xung đột địa chính trị tại biển Đông, trong đó bao gồm cả việc các nước ASEAN hợp tác đa phương để bảo vệ mình. Tàu cá Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm chìm ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam - Ảnh: Reuters Viết trên trang tin Learning Curve ngày 14.7, ông Richard Javad Heydarian, chuyên gia về địa chính trị châu Á tại Đại học Ateneo De Manila và là cố vấn chính trị của Hạ viện Philippines, nhận định rằng tranh chấp lãnh thổ về cơ bản là điều khó tránh khỏi khi điều này có liên quan đến các vấn đề nhạy cảm như chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. “Tại thời điểm này, mục tiêu cấp thiết nhất cần đạt được là thiết lập các cơ chế tạm thời nhằm làm giảm căng thẳng và ngăn cản Trung Quốc có thêm các hành động khiêu khích”, ông Heydarian nói. Chuyên gia này cho biết mục tiêu nói trên đòi hỏi cần có một sự kết hợp của các yếu tố sau: 1. Thiết lập vùng không khiêu khích Trong khi đàm phán về việc thành lập bộ quy tắc ứng xử (COC) vẫn gặp nhiều cản trở, các nước thành viên ASEAN ít nhất cũng nên gây áp lực buộc Trung Quốc giữ đúng nghĩa vụ của mình theo quy định của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên tại biển Đông (DOC) được ký kết hồi năm 2002, vốn quy định rõ rằng các nước tranh chấp chủ quyền không nên đơn phương làm thay đổi hiện trạng, ông Heydanrian đề xuất. “Điều này đồng nghĩa với việc Trung Quốc và các bên có tranh chấp nên ngừng đem giàn khoan ra các vùng tranh chấp, ngừng các hành động khẳng định chủ quyền trên các khu vực có tranh chấp và kiềm chế sử dụng các lực lượng bán quân sự và quân sự để trong các tranh chấp chủ quyền”, chuyên gia Philippines viết. 2. Cơ chế bảo vệ môi trường khu vực Nhà nghiên cứu địa chính trị châu Á này kêu gọi Trung Quốc nên lý giải quy định cấm đánh bắt cá hồi đầu năm nay tại biển Đông thông qua nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo tồn tài nguyên biển. “Các quốc gia Đông Nam Á có tranh chấp với Trung Quốc nên nắm lấy đề xuất của Trung Quốc để đàm phán thiết lập một cơ chế hợp tác khu vực, tập trung vào các vấn đề ngoài tranh chấp lãnh thổ như việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản”, ông Heydanrian đề xuất. Ông Heydanrian nói thêm rằng các loài chim và rùa biển quý hiếm trong khu vực không quan tâm đến các đường biên giới hay các tuyên bố khẳng định chủ quyền, nhưng chúng trông chờ vào sự cảnh giác của các lực lượng thi hành pháp luật dân sự như tuần duyên. 3. Thời điểm để châu Á hợp tác đa phương Chuyên gia Heydanrian cho rằng việc theo đuổi 2 yếu tố đầu tiên có thể là biện pháp xây dựng lòng tin và điều này sẽ “đóng vai trò cực kỳ quan trọng cho bất kỳ cuộc đàm phán nghiêm túc nào trong tương lai”. “Tuy nhiên, cam kết nên đi kèm với phòng thủ. Và điều này có nghĩa là các quốc gia có tuyên bố chủ quyền chồng lấn nên nhanh chóng tăng cường năng lực phòng thủ của mình, củng cố sức mạnh nội tại và tích cực hợp tác với các cường quốc Thái Bình Dương như Nhật Bản, Úc và Ấn Độ - những nước có chung quyền lợi với ASEAN trong việc duy trì ổn định hàng hải tại biển Đông”, ông Heydanrian nói. Hoàng Uy ============== Theo cái nhìn của Lão Gàn từ lò gạch làng Vũ Đại. 1. Thiết lập vùng không khiêu khích Đây là một bước lùi của kẻ yếu. Bởi vì khi thiết lập vùng này đồng nghĩa với chấp nhận vùng tranh chấp. Còn nếu như nội dung miêu tả thì thừa vì rõ ràng là nó đang xảy ra. 2. Cơ chế bảo vệ môi trường khu vực Với nội dung được miêu tả thì cơ chế này đã có sẵn. Hoặc nhiều điều khoản liên quan đã được quốc tế thừa nhận. Thừa. 3. Thời điểm để châu Á hợp tác đa phương. Đây là một mục đích. Vấn đề còn lại là phương pháp từng nước sẽ ứng dụng như thế nào. Không còn thời gian nhiều. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 7, 2014 Diễn biến mới nhất quanh khu vực giàn khoan Hải Dương 981 HOÀNG NGUYÊN 14/07/14 07:01 Thảo luận (0) (GDVN) - Ngày 13/7, Trung Quốc duy trì khoảng 110-115 các loại tàu, trong đó có 43-44 tàu hải cảnh, 15-16 tàu vận tải, 17 tàu kéo, 31-33 tàu cá cùng 5 tàu quân sự Phạm Thanh Siêu bão Rammasun có đủ mạnh đuổi giàn khoan Trung Quốc khỏi Biển Đông? Minh Cường 07:30 15/07/2014 BizLIVE - Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, hiện nay, trên vùng biển ngoài khơi miền Trung Philippin, một cơn bão mạnh đang hoạt động và có tên quốc tế là Rammasun. Hình ảnh vệ tinh của cơn bão Rammasung. Ảnh nguồn nchmf Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, hồi 01 giờ sáng ngày 15/7, vị trí tâm bão Rammasun ở vào khoảng 12,7 độ Vĩ Bắc; 127,0 độ Kinh Đông, cách đảo Lu Dông (Philippin) khoảng 650km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 11, cấp 12 (tức là từ 103 đến 133 km một giờ), giật cấp 14, cấp 15. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, sau đó có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Đến 01 giờ ngày 16/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 13,7 độ Vĩ Bắc; 122,8 độ Kinh Đông, trên khu vực miền Trung Philippin. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 11, cấp 12 (tức là từ 103 đến 133 km một giờ), giật cấp 14, cấp 15. Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng giữa Tây Tây Bắc và Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Đến 01 giờ ngày 17/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 16,0 độ Vĩ Bắc; 118,4 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 670km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (tức là từ 103 đến 117 km một giờ), giật cấp 13, cấp 14. Trong khoảng 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão tiếp tục di chuyển theo hướng giữa Tây Tây Bắc và Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15 - 20km. Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, từ đêm nay (15/7), vùng biển phía Đông Biển Đông, có gió mạnh dần lên cấp 7, cấp 8, vùng gần tâm bão cấp 9, cấp 10, giật cấp 11, cấp 12. Biển động rất mạnh. Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, đây là một cơn bão mạnh, di chuyển nhanh và có diễn biến phức tạp. Cơn bão này với cường độ lớn như vậy rất có thể đe dọa đến giàn khoan 981 của Trung Quốc, hiện đang hạ đặt trái phép tại khu vực thuộc đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam tại Biển Đông. Có khả năng giàn khoan của Trung Quốc sẽ phải di chuyển để tránh bão, trước thời gian nước này tuyên bố rời giàn khoan trước đây, dự kiến vào tháng 8. Theo tin từ VTV, thời tiết ngày 14/7 tại thực địa khá xấu với trời nhiều mây, có mưa dông, gió cấp 5, biển động nhẹ, tầm nhìn hạn chế. Quan sát từ tàu CSB 4032, một diễn biến mới trên thực địa là từ tối 13/7 có nhiều tàu hộ tống của Trung Quốc di chuyển tới khu vực giàn khoan. Vẫn theo tin từ VTV, các lực lượng chấp hành pháp luật của Việt Nam tiếp tục triển khai kiểm soát nắm bắt sát sao diễn biến của thời tiết cũng như tình hình trên thực địa, duy trì việc đấu tranh tuyên tuyền và kiểm soát chặt chẽ các động thái của giàn khoan 981 và các tàu hộ tống của Trung Quốc trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. =================== Siêu bão Rammasun có đủ mạnh đuổi giàn khoan Trung Quốc khỏi Biển Đông? Một câu hỏi rất khó trả lời! Cụ Trịnh Xuân Thuận đã phát biểu: "Để giải thích một hiện tượng dù rất nhỏ, cũng phải viện dẫn đến toàn bộ lịch sử hình thành vũ trụ". Tức là ý cụ muốn nói: Mọi hiện tượng hình thành bao gồm nhiều yếu tố tương tác phức tạp, không chỉ trong hiện tại, mà còn là toàn thể quá khứ. Tất nhiên, trong đó có cả cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm vắn hiến, một thời huy hoàng ở miến nam sông Dương tử. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 7, 2014 Bất ổn tại Iraq đe dọa thị trường dầu lửa thế giới Lê Quân 11:37 15/07/2014 Xung đột leo thang, nguy cơ nội chiến đe dọa “chiến lược phát triển dầu khí quốc gia” của Iraq. Phiến quân ISIL càng tiến vào gần Baghdad, giá dầu trên thế giới càng tăng cao, đầu tư quốc tế cho ngành công nghiệp dầu lửa Iraq càng bị đe dọa. Đâu là những thách thức của ngành công nghiệp dầu khí Iraq? Ảnh minh họa. Tin các thành phố lớn như Mosul, Tikrit rơi vào tay tổ chức thánh chiến mang tên Nhà nước Hồi giáo tại Iraq và Trung Đông, cộng thêm với việc tổ chức vũ trang này đã tạm thời chiếm được nhà máy lọc dầu Baiji cách thủ đô Baghdad 200km về phía bắc, đẩy giá dầu lửa trên thế giới lên cao nhất kể từ tháng 9/2013. Cho dù phiến quân Hồi giáo cực đoan thuộc tổ chức ISIL mới chỉ tràn vào các khu vực ở miền Bắc và bạo động chưa ảnh hưởng đến các vùng sản xuất và xuất khẩu vàng đen của Iraq, tập trung ở miền Nam nước này, nhưng bất ổn tại quốc gia đang làm chủ 11% dự trữ dầu lửa của toàn cầu đang gây lo ngại. Iraq là nguồn sản xuất thứ nhì trong Tổ chức Các quốc gia xuất khẩu dầu lửa (OPEC). Mỗi ngày Iraq cung cấp gần 3 triệu thùng dầu thô cho thế giới. Đây là nguồn thu nhập đem về tới 90% ngân sách của nhà nước Iraq và chiếm 75% GDP. Mới đây, giá dầu lại càng tăng thêm sau khi phiến quân Hồi giáo cực đoan ISIL tạm thời chiếm được nhà máy lọc dầu ở Baiji, có công suất lọc 300.000 thùng dầu mỗi ngày. Sự cố đó không làm sụt giảm khối lượng dầu của Iraq bán ra trên thế giới, vì Iraq chỉ xuất khẩu dầu thô mà thôi, nhưng càng tạo ra tâm lý hoang mang trên thị trường quốc tế. Trả lời đài RFI Pierre Terzian, chủ tịch tổng giám đốc cơ quan tư vấn về dầu khí PetroStrategies cho rằng đây là một tín hiệu mới đe dọa dầu lửa Iraq: “Baiji là nhà máy lọc dầu lớn nhất của Iraq, bảo đảm tới 50% nhu cầu tiêu thụ cho khu vực chung quanh, tức là ở nhiều tỉnh thành miền Bắc Iraq. Baiji đã trở thành mục tiêu tấn công. Giao tranh đã diễn ra giữa lực lượng vũ trang ISIL và quân đội. Đối với tổ chức ISIL, kiểm soát được nhà máy lọc dầu Baiji là điều hết sức quan trọng do phong trào nổi dậy này cần xăng dầu để tiến về thủ đô Baghdad. ISIL không có lợi ích gì khi đốt cháy nhà máy lọc dầu này. Cần nhắc lại là hiện thời, ISIL đã kiểm soát được một vài mỏ dầu không lớn lắm ở chung quanh khu vực Mossoul, và một đoạn ống dẫn dầu nối liền hai miền Nam Bắc Iraq. Tuyến đường ống dẫn dầu đó cho phép Iraq xuất khẩu dầu thô qua trung gian Thổ Nhĩ Kỳ trước khi ra tới các nước vùng Địa Trung Hải”. Thực ra hiện nay Iraq chỉ cung cấp chưa đầy 3 triệu thùng dầu/ngày, tức chỉ tương đương với khả năng khai thác của hồi năm 1989. Trong trường hợp xấu nhất, tức là cộng đồng quốc tế không thể trông cậy vào khối lượng dầu của Iraq, thì dự trữ của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa, OPEC, mà Iraq là một thành viên, hoàn toàn có thể cũng cấp thêm đến 3 triệu thùng dầu mỗi ngày để bù vào chỗ trống Iraq để lại. Tuy nhiên đó chỉ là một giải pháp tạm thời. Tuy vậy, như nhận định của Bộ trưởng Năng lượng Anh Michael Fallon, nhân buổi lễ khai mạc hội thảo về dầu lửa Iraq mở ra trong hai ngày 17 và 18/6/2014 tại London, “An ninh là một yếu tố tối quan trọng để Iraq trở thành một nhà cung cấp dầu lửa hàng đầu của thế giới”. Iraq là một quốc gia dầu lửa “tiềm năng”. Thế nhưng để “tiềm năng đó không chỉ là những lời hứa hẹn suông hay chỉ là giấc mơ” Iraq cần “đầu tư đáng kể cho ngành công nghiệp dầu khí”. Một chuyên gia Mỹ về Cận Đông Michael Knight thuộc viện nghiên cứu Washington Institute for Near East Policy, cho rằng thời sự nóng bỏng trong hơn hai tuần qua “đe dọa trực tiếp những dự án đầu tư lâu dài vào Iraq”. Bất ổn về an ninh, chính trị là trở ngại cho chiến lược phát triển về năng lượng của Iraq đã được các nhà cầm quyền ở Baghdad đề ra cách nay đúng một năm. Hơn một chục năm sau chiến tranh, gần ba năm sau khi quân đội Mỹ đã rút khỏi Iraq, ngành công nghiệp dầu khí của Iraq cần được tiếp sức. Iraq không thể nâng mức sản xuất đang từ 3 triệu thùng dầu một ngày lên thành 6 triệu nếu không có đầu tư. Tóm lại, xung đột leo thang ở Iraq chưa ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sản xuất hay xuất khẩu dầu lửa của quốc gia này, nhưng sẽ tác động trực tiếp đến chính sách đầu tư của quốc tế vào dầu lửa Iraq và theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (AIE) ISIL đang là mối đe dọa hết sức nghiêm trọng, trong khi đó nhu cầu tiêu thụ của thế giới không ngừng gia tăng. Theo Doanh nhân Sài Gòn ==================== Bất ổn tại Iraq đe dọa thị trường dầu lửa thế giớiXăng dầu có tăng gía gấp đôi cũng chẳng ảnh hường gì tới Lão Gàn. Chỉ khổ chú Ba Tàu. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 7, 2014 Cú "chốt" của ông Tập trước Đại hội sớm ĐCS Trung Quốc (Tin tức 24h) - Chiến dịch đả hổ diệt ruồi của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã mở rộng đến Tân Cương, trước Đại hội thường niên ĐCS Trung Quốc. Các nhà điều tra tham nhũng của Trung Quốc đã phát hiện bằng chứng nhiều quan chức trong cơ quan Đảng của khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương "nhận hối lộ, tiệc tùng và có cuộc sống xa hoa". Ủy ban thanh tra kỷ luật trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc (CCDI) hôm qua tuyên bố họ đã nhận được đơn thư tố cáo tham nhũng trong các lĩnh vực khai khoáng và đất đai của chính quyền khu tự trị này. Một số quan chức cấp cao ở Tân Cương đã "nhận hối lộ" các khoảng tiền quà khá lớn để phục vụ cho cuộc sống xa hoa cho bản thân và gia đình. Nguyên phó chủ nhiệm ủy ban kinh tế Hội nghị chính trị Hiệp thương Nhân Dân Trung Quốc Dương Cương Trước đó, báo Tân Lãng của Trung Quốc đưa tin các nhà điều tra chống tham nhũng Trung Quốc công bố cựu phó chủ nhiệm ủy ban kinh tế Hội nghi chính trị Hiệp thương Nhân dân Trung Quốc (CPPCC) Dương Cương bị cáo buộc tham nhũng. Ông Cương từng có thời gian là bí thư Đảng ủy Tân Cương từ năm 2006 đến 2010 và mới đắc cử chức chủ nhiệm ủy ban kinh tế của CPPCC hồi năm ngoái. Thông tin cho biết có nhiều quan chức trong bộ máy chính quyền khu tự trị Tân Cương và tập đoàn xây dựng và sản xuất Tân Cương liên quan đến các vụ tham nhũng. Tập đoàn này là một doanh nghiệp nhà nước gần như kiểm soát phần lớn các dự án xây dựng đất đai ở khu vực này. Tuy nhiên CCDI không công bố chi tiết có bao nhiêu quan chức ở Tân Cương đang bị điều tra. Trong bối cảnh các vụ bạo loạn liên tiếp nổ ra ở Tân Cương, việc điều tra quan chức ở khu tự trị này giúp ông Tập Cận Bình ghi điểm sâu sắc, cho thấy không có bất cứ giới hạn nào trong chiến dịch đả hổ diệt rồi của ông này. Trong khi đó, Trung Quốc cũng sắp chính thức công bố điều tra tham nhũng đối với cựu Bộ trưởng Công an Chu Vĩnh Khang, một trong những người quyền lực nhất Trung Quốc. Ông Chu, 72 tuổi, được tin là đã bị bắt trong một cuộc điều tra tham nhũng kể từ tháng 12 năm ngoái. Hiện không rõ ông này đang ở đâu, mặc dù các thành viên gia đình được tin là đang bên cạnh ông. Ông Chu là quan chức cấp cao nhất bị điều tra trong chiến dịch chống tham nhũng do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát động. Điều đang nói, các động thái trên có thể diễn ra trùng với thời điểm tổ chức đại hội thường niên sớm của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào cuối tháng tới. Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc thường tổ chức đại hội thường niên vào mùa thu. Hội nghị toàn thể lần thứ 3 ban chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18 được tổ chức hồi tháng 11 năm ngoái. Tuy nhiên, các nguồn tin cho biết ban lãnh đạo đảng muốn tổ chức hội nghị lần thứ 4 sớm hơn, vào tháng 8 hoặc đầu tháng 9. Một loạt con hổ lớn bị ông Tập Cận Bình hạ gục trước đại hội thường niên sớm của Đảng Cộng sản. The Washington Post dẫn lời Chris Johnson, cựu phân tích gia của CIA nhận định, chiến dịch bài trừ tham nhũng chỉ là một phương tiện giúp ông Tập Cận Bình đạt được mục đích cuối cùng là bảo đảm và thâu tóm quyền lực. An Nhiên =================== Cái lày Lão Gàn đã lói nâu dồi: Còn nhiều dắc dối lém. Cứ nhâm nhi chờ xem. "Bên trong còn lắm điều hay". Ấy là cụ Nguyễn Du bảo thế. Hì! Vụ Bạc Như Vôi í hả! Chuyện vặt! 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 7, 2014 Mỹ còn cần túi tiền Trung Quốc, Bắc Kinh càng khiêu khích ở Biển Đông Nguyễn Hường 15/07/14 14:31 (GDVN) - Nhận thức được sự phụ thuộc ngày càng tăng của Mỹ vào đầu tư và tín dụng Trung Quốc, cắt giảm ngân sách quốc phòng, Trung Quốc đã phớt lờ mọi áp lực quốc tế. Yahoo News ngày 14/7 đăng tải bài viết đề cập tới 3 giải pháp có thể giúp tránh một cuộc xung đột quân sự ở Biển Đông. Theo đó, xét về khả năng kinh tế và quân sự, Trung Quốc lớn mạnh hơn các nước láng giềng rất nhiều. Việc duy trì tăng trưởng kinh tế đã giúp Trung Quốc có thể tăng chi tiêu cho quốc phòng, hiện đại hóa các thiết bị quân sự với quy mô lớn chưa từng thấy. Cảnh sát biển Việt Nam thực thi quyền chủ quyền, quyền tài phán trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam đang bị Trung Quốc xâm phạm. Ảnh REUTERS/Nguyen Minh Trong khi đó, Mỹ hiển nhiên được xem là thành phần không thể thiếu của mọi nỗ lực quốc tế kiềm chế sự quyết đoán của Trung Quốc trên các vùng biển (Trung Quốc nhảy vào) tranh chấp. Trong cuộc đối thoại chiến lược và kinh tế song phương mới nhất giữa Mỹ và Trung Quốc, Washington một mặt tìm cách thúc đẩy Bắc Kinh tuân thủ trật tự quốc tế bằng cách duy trì quan hệ kinh tế song phương mạnh mẽ. Mỹ hy vọng rằng thúc đẩy toàn cầu hóa sẽ làm tăng trách nhiệm của Trung Quốc đối với hòa bình khu vực. Mặt khác, Mỹ gây sức ép mạnh mẽ hơn đối với Trung Quốc để kiềm chế các hành động khiêu khích của Bắc Kinh ở Tây Thái Bình Dương. Tầm quan trọng của sự ổn định hàng hải để tiếp tục hội nhập kinh tế tại châu Á được cho là có ảnh hưởng lớn tới chính sách kinh tế và chiến lược của Mỹ trong tương lai. Chính quyền Obama cũng có lợi ích quốc gia trong tranh chấp lãnh hải ở châu Á. Để duy trì sự thống trị toàn cầu của hải quân, Mỹ cần các tuyến đường từ Thái Bình Dương đến Ấn Độ Dương phải được thông suốt. Mà để đạt được điều đó, Biển Đông phải ổn định như trước. Tuy nhiên, nhận thức được sự phụ thuộc ngày càng tăng của Mỹ vào đầu tư và tín dụng Trung Quốc, sự suy giảm khả năng hiện diện quân sự ở châu Á do cắt giảm ngân sách quốc phòng, Bắc Kinh càng tự tin chống lại mọi áp lực từ bên ngoài. Hình minh họa. Tuy nhiên, những thực tế trên không có nghĩa là các nước châu Á không thể tránh được một cuộc đối đầu trong khu vực. Tại thời điểm này, mục tiêu cấp bách nhất là phải thành lập một cơ chế giúp giảm leo thang căng thẳng, ngăn Trung Quốc khiêu khích hơn nữa. Để đạt được điều này cần có các yếu tố sau: Thứ nhất là cần phải "đóng băng" vùng khiêu khích bằng cách ép Trung Quốc phải tuân thủ nghĩa vụ của mình theo Tuyên bố năm 2002 về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Điều này có nghĩa là Trung Quốc phải dừng các hành động khiêu khích của mình như điều giàn khoan, thay đổi hiện trạng bất hợp pháp, không sử dụng lực lượng quân sự và bán quân sự theo đuổi yêu sách lãnh thổ. Thứ hai là cần phải có một quy chế để bảo vệ môi trường khu vực. Trung Quốc đã tìm cách biện minh cho các quy định mới về khai thác thủy sản đơn phương của mình bằng cách bảo vệ tầm quan trọng của bảo tồn tài nguyên biển. Do đó, các bên cần đàm phán để thiết lập một quy chế hợp tác khu vực trong đó không chỉ đề cập tới vấn đề chủ quyền mà cả vấn đề bảo tồn tài nguyên biển quý giá. Đạt được hai yếu tố trên sẽ thiết lập được biện pháp xây dựng lòng tin, một yếu tố quan trọng cho bất kỳ cuộc đàm phán nào trong tương lai. Tuy nhiên, đàm phán cũng nên kết hợp với răn đe. Điều này có nghĩa là các quốc gia nhỏ trong khu vực cần phải tăng cường khả năng phòng thủ của mình, tăng cường khả năng phối hợp hành động, thúc đẩy hợp tác chiến lược và quân sự với các cường quốc khác trong khu vực Thái Bình Dương như Nhật Bản, Úc và Ấn Độ, những người có lợi ích chiến lược gắn liền với sự ổn định của Biển Đông./. ======================= Mỹ còn cần túi tiền Trung Quốc, Bắc Kinh càng khiêu khích ở Biển Đông Với cái nhìn trực quan thì có vẻ như vậy. Nhưng chú ba Tàu nhầm rùi! Hì 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 7, 2014 Obama điện đàm với Tập Cận Bình Thứ ba, 15/7/2014 | 10:44 GMT+7 Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và bày tỏ mong muốn kiểm soát hiệu quả những bất đồng giữa hai nước. Tổng thống Obama bày tỏ mong muốn thúc đẩy hợp tác trong quan hệ với Trung Quốc trong cuộc điện đàm với Chủ tịch Tập hôm qua. Ảnh minh họa: White House Reuters dẫn thông cáo của Nhà Trắng cho hay nội dung chính được hai nhà lãnh đạo trao đổi trong cuộc điện đàm là vấn đề hạt nhân ở Triều Tiên và Iran. Tổng thống Obama đã nhấn mạnh với Chủ tịch Tập về sự cần thiết phải liên lạc và phối hợp hành động giữa hai nước nhằm đảm bảo Triều Tiên thực hiện đúng các cam kết phi hạt nhân hóa. Ông Obama cho rằng Trung Quốc, đồng minh lớn nhất của Triều Tiên, cần cứng rắn hơn với chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng. Bên cạnh đó, hai nhà lãnh đạo cũng xem xét những nỗ lực nhằm đạt được một thỏa thuận về hạt nhân với Iran vào thời hạn ngày 20/7 tới. Mỹ cho rằng Washington và Bắc Kinh cần tiếp tục các cuộc đàm phán quốc tế giữa Iran với 6 bên. "Tổng thống nhấn mạnh rằng Iran phải có những bước đi cần thiết để đảm bảo với cộng đồng quốc tế rằng chương trình hạt nhân của nước này vì mục đích hòa bình", thông cáo cho hay. Căng thẳng trên biển giữa Trung Quốc với các nước láng giềng, cũng như cáo buộc của Mỹ về tin tặc Trung Quốc, đang khiến quan hệ giữa hai quốc gia ở hai bờ Thái Bình Dương xấu đi trong những tháng gần đây. Tại cuộc Đối thoại Chiến lược và Kinh tế thường niên tuần trước, Mỹ - Trung nhất trí thúc đẩy quan hệ quân sự và hợp tác chống khủng bố. Tuy nhiên, cuộc thảo luận về hai mối bất hòa trên không đạt được đột phá nào. Trong cuộc điện đàm hôm qua, ông Obama cam kết thúc đẩy một mối quan hệ với Trung Quốc dựa trên sự tăng cường hợp tác thiết thực và kiểm soát hiệu quả những bất đồng giữa hai nước. Tổng thống Mỹ cũng mong được gặp Chủ tịch Tập tại Diễn đàn Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương APEC ở Bắc Kinh tháng 11 tới. Anh Ngọc ================== Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và bày tỏ mong muốn kiểm soát hiệu quả những bất đồng giữa hai nước. Cái này đúng "Binh pháp Tôn tử" - "Tiên dùng lễ, hậu dùng đấm" - Í lộn - "hậu dùng binh". 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 7, 2014 Mỹ đã hết kiên nhẫn với Trung Quốc? http://nguyentandung...trung-quoc.html Thứ hai, 14/07/2014, 16:40 (GMT+7) (Quốc tế) - Một loạt các phát ngôn tuần qua của giới chức Washington cho thấy dường như Mỹ đã không thể tiếp tục kiên nhẫn trước những hành vi khiêu khích, gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông. Trong khi đó, một số quan chức và học giả Mỹ kêu gọi Washington điều chỉnh chiến lược ngoại giao và mạnh tay hơn đối với Bắc Kinh. “Sự xâm lược trắng trợn và tham lam” Nếu ai quan sát các hội thảo thường niên về Biển Đông do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS), một think-tank hàng đầu về đối ngoại của Mỹ tổ chức suốt 4 năm qua sẽ nhận ra một ngữ hoàn toàn khác ở cuộc hội thảo lần này. Khác với sự mềm mỏng trước đây, bầu không khí căng thẳng và tông giọng cứng rắn đã được xác lập ngay từ bài phát biểu mở đầu hội thảo của ông Mike Rogers, Chủ tịch Tiểu ban Thông tin Tình báo của Hạ viện Mỹ. Trước sự có mặt của các đại biểu đến từ Trung Quốc, ông này đã không ngần ngại mô tả các hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông thời gian qua là “sự xâm lược trắng trợn và tham lam” (nguyên văn: “glutonous, naked aggression”). Có lẽ cũng hiếm có khi nào một quan chức Mỹ lại chỉ trích Bắc Kinh với những lời lẽ thẳng thừng và quyết liệt đến vậy. Nghị sĩ Đảng Cộng hoà cũng thẳng thắn phê phán Mỹ lâu nay đã quá mềm mỏng đối với Trung Quốc. “Xét từ khía cạnh ngoại giao, chúng ta đã bỏ qua quá nhiều điều cho Trung Quốc mà vốn chúng ta sẽ không bỏ qua cho bất kỳ nước nào khác”. Ông Rogers kêu gọi chính quyền Mỹ cần “trực tiếp hơn và cứng rắn hơn” với Trung Quốc, hỗ trợ các đối tác và đồng minh trong khu vực nhằm “đẩy lùi” Trung Quốc, cho nước này thấy rằng họ không phải là quốc gia “bá chủ và duy nhất” ở Biển Đông. Vị nghị sĩ này cũng khẳng định Mỹ không thể để tình hình ở biển Đông xấu thêm bởi đó là lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ. Thông điệp cứng rắn của người đứng đầu Uỷ ban Tình báo Hạ viện đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ nhiều học giả hang đầu tham dự hội thảo. TS Patrick Cronin, giám đốc cao cấp của chương trình an ninh châu Á – Thái Bình Dương tại Trung tâm An ninh mới (CNAS) cũng kêu gọi Washington có chính sách ngoại giao mạnh tay hơn đối với Bắc Kinh. Ông này cho rằng Mỹ đang bắt đầu nghiêm túc hơn trong việc xem xét các chiến lược trừng phạt Trung Quốc nhằm đẩy lùi chiến lược “cưỡng ép có chọn lọc” của nước này trên Biển Đông. “Chúng ta cần cho lãnh đạo Trung Quốc hiểu rằng các thay đổi đơn phương và sử dụng vũ lực là không thể chấp nhận” – ông này nói. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và ông Dương Khiết Trì, ủy viên quốc vụ viện TQ tại Bắc Kinh. Ảnh: Nytimes Những lời kêu gọi xem xét lại chiến lược ngoại giao của Mỹ với Bắc Kinh cho thấy Mỹ đã mất kiên nhẫn đối với Trung Quốc và ngày càng có giọng điệu cứng rắn hơn trong những tháng gần đây. Ngày 10/7, với toàn bộ phiếu thuận, Thượng viện Mỹ đã nhất trí thông qua nghị quyết mang mã số S.RES.412 về biển Đông yêu cầu Trung Quốc trả lại nguyên trạng trước ngày 1-5-2014. Trước đó, tờ Financial Times trích lời một quan chức chính quyền Mỹ giấu tên cho biết Lầu Năm góc đang cân nhắc các chiến thuật quân sự mới để ứng phó hiệu quả hơn đối với chiến lược “cây gậy nhỏ” của Trung Quốc trên Biển Đông. Khoảng cách từ lời lẽ cứng rắn đến hành động thực tế Mặc dù ngày càng có nhiều quan chức và học giả Mỹ kêu gọi Mỹ mạnh tay hơn đối với các hành vi gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông, giới quan sát quốc tế vẫn hoài nghi về khả năng Mỹ sẽ thực sự hành động thay vì chỉ nói cứng như lâu nay. Mối nghi ngờ này là có cơ sở khi xét về cục diện quốc tế hiện tại. Sự trỗi dậy mạnh mẽ của lực lượng nổi dậy ở Iraq, tình hình bất ổn ngày càng gia tăng ở Ukraine buộc Mỹ dù miễn cưỡng vẫn phải căng sức lo cho an ninh ở Trung Đông và châu Âu. Khó có khả năng Mỹ triển khai thêm lực lượng tới Biển Đông trong bối cảnh này. Quan trọng hơn, Mỹ đứng trước tình thế lưỡng nan tại Biển Đông. Một mặt, Mỹ muốn duy trì nguyên tắc trung lập, không đứng về bên nào bởi họ e ngại phải trả giá đắt nếu can dự trực tiếp vào các tranh chấp chủ quyền hay biến Biển Đông thành vấn đề chính trong quan hệ Mỹ – Trung. Mặt khác, nếu Washington không hành động để kiềm chế sự gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông, uy tín, ảnh hưởng và vị thế lãnh đạo của Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương sẽ bị xói mòn nghiêm trọng. Giải quyết mối mâu thuẫn giữa duy trì nguyên tắc trung lập và can dự tích cực hơn vào các nỗ lực kiểm soát căng thẳng trong tranh chấp đang là bài toán đau đầu của Washington khi mà Trung Quốc không ngừng leo thang khiêu khích. Thế lưỡng nan này thể hiện rõ ngay ở kết quả cuộc mô phỏng phản ứng của Mỹ đối với một cuộc đối đầu giữa Philippines và Trung Quốc ở Trường Sa, được tổ chức tại hội thảo Biển Đông. Trong một kịch bản giả tưởng, các tàu hải giám Trung Quốc bao vây tàu Philippines để trả đũa cho một vụ bắt giữ ngư dân nước này. Các học giả đóng vai Ngoại trưởng Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng và Giám đốc Cơ quan Tình báo quốc gia. Những nhân vật này bàn thảo suốt một giờ đồng hồ về các giải pháp để trình lên Tổng thống. Kết quả cuối cùng: họ đề xuất sử dụng ngoại giao hậu trường – thông báo cho Bắc Kinh trong cuộc họp kín rằng Mỹ sẽ sử dụng lực lượng để hỗ trợ đồng minh. Không ít cử toạ nghi ngờ động thái này có thể có tác dụng răn đe hiệu quả đối với Bắc Kinh. Vẫn còn quá sớm để khẳng định về một bước chuyển hướng quyết liệt của Washington trong cách tiếp cận đối với Trung Quốc. Song các chiến lược gia Hoa Kỳ đang ngày càng nhận thức rõ ràng về mưu đồ của Trung Quốc ở Biển Đông. Họ cũng ý thức được rằng nếu Mỹ chỉ nói mà không làm thì cái gọi là “chiến lược tái cân bằng” hay “xoay trục” về châu Á mà Mỹ ra sức quảng bá lâu nay sẽ chỉ biến thành trò đùa. Ngày càng có nhiều tiếng nói, đặc biệt trong Quốc hội Mỹ kêu gọi đã đến lúc chính quyền Mỹ cần đưa ra một kế hoạch rõ ràng, xác đáng để xác lập vị trí lãnh đạo của Mỹ tại khu vực đang rơi vào bước ngoặt đầy nguy hiểm. Nói như cây bút bình luận của Bloomberg, William Pesek, sự hung hăng của Trung Quốc đã trao cho Obama một cơ hội thứ hai và lịch sử sẽ chỉ trích ông nếu không nỗ lực hơn nữa để tăng cường ảnh hưởng đối với châu Á. Về phần mình, không một nước nào trong khu vực muốn thấy mình bị lôi kéo vào cuộc cạnh tranh quyền lực giữa hai ông lớn Mỹ – Trung. Bài học lịch sử đã quá thấm thía cho những nước nhỏ khi phải lựa chọn đi với bên này hay bên kia. Điều họ mong muốn từ Mỹ là một cam kết đối với sự phát triển và thịnh vượng lâu dài của châu Á và một cân bằng lực lượng tốt hơn để kiềm chế những hành vi gây bất ổn của Trung Quốc. (Theo Vietnamnet) ========================= Trung Quốc lại tuyên bố ngang ngược trên biển Đông 15/07/2014 17:21 (GMT + 7) TTO - Ngày 15-7, Trung Quốc một lần nữa thể hiện thái độ khiêu khích khi lớn tiếng đòi các nước khu vực lập tức rút khỏi các đảo trên biển Đông. Tàu Trung Quốc dùng vòi rồng tấn công tàu Việt Nam trên biển Đông - Ảnh: AP Theo Hãng tin Reuters, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đòi các nước “lập tức rút nhân sự và thiết bị ra khỏi các đảo của Trung Quốc bị chiếm đóng bất hợp pháp”. “Điều đáng tiếc là một số nước đã tăng cường sự hiện diện bất hợp pháp thông qua hoạt động xây dựng và chạy đua vũ trang” - Bộ Ngoại giao Trung Quốc lớn giọng. Bắc Kinh đe dọa “sẽ quyết tâm bảo vệ chủ quyền và quyền hàng hải”, đồng thời nhắc lại lập luận cũ rích là sẽ chỉ giải quyết tranh chấp trên cơ sở “tôn trọng sự thật lịch sử” và luật pháp quốc tế. Hồi đầu tuần, ông Michael Fuchs, phó trợ lý ngoại trưởng Mỹ, khẳng định các hành vi gây hấn và đơn phương của Trung Quốc khiến cộng đồng quốc tế đặt câu hỏi phải chăng Bắc Kinh không muốn tuân thủ luật pháp quốc tế. Phản ứng lại, Bộ Ngoại giao Trung Quốc lớn lối yêu cầu “các nước ngoài khu vực giữ vị thế trung lập”. Dù Trung Quốc liên tục có những hành vi gây hấn trên biển Đông, Bắc Kinh vẫn khẳng định một cách gian dối rằng nước này tuân thủ Tuyên bố về ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC). Bất chấp chiến lược tuyên truyền dối trá của Trung Quốc, dư luận quốc tế tỏ ra đặc biệt quan ngại về các hành vi hiếu chiến của Bắc Kinh. Khảo sát của Viện Nghiên cứu Pew mới đây cho thấy phần lớn người dân châu Á lo ngại Trung Quốc sẽ gây chiến. Cùng ngày, tạp chí The Diplomat đăng bài viết khẳng định chính các hành vi của Trung Quốc là nguyên nhân gây bất ổn ở châu Á. Cựu đại sứ Mỹ tại Ngân hàng Phát triển châu Á Curtis Chin bày tỏ lo ngại Trung Quốc đang biến thành một nước quân phiệt tương tự Nhật trước và trong Thế chiến II, dù Bắc Kinh luôn lớn tiếng chỉ trích Tokyo. SƠN HÀ ========================= Bộ Ngoại giao Trung Quốc lớn giọng. Bắc Kinh đe dọa “sẽ quyết tâm bảo vệ chủ quyền và quyền hàng hải”, đồng thời nhắc lại lập luận cũ rích là sẽ chỉ giải quyết tranh chấp trên cơ sở “tôn trọng sự thật lịch sử” và luật pháp quốc tế. Thế thì hãy trình bày cái "sự thật lịch sử" và luật pháp quốc tế được áp dụng thế nào đi đã chứ nhỉ?Sự thật lịch sử là: Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến , một thời huy hoàng bên bờ Nam sông Dương tử. Việt tộc hưng quốc vào thế kỷ X tiếp nối dòng lịch sử đó. Bởi vậy, Trường Sa - Hoàng Sa của Việt Nam từ hàng ngàn năm trước. Từ hàng ngàn năm trước nước Tàu còn chưa có miền nam Dương tử thì không thể có "cơ sở khoa học" lịch sử về chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa. Trước mắt Trung Quốc phải rút toàn bộ giàn khoan và tàu thuyền đi theo ra khỏi vùng biển Việt Nam đã. 4 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 7, 2014 Trung Quốc lại tuyên bố ngang ngược trên biển Đông 15/07/2014 17:21 (GMT + 7) TTO - Ngày 15-7, Trung Quốc một lần nữa thể hiện thái độ khiêu khích khi lớn tiếng đòi các nước khu vực lập tức rút khỏi các đảo trên biển Đông. Tàu Trung Quốc dùng vòi rồng tấn công tàu Việt Nam trên biển Đông - Ảnh: AP Theo Hãng tin Reuters, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đòi các nước “lập tức rút nhân sự và thiết bị ra khỏi các đảo của Trung Quốc bị chiếm đóng bất hợp pháp”. “Điều đáng tiếc là một số nước đã tăng cường sự hiện diện bất hợp pháp thông qua hoạt động xây dựng và chạy đua vũ trang” - Bộ Ngoại giao Trung Quốc lớn giọng. Bắc Kinh đe dọa “sẽ quyết tâm bảo vệ chủ quyền và quyền hàng hải”, đồng thời nhắc lại lập luận cũ rích là sẽ chỉ giải quyết tranh chấp trên cơ sở “tôn trọng sự thật lịch sử” và luật pháp quốc tế. Hồi đầu tuần, ông Michael Fuchs, phó trợ lý ngoại trưởng Mỹ, khẳng định các hành vi gây hấn và đơn phương của Trung Quốc khiến cộng đồng quốc tế đặt câu hỏi phải chăng Bắc Kinh không muốn tuân thủ luật pháp quốc tế. Phản ứng lại, Bộ Ngoại giao Trung Quốc lớn lối yêu cầu “các nước ngoài khu vực giữ vị thế trung lập”. Dù Trung Quốc liên tục có những hành vi gây hấn trên biển Đông, Bắc Kinh vẫn khẳng định một cách gian dối rằng nước này tuân thủ Tuyên bố về ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC). Bất chấp chiến lược tuyên truyền dối trá của Trung Quốc, dư luận quốc tế tỏ ra đặc biệt quan ngại về các hành vi hiếu chiến của Bắc Kinh. Khảo sát của Viện Nghiên cứu Pew mới đây cho thấy phần lớn người dân châu Á lo ngại Trung Quốc sẽ gây chiến. Cùng ngày, tạp chí The Diplomat đăng bài viết khẳng định chính các hành vi của Trung Quốc là nguyên nhân gây bất ổn ở châu Á. Cựu đại sứ Mỹ tại Ngân hàng Phát triển châu Á Curtis Chin bày tỏ lo ngại Trung Quốc đang biến thành một nước quân phiệt tương tự Nhật trước và trong Thế chiến II, dù Bắc Kinh luôn lớn tiếng chỉ trích Tokyo. SƠN HÀ ========================= Thế thì hãy trình bày cái "sự thật lịch sử" và luật pháp quốc tế được áp dụng thế nào đi đã chứ nhỉ? Sự thật lịch sử là: Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến , một thời huy hoàng bên bờ Nam sông Dương tử. Việt tộc hưng quốc vào thế kỷ X tiếp nối dòng lịch sử đó. Bởi vậy, Trường Sa - Hoàng Sa của Việt Nam từ hàng ngàn năm trước. Từ hàng ngàn năm trước nước Tàu còn chưa có miền nam Dương tử thì không thể có "cơ sở khoa học" lịch sử về chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa. Trước mắt Trung Quốc phải rút toàn bộ giàn khoan và tàu thuyền đi theo ra khỏi vùng biển Việt Nam đã. Lão Gàn xỉn wá! Chém gió chơi cho zdui: Không hỉu tại bão vào nên Tàu rút giàn khoan, hay nó ngoan nghe mình thế nhỉ? Hết tập I. Bão Rammasun sẽ giảm cường độ và tan giữa biển, cùng lắm là một áp thấp khi vào đất liền. Hì. Nhưng mà đừng nghe Lão Gàn nói, nếu kéo giàn khoan trở lại thì bão lại mạnh lên đấy. Chiện bể Đông còn lắm trò. Muốn biết thế nào xin xem hồi sau sẽ rõ. ========================= PS: Lưu ý là năm này và cả năm tới, mưa bão rất lớn, ngập lụt tràn lan trên thế giới....Cơn bão ở Nhật vừa qua và cơn bão này chỉ là hàng mẫu quảng cáo. 4 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 7, 2014 Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy: "Ta cứng họ sẽ im, ta mềm họ lấn tới" VIẾT CƯỜNG 16/07/14 09:39 (GDVN) - Theo nhà nghiên cứu Dương Danh Dy, dù Trung Quốc tuyên bố rút giàn khoan Hải Dương 981 nhưng chúng ta cũng phải hết sức cảnh giác... Tối ngày 15/7, Tân Hoa xã cho biết, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC) thông báo rằng, giàn khoan Hải Dương-981 đã hoàn tất hoạt động khoan thăm dò ngoài khơi ở khu vực gần đảo Tri Tôn, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và rút về Lăng Thủy, Hải Nam, Trung Quốc. Nhận định về thông báo trên của Trung Quốc, nhà nghiên cứu Dương Danh Dy - nguyên Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh, nguyên Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, Trung Quốc, cho biết ông không quá bất ngờ về tuyên bố trên. Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy, nguyên Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh, nguyên Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, Trung Quốc. Bởi theo ông Dy, trước đó vào ngày 2 tháng 5 năm 2014, khi đưa giàn khoan Hải Dương 981 ra vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, Trung Quốc đã nói là sẽ chỉ khoan thăm dò ở đây khoảng 3 tháng. “Nhưng hiện tại Trung Quốc vẫn chưa rút hẳn và chúng ta cũng chưa biết khi nào Trung Quốc mới đưa giàn khoan về nước. Có thể nước này sẽ còn “thụt ra thụt vào” hoặc dền dứ một thời gian để thể hiện cho thế giới thấy rằng, Trung Quốc chủ động rút giàn khoan, đã thực hiện đúng những lời mà trước đây họ nói ” – Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy phân tích. Và ông Dy phán đoán, Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 nhưng thời gian tới, có thể nước này lại đưa một giàn khoan khác ra. Do đó chúng ta cũng không nên vội mừng, cần phải luôn cảnh giác với mọi động thái của Trung Quốc. Trong thời gian hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển Việt Nam, Trung Quốc cũng huy động thêm nhiều tàu hộ tống, máy bay hoạt động quanh khu vực. Việc làm này cũng gây tốn kém không nhỏ cho Trung Quốc. Đánh giá về những động thái quyết liệt của Việt Nam khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép, ông Dy nói: “Mình cứng rắn thì Trung Quốc sẽ im một thời gian nhưng nếu ta yếu mềm thì họ sẽ được đà lần tới”. Trước thời gian Trung Quốc tuyên bố rút giàn khoan, ông Dy cho biết, ông thường xuyên đọc báo Trung Quốc nhưng không hề thấy nói gì về thông tin này. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu này cũng lưu ý các cơ quan truyền thông của Việt Nam, cần cân nhắc kỹ khi đưa những thông tin sau tuyên bố rút giàn khoan của Trung Quốc. Thông tin phóng viên mới nhận được, đến 4h sáng ngày 16/7, giàn khoan Hải Dương 981 đã di chuyển cách vị trí ban đầu khoảng 20 hải lý theo hướng Đông Đông Bắc. Vận tốc di chuyển trung bình khoảng 4,1 hải lý/giờ. ======================= Tuy nhiên, nhà nghiên cứu này cũng lưu ý các cơ quan truyền thông của Việt Nam, cần cân nhắc kỹ khi đưa những thông tin sau tuyên bố rút giàn khoan của Trung Quốc. Cụ Dy nói cái này thì cứ từ đúng trở lên. Vì giữa mục đích lấn chiếm bể Đông và phương pháp là hai vấn đề khác nhau, mặc dù nó cùng trong một tập hợp mang tên "yêu sách lãnh thổ". Ấy là nhà em cứ nói nhỏ nhẹ vậy. Riêng với nhà em thì chừng nào Việt sử 5000 năm văn hiến được sáng tỏ tính chân lý thì em mới yên tâm được - Thưa bác! 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 7, 2014 Hàn-Triều rục rịch lộ trình thống nhất, Trung Quốc tái mặt (Quan hệ quốc tế) - Dù bề ngoài có vẻ căng thẳng nhưng cả Hàn Quốc và Triều Tiên đều có những động thái tích cực chuẩn bị lộ trình thống nhất. Ngày 15/7, Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc thông báo đã thành lập một Ủy ban do Tổng thống Park Geun-hye chỉ đạo, có nhiệm vụ chuẩn bị lộ trình thống nhất với Triều Tiên. Ủy ban trên gồm 50 thành viên, trong đó có 30 chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực như học thuật, kinh tế, xã hội và có nhiều kinh nghiệm về vấn đề thống nhất; 2 nhà làm luật, 11 quan chức chính phủ và 6 nhà lãnh đạo các viện tư vấn của nhà nước. Dự kiến ủy ban này sẽ tiến hành phiên họp đầu tiên vào đầu tháng 8 tới. Trước đó, hồi tháng 1/2014 vừa qua, Tổng thống Park Geun-hye đã chỉ đạo thành lập ủy ban có nhiệm vụ thúc đẩy và chuẩn bị cho lộ trình thống nhất với Triều Tiên một cách hòa bình. Tiếp đó, trong chuyến thăm Đức vào tháng 3/2014, bà Park Geun-hye công bố sáng kiến đề cập đề xuất ba điểm đối với phía Triều Tiên, bao gồm phát triển hạ tầng cơ sở, khai thác tài nguyên thiên nhiên tại Triều Tiên và mở rộng trao đổi liên Triều trong các lĩnh vực phi chính trị như lịch sử, văn hóa và thể thao. Tượng đài Thống nhất ở Triều Tiên, với hình ảnh hai người phụ nữ dâng cao tấm bản đồ bị chia tách, tượng trưng cho mong muốn thống nhất hai miền nam bắc. Trước Hàn Quốc, Triều Tiên cũng liên tiếp kêu gọi "tái thống nhất độc lập" dân tộc. Triều Tiên cho rằng miền Bắc và miền Nam (Hàn Quốc) nên cùng nhau xác định về việc thống nhất đất nước bắt cách "thành lập liên bang và nỗ lực hiện thực hóa điều này, tích cực thúc đẩy sự tồn tại, thịnh vượng và các lợi ích chung". Đề xuất kêu gọi cả hai bên cùng hướng tới tuyên bố chung ngày 15/6/2000, văn bản đã được ký kết tại Bình Nhưỡng giữa Hàn Quốc và Triều Tiên . Để thực hiện nhiệm vụ này, các nhà chức trách Triều Tiên đề nghị “tạo ra môi trường thuận lợi cho việc hòa giải và đoàn kết, chấm dứt vu khống và phỉ báng”, ITAR-TASS cho biết. Rõ ràng, cả hai phía Hàn Quốc và Triều Tiên đều có những động thái tích cực nhằm cải thiện mối quan hệ, dù những biểu hiện bề ngoài có vẻ hoàn toàn ngược lại, thậm chí hai nước còn coi nhau như kẻ thù. Mới đây, Triều Tiên còn chỉ trích sự xuất hiện của tàu sân bay hạt nhân George Washington tại Hàn Quốc và gọi sự tham gia của tàu này trong cuộc tập trận hải quân chung dự kiến giữa Seoul và Washington là "hành động khiêu khích nghiêm trọng không thể tha thứ". Cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Hàn Quốc diễn ra từ ngày 16-21/7 tại vùng biển phía Tây Nam Hàn Quốc. Trong khi đó, Triều Tiên cũng tỏ ra chẳng vừa khi liên tiếp thực hiện các vụ thử tên lửa. Ngày 14/7, Triều Tiên bắn hàng loạt hàng loạt quả đạn pháo ở gần biên giới biển với Hàn Quốc. Cùng ngày, Triều Tiên và Hàn Quốc lại đồng ý hội đàm ở một ngôi đền gần biên giới. Hành động bắn đạn pháo diễn ra chỉ một ngày sau khi Triều Tiên phóng thử 2 tên lửa đạn đạo xuống biển Nhật Bản. Nếu quan sát những động thái chuẩn bị cho lộ trình thống nhất của hai miền Triều Tiên có lẽ nước phải lo sốt vó lên là Trung Quốc, người anh lớn, người bảo trợ duy nhất của Triều Tiên. Nó giống như cái tát vào mặt Trung Quốc bởi lâu nay Trung Quốc rất tích cực đổ tiền và Triều Tiên. Hàng chục năm qua, Trung Quốc đã đầu tư vào bán đảo Triều Tiên hàng tỷ USD dưới dạng viện trợ trực tiếp. Nhìn bề ngoài, nhiều người tưởng Trung Quốc thiệt. Nhưng không, Trung Quốc có được sự đảm bảo về an ninh và vị trí chắc chắn trên trường quốc tế bởi Triều Tiên chính là tấm đệm, một lá chắn để Trung Quốc chống lại các quốc gia phương Tây, đặc biệt là Mỹ. Nhiều năm qua, Trung Quốc không dám lơ là Triều Tiên bởi nếu không, nước này sẽ phải đối mặt với tình trạng nguy hiểm. Triều Tiên hoàn toàn có thể tìm kiếm sự hỗ trợ hậu hĩnh từ các nước phương Tây, thậm chí có thể dùng chính con bài hạt nhân để mặc cả, đàm phán với Trung Quốc. Khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần đầu tiên phá vỡ nguyên tắc truyền thống, sang thăm Hàn Quốc trước Triều Tiên, nước này đã bắn tên lửa đạn đạo tầm ngắn như một lời cảnh cáo với Trung Quốc rằng Triều Tiên chẳng dễ để Trung Quốc điều khiển. Một bán đảo Triều Tiên yên bình, thống nhất có lẽ chẳng có lợi gì cho Trung Quốc vì không có gì đảm bảo họ sẽ không nghiêng về Mỹ. Ngay cả bây giờ Mỹ cũng đủ khiến cho Trung Quốc nhấp nhổm bởi với cái cớ về mối đe dọa Triều Tiên, Mỹ đã gia tăng hiện diện quân sự sát sườn Trung Quốc với khoảng 30 nghìn binh sĩ Mỹ đang đóng ở Hàn Quốc. Vì lẽ đó, hẳn Trung Quốc chẳng mong đợi gì một đường biên giới trực tiếp với một Triều Tiên hợp nhất. An Thái ============== Dù bề ngoài có vẻ căng thẳng nhưng cả Hàn Quốc và Triều Tiên đều có những động thái tích cực chuẩn bị lộ trình thống nhất. Hì! Ai chứ Lý học Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt - hổng bao wờ nhìn cái bề ngoài, mà là nhìn cái bản chất. Chúc các bạn Cao Ly hoàn thành thống nhất đất nước các bạn. Lão Gàn Thiên Sứ ủng hộ và bỏ một phiếu ủng hộ các bạn. 5 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 7, 2014 Hàn-Triều rục rịch lộ trình thống nhất, Trung Quốc tái mặt (Quan hệ quốc tế) - Dù bề ngoài có vẻ căng thẳng nhưng cả Hàn Quốc và Triều Tiên đều có những động thái tích cực chuẩn bị lộ trình thống nhất. Nhớ chuyện ngày xửa , ngày xưa, hơn 10 năm trước. Bên tuvilyso.com, Thiên Cơ Ất có việc của hãng phải sang công tác Nam Hàn. Lúc ấy, tình hình căng thẳng, tưởng uýnh nhau tới nơi, nên nhờ Lão Gàn lên quẻ. Ngày ấy Lão Gàn đã xác định: Chẳng bao giờ hai miền Nam Bắc Cao Ly chiến tranh cả. Đất nước này sẽ thống nhất. Cách đây 5/ 6 năm , bể Đông căng thẳng, Lão Gàn rút lại lời tiên tri này, nhưng không phủ nhận lời tiên tri cũ,mà chỉ bỏ lửng đấy. Bi wờ thời thế thay đổi, hai miền Cao Ly thống nhất được rồi. Chậm nhất 2016 các bạn sẽ thành công. Nhanh thì năm tới. Cố lên các bạn. 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 7, 2014 Trung Quốc di chuyển giàn khoan 981: Ẩn sau là ý đồ nguy hiểm khác VIẾT CƯỜNG 16/07/14 11:52 (GDVN) - Đó là ý kiến của Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược (Bộ Công an) về việc Trung Quốc tuyên bố đưa giàn khoan 981 về đảo Hải Nam Trao đổi với phóng viên Giáo dục Việt Nam, tướng Lê Văn Cương cho biết, việc Trung Quốc sẽ kéo giàn khoan về, ông đã từng nói từ cách đây 2 tháng. Theo ông, đây là việc hết sức bình thường, chúng ta không có gì phải vui mừng hay bàn tán nhiều về động thái đó của Trung Quốc. Thiếu tướng Lê Văn Cương. Ảnh: TTO Tướng Lê Văn Cương nhận định rằng, việc Trung Quốc kéo giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển gần khu vực đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam chỉ là tạm thời. “Đây chưa phải là kết thúc. Thời gian tới có thể Trung Quốc sẽ đưa thêm một hoặc nhiều giàn khoan mới ra, lúc đó chúng ta còn căng thẳng, mệt mỏi hơn” – Tướng Cương nói. Cũng theo lời của vị tướng nguyên là Viện trưởng Viện chiến lược Bộ Công an, việc Trung Quốc kéo giàn khoan về, chúng ta đừng nghĩ là một cuộc bỏ chạy của Trung Quốc. Ẩn đằng sau việc làm này có thể còn chứa đựng nhiều ý đồ nguy hiểm khác của nước láng giềng. ============ Cụ Cương nói chí lý. Mới hết tập I à. 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 7, 2014 Giàn khoan Hải Dương- 981 dịch chuyển ra ngoài thềm lục địa Việt Nam Thứ Tư, 16/07/2014 - 20:16 (Dân trí) - Tại thời điểm 18h30 ngày 16/7, giàn khoan Hải Dương- 981 đã dịch chuyển khỏi vị trí cũ 41 hải lý, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 163 hải lý về phía Tây Nam, ra ngoài vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Sơ đồ thể hiện đường di chuyển của giàn khoan Hải Dương - 981 đến rạng sáng ngày 16/7. Ảnh: TTXVN/Baotintuc.vn Theo thông tin từ Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, từ 21h3' ngày 15/7, giàn khoan Hải Dương- 981 của Trung Quốc hạ đặt trái phép trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam dịch chuyển theo hướng Bắc Tây Bắc về phía đảo Hải Nam (Trung Quốc). Qua theo dõi của các lực lượng chức năng của ta, giàn khoan Hải Dương- 981 của Trung Quốc cùng các tàu hộ tống dịch chuyển với tốc độ lúc cao nhất khoảng 4 - 4,2 hải lý/giờ (tương đương gần 8km/giờ) theo hướng 330 độ (hướng Bắc Tây Bắc), hướng về phía đảo Hải Nam (Trung Quốc). Phía Trung Quốc bố trí gần 60 tàu các loại hộ tống giàn khoan dịch chuyển theo hình chữ V ở cự ly sát nhau. Tại thời điểm 18h30 ngày 16/7, giàn khoan Hải Dương- 981 đã dịch chuyển khỏi vị trí cũ 41 hải lý, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 163 hải lý về phía Tây Nam, ra ngoài vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Các lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam đang tiếp tục theo dõi sự dịch chuyển của giàn khoan Hải Dương- 981 và các tàu hộ tống của Trung Quốc. TTXVN 1 bình luận nhac hoa (7/16/2014 9:41:00 PM) netcoxanh@gmail.com Người đồng chí tốt đã đi rồi, những chắc còn quay lại đấy... Nghìn năm trước Vua Trần Nhân Tông đã từng nhắc nhở con dân Việt biết về điều này rồi...===================== Vẫn chưa an toàn! Phải rút về Hoa Đông mới đúng tiêu chuẩn ISO 2014. Tung Cóoc chịu chơi thì đặt giàn khoan đúng đường đi của bão Thần Sấm để chứng tỏ ta đây rút không phải vì bão chứ nhỉ? 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 7, 2014 Trung Quốc tiếp tục tung ra "thông điệp rùng rợn" về Biển Đông Nam Khánh theo Trí Thức Trẻ | 15/07/2014 19:45 (Soha.vn) - Trung Quốc đã khởi quay bộ phim tài liệu về biển Đông từ năm 2012, nhằm phục vụ cho âm mưu thâm độc là tuyên truyền chủ quyền phi pháp tại khu vực này. Tàu chiến Trung Quốc hung hăng tập trận bắn đạn thật. Nhân dân Nhật báo ngày 14/7 cho hay, một đoàn làm phim của Trung Quốc đang tiến hành các hoạt động ghi hình trái phép tại một đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam để thực hiện bộ phim về Biển Đông với tên gọi “Biển Đông Biển Đông”. Đoàn làm phim có 60 người, chia làm 8 nhóm, luân phiên nhau ngang nhiên tới các đảo mà Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền phi pháp ở biển Đông để thực hiện các cảnh quay. Theo dự kiến, bộ phim này sẽ được hoàn thành và công chiếu vào cuối năm nay. Bộ phim này trắng trợn dựng lại lịch sử và kể lại những câu chuyện về biển Đông từ năm 200 trước Công nguyên theo góc nhìn sai trái của Trung Quốc. Cụ thể, theo Nhân dân Nhật báo, đoàn làm phim được cho là sẽ ngang ngược đưa vào đó những văn bản mà Trung Quốc gọi là "tài liệu lịch sử" cũng như hình ảnh về cuộc sống sinh hoạt của ngư dân Trung Quốc trên biển và binh lính đồn trú trái phép trên các đảo. Đạo diễn bộ phim tiết lộ, bộ phim này thậm chí còn ngang nhiên công bố những hình ảnh về việc Trung Quốc dùng vũ lực xâm chiếm Hoàng Sa năm 1974 và Hải chiến Trường Sa năm 1988. Trước đó, truyền hình Trung Quốc đã cho phát sóng bộ phim tài liệu 8 phần với tên gọi "Hành trình Nam Hải", kèm phụ đề song ngữ Trung - Anh. Bộ phim đưa vào những tài liệu mà họ gọi là "bản đồ cổ", cùng nhiều hình ảnh chưa từng công bố về hoạt động trái phép của Trung Quốc trên biển Đông, bao gồm cả việc tăng cường hiện diện quân sự, hòng hiện thực hoá yêu sách chủ quyền phi pháp của mình. Thậm chí, trong phim còn có cảnh Trung Quốc dùng vũ lực xâm chiếm Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974 và tàu Trung Quốc ngang ngược đâm vào một tàu Việt Nam năm 2007. Bộ phim trắng trợn tự nhận Trung Quốc là "thần hộ mệnh" của biển Đông. Ông Carl Thayer, chuyên gia về biển Đông tại Học viện Quốc phòng Australia nhận định bộ phim này là "thông điệp rùng rợn đến các nước có tuyên bố chủ quyền rằng Trung Quốc sẽ sử dụng vũ lực, cũng như đâm va, để thực thi "quyền chủ quyền" của mình". Ông Thayer cho rằng, bộ phim này chính là một hành động gây rối, không chỉ với Việt Nam và Philippines, và còn với cả các quốc gia Đông Nam Á. ================ Cái này Lão Gàn nói rồi: Năm nay sẽ không thể xảy ra chiến tranh trên biển Đông và Hoa Đông. Nhưng năm tới, diễn biến sẽ hết sức phức tạp. Ai wan tâm thì cần lưu ý lời quảng cáo của Lão Gàn. Vừa rồi Hoa Kỳ mời hải quân Tàu tham gia cuộc tập trận Rim dim gì đó, thực chất là quảng cáo sức mạnh của hải quân Huê Kỳ. Nếu nước Tàu cảm nhận được sức mạnh của quân lực Hoa Kỳ và Đồng minh qua cuộc tập trận này thì nên khiêm tốn hơn. 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 7, 2014 Bảy nông dân tự tử trước tòa nhà báo Thanh Niên Trung Quốc 17/07/2014 11:24 (GMT + 7) TTO - “Nhiều khả năng họ tự sát để phản đối việc một nhà báo tiếp nhận các thông tin kháng nghị của họ nhưng lại không đăng tải bài viết này” – thời báo Hoàn Cầu viết. Một nhóm bảy người Trung Quốc cùng nhau uống thuốc trừ sâu tự tử trước cổng tòa soạn báo Thanh Niên Trung Quốc (China Youth Daily) tại Bắc Kinh hôm 16-7. Theo Thời Báo Hoàn Cầu, nguyên nhân của vụ tự tử tập thể này là do một phóng viên không phản ánh các chính sách đền bù đất bất hợp lý của chính quyền địa phương lên mặt báo. “Nhiều khả năng họ tự sát để phản đối việc một nhà báo tiếp nhận các thông tin kháng nghị của họ nhưng lại không đăng tải bài viết này” – thời báo Hoàn Cầu viết. Bảy người dân trên được đưa ngay đến bệnh viện sau khi một bảo vệ phát hiện họ nằm la liệt trước cổng tòa soạn sáng sớm hôm 16-7. Hiện tại tất cả đã thoát khỏi tình trạng nguy kịch. Những nông dân đến từ huyện Tứ Hồng, tỉnh Giang Tô tố cáo chính quyền trưng thu đất đai của họ bất hợp pháp và đền bù đất chỉ bằng 1/3 giá thị trường. Một nông dân cho biết họ đã chuyển các tài liệu về vụ việc này cho một nam phóng viên của báo Thanh Niên Trung Quốc từ hồi tháng 5-2014, tuy nhiên những bức xúc của người dân không được tờ báo này phản ánh trên trang báo. “Bài báo chưa bao giờ được đăng. Nhiều người phản đối đã phải ngồi tù sau khi họ từ Bắc Kinh trở về. Nhiều người cảm thấy họ thật sự rất dại dột (khi tìm đến báo chí)” – một người kiến nghị họ Vương cho biết. Hiện tại cả tờ Thanh Niên Trung Quốc và chính quyền địa phương vẫn chưa đưa ra bất cứ phát ngôn nào đối với vụ tự sát trên. ĐÔNG PHƯƠNG ===================== Ngài Tập "đả hổ, đập ruồi" loạn xí ngầu, vậy mà dân của ngài vẫn viên tịch hàng loạt vì oan ức. Từ lâu Lão Gàn đã phán rằng: Không phải chủ nhân đích thực của Lý học Đông phương, người Tàu không đủ trình độ để ổn định xã hội đang mất cân bằng của họ. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 7, 2014 Mây “ảo vọng” Xuân Dương 15/07/14 06:00 (GDVN) - Cách hành xử và ngôn từ của những người cộng sản Trung Quốc đã, đang dùng cho thấy, với họ “chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển” cao hơn tất cả. TQ hậm hực, muốn vung tiền đập vỡ sự thống trị của Ngân hàng Thế giới Tranh chấp chủ quyền: Chọn hữu nghị viển vông hay quốc gia, dân tộc? Đưa vụ giàn khoan 981 ra Liên Hiệp Quốc: Hiệu quả nhanh nhất! Trong một báo cáo do Christopher K. Johnson và cộng sự thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington viết, có nhận định: “Ông Tập (Cận Bình) có vẻ muốn duy trì ấn tượng khủng hoảng để biện minh cho quyền lực to lớn của cá nhân, cũng như sự táo bạo và quy mô cải tổ mà ông xúc tiến ở trong nước”. [1] Tạo ra khủng hoảng không chỉ để củng cố quyền lực cá nhân, trừng trị các đối thủ chính trị trong Đảng mà còn là cái cớ để đàn áp các dân tộc thiểu số có tư tưởng phản kháng (người Tạng, người Hồi Tân Cương…). Khủng hoảng chính là cách đẩy mâu thuẫn trong nước ra ngoài, là cách tạo nên một cục diện rối ren dễ bề “đục nước béo cò”, cũng là cách mà giới lãnh đạo Trung Quốc hy vọng có thể làm suy yếu các nước láng giềng, các đối thủ với ảo tưởng sẽ chia đôi thiên hạ cùng với Mỹ. Chẳng thế mà những người ngồi ở Trung Nam Hải liên tục gạ gầm Mỹ: “Thái Bình dương đủ rộng cho cả Mỹ và Trung Quốc”? ====================== Chẳng thế mà những người ngồi ở Trung Nam Hải liên tục gạ gầm Mỹ: “Thái Bình dương đủ rộng cho cả Mỹ và Trung Quốc”? Còn đây là câu trả lời của một hãng phim hoạt hình Hoa Kỳ:Bài chưa hoàn chỉnh Những hình ảnh trong phim hoạt hình này , tôi đã đưa lên chính trong topic này. Nhưng lâu quá không biết tìm ở đâu. Khi tìm được, tôi sẽ đưa lên lại trong bài này. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites