Túy Lão

Chiến Lược Và Sự Kiện Châu Á Thái Bình Dương

3.627 bài viết trong chủ đề này

Triều Tiên bất ngờ kêu gọi thống nhất theo mô hình nhà nước liên bang

NGUYỄN HƯỜNG

07/07/14 14:28)

(GDVN) - Triều Tiên thúc giục Seoul tiến hành các bước thống nhất đất nước theo kiểu một nhà nước tồn tại song song hai ý thức vệ và hệ thống xã hội.

Tốt lắm! Cái này Lão Gàn nói lâu rồi! Cụ thể còn nói rõ rằng: Năm nay có rất nhiều điều kiện thuận lợi để hai miến Cao Ly thống nhất.

Cố lên các bạn Cao Ly! Lão Gàn ủng hộ các bạn. Lão Gàn hy vọng rằng một cách giải quyết hợp lý (Logic toán) sẽ dung hòa được những điều kiện và vấn đề khác nhau của hai miền đất nước Cao Ly. Lý học Việt sẽ giúp các bạn.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tốt lắm! Cái này Lão Gàn nói lâu rồi! Cụ thể còn nói rõ rằng: Năm nay có rất nhiều điều kiện thuận lợi để hai miến Cao Ly thống nhất.

Cố lên các bạn Cao Ly! Lão Gàn ủng hộ các bạn. Lão Gàn hy vọng rằng một cách giải quyết hợp lý (Logic toán) sẽ dung hòa được những điều kiện và vấn đề khác nhau của hai miền đất nước Cao Ly. Lý học Việt sẽ giúp các bạn.

Cụ ơi sao cụ lại cắt phần bình luận của Lão say?

Hai miền Cao Ly thống nhất thì trước mắt người dân bắc Triều sẽ đỡ khổ, và không phải phụ thuộc vào một tay nào cả cụ nhẩy???

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cụ ơi sao cụ lại cắt phần bình luận của Lão say?

Hai miền Cao Ly thống nhất thì trước mắt người dân bắc Triều sẽ đỡ khổ, và không phải phụ thuộc vào một tay nào cả cụ nhẩy???

Chết! Xin lỗi! Nhưng tôi co cắt đâu? Chỉ bấm nút chỉnh sửa , rồi sửa lại xanh đỏ cho đẹp rồi post lên thôi. Sau đó, bấm nút trích và cắt bớt bài trong phần trích thôi, cho nó gọn và viết bình luận của tôi vào bài mới? Thế sao nó mất nhỉ?

Mà thật sự lúc tôi xem bài của Lão Say, không thấy phần bình luận?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc sẽ bị tổn thất lớn nhất nếu xung đột với Mỹ ở Biển Đông

Đông Bình

08/07/14 09:37 Thảo luận (0) (GDVN) - "Trong tương lai, các nước ven biển như Việt Nam, Philippines có thể bị Trung Quốc “thôn tính như cắt xúc xích (kiểu tằm ăn dâu)”.

Posted Image

Tàu hộ vệ hạng nhẹ Type 056 mới, có khả năng biên chế thêm cho Hạm đội Nam Hải trong thời gian tới, triển khai ở Biển Đông (nguồn mạng sina Trung Quốc)

Tờ “Hoàn Cầu” Trung Quốc ngày 5 tháng 7 đăng bài viết nhan đề “Báo Nhật: Trung-Mỹ nếu xung đột ở Biển Đông, người chịu tổn thất lớn nhất là Trung Quốc”.

Bài báo dẫn tờ “Sankei Shimbun” Nhật Bản cho rằng, kinh tế Trung Quốc bị tổn thất lớn nhất có thể do xung đột ngẫu nhiên, Trung Quốc và một số nước ven Biển Đông xảy ra va chạm tàu, tiến tới phát triển đến mức sử dụng vũ khí cỡ nhỏ…

Khi cùng thảo luận với các chuyên gia trong và ngoài nước về vấn đề phòng thủ chuỗi đảo, tập đoàn nghiên cứu chính sách biển Nhật Bản đã đặt ra tình huống nguy hiểm tiềm tàng này, xây dựng thành báo cáo dự báo “tổn thất kinh tế trong tình hình hàng hải Biển Đông bị đe dọa”, đồng thời qua đó cảnh báo, khi nền kinh tế thế giới xảy ra cục diện hỗn loạn lớn, kẻ “bị tổn thất lớn nhất” là Trung Quốc.

Báo cáo dự đoán khả năng xảy ra xung đột, khi đó, cụm tấn công tàu sân bay quân đội Mỹ triển khai ở khu vực chuỗi đảo thứ nhất ở dọc tuyến đường các hòn đảo tây nam Nhật Bản và quần đảo Philippines. Trung Quốc sẽ đưa vùng biển bên trong chuỗi đảo thành “vùng biển phòng thủ”, hạn chế tàu thuyền nước khác qua lại.

Posted Image

Cụm tấn công tàu sân bay Mỹ (ảnh tư liệu minh họa)

Đồng thời, tàu vũ trang và máy bay Trung Quốc sẽ xâm nhập Biển Đông, xác định vùng biển giữa chuỗi đảo thứ nhất và chuỗi đảo thứ hai là khu vực “ngăn chặn tiếp cận” – cuối cùng ở đây sẽ trở thành chiến trường chính xảy ra xung đột giữa Trung-Mỹ.

Như vậy, tàu chở dầu cỡ lớn từ vịnh Ba Tư đến Nhật Bản buộc phải đi vòng ở Tây Thái Bình Dương, trong khi đó, tàu chở dầu Trung Quốc sẽ đi qua Biển Đông dưới sự yểm trợ của tàu chiến.

Trong tình hình này, Mỹ sẽ khởi động chiến lược “kiểm soát ngoài khơi”, tuyên bố vùng biển phía Trung Quốc của chuỗi đảo thứ nhất là vùng đặc quyền kinh tế, sau đó cùng đồng minh điều tàu ngầm hạt nhân tấn công và không quân, cảnh cáo tàu chở hàng và tàu chở dầu cỡ lớn của Trung Quốc không được đi qua vùng biển này.

Do tất cả các cảng của Trung Quốc đều nằm ở biển Hoa Đông và Biển Đông, vì vậy không thể bố trí tuyến đường đi vòng, đồng thời có thể rơi vào cục diện thiếu năng lượng nghiêm trọng.

Đồng thời, quân đội Mỹ sẽ phong tỏa các eo biển lân cận như eo biển Malacca để chặn đứng tuyến đường vận tải trên biển của Trung Quốc.

Posted Image

Tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Los Angeles Mỹ (ảnh tư liệu minh họa)

Như vậy, mặc dù tàu thuyền Trung Quốc vượt qua kênh đào Panama và eo biển Magellan do Mỹ quản lý, trong tình hình không có sự yểm trợ của tàu chiến, cũng khó mà đi qua Thái Bình Dương.

Chiến lược “kiểm soát ngoài khơi” của Mỹ là sách lược để tránh phát động tấn công vũ lực đối với lãnh thổ Trung Quốc, để ngăn chặn xung đột song phương phát triển thành chiến tranh hạt nhân.

Washington hy vọng thông qua sách lược này, trên cơ sở không tiêu hao thực lực chiến đấu, làm cho Bắc Kinh hiểu rõ rằng, hóa giải xung đột là cách làm sáng suốt, từ đó cuối cùng kết thúc chiến tranh.

Điều này cũng có nghĩa là, Mỹ sẽ thông qua tấn công kinh tế, tiến hành răn đe đối với Trung Quốc. Nhưng, Trung Quốc đã hiểu rõ ý đồ của Mỹ, sẽ vừa đặt hạ tầng đường ống dẫn dầu trên đất liền, vừa sử dụng lực lượng cảnh sát biển làm chuyện đã rồi trong khi không dùng đến hải quân.

Một giả thuyết nữa tờ Hoàn Cầu Thời báo nêu ra đó là, trong tương lai các nước ven biển như Việt Nam, Philippines có thể bị Trung Quốc “thôn tính như cắt xúc xích (kiểu tằm ăn dâu)”?

Posted Image

Máy bay chiến đấu Nhật-Mỹ trong cuộc tập trận chung ở Guam ngày 15 tháng 2 năm 2010.

===================

Tờ “Hoàn Cầu” Trung Quốc ngày 5 tháng 7 đăng bài viết nhan đề “Báo Nhật: Trung-Mỹ nếu xung đột ở Biển Đông, người chịu tổn thất lớn nhất là Trung Quốc”.

Vào thời Chiến tranh Lạnh, một chuyên gia cao cấp của Liên Xô nói với đồng nghiệp Hoa Kỳ - Đại ý: "Thời buối này, không còn gì để gọi là bí mật cả. Mọi chuyện đều có thể lật bài ngửa nói chuyện với nhau". Từ bấy đến giờ đã ngót 30 năm. Nếu tính thời điểm Liên Xô sụp đổ là hơn 20 năm. Huống chi bây giờ. Xin lỗi! Chẳng ai qua mặt được ai cả. Cho nên tờ Hoàn Cẩu - loại lá cải có sâu - chỉ bày đặt chém gió. Mựa! Lão Gàn xác định - nếu sai sẽ không bao giờ coi bói cho cái thế giới này - rằng: Nếu quả là Trung Mỹ bụp nhau, chắc chắn chiến trường chính không ở biển Đông - theo nghĩa từ Tây Phi Luật tân đến Đông Việt Nam.

Lão Gàn không phải nhà quân sự. Nhưng nếu quyết định sách lược chiến tranh giữa Hoa Kỳ với Tung Cóoc thì Lão sẽ quyết định dồn toàn lực dứt điểm ở Hoa Đông. Bao gồm cả Bắc Kinh và các vùng kinh tế, căn cứ trọng điểm của Tung Cóoc. Còn bể Đông hả? Cho các người quậy, khi thua ở mặt trận chính rồi, thì bể Đông chỉ là việc dọn dep chiến trường.

===================

PS: Lão Gàn không xóa bài của Lão Say đâu. Chắc chắn là như vậy. Nếu có là do trục trặc kỹ thuật gì đó. Hoặc Lão Say wên. Cái này Lão Gàn cũng bị vài lần. Tìm mãi bài của mình không thấy. Cũng tưởng ai xóa. Hóa ra post ở chỗ khác , mà không nhớ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhật, Úc ký kết các thỏa thuận quốc phòng quan trọng

Thứ Ba, 08/07/2014 - 18:24

(Dân trí) - Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và người đồng cấp Úc Tony Abbott hôm nay 8/7 đã ký kết các hiệp ước song phương nhằm thúc đẩy hợp tác về thiết bị, công nghệ quốc phòng và thương mại sau cuộc hội đàm thượng đỉnh tại Canberra nhằm thúc đẩy quan hệ song phương.

>> New Zealand ủng hộ Nhật thực thi quyền phòng vệ tập thể

Posted Image

Thủ tướng Nhật và người đồng cấp Úc bắt tay tại Canberra ngày 8/7.

Thỏa thuận quốc phòng

T

hỏa thuận quốc phòng được ký kết hôm nay sẽ cho phép chuyển giao thiết bị và công nghệ phòng thủ, trong bối cảnh Nhật Bản nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu vũ khí hồi tháng 4. Úc đã bày tỏ sự quan tâm mạnh mẽ đối với các tàu ngầm của Nhật, được xem là rất tiên tiến với các khả năng tàng hình.

Hồi tháng 6, các bộ trưởng quốc phòng và ngoại giao hai nước đã đạt được một “sự nhất trí quan trọng” trong các cuộc hội đàm tại Tokyo, thống nhất nghiên cứu chung về thủy động lực học sử dụng cho tàu ngầm trong lĩnh vực hợp tác khoa học và công nghệ đầu tiên giữa hai nước.

Nhật Bản và Úc, đều là các đồng minh của Mỹ đang thúc đẩy mối quan hệ chặt chẽ hơn trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng tăng cường sức mạnh quân sự trong khu vực Thái Bình Dương.

Hiệp ước tự do thương mại

Trên mặt trận kinh tế, sau 7 năm đàm phán, ông Abe và ông Abbott cũng ký kết một thỏa thuận thương mại tự do - Thỏa thuận đối tác kinh tế Nhật-Úc. Thỏa thuận, vốn được nhất trí trong chuyến thăm của Thủ tướng Abbott tới Tokyo hồi tháng 4, là thỏa thuận đầu tiên của Nhật với một nền kinh tế lớn.

Thỏa thuận trên sẽ giúp giảm thuế đối với các mặt hàng xuất khẩu của Nhật như điện tử, ô tô..., trong khi các mặt hàng xuất khẩu của Úc như sữa, thịt bò, rượu, các sản phẩm nông nghiệp... sẽ được tiếp cận thị trường Nhật dễ dàng hơn.

Bài phát biểu lịch sử tại quốc hội Úc

Trong khuôn khổ chuyến công du Úc, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe hôm nay đã có bài phát biểu được chờ đợi tại quốc hội Úc và đây là lần đầu tiên một thủ tướng Nhật có vinh dự này.

Trong bài phát biểu lịch sử, ông Abe nói rằng ông muốn hai nước Nhật, Úc, cùng với đồng minh chung là Mỹ, tăng cường hợp tác an ninh.

Ông Abe cũng sử dụng bài phát biểu tại quốc hội Úc để tuyên bố quyết tâm theo đuổi hòa bình, nói rằng Nhật Bản “giờ đây quyết tâm hành động nhiều hơn nữa để tăng cường hòa bình trong khu vực cũng như trên thế giới”.

“Nhật đã chọn tăng cường quan hệ với Úc. Cả hai nước chúng ta đều yêu hòa bình. Chúng ta coi trọng tự do, dân chủ, quyền con người và luật pháp”, ông Abe nói, gọi mối quan hệ với Úc là “đặc biệt”.

Ông Abe cho hay, có nhiều điều để Nhật và Úc có thể hợp tác, bằng cách chung tay với đồng minh chung là Mỹ.

Thủ tướng Abe cũng nhắc tới việc Nhật Bản giờ đây sẽ thay đổi chính sách an ninh, liên hệ tới quyết định hồi tuần trước nhằm phép lực lượng phòng vệ nước này thực thi quyền phòng vệ tập thể.

Trong bài phát biểu, ông Abe còn kêu gọi Úc hợp tác với Nhật để đảm bảo các khu vực - từ Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương - và vùng trời bên trên đó, luôn mở cửa và tự do. Ông Abe dường như muốn nhắc tới các tham vọng biển của Trung Quốc.

Về phần mình, Thủ tướng Úc Tony Abbott ủng hộ quyết tâm ông Abe đối với việc thúc đẩy hòa bình tại châu Á-Thái Bình Dương và hoan nghênh quyết định của Nhật để trở thành “một đối tác chiến lược có khả năng hơn trong khu vực”.

Úc là điểm dừng chân thứ 2 trong chuyến công du 3 nước châu Đại Dương của ông Abe. Trước khi tới Úc, ông Abe đã tới thăm New Zealand và sẽ đến Papua New Guinea vào ngày 10/7.

An Bình

Tổng hợp

================

Ngoài "Cô gái Ấn Độ", Úc, Tân Tây Lan...là những tay chơi hạng hai - trong bài viết của Lão Gàn mô tả và đặt tựa cho bức tranh của họa sĩ Gia Nã Đại, gốc Tàu - đang tham gia "Canh bạc cuối cùng"...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chính sách đối ngoại của Trung Quốc phá sản?

08/07/2014

(Quốc tế) - Lịch sử ngoại giao thế giới đang chứng kiến một “ca” rất lạ: thay vì xây dựng đồng minh và lôi kéo đồng minh, kể cả thù địch về phe mình, Trung Quốc lại đẩy ra tất cả để đứng riêng một góc!

Có lẽ cẩm nang ngoại giao thế giới chưa từng có trường hợp nào lạ lùng như vậy. Xét riêng yếu tố địa lý, Trung Quốc thuận lợi hơn Mỹ. Với ưu thế sức mạnh kinh tế, Trung Quốc có thể không khó khăn trong việc thu phục Nhật Bản hoặc Hàn Quốc. Thực tế thì Bắc Kinh đã có nhiều thuận lợi trong việc thực hiện điều này. Suốt những năm đầu thế kỷ XXI, có nhiều dấu hiệu cho thấy một số đồng minh chủ lực của Mỹ đã có khuynh hướng ngả sang Trung Quốc.

Tại Nhật Bản, làn sóng yêu cầu Mỹ rút quân trở nên rầm rộ, không chỉ trong dư luận mà còn trên chính trường. Năm 2009, cử tri Nhật Bản đẩy đảng Dân chủ Tự do (LDP) ra khỏi chính trường, lần đầu tiên trong 50 năm và đưa đảng Dân chủ (DPJ) lên nắm quyềnmột đảng phái có nhiều thủ lĩnh từng hoạt động chính trị thời chống chiến tranh Việt Nam. Tân Thủ tướng Yukio Hatoyama công khai nói về ý tưởng thành lập một liên minh Đông Á mới và bày tỏ sự gần gũi với Bắc Kinh. Đầu năm 2010, chính trị gia Ichiro Ozawa dẫn một phái đoàn hùng hậu 143 nghị sĩ Nhật sang Bắc Kinh. Ichiro Ozawa là một chính khách sừng sỏ của Nhật, được mệnh danh “tướng quân trong bóng tối” bởi ảnh hưởng hậu trường của ông lên sân khấu chính trị Nhật. Thoạt đầu là người của LDP (tổng thư ký từ 1989-1991) nhưng sau đó nhảy sang DPJ và làm tổng thư ký đảng này từ 2009-2010.

Chính sách đối ngoại của Trung Quốc phá sản?

Posted Image

Thủ tướng Australia Bob Hawke và Tổng bí thư Hồ Diệu Bang (1985)

Tuy nhiên, chỉ vài tháng sau, tháng 8-2010, quan hệ NhậtTrung trở nên căng thẳng, bắt đầu từ vụ tuần duyên Nhật bắt một thuyền trưởng Trung Quốc khi đoàn tàu cá Trung Quốc thâm nhập gần quần đảo Senkaku. Phản ứng Bắc Kinh là rất hung hăng. Họ yêu cầu Nhật thả thuyền trưởng Trung Quốc ngay lập tức và bật đèn xanh cho loạt cuộc biểu tình dữ dội chống Nhật. Cùng lúc, Trung Quốc ngăn một số mặt hàng xuất khẩu đến Nhật trong đó có đất hiếm. Đây là một trong những lần đầu tiên Bắc Kinh áp dụng đòn trừng phạt kinh tế trong một xung đột lẽ ra không đáng làm to chuyện. Yoichi Funabashi, Tổng biên tập tờ Asahi Shimbun, gọi phản ứng Trung Quốc là một “chiến dịch gây sốc và kinh ngạc”. Funabashi chính là người từng hoạt động tích cực việc khuyến khích trao đổi du học sinh hai nước và là một trong những người mạnh mẽ kêu gọi Nhật hàn gắn vết thương chiến tranh với Trung Quốc. Chỉ vài ngày sau vụ trên, Funabashi buộc phải thốt lên: “Nhật và Trung Quốc hiện ở hiện trường một vụ đổ nát toàn diện và quanh cảnh trông ảm đạm trơ trọi trống vắng”. Trong cuộc phỏng vấn sau đó, Funabashi cảnh báo rằng châu Á đang đối mặt với một thứ luật rừng!

Quan hệ NhậtTrung tiếp tục xuống cấp vào năm 2012, khi thị trưởng Tokyo, Shintaro Ishihara, đề nghị mua Senkaku. Để giảm bớt nồng độ liều lượng, Chính phủ Tokyo nhảy vào can thiệp và mua một số đảo thuộc Senkaku. Tokyo nghĩ rằng việc này, dù sao, cũng còn tỏ ra ít khiêu khích hơn so với việc để một cá nhân như Shintaro Ishihara, vốn nổi tiếng ái quốc cực đoan, can dự vào một vấn đề chính trị nhạy cảm. Phản ứng Bắc Kinh thậm chí còn dữ dội hơn hai năm trước. Chính thái độ của Trung Quốc đã làm thay đổi chính trường Nhật: cánh chính trị thân Trung, DPJ, bị hất cẳng; và đảng LDP, thân Mỹ, trở lại, vào cuối năm 2012.

Australia là một trường hợp nữa của sự phá sản chính sách đối ngoại Trung Quốc. Là một trong những nước đầu tiên nhận ra sự trỗi dậy Trung Quốc, Australia bắt đầu thắt chặt quan hệ kinh tế với Bắc Kinh từ thập niên 80 của thế kỷ trước. Mùa xuân mới trong cuộc tình CanberraBắc Kinh đã bắt đầu bằng sự kiện “xông đất” của Hồ Diệu Bang năm 1985. Thủ tướng Australia Bob Hawke háo hức đến mức phá lệ nguyên tắc thông thường trong ngoại giao tiếp đón nguyên thủ quốc gia và xem Hồ Diệu Bang như một người bạn khi đưa họ Hồ đến vùng đất giàu khoáng sản Pilbara xa xôi ở phía Tây nước Australia cách Canberra hơn 3.000km.

Bức ảnh chụp hai người, đều vận sơmi trắng và không mang cà vạt, đứng trên một ngọn núi hướng mắt về nơi xa xa, nơi có một trong những quặng sắt lớn nhất thế giới, đã trở nên nổi tiếng như một dấu ấn lịch sử quan hệ hai nước. Năm 2007, Kevin Rudd, người mà báo chí Trung Quốc gọi thân mật bằng cái tên tiếng Hoa là Lục Khắc Văn (Lu Kewen), đã trở thành lãnh đạo một nước phương Tây đầu tiên biết nói thông thạo tiếng Hoa. Hiện tại, 1/4 xuất khẩu Australia đang đổ vào thị trường Trung Quốc. Tương tự Hàn Quốc, Đài Loan và một số nước châu Á, Australia hưởng lợi đáng kể từ sự phát triển kinh tế Trung Quốc. Quan hệ kinh tế song phương đến nay vẫn tăng đều. Trong chuyến công du Trung Quốc vào tháng 4-2014, Thủ tướng Australia Tony Abbott đã dẫn theo phái đoàn đông chưa từng có (hai nước dự kiến ký Hiệp định Tự do thương mại vào cuối năm 2014).

Sự kiện Australia tiếp cùng lúc hai nguyên thủ lớnGeorge W. Bush và Hồ Cẩm Đào, vào tháng 10-2003đã giúp người ta có cái nhìn rõ hơn mối tương quan trong quan hệ của Australia với Mỹ và Trung Quốc. Cả hai nguyên thủ đều được mời nói chuyện trước Quốc hội. Trong khi Bush nói về cuộc chiến chống khủng bố, Hồ Cẩm Đào, hôm sau, nói về sự tôn trọng các giá trị khác nhau. “Thế giới chúng ta là một nơi đa dạng, giống như cầu vồng đa sắc vậy” Hồ Cẩm Đào phát biểu“Các nền văn minh, hệ thống xã hội, mô hình phát triển…, dù khác nhau thế nào, cũng phải nên tôn trọng nhau, nên học từ những ưu điểm riêng của nhau”. Tờ Australian Financial Review đã kết luận bằng một nhận định: Bush đã đến nhưng Hồ đã chinh phục! Phản ứng chính trường lẫn dư luận Australia thời điểm đó cho thấy sự hình thành mơ hồ một dấu hiệu không dứt khoát trong việc xây dựng quan hệ đối ngoại của Canberra đối với Mỹ và Trung Quốc.

Chính sách đối ngoại của Trung Quốc phá sản?

Posted Image

Ngoại trưởng Dương Khiết Trì và chính khách Nhật Ichiro Ozawa (tháng 4-2008)

Đó là thời điểm rộ lên nguồn tin cho biết, một số viên chức cấp cao Trung Quốc đã thẳng thắn đề nghị Canberra “chơi” theo “kiểu Pháp”: Vẫn là một phần của liên minh phương Tây nhưng tách khỏi Mỹ để đi theo con đường riêng. Khuynh hướng “bỏ Mỹthân Trung” còn được ủng hộ từ một số nhân vật tên tuổi. Cựu Thủ tướng Australia Malcolm Fraser nói rằng cách tiếp cận của Mỹ đối với Trung Quốc là một phiên bản thời Chiến tranh lạnh. Chỉ trích của cựu cố vấn chính phủ Hugh White thậm chí còn gay gắt hơn. Trong bài bình luận “Power Shift” (Chuyển đổi quyền lực), Hugh White viết: “Nếu không rút khỏi châu Á và không chịu chia sẻ quyền lực với Trung Quốc, Mỹ phải chấp nhận đấu với thách thức Trung Quốc về khả năng ai mới là kẻ xứng đáng lãnh đạo”. Greg Sheridan, biên tập viên đối ngoại của tờ The Australian, gọi bài bình luận của White là “tài liệu chiến lược độc nhất và ngu xuẩn nhất từng được soạn cho lịch sử Australia”!

Tuy nhiên, một lần nữa, Bắc Kinh đã làm vuột mất bàn tay người tình Canberra. Một lần nữa, cũng chỉ bắt nguồn từ một sự kiện không mấy nghiêm trọng. Năm 2009, Hồ Sĩ Thái (Stern Hu), công dân Australia gốc Hoa làm việc cho tập đoàn khai thác khoáng sản Rio Tinto tại Thượng Hải, bị Trung Quốc bắt với cáo buộc đánh cắp bí mật quốc gia. Lúc đó, Rio Tinto đang dính vào cuộc tranh cãi căng thẳng với Bắc Kinh quanh vấn đề giá sắt. Cáo buộc dành cho Hồ Sĩ Thái sau đó được làm nhẹ bớt, với tội đánh cắp bí mật thương mại. Hồ Sĩ Thái bị kết án 10 năm tù. Báo chí Australia tin rằng chính vụ tranh cãi với Bắc Kinh mới là nguyên nhân khiến Rio Tinto bị “xử” và Hồ Sĩ Thái chỉ là một nạn nhân vạ lây. Một tháng sau, Bắc Kinh lại làm dữ yêu cầu đòi loại một phim về Rebiya Kadeer, nhà hoạt động chính trị lưu vong thuộc Tân Cương, khỏi chương trình festival điện ảnh Melbourne. Với một nước dân chủ mà hoạt động văn hóa luôn thể hiện tinh thần tự do như Australia, sự can thiệp như vậy là không thể chấp nhận.

Cuối năm 2011, Tổng thống Mỹ Barack Obama đến Australia, tuyên bố đưa 25.000 thủy quân lục chiến đến nước này. “Lợi ích lâu dài của chúng tôi trong khu vực đòi hỏi sự hiện diện lâu dài của chúng tôi trong khu vực. Hoa Kỳ là một cường quốc Thái Bình Dương và chúng tôi đến đây để ở lại”Obama phát biểu tại Quốc hội Úc. Sự hiện diện của 25.000 thủy quân lục chiến Mỹ đã thể hiện một “chính sách bảo hiểm” cho một tương lai không chắc chắn trước sự đe dọa an ninh từ Trung Quốc mà Australia bắt đầu nhận ra. Và trong chuyến công du Hoa Kỳ vào giữa tháng 6-2014, Tony Abbott đã đứng tên chung trong một bài xã luận với Barack Obama đăng trên Los Angeles Times. Bài có đoạn: “Cả Australia và Hoa Kỳ đều quan ngại rằng hành vi gây hấn tăng dần trong các cuộc tranh chấp biển đảo tại châu Á đang tạo ra một nguy cơ ngày càng tăng của tính toán sai lầm và, trong trường hợp xấu nhất, dẫn đến xung đột… Cả hai nước chúng tôi đều phản đối việc sử dụng hăm dọa, ép buộc hoặc xâm lược trong vấn đề tranh chấp của bất kỳ quốc gia nào”.

Trung Quốc đang cô độc hơn bao giờ hết. Bắc Kinh có những gắn kết kinh tế khắp châu Á nhưng xét về đồng minh chiến lược thì không. Chính sách áp đảo chính trị bằng kinh tế đã không giúp Bắc Kinh cắt được những mắt xích đồng minh Mỹ. Càng cố đẩy Mỹ ra xa, Trung Quốc càng khiến Mỹ gắn chặt quyền lợi hơn với châu Á. Càng cố lôi kéo các nước châu Á, Trung Quốc càng khiến họ nhảy sang về phía Mỹ. Xét về ngắn hạn, chính sách ngoại giao tàu chiến của Trung Quốc là thành công. Không thể phủ nhận điều này. Xét về lâu dài, Trung Quốc sẽ chết gục trên chính những gì mà Trung Quốc đang “gặt hái” được của ngày hôm nay. Chính Thời Ân Hoằng (Shi Yinhong), học giả có sức ảnh hưởng mạnh tại Trung Quốc, còn phải thốt lên: “Chúng tôi đã giành được những điều hoàn toàn trái ngược với những gì mà chúng tôi hy vọng muốn có”!

(Theo PetroTimes)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ông Tập Cận Bình: Đối đầu với Mỹ sẽ là thảm họa

Thứ Tư, 09/07/2014 - 12:10

(Dân trí) - Phát biểu khai mạc Đối thoại hàng năm giữa Mỹ và Trung Quốc vào hôm nay 9/7, Chủ tịch Tập Cận Bình thừa nhận đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ là thảm họa.

Posted Image

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại Bắc Kinh.

Đối thoại Kinh tế và Chiến lược lần thứ sáu giữa Mỹ và Trung Quốc đã được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khai mạc vào hôm nay. Đối thoại kéo dài 2 ngày, với phái đoàn Mỹ do Ngoại trưởng John Kerry và Bộ trưởng Ngân Jack Lew dẫn đầu, trong khi phía Trung Quốc do Ủy viên quốc vụ viện Dương Khiết Trì và phó Thủ tướng Uông Dương dẫn đầu.

Theo tờ Bưu Điện Hoa Nam của Hồng Kông, trọng tâm của đối thoại chắc chắn sẽ là đồng Tệ của Trung Quốc, chương trình hạt nhân của Triều Tiên và leo thang căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng ở Biển Đông và với Nhật Bản ở Hoa Đông.

Các cáo buộc tấn công mạng và gián điệp mạng cũng đã là nhân tố gây căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington. Hồi tháng 5, Mỹ đã buộc tội 5 sỹ quan quân đội Trung Quốc đã tấn công mạng của các công ty Mỹ, khiến Bắc Kinh “nổi giận” và ngưng nhóm làm việc Mỹ-Trung về vấn đề an ninh mạng.

Phát biểu khai mạc Đối thoại Mỹ-Trung ngày hôm nay, ông Tập cho rằng hợp tác Trung-Mỹ đóng vai trò vô cùng quan trọng. “Đối đầu Mỹ-Trung, với bản thân hai nước và thế giới, chắc chắn sẽ là một thảm họa”, ông Tập thừa nhận.

Và ông Tập cho rằng Mỹ-Trung “cần tôn trọng lẫn nhau và đối xử với nhau công bằng và tôn trọng chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của nhau, tôn trọng sự lựa chọn của nhau trên con đường phát triển”.

Ông Tập cũng cho rằng hai nước nên tăng cường hợp tác chống khủng bố và thúc đẩy đàm phán về một hiệp ước đầu tư song phương để sớm đạt được thỏa thuận.

Ông Kerry sẽ nêu quan ngại về “hành xử có vấn đề” của Trung Quốc ở Biển Đông

Trong khi đó, theo giới chức Mỹ, tại các cuộc đàm phán ông Kerry sẽ nêu quan ngại của Mỹ về “hành xử có vấn đề” của Trung Quốc ở Biển Đông. Mỹ không đứng về phía bên nào trong các tranh chấp lãnh thổ nhưng chỉ trích hành xử của Trung Quốc ở Biển Đông.

Ông Kerry cũng khẳng định Mỹ không tìm cách “kiềm tỏa” Trung Quốc. “Chúng tôi hoan nghênh sự phát triển hòa bình, ổn định, thịnh vượng của Trung Quốc. Điều đó đóng góp cho sự ổn định và phát triển ở khu vực và vai trò có trách nhiệm của Trung Quốc trong các vấn đề thế giới”, ông khẳng định.

“Tôi có thể nói rằng chúng tôi quyết tâm chọn con đường hòa bình, thịnh vượng và hợp tác, và thậm chí là cạnh tranh, nhưng không phải là xung đột”.

Ngoài ra, Washington cũng bắt đầu hối thúc Trung Quốc chuyển sang tỉ giá hối đoái theo giá thị trường. Bộ trưởng Lew trước đó cho biết ông sẽ hối thúc Trung Quốc gia tăng tốc độ cải cách kinh tế để đồng Tệ không bị định giá thấp hơn so với đồng đô la Mỹ.

Các cuộc đối thoại hàng năm giữa Mỹ-Trung thường mang lại rất ít thỏa thuận thực sự, một phần là mối quan hệ đã trở nên phức tạp hơn trước sức mạnh đang lên của Trung Quốc.

Tuy nhiên giới chức Mỹ vẫn đán giá cao tầm quan trọng của đối thoại, nhằm đảm bảo mối quan hệ không bị trượt theo hướng đối đầu.

Vũ Quý

Tổng hợp

================

Chủ tịch Tập Cận Bình thừa nhận đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ là thảm họa.

Đúng là như vậy. Cái này Lão Gàn nói lâu rồi. Thậm chí một nhà chiến lược Nga đã phát biểu: "Trung Quốc đánh nhau với Hoa Kỳ là tự sát". Tuy vậy, ngài Tập đã nhận ra một nửa vấn đề. Nửa còn lại là "Thảm họa giành cho ai.." thì ngài chưa có ý kiến.

Còn về biển Đông, cái này Lão Gàn cũng nói rồi: Cuộc gặp với ngài bộ trường Hoa Kỳ sẽ có tiến bộ chút ít, rồi đâu lại vào đấy.

Năm nay có thể chưa. Nhưng sang năm cho đến 2016, mọi sự kiện sẽ phức tạp hơn nhiều.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc: Khoanh tay mặc thiếu nữ bị tấn công tình dục

(Tin tức 24h) - Thiếu nữ chết gục sau 28 nhát dao của kẻ bệnh hoạn, bé Yue Yue chỉ mới 2 tuổi tử vong bởi sự lãnh cảm của những người xung quanh...

Những vụ việc về sự vô cảm đến "lạnh gáy' của người Trung Quốc với chính đồng loại mình từng khiến cộng đồng mạng không ít lần phẫn nộ.

Vụ việc gần đây nhất xảy ra hôm 4/7 trên chiếc xe bus số hiệu 27 tại Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến.

Camera đã ghi lại được hình ảnh người đàn ông có hành động tấn công tình dục một cô gái trẻ ngay trên xe, trước con mắt của rất nhiều hành khách khác.

Posted Image

Hình ảnh từ camera trên chiếc xe cho thấy sự ngang nhiên của gã đàn ông họ Trần

Theo xác định ban đầu, gã đàn ông này họ Trần, 57 tuổi và sinh sống ở thị xã Trường Lạc, Phúc Châu.

Tài xế của chiếc xe tên Âu Dương, 55 tuổi chứng kiến vụ việc qua gương chiếu hậu kể lại: một người đàn ông trung niên, mặc quần soóc đang ngồi trên xe bỗng đứng dậy, tiến về chỗ một cô gái trẻ khoảng hơn 20 tuổi ngồi ở hàng ghế cuối xe sau đó có ngang nhiên giở trò đồi bại.

Posted Image

Người tài xế tên Âu Dương kể lại vụ việc

Quá hoảng sợ, cô gái kháng cự nhưng sau đó bị ngã xuống lối đi và kêu cứu, tuy nhiên tên “yêu râu xanh” vẫn không chịu từ bỏ, hắn khống chế và ngồi hẳn lên người cô gái.

Tận mắt chứng kiến cảnh tượng kinh hoàng, tài xế Âu Dương liên tục hét lên “Hãy cứu cô ấy đi!” tuy nhiên tất cả hành khách trên chuyến xe lúc đó đều vờ như không nghe thấy.

Điều đáng nói là trong khi một mình cố gắng bắt lấy thủ phạm, Âu Dương vẫn liên tục hô hoán, xin giúp đỡ nhưng không một ai tiến lên, thậm chí có người còn cố gắng mở cửa để xuống xe nhanh chóng.

Trước đó, một hành khách cũng đã có ý định giúp đỡ người tài xế giữ chặt gã đàn ông ngông cuồng tuy nhiên anh này chỉ tiến lên đôi bước rồi lại dửng dưng quay trở về chỗ ngồi.

Thêm một lần nữa báo chí Trung Quốc phải liên tiếng vền sự vô cảm đáng sợ của người dân nước này.

Còn nhớ, bé Yue Yue,2 tuổi sau khi bị 2 người tài xế xe tải ở thành phố Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông cán ngang người vào tháng 9/2012 đã tử vong vì sự thờ ơ của người đi đường.

Posted Image

Yue Yue, 2 tuổi đã qua đời sau 1 tuần điều trị

Yue Yue bị đâm ngay trước cửa hàng của gia đình, trong khi ít nhất 18 người qua đường thờ ơ bước qua. Chỉ khi một người phụ nữ nhặt rác kinh sợ hét lên, tìm kiếm sự giúp đỡ trong vô vọng từ những người chủ hàng xung quanh không được, phải chạy đi tìm người mẹ, cô bé mới được đưa vào bệnh viện sau hơn 7 phút đau đớn nằm thoi thót trên đường.

Yue Yue đã qua đời sau một tuần điều trị do bị chết não. Vụ việc khiến dư luận vô cùng phẫn nộ. Trên trang xã hội Weibo của Trung Quốc, một độc giả để lại bình luận: "Xã hội này thật là bệnh hoạn. Thậm chí chó mèo cũng không đáng bị đối xử nhẫn tâm như vậy".

An Thảo (Tổng hợp)

===============

Trong tiếng Anh có một câu rất buồn cười. Dịch ra tiếng Việt có nghĩa là "Không còn gì để bàn nữa". Híc!

Oh! Nhớ ra rùi: "No table". Posted Image

Vấn đề không chỉ dừng lại ở một hình ảnh bạo lực. Mà là những chuẩn mực trong quan hệ xã hội bị tan rã.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lý do Putin “bỏ rơi” lực lượng ly khai Ukraine

(Quan hệ quốc tế) - Putin im lặng trước lời khẩn cầu từ lực lượng ly khai ở Ukraine khi họ đã bị quân đội đánh bật khỏi hàng loạt thành phố.

Sự im lặng của Putin

Cuộc chiến tại Ukraine những ngày qua liên tiếp chứng kiến những diễn biến mang tính bước ngoặt. Các lực lượng chính phủ Ukraine kể từ ngày 5/7 liên tiếp đánh bật lực lượng ly khai khỏi các thành phố quan trọng ở miền Đông, đặc biệt là Slavyansk, nơi được coi là thành trì của lực lượng này.

Ba tuần trước các chuỗi sự kiện này, lãnh đạo lực lượng nổi dậy đã khẩn thiết yêu cầu Nga hỗ trợ quân sự.

Nhân vật có tên là Igor Girkin, được biết đến với tên gọi Strelkov, tuyên bố: "Trong một, hai hoặc ba tuần hay có thể là trong một tháng, những chiến binh tinh nhuệ nhất của quân nổi dậy sẽ đổ máu, và sớm hay muộn, sẽ bị đè bẹp và nghiền nát".

Tuy nhiên, lời kêu gọi này chỉ nhận được sự im lặng từ phía Tổng thống Nga Vladimir Putin. Và vào ngày 5/7, đúng như những gì Girkin dự đoán, lực lượng nổi dậy buộc phải từ bỏ Slavyansk sau các trận pháo kích dồn dập và bị tấn công bằng xe tăng, xe bọc thép với bộ binh đi cùng.

Posted Image

Tổng thống Nga Vladimir Putin

Không đợi đến lúc bị quân chính phủ tấn công quyết liệt lực lượng ly khai mới cầu cứu Nga. Hồi cuối tháng Tư, Vyacheslav Ponomaryov, thủ lĩnh lực lượng biểu tình ủng hộ Nga tại Slavyansk đã kêu gọi Moskva triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình tới đây sau vụ nổ súng đẫm máu vi phạm lệnh ngừng bắn nhân dịp lễ Phục sinh. Ông Ponomaryov tuyên bố chỉ nước Nga mới có thể bảo vệ thành phố này và kêu gọi Tổng thống Vladimir Putin đưa lực lượng giữ gìn hòa bình vào các khu vực Donetsk và Lugansk ở miền Đông Ukraine.

Hôm 22/5, Hội đồng Tối cao của Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng quyết định kêu gọi Nga công nhận độc lập của vùng lãnh thổ hiện thuộc Ukraine này. Ngày 11/6, Cộng hòa Nhân dân Lugansk (LPR) tự xưng cũng công bố một bản tuyên bố gửi tới Nga và 14 nước khác, trong đó kêu gọi công nhận độc lập của LPR.

Posted Image

Lực lượng ly khai tại Slavyansk ngày 16/4

Ngoài việc phớt lờ những lời khẩn cầu từ lực lượng ly khai ở miền Đông Ukraine, Tổng thống Nga Putin cùng đội ngũ của ông liên tiếp có các hành động mang tính nhượng bộ khác. Trong vài tuần qua, ông Putin đã rút hầu hết lực lượng quân đội đang đồn trú tại các khu vực giáp giới với Ukraine, yêu cầu Quốc hội hủy bỏ nghị quyết cho phép sử dụng quân đội tại Ukraine.

Phía Nga cũng hứa hẹn tham gia các giải pháp ngoại giao cùng phương Tây. Moskva cũng đã tỏ dấu hiệu sẽ siết chặt kiểm soát các khu vực giáp giới, cánh cửa mà Ukraine cho là đã giúp quân nổi dậy nhận các hỗ trợ quân sự.

Khi ông Putin đã đạt mục đích

Có ý kiến cho rằng ông Putin đang muốn xoa dịu cuộc khủng hoảng tại Ukraine để tránh các biện pháp trừng phạt mới của phương Tây và giảm thiểu các mối đe dọa phát sinh trong bối cảnh khu vực biên giới đầy bất ổn. Ngoài ra, ông Putin đang tìm cách hạ nhiệt căng thẳng tại Ukraine mà không tổn hại tới uy tín hay sự ủng hộ đối với mình.

Trong cuộc gặp các đại sứ Nga hồi tuần trước, Tổng thống Putin đã nhắc lại rằng ông có trách nhiệm phải bảo vệ những người nói tiếng Nga tại nước ngoài "bằng mọi cách - từ chính trị, kinh tế cho tới các chiến dịch cụ thể, theo luật nhân đạo quốc tế và quyền phòng vệ chính đáng". Tuy nhiên, ông Putin cũng nhấn mạnh rằng ông rất muốn tìm cách giảm nhiệt căng thẳng tại Ukraine. Ông Putin công khai bày tỏ lo ngại rằng các biện pháp trừng phạt có thể gây ra các thiệt hại nghiêm trọng đối với nền kinh tế vốn đang trên đà suy thoái của Nga.

Posted Image

Posted Image

Các tay súng ly khai kiểm soát thành phố Slavyansk

Khi Slavyansk thất thủ, không chỉ ông Putin im lặng mà các quan chức cấp thấp hơn trong chính phủ Nga cũng tránh đề cập tới sự kiện này.Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov chỉ tập trung vào các vấn đề nhân đạo và mức độ nghiêm trọng của chiến dịch quân sự vừa qua. Không chỉ vậy, Nga cũng tỏ dấu hiệu tích cực bằng các cam kết tham gia đàm phán sau khi tham dự hội nghị mới nhất do Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) chủ trì về việc chấm dứt bạo lực tại miền Đông Ukraine

Phải chăng Nga thực sự lo sợ trước các đòn trừng phạt của phương Tây? Phải chăng Nga không có đủ thực lực để tiếp tục hỗ trợ lực lượng ly khai tại Ukraine?

Sẽ có rất nhiều câu hỏi đặt ra và lý giải khác nhau cho sự im lặng của ông Putin. Tuy nhiên, có một lý do cũng rất thuyết phục mà giới phân tích đưa ra là cho tới nay, Putin đã đạt được những gì mình muốn tại Ukraine.

Posted Image

Một bức ảnh đăng tải trên chuyên trang Bình luận quân sự của Nga về tình hình Ukraine ngày 5/7

Tổng thống Poroshenko đã đề xuất kế hoạch hòa bình, bao gồm các cam kết phân bớt quyền lực cho các chính quyền địa phương, như các tỉnh nổi dậy là Donetsk và Luhansk, cho phép các khu vực này thiết lập quan hệ kinh tế và chính trị với Moskva. Kế hoạch cũng đề xuất biện pháp nhằm đảm bảo quyền lợi cho cộng đồng người nói tiếng Nga, một trong những yêu cầu chủ yếu của phía Nga và những phần tử ly khai trong suốt cuộc khủng hoảng hiện nay.

Kế hoạch này đem đến cho Moskva cơ hội duy trì tầm ảnh hưởng nhất định tại Ukraine, một quốc gia thuộc Liên Xô cũ và là nơi mà nhiều người coi là cái nôi của nền văn minh Nga.

Tổng thống Putin cũng đạt được một trong những nhượng bộ quan trọng nhất là cam kết của giới lãnh đạo Kiev từ bỏ việc tìm kiếm tư cách thành viên NATO. Tổng thống Putin đã nhiều lần nhấn mạnh rằng Moskva sẽ không cho phép Ukraine tham gia liên minh từng được coi là cựu thù thời Chiến tranh Lạnh với Nga bởi hành động này có thể làm nảy sinh quá nhiều nguy cơ an ninh.

Dù im lặng trước những lời khẩn cầu và thất bại liên tiếp của lực lượng ly khai tại miền Đông Ukraine, song trên thực tế ông Putin vẫn muốn và đủ khả năng duy trì khủng hoảng ở một mức độ cần thiết, đủ để gây lo ngại cho giới lãnh đạo thân phương Tây mới tại Ukraine.

Đông Tây

===============

Lão Gàn đã phát biểu thì là mà rằng: Trong tháng 6 Việt lịch, chiện anh U cờ ren phải giải quyết xong. Nước Nga có Cờ zi mê, U cờ ren về với chấu Âu. Cả hai nên chấp nhận giời hạn này và không nên vượt quá giới hạn. Nước Nga nên đến với Hoa Kỳ. Thế giời tiếp tục hội nhập, sau này cái gì của Nga sẽ tự nhiên là của Nga.

Có thể điều này được coi là vô lý cục bộ với cá nhân, nhóm người, hoặc một bộ phận quốc gia. Nhưng là sự hợp lý trong bối cảnh hiện tai, để có thể tránh sự đối đầu lớn hơn, gây bất lợi cho cuộc hội nhập toàn cầu.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Học giả Trung Quốc:

xử công khai Từ Tài Hậu sẽ lộ ra quan chức to hơn

Hồng Thủy

09/07/14 09:44

(GDVN) - Xét xử công khai Từ Tài Hậu, Cốc Tuấn Sơn chắc chắn sẽ lộ ra các quan chức cao hơn họ, có thể làm hỏng hình ảnh quân đội Trung Quốc ở trong và ngoài nước.

"Hổ tướng" Từ Tài Hậu hiện đang bị giam ở đâu? 16 ngàn USD "chạy" 1 suất việc làm trong quân đội Trung Quốc Quân đội Trung Quốc được kêu gọi ủng hộ Tập Cận Bình xử lý Từ Tài Hậu

Posted Image

Từ Tài Hậu, cựu Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương đang bị điều tra tham nhũng.

Bưu điện Hoa Nam ngày 9/7 đưa tin, một cựu binh quân đội Trung Quốc và là chuyên gia pháp lý đã kêu gọi các nhà chức trách nước này xử công khai 2 "con hổ tham nhũng" lớn trong quân đội, gồm Trung tướng Cốc Tuấn Sơn và Thượng tướng Từ Tài Hậu.

Tiến sĩ Đặng Chí Bình, cựu Trung tá quân đội Trung Quốc và là chuyên gia pháp lý từ Viện Công trình Nam Xương kêu gọi thay đổi phương án xử kín 2 tướng này sang xét xử công khai.

"Việc mở cửa tòa án binh là yêu cầu cơ bản cho một quân đội hiện đại và mạnh mẽ. Đưa ra ánh sáng các hành vi phạm tội của họ sẽ cho phép công chúng thấy rõ tội ác của họ, nhưng những bí mật quân sự cần được phân loại. Xét xử công khai cũng sẽ giúp cho bồi thẩm đoàn tòa án quân sự nâng cao kinh nghiệm, tạp dựng lòng tin của người dân với quân đội Trung Quốc", ông Bình viết.

Mở cửa các hoạt động tố tụng tư pháp là một nguyên tắc không bao giờ cũ để kiểm soát và ngăn chặn lạm dụng quyền lực. Nếu tòa quân sự từ chối công khai xét xử sẽ là một cách dung túng cho tham nhũng và những hành vi thiếu hiểu biết. Từ Quang Dụ, một Thiếu tướng Trung Quốc về hưu lại cho rằng, sẽ còn mất thời gian đài để nền tư pháp Trung Quốc phát triển đến ngưỡng như yêu cầu của ông Đặng Chí Bình.

"Ý tưởng tăng cường minh bạch trong các tòa án quân sự Trung Quốc vẫn là tốt, nhưng hai trường hợp cần được xử lý thông qua hệ thống pháp luật hiện hành do mức độ và tính phức tạp của nó", ông Dụ nói.

Ông Dụ tin rằng một số chi tiết của 2 phiên tòa xử Từ Tài Hậu và Cốc Tuấn Sơn sẽ được công bố sau đó nên không cần lo lắng về sự lạm dụng quyền lực trong các phiên xử kín của tòa quân sự vì "có nhiều cặp mắt đang theo dõi".

Tuy nhiên nhà phân tích Nghê Lạc Hùng từ Thượng Hải cho rằng việc xét xử công khai Từ Tài Hậu, Cốc Tuấn Sơn chắc chắn sẽ lộ ra các quan chức cao hơn họ, có thể làm hỏng hình ảnh quân đội Trung Quốc ở trong và ngoài nước.

===================

Hì! Bởi vậy, cái này Lão Gàn lói nâu rùi! Từ ngày chiển bị xứ ông Bạc như Vôi - í lôn! - Bạc như Lai. Rằng thì là mà: mọi chiện sẽ diễn biến khuých tạp. Đến bí wờ thì quả đúng thế thật.

Lão Gàn cũng xác định rằng: Tung Cóoc hổng phải chủ nhân đích thực của Lý học Đông phương. Nên các nhà lãnh đạo Tàu, sẽ không đủ trình để giải quyết thấu đáo zdụ này (Phát biểu ngay trong "to phich" này).

Đến bi wờ, mọi chiện chuẩn bị chứng nghiệm. Để xem cái thanh "Thương phương bảo kiếm " được đặt tên ngài Tập - mà báo chí Tàu mần rùm beng - sẽ múa ra sao? Không công khai thì chiện "đả hổ đập ruồi" chỉ là chiện chơi cho zdui. Lúc ấy, mọi giá trị quan hệ xã hội từ thượng tầng đến hạ tầng sụp đổ. Công khai thì phải đủ bản lĩnh đối phó, còn không thì kết quả cũng tương tự, hoặc tệ hơn.

Lão Gàn từng phát biểu: Tung Cóoc sai lầm ở tầm sách lược quốc gia (Sai lầm đến mức lúc đầu, Lão Gàn tưởng có gián điệp chiến lược). Đung tới Việt Nam là sự thể hiện rất cụ thể sai lầm này. Nói vậy cũng để chém gió chơi cho vui - không thì diễn đàn chẳng có mục nào hấp dẫn, cho mọi người thư giãn với những topic học thuật căng thẳng - chứ Lão Gàn xác định các tướng Tàu, không đủ trình để hiểu được mối liên hệ phức tạp giữa các hiện tượng và vấn đề.

Hãy chờ xem!

===================

Ảnh: Thượng phương bảo kiếm Tập Cận Bình giá 90 ngàn USD

Hồng Thủy

08/07/14 14:43 Thảo luận (3) (GDVN) - Lưỡi kiếm được làm từ một loại thép đặc biệt sắc bén, vỏ kiếm được làm từ kỳ nam, một loại cực phẩm trầm hương.

Posted Image

"Thượng phương bảo kiếm Tập Cận Bình" có giá 560 ngàn tệ, tương đương khoảng 90 ngàn USD.

Đa Chiều ngày 7/7 đưa tin, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày càng có uy lớn không chỉ trên vũ đài chính trị Trung Quốc mà còn ảnh hưởng lớn đến dân gian. Gần đây trên nhiều trang mạng internet ở Trung Quốc rao bán "thượng phương bảo kiếm Tập Cận Bình".

http://giaoduc.net.v...D-post147097.gd
3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ngoại trưởng Mỹ cảnh báo Trung Quốc về tranh chấp biển

Thanh Niên

10/07/2014 05:40

Đối thoại kinh tế và chiến lược Mỹ - Trung lần 6 khai mạc trong bối cảnh bất đồng sâu sắc về an ninh biển và gián điệp mạng.

Posted Image

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (ngồi) quan sát Chủ tịch TQ Tập Cận Bình khi ông này chuẩn bị phát biểu khai mạc đối thoại - Ảnh: Reuters

Quan hệ Mỹ - Trung đang trên đà tuột dốc trong năm nay và cuộc hội đàm cấp cao hai nước hiện diễn ra tại Bắc Kinh là dịp để các bên nỗ lực xoa dịu những khúc mắc và quan ngại. Trong ngày đầu tiên của hội nghị, hai phái đoàn đã nhấn mạnh tiềm năng hợp tác trong những lĩnh vực được xem là “an toàn”, chẳng hạn như thay đổi khí hậu, chống khủng bố và vấn đề hạt nhân tại CHDCND Triều Tiên, Iran.

Cụ thể, Mỹ và Trung Quốc (TQ) đã ký tổng cộng 8 thỏa thuận đối tác để cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, giúp hai quốc gia đứng nhất nhì bảng xếp hạng thải khí carbon toàn cầu xích lại gần nhau trong vấn đề chính sách khí hậu, theo Reuters. Tuy nhiên, những vấn đề nhức nhối hơn như tranh chấp lãnh hải tại Hoa Đông và biển Đông, tình báo mạng và tỷ giá tiền tệ bị khống chế ở mức thấp giả tạo mới thu hút được sự quan tâm của không những giữa Mỹ - Trung mà còn cả các nước trong khu vực.

TQ điều tàu ngầm hạt nhân đến biển Đông

Song song với việc ban hành luật Bảo vệ các cơ sở quân sự, TQ đã biên chế 3 tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo cho Hạm đội Nam Hải để đẩy mạnh sự hiện diện quân sự trong khu vực. Trang tin InterAksyon cho biết các tàu ngầm lớp Tấn (Type 094) đang đóng ở cảng hải quân Du Lâm trên đảo Hải Nam và đây là lần đầu tiên chính quyền Bắc Kinh đưa nhóm tàu ngầm tên lửa đạn đạo đến một căn cứ tiền tiêu. Ngoài 3 tàu ngầm nói trên, TQ cũng vừa điều 2 chiếc tàu hộ tống lớp Giang Đảo (Type 056) đến căn cứ của Hạm đội Nam Hải.

H.G

Nghi kỵ song phương

Phát biểu tại phiên khai mạc, Chủ tịch TQ Tập Cận Bình cảnh báo: “Sự đối đầu giữa TQ với Mỹ chắc chắn sẽ là một thảm họa cho cả hai quốc gia và cả thế giới”. Tuy nhiên, ám chỉ đến các tranh chấp lãnh thổ giữa TQ và các nước láng giềng, ông Tập tuyên bố Mỹ phải tôn trọng “sự toàn vẹn lãnh thổ” của nước ông.

Về phần mình, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nhấn mạnh Mỹ không tìm cách kiềm chế TQ nhưng đồng thời kêu gọi Bắc Kinh hãy thể hiện trách nhiệm trong việc duy trì ổn định ở châu Á. “Chúng tôi hoan nghênh sự nổi lên của một TQ hòa bình, ổn định, thịnh vượng, đóng góp cho sự ổn định và phát triển của khu vực và chọn đóng vai trò trách nhiệm trong các vấn đề thế giới”, hãng BBC dẫn lời ông Kerry.

Trước khi hai nước bước vào cuộc đối thoại, một quan chức cao cấp Bộ Ngoại giao Mỹ đã mạnh mẽ chỉ trích TQ về thái độ và cách hành xử “gây hấn” trong khi theo đuổi những mục tiêu thâu tóm lãnh hải tại châu Á. Ông gọi những hành vi này “có khả năng gây bất ổn hoặc đe dọa” an ninh khu vực. Còn một quan chức khác tháp tùng phái đoàn Mỹ đã dùng từ “có vấn đề” khi mô tả việc TQ sử dụng các chứng cứ lịch sử mù mờ để biện bạch cho yêu sách chủ quyền phi lý. Đến tối qua, AFP dẫn lời một quan chức cấp cao không nêu tên của Mỹ cho hay trong cuộc gặp, Ngoại trưởng Kerry đã “rất mạnh mẽ” cảnh báo với phía TQ rằng: “Không nước nào có thể được phép hành động đơn phương để thúc đẩy tuyên bố chủ quyền của mình”.

Trong bài bình luận mới đây trên tạp chí Forbes, các chuyên gia cho rằng “Mỹ nên đơn phương hỗ trợ những quốc gia nhỏ hơn tại biển Đông”. Theo phân tích, nếu không vấp phải các phản ứng quân sự đáng kể và tương ứng, khiến phải tổn thất về kinh tế, chính quyền Bắc Kinh sẽ ngày càng lấn tới và chiếm lấy nhiều lãnh hải hơn, gây tổn hại uy tín của Mỹ và ép buộc các nước khác phải nhượng bộ trong tranh chấp. Mặt khác sự liên minh chặt chẽ của các nước trong khu vực về nhiều lĩnh vực có thể dần dần lớn mạnh thành các lực lượng đối trọng, nhằm tiến tới bảo vệ các ranh giới đã được quốc tế thừa nhận.

Các chuyên gia nhận định sự phản ứng yếu ớt từ Mỹ và các nước trong khu vực sẽ càng khuyến khích TQ sử dụng đến chiêu bài kinh tế lẫn vũ lực để thực hiện tham vọng tại Hoa Đông và biển Đông. Bài viết trên tờ Forbes thậm chí kêu gọi các nước cân nhắc xúc tiến những chiến dịch đặc biệt và bí mật để chống lại các công cụ như giàn khoan mà TQ triển khai trái phép tại vùng biển Việt Nam.

Hàn Quốc cảnh báo nguy cơ xung đột ở châu Á

Ngoại trưởng Hàn Quốc Yun Byung-se hôm qua cảnh báo xung đột quân sự có nguy cơ xảy ra châu Á giữa lúc các căng thẳng về lãnh thổ và lịch sử ngày càng trầm trọng. Hãng Yonhap dẫn phát biểu của ông Yun, tại một diễn đàn an ninh ở Seoul, nhận định đang có nhiều dấu hiệu đụng độ ở các lĩnh vực khác nhau, gồm an ninh biển và không gian mạng. “Vẫn còn nguy cơ nghiêm trọng rằng tình hình ở châu Á leo thang thành xung đột quân sự, phát sinh từ những tính toán sai lầm”, ông Yun cảnh báo.

S.D

Thụy Miên

====================

Bởi vậy! Mặc dù có vài tiến bộ nhỏ trong cuộc hội đàm này, nhưng rồi mọi việc cũng đâu lại vào đấy....

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhật Bản ra đòn hiểm, liên kết vây chặt Trung Quốc

(Tin tức 24h) - Nhật Bản có thể thành hậu phương của Mỹ, Triều Tiên đề xuất một nhà nước liên bang với Hàn Quốc...

Nguy cơ về một cuộc xung đột quân sự châu Á xuất phát từ những căng thẳng liên quan đến tranh chấp lãnh thổ leo thang, trong đó có vai trò lớn từ sự bành trướng của Trung Quốc đã và đang được nhiều chuyên gia quốc tế cảnh báo. Thế giới, đặc biệt là khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang chứng kiến sự bắt tay nhau hợp tác cấp tập giữa các nước nhằm đối phó lại chủ nghĩa bá quyền của Trung Quốc.

Mới đây nhất, Nhật Bản đã có một bước ngoặt lịch sử có thể thay đổi bàn cờ châu Á khi chính quyền của Thủ tướng Shinzo Abe thông qua việc diễn giải lại Hiến pháp, để cho phép lực lượng vũ trang giúp các đồng minh trong một số hoàn cảnh cụ thể.

Tokyo tuyên bố sự thay đổi này là cần thiết, giúp đối phó với sức mạnh quân sự đang gia tăng của Trung Quốc. Đây là một trong những thay đổi lớn nhất về chính sách an ninh kể từ khi Nhật Bản thiết lập lực lượng phòng vệ thời hậu Thế chiến II cách đây 60 năm.

Posted Image

Tàu đổ bộ trực thăng lớp 22DDH số hiệu DDH-183 Izumo của Nhật Bản

Theo các quy định mới, hoạt động phòng thủ của Nhật Bản có thể được mở rộng theo nhiều viễn cảnh khác nhau. Một trong số đó là yểm trợ cho các lực lượng Mỹ bị tấn công xung quanh Nhật Bản, hợp tác về quân sự với Mỹ để bảo vệ các công dân Nhật gặp nguy hiểm ở nước ngoài, cử quân đội đi bảo vệ sự tiếp cận các nguồn cung năng lượng hoặc tham gia quét phá mìn khi xung đột trên biển làm gián đoạn tuyến hàng hải quan trọng đóng vai trò sống còn với Nhật Bản.

Điều này đặc biệt có ý nghĩa quan trọng khi gắn với các diễn biến mới đây tại Biển Đông và Hoa Đông, nơi nhiều nước đang phải đối phó với tham vọng bành trướng và thay đổi hiện trạng của Trung Quốc qua việc quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư cũng như căng thẳng hiện nay trên Biển Đông khi Bắc Kinh hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương - 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Ngay sau quyết định mang tính lịch sử, Nhật Bản tiếp tục có động thái nhằm cụ thể hóa quyền phòng vệ tập thể và tất nhiên, không gì dễ dàng bằng việc chọn đồng minh thân cận nhất là nước Mỹ.

Theo đó, Chính phủ Nhật Bản đang xem xét việc ban hành luật mới về hợp tác Mỹ-Nhật toàn diện, trong đó có cả phương án đối phó như thế nào trong trường hợp bán đảo Triều Tiên rơi vào một cuộc chiến.

Điều này đồng nghĩa với việc Tokyo dự kiến sửa đổi phương hướng hợp tác phòng vệ Mỹ-Nhật.

Phương hướng hợp tác mới về phòng vệ giữa Mỹ và Nhật Bản sẽ thay thế luật về tình hình xung quanh, trong đó có nội dung Tokyo đóng vai trò là hậu phương cho Mỹ trong chiến sự trên bán đảo Triều Tiên.

Với việc thông qua nghị quyết diễn giải lại Hiến pháp để khôi phục “quyền phòng vệ tập thể”, vai trò hậu phương này của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản sẽ được mở rộng hơn so với hiện nay.

Dù có nhiều lo ngại về việc Mỹ-Trung sẽ gác tranh chấp để "đơm hoa" quan hệ hai nước trước những ràng buộc về lợi ích, nhưng những tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại Đối thoại kinh tế và chiến lược Mỹ - Trung lần 6 đã phần nào trấn an các đồng minh của Mỹ vốn đang có tranh chấp với Trung Quốc về chủ quyền lãnh thổ.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nhấn mạnh Mỹ không tìm cách kiềm chế Trung Quốc nhưng đồng thời kêu gọi Bắc Kinh hãy thể hiện trách nhiệm trong việc duy trì ổn định ở châu Á. “Chúng tôi hoan nghênh sự nổi lên của một Trung Quốc hòa bình, ổn định, thịnh vượng, đóng góp cho sự ổn định và phát triển của khu vực và chọn đóng vai trò trách nhiệm trong các vấn đề thế giới”.

Thậm chí, một quan chức cấp cao không nêu tên của Mỹ cho hay trong cuộc gặp, Ngoại trưởng Kerry đã “rất mạnh mẽ” cảnh báo với phía Trung Quốc rằng: “Không nước nào có thể được phép hành động đơn phương để thúc đẩy tuyên bố chủ quyền của mình”.

Các chuyên gia nhận định, nếu Mỹ và các nước trong khu vực phản ứng yếu ớt sẽ càng khuyến khích Trung Quốc lấn tới, sử dụng cả chiêu bài kinh tế và vũ lực để thực hiện tham vọng ở Hoa Đông và Biển Đông.

Vậy nên, bước đi có tính chất lịch sử của Nhật Bản khi thông qua quyền phòng vệ tập thể cùng những động thái bước đầu để triển khai thực hiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khiến Trung Quốc phải e dè.

Trong khi đó, dưới thời lãnh đạo của Kim Jong Un, một Triều Tiên "cứng đầu", đồng minh truyền thống của Trung Quốc cũng đang có những hành động rời xa dần người bảo trợ duy nhất. Triều Tiên đã “chào mừng” chuyến thăm Hàn Quốc của Chủ tịch Trung Quốc bằng màn bắn thử tên lửa.

Trung Quốc khiến Triều Tiên "ngứa con mắt bên phải, đỏ con mắt bên trái" khi trong bài diễn thuyết tại Đại học Quốc gia Seoul, ông Tập Cận Bình chỉ ra mối quan hệ đồng minh giữa Trung Quốc và Hàn Quốc. Ông Tập đề cập đến cuộc đấu tranh chung của nhân dân Trung Quốc và Hàn Quốc chống lại chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản. Thậm chí ông còn nói bằng tiếng Hàn: "Tôi yêu Đại Hàn Dân Quốc".

Rất nhiều ý kiến cho rằng Trung Quốc chẳng dại gì mà bỏ Triều Tiên nhưng như thế không đủ trấn an Kim Jong Un. Bằng chứng là nước này đã bắt đầu tìm cách rời xa người anh lớn Trung Quốc bằng cách gần gũi hơn với các nước vốn là đối thủ của Trung Quốc như Nhật Bản, Mỹ.

Trong tháng 7 này, Bình Nhưỡng đã chứng tỏ thiện chí với Nhật Bản khi mở lại điều tra về số phận những người Nhật bị tình báo nước này bắt cóc trong thập niên 1970 và 1980. Đổi lại, Nhật Bản thông báo quyết định dỡ bỏ một phần các biện pháp trừng phạt Triều Tiên. Sự kiện này đánh dấu việc cải thiện rõ nét quan hệ Bình Nhưỡng-Tokyo.

Thậm chí là với "kẻ thù nghịch" Hàn Quốc, chỉ trong 2 tuần, ông Kim Jong Un liên tiếp 2 lần kêu gọi sự hợp tác từ Seoul.

Mới đây nhất, ngày 7/7, Triều Tiên phát đi lời kêu gọi chấm dứt tình trạng đối đầu trên Bán đảo Triều Tiên và cải thiện quan hệ liên Triều.

Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) dẫn tuyên bố của chính quyền Bình Nhưỡng cho biết nước này đã đưa ra đề xuất gồm 4 điểm, theo đó làm rõ các nguyên tắc và quan điểm của Bình Nhưỡng nhằm làm giảm căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên và "tái thống nhất độc lập" dân tộc.

Đề xuất kêu gọi cả hai bên cùng hướng tới tuyên bố chung ngày 15/6/2000, văn bản được ký kết tại Bình Nhưỡng giữa Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-Jung và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-Un.

“Trong tuyên bố chung ngày 15/6, cả Triều Tiên và Hàn Quốc cùng nhận ra rằng có những điểm chung về nhà nước liên bang do miền Bắc và miền Nam đề xuất và đồng ý thống nhất theo hướng này trong tương lai”.

Theo đó cả hai miền Nam - Bắc nên tránh phụ thuộc vào "các thế lực bên ngoài", tự giải quyết mọi vấn đề giữa hai bên và tìm kiếm "các đề xuất tái thống nhất dân tộc hợp lý".

Hành động gây hấn với hàng loạt nước láng giềng đã khiến Trung Quốc mất đi cảm tình của không ít quốc gia, đồng thời khiến ngay cả đồng minh của nước ngày cảm thấy bất an. Nó cũng đẩy các nước vốn có tranh chấp với Trung Quốc xích lại gần nhau. Liên minh giữa các nước trong khu vực đang lớn dần và nó sẽ trở thành lực lượng đối trọng chống lại sự bành trướng của Trung Quốc.

An Thái

==============

Hì! Lão Túy à! Cụ Lãn vừa ghé cho chai rượu Tây. Hôm nào chúng ta tụ tập ăn nhậu. Lão Gàn tình nguyện làm "khổ chủ". Chứ cứ suốt ngày bàn tán chuyện thời tiết ở tận....Bắc Mỹ thì chán wá!Posted Image

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc mở rộng khảo cổ phi pháp tới Trường Sa

10/07/2014 10:00

(TNO) Giới chức tỉnh Hải Nam của Trung Quốc vừa ngang nghiên tuyên bố nước này thường xuyên thực hiện các cuộc khảo cổ xung quanh quần đảo Hoàng Sa và đang mở rộng công việc này về phía nam xuống quần đảo Trường Sa.

Posted Image

Tàu hải cảnh và giàn khoan Hải Dương-981 của TQ hoạt động phi pháp trong vùng biển VN - Ảnh: Độc Lập

Cụ thể, Tân Hoa xã tối 9.7 dẫn lời ông Wang Yiping, quan chức đứng đầu về di tích văn hóa tỉnh Hải Nam, tiết lộ trong 2 năm tới Trung Quốc sẽ trục vớt các xác tàu nằm xung quanh đảo Hoàng Sa và đảo Quang Ảnh, cả hai đều thuộc Hoàng Sa.

Ông Wang còn ngang nhiên khẳng định tại hai vị trí trên giới khảo cổ Trung Quốc đã phát hiện một số hiện vật từ thời nhà Thanh (1644-1911).

Ông Wang còn khoe rằng từ đầu năm 2014, giới chức của cái gọi là thành phố.Tam Sa mà Bắc Kinh ngang nhiên lập ra năm 2012 để tự cho mình quyền quản lý Hoàng Sa và Trường Sa đã tiến hành các chương trình bảo tồn đối với đảo Hữu Nhật và đá Bắc, đều thuộc Hoàng Sa.

Hành động này của Trung Quốc rõ ràng xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa.

Cũng theo ông Wang, Trung Quốc đã lên kế hoạch lập một cơ sở khảo cổ dưới nước cấp quốc gia, một cơ sở làm việc và một viện bảo tàng liên quan đến biển Đông để bảo vệ cái gọi là con đường tơ lụa trên biển và bổ sung hồ sơ đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận con đường đó là di sản thế giới.

Theo Tân Hoa xã, con đường tơ lụa trên biển xuất hiện từ nhà Tần đến nhà Hán (221 trước Công nguyên-220 sau Công nguyên), bắt đầu từ bở biển phía đông của Trung Quốc đi qua biển Đông và Ấn Độ Dương đến Địa Trung Hải.

Tháng 6.2014 chín thành phố ở Trung Quốc đã ra tuyên bố chung ủng hộ biển Đông là một phần của con đường tơ lụa trên biển. Giám đốc Sở Văn hóa Hải Nam Zhu Hansong còn tuyên bố tỉnh này sẽ dẫn đầu 6 tỉnh khác trong việc xúc tiến làm hồ sơ đề nghị con đường tơ lụa được công nhận là di sản thế giới UNESCO.

Cũng theo Tân Hoa xã, kể từ năm 1990, giới chức Trung Quốc đã xác định vị trí của 136 địa điểm khảo cổ dưới nước ở biển Đông, trong đó có nhiều nơi được Bắc Kinh liệt vào “danh sách địa điểm bảo vệ quốc gia”.

Giới quan sát cho rằng việc đẩy mạnh khảo cổ tới Trường Sa là hành động mới nhất nhằm củng cố bằng chứng lịch sử cho tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc đối với gần toàn bộ khu vực biển Đông và thực hiện mưu đồ kiểm soát hiệu quả vùng biển này.

Trước đó, Cục Khí tượng Trung Quốc cũng đã ngang nhiên tuyên bố kể từ năm 2014 sẽ mở rộng khu vực cảnh báo bão 24/24 giờ đối với toàn bộ khu vực biển Đông.

Từ ngày 2.5 đến nay, Trung Quốc vẫn ngoan cố cho giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) hoạt động phi pháp trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Chưa hết, Trung Quốc còn bị Philippines tố đang có hoạt động cải tạo phi pháp tại ít nhất 5 bãi đá ở Trường Sa.

Văn Khoa

==============

Khảo cổ thấy cái bình đời Tống thì đó là của ông tằng tổ cố của Lão Gàn theo Ngài Lý Thường Kiệt đánh Tống, lấy được đem về chôn ở Trường Sa đấy!

Cứ nói đến di vật khảo cổ để chứng minh cho lịch sử là Lão Gàn muốn lên tăng xông. Leo mựa! Khảo cái con khỉ. Những ai coi di vật khảo cổ là bằng chứng khoa học duy nhất chứng minh cho lịch sử, thì hãy chứng minh ông cố tổ 10 đời của họ có mặc quần áo, bằng cách đi đào mồ của cụ tổ 10 đời để chứng minh nhá!

Đúng là thứ tư duy "Ở trần đóng khố", tư duy hợp lý tối thiểu cũng không có, bày đặt thể hiện.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc mở rộng khảo cổ phi pháp tới Trường Sa

10/07/2014 10:00

(TNO) Giới chức tỉnh Hải Nam của Trung Quốc vừa ngang nghiên tuyên bố nước này thường xuyên thực hiện các cuộc khảo cổ xung quanh quần đảo Hoàng Sa và đang mở rộng công việc này về phía nam xuống quần đảo Trường Sa.

Văn Khoa

==============

Khảo cổ thấy cái bình đời Tống thì đó là của ông tằng tổ cố của Lão Gàn theo Ngài Lý Thường Kiệt đánh Tống, lấy được đem về chôn ở Trường Sa đấy!

Cứ nói đến di vật khảo cổ để chứng minh cho lịch sử là Lão Gàn muốn lên tăng xông. Leo mựa! Khảo cái con khỉ. Những ai coi di vật khảo cổ là bằng chứng khoa học duy nhất chứng minh cho lịch sử, thì hãy chứng minh ông cố tổ 10 đời của họ có mặc quần áo, bằng cách đi đào mồ của cụ tổ 10 đời để chứng minh nhá!

Đúng là thứ tư duy "Ở trần đóng khố", tư duy hợp lý tối thiểu cũng không có, bày đặt thể hiện.

Tôi phải nói rõ hơn quan điểm của tôi về "di vật khảo cổ", rằng:

Di vật khảo cổ đã được các nhà khoa học coi là "bằng chứng khoa học" từ hàng hơn nửa thế kỷ trước (Tức là thời kỳ còn lạc hậu, so với hiện tại), cho những công trinh nghiên cứu lịch sử. Nhưng không thể coi đó là "cơ sở khoa học" cho một giả thuyết nhân danh khoa học về lịch sử. Chỉ có thể coi đó là bằng chứng khách quan của một thực tế đã tồn tại trong lịch sử. Bởi vì, di vật khảo cổ - cũng như những văn bản cổ - chỉ phản ánh một nhận thức trực quan của con người về một thực tế khách quan tồn tại một cách cục bộ, trong một giai đoạn lịch sử là đối tượng nghiên cứu liên quan.

Do đó, di vật khảo cổ chỉ có tác dụng hỗ trợ, hoặc thẩm định tính chân lý của một giả thuyết khoa học - nếu - di vật khảo cổ đó, tích hợp một cách hợp lý trong toàn bộ hệ thống của giả thuyết khoa học về giai đoạn lịch sử đó.

Bản thân di vật khảo cổ cũng có thể là bằng chứng phản bác lại một giả thuyết nhân danh khoa học về lịch sử, nếu sự tồn tại của nó phù hợp một cách hợp lý và có tính hệ thống với một giả thuyết khác. Hoặc chính di vật khảo cổ là điều kiện để xuất hiện một giả thuyết khoa học về lịch sử.

Tự thân di vật khảo cổ với tư cách là một thực tại khách quan, không phải bằng chứng duy nhất chứng minh cho lịch sử. Và nó không làm nên "cơ sở khoa học" cho một giả thuyết lịch sử liên quan đến nó.

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đối thoại Mỹ - Trung kết thúc trong bất đồng đến phút chót

Thứ Sáu, 11/07/2014 - 06:53

(Dân trí) - Cuộc Đối thoại kinh tế - chiến lược thường niên giữa Mỹ và Trung Quốc hôm nay (10/7) đã kết thúc sau 2 ngày hội đàm, mà các bên không thể gạt bỏ những khác biệt, cho đến tận cuộc họp báo chung cuối cùng.

Posted Image

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (trái) tỏ rõ thái độ phản đối Trung Quốc

Ngồi cạnh những quan chức chủ nhà, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã không ngần ngại chỉ trích Trung Quốc về những điều mà ông mô tả là “hiệu ứng lạnh” của hoạt động đột nhập qua mạng Internet đối với các doanh nghiệp Mỹ.

“Các vụ việc đánh cắp qua mạng đã gây hại cho các doanh nghiệp của chúng tôi, và đe dọa mức độ cạnh tranh của đất nước tôi”, ông Kerry cảnh báo trong cuộc họp báo chung bế mạc 2 ngày đối thoại Mỹ - Trung tại đại lễ đường nhân dân.

“Việc mất cắp tài sản trí tuệ do hoạt động gián điệp mạng đã tạo một hiệu ứng lạnh lên hoạt động đầu tư và sáng tạo”, vị Ngoại trưởng cảnh báo.

Hồi tháng 5 vừa qua, bất chấp sự giận dữ của Bắc Kinh, Washington vẫn khởi tố 5 sỹ quan quân đội Trung Quốc về tội đột nhập các công ty Mỹ.

Đây chỉ là một trong số nhiều bất đồng và thách thức được hai cường quốc kinh tế dẫn đầu thế giới bàn thảo trong cuộc Đối thoại kinh tế và chiến lược thường niên lần thứ sáu.

Trung Quốc thì quả quyết mình cũng là nạn nhân của hoạt động đột nhập máy tính, và cáo buộc Washington đạo đức giả bởi chính Mỹ cũng thực hiện hoạt động giám sát trên diện rộng ở khắp thế giới.

Ủy viên quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Chì khẳng định, an ninh mạng là “một mối đe dọa và thách thức chung với tất cả các nước. Không gian mạng không nên trở thành một công cụ để phá hỏng lợi ích của các nước khác”, ông Dương cảnh báo, tại một sự kiện được khẳng định là họp báo, nhưng thực chất chỉ là buổi đọc các thông cáo của hai bên.

Ông Kerry cũng gây sức ép lên Bắc Kinh về vấn đề nhân quyền, khi khẳng định với báo chí Washington sẽ luôn hành động vì “các giá trị của chúng tôi và thúc đẩy nhân quyền, tự do”. Ông cũng cho biết mình đã “bày tỏ quan ngại về các vụ bắt giữ mới đây” đối với các phóng viên và luật sư với người đồng cấp nước chủ nhà.

Bất đồng về tranh chấp biển đảo

Ngoài các vấn đề nêu trên, cả Mỹ và Trung Quốc cũng bất đồng về cách giải quyết căng thẳng trên Biển Đông và Hoa Đông, giữa lúc xuất hiện những cảnh báo từ Mỹ rằng, Trung Quốc có nguy cơ khơi mào cho xung đột khi tuyên bố chủ quyền với một vùng lãnh thổ rộng lớn.

“Chúng tôi thực sự tin tưởng rằng tất cả các bên tuyên bố chủ quyền cần hành động một cách kiềm chế, và theo đuổi đường lối ngoại giao, hòa bình”, Kerry nói.

Dù vậy, trước đó ông Dương tuyên bố: “Trung Quốc quyết giữ vững quyền chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải của mình”. “Trung Quốc hối thúc phía Mỹ có thái độ khách quan, chỉ bày tỏ lập trường và tôn trọng cam kết không đứng về phía nào của mình”

Thành quả đáng kể lớn nhất của 2 ngày đối thoại có lẽ đó là việc các bên đã tìm được tiếng nói chung về một số vấn đề kinh tế.

Ông Kerry cho biết hai bên “đã thống nhất về tầm quan trọng và sự bức thiết trong việc phi hạt nhân hóa, vì một bán đảo Triều Tiên ổn định và thịnh vượng”, ông Kerry nói.

Họ cũng đã thảo luận “những phương thức cụ thể” để đảm bảo Triều Tiên thực thi các nghĩa vụ của mình, Kerry nói.

Thanh Tùng

Theo AFP

==================

Mọi chuyện vẫn đâu vào đấy! Nhưng giai đoạn sau cuộc gặp này sẽ căng thẳng hơn nhiều. Sang năm bít liền.

Posted Image

- Ông nói thế đủ rồi! Xin mời ngồi...

.Posted Image

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dọa Nhật Bản bằng VKHN,

Trung Quốc đã hung hăng tột đỉnh

(Quan hệ quốc tế)- Đây là sự đe dọa ghê rợn và có tính kích động rất nguy hiểm của giới truyền thông nhà nước Trung Quốc mà không chỉ một lần

Nếu như nói rằng sự trỗi dậy hung hăng của Trung Quốc với các yêu sách chủ quyền cộng với sự gia tăng chủ nghĩa dân tộc hiếu chiến ở Trung Quốc, khiến nước Nhật ý thức được sự uy hiếp nghiêm trọng đối với vị thế và các lợi ích quốc gia của mình trong khu vực khiến Nhật Bản thay đổi tư duy chiến lược là chưa đủ.

Chính thảm họa động đất và sóng thần năm 2011 buộc Nhật Bản phải tính đến việc từ bỏ năng lượng hạt nhân để từ đó càng thêm phụ thuộc vào các nguồn năng lượng nhập khẩu, tức là phụ thuộc vào các tuyến đường vận chuyển mà 90% đi qua biển Đông đã phơi bày tử huyệt về an ninh năng lượng. Đồng thời chính sách xoay trục của Mỹ buộc Nhật Bản phải “chia xẻ trách nhiệm”…đã nhanh chóng thay đổi nước Nhật.

Tháng 4/2014, Nhật Bản bãi bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí và tháng 7/2014 Nhật Bản bãi bỏ lệnh cấm “phòng vệ tập thể”. Đây là 2 trong số những thay đổi có tính bước ngoặt quyết định để biến Nhật Bản thành một cường quốc không chỉ là kinh tế mà bao gồm cả chính trị và quân sự.

'Đánh hội đồng', Nhật Bản không ngán!

Đáp lại những thay đổi của Nhật Bản người ta thấy có rất nhiều ngôn từ, mức độ quyết liệt của sự phản đối mà giới truyền thông Trung Quốc, giới hiếu chiến, chủ nghĩa dân tộc cực đoan tung ra trong thời gian qua mà chúng ta đã từng nghe qua, song, đó chưa phải là điều cần chuyển tải cho Nhật Bản cũng như các quốc gia trong khu vực mà Trung Quốc mong muốn.

Thật ra điều Trung Quốc muốn hét lên cho Nhật Bản và các quốc gia chưa và không có vũ khí hạt nhân là Trung Quốc đang có vũ khí hạt nhân và sẵn sàng sử dụng.

Posted Image

“Nhật Bản muốn một cuộc chiến tranh một lần nữa” là tiêu đề trên bản đồ được phát hành bởi báo Trùng Khánh Youth Daily có nhiều hình nấm trên bầu trời Hishorima và Nagasaki Nhật Bản.

Ngày 3/7, hai ngày sau khi Nhật Bản bãi bỏ lệnh cấm phòng vệ tập thể, tờ báo Trùng Khánh Youth Daily của Đoàn thanh niên Cộng sản, nguồn dự bị cho Đảng CS Trung Quốc đã cho ra đời một tấm bản đồ với nhiều “đám mây hình nấm” trên Hiroshima và Nagasaki với lời chú thích: “Nhật Bản muốn một cuộc chiến tranh một lần nữa?”.

Bức tranh đã chuyển tải một nội dung rõ ràng là “sẽ có không những 2 đám mây hình nấm (2 vụ nổ của bom nghuyên tử) trên Hiroshima và Nagasaki mà còn nhiều hơn nếu Nhật Bản gây chiến tranh”. Đây là sự đe dọa ghê rợn và có tính kích động rất nguy hiểm của giới truyền thông nhà nước Trung Quốc mà không chỉ một lần.

Tờ Văn Hối xuất bản tại Hồng Kông đã từng đăng bài của viên tướng về hưu La Viện rằng: “Sách trắng quốc phòng mới của Trung Quốc mặc dù nhấn mạnh "không sử dụng vũ khí hạt nhân trước" nhưng một khi an ninh, "lợi ích cốt lõi" của Trung Quốc bị uy hiếp thì vũ khí hạt nhân sẽ là một trong những lựa chọn của Bắc Kinh”.

Cái “mù mờ có chủ ý” trong phát ngôn này ở chỗ là thế giới không ai biết đích xác cái “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc là vô hạn hay hữu hạn cho nên sự đe dọa có tính thường trực, ghê rợn hơn cho bất cứ quốc gia nào dám đụng đến Trung Quốc.

Mỹ, Nga, Anh, Pháp hay Triều Tiên…dọa sử dụng vũ khí hạt nhân vào thời điểm thế kỷ 21 này, nhân dân thế giới chưa chắc đã tin, nhưng khi Trung Quốc đe sử dụng là nên cẩn thận và nên biết sợ.

Bởi vì ngay dân họ, họ cũng không ghê tay khi thảm sát, đặc biệt những Hồng vệ binh, một lực lượng thanh niên trẻ đã từng triệt hạ hàng chục triệu người trong cuộc Cách mạng văn hóa thì tờ báo là cơ quan ngôn luận của Đoàn thanh niên cộng sản Trung Quốc của một thành phố lớn thứ tư ở Trung Quốc như Trùng Khánh đã lên tiếng thì hãy coi chừng.

Quyền phòng vệ Nhật Bản:Đằng sau tiếng sét không kịp bưng tai...

Có thể nói một loạt hoạt động của chính phủ Trung Quốc đến giới truyền thông đều nhằm mục đích khơi gợi mối thù với Nhật Bản với thế hệ trẻ từ hoạt động kỷ niệm cho đến bản ghi nhớ tội ác Nhật Bản…phải chăng để trả thù mối nhục 100 năm hay chỉ là kích động chủ nghĩa dân tộc cho bành trướng hay “chuyển lửa” ra ngoài hay là gì đi nữa thì cũng không giống với tư cách của một nước lớn, một cường quốc tự nhận là trung tâm của thế giới, người ta chỉ thấy toát lên lòng dạ của một tiểu nhân.

Sau khi Japan Today đăng tin thì có hằng trăm bình luận phản đối "tấm bản đồ hình nấm" này quyết liệt, trong đó có một bình luận rất chí lý khi đưa hình ảnh đàn áp đẫm máu ghê rợn ở Thiên An Môn với một chú thích: "Trung Quốc muốn hòa bình?". Điều đó cho thấy người dân Nhật Bản cũng không thể yên bởi sự kích động, đe dọa là quá lớn.

Cậy thế để hung hăng chỉ là động thái gây chiến mà không thuộc động thái trong chiến tranh. Với Trung Quốc, hễ có lợi thế gì là giới hiếu chiến, quá khích, cậy vào thế đó để hung hăng bất chấp tất cả. Cậy có vũ khí hạt nhân, sự hung hăng của giới quá khích, chủ nghĩa dân tộc cực đoan đã đến cực điểm, ảnh hưởng không ít đến động thái của Trung Quốc trong những thời gian gần đây trên Hoa Đông và Biển Đông làm cho tình hình trở nên rất căng thẳng.

Nhật Bản hiện là nước sở hữu plutonium “cấp vũ khí” lớn nhất thế giới, đồng thời đã nắm chắc công nghệ lò phản ứng tái sinh và công nghệ tên lửa đẩy tiên tiến…giờ đây trước sự cảnh báo không cần giấu diếm của Trung Quốc thì họ biết phải làm gì. Và tình hình an ninh khu vực chính ai gây căng thẳng, chính ai đã thúc đẩy cuộc chạy đua vũ trang kể cả VKHN đã lộ rõ.

Lê Ngọc Thống

==============

Lời tiên tri của bà Vanga:

"Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại. Nhưng còn lâu lắm. Chỉ đến khi dân tộc Arxyri bị tiêu diệt". Đây mới đúng là một lời tiên tri.

Nhưng bà còn nói: "Sẽ xảy ra chiến tranh thế giới thứ III". Điều này có thể phân tích quy luật phát triển của lịch sử văn minh nhân loại, cũng có thể dẫn đến một kết quả này.

Bởi vậy, Lão Gàn đã nhiều lần nói trong topic này:

Sẽ không có chiến tranh thế giới thứ III - theo cách hiểu hai phe đánh nhau - Nhưng không loại trừ một cuộc chiến tranh lớn xảy ra. Và cũng lưu ý rằng:

Trong hai cuộc đại chiến thế giới khốc liệt, chưa có một dân tộc nào bị tiêu diệt, kể cả dân tộc Do Thái là mục đích diệt chủng của Đức Quốc xã.

"Canh bạc cuối cùng" sẽ kết thúc ở Hoa Đông.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vấn đề Trung Quốc trong cuộc bầu cử Tổng thống Indonesia

Hồng Thủy

11/07/14 07:00 Thảo luận (1) (GDVN) - Những người Indonesia gốc Hoa đang ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong nền chính trị của quốc gia này.

Posted Image

Ứng cử viên tranh cử Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto, người có quan điểm cứng rắn với Trung Quốc

Wang Chin, một nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Quốc gia Đài Loan ngày 10/7 bình luận trên tờ China Times, Indonesia sẽ phản ứng như thế nào với các tranh chấp hàng hải ở Biển Đông đã trở thành vấn đề nổi bật trong cuộc tranh luận giữa 2 ứng viên tranh cử Tổng thống.

Indonesia không có tranh chấp lãnh thổ lớn với Trung Quốc ở Biển Đông, ngoại trừ "bất đồng" về việc đường lưỡi bò Trung Quốc "đè" lên vùng biển của họ xung quanh quần đảo Natuna.

Prabowo Subianto, ứng cử viên của đảng cầm quyền Phong trào Indonesia vĩ đại không muốn làm kẻ thù của nước khác, nhưng ông nhấn mạnh các mối đe dọa từ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Prabowo ủng hộ một đường lối cứng rắn trong tranh chấp, đề xuất tăng chi tiêu quốc phòng của Indonesia và tăng cường phòng thủ trên các đảo.

Joko Widodo là ứng viên của đảng Dân chủ Indonesia có một cái nhìn khác. Ông cho rằng Indonesia và Trung Quốc không có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Ngay cả khi có tranh chấp, 2 nước cũng nên giải quyết thông qua hoạt động ngoại giao.

Widodo từng là cựu Thống đốc Jakarta hy vọng đất nước ông có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc hòa giải các xung đột lãnh thổ của khu vực với Trung Quốc.

Wang Chin nhận định, 2 ứng cử viên tranh cử Tổng thống Indonesia tập trung vào Trung Quốc trong chiến dịch tranh cử đã nêu bật tầm quan trọng của Bắc Kinh trong chính sách quốc phòng, đối ngoại của họ.

Posted Image

Ứng viên Joko Widodo vận động tranh cử.

Ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc cũng có khả năng dẫn đến xung đột nhiều hơn trong khu vực. Indonesia e ngại vai trò ngày càng tăng của Bắc Kinh trong nền kinh tế, đặc biệt từ khi Trung Quốc nhập khẩu một lượng tài nguyên thiên nhiên lớn từ các nước Đông Nam Á.

Khi cả 2 ứng viên tranh luận rằng Indonesia có thể kiếm lời lớn hơn từ hoạt động xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên, đây sẽ là vấn đề có thể làm phát sinh xung đột với Trung Quốc. Khi sức mạnh kinh tế của Trung Quốc tăng lên, phạm vi tranh chấp có thể mở rộng từ hàng hải lãnh thổ sang đầu tư và thương mại.

Trong khi đó những người Indonesia gốc Hoa đang ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong nền chính trị của quốc gia này. Đề nghị đóng vai trò một cây cầu thúc đẩy hợp tác kinh tế chặt chẽ hơn giữa Trung Quốc và Indonesia sẽ tăng chủ nghĩa bảo hộ có thể dẫn đấn Indonesia quay lại chống ảnh hưởng của Trung Quốc và phải đối mặt với áp lực từ cộng đồng này.

=================

Nhưng ai trên tôi 15 tuổi chắc còn nhớ cuộc phản đảo chính làm thay đổi lịch sử Indonesia vào khoảng cuối thập niên 50 của thế kỷ trước. Cuộc đảo chính đã đưa ông Xuhacto lên nắm quyền và tổng thống vĩnh viễn Xucacno - một nhà cách mạng kháng chiến chông quân xâm lược của Indonesia - về vườn. Hàng trăm vạn người bị chết (Tin đồn là khảng bảy triệu người. Tôi viết con số này là theo chủ quan của tôi. Vì tôi không tin chết nhiều thế).

Người Indo chắc còn nhớ sự kiện này và đó chính là bài học cảnh giác của họ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thượng viện Mỹ nhất trí thông qua Nghị quyết về Biển Đông

Thứ Sáu, 11/07/2014 - 14:53

Ngày 10/7, với toàn bộ phiếu thuận, Thượng viện Mỹ đã nhất trí thông qua Nghị quyết mang mã số S.RES.412 về Biển Đông yêu cầu Trung Quốc quay lại nguyên trạng trước ngày 1/5/2014.

Posted Image

Tàu cá ĐNa 90152 bị tàu Trung Quốc tấn công đâm chìm trên vùng biển Việt Nam. (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN)

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, Nghị quyết S.RES.412 được một số thượng nghị sỹ có ảnh hưởng bảo trợ như Chủ tịch thường trực Thượng viện Patrick Leahy; Thượng nghị sỹ John McCain; Thượng nghị sỹ Robert Menendez; Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Thượng viện Benjamin Cardin; Thượng nghị sỹ James Risch; Thượng nghị sỹ Marco Rubio; Thượng nghị sỹ Dianne Feinstein và Thượng nghị sỹ John Cronyn.

Nghị quyết khẳng định sự ủng hộ của chính phủ Mỹ đối với quyền tự do hàng hải, sử dụng các vùng biển và không phận ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương theo đúng quy định của luật pháp quốc tế.

Nghị quyết nêu rõ mặc dù không phải là một bên có yêu sách ở Biển Đông nhưng Mỹ là một cường quốc châu Á-Thái Bình Dương, có lợi ích quốc gia trong việc khuyến khích và ủng hộ các quốc gia trong khu vực hợp tác với nhau để giải quyết các tranh chấp bằng con đường ngoại giao và hòa bình; phản đối việc cưỡng bức, hù dọa, đe dọa hoặc sử dụng vũ lực.

Nghị quyết nhấn mạnh tầm quan trọng sống còn của tuyến hàng hải qua Biển Đông, cho rằng việc gia tăng các hoạt động tuần tra và đưa ra các quy định đối với các vùng biển và không phận có tranh chấp ở Biển Đông đang làm gia tăng căng thẳng cũng như nguy cơ đối đầu.

Nghị quyết S.RES.412 liệt kê một loạt hành động của Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS).

Cụ thể, ngày 1/5 vừa qua, Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC), với sự tháp tùng của hơn 25 tàu, đã hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) tại lô 143, cách bờ biển Việt Nam 120 hải lý.

Sau đó, Trung Quốc điều động thêm hơn 80 tàu, trong đó có 7 tàu quân sự, và sử dụng máy bay trực thăng, vòi rồng để ngăn chặn hoặc có những hành động đe dọa, nhiều lần cố tình đâm húc tàu của Việt Nam. Trung Quốc cũng thiết lập vùng bất khả xâm phạm xung quanh giàn khoan Hải Dương-981…

Nghị quyết cho rằng các yêu sách lãnh thổ và hành động trên đây của Trung Quốc là không thể biện minh theo luật pháp quốc tế như đã được nêu rõ trong UNCLOS và là một hành động đơn phương nhằm thay đổi nguyên trạng bằng vũ lực, vi phạm Tuyên bố về cách ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc đã ký với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 2002.

Nghị quyết cũng lên án việc cưỡng chế, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực gây cản trở các hoạt động hàng hải, hối thúc chính phủ Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương-981 cùng các lực lượng ra khỏi các vị trí hiện nay, ngay lập tức trả mọi việc trở về nguyên trạng trước ngày 1/5/2014.

Liên quan đến căng thẳng ở biển Hoa Đông, Nghị quyết S.RES.412 chỉ trích việc Trung Quốc đơn phương áp đặt Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở vùng biển này từ ngày 23/11/2013, coi đây là hành động vi phạm công ước về hàng không dân dụng, gây căng thẳng quan hệ với các nước trong khu vực như Nhật Bản và Hàn Quốc.

Theo TTXVN/VIETNAM+

====================

Bởi vậy, ngày Tam nương 3/ 4 Giáp Ngọ (1/ 5 2014) xui lắm. Tung Cóoc không phải chủ nhân của Lý học Đông phương.

Ai chứ Lão Gàn đại sợ ngày Tam Nương, mua vé máy bay từ Hoa Kỳ rồi, tính lại về Việt Nam ngày Tam Nương, Lão Gàn chấp nhận bồi thường cả ngàn dollar, để đổi chuyến.

Ai biết trước được tương lai, đó là kẻ chiến thắng cuối cùng. Hoặc chí ít cũng có lợi hơn. Đừng có ngại gì cả. Tung Cóoc vớ vẩn ấy mà.

Cái ngày Tam Nương nó lém chiện lém. Không đơn giản chỉ là những sự kiện và vấn đề có thể suy luận được (Thí dụ như cái nghị quyết này). Mà còn những bất ngờ rất chi là "khoa học chưa giải thích được".

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tham nhũng trong quân đội Trung Quốc: Tập Cận Bình ‘tái mặt vì sốc”

My Lan - theo Trí Thức Trẻ

11/07/2014 20:35

(Soha.vn) - Dư luận Trung Quốc đang chấn động vì hàng loạt những vụ bắt giữ nhân vật cấp cao, theo chiến dịch 'đả hổ diệt ruồi" của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Posted Image

Cựu Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Vụ khai trừ đảng chấn động quân đội Trung Quốc

Quân đội TQ: Trùm tham nhũng không tin lý tưởng, chỉ tin bùa ngải

Tướng tham ô nhất quân đội Trung Quốc ngụy tạo lý lịch để leo cao

Truyền thông Trung Quốc đã gọi việc khai trừ đảng Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Từ Tài Hậu là một "trận động đất" trong quân đội nước này. Từ Tài Hậu là nhân vật thân tín của Giang Trạch Dân và có quan hệ thân thiết với hàng loạt các quan chức như Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang, những người đã bị bắt giữ trong chiến dịch chống tham nhũng "đả hổ diệt ruồi" của Chủ tịch Tập Cận Bình. Tân Hoa Xã dẫn kết quả điều tra cho hay, Từ Tài Hậu và các thành viên trong gia đình ông này đã nhận hối lộ để thăng quân hàm cho hàng loạt sĩ quan trong quân đội. Ông Từ đã bị bắt từ tháng 3 năm nay và sẽ được đưa ra xử ở tòa án binh.

Tuy nhiên, công cuộc diệt trừ tham nhũng của ông Tập vào khoảng thời gian này vẫn chưa dừng lại, và nhân vật tiếp theo trong quân đội Trung Quốc, nhiều khả năng là tướng Quách Bá Hùng, cựu Phó Chủ tịch Quân ủy Trung Ương từ năm 2002 - 2012, một quan chức thân thiết với Từ Tài Hậu. Boxun, một tờ báo Trung Quốc ở Hải ngoại, đưa tin ông Quách đã bị bắt giam. Trong khi đó, tờ Đa Chiều cũng nhận định tương lai của Quách Bá Hùng "không mấy khả quan" và rằng những vi phạm kỷ luật của ông này cũng "nghiêm trọng không kém" Từ Tài Hậu.

Cũng như Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng là nhân vật có nhiều ảnh hưởng trong quân đội Trung Quốc và cũng là thân tín của Giang Trạch Dân. The Epoch Times cho hay, Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng đảm trách 2 nhiệm vụ quan trọng và là 2 tướng lĩnh quân sự hàng đầu của Giang Trạch Dân dưới thời Hồ Cẩm Đào. Trong khi ông Từ quản lý vấn đề nhân sự và trang bị thì ông Quách phụ trách vấn đề hậu cần và huấn luyện chính trị. Tạp chí Hong Kong Qianshao đã nhắc tới phản ứng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi biết về mức độ tham nhũng mà Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng và một số quan chức khác. Theo tờ này, "mặc dù đã chuẩn bị trước về mặt tâm lý, song khi biết chi tiết về những trường hợp tham nhũng này, ông Tập đã tái mặt vì sốc".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhật ra 'đòn hiểm' chặt ý định 'vươn vòi bạch tuộc' của Trung Quốc

Đăng Bởi Một Thế Giới

- 13:07 11-07-2014

Posted Image Thủ tướng Nhật, Shinzo Abe vừa đến thăm Papua New Guinea (PNG) hôm 10.7 và đây là điểm dừng chân cuối cùng trong hành trình công du 3 nước tại Thái Bình Dương. Kết thân với PNG là cách tốt nhất để chặt chiến lược phòng ngự từ xa của Trung Quốc (TQ) tại Thái Bình Dương.

Posted Image

Thủ tướng Abe khẳng định, cam kết giúp đỡ cho PNG trong tương lai một cách chặt chẽ.

Chuyến đi lịch sử

So với 2 chuyến thăm Úc và New Zealand, chuyến thăm PNG ít được truyền thông thế giới nhắc hơn. Điều này cũng dễ hiểu vì Úc và New Zealand là những nước có tiếng nói trên trường quốc tế, thành viên trong nhóm Five Eyes có quan hệ đồng minh chiến lược với Mỹ. Còn PNG là một quốc gia ít được biết đến với dân số chỉ vài triệu người, hầu như ít được nhắc đến trong các bản tin thời sự. Tuy nhiên, không vì thế mà chuyến thăm này kém ý nghĩa mà còn mang tính đột phá hơn với Nhật. Tại New Zealand và Úc, Nhật chỉ khẳng định lại những cam kết với hai đồng minh. Còn tại PNG, ông Abe tạo ra trang sử mới trong quan hệ hai nước và chặn đứt ý định vươn vòi bạch tuộc ra biển của Bắc Kinh. Tháp tùng ông Abe có 150 doanh nghiệp Nhật mang nhiều hợp đồng quan trọng cho PNG. Tháng trước, PNG đã lần đầu xuất dầu mỏ sang cho Nhật và hãng Mitsubishi dự định xây một nhà máy lọc dầu 1 tỉ USD cho PNG.

Thủ tướng Abe khẳng định, cam kết giúp đỡ cho PNG trong tương lai một cách chặt chẽ. Ông Abe phát biểu: "Tôi bày tỏ sự sẵn sàng trong việc hỗ trợ Papua New Guinea phát triển trong tương lai. Tôi cũng bày tỏ quyết tâm của Nhật Bản trong việc góp phần bảo đảm hòa bình, ổn định và thịnh vượng trên thế giới bao gồm cả khu vực Thái Bình Dương, cùng với người dân và chính phủ Papua New Guinea".

Posted Image

Hai phu nhân hai thủ tướng tại PNG

Bà Jenny Hayward-Jones, giám đốc Chương trình Melanesia Myer tại Viện Lowy, cho biết chuyến thăm của ông Abe được dự định như một lời nhắc nhở về vai trò của Nhật Bản trong khu vực. "Chuyến thăm này là một tín hiệu lớn trong khu vực và cũng để nhắc TQ rằng Nhật Bản vẫn còn tầm ảnh hưởng trong khu vực", bà nói. "Thương mại và lợi ích đầu tư vào PNG rất có ý nghĩa. Nó không chỉ giúp Nhật giải quyết bài toán năng lượng thay vì phụ thuộc vào Trung Đông, mà còn tạo lợi ích chính trị cho Nhật. Vì thế, ông Abe dành đến hai ngày tại PNG và mang theo một phái đoàn lớn".

Vì sao Nhật coi trọng PNG?

PNG có vị trí chiến lược khá quan trọng trên bản đồ. Muốn từ châu Á xuống châu Úc thì phải kiểm soát được PNG. Trong Thế chiến 2, Nhật cũng đã chiếm PNG và định dùng bàn đạp để tấn công Úc. Những điều đó là quá khứ và giờ Úc, Nhật là đồng minh thì vị trí PNG càng quan trọng với trục liên minh xuyên Thái Bình Dương.

TQ cũng đánh giá rất cao vị trí của PNG. Trong chiến lược phòng ngự của TQ, họ muốn thâu tóm ảnh hưởng tại quốc gia này và coi đây là mắt xích quan trọng trong chuỗi đảo thứ hai cần kiểm soát (chuỗi đảo thứ hai kết nối các quần đảo Izu, Saipan và PNG). Nếu không tạo ảnh hưởng trong chuỗi đảo thứ hai, TQ sẽ phải co cụm ảnh hưởng trên biển và tắt mộng làm chủ Thái Bình Dương. Trước giờ, PNG chịu ảnh hưởng nhiều từ Úc. Trong vài năm gần đây, TQ ra sức lôi kéo ảnh hưởng tại bán đảo này nhưng giờ Nhật đã nhảy vào. Cùng với tác động từ Úc thì sẽ khó có chuyện PNG thành một quốc gia dễ bảo với TQ.

Anh Tú (theo ABC)

Share this post


Link to post
Share on other sites

TQ 'nhờ' cựu thủ tướng Úc làm 'thái thượng hoàng'

Đăng Bởi Một Thế Giới - 20:28 11-07-2014

Khi nhận ra chính phủ Úc bắt đầu tỏ thái độ cứng rắn với mình, Trung Quốc (TQ) lại kỳ vọng vào tầm ảnh hưởng của cựu Thủ tướng John Howard đối với đương kim Thủ tướng Tony Abbott. Nhưng Úc làm gì có “thái thượng hoàng ban thánh chỉ” kiểu TQ, để ông Abbott phải nghe lời ông Howard?

Posted Image

Cựu Thủ tướng Úc Howard nói chuyện với ông Tập Cận Bình.

Báo Sydney Morning Herald (Úc) sáng 11.7 đưa tin Chủ tịch TQ Tập Cận Bình đã tiếp cựu thủ tướng Úc Howard ở Bắc Kinh vào ngày 9.7.

Nhờ cậy mà như sai bảo

Tân Hoa Xã thì nêu trong cuộc gặp, ông Tập một lần nữa thúc Úc “sớm kết thúc” thương lượng về thỏa thuận thương mại tự do với TQ, đồng thời nhấn mạnh “tương lai kinh tế Úc gắn bó chặt chẽ với tương lai kinh tế TQ sẽ phát triển bền vững, tạo cơ hội hợp tác mới”.

“Hai bên nên hướng vào tương lai bằng một tầm nhìn xa, nghĩ đến quyền lợi chung, chia sẻ cơ hội phát triển, quan tâm những vấn đề quan ngại lớn của nhau”, là lời ông Tập nói với ông Howard, người đã đi TQ để dự và phát biểu tại một cuộc hội thảo.

Ông Tập còn tán tụng sự đóng góp của ông Howard cho mối quan hệ song phương khi còn cầm quyền ở Úc và đề nghị, ông Howard tiếp tục giữ vai trò tích cực trong việc quảng bá quan hệ Úc - Trung.

Ông Howard chỉ nói sự phát triển của TQ có ích cho toàn thế giới và sự tăng trưởng kinh tế của Úc cũng hưởng lợi từ sự phát triển đó.

Theo Sydney Morning Herald, do các lãnh đạo cấp cao TQ vẫn còn tầm ảnh hưởng đáng kể sau khi về hưu, nên hẳn họ ngỡ ông Howard cũng có thể làm "ông anh dạy bảo được chú em” là ông Abbott.

Nghĩ thế là sai, vì lãnh đạo Úc là “dân Tây” dám làm dám chịu. Ông Abbott có thể nghe ông Howard góp ý nhưng sẽ tự quyết định, chứ không có chuyện “anh nói chú phải nghe” như các cựu lãnh đạo cao tuổi TQ hay làm với các lãnh đạo đương nhiệm.

Nói cách khác, phương Tây chỉ có "vua" chứ không có khái niệm “thái thượng hoàng” như TQ. Mà ông Tập muốn Úc - Trung “có tầm nhìn xa vào tương lai” là một cách nói khéo, chứ giới truyền thông TQ thì “soi” từng chữ trong bài diễn văn chào mừng Thủ tướng Nhật Shinzo Abe lần đầu thăm Quốc hội Úc ngày 8.7, để chỉ trích ông Abbott.

Trong bài diễn văn ấy, ông Abbott nói: “Chúng ta ngưỡng mộ kỹ năng và tinh thần trọng danh dự của quân binh Nhật, dù chúng ta không đồng ý với những gì họ đã làm”, ám chỉ việc quân phiệt Nhật từng ra tay tàn ác trong Thế chiến 2.

Tờ Nhân Dân của đảng Cộng sản TQ viết, rằng lời ông Abbott “xát muối vào vết thương” người thân của những nạn nhân TQ đã bị quân Nhật xử tệ khi đô hộ.

Tân Hoa Xã mô tả bài diễn văn là “kinh sợ”, còn tờ Thời báo Hoàn cầu (phụ san báo Nhân Dân) viết bài xã luận ngày 10.7, rằng ông Abbott đã “dắt mối” cho Tokyo “trong một động thái thiển cận”. Bắc Kinh còn tố cáo ông Abe muốn “tái quân sự hóa” Nhật nhằm liên minh với Mỹ để kiềm chế TQ.

Trượng phu, quân tử không chấp nê

Là trượng phu quân tử, ông Abbott sẽ không chấp nê, vì mục tiêu lớn hơn là Úc cùng Nhật tăng cường quan hệ đặc biệt và tăng cường liên minh quân sự - an ninh để đề phòng sự trỗi dậy hung hăng của Bắc Kinh, đòi chủ quyền biển Đông và biển Hoa Đông.

Khi ông Abe gặp ông Abbott, ông đã nói nước Nhật nay “sẵn sàng đóng góp nhiều hơn cho hòa bình trong khu vực”. Ông cũng chia buồn với những nạn nhân của chế độ quân phiệt Nhật những năm 1940, hứa “không bao giờ để những sự kinh sợ trong lịch sử thế kỷ trước được tái lập”. Ông Abbott nói cộng đồng quốc tế nên để Nhật có quyền tham gia vào việc gìn giữ hòa bình thế giới, sau khi Nhật quyết định sửa hiến pháp để đưa quân Nhật qua nước đồng minh của họ bị thế lực thù địch tấn công.

Posted Image

Nhật - Úc hướng đến tương lai hòa bình

Ông nói: “Nên phán xét Nhật theo hành động ngày nay của họ, chứ không nên theo hành động hồi 70 năm trước và Nhật là một công dân quốc tế điển hình của thời hậu chiến. Như ông Abe đã nói tại Quốc hội, bài học quá khứ đã được học thuộc và họ sẽ không bao giờ quên”. Đó là tinh thần khoan dung, cùng nhìn về tương lai của Úc, Nhật, không như TQ cứ xoáy vào một quá khứ đau thương để thỏa mãn tinh thần dân tộc.

Trần Trí (theo Sydney Morning Herald)

========================

Vui nhỉ! Cái này ngạn ngữ Việt gọi là: "suy bụng ta ra bụng người".

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết 412 của Thượng viện Hoa Kỳ

11/07/2014 20:25 (GMT + 7)

Việt Nam hoan nghênh việc Thượng viện Hoa Kỳ ra nghị quyết 412 yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 và các lực lượng hộ tống khỏi vị trí hiện tại, không có các hoạt động trái với Quy tắc quốc tế về phòng ngừa đâm va trên biển (COLREGs).

Posted Image

Ông Lê Hải Bình - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam - Ảnh: Nguyễn Khánh

Trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan tới việc ngày 10-7 Thượng viện Hoa Kỳ thông qua Nghị quyết 412 khẳng định Hoa Kỳ ủng hộ quyền tự do hàng hải, sử dụng các vùng biển, vùng trời ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương theo quy định của luật pháp quốc tế, giải quyết các yêu sách và tranh chấp lãnh thổ bằng biện pháp ngoại giao hòa bình, ngày 11-7-2014, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nêu rõ: “Việt Nam hoan nghênh việc Nghị quyết 412 của Thượng viện Hoa Kỳ yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 và các lực lượng hộ tống khỏi vị trí hiện tại, không có các hoạt động trái với Quy tắc quốc tế về phòng ngừa đâm va trên biển (COLREGs); lên án các hành động cưỡng bức, đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, thay đổi hiện trạng hay gây bất ổn ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Việt Nam mong muốn các quốc gia trong và ngoài khu vực, trong đó có Hoa Kỳ tiếp tục có đóng góp mạnh mẽ, thiết thực, hiệu quả và có tính xây dựng cho hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không ở khu vực”

TTXVN

==============

Có lý! Hì.Posted Image

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tham nhũng trong quân đội Trung Quốc: Tập Cận Bình ‘tái mặt vì sốc”

My Lan - theo Trí Thức Trẻ

11/07/2014 20:35

(Soha.vn) - Dư luận Trung Quốc đang chấn động vì hàng loạt những vụ bắt giữ nhân vật cấp cao, theo chiến dịch 'đả hổ diệt ruồi" của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Posted Image

Cựu Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

======================

Tham nhũng trong quân đội Trung Quốc: Tập Cận Bình ‘tái mặt vì sốc”

Xứ Tàu còn lém chiện lém! Nếu như ngài Tập tỏ ra bình thản và mọi việc cứ theo luật mà mần thì cũng đỡ rắc rối.

Tại sao thái độ của ngài Tập lại dẫn đến sự nhận xét của Lão Gàn như vậy? Đây là bí ẩn của Lý học Việt. Phân tích điều này còn hay hơn "Kim Long đằng phi". Nhưng thôi! Hổng có quỡn!

Để lo cuốn sách xong đã. Rảnh việc Lão Gàn bàn tiếp. Lúc đó nó mới có "cơ sở Lý học".

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hoàn Cầu:

Đừng ảo tưởng liên minh Mỹ - Nhật kiềm chế được TQ

My Lan

theo Trí Thức Trẻ | 11/07/2014 13:43

(Soha.vn) - Hoàn Cầu cảnh báo rằng "Washington rồi cũng sẽ nhận ra rằng liên minh này chẳng thể giúp nó hoà nhập vào châu Á mà chỉ nuôi lớn một Nhật Bản đi trệch đường".

Posted Image

Tàu Cảnh sát biển Nhật Bản rượt đuổi tàu Hải giám Trung Quốc

Trong một bài viết ngày 11/7, tờ Thời báo Hoàn Cầu đã nhắc tới quyền phòng vệ tập thể của Nhật Bản để chỉ trích liên minh quân sự Mỹ - Nhật trong thời điểm hiện nay. Bài báo cho rằng, Nhật Bản không dại gì kích động chiến tranh, song nước này muốn sử dụng liên minh quân sự làm công cụ để giành được vị trí một quốc gia bình thường.

Hoàn Cầu tự nhận định rằng "không quốc gia châu Á nào thực tâm chấp nhận một liên minh quân sự như vậy để hỗ trợ về an ninh trong tương lai. Một liên minh thô bạo sẽ dẫn tới việc nhiều liên minh hơn nữa được thành lập hoặc gây leo thang các cuộc đối đầu quân sự".

Hoàn Cầu không ngần ngại nhận định liên minh quân sự Mỹ - Nhật đã tới hồi thoái trào và sẽ bị "sự phát triển chung của kinh tế và thương mại châu Á đẩy ra ngoài lề", và rằng "về bề nổi, liên minh giữa 2 quốc gia này sẽ phát triển một cách vững chãi hơn, song trên thực tế, nó đã bước vào giai đoạn cuối cùng của quá trình lịch sử của nó".

Đồng thời, tờ này tự tin khẳng định rằng: "Thật là ảo tưởng khi cho rằng liên minh quân sự này có thể ngăn chặn một Bắc Kinh đang phát triển. Không khó có thể dự đoán trước được hậu quả do một liên minh quân sự Mỹ - Nhật nhằm vào Trung Quốc gây ra. Không có lí do gì cho sự tồn tại của nó nếu nó chỉ nhằm bảo vệ an ninh châu Á".

Trong khi đó, nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ, Australia, Campuchia, Philippines, Australia... đã công khai bày tỏ sự ủng hộ của mình với việc Nhật Bản thông qua nghị quyết gỡ bỏ lệnh cấm phòng vệ tập thể, vốn được áp dụng tại nước này từ sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai.

Phó Đô đốc John Kirby, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết: "Chúng tôi thấy điều này rất hữu ích và quan điểm của chúng tôi là không có lý do để tin hay lo lắng rằng nó sẽ làm cho căng thẳng tồi tệ hơn. Ngược lại, chúng tôi nghĩ rằng điều này sẽ giúp cho an ninh và ổn định trong khu vực".

Đồng quan điểm này, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines nhận định Nhật Bản đã có một bước đi đúng hướng và rằng Tokyo sẽ tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong việc giải quyết thách thức an ninh chung.

Trả lời phỏng vấn báo Đức Deutsche Welle, Tiến sĩ sử học Jeremy A.Yellen từ Đại học Harvard cho rằng, một trong những lý do khiến Thủ tướng Nhật Bản diễn giải lại Điều 9 của Hiến pháp hoà bình, nới lỏng hoạt động của quân đội, là nhằm vào việc Trung Quốc tăng cường sức mạnh lấn át trên các vùng biển, trong đó có cả biển Đông và biển Hoa Đông. Theo ông này, quyền tự vệ tập thể của Nhật có thể mở rộng đến một số quốc gia như Việt Nam, Philippines, Ấn Độ... trong trường hợp có các mối đe doạ từ Trung Quốc hoặc các quốc gia khác.

====================

Phát biểu hùng hồn, hoặc nói ngong; lập luận sắc sảo hoặc dở hơi; tư duy xuất chúng hoặc dốt nát, quân lực mãnh mẽ hay bạc nhược; nghèo khổ hay giàu sang; phát triển hay lụi tàn....vân vân và vân vân....? Nhưng vũ trụ này vẫn vận động đúng "quy trình".Posted Image

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc ép khu vực lựa chọn:

Làm chư hầu cho Bắc Kinh hay theo Mỹ

Hồng Thủy

12/07/14 06:36

Thảo luận (0) (GDVN) - Malcolm Turnbull, Bộ trưởng thành viên Nội các Úc bình luận, Trung Quốc thực sự không có đồng minh trong khu vực, ngoại trừ Bắc Triều Tiên.

Posted Image

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tỏ ra cứng rắn kể cả về đối nội lẫn đối ngoại kể từ khi lên cầm quyền.

Tờ Manichi của Nhật Bản ngày 11/7 dẫn lời học giả Hoang Jing, chuyên gia về Trung Quốc từ đại học Quốc gia Singapore bình luận, giới chức Bắc Kinh có một mục đích ở Biển Đông là hạ thấp uy tín của Mỹ càng nhiều càng tốt.

Bắc Kinh tin rằng nếu họ tỏ ra "mềm yếu" sẽ không có kết cục tốt đẹp, vì vậy họ phải tỏ ra khó khăn và sẽ không thỏa hiệp. Người Trung Quốc tin là Mỹ sẽ không đứng ra giúp đỡ đồng minh và đối tác của họ ở Biển Đông trong các tình huống khẩn cấp.

Huang Jing cho rằng trên khắp châu Á, Trung Quốc đang buộc các chính phủ phải thực hiện một sự lựa chọn khó khăn: Chấp nhận đặt tương lai của mình vào sự chi phối của Trung Quốc mới nổi hay dựa vào sự đảm bảo lâu năm của Mỹ.

Trung Quốc không chỉ nhảy vào khiêu khích, tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng từ Hoa Đông cho tới Biển Đông mà còn cam kết xây dựng những gì họ nói là một khuôn khổ an ninh mới cho châu Á, thay thế liên minh với Mỹ đã thống trị khu vực kể từ sau Thế chiến II.

Mặc dù Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ví nước ông như một con sư tử "hòa bình, hòa nhã và văn minh", nhưng những hành động của Bắc Kinh cho đến nay đã đặt ra báo động trong khu vực và đẩy các nước láng giềng ở châu Á phải tìm kiếm sự bảo vệ từ Washington.

Hứa hẹn của ông Bình về việc xây dựng một cộng đồng châu Á tự trị thực tế bị nhiều người xem là sự bắt nạt của Trung Quốc. Tập Cận Bình đã thể hiện sự táo bạo tương tự tại Trung Quốc kể từ khi lên nắm quyền, điều này đã trở thành trung tâm của chiến lược mới.

Christopher Johnson, một cựu chuyên gia CIA chuyên nghiên cứu về Trung Quốc, thành viên Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) nhận định, Tập Cận Bình xem bản thân không chỉ là vị cứu tinh của đảng Cộng sản Trung Quốc mà còn là một "công cụ của lịch sử" để phục hưng dân tộc Trung Hoa.

Posted Image

Trung Quốc đang sử dụng sức mạnh cơ bắp để áp đặt cái gọi là "trật tự thế giới mới" dưới tên gọi cấu trúc an ninh mới ở châu Á.

Điều đó thể hiện "ý chí mạnh mẽ chống lại ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực, Alice Ekman, người đứng đầu nhóm nghiên cứu Trung Quốc tại Học viện Quan hệ quốc tế Pháp bình luận. Các quan chức Trung Quốc đặc biệt nhấn mạnh hoạt động "chào hàng" trục châu Á của chính quyền Obama và công khai chế giễu khả năng của Mỹ trong việc duy trì vai trò cảnh sát toàn cầu.

"Chúng tôi đang thấy một cuộc đua tăng cường giữa Trung Quốc và Mỹ trong khu vực ở nhiều cấp độ, kể cả về kinh tế, thể chế, chính trị, an ninh kể từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền", Ekman nói trong một bài giảng gần đây tại Bắc Kinh về chính sách đối ngoại của Trung Quốc.

Bà cho rằng sự thống trị ngày càng tăng của Bắc Kinh đối với nền kinh tế toàn cầu và sự phụ thuộc của các nước láng giềng với Trung Quốc về mặt thương mại là trung tâm của chiến lược.

Theo Christopher Johnson, mục tiêu trước mắt của Tập Cận Bình là tạo dựng ưu thế chiến thuật về quân sự ở cái gọi là chuỗi đảo đầu tiên, kéo từ Nhật Bản xuống dưới Indonesia. Trong tháng 5, Trung Quốc đã hạ đặt trái phép giàn khoan 981 trong "vùng biển tranh chấp với Việt Nam" (thực tế là Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam, hoàn toàn không có tranh chấp - PV).

Ở khu vực quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam), Trung Quốc đã cải tạo (bất hợp pháp) các bãi đá, rặng san hô (mà họ xâm lược và chiếm đóng trái phép của Việt Nam từ năm 1988 - PV) để có thể xây dựng các căn cứ quân sự bất chấp phản đối của Việt Nam và Philippines. Xa hơn về phía Bắc, Trung Quốc vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ về cái gọi là vùng nhận diện phòng không ở Hoa Đông.

Malcolm Turnbull, Bộ trưởng, thành viên Nội các Úc bình luận, Trung Quốc thực sự không có đồng minh trong khu vực, ngoại trừ Bắc Triều Tiên. Và hậu quả là các nước láng giềng của Trung Quốc đang gần gũi với Hoa Kỳ hơn bao giờ hết.

======================

Christopher Johnson, một cựu chuyên gia CIA chuyên nghiên cứu về Trung Quốc, thành viên Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) nhận định, Tập Cận Bình xem bản thân không chỉ là vị cứu tinh của đảng Cộng sản Trung Quốc mà còn là một "công cụ của lịch sử" để phục hưng dân tộc Trung Hoa.

Lão Gàn luôn ủng hộ các giấc mơ của thiên hạ. Vì coi đó là động lực phát triển. Nhưng vấn đề là mần răng để thực hiện giấc mơ đó?

Lão Gàn đang ước mơ mua lại trên 50% cổ phần dầu hỏa ở Dubai, sau khi cố kiếm xu để trả nợ ngân hàng tháng này.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites