Túy Lão

Chiến Lược Và Sự Kiện Châu Á Thái Bình Dương

3.627 bài viết trong chủ đề này

Chuyển mình

Thứ Tư, 23/04/2014 - 14:40

(Dân trí) - Trước một Trung Quốc ngày càng cao ngạo và liên tục đẩy mạnh tham vọng bá quyền, chính phủ Nhật Bản đã quyết định đi nước cờ rắn. Đó là việc phá vỡ trật tự thế giới được thiết lập ở khu vực kể từ khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ II.

Posted Image

Tokyo ngày càng thể hiện rõ quyết tâm đối phó với đối thủ gây nhiều bất đồng ở khu vực.

Ngày1/4 đã đi vào lịch sử Nhật Bản khi nội các nước này quyết định hủy bỏ hoàn toàn chính sách cấm xuất khẩu vũ khí để thay vào đó bằng 3 nguyên tắc chuyển giao trang thiết bị quốc phòng hoàn toàn mới.

Chính sách này được Nhật Bản đưa ra trong Hiến pháp hòa bình sau chiến tranh nhằm đảm bảo sẽ chỉ tập trung vào việc phòng vệ và vĩnh viễn từ bỏ quân đội cũng như quyền giao chiến. Chính sách được thể hiện rõ trên 3 nguyên tắc:“Không xuất khẩu vũ khí cho các nước theo chủ nghĩa cộng sản”; “Không xuất khẩu vũ khí sang các nước bị Liên hợp quốc cấm vận vũ khí”; “Không xuất khẩu vũ khí sang các quốc gia liên quan hoặc có liên quan tới các cuộc xung đột quốc tế”.

Hàng chục năm qua, Nhật Bản luôn chịu sự ràng buộc của 3 nguyên tắc này và ngành công nghiệp quốc phòng từng lừng lẫy một thời cũng vì thế mà mất đi thị trường quốc tế. Các đơn hàng vũ khí chỉ giới hạn ở thị trường nhỏ bé trong nước, đủ để phục vụ khoảng 200.000 người.

Nhưng bước sang những năm đầu của thế kỷ 21, cùng với xu hướng hữu khuynh trong tổng thể chính sách đối nội - đối ngoại và đặc biệt là những hành động gây căng thẳng của Trung Quốc trong khu vực, nhu cầu sửa đổi các nguyên tắc xuất khẩu vũ khí xuất hiện càng nhiều ở Nhật Bản. Những hạn chế xuất khẩu vũ khí từng bước được nới lỏng. Lệnh cấm dần bị phá vỡ để thay bằng 3 nguyên tắc mới về chuyển giao trang thiết bị quốc phòng.

Dựa trên các nguyên tắc mới, Nhật Bản đã bán 10 tàu tuần tra cho Philippines, thương lượng bán xe lội nước và cứu nạn cho Ấn Độ, đồng thời đẩy mạnh hợp tác an ninh với các nước ven Biển Đông.

Mặc dù ba nguyên tắc mới chỉ cho phép Nhật Bản phát triển và sản xuất vũ khí với phương Tây, nhưng nước này vẫn có thể xuất khẩu trang thiết bị quân sự vì mục đích hòa bình và nhân đạo. Vì thế, chúng sẽ giúp Nhật Bản tiến một bước lớn trên con đường phục hưng ngành công nghiệp quốc phòng và nâng cao năng lực tấn công mạnh mẽ. Theo đánh giá của giới chuyên gia, với tiềm năng công nghiệp quốc phòng đứng đầu châu Á và thuộc hàng “máu mặt” trên thế giới, Nhật Bản sẽ chẳng khác nào “hổ thả về rừng” và quốc gia đầu tiên phải lo ngại chính là Trung Quốc sau một thời gian dài gây quan ngại trong khu vực bằng những chính sách phát triển gây tranh cãi mà điển hình là việc tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông và thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Hoa Đông. Trong phản ứng mới nhất, Bắc Kinh cho rằng chính Washington là động lực cho Tokyo chuyển mình mạnh mẽ. Mỹ đã chuyển đổi lực lượng phòng vệ Nhật Bản thành quân đội chính quy; hỗ trợ Tokyo phát triển nhiều loại vũ khí hiện đại, kể cả vũ khí có năng lực tấn công; và thúc đẩy “sự hồi sinh của chủ nghĩa quân phiệt” Nhật Bản.

Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự Trung Quốc, Mỹ không chỉ theo đuổi chiến lược xoay trục sang châu Á – Thái Bình Dương, mà còn xây dựng cấu trúc khu vực mới với Mỹ và Nhật Bản là trung tâm. Trong cấu trúc này, Nhật Bản sẽ đóng vai trò quan trọng trong chiến lược xoay trục của Mỹ, đồng thời trở thành đối tác ngang hàng (chứ không phải chỉ là đồng minh thụ động) trong việc cản trở sự nổi lên của Trung Quốc.

Để thực hiện mục tiêu này, cách thức duy nhất là Mỹ phải hỗ trợ Nhật Bản sửa đổi Hiến pháp hòa bình như đã được đề cập ở trên nhằm biến Tokyo thành một cường quốc độc lập trong trật tự an ninh mới ở châu Á.

Tuy nhiên, đấy là cách nhìn của Trung Quốc. Còn với Mỹ, Nhật Bản và nhiều quốc gia khác trong khu vực, sự chuyển mình của Tokyo có cả nguyên do chủ quan và khách quan, nhưng khách quan vẫn chiếm vai trò chủ đạo.

Hiện quan hệ của Trung Quốc với nhiều quốc gia trong và ngoài khu vực đã xuống đến mức thấp nhất và không ngừng nảy sinh căng thẳng. Tham vọng của Bắc Kinh độc chiếm Biển Đông, kiểm soát vùng ADIZ ở Hoa Đông, đẩy mạnh phát triển quân sự và áp đặt chính sách kẻ cả nước lớn trong các quan hệ song phương không khỏi khiến nhiều quốc gia lo ngại. Trong bối cảnh chỉ Nhật Bản có đủ khả năng đối trọng với Trung Quốc thì việc nước này phải gánh vác trọng trách lớn hơn là điều khó tránh khỏi.

Đức Vũ

=================

Tất cả những sự kiện này đều đã được tiên lượng trước ở ngay topic này và trên một vài chủ đề trong diễn đàn. ....

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thủ tướng Nhật và Tổng thống Mỹ uống rượu sake bàn quốc sự

Hồng Thủy

24/04/14 10:12

(GDVN) - Trong hơn 1 tiếng ăn tối, 2 nhà lãnh đạo đã trao đổi nhiều vấn đề quan trọng. Thủ tướng Nhật Bản đã nỗ lực tạo bầu không khí thân thiện để phát triển quan hệ

Posted Image

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Mỹ Obama uống sake bàn quốc sự.

Thời báo Hoàn Cầu ngày 24/4 đưa tin, chính quyền Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã tiếp đãi Tổng thống Mỹ Barak Obama đặc biệt trọng thị khi ông bắt đầu tới Tokyo trong chuyến công du 3 ngày 2 đêm.

Đài TBS Nhật Bản đưa tin, chuyến công du này ông Obama mang theo hơn 100 chiếc xe với đội quân hộ tống đông đảo như thường lệ. Nước chủ nhà điều động 1/3 số cảnh sát ở Tokyo tuần tra 24/24, lắp đặt hơn 10 ngàn camera an ninh, tất cả thùng rác trên các tuyến phố trọng điểm đều bị đóng.

Tối qua ông Shinzo Abe đã mời Tổng thống Obama tới một nhà hàng sushi nổi tiếng ở Tokyo thưởng thức món ăn đặc trưng này cùng với rượu sake để cùng bàn quốc sự. Bữa tiệc được Thủ tướng Nhật Bản mời với tư cách cá nhân.

Dẫn nguồn tin từ các tờ báo lớn Nhật Bản, Hoàn Cầu cho biết trong hơn 1 tiếng ăn tối, 2 nhà lãnh đạo đã trao đổi nhiều vấn đề quan trọng. Thủ tướng Nhật Bản đã nỗ lực tạo bầu không khí thân thiện để phát triển quan hệ cá nhân với ông chủ Nhà Trắng.

Posted Image

Ông Shinzo Abe nâng ly mời khách quý.

Tuy nhiên Thời báo Hoàn Cầu cho rằng, hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Nhật lần này hai bên đồng sàng dị mộng, ai cũng có tính toán của mình nên mặc dù là hội đàm giữa Obama với Shinzo Abe, nhưng vẫn có "bóng dáng của Tập Cận Bình và Putin trong đó".

Theo tường thuật của đài CNN, phụ trách bữa tiệc này là một đầu bếp nổi tiếng của Nhật Bản, Ono, người sẽ bước sang tuổi 90 vào năm tới và là đầu bếp sushi đầu tiên trên thế giới nhận được danh hiệu Michelin 3 sao.

Hàng trăm phóng viên vây quanh hàng rào cảnh sát trên đường phố dẫn vòa nhà hàng Sukiyabashi Jiro, Obama và Shinzo Abe không đeo cà vạt, bắt tay và bước vào bên trong nhà hàng. Tân Đại sứ Mỹ tại Nhật Bản Caroline Kennedy cũng tham dự buổi chiêu đãi kéo dài 1 tiếng rưỡi.

"Tổng thống Obama nói với tôi rằng, ông sinh ra ở Hawaii và ăn rất nhiều món sushi, nhưng đây là bữa sushi ngon nhất mà ông từng được ăn", Thủ tướng Nhật Bản nói với đài NHK News.

=======================

Vấn đề còn lại sẽ chờ xem.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Obama công khai khẳng định bảo vệ Senkaku là động thái "chưa từng có"

Hồng Thủy

24/04/14 07:14

(GDVN) - Obama nói rằng liên minh Mỹ - Nhật Bản "mạnh mẽ hơn bao giờ hết".

Posted Image

Tổng thống Mỹ Obama và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Tokyo.

Bưu điện Hoa Nam ngày 24/4 đưa tin, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã khiến Bắc Kinh nổi giận khi chính ông tuyên bố công khai nhóm đảo không người ở Senkaku trên biển Hoa Đông do Nhật Bản kiểm soát nằm trong hiệp ước phòng thủ chung Mỹ - Nhật. Ông là Tổng thống Mỹ đầu tiên công khai khẳng định điều này.

Obama đã đưa ra sự đảm bảo với đồng minh khi bắt đầu chuyến công du 4 nước châu Á, bắt đầu tại Tokyo ngày hôm qua. Bắc Kinh đã nhanh chóng phản ứng: "Cái gọi là liên minh an ninh Mỹ - Nhật Bản là một thỏa thuận song phương trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, và nó không nên được sử dụng để gây thiệt hại về chủ quyền, lợi ích hợp pháp của Trung Quốc", Tần Cương, người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước này tuyên bố.

Trung Quốc cũng đòi chủ quyền với quần đảo này và gọi nó là Điếu Ngư. Căng thẳng Trung - Nhật leo thang hơn nữa trong tháng Giêng năm nay khi một tàu khu trục Trung Quốc bật radar ngắm bắn một tàu hộ vệ và trực thăng Nhật Bản.

Đổ thêm dầu vào lửa là cả Tư lệnh Hải quân Trung Quốc và Tư lệnh Hải quân Nhật Bản khi tham dự một diễn đàn quốc phòng tại Thanh Đảo cùng tuyên bố, một cuộc xung đột tình cờ giữa quân đội hai nước là không thể loại trừ, theo đài Phượng Hoàng - Hồng Kông.

Trong bài phát biểu bằng văn bản được tờ Yomiuri Shimbum của Nhật đăng tải, ông Obama nói rằng liên minh Mỹ - Nhật Bản "mạnh mẽ hơn bao giờ hết".

"Chính sách của Hoa Kỳ rất rõ ràng, quần đảo Senkaku do Nhật Bản quản lý, do đó thuộc phạm vi Điều 5 Hiệp ước hợp tác an ninh chung Mỹ - Nhật Bản. Chúng tôi phản đối bất kỳ nỗ lực đơn phương nào làm suy yếu sự quản lý của Nhật Bản đối với các hòn đảo này."

Obama cho biết, ông đã nói với Tập Cận Bình rằng tranh chấp lãnh thổ nên được giải quyết thông qua thương lượng ngoại giao, đồng thời khen những nỗ lực của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe để tăng cường lực lượng quốc phòng của Nhật Bản.

Thời Ân Hoằng, một chuyên gia về Mỹ từ đại học Nhân Dân bình luận, phát biểu của Obama là một sự đảm bảo "chưa từng có" vì Mỹ cần sự hỗ trợ của Tokyo cho hiệp định đối tác xuyên Thái BÌnh Dương TPP.

========================

Kể cả bây giờ người Nhật mần ra tên lửa xuyên lục địa, mang đầu đạn hạt nhân, Hoa Kỳ cũng chẳng ý kiến, ý cò gì. Cái này nói lâu rồi. Ngay trong topic này. Bàn chơi cho zdui. Hổng có "quyền lợi và nghĩa vụ" liên quan. Hì.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ lại cảnh báo Nga về “sai lầm đắt giá” ở Ukraine

Thứ Sáu, 25/04/2014 - 08:27

(Dân trí) - Ngoại trưởng Mỹ ngày 24/4 lại cảnh báo việc Nga từ chối thực hiện các bước nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng ở Ukraine sẽ là “một sai lầm đắt giá” và tuyên bố cánh cửa để Mátxcơva thay đổi đang dần khép lại.

Posted Image

Nga-phương Tây tiếp tục "khẩu chiến" về tình hình Ukraine.

Trong tuyên bố bất ngờ với các phóng viên vào tối 24/4, nhà ngoại giao hàng đầu Mỹ John Kerry đã cáo buộc Nga phá vỡ cam kết, khi không áp dụng các điều khoản trong thỏa thuận 4 bên đã đạt được ở Geneva vào tuần trước cùng với Mỹ, EU và Kiev.

“Trong suốt 7 ngày, Nga từ chối thực hiện bất kỳ bước đi cụ thể nào theo đúng hướng, không một quan chức Nga nào…công khai lên truyền hình ở Ukraine và kêu gọi những người ly khai rút lui, từ bỏ vũ khi và ra khỏi các tòa nhà ở Ukraine”, ông Kerry cho hay.

Trong khi đó ông Kerry cho rằng các lãnh đạo lâm thời Ukraine ngay từ “ngày đầu tiên” đã giữ lời hứa theo thỏa thuận.

Ông Kerry cũng cáo buộc Nga đang tìm cách phá hoại tiến trình dân chủ ở Ukraine và miêu tả cuộc tập trận quân sự mới của Nga sát Ukraine vào hôm qua là sự “đe dọa”.

“Hãy để tôi nói rõ rằng: Nếu Nga tiếp tục theo hướng này, đó sẽ không chỉ là một sai lầm nghiêm trọng mà là một sai lầm đắt giá”, nhà ngoại giao kỳ cựu của Mỹ tuyên bố. “Chúng tôi sẵn sàng hành động” và Washington đã sẵn sàng có các biện pháp trừng phạt kinh tế mới với Nga.

Ông cũng nhấn mạnh các biện pháp trừng phạt quốc tế đã và đang tác động đến kinh tế Nga và cho rằng lòng tin của nhà đầu tư đã bị lung lay. Ông cho biết khoảng 70 tỷ USD đã bốc hơi khỏi hệ thống tài chính Nga khi các biện pháp trừng phạt được áp dụng.

“Cánh cửa thay đổi đang dần khép lại. Tổng thống Putin và Nga đang đối mặt với lựa chọn. Nếu Nga chọn con đường giảm leo thang, cộng đồng quốc tế, tất cả chúng tôi, sẽ hoan nghênh. Nhưng nếu Nga không chọn, thế giới sẽ đảm bảo rằng cái giá Nga phải trả sẽ ngày một tăng lên”, ông cảnh báo.

Trong khi đó, phía Nga cũng cáo buộc Ukraine và phương Tây cũng không thực hiện bất kỳ trách nhiệm nào của họ trong thỏa thuận đạt được ở Geneva vào tuần trước. Kiev đã bị cáo buộc nổ súng nhằm vào người biểu tình đòi ly khai ở miền đông Ukraine, khiến nhiều người thiệt mạng và mới đây nhất là Kiev cho tái triển khai hoạt động quân sự nhằm vào người biểu tình. Tổng thống Nga Putin hôm qua cho rằng động thái triển khai quân của Kiev là “tội ác nghiêm trọng”. Ông cũng cảnh báo hậu quả của việc làm này.

Ngoài ra, NATO cũng tiến hành tập trận ở các nước vùng Baltic và Ba Lan và tăng cường tuần tra ở các nước thành viên giáp với Nga.

Trung Anh

Tổng hợp

===================

Với cá nhân Lão gàn thì nước Nga là một trong những siêu cường không có nhà khoa học nào trong cái "cộng đồng khoa học thế giới" ủng hộ quan điểm phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt, trải gần 5000 năm văn hiến. Bởi vậy, Lão Gàn rất có cảm tình. Trên cơ sở tình cảm cá nhân, Lão Gàn khuyên ngài Putin nên kìm chế. Người Mỹ cần đến nước Nga hơn là ngài tưởng đấy. Trong điều kiện này, mọi việc diễn tiến sẽ khác đi. Thưa ngài Putin.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cơn ác mộng khi Mỹ mềm mỏng với Trung Quốc

Thứ Năm, 24/04/2014 - 11:06

"Tối ưu" của Mỹ phải chăng là "ác mộng" của khu vực, khi nó tiếp tục tạo nên một sự ỡm ờ, cả về sách lược, lẫn chiến lược, khi Mỹ quá mềm với các cường quốc khu vực như Trung Quốc?

Tháng 11/2013, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Susan Rice đã có bài diễn văn tại Đại học Georgetown, Washington D.C., với nhan đề "Tương lai nước Mỹ ở châu Á". Nội dung bài diễn văn nhấn mạnh rằng việc tái cân bằng tại châu Á - Thái Bình Dương là một cương lĩnh quan trọng của chính quyền Tổng thống Obama. Trong thời gian tới, chiến lược này sẽ được thực hiện trên bốn lĩnh vực là tăng cường an ninh, thúc đẩy thịnh vượng, vun đắp dân chủ, đề cao các giá trị nhân quyền. Tuyên bố này có thể xem như một sự tái khẳng định và làm mới chiến lược xoay trục châu Á của Mỹ, mang một cách tiếp cận "mềm" hơn với Trung Quốc. Chuyến thăm châu Á của ông Obama chính là để tái khẳng định và tiến hành điều chỉnh một phần chính sách cũa Mỹ tại Châu Á - Thái Bình Dương.

Posted Image

Mỹ sẽ làm mới chiến lược xoay trục châu Á, mang một cách tiếp cận "mềm" hơn với Trung Quốc? Ảnh minh họa

Tái cân bằng gặp thách thức

Chính sách xoay trục hướng về châu Á, với luồng sinh khí mới sau khi ông Obama tái đắc cử, phải đối diện với những mối hoài nghi từ bên ngoài lẫn trong nội bộ. Người ta vẫn chưa quên chuyện Tổng thống Obama phải huỷ các chuyến thăm Malaysia, Philippines, vắng mặt tại các hội nghị thượng đỉnh APEC và EAS năm ngoái do Chính phủ Mỹ đóng cửa. Ngoài vấn đề tài chính, Washington còn bị phân tán bởi những sự kiện đang xảy ra tại Ukraina và Trung Đông.

Kỳ vọng vào sự hiện diện của Mỹ, Nhật Bản cảm thấy chưa thoả mãn khi Mỹ không buộc được Trung Quốc rút lại tuyên bố thành lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông[1]. Ngược lại, Hàn Quốc, Úc cùng các đối tác là Singapore và Indonesia lại không muốn rơi vào thế giữa hai cường quốc phải chọn một. Trung Quốc, cường quốc đang nổi ở khu vực, vẫn tỏ ra là một thế lực không dễ gì bị kìm tỏa bởi Mỹ.

Trong khi đó, ngày 17/4, Uỷ ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ đã lên tiếng phê bình việc thực hiện chính sách này hiện nay. Theo đó, việc tái cân bằng quá chú trọng đến phân bổ lực lượng quân sự và nhằm đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Với mối nghi ngờ rằng liệu chiến lược này có bị "mất lửa" sau khi Ngoại trưởng Hillary Clinton và Cố vấn An ninh Quốc gia Tom Donilon từ nhiệm, Thượng viện kêu gọi phải thực hiện việc tái cân bằng dựa trên các yếu tố ngoại giao, kinh tế và xã hội dân sự nhiều hơn.

Ngoài ra, Mỹ cần giúp Trung Quốc phát triển một cách tích cực, tôn trọng luật pháp quốc tế thay vì kìm hãm nước này. Những yêu cầu trên về cơ bản không khác những gì bà Susan Rice phát biểu năm 2013; tuy nhiên, lời chỉ trích của Thượng viện cho thấy còn có nhiều khác biệt giữa việc đề ra phương châm và quá trình thực hiện chính sách.

Một "Tái cân bằng" mềm mỏng hơn

Quả thực trong thời gian qua, Mỹ đã dần dần tăng cường sự hiện diện trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung và Đông Nam Á nói riêng thông qua các lĩnh vực ngoài quân sự. Ngày 3/4 vừa qua, trong hội nghị với các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel nói: "An ninh và ổn định là những nền tảng chính của thịnh vượng và phát triển kinh tế".

Mới đây nhất, một phái đoàn do Thượng nghị sĩ Patrick Leahy và dân biểu Peter Welch dẫn đầu đến thăm Trung Quốc, Việt Nam và Hồng Kông. Trọng tâm của cuộc thảo luận tại Việt Nam là luật tác quyền, nhân quyền, và các nỗ lực nhân đạo đang được tiến hành ở Việt Nam, liên quan tới hóa chất da cam và tháo gỡ mìn bẫy từ thời Chiến tranh Việt Nam.

Không chỉ tuyên bố trong các lần gặp gỡ, Mỹ còn đóng góp lực lượng để giải quyết vấn đề chung. Trường hợp gần đây nhất là sau sự cố mất tích máy bay MH370, ưu thế về kỹ thuật tìm kiếm cứu nạn và định vị toàn cầu của Mỹ đã đóng góp phần đáng kể vào công tác tìm kiếm, nhất là trong hoàn cảnh thông tin bị mập mờ và mâu thuẫn.

Trong các lĩnh vực mà Mỹ muốn thể hiện vai trò của mình, kinh tế là mũi nhọn hàng đầu và do đó việc xây dựng Hiệp định Đối tác Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) được coi như một nước cờ quan trọng. Với Nhật Bản gia nhập, TPP có 12 nước tham gia với tổng GDP $26 ngàn tỉ USD, một sự hấp dẫn có thể tạo nên hiệu ứng domino kéo thêm nhiều quốc gia tham dự.

Mặt khác, sự tham gia của Nhật Bản làm tăng sự cạnh tranh giữa TPP và RCEP (Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực), khu vực tự do thương mại do ASEAN dẫn đầu, gồm cả các đối tác kinh tế như Trung Quốc, Nhật Bản nhưng chưa bao gồm Mỹ. Trung Quốc đang phải cân nhắc giữa lợi ích khi tham gia TPP và sự đề phòng việc phải chơi theo luật của do Mỹ đặt ra.

Còn đối với Trung Quốc, suốt những tháng gần đây Mỹ đã nhắc lại nhiều lần thông điệp của bà Rice trong nỗ lực chỉ ra những lợi ích chung giữa mình và Trung Quốc để hai bên cùng hợp tác. Trong chuyến thăm Trung Quốc ngày 14/02, Ngoại trưởng John Kerry lưu ý rằng Trung Quốc có một vai trò "đặc biệt và quan trọng" trong vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên như một người thích hợp nhất để thuyết phục Triều Tiên ngồi vào đàm phán.

Trong chuyến thăm Trung Quốc cùng gia đình, Đệ nhất Phu nhân Michelle Obama cũng tuyên bố chuyến thăm nhằm mục đích văn hoá nhiều hơn chính trị. Thông điệp của bà Rice cũng mời gọi Trung Quốc gia nhập TPP, miễn là nước này đáp ứng được các tiêu chuẩn cần thiết. Đáp lại những tín hiệu từ Mỹ, Trung Quốc đã mời Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel lên thăm tàu sân bay Liêu Ninh, như một cách thể hiện rằng Trung Quốc không có gì phải giấu giếm trong quan hệ với Mỹ.

Như vậy, đối với một cường quốc đang lên, Washington đã có cách tiếp cận mềm mỏng và ôn hoà trên các phương diện như kinh tế và văn hoá, đồng thời nhìn nhận được vai trò của nước này trong các vấn đề mà Mỹ không dễ dàng đơn phương giải quyết. Trước những động thái khiêu khích của Bắc Kinh trong tranh chấp chủ quyền với các nước lân cận, Mỹ nhận thấy cần phải kiềm chế Trung Quốc để bảo đảm lợi ích của mình, nhưng không phải bằng sức mạnh quân sự mà bằng con đường hợp tác và thể chế hoá.

Những dấu hiệu này dường như đang thể hiện một lựa chọn khá "tối ưu" của Mỹ trong thời điểm này. Nhưng liệu nó sẽ làm khoảng cách lòng tin của các nước Đông Á với chính sách cân bằng càng doãn rộng. "Tối ưu" của Mỹ phải chăng là "ác mộng" của khu vực, khi nó tiếp tục tạo nên một sự ỡm ờ, cả về sách lược, lẫn chiến lược, khi Mỹ quá mềm với các cường quốc khu vực như Trung Quốc, quốc gia đang quyết đoán và cứng rắn một cách lạnh lùng hơn bao giờ hết?

Theo Bùi Hữu Duyệt

Vietnamnet/Irys

===================

Lý học Đông phương, nhân danh nền văn hiến Việt, chẳng bao wờ, nhìn hinh tướng (Tức nhận thức trực quan), để kết luận vấn đề. Mà là thông qua hình tướng để tìm hiểu bản chất hiện tượng và khả năng tiên tri trong diễn biến sự vận động.

Nhưng thôi. Không phải lúc nào cũng "chém gió". Khi nào Thái Tuế chiếu trục Đông Tây bít liền à.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vừa trấn an xong, Obama lại cảnh báo Nhật "chớ khiêu khích" Trung Quốc

Hồng Thủy

25/04/14 06:28

(GDVN) - Phát biểu của Obama có thể xem như một thắng lợi của ông Shinzo Abe, nhưng nó cũng làm cho Trung Quốc hiểu rằng Mỹ sẽ không can thiệp vũ lực

Posted Image

Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.

Bưu điện Hoa Nam ngày 25/4 đưa tin, Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua đã xử lý một ranh giới ngoại giao khi vừa trấn an Nhật Bản rằng nhóm đảo Senkaku nằm trong khuôn khổ hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật, nhưng đồng thời kêu gọi Thủ tướng Shinzo Abe không leeo thang căng thẳng.

"Hãy để tôi nhắc lại rằng cam kết hiệp ước của chúng tôi đối với an ninh của Nhật Bản là tuyệt đối, và Điều 5 bao gồm tất cả các vùng lãnh thổ thuộc quyền quản lý của Nhật Bản bao gồm cả quần đảo Senkaku", ông Obama tuyên bố. Tokyo đã có lịch sử quản lý các đảo này và điều đó không thể thay đổi đơn phương.

Tận tới những năm gần đây Washington vẫn tỏ ra miễn cưỡng công khai làm rõ quan điểm của mình xung quanh tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc với Nhật Bản ở Hoa Đông.

Tuy nhiên cũng ngay trong cuộc họp báo, Obama đã kêu gọi Tokyo kiềm chế: "Tôi nhấn mạnh với Thủ tướng Abe về tầm quan trọng của việc giải quyết vấn đề này một cách hòa bình, không leo thang tình hình, giữ những lời lẽ bình tĩnh, không có những hành động khiêu khích và cố gắng xác định làm thế nào để cả Nhật Bản và Trung Quốc có thể làm việc hợp tác với nhau."

Sau cuộc họp thượng đỉnh Mỹ - Nhật, một tuyên bố chung đã bị hoãn lại do các nhà đàm phán của 2 nước vẫn đang cố gắng thu hẹp sự khác biệt của họ trong thỏa thuận quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Thời báo Hoàn Cầu dẫn lời một chuyên gia từ đại học Takushoku Nhật Bản bình luận, phát biểu của Obama có thể xem như một thắng lợi của ông Shinzo Abe, nhưng nó cũng làm cho Trung Quốc hiểu rằng Mỹ sẽ không can thiệp vũ lực (vào tranh chấp ở Hoa Đông).

===============

Obama đã kêu gọi Tokyo kiềm chế: "Tôi nhấn mạnh với Thủ tướng Abe về tầm quan trọng của việc giải quyết vấn đề này một cách hòa bình, không leo thang tình hình, giữ những lời lẽ bình tĩnh, không có những hành động khiêu khích và cố gắng xác định làm thế nào để cả Nhật Bản và Trung Quốc có thể làm việc hợp tác với nhau."

Nếu chỉ để nói câu này, ngài Obama không cần phải công du châu Á.

Posted Image

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quân Mỹ mua nhiều bom thông minh chuẩn bị "ném bom Bắc Kinh"?

Việt Dũng

26/04/14 07:08

(GDVN) - Bom thông minh được sử dụng để áp chế những đối thủ có tính hiếu chiến, cuộc xung đột quy mô lớn tiềm tàng nhất là xung đột liên quan đến Trung Quốc.

Posted Image

Máy bay chiến đấu F-35B đã thử thành công bom mới

Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 25 tháng 4 dẫn trang mạng "Strategy Page" Mỹ ngày 23 tháng 4 đưa tin, cuối năm 2013, lượng đơn đặt hàng đạn tấn công trực tiếp liên hợp - "bom thông minh" của Bộ Quốc phòng Mỹ đã bất ngờ tăng 17%, tổng số lượng đạt 212.588 quả.

Từ năm 1998 đến nay đã chế tạo tổng cộng hơn 250.000 quả đạn tấn công trực tiếp liên hợp, Mỹ luôn là khách hàng lớn nhất. Dự trữ vũ khí này hoàn toàn là để chuẩn bị tiến hành "đại chiến".

Báo Mỹ cho rằng, Không quân Mỹ (cùng với Hải quân, Thủy quân lục chiến và Lục quân) hiện nay đều đang từ bỏ sử dụng lực lượng đường không tấn công các phần tử khủng bố và quân đội phi chính quy, chuyển sang những nỗ lực như "ném bom Bắc Kinh", CHDCND Triều Tiên hoặc Iran. Đây là công cuộc cải cách to lớn được tiến hành với phương pháp tác chiến của lực lượng đường không trong 20 năm qua của Mỹ.

Trong 20 năm qua, Mỹ đã thực hiện rất nhiều chiến dịch ném bom, nhưng máy bay Mỹ không bị đáp trả nhiều. Từ khi "bom thông minh" được dẫn đường bằng hệ thống định vị toàn cầu ra đời (thập niên 1990) đến nay, chức trách của phi công máy bay ném bom được đơn giản hóa, chức trách này tương đương với việc lái một chiếc xe tải chở đầy bom.

Posted Image

Bom thông minh do hãng Boeing nghiên cứu chế tạo

Mỹ hiện nay cho rằng, vũ khí trên không chủ yếu trong tương lai chính là "bom thông minh", đặc biệt là đạn tấn công trực tiếp liên hợp và vũ khí tấn công liên hợp ngoài khu vực phòng thủ (phiên bản tăng cường). Vì vậy cho biết, đặt mua rất nhiều đạn tấn công trực tiếp liên hợp là để tăng cường sẵn sàng chiến đấu, để đề phòng xuất hiện "đại chiến".

Mỹ đã dự trữ rất nhiều "bom thông minh". Sau khi tấn công Iraq, lượng đơn đặt hàng đạn tấn công trực tiếp liên hợp của Không quân Mỹ tăng mạnh. Lượng đặt hàng mỗi tháng của Không quân Mỹ là 5.000 quả. Nhưng, cuối cùng xem ra, lượng nhu cầu thực tế của họ phải nhỏ hơn nhiều.

Năm 2005 đã đặt mua khoảng 30.000 quả đạn tấn công trực tiếp liên hợp. Năm 2006 và 2007 lượng đặt mua lần lượt giảm đến 11.605 và 10.661 quả. Năm 2008 chỉ đặt mua 5.000 quả. Nhưng, lượng đơn đặt hàng mỗi năm hiện nay lại khôi phục đến 10.000 quả trở lên.

Theo bài báo, đạn tấn công trực tiếp liên hợp đặt mua trong mấy năm qua hiện tại phần lớn dùng cho dự trữ chiến tranh. Lượng sử dụng thực tế hàng năm chỉ có vài nghìn quả, trong đó có cả phục vụ cho diễn tập, huấn luyện. Đạn tấn công trực tiếp liên hợp dự trữ cho chiến tranh đã trên 100.000 quả, sẽ được sử dụng trong một số cuộc xung đột quy mô lớn trong tương lai.

Posted Image

Bom xuyên phá GBU-57 thường sử dụng cho máy bay ném bom B-52, còn việc sử dụng cho máy bay ném bom B-2 ít thấy xuất hiện

Các nhà hoạch định không chiến cho rằng, cuộc xung đột quy mô lớn tiềm tàng nhất là xung đột liên quan đến Trung Quốc. Mặc dù phải dựa vào hệ thống định vị toàn cầu, nhưng đạn tấn công trực tiếp liên hợp đã tiến hành cải tiến, mục đích là chống lại việc gây nhiễu của người khác.

Nếu không thể chống lại sự gây nhiễu của người khác, hiện nay còn có hệ thống dẫn đường quán tính sẵn sàng sử dụng. Tuy độ chính xác của hệ thống dẫn đường quán tính không liên quan đến hệ thống định vị toàn cầu, nhưng cũng đủ để tấn công hầu hết các mục tiêu.

Bài báo cho rằng, đạn tấn công trực tiếp liên hợp - "bom thông minh" được nghiên cứu chế tạo từ thập niên 90 của thế kỷ trước, tức là không lâu sau khi mạng lưới hệ thống định vị toàn cầu hoạt động bình thường. Những vũ khí này đã được đưa vào sử dụng trong chiến dịch quân sự đối với Kosovo vào năm 1999. Sử dụng đạn tấn công trực tiếp liên hợp có hiệu quả rất tốt, lượng ném bom thông thường và lượt điều động máy bay ném bom theo đó giảm mạnh.

Các tướng lĩnh không quân hiện nay vẫn đang muốn xác định phạm vi sử dụng tương lai của loại vũ khí này. Mục tiêu chú trọng hiện nay là: sử dụng loại công nghệ mới này áp chế những đối thủ có tính hiếu chiến và thực lực mạnh hơn, như Trung Quốc (và Iran, CHDCND Triều Tiên).

Posted Image

Máy bay chiến đấu F-22 thử nghiệm bom JDAM

Sự xuất hiện của đạn tấn công trực tiếp liên hợp rất bất ngờ, vì vậy cũng đã làm nảy sinh hiệu quả kiềm chế kẻ thù nhanh chóng. Bom dẫn đường tuy sớm ra đời vào cuối Chiến tranh thế giới thứ hai, nhưng trên thực tế khi đó hoàn toàn không phát huy tác dụng gì, mãi đến thập niên 60 của thế kỷ trước đã nghiên cứu chế tạo ra bom dẫn đường laser có độ chính xác cao.

Sau 10 năm, bom dẫn đường bắt đầu đi vào hoạt động. Nhưng, chi phí chế tạo những quả bom dẫn đường này đắt đỏ, mỗi quả bom tiêu tốn 100.000 USD trở lên. Trong thời gian chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, trong 250.00 quả bom được thả cũng chỉ có 16% là bom dẫn đường.

Nhưng, sau đó, kết quả phân tích chiến trường cho thấy, có 75% mục tiêu bị phá hủy thực tế đều do bom dẫn đường thực hiện. Nhưng, bom dẫn đường khi đó vẫn rất quý giá, tia laser cũng sẽ bị cản trở trong rất nhiều điều kiện khí hậu (như mưa, sương mù và bão cát).

Vì vậy, cần phải nghiên cứu chế tạo ra bom dẫn đường kiểu mới để thay thế triệt để bom dẫn đường không thông minh. Bom dẫn đường hệ thống định vị toàn cần lập tức ra đời đúng lúc.

Posted Image

Phi đội máy bay chiến đấu F-22A ở căn cứ không quân Okinawa Nhật Bản

Năm 1991, hệ thống định vị toàn cầu vừa mới đưa vào sử dụng. Khi đó đã có người dự định nghiên cứu chế tạo ra vũ khí tương tự như đạn tấn công trực tiếp liên hợp, nhưng mọi người hoàn toàn không xác định được loại vũ khí này có thể tiến hành tấn công hiệu quả hay khong.

Nhưng, khi các kỹ sư bắt đầu nghiên cứu chế tạo, mọi người phát hiện, đạn tấn công trực tiếp liên hợp không chỉ rất có hiệu quả, chi phí chế tạo nó cũng không bằng một nửa chi phí dự tính của không quân.

Chi phí chế tạo nó chỉ có 18.000 USD/quả, trong khi đó, chi phí dự kiến khi đó của không quân là 40.000 USD/quả (chi phí sau khi tính đến nhân tố lạm phát khoảng 55.000 USD/quả).

Sau đó, đạn tấn công trực tiếp liên hợp bắt đầu được đầu tư sản xuất vào năm 1996. Trong thời gian cuộc khủng hoảng Kosovo đã lần đầu tiên sử dụng vũ khí hạt nhân, lượng sử dụng là 652 quả, tỷ lệ bắn trúng cao tới 98%.

Tình hình năm 2001 cho thấy, đạn tấn công trực tiếp liên hợp là vũ khí tốt nhất hỗ trợ cho lực lượng đặc nhiệm của Mỹ ở Afghanistan và nhân viên tình báo CIA, độ chính xác và hiệu quả tấn công của nó đều mạnh hơn dự tính trước đó. Đến tháng 1 năm 2002, Mỹ đã ném 10.000 quả đạn tấn công trực tiếp liên hợp ở Afghanistan.

Năm 2003, trong thời gian 3 tuần tấn công Iraq, Mỹ đã sử dụng 6.500 quả đạn tấn công trực tiếp liên hợp. Sức chiến đấu của đạn tấn công trực tiếp liên hợp mới cũng đã được tăng cường. Độ chính xác tấn công của phiên bản mới nhất cao hơn, một nửa bom đều là nổ trong bán kính 10 m của điểm ngắm (mục tiêu).

Posted Image

Hiệu quả tấn công của vũ khí tấn công dẫn đường liên hợp JDAM

Posted Image

"Tác chiến hợp nhất trên không-trên biển" của Quân đội Mỹ

Posted Image

"Tác chiến hợp nhất trên không-trên biển" của Quân đội Mỹ

Posted Image

Máy bay vận tải Osprey quân Mỹ đến căn cứ Futenma Nhật Bản

Posted Image

Máy bay vận tải Osprey quân Mỹ đến căn cứ Futenma, tỉnh Okinawa Nhật Bản

Posted Image

Tên lửa chống hạm bờ biển của Trung Quốc

====================

Thế giới này cuối cùng phải hội nhập toàn cầu và chịu sự lãnh đạo của một tổ chức quốc tế, hay một siêu cường bá chủ; hoặc nền văn minh bị thoái hóa và hủy diệt. Ngay cả với điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển của nền văn minh nhân loại thì nó cần một lý thuyết thống nhất.

Mọi vũ khí hiện đại, chiến lược chính trị...đều chỉ là những phương tiện quyết định kết quả.

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

==========================

Vì sao Khrushev gọi Điện Biên Phủ là ‘phép lạ’?

Lê Đỗ Huy

vanhoanghean.com.vn

Thứ ba, 22 Tháng 4 2014 23:34

Posted Image

Nikita Sergeyevich Khrushchev, 1894 - 1971

ngưỡng cửa đàm phán tại Geneva về Đông Dương, Thủ tướng Chu Ân Lai đã có một tổng thuật về Việt Nam trái chiều đến mức Tổng bí thư Liên Xô cho nhượng bộ về chia cắt Việt Nam tại vĩ tuyến 17 là một “thắng lợi” của phe XHCN tại một cuộc đối đầu giữa hai phe “có tầm quan trọng bậc nhất” thời đó.

Tổng Bí thư đảng Cộng sản LX, Nikita Khrushev, đã viết trong hồi ký mình[1] như sau ở trước thềm Hội nghị Geneva (bắt đầu bàn vấn đề Đông Dương từ 8/5/1954).

[Hồi đó chúng tôi (Liên Xô) đang còn quan hệ hữu hảo với Đảng cộng sản Trung quốc. Một cuộc họp trù bị trước ngày khai mạc Hội nghị Geneva đã được tổ chức ở Moscow. Chu Ân Lai thay mặt cho Trung quốc, Hồ Chí Minh (nguyên văn)[2] và Phạm Văn Đồng thay mặt cho Việt Nam. Chúng tôi (ý nói Liên Xô và Trung quốc - ND) cùng xem xét tình hình Việt Nam để ra quyết định bày tỏ một lập trường chung ở Geneva. Tình hình Việt Nam rất nghiêm trọng. Phong trào kháng chiến Việt Nam lúc đó sắp sụp đổ. Những người kháng chiến (Việt Nam) kỳ vọng Hội nghị Geneva mang lại một cuộc ngừng bắn để họ có thể giữ được những phần đất nhân dân Việt Nam đã giành được trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Pháp chiếm đóng Hà nội. Trên bản đồ thể hiện những kiến nghị để giải quyết, người ta nhận thấy những vùng lõm tương ứng với những miền đất bị Pháp chiếm trên lãnh thổ (Việt Nam).

Ra khỏi một cuộc họp như thế tại phòng họp Catherine, điện Kremlin[3], Chu Ân Lai kéo tôi (Khrushev) bước ra xa để nói riêng, rằng: “Đồng chí Hồ Chí Minh nói với tôi (Chu Ân Lai)[4]là tình hình ở Việt Nam là tuyệt vọng, nếu chúng ta không đòi được ngừng bắn thì Việt Nam không còn sức kháng chiến chống Pháp lâu dài được nữa[5]”. Vì vậy, họ (Việt Minh) đã quyết định rút quân về phía biên giới Trung quốc, và nếu cấp thiết họ (Việt Minh) mong chúng tôi (Trung quốc) sẵn sàng đưa quân sang Việt Nam như khi trước chúng tôi đã mang quân sang Bắc Triều tiên. Nói cách khác, là Việt Nam muốn chúng tôi giúp họ đánh đuổi Pháp. Tuy nhiên, chúng tôi không thể đáp ứng yêu cầu này của Đồng chí Hồ Chí Minh. Chúng tôi đã mất nhiều sinh mạng ở Triều Tiên, nói cách khác chiến tranh ở đó là giá rất đắt với chúng tôi. Hiện tại, chúng tôi không thể dấn thân vào một cuộc xung đột mới nào nữa.[6]].

Tới đây, NXB Pháp Robert Laffont có một câu chú thích: Cả thế giới và phương Tây đều không ngờ rằng tình hình của Việt Minh tới lúc này cũng tuyệt vọng. (Tout le monde, à l'Ouest, ignorait que la situation des Vietnamiens fut aussi désespérée). Nói riêng, các tư liệu của Bộ ngoại giao và của Bộ quốc phòng Mỹ thời kỳ chiến dịch Điện Biên Phủ, và hồi ký của các tướng lĩnh Pháp đều thể hiện, chính tình thế của Pháp trên chiến trường Đông Dương lúc đó mới có thể xem là “hấp hối”. Nikita Khrushev viết tiếp:

[Đến đây, tôi (Khrushev) đề xuất một yêu cầu với đồng chí Chu Ân Lai:“Cuộc đấu tranh hiện tại (của nhân dân Đông Dương) có tầm quan trọng bậc nhất, và người Việt Nam đã chiến đấu giỏi. Người Pháp đã thiệt hại nặng nề. Đồng chí không có lý do nào để nói với Hồ Chí Minh là các đồng chí (Trung quốc) từ chối sự giúp đỡ của mình, nếu quân (của Hồ Chí Minh) phải rút về vùng gần biên giới Trung quốc. Trái lại hãy làm cho họ tin tưởng rằng các đồng chí luôn sẵn sàng giúp đỡ khi cần thiết, và như thế sẽ giúp họ tăng nhuệ khí trong cuộc chiến đấu chống Pháp”. Chu Ân Lai đồng ý sẽ không nói với đồng chí Hồ Chí Minh là đất nước của họ (Trung quốc) không muốn tham chiến chống Pháp trên lãnh thổ Việt Nam].

Tại thời điểm ấy (khoảng nửa sau tháng 4/1954 – đợt tiến công thứ 2 tại Điện Biên Phủ, Pháp mất nhiều địa bàn chiến lược trên chiến trường Đông Dương), Chu Ân Lai cho rằng Việt Nam đã bại đến mức phải “rút về vùng biên giới Việt Trung”, và đã “yêu cầu” Trung quốc phải tiến quân sang Việt Nam theo một kịch bản “kháng Mỹ viện Triều”, điều mà Trung quốc không thể làm? Lẽ nào Chu Ân Lai không theo sát được diễn biến ở Đông Dương trên đường tới một Hội nghị về Đông Dương? Câu hỏi này đến hôm nay đòi được trả lời. Chỉ biết rằng hồi ký của các chuyên gia Trung quốc từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, và các nguồn chính thức của Trung quốc đều nhất nhất chỉ ra rằng: Chủ tịch Mao, và ban lãnh đạo Trung quốc thời đó từng ngày theo sát chiến sự ở Điện Biên Phủ, thậm chí tham gia vào chỉ đạo đánh cách này, cách khác. Ông Khrushev viết tiếp:

[Rồi một phép lạ đã xảy ra. Đúng vào lúc các đoàn đại biểu các nước tới Geneva, thì lực lượng kháng chiến Việt Nam thắng một trận lớn, chiếm được pháo đài Điện Biên Phủ[7].

Ngay từ phiên họp đầu, Thủ tướng Pháp, Mendès France, đã đề xuất rút ngayquân Pháp xuống dưới vĩ tuyến 17. Xin thú thật, tin này khi đến tai chúng tôi (Moscow) đã gây há hốc mồm (vì kinh ngạc) và sung sướng. Chúng tôi chưa từng hi vọng điều gì như thế. Việc (Pháp phải) lui quân xuống dưới vĩ tuyến 17 trên thực tế chính là mức tối đa mà chúng tôi (Kremli) lấy làm xuất phát điểm cho đàm phán. Chúng tôi đã chỉ thị cho các nhà ngoại giao của chúng tôi là phải chú trọng những điểm trên chỉ với mục tiêu chung nhất, khẳng định bước vào cuộc chơi với tư thế cứng rắn. Sau vài thảo luận chúng tôi bằng lòng với đề xuất của Mendès France, và Hiệp định Geneva đã được ký kết. Chúng tôi đã thành công trong củng cố thắng lợi của những người cộng sản Việt Nam] (hết trích hồi ký Khrushev).

Với Hiệp định Geneva, Việt Minh mất quyền kiểm soát Liên Khu 5, nơi trên thực tế, Pháp chỉ kiềm soát được “một giải đất ven biển, nhỏ hẹp và các tỉnh Huế, Tourane (Đà Nẵng)”, theo các nhà quan sát từ bờ nam vĩ tuyến 17.

60 năm nhìn lại, Michael Burleigh chỉ ra chính Trung quốc cũng bất ngờ trước chiến thắng Điên Biên Phủ. Ông viết:

“Giáp đã không biết rằng Trung quốc đã chấp nhận chính sách ‘tiến công hòa bình’ của ban lãnh đạo xô viết để giải quyết cả hai vấn đề Triều Tiên và Đông Dương. Như chính họ đã làm ở Triều Tiên trước khi ngừng bắn để đàm phán, người Trung Quốc muốn dấy một cuộc tiến công lớn để khuếch trương vị thế của đồng minh cộng sản trên bàn đàm phán, và họ (Trung Quốc) đã không thực sự mong đợi chiến thắng trọn vẹn của tướng Giáp ở Điện Biên Phủ”[8].

Lê Đỗ Huy (dịch, chú thích)

========================

[1]“Khrouchtchev Souvenirs” (Traduction en langue française, Edition Robert Laffont, 1971, pages 456-457)

[2]Trên thực tế, Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng là trưởng đoàn đàm phán Việt Nam DCCH tại Hội nghị Geneva. Đoàn rời Việt Nam cuối tháng 3, sang Trung quốc, từ đó đi Liên Xô. Đoàn lên đường đi Geneva hôm 5/5/1954, từ Moscow. Theo các tư liệu của Việt Nam, thời kỳ 1953 – 1954 Hồ Chí Minh ở Việt Nam.

[3]Thời gian trù bị cho Hội nghị Geneva về Đông Dương tại Moscow là khoảng cuối tháng 4/1954. Hội nghị Geneva nhóm họp 26/4/1954 bàn về vấn đề Triều tiên.

[4]Các nguồn chính thức tiếng Việt không thấy ghi nhận bất cứ cuộc gặp, hay điện đàm như thế giữa Hồ Chí Minh với lãnh đạo Trung quốc.

[5]Trên thực tế Lưu trữ của văn phòng các vấn đề Philippin và Đông Nam Á (thuộc Bộ ngoại gia Mỹ): Ghi nhớ 29 – 3 – 1949 “Đông Dương 1946 – 1949. Hoạt động của các lực lượng quân sự (Indochina 1946 – 1949. Military Forces Operation). Lô 54D190, RG 59, NA nhận định “Pháp đang thua’ – một kết luận được nhiều tác già Mỹ cho rằng đã kéo nước Mỹ vào cuộc chiến Việt Nam ngay từ ngưỡng cửa thập kỷ 50.Xu thế “thua” này của Pháp đã tỉ lệ thuận với sự dính líu của Mỹ vào Đông Dương đầu thập niên 50 mà “đỉnh cao” là Kế hoạch Navarre.

[6] Theo đại tá Hoàng Minh Phương, bí thư đối ngoại của Đại tướng Võ Nguyên Giáp thời kỳ cuối những năm 50 - đầu 60, khi được tướng Giáp hỏi vì sao xảy ra chiến tranh Triều Tiên (kéo cả Trung quốc, về lực quân, và Liên Xô, về không lực, vào vòng chiến) lãnh tụ Kim Nhật Thành trả lời: “Ông già (Stalin) bảo đánh”. Có thể suy luận: Bắc Kinh phòng hờ trường hợp, một lần nữa, bị kéo vào một cuộc đối đầu với Mỹ bởi các xi nhan từ Kremli, trong trường hợp lãnh đạo Liên Xô ùng hộ chủ trương của Việt Nam giải phóng miền Nam năm 1954?

[7]Nhà sử học Phan Huy Lê có viết bài nêu: Bắc Kinh trong giai đoạn 25 – 27/1/1953 cũng chuyển sang chủ trương ‘đánh chắc tiến chắc’, “không hẹn mà nên”, trùng với “quyết định khó khăn nhất của Đại tướng Võ Nguyên Giáp”. Theo các nhân chứng trong cuộc tại chiến dịch Điện Biên, như Đại tá Lê Trọng Nghĩa (Cục trưởng cục tình báo), Đại tá Hoàng Minh Phương (trưởng đoàn phiên dịch của Bộ), điều mà Bắc Kinh bận tâm hơn cả trong giai đoạn đó (tháng 1/1954) là, Trung quốc lục địa có cơ tham gia Hội nghị tứ cường (Mỹ, Pháp, Anh, Liên Xô) tại Berlin cùng kỳ, nếu gây được một tiếng vang. Biết rằng Trung ương Đảng Việt Nam khi ra quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ đã thông qua phương án “đánh chắc tiến chắc”, và chứng kiến những băn khoăn, và quyết định hoãn giờ G của Đại tướng Giáp (từ 24 sang 25/1/1950) qua kênh liên lạc với đoàn cố vấn Trung ở Điện Biên Phủ, Bắc Kinh hẳn đã cố tỏ ra ‘nhất trí’ với bất kỳ phương án nào, miễn là có được tiếng súng từ chiến trường “quan trọng bậc nhất” (lời Khrushev), tạo đà cho Liên Xô giới thiệu Bắc Kinh trên tư cách G5. Việc “kéo pháo ra” và 308 đi Lào, tuy vậy, lúc đó hẳn dã gây bất ngờ cho cả đối phương và đồng minh Trung quốc của Việt Nam.

[8]Các cuộc chiến tranh nhỏ, các vùng xa xôi: các cuộc nổi dậy trên toàn cầu và sự kiến tạo ra thế giới hiện đại 1945 – 1965 (Small Wars, Faraway Places: Global Insurrection and the Making of the Modern), NXB Penguin Group, 2013.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ sẽ dùng sức mạnh quân sự nếu Hàn Quốc bị Triều Tiên tấn công

26/04/2014 17:55

(TNO) Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 26.4 tuyên bố Mỹ sẽ sử dụng sức mạnh quân sự nếu cần thiết để bảo vệ đồng minh Hàn Quốc nếu nước này bị Triều Tiên tấn công.

Posted Image

Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu trước các binh sĩ Mỹ tại căn cứ quân sự Yongsan của quân đội Mỹ ở thủ đô Seoul - Ảnh: Reuters

“Chúng tôi không sử dụng sức mạnh quân sự để áp đặt các nước khác, nhưng chúng tôi sẽ không do dự khi sử dụng sức mạnh quân sự của chúng tôi để bảo vệ các đồng minh”, Reuters dẫn phát biểu của ông Obama tại căn cứ quân sự Yongsan của quân đội Mỹ ở thủ đô Seoul, Hàn Quốc ngày 26.4.

“Vì thế, giống như tất cả quốc gia trên Trái đất, Triều Tiên và người dân nước này có quyền lựa chọn. Họ có thể lựa chọn con đường bị cô lập hoặc họ hội nhập với cả thế giới và tìm kiếm một tương lai nhiều cơ hội hơn, đảm bảo an ninh hơn và được tôn trọng hơn - tương lai này đang tồn tại đối với những người dân ở phía nam bán đảo Triều Tiên”, ông Obama nói.

Trong cuộc họp báo chung ngày 25.4, ông Obama và Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye cho rằng họ sẽ có biện pháp đáp trả cứng rắn đối với bất kỳ hành động gây hấn nào từ Triều Tiên.

Triều Tiên hồi tháng 3 từng tuyên bố nước này sẽ không loại trừ khả năng tiến hành một cuộc thử nghiệm hạt nhân “kiểu mới” sau khi Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc lên án Bình Nhưỡng tiến hành bắn thử nghiệm hàng loạt tên lửa tầm ngắn và tầm trung trước đó.

Hàn Quốc cho rằng Triều Tiên sắp tiến hành một cuộc thử nghiệm hạt nhân lần 4, mặc dù các chuyên gia cho rằng công tác chuẩn bị vẫn chưa đủ để tiến hành thử nghiệm ngay lập tức. Triều Tiên đã tiến hành 3 cuộc thử nghiệm hạt nhân vào các năm 2006, 2009 và 2013.

Trước đó, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Triều Tiên ngày 21.4 cho rằng chuyến công du của ông Obama là “nguy hiểm và phản động” với mục đích làm gia tăng căng thẳng và “mang đến đám mây mù trong cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân” tại bán đảo Triều Tiên, theo Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA.

Cũng trong ngày 26.4, Triều Tiên còn tuyên bố nước này đã bắt giữ một công dân Mỹ (24 tuổi) đòi tị nạn ở Triều Tiên sau khi đến nước này bằng visa du lịch.

Tổng thống Obama đến thăm Hàn Quốc trong hai ngày 25 và 26.4 sau khi rời khỏi Nhật Bản trong khuôn khổ chuyến công du 4 nước châu Á.

Thông qua chuyến công du này, Tổng thống Obama muốn xoa dịu nghi ngờ giữa các đồng minh của Mỹ về hứa hẹn của ông trong chiến lược tái cân bằng quân sự, ngoại giao và nguồn lực kinh tế hướng về khu vực châu Á - Thái Bình Dương, theo Reuters.

Tổng thống Obama đến thăm Hàn Quốc giữa lúc nước này đang phải đối mặt với thảm kịch chìm phà Sewol. Chính quyền Hàn Quốc ngày 26.4 xác nhận số người chết tăng lên 187 và 115 người vẫn còn mất tích, được cho là còn mắc kẹt bên trong chiếc phà Sewol bị chìm vào ngày 16.4.

Ông Obama đã gửi lời chia buồn sâu sắc đến Tổng thống Park và người dân Hàn Quốc. Sau Hàn Quốc, ông Obama sẽ đến thăm Malaysia và Philippines.

Phúc Duy

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc quyết chống các mối đe dọa an ninh quốc gia

Chủ Nhật, 27/04/2014 09:32

(NLĐO) – Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 26-4 nói rằng Trung Quốc đang đối mặt với ngày càng nhiều mối đe dọa an ninh quốc gia. Ông cảnh báo hiểm họa khủng bố trong một bài phát biểu và cho thấy rằng nước này có thể sẽ áp dụng các biện pháp kiểm soát gắt gao hơn nhằm vào các nhóm dân tộc thiểu số.

Theo Tân Hoa xã, ông Tập Cận Bình phát biểu những điều trên tại một cuộc họp của của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ông nhấn mạnh quyết tâm “dập tắt những hành động táo tợn của kẻ khủng bố”.

Posted Image

Ông Tập Cận Bình. Ảnh: Reuters

Những phản ứng trên diễn ra trong thời điểm nhạy cảm của Trung Quốc khi chính quyền chiến đấu chống lại tình trạng bất ổn ở khu vực Tân CươngTây Tạng. Tình trạng bất ổn ở Tân Cương đã dẫn đến cái chết của hơn 100 người trong năm. Trong khi đó, hơn 120 người Tây Trạng tự thiêu năm 2009 để phản đối Bắc Kinh, đòi lãnh tụ Đạt Lai Lạt Ma được hồi hương và đòi tự do cho Tây Tạng. Trung Quốc tuyên bố hành động tự thiêu là “khủng bố” và hầu hết những người trên chết vì vết thương quá nặng.

“Chúng ta phải nhận thức rõ rằng trong tình hình mới, đất nước chúng ta đối mặt với ngày càng nhiều mối đe dọa, thách thức về an ninh quốc gia, ổn định trong xã hội. Người dân phải xây dựng “tường đồng vách sắt” chống khủng bố, làm cho bọn khủng bố giống như chuột trốn chạy trên đường phố” – ông Cận Bình nói.

Chủ tịch nước Trung Quốc còn kêu gọi các quan chức hãy giải quyết thoải đáng các tranh chấp ảnh hưởng đến đến đoàn kết dân tộc. Đồng thời, tất cả kiên quyết ngăn chặn, chống lại các thế lực thù địch trong và ngoài nước sử dụng các vấn đề sắc tội để tiến hành hoạt động ly khai, xâm nhập và phá hoại.

M.Khuê (Theo Reuters)

==================

Lý học Việt cho rằng: "Cùng một mục đích sẽ có nhiều phương pháp giải quyết. Phương pháp thế nào, sẽ có hậu quả tương ứng".

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhóm G-7 nhất trí áp đặt trừng phạt mới đối với Nga

Lãnh đạo Nhóm G-7 (gồm 7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới là Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Italy, Canada và Nhật Bản) đã nhất trí áp đặt các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga liên quan cuộc khủng hoảng ở Ukraine.

Posted Image

Nguyên thủ các nước G7 và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jose Manuel Barroso (phải, trước) tại hội nghị diễn ra hồi tháng 3/2014. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Thông báo chung của G-7, do Nhà Trắng công bố ngày 26/4, nói rõ các biện pháp mới sẽ sớm được áp đặt nhằm trừng phạt việc Nga không tuân thủ Thỏa thuận 4 bên về giải quyết khủng hoảng ở Ukraine.

Thông báo nhấn mạnh tình hình cấp bách đã buộc G-7 phải hành động nhanh chóng để đảm bảo cuộc bầu cử tổng thống ở Ukraine, dự kiến vào tháng tới, sẽ diễn ra thành công và hòa bình.

Một quan chức cấp cao của Mỹ, yêu cầu giấu tên, cho biết mỗi nước G7 sẽ tự đưa ra biện pháp trừng phạt của mình, có thể phối hợp với nhau, nhưng không nhất thiết các biện pháp phải giống nhau. Các biện pháp có thể nhằm vào cá nhân hoặc các công ty có ảnh hưởng trong các khu vực quan trọng của nền kinh tế Nga như năng lượng và ngân hàng.

Nhiều khả năng Mỹ sẽ công bố các biện pháp mới trừng phạt nhằm vào các quan chức cấp cao trong lĩnh vực năng lượng và ngân hàng Nga vào đầu tuần tới (28/4).'

Tuy nhiên, mặc dù tiếp tục chuẩn bị các động thái mở rộng và phối hợp trừng phạt Nga, trong tuyên bố, G-7 cũng nhấn mạnh cánh cửa vẫn mở cho một giải pháp ngoại giao đối với cuộc khủng hoảng Ukraine, trên cơ sở Thỏa thuận Geneva. Nhóm này kêu gọi Nga tham gia tiến trình này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

'Không cần phải sợ Trung Quốc vì chúng tôi hiền như voi ăn cỏ'

27/04/2014 18:45

(TNO) Đó là phát biểu của vị tướng hưu trí Trung Quốc Từ Quang Dư khi được phóng viên của BBC hỏi về sự lớn mạnh của quân đội Trung Quốc.

Posted Image

Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc - Ảnh: Reuters

Tướng Từ năm nay 80 tuổi và đã phục vụ cho Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) từ năm 16 tuổi. Ông hiện đang là cố vấn cho Hiệp hội Kiểm soát Vũ khí và Giải trừ Quân bị Trung Quốc.

“Tất nhiên là con voi không thể tự biến thành con thỏ được nữa như cái cách mà con thỏ biến thành con voi. Nhưng voi thì không ăn thịt các chú thỏ. Nguy cơ duy nhất có thể xảy ra đó là nó giẫm lên thỏ”, ông Từ nói khi cùng trò chuyện với BBC tại một quán cà phê ở Bắc Kinh, Trung Quốc.

BBC bình luận đây là một thông điệp mà tướng Trung Quốc muốn nhắn gửi cho Philippines nhằm ám chỉ đến việc Bắc Kinh và Manila đang có tranh chấp chủ quyền biển đảo tại biển Đông.

Nhưng đối với tướng Từ, tranh chấp đáng báo động hơn hết đối với Trung Quốc đó tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với Nhật Bản. Ông cho rằng Tokyo nên xem xét về thực tế mật độ dân số 2 nước.

“Dân số Trung Quốc gấp 10 lần Nhật Bản. Do đó, Nhật Bản nên nghĩ rằng Trung Quốc mạnh gấp 10 lần nước này”, tướng Trung Quốc cảnh báo.

Được biết, chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama đã cam kết với các đồng minh trong khu vực sẽ giữ vững chiến lược “xoay trục về châu Á”, vốn là các điều khoản an ninh quy định về việc thay đổi cán cân lực lượng của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương.

Thay vì chia lực lượng theo tỷ lệ 50-50 đồng đều cho Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, thì mục tiêu của chiến lược nói trên là 60-40 nghiêng về châu Á - Thái Bình Dương, theo BBC.

“Họ sẽ thấy sao nếu chúng tôi đem 60% quân lực lên thuyền rồi cho tàu đi qua đi lại trước cửa nhà họ?”, tướng Từ đặt vấn đề.

“Chúng tôi muốn có được sự bình đẳng vì chúng tôi không muốn bị bắt nạt. Chúng tôi cần thêm 30 năm nữa”, ông cho hay.

Giới phân tích cho biết điều trớ trêu là kể từ sau khi Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông gặp gỡ Tổng thống Mỹ Richard Nixon hồi năm 1972, sự thống trị về quân sự của Mỹ tại châu Á đã mở đường cho sự trỗi dậy của Trung Quốc, giúp đảm bảo về mặt an ninh để quốc gia châu Á này giàu mạnh lên.

Đó là lúc trước còn thời thế bây giờ đã đổi thay, theo BBC. Với mức ngân sách dành cho chi tiêu quốc phòng khổng lồ và giọng điệu khẳng định chủ quyền hùng hổ từ Chủ tịch Tập Cận Bình cho đến các thuộc cấp trở xuống, Bắc Kinh đang cho thấy họ muốn thay đổi luật lệ và vẽ lại bản đồ thế giới, hãng tin Anh bình luận.

Trung Quốc đã “bừng tỉnh”?

Posted Image

Tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc tham dự lễ kỷ niệm 60 năm thành lập lực lượng Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) ở cảng Thanh Đảo - Ảnh: Reuters

“Giống như lời Napoleon từng nói: Khi Trung Quốc thức tỉnh, họ sẽ làm rung chuyển cả thế giới. Và người Mỹ sẽ không thể đánh bại họ. Chúng tôi đã tỉnh giấc và chúng tôi đang lấy lại sức mạnh của mình”, tướng Từ nói.

Đi một chiếc ủng lội nước và đội nón bóng chày, ông Ôn Dư Chuẩn, một người Trung Quốc cũng trạc tuổi tướng Từ, cố đẩy mô hình tàu sân bay dài khoảng 12 m trôi ra biển Đông.

“Tôi đã làm cái tàu này cho cháu trai của tôi”, ông Ôn giải thích khi đang sửa một mô hình máy bay chiến đấu trên mô hình tàu sân bay.

“Thanh Đảo là nhà của chiếc tàu sân bay của Trung Quốc (Liêu Ninh) nhưng chúng tôi không được tới gần để ngắm nó”, ông lão hưu trí này nói.

Ở tuổi 80, ông Ôn cho biết ông sẽ không sống đủ lâu để được thấy Trung Quốc trở thành một cường quốc trên đại dương, nhưng ông hi vọng cháu mình sẽ được chứng kiến điều đó.

Cùng với chính quyền Trung Quốc và nhiều đồng hương khác, 2 ông lão, tướng Từ và ông Ôn, đều đang mơ về ngày Trung Quốc trở nên đủ hùng mạnh để có thể đảm bảo những tuyên bố chủ quyền, trong đó có những tuyên bố chủ quyền phi lý, của mình.

Hoàng Uy

====================

Những người tử tế chẳng ai ghen tỵ với sự giàu có của người hàng xóm. Nhưng nếu người hàng xóm của họ khi trở nên giàu có bắt đầu trở mặt thâu tóm quyền lợi của láng giềng thì tất yếu họ phải phản ứng.

Người Trung Quôc đông thật so với Nhật Bản. Nhưng so với cả thế giới họ chỉ chiếm 1/ 5. Sự phi lý của họ, khiến cả thế giới phải cảnh giác.

Từ lâu, trong topic này Lão Gàn đã phát biểu: Trung Quốc đã lựa chọn một sách lược phát triển sai lầm. Sai lầm này được tăng nặng khi họ đụng tới Việt Nam.

Có lẽ tôi cũng không còn gìđể bình luận thêm trong topic này. Mọi chuyện phân tích đã quá đủ đến chi tiết. Vấn đề là chờ xem cái gì sẽ xảy ra. Nó có đúng như những gì tôi dã "còm men" ở đây không. Thời gian cũng không tính bằng thập niên đâu. Chỉ vài năm nữa thôi.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tình hình Ukraine: Nga bị dồn vào thế yếu?

(Tin tức 24h) - Nhóm G7, EU áp thêm lệnh trừng phạt kinh tế với Nga xung quanh việc chính quyền Matxcơva bị Mỹ và EU cáo buộc can thiệp vào khủng hoảng tại Ukraine.

Trong một tuyên bố chung công bố hôm 26/4, nhóm G7 (Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển) khẳng định sẽ “đẩy nhanh tiến độ áp lệnh trừng phạt bổ sung với Nga”. Tuy nhiên G7 chưa công bố thời gian cụ thể ban bố các lệnh này.

Trong khi đó, một nguồn tin khả tín nói rằng các biện pháp trừng phạt bổ sung của Mỹ lên chính quyền Nga có thể được công bố sớm nhất vào ngày 28/4.

Nói với các phóng viên hôm 26/4, phó cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Ben Rhodes tiết lộ các biện pháp trừng phạt bổ sung từ Washington “có thể nhắm đến những cá nhân có tầm ảnh hưởng quan trọng đến nền kinh tế Nga, như trong lĩnh vực năng lượng và ngân hàng”.

Ông Ben Rhodes đang trên đường tháp tùng Tổng thống Obama thăm Malaysia. Tự tin “nắm thóp” được chính quyền Nga, ông Ben Rhodes còn tuyên bố chắc nịch “khi bạn bắt đầu nhắm đến những cá nhân thân cận với Tổng thống Putin - bộ phận đang nắm quyền kiểm soát phần lớn nền kinh tế Nga, bạn đang gây sức ảnh hưởng lớn lên kinh tế Nga vượt khỏi tầm ảnh hưởng là áp lệnh trừng phạt lên từng cá nhân”.

Posted Image

Ông Putin và nước Nga sắp phải nhận trừng phạt từ Mỹ và đồng minh.

Reuters đưa tin, các nguồn tin Liên minh châu Âu (EU) cho biết EU sẵn sàng bổ sung nhiều tên mới vào danh sách các cá nhân người Nga bị áp đặt các biện pháp trừng phạt trong những ngày tới và sẽ tổ chức một cuộc họp khẩn cấp vào ngày 28/4.

Nguồn tin Ủy ban châu Âu (EC) giấu tên cho hay "các biện pháp trừng phạt từ phía châu Âu được đưa ra trong những ngày tới sẽ bổ sung nhiều tên mới vào danh sách các cá nhân bị phong tỏa tài sản và cấm nhập cảnh". Các nước EU đã nhất trí về những nhân vật có khả năng bị bổ sung nhanh chóng vào danh sách cho tới nay đã có 31 người.

Việc áp thêm lệnh trừng phạt kinh tế với Nga, đặc biệt nhấn mạnh vào lĩnh vực ngân hàng và năng lượng, G7 đánh "đòn" không nhẹ.

Được biết, nền kinh tế của Nga đang có dấu hiệu khủng hoảng. Nga đã công nhận điều đó hôm 17/3, trước những tuyên bố trừng phạt của Mỹ và phương Tây.

Sergei Belyakov – Thứ trưởng Kinh tế Nga nói: “Nền kinh tế đang có những dấu hiệu rõ nét của khủng hoảng”.

Nhiều nhà kinh tế học dự báo, Nga sẽ rơi vào suy thoái và phần lớn đã giảm dự báo tăng trưởng do căng thẳng leo thang giữa Nga và phương Tây.

Vladimir Kolychev và Daria Isakova, là các nhà kinh tế của VTB Capital, nhận định, tình trạng bất ổn và điều kiện tài chính thắt chặt hơn sẽ khiến nhu cầu trong nước giảm, đẩy nền kinh tế rơi vào suy thoái trầm trọng trong quý 2 và 3/2014.

Trước khi khủng hoảng Ukraine leo thang, Bộ Kinh tế Nga dự báo, kinh tế nước này sẽ tăng trưởng khoảng 2% trong năm 2014. Tuy nhiên, hai nhà kinh tế học này đã hạ thấp triển vọng tăng trưởng của năm 2014 về 0,0% và nhận thấy rủi ro suy thoái nếu tình trạng bất ổn kéo dài và các biện pháp trừng phạt mạnh tay được áp dụng.

Chỉ số MICEX của Nga đã mất hơn 66 tỷ USD giá trị vốn hóa thị trường. Ngân hàng Trung ương Nga đã phải chi hơn 16 tỷ USD để bảo vệ đồng rúp. Dòng vốn thoái lui khỏi Nga đã lên đến hàng tỷ USD kể từ đầu năm. Tính đến thời điểm này, rúp giảm 11% so với USD, liên tục giảm với mức thấp nhất.

Nếu tăng căng thẳng tại Ukraine tiếp tục gia tăng, dự trữ của ngân hàng này có thể nhanh chóng cạn kiệt.

Bên cạnh sự suy thoái trong lĩnh vực ngân hàng, việc xuất khẩu dầu mỏ của Nga sang Ukraine, Mỹ và EU cũng không gặp nhiều khó khăn. Nếu như trước đây, Ukraine sẽ bị ảnh hưởng rất lớn khi bị Nga cắt giảm lượng khí tự nhiên và ít nhiều cắt giảm lượng dầu thì nay Nga sẽ làm tổn thương chính mình nhiều hơn là Ukraine.

Năm 2013, tổng kim ngạch xuất khẩu dầu thô của Nga đạt 6,4 triệu thùng/ngày (theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế - IEA). Phần lớn lượng này – 4,8 triệu thùng/ngày – được xuất khẩu bằng đường biển qua Biển Baltic và Biển Đen, cũng như biển Caspi, vùng Viễn Đông và một số điểm khác.

Tuy nhiên, lượng dầu thô 1,0 triệu thùng/ngày vận chuyển đến Trung và Đông Âu thông qua các đường ống Hữu Nghị (Druzhba) lại rất dễ bị tác động. Nhánh phía Nam của Hữu Nghị vắt qua lãnh thổ Ukraine. Tuy nhiên, lượng dầu thô đó không phải để cung cấp cho các nhà máy lọc dầu Ukraine mà cho các nhà máy lọc dầu Trung và Đông Âu.

Vì vậy, kể cả Nga có thể muốn làm hại Ukraine, quốc gia này cũng không muốn gây ảnh hưởng không cần thiết tới châu Âu và kích động Châu Âu / EU / NATO hỗ trợ nhiều hơn cho Ukraine so với thời điểm hiện tại.

Mặt khác, Mỹ cũng đang dần chiếm vị trí sản xuất dầu mỏ số một thế giới của Nga. Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA) ngày 22/4 công bố báo cáo cho biết năm 2013 ghi nhận sự tăng trưởng về dầu mỏ của nền kinh tế số một thế giới này khi xuất khẩu trung bình 3,5 triệu thùng dầu các loại mỗi ngày, tăng 10% so với năm trước. Dấu hiệu này cho thấy Mỹ đang chứng tỏ thế mạnh của mình trong khai thác dầu thô.

Hồi tháng 11/2013, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) có trụ sở tại Paris (Pháp) đã nhận định rằng Mỹ có thể sẽ vượt Nga và Saudi Arabia để trở thành quốc gia sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới vào năm 2015.

X.K (Tổng hợp)

======================

Tôi không giỏi vi tính lắm. Nhờ anh chị em nào tìm giúp cái hình của họa sĩ người Canada gốc Hoa, mà tôi đặt tên là "Canh bạc cuối cùng", để cùng xem lại hình ảnh nước Nga trong canh bạc này. Vì cảm tình với nước Nga, tôi đã có lời khuyên. Nhưng có lẽ phó thường dân dự khuyết hạng hai Nam Bộ nên chỉ giới hạn ở thể hiện cảm tình là chính. Không có tác dụng thực tế. Mọi vấn đề và sự kiện đang diễn biến theo tự nhiên của nó.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ có sẵn đối pháp 'dằn mặt' Trung Quốc, trấn an đồng minh châu Á

29/04/2014 07:11

(TNO) Quân đội Mỹ đã chuẩn bị sẵn các đối sách cứng rắn để đáp trả bất kỳ hành động khiêu khích nào của Trung Quốc tại biển Đông lẫn biển Hoa Đông trong tương lai, chẳng hạn như sẽ cho máy bay ném bom B-2 bay sát Trung Quốc hoặc sẽ tiến hành các cuộc tập trận bằng tàu sân bay gần bờ biển cường quốc châu Á này, các quan chức Mỹ tiết lộ với tờ Wall Street Journal.

Posted Image

Tổng thống Mỹ Barack Obama đang phát biểu với các sinh viên tại Trường Đại học Malaysia ở Kuala Lumpur vào hôm 28.4 - Ảnh: Reuters

Danh sách các biện pháp đối phó được soạn ra sau khi các đồng minh châu Á của Mỹ bày tỏ sự hoài nghi đối với các cam kết về nghĩa vụ an ninh của chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama dành cho khu vực, đặc biệt là sau vụ Nga sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine, nguồn tin của Wall Street Journal cho biết.

Nhiều quốc gia đồng minh thân cận nhất của Mỹ tại châu Á đã nói với các quan chức Mỹ rằng vụ việc ở Crimea được xem như là một phép thử cho các biện pháp mà Washington sẽ triển khai nếu Bắc Kinh có mưu đồ dùng sức mạnh của mình để làm điều tương tự tại biển Đông hoặc biển Hoa Đông, theo lời các quan chức Mỹ nói với Wall Street Journal.

Các biện pháp nói trên được vạch ra bởi Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ trong vài tháng gần đây. Washington đã lên kế hoạch về các biện pháp này sau khi Trung Quốc gây ra một cuộc khủng hoảng quốc tế hồi năm 2013 bằng việc đơn phương tuyên bố thiết lập vùng nhận dạng phòng không mới ở biển Hoa Đông, bao trùm cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang có tranh chấp với phía Nhật.

Các quan chức quốc phòng Mỹ cho biết các đối sách đã được soạn ra nhằm đối phó với bất kỳ hành động khiêu khích nào trong khu vực của Trung Quốc và cả CHDCND Triều Tiên. Gần đây các đối sách này đã được điều chỉnh cứng rắn hơn, quan chức Mỹ tiết lộ.

Phát ngôn viên Chris Sims của Bộ chỉ huy Thái Bình Dương cho biết, ngoài các chuyến bay B-2 và các cuộc tập trận bằng tàu sân bay, Mỹ sẽ còn thực hiện các biện pháp đáp trả khác nhằm thể hiện sức mạnh của Mỹ, chẳng hạn như tăng cường các hoạt động trinh sát gần lãnh thổ Trung Quốc và gia tăng các chuyến thăm cảng đồng minh của tàu hải quân Mỹ.

Một quan chức cấp cao của chính quyền Obama đã từ chối bình luận về các biện pháp quân sự của Mỹ tại châu Á, nhưng có nói rằng những hành động đơn phương của Bắc Kinh, đơn cử là tuyên bố thành lập vùng nhận dạng phòng không ở biển Hoa Đông, “có thể dẫn đến những thay đổi trong hành vi và hiện diện của quân đội chúng tôi” trong khu vực.

Nguồn tin của Wall Street Journal cho hay các biện pháp quân sự mà Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ đã vạch ra sẽ đặc biệt được sử dụng để đối phó với các trường hợp cụ thể, chẳng hạn như những vụ đụng độ trên biển.

Theo đó, bất kỳ động thái sắp tới nào của Trung Quốc nhằm khẳng định các tuyên bố chủ quyền đơn phương trong khu vực đều sẽ vấp phải sự can thiệp quân sự của Mỹ, nguồn tin từ chính phủ Mỹ nói với Wall Street Journal.

Ngoài ra, Nhà Trắng cũng đang chuẩn bị tăng cường điều động quân đội đến các khu vực đang có tranh chấp chủ quyền tại biển Đông và biển Hoa Đông nhằm thách thức một cách trực tiếp hơn đối với các tuyên bố khẳng định chủ quyền của Trung Quốc.

Tuy nhiên, nguồn tin từ chính phủ Mỹ cũng cho biết thêm rằng tất cả các đối sách nói trên đều chừa ra một cơ hội để đối phương giảm căng thẳng.

“Đừng bao giờ dồn kẻ thù vào chân tường vì bạn có thể sẽ phải hứng chịu một sự phản kháng mà bạn không hề mong muốn”, một quan chức Mỹ giấu tên nói với Wall Street Journal.

Một số quan chức đã nghỉ hưu và cả đang còn đương nhiệm của Mỹ khẳng định với Wall Street Journal rằng trong số các đối sách dùng để đối phó với các hành động khiêu khích của Trung Quốc còn có việc gia tăng các chuyến bay trinh sát và gửi tàu sân bay vào các vùng biển đang có tranh chấp nằm gần bờ biển Trung Quốc, chẳng hạn như Eo biển Đài Loan.

Mặc dù Hải quân Mỹ vẫn ngầm cử các chiến hạm đi ngang Eo biển Đài Loan, nhưng việc gửi một tàu sân bay đi ngang qua đây sẽ khiến căng thẳng leo thang đáng kể, các quan chức này nhận xét.

Wall Street Journal cho biết các quan chức Mỹ đã từng cảnh cáo riêng với các quan chức Trung Quốc trong những lần gặp gỡ gần đây, gồm cả trong chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hồi tháng 2, rằng Washington sẽ không đồng ý với hành động đơn phương tuyên bố lập thêm vùng phòng không mới hoặc khẳng định thêm chủ quyền lãnh thổ tại biển Đông và biển Hoa Đông của Bắc Kinh.

Nhưng trong chuyến thăm của ông Kerry, các lãnh đạo Trung Quốc được cho là đã nói với phái đoàn Mỹ rằng họ không coi trọng các cảnh báo từ phía Mỹ.

Hoàng Uy

==========================

Từ lâu Lão Gàn đã nói rồi: "Việc kích hoạt tinh thần dân tộc cực đoan" của Trung Quốc sẽ phản tác dụng, nếu những đối tác mà Trung Quốc nhắm tới, như Nhật Bản, Phi Luật Tân và đồng minh của họ tỏ ra cứng rắn.

Vấn đề còn lại là chờ xem những sự kiện tiếp theo có nhưng những gì đã được còm men trong topic này hay không>

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tình hình Ukraine: Nga bị dồn vào thế yếu?

.... Nhờ anh chị em nào tìm giúp cái hình của họa sĩ người Canada gốc Hoa, mà tôi đặt tên là "Canh bạc cuối cùng", để cùng xem lại hình ảnh nước Nga trong canh bạc này. Vì cảm tình với nước Nga, tôi đã có lời khuyên. Nhưng có lẽ phó thường dân dự khuyết hạng hai Nam Bộ nên chỉ giới hạn ở thể hiện cảm tình là chính. Không có tác dụng thực tế. Mọi vấn đề và sự kiện đang diễn biến theo tự nhiên của nó.

CANH BẠC CUỐI CÙNG

Posted Image

Bức sơn dầu "BắcKinh 2008" của họa sĩ Lưu Dật

+++++++++++++

Bức tranh của họa sĩ Lưu Dật cũng có một vài version khác trên mạng (khảo dị ), đây là bức được post trong 'Quán vắng' , Sư Phụ à.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

CANH BẠC CUỐI CÙNG

Posted Image

Bức sơn dầu "BắcKinh 2008" của họa sĩ Lưu Dật

======================

Cảm ơn Lang_ph!

Bức tranh này tiềm ẩn một lời tiên tri. Tôi đã phân tích. Bây giờ chờ xem sao.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tổng thống Obama: "Mỹ quyết tâm bảo vệ Philippines"

29/04/2014 12:19 (GMT + 7)

TTO - Ngày 29-4, trong chuyến thăm Philippines Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định Washington quyết tâm bảo vệ Manila.

Posted Image

Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu trước các quân nhân Mỹ và Philippines tại Manila hôm nay - Ảnh: Reuters

Theo hãng tin Reuters, ông Obama tuyên bố: “Cam kết bảo vệ Philippines là cứng rắn như sắt thép và Mỹ sẽ thực hiện cam kết đó. Vì các nước đồng minh với nhau sẽ không bao giờ phải đứng một mình”.

Ông cho biết hiệp ước phòng thủ chung 1951 giữa Mỹ và Philippines đồng nghĩa với việc Washington sẽ hỗ trợ Manila trong trường hợp quốc gia Đông Nam Á bị nước ngoài tấn công.

“Không một kẻ gây hấn nào có thể ảo tưởng rằng Philippines sẽ đứng một mình” - ông Obama nhấn mạnh. Tổng thống Mỹ cũng cho rằng các quốc gia và dân tộc có quyền sống trong an ninh và hòa bình, chủ quyền lãnh thổ của họ được tôn trọng.

“Chúng tôi tin rằng phải tôn trọng luật pháp quốc tế, tự do hàng hải và thương mại. Phải giải quyết tranh chấp một cách hòa bình thay vì dùng vũ lực” - ông Obama nói. Giới quan sát nhận định đây là thông điệp rõ ràng Tổng thống Mỹ muốn gửi tới Trung Quốc.

Hôm qua Mỹ và Philippines đã ký thỏa thuận an ninh kéo dài 10 năm, theo đó Washington sẽ tăng cường sự hiện diện quân sự tại quốc gia Đông Nam Á. Ông cho biết Mỹ không muốn kiềm chế Trung Quốc, nhưng muốn đảm bảo Bắc Kinh tôn trọng các quy định quốc tế, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ.

NGUYỆT PHƯƠNG

Share this post


Link to post
Share on other sites

Căng thẳng leo tháng, Mỹ mua liền 10 tàu ngầm hạt nhân

Tùng Dương

18:38 ngày 29 tháng 04 năm 2014

TPO - Một trong những hợp đồng đóng tàu lớn nhất trong lịch sử hải quân Mỹ trị giá lên tới hơn 17 tỷ USD đã được giới chức nước này công bố ngày hôm qua, 28/4.

Posted Image

Trang tin quân sự Defensenews dẫn lời Phó Đô đốc hải quân Mỹ Dave Johnson, Giá đốc điều hành chương trình tàu ngầm tại Naval Sea Systems Command (NAVSEA) cho biết: “Đây là hợp đồng đóng tàu lớn nhất trong lịch sử Hải quân Mỹ về tổng giá trị USD”, và rằng “hợp đồng minh chứng cho một mô hình hợp tác xuất sắc giữa hải quân Mỹ và ngành công nghiệp đóng tàu theo chương trình lớp Virginia”.

Theo đó, hải quân Mỹ đã kí hợp đồng mua thêm 10 tàu ngầm tấn công hạt nhân SSN 774 lớp Virginia có trị giá 17,645 tỷ USD trong nhiều năm tới với công ty General Dynamics Electric Boat và Newport News Shipbuilding.

Để nâng cao khả năng chiến đấu, Hải quân Mỹ dự kiến đóng 30 tàu ngầm nguyên tử lớp Virginia. Tàu ngầm đầu tiên của lớp Virginie là USS Virginia (SSN-774) do công ty Electric Boat thuộc tập đoàn General Dynamics, có trụ sở tại bang Connecticut thiết kế và đóng với tổng chi phí lên tới 2,5 tỷ USD.

Chiếc thứ hai - USS Texas (SSN 775) do công ty Newport News thuộc tập đoàn Northrop Grumman đóng.

Tiếp đó, công ty Newport News đã đóng các tàu mới thuộc lớp Virginia gồm: USS North Carolina (SSN-777), USS New Mexico (SSN-779), USS California (SSN-781), USS Minnesota (SSN-783) và USS North Dakota (SSN-784).

Các tàu USS Hawaii (SSN-776), USS New Hampshire (SSN-778), USS Missouri (SSN-780), USS Mississippi (SSN-782) và USS John Warner (SSN-785) do Electric Boat đóng.

Tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Virginia có lượng giãn nước 7.800 tấn, chiều dài 113m (377 feet) và chiều rộng là 10,3m. Tàu có khả năng lặn sâu khoảng 250m (hơn 800 feet) và di chuyển với tốc độ hơn 25 hải lý/giờ khi lặn, thủy thủ đoàn gồm 134 người, trong đó có 14 sĩ quan và 120 thủy thủ.

Tàu được trang bị một lò phản ứng hạt nhân S9G công suất 29,8 MW (tương đương 40.000 mã lực) và không cần phải thay thanh nhiên liệu trong toàn bộ vòng đời của tàu là 33 năm.

Tàu được trang bị 12 ống phóng thẳng đứng phóng tên lửa hành trình Tomahawk UGM-109 và tên lửa Harpoon (có khả năng mang theo 16 quả Tomahawk), 4 ống phóng ngư lôi 533mm (phóng ngư lôi Mk-48) với 27 ngăn chứa ngư lôi và tên lửa.

Ngoài ra, nó còn được trang bị hệ thống đối phó điện tử dò âm AN/WLY-1 và hệ thống tác chiến điện tử AN/BLQ-10 (ESM), để cung cấp cho quá trình xử lý radar dạng tín hiệu phổ, cảnh báo tự động và đánh giá tình hình.

Theo Defensenews

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chiến đấu cơ F-35: Cơn ác mộng tồi tệ nhất của tàu sân bay Trung Quốc

30/04/2014 10:05

(TNO) Chiến đấu cơ F-35 tân tiến của Mỹ sẽ trở thành cơn ác mộng tồi tệ nhất cho tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc nếu chiến tranh Mỹ - Trung xảy ra và cả hai điều động tàu sân bay, theo Thời báo Hoàn cầu.

Posted Image

Chiến đấu cơ F-35 của Mỹ - Ảnh: Reuters

Khi cuộc đối đầu tàu sân bay xảy ra, Mỹ có thể điều động chiến đấu cơ F-35 còn Trung Quốc sẽ sử dụng chiến đấu cơ nội địa J-15 (dùng cho tàu sân bay), theo Thời báo Hoàn cầu ngày 29.4.

F-35 có khả năng tấn công cực kỳ mạnh mẽ trong tham chiến, cả trên biển và trên đất liền, có thể chở 8 tấn vũ khí.

Chiến đấu cơ này có thể mang theo 4 tên lửa tầm trung AIM-120 và tên lửa tầm ngắn AIM-9X.

Khi tấn công tàu sân bay, F-35 còn có thể bắn các tên lửa tấn công liên hợp (Joint Strike Missile, JSM do Na Uy sản xuất) với tầm bắn 290 km.

Trong khi chiến đấu cơ J-15 của Trung Quốc chỉ có thể mang theo 2 tên lửa chống hạm YJ-83 với tầm bắn chỉ 180 km.

Posted Image

Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc - Ảnh: Reuters

Về công nghệ radar, chiến đấu cơ F-35 được trang bị hệ thống radar tân tiến AN/APG-81 do hãng Northrop Grumman sản xuất.

AN/APG-81 có khả năng phát hiện 23 mục tiêu chuyển động trong vòng 2,4 giây.

Thậm chí ngay cả khi Trung Quốc điều động chiến đấu cơ tàng hình J-20 thì F-35 thừa sức phát hiện ra J-20 trước tiên.

Với những đặc điểm kể trên, chiến đấu cơ tân tiến F-35 của Mỹ thực sự là cơn ác mộng tồi tệ của tàu Liêu Ninh, theo tờ Thời báo Hoàn cầu.

Phúc Duy

=======================

Dạo này báo Hoàn cầu khiêm tốn nhể!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Báo Nhật: Mỹ tìm cách "đi dây", Trung Quốc "chỉ tay một ngón"

Hồng Thủy

30/04/14 11:08

(GDVN) - Phát biểu của Obama là thể hiện rõ nét của chiến thuật ngoại giao "đi dây" cân bằng của Washington. Tổng thống Mỹ muốn dập tắt những nghi ngờ từ các đồng minh

Posted Image

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Obama đã thống nhất tìm kiếm một mô hình mới về quan hệ giữa 2 quyền lực quốc tế lớn.

Tờ Asahi Shimbun của Nhật Bản ngày 29/4 bình luận, Mỹ đang "đi dây" trong việc vừa chống lại Trung Quốc vừa muốn duy trì quan hệ hữu nghị với Bắc Kinh.

Hiệp định hợp tác quốc phòng mở rộng Mỹ - Philippines (EDCA) là một phần của trục châu Á Washington sử dụng để chống lại Trung Quốc, trong khi Mỹ vẫn phải hành động một cách thận trọng để không làm kích động Bắc Kinh.

Về phần mình, Trung Quốc cũng "chỉ tay một ngón" trách móc Washington như muốn nói rằng, Bắc Kinh cũng muốn tránh va chạm trong mô hình mới của quan hệ quyền lực nước lớn.

Chuyến công du 4 nước châu Á của Tổng thống Barack Obama đã kết thúc tại Philippines và EDCA chỉ được ký kết ngay trước lúc ông đặt chân đến Manila cho phép Mỹ truy cập các căn cứ quân sự nước này.

Chiến tranh Lạnh kết thúc, tâm lý chống Mỹ gia tăng buộc Washington phải rút quân khỏi các căn cứ quân sự tại Philippines năm 1992. Nhưng những lo ngại về hoạt động leo thang của Trung Quốc gia tăng trên Biển Đông đã thúc đẩy Washington và Manila bắt đầu đàm phán EDCA từ năm ngoái.

Posted Image

Những người biểu tình Philippines sử dụng mặt nạ in hình Tập Cận Bình và Obama để phản đối cả Mỹ lẫn Trung Quốc.

Chính quyền Obama ngày càng được báo động bởi sự gia tăng hoạt động của Trung Quốc trên biển, Washington đã thể hiện rõ quan điểm không chấp nhận bất cứ nỗ lực nào của Bắc Kinh để thay đổi hiện trạng khu vực bằng vũ lực.

Một lý do khiến Obama nhấn mạnh thỏa thuận EDCA là để bác bỏ những chỉ trích trong và ngoài nước Mỹ rằng chiến lược trục châu Á của ông đã đổ bể.

Nhưng trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Philippines Aquino, Obama đã phát biểu một cách cẩn trọng, tránh ngôn ngữ kích động không cần thiết nhằm vào Trung Quốc. Trong lúc kêu gọi Bắc Kinh tôn trọng luật pháp quốc tế, Obama cũng nhấn mạnh mục tiêu của mình là không phải chống Trung Quốc, hoặc kiềm chế Trung Quốc.

Phát biểu của Obama là thể hiện rõ nét của chiến thuật ngoại giao "đi dây" cân bằng của Washington. Tổng thống Mỹ muốn dập tắt những nghi ngờ từ các đồng minh của Mỹ về khả năng bảo vệ họ trong tình huống khẩn cấp sau khủng hoảng Crimea, nhưng ông cũng chú trọng tìm kiếm mô hình mới quan hệ quyền lực nước lớn với Trung Quốc.

Phản ứng của Bắc Kinh trước động thái này cũng hết sức đáng chú ý. Trong khi truyền hình nhà nước Trung Quốc tiếp tục chỉ trích gay gắt Philippines không tiếc lời như "cáo dựa oai hùm", Bắc Kinh đã tránh chỉ trích trực tiếp Washington.

Posted Image

Tần Cương, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

Tần Cương, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 28/4 nhắc lại, Tổng thống Obama và nhiều quan chức khác của Mỹ đã không ít lần khẳng định Mỹ không cố gắng kiềm chế Trung Quốc ở Biển Đông. "Vì lợi ích chung của khu vực, Trung Quốc và Mỹ phải tăng cường hợp tác", Tần Cương nói.

Đằng sau sự tự tin của Trung Quốc là thỏa thuận giữa Tổng thống Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình để xây dựng một mô hình mới của quan hệ quyền lực nước lớn trong một hội nghị thượng đỉnh.

Tờ báo bình luận, hiện nay ngay trong nội khối ASEAN cũng có những xu hướng khác nhau về vấn đề Biển Đông, hoặc ngả theo Mỹ, hoặc theo Trung Quốc. Ngoài Philippines và Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ mối đe dọa trên Biển Đông từ Trung Quốc thì Campuhia và Myanmar là những đồng minh chính trị của Bắc Kinh, có xu hướng ngả về Trung Quốc.

Malaysia và Singapore vừa theo đuổi chính sách chấp nhận vai trò ngày càng tăng của Mỹ trong khu vực để duy trì cân bằng quyền lực, vừa phải đặt tầm quan trọng vào những lợi ích kinh tế, thương mại với Trung Quốc.

=======================

Lại một "Giấc mộng con" của Trung Quốc!Tất nhiên nó nằm trong "Giấc mộng lớn" của họ.

Xin Đại lão tiền bối Tản Đà tha lỗi. Kẻ hậu sinh mượn chữ của cụ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tập Cận Bình vừa rời Tân Cương, đánh bom khủng bố 82 người thương vong

Hồng Thủy

01/05/14 06:03

GDVN) - 3 người thiệt mạng và 79 người bị thương ngày hôm qua trong một vụ tấn công khủng bố ở nhà ga lớn nhất Urumqi, thủ phủ Tân Cương

Tập Cận Bình tuyên chiến với khủng bố Tân Cương

Tập Cận Bình bất ngờ đi Tân Cương tăng cường chống khủng bố

Tập Cận Bình triệu tập họp Ủy ban An ninh quốc gia mới

Trung Quốc: Lại khủng bố vô cớ chém người giữa phố, 3 thiệt mạng

Trung Quốc: Lại xảy ra "tình huống khẩn cấp" tại Thiên An Môn

Posted Image

Hiện trường vụ nổ ở nhà ga Urumqi ngay sau khi ông Tập Cận Bình vừa rời khỏi Tân Cương.

Bưu điện Hoa Nam ngày 1/5 đưa tin, đã có 3 người thiệt mạng và 79 người bị thương ngày hôm qua trong một vụ tấn công khủng bố ở nhà ga lớn nhất Urumqi, thủ phủ Tân Cương.

Cảnh sát cho biết, những kẻ khủng bố dùng dao tấn công người dân và đặt thuốc nổ ngay lối ra của nhà ga. Cuộc tấn công xảy ra ngay sau khi Chủ tịch Tập Cận Bình rời Tân Cương kết thúc chuyến thăm 4 ngày đến khu vực đầy bất ổn.

Truyền hình nhà nước Trung Quốc đưa tin Tập Cận Bình sáng hôm qua 30/4 vẫn còn ở Urumqi gặp gỡ các công nhân trước ngày Quốc tế lao động và tiếp các lãnh tụ tôn giáo địa phương.

Tân Hoa Xã cho hay, vụ nổ đã xảy ra sau khi một đoàn tàu đến từ Thành Đô, cảnh sát cho biết họ vẫn đang điều tra vụ việc.

Trước đó Bưu điện Hoa Nam ngày 30/4 cho biết, khoảng 50 người bị thương sau khi xảy ra 1 vụ nổ bên ngoài nhà ga tàu hỏa Nam Urumqi khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa kết thúc chuyến thăm tốt đẹp đầu tiên đến Tân Cương, nơi ông cam kết sẽ tấn công khủng bố bằng bàn tay sắt.

Vụ nổ xảy ra vào khoảng 7 giờ chiều 30/4 giờ địa phương ở lối ra nhà ga Nam Urumqi tại một điểm dừng xe bus công cộng, các nhân chứng nói với Tân Hoa Xã. Vụ nổ mạnh đến mức một người đàn ông ở khách sạn gần đó cứ nghĩ rằng vừa xảy ra động đất.

Posted Image

Hiện trường vụ nổ nhà ga Nam Urumqi, cảnh sát đã nhanh chóng phong tỏa hiện trường.

Cảnh sát đã phong tỏa tất cả các lối vào quản trường nhà ga, các chốt gác di động của cảnh sát vũ trang chống khủng bố được thiết lập. Tính đến 8h 30 phút tối 30/4 giờ địa phương, sân ga vẫn còn đóng cửa. Các chuyến tàu đã bị tạm hoãn, con số thương vong vẫn chưa rõ ràng.

Các tuyến đường sắt nối Urumqi với Kuytun, Shiehzi, Karamay dự kiến sẽ được thông xe vào Thứ Năm, lễ cắt băng khánh thành sẽ diễn ra cùng ngày.

Hình ảnh trên weibo, một trang mạng xã hội phổ biến ở Trung Quốc cho thấy các vết máu trên va li, hành lý và các mảnh vỡ trên mặt đất phía trước nhà ga.

Posted Image

Nguyên nhân vụ nổ đang được điều tra, con số thương vong cụ thể vẫn chưa được thông báo chính thức.

Tân Hoa Xã cho hay, cảnh sát đang sơ tán người dân ở khu vực xung quanh, phong tỏa tất cả các lối vào sân ga. Cảnh sát vũ trang được triển khai tại khu vực này.

Ông Tập Cận Bình vừa kết thúc chuyến thăm Tân Cương thì xảy ra vụ nổ. "Sự ổn định lâu dài của Tân Cương rất quan trọng đối với sự nghiệp cải cách, phát triển và ổn định của cả nước, sự thống nhất, hòa hợp dân tộc, an ninh quốc gia cũng như sự phục hưng tuyệt vời của dân tộc Trung Hoa", Tân Hoa Xã hôm Thứ Tư dẫn lời ông Bình cho biết.

Người phát ngôn của chính quyền Tân Cương cuối ngày Thứ Tư đã nói với các phóng viên, tình hình đã được kiểm soát. Chính quyền Tân Cương đang đánh giá con số thương vong và điều tra nguyên nhân vụ nổ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ: Liên hệ vụ Crimea và tham vọng Trung Quốc như so sánh táo với cam

Hồng Thủy

01/05/14 06:00

(GDVN) - Crimea được xem như một phép thử về những gì Mỹ có thể sẽ làm nếu Trung Quốc dùng vũ lực để chiếm đoạt Biển Đông và Hoa Đông.

Posted Image

Tổng thống Mỹ Barack Obama đã nỗ lực trấn an đồng minh trong chuyến công du 4 nước châu Á.

Tờ Wall Streets Journal ngày 27/4 đưa tin, quân đội Mỹ đã chuẩn bị một loạt phương án "phản ứng cơ bắp" với bất kỳ hành động khiêu khích nào của Trung Quốc ở Biển Đông và Hoa Đông trong tương lai kể từ khi Bắc Kinh đơn phương tuyên bố áp đặt cái gọi là vùng nhận diện phòng không ở Hoa Đông, các quan chức Mỹ cho biết.

Các phương án lựa chọn được các quan chức Mỹ thông báo phản ánh lo ngại của các đồng minh châu Á về cam kết của Washington sẽ bảo vệ họ, đặc biệt kể từ khi xảy ra khủng hoảng Crimea.

Những đồng minh thân cận nhất của Mỹ ở châu Á đã nói với Washington, Crimea được xem như một phép thử về những gì Mỹ có thể sẽ làm nếu Trung Quốc dùng vũ lực để chiếm đoạt Biển Đông và Hoa Đông.

Phương án tác chiến mới của Mỹ được Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương xây dựng đựa trên diễn biến trong những tháng gần đây, đặc biệt kể từ khi Trung Quốc tuyên bố ADIZ ở Hoa Đông. Các phương án đã được soạn thảo để áp dụng cho việc đối phó với bất kỳ hành động khiêu khích nào trong khu vực, dù được thực hiện bởi Trung Quốc hay Bắc Triều Tiên.

Kế hoạch này bao gồm mọi thứ, từ các hoạt động diễn tập, hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thiên tai - thảm họa cho đến một kế hoạch chiến đấu toàn diện, Đại úy Chris Sims, người phát ngôn Bộ Tư lệnh Thái BÌnh Dương cho biết. Những tùy chọn trong các kế hoạch này được cung cấp cho cả giới chức lãnh đạo dân sự và tướng lĩnh Bộ Quốc phòng Mỹ.

Posted Image

Khủng hoảng Ukraine và việc Nga sáp nhập Crimea được các đối tác của Mỹ ở châu Á xem như phép thử đối với Washington, liệu Mỹ có khoanh tay ngồi nhìn một khi Trung Quốc bành trướng lãnh thổ như đã từng làm với Ukraine?

Ngoài tùy chọn điều động máy bay ném bom và tàu sân bay diễn tập, kế hoạch dự phòng còn bao gồm các hoạt động biểu dương sức mạnh của Mỹ hoặc tăng giám sát gần các hoạt động quân sự của Trung Quốc, tăng cường thăm viếng hải quân các nước đồng minh, đối tác.

Theo các phương án của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương, bất kỳ động thái mới nào của Trung Quốc trong khu vực hòng khẳng định chủ quyền một cách đơn phương sẽ vấp phải phản ứng thách thức của quân đội Mỹ. Nhà Trắng sẽ được chuẩn bị để đẩy mạnh triển khai sức mạnh quân sự ở Biển Đông và Hoa Đông, một thách thức trực tiếp tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc.

Các bước này có thể được thực hiện mà Mỹ không sợ xảy ra một cuộc chiến tranh, các quan chức Washington trích dẫn thông tin tình báo cho thấy có sự chia rẽ trong quân đội Trung Quốc về cách ứng phó. Một số tùy chọn của Mỹ được thiết kế để phát đi thông điệp một cách tinh tế, ví như chiến hạm Mỹ ghé các cảng đồng minh hoặc tăng quy mô các cuộc tập trận.

"Không bao giờ được dồn kẻ thù của bạn vào chân tường, bởi vì bạn có thể phải nhận lại một phản ứng mà bạn không mong muốn", một quan chức Mỹ cho biết.

Posted Image

Hoạt động quân sự và thói hung hăng của Trung Quốc ngày một gia tăng trên Biển Đông, Hoa Đông khiến khu vực quan ngại.

Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố sẽ đáp trả các hành động của Mỹ bằng sức mạnh quân sự. Bắc Kinh đầu tư mạnh cho việc hiện đại hóa quân đội và trở thành một cường quốc mạnh mẽ trong khu vực.

Trong khi các đồng minh của Mỹ ở châu Á vẫn muốn biết Washington sẽ phản ứng thế nào với các hành vi xâm lược của Trung Quốc trong tương lai, Lầu Năm Góc kêu gọi họ không nên nhìn vào những gì Mỹ đang hỗ trợ Ukraine, thay vào đó hãy xem những động thái của quân đội Mỹ trấn an các đồng minh Đông Âu và các quốc gia Baltic kể từ khi Mỹ chịu sự ràng buộc của các điều ước quốc tế bảo vệ họ.

Tuần trước Lầu Năm Góc cho biết họ đã gửi hàng trăm quân tới Đông Âu tham gia tập trận, tiếp tục hiện diện luân phiên hải quân ở Biển Đen.

Với Nhật Bản và Philippines, Mỹ cũng sẽ làm như với các đối tác trong khối NATO, còn Washington không có 1 thỏa thuận như vậy đối với Kiev. So sánh phản ứng của Mỹ trong việc sáp nhập Crimea với các tranh chấp lãnh thổ ở châu Á giữa các đồng minh của Washington với Trung Quốc là so sánh giữa táo và cam, một quan chức quân sự cấp cao Mỹ nhận xét.

Tuy nhiên, một quan chức khác lại cho rằng thật không may khi Trung Quốc không "ngán" sức mạnh quân sự của Mỹ, và những điều tồi tệ vẫn có thể xảy ra.

==========================

Tuy nhiên, một quan chức khác lại cho rằng thật không may khi Trung Quốc không "ngán" sức mạnh quân sự của Mỹ, và những điều tồi tệ vẫn có thể xảy ra.

Cái nhà ông này phát biểu nó giống như thế này: "Khi người ta không ưa nhau thì không chơi với nhau nữa". Đương nhiên nó sẽ là như vậy!

"Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại. Nhưng còn lâu lắm. Chỉ khi dân tộc Arxyri bị tiêu diệt". Đấy là lúc "những điều tồi tệ có thể xảy ra".

Hic!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nga - Trung bắt tay chống Mỹ

Thứ Tư, 30/04/2014 23:54

Một liên minh Nga - Trung đang được hình thành để đối phó với phương Tây, nhất là Mỹ

Trong bối cảnh quan hệ với Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ xấu đi vì cuộc khủng hoảng Ukraine, Nga đang phát triển hợp tác quân sự với các nước châu Á. Đáng chú ý là sự bắt tay giữa Nga và Trung Quốc, nước đang không hài lòng với chiến lược xoay trục của Mỹ sang châu Á - Thái Bình Dương.

Theo hãng tin Interfax, Nga và Trung Quốc đã nhất trí tập trận hải quân chung trên biển Hoa Đông vào cuối tháng 5. Một phái đoàn quân sự Nga đã đến Thượng Hải để thực hiện cuộc tham vấn cuối cùng về những chi tiết của cuộc tập trận mang tên “Joint Sea-2014”, dự kiến diễn ra ngoài khơi Senkaku/Điếu Ngư. Đây sẽ là lần đầu tiên 2 nước tập trận gần quần đảo do Nhật quản lý nhưng bị Trung Quốc đòi chủ quyền.

Địa điểm tập trận có thể là dấu hiệu Nga muốn trả đũa sau khi bị Nhật Bản trừng phạt do khủng hoảng Ukraine. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Alexander Lukashevich hôm 29-4 tỏ thái độ thất vọng trước việc Nhật Bản quyết định từ chối cấp thị thực cho 23 công dân Nga. Theo ông, bước đi “vụng về” này của Tokyo rõ ràng là chịu ảnh hưởng của nước ngoài.

Posted Image

Một cuộc tập trận chung của hải quân Nga - Trung Quốc năm 2013 Ảnh: chinesemilitaryreview.blogspot.com

Hơn 20 tàu chiến của Nga và Trung Quốc có thể tham gia cuộc tập trận trên với mục tiêu trao đổi các kỹ năng về phòng không, chống tàu ngầm và tiếp tế hàng hải. Các tàu chiến Nga sẽ rời cảng Vladivostok vào giữa tháng 5, cùng thời điểm Tổng thống Vladimir Putin đến Thượng Hải. Trong chuyến đi này, nhà lãnh đạo Nga dự kiến ký thỏa thuận cung cấp khí đốt lớn cho Trung Quốc - thêm một bước đi nữa cho thấy liên minh Nga - Trung đang được hình thành để đối phó với phương Tây, nhất là Mỹ.

Sau cuộc tập trận với Trung Quốc, Nga dự kiến diễn tập chống khủng bố với Ấn Độ vào tháng 7 tại biển Nhật Bản. Theo đài tiếng nói nước Nga, cuộc tập trận “Indra-2014” này có sự góp mặt của 4 tàu chiến Ấn Độ và mang tính biểu tượng cao. Các chuyên gia cho biết thêm việc hai bên chọn biển Nhật Bản nhằm thể hiện sự quan tâm đến các dự án kinh tế chung trong khu vực.

Giám đốc trung tâm đánh giá chiến lược (Nga) Victor Mizin cho biết: “Do cuộc khủng hoảng ở Ukraine, EU và Mỹ áp dụng ngày càng nhiều biện pháp trừng phạt chống lại Nga. Vì vậy, Nga ngày càng tích cực hướng tới các đối tác ở phía Đông, chẳng hạn Trung Quốc và Ấn Độ. Cả Moscow và New Delhi đều đánh giá cao quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước góp phần giải quyết nhiều vấn đề địa chính trị của họ. Nga rất coi trọng việc tăng cường quan hệ với Ấn Độ. Đây là một trong những hòn đá tảng trong chính sách đối ngoại của Nga”.

“Không cần trả đũa”

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 29-4 cảnh báo những lệnh trừng phạt mới của Mỹ và EU có thể ảnh hưởng tới chính các công ty năng lượng phương Tây ở Nga. Ông cho rằng không cần thiết phải trả đũa lệnh trừng phạt song có thể xem xét việc cho phép công ty phương Tây tiếp cận các khu vực then chốt của nền kinh tế Nga, đặc biệt là năng lượng.

Trong khi đó, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin nhận định các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ có thể gây bất lợi cho các nhà du hành vũ trụ Mỹ trên Trạm Không gian quốc tế (ISS). Ngoài ra, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov bác bỏ những biện pháp trừng phạt của Mỹ và EU, cho rằng những biện pháp đó đi ngược lẽ thường và là hệ quả từ những chính sách yếu kém của phương Tây.

Hoàng Phương

===================

CANH BẠC CUỐI CÙNG

Posted Image

Bức sơn dầu "BắcKinh 2008" của họa sĩ Lưu Dật

Cô gái Nga quả là có với tay về phía cô gái Trung Quốc thật!
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

WB: Kinh tế Trung Quốc sẽ vượt Mỹ năm nay

Thứ Năm, 01/05/2014 - 10:20

Chương trình so sánh quốc tế thuộc Ngân hàng Thế giới (WB) công bố một báo cáo cập nhật, dự báo ngay trong năm 2014 này, Trung Quốc sẽ qua mặt Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Ngày 30/4, Chương trình so sánh quốc tế (ICP) thuộc Ngân hàng Thế giới (WB) công bố một báo cáo cập nhật, dự báo ngay trong năm 2014 này, Trung Quốc sẽ qua mặt Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Phóng viên TTXVN tại Mỹ dẫn báo cáo của ICP, cho biết ở thời điểm năm 2005 quy mô nền kinh tế Trung Quốc chưa bằng một nửa, cụ thể chỉ bằng 43% kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, đến năm 2011, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc đã tăng lên khá nhanh, chiếm tới 87% kinh tế Mỹ, tính theo phương pháp sức mua hàng hóa và dịch vụ tương đương (PPP).

Một lý do dẫn tới sự đổi ngôi này là do trong lúc kinh tế Trung Quốc dự tính tăng 24% trong thời gian từ 2011 đến 2014 thì kinh tế Mỹ chỉ tăng tổng cộng 7,6%. Cách đây không lâu, Trung Quốc cũng đã vượt qua Mỹ trở thành quốc gia buôn bán lớn nhất thế giới. Báo cáo của ICP cho biết kinh tế Ấn Độ hiện đứng thứ ba thế giới, từ mức chỉ bằng 19% kinh tế Mỹ năm 2005 lên 37% vào năm 2011. Vị trí của các nền kinh tế Nga, Brazil, Indonesia và Mexico cũng tăng đáng kể.

Trước đó, ngày 29/4, tờ “The Economist” và tờ “The Financial Times” cũng đưa tin về việc Trung Quốc vươn lên vị trí đứng đầu về quy mô kinh tế. Tuy nhiên, phương pháp so sánh sức mua tương đương không phản ánh được sự giàu có của một quốc gia tính theo đầu người. Nếu tính theo đầu người, Trung Quốc, với dân số hơn 1,3 tỉ người, vẫn bị xem là quốc gia đang phát triển và đứng sau Mỹ.

Dữ liệu từ WB cho biết GDP của Mỹ năm 2012 là hơn 16.000 tỷ USD và kinh tế Trung Quốc chỉ bằng hơn một nửa, khoảng hơn 8.800 tỷ USD.

Theo TTXVN/Tin tức

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc:

Người dân đánh chết 4 cảnh sát trật tự đô thị

Đăng Bởi Một Thế Giới

16:07 21-04-2014

Một vụ bạo động lớn đã xảy ra tại huyện Thương Nam, thành phố Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Báo chí địa phương cho hay hàng trăm người dân manh động tấn công các cảnh sát trật tự đô thị khiến ít nhất 4 nhân viên công lực thiệt mạng.

Posted Image

Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP và một số báo chí địa phương, bạo động cuối tuần qua bắt nguồn từ việc các cảnh sát trật tự đô thị (thành quản) bắt một người phụ nữ bán hàng rong. Hành vi không đẹp mắt này bị một người đàn ông dùng máy hình ghi lại.

Điều này khiến các thành quản cảm thấy chướng mắt, nên họ yêu cầu người đàn ông phải xóa ngay lập tức. Người này từ chối nên bị các thành quản lao vào hành hung. Các nhân chứng cho hay các thành quản đánh đập người đàn ông này rất dã man, và họ khẳng định một người còn dùng búa làm hung khí.

Bức xúc trước hành vi của các thành quản, người dân đã bao vây không cho họ rời hiện trường. Người đàn ông được đưa đến bệnh viện nhưng các bác sĩ xác nhận đã chết. Tin này nhanh chóng được lan truyền khiến người dân huyện Thương Nam bức xúc. Họ đã kéo đến rất đông đòi "xử" các thành quản vì trước giờ, đây là lực lượng an ninh bị người dân Trung Quốc “ghét nhất”.

Các thành quản sợ hãi nhanh chóng trốn vào xe cố thủ và gọi điện cho cảnh sát đến cứu viện. Nhưng trong lúc chờ đợi.đám đông người dân đã tấn công bằng gạch đá, đập bể các cửa sổ xe và lao vào lật đổ các xe ô tô của nhóm thành quản. Những tấm ảnh tại hiện trường cho thấy các “thành quản” bị người dân lôi khỏi xe và hành hung rất dã man. Mãi đến chiều tình hình mới được vãn hồi và theo tin ban đầu, 4 thành quản đã bị đánh đến chết.

Posted Image

Xe cảnh sát bị người dân manh động đập phá

Posted Image

Hàng trăm người dân lật xe cảnh sát

Posted Image

Cảnh sát đã được điều động đến cứu vãn tình hình

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Phan Giang (theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng)

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites