Posted 6 Tháng 4, 2014 Người quyết tâm hạ gục tướng tham nhũng Cốc Tuấn Sơn Thu Thủy 06:24 ngày 06 tháng 04 năm 2014 TP - Ít ai biết, tướng Cốc Tuấn Sơn, con hổ tham nhũng đầu tiên trong quân đội bị đưa ra xét xử là nhờ quyết tâm của Thượng tướng Lưu Nguyên, con trai cố Chủ tịch Trung Quốc Lưu Thiếu Kỳ. Cốc Tuấn Sơn trước khi bị bắt Trước khi Tân Hoa xã chính thức công bố tin Cốc Tuấn Sơn bị khởi tố, tờ “Tân Kinh báo” của Bắc Kinh số ra ngày 28/3 đã bất ngờ đăng bài nhan đề “Bộ Quốc phòng trả lời về thông tin sắp tới quân đội sẽ công bố tình hình quan tham”. Bài báo tiết lộ những thông tin quan trọng: Vụ án Cốc Tuấn Sơn được phát giác năm 2012, người khởi xướng là Thượng tướng Lưu Nguyên, Chính ủy Tổng bộ hậu cần (TBHC), con trai cố Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ. Ông Lưu Nguyên đã nói tại một hội nghị nội bộ: “Tình hình tham nhũng ở TBHC rất nghiêm trọng! Dù bị mất chức, tôi cũng quyết đấu tranh một sống một chết với nạn tham nhũng hủ bại!”. Phủ tướng quân của Cốc Tuấn Sơn đang xây dở Tin tức cho biết, sau khi nhận được đơn từ tố giác tội lỗi của Cốc Tuấn Sơn, Ủy ban kiểm tra kỷ luật (KTKL) Quân ủy đã cử tổ điều tra về làm việc, nhưng chỉ 3 ngày sau họ đã kết thúc công việc và tuyên bố Cốc Tuấn Sơn “không có vấn đề gì”. Người phụ trách công tác kiểm tra kỷ luật chính là Phó chủ tịch Quân ủy Từ Tài Hậu. Trước tình hình đó, Chính ủy Lưu Nguyên và Chủ nhiệm TBHC Liêu Tích Long đã mang hồ sơ, chứng cứ phạm tội của Cốc Tuấn Sơn trực tiếp báo cáo vượt cấp lên Chủ tịch Quân ủy Hồ Cẩm Đào. Sau khi tìm hiểu, nắm được tình hình cơ bản, Hồ Cẩm Đào đã cùng Phó chủ tịch Tập Cận Bình phê chuẩn kiên quyết điều tra vụ án Cốc Tuấn Sơn. Đúng ngày mồng 5 tết năm 2012, Cốc Tuấn Sơn bị áp dụng biện pháp “song quy” (cách ly để điều tra). Tuy nhiên, lần này cơ quan thực hiện việc “song quy” không phải là Ủy ban KTKL Quân ủy mà là cơ quan KTKL đảng bên ngoài, phía quân đội chỉ phối hợp. Từ Tài Hậu bao che cho Cốc Tuấn Sơn Sau đó, một loạt cán bộ cao cấp dính líu đến vụ án Cốc Tuấn Sơn bị yêu cầu làm báo cáo giải trình, một số cũng bị “song quy”…Có thông tin cho biết, trong nội bộ quân đội “một số thủ trưởng không đồng tình” với cách chống tham nhũng quyết liệt, trực tiếp chĩa mũi dùi vào cá nhân tướng lĩnh có cấp hàm cao của tướng Lưu Nguyên. Họ cho rằng, như thế sẽ liên đới đến quá nhiều người, bất lợi cho sự ổn định của quân đội. Cốc Tuấn Sơn vơ vét 20 tỷ tệ Ngày 31/3 vừa qua, Trung tướng Cốc Tuấn Sơn, nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng bộ Hậu cần quân đội Trung Quốc chính thức bị khởi tố về 4 tội “tham ô, nhận hối lộ, tiêu xài tiền công, lạm dụng chức quyền” và chính thức bị chuyển giao cho toà án quân sự xét xử. Theo hãng tin Reuters, một trong những tội cụ thể của Cốc Tuấn Sơn là liên quan đến việc mua bán chức vụ và cấp hàm của hàng trăm tướng lĩnh quân đội. Cụ thể, một Đại tá muốn được phong Thiếu tướng phải chi một khoản tiền là 30 triệu tệ (tức 105 tỷ đồng), những cấp chức thấp hơn cũng phải chi hàng trăm ngàn tệ. Do số tướng lĩnh liên quan quá đông nên giới lãnh đạo hiện chưa quyết định hình thức xử lý đối với những kẻ được thăng tiến nhờ tiền này như thế nào: cách chức, giáng chức hay truy tố? Dâng tiền, nhà và người tình để thăng quan Cốc Tuấn Sơn được giao nắm trong tay quyền hành lớn về chuyển nhượng đất quốc phòng và mua sắm trang thiết bị quân sự, từng là Cục trưởng Cục Xây dựng doanh trại, Chủ nhiệm Văn phòng cải cách nhà cửa toàn quân. Người đẹp Thang Sán, người tình mà Cốc Tuấn Sơn dâng cho cấp trên Vì vậy, các chuyên gia pháp luật của quân đội cho rằng, vụ án có thể được xét xử kín do liên quan đến những vấn đề thuộc về bí mật quân sự như: sản xuất, mua sắm trang thiết bị quân sự...Báo điện tử “Tài Tân” cho biết, Cốc Tuấn Sơn bị đình chỉ chức vụ và bị điều tra từ tháng 5/2012. Ông ta đã lợi dụng việc nâng cao tiêu chuẩn nhà ở và đợt Cải cách doanh trại quy mô lớn lần thứ 4 để kiếm chác. Cụ thể, ông ta đã cho chuyển nhượng (bán) các khu đất “vàng” của quân đội ở Bắc Kinh, Thượng Hải để nhận số tiền “lại quả” cao tới... 60% mức giá chênh lệch. Với số tiền vơ vét được ước tính lên tới 20 tỷ tệ, Cốc Tuấn Sơn đã bỏ xa một “con Hổ trong quân đội” khác bị sa lưới hồi năm 2006 là Trung tướng Vương Thủ Nghiệp, Phó Tư lệnh Hải quân, người đã phải nhận án tử hình hoãn thi hành vì tham ô, nhận hối lộ 160 triệu tệ. Với số tiền vơ vét được từ khi còn là một quan chức ngành hậu cần ở cấp tỉnh, được sự bao che, nâng đỡ của quan trên, Cốc Tuấn Sơn đã thăng tiến như diều gặp gió. Sau khi được điều lên cơ quan Tổng bộ Hậu cần, chỉ trong 8 năm Cốc đã được thăng chức 5 lần, bất kể việc đảng ủy TBHC không đồng tình. Giờ đây, kẻ nâng đỡ Cốc Tuấn Sơn cũng đã lộ diện và đang bị điều tra: Đó là Từ Tài Hậu, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quân ủy! Theo “Tài Tân”, những món quà mà Cốc Tuấn Sơn dâng lên Từ Tài Hậu ngoài tiền bạc, biệt thự, còn có cô người tình trẻ đẹp – ca sĩ quân đội Thang Sán. Tướng quân đội đầu tiên bị xử lý Cốc Tuấn Sơn là “con Hổ trong quân đội” đầu tiên được giao cơ quan pháp luật xử lý kể từ khi ông Tập Cận Bình phát động “cơn bão chống tham nhũng” sau Đại hội Đảng CSTQ lần thứ 18. Giới phân tích cho rằng, do tính chất vụ án nghiêm trọng, số tiền tham nhũng lớn, Cốc Tuấn Sơn sẽ khó thoát khỏi án tử hình. Ông Tùng Văn Thắng, chuyên viên Trung tâm nghiên cứu Luật Quân sự thuộc Đại học Chính pháp Trung Quốc khi trao đổi với các nhà báo đã cho rằng: Nếu toà án kết luận tội lỗi của Cốc Tuấn Sơn gây ảnh hưởng nghiêm trọng, có thể ông ta sẽ phải nhận hình phạt nặng nhất và không loại trừ việc có thêm nhiều người khác ngã ngựa vì liên đới. Có ý kiến cho rằng, vụ án Cốc Tuấn Sơn đã gây rúng động quân đội không chỉ vì là vụ tham nhũng có quy mô lớn nhất 20 năm gần đây, mà còn vì quyết tâm diệt trừ tham nhũng của ông Tập Cận Bình đã nhắm trực tiếp vào những thế lực đen trong tầng lớp cao cấp của đảng và quân đội. Giáo sư Luật Hà Gia Hoằng ở Đại học Nhân dân Trung Quốc nói: Ở Trung Quốc, quân đội là một vương quốc tự trị và kín mít, rất ít bị điều tra, nên vụ án Cốc Tuấn Sơn gây rúng động và thu hút sự chú ý lớn, “điều này cho thấy giới lãnh đạo mới quyết tâm chống tham nhũng hủ bại đến cùng”. Tờ “Thời báo New York” số ra ngày 1/4 dẫn lời một quan chức về hưu từng là cộng sự của ông Tập Cận Bình, cho biết: trong một phát biểu nội bộ, ông Tập đã chỉ trích việc trong quân đội tồn tại “hiện tượng Cốc Tuấn Sơn” và yêu cầu có hành động để “xới tung mảnh đất đã sinh ra Cốc Tuấn Sơn, lôi cổ hết những Cốc Tuấn Sơn lớn nhỏ xuống”. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 4, 2014 Trung Quốc cảnh báo Mỹ chớ “can thiệp” vào Hồng Kông Thứ Hai, 07/04/2014 - 14:09 (Dân trí) - Bắc Kinh hôm nay cảnh báo Mỹ chớ có can thiệp vào công việc nội bộ của Hồng Kông, sau khi Phó tổng thống Mỹ Joe Biden gặp gỡ 2 nhân vật đối lập của Hồng Kông vào tuần trước. Phó Tổng thống Biden trong cuộc gặp với Martin Lee và Anson Chan Trong dấu hiệu ủng hộ công khai bất thường, ông Biden đã tham dự cuộc trò chuyện tại Nhà Trắng vào thứ hai vừa qua với Martin Lee, người sáng lập Đảng Dân chủ đối lập của Hồng Kông và Anson Chan, người từng là nhân vật số 2 trong chính quyền thành phố này. Nhà Trắng sau đó ra tuyên bố cho hay ông Biden đã nhấn mạnh sự “ủng hộ lâu dài đối với dân chủ ở Hồng Kông”. Trong phản ứng chính thức đầu tiên từ Bắc Kinh, hãng thông tấn chính thức Trung Quốc Tân Hoa Xã dẫn lời một quan chức cho hay Mỹ phải “thận trọng” nhằm tránh gây tổn hại tới mối quan hệ Mỹ-Trung. Hồng Kông, thuộc địa cũ của Anh và hiện là đặc khu hành chính của Trung Quốc, hiện đang trải qua công cuộc cải cách chính trị quan trọng và theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Bắc Kinh phản đối bất kỳ nước nào can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc. Anh đã trao trả trung tâm tài chính này cho Trung Quốc vào năm 1997 và theo thỏa thuận, Hồng Kông được hưởng chế độ bán tự trị. Bắc Kinh cũng đã cam kết cho Hồng Kông bầu cử trực tiếp người đứng đầu đặc khu này vào năm 2017, tuy nhiên từ chối yêu cầu cho phép các cử tri chọn ứng viên cho vị trí đối lập cao nhất. Trước đó Trung Quốc đã từng phản pháo các quan chức nước ngoài ủng hộ cho các nhân vật đối lập ở Hồng Kông. Cụ thể hồi tháng 9, Trung Quốc cho rằng bình luận của Ngoại trưởng Anh Hugo Swire là “vô trách nhiệm” khi ông cho biết Anh “sẵn sàng ủng hộ theo cách mà chúng tôi có thể” để thúc đẩy dân chủ hơn nữa tại Hồng Kông. Trung Anh Theo AFP ============================Vũ khí 'Tia Sắt'-Israel có thể diệt mục tiêu như giết ruồi (Vũ khí) - Hệ thống vũ khí laser mới do Israel phát triển có thể tiêu diệt đạn cối như giết một con ruồi. Một hệ thống phòng không mới có tên Iron Beam (Tia Sắt) đang được công ty Rafael Advanced Defense Systems của Israel phát triển, trong đó sử dụng chùm tia laser để bắn hạ các mối đe dọa ở độ cao thấp và có thể phá hủy một quả đạn cối "như giết chết một con ruồi", Giám đốc điều hành Rafael cho biết với tờ Israel Defense. Còn theo Phó Đô đốc Yedidia Yaari, nguyên Tư lệnh Hải quân Israel, hệ thống chùm tia Iron sẽ rất hiệu quả khi nó bắt đầu hoạt động. Dẫn lời ông Yaari, Israel Defense nói rằng hệ thống Iron Beam đã thành công vượt qua những thử thách đầu tiên trong những bài thử nghiệm gần đây, nhưng hệ thống này vẫn đang trong giai đoạn phát triển. Iron Beam sử dụng nguồn laser năng lượng cao để đốt cháy và phá hủy đạn cối, đạn pháo, đạn tên lửa và rocket từ trên không. Iron Beam phóng ra chùm tia laser và chiếu xạ thẳng vào đạn cối với tỉ lệ chính xác rất cao, theo ông Yaari mô tả thì hệ thống này hoạt động"cực kỳ ấn tượng". Lần đầu tiên Iron Beam được giới thiệu ở triển lãm hàng không quốc tế Singapore Air Show hồi cuối tháng 2. Mỗi tổ hợp Iron Beam gồm 2 trạm phóng tia la-de trạng thái rắn với tầm bắn đạt 2km, cùng một ra-đa cảnh giới và trung tâm điều khiển hỏa lực. Công suất phát của Iron Beam đã đạt vài chục Kw và trong tương lai có thể tăng lên hàng trăm Kw. Theo kế hoạch, quân đội Israel sẽ bắt đầu triển khai Iron Beam từ năm 2015. Iron Beam được thiết kế để đối phó với những mối đe dọa có kích thước nhỏ, như đạn cối, đạn rocket hay tên lửa bay trên quĩ đạo mà các tổ hợp chống rocket Iron Dome có thể tham gia tấn công. Trước Iron Beam, Israel đã phát triển thành công hệ thống Iron Dome (Vòm Sắt) được thiết kế bổ sung cho Arrow II, một "kẻ đánh chặn" được thiết kế để bắn hạ các tên lửa đạn đạo từ độ cao khí quyển. Israel lên kế hoạch tích hợp chúng vào chung một mạng lưới để tăng cường sức mạnh đánh chặn cho hệ thống tên lửa Arrow III - sẽ đánh chặn các tên lửa dạn đạo từ trong không gian và David's Sling - được thiết kế để bắn hạ các đạn rocket cỡ lớn và tên lửa hành trình. Cả 2 hệ thống này cũng đang được Israel hoàn thiện. Theo một quan chức trong ngành công nghiệp quốc phòng Israel nói với Reuters hồi tháng Giêng thì hệ thống Iron Beam sẽ hình thành một lớp thứ năm của hệ thống phòng thủ tên lửa tích hợp bảo vệ Israel, bao gồm David's Sling, Arrow II, Arrow II, Iron Dome và Iron Beam. PVD Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 4, 2014 Tổng thống Yanukovych bị lật đổ vì bán tàu sân bay cho Trung Quốc? Thứ Hai, 07/04/2014 - 16:27 (Dân trí) - Một nguồn tin trên truyền thông Nga cho biết Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych bị lật đổ vì bán tàu sân bay cho Trung Quốc. Tổng thống Ukraine bị lật đổ Viktor Yanukovych. Kể từ khi ông Yanukovych bị lật đổ hồi tháng 2, thông tin về vụ phế truất ông này đã bắt đầu xuất hiện. Một bài báo trên trang web của Tập đoàn công nghiệp quân sự Nga đã liên hệ vụ lật đổ Tổng thống Yanukovych với sự hợp tác quân sự chặt chẽ giữa chính phủ của ông và Trung Quốc, đặc biệt là quyết định cung cấp công nghệ tàu sân bay cho Bắc Kinh. Vào năm 1998, Ukraine đã bán tàu sân bay cũ do Liên Xô chế tạo tên gọi Varyag cho Trung Quốc với giá 20.000 USD, với các điều khoản được ghi rõ trong hợp đồng rằng con tàu sẽ không được sử dụng cho các mục đích quân sự. Nhưng thực tế cho thấy Bắc Kinh đã không tuân thủ hợp đồng. Quân đội Trung Quốc sau đó đã hoàn tất việc tân trang con tàu và biến nó trở thành tàu sân bay đầu tiên của hải quân Trung Quốc vào năm 2012. Con tàu được Trung Quốc đặt tên mới là Liêu Ninh. Trong quá trình đại tu con tàu, Trung Quốc đã vài lần đề nghị tiếp cận công nghệ chủ chốt từ Ukraine nhưng đều bị từ chối. Tuy nhiên, tình hình đã thay đổi sau khi ông Yanukovych trở thành tổng thống vào năm 2010. Con tàu đã được trang bị các động cơ và máy bay nguyên mẫu do Ukraine chế tạo. Vào năm 2005, Ukraine cũng bán cho Trung Quốc 2 nguyên mẫu máy bay Su-33 được trang bị cho tàu sân bay, vốn là nền tảng để Bắc Kinh phát triển máy bay Shenyang J-5. Sự hợp tác quân sự giữa Ukraine và Trung Quốc dưới thời ông Yanukovych không chỉ diễn ra trong lĩnh vực hải quân và còn bao gồm các lực lượng trên bộ. Một nguồn tin tiết lộ rằng Mỹ không hài lòng với sự hợp tác quân sự chặt chẽ giữa chính phủ của ông Yanukovych và Trung Quốc. Cũng vì thế mà Yanukovych trở thành một trong những nhân vật không được ưa chuộng nhất tại Washington và Tổng thống Mỹ Barack Obama coi vị Tổng thống thân Nga này là một "cái gai". An Bình Theo Wantchinatimes ========================= Cho nên Lão gàn mới phát biểu ý kiến rằng: Hoa Kỳ rất tỉnh. Lão Gàn có ý kiến tiếp theo là: Quí vị nên xử lý nhanh vụ U cờ dai nơ, để còn mần việc khác. Cái anh Cờ di mê tặng cho Nga, còn U cờ dai nơ thân Tây Phương. Thôi được rùi. Duyệt đi quí vị. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 4, 2014 Các kịch bản viễn chinh của Nhật 08/04/2014 09:00 Giới chức Nhật đang bàn về khả năng áp dụng quyền phòng vệ tập thể cho các tình huống khẩn cấp ở 3 điểm nóng trên thế giới, kể cả biển Đông. Khu trục hạm Nhật dẫn đầu đội tàu chiến Nhật - Mỹ trong một cuộc tập trận - Ảnh: Navy.mil Cuối tuần qua, Tổng thư ký đảng cầm quyền LDP của Nhật Shigeru Ishiba nhấn mạnh có khả năng Tokyo có thể thực hiện quyền phòng vệ tập thể ở những nơi xa xôi nếu điều này cần thiết cho an ninh Nhật. Kyodo News dẫn lời ông Ishiba nói rõ: “Về cơ bản chúng tôi không mong sẽ đi đến phần khác của địa cầu, nhưng nếu đối mặt với một tình huống có tác động lớn tới Nhật, chúng tôi hoàn toàn không loại trừ khả năng đưa lực lượng phòng vệ đến nơi xa”. Ông Ishiba còn đề nghị theo nguyên tắc phòng vệ tập thể, Nhật có thể hỗ trợ nhiều nước khác ngoài đồng minh Mỹ. Ông Ishiba đưa ra tuyên bố trên giữa lúc Thủ tướng Nhật Shinzo Abe có kế hoạch thay đổi cách diễn giải hiến pháp theo hướng cho phép nước này thực hiện quyền phòng vệ tập thể. Liên minh ở biển Đông Chính quyền Abe lập luận rằng Nhật cần có quyền tham gia phòng vệ tập thể để ứng phó các tình huống khẩn cấp ở những tuyến đường biển quan trọng và nguy cơ xung đột trên bán đảo Triều Tiên. Theo Asahi Shimbun, các cuộc thảo luận ở ban cố vấn của Thủ tướng Abe cũng như ý kiến của các quan chức thời gian gần đây cho thấy Tokyo đang nhắm đến việc thực quyền phòng vệ tập thể ở 3 khu vực: biển Đông, vịnh Ba Tư và bán đảo Triều Tiên. Dù nội các Nhật gần như chỉ xem Mỹ và Hàn Quốc là hai nước mà Nhật cần bảo vệ an ninh tập thể, nhiều quan chức thân cận của ông Abe cho rằng nỗ lực nên được mở rộng ra ngoài liên minh này. Trong cuộc phỏng vấn trên một chương trình radio hồi tháng 3, nghị sĩ Yosuke Isozaki gợi ý Nhật có thể cân nhắc thiết lập liên minh với Úc, Philippines và Ấn Độ. Còn ông Ishiba thì đề xuất thêm cả Malaysia và Indonesia. Theo Asahi Shimbun, chính phủ Nhật hy vọng việc thành lập liên minh gần gũi với các quốc gia quan ngại về những hành động của Trung Quốc tại biển Đông sẽ giúp Tokyo kiềm chế Bắc Kinh. Ngoài biển Đông, vịnh Ba Tư cũng có thể là nơi chính phủ Nhật sẽ thực hiện quyền phòng vệ tập thể để bảo vệ tuyến đường biển qua eo biển Hormuz, nơi khoảng 80% lượng dầu thô của thế giới được vận chuyển ngang qua, theo Asahi Shimbun. Iran từng dọa đóng cửa eo biển này khi căng thẳng về chương trình hạt nhân và những vấn đề khác ở khu vực dâng cao trong giai đoạn 2011-2012. Trong thời gian đó, Mỹ cùng các đồng minh đã tiến hành nhiều cuộc tập trận quốc tế ở vịnh Ba Tư. Tại đây, Lực lượng phòng vệ trên biển (MSDF) của Nhật đã chứng tỏ được khả năng quét mìn của họ, nên giới chức Nhật cho rằng rất có khả năng Washington sẽ yêu cầu Tokyo tham gia sứ mệnh quét mìn ở Hormuz nếu eo biển bị phong tỏa. Cách diễn giải hiến pháp hiện nay chỉ cho phép tàu Nhật tham gia quét mìn sau khi các bên đình chiến. Trước đây, MSDF từng tham gia quét mìn sau khi thỏa thuận ngừng bắn được ký kết trong chiến tranh vùng Vịnh năm 1991. Một quan chức quốc phòng Nhật cho biết việc áp dụng quyền phòng vệ tập thể đồng nghĩa với khả năng Tokyo có thể tham gia các cuộc chiến tranh do Mỹ dẫn đầu. Đối đầu với Triều Tiên Trong một cuộc tranh luận tại quốc hội vào tháng 2, Thủ tướng Abe quả quyết rằng Lực lượng phòng vệ Nhật (SDF) cần có quyền thực hiện phòng vệ tập thể cho các tình huống khẩn cấp ở bán đảo Triều Tiên. Ông nói rõ: “Khi một tình huống khẩn cấp xảy ra ở bán đảo Triều Tiên và có khả năng tên lửa sắp sửa được phóng, tàu của SDF không thể ngồi yên chứng kiến cảnh tàu Mỹ bị tấn công”. Theo Asahi Shimbun, vào năm 1999, quốc hội Nhật đã thông qua một đạo luật cho phép SDF hỗ trợ hậu cần cho quân đội Mỹ. Tuy nhiên, ông Shinichi Kitaoka, phó chủ nhiệm ban cố vấn về cơ sở pháp lý cho an ninh của Thủ tướng Abe, lập luận đạo luật đó chưa đủ vì nó chỉ cho phép binh sĩ SDF tiếp liệu và hỗ trợ hậu cần cho tàu quân sự Mỹ trong lãnh hải của Nhật. Do đó, theo ông Kitaoka, ở những vùng biển quốc tế, Nhật không thể bảo vệ tàu Mỹ và cũng không thể tiếp liệu cho chúng. Với sự thay đổi về cách diễn giải hiến pháp, MSDF sẽ không chỉ được phép hỗ trợ hậu cần cho tàu Mỹ ở vùng biển quốc tế mà còn có thể bảo vệ và phản công khi chúng bị tấn công. Dù nội các Nhật không đề cập đến khả năng binh sĩ SDF đổ bộ lên lãnh thổ của nước khác, một quan chức vẫn cho rằng SDF có thể đổ quân vào bán đảo Triều Tiên nếu được Hàn Quốc nhờ cậy. Dân Nhật muốn duy trì lệnh cấm Theo kết quả một cuộc khảo sát vừa được tờ Asahi Shimbun công bố hôm qua, 63% trong số hơn 2.000 người được thăm dò ở Nhật muốn duy trì lệnh cấm áp dụng quyền phòng vệ tập thể. Cuộc khảo sát cũng được thực hiện tại Trung Quốc và Hàn Quốc với kết quả lần lượt là 95% và 85% trong số hơn 1.000 người được hỏi cho biết họ muốn Tokyo giữ nguyên lệnh cấm. Văn Khoa ================== Bởi zdậy! Cái lày lói nâu dồi: Nếu canh bạc cuối cùng kết thúc bằng một cuộc chiến thì chiến trường chính sẽ ở Hoa Đông. Bể Đông cùng lằm là cái đầu ngòi pháo. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 4, 2014 Bởi zdậy! Cái lày lói nâu dồi: Nếu canh bạc cuối cùng kết thúc bằng một cuộc chiến thì chiến trường chính sẽ ở Hoa Đông. Bể Đông cùng lằm là cái đầu ngòi pháo. Mỹ - Nhật gia tăng sức ép: Nhắm tới Triều Tiên và...? (Tin tức 24h) - Nhằm gia tăng sức ép lên Triều Tiên sau loạt vụ phóng tên lửa nước này tiến hành, Mỹ quyết định triển khai thêm hai khu trục hạm Aegis đến Nhật. Quyết định trên được Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đưa ra khi đang có mặt trong chuyến thăm chính thức Nhật Bản, theo đó quyết định này sẽ được thực hiện trước năm 2017. Quyết định này đưa Hải quân của Mỹ ở Nhật Bản sẽ có bảy tàu được trang bị hệ thống Aegis. Đây là một hệ thống chiến đấu tiên tiến và phức tạp nhất thế giới, đối phó với các tình huống chiến đấu khác nhau, trong đó đặc biệt ưu tiên cho tính năng phòng thủ tên lửa đạn đạo liên lục địa. Trước khi Bộ trưởng Chuck Hagel đưa ra quyết định này, Nhật Bản cũng phát đi thông điệp cứng rắn gửi đến Triều Tiên rằng Tokyo sẵn sàng bắn hạ bất cứ tên lửa hoặc mảnh vỡ tên lửa nào của Triều Tiên nếu nó đe dọa đến lãnh thổ Nhật Bản. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật và Mỹ trong cuộc họp báo tại TokyoTheo tờ Asahi Shimbun, mệnh lệnh được Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera đưa ra hôm thứ Năm vừa qua, với nội dung đánh chặn bất kỳ vụ phóng nào diễn ra trong giai đoạn từ ngày 3 – 25/4, dịp kỷ niệm 82 năm ngày thập lập Quân đội nhân dân Triều Tiên.Để hiện thực hóa tuyên bố trên, tàu khu trục Kirishima được trang bị hệ thống Aegis mang theo các tên lửa đánh chặn SM3 đã được điều tới vùng biển Nhật Bản với Triều Tiên để sẵn sàng nhận lệnh khai hỏa. Đây là mệnh lệnh đánh chặn thứ 5 được đưa ra kể từ năm 2009. Tất cả đều nhằm đối phó với các vụ phóng tên lửa của Triều Tiên. Dù Mỹ tuyên bố việc tăng cường các khu trục hạm trang bị hệ thống Aegis chỉ nhằm đối phó với các vụ phóng tên lửa từ phía Triều Tiên, tuy nhiên quyết định này của Mỹ được cho rằng không chỉ có vậy. Khi đang thực hiện chuyến thăm Nhật Bản, Bộ trưởng Chuck Hagel đã không quên cảnh báo Trung Quốc về việc hành động đơn phương để giải quyết tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản và các nước châu Á khác. “Tất cả các quốc gia cho dù lớn nhỏ thế nào đều xứng đáng được tôn trọng”, ông Hagel phát biểu trong chuyến thăm Tokyo. “Anh không thể đi quanh rồi định lại biên giới, vi phạm toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của các quốc gia bằng vũ lực, cưỡng ép và hăm dọa, cho dù đó là ở các đảo nhỏ trong Thái Bình Dương,” ông Hagel nói. Những nhận xét thẳng thắn của Bộ trưởng Hagel được đưa ra khi ông tái khẳng định liên minh quân sự của Washington với Tokyo và công bố việc triển khai thêm tới Nhật Bản hai tàu chiến được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo. Dù khẳng định việc triển khai này để đối phó với đe dọa từ Triều Tiên, nhưng động thái này cũng mang tính biểu tượng lớn trong bối cảnh đối đầu gia tăng giữa Nhật Bản và Trung Quốc về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở Biển Hoa Đông. Bộ trưởng Hagel nhắc lại việc Washington đứng về phía Nhật Bản thông qua hiệp ước tương trợ an ninh có giá trị đối với cả quần đảo tranh chấp nói trên. “Chúng tôi rất coi trọng cam kết của Mỹ trong hiệp ước này, và chúng tôi cực lực phản đối bất cứ hành động cưỡng ép đơn phương nào nhằm phá hoại quyền kiểm soát của Nhật”, ông Hagel dõng dạc tuyên bố. Sơn Chúc Theo baodatviet.vn Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 4, 2014 Bởi zdậy! Cái lày lói nâu dồi: Nếu canh bạc cuối cùng kết thúc bằng một cuộc chiến thì chiến trường chính sẽ ở Hoa Đông. Bể Đông cùng lằm là cái đầu ngòi pháo. Thực ra người đầu tiên tiên tri sự kiện này không phải Lão Gàn, mà chính là lão họa sĩ vẽ bức tranh mà Lão Gàn đặt tên là "Canh bạc cuối cùng". Quí zdị xem lại bức tranh nổi tiếng này và thấy rằng: căn phòng mà các con bạc đang sát phạt treo ảnh Tôn Trung Sơn. Hay nói rõ hơn: địa điểm đánh bạc ở Trung Quốc. Chi tiết hơn - theo tinh thần của chính bức tranh - nó lại từ eo biển Đài Loan cơ đấy! Quảng cáo cho cô em Đài Loan biết! Đừng có náo nghe chưa! Chóng ngoan, anh cho một chiêu thoát hiểm. Cà chớn, anh khoanh tay đứng nhìn.Tất nhiên, tiên tri là một chuyện, còn có đúng hay không lại là chuyện khác. Trong lúc "thiên địa tù mù", sự kiện chưa xảy ra, Lão Gàn lên mạng "gõ phê" (Chứ không phải bút phê): "Đúng rùi!". Hì! Lão Gàn phán cứ như "Đúng dồi!". Rồi xem. Cứ từ đúng trở lên. Ai muốn biết những bí ẩn của vũ trụ thì cứ phải "Việt sử 5000 năm văn hiến đã". "Ai mua hành tôi thì thương tôi với!". Các cụ để lại cẩm nang cứ thế zdể zda mà phang. Hì! 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 4, 2014 Mỹ vượt mặt Nga thử nghiệm siêu pháo vận tốc Mach 7 (Vũ khí) - Trong khi Nga vẫn đang trung thành với các loại pháo truyền thống thì Mỹ đã bước vào giai đoạn thử nghiệm siêu pháo điện từ có vận tốc Mach-7. 'Mắt thần' E-2D Hải quân Mỹ vừa tiếp nhận mạnh cỡ nào? Hải quân Mỹ biên chế siêu hạm tàng hình USS Coronado Theo CBS News, Hải quân Mỹ vừa trình làng loại vũ khí thế hệ mới có thể bắn ra một viên đạn ở tốc độ nhanh gấp 7 lần âm thanh. Phó Đô đốc Matthew Klunder, trưởng bộ phận nghiên cứu Hải quân, cho biết loại súng siêu điện từ mà họ đang phát triển chỉ sử dụng điện làm nguồn năng lượng khởi động mà không dùng đến thuốc súng. Loại pháo điện từ này có thể bắn ra một viên đạn đánh trúng mục tiêu ở khoảng cách 161 km với tốc độ Mach 7 (8.575 km/h), tức nhanh gấp 7 lần tốc độ âm thanh. Nguyên lý hoạt động của thế hệ vũ khí mới trên được dựa trên lực đẩy xung điện từ. Viên đạn xuyên qua 6 tấm thép dày khoảng 16,5 cm mỗi tấm. Trong lần thử nghiệm hôm 7/4, viên đạn bắn ra từ khẩu súng này đã xuyên thủng một đầu đạn giả tượng trưng cho một tên lửa đang bay tới, gây ra vụ nổ lớn. “Đây là một khẩu súng đang trong quá trình thử nghiệm. Nó có thể bắn viên đạn xuyên qua 6 tấm thép dày khoảng 16,5 cm cm ở tốc độ Mach 7. Không mục tiêu nào trên bầu trời có thể sống sót sau khi bị trúng đạn”, Phó đô đốc Klunder cho biết.Bên cạnh đó, Hải quân Mỹ còn thử nghiệm bắn viên đạn này qua ba bức tường bê tông cốt thép bằng súng siêu điện từ. Trước đây, tên lửa cũng có thể làm được điều này nhưng chi phí quá tốn kém. Mỗi quả tên lửa có giá hàng triệu USD, trong khi với thế hệ vũ khí mới, họ chỉ mất 25.000 USD cho một lần khai hỏa. Pháo điện từ của Mỹ trong một lần thử nghiệm Ngoài ra, trọng lượng viên đạn dùng trong súng siêu điện từ chỉ khoảng 10 kg nên dễ dàng vận chuyển. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các tàu chiến có thể trữ hàng trăm viên đạn loại này cho mỗi lần ra trận. Tuy nhiên, loại súng điện từ này chỉ được đưa ra thử nghiệm ngoài biển vào năm 2016. Và phải đến cuối thập niên này, loại vũ khí mới trên mới xuất hiện trên tàu chiến Mỹ. Dù vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm, nhưng loại vũ khí mới này đã chứng minh được tính ưu việt hơn nhiều loại pháo hạm truyền thống đang được Nga phát triển và sử dụng. Được biết hiện nay loại pháo hạm hạng nặng ưu việt nhất đang được Nga phát triển cho các chiến hạm là Kartaun-Puma 130 mm. Hệ thống pháo hạm Kartaun-Puma có thể được trang bị trên bất kỳ tàu chiến nào có thiết kế sử dụng pháo binh. Hệ thống pháo Kartaun-Puma được tạo ra trên cơ sở các dự án nghiên cứu trước đây, tổ hợp sẽ sử dụng hệ thống điều khiển hỏa lực Puma. Pháo có chiều cao 12 m, nòng súng dài 7-8 m. Cũng giống như pháo hạm A-129 Armat, Kartaun-Puma có thể tiêu diệt mục tiêu trên mặt nước, trên bờ biển và trên không. Hệ thống có thể cài đặt chế độ bắn liên tục cho đến khi sử dụng hết số đạn dược mang theo. Kartaun-Puma có dự trữ đạn dược đúng bằng khả năng của hầm chứa đạn trên tàu chiến, không có hệ thống tương tự ở nước ngoài. Hệ thống có thể bắn đạn chất nổ mạnh, đạn pháo phòng không và các loại đạn khác cỡ nòng 130mm. Quá trình lắp đặt hệ thống sẽ sẵn sàng bắt đầu vào năm 2015. Dù Nga đã công bố thời gian trang bị loại pháo mới này, tuy nhiên Moscow lại chưa hề tiết lộ về tầm bắn và các thông số chi tiết của pháo Kartaun-Puma. Nhưng căn cứ vào các thông tin đã được công bố, pháo Kartaun-Puma của Nga vẫn được thiết kế trên nguyên mẫu loại pháo truyền thống, do đó nó không thể có được sức mạnh như siêu pháo điện từ Mỹ vừa thử nghiệm. ================= Cái này lâu rùi mừ?! Và đã được tiên tri ở web này. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 4, 2014 Anh hùng cảnh sát thời Bạc Hy Lai thắt cổ tự vẫn trong khách sạn Hồng Thủy 08/04/14 14:38 (GDVN) - Chu Du, Đội trưởng đội Cảnh sát kinh tế Phòng Công an khu Du Trung, Trùng Khánh đã treo cổ tự vẫn tại một phòng khách sạn ở Du Trung hôm 4/4 vừa qua. Thủ tướng TQ họp báo, phóng viên bị nhắc "đừng hỏi về Chu Vĩnh Khang" Báo TQ: Con trai Chu Vĩnh Khang dựa thế cha tạo nên đế chế tham nhũng "Nhìn lại vụ Jang Song-thaek, người Trung Quốc phải thấy mình may mắn" Hình minh họa. Bưu điện Hoa Nam ngày 8/4 đưa tin, Chu Du, Đội trưởng đội Cảnh sát kinh tế Phòng Công an khu Du Trung, Trùng Khánh đã treo cổ tự vẫn tại một phòng khách sạn ở Du Trung hôm 4/4 vừa qua. Chu Du là một quan chức cảnh sát cấp cao Trùng Khánh và từng được ca ngợi như 1 anh hùng trong chiến dịch truy quét xã hội đen tại thành phố này dưới thời Bạc Hy Lai. Thi thể Chu Du được phát hiện trong phòng khách sạn vào tối Thứ Sáu 4/4, sau đó được hỏa táng vào ngày hôm qua 7/4. Chu Du năm nay 45 tuổi. Kết quả điều tra xác minh ban đầu cho thấy Chu Du đã phải vật lộn với bệnh tiểu đường trong 1 thời gian dài và đã có các biến chứng, bao gồm cả bệnh tim. Chu Du là 1 trong 20 cảnh sát được Sở Công an Trùng Khánh tuyên dương vì những đóng góp "vô giá" để Bạc Hy Lai nổi lên trên chính trường sau chiến dịch truy quét tệ nạn xã hội đen tháng 5/2010. ============ Thế đấy! Bởi vậy! Khó lém! Cái này Lão Gàn lói nâu dồi!Ngay từ lúc người ta cố đơn giản vụ Bạc Hy Lai lận. Ngài Tập đang "cuoilungcop". Hì! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 4, 2014 Động thái mới hết sức đáng chú ý từ quân đội Trung Quốc Đông Bình 08/04/14 14:36 (GDVN) - Quân ủy Trung ương TQ vừa công bố Ý kiến chỉ đạo, PLA lập cơ quan giám sát, các đơn vị như Hạm đội Nam Hải, Đại quân khu Quảng Châu tiến hành tập trận... Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thị sát lực lượng tàu chiến Hải quân Chỉ đạo huấn luyện của Quân ủy Trung ương Trung Quốc Tờ “Nhân Dân nhật báo” Trung Quốc ngày 21 tháng 3 đã đăng nội dung của “Ý kiến về nâng cao trình độ huấn luyện quân sự sát thực tế chiến đấu” (gọi tắt là Ý kiến) của Quân ủy Trung ương Trung Quốc. Những nội dung chính sau: “Ý kiến” trên cho rằng, phải tập trung vào thực hiện mục tiêu “cường quân” (xây dựng quân đội mạnh) trong tình hình mới, không ngừng nâng cao khả năng có thể “đánh trận, đánh thắng trận” cho quân đội. “Ý kiến” đã đưa ra có hệ thống về tư tưởng chỉ đạo, đường lối tổng thể, nhiệm vụ chủ yếu và yêu cầu biện pháp để nâng cao trình độ huấn luyện sát thực tế chiến đấu trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới, giúp cho Quân đội Trung Quốc và Lực lượng cảnh sát vũ trang Trung Quốc có cơ sở để tiến hành huấn luyện theo nhu cầu chiến đấu thực tế. “Ý kiến” yêu cầu quân đội nước này phải quán triệt một loạt chỉ thị của ông Tập Cận Bình, tăng cường ý thức về sứ mạng trong huấn luyện chiến đấu thực tế, nhận rõ ý nghĩa quan trọng, yêu cầu, tiêu chuẩn của hoạt động huấn luyện này, xây dựng tinh thần phu vực cho huấn luyện sát với thực tế, gắn giáo dục học viện, nhà trường với đơn vị, nâng huấn luyện sát chiến đấu thực tế lên tầm cao mới. Ông Tập Cận Bình thị sát lực lượng bọc thép “Ý kiến” chỉ rõ nguyên tắc và tư tưởng chỉ đạo huấn luyện, nhấn mạnh phải kiên trì phương châm chiến lược quân sự thời kỳ mới, quán triệt tư tưởng “chuẩn bị đấu tranh quân sự”, xác lập chắc chắn tiêu chuẩn về sức chiến đấu, tăng cường tư tưởng về huấn luyện chiến đấu thực tế, hoàn thiện cơ chế huấn luyện sát thực tế, tăng cường hoạt động huấn luyện sát thực tế, nâng cao toàn diện khả năng răn đe và chiến đấu thực tế trong điều kiện thông tin hóa. Theo “Ý kiến”, phải tăng cường định hướng về nhiệm vụ, dựa vào nhiệm vụ quân sự để xác định khả năng quân sự, sau đó xác định mục tiêu huấn luyện, tiếp theo là vạch ra nội dung, chương trình huấn luyện. “Ý kiến” yêu cầu phải tuân thủ quy luật giành thắng lợi của chiến tranh hiện đại, qua huấn luyện để thiết kế đánh trận, luyện đánh trận, học đánh trận, tăng cường tính dự báo, tính khoa học và hiệu quả thực tế của huấn luyện. “Ý kiến” yêu cầu phải kiên trì cải cách, đổi mới, trong đó đổi mới nội dung, phương pháp, quản lý, bảo đảm và cơ chế thể chế tập trung vào những điểm yếu về khả năng tác chiến và những khâu yếu kém trong huấn luyện. Ông Tập gặp gỡ binh sĩ Không quân “Ý kiến” yêu cầu phải xuất phát từ “nhu cầu chiến đấu thực tế” để tiến hành huấn luyện chặt chẽ, thay đổi tác phong huấn luyện, gắn chặt với thực tế chiến đấu. Phải xây dựng được quan điểm an toàn đúng đắn, gắn được huấn luyện nghiêm túc, nâng cao trình độ chiến đấu thực tế với bảo đảm an toàn huấn luyện, kiên quyết khắc phục hiện tượng dùng lý do an toàn để hy sinh sức chiến đấu. “Ý kiến” cũng đã đưa ra các nhiệm vụ chính và biện pháp cụ thể để nâng cao trình độ huấn luyện gắn với thực tế chiến đấu, cho rằng, phải nắm lấy những khâu quan trọng và trọng điểm công tác, tập trung vào nghiên cứu các vấn đề tác chiến, xây dựng nền tảng huấn luyện sát thực tế, phát triển các thủ đoạn, phương pháp huấn luyện sát thực tế, tạo được môi trường luyện quân sát với chiến đấu thực tế, nâng cao khả năng thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện phức tạp, bảo đảm khi “có sự” là có thể lên đường và đánh thắng. “Ý kiến” cho rằng, phải có tư duy và biện pháp sáng tạo để giải quyết các vấn đề mâu thuẫn sâu sắc mang tính cơ chế, thể chế trong lĩnh vực huấn luyện quân sự, đưa cải cách huấn luyện vào cải cách quốc phòng và quân đội giai đoạn mới, không ngừng tăng cường cơ chế, thể chế quản lý huấn luyện, thúc đẩy hoàn thiện hệ thống học viện, nhà trường mới, tối ưu hóa mô hình đào tạo, đổi mới nghiên cứu khoa học, tạo cơ sở cho triển khai huấn luyện sát chiến đấu thực tế. Cuối tháng 3 năm 2014, một sư đoàn của Đại quân khu Quảng Châu huấn luyện sát chiến đấu thực tế (nguồn Thời báo Hoàn Cầu, TQ) PLA lập cơ quan giám sát tăng khả năng chiến đấu thực tế Trang mạng "Nam Hoa buổi sáng" Hồng Kông ngày 6 tháng 4 dẫn báo mạng "Giải phóng quân" Trung Quốc cho biết, Quân đội Trung Quốc đã thành lập mới một Tiểu ban lãnh đạo giám sát huấn luyện quân sự toàn quân, đây là biện pháp mới nhất nhằm tăng cường sức chiến đấu cho Quân đội Trung Quốc. Theo bài báo, Bộ Tổng tham mưu Quân đội Trung Quốc gần đây đã ra thông báo có liên quan. Thông báo chỉ ra, thành lập Tiểu ban lãnh đạo giám sát huấn luyện quân sự toàn quân, thiết lập Văn phòng và Tổ giám sát huấn luyện bộ đội, Tổ giám sát giáo dục học viện, nhà trường. Các đại quân khu, quân binh chủng, lực lượng cảnh sát vũ trang tham khảo mô hình cơ quan Tổng bộ lập cơ quan tổ chức tương ứng. Chuyên gia quân sự Trung Quốc Kiều Lương cho rằng: "Biện pháp này nhằm tăng cường trình độ huấn luyện sát thực tế chiến đấu cho quân đội, là sự hưởng ứng yêu cầu xây dựng một đội quân có thể đánh trận, đánh thắng trận của Chủ tịch nước (Trung Quốc) Tập Cận Bình". Cuối tháng 3 năm 2014, một sư đoàn của Đại quân khu Quảng Châu huấn luyện sát chiến đấu thực tế (nguồn Thời báo Hoàn Cầu, TQ) Một chuyên gia quân sự giấu tên cho rằng: "Huấn luyện trước đây của Trung Quốc chủ yếu là lấy môi trường hòa bình (quốc tế) làm nền tảng. Nhưng, những năm gần đây, sự thay đổi về tình hình quân sự đã đặt ra thách thức. Trung Quốc cần phải làm tốt chuẩn bị đầy đủ hơn cho cuộc chiến có thể sắp đến". Ông ta còn nói: "Trung Quốc chuẩn bị càng đầy đủ, khả năng xảy ra xung đột quân sự càng thấp". Theo bài báo, sức chiến đấu thực sự của Quân đội Trung Quốc về cơ bản không tiết lộ cho bên ngoài. Theo thông tin của tờ "Giải phóng quân" trước đó, một số hoạt động biểu diễn "kỹ thuật đặc biệt" quân sự đã bị yêu cầu chấm dứt. Theo bài báo, ngoài Tiểu ban lãnh đạo thành lập mới nhất, Quân đội Trung Quốc trước đó cũng đã thành lập mấy Tiểu ban lãnh đạo khác, bao gồm Tiểu ban lãnh đạo công tác tuần tra của Quân ủy Trung ương, Tiểu ban lãnh đạo đi sâu cải cách quốc phòng và quân đội của Quân ủy Trung ương, Tiểu ban lãnh đạo công tác tổng điều tra bất động sản và chương trình xây dựng cơ bản toàn quân. Từ chiến tranh Việt Nam, chiến tranh Giáp Ngọ Trang mạng china.com.cn ngày 4 tháng 4 cũng có bài viết cho rằng, huấn luyện quân sự là diễn thử chiến tranh tương lai, sát chiến đấu thực tế là yêu cầu căn bản của huấn luyện quân sự. Trình độ huấn luyện sát chiến đấu thực tế phản ánh chất lượng xây dựng, hiệu quả tác chiến và tiềm lực chiến tranh của một quân đội. Mạng china nhắc đến chiến tranh Giáp Ngọ trước đây, cho biết, năm nay là tròn 120 năm diễn ra cuộc chiến tranh này, khẳng định một bài học rút ra từ thất bại khi đó là do quân đội nhà Thanh đã chuẩn bị và huấn luyện không tốt. Trong khi đó, tờ “Thời báo Hoàn Cầu” dẫn chiến tranh Việt Nam thập niên 1960 cho rằng, mặc dù Không quân Mỹ đã trang bị máy bay chiến đấu tiên tiến nhất, nhưng khả năng không chiến của Việt Nam cũng tương đối tốt, tỷ lệ tổn thất là 2:1, nguyên nhân là phi công Mỹ quá mê muội với tên lửa không đối không và công nghệ điện tử còn chưa hoàn thiện khi đó, đã coi thường những kỹ năng không chiến cơ bản nhất. Kết quả là khi đối mặt với máy bay chiến đấu của Không quân Việt Nam, đã bị đối phương nắm lấy quyền chủ động không chiến. Năm 1972, một báo cáo nghiên cứu của Mỹ cho hay, trong chiến tranh Việt Nam, phi công Mỹ không quen với chiến thuật của phi công Việt Nam và không hiểu thông số tính năng của máy bay chiến đấu, không được huấn luyện đánh vào chỗ yếu của đối phương – đây là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến thất bại trong không chiến. Sau đó, năm 1974, Mỹ đã thành lập Bộ Tư lệnh chiến thuật Không quân để tập tác chiến đường không thực sự. Theo mạng china.com.cn, hiện nay, cục diện chiến lược quốc tế điều chỉnh sâu sắc, cuộc cách mạng quân sự mới thế giới phát triển nhanh chóng, hình thái cơ bản của chiến tranh chuyển nhanh sang thông tin hóa, tình hình an ninh và phát triển của Trung Quốc ngày càng phức tạp, đã đặt ra yêu cầu cao hơn, mới hơn cho “chuẩn bị đấu tranh quân sự”, nhất là huấn luyện sát chiến đấu thực tế. Theo bài báo, nếu tư tưởng tê liệt, tinh thần buông lỏng, không coi trọng huấn luyện chiến đấu thực tế, chuẩn bị sẵn sàng đánh trận thì sẽ phải trả giá nghiêm trọng, thậm chí giẫm lên vết xe đổ của lịch sử. Biên đội hộ tống vũ khí hóa học Syria của Quân đội Trung Quốc tiến hành tập kết (nguồn Thời báo Hoàn Cầu, TQ) Hải quân Trung Quốc muốn tấn công đối thủ ở biển xa Ngoài ra, theo trang mạng Cri onlines Trung Quốc, hiện nay tranh chấp lãnh thổ mà Trung Quốc phải đối mặt chủ yếu đến từ biển, mối đe dọa an ninh ngày càng nổi cộm. Cùng với phát triển nhanh chóng trong xây dựng trang bị hải quân, Hải quân Trung Quốc thông qua các hình thức như huấn luyện biển xa thường xuyên, không ngừng mở rộng vùng biển, nội dung và mô hình huấn luyện. Theo Chính ủy Hạm đội Đông Hải, Hải quân Trung Quốc Vương Hoa Dũng, cùng với việc hải quân vươn ra biển xa, mô hình huấn luyện hải quân cần phải thực hiện phương thức sát với chiến đấu biển xa. Ông Vương Hoa Dũng tự tuyên bố cho rằng, Trung Quốc có tới “18.000 km đường bờ biển và 3 triệu km2 biển” (tất nhiên là có chủ trương bất hợp pháp, chẳng hạn “đường lưỡi bò ở Biển Đông”). Hạm đội Nam Hải trong một cuộc tập trận đánh chiếm đảo năm 2013 (nguồn: military.dwnews.com) Về những vấn đề còn tồn tại và phương hướng trong huấn luyện, ông nói: “Hiện nay, vấn đề cần giải quyết trong huấn luyện, ngoài vấn đề trang bị, còn có cải thiện tác phong, phải huấn luyện sát chiến đấu thực tế, không làm hình thức, căn cứ vào nhu cầu chiến đấu thực tế để lập kế hoạch, tập chỉ huy, luyện phương pháp tác chiến, thực sự hình thành một lực lượng tác chiến hải quân có thể tác chiến và đánh thắng ở biển xa”. ==================== Chỉ có Phong Thủy Lạc Việt mới có phương pháp định tâm để quán xét sự cân bằng của các lực tương tác và các vùng có những lực tương tác nhiều chiều. Việc đời đại loại cũng thế cả. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 4, 2014 Lời qua tiếng lại giữa Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và các tướng Trung Quốc Hồng Thủy 09/04/14 06:51 (GDVN) - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lập tức nói với Thường Vạn Toàn trong cuộc họp báo, Washington có nghĩa vụ với điều ước quốc tế bảo vệ Nhật Bản trong tranh chấp Bộ trưởng Quốc phòng 2 nước Mỹ, Trung Quốc lời qua tiếng lại ngay trong cuộc họp báo. Bưu điện Hoa Nam ngày 8/4 đưa tin, trong chuyến công du Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã có cuộc trao đổi nảy lửa về một loạt vấn đề an ninh khu vực và toàn cầu gai góc trong cuộc họp chính thức tại Bắc Kinh hôm Thứ Hai. Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn nói trong cuộc họp báo, ông và Chuck Hagel đã thảo luận các vấn đề một cách "thẳng thắn và xây dựng", chủ đề bao gồm tranh chấp lãnh thổ trong khu vực và an ninh mạng. Thường Vạn Toàn thúc giục Washington ngăn chặn 1 dự luật tái khẳng định cam kết của Mỹ tiếp tục bán vũ khí cho Đài Loan. Ông cho biết Bắc Kinh vô cùng bất mãn và kịch liệt phản đối nó. Chuck Hagel đến Trung Quốc từ Thứ Hai và đã có chuyến thăm hiếm hoi đến tàu sân bay Liêu Ninh tại cảng Thanh Đảo. Nhưng cử chỉ chào đón đã bị thay thế bởi một cách tiếp cận cứng rắn hơn từ Thường Vạn Toàn. Ông Toàn cảnh báo Mỹ phải tôn trọng lợi ích cốt lõi của Trung Quốc. "Mối quan hệ Trung - Mỹ không thể so sánh với quan hệ Mỹ - Nga trong chiến tranh lạnh. Sự phát triển của Trung Quốc không thể bị bất cứ ai kiềm chế." Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc phát biểu trong cuộc họp báo. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ - Trung Quốc hội đàm chính thức. Xung quanh vấn đề nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Trung Quốc tranh chấp với Nhật Bản, Thường Vạn Toàn cảnh báo rằng lực lượng vũ trang Trung Quốc sẵn sàng chiến đấu ngay khi có lệnh và có khả năng giành chiến thắng. Ông Toàn cảnh báo Mỹ "cảnh giác" với Nhật Bản. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lập tức nói với Thường Vạn Toàn trong cuộc họp báo, Washington có nghĩa vụ với điều ước quốc tế bảo vệ Nhật Bản trong tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, lên án Bắc Kinh tuyên bố cái gọi là vùng nhận diện phòng không ở Hoa Đông năm ngoái. "Mỗi quốc gia đều có quyền thành lập một vùng nhận diện phòng không của mình, nhưng không phải quyền làm điều đó một cách đơn phương mà không có sự hợp tác hay tham khảo ý kiến các bên liên quan". Trong một cuộc tiếp xúc, Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc nói với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ rằng Bắc Kinh không hài lòng với nhận xét của ông khi ở Nhật Bản, kêu gọi Trung Quốc tôn trọng các nước láng giềng. "Tôi có thể nói thẳng với ngài rằng, nhận xét của ngài trong cuộc họp với Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN cũng như khi gặp các chính trị gia Nhật Bản đã có một thái độ cố chấp rõ ràng. Nhân dân Trung Quốc bao gồm cả tôi không hài lòng với nhận xét như vậy", Tân Hoa Xã dẫn lời tướng Long nói. Nghê Lạc Hùng, một nhà bình luận quân sự từ Thượng Hải cho rằng quá trình tiếp xúc quân sự Trung - Mỹ có thể khó khăn, nhưng tốt hơn so với việc 2 bên giả vờ như không có chuyện gì xảy ra trong bối cảnh nguy cơ xung đột Trung - Mỹ ngày càng tăng cao. ========================= Thẳng thắn mí nhau thế là tốt. Cứ phải thật thà thẳng thắn zdư zdậy. Nhưng xong rồi sao lại ngảnh mặt đi đâu thế kia? Tại phòng họp quốc tế mà cả một dãy núi đồ sộ chắn ngang, nước mênh mông không có lối thoát thế kia thì chỉ đem lại kết quả bế tắc. Thành kính phân ưu. La Viện: Nguy cơ xung đột Trung-Nhật tăng cao, Mỹ sẽ không can thiệp 03/04/14 07:13 (GDVN) - Ông Viện khẳng định Bắc Kinh có một lợi thế áp đảo về số lượng và chủng loại chiến đấu cơ trong biên chế. La Viện, Thiếu tướng quân đội Trung Quốc nghỉ hưu. La Viện cho rằng Mỹ sẽ không can thiệp vào xung đột Trung - Nhật. Qua sự thẳng thắn trao đổi giữa hai ngài Bộ Trưởng Quốc phòng Trung Mỹ, mới thấy rõ tướng quân La Viện chỉ giỏi "chém gió, đập ruồi". Cái này Lão Gàn lói nâu dồi! Tướng quân La Viện la lớn quá thành buồn cười. Cũng không loại trừ đem lại kết quả xấu cho chính đất nước của ông. Vặn nhỏ volum lại đi La tướng quân à! Cuộc trao đổi thẳng thắn giữa hai bộ trưởng Trung Mỹ là một thực tế phản biện La tướng quân, rất có "cơ sở khoa học". Hì. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 4, 2014 Triều Tiên tử hình Thứ trưởng công an bằng vòi phun lửa? (Tin tức 24h) - Triều Tiên đã tử hình một Thứ trưởng Bộ công an bằng súng phun lửa vì tội cấu kết với ông Jang Song-thaek. Báo Tuổi Trẻ dẫn nguồn tin báo Chosun Ilbo, ông O Sang Hon, Thứ trưởng Bộ Công an CHDCND Triều Tiên, đã bị tử hình bằng súng phun lửa mới đây. Nhà lãnh đạo Kim Jong Un đang khẳng định quyền lực tại Bình Nhưỡng sau khi xử tử người chú Jang Song-thaek. Báo này dẫn nguồn tin từ Bình Nhưỡng cho biết ông O Sang Hon bị xử tử vì tội nghe lời ông Jang, biến Bộ Công an thành một “đơn vị an ninh cá nhân” để bảo vệ lợi ích kinh doanh của ông Jang. Ngoài ra, ông bị cáo buộc đã giấu các trường hợp tham nhũng ở CHDCND Triều Tiên. Sự việc trên diễn ra trong bối cảnh khi mà có nhiều thông tin cho rằng Kim Jong-un đang chuẩn bị cho cuộc thanh trừng mới để củng cố quyền lực. Theo Đài Tiếng nói nước Nga, tờ Sankei của Nhật Bản số ra ngày 7/4 đưa tin có khoảng 1.200 quan chức và các thành viên gia đình của họ sẽ bị hành hình hoặc đưa đến những trại cải tạo lao động ở Triều Tiên sau phiên họp của quốc hội mới ở Bình Nhưỡng, dự kiến khai mạc vào ngày 9/4 tới. Theo báo trên, sau vụ hành quyết người chú họ Jang Song Thaek của nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-Un hồi tháng 12/2013, có gần 200 quan chức từ ban lãnh đạo đất nước và 1.000 thân nhân của họ đã bị bắt giữ vì tình nghi tham gia âm mưu thuộc phe cánh của ông Jang. Nguồn tin nêu rõ sau phiên khai mạc Quốc hội mới, Triều Tiên sẽ tử hình một nửa số người nói trên, số còn lại sẽ bị đưa đến trại tập trung cải tạo lao động. Hiện chính quyền Bình Nhưỡng cũng bắt đầu mở rộng địa bàn và cơ sở giam giữ của các trại này. Dự kiến, phiên họp của quốc hội mới này được trông đợi sẽ phê chuẩn cơ cấu cải tổ nhân sự mà nhà lãnh đạo Kim Jong-Un vạch ra sau khi trừng phạt người chú họ.báo Hàn Quốc. Cũng trong ngày 7/4, báo Chosun Ilbo đưa tin, chính quyền CHDCND Triều Tiên đã đóng cửa cơ quan thuộc Đảng Lao động Triều Tiên (WPK), từng do ông Jang Song-thaek đứng đầu trước khi bị xử tử, đồng thời thanh trừng 11 quan chức liên quan đến ông Jang. Tên của cơ quan thuộc WPK bị đóng cửa không được tiết lộ. Đây được xem là cuộc thanh trừng mới của Kim Jong-un để củng cố quyền lực. Trước đó, Triều Tiên cũng đã tiếp tục thanh trừng phe cánh của Jang Song-thaek. Nguồn tin từ chính phủ Hàn Quốc ngày 7/4 tiết lộ Bình Nhưỡng vẫn đang tiếp tục cuộc thanh trừng những người ủng hộ ông Jang Song-thaek nhằm loại bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của người chú dượng lãnh đạo Kim Jong-un. Theo đó, chính phủ Triều Tiên đã tiếp tục mở cuộc điều tra thân nhân và những đồng minh thân cận của ông Jang Song-thaek ngay cả trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua. Trong khi Hàn Quốc tổ chức đón Tết 4 ngày thì Triều Tiên chỉ dành duy nhất 1 ngày để nghỉ Tết. Giới chức an ninh Triều Tiên làm việc tích cực trong những ngày đầu năm mới để hoàn tất cuộc thanh trừng nói trên. Dự kiến nỗ lực thanh trừng sẽ kéo dài đến hết tháng 6/2014. Những nhân vật chủ chốt bị chính quyền Triều Tiên đưa vào tầm ngắm được phân làm 4 cấp độ, trong đó cấp độ cao nhất thuộc về những người thân trong gia đình và trợ lý của Jang Song-thaek, tất cả khoảng 100 người. Nguồn tin tình báo từ Seoul cho biết thêm một số nhân vật nằm trong diện bị thanh trừng đang bị giam giữ như những tù nhân chính trị. Thảo My (Tổng hợp) ================ Ê! Mày có quen ông Jang Song-thaek không? Không! Vậy quen con ông ta? Không! Cháu ông ta, hay họ hàng xa gì đó? Không? Vậy chắc mày biết hàng xóm của ông ta? Không luôn! Láo! Dạ thật! Vậy mày ở đâu mà không biết gì về ôngJang Song-thaek? Dạ ở làng Vũ Đại. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 4, 2014 Quan chức Trung Quốc tự tử trong văn phòng Thứ Năm, 10/04/2014 15:53 (NLĐO) – Một quan chức cấp cao Trung Quốc vừa tự tử trong văn phòng riêng của mình ở thủ đô Bắc Kinh. Hiện chưa rõ nguyên nhân vụ tự tử. Tạp chí Caixin cho biết ông Từ Nghiệp An, phó Cục trưởng Cục thỉnh nguyện quốc gia (cơ quan tiếp nhận khiếu nại của người dân Trung Quốc về tranh chấp đất đai hoặc đơn tố cáo hành vi sai trái của cảnh sát) đã tự tử vào sáng ngày 8-4 tại văn phòng làm việc riêng ở Bắc Kinh. Trích dẫn thông tin từ một người thân cận với nạn nhân, tạp chí Caixin cho biết: “Tình trạng sức khỏe của ông Từ không được tốt trong thời gian gần đây và ông bị ù tai suốt vài tháng qua. Tâm trạng ông ấy lúc nào cũng tồi tệ mặc dù nguyên nhân vụ tự tử chưa được làm rõ”. Ông Từ Nghiệp An. Ảnh: báo Thời Chính Ông Từ nắm giữ chức vụ phó Cục trưởng Cục thỉnh nguyện quốc gia từ năm 2011. Theo thống kê, hàng triệu người dân gửi đơn khiếu nại các cấp chính quyền ở Trung Quốc mỗi năm. Tuy nhiên, một số quan chức địa phương thường phớt lờ những đơn này, khiến người dân đến tận thủ đô Bắc Kinh để gửi đơn khiếu nại lên chính phủ. Tuy nhiên, đây không phải là chuyện dễ bởi có những quan chức sẵn sàng làm đủ mọi cách để ngăn chặn người thưa kiện đến Bắc Kinh để bảo vệ hình ảnh và sự nghiệp của mình. Trước đó, một trường hợp tự tử của quan chức Trung Quốc cũng được ghi nhận. Người này là Phó giám đốc Cổng thông tin chính phủ Trung Quốc Lý Vô Phong thiệt mạng do “bị té chết”. Nguyên nhân cái chết này cũng chưa được làm rõ. Ngay hồi tuần trước, một viên sĩ quan cảnh sát cấp cao thành phố Trùng Khánh Chu Vũ cũng được phát hiện treo cổ trong khách sạn. Điều tra viên sau đó xác nhận viên sĩ quan này bị trầm cảm do sức khỏe kém. Đây có thể là nguyên nhân chính khiến người này nảy sinh ý định tự tử. P.Nghĩa (Theo Straits Times) ================== Mạnh Tử nói: "Khi người dân không còn sợ chết nữa thì không thể đem cái chết ra dọa họ". Nội bộ đất nước Trung Quốc đang diễn biến khuých tạp. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 4, 2014 Quan chức xã lộng lẫy dinh thự 8.000m2 10/04/2014 20:19 (GMT + 7) TTO - Bí thư đảng ủy xã Khâm Đường, thành phố Kiến Đức tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) Ngô Khang Mãnh bị chính quyền địa phương phạt vì xây dựng một dinh thự nhà vườn trên khu đất rộng 8.000m2. Một góc khu dinh thự xa hoa của quan Ngô Khang Mãnh - Ảnh:cri.cn Một góc hồ bơi trong dinh thự - Ảnh: cri.cn Một căn phòng trong dinh thự xa hoa của quan Ngô - Ảnh: cri.cn Một góc sân vườn trong dinh thự - Ảnh: cri.cn Tuy nhiên, người dân trong khu vực phản ứng rằng có quá nhiều mờ ám trong quyết định này. Báo Tài Kinh mô tả trong khu dinh thự của quan Ngô còn có nhiều khu nhà biệt lập, một hồ bơi khổng lồ, những ngọn đồi và các dòng sông nhân tạo cùng nhiều bãi cỏ trồng nhiều loại cây, thậm chí còn nuôi cừu để thả làm cảnh. Điều quan trọng là quan Ngô đã chiếm dụng trái phép đất nông nghiệp của địa phương để xây dinh thự xa hoa này. Chính quyền thành phố Kiến Đức hôm 8-4 đã ra lệnh phạt quan Ngô 40.020 nhân dân tệ (khoảng 6.508 USD) với lý do vi phạm luật đất đai. Song, mức phạt này vấp phải sự phản ứng của người dân Trung Quốc. Một số người hoài nghi về số tiền mà quan Ngô sử dụng để tạo nên dinh thự lộng lẫy là do tham nhũng. Một số khác đặt câu hỏi quan Ngô ắt hẳn có cả một thế lực chống lưng rất vững, nên mới có thể qua mặt hàng loạt cơ quan từ địa chính đến cơ quan quản lý đất nông nghiệp địa phương và ngang nhiên xây dựng tòa dinh thự trên. "Mức phạt này chỉ là phủi bụi thôi, nếu là dân thường thì đã bị kéo sập nhà từ lâu" - một người dân tỉnh Chiết Giang bức xúc. Cũng tại tỉnh Chiết Giang, một công trình xây dựng khổng lồ mô phỏng mô hình của Nhà Trắng ở Mỹ đã bị giật sập hồi đầu tháng 4-2014. Dinh thự tọa lạc ở thành phố Thiệu Hưng được cho của một cư dân giàu có ở địa phương, được xây dựng trên diện tích 370.000 m2. Người dân địa phương cho biết chủ ngôi dinh thự này cũng phải là người có mối quan hệ thân thiết với chính quyền nên mới có khả năng xây dựng nhà trái phép trên một diện tích rộng đến vậy. MỸ LOAN ==================== Đây mới chỉ là ruồi. Bởi vậy! Khó lém. Các ngài không phải chủ nhân đích thực của Lý học Đông phương, nên chưa thể giải quyết được rốt ráo vấn đề này. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 4, 2014 Bạn thân Tập Cận Bình đi Nhật tìm cách cải thiện quan hệ song phương Hồng Thủy 28/03/14 14:50 (GDVN) - Ông Bình có kế hoạch gặp gỡ các cựu lãnh đạo và doanh nhân Nhật Bản, trong đó gồm các cựu Thủ tướng Yasuo Fukuda, Yukio Hatoyama và Tomiichi Murayama. Hồ Đức Bình. Japan Daily Press ngày 28/3 đưa tin, một người bạn thân của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ đến Nhật bản trong vài tuần tới để tìm cách cải thiện quan hệ song phương. Hồ Đức Bình, con trai cả của Hồ Diệu Bang, cố Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc và là một người bạn thân của ông Tập Cận Bình được cho là đang chuẩn bị đi Nhật Bản vào cuối tháng 3, đầu tháng 4. Chuyến đi lần này, Hồ Đức Bình có nhiệm vụ thăm dò khả năng cải thiện quan hệ Trung - Nhật bằng cách liên lạc với các chính trị gia Nhật Bản. Ông Bình có kế hoạch gặp gỡ các cựu lãnh đạo và doanh nhân Nhật Bản, trong đó gồm các cựu Thủ tướng Yasuo Fukuda, Yukio Hatoyama và Tomiichi Murayama. Quan hệ Trung - Nhật đã liên tục xấu đi kể từ khi Nhật Bản chính thức quốc hữu hóa nhóm đảo Senkaku. Hồi cuối năm ngoái Thủ tướng Shinzo Abe viếng đền Yasukuni càng làm cho mối quan hệ này xuống cấp trầm trọng. ================= Không có "cơ sở khoa học". 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 11 Tháng 4, 2014 Lý Khắc Cường: Bảo vệ "chủ quyền" ở Biển Đông không thể lay chuyển?! Hồng Thủy 11/04/14 06:03 (GDVN) - Ông Cường thề rằng Trung Quốc sẽ "kiên quyết" đối phó với bất kỳ hành động nào mà họ coi là "khiêu khích" từ các bên có yêu sách chủ quyền trên Biển Đông Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. Bưu điện Hoa Nam ngày 11/4 đưa tin, ông Lý Khắc Cường, Thủ tướng Trung Quốc đã tuyên bố quyết tâm của Bắc Kinh bảo vệ cái gọi là "chủ quyền" ở Biển Đông là điều không thể lay chuyển tại diễn đàn kinh tế Bác Ngao, Hải Nam. Ông Cường thề rằng Trung Quốc sẽ "kiên quyết" đối phó với bất kỳ hành động nào mà họ coi là "khiêu khích" từ các bên có yêu sách chủ quyền trên Biển Đông trong khi vẫn khẳng định Trung Quốc đi theo con đường phát triển "hòa bình, hữu nghị" với láng giềng. "Chúng tôi sẵn sàng giải quyết tranh chấp lãnh thổ thông qua biện pháp hòa bình và chúng tôi ủng hộ hợp tác hàng hải. Nhưng chúng tôi sẽ có phản ứng kiên quyết với bất kỳ động thái khiêu khích nào có ảnh hưởng đến hòa bình ổn định ở Biển Đông", Lý Khắc Cường tuyên bố. Biển Đông đã trở thành điểm nóng từ khi Trung Quốc nhảy vào tranh chấp lãnh thổ với láng giềng, các quốc gia Đông Nam Á cảm thấy lo ngại về hành vi hung hăng của Bắc Kinh trên Biển Đông với một loạt hành động khiêu khích. Mới đây khi gặp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel, người đồng cấp Trung Quốc Thường Vạn Toàn hôm Thứ Ba chỉ trích Philippines là "quấy rối" vì dám khởi kiện đường lưỡi bò Trung Quốc ở Biển Đông lên Tòa án Quốc tế về Luật Biển. Thường Vạn Toàn cho rằng Philippines đã "tính toán sai lầm" trong trường hợp này và Trung Quốc sẽ không tham gia quá trình tố tụng, đồng thời cáo buộc Manila chiếm đóng bất hợp pháp một số đảo, rặng san hô mà ông Toàn tự nhận là "của Trung Quốc" ở Biển Đông?! Mặc dù Lý Khắc Cường tiếp tục khẳng định rằng nước ông sẵn sàng thúc đẩy các cuộc "tham vấn" COC với các bên liên quan, nhưng từ những gì giới chức Bắc Kinh tuyên bố có thể thấy Trung Quốc vẫn chưa dừng lại tham vọng bành trướng lãnh thổ trên Biển Đông và có thể sẽ còn hung hăng hơn trước. =================== Bởi vậy mới phát biểu, việc cải thiện quan hệ song phương với Nhật Bản là không có "cơ sở khoa học". Bạn thân Tập Cận Bình đi Nhật tìm cách cải thiện quan hệ song phương Hồng Thủy 28/03/14 14:50 (GDVN) - Ông Bình có kế hoạch gặp gỡ các cựu lãnh đạo và doanh nhân Nhật Bản, trong đó gồm các cựu Thủ tướng Yasuo Fukuda, Yukio Hatoyama và Tomiichi Murayama. Hồ Đức Bình. ================= Không có "cơ sở khoa học". Share this post Link to post Share on other sites
Posted 11 Tháng 4, 2014 Triều Tiên đủ sức tấn công hạt nhân Mỹ Thứ Năm, 10/04/2014 22:30 Quân đội Mỹ và Hàn Quốc bắt đầu cuộc tập trận không quân lớn nhất từ trước đến nay để đối phó Triều Tiên Triều Tiên giữ lại thủ tướng Triều Tiên diễn tập quân sự bảo vệ Kim Jong-un Máy bay không người lái Triều Tiên đe dọa Hàn Quốc Một báo cáo được Bộ An ninh Nội địa Mỹ (DHS) chuẩn bị cho Lầu Năm Góc kết luận Triều Tiên đủ khả năng hiện thực hóa lời đe dọa phá hủy nước Mỹ bằng một vụ tấn công xung điện từ hạt nhân. Trang tin WND (Mỹ) hôm 9-4 dẫn nội dung báo cáo cho biết Triều Tiên có thể sử dụng tên lửa Unha-3 để mang đầu đạn hạt nhân tấn công Mỹ từ phía Nam. DHS tiến hành cuộc nghiên cứu trên sau cuộc khủng hoảng hạt nhân hồi đầu năm 2013. Thời điểm đó, Triều Tiên dọa sẽ tấn công hạt nhân phủ đầu Mỹ và tung ra đoạn video mô tả một vụ tấn công như thế nhằm vào Washington. Mỹ lo ngại có thể bị Triều Tiên tấn công bằng tên lửa Unha-3 mang đầu đạn hạt nhân Ảnh: PRESS TV Ông Peter Vincent Pry - người đứng đầu nhóm công tác về an ninh quốc gia và nội địa, một nhóm tư vấn của quốc hội Mỹ - chỉ ra rằng nước này hiện không có hệ thống radar cảnh báo sớm hoặc tên lửa đánh chặn để đối phó với tên lửa từ phía Nam. Ông Pry cảnh báo một vụ tấn công bằng xung điện từ hạt nhân có thể làm hư hỏng lưới điện quốc gia chưa được bảo vệ đúng mức và những hạ tầng quan trọng như viễn thông, ngân hàng, tài chính, giao thông… Đối mặt mối đe dọa càng tăng từ Triều Tiên, quân đội Mỹ và Hàn Quốc bắt đầu cuộc tập trận không quân Max Thunder lớn nhất từ trước đến nay hôm 11-4 và kéo dài đến ngày 25-4 với sự tham gia của 103 máy bay và 1.400 binh sĩ. Theo hãng tin Yonhap, cuộc tập trận tập trung vào “những kịch bản thực tế” liên quan đến nhiệm vụ tấn công chính xác kẻ thù hoặc hỗ trợ quân đội xâm nhập vùng lãnh thổ của đối phương. Trong khi đó, bà Kim Young-joo, thành viên Đảng Liên minh chính trị mới vì dân chủ đối lập của Hàn Quốc, hôm 10-4 cho biết một số lượng lớn thông tin tình báo quân sự đã bị rò rỉ sau khi Cơ quan Phát triển quốc phòng (ADD) bị tấn công bởi những tin tặc nghi đến từ Trung Quốc và Triều Tiên. Theo bà, ít nhất 3.000 máy tính tại ADD đã bị xâm nhập nhưng cơ quan này cũng như quân đội không biết gì. Trong số những dữ liệu bị lấy cắp có thông tin về phát triển máy bay không người lái nhằm tăng cường khả năng do thám Triều Tiên. Tuy nhiên, bà Kim không cho biết làm thế nào bà biết về vụ tấn công nói trên. Tại Triều Tiên, quốc hội nước này vừa bầu lại ông Kim Yong-nam làm chủ tịch và ông Pak Pong-ju làm thủ tướng. Còn ông Choe Ryong-hae, thân tín của nhà lãnh đạo Kim Jong-un, được chỉ định là 1 trong 3 phó chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Triều Tiên. Ông Cheong Seong-chang, chuyên gia tại Viện Sejong của Hàn Quốc, cho rằng ông Choe đã thực sự trở thành nhân vật số 2 dưới thời ông Kim Jong-un. Trong khi đó, một quan chức Bộ Thống nhất Hàn Quốc nhận định kết quả trên cho thấy Bình Nhưỡng ưu tiên sự ổn định thay vì thay đổi. Hoàng Phương ==================== Hôm nay nhiều tin liên quan đến"chiến lược và sự kiện " nhỉ? Có nhiều hôm chẳng có tin gì, Lão Gàn xuống nhà ngắm cá. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 11 Tháng 4, 2014 Những vũ khí tương lai của Hải quân Mỹ Thứ Sáu, 11/04/2014 10:34 (NLĐO) – Trong tuần này, các nhà khoa học Hải quân Mỹ đã đưa ra cái nhìn cận cảnh về những vũ khí tương lai: súng điện từ bắn đạn nhanh gấp 7 lần tốc độ âm thanh mà không cần sử dụng chất nổ, vũ khí laser tiêu diệt mục tiêu với chi phí 1 USD cho mỗi lần khai hỏa và cách chế biến nước biển làm nhiên liệu chạy máy móc. Tất cả những điều trên không còn là ý tưởng mà chúng đã được hiện thực hóa phần nào. Ngày 12-4 sắp tới, Hải quân Mỹ sẽ “rửa tội” tàu khu trục USS Zumwalt tiên tiến nhất từ trước đến nay và trong một ngày không xa, nó sẽ được trang bị các loại vũ khí và công nghệ hiện đại nhất thế giới. Tàu Zumwalt được hạ thủy hồi năm ngoái và sẽ được “đặt tên thánh” tại nhà máy đóng tàu Bath Iron Works ở tiểu bang Maine – Mỹ. Đây là khu trục hạm tàng hình đầu tiên của lực lượng Hải quân Mỹ từng được chế tạo. Tàu Zumwalt dài 186 m và rộng 24 m, với thiết kế tán cùng các bộ phận còn lại dưới một góc độ đặc biệt khiến nó khó bị phát hiện bởi radar gấp 50 lần so với tàu khu trục bình thường. Hiện tại, chiếc khu trục hạm tàng hình được trang bị bộ đôi Hệ thống Súng Cao cấp (Advanced Gun Systems – AGS) có thể phóng tên lửa, đạn pháo dẫn đường bằng máy tính tiêu diệt được mục tiêu cách 101 km, gấp 3 lần tầm bắn của các loại súng cối hiện tại. Trong tương lai, tàu Zumwalt sẽ được tích hợp các công nghệ tiên tiến bậc nhất như súng điện từ nhanh gấp 7 lần tốc độ âm thanh, vũ khí laser và nhiên liệu lấy từ nguồn nước biển. Khu trục hạm USS Zumwalt của Hải quân Mỹ. Ảnh: CNN Trước mắt vào mùa hè này, Hải quân Mỹ sẽ thử nghiệm loại vũ khí laser mới trên tàu vận tải đổ bộ USS Ponce ở vịnh Ba Tư. Phó Đô đốc Matthew Klunder, Giám đốc Viện Nghiên cứu Hải quân Mỹ cho biết: “Đây là bước đột phá mang tính cách mạng. Những công nghệ kể trên giúp chúng ta thay đổi cách chiến đấu và sinh tồn”. Loại vũ khí laser mới tuy được trang bị trên các diện tích bề mặt nhỏ ở máy bay hay tàu thủy nhưng sức công phá của nó cực kỳ lớn. Bên cạnh đó, việc điều khiển hệ thống vũ khí này hết sức đơn giản và tiết kiệm được chi phí, chỉ khoảng 1 USD cho mỗi lần bắn. Các nhà khoa học Hải quân Mỹ cho rằng những loại vũ khí như súng điện đường sắt sẽ giúp tiết kiệm một số tiền lớn trong khi mức độ công phá mạnh hơn gấp nhiều lần. Còn vũ khí súng điện từ có thể bắn đạn nhanh gấp 7 lần tốc độ âm thanh, đặc biệt không cần đầu đạn nổ và có độ sát thương cực lớn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc tàu chiến Hải quân Mỹ được đặt trong tình trạng an toàn hơn do không phải mang theo vũ khí nổ có thể gây rủi ro cao. Vào năm 2016, Hải quan Mỹ sẽ đưa súng điện từ lên tàu USS Millinocket, một con tàu không dùng cho mục đích chiến đấu để hoàn tất giai đoạn thử nghiệm. Trong khi đó, các nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Hải quân Mỹ, Khoa học Vật liệu và Công nghệ Division, cho biết họ đã chứng minh được khả năng tách carbon dioxide và hydrogen từ nước biển và biến nó thành xăng. Nhiên liệu thu được sẽ được thử nghiệm để tăng sức mạnh động cơ cho một chiếc máy bay mô hình nhỏ và sau đó sẽ áp dụng vào thực tế. P.Nghĩa (Theo CNN) ================ Nếu "canh bạc cuối cùng" xảy ra theo chiều hướng chiến tranh thì đây không phải là loại vũ khí tấn công đầu tiên. Cái này lói nâu dồi. Ngay trong topic này. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 11 Tháng 4, 2014 Nếu Trung Quốc sơ hữu năng lực võ trang cở 1/3 của Mỹ thôi thì khứa hổ báo với thiên hạ phải biết. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 11 Tháng 4, 2014 Nếu Trung Quốc sơ hữu năng lực võ trang cở 1/3 của Mỹ thôi thì khứa hổ báo với thiên hạ phải biết. Đồ ve chai như con tàu Liêu Ninh mà còn rùm beng thế kia, huống chi thứ thiệt. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 11 Tháng 4, 2014 Khủng hoảng Ukraina có thành ngòi nổ chiến tranh 12/04/2014 01:00 GMT+7 Khả năng xung đột quân sự giữa Nga với Mỹ và phương Tây như nhiều người dự đoán, cũng gần như là không thể. Rủi ro của Putin tại Đông Ukraina gấp bội Crưm Crưm và một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng khác Con thuyền' Ukraina sẽ đi về đâu Khi vấn đề Crưm nổ ra, người ta đã lo ngại sẽ có một cuộc chiến tranh bùng phát. Ít nhất là giữa 2 quốc gia láng giềng Nga và Ukraina. Tuy nhiên, kết quả như chúng ta đều thấy rõ, đã không hề có một cuộc đụng độ vũ trang nào xảy ra ngang tầm vóc một cuộc chiến tranh thực sự, dẫu cho căng thẳng tiếp tục leo thang và Nga đã bị áp dụng các "biện pháp trừng phạt nặng nề", như bị bác bỏ tư cách thành viên tại G8, bị phong tỏa, cấm vận, v.v... Các lính vũ trang, được cho là của Nga, tiến vào căn cứ quân sự tại Crưm. Ảnh: EPA Thực chất vấn đề Crưm: Quan hệ Nga - Mỹ và phương Tây Gần như chắc chắn là sẽ không thể có diễn biến khác nào có chiều hướng dẫn đến chiến tranh xung quanh vấn đề Crưm. Bởi lẽ, xu hướng xử lý quan hệ giữa các nước lớn trong bối cảnh thế giới ngày nay sẽ không để xảy ra điều đó. Vấn đề Crưm, hay vấn đề giữa Nga và Ukcraina, thực chất vẫn là vấn đề giữa các nước lớn, mà cụ thể ở đây là giữa Nga với Mỹ và phương Tây. Sự kiện xảy ra ở Ukraina bắt nguồn từ chính sự mâu thuẫn giữa cái nhìn "hướng Đông" và "hướng Tây" trong nội bộ dân chúng và chính giới Ukraina. Nguyên nhân trực tiếp của phong trào biểu tình phản đối chính phủ của cựu tổng thống Ukraina Viktor Yanukovych, cũng giống như những cuộc vận động thay đổi chính phủ liên tiếp tại nước này từ nhiều năm trước, là những khủng hoảng sâu sắc trong lòng xã hội Ukraina mà các chính phủ cầm quyền không đủ khả năng giải quyết. Nhưng nguyên nhân sâu xa và không kém phần quan trọng chính là những ảnh hưởng mang đậm dấu ấu phân biệt Nga và phương Tây lên xã hội Ukraina. Sự lên - xuống, thắng thế - thất thế của hai phe đối lập ở Ukraina liên tục trong nhiều năm chính là biểu hiện sống động cho sự cạnh tranh gay gắt giữa hai chiều hướng này. Đối với Nga, vị trí đặc biệt của nước Ukraina láng giềng càng trở nên quan trọng khi mà làn sóng dân chủ kiểu phương Tây dâng cao ở các nước thuộc khu vực ảnh hưởng truyền thống của Nga. Có thể nói, việc EU và NATO mở rộng sang phía Đông và chấp thuận cho gia nhập hàng loạt các nước đồng minh cũ của Nga như Ba Lan, CH Séc, Hungary, Bulgary..., cũng như việc Mỹ thiết lập hệ thống phòng thủ chiến lược tại các nước này, là minh chứng rõ nét nhất cho xu hướng ấy. Chính diễn biến này khiến Nga phải "nhảy dựng" lên, phản đối Mỹ và phương Tây vì những động thái được coi là mối đe dọa đối với an ninh nước Nga, trong bối cảnh nước Nga dưới thời Putin đang ra sức khôi phục ảnh hưởng và tìm cách lấy lại vị thế cường quốc đã từng có trước kia. Ngược lại, Mỹ và phương Tây, sau khi đã thu hút được một phần lớn các nước thuộc khu vực ảnh hưởng truyền thống của Nga, thì bắt đầu tập trung tìm cách tiếp tục "thôn tính" các khu vực sát sườn nhất với Nga. Tổng thống Nga Putin. Ảnh: AP Không có khả năng xung đột quân sự Sự chia rẽ trong xã hội và trong chính giới Ukraina chính là hệ quả của cuộc giằng co tranh giành ảnh hưởng từ hai phía cường quốc bên ngoài. Và sự kiện Crưm cũng chỉ là một mắt xích trong chuỗi những biểu hiện chia rẽ ấy. Chỉ có điều lần này, người Nga, chính xác là tổng thống Nga Putin, đã quyết liệt can thiệp để đưa đến kết cục cuối cùng là sự sáp nhập của Crưm vào lãnh thổ Nga. Dường như tổng thống Putin đã nắm chắc trong tay khả năng làm chủ tình hình và kiểm soát những diễn biến sau đó. Đến mức mà mọi bước đi của Nga đều được thực hiện một cách từ tốn, thận trọng, nhưng đầy chắc chắn, tự tin, không chút do dự, như thể đã được lập trình sẵn. Điều này thể hiện từ việc chấp thuận bảo trợ cho Tổng thống bị lật đổ Yanukovich, mặc dù tuyên bố rằng ông này đã "hết tương lai chính trị"; đến việc triển khai quân đến Crưm và sau đó là chấp thuận sáp nhập vùng lãnh thổ này; cùng với những tuyên bố bày tỏ thái độ bình thản lạnh lùng trước bất kỳ phản ứng mang tính tiêu cực nào từ Ukraina cũng như thế giới phương Tây. Thái độ này của Nga có thể được giải thích theo nhiều góc độ. Đầu tiên phải thấy rằng, người Nga biết rất rõ điểm mạnh của mình: khí đốt. "Vũ khí" này vẫn tiếp tục phát huy vai trò lợi hại của nó đối với Nga trong vấn đề Ukraina, hay vấn đề Crưm, cũng như rất nhiều vấn đề tranh cãi trước đây với phương Tây. Người Nga cũng không lo ngại về cuộc chiến tranh song phương với Ukraina, khi mà so sánh lực lượng quân sự hai bên cho thấy sự chênh lệch quá lớn. Xung đột quân sự chỉ thực sự trở nên đáng lo ngại khi có sự tham gia của các nước lớn đối trọng với Nga trong vấn đề Ukraina như Mỹ và EU, mà đại diện là NATO. Tuy nhiên, khả năng xung đột quân sự giữa Nga với Mỹ và phương Tây như nhiều người dự đoán, cũng gần như là không thể. Bởi lẽ, quan hệ giữa các nước lớn trong bối cảnh từ sau chiến tranh lạnh đến nay được định hình và được điều chỉnh bởi nguyên tắc vừa kiềm chế vừa hợp tác như hai mặt tất yếu. Do vậy, phản ứng gay gắt nhất từ phía Mỹ và phương Tây đối với Nga cho đến lúc này trong vấn đề Crưm là gạt bỏ tư cách thành viên của Nga trong tổ chức G8, điều mà đối với Nga lại "không phải là vấn đề lớn" như tuyên bố của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov Thật ra, không thể phủ nhận vai trò quan trọng của G8 ngay cả đối với Nga. Tuy nhiên, khi so sánh với lợi ích sáp nhập được Crưm vào Nga, mà quan trọng hơn là khẳng định trước thế giới phương Tây về quyết tâm của Nga trong việc củng cố vành đai an ninh và uy thế chính trị của Nga trên trường quốc tế, thì G8 với Nga đương nhiên sẽ thành bớt quan trọng hơn rất nhiều. Đặc biệt là khi chiếc ghế của Nga tại Hội đồng thường trực Hội đồng bảo an LHQ vẫn còn đó và không ai có thể tước đoạt. Mà đấy mới chính là át chủ bài trong việc xác định sức mạnh và quyền lực của một quốc gia đối trước quốc tế. Rốt cuộc vẫn phải thấy rằng, Mỹ và phương Tây sẽ không thể làm gì hơn để thay đổi cục diện đang diễn ra, Crưm từ nay sẽ thuộc Nga như "một phần không thể tách rời", như tuyên bố của tổng thống Nga Putin. Và từ đây, nước Nga bắt đầu trở thành một đối trọng tương xứng với Mỹ trong cơ cấu quyền lực chính trị quốc tế. Crưm và bài học cho quan hệ nước lớn ở châu Á Câu chuyện Crưm và các nước lớn trực tiếp liên quan xảy ra ở phía bên kia bán cầu. Tuy nhiên, ảnh hưởng của nó không chỉ dừng lại ở đó. Tại châu Á, nơi có sự hiện diện của Trung Quốc với tư cách một cường quốc hàng đầu thế giới bên cạnh các quốc gia láng giềng nhỏ hơn, một kịch bản tương tự hoàn toàn có thể xảy ra. Nhất là khi chủ nghĩa bá quyền Trung Quốc bấy lâu nay vẫn được nhắc tới nhiều. Hình thức câu chuyện có thể khác nhau. Nga sáp nhập Crưm với lý do bảo vệ người Nga tại bán đảo này, và thuận theo ý nguyện của người dân Crưm muốn được trở thành một bộ phận của nước Nga. Trung Quốc có thể không tìm được lý do tương tự. Tuy nhiên, căn cứ vào những gì Trung Quốc đang hành xử trong các vấn đề tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng, thì việc tìm ra một lý do nào đó để thôn tính một vùng lãnh thổ không phải là điều không thể. Như vậy, việc sáp nhập Crưm có thể trở thành một tiền lệ thiếu tích cực đối với các nước vừa và nhỏ tham gia vào các tranh chấp lãnh thổ cùng với TQ tại châu Á. Tuy nhiên, mặt khác, nó lại tạo ra một dấu hiệu tích cực. Đó là, nước Mỹ trở nên kín kẽ hơn trong việc bảo vệ lợi ích toàn cầu của mình. Mặc dù khó có thể thay đổi hiện trạng ở Crưm, song đây là một bài học mà Mỹ không thể để xảy ra một lần nữa khiến cho lợi ích toàn cầu của mình bị đe dọa. Tương tự như quan hệ Nga - Mỹ, quan hệ Mỹ - Trung cũng là mối quan hệ mang tính vừa hợp tác vừa kiềm chế. Chính vì thế, phản ứng của Mỹ trong các vấn đề tranh chấp lâu nay giữa Trung Quốc và các nước láng giềng tại khu vực châu Á, trong đó một phần không nhỏ là các đồng minh thân cận của Mỹ, vẫn chưa có bước độtphá nào. Tuy nhiên, sau sự kiện Crưm, lần đầu tiên, Mỹ đã có lời cảnh cáo mang tính "dằn mặt" đối với Trung Quốc không nên "bắt chước Nga" trong các vấn đề tranh chấp lãnh thổ tại khu vực này. Sự thận trọng, đề cao cảnh giác và cương quyết của Mỹ hẳn nhiên sẽ có tác dụng nhất định đối với cục diện tranh chấp có sự tham gia của Trung Quốc tại đây. Điều này có thể có lợi đối với các đối thủ vừa và nhỏ của Trung Quốc trong các tranh chấp lãnh thổ tại khu vực này. Lê Ngọc Hân (Nghiên cứu sinh ngành Nghiên cứu xung đột tại Canada) ====================== Cái này Lão Gàn lói nâu dồi: Cờ di mê về Nga, anh U cờ dai nơ thân phương Tây. Xong! Mần nhanh để còn giải quyết việc khác. Múa may chẳng qua cho có lệ. Chẳng lẽ bị mất của mà không chửi đổng vài câu. Ấy là cái tục làng Vũ Đại xưa nay vưỡn thế. Nhưng mọi chuyện sẽ qúa đà nếu Đông U cờ dai nơ cũng bị phái thân Nga khống chế. Ngài Putin phải cân nhắc điều này và về lý thuyết, Ngài không nên ủng hộ ông Tổng thống bị lật đổ.. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 12 Tháng 4, 2014 Siêu tên lửa châu Âu sẽ khoe sức mạnh trên biển TBD (Vũ khí) - (Quốc Phòng) - Siêu tên lửa diệt hạm tiên tiến nhất và hiện đại nhất thế giới NSM sẽ tham gia bắn thị uy sức mạnh trên biển Thái Bình Dương. Siêu tên lửa NSM khai hỏa trên tàu tên lửa cao tốc lớp Skjold của Hải quân Na Uy. Mùa hè này, các lực lượng hải quân thuộc khối đồng minh NATO sẽ thực hiện một cuộc tập trận trong vùng nước ấm và nông ở gần quần đảo Hawaii trong khuôn khổ cuộc tập trận RIMPAC 2014, trong đó sẽ có ít nhất là một chiến hạm của Hải quân Na Uy tham gia tập trận. Theo Defense News, Hải quân Na Uy sẽ cử tàu hộ vệ tên lửa Fridtjof Nansen tham gia tập trận RIMPAC 2014, đồng thời sẽ thực hiện các vụ phóng thử loại tên lửa tấn công hải quân Kongsberg (NSM) thuộc loại tối tân số 1 thế giới để trình diễn khả năng phá hủy mục tiêu một con tàu của Hải quân Mỹ. Đó sẽ là lần bắn tên lửa NSM đầu tiên của Na Uy trong cuộc tập trận RIMPAC, kể từ khi loại tên lửa này được chính thức đi vào hoạt động trong năm 2012. "Đó là một loại vũ khí rất tinh vi", Đô đốc Hải quân Na Uy, ông Tony Schei giải thích với phóng viên Defense News tại triển lãm Sea-Air-Space 2014 vừa diễn ra ở thủ đô Washington (Mỹ) vừa qua. Ông Schei chính là người được giao nhiệm vụ huấn luyện các thủy thủ của Na Uy cách sử dụng hệ thống vũ khí tấn công hải quân mới, ngoài ra, ông này cũng đang làm việc cùng với Kongsberg - công ty đã thiết kế và chế tạo ra loại siêu tên lửa mới NSM. Biến thể tên lửa NSM đặt trên các bệ phóng cơ động trên mặt đất cũng đã được Na Uy đưa vào sử dụng. Theo Đô đốc Schei giải thích, đầu dò hồng ngoại của tên lửa NSM có thể phân biệt và nhận dạng được từng hình dáng của những tàu chiến riêng lẻ, cho phép nó tự động bỏ qua các mục tiêu dân sự như tàu cá, tàu hàng... để lựa chọn ra một tàu chiến của đối phương và tấn công phá hủy. NSM có thể được lập trình để tấn công một con tàu đặc biệt, nhận dạng đúng mục tiêu từ hàng loạt những mục tiêu khác trên biển hay trên đất liền. Loại vũ khí này cũng có thể được điều khiển để bỏ qua những mục tiêu đặc biệt, hoặc bay đến một khu vực và tìm kiếm một mục tiêu trong một vùng biển đã định. Nếu không tìm thấy mục tiêu phù hợp, tên lửa sẽ tự hủy trên biển theo cách an toàn nhất. Tên lửa NSM có chiều dài 9,7m; trọng lượng nặng 900 pounds (khoảng 408kg) và mang được một đầu đạn nặng 240 pounds (108kg). Đạn tên lửa được đặt trong những hộp phóng riêng lẻ để có thể cất giữ luôn trong đó trong thời gian 10 năm mà không cần bảo dưỡng. "Vì thế, chúng tôi đã giữ tên lửa trong các hộp phóng suốt hơn 2 năm qua, và chúng vẫn chạy tốt", ông Schei nói. Khái niệm chiến hạm tuần duyên LCS Independence của Hải quân Mỹ với mô đun 6 hộp phóng tên lửa chống hạm NSM được giới thiệu tại triển lãm Sea-Air-Space. Các hộp phóng cho tên lửa NSM có thể được sửa đổi thành rất nhiều kiểu khác nhau, từ việc lắp đặt một và hai cho đến 6 hoặc 8 chiếc liền nhau, tùy theo cấu hình. Như tại triển lãm Sea-Air-Space, Kongsberg đã giới thiệu 2 mô hình nâng cấp tàu chiến ven biển (LCS) của Hải quân Mỹ với tên lửa chống hạm NSM. Trong đó, ở tàu chiến LCS lớp Freedom sẽ được trang bị tổng cộng 12 tên lửa NSM, còn ở tàu chiến LCS lớp Independence được trang bị 6 tên lửa bố trí sau tháp pháo. Ngoài ra, một biến thể tên lửa NSM trong các bệ phóng trên xe cơ động mặt đất cũng đã được Hải quân Na Uy đưa vào sử dụng. Kongsberg cũng đang phát triển một biến thể khác với kích thước nhỏ gọn hơn với tên gọi Joint Strike Missile (JSM) để có thể tích hợp lên máy bay chiến đấu tàng hình F-35 mà Không quân Na Uy mua của Lầu Năm Góc. Kongsberg cũng nhận thấy rằng tên lửa JSM của họ có thể tích hợp vào hệ thống các ống phóng tên lửa thẳng đứng (VLS) Mk41, họ đang đề xuất thêm giải pháp như vậy cho các tàu chiến của Australia và Canada sử dụng. PVD ================= Cái anh tên nửa tối tân này chỉ khoe để ...bán. Cái "sự kiện và vấn đề" ở chỗ cụ Nát To thò mũi vào Thái bình dương Share this post Link to post Share on other sites
Posted 12 Tháng 4, 2014 Trung Quốc bạo chi cho quốc phòng nhưng vẫn lộ nhiều điểm yếu? Thứ Bẩy, 12/04/2014 - 10:40 (Dân trí) - Với lực lượng quân đội lớn nhất thế giới, Trung Quốc vượt xa Nhật Bản về số lượng binh sỹ, tàu chiến, máy bay cũng như chi tiêu quốc phòng. Tuy nhiên những hạn chế, yếu kém về huấn luyện, kinh nghiệm tác chiến khiến họ bị đánh giá thấp hơn Nhật. Thời gian qua, hai cường quốc châu Á này đã có nhiều tranh cãi qua lại liên quan đến tranh chấp lãnh thổ và các bất đồng lịch sử, với những căng thẳng tiếp tục lộ rõ trong những chuyến thăm liên tiếp của Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tới hai nước vừa qua. Trung Quốc đã không ngừng tăng mạnh đầu tư hiện đại hóa quân đội Việc Bắc Kinh tiếp tục gia tăng ngân sách quốc phòng ở mức 2 con số như công bố hồi tháng trước sẽ chỉ giúp họ tăng ưu thế về mặt số lượng, nhưng Nhật Bản lại có lợi thế về mặt công nghệ, huấn luyện, cùng những khí tài chủ chốt nằm trong “chiếc ô an ninh” của Mỹ. Ông Hagel đã tái khẳng định sự ủng hộ của Washington dành cho Tokyo trong khi chỉ trích Bắc Kinh trong các cuộc trao đổi gai góc với các tướng lĩnh hàng đầu của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) Trung Quốc, về phần mình, khẳng định với ông Hagel rằng chủ quyền đối với quần đảo trên biển Hoa Đông, vốn là trung tâm tranh chấp với Nhật, là không thể đàm phán, và họ sẽ “không nhượng bộ”. Dù có những tuyên bố cứng rắn như vậy, các nhà phân tích cho rằng những nhà chiến lược cấp cao nhất của Trung Quốc hiểu rằng xung đột vũ trang, dù vô tình hay hữu ý, không phải điều có lợi cho họ, và có thể làm chệch hướng chiến dịch mở rộng ảnh hưởng trong khu vực và trên thế giới trong dài hạn. “Những chỉ huy cấp cao của Trung Quốc phải rất thận trọng và kỹ lưỡng khi triển khai bất kỳ chiến dịch quân sự nào”, Arthur Ding, một chuyên gia về PLA tại đại học quốc gia Chengchi Đài Loan khẳng định. Ngay cả khi không được hưởng lợi từ liên minh an ninh với Mỹ, Nhật hiện cũng có những cơ sở huấn luyện và trang thiết bị tốt hơn, ông Ding nói, cho dù tình hình trong dài hạn có thể khó đoán định. “Hiện tại Nhật Bản đang mạnh hơn”, ông Ding phát biểu với AFP Ngay cả Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã hối thúc quân đội - vốn đang đối mặt với nạn tham nhũng và nhiều quan chức cấp cao bị điều tra - nâng cao năng lực “chiến thắng trên mặt trận”. Khoảng cách xa vời vợi Những tranh cãi xoay quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Nhật đang quản lý còn Trung Quốc tuyên bố chủ quyền, đã nóng lên kể từ khi Tokyo quốc hữu hóa nhóm đảo này năm 2012. Các tàu và máy bay phi quân sự của hai nước thường tuần tra khu vực này. Tương quan lực lượng quân sự Trung - Nhật Nhưng trong một vụ căng thẳng hồi đầu năm ngoái, Nhật đã cáo buộc một tàu khu trục Trung Quốc chĩa radar điều khiển hỏa lực vào các tàu hải quân Nhật, làm dấy lên lo ngại về xung đột. Theo bản báo cáo cán cân quân sự 2014 của Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế, xuất bản hồi tháng 2, Trung Quốc đang vượt xa Nhật về quân số ở mọi lực lượng. Năm ngoái, họ có xấp xỉ 2,3 triệu binh sỹ thường trực, so với con số 247.150 của Nhật. Trung Quốc cũng dẫn trước với khoảng cách xa vời vợi về số máy bay chiến đấu, với tương quan 2.525 chiếc so với 630 chiếc của Nhật. Số lượng xe tăng chiến trường của Trung Quốc là 6840 chiếc so với 777 chiếc của Nhật, trong khi tương quan về tàu ngầm chiến thuật là 66 so với 18. Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc năm ngoái là 112,2 tỷ USD, trong khi Nhật chỉ phân bổ 51 tỷ USD, bản báo cáo viết. “PLA đã triển khai một chương trình hiện đại hóa nhờ sự phát triển nhanh về kinh tế của nước này, và đã vượt qua các lực lượng vũ trang của những nước ít phát triển hơn ở châu Á”, báo cáo khẳng định. Dù vậy, viện này khẳng định Trung Quốc có những hạn chế, bao gồm thiếu kinh nghiệm chiến đấu, hoài nghi về công tác huấn luyện và tinh thần chiến đấu, cùng điểm yếu trong công tác chỉ huy và kiểm soát, tác chiến chống tàu ngầm và nhiều mặt khác. Binh pháp Tôn Tử Tokyo và Washington, từng là kẻ thù trong thời chiến, đã phát triển mối quan hệ quân sự chặt chẽ kể từ sau thất bại của Nhật trong Thế chiến II, và Mỹ có nghĩa vụ phải bảo vệ đồng minh của mình nếu Tokyo bị tấn công. Nhật có lợi thế lớn khi được Mỹ hậu thuẫn Quân đội Mỹ hiện duy trì gần 50.000 binh sỹ tại Nhật, trên những căn cứ chiến lược, bao gồm căn cứ trên phía Nam đảo Okinawa, chỉ cách khu vực quần đảo tranh chấp một đoạn bay ngắn. Kazuhisa Ogawa, một nhà phân tích quân sự có tiếng của Nhật cho rằng năng lực của Nhật không thể được nhìn nhận tách rời khỏi Mỹ. “Quân đội Nhật không được tổ chức để đứng một mình”, Ogawa nói. “Nhật đang đối diện với quân đội Trung Quốc cùng với các lực lượng Mỹ, do đó, sẽ thật không hợp lý khi so sánh năng lực của quân đội Nhật và Trung Quốc mà không có sự hiện diện của Mỹ”, chuyên gia này khẳng định với hãng tin AFP. Cho dù đảng Cộng Sản Trung Quốc và truyền thông nhà nước nước này thường công kích Nhật trong tranh chấp chủ quyền, và cáo buộc Tokyo về chủ nghĩa quân sự mới cũng như sự phủ nhận các tội ác thời chiến tại Trung Quốc, những tuyên bố từ các quan chức hàng đầu vẫn tỏ ra thận trọng. Trong cuộc trao đổi với ông Hagel, Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn đề xuất Trung Quốc sẽ không có hành động tấn công phủ đầu tại đảo tranh chấp. Nhưng ông Ogawa cho rằng Bắc Kinh đã có một chiến lược rõ ràng dù họ không muốn khơi mào một cuộc xung đột vũ trang. “Trung Quốc đang điều các tàu phi quân sự tới khu vực đó”, để khẳng định các tuyên bố chủ quyền, đánh giá phản ứng của Nhật và Mỹ, cũng cho như các yếu tố dân tộc chủ nghĩa trong nước thấy họ đang phô trương sức mạnh, chuyên gia này khẳng định. “Chính sách của Trung Quốc là chiến thắng một cuộc chiến mà không cần chiến trường, đi theo đường lối của Binh pháp Tôn Tử”. Thanh Tùng Theo AFP ===================== “Chính sách của Trung Quốc là chiến thắng một cuộc chiến mà không cần chiến trường, đi theo đường lối của Binh pháp Tôn Tử”. Lại thế nữa cơ à! Này Tôn Tử là người Việt đấy! Ba mươi sáu kế trong "Binh pháp Tôn Tử" có nguồn gốc từ những nền tảng tri thức Việt. Tôn Tử gốc người Cô Tô thuộc Tô Châu ngày nay. Hơn 1000 năm BC thuộc Văn Lang. Từ nhiều đời trước, nước Việt của Việt Vương Câu Tiễn quy phục nhà Chu, thành chư hầu nhà Chu. Nhưng khi hùng mạnh làm bá chủ Trung Nguyên, có sai sứ giả sang diện kiến Hùng Vương đề xuất liên minh tấn công lấy lại Trung Nguyên, nhưng vua Hùng từ chối (Việt sử lược). Trong "Binh pháp Tôn Tử" thì: "tam thập lục kế, tẩu vi thượng sách". Thôi vặn nhỏ volum đi quý vị. Đụng tới Việt Nam là sai lầm lớn nhất của quí vị. Nếu chỉ đụng tới Nhật Bản - mặc dù đã đủ quá khó - Nhưng chí ít nếu khéo che dấu thì người ta có thể coi là tranh chấp lãnh thổ thông thường. Nhưng cùng lúc đụng tới Việt Nam nữa , nên thành một sách lược tràn ngập lãnh thổ. Các vị sẽ phải chống lại cả thế giới đang hội nhập. Đấy mới chỉ là phân tích trực quan cho dễ hiểu. Ui zda! Mệt mỏi quá! Khó thuyết phục khi tầm nhìn ở những tập hợp khác nhau.. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 4, 2014 Tướng Mỹ: Nếu Trung Quốc chiếm Senkaku/Điếu Ngư, quân Mỹ sẽ đánh chiếm lại 13/04/2014 08:25 (TNO) Nếu Trung Quốc xâm lược quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hiện do Nhật Bản kiểm soát, thủy quân lục chiến Mỹ ở Thái Bình Dương sẽ ngay lập tức đánh chiếm quần đảo này cho đồng minh Nhật, một chỉ huy lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ tại Nhật Bản khẳng định. Trung tướng John Wissler, chỉ huy Lực lượng Viễn chinh Thủy quân Lục chiến III của Mỹ ở Nhật Bản - Ảnh: Quân đội Mỹ“Nếu chúng tôi được lệnh chiếm Senkaku/Điếu Ngư, liệu chúng tôi có thể làm được hay không ư? Câu trả lời là được”, Stars and Stripes, nhật báo chuyên đưa tin về quân đội Mỹ, dẫn lời trung tướng John Wissler phát biểu hôm 12.4. Tướng Wissler hiện là chỉ huy Lực lượng Viễn chinh Thủy quân Lục chiến III của Mỹ ở Nhật Bản. “Quần đảo này không lớn. Tôi cho rằng nhiều người đôi khi cứ nghĩ Senkaku chắc bằng đảo Okinawa hay những quần đảo lớn khác (của Nhật). Thực sự thì đó là một quần đảo rất rất nhỏ”, tướng Wisller nói. Ông cũng khẳng định rằng các khí tài của không quân và hải quân Mỹ có thể tiêu diệt “các mối đe dọa” mà không cần phải đưa quân đổ bộ lên quần đảo. “Bạn thậm chí có thể sẽ không cần phải đổ quân lên đảo mà vẫn tiêu diệt được các mối đe dọa. Và đó là nơi sự kết hợp các năng lực chiến đấu của lực lượng Thủy quân Lục chiến chúng tôi thể hiện giá trị”, ông Wissler nói với Stars and Stripes. Được biết, Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) hiện do Nhật Bản kiểm soát, nhưng Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo này. Căng thẳng giữa hai quốc gia châu Á đang căng thẳng, với việc cả hai liên tục điều tàu và máy bay đến quần đảo đang có tranh chấp. Trong chuyến thăm Trung Quốc hồi đầu tuần này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã tuyên bố sẽ bảo vệ Nhật nếu xảy ra xung đột vũ trang tại Senkaku/Điếu Ngư. Đáp lại, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn nói Trung Quốc sẽ không chủ động gây rối với Nhật, nhưng Bắc Kinh sẵn sàng dùng vũ lực nếu cần thiết để bảo vệ lãnh thổ. Hoàng Uy Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 4, 2014 Bắt tiếp 2 trợ thủ thân tín, điều tra Chu Vĩnh Khang vẫn chưa ngã ngũ Hồng Thủy 13/04/14 07:49 (GDVN) - Cuộc điều tra Chu Vĩnh Khang vẫn chưa đầy đủ, hoặc đang bế tắc khi vụ việc để quá lâu, hoặc do đấu đá quyền lực, hoặc vẫn chưa thu thập đủ bằng chứng Chu Vĩnh Khang. Bưu điện Hoa Nam ngày 13/4 đưa tin, 2 cộng sự thân cận của ông trùm an ninh Trung Quốc một thời Chu Vĩnh Khang đã bị bắt, động thái cho thấy giới chức Bắc Kinh vẫn đang tiếp tục nỗ lực kế hoạch chống lại cựu quan chức này. Triệu Miêu, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ của đảng bộ Thành Đô thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên đã bị bắt hôm qua vì "vi phạm kỷ luật nghiêm trọng", một cụm từ liên quan đến tham nhũng. Ủy ban Kiểm tra kỷ luật trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc hôm qua cho biết. Diêm Tồn Chương, Trưởng phòng Đối ngoại Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc CNPC cũng đã bị cơ quan giám sát chống tham nhũng bắt tạm giam vào tuần trước, trang web Caixin.com từ Trung Quốc đưa tin. 2 nhân vật này bị bắt đều có quan hệ với Chu Vĩnh Khang. Triệu Miêu 55 tuổi bị bắt khẩn cấp và chính quyền buộc phải vội vàng hủy bỏ một sự kiện công cộng ông đã lên kế hoạch tham dự ngày hôm sau. Trương Lập Phàm, một nhà phân tích chính trị từ Bắc Kinh cho hay, việc bắt Triệu Miêu cho thấy có khả năng cuộc điều tra Chu Vĩnh Khang vẫn chưa đầy đủ, hoặc đang bế tắc khi vụ việc để quá lâu, hoặc do đấu đá quyền lực, hoặc vẫn chưa thu thập đủ bằng chứng chống lại ông trùm an ninh này. Ông Phàm cho rằng vụ truy tố, xét xử thử nghiệm Bạc Hy Lai hồi năm ngoái có bằng chứng kết tội không vững chắc. ========================== Bởi vậy. Khó lém. Đừng tưởng đưa Bạc Hy Lai ra xử làm mẫu là xong. Mọi chuyện còn tóe lóe ra nữa. Bây giờ mới thấy Lão gàn nói từ đúng trở lên hỉ! Để sang năm chuyện lào ra chuyện ý. Chậm nắm là thêm một lăm lữa. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 4, 2014 Một chính phủ mong manh ở đông Ukraine Chủ nhật, 13/4/2014 | 11:04 GMT+7 VnExpress Nikolai Solntsev, cha đẻ của Cộng hòa Nhân dân Donetsk mới thành lập, đã chờ đợi điều này 22 năm qua. Chính phủ non nớt của ông khó mà tồn tại, nhưng nó là hiện thân của cảm giác lo lắng và tức giận từ những người nói tiếng Nga ở đông Ukraine. Donetsk tuyên bố độc lập, muốn sáp nhập vào Nga / Ukraine kêu gọi người biểu tình miền đông hạ vũ khí Những người thuộc Mặt trận miền Đông giương cờ Nga trong tòa nhà chiếm giữ được hôm 6/4. Ảnh: News.vice Tự nhận là một ủy viên nhân dân của Mặt trận miền đông, ông Nikolai Solntsev kể rằng mình đã phải chịu đựng một thời gian dài từ khi Liên Xô sụp đổ. Khi ấy ông là cựu thủy thủ tàu ngầm thuộc Hải quân Xô Viết. Ông phải sống ở một đất nước mà ông không coi là quê hương để có thể cống hiến với niềm tự hào. "Liên bang Xô Viết không còn nữa, nhưng lời tuyên thệ của tôi vẫn còn. Tôi không bao giờ tuyên thệ với Ukraine", ông Solntsev nói. Ông lý giải vì sao ông cảm thấy không kiên trung với đất nước ông đang sống, mà thực sự muốn cống hiến cho một quốc gia mới mà không ai, kể cả Nga, công nhận. Chiến lược mơ hồ Ngoài đời, Cộng hòa Nhân dân Donetsk, được tuyên bố thành lập đầu tuần này, chỉ là con số 0. Nó chỉ tồn tại bên trong một tòa nhà cao 11 tầng của Ukraine. Tòa công sở này do những người nói tiếng Nga ở Donetsk chiếm giữ hôm 6/4. Các nhà chức Ukraine đã cắt mất nguồn điện của tòa nhà ngay khi Cộng hòa này tuyên bố độc lập. Cuộc đấu tranh ở Donetsk là một phần thực tế đầy sự chia rẽ của Ukraine. Sự chia rẽ đó bắt nguồn từ những khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa, chính trị và kinh tế, đeo đẳng đất nước này từ khi tuyên bố độc lập hồi năm 1991, đến nay vẫn chưa lắng dịu. Ông Solntsev hiểu rằng, Cộng hòa nhân dân Donetsk còn non trẻ phải đối mặt với cuộc đấu tranh đầy gian nan. Ngày 9/4, chính phủ tạm quyền Ukraine thề sẽ chấm dứt việc chiếm giữ các tòa nhà trong vòng 48h, bằng thương lượng hoặc sử dụng vũ lực. Thậm chí các quan chức của đảng Các khu vực, đảng của tổng thống bị lật đổ Viktor Yanukovych, cũng lên án việc chiếm giữ dinh cơ của chính quyền và kêu gọi người biểu tình chấp nhận Donetsk là một phần của Ukraine. Nhóm những người thân Nga ủng hộ một nước Cộng hòa Nhân dân Donetsk lại không nhất trí về mục tiêu cuối cùng của họ. Họ vẫn chưa quyết định có dấn lên gia nhập Nga, ;lập một quốc gia mới, hay đơn giản hơn là đòi nhiều quyền tự trị và vẫn duy trì là một phần của Ukraine. Cộng hòa nhân dân có hội đồng điều hành 12 thành viên, thường họp ở tầng 11 của tòa nhà, ông Solntsev cho biết. Trước đó căn phòng thuộc về tỉnh trưởng Donetsk Sergei A. Taruta do Kiev chỉ định. Ông Taruta là một tỷ phú ngành đường sắt, hiện đang làm việc tại một khách sạn của địa phương. Với tòa nhà bị cắt điện, thang máy cũng không hoạt động, ông Solntsev bệ vệ và hai người thân tín, là các bộ trưởng mới được bổ nhiệm, một phụ trách các vấn đề đối ngoại và một phụ trách an ninh, phải leo lên cầu thang, đi qua các vệ sĩ che mặt được trang bị roi kim loại và dùi cui gỗ. Cờ của Cộng hòa Nhân dân Donetsk treo bên trong phòng họp tòa nhà mới chiếm được. Ảnh: New York Times Ông Solntsev rất coi trọng những biểu tượng của một quốc gia như lãnh thổ, luật pháp và các cơ quan giúp vận hành, là ý tưởng về một quốc gia "lên tiếng vì người dân". Với Donetsk, điều này có nghĩa là quốc gia vì những người nói tiếng Nga, những người mà ông Solntsev cảm thấy Ukraine không cần đến kể từ khi những người nói tiếng Ukraine ở miền tây chi phối quyền lực sau khi Yanukovych bị lật đổ hồi tháng 2. Ai muốn độc lập Theo một cuộc khảo sát do Nghiên cứu xã hội và Phân tích Chính trị Donetsk công bố hôm 9/4, chỉ có gần 5% người dân muốn một Donetsk độc lập, hơn 1/3 tự nhận mình là công dân Ukraine. Còn lại 2/3 muốn mình là người Ukraine nói tiếng Nga hoặc cư dân của lưu vực Donetsk. Igor Koval, quyền chủ tịch của hội đồng khu vực Donetsk, phàn nàn những người biểu tình chiếm giữ tòa nhà hành chính khiến ông không thể làm bất cứ việc gì vì họ sẽ đưa ông vào phòng hội đồng ở tầng 10. "Họ nên rời đi". Ông Kova cũng nói thêm rằng ông hiểu và chia sẻ tâm tư của những người biểu tình bị chính phủ tạm quyền đối xử như những công dân hạng hai, mà không lắng nghe hoặc hiểu những vấn đề của miền đông. Cuối tháng 2 vừa qua, Quốc hội Ukraine bỏ một bộ luật cho phép dùng tiếng Nga trong các trường học, tòa án và những nơi khác ở nhiều khu vực đang sử dụng rộng rãi. Một vài cư dân Donetsk có thể nêu lên một số ví dụ về cuộc sống trở nên tồi tệ hơn do thay đổi quyền lực ở Kiev, nhưng một cuộc thăm dò dư luận cho thấy các khu vực miền đông có quan điểm không rõ ràng về trật tự mới của Ukraine. Một cuộc thăm dò do Viện Cộng hòa quốc tế thực hiện cho thấy hơn 70% người ở miền đông nói tiếng Nga nghĩ rằng đất nước sẽ đi sai đường, trong khi chỉ có 36% người nói tiếng Ukraine ở miền tây đồng tình. Cả miền đông và tây Ukraine đều có lựa chọn riêng về tương lai của mình. Có 90% người được thăm dò ở miền tây muốn Ukraine gia nhập liên minh kinh tế với châu Âu, trong khi gần 60% người miền đông lại muốn Ukraine tham gia liên minh thuế quan do Nga chi phối. Ông Solntsev nói Cộng hòa nhân dân Donetsk chưa có đủ thời gian để vạch ra chính sách kinh tế riêng nhưng sẽ tập trung vào "ủng hộ tầng lớp lao động, chứ không phải giai cấp tư sản". Việc thiếu một chính sách chắc chắn có nghĩa là trong khi ông Solntsev và cộng sự của mình có thể bắt chước chiến thuật của những người biểu tình ủng hộ EU ở Kiev là dựng rào chắn, phá vỉa hè và thiết lập các đơn vị tự vệ, họ cũng không tập hợp được sự ủng hộ của công chúng rộng rãi, đặc biệt từ các thành phần trung lưu. Dmitri Zhukov, chủ một nhà hàng gần tòa nhà chính quyền bị chiếm giữ, theo dõi một nhóm thanh niên dùng dùi cui tham gia việc chiếm giữ. "Làm sao chúng tôi ủng hộ những người này được chứ, họ nghĩ Putin sẽ đến và đưa tiền cho họ chắc? Họ cần phải dừng say xỉn và bắt tay vào làm việc thôi". Khánh Lynh Share this post Link to post Share on other sites