Posted 27 Tháng 2, 2014 Biển Đông: Thế trận mới đang hình thành (Bình luận quân sự) - “Lợi ích quốc gia” của Mỹ trên Biển Đông không chỉ đơn thuần là “tự do hàng hải” mà còn lớn hơn nhiều,đó là an ninh quốc gia Mỹ và Nhật Bản... Giới hạn “lợi ích quốc gia” của Mỹ đã đến vạch đỏ... Từ cuối năm 2013, các tuyên bố chính thức cũng như không chính thức của giới lãnh đạo ngoại giao và quân sự Mỹ về Biển Đông đã cứng rắn hẳn lên đối với Trung Quốc, khi Bắc Kinh càng lúc càng có thêm các hành động được coi là khiêu khích để áp đặt bằng sức mạnh các đòi hỏi chủ quyền của mình tại Biển Đông. Phải chăng giới hạn “lợi ích quốc gia” của Mỹ đã đến vạch đỏ? Năm 2010, tại Hà nội, Ngoại trưởng Mỹ lúc đó là bà H.Clinton đã tuyên bố một câu “như đinh đóng cột” rằng: “Mỹ có lợi ích quốc gia ở Biển Đông” khiến cho Trung Quốc bất ngờ “chết đứng”, Ngoại trưởng Trung Quốc bỏ ra khỏi phòng họp sau khi trút tức giận lên Singapo một câu sặc mùi nước lớn: “Nên nhớ anh chỉ là nước nhỏ”. Vậy “lợi ích quốc gia” của Mỹ bao hàm vấn đề gì mà đã hơn 3 năm trôi qua,Trung Quốc đã làm cho Biển Đông nổi sóng, đưa các quốc gia ĐNA vào cuộc đua tăng cường năng lực quốc phòng…thì Mỹ vẫn tỏ ra trung lập và cho đến giờ mới có những tuyên bố cứng rắn? Nếu Biển Đông thành “ao nhà” của Trung Quốc, nghĩa là Trung Quốc khống chế hoàn toàn các tuyến hàng hải quan trọng và eo biển Malacca thì trước hết đây là một đòn trời giáng vào “tử huyệt” của Nhật Bản đồng thời đẩy Mỹ ra khỏi khu vực ĐNA, làm bàn đạp để chia đôi Thái Bình Dương với Mỹ. Ngược lại, nếu không khống chế được Biển Đông thì chưa nói đến bị Mỹ và liên minh quân sự của Mỹ bao vây hay không mà an ninh về năng lượng, an ninh về thương mại của Trung Quốc luôn có độ tin cậy không cao và luôn bị đe dọa. Trung Quốc sẽ không có cơ hội để chơi sòng phẳng với Mỹ trên mọi vấn đề. Té ra là “lợi ích quốc gia” của Mỹ trên Biển Đông không chỉ đơn thuần là “tự do hàng hải” mà còn lớn hơn nhiều, đó là an ninh quốc gia Mỹ và Nhật Bản, một liên minh quân sự nòng cốt trong chiến lược châu Á-TBD của Mỹ. Những hành động của Trung Quốc thời gian qua trên Biển Đông như chiếm bãi cạn Scarborogh của Philippines, đồng minh của Mỹ, thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa”, cấm đánh bắt hải sản… không khiến Mỹ phải can thiệp vì nó không lớn hơn quan hệ kinh tế với Trung Quốc. Một học giả Mỹ đã nói thẳng: “Mỹ không đem hạm đội 7 sang để đánh nhau với Trung Quốc vì mấy cái đảo đá mà chỉ sang vì lợi ích quốc gia”, là chính xác. Như vậy dễ thấy là chỉ khi nào Biển Đông có dầu hiệu sắp bị rơi vào tay kẻ khác, tức là có thể coi như đó là vạch đỏ giới hạn mà buộc Mỹ phải có biện pháp cứng rắn để bảo vệ lợi ích quốc gia. Tàu tuần duyên USS Freedom tác chiến gần bờ của Hải quân Mỹ triển khai ở căn cứ Changi, Singapore đang canh chừng cửa ra vào eo biển Malacca Một bộ phận công trình của căn cứ Subic được lặng lẽ khôi phục đến trạng thái "có thể cung cấp sử dụng bất cứ lúc nào" cho lực lượng tàu ngầm Thái Bình Dương của Mỹ (Globaltimes) Dư luận và giới quan sát đã không mấy khó khăn khi nhận ra Mỹ đã chất vấn chỉ trích tính pháp lý của đường lưỡi bò (chiếm hơn 80% diện tích Biển Đông) mà Trung Quốc đã tuyên bố, Mỹ cảnh cáo Trung Quốc rằng “sẽ thay đổi tư thế quân sự” nếu Trung Quốc thiết lập ADIZ trên Biển Đông, Mỹ công khai ủng hộ Philippines kiên Trung Quốc về đường lưỡi bò… trong bối cảnh khi Trung Quốc đang tăng cường sức mạnh hải quân một cách bất thường và tỏ ra rất quyết đoán trong hành động…bởi vì đây là 2 vấn đề cốt yếu cho thấy Biển Đông có nguy cơ sẽ bị Trung Quốc khống chế. Việc Mỹ xuất hiện trực tiếp, công khai, vào khu vực Biển Đông đã tạo ra 2 mâu thuẫn lớn: Mâu thuẫn giữa Trung Quốc với các nước có tranh chấp về chủ quyền biển đảo và mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Mỹ-Nhật Bản về nguy cơ thách thức đến an ninh quốc gia, địa vị thống trị châu Á-TBD. Thế trận trên Biển Đông trở nên đầy kịch tính khi xuất hiện 2 cường quốc đối đầu. Tính chất Trung-Mỹ đậm đặc hơn đã khiến cho các nước nhỏ dễ thở hơn dưới áp lực của Trung Quốc. Tính nguy hiểm của ADIZ trên Biển Đông Chúng ta không bao giờ nghĩ rằng Trung Quốc sẽ không lập ADIZ trên Biển Đông mà lập ADIZ hay không với Trung Quốc chỉ là vấn đề thời gian. Phát ngôn viên của BQP Trung Quốc đã tuyên bố rõ ràng là “khi chuẩn bị đủ điều kiện thì sẽ lập ADIZ trên Biển Đông” đó thôi. Chúng ta biết rằng, ADIZ là sản phẩm của chiến tranh lạnh, nhưng nếu như Trung Quốc lập ADIZ trên Biển Đông thì đây lại là sự “sáng tạo” đầy hiểm độc. Thử hỏi có quốc gia nào ở ĐNA dám tấn công Trung Quốc bằng không quân hay không? An ninh Trung Quốc từ hướng Biển Đông (biển Nam Trung Hoa) có bị đe dọa bởi các nước nhỏ ven Biển Đông? Hay là Trung Quốc đề phòng máy bay của Nhật Bản, Mỹ tấn công từ hướng này, vậy thì ADIZ trên biển Hoa Đông ngay trước cửa nhà Trung Quốc mà máy bay B-52 Mỹ bay lượn mà sao Trung Quốc không một phản ứng?... Rõ ràng, nếu Trung Quốc lập ADIZ trên Biển Đông là chỉ dùng nó để áp dụng cho tranh chấp chủ quyền, một kiểu xâm lược, chiếm đoạt vùng trời của quốc gia láng giềng rất ngang ngược và đặc biệt rất tàn độc và bỉ ổi. Nói là tàn độc, bỉ ổi là vì thực chất, đây là hành động đe dọa, sát hại con tin để đòi hỏi chủ quyền. Các quốc gia bị ADIZ trùm lên buộc phải lựa chọn hoặc là có hàng trăm người trên chuyến bay dân sự sẽ bị đe dọa, giết hại nếu như không chấp nhận ADIZ họ lập ra hoặc muốn an toàn thì mất chủ quyền. Sự lợi hại, nguy hiểm của việc dùng ADIZ để tranh chấp chủ quyền luôn tạo ra cho láng giềng một sự lựa chọn bắt buộc: Chiến tranh hoặc hòa bình trong lệ thuộc. Việc dùng ADIZ trên Biển Đông để tranh chấp chủ quyền sẽ là nguyên nhân chủ yếu làm sụp đổ chính sách quốc phòng “ba không” hòa bình của Việt Nam. Chính sách quốc phòng “3 không” của Việt Nam Chính sách “ba không” quốc phòng Việt Nam bao gồm: không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia, thực chất là chính sách quốc phòng hòa bình, mong muốn hòa bình, tin cậy lẫn nhau… nằm trong đường lối đối ngoại của Đảng là “muốn là bạn với tất cả các quốc gia trên thế giới”. Đây là thông điệp thứ nhất, thông điệp hòa bình, mong muốn chung sống hòa bình với tất cả các quốc gia trong khu vực và thế giới.. Nếu kẻ thù gây chiến, ngang nhiên xâm hại đến chủ quyền, khi máu đã đổ trên vùng trời, vùng biển, hải đải của Tổ quốc thì lúc đó, chính kẻ thù đã xóa bỏ chính sách quốc phòng “ba không” hòa bình của Việt Nam. Rõ ràng là Việt Nam muốn hòa bình, nhưng kẻ thù không muốn cho chúng ta hòa bình, chúng muốn cướp trời, cướp biển thì Việt Nam buộc phải chống lại. Để chống lại kẻ thù xâm lược, Việt Nam luôn cần sự ủng hộ của toàn thế giới và không những chỉ dựa vào một nước này nào đó mà sẵn sàng dựa vào cả thế giới để chống kẻ thù xâm lược, là một trong 3 dòng thác cách mạng mà Việt Nam đã vận dụng để tạo nên chiến thắng trong các cuộc chiến tranh vệ quốc trước đây. Nên hiểu rằng, chấp nhận hy sinh xương máu là biện pháp cuối cùng tổn hại nhất, giá phải trả đắt nhất mà dân tộc Việt cũng buộc phải dùng để bảo vệ chủ quyền thì không có biện pháp nào mà dân tộc Việt không sử dụng để chiến thắng quân xâm lược. Đó là điều chắc chắn. Đây cũng chính là thông điệp thứ hai cho những kẻ có mưu đồ bành trướng, cậy mạnh đụng đến một dân tộc yêu chuộng hòa bình. Tuy nhiên chính sách “ba không” đó có phát huy hiệu quả hay không thì phụ thuộc rất lớn vào sức mạnh quân sự, khả năng răn đe của Việt Nam đối với những kẻ có mưu đồ gây chiến. Vì thế, ở một góc độ nào đó, tuyên bố "thay đổi tư thế quân sự" của Mỹ nếu Trung Quốc lập ADIZ trên Biển Đông lại góp phần cho chính sách quốc phòng hòa bình của Việt Nam có tính răn đe mạnh hơn, phát huy hiệu quả hơn. Tại sao ư? Đương nhiên Trung Quốc chẳng bao giờ muốn Việt Nam liên minh quân sự với Mỹ, Nhật Bản hay Nga và càng không muốn Mỹ, Nhật Bản hay Nga có căn cứ quân sự ở Việt Nam. Lê Ngọc Thống/ theo baodatviet.vn Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 2, 2014 CHUYỆN CŨ XEM LẠI =========================== CÁI GÌ ĐÂY? "Canh bạc cuối cùng" Ấy là tôi đặt tên bài viết và miêu tả nội dung bức tranh nổi tiếng trong bài viết dưới đây do Thế Trung đưa lên diễn đàn lyhocdongphuong.org.vn, trong bối cảnh Trung Quốc đem tàu Ngư giám cắt cáp thăm dò dầu khi của tàu Việt Nam. Tác giả bức tranh nổi tiếng vì nội dung chính trị trong quan hệ quốc tế này là người Trung Quốc và sinh sống tại Gia Nã Đại. Nhưng những nhà phân tích bức tranh này - qua nội dung bài viết - mang tính bình luận vào chính nội dung bức tranh thể hiện ý đố tác giả, nhiều hơn là một cái nhìn sâu vào bản chất của mối quan hệ phức tạp này. Tôi đã có bài viết bình luận về bức tranh này ngắn gọn Nhưng tôi có cảm giác cần phải bổ sung vài ý ở đây. Cảm giác này có thể biến mất và bài viết dở chứng. Vâng! Tôi sống rất tùy hứng. Lại trò : CÁI GÌ ĐÂY? Dưới đây là nội dung bài viết và hình ảnh bức tranh: "BắcKinh 2008" Lê Thanh Dũng sưu tầm Bức sơn dầu "BắcKinh 2008" của họa sĩ Lưu Dật Năm 2008, Bắc Kinh đăng cai tổ chức Olympic Games. Bức tranh này vì thế miêu tả một game truyền thống của Trung Hoa là mạt chược. Dư luận ở Trung Quốc và Đài Loan cho rằng,những cô gái trong tranh đại diện cho các thế lực cạnh tranh trong cuộc chơi toàn cầu hóa đầu thế kỷ 21, mà trung tâm là Trung Quốc.Cách giải thích thứn hất in trên tờ Nam Phương Châu Báo thì cho rằng: Chân dung người treo trên tường ở góc trái tranh, nếu nhìn kỹ sẽ thấy vừa quen vừa lạ. Phóng to bức tranh lên sẽ thấy là hàm râu Tôn Trung Sơn, đầu trọc củaTưởng Giới Thạch, nét mặt trên mặt tiêu chuẩn của Mao Trạch Đông. Đó là bứcchân dung khái quát cả một trăm năm lịch sử của Trung Quốc, hoặc có thể coi đólà toàn bộ chân dung của chủ nghĩa Dân chủ cũ và chủ nghĩa Dân chủ mới củaTrung Quốc. Bức sơn dầu Bắc Kinh 2008 của họa sĩ Lưu Dật – Hoa kiều tại Toronto, Canada – đã từng đượctriển lãm tại Hội chợ triển lãm Nghệ thuật NewYork tháng 3 vừa qua, sẽ được đem ra bán trong mùa bán đấu giá mùa thu này tại nhà đấu giá JiaDe (Gad or Zad),Trung Quốc. Sự kiện này đã thu hút được sự chú ý của nhiều người, thậm chí được cả CNN đưa tin. Đài Loan vô cùng chăm chú tới cuộc chơi, bê trên tay đĩa trái cây như những lợi ích thực tế, nắm daolộ liễu. Quần áo của Đài Loan là kiểu y phục Trung Quốc, ngầm ý rằng Đài Loanmới đích thực là những giá trị Trung Hoa chính thống. Còn Trung Quốc chỉ xăm phượng rồng trên da, chứ trang phục đã thành đồ Tây cả rồi, nói lên xu hướng phươngTây hóa của Trung Quốc. Trong tranh, Mỹ dường như không nhìn vào bài của mình, nhưng thực tế đang nhìn một lá bài khác, đó là Đài Loan. Một nguồn tin từ tạp chí khác của Trung Quốc thì nhận xét: Người con gái Trung Quốc đang chạm quân Đông Phong, chỉ có ý rằng ta đang là “Đông” (tức là chủ nhân của tình thế). Nga đang lợi dụng lúc Mỹ, Nhật lơ đễnh, lén lút trao quân bài cho TrungQuốc, thời khắc này là lúc họ đang “đi đêm”, và trên ván mạt chược của Nga rõ ràng thiếu đi một quân. Đài Loan ở bên rõ ràng phát hiện thấy màn kịch hậu trường, Nga hậu thuẫn cho Trung Quốc trong thế cuộc này, và Mỹ, thông qua việc quan sát gương mặt Đài Loan để phát hiện được phần nào động tĩnh. Trên thực tế, cả Mỹ lẫn Nga đều đang “đi đêm” với thủ đoạn riêng và mục đích riêng.Trong khi Mỹ còn nhìn Đài Loan với gương mặt vừa quan tâm vừa suy nghĩ xem không biết nên làm gì với“nhỏ” này thì Đài Loan chỉ muốn nói rằng, con dao nhỏ là năng lực phòng vệ của tôi, đừng ai động đến quyền lợi của Đài Loan. Một giải thích khác từ báo chí Phương Tây: người xăm phượng hoàng trên lưng là Trung Quốc, nhưng lại mặc đồ phương Tây. Phải đây là ám chỉ Trung Quốc giờ đây “Học chữ Hán để lấy lễ còn học Tây học để hữu dụng”? Mây mù vần vũ ngoài cửa sổ như tình thế u ám giữa hai bờ biển Đài Loan, Trung Quốc, nơi thế cờ này được bày ra giữa bốn bên rình nhau. Quyền lợi đan xen giữa Trung, Mỹ, Nhật, Nga quá phức tạp, và Nhật chỉ nhăm nhăm lợi ích cho bản thân mình. Phương Tây thường nhìn nhận chính phủ Dân quốc của Quốc dân đảng Đài Loan như một chính phủ Dân tộc chủ nghĩa, bởi thế tấm áo khoác lên Đài Loan là áo yếm truyền thống. Và năm 2008, lập trường của Đài Loan vẫn là Dân – Quốc chứ không phải đòi độc lập thành Đài-Loan-Quốc. (Điều này tôi cho là phù hợp bởi trong cuộc tổng tuyển cử bầu tổng thống Đài Loan năm 2008, ứng cử viên nhiều cơ hộinhất là Mã Anh Cửu của Quốc Dân Đảng với chủ trương ôn hoà, dân tộc và phát triển). Nhìn tình huống trên bức tranh Bắc Kinh 2008, thấy Nga đã ngả vềTrung Quốc, và Mỹ càng chơi giằng co càng nhiều rủi ro. Riêng Trung Quốc, đang hy vọng cố giành phần thắng bằng mọi cách, bằng cạnh tranh, bằng đi đêm, bằng thủ đoạn. Nhưng tôi tin Mỹ thắng ván cờ châu Á, bởi ai thua người đó đã… cởi dần từng cái áo rồi.Và ván mạt chược phương Đông vần quanh Trung Quốc, Đài Loan này, có thể là ván cuối, lại có thể là khúc dạo đầu của một cục diện mới. (Riêng về tranh, không dính gì tới chính trị, Soi thấy ông Hoa kiều này vẽ giống Currin nhỉ?) Bài viết lấy từ Soi.com.vn, đọc nhiều thú vị, mới hay một bức tranh có thể có thật nhiều thông tin. Riêng tôi thấy rằng, "thần" của bức tranh nằm ở cách các cô gái khác nhìn cô gái TQ: Mỹ nhìn bằng nửa con mắt, Nga thì bơ, Nhật cười vào mặt còn Đài Loan thì gườm gườm và Mao-Tôn-Tưởng thì nhìn kiểu ông chủ. Và tốt nhất Việt Nam chúng ta chỉ nhìn từ góc nhìn của người xem tranh. Trân trọng Tôi gọi bức tranh này là " Canh bạc cuối cùng ". chính bởi vì nó miêu tả một quan hệ quốc tế giữa các siêu cường giành giật quyền lợi trên sòng bạc. Nhưng tầm nhìn của tác giả bức tranh không có khả năng tiên tri và rất cục bộ. Nó thể hiện ở sự giới hạn chỉ một số siêu cường có mặt ở Đông Á trên bức tranh. Những nhà phân tích bức tranh này - qua nội dung bài viết - lại chỉ bình luận vào chính nội dung bức tranh thể hiện ý đố tác giả, nhiều hơn là một cái nhìn sâu vào bản chất của mối quan hệ quốc tế phức tạp này, mà họa sĩ chưa đủ tầm thể hiện. Trong ván bài cuối cùng này, không hề còn một đồng trên sòng bạc. Tiền đã hết nhẵn. Vâng! Đấy chính là một canh bạc cuối cùng để kết thúc kẻ thắng người thua, khi mà tiến bạc đã kiệt quệ. Có gì ngẫu nhiên chăng, khi mà bức tranh được công bố vào năm 2008 - Năm khởi đầu của sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu và cũng không nằm ngoài lời tiên tri của Thiên Sứ tôi. Tất nhiên, để vẽ bức tranh này, họa sĩ phải có chuẩn bị từ trước đó và chắc chắn ông ta không có ý thưc về khủng hoảng kinh tế toàn cầu sẽ bắt đầu vào năm ông ta công bố bức tranh.Cuộc sát phạt đã đến lúc mà thành ngữ Việt gọi là "cạn tàu, ráo máng ". Những kẻ thua bạc không còn mảnh vải trên người và họ vẫn cố chơi để gỡ gạc. Đến ngày hôm nay, 2 tháng 6 - 2011, nền kinh tế thế giới này đang lao dốc thảm hại theo chiều hướng " Ở trần đóng khố " - Trên sòng bạc cũng không còn đồng xu nào. Cuộc khủng hoảng tiền tệ đã đến mức báo động. Những siêu cường nợ như Chúa Chổm. Tất nhiên, cũng không nằm ngoài lời tiên tri của Thiên Sứ tôi. Híc! Thành kính phân ưu. . Mọi canh bạc đều có luật chơi của nó. Dù là thứ luật rất phi nhân bản là cho phép kẻ thắng lột sạch tiền và những thứ có thể đem ra đặt lên sòng bạc, kể cả liêm sỉ. Nhưng vẫn là luật chơi của sòng bạc. Nó gần giống luật chơi của chiến tranh - tức là có giết người thì cũng phải giết cho tử tế! Nhưng chính sự tháu cáy của canh bạc cuối cùng này đã khiến người ta phải gian lận để quyết thắng ván cuối cùng. Và - theo như miêu tả của bức tranh - con bạc vi phạm luật chơi chính là cô gái được miêu tả là Trung Quốc. Cô gái Đài Loan bé nhỏ tội nghiệp bị loại khỏi cuộc chơi khi cô gái Hoa Kỳ ngồi vào chiếu bạc với Trung Quốc. Đài Loan bị loại khỏi thường trực Hội đồng Bảo An Liên hợp Quốc, nhanh hơn ăn fastfood (Vậy mà cũng cố chiếm lấy cái đảo Ba Bình làm vốn! Quên nhanh đi em, tầm nhìn của em quá ngắn khi em để mất cả lục địa và trần trui một cách tội nghiệp. Nhưng còn may cho em, vẫn giữ được bản sắc văn hóa thể hiện ở cái yếm che ngực và cái nón với mấy trái cây, ăn cho đỡ đói). Cô gái được miêu tả là Nga, nằm thở dốc. Cô chẳng còn gì để chơi. Cú sốc đã làm cô tuy không bỏ cuộc, nhưng không còn gì để đánh. Cô với tay sang cô gái được miêu tả là Trung Quốc. Nhưng tiếc thay! Cô gái phương Đông mới vào sòng ấy quay lưng từ lâu rùi. Cô ấy đang mải chơi trong canh bạc cuối cùng này. Chỉ còn ba tụ. Nhật Bản, Trung Quốc và Hoa Kỳ. Cả hai đều trần trui, trừ cô gái Hoa Kỳ vẫn xiêm y đầy đủ. Nhật Bản thì trần trụi từ lâu rùi - " Có sao nói vậy! Người ơi! " - từ sau thế chiến thứ II lận. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã khiến cô bị loại khỏi là siêu cường kinh tế thứ hai bên cạnh Hoa Kỳ. Trận động đất ngày 11. 3. 2011 là cú quyết định dứt điểm địa vị của nước Nhật. Bởi vậy, tham gia cuộc chơi vùng Đông Á trong canh bạc tháu cáy này, cô vẫn vô tư và hồn nhiên. Cô ta quen rùi. Thực chất trên canh bạc cuối cùng này chỉ còn lại hai đối thủ: Hoa Kỳ và Trung Quốc. Nhưng con bài cuối cùng chưa lật ra, cô gái Trung Hoa vẫn còn con bài tủ của mình dấu phía sau lưng. Cô ta vi phạm luật chơi để dành chiến thắng trong canh bạc cuối cùng. Cái đơn giản của bức tranh này là họa sĩ không đủ khả năng miêu tả một cách sống động sòng bạc trong " canh bạc cuối cùng " - tầm cỡ quốc tế. Nếu là tôi , tôi sẽ miêu tả một sòng bạc lớn với nhiều tụ nhỏ. Nhưng tất cả đều bỏ dở cuộc chơi và xúm vào xem - canh bạc lớn của các đại gia để quyết định người thắng cuối cùng. Bố cục bức tranh còn chưa chặt, bên canh cô gái Hoa Kỳ kiêu ngạo vì chiến thắng ấy cần thêm một cô gái Ấn Độ, tuy ăn mặc xoàng xĩnh, nhưng đấy đủ xiêm y thì bố cục bức tranh mới hoàn chỉnh. Nếu bạn là họa sĩ, bạn sẽ vẽ cô gái Ấn Độ vào vị trí nào của bức tranh này? Đằng sau lưng cô gái Trung Hoa? Hay bên cạnh Hoa Kỳ? Còn đám máu mê cờ bạc - Loại chỉ bỏ 1 dol cho vào máy đánh bạc, để giật một cái với hy vọng ăn 700 dol, hay vài ngàn ở các tụ nhỏ - đang bỏ dở cuộc chơi , xúm xít chầu rìa xem canh bạc quốc tế này, bạn sẽ thể hiện thế nào? Cuộc chơi đâu có đơn giản như bức tranh của họa sĩ này nhỉ? Thấy thiên hạ bàn thì Thiên Sứ cũng bàn chơi cho zdui zdẻ vậy. =========================== Bài viết từ rất lâu trên diễn đàn. Nhưng không hiểu làm sao hôm qua nó lại trồi lên trên trang facebook của tôi. Tôi cứ nghĩ có ai mới đưa lên, nên chép lại và đưa vào đây. Bài này tôi viết từ cách đây nhiều năm trên diễn đàn, liên quan đến nội dung topic này. Nay xin đưa lên để các anh chị em và quí vị thám khảo. Mọi chuyện đang diễn tiến đúng như dự đoán. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 2, 2014 Bố cục bức tranh còn chưa chặt, bên canh cô gái Hoa Kỳ kiêu ngạo vì chiến thắng ấy cần thêm một cô gái Ấn Độ, tuy ăn mặc xoàng xĩnh, nhưng đấy đủ xiêm y thì bố cục bức tranh mới hoàn chỉnh. Nếu bạn là họa sĩ, bạn sẽ vẽ cô gái Ấn Độ vào vị trí nào của bức tranh này? Đằng sau lưng cô gái Trung Hoa? Hay bên cạnh Hoa Kỳ? Còn đám máu mê cờ bạc - Loại chỉ bỏ 1 dol cho vào máy đánh bạc, để giật một cái với hy vọng ăn 700 dol, hay vài ngàn ở các tụ nhỏ - đang bỏ dở cuộc chơi , xúm xít chầu rìa xem canh bạc quốc tế này, bạn sẽ thể hiện thế nào? Cuộc chơi đâu có đơn giản như bức tranh của họa sĩ này nhỉ? Thấy thiên hạ bàn thì Thiên Sứ cũng bàn chơi cho zdui zdẻ vậy. Những tay bạc đàn em tham gia "Canh bạc cuối cùng": Philippine, Úc. Singapo ...Thêm vào danh sách:Malaisia...Còn nữa - yên tâm đi quý vị. Mọi người đều có thể tham gia. Ai không máu me cờ bạc thì đi chỗ khác chơi. Lão Gàn quảng cáo rằng: Thời gian rất có hạn. Chỉ có Việt sử 5000 năm văn hiến được tôn vinh mới giúp quị vị đam mê cờ bạc thoát khỏi kiếp nạn này. . Ấy là Lão Gàn cứ quảng cáo thế. Còn mua hàng hay không thì tùy quý vị. Trên Tivi quảng cáo cũng rầm rộ với đủ chiêu trò, mà đâu phải lúc nào cũng bán được hàng đâu. ============================Malaysia sốc vì Trung Quốc tập trận trong vùng đặc quyền TP - Malaysia bị sốc trước hai đợt tập trận trong vòng chưa đầy một năm của hải quân Trung Quốc ngay gần bãi cạn James (tiếng Anh: James Shoal) nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của mình. Chính quyền Malaysia đã thay đổi cách tiếp cận đối với những tuyên bố của Bắc Kinh về chủ quyền trên biển Đông, Reuters hôm qua dẫn lời một quan chức ngoại giao cấp cao của Malaysia. Bãi cạn James mà Trung Quốc gọi là Tăng Mẫu (Zengmu) cách Trung Quốc đại lục 1.800km, nhưng chỉ cách bờ biển bang Sarawak trên đảo Borneo của Malaysia 80km. Những bức ảnh đăng trên báo chí Trung Quốc hôm 26/1 cho thấy vài trăm thủy thủ Trung Quốc đứng trên boong tàu chiến, được hỗ trợ bởi hai tàu khu trục và một máy bay trực thăng, hiện diện gần bãi cạn James. Quan chức ngoại giao giấu tên của Malaysia cho biết, vụ việc gần đây khiến Malaysia quyết định thúc đẩy hợp tác với các quốc gia khác trong ASEAN, nhằm khiến Trung Quốc phải tuân thủ quy tắc ứng xử trên biển Đông. Theo quan chức này, những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông cũng có thể đẩy Malaysia xích lại gần Mỹ hơn. Trước đó, Malaysia thường hạ nhiệt các lo ngại về an ninh nhằm theo đuổi quan hệ kinh tế thân thiết hơn với đối tác thương mại lớn, nhất là Trung Quốc. Theo Malaysia Kini 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 1 Tháng 3, 2014 Truyền thông Trung Quốc ví Đại sứ Mỹ như ‘trái chuối’ 01/03/2014 17:40 (TNO) Hãng thông tấn nhà nước China News Service (CNS), đứng thứ hai sau Tân Hoa xã, có một bài xã luận miệt thị Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Gary Locke vừa thôi chức, rời khỏi Trung Quốc vào ngày 1.3. Bài xã luận CNS ví ông Locke (64 tuổi) như một “trái chuối” và "chó dẫn đường". Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Gary Locke phát biểu trong buổi họp báo “chia tay” tại Bắc Kinh ngày 27.2 - Ảnh: AFP “Ông ta là một trái chuối với da màu vàng và trái tim màu trắng”, CNS miệt thị nguồn gốc ông Locke vốn là người Mỹ gốc Trung Quốc, theo AFP ngày 1.3. CNS cho rằng Mỹ dùng chiêu bài đưa ông Locke đến Trung Quốc để được nhiều người Trung Quốc ủng hộ trong khi tìm cách gây rối trong khu vực. “Nhưng lớp ‘vỏ màu vàng’ của các trái chuối sẽ thối rửa, để lộ ra ‘lõi trắng’ bên trong nhưng rồi cũng sẽ chuyển sang lõi màu đen thối rữa”, theo CNS. Ông Locke vốn được xem là người đi tiên phong khi lên tiếng nói về tình hình bầu không khí Trung Quốc ô nhiễm nghiêm trọng chứa đầy các hạt bụi PM 2.5, khiến dư luận Trung Quốc chú ý và giúp người dân Trung Quốc tăng cường ý thức vấn đề ô nhiễm không khí. Tuy nhiên, bài xã luận CNS cho rằng bởi vì Locke đến, nên Bắc Kinh có sương khói mù mịt. CNS còn chỉ trích ông Locke có lối sống xa xỉ với nhà ở trị giá nhiều triệu USD và đi lại trong chiếc xe chống đạn đắt đỏ. Ngoài ra, CNS còn ví ông Locke như “một con chó dẫn đường” cho luật sư khiếm thị Trần Quang Thành cùng vợ con lên máy bay rời Trung Quốc đến Mỹ hồi năm 2012. Luật sư Trần bị quản thúc tại gia ở làng Đông Sư Cổ, tỉnh Sơn Đông, đã trốn khỏi nhà, chạy đến Đại sứ quán Mỹ ẩn náu, sau đó chuyển đến điều trị tại một bệnh viện ở Bắc Kinh, trước khi lên đường sang Mỹ. Theo AFP, nhiều cư dân mạng xã hội Trung Quốc đã lên tiếng chỉ trích bài xã luận CNS và lên tiếng bảo vệ ông Locke. Trong buổi họp báo tạm biệt ngày 27.2 trước khi rời khỏi Trung Quốc, ông Locke nhấn mạnh vai trò của Đại sứ quán Mỹ trong việc tăng cường ý thức người dân Trung Quốc về vấn đề chất lượng không khí và các vấn đề khác. Cũng buổi họp báo này, ông Locke kêu gọi Trung Quốc và Nhật Bản phải xoa dịu căng thẳng trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở biển Hoa Đông để tránh “những hậu quả nghiêm trọng khôn lường”. Nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh trong tuần này cho rằng ông Locke đã “có nhiều đóng góp tích cực cho sự hợp tác giữa Trung Quốc và Mỹ”. Ông Locke hồi tháng 11.2013 tuyên bố sẽ từ chức vào đầu năm 2014 vì những lý do cá nhân. Theo Reuters, sau khi ông Locke rời khỏi Trung Quốc vào ngày 1.3, Thượng nghị sĩ Mỹ Max Baucus sẽ thay thế vị trí Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc. Phúc Duy ============== "Củ chuối" thật! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 2 Tháng 3, 2014 Thảm sát tại Trung Quốc 33 người chết: Ám ảnh Tân Cương (Tin tức 24h) 33 người chết, 130 người bị thương. Trên sàn nhà ga tàu, la liệt xác đàn ông và phụ nữ nằm trên những vũng máu lênh láng. Ngày 2/3, nhà chức trách Trung Quốc cho biết vụ thảm sát ở ga tàu Côn Minh khiến 33 người chết và 130 người bị thương tối 1/3, là một vụ tấn công khủng bố do những kẻ ly khai người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương thực hiện. Những kẻ tấn công mặc đồ đen, mang dao dài đã xông vào ga tàu ở Côn Minh ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Nhiều người đổ gục Tại bệnh viện, nhân chứng Yang Haifei cho biết khoảng 10 tên khủng bố bịt mặt mặc đồ đen mang dao kiếm đã tràn vào nhà ga xe lửa ở Côn Minh, tỉnh Vân Nam và bắt đầu chém giết hành khách đang chờ tàu ở đó. Anh cũng cho biết những người chạy chậm đã bị đốn hạ bằng dao. Một số người khác thoát khỏi vụ tấn công nhưng lại lạc mất người thân. Ông Yang bàng hoàng kể lại: “Tôi thấy một tên cầm thanh kiếm dài tiến thẳng về phía mình, nên tôi vội vàng bỏ chạy cùng mọi người. Những người chậm chân đều trở thành nạn nhân của những nhát chém oan nghiệt. Họ cứ thế ngã vật xuống mặt đất.” Yang Ziqing thì cho biết, cô đã bị lạc mất chồng sau khi thấy một người đàn ông mặc áo đen, cầm dao đột nhiên xuất hiện trước họ “Tôi không thể tìm thấy chồng và điện thoại của anh ấy không trả lời”, cô cho hay. Tờ China News Service dẫn lời các nhân chứng cho biết “một nhóm nam giới mang vũ khí đã xông vào khu mua sắm của ga tàu và khu mua vé, đâm bất kỳ ai chúng thấy”. Một nhân chứng nói với tờ Beijing News, cô đã nhìn thấy 2 phụ nữ mặc đồ đen đi về phía nhà ga và một số kẻ tấn công đã che mặt, chúng đâm chém một cách bừa bãi. Hiện trường vụ tấn công. Ảnh Reuters Tân Hoa Xã tuyên bố vụ tấn công “là cuộc khủng bố có tổ chức và được lên kế hoạch từ trước”. Đến nay vẫn chưa công bố động cơ vụ tấn công. Bộ trưởng Công an Mạnh Kiến Trụ đã tới hiện trường ngay trong đêm. 5 kẻ tấn công bị cảnh sát bắn chết tại chỗ. Lực lượng an ninh đang truy lùng những tên còn lại. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi "nỗ lực hết mình" trong cuộc điều tra và những kẻ tấn công phải bị "trừng trị theo pháp luật". Theo BBC, hình ảnh được đăng tải lên mạng xã hội Trung Quốc cho thấy đàn ông và phụ nữ nằm trên những vũng máu trên sàn nhà sau vụ tấn công. Nhà chức trách phong tỏa một vùng rộng quanh nhà ga. Cảnh sát đang lấy lời khai mọi người trong khu vực. Ban quản lý nhà ga Côn Minh cho biết, tình hình đã ổn định trở lại và các chuyến tàu khởi hành từ nhà ga này không bị ảnh hưởng bởi vụ việc trên. Những người bị thương đã được đưa vào bệnh viện trong khi cảnh sát phòng tỏa hiện trường xảy ra vụ bạo lực để tiếp tục điều tra. Thủ phạm vụ tấn công này sẽ bị khởi tố tội danh khủng bố theo luật pháp Trung Quốc. Một vụ tấn công hồi tháng 10 năm ngoái ở Bắc Kinh, với sự tham gia của 3 người trong một gia đình người Ngô Duy Nhĩ đã khiến họ và 2 người khác thiệt mạng. Họ đã táo tợn cho lao xe vào Quảng trường Thiên An Môn. Thái An (tổng hợp) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 11 Tháng 3, 2014 Những ngày qua vụ máy bay mất tích của Malaixia làm tốn không ít giấy mực của các trang báo, về máy bay mất tích bí ẩn Lão Say không bàn ở đây . Nhưng một câu hỏi Lão Say có chút nghi ngờ ? 1- Chiếc máy bay với 157 người Trung Quốc vậy liệu TQ có thừa cơ hội để thành lập cái gọi là ADIZ trên biển đông với chiêu bài kiểm soát không phận và đảm bảo cứu hộ. 2- TQ Thành lập cái gọi là trạm cứu hộ nằm đâu đó trong khu vực quần đảo Trường Sa (của Việt Nam) Vd: Khu vực Đá Vành Khăn, bãi Gạcma, hay bãi cỏ rong, cỏ mây và sau đó cho quân đội đồn trú ở đó với danh nghĩa là cứu hộ cứu nạn nhưng thực tế là kiểm soát toàn bộ khu vực Biển đông ??? 3- Nếu TQ nhất định làm như vậy thì vị trí nào sẽ được TQ chọn làm trung tâm này? Theo sự đánh giá của Lão Say với sự tham lam, cơ hội và mưu hèn kế bẩn của TQ thì đương nhiên TQ sẽ không bao giờ bỏ qua cơ hội này để tiến thêm một bước trên Biển đông . Bởi các quốc gia (Sigapore, Thái lan, Malaixia, và Inđonexia ) có cộng đồng người TQ khá đông và nhất thiệt có sự liên hệ với Bắc Kinh, Vậy tiến thêm một bữa nước trên biển đông sẽ là điều tất yếu cũng không khác gì Nga đang làm ở Crưm và Mỹ và Châu Âu vẫn từng làm ở các nơi khác trên thế giới vì đó là: " Lợi ích cốt lõi" vấn đề chỉ là thời điểm nào mà thôi. Vị trí được xác định ở đâu? Nhìn trên bản đồ thì Lão say nhất định sẽ chọn phần phía cực nam của đảo Trường Sa làm căn cứ địa ở đây được ví như con pháo góc trên bàn cờ nó phải đảm bảo được vị trí bao quát các góc còn lại đây cũng là tiền đồn lợi thế cho sau này trong công cuộc lấn chiếm 80 % diện tích Biển Đông. Khi chưa xảy ra xung đột tầu thuyền và các phương tiện chiến tranh sẽ được vận chuyển đến vị trí này,(với vỏ bọc tìm kiếm khả năng cứu nạn và chống cướp biển, khủng bố) đương nhiên nếu muốn tấn công bất cứ nước nào thì vị trí này cũng là một mối đe dọa cực kỳ nguy hiểm, Như vậy nhìn vào cục diện ta có thể thấy kịch hay đang ở phía trước . Các bước tiếp theo sẽlà phản ứng của các bên sẽ như thế nào ????????? Mời các anh chị em trong diễn đàn bình luận vui. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 11 Tháng 3, 2014 Những ngày qua vụ máy bay mất tích của Malaixia làm tốn không ít giấy mực của các trang báo, về máy bay mất tích bí ẩn Lão Say không bàn ở đây . Nhưng một câu hỏi Lão Say có chút nghi ngờ ? 1- Chiếc máy bay với 157 người Trung Quốc vậy liệu TQ có thừa cơ hội để thành lập cái gọi là ADIZ trên biển đông với chiêu bài kiểm soát không phận và đảm bảo cứu hộ. 2- TQ Thành lập cái gọi là trạm cứu hộ nằm đâu đó trong khu vực quần đảo Trường Sa (của Việt Nam) Vd: Khu vực Đá Vành Khăn, bãi Gạcma, hay bãi cỏ rong, cỏ mây và sau đó cho quân đội đồn trú ở đó với danh nghĩa là cứu hộ cứu nạn nhưng thực tế là kiểm soát toàn bộ khu vực Biển đông ??? 3- Nếu TQ nhất định làm như vậy thì vị trí nào sẽ được TQ chọn làm trung tâm này? Theo sự đánh giá của Lão Say với sự tham lam, cơ hội và mưu hèn kế bẩn của TQ thì đương nhiên TQ sẽ không bao giờ bỏ qua cơ hội này để tiến thêm một bước trên Biển đông . Bởi các quốc gia (Sigapore, Thái lan, Malaixia, và Inđonexia ) có cộng đồng người TQ khá đông và nhất thiệt có sự liên hệ với Bắc Kinh, Vậy tiến thêm một bữa nước trên biển đông sẽ là điều tất yếu cũng không khác gì Nga đang làm ở Crưm và Mỹ và Châu Âu vẫn từng làm ở các nơi khác trên thế giới vì đó là: " Lợi ích cốt lõi" vấn đề chỉ là thời điểm nào mà thôi. Vị trí được xác định ở đâu? Nhìn trên bản đồ thì Lão say nhất định sẽ chọn phần phía cực nam của đảo Trường Sa làm căn cứ địa ở đây được ví như con pháo góc trên bàn cờ nó phải đảm bảo được vị trí bao quát các góc còn lại đây cũng là tiền đồn lợi thế cho sau này trong công cuộc lấn chiếm 80 % diện tích Biển Đông. Khi chưa xảy ra xung đột tầu thuyền và các phương tiện chiến tranh sẽ được vận chuyển đến vị trí này,(với vỏ bọc tìm kiếm khả năng cứu nạn và chống cướp biển, khủng bố) đương nhiên nếu muốn tấn công bất cứ nước nào thì vị trí này cũng là một mối đe dọa cực kỳ nguy hiểm, Như vậy nhìn vào cục diện ta có thể thấy kịch hay đang ở phía trước . Các bước tiếp theo sẽlà phản ứng của các bên sẽ như thế nào ????????? Mời các anh chị em trong diễn đàn bình luận vui. Tướng Trung Quốc mượn cớ vụ máy bay Malaysia đòi xây cảng ở Trường Sa (Dân trí) - Lợi dụng vụ máy bay của Malaysia mất tích bí ẩn, Đô đốc hải quân Trung Quốc Doãn Trác mới đây đã ngang nhiên tuyên bố Bắc Kinh cần xây thêm cảng tại quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam để phục vụ cái gọi là “chiến dịch cứu hộ”. Trung Quốc huy động 10 vệ tinh tìm máy bay mất tích Giới phân tích cho rằng Trung Quốc đang lợi dụng vụ máy bay Malaysia mất tích để thực hiện chiến lược bấy lâu của mình trên Biển Đông. Trung Quốc điều 9 tàu và 4 trực thăng tìm máy bay Malaysia Vụ máy bay của hãng hàng không Malaysia mất tích đang là tâm điểm chú ý của dư luận những ngày qua. Tổng cộng có 10 bên gia tìm kiếm nhưng vẫn chưa phát hiện được tung tích của chiếc máy bay mất tích cùng 239 người, trong đó 2/3 là người Trung Quốc. Trong khi đó, trang tin China.org.cn mới đây dẫn lời ông Doãn Trác biện hộ rằng hiện nay hải quân Trung Quốc không có cơ sở cứu hộ tại các quần đảo họ chiếm đóng phi pháp ở Biển Đông nên khó triển khai tàu cứu hộ khi cần. Không những vậy ông này còn đề xuất xây dựng một sân bay ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam và biến quần đảo Hoàng Sa, cũng thuộc chủ quyền Việt Nam, thành trung tâm liên lạc biển trong khu vực. Theo giới quan sát, đề xuất của ông Doãn không chỉ đơn thuần nhằm phục vụ công tác cứu hộ mà để củng cố tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Ngoài ra, giới phân tích cũng nhận định Trung Quốc đang dùng vụ máy bay mất tích để “ra oai” với các nước láng giềng. Hôm nay 11/3, Trung Quốc đã cho tái bố trí 10 vệ tinh để tìm kiếm dấu vết chiếc phi cơ Malaysia bị mất tích, sau khi cử một loạt phương tiện hải quân hùng hậu, trong đó có tàu đổ bộ lớn nhất, hiện đại nhất Tỉnh Cương Sơn, xuống Biển Đông tham gia cứu nạn. Quy mô của lực lượng tham gia cứu hộ của Trung Quốc đã được truyền thông nước này loan tin rầm rộ trong suốt những ngày qua. Một bài báo trên mạng Quartz nhận định, vụ máy bay chở nhiều người Trung Quốc bị mất tích là “một cơ hội để Bắc Kinh tiếp tục thúc đẩy chiến lược có từ một thập kỷ nay: đó là mở rộng sự can dự cả về quân sự lẫn ngoại giao vào vùng Đông Nam Á”. Trung Anh Theo dantri.com.vn Share this post Link to post Share on other sites
Posted 11 Tháng 3, 2014 Tướng Trung Quốc mượn cớ vụ máy bay Malaysia đòi xây cảng ở Trường Sa (Dân trí) - Lợi dụng vụ máy bay của Malaysia mất tích bí ẩn, Đô đốc hải quân Trung Quốc Doãn Trác mới đây đã ngang nhiên tuyên bố Bắc Kinh cần xây thêm cảng tại quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam để phục vụ cái gọi là “chiến dịch cứu hộ”. Trung Quốc huy động 10 vệ tinh tìm máy bay mất tích Giới phân tích cho rằng Trung Quốc đang lợi dụng vụ máy bay Malaysia mất tích để thực hiện chiến lược bấy lâu của mình trên Biển Đông. Trung Quốc điều 9 tàu và 4 trực thăng tìm máy bay Malaysia Vụ máy bay của hãng hàng không Malaysia mất tích đang là tâm điểm chú ý của dư luận những ngày qua. Tổng cộng có 10 bên gia tìm kiếm nhưng vẫn chưa phát hiện được tung tích của chiếc máy bay mất tích cùng 239 người, trong đó 2/3 là người Trung Quốc. Trong khi đó, trang tin China.org.cn mới đây dẫn lời ông Doãn Trác biện hộ rằng hiện nay hải quân Trung Quốc không có cơ sở cứu hộ tại các quần đảo họ chiếm đóng phi pháp ở Biển Đông nên khó triển khai tàu cứu hộ khi cần. Không những vậy ông này còn đề xuất xây dựng một sân bay ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam và biến quần đảo Hoàng Sa, cũng thuộc chủ quyền Việt Nam, thành trung tâm liên lạc biển trong khu vực. Theo giới quan sát, đề xuất của ông Doãn không chỉ đơn thuần nhằm phục vụ công tác cứu hộ mà để củng cố tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Ngoài ra, giới phân tích cũng nhận định Trung Quốc đang dùng vụ máy bay mất tích để “ra oai” với các nước láng giềng. Hôm nay 11/3, Trung Quốc đã cho tái bố trí 10 vệ tinh để tìm kiếm dấu vết chiếc phi cơ Malaysia bị mất tích, sau khi cử một loạt phương tiện hải quân hùng hậu, trong đó có tàu đổ bộ lớn nhất, hiện đại nhất Tỉnh Cương Sơn, xuống Biển Đông tham gia cứu nạn. Quy mô của lực lượng tham gia cứu hộ của Trung Quốc đã được truyền thông nước này loan tin rầm rộ trong suốt những ngày qua. Một bài báo trên mạng Quartz nhận định, vụ máy bay chở nhiều người Trung Quốc bị mất tích là “một cơ hội để Bắc Kinh tiếp tục thúc đẩy chiến lược có từ một thập kỷ nay: đó là mở rộng sự can dự cả về quân sự lẫn ngoại giao vào vùng Đông Nam Á”. Trung Anh Theo dantri.com.vn Thế cơ à! Ghê nhỉ! Đúng là những siêu cường luôn luôn quan tâm đến các vấn đề tai nạn, thể hiện qua việc cứu hộ, cứu nạn. Hoa Kỳ có lẽ cũng sắp điều cả hạm đội với siêu tàu sân bay đến lập căn cứ ở đây đấy! Để gọi là "cứu hộ, cứu nạn" các công dân Hoa Kỳ. Cái này gọi là "quyền lợi căn bản". Về vấn đề "cứu hộ cứu nạn", Lão Gàn nhắc nhở để các quý vị lãnh đạo tầm thế giới lưu ý: Năm ngoái, trong lời tiên tri 2013 của diễn đàn, chúng tôi có dự báo một trận động đất xấp xỉ trận thảm họa ở Nhật Bản năm 2011. Và nó đã xảy ra ở nam New Dilan, đến 8. 6 độ Richter. Nhưng vì ở dưới biển và ngoài khơi nên không ai chú ý. Năm nay dự báo của chúng tôi lặp lại và khả năng nó xảy ra trên đất liền. Hy vọng các quý vị quan tâm nên giành mọi sự gọi là "cứu hộ. cứu nạn" cho trường hợp này. Nhà nữ tiên tri lừng danh Ai Cập cho rằng nó xảy ra ở Hoa Kỳ với sự bùng nổ khủng khiếp của núi lửa. Lão Gàn cho rằng không phải. Nhưng nó sẽ xảy ra ở đâu thì chúng tôi cũng chưa biết, vì không có thời gian và điều kiện để có thể tìm hiểu sâu hơn (Bói chùa! Chẳng có xu mẻ nào để trả tiền điện. Đúng thì là gặp may, sai thì chúng chửi). Cho nên còn đang nghiên cứu, khi có kết quả sẽ thông báo cụ thể. Các quí vị quan tâm đến "cứu hộ, cứu nạn" nên lưu ý vì đây là trường hợp rất nặng nề. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 3, 2014 Phát hiện hình ảnh xác máy bay Malaysia trên vệ tinh Thứ Tư, 12/03/2014 - 21:10 (Dân trí) - Ngay khi DigitalGlobe Inc đưa ra trang web cho phép người tình nguyện tìm kiếm qua mạng vùng rộng hơn 3.000km2 để xác định vị trí máy bay Malaysia có thể bị rơi, một người tham gia đã phát hiện được hình ảnh giống chiếc máy bay Boeing 777-200 trên Vịnh Thái Lan. Radar quân sự Malaysia phát hiện đốm sáng lạ trên Eo Malacca Vì sao điện thoại hành khách máy bay mất tích vẫn đổ chuông? Hình ảnh giống một chiếc máy bay được phát hiện từ ảnh vệ tinh. Công ty hình ảnh vệ tinh Mỹ DigitalGlobe Inc đã đăng tải hình ảnh chụp từ trên cao và hình ảnh vệ tinh độ phân giải cao lên trang web Tomnod, qua đó cho phép người tình nguyện có thể tìm kiếm một vùng rộng hơn 3.000km, giúp xác định vị trí máy bay mất tích của Malaysia. Người dùng có thể tiếp cận chi tiết từng hình ảnh vệ tinh và đánh dấu bất cứ thứ gì họ tin có thể là mảnh vỡ máy bay. Những vị trí được nhiều người đánh dấu sẽ được các chuyên gia phân tích và được chia sẻ cho giới chức trách. “Với những ai không thể đi tàu qua Thái Bình Dương để tới bán đảo Malaysia, hoặc không thể bay bằng máy bay để tìm kiếm nơi đó, thì đây là cách họ có thể đóng góp và giúp đỡ” tìm kiếm, Luke Barrington, thuộc DigitalGlobe, cho biết với mạng tin ABC News của Mỹ. Hãng tin CNN ngay sau đó cho biết, một người tình nguyện, tên Mike Seberger, 43 tuổi, đã phát hiện được một cái bóng ở dưới đại dương, giống như một chiếc Boeing 777-200, cùng mẫu với chiếc máy bay bị mất tích của hãng hàng không Malaysia Airlines vào sớm ngày 8/3 vừa qua. “Mới đầu, tôi đã bỏ qua nó. Tôi đã nghĩ không đời nào mình có thể tìm thấy nó nhanh đến vậy”, Seberger cho biết. “Nhưng sau đó tôi đã lật lại hình ảnh và khẳng định là nó rất giống với hình máy bay”. Mike Seberger, giám đốc về IT ở Chicago, cho biết thêm, sau đó anh đã tăng hình ảnh to lên 200% và khẳng định “vật thể” mà anh phát hiện “rất giống máy bay” và “kích thước của nó cũng phù hợp với một chiếc 777-200”. Trung Anh Theo News.com ===============Chiện cái nhà ông Mike Seberger "gặp may" tìm thấy hình ảnh giống như chiếc 777 mất tích thì cũng không có gì là lạ. Vì nó quả thật mất tích thì người ta cũng tìm ra. Vấn đề chỉ là bằng cách nào thôi. Nhưng cái điều đáng wan tâm chính là: chỉ với một hãng vệ tinh tư nhân, mà họ có thể nhìn xuyên xuống tận đáy biển để phát hiện ra cái tàu bay - hoặc một cái gì đó dưới biển. Từ đó vấn đề được đặt ra rằng: Với những vệ tinh quân sự tối tân, Hoa Kỳ còn nhìn thấy cái gì dưới biển? Trong ngay topic này, hoặc đâu đó trên diễn đàn, Lão Gàn đã phát biểu ý kiến từ cái lò gạch làng Vũ Đại - đại ý - rằng: "Hoa Kỳ có khả năng nhìn xuống đáy bể cứ y như người ta nhìn trong không gian". Tất nhiên lúc ấy chắc chẳng ai tin Lão Gàn. Nó có vẻ không có "cơ sở khoa học". Nhưng bi wờ với cái máy nhìn của một hãng tư nhân thì người ta có thể suy ra. Bởi vậy, cái "quyền lợi cốt lõi" và cái "quyền lợi căn bản" thì chỉ có một cái đúng thôi! Làm gì có chiện cả hai đều đúng trong việc mô tả quyền lợi của chỉ một giá trị.Cái này không có "cơ sở khoa học". Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 3, 2014 Hình như đã có thông tin là không phải chiếc máy bay bị rơi chú ơi. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 3, 2014 Hình như đã có thông tin là không phải chiếc máy bay bị rơi chú ơi. Ối giời ơi! Thông tin loạn cào cào cả ấy mà. Lúc thì nó rơi, lúc thì nó bị bắt, lúc thì bị nổ, lúc nó bay chỗ này, lúc nó bay chỗ kia...Thôi thì cứ biết thế. Còn tôi thì cho rằng nó rơi xuống biển rùi. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 3, 2014 "Trung Quốc chắc chắn sẽ lập Khu nhận biết phòng không Biển Đông" VIỆT DŨNG 14/03/14 07:08 (GDVN) - Nhật-Mỹ đã trình thư chung lên Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế, phản đối Trung Quốc hạn chế tự do bay khi lập ra Khu nhận biết phòng không biển Hoa Đông. "Nhật Bản không thể ngồi nhìn TQ ra quy định trái phép ở Biển Đông" Báo Nga: Trung Quốc sẽ lập Khu nhận biết phòng không Biển Đông "Năm 2014 Trung Quốc sẽ dùng "gậy lớn" thay "gậy nhỏ" ở Biển Đông" Chỉ trong năm 2013 Trung Quốc hạ thủy 16 tàu hộ vệ tên lửa Type 056 Máy bay nào Trung Quốc lượn lờ canh giữ "Khu nhận biết phòng không"? Chi tiết quy tắc Khu nhận biết PK ở Hoa Đông mà TQ đơn phương tuyên bố Khu nhận biết phòng không biển Hoa Đông do Trung Quốc tuyên bố Tờ "Yomiuri Shimbun" Nhật Bản ngày 12 tháng 3 đưa tin, đối với việc Trung Quốc lập ra Khu nhận biết phòng không (còn gọi là Vùng nhận dạng) trên biển Hoa Đông, chính phủ hai nước Nhật-Mỹ đã trình thư chung lên Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế, nghi ngờ cách làm của Trung Quốc sẽ hạn chế máy bay hàng không dân dụng nước khác bay ở bầu trời quốc tế, đề nghị này đang được ủng hộ ngày càng nhiều, cộng đồng quốc tế đã tăng cường cảnh giác đối với các vấn đề như Trung Quốc chuẩn bị lập Khu nhật biết phòng không ở Biển Đông, mối đe dọa tăng lên. Trong 36 nước thành viên của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế, ủng hộ đề nghị trừ. Trong khi đó, nước không ủng hộ chỉ có một số nước như chính Trung Quốc, Nga. Hàn Quốc - nước có Khu nhận biết phòng không Trung Quốc chồng chéo một phần với Trung Quốc, cũng đã bày tỏ ủng hộ. Nguồn tin từ Chính phủ Nhật Bản cho biết "Thuyết mối đe dọa Trung Quốc đã thành công lan truyền ở Nhật, Mỹ, đặc biệt Hàn Quốc là một thành quả lớn". Khu nhận biết phòng không Bắc Mỹ Bài báo cho biết, hạ tuần tháng 11 năm 2013, Trung Quốc lập ra Khu nhận biết phòng không ở biển Hoa Đông, bao trùm lên đảo Senkaku, các hòn đảo lân cận và vùng trời trên vùng biển quốc tế, gây căng thẳng cho toàn bộ khu vực. Trung Quốc yêu cầu các công ty hàng không trình báo kế hoạch bay, đe dọa sẽ dùng quân đội áp dụng các biện pháp khẩn cấp đối với những máy bay không phục tùng. Thư chung yêu cầu xác nhận, cơ quan quản lý hàng không các nước không có quyền hạn chế bay đối với máy bay hàng không dân dụng bay qua ở vùng thông báo bay (do tổ chức hàng không dân dụng quốc tế đưa ra, dùng để quản lý hàng không của các nước hoặc khu vực ở vùng này và một khu trách nhiệm dịch vụ thông báo hàng không). Bài báo phân tích, Nhật-Mỹ sở dĩ tăng cường đoàn kết là xuất phát từ các bước đi của Nhật-Mỹ không thống nhất sau khi Trung Quốc lập ra Khu nhận biết phòng không biển Hoa Đông. Khi đó, chính phủ Mỹ đồng ý các công ty hàng không của họ thông báo kế hoạch bay cho nhà cầm quyền Trung Quốc, mâu thuẫn với ứng phó của Chính phủ Nhật Bản. Nhưng, sau đó, Mỹ nhận thức được, làm như vậy sẽ ảnh hưởng đến tự do bay ở biển Hoa Đông và Biển Đông, vì vậy mới quyết định kiên quyết phản đối. Khu nhận biết phòng không Nhật Bản Trung Quốc chắc chắn sẽ lập Khu nhận biết phòng không Biển Đông Tờ "Quốc tế trực tuyến" Trung Quốc ngày 14 tháng 2 có bài viết dẫn lời Tôn Triết, chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu quan hệ Trung-Mỹ, Viện nghiên cứu quan hệ quốc tế đương đại, Đại học Thanh Hoa, Trung Quốc cho rằng, xu hướng tổng thể chính sách Trung Quốc của Mỹ có thể khái quát là hợp tác rộng rãi, cạnh tranh sâu sắc và xung đột hạn chế. Ông nói: "Trung-Mỹ hiện nay mỗi năm có trao đổi kinh tế thương mại từ 500 tỷ USD trở lên, lưu học sinh Trung Quốc đã chiếm 1/3 lưu học sinh nước ngoài của các trường đại học Mỹ". Những điều này đã quyết định cục diện tổng thể của quan hệ Trung-Mỹ. Vừa qua, Mỹ phê phán Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thăm đền Yasukuni, nhưng lại đổi tên gọi "đảo Điếu Ngư" thành "đảo Senkaku". Trước đó, Hải quân Trung Quốc và Mỹ cũng đã đối đầu trên Biển Đông. Gần đây, các chính khách Nhật Bản, Mỹ liên tiếp lên tiếng phản đối bác bỏ cho rằng, "đường lưỡi bò trên Biển Đông không phù hợp với luật pháp quốc tế", "phản đối Trung Quốc lập Khu nhận biết phòng không"... Tuy nhiên, Tôn Triết khẳng định, Trung Quốc "chắc chắn phải lập Khu nhận biết phòng không Biển Đông". Tôn Triết cho rằng: "Hành động này là để chống lại tàu chiến, máy bay Mỹ đến gần trinh sát (do thám) đối với Trung Quốc, Mỹ mỗi năm có 500 - 600 lần trinh sát như vậy, không đuổi họ đi thì Quân đội Trung Quốc như có xương cá mắc trong cổ họng, cảm giác bị sỉ nhục". Theo Tôn Triết, đây là một trong ba trở ngại lớn của giao lưu quân sự Trung-Mỹ, bao gồm bán vũ khí cho Đài Loan, đến gần trinh sát và Luật trao quyền quốc phòng của Mỹ. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 3, 2014 "Trung Quốc chắc chắn sẽ lập Khu nhận biết phòng không Biển Đông" VIỆT DŨNG 14/03/14 07:08 (GDVN) - Nhật-Mỹ đã trình thư chung lên Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế, phản đối Trung Quốc hạn chế tự do bay khi lập ra Khu nhận biết phòng không biển Hoa Đông. Từ trong lò gạch làng Vũ Đại, đã lâu rồi - Lão Gàn đã phán hẳn thì là mà rằng: Nếu Trung Quốc lập vùng cấm bay ở biển Đông thì đây là hành vi cuối cùng để "canh bạc cuối cùng" kết thúc. Tất nhiên cái vấn đề sẽ ra như thế nào thì đó là tính tất yếu của phát triển.Ngu thì chết! Đấy là nói theo ngôn ngu hiện đại. Còn từ thời Hùng Vương, các cụ đã bảo rằng: "Khôn sống, mống chết". Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 3, 2014 Đài Loan xin đưa phương tiện vào Việt Nam tìm kiếm 14/03/2014 18:32 (GMT + 7) TTO - Trong ngày 14-3, Việt Nam tiếp tục sử dụng 5 máy bay, 7 tàu thực hiện cuộc tìm kiếm máy bay của Malaysia Airlines mất tích. Ông Đoàn Hữu Gia cho biết phía Malaysia đã cảm ơn sự tìm kiếm tích cực của Việt Nam trong những ngày qua tại cuộc họp báo chiều 14-3 - Ảnh: Chí Quốc Khu vực các máy bay Việt Nam đã tìm kiếm trong 7 ngày qua - Ảnh do Cục Hàng không Việt Nam cung cấp Tuy nhiên, trong ngày tìm kiếm thứ 7, lực lượng của Việt Nam vẫn chưa tìm thấy vết tích liên quan. Trong khi đó, chiều 14-3, Đài Loan có xin cấp phép để đưa phương tiện vào tìm kiếm trong vùng biển Việt Nam. Đến chiều tối 14-3, Malaysia chưa có đề nghị Việt Nam đưa phương tiện sang phối hợp tìm kiếm. Theo trung tá Nguyễn Ngọc Sơn - Phát ngôn viên của Ủy ban Quốc gia TKCN - lúc 16g30 chiều 14-3, Văn phòng Ủy ban Quốc gia TKCN nhận được công văn của cục lãnh sự Bộ Ngoại giao Việt Nam về việc vùng lãnh thổ Đài Loan xin cấp phép phương tiện để tham gia TKCN máy bay Malaysia mất tích gồm 4 tàu cứu hộ, 1 máy bay C130. Đề nghị này đã được chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Trong ngày 14-3, 5 máy bay của Việt Nam đã thực hiện 5 chuyến bay gồm 3 AN 26, 1 CASA bay tìm kiếm tại hiện trường; riêng 1 thủy phi cơ DHC 6 trở về Cam Ranh, trên đường kết hợp quan sát khu vực rừng Tây nguyên. Lúc 9g20 ngày 14-3 tại tọa độ 8,13 độ vĩ Bắc - 104, 34 độ kinh Đông, máy bay AN 26 phát hiện một vệt màu vàng, dài khoảng 20km, cách phía tây nam mũi Cà Mau khoảng 25 hải lý. Thông tin này đã được giao cho địa phương xác minh. Bên cạnh đó, 7 tàu SAR 413, CSB 2002, CSB 2003, HQ 954, HQ 637, KN 774 cũng thực hiện tìm kiếm nhưng chưa phát hiện được nghi vấn. Trong ngày 14-3, lực lượng nước ngoài đã vào vùng biển Việt Nam tham gia tìm gồm 5 máy bay (2 chiếc TU154 và IL76 của Trung quốc, 2 máy bay C130 của Singapore, 1 máy bay C130 của Nhật bản) và 1 tàu khu trục DDG911 của Hoa Kỳ. Đại diện Sở chỉ huy TKCN hàng không cho biết, đến hết ngày 14-3, tổng cộng 14 máy bay các loại của Việt Nam đã tiến hành tìm kiếm trên một khu vực rộng lớn ở phần phía nam vùng FIR Hồ Chí Minh từ phía tây sang kinh tuyến 106, 30 với diện tích 196.000km2. Ngày 15-3, Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì một cách hợp lý phương thức tìm kiếm máy bay mất tích với 2 máy bay AN 26 và 1 CASA tìm kiếm trên không tại khu vực máy bay mất tín hiệu trong vùng trách nhiệm thông báo bay của Việt Nam. Bên cạnh đó, các tàu sẽ tạm thời duy trì tìm kiếm tại chỗ. Tìm kiếm MH370 ở vùng rừng ngập mặn Cà Mau, Kiên Giang Tại cuộc họp báo chiều 14-3 tại sở chỉ huy tiền phương ở Phú Quốc, ông Đoàn Hữu Gia, phó tổng giám đốc Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam, cho biết trong ngày lực lượng không quân đã tìm kiếm máy bay MH370 tại nhiều khu vực trong vùng FIR HCM, kể cả vùng rừng ngập mặn Cà Mau, Rạch Giá (Kiên Giang) và ven bờ nhưng vẫn không phát hiện gì mới. Đồng thời, tàu hải quân và cảnh sát biển tiếp tục tìm kiếm ở khu vực phía đông nam mũi Cà Mau, sát ranh giới giữa FIR HCM và FIR Singapore nhưng tình hình cũng tương tự. Theo ông Gia, trong ngày Việt Nam tiếp tục huy động ba máy bay AN 26 hoạt động cả sáng lẫn chiều, một máy bay CASA 212 cùng bảy tàu hải quân, cảnh sát biển và lực lượng khác vốn hoạt động tìm kiếm trên biển nhiều ngày qua. Về kế hoạch tìm kiếm ngày mai (15-3), ông Gia nói các tàu vẫn tiếp tục tìm kiếm, còn các máy bay thì đang trong giai đoạn xây dựng kế hoạch và ông chưa nhận được kế hoạch này. Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc khi nào dừng tìm kiếm máy bay MH370, ông Gia cho biết: “Trước mắt chưa tìm được thì vẫn tiếp tục tìm, còn việc quyết định kéo dài tìm kiếm trong bao lâu nữa Ủy ban Tìm kiếm cứu nạn quốc gia sẽ nghiên cứu, quyết định”. Ông Gia cũng cho biết phía Malaysia đã cảm ơn Việt Nam tích cực tìm kiếm máy bay MH370 trong những ngày qua và đề nghị tiếp tục tìm kiếm trong khu vực FIR HCM. Cũng tại cuộc họp báo chiều 14-3, ông Gia thông báo sẽ không tổ chức họp báo nữa nếu không có diễn biến mới từ việc tìm kiếm. Các phóng viên có nhu cầu tìm hiểu về hoạt động tìm kiếm và kết quả tìm kiếm máy bay MH370 liên hệ theo đường dây nóng mà sở chỉ huy tiền phương ở Phú Quốc đã cung cấp trước đó. Việt Nam đã tìm kiếm khắp khu vực FIR HCM do Việt Nam quản lý nhưng vẫn không có kết quả. Theo ông Gia, Malaysia đề nghị Việt Nam tiếp tục tìm kiếm trong khu vực FIR HCM - Ảnh: Chí Quốc Trong ngày, nhiều phóng viên quốc tế đã rời khỏi Phú Quốc đến TP.HCM để theo dõi diễn biến vụ tìm kiếm máy bay MH370. Cuộc họp báo chiều 14-3 chỉ còn khoảng 30 phóng viên trong và ngoài nước, trong khi ngày trước đó có hơn 100 phóng viên. TUẤN PHÙNG - CHÍ QUỐC ====================== Đông nhể! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 3, 2014 Bài toán khó của thủ tướng Trung Quốc Nguyễn Hồng Mai Kinh tế Saigon Online Thứ Sáu, 14/3/2014, 22:29 (GMT+7) (TBKTSG Online) - Kỳ họp thứ hai Quốc hội Trung Quốc khoá 12 bế mạc tối qua 13-3 đã thông qua những phương hướng chính cho công cuộc cải cách kinh tế Trung Quốc, nhưng đồng thời cũng đặt ra trước mắt Thủ tướng Lý Khắc Cường những bài toán khó giải. Tối 13-3, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường trong một cuộc họp báo, kết thúc khóa họp của Quốc hội, tại Đại lễ đường Nhân dân, Bắc Kinh. Lưỡng hội Trung Quốc, bao gồm Nhân đại (Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc, tức Quốc hội Trung Quốc) và Chính hiệp (Hội nghị chính trị hiệp thương nhân dân, một cơ quan tương đương với Mặt trận Tổ quốc ở Việt Nam) đã kết thúc khóa họp diễn ra từ 3-3 đến 13-3 với hơn 3.000 đại biểu tập trung thảo luận trong suốt hai tuần lễ. Ba mục tiêu lớn Những nội dung chính của lưỡng hội, theo bản tin của AFP, đã được tóm tắt trong cuộc họp báo ngày 13-3 của Thủ tướng Lý Khắc Cường được phát trực tiếp trên đài truyền hình tối qua. Về chính sách kinh tế vĩ mô, ông Lý đề cập ba mục tiêu chính: duy trì tăng trưởng, bài trừ tham nhũng và cải thiện môi trường mà nhiệm vụ trọng tâm là nỗ lực thay đổi từ nền kinh tế lấy ba trụ cột chính là xuất khẩu, đầu tư và tiêu dùng làm động lực thúc đẩy phát triển sang một nền kinh tế chủ yếu dựa vào tiêu dùng trong nước, trong khi vẫn tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng GDP bình quân cả năm ở mức ít nhất là 7,5%. Đây là mức thấp kỷ lục. Thủ tướng Lý giải thích, trong bối cảnh kinh tế chung toàn cầu phức tạp hơn so với năm ngoái, mục tiêu tăng trưởng nói trên là phù hợp. Đồng thời ông Lý cam kết “bảo đảm việc làm, cải thiện đời sống người dân. Nâng cao thu nhập cho dân chúng ở thành phố và nông thôn”. Thủ tướng Trung Quốc ý thức được là kinh tế nước này đang đứng trước nhiều thử thách và không loại trừ trường hợp một số doanh nghiệp bị phá sản. Thách thức đầu tiên là đến năm 2020 Trung Quốc phải tăng gấp đôi mức thu nhập bình quân đầu người từ mức 6.000 đô la Mỹ hiện nay. Tuy nhiên, các biện pháp chi tiết vẫn chưa được công bố. Tại một cuộc họp Quốc vụ viện (chính phủ Trung Quốc) vào tháng trước, ông Lý đã nói rõ rằng các doanh nghiệp “có thể làm bất cứ điều gì không bị luật pháp cấm đoán”, nhưng các cơ quan chính phủ thì “bị cấm làm bất cứ điều gì mà họ không được luật pháp cho phép”. Thủ tướng Lý Khắc Cường dự kiến sẽ thực hiện các cuộc cải cách tái phân phối của cải vốn được chờ đợi từ lâu, nhưng ông sẽ lại phải đối phó với một tầng lớp đang giàu lên rất nhanh và không muốn thấy việc tái phân phối của cải theo hướng tài sản của họ bị giảm xuống. Để khai phóng về tư tưởng, Thủ tướng Lý Khắc Cường trước đấy tuyên bố, các doanh nghiệp Trung Quốc “có thể làm bất cứ điều gì không bị luật pháp cấm đoán”, nhưng các cơ quan chính phủ thì “bị cấm làm bất cứ điều gì không được luật pháp cho phép”. Chênh lệch giàu nghèo Vào đầu năm nay, Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc cho biết hiện có một khoảng chênh lệch lớn về thu nhập giữa khu vực nông thôn với thành thị và giữa những người làm trong hầu hết các ngành mang lại nhiều lợi nhuận với những người làm trong các ngành ít sinh lời. Hệ số Gini – thước đo sự mất cân bằng thu nhập – của Trung Quốc hiện nằm ở một trong những mức thuộc loại cao nhất thế giới. Trên thực tế Trung Quốc vẫn còn là nước nghèo. Theo thống kê, đã có 60 triệu dân kiếm ra được hơn 20.000 đô la Mỹ/năm; 60 triệu người nghe thì nhiều, nhưng vẫn chỉ là thiểu số (hơn 4%) trong 1 tỉ 350 triệu người Trung Quốc. Trong khi ấy, có khoảng 600 triệu người không kiếm nổi 2 đô la/ngày để sống và có 400 triệu người “giàu” gấp đôi vì kiếm được 2-4 đô la/ngày. Vậy là, có một tỉ người Trung Quốc dưới mức thu nhập 4 đô la/ngày. Về quyết tâm bài trừ tham nhũng, trước hơn 500 phóng viên quốc tế, Thủ tướng Trung Quốc chỉ nhắc lại quyết tâm “bài trừ triệt để” tệ nạn này và Bắc Kinh sẽ không dung thứ cho bất cứ một ai. Trung Quốc đang bị ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhưng giới quan sát tỏ ra thất vọng khi Thủ tướng Lý không nêu lên bất kỳ một biện pháp cụ thể nào để cải thiện tình trạng này. Chính sách ngoại giao Về chính sách đối ngoại, Thủ tướng Trung Quốc nhắc lại lập trường kiên quyết của Trung Quốc bảo vệ lãnh thổ. Riêng đối với khủng hoảng ở Ukraine hiện nay, dư luận cảm thấy có sự chuyển dịch đáng kể trong lập trường của Trung Quốc, từ ủng hộ “toàn vẹn lãnh thổ” đối với Ukraine đến ưu tiên “lợi ích các nhóm sắc tộc”. Theo tiết lộ của Reuters, trong cuộc điện đàm giữa Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Susan Rice và Ủy viên quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì ngày 7-3 vừa qua, hai bên đã nhất trí “ủng hộ những nỗ lực tìm ra giải pháp hòa bình giữa Nga và Ukraine trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, duy trì chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine”. Tuy nhiên, sự ủng hộ nói trên đã biến mất trong trong các tuyên bố mới đây, sau khi Nga có thêm những lợi thế ở Crimea. Thay vào đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc dường như chuyển sang ủng hộ “các quyền và lợi ích hợp pháp của tất cả các nhóm sắc tộc ở Ukraine”. Ngoài ra, theo ông Yo-jung Chen, một nhà ngoại giao Pháp đã nghỉ hưu, việc Trung Quốc kiên quyết áp đặt và duy trì vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông đã làm tăng thêm căng thẳng tại khu vực vốn rất nhạy cảm, đồng thời làm tiêu tan hy vọng của Nhật Bản trong việc hạ nhiệt quan hệ hai nước. ======================= Khó lém! Gần như bất khả thi. Các quí vị Trung Cóoc không phải chủ nhân đích thực của Lý học Đông phương. Cho nền không đủ khả năng để tìm một giải pháp hiệu quả cho những vấn nạn xã hội của quý vị. Do đó, dù đập hết cả ruồi lẫn hổ vẫn không thể chống được tham nhũng. Nên bất mãn trong nước sẽ ngày càng dâng cao. Khủng hoảng xã hội sẽ xảy ra chính từ trong nội bộ của quí vị. Đấy là vấn đề nội bộ. Còn về ngoại giao thì quý vị đã phạm sai lầm lớn nhất chính là gây sự với Việt Nam ở biển Đông. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 3, 2014 “Thượng phương bảo kiếm” của cải cách TRẦN HOÀNG Thứ Năm, 13/3/2014, 12:50 (GMT+7) (TBKTSG) - Đẩy mạnh pháp trị, tăng chi tiêu quốc phòng, chống tham nhũng triệt để..., thanh gươm nào sẽ là “thượng phương bảo kiếm” cho công cuộc cải cách của thê đội năm do ông Tập Cận Bình cầm lái, với tư cách vừa là kiến trúc sư, vừa là nhà thầu xây dựng? Thủ tướng Lý Khắc Cường phát biểu trong phiên khai mạc.. Ảnh Reuters Quỹ đạo pháp trị Sau khi Thủ tướng Lý Khắc Cường công bố tuần trước tại phiên khai mạc kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XII các mục tiêu kinh tế năm 2014, xác định tăng trưởng GDP năm nay của Trung Quốc là 7,5%, Bộ trưởng Tài chính Lâu Kế Vĩ cho biết là mục tiêu này sẽ linh hoạt. Theo chuyên gia phân tích Dariusz Kowalczyk từ Ngân hàng Credit Agricole: “Sẽ là bất lợi trong dài hạn, bởi mức tăng trưởng như thế chỉ có thể đạt được nhờ thâm hụt ngân sách tăng và mức nợ ngày càng lớn”. Chuyên gia này nhận định rằng, sẽ hợp lý hơn nếu Trung Quốc đặt ra mục tiêu tăng trưởng gần hơn với mức tăng trưởng tiềm năng ước tính vào khoảng 6% của nước này, chẳng hạn đặt ra mục tiêu 7%, đi kèm với giảm thâm hụt và nợ nần. Khi trình bày báo cáo chính phủ, Thủ tướng Lý Khắc Cường hứa hẹn sẽ có thêm nhiều cải cách, thúc đẩy tăng trưởng bền vững và sẽ để các ngân hàng hoạt động theo định hướng thị trường. Ông Lý Khắc Cường cho hay sẽ khuyến khích dân chúng mua sắm nhiều hơn nữa, giảm bớt kiểm soát chỉ số hối đoái và gia tăng cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp làm ăn có lãi. Những hứa hẹn này của ông Lý phản ánh đường lối do Đảng Cộng Sản Trung Quốc đưa ra trong cuộc họp hồi tháng 11-2013, theo đó kêu gọi khuyến khích phát triển lĩnh vực kinh tế thị trường và mức tiêu dùng nội địa để thay thế mô hình kinh tế dựa trên xuất khẩu và đầu tư, từng giúp tạo ra ba thập niên phát triển mạnh mẽ nhưng nay đã mất dần hiệu năng. Để chuẩn bị cho kỳ họp Quốc hội lần này, ông Tập đã chủ trì cuộc họp của Ủy ban Cải cách, nhấn mạnh mọi vấn đề quan trọng liên quan đến cải cách đều phải có căn cứ pháp luật, đều phải coi trọng việc vận dụng tư duy và phương thức pháp trị, đảm bảo thúc đẩy cải cách trong quỹ đạo pháp trị. Thực tế cho thấy trở lực của công cuộc cải cách hiện nay là nếu tiếp tục “dò đá qua sông” như thời ông Đặng thì các tập đoàn nhà nước vốn đã giành được nhiều lợi ích sẽ “dìm chết” cải cách giữa sông. Vì thế phải nhấn mạnh pháp trị, phải tiến hành xây dựng các quy định pháp luật trước để công cuộc cải cách có được “thượng phương bảo kiếm”. Từ khi lên nắm quyền, ông Tập nhiều lần khẳng định điều này, yêu cầu lấy Hiến pháp làm nền tảng dẫn đường, kiên trì trị quốc theo pháp luật. Thê đội lãnh đạo thứ năm do ông Tập cầm đầu đã chủ trương cải cách để thay đổi mối quan hệ của nhà nước, không chỉ đối với nền kinh tế mà còn đối với xã hội và các cá nhân công dân. Một cách ngắn gọn, nhà nước phải quá độ từ một nhà nước “quản trị” sang một nhà nước “điều tiết” - hay nói cách khác, nhà nước phải trở thành trọng tài phân xử các lợi ích xung đột nhau hơn là một bên tham gia tích cực trong nền kinh tế tự mình làm trọng tài. Không việc nào trong số các vấn đề này sẽ được thực hiện dễ dàng. Thậm chí sau 35 năm cải cách kinh tế, ở Trung Quốc vẫn còn nhiều người không tin tưởng các lực lượng thị trường và vẫn muốn chính phủ thao túng và kiểm soát thị trường. Kết quả Hội nghị Trung ương 3 đề xuất nhà nước phải từ bỏ những vai trò như vậy nếu đa số các cải cách được thực hiện mang lại hiệu quả. Trong kỳ họp hiện nay, các nhà lập pháp sẽ thảo luận 68 dự luật, nhưng theo giới thạo tin, họ sẽ không thông qua tất cả dự luật ngay tức thì. Thay vào đó, họ tự cho mình một thời hạn năm năm để thông qua. Hòa bình qua “cơ bắp” Theo kế hoạch ngân sách đệ trình Quốc hội khóa này, Chính phủ Trung Quốc sẽ chi 808,23 tỉ nhân dân tệ (NDT) tương đương với 132 tỉ đô la cho Quân Giải phóng Nhân dân (PLA), tăng 12,2%. Trong các tài khóa 2013 và 2012, chi phí quân sự của Trung Quốc đã gia tăng, theo thứ tự 10,7 % và 11,2 %. Việc Trung Quốc liên tục tăng ngân sách quốc phòng gây lo ngại cho Mỹ và nhiều nước châu Á. Đây là mức tăng chi tiêu quân sự lớn nhất của Trung Quốc trong ba năm trở lại đây, đồng thời nối tiếp mức gia tăng hai con số trong ngân sách quốc phòng của Bắc Kinh, vốn chỉ đứng sau Mỹ trong gần hai thập kỷ qua. Trình báo cáo công tác chính phủ nói trên, ông Lý Khắc Cường cho biết, chính phủ sẽ “tăng cường nghiên cứu về quốc phòng, phát triển các loại vũ khí và trang thiết bị mới, công nghệ cao, cũng như tăng cường bảo vệ biên giới trên bộ, trên biển và trên không”. Nhiều chuyên gia cho rằng, chi tiêu quân sự của Trung Quốc thực tế còn lớn hơn con số công bố, thậm chí có thể lên tới 200 tỉ đô la Mỹ. Đả cả “hổ” lẫn “ruồi” Vấn đề nổi bật khác trong kỳ họp lần này là chống tham nhũng đi đôi với tiết kiệm. Trung Quốc từng có nhiều đợt chống tham nhũng nhưng “sớm nở tối tàn”. Tuy nhiên, chiến dịch chống tham nhũng lần này mạnh mẽ và quyết liệt hơn. Cho đến nay, Trung Quốc vẫn chưa hề thông tin chính thức về vụ việc của nguyên Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật trung ương Chu Vĩnh Khang. Tuy nhiên, mới đây, mạng “Trung Quốc liêm chính” (www.lianzheng.org), tờ báo chuyên về chống tham nhũng đã bất ngờ đăng tin: “Trung ương ban hành Thông báo về việc Chu Vĩnh Khang vi phạm kỷ cương nghiêm trọng”. Bài báo sau đó bị gỡ nhưng đây là dấu hiệu mới cho thấy, vụ Chu Vĩnh Khang sắp đến hồi kết, có thể sẽ được thông báo công khai sau khi bế mạc kỳ họp Quốc hội khóa XII này. ===================== Bài viết này mô tả cụ thể hơn bài Lão Gàn mới post ở trên. Do đó có thể phân tích sâu hơn. Để chuẩn bị cho kỳ họp Quốc hội lần này, ông Tập đã chủ trì cuộc họp của Ủy ban Cải cách, nhấn mạnh mọi vấn đề quan trọng liên quan đến cải cách đều phải có căn cứ pháp luật, đều phải coi trọng việc vận dụng tư duy và phương thức pháp trị, đảm bảo thúc đẩy cải cách trong quỹ đạo pháp trị. Thực tế cho thấy trở lực của công cuộc cải cách hiện nay là nếu tiếp tục “dò đá qua sông” như thời ông Đặng thì các tập đoàn nhà nước vốn đã giành được nhiều lợi ích sẽ “dìm chết” cải cách giữa sông. Vì thế phải nhấn mạnh pháp trị, phải tiến hành xây dựng các quy định pháp luật trước để công cuộc cải cách có được “thượng phương bảo kiếm”. Từ khi lên nắm quyền, ông Tập nhiều lần khẳng định điều này, yêu cầu lấy Hiến pháp làm nền tảng dẫn đường, kiên trì trị quốc theo pháp luật. Đúng bài, hoàn toàn nhất trí về mặt...lý thuyết. Nhưng Lão Gàn vẫn phán là "Khó lém!", cũng rất có "cơ sở khoa học". Chính bởi tính lý thuyết của Pháp trị, mà từ lý thuyết đến thực hành là một khoảng cách cực lớn. Nhất là ứng dụng trong hoàn cảnh "Âm thịnh, Dương suy" hiện nay. Dạy con từ thưở còn thơ. Dạy vợ từ thưở bơ vơ mới về. Các cụ Việt Nho đã bảo như thế, ý muốn nói rằng: Mọi việc phải lường trước. Để quá đà rồi thì hỏng. Hãy chờ xem. Ngày xưa, tể tướng Quản Trọng nghe tin một cường hào ở biên giới nước Tề, cưỡng đoạt một con bê mới mua về của một nhà dân nghèo với cớ: "Nhà mày không nuôi bò sao có bê? Nhà tao nuôi bò, nên con bê này của tao!". Ông ta lập tức nhận lỗi của mình và tiến hành cải cách, khiến nước Tề trở thành bá chủ Trung Nguyên. Còn nay tại đất nước quý vị, tham nhũng đã không còn chỉ ở vùng sâu, vùng xa, mà ở ngay nơi kinh đô. "Nước đến chân mới nhẩy" thì phải có cao thủ. Đất nước quý vị không phải chủ nhân của Lý học Đông phương. Nên khó lém! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 3, 2014 Việt Nam tìm máy bay Malaysia và nhận xét rất xằng của 1 chuyên gia TQ Việt Dũng 15/03/14 08:41 (GDVN) - Theo bài báo thì qua hoạt động tìm kiếm lần này, Việt Nam khẳng định vai trò chủ đạo tại Biển Đông với quốc tế, không muốn Trung Quốc đứng đầu. Hình ảnh từ vệ tinh Trung Quốc (thông tin này sau đó đã bị Malaysia và các bên liên quan bác bỏ) "Việt Nam kiên trì mở rộng tìm kiếm, mở rộng ảnh hưởng ở Biển Đông" Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 13 tháng 3 dẫn các nguồn tin cho rằng, ngày 12 tháng 3, việc tìm kiếm đối với chuyến bay MH370 của hãng hàng không Malaysia có tiến triển bất ngờ. Trong cuộc họp báo cùng ngày, Malaysia chính thức thừa nhận, radar quân dụng từng dò được một máy bay dân dụng vào lúc 2 giờ 15 phút sáng ngày 8 tháng 3, tuy còn chưa thể xác định có phải là MH370 hay không, nhưng sự trùng hợp về thời gian đã đem lại một phương hướng mới cho công tác tìm kiếm: Có lẽ máy bay hoàn toàn không mất liên lạc ở khu vực lân cận đảo Phú Quốc của Việt Nam như thiết tưởng trước đây, mà là chệch khỏi tuyến đường, quay sang eo biển Malacca. Điều này có nghĩa là, một khi điều tra đối với radar đã có kết quả tiếp theo hoặc công tác tìm kiếm đã có nhiều manh mối hơn, tất cả nguồn lực sẽ từ Việt Nam chuyển tới eo biển Malacca. Cùng ngày, ở Sở chỉ huy lâm thời tiền tuyến đảo Phú Quốc, Việt Nam, phó Tư lệnh vùng 5 Hải quân Lê Minh Thành lại cho biết, hoạt động tìm kiếm ngày 13 tháng 3 sẽ tiếp tục tăng cường, phạm vi tìm kiếm sẽ tiếp tục mở rộng. Chuyên gia Viện nghiên cứu Biển Đông, Đại học Hạ Môn, Tiến sĩ chính trị học quốc gia Việt Nam Lý Vĩnh Long cho rằng, sự kiên trì của Việt Nam, cùng với việc thừa nhận trách nhiệm tìm kiếm của quốc gia có địa điểm xảy ra sự cố, còn có mong muốn "chủ đạo đối với Biển Đông". Bên trong Trung tâm ứng dụng vệ tinh tài nguyên Trung Quốc Sau khi máy bay MH370 mất liên lạc, căn cứ vào thông tin do hãng hàng không Malaysia tuyên bố, ngày 9 tháng 3 Việt Nam đã thiết lập Sở chỉ huy tiền tuyến ở đảo Phú Quốc. Sau khi thiết lập, tìm kiếm nhanh chóng đã có kết quả, những vật thể nghi là bè cứu sinh... đã đem lại rất nhiều hy vọng. Đảo Phú Quốc đã trở thành tiêu điểm. Việt Nam còn cho biết, đồng ý cho Trung Quốc, Singapore, Malaysia và Mỹ đến lãnh hải, không phận có liên quan để hợp tác. Cách làm này của Việt Nam đã thể hiện tinh thần nhân đạo. Bài báo của TQ tự ý nhận định như sau: "Nhưng, đối với lực lượng tìm kiếm của Trung Quốc, truyền thông Việt Nam khẳng định, tàu đổ bộ cỡ lớn, tiên tiến nhất Tỉnh Cương Sơn của Hải quân Trung Quốc đến "vùng biển phía nam của Việt Nam" tham gia tìm kiếm. Theo Lý Vĩnh Long, qua đây truyền thông Việt Nam phát đi tín hiệu Trung Quốc "can thiệp quá mức" (?-PV), qua đó Việt Nam muốn Đài Loan, Indonesia, Philippines, thậm chí Mỹ đưa ra phản ứng, xác nhận vai trò của Việt Nam ở khu vực này." Lý Vĩnh Long bất chấp tinh thần nhân đạo của Việt Nam, nói ra nói vào cho rằng, 3 năm trước, "Việt Nam cố ý gọi 'Nam Hải' (cách gọi của Trung Quốc) là Biển Đông của Việt Nam. Trong công tác tìm kiếm ở vùng biển này, Việt Nam thể hiện mong muốn làm chủ đạo". "Việt Nam không mong muốn nhìn thấy, trong công tác tìm kiếm ở khu vực Đông Nam Á, ASEAN, xuất hiện tình hình Trung Quốc đứng đầu". - đây là một nhận xét xằng bậy, rất thiếu tinh thần xây dựng của 1 cá nhân dưới mác chuyên gia Hạ Môn. Không quân Việt Nam tìm kiếm máy bay chở khách Malaysia mất tích Theo bài báo, Việt Nam đang nỗ lực trở thành cường quốc hải quân của khu vực Đông Nam Á. Lý Vĩnh Long cho rằng, chi tiêu quân sự của Việt Nam đang liên tục tăng lên (ngân sách quốc phòng Trung Quốc năm 2014 là 131,57 tỷ USD, chỉ đứng sau Mỹ). Căn cứ vào truyền thông Mỹ tháng 2, chiếc tàu ngầm diesel lớp thứ hai mang tên Hồ Chí Minh trong lô 6 tàu ngầm Nga chế tạo cho Việt Nam gần đây đã bàn giao. Chiếc thứ nhất mang tên Hà Nội cũng đã biên chế cho Hải quân Việt Nam cách đây không lâu. Dưới sự giúp đỡ của Nga, đơn vị tàu ngầm hải quân đầu tiên của Việt Nam bắt đầu thành hình. Theo bài báo, năm 2009 Việt Nam và Nga đã ký hợp đồng mua 6 tàu ngầm diesel lớp Kilo tổng trị giá 2,1 tỷ USD. Tàu ngầm Hà Nội và Hồ Chí Minh là 2 tàu ngầm của lô đầu tiên. Chiếc tàu thứ ba mang tên Hải Phòng sẽ bàn giao cho Việt Nam vào tháng 11 năm 2014. Việt Nam đã trở thành khách hàng chủ yếu của vũ khí Nga. Ngoài tàu ngầm, Nga đang chế tạo tàu hộ vệ lớp Gepard cho Việt Nam và bán máy bay chiến đấu Su-30MK2 cho Hải quân Việt Nam sử dụng, có thể tấn công tàu chiến mặt nước và mục tiêu hải đảo. Truyền thông Nga bình luận cho rằng: "Cùng với việc tàu ngầm lớp Kilo lần lượt bàn giao, biên chế, trong bối cảnh xung đột chủ quyền Biển Đông, sức chiến đấu của Hải quân Việt Nam sẽ được cải thiện rất lớn". Phó Tư lệnh Không quân Việt Nam, Thiếu tướng Đỗ Minh Tuấn cho biết, để tìm kiếm máy bay mất tích, Việt Nam đã triển khai hành động tìm kiếm cứu nạn quy mô lớn nhất cho đến nay. Máy bay MH370 không có nhiều khả năng gặp nạn trong địa giới Việt Nam Tờ “Nhật báo Trung Quốc” ngày 13 tháng 2 dẫn lời chuyên gia Việt Nam cho rằng, máy bay chở khách mất tích MH370 của hãng hàng không Malaysia không có nhiều khả năng lắm gặp tai nạn ở trong khu vực của Việt Nam, nhưng lực lượng tìm kiếm Việt Nam vẫn duy trì tìm kiếm trong phạm vi rộng hơn. Đại tá Vũ Thế Chiến, Phó Chánh văn phòng Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn cho biết, trong ngày thứ năm (ngày 12 tháng 3) của công tác tìm kiếm, Việt Nam tiếp tục sử dụng 8 máy bay, 9 tàu tìm kiếm máy bay mất tích. Toàn bộ khu vực tìm kiếm của Việt Nam đã mở rộng đến khoảng 88.000 km2, phạm vi tìm kiếm mở rộng về phía đông. Ngày 13 tháng 3, Việt Nam duy trì lực lượng tìm kiếm không đổi, sử dụng 3 máy bay (1 máy bay CASA và 2 máy bay An-26) mở rộng tìm kiếm ở phạm vi phía bắc khu vực chung giữa Việt Nam-Malaysia. Trong ngày 12 tháng 3, có tổng cộng 31 tàu của các nước tham gia công tác tìm kiếm, trong đó có 9 tàu của Việt Nam, 9 tàu của Malaysia, 6 tàu của Trung Quốc, 3 tàu của Mỹ, 1 tàu của Thái Lan, 3 tàu của Singapore; có 22 máy bay tham gia tìm kiếm cứu nạn, trong đó có 8 máy bay của Việt Nam, 4 máy bay của Trung Quốc, 4 máy bay của Mỹ, 2 máy bay của Singapore. Tàu Cảnh sát biển Việt Nam tham gia tìm kiếm máy bay chở khách Malaysia mất tích Tàu đổ bộ cỡ lớn Tỉnh Cương Sơn Type 071 của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc đến vùng biển nghi ngờ máy bay chở khách MH370 Malaysia mất tích ===================== Qua sự kiện này thấy rất rõ và rất trực quan, không cần phải phân tích, rằng: Người Trung Quốc lợi dụng từng chút để chiếm đoạt biển Đông. Rất tiểu tiết và thiển cận. Bởi vậy, chẳng làm được trò gì là vậy. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 3, 2014 Chủ tịch nước sẽ phát biểu tại Quốc hội Nhật Bản (Chính trị Việt Nam) - "...Nhật Bản muốn thấy sự sẵn sàng của Việt Nam trong việc tìm ra giải pháp cho những vấn đề khác biệt còn ngăn trở quan hệ song phương..." Chiều 13/3, Tham tán Công sứ Đại sứ quán Nhật Bản Hideo Suzuki cho biết, Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang sẽ có bài diễn văn quan trọng tại Quốc hội Nhật vào ngày 18/3. Đây được coi là sự kiện rất hiếm có. Ông Suzuki cho biết, sự kiện này - có thể nói - còn đặc biệt hơn cả một chuyến thăm cấp nhà nước, vốn chỉ diễn ra ở Nhật 2 lần mỗi năm; vì Quốc hội Nhật Bản họp liên tục quanh năm và rất khó để xếp được lịch đón tiếp một nhà lãnh đạo nước ngoài đến phát biểu. Ông Hideo Suzuki. (Ảnh: TTO) Khi được hỏi về những kỳ vọng của các nghị sĩ Nhật Bản đối với bài phát biểu của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, ông Suzuki nói các nghị sĩ sẽ muốn nghe những cam kết của Chủ tịch nước Việt Nam trong việc tăng cường hợp tác với Nhật Bản về các vấn đề kinh tế, an ninh, trao đổi văn hóa và việc ủng hộ đầu tư của Nhật Bản. Một vấn đề quan trọng khác mà các nghị sĩ Nhật Bản sẽ muốn nghe là tầm nhìn của Việt Nam về những bước đi sắp tới để hội nhập trong khu vực ASEAN và châu Á - Thái Bình Dương, việc triển khai những cải cách khác nhau mà Việt Nam đang thực hiện và quyết tâm thực hiện. Chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang diễn ra từ ngày 16/3-19/3/2014. Trong chuyến thăm, lãnh đạo cấp cao hai nước sẽ cùng nhau thảo luận, đánh giá sự phát triển của quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản trong thời gian qua, thống nhất về những phương hướng lớn cũng như các biện pháp cụ thể nhằm đưa quan hệ song phương lên tầm cao mới… Ngày 18/3, Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang sẽ phát biểu tại Quốc hội Nhật và chiều cùng ngày tiến hành hội đàm với Thủ tướng Shinzo Abe, với nhiều nội dung quan trọng liên quan đến hợp tác an ninh, thúc đẩy quan hệ đầu tư, thương mại, các dự án viện trợ ODA... Hợp tác an ninh biển cũng là một chủ đề lớn được đề cập tại cuộc hội đàm. Ông Suzuki nhấn mạnh sự có mặt của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại quốc hội nước này và có bài phát biểu tại đây (sự kiện ngoại lệ ở Quốc hội Nhật Bản) là chỉ dấu cho thấy Nhật Bản đánh giá cao chuyến thăm của Chủ tịch nước Việt Nam. Thái An (tổng hợp từ LĐ/TTO) Theo baodatviet.vn Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 3, 2014 Những tay bạc đàn em tham gia "Canh bạc cuối cùng": Philippine, Úc. Singapo ...Thêm vào danh sách:Malaisia...Còn nữa - yên tâm đi quý vị. Mọi người đều có thể tham gia. Ai không máu me cờ bạc thì đi chỗ khác chơi. Lão Gàn quảng cáo rằng: Thời gian rất có hạn. Chỉ có Việt sử 5000 năm văn hiến được tôn vinh mới giúp quị vị đam mê cờ bạc thoát khỏi kiếp nạn này. . Ấy là Lão Gàn cứ quảng cáo thế. Còn mua hàng hay không thì tùy quý vị. Trên Tivi quảng cáo cũng rầm rộ với đủ chiêu trò, mà đâu phải lúc nào cũng bán được hàng đâu. ============================ Malaysia sốc vì Trung Quốc tập trận trong vùng đặc quyền TP - Malaysia bị sốc trước hai đợt tập trận trong vòng chưa đầy một năm của hải quân Trung Quốc ngay gần bãi cạn James (tiếng Anh: James Shoal) nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của mình. Chính quyền Malaysia đã thay đổi cách tiếp cận đối với những tuyên bố của Bắc Kinh về chủ quyền trên biển Đông, Reuters hôm qua dẫn lời một quan chức ngoại giao cấp cao của Malaysia. Bãi cạn James mà Trung Quốc gọi là Tăng Mẫu (Zengmu) cách Trung Quốc đại lục 1.800km, nhưng chỉ cách bờ biển bang Sarawak trên đảo Borneo của Malaysia 80km. Những bức ảnh đăng trên báo chí Trung Quốc hôm 26/1 cho thấy vài trăm thủy thủ Trung Quốc đứng trên boong tàu chiến, được hỗ trợ bởi hai tàu khu trục và một máy bay trực thăng, hiện diện gần bãi cạn James. Quan chức ngoại giao giấu tên của Malaysia cho biết, vụ việc gần đây khiến Malaysia quyết định thúc đẩy hợp tác với các quốc gia khác trong ASEAN, nhằm khiến Trung Quốc phải tuân thủ quy tắc ứng xử trên biển Đông. Theo quan chức này, những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông cũng có thể đẩy Malaysia xích lại gần Mỹ hơn. Trước đó, Malaysia thường hạ nhiệt các lo ngại về an ninh nhằm theo đuổi quan hệ kinh tế thân thiết hơn với đối tác thương mại lớn, nhất là Trung Quốc. Theo Malaysia Kini Thủ tướng Malaysia: Máy bay MH370 biến mất "có chủ ý"Thứ Bẩy, 15/03/2014 - 13:34 (Dân trí) - Tại cuộc họp báo chiều nay, Thủ tướng Malaysia Najib Razak cho hay chưa có khẳng định máy bay bị mất tích MH370 bị không tặc, song "gần như chắc chắn" hệ thống báo cáo dữ liệu đã bị ai đó "vô hiệu hóa" và sự biến mất của máy bay là "có chủ ý". Số phận của chiếc máy bay MH370 vẫn còn là một bí ẩn. "Đốm sáng" trên radar quân sự là MH370 và sự biến mất của MH370 là "có chủ ý" Tại cuộc họp báo đầu tiên về máy bay mất tích của Malaysia Airlines cùng 239 người trên khoang vào chiều nay 15/3 ở Kuala Lumpur của Thủ tướng Malaysia Najib Razak, ông nhấn mạnh giới chức trách vẫn đang điều tra khả năng máy bay bị không tặc và đây là lý do khiến máy bay bay chệch hướng đã định. Theo ông, dựa vào các thông tin vệ tinh mới, các nhà điều tra có thể nói “với độ chắc chắn cao” rằng Hệ thống trả lời và thông báo liên lạc của máy bay (ACARS) đã bị “vô hiệu hóa” ngay trước khi máy bay đến bờ đông của bán đảo Malaysia. Ngay sau đó, gần biên giới không vận giữa Việt Nam và Malaysia, bộ truyền tín hiệu của máy bay “đã bị tắt”. Từ thời điểm này trở đi, radar sơ cấp của Không lực hoàng gia Malaysia cho thấy một máy bay, được Thủ tướng Najib khẳng định là MH370 tại cuộc họp báo, đã quay đầu trở lại. Rồi sau đó nó đi về hướng tây, qua bán đảo Malaysia trước khi rẽ theo hướng tây bắc. Thủ tướng cho hay liên lạc vệ tinh cuối cùng của chiếc Boeing 777 được ghi nhận sau 6 tiếng rưỡi máy bay biến mất khỏi màn hình radar dân sự, vào 1h30 sáng ngày 8/3. Trong thời gian đó, máy bay đã thay đổi hướng và quay trở lại bán đảo Malaysia, hướng về Ấn Độ Dương và di chuyển của máy bay “hoàn toàn trùng khớp với một hành động có chủ ý” của một người nào đó trên máy bay. Thủ tướng Malaysia Najib Razak (vét đen) tại cuộc họp báo ở Kuala Lumpur chiều 15/3.Ông cho biết thêm các nhà điều tra hiện đang tái tập trung điều tra vào nhóm phi hành đoàn và các hành khách. Máy bay MH370 với 239 người trên khoang đã biến mất gần Biển Đông vào sớm ngày 8/3. Máy bay đã mất liên lạc với trạm không vận vào khoảng 1h20 sáng, khoảng 50 phút sau khi cất cánh từ Kuala Lumpur để tới Bắc Kinh. Không tín hiệu cấp cứu nào được gửi đi và thời tiết lúc đó hoàn toàn bình thường. Máy bay đã không đến được đích đã định vào 6h30 sáng hôm đó. Ngày 9/3, Malaysian Airlines cho biết “lo sợ điều xấu nhất”. Radar cho thấy máy bay đã quay trở lại, ra khỏi đường bay tới Bắc Kinh, trước khi biến mất. Quân đội Malaysia cho biết họ đã phát hiện đốm sáng lạ vào 2h15 sáng ngày hôm đó, ở vị trí cách tây bắc Penang, Malaysia, 322km. Trong tuyên bố ngày hôm nay, ông Najib xác nhận “máy bay được thấy trên radar quân sự chính là MH370”. Trước thông tin của báo chí cho rằng máy bay đã bị cướp, ông Najib cho hay: “Chúng tôi vẫn đang điều tra các khả năng dẫn đến việc MH370 thay đổi đường bay ban đầu của mình”. Liên lạc cuối cùng của máy bay là vào 8h11 sáng 8/3 Thủ tướng Malaysi cũng cho biết liên lạc cuối cùng được xác nhận giữa máy bay và vệ tinh là 8h11 sáng ngày 8/3 (giờ Malaysia). Từ thông tin này, nhóm điều tra “đang có những tính toán thêm để từ đó xác định máy bay có thể đã bay được bao xa sau điểm liên lạc cuối cùng này”, nhằm giúp hỗ trợ cuộc tìm kiếm. “Dựa vào dữ liệu vệ tinh, chúng tôi không thể xác nhận vị trí chính xác của máy bay vào thời điểm nó có liên lạc cuối cùng với vệ tinh”, ông nói. Nhưng những dữ liệu mới cho phép các nhà điều tra xác định được khu vực tìm kiếm máy bay mất tích. Hủy tìm kiếm ở Biển Đông, tập trung ở 2 “hành lang” Thủ tướng Malaysia cũng cho hay nước này đang điều chỉnh cuộc tìm kiếm máy bay mất tích, tập trung vào hai khu vực mà máy bay có thể đã mất liên lạc với vệ tinh. Hai khu vực này được gọi là 2 hành lang. Hành lang thứ nhất được Thủ tướng Najib gọi là “hành lang miền bắc”, trải từ biên giới Kazakhstan và Turkmenistan tới miền bắc Thái Lan. Hành lang thứ hai là “hành lang miền nam”, trải từ Indonesia tới nam Ấn Độ Dương. “Nhóm điều tra vẫn đang làm việc để chắt lọc thêm thông tin”, ông cho hay. Ông cũng tuyên bố các hoạt động tìm kiếm ở Biển Đông sẽ được hủy bỏ. “Chúng tôi sẽ chấm dứt hoạt động tìm kiếm ở Biển Đông và đánh giá lại việc triển khai các tài sản của chúng tôi. Chúng tôi cũng sẽ làm việc với các nước liên quan để yêu cầu mọi thông tin liên quan đến cuộc tìm kiếm, trong đó có cả dữ liệu radar”, ông nói. Cho rằng cuộc tìm kiếm ở hai hành lang mới sẽ có sự tham gia của nhiều nước, ông cho biết các sứ quán nước ngoài liên quan đã được mời tới một cuộc họp vào hôm nay, do Bộ Ngoại giao Malaysia và các chuyên gia kỹ thuật tổ chức. Ông cũng cho biết thêm ông cũng đã chỉ định Bộ Ngoại giao cung cấp thông tin đầy đủ về cuộc họp cho các chính phủ nước ngoài có hành khách đi trên máy bay mất tích. Ông kết luận: “Rõ ràng cuộc tìm kiếm MH370 đã bước vào giai đoạn mới. Suốt hơn 7 ngày qua, chúng tôi đã theo dõi từng manh mối và xem xét mọi khả năng. Với các gia đình và bạn bè của những người liên quan, chúng tôi hi vọng thông tin mới này đưa chúng tôi tiến thêm một bước trong cuộc tìm kiếm máy bay”. Cũng tại cuộc họp báo ông Najib cho hay ông hiểu được mong muốn cần có thông tin của mọi người, nhưng thông tin chỉ được đưa ra khi được xác nhận. Trước đó tờ Telegraph dẫn lời người đứng đầu cơ quan điều tra Azharuddin Abdul Rahma phủ nhận thông tin kết luận MH370 bị không tặc.Bình luận của người đứng đầu cơ quan điều tra Malaysia Azharuddin Abdul Rahman đưa ra sau khi một quan chức chính phủ Malaysia hé lộ với hãng thông tấn AP rằng các nhà điều tra đã kết luận một trong những phi công trên máy bay hoặc ai đó giàu kinh nghiệm bay đã cướp chiếc máy bay Boeing 777-200ER chở 239 người đang trên chặng bay từ Kuala Lumpur tới Bắc Kinh. Quan chức này còn khẳng định khả năng cướp máy bay không còn là một giả định mà “nó đã được kết luận”. Tuy nhiên, người đứng đầu cơ quan điều tra của Malaysia cho biết với tờ Telegraph: “Điều đó chưa được kết luận. Tôi đang lãnh đạo nhóm điều tra và không ai nói vậy cả. Điều đó không đúng”. “Chúng tôi đang xem xét khả năng đó. Và chúng tôi cũng đang xem xét mọi khả năng. Chúng tôi đang xem xét từng hồ sơ của hành khách và phi hành đoàn, nhưng cho đến nay chưa có bằng chứng chắc chắn hay manh mối nào.” Trung Anh Phuong Phuong(3/15/2014 10:41:00 PM) Phuongninhyy@gmail.com Qua thuc la co ẩn ý gi day. Dung la khong co ai di cuu ho cua nan ma lai mang theo tau chien va tau do bo ca. That ra la do tham, tim hieu dia hinh dia chat, do nong sau ... cua bien Viet Nam ta thoi. Can de cao canh giac! Cảnh Luyến(3/15/2014 9:47:00 PM) luyen.dieukl@gmail.com chúng ta cần cảnh giác cao độ và lường mọi tình huống để đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ của ông cha duy tiem(3/15/2014 9:34:00 PM) tiemnguyenduy@gmail.com toi rat dong tịnh voi binh luan cua ban minhhakt Văn Đảm(3/15/2014 9:32:00 PM) vandam2020@gmail.com Tôi vẫn tin các cường quốc như Mỹ, Nga...có khả năng kiểm soát mọi vị trí trên trái đất. Nếu vụ này vào tay họ thì đã xong lâu rồi... hathinhoi(3/15/2014 9:21:00 PM) thkhacuu.thánhon@gmail.com CẦN ĐỂ CAO CẢNH GIÁC tran nguyen dao(3/15/2014 8:44:00 PM) kjnjemthoangwua147kowuen@yahoo.com day khong phai la chuyen de dang, don gian nhu chung ta nghi dau..duong nhu dang sau cau chuyen cuop may bay nay thi no con lien quan toi am muu chinh tri quan su rat lon , chung ta lam sao biet duoc....mot con nguoi lam sao cuop duoc ca may bay cho hang tram con nguoi nhu the chu, dau don gian nhu vay ...dang sau no la ca to chuc hay quoc gia nao dieu khien va de thuc hien am muu nao do.... hòang long (3/15/2014 8:29:00 PM) andylong113yb@yahoo.com.vn Như bài báo trước có nước nhân vụ này đã định lấy làm cái cớ để xây dựng cái gọi là phòng chống cứu hộ cứu nạn trên quần đảo Trường sa chúng ta ... Rồi sau này là gì nữa thì ai mà biết được ..chúng ta nên nghiêm túc nhìn nhận lại vấn đề này Cưu linh biển(3/15/2014 8:11:00 PM) DuongVu1975@gmail.com Phai đê fong . Hoàng Sa Trường Sa , đao Gac Ma năm xưa, cha anh ta ngã xuống gấp nhiêu lần số hành khách trên chuyên bay này ka(3/15/2014 7:24:00 PM) phunguyen154@gmail.com Có thể họ đang diễn một vai trong kịch bản nào đó về Biển Đông. Việt Nam hay cảnh giác hơn nữa. Bảo Anh(3/15/2014 7:22:00 PM) nghientoantb@gmail.com Nên duy trì lực lượng của Hoa Kỳ ở Biển Đông của Việt Nam cho đến khi tất cả các nước rút hết lực lượng tìm kiếm! bây giờ là thời kỳ của đôi bên cùng có lợi, chứ không phải là thời kỳ của kiêng nể nhau nữa! Hoa Kỳ hay Nga là một trong hai đối tác tuyệt vời cho sự hòa bình trên biển Đông của VN. Nga thì chúng ta đã hợp tác từ lâu về khai thác dầu khí, vũ khí. còn từ khi tổng thống Obama lên nắm quyền thì tôi thấy chính sách của Mỹ đã dần thân thiện với Việt Nam! nguyencuong(3/15/2014 7:21:00 PM) cuongxeom3891@yahoo.com neu than nhan cac hanh khach ma biet tieng viet thi tot qua, vi chi can vao xem binh luan cua ban doc, nguoi viet, la co the biet ro het chuyen gi ke ca xem nguoi than cua minh da chet hay con hi vong song sot . Trần mạnh Tú(3/15/2014 7:15:00 PM) mr.ttttiiii@gmail.com Liệu đây có phải là hành động tìm kiếm bình thường.Nên cảnh giác với những hành động bất thường. Hình như có nước nào đó giật dây vụ này cũng nên baolut(3/15/2014 6:45:00 PM) thoitrang2002@yahoo.com Mời các đồng chí, các anh em nước bạn trở về nhà thôi, cảm ơn các bạn trong thời gian qua đã đến chung sức với Việt nam tìm kiếm máy bay giúp nước bạn Malaysia, còn bây giờ Malaysia đã khẳng định máy bay ở vùng Ấn Độ dương, nhiệm vụ tìm kiếm máy bay ở biển Đông đã kết thúc, các bạn về nhanh, nếu chưa muốn về thì sang Ấn Độ dương giúp sức nha, không ở Việt Nam nữa nhé. xin mời! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 3, 2014 Chuyên gia TQ đòi xây căn cứ trung chuyển ở Biển Đông (GDVN) - Kim Nhất Nam đề xuất xây dựng các "căn cứ trung chuyển" ở Biển Đông để gần khu vực tai nạn, sau này máy bay mất tích thì dễ tìm kiếm - nhưng TQ sẽ xây ở đâu? Thiếu tướng Kim Nhất Nam, học giả Đại học Quốc phòng Trung Quốc Trang mạng Phát thanh Trung Quốc ngày 14 tháng 3 đưa tin, trong chiến dịch tìm kiếm cứu nạn liên quan đến máy bay chở khách mất tích của Malaysia, cộng đồng quốc tế đã điều động đội ngũ tìm kiếm cứu nạn có quy mô lớn nhất trong lịch sử, đã có hơn 10 nước và khu vực (trong đó có Trung Quốc) điều hơn 100 tàu, vài chục máy bay triển khai tìm kiếm cứu nạn. Nhiều nước còn khẩn cấp sử dụng vệ tinh để "soi" vùng biển có liên quan hỗ trợ cho tìm kiếm cứu nạn. Trình độ khoa học công nghệ có hạn Ngày 8 tháng 3, sau khi chuyến bay MH370 của Công ty hàng không Malaysia mất liên lạc, đến nay rơi ở đâu chưa rõ, an nguy của hơn 200 hành khách trên máy bay khiến người ta rất lo lắng, sau khi sự việc xảy ra, cộng đồng quốc tế đã nhanh chóng triển khai chiến dịch tìm kiếm cứu nạn quy mô lớn đối với máy bay chở khách mất liên lạc, trong đó "Quân đội Trung Quốc đã điều nhiều tàu chiến và máy bay thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn". Giáo sư Kim Nhất Nam, Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược Đại học Quốc phòng Trung Quốc trả lời phỏng vấn báo chí cho rằng, thông qua tìm kiếm cứu nạn máy bay chở khách mất tích của hãng hàng không Malaysia không có kết quả, khiến người ta nhìn thấy “tính hạn chế của phát triển khoa học công nghệ” hiện nay. Báo Anh dự đoán tuyến đường chuyển hướng của máy bay chở khách Malaysia mất tích từ Biển Đông có thể lệch sang eo Malacca hoặc Ấn Độ Dương Kim Nhất Nam cho rằng: Chỉ về bảo vệ an ninh vùng trời, vùng biển quốc tế và an ninh tuyến đường hàng hải trên Biển Đông, Trung Quốc xây dựng các "căn cứ trung chuyển" như cảng biển, sân bay trên biển Đông cũng "rất cần thiết", như vậy mới có thể bảo đảm đến được khu vực tìm kiếm cứu nạn trong thời gian đầu tiên sau khi xảy ra tai nạn trên biển hoặc tai nạn trên không. Theo Kim Nhất Nam, sau khi chiếc máy bay chở khách Malaysia mất liên lạc, đến nay vẫn chưa có thông tin, đã xảy ra việc lớn như vậy, hãng hàng không Malaysia đã bị "tấn công" rất nặng nề. Bài viết tuyên truyền: Người Mỹ trên máy bay tuy không nhiều, nhưng Boeing 777 là máy bay Mỹ, hơn nữa là máy bay chủ yếu của các tuyến đường hàng không quốc tế trên thế giới hiện nay. Gần đây có tin cho biết, Boeing 777 tồn tại một số “mầm họa”, nếu được chứng thực thì điều này sẽ gây tác động to lớn đối với ngành hàng không Mỹ và Công ty Boeing. Bài viết điểm qua các sự việc, cho biết: Trong sự việc lần này, kiểm tra có người mạo anh hộ chiếu đăng ký lên máy bay này, vùng trời mất liên lạc thuộc khu vực quản lý ... Người chịu trách nhiệm rất nhiều, tất cả tình hình cho thấy rất nhiều nước đều bị cuốn theo, được cộng đồng quốc tế quan tâm rộng rãi. Báo Anh dự đoán tuyến đường chuyển hướng của máy bay chở khách Malaysia mất tích Bài viết tỏ ra nghi ngờ thái độ và hành động tìm kiếm cứu nạn của các nước, cho rằng: Trong quá trình xử lý sự kiện này, rất khó nói nước nào là "phớt lờ". Chẳng hạn, dân mạng (Trung Quốc) phê phán rất gay gắt đối với Malaysia, cho rằng Malaysia "phớt lờ". Nhưng bài viết cho rằng, thực ra, Malaysia cũng hết sức cố gắng. Trung Quốc cũng như vậy, Mỹ cùng điều động không ít lực lượng, đều đang tích cực triển khai chiến dịch tìm kiếm cứu nạn. Bài viết khẳng định: Ai có thể tìm thấy trước tiên địa điểm xảy ra sự cố thực sự của máy bay, từ đó phát hiện nguyên nhân của sự cố, họ sẽ đạt “điều kiện rất có lợi” trong dư luận quốc tế. Vì vậy, các nước có liên quan là rất nhiều, lực lượng điều động rất lớn. Chê Mỹ ba hoa, chích choè Bài viết chê Mỹ cho rằng: Mỹ là nước mạnh nhất thế giới, người Mỹ "ba hoa chích chòe", khoe khoang về trình độ khoa học công nghệ của họ: vệ tinh trên vũ trụ của họ mỗi ngày tiến hành quét qua Trái đất mấy chục lần, biết tất cả mọi dấu hiệu trên mặt đất, tuyên bố ai xây căn cứ phóng tên lửa ở đâu, xây dựng sân bay ở chỗ nào đều không giấu được, khoe vệ tinh quân sự của Mỹ có thể soi được cả biển số xe trên Trái đất... Bài viết cho rằng, sự việc lần này làm người ta nhìn thấy hạn chế của khoa học công nghệ, sau khi máy bay Boeing 777 lớn như vậy mất liên lạc, các nước đã điều động nhiền lực lượng trong đó có vệ tinh, máy bay, tàu thuyền, nhưng đến nay vẫn không tìm thấy. Hạm đội Hải Nam, Hải quân Trung Quốc điều tàu đổ bộ cỡ lớn Tỉnh Cương Sơn, Type 071 đến vùng biển liên quan tìm kiếm máy bay mất tích Mặc dù khoa học công nghệ phát triển đến hôm nay, nhưng con người nhận thức tự nhiên, nắm bắt tự nhiên vẫn có hạn; hoàn toàn không phải là khoa học công nghệ phát triển đạt trình độ như hôm nay, thì tất cả đều có thể nắm trong lòng bàn tay. Theo bài viết, Trung Quốc điều động hết lực lượng tốt nhất hiện có để tìm kiếm cứu nạn, điều động vài vệ tinh, điều động các lực lượng như hải quân, ngư chính, hải giám – triển khai lực lượng như vậy cũng là một sự “rèn luyện” và “nâng cao” rất lớn. Hiện nay, không ai dám bảo đảm rằng có tìm được máy bay chở khách mất tích trong thời gian tới hay không, nhưng tất cả đều hết sức cố gắng. Xây dựng “căn cứ trung chuyển” ở Biển Đông Chiến dịch tìm kiếm cứu nạn của Quân đội Trung Quốc đã được "ca ngợi", nhưng đồng thời cũng có những tiếng nói khác biệt, chẳng hạn, so sánh tàu chiến, máy bay của các nước như Mỹ, Malaysia, Việt Nam đã triển khai giai đoạn đầu ở vùng biển có liên quan, một số dân mạng (Trung Quốc) cho rằng, Quân đội Trung Quốc đã "đến muộn", thậm chí có người hỏi: "Tại sao Quân đội Trung Quốc hành động chậm chạp?". Đối với vấn đề này, Kim Nhất Nam cho rằng, Quân đội Trung Quốc đến chậm là có nguyên nhân, nhưng câu hỏi của dân mạng kia không phải không có lý, chỉ về việc gọi là "bảo vệ an ninh vùng trời, vùng biển quốc tế và an ninh tuyến đường hàng hải" trên Biển Đông (trái phép theo tuyên bố lưỡi bò), "Trung Quốc xây dựng các căn cứ trung chuyển trên Biển Đông như cảng, sân bay cũng rất cần thiết". Ngày 12 tháng 3, Không quân Trung Quốc tìm kiếm máy bay mất tích Quân Mỹ có căn cứ Changi ở Singapore, có thể triển khai tàu sân bay, tàu chiến của Mỹ cách vùng biển máy bay chở khách mất liên lạc rất gần. Malaysia và Việt Nam càng không cần phải nói, đều ở lân cận, các bên điều động lực lượng đều rất nhanh chóng. Từ Trung Quốc đến đó cần vượt qua toàn bộ Biển Đông, khoảng cách rất xa, tàu chiến Trung Quốc thường phải “đi vài ngày” mới có thể đến vùng biển mất liên lạc. Trong khi đó, căn cứ quân sự của Mỹ ở gần đó, họ phản ứng rất nhanh, có thể đến trước. . Theo Kim Nhất Nam, việc tìm kiếm cứu nạn lần này đem lại một "bài học" cho Trung Quốc. "Trung Quốc cần phải có sân bay hoặc bến cảng ở Biển Đông mới có thể hoàn thành bảo vệ tuyến đường hàng hải Biển Đông, hoàn thành tìm kiếm cứu nạn máy bay mất tích ở vùng biển này". Theo bài viết, việc đến trước mặt mới điều động từ đất liền, bất kể từ cảng Trạm Giang hay cảng Du Lâm, Hải Nam điều đi, hoặc từ Hải Khẩu điều đi thì đều phải mất 3 - 5 ngày mới có thể đến khu vực đó. Tháng 3 năm 2013, biên đội tàu chiến Hạm đội Nam Hải tập trận trái phép ở vùng biển Trường Sa - quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam. Có thể tưởng tượng, nếu máy bay Trung Quốc cất cánh từ đất liên đến khu vực đó tìm kiếm cứu nạn, đợi đến đó thì xăng dầu đã tan đi rất nhiều, thời gian ở lại trên không đã rất có hạn. "Nếu Trung Quốc có "căn cứ trung chuyển" như cảng, sân bay trên Biển Đông, phản ứng sẽ nhanh hơn nhiều. Nhìn vào điểm này, không cần nói đến bao vệ "chủ quyền quốc gia", chỉ để bảo vệ vùng trời, vùng biển quốc tế và tuyến đường hàng hải Biển Đông, Trung Quốc cũng cần thiết phải thực hiện hiện diện hiệu quả ở Biển Đông, đây là một yêu cầu đặt ra đối với Trung Quốc - khi làm "một nước lớn có trách nhiệm"." - Truyền thông của Bắc Kinh dẫn lời chuyên gia tuyên truyền. Tuy nhiên, trên thực tế, đảo Hải Nam là cực nam của Trung Quốc, Trung Quốc chỉ chủ trương “đường lưỡi bò” bất hợp pháp trên Biển Đông, vậy Trung Quốc sẽ xây dựng các “căn cứ trung chuyển” (cảng, sân bay) ở đâu? Sẽ xây dựng bất hợp pháp ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam? Khi Trung Quốc gặp bất cứ tai nạn (như máy bay) ở đâu, Trung Quốc sẽ xây dựng căn cứ quân sự ở đó? Những tuyên truyền, quan điểm của “học giả” Đại học Quốc phòng Trung Quốc có ý đồ rất rõ ràng – muốn kiểm soát Biển Đông, thực hiện tham vọng “đường lưỡi bò” bất hợp pháp và… không khả thi! Điều này cần hết sức cảnh giác. Tàu đổ bộ cỡ lớn Tỉnh Cương Sơn xâm nhập vùng biển nghi máy bay Malaysia mất tích =================Leo mựa! Vô lý đùng đùng! Vậy máy bay có chở người Tring Quốc rơi ở New York thì Trung Quốc xây căn cứ trung chuyển ở đảo có tượng Nữ thần Tự Do chắc! Láo! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 3, 2014 “Thượng phương bảo kiếm” của cải cách TRẦN HOÀNG Thứ Năm, 13/3/2014, 12:50 (GMT+7) (TBKTSG) - Đẩy mạnh pháp trị, tăng chi tiêu quốc phòng, chống tham nhũng triệt để..., thanh gươm nào sẽ là “thượng phương bảo kiếm” cho công cuộc cải cách của thê đội năm do ông Tập Cận Bình cầm lái, với tư cách vừa là kiến trúc sư, vừa là nhà thầu xây dựng? Thủ tướng Lý Khắc Cường phát biểu trong phiên khai mạc.. Ảnh Reuters Quỹ đạo pháp trị Để chuẩn bị cho kỳ họp Quốc hội lần này, ông Tập đã chủ trì cuộc họp của Ủy ban Cải cách, nhấn mạnh mọi vấn đề quan trọng liên quan đến cải cách đều phải có căn cứ pháp luật, đều phải coi trọng việc vận dụng tư duy và phương thức pháp trị, đảm bảo thúc đẩy cải cách trong quỹ đạo pháp trị. Thực tế cho thấy trở lực của công cuộc cải cách hiện nay là nếu tiếp tục “dò đá qua sông” như thời ông Đặng thì các tập đoàn nhà nước vốn đã giành được nhiều lợi ích sẽ “dìm chết” cải cách giữa sông. Vì thế phải nhấn mạnh pháp trị, phải tiến hành xây dựng các quy định pháp luật trước để công cuộc cải cách có được “thượng phương bảo kiếm”. Từ khi lên nắm quyền, ông Tập nhiều lần khẳng định điều này, yêu cầu lấy Hiến pháp làm nền tảng dẫn đường, kiên trì trị quốc theo pháp luật. Đả cả “hổ” lẫn “ruồi” Vấn đề nổi bật khác trong kỳ họp lần này là chống tham nhũng đi đôi với tiết kiệm. Trung Quốc từng có nhiều đợt chống tham nhũng nhưng “sớm nở tối tàn”. Tuy nhiên, chiến dịch chống tham nhũng lần này mạnh mẽ và quyết liệt hơn. Cho đến nay, Trung Quốc vẫn chưa hề thông tin chính thức về vụ việc của nguyên Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật trung ương Chu Vĩnh Khang. Tuy nhiên, mới đây, mạng “Trung Quốc liêm chính” (www.lianzheng.org), tờ báo chuyên về chống tham nhũng đã bất ngờ đăng tin: “Trung ương ban hành Thông báo về việc Chu Vĩnh Khang vi phạm kỷ cương nghiêm trọng”. Bài báo sau đó bị gỡ nhưng đây là dấu hiệu mới cho thấy, vụ Chu Vĩnh Khang sắp đến hồi kết, có thể sẽ được thông báo công khai sau khi bế mạc kỳ họp Quốc hội khóa XII này. =====================Bài viết này mô tả cụ thể hơn bài Lão Gàn mới post ở trên. Do đó có thể phân tích sâu hơn. Đúng bài, hoàn toàn nhất trí về mặt...lý thuyết. Nhưng Lão Gàn vẫn phán là "Khó lém!", cũng rất có "cơ sở khoa học". Chính bởi tính lý thuyết của Pháp trị, mà từ lý thuyết đến thực hành là một khoảng cách cực lớn. Nhất là ứng dụng trong hoàn cảnh "Âm thịnh, Dương suy" hiện nay. Dạy con từ thưở còn thơ. Dạy vợ từ thưở bơ vơ mới về. Các cụ Việt Nho đã bảo như thế, ý muốn nói rằng: Mọi việc phải lường trước. Để quá đà rồi thì hỏng. Hãy chờ xem. Ngày xưa, tể tướng Quản Trọng nghe tin một cường hào ở biên giới nước Tề, cưỡng đoạt một con bê mới mua về của một nhà dân nghèo với cớ: "Nhà mày không nuôi bò sao có bê? Nhà tao nuôi bò, nên con bê này của tao!". Ông ta lập tức nhận lỗi của mình và tiến hành cải cách, khiến nước Tề trở thành bá chủ Trung Nguyên. Còn nay tại đất nước quý vị, tham nhũng đã không còn chỉ ở vùng sâu, vùng xa, mà ở ngay nơi kinh đô. "Nước đến chân mới nhẩy" thì phải có cao thủ. Đất nước quý vị không phải chủ nhân của Lý học Đông phương. Nên khó lém! Miễn điều tra cựu Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương vì bị ung thư Hồng Thủy17/03/14 07:20 (GDVN) - Từ Tài Hậu bị ung thư bàng quang, một rủi ro tương đương với "án tử hình" nên Tập Cận Bình đã quyết định không trừng phạt ông Hậu, 70 tuổi và từng có quyền lực Từ Tài Hậu, Thượng tướng, cựu Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc. Bưu điện Hoa Nam ngày 17/3 đưa tin, Trung Quốc đã ngưng điều tra cáo buộc tham nhũng đối với Từ Tài Hậu, Thượng tướng, cựu Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương nghỉ hưu từ đầu năm ngoái vì ông đang bị ung thư giai đoạn cuối. Nguồn tin là 1 Đại tá trong quân đội Trung Quốc nói với Bưu điện Hoa Nam, Từ Tài Hậu bị ung thư bàng quang, một rủi ro tương đương với "án tử hình" nên Tập Cận Bình đã quyết định không trừng phạt ông Hậu, 70 tuổi và từng có quyền lực rất lớn trong Quân ủy trung ương thời Hồ Cẩm Đào. Cuộc điều tra nhằm vào Từ Tài Hậu trước đó là 1 phần của hoạt động điều tra mở rộng cấp dưới của ông, Trung tướng Cốc Tuấn Sơn, cựu Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần quân đội. Ông Sơn đã bị bắt và bí mật giam giữ hành chính từ đầu 2012. Từ Tài Hậu trở thành Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương từ năm 2004 và giữ ghế này cho đến khi nghỉ hưu vào đầu năm ngoái. Ông Tập Cận Bình ngoài chức vụ Tổng bí thư và Chủ tịch nước còn là Chủ tịch Quân ủy trung ương. Từ Tài Hậu và Bạc Hy Lai, cựu Bí thư Trùng Khánh trong một phiên họp. Vị Đại tá này bày tỏ thất vọng vì Từ Tài Hậu đã không bị trừng phạt. "Khi Từ Tài Hậu bị điều tra, nhiều cán bộ trung cấp như tôi đã rất hài lòng. Chúng tôi tin rằng ở thời điểm đó ông Hậu sẽ là con hổ lớn nhất có thể bị bắt trong chiến dịch chống tham nhũng lớn. Chúng tôi rất thất vọng vì Từ Tài Hậu được miễn truy tố chỉ vì bệnh tật." "Từ quan điểm của chúng tôi, chúng tôi không biết tại sao ông Tập Cận Bình không sử dụng các cơ hội để trừng phạt Từ Tài Hậu, đáp ứng mong mỏi của quân đội và người dân. Nếu Từ Tài Hậu bị trừng phạt, nó sẽ giúp quân đội Trung Quốc xây dựng lại hình ảnh của mình", viên Đại tá cho biết. Các nguồn tin khác từ Học viện Khoa học quân sự Trung Quốc xác nhận rằng Từ Tài Hậu bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư bàng quang và ông ta sẽ không phải lo lắng về bất kỳ hoạt động điều tra bổ sung nào nữa. ===================== Bởi zdậy! Khó lém. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 3, 2014 Miễn điều tra cựu Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương vì bị ung thư Hồng Thủy 17/03/14 07:20 (GDVN) - Từ Tài Hậu bị ung thư bàng quang, một rủi ro tương đương với "án tử hình" nên Tập Cận Bình đã quyết định không trừng phạt ông Hậu, 70 tuổi và từng có quyền lực Bưu điện Hoa Nam ngày 17/3 đưa tin, Trung Quốc đã ngưng điều tra cáo buộc tham nhũng đối với Từ Tài Hậu, Thượng tướng, cựu Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương nghỉ hưu từ đầu năm ngoái vì ông đang bị ung thư giai đoạn cuối. Cái zdấn đề không phải điều tra con người vị tướng đang ung thư này. Mà là điều tra những sự kiện bị coi là đối tượng phải "pháp trị" của ông này. Ngưng?!Bởi vậy! Khó lém! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 3, 2014 Cuộc đua vũ khí bội siêu thanh 18/03/2014 09:15 Nhiều nước đang nỗ lực chạy đua phát triển vũ khí tấn công chớp nhoáng trên toàn cầu với tốc độ lên tới gấp 10 lần vận tốc âm thanh. WU-14 của Trung Quốc (trái) có nguyên lý tương tự HTV-2 của Mỹ - Ảnh: CCTV/Darpa Mới đây, Trung Quốc chính thức ghi tên vào cuộc đua trang bị vũ khí bội siêu thanh (gấp 5 lần vận tốc âm thanh trở lên) sau khi Bộ Quốc phòng Trung Quốc xác nhận đã tiến hành thử nghiệm thiết bị HGV được tạm đặt tên là WU-14. “Cuộc thử nghiệm được tiến hành hợp pháp trên lãnh thổ Trung Quốc nhằm phục vụ nghiên cứu khoa học và không nhằm vào quốc gia hay mục tiêu cụ thể nào”, tờ China Daily dẫn tuyên bố của Bộ Quốc phòng Trung Quốc viết. Lầu Năm Góc cũng xác nhận Mỹ đã biết và theo dõi sát thông tin về cuộc thử nghiệm nói trên. Cả Bắc Kinh lẫn Washington đều không tiết lộ thêm chi tiết nhưng trang tin Sina Military Network dẫn một số nguồn giấu tên cho hay WU-14 đạt tốc độ tối đa Mach 10 (gấp 10 lần vận tốc âm thanh, tức khoảng 12.359 km/giờ). Thiết bị này được một tên lửa liên lục địa đưa lên độ cao nhất định rồi tách ra tự lao đến mục tiêu. Tuy Trung Quốc khẳng định “không nhằm vào quốc gia hay mục tiêu cụ thể nào” nhưng Đài CCTV dẫn lời chuyên gia quân sự Trần Hổ nói thẳng là khi được hoàn thiện WU-14 có thể dùng để “tấn công tàu sân bay Mỹ trên toàn cầu”. Một số nhà phân tích khác thì nói cuộc thử nghiệm là nhằm tìm kiếm khả năng xuyên thủng hệ thống lá chắn tên lửa của Mỹ. Trong khi đó, giới chức Mỹ tỏ ra muốn giảm nhẹ ý nghĩa của WU-14. Tạp chí Aviationweek dẫn lời người đứng đầu Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Samuel Locklear tuyên bố cuộc thử nghiệm của Trung Quốc cũng chỉ là một trong rất nhiều thứ cần xem xét về các viễn cảnh quân sự tại châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới. Mặt khác, Mỹ vẫn đang dẫn đầu về công nghệ bội siêu thanh với các thành tựu vượt trội. Theo trang Global Security, nước này đã xây dựng chương trình Tấn công chớp nhoáng toàn cầu (PGS) gồm nhiều thiết bị bội siêu thanh khác nhau đang được thử nghiệm. Nổi bật trong số này có vũ khí siêu thanh tiên tiến (AHW) đủ sức vượt 6.000 km chỉ trong 35 phút. Không chỉ nhanh, AHW còn cực kỳ chính xác khi độ chênh lệch so với mục tiêu không quá 10 m và sẽ được phát triển thành nhiều dạng tấn công khác nhau. Theo trang Gizmodo.com, AHW có thể là tên lửa hay đầu đạn đánh phá trực tiếp, mang theo các vũ khí khác để triển khai tấn công khi tiếp cận mục tiêu hoặc trở thành vũ khí đánh chặn cực nhanh cũng như có khả năng do thám. Song song đó là nhiều dự án khác đang được thử nghiệm như thiết bị phóng từ máy bay X-51 WaveRider, tốc độ Mach 6 và có thể còn được nâng lên, hay tàu X-37B đã được đặt trên quỹ đạo cận trái đất từ tháng 12.2012. Ngoài Mỹ và Trung Quốc, Nga cũng được cho là đang nỗ lực nghiên cứu vũ khí bội siêu thanh, tập trung vào tên lửa liên lục địa RS-26 Rubezh, được cho là có khả năng xuyên thủng bất cứ lá chắn nào, theo Đài RT. Tuy nhiên, thông tin được bảo mật rất kín kẽ nên bên ngoài không nắm được về tiến độ và kết quả các cuộc thử nghiệm. Những máy bay có người lái nhanh nhất thế giới Những chiến đấu cơ có người lái hiện đại nhất của Mỹ hiện nay là F-22 và F-35 có vận tốc lần lượt là Mach 1,82 và Mach 1,6. Theo trang tin LiveScience, trong quá khứ đã từng xuất hiện nhiều loại máy bay quân sự có tốc độ gấp nhiều lần so với vận tốc âm thanh. Tuy nhiên, vận tốc quá nhanh lại có thể dẫn đến nhiều khiếm khuyết như không thể mang nhiều vũ khí, phi công khó điều khiển, không phù hợp về chiến lược... nên hiện nay, các máy bay này đã dần lui vào dĩ vãng. Giữ kỷ lục về máy bay có người lái nhanh nhất từ trước đến nay là chiếc X-15 do NASA và không quân Mỹ phối hợp phát triển trong thập niên 1960. Sử dụng tên lửa đẩy, X-15 đạt được tốc độ nhanh nhất là Mach 6,72 (nhanh gấp 6,72 lần vận tốc âm thanh, tức 8.299,2 km/giờ). Dù không còn hoạt động từ năm 1970 nhưng đây được xem là cơ sở cho các bước phát triển vũ khí siêu thanh sau này của Mỹ. Trong chiến tranh lạnh, Mỹ còn có SR-71 Blackbird, máy bay trinh sát tân tiến có thể tăng tốc lên Mach 3,3 (hơn 4.075,5 km/giờ) được không quân sử dụng cho đến năm 1998. Không chịu thua kém, Liên Xô trình làng chiếc MiG-25 Foxbat chuyên đánh chặn máy bay địch ở tốc độ siêu âm và thu thập dữ liệu trinh sát. MiG-25 Foxbat có thể đạt tốc độ tối đa là Mach 3,2 (3.952 km/giờ) và hiện vẫn được dùng với số lượng hạn chế trong không quân Nga. Danh Toại Thụy Miên Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 3, 2014 Tướng Trung Quốc: Phải giành được biển Đông 05/08/2013 12:30 (TNO) Theo tờ Kinh Hoa Thời báo hôm 4.8, Ban Tuyên truyền Thành ủy Bắc Kinh mới đây đã tổ chức hoạt động tuyên truyền “Giấc mơ Trung Quốc - các nhà lý luận xuống cơ sở” để gieo rắc tư tưởng về cái gọi là chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông và biển Hoa Đông. Một tàu hải giám Trung Quốc - Ảnh: AFP Các gương mặt tham gia đợt tuyên truyền như thiếu tướng Khương Hán Bân, giáo sư đại học Quốc phòng Trung Quốc, và đại tá Âu Kiến Bình, giám đốc Sở nghiên cứu xây dựng quân đội, đã giải thích cho các binh sĩ về giấc mơ Trung Quốc và giấc mơ xây dựng một quân đội hùng mạnh. Ông Khương Hán Bân đã tuyên bố thế giới chỉ “phục kẻ mạnh chứ không phục kẻ yếu”, theo Kinh Hoa Thời báo. Theo ông này, việc Trung Quốc tranh giành quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và biển Đông là tất nhiên và không thể nhượng bộ. Nhấn mạnh vị trí chiến lược quan trọng của biển Đông, ông Khương kêu ca rằng Trung Quốc chỉ kiểm soát có 9 đảo ở quần đảo Trường Sa trong khi Việt Nam chiếm đến 29 đảo. Đây rõ ràng là luận điệu hết sức phi lý và nực cười của viên tướng Trung Quốc về quần đảo Trường Sa, vốn thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam, nhằm kích động các binh sĩ Trung Quốc. Trong khi đó, đại tá Âu Kiến Bình khoe khoang về công cuộc hiện đại hóa quân đội Trung Quốc, nói rằng một số đơn vị của quân đội hiện xếp hàng đầu thế giới nhờ vào nỗ lực mua sắm vũ khí, khí tài trong những năm gần đây. Sơn Duân Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 3, 2014 LÃO SAY BÀN Như trước đây Lão say đã nói về việc TQ có thể "tát nước theo mưa " vụ máy bay mất tích của Malaixia để lập cái gọi là "trạm trung chuyển cứu hộ " hoặc là 1 cái a,b,c x,y,z nào đó hòng che đậy âm mưu thôn tính biển Đông (Việt Nam). Vậy có ai đã từng nghĩ 1 tình huống là máy bay mất tích có thể là 1 kịch bản vạch sẵn của 1 quốc gia nào đó Máy bay sau khi tắt hết mọi tín hiệu và hạ cánh an toàn ở một nơi nào đó. Tất cả mọi người an toàn và bị quản thúc ở 1 nơi nào đó. Cốt lõi là phục vụ chính trị cho 1 quốc gia. - Câuhỏi nữa đặt ra : Tại sao Malaixia bưng bít thông tin để cho 12 nước thi nhau quần thảo đến nát Biển Đông rồi 1 ngày khác đùng đùng tuyên bố máy bay đã quay về eo biển Malaca , (Phải chăng có mục đích gì đó ở đây ??) rồi Ấn Độ dương. Nếu như là do một sự áp đặt chủ quan của một quốc gia nào đó để đạt mội lợi ích cho quốc gia đó thì chắc chắn việc này đâu khó . Và khi nào thì âm mưu của họ sẽ lộ rõ chúng ta hãy chờ đến tháng 5 việt lịch (theo ngu ý lão say). Vấn đề là thời gian này đang chờ động thái và phản ứng của các bên liên quan nữa mà thôi Share this post Link to post Share on other sites