Túy Lão

Chiến Lược Và Sự Kiện Châu Á Thái Bình Dương

3.627 bài viết trong chủ đề này

Myanmar sẽ "đau đầu" vì tranh chấp Biển Đông trong năm 2014

Chủ nhật 14/07/2013 07:31

(GDVN) - Nyunt Maung Shein cũng nói thêm, Trung Quốc không dám đối mặt với tranh chấp tại tòa án quốc tế vì nó không có bằng chứng nào vững chắc cho yêu sách chủ quyền (vô lý và phi pháp) với khoảng 85% diện tích Biển Đông.

Posted Image

Cựu Đại sứ Myanmar tại Liên Hợp Quốc Nyun Maung Shein

Mặc dù không phải quốc gia có tuyên bố chủ quyền hay tranh chấp ở Biển Đông, trong năm 2014 Myanmar sẽ phải gánh vác trọng trách liên quan đến việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông với vai trò là Chủ tịch luân phiên ASEAN.

Myanmar sẽ buộc phải cân bằng giữa một bên là đồng minh thân cận Trung Quốc với một bên phải đối phó với các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông đang ngày càng trở nên phức tạp. 4 quốc gia thành viên ASEAN đang có tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông gồm Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei.

Vấn đề Biển Đông đã được đặt ra trong buổi ASEAN Talk Show được tổ chức tại Yangon ngày 12/7 do ASEAN phối hợp với Bộ Ngoại giao Myanmar và Quỹ Hanns Seidel của Đức đồng tổ chức.

Dư luận đang chờ đợi và quan tâm xem Chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2014 sẽ ứng xử như thế nào đối với vấn đề Biển Đông cũng như theo dõi chặt chẽ diễn biến tranh chấp.

Posted Image

ASIAN Talk Show tại Yangon, Myanmar hôm 12/7

Trong trạng thái tranh chấp giữa các thành viên khối ASEAN với nước láng giềng của Myanmar là Trung Quốc, Myanmar sẽ không dễ dàng giải quyết vấn đề, quốc gia giữ ghế Chủ tịch luân phiên ASEAN 2014 có thể sẽ gặp khó khăn trong vấn đề Biển Đông, Maung Shein Nyunt, Đại sứ Myanmar tại Liên Hợp Quốc đã nghỉ hưu cho biết.

Biển Đông là tuyến hàng hải thương mại trọng điểm của thế giới liên kết giữa các khu vực Trung Đông, Nam Thái Bình Dương, Đông Nam Á, Đông Bắc Á và thị trường Bắc Mỹ, đồng thời có nguồn tài nguyên phong phú với khoảng 17 tỉ thùng dầu.

Các nhà phân tích chiến lược cho rằng rất có thể xảy ra chiến tranh giữa các quốc gia châu Á tại khu vực này, vị Đại sứ Myanmar về hưu cho biết.

Ông Nyunt Maung Shein cũng nói thêm, Trung Quốc không dám đối mặt với tranh chấp tại tòa án quốc tế vì nó không có bằng chứng nào vững chắc cho yêu sách chủ quyền (vô lý và phi pháp) với khoảng 85% diện tích Biển Đông.

Posted Image

Học giả Moe Thuzar từ Singapore cho rằng Myanmar nên ủng hộ 4 thành viên ASEAN trong xử lý tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc

Nếu tranh chấp Biển Đông với 4 quốc gia ASEAN tiếp tục leo thang, Trung Quốc lo ngại rằng Mỹ sẽ can thiệp vào cuộc khủng hoảng này. Trung Quốc đã có quan hệ với ASEAN trong 10 năm qua và Bắc Kinh muốn có mối quan hệ tốt với ASEAN.

Trong vấn đề Biển Đông, Myanmar không nên lựa chọn cách dùng áp lực đối với một bên tranh chấp nào mà thay vào đó cần xây dựng lòng tin giữa các bên tranh chấp, Nyunt Maung Shein khuyến cáo.

Nhà nghiên cứu Moe Thuzar thuộc Trung tâm Nghiên cứu ASEAN thì cho rằng trong trường hợp tranh chấp Biển Đông Myanmar chỉ nên ủng hộ các quốc gia ASEAN.

Hồng Thủy (Nguồn: Eleven Myanmar)

===============================

Nếu phân loại các sự kiện chỉ riêng Biển Đông thì thấy vấn đề quả là "khuých tạp". Nhưng nếu đặt Biển Đông trong một tổng thể - một tập hợp - lớn hơn: "Sự hội nhập toàn cầu và một quyền lực chi phối thế giới" - thì đây là một sai lầm lớn nhất của Trung Quốc. Muốn vươn lên thành một siêu cường có ảnh hưởng đến thế giới, hoặc mần cái "bá chửi" thế giới ,mà chưa chi đã bị chúng chửiPosted Image.

Đúng là các cụ nhà ta nói chẳng sai:

* "Lẩy bẩy như Cao Biền dậy non": "Ẩn mình chờ thời" mà trồi ra sớm quá.

* "Ếch ngồi đáy giếng, coi trời bằng vung": Không có tầm nhìn tổng quát - hệ quả của câu trên.

* "Chưa đỗ ông nghè, đã đe hàng Tổng": Nhà giàu mới nổi lên đây, mà bày đặt làm phách. Trong khi bản chất còn chưa ổn định.

* "Đục nước, béo cò": Cò Hoa Kỳ Posted Image.

Còn nhiều nữa, ứng vào việc thấy cũng thú vị.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khó xử thật!Posted Image

==========

Cũng dễ thôi Sư phụ!

Trả lại toàn bộ Hoàng Sa, Trường Sa cho Việt Nam và long trọng công nhận Việt Sử 5000 năm Văn Hiến thì mọi việc đâu vào đấy.

Sư phụ nhỉ ! Posted Image

Danh chính, Ngôn thuận, Sự tất thành

Danh bất chính, Ngôn bất thuận, Sự bất thành.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

==========

Cũng dễ thôi Sư phụ!

Trả lại toàn bộ Hoàng Sa, Trường Sa cho Việt Nam và long trọng công nhận Việt Sử 5000 năm Văn Hiến thì mọi việc đâu vào đấy.

Sư phụ nhỉ ! Posted Image

Danh chính, Ngôn thuận, Sự tất thành

Danh bất chính, Ngôn bất thuận, Sự bất thành.

Về lý thuyết thì nó như vậy. Cũng như về lý thuyết thì Phật Adida nói: "Ai trước khi chết, câu cuối cùng niệm danh hiệu ta sẽ lên cõi Niết Bàn". Ngày tôi còn trẻ,kiến thức chưa nhiều, bèn vặn lại: "Vậy thì cứ ăn chơi xả láng, đến khi chết niệm 'Nam Mô A Di Đà Phật' là lên ngay cõi Niết Bàn khỏi phải tu?". Vị cư sĩ cười nói với tôi: "Nhưng với người nghiệp chướng trùng trùng. u mê vì chấp cả một cuộc đời. Liệu có thể niệm được câu đó trươc khi chết không?". Sau này tôi mới hiểu được điều đó.

Liên hệ với vân đề nêu trên - tôi có thể nói ngay rằng: Họ không đủ tầm để nhận thức được mối liên hệ giữa Việt sử 5000 năm văn hiến và tương lai của sự kiện. Họ cũng sẽ cho là trò vớ vẩn mà thôi.

"Canh bạc cuối cùng" giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc , đến bây giờ người ta mới nhận thức được và công khai nhắc đến - như bài báo dưới đây. Nhưng tôi đã nói đến điều này từ 2009 trong phòng nội bộ của diễn đàn và công bố công khai từ nhiều năm trước.

Quá hạn 23.Tháng Chạp Nhâm Thìn Việt lịch rồi. Gia hạn đến mùng 10. 3 Quý Tỵ Việt lịch - cũng qua lâu rồi. Rất khó cứu vãn. Hy vọng cuối cùng của tôi lúc này chỉ là "Canh bạc cuối cùng" không kết thúc bằng một cuộc chiến tranh. Bà Vanga có nói:

Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại. Nhưng còn lâu lắm. Chỉ đến khi dân tộcArxyri bị tiêu diệt".

Xin lưu ý là: Trong hai cuộc thế chiến khốc liệt của lịch sử văn minh nhân loại, chưa có một dân tộc nào bị tiêu diệt. Kể cả dân tộc Do Thái vốn là mục đích tận diệt của Đức Quốc xã.

PS: Chẳng phải ngẫu nhiên mà tôi gọi cuộc gặp giữa TT Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là cuộc gặp "Thượng đỉnh bình dân" và không quan tâm đến các vị ấy nói gì.

===========================

100 năm thế chiến và nỗi lo nụ cười Mỹ - Trung

Cập nhật lúc 15:30, 16/07/2013

(ĐVO) - Quan hệ Trung-Mỹ đang rất thân thiện, nhưng giới phân tích nhận định, đằng sau “nụ cười trước ống kính” ấy là sự chuẩn bị âm thầm cho tình huống xấu nhất.

Trung Quốc đi đêm với Taliban và ván cờ Tân Cương

Hệ quả nếu Nhật quốc hữu hóa thêm 400 đảo

Trung Quốc và Philipines: Phải chăng không còn gì để nói?

Mỹ-Trung: Nụ cười nghi kỵ?

Hoa Kỳ phản đối miệng, TQ làm thật ở Biển Đông

Trong thời gian gần đây, một động thái được dư luận quan tâm, Hải quân Mỹ đã dành rất nhiều nỗ lực để phát triển các loại mục tiêu bay tương tự để mô phỏng các tên lửa đối hạm siêu thanh của Trung Quốc. Giới quân sự Mỹ đang nhận ra rằng, hầu hết các đối thủ của họ trong tương lai gần (Trung Quốc, Triều Tiên hoặc Iran) đều có rất nhiều tên lửa cận âm của Trung Quốc. Và người Mỹ đang ráo riết chuẩn bị mọi thứ cho một cuộc chiến.

Việc phát triển loại mục tiêu bay này cho phép hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ được luyện tập và chắc chắn rằng có thể chặn đứng những nỗ lực tấn công chiến hạm của nước này từ đối thủ.

Hiện tại, Trung Quốc đang được trang bị những loại tên lửa chống hạm C-801, C-802, ngoài ra còn có loại tên lửa lợi hại 3M54 (Klub – do Nga sản xuất, trang bị trên tàu ngầm của Trung Quốc).

Posted Image

Tên lửa chống hạm C802A của Trung Quốc

Trong báo cáo thường niên dài 83 trang trình Quốc hội hồi tháng 5 vừa qua, Lầu Năm Góc cũng đã đề cập tới mối lo ngại về sự phát triển tên lửa đạn đạo chống tàu của Trung Quốc, DF-21D. Với tầm bắn từ 966-2.896 km, loại tên lửa này được Trung Quốc mệnh danh là "sát thủ diệt tàu sân bay".

Hiện có nhiều lo ngại rằng, Hải quân Mỹ chưa có hệ thống phòng thủ chống lại các tên lửa kiểu như Klub hoặc đã phát triển khả năng phòng thủ nhưng giấu kín.

Những động thái này cho thấy, Mỹ đang ráo riết chuẩn bị cho một cuộc chiến với đối thủ không công bố danh tính, nhưng “ai cũng biết đấy là ai”. Khác hẳn với những gì hai nước Trung – Mỹ đang thể hiện trước dư luận.

Ngày 12/7 tờ "Global Post" Canada đăng bài viết nhan đề "Mỹ và Trung Quốc mỉm cười trước ống kính nhưng đang chuẩn bị cho giao chiến".

Bài viết cho rằng, quan hệ Trung-Mỹ rất ít thân thiện như thế. Hai nước gần đây đồng ý áp dụng nhiều biện pháp giảm khí thải nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Theo tờ báo này, trong cuộc gặp gỡ Tập Cận Bình - Barack Obama vào tháng trước, hai bên cuối cùng đạt được nhất trí về vấn đề Triều Tiên... Đây là thời kỳ chung sống hòa bình. Mặc dù như vậy, tại sao quân đội hai nước đều đang chuẩn bị tình huống giao chiến với nhau?

Chuyên gia chính sách quân sự Amitay Etzioni viết trên báo Các vấn đề quốc tế Yale rằng: “Trên thực tế, chính trị và ngoại giao luôn đang diễn biến với các động thái trái ngược với nhau.”

Posted Image

Biên đội tàu sân bay Hạm đội 7, Hải quân Mỹ đồn trú tại Đông Á

Năm 2012, sau khi nhà lãnh đạo mới Trung Quốc lên cầm quyền đã nhanh chóng ra lệnh cho Quân đội tập trung vào "chiến đấu thực tế" và "đánh thắng chiến tranh". Ông Tập Cận Bình đã sử dụng lại một số tướng lĩnh và cố vấn quân sự Trung Quốc rất cứng rắn, những người này chủ trương đưa ra chiến lược quân sự, chuẩn bị đối đầu trực tiếp với Mỹ.

Đặc biệt là Đại tá Lưu Minh Phúc, sách của ông từng bị cấm do ông kêu gọi Trung-Mỹ cạnh tranh quân sự trực tiếp, nhưng đến nay sách này lại được nghiên cứu. Và bằng chứng cho thấy Trung Quốc tuy vùng vẫy, ngang ngược ở Biển Đông nhưng mọi động thái chuẩn bị chiến tranh đều dành cho người Mỹ.

Các học giả quân đội hiếu chiến của Trung Quốc đã nhiều lần nói rằng Đất nước cần chuẩn bị chiến tranh với một kẻ thù trong tương lai, còn những kẻ thù hiện tại không phải là đối thủ.

Nhà quân sự Amitay Etzioni cho rằng, việc Trung Quốc hợp tác với Mỹ trong nhiều lĩnh vực và làm ấm lên mối quan hệ song phương giữa hai cường quốc chỉ nhằm lừa mị dư luận. Khi Mỹ khẳng định trung lập trên Biển Đông, sự hòa hảo sẽ giúp Trung Quốc mang bộ mặt thân thiện trước dư luận. Và người Mỹ tới khi muốn gỡ bỏ thế trung lập để bảo vệ đồng minh sẽ vấp phải sự phản đối từ thế giới.

Nhưng người Mỹ không phải không chuẩn bị trước những điều này. Lầu Năm Góc hiện xây dựng chiến lược toàn cầu trên nền tảng "tác chiến hợp nhất trên biển-trên không". Dựa vào chiến lược này, nếu Biển Đông hoặc khu vực xung quanh xuất hiện mối đe dọa, quân Mỹ tiến hành tấn công trên bộ, trên không toàn diện đối với Trung Quốc.

Posted Image

Mỹ - Trung Quốc đang duy trì mối quan hệ "kiểu mới"

Thực tế cho thấy, Mỹ đã dồn quá nửa sức mạnh quân sự của mình về Châu Á – Thái Bình Dương và chưa có dấu hiệu dừng lại. Đồng thời, thị trường vũ khí của Mỹ cũng chuyển trọng tâm về khu vực này. Trung Quốc làm nóng khu vực. và người Mỹ cũng không vì thế mà từ chối hưởng lợi từ các hợp đồng vũ khí.

Thế giới đang đứng trước một cục diện hoang đường: Hai "siêu cường" chung sống hòa bình với nhau, song song là quân đội mỗi bên lại đang chuẩn bị chiến tranh toàn diện. Tình hình này còn nguy hiểm, phức tạp hơn thời kỳ Chiến tranh lạnh.

Năm 2014, thế giới sẽ kỷ niệm 100 năm nổ ra Chiến tranh thế giới thứ nhất (năm 1914), một lần nữa, sau cả một thế kỷ, thế giới lại đứng trước nguy cơ của một cuộc chiến khốc liệt hơn.

Minh Tú (Tổng hợp GDVN/Global Post)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sai lầm chiến lược của Trung Quốc khiến tôi có lần cứ tưởng họ bị cài gián điệp ở cấp hoạch định chiến lược, hoặc tham mưu chiến lược. Kết quả của sai lầm này đã được báo trước: Hoa Kỳ quay lại Châu Á Thái Bình dương.

Nhưng có điều người Trung Quốc đang bế tắc trong những quyết sách về cả ngoại giao lẫn nội trị.

Mọi hành vi của họ đều mang tính ứng phó chắp vá.

Các chuyến công du của ngài Tập Cận Bình vừa qua chỉ nhận được sự cam kết ủng hộ "hòa bình thế giới" nói chung.Posted Image

Tờ South China Morning Post:

Cải cách bị phản đối, Thủ tướng Trung Quốc đập bàn

16/07/2013 11:00

Thủ tướng Lý Khắc Cường đã rất tức giận khi kế hoạch biến Thượng Hải thành khu vực thương mại tự do bị phản đối quyết liệt.

Ngày 15.7, báo South China Morning Post (SCMP), nhật báo tiếng Anh lớn nhất Hồng Kông, đăng bài độc quyền loan tin ông Lý Khắc Cường đã phải quyết liệt ứng phó sự phản đối của các quan chức quản lý kinh tế - tài chính về kế hoạch phát triển khu thương mại tự do ở thành phố Thượng Hải.

Đập bàn giận dữ

Ba nguồn tin liên quan đến các cuộc họp của giới lãnh đạo cấp cao tiết lộ với SCMP rằng ông Lý đã mất bình tĩnh tại một cuộc thảo luận kín của Quốc vụ viện. Khi được báo cáo về sự phản đối liên tục đối với kế hoạch nói trên, ông đã đấm tay xuống bàn giận dữ và gằn giọng với những người có mặt. Những nguồn tin trên nhận định các bộ ngành ở Trung Quốc vẫn hay bất đồng về những chính sách mới nhưng hiếm khi xảy ra tình trạng các cơ quan hợp sức chống lại thủ tướng. Một nguồn tin nhận định: “Ông ấy (Thủ tướng Lý) đã phải tranh đấu nhiều cho kế hoạch này”.

Posted Image

Ông Lý Khắc Cường (chỉ tay) trong chuyến thăm Thượng Hải hồi tháng 3

- Ảnh: Hoàn Cầu thời báo

Theo SCMP, những bên công khai phản đối kế hoạch cải cách Thượng Hải có Ủy ban Quản lý chứng khoán Trung Quốc (CSRC) và Ủy ban Quản lý ngân hàng Trung Quốc (CBRC). Cụ thể, CSRC không ủng hộ ý tưởng cho phép các sàn giao dịch hàng hóa và nguyên liệu thô nước ngoài lập nhà kho phân phối tại khu thương mại tự do Thượng Hải. Trong biên bản phản hồi đề xuất của ông Lý, CSRC viết: “Hiện tại điều kiện chưa được chín muồi cho ý tưởng này và CSRC đề nghị rút nó ra khỏi đề xuất”. Đáp lại, Văn phòng Thủ tướng Lý phản pháo: “Việc thành lập kho phân phối hàng hóa ở khu thương mại tự do Thượng Hải có thể giúp cạnh tranh với những điểm phân phối trong khu vực như Singapore và Busan (Hàn Quốc). Kế hoạch này có thể giảm chi phí cho doanh nghiệp Trung Quốc và không tác động tới hệ thống giá cả, phân phối và thương mại hàng hóa nội địa cũng như không có tác hại nào tới sự ổn định của thị trường tài chính”.

Trong một trường hợp khác, ông Lý đề xuất cho phép tất cả ngân hàng nội địa, nếu đáp ứng được điều kiện về vốn và hoạt động trong khu thương mại tự do, được quyền cung cấp dịch vụ ngân hàng ở nước ngoài. Trong báo cáo phản hồi gửi tới Văn phòng Thủ tướng, CBRC nhấn mạnh “không đồng ý với việc xem đề nghị này là một biện pháp cởi mở tài chính”, theo SCMP. Một lần nữa, Thủ tướng Lý phản đối mạnh mẽ: “Khu thương mại tự do Thượng Hải là nơi thử nghiệm cho các ngân hàng thương mại tìm ra cách quản lý rủi ro. Mọi tác động xấu nếu có đều sẽ được kiểm soát chặt chẽ”.

“Đứa con của thủ tướng”

Có vẻ như ông Lý Khắc Cường đã phần nào đạt được mục tiêu khi vào ngày 3.7, Quốc vụ viện Trung Quốc thông qua kế hoạch phát triển khu thương mại tự do ở Thượng Hải nhưng mọi chi tiết về cách hoạt động vẫn chưa được công bố. Theo SCMP, những thông báo ban đầu cho thấy đây sẽ là khu thương mại tự do đầu tiên ở Trung Quốc với đường hướng hoạt động có vẻ khác biệt so với nền kinh tế định hướng của nước này. Các doanh nghiệp trong khu vực này sẽ có thể tự do xuất nhập khẩu hàng hóa mà không bị kiểm soát gắt gao cũng như được tạo điều kiện dễ dàng hơn trong việc chuyển đổi, giao dịch ngoại tệ.

Theo SCMP, Thủ tướng Lý Khắc Cường hăng hái đẩy nhanh kế hoạch trên sau chuyến thị sát Thượng Hải hồi cuối tháng 3. Ông yêu cầu giới chức Thượng Hải nộp đề xuất về những thay đổi chính sách có thể giúp thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Không lâu sau, hàng chục sáng kiến được trình lên và trong vòng 2 tháng, ông Lý đưa ra đề xuất ban đầu với 21 sáng kiến. Tuy nhiên, chi tiết không được công bố.

Một nguồn thạo tin nhận định: “Khu thương mại tự do Thượng Hải giống như đứa con của Thủ tướng Lý”. Đây được cho là một phần trong nỗ lực cải cách kinh tế của ông Lý trong bối cảnh sự phát triển trong 3 thập niên qua của Trung Quốc có nguy cơ bị đảo ngược. Thượng Hải sẽ trở thành nơi thử nghiệm cho những thay đổi chính sách lớn, đặc biệt trong giao dịch tự do quốc tế và cởi trói cho lãi suất nội địa. Bên cạnh đó, theo nguồn tin, mỗi một lãnh đạo Trung Quốc đều muốn có thành tựu lớn trong thời kỳ cầm quyền của mình và đối với họ “thể diện là rất quan trọng”. “Do đó, ông Lý sẽ không chấp nhận các phản đối và sẽ tìm kiếm thêm sức mạnh chính trị để củng cố kế hoạch của mình”.

Hồi chuông báo động

Một số chuyên gia cho rằng khu vực thương mại tự do Thượng Hải thuộc cột trụ thứ ba trong chiến lược kinh tế mới của Thủ tướng Lý Khắc Cường (được giới quan sát quốc tế gọi là Likonomics). Ba cột trụ này bao gồm không kích thích kinh tế, giảm nợ và cải cách cơ cấu. Likonomics được cho là nhằm “tháo ngòi nổ” cho quả bom tiềm tàng của nền kinh tế Trung Quốc, vốn đang tăng trưởng chậm lại và đối mặt nhiều rủi ro tài chính.

SCMP dẫn thông cáo từ Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc ngày 15.7 thông báo GDP quý 2 tăng 7,5% so với cùng kỳ năm ngoái và chỉ tăng 1,7% so với quý trước. Đây là quý thứ hai liên tiếp nước này tăng trưởng chậm.

Chưa hết, trang tin MNI hôm qua dẫn lời chuyên gia Hạ Bân thuộc Trung tâm nghiên cứu phát triển của Quốc vụ viện cảnh báo rằng “mọi con số tăng trưởng sẽ là vô nghĩa nếu chính phủ không mau chóng giải quyết bong bóng nợ khổng lồ mà nội tiền lãi đã lên tới 6.000 tỉ nhân dân tệ (hơn 977 tỉ USD - NV)/năm”. Hồi tháng 5, Ngân hàng Thụy Sĩ UBS ước tính tổng nợ quốc gia của Trung Quốc lên tới hơn 200% GDP, theo CNN.

Văn Khoa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đáng nhẽ ra, Lão Gàn đưa bài này vào "chém gió" ở topic "Lại bàn chuyện Kim Long đằng phi....", nhằm chứng tỏ những giá trị của hệ thống Lý học Việt với khả năng tiên tri. Mặc dù chỉ qua một sự kiện thể hiện rất mờ nhạt,là cặp câu đối hoành phi trên một chiếc tàu hải giám của Tàu.

http://diendan.lyhoc...-long-dang-phi/

Nhưng say xỉn thế nào lại quăng vào đây. Âu cũng là cái số. Nhưng chỉ qua bài viết này lại thấy rõ hơn tầm nhìn và khả năng của các học giả Tàu, cũng chỉ thuộc dạng "Ở trần đóng khố" với thứ tư duy thời "liên minh bộ lạc"...

Nhưng qua đó mới thấy rằng: Định mệnh không chỉ là kết quả tương tác từ bên ngoài, mà cả từ những giá trị và khả năng tư duy của chính con người, hoặc cộng đồng người. Những sai lầm vì dốt nát cũng chẳng khác gì bị xỏ mũi.

Ma đưa lối, quỷ đưa đường.

Cớ sao tìm lối đoạn trường mà đi.

============================

Báo TQ lo Mỹ - Nhật 'hợp tung liên hoành' bao vây

15:13 | 15/07/2013

TPO- Chuyên gia Trung Quốc cho rằng Mỹ đang 'bơm' thêm lòng dũng cảm cho mấy nước đồng minh của Mỹ, gây hấn ở khu vực xung quanh Trung Quốc, làm suy yếu sức mạnh của Trung Quốc...

Tờ Nam phương nhật báo của Trung Quốc vừa có bài nhận định về cuộc tranh chấp lãnh thổ trên biển, cho rằng: Tranh chấp lãnh thổ trên biển: Cảnh giác Mỹ bị Nhật Bản kéo xuống bùn lầy.

Posted Image

Nhật Bản và Philipines đang triển khai hợp tác trên các lĩnh vực bảo vệ các hòn đảo ở xa, lãnh hải và bảo vệ quyền và lợi ích trên biển. Đối với những hành động mà quân đội Philipines thực thi, quân đội Nhật Bản sẽ hợp tác hết mình. Philippines và Nhật Bản sẽ tăng cường giao lưu trong lĩnh vực tình báo và kỹ thuật quân sự, tăng cường sự hợp tác chiến lược quân sự giữa hai nước. Philippines cho phép Lực lượng tự vệ trên biển Nhật Bản sử dụng cảng khẩu của nước này… Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera đã sang thăm Philippines và có cuộc hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin đồng thời đạt được nhiều thỏa thuận hợp tác quan trọng.

Posted Image

Nhật đang nhanh chóng tăng cường sức mạnh quân sự thời gian gần đây. Ảnh: Dàn chiến hạm tối tân của Nhật diễu binh và thao diễn trên biển.

Mặc dù Itsunori Onodera cho biết, sự hợp tác giữa Nhật Bản và Philippines không nhằm vào bất cứ quốc gia này, nhưng gần như ai cũng biết, Tokyo và Manila đang tăng cường hợp tác quân sự để chĩa mũi nhọn vào Trung Quốc. “Nhật Bản đang xây dựng một khung chiến lược lấy Mỹ làm hậu thuẫn, liên kết với Philippines hòng chiếm lấy ưu thế chiến lược trên vấn đề tranh chấp biển Đảo ở biển Hoa Đông giữa Trung Quốc và Nhật Bản”. Ông Lưu Giang Dũng – chuyên gia các vấn đền Nhật Bản của Trung Quốc cho rằng Nhật Bản ngày càng trở thành nhân tố bất xác định trong vấn đề an ninh của khu vực Đông Á.

“Hợp tung, liên hoành ” bao vây

Nhìn một cách tổng thể chính sách ngoại giao của thủ tướng Shinzo Abe, tăng cường hợp tác quân sự với Philippines chỉ là một khâu trong chính sách bao vây Trung Quốc của Tokyo. Trong thời kỳ làm Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản, ông Aso Taro đã từng đề ra chính sách ngoại giao lấy giá trị quan làm nền tảng, tức cùng các quốc gia tư bản tự do, dân chủ thiết lập “vòng cung tự do và phồn vinh”, bao vây, cô lập Trung Quốc. Hiện tại có dấu hiện cho thấy, ông Shinzo Abe có ý định tiếp tục chính sách này.

Phương tâm “vòng cung tự do và phồn vinh” được cựu ngoại trưởng Nhật Bản Aso Taro đưa ra vào năm 2006. Ông Aso Taro nêu rõ phương châm cần liên kết các quốc gia dân chủ mới nổi ở vòng ngoài đại lục Âu - Á để triển khai chiến lược ngoại giao.

Theo phương châm này, Nhật Bản – quốc gia nằm ở vòng ngoài đại lục Âu Á cần bắt tay với các nước, trước hết lấy Đông Bắc Á làm điểm khởi đầu, sau đó là các nước Đông Nam Á, bao gồm 3 nước “CLV” – Campuchia, Lào và Việt Nam. Tiếp đó là Ấn Độ, Afghanistan và “các nước Trung Á – nguồn cung cấp tài nguyên quan trọng của thế giới”, bao gồm Qazaqstan, Uzbekistan, Kyrgyzstan, Turkmenistan, Tajikistan, ngoài ra còn nhóm các nước được gọi là “GUAM”: Georgia, Ukraina, Azərbaycan, Moldova. Tiếp theo đó là Lithuania, Romania và 4 nước Trung Âu gồm Séc, Hungary, Ba Lan, Slovernia. “Để gốc rễ dân chủ ăn sâu vào các quốc gia nằm ở vòng ngoài đại lục Âu Á và duy trì sự ổn định trong , Nhật Bản muốn thông qua nhiều sự viện trợ đa cấp độ để tăng cường mối quan hệ với họ và phát triển mối quan hệ hợp tác với các nước châu Âu, Mỹ và NATO.

Posted Image

Nhật đang tăng cường quan hệ quốc phòng với hàng loạt quốc gia để đối phó với mối đe dọa từ Trung Quốc. Ảnh: Bộ trưởng Quốc phòng Úc Stephen Smith và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera (ảnh, bên phải) tái khẳng định tầm quan trọng của việc tuân thủ luật biển quốc tế về tranh chấp chủ quyền biển, đảo

Và chính sách “ngoại giao giá trị quan” mà thủ tướng Shinzo Abe áp dụng kể từ khi lên nắm quyền cũng phù hợp với chiến lược “vòng cung tự do và phồn vinh”. Vị thủ tướng này sau khi lên nắm quyền đã sang thăm 10 quốc gia bao gồm Mỹ, Nga, một số nước châu Á và Trung Đông, ngoài ra còn tổ chức hội đàm lãnh đạo cấp cao ở Tokyo và Ấn Độ để cực lực tuyên truyền cho chính sách “ngoại giao giá trị quan”.

Ông Lữ Diệu Đông – chuyên gia Viện nghiên cứu Nhật Bản của Trung Quốc cho biết, Đông Á được các chính khách Nhật Bản coi là chiến trường chủ đạo của “ngoại giao giá trị quan”. Tại Đông Bắc Á, ông Shinzo Abe cửa đặc phái viên sang Hàn Quốc, dùng cái gọi là “giá trị quan chung” để lôi kéo Hàn Quốc. Tại Đông Nam Á, trên cương vị phó thủ tướng, ông Aso Taro đã có chuyến công du sang Myanma – quốc gia đang ở trong quá trình “cải cách dân chủ”, tuyên bố miễn giảm khoản nợ khổng lồ; Ông Shinzo Abe còn lựa chọn các nước Đông Nam Á như Indonesia, Thái Lan để sang thăm và phát biểu “5 nguyên tắc ngoại giao Đông Nam Á”, tuyên truyền chiến lược “ngoại giao giá trị quan” cho mình; Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản sang thăm Philippines, đặc biệt coi trọng mối quan hệ hợp tác quân sự với quốc gia này.

Posted Image

Ngoài ra, Nhật Bản còn mong muốn kết hợp với cái gọi là các quốc gia dân chủ có giá trị quan chung để hình thành nên liên minh đối tác hải dương mang tính toàn cầu và lấy đó để đối phó với các hoạt động “bảo vệ quyền lãnh thổ chính đáng” của Trung Quốc trong vấn đề Điếu Ngư/Senkaku.

“Thực ra, sở dĩ Nhật Bản liên tiếp gây ầm ĩ trong vấn đề Điếu Ngư/Senkaku là do bắt nguồn từ sự thay đổi của tình hình trong và ngoài Nhật Bản” - Lưu Danh Dũng nhận định. Thứ nhất, do chịu sức ép của trong và ngoài nước, các nhà lãnh đạo Nhật Bản sẽ cảm thấy vô cùng khó khăn nếu vẫn đi viếng đền Yasukuni như cựu thủ tướng Koizumi Junichiro, điều này dẫn đến sự bất mãn của các thế lực cánh hữu Nhật Bản. Trước tình hình này, họ đã coi đảo Điếu Ngư/Senkaku là một chủ đề mới, cổ súy tinh thần chống lại Trung Quốc trong dân chúng Nhật Bản, lấy đó mở rộng sự tồn tại của mình nhằm ảnh hưởng đến chính sách của chính phủ Nhật Bản.

Thứ hai, vài năm trở lại đây, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng mạnh, kinh tế Nhật Bản tiếp tục trên đà suy yếu, điều này khiến người Nhật Bản cảm thấy “rất không thoải mái”, một số phần tử cánh hữu lấy đó để thổi lên cái gọi là “mối đe dọa từ phái Trung Quốc”, gia tăng ngân sách chi cho quốc phòng. Thứ ba, do mấy năm trở lại đây nghị trường Nhật Bản không ổn định, thủ tướng thay đổi liên miên, cánh hữu Nhật Bản lợi dụng sự tiện lợi của mạng Internet để cổ súy tinh thần chống lại Trung Quốc trong dân chúng Nhật Bản.

Thứ tư, về mặt quốc tế, cựu Ngoại trưởng Mỹ Hilary cũng đã từng nhiều lần cam kết với Nhật Bản, vấn đề đảo Điếu Ngư/Senkaku thích hợp áp dụng điều 5 trong Hiệp ước bảo vệ an ninh Nhật - Mỹ, để Nhật Bản hiểu lầm, tưởng rằng có Mỹ làm hậu thuẫn nên càng được đà lấn tới. Những biến đổi của tình hình trong nước Nhật Bản và chính sách khuynh hữu của thủ tướng Shinzo Abe đã khiến Nhật Bản ngày càng trở thành nhân tố bất xác định trong các vấn đề an ninh ở khu vực Đông Á.

Lo sợ Mỹ xoay trục

“Trong vấn đề biển Đông và đảo Điếu Ngư/Senkaku, Mỹ không muốn bày tỏ thái độ ủng hộ bên nào, mặc dù Nhật Bản và Philippines là đồng minh của chúng tôi, nhưng khi họ áp dụng những hành động quá khích, Mỹ đã cảnh cáo họ một cách nghiêm túc”. Cựu đại sứ Mỹ tại Trung Quốc J. Stapleton Roy đã phát biểu như vậy khi tham gia Diễn đàn hòa bình thế giới lần thứ hai. Ông J. Stapleton Roy tiết lộ, khi cuộc tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines xung quanh vấn đề đảo Hoàng Nham/ bãi cạn Scarborough diễn ra căng thẳng nhất, “Mỹ đã cảnh cáo Philippines bằng hình thức kín đáo của riêng mình”, không cho phép quốc gia này thăm dò dầu khí ở khu vực xung quanh đảo Hoàng Nham/ bãi cạn Scarborough, vì nó sẽ khiến căng thẳng giữa hai bên leo thang. Với tình hình như hiện nay, muốn duy trì sự ổn định trong khu vực, Mỹ sẽ kiểm soát các hành vi quá khích của Nhật Bản và Philippines.

Chuyên gia Lưu Giang Vĩnh cho rằng: “Cần đề phòng Nhật Bản quay trở lại với con đường chủ nghĩa quân phiệt phù hợp với lợi ích của Mỹ, làm thế nào để Nhật Bản không trở thành mối đe dọa về an ninh của khu vực Đông Á, sức mạnh của Mỹ đóng một vai trò vô cùng quan trọng”. Lưu Giang Vĩnh nhận định. Trong khi hiện tại, những hành vi khiêu khích của Philippines, Nhật Bản đối với Trung Quộc thực ra đều bắt nguồn từ sự phán đoán của họ đối với chính sách “tái cân bằng châu Á” của Mỹ.

Đối với chính sách “tái cân bằng châu Á”, cựu đại sứ Mỹ tại Trung Quốc J. Stapleton Roy cũng đã giải thích rằng “chính sách này không nhằm vào Trung Quốc”. Trước hết ông Stapleton Roy đã giải thích những phán đoán chiến lược của Mỹ đối với Trung Quốc. Thứ nhất, sự hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc đối với Trung Quốc là rất hợp tình hợp lý, điều này giúp cho Trung Quốc bảo vệ lãnh thổ tốt hơn, bất kỳ ai đều không có quyền nói ra nói vào. Thứ hai, Trung Quốc không phải là Liên Xô, sự phát triển hòa bình của Trung Quốc đều khiến các nước láng giềng và cả khu vực được hưởng lợi, gần như không quốc gia nào muốn lựa chọn một trong hai phe theo Mỹ hoặc Trung Quốc.

Đối với chính sách “tái cân bằng châu Á”, ông J. Stapleton Roy cho rằng thực ra chính sách này là để các nước đồng minh, đối tác chiến lược ở châu Á – Thái Bình Dương không nên mất lòng tin vào Mỹ, vấn đề then chốt của chiến lược này là duy trì thân phận “người có hành vi có ý nghĩa” của Mỹ ở khu vực Đông Á. Do cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, sức mạnh quốc gia của Mỹ suy yếu, cùng với đó, sức mạnh quốc gia của Trung Quốc lại tăng lên, “Lúc ấy, có người đặt câu hỏi rằng liệu Mỹ có rút quân khỏi khu vực Đông Á hay không, nếu Mỹ rút rồi thì lời cam kết của Mỹ đối với các nước đồng minh sẽ rất khó thực hiện, Mỹ cũng sẽ trở thành quốc gia không đáng tin cậy”. Trước tình hình này, Mỹ đã đề ra chính sách “Trở lại châu Á”, “Tái cân bằng châu Á”. “Trong chính sách nói, 60% lực lượng hải quân, không quân của Mỹ sẽ được bố trí ở châu Á - Thái Bình Dương, thực ra về cơ bản Mỹ đã làm điều này từ lâu, chỉ thiếu chút xíu mà thôi, rất nhiều sự bố trí binh lực đều không liên quan gì đến Trung Quốc.

Posted Image

Trung Quốc rất lo lắng trước chính sách xoay trục về châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ.

Trước những lời phát ngôn này của ông J. Stapleton Roy, giáo sư Diêm Học Thông – Viện trưởng Viện nghiên cứu quan hệ quốc tế đương đại trường Đại học Thanh Hoa cho biết, Mỹ muốn ổn định cục diện châu Á – Thái Bình Dương là để giữ vững vai trò chủ đạo của quốc gia này tại khu vực này, Mỹ không muốn cục diện này bị Trung Quốc thay đổi. Đối với Trung Quốc, chính sách này không gây ra mối đe dọa trực tiếp về mặt an ninh, sự ảnh hưởng đối với Trung Quốc là gián tiếp. Nó kích thích các nước ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương có những tranh chấp về mặt an ninh với Trung Quốc, khiêu khích trước những lợi ích về mặt an ninh đối với Trung Quốc, điển hình nhất là Philippines. “Hay nói cách khác, chính sách này đã phát huy vai trò “bơm” thêm lòng dũng cảm cho các quốc gia này, nhưng vấn đề này nếu lòng dũng cảm bị bơm lên quá to, rất có thể sẽ xuất hiện cục diện chó cắn đuôi, đuôi cắn chó, Mỹ cần cẩn trọng các nước có liên quan sẽ lôi cả Mỹ vào mớ bòng bong này”.

“Trước vấn đề này, Mỹ cũng hiểu rất rõ, bơm thêm lòng dũng cảm cho mấy nước đồng minh của Mỹ, gây hấn ở khu vực xung quanh Trung Quốc, làm suy yếu sức mạnh của Trung Quốc. Tuy nhiên bản thân nước Mỹ không muốn bị các nước nhỏ “bắt cóc”, lúc nào cất tuýt còi, Mỹ sẽ tuýt còi”. – Giáo sư Kim Xán Vinh – Phó viện trưởng Viện quan hệ quốc tế trường Đại học Nhân dân Trung Quốc cho biết.

Tuy nhiên Lưu Giang Vĩnh vẫn tỏ ra rất không yên tâm đối với Nhật Bản. Ông cho rằng Nhật Bản có thể sẽ “bắt cóc” Mỹ, tức nếu Washington không sẵn lòng cùng Tokyo đối đầu với Trung Quốc, quốc gia này sẽ dùng bài “đánh lẻ” để đe dọa Mỹ, cố gắng kéo Mỹ xuống bùn lầy.

Huy Long

Theo Nam phương nhật báo

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sai lầm chiến lược của Trung Quốc khiến tôi có lần cứ tưởng họ bị cài gián điệp ở cấp hoạch định chiến lược, hoặc tham mưu chiến lược. Kết quả của sai lầm này đã được báo trước: Hoa Kỳ quay lại Châu Á Thái Bình dương.

Nhưng có điều người Trung Quốc đang bế tắc trong những quyết sách về cả ngoại giao lẫn nội trị.

Mọi hành vi của họ đều mang tính ứng phó chắp vá.

Các chuyến công du của ngài Tập Cận Bình vừa qua chỉ nhận được sự cam kết ủng hộ "hòa bình thế giới" nói chung.Posted Image

Video: Hàng ngàn người dân Trung Quốc bao vây Bí thư huyện

Thứ tư 17/07/2013 07:55

(GDVN) - Hôm 15/7 khi người dân huyện Thần Mộc tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc nghe tin Lôi Chính Tây, Bí thư huyện này được điều động làm Chánh văn phòng Thị ủy Du Lâm thì đã có hàng chục ngàn người bức xúc bao vây trụ sở huyện ủy.

Posted Image

Hàng ngàn người dân Trung Quốc bao vây xe Bí thư huyện ủy Thần Mộc, Thiểm Tây

Đài Phượng Hoàng, Hồng Kông ngày 17/6 đưa tin, hôm 15/7 khi người dân huyện Thần Mộc tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc nghe tin Lôi Chính Tây, Bí thư huyện này được điều động làm Chánh văn phòng Thị ủy Du Lâm thì đã có hàng chục ngàn người bức xúc bao vây trụ sở huyện ủy.

Những người bao vây trụ sở huyện ủy Thần Mộc, Thiểm Tây cho rằng trong 3 năm giữ ghế Bí thư, Lôi Chính Tây không những tham ô 60 tỉ nhân dân tệ công quỹ dành cho phúc lợi xã hội, bảo hiểm y tế mà còn để lại khoản nợ 30 tỉ nhân dân tệ.

Hôm 15/7 Lôi Chính Tây lại trống rong cờ mở định đi nhậm chức mới khiến những người dân địa phương bức xúc hò nhau kéo lên bao vây trụ sở huyện ủy Thần Mộc ngăn chặn ông Bí thư đi nhậm chức.

Posted Image

Lôi Chính Tây, Bí thư huyện Thần Mộc, Thiểm Tây, Trung Quốc

Hàng trăm nhân viên công an và Cảnh sát vũ trang chống khủng bố được điều động đến địa bàn để duy trì an ninh.

Tờ Nhân Dân nhật báo ngày 16/7 cho biết tình hình trật tự trị an ở Thần Mộc, Thiểm Tây đã ổn định, một số "thành phần gây rối" đã bị bắt tạm giam chờ xử lý.

Đã có 4 người "tung tin đồn" bị bắt, tờ báo nói có khoảng trăm người dân bị kích động tụ tập trước cổng huyện ủy trong khi các kênh truyền thông khác cho biết con số lên tới hàng ngàn người.

Tờ báo này cũng trích dẫn tuyên bố chính thức của huyện ủy Thần Mộc phủ nhận tin đồn Lôi Chính Tây tham ô công quỹ, ông Tây vẫn là Bí thư huyện này và hiện tại không có chuyện điều động chuyển công tác khác.

Hồng Thủy (Nguồn: Phượng Hoàng, Nhân Dân nhật báo)

==========================

Sự kiện này cho thấy mâu thuẫn xã hội của Trung Quốc đã lên cao độ. Nhưng họ đã bế tắc trong việc giải quyết những vấn đề xã hội. Việc hướng dư luận ra ngoài biên giới Tàu với tinh thần Đại Hán là một trò chơi nguy hiểm. Vì chỉ cần các quốc gia bị tranh chấp tỏ ra cứng rắn thì mục tiêu sẽ thất bại. Tất nhiên kèm theo đó là hậu quả không lường trước được do mâu thuẫn nội bộ không được giải quyết.

Điểm mặt những nước có học giả tham gia vào cái gọi là "Cộng đồng khoa học thế giới" phủ nhận văn hiến Việt thì Hoa Kỳ góp 1 ông, Pháp vài người, Anh có BBC (Vốn là những đồng minh thân cận truyền thống của Hoa Kỳ), còn Tàu thì khá đông đấy! Phối hợp đẹp nhỉ?

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khó xử thật!Posted Image

Trung Quốc Bắt Kịp Hoa Kỳ?

http://www.gocnhinal...-bt-kp-hoa.html

JULY 16, 2013

Tác giả: Nguyễn-Xuân Nghĩa

Con Thiêu Thân Đang Tìm Ngọn Lửa….

Posted Image

* Lãnh thổ, và mật độ dân số TrungQuốc *

Khi kinh tế Trung Quốc qua mặt Nhật Bảnvào năm 2010, Quỹ Tiền tệ Quốc tế mau mắn dự báo một vụ qua mặt nối tiếp. Từ 10 ngàn tỷ 128 triệuMỹ kim vào năm 2010 (10.128 triệu), sản lượng kinh tế Trung Quốc sẽ tăng gấpđôi và lên tới 20 ngàn tỷ 440 triệu (20.440 triệu) vào năm 2017.Cùng lúc ấy,sản lượng kinh tế Hoa Kỳ từ gần 15 ngàn tỷ (14.498 triệu) chỉ lên tới 20 ngàntỷ 77 triệu (20.077 triệu): Mỹ lãnh huy chương bạc, nhường chức vô địch choTrung Quốc…..

Giới kinh tế tài chánh ưa vui chơi vớicon số tính nhẩm là 70. Giả dụ như muốn tăng sản lượng gấp đôi trong bảy năm– như từ năm 2010 qua 2011, 2012… đến 2017 – thì hãy lấy số 70 chia chobảy. Vị chi là phải có đà tăng trưởng 10% một năm (70/7). Muốn gấpđôi trong hai năm thì mỗi năm phải tăng 35%. Nếu đà tăng trưởng chỉ có 2%một năm thì phải đợi 35 năm….

Theo dự phóng nói trên của Quỹ Tiền tệQuốc tế IMF, kinh tế Trung Quốc vẫn duy trì được đà tăng trưởng 10% của haithập niên trước. Lạc quan tếu.

Tính đến giữa năm thì chỉ tiêu tăngtrưởng 7,5% cho năm nay của lãnh đạo Bắc Kinh đã có dấu hiệu bất khả. Được7% là mừng, nhiều phần sẽ chỉ là 6%. Mà 7% một năm thì đấy đã là chỉ dấu“hạ cánh nặng nề” – hard landing - với khá nhiều vất vả.

Qua năm năm tới đây, nếu kế hoạch cải tổcơ chế được áp dụng để đưa kinh tế qua hình thái phát triển dựa vào phẩm hơnlượng, vào tiêu thụ nội địa hơn là đầu tư hay xuất cảng, nôm na là nâng mứctiêu thụ khoảng 37% của Tổng sản lượng lên tỷ trọng 50% như các xứ khác thì tốcđộ tăng trưởng hàng năm của kinh tế Trung Quốc sẽ phải giảm – và ở dưới 5%.

Tức là sản lượng chỉ nhân đôi trong 14 năm,khi ta tính nhẩm bằng hệ số 70. Đấy cũng là thời điểm mà dân số Trung Quốchết tăng, và bắt đầu giảm, kể từ năm 2026. Trong khi dân số Hoa Kỳ vẫntăng.

Siêu cường trẻ trung và hung hăng lànước Mỹ cứ cãi nhau lung tung nhưng vẫn phơi phới đi lên.Còn đế quốc cổ xưa củaThiên triều đỏ thì chưa kịp giàu đã già. Nên đành lỡ hẹn với lịch sử.

Không chỉ lỡ hẹn, mà còn nghẹn ngào ứalệ. Có khi đổ máu…

***

Trước sự lớn mạnh đột ngột của TrungQuốc kể từ khi Đặng Tiểu Bình giành lại quyền bính và tiến hành cải cách từ đầunăm 1979 – nhồi trong “bài học cho Việt Nam” – nhiều người Việt đã lo sợ chotương lai bên cạnh một nước láng giềng xưa nay không hề che giấu tinh thần đạibá.

Một số người thì cho rằng mô hình TrungQuốc hay phép “đồng thuận Bắc Kinh” là phép màu phát triển Việt Nam, với đảngđộc quyền dựa trên khu vực kinh tế nhà nước và xây dựng chế độ tư bản nhà nướctheo quy luật thị trường. Đấy là quan điểm “lưỡng lợi” của thiểu số lưumanh, muốn duy trì ách độc tài để bảo vệ đặc quyền lẫn đặc lợi.

Một số người tử tế thì cho rằng về dài,cả hai mô thức phát triển kiểu tự do của Hoa Kỳ hay tập quyền của Trung Quốc sẽcó lúc “đồng quy”: chủ nghĩa tư bản kiểu Mỹ cần sự can thiệp của nhà nước đểđiều chỉnh những thái quá của thị trường và chủ nghĩa tư bản nhà nước kiểuTrung Quốc sẽ mở rộng không gian sinh hoạt của tư nhân và thị trường. Vềdài thì Tầu Mỹ gì cũng gặp nhau.

Y như sự ngớ ngẩn của cánh tả năm xưa,người ta muốn tìm giải pháp trung dung của lực lượng thứ ba, với ưu điểm từ cảhai hệ thống tự do lẫn kế hoạch. Việc Trung Quốc vượt mặt Hoa Kỳ sau khicải cách kinh tế chỉ chứng minh sự sáng suốt của con đường thứ ba.

Sự thật lại không trừu tượng và sạch sẽnhư vậy.

***

Hoa Kỳ và Trung Quốc có kích thước tươngtự, 10 triệu cây số vuông, mà khác biệt về địa dư hình thể.

Hoa Kỳ có lãnh thổ vuông vức và hệ thốngsông ngòi thuận lợi bên trong nên có tiềm lực rất cao về sản xuất nông nghiệp,dư thừa lương thực để nuôi sống một dân số cao gấp bội. Trong khi lãnh thổbát ngát của Trung Quốc thiếu đất và nước cho nhu cầu sinh hoạt, và diện tíchkhả canh tính theo đầu người chỉ bằng một phần ba của trung bình thế giới màthôi.

Hình thể bất cân xứng còn là bài toán hợp tan ngàn đời.

Miền Đông hay Trung Nguyên trù phú nhờđộ ẩm đủ cao cho canh tác và nhờ lưu vực Hoàng hà và Trường giang tương đốithuận lợi cho giao thông buôn bán. Đây là nơi sinh sống của 400 triệungười, với mật độ dân số quá cao. Phần còn lại là khu vực hoang vu khô cằnrộng lớn bên trong, rất khó phát triển để nuôi sống 900 triệu dân.

Trong hoàn cảnh đó, một số tích cực thìđi làm “dân công” để kiếm ăn mà không có hộ khẩu và mạng lưới an sinh tốithiểu. Khoảng 250 đến 300 triệu dân công đã có cuộc sống tạm bợ mà kéo dàimấy chục năm. Họ từ nông thôn đi ra tỉnh, từ miền Tây đi làm gia công ởmiền Đông.

Vì vậy, phát triển khu vực nội địa nghèođói là ưu tiên chiến lược của trung ương, qua các dự án đầu tư kém hiệu năng vàlại gặp trở lực của các tỉnh duyên hải muốn bung ra thị trường bên ngoài củathế giới. Đấy là bài toán hướng nội và hướng ngoại của hai khu vực quákhác biệt.

Kinh tế Trung Quốc có ưu thế là dân sốđông nhất địa cầu. Nhưng ưu thế này mất dần sau bốn chục năm kế hoạch hóagia đình với chế độ “mỗi hộ một con” và vì nếp văn hóa trọng nam khinhnữ. Mà dân số là một yếu tố chi phối khả năng sản xuất trong trường kỳ….

Ngoài tai ách về địa dư hình thể nằmtrong gia phả, lãnh đạo Bắc Kinh còn gặp năm bài toán xuất phát từ dân số:

1) Lương bổng gia tăng ở nơi có mật độdân số quá cao nên kinh tế mất sức cạnh tranh;

2) lương bổng thấp ở các vùngkém phát triển bên trong khó nâng cao khả năng tiêu thụ nôi địa để cân bằng lạicơ cấu kinh tế cho khỏi lệ thuộc vào đầu tư và xuất cảng;

3) dân số bị lão hóavới tỷ trọng cao niên gia tăng so với lực lượng ở vào tuổi lao động sản xuấtnên gánh nặng xã hội chỉ tăng chứ không giảm;

4) dân số hết tăng kể từ năm 2026và còn giảm dần để đến cuối thế kỷ thì chỉ còn 950 triệu nên sẽ làm giảm sứcsản xuất; và

5) tỷ lệ tính phái nam đông hơn nữ tiếp tục mở rộng, cho đến 2020sẽ là 130/100, nên ảnh hưởng đến sinh suất và cả sự ổn định xã hội. Con số124 có thể tóm lược mấy bài toán này: một người phải nuôi song thân và bốn ôngbà bên nội bên ngoại!

Nhìn rộng ra ngoài thì không xã hội nàocó thể đạt mức tăng trưởng cao với một dân số giảm sút.Với Trung Quốc, tìnhhình sẽ tệ hơn vì 30 năm chỉ biết lượng hơn phẩm nên đà tăng trưởng 9-10% đểlại một di sản ô nhiễm vĩ đại cho thế hệ về sau. Một lãnh thổ thiếu đấtcanh tác ở trên, 90% mạch nước ngọt ở dưới thì khô cạn hoặc chứa đầy độc chất:cường quốc kinh tế này thật ra không có tương lai!

Thiên triều đỏ ở trên không thể không thấy ra những nhược điểm này.

***

Họ nói đến phẩm hơn lượng và cụ thể làmuốn đi từ hình thái phát triển kỹ nghệ chế biến với nhân công rẻ và năng suấtthấp lên một trình độ tổ chức và sản xuất cao hơn. Như Nhật Bản hay Nam Hàn, từ cả chục năm nay, Trung Quốc muốn thoát khỏi ưu thế ảo là “hãng xưởngráp chế toàn cầu” và xây dựng khu vực sản xuất có giá trị gia tăng cao hơn nhờ tinh thần sáng tạo.

Nhưng kết quả là một sự nghèo nàn vì từcăn bản, họ chỉ có nền văn hóa kinh doanh kiểu cóp nhặt. Ngày nay, hơn 80%mặt hàng “cao kỹ” – loại “hi-tech” có nhãn hiệu “Made in China” – chỉ là sản phẩm gia công làm cho doanh nghiệp ngoại quốc. Nếp văn hóa ăn cắp theonghệ thuật “ăn của địch để đánh địch” từng được dựng thành quốc sách nay tỏaxuống thần dân là cái thói không tôn trọng tác quyền của thiên hạ. Mà nềnkinh tế hay giáo dục và đào tạo không thể lấy sức mạnh từ tri thức và sáng tạonếu thiếu tự do và phản ứng cầu tiến.

Ngần ấy lý do đều dẫn tới việc Trung Quốckhó bước lên bậc thang cao hơn của tiến trình sản xuất dựa trên tri thức vàsáng tạo – dùng cái đầu hơn bắp thịt. Tức là việc kinh tế Trung Quốc sẽvượt Hoa Kỳ chỉ là chuyện xa vời.

Nhưng vấn đề không nằm ở đó.

***

Vấn đề của Trung Quốc nằm ở các nhược điểm không thể cải sửa của nền kinh tế phi cầm phi thú – nửa dơi nửa chuột của kinhtế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa của chế độ độc tài. Vì vậy,họ đầu tư và đi vay với nhiều lãng phí, mà lại trút đặc lợi vào khu vực kinh tếnhà nước, cho tay chân và thân tộc của lãnh đạo. Sự hình thành của cácnhóm lợi ích cấu kết với con ông cháu cha – Thái tử đảng – còn cản trở mọi nỗlực cải cách hoặc chuyển hướng. Đấy là một vấn đề kinh tế chính trị cực kỳnan giải của một quốc gia rộng lớn không có thể chế liên bang và quy ước dânchủ.

Vấn đề còn nan giải và kinh hãi hơn vậythuộc về lãnh vực văn hóa xã hội: đa số người dân Trung Quốc ngày nay lại hàilòng với chế độ chính trị và bộ máy quyền lực của nhà nước. Họ hãnh diệnvề uy thế quốc tế của xứ sở, không thấy ra vấn đề của đất nước và chẳng muốnthay đổi hệ thống cai trị. Vì trên dưới đều một lòng, Trung Quốc đang làcường quốc sẽ có ngày vấp ngã.

Đó là cuộc hẹn của con thiêu thân với ngọn lửa rực sáng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Putin: Quan hệ Nga-Mỹ quan trọng hơn vụ Snowden

Thứ Tư, 17/07/2013 - 15:26

(Dân trí) - Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm nay nói rằng quan hệ Nga-Mỹ trọng hơn bất kỳ tranh cãi nào liên quan tới bê bối gián điệp mà cựu nhân viên CIA Edward Snowden tiết lộ.

Posted Image

Tổng thống Nga Vladimir Putin.

“Theo quan điểm của tôi, các mối quan hệ giữa các quốc gia quan trọng hơn bất kỳ rắc rối nào liên quan tới công việc của các cơ quan tình báo”, truyền thông Nga dẫn lời ông Putin ngày 17/7.

Cựu nhân viên CIA Edward Snowden đã gửi đơn xin tị nạn tại Nga hôm qua, sau khi trú ẩn tại khu vực quá cảnh của sân bay Sheremetyevo ở thủ đô Mátxcơva suốt 3 tuần qua. Snowden đang đối mặt với sụ truy tố của Mỹ vì làm rỏ rỉ các dữ liệu nhảy cảm vệ hoạt động giám sát của Cơ quan an ninh quốc gia.

Nga đã cảnh báo Snowden rằng anh này không nên “làm tổn hại quan hệ Nga-Mỹ” trong khi có mặt tại Nga, ông Putin cho biết khi phát biểu trước báo giới hôm nay.

Những bình luận của ông Putin diễn ra sau khi Nhà Trắng lên tiếng phản đối đề nghị xin tị nạn của Snowden tại Nga trong khi anh này tìm cách tránh phiên tòa tại Mỹ. Phát ngôn viên Nhà Trắng Jay Carney hôm qua đã một lần nữa kêu gọi Nga không cho Snowden tị nạn và gửi trả anh này về Mỹ để xét xử.

Hôm 16/7, Snowden đã gửi đơn xin tị nạn tạm thời tới Cơ quan di trú Nga và đơn này sẽ được xem xét trong thời gian tối đa 3 tháng.

Trong khi đó, ông Putin tái khẳng định lập trường của ông trước đó rằng Snowden chỉ được ở lại Nga nếu ngừng làm tổn hại nước Mỹ.

“Chúng tôi đã cảnh báo Snowden rằng bất kỳ hành động nào của cậu ấy làm tổn hại quan hệ Nga-Mỹ là không thể chấp nhận được”. “Đây là số phận và sự lựa chọn của cậu ấy”, Snowden nói về đơn xin tị nạn tại Nga. “Nhưng chúng tôi cũng có các lợi ích quốc gia của riêng mình, trong đó có các lợi ích nhằm xây dựng quan hệ Nga-Mỹ”, ông Putin nói.

An Bình

Theo AFP, RIA

=========================

Bít ngay mừ! Lão Gàn đã nói rồi.Bắt tay này không khó. Cái khó là giữa chức năng kiểm soát của tất cả các quốc gia và nhân quyền làm sao dung hòa. Vĩ mô hơn một chút nữa là "Tồn tại và phát triển". Bởi vậy, cho tay này tỵ nạn không khác gì "mua dây buộc mình". Ngài Putin rất sáng suốt khi có quyết định như vậy!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người Trung Quốc đang bế tắc khi tìm quyết sách cả về ngoại giao lẫn nội trị.

==================================

Thành phố chết trong cú hạ cánh của Trung Quốc

VnExpress

Thứ tư, 17/7/2013 16:16 GMT+7

Từ khi mở cửa năm 2006, xưởng đóng tàu Dung Thịnh ở bờ duyên hải phía đông Trung Quốc luôn là biểu tượng của nền kinh tế. Nay nó vẫn là biểu tượng, nhưng với ý nghĩa khác ít được mong đợi hơn.

Nó từng là một tượng đài thể hiện sức mạnh công nghiệp đang lên của Trung Quốc, được tiếp sức bằng sự bùng nổ các nguồn đầu tư khổng lồ và tăng tiến với tốc độ chưa từng có, rót vào các tòa tháp, cầu đường, nhà cửa và ngành công nghiệp.

Dung Thịnh là một phần của sự bùng nổ đó. Nó là một trong những xưởng đóng tàu lớn nhất Trung Quốc, trang bị những giàn cần cẩu và cần trục đồ sộ, có khả năng đóng những con tàu lớn nhất thế giới. Một thập kỷ trước, hầu như từ con số 0, Trung Quốc tuyên bố mong muốn trở thành quốc gia đóng tàu lớn nhất thế giới vào năm 2015.

Ngày nay, Dung Thịnh đang sống lay lắt. Phần lớn nhà xưởng im lìm, khoảng 20.000 công nhân mất việc trong hai năm qua.

Thành phố ma

Posted Image

Trường Thanh Sa được xây dựng xung quanh nhà máy đóng tàu Dung Thịnh, đang trở nên hoang vắng. Ảnh: BBC

Nguyên nhân đơn giản là nhu cầu của thế giới về tàu thuyền mới không nhiều, và cũng giống như các ngành công nghiệp khác mà Trung Quốc đã đầu tư “quá tay”, năng lực cung cấp vượt xa so với cầu. Trung Quốc có tới 1.647 xưởng đóng tàu.

Trường Thanh Sa vốn được xây dựng lên gần Dung Thịnh, nay trở thành “thành phố ma”, khác xa so với hình ảnh của nền kinh tế tăng trưởng dồi dào sung mãn mà chúng ta đã quen thấy.

Khu phố mua sắm chính, chỉ cách cổng xưởng đóng tàu một đoạn, là biểu hiện rõ rệt của sự tàn lụi. Cửa hàng nối cửa hiệu hai bên đường đều đóng cửa. Các tấm biển ghi “cho thuê” dán đầy trên cửa ra vào và cửa sổ. Vài chủ cửa hàng trụ lại đang chật vật, nuôi hy vọng sẽ kiếm đủ để ít nhất có thể trang trải được tiền thuê nhà cho tới khi hết hợp đồng.

Và một số chủ nhà hàng cũng vậy, cố gắng phục vụ cho khoảng 7.000 công nhân vẫn còn làm việc, so với tổng số 28.000 người chỉ hai năm trước

Trợ giúp của chính phủ

Posted Image

Xưởng Rongsheng đang kêu gọi sự trợ giúp của chính phủ. Ảnh: Reuters

“Chúng tôi đều biết Dung Thịnh thiếu tiền”, một công nhân nói với BBC, “nếu chính phủ có thể giúp, thì thật là tốt quá”.

Dung Thịnh, không phải là công ty nhà nước và có niêm yết trên sàn chứng khoán Hong Kong, đã thỉnh cầu chính phủ giúp thêm tiền, thêm vào số tiền nhiều triệu đôla mà nó đã hút được từ các quỹ công.

Thực tế, các viên chức và các doanh nhân ở đây có mối quan hệ khăng khít đến nỗi khi phóng viên của BBC hỏi nhân viên phụ trách báo chí xem có được quay phim chụp ảnh hay không, anh ta nói cần chuyển lời đề nghị đến Ban Tuyên truyền của đảng ủy địa phương.

Câu trả lời là không được phép.

Tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc giảm liên tiếp: trong ba tháng qua đạt 7,5%, giảm so với mức 7,7% của quý một năm nay, và 7,9% của quý tư năm 2012. Nền kinh tế Trung Quốc vẫn đang tăng trưởng ở mức gần 8% trong năm 2012. Nhưng điểm mấu chốt là tỷ lệ tăng trưởng đang chậm lại, và các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc thực tế cũng muốn tình hình diễn tiến theo chiều hướng đó. Hoặc ít nhất, họ biết rằng sự giảm tốc là không thể tránh được.

Một nền kinh tế dựa trên “đầu tư gia tăng chưa từng có”, hiển nhiên là không bền vững, và ngành công nghiệp đóng tàu của Trung Quốc là một minh chứng rõ ràng, vì thế chính quyền mới đã tự đặt ưu tiên tái cân bằng mô hình tăng trưởng.

Giảm tốc

Posted Image

Trường Thanh Sa đang cảm nhận tác động của nỗ lực tái cân bằng nền kinh tế Trung Quốc. Ảnh: BBC

Tăng trưởng trong tương lai cần xuất phát từ một nguồn bền vững hơn nhiều: đó là tăng chi tiêu của người tiêu dùng.

Vậy là những năm nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng hai con số đã lùi vào dĩ vãng và một cuộc hạ cánh lớn vừa bắt đầu. Câu hỏi hóc búa nhất là tốc độ và độ mạnh của cú hạ cánh sẽ như thế nào.

Mục tiêu năm nay của Trung Quốc là 7,5%, nhưng một số người đoán rằng Trung Quốc đã lặng lẽ giảm bớt chỉ tiêu, sau khi Bộ trưởng Tài chính Lou Jiwei tuần trước dường như gợi ý rằng ông sẽ vui mừng với mức 7%.

Nếu Trung Quốc tái cân bằng đúng, nền kinh tế nước này sẽ được giải cứu khỏi áp lực cố hữu về cấu trúc, và chính phủ mới có thể tập trung bày tỏ cái gọi là “Giấc mộng Trung Hoa”. Nhưng có những rủi ro rất lớn, có thể lần đầu tiên xuất hiện, ở những nơi như Trường Thanh Sa.

“Vô vọng”, một trong những chủ cửa hiệu còn lay lắt, nói. “Chẳng có giấc mơ nào ở đây cả”.

Cho đến nay, Trung Quốc đã dựa vào tăng trưởng kinh tế cao để đảm bảo ổn định xã hội. Liệu nước này có thực sự sẵn sàng ngừng đà chi tiêu phóng tay? Dung Thịnh có thể là một bài kiểm tra về những ý định thực sự của chính phủ, là thước đo tốc độ chuyển tiếp mà chính phủ Trung Quốc định thực hiện.

Một số nhà phân tích cho rằng đối với một nhà máy đóng tàu lớn cỡ này, Bắc Kinh sẽ không có cách nào khác ngoài việc lại phải chuyển cho nó một khoản cứu trợ nữa cho dù chính phủ đang muốn dứt bỏ kiểu "cho bú sữa" ngân sách như thế này.

Nhưng tình trạng tiêu điều của Dung Thịnh hiện nay cũng chính là một cơ hội để Bắc Kinh chuyển đi thông điệp, rằng quá trình chuyển đổi từ mô hình chạy đua GDP cũ sang mô hình bền vững hơn đang thực sự diễn ra, dù chậm chạp và nhiều đau đớn.

Khánh Lynh (theo BBC)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lão Gàn viết:

"Trong 'canh bạc cuối cùng', người Nga sẽ đồng minh với Hoa Kỳ'.

* Ngay cả lúc Nga Trung vừa có cuộc tập trận lớn nhất trong lịch sử vừa qua, cũng không làm Lão Gàn thay đổi cách nhìn....

=========================

Chuyên gia Nga chứng minh Trung Quốc không thể thắng

Cập nhật lúc 16:49, 17/07/2013

(ĐVO) - Như báo chí đã đưa tin, Nga đang tiến hành cuộc tập trận có quy mô lớn nhất trong suốt thời kỳ hậu Xô Viết tại Quân khu phía Đông (quy mô, số lượng binh lực, vũ khí-khí tài... tham gia đã được các báo đưa tin chi tiết, xin không nhắc lại ở đây).

Không biết vô tình hay hữu ý, Giám đốc Viện phân tích chính trị và quân sự Viện hàn lâm khoa học Nga A. Sharavin, người đang có mặt tại cuộc tập trận này ngày 16/7 đã tuyên bố: “Xác xuất xảy ra chiến tranh giữa Nga và Trung Quốc là cực kỳ thấp, nhưng nếu như một xung đột giả định như vậy vẫn xảy ra thì Quân giải phóng nhân dân Trung Hoa sẽ không thể chiến thắng trong một cuộc chiến tranh với Liên Bang Nga".

Ông cũng cho rằng “không ai có thể coi thường yếu tố vũ khí hạt nhân” và “Nga có ưu thế tuyệt đối trước Trung Quốc về cả vũ khí hạt nhân chiến thuật lẫn vũ khí hạt nhân chiến lược”. Còn về lực lượng vũ trang thông thường, nhất là lục quân thì sao?

Xin giới thiệu một số ý chính trong các bài viết gần đây của chính cấp phó của ông A. Sharavin là A. Khramchikhin, Phó Giám đốc Viện trên về vấn đề này.

Hình ảnh 16 vạn quân Nga chuẩn bị tập trận sát TQ

Ông Putin trực tiếp kiểm tra tập trận lớn chưa từng thấy

Tàu TQ nâng họng súng chuẩn bị khai hỏa trên biển Nga

Quân đội Trung Quốc đã được tái trang bị vũ khí- trang bị kỹ thuật (VK-TBKT) hiện đại và đang tiến hành các cuộc tập trận tấn công. Cả Nga và Phương Tây đều cho rằng Trung Quốc vẫn tiếp tục sản xuất các phương tiện kỹ thuật tác chiến chất lượng thấp và quy mô sản xuất không lớn.

Đây là chuyện hoang đường, vì mọi người đều biết rằng sản xuất bất kỳ một phương tiện kỹ thuật nào với số lượng ít đều không kinh tế (càng nhiều đơn vị thành phẩm được sản xuất, giá thành mỗi đơn vị càng hạ), các sản phẩm quân sự càng không phải là ngoại lệ.

Chính vì cả Nga và Phương Tây đều đang làm theo quy trình ngược nên cứ nghĩ rằng Trung Quốc cũng đang làm như họ .

Trên thực tế, Trung Quốc trung thành với một nguyên tắc là tiến hành công tác thử nghiệm rất lâu với nhiều kiểu phương tiện kỹ thuật (quân sự) cùng chức năng, lựa chọn mẫu có nhiều ưu điểm nhất, khắc phục các nhược điểm còn lại của mẫu đó.

Sau khi đã đạt được kết quả tối ưu theo các tiêu chí của mình đối với mẫu trên, Trung Quốc bắt đầu tiến hành sản xuất hàng loạt với một quy mô mà Nga và Phương Tây đều khó hình dung.

Không thể không nhắc tới một khía cạnh khác của vấn đề. Nếu xung đột quân sự Trung - Mỹ xảy ra thì không gian tác chiến sẽ là trên biển và trên không. Chính vì thế mà Mỹ và Phương Tây đặc biệt chú ý tới sự phát triển của Không quân và Hải quân chứ không phải là Lục quân của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA).

Cũng không hiểu vì sao mà các nhà phân tích Nga cũng tư duy theo hướng đó và thường xuyên trích dẫn các nguồn thông tin về PLA từ Phương Tây.

Trong khi Nga có đường biên giới trên bộ với Trung Quốc dài tới 4.300 km và những yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc đối với Nga vẫn còn nguyên. Dù muốn hay không Nga cũng không thể trốn tránh thực tế này.

Lục quân PLA đang phát triển rất nhanh, không kém gì Không quân và Hải quân: đổi mới nhanh về chất lượng trong khi vẫn duy trì các chỉ số về số lượng .

Posted Image

Xe tăng Trung Quốc.

1. Ưu thế dân số đông

Mặc dù có sự cắt giảm đáng kể về quân số trong những năm 1980, PLA vẫn có quân số lớn nhất thế giới (2.285.000 người, số liệu năm 2012-ND) trong khi chất lượng được tăng cường rất đáng kể.

Nhờ có nguồn dự bị động viên rất lớn cho nên trong thời bình PLA đã có thể tận dụng được những ưu diểm của cả hai hình thức tuyển quân: tuyển theo chế độ hợp đồng và tuyển theo chế độ nghĩa vụ.

Một mặt, các công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ quân sự đối với đất nước, mặt khác- ưu thế dân đông cho phép PLA lựa chọn những người ưu tú nhất phục vụ trong quân đội (trước hết là các thanh niên thành phố), nhiều người trong số họ sau khi hết hạn nghĩa vụ đã tình nguyện ở lại phục vụ theo hợp đồng.

Những thanh niên trẻ không được gọi nhập ngũ (chủ yếu là các thanh niên nông thôn ít học) đều phải qua các khóa huấn luyện quân sự cơ bản và sẽ trở thành một lực lượng dự bị động viên khổng lồ trong trường hợp có chiến tranh lớn xảy ra.

Có lẽ chính vì đang chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh như vậy mà Trung Quốc vẫn duy trì hệ thống động viên (kể cả đối với người dân và nền công nghiệp).

Cũng vì những lý do tương tự, đại bộ phận các binh đoàn trong Lục quân PLA vẫn là các sư đoàn. Chỉ có một khối lượng không đáng kể các binh đoàn được tái biên chế theo hình thức tổ chức lữ đoàn.

Chúng ta đều biết rằng các binh đoàn cấp lữ đoàn thường được sử dụng để tiến hành các cuộc chiến tranh cục bộ, còn các bình đoàn cấp sư đoàn được sử dụng để tiến hành các cuộc chiến tranh quy mô lớn.

2. Sức mạnh xe tăng Trung Quốc

Và để tiến hành một cuộc chiến tranh quy mô lớn, Trung Quốc đã xây dựng được một lực lượng xe tăng lớn nhất trên thế giới.

Hiện nay PLA đã được trang bị không ít hơn 4.000 xe tăng hiện đại Type-96 và Type-99 (theo một số nguồn khác thì con số này là 1.500 Type-96 và 200 Type-99, có lẽ đây là số liệu những năm 2005-2006), việc thay thế các xe tăng đã lạc hậu bằng các xe tăng hiện đại hơn được thực hiện theo nguyên tắc “một đổi một”. Điều đó có nghĩa là chất lượng được tăng cường nhưng số lượng vẫn giữ nguyên.

Tăng Type-96/96A đã được trang bị cho tất cả các quân khu của PLA, Type-99 mới được trang bị chủ yếu cho 3 quân khu: Thẩm Dương, Bắc Kinh và Lan Châu (chính 3 quân khu này có đường biên giới với Nga). Các tăng Type – 99 cũng đã bắt đầu được đưa vào trang bị cho các quân khu còn lại. Năng lực sản xuất các loại tăng này của công nghiệp quốc phòng Trung Quốc vào khoảng 200 đến 300 chiếc/năm.

Có một sự kiện mà nhiều người đã biết là vào tháng 12/2012 trong trận chiến giành thành phố Kherlin giữa quân đội hai nước Sudan và Nam Sudan, các xe tăng Type-96 của Lực lượng vũ trang Sudan đã bắn hỏng ít nhất 4 chiếc tăng T-72 của Sudan (nước này mua của Ucraina) trong khi không bị tổn thất một chiếc nào.

Như vậy, ít nhất thì các xe tăng “đại trà “ của Trung Quốc cũng không thua kém về chất lượng so với các xe tăng thông thường của Nga. Khó có thể giải thích kết cục trên là do các kíp pháo thủ xe tăng Nam Sudan được huấn luyện kém hơn lính xe tăng Sudan vì hiện không hề có một cơ sở nào để chứng minh.

Tất nhiên, cũng có thể cho rằng, các kíp lái xe tăng là người Trung Quốc, nhưng như thế thì các kíp xe T-72 cũng hoàn toàn có thể là những người Slavo ở phía Đông (ý nói là các lính tăng Ucraina- ND).

Posted Image

Lực lượng tên lửa hiện đại của Trung Quốc

3. Xe chiến đấu nhiều và hệ thống pháo bắn dàn mạnh nhất

Trung Quốc đã chế tạo các xe lội nước với loại xe hàng đầu là xe tác chiến bộ binh WZ- 502 có lắp tháp pháo của xe chiến đấu bộ binh Nga BMP-3 (lực lượng lính thuỷ đánh bộ Trung Quốc đã được trang bị 300 xe loại này và Trung Quốc đang tiếp tục sản xuất thêm).

Dĩ nhiên, hiện tượng này được các chuyên gia đánh giá là để chuẩn bị cho các chiến dịch đổ bộ lên Đài Loan, mặc dù những chiếc xe này hoàn toàn có thể vượt qua các con sông, ví dụ như Amur và Ussuri (các con sông biên giới Nga- Trung) một cách dễ dàng .

Tuy nhiên sau đó các nhà thiết kế vũ khí Trung Quốc cho rằng rằng tính lưỡng dụng của xe lội nước làm giảm khả năng bảo vệ của xe nên đã thiết kế biến thể mới của loại xe chiến đấu bộ binh này – WZ-502G.

Do tăng cường lớp thép bảo vệ nên nó không thể lội nước được, song bù lại, theo các số liệu dựa theo các nguồn từ Trung Quốc, tháp pháo WZ-502G và phần đầu của xe có thể chịu được đầu đạn xuyên thép 30mm từ cự ly 1 km, còn thân xe có thể chịu được đạn xuyên thép 14,5mm từ khoảng cách 200 m.

Có một sự trùng hợp thú vị – 30mm là cỡ đạn pháo 2A42, vũ khí chủ yếu của xe chiến đấu bộ binh Nga BMP-2 và súng máy cỡ 14,5 mm là loại súng chỉ được trang bị cho các xe vận tải bọc thép của Nga (xe chiến đấu bộ binh Mỹ “Bradly” được trang bị pháo 25mm M242. Cỡ đạn tối đa của súng máy các nước Phương Tây là 12,7mm).

Ngoài các xe chiến đấu bộ binh hiện đại, Trung Quốc cũng đang tăng cường đưa vào biên chế các xe vận tải bọc thép và các phương tiện xe ô tô bọc thép, trong đó có cả những loại được thiết kế chế tạo theo công nghệ MRAP, có nghĩa là được sử dụng trong một cuộc chiến tranh chống du kích.

Pháo nòng cũng phát triển rất nhanh. Hiện Trung Quốc đã đưa vào trang bị pháo tự hành 155mm PLZ-05 (đã có ít nhất 250 khẩu đang có trong trang bị của các đơn vị).

Điểm mạnh truyền thống của Lục quân PLA là pháo phản lực. Nước này đã sản xuất rất nhiều hệ thống pháo phản lực bắn dàn dựa trên các mẫu do Liên Xô thiết kế và các mẫu do chính mình nghiên cứu thiết kế.

Hiện nay Trung Quốc là nước đã chế tạo hệ thống pháo phản lực bắn dàn mạnh nhất và có cự ly bắn xa nhất - WS-2 ( 6x400mm), với các biến thể đầu tiên có tầm bắn 200 km và biến thể mới nhất (WS-2D) có tầm bắn lên tới 350-400 km.

Kể cả MRLS và HIMARS của Mỹ lẫn “Smerch” (tầm bắn của “Smerch” chỉ là 90 km-ND) của Nga đều không có được tính năng kỹ- chiến thuật tương tự so với WS-2.

Nói chung , sử dụng hệ thống pháo phản lực bắn dàn để tiêu diệt các mục tiêu diện (có diện tích lớn) trên mặt đất có lợi hơn nhiều so với sử dụng không quân để tiêu diệt các mục tiêu đó (diện tích hủy diệt của “Smerch là 672.000 m2, không có số liệu về WS-2- ND).

Bởi vì trong trường hợp này có thể tránh được rủi ro là tổn thất các máy bay cực kỳ đắt tiền và các kíp phi công được đào tạo còn đắt tiền hơn, cũng không phải mất các khoản chi phí nhiên liệu cực kỳ đắt đỏ.

Thay vào đó, chỉ phải tiêu hao đạn dược (đạn pháo) mà đạn pháo thì rẻ hơn bom đạn hàng không nhiều. Độ chính xác không cao khi sử dụng hệ thống pháo phản lực bắn dàn có thể bù lại bằng một khối lượng lớn các đầu đạn được phóng đồng thời.

Ngoài ra, hiện nay, các đầu đạn của hệ thống hỏa lực bắn dàn đã có thể điều khiển được, kể cả đạn của WS-2. Việc sử dụng các máy bay không người lái trinh sát phục vụ cho các tổ hợp càng làm tăng độ chính xác khi bắn.

Hệ thống hỏa lực bắn dàn có ưu thế đáng kể so với tên lửa chiến thuật về công suất hỏa lực trong khi giá thành đạn pháo cũng rẻ hơn so với tên lửa. Nhược điểm chủ yếu của hệ thống pháo phản lực so với không quân và tên lửa chiến thuật vẫn được cho là cự ly bắn hạn chế. Nhưng cho đến thời điểm này Trung Quốc đã khắc phục được nhược điểm đó như đã trình bày ở trên.

Không khó để thấy rằng, từ chiều sâu của vùng Mãn Châu Lý các WS-2D có thể gần như ngay tức khắc tiêu diệt tất cả các đơn vị của lực lượng vũ trang Nga tại các khu vực Vladivostok- Ussursk, Khabarovsk và Blagoveshensk- Belogorsk.

Còn từ khu vực giáp biên giới của Mãn Châu Lý, các tổ hợp pháo phản lực bắn dàn trên có thể tiêu diệt các đơn vị quân đội và các căn cứ không quân Nga ở khu vực Chita và các xí nghiệp chiến lược tại thành phố Komsomlsk-trên sông Amur (có cả các nhà máy sản xuất máy bay tiêm kích chủ chốt của Nga hiện nay-ND).

Trong khi đó, các đầu đạn kích thước nhỏ của hệ thống pháo phản lực này có tốc độ trên siêu âm, thời gian từ khi phóng đến mục tiêu ở cự ly xa nhất không vượt quá 5 phút. Hệ thống phòng không Nga không thể phát hiện được chúng chứ chưa nói tới khả năng tiêu diệt.

Một cái khó khác là gần như không thể phát hiện được việc triển khai hệ thống pháo phản lực bắn dàn trên lãnh thổ Trung Quốc, bởi vì các tổ hợp phóng rất giống với các xe tải bình thường (các cụm ống phóng rất dễ ngụy trang để trông giống như các thùng xe của xe tải). Dĩ nhiên, loại vũ khí này tuyệt đối không phải là vũ khí phòng thủ mà hoàn toàn là một loại vũ khí tấn công.

Tuy “Tomahawk” của Mỹ có cự ly bắn xa hơn nhiều, nhưng tốc độ của nó dưới tốc độ âm thanh vì thế thời gian từ khi phóng đến mục tiêu ở cự ly tối đa không phải là 5 phút mà là 2 giờ trong khi các tổ hợp phóng của chúng (các tàu khu trục và và tuần dương) thì không thể ngụy trang được. Hiện NATO chưa có bất cứ loại vũ khí gì có tính năng kỹ- chiến thuật tương đương với WS-2.

Cho đến thời gian gần đây, nhiều chuyên gia vẫn cho rằng điểm yếu của Lục quân Trung Quốc là không có máy bay lên thẳng tấn công. Trước đây thì qủa là như vậy, Trung Quốc chỉ có các máy bay Z-9 được chế tạo theo mẫu của máy bay lên thẳng “Dophin” của Pháp đã tương đối lạc hậu.

Nhưng đến nay, vấn đề trên đã được giải quyết. Trung Quốc đã đưa vào trang bị các máy bay lên thẳng tấn công WZ-10 được chế tạo theo công nghệ Nga và công nghệ phương Tây (đã đưa vào trang bị 60 chiếc và đang tiếp tục sản xuất).

Ông Putin trực tiếp kiểm tra tập trận lớn chưa từng thấy

(Kì tới: Vì sao Trung Quốc không thể thắng?)

Lê Hùng

=========================

Chuyên gia Nga chứng mình vì sao Trung Quốc không thể thắng?

Cập nhật lúc 05:52, 18/07/2013

(ĐVO) - Giám đốc Viện phân tích chính trị và quân sự Viện hàn lâm khoa học Nga A.Sharavin ngày 16/7 đã tuyên bố: “Xác xuất xảy ra chiến tranh giữa Nga và Trung Quốc là cực kỳ thấp, nhưng nếu như một xung đột giả định như vậy vẫn xảy ra thì Quân giải phóng nhân dân Trung Hoa sẽ không thể chiến thắng trong một cuộc chiến tranh với Liên Bang Nga".

4. Các cuộc tập trận quy mô lớn

Tính chất các cuộc tập trận của Lục quân PLA là một vấn đề rất đáng quan tâm. Vào tháng 9/2006, Trung Quốc đã tiến hành một cuộc tập trận quy mô lớn chưa từng có của 2 quân khu Thẩm Dương và Bắc Kinh, - 2 quân khu mạnh nhất trong số các quân khu của Trung Quốc. Chính 2 quân khu này nằm cạnh khu vực biên giới với Nga về phía đông với chiều dài 4.300 km.

Trong tiến trình tập trận, quân khu Thẩm Dương đã chuyển quân trên cự ly 1.000 km qua địa phận quân khu Bắc Kinh và tiến hành các cuộc diễn tập với quân xanh là các đơn vị của quân khu Bắc Kinh.

Việc chuyển quân được tiến hành bằng các phương tiện của quân khu và bằng đường sắt. Mục đích của các cuộc diễn tập là hoàn thiện kỹ năng cơ động các binh đoàn bộ binh trên một cự ly rất xa khu vực đóng quân và nâng cao trình độ chi huy đảm bảo hậu cần cho bộ đội.

Trong cuộc tập trận, tất cả các đơn vị tham gia đã vượt qua quãng đường tổng cộng 50.000 km. 4 lữ đoàn binh chủng hợp thành đã hành quân (bằng đường sắt và các phương tiện tự có) trên cự ly 2.000 km.

Các đơn vị tham gia diễn tập đã luyện tập các phương án phối hợp giữa tất cả các binh chủng trong điều kiện chiến tranh hiện đại. Một trong những mục đích của cuộc tập trận là kiểm tra các hệ thống vũ khí mới nhất và khả năng hoạt động của hệ thống dẫn đường vệ tinh quốc gia mà Trung Quốc mới triển khai Bắc Đẩu, tương tự như GPS của Mỹ.

Posted Image

Pháo của PLA tập trận

5. Vũ khí và các cuộc tập trận của Trung Quốc nhằm vào ai?

Hoàn toàn rõ ràng là, các kịch bản tập trận như trên không liên quan gì tới việc chiếm đảo Đài Loan, lại càng không dính dáng gì đến việc đánh trả một cuộc xâm lược của Mỹ.

Một chiến dịch chiếm đảo Đài loan phải là một chiến dịch đổ bộ đường không- đường biển, quy mô của một chiến trường trên bộ tại hòn đảo này quá nhỏ, chiều rộng từ tây sang đông chỉ có 150 km, và như thế thì không thể và không cần một cuộc hành quân trên bộ dài tới hàng nghìn km.

Ngoài ra, quân khu Nam Ninh, - có nhiệm vụ trực tiếp đối phó với Đài loan đã không tham gia cuộc tập trận này.

Một cuộc xâm lược từ phía Mỹ (cứ cho là có lúc nào đó nó sẽ xảy ra) sẽ được tiến hành bằng các đòn tấn công từ trên không và trên biển bằng vũ khí chính xác cao với mục tiêu là phá hủy tiềm lực quân sự và kinh tế của Trung Quốc.

Hành động trên đất liền đối với Mỹ là tự sát vì ưu thế gần như tuyệt đối về quân số của Trung Quốc, không những thế nó còn rất vô nghĩa dù xét dưới bất cứ một góc độ nào, kể cả về quân sự, chính trị lẫn kinh tế.

Hơn nữa, Trung Quốc cũng không phải đối mặt với một cuộc tấn công quân sự từ bất kỳ một nước nào bởi vì một cuộc tấn công như vậy là một biện pháp tự sát nhanh nhất và hiệu quả nhất đối với kẻ xâm lược.

Chính vì thế mà việc tiến hành các các cuộc tập trận quy mô chiến lược để luyện tập các phương án phòng thủ là hoàn toàn không có ý nghĩa. PLA không phải giải quyết với các nhiệm vụ như vậy. Điều này thì Bộ tư lệnh PLA biết quá rõ, vì thế ý đồ và mục đích các cuộc tập trận trên đều là luyện các phương án tấn công chứ không phải các phương án phòng thủ.

Cũng rõ ràng là, để giải quyết các nhiệm vụ nội bộ thì các chiến dịch như trên chắc chắn là quá thừa vì chủ nghĩa ly khai ở Tân Cương và Tây Tạng chưa gây cho Trung Quốc những vấn đề mà để giải quyết nó cần phải chuyển quân và triển khai các binh đoàn lớn đến như vậy.

Những bất ổn xã hội cũng mới ở mức độ hạn chế mặc dù giới cầm quyền Trung Quốc đang lo ngại là nó sẽ lan rộng do các nguyên nhân khủng hoảng kinh tế. Kết luận quan trọng nhất cần phải rút ra trong trường hợp này là tại kịch bản tác chiến được thực hiện của các cuộc tập trận này là “quân đội chống lại quân đội”, chứ không phải là chống chiến tranh du kích và đàn áp các phong trào phản kháng nội bộ tại Trung Quốc.

Từ đây xuất hiện câu hỏi: Lục quân và Không quân Trung Quốc chuẩn bị tiến hành chiến tranh với quân đội nước nào với các phương tiện kỹ thuật tác chiến hiện đại nhất, hệ thống dẫn đường vệ tinh và các hệ thống đảm bảo tác chiến mới nhất?

Cần phải nhận thấy rằng, chỉ có trên lãnh thổ Nga và Kazakhstan mới có thể tiến hành các chiến dịch tấn công có chiều sâu đến 2.000 km. Ở chiến trường Đông Nam Á, chiều sâu chiến trường không vượt quá 1.500 km, trên bán đảo Triều Tiên - không vượt quá 750 km.

Không những thế, những nơi mà PLA tiến hành tập trận có điều kiện địa- vật lý rất giống với các khu vực Trung Á, Viễn Đông và Ngoại Baikal chứ hoàn toàn không phải là khu vực Đông Nam Á.

Một chi tiết đáng chú ý, mùa đông 2012-2103 các đơn vị của quân khu Thẩm Dương và Bắc Kinh lại tiến hành một loạt cuộc tập trận sử dụng nhiều phương tiện thiết giáp và pháo binh trong điều kiện nhiệt độ cực thấp và tuyết dày. Như vậy đã rõ, hoàn toàn không có liên quan gì đến Đài Loan và khu vực Đông Nam Á.

Posted Image

Tương quan lực lượng cho chiến tranh Trung - Nga – bốn đánh một (Ảnh từ bài của A.Khramchikhin)

6. Nga phải làm gì để đối phó với mối đe dọa Trung Quốc?

Trong một bài viết khác dưới tiêu đề “Hiện tượng sức mạnh quân sự Trung Quốc chưa được đánh giá đầy đủ” trước đó (6/2012), A. Khramchilin có một số nhận xét gây chú ý.

1/ Trước hết, ông cho rằng có lẽ hiện nay giới lãnh đạo Nga và phần lớn các chuyên gia im lặng trước sự thật hiển nhiên về mối đe dọa Trung Quốc và ngày càng có nhiều nhượng bộ tối đa trong lĩnh vực kinh tế và chính trị với nước này là xuất phát từ hội chứng “nỗi lo sợ” chọc giận Trung Quốc và quan ngại nếu làm to chuyện thì “lợi bất cập hại”.

Nhưng có một thực tế là cho đến thời điểm này, trong mọi trường hợp, giới lãnh đạo Trung Quốc đều tỏ ra hết sức thực dụng.

Có rất nhiều cơ sở để tin rằng nếu như vấn đề về mối đe dọa Trung Quốc cùng các biện pháp đáp trả được tranh luận công khai tại Nga không chỉ ở mức độ các chuyên gia riêng lẻ mà ở ngay cấp lãnh đạo và dù chỉ một số biện pháp đối phó được áp dụng thì không những không làm tăng mà ngược lại còn làm giảm mối đe dọa xâm lược từ phía Trung Quốc vì giới cầm quyền nước này thường xuyên hành xử theo phương châm “mềm nắn rắn buông” và tự họ phải tìm các cách bành trướng khác chứ không phải bành trướng bằng biện pháp quân sự.

2/ Điều đó chỉ có thể khi mà cái giá mà Trung Quốc phải trả cho một cuộc xâm lược Nga là khủng khiếp đến mức độ không thể nào có thể biện minh được trong bất kỳ hoàn cảnh nào (kể cả trong trường hợp xảy ra thảm họa nội bộ của Trung Quốc).

3/ Để có thể đạt được kết quả trên, Nga cần phải, trước hết - củng cố khả năng quốc phòng. Thứ nhất, kết nối chặt chẽ phương tiện kiềm chế hạt nhân với lực lượng phòng không. Có thể rút ra khỏi Hiệp ước về tên lửa tầm ngắn và tầm trung (trong điều kiện hiện nay hiệp ước này đang trói tay Nga).

Thứ hai, tăng cường sức mạnh cho Quân khu phía Đông, bố trí tại quân khu này các tổ hợp tên lửa “Iskander”, - loại vũ khí trấn áp rất hiệu quả các hệ thống pháo phản lực bắn dàn”, nhưng không nên bố trí các hệ thống này ở sát biên giới mà nên bố trí sâu trong nội địa.

4/ Vũ khí hạt nhân thực sự phải là phương tiện cuối cùng, chứ không phải là trước nhất và duy nhất. Ngoài ra, cần phải thành lập các liên minh quốc tế với các cam kết ràng buộc bảo vệ lẫn nhau.

Những đồng minh quan trọng nhất phải là Kazakhstan, Mông Cổ (về mặt tiềm năng quân sự thì Mông cổ không có gì, nhưng ý nghĩa chiến lược của lãnh thổ Mông Cổ thì cực kỳ lớn), Ấn Độ.

Tiếp tục im lặng và lảng tránh vấn đề này chỉ càng làm cho nó trầm trọng thêm và ngày càng khó tìm ra khả năng để giải quyết. Một thái độ như vậy đối với một vấn đề nghiêm trọng liên quan đến an ninh quốc gia là không thể chấp nhận được.

Mặc dù, cũng có thể ngây thơ tin là giới cầm quyền Trung Quốc đổ hàng trăm tỷ USD sắm VK-TBKT hiện đại chỉ nhằm một mục đích duy nhất là chiếm Đài Loan. Và khi đã giải quyết xong vấn đề Đài Loan, Trung Quốc sẽ ném tất cả xe tăng, các hệ thống pháo phản lực bắn dàn và tên lửa xuống biển.

Sau đó Trung Quốc sẽ cùng chung sống trong “hòa bình, hữu nghị và cùng phồn vinh” với các nước láng giềng.

Mấy lời nói thêm

Những diễn biến gần đây nhất (bài phát biểu của V.Putin ngày 20/6/2013, tuyên bố của I.Ivanov, Chánh Văn phòng Tổng thống Nga ngày 15/7 /2013, D. Rogozin, phó thủ tướng phụ trách công nghiệp quốc phòng Nga tháng 4/2013 ..) cho thấy gần như chắc chắn là Nga sẽ rút ra khỏi Hiệp ước về tên lửa tầm ngắn và tầm trung do “người đào mồ chôn Liên Xô” là M. Gorbachov ký với R. Reagan ngày 8/12/1987.

Liên Xô và nay là Nga không còn sở hữu tên lửa đạn đạo tầm trung (theo đúng tinh thần hiệp ước trên) trong khi trong bối cảnh hiện nay thì tên lửa tầm trung của Trung Quốc thực ra là một loại vũ khí chiến lược vì nó có thể với tới bất cứ địa điểm nào trên lãnh thổ Nga (hiện Trung Quốc có hàng trăm tên lửa đạn đạo tầm trung kiểu Đông Phong-4 (tầm bắn 4.750km, Đông Phong-3 (2.650km), “Đông Phong-25 (1.700km) và một số loại khác.

Lê Hùng

=========================

Thế đấy! Cái lày Lão Gàn lói lâu rùi!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kinh tế Trung Quốc đang "hạ cánh"

cand.com.vn

8:00, 17/07/2013

Trung Quốc vừa công bố những số liệu thương mại bất ngờ xấu đi trong 6 tháng đầu năm 2013. Cùng với tín hiệu về một cuộc khủng hoảng tín dụng lộ ra khi tăng trưởng kinh tế giảm, các chuyên gia cho đây là một dấu hiệu khác nữa cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đang "rơi" sau nhiều năm tăng trưởng luôn ở hai con số.

Các số liệu của Chính phủ Bắc Kinh thông báo hôm 10/7 cho thấy xuất khẩu của Trung Quốc trong 6 tháng đầu năm 2013 đã giảm 3,1% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn nhiều so với dự báo của thị trường là tăng trưởng khoảng 4%. Nhập khẩu cũng giảm 0,7%, và thặng dư mậu dịch giảm xuống chỉ còn hơn 27 tỉ USD.

Phát ngôn viên Tổng cục Hải quan Trung Quốc Trịnh Nhạc Sinh cho báo chí biết rằng, ngoại thương của Trung Quốc đang đối mặt với "những thách thức nghiêm trọng" và cảnh báo rằng triển vọng xuất khẩu của quý 3 "khá u ám". Ông Trịnh cho rằng điều này phát xuất từ sự sút giảm của nhu cầu ở nước ngoài đối với hàng hóa của Trung Quốc, giá thành lao động gia tăng và tỉ giá hối đoái của đồng nhân dân tệ ở mức cao.

Posted Image

Các số liệu của chính phủ Trung Quốc cho thấy xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm 2013 giảm 3,1% so với cùng kỳ năm 2012.

Các chuyên gia từng dự báo tốc độ tăng trưởng của thương mại Trung Quốc trong tháng 6/2013 sẽ chậm lại vì chính phủ tiến hành một cuộc chấn chỉnh đối với những số liệu không chính xác của các nhà xuất khẩu, vốn đã dẫn tới những số liệu thương mại không chính xác hồi đầu năm nay.

Chuyên gia Robert Blohm thuộc Công ty Tư vấn Keen Resources Asia ở Hồng Công nói rằng, mức nhập khẩu yếu kém cho thấy Bắc Kinh gặp khó khăn trong việc đẩy mạnh mức cầu trong nước. Bằng chứng về sự tăng trưởng chậm lại của kinh tế Trung Quốc còn có thể thấy được qua nhiều dự án xây dựng dở dang trên khắp nước.

Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng với tỉ lệ 7,8% hồi năm ngoái, mức thấp nhất trong vòng 13 năm. Bắc Kinh đề ra chỉ tiêu tăng trưởng 7,5% cho năm 2013. Sau nhiều năm tăng trưởng luôn ở hai con số, các chuyên gia kinh tế cho rằng mức tăng trưởng của Trung Quốc thấp hơn 8% là nguy ngập, dưới 7% thì coi như "hạ cánh nặng nề".

Các nhà phân tích nói rằng, việc tái cơ cấu kinh tế Trung Quốc hướng tới tiêu thụ nội địa là một quá trình tiệm tiến và dài hạn. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, những số liệu thương mại mới nhất có thể làm cho Chính phủ Trung Quốc tạm thời trì hoãn quá trình này để kích thích tăng trưởng và ngăn ngừa bất ổn xã hội.

Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc suy giảm lại đang làm lộ ra một núi nợ. Vì đâu nên nỗi? Khi Mỹ và châu Âu bị dập vùi trong khủng hoảng tài chính năm 2008 và kinh tế suy giảm thì Trung Quốc ráo riết gia tăng đầu tư, bơm tiền kích thích và vượt Nhật Bản vào năm 2010. Khi đó thiên hạ còn nói đến ngày kinh tế Trung Quốc sẽ qua mặt Mỹ. Nhưng đấy chỉ là mệnh giá, mặt nổi của thống kê. Thực tế thì khối tín dụng từ 9.000 tỉ USD năm 2008 đã lên đến 23.000 tỉ năm 2013. Về tốc độ thì tăng gấp đôi mức sản xuất kinh tế. Tức là đồng tiền có đẩy mức tăng trưởng kinh tế nhưng dư thừa nên đẩy cả ra ngoài.

Posted Image

Ngày 10/7, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cắt giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc phát triển chậm lại và kinh tế châu Âu suy thoái. Mức dự báo tăng trưởng toàn cầu của IMF hiện nay là 3,1%, giảm từ 3,3% hồi tháng 4/2013.

Trước hết, tiền trút vào các tập đoàn kinh tế nhà nước giữ vai trò chiến lược trong công nghiệp: Sắt, thép, xi măng, than đá, hợp kim, vật liệu sản xuất như quang năng hay phong năng (điện từ nắng và gió). Kết quả là sản xuất thừa hàng tồn kho chất đống làm các phương tiện sản xuất sụt giá, mà vẫn được ghi nhận là sản lượng kinh tế tăng và tạo ra việc làm.

Thứ nữa, các địa phương lập ra công ty đầu tư vay tiền thực hiện các dự án xây dựng hạ tầng như cầu cống, đường sá, hải cảng và sân bay. Quả nhiên là sản lượng cũng tăng trên mệnh giá, nhưng các dự án hoàn thành lại không thể khai thác ra tiền. Công trình ế ẩm, nhà ga vắng khách trong thành phố ma là kết quả phổ biến. Tiếp đến là tín dụng dồi dào đã thổi lên bong bóng địa ốc.

Mà không chỉ có vậy. Xưa kia, chính quyền trung ương Trung Quốc kiểm soát đến 95% lượng tín dụng ngân hàng. 5 năm qua, trung ương bị qua mặt, vì đến 45% lượng tín dụng lại lọt ra khỏi sổ sách ngân hàng và chảy vào ngả khác, gọi là "shadow banking". Đó là các quỹ đầu tư, công ty "quản lý tài phú", nhà cầm đồ, cơ sở cho vay lãi trên thị trường chui... Đặc tính chung của loại hình ngoài ngân hàng là thiếu sổ sách minh bạch, mơ hồ khi thẩm định rủi ro. Và bị ung thối nặng.

Lý do bành trướng của khu vực chui là vì lãi suất tiền gửi quá thấp nên ai cũng muốn tìm mức lời cao với rủi ro lớn hơn ở bên ngoài. Một nguyên nhân khác là giới đầu tư tư nhân khó vay tiền từ ngân hàng nên phải đi vay trên thị trường đen với lãi suất cắt cổ.

Rốt cuộc thì sau khi tăng 80% kể từ 2008, tổng số nợ của tư nhân, doanh nghiệp và chính quyền địa phương nay đã lên tới 210% tổng sản lượng GDP. Tờ China Securities Journal đưa ra con số còn cao hơn: 221% tổng sản lượng nội địa. Công ty môi giới đầu tư CLSA Securities thì dự báo một tỷ lệ còn kinh hoàng hơn cho năm 2015: 245% tổng sản lượng GDP. Một núi nợ!

Khi núi nợ sụp đổ thì biến động sẽ xảy ra từ vòng ngoại vi vào đến cốt lõi là các ngân hàng. Cho nên, sau vài tháng theo dõi chuyện Trung Quốc xoay trở "một cách tinh vi" - theo lời Ngân hàng Trung ương Trung Quốc - với nạn ách tắc tín dụng, người ta sẽ mất vài năm ngắm cảnh núi lở cát chuồi.

Bắc Kinh khó để ngân hàng vỡ nợ theo lối dây chuyền nên sẽ ứng vốn nhờ dự trữ của hệ thống ngân hàng, cỡ 3.000 tỉ USD, rồi khối dự trữ ngoại tệ trị giá 3,44 nghìn tỉ USD. Nhưng ngần ấy có đủ không? Mà dự trữ ngoại tệ không là đồng tiền bất động vì đã được đầu tư vào nơi khác nên chẳng dễ đổi thành hiện kim.

Các đại gia chẳng đợi ngày núi lở, đã rút vốn bỏ chạy. Tính đến ngày 5/6 vừa qua, 1,5 USD đã bị triệt thoái khỏi thị trường Trung Quốc, và sẽ tiếp tục như tháo nước.

Trung Quốc tưởng là tìm ra phép thần kỳ với chiến lược tăng trưởng bằng đầu tư, tín dụng và xuất khẩu, nhưng chỉ có lượng mà thiếu chất. Đầu tư ào ạt gây lãng phí, tham ô. Khối tín dụng dồi dào thổi lên bong bóng và trở thành một núi nợ sẽ sụp. Trong khi ấy xuất khẩu giảm sút vì các thị trường Âu - Mỹ - Nhật đều co cụm. Trước tình hình đó, bánh xe tăng trưởng sẽ phanh gấp và cố chuyển hướng. Không ai có thể tiên đoán điều gì sẽ xảy ra trên khúc ngoặt ấy

Mộc Thạch (tổng hợp)

======================

Trước tình hình đó, bánh xe tăng trưởng sẽ phanh gấp và cố chuyển hướng. Không ai có thể tiên đoán điều gì sẽ xảy ra trên khúc ngoặt ấy

Chẳng có gì khó tiên đoán cả! Chỉ cần một sự khủng hoảng kinh tế xảy ra trong xã hội Trung Quốc thì khủng hoảng xã hội xẽ xảy ra ngay lập tức. Lúc ấy, chính người Trung Quốc sẽ phải quyết định "Canh bạc cuối cùng" kết thúc như thế nào!

Bây giờ làm sao? Việt sử 5000 năm văn hiến chứ nhỉ!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lão Gàn viết từ năm một ngàn chín trăm hồi đó:

Cô gái Ấn Độ sẽ tham gia "canh bạc cuối cùng"....

================================

Ấn Độ điều thêm 50.000 quân bảo vệ biên giới với Trung Quốc

18/07/2013 19:25

(TNO) Ấn Độ sẽ thành lập một quân đoàn lục quân mới với 50.000 binh sĩ để bảo vệ biên giới với Trung Quốc, trong một dấu hiệu mới nhất cho thấy New Delhi coi Trung Quốc là mối đe dọa quân sự lâu dài hơn Pakistan.

Việc thành lập quân đoàn tấn công miền núi vốn sẽ cần chi phí 11 tỉ USD trong 7 năm, đã được Ủy ban An ninh của chính phủ Ấn Độ phê duyệt, hãng thông tấn PTI dẫn các nguồn tin chính thức cho biết ngày 18.7.

Ấn Độ hiện có 1,3 triệu quân đang hoạt động, theo PTI.

Không có tuyên bố chính thức nào được đưa ra từ ủy ban do Thủ tướng Manmohan Singh phụ trách với thành viên là các bộ trưởng quốc phòng, nội vụ, ngoại giao và tài chính. Nhưng giới chức Ấn Độ và các nhà phân tích quốc phòng nói rằng quân đoàn mới đã được phê duyệt về nguyên tắc sau nhiều năm thảo luận.

Posted Image

Binh sĩ Ấn Độ tuần tra gần biên giới với Trung Quốc - Ảnh: AFP

“Ý tưởng trang bị năng lực tấn công nhằm đối phó với Trung Quốc trên các đường biên giới đất liền là điều mà Ấn Độ đã nghĩ đến từ năm 1962. Đèn xanh chính trị đã được bật, giờ thì bắt đầu cuộc chiến tìm ngân sách”, chuyên gia Uday Bhaskar thuộc Hội Nghiên cứu Chính sách có trụ sở tại New Delhi, nhận định.

Bộ trưởng Tài chính Palaniappan Chidambaram hiện đang chật vật cắt giảm thâm hụt ngân sách, và hiện chưa rõ khi nào mới có được kinh phí cho lực lượng mới.

Đầu năm nay, giới chức Ấn Độ “giật mình” trước việc lính Trung Quốc xâm nhập sâu đến 18 km bên trong lãnh thổ Ấn Độ tại khu vực Ladakh ở Kashmir. 30 binh sĩ Trung Quốc đã rút đi sau 3 tuần chiếm đóng bất hợp pháp, không lâu trước khi thủ tướng Lý Khắc Cường thăm Ấn Độ. New Delhi đã dọa sử dụng “mọi biện pháp có thể” để bảo vệ các quyền lợi của mình.

Lực lượng tấn công sẽ tập trung vào đầu phía đông của biên giới để bảo vệ bang Arunachal Pradesh, hiện thuộc Ấn Độ nhưng Trung Quốc đòi chủ quyền. Song, các chuyên gia nói rằng tranh chấp đầu năm nay tại Kashmir ở phía tây có thể đã góp phần đẩy nhanh quyết định của chính phủ Ấn Độ.

Giới phân tích nói rằng quân đoàn mới sẽ được trang bị pháo hạng nhẹ và máy bay trực thăng cho phù hợp với địa hình miền núi. Ấn Độ về quân sự vẫn yếu hơn Trung Quốc, nhưng quân đoàn mới về lý thuyết sẽ cho phép nước này thực hiện các cuộc phản công và giúp New Delhi thêm ưu thế trong các cuộc đàm phán với Bắc Kinh.

Trùng Quang

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bít ngay mừ! Lão Gàn đã nói rồi.Bắt tay này không khó. Cái khó là giữa chức năng kiểm soát của tất cả các quốc gia và nhân quyền làm sao dung hòa. Vĩ mô hơn một chút nữa là "Tồn tại và phát triển". Bởi vậy, cho tay này tỵ nạn không khác gì "mua dây buộc mình". Ngài Putin rất sáng suốt khi có quyết định như vậy!

Putin: Mỹ 'nhốt' Snowden ở Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm qua lên tiếng chỉ trích Mỹ nhốt Edward Snowden ở Moscow và nói rằng người bị Mỹ truy nã gắt gao này nên rời Nga càng sớm càng tốt.

Posted Image

Tổng thống Nga Putin trả lời về vấn đề của Snowden trong chuyến thăm tới đảo Gogland, phía tây St. Peterburg hôm qua. Ảnh: AFP

"Ngay khi có cơ hội đi đến một nơi khác, chắc chắn ông ấy sẽ đi", tổng thống Nga nói trong lần trả lời công khai đầu tiên kể từ khi Snowden yêu cầu gặp một số nhà hoạt động nhân quyền và luật sư hôm 12/7 tại sân bay Sheremetyevo.

Ông Putin chỉ trích Washington ngăn chặn Snowden rời khỏi Nga bằng cách tước hộ chiếu, sau khi cựu nhân viên tình báo từ Hong Kong đến Moscow hôm 23/6.

"Ông ấy không được mời đến lãnh thổ của chúng tôi, ông ấy đang nối chuyến để đến các quốc gia khác. Nhưng ngay khi ông ấy vừa lên máy bay thì đối tác Mỹ về cơ bản là ngăn chặn ông ấy thực hiện thêm chuyến bay tiếp theo", ông Putin phát biểu trên truyền hình.

Snowden đã làm thủ tục trên chuyến bay từ Moscow tới Havana, Cuba hôm 24/6 nhưng không lên máy bay.

"Họ đã dọa các nước khác, nên không nước nào dám tiếp nhận ông ấy, do đó về cơ bản là chính họ đã nhốt ông ấy trên lãnh thổ của chúng tôi", Tổng thống Putin cho hay.

Khi được hỏi chuyện gì sẽ xảy ra với Snowden, ông Putin nói: "Làm sao tôi biết được? Đó là cuộc đời ông ấy, số phận của ông ấy".

Posted Image

Edward Snowden trong cuộc họp kín với các nhà hoạt động tại một sân bay ở Moscow. Ảnh:Human Rights Watch

Trong cuộc gặp với các nhà hoạt động hôm 12/7, Snowden nói muốn xin tị nạn ở Nga trong khi chờ đợi để bay đến Mỹ Latin. Ông Putin không cho biết liệu ông có cấp quyền tị nạn cho kẻ chạy trốn nổi tiếng nhất thế giới hay không và nếu có thì bao giờ cấp.

Hồi đầu tháng, Putin nói Snowden có thể đệ đơn xin tị nạn ở Nga nếu dừng việc tiết lộ thông tin mật. Điều kiện này khiến Snowden rút lại đơn, tuy nhiên trong cuộc gặp tuần trước, Snowden hứa sẽ không gây nguy hại cho lợi ích của nước Mỹ trong tương lai.

"Theo tuyên bố mới nhất của ông ấy, ông ấy đã thay đổi quan điểm, nhưng tình hình vẫn chưa thật sự rõ ràng", Putin cho hay.

Cơ quan Nhập cư Liên bang Nga hôm qua cho biết chưa nhận được đơn xin tị nạn của Snowden.

Tổng thống Nga Putin, người sẽ chủ trì cuộc gặp song phương với Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Moscow trong khuôn khổ hội nghị G20 tại Saint Petersburg vào đầu tháng 9, nhắc lại rằng Nga không muốn vụ việc của Snowden làm ảnh hưởng đến quan hệ Nga-Mỹ.

Putin cho biết các quan chức Nga đã nói với Snowden rằng Nga "có quan hệ gắn bó với Mỹ. Chúng tôi không muốn vì các hoạt động của ông mà làm hỏng quan hệ của chúng tôi với Mỹ".

Snowden đã mắc kẹt tại sân bay của Nga trong 3 tuần qua. Một dấu hiệu cho thấy Moscow có thể xem xét nghiêm túc đơn tị nạn của Snowden khi người phát ngôn của Hạ viện Nga, Sergei Naryshkin, hôm 12/7 phát biểu rằng Snowden có thể nộp đơn tị nạn tạm thời hoặc tị nạn chính trị.

Đơn xin tị nạn chính trị do điện Kremlin xem xét và quyền tị nạn do tổng thống ban hành.

Các nhà quan sát cho hay trong cuộc gặp hôm 12/7 của Snowden không bao gồm những thành phần gây khó chịu cho ông Putin, ví dụ như những nhà hoạt động cánh hữu hay các nhà vận động của Nga về vấn đề tị nạn. Tuy nhiên, trong số những người được mời đến lại bao gồm cả các nhân vật như Vyacheslav Nikonov, nghị sĩ đảng Nước Nga thống nhất cầm quyền, người mà dường như không biết Snowden là ai cho đến khi Snowden đến Nga.

Washington đã phản ứng mạnh mẽ trước khả năng Moscow có thể cung cấp chốn dung thân an toàn cho Snowden và chỉ trích Nga cho Snowden một "diễn đàn để tuyên truyền" thông qua cuộc gặp ngày 12/7.

Vũ Hà-VnExpess.net

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chuyên gia Mỹ hiến kế phá liên minh Trung - Nga

10:21 | 18/07/2013

Tổng thống Nga 'bật mí' lý do tập trận lớn

19 tổ chức kiện chính phủ Mỹ vì bị theo dõi

TPO - Một số nhà phân tích Mỹ cảnh cáo rằng Trung – Nga đang liên minh thành một trục chống Mỹ mới, đối đầu với Mỹ. Một số học giả và hãng truyền thông đã hiến kế để Washington phá liên minh này.

Gần đây, rất nhiều hành động của Trung Quốc và Nga gây lên mối nghi ngờ lớn trong giới lãnh đạo và nghiên cứu của Mỹ.

Mỹ cho rằng nếu không có sự hợp tác giữa hai nước này, cựu viên chức CIA Snowden không thể trốn khỏi Hồng Kông và chạy sang Moscow. Dĩ nhiên, Mỹ cũng thừa nhận việc Trung Quốc và Nga tập trận chung cũng là để “nắn gân” Mỹ. Một số nhà phân tích Mỹ cảnh cáo rằng, Trung – Nga đang liên minh trở thành một trục chống Mỹ mới, dùng thái độ ngày càng cứng rắn để đối đầu với Mỹ.

Trước tình hình này, một số học giả và hãng truyền thông của Mỹ bắt đầu lên tiếng “trù ẻo” cho quan hệ đồng minh Trung – Nga tan rã, hiến kế để Washington phá quan hệ đồng minh này.

Posted Image

Trù ẻo đồng minh Trung – Nga

Ngày 14-7, ông Jeffrey Mankoff – chuyên gia của Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế Washington có bài viết đăng tải trên trang Dakungpao của HongKong nói rằng, Trung Quốc và Nga vừa kết thúc cuộc tập trận quân sự với quy mô lớn nhất tổ chức tại biển Nhật Bản. Trong thời điểm diễn ra tập trận, hai nước đã cùng đồng tâm nhất trí ngăn cản Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đưa ra hành động nhằm vào chính quyền tổng thống Assad của Syria, hành động này khiến Mỹ ngày càng không hài lòng. Điều này đã khiến nước Mỹ bắt đầu cảm thấy lo lắng, Trung – Nga – hai nước lớn của chủ nghĩa quyền uy đang hình thành nên một trục chống Mỹ.

Tuy nhiên ông Jeffrey Mankoff vẫn không có cái nhìn lạc quan về quan hệ hai nước. Jeffrey Mankoff cho rằng, mặc dù mấy năm trở lại đây quy mô thương mại mở rộng đột biến, mối quan hệ Trung Quốc – Nga có sự cải thiện, tranh chấp biên giới trước đây đã được giải quyết, các cuộc gặp gỡ của nhà lãnh đạo hai nước cũng tăng lên, nhưng đằng sau sự hợp tác này lại tồn tại những bất đồng nghiêm trọng. Trừ phi Mỹ xuất hiện sai lầm lớn, nếu không điều mà Mỹ lo ngại sẽ không trở thành hiện thực.

Ong Jeffrey Mankoff nói, Trung Quốc và Nga định nghĩa mối quan hệ song phương này là quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, nhưng sự hợp tác giữa hai nước chủ yếu diễn ra trên góc độ chiến thuật. Khi tham gia vào các sự vụ toàn cầu, hai bên lại có những tính toán lợi ích hoàn toàn khác nhau. Trung Quốc là nước đang trỗi dậy, có nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng nhanh, xuất khẩu đóng vai trò chủ đạo, rất mong gặt hái được nhiều lợi ích từ làn sóng tàn cầu hóa, trong khi Nga lại là một quốc gia dầu mỏ đình trệ, muốn cách ly mình khỏi lực lượng cải cách.

Jeffrey Mankoff cho rằng, Nga cực lực tuyên truyền mối quan hệ đối tác chiến lược với Trung Quốc chủ yếu là để chứng minh với Mỹ và các nước khác rằng Nga vẫn đóng một vai trò rất quan trọng, còn Trung Quốc làm như vậy là vì quốc gia này cho rằng đây là một hình thức an ủi Nga không mất công mất của gì nhiều. Kể cả thỉnh thoảng hai nước vẫn có những cuộc hợp tác, nhưng điều này cũng không thể thay đổi được một thực tế: Sự táo bạo, tích cực của Trung Quốc khiến Nga rất lo ngại, và mức độ lo ngại này ít nhất không hề thua kém Mỹ. Một quan chức chỉ huy của quân đội Nga thừa nhận, họ coi Trung Quốc là một đối thủ tiềm ẩn, mặc dù những tuyên bố được công khai chính thức của chính phủ vẫn quan tâm đến cái gọi là mối đe dọa từ phía Mỹ và NATO.

Posted Image

Tàu khu trục Trung Quốc dẫn đầu hạm đội hướng về cuộc tập trận chung với Nga .

Jeffrey Mankoff nhận định, sở dĩ hai nước Trung Nga tạm thời tiến rất gần nhau là do cả hai đều cho rằng vì muốn tái thiết lập trật tự quốc tế sau chiến tranh lạnh, Mỹ không cho Trung Quốc và Nga vị thế đáng lẽ phải có trên trường quốc tế, nhưng lại cho phép Washington bất chấp lợi ích của quốc gia khác, sử dụng sức mạnh của mình và can thiệp vào mọi sự vụ. Cảm giác bị gạt ra rìa này cũng là căn nguyên khiến hai nước Trung – Nga ủng hộ cơ chế tổ chức mới.

Mới đây, tạp chí National Interest của Mỹ đăng tải bài viết nói rằng, quan niệm truyền thống cho rằng, Trung – Nga không thể kết thành đồng minh toàn cầu. Đúng vậy, tồn tại rất nhiều trở ngại cản trở hai nước kết thành đồng mình, ví dụ lịch sử không tin tưởng nhau, tâm lý tự mãn của Trung Quốc rất rõ nét và tư tưởng đế quốc của Nga vẫn tồn tại. Trung Quốc rất cần công nghệ của Nga nhưng bị từ chối, Nga cảnh giác trước những đầu tư của Trung Quốc tại vùng Siberia. Hơn nữa xét về lâu dài, Trung Quốc cần Mỹ và châu Âu hơn là cần Nga, và Nga cũng như vậy.

Tờ National Interest cho rằng khả năng lớn nhất là Trung Quốc và Nga chơi trò ngoại giao ba bên. Moscow và Bắc Kinh có thể ám thị kết thành đồng minh hoặc tiến hành hợp tác tạm thời nhằm đạt được một sự trao đổi với Washington, khiến Mỹ rơi vào thế yếu của đàm phán và quyền lực.

Mỹ làm ngơ, mối họa càng tăng

Làm thế nào để đối phó với sự liên kết của Trung Quốc và Nga, các học giả Mỹ đã nhiệt tình hiến kế cho Washington.

Jeffrey Mankoff cho rằng, bài học cần rút kinh nghiệm là khi Trung Quốc và Nga yêu cầu mối quan tâm của mình cần được xem xét, Mỹ càng làm ngơ thì nỗi lo ngại đối với việc Trung – Nga hình thành nên trục chống Mỹ sẽ càng dễ trở thành sự thật.

Cơ chế xây dựng cho thế giới sau Chiến tranh lạnh đã không thể phán ánh được sự phân bố sức mạnh hiện nay, đây cũng là điểm Mỹ cần nghiêm túc xem xét. Mỹ cũng cần đặt mối quan hệ đối tác truyền thống của Nga và Trung Quốc với Mỹ vào một cơ chế mới có địa vị bình đẳng, ví dụ như G-20 bằng thái độ mở cửa. Điều này đặc biệt quan trọng với châu Á, trật tự an ninh mới ở đây vẫn đang ở trong quá trình thiết lập.

Posted Image

Hải quân Trung-Nga vừa kết thúc cuộc diễn tập quy mô lớn ở khu vực Viễn Đông.

Trong quá trình điều hành và xử lý các sự vụ của thế giới, việc trao cho Trung Quốc và Nga vị thế cao hơn có thể khiến nhiều người Mỹ không thoải mái. Nhưng nếu không làm như vậy, điều mà những nhà hoạch định chính sách Mỹ lo lắng, cục diện hình thành trục chống Mỹ của Trung Quốc và Nga sẽ ngày càng dễ trở thành hiện thực.

Muốn có được sự tôn trọng từ phía Trung Quốc và Nga, Nhà Trắng buộc phải chứng minh được rằng, khả năng lãnh đạo của Mỹ có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình giải quyết các vấn đề của thế giới, bao gồm những vấn đề hết sức quan trọng đối với Trung Quốc và Nga. Mỹ không nên để mình bị coi là bên bị động.

Mối quan hệ với Trung Quốc và Nga cần được đưa vào chương trình nghị sự hàng đầu, nhưng Mỹ không nên e ngại mà vẫn phải kiên trì lập trường của mình trong một số vấn đề, hoặc trong một số vấn đề khác, khi hợp tác với hai quốc gia này, nếu không làm như vậy thì đó sẽ là một sai lầm mang tính lịch sử.

Huy Long

Theo Phượng Hoàng

=======================

Chuyên gia Mỹ hiến kế phá liên minh Trung - Nga

Cần gì phải "kế"mới "sách". Người Nga đủ thông minh để hiểu rằng: Sự đe dọa lớn nhất cho nước Nga là nước nào. Tiền tài trợ cho dự án này dùng để nhậu thực tế hơn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc: Cán bộ quản lý đô thị đánh chết người bán hàng rong

Thứ Sáu, 19/07/2013 - 09:25

(Dân trí) - Nhiều nhân viên quản lý đô thị tại thành phố Sâm Châu, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc đang bị điều tra do liên quan đến cái chết của một người bán hàng rong. Các nhân chứng cho biết một người đàn ông bán dưa hấu ven đường đã bị các nhân viên này đánh chết.

Theo BBC, nạn nhân là Deng Zhengjia, khoảng 50 tuổi, đã tử vong hôm thứ Tư vừa qua tại Sâm Châu.

Posted Image

Nạn nhân Deng Zhengjia tử vong sau xô xát với cán bộ quản lý đô thị

Người này bị đánh bằng quả cân sau khi có tranh cãi với các nhân viên quản lý đô thị, hay còn gọi là “chengguan” trong tiếng Trung Quốc, hãng tin Tân Hoa Xã dẫn lời cháu gái của ông Deng cho biết.

Thời gian gần đây các chengguan tại Trung Quốc đã chịu nhiều tai tiếng sau các vụ bạo lực. Chengguan, hay Lực lượng thực thi pháp luật quản lý đô thị, hỗ trợ cho cảnh sát trong việc ngăn chặn các vụ phạm pháp lặt vặt.

Tuy nhiên thái độ “côn đồ” của lực lượng này đã khiến công chúng Trung Quốc giận dữ, một bản báo cáo của tổ chức quan sát nhân quyền (HRW) hồi năm ngoái khẳng định.

“Đột ngột gục xuống”

Vụ án nêu trên xảy ra tại Sâm Châu, bắt nguồn từ việc ông Deng và vợ “tìm cách bán những trái dưa hấu tự trồng tại một điểm tham quan gần bờ sông, nơi quản lý đô thị không cho phép bán hàng rong”, Tân Hoa Xã cho biết.

Cảnh sát và một cơ quan kỷ luật đang điều tra vụ việc, bài báo cho biết mà không tiết lộ cụ thể.

Posted Image

Rất đông người dân đã tụ tập quanh hiện trường vụ án

Trong một thông báo được phát đi sau vụ việc, chính quyền địa phương cho biết các nhân viên tuần tra phát hiện ông Deng và vợ là Huang Xixi “dựng một quầy bán dưa hấu trái phép”.

Một vụ “xô xát” xảy ra khi các nhân viên quản lý đô thị yêu cầu họ rời đi và “các nhân viên thực thi pháp luật đã tịch thu tạm thời 4 quả dưa hấu, yêu cầu cặp vợ chồng này bán dưa ở nơi được cấp phép”.

Cặp vợ chồng này liền “sỉ nhục” các nhân viên quản lý đô thị khi họ quay lại khoảng 50 phút sau đó, thông báo viết.

“Các nhân viên thực thi pháp luật đã cố gắng giải thích cho vợ chồng họ, nhưng mâu thuẫn giữa hai bên đã trở thành xung đột tay chân. Trong quá trình đó ông Deng Zhengjia đột nhiên gục xuống và tử vong”, thông báo viết tiếp. “Đảng ủy và chính quyền thành phố cũng như huyện đều xem đây là một vụ việc nghiêm trọng và đã ra lệnh cho các cơ quan liên quan điều tra, xử lý vụ việc đúng luật”.

Trong khi đó trang tin Sina của Trung Quốc dẫn lời các nhân chứng cho biết ông Deng đã bị đánh vào đầu bằng quả cân trong lúc xô xát.

Gia đình của nạn nhân sau đó đã chống trả các nhân viên chính phủ khi những người này tìm cách đưa xác của ông Deng đi. Rất nhiều người hiếu kỳ đã đứng lại hiện trường để xem.

“Chính quyền sau đó điều khoảng 200 cảnh sát có vũ trang và cuối cùng cũng lấy được thi thể nạn nhân”, một phóng viên của kênh CCTV chia sẻ trên tiểu blog Weibo.

Thanh Tùng

Tổng hợp

Share this post


Link to post
Share on other sites

Toàn cảnh vụ chuyển "hung thần chiếm đảo" của Mỹ đến Nhật

Thứ Sáu, 19/07/2013, 19:19 [GMT+7]

(ĐVO) - Đúng 3 ngày sau tin Mỹ chính thức chuyển thêm máy bay quân sự Osprey những hình ảnh đầu tiên mới được công bố...

Posted ImageTheo đó, hầu hết các trang mạng quân sự của TQ đều đăng tải những hình ảnh này kèm với lời binh luận về mối quan ngại khi “hung thần chiếm đảo“ xuất hiện ngày càng nhiều tại sát TQ.

Việc bổ sung thêm 12 máy bay Osprey đến Okinawa, Nhật Bản và dự định trong tương lai gần số lượng sẽ còn tăng thêm khi Tokyo đã thông qua việc chấp thuận để Osprey được phép đồn trú tại quốc gia này sẽ khiến nhiều quốc gia trong khu vực cảm thấy lo ngại, đặc biệt là Triều Tiên và TQ.

Hiện tại Mỹ cũng đang có 12 chiếc Osprey tại Nhật với lô hàng trên thì Mỹ sẽ có 24 chiếc đồn trú thường xuyên ở Nhật để tạo ra sức mạnh tấn công chớp nhoáng phủ đầu đối với bất kỳ lực lượng quân đội nào, nhiều chuyên gia phân tích còn khẳng định việc tăng lượng máy bay tấn công Osprey của Mỹ sẽ tạo thành cánh tay nối dài tầm kiểm soát của Washington trên biển Thái Bình Dương.

Dù nhiều lần khẳng định quan điểm của mình trong việc Mỹ triển khai Osprey tới Nhật, nhưng phải đến ngày thứ 3 sau quyết định điều chuyển bổ sung thêm Osprey tới Nhật, Bắc Kinh mới chịu lên tiếng.

Trên trang quân sự chinamil, chuyên gia quân sự Trung Quốc Lý Vệ Kiệt khẳng định, Osprey có kết cấu tương tự máy bay trực thăng, có khả năng cất, hạ cánh thẳng đứng trên mặt boong với cánh quạt quay lên trên như máy bay trực thăng, nhưng nó cũng có thể xoay cánh về phía trước để bay như một máy bay cánh cố định, hơn nữa vận tốc của nó cũng cao hơn nhiều so với trực thăng, vừa có thể chở theo khoảng 20, 30 người vừa có thể vận tải trang bị do vậy việc Mỹ triển khai loại máy bay này tại khu vực Đông Bắc Á đã tạo nên sự bất ổn trong khu vực hơn là bảo đảm an ninh cho Nhật.

Tờ CNJ của TQ còn phân tích thêm, trong các cuộc tập trận chiếm đảo trước đây của quân đội Nhật, với sự hỗ trợ của lực lượng trực thăng thì phải mất từ 60 đến 70 phút mới có thể hoàn thành bài diễn tập, nhưng chỉ với sự hỗ trợ của 5 chiếc Osprey trong cuộc diễn tập gần đây nhất, thời gian chiếm đảo của Nhật đã được cải thiện rút ngắn xuống còn một nửa.

Lý giải cho điều này, báo chí TQ cho rằng, Osprey được thiết kế đa năng vừa có thể tấn công từ trên không, vừa có thể rải quân số lượng lớn trên bất kỳ địa hình này, hơn thế do tốc độ bay tốt hơn trực thăng nhiều lần nên rất khó cho hệ thống phòng không có thể hạ gục được “hung thần chiếm đảo“

Cũng theo chuyên gia Lý Vệ Kiệt phân tích, trong nhiệm vụ vận tải hoặc đổ bộ tấn công lập thể, tính năng của Osprey vượt xa các loại máy bay trực thăng thông thường như CH-46 Sea Knight. Đó là điều hết sức nguy hiểm.

Posted Image

Trong chuyển trường tầm xa, các máy bay trực thăng của Mỹ như CH-53 Super Stallion và CH-46 Sea Knight không thể một mình bay đến đích, mà chỉ có thể sử dụng Osprey, điều này lý giải tại sao báo chí TQ cho rằng trong bán kính 1.600km tính từ Okinawa được xem là vùng nguy hiểm đối với TQ.

Trên thực tế theo tờ Ausdefence của Úc nhận định thì Osprey mới là nỗi lo thực sự của Bắc Kinh chứ không phải là những chiến hạm hạng năng hay tàu ngầm hạt nhân cũng như tàu sân bay của Mỹ, bởi hiện chỉ có Osprey mới đang thực sự áp sát TQ và tạo ra mối nguy thực sự đối với kế sách biển đảo của nước này.

Posted ImageHình ảnh 12 chiếc Osprey của Mỹ được chuyển lên tàu vận tải vào ngày 16/7 để chuyển đến Nhật.

Posted ImageTheo dự kiến chậm nhất lô hàng này sẽ tới Nhật vào ngày 27/7 và như vậy trong tháng 8 Mỹ sẽ hoàn thành việc biên chế chính thức 24 chiếc Osprey của mình tại Nhật hình thành nên sức mạnh “răn đe“ đối với các quốc gia ở khu vực Đông Bắc Á.

=============================

Sự kiện này là một trong nhưng dấu ấn cho sự xác định của Lão Gàn rằng: "Canh bạc cuối cùng" sẽ không bao giờ kết thúc ở Biển Đông , mà là ở biển Hoa Đông. Ở biển Đông chắng có cái Osprey nào cả. Ngoại trừ sau khi Lão Gàn gõ xong hàng chữ này.

Lão Gàn cũng cần phải nhắc lại rằng: Ngay cả tàu ngầm hạt nhân, tên lửa hành trình cũng chỉ là thứ vũ khí hạng hai chứ không bao giờ là đòn đầu tiên - mặc dù nó không phải là vũ khí nguyên tử - chưa nói đến mấy cái Osprey này. Bởi vì - nếu "canh bạc cuối cùng" kết thúc bằng một cuộc chiến tranh - thì bất cứ một hành vi chiếm đảo nào, cũng chỉ là cái cớ để cuộc chiến xảy ra.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Toàn cảnh vụ chuyển "hung thần chiếm đảo" của Mỹ đến Nhật

Thứ Sáu, 19/07/2013, 19:19 [GMT+7]

(ĐVO) - Đúng 3 ngày sau tin Mỹ chính thức chuyển thêm máy bay quân sự Osprey những hình ảnh đầu tiên mới được công bố...

Posted ImageTheo đó, hầu hết các trang mạng quân sự của TQ đều đăng tải những hình ảnh này kèm với lời binh luận về mối quan ngại khi “hung thần chiếm đảo“ xuất hiện ngày càng nhiều tại sát TQ.

Việc bổ sung thêm 12 máy bay Osprey đến Okinawa, Nhật Bản và dự định trong tương lai gần số lượng sẽ còn tăng thêm khi Tokyo đã thông qua việc chấp thuận để Osprey được phép đồn trú tại quốc gia này sẽ khiến nhiều quốc gia trong khu vực cảm thấy lo ngại, đặc biệt là Triều Tiên và TQ.

Hiện tại Mỹ cũng đang có 12 chiếc Osprey tại Nhật với lô hàng trên thì Mỹ sẽ có 24 chiếc đồn trú thường xuyên ở Nhật để tạo ra sức mạnh tấn công chớp nhoáng phủ đầu đối với bất kỳ lực lượng quân đội nào, nhiều chuyên gia phân tích còn khẳng định việc tăng lượng máy bay tấn công Osprey của Mỹ sẽ tạo thành cánh tay nối dài tầm kiểm soát của Washington trên biển Thái Bình Dương.

Dù nhiều lần khẳng định quan điểm của mình trong việc Mỹ triển khai Osprey tới Nhật, nhưng phải đến ngày thứ 3 sau quyết định điều chuyển bổ sung thêm Osprey tới Nhật, Bắc Kinh mới chịu lên tiếng.

Trên trang quân sự chinamil, chuyên gia quân sự Trung Quốc Lý Vệ Kiệt khẳng định, Osprey có kết cấu tương tự máy bay trực thăng, có khả năng cất, hạ cánh thẳng đứng trên mặt boong với cánh quạt quay lên trên như máy bay trực thăng, nhưng nó cũng có thể xoay cánh về phía trước để bay như một máy bay cánh cố định, hơn nữa vận tốc của nó cũng cao hơn nhiều so với trực thăng, vừa có thể chở theo khoảng 20, 30 người vừa có thể vận tải trang bị do vậy việc Mỹ triển khai loại máy bay này tại khu vực Đông Bắc Á đã tạo nên sự bất ổn trong khu vực hơn là bảo đảm an ninh cho Nhật.

Tờ CNJ của TQ còn phân tích thêm, trong các cuộc tập trận chiếm đảo trước đây của quân đội Nhật, với sự hỗ trợ của lực lượng trực thăng thì phải mất từ 60 đến 70 phút mới có thể hoàn thành bài diễn tập, nhưng chỉ với sự hỗ trợ của 5 chiếc Osprey trong cuộc diễn tập gần đây nhất, thời gian chiếm đảo của Nhật đã được cải thiện rút ngắn xuống còn một nửa.

Lý giải cho điều này, báo chí TQ cho rằng, Osprey được thiết kế đa năng vừa có thể tấn công từ trên không, vừa có thể rải quân số lượng lớn trên bất kỳ địa hình này, hơn thế do tốc độ bay tốt hơn trực thăng nhiều lần nên rất khó cho hệ thống phòng không có thể hạ gục được “hung thần chiếm đảo“

Cũng theo chuyên gia Lý Vệ Kiệt phân tích, trong nhiệm vụ vận tải hoặc đổ bộ tấn công lập thể, tính năng của Osprey vượt xa các loại máy bay trực thăng thông thường như CH-46 Sea Knight. Đó là điều hết sức nguy hiểm.

Posted Image

Trong chuyển trường tầm xa, các máy bay trực thăng của Mỹ như CH-53 Super Stallion và CH-46 Sea Knight không thể một mình bay đến đích, mà chỉ có thể sử dụng Osprey, điều này lý giải tại sao báo chí TQ cho rằng trong bán kính 1.600km tính từ Okinawa được xem là vùng nguy hiểm đối với TQ.

Trên thực tế theo tờ Ausdefence của Úc nhận định thì Osprey mới là nỗi lo thực sự của Bắc Kinh chứ không phải là những chiến hạm hạng năng hay tàu ngầm hạt nhân cũng như tàu sân bay của Mỹ, bởi hiện chỉ có Osprey mới đang thực sự áp sát TQ và tạo ra mối nguy thực sự đối với kế sách biển đảo của nước này.

Posted ImageHình ảnh 12 chiếc Osprey của Mỹ được chuyển lên tàu vận tải vào ngày 16/7 để chuyển đến Nhật.

Posted ImageTheo dự kiến chậm nhất lô hàng này sẽ tới Nhật vào ngày 27/7 và như vậy trong tháng 8 Mỹ sẽ hoàn thành việc biên chế chính thức 24 chiếc Osprey của mình tại Nhật hình thành nên sức mạnh “răn đe“ đối với các quốc gia ở khu vực Đông Bắc Á.

=============================

Sự kiện này là một trong những dấu ấn cho sự xác định của Lão Gàn rằng:

"Canh bạc cuối cùng" sẽ không bao giờ kết thúc ở Biển Đông , mà là ở biển Hoa Đông. Ở biển Đông chắng có cái Osprey nào cả. Ngoại trừ sau khi Lão Gàn gõ xong hàng chữ này.

Lão Gàn cũng cần phải nhắc lại rằng: Ngay cả tàu ngầm hạt nhân, tên lửa hành trình cũng chỉ là thứ vũ khí hạng hai chứ không bao giờ là đòn đầu tiên - mặc dù nó không phải là vũ khí nguyên tử - chưa nói đến mấy cái Osprey này. Bởi vì - nếu "canh bạc cuối cùng" kết thúc bằng một cuộc chiến tranh - thì bất cứ một hành vi chiếm đảo nào, cũng chỉ là cái cớ để cuộc chiến xảy ra.

Khi "canh bạc cuối cùng" - nếu phải kết thúc bằng một cuộc chiến, như là một định mệnh đã an bài - thì - vấn đề chỉ còn là một cái cớ nào đó tạm gọi là "hợp lý".

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc hậm hực Nga-Việt bắt tay trên Biển Đông

Cập nhật lúc 10:33, 15/07/2013

(ĐVO) - Ngày 12/7, Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) lên tiếng chỉ trích Nga khi mới đây nước này đã ký kết hợp tác về dầu khí với Việt Nam trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông đang ngày càng gay gắt.

"Nga hợp tác với TQ khi có cùng lợi ích, phần "đối thủ" nhiều hơn "đồng minh", Nga còn hợp tác dầu khí với Việt Nam, im lặng trong tranh chấp Biển Đông" là bình luận của tờ Thời báo Hoàn Cầu mới đây. Thời báo của Trung Quốc cũng trích dẫn một số thông tin trên tờ International Herald Tribune đăng bài viết nhan đề "Quan hệ đối tác hết sức thận trọng giữa Trung-Nga" của tác giả Jefferey Mankoff.

Theo đó,trong những năm gần đây, Trung-Nga đã có sự cải thiện quan hệ, thương mại giữa hai nước mở rộng, gặp gỡ lãnh đạo tăng lên...

Moscow và Bắc Kinh cho rằng, hai nước là quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, tuy nhiên hợp tác này của họ về cơ bản lại mang tính chiến thuật.

Posted Image

Tập trận chung Nga-Trung trên Biển Nhật Bản

Lập trường nhìn nhận thế giới của hai bên hoàn toàn khác nhau. Trung Quốc đang trỗi dậy, nền kinh tế kiểu xuất khẩu phát triển nhanh chóng, khát vọng giành lấy lợi ích từ toàn cầu hóa. Còn Nga là một quốc gia dầu mỏ trì trệ, muốn tự đoạn tuyệt với lực lượng cải cách.

Mục đích Moscow thổi phồng quan hệ đối tác với Bắc Kinh chủ yếu để chứng minh với các nước khác rằng Nga vẫn quan trọng, trong khi Trung Quốc thì coi họ là một phương thức giá rẻ an ủi Nga. Hai nước thiếu mục tiêu chung, hợp tác giới hạn ở những điểm trùng lặp lợi ích (như tăng thương mại). Ở những điểm quan trọng nhất của hai nước, phần "đối thủ" giữa Nga-Trung nhiều hơn phần "đồng minh".

Chẳng hạn ở Đông Nam Á, yêu cầu lãnh thổ mạnh mẽ của Bắc Kinh đối với Biển Đông thúc đẩy Washington đưa hợp tác an ninh với các quốc gia khu vực đi vào chiều sâu.

Hoàn Cầu cho rằng: "Điều gây thất vọng cho Bắc Kinh là, Moscow vẫn giữ thái độ lặng im đối với tranh chấp trên, Công ty Năng lượng Nga thậm chí ký kết thỏa thuận với Việt Nam, khai thác tài nguyên dầu khí ở Biển Đông" - nơi Trung Quốc tham lam tuyên bố hầu hết chủ quyề, tự cho Biển Đông là ao nhà của mình.

Posted Image

Nga-Trung tiến hành diễn tập "Liên hợp trên biển-2013" từ ngày 5 đến ngày 12 tháng 7 năm 2013

Ở Trung Á, sức mạnh kinh tế của Trung Quốc dần đẩy Nga sang một bên. Trung Quốc đầu tư xây dựng đường ô tô, đường sắt và đường ống mới, làm cho Trung Á càng rơi sâu vào vòng tay của Trung Quốc. Năm 2012, ngoài Uzbekistan, thương mại với Trung Quốc của các nước Trung Á đều nhiều hơn thương mại với Nga. Động thái kêu gọi xây dựng đồng minh Âu-Á của Moscow chủ yếu là ngăn chặn kinh tế các nước Trung Á nghiêng về Bắc Kinh.

Hợp tác giữa quân đội hai nước Nga-Trung chỉ có thể nói là ngẫu nhiên, loại hợp tác này không thể làm thay đổi sự thực là sự tự tin của Trung Quốc khiến cho Nga lo ngại không kém gì sự lo ngại của Mỹ. Các tướng lĩnh Quân đội Nga thừa nhận coi Trung Quốc là đối thủ tiềm tàng, tuy chính thức tiếp tục nhấn mạnh đến mối đe dọa của Mỹ và NATO.

Điều duy nhất làm cho Nga-Trung cảm thấy thực sự đứng cùng nhau là hai nước đều cho rằng trật tự quốc tế sau Chiến tranh Lạnh là do Mỹ thiết kế, ngăn cản hai nước được hưởng vị thế, đồng thời làm cho Washington làm mưa làm gió. Nga-Trung cảm thấy mình bị gạt ra ngoài, cảm giác này thúc đẩy họ ủng hộ các cơ chế mới như Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), BRICS.

Ý kiến phản hồi

minh tuyêt

- gửi lúc 10:37 | 16-07-2013

bài viết khách quan...nhưng cái sai lầm lớn nhất của nga là luôn đi đầu trong việc đối đầu với mỹ và châu âu...trung quốc thường chơi bài đứng sau nga...hậu quả :nga luôn phải dơ báng chịu đòn...kinh tế phát triển ì ạch..nước nga đang cô đơn...

===============

Bài viết này thì nội dung không có gì. Nhưng chính cái "còm" của ai đó thật xuất sắc,về phần nói về nước Nga.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cựu quan chức CIA:

‘Có bằng chứng cho thấy Huawei làm gián điệp cho Trung Quốc’

19/07/2013 18:35

(TNO) Michael Hayden, cựu giám đốc CIA, khẳng định tập đoàn viễn thông hàng đầu Trung Quốc Huawei là một mối đe dọa lớn cho an ninh quốc gia Úc và Mỹ. Ông này cũng nói rằng các cơ quan tình báo phương Tây có những bằng chứng đủ sức nặng để nói Huawei là gián điệp cho Trung Quốc.

Vị tướng bốn sao đã nghỉ hưu của Mỹ này nói với tờ AFR (Úc) rằng theo “đánh giá chuyên môn” của ông, Huawei đã cung cấp những thông tin tình báo nhạy cảm cho chính phủ Trung Quốc.

Posted Image

Cựu giám đốc CIA Michael Hayden

Ông Hayden cũng khẳng định các cơ quan tình báo phương Tây có bằng chứng để phanh phui các hoạt động bí mật của Huawei và đồng thời cáo buộc tập đoàn Trung Quốc này “đã chia sẻ cho chính phủ Trung Quốc những hiểu biết tường tận về các hệ thống viễn thông ngoại quốc mà tập đoàn này có liên quan”.

Đây có thể là lần đầu tiên một quan chức cấp cao của phương Tây khẳng định thẳng thừng rằng "có bằng chứng buộc tội Huawei làm gián điệp cho chính phủ Trung Quốc", theo AFR.

Tuyên bố nói trên nhiều khả năng sẽ gây thiệt hại lớn cho Huawei. Hiện tại, tập đoàn này đang tiến hành một chiến dịch vận động hành lang quy mô lớn tại Úc (và nhiều nước khác) để cố quảng bá mình như một nhà sản xuất linh kiện giá rẻ đáng tin cậy và độc lập với chính quyền Trung Quốc.

Tướng Hayden cũng nói thêm rằng các nguy cơ về an ninh phát sinh từ việc thuê Huawei cao vượt khả năng xử lý của chính phủ các nước.

Posted Image

Tập đoàn Huawei (Trung Quốc) bị tố cáo là mối đe dọa lớn cho an ninh quốc gia Úc và Mỹ

“Không thể chấp nhận được chuyện thuê Huawei thiết lập nền tảng cho hệ thống viễn thông nội địa, chấm hết”, ông Hayden nhận định.

“Thành thật mà nói, đây là điểm mà tôi nghĩ chính phủ nên đóng một vai trò trong đó - đó là đảm bảo rằng chúng ta không có những quyết định gây phương hại đến nền tảng của hệ thống an ninh quốc gia”, cựu giám đốc CIA nói thêm.

John Suffolk, quan chức phụ trách an ninh mạng toàn cầu của Huawei, cho rằng bình luận của ông Hayden là hão huyền và mang tính phỉ báng, đồng thời kêu gọi những người chỉ trích Huawei nên trưng ra những bằng chứng chứng minh Huawei là gián điệp cho Bắc Kinh.

“Giờ là lúc nên trưng ra hoặc câm miệng lại”, AFR dẫn lại phản ứng gay gắt của ông Suffolk, cựu quan chức truyền thông của chính phủ Anh.

Hoàng Uy

Ảnh: Reuters

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người Trung Quốc bế tắc trong quyết sách về cả nội trị lẫn ngoại giao.....

============================

Thủ tướng Trung Quốc đập bàn cho ai xem?

Cafef.vn

Thứ 5, 18/07/2013, 08:38

Hai đối tượng chính: giới tinh hoa tài chính toàn cầu và hàng chục ngàn cán bộ trung cấp ở Trung Quốc.

Posted Image

Cái tin GDP Trung Quốc chỉ tăng trưởng có 7,5% trong quý vừa rồi ít khiến thị trường sợ hãi hơn người ta nghĩ.

Nhiều ngày nay, các quan chức Trung Quốc đã bóng gió việc chuyện này chẳng quan trọng gì. Họ úp mở, kinh tế năm nay có thể chỉ tăng trưởng 7% thay vì hai con số như thường lệ. Chẳng có gì phải lo.

(Xem thêm: Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc nói tăng trưởng 6,5% là “chịu được”)

Những quan chức này (từ Thủ tướng Lý Khắc Cường trở xuống) đang nói cho hai đối tượng chính nghe: giới tinh hoa tài chính toàn cầu và hàng chục ngàn cán bộ trung cấp ở Trung Quốc.

Các lãnh đạo cao cấp như Thủ tướng Lý hiểu kinh tế Trung Quốc cần giảm tốc. Quá nhiều tiền đang đổ vào những dự án vô giá trị, từ chung cư không ai ở đến nhà máy thép chẳng ai mua, và lỗi thường đổ lên đầu cán bộ địa phương với lý do chạy theo mục tiêu tăng trưởng.

Khi bóng gió mục tiêu ấy chẳng còn tối quan trọng nữa, Thủ tướng muốn khuyến khích tập trung vào chất lượng thay vì con số tăng trưởng.

Ông hy vọng sẽ chèo lái nền kinh tế Trung Quốc “hạ cánh mềm” với tiêu dùng cá nhân chứ không phải đầu tư sai và dự án ma mới là động lực tăng trưởng chính.

Đó là nỗ lực đáng khen ngợi của một người có tầm nhìn xa. Nhưng nếu Bắc Kinh không tiến hành cải cách chính trị đi kèm với kinh tế, tầm nhìn ấy có thể chẳng bao giờ thành hiện thực.

Thông điệp trái ngược

Cán bộ địa phương đang nhận được nhiều thông điệp trái ngược. Nhiều năm nay họ vẫn bị đánh giá trên khả năng đạt chỉ tiêu tăng trưởng; và không mấy bất ngờ, họ hầu hết đều hoàn thành.

Một số giả mạo số liệu cho nhanh, số khác hướng luồng vốn giá rẻ cho công ty nhà nước và các công ty bất động sản thân thiết. Kể từ khủng hoảng tài chính 2008, tín dụng đã tưng từ 115% lên 173% GDP. Lãnh đạo đảng tuyên bố, điều này phải chấm dứt.

(Xem thêm: Cán bộ địa phương Trung Quốc giả mạo số liệu như thế nào?)

Dù vậy cán bộ địa phương vẫn bị đánh giá bằng một tiêu chí khác: khả năng duy trì ổn định. Mỗi ngày ở Trung Quốc lại có 500 vụ “tập hợp đông người”. Chính quyền địa phương thường mua ổn định bằng tiền hoặc tạo ra dự án để người biểu tình có việc mà làm.

Thủ tướng Lý Khắc Cường thừa nhận cải cách của ông sẽ “đau đớn” vì phải đóng cửa các công ty kém hiệu quả và ngừng nhiều dự án.

Dù vậy, dân thường Trung Quốc vẫn không có cách nào giải tỏa “bức xúc”, có khi còn ngược lại. Chế độ kiểm duyệt với các mạng xã hội như Sina Weibo giờ nghiêm ngặt hơn bao giờ hết.

Hình như Chủ tịch Tập Cận Bình cho rằng đảng có thể lấy lòng quần chúng bằng cách tái khẳng định các tuyên ngôn mang this lý tưởng. Gần đây ông đã phát động một “phong trào quần chúng” thủ tiêu “thói quan liêu, hình thức, phung phí, hưởng thụ.”

(Xem thêm: Website cho dân Trung Quốc “kêu oan” sập mạng ngay ngày đầu ra mắt)

Nếu hô hào không xong, cán bộ địa phương vẫn còn có thể nói chuyện bằng “gậy”. Trung Quốc chi tiền đảm bảo an ninh còn nhiều hơn cả quốc phóng.

Các cán bộ cao cấp hiểu chiêu này không thể dùng mãi. Gần đây Thủ tướng Lý đã “nhắc” các Ủy viên Bộ chính trị đọc sách của Alexis de Tocquiville về Cách mạng Pháp, chuyên gia Minxin Pei từ ĐH Claremont McKenna College cho biết.

Nguyên tắc dân chủ

Hai lãnh đạo Tập – Lý phải cân đối lại chương trình cải cách của họ. Ví dụ như họ đã nhắc đến chuyện áp dụng các nguyên tắc thị trường vào cho vay bằng cách thả nổi lãi suất. Đợt thắt chặt tín dụng gần đây được coi là một nỗ lực vụng về theo hướng đó.

Nới lỏng chế độ hộ khẩu sẽ giúp 250 triệu dân nhập cư ở Trung Quốc có vị trí xã hội bình thường và khuyến khích họ tiêu bớt số tiền tiết kiệm.

Cựu Giám đốc World Bank tại Trung Quốc, ông Yukon Huang, cho rằng chỉ riêng thế thôi cũng đủ tăng tỷ trọng tiêu dùng trong GDP thêm 2-3%. Ngoài ra, hệ thống an sinh xã hội tốt hơn cũng giúp giảm nhu cầu tiết kiệm.

(Xem thêm: Tiêu dùng Trung Quốc sẽ dẫn đầu thế giới)

Quan trọng không kém, Bắc Kinh cần mở cửa hơn trên khía cạnh chính trị. Tự do báo chí sẽ thách thức các nhóm lợi ích đang chống đối với cải cách. Chỉ một tòa án có thực quyền mới thuyết phục được người dân Trung Quốc rằng nỗi thống khổ của họ sẽ được lắng nghe.

Các chuyên gia phân tích phương Tây đang cố trấn an khách hàng rằng sẽ không có chuyện Trung Quốc sụp đổ, và lãnh đạo nước này vẫn cầm cương đủ chắc để giám sát quá trình cải cách.

Nhưng giả chẳng hai ông Tập – Lý có thắng lợi, thì trên đường thành công ắt hai ông phải nhường bớt quyền lực cho nhân dân.

Quỳnh Oanh

Theo Trí Thức Trẻ/Bloomberg

Share this post


Link to post
Share on other sites

Website cho dân Trung Quốc "kêu oan" sập mạng ngay ngày đầu ra mắt

Cafef.vn

Thứ 5, 04/07/2013, 08:48

Dù tới trưa là lại truy cập được nhưng vụ này đã kịp biến thành đề tài châm biếm trên cộng đồng mạng Sina Weibo

Posted Image

Xem thêm: Dân Trung Quốc đua nhau gửi đơn kiện sang Mỹ

Suốt nhiều thế kỷ, dân Trung Quốc có thể đến tận kinh đô Bắc Kinh để kêu oan trực tiếp lên Hoàng đế.

Nhưng từ thứ hai tuần trước, họ có thêm một cách khác để đỡ phải đi lại xa xôi: kêu oan trực tuyến. Nhờ thế mà quy trình thuận tiện hơn và cho phép họ theo dõi quá trình giải quyết đơn kiện, một cán bộ nói với truyền thông nhà nước.

Hóa ra, tiến bộ chỉ là một khái niệm tương đối: website với cái tên khó nhớ này (ts.gjxfj.gov.cn) bị sập mạng ngay ngày đầu ra mắt. Dù tới trưa là lại truy cập được nhưng vụ này đã kịp biến thành đề tài châm biếm trên cộng đồng mạng Sina Weibo.

Nhiều người đùa “dừng hoạt động là đương nhiên thôi, số người bị oan nhiều quá mà”. Số khác coi việc dùng một server không chịu nổi lượng truy cập ngay trong ngày đầu tiên là dấu hiệu cho thấy chính phủ không thật lòng.

Chuyện đánh trống kêu oan này đã có từ thời xưa: người dân nào gặp chuyện oan ức ở địa phương có thể lên kinh kêu oan trước thiên tử.

Cục Điều tra dư luận quốc gia (Quốc gia Tín phóng Cục) là kênh liên lạc giữa người khiếu kiện với chính phủ.

Dù từ lâu cơ quan này vẫn bị chỉ trích vì hoạt động thiếu hiệu quả nhưng quan chức địa phương luôn tìm cách ngăn người khiếu kiện gửi đơn lên Cục điều tra dư luận quốc gia để tránh bị trung ương trách phạt.

Nhiều người Trung Quốc cho trằng hệ thống khiếu kiện trực tuyến này cũng nhiều hạn chế và dễ bị lợi dụng y như hệ thống khiếu kiện hiện nay.

Người đi kiện phải đăng ký với thông tin có thể kiểm chứng được như số chứng minh nhân dân. Đây có thể là lỗ hổng khiến người đi kiện bị trả thù.

Thêm nữa, trang web này chỉ truy cập được bằng trình duyệt Internet Explorer và giới hạn dung lượng có thể tải lên cho mỗi đơn kiện ở mức 2 megabytes (bằng một file word cỡ vừa).

“Liệu nhờ thế mà quan chức địa phương có dễ dẹp yên và trả thù mọi vụ khiếu kiện không?” một người dùng Weibo đặt câu hỏi.

Một số người cho rằng hệ thống mới này là một cách bắt chước vụng về hệ thống gửi đơn kiến nghị trực tuyến “We the People” của Mỹ, vốn chỉ cần đăng ký bằng địa chỉ email.

Gần đây, trang “We the People” nhận được cả một cơn thác những đơn kiến nghị gửi từ Trung Quốc. Đó phần nào cũng là cách cộng đồng mạng nước này mỉa mai sự thụ động của chính phủ.

Trong cuộc phỏng vấn với cơ quan thông tấn nhà nước Xinhua, Cục trưởng Cục Điều tra dư luận quốc gia cho biết tất cả các vụ việc phản ánh qua hệ thống kiến nghị trực tuyến của họ đều sẽ được hồi đáp.

Từ một thái cực khác, một bài xã luận đăng trên Nhân dân nhật báo đặt câu hỏi liệu dịch vụ khiếu kiện trực tuyến này có biến thành lời bao biện của cán bộ địa phương khi ngăn không cho người đi kiện đổ về Bắc Kinh.

Bài viết này cũng nghi vấn không rõ Cục Điều tra dư luận xã hội có tiến hành thẩm tra hay chỉ đơn giản chuyển đơn kiện về cho cán bộ địa phương giải quyết.

Khi gọi điện tới số điện thoại ghi trên website của cơ quan này, chuyên trang về Trung Quốc của Thời báo Phố Wall nhận được thông báo số điện thoại trên không tồn tại. Có lẽ đây chẳng phải tín hiệu tốt đẹp gì.

Quỳnh Oanh

Theo Trí Thức Trẻ/WSJ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tân Hoa Xã: Việt Nam, Philippines phải đưa ra sự lựa chọn

Cập nhật lúc 10:25, 18/07/2013

(ĐVO) - Trung Quốc đang thử xem mình có thể bành trướng ra bên ngoài với tốc độ như thế nào; Nhật Bản muốn biết khi họ đáp trả lại Trung Quốc thì có thể dựa vào Mỹ hay không; Hàn Quốc, Việt Nam, Philippines và các nước khác buộc phải đưa ra sự lựa chọn giữa cân bằng với nghiêng về Trung Quốc hay Mỹ; Ấn Độ đang xây dựng lại quan hệ giữa Ấn Độ với các nước Đông Á mà từ lâu bị xem nhẹ...

X-47B bất ngờ hạ cánh trượt trên tàu sân bay

Nhật Bản căng mắt theo dõi đoàn tàu chiến Nga-Trung

Bài học cay đắng của Thái Lan khi mua tàu chiến TQ

Tàu sân bay Ấn Độ chạy thử làm Trung Quốc lo

Tân Hoa xã TQ mới đây đã đăng tải bài viết nói rằng, ngày 16 tháng 7, tờ "Thời báo Tài chính" Anh đăng bài viết "Sứ mệnh nguy hiểm của Mỹ ở châu Á". Bài viết cho rằng, châu Á tồn tại một vấn đề to lớn. Ở Tokyo, Bắc Kinh, New Delhi, Seoul cùng với phần lớn các thành phố khác, bạn đều có thể nghe được vấn đề này. "Trọng tâm chiến lược chuyển tới châu Á" của Tổng thống Mỹ Barack Obama luôn được cho là "không tồi", nhưng về lâu dài, Mỹ thực sự có thể kiên trì chính sách này hay không? Đối với vấn đề này, không ai có thể đưa ra đáp án xác định, nhưng điều này không ngăn cản mọi người đưa ra các suy đoán.

Posted Image

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe chủ trương xây dựng đổi tên Lực lượng Phòng vệ thành Quân đội

Do thiếu tính xác định, quan điểm cũng quan trọng như chứng cứ xác thực. Một số phỏng đoán Mỹ sẽ ở lại bao lâu tại khu vực này với tư cách là một cường quốc Thái Bình Dương đang tác động sâu sắc tới hành vi của hầu như mỗi quốc gia ở khu vực này. Ở Tokyo, mọi người tranh luận xoay quanh vai trò ảnh hưởng của Mỹ trong mấy chục năm tới sôi nổi hơn bất cứ nơi đâu. Trung Quốc đang thử xem mình có thể bành trướng ra bên ngoài với tốc độ như thế nào và có thể bành trướng tới mức độ nào; Nhật Bản muốn biết khi họ đáp trả lại Trung Quốc thì có thể dựa vào Mỹ hay không; Hàn Quốc, Việt Nam, Philippines và các nước khác buộc phải đưa ra sự lựa chọn giữa cân bằng với nghiêng về Trung Quốc hay Mỹ; Ấn Độ đang xây dựng lại quan hệ giữa Ấn Độ với các nước Đông Á mà từ lâu bị xem nhẹ. Điều làm cho cục diện trở nên phức tạp hơn là câu trả lời cho câu hỏi Mỹ ở lại châu Á lâu dài vẫn còn thay đổi theo sự biến chuyển của thời gian. Mùa Đông năm 2012, Mỹ giống như một siêu cường đi đứng loạng choạng, kinh tế "mềm nhũn", nợ công và thâm hụt ngân sách không thể tiếp tục, rơi vào bế tắc về chính trị, những điều này đều khiến mọi người nảy sinh nghi ngờ về năng lực phục hồi của Mỹ. Vì vậy, có người giàu trí tưởng tượng ở TQ đã dự đoán, Trung Quốc sẽ nhanh chóng vượt Mỹ, trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Còn quyết định chính trị của Mỹ lại bị Iraq và Afghanistan gây thương tổn nguyên khí lớn.

Posted Image

Tháng 5/2013, cả 3 hạm đội lớn của Hải quân Trung Quốc đã khuấy đục biển Đông - diễn tập liên hợp răn đe vũ lực.

Khi nói về nhóm đảo Senkaku và sự đối đầu ở biển Hoa Đông, một quan chức của chính quyền Shinzo Abe cho biết, Thủ tướng Shinzo Abe quan tâm tới việc Mỹ chưa thực sự ủng hộ mạnh mẽ Philippines trong tranh chấp biển Đông giữa Phiippines với Trung Quốc.

Chính phủ Philippines bị rơi vào tình trạng không được viện trợ. Nhật Bản không muốn phạm sai lầm tương tự. Nhật Bản sẽ sử dụng vũ trang trên biển của mình để đánh lui các cuộc xâm lược của Trung Quốc. Ông Shinzo Abe sẽ còn thúc đẩy nới lỏng hạn chế của Hiến pháp đối với ngân sách quân sự của Nhật Bản.

Hoàn toàn không chỉ có Nhật Bản tiến hành chuẩn bị "kép" như vậy. Cách đây vài ngày, Diễn đàn Trung Quốc-Stockholm (Stockholm China forum), hội nghị thường niên do Quỹ Marshall Đức (German Marshall Fund) tổ chức, đã có sự tham dự của các đại diện đến từ Mỹ, châu Âu và Trung Quốc. Một chủ nhà Thụy Điển đã dẫn dắt tới chủ đề biển Baltic.

Ông cho biết, chính ở những vùng biển như vậy, Hải quân Việt Nam đang thử nghiệm một loại tàu ngầm mới do Nga chế tạo. Việt Nam đã đặt mua 6 tàu ngầm lớp Kilo của Nga, đồng thời trang bị tên lửa hành trình. Những tàu ngầm này không lâu nữa sẽ hoạt động trong lòng Biển Đông, nơi Việt Nam có tuyên bố chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Nhưng, trong địa-chính trị, 6 tháng là một khoảng thời gian rất dài. Đến nay, kinh tế Mỹ đang chuyển biến tốt. Kinh tế đã tăng trưởng trở lại. Thông qua cắt giảm chi tiêu theo từng giai đoạn (sequestration), tình trạng bế tắc về chính trị của Mỹ hầu như đã có biện pháp giải quyết một phần vấn đề thâm hụt.

Cùng với triển vọng kinh tế chuyển theo hướng lạc quan, các nhà bình luận đã tiếp tục phát hiện ra ưu thế tự nhiên to lớn của Mỹ - từ vị trí địa lý và cơ cấu dân số có lợi, đến ưu thế công nghệ và tài nguyên dầu khí nham thạch khổng lồ.

Posted Image

Mỹ cam kết chuyển 60% lực lượng hải quân tới khu vực Thái Bình Dương, 60% lực lượng không quân và lục chiến ở nước ngoài tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương, ưu tiên triển khai vũ khí trang bị tiên tiến tại khu vực. Tàu sân bay Mỹ cũng liên tiếp hiện diện trên biển Đông.

Trong thế giới hiện thực, sự chuyển biến to lớn mang tính chu kỳ này khó mà tránh khỏi. Năm 2012, những dự đoán rằng sự suy thoái của Mỹ không có thuốc chữa căn bản không đáng tin cậy. Những người cho rằng Trung Quốc sẽ thống trị thế giới đừng quên rằng, lịch sử hoàn toàn không phải phát triển theo con đường thẳng tắp. Hiện nay, mức độ lo ngại của Obama đối với các vấn đề của Mỹ rất có thể không lớn bằng mức độ lo ngại của Tập Cận Bình đối với các vấn đề nội tại và bên ngoài của Trung Quốc.

Chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc là tiếp xúc và ngăn chặn: Tức là tiếp xúc với Trung Quốc để ngăn chặn cuộc cạnh tranh không thể tránh khỏi diễn biến thành đối đầu, đồng thời thông qua duy trì thực lực của mình và tăng cường đồng minh của Mỹ để ngăn chặn sự cứng rắn của Trung Quốc.

Đại đa số các nước láng giềng của Trung Quốc đã áp dụng cách làm tương tự. Họ một mặt hòa nhập với Trung Quốc về kinh tế, một mặt phát triển quan hệ với Mỹ về chính trị (có khi là về quân sự). Tân Hoa xã thì bình luận rằng "Việt Nam thì mua sắm tàu ngầm của Nga".

Ở đây tồn tại một vấn đề nan giải. Chỉ khi nào các nước láng giềng của Trung Quốc vẫn tin rằng Mỹ sẽ ở lại lâu dài khu vực này, thì chiến lược tái cân bằng mới phát huy tác dụng; nhưng, Chính phủ Mỹ trình bày ý đồ của mình càng có sức thuyết phục thì các nước đồng minh như Nhật Bản càng có thể giả định họ được Mỹ hỗ trợ vô hạn khi đối đầu với Trung Quốc.

Theo bình luận của báo chí TQ, "Có vẻ Mỹ cảm thấy bất an với xu hướng cứng rắn của ông Shinzo Abe. Trái lại, hành động áp dụng đối với Nhật Bản của Trung Quốc vừa là cố ý thăm dò quyết tâm của Nhật Bản, vừa là cố ý thăm dò quyết tâm của Mỹ".

Posted Image

Việt Nam mua tàu ngầm lớp Kilo của Nga để bảo vệ chủ quyền biển đảo ở biển Đông. Trong hình là tàu ngầm Hà Nội lớp Kilo của Việt Nam tại cảng biển Nga.

Kết quả chính là một sự cân bằng không ổn định, rất dễ bị phá vỡ do phán đoán nhầm. Trong mấy chục năm tới, Mỹ vẫn có đủ thực lực kinh tế và quân sự để duy trì một lực lượng thường trực ở châu Á. Nếu tính toán rút đi thì sẽ đe dọa tới quá nhiều lợi ích chiến lược.

Trung Quốc lại đang phát triển sức mạnh quân sự để tìm cách có thể thiết lập quy tắc của Bắc Kinh tại khu vực. Tập Cận Bình thậm chí đề xuất, Thái Bình Dương đủ không gian để chứa cả hai nước lớn Trung Quốc và Mỹ. Quản lý cục diện này không có biện pháp gì bí mật. Mỹ nếu rời khỏi châu Á sẽ gây ra tình trạng bất ổn, tồi tệ; nếu ở lại khu vực này, sẽ gây ra sự bất mãn mạnh mẽ của Trung Quốc.

Vì vậy, sự hiện diện của Mỹ ở khu vực này sẽ trở thành một sứ mệnh mang lại nhiều nguy cơ xung khắc: Nó vừa là một sự bảo đảm ổn định then chốt, vừa rất có thể trở thành một nguồn gốc cho sự đối đầu.

Người châu Âu biết rõ điều này sẽ dẫn đến hậu quả gì. Anh từng đóng vai trò cân bằng sức mạnh trước sự trỗi dậy của nước Đức. Cục diện đối đầu Anh-Đức bị phá vỡ là cuộc chiến tranh gây thương vong vô số trong giai đoạn 1914-1918, năm 2014 sẽ chào đón kỷ niệm 100 năm cuộc chiến tranh này. Nó rõ ràng là một tiền lệ gây lo ngại.

Posted Image

Tàu tuần duyên USS Freedom Hải quân Mỹ đã đến chốt tại cửa ra vào eo biển Malacca, canh chừng tuyến đường hàng hải nối biển Đông-Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương. Con tàu này vừa tham gia một loạt cuộc diễn tập Carat tại khu vực Đông Nam Á và biển Đông.

Theo GDVN

===================

Khi đứng trong một tập hợp nhỏ thì mọi sự suy đoán, phân tích và xác định sẽ giới hạn trong nền tảng tri thức của tập hợp đó. Nhưng nếu đứng trong một tập hợp lớn hơn thì sẽ có một nền tảng tri thức lớn hơn để thẩm định những giá trị của tập hợp nhỏ mà nó hàm chứa.Ấy là phát biểu cái ý kiến gọi là có chất "tán học". Nói cho dễ hiểu là một nền tảng trí tuệ cao cấp sẽ có khả năng thẩm định những giá trị thấp hơn nó. Ấy cũng là nói cho nó zdăng chương một tý. Còn nói một cách hình tượng và dễ hiểu thì là: "những con ếch luôn có chứng lý khi mô tả bầu trời qua cái miệng giếng của nó".

Tân Hoa Xã: Việt Nam, Philippines phải đưa ra sự lựa chọn.

Đây là chứng lý và cách nghĩ của những con ếch. Nhưng thật tội nghiệp! Những con ếch thì luôn luôn tưởng mình đúng.

Lão Gàn chưa qưỡn để chỉ ra cái ngu của những con ếch. Hãy xem lại topic "Kim Long đằng phi...". Lúc đầu - khi Lão Gàn chưa phân tích mang tính tiên tri - thì cũng không thiếu gì những con ếch vỗ tay rầm rầm. Vì cứ tưởng phen này Đài Loan và Trung Quốc"song kiếm hợp bích" làm cỏ cả Nhật Bản. Bây giờ khí thế của rồng rắn đi đâu mựa nó rồi?!

Trung Quốc thử lửa trước ngày Đài Loan tập trận?

Thứ Bảy, 20/07/2013, 05:51 [GMT+7]

(ĐVO) - Sau khi gay gắt lên án cuộc tập trận "Hán Quang 29" của Đài Loan, Bắc Kinh đã điều động 2 quân khu Bắc Kinh và Nam Kinh thử lửa...

Posted Image

Tình hình ngoại giao giữa TQ và Đài Loan đang được đánh giá là có dấu hiệu tồi tệ kể từ 3 năm trở lại đây. Truyền thông quốc tế đang tỏ ra rất quan ngại về vấn đề này.

Đấy chỉ là chuyện của cặp câu đối hoành phi. Huống chi là những chuyện sờ sờ trước mắt thì việc Lão Gàn chưa qưỡn, không phải là để "chém gió".

Này! Lão Gàn quảng cáo để mở cái tầm nhìn ra nha:

Dù Việt Nam và Philippines lựa chọn theo ý muốn của các người thì cũng có nghĩa là "canh bạc cuối cùng" sẽ kết thúc bằng một cuộc chiến. Các người hãy cảm ơn Thượng Đế, vì may mà mọi chuyện vẫn còn đang mơ hồ.

Chắc cũng không đủ tầm để hiểu! Ếch mừ! Bày đặt trịnh thượng.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sách Trắng đối ngoại Trung Quốc 2013 có gì đặc biệt?

Trung Quốc trong năm 2013 đã công bố Sách trắng về Đối ngoại, trong phần về những thách thức và sứ mệnh, có bao gồm một loạt những khái niệm mới, liên quan đến những nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia.

Posted Image

Mỹ là nguy cơ lớn nhất, tranh chấp biển đảo thứ hai

Lần đầu tiên những vấn đề trọng tâm của đối ngoại chính trị và chính sách quốc phòng được nêu lên đích danh như bản chất của nó. Trong phần đánh giá tình hình và thách thức hiện nay, đã thẳng thắn chỉ ra rằng: "Một quốc gia đã tăng cường các liên minh quân sự của mình trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, tăng cường sự hiện diện quân sự trong khu vực", và thường xuyên tiến hành các hoạt động nhằm làm cho tình hình châu Á ngày càng căng thẳng hơn.

“Một quốc gia” - thực tế là một ám chỉ rõ ràng Mỹ, quốc gia đã tuyên bố chuyển trọng tâm chiến lược vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương, phục hồi và củng cố lại các mối quan hệ đồng minh vốn có. Sách Trắng quốc phòng của Trung Quốc được công bố thường kỳ hai năm một lần, các chủ đề chính trị của sách Trắng hàm chứa những nội dung cô đọng các quan điểm của nhà nước Trung Quốc về những nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia.

Trong danh sách những nguy cơ cho an ninh quốc gia của Trung Quốc được nêu trong sách Trắng phiên bản này cho thấy: Vị trí thứ nhất là “Một quốc gia nào đó” ; vị trí thứ hai là các nước Đông Á có những tranh chấp về mặt chủ quyền (Trung Quốc chú trọng vào Nhật Bản); những nguy cơ mang tính truyền thống như chủ nghĩa khủng bố quốc tế, chủ nghĩa cực đoan và ly khai đứng hàng thứ ba và nguy cơ từng đứng vị trí hàng đầu đối với Trung Quốc - Đài Loan chính thức tách rời khỏi đại lục (tuyên bố độc lập) chỉ đứng hàng thứ tư.

Mặc dù không nói thẳng, nhưng ai cũng hiểu 'một quốc gia' trong Sách Trắng 2103 của Trung Quốc chính là Mỹ

Posted Image

. Ảnh: Hải quân Mỹ-Nhật tập trận đổ bộ chiếm đảo hồi tháng 6/2013 khi căng thẳng tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đột ngột dâng cao.

Mới chỉ trong năm 2011, sách Trắng của Trung Quốc trong phân đánh giá tình hình, tràn đầy những đánh giá lạc quan về, tình hình trên thế giới và trong khu vực “nói chung mang tính hòa bình và ổn định” hàng loạt các tổ chức quốc tế trong khu vực hoạt động hiệu quả và nền kinh tế thế giới hội nhập tích cực.

Tất nhiên, chính sách quân sự của Trung Quốc trong một thời gian dài bắt nguồn từ những khả năng xung đột quân sự với Mỹ. Để sẵn sàng cho điều đó, PLA đã xây dựng một hạm đội tàu ngầm hiện đại, phát triển lực lượng không quân hải quân mang tên lửa, xây dựng và triển khai các tổ hợp tên lửa chống tàu có trận địa và căn cứ ven bờ biển. Nhưng việc phân tích các mối đe dọa và gọi đích danh của nó đã đánh dấu một sự thay đổi thực chất rất lớn trong lời tuyên bố và phương pháp thực hiện chính sách đối ngoại.

Trong giai đoạn hiện nay, Trung Quốc đã không còn thấy cần thiết phải làm bộ như chỉ thấy những nguy cơ từ các “tổ chức khủng bố quốc tế” trừu tượng nào đó. Những vấn đề và nguồn gốc của nó được nêu bằng những định danh cụ thể. Tờ Giải Phóng quân Trung Quốc trong một bài viết đã cụ thể hóa sâu hơn vấn đề, tuyên bố rằng “các thế lực thù địch phương Tây “ đang nố lực tìm mọi cách chia rẽ và phương Tây hóa” Trung Quốc.

Sẵn sàng cứng rắn bảo vệ 'lợi ích cốt lõi'

Một điều thú vị rất mới của sách Trắng nữa là mục đề cấp đến vấn đề sử dụng lực lượng vũ trang để bảo vệ những lợi ích của Trung Quốc ngoài biên giới. Trong nội dụng này có nhấn mạnh, vấn đề an ninh ảnh hưởng đến những lợi ích của Trung Quốc ngoài biên giới, càng ngày càng trở lên gay gắt hơn. Những lợi ích cốt lõi, có thể bị đe dọa là các nguồn tài nguyên và năng lượng, các con đường vận tải biển chiến lược, nhân quyền của người Trung Quốc và quyền lợi của các tổ chức của Trung Quốc ở nước ngoài. Mặc dù chủ đề lợi ích ngoài biên giới đã được phát triển trong các văn bản, tài liệu khoa học chính trị Trung Quốc từ lâu, nhưng một văn bản chính thức ở cấp độ nhà nước, trong định hướng xây dựng và phát triển quân đội, vấn đề này chưa bao giờ được đặt ra cho đến tận sách Trắng năm 2013.

Những kinh nghiệm tích cực mà PLA nhận được trong lĩnh vực này, đó là sự tham gia của Hải quân trong chiến dịch chống cướp biển ở Somalia, lực lượng quân đội – trong sơ tán cứu hộ công dân Trung Quốc ở Lybia và Sudan năm 2011. Một thú vị khác là trong giai đoạn đó, Trung Quốc đã tăng cường phát triển lực lượng máy bay vận tải chiến lược, ký kết hợp đồng mua một số lượng lớn máy bay đã qua sử dụng IL-76 của Nga, Ukraina và Belarus. Ngoài ra, Trung Quốc đang tiến hành các chuyến bay thử nghiệm máy bay vận tải quân sự hạng nặng Y-20, thương thảo luận về khả năng mua một số IL-76 mới sản xuất tại Ulyanovsk của Nga.

Posted Image

Máy bay vận tải hạng nặng IL – 76 Trung Quốc.

Posted Image

Máy bay vận tải hạng nặng Y – 20 sản xuất tại Trung Quốc.

Theo những thông tin được công bố trên những phương tiện thông tin đại chúng Trung Quốc, trong tương lai gần Trung Quốc sẽ xây dựng một hạm đội máy bay vận tải hạng nặng cơ khoảng 100 chiếc. Những chiếc máy bay quân sự vận tải này không dùng cho bất cứ sứ mệnh nhân đạo nào trên thế giới, mà là yếu tố cần thiết để Trung Quốc có thể đổ bộ một sư đoàn lính thủy đánh bộ đến bất cứ điểm nào trên toàn thế giới. Như vậy, bằng bước phát triển mạnh mẽ không đoàn vận tải, Trung Quốc sẽ trở thành một cường quốc quân sự thế giới.

Sự phát triển mạnh mẽ của những lời tuyên bố hùng hồn chống phương Tây, chống Mỹ từ phía Trung Quốc ngày nay hàm chứa những tính chất cơ bản hoàn toàn khác, không giống như những lời tuyên bố chống phương Tây của Nga. Trong trường hợp này, sự thay đổi có tính cơ bản những nội dung chống phương Tây và chống Mỹ cho thấy những thay đổi cả về lượng và chất trong lĩnh vực quân sự, chính trị đối ngoại và kinh tế. Ở Nga, những chỉ trích nhằm vào phương Tây và Mỹ có những khía cạnh thực tế và có những biện pháp cụ thể ( cuộc chiến chống lại các tổ chức nước ngoài phi chính phủ và phi lợi nhuận – những hoạt động tuyên truyền, ủng hộ, gây chia rẽ….), đồng thời không gây nên những tổn thất nghiêm trọng hoặc những xung đột nóng trong lĩnh vực chính trị hoặc kinh tế.

Tất cả những mâu thuẫn giữa Nga và Mỹ trong các vấn đề quan hệ quốc tế đến liên quan đến những mâu thuẫn truyền thống, đã tồn tại từ sau thời kỳ chiến tranh lạnh. Trong lĩnh vực phát triển kinh tế, các mối quan hệ hợp tác vẫn được tiến triển có hiệu quả. Điển hình là việc Mỹ ủng hộ Nga và WTO đồng thời cũng cộng nhận Nga như một đối tác kinh tế ổn định. Nga có thể cáo buộc Mỹ bao nhiêu tùy thích về những âm mưu, còn Mỹ có thể cáo buộc Nga thoải mái về vấn đề nhân quyền. Nhưng quy mô các dự án phát triển kinh tế đang được thảo luận, ví dụ như ExxonMobil và "Rosneft" đã chứng minh một điều rằng, không cần thiết phải quan tâm đến sự ồn ào của các chính trị gia. Mỹ với xác suất cao nhất hoàn toàn tin tưởng trong tương lai không phải đối đầu với Kremlin. Còn nước Nga thì đang cẩn trọng tìm kiếm vị thế của mình trong một thế giới đang thay đổi.

Từ sách Trắng Đối ngoại Trung Quốc 2013, có thể nhìn thấy rõ ràng xu hướng phát triển của chính sách đối ngoại quân sự Trung Quốc cũng như tầm nhìn của PLA trong tương lai. Đưa ra những mối nguy cơ cụ thể với cách gọi đích danh từng mục tiêu rõ rệt, Trung Quốc đã sẵn sàng cho khả năng tiến hành những chính sách cứng rắn, bao gồm cả đưa lực lượng vũ trang ra nước ngoài nhằm bảo vệ những “lợi ích cốt lõi” của đại lục trên thế giới.

Với một sức mạnh quân sự khổng lồ, có thể, cách phản ứng trước những nguy cơ sẽ là biểu dương lực lượng, triển khai các hoạt động chống khủng hoảng hoặc đấu tranh giành giật chủ quyền ở các khu vực đang có những tranh chấp hoặc có những nguy cơ đe dọa đến thương mại, vận tải và các nguồn cung cấp nguyên liệu thô hoặc nhiên liêu…Trung Quốc cũng đã từng có những biện pháp giải quyết xung đột bằng vũ trang, và không có gì có thể nói trước. Nhưng rõ ràng Sách Trắng lần này đã nêu lên đích danh các nguy cơ, đương nhiên, cũng có thể sẽ giải quyết các nguy cơ đó dưới quan điểm chính trị - quân sự đối ngoại.

Theo Trịnh Thái Bằng

Tiền phong

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sách Trắng đối ngoại Trung Quốc 2013 có gì đặc biệt?

Trung Quốc trong năm 2013 đã công bố Sách trắng về Đối ngoại, trong phần về những thách thức và sứ mệnh, có bao gồm một loạt những khái niệm mới, liên quan đến những nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia.

Posted Image

Mỹ là nguy cơ lớn nhất, tranh chấp biển đảo thứ hai

Lần đầu tiên những vấn đề trọng tâm của đối ngoại chính trị và chính sách quốc phòng được nêu lên đích danh như bản chất của nó. Trong phần đánh giá tình hình và thách thức hiện nay, đã thẳng thắn chỉ ra rằng: "Một quốc gia đã tăng cường các liên minh quân sự của mình trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, tăng cường sự hiện diện quân sự trong khu vực", và thường xuyên tiến hành các hoạt động nhằm làm cho tình hình châu Á ngày càng căng thẳng hơn.

“Một quốc gia” - thực tế là một ám chỉ rõ ràng Mỹ, quốc gia đã tuyên bố chuyển trọng tâm chiến lược vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương, phục hồi và củng cố lại các mối quan hệ đồng minh vốn có. Sách Trắng quốc phòng của Trung Quốc được công bố thường kỳ hai năm một lần, các chủ đề chính trị của sách Trắng hàm chứa những nội dung cô đọng các quan điểm của nhà nước Trung Quốc về những nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia.

Vậy là không khác gì chấp nhận kết thúc "Canh bạc cuối cùng" rồi còn gì nữa! Vấn đề còn lại là bao giờ dàn trận xong và bắt đầu từ đâu!Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nổ bom ở sân bay Bắc Kinh

20/07/2013 20:49

(TNO) Một người đàn ông ngồi xe lăn ngày 20.7 đã kích nổ một quả bom tự tạo bên ngoài cửa ra của Sân bay Quốc tế Bắc Kinh, khiến chính ông ta bị thương.

Theo Tân Hoa xã, thủ phạm gây ra vụ nổ là được xác định Ji Zhongxing, một người đàn ông ngồi trên xe lăn 34 tuổi đến từ tỉnh Sơn Đông. Hiện Ji đang được chữa trị tại bệnh viện.

Vụ nổ bên ngoài Nhà ga số 3 không gây thêm thương vong nào khác.

Posted Image

Người đàn ông được cho là thủ phạm gây ra vụ nổ - Ảnh: chụp từ mạng xã hội Weibo

Posted Image

Nhân viên y tế và cảnh sát tại hiện trường vụ nổ - Ảnh: The Age

Cũng hãng tin trên cho biết vụ nổ xảy ra vào lúc 6 giờ 24 phút ngày 20.7. Quả bom của Ji sử dụng chất nổ màu đen, loại được sử dụng làm pháo hoa. Hiện chưa rõ tính chất và động cơ vụ việc.

Cảnh sát và văn phòng thông tin của sân bay chưa bình luận gì về vụ nổ.

Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc đưa tin không có chuyến bay nào bị ảnh hưởng bởi vụ việc và tình hình đã trở lại bình thường.

Những bức ảnh được đăng trên website của Tân Hoa xã cho thấy các nhân viên y tế và lực lượng khác đang chăm sóc cho một người nằm trên sàn nhà và mọi người chạy ra khỏi nhà ga giữa làn khói trắng

Chú thích của các bức ảnh cho thấy vụ nổ xảy ra gần Cổng B của sân bay.

Trùng Quang

Share this post


Link to post
Share on other sites