Túy Lão

Chiến Lược Và Sự Kiện Châu Á Thái Bình Dương

3.627 bài viết trong chủ đề này

Lão Gàn chém gió, nghe phong thanh (tiếng gió) rằng:

Trong "Canh bạc cuối cùng" người Nga sẽ đông minh với Hoa Kỳ.....

====================================

Mỹ - Nhật, Nga - Trung đua nhau tập trận

thanhnien.com.vn

06/07/2013 04:00

====================================

Vậy với cuộc tập trân Nga Trung và Mỹ Nhật sắp tới đây là hiện tượng chỉ ra Lão Gàn chém gió sai chăng?

Không bao wờ. Tôi rất tự tin. Cuộc tập trận Nga Trung này chỉ là một phản ứng cục bộ cho những sự kiện gần đây ở Trung Đông thôi.

Đó là lý do mà ngài Obama rất thận trọng khi can thiệp vào Xyri.

Nga không dễ “mắc mưu” Trung Quốc để đối đầu với Mỹ

Thứ hai, 08 Tháng bảy 2013, 20:24 GMT+7

Bắt đầu từ ngày 05 vừa qua, cuộc diễn tập quân sự lớn nhất trong lịch sử 2 nước Trung - Nga mang tên “Liên hợp trên biển 2013” đã chính thức khai mạc tại Vịnh “Peter đại đế” trên biển Nhật Bản. Sau đó, từ ngày 27/07 đến 15/08, hải quân 2 nước tiếp tục triển khai cuộc diễn tập thứ 2 với nội dung chống khủng bố tại khu vực Chelyabinsk – Nga.

2 cuộc diễn tập quân sự liên tiếp không chỉ thể hiện xu hướng thể chế hóa và chuẩn hóa trong hợp tác quân sự giữa 2 nước mà còn thể hiện quyết tâm và khả năng của quân đội 2 nước trong việc duy trì, hòa bình, ổn định trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Chúng đã nối tiếp một chuỗi những cuộc diễn tập quân sự giữa quân đội Trung Quốc với quân đội nước ngoài.

Đây cũng là cuộc diễn tập mà hải quân Trung Quốc phái nhiều tàu chiến tham gia nhất, gồm: Tàu khu trục tên lửa Type 051C Thẩm Dương (115), Thạch Gia Trang (116); tàu khu trục tên lửa Type 052B Vũ Hán (169); tàu khu trục tên lửa Type 052C Lan Châu (170); tàu hộ vệ tên lửa Type 054A Yên Đài (538), Diêm Thành (546) và tàu tiếp tế Hồng Trạch Hồ (881).

Posted Image

Hình ảnh tuyên truyền về diễn tập Nga – Trung của các trang mạng Trung Quốc

Còn phía Nga cũng điều động một lực lượng tàu chiến rất tinh nhuệ, gồm hơn 20 tàu với nòng cốt là tuần dương hạm, kỳ hạm của Hạm đội Thái Bình Dương Varyag, tàu khu trục chống ngầm cỡ lớn “Nguyên soái Saposnikov”, tàu khu trục chống ngầm cỡ lớn “Đô đốc Vinogradov”, đặc biệt là Nga đã lần đầu tiên cử máy bay tiêm kích bom Su-24M cùng tham gia diễn tập.

Các phương tiện truyền thông nước ngoài cho rằng, diễn tập quân sự liên hợp Trung - Nga có tác dụng chống lại sức ép từ sự chuyển dịch chiến lược của Mỹ và răn đe ý đồ thách thức quân sự của Nhật Bản. Về vấn đề này, chuyên gia quân sự Trung Quốc Doãn Trác cho rằng, Nga và Trung Quốc không có ý nhằm vào nước thứ 3, tuy nhiên 2 nước cũng có ý hợp tác đối phó với áp lực quân sự ngày càng lớn của Mỹ.

Chuyên gia Doãn Trác còn cho biết, các khoa mục diễn tập chính bao gồm: Liên hợp phòng không, giải cứu tàu bè trong tay hải tặc, tấn công các mục tiêu trên biển và đặc biệt là chống ngầm. Ông còn cho biết, trong quá trình diễn tập, hải quân 2 nước đã tăng cường hợp tác, giao lưu quân sự, đạt được hiệu quả cao và xây dựng sự tin tưởng lẫn nhau.

Posted Image

Tàu khu trục tên lửa Type 051C Thẩm Dương (115) và Thạch Gia Trang (116) của Trung Quốc

Doãn Trác nói: “một điều hết sức rõ ràng là diễn tập quân sự Nga - Trung không nhằm vào nước thứ 3 nào. Đây đơn thuần chỉ là sự trao đổi, học hỏi lẫn nhau trên phương diện vận dụng tác chiến một số công nghệ hoặc vũ khí mới phát triển, ngoài ra còn để xây dựng sự tin tưởng lẫn nhau giữa hải quân 2 nước.

Nga và Trung Quốc không phải là đồng minh quân sự nhưng cũng có 1 số thách thức chung trên biển. Ngoài các mối đe dọa an ninh phi truyền thống, còn có những mối đe dọa mang tính truyền thống ví dụ như mưu đồ hùng bá khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Washington cũng gây ra áp lực lớn đối với Bắc Kinh và Moscow. Trong hoàn cảnh đó, viêc 2 bên có những cuộc diễn tập quân sự liên hợp để đối phó cũng là xu thế tất yếu”.

Posted Image

Biên đội tàu chiến hùng mạnh của Nga

Thời gian qua, các phương tiện truyền thông Trung Quốc rầm rộ đưa tin về hoạt động quân sự chung giữa 2 nước, song song với nó là những thông tin liên tiếp về những thương vụ vũ khí thành công, điển hình là việc truyền thông Trung Quốc đưa tin 2 nước đã đạt được thỏa thuận mua bán 100 chiếc máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4++ Su-35. Rõ ràng là hiện nay, Nga đã trở thành đối tác quân sự lớn nhất mà Trung Quốc muốn lôi kéo để lập trục đồng minh đối đầu với Mỹ.

Posted Image

Tàu khu trục tên lửa Bystryy (715) của hải quân Nga

Thời gian qua, Bắc Kinh “trỗi dậy hòa bình” một cách ồn ào, đe dọa, chèn ép các nước nhỏ, tranh chấp lợi ích, tranh đoạt lãnh thổ phi lý với láng giềng, thách thức và đối đầu với Mỹ. Đặc biệt là hiện giờ Bắc Kinh đang ồ ạt chạy đua vũ trang, dốc sức phát triển tiềm lực quân đội, bỏ quên những mâu thuẫn nội tại.

Trong thời gian qua Bắc Kinh đã sử dụng chiêu bài kinh tế để khôi phục quan hệ với Myanmar, xây dựng quan hệ với Lào, Cambodia, Pakistan và một số nước châu Phi, và quan hệ với Nga cũng không phải là ngoại lệ.

Thế nhưng, hiện Nga không phải là Liên Xô ngày trước. Trên con đường tìm lại ánh hào quang xưa, Nga luôn cứng rắn với những nguyên tắc cốt lõi nhưng cũng không thiếu những “thủ đoạn” mềm dẻo để vừa không mất lòng ai, mà vẫn giữ được vị thế của một cường quốc. Họ thực hiện chính sách ngoại giao đa phương nhưng có trọng tâm, chú trọng đến những đối tác cần ưu tiên để giành được lợi ích cao nhất cho mình nhưng cũng không “kết bè, kéo cánh”.

Posted Image

Tàu tiếp tế hậu cần Hồng Trạch Hồ (881) của Trung Quốc

Chính vì vậy, trong bài viết đăng tải trên Tạp chí “National” của Mỹ, chuyên gia Michael Hersh cho biết, Nga vẫn là đối thủ địa - chính trị lớn nhất của Mỹ. Ông viết: “một sự thật quan trọng là dưới sự lãnh đạo của ông Putin, Nga đã tìm lại vị thế quan trọng trên thế giới. Hiện nay trên trường quốc tế, địa vị của Nga rất được coi trọng, vượt qua Trung Quốc để trở thành đối thủ lớn nhất của Mỹ.”

Dưới bàn tay lèo lái của ông Putin, chắc chắn Nga sẽ không dại gì mà đi vào vết xe đổ ngày trước, tham gia vào trục đồng minh Nga - Trung như Trung Quốc đang mơ tưởng, để rồi lại lao vào vòng xoáy chạy đua vũ trang đối đầu với Mỹ như Liên Xô trước đây. Trên con đường tìm lại vinh quang của Liên bang Xô viết, nước Nga của ông Putin đã tìm cho mình một con đường đi riêng, giàu bản sắc.

Chính Trung Quốc hiện nay đã gợi cho người ta nhớ đến thời kỳ “Chiến tranh lạnh” trước đây, khi họ liên tiếp thách thức và chạy đua vũ trang với Mỹ, bỏ quên những mâu thuẫn tiềm tàng trong nước. Nếu Bắc Kinh không thấm thía bài học vĩ đại của thế kỷ 20, chắc chắn họ sẽ phải trả giá và rất có thể người ta sẽ thấy một “bài học Liên Xô” thứ 2.

Viet Bao.vn (Theo An ninh thủ đô )

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bình luận của Thời báo Hoàn Cầu, TQ:

Quân đội Mỹ đang tìm kế tấn công TQ, mức độ vượt xa ngăn chặn Liên Xô?

Thứ bảy 06/07/2013 07:00

(GDVN) - "Tác chiến trên không-trên biển" được đưa ra chính là để đánh bại TQ, tiến hành "đánh đòn phủ đầu" khi cần thiết, vượt xa chiến lược ngăn chặn Liên Xô.

Posted Image

Cụm chiến đấu tàu sân bay lớp Nimitz Mỹ

Ngày 2 tháng 7 tờ "The Huffington Post" Mỹ đăng bài viết nhan đề "Chuẩn bị khai chiến với Trung Quốc". Bài viết cho rằng, nếu bạn chưa từng nghe nói đến khái niệm "tác chiến hợp nhất trên không-trên biển", thì bạn giống với đại đa số người Mỹ.

Từ năm 2009 đến nay, ngoài các phương án ứng phó khẩn cấp khác, Lầu Năm Góc luôn làm phong phú khái niệm quân sự này để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh toàn diện với Trung Quốc.

Bạn có thể sẽ nói: "Đợi một chút, Quân đội thực sự đều đã đưa ra các phương án ứng phó khẩn cấp với bất cứ sự bất trắc nào, thậm chí là sự xâm lược của người ngoài hành tinh". Điều này có lẽ không sai. Nhưng, "tác chiến trên không-trên biển" đã được lo trước tính sau, bước vào giai đoạn quán triệt trong đó có tổ chức lại quân đội và cấp phát ngân sách, những thay đổi này một khi xảy ra sẽ rất khó đảo ngược.

Quan chức Mỹ nhấn mạnh "tác chiến trên không-trên biển" không nhằm vào bất cứ quốc gia cụ thể nào. Nhưng, không có bất cứ môi trường quốc tế nào đầy "đấu đá" gay gắt như các vùng biển châu Á-Thái Bình Dương.

Vì vậy, mặc dù Mỹ từng cử 1-2 tàu sân bay là có thể diễu võ dương oai, nhưng trong tương lai không xa, tên lửa chống hạm của Trung Quốc sẽ ngăn chặn Mỹ xâm nhập khu vực này. Do đó, có quan chức cao cấp Hải quân Mỹ từng nói "toàn bộ mục đích của 'tác chiến trên không-trên biển' là làm cho người Trung Quốc tin rằng chúng tôi sẽ chiến thắng cuộc cạnh tranh này".

Posted Image

Máy bay ném bom B-52 trong một cuộc diễn tập liên hợp "tác chiến hợp nhất trên không-trên biển"

"Tác chiến trên không-trên biển" thường được chỉ trích là kế hoạch thiếu chiến lược, nhưng điều này thực sự thể hiện một sự thay đổi chiến lược to lớn, chính là đánh bại Trung Quốc - chứ không thuận theo sự trỗi dậy của họ là một cường quốc mang tính khu vực.

Thông qua tìm cách bảo đảm cho Mỹ có thể xâm nhập khu vực phía sau của Trung Quốc một cách không giới hạn - thông qua phát động tấn công đánh đòn phủ đầu đối với Trung Quốc khi cần thiết - "tác chiến trên không-trên biển" đã vượt qua chiến lược ngăn chặn thực hiện đối với Liên Xô và đồng minh thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Chiến lược ngăn chặn chỉ là tìm cách ngăn chặn Liên Xô tiếp tục mở rộng ảnh hưởng, chứ không phải sử dụng vũ lực đe dọa hoặc khi cần thiết đánh bại đối phương.

Lầu Năm Góc đang hành động. Họ đã xác nhận một mối đe dọa mới và đang lấy phương thức quen thuộc của mình đối mặt với nó. Trong hoạt động này, Lầu Năm Góc bị thúc đẩy của một khuynh hướng mạnh mẽ trong nội bộ Quân đội:

Sau khi Iraq và Afghanistan bị kéo vào vũng bùn dài hơn 10 năm, muốn tiến hành cuộc chiến tranh thông thường chứ không phải cuộc chiến "hình ảnh" dơ bẩn nhằm vào các phần tử khủng bố và nổi dậy. Có người sẽ nghĩ, điều này chắc chắn bị "đầu độc" bởi các nhà thầu quốc phòng muốn tạo sự kiện để thu lợi.

Nhà Trắng hầu như hoàn toàn không phê chuẩn "tác chiến trên không-trên biển", bởi vì Nhà Trắng vừa không đánh giá đối với nó cũng không đưa ra được chính sách thống nhất đối với Trung Quốc. Trong tình hình không điều tra rõ trước được Trung Quốc tập trung toàn bộ quan tâm đối với những thách thức nghiêm trọng trong nước của họ hay là cân nhắc đối đầu với Mỹ, Mỹ phải tiến hành đánh giá triệt để đối với vấn đề này để tránh rơi vào một cuộc chạy đua vũ trang to lớn.

Posted Image

Mục tiêu chính của "tác chiến hợp nhất trên không-trên biển" là nhằm vào Trung Quốc

Nhưng, có một điểm rất rõ ràng: Nếu bạn là nhà lãnh đạo Trung Quốc và biết được Quân đội Mỹ đang tranh luận phải chăng muốn đánh bại bạn hoặc "chỉ là" thông qua phong tỏa ngăn chặn bạn giành được năng lượng và nguyên vật liệu có nhu cầu cấp bách, bạn chắc chắn cũng sẽ tìm cách tăng cường thực lực quân sự của mình.

Vì vậy, chúng ta sẽ đối mặt với nguy cơ lớn - hai nước lớn tiếp tục rơi vào tình trạng sẵn sàng xảy ra chiến tranh và rất có thể kết thúc bằng một thảm họa về quân sự. Kế hoạch "tác chiến trên không-trên biển" thực sự đáng để công chúng tranh luận và dành cho nó sự đánh giá thận trọng.

* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả!

Đông Bình

====================

"Canh bạc cuối cùng" đã hiện ra rất rõ và không cần đến khả năng tiên tri như 6/ 7 năm về trước. Vấn đề còn lại là nó sẽ diễn biến như thế nào để kết thúc? Một cuộc đối đầu quân sự đến mức "Dân tộc Arxyri bị tiêu diệt"; hay là sự sụp đổ của một trong hai quốc gia đối địch?

Cá nhân Lão Gàn lấy Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến làm chuẩn mực đo lường tất cả mọi hành vi - Từ nhỏ nhất trong các vấn đề văn hóa xã hội, đến quan hệ quốc tế.

Nước Nga - một siêu cường từ thời Liên Xô cũ - Nhật Bản, Ấn Độ không hề đóng góp một câu nào trong cái gọi là "Cộng đồng khoa học thế giới" ủng hộ "hầu hết những nhà khoa học trong nước" phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt.

Tất nhiên. Vì họ không có mưu đồ chính trị với Việt sử.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tình hình Biển Đông, Hoa Đông:

“Trung Quốc - Nhật Bản đã đi vào ngõ cụt trong tranh chấp đảo Senkaku”

Thứ hai 08/07/2013 06:24

(GDVN) - Hai bên hầu như đều quyết tâm trong "bảo vệ chủ quyền", TQ có ý đồ dựa vào thực lực làm thay đổi hiện trạng ở biển Hoa Đông, Biển Đông...

Posted ImageLực lượng chấp pháp của hai nước Trung-Nhật đối đầu ở vùng biển đảo Senkaku

Tranh chấp đi vào ngõ cụt

Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc vừa có bài viết cho rằng, tình hình căng thẳng giữa Trung-Nhật trong vấn đề đảo Senkaku vẫn tiếp tục diễn ra. Ngày 2 tháng 7, Đài phát thanh "Tiếng nói nước Nga" đã cho biết, hiện nay không nhìn thấy bất cứ dấu hiệu nào của sự thỏa hiệp.

Ngày 1 tháng 7, Cục hải dương quốc gia Trung Quốc tuyên bố, biên đội 4 tàu Hải giám Trung Quốc đến tuần tra ở vùng biển đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là lãnh hải). Trong khi đó Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản ra tuyên bố cho biết, tàu tuần tra Trung Quốc đã xâm phạm lãnh hải Nhật Bản.

Bài báo chỉ ra, hoạt động đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc đã sớm đi vào trạng thái thường xuyên. Từ tháng 9 năm 2012, số lần tàu thuyền Trung Quốc xâm nhập vùng biển xung quanh đảo Senkaku không dưới 5 lần.

Nhưng trên thực tế, vùng biển xung quanh đảo Senkaku không chỉ có tàu hải giám Trung Quốc, mà còn có tàu tuần tra của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản. Theo bài báo, hầu như quyết tâm "bảo vệ chủ quyền của mình" của hai bên đã khó mà lung lay.

Bài báo cho rằng, Trung Quốc hầu như đã lựa chọn một con đường cứng rắn, đồng thời "đang chờ đợi người Nhật thay đổi". Trong thời gian tổ chức hội nghị Ngoại trưởng ASEAN, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và người đồng cấp Nhật Bản Fumio Kishida đã không tiếp xúc với nhau.

Lập trường chính thức của Nhật Bản là, chủ quyền đảo Senkaku thuộc về họ, hai nước không tồn tại vấn đề lãnh thổ. Bài báo cho rằng, tranh chấp lãnh thổ giữa Trung-Nhật đã đi vào "ngõ cụt".

“Trung Quốc muốn dựa vào thực lực để thay đổi hiện trạng”

Posted Image

Thủ tướng Shinzo Abe: Trung Quốc muốn dựa vào thực lực để làm thay đổi hiện trạng biển Hoa Đông và Biển Đông.

Tờ "Phượng Hoàng" Hồng Kông ngày 7 tháng 7 có bài viết cho rằng, ngày 7 tháng 7 Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã phê phán Trung Quốc có ý đồ dựa vào thực lực của họ để làm thay đổi hiện trạng trong vấn đề đảo Senkaku và tranh chấp lãnh thổ Biển Đông, coi đây là một hành động sai lầm. Ngoài ra, 3 tàu Hải giám Trung Quốc tiếp tục xâm phạm vùng biển đảo Senkaku.

Theo hãng Kyodo, Nhật Bản, ông Shinzo Abe đã đề cập đến vấn đề lịch sử cho rằng, các nước đều có lòng tự hào về lịch sử của nước mình, tôn trọng lẫn nhau rất quan trọng. Lấy vấn đề lịch sử làm con bài ngoại giao (như Trung Quốc) và coi đó là điều kiện để tiến hành hội đàm cấp cao là một cách làm sai lầm.

Báo Phượng Hoàng giải thích điều này là nhằm phản ứng lại việc "hai nước Trung-Hàn" đòi hỏi chính quyền Shinzo Abe phải có quan điểm lịch sử đúng đắn.

Ông Abe còn tiếp tục chỉ trích Trung Quốc đặt điều kiện cho hội đàm cấp cao Trung-Nhật, chỉ ra quan hệ Trung-Nhật là có “cắt” cũng không “cắt” được, chính vì có vấn đề nên mới cần đối thoại. Đối phương không đáp ứng điều kiện của mình thì không tổ chức hội đàm cấp cao - loại thái độ ngoại giao này là sai lầm.

Posted Image

Tháng 6 năm 2013, tàu Hải giám 5001 Trung Quốc đi vào hoạt động

Ông còn nhắc tới việc Trung Quốc khai thác mỏ dầu khí mới ở "tuyến trung gian Nhật-Trung" trên biển Hoa Đông, tăng cường chỉ trích Trung Quốc. "Tuyến trung gian Nhật-Trung" là do Nhật Bản chủ trương, dùng để chia đôi vùng biển giữa Trung Quốc và Nhật Bản, nhưng Trung Quốc không chịu, đòi nhiều hơn, đòi Nhật Bản phải chịu thiệt thòi về mình - điều này rõ ràng không được Nhật Bản chấp nhận.

Theo tin tức từ Cục hải dương quốc gia Trung Quốc, tàu Hải giám 49, Hải giám 23 và Hải giám 5001 sáng ngày 7 tháng 7 tiếp tục xâm nhập vùng biển đảo Senkaku để "tuần tra".

Tàu tuần tra của Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản từng ra lời cảnh báo đối với 3 tàu Trung Quốc xâm nhập trái phép vùng biển có liên quan. Nhưng tàu Trung Quốc vẫn cố chấp, thậm chí sử dụng tiếng Trung và tiếng Anh để kêu rằng họ đang tuần tra thường lệ theo "luật pháp Trung Quốc" (không nói là theo luật pháp quốc tế).

Biểu tình chống Nhật và có kế hoạch đến vùng biển Senkaku tuyên bố chủ quyền

Ngoài ra, theo China News ngày 7 tháng 7, nhân kỷ niệm trong 76 năm sự kiện cầu Lư Câu (ngày 7 tháng 7 năm 1937, Nhật bất ngờ tấn công vào phía tây nam cầu Lư Câu, Bắc Kinh, Trung Quốc), nhiều tổ chức của Hồng Kông đã tổ chức biểu tình trước lãnh sự quán Nhật Bản tại Hồng Kông, chỉ trích rằng Nhật Bản muốn khôi phục "chủ nghĩa quân phiệt", yêu cầu Nhật Bản thừa nhận lịch sử.

Posted Image

Các nhà hoạt động Hồng Kông tổ chức biểu tình chống Nhật

Theo luận điệu tuyên truyền của bài báo, đoàn biểu tình đã hô các khẩu hiệu chống Nhật, mặc niệm những nạn nhân của sự kiện cầu Lư Câu, đốt cháy quân kỳ Nhật Bản in hình ông Shinzo Abe, coi việc Nhật Bản muốn sửa đổi Hiến pháp là muốn "phục hồi chủ nghĩa quân phiệt", và kêu gọi người dân Nhật Bản không ủng hộ ông Shinzo Abe trong cuộc bầu cử Thượng viện trong tháng này.

Theo người phát ngôn của "Ủy ban hành động bảo vệ đảo Điếu Ngư (hay đảo Senkaku)" Hồng Kông, họ có kế hoạch vào ngày 15 tháng tới (tức ngày Nhật Bản thua trận) sẽ kết hợp với các nhà hoạt động "bảo vệ đảo Điếu Ngư" ở các khu vực khác đến vùng biển đảo Senkaku câu cá, tuyên bố chủ quyền và không loại trừ khả năng đổ bộ lên đảo Senkaku.

Tuyên bố trên kênh truyền hình NHK, Nhật Bản vào ngày 7/7 vừa qua, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nói rằng, việc Nhật Bản không chịu thừa nhận sự tồn tại các tranh chấp về lãnh thổ đối với quần đảo Senkaku (Điếu Ngư) không thể trở thành lý do để Trung Quốc từ chối tiến hành các cuộc họp song phương ở cấp cao nhất.

Trước đó có tin nói rằng, Bắc Kinh đặt điều kiện một cuộc họp giữa các nhà lãnh đạo hai nước là phía Nhật Bản phải thừa nhận sự tồn tại của vấn đề tranh chấp hải đảo. Trung Quốc cho rằng Điếu Ngư là lãnh thổ không tách rời của họ, nhưng Nhật Bản từ chối công nhận sự tồn tại các bất đồng về chủ quyền.

Ông Sinzo Abe cũng nhấn mạnh rằng hai quốc gia có mối quan hệ "khăng khít" và lưu ý “các vấn đề cần được giải quyết thông qua đối thoại." Thủ tướng Nhật Bản kêu gọi Trung Quốc và các quốc gia khác, "theo đúng từng chữ của luật pháp" khi giải quyết các tranh chấp như vậy.

* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả!

Việt Dũng

======================

Đương nhiên là vậy! Nước Nhật quản lý hòn đảo từ cuối thế kỷ XIX. Tự nhiên có quốc gia khác nhảy vào đòi chủ quyền thì chẳng thể nào nhả ra được.

Không khéo sau này chính Hoa Kỳ cũng là của Trung Quốc đấy! Bởi vì từ lâu, người Trung Quốc đã đặt vấn đề rằng: Chính người Trung Quốc tìm ra châu Mỹ đầu tiên chứ không phải Kha Luân Bố! Hì.

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Canh bạc cuối cùng" đã hiện ra rất rõ và không cần đến khả năng tiên tri như 6/ 7 năm về trước. Vấn đề còn lại là nó sẽ diễn biến như thế nào để kết thúc? Một cuộc đối đầu quân sự đến mức "Dân tộc Arxyri bị tiêu diệt"; hay là sự sụp đổ của một trong hai quốc gia đối địch?

Cá nhân Lão Gàn lấy Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến làm chuẩn mực đo lường tất cả mọi hành vi - Từ nhỏ nhất trong các vấn đề văn hóa xã hội, đến quan hệ quốc tế.

Nước Nga - một siêu cường từ thời Liên Xô cũ - Nhật Bản, Ấn Độ không hề đóng góp một câu nào trong cái gọi là "Cộng đồng khoa học thế giới" ủng hộ "hầu hết những nhà khoa học trong nước" phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt.

Tất nhiên. Vì họ không có mưu đồ chính trị với Việt sử.

=============

Thưa SP!

Con thấy sắc thái của ngài Tập đã đổi sang màu xám rồi ạ, con nghĩ rằng vế thứ 2 "sự sụp đổ của một trong hai quốc gia đối địch" dễ xẩy ra hơn.

Quân - Thần - Tá - Sứ: Đánh giặc cũng như chữa bệnh vậy, Sứ ở đây giống như Bộ Ngoại giao vậy - cái này hỏng thì đánh với đấm cái gì nữa, phải không SP?

Share this post


Link to post
Share on other sites

=============

Thưa SP!

Con thấy sắc thái của ngài Tập đã đổi sang màu xám rồi ạ, con nghĩ rằng vế thứ 2 "sự sụp đổ của một trong hai quốc gia đối địch" dễ xẩy ra hơn.

Quân - Thần - Tá - Sứ: Đánh giặc cũng như chữa bệnh vậy, Sứ ở đây giống như Bộ Ngoại giao vậy - cái này hỏng thì đánh với đấm cái gì nữa, phải không SP?

Sai lầm chiến lược của Trung Quốc khiến tôi có lần cứ tưởng họ bị cài gián điệp ở cấp hoạch định chiến lược, hoặc tham mưu chiến lược. Kết quả của sai lầm này đã được báo trước: Hoa Kỳ quay lại Châu Á Thái Bình dương.

Nhưng có điều người Trung Quốc đang bế tắc trong những quyết sách về cả ngoại giao lẫn nội trị. Mọi hành vi của họ đều mang tính ứng phó chắp vá.

Các chuyến công du của ngài Tập Cận Bình vừa qua chỉ nhận được sự cam kết ủng hộ "hòa bình thế giới" nói chung.Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Biển Đông sẽ ra sao nếu Trung Quốc giở bài cùn rút khỏi UNCLOS?

Thứ ba 09/07/2013 13:00

(GDVN) - Trung Quốc có thể rút khỏi UNCLOS, và điều này sẽ có hiệu lực 1 năm sau đó. Tuy nhiên Bắc Kinh sẽ phải trả một cái giá nặng về mặt chính trị, không chỉ là sự công kích quốc tế mà còn tạo ra sự sợ hãi, thậm chí là bất ổn trong khu vực và đẩy các nước láng giềng về phía Mỹ.

Posted ImageHọc giả Mark J. Valencia

Ngày 9/7 tiến sỹ Mark J. Valencia, một học giả về chính trị - hàng hải tại Hawaii, đồng thời là giáo sư thỉnh giảng tại viện Nghiên cứu Nam Hải (Biển Đông) - Trung Quốc có bài phân tích về sự nguy hiểm một khi Trung Quốc giở bài cùn, rút khỏi Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS).

Thời gian vừa qua Trung Quốc trở thành tâm điểm của những cáo buộc về chính trị và pháp lý xung quanh việc vi phạm UNCLOS.

Mặc dù tại diễn đàn an ninh khu vực ASEAN vừa diễn ra tại Brunei, Bắc Kinh tuyên bố sẵn sàng "tham vấn" với ASEAN về bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC), tuy nhiên không có bất kỳ sự thay đổi nào trong yêu sách "chủ quyền" của Trung Quốc ở Biển Đông cũng như những chỉ trích mà nó vấp phải.

Mark J.Valencia đặt câu hỏi, hậu quả sẽ là gì nếu Trung Quốc "chán ngấy" với những lời chỉ trích và (sẵn sàng giở bài cùn) rút khỏi công ước UNCLOS?

Trung Quốc phê chuẩn UNCLOS vào năm 1996. Tuy nhiên các bên tranh chấp ở Biển Đông cũng như các quan điểm ủng hộ họ (Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Canada, Úc, các bên có lợi ích tự do hàng hải tại Biển Đông) đều cáo buộc yêu sách "chủ quyền" của Trung Quốc ở Biển Đông với đường 9 đoạn (còn gọi là đường lưỡi bò, phi pháp và phi lý) không phù hợp với các điều ước quốc tế quy định trong UNCLOS.

Philippines với sự ủng hộ của Mỹ đã kiện đường 9 đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông ra trọng tài Liên Hợp Quốc về Luật Biển được thành lập theo UNCLOS, tuy nhiên Bắc Kinh đã từ chối tham gia.

Trong khi đó các bên tranh chấp cũng như Mỹ và nhiều cường quốc phương Tây khác đều chỉ trích một số hành động của Trung Quốc vi phạm tự do hàng hải trong phạm vi vùng kinh tế đặc quyền 200 hải lý của họ.

Một số nhà phân tích chính trị Trung Quốc, đặc biệt là nhóm học giả tướng tá trong quân đội nước này đặt câu hỏi tại sao Trung Quốc lại phê chuẩn UNCLOS trước.

Ngoài ra, Trung Quốc và các nước đang phát triển khác xem UNCLOS như một hợp đồng trọn gói với nhiều "món hời" giữa các cường quốc hàng hải và các nước đang phát triển, bao gồm cả quyền lợi hàng hải rộng lớn của các cường quốc biển cũng như hoạt động khai thác tài nguyên dưới đáy biển.

Mặc dù đến nay đã có 164 nước phê chuẩn UNCLOS, nhưng Mỹ vẫn không tham gia. Đó là lý do tại sao Mỹ bị (Trung Quốc) phê phán là đạo đức giả, và vô tình Mỹ đã gợi ý cho Trung Quốc một lựa chọn (nguy hiểm) để thoát khỏi tình trạng (sức ép) hiện nay.

Trung Quốc có thể rút khỏi UNCLOS, và điều này sẽ có hiệu lực 1 năm sau đó. Tuy nhiên Bắc Kinh sẽ phải trả một cái giá nặng về mặt chính trị, không chỉ là sự công kích quốc tế mà còn tạo ra sự sợ hãi, thậm chí là bất ổn trong khu vực và đẩy các nước láng giềng về phía Mỹ.

Mặt khác, nếu (đánh bài cùn) rút khỏi UNCLOS Trung Quốc sẽ mất đi lợi thế tuyên truyền so với Mỹ mà nó đang áp dụng trong vấn đề tranh chấp biển đảo.

Tuy nhiên, Mark J.Valencia cho rằng cũng có những lợi thế đối với Bắc Kinh. Một khi rút khỏi UNCLOS, cũng giống như Mỹ hiện nay, Trung Quốc có thể tự do lựa chọn những quy định của UNCLOS để giải thích yêu sách theo hướng có lợi cho mình.

Hơn nữa Bắc Kinh có thể đơn giản từ chối các phán quyết của tòa án và phủ trách nhiệm về những hậu quả chính trị.

Trong lịch sử lâu dài của các cường quốc trên thế giới, họ đã sử dụng hoặc làm mới (thay đổi) luật pháp quốc tế để tiếp tục bảo vệ quyền lợi của mình, điển hình là Mỹ, Mark J. Valencia nhận định.

Học giả này cảnh báo Mỹ "và các đồng minh châu Á" của mình phải cẩn thận kẻo sẽ "đẩy" Trung Quốc vào chỗ họ không mong muốn nhất - Bắc Kinh sẽ sử dụng vũ lực thay vì lẽ phải trong quan hệ quốc tế.

Ông hy vọng Trung Quốc sẽ cân nhắc và thấy rằng cái giá mà họ phải trả sẽ lớn hơn nhiều những lợi ích nó có thể đạt được khi rút khỏi UNCLOS.

* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả!

Hồng Thủy (Nguồn: SCMP)

=======================

Nếu Trung Quốc tôn trọng UNCLOS, thay đổi chính sách lấn chiếm bằng sự tôn trọng chủ quyền của các nước láng giềng - thì - đó là điều may mắn cho chính họ và cho các quốc gia lân bang. Ngược lại, nếu "cùn" mà rút khỏi UNCLOS thì họ chỉ còn con đường duy nhất là giành chiến thắng quân sự trong "canh bạc cuối cùng" - nếu như họ có thể thắng.

Trong trường hợp này bà Vanga đúng và Lão Gàn chờ đợi ngày "một lý thuyết cổ xưa quay lai với nhân loại", hơi bị lâu. Có thể không nhìn thấy ngày đó.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đang xác minh hai tàu cá VN bị cướp ngoài Hoàng Sa

Cập nhật lúc 10:49, 09/07/2013

http://baodatviet.vn...ang-sa-2350165/

(ĐVO) -Trung tá Nguyễn Văn Thanh, Đồn phó Đồn biên phòng Lý Sơn cho biết, sau khi 2 tàu cá cập đảo, đơn vị đã cử lực lượng xuống xác minh vụ việc, bước đầu cho thấy việc đập phá và tịch thu toàn bộ tài sản trên 2 tàu cá này là thật.

Lý Sơn lập Câu lạc bộ ngư dân trẻ bám biển

Bắt tàu nước ngoài neo đậu áp sát Quảng Ngãi

Ảnh nóng:Tàu cá Quảng Ngãi bị tàu Trung Quốc đâm

Theo tường trình của ngư dân, trong lúc tham gia đánh bắt hải sản tại ngư trường Hoàng Sa, hai tàu cá Việt Nam đã bị truy đuổi, đánh phá và tịch thu toàn bộ tài sản buộc phải chạy về cập đảo Lý Sơn vào sáng 9/7. Đó là tàu QNg 96787 TS của ngư dân Võ Minh Vương, 38 tuổi, ở thôn Tây xã An Vĩnh – Lý Sơn, vừa là chủ tàu kiêm thuyền trưởng, trên tàu có 15 lao động và tàu cá QNg 90153 TS, do ngư dân Mai Văn Cường, 40 tuổi, ở thôn Tây làm thuyền trưởng.

Vừa cho con tàu cá 450 CV cập đảo Lý Sơn trong tình trạng tan hoang, chủ tàu kiêm thuyền trưởng Võ Minh Vương, khuôn mặt chưa hết thất thần bàng hoàng kể lại, 9 giờ sáng ngày 4/7, ông cho tàu nhổ neo rời đảo Lý Sơn ra khai thác hải sản tại ngư trường Hoàng Sa, đến 7 giờ ngày 6/7, khi tàu cá của ông đang neo đậu tại tọa độ 16 độ,47’ kinh độ đông – 112 độ,14’ kinh độ bắc thì một tàu lạ sơn màu trắng số hiệu 306 bất ngờ xuất hiện hướng về mình nên thuyền trưởng Vương cho tàu nhổ neo chạy về hướng đất liền.

Con tàu lạ kéo ga, tăng tốc đuổi theo, tuy đã cho tàu chạy hết công suất, nhưng ít phút sau tàu họ với đầy đủ súng ống đã đuổi kịp tàu cá và có những hành động uy hiếp ngư dân đi trên tàu:

“Bọn cướp tay lăm lăm súng cập mạn tàu cá, rồi ra hiệu tất cả lao động đi trên tàu giơ tay sau gáy tập trung nơi mũi tàu cá, vừa nhảy lên tàu không nói câu nào, họ sử dụng dùi cui liên tiếp đánh đập ngư dân, sau đó dùng búa rìu chặt phá toàn bộ 6 bành dây hơi, 2 bành dây neo, đập nát cửa kính ca bin tàu, rồi lục soát lấy đi toàn bộ hệ thống Icom, máy dò, định vị, 2 thuyền thúng và trên 3 ngàn lít dầu cùng nhiều vật dụng khác rồi bỏ đi, mặc cho chúng tôi van xin, ước thiệt hại gần 400 triệu đồng” Thuyền trưởng Vương bàng hoàng kể lại.

Posted Image

Các ngư dân đi trên tàu cá QNg 96787 TS còn chưa hết bàng hoàng sự việc vừa xảy ra.

Còn ngư dân Nguyễn Văn Hùng; 42 tuổi, thuyền viên đi trên tàu cá QNg 96787 TS nhớ lại, Khi họ cập mạn tàu tôi đang loay hoay dưới hầm đá, nghe tiếng động mạnh tôi vội chui lên khỏi hầm, vừa lên boong tôi đã lĩnh trọn trận mưa dùi cui, họ quá hung hãn, nên chúng tôi chỉ còn biết im lặng để họ muốn làm gì thì làm.

Ngoài tàu cá QNg 96787 TS của ngư dân Võ Minh Vương, thì sáng ngày 6/7 tàu cá QNg 90153 TS, của ngư dân Mai văn Cường, 40 tuổi, ở thôn Tây xã An Vĩnh làm thuyền trưởng, trên tàu có 14 lao động cũng bị con tàu lạ sơn trắng truy đuổi, đập phá và tịch thu toàn bộ tài sản.

Theo thuyền trưởng Mai Văn Cường cho biết, khoảng gần 9 giờ sáng khi các lao động đang tham gia khai thác hải sản tại tọa độ 16 độ,24’ kinh độ bắc – 112 độ 06’ kinh độ đông thì tàu lạ lù lù xuất hiện, thấy tình hình không ổn nên ông vội cho tàu tăng tốc kéo ga bỏ chạy, tuy nhiên vì trục trặc hệ thống máy nổ nên chạy được vài hải lý tàu đột ngột tắt máy, nên tàu lạ đuổi kịp.

“Họ nhảy lên tàu đập phá tài sản, đánh đập ngư dân bằng rùi cui, trong ca bin tôi vội gỡ máy định vị giấu đi, thế nhưng khi chặt phá toàn bộ dây hơi, dây neo, họ lục soát lấy đi toàn bộ máy định vị, máy dò, và hệ thống I com cùng trên 3 tấn cá, rồi vội vã bỏ đi, ước thiệt hại trên 200 triệu đồng”. Thuyền trường Mai Văn Cường bức xúc nói.

Trung tá Nguyễn Văn Thanh, Đồn phó Đồn biên phòng Lý Sơn cho biết, sau khi 2 tàu cá cập đảo, đơn vị đã cử lực lượng xuống xác minh vụ việc, bước đầu cho thấy việc đập phá và tịch thu toàn bộ tài sản trên 2 tàu cá này là thật, nhiều ngư dân còn những vết tích bị đánh đập.

“Chúng tôi đang hoàn tất thủ tục để báo cáo lên trên có biện pháp giải quyết” Trung tá Thanh nói.

Ngày 9/7, Đại diện Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực II khẳng định với báo Đất Việt, trong ngày 6/7 trung tâm không nhận được thông tin cầu cứu nào từ phía các ngư dân trên hai con tàu này. Vị đại diện cho biết thêm, vấn đề này do Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi xử lý, bên Trung tâm tìm kiếm cứu nạn chỉ là phối hợp tìm kiếm cứu nạn.

Posted Image

Thuyền trường Võ Minh Vương với cửa kính ca bin tàu bị đập tan hoang.

Posted Image

Thuyền trưởng Mai Văn Cường, đang cuốn lại bành dây neo bị chặt phá. Posted Image

Các ngư dân trên tàu chưa hết bàng hoàng sau sự việc xảy ra

Văn Mịnh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sự leo thang về lý luận tranh chấp của TQ:

1. Không thừa nhận có va chạm bạo lực, cho là VN vu vạ.

2. Cho tàu cá giả dạng đụng, cướp bóc, đánh dập. 10 vụ thì thừa nhận 1 vụ, đổ thừa cho dân sự và đại phương, không phải chủ trương của TW

3. Cho tàu công vụ đụng bể thậm chí bắn cháy tàu cá nhưng không chính thức thừa nhận, không phải chủ trương của TW và lãnh đạo cao cấp

4. Cho tàu công vụ chính thức làm hung tợn, bạo lực hơn và lu loa là bảo vệ chủ quyền, làm thế là bình thường

5. Bước tiếp theo chắc là.... sẽ trở mặt ở cấp cao nhất.

Thật là ông bạn 16 chữ vàng quý hoá. Bạn như thế chơi với kẻ thù còn đở nhọc óc hơn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sự leo thang về lý luận tranh chấp của TQ:

1. Không thừa nhận có va chạm bạo lực, cho là VN vu vạ.

2. Cho tàu cá giả dạng đụng, cướp bóc, đánh dập. 10 vụ thì thừa nhận 1 vụ, đổ thừa cho dân sự và đại phương, không phải chủ trương của TW

3. Cho tàu công vụ đụng bể thậm chí bắn cháy tàu cá nhưng không chính thức thừa nhận, không phải chủ trương của TW và lãnh đạo cao cấp

4. Cho tàu công vụ chính thức làm hung tợn, bạo lực hơn và lu loa là bảo vệ chủ quyền, làm thế là bình thường

5. Bước tiếp theo chắc là.... sẽ trở mặt ở cấp cao nhất.

Thật là ông bạn 16 chữ vàng quý hoá. Bạn như thế chơi với kẻ thù còn đở nhọc óc hơn.

Thế Chiến quôc, thế Xuân Thu. Gặp thời thế thế thời phải thế.

Kẻ thù thì đỡ nhóc óc. Đúng vậy. Nhưng thời thế mỗi lúc một khác. Không phải lúc nào cũng giương súng bắn ngay được. Nhưng thôi. Biết thế đã. Đức Trần Hưng Đạo khi viên tịch đã dặn lại rất kỹ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc tái xâm nhập lãnh thổ Ấn Độ

Cập nhật lúc 15:32, 10/07/2013

(ĐVO) - Camera ghi lại được bằng chứng rõ ràng về một vụ xâm nhập khác của quân đội Trung Quốc vào lãnh thổ Ấn Độ mới đây tại khu vực biên giới Chumar trọng yếu. Trước đó, vào cuối tháng 4/2013, Ấn Độ cũng tố khoảng 50 binh lính thuộc lực lượng PLA của Trung Quốc đã dựng lều trại tại một khu vực hẻo lánh thuộc quyền kiểm soát của Ấn Độ.

Posted Image

Lều trại của quân đội Trung Quốc ở khu vực Chumar trong vụ đối đầu 21 ngày giữa 2 nước hồi tháng 4.

India Time đưa tin quân đội Trung Quốc vừa khiêu khích và chọc tức quân đội Ấn Độ dọc theo Đường kiểm soát thực tế (LAC) - từ Arunachal Pradesh đến Ladakh – bất chấp “bầu không khí thân thiện” trong chuyến thăm New Delhi của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và chuyến công du Bắc Kinh của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ AK Antony.

Một camera giám sát đã quay được cảnh đội tuần tra Trung Quốc xâm nhập vào lãnh thổ Ấn Độ tại khu vực Chumar, phía đông nam Ladakh ngày 17/6. Thậm chí, quân đội Trung Quốc phá hủy các dây kim loại của các camera được triển khai trong khu vực và sau đó, rút đi cùng với số camera lấy được.

“Không có bất cứ sự đối đầu hay xung đột nào diễn ra. Nhưng vấn đề này đã được thảo luận gay gắt trong cuộc họp chung giữa hai bên vào ngày 19/6. Do đó, trong cuộc họp tiếp theo vào ngày 3/7, họ (Trung Quốc) đã trả lại các camera mà họ lấy đi”, một quan chức Ấn Độ cho biết. Khu vực Chumar nằm trên biên giới Ladakh-Himachal Pradesh cũng chính là điểm nóng trong vụ đối đầu quân sự giữa Trung Quốc và Ấn Độ trong suốt 21 ngày khi 2 bên đua nhau chăng băng rôn, khẩu hiệu và dựng lều án ngữ tại đây. Vụ việc bắt nguồn từ vụ xâm nhập của quân đội Trung Quốc vào lãnh thổ Ấn Độ trong khu vực Bulge Depsang thuộc quân khu Daulat Beg Oldi (DBO).

Dù Chumar cách DBO 250 km về phía Nam nhưng các trạm theo dõi và camera giám sát của Ấn Độ tại đây vẫn có khả năng quan sát vào trong lãnh thổ Trung Quốc và theo dõi các hoạt động chuyển quân ở đó.

Trước đó, trong vụ đối đầu quân sự 21 ngày hồi tháng 4, tháng 5, Trung Quốc đưa ra điều kiện tiên quyết để rút quân khỏi Depsang là Ấn Độ phải tháo dỡ tất cả các công sự kiên cố đã xây dựng ở Chumar.

Ấn Độ đã ghi nhận hơn 600 “lần xâm phạm'' LAC - từ Arunachal Pradesh đến Ladakh – của quân đội Trung Quốc trong ba năm qua.

Cuối tháng 4 đầu tháng 5 vừa qua, Ấn Độ cũng tố lính Trung Quốc ngang nhiên đóng trại trên đất Ấn Độ. Nguồn tin từ chính phủ New Delhi cho biết, có khoảng 50 binh lính thuộc lực lượng PLA của Trung Quốc đã dựng lều trại tại vùng phía đông Ladakh, phía trên dãy núi Himalayas được Ấn Độ tuyên bố chủ quyền.

Tuy nhiên, New Delhi tin tưởng vào khả năng giải quyết sự việc tranh chấp lãnh thổ lần này một cách “hòa bình” thông qua các kênh ngoại giao.

Hiện tại, Trung Quốc và Ấn Độ đang chia sẻ khu vực biên giới chung hay còn gọi là Đường Kiểm soát thực tế (LAC) song khu vực này chưa bao giờ được phân chia ranh giới chính thức.

“Do diện tích rộng lớn mà một phần Trung Quốc nằm bên trong lãnh thổ của Ấn Độ. Đây chính là khu vực tồn tại sự khác biệt trong quan điểm của hiệp ước LAC”, nguồn tin chính phủ Ấn Độ thông báo.

MT

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thái độ Nhật Bản trước uy tập trận Nga-Trung

Cập nhật lúc 16:11, 10/07/2013

(ĐVO) - Ngày 8/7, Nhật Bản đã huy động một lực lượng lớn gồm 1 sư đoàn và 1 lữ đoàn tham gia diễn tập đổ bộ ở khu vực Hokkaido, theo các chuyên gia đánh giá cuộc tập trận này của Nhật nhằm mục đích thị uy trước cuộc tập trận chung giữa Nga-Trung đang tiến hành.

Nga-Trung chính thức đưa tầu ra phối hợp tác chiến

Nga-Trung mang tàu chiến tập trân hay dự triển lãm?

Kyodo News cho biết, ngày 08/07 Nhật Bản đã công khai các phương tiện vũ khí tham gia diễn tập lần này, cụ thể cuộc diễn tập đổ bộ sử dụng tàu đổ bộ đệm khí LCAC, xe tăng Type-90 ở khu vực Taiki - Hokkaido. Đây là một bộ phận trong “Kế hoạch hiệp đồng huấn luyện dã ngoại” của các sư đoàn bộ binh cơ giới lưỡng thê (có cả 2 chức năng thủy - bộ) của Nhật, ở khu vực Honshu và Kyushu. Đợt diễn tập này được tổ chức tại thao trường huấn luyện đổ bộ Taikiushi.

Nhật đã huy động lực lượng của sư đoàn 10 đóng tại thành phố Nagoya và lữ đoàn 5, đóng tại thành phố Obihiro, Hokkaido. Lữ đoàn 5 cũng là đơn vị đầu tiên thuộc tỉnh Hokkaido tham gia vào cuộc diễn tập này.

Kyodo News cho biết thêm, hiện nay Trung Quốc đang nỗ lực tăng cường sức mạnh hải quân, vì vậy Chính phủ Nhật Bản cũng dốc toàn lực tăng cường khả năng phòng thủ biển đảo, đồng thời nâng cao năng lực vận chuyển, năng lực cơ động và khả năng phản ứng nhanh cho tất cả các lực lượng có chức năng bảo vệ biển đảo, và việc Nhật Bản huy động tàu đổ bộ đệm khí LCAC vào cuộc tập trận lần này cho thấy mức độ và ý nghĩa của cuộc tập trận với Nhật Bản.

Posted Image

Xe tăng Type-90 đổ bộ từ tàu đổ bộ đệm khí LCAC

LCAC với tải trọng tối đa cùng vận tốc 75 km/h, phạm vi hoạt động của các tàu đổ bộ đệm khí LCAC có thể lên tới 370 km. LCAC dài 26,4 m, nơi rộng nhất đạt 14,3 m, độ choán nước tối đa của LCAC có thể lên tới 170–182 tấn. Tuy khá cồng kềnh nhưng thủy thủ đoàn của LCAC chỉ bao gồm 5 người, chịu trách nhiệm cho toàn bộ hoạt động của tàu đổ bộ.

Khi hoạt động, các máy bơm không khí có thể tạo ra lực nâng con tàu và toàn bộ hàng hóa lên hàng chục cm so với mặt đất. Ngoài khả năng hoạt động trên biển, các túi khí cùng động cơ đẩy cực mạnh còn cho phép LCAC tiến sâu vào những khu vực bằng phẳng, tạo thêm lợi thế cho lính thủy đánh bộ Mỹ. Hệ thống bánh lái linh hoạt còn cho phép LCAC tự quay đầu lại phía biển sau khi hoàn tất nhiệm vụ đổ bộ hoặc thu quân dù đang mang trên mình tải trọng tối đa.

LCAC sở hữu 2 động cơ đẩy Lycoming/AlliedSignal TF-40B cho phép con tàu vận hành với công suất 16.000 mã lực. Khi hoạt động, LCAC mang theo 5.000 galon nhiên liệu (tương đương 19.000lít). Do là tàu đổ bộ nên khả năng vũ trang của LCAC không được đánh giá cao. Sở hữu 2 súng máy cỡ nòng 12,7 mm. Nó còn được trang bị thêm súng máy M2HB 50 Cal, súng phóng lựu Mk 19 Mod 3 cỡ nòng 40 mm hoặc súng máy M60. Theo các chuyên gia phân tích quân sự đánh giá, với LCAC Hải quân Nhật có lợi thế vô cùng lớn trong tác chiến và đổ bộ.

Ngoài tàu đổ bộ đệm khí LCAC, cuộc tập trận lần này của Nhật còn có sự tham gia của tăng chiến đấu chủ lực Type-90. Type-90 được xem là loại tăng chiến đấu chủ lực của Nhật Bản hiện nay. Type-90 được trang bị vũ khí với pháo 120mm.

Type-90 có nòng pháo giảm giật, đạn dược gồm đạn nổ xuyên giáp, đạn hỏa tiễn chống tăng, và đạn hoả tiễn dính, còn gọi là đạn nhựa nổ mạnh (HEP). Type-90 có trọng lượng 50 tấn, được cung cấp năng lượng bởi một động cơ 1.500 mã lực, và tỉ lệ năng lượng-trọng lượng 30 mã lực mỗi tấn. Type-90 là một trong những loại xe tăng đầu tiên tiết kiệm được sức người với việc giảm kíp lái xuống còn 3 người qua việc phát triển một hệ thống nạp đạn tự động.

Hệ thống tìm kiếm mục tiêu tự động sử dụng màn hình hình ảnh nhiệt được điều khiển qua kính tiềm vọng tìm mục tiêu được gắn trên đỉnh tháp pháo theo một cách thức có thể xoay tròn độc lập. Các thiết bị tìm kiếm ban đêm được kết hợp với các hệ thống điều khiển bắn (FCS) và các hệ thống hình ảnh nhiệt nhìn đêm sử dụng các tia hồng ngoại phát ra từ mục tiêu đối phương để cải thiện khoảng cách quan sát.

Những đặc tính này làm cho xe tăng có khả năng bắn cơ động chính xác cao, và cải thiện khả năng phản ứng nhanh với cùng lúc nhiều mục tiêu. Type-90 có độ dài 9,8 m; rộng 3,4m; cao 2,3 m; độ dốc 60%. Xe có tốc độ tối đa 70km/h; sử dụng động cơ diesel 10 xi-lanh làm mát bằng chất lỏng. Trang bị trên xe gồm: pháo giảm giật 120mm; súng máy hạng nặng 12,7mm và 7,62mm.

Posted Image

Hình ảnh cuộc tập trận chung giữa Nga và Trung Quốc

Cuộc tập trận của Nhật tiến hành đồng thời với cuộc tập trận quy mô lớn mà Hải quân Nga-Trung đang tiến hành (bắt đầu ngày 9/7). Hai cuộc tập trận mang tên Naval Interaction 2013 và “Sứ mệnh Hòa bình 2013” (Peace Mission 2013). Với sự tham gia của 13 chiến hạm hàng đầu của Hải quân 2 bên. Hải quân Trung Quốc cử sang Nga 7 tàu thuộc Hạm đội Bắc Hải, còn phía Nga phái 6 tàu thuộc hạm đội Thái Bình Dương.

Những cuộc tập trận liên tiếp được tổ chức cho thấy tình hình bất ổn của khu vực đông bắc Á, đồng thời cho thấy chính sách quốc phòng của Nhật Bản đang thay đổi khi lần đầu tiên kể từ khi Thủ tướng Shinzo Abe lên nắm quyền Sách trắng Quốc phòng Nhật Bản tuyên bố sẽ tăng cường phòng thủ cho Nhật Bản.

Trong một báo cáo công bố ngày 9/7, Bộ Quốc phòng Nhật Bản thừa nhận đất nước đang phải đối mặt với mối đe dọa ngày càng nghiêm trọng đối với an ninh của mình từ một Trung Quốc quyết đoán và Triều Tiên khó lường.

"Trung Quốc đã cố gắng thay đổi hiện trạng bằng vũ lực dựa trên sự khẳng định riêng của mình bất chấp các quy định của luật pháp quốc tế.", báo cáo nhận định thêm.

Qua sách trắng này, Bộ Quốc phòng Nhật Bản khẳng định sẽ hiện đại hóa và tăng cường sức mạnh quân sự cho bản thân, và nhấn mạnh việc tăng cường sức mạnh này chỉ nhằm mục đích phòng thủ trước những mối đe dọa sống còn với đất nước.

Sách trắng được Nhật công bố trong bối cảnh Trung Quốc và Nhật ngày càng căng thẳng trong việc tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Đối với Nhật Bản, Trung Quốc thường xuyên xâm nhập vào lãnh hải, vi phạm không phận và thậm chí có cả những hành động nguy hiểm đối với quan hệ hai nước.

Nga-Trung tập trận hay thị uy trên biển?

T.Thành (tổng hợp nguồn ANTĐ)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đại sứ Trung Quốc: Triều Tiên là cớ để Mỹ tăng hiện diện quân sự tại châu Á-TBD

10/07/2013 15:25

(TNO) Sự hiện diện của quân Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương không cân xứng với mối đe dọa cho an ninh của khu vực này, đại sứ Trung Quốc tại Mỹ phát biểu ngay trước khi một cuộc đàm phán cấp cao giữa hai nước diễn ra.

Trong buổi phỏng vấn với hãng tin CNN (Mỹ) ngày 10.7, Đại sứ Trung Quốc Thôi Thiên Khải cho biết các mối đe dọa đối với châu Á-Thái Bình Dương xoay quanh chương trình hạt nhân của Triều Tiên.

Nhưng Mỹ không nên dùng cớ này để gia tăng hiện diện quân sự trên khắp khu vực, ông Thôi đánh giá.

Posted Image

Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải - Ảnh: AFP

“Tôi không nghĩ Mỹ nên phản ứng mạnh mẽ với một mối đe dọa như vậy”, quan chức ngoại giao Trung Quốc quả quyết, đồng thời cho biết thêm rằng sự gia tăng sức mạnh trong các liên minh quân sự Mỹ “hoàn toàn không cân xứng với mối đe dọa thực sự này”.

Vì vậy, dư luận trong khu vực có quyền đặt nghi vấn về ý định thật sự của Mỹ, ông Thôi nói.

Cuộc phỏng vấn được phát sóng ngay trước khi diễn đàn kinh tế và chiến lược Mỹ-Trung dự kiến sẽ diễn ra tại Washington cũng vào ngày 10.7.

Quan chức cấp cao hai bên tham dự diễn đàn được cho là sẽ bàn về nhiều vấn đề, bao gồm an ninh khu vực, vốn là một nguyên nhân gây bất đồng giữa hai cường quốc, CNN nhận định.

Phía Mỹ nhiều khả năng sẽ thúc giục Bắc Kinh tạo áp lực buộc Bình Nhưỡng ngưng chương trình hạt nhân.

Ông Thôi cho biết việc giải trừ hạt nhân tại bán đảo Triều Tiên là một mối lo ngại tầm quốc gia đối với Bắc Kinh.

Nhưng đại sứ Trung Quốc tranh luận rằng việc duy trì ổn định trong khu vực sẽ bị đánh bại nếu các bên dùng đến vũ lực.

Vị này còn bày tỏ nghi ngờ về tuyên bố không đứng về phía nước nào trong tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư giữa Trung Quốc và Nhật Bản của Washington.

“Vấn đề không nằm ở chỗ tôi tin họ hay không, mà điều quan trọng là Mỹ thực sự sẽ giữ cam kết trung lập này như thế nào. Đôi khi, Mỹ nói với chúng tôi một chuyện, nhưng khi nói với Nhật Bản thì họ lại nói khác. Vậy thì vị trí thực sự của Mỹ là gì? Chúng ta hãy cứ đợi mà xem”, Đại sứ Thôi nói với CNN.

Giới quan sát nhận định phát biểu của ông Thôi cho thấy Bắc Kinh bực tức với chiến lược giảm can thiệp quân sự ở Trung Đông và Afghanistan để tập trung vào châu Á của Mỹ.

Hoàng Uy

=====================

Bản chất của zdấn đề là "Ai mần cái bá chửi thế giới"? Còn lại là kiếm cớ gây sự. Cần quái gì Bắc Triều Tiên! Chỉ cần "nhìn đểu" cũng đủ kéo quân về Tây Thái Bình dương. Hiểu không?

Bởi zdậy - với cái tầm nhìn dưới 10km thì chẳng thế thấy được cái bản chất của vấn đề!

Hoa Kỳ chưa nhân danh bảo vệ Hiến Chương Liên Hiệp Quốc đấy! Lấn chiếm, đem quân đi gây sự là vi phạm Hiến Chương Liên Hiệp quốc.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ-Trung Quốc hào hứng thảo luận về Biển Đông, Philippines kiệt sức

Cập nhật lúc 07:58, 11/07/2013

(ĐVO) - Mỹ và Trung Quốc ngày 10/7 tiến hành đối thoại hàng năm về an ninh-kinh tế ở Washington, trong đó dự kiến sẽ thảo luận về vấn đề Biển Đông.

Làm thế nào để giải quyết một cách êm thấm tranh chấp Biển Đông là một phần của nghị trình của các cuộc thảo luận Mỹ-Trung ở Washington tuần này.

Posted Image

Làm thế nào để giải quyết một cách êm thấm tranh chấp Biển Đông?

Trong cuộc gặp tuần trước giữa Mỹ và Trung Quốc tại hội nghị cấp cao ASEAN ở Brunei, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nói: “Cả Trung Quốc lẫn các nước ven biển Nam Hải (Biển Đông) đều đang nỗ lực để có được một vùng biển ổn định. Tôi tin rằng bất kỳ hành động của những nước đòi chủ quyền đi ngược với xu thế này sẽ không có được sự ủng hộ của đa số các nước và sẽ không thành công”.

Trong những năm gần đây, Mỹ và Philippines đã thường xuyên tiến hành những cuộc tập trận hải quân hỗn chung gần Biển Đông, nơi được cho là một trữ lượng dầu khí rất lớn.

Philippines tố cáo Trung Quốc “quân sự hóa” tranh chấp và giới hữu trách ở Manila đang ra sức nâng cấp các cơ sở ở Vịnh Subic, nơi Mỹ từng xây dựng một căn cứ hải quân lớn.

Tuy nhiên, các nước khác trong khối ASEAN có thái độ dè dặt hơn và theo nhận định của các nhà phân tích, sự chia rẽ này có lợi cho Trung Quốc.

Giáo sư Pek Koon Heng của American University nhận định: “Nếu nhìn vào phản ứng của các nước ASEAN, người ta sẽ thấy một phía đang có thái độ nhún nhường. Họ phải nhường nhịn Trung Quốc. Và phía kia là chống đối thẳng thừng. Và Philippines ở phía chống đối thẳng thừng”.

Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ cho rằng tránh xung đột ở một khu vực có tuyến vận chuyển quan trọng của thương mại toàn cầu là một việc cực kỳ quan trọng.

Tuy Mỹ không ngả về bên nào trong vụ tranh chấp, Ngoại trưởng John Kerry phát biểu tại Brunei rằng Washington muốn thấy vụ tranh chấp được giải quyết một cách hòa bình.

Ông nói: “Là một quốc gia Thái Bình Dương và là một cường quốc, Mỹ có quyền lợi quốc gia trong việc duy trì hòa bình và ổn định, tôn trọng luật pháp quốc tế, hoạt động thương mại hợp pháp không bị cản trở và tự do hàng hải ở Biển Ðông”.

Liên quan đến vấn đề đàm phán trên Biển Đông, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario hôm qua 9/7 đã cho biết cách tiếp cận một cách hòa bình giải quyết tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc đã thất bại khi trao đổi với các quan chức của liên minh châu Âu EU tại Brussels, Bỉ.

"Philippines đã nỗ lực rất nhiều để tìm kiếm một giải pháp hòa bình giải quyết tranh chấp với Trung Quốc, tuy nhiên (những nỗ lực này) đã không thành công", ông Rosario cho biết.

Nhà ngoại giao Philippines kỳ cựu này phát biểu trong một cuộc thảo luận bàn tròn rằng Philippines gần như đã "kiệt sức" khi thử tất cả các kênh chính trị và ngoại giao để tìm kiếm một giải pháp hòa bình trong tranh chấp với Trung Quốc.

Tuy nhiên Trung Quốc đã duy trì một sự hiện diện hải quân và hàng hải áp đảo Philippines trên Biển Đông.

"Do đó phương sách cuối cùng chúng tôi lựa chọn khi phải đối mặt với sự xâm nhập ngày càng tăng vào lãnh thổ của chúng tôi là dùng các quy phạm luật pháp để quản lý tranh chấp", Rosario cho biết.

Ngoại trưởng Philippines cũng nỗ lực thuyết phục các quan chức châu Âu về tầm quan trọng của Biển Đông trong các hoạt động thương mại đối với khu vực này và nó phải được đảm bảo tự do hàng hải cũng như loại trừ những hiểm họa quân sự.

Phương Nguyên (Tổng hợp)

=======================

Về nguyên tắc - lý ra thì tính chính danh của luật pháp quốc tế ghi nhận rằng: Chủ quyền các quốc gia không phải là do một nước hoặc một nhóm nước khác quyết định. Tuy nhiên, khi xảy ra tranh chấp giữa các quốc gia và muốn giải quyết êm thấm thì Liên Hiệp Quốc cần chủ trì và các quốc gia trình bày bằng chứng chủ quyền của mình với sự đối thooại công khai có sự giám sát chân lý và phán quyết quốc tế.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ảnh độc UAV X-47B lần đầu hạ cánh trên tầu sân bay

Thứ Năm, 11/07/2013, 13:51 [GMT+7]

(ĐVO)-Ngày 10/7, theo giờ địa phương chiếc X-47B hiện đại của Mỹ đã có bước đột phá lịch sử khi hạ cánh thành công trên tàu sân bay...

Chiếc máy bay không người lái (UAV) X-47B của Mỹ đã tiến hành hạ cánh thành công trên tàu sân bay CVN-77 George H. Bush trước sự chứng kiến của Bộ trưởng Hải quân nước này ông Ray Mabus..

Việc X-47B có thể hạ cánh thành công trên tàu sân bay được cho là sự kiện quan trọng nhất trong năm nay hơn cả việc chiếc UAV này có thể cất cánh từ tầu sân bay vào tháng 5 vừa qua.

Posted ImageÔng Ray Mabus cho biết, để có được thành công lần này, quân đội Mỹ đã phải trải qua quá trình nghiên cứu chế tạo, cải tiến hết sức vất vả, những ý tưởng ban đầu đều được thực hiện trên các mô hình ở đất liền.

Posted ImageẢnh cận cú hạ cách lịch sử của X-47B trên tàu sân bay CVN-77 George H. Bush.

Posted ImageThành công trên mang đến cho lực lượng hải quân Mỹ thêm sức mạnh khi lực lượng máy bay có người lái và những chiến cơ không người lái sẽ có thể được triển khai đồng thời từ ngoài khơi.

Sự kiện lịch sử trên thêm một lần nữa khẳng định sức mạnh của quân đội Mỹ cũng như sự vượt tầm về công nghệ so với phần còn lại của thế giới.

Posted ImageThông tin trên cũng khiến cho các quốc gia đồng minh của Mỹ như Nhật, Phil, Anh... có cơ sở để yên tâm với chiến lược toàn cầu của Mỹ, tờ japanmil phân tích, với sự hoàn thiện về đội hình tác chiến được triển khai trên tầu sân bay trong thời gian tới, Washington hoàn toàn có cơ sở để xây dựng những căn cứ hải quân vững mạnh trên biển.

Posted ImageHình ảnh X-47B thả móc vào cáp hãm đà đề hạ cánh thuần thục trên tầu sân bay.

Theo kế hoạch xây dựng sức mạnh quân đội trong vòng 10 năm tới, người Mỹ sẽ có thêm nhiều thiết bị tự động hóa được triển khai trong toàn quân và X-47B chính là một minh chứng rõ ràng nhất cho kế hoạch này.

Và sẽ không ngoa khi nói rằng cú hạ cánh của X-47B trên tầu sân bay CVN-77 George H. Bush xứng đáng được xem là cú hạ cánh của thế kỷ 21, tờ Ausdefence của Úc nhận định.

Posted ImageHình ảnh Bộ trưởng Hải quân Hoa Kỳ, ông Ray Mabus chứng kiến và chỉ đạo cú hạ cánh lịch sử của X-47B trên tầu sân bay CVN-77 George H. Bush.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trang bị vũ khí quân dụng cho kiểm ngư

Cụ thể, Bộ trưởng Công thương viện dẫn, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng kiểm ngư, các bộ, ngành thấy rằng, đây là lực lượng hoạt động độc lập, có nhiệm vụ trực tiếp tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản trên các vùng biển Việt Nam... Kiểm ngư cũng là lực lượng thường xuyên phải đối mặt với các hành vi vi phạm pháp luật.

Tuy nhiên, hiện nay, lực lượng kiểm ngư mới chỉ được trang bị công cụ hỗ trợ (súng dùng để bắn đạn nhựa, đạn cao su, hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, laser, pháo hiệu và các loại dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại) theo quy định tại Nghị định 25 năm 2012 của Chính phủ.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng kiểm ngư hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, Bộ trưởng Công thương đề nghị trang bị vũ khí quân dụng (như các loại súng ngắn, súng trường, súng liên thanh các cỡ, đạn dùng cho các loại súng, bom, mìn, lựu đạn, kíp mìn, thuốc nổ) cho lực lượng kiểm ngư khi thi hành nhiệm vụ.

Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm UB Quốc phòng an ninh Nguyễn Kim Khoa cho biết, đa số thành viên ủy ban nhất trí với đề xuất này. Ông Khoa nhận định, trước tình hình diễn biến phức tạp trong việc quản lý, bảo vệ ngư trường trên các vùng biển của Việt Nam hiện nay, việc trang bị vũ khí quân dụng cho kiểm ngư là cần thiết.

Tuy nhiên, nhiều thành viên UB Quốc phòng an ninh cũng đề nghị Chính phủ phải có quy định rõ loại súng được trang bị cho phù hợp và có biện pháp quản lý, sử dụng chặt chẽ khi hoạt động ở các vùng biển ngoài lãnh hải thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam để bảo đảm yêu cầu quốc phòng, an ninh và đối ngoại, tránh làm phức tạp tình hình không cần thiết.

Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý cũng cho rằng nên cho phép kiểm ngư viên được mang súng, vũ khí quân dụng vì UB Thường vụ Quốc hội đã thống nhất việc này khi quyết định thành lập lực lượng kiểm ngư.

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cũng đồng ý phương án trang bị cả công cụ hỗ trợ và vũ khí quân dụng cho lực lượng này nhưng cũng nêu yêu cầu phải quy định cụ thể loại vũ khí, súng đạn cụ thể được trang bị.

Chốt lại phiên thảo luận, UB Thường vụ Quốc hội thống nhất giao Chính phủ quy định chủng loại vũ khí được trang bị cho lực lượng kiểm ngư, tùy theo điều kiện cụ thể.

Tuổi trẻ - SGTT

Share this post


Link to post
Share on other sites

Obama cảnh báo Trung Quốc dùng vũ lực trên biển

(Dân trí) - Tổng thống Mỹ Barack Obama đã cảnh báo Trung Quốc không sử dụng vũ lực và sự hăm dọa trong các tranh chấp căng thẳng trên biển với các quốc gia láng giềng và hối thúc một giải pháp hòa bình.

Posted Image

Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Nhà lãnh đạo Mỹ đưa ra những bình luận trên trong cuộc gặp với các quan chức Trung Quốc có mặt tại Washington để tham dự đối thoại kinh tế và chiến lược Mỹ-Trung.

"Ông Obama đã hối thúc Trung Quốc giải quyết các tranh chấp trển biển với các nước láng giềng một hòa bình, không sử dụng vũ lực hay ép buộc", hãng tin AFP dẫn một tuyên bố của Nhà Trắng.

Căng thẳng đã gia tăng giữa Nhật Bản và Trung Quốc thời gian gần đây sau khi Tokyo cáo buộc Bắc Kinh tăng cường điều tàu để khẳng định chủ quyền quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.

Các nước láng giềng khác của Trung Quốc, trong đó có Philiippines, cũng "tố" Bắc Kinh sử dụng các biện pháp cứng rắn để khẳng định chủ quyền đối với Biển Đông.

Phát biểu trong một cuộc họp báo sau khi kết thúc 2 ngày đối thoại Mỹ-Trung hôm qua, ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì tuyên bố Bắc Kinh ủng hộ "tự do hàng hải tại tất cả các vùng biển và sẽ tiếp tục tuân thủ chính sách của mình".

Kể từ năm 2010, Mỹ đã nhiều lần lên tiếng về Biển Đông, nói rằng nước này có lợi ích quốc gia trong việc đảm bảo tự do hàng hải ở vùng biển này, nhưng không đứng về bên nào trong cách tranh chấp chủ quyền riêng rẽ.

Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trên Biển Đông, Mỹ đã thúc đẩy hợp tác quân sự với nhiều nhước trong khu vực như Nhật Bản và Philippines, vốn là các đồng minh hiệp ước của Washington.

An Bình

Theo AFP

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ báo động vì nguy cơ tên lửa toàn cầu

12/07/2013 10:45

(TNO) Trung Quốc, Iran và CHDCND Triều Tiên đang ráo riết phát triển các tên lửa đạn đạo trang bị đầu đạn hạt nhân có khả năng tấn công lục địa Mỹ, theo một báo cáo của Lầu Năm Góc mới được công bố.

Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, Trung Quốc, nước được xem là đại kình địch của Mỹ trong các thập niên tới, sẽ sớm có khả năng triển khai các tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm, có khả năng tấn công Mỹ từ lãnh hải của Trung Quốc.

Posted Image

Một tàu ngầm của Trung Quốc ở căn cứ Thanh Đảo - Ảnh: Reuters

Theo tờ Washington Times hôm 11.7, Báo cáo Phân tích nguy cơ tên lửa đạn đạo và hành trình 2013 của Trung tâm Tình báo Không gian Quốc gia Mỹ cho biết trong 15 năm tới, Trung Quốc có thể sở hữu hơn 100 tên lửa trên bộ có khả năng tấn công Mỹ.

Kho tên lửa hạt nhân của Bắc Kinh sẽ sớm bao gồm các tên lửa đạn đạo JL-2 gắn trên tàu ngầm có tầm bắn hơn 7.200 km. Các tên lửa này sẽ được gắn trên các tàu ngầm lớp Tấn.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng ráo riết mở rộng lực lượng tên lửa thông thường, đặc biệt những tên lửa được thiết kế nhằm ngăn chặn “các lực lượng quân sự thù nghịch tham gia các cuộc xung đột khu vực”, chẳng hạn như tên lửa Đông Phong 21D nhằm mục đích răn đe lực lượng hải quân Mỹ tránh xa khu vực.

Trong lúc chính quyền Mỹ tiếp tục đẩy mạnh chiến lược chuyển trọng tâm về châu Á, một số quan chức nước này đã bày tỏ lo ngại về tốc độ chậm chạp của chương trình lá chắn tên lửa.

“Trong thời gian quá lâu, chính quyền Obama đã cho phép chương trình phòng thủ tên lửa của chúng ta sa sút trong khi họ nên chuẩn bị cho các mối đe dọa sắp xảy đến đó”, Hạ nghị sĩ đảng Cộng hòa và là thành viên Ủy ban Quân vụ Hạ viện Michael Turner phát biểu.

Báo cáo cũng xác nhận tiết lộ của tờ Washington Times rằng CHDCND Triều Tiên đã triển khai tên lửa đạn đạo liên lục địa mới có tên Hwasong-13.

Theo dự đoán của các chuyên gia phân tích quân sự, về lý thuyết tên lửa Hwasong-13 có tầm bắn hơn 5.600 km song báo cáo của Lầu Năm Góc cũng khẳng định các tên lửa đó chưa được CHDCND Triều Tiên thử nghiệm, dù trong cuộc đối đầu quân sự mới đây trên bán đảo Triều Tiên, Bình Nhưỡng đã đe dọa thực hiện.

“CHDCND Triều Tiên có chương trình phát triển tên lửa đạn đạo tham vọng và đã xuất khẩu tên lửa và công nghệ tên lửa cho các quốc gia khác, gồm cả Iran và Pakistan”, bản báo cáo được công bố trong tuần này cho biết.

Báo cáo của Lầu Năm Góc cũng xác nhận đánh giá của các cơ quan tình báo Mỹ về việc Iran chuẩn bị thử tên lửa đạn đạo liên lục địa vào năm 2015, một dự đoán gây báo động với Nhà Trắng.

“Iran có các chương trình phát triển tên lửa đạn đạo và không gian tham vọng và tiếp tục nỗ lực tăng cường tầm bắn, tính sát thương và độ chính xác của lực lượng tên lửa đạn đạo”, báo cáo viết.

Sơn Duân

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chiến đấu cơ Trung- Ấn đối đầu trên biên giới

Thứ Sáu, 12/07/2013 - 14:45

Tạp chí quốc phòng Anh Jane’s Defence Weekly số ra tháng 7 cho biết, hiện nay cả Trung Quốc và Ấn Độ đã điều động máy bay chiến đấu tốt nhất của mình là J-11 và Su-30MKI trên biên giới Trung - Ấn.

Tạp chí quốc phòng này cho biết, gần đây các phương tiện truyền thông Ấn Độ khẳng định là Bắc Kinh đã điều động máy bay chiến đấu hiện đại nhất của họ là J-11 lên biên giới, sau khi New Dehli triển khai Su-30MKI đến các sân bay giáp biên, nhưng sự thực là ngay từ đầu năm 2010 chúng đã được điều động lên sát cánh hoạt động cùng với tiêm kích J-10.

Các phương tiện truyền thông Ấn cho rằng sau khi tranh chấp biên giới Trung-Ấn trở nên căng thẳng, khi Ấn Độ chuyển trường máy bay Su-30MKI thì Trung Quốc mới điều động J-11 lên đối chọi. Nhưng trên thực tế, một số bức ảnh của công ty Digital Globe cho thấy, người Ấn Độ đã lầm, ngay từ đầu năm 2010 người ta đã thấy sự hiện diện của J-11 và J-10 ở Tây Tạng.

Posted Image

Máy bay chiến đấu J-11 của không quân Trung Quốc

Jane’s cho biết, các bức ảnh của Digital Globe được chụp liên tục suốt từ tháng 1/2010 đến tháng 6/2013. Các bức ảnh này cho thấy, ngay từ tháng 1 năm 2010, máy bay chiến đấu thế hệ mới nhất của Trung Quốc là J-11 đã hiện diện tại căn cứ Cống Ca ở Lhasa - thủ phủ của Tây Tạng, cùng với máy bay chiến đấu J-10 thường trực chiến đấu ở đây.

Ngoài Lhasa, Trung Quốc còn triển khai J-11 ở sát khu vực tranh chấp trên biên giới Trung-Ấn. Ngày 28/05/012, 1 bức ảnh vệ tinh của công ty Digital Globe đã hiển thị rõ nét 5 chiếc J-11 ở căn cứ không quân Nhật-Khách-Tắc (Shigatse). Căn cứ này nằm cách căn cứ Cống Ca - Lhasa khoảng 160km về phía tây.

Posted Image

Máy bay chiến đấu Su-30 MKI của không quân Ấn Độ

Ngoài ra, ngày 30/05/2013, một bức ảnh vệ tinh cũng cho thấy có 2 chiếc J-11 được triển khai tại căn cứ không quân Hòa Điền ở Tân Cương. Đây chính là căn cứ nằm kề bên khu vực tranh chấp biên giới Trung-Ấn đã phát sinh tranh chấp kịch liệt trong tháng 4 vừa qua.

Các số liệu theo dõi các căn cứ không quân và sân bay Trung Quốc trên biên giới mà Jane’s Defence Weekly công khai đều là của công ty Digital Globe - Mỹ. Điều này chứng tỏ, ngay từ năm 2010 Trung Quốc đã có sự điều chỉnh cơ cấu binh lực không quân ở khu vực biên giới trước cả người Ấn. Sau khi Ấn Độ điều động Su-30MKI lên đây, khu vực này trở thành nơi tập trung và đối đầu của các loại máy bay chiến đấu hiện đại nhất của cả 2 bên.

Theo Đức Vinh

An ninh thủ đô

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Snowden là người tự do. Ông ấy tìm điểm dừng chân cuối cùng càng sớm càng tốt, cho ông ấy và cho Nga"

Tự do cuối cùng của con người chính là sự giải thoát theo Phật giáo, hoặc Lý học Đông phương - khi con người hòa nhập với vũ trụ. Tất nhiên nó mang tính lý thuyết. Còn thực tế chưa chứng nghiệm, ngoại trừ truyền thuyết về các vị chân tu đắc đạo.

Ở cõi Hậu Thiên này không bao giờ có cái gì tuyệt đối - kể cả khái niệm "tự do". Tôi có thể chắc chắn rằng: Chẳng một thể chế nào trên thế giới chấp nhận hành vi của Snowden khi tố cáo chính phủ Hoa Kỳ theo dõi công dân của mình và tất cả các nước trên thế giới. Vì một trong những yếu tố cấu thành nên bản chất của chính trị chính là sự kiểm soát. Cho dù trong một xã hội lý tưởng của Lý học cổ Đông phương là Nghiêu Thuấn - thì vẫn là kiểm soát ở mức độ phù hợp.

Bởi vậy, để bắt ông này chắc sẽ không khó. Nhưng chính việc xử ông này tại tòa án Hoa Kỳ sẽ gây một ấn tượng rất lớn về sự va cham giữa chính sách của một thể chế chính trị với chức năng kiểm soát và quyền con người.

Nếu ông Snowden bị ra tòa án tại Hoa Kỳ thì người bào chữa cho ông có thể chọn tôi.

Snowden sắp “xuất đầu lộ diện”

Thứ Sáu, 12/07/2013 - 15:50

(Dân trí) - Cựu nhân viên CIA Edward Snowden, người đang bị truy nã vì tiết lộ các tài liệu mật của chính phủ Mỹ, đã đề nghị gặp gỡ các nhóm nhân quyền và các luật sư tại một sân bay ở Mátxcơva, nơi anh này ẩn náu suốt 3 tuần qua.

Nga-Mỹ chơi bài "câu giờ" trong vụ Snowden

Snowden được cấp hộ chiếu công dân thế giới

Posted Image

Cựu nhân viên CIA Edward Snowden.

Hãng tin Interfax cho biết những người được mời bao gồm đại diện của các tổ chức nhân quyền hàng đầu như tổ chức Ân xá Quốc tế (AI), Tổ chức theo dõi nhân quyền (HRW) và tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) cũng như vài luật sư nổi tiếng đang hoạt động tại Mátxcơva.

Luật sư Genrikh Padva có tiếng tại Mátxcơva xác nhận rằng ông đã nhận được thư mời cho một cuộc gặp tại sân bay Sheremetyevo vào chiều 12/7 giờ địa phương.

“Chúng tôi đã nhận được một lá thư từ anh ấy và sân bay Mátxcơva cũng đã gọi điện”, ông Padva nói, cho biết thêm rằng ông có thời gian để tham dự.

Ông Sergei Nikitin, từ chi nhánh tại Mátxcơva của Tổ chức ân xá quốc tế (AI), cho hay nhóm của ông đã nhận được thư mời qua email và cho biết “chúng tôi dự định sẽ đến”.

Còn bà Elena Panfilova, thuộc tổ chức Minh bạch quốc tế (TI), cho hay lời mời bất ngờ "đang được thảo luận". Bà Panfilova nói thêm rằng thư mời dường như xuất phát từ một địa chỉ email mang tên của Snowden.

Một nguồn tin tại sân bay Sheremetyevo trước đó nói với hãng tin Interfax rằng Snowden muốn đưa ra một thông báo với các nhà hoạt động nhân quyền và các luật sư.

“Snowden muốn bày tỏ quan điểm về chiến dịch uy hiếp chống lại anh ấy do Mỹ thực hiện, khiến các hành khách trên các chuyến bay đi Mỹ La-tinh bị nguy hiểm”, nguồn tin nói.

Nguồn tin không cho biết các thông tin chi tiết, nhưng các quốc gia Mỹ La-tinh cánh tả như Venezuela và Ecuador được xem là những nơi thích hợp nhất để Snowden xin tị nạn.

Cựu nhân viên CIA đang bị Mỹ truy nã vì làm rò rỉ các chương trình theo dõi tối mặt của chính phủ.

Snowden đã gửi đơn xin tị nạn chính trị tới ít nhất 21 quốc gia, hầu hết trong số đó đã từ chối đề nghị tị nạn. Tuy nhiên, Bolivia, Nicaragua và Venezuela đã ngụ ý rằng các nước này sẵn sàng cho phép Snowden tị nạn.

Vụ Snowden cũng gây căng thẳng trong mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc.

Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 11/7 nói rằng ông “thất vọng” khi Trung Quốc không bàn giao Snowden cho giới chức Mỹ khi anh này có mặt tại Hồng Kông hồi tháng 6.

Một quan chức chính phủ Mỹ nói quyết định cho phép Snowden đi Mátxcơva đã làm tổn hại tới những lời kêu gọi về sự hợp tác giữa hai nước.

Tuy nhiên, Trung Quốc cho biết Hồng Kông đã hành động phù hợp với luật pháp của đặc khu hành chính này.

An Bình

Theo AFP, BBC

========================

Vụ anh chàng này sẽ dẫn đến một kết quả là lật ván bài ngửa về quyền kiểm soát của tất cả các thể chế chính trị trên thế giới và quyền con người.

Chuyện "con gà và quả trứng" thực chất là sự nhầm lẫn về khái niệm quy ước và qủa trình tiến hóa. Lão Gàn xác định: "Quả trứng luôn có trước một giống sinh vật lông vũ - mà tất cả mọi người trên thế giới này gọi là - "gà".

Sự kiện này lại là một biến thể của "con gà và quả trứng".

Quốc gia nào mà chứa ông bạn này sẽ gặp rắc rối, không phải vì mất lòng Hoa Kỳ;mà là vì không thể đủ khả năng mô tả một cách hợp lý mối liên hệ giữa quyền con người và sự giám sát công dân của bất cứ một thể chế nào.

Có thể nói rằng: Chính Hoa Kỳ cũng gặp rắc rối - nếu ông bạn này bị bắt về Mỹ - ngoại trừ đây là một trò chơi cao cấp do chính Hoa Kỳ tạo ra, nên có dự phòng trước.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ - Nhật Bản đồng ý diễn tập chống sóng thần, động đất ở Biển Đông?

Chủ nhật 14/07/2013 06:45

(GDVN) - Quân Mỹ tại Nhật Bản tham gia các hoạt động phòng chóng thiên tai sẽ tăng cường quan hệ quân đội hai nước, gần gũi với người dân để đóng quân lâu dài.

Posted Image

Quân Mỹ tại Nhật và Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tham gia diễn tập cứu hộ thiên tai

Mạng "Tin tức Trung Quốc" ngày 10 tháng 7 dẫn mạng "Tân Hoa kiều báo" Nhật Bản đưa tin, quân Mỹ đồn trú tại Nhật Bản những năm gần đây dồn dập tham gia các cuộc diễn tập phòng chống thiên tại các địa phương ở Nhật Bản.

Báo Nhật cho rằng quân Mỹ có 3 mục đích: Tăng cường phối hợp giữa quân đội hai nước Nhật-Mỹ; tăng cường sự thừa nhận và tin tưởng của người dân Nhật Bản đối với quân Mỹ đóng tại Nhật Bản; thu được thông tin tình báo về nhân viên, địa lý, tài nguyên các khu vực của Nhật Bản, xây dựng mối quan hệ giữa lực lượng quân sự với địa phương.

Nhật Bản là quốc gia chịu nhiều thiên tai, vì vậy diễn tập phòng chống thiên tai chắc chắn không thể ít. Trong một năm, các tỉnh đều tổ chức huấn luyện phòng chống thiên tai rất phong phú.

Ngoài ra, ngày 1 tháng 9 hàng năm là "Ngày phòng chống thiên tai" của cả nước Nhật Bản. Trong ngày này, Chính phủ Nhật Bản muốn tổ chức diễn tập phòng chống thiên tai quy mô lớn, các quan chức cấp cao của Chính phủ như Thủ tướng đều muốn đích thân tham gia hoạt động, do đó có thể thấy mức độ coi trọng của Nhật Bản đối với các cuộc diễn tập phòng chống thiên tai.

Nhưng, những năm gần đây, mọi người phát hiện, trong diễn tập phòng chống thiên tai của Nhật Bản, bóng dáng của lực lượng quân Mỹ xuất hiện ngày càng nhiều, ngày càng tới tấp. Tháng 12 năm 2011, hai nước Nhật-Mỹ tổ chức diễn tập phòng chống thảm hoạt năng lượng hạt nhân liên hợp ở căn cứ Yokosuka, Kanagawa, chương trình diễn tập là tiến hành xử trí mô phỏng đối với tình huống tàu sân bay động cơ hạt nhân USS George Washington bị rò rỉ hạt nhân.

Posted Image

Tháng 7 năm 2012, quân Mỹ tại Nhật và Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tổ chức diễn tập phòng chống thiên tai.

Năm 2012, quân Mỹ tại Nhật đã tham gia diễn tập phòng chống thiên tai tại các khu vực như Tokyo, Shizuoka. Tháng 5 cùng năm, quân Mỹ tại Nhật đã cử người tham dự hội nghị công tác phòng chống thiên tai tổ chức tại 9 địa phương.

Có chính quyền địa phương cũng cử nhân viên tới lực lượng Thủy quân đánh bộ Mỹ đóng tại Okinawa, tham gia đào tạo và hoạt động giao lưu phòng chống thiên tai.

Ngày 5 tháng 7, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera và Gluck, Tư lệnh quân đoàn viễn chinh lực lượng thủy quân đánh bộ 3 Mỹ (quản lý lực lượng thủy quân đánh bộ Mỹ tại Nhật) tổ chức hội đàm, hai bên thống nhất đồng ý vào mùa thu năm nay lấy sóng thần, động đất ở Biển Đông và động đất tâm chấn Thủ đô Tokyo làm tình huống, tổ chức diễn tập phòng chống thiên tai liên hợp.

Quân Mỹ đóng tại Nhật Bản không chỉ muốn cùng Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tổ chức diễn tập quân sự liên hợp, mà còn "cài một chân" vào diễn tập phòng chống thiên tai của các địa phương Nhật Bản. Tại sao quân Mỹ lại tích cực tham gia như vậy? Còn Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản thì sao? Lẽ nào Lực lượng Phòng vệ không chỉ không thể ra tuyến trước, đến ngay cả công tác phòng chống thiên tai trong nước cũng phải nhờ quân Mỹ giúp đỡ? Đằng sau rốt cuộc có nguyên nhân gì? - báo Trung Quốc liên tiếp đặt câu hỏi.

Posted Image

Quân Mỹ tại Nhật Bản đang đào tạo nhân viên của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản.

Quân Mỹ đồn trú tại Nhật Bản tham gia các cuộc diễn tập phòng chống thiên tai của Nhật Bản cơ bản có 3 dụng ý:

(1) Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa quân đội hai nước Mỹ-Nhật. Trong tình hình ngân sách quân sự giảm đi, Mỹ cấp bách muốn quân đội đồng minh có thể gánh nhiều nhiệm vụ hơn. Quân đội hai nước Nhật-Mỹ tăng số lần diễn tập liên hợp vừa có thể đạt được mục tiêu nêu trên, vừa thỏa mãn tham vọng "xây dựng quân đội mạnh" của Chính phủ Nhật Bản.

Nhưng, Mỹ-Nhật diễn tập quân sự liên hợp quá nhiều, vừa đã đẩy cao chi phí, cũng dễ gây hoài nghi. Vì vậy, Mỹ-Nhật quyết định thay đổi nước cờ, lập danh mục khác để tổ chức diễn tập liên hợp. Như Tư lệnh quân đoàn viễn chinh thủy quân lục chiến 3 của Mỹ Gluck nói "(tìm mọi biện pháp) xây dựng quan hệ hợp tác (Mỹ-Nhật) chặt chẽ".

Ngày 1 tháng 9 năm 2012, máy bay vận tải C-12 của Hải quân Mỹ đóng tại Nhật đã từ căn cứ Atsugi ở Kanagawa bay tới sân bay Haneda của Tokyo, đã xác nhận hành động cất "vật tư viện trợ" vào xe quân sự của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất. Trong khi đó, đến nay, trong huấn luyện phòng chống thiên tai liên hợp Mỹ-Nhật, máy bay vận tải MV-22 của lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ tại Nhật sẽ lần đầu tiên tham gia diễn tập...

Posted Image

Máy bay vận tải cánh xoay MV-22 Osprey triển khai ở sân bay Futenma, Nhật Bản

Những điều này đều cho thấy, trên chiến trường chưa có khói súng của đạn pháo, quân đội hai nước Mỹ-Nhật đang tăng cường chi viện hậu cần và chia sẽ thông tin với nhau, đồng thời sử dụng máy bay Osprey tổ chức điều chuyển, tập kết nhân viên rất lớn và có tốc độ nhanh chóng, đã tăng cường năng lực cùng ứng phó khẩn cấp với thiên tai.

Tháng 12 năm 2012, căn cứ vào "Luật cơ bản chống thiên tai", Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã sửa đổi "Kế hoạch nghiệp vụ phòng chống thiên tai" quy định các biện pháp ứng phó của Lực lượng Phòng vệ khi xảy ra thiên tai, đã lần đầu tiên đề xuất phải triển khai hợp tác cứu hộ thiên tai với quân Mỹ tại Nhật. Do đó, Mỹ-Nhật tổ chức diễn tập phòng chống thiên tai đã được bảo đảm về mặt pháp lý.

(2) Tăng cường "tình quân-dân". Quân Mỹ tại Nhật liên tiếp gây ra nhiều sự cố, nhiều lần bị người dân Nhật Bản lên tiếng phản đối. Mỹ nhận thức được đầy đủ rằng: Chỉ có Thỏa thuận đồng minh Mỹ-Nhật và hai nước tiến hành diễn tập quân sự liên hợp là không đủ, muốn "cắm rễ" ở Nhật Bản, quân Mỹ tại Nhật phải nâng cao "tính thân dân", sử dụng "tình cá nước quân-dân" giảm nhẹ mức độ chán ghét của người dân đối với lực lượng quân Mỹ, đồng thời tìm mọi cách tăng cường mức độ thừa nhận và tin cậy của người dân Nhật Bản đối với quân Mỹ đồn trú tại Nhật.

Quân Mỹ rất thích khẩu hiệu "tình cá nước quân-dân" do Quân đội Trung Quốc đưa ra. Sau trận động đất xảy ra ở Nhật Bản vào năm 2010, quân Mỹ từng triển khai hoạt động cứu hộ mang tên "Bằng hữu", qua đó đã làm "tăng điểm" không ít trong lòng người dân Nhật Bản.

Posted Image

Quân Mỹ tại Nhật Bản giúp Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản vận chuyển trang bị để cứu hộ thiên tai sau động đất

Kết qua khảo sát ý kiến người dân Nhật Bản được công bố vào tháng 12 năm 2012 cho thấy, sau động đất, cảm giác gần gũi của người dân Nhật Bản đối với Mỹ và quân Mỹ đóng tại Nhật lần lượt tăng đến 84% và 39%. Đã có tiền lệ tốt như vậy, quân Mỹ tại Nhật càng chú trọng triển khai hoạt động, tăng mức độ gần gũi trong con mắt của người dân Nhật Bản.

(3) Thăm dò tình hình nhân viên, địa lý ở các khu vực của Nhật Bản. Chính phủ Mỹ rất quan tâm giành lấy các nguồn lực và tình báo của nước khác, cũng không thể bỏ qua đối với các "tiểu đệ châu Á" và đồng minh quân sự. Trong các cuộc diễn tập phòng chống thiên tai, quân Mỹ tại Nhật có thể dễ dàng nắm được tình hình phân bố nhân viên ở các khu vực của Nhật Bản, biết rõ các thông tin địa lý và phân bố nguồn lực của Nhật Bản. Cùng với việc phối hợp với Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, cũng nắm được tình hình sử dụng các căn cứ quân sự của Lực lượng Phòng vệ.

Tóm lại, thông qua tham gia diễn tập phòng chống thiên tai với các địa phương của Nhật Bản có thể hiểu rõ nội tình của Nhật Bản, đồng thời xây dựng được quan hệ chặt chẽ với cán bộ chính quyền các địa phương của Nhật Bản. Như một quan chức của lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ tại Okinawa tên là Eldridge đã nói "bất cứ lúc nào đều có thể sử dụng điện thoại chia sẻ thông tin". Như vậy, Mỹ không chỉ kiểm soát chính quyền trung ương của Nhật Bản, mà còn ra sức tăng cường lực lượng ở các địa phương. Báo Trung Quốc cho tuyên truyền cho rằng điều này "rất đáng nghi ngờ".

Posted Image

Nhật-Mỹ tăng cường quan hệ đồng minh

* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện.

Chân thành cảm ơn độc giả! - Facebook

Việt Dũng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hình ảnh 16 vạn quân Nga chuẩn bị tập trận sát TQ

Chủ Nhật, 14/07/2013, 11:57 [GMT+7]

(ĐVO) - Bộ Quốc phòng Nga vừa phát lệnh tập trận bất ngờ tại Quân khu Viễn Đông sát Trung Quốc, với sự tham gia của 160.000 quân nhân.

Posted Image

“Có tổng số 81.000 binh sỹ đã tham gia vào cuộc tập trận trong đêm 12/7 và tăng lên con số 160.000 binh sỹ tới sáng hôm sau (13/7)“, Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu xác nhận.

Cuộc tập trận qui mô lớn của quân đội Nga ở Viễn Đông có sự tham gia khoảng 1.000 xe tăng và các xe bọc thép, 130 máy bay và 70 tàu chiến của Hạm đội Thái Bình Dương, ông Shoigu xác nhận. Đây là những con số cuối cùng và sẽ không có sự thay đổi trong cuộc tập trận.

Posted ImageVũ khí và quân lính từ nhiều quân khu của nước Nga di chuyển gấp rút tới vùng Viễn Đông bằng nhiều tuyến đường, bao gồm cả đường sắt, đường thủy qua các tàu vận tải và hàng không với các máy bay vận tải quân sự cỡ lớn

Posted ImageNhiều vũ khí mới cũng sẽ được Nga thử nghiệm trong cuộc tập trận này. Đây là cuộc tập trận quy mô lớn và ít sự chuẩn bị nhất từ nhiều năm trở lại đây của Nga. Chỉ huy quân khu Viễn Đông cho biết, quân đội nga luôn trong tư thế sẵn sàng cho mọi tình huống, không riêng gì tập trận

Posted ImageXe bọc thép vận chuyển binh lính hành quân trên cánh đồng ở Sibery

Posted ImageXe tăng T-90s, phiên bản nâng cấp của T-90 cũng tham gia vào cuộc tập trận quy mô này

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bất ngờ ra lệnh cho quân đội tập trận qui mô lớn vào sáng hôm thứ Sáu. Đây là một mệnh lệnh bất ngờ lần thứ ba liên tiếp kể từ tháng 1/2013 và sau một cuộc cải tổ các quan chức quân đội cấp cao, cũng như các cơ sở quân sự mờ nhạt sau hàng loạt những vụ bê bối tham nhũng tràn lan. (Lính xe tăng vào vị trí chiến đấu)

Quân khu Viễn Đông là một trong 4 lực lượng chỉ huy chiến lược của Quân đội Nga. Được thành lập vào năm 2010, quân khu này được giao nhiệm vụ bảo vệ vùng lãnh thổ phía Đông (nơi tiếp giáp phần lớn với lãnh thổ Trung Quốc) và một phần của Quân khu quân sự Siberian trước đây. (Ban chỉ huy cuộc tập trận)

Posted Image

Trong năm 2013, Nga đã liên tiếp tố chức các cuộc tập trận đột xuất. Cuộc tập trận đột xuất đầu tiên diễn ra vào cuối tháng 3. Hạm đội Biển Đen của Nga đã bất ngờ nhận được lệnh trực tiếp từ Tổng tư lệnh - Tổng thống Vladimir Putin lúc 4 giờ sáng. Tổng thống đã yêu cầu tiến hành một cuộc tập trận quy mô lớn với sự tham gia của 7.000 binh lính, 30 tàu chiến và hàng trăm loại vũ khí tối tân.

Tiếp đó, vào tháng 6, Lực lượng Không quân Nga cũng đã được lệnh cho khoảng 20 máy bay chiến đấu và trực thăng cất cánh khẩn cấp từ căn cứ chính đến các sân bay ở tiền tuyến phía tây nước Nga để tham gia một cuộc tập trận đột xuất. Cuộc tập trận bất ngờ lần này được thực hiện theo lệnh của Tổng Tham mưu trưởng quân đội Nga – Thượng tướng Valery Gerasimov.

Posted ImageTổng thống Putin trước đó đã nhiều lần nhấn mạnh tầm quan trọng của các cuộc tập trận bất ngờ. Ông Putin cho rằng đó là cách tốt nhất để giữ cho các lực lượng vũ trang luôn trong tình trạng sẵn sàng đối phó với những tình huống khó lường.

Minh Tú

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ, Nhật, Ấn cảnh báo COC xử lý vấn đề Biển Đông

Cập nhật lúc 20:35, 14/07/2013

(ĐVO) – Trước đồng ý tham vấn COC với khối ASEAN của Trung Quốc, cả Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ đều có những suy luận cho riêng mình.

Tranh chấp trên Biển Đông ngày càng căng thẳng và có dấu hiệu leo thang khó kiểm soát. Nhưng, điều bất ngờ xảy ra là Trung Quốc, nhân tố quan trọng quyết định thành, bại của bất cứ hội nghị cấp nào bàn về hòa bình trên Biển Đông, đã tỏ ra thiện chí. Trung Quốc đã chấp nhận đàm phán với ASEAN về Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) vào tháng 9/2013 tại Trung Quốc. Tuy nhiên, Nhật Bản, Ấn Độ, Mỹ đã nhìn nhận vấn đề và nhấn mạnh các nước ASEAN cần phải cảnh giác với các thỏa thuận của Trung Quốc ở Biển Đông.

Posted Image

Các lực lượng quân sự và bán quân sự của Trung Quốc vẫn tiếp diễn đều đặn ở Biển Đông bên thềm tham vấn COC tháng 9.

Trung tâm nghiên cứu chiến lược châu Á của Ấn Độ đã chỉ ra rằng Trung Quốc trong cuộc chơi ở Biển Đông hiện chỉ đang ở trong tình trạng nghỉ giữa hiệp như một trận thể thao. Và họ đang chuẩn bị các chiến thuật để hành động quyết liệt hơn ở hiệp sau. Một biểu hiện rõ ràng nhất cho việc “nghỉ giữa giờ” này là Trung Quốc vẫn chưa có dấu hiệu tích cực nào để tỏ rõ họ sẽ nhượng bộ ở tham vấn COC tháng 9. Người ta vẫn thấy quân đội Trung Quốc và các lực lượng bán quân sự nước này đều có vai trò quan trọng trong tình trạng đối đầu ở Biển Đông gần đây mặc dù lãnh đạo Trung Quốc có ý chí, có khả năng kiểm soát các lực lượng này. Ví dụ điển hình cho những động thái của quân đội và lực lượng bán quân sự Trung Quốc ở Biển Đông là việc chiếm quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough năm ngoái và năm nay bắt đầu di chuyển nhằm kiểm soát (phi pháp) khu vực Bãi Cỏ Rong (nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam) giàu khí đốt. Hiện nay Ấn Độ đang tập trung vào việc tăng cường quan hệ kinh tế với ASEAN. Trung tâm nghiên cứu Châu Á của Ấn Độ khẳng định đã đến lúc New Delhi phải làm sâu sắc thêm quan hệ chiến lược với các thành viên khối ASEAN và xây dựng liên minh chiến lược (bao gồm cả kinh tế và quân sự) với các quốc gia bị đe dọa bởi sự hiếu chiến ngày càng gia tăng của Trung Quốc. Việc củng cố niềm tin và quan hệ đồng minh này sẽ giúp không chỉ Đông Nam Á mà bản thân Ấn Độ tạo được những đối trọng trước Trung Quốc, trong bối cảnh biên giới Ấn – Trung cũng nóng như chảo lửa.

Posted Image

Tàu chiến Ấn Độ thăm Đà Nẵng (Việt Nam) vào tháng 4/2013

Về phía người Nhật, cường quốc thứ ba cũng tranh chấp chủ quyền biển đảo với gã khổng lồ Châu Á căng thẳng không kém gì các nước ASEAN. Trước một Trung Quốc hiếu chiến, quyết đoán và phi lý, Nhật Bản đã có thời cơ không thể bỏ lỡ để tái trang bị vũ khí. Và Nhật đang ngày càng xích lại với các quốc gia ASEAN. Có thể nhận thấy, cái gai to nhất của Trung Quốc không phải Mỹ, không phải Ấn, mà chính là Nhật Bản. Nhật chẳng tin gì vào cái gọi là đồng ý tham vấn COC của đối phương. Đảo quốc mặt trời này còn nhận định rất có thể Trung Quốc sẽ đơn phương rút khỏi Công ước về luật biển của Liên hợp quốc (UNCLOS). Và lúc đó, Trung Quốc muốn làm gì thì làm. Người Nhật khôn ngoan hơn Trung Quốc ở chỗ họ biết nhìn thời thế. Khi những hành động ỷ mạnh, ngang ngược của Trung Quốc khiến lòng người căm giận, thì Nhật Bản lại đưa bàn tay xoa dịu và kéo các nước ASEAN trở thành đồng minh tin tưởng với mình.

Philippines và Nhật đã ký hiệp định liên minh quân sự.

Nhật Bản có kinh nghiệm của người từng đi xâm lấn, và trên hết, họ có đủ kinh nghiệm để nhận thấy chiến tranh phi nghĩa, vì lợi ích cá nhân sẽ chỉ dẫn đến diệt vong. Người Nhật đã đền bù đủ hậu quả chiến tranh, và bây giờ họ mạnh dạn quay trở lại với cương vị đồng minh và bạn hữu.

Còn với Mỹ, quốc gia không có tranh chấp ở Biển Đông, nhưng là quốc gia có lợi ích cốt lõi không khác gì Trung Quốc. Mỹ và Trung Quốc đã làm cho ASEAN lựa chọn và chia rẽ, nhưng hành động của Trung Quốc có thể khiến phần còn lại của ASEAN rơi vào vòng tay kẻ khác đang giang rộng chờ đợi.

Posted Image

Vương Nghị và John Kerry tại diễn đàn an ninh khu vực tổ chức tại Brunei

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nhận định rằng: “Đồng ý tham luận COC của Trung Quốc không quan trọng, điều quan trọng là nội dung thỏa thuận và cuối cùng, COC có được ký kết hay không?” Mỹ âm thầm triển khai quân ở Biển Đông, thắt chặt tình đồng minh và mở rộng cánh cửa với các quốc gia khác ở ASEAN. Tuy nhiên, Washington cũng luôn có những cuộc đàm phán ngoại giao qua lại với Bắc Kinh.

Mỹ biết rằng chưa phải lúc để bắt đầu cuộc chiến sống còn với Trung Quốc, tất cả những gì người Mỹ làm là “kìm chế và phong tỏa”. Với người Mỹ, đồng ý tham vấn của Trung Quốc chỉ làm cuộc chơi thêm thú vị mà thôi. Có COC, một nửa mục đích là “kìm chế” của Mỹ đã được thực hiện, không có COC, người Mỹ vẫn có cách làm của họ. Và “COC không phải thứ để người ta có thể hi vọng ở Biển Đông” như lời ngài Kerry nhận định.

Quay trở lại với chấp nhận đàm phán COC của Trung Quốc. Nếu ký kết và tuân thủ COC, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với áp lực lớn của chủ nghĩa dân tộc cực đoan đã tác oai tác quái lâu nay. Lợi ích cốt lõi cho “Trung Hoa huy hoàng” mà lâu nay Trung Quốc theo đuổi trở thành “dã tràng xe cát”. Vì thế, Biển Đông dường như vẫn là một chiến trường nóng bỏng, ngày càng chật chội với đủ loại vũ khí của tất cả các nước liên quan.

Minh Tú

=====================

Trước đây - Khi ngài Obama tranh cử Tổng Thống Hoa Kỳ nhiệm kỳ đầu - trong một bài tập luyện Lạc Việt độn toán cấp III - tôi có đưa một bức hình chụp phía sau một bà bán hàng rong với đôi quang gánh trên vỉa hè Hanoi. Đề bài đưa đưa ra: Anh chị em hãy phân tích tấm hình này để xác định Tổng Thống Hoa Kỳ nhiệm kỳ tới là ai? Một học viên nữ xuất sắc đã xác định: Đó là ngài Obama. Bài phân tích rất hay - cho nên mặc dù trái với quan niệm công khai của tôi, nhưng tôi vẫn phải xác định đó là bài phân tích hay nhất của trình độ Lạc Việt độn toán cấp III cho đến bây giờ.

Tôi nhắc lại điều này, chỉ muốn so sánh hai bức ảnh: Một bức chỉ là bà bán hàng rong trên vỉa hè Hanoi, mà có thể luận ra cả người đắc cử tổng thống Hoa Kỳ. Mà chỉ là bài là bài tập cho học viên. Huống chi là cả một cái ảnh chụp trực tiếp hai vị ngoại trưởng, mà Lão Gàn không phân tích ra điều gì thì thật là ..."Dở ẹc". Posted Image

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

t bài tập luyện Lạc Việt độn toán cấp III - tôi có đưa một bức hình chụp phía sau một bà bán hàng rong với đôi quang gánh trên vỉa hè Hanoi. Đề bài đưa đưa ra: Anh chị em hãy phân tích tấm hình này để xác định Tổng Thống Hoa Kỳ nhiệm kỳ tới là ai? Một học viên nữ xuất sắc đã xác định: Đó là ngài Obama. Bài phân tích rất hay - cho nên mặc dù trái với quan niệm công khai của tôi, nhưng tôi vẫn phải xác định đó là bài phân tích hay nhất của trình độ Lạc Việt độn toán cấp III cho đến bây giờ.

Tôi nhắc lại điều này, chỉ muốn so sánh hai bức ảnh: Một bức chỉ là bà bán hàng rong trên vỉa hè Hanoi, mà có thể luận ra cả người đắc cử tổng thống Hoa Kỳ. Mà chỉ là bài là bài tập cho học viên. Huống chi là cả một cái ảnh chụp trực tiếp hai vị ngoại trưởng, mà Lão Gàn không phân tích ra điều gì thì thật là ..."Dở ẹc". Posted Image

===============

Chúng tôi cứ tưởng hơn các anh cái đầu, nhưng chúng tôi đã nhầm. Cảm ơn anh đã chia buồn, đành ẩn mình chờ thời cơ vậy Posted Image!.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image

Chúng tôi cứ tưởng hơn các anh cái đầu, nhưng chúng tôi đã nhầm. Cảm ơn anh đã chia buồn, đành ẩn mình chờ thời cơ vậy Posted Image!.

Khó xử thật!Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hoàn Cầu: Mỹ sẽ không tham chiến nếu nổ ra xung đột ở Biển Đông

Thứ hai 15/07/2013 14:31

(GDVN) - Hoàn Cầu cho rằng, đối với Mỹ trong kịch bản chiến lược toàn cầu của mình, Trung Quốc luôn luôn quan trọng hơn Philippines. Sự tham gia của Mỹ trong một cuộc chiến tranh với Trung Quốc (ở Biển Đông) là ngoài sức tưởng tượng của cộng đồng quốc tế.

Posted Image

Hải quân Trung Quốc hiện diện và hoạt động (trái phép) ngày càng thường xuyên ở Biển Đông - Trường Sa. Hình minh họa.

Thời báo Hoàn Cầu ngày 15/7 đăng bài xã luận của một học giả Trung Quốc tại đại học Thượng Hải "khuyến cáo" Philippines, tốt nhất là hãy quay lại đàm phán tay đôi với Trung Quốc thay vì tìm kiếm sự trợ giúp quân sự từ Mỹ tại Biển Đông.

Trước những hành động hung hăng, lấn lướt trên Biển Đông từ phía Trung Quốc thời gian qua, Philippines tỏ ra đặc biệt lo ngại và quyết tâm củng cố sức mạnh phòng thủ, tăng cường ngân sách quốc phòng để mua sắm các vũ khí, trang bị mới.

Manila cũng tăng cường mở rộng các hoạt động giao lưu quân sự với Mỹ và Nhật Bản, những nỗ lực được xem như giúp Philippines bảo vệ các tuyên bố chủ quyền của mình ở Biển Đông trong bối cảnh mối đe dọa từ Trung Quốc ngày càng gia tăng.

Tờ Hoàn Cầu cho rằng, Washington sẽ luôn giúp đỡ Manila chỉ là suy nghĩ (mong muốn) một chiều từ phía Philippines mà thôi, "mặc dù Mỹ đã khuyến khích Philippines quyết đoán hơn trên Biển Đông nhưng chưa bao giờ tuyên bố rõ ràng Mỹ sẽ đứng về phía Philippines trong tranh chấp với Trung Quốc."

Posted Image

Đại sứ Mỹ tại Philippines Harry K.Thomas

Harry K.Thomas, Đại sứ Mỹ tại Philippines một lần tuyên bố: "Chúng tôi (Mỹ - Philippines) là đồng minh. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với nhau trong tất cả các vấn đề, bao gồm cả vấn đề Biển Đông và Trường Sa."

Quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, trên thực tế hiện nay cũng là đối tượng tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông, Trung Quốc, Philippines, Đài Loan, Malaysia và Brunei cũng tuyên bố "chủ quyền" với toàn bộ hoặc một phần quần đảo này.

Tuy nhiên, Hoàn Cầu cũng dẫn một tuyên bố khác của Thomas: "Chúng tôi không đứng về bên nào trong các bên tranh chấp vì Mỹ là đối tác của các bên tranh chấp khác", và "Washington sẽ duy trì lập trường trung lập đối với quần đảo Trường Sa."

Thời báo Hoàn Cầu cho rằng, đối với Mỹ trong kịch bản chiến lược toàn cầu của mình, Trung Quốc luôn luôn quan trọng hơn Philippines. Sự tham gia của Mỹ trong một cuộc chiến tranh với Trung Quốc (ở Biển Đông) là ngoài sức tưởng tượng của cộng đồng quốc tế.

Tờ báo cũng cho rằng theo quan điểm của Washington thì Trung Quốc không kích động Mỹ mà đang phối hợp với Mỹ ngày càng nhiều, ngày càng tốt trong khuôn khổ của trục quan hệ nước lớn kiểu mới.

Hoàn Cầu khẳng định, các chính sách và hành động của Hoa Kỳ luôn được thực hiện theo lợi ích tối đa của nó. Thời buổi hiện nay sẽ không có một quốc gia nào có thể chiếm thế thượng phong bằng cách dựa vào nước khác hoặc "chỉ dùng tiểu xảo".

Posted Image

Tàu ngầm USS Cheyenne SSN của Mỹ xuất hiện tại vịnh Subic Philippines hồi năm ngoái, khi căng thẳng leo thang ngoài bãi cạn Scarborough

Kết luận bài báo, Hoàn Cầu cho rằng nếu Philippines nỗ lực cố gắng phối hợp và đàm phán tay đôi với Trung Quốc sẽ dễ dàng hơn cho cả 2 đi đến một giải pháp thích hợp để giải quyết tranh chấp lãnh thổ một cách hòa bình.

Bài này của Thời báo Hoàn Cầu sặc mùi hiếu chiến và trịch thượng, kẻ cả mặc dù lời lẽ đã cố tỏ ra ôn hòa. Philippines tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài để tăng cường năng lực phòng thủ trong bối cảnh Trung Quốc leo thang lấn lướt ở Biển Đông là một thực tế, và họ luôn công khai điều này, không giấu diếm, cũng không chối bỏ.

Nhưng xét về thực lực cũng như quan điểm xuyên suốt trong các tuyên bố chính thức, công khai của Manila chưa bao giờ Philippines cho thấy ý định sẽ lôi kéo Mỹ, Nhật Bản hay bên thứ ba nào đó để gây chiến với Trung Quốc ở Biển Đông, mặc dù đã "kiệt sức" trong đàm phán với Bắc Kinh và phải tìm tới trọng tài quốc tế.

Vậy cái khả năng xung đột hay chiến tranh trên Biển Đông giữa Trung Quốc và Philippines mà tờ Thời báo Hoàn Cầu đề cập chỉ có thể là từ phía Trung Quốc.

Nói cách khác, Thời báo Hoàn Cầu đang đe dọa Philippines hãy "ngoan ngoãn" quay lại bàn đàm phán tay đôi với Bắc Kinh nếu không muốn đối đầu, xung đột, bởi nếu đánh nhau Mỹ cũng không bảo vệ được Philippines? Một giọng điệu hiếu chiến và trịch thượng!

Hồng Thủy

===================

"Canh bạc cuối cùng" sẽ không kết thúc ở Biển Đông. Nhưng Hoa Kỳ kéo quân đến Tây Thái bình Dương không phải để hát KaraOke.

Share this post


Link to post
Share on other sites